Khóa luận Thực Trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh

pdf 105 trang thiennha21 23/04/2022 4330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực Trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_quan_tri_chi_phi_xay_l.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực Trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH NGUYỄN THỊ HIỂU LAN Trường KHÓAĐại H họcỌC: 2013 Kinh– 2017 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hiểu Lan ThS. Hồ Phan Minh Đức Lớp: K47B KTDN Khóa: 2013 - 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế,Tháng 5 năm 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn kiểm nghiệm. Trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận này, em đã nhận được sự động viên và giúp đỡ từ rất nhiều phía. Trước hết, em xin chân thành cám ơn Trường Đại Học Kinh Tế Huế, Ban giám đốc, các anh chị phòng Tài chính - Kế toán, phòng Kế hoạch- kỹ thuật tại Công ty cổ phần Trường Danh đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, thu thập thông tin, nắm bắt được tình hình thực tế tại công ty. Đặc biệt, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo - Thạc sĩ Hồ Phan Minh Đức đã rất tận tình, dành nhiều thời gian và công sức trong việc dẫn dắt và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài từ lúc xây dựng đề cương cho đến lúc hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè những người đã luôn đồng hành, chia sẻ, động viên tôi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Mặc dù đã nỗ lực hết sức để nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất, tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo và những người quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hiểu Lan Trường Đại học Kinh tế Huế i i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDC Công cụ dụng cụ CP Chi phí GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị KPCĐ Kinh phí công đoàn KTQT Kế toán quản trị MTC Máy thi công NCTT Nhân công trực tiếp NVL Nguyên vật liệu NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn UBND Ủy ban nhân dân Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1- Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung 13 Bảng 1.2- Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công 14 Bảng 1.3- Định mức thu nhập chịu thuế tính trước 15 Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty qua hai năm 2015-2016 28 Bảng 2.2 - Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2014-2016 31 Bảng 2.3 - Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2014-2016 33 Bảng 2.4 - Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016 36 Bảng 2.5 - Định mức khối lượng công việc 48 Bảng 2.6 - Bảng giá vật liệu 52 Bảng 2.7 - Bảng giá nhân công, máy thi công 53 Bảng 2.8 - Phân tích dự toán 54 Bảng 2.9 - Dự Toán Tổng Hợp 55 Bảng 2.10 - Bảng giá vật liệu- nhân công- máy thi công trong dự toán 64 Bảng 2.11 - Bảng giá vật liệu- nhân công- máy thi công trong thực hiện 66 Bảng 2.12 - So sánh CP NVLTT giữa kế hoạch và thực hiện 69 Bảng 2.13 - So sánh CP NCTT giữa kế hoạch và thực hiện 71 Bảng 2.14 - So sánh CP MTC giữa kế hoạch và thực hiện 72 Bảng 3.1- Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 81 Bảng 3.2 - Bảng phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 83 Bảng 3.3 - Phân tích biến động chi phí máy thi công 85 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 37 Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 40 Sơ đồ 2.3- Hình thức kế toán Công ty 42 Sơ đồ 2.4 - Sơ đồ ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 43 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iv MỤC LỤC v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Mục đích nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu 2 I.5. Phương pháp nghiên cứu 2 I.6. Nội dung kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 4 1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí 4 1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí 4 1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí 4 1.2. Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí 5 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp 5 1.2.2. Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 6 1.3. Những nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí 7 1.3.1. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp 7 1.3.2. Định mức chi phí 11 1.3.3. Dự toán chi phí 15 1.3.4. Phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm 19 1.3.5. Phân tích biến động chi phí 20 1.3.5.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21 1.3.5.2. PhânTrườngtích biến động chiĐại phí nhân học công tr ựKinhc tiếp tế Huế 21 v
  8. 1.3.5.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH 25 2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần Trường Danh 25 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 25 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty 26 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 26 2.1.4. Tình hình nguồn lực của công ty 27 2.1.4.1. Tình hình lao động 27 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 29 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh 34 2.1.6. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 37 2.1.7. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 40 2.1.7.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 40 2.1.7.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 41 2.2. Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh. 44 2.2.1. Phân loại và nhận diện chi phí xây lắp tại công ty 44 2.2.2. Công tác xây dựng định mức tại công ty 46 2.2.3. Công tác lập dự toán tại công ty 50 2.2.4. Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty 58 2.2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 59 2.2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 60 2.2.4.3. Kế toán chi phí máy thi công 60 2.2.4.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 61 2.2.4.5. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 62 2.2.5. Phân tích biến động chi phí 64 2.2.5.1. PhânTrường tích biến động chiĐại phí nguyên học vật li ệKinhu trực tiếp tế Huế 68 2.2.5.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 70 vi
  9. 2.2.5.3. Phân tích biến động chi phí máy thi công 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH 75 3.1. Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh 75 3.1.1. Những kết quả đạt được 75 3.1.2. Những điểm hạn chế còn tồn tại 77 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Trường Danh 79 3.2.1. Phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị 79 3.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 III.1. Kết luận 88 III.2. Kiến nghị 88 III.3. Đề xuất hướng nghiên cứu 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hóa thành phần kinh tế, phong phú với nhiều loại hình, ngành nghề, quy mô kinh doanh. Kế toán quản trị tồn tại từ rất lâu, tuy nhiên kế toán quản trị mới được hệ thống hóa và phát triển một cách hệ thống về lý luận và thực tiển ở những thập kỷ gần đây trong các doanh nghiệp. Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán ra đời trong điều kiện kinh tế thị trường, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý tại doanh nghiệp thông qua các báo cáo kế toán nội bộ. Thông tin chi phí do kế toán quản trị cung cấp chủ yếu phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Nắm và hiểu rõ chi phí sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định tối ưu để phục vụ cho quá trình quản lý Doanh nghiệp. Công ty CP Trường Danh là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, đặc điểm của ngành là thi công các công trình, hạng mục công trình trong thời gian dài, chi phí và khối lượng lớn. Nên việc tiến hành lập dự toán và xem xét biến động chi phí giữa thực tế và kế hoạch là một vấn đề quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong quá trình quan sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm tại công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực Trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh” để làm đề tài khóa luận. Trường Đại học Kinh tế Huế 1
  11. I.2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp và công tác kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vực xây lắp - Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổ phần Trường Danh. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổ Phần Trường Danh. I.3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp - Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổ phần Trường Danh. I.4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ Phần Trường Danh. - Phạm vi về thời gian: các số liệu kế toán thu thập giới hạn trong vòng 3 năm 2014-2016. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tình hình cơ bản của công ty và công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty, cụ thể nghiên cứu về thực trạng cách phân loại, nhận diện chi phí trong lĩnh vực xây lắp tại công ty,công tác xây dựng định mức, công tác lập dự toán chi phí xây lắp, phương pháp xác định chi phí sản phẩm xây lắp, kiểm soát biến động chi phí xây lắp. I.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tham khảo tài liệu: tham khảo tài liệu ở thư viện trường đại học Kinh tế Huế, các quy định của Pháp luật, các thông tư, sách giáo trình về kế toán quản trị chi phí, các bài viết, khóa luận trên website nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí. - PhươngTrường pháp phỏng vĐạiấn và thu học thập ý ki ếKinhn trực tiếp: nhtếằm Huếkhai thác thông tin từ cán bộ công nhân trong công ty, cụ thể là các nhân viên phòng kế toán - tài chính. 2
  12. Phương pháp này giúp tìm hiểu công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty. Đồng thời, có thể nhận được sử vận dụng của lý thuyết vào thực tiễn, từ đó rút ra được sự khác biệt giữa thực tiễn và lý thuyết, các vướng mắc còn tồn tại trong công tác kế toán tại công ty nhằm đưa ra các kiến nghị phù hợp. - Phương pháp quan sát: đây là phương pháp giúp em có cách nhìn khái quát, sơ bộ về công tác kế toán tại công ty, đồng thời bước đầu đưa ra nhận định chủ quan của bản thân về phần hành kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty. - Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thu thập được. Phương pháp so sánh: phương pháp này căn cứ vào những số liệu và chỉ tiêu so sánh giữa số liệu thực tế phát sinh so với chi phí theo dự toán rồi từ đó đưa ra kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý chi phí của đơn vị. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: được áp dụng để xử lý số liệu thô của đơn vị bằng các phương pháp so sánh, thống kê mô tả nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu về lý luận, thực trạng Sau đó toàn bộ số liệu thì được chọn lọc để đưa vào kết luận sao cho thông tin phù hợp và hiệu quả với nội dung đề tài. I.6. Nội dung kết cấu của đề tài Đề tài gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổ Phần Trường Danh. Chương 3: Các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổ Phần Trường Danh Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  13. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 1.1.Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí 1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí Theo chuyên đề kế toán quản trị trong doanh nghiệp, Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng (Bộ tài chính, 2017), Kế toán quản trị chi phí là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí của doanh nghiệp nhằm giúp nhà quản trị thực hiện tốt chức năng quản trị chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với những nhà quản lý thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Một doanh nghiệp tồn tại và hoạt động phải chi nhiều khoản chi phí khác nhau trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động sinh ra chi phí là mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí cung cấp bao gồm cả những thông tin quá khứ và những thông tin có tính dự báo thông qua việc lập kế hoạch và dự toán trên cơ sở định mức chi phí nhằm kiểm soát chi phí thực tế, đồng thời làm căn cứ cho việc lựa chọn các quyết định về giá bán sản phẩm, kí kết hợp đồng, tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài Do vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán trị chuyên thực hiện xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc tổ chức thực hiện chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra quyết định. 1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí là công cụ quản lý giúp nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý, kế toán quản trị có vai trò như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  14. - Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch và dự toán thông qua việc cung cấp thông tin về định mức chi phí, dự toán chi phí sản xuất, dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch : các thông tin về chi phí của từng hoạt động để kiểm tra việc thực hiện. - Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra đánh giá : các báo cáo hoạt động theo từng khâu công việc. - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định thông qua việc tổng hợp, phân loại thông tin. 1.2. Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp Theo Võ Văn Nhị (2008), sản phẩm xây lắp có những đặc điểm sau: Thứ nhất, sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo từng đơn đặt hàng. Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc riêng lẻ. Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp. Từ đặc điểm này, kế toán xây dựng xây lắp phải tính đến việc theo dõi ghi nhận chi phí, tính giá thành và tính kết quả thi công cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt ( từng công trình, hạng mục công trình) hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng theo cùng một thiết kế mẫu trên cùng một địa điểm nhất định. Thứ hai, Đối tượng xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng như các loại hình doanh nghiệp khác, mà được xác định tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng. Việc Trườngxác định đúng đầ uĐại đắn đối tưhọcợng tính Kinh giá thành và tế kỳ tính Huế giá thành sẽ đáp 5
  15. ứng yêu cầu quản trị kịp thời và chặt chẽ chi phí, phản ánh đúng đắn tình hình quản lý và thi công trong thời kỳ nhất định. Đồng thời tránh tình trạng căng thẳng vốn đầu tư cho nhà thầu. Thứ ba, sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lí lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lượng công trình phải phá đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá. Thứ tư, sản phẩm xây lắp thường được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứu khảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thủy văn, kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Sau khi đi vào sử dụng, công trình không thể di dời, cho nên nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cần nghiên cứu các điều kiện về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều thuận lợi khi công trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau này. Thứ năm, thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài: Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sữa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong xây dựng cơ bản vừa lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng công trình. 1.2.2. Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp Ngoài những khoản mục chi phí sản xuất thông thường còn làm phát sinh thêm một số khoTrườngản mục chi phí như: Đại chi phí họcvận chuy ểKinhn máy thi công tế đ ếHuến công trường, chi 6
  16. phí huy động công nhân, chi phí láng trại cho công nhân, chi phí kho nhà xưởng bảo quản vật tư trong quá trình thi công,chi phí thầu phụ Vì vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp rất phức tạp, trong đó có những khoản chi phí chung cần phân bổ đến từng công trình cụ thể, cần có cách thức phân bổ phù hợp để phục vụ công tác quản lý chi phí, giá thành theo công trình. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rất đa dạng về chủng loại, kích cỡ, dễ bị hư hỏng tùy thuộc vào thời tiết, cần chú ý đến biện pháp bảo quản và kiểm soát chi phí. Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm khoảng 15-20% trong tổng chi phí sản xuất tùy theo từng công trình sử dụng nhiều lao động tay nghề cao hay thấp. Chi phí sử dụng máy thi công chiếm tỷ trọng cao hay thấp tùy thuộc vào biện pháp thi công từng công trình. Vì thời gian thi công dài nên việc theo dõi chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty không chỉ dừng lại ở việc tập hợp và theo dõi chi phí phát sinh trong năm tài chính mà còn phải theo dõi chi phí phát sinh, giá thành và doanh thu lũy kế qua các năm kể từ khi công trình bắt đầu khởi công đến thời điểm hiện tại. 1.3. Những nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí 1.3.1. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp Theo Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp (Bộ tài chính, 2017), chi phí là một chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, là đối tượng của các ngành khoa học kinh tế. Chi phí được tiếp cận khác nhau gắn với nhiệm vụ, chức năng nghiên cứu của mỗi lĩnh vực. Theo quan điểm truyền thống, chi phí được kế toán ghi nhận là biểu hiện bằng tiền của các hao phí liên quan đến các nguồn lực đã được tiêu dùng cho hoạt động SXKD hoặc chi phí là giá trị các lợi ích kinh tế đã bị suy gảm. Chi phí SXKD trong các đơn vị có nhiều thứ, nhiều loại khác nhau về công dụng, chức năng và vai trò, do đó để phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ của từng đơn vị vào từng thời kỳ khác nhau, chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tùy theo yêu cầTrườngu quản lý cụ thể c ủĐạia từng doanh học nghi ệKinhp trong từng tếgiai đoHuếạn mà kế toán lựa 7
  17. chọn cách phân loại hợp lý, hiệu quả cho đơn vị mình. Theo Giáo trình kế toán quản trị ( Hồ Phan Minh Đức, 2013), có một số cách phân loại sau đây: a. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Dựa vào cách ứng xử của chi phí theo sự biến đổi của mức hoạt động, chi phí của tổ chức được phân loại thành chi phí biến đổi và chi phí cố định: - Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi trên tổng số theo sự thay đổi của mức hoạt động của tổ chức - Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi trên tổng số bất chấp sự thay đổi của mức độ hoạt động. - Chi phí hỗn hợp: chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bao gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến. b. Phân loại chi phí theo lĩnh vực chức năng hoạt động Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo từng hoạt động có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, được chia thành hai loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Chi phí sản xuất: giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị. Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: là giá trị các loại nguyên vật liệu tạo thành thực thể của sản phẩm, chi phí này có thể tính trực tiếp vào từng loại sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào từng loại sản phẩm được sản xuất ra, nó có thể xác định rõ ràng và cụ thể cho từng loại sản phẩm. - Chi Trườngphí sản xuất chung: Đại bao gồm học chi phí nguyKinhên liệu giántế tiếp, Huế chi phí lao động gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí tiện ích như điện, nước, và các 8
  18. chi phí sản xuất khác. Đặc điểm của chi phí sản xuất chung là không thể tính trực tiếp vào sản phẩm, chúng sẽ được tính vào chi phí sản phẩm thông qua việc phân bổ chi phí. Chi phí sản xuất chung còn được gọi tên là chi phí chung của phân xưởng hay chi phí sản xuất gián tiếp. Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất ngoài 3 khoản mục trên còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công là các khoản chi phí phục vụ cho đội máy thi công hoặc mua ngoài để thi công cho các công trình và hạng mục công trình. Chi phí ngoài sản xuất: khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn phải chịu các chi phí ở ngoài khâu sản xuất. Các chi phí này bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng: là những chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, bao gồm chi phí cần thiết để thực hiện và đẩy mạnh quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa và đảm bảo việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí như chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì dùng cho việc bán hàng, hoa hồng bán hàng. - Chi phí quản lý: là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ chức, quản lý hành chính và các chi phí liên quan đến hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp mà không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng. Chi phí quản lý bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí văn phòng phẩm, các chi phí dịch vụ mua ngoài tất cả mọi tổ chức đều có chi phí quản lý. c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cáo tài chính Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chiTrường phí thời kỳ. Đại học Kinh tế Huế 9
  19. Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Thực chất chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm của doanh nghiệp, đó là sản phẩm dở dang khi sản phẩm chưa hoàn thành, là giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành và trở thành giá vốn hàng bán khi sản phẩm đã tiêu thụ. Chi phí thời kỳ: là các chi phí cho hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo nên giá trị hàng tồn kho, được ghi nhận ngay vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Bao gồm: Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp. d. Các tiêu thức phân loại chi phí khác Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí: Chi phí trực tiếp: là các khoản chi phí mà kế toán có thể tập hợp thẳng cho từng đối chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: là các khoản chi phí mà kế toán không thể tập hợp thẳng cho từng đối tượng chịu chi phí mà phải phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phân bổ phù hợp. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của nhà quản trị: Chi phí kiểm soát được: là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó. Chi phí không kiểm soát được: là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh: Chi phí cơ hội: là lợi ích tiềm tàng bị mất đi khi chọn một phương án này thay vì chọn một phương án khác. Trường Đại học Kinh tế Huế 10
  20. Chi phí chênh lệch: là chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. Chi phí chênh lệch là một căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh. Chi phí chìm: là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, bất kể đã lựa chọn phương án hoặc hành động nào. Chi phí chìm được xem như là khoản chi phí không thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào. Vì vậy, chi phí chìm là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định của người quản lý. 1.3.2. Định mức chi phí Định mức chi phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chi phí trong thực tế sản xuất kinh doanh. (Đoàn Ngọc Quế & Đào Tất Thắng & Lê Đình Trực, 2013). Cần phân biệt định mức chi phí và chi phí dự toán. Định mức chi phí là chi phí xây dựng cho một đơn vị sản phẩm, trong khi chi phí dự toán là tổng số chi phí định mức theo tổng số chi phí định mức của tổng số sản phẩm sản xuất dự toán. . Phương pháp xây dựng định mức: Phương pháp thống kê kinh nghiệm: phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định. Để xây dựng các định mức chi phí, người ta dựa vào số liệu trong quá khứ, tiến hành phân tích và từ đó xây dựng định mức về lượng. Đồng thời căn cứ vào tình hình thị trường, các quyết định tồn kho để xây dựng định mức về giá. Phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật: các kế toán viên phối hợp các nhân viên kỹ thuật để phân tích công suất thiết kế của máy móc thiết bị, phân tích quy trình công nghệ, phân tích hành vi sản xuất, để xây dựng các định mức chi phí. Trong thực tiễn, các nhà quản lí thường phối hợp hai phương pháp này để xây dựng định mức. Định mức chi phí được các nhà quản lí xây dựng cho các khoản mục cấu tạo nênTrường giá thành sản phẩm Đại (định mứchọc chi phí Kinh nguyên vật tế liệu trựcHuế tiếp, định mức 11
  21. chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí máy thi công ). Định mức sẽ được xây dựng theo hai tiêu thức cơ bản: - Lượng định mức: cho thấy có bao nhiêu số lượng của loại chi phí được sử dụng như số lượng nguyên liệu tiêu hao hay số giờ lao động trực tiếp được sử dụng để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm. - Giá định mức: cho thấy đơn giá của các khoản mục chi phí được sử dụng là bao nhiêu như đơn giá nguyên liệu, đơn giá bình quân một giờ lao động Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, định mức chi phí thông thường được xây dựng dựa theo quy định của Bộ xây dựng, cụ thể là theo thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày10 tháng 3 năm 2016. Việc xây dựng định mức ở doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng theo định mức tỷ lệ (%) chi phí chung ( Bảng 1.1). Ngoài ra một số hạng mục công trình khác có thể xây dựng định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công ( Bảng 1.2) Trường Đại học Kinh tế Huế 12
  22. Bảng 1.1- Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung ( Theo thông tư số: 06/2016/TT-BXD ngày10 tháng 3 năm 2016) Đơn vị tính: % Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được TT Loại công trình thuộc dự án duyệt ( tỷ đồng) ≤15 ≤100 ≤500 ≤1000 >1000 1 Công trình dân dụng 6,5 6,0 5,6 5,4 5,2 Riêng công trình tu bổ, phục hồi 10,0 9,0 8,6 8,4 8,2 di tích lịch sử văn hóa 2 Công trình công nghiệp 5,5 5,0 4,6 4,4 4,2 Riêng công trình xây dựng đường 6,5 6,3 6,0 5,8 5,7 hầm thủy điện, hầm lò 3 Công trình giao thông 5,5 5,0 4,6 4,4 4,2 Riêng công trình hầm giao thông 6,5 6,3 6,0 5,8 5,7 4 Công trình nông nghiệp và phát 5,5 5,0 4,6 4,4 4,2 triển nông thôn 5 Công trình cơ sở hạ tầng kỹ 5,0 5,0 4,1 3,9 3,7 thuật Trường Đại học Kinh tế Huế 13
  23. Bảng 1.2- Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công ( Theo thông tư số: 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016) Đơn vị tính:% Chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp TT Loại công tác (tỷ đồng) ≤15 ≤100 >100 1 Công tác duy tu sửa chữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hệ thống 66 60 56 báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa 2 Công tác đào, đắp đất công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn hoàn 51 45 42 toàn bằng thủ công. 3 Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác 65 59 55 xây lắp đường dây, thí nghiệm hiệu chỉnh, điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng Trường Đại học Kinh tế Huế 14
  24. Bảng 1.3- Định mức thu nhập chịu thuế tính trước ( Theo thông tư số: 06/2016/TT-BXD ngày10 tháng 3 năm 2016) Đơn vị tính:% Thu nhập chịu TT Loại công trình thuế tính trước 1 Công trình dân dụng 5,5 2 Công trình công nghiệp 6,0 3 Công trình giao thông 6,0 4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 5,5 5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,5 6 Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công 6,0 trình xây dựng, công tác lắp đặt đường dây, thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng. 1.3.3. Dự toán chi phí a. Tổng quan về dự toán chi phí Dự toán chi phí được hiểu là những dự kiến chi tiết về chi phí sử dụng các nguồn lực đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo mục tiêu đã xác định. Trong công tác quản trị doanh nghiệp, dự toán chi phí có ý nghĩa to lớn thể hiện trên các mặt dưới đây: - Cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp toàn bộ thông tin về kế hoạch sản xuất, kế toán chi tiêu và sử dụng các nguồn lực trong từng thời gian cụ thể và cả quá trình SXKD. Giúp họ những dự định trong tương lai cần thực hiện những giải pháp nào đểTrường đạt được mục đích Đại đề ra. học Kinh tế Huế 15
  25. - Là căn cứ đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí SXKD đã dự kiến. Từ đó thấy được những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý chi phí, các nhân tố tác động đến chi phí để đề ra các quyết định tiếp theo. Dự toán chi phí được lập căn cứ trên hệ thống định mức hiện hành, các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh chung và những dự báo của doanh nghiệp về các điều kiện SXKD chi phối trực tiếp đến doanh nghiệp như: giá cả các yếu tố đầu vào, năng suất lao động Việc lập dự toán đòi hỏi phải có sự tham gia của các bộ phận chức năng của doanh nghiệp trong đó KTQT đóng vai trò rất quan trọng. b. Phương pháp xây dựng dự toán chi phí xây lắp Lập dự toán nói chung và dự toán chi phí sản xuất nói riêng thường xuất phát từ đơn vị cơ sở là các trung tâm chi phí. Các trung tâm chi phí căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể của mình để lập dự toán về các chỉ tiêu chi phí. Dự thảo dự toán được chuyển cho đơn vị cấp trên để xem xét và có ý kiến phê chuẩn. Các đơn vị cấp trên, hội đồng quản trị căn cứ vào các dự toán của các trung tâm chi phí để nghiên cứu tổng hợp, góp ý kiến, chuyển cho đơn vị cơ sở sửa chữa, bổ sung. Sau khi sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh gửi lên cho đơn vị cấp trên phê chuẩn và trở thành dự toán chính thức. Theo trình tự này, quá trình lập dự toán gắn liền với quản trị SXKD của cơ sở, tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở và tính khả thi của dự toán đã lập, đồng thời phát huy được vai trò, trách nhiệm và tăng cường kiểm tra, kiểm soát của đơn vị cấp trên. Căn cứ lập dự toán chi phí bao gồm: - Dự báo về sản lượng tiêu thụ, sản lượng sản xuất của doanh nghiệp trong thời kì dự toán. - Hệ thống định mức chi phí đã được xây dựng. - Dự báo, về giá các yếu tố đầu vào như vật tư, nhân công, dịch vụ, Trường Đại học Kinh tế Huế 16
  26. - Các chính sách của doanh nghiệp về chiết khấu bán hàng, thanh toán, hoa hồng - Các dự báo liên quan khác về yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách tiền lương Dựa theo thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016: Giá trị dự toán xây lắp: bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Chi phí trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (VL): n vl VL =  Qj × D j j 1 Trong đó: Qj: Khối lượng công tác xây lắp thứ j vl D j: Chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j Chi phí nhân công trực tiếp (NC): n nc NC =  Qj × D j × Knc j 1 Trong đó: nc D j: Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j. Chi phí nhân công trong đơn giá bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức (áp dụng theo các văn bản hướng Trườngdẫn của nhà nước tạiĐại thời điểm học tính toán). Kinh tế Huế Knc: Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công 17
  27. Chi phí máy thi công (M): n m M =  Qj × D j × Km j 1 Trong đó: m D j: Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j Km: Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công. Chi phí chung (C): được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp. Tỷ lệ này được quy định theo từng loại công trình do bộ xây dựng ban hành. C = P×T P: Định mức chi phí chung( %) Thu nhập chịu thuế tính trước (TL): được sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và nột số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác, phần còn lại được tính vào các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung quy định theo từng loại công trình do bộ xây dựng quy định. TL = (T + C) × tỷ lệ quy định T: Chi phí trực tiếp (T = VL + NC + M) Giá trị dự toán xây lắp (Gxl): Gxl = T + C + TL Trường Đại học Kinh tế Huế 18
  28. 1.3.4. Phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm Theo Phạm Văn Dược (2003) có hai phương pháp xác định chi phí chủ yếu: Phương pháp xác định chi phí theo công việc và phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp” ban hành ngày 12/06/2006 cũng nêu rõ: doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm sau: a. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. Theo phương pháp này thì chi phí của đối tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày công, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng, và phương pháp phân bổ là trực tiếp hoặc phân bổ theo cấp bậc. b. Phương pháp tính giá thành Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong doanh nghiệp hiện nay là: Phương pháp tính giá thành theo công việc, sản phẩm: là quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có liên quan đến một công việc, một sản phẩm riêng biệt hoặc một nhóm sản phẩm cụ thể, một đơn đặt hàng, đối với phương pháp này: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp choTrường từng công việc, sảnĐại phẩm rihọcêng biệt. Kinh tế Huế 19
  29. - Chi phí sản xuất chung: khi có chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp chung cho các công việc, sản phẩm sau đó tiến hành phân bổ. Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất (Phương pháp tổng cộng chi phí): phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến. Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. Ngoài ra còn có các phương pháp: phương pháp tính giá thành theo định mức, phương pháp hệ số, phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ. 1.3.5. Phân tích biến động chi phí Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và định mức chi phí. Biến động chi phí được tách thành hai phần là biến động về giá và biến động về lượng nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí. Biến động về giá = lượng thực tế x (giá thực tế - giá định mức) Biến động về lượng = giá định mức x (lượng thực tế - lượng định mức) Kết quả có được về sự biến động được đánh giá như sau: - Nếu biến động dương, nghĩa là chi phí thực tế lớn hơn chi phí định mức: biến động không thuận lợi - Nếu biến động âm hoặc bằng 0, nghĩa là chi phí thực tế bé hơn hoặc bằng chi phí định mức: biến động thuận lợi (nếu như chất lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn được đảm bảo). Biến động xảy ra do nhiều nguyên nhân, vừa chủ quan vừa khách quan. Các nhà quản lý xác định đúng các nguyên nhân gây ra biến động thì mới đưa ra các biện pháp đúng đắn và kịp thời để chấn chỉnh hoặc phát huy các biến động đó theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế 20
  30. 1.3.5.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là kết quả so sánh giữa thực hiện với định mức, dự toán và xác định các nguyên nhân biến động trên hai mặt lượng và giá đã tác động như thế nào đến biến động chung. Các nguyên nhân biến động được xác định bằng công thức sau: Biến động giá = AQ × (AP - SP) Biến động lượng = SP × (AQ - SQ) Trong đó: AQ ( actual quantuty) là lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng SQ ( standard quantity) là lượng nguyên vật liệu tiêu chuẩn ( định mức lượng nguyên vật liệu ) AP (actual price) là giá thực tế SP (standard price) là giá tiêu chuẩn 1.3.5.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Khi phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp cũng phải làm rõ ảnh hưởng của hai nhân tố là: sự biến động về đơn giá lao động trực tiếp và sự thay đổi về năng suất lao động trực tiếp. Biến động mức giá lao động trực tiếp có cùng nội dung ý nghĩa như biến động giá nguyên vật liệu trực tiếp. Sự thay đổi mức giá lao động trực tiếp có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn khi doanh nghiệp điều một công nhân có trình độ tay nghề cao đến làm một công việc có mức giá được tính thấp hơn thì lúc đó biến động mức giá lao động trực tiếp sẽ xảy ra Biến động chi phí nhân công trực tiếp được xác định bằng công thức sau: Biến động về giá lao động = AH × (AR - SR) Biến động về hiệu suất lao động = SR × (AH - SH) Trường Đại học Kinh tế Huế 21
  31. Trong đó: AH (actual hours) là lượng thời gian thực tế sử dụng SH (standard hours) là lượng thời gian định mức lượng AR (actual rate) là đơn giá tiêu chuẩn của một giờ lao động SR (standard rate) là đơn giá tiêu chuẩn của một giờ lao động Khi thời gian làm việc thực tế vượt trội hơn mức thời gian tiêu chuẩn, được xem là sử dụng lao động không hiệu quả và có biến động năng suất xấu. Ngược lại, khi thời gian làm việc thực tế ít hơn so với định mức và chất lượng sản phẩm được đảm bảo thì xem như là đã sử dụng có hiệu quả thời gian lao động và là biến động năng suất tốt. Biến động không xảy ra khi công nhân thực hiên đúng thời gian tiêu chuẩn cho phép. 1.3.5.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung có những đặc điểm sau đây: - Thường bao gồm nhiều khoản mục chi phí riêng biệt. - Các khoản mục chi phí sản xuất chung thường biến động phức tạp nên sẽ không thực tế nếu sử dụng cách kiểm soát chúng như đối với nguyên vật lijệu và chi phí lao động trực tiếp. - Các khoản mục chi phí sản xuất chung thường do nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Do những đặc điểm này của chi phí sản xuất chung, các nhà KTQT phải sử dụng kế hoach linh hoạt để lập kế hoạch và kiểm soát chi phí sản xuất chung. Biến phí và định phí sản xuất chung được tính ra từ kế hoạch sản xuất kinh doanh rồi được phân tích thành các khoản mục chi phí chi tiết. a. Biến động chi phí sản xuất chung biến đổi Biến động về giá sản xuất chung biến đổi = AH × (AVR - SVR) Biến độngTrường về hiệu suất sảnĐại xuất chung học = SVR Kinh× (AH - SH) tế Huế 22
  32. Trong đó: AH là số giờ thực tế sử dụng AVR là đơn giá sản xuất chung thực tế SVR là đơn giá sản xuất chung định mức SH là số giờ tiêu chuẩn b. Biến động chi phí sản xuất chung cố định Biến động dự toán SXC cố định = Chi phí SXC thực tế - Chi phí SXC dự toán Biến động hiệu suất SXC cố định = Chi phí SXC dự toán - Chi phí SXC phân bổ Trong đó: Chi phí SXC phân bổ = Đơn giá SXC cố định x Số giờ tiêu chuẩn cho phép Các biến động chi phí sẽ được xác định và phân tích nguyên nhân biến động bằng phương pháp quản lý theo ngoại lệ, tức là chỉ tập trung xác định nguyên nhân của các biến động có ý nghĩa. Các nhà quản lí xác định mức ý nghĩa của các biến động dựa vào kinh nghiệm và sự biến động chủ quan. Biến động có giá trị lớn (về cả số tương đối và tuyệt đối), biến động lặp lại thường xuyên, biến động có xu hướng tăng dần và biến động mà tổ chức có khả năng kiểm soát là những biến động cần phân tích xác định nguyên nhân để kiểm soát chi phí. Trường Đại học Kinh tế Huế 23
  33. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 tập trung nghiêm cứu, hệ thống hóa và khái quát chung nhưng vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí. Chương này trình bày khái niệm, bản chất của kế toán quản trị nói chung và từ đó rút ra khái niệm, phân tích được bản chất kế toán quản trị chi phí. Đi sâu nghiên cứu và làm rõ nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp. Những vấn đề nghiên cứu của chương 1 là cơ sở lý luận để nghiên cứu, đánh giá thực trang kế toán quản trị chi phí tạo công ty cổ phần Trường Danh nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế 24
  34. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH 2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần Trường Danh 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Công ty cổ phần Trường Danh tiền thân là công ty TNHH Trường Danh được thành lập vào năm 2003. Sau quá trình xây dựng với lực lượng và trình độ cán bộ công nhân viên ngày càng lớn mạnh, nhiều kinh nghiệm, thực hiện đổi mới doanh nghiệp của Đảng và nhà nước công ty đã chính thức chuyển đổi cơ cấu thành công ty cổ phần Trường Danh vào ngày 04 tháng 01 năm 2007 với tên giao dịch “Công ty cổ phần Trường Danh”. Với truyền thống xây dựng và trưởng thành trên 10 năm hoạt động công ty đã xây dựng và lắp đặt thiết bị công nghệ trên 50 công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi. Công ty cổ phần Trường Danh tự hào với đội ngũ nhân viên trẻ trung và đầy nhiệt huyết với những đóng góp của mình cho những công trình lớn, chất lượng và đảm bảo tiến độ hoàn thành thỏa mãn khách hàng. -Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH -Tên giao dịch nước ngoài: TRUONG DANH JOINT STOCK COMPANY -Tên viết tắt: TRUONG DANH JSC -Điện thoại: (053)3825164 -Fax: (053)3825164 -Email: Congtycophantruongdanh@yahoo.com -Tài khoản số: 540.10.00.000954.4 - Tại CN ngân hàng TMCP ĐT&PT Quảng Trị -Tên người đại diện: Nguyễn Xuân Hải - chức danh: Giám Đốc - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần -Nơi cTrườngấp giấy phép thành Đại lập: Sở khọcế hoạch vàKinh đầu tư Qu ảtếng Tr Huếị 25
  35. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 3003000106 do Sở kế hoạc và đầu tư Quảng Trị cấp ngày 04/01/2007 - Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng. - Mã số thuế: 3200172428 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty Xây dựng: dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi,thủy điện, sân bay, bến cảng. Thương mại: kinh doanh vật liệu xây dựng và kinh doanh xăng - dầu - nhớt. Sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất các loại cầu kiện bê tông đúc sẵn ( bó vĩa, cọc bê tông ly tâm), sản xuất và gia công lắp ráp thép định hình, cung cấp các loại bê tông thương phẩm mác 150- mác 300. 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty  Chức năng: Công ty CP Trường Danh là công ty xây lắp nên chức năng chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, mua bán vật liệu xây dựng. Ngoài ra, có chức năng khác như đào lắp, san lấp mặt bằng, hạ tầng công trình Trong những năm gần đây hoạt động công ty có nhiều chuyển biến tốt đang trên đà phát triển và không ngừng củng cố từ cơ sở vật chất đến nguồn năng lực. Đặc biệt công ty đang dần dần chuyển đổi về mọi mặt cả về đội ngũ nhân viên, nhằm giúp công ty phát triển cả về quy mô và chất lượng công việc  Nhiệm vụ: Công ty luôn coi trọng chất lượng, kỹ thuật và tiến độ công trình, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới. Luôn bồi dưỡng năng lực trình độ chuyên môn, nắm bắt các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để đưa sản xuất vào kinh doanh. Đảm Trườngbảo đời sống cán bĐạiộ công nhânhọc viên cKinhủa công ty ttếạo đi ềHuếu kiện về công ăn việc làm cho người lao động. 26
  36. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế ngân sách nhà nước, góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh. 2.1.4. Tình hình nguồn lực của công ty 2.1.4.1. Tình hình lao động Lao động là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Trình độ năng lực của người lao động và việc sử dụng hợp lý đội ngũ lao động là vấn đề mà công ty hiện đang quan tâm. Do đó, cần phải tổ chức tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động cho hợp lý để hoạt động có hiệu quả. - Để đánh giá tình hình biến động của công ty qua hai năm 2016 so với 2015 ta sử dụng công thức số biến động tuyệt đối và số biến động tương đối: Số biến động tuyệt đối (+/-) = chỉ tiêu 2016 - chỉ tiêu 2015. Số biến động tương đối (% ) = (Số biến động tuyệt đối/ chỉ tiêu 2015)×100 Trường Đại học Kinh tế Huế 27
  37. Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty qua hai năm 2015-2016 Đơn vị: Người 2015 2016 2016/2015 Chỉ tiêu SL % SL % +/- % Tổng số lao động 232 100 264 100 32 13.79 1. Theo giới tính - Nam 212 91,38 244 92,42 32 15,09 - Nữ 20 8,6 20 7,58 0 0 2. Theo tính chất lao động - Trực tiếp 151 65,08 176 65,67 25 16,56 - Gián tiếp 81 34,91 88 33,33 7 8,64 3.Theo trình độ chuyên môn - Kỹ sư 18 7,76 19 7,19 1 5,56 - Đại học 38 16,38 41 15,53 3 7,89 - Cao đẳng 26 11,21 28 10,60 2 7,69 - CĐ nghề 17 7,33 19 7,19 2 11,76 - Trung cấp 31 13,36 33 12,5 2 6,45 - Lao động phổ thông 20 8,62 22 8,33 2 10 - Công nhân 82 35,34 102 38,64 20 24,39 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Cổ phần Trường Danh) Bên cạnh các yếu tố như vốn, tài sản thì lao động là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy điều mà các doanh nghiệp quan tâm là làm sao có được một đội ngũ lao động toàn diện đảm bảo đủ cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng 2.1, ta thấy được tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2015-2016 có sự biến động tăng từ 232 người lên 264 người, tăng 32 người so với năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng là 13,79%. Để thấy rõ tình hình lao động của công ty, ta có thể xem xétTrường qua các chỉ tiêu sau:Đại học Kinh tế Huế 28
  38. Xét về giới tính: Do đặc trưng của ngành xây lắp nên cơ cấu lao động nam và nữ trong công ty có sự chênh lệch rõ rệt. Qua hai năm 205-2016 ta thấy số lượng lao động nam biến động tăng, số lượng lao động nữ không thay đổi, cụ thể số lượng lao động nam tăng 32 người so với năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng là 15,09%. Xét theo tính chất lao động: Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao trên 65% tổng lao động của công ty, do đặc thù của ngành xây lắp cần nhiều lao động trực tiếp sản xuất và thi công nên số lượng lao động trực tiếp là lực lượng chính tạo nên khối lượng sản phẩm. Số lượng lao động trực tiếp năm 2015, 2016 lần lượt là 151 người, 176 người, ta thấy qua hai năm số lượng lao động trực tiếp tăng 25 người tương ứng với tốc độ tăng là 16,56%. Đây được xem là dấu hiệu tốt vì công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, trúng thầu nhiều công trình nên cần thêm số lao động trực tiếp để xây lắp, đảm bảo hoàn thành tiến độ. Bên cạnh đó cũng cần tuyển thêm những nhân viên để quản lý, giám sát nên số lượng lao động gián tiếp từ năm 2015 đến 2016 tăng 7 người tương ứng với tốc độ tăng 8,64%. Xét theo trình độ chuyên môn: Số lượng công nhân năm 2015 là 82 người chiếm 35,34%, năm 2016 số công nhân là 102, chiếm 38,64% .Vì là công ty xây dựng nên cần lượng lao động nghề và công nhân nhiều, chiếm tỷ lệ cao. Còn số lao động có trình độ kỹ sư, đại học, cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông cũng có tăng lên nhưng không đáng kể. Như vậy, trong 2 năm gần đây, số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng , chất lượng lao động vẫn được đảm bảo. Việc tăng số lượng lao động phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty trong tình hình nền kinh tế có sự biến động. Với trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao và sự bố trí nhân sự hợp lý thì chắc chắn công ty sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo. 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty a. Tình hình tài sản Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tổng giá trị tài sản của Công ty qua các năm đều có sự gia tăng.Trường Năm 2015 so với Đạinăm 2014, học tổng giá Kinh trị tài sản tăng tế h ơnHuế 15 tỷ đồng tương ứng tăng 22,40%, sang năm 2016 tổng tài sản tăng hơn 22 tỷ đồng so với năm 2015, 29
  39. tương ứng với tốc độ tăng là 26,97%. Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây, công ty càng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh daonh, đầu tư vào các loại máy móc thiết bị để nâng cao năng lực thi công, sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ sự biến động này ta cần phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng hơn 230 triệu đồng, tương ứng vớ tốc độ tăng là 0,48% so với năm 2014. Sự biến động tăng này là do sự biến động tăng của khoản mục tiền tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và sự biến động giảm của khoản mục hàng tồn kho, điều này cho thấy qua hai năm tình hình tiêu thụ hàng hóa và quản lí hàng tồn kho có hiệu quả, lượng tiền và tương đương tiền tăng lên chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty khá cao. Năm 2016, tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm hơn 16 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 34,77% so với năm 2015. Tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm là do sự biến động giảm của khoản mục tiền tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Qua 3 năm, ta thấy tài sản dài hạn có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2015 Tài sản dài hạn tăng hơn 14 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 75,61% so với năm 2014, đến năm 2016 tài sản dài hạn tiếp tục có xu hướng tăng hơn 39 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 113,63% so với năm 2015. Sự biến động tăng là do các khoản mục tài sản cố định, tài sản dài hạn khác qua 3 năm có xu hướng tăng đáng kể. Điều này cho thấy công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc và các loại tài sản khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế 30
  40. Bảng 2.2 - Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A.TSNH 48.221.883.161 71,00 48.542.524.021 58,39 31.666.571.041 30 230.640.860 0,48 (16.875.952.080) (34,77) 1.Tiền và các khoản 66.733.322 0,10 717.813.230 0,86 349.986.600 0,37 651.079.908 975,64 322.844.630 (44,98) tương đương tiền 2.Các khoản phải thu 20.885.968.603 30,75 29.683.239.804 35,71 23.963.588.648 22,7 8.797.271.201 42,12 (5.719.651.156) (19,27) ngắn hạn 3.Hàng tồn kho 26.231.388.065 38,62 17.886.486.738 21,52 7.037.995.793 6,67 (8.344.901.327) (31.81) (10.848.490.945) (60,65) 4.Tài sản ngắn hạn 1.037.793.171 1,53 254.984.249 0,31 - - (782.808.922) (75,43) (254.984.249) (100) khác B.TSDH 19.694.533.588 29,00 34.586.237.167 41,61 73.884.883.910 70 14.891.703.579 75,61 39.298.646.743 113,63 1.Các khoản phải thu - - - - 13.825.654.683 13,1 - - 13.825.654.683 100,00 dài hạn 2.Tài sản cố định 16.367.369.759 24,10 28.448.770.191 34,22 58.947.866.895 55,85 12.081.400.432 73,81 30.499.096.704 107,21 3.Tài sản dở dang dài 2.966.087.079 4,37 5.099.656.698 6,13 - - 2.133.569.619 71,93 (5.099.656.693) (100) hạn 4.Tài sản dài hạn khác 361.076.750 0,53 1.037.810.278 1,25 1.111.362.332 1,05 676.733.528 187,42 73.552.054 7,09 Tổng cộng tài sản 67.916.416.749 100 83.128.761.188 100 105.551.454.951 100 15.212.344.439 22,40 22.422.693.763 26,97 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty) 31 Trường Đại học Kinh tế Huế
  41. b.Tình hình nguồn vốn Nhận xét: Trong các doanh nghiệp hiện nay, nguồn vốn đã trở thành yếu tố rất cần thiết và có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành vốn trong sản xuất kinh doanh. Vốn hoạt động của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Qua bảng 2.3 ta thấy, nhu cầu từ các nguồn vốn tăng qua 3 năm tương ứng với sự biến động của tài sản, cụ thể là năm 2015 tăng hơn 15 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 22,40% so với năm 2014, đến năm 2016 tiếp tục tăng thêm hơn 22 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 26,97%. Sự tăng lên này là do nợ phải trả, vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua 3 năm cụ thể như sau: Nợ phải trả năm 2015 tăng hơn 9 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 31,13% so với năm 2014, đến năm 2016 có xu hướng tăng mạnh hơn 19 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 45,71% so với năm 2015. Trong đó, Nợ ngắn hạn năm 2015 tăng hơn 9 tỷ đồng so với năm 2014, nhưng đến năm 2016 lại có xu hướng giảm hơn 64 triệu đồng so với năm 2015. Nợ dài hạn năm 2015 giảm hơn 599 triệu đồng so với năm 2014, năm 2016 có xu hướng tăng mạnh hơn 19 tỷ đồng so với năm 2015. Điều này chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng đầu tư nhiều máy móc trang thiết bị máy móc cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong năm 2016, công ty có rất nhiều hạng mục công trình nên cần một lượng kinh phí cũng như nhiều máy móc mới để có thể thi công kịp tiến độ. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua 3 năm, năm 2015 tăng hơn 5 tỷ đồng so với năm 2014, năm 2016 vốn chủ sở hữu tiếp tục có xu hướng tăng lên hơn 3 tỷ đồng so với năm 2015. Điều này cho thấy công ty khá chủ động về tình hình tài chính, cũng như sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty để làm chủ nguồn vốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  42. Bảng 2.3 - Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A . NPT 31.758.617.538 46,76 41.645.705.146 50,10 60.682.788.552 57,49 9.887.087.608 31,13 19.037.083.406 45,71 1.N ợ ngắn 30.868.867.538 45,45 41.355.705.146 49,75 41.290.757.615 39,12 9.887.087.608 32,03 (64.947.531) (0,16) hạn 2.N ài ợ d 889.750.000 1,31 290.000.000 0,35 19.392.030.937 18,37 -599.750.000 -67,41 19.012.030.937 6586,91 hạn B.VCSH 36.157.799.211 53,24 41.483.056.042 49,90 44.868.666.399 42,51 5.325.256.831 14,73 3.385.610.357 8,16 1.V ốn chủ 36.157.799.211 53,24 41.483.056.042 49,90 44.868.666.399 42,51 5.325.256.831 14,73 3.385.610.357 8,16 sở hữu Vốn góp của chủ sở 35.487.070.000 52,25 40.461.070.000 48,89 44.291.000.000 41,96 5.154.000.000 14,52 3.649.930.000 8,98 hữu LNST chưa 670.729.211 0,99 841.986.042 1,01 577.666.399 0,55 171.256.831 25,53 (264.319.643) (31,39) phân phối T ổng cộng 67.916.416.749 100 83.128.761.188 100 105.551.454.951 100 15.212.344.439 22,40 22.422.693.763 26,97 nguồn vốn (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty) 33 Trường Đại học Kinh tế Huế
  43. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh Nhận xét: Dựa vào bảng 2.4, ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua có sự biến động không ổn định, nhưng nhìn chung có xu hướng tích cực. - Năm 2014-2015: Năm 2015 so với năm 2014 thì tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng hơn 97 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 44,64%. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu bán hàng của công ty năm 2015 tăng hơn 38 tỷ đồng, tương ứng tăng 67,22% so với năm 2014. Trong khi đó thì doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác lại giảm, nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên ít ảnh hưởng. Các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, các khoản chi phí của công ty đều tăng lên nên làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm một khoản đáng kể nên tổng lợi nhuận trước thuế chỉ tăng được hơn 97 triệu đồng. Qua đây cho thấy năm 2015 công tác quản lý hoạt động tài chính và các hoạt động khác chưa hiệu quả. Bên cạnh đó thì hoạt động bán hàng cần phải xem xét lại, có chính sách tốt hơn vì doanh thu thuần có tốc độ tăng 66,28% trong kho đó giá vốn hàng bán có tốc độ tăng 71,10% nên làm cho lợi nhuận gộp tăng nhẹ, công ty cần xem xét lại giá vốn hàng bán. - Năm 2015-2016: Năm 2016 có sự cải tiến rõ rệt, lợi nhuận trước thuế tăng hơn 408 triệu đồng, tương ứng tăng 128,74% so với năm 2015. Nguyên nhân do: Doanh thu bán hàng của công ty năm 2016 giảm xuống so với năm 2015, giảm hơn 17 tỷ đồng nhưng lợi nhuận gộp lại tăng, vì công ty đã quản lý tốt hơn phần giá vốn hàng bán và các khoản giảm trừ. Doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác của côngTrường ty đều tăng nên Đại làm cho thọcổng lợi nhuKinhận kế toán tếtrướ c Huếthuế tăng. 34
  44. Các khoản chi phí của công ty năm nay nhìn chung tăng, nhưng công ty đã quản lý tốt hơn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nên chỉ tăng ở mức nhẹ. Qua đây cho thấy sự hiệu quả và ổn định của công ty sau giai đoạn đầu đổi mới quy mô, có những biện pháp quản lý chi phí tốt hơn. Công ty đang trên dà phát triển, khả năng mở rộng thị trường là rất lớn. Trường Đại học Kinh tế Huế 35
  45. Bảng 2.4 - Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Đồng Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng 57.856.102.118 96.745.354.204 79.034.124.980 38.889.252.086 67,22 (17.711.229.224) (18,31) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 89.971.069 692.600.888 310.145.912 602.629.819 669,80 (382.454.976) (55,22) 3. Doanh thu thuần 57.766.131.049 96.052.753.316 78.723.979.068 38.286.622.267 66,28 (17.328.774.248) (18,04) 4. Giá vốn hàng bán 51.966.696.737 88.916.895.150 70.757.792.878 36.950.198.413 71,10 (18.159.102.272) (20,42) 5. Lợi nhuận gộp 5.799.434.312 7.135.858.166 7.966.186.190 1.336.423.854 23,04 830.328.024 11,64 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7.075.330 2.447.170 3.634.399 (4.628.160) (65,41) 1.187.229 48,51 7. Chi phí tài chính 1.297.037.170 1.390.499.525 1.736.069.654 93.462.355 7,21 345.570.129 24,85 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.285.332.470 1.390.499.525 1.736.069.654 105.167.055 8,18 345.570.129 24,85 8. Chi phí bán hàng 1.079.593.503 1.448.917.507 1.468.256.871 369.324.004 34,21 19.339.364 1,33 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.281.403.448 3.604.510.981 3.817.712.850 323.107.533 9,85 213.201.869 5,91 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 148.475.521 694.337.323 947.781.214 545.861.802 367,64 253.443.891 36,50 11. Thu nhập khác 256.968.078 14.102.000 - (242.866.078) (94,51) (14.102.000) (100,00) 12. Chi phí khác 186.102.696 391.223.223 222.100.857 205.120.527 110,22 (169.122.366) (43,23) 13. Lợi nhuận khác 70.865.382 (377.121.223) (222.100.857) (447.986.605) (632,17) 155.020.366 (41,11) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 219.340.903 317.256.100 725.680.357 97.915.197 44,64 408.424.257 128,74 15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 88.808.451 145.999.269 150.000.000 57.190.818 64,40 4.000.731 2,74 16. Lợi nhuận thuần sau thuế 130.532.452 171.256.831 575.680.357 40.724.379 31,20 404.423.526 236,15 (Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty) 36 Trường Đại học Kinh tế Huế
  46. 2.1.6. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM BAN KIỂM GIÁM ĐỐC SOÁT PGĐ tài PGĐ nhân PGĐ vật tư PGĐ kinh PGĐ kế chính - kế sự - xe máy doanh hoạch - kỹ toán thuật phòng tài Phòng tổ Phòng vật Phòng kinh Phòng kế chính - kế chức hành tư xe máy doanh & hoạch -kỹ toán chính QL dự án thuật Các đơn vị trực thuộc Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật và điều lệ công nh. ty quy đị Trường Đại học Kinh tế Huế 37
  47. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc: người điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty. Có quyền hạn phê duyệt và quyết định các lĩnh vực sản xuất, có quyết định khen thưỡng, kỹ luật, bổ nhiệm, tuyển dụng và cho thôi việc cán bộ công nhân viên trong công ty. Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm tra giám sát mọi hoạt động của công ty theo quy định pháp luật. Có nhiệm vụ thẩm định báo cáo hằng năm, kiểm tra các vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi cần thiết hoặc theo quyết định cuẩ đại hội đồng cổ đông. Báo cáo tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ với đại hội đồng cổ đông. Phó giám đốc: người giúp giám đốc điều hành các hoạt động trong công ty, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề xuất các quy trình công nghệ mới. Phó giám đốc kế toán - tài chính: có quyền hạn phê duyệt các quyết định thuộc lĩnh vực sản xuất khi giám đốc ủy quyền, phụ trách về mặt tài chính của công ty. Phó giám đốc kế hoạch - kỹ thuật: có quyết định phê duyệt các quyết định thuộc lĩnh vực sản xuất khi có ủy quyền của giám đốc ủy quyền về mặt kỹ thuật hoạt động sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc nhân sự: có quyền hạn phê duyệt các quyết định thuộc lĩnh vực sản xuất khi giám đốc ủy quyền phụ trách về mặt tổ chức, bố trí điều động nhân sự. Phó giám đốc vật tư - xe máy: có quyền hạn phê duyệt các quyết định liên quan đến việc cung cấp vật lư hoặc xe máy phục vụ các công trình, sản xuất vv Phó giám đốc kinh doanh: là người quản lý kinh doanh, tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, thay giám đốc gặp gỡ các đối tác. Có quyền phê duyệt các quyết định liên quan đến việc bán hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Phòng kế hoạch - kỹ thuật: tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, dự toán thiết kế bản vẽ. Xây dựng kế hoạch sản xuất, soạn thảo các hợp đồng kinh tế xây lắp cung ứng vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, kiểm tra quyết toán từng công trình do công trường lập. Phân công Trườnggiám sát tình hình Đạithi công, chhọcỉ đạo áp Kinh dụng kỹ thu tếật m ớHuếi. Lập tiến độ, biện phá thi công cho các công trình lớn nhằm đảm bảo dung tiến độ. 38
  48. Phòng tài chính - kế toán: xây dựng kế hoạch tài chính, tham gia tư vấn trong việc ký kết hợp đồng, tham mưu cho giám đốc các quyết định kinh doanh đúng đắn kịp thời. Tiến hành các công tác thu nhận, xử lý, tập hợp chứng từ, cung cấp thông tin, thu chi tiền, lập báo cáo tài chính, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tổ chức thực hiện công tác kế toán. Phòng vật tư xe - xe máy: lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch xe - máy phục vụ cho công trình và cung cấp vật tư theo kế hoạch và tiến độ thi công, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý xe máy. Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, báo cáo tình hình vật tư cho giám đốc. Phòng tổ chức hành chính: đảm nhận công tác tổ chức quản lý hành chính, quản lý về nhân lực, lập kế hoạch điều động nhân lực trong nội bộ, thực hiện công việc văn thư tạp vụ, bảo vệ an ninh, tài sản trụ sở công ty, tính toán lập phương án thi đua khen thưởng. Phòng kinh doanh và quản lý dự án: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác bán các sản phẩm và dịch vụ của Công ty; công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng, có chính sách quản lý các dự án của công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Các đơn vị trực thuộc: bao gồm trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, nhà máy vật liệu xây dựng, xí nghiệp thi công và vận tải cơ giới, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, xưởng sửa chữa và gia công lắp ghép, cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Trường Đại học Kinh tế Huế 39
  49. 2.1.7. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.7.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP K KẾ Ế KẾ TOÁN KẾ THỦ TOÁN TOÁN THANH TOÁN QUỸ VỐN TSCĐ TOÁN VẬT TƯ BẰNG TIỀN Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán: Kế toán trưởng: là người có chức năng tổ chức kiểm tra công tác hạch toán kế toán của phòng kế toán, tổ chức bộ máy kế toán thực hiện đầy đủ các chức năng của từng kế toán, phản ánh chính xác đầy đủ các thông tin kế toán bằng những chuyên môn của kế toán, lập báo cáo quyết toán nộp lên cho phòng kế toán của công ty. Kế toán tổng hợp: căn cứ vào các số liệu đã được xử lý ở các phần hành kế toán có liên quan đến đối tượng tính giá thành theo từng khoản mục chi phí. Kế toán tiến hành tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi tình hình biến động của các loại tiền mặt, tiền gửi, thực hiện các thủ tục về thu, chi tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ vay. Trường Đại học Kinh tế Huế 40
  50. Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình hiện có, tăng, giảm TSCĐ. Tình hình khấu hao và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng chịu chi phí, quản lý hồ sơ về các loại tài sản của đơn vị. Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền mặt, các khoản công nợ, thanh toán lương cho công nhân. Hàng ngày kế toán thanh toán phải đối chiếu với thủ quỹ về số chi tiền mặt trên sổ quỹ và có quan hệ đối chiếu với tất cả các bộ phận kế toán khác. Tổng hợp các số liệu về kết quả lao động của cán bộ công nhân viên trong dơn vị. Các bộ phận sản xuất, phòng tổ chức lao đông hành chính và căn cứ vào chế độ quy định để chi trả tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Kế toán vật tư: ghi chép phản ánh số liệu về tình hình nhập -xuất - tồn và xác định giá thực tế của NVL. Thông qua việc ghi chép tình hình thu mua, tồn kho NVL để tính toán chính xác số lượng, giá trị đưa vào sử dụng cho các đối tượng kế toán để tính giá thành sản phẩm. Thủ quỹ: có nhiệm vụ giữ quỹ tiền mặt của công ty tại két, thu - chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi của kế toán lập đã được giám đốc phê duyệt ghi vào sổ quỹ. Hàng ngày tiến hành đối chiếu kiểm tra số tiền thực tế tại két rồi so sánh với sổ quỹ, phát hiện sai sót để kịp thời sửa chữa. 2.1.7.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán a. Hình thức sổ kế toán Công ty cổ phần Trường Danh áp dụng hình thức kế toán là chứng từ ghi sổ. Hình thức này thường có đặc điểm: - Tách rời việc ghi sổ theo trình tự thời gian với phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế- tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. - Căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại lập chứng từ ghi sổ để làm căn cứ ghi sổ kế toán tổng hợp, còn việc ghi sổ kế toán chi tiết được cănTrường cứ các chứng từ Đạikế toán, nhưhọc vậy vi ệKinhc ghi chép ktếế toán Huế tổng hợp và ghi chép kế toán chi tiết tách rời nhau. 41
  51. - Mỗi tài khoản kế toán cấp 1 được ghi ở một tờ riêng nên cuối tháng phải lập bảng cân đối phát sinh để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ cái. Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng Sổ thẻ kế từ kế toán cùng loại toán chi tiết Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.3 - Hình thức kế toán Công ty Chú thích : Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Trường Đại học Kinh tế Huế 42
  52. Ngoài ra quá trình hạch toán và xử lý ở công ty hầu hết sử dụng công cụ phần mềm trên máy tính để đảm bảo tính chính xác và an toàn ( phần mềm Fast Accounting 11). Sổ kế toán: Chứng từ kế -Sổ tổng hợp toán PHẦN MỀM -Sổ chi tiết KẾ TOÁN Bảng tổng hợp Báo cáo tài chính chứng từ kế toán MÁY VI TÍNH Báo cáo kế toán cùng loại quản trị Sơ đồ 2.4 - Sơ đồ ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính Chú thích: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra b. Chính sách kế toán công ty áp dụng Niên độ kế toán: Niên độ kế toán công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thức ngày 31/12 hằng năm. Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo thông tư 200/2014/TT- BTC. Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ . Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Phương pháp đánh giá thực tế. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng. c. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Xuất Trường phát từ nhu cầu sĐạiử dụng thônghọc tin tàiKinh chính củ a tế các đHuếối tượng trong và ngoài doanh nghiệp cũng như phản ánh đầy đủ và chính xác toàn bộ hoạt động kinh tế 43
  53. tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đã sử dụng hệ thống báo cáo tài chính theo chế độ kế toán được ban hành theo TT 200/2014/TT- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN). - công ty còn lập nhiều báo cáo quản trị đặc thù theo yêu cầu quản lý như báo cáo dự toán, 2.2. Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh. 2.2.1. Phân loại và nhận diện chi phí xây lắp tại công ty Chi phí xây lắp ở công ty cổ phần Trường Danh được phân loại theo chức năng hoạt động, cụ thể bao gồm các loại chi phí sau: a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố chi phí đầu vào và thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình hoàn thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty bao gồm: đất, cát, sắt, thép, tôn b. Chi phí nhân công trực tiếp Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. Cụ thể : - Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp (công nhân mộc, công nhân nề, công nhân nề, công nhân gia công thép, công nhân trộn bê tông ), kể cả công nhân phTrườngụ ( công nhân khuân Đại vác mhọcáy móc nhKinhỏ ) tế Huế 44
  54. - Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, - Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp - Các khoản tiền lương trả cho lao động thuê ngoài. c. Chi phí sử dụng máy thi công Gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công, như CP nhân công điều khiển máy, chi phí vật liệu máy, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí bằng tiền khác. Trong đó: - Chi phí nhân công điều khiển máy: là khoản phải trả cho công nhân sử dụng MTC (lương và các khoản phụ cấp). Chi phí nhân công điều khiển máy thi công không bao gồm các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN. - Chi phí vật liệu máy: là nhiên liệu sử dụng cho xe, máy thi công như: xăng, dầu, nhớt, - Chi phí công cụ, dụng cụ: CCDC sử dụng cho MTC thường là chi phí thay bình điện và các phụ tùng máy như vòng bi, phốt d. Chi phí sản xuất chung Là các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp; các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng tổ, đội, công trường thi công. Chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của công ty. - Chi Trườngphí vật liệu: gồm chiĐại phí vật họcliệu cho độiKinh xây dựng tếnhư vHuếật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý. 45
  55. - Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công như cuốc, xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn và các loại công cụ dụng cụ khác dùng cho sản xuất của đội xây dựng. - Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng. 2.2.2. Công tác xây dựng định mức tại công ty Các định mức về vật liệu, nhân công và máy thi công của một đơn vị khối lượng thi công đã được Bộ xây dựng xác định rất chuẩn xác trên cơ sở tính toán thí nghiệm của các chuyên gia trong ngành và được quy định cụ thể, rõ ràng tại các văn bản pháp luật. Đơn giá vật liệu căn cứ vào bảng công bố giá vật liệu hàng tháng của sở tài chính- sở xây dựng tỉnh Quảng Trị. Đơn giá nhân công, cước vận chuyển, đơn giá ca máy và thiết bị thi công căn cứ vào các quyết định của UBND tỉnh Quảng trị và của bộ xây dựng. Phần định mức: - Căn cứ công văn số: 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 công bố định mức dự toán xây dựng công trình-phần xây dựng. - Căn cứ công văn số: 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 công bố định mức dự toán xây dựng công trình-phần xây lắp. - Căn cứ công văn 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 công bố định mức dự toán xây dựng công trình- phần sửa chữa. - Quyết định số: 1172/QĐ-BXD và số 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng và phần xây lắp( sửa đổi và bổ sung). - Quyết định 588/QĐ-BXD và số 587/QĐ-BXD ngày 29/05/2014 của Bộ xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng và phần xây lắp ( sửTrườnga đổi và bổ sung). Đại học Kinh tế Huế 46
  56. Phần đơn giá: Đơn giá vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị: căn cứ theo công báo giá số 298/CB/STC-SXD ngày 17/06/2016 của sở tài chính-sở xây dựng tỉnh Quảng Trị. Đối với các vật liệu, thiết bị không có trong công báo giá của tỉnh áp dụng đơn giá thị trường hiện tại. Đơn giá nhân công: - Căn cứ theo thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 30/05/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đơn giá ca máy: - Căn cứ thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình. - Căn cứ quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 của Bộ xây dựng về việc công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng. Đơn giá cước vận chuyển: - Căn cứ theo quyết định số 640/QĐ-BGTVT ngày 04/04/2011 của Bộ giao thông vận tải về việc xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ năm 2011. - Căn cứ theo quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 18/04/2011 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc quy định cước vận tải hàng hóa bằng phương tiện ô tô, phương tiện xe thô sơ và sức người áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Căn cứ thông tư số 63/2014/TT-BTC ngày 16/05/2014 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí Quốc lộ 1A đoạn từ thành phố Đông Hà đến thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Các hệ số chi phí Căn Trườngcứ theo thông tư sĐạiố 06/2016/TT học-BXD Kinh ngày 10/03/2016 tế Huế của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 47
  57. Bảng 2.5 - Định mức khối lượng công việc MÃ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐV Khối Lượng HIỆU I HẠNG MỤC CHUNG 1 Xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công Khoản 1,000 2 Di chuyển thiết bị thi công đến công trường Khoản 1,000 Chi phí một số hạng mục chung nhưng không xác định được 3 khối lượng từ thiết kế Khoản 1,000 Tổ chức đảm bảo an toàn giao thông từ ngày nhận mặt bằng thi công đến khi nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử 4 dụng Khoản 1,000 II CỐNG THOÁT NƯỚC DỌC D800MM VÀ CỬA XÃ Sản xuất, vận chuyển,lắp đặt ống cống bê tông ly tâm đường 1 kính D800mm, 1 lưới thép 2md 1.408,000 Sản xuất, vận chuyển,lắp đặt ống cống bê tông ly tâm đường 2 kính D800mm, 2 lưới thép 2md 100,000 Làm mối nối ống bê tông ly tâm đường kính D800mm bằng 3 phương pháp xảm mối nối 1.508,000 4 Sản xuất, lắp đặt gối đỡ ống cống bằng bê tông M200 đá 1x2 m3 202,070 Gia công, lắp đặt cốt thép gối đỡ ống cống, đường kính cốt 5 thép d<=10mm tấn 8,66 6 Đào móng cống, đất cấp 3 m3 1.145,500 7 Đào móng cống, đất cát m3 10.263,190 8 Đắp cát móng ống, đầm chặt K≥0,95 m3 9.723,300 9 Đắp đất công trình, đầm chặt K≥0,90 m3 1.145,500 10 Bê tông tường cửa xả M150 đá 2x4 m3 7,320 11 Bê tông sân cống, chân khay M150, đá 2x4 m3 16,220 12 Lớp đệm sạn ngang m3 3,700 13 Đào móng công trình, đất cấp 3 m3 50,460 14 Đắp đất công trình, đầm chặt K≥0,95 m3 25,260 III RÃNH THOÁT NƯỚC CHỮ NHẬT ( Nguồn: hồ sơ dự thầu gói thầu -sửa chữa công trình và đảm bảo giao thông-Phòng kế hoạch-kỹ thuật) Trường Đại học Kinh tế Huế 48
  58. Dựa vào bảng 2.8- phân tích dự toán, lần lượt xây dựng định mức như sau: a. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Định mức CP NVLTT= Lượng NVL định mức× Giá NVL định mức Trong đó: - Lượng NVL định mức xác định từ bảng phân tích dự toán ( Bảng 2.8) - Giá NVL định mức xác định theo giá thị trường tại thời điểm 6/2016 Ví dụ: Tại hạng mục Gia công, lắp đặt cốt thép gối đỡ ống cống, đường kính cốt thép d<=10mm, khối lượng xây lắp là 8,66 Tấn. Nguyên vật liệu được sử dụng là: thép tròn d<=10mm, dây thép Định mức CP NVLTT = 1005× 13.250 + 21,420× 17.200= 13.684.674 đồng /tấn. b. Định mức chi phí nhân công trực tiếp Định mức CP nhân công = số ngày công định mức × đơn giá cho một ngày công Ví dụ: Tại hạng mục công việc Gia công, lắp đặt cốt thép gối đỡ ống cống, đường kính cốt thép d<=10mm, khối lượng xây lắp là 8,66 Tấn. Sử dụng nhân công bậc 3.5/7 Định mức CP nhân công = 21,370 × 181.154 = 3.871.261 đồng/tấn. c. Định mức chi phí máy thi công Định mức CP máy thi công = số ca máy định mức × đơn giá cho một ca máy. Ví dụ: tại hạng mục - Tại hạng mục công việc Gia công, lắp đặt cốt thép gối đỡ ống cống, đường kính cốt thép d<=10mm, khối lượng xây lắp là 8,66 Tấn. Sử dụng : máy cắt uốn 5KW Định mức CP máy thi công = 0,480× 186.491= 89.516 đồng/tấn Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  59. 2.2.3. Công tác lập dự toán tại công ty. Tại công ty cổ phần Trường Danh, hồ sơ dự thầu cũng chính là bảng dự toán cho từng công trình. Công việc dự toán tại công ty sẽ do phòng kế hoạch- kỹ thuật thực hiện. Công ty hoạt động dưới hai hình thức: đấu thầu và nhận chỉ định thầu. Để làm rõ về công tác lập dự toán chi phí tại công ty, đề tài sẽ trình bày phương pháp lập dự toán chi phí gói thầu sửa chữa công trình và đảm bảo giao thông. Hồ sơ dự thầu tại công ty là bảng dự toán chi tiết về CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công, CP máy thi công, CP chung, CP xây dựng nhà tạm và các chi phí cần thiết khác để tiến hành thi công công trình, kèm theo đó là các căn cứ xây dựng dự toán. Công ty đang sử dụng phần mềm dự toán ACITT phiên bản 2007, cập nhật năm 2016 để hỗ trợ cho công tác lập dự toán chi phí dự thầu. Trình tự lập dự toán chi phí cho gói thầu- sửa chữa công trình và đảm bảo giao thông trên phần mềm ACITT như sau: Ví dụ, để dự toán cho công trình-Bổ sung rãnh thoát nước phía trái tuyến đoạn KM11+200-KM12+200; KM12+712 - KM13+416, Phía phải tuyến đoạn KM11+200- KM13+00 - QL9 đoạn từ QL 1 về cảng Cửa Việt thuộc gói thầu sửa chữa công trình và đảm bảo giao thông . Bước 1: khởi tạo hồ sơ và chọn đường dẫn tra đơn giá, định mức. Nhân viên phòng kế hoạch- kỹ thuật sử dụng mật khẩu để đăng nhập vào phần mềm ACITT và khởi tạo 1 file dự toán mới (chi tiết cho từng công trình và hạng mục công trình). Để dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công cần xác định được hai yếu tố là định mức khối lượng và đơn giá, vì vậy công việc tiếp theo là chọn đường dẫn tra định mức và đơn giá. Bước 2: Nạp định mức và khối lượng Dựa vào bảng định mức khối lượng công việc ( Bảng 2.5) của từng hạng mục công trình nhận từ phòng kế hoạch - kỹ thuật, nhân viên tiến hành nhập liệu vào phần mềm máy tínhTrường lần lượt các n ộĐạii dung công học việc. PhKinhần lớn các tếđịnh Huếmức này đã có sẵn trong phần mềm ACITT, vì đã tiến hành chọn đường dẫn tra đơn giá, định mức ở bước 50
  60. 1, do đó nhân viên kế hoạch chỉ cần kích chọn công việc sau đó chỉnh sửa lại cho phù hợp với gói thầu của mình. Bước 3: Khai báo cước vận chuyển vật liệu Nhân viên phòng kế hoạch-kỹ thuật tiến hành khai báo cước vận chuyển, để tính cước vận chuyển cho các vật liệu có cước vận chuyển trong hồ sơ dự thầu. Tiến hành khai báo thêm một số thông tin như : cự ly, phụ phí đổ ben, ( Phụ lục 01- Bảng tính chi phí vận chuyển vật liệu) Bước 4: Khai báo giá vật liệu Đơn giá vật liệu sử dụng trong hồ sơ dự thầu được phần mềm tự động cập nhật đơn giá theo đường dẫn được chọn ở bước 1 hoặc có thể nhập trực tiếp. Đơn giá vật liệu bao gồm giá gốc vật liệu và cước vận chuyển. ( Bảng 2.6- Bảng giá vật liệu) Bước 5: Khai báo giá nhân công và giá ca máy Đơn giá ca máy và đơn giá nhân công sử dụng trong hồ sơ dự thầu được phần mềm tra tự động từ “ Đường dẫn tra đơn giá” được chọn bước 1 hoặc cũng có thể nhập trực tiếp.( Bảng 2.7- Bảng giá nhân công và máy thi công) Bước 6: Tổng hợp kinh phí xây dựng Sau khi hoàn thành các bước khai báo trên về định mức, đơn giá, tiếp theo là ta kích vào phần nhập hệ số chi phí cho hạng mục chọn mẫu tổng hợp kinh phí cho từng hạng mục chọn loại hạng mục, thông tư hướng dẫn là 06/2016 của Bộ xây dựng kích vào từng loại công trình, tương ứng với từng loại công trình thì có hệ số tỷ lệ khác nhau. Bước này được thể hiện cụ thể tại Bảng phân tích dự toán ( Bảng 2.8) Đồng thời phần mềm sẽ tự động tổng hợp lên Bảng Dự Toán Tổng Hợp ( Bảng 2.9). Bảng Dự Toán Tổng Hợp thể hiện tổng giá trị dự toán của toàn bộ công trình. Đối với công trình Bổ sung rãnh thoát nước phía trái tuyến đoạn KM11+200- KM12+200; KM12+712 - KM13+416, Phía phải tuyến đoạn KM11+200-KM13+00 - QL9 đoạn từ QL 1 về cảng Cửa Việt thuộc gói thầu sửa chữa công trình và đảm bảo giao thông Trườngcó 11 hạng mục công Đại trình . học Kinh tế Huế 51
  61. Bảng 2.6 - Bảng giá vật liệu ( Theo giá thông báo ngày 17/06/2016) STT Tên Vật liệu Đơn Vị Gía Thông Báo 1 Bê tông nhựa hạt trung tấn 1.650.000 2 Cát đắp m3 130.073 3 Cát vàng m3 201.134 4 CPĐD loại 1, Dmax37,mm m3 226.825 5 CPĐD loại 1, Dmax25mm m3 235.916 6 Củi kg 500 7 Dây thép kg 17.200 8 Dây thừng M 12.000 9 Dầu hoả kg 10.182 10 Đá dăm 1x2 m3 322.280 11 Đá dăm 2x4 m3 308.189 12 Đất đèn kg 10.000 13 Đinh kg 17.500 14 Đinh đỉa cái 2000 15 Gỗ làm khe co dãn m3 3.150.000 16 Gỗ ván cầu công tác m3 3.150.000 17 Lưỡi cắt cái 265.000 18 Nhựa đường kg 13.200 19 Nhựa bi tum số 4 kg 13.200 20 Nhựa bitum kg 13.200 21 Nước (lít) lít 13 22 Ô xy chai 100.000 23 ống bê tông L=2m, d=800mm, 1 lưới thép đoạn 1.179.800 24 ống bê tông L=2m, d=800mm, 2 lưới thép đoạn 1.566.000 25 Que hàn kg 20.000 26 Thép mạ kẽm kg 21.000 27 Thép tròn d<=10mm kg 13.250 28 Thép tròn D<=18mm kg 13.100 29 Bạt ni long m2 6.000 30 Xi măng PCB30 kg 1.227 31 Xi măng PCB40 kg 1.227 32 Cỏ m2 15.000 33 Ván khuôn thép m2 50.000 ( Nguồn: Hồ sơ dự thầu gói thầu -sửa chữa công trình và đảm bảo giao thông-Phòng kế hoạch-kỹ thuật) Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  62. Bảng 2.7 - Bảng giá nhân công, máy thi công STT Nhân công và Máy Thi Công Đơn Vị Giá 1 Nhân công 2,5 /7 Công 153.462 2 Nhân công 3,0/7 Công 166.154 3 Nhân công 3,5/7 Công 181.154 4 Nhân công 4,0/7 Công 196.154 5 Ô tô tưới nhựa 7T (máy phun nhựa đường) Ca 1.691.333 6 Ô tô tưới nước 5m3 Ca 646.794 7 Ô tô tự đổ 12T Ca 1.056.328 8 Búa căn khí nén 1,5m3/ph Ca 211.281 9 Cần trục ôtô 10T Ca 909.751 10 Cần trục bánh hơi 6T Ca 777.038 11 Máy đào 1,25m3 Ca 1.829.702 12 Máy đào 1,6m3 Ca 2.255.590 13 Máy đầm bánh hơi tự hành 16T Ca 785.912 14 Máy đầm bàn 1Kw Ca 181.994 15 Máy đầm cóc Ca 246.520 16 Máy đầm dùi 1,5Kw Ca 185.657 17 Máy đột dập Ca 185.740 18 Máy cắt khe MCD Ca 355.507 19 Máy cắt uốn cắt thép 5Kw Ca 186.491 20 Máy hàn điện 23Kw Ca 287.031 21 Máy khoan 4,5Kw Ca 198.894 22 Máy lu 10T Ca 609.787 23 Máy lu bánh lốp 16T (đầm bánh hơi) Ca 785.912 24 Máy lu rung 25T Ca 1.226.600 25 Máy nén khí động cơ diezel 360m3/h Ca 691.737 26 Máy nén khí động cơ diezel 600m3/h Ca 795.085 27 Máy ủi 108CV Ca 1.122.903 28 Máy rải 130-140CV Ca 1.753.755 29 Máy rải 50-60m3/h Ca 1.682.135 30 Máy san 108CV Ca 775.771 31 Máy trộn bê tông 250l Ca 204.499 32 Máy trộn bê tông 500l Ca 284.944 33 Máy vận thăng 0,8T Ca 248.280 34 Thiết bị nấu nhựa Ca 276.578 ( Nguồn: Hồ sơ dự thầu gói thầu -sửa chữa công trình và đảm bảo giao thông-Phòng kế hoạch-kỹ thuật) Trường Đại học Kinh tế Huế 53
  63. Bảng 2.8 - Phân tích dự toán STT Mã Hiệu Nội Dung Công Việc Đơn Vị Khối Lượng Đơn Gía Thành Tiền ĐG05 AB.25123 Gia công, lắp đặt cốt thép gối đỡ ống cống, đường kính cốt thép d<=10mm Tấn 8,66 17.645.674 a. Vật liệu 13.684.674 Thép tròn d<=10mm Kg 1005 13.250 13.316.250 Dây thép Kg 21,420 17.200 368.424 b. Nhân công 3.871.261 Nhân công bậc 3,5/7 Công 21,370 181.154 3.871.261 c. Máy thi công 89.516 AB.25123 Máy cắt uốn cắt thép 5KW Ca 0,480 186.491 89.516 a. Vật liệu A 13.684.674 b. Nhân công B 3.871.261 c. Máy thi công C 89.516 Cộng chi phí trực tiếp T =A+B+C 17.645.674 Chi phí chung C = T*5.0% 882.273 Giá thành dự toán xây dựng T+C 18.527.723 Thu nhập chịu thuế tính trước TL = (T+C)*5.5% 1.019.025 Giá trị dự toán xây dựng trước thuế G = (T+C+TL) 19.546.748 Thế giá trị gia tăng GTGT = G*10% 1.954.675 Giá thành dự toán xây dựng sau thuế G+GTGT+LT 21.501.423 ( Nguồn: Trích bảng Đơn giá chi tiết -hồ sơ dự thầu gói thầu -sửa chữa công trình và đảm bảo giao thông-Phòng kế hoạch-kỹ thuật) 54 Trường Đại học Kinh tế Huế
  64. Bảng 2.9 - Dự Toán Tổng Hợp ĐVT:VNĐ STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC Thành Tiền I Hạng Mục Chung 262.184.000 II Cống Thoát Nước Dọc D800MM và Cửa Xã 5.556.243.000 III Rãnh Thoát Nước Chữ Nhật 238.577.000 IV Nâng Rãnh Thoát Nước Chữ Nhật 268.521.000 V Hố Ga và Cửa Thu Của Ống Cống 513.250.000 VI Cửa Thu Nước Của Rãnh Chữ Nhật 14.759.000 VII Mương Thoát Nước B=0,3M 293.459.000 VIII Bó vĩa và Đan Rãnh 586.188.000 IX Nền và Vỉa Hè 178.445.000 X Hoàn Trả Mặt Đường Bê Tông Xi Măng 74.362.000 Hoàn Trả Mặt Đường Bê Tông Nhựa và Sân Bê Tông Nhà XI Dân 514.702.000 Tổng Cộng 8.500.690.000 ( Nguồn: Hồ sơ dự thầu gói thầu -sửa chữa công trình và đảm bảo giao thông-Phòng kế hoạch-kỹ thuật) Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  65. a. Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu Dự toán này lập để nhằm cung cấp thông tin chi tiết cho ban lãnh đạo về dự toán các loại nguyên vật liệu cần sử dụng để thi công các hạng mục, số lượng vật liệu từng loại cần sử dụng cũng như số tiền phát sinh của từng loại vật liệu đó. Để lập dự toán này, nhân viên lập dự toán tiến hành chọn từ bảng phân tích dự toán xem trong từng hạng mục công trình cần sử dụng những loại vật liệu nào, định mức tiêu hao và đơn giá của chúng là bao nhiêu. Sau đó nhân viên lập dự toán sẻ tiến hành tổng hợp lại theo từng loại vật liệu lên bảng dự toán khối lượng nguyên vật liệu (Phụ lục 02). Dự toán CP NVLTT = Khối lượng công tác từng hạng mục × Định mức CP NVLTT Trong đó: - Khối lượng công tác từng hạng mục được xác định từ bảng định mức công việc Ví dụ: Tại hạng mục Gia công, lắp đặt cốt thép gối đỡ ống cống, đường kính cốt thép d<=10mm, khối lượng xây lắp là 8,66 Tấn. Nguyên vật liệu được sử dụng là: thép tròn d<=10mm, dây thép Dự toán CP NVLTT = 8,66× 13.684.674= 118.509.277 đồng ( tính cho 8,66 tấn) b. Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp Việc lập dự toán chi tiết nhu cầu nhân công nhằm cung cấp thông tin cho công ty về số lượng nhân công trực tiếp xây lắp cần để hoàn thành các hạng mục công trình theo bậc thợ và dự tính số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp theo từng bậc thợ. Dự toán được nhân viên tiến hành lập dựa vào bảng phân tích dự toán để xác định số lượng nhân công cần sử dụng và số tiền lương phải trả. Sau đó sẻ tiến hành tổng hợp theoTrường từng bậc thợ, lên Đại Bảng d ựhọctoán kh ốKinhi lượng nhân tế công Huế(Phụ lục 03) . 56
  66. Dự toán CP nhân công = Khối lượng công tác cho từng hạng mục × định mức CP Nhân công. - Khối lượng công tác cho từng hạng mục xác định từ bảng định mức công việc. Ví dụ: Tại hạng mục công việc Gia công, lắp đặt cốt thép gối đỡ ống cống, đường kính cốt thép d<=10mm, khối lượng xây lắp là 8,66 Tấn. Sử dụng nhân công bậc 3.5/7 Dự toán CP nhân công = 8,66 × 3.871.261 = 33.525.120 đồng ( tính cho 8,66 tấn của hạng mục này). c. Lập dự toán chi phí máy thi công Lập dự toán chi tiết nhu cầu máy thi công nhằm cung cấp thông tin chi tiết cho Ban lãnh đạo công ty về dự tính số máy thi công cần sử dụng để thực hiện công tác xây lắp trong kỳ theo từng loại máy và tổng số tiền cần thiết phải chi ra đối với từng loại máy. Để lập dự toán này, nhân viên lập dự toán tiến hành lọc từ Bảng phân tích dự toán mỗi hạng mục công trình cần sử dụng loại máy nào và tổng chi phí phát sinh ứng với loại máy đó là bao nhiêu. Sau đó sẻ tổng hợp theo từng loại máy và lên Bảng dự toán khối lượng máy thi công (Phụ lục 04 ). Dự toán Cp máy thi công = Khối lượng công tác cho từng hạng mục × Định mức Cp máy thi công. - Khối lượng công tác cho từng hạng mục xác định từ bảng định mức công việc. Ví dụ: tại hạng mục - Tại hạng mục công việc Gia công, lắp đặt cốt thép gối đỡ ống cống, đường kính cốt thép d<=10mm, khối lượng xây lắp là 8,66 Tấn. Sử dụng : máy cắt uốn 5KW Dự toánTrường CP máy thi công Đại = 8,66× học89.516 =775.209 Kinhđồng tế Huế 57
  67. d. Lập dự toán chi phí chung Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ thi công tại công trường, chi phí phục vụ cho công nhân và một số chi phí khác Chi phí chung được lập dựa trên tổng các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công nhân với hệ số 5% ( đây là công trình hạ tầng kỹ thuật, theo thông tư 06/2016/TT-BXD) Ví dụ: Tại hạng mục công việc Gia công, lắp đặt cốt thép gối đỡ ống cống, đường kính cốt thép d<=10mm, khối lượng xây lắp là 8,66 Tấn. Dự toán chi phí chung = ( CP NVLTT + CP NCTT + CP MTC) = ( 118.509.277 + 33.525.120 + 775.209 ) × 5%= 7.640.480 đồng. 2.2.4. Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty Công ty xác định chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là từng công trình, hạng mục công trình Phương pháp hạch toán chi phí mà Công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp : - Phương pháp phân bổ trực tiếp: áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo từng đối tượng và ghi trực tiếp vào TK cấp 1, TK cấp 2 của đối tượng đó. - Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức ghi chép ban đầu theo từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Do đó, kế toán cần phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng rồi lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Trường Đại học Kinh tế Huế 58
  68. + Xác định hệ số phân bổ: Hệ số phân bổ= Tổng chi phí cần phân bổ / Tổng tiêu thức dùng để phân bổ + Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ x Hệ số phân bổ Các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp nếu phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào sẽ được hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó, còn các chi phí gián tiếp mà liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì kế toán sẽ tập hợp và cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ chi phí đó theo những tiêu thức thích hợp. Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất Công ty đã sử dụng các TK 621- chi phí NVLTT, TK 622 - Chi phí NCTT, TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công, TK 627- chi phí sản xuất chung. Đến cuối kỳ, tổng hợp chi phí và kết chuyển toàn bộ sang TK 154. 2.2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản sử dụng: TK 621 - chi phí NVL trực tiếp Chứng từ: - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư. - Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn thu mua hàng. - Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ. Báo cáo, sổ sách sử dụng: sổ đăng khí chứng từ ghi sổ TK 621, sổ chi tiết TK 621, sổ cái TK 621. Phương pháp tập hợp chi phí: Ở công ty tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp trực tiếp Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (công trình, hạng mục công trình, phân xưởng, bộ phận sản xuất ) thì Trườnghạch toán trực tiếp Đại cho từng họcđối tượng Kinh đó. tế Huế 59
  69. Cuối kỳ ,kế toán sẽ tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành sản phẩm. 2.2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản sử dụng: TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này chỉ có một TK chi tiết là 6222 và được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT. Chứng từ : - Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, phiếu báo làm thêm giờ. - Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ. Báo cáo, sổ sách sử dụng: sổ đăng khí chứng từ ghi sổ TK 622, sổ chi tiết TK 622, sổ cái TK 622. Phương pháp tập hợp chi phí: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp trực tiếp cụ thể là, tập hợp toàn bộ chi phí về tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất; các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm. Ngoài ra theo quy định hiện hành thì các đơn vị còn có thể có thêm khoản chi phí trích trước lương nghỉ phép của người lao động. Chi phí NCTT phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ( từng công trình, từng đội thi công ) 2.2.4.3. Kế toán chi phí máy thi công Tài khoản sử dụng: TK 623, tài khoản này bao gồm 5 TK chi tiết sau: TK 6231: Chi phí lương nhân công điều khiển máy TK 6232:Trường Chi phí vật li ệuĐại máy (xăng, học dầu, nhớt )Kinh tế Huế TK 6234: Chi phí khấu hao MTC 60
  70. TK 6237: Chi phí công cụ dụng cụ TK 6238: Chi phí bằng tiền khác Chứng từ: - Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn thu mua hàng, hoá đơn dịch vụ thuê tài chính. - Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ. - Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ. Báo cáo, sổ sách sử dụng: sổ đăng khí chứng từ ghi sổ TK 623, sổ chi tiết TK 623, sổ cái TK 623. Phương pháp tập hợp chi phí: Đối với chi phí máy thi công được tập hợp vừa theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp, những máy móc thiết bị được sử dụng riêng cho một công trình sẽ được tập hợp vào công trình đó, những máy móc thiết bị được sử dụng cho nhiều công trình thì sẽ được phân bổ theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu đầu vào. 2.2.4.4. Kế toán chi phí sản xuất chung Tài khoản sử dụng: TK 627 Khoản mục chi phí này được Công ty hạch toán vào TK 627- chi phí SXC và được mở chi tiết như sau: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6273: Chi phí công cụ sản xuất TK 62731: Chi phí dụng cụ theo dự án TK 62732: Chi phí dụng cụ sản xuất chung TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277:Trường Chi phí dịch vĐạiụ mua ngoài học Kinh tế Huế TK 6278: Chi phí khác 61
  71. Chứng từ sử dụng - Bảng lương, bảng phân bổ tiền lương, phiếu xuất kho, hóa đơn dịch vụ - Bảng phân bổ NVL, CCDC, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Báo cáo, sổ sách sử dụng: sổ đăng khí chứng từ ghi sổ TK 627, sổ chi tiết TK 627, sổ cái TK 627. Phương pháp tập hợp chi phí: Chi phí sản xuất chung ở công ty được tập hợp theo phương pháp gián tiếp thông qua tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Riêng khoản chi phí dụng cụ theo dự án (TK 62731) được đưa trực tiếp vào chi phí của công trình, hạng mục công trình đó, ví dụ như: tiền điện sáng, thí nghiệm công trình, nước thi công 2.2.4.5. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp Chứng từ: Công ty Cổ phần Trường Danh đã sử dụng hệ thống chứng từ theo mẫu qui định chung của Bộ Tài chính bao gồm: - Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, phiếu báo làm thêm giờ. - Phiếu nhập, xuất kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư. - Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn thu mua hàng, hoá đơn dịch vụ thuê tài chính. - Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ. - Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ. Ngoài ra, để nhằm mục đích quản lý cao hơn và phụ thuộc theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên doanh nghiệp còn sử dụng một số loại chứng từ riêng như: bản hợp đồng xây lắp, biên bản thanh lý hợp đồng, bản quyết toán khối lượng công trình, biên bản nghiệm thu công trình, bản theo dõi công nợ, Trường Đại học Kinh tế Huế 62
  72. Trình tự luân chuyển chứng từ: Cuối mỗi kỳ kế toán thì toàn bộ các khoản mục chi phí sản xuất bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí SXC được tập hợp và kết chuyển vào TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, được mở chi tiết cho từng công trình - hạng mục công trình. Do Công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí là phương pháp trực tiếp và gián tiếp nên chi phí phát sinh ở công trình nào sẽ được hạch toán và tổng hợp vào công trình đó từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành. Giá trị công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong kỳ được xác định theo phương pháp cộng chi phí. Kế toán sẽ tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển tự động, máy tính sẽ tự tổng hợp số liệu sang sổ chi tiết TK 154, chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 154. Trường Đại học Kinh tế Huế 63