Khóa luận Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt

pdf 109 trang thiennha21 25/04/2022 3370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG XUÂN TRUNG VIỆT SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUY N TH LÀI Trường Đại họcỄ Ị Kinh tế Huế KHÓA HỌC: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG XUÂN TRUNG VIỆT Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lài Ths. Phạm Thị Ái Mỹ Lớp: K50B Kiểm Toán TrườngNiên khóa: 2016 Đại– 2020 học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Lời Cảm Ơn Trải qua bốn năm trên giảng đường đại học Kinh tế Huế là những ngày tháng vô cùng quý báu và quan trọng đối với em. Thầy, cô không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà hơn thế họ truyền đi những ngọn lửa thắp sáng con đường xây dựng sự nghiệp của chúng em. Họ truyền đạt những bài học hay, nhưng kinh nghiệm thực tế đáng quý và đặc biệt là truyền đi tình cảm, truyền đi cái tâm trong nghề mà chúng em là ngược được cảm nhận rõ nhất. Năm học cuối gần kết thúc, em đang bước những bước đi cuối cùng trên giảng đường đại học để từ đây vững tin trên con đường mà mình đã chọn. Có được bài khóa luận như ngày hôm nay là nhờ Quý thầy cô, người đã cung cấp cho em những kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp em có thể hòan thành đề tài khóa luận tốt nghiệp : “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG XUÂN TRUNG VIỆT”. Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô, các Khoa – Phòng ban chức năng trường Đại học Kinh Tế Huế. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH MTV Xây Dựng Xuân Trung Việt, chính em đã học hỏi được những kiến thức chuyên môn, cùng với đó là những bài học thực tế mà không sách vở nào có thể truyền đạt được. Em xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến tất cả cô chú và anh chị trong công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong thời gian em thực tập tại công ty. Em mong công ty sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn nữa. Có được bài luận văn như ngày hôm nay không thể không nhắc đến công lao vô cùng to lớn của giáo viên hướng dẫn thực tập, cô Phạm Thị Ái Mỹ. Chính cô là người sửa cho em từng lỗi sai một, chỉ bảo cho em cách làm sao cho trọn vẹn nhất. Em xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến cô đã giúp đỡ tận tình trong quá trình thực tập của em. Bài luận văn còn nhiều thiếu xót, em mong nhận được sự góp ý và hướng đẫn từ quý thầy cô. TrườngEm xin chân thành Đại cảm ơn! học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lài SVTH: Nguyễn Thị Lài i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ TSCD Tài sản cố định TGNH Tiền gởi ngân hàng NVL Nguyên vật liệu SFS Số phát sinh HD GTGT Hóa đơn giá trị gia tăng TK Tài khoản NCC Nhà cung cấp CT Công trình NKC Nhật kí chung TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH MTV Ttách nhiệm hữu hạn một thành viên TT - BTC Thông tư – Bộ tài chính QĐ - BTC Quyết định – Bộ tài chính BGĐ Ban giám đốc KHSX Kế hoạch sản xuất PN - PX Phiếu nhập – Phiếu xuất Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Một số công trình mà công ty thực hiện: 33 Bảng 2. 2. Bảng phân tích tình hình lao động từ 2018-2019 41 Bảng 2. 3. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty 42 Bảng 2. 4. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn từ 2016-2018 45 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ DANH MỤC BIỂU Biểu 2 1. Phiếu yêu cầu vật tư thi công 51 Biểu 2 2 Bảng báo giá 52 Biểu 2 3: Phiếu nhập kho PN42/09 54 Biểu 2 4 Trích hóa đơn GTGT 0000030 55 Biểu 2 5. Trích Đề nghị chuyển tiền 56 Biểu 2 6. Uỷ nhiệm chi 57 Biểu 2 7. Thẻ kho 58 Biểu 2 8. Trích phiếu xuất kho 60 Biểu 2 9. Mẫu Sổ chi tiết 152 61 Biểu 2 10. Mẫu sổ Tổng hợp xuất nhập tồn 62 Biểu 2 11.Mẫu Bảng tổng hợp khối lượng 64 Biểu 2 12. Mẫu hóa đơn GTGT 0001086 65 Biểu 2 13 .Trích sổ Nhật kí chung 68 Biểu 2 14 Trích mẫu sổ cái 69 Biểu 2. 15. Trích phiếu kế toán tổng hợp 70 Biểu 2.16. Sổ chi tiết mua hàng 71 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phương pháp thẻ song song 14 Sơ đồ 1.2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển 15 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tài khoản 152 – nguyên vật liệu 19 Sơ đồ 2.1.: Quy trình xây dựng 35 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý củag của công ty 35 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Xây dựng Xuân Trung Việt 36 Sơ đồ 2.4.Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính theo Thông tư 200/2014/TT – BTC 39 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC BIỂU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ v PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 5. Kết cấu đề tài: 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 4 1.1. Khái quát về nguyên vật liệu 4 1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu 4 1.1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu 4 1.1.3. Phân loại nguyên vật liệu. 5 1.1.3.1. Sự cần thiết phải phân loại nguyên vật liệu 5 1.1.3.2. Phương pháp phân loại nguyên vật liệu: 5 1.1.4. Vai trò của nguyên vật liệu 7 1.2. Đánh giá nguyên vật liệu 7 1.2.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu: 7 1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu 8 1.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho 8 1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho 9 Trường1.3. Chứng từ kế toán sĐạiử dụng học Kinh tế Huế12 1.4. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 13 1.4.1. Phương pháp thẻ song song 13 1.4.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: 15 SVTH: Nguyễn Thị Lài vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 1.4.3. Phương pháp sổ số dư: 16 1.5. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 17 1.5.1. . Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 17 1.5.1.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên 17 1.5.1.2. Chứng từ sử dụng: 17 1.5.1.3. Tài khoản phản ánh 18 1.5.1.4. Sổ kế toán sử dụng tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên: 20 1.5.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kì 21 1.5.2.1. Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kì 21 1.5.2.2. Tài khoản phản ánh 21 1.6. Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 24 1.6.1. Khái niệm dự phòng giảm hàng tồn kho 24 1.6.2. Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho – nguyên vật liệu: 24 1.6.3. Hạch toán khi lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 26 1.7. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 27 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV XUÂN TRUNG VIỆT 30 2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Xuân Trung Việt 30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 30 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và mục tiêu của công ty 31 2.1.3. Sơ lược về các hoạt động kinh doanh và sản phẩm của công ty 32 2.1.4. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt35 2.1.5. Công tác kế toán của công ty 36 2.1.5.1. Bộ máy kế toán của công ty: 36 2.1.5.2. Chế độ, chính sách kế toán sử dụng 38 2.1.6. Phân tích tình hình tài chính của công ty 40 2.1.6.1. Tình hình về lao động 40 2.1.6.2. Tình hình về tài sản và nguồn vốn của công ty 42 Trường2.1.6.3. Tình hình về kếtĐại quả sản xuất học kinh doanh Kinh tế Huế45 2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt 46 2.2.1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xuân Trung Việt 46 SVTH: Nguyễn Thị Lài vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2.2.1.1 Đặc trưng nguyên vật liệu tại công ty 46 2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt 47 2.2.2. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu 47 2.2.3. Lưu trữ nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt 48 2.2.4. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt 48 2.2.5. Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV XD Xuân Trung Việt 49 2.2.5.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV XD Xuân Trung Việt 49 2.2.5.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV XD Xuân Trung Việt 66 2.2.6. Kiểm kê và xử lý nguyên vật liệu thừa của mỗi công trình 71 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG XUÂN TRUNG VIỆT 74 3.1. Nhận xét thực trạng công tác kế toán tại công ty Xuân Trung Việt 74 3.1.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty 74 3.1.1.1.Ưu điểm 74 3.1.1.2.Nhược điểm 74 3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty 75 3.1.2.1. Ưu điểm 75 3.1.2.2. Tồn tại 76 3.2. Một số đề xuất để hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV XD Xuân Trung Việt 77 3.2.1. Nhân sự 77 3.2.2. Về quản lý nguyên vật liệu 77 3.2.3. Hạch toán hàng mua đang đi đường 77 3.2.4. Chính sách dự trữ nguyên vật liệu 78 3.2.5. Kế hoạch kiểm kê 78 3.2.6. Về hạch toán kế toán 80 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 TrườngPHỤ LỤC Đại học Kinh tế Huế84 SVTH: Nguyễn Thị Lài viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Bắt nhịp cùng với xu thế chung của đất nước bước sang nền kinh tế thị trường, với sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, nó gây ra không ít khó khăn, nhưng cũng không ít động lực để các doanh nghiệp sản xuất tồn tại và phát triển. Để có thể vươn lên khẳng định vị trí của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải làm ăn có hiệu quả. Trong đó, việc xác định các yếu tố đầu vào hợp lý sao cho kết quả đầu ra cao nhất với giá cả và chất lượng sản phẩm có sức hút với người tiêu dùng là vấn đề quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý. Trong hoạt động sản xuất, bất cứ sản phẩm nào cũng phải cấu thành từ nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm, nếu muốn tạo ra một sản phẩm tốt thì trước tiên các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu phải đảm bảo chất lượng; nếu muốn nâng cao hiệu quả sản xuất thì đòi hỏi công tác thu mua, cung ứng nguyên vật liệu phải đảm bảo kịp thời đồng thời vấn đề giá thành phải được quan tâm để làm sao doanh nghiệp có thể mua nguyên vât liệu vừa có đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng mà giá cả lại phải chăng. Nhận thức được điều này các nhà quản lý luôn tìm cách cung ứng, quản lý, sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất từ khâu thu mua đến lúc sản xuất. Lúc này, công tác kế toán nguyên vật liệu giúp cho họ quản lý được hoạt động nhập xuất, giá cả của nguyên vật liệu từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, đưa ra dự toán cho mỗi sản phẩm, lập kế hoạch cung ứng kịp thời giúp cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu trong việc quản lý chi phí của các doanh nghiệp, cho nên khi thực tập tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt, cùng với vốn kiến thức đã học từ trường Đại Trườnghọc Kinh tế - Đại họ c HuĐạiế, nhận đư ợhọcc sự hướng dKinhẫn của cô Phạm Thtếị Ái MHuếỹ và anh chị kế toán viên của công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt, em xin chọn nghiên cứu đề tài “ Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt.” SVTH: Nguyễn Thị Lài 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu  Một là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp xây dựng.  Hai là: Tìm hiểu và đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt.  Ba là: Đề xuất kiến nghị giúp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt.  Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt. - Thời gian: Tập trung nghiên cứu thông tin, các dữ liệu, các số liệu, công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 và quý 1/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Đọc, nghiên cứu, tham khảo, tìm hiểu các giáo trình do các giảng viên biên soạn, sách tại thư viện, để có tài liệu tham khảo cho đề tài này. - Thu thập, tìm hiểu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: giáo trình, báo, internet và các văn bản, nghị định, thông tư do Nhà nước ban hành; các chuẩn mực kế toán do Bộ tài chính ban hành và một số Trườngkhóa luận tại thư viện trưĐạiờng để hệ thhọcống hóa ph ầKinhn cơ sở lý luận vềtếcông tácHuế kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. - Thu thập số liệu, sổ sách, chứng từ từ các phòng ban tại công ty. SVTH: Nguyễn Thị Lài 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ  Phương pháp thu thập dữ liệu: - Phương pháp quan sát: sinh viên trực tiếp quan sát công việc diễn ra hàng ngày tại phòng kế toán, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến ghi nhận, hạch toán công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. - Phương pháp phỏng vấn: Cá nhân trực tiếp sẽ đưa ra câu hỏi cho Kế toán trưởng về đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty, các vấn đề về thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Đặt ra các câu hỏi cho Kế toán trưởng và kế toán viên về phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ, lập và nộp Báo cáo ở phòng kế toán. - Phương pháp thu thập các dữ liêu sơ cấp: thu thập các số liệu thô tại các phòng ban tại công ty bằng cách photo, ghi chép các chứng từ liên quan đến công tác kế toán nguyên vật liệu. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Là phương pháp thu thập các dữ liệu đã được công bố từ trước và có sẵn như những dữ liệu được thu thập sách báo, các đề tài nghiên cứu của những năm trước, từ đó thu thập chọn lọc những thông tin liên quan để phục vụ cho việc thực hiện đề tài.  Phương pháp xử lý dữ liệu: - Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu: Dựa vào số liệu tổng hợp thu thập được để tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình cơ bản của công ty trên cơ sở đó tiến hành so sánh và rút ra nhận xét. - Phương pháp hạch toán kế toán: phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản và ghi đối ứng, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán. 5. Kết cấu đề tài: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Chương 2: Tình hình thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công Trườngty TNHH MTV xâyĐại dựng Xuân học Trung Việt Kinh tế Huế Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt Phần III: Kết luận và đưa ra kiến nghị. SVTH: Nguyễn Thị Lài 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về nguyên vật liệu 1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu Theo thông tư 200/2014/TT-BTC: “Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất” Nguyên vật liệu sẽ thay đổi về hình thái, nó không giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi được đưa vào sản xuất. Giá trị của nó cũng được chuyển toàn bộ hoặc một phần vào giá trị của sản phẩm. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phầm. 1.1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu Theo Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán phần I, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2010: “Nguyên liệu, vật liệu là đối tượng lao động có các đặc điểm cơ bản sau: Sau mỗi chu kỳ sản xuất, nguyên liệu, vật liệu bị tiêu hao hoàn toàn hay bị biến dạng đi trong quá trình sản xuất và cấu thành thực thể của sản phẩm. Giá trị nguyên liệu, vật liệu được chuyển dịch toàn bộ và chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Trong các doanh nghiêp sản xuất, nguyên liệu, vật liệu thường chiểm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp Trường- Trong tổng chi Đạiphí sản phẩ mhọc xây lắp thì chiKinh phí nguyên v ậttế liệu chính Huế chiếm một tỷ trọng lớn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi SVTH: Nguyễn Thị Lài 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình. - Trong xây dựng cơ bản cũng như các ngành khác, vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế của vật liệu và số lượng thực tế vật liệu đã sử dụng. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại công trình để giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng hạng mục công trình, công trình. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan. - Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm 1.1.3. Phân loại nguyên vật liệu. 1.1.3.1. Sự cần thiết phải phân loại nguyên vật liệu Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty phải sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau với nội dung kinh tế, tác dụng, tính năng lý hóa khác nhau. Khi tổ chức hạch toán chi tiết đối với từng loại nguyên vật liệu phục vụ cho kế toán quản trị, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Phân loại nguyên vật liệu là việc phân chia nguyên vật liệu của doanh nghiệp thành các loại, các nhóm, các tiêu thức phân loại nhất định. 1.1.3.2. Phương pháp phân loại nguyên vật liệu: Theo Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC TrườngTrong các doanh Đạinghiệp xây lắp,học nguyên v ật Kinhliệu có nhiều lo ại,tế nhiều thHuếứ có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất thi công, trong thực tế công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc trưng dùng để phân loại nguyên vật liệu thông SVTH: Nguyễn Thị Lài 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ dụng nhất là vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất thi công, theo đặc trưng này, nguyên vật liệu được phân loại như sau: + Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. + Nguyên vật liệu phụ: Là những loại vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm. + Nhiên liệu: Về thực thể là một loại vật liệu phụ, nhưng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình thi công, kinh doanh tọa điều kiện cho quá trình chế tọa sản phẩm có thể diễn ra bình thường. + Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vân tải, công cụ dụng cụ sản xuất. + Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản. + Phế liệu: là các loại vật liệu được loại ra trong quá trình thi công xây lắp như gỗ, sắt, thép vụn và phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Bên cạnh đó còn có thể phân loại nguyên vật liệu căn cứ theo:  Căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu, chia nguyên vật liệu thành: - Nguyên vật liệu mua ngoài. - Nguyên vật liệu tự chế biến, thuê gia công. - Nguyên vật liệu từ các nguồn khác: nhận góp vốn, cấp phát, tài trợ.  Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia nguyên vật liệu thành các loại sau: Trường- Nguyên vật liệ u Đạidùng cho nhu học cầu sản xuấ t kinhKinh doanh gồm: tế Huế + Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất và chế tạo sản phẩm. + Nguyên vật liệu dùng để quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Lài 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: + Nhượng bán: + Đem góp vốn liên doanh; + Đem biếu tặng; 1.1.4. Vai trò của nguyên vật liệu Xét về mặt hiện vật: Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Xét về mặt giá trị: Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động. Mặt khác chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, cho nên doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác kế toán nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ nhằm sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý và hiệu quả. 1.2. Đánh giá nguyên vật liệu 1.2.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu: Theo chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho: Đánh giá nguyên vật liệu là việc xác định giá trị của vật liệu ở những thời điểm nhất định. Việc đánh giá dựa vào một số nguyên tắc sau: - Nguyên tắc giá gốc: nguyên vật liệu phải được đánh giá theo giá gốc. Giá gốc hay còn gọi là giá trị vốn thực tế của vật liệu là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được những nguyên liệu đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá vật liệu phải đảm bảo tính nhất quán. Tức là kế toán đã chọn phương pháp nào thì áp dụng nhất quán phương pháp đó trong suốt niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bày Trườngthông tin kế toán một cáchĐại trung th ựchọc và hợp lý h ơn,Kinh đồng thời phả i gitếải thích Huế được sự thay đổi đó. SVTH: Nguyễn Thị Lài 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Nguyên tắc thận trọng: Vật liệu được đánh giá theo giá gốc nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện. Gía trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Sự hình thành giá trị vốn thực tế của vật liệu được phân biệt ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Thời điểm mua xác định trị giá vốn thực tế hàng mua. + Thời điểm nhập kho xác định trị giá vốn thực tế hàng nhập. + Thời điểm xuất kho xác định trị giá vốn thực tế hàng xuất. + Thời điểm tiêu thụ xác định trị giá vốn thực tế hàng tiêu thụ. 1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu 1.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho Kế toán nguyên vật liệu phải tuân theo chuẩn mực của kế toán hàng tồn kho, “do đó nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá gốc, nếu có giá trị thuần có thể thực hiện đc thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được” (Theo Bộ tài chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02- Hàng tồn kho)  Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu Trườngcó): Đại học Kinh tế Huế + Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu thuế GTGT SVTH: Nguyễn Thị Lài 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào bao gồm cả thuế GTGT. + Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – phướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến. - Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến. 1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho Theo quy định của Bộ tài chính, chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho Khi xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất, đầu tư cơ bản cần phải tính giá xuất kho để phục vụ cho việc theo dõi và phản ánh giá trị xuất kho và giá trị tồn kho của nguyên vật liệu. Vì nguyên liệu được nhập theo nhiều lần khác nhau với nhiều giá khác nhau, nên khi tính giá xuất kho, kế toán có thể áp dụng một trong số những phương pháp sau: Phương pháp thực tế đích danh: “phương pháp tính giá theo đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có ít mặt hàng và nhận diên được.” Giá xu t kho S ng hàng ấ = ố lượ x Đơn giá xuất nguyên vật liệu xuất tương ứng Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ Trườngnhững doanh nghiệp kinhĐại doanh có íthọc loại mặt hàng, Kinh hàng tồn kho cótế giá trHuếị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này. SVTH: Nguyễn Thị Lài 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Phương pháp bình quân gia quyền: - “Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.” - Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân. Giá xuất kho S ng = ố lượ x Đơn giá nguyên vật hàng xuất bình quân liệu Trong đó, đơn giá bình quân được tính theo một trong các cách sau: Giá trị tồn đầu kì + Giá trị nhập trong kì Đơn giá bình quân = cả kì dự trữ Số lượng tồn đầu kì + Số lượng nhập trong kì Đơn giá bình quân Giá trị tồn trước nhâp + Giá trị nhập = sau mỗi lần nhập Số lượng tồn trước nhập + Số lượng nhập  Phương pháp nhập trước - xuất trước: - Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn Trườngkho còn lại cuối kỳ là giáĐại trị hàng t ồnhọc kho được muaKinh hoặc sản xuất gtếần thờ i Huếđiểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng SVTH: Nguyễn Thị Lài 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. - Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho việc quản lý. Do đó trị giá hàng tồn kho cũng tương đối sát với giá trị thị trường của mặt hàng đó. - Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Giá xuất kho = Số lượng xuất x Đơn giá của lần nguyên vật liệu hàng nhập trước nhất  Phương pháp giá bán lẻ: - Đây là phương pháp mới bổ sung theo thông tư 200/2014/TT-BTC - Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự. - Gía gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỉ lệ phần trăm hợp lý. Tỉ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Chi phí mua hàng trong kì được tính cho hàng tiêu thụ trong kì và hàng tồn kho cuối kì. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tuy thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp Trườngnhưng phải thực hiện theoĐại. học Kinh tế Huế - Phương pháp này thường được áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp đặc thù như siêu thị. Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn, mỗi mặt hàng lại có số lượng lớn. Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay giá vốn SVTH: Nguyễn Thị Lài 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ của hàng bán vì chủng loại và số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày rất nhiều, lượng khách hàng đông. Vì vậy, các siêu thị thường xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa. Sau đó, căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, siêu thị sẽ xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho. - Ngành kinh doanh bán lẻ như hệ thống các siêu thị đang phát triển mạnh mẽ. Mặc dù Chuẩn mực Việt Nam chưa có quy định cách tính giá gốc hàng tồn kho theo phương pháp bán lẻ nhưng thực tế các siêu thị vẫn áp dụng vì các phương pháp khác đã quy định trong Chuẩn mực không phù hợp để tính giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán của siêu thị. Việc bổ sung quy định này là phù hợp với thực tiễn kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các thông tin về doanh số của siêu thị được xác định hàng ngày sẽ là căn cứ để xác định giá vốn và giá trị hàng tồn kho của siêu thị. 1.3. Chứng từ kế toán sử dụng Theo quy định của Bộ tài chính – TT200: Đối với nguyên vật liệu mua trong nước, bộ chứng từ kế toán bắt buộc bao gồm: - Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng mua bán hàng hóa) giữa hai bên. - Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào. - Chứng từ thanh toán cho người bán. - Phiếu nhập kho vật liệu, hàng hóa. Chứng từ có thể kèm theo (nếu có): biên bản nghiệm thu, phiếu xuất kho của bên bán hàng, biên bản bàn giao hàng hóa, biên bản thanh lý hợp đồng. Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu, bộ chứng từ cần bao gồm: - Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trường- Tờ khai hải quan nhĐạiập khẩu. học Kinh tế Huế - Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Giấy báo nợ. - Hóa đơn thương mại: Invoice, paskinglist. SVTH: Nguyễn Thị Lài 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Chứng từ nộp thuế khâu nhập khẩu. - Phiếu nhập kho vật tư. Đối với xuất kho nguyên vật liệu, bộ chứng từ bao gồm: - Phiếu xuất kho hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. - Phiếu yêu cầu vật tư. Các sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Tùy thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau: - Thẻ kho. - Sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu. - Sổ đối chiếu luân chuyển. - Sổ số dư. Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên, còn có thể sử dụng các bảng kê nhập, xuất, các bảng lũy kế tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời. 1.4. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là công việc theo dõi chi tiết, liên tục tình hình biến động nhập, xuất, tồn kho của từng loại nguyên vật liệu. Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán vật liệu giữa kho và phòng kế toán có thể thực hiện theo các phương pháp sau: - Phương pháp thẻ song song - Phương pháp sổ đối chiếu lưu chuyển - Phương pháp sổ số dư 1.4.1. Phương pháp thẻ song song TrườngTheo “Các phương Đại pháp hạch toán học chi tiết nguyên Kinh vật liệu” của Lêtế Thị Lan Huế Hương. “Phương pháp thẻ song song: Tại kho, thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập - xuất tồn nguyên vật liệu về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm nguyên vật liệu. Cuối tháng thủ kho phải SVTH: Nguyễn Thị Lài 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm nguyên vật liệu. - Tại phòng kế toán: “kế toán nguyên vật liệu sử dụng sổ chi tiết nguyên vật liệu. Sổ chi tiết nguyên vật liệu kết cấu như thẻ kho nhưng thêm cột đơn giá và phản ánh riêng theo số lượng, giá trị và cũng được phản ánh theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập - xuất nguyên vật liệu ở kho, kế toán kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ (thẻ) chi tiết. Định kỳ phải kiểm tra số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết. Cuối tháng tính ra số tồn kho và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp” Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ chi tiết Trong đó: B ng t ng h p xu t Ghi hàng ngày ả ổ ợ ấ – nhập – tồn Ghi hàng tháng Đối chiếu Sổ kế toán tổng hợp Sơ đồ 1.1. Phương pháp thẻ song song Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu. Nhược điểm: + Khối lượng ghi chép lớn: đặc biệt trường hợp doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư Trường+ Việc ghi chép giĐạiữa kho và phòng học kế toán cònKinh trùng lắp về ch ỉtếtiêu số lưHuếợng. SVTH: Nguyễn Thị Lài 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Điều kiện áp dụng: + Đối với kế toán thủ công: Thích hợp với doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, phát sinh không thường xuyên. + Đối với doanh nghiệp áp dụng phần mềm kế toán: Áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp, kế cả các doanh nghiệp có chủng loại vật tư nhiều, các nghiệp vụ kế toán nhập, xuất thường xuyên. 1.4.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: + Tại kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống với phương pháp thẻ song song ở trên. + Tại phòng kế toán: không mở thẻ kế toán chi tiết mà mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và số tiền của từng thứ nguyên vật liệu theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng nguyên vật liệu, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng đối chiếu số lượng nguyên vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp.” (Trích từ Lê Thị Lan Hương, Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu) Chứng từ Thẻ kho Chứng từ nhập xuất Bảng kê Sổ đối Bảng kê nhập chiếu luân xuất chuyển Trong đó: Ghi hàng ngày Trường Đại họcSổ kế toán Kinh tế Huế Ghi cu i tháng ố tổng hợp Đối chiếu Sơ đồ 1.2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển SVTH: Nguyễn Thị Lài 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do ghi một lần vào cuối tháng. Nhược điểm: + Vẫn trùng lắp chỉ tiêu khối lượng giữa ghi chép giũa thủ kho và kế toán. + Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa thủ kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng, vì vậy hạn chế việc kiểm tra của phòng kế toán. Điều kiện áp dụng: Thích hợp cho những doanh nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu ít, không có điều kiện theo dõi, ghi chép thường xuyên tình hình nhập xuất hàng ngày. Phương pháp này thường được áp dụng ít trong thực tế. 1.4.3.Phương pháp sổ số dư: Nội dung: + Ở kho: Thủ kho sử dụng “thẻ kho” để ghi chép giống hai phương pháp trên. Đồng thời cuối tháng thủ kho còn ghi vào sổ số dư số lượng tồn kho cuối tháng của từng thứ nguyên vật liệu. Sổ số dư do kế toán lập cho từng kho, được mở cho cả năm. Trên sổ số dư nguyên vật liệu được xếp theo từng thứ, nhóm, loại. Sau mỗi nhóm, loại có dòng cộng nhóm, cộng loại. Cuối tháng, sổ số dư được chuyển cho thủ kho ghi chép. + Ở phòng kế toán: Mở bảng kê lũy kế nhập và bảng kê lũy kế xuất. Cuối tháng căn cứ vào bảng kê này để cộng tổng số tiền theo từng nhóm nguyên vật liệu để ghi vào bảng lũy kế nhập – xuất – tồn. Đối chiếu số liệu trên bảng lũy kế nhập – xuất – tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. Ưu điểm: Phương pháp này đã kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán. Kế toán đã thực hiện kiểm tra được thường xuyên việc ghi chép và bảo quản trong kho của thủ kho. Công việc được dàn đều trong tháng. Nhược điểm: Kế toán chưa theo dõi chi tiết đến từng thứ nguyên vật liệu nên Trườngphải căn cứ vào thẻ kho Đại mới có đư ợhọcc số liệu về tìnhKinh hình nhập – xutếất – t ồnHuế của từng thứ nguyên vật liệu. Điều kiện áp dụng: Nên áp dụng trong doanh nghiệp sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu, tình hình nhập xuất nguyên vật liệu thường xuyên. Doanh nghiệp đã SVTH: Nguyễn Thị Lài 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ xây dựng được hệ thống giá hạch toán sử dụng trong hạch toán chi tiết vật tư và xây dựng được danh điểm vật tư hợp lý 1.5. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu Hạch toán tổng hợp vật liệu là việc ghi chép sự biến động về mặt giá trị của nguyên vật liệu trên các sổ kế toán tổng hợp. Trong hệ thống kế toán hiện hành, nguyên vật liệu thuộc nhóm hàng tồn kho nên hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu có thể tiến hành theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.5.1. . Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.5.1.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên Theo Điều 23, Thông tư 200/2014/TT-BT: “Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán, vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.” Giá nguyên vật Giá nguyên Giá nguyên Giá nguyên vật = v t li u t n + - liệu tồn kho ậ ệ ồ vật liệu liệu xuất kho kho đầu kì nhập kho trong kì 1.5.1.2. Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT) Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03 - VT) Biên bản kiểm kê sản phẩm, vật tư, hàng hoá (Mẫu số 08 - VT) Trường Hoá đơn kiêm phiĐạiếu xuất kho học(Mẫu số 02 - BH)Kinh tế Huế Hoá đơn cước phí vận chuyển (Mẫu số 03 - BH) Ngoài các chứng từ bắt buộc ở trên, doanh nghiệp còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn sau: SVTH: Nguyễn Thị Lài 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu số 05 - VT) Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu số 04 - VT) Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07 - VT) 1.5.1.3. Tài khoản phản ánh Theo chế độ kế toán hiện hành – Thông tư 200, kế toán sử dụng tài khoản 152 để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản 152 như sau: Bên Nợ: - Giá trị thực tế của nguyên vật liệu nhập kho; - Giá trị nguyên liệu liệu thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho; - Giá trị nguyên vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Chiết khấu thương mại nguyên vật liệu khi mua được hưởng; - Giá trị nguyên vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ TK 152 Nguyên v t li u – ậ ệ 621, 623, 627 TK 111, 112, 141 331, 151 632, 641, 642 Nhập kho NVL mua về Xuất NVL dùng cho SXKD, XDCB TK 133 TK 221, 222, 228 Khấu trừ Xuất NVL để đi góp vốn TK 154 Tự sản xuất nguyên vật liệu TK 711 TK 811 Lời Chênh lệch Lỗ TK 333 TK 154 Thuế nhập khẩu (nếu có) Xuất NVL để gia công TK 3332 TK 111, 112, 331 Thuế tiêu thụ đặc biệt Chiết khấu TM, trả lại hàng mua NVL nhập khẩu (nếu có) TK 133 TK 3338 Thuế GTGT Thuế bảo vệ môi trường Của NVL (nếu có) TK 632 TK 411 NVL xuất bán, mua lại phần góp vốn NVL thanh lý, nhượng bán Nhận góp vốn bằng NVL TK 621, 623, 627, 641,642 NVL hao hụt ngoài định mức NVL đã xuất không sử dụng nhập lại kho TK 138 TK 154, 338 NVL thiếu chờ xử lý TrườngNVL Đại thừa chở xử lýhọc Kinh tế Huế Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tài khoản 152 – nguyên vật liệu SVTH: Nguyễn Thị Lài 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 1.5.1.4. Sổ kế toán sử dụng tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên: Để tiến hành ghi chép sổ sách và xác định giá trị vật liệu nhập-xuất-tồn kho, kế toán vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng một trong các hình thức của kế toán. Mỗi hình thức có hệ thống sổ sách riêng, cách thức hạch toán riêng. Nếu áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ: Khi hạch toán các nghiệp vụ thu mua, nhập nguyên vật liệu và thanh toán với người bán được thực hiện trên sổ sách: + Bảng kê số 3-Tính giá thành thực tế của nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ. Bảng này lấy số liệu từ nhật ký chứng từ số 1,2,5,6,10 (Phần ghi Nợ TK 152,153 và ghi Có các TK liên quan). + Sổ chi tiết thanh toán với người bán-TK 331: Nguyên tắc ghi sổ này là mỗi người bán ghi trên một sổ hoặc một trang sổ, mỗi hoá đơn ghi một dòng theo thứ tự thời gian và được theo dõi đến lúc thanh toán. + Nhật ký chứng từ số 5: là sổ tổng hợp thanh toán với người bán về việc mua tài sản cố định, nguyên vật liệu, hàng hoá hoặc các lao vụ dịch vụ khác và được mở cho mỗi tháng một tờ, mỗi người bán ghi một dòng. + Nhật ký chứng từ số 6: Ghi Có TK 151 theo nguyên tắc ghi theo từng chứng từ hoá đơn và theo dõi liên tục cho đến khi nhận được hàng. Hạch toán nghiệp vụ xuất vật liệu được phản ánh trên bảng phân bổ số 2. Căn cứ vào bảng này để ghi vào các bảng kê số 4,5,6. Cuối tháng, số liệu tổng cộng của các bảng kê nói trên được ghi vào nhật ký chứng từ số 7. Nếu áp dụng hình thức nhật ký chung: Kế toán sử dụng sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chuyên dùng, sổ cái các tái khoản Trường152,153,331,621 Đại học Kinh tế Huế Nếu áp dụng hình thức nhật ký sổ cái: SVTH: Nguyễn Thị Lài 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Chỉ sử dụng một sổ duy nhất là sổ nhật ký sổ cái. Căn cứ vào các chứng từ nhập- xuất vật liệu kế toán lập bảng chứng từ gốc, sau đó lấy số liệu ghi vào nhật ký sổ cái tài khoản 152, 153 Nếu áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Kế toán sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, bảng phân bổ nguyên vật liệu, sổ cái các tài khoản 152, 153 1.5.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kì 1.5.2.1. Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kì Giá nguyên Giá nguyên Giá nguyên Giá nguyên vật liệu xuất = vật liệu tồn + vật liệu nhập - vật liệu kho trong kì kho đầu kì kho trong kì kiểm kê cuối kì Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu trên các tài khoản kế toán mà chỉ theo dõi, phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và còn lại cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ. Việc xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trên các tài khoản tổng hợp không căn cứ và chứng từ nhập xuất kho mà căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đầu kỳ, nhập trong kỳ và tồn cuối kỳ (Theo Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC) 1.5.2.2. Tài khoản phản ánh Tài khoản 611 “Mua hàng”, “Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào, nhập kho hoặc đưa vào sử dụng trong kỳ”. (Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC) Nội dung: tài khoản này dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên Trườngvật liệu theo giá thực tế.Đại học Kinh tế Huế Kết cấu: Bên nợ: SVTH: Nguyễn Thị Lài 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ + Kết chuyển trị giá thực tế vật tư, hàng hoá tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá mua vào trong kỳ. Bên có: + Kết chuyển trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá kiểm kê lúc cuối kỳ. + Trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá xuất trong kỳ. + Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá đã gửi bán chưa xác định tiêu thụ trong kỳ. + Chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại cho người bán. Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ và được mở thành hai tài khoản cấp 2: TK 6111-Mua nguyên liệu, vật liệu. TK 6112-Mua hàng hoá. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ TK 611 TK 152, 151 TK 152, 151 K t chuy n giá tr th c t Kết chuyển giá trị thực tế ế ể ị ự ế NVL tồn đầu kì NVL tồn cuối kì TK 111, 112 TK 111, 112, 331 Mua trả tiền ngay ( giá mua chua bao gồm thuế GTGT theo pp TT) Giảm giá hàng mua, trả lại hàng Mua trả tiền ngay (Giá mua chưa có TK 621, 627 GTGT theo pp khấu trừ) TK 1331 Cuối kì kết chuyển số xuất dùng Thuế GTGT Cho hoạt động SXKD VAT TK 154 TK 331, 341 Xuất thuê ngoài gia công, chế biến Số tiền Đã TT Mua chưa trả tiền TK 632 TK 333 Xuất bán Thuế nhập khẩu phải nộp TK 11,138,334 TK 411 Thiếu hụt, mất mát Nhận vốn góp cổ phần TrườngTK 412 Đại học Kinh tếTK Huế 412 Đánh giá tăng Đánh giá giảm Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 611 – Mua hàng SVTH: Nguyễn Thị Lài 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Tài khoản 152, 151: Đây là tài khoản phản ánh hàng tồn kho, không dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất trong kỳ mà chỉ dùng ở đầu kỳ để kết chuyển số đầu kỳ, số cuối kỳ để phản ánh giá trị tồn kho thực tế cuối kỳ. (Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC) - Ngoài ra, kế toán cũng sử dụng các tài khoản khác như: TK 133, 331, 111 Chứng từ sử dụng giống như trong phương pháp kê khai thường xuyên. 1.6. Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 1.6.1. Khái niệm dự phòng giảm hàng tồn kho Theo Thông tư 48/2019/TT-BTC: Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu được áp dụng theo nguyên tắc dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho Mức dự Lượng hàng tồn Giá gốc nguyên Giá trị phòng kho thực tế tại vật liệu tồn kho - thuần có = thời điểm lập báo x cần lập ( trên sổ kế toán thể thực ) cáo tài chính năm hiện Trong đó: - Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường Trườngtại thời điểm lập báo cáoĐại tài chính năm học trừ (-) chi phíKinh ước tính để ho àntế thành Huếsản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. 1.6.2. Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho – nguyên vật liệu: SVTH: Nguyễn Thị Lài 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ  Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau: - Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho. - Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.  Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, trên cơ sở tài liệu do doanh nghiệp thu thập chứng minh giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: a) Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; b) Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ. c) Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. d) Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong Trườngkỳ) của doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Huế  Xử lý đối với hàng tồn kho đã trích lập dự phòng: SVTH: Nguyễn Thị Lài 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ a) Hàng tồn kho do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, hư hỏng, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng phải được xử lý hủy bỏ, thanh lý. b) Thẩm quyền xử lý: Doanh nghiệp thành lập Hội đồng xử lý hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị hàng tồn kho hủy bỏ, thanh lý. Biên bản kiểm kê xác định giá trị hàng tồn kho xử lý do doanh nghiệp lập xác định rõ giá trị hàng tồn kho bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng, chủng loại, số lượng, giá trị hàng tồn kho có thể thu hồi được (nếu có). Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu của các tổ chức kinh tế khác căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý hoặc đề xuất của tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá, các bằng chứng liên quan đến hàng tồn kho để quyết định xử lý hủy bỏ, thanh lý; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến hàng tồn kho đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật. c) Khoản tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn kho không thu hồi được là chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi từ người gây ra thiệt hại đền bù, từ cơ quan bảo hiểm bồi thường và từ bán thanh lý hàng tồn kho. Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn kho không thu hồi được đã có quyết định xử lý, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. 1.6.3. Hạch toán khi lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu - Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ nay lớn hơn số đã trích lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch TrườngNợ TK 632 Đại học Kinh tế Huế Có TK 2294 SVTH: Nguyễn Thị Lài 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch Nợ TK 2294 Có TK 632 - Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nguyên vật liệu) bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng Nợ TK 2294 (số được bù đắp bằng dự phòng) Nợ TK 632 (nếu số tổn thất thực tế cao hơn số lập dự phòng) Có TK 152 1.7. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Để làm tốt công tác vật liệu trên đòi hỏi chúng ta phải quán lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng. Cụ thể: - Khâu thu mua: để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường thì doanh nghiệp phải thường xuyên đảm bảo cho các loại nguyên vật liệu được thu mua đủ khối lượng, đúng quy cách, chủng loại. Kế hoạch thu mua đúng tiến độ phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua để từ đó chọn nguồn mua đảm bảo số lượng, chất lượng, giá cả và chi phí thu mua thấp nhật. - Khâu dự trữ: Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa của nguyên vật liệu, hạn chế nguyên vật liệu bị ứ đọng, rút ngắn chu kì sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi đối với khâu dự trữ. Do đó, doanh nghiệp phải xây dựng định mức tối đa và định mức dự trữ tối thiểu cho từng loại nguyên vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị đình trệ, gián đoạn do việc cung cấp, thu mua không kip thời hoặc gây ra tình trạng ứ Trườngđọng vốn do dự trữ quá Đại nhiều. học Kinh tế Huế - Khâu bảo quản: việc dự trữ nguyên vật liệu tại kho, bãi cần thực hiện đúng quy định cho từng loại nguyên vật liệu của công ty và hướng dẫn, khuyến cáo của nhà SVTH: Nguyễn Thị Lài 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ cung cấp, người có chuyên môn phù hợp với tính chất lý, hóa của mỗi loại, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, hư hỏng làm giảm số lượng và chất lượng nguyên vật liệu - Khâu sử dụng: sử dụng tiết kiểm, hợp lý, hiệu quả trên cơ sở xác định định mức và dự toán chi phí có vai trò hạ thấp giá thành, do vậy, việc sử dụng nguyên vật liệu phải đảm bảo dùng đúng nguyên vật liệu, đúng cách sử dụng, dùng đủ, dùng tiết kiệm Nhận thức được vị trí quan trọng của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất, đòi hỏi việc quản lý và hạch toán chính xác, phản ánh đày đủ các thông tin, số liệu về nguyên vật liệu, do vậy nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu rất quan trọng. Nhiệm vụ yêu cầu kế toán nguyên vật liệu phải thực hiện như: - Tính toán đơn giá nhập, xuất kho cho từng loại nguyên vật liệu theo quy định - Kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu - Phân bổ hợp lý, đúng quy định giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí. - Ghi chép, nhập liệu, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, giá trị nguyên vật liệu thực tế nhập kho. - Tập hợp, phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho. - Nắm bắt, phản ánh đầy đủ thông tin về số lượng, chất lượng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu bị thiếu, thừa, ứ đọng, kém chất lượng, để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra. - Theo dõi, tính toán, lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu sao cho hợp lý, đúng quy định - Trong cách thức tổ chức cán bộ kế toán cần tuân thủ các nguuyeen tắc kiểm soát nội bộ để đảm bảo việc tổ chức khoa học, hoạt động có hiệu quả và tránh tình trạng gian lận. - Nguyên tắc phân công phân nhiệm: “Trong một tổ chức có nhiều người tham Trườnggia thì công việc cần phảiĐại được phân học công cho tất Kinh cả mọi người không tế dể trHuếình trạng một số nguời làm quá nhiều việc trong khi một số khác lại không có nguời làm. Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và công việc cần được phân loại cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều nguời trong bộ phận. Việc phân công phân nhiệm rõ ràng tạo sự chuyên SVTH: Nguyễn Thị Lài 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ môn hóa trong công việc, sai sót ít xảy ra và khi xảy ra thuờng dễ phát hiện” (Theo Bộ tài chính, thông tư 214/2012/TT-BTC). - Nguyên tắc ủy quyên và phê chuẩn: “Các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn. Trong một tổ chức, nếu ai cũng làm mọi việc thì sẽ xảy ra hỗn loạn, phức tạp, phê chuẩn là biểu hiện cụ thể của việc quyết định và giải quyết một công việc trong phạm vi nhất định” (Trích Bộ Tài chính, Thông tư 214/2012/TT-BTC) - Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: “Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm (nhất là sai phạm cố ý) và hành vi lạm dụng quyền hạn, trong tổ chức nhân sự không thể bố trí kiêm nhiệm các nhiệm vụ phê chuẩn và thực hiện, thực hiện và kiểm soát, ghi sổ và bảo quản tài sản ”(Trích Bộ Tài chính, Thông tư 214/2012/TT-BTC) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG XUÂN TRUNG VIỆT 2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt được ra đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2014 trong lúc sự phát triển đô thị hóa tại Việt Nam. Ra đời với sứ mệnh phục vụ khách hàng với sản phẩm xây dựng tốt nhất, đưa ra những giải pháp hữu ích nhất. Công ty đã tự lựa chọn cho mình con đường đi lên lấy chất lượng xây dựng và uy tín là mục tiêu hàng đầu. Năm 2014 cũng là năm thương hiệu của Công ty chính thức được ra đời. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng gồm: Xây dựng dân dụng công nghiệp, cầu đường, hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư v.v Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề có kinh nghiệm thâm niên trong lĩnh vực xây dựng, tác phong làm việc chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao. Con người của Công ty luôn được trau dồi, tu dưỡng và ý thức được sứ mệnh phục vụ khách hàng của mình. Công ty được thành lập theo chứng nhận kinh doanh số 0401602361 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp vào ngày 13 tháng 5 năm 2014 với số vốn điều lệ lên đến 100 tỉ đồng với người đại diện pháp luật là ông Lê Văn Xuân (giám đốc công ty). Một số thông tin chính của công ty: Tên Công ty: Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt . Địa chỉ: 268 Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, Việt Nam MST: 0401602361. Điện thoại: 02363.550707 Fax: 02363.550708 Trường E-mail: xuantrungviet@gmail.com Đại học Kinh tế Huế Cho đến nay, công ty đã được 5 năm hoạt động, tham gia thi công nhiều công trình lớn, nhỏ và đưa tên tuổi của công ty ra thị trường xây dựng ở các lĩnh vực công SVTH: Nguyễn Thị Lài 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ trình dân dụng, công trình công nghiệp, cơ sở hạ tầng trở thành một trong những công ty xây lắp hằng đầu, khẳng định vị thế của mình không những trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà còn trên khu vực miền Trung. Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt đã có những bước phát triển lớn về quy mô. Phương châm hoạt động của Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt : Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt luôn định hướng tới những công nghệ cao trong hoạt động xây dựng nhằm mục đích rút ngắn thời gian thi công cho các công trình cũng như chuyển giao công trình đã thi công có chất lượng cao tới khách hàng. Chính điều này đã mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng trong bối cảnh kinh tế hội nhập. Đối với Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt sự hài lòng của khách hàng là điều quan trọng nhất. Sự hài lòng này đã và đang được thể hiện rõ nét trong từng công trình mà Công ty đã và đang thi công: chất lượng, tiến độ và điều quan trọng nhất là mạng lại hiệu quả cho khách hàng. Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt đã xây dựng những nguyên tắc chuẩn trong phục vụ khách hàng như sau: - Đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả mọi yêu cầu của khách hàng; - Đảm bảo thi công chất lượng; - Nhiệt tình, chu đáo với thái độ nhanh nhẹn, hòa nhã; - Đảm bảo thi công với giá cả hợp lý và sức cạnh tranh cao; - Luôn quan tâm đến chính sách đào tạo nhân viên để đảm bảo tính chuyên môn cao. 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và mục tiêu của công ty Với định hướng chiến lược trong vòng 3 năm Công ty phấn đấu trở thành Trườngcông ty chuyên nghiệ p Đạihàng đầu trong học lĩnh vực ho ạKinht động xây dựng nhưtế sau: Huế - Xây dựng dân dụng - Xây dựng cầu đường SVTH: Nguyễn Thị Lài 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Xây dựng thủy lợi - Xây dựng hạ tầng cơ sở . Mặc dù đăng ký kinh doanh nhiều lĩnh vực nhưng công ty hoạt động chủ yếu là trong lình vực xây lắp. Chính vì thế nên sản phẩm của công ty cũng như bộ máy hoạt động của công ty và công tác kế toán có nhiều đặc thù so với các loại hình thương mại và sản xuất thông thường. MỤC TIÊU: - Doanh thu tăng trưởng bình quân: 35% năm - Lợi nhuận tăng trưởng bình quân: 40% năm - Mở rộng ngành nghề, nâng cao chất lượng trong lĩnh vực hoạt xây dựng. GIÁ TRỊ ĐANG XÂY DỰNG: Giá trị cốt lõi mà công ty đang theo đuổi là niềm tin vào sự nỗ lực và tinh thần làm chủ doanh nghiệp của các thành viên công ty. Với nguồn năng lực nội tại, sự phát triển của công ty được kích hoạt từ hạt nhân là đội ngũ tri thức trẻ có trình độ chuyên môn cao, năng động, chuyên nghiệp, sáng tạo mang lại tinh thần doanh nhân thời đại mới dám chấp nhận thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2.1.3. Sơ lược về các hoạt động kinh doanh và sản phẩm của công ty Sản phẩm của một công ty xây lắp nói chung và công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt nói riêng có đặc điểm mang tính chất đơn chiếc và thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. Sản phẩm có giá trị lớn, yêu cầu về kỹ thuật cao, mỗi công trình có mỗi loại yêu cầu về kỹ thuật, thiết kế, công năng khác nhau, thời gian thi công, sử dụng và bảo hành sản phẩm cũng tương đối dài, từng khâu sản xuất đều quan trọng và có ảnh hưởng nhất định đến sản phẩm nên công ty cần đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật cùng với đội ngũ nhân viên kiến thức cao, nhân Trườngcông lành nghề. Thời gianĐại sản xuất lâuhọc nên cần phải Kinh có kế hoạch sản tế xuất rõHuế ràng, cần thiết phải lập dự toán ngay từ khi thiết kế đến thi công và hoàn thiện, dựa vào dự toán để thực hiện trong suốt quá trình, cũng như phải dự đoán các nguy cơ, nguy hại khác đối vơi sản phẩm để có biện pháp thay đổi, phòng ngừa khác. Mỗi sản phẩm là một địa SVTH: Nguyễn Thị Lài 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ điểm sản xuất khác nhau, và quá trình sản xuất diễn ra ngoài trời, môi trường thi công nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng con người do độc hại như bụi bẩn, máy móc, điện, hóa chất của vật liệu, an toàn lao động, Các công trình do công ty đã xây dựng là những công trình có nguồn đầu tư lớn, diện tích xây dựng tương đối rộng, thời gian thi công lâu và đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, thẩm mỹ, công năng khác nhau ở mỗi công trình khác nhau. Một số công trình tiêu biểu mà công ty đã và đang thực hiện đáng chú ý: Bảng 2. 1. Một số công trình mà công ty thực hiện: Ngày h Bên giao Giá hợp đồng (hoặc ợp STT Tên hợp đồng Tên dự án giá trị được giao đồng có thầu thực hiện) (VNĐ) hiệu lực Thi công xây Công ty CP dựng và hoàn Hạ tầng kỹ thuật Đầu tư Xây 1 thiện hạ tầng giao Khu đô thị Hưng 47.320.852.000 04/05/2018 dựng Trường thông, thoát nước, Thịnh Lộc Thịnh san nền Thi công h ệ thống K c Công ty CP Giao thông, thoát ết ấu hạ tầng KDC Trảng Kèo, TM-DV & 2 nước mưa, thoát 60.075.084.000 01/6/2014 Tp Hội An, tỉnh Xây dựng nước thải, cấp Quảng Nam Thịnh Thành nước Nhà trưng bày xe Công ty CP Thi công h máy Ti ệ thống ến Thu tại TM-DV & 3 kè chắn- Dự án thị trấn Vĩnh 286.084.692.429 05/12/2016 Xây dựng Khu du lịch Điện,Điện Bàn , Thịnh Thành Quảng Nam Thi công xây Khu du l à ịch v Công ty CP 4 d Bi 300.000.000.000 29/10/2015 ựng Biệt thự cao ệt thự cao cấp Beegreen cấp Oceanami Oceanami Thi công hệ thống Hạ Tầng Kỹ Công ty CP 5 giao thông,thoát Thuật KĐT Số 4 GTVT 70.000.000.000 18/7/2016 nước, san nền ĐN ĐN Quảng Nam Thi công xây Cty TNHH Khu Ph d ức hợp Setia Lái 6 ựng chung cư Ecoxuan Lái 156.200.000.000 30/08/2016 Ecoxuan 24 t Thiêu-Bình ầng Thiêu (Block B) Dương TrườngThi công hệ thống Đại học Kinh tế Huế Khu du l à ịch v Công ty CP 7 tường bao xung Bi 16.869.915.000 14/12/2016 quanh ệt thự cao cấp Beegreen Oceanami Nguồn : Phòng kế hoạch của công ty Xuân Trung Việt SVTH: Nguyễn Thị Lài 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Trường Đại học Kinh tế Huế Công trình ECOXUAN (Bình Dương) – Hình ảnh sinh viên chụp đươc khi đi thực tế trực tiếp tại công trình SVTH: Nguyễn Thị Lài 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Quy trình sản xuất sản phẩm: dựa trên những đặc điểm của sản phẩm xây lắp, quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được thực hiện qua sơ đồ sau: Giải phóng Đào móng Gia công nền Thi công móng mặt bằng Thi công phần khung bê tông, cốt thép phần thân Bàn giao Nghiệm thu Hoàn thiện Xây thô Sơ đồ 2.1.: Quy trình xây dựng 2.1.4. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kỹ Bộ phận khách Phòng Kế toán thuật hàng Phòng Hành Phòng Thiết Phòng Kinh chính – Nhân Kế doanh sự Phò Phòng thi công ng Kế hoạch TrườngSơ Đạiđồ 2.2: Sơ đ ồhọc bộ máy quản Kinh lý củag của công tế ty Huế - Giám đốc: Là người điều hành hoạt động chung của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu chiến lược, ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; chịu SVTH: Nguyễn Thị Lài 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ trách nhiệm kí kết hợp đồng kinh tế, và là người đại diện theo pháp luật của công ty. - Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc; Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. - Các phòng, ban, bộ phận: thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban, bộ phận được giao theo sự phê chuẩn chuẩn của giám đốc. Cơ cấu tổ chức trong công ty được bố trí theo mô hình chiến lược do Ban Giám đốc đề ra với phương châm “Đơn giản – Hiệu quả”, Công ty chú trọng vào chuyên môn hóa và sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm chức năng và phòng ban hỗ trợ. Cơ cấu tổ chức phân theo chức năng được quản lý và điều hành chặt chẽ theo mô hình thông tin hai chiều tương tác hợp lý. Cho phép mệnh lệnh cấp cao nhất được đi theo con đường ngắn nhất, rõ ràng nhất tới mọi nhân viên, do đó công việc được triển khai đúng mục tiêu, đúng người, đúng việc. Thêm vào đó, đội ngũ nhân lực có trình độ, chuyên nghiệp, các đối tác uy tín đã tạo nên một sức mạnh tổng thể chung cho thương hiệu Công ty trong việc cung cấp các sản phẩm tối ưu đến các Quý khách hàng. 2.1.5. Công tác kế toán của công ty 2.1.5.1. Bộ máy kế toán của công ty: Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán dự Kế toán công nợ toán thanh toán tổng hợp Thủ quỹ vật tư Trong đó: Trường QuanĐại hệ trực ti ếhọcp Kinh tế Huế Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Xây dựng Xuân Trung Việt SVTH: Nguyễn Thị Lài 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt là công ty có tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng hành chính kế toán của Công ty, nhận chứng từ do các thủ kho và các đơn vị trực thuộc đưa lên để ghi sổ, lập báo cáo. Ở công trường có tổ vật tư – thủ kho, khi hàng đến: tổ này có nhiệm vụ tiếp nhận các hóa đơn chứng từ do nhà cung cấp gởi đến, kiểm tra chất lượng mẫu mã của sản phẩm trước khi nhận hàng rồi lập phiếu nhập kho. Sau khi lập phiếu nhập kho, cuối ngày sẽ chuyển lên cho bộ phận phòng kế toán công nợ ở công ty. Ngoài ra, hằng ngày sẽ tiến hành báo cáo tình hình nhập xuất tồn cho kế toán vật tư ở công ty để đánh giá tình hình phục vụ cho việc mua hàng. Đồng thời kế toán vật tư thường xuyên kiểm tra vật tư và báo cáo lại cho phòng kế toán cũng như chỉ huy trưởng công ty khi có yêu cầu. Trong sơ đồ bộ máy kế toán trên: - Kế toán trưởng: giúp ban giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán; tham mưu cho tổng giám đốc về các công tác tài chính kế toán; theo dõi sự vận động của nguồn vốn kinh doanh; thống kê, tạo nên mạng lưới thông tin kinh tế hiệu quả, kiểm tra kiểm soát việc xác lập và thực hiện các kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính, hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán của nhân viên, tổng hợp từng phần hành kế toán viên tiến hành kiểm tra, đối chiếu, xử lý, ghi sổ, lập báo cáo tài chính và xác định kết quả kinh doanh của công ty. Tổ chức luân chuyển chứng từ, thiết kế mẫu sổ kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý. - Kế toán tổng hợp: tổng hợp số liệu của các phần hành kế toán; nhận hóa đơn hạch toán vào phần mềm kế toán; xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng; tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành; thực Trườnghiện kế toán thuế và các Đạiphần hành cònhọc lại. Kinh tế Huế - Kế toán vật tư: cụ thể là chịu trách nhiệm về cung ứng. Khi công trình yêu cầu vật tư, kế toán sẽ làm đơn yêu cầu và gửi lên cấp trên (Giám đốc hoặc trưởng phòng kĩ thuật) duyệt ký, sau khi được cấp trên kí duyệt thì tiến hành liên lạc với nhà cung cấp, SVTH: Nguyễn Thị Lài 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ yêu cầu gửi báo giá các loại vật tư, tiến hành làm đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán, thỏa thuận thời gian địa điểm giao nhận hàng với nhau và tất cả được ghi nhận trên hợp đồng mua bán. Khi hàng về nhập tại kho công ty, kế toán vât tư nhận phiếu nhập từ phòng kế hoạch để theo dõi vào sổ xuất nhập tồn và các sổ liên quan khác. - Kế toán dự toán thanh toán : Theo dõi khối lượng hoàn thành từng công trình, theo dõi tình hình khối lượng xây lắp của các nhà thầu phụ, mỗi công trình hoàn thành với tiến độ như thế nào ứng với khối lượng hoàn thành là bao nhiêu, theo dõi khối lượng từng đội nhân công làm được để tiến hành lên kế hoạch thanh toán, theo dõi phần trăm khối lượng còn lại phải thanh toán cho từng đội nhân công, lên kế hoạch thanh toán cho các nhà cung cấp, lập các ủy nhiệm chi, thu, phiếu thu, chi, lên kế hoạch vay vốn để đáp ứng nhu cầu mua hàng , thanh toán cho công ty, - Kế toán công nợ: Hằng ngày nhận các hóa đơn, chứng từ (phiếu nhập kho, hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản kiểm kê, ) từ khách hàng hay nhà cung cấp để hạch toán. Tiến hành theo dõi công nợ của các nhà cung cấp, khách hàng. - Thủ quỹ: Theo dõi, quản lý các loại tiền hiện có của công ty; cấp phát, tạm ứng, thu chi quỹ; thu, chi trả các khoản phát sinh hằng ngày, thực hiện chi trả lương cho cán bộ nhân viên, các đội nhân công. 2.1.5.2. Chế độ, chính sách kế toán sử dụng a. Hình thức ghi sổ Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chung. Tuy nhiên, do yêu cầu quản lý và để thuận tiện cho công tác kế toán phản ánh một cách chính xác, nhanh chóng nhằm giảm bớt khối lượng công việc, nâng cao chất lượng công tác kế toán, hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm Misa. Phần mềm kế toán máy được thiết lập theo hình Trườngthức nhật kí chung. Công Đại ty đang sử họcdụng phần mềm Kinh Misa, công tác tếkế toán Huếtrên phần mềm được công ty mô tả bằng sơ đồ: Hình thức ghi sổ kế toán máy theo hình thức nhật ký chung: SVTH: Nguyễn Thị Lài 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Chứng từ kế toán - Sổ tổng hợp -Sổ kế toán chi tiết PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA -Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại -Báo cáo kế toán quản MÁY VI TÍNH trị Sơ đồ 2.4.Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính theo Thông tư 200/2014/TT – BTC Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Kiểm tra đối chiếu  Trình tự luân chuyển chứng từ: - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, hợp lệ đã được định khoản kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, một tài khoản có bao nhiêu định khoản thì phải ghi vào nhật ký chung bấy nhiêu dòng. - Căn cứ vào nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái liên quan theo từng nghiệp vụ. - Riêng những chứng từ có liên quan đến tiền mặt hàng ngày, thủ quỹ ghi vào quỹ. - Những chứng từ liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. - Cuối tháng cộng sổ, thẻ kế toán chi tiết để lấy số liệu lập báo cáo tổng hợp chi tiết. - Cuối tháng cộng sổ cái tài khoản, số liệu trên sổ cái đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết có liên quan. Sổ cái sau khi đối chiếu khớp đúng được dùng để lập bảng cân Trườngđối số phát sinh các tài Đạikhoản. học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Cuối tháng căn cứ vào số cân đối số phát sinh các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết. sổ nhật ký đặc biệt để lập bảng báo cáo kế toán ( Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ). b. Niên độ kế toán của đơn vị: Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt áp dụng kì kế toán năm. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. c. Chế độ kế toán áp dụng: theo TT 200/2014/QĐ-BTC - Tổ chức hệ thống tài khoản theo thông tư 200 - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp giản đơn d. Hạch toán kế toán hàng tồn kho: - Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: theo phương pháp ghi thẻ song song - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: đánh giá theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Phương pháp tính trị giá xuất kho của vật tư, sản phẩm, hàng hóa: Áp dụng phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền. 2.1.6. Phân tích tình hình tài chính của công ty 2.1.6.1. Tình hình về lao động Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt từ năm 2018 đến năm 2019 lao động trong Công ty có nhiều thay đổi thể hiện cụ thể trong bảng số liệu về tình hình Trườnglao động sau: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Bảng 2. 2.Bảng phân tích tình hình lao động từ 2018-2019 SỐ LƯỢNG (Người) SO SÁNH CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2019 +/- % Tổng 54 80 26 48,15 Phân theo giới tính - Nam 49 73 24 54,55 - Nữ 5 7 2 48,98 Phân theo phòng ban - Ban giám đốc 3 3 0 0 - Phòng hành chính – nhân sự 2 3 1 50 - Phòng kế toán 4 6 2 50 - Phòng kinh doanh 2 8 6 300 - Phòng kĩ thuật 4 7 3 75 - Bộ phận thiết kế 2 4 2 100 - Bộ phận thi công 20 27 7 35 - Bộ phận sản xuất 18 25 7 38,9 Phân theo trình độ chuyên môn - Cử nhân 12 24 12 100 - Kĩ sư 4 7 3 75 - Trung cấp – Nghề 23 32 9 39,13 - Phổ thông 15 18 3 20 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty) Nhìn vào bảng số liệu khi phân theo giới tính có thể nhận thấy nhân viên nam chiếm đa số, tuy năm 2019 có thêm 2 nhân viên nữ nhưng nữ vẫn chiếm rất ít tổng số lao động trong toàn Công ty. Có sự chênh lệch ấy là do tính chất công việc chủ yếu là về kỹ thuật và thi công theo công trình không phù hợp với nữ giới. Năm 2019 tổng lao động tăng lên 26 người tăng 48,15% so với năm 2018 trong đó phòng hành chính nhân sự tăng 1 người, phòng thiết kế tăng 2 người, phòng thi công và bộ phận sản xuất đều tăng thêm mỗi bộ phận 7 người, phòng kế toán tăng 2 người và đặc biệt Công ty mở thêm phòng kinh doanh số lượng là 8 người có thể thấy Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất và tiến tới mở thêm Trườngcác đại lí đến các huyện Đại trong tỉnh v à họccác tỉnh khác. Kinh Không chỉ tăng vềtế số lư ợngHuế mà chất lượng công nhân viên cũng rất đảm bảo với trình độ chuyên môn từ phổ thông trở lên. Từ năm 2018 đến 2019 số lượng kỹ sư tăng từ 4 lên 7 kỹ sư, cử nhân tăng từ 12 lên 24 cử nhân đó là tiềm lực vững chắc giúp Công ty phát triển. SVTH: Nguyễn Thị Lài 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2.1.6.2. Tình hình về tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 2. 3. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty ĐVT: Đồng 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 135,228,529,167 127,354,500,440 178,651,837,476 (7,874,028,727) -5.82 51,297,337,036 40.28 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,187,942,377 1,487,505,351 918,008,072 299,562,974 25.22 (569,497,279) -38.29 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 61,274,433,223 59,255,992,713 101,334,905,878 (2,018,440,510) -3.29 42,078,913,165 71.01 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 54,008,573,306 52,505,467,586 92,205,266,035 (1,503,105,720) -2.78 39,699,798,449 75.61 Trả trước cho người bán ngắn hạn 4,503,057,972 3,647,048,925 4,926,091,651 (856,009,047) -19.01 1,279,042,726 35.07 Phải thu ngắn hạn khác 2,762,801,945 3,103,476,202 4,203,548,192 340,674,257 12.33 1,100,071,990 35.45 IV. Hàng tồn kho 63,520,795,324 58,315,524,855 68,503,940,935 (5,205,270,469) -8.19 10,188,416,080 17.47 V. Tài sản ngắn hạn khác 9,245,358,243 8,295,477,521 6,894,982,591 (949,880,722) -10.27 (1,400,494,930) -16.88 Chi phí trả trước ngắn hạn 6,889,407,583 8,295,477,521 6,894,982,591 1,406,069,938 20.41 (1,400,494,930) -16.88 Thuế GTGT được khấu trừ 2,355,950,660 - - (2,355,950,660) -100.00 - - B. TÀI SẢN DÀI HẠN 41,092,071,660 63,748,677,018 75,823,906,374 22,656,605,358 55.14 12,075,229,356 18.94 Tài sản cố định 40,706,519,432 63,748,677,018 60,823,906,374 23,042,157,586 56.61 (2,924,770,644) -4.59 Tài sản cố định hữu hình 18,512,290,498 15,918,084,457 12,993,313,813 (2,594,206,041) -14.01 (2,924,770,644) -18.37 Tài sản cố định vô hình 22,194,228,925 47,830,592,561 47,830,592,561 25,636,363,636 115.51 - 0.00 Tài sản dở dang dài hạn 385,552,237 - 15,000,000,000 (385,552,237) -100.00 15,000,000,000 - SVTH: Nguyễn ThịTrườngLài Đại học Kinh tế Huế 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % TỔNG CỘNG TÀI SẢN 176,320,600,827 191,103,177,458 254,475,743,850 14,782,576,631 8.38 63,372,566,392 33.16 C. NỢ PHẢI TRẢ 134,414,790,012 112,479,561,569 157,426,190,826 (21,935,228,443) -16.32 44,946,629,257 39.96 I. Nợ ngắn hạn 125,864,790,012 105,167,961,569 149,961,257,903 (20,696,828,443) -16.44 44,793,296,334 42.59 Phải trả người bán ngắn hạn 12,574,711,906 17,206,546,979 17,183,222,983 4,631,835,073 36.83 (23,323,996) -0.14 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 2,674,696,603 - - (2,674,696,603) -100.00 - - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1,920,545,198 3,381,245,662 297,532,553 1,460,700,464 76.06 (3,083,713,109) -91.20 Phải trả ngắn hạn khác 449,000,360 490,589,565 45,999,995 41,589,205 9.26 (444,589,570) -90.62 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 108,245,835,945 84,089,579,363 132,434,502,372 (24,156,256,582) -22.32 48,344,923,009 57.49 II. Nợ dài hạn 8,550,000,000 7,311,600,000 7,464,932,923 (1,238,400,000) -14.48 153,332,923 2.10 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 41,905,810,815 78,623,615,889 97,049,553,024 36,717,805,074 87.62 18,425,937,135 23.44 Vốn đầu tư chủ sở hữu 35,000,000,000 65,000,000,000 92,000,000,000 30,000,000,000 85.71 27,000,000,000 41.54 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6,905,810,815 13,623,614,889 5,049,553,024 6,717,804,074 97.28 (8,574,061,865) -62.94 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 176,320,600,827 191,103,177,458 254,475,743,850 14,782,576,631 8.38 63,372,566,392 33.16 (Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH MTV XD Xuân Trung Việt) SVTH: Nguyễn ThịTrườngLài Đại học Kinh tế Huế 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tình hình tài sản trong giai đoạn từ 2016 – 2018 có sự biến đổi mạnh, cụ thể: Về tài sản: - Tổng tài sản của năm 2017 là hơn 191 tỉ đồng tăng hơn 14 tỉ tương ứng với 8,38% so với năm 2016. Điều này là do tài sản dài hạn trong năm 2017 tăng hơn 22 tỉ chiếm 55,14% và tài sản ngắn hạn giảm 7,8 tỉ chiếm 5,82%. - Tổng tài sản năm 2018 là gần 254,5 tỉ tăng hơn 63 tỉ đồng chiếm 33,16% so với năm 2017. Điều này là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng 71,01% kéo theo tổng tài sản ngắn hạn năm 2018 tăng 40,28%. Có thể thấy tình hình hoàn thành nghiệm thu công trình của năm 2018 tăng mạnh nhưng vấn đề còn tồn động là các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng mạnh, đây là dấu hiệu công ty đang bị chiếm dụng vốn rất lớn cần phải có chính sách thu hồi công nợ hiệu quả hơn để giảm thiểu các khoản phải thu ngắn hạn. Nhìn chung, Trong giai đoạn 2016-2018 tổng tài sản của công ty tăng mạnh mẽ, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sức kinh doanh của công ty ngày càng tăng, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành cũng ngày càng lớn. Về nguồn vốn: Thứ nhất, Về phần nợ phải trả: - Tổng nợ phải trả của 2017 là hơn 112 tỉ đồng giảm hơn 21 tỉ tương ứng với 16,32% so với năm 2016. Có thể thấy, trong năm 2017 công ty bớt đi gánh nặng trả nợ so với 2016. - Tổng nợ phải trả của 2018 tăng gần 45 tỉ chiếm 39,96% so với năm 2017 Thứ hai, Về phần Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu qua các năm tăng mạnh, cụ thể tăng lần lượt 2016:2017:2018 là 35 tỉ: 62 tỉ: 92 tỉ. Năm 2017 tăng 87,62% so với năm 2016; năm 2018 tăng 23,44% so với năm 2017. Có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển theo hướng tích cực và công ty đang ngày càng mở rộng quy mô để có thể cạnh tranh Trườngvới các doanh nghiệp cùngĐại ngành trên học thị trường. Kinh tế Huế Từ hai nguyên nhân trên kéo theo Tổng nguồn vốn năm 2017 tăng hơn 14 tỉ chiếm 8,38% so với năm 2016 và năm 2018 tăng hơn 63 tỉ chiếm 33,16% so với 2017 SVTH: Nguyễn Thị Lài 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ 2.1.6.3. Tình hình về kết quả sản xuất kinh doanh Bảng 2. 4. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn từ 2016-2018 ĐVT: Đồng 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 % % 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung 148,244,237,635 175,877,063,755 202,727,495,864 27,632,826,120 18.64% 26,850,432,109 15% cấp dịch vụ 2. Gía vốn hàng bán 127,353,770,492 153,119,271,616 166,228,592,203 25,765,501,124 20.23% 13,109,320,587 9% 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 20,890,467,143 22,757,792,139 36,498,903,661 1,867,324,996 8.94% 13,741,111,522 60% dịch vụ 4. Doanh thu hoạt động tài chính 3,357,195 5,696,378 68,440,452 2,339,183 69.68% 62,744,074 1101% 5. Chi phí tài chính 5,932,463,240 9,228,264,561 10,070,793,798 3,295,801,321 55.56% 842,529,237 9% 6. Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,158,325,685 5,613,940,636 9,493,405,397 -544,385,049 -8.84% 3,879,464,761 69% 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt đông kinh doanh 8,803,035,412 7,921,283,320 17,003,144,918 -881,752,092 -10.02% 9,081,861,598 115% 9. Thu nhập khác 0 2,897,114,478 0 2,897,114,478 -2,897,114,478 10. Chi phí khác 73,284,508 2,603,064,102 86,937,018 2,529,779,594 3452.00% -2,516,127,084 -97% 11. Lợi nhuận khác -73,284,508 276,050,376 -86,937,018 349,334,884 -476.68% -362,987,394 -131% 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 8,729,750,904 8,197,333,696 16,916,207,900 -532,417,208 -6.10% 8,718,874,204 106% 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 1,760,607,082 1,639,466,739 3,383,241,580 -121,140,343 -6.88% 1,743,774,841 106% 14. Lợi nhuận sau thuế 6,969,143,822 6,557,866,957 13,532,966,320 -411,276,865 -5.90% 6,975,099,363 106% (Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH MTV XD Xuân Trung Việt) SVTH: Nguyễn ThịTrườngLài Đại học Kinh tế Huế 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu tăng đều qua các năm cụ thể: - Năm 2017 tăng hơn 27 tỉ tương ứng tăng 18,64 % so với năm 2016. - Năm 2018 tăng gần 27 tỉ tương ứng tăng 15% so với năm 2017 Dù 2017 có tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn nhưng lợi nhuận của năm vẫn giảm hơn 400 triệu đồng so với năm 2016. Điều này là do các khoản chi phí của 2017 tăng mạnh so với 2016, trong đó nổi bật là chi phí tài chính và các chi phí khác tăng gần 6 tỉ đồng kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận. Năm 2017 công ty phải trả một lượng chi phí tài chính cho các khoản vay cùng các chi phí khác rất lớn. Công ty nên có chính sách quản lý các khoản vay cũng như các chi phí khác tốt hơn để có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận năm 2018 có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với 2017. Cụ thể: Lợi nhuận năm 2018 tăng hơn 8,7 tỉ tương ứng tăng 106% so với 2017. Dù doanh thu năm 2018 tăng mạnh nhưng giá vốn hàng hóa tăng một mức rất thấp. Bên cạnh đó công ty đã giảm được tốc độ tăng chi phí tài chính theo doanh thu. Có thể thấy, công ty đã quản lý tốt hơn các khoản đi vay của mình. Điều này là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận năm 2018 tăng mạnh. Nhìn chung, lợi nhuận của công ty tăng trưởng tốt qua từng năm. Như vậy, công ty kinh doanh ngày càng phát triển về đầu tư và mở rộng quy mô và mở rộng thị phần. 2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt 2.2.1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xuân Trung Việt 2.2.1.1 Đặc trưng nguyên vật liệu tại công ty Quá trình nguyên vật liệu tham gia trong kết cấu công trình phải chịu sự tác dụng của tải trọng bên ngoài và môi trường xung quanh. Tải trọng sẽ gây ra biến dạng và ứng suất trong vật liệu. Do đó, để kết cấu công trình làm việc an toàn thì trước tiên vật Trườngliệu phải có các tính chất Đại cơ học theo họcyêu cầu: Kinh tế Huế + Vật liệu còn phải có đủ độ bền để chịu được các tác dụng vật lí và hóa học của môi trường như tác dụng của không khí, hơi nước và các hợp chất tan trong nước, của sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, của gió, ánh sáng mặt trời, v.v SVTH: Nguyễn Thị Lài 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ + Trong một số trường hợp đối với vật liệu còn có những yêu cầu riêng về nhiệt, ẩm, chống phóng xạ v.v Như vậy, yêu cầu về tính chất của vật liệu rất đa dạng. Về khối lượng: khối lượng nguyên vật liệu tương đối lớn: chẳng hạn như khối lượng xi măng, sắt, cát, bê tông, có thể lên đến hàng nghìn tấn trong một công trình. Đòi hỏi công tác quản lý phải chặt chẽ, hiệu quả để tránh thất thoát gây làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần chú trọng đến công tác vận chuyển nguyên vật liệu để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. 2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt Nguyên vật liệu tại công ty được phân thành các loại như sau: - Nguyên vật liệu chính: xi măng, bê tông, cát, đá, sỏi, gạch, sắt, thép, ván ép - Vật liệu phụ: vôi, sơn, chất chống thấm, các chất phụ gia, chất kết dính - Nhiên liệu: xăng, dầu, oxi, cacbonat - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: hệ thống sưởi, lọc khí, hệ thống điện – nước 2.2.2. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu Các nguồn cung cấp chính nguyên vật liệu cho công ty là các công ty có uy tín về vật tư xây dựng trong thành phố Đà Nẵng cũng như một số nơi khác trên cả nước, những công ty này được chọn lọc kỹ càng, so sánh chất lượng, giá cả vật tu cung cấp cũng như uy tín trong ngành, điều khoản giao hàng, chiết khấu. Các nhà cung cấp chủ yếu như: - Cung cấp gạch ốp lát: Công ty TNHH Công Nghệ vật liệu Xây dựng Miền Nam Constech. - Cung cấp bê tông: Công ty TNHH UNI EASTERN Việt Nam; Công ty cổ phần đầu từ phất triển Xây dựng – Bê tông. Trường- Cung cấp sắt, thép:Đại Công ty họcTNHH Hùng KinhMinh Phú, Công tytế TNHH Huế Dịch vụ Diệp Văn. - Cung cấp sơn: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phương Thịnh SVTH: Nguyễn Thị Lài 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Cung cấp cát xây: Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Đô thị Bình Dương - Cung cấp xi măng: Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Đô thị Bình Dương, Công ty TNHH Dịch vụ Hữa Tòng - Cung cấp dầu diesel 0,05%: Công ty TNHH Thương mại Thái Quang 2.2.3. Lưu trữ nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt Công ty thực hiện lưu trữ, bảo quản nguyên vật liệu tại 2 địa điểm: kho công ty và kho tạm tại chân công trình (ngoại trừ bê tông). Nguyên vật liệu là bê tông được mua về dùng trực tiếp, nhà cung cấp vận chuyển bê tông đến tại công trình và trực tiếp sử dụng cho hoạt động xây dựng. - Tại kho công ty chủ yếu lưu trữ, bảo quản xăng dầu, chỉ có loại nhiên liệu này mới nhập kho - Tại kho tạm (kho tại chân công trình) lưu trữ, bảo quản hầu hết các loại nguyên vật liệu còn lại. Vì đặc thù của công ty xây lắp, đa số nguyên vật liệu mua về được xuất thẳng đến công trình, không thực hiện việc nhập kho, chỉ khi hạch toán thì thông qua tài khoản 152 2.2.4. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt - Xăng dầu là loại vật liệu duy nhất nhập kho công ty, giá nhập kho và giá xuất kho được tính như sau: Chi phí v n Giá nhập Giá mua trên hóa đơn ậ = + chuyển bóc dở kho (Chưa thuế VAT) Công ty áp dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. - Bê tông được nhà cung cấp đưa thẳng đến công trình và sử dụng ngay, giá bê Trườngtông đưa thẳng vào chi Đạiphí nguyên vậthọc liệu. Kinh tế Huế Giá bê Giá mua trên hóa Chi phí Phụ phí vận = + + tông đơn (chưa VAT) ca bơm chuyển SVTH: Nguyễn Thị Lài 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ - Các loại nguyên vật liệu khác được đưa thẳng đến kho tạm tại chân công trình để sử dụng dần (sử dụng theo dự toán). Công ty áp dụng cách tính giá xuất kho thực tế bình quân gia quyền để tính giá xuất kho các nguyên vật liệu này Giá nhập = Giá mua trên hóa + Chi phí bóc kho đơn (chưa VAT) xếp Vì sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kì nên vào quý I-2019 công ty chưa tính được giá xuất kho nguyên vật liệu (vậy nên tôi không cung cấp được số liệu chứng minh) 2.2.5. Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV XD Xuân Trung Việt 2.2.5.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV XD Xuân Trung Việt Công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để theo dõi, hạch toán chi tiết vật tư. Việc theo dõi chi tiết vật tư được thực hiện bởi thủ kho và kế toán vật tư tại phòng kế toán công ty. Chứng từ kế toán: - Hóa đơn GTGT - Hợp đồng mua bán - Biên bản kiểm nghiệm vật tư - Phiếu nhâp kho - Phiếu chi - Giấy Uỷ nhiệm chi - Giấy báo nợ Trình tự luân chuyển chứng từ: Trường- Nguyên vật liệu Đại mua về nhập học kho: Công tyKinh có hai kho là khotế công Huếty và kho tại công trình (Nguyên vật liệu – Hoàn thiện) + Nếu nhập tại kho công ty: SVTH: Nguyễn Thị Lài 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Người giao hàng đề nghị nhập kho nguyên vật liệu dựa vào HĐ GTGT liên 2 mà NCC giao cho. Khi NVL mua về theo đúng kế hoạch của phòng kế hoạch, phòng sẽ tiến hành công tác kiểm tra chất lượng, mẫu mã. Nếu đúng thì sẽ tiến hành làm thủ tục nhập kho. Đầu tiên, phòng kế hoạch tiến hành kiểm nhận hàng, lập phiếu nhập kho rồi ghi số lượng thực tế nhập kho và kí phiếu sau đó ghi thẻ nhận và chuyển cho kế toán vật tư. Kế toán vật tư sau khi tiếp nhận, kiểm tra phiếu nhập và hóa đơn GTGT, tiến hành ghi đơn giá tính thành tiền và định khoản, phân loại chứng từ, ghi sổ tổng hợp và chi tiết. Số liệu ghi trên phiếu nhập kho được lấp từ HĐ GTGT + Nếu nhập tại kho công trình: Khi hàng được chuyển đến chân công trình. Thủ kho sẽ kiểm nhận hàng về chất lượng mẫu mã và nhận các hóa đơn chứng từ đi kèm. Sau đó lập phiếu nhập kho hai liên. Liên 1 lưu tại kho công trình liên 2 gởi về kế toán công nợ tại công ty. Nhà cung cấp sẽ gởi hóa đơn GTGT liên 2 cùng giấy đề nghị thanh toán tới công ty. Kế toán công nợ sẽ tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn GTGT với phiếu nhập kho do thủ kho chuyển về sau đó lập phiếu chi trình lên BGĐ để tiến hành thanh toán công nợ cho nhà cung cấp. a. Kế toán chi tiết nhập xuất nguyên vật liệu tại kho công trình: Ví dụ 1: Ngày 19 tháng 1 năm 2019, công ty có nhu cầu mua sắt phi 14 và sắt phi 18. Qua xét duyệt công ty quyết định mua hàng của công ty TNHH Hùng Minh Phú. Quy trình mua nguyên vật liệu nhập kho như sau: - Ngày 19 tháng 1 năm 2019 Công trình EcoXuân khi có nhu cầu mua vật tư, chỉ huy công trình tiến hành lập và gởi phiếu yêu cầu vật tư lên các phòng ban liên quan để xét duyệt Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG XUÂN TRUNG VIỆT PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƯ THI CÔNG Công trình: Chung cư EcoXuan Kính gửi: Ban giám đốc công ty Các phòng ban liên quan Người yêu cầu: BCH CT ECOXUAN Bộ phận: BCH CT Chung cư EcoXuan Kính đề nghị công ty xem xét cấp các loại vật tư sau Tên vật tư, qui Đơn vị Mục đích STT Số lượng Ngày cấp cách tính sử dụng 1 Thép phi 14 kg 367 19/01/2019 Thi công nhà câu lạc 2 Thép phi 18 kg 2853 19/01/2019 bộ Ghi chú: Bình Dương, ngày 17 tháng 1 năm 2019 Giám đốc P. Kế toán P. Kế hoạch P. Kĩ thuật BCH CT Trường BiĐạiểu 2 1. Phi ếuhọc yêu cầu vật Kinh tư thi công tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Sau khi nhận được, kế toán vật tư sẽ làm đơn yêu cầu và gửi lên cấp trên duyệt ký, sau khi được cấp trên duyệt thì tiến hành liên lạc với nhà cung cấp, yêu cầu gửi báo giá các loại vật tư, làm hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, thỏa thuận thời gian địa điểm giao nhận hàng với nhau và tất cả được ghi nhận trên hợp đồng mua bán CN CTY TNHH CK VT HÙNG MINH PHÚ ĐC: 816 QL 13- P. Hiệp Bình Phước-Q. Thủ Đức- tp Hồ Chí Minh BẢNG BÁO GIÁ Kính gởi: Công ty TNHH MTV Xây dựng Xuân Trung Việt V/v: Báo giá thép phi Trước tiên, công ty TNHH Thương mại vận tải xăng dầu Vạn Lợi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hợp tác của quý công ty. Theo nhu cầu của quý công ty, chúng tôi xin hân hạnh báo giá sản phẩm của công ty đang áp dụng tại thời điểm hiện giờ như sau: STT Quy cách ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Thép phi 1 kg 367 13,746 5,044,782 Pomina CB400V 14 Thép phi 2 kg 2,853 13,746 39,271,338 Pomina CB400V 18 TỔNG TRƯỚC THUẾ 44,262,120 THUẾ GTGT 4,426,212 TỔNG CỘNG SAU THUẾ 48,688,332 Ghi chú: 1. Giá trên đã bao gồm thuế VAT 10% và giao hàng tại CT Ecoxuan - Lái Thiêu - Bình Dương 2. Hình thức giao hàng: + Thép cây được đếm theo cây, thép cuộn tính theo phiếu cân thực tế. + Bên mua xuống hàng tại công trình 3. Hình thức thanh toán: thanh toán trước khi nhận hàng Công ty TNHH Hùng Minh Phú xin chân thành cám ơn sự hợp tác và tín nhiệm của quý khách Bình Dương, ngày 19 tháng 1 năm 2019 Trường Đại học KinhCTY TNHH HÙNG tế MINH Huế PHÚ Biểu 2 2 Bảng báo giá SVTH: Nguyễn Thị Lài 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Sau đó - Căn cứ vào tình hình thực tế thi công công trình - Căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tư - Căn cứ vào báo giá của nhà cung cấp Phòng kế hoạch sẽ lập phiếu đề xuất để gởi lên ban giám đốc để xét duyệt đơn hàng. Khi đơn hàng đã được xét duyêt, kế toán vật tư gởi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp để xác nhận đặt hàng, ghi rõ sẽ nhận hàng tại chân công trình. Khi NCC chuyển hàng đến, Thủ kho sẽ kiểm nhận hàng về chất lượng mẫu mã. Sau đó lập phiếu nhập kho hai liên. Liên 1 lưu tại kho công trình liên 2 gởi về kế toán tại công ty. Phiếu nhập kho số PN042/09 ngày 27 tháng 2 năm 2019, Nhập kho 367 kg sắt phi 14 và 2853 kg sắt phi 18, hóa đơn GTGT số 0000030 của công ty TNHH Hùng Minh Phú Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 53
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Công ty TNHH MTV XD Xuân Trung Viêt Mẫu số 01 – VT Địa chỉ: 268 Núi Thành, phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, (Ban hành theo TT số 200/2014/TT – BTC TP Đà Nẵng Việt Nam Ngày 22/12/2014 của BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 27 tháng 02 năm 2019 Nợ: 15211 Số: PN042/09 Có: 3311 Họ và tên người giao: Công ty TNHH Hùng Minh Phú Theo hóa đơn số 0000030 ngày 29 tháng 01 năm 2019 của công ty TNHH Hùng Minh Phú Nhập tại kho: Nguyên vật liệu – Hoàn thiện Tên nhã hiệu, quy Số lượng STT cách vật tư, dụng Mã số ĐVT Theo CT Thực Đơn giá Thành tiền cụ nhập A B C D 1 2 3 4 1 Sắt phi 14 SA.005 Kg 367 13.746 5.044.782 2 Sắt phi 18 SAT.004 kg 2.853 13.746 39.217.338 Cộng 44.262.120 Tổng số tiền: Bốn mươi bốn triệu hai trăm sáu mươi hai nghìn một trăm hai mươi đồng Ngày tháng . Năm Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2 3: Phiếu nhập kho PN42/09 Nhà cung cấp sẽ gởi hóa đơn GTGT liên 2 cùng giấy đề nghị thanh toán tới công ty. Kế toán công nợ sẽ tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn GTGT với phiếu nhập kho do thủ kho chuyển về sau đó lập phiếu chi trình lên BGĐ để tiến hành thanh toán công nợ Trườngcho nhà cung cấp. Đại học Kinh tế Huế Ví dụ: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán vật tư tiến hành hạch toán vào phần mềm như sau: SVTH: Nguyễn Thị Lài 54
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Nợ TK 15211 : 5.044.782 (sắt phi 14) Nợ TK 15211 : 39.217.338 (sắt phi 18) Nợ TK 133 : 4.426.212 Có 3311 : 48.688.332 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GKT3/002 Liên 2: Giao cho người mua Ký hiệu: MP/8P Ngày 29 tháng 01 năm 2019 Số: 0000030 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH HÙNG MINH PHÚ Mã số thuế: 3700863134 Địa chỉ: Số 432/3A, Khu Phố Thạnh Bình, Phường An Thạnh, thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam Đơn vị mua hàng: CÔNG TY TNHH MTV XD XUÂN TRUNG VIỆT Mã số thuế: 0401602361 Địa chỉ: 268 Núi Thành, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu – Đà Nẵng Hình thức thanh toán: CK STT Tên hà hóa, dịch Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền vụ 1 2 3 4 5 6 = 4*5 1 Thép phi 14 Kg 367 13.476 5.044.182 2 Thép phi 18 kg 2.853 13.476 39.277.338 Công tiền hàng: 44.262.120 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 4.426.212 Tổng cộng tiền thanh toán: 48.688.332 Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi tám triệu sáu trăm tám mươi tám nghìn ba trăm ba mươi hai đồng chẵn. Ngời mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Kí, ghi rõ họ tên) Trường BiĐạiểu 2 4 Trích học hóa đơn GTGT Kinh 0000030 tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 55
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Bộ phận kế hoạch đồng thời lập giấy đề nghị chuyển tiền trình lên BGĐ xét duyệt CÔNG TY TNHH MTV XD XUÂN TRUNG VIỆT Địa chỉ: Địa chỉ: 268 Núi Thành, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu – Đà Nẵng ĐỀ NGHỊ CHUYỂN TIỀN Công trình: Chung cư EcoXuan Địa điểm: Phường Lái Thiêu, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Kính gởi: GIÁM ĐỐC CÔNG TY - Căn cứ vào tình hình thực tế tại công trình - Căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tư của BCH CT Ecoxuan ngày 17/01/2019 - Căn cứ vào phiếu đề xuất mua thép nhà câu lạc bộ 19/01/2019 Bộ phận kế hoạch lập phiếu đề nghị chuyển tiền để trình lên BGĐ duyệt thanh toán với các nội dung sau: 1. Nội dung thanh toán: STT Nội dung Thành tiền Ngày thanh toán 1 Thanh toán tiền mua thép D14 và D18 48.688.332 22/01/2019 Tổng cộng 48.688.332 Bằng chữ: Bốn mươi tám triệu sáu trăm tám mươi tám nghìn ba trăm ba mươi hai đồng chẵn. 2. Thông tin tài khoản người nhận Công ty TNHH HÙNG MINH PHÚ Đà Nẵng, ngày 21 tháng 1 năm 2019 Gíam đốc Kế toán Bộ phận kế hoạch Biểu 2 5. Trích Đề nghị chuyển tiền Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 56
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ Nếu giá trị thanh toán lớn hơn 20 triệu đồng thì công ty sẽ tiến hành thanh toán qua ngân hàng. Khi chuyển tiền cho khách hàng kế toán hạch toán: Nợ TK 3311: 48.688.332 Có TK 112: 48.688.332 ỦY NHIỆM CHI Liên 1 ngày 30/01/2019 THÔNG TIN NGƯỜI CHUYỂN SỐ TIỀN Đơn vị: Công ty TNHH MTV XD Xuân Trung Việt Bằng số Loại tiền Số tài khoản: 3094100044008 48.688.332 VNĐ Tại NH: Ngân hàng TMCP Quân đội – Nam Đà Nẵng Bằng chữ Bốn mươi tám triệu sáu trăm tám mươi tám nghìn THÔNG TIN NGƯỜI HƯỞNG ba trăm ba mươi hai đồng Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Minh Phú Hình thức thanh toán phí Số tài khoản: 050011111111 Kế toán trưởng Chủ tài khoản Tại NH: Satcombank – CN Bình Dương Nội dung: Thanh toán tiền mua thép D14 và D18 Pomina CB400 PHẦN DÀNH CHO NGÂN HÀNG Ngày giờ hạch toán: Giao dịch viên Kiểm soát Biểu 2 6. Uỷ nhiệm chi Bên cạnh đó, Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập - xuất tồn nguyên vật liệu về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lài 57
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Ái Mỹ CÔNG TY TNHH MTV XD XUÂN TRUNG VIỆT THẺ KHO Qúy I/2019 Tên nhãn hiệu, quy cách, nhãn hiệu: Sắt phi 14 Đơn vị tính: Kg STT Chứng từ Diễn giải Số lượng Số Ngày lập Nhập Xuất Tồn Số đầu kì 21.520 34 NK042/09 27/2/2019 Nhập kho sắt 367.00 367 Cộng cuối kì 367.00 21.887 Ngày . Tháng . Năm Người ghi sổ Thủ kho CÔNG TY TNHH MTV XD XUÂN TRUNG VIỆT THẺ KHO Qúy I/2019 Tên nhãn hiệu, quy cách, nhãn hiệu: Sắt phi 18 Đơn vị tính: Kg STT Chứng từ Diễn giải Số lượng Số Ngày lập Nhập Xuất Tồn Số đầu kì 14.040 34 NK042/09 27/2/2019 Nhập kho sắt 2.853.00 16.893 Cộng cuối kì 2.853.00 16.893 Ngày . Tháng . Năm Trường Đại học KinhNgư tếời ghi sHuếổ Thủ kho Biểu 2 7. Thẻ kho SVTH: Nguyễn Thị Lài 58