Khóa luận Tìm hiểu kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

pdf 115 trang thiennha21 25/04/2022 3070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_ky_thuat_chon_mau_trong_kiem_toan_bctc_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC NGUYỄN MINH CHÂU Khóa học: 2015 – 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Minh Châu TS. Hồ Thị Thúy Nga Lớp: K49B Kiểm toán Niên khóa: 2015 – 2019 HUẾ 05/2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. LỜI CẢM ƠN Khi bước vào môi trường làm việc tại một doanh nghiệp, lý thuyết được học trên giảng đường đến thực tế là một khoảng cách không hề nhỏ, được thực tập trong thực tế kiểm toán là cơ hội để sinh viên chúng em có thể làm quen, tiếp cận với các công việc mới và là trải nghiệm quý báu để bản thân em có thể học hỏi các kỹ năng mềm trong môi trường tập thể. Qua 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường đại học, là nơi đã chắp cánh nuôi dưỡng tri thức và ước mơ trong tương lai của bản thân, em xin gửi đến Ban Giám hiệu nhà trường cùng Quý thầy cô giáo của trường Đại học Kinh Tế Huế lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất. Em xin cảm ơn Quý thầy cô giáo khoa Kế toán - Kiểm toán đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp của mình, đặc biệt em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Hồ Thị Thúy Nga đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy em suốt khoảng thời gian thực tập vừa qua. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô, chú, anh, chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã hỗ trợ nhiệt tình và tạo điều kiện để em có cơ hội học tập, trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thực tế để hoàn thành luận văn một cách thuận lợi nhất. Trong quá trình làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp, mặc dù em đã luôn cố gắng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhất công việc được giao nhưng vì kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để có thể hoàn thiện tốt hơn đề tài luận văn tốt nghiệp cũng như tích lũy được kinh nghiệm quý báu cho công việc trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Châu Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AAC Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC BCTC Báo cáo tài chính CĐKT Cân đối kế toán GLV Giấy làm việc KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ KQKD Kết quả kinh doanh TK Tài khoản Trường Đại học Kinh tế Huế i
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 - Phân biệt rủi do chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu 12 1.4. Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán 12 Bảng 1.2 - Các yếu tố ảnh hưởng tới cỡ mẫu trong thử nghiệm kiểm soát (phụ lục 02 trong VSA 530) 27 Bảng 1.3 - Các yếu tố ảnh hưởng tới cỡ mẫu trong kiểm tra chi tiết (phụ lục 03 trong VSA 530) 29 Bảng 2.1 – Chọn mẫu trong GLV C110 Kiểm tra KSNB chu trình bán hàng phải thu, thu tiền công ty ABC 56 Bảng 2.2. Kiểm tra HT KSNB chu trình Bán hàng, phải thu, thu tiền (GLV C120) 60 Bảng 2.3 – Kiểm tra HT KSNB chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền (GLV C130) 61 Bảng 2.4 – Chọn mẫu trong GLV C210 Kiểm tra KSNB chu trình mua hàng, phải thu, thu tiền công ty ABC 65 Bảng 2.5 - Phân tích biến động chi phí quản lý công ty XYZ (GLV G443.1) 74 Bảng 2.6 - Các sai sót phát hiện từ chọn mẫu đối với khoản mục chi phí quản lý của công ty XYZ (GLV G444) 76 Bảng 2.7 – Xác định mức trọng yếu mà công ty AAC đang áp dụng theo mẫu GLV A710 79 Bảng 2.8 – Bảng hệ số rủi ro của khoản mục trên BCĐKT và BCKQKD áp dụng theo mẫu GLV A810 80 Bảng 2.9 – Giao diện chương trình chọn mẫu CMA giai đoạn nhập liệu 82 Bảng 2.10 – Minh họa ví dụ đơn giản nguyên lý chọn mẫu CMA do AAC thực hiện.83 Bảng 2.11 – Giao diện chương trình chọn mẫu CMA giai đoạn sau nhập liệu 84 Bảng 2.12 – Giao diện kết quả tự động từ chương trình chọn mẫu CMA 86 Bảng 2.13 – GLV A710 Xác định mức trọng yếu công ty XYZ 88 Bảng 2.14 – Hệ thống các chỉ tiêu được tính và nhập vào chương trình CMA chọn mẫu kiểm tra chứng từ nhập kho công ty XYZ 90 Bảng 2.15 – Giao diện chương trình chọn mẫu CMA giai đoạn nhập liệu đối với khoản mục hàng tồn kho công ty XYZ 91 Bảng 2.16 – Giao diện kết quả tự động từ chương trình chọn mẫu CMA đối với khoản mục hàng tồn kho công ty XYZ 92 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 43 Sơ đồ 2.2 – Quy trình kiểm toán tại công ty AAC 45 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  7. MỤC LỤC Lời cám ơn i Danh mục chữ viết tắt ii Danh mục bảng, biểu iii Danh mục sơ đồ, đồ thị iv Mục lục v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 I.4. Phương pháp nghiên cứu 4 I.5. Kết cấu của đề tài 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BCTC 6 1.1. Khái quát về kiểm toán BCTC và vai trò của chọn mẫu trong kiểm toán BCTC 6 1.1.1. Sơ lược về mục tiêu của kiểm toán BCTC 6 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC 6 1.2. Khái niệm về chọn mẫu kiểm toán và các khái niệm khác liên quan 7 1.2.1. Khái niệm về chọn mẫu kiểm toán 7 1.2.2. Các thuật ngữ khác liên quan đến chọn mẫu trong kiểm toán 8 1.2.2.1. Tổng thể (Population) 8 1.2.2.2. Đơn vị lấy mẫu (Sampling Unit) 8 1.2.2.3. Cỡ mẫu (sample size) 9 1.2.2.4. Mẫu đại diệnrepresentative sample) 9 1.3. Rủi ro do chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu 9 1.3.1. Rủi ro do chọn mẫu (sampling risk) 9 1.3.2. Rủi ro không do chọn mẫu (nonsampling risk) 10 1.3.3. Phân biệt rủi ro do chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu 11 1.4. Các Trườngphương pháp chọn mĐạiẫu trong kihọcểm toán Kinh tế Huế 12 iv
  8. 1.4.1. Chọn mẫu thống kê (Statistical sampling) 13 1.4.1.1. Phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên 14 1.4.1.2. Chọn mẫu hệ thống 18 1.4.2. Lấy mẫu phi thống kê (Non-statistical sampling) 19 1.4.2.1. Chọn mẫu tình cờ (Lựa chọn bất kỳ) 20 1.4.2.2. Chọn mẫu theo khối 21 1.4.2.3. Chọn mẫu theo xét đoán 22 1.4.3. Kỹ thuật phân nhóm (phân tổ) trong chọn mẫu 23 1.5. Quy trình lấy mẫu kiểm toán 24 1.5.1. Thiết kế mẫu 25 1.5.2. Xác định cỡ mẫu 26 1.5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới cỡ mẫu trong thử nghiệm kiểm soát 27 1.5.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu trong kiểm tra chi tiết 29 1.5.3. Lựa chọn các phần tử của mẫu 31 1.5.4. Thực hiện các thủ tục kiểm toán 31 1.8.5. Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót 31 1.5.6. Dự đoán sai sót cho tổng thể 32 1.5.7. Đánh giá kết quả mẫu 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 35 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 35 2.1.2. Châm ngôn hoạt động và tầm nhìn AAC 37 2.1.3. Tình hình nguồn lực tại AAC 38 2.1.4. Dịch vụ và chính sách phục vụ của công ty 39 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 43 2.2. Thực tế vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 45 2.2.1. Chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát 45 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  9. 2.2.1.1. Tổng quan về quy trình chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 46 2.2.1.2. Minh họa về chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát do công ty AAC thực hiện tại khách hàng ABC 50 2.2.2. Chọn mẫu trong thử nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết) 67 2.2.2.1. Chọn mẫu phi thống kê trong thử nghiệm chi tiết 68 2.2.2.2. Chọn mẫu thống kê trong thử nghiệm chi tiết 77 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIẾM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 95 3.1. Đánh giá về thực trạng áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện 95 3.1.1. Ưu điểm của kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán BCTC do công ty AAC thực hiện 95 3.1.1.1. Ưu điểm về quy trình kiểm toán BCTC 95 3.1.1.2. Ưu điểm về kỹ thuật chọn mẫu mà công ty AAC đang áp dụng 96 3.1.2. Hạn chế của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC do công ty AAC thực hiện 98 3.2. Biện pháp hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện 99 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104 III.1. Kết luận 104 III.2. Kiến nghị 105 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đẩy mạnh phát triển cả về số lượng và chất lượng, mục tiêu đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là có được nguồn lực, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp ngày một tăng cao. Thông tin BCTC không chỉ phản ánh bức tranh tài chính chân thực của doanh nghiệp giúp mà còn hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định khôn ngoan. Do vậy, vấn đề đặt ra về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC trở nên cần thiết. Trước bối cảnh đó, sự ra đời của hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển của nền kinh tế. Nhìn chung các công ty kiểm toán hoạt động với chức năng chính là kiểm toán BCTC cụ thể là việc kiểm tra số liệu kế toán trên BCTC của các doanh nghiệp nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính. Để hoàn thành mục tiêu kiểm toán trên, trách nhiệm đặt ra cho KTV là kiểm tra, soát xét các khoản mục, số dư cấu thành nên BCTC. Mặc dù vậy, vì giới hạn về thời gian thực hiện cuộc kiểm toán cũng như nguồn lực nhân sự và kinh phí kiểm toán nên KTV khó có thể kiểm tra toàn bộ 100% các thông tin tài chính liên quan đến doanh nghiêp (toàn bộ nghiệp vụ phát sinh và số dư). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một chương trình kiểm toán hữu hiệu nghĩa là đảm bảo chất lượng đồng thời cũng đáp ứng hiệu quả về mặt thời gian và chi phí. Chính vì thế, đòi hỏi tất yếu đặt ra là KTV phải lựa chọn áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong quá trình kiểm toán. Kỹ thuật chọn mẫu được quy định cụ thể trong Chuẩn mực kiểm toán số 530 – VSA 530: Lấy mẫu kiểm toán, tuy nhiên việc áp dụng các kỹ thuật chọn mẫu và thực hiện như thế nào còn phụ thuộc vào cách thức, điều kiện nguồn lực của từng công ty kiểm toán cũng như tư duy của mỗi KTV. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Nắm bắt được tầm quan trọng và ý nghĩa của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC và được trải nghiệm thực tế tại công ty kiểm toán và kế toán AAC về việc vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán tại công ty, kết hợp với việc tham khảo các tài liệu và sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn Hồ Thị Thúy Nga và các anh chị trong công ty em đã chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” làm đề tài luận văn tốt nghiệp đại học của mình. I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu a) Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở lý luận về kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán, đề tài tiến hành tìm hiểu thực trạng và đánh giá kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC mà công ty AAC áp dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy trình chọn mẫu trong kiểm toán tại công ty góp phần nâng cao hiệu quả quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. b) Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về kĩ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC. - Tìm hiểu thực trạng áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. - Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các phương pháp chọn mẫu đã áp dụng tại công ty, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC đang được thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại công ty Cổ phần ABC và công ty CTrườngổ phần XYZ. Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200, thông tin của khách hàng được kiểm toán cần bảo mật nên luận văn xin phép được không nêu tên thật của công ty khách hàng. b) Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về thời gian: Đề tài tiến hành tìm hiểu kỹ thuật chọn mẫu áp dụng của công ty Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại Công ty Cổ phần ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2017 và Công ty Cổ phần XYZ cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018. Về nội dung nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu kỹ thuật chọn mẫu tại công ty AAC như sau - Áp dụng đối với giai đoạn thực hiện thử nghiệm kiểm soát (chu trình mua hàng- phải trả-trả tiền và chu trình bán hàng-phải thu-thu tiền) tại Công ty Cổ phần ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2017. - Áp dụng đối với giai đoạn thực hiện thử nghiệm cơ bản (khoản mục doanh thu bán hàng và khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp) tại Công ty Cổ phần XYZ cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018. Lý do đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi hai công ty là vì đối với công ty ABC là một công ty thương mại nên có hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế phức tạp, nhiều công đoạn nên để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống này KTV phải thực hiện chọn mẫu để kiểm tra tính hiệu quả của các thủ tục kiểm soát thay vì thực hiện lại hoặc kiểm tra hết toàn bộ. Tương tự như trên, đối với công ty XYZ là một công ty sản xuất nên việc kiểm toán các khoản mục, đặc biệt là khoản mục hàng tồn kho cũng như chi phí được KTV lưu ý, tuy nhiên vì số lượng các nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính là quá lớn thế nên việc chọn mẫu với mục tiêu chọn ra được một mẫu đại diện cho tổng thể kiểm toán sẽ thể hiện được vai trò của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga I.4. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Nghiên cứu các chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán Việt Nam hiện hành; các tài liệu chuyên khảo như giáo trình đại học, các nguồn tư liệu từ internet, liên quan đến kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC. - Thu thập thông tin về công ty qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như tại website chính của công ty. b) Phương pháp thu thập số liệu - Qua quá trình thực tập, tiến hành thu thập và nghiên cứu thông tin trong bộ hồ sơ kiểm toán của công ty khách hàng có áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong hai giai đoạn thực thiện thử nghiệm kiểm soát và thực hiện thử nghiệm cơ bản. - Trực tiếp tham gia vào công tác kiểm toán tại công ty AAC, quan sát, thực hiện lại quá trình KTV tiến hành chọn mẫu, phỏng vấn KTV về bản chất và nguyên lý của các kỹ thuật chọn mẫu được sử dụng. Nghĩa là có thể tham gia vào quy trình kiểm toán trong đoàn kiểm toán với vai trò như là một trợ lý KTV thực sự. - Từ việc tham gia vào công tác kiểm toán tại công ty, tiến hành thu thập các giấy tờ làm việc, sổ sách kế toán liên quan đến nội dung đề tài thực hiện. c) Phương pháp xử lý số liệu - Tổng hợp số liệu bằng cách tiến hành tìm kiếm các phần hành liên quan đến kỹ thuật chọn mẫu tại công ty AAC. - Số liệu được xử lý dưới dạng tiến hành phân tích, đối chiếu giữa quy trình kiểm toán thực tế tại đơn vị thực tập với những quy định ở chuẩn mực cũng như chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. - Phương pháp đối chiếu so sánh để tìm ra khác biệt trong kỹ thuật chọn mẫu của công ty AAC so với cơ sở lý thuyết đã được nêu ra. - Vận dụng kiến thức từ lý thuyết lý luận kết hợp với kinh nghiệm thực tế để có cái nhìn Trườngtổng quát về số liệu cĐạiần phân tích.học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga I.5. Kết cấu của đề tài Cấu trúc của đề tài luận văn gồm có 3 phần chính như sau: Phần I: Đặt vấn đề Trong phần này nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu đề tài, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài của sinh viên thực hiện. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu, gồm có 3 chương gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC Chương 2: Thực trạng công tác chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiếm toán và Kế toán AAC Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1. Khái quát về kiểm toán BCTC và vai trò của chọn mẫu trong kiểm toán BCTC 1.1.1. Sơ lược về mục tiêu của kiểm toán BCTC Kiểm toán BCTC là cuộc kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của BCTC của một đơn vị cũng như việc BCTC có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi hay không. Mục tiêu của kiểm toán BCTC là việc đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kiểm toán hiện hành, có tuân thủ luật, có trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. (Theo giáo trình Kiểm toán dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) Kết quả của kiểm toán BCTC có thể phục vụ cho đơn vị Nhà nước và bên thứ ba, nhưng chủ yếu là phục vụ cho những bên thứ ba như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng v.v để cung cấp cơ sở đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán được sử dụng vì những ý nghĩa mà nó mang lại sau: - Tính đảm bảo tương đối: vì những hạn chế vốn có của một cuộc kiểm toán, KTV có trách nhiệm kiểm tra thông tin tài chính mà doanh nghiệp công bố có trung thực, đúng đắn ở mức hợp lý hay không, mọi cuộc kiểm tra đều mang tính chất tương đối chứ không phải tìm đến một sự chắc chắn. - Tính kinh tế: nhiệm vụ đặt ra cho KTV khi thực hiện một cuộc kiểm toán là hữu hiệu và hiệu quả, bên cạnh mục tiêu hữu hiệu, một cuộc kiểm toán được xem là hiệu quả nếu như lợi ích từ nó mang lại lớn hơn chi phí bỏ ra. Nếu không có chọn mẫu mà tiến hành các thử nghiệm lên 100% nghiệp vụ và số dư thì chi phí sẽ vô cùng lớn. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Tiết kiệm thời gian: thông tin sau cuộc kiểm toán, cụ thể là việc phát hành báo cáo kiểm toán sẽ có ý nghĩa đối với mục đích kiểm toán của từng khách hàng (nộp cho cơ quan thuế, xác minh tình hình tài chính với ngân hàng, ) vì thế nếu tiến hành kiểm tra toàn bộ các số dư và nghiệp vụ trên BCTC mà không sử dụng chọn mẫu thì có thể mục tiêu thời gian sẽ khó đạt được, đồng nghĩa với cuộc kiểm toán nếu không phục vụ nhu cầu của khách hàng thì sẽ không còn có ý nghĩa. Kết luận, chọn mẫu là một công việc cần thiết trong quá trình kiểm toán vì những lợi ích mà nó mang lại đem đến một cuộc kiểm toán có hiệu quả, đối với nhóm kiểm toán và đối với khách hàng kiểm toán. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi cuộc kiểm toán, KTV lựa chọn kỹ thuật chọn mẫu và kiểm tra toàn bộ cho phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố sẽ chi tiết ở các phần sau. 1.2. Khái niệm về chọn mẫu kiểm toán và các khái niệm khác liên quan 1.2.1. Khái niệm về chọn mẫu kiểm toán Theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, VAS 530 – “Lấy mẫu kiểm toán” định nghĩa: “Lấy mẫu kiểm toán (sau đây gọi là “lấy mẫu”): Là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể”. Chọn mẫu trong kiểm toán BCTC là việc áp dụng phương pháp nào đó để có thể chọn ra một nhóm các phần tử và đơn vị (gọi là mẫu) trong một tập hợp các phần tử và đơn vị lớn (gọi là tổng thể) của một số dư tài khoản hay các nghiệp vụ, nhằm mục đích sử dụng các đặc trưng của mẫu để suy rộng ra đặc trưng của toàn bộ tổng thể. Mục tiêu của KTV khi áp dụng phương pháp lấy mẫu kiểm toán là cung cấp cơ sở hợp lý để KTV đưa ra kết luận về tổng thể được lấy mẫu. Trong đó tổng thể là tập hợp tất cả các dữ liệu về một tài khoản hay các nghiệp vụ mà từ đó kiểm toán cần chọn mẫu, để cho ra kết luận về toàn bộ tổng thể Lấy mẫu kiểm toán có thể thực hiện theo hai phương pháp thống kê và phi thống kê. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Nhìn chung, có thể đưa ra khái niệm khái quát về chọn mẫu trong kiểm toán là việc xác định ra các phần tử của một tổng thể để từ đó đánh giá mẫu được lựa chọn nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến về kiểm toán BCTC. 1.2.2. Các thuật ngữ khác liên quan đến chọn mẫu trong kiểm toán 1.2.2.1. Tổng thể (Population) Theo VSA 530, tổng thể là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu nhằm rút ra kết luận về toàn bộ dữ liệu đó. Nói các khác trong kiểm toán, tổng thể là tập hợp toàn bộ các phần tử và đơn vị của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ mà kiểm toán cần xem xét để đi đến một kết luận. Thí dụ như KTV chọn một mẫu gồm 100 nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu trong năm từ một tổng thể gồm có 10.000 nghiệp vụ nhập kho, và sẽ dùng giá trị kiểm toán của mẫu để suy đoán ra giá trị kiểm toán của tổng thể. Hoặc, tổng thể của số dư tài khoản phải trả cho nhà cung cấp là toàn bộ các đối tượng có số dư cuối kỳ tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Theo VSA 530, KTV phải đảm bảo tính phù hợp và đầy đủ của tổng thể. Nghĩa là tổng thể dùng để chọn mẫu phải phù hợp với mục tiêu của kiểm toán và mục đích của lấy mẫu, đồng thời, tổng thể phải đảm bảo được sự đầy đủ để có thể đại diện cho khoản mục được kiểm toán. 1.2.2.2. Đơn vị lấy mẫu (Sampling Unit) Đơn vị lấy mẫu là một phần tử riêng biệt cấu thành nên tổng thể (Theo Chuẩn mực kiểm toán số 530). Ví dụ, các nghiệp vụ phát sinh Nợ của TK 642, các nghiệp vụ phát sinh Có của TK 511 hoặc có thể là các số dư Có của tài khoản phải trả cho nhà cung cấp. Đơn vị lấy mẫu có thể là một đơn vị tiền tệ hay một đơn vị hiện vật. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2.2.3. Cỡ mẫu (sample size) Tập hợp các phần tử được chọn ra từ một tổng thể làm đại diện trong quá trình khảo sát đặc điểm cũng như một dấu hiệu nào đó của tổng thể thì được xem là mẫu. Tổng sổ phần tử mẫu được chọn ra được gọi là kích thước mẫu hay cỡ mẫu. Cỡ mẫu thường khá nhỏ so với toàn bộ tổng thể. Theo VAS 530 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy định “KTV phải đảm bảo rủi ro kiểm toán do áp dụng phương pháp lấy mẫu giảm xuống mức có thể chấp nhận được khi xác định cỡ mẫu. Cỡ mẫu chịu ảnh hưởng bởi mức rủi ro kiểm toán. Rủi ro có thể chấp nhận được càng thấp, thì cỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn. Cỡ mẫu được xác định theo phương pháp thống kê hoặc xét đoán nghề nghiệp của KTV phải khách quan trong mọi trường hợp.” 1.2.2.4. Mẫu đại diệnrepresentative sample) Mẫu đại diện là mẫu mang đặc trưng của tổng thể mà mẫu được chọn ra. Ví dụ, qua đánh giá sơ bộ KSNB, có 10% phiếu nhập kho không có chứng từ kèm theo. Nếu chọn 200 mẫu trong tổng thể 2000 nghiệp vụ nhập kho, thì phát hiện 18 đến 20 phiếu nhập kho không có chứng từ kèm theo, thì mẫu này được đánh giá là mẫu tiêu biểu. 1.3. Rủi ro do chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu 1.3.1. Rủi ro do chọn mẫu (sampling risk) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 530 định nghĩa: “Rủi ro lấy mẫu: Là rủi ro mà kết luận của KTV dựa trên việc kiểm tra mẫu có thể khác so với kết luận đưa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục kiểm toán”. Bất cứ khi nào chọn mẫu thì rủi ro chọn mẫu cũng có thể phát sinh. Nói cách khác, rủi ro chọn mẫu là sự sai khác giữa kết quả chọn mẫu với kết quả thực tế. Rủi ro lấy mẫu có thể dẫn tới hai loại kết luận sai như sau: (Theo VSA 530)  Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả cao hơn so với hiệu quả thực sự của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng không có sai sót trọng yếTrườngu trong khi thực tế lĐạiại có (đố i họcvới kiểm traKinh chi tiết). KTVtế quanHuế tâm chủ yếu Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga đến loại kết luận sai này vì nó ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không phù hợp.  Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả kém hơn so với hiệu quả thực sự của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại không có (đối với kiểm tra chi tiết). Loại kết luận sai này ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì thường dẫn tới các công việc bổ sung để chứng minh rằng kết luận ban đầu là không đúng. Ví dụ, KTV chọn mẫu kiểm tra nghiệp vụ ghi nhận doanh thu bán hàng, sau khi kiểm tra mẫu, KTV đưa ra dự kiến tối đa 2% tổng hoá đơn bán hàng “chưa được phê chuẩn bán theo phương thức trả chậm”. Trong khi đó nếu KTV kiểm tra tất cả doanh thu bán chịu, KTV sẽ thấy tỉ lệ hoá đơn “chưa được phê chuẩn bán theo phương thức trả chậm” chiếm 12%. Như vậy sai lệch giữa tỷ lệ thực tế 12% với tỷ lệ theo kết quả mẫu chọn 2% là sai số chọn mẫu 10%, dẫn đến KTV có thể bỏ qua sai sót trọng yếu của khoản mục được kiểm toán. Rủi ro chọn mẫu có thể giảm bằng cách tăng cỡ mẫu. Nếu tăng kích cỡ mẫu chọn cho tới khi bằng toàn bộ tổng thể thì rủi ro chọn mẫu bằng không. Tuy nhiên, cỡ mẫu tăng lên đồng nghĩa với chi phí kiểm toán tăng lên, do đó, yếu tố cơ bản trong việc chọn mẫu kiểm toán một cách hiệu quả là cần phải cân đối giữa rủi ro chọn mẫu với chi phí do chọn mẫu có kích cỡ lớn. 1.3.2. Rủi ro không do chọn mẫu (nonsampling risk) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 530 định nghĩa: “Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến rủi ro lấy mẫu”. Rủi ro ngoài lấy mẫu bao gồm việc KTV sử dụng các thủ tục kiểm toán không phù hợp hoặc hiểu sai bằng chứng kiểm toán và không nhận diện được sai phạm, nguyên nhân có thể xuất phát trực tiếp từ chính năng lực chuyên môn của KTV, việc KTV áp dụng thủ tục kiểm toán không phù hợp với mục tiêu kiểm toán, hoặc sử dụng Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga đúng thủ tục kiểm toán nhưng không phát hiện ra sai phạm trong mẫu đã chọn do thiếu thận trọng. Các trường hợp rủi ro không do chọn mẫu thường bao gồm:  Thứ nhất, đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng: Một KTV ngay từ đầu đã quan niệm sai lầm rằng chỉ có rất ít những sai phạm trọng yếu trong đối tượng kiểm toán thì sẽ có khuynh hướng giảm thiểu công việc và do đó không phát hiện được các sai phạm.  Thứ hai, đánh giá không đúng về rủi ro kiểm soát: KTV tin rằng hệ thống KSNB hữu hiệu trong việc ngăn chặn và sữa chữa kịp thời các sai phạm nên họ có xu hướng giảm thiểu các thủ tục kiểm toán.  Thứ ba, việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc kiểm toán không hợp lý hoặc có thể KTV mắc sai lầm trong quá trình kiểm toán. Chẳng hạn, KTV tiến hành xác minh các khoản phải thu đã được ghi sổ trong khi mục tiêu là phát hiện các khoản phải thu chưa được ghi sổ. Cụ thể là xem xét chọn mẫu các nghiệp vụ ghi nhận trên sổ sau đó đối chiếu với các chứng từ gốc, trong khi mục tiêu kiểm toán là xem xét liệu doanh thu có được ghi nhận đầy đủ hay không. Rủi ro ngoài chọn mẫu cũng có khả năng khiến cho KTV đưa ra một quyết định sai lầm. Nó cũng tồn tại trong tất cả các phương pháp chọn mẫu. KTV có thể kiểm soát cũng như làm giảm rủi ro không do chọn mẫu đến mức có thể chấp nhập được, bằng việc thực hiện việc lập kế hoạch và theo dõi giám sát việc thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán, ngoài ra còn đánh giá, xem xét liệu thủ tục kiểm toán có thực sự phù hợp với mục tiêu kiểm toán đề ra hay chưa. 1.3.3. Phân biệt rủi ro do chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu KTV luôn cố gắng hết sức để chọn một mẫu đại diện cho tổng thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng có thể xảy ra do không may mắn hoặc do lỗi thuần túy trong phán đoán. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 1.1 - Phân biệt rủi do chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu Rủi ro do chọn mẫu Rủi ro không do chọn mẫu (Sampling Risk) (Non-sampling Risk) Rủi ro mà KTV đưa ra kết luận không Rủi ro mà KTV đưa ra kết luận không chính xác vì mẫu được chọn không đại chính xác vì bất kỳ lý do nào không liên diện cho tổng thể mà từ đó nó được rút ra. quan đến rủi ro lấy mẫu. Phương pháp lấy mẫu thích hợp đã được Kết quả từ sự bất cẩn của KTV (thiếu sự chọn và áp dụng nhưng không phát hiện ra thận trọng đúng mức). sai sót trọng yếu (nghĩa là không may mắn). Xảy ra vì bản chất của lấy mẫu. KTV có Không áp dụng các quy trình hiệu quả thể giảm rủi ro lấy mẫu nhưng không thể hoặc phù hợp. loại bỏ hoàn toàn. Trong cả thử nghiệm kiểm soát và thử Rủi ro không lấy mẫu có thể được giảm nghiệm cơ bản, rủi ro lấy mẫu có thể giảm bằng cách tăng cường năng lực của được bằng cách tăng cỡ mẫu. KTV, thực hiện đứng đắn việc lập kế hoạch kiểm toán, giám sát và soát xét lại quá trình thực hiện kiểm toán. 1.4. Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán Phương pháp chọn mẫu kiểm toán là các quy tắc, cách thức, thủ thuật, các bước mà KTV thực hiện trong quá trình chọn mẫu nhằm chọn ra được mẫu có tính đại diện cao, thu thập được bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục, có thể dùng đặc trưng mẫu đó để suy rộng cho đặc trưng của toàn bộ tổng thể. Có nhiều phương pháp chọn mẫu kiểm toán nhưng nhìn chung người ta phân loại ra chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.4.1. Chọn mẫu thống kê (Statistical sampling) Chọn mẫu thống kê là việc sử dụng công cụ toán học trong việc chọn mẫu để tính kết quả thống kê có hệ thống. Phương pháp này lựa chọn các phần tử vào mẫu một các ngẫu nhiên và sử dụng lý thuyết xác suất thông kê trong việc đánh giá kết quả mẫu. Lấy mẫu thống kê là phương pháp lấy mẫu dựa vào lý thuyết thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả định lượng rủi ro. Lấy mẫu thống kê đòi hỏi các phần tử phải được lựa chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên. Đặc điểm của chọn mẫu thống kê: Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu. Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu bao gồm định lượng rủi ro do chọn mẫu. Lỗi lấy mẫu, còn được gọi là sai sót có thể xảy ra (Further possible misstatements - FPM), có thể được định lượng. Kết quả chọn mẫu là khách quan và có thể xác định được vì chúng là kết quả toán học rõ ràng. Công việc kiểm toán phù hợp hơn (ít có khả năng giảm cỡ mẫu dựa trên ngân sách thời gian). Tránh kiểm toán quá mức. Thông thường đối với phương pháp phi thống kê, KTV có xu hướng kiểm toán quá mức trong trường hợp cỡ mẫu quá nhỏ. Ưu điểm chung phương pháp chọn mẫu thống kê là có thể cho kết quả tốt nếu giữa các đơn vị của tổng thể chung không có gì khác biệt nhau nhiều, cho phép thu được mẫu có tính đại diện cao, có thể suy rộng các kết quả của mẫu cho tổng thể với một sai số xác định. Còn nhược điểm của phương pháp này là nếu tổng thể chung có kết cấu phức tạp thì mẫu sẽ khó đảm bảo tính đại biểu, hơn nữa, đối với các tổng thể lớn có hàng ngàn đơn vị thì việc lập số rút thăm và đặt số hiệu cho từng đơn vị cũng gặp khó khăn. Lưu ý mẫu được chọn ngẫu nhiên là mẫu không có thiên lệch, chứ chưa chắc chắn là một mẫu đại diện cho tổng thể. Cách chọn này vẫn có thể tồn tại rủi ro là mẫu được chọnTrường không chứa đựng nhữngĐại đặc học trưng của tổngKinh thể. tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Có hai phương pháp chọn mẫu thống kê thông dụng là lựa chọn ngẫu nhiên và chọn mẫu hệ thống.  Chọn mẫu ngẫu nhiên (Simple random sample selection) (bao gồm Bảng số ngẫu nhiên, Chương trình chọn số ngẫu nhiên)  Chọn mẫu có hệ thống (Systematic sample selection) 1.4.1.1. Phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên Chọn mẫu ngẫu nhiên nói đơn giản chỉ là một phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu mà nguyên tắc của chọn mẫu ngẫu nhiên là mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội lựa chọn như nhau. Trong một mẫu ngẫu nhiên đơn giản, mọi sự kết hợp có thể của các đơn vị có cơ hội như nhau được bao gồm trong mẫu. KTV sử dụng lấy mẫu ngẫu nhiên đối với tổng thể mẫu khi không cần nhấn mạnh một hoặc nhiều loại tính chất của tổng thể. Ví dụ, giả sử, KTV muốn lấy mẫu kiểm tra nghiệp vụ ghi nhận doanh thu của khách hàng trong năm tài chính. Họ có thể chọn một mẫu ngẫu nhiên đơn giản gồm 60 nghiệp vụ bán hàng, áp dụng thủ tục kiểm toán cho 60 nghiệp vụ này rồi rút ra kết luận về tất cả các nghiệp vụ doanh thu được ghi nhận. Trong chọn mẫu ngẫu nhiên không có sự phân biệt, đối xử giữa các phần tử tổng thể nên chọn mẫu ngẫu nhiên được vận dụng khi các phần tử trong tổng thể được đánh giá là tương đối đồng đều (về khả năng sai phạm, về quy mô ). Tuy nhiên, mẫu được chọn ngẫu nhiên không nhất thiết sẽ là mẫu đại diện vì có khả năng mẫu chọn được không chứa đựng những đặc tính giống như đặc tính của tổng thể. Chọn mẫu ngẫu nhiên có thể được thực hiện với việc sử dụng bảng số ngẫu nhiên hay theo chương trình chọn số ngẫu nhiên của máy vi tính. a) Bảng số ngẫu nhiên Là phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên các bảng số ngẫu nhiên đã được thiết kế sẵn, bao gồm các số độc lập đươc thiết kế thuận lợi để lựa chọn ngẫu nhiên. Bảng nàyTrường được sắp xếp thành Đại các cột họcvà dòng theoKinh kiểu bàn tếcờ, mỗi Huế số ngẫu nhiên Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga gồm năm chữ số thập phân. Bảng số ngẫu nhiên được xây dựng bởi Hiệp hội Thương mại Liên quốc gia Hoa Kỳ. Ví dụ về loại bảng này được trình bày trong phụ lục 01. Việc sắp xếp số ngẫu nhiên chỉ nhằm giúp người sử dụng bảng có thể chọn các số một cách dễ dàng, ngoài ra không có ý nghĩa nào khác. Để sử dụng bảng này, KTV cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Thiết lập sự tương ứng giữa số liệu của bảng và những phần tử trong tổng thể.  Trước hết, nếu các phần tử không được đánh số trước, hoặc đánh số một cách không liên tục, hoặc đánh số theo khác với hệ số thập phân (Thí dụ A-101, B-101 ), KTV phải đánh số thứ tự của tổng thể, nói cách khác là gắn cho mỗi phần tử của tổng thể với một con số duy nhất và từ đó ta có thể có được mối quan hệ giữa các số duy nhất trong tổng thể với bảng số ngẫu nhiên.  Ví dụ khi kiểm tra nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu, kế toán chia thành 12 quyển sổ ghi chép nghiệp vụ từng tháng, mỗi tháng tiến hành đánh số nghiệp vụ ghi nhận bắt đầu từ 01. Như vậy, khi tiến hành chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên, để có con số tương ứng mỗi nghiệp vụ duy nhất, có thể kết hợp số tháng của nghiệp vụ với số thứ tự của nghiệp vụ trên mỗi sổ để có số thứ tự ví dụ là 0101, ,0201, ,1201,  KTV cũng cần xem số lượng chữ số sẽ chọn có phù hợp với hệ thống số của tổng thể hay không. Vì số chữ số trên bảng số ngẫu nhiên là 5 nên khi KTV định lượng số chữ số sẽ chọn của các số hiệu trên bảng số ngẫu nhiên có thể có ba trường hợp xảy ra như sau: . TH1: nếu tổng thể đánh số từ 1 đến 50.000, khi đó quan hệ tương quan 1-1 giữa định lượng đối tượng kiểm toán với các số ngẫu nhiên đã tự thiết lập vì cùng gồm 5 chữ số như nhau. . TH2: nếu KTV chọn một mẫu 100 phần từ từ tổng thể gồm 5.000 phần tử được đánh số từ 1 đến 5.000, ta có các phần tử của tổng thể chỉ có số thứ tự bao gồm 4 chữ số nên KTV quyết định sẽ dùng 4 chữ số đầu của các số hiệu trên bảng số ngẫu nhiên. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga . TH3: nếu KTV chọn mẫu từ tổng thế được đánh số mà có số các chữ số lớn hơn 5, tức lớn hơn số hiệu trên bảng số ngẫu nhiên, khi đó đòi hỏi KTV phải xác định một cột trong bảng làm cột chính và chèn thêm những hàng số ở cột phụ của bảng. Bước 2: Chọn điểm xuất phát và một lộ trình có hệ thống dùng để đọc bảng số ngẫu nhiên  Bảng số ngẫu nhiên bao gồm rất nhiều trang. Để chọn điểm xuất phát, bảng số ngẫu nhiên nên được mở ra một cách ngẫu nhiên và ngẫu nhiên chọn ra một số trong bảng để làm điểm xuất phát.  Chọn một lộ trình có hệ thống dùng để đọc bảng số ngẫu nhiên. KTV chọn lộ trình nào cũng được miễn là lộ trình đó có phải được định trước và áp dụng nhất quán. Việc xác định lộ trình có thể là theo hàng dọc hoặc theo hàng ngang, có thể từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, có thể lộ trình từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái. Việc xác định này toàn quyền quyết định của KTV xong cần được đặt ra từ trước và thống nhất trong toàn bộ quá trình chọn mẫu. Một vấn đề cần phải được đặc biệt quan tâm ở đây là lộ trình chọn mẫu này phải được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán để khi một KTV khác tiến hành soát xét việc chọn mẫu này có thể chọn được mẫu như trên. Để cụ thể hơn, minh họa cho phương pháp sử dụng bảng số ngẫu nhiên bảng số ngẫu nhiên. Giả sử, KTV chọn một mẫu 100 phần tử từ tổng thể gồm 7.000 phần tử được đánh số trước từ 1 đến 7.000. Lúc này KTV không cần đánh lại số của tổng thể, tuy nhiên do các phần tử của tổng thể chỉ có số thứ tự bao gồm 4 chữ số nên KTV quyết định sẽ dùng 4 chữ số đầu của các số hiệu trên bảng số ngẫu nhiên. Sử dụng bảng số ngẫu nhiên ở phụ lục sau (KTV chọn điểm xuất phát ở cột 4, dòng 1.000 theo lộ trình từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Phần tử được chọn đầu tiên sẽ là 3.154, sau đó lần lượt là 5.158, 6.586. Số kế tiếp là 8.293 do vượt ra ngoài khung (các phần tử của tổng thể chỉ đánh số đến 7.000) nên không được chọn. Tiếp theo, KTVTrường tiến hành tiếp tục chọnĐại các phầnhọc tử 1.756, Kinh 850, 6.499, tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Quá trình lựa chọn được tiếp tục cho đến khi đủ 100 phần tử. Nếu trên lộ trình có số liệu nào vượt khung (>7.000), KTV sẽ bỏ qua số liệu đó và chọn số tiếp theo. Trong quá trình sử dụng bảng số ngẫu nhiên, có thể KTV gặp lại trên lộ trình một con số đã xuất hiện một lần và đã được chọn vào mẫu, lúc này sẽ có hai cách để giải quyết: Thứ nhất, KTV có thể áp dụng lấy mẫu không hoàn lại (chọn mẫu không thay thế), nghĩa là không chấp nhận một phần tử có mặt hai lần trong mẫu và bỏ qua số liệu đó để lựa chọn số liệu kế tiếp. Thứ hai, KTV sẽ áp dụng lấy mẫu có hoàn lại (chọn mẫu thay thể), nghĩa là một phần tử có thể có mặt nhiều lần trong mẫu. Lúc này, một lần nữa phần tử đó lại được chọn vào mẫu.  Trong lấy mẫu kiểm toán, cả hai cách trên đều được chấp nhận với các công thức thống kê thích hợp, tuy nhiên lấy mẫu không hoàn lại được sử dụng rộng rãi hơn. Mặc dù chọn mẫu hoàn lại vẫn đảm bảo tính ngẫu nhiên nhưng số lượng phần tử mẫu thực tế khảo sát sẽ giảm đi và lúc đó độ tin cậy của mẫu chọn cũng giảm theo. b) Chương trình chọn số ngẫu nhiên Để giảm nhẹ công việc và tiết kiệm thời gian, người ta đã xây dựng sẵn các chương trình máy tính có khả năng cung cấp một dãy số ngẫu nhiên của một tổng thể, đó là chương trình chọn số ngẫu nhiên mà KTV có thể sử dụng. Đây là phương pháp mà các hãng kiểm toán lớn thường sử dụng, họ thuê hoặc tự xây dựng các chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính nhằm tiết kiệm thời gian và giảm sai sót trong mẫu. Khi kiểm toán viên sử dụng chọn mẫu theo chương trình máy tính, hệ thống cũng thực hiện hai bước đầu tiên như trong chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên là thiết lập con số duy nhất cho từng đối tượng riêng biệt và thiết lập mối quan hệ với các số ngẫu nhiên như đã trình bày ở chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên. Nhưng sự khác biệt ở đây là, bước chọn số ngẫu nhiên lại được thực hiện bởi phần mềm máy tính. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Chọn mẫu bằng chương trình máy vi tính có thể loại bỏ được những số không thích hợp, tự động loại bỏ những phần tử bị trùng lắp và tự động phản ánh kết quả vào giấy tờ làm việc. Ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp này là làm giảm những sai sót chủ quan của con người (rủi ro không do chọn mẫu) trong quá trình chọn mẫu. 1.4.1.2. Chọn mẫu hệ thống Nguyên tắc của phương pháp này là kể từ một điểm xuất phát ngẫu nhiên được chọn, KTV sẽ chọn các phần tử cách nhau theo một khoảng cách cố định gọi là khoảng cách mẫu. Khoảng cố định này được tính bằng cách chia số phần tử cho tổng thể cho số phần tử của mẫu.  Ví dụ, cần kiểm tra trong một tổng thể hóa đơn bán hàng dao động từ số hóa đơn 652 đến 3.151, với mong muốn chọn được mẫu gồm 125 hóa đơn (cỡ mẫu là 125).  Theo đó, KTV tính được khoảng các mẫu là 20 (= )  Đầu tiên, KTV chọn một số ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến 19 (kích thước khoảng) để xác định điểm bắt đầu cho chọn mẫu hệ thống. Nếu số được chọn ngẫu nhiên là 9, phần tử được lựa chọn đầu tiên trong mẫu sẽ là hóa đơn số 661 (tức là hóa đơn số 652 + 9)  Tiếp theo, 124 hóa đơn được chọn còn lại sẽ là: 681 (hóa đơn số 661 + 20) 701 (hóa đơn số 681 + 20) 721 (hóa đơn số 701 + 20) 3.141 (hóa đơn số 3.121 + 20) Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là dễ lựa chọn các phần tử của mẫu. KTV không cần thiết phải đánh số lại tổng thể vì chỉ cần căn cứ trên khoảng cách là có thể chọn các phần tử của mẫu. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một hạn chế lớn là nó có thể cho một mẫu bị thiên lệch nếu các phần tử trong tổng thể không đươc sắp xếp một cách ngẫu nhiên hoàn toàn. Do khi sử dụng phương pháp lựa chọn hệ thống, một khi phần tử đầu tiên trong mẫu được chọn, tất cả các đơn vị khác sẽ được chọn tự động, nghĩa là mỗi đơn vị về sau lại không có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. Điều này không gây ra vấn đề gì nếu sự thiên lệch được phân phối ngẫu nhiên trong toàn bộ tổng thể, nhưng trên thực tế không phải luôn luôn như vậy. Ví dụ: nếu sai sót xảy ra tại một thời điểm nhất định trong tháng hoặc chỉ với một số loại nghiệp vụ giá trị lớn nhất định, một mẫu có hệ thống có thể có khả năng không đại diện cao hơn một mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Thí dụ khác như trong danh mục hàng tồn kho của đơn vị, các mặt hàng được đánh số tận cùng là số 9 là những mặt hàng có giá trị rất cao. Khi đó, nếu áp dụng lấy mẫu hệ thống sẽ thu được một mẫu bị thiên lệch, vì có thể mẫu chỉ bao gồm rất nhiều phần tử có giá trị cao, hoặc chỉ bao gồm các phần tử có giá trị thấp. Vì vậy, trước khi áp dụng lấy mẫu hệ thống, KTV cần xem tổng thể có được sắp xếp ngẫu nhiên hay không. Nếu điều kiện này không được thỏa mãn, KTV cần khắc phục bằng cách sử dụng nhiều điểm xuất phát ngẫu nhiên hoặc là áp dụng một phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên khác. 1.4.2. Lấy mẫu phi thống kê (Non-statistical sampling) Trong lấy mẫu thống kê, dựa vào lý thuyết thống kê để đánh giá kết quả mẫu và đòi hỏi các phần tử phải được lựa chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên. Một phương pháp lấy mẫu không có hai đặc điểm nêu trên được gọi là lấy mẫu phi thống kê. Chọn mẫu phi thống kê hạn chế về việc đánh giá rủi ro của việc chọn mẫu. Vì vậy, kết luận được với tổng thể trên cơ sở căn cứ xét đoán nhiều hơn. Phương pháp chọn mẫu phi thống kê được sử dụng khi: Việc thực hiện lấy mẫu thống kê, tính toán dựa trên công thức toán học là khó khăn về mặt thời gian và kinh phí. Kết luận về tổng thể không cần phải dựa trên sự chính xác, ví dụ như thực hiện thử nghiệmTrường kiểm soát Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga KTV có đầy đủ hiểu biết của bản thân về tổng thể để từ đó chỉ cần dựa vào mẫu áp dụng chọn mẫu phi thống kê để có thể đưa ra kết luận hợp lý về tổng thể. Phương pháp chọn mẫu phi thống kê hiện nay cũng được sử dụng rộng rãi bởi có những ưu điểm sau: Cho phép tiếp cận với các vấn đề có thể không thích hợp hoặc không cần dùng đến phương pháp thống kê. Cho phép KTV có thể phỏng đoán và bỏ qua một số trường hợp cá biệt đòi hỏi đánh giá bằng định lượng về mức độ rủi ro và mức trọng yếu. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV có thể chọn một trong hai phương pháp chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê, tùy theo xét đoán nghề nghiệp của mình. Việc áp dụng phương pháp chọn mẫu phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán. Ví dụ, trong thử nghiệm kiểm soát mục tiêu là tìm ra bản chất và nguyên nhân sai sót trong KSNB các chu trình, chứ không phải xem xét đến tần xuất xảy ra sai sót, nên việc áp dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê thì phù hợp hơn. Có các phương pháp chọn mẫu phi thống kê như sau:  Chọn mẫu tình cờ (Haphazard sample selection)  Chọn mẫu theo khối (Block sample selection)  Chọn mẫu theo xét đoán của KTV 1.4.2.1. Chọn mẫu tình cờ (Lựa chọn bất kỳ) Là phương pháp lựa chọn mà KTV không sử dụng kỹ thuật chọn lựa có hệ thống. Lúc này, các phần tử sẽ được chọn vào mẫu một cách may rủi. Phương pháp này tuy có thể giúp chọn được mẫu đại diện cho tổng thể, nhưng với điều kiện KTV phải cố gắng không sa vào những xu hướng thiên lệch dù có ý thức hoặc vô thức (thí dụ không chọn những phần tử nằm ở vị trí khó thấy hoặc luôn chọn hay luôn tránh những phần tử cuối trang hay đầu trang ). Cần lưu ý rằng, phương pháp này không được sử dụng trong lấy mẫu thống kê. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Việc chọn các phần tử một cách tình cờ sau khi xem lướt qua tổng thể và không xem xét đến các yếu tố khác như nguồn gốc, quy mô hay các đặc trưng khác nhằm duy trì sự không thiên lệch trong việc chọn mẫu. Tuy nhiên, sự không thiên lệch này rất khó được đảm bảo, bởi vì với từng trình độ, kinh nghiệm khác nhau KTV sẽ có sự ưu tiên cho phần tử này hớn là phần tử khác, do sự đào tạo vốn dĩ của KTV và sự thiên vị không chủ ý, một số đơn vị có nhiều khả năng hơn các phần tử khác được đưa vào mẫu và đây cũng chính là một nhược điểm lớn nhất của phương pháp này. 1.4.2.2. Chọn mẫu theo khối Theo VSA 530 – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530: Lấy mẫu kiểm toán, Phụ lục 04 định nghĩa: “Lựa chọn mẫu theo khối là việc lựa chọn một hay nhiều khối phần tử liên tiếp nhau trong một tổng thể. Lựa chọn mẫu theo khối ít khi được sử dụng trong lấy mẫu kiểm toán vì hầu hết các tổng thể đều được kết cấu sao cho các phần tử trong một chuỗi có thể có chung tính chất với nhau nhưng lại khác với các phần tử khác trong tổng thể. Mặc dù trong một số trường hợp, kiểm tra một khối các phần tử cũng là một thủ tục kiểm toán thích hợp, nhưng phương pháp này thường không được sử dụng để lựa chọn các phần tử của mẫu khi KTV dự tính đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể dựa trên mẫu.” Đối với phương pháp chọn mẫu khối (lô), nếu như KTV chọn một mẫu đầu tiên trong khối, thì các phần tử tiếp theo nó sẽ được lựa chọn là điều tất yếu. Ví dụ như kiểm tra 100 nghiệp vụ ghi nhận doanh thu từ sổ nhật ký, KTV có thể chọn 100 nghiệp vụ bán hàng trong tháng 3, sau đó dựa vào kết quả mẫu mà đánh giá cả năm; hoặc chọn ra một mẫu bao gồm tất cả các phiếu chi trong tháng 3 và tháng 8 để kiếm tra nghiệm vụ chi trong năm; Việc chọn mẫu theo khối để kiểm toán các nghiệp vụ, tài sản hoặc khoản mục chỉ được sử dụng khi KTV đã nắm chắc tình hình của đơn vị được kiểm toán hoặc khi số lượng khối hợp lý, vừa đủ. Nếu ít khối được sử dụng, rủi ro lấy mẫu không mang tính đại diện là rất lớn. Ví dụ, giả sử trong ví dụ trước, KTV muốn xem xét nghiệp vụ bán Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga hàng trong năm, thay vì chọn mẫu khối gồm 100 nghiệp vụ bán hàng trong tháng 3, KTV có thể lấy mẫu từ 10 khối 10 từ 10 tháng khác nhau.  Mặc dù lựa chọn mẫu tình cờ và lựa chọn mẫu theo khối có vẻ kém logic hơn các phương pháp chọn mẫu khác, nhưng chúng thường hiệu quả trong các tình huống khi mà chi phí của các phương pháp chọn mẫu phức tạp khác lớn hơn nhiều so với lợi ích thu được từ việc sử dụng các phương pháp đó. 1.4.2.3. Chọn mẫu theo xét đoán Chọn mẫu theo xét đoán là phương pháp mà KTV dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của mình để ưu tiên chọn phần tử nào hơn phần tử nào. KTV chỉ chọn các đối tượng dựa trên tiêu thức mà mình đã xác định trước. Các tiêu thức đó là Các đối tượng có khả năng sai phạm lớn nhất: KTV nhận định một vài đối tượng có khả năng sai phạm rõ ràng như các khoản phải thu, phải trả không có biến động trong năm, hay các khoản ứng trước cho người bán, thì lúc này KTV sẽ kiểm tra chi tiết từng đối tượng này. Nếu kết quả cho thấy những đối tượng này không có sai sót thì từ đó có thể suy rộng ra tổng thể là không có sai sót. Các mẫu có đặc trưng của tổng thể: khi kiểm toán muốn sử dụng mẫu đại diện cho tổng thể thì sẽ dụng tiêu thức này. Ví dụ, kiểm tra các khoản doanh thu, doanh thu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau trong cùng một công ty, hay kiểm tra doanh thu theo tháng Các phần tử có giá trị lớn: việc kiểm tra các phần tử có giá trị lớn sẽ giúp bỏ qua các kết luận sai lầm từ sai sót nhỏ trong các phần tử có giá trị tiền tệ nhỏ. Trong nhiều trường hợp, khi có cỡ mẫu nhỏ hoặc có các tình huống không bình thường thì chọn mẫu theo nhận định sẽ tạo cơ hội tốt cho sự xuất hiện của các mẫu đại diện. Khi chọn mẫu theo nhận định, để gia tăng tính đại diện của mẫu, cần lưu ý:  Nếu có nhiều loại nghiệp vụ trong phạm vi kiểm tra thì mỗi loại nghiệp vụ đều nên có mặt trong mẫu được chọn. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Nếu có nhiều người phụ trách về nghiệp vụ trong kỳ thì mẫu được chọn nên bao gồm nghiệp vụ của mỗi người.  Các nghiệp vụ, khoản mục có số tiền lớn cần được chọn nhiều hơn để kiểm tra. 1.4.3. Kỹ thuật phân nhóm (phân tổ) trong chọn mẫu Khi xem xét các tính chất của tổng thể được lấy mẫu, KTV có thể quyết định sử dụng phương pháp phân nhóm. (Theo Phụ lục 01 của VSA 530: Lấy mẫu kiểm toán) hướng dẫn KTV khi sử dụng kỹ thuật phân nhóm Trước khi tiến hành chọn mẫu, KTV thường thực hiện thủ tục phân tổ. Thủ tục phân tổ trong kiểm toán là việc phân chia tổng thể thành nhiều nhóm, mà các phần tử trong một nhóm sẽ có cũng tiêu thức hay tính chất kinh tế thì được gọi là tổ hay là tầng. Mục tiêu của việc phân nhóm là làm giảm tính biến động của các phần tử trong mỗi nhóm và do đó cho phép giảm cỡ mẫu mà không làm tăng rủi ro lấy mẫu. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong các tổng thể có độ phân tán cao, nghĩa là có chênh lệch lớn giữa giá trị của các phần tử các biệt với giá trị trung bình của tổng thể. Các tổng thể con sẽ được chọn mẫu độc lập và kết quá đánh giá của mẫu cũng được đánh giá một cách độc lập, từ đó có thể suy rộng ra tổng thể. KTV phải xác định một cách rõ ràng, mỗi phần tử chỉ được xếp vào một tổ duy nhất. Với kỹ thuật phân nhóm, các phần tử có giá trị rất lớn hoặc rất nhỏ, những phần tử có đặc trưng khác thường sẽ được tách ra thành các tổng thể con riêng biệt, mỗi tổng thể mới được tạo ra sẽ đồng nhất hơn tổng thể cũ. Điều đó sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc chọn mẫu đại diện cho tổng thể, và từ đó hạn chế rủi ro về chọn mẫu không đại diện đến mức thấp nhất. Bằng cách chọn các phần tử có sự khác biệt vào cùng một tổ, mỗi tổ sẽ chứa đựng các phần tử gần như tương tự nhau. Sau đó KTV sẽ có từng thủ tục phù hợp cho từng tổ. Lúc này, số lượng phần tử phải chọn để đánh giá các tổng thể riêng lẻ sẽ nhỏ hơn số phần tử dùng để đánh giá toàn bộ tổng thể ban đầu. Một ưu điểm khác của kỹ thuật phân nhóm là giúp cho KTV gắn việc chọn mẫu với tính trọng yếu, hoặc các đặc trung khác của các phần tử, đồng thời áp dụng các thủ Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga tục kiểm toán thích hợp cho từng nhóm. Thông thường KTV kiểm tra 100% các nhóm chứa các phần tử trọng yếu, những nhóm còn lại sẽ áp dụng tỷ lệ chọn mẫu thích hợp. Ví dụ, khi chọn mẫu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, KTV sẽ thực hiện phân tổ như sau: Nhóm Quy mô Đặc trưng của tổ Thủ tục 1 8 Chi phí trên 150 triệu Kiểm tra chứng từ 100% 2 50 Chi phí bé hơn 150 triệu lớn hơn Chọn mẫu ngẫu nhiên theo 10 triệu hệ thống 3 30 Chi phí bé hơn 10 triệu Dựa trên bảng số ngẫu nhiên 4 10 Có tài khoản đối ứng bất thường Kiểm tra 100% Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kết quả của các thủ tục kiểm toán áp dụng cho một mẫu chứa các phần tử trong một nhóm chỉ có thể được dự tính cho các phần tử tạo nên nhóm đó. Để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể, KTV cần xem xét rủi ro có sai sót trọng yếu của các nhóm khác tạo nên tổng thể. Ví dụ, 20% số phần tử trong một tổng thể có thể chiếm 90% giá trị của một số dư tài khoản. KTV có thể quyết định kiểm tra một mẫu các phần tử này. KTV đánh giá kết quả của mẫu này và đi đến kết luận về 90% giá trị độc lập với 10% còn lại (có thể lấy thêm một mẫu trên 10% còn lại này hoặc sử dụng các phương pháp khác để thu thập bằng chứng kiểm toán, hoặc có thể coi 10% còn lại này là không trọng yếu). 1.5. Quy trình lấy mẫu kiểm toán Căn cứ theo VSA 530, các nội dung cơ bản quy trình lấy mẫu kiểm toán như sau: Thiết kế mẫu Xác định cỡ mẫu Lựa chọn các phần tử của mẫu Thực hiện các thủ tục kiểm toán XemTrường xét bản chất và nguyênĐại nhân học của sai sótKinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Dự đoán sai sót của tổng thể Đánh giá kết quả mẫu 1.5.1. Thiết kế mẫu Để có được một mẫu phù hợp, KTV cần nghiên cứu kỹ mục tiêu của thủ tục kiểm toán và các tính chất của tổng thể được lấy mẫu, từ đó xác định sai phạm và tổng thể Xác định sai phạm là nêu cụ thể những tình huống nào có thể đươc xem là một sai phạm trong thử nghiệm đang xem xét. Việc xem xét nội dung của bằng chứng kiểm toán thu thập được và hoàn cảnh xảy ra sai lệch hay sai sót hoặc các tính chất khác liên quan tới bằng chứng kiểm toán đó sẽ giúp KTV xác định như thế nào là sai lệch hay sai sót Có những nhầm lẫn hoặc gian lận không được xem là sai phạm đối với thử nghiệm đang được tiến hành khi nhầm lẫn hoặc gian lận đó không liên quan hoặc không ảnh hưởng đến mục tiêu của thử nghiệm. Thí dụ, khi kiểm tra chi tiết về tính hiện hữu của các khoản phải thu bằng cách gửi thư xác nhận, có những sai sót sẽ không được coi là sai phạm khi kiểm tra và đánh giá kết quả mẫu, như là: Số liệu của khách hàng và của đơn vị khác nhau vì khách hàng trả tiền trước ngày khóa sổ nhưng đơn vị chỉ nhận tiền sau ngày khóa sổ. Sai sót này không ảnh hưởng mục hiêu sự hiện hữu của khoản nợ phải thu. Việc hạch toán nhầm tài khoản phải thu từ khách hàng này sang khách hàng khác. Sai sót này có thể không ảnh hưởng đến tổng nợ phải thu và do đó không liên quan đến mục tiêu của thử nghiệm đang tiến hành, mặc dù đó có thể là đối tượng quan tâm của một thủ tục kiểm toán khác như xem xét về việc lập dự phòng phải thu khó đòi. Xác định tổng thể là xác định toàn bộ dữ liệu mà từ đó KTV lấy mẫu có thể đi đến một kết luận. KTV cần xem xét mục tiêu thử nghiệm để chọn được tổng thể phù hợp với mục tiêu. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thí dụ nếu mục tiêu của thử nghiệm là xem các khoản phải trả có hiện hữu trong thực tế hay không thì tổng thể được chọn là danh sách các khoản phải trả mà đơn vị báo cáo. Ngược lại, khi thử nghiệm xem các khoản phải trả có đầy đủ không, lúc này tổng thể không phải là danh sách các khoản phải trả, mà sẽ là các khoản chi trả sau ngày khóa sổ, những hóa đơn chưa thanh toán, các giấy báo của nhà cung cấp, những phiếu nhập chưa có hóa đơn Chúng có thể cung cấp bằng chứng về những khoản phải trả không được ghi chép. Ngoài ra, KTV cần lưu ý tính đầy đủ của tổng thể. Thí dụ nếu KTV định chọn các phiếu chi từ một hồ sơ lưu thì không thể đưa ra kết luận cho toàn bộ phiếu chi trong kỳ, trừ khi KTV tin chắc rằng hồ sơ lưu đó đã bao gồm tất cả các phiếu chi trong kỳ. Tương tự, nếu KTV có ý định sử dụng mẫu để đưa ra kết luận về hoạt động của hệ thống KSNB trong kỳ báo cáo, tổng thể cần bao gồm các phần tử liên quan trong suốt kỳ đó. Xác định đúng tổng thể có ý nghĩa quan trọng vì kết luận kiểm toán chỉ có thể được đưa ra cho tổng thể mà từ đó mẫu được chọn ra. Chẳng hạn, những bằng chứng thu được từ một mẫu gồm các hóa đơn bán hàng đã được ghi sổ không thể sử dụng để đưa ra kết luận về tính hiện hữu của doanh thu, bởi vì các thủ tục kiểm toán liên quan đến mục tiêu hiện hữu của doanh thu chỉ có thể kiểm tra bằng cách chọn ra từ tổng thể gồm tập hợp các vận đơn (hóa đơn vận chuyển) vì đó mới là minh chứng cho số hàng thực xuất bán. 1.5.2. Xác định cỡ mẫu Cỡ mẫu là số lượng các phần tử trong tổng thể được lựa chọn theo một tiêu thức nhất định vào mẫu để kiểm tra. Để xác định cỡ mẫu, KTV phải xem xét rủi ro lấy mẫu đã giảm xuống mức có thể chấp nhận được hay chưa. Cỡ mẫu chịu ảnh hưởng bởi mức rủi ro lấy mẫu mà KTV xét thấy chấp nhận được càng thấp, cỡ mẫu cần thiết sẽ phải càng lớn. Theo VSA 530 quy định về việc xác định cỡ mẫu Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Đối với thử nghiệm kiểm soát: khi xem xét các tính chất của một tổng thể, KTV cần đánh giá tỷ lệ sai lệch kỳ vọng dựa trên hiểu biết của KTV về các kiểm soát liên quan hoặc dựa trên việc kiểm tra một số ít các phần tử trong tổng thể, đánh giá này nhằm thiết kế mẫu và xác định cỡ mẫu. Ví dụ, nếu tỷ lệ sai lệch kỳ vọng cao hơn mức có thể chấp nhận được, KTV thường quyết định không tiến hành các thử nghiệm kiểm soát.  Đối với kiểm tra chi tiết: KTV cần đánh giá sai sót dự kiến của tổng thể. Nếu mức sai sót dự kiến là cao, KTV có thể phải kiểm tra 100% số phần tử hoặc sử dụng cỡ mẫu lớn khi thực hiện kiểm tra chi tiết Cỡ mẫu có thể được xác định bằng cách áp dụng công thức thống kê hoặc thông qua xét đoán nghề nghiệp một cách khách quan trong mọi trường hợp. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 về Lấy mẫu kiểm toán nêu ra các ảnh hưởng đặc trưng của các yếu tố khác nhau tới việc xác định cỡ mẫu. Trong các hoàn cảnh giống nhau, ảnh hưởng của các yếu tố lên cỡ mẫu sẽ tương tự nhau cho dù lựa chọn phương pháp thống kê hay phi thống kê. 1.5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới cỡ mẫu trong thử nghiệm kiểm soát Bảng 1.2 - Các yếu tố ảnh hưởng tới cỡ mẫu trong thử nghiệm kiểm soát (phụ lục 02 trong VSA 530) Yếu tố Cỡ mẫu Giải thích Mức độ xem xét Tăng Mức độ đảm bảo mà kiểm toán viên dự định đạt được từ của kiểm toán viên tính hữu hiệu của các kiểm soát càng cao thì rủi ro có đối với các kiểm sai sót trọng yếu mà kiểm toán viên đánh giá càng thấp soát liên quan khi và do đó cỡ mẫu cần thiết càng lớn. Khi đánh giá về rủi đánh giá rủi ro ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, nếu kiểm tăng lên toán viên kỳ vọng về tính hữu hiệu của các kiểm soát, kiểm toán viên cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Mức độ tin tưởng của kiểm toán viên đối với tính hữu hiệu của các kiểm soát càng cao thì phạm vi thử nghiệm Trường Đạikiểm soáthọc càng lớn Kinh (và do đó, ctếỡ mẫu Huếsẽ tăng lên). Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Tỷ lệ sai lệch có Giảm Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua càng thấp thì cỡ mẫu cần thể bỏ qua tăng lên thiết càng lớn. Tỷ lệ sai lệch dự Tăng Tỷ lệ sai lệch dự kiến càng cao thì cỡ mẫu cần thiết kiến của tổng thể càng lớn để kiểm toán viên có thể đưa ra ước tính hợp được kiểm tra tăng lý về tỷ lệ sai lệch thực tế. Các yếu tố ảnh hưởng tới lên việc kiểm toán viên xác định tỷ lệ sai lệch dự kiến của tổng thể bao gồm: hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán (đặc biệt là các thủ tục đánh giá rủi ro được thực hiện để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ), những thay đổi về nhân sự hoặc thay đổi trong kiểm soát nội bộ, kết quả của các thủ tục kiểm toán đã áp dụng trong các kỳ trước và kết quả của các thủ tục kiểm toán khác. Nếu tỷ lệ sai lệch kiểm soát dự kiến là cao thì thường khó có khả năng làm giảm được rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá. Mức độ đảm bảo Tăng Mức độ đảm bảo mà kiểm toán viên mong muốn về mà kiểm toán viên việc kết quả mẫu phản ánh chân thực tỷ lệ sai lệch thực mong muốn về tế của tổng thể càng lớn thì cỡ mẫu cần thiết càng lớn. việc tỷ lệ sai lệch thực tế của tổng thể không vượt quá tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua tăng lên Số lượng đơn vị Ảnh Đối với các tổng thể lớn, số lượng phần tử thực tế trong lấy mẫu trong tổng hưởng tổng thể hầu như không có ảnh hưởng đến cỡ mẫu. Tuy thể tăng không nhiên, đối với các tổng thể nhỏ, lấy mẫu kiểm toán có đáng kể thể không hiệu quả bằng các phương pháp thay thế khác để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.5.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu trong kiểm tra chi tiết Bảng 1.3 - Các yếu tố ảnh hưởng tới cỡ mẫu trong kiểm tra chi tiết (phụ lục 03 trong VSA 530) Yếu tố Cỡ mẫu Diễn giải/giải thích Đánh giá của kiểm Tăng Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng toán viên về rủi ro yếu càng cao thì cỡ mẫu cần thiết càng lớn. Đánh giá có sai sót trọng của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu chịu yếu tăng lên ảnh hưởng của rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Ví dụ, nếu không thực hiện thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên không thể giảm việc đánh giá rủi ro đối với tính hữu hiệu của các kiểm soát nội bộ liên quan đến cơ sở dẫn liệu cụ thể. Do đó, để giảm rủi ro kiểm toán xuống một mức thấp có thể chấp nhận được, kiểm toán viên cần một mức rủi ro phát hiện thấp và sẽ dựa nhiều hơn vào các thử nghiệm cơ bản. Kiểm toán viên càng thu thập được nhiều bằng chứng kiểm toán từ kiểm tra chi tiết (nghĩa là rủi ro phát hiện càng thấp) thì cỡ mẫu cần thiết càng lớn. Việc sử dụng các Giảm Kiểm toán viên càng dựa nhiều hơn vào các thử nghiệm thử nghiệm cơ bản cơ bản khác (kiểm tra chi tiết hoặc các thủ tục phân tích khác cho cùng một cơ bản) để giảm rủi ro phát hiện liên quan đến một tổng cơ sở dẫn liệu tăng thể cụ thể xuống một mức thấp có thể chấp nhận được lên thì mức độ đảm bảo mà kiểm toán viên đặt ra đối với việc lấy mẫu càng thấp và do đó cỡ mẫu có thể càng nhỏ. Sai sót có thể bỏ Giảm Sai sót có thể bỏ qua càng thấp thì cỡ mẫu cần thiết qua tăng lên càng lớn. Số liệu Trường sai sót mà Tăng ĐạiSố liệu học sai sót m àKinh kiểm toán vitếên d ựHuế kiến sẽ phát hiện Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga kiểm toán viên dự trong tổng thể càng lớn thì cỡ mẫu cần thiết càng lớn để kiến sẽ phát hiện có thể đưa ra một ước tính hợp lý về số liệu sai sót thực trong tổng thể tăng tế của tổng thể. Các yếu tố liên quan đến việc xem xét lên của kiểm toán viên về số liệu sai sót dự kiến bao gồm: mức độ chủ quan trong việc xác định các giá trị, kết quả của các thủ tục đánh giá rủi ro, kết quả của thử nghiệm kiểm soát, kết quả của các thủ tục kiểm toán đã áp dụng trong các kỳ trước, và kết quả của các thử nghiệm cơ bản khác. Phân nhóm tổng Giảm Việc phân nhóm tổng thể có thể hữu ích khi có khác thể khi thích hợp biệt lớn về giá trị các phần tử trong tổng thể. Khi một tổng thể có thể được phân nhóm thích hợp thì tổng cỡ mẫu của các nhóm sẽ thường nhỏ hơn cỡ mẫu cần thiết để đạt được một mức độ rủi ro lấy mẫu nhất định, nếu so với trường hợp lấy mẫu từ toàn bộ tổng thể. Số lượng đơn vị Ảnh Đối với các tổng thể lớn, số lượng phần tử thực tế của lấy mẫu trong tổng hưởng tổng thể không có ảnh hưởng đáng kể đến cỡ mẫu. Vì thể không thế, đối với các tổng thể nhỏ, lấy mẫu kiểm toán thường đáng kể không hiệu quả bằng các phương pháp thay thế khác để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. (Tuy nhiên, khi lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ, nếu giá trị của tổng thể tăng thì cỡ mẫu sẽ tăng, trừ khi việc này được bù trừ bằng một sự tăng lên tương ứng của mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính (và, nếu phù hợp, mức hoặc các mức trọng yếu đối với các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh cụ thể)). (Nguồn: Phụ Lục 02, 03 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530) Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.5.3. Lựa chọn các phần tử của mẫu KTV cần phải lựa chọn các phần tử của mẫu sao cho mọi đơn vị lấy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội được chọn. Những phương pháp lựa chọn được áp dụng phổ biến là: - Lựa chọn ngẫu nhiên (Bảng số ngẫu nhiên, Chương trình chọn số ngẫu nhiên). - Lựa chọn hệ thống - Lựa chọn tình cờ - Lựa chọn theo khối Những phương pháp chọn mẫu này đã được trình bày chi tiết ở mục 1.4. 1.5.4. Thực hiện các thủ tục kiểm toán KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp với những mục tiêu thử nghiệm cụ thể cho từng phần tử được chọn. Nếu phần tử được chọn không phù hợp với việc áp dụng các thủ tục, thủ tục đó phải được thực hiện trên một phần tử thay thế. Thí dụ, khi gửi thư xác nhận về khoản Nợ phải thu khách hàng nhưng không nhận được hồi âm, KTV có thể kiểm tra khoản tiền thu được sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC cùng với bằng chứng về nguồn gốc và mục đích thanh toán của các khoản tiền đó. Tuy nhiên, đôi khi KTV có thể không áp dụng được những thủ tục kiểm toán đã dự dịnh cho phần tử được chọn vì các chứng từ có liên quan đã bị thất lạc. Lúc này, vì những thủ tục thay thế thích hợp không thể thực hiện được, nên KTV có thể xem đây là một sai sót. 1.8.5. Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót KTV cần xem xét kết quả mẫu, bản chất và nguyên nhân của mọi sai sót được phát hiện, cũng như ảnh hưởng có thể có của nó đối với từng mục tiêu kiểm toán cụ Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga thể và những phần việc khác của cuộc kiểm toán. Ngay cả đối với các thử nghiệm kiểm soát, dù thử nghiệm chủ yếu liên quan đến việc đánh giá về sự hữu hiệu của KSNB, KTV cũng cần xem xét các vấn đề sau: - Ảnh hưởng trực tiếp của sai sót được phát hiện đến BCTC. - Sự hữu hiệu của KSNB và ảnh hưởng của nó đến phương pháp kiểm toán. Ngoài ra, khi phân tích những sai sót đã được phát hiện, KTV cần nhận xét xem giữa chúng có đặc điểm chung nào hay không. Chẳng hạn, chúng cùng một loại nghiệp vụ, hay cùng địa điểm, hoặc một dây chuyền sản xuất hay cùng một thời kỳ. Nếu rơi vào những trường hợp đó, KTV có thể cần chọn mọi phần tử của tổng thể có cùng đặc điểm để mở rộng phạm vi kiểm tra. Ngoài ra, vì chúng được lặp lại, nên những sai sót này có thể là do cố ý và cho thấy khả năng là gian lận. KTV cũng cần chú ý những trường hợp sai sót có tính cá biệt. Đó là sai sót phát sinh từ một sự kiện riêng lẻ và không lặp lại, trừ khi xảy ra những tình huống đặc biệt, nghĩa là sai sót này không đại diện cho những sai sót trong tổng thể. Để có thể kết luận sai sót là cá biệt, KTV cần phải có những thủ tục bổ sung thích hợp. Thí dụ, khi tìm thấy sai sót ở một chi nhánh là đã sử dụng sai công thức tính toán hàng tồn kho, để xem đây là một sai sót cá biệt, KTV cần kiểm tra để đảm bảo rằng ở các chi nhành khác thì công thức đã được sử dụng đúng. 1.5.6. Dự đoán sai sót cho tổng thể Việc dự đoán sai sót của tổng thể chỉ cần thực hiện trong kiểm tra chi tiết. Đối với thử nghiệm kiểm soát, không cần phải dự đoán sai lệch của tổng thể vì tỷ lệ sai lệch của mẫu cũng là tỷ lệ sai lệch dự đoán của toàn bộ tổng thể. Theo VSA 530 yêu cầu: “Đối với kiểm tra chi tiết, KTV phải dự tính sai sót trong tổng thể dựa trên giá trị của sai sót phát hiện trong mẫu”. Khi dự đoán sai sót của tổng thể, KTV cần phải chú ý những vấn đề sau: Các sai sót cá biệt cần phải loại trừ trước khi dự đoán sai sót của tổng thể. Tuy nhiên, nếu ảnh hưởng của chúng vẫn chưa được điều chỉnh thì sau đó Trườngcần nó xem xét bên Đại cạnh sai sóthọc dự đoán Kinh của tổng thể. tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Trong trường hợp có phân nhóm, sai sót dự đoán được tính riêng cho từng nhóm. Sau đó sai sót dự đoán của từng nhóm sẽ được cộng với sai sót cá biệt (nếu có) của từng nhóm rồi mới tổng hợp chung cho mọi nhóm để xem xét về tổng sai sót có thể xảy ra cho toàn bộ tổng thể. 1.5.7. Đánh giá kết quả mẫu Ở giai đoạn này, KTV phải đánh giá: (a) Kết quả của mẫu (b) Liệu việc lấy mẫu kiểm toán có cung cấp đủ cơ sở hợp lý cho các kết luận về tổng thể đã được kiểm tra hay không KTV cần đánh giá kết quả mẫu để kết luận xem đánh giá ban đầu về tính chất của tổng thể là đúng hay cần được điều chỉnh cho phù hợp. Đối với thử nghiệm kiểm soát, tỷ lệ sai lệch của mẫu cao hơn so với dự tính có thể làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá, trừ khi KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán khác hỗ trợ cho đánh giá ban đầu. Đối với kiểm tra chi tiết, nếu mức sai sót trong một mẫu cao hơn so với dự tính, KTV có thể kết luận rằng một nhóm giao dịch hoặc số dư có sai sót trọng yếu mà không có các bằng chứng kiểm toán khác chứng minh rằng không tồn tại sai sót trọng yếu nào. Để đánh giá kết quả mẫu đối với kiểm tra chi tiết, KTV cần dự tính sai sót cho tổng thể. Sai sót dự tính cho tổng thể thường được tính trên tổng giá trị của sai sót dự tính cộng với sai sót cá biệt (nếu có). Nếu sai sót dự tính tổng thể vượt quá mức sai sót có thể bỏ qua thì mẫu được chọn không cung cấp được cơ sở hợp lý cho các kết luận của KTV về tổng thể đã được kiểm tra. Tương tự, nếu sai sót tổng thể dự tính lớn hơn mức sai sót mà KTV đã dự kiến khi xác định cỡ mẫu, KTV có thể kết luận rằng rủi ro lấy mẫu là không thể chấp nhận được do sai sót thực tế của tổng thể đã vượt quá sai sót có thể bỏ qua. Việc xem xét kết quả của các thủ tục kiểm toán khác giúp KTV đánh giá rủi ro do sai sót thực tế của tổng thể vượt quá sai sót có thể bỏ qua và rủi ro này có Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga thể giảm đi nếu KTV thu thập được thêm bằng chứng kiểm toán. (Theo hướng dẫn đoạn A22 - VSA 530) Nếu KTV kết luận rằng việc lấy mẫu kiểm toán chưa cung cấp được cơ sở hợp lý cho các kết luận về tổng thể đã được kiểm tra, khi đó KTV cần thực hiện một trong các biện pháp sau hoặc kết hợp sử dụng chúng với nhau: Đề nghị Ban giám đốc điều tra về những sai sót đã phát hiện được cùng với các sai sót khác có thể xảy ra và thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Điều chỉnh kế hoạch kiểm toán. Thí dụ, trong thử nghiệm kiểm soát, KTV mở rộng cỡ mẫu, thử nghiệm đối với thủ tục kiểm soát thay thế hoặc bổ sung thử nghiệm cơ bản có liên quan. Nếu sai sót tổng thể dự tính gần mức sai sót có thể bỏ qua thì sai sót thực tế của tổng thể càng có nhiều khả năng vượt quá mức sai sót có thể bỏ qua. Việc xem xét kết quả của các thủ tục kiểm toán khác giúp KTV đánh giá rủi ro do sai sót thực tế của tổng thể vượt quá sai sót có thể bỏ qua và rủi ro này có thể giảm đi nếu KTV thu thập được thêm bằng chứng kiểm toán. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và kế toán AAC Tên viết tắt : Công ty AAC Tên giao dịch bằng tiếng Anh: AAC Auditing and Accounting Co., Ltd. Trụ sở chính : 78 – 80 30 tháng 4, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng Chi nhánh 1 : Tầng 4, tòa nhà Hoàng Đan, Q1,Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh 2 : Tầng 6, Tòa nhà Việt Á, Số 9 phố Duy Tân, Hà Nội Vốn điều lệ : 2.1 tỷ Điện thoại : (84) 0236 3655 886 Fax : (84) 0236 3655 887 E-mail : aac@dng.vnn.vn Website : Công ty TNHH Kiểm toán.và Kế toán AAC, trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ.Tài chính, thành lập từ năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. AAC là công ty kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập dựa trên cơ sở quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01/04/1993 và Quyết định số 106/TC - BTC ngày 13/02/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tiền thân là công ty Kiểm toán - DAC, trên cơ sở sáp nhập hai chi nhánh hai công ty kiểm toán từ năm 1991: Chi nhánh công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và chi nhánh công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toánTrường (AASC) tại khu vĐạiực miền trunghọc và Tây Kinh Nguyên. Đtếể phù Huế hợp với sự phát Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga triển của công ty, ngày 6/9/200 bộ Tài Chính đã đưa ra quyết định số 139/2000/QĐ- BTC đổi tên công ty từ “ Công ty kiểm toán Đà Nẵng- DAC” thành tên “ Công ty kiểm toán và kế toán AAC”. Ngoài ra, công ty cũng chuyển đổi loại hình kinh doanh từ công ty doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn Kế toán và Kiểm toán AAC. Công ty hoạt động trên phạm vi cả nước, thực hiện kiểm toán ở hầu hết các ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế, cũng như các ngành có quy chê riêng trong việc lựa chọn kiểm toán độc lập có điều kiện như những tổ chức niêm yết trên sàn chứng khoán giao dịch. Năm 2007, công ty được Uỷ ban chứng khoán Việt Nam cấp phép số số 02/2008/QĐ-UBCK ngày 02/01/2008 về việc đủ điều kiện để phát hành báo cáo kiểm toán cho các công ty niêm yết, kinh doanh chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “Thương mại dịch vụ - Top Trade Services”. Năm 2009, AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”. Tháng 10/2009, AAC được Hiệp hội kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), trung tâm thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC), Công ty Cổ phần truyền thông Tài chính Chứng khoán Việt Nam (VNSF media), Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VICS), Công ty Cổ phần Văn hóa Thông tin Thăng Long (TIC.media) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín”. Từ nhiều năm nay, AAC được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đủ điều kiện để kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Từ tháng 9 năm 2008, AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 320 công ty thành viên với hơn 750 văn phòng, 2.000 partners và 18.000 nhân viên, hiện diện tại 87 quốc gia trên toàn cầu. AAC được hưởng tất cả mọi quyền lợi với tư cách là thành viên của PrimeGlobal. Từ khi trở thành thành viên đến nay, AAC đã nhiều lần được PrimeGlobal huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (tại văn phòng AAC và tại các nước khác cùng với các thành viên khác trong khu vực và quốc tế). Các file hồ sơ kiểm toán và dịch vụ tư vấn đều được PrimeGlobal kiểm tra định kỳ 2 lần/năm. AAC phải ký vào cam kết chung của PrimeGlobal quốc tế về nghĩa vụ và trách nhiệm với tư cách là hãng thành viên. Trong thời gian qua, AAC đã nhận được giới thiệu khách hàng (chuyển giao) từ PrimeGlobal. 2.1.2. Châm ngôn hoạt động và tầm nhìn AAC * Châm ngôn hoạt động AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từng dịch vụ” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các giao kết dịch vụ. AAC giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC còn nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Công ty AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. * Tầm nhìn AAC Trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng đầu tại Việt Nam là mục tiêu chiến lược của AAC. Với đội ngũ lãnh đạo có năng lực và giàu tâm huyết, AAC camTrường kết sẽ nỗ lực tối Đạiđa để mang học lại cho kháchKinh hàng nhtếững Huếgiá trị đích thực Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga trong từng dịch vụ do AAC cung cấp. AAC đang thực hiện những bước đi vững chắc nhằm phát triển một thương hiệu uy tín, chất lượng; đáp ứng tốt nhất sự tin tưởng và kỳ vọng của quý khách hàng trong các giao kết dịch vụ với AAC. Ngoài ra, AAC luôn quan tâm đến việc xây dựng một môi trường làm việc và văn hóa công ty hiện đại; xứng đáng là lựa chọn hàng đầu của những người có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt trong việc phát triển tài năng và nghề nghiệp tại AAC. 2.1.3. Tình hình nguồn lực tại AAC * Tình hình nhân sự Tại AAC với phương châm xem đội ngũ cán bộ nhân viên là tài sản quý giá nhất của công ty. AAC cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả cán bộ nhân viên công ty trong công việc, học tập cũng như trong định hướng phát triển nghề nghiệp. AAC hiện có đội ngũ hơn 170 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ ). * Tình hình tài chính (Đơn vị tính: triệu VND) Tổng doanh thu: 50.278.562.548 Lợi nhuận sau thuế: 1.380.036.495 Các khoản thuế phải nộp NSNN: 6.384.664.311 Trong đó: Thuế thu nhập doanh nghiệp 360.217.809 * Tình hình trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp Số dư ngày 01/01/2018 1.966.774.115 Số trích lập quỹ trong năm 2018 251.392.813 Số dư ngày 31/12/2018 1.966.774.115 (Nguồn: Báo cáo minh bạch công ty AAC năm 2018 cập nhật 02/04/2019) Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.4. Dịch vụ và chính sách phục vụ của công ty * Các dịch vụ kế toán kiểm toán được cung cấp từ công ty Công ty kiểm toán AAC được cấp phép hoạt động trong nhiều lĩnh vực về cung cấp dịch vụ kiếm toán và kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính đầu tư và bên cạnh đó công ty còn kinh doanh về lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng. Các loại hình dịch vụ cung cấp được chia thành: Dịch vụ kiểm toán Cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập luôn là thế mạnh của AAC. Các thủ tục và quy trình kiểm toán của AAC được thiết kế và áp dụng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động và môi trường của quý khách hàng. Bên cạnh đó, với đội ngũ KTV, chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, AAC đảm bảo cung cấp những tư vấn thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như việc lựa chọn và ra các quyết định đầu tư phù hợp. Các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán của AAC bao gồm: - Kiểm toán BCTC; - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; - Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế; - KiểmTrường toán hoạt động; Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Kiểm toán tuân thủ; - Kiểm toán nội bộ; - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước; - Các dịch vụ khác về kiểm toán. o Dịch vụ tư vấn thuế Hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở trong tình trạng thay đổi không ngừng, hệ thống các sắc thuế của Việt Nam vẫn còn khá phức tạp và công tác thực thi vẫn chưa ổn định, các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần phải nắm rõ không chỉ các luật thuế mà cả cách thức các cơ quan thuế diễn giải và vận dụng các quy định của luật thuế. AAC nhận thức sâu sắc về các quyền lợi của khách hàng, hiểu rõ sự phức tạp của các vấn đề về thuế. Công việc của AAC là thường xuyên cập nhật và nắm bắt kịp thời các thay đổi trong chính sách thuế, tài chính, kế toán, pháp luật kinh doanh tại Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế nhằm cung cấp cho khách hàng các giải pháp thuế phù hợp và hiệu quả nhất. Mục tiêu của AAC là mang những hiểu biết và kiến thức của mình phục vụ cho lợi ích của khách hàng, hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong từng giao kết dịch vụ. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm, AAC phục vụ khách hàng những dịch vụ về thuế sau đây: - Tư vấn thuế trọn gói; - Soát xét và đánh giá việc tuân thủ nghĩa vụ thuế; - Tư vấn kê khai và quyết toán thuế; - Tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế hai lần; - Lập kế hoạch và cấu trúc thuế; - Tư vấn về các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng tương lai, các quyết định tài chính; - Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế; Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Các dịch vụ tư vấn khác về thuế. o Dịch vụ kế toán Hệ thống pháp luật về kế toán và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện và dần hội nhập với các thông lệ kế toán quốc tế. Việc thường xuyên cập nhật và phản ánh kịp thời các thay đổi trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam là không hề đơn giản. Trong một số trường hợp vận dụng cụ thể, các công ty cần có sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo các thông tin tài chính - kế toán thật sự phù hợp và đáng tin cậy cho các quyết định kinh doanh. AAC hỗ trợ khách hàng trong công tác kế toán với các dịch vụ chuyên ngành sau đây: - Ghi chép và giữ sổ kế toán; - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; - Tư vấn lập BCTC; - Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS; - Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán; - Các dịch vụ khác về kế toán. o Dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư AAC mang đến cho các nhà quản lý và đầu tư nhiều lựa chọn về dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Điều này cho phép những người quản lý, nhà đầu tư và các bên hữu quan có được những lựa chọn phù hợp, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của luật pháp và khả năng mang lại lợi ích của các quyết định đầu tư. Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư của AAC bao gồm: - Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp; - Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ; - Dịch vụ định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp; - Soát xét các BCTC cho mục đích mua bán – sáp nhập; - ThẩmTrường định tình hình tài chínhĐại và giá học trị tài sản Kinhtrong tranh chấp,tế tàiHuế phán; Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Tư vấn thủ tục mua bán, giải thể doanh nghiệp; - Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác. o Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng Các dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng của AAC bao gồm: - Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng; - Đào tạo KTV nội bộ; - Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán; - Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán; - Các khóa học về thuế; - Hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển kế toán viên, KTV nội bộ; - Dịch vụ đăng ký giấy phép lao động và tiền lương; - Các dịch vụ đào tạo khác theo yêu cầu. * Chính sách phục vụ của công ty Phương châm phục vụ của AAC là luôn quan tâm đến quyền lợi thiết thực của quý khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Luôn sát cánh cũng với quý khách hàng và kịp thời cung cấp các ý kiến tư vấn, các giải pháp tối ưu cho quý khách trong công tác quản lý và điều hành. Các dịch vụ chuyên ngành của AAC được xây dựng trên nền tảng: - Sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm ngành nghề, môi trường đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp; - Đội ngũ nhân viên có trình độ, được đào tạo bài bản và giàu tâm huyết; - Các quy trình nghiệp vụ được thiết kế và biên soạn phù hợp với khuôn khổ pháp lý và các yêu cầu mang tính kỹ thuật của từng dịch vụ; Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Sự kết hợp linh hoạt giữa kiến thức và kinh nghiệm, giữa phương tiện kỹ thuật hiện đại và khả năng xét đoán mang tính nghề nghiệp của các chuyên gia kiểm toán và tư vấn. 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Công ty phân chia tổ chức các phòng ban trên cơ sở dựa theo mục đích phục vụ khách hàng, mỗi phòng có nhiệm vụ cung cấp loại hình dịch vụ cho khách hàng, với mục tiêu nầng cao chất lượng dịch vụ từ sự chuyên môn hóa trong công việc cũng như trong quản lý hoạt động. Tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện bằng sơ đồ sau: SơTrường đồ 2.1 – Tổ chức bộĐại máy công học ty TNHH Kinh Kiểm toán tế và KHuếế toán AAC Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga * Đứng đầu bộ máy của công ty là Tổng giám đốc: Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty: Đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty. Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty. Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng. Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại. *Dưới tổng giám đốc là Phó tổng giám đốc: Phó giám đốc được phân công uỷ quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các vấn đề về nghiệp vụ. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân công và uỷ quyền. *Cấp thứ 3 là các khối chức năng và các khối kiểm toán. Công ty hiện đang có hai chi nhánh Hà Nội và Hồ Chí Minh chịu sự quản lý trực tiếp từ công ty *Dưới các khối kiểm toán là các phòng kiểm toán và các ban kiểm soát chất lượng. Hiện nay, công ty có 5 phòng chuyên về khối kiểm toán BCTC và 4 phòng chuyên về khối kiểm toán kiểm toán XDCB. Các phòng kiểm toán là nơi cung cấp nguồn nhân lực chính cho việc thực hiện dịch vụ kiểm toán ở công ty. Quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Sơ đồ 2.2 – Quy trình kiểm toán tại công ty AAC 2.2. Thực tế vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.2.1. Chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát Dựa trên sự hiểu biết về HTKSNB của KTV về khách hàng ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV sẽ thực hiện thử nghiệm kiểm soát trong trường hợp tại công ty khách hàng đã áp dụng các thủ tục kiểm soát được kỳ vọng là các thủ tục hữu hiệu. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Trên thực tế, tại công ty AAC rất ít khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, hầu như chỉ thực hiện tại hai loại khách hàng: thứ nhất là các khách hàng có quy mô lớn, hoặc thứ hai là những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nhằm tìm hiểu ban đầu về hệ thống KSNB của khách hàng đó, từ đó dựa vào sự tìm hiểu làm cơ sở để kiểm toán các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, do thực hiện thử nghiệm kiểm soát thường mất rất nhiều thời gian, hơn nữa khách hàng phải có các quy định, chính sách rõ ràng về hoạt động kiểm soát tại đơn vị, ngoài ra đòi hỏi KTV phải hiểu biết và rất tin tưởng vào hệ thống KSNB của khách hàng. Thực tế hệ thống KSNB của các khách hàng của AAC đều có, nhưng hầu hết đều hoạt động không hữu hiệu và thời gian của cuộc kiểm toán là không cho phép nên KTV thường bỏ qua thử nghiệm kiểm soát mà đi vào thử nghiệm cơ bản nhiều hơn. Trong quy trình kiểm toán tại công ty AAC, KTV thường áp dụng kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê vào chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát. 2.2.1.1. Tổng quan về quy trình chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Quy trình chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát tại công ty AAC gồm các bước cơ bản là: (1) Thiết kế mẫu (2) Lựa chọn phần tử mẫu (3) Kiểm tra và đánh giá kết quả mẫu a) Thiết kế mẫu Thiết kế mẫu là bước đầu tiên sử dụng trong quy trình chọn mẫu của AAC, mục tiêu của bước này là có thể nghiên cứu mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát, từ đó xác định sai phạm, xác định tổng thể, để có thể thể có được một mẫu phù hợp. *Xác định mục tiêu thử nghiệm kiểm soát Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát củaTrường khách hàng và đưa Đạira đánh giáhọc tốt ho ặcKinh trung bình tếvề sự Huếhữu hiệu của hệ Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga thống KSNB. Ở giai đoạn này KTV sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng về sự thiết kế và hoạt động hiệu quả của các thủ tục kiểm soát. Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát chính là đảm bảo các thủ tục kiểm soát là có thực và được thực hiện đầy đủ, hiệu quả như đã nêu ra trong các chính sách, các quy định về KSNB tại đơn vị đó. KTV xác định mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát cho từng chu trình nghiệp vụ trên cơ sở hiểu biết về thủ tục KSNB của khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch. Ví dụ như trong chu trình mua hàng-trả tiền, nhằm mục đích xem việc thực hiện các thủ tục kiểm soát có hữu hiệu đối với nghiệp vụ mua hàng và thanh toán hay không. KTV sẽ lựa chọn một số sổ chi tiết người bán hoặc chủ nợ, từ đó truy hồi về nhật ký và xem xét toàn bộ chứng từ gốc (đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn, chứng từ thanh toán, ) của các nghiệp vụ đã ghi trên các sổ chi tiết này, từ đó có thể thấy mục tiêu KTV cần đạt được là xem liệu các nghiệp vụ ghi nhận khoản phải trả có thực sự hiện hữu hay là không. *Xác định sai phạm Để xác định được các sai phạm, KTV trên cơ sở các quy định của hệ thống KSNB trong các chu trình, khi tiến hành thử nghiệm kiểm soát những dấu hiệu nào không đúng với các quy định đó đều được KTV kết luận là một sai phạm. Việc KTV xác định các sai phạm chỉ mang tính tương đối vì không thể đòi hỏi một hệ thống KSNB được tuân thủ gần như toàn bộ chặt chẽ các quy định đặt ra. *Xác định tổng thể chọn mẫu Căn cứ vào mục tiêu kiểm toán đã vạch ra ở trên, KTV sẽ xác định tổng thể chọn mẫu. Đó là đối tượng mà KTV sẽ tiến hành kiểm tra để thu thập bằng chứng về sự thiết kế và hoạt động có hiệu quả của các thủ tục kiểm soát. Ví dụ để kiểm tra sự hữu hiệu của thủ tục KSNB trong chu trình mua hàng-trả tiền thì tổng thể các các nghiệp vụ mua hàng trong năm tài chính trên bảng kê chứng từ. *Xác định cỡ mẫu Để xác định cỡ mẫu, KTV phải xem xét liệu rủi ro lấy mẫu đã giảm xuống mức có thể chấpTrường nhận được hay Đạichưa. Th ựchọc tế, trong Kinhviệc xác định tế cỡ mẫuHuế của công ty Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga AAC, KTV áp dụng kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê vào thử nghiệm kiểm soát, nên không dựa vào các lý thuyết thống kê toán học mà dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Theo đó, đa phần KTV sẽ ước chừng số phần tử được chọn để đảm bảo quy mô mẫu là đủ lớn, điều này dựa trên kinh nghiệm xét đoán của KTV đối với từng chu trình đồng thời cũng dựa vào quy định kiểm toán BCTC của công ty AAC. Lưu ý đối với khách hàng kiểm toán đầu tiên, cỡ mẫu mà KTV lựa chọn để thực hiện thử nghiệm kiểm soát phải đủ lớn để đảm bảo rằng rủi ro do chọn mẫu xảy ra là không cao, và từ mẫu đó KTV có thể đi đến kết luận về hệ thống KSNB thông qua các thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện. Thông thường, cỡ mẫu được chọn của khách hàng năm đầu tiên sẽ lớn hơn đối với các khách hàng cũ (khách hàng mà công ty có sự tin tưởng về hệ thống KSNB ổn đinh). Cỡ mẫu càng lớn đồng nghĩa với việc rủi ro do chọn mẫu sẽ được giảm bớt, tuy nhiên, cần phải so sánh chi phí cơ hội giữa việc giảm thiểu rủi ro do chọn mẫu và chi phí, thời gian của cuộc kiểm toán. b) Lựa chọn các phần tử của mẫu Đối với thử nghiệm kiểm soát, phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu mà công ty AAC áp dụng hầu như đa phần là phương pháp chọn mẫu phi thống kê. Trong đó, KTV có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: chọn mẫu theo khối, chọn mẫu tình cờ hoặc chọn mẫu theo phán đoán nghề nghiệp của KTV. *Chọn mẫu theo khối: Đây là một trong các phương pháp chọn phần tử được sử dụng hầu như đối với thử nghiệm kiểm soát của công ty AAC. Thông thường, KTV sẽ chọn các nghiệp vụ phát sinh theo một khối tháng hoặc quý, các tháng hay quý được lựa chọn là những khối nằm trong mùa kinh doanh hoặc có nhiều nghiệp vụ hơn các tháng hay quý khác, điều này phụ thuộc vào tình hình đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Ưu điểm của phương pháp này là giúp kiểm tra được tính liên tục của nghiệp vụ, đồng thời việc tìm kiếm chứng từ, bằng chứng cũng trở nên đơn giản hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Thí dụ, Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga . Đối với mục tiêu kiểm soát mà hệ thống KSNB công ty khách hàng đặt ra là “doanh thu, các khoản phải thu và đã thu tiền được ghi nhận đầy đủ” trong chu trình “Bán hàng – Thu tiền” . Thủ tục kiểm soát chính là: chứng từ vận chuyển, đơn đặt hàng, phiếu xuất kho phải được đánh số thứ tự để kiểm soát, so sánh với hóa đơn về số lượng xuất, thời gian xuất. . Cơ sở dẫn liệu ảnh hưởng là tính đầy đủ . Theo đó, KTV thực hiện chọn mẫu để tiến hành các thủ tục kiểm tra KSNB bằng cách: chọn một tháng trong năm để mượn chứng từ vận chuyển, đơn đặt hàng, phiếu xuất hàng, sau đó kiểm tra xem việc đánh số thứ tự có liên tục hay không. *Chọn mẫu tình cờ KTV sẽ chọn bất kỳ mẫu nào ngẫu hứng và kiểm tra tính hợp lệ của nó. Hoàn toàn không có suy nghĩ hay cơ sở xét đoán nào cho lựa chọn của mình. *Chọn mẫu theo phán đoán nghề nghiệp: Dựa vào kinh nghiệm mà KTV xác định các nghiệp vụ phát sinh bất thường mà quyết định chọn phần tử để kiểm tra. Khác với chọn mẫu tình cờ ở chỗ là các mẫu được chọn đều là có cơ sở. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu theo phán đoán nghề nghiệp, thường được chọn dựa trên một tiêu thức mà đã được KTV xác định trước đó. Tại công ty kiểm toán AAC, tiêu thức thường hay được lựa chọn là những nghiệp vụ hay số dư có giá trị lớn tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của đơn vị. Điều này dẫn đến một rủi ro là những nghiệp vụ hoặc số dư có giá trị nhỏ nếu có sai phạm sẽ không được phát hiện.  Cả ba phương pháp trên đều có ưu điểm là dễ thực hiện, không đòi hỏi cao về mặt tính toán, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, cả ba phương pháp đều có khả năng chọn ra mẫu thiên lệch, mẫu không mang tính đại diện của tổng thể. Thế nên, tại công ty AAC, để giảm rủi ro chọn các mẫu thiên lệch so với tổng thể, các KTV vẫn thường chọn mẫu có quy mô lớn nên tính đại diện cho mẫu cũng tương đối cao. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga c) Kiểm tra và đưa ra đánh giá kết quả mẫu Sau khi tiến hành hai bước trên, KTV tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trên mẫu đó để phát hiện ra và tổng hợp các sai phạm có trong mẫu, từ sai sót trên mẫu KTV ước lượng suy ra sai sót của tổng thể bằng kinh nghiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với thử nghiệm kiểm soát, tỷ lệ sai lệch của mẫu cao hơn so với kỳ vọng làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá, việc tổng hợp các sai phạm từ mẫu chỉ cho phép ước lượng một cách định tính về tổng thể. Nhưng thực tế AAC vẫn áp dụng việc đánh giá tổng thể hệ thống KSNB dựa trên việc đánh giá các sai phạm bị phát hiện từ mẫu, với lý do cỡ mẫu mà KTV được chọn là khá lớn nên có thể sẽ giảm rủi ro thiên lệch xuống mức chấp nhận được. Trên đây là tổng quan về kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát thực hiện bởi công ty AAC, mặc dù việc áp dụng cụ thể các phương pháp chọn mẫu cũng phụ thuộc vào những đối tượng khách hàng khác nhau mà có sự khác biệt hoặc thay đổi về cỡ mẫu, phương pháp lựa chọn phần tử mẫu. Nhưng nhìn chung, áp dụng phương pháp chọn phần tử mẫu phi xác xuất và đảm bảo cỡ mẫu được chọn đủ lớn là cách thức chọn mẫu thông thường đối với thử nghiệm kiểm soát mà công ty AAC lựa chọn. 2.2.1.2. Minh họa về chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát do công ty AAC thực hiện tại khách hàng ABC Để minh họa về việc chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát, bài viết này sẽ sử dụng thông tin của công ty ABC. Sau đây là một vài thông tin về công ty ABC như sau: Công ty cổ phần ABC được thành lập theo quyết định số 710/QĐ-tc ngày 11/06/2004 của nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101xxxxxx ngày 28/07/2004 của Sở Kế Hoạch và Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay, Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga công ty đã 3 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 20/7/2016. Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng Vốn góp thực tế đến thời điểm 31/12/2017: 10.000.000.000 đồng Công ty được chấp nhận niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Ngày chính thức giao dịch của cổ phiếu là 11/12/2007. Ngành nghề kinh doanh chính: Tổ chức biên soạn, biên tập, in và phát hành các loại sách phục vụ giáo dục: Sách đại học và cao đẳng, sách trung học chuyên nghiệp; sách dạy nghề và sách tham khảo; sách giáo dục quốc phòng – an ninh; Phát hành sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh, đĩa CD và các ấn phẩm khác được nhà nước lưu hành; Sản xuất, buôn bán các loại văn phòng phẩm, thiết bị dạy nghề; Minh họa cụ thể về kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát, bài viết này sẽ minh họa kỹ thuật chọn mẫu ở hai chu trình muc hàng - trả tiền và chu trình bán hàng - thu tiền, theo các giấy làm việc kiểm tra hệ thống KSNB lần lượt là GLV C100 (C110 – Kiểm tra KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền) và GLV C200 (C210 – Kiểm tra KSNB đối với chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền). a) Kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền  Thủ tục kiểm soát và mục tiêu thủ tục kiểm soát, các sai phạm có thể xảy ra Ở giai đoạn lập kế hoạch, bằng thủ tục walk-through KTV tìm hiểu chu trình Bán hàng, Phải thu, Thu tiền bao gồm các thủ tục kiểm soát như sau. Phần này được KTV lập tại mẫu GLV A410 – Tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền (trình bày ở phụ lục Trường03) Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga (1) Mục tiêu không có một người nào có trách nhiệm trong tất cả các việc lập đề nghị bán hàng, ghi nhận doanh thu và chi tiền. Chu trình bán hàng được phòng kinh doanh, kho vận, cửa hàng, phòng kế toán và ban giám đốc phối hợp thực hiện. Thực hiện phân cấp, phân quyền cho các bộ phận Sai phạm có thể xảy ra: nguyên tắc bất kiêm nhiệm bị vi phạm (2) Tiếp nhận đơn đặt hàng và ký hợp đồng Phòng kinh doanh/cửa hàng sẽ tiếp nhận đơn đặt hàng (qua điện thoại hoặc fax) và cập nhật vào sổ theo dõi khách hàng. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm kiểm tra thông tin khách hàng, đánh giá năng lực khách hàng, thương thảo giá (tỷ lệ chiết khấu, do sách được bán giá bìa) và lập hợp đồng trình Giám đốc ký. Một số trường hợp không lập hợp đồng mua bán thì trưởng phòng kinh doanh tự phê duyệt đơn hàng theo tỷ lệ chiết khấu do trưởng phòng kinh doanh quyết định (nằm trong khung tỷ lệ cho phép do giám đốc ban hành), nếu khách hàng mua với số lượng lớn thì có thể tăng tỷ lệ chiết khấu và được sự đồng ý của giám đốc. Sai phạm có thể xảy ra: doanh thu và phải thu là giả (3) Lập hóa đơn Căn cứ trên hợp đồng, đơn đặt hàng (đối với trường hợp ký hợp đồng nguyên tắc) nhân viên kinh doanh lập hóa đơn tài chính và ký vào chỗ “người lập” (Hóa đơn tài chính gồm 4 liên: 1 lưu tại cùi, 1 giao cho khách hàng, 1 lưu phòng kế toán và 1 lưu thủ kho - thay thế cho phiếu xuất kho, doanh nghiệp chỉ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng chứ không sử dụng phiếu xuất kho), sau đó chuyển kế toán trưởng kiểm tra về giá cả, cộng số học và kế toán trưởng ký xong sẽ chuyển giám đốc ký. Khi hợp đồng tài chính đầy đủ chữ ký sẽ được chuyển xuống kho để thủ kho xuất hàng. Nếu trường hợp khách hàng ở xa, thời gian giao hàng lâu. Nhân viên kinh doanh lập bảng kê gửi xuống thủ kho để thủ kho làm thủ tục gửi hàng (qua công ty vận chuyển). Nhân viên kinh doanh sẽ điện trực tiếp khách hàng để xác nhận thông tin đã nhận được hàng hay chưa. Khi nào khách hàng nói nhận được hàng thì nhân viên kinh doanh mới xuất hóa đơn tài chính. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên: Nguyễn Minh Châu K49B – Kiểm toán 52