Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán và giải pháp công nghệ thông tin Đại Nam

pdf 76 trang thiennha21 23/04/2022 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán và giải pháp công nghệ thông tin Đại Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_doanh_thu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán và giải pháp công nghệ thông tin Đại Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẠI NAM Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Thuận MSSV: 1311181021 Lớp: 13DKKT06 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẠI NAM Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Thuận MSSV: 1311181021 Lớp: 13DKKT06 TP. Hồ Chí Minh, 2017 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong bài khóa luận được thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp CNTT Đại Nam, không sao chép từ nguồn khác. Nếu những điều em nói có sai sự thật thì em xin chịu mọi trách nhiệm. Em xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2017 (SV ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Mỹ Thuận ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM cũng như thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp CNTT Đại Nam ( Gs- Audit), nhờ vào sự tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức của các thầy cô, sự giúp đỡ tận tình của các anh chị ở Công ty, đã giúp em nắm bắt, cũng như củng cố kiến thức và kỹ năng cơ bản, đồng thời chia sẻ cho em những kinh nghiệm giúp em có thể tiếp cận với công việc thực tế sau này. Em chân thành cảm ơn cô TS. Dương Thị Mai Hà Trâm đã tận tâm truyền đạt những kiến thức cơ bản và những kiến thức thực tế, tạo nền móng để em hoàn thành thật tốt bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các Quý anh chị trong Công ty, mặc dù bận rộn nhưng vẫn cố gắng bỏ chút thời gian quý báu để hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc và cung cấp những số liệu cần thiết giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Trong quá trình học tập và tìm hiểu, do thời gian hạn hẹp, cũng như hạn chế về kiến thức nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Do đó, em cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô và quý anh chị. Kính chúc Quý thầy cô, Quý anh chị trong Công ty dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc và cuộc sống. Kính chúc Công ty ngày càng vững mạnh và phát triển. TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2017 (SV ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Mỹ Thuận iii
  5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Tên đơn vị thực tập : Công ty TNHH Kiểm Toán và Giải pháp Công nghệ thông tin Đại Nam Địa chỉ: 282 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 11 , Quận Phú Nhuận, TP. HCM Điện thoại liên lạc: (84 – 08) 39 698 209 Email: info@gs-audit.com NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Thuận MSSV: 1311181021 Lớp : 13DKKT06 Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ 21/02/2017 đến 28/04/2017 Tại bộ phận thực tập: Phòng Kiểm toán Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện: 1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật : Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị : >3 buổi/tuần 1, 2 buổi/tuần ít đến đơn vị 3. Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị : Tốt Khá Trung bình Không đạt 4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng ) : Tốt Khá Trung bình Không đạt TP. HCM, Ngày28 tháng 04.năm 2017 Đơn vị thực tập (ký tên và đóng dấu) iv
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN : Họ và tên sinh viên : .Nguyễn Thị Mỹ Thuận MSSV : 1311181021 Lớp : 13DKKT06 Thời gian thưc tập: Từ 21/02/2017 đến 28/04/2017 Tại đơn vị: Công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp Công nghệ thông tin Đại Nam. Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện : 1. Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định: Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn : Thường xuyên Ít liên hệ Không 3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu : Tốt Khá Trung bình Không đạt TP. HCM, ngày tháng năm 2017 Giảng viên hướng dẫn (Ký tên, ghi rõ họ tên) v
  7. MỤC LỤC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIẢI PHÁP CNTT ĐẠI NAM CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Lý do chọn đề tài: 1 1.2. Mục đích nghiên cứu: 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 1.4. Phương pháp thực hiện: 2 1.5. Kết cấu của bài khóa luận: 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC 3 2.1. TỔNG QUAN VỀ KHOẢN MỤC DOANH THU: 3 2.1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu: 3 2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu: 3 2.1.3. Các tài khoản sử dụng trong hạch toán khoản mục doanh thu: 4 2.2. TỔNG QUAN VỀ NỢ PHẢI THU 5 2.2.1. Khái niệm Nợ phải thu: 5 2.2.2. Đặc điểm Nợ phải thu: 5 2.2.3. Yêu cầu kế toán đối với khoản mục phải thu khách hàng: 5 2.2.4. Nguyên tắc lập dự phòng: 6 2.2.5. Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán áp dụng đối với Phải thu khách hàng: 7 2.3. CHU TRÌNH KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN 8 2.3.1. Khái quát về chu trình bán hàng – thu tiền: 8 2.3.2. Sai phạm có thể xảy ra: 8 2.3.3. Mục tiêu kiểm soát: 9 2.4. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG 9 2.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: 9 2.4.1.1. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: 10 2.4.1.2. Nghiên cứu và đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ: 11 2.4.1.3. Xác lập mức trọng yếu và đánh gia rủi ro kiểm toán: 11 2.4.1.4. Phương pháp tiếp cận: 12 2.4.1.5. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: 12 2.4.1.6. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán: 13 vi
  8. 2.4.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 14 2.4.2.1. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khoản mục doanh thu và nợ phải thu: 14 2.4.2.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: 14 2.4.2.3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản: 16 2.4.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: 24 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẠI NAM 26 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 26 3.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 27 3.3. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: 29 3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY: 29 3.5. GIỚI THIỆU BỘ MÁY KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY: 31 3.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY: 32 3.6.1. Thuận lợi: 32 3.6.2. Khó khăn: 33 3.7. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIẢI PHÁP CNTT ĐẠI NAM33 3.7.1. Khảo sát khách hàng: 33 3.7.2. Gửi thư đề nghị (hoặc thư báo giá) đến khách hàng: 34 3.7.3. Ký kết hợp đồng kiểm toán: 34 3.7.4. Kế hoạch thực hiện dịch vụ: 35 3.7.5. Thực hiện kiểm toán: 35 3.7.6. Rà soát và phê duyệt hồ sơ kiểm toán: 35 3.7.7. Phát hành thư quản lý: 36 3.7.8. Lưu báo cáo kiểm toán, thư quản lý, ghi nhận các vấn đề cho ký kiểm toán tiếp theo: 36 3.7.9. Các vấn đề khác: 36 CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIẢI PHÁP CNTT ĐẠI NAM TẠI CÔNG TY ABC 38 4.1. GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN: 38 4.1.1. Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động: 38 4.1.2. Thông tin chung về công ty ABC: 39 4.1.3. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp 39 vii
  9. 4.1.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh 40 4.1.5. Tình hình tổ chức công tác kế toán: 41 4.1.6. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: 42 4.2. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN: 44 4.2.1. Thử nghiệm cơ bản: 44 4.2.2. Thử nghiệm chi tiết: 49 4.3. GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN 55 4.3.1. Tổng hợp kết quả kiểm toán và thảo luận với khách hàng về kết quả được kiểm toán: 55 4.3.2. Phát hành báo cáo kiểm toán: 55 CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐẠI NAM: 56 5.1.1. Ưu điểm : 56 5.1.2. Nhược điểm : 57 5.1.3. Kiến nghị : 58 5.2. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIAI PHÁP CNTT ĐẠI: 59 5.2.1. Ưu điểm : 59 5.2.2. Nhược điểm : 60 5.2.3. Kiến nghị : 61 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 viii
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin TNHH Trách nhiệm hữu hạn KTV Kiểm toán viên XDCB Xây dựng cơ bản BCTC Báo cáo tài chính KSNB Kiểm soát nội bộ TK Tài khoản DTBH& CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ SXKD Sản xuất kinh doanh CĐKT Cân đối kế toán BGĐ Ban giám đốc ix
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục doanh thu– có nghĩa là bảng số 1 của chương số 2 có tên gọi là “Bảng thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục doanh thu” x
  12. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ các chi nhánh của công ty Gs- Audit - có nghĩa là sơ đồ số 1 của chương 3 có tên gọi là “Sơ đồ các chi nhánh của công ty Gs- Audit” Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Gs- Audit - có nghĩa là sơ đồ số 2 của chương 3 có tên gọi là “Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Gs- Audit” Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ phận kiểm toán của công ty Gs-Audit - có nghĩa là sơ đồ số 3 của chương 3 có tên gọi là “Sơ đồ tổ chức bộ phận kiểm toán của công ty Gs-Audit” Sơ đồ 4.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty ABC- có nghĩa là sơ đồ số 1 của chương 4 có tên gọi là “ Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty ABC xi
  13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong điều kiện bước đầu hội nhập nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã và đang tiến dần đến thế ổn định. Nhiều cơ hội mới mở ra cho các doanh nghiệp, đi kèm với đó là những thách thức, những rủi ro không thể né tránh. Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường với mục tiêu là lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu đó, doanh nghiệp phải thực hiện được giá trị sản phẩm, hàng hóa thông qua hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Và từ hoạt động này doanh nghiệp sẽ có được các khoản ph\ải thu khách hàng và tạo ra doanh thu. Đây là cơ sở để xác định lãi trong kỳ của doanh nghiệp, nó là nhân tố quan trọng trong việc xác định nghĩa vụ phải thực hiện đối với nhà nước. Khoản mục doanh thu và nợ phải thu là đối tượng của nhiều rủi ro dẫn đến sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính. Vì thế kiểm toán doanh thu và nợ phải thu là một phần hành chủ yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Từ vấn đề trên, thông qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp công nghệ thông tin Đại Nam nên em đã chọn đề tài khóa luận của mình là: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán và giải pháp công nghệ thông tin Đại Nam”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong báo cáo tài chính ở “công ty Kiểm toán Đại Nam”. Từ đó, để hiểu sâu hơn về lý thuyết và có cái nhìn thực tế hơn về quy trình này. - Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong báo cáo tài chính. - Phản ánh thực tế cũng như hệ thống và phân tích cơ sở khoa học trình tự, thủ tục các bước tiến hành việc kiểm toán doanh thu - và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán Đại Nam thực hiện. - Đề ra nhận định chung và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình này. 1
  14. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu:lý luận và thực tiễn về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và giải pháp công nghệ thông tin Đại Nam thực hiện. - Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty thực hiện. 1.4. Phương pháp thực hiện: - Thu thập và nghiên cứu tài liệu, chuẩn mực tại kho tư liệu của công ty. - Thông qua quá trình thực tập:  Quan sát  Phỏng vấn  Trực tiếp tham gia phỏng vấn tại công ty khách hàng  Nghiên cứu hồ sơ kiểm toán năm trước của khách hàng  Tham khảo các ý kiến của các anh chị tại công ty và thầy cô hướng dẫn về những vấn đề còn thắc mắc. 1.5. Kết cấu của bài khóa luận:  Chương 1: Giới thiệu  Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán BCTC  Chương 3: Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp CNTT Đại Nam  Chương 4: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán BCTT của công ty kiểm toán Đại Nam tại công ty ABC  Chương 5: Nhận xét và kiến nghị 2
  15. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC 2.1. TỔNG QUAN VỀ KHOẢN MỤC DOANH THU: 2.1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ/BTC ngày 31/12/20012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.” Hiện nay doanh thu thường được phân loại theo lĩnh vực hoạt động, doanh thu thường được chia làm ba loại: -Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ -Doanh thu hoạt động tài chính -Thu nhập khác Trong bài khóa luận này, em sẽ đi sâu vào tìm hiểu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được từ hoạt động bán sản phẩm. 2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu: Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 có quy định như sau:  Đối với việc ghi nhận doanh thu bán hàng đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.  Đối với việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ đồng thời thoả mãn 4 điều kiện sau: 3
  16. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. -Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. - Xác lập được phần công việc đã hoàn thành vào ngày xác lập bảng cân đối kế toán. - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 2.1.3. Các tài khoản sử dụng trong hạch toán khoản mục doanh thu: Để thuận lợi và tạo cơ sở pháp lý cho việc hạch toán DTBH& CCDV, bộ tài chính đã ban hành hệ thống tài khoản chi tiết cho từng loại doanh thu và phân thành 2 nhóm cơ bản: - Nhóm tài khoản phản ánh doanh thu tăng trong kỳ: DTBH&CCDV được theo dõi trên TK 511: TK này cuối kỳ không có số dư và được chia chi tiết thành 4 TK cấp 2:  TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa  TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm  TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ  TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá  TK 5117: Doanh thu bất động sản - Nhóm TK phản ánh các khoản giảm DTBH&CCDV: các TK này đều không có số dư cuối kỳ.  TK 5211: Chiết khấu thương mại  TK 5212: Hàng bán bị trả lại  Tk 5213: Giảm giá hàng bán Chứng từ kế toán Chứng từ kế toán được sử dụng để hạch toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm: Hoá đơn bán hàng thông thường Bảng thanh toán hàng đại lí,kí gửi 4
  17. Thẻ quầy hàng Các chứng từ thanh toán ( phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, uỷ nhiệm thu, giấy báo Có của Ngân hàng, bảng sao kê của Ngân hàng). 2.2. TỔNG QUAN VỀ NỢ PHẢI THU 2.2.1. Khái niệm Nợ phải thu: Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua phát sinh trong quá trình bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khi nghiệp vụ bán hàng và thu tiền diễn ra không cùng một thời điểm. 2.2.2. Đặc điểm Nợ phải thu: Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp bị người mua chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi. Nợ phải thu khách hàng là một tài sản khá nhạy cảm đối với những gian lận như bị nhân viên tạm thời chiếm dụng hoặc tham ô, biển thủ. Nợ phải thu khách hàng liên quan mật thiết đến chu trình doanh thu của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, do đó là đối tượng rất dễ bị doanh nghiệp áp dụng các thủ thuật liên quan đến việc thổi phồng doanh thu và tăng lợi nhuận. Đồng thời mối liên hệ giữa tài sản với công nợ là căn cứ để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tùy vào mục đích của người lập báo cáo mà điểm này có thể bị lợi dụng để làm lệch lạc số liệu và nâng cao khả năng thanh toán của công ty. Nợ phải thu được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được và còn phụ thuộc vào việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra. 2.2.3. Yêu cầu kế toán đối với khoản mục phải thu khách hàng: Nguyên tắc ghi nhận Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải 5
  18. thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường. Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. Đối với các khoản nợ phải thu có liên quan đến gốc ngoại tệ vừa phải theo dõi bằng đơn vị nguyên tệ, vừa phải quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá thích hợp và thực hiện điều chỉnh tỷ giá tại thời điểm cuối kỳ. Trong quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, kiểm toán viên cần chú trọng đến thời điểm ghi nhận doanh thu hình thành nên khoản mục nợ phải thu khách hàng. 2.2.4. Nguyên tắc lập dự phòng: Bên cạnh xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu, KTV cần đánh giá việc lập dự phòng cho khoản mục nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp có đầy đủ chính xác hay chưa. Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi: - Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên - Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn. Điều kiện để lập dự phòng cho một khoản nợ phải thu khó đòi phải đáp ứng cả 2 điều kiện sau: - Khoản nợ phải thu khách hàng cần phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách hàng với doanh nghiệp bao gồm các hợp đồng kinh tế, các bản đối chiếu công nợ, thư xác nhận công nợ giữa 2 bên, biên bản thanh lý hợp đồng, - Có đủ căn cứ xác nhận khoản mục nợ phải thu khó đòi: Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế và các khế ước vay nợ hoặc cam kết nợ khác. 6
  19. Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (khách hàng) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố hoặc đã chết. Phương pháp lập dự phòng khoản mục nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp phải dựa trên dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc thời gian của từng khoản nợ quá hạn – phương pháp tuổi nợ và phải kèm theo bằng chứng cho các khoản nợ phải thu khó đòi trên. Phương pháp tuổi nợ dành cho các khoản nợ đã quá hạn thanh toán thì mức trích lập dự phòng theo thông tư số 228/2009/TT – BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 – “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng” có hướng dẫn việc lập dự phòng bằng phương pháp tuổi nợ như sau: 30% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm. 50% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. 100% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có thể trích lập dự phòng cho những khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (khách hàng) đã có tình trạng phá sản, hoặc đang làm thủ tục giải thể, chủ nợ bỏ trốn, đang bị truy tố hoặc đã chết. Mức lập dự phòng cho khoản nợ không thu hồi được này được doanh nghiệp xác định trên mức tổn thất không thu hồi được nếu có đủ cơ sở để xác định giá trị cụ thể của khoản nợ phải thu khon hu hồi được này. 2.2.5. Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán áp dụng đối với Phải thu khách hàng: Chứng từ: Các chứng từ để kế toán căn cứ ghi chép vào sổ cái tài khoản nợ phải thu là các hoá đơn bán hàng và chứng từ đi kèm theo như đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, lệnh bán hàng đã được phê duyệt bởi bộ phận phụ trách bán chịu, hợp đồng bán hàng, phiếu thu (khi thu tiền hoặc nhận tiền ứng trước của khách hàng), phiếu chi (trong trường hợp chi hộ khách hàng) và các biên bản bù trừ công nợ giữa các bên Tài khoản: Để theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng về tiền bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”. Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, trong đó, phân ra khách hàng 7
  20. đúng hạn, khách hàng có vấn đề có căn cứ xác định mức dự phòng cần lập. Sổ sách kế toán: Để phù hợp với việc theo dõi thanh toán của khách hàng và các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán sử dụng các sổ sách sau: sổ cái tài khoản 131, 229 và các tài khoản có liên quan, sổ chi tiết theo dõi nợ phải thu theo từng khách hàng, sổ nhật ký bán hàng, nhật ký bán hàng trả lại, bảng phân tích tuổi nợ khách hàng Nợ phải thu khách hàng là một phần không thể thiếu trong chu trình bán hàng trả sau của mọi doanh nghiệp. Khoản mục nợ phải thu khách hàng liên quan mật thiết doanh thu như sau: Tiền thu Doanh thu Tiền thuế Nợ phải thu Nợ phải thu được từ + trong kỳ + từ việc bán = + cuối kỳ đầu kỳ việc bán chưa thuế hàng hàng Từ phương trình trên, chúng ta thấy được nếu doanh nghiệp cố ý thổi phồng doanh thu thì sẽ làm tăng khoản mục nợ phải thu cuối kỳ. Bên cạnh đó, việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thông qua việc trích thêm hay hoàn nhập chi phí quản lý doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp cũng có thể dùng các thủ thuật để ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3. CHU TRÌNH KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN 2.3.1. Khái quát về chu trình bán hàng – thu tiền: Chu trình bán hàng – thu tiền là một chu trình quan trọng của các đơn vị kinh doanh. Hiệu quả hoạt động của các đơn vị này chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự hữu hiệu và hiệu quả của chu trình này, chẳng hạn như đơn vị có bán được hàng hoá và dịch vụ không, có kiểm soát được nợ phải thu không, có bị tổn thất tài sản hay không đều là mối quan tâm của các nhà quản lý. 2.3.2. Sai phạm có thể xảy ra: Xuyên suốt quá trình bán hàng – thu tiền tại doanh nghiệp, có rất nhiều gian lận và sai sót có thể xảy ra dẫn đến số liệu doanh thu và nợ phải thu khách hàng nói riêng, cũng như số liệu báo cáo tài chính nói chung không còn trung thực và hợp lý nữa. Nguyên nhân của các sai lệch có thể xuất phát từ việc: - Duyệt đơn hàng với các điều kiện thương mại không được công ty cho phép hoặc đơn hàng từ những khách hàng không có khả năng thanh toán. 8
  21. - Nhận đơn đặt hàng hoá, dịch vụ không có sẵn hoặc không có khả năng cung cấp. - Nhân viên không có thẩm quyền lại được xuất hàng, gửi hàng. - Hàng hoá giao nhầm khách hàng, sai địa điểm hoặc trễ hạn giao hàng. - Giao hàng không đúng quy cách, số lượng khiến hàng bị trả lại hoặc tốn chi phí để khắc phục. - Hoá đơn có thể bị lập sai (tên khách hàng, số lượng, số tiền ), lập hai lần, lập khống hoặc không lập hoá đơn bán hàng. - Lỗi trong ghi chép, vào sổ: doanh thu, khoản phải thu, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng được ghi nhận hoặc kết chuyển không chính xác về số tiền, niên độ hoặc không được phân loại đúng đắn dẫn đến các sai lệch trên báo cáo tài chính. - Không ghi nhận hoặc ghi sai số tiền khách hàng thanh toán dẫn đến thất thoát nợ phải thu, đồng nghĩa với việc làm thất thoát doanh thu. - Nhân viên chiếm đoạt số nợ phải thu mà khách hàng đã thanh toán, sau đó dùng thủ thuật để che giấu hoặc chuyển sang nợ khó đòi để xoá sổ. - Nợ phải thu bị thất thoát do không theo dõi chặt chẽ. - Không lập hoặc lập dự phòng phải thu khó đòi không đúng. - Không đánh giá lại nợ phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ vào cuối kỳ. - Không khai báo về các khoản nợ phải thu khách hàng bị thế chấp. 2.3.3. Mục tiêu kiểm soát: Việc đặt ra các thủ tục kiểm soát trong chu trình bán hàng – thu tiền là nhằm hạn chế tối đa những sai phạm trên. Một cách tổng quát, việc kiểm soát tốt chu trình bán hàng- thu tiền sẽ giúp đơn vị đạt được ba mục tiêu chung do Báo cáo COSO (1992) đề ra, đó là: -Sự hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động. -Báo cáo tài chính đáng tin cậy. -Tuân thủ pháp luật và các quy định. 2.4. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG 2.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: 9
  22. 2.4.1.1. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: Đối với bất kỳ một cuộc kiểm toán nào thì việc thu thập hiểu biết về khách hàng cũng như môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính qua đó xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận và nhầm lẫn. Theo VAS 310: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV, hoặc đến báo cáo kiểm toán”. - KTV cần có sự hiểu biết rộng trên nhiều phương diện. - Hiểu biêt chung về nền kinh tế, các chính sách của chính phủ. - Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán. - Những yếu tố nội tại của đơn vị được kiểm toán bao gồm những đặc điểm về sự sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh, khả năng tài chính của đơn vị Để đạt được những hiểu biết trên, KTV phải thu thập và nghiên cứu tài liệu, tham quan đơn vị, phỏng vấn các cá nhân có liên quan và thực hiện phân tích sơ bộ BCTC. Theo chương trình kiểm toán mẫu VACPA thì giai đoạn tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động cần đáp ứng các nội dung chính sau: - Về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp - Về ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề - Về môi trường pháp lý mà doanh nghiệp hoạt động - Ngoài các thông tin về môi trường và các yếu tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp, kiểm toán viên cần phải tìm hiểu về doanh nghiệp dưới các góc độ sau: Loại hình hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, tài chính/bán buôn, bán lẻ. Các thông tin về sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, các giai đoạn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường và các thông tin khác có liên quan. Các thông tin về hình thức sở hữu trong doanh nghiệp, thông tin về cổ đông và danh sách thành viên, danh sách các bên liên quan đến doanh nghiệp. Sơ đồ cấu trúc tổ chức các phòng ban là một phần khá quan trọng trong doanh nghiệp. Các thông tin về sự thay đổi về quy mô hoạt động của doanh nghiệp như thông 10
  23. tin về tăng giảm vốn trong năm, các thông tin về sự xây dựng và đầu tư các tài sản quan trọng, các hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty trong và ngoài doanh nghiệp. Một phần quan trọng các kiểm toán viên cần tìm hiểu đó là tình hình tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp như chính sách kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, hình thức, hệ thống kế toán doanh nghiệp đang sử dụng Cuối cùng kiểm toán viên cần phải nhận xét về kết quả kinh doanh và cách thức các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quản lý kết quả kinh doanh, thảo luận với khách hàng một vài tỷ số tài chính để có cái nhìn sơ lược về tình hình tài chính trong năm của doanh nghiệp như cấu trúc vốn, khả năng thanh toán, khả năng vay nợ Từ tất cả các thông tin trên mà kiểm toán viên có thể hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động bên ngoài doanh nghiệp. Nhờ đó kiểm toán viên có thể xác định sơ bộ các rủi ro và thiết lập các kế hoạch kiểm toán phù hợp đến các khoản mục có liên quan và tầm ảnh hưởng đến các khoản mục, tài khoản khác. 2.4.1.2. Nghiên cứu và đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ: Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, ngoài việc kiểm toán viên cần phải có hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực, ngành nghề, môi trường, quy trình kinh doanh của khách hàng đồng thời kiểm toán viên cần tìm hiểu, đánh gái hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó, kiểm toán viên có thể đánh giá và phân tích được tác động của các sự kiện, nghiệp vụ và hoạt động thực tiễn diễn ra trong hoạt động của khách hàng một cách xác đáng nhất. Nhằm giảm thiểu các rủi ro kiểm toán xuống thấp tói mức có thể chấp nhận, theo VAS 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” ban hành theo quyết định số 143/2001/QĐ-BTC-“Kiểm toán viên cần phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả.” 2.4.1.3. Xác lập mức trọng yếu và đánh gia rủi ro kiểm toán: - Mức trọng yếu Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 – Tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính có ghi rõ: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài 11
  24. chính Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét trên phương diện định lượng và định tính” Do đó sai lệch chỉ được xem là trọng yếu khi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến báo cáo tài chính và quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Về mặt định lượng sai lệch xem là trọng yếu nếu số tiền vượt quá mức chấp nhận được. Về mặt định tính trọng yếu xảy ra khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. -Phương pháp xác lập mức trọng yếu Xác lập mức trọng yếu nhằm xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán, xác định cỡ mẫu và là căn cứ để đánh giá các sai phạm trong quá trình kiểm toán. Ở mức độ tổng thể, báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai sót có thể chấp nhận được để đảm báo báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu. Đối với từng khoản mục: Mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được phép của khoản mục, số tiền này được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính. -Rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Cụ thể hơn, rủi ro kiểm toán xảy ra khi báo cáo tài chính còn chứa đựng những sai lệch trọng yếu nhưng kiểm toán viên lại đưa ra ý kiến báo cáo tài chính đã trung thực và hợp lý. 2.4.1.4. Phương pháp tiếp cận: Kiểm tra chi tiết: Tiếp cận hệ thống: 2.4.1.5. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: Ở bước này kiểm toán viên cần xác định mục tiêu kiểm toán trên báo cáo tài chính trên hai mặt mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng khoản mục. Đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng cần đáp ứng các mục tiêu sau: Khoản mục doanh thu Các nghiệp vụ doanh thu và thu nhập khác phát sinh trong thực tế (Phát sinh). Mọi nghiệp vụ doanh thu và thu nhập khác đều được ghi nhận đầy đủ (Đầy đủ). 12
  25. Các nghiệp vụ doanh thu và thu nhập khác được ghi vào sổ tổng hợp chi tiết thích hợp, tính toán và cộng dồn chính xác (Ghi chép chính xác). Các khoản doanh thu và thu nhập khác phản ánh đúng số tiền (Đánh giá). Các khoản doanh thu và thu nhập khác được trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ (Trình bày và công bố). Khoản mục nợ phải thu khách hàng Các khoản nợ phải thu đã được ghi chép tại thời điểm lập báo cáo (Hiện hữu). Tất cả các khoản nợ phải thu có thực đều được ghi nhận đầy đủ (Đầy đủ). Các khoản nợ phải thu khách hàng vào ngày lập báo cáo thuộc về đơn vị (Quyền và sở hữu). Các khoản nợ phải thu phải được ghi chép đúng số tiền trên BCTC và phù hợp giữa chi tiết nợ phải thu khách hàng với sổ cái (Ghi chép chính xác). Các khoản dự phòng được tính toán hợp lý để giá trị thuần nợ phải thu khách hàng gần đúng với giá trị thuần có thể thực hiện được (Đánh giá). Sự đúng đắn trong trình bày và công bố khoản nợ phải thu, bao gồm việc trình bày đúng đắn các khoản nợ phải thu, cũng như công bố đầy đủ các vấn đề có liên quan như cầm cố, thế chấp (Trình bày và công bố). Tiếp đó kiểm toán viên dựa vào các yếu tố ở trên để có thể lập ra kế hoạch kiểm toán phù hợp về mặt nhân lực cũng như các giới hạn khác: thời gian, phạm vi 2.4.1.6. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán: Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán bao gồm kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và thủ tục phân tích. Việc áp dụng các phương pháp này thường liên quan đến sự lựa chọn các phần tử lấy mẫu từ một tổng thể để thử nghiệm. Các phương pháp có thể được lựa chọn là: -Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%): -Lựa chọn các phần tử đặc biệt: + Các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng +Tất cả các phần tử có giá trị từ một khoản tiền nào đó trở lên +Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin +Các phần tử cho mục đích kiểm tra các thủ tục -Lấy mẫu kiểm toán: 13
  26. 2.4.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 2.4.2.1. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khoản mục doanh thu và nợ phải thu: Sau khi tiến hành tìm hiểu khách hàng và hệ thống nội bộ ở mức độ tổng thể, kiểm toán viên sẽ xác định được phương pháp tiếp cận cho từng khoản mục cụ thể. Đây chính là cơ sở để kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục. Việc xác định được rủi ro kiểm soát liên quan đến doanh thu và nợ phải thu khách hàng đòi hỏi trước hết kiểm toán viên phải hiểu rõ cơ cấu kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản mục này. Kiểm toán viên cần mô tả chi tiết các hoạt động kế toán và các kiểm soát bán hàng – thu tiền được thực thu ở đơn vị đang kiểm, chủ yếu tập trung tìm hiểu về các vấn đề như: - Quyền hạn chuyên trách - Các vấn đề về ghi nhận hay xử lý - Các vấn đề về giải trình báo cáo có liên quan - Các vấn đề về kiểm tra và giám sát Từ đó kinh nghiệm chuyên môn và xét đoán nghề nghiệp của mình, kiểm toán viên sẽ: - Nhận diện các mục tiêu kiểm soát được doanh nghiệp áp dụng đối với các nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu. - Mô tả lại các thủ tục kiểm soát của doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa những rủi ro trọng yếu có thể phát sinh. - Đánh giá nhược điểm của kiểm soát nội bộ bằng cách xem xét sự vắng mặt của các kiểm soát cần thiết đối với các nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu, nợ phải thu. Trong giai đoạn nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu kiểm toán viên cần phải thiết kế bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng của đơn vị. Một vài câu hỏi về thủ tục kiểm soát nội bộ của khách hàng ở Phụ lục 1. 2.4.2.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: Trên cơ sở hiểu biết các thủ tục kiểm soát ở đơn vị, kiểm toán viên sẽ thiết 14
  27. kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ứng với các thủ tục kiểm soát hiện hữu tại đơn vị nhằm đảm bảo các mục tiêu kiểm soát đơn vị đặt ra đều đạt được. Các thử nghiệm có thể bao gồm: phỏng vấn các quản lý và nhân viên trong công ty có liên quan đến các kiểm soát được mô tả, quan sát việc sử dụng các thủ tục kiểm soát cụ thể tại đơn vị, điều tra các tài liệu và báo cáo, phỏng vấn người có liên quan. Sau khi đã phỏng vấn những người có liên quan, kiểm toán viên cần phải xem xét, kiểm tra xem trên thực tế đơn vị có thực sự áp dụng các thủ tục kiểm soát nội bộ đó không? Dưới đây là một số thử nghiệm kiểm soát thường được sử dụng:  Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng -Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt theo từng cấp hay không? So sánh giữa quy định, chính sách bán nợ với thực tế và trao đổ với ban giám đốc tài chính về các trường hợp ngoại lệ. -Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký nhằm thu thập bằng chứng rằng hoá đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội bộ của đơn vị -Chú ý xem xét đơn vị có phân quyền kiểm soát hạn mức tín dụng đối với nợ phải thu hay không bằng cách trao đổi với giám đốc tài chính về thủ tục đánh giá khách hàng để quyết định thay đổi hạn mức tín dụng. -Xem xét tổng cộng từng hoá đơn, so sánh giá trên từng hoá đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm. -Kiểm tra tính liên tục và chữ kí của người có thẩm quyền trên các hoá đơn bán hàng để xem doanh nghiệp có thổi phồng doanh thu và nợ phải thu hay không? -Chú ý về các thủ tục kiểm soát đối với khoản hàng ký gửi vì chúng có thể đã được ghi nhầm vào doanh thu bán hàng. Kiểm tra mẫu trường hợp hàng bán kí gửi. -Kiểm tra xem đơn vị có quy định chặt chẽ thủ tục xét duyệt cho phép xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được không? -Ngoài ra, kiểm toán viên còn cần tìm hiểu về chính sách bán hàng được hưởng chiết khấu của đơn vị đối chiếu số trên quy định với thực tế áp dụng tại đơn vị. -Để xem đơn vị có phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận tham gia trong quá trình bán hàng – thu tiền kiểm toán viên có thể chọn mẫu đối chiếu chữ ký phê duyệt của các bộ phận, phỏng vấn nhân viên liên quan về quá trình thực hiện. 15
  28. -Cuối cùng, kiểm toán viên cần chú ý đến các khoản nợ có được theo dõi và báo cáo kịp thời và các biện pháp xử lý hay không bằng cách xem xét các báo cáo tuổi nợ và danh sách nợ quá hạn có được lập hàng tháng trong năm. Đồng thời kiểm tra email hoặc chứng từ xác nhận nợ của khách hàng và trao đổi với giám đốc tài chính về cách giải quyết các trường hợp nợ khó đòi.  Chọn mẫu đối chiếu chứng từ chuyển hàng với những hoá đơn liên quan -Trong một số trường hợp hàng đã gửi đi nhưng vì một lý do nào đó mà không lập hoá đơn, để kiểm tra vấn đề này cần chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với các hoá đơn liên quan. Cần đặc biệt lưu ý đến việc đánh số thứ tự liên tục của các chứng từ là chứng từ chuyển hàng và hoá đơn bán hàng.  Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại hoặc bị hư hỏng -Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả laị, hay bị hư hỏng bằng cách chọn mẫu chứng từ liên quan để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền,kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết hàng bán bị trẻ lại và tài khoản nợ phải thu của khách hàng có liên quan. Kiểm tra biên bản hàng bán bị trả lại. Sau khi đã thực hiện các thủ tục kiểm soát ở trên, căn cứ vào kết quả thử nghiệm kiểm soát được chọn để thực hiện ở trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến nợ phải thu khách hàng đang ở mức độ nào: cao, trung bình, thấp để đưa ra các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp. 2.4.2.3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản: Nhờ vào các thử nghiệm kiểm soát kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro kiểm toán cho các cơ sở dẫn liệu đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng. Nếu rủi ro kiểm soát ở mức cao, kiểm toán viên cần mở rộng thử nghiệm cơ bản và ngược lại nểu rủi ro kiểm soát thấp, có thể giảm nhiều các thử nghiệm cơ bản.  Đối với kiểm toán doanh thu Các thử nghiệm cơ bản và mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình bày tóm tắt trong bảng sau: 16
  29. Loại Thủ tục kiểm toán Mục tiêu kiểm toán Thủ Áp dụng các thủ tục phân tích Phát sinh, Đầy tục đủ, Đánh giá phân tích Thử Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu đã được Phát sinh nghiệm ghi chép chi tiết Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu. Đầy đủ Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu Ghi chép chính xác Kiểm tra sự phân loại doanh thu Trình bày, đánh giá Kiểm tra việc khoá sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và Phát sinh, đầy cung cấp dịch vụ đủ Bảng 2.1: Bảng thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục doanh thu Thủ tục phân tích Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc và xem xét các trường hợp tăng giảm bất thường. So sánh doanh thu kỳ này với kỳ trước theo từng tháng, các biến động bất thường cần phải được giải thích nguyên nhân, Tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước. Phát hiện và giải thích các thay đổi quan trọng. Thử nghiệm chi tiết Kiểm tra sự có thực của khoản mục doanh thu đã được ghi chép Mục tiêu: Thử nghiệm nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không xảy ra nhưng lại được ghi trên sổ nhật ký bán hàng. Cách thức thực hiện: Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc liên quan như đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, hoặc phiếu xuất kho, vận 17
  30. đơn, hoá đơn Còn đối với doanh thu cung cấp dịch vụ, các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ phát sinh rất đa dạng vì phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị. Trong trường hợp này, KTV căn cứ vào hiểu biết của mình về hệ thống kiểm soát nội bộ để lựa chọn thủ tục kiểm toán cho phù hợp. Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền đối với các khoản đã thanh toán, đó chính là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng đã thực sự xảy ra. Ngoài ra, kiểm toán viên cần tìm hiểu về việc ghi nhận doanh thu xem có phù hợp với các điều kiện đã quy dịnh trọng chuẩn mục và chế độ kế toán hiện hành hay không? Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Mục tiêu: nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không ghi trên sổ kế toán. Cách thức thực hiện: Kiểm toán viên sẽ xuất phát từ các chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ trên nhật ký bán hàng. Còn việc lựa chọn loại chứng từ gốc nào thì cần dựa trên đặc điểm kiểm soát nội bộ của đơn vị trong nghiệp vụ bán hàng , thông thường nên chọn loại chứng từ được lập ra cho mọi nghiệp vụ bán hàng thí dụ các vận đơn. Trong trường hợp đơn vị không sử dụng vận đơn, KTV có thể tìm kiếm các tài liệu khác như thẻ kho, sổ theo dõi xuất hàng Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Mục tiêu: VAS 14 quy định: “Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hay sẽ thu được”. Đối với những hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ bình thường, doanh thu được ghi nhận theo số tiền trên hoá đơn. Riêng trong một số lĩnh vực kinh doanh, doanh thu cần được xác định trên những cơ sở khác theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. Đối với các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thông thường, mục đích của thư nghiệm nhằm đảm bảo các nghiệp vụ này được tính giá đúng. Cách thức thực hiện: -So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng để xác định về chủng loại và số lượng hàng hoá tiêu thụ. -Đối chiếu với bảng giá, các bảng xét duyệt giá, hợp đồng .để xác định đơn giá của hàng hoá tiêu thụ. Rà soát lại các khoản chiết khấu, giảm giá để xem có phù hợp với 18
  31. chính sách bán hàng của đơn vị hay không. -Kiểm tra việc tính toán trên hoá đơn. -Đối với trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi về tiền Việt Nam. Như đã nêu ở trên, trong một số lĩnh vực kinh doanh, doanh thu được ghi nhận theo quy định riêng của chuẩn mực và chế độ kế toán. Vì thế, KTV phải xem số tiền ghi nhận doanh thu có được xác định phù hợp với các quy định này hay không Trong những trường hợp trên, KTV bắt đầu bằng việc phỏng vấn đơn vị về phương pháp kế toán sử dụng, xem xét sự phù hợp với chuẩn mục và chế độ kế toán hiện hành và tính nhất quán. Sau đó, KTV cần kiểm tra các dữ liệu sủ dụng và việc tính toán chính xác của đơn vị. Kiểm tra việc phân loại doanh thu Mục tiêu: nhằm tránh những trường hợp không phân loại đúng nên dẫn đến việc ghi chép sai, hay trình bày sai về doanh thu. Cách thức thực hiện KTV cần phân biệt giữa: -Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay. -Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu hoạt động tài chính như cho thuê cơ sở hạ tầng, các khoản lãi phát sinh do bán trả góp -Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau (thuế GTGT, thuế TTĐB ) có thuế suất khác nhau, hoặc khác nhay về cơ sở xác định doanh thu chịu thuế. Loại sai phạm này sẽ dẫn đến việc tính thuế không đúng. Kiểm tra việc khoá sổ đối với các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ Mục tiêu: Nhằm phát hiện các nghiệp vụ của niên độ này lại bị ghi sang năm sau và ngược lại. Việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không đúng niên độ sẽ dẫn đến những sai lệch trong doanh thu và lãi lỗ. Cách thức thực hiện: KTV sẽ lựa chọn một số nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm khoá sổ để kiểm tra chứng từ gốc, so sánh giữa ngày ghi trên vận đơn với hoá đơn, nhật ký bán hàng với các sổ chi tiết  Đối với kiểm toán nợ phải thu Các thử nghiệm cơ bản để thu thập bằng chứng về Nợ phải thu khách hàng bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. 19
  32. Thủ tục phân tích Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thủ tục phân tích được tiến hành nhằm để kiểm toán viên dễ dàng hiểu rõ về tình hình kinh doanh của khách hàng và phát hiện những biến động bất thường. Từ đó kiểm toán viên có thể dự đoán và khoanh vùng những khoản mục có rủi ro cao giúp cho việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết hiệu quả hơn. Các thủ tục phân tích thường dùng trong quy trình kiểm tra khoản mục nợ phải thu khách hàng: Phân tích theo chiều ngang: So sánh nợ phải thu khách hàng của năm nay so với năm trước để tính ra chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của năm nay so với năm trước. Số tiền chênh lệch, tỷ lệ chênh lệch phản ánh quy mô và tốc độ biến động của khách hàng. Do đó, kiểm toán viên cần phải xem xét đồng thời để ra kết luận phù hợp. Sâu hơn nữa, nếu việc phân tích các chênh lệch về số tiền, tỷ lệ trong nhiều năm sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát cho thấy những thay đổi cơ bản về bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, việc so sánh về giá trị cũng như tỷ lệ của khoản mục nợ phải thu khó đòi giữa năm nay với năm trước. Kèm theo đó việc phân tích tuổi nợ của một số khoản nợ có giá trị lớn, so sánh với tuổi nợ trung bình các khách hàng của đơn vị, thời hạn thanh toán và trao đổi với giám đốc tài chính giải thích về những biến động bất thường. Từ đó sẽ giúp cho kiểm toán viên đánh giá mức độ kiểm soát của các nhà quản lý đối với khoản nợ phải thu đã hợp lý chưa và giúp kiểm toán viên đánh giá sự hợp lý của lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Phân tích theo chiều dọc Dựa trên việc phân tích so sánh các tỷ lệ tương quan của từng phần trong khoản mục giữa các doanh nghiệp với nhau, hay bình quân trong ngành, KTV có thể so sánh tầm quan trọng của các thành phần trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Cụ thể đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng càn xem xét một vài tỷ số sau: Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu: Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ này để so với các doanh nghiệp khác có cùng quy mô, tỷ lệ bình quân trong ngành hoặc so với năm trước. Kết quả của sự biến động này có 20
  33. thể là do doanh nghiệp có sự thay đổi về giá hàng mua vào, chính sách giá bán ra của doanh nghiệp hay do sự thay đổi cơ cấu của từng mặt hàng. Tuy nhiên việc biến động này còn là kết quả do việc ghi chép thiếu doanh thu sẽ làm tỷ lệ này sụt giảm bất thường. Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản và tỷ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi trên doanh thu bán chịu: Thông qua sự so sánh hai tỷ lệ này với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô hoặc so với năm trước giúp kiểm toán viên có thể ghi nhận những biến động trong việc thu hồi các khoản nợ và khả năng sai lệch số liệu có thể xảy ra trong nợ phải thu. Đặc biệt trong việc phân tích số dư nợ quá hạn, kiểm toán viên có thể lập bảng phân tích số dư theo tuổi nợ theo từng mức thời gian khác nhau (30 ngày, 60 ngày, 90 ngày ) Số vòng quay nợ phải thu: Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán chịu / Nợ phải thu bình quân. Việc so sánh số liệu này với số liệu của ngành hoặc so với năm trước đem lại cho kiểm toán viên nhiều giải thích về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như có thể dự đoán phần nào sự sai lệch trong báo cáo tài chính. Một số nguyên nhân cho sự biến động của tỷ số này là: - Doanh nghiệp có sự thay đổi trong chính sách bán chịu mở rộng hay thu hẹp lại khoảng thời gian bán chịu cho khách hàng. - Khả năng còn tồn đọng nhiều khoản nợ phải hu khó đòi chưa được xử lý. - Các sai lệch trong số liệu kế toán do ghi chép trùng lắp hoặc bỏ sót các khoản nợ phải thu khách hàng. Tóm lại, việc dùng các thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hoàn thành sơ bộ một vài mục tiêu kiểm toán như: Hiện hữu, Đầy đủ, Đánh giá, Ghi chép chính xác. Thử nghiệm chi tiết: Sau khi áp dụng các thủ tục phân tích ở trên, kiểm toán viên cần thu thập thêm nhiều bằng chứng kiểm toán thông qua các thử nghiệm kiểm tra chi tiết hơn. Tuỳ theo từng mức độ khác nhau mà kiểm toán viên lựa chọn các thử nghiệm chi tiết nào cho phù hợp và mức độ áp dụng ra saao, nhưng thông thường kiểm toán viên sử dụng các thử nghiệm sau: 21
  34. -Đối chiếu số dư đầu năm của tài khoản phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi với số dư cuối kỳ năm trước. Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với bảng cân đối kế toán và so sánh với năm trước. Việc đối chiếu này đảm bảo cho việc khoản phải thu khách hàng và dự phòng nợ phải thu khó đòi được cộng dồn và chuyển sổ hợp lý. -Kiểm toán viên cần phải thu thập danh sách tất cả các số dư nợ phải thu đến ngày kết thúc niên độ. Đầu tiên, kiểm toán viên xem lướt qua danh sách chi tiết để xem liệu có các khoản mục bất thường không? (số dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn, không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không phải là phải thu từ khách hàng, ). Sau đó, kiểm toán viên tiến hành đối chiếu với sổ theo dõi chi tiết công nợ của từng khách hàng để đảm bảo tính chính xác của các khoản nợ này. Thử nghiệm này giúp kiểm toán viên có bằng chứng về sự đầy đủ và tính chính xác của khoản nợ phải thu khách hàng. -Một trong những cách kiểm tra, xác nhận tính có thật của các khoản phải thu khách hàng là gửi thư xác nhận đến từng khách hàng. Theo VSA 501 “Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với một số khoản mục và sự kiện đặc biệt” nêu rõ: “Trường hợp các khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong báo cáo tài chính và có khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản nợ thì kiểm toán viên phải lập kế hoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu và các số liệu tạo thành số dư các khoản phải thu.” Căn cứ danh sách chi tiết công nợ, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu gửi thư xác nhận cho các khách nợ của đơn vị. Cỡ mẫu phụ thuộc vào tính trọng yếu của các khoản phải thu (nếu số dư của khoản phải thu có quy mô lớn so với số dư của các tài khoản khác thì phải tăng cỡ mẫu), kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (nếu kiểm soát nội bộ kém, rủi ro kiểm soát cao thì mẫu phải lớn và ngược lại), kết quả tỷ lệ thư xác nhận phản hồi năm trước hoặc theo yêu cầu của đơn vị. Ngoài ra, tuỳ vào trường hợp, kiểm toán viên cần chọn lựa hình thức thư xác nhận cho phù hợp. Có hai loại hình thức thư xác nhận: thư xác nhận dạng đóng – đề nghị người nhận được yêu cầu trả lời cho kiểm toán viên đồng ý hoặc không đồng ý với thông tin của thư xác nhận, thư xác nhận dạng mở - đề nghị người nhận được yêu cầu trả lời nếu không đồng ý với thông tin cần xác nhận. Mỗi loại thư xác nhận đều có một tác dụng riêng nếu kiểm toán viên cần xem xét để lựa chọn gửi thư xác nhận dạng đóng, dạng mở hay xen kẽ cả hai. 22
  35. Sau đó, kiểm toán viên cần phải lập bảng theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có). Đây là một thủ tục quan trọng để kiểm toán viên có thể thu thập bằng chứng đáng tin cậy về việc trình bày giá trị khoản nợ phải thu khách hàng liên quan đến mục tiêu hiện hữu, quyền và việc hạch toán đúng kỳ của khoản nợ phải thu. Đặc biệc trong trường hợp khách hàng không trả lời thư xác nhận, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau niên độ (năm sau) hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ bán hàng (hợp đồng, hoá đơn, phiếu giao hàng, ) trong năm. -Để xem xét khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp nhằm thực hiện cơ sở dẫn liệu đánh giá, kiểm toán viên cần kiểm tra việc lập dự phòng của khách hàng như: Kiểm toán viên cần kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận. Xem xét, kiểm tra độ tin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi. Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câu trả lời của bên thứ ba (khách hàng, luật sư, ) Ngoài ra, việc kiểm tra này còn giúp kiểm toán viên tìm hiểu thêm những khả năng gian lận bằng cách xoá sổ nợ khó đòi nhằm biển thủ ngân quỹ hay không. -Kiểm toán viên cần kiểm tra việc khoá sổ nghiệp vụ bán hàng bằng cách lập bảng liệt kê các nghiệp vụ bán hàng trước và sau ngày khoá sổ để kiểm tra việc ghi nhận doanh thu có đúng kỳ và khoản nợ phải thu có thuộc niên độ này hay thuộc niên độ sau. -Đặc biệc kiểm toán viên cần chú ý xem xét các khoản phải thu khách hàng có thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hay không bằng cách xem xét liệu các khoản nợ phải thu có bị đem ra cầm cố thế chấp gì hay không, xem các hợp đồng vay tiền và gửi thư xác nhận cho các khoản cầm cố thế chấp đó. -Tiếp đó, kiểm toán viên cần xem xét đến một vài yếu tố khác như khoản mục phải thu của khách hàng có được phân loại đúng hay không, các khoản phải thu khách hàng có cần đánh giá lại gốc ngoại tệ vào cuối năm hay không, việc trình bày và công bố có tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành hay không. -Bên cạnh đó để kiểm tra các khoản khách hàng ứng trước kiểm toán viên cần thu thập danh sách các khoản khách hàng trả tiền trước, đối chiếu với sổ cái của đơn vị, kiểm tra chứng từ, đánh giá tính hợp lý cuả các số dư khách hàng trả trước lớn qua việc xem 23
  36. xét lý do trả trước, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khoá sổ kế toán và gửi thư xác nhận nếu cần thiết. -Cuối cùng, kiểm toán viên cần phải xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ để đánh giá liệu có cần phải lập thêm dự phòng nợ phải thu khó đòi hay không. Đặc biệt kiểm toán viên cần xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan có thể ra đánh giá kết quả và ra ý kiến kiểm toán. 2.4.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: Ở giai đoạn này kiểm toán viên cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Xem xét các thủ tục hoàn tất cuộc kiểm toán -Xem xét toàn bộ báo cáo tài chính của khách hàng bao gồm: Phân tích cuối cùng cũng như xem xét các khoản nợ tiềm tàng, các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ lập báo cáo tài chính, xem xét đánh giá lại giả định hoạt động liên tục của đơn vị. Tham khảo thông tin liên quan khác như thông tin từ luật sư, biên bản họp hội đồng quản trị, thuyết minh của ban giám đốc đơn vị. -Áp dụng các thủ tục cuối cùng cho các khoản mục đặc trưng gian lận, sai lệch trọng yếu. Bước 2: Đánh giá toàn bộ kết quả của qua trình kiểm toán -Áp dụng các thủ tục phân tích để tìm kiểm thêm bằng chứng, hạn chế thiếu sót, hoặc phiến diện của ác thủ tục kiểm toán áp dụng cho từng bộ phận riêng lẻ. -Xem xét sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán nhằm đảm bảo rằng mọi khía cạnh quan trọng của cuộc kiểm toán đã được kiểm tra và đánh giá đầy đủ. Bước 3: Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh và yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của giám đốc -Kiểm toán viên cần tổng hợp , xem xét lại các sai sót đã phát hiện được trong quá trình kiểm toán và xem liệu có phải điều chỉnh trước khi ra ý kiến trên báo cáo tài chính hay không ở mức độ tổng thể. -Bên cạnh đó kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng về việc giám đốc đơn vị kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày trung thực và hợp 24
  37. lý báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và đã phê duyệt báo cáo tài chính hay không. Bước 4: Kiểm tra các công bố thuyết minh báo cáo tài chính -Kiểm toán viên nên xem xét các công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị đúng đắn và đầy đủ theo yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. Có cần phải bổ sung thêm thông tin khác đê tránh những hiểu lầm khi đọc báo cáo tài chính hay không. Bước 5: Xem xét lại toàn bộ và phát hành báo cáo kiểm toán -Sau khi xem xét lại toàn bộ các thông tin, lưu lại hồ sơ kiểm toán. Kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính trên các phương diện như Việc phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu Việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các quy định pháp lý có liên quan. 25
  38. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẠI NAM 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: Công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH) kiểm toán và giải pháp công nghệ thông tin Đại Nam ( Gs- Audit) là một công ty TNHH thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102064701 ngày 30 tháng 08 năm 2008 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp công nghệ thông tin Đại Nam Tên tiếng Anh: Great South Auditing and Information Techonology Solution Co.,Ltd Tên viết tắc: Gs-Audit Website: www.gs-audit.com SĐT liên hệ: (84-8) 39 698 209 Gs-Audit được thành lập và hoạt động trên cơ sở đội ngũ Kiểm toán viên (KTV), chuyên viên tư vấn, thẩm định viên, kỹ sư và chuyên viên công nghệ thông tin có bề dày kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực liên quan. Gs-Audit là tổ chức tư vấn, kiểm toán độc lập, hợp pháp ở thành phố Hồ Chí Minh được nhiều khách hàng tín nhiệm. Gs-Audit đã tạo được vị thế của mình trong việc mở rộng thị trường kiểm toán ở Việt Nam. Hiện nay, công ty Kiểm toán Đại Nam không ngừng phát triển và mở rộng quy mô của mình. Để phục vụ cho nhu cầu hằng ngày càng tăng lên trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn, thuế công ty đã mở văn phòng đại diện tại Gia Lai, Bình Định, An Giang, Cà Mau và Kon Tum với mong muốn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, chất lượng cao nhất nhằm làm tăng giá trị cuả khách hàng trong nền kinh tế thị trường khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. 26
  39. GS AUDIT Văn phòng Văn phòng Trụ sở Văn Văn N.E Tây Tây chính Hồ phòng Cà phòng An Nguyên Nguyên Chí Minh Mau Giang Sơ đồ 3.1. Các chi nhánh của công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp CNTT Đại Nam (Gs- Audit) ( Nguồn phòng Hành chính- Nhân sự - Kế toán) 3.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: GS-Audit hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề sau: - Dịch vụ kiểm toán:  Hoạt động kiểm toán là một bộ phận chủ yếu trong hoạt động của công ty, dịch vụ này ngày càng được hoàn thiện cả về phạm vi và chất lượng nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.  Với mục tiêu kinh doanh rõ ràng, GS-Audit cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính theo các luật định hoặc theo các mục đích đặc biệt của doanh nghiệp. Các hoạt động kiểm toán của Công ty luôn tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kế toán Quốc tế được chấp nhận ở Việt Nam. Kiểm toán viên luôn duy trì tính độc lập, khách quan và trình độ chuyên môn cao, tất cả các yếu tố đó sẽ tạo nên tính vững chắc trong ý kiến của kiểm toán viên, đảm bảo thông tin cung cấp đến người sử dụng là chính xác và hữu ích.  Các dịch vụ kiểm toán bao gồm: kiểm toán báo cáo tài chính kiểm toán hoạt động kiểm toán tuân thủ kiểm toán nội bộ kiểm toán thông tin tài chính; kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành kiểm toán báo cáo quyết toán dự án kiểm toán báo cáo quyết toán công trình báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án thẩm tra dự án. 27
  40. - Dịch vụ kế toán:  Với đội ngũ nhân viên có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tài chính kế toán, GS-Audit luôn hướng tới việc nâng cao chất lượng các dịch vụ kế toán của mình cho phù hợp với những chuẩn mực và chế độ kế toán mới ban hành.  Các dịch vụ kế toán bao gồm: xây dựng và hướng dẫn thực hiện các mô hình tổ chức bộ máy – tổ chức công tác kế toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ giữ sổ sách kế toán cho doanh nghiệp các giải pháp ứng dụng tin học vào công tác kế toán, quản trị tài chính doanh nghiệp chuyển đổi hệ thống kế toán và báo cáo tài chính cho phù hợp với yêu cầu quản lý của khách hàng, đảm bảo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam hay các thông lệ Quốc tế được chấp nhận rộng rãi. - Dịch vụ tư vấn, đào tạo:  Tất cả các vấn đề về thuế của khách hàng thuộc GS-Audit đều được những chuyên gia thuế giàu kinh nghiệm đảm trách. Thuế luôn là một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam do các quy định về thuế đang trong quá trình hoàn thiện nên còn phức tạp và chồng chéo.  Trước những biến đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng như ảnh hưởng của Việt Nam khi tham gia TPP, các nhà quản lý và đầu tư đều đang đứng trước những thách thức, GS-Audit sẽ giúp họ tìm ra những giải pháp tài chính tối ưu nhất vừa đảm bảo tuân thủ với pháp luật hiện hanh của Nhà nước Việt Nam.  Các dịch vụ tư vấn, đào tạo bao gồm: tư vấn tài chính, kế toán, thuế tư vấn đầu tư, quản trị doanh nghiệp tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp, về mua bán, sáp nhập và giải thể doanh nghiệp dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kiểm toán, kế toán, tài chính, thuế và các chương trình khác có liên quan đến hoạt động thường nhật của doanh nghiệp. - Dịch vụ giải pháp công nghệ thông tin:  Các dịch vụ giải pháp công nghệ thông tin bao gồm: giải pháp mạng giải pháp phần mềm, xây dựng website doanh nghiệp giải đáp ứng dụng công 28
  41. nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp, tin học hoá công tác kế toán, quản trị tài chính (Phần mềm kế toán, phần mềm quản trị doanh nghiệp, phát triển web thương mại điện tử, thiết lập các mạng nội bộ .) 3.3. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Phương châm hoạt động: Suốt gần 9 năm hoạt động, công ty Gs-Audit luôn củng cố và giữ vững phương châm “ độc lập, khách quan , trung thực, bí mật số liệu của khách hàng”. Toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty GS-Audit với trình độ nghiệp vụ vững vàng cộng với sự nhiệt tình trong phục vụ khách hàng luôn hướng tới mục tiêu to lớn và lâu dài của công ty là giúp cho khách hàng và những người liên quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Khẩu hiệu mà Gs-Audit luôn theo sát “hiệu quả và chất lượng phục vụ là mục tiêu hàng đầu”. 3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY: Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 29
  42. TRƯỞNG NHÂN VIÊN PHÒNG KIỂM KIỂM TOÁN TOÁN DOANH GIÁM DOANH NGHIỆP ĐỐC KIỂM TOÁN TRƯỞNG NHÂN VIÊN PHÒNG KIỂM KIỂM TOÁN TOÁN XDCB XDCB TRƯỞNG NHÂN VIÊN PHÒNG DỊCH DỊCH VỤ KẾ VỤ KẾ TOÁN TOÁN GIÁM ĐỐC TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO TRƯỞNG NHÂN VIÊN PHÒNG TƯ TƯ VẤN ĐÀO VẤN VÀ ĐÀO TẠO TẠO TỔNG GIÁM GIÁM TRƯỞNG NHÂN VIÊN ĐỐC ĐỐC PHÒNG GIẢI KỸ THUẬT CNTT PHÁP CNTT TIN HỌC CÁC CHI NHÁNH CHI QUI NHƠN NHÁNH VĂN PHÒNG TÂY NGUYÊN CÁC VĂN VĂN PHÒNG PHÒNG CÀ MAU ĐẠI VĂN PHÒNG AN GIANG 30
  43. 3.5. GIỚI THIỆU BỘ MÁY KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY: Công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp Công nghệ thông tin Đại Nam là Công ty có uy tín và là Công ty kiểm toán tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn thuế, tư vấn tài chính, kế toán và giải pháp về công nghệ thông tin Phòng kiểm toán được tổ chức xây dựng thành một phòng ban với phó giám đốc công ty kiêm trưởng phòng kiểm toán báo cáo tài chính cùng đội ngũ kiểm toán năng động và các trợ lý kiểm toán đã tạo nên một khối thống nhất, cùng với quy trình làm việc có khoa học đã tạo nên hiệu quả làm việc cho nhân viên. TP.Kiểm toán KTV chính Trợ lý kiểm toán viên 3 Trợ lý kiểm toán viên 2 Trợ lý kiểm toán viên 1 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ phận kiểm toán của công ty GS-AUDIT (Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự- Kế toán Nhận xét về bộ phận kiểm toán của Công ty Với cơ cấu tổ chức như trên, ban giám đốc công ty đã thực hiện quản lý có hiệu quả các thành viên của công ty, giúp họ hoàn thành tốt mọi công việc được giao, hướng tới mục tiêu chung của Công ty. Mọi hoạt động liên quan tới cuộc kiểm toán, từ khâu tiếp nhận khách hàng đến phát hành Báo cáo kiểm toán được thiết kế và thực hiện có hiệu quả, đảm bảo chất lượng. 31
  44. Việc luôn khuyến khích và tạo cơ hội phát triển cho đội ngũ nhân viên, GS-Audit đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như những nấc thang vững chắc cho sự phát triển của Công ty. Ngoài ra, để có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao, Công ty luôn đảm bảo có được những hiểu biết nhất định về các vần đề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh cảu khách hàng như: môi trường pháp lý, xu hướng thị trường, các vấn đề về thuế Điều này không chỉ giúp Công ty đáp ứng được yêu cầu kiểm toán theo luật định mà còn làm tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc đánh giá kiểm soát nội bộ. Số lượng kiểm toán viên chính và trợ lý kiểm toán tại Công ty đã đáp ứng đủ yêu cầu để thực hiện chức năng kiểm toán nhưng vẫn chưa đủ so với yêu cầu của công việc. Như vậy, có thể thấy, mặc dù Công ty mặc dù Công ty mới được thành lập nhưng bằng sự nỗ lực, những cố gắng, nhiệt tình, tâm huyết cùng với trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, Công ty đã tạo được niềm tin ở khách hàng và từng bước khẳng định vị trí của mình. 3.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY: 3.6.1. Thuận lợi: Tầm nhìn chiến lược: Hướng tới mục tiêu phát triển của mình, GS-Audit luôn cố gắng nỗ lực để xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm khẳng định sự có mặt của mình trên đà phát triển chung của kiểm toán Việt Nam. Dựa trên lợi thế có sẵn, ban lãnh đạo luôn có chiến lược dài hạn và tầm nhìn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới. Nguồn nhân lực: GS-Audit luôn tự hào về đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản đạt chuẩn trong nước và quốc tế, tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao và cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế. Văn hoá doanh nghiệp: Công ty đang từng bước xây dựng văn hoá kiểm toán đặc trưng riêng, đó là một phong cách kinh doanh, một thái độ phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, cụ thể hoá những quy định để quy định đó thật sự đi vào công việc và cuộc sống. 32
  45. 3.6.2. Khó khăn: Đổi thủ cạnh tranh: Hiện nay, Việt Nam đang có hơn 139 doanh nghiệp kiểm toán được hành nghề, điều đó tạo nên một môi trường cạnh tranh khá mạnh mẽ, việc tìm kiếm khách hàng mới, nhất là các tập đoàn lớn tham gia vào các dịch vụ của Công ty đang là nhiệm vụ và mục tiêu mà toàn thể cán bộ nhân viên Công ty hướng tới. GS-Audit phát huy hết nội lực và trí tuệ, thừa hưởng và học hỏi những tinh hoa của nền kiểm toán Quốc tế để khách hàng thấy rằng lựa chọn GS-Audit là sự lựa chọn sang suốt và đúng đắn. 3.7. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIẢI PHÁP CNTT ĐẠI NAM Quy trình kiểm toán của công ty kiểm toán DFK Việt Nam dựa trên quy trình kiểm toán mẫu của hiệp hội kiểm toán viên Việt Nam (VACPA) xây dựng. Từ đó, công ty chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế và ban hành lại nhằm thống nhất quản lý về các mặt của hoạt động kiểm toán và các vấn đề liên quan trong công ty phù hợp với những hướng dẫn quy định chung của Nhà nước và điều lệ công ty. Quy trình kiểm toán của công ty bắt đầu từ giai đoạn khảo sát khách hàng đến bước cuối cùng của quy trình thanh lý hợp đồng của công ty đến các khách hàng. 3.7.1. Khảo sát khách hàng: Khách hàng của công ty tiếp cận công ty thông qua nhiều nguồn khác nhau như: do các thành viên trong công ty tự giới thiệu cho công ty, từ sự giới thiệu từ bên ngoài, từ sự uy tín và thương hiệu của công ty được giới thiệu qua các công ty khác. Các thành viên trong ban giám đốc công ty hoặc các trưởng phòng nghiệp vụ kiểm toán được uỷ quyền có trách nhiệm tiếp nhận thông qua việc khảo sát tìm hiểu trực tiếp tại văn phòng của khách hàng khi có nhu cầu ký kết hợp đồng kiểm toán. Việc khảo sát về đơn vị khách hàng phải đáp ứng được các yêu cầu chung như sau: - Thông tin chung về khách hàng như về ngành nghề, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô, thị trường của doanh nghiệp, tình hình hoạt động của công ty qua các năm 33
  46. - Mục đích yêu cầu dịch vụ như kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán soát xét, kiểm toán tuân thủ - Khái quát và nhận định ban đầu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nếu sau khi khảo sát khách hàng nhận thấy công ty không thực hiện được hợp đồng cần phải trao đổi với ban giám đốc của công ty (nếu rõ lý do vì sao không thực hiện được và trả lời trực tiếp với khách hàng). Nếu thấy có khả năng thực hiện được hợp đồng làm theo bước tiếp theo. 3.7.2. Gửi thư đề nghị (hoặc thư báo giá) đến khách hàng: Dựa trên cơ sở ban đầu từ việc khảo sát khách hàng, các thành viên trong Ban giám đốc sẽ phải cân nhắc, xem xét các vấn đề liên quan và viết thư đề nghị gửi khách hàng. Thư đề nghị gửi khách hàng cần phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau: -Khái quát sự hiểu biết của công ty về công ty khách hàng. -Xác định mục đích và yêu cầu của khách hàng. -Nội dung và phương pháp thực hiện dịch vụ cụ thể của công ty đối với khách hàng. -Giới thiệu nhân sự chủ lực tham gia trực tiếp thực thi dịch vụ. -Đề nghị mức giá phí dịch vụ -Ước lượng thời gian thực hiện nhằm hoàn thành dịch vụ Thư đề nghị gửi khách hàng có thể được gửi bằng fax, email, bưu điện hoặc trực tiếp giao cho khách hàng và phải có dấu, chữ ký có thẩm quyền của thành viên ban giám đốc công ty. Sau khi gửi thư nhân viên phụ trách cần theo dõi thường xuyên bằng cách liên lạc với khách hàng để nhận được sự phản hồi thông tin và đưa ra giải pháp kịp thời. Nếu khách hàng không chấp nhận thư đề nghị thì cần lưu hồ sơ nhằm phục vụ cho các mục đích khác hoặc cho việc cung cấp dịch vụ ở năm sau. Nếu khách hàng đồng ý với thư đề nghị thì thực hiện bước tiếp theo. 3.7.3. Ký kết hợp đồng kiểm toán: Thành viên Ban giám đốc phụ trách sẽ soạn thảo hợp đồng gửi dự thảo, và sau đó gửi chính thức đến khách hàng. Việc ký kết hợp đồng do giám đốc hoặc phó giám đốc được uỷ quyền thực hiện. 34
  47. Hợp đồng được soạn thảo phải tuân thủ quy đinh hiện hành của nhà nước và các chuẩn mực có liên quan. Bên cạnh đó trong hợp đồng cần ghi nhận những cam kết và thoả thuận của công ty với khách hàng nhưng phải phù hợp với pháp luật. Sau khi hợp đồng được ký kết và lưu lại, công ty tiếp tục thực hiện bước 4 3.7.4. Kế hoạch thực hiện dịch vụ: Thành viên trong ban giám đốc phụ trách hoặc các trưởng phòng nghiệp vụ được uỷ quyền thực hiện hợp đồng có trách nhiệm lên kế hoạch thực hiện bao gồm các bước sau: Sau khi cân đối, sắp xếp nhân sự trong phòng, trưởng phòng soạn thảo “Quyết định phân công” trình ban giám đốc phụ trách phê duyệt. Trưởng nhóm thực hiện dịch vụ sẽ soạn thảo “Kế hoạch kiểm toán” trình lên trưởng phòng và Ban giám đốc phụ trách phê duyệt. Các nhân viên được phân công chuẩn bị hồ sơ kiểm toán, các tài liệu tham khảo có liên quan phục vụ cho việc thực hiện công việc kiểm toán. 3.7.5. Thực hiện kiểm toán: Ở tại văn phòng khách hàng: Nhân viên kiểm toán đã được phân công thực hiện triển khai công việc theo kế hoạch. Các nhân viên kiểm toán thực hiện công việc, thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Từng nhân viên trong nhóm ưu tiên thực hiện công việc mà mình đã được phân công, sau đó có trách nhiệm hoàn thành công việc của các thành viên khác trong nhóm. Ở tại văn phòng công ty: toàn nhóm kiểm toán thực hiện hoàn tất công việc kiểm toán bao gồm: sắp xếp, lưu hồ sơ kiểm toán, soạn thảo “Bảng tổng hợp các bút toán đề nghị điều chỉnh” lập báo cáo kiểm toán dự thảo theo ý kiến của kiểm toán viên, ghi nhận các vấn đề trọng yếu cần chú ý để cấp trên dễ dáng soát xét. 3.7.6. Rà soát và phê duyệt hồ sơ kiểm toán: Trưởng nhóm kiểm toán rà soát toàn bộ công việc của các nhân viên kiểm toán trước khi trình hồ sơ kiểm toán lên trưởng phòng nghiệp vụ soát xét. Trưởng phòng nghiệp vụ thực hiện rà soát lại hồ sơ kiểm toán lần thứ 2. Thành viên ban giám đốc phụ trách và rà soát lại lần thứ 3 đối với toàn bộ hồ sơ kiểm toán, xem xét và giải quyết thống nhất ý kiến kiểm toán, ký duyệt dự thảo ý kiến kiểm toán. Cấp trưởng phòng nghiệp vụ trở lên sẽ phối hợp với trưởng nhóm kiểm toán 35
  48. đi họp với khách hàng nhằm trao đổi các vấn đề trong suốt quá trình kiểm toán. Dự thảo báo cáo kiểm toán sẽ được gửi đến khách hàng bằng fax, thư bảo đảm hoặc giao nhận trực tiếp. Trưởng nhóm kiểm toán theo dõi sự phản hồi từ khách hàng về báo cáo kiểm toán dự thảo đã gửi. Nếu khách hàng đã đồng ý với báo cáo này, thì trưởng phòng kiểm toán cho phép nhân viên thực hiện phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Nếu chưa thống nhất được với khách hàng, thì tiếp tục trao đổi và chứng minh, thực thi theo quy định của pháp luật và chuẩn mục hiện hành. Trưởng nhóm có bằng kiểm toán viên độc lập hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ phụ trách sẽ là người ký một bên trong báo cáo kiểm toán. Thành viên trong ban giám đốc phụ trách sẽ ký một bên trong báo cáo kiểm toán. 3.7.7. Phát hành thư quản lý: Trong suốt quá trình kiểm toán nếu phát hiện khách hàng còn tồn tại những mặt yếu kém, các vấn đề trọng yếu liên quan tới việc quản lý, thực hiện công tác kế toán, tài chính thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ đề nghị viết thư quản lý nhằm đưa ra các khuyến nghị giúp khách hàng hoàn thiện. Thư quản lý chỉ được soạn thảo bởi trưởng nhóm kiểm toán, trưởng phòng dịch vụ, thành viên ban giám đốc sẽ rà soát và chỉnh sửa cho phù hợp. Giống như báo cáo kiểm toán, thư quản ý phải được ban giám đốc phụ trách ký tên và đóng dấu, sau đó gửi cho khách hàng. 3.7.8. Lưu báo cáo kiểm toán, thư quản lý, ghi nhận các vấn đề cho ký kiểm toán tiếp theo: Báo cáo kiểm toán, thư quản lý do công ty giữ phải được lưu ngay và phần đầu tiên của hồ sơ kiểm toán. Trưởng nhóm, trưởng phòng dịch vụ và các bộ phận khác phải thảo luận và ghi nhận lại các vấn đề cần thiết liên quan đến khách hàng cho kỳ kiểm toán tiếp theo và được thể hiện ngay trong hồ sơ kiểm toán năm hiện hành. Việc làm này giúp cho việc thu thập, xử lý các vấn đề có liên quan đến khách hàng cho kỳ kiểm toán tiếp theo được dễ dàng, tập trung, nhanh chóng và hiệu quả. 3.7.9. Các vấn đề khác: Khi trao đổi với khách hàng, cũng như những buổi họp với khách hàng nhằm 36
  49. xử lý hoặc thống nhất giải quyết các vấn đề diễn ra trong suốt quá trình kiểm toán đều phải được ghi nhận trên giấy tờ làm việc và lưu như dạng văn bản trong phần đầu của hồ sơ kiểm toán. 37
  50. CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ GIẢI PHÁP CNTT ĐẠI NAM TẠI CÔNG TY ABC 4.1. GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN: 4.1.1. Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động: Mục tiêu: Để kiểm toán viên có thể xác định rủi ro có sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính và nguy cơ có gian lận thông qua việc thu thập thông tin về khách hàng và môi trường hoạt động. Nhờ vậy kiểm toán viên có thể đánh giá sơ lược rủi ro tiềm ẩn từ đó đưa ra kế hoạch kiểm toán phù hợp. Kiểm toán viên cần tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” và chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315 “Identifying and assessing the risks of material misstatement through understanding the entity and ít environment” để tìm hiểu đầy đủ và chính xác nhất. Thủ tục công ty thực hiện: -Thu thập quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, biên bản họp hội đồng quản trị của khách hàng. -Phỏng vấn khách hàng để hiểu biết về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tổ chức công tác kế toán và cách thức đánh giá kết quả của ban giám đốc. Trách nhiệm lập và phê duyệt: -Mẫu câu hỏi được lập bởi kiểm toán viên chính của GS Audit. -Được chủ nhiệm kiểm toán và thành viên ban giám đốc phê duyệt. -Được cập nhật thường xuyên trong suốt quá trình kiểm toán. -Được trao đổi với các thành viên nhóm kiểm toán để các thành viên có đủ thông tin để thực hiện công việc. Ví dụ minh hoạ: 38
  51. 4.1.2. Thông tin chung về công ty ABC: Công ty ABC là một khách hàng cũ của công ty Gs- Audit, đây là năm thứ hai công ty thực hiện kiểm toán cho công ty này. Giai đoạn tiền kế hoạch bao gồm ký kết hợp đồng kiểm toán, xác định nhu cầu, thỏa thuận giữa hai bên xem như đã được thực hiện ở năm đầu tiên. Thông tin về doanh nghiệp: Công ty CP ABC Trụ sở hoạt động Địa chỉ : Số xxx, Đường Lũy Bán Bích, Quận.Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại : 84- 088456789 Fax : 84- 088456789 Mã số thuế : 123456789 Quy mô về vốn : 80.000.000.000 VNĐ BAN QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ PHÒNG PHÒNG PHÒNG HOẠCH HÀNH TÀI SẢN KINH CHÍNH CHÍNH XUẤT DOANH NHÂN SỰ KẾ TOÁN Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty ABC 4.1.3. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp -Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, gia công các loại thép không gỉ, inox. 39
  52. -Cách thức bán hàng của doanh nghiệp áp dụng chủ yếu: bán hàng theo đơn đặt hàng -Loại khách hàng: khách hàng trong nước và nước ngoài -Tính thời vụ của hàng hóa và dịch vụ: không có tính thời vụ -Chính sách bán hàng: theo chính sách bán hàng của công ty -Mức độ cạnh tranh trong ngành: mang tính cạnh tranh cao -Chính sách hóa đơn: công ty sử dụng hóa đơn đặc thù để phát hành cho các khách hàng và sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn cư kê khai và nộp thuế -Điều khoản thanh toán: khách hàng thường là trả sau, tình hình thanh toán khá tốt -Bán hàng cho các bên liên quan: có phát sinh 4.1.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh Sau khi tiến hành tìm hiểu đơn vị cần kiểm toán và môi trường xung quanh, kiểm toán viên cần xác định tìm hiểu về chính sách kế toán và chu trình kinh doanh của đơn vị để đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu -Xác định và hiểu được cách thức, phương pháp kế toán áp dụng cho các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình bán hàng – thu tiền và các chu trình khác. -Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của các chu trình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. -Kiểm toán viên quyết định xem liệu có cần thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ hay không? -Sau đó kiểm toán viên cần thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và đạt hiệu quả nhất. Thủ tục thực hiện -Kiểm toán viên thu thập báo cáo tài chính và các sổ chi tiết của đơn vị liên quan đến khoản mục doanh thu, nợ phải thu khách hàng. -Mô tả chu trình kinh doanh chính gồm cả việc xác định ra các thủ tục kiểm soát chính của chu trình bằng chữ và lưu đồ. -Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính. -Phát hiện các rủi ro trọng yếu, kết luận về kiểm soát nội bộ, quyết định xem 40
  53. có thực hiện kiểm tra hoạt động hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hay không. 4.1.5. Tình hình tổ chức công tác kế toán: -Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vao ngày 31/12 hàng năm -Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam -Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/QĐ-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài chính. -Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi ngoại tệ: quy đổi tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ -Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung -Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ -Phương pháp hạch toán: hạch toán theo phương pháp trực tiếp Thời điểm ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy và công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi công ty xuất hoá đơn và hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Cơ sở cho việc ghi nhận doanh thu, phải thu: Các khoản phải thu được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ các khoản phải thu từ khách hàng và phải thu khác cùng dự phòng được lập cho các khoản phải thu khó đòi. Ước tính dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản không được khách hàng thanh toán phát sinh đối với số dư các khoản phải thu tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng được phản ánh vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. 41
  54. 4.1.6. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong chu trình bán hàng – thu tiền từ đó kiểm toán viên có thể tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát trong đơn vị. Để thực hiện việc này, kiểm toán viên cần tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 “Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính” và chuẩn mực kiểm toán số 330 “Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá” để xác định trách nhiệm của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán và phương hướng giải quyết cho phù hợp và xác đáng nhất. Tóm lại, giai đoạn này kiểm toán viên cần thực hiện được các mục tiêu sau: Mục tiêu -Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ có kiểm soát hiệu quả và xử lý thông tin tài chính tin cậy. -Xác định sơ lược ra các vùng, khoản mục có rủi ro gian lận cao. Thủ tục thực hiện Kiểm toán viên cần tiến hành: . Tìm hiểu, phỏng vấn để đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ -Môi trường kiểm soát -Các thủ tục đánh giá rủi ro -Thông tin và truyền thông -Các thủ tục kiểm soát -Giám sát -Kết luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ . Trao đổi với Ban giám đốc về rủi ro gian lận -Các rủi ro gian lận từ việc lập báo cáo tài chính gian lận (động cơ/áp lực, cơ hội, hợp lý hoá hành động gian lận). -Các rủi ro gian lận từ việc biển thủ tài sản, các thủ tục đánh giá rủi ro (động cơ/áp lực, cơ hội, hợp lý hoá hành động gian lận). -Trao đổi và ghi chép nội dung trao đổi. 42
  55. Ví dụ minh hoạ: Căn cứ vào Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và sau khi trao đổi với Ban giám đốc công ty ABC, kiểm toán viên đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty hoạt động hiệu quả. Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán -Xác lập mức trọng yếu Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp Công nghệ thông tin Đại Nam, mức trọng yếu được xác lập như sau: Các chỉ tiêu tham khảo để tính mức trọng yếu: Từ 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế, 0,5% đến 3% doanh thu 1% đến 5% vốn chủ sở hữu 1% đến 2% tổng tài sản Mức trọng yếu tổng thể = Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn x Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu Mức trọng yếu thực hiện=Mức trọng yếu tổng thể x Tỷ lệ (50% đến 75%) Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua=Mức trọng yếu thực hiện x 4% Ví dụ minh hoạ Sau khi thống nhất, kiểm toán viên quyết định chọn chỉ tiêu doanh thu thuần để tính mức trọng yếu tại công ty ABC. Kiểm toán viên lựa chọn chỉ tiêu này căn cứ vào sự thận trọng cần thiết đối với công ty khách hàng - Doanh thu thuần của công ty ABC: 17.079.468.562 - Tỷ lệ ước tính mức trọng yếu: 3% - Mức trọng yếu tổng thể: 512.000.000 - Mức trọng yếu thực hiện: 384.000.000 - Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua: 15.000.000 Căn cứ vào các bước trên, kiểm toán viên chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán 43
  56. Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể 512.000.000 723.000.000 Mức trọng yếu thực hiện 384.000.000 542.000.000 Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ 15.000.000 22.000.000 qua Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước: Do doanh thu thuần năm nay giảm đáng kể chủ yếu là do doanh thu công trình giảm 4.2. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN: 4.2.1. Thử nghiệm cơ bản: Trên cơ sở chương trình kiểm toán của công ty kiểm toán Đại Nam quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu khách hàng tại công ty ABC gồm các phần sau: Thủ tục chung . Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.  Mục tiêu Đảm bảo số liệu giữa các năm có thể so sánh được nhằm giúp người đọc báo cáo tài chính đánh giá sơ bộ tình hình tài chính của khách hàng. Đảm bảo việc trình bày và công bố báo cáo tài chính của khách hàng phù hợp với thông tư, chuẩn mục và chế độ kế toán hiện hành. Cơ sở dẫn liệu: Trình bày và công bố, phân loại và chuyển sổ hợp lý qua các năm phù hợp với nguyên tắc nhất quán theo chuẩn mực kế toán.  Công việc thực hiện Thu thập báo cáo tài chính của khách hàng để xem ở phần thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp thuyết minh về các nguyên tắc kế toán áp dụng có phù hợp với các chuẩn mực, thông tư kế toán hiện hành hay không, có thay đổi gì trong việc ghi nhận các khoản phải thu và trích lập dự phòng hay không. . Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng cân đối phát sinh và báo 44
  57. cáo kiểm toán giấy tờ làm việc của kiểm toán viên năm trước (nếu có).  Mục tiêu Đảm bảo số dư đầu kỳ trên báo cáo tài chính và bảng cân đối phát sinh khớp đúng với số liệu trên báo cáo kiểm toán hoặc giấy tờ làm việc của kiểm toán viên năm trước. Đáp ứng cơ sở dẫn liệu: đầy đủ và ghi chép chính xác của khoản mục nợ phải thu trên báo cáo tài chính.  Công việc thực hiện Đối chiếu số đầu kỳ trên báo cáo kiểm toán năm trước với số liệu đầu kỳ trên bảng cân đối số phát sinh của đơn vị để xem có chênh lệch hay không. Nếu có chênh lệch thì sẽ xem xét giấy tờ của kiểm toán viên năm trước điều chỉnh như thế nào. Nếu do đơn vị chưa điều chỉnh dẫn đến chênh lệch thì sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại khớp đúng với báo cáo kiểm toán. Thủ tục phân tích Kiểm toán doanh thu  So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa năm nay và năm trước; kết hợp với phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu theo từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trước, giải thích những biến động bất thường. . Mục tiêu Đảm bảo sự biến động của số liệu năm nay là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, xu hướng phát triển của ngành. . Công việc thực hiện Lập biểu chủ đạo có so sánh số liệu năm trước và năm nay Ví dụ minh hoạ công ty ABC 45
  58. Nhận xét: Trong năm 2016 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với năm 2015, nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu công trình giảm. Cần xem xét các nguyên nhân làm sụt giảm các khoản doanh thu.  Phân tích biến động theo tháng, theo cùng kỳ năm trước, giải thích nguyên nhân biến động. . Mục tiêu Mục tiêu quan trọng nhất của thủ tục này là đảm bảo doanh thu được ghi nhận là hiện hữu và chính xác. Do doanh thu là khoản mục dễ xảy ra gian lận nên thủ tục kiểm tra chi tiết này luôn được KTV tiến hành rất thận trọng. Tất cả các khoản chênh lệch nếu có KTV luôn phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và diễn giải trên giấy làm việc . Công việc thực hiện KTV tiến hành lập bảng tổng hợp và phân tích doanh thu các khu vực theo tháng. 46
  59. Qua việc phân tích doanh thu theo từng tháng nhận thấy: Doanh thu biến động bất thường qua các tháng, doanh thu thành phẩm và dịch vụ gia tăng bất thường trong tháng 12 dẫn đến chọn mẫu kiểm tra doanh thu tháng 12,7 và 8, doanh thu cho thuê nhà xưởng giảm từ tháng 5 do từ tháng 5 không còn cho thuê nhà xưởng nữa. Kiểm toán nợ phải thu . So sánh số dư phải thu khách hàng bao gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.  Mục tiêu Đảm bảo sự biến động của số dư năm nay là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, xu hướng phát triển của ngành. Đảm bảo sự thay đổi số dư phải thu phù hợp với sự thay đổi của doanh thu thuần. Sau khi thực hiện xong bước này kiểm toán viên sẽ có thêm bằng chứng chứng minh cho sự hiện hữu, sự đầy đủ, sự đánh giá và tính chính xác của khoản mục phải thu của khách hàng cũng như dự phòng nợ phải thu khó đòi.  Công việc thực hiện Lập biểu chủ đạo có so sánh số liệu năm trước và năm nay. Đối chiếu với kiểm toán viên làm phần doanh thu để xem xét biến động của doanh thu thuần so với phải thu có chênh lệch nhiều hay không. Nếu chênh lệch nhiều thì phải tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (do đơn vị thay đổi chính sách bán hàng ) bằng cách phỏng vấn Ban Giám Đốc hoặc trưởng Bộ phận bán hàng. 47
  60. Ví dụ minh hoạ tại công ty ABC Sau khi lên số liệu và phân tích biến động của khoản mục phải thu của khách hàng, ta thấy các khoản mục này qua có biến động qua các năm. Khoản mục phải thu khách hàng giảm xuống đáng kể do hoạt động xây dựng của công ty sụt giảm khoản người mua trả tiền trước tăng cao nên cần xem xét khả năng cung cấp hàng hóa và thực hiện các đơn hàng cho khoản người mua trả tiền trước. 48
  61. . So sánh hệ số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có). . Mục tiêu: Đảm bảo thời gian thu hồi nợ từ khách hàng đúng với quy định của công ty Đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng . Công việc: Lập bảng tính vòng quay các khoản phải thu cũng như kỳ thu tiền bình quân của công ty. Đối chiếu số liệu các hệ số tính với thời gian tín dụng của công ty quy định đối với khách hàng. Qua việc tính các hệ số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của công ty, ta thấy vòng quay khoản phải thu giảm so với năm trước. 4.2.2. Thử nghiệm chi tiết:  Khoản mục doanh thu  Thử nghiệm 1: Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu theo tờ khai VAT trong năm . Mục tiêu Kiểm tra tính chính xác của doanh thu trên sổ sách với doanh thu trên tờ khai. . Công việc thực hiện Thu thập tờ khai thuế VAT đầu ra của công ty khách hàng. Lập bảng đối chiếu, giải thích chênh lệch nếu có. 49
  62. Qua bảng so sánh doanh thu với tờ khai, nhận thấy doanh thu tháng 3 và tháng 7 doanh thu theo sổ sách chênh lệch với tờ khai.  Thử nghiệm 2: Chọn mẫu kiểm tra các khoản ghi nhận doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu trong năm Phương pháp chọn mẫu kiểm tra doanh thu: Chọn mẫu các phần tử đặc biệt ( giá trị lớn, nghiệp vụ lạ). Chọn mẫu phát sinh lớn. Chọn ngẫu nhiên các nghiệp vụ còn lại Qua việc phân tích doanh thu ở trên nhận thấy doanh thu thành phẩm và dịch vụ gia tăng bất thường trong tháng 12 nên kiểm toán viên quyết định chon mẫu tháng 7,8 và 12 để kiểm tra. Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu theo hướng dẫn, chọn các nghiệp vụ có giá trị lớn, dựa vào ghi chép nghiệp vụ trên nhật kí chung hoặc bảng chứng từ phát sinh, thu thập hóa đơn, ghi nhận ngày hóa đơn, phiếu xuất kho, biên bản giao hàng để xác định ngày giao hàng thực tế. 50
  63. Chọn một số mẫu để kiểm tra: Qua kiểm tra nhận thấy doanh thu có đầy đủ chứng từ để ghi nhận, doanh thu được ghi nhận đầy đủ  Thử nghiệm 3: Thực hiện thủ tục cutoff niên độ đối với doanh thu để kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu  Mục tiêu: Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu đúng kỳ. . Công việc thực hiện: Kiểm toán viên lập bảng liệt kê các nghiệp vụ bán hàng diễn ra trong một số ngày 51
  64. trước và sau ngày khoá sổ để so sánh với hoá đơn bán hàng và chứng từ có liên quan. Qua tham khảo ý kiến của các KTV, trong quá trình thực hiện KTV cần lưu ý tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, mức độ phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận gửi hàng, lập hoá đơn và ghi chép nghiệp vụ. Qua quá trình đánh giá bán đầu về công ty ABC, KTV đánh giá khả năng ghi nhận sai niên độ ở khoản mục doanh thu bán hàng xuất khẩu, KTV viên tiến hành kiểm tra, rà soát các bút toán ghi nhận cuối kì và bản chất ghi nhận các bút toán đó đối với khoản mục doanh thu. KTV tiến hành lập bảng kiểm tra nghiệp vụ bán hàng ghi nhận từ ngày 29/12/2016 đến ngày 31/12/2016 và các ngày đầu năm 2017. Dựa vào thông tin lô hàng, KTV xác định số hóa đơn, ngày hóa đơn. Qua kiểm tra, kiểm toán viên nhận thấy các nghiệp vụ doanh thu được ghi nhận đúng niên độ.  Khoản mục nợ phải thu . Thử nghiệm 1: Lập bảng chi tiết công nợ  Mục tiêu Đảm bảo các khoản phải thu được phân loại, ghi chép và chuyển sổ hợp lý. Từ đó kiểm toán viên sẽ có được thêm cơ sở để chứng minh cho sự đầy đủ cũng như tính chính 52
  65. xác của các khoản mục phải thu khách hàng và dự phòng nợ khó đòi.  Công việc thực hiện Thu thập bảng kê chi tiết các khoản phải thu theo từng khách hàng => Lập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ. Thực hiện đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu trên BCĐKT là hiện hữu và đầy đủ. Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất thường không? (Số dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn, không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không phải là phải thu từ khách hàng, ) Ví dụ minh hoạ: Kiểm toán viên lập bảng tổng hợp chi tiết công nợ khách hàng của công ty ABC như sau: Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Mã khách hàng Tên khách hàng Nợ Có Nợ Có Nợ Có DK6089 Công ty TNHH Kỹ Thuật DAIKOU Việt Nam - - 3.122.900 1.402.500 1.720.400 - HP9865 Công ty TNHH Cơ Khí Hiệp Phước - - 25.954.500 25.954.500 - - IN4913 Công Ty TNHH Inoue Vietnam 13.926.000 - 533.175.049 547.101.049 - - IS5865 Công ty TNHH ISHIKAWA SEIKO Việt Nam - - 3.316.500 3.316.500 - - KB4499 Công Ty TNHH KOBE EN&M Việt Nam - - 137.500.000 137.500.000 - - KONDO9157 CÔNG TY TNHH KONDO VIET NAM - - 637.275.100 371.786.800 265.488.300 - KS3375 Công Ty TNHH MTV KAISE Việt Nam - - 105.201.800 105.201.800 - - KW7090 Công ty TNHH MTV KYOUWA Việt Nam - - 291.821.785 291.821.785 - - MA7895 Công Ty TNHH Một Thành Viên MATSUSHO Việt Nam 2.878.453.603 - 2.980.652.826 5.765.143.304 93.963.125 - MD4652 Công Ty TNHH MTV Nhà Máy May Mặc Đức - - 559.717.627 559.717.627 - NISSHO ASTEC NISSHO ASTEC CO.,LTD 1.507.856.552 - 11.184.628.890 15.821.934.142 - 3.129.448.700 NVT Nguyễn Văn Thẩm - - 1.254.000 1.254.000 - - PC0454 Công ty TNHH Công Nghiệp Phúc Cần - - 1.478.400 1.478.400 - - PL6958 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Phú Lợi - - 89.496.000 89.496.000 - - QM6756 Công ty TNHH SX TM Quang Minh - - 9.773.280 9.773.280 - - RT8734 Công ty TNHH Real Trading Việt Nam - - 30.734.000 30.734.000 - - ST9888 Công ty TNHH SolTec Việt Nam 13.090.000 - - 13.090.000 - - T.PHL1266 Cơ Sở T.PHL - - 405.502.086 405.502.086 - - TGTECHNO TG TECHNO, K.K. - - 5.649.490 5.649.490 - - TN7900 Công ty TNHH Kỹ Thuật Nhật - - 14.300.000 14.300.000 - - VN1112 Công ty TNHH Sản Xuất Cơ Khí Chính Xác Việt Nhật - - 2.040.500 2.040.500 - - VN1452 Công ty TNHH Wattens Việt Nam - - 18.612.000 18.612.000 - - VN3339 Công ty TNHH TAZMO Việt Nam - - 484.000 484.000 - - VN4741 Công ty TNHH Daitoh Industry Việt Nam - - 2.508.000 2.508.000 - - VN8422 Công ty Cổ phần Gas Việt Nhật - - 713.350.000 713.350.000 - - VS6264 Công ty TNHH V-Stainless Steel - - 7.073.000 1.265.000 5.808.000 - TỔNG 4.413.326.155 - 17.764.621.733 24.940.416.763 366.979.825 3.129.448.700 Sau khi lập bảng tổng hợp công nợ chi tiết theo từng khách hàng, kiểm toán viên nhận thấy công ty không phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ nên không cần đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ. . Thử nghiệm 2: Gửi thư xác nhận  Mục tiêu Đảm bảo các khoản công nợ của đơn vị phát sinh trong năm là có thật và ghi nhận đúng giá trị. Nhằm xác định tính quyền và nghĩa vụ, tính chính xác, sự hiện hữu của khoản nợ phải thu khách hàng. 53
  66.  Công việc thực hiện Dựa vào Bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ kiểm toán viên lập và yêu cầu đơn vị được kiểm toán gửi thư xác nhận khách hàng còn số dư đến ngày kết thúc năm tài chinh và thư trả lời gửi trực tiếp về cho kiểm toán viên. Trong một vài trường hợp kiểm toán viên nghi ngờ số dư cuối kỳ của đơn vị có thể sai lệch trọng yếu kiểm toán viên có thể yêu cầu đơn vị gửi thư xác nhận cho cả những khách hàng có số dư cuối kỳ bằng 0. Kiểm toán viên tập hợp và theo dõi thư xác nhận, đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có). Kiểm tra và theo dõi việc thanh toán sau niên độ của tất cả các khoản phải thu.  Cách chọn mẫu gửi thư xác nhận Đối với những khách hàng không có biên bản đối chiếu công nợ hoặc không có các chứng từ chứng minh cho khoản nợ phải thu thì kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận số dư của tất cả những khách hàng này. Các khoản công nợ phải thu có số dư được xác nhận tối thiểu bằng 80% tổng số dư công nợ cuối kỳ. Cơ sở chọn khách hàng gửi thư xác nhận: các khách hàng thường xuyên của công ty, các khách hàng có giao dịch lớn, các khách hàng có biến động lớn về giá trị giao dịch hay số dư giữa năm nay với năm trước.  Kết quả: Kiểm toán viên công ty GS nhận thấy đây là một khoản mục quan trọng trong tài sản công ty nên gửi thư xác nhận 100% các khách hàng còn dư nợ cuối. Kết quả theo dõi thư xác nhận đến ngày 31/12/2016 các khách hàng đã gửi thu xác nhận. Vì vậy công ty ABC đã ghi nhận công nợ, doanh thu là đúng.  Thử nghiệm 3: Đánh giá gốc ngoại tệ  Mục tiêu Đảm bảo số dư có gốc ngoại tệ đến ngày 31/12/2013 đã được đanh giá đúng và phù hợp. Cơ sở dẫn liệu có thể có được sau khi thực hiện đánh giá tỷ giá ngoại tệ là tính chính xác, sự đánh giá đối với các khoản mục nợ phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ. . Công việc thực hiện Lập danh sách các khoản phải thu có số dư là gốc ngoại tệ. 54
  67. Đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12/2013 và đưa vào chi phí tài chính (hoặc doanh thu tài chính) khoản chênh lệch (nếu có) . Kết quả: Công ty ABC không phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ nên không cần đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ. 4.3. GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN 4.3.1. Tổng hợp kết quả kiểm toán và thảo luận với khách hàng về kết quả được kiểm toán: Sau khi KTV thực hiện kiểm toán cho khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng của công ty ABC, kiểm toán viên đề nghị công ty khai bố sung tờ khai thuế GTGT, không có bút toán điều chỉnh. 4.3.2. Phát hành báo cáo kiểm toán: KTV đã phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần cho công ty ABC Sau khi nhận được thư giải trình của Ban giám đốc công ty ABC, trưởng phòng kiểm toán sẽ ký vào báo cáo và gửi cho công ty ABC đồng thời tiến hành thanh lý hợp đồng. Báo cáo kiểm toán của công ty ABC được lập thành 1 bản Tiếng Việt và 1 bản Tiếng Anh đúng theo hợp đồng kiểm toán số xx/2016 được ký kết giữa hai bên Ý kiến của KTV đối với công ty ABC: “Theo ý kiến chúng tôi, Báo cáo tài chính đề cập đã phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2016, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, đồng thời phù hợp với Chuẩn mực, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.” 55