Khóa luận Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần may Xuất khẩu Đại Việt

pdf 127 trang thiennha21 23/04/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần may Xuất khẩu Đại Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần may Xuất khẩu Đại Việt

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI VIỆT Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Diệu Thúy Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: K47B KTDN Niên khóa: 2013 - 2017 Huế, tháng05 năm 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. Lời Cảm Ơn Với lòng biết ơn của mình, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế nói chung, các quý Thầy Cô khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức tổng quan về kinh tế và những kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán hết sức quý giá, thiết thực. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo − Ths. Nguyễn Thị Thu Trang đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các anh, chị trong phòng Kế toán của công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm thưc tế trong công việc cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành công việc của mình. Trong giới hạn thời gian thực cũng như kiến thức còn hạn hẹp cho nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự thông cảm, những lời góp ý của quý Thầy Cô và Công ty để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2017 Sinh viên Phạm Thị Diệu Thúy Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CP Cổ Phần GTGT Giá trị gia tăng QLDN Quản lý doanh nghiệp GVHB Giá vốn hàng bán TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh NVL Nguyên vật liệu SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy i Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU Bàng 2.1 Tình hình lao động của công ty CP may xuất khẩu Đại Việt qua 3 năm 2014- 2016 50 Bảng 2.2 Cơ cấu và biến động tài sản giai đoạn 2014-2016 52 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 55 Biểu 2.1: Phiếu xuất kho 61 Biểu 2.2 Hóa đơn giá trị gia tăng 62 Biểu 2.3 : Sổ Chi tiết TK 131 64 Biểu 2.4: Sổ Cái TK 511 65 Biểu 2.5: Phiếu xuất kho 68 Biểu 2.6: Phiếu chi 70 Biểu 2.7: Sổ Cái TK 154 71 Biểu 2.8: Sổ Cái TK 632 71 Biểu 2.9: Phiếu chi 74 Biểu 2.10: Sổ Cái TK 6422 76 Biểu 2.11: Giấy báo Nợ 78 Biểu 2.12: Giấy báo Nợ 79 Biểu 2.13: Sổ Cái TK 635 81 Biểu 2.14: Giấy báo trả lãi tiền gửi 83 Biểu 2.15: Sổ Cái TK 515 85 Biểu 2.16: Sổ Cái TK 821 89 Biểu 2.17: Sổ Cái TK 911 93 Biểu 2.18: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2016 94 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy ii Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần May Xuất Khẩu Đại Việt 44 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 46 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ Kế toán trên máy vi tính theo hình thức Nhật ký chung 48 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy iii Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii MỤC LỤC iv PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2 Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 2 1.6. Kết cấu đề tài 4 1.7. Tính mới của đề tài 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 6 1.1. Những vấn đề chung về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 6 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến doanh thu 6 1.1.2. Các khái niệm liên quan đến xác định kết quả kinh doanh 8 1.1.3. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm 10 1.1.4. Các phương thức thanh toán 11 1.2. Nội dung công tác kế toán doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất 12 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12 1.2.1.1. Chứng từ sử dụng 12 1.2.1.2. Sổ sách kế toán 12 1.2.1.3. Tài khoản kế toán 12 1.2.1.4. Phương pháp hạch toán 13 1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 16 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy iv Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.2.1. Chứng từ sử dụng 16 1.2.2.2. Sổ sách kế toán 16 1.2.2.3. Tài khoản kế toán 16 1.2.2.4. Phương pháp hạch toán 17 1.3. Nội dung công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 18 1.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán 18 1.3.1.1. Chứng từ sử dụng 18 1.3.1.2. Sổ sách kế toán 18 1.3.1.3. Tài khoản sử dụng 19 1.2.2.4. Phương pháp hạch toán 19 1.3.2. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 21 1.3.2.1. Chứng từ sử dụng 21 1.3.2.2 Sổ sách kế toán 22 1.3.2.3 Tài khoản kế toán 22 1.3.2.4 Phương pháp hạch toán 22 1.3.3. Kế toán chi phí hoạt động tài chính và doanh thu hoạt động tài chính 23 1.3.3.1. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 23 1.3.3.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 27 1.3.4. Kế toán chi phí khác và thu nhập khác 31 1.3.4.1. Kế toán chi phí khác 31 1.3.4.2. Kế toán thu nhập khác 32 1.3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 35 1.3.5.1. Chứng từ sử dụng 35 1.3.5.2. Sổ sách kế toán 35 1.3.5.3. Tài khoản sử dụng 35 1.3.5.4 Phương pháp hạch toán 36 1.3.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 38 1.3.6.1 Chứng từ sử dụng 38 1.3.6.2 Sổ sách kế toán 38 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy v Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.3.6.3 Tài khoản kế toán 38 1.3.6.4. Phương pháp hạch toán 39 1.4. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI VIỆT 42 2.1. Khái quát về công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt 42 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 42 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 43 2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty 43 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 43 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 44 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 45 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 45 2.1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng 47 2.1.4.3. Các chính sách kế toán chủ yếu 49 2.1.5. Tổng quan về nguồn lực của công ty qua 3 năm 2014-2016 49 2.1.5.1. Tình hình lao động qua 3 năm 49 2.1.5.2. Tình hình tài sản nguồn vốn qua 3 năm 51 2.1.5.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 54 2.2.1. Đặc điểm về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại việt 57 2.2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm 57 2.2.1.2. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm 58 2.2.1.3. Các phương thức thanh toán 58 2.2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt 59 2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 59 2.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 66 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy vi Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 2.2.3.1. Kế toán giá vốn 66 2.2.3.2. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 73 2.2.3.3. Kế toán chi phí hoạt động tài chính và doanh thu hoạt động tài chính 77 2.2.3.4. Kế toán chi phí khác và thu nhập khác 86 2.2.3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 86 2.2.3.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 90 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI VIỆT 95 3.1 Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt 95 3.1.1 Ưu điểm 95 3.1.2 Nhược điểm 97 3.2. Đánh giá công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty may xuất khẩu Đại Việt 97 3.2.1 Ưu điểm 98 3.2.2 Nhược điểm 99 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt. 101 3.3.1 Đối với tổ chức công tác kế toán 101 3.3.2 Đối với công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 102 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 3.1 KẾT LUẬN 106 3.2 KIẾN NGHỊ 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy vii Trường Đại học Kinh tế Huế
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Lý do chọn đề tài Đi đôi với sự phát triển càng cao của nền kinh tế hội nhập, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp không ngừng mở rộng qui mô, cơ cấu hình thức kinh doanh bằng các chiến lược hiệu quả nhằm tạo ra những sản phẩm tốt nhất mang đến khách hàng. Tất cả điều đó cùng hướng đến một mục tiêu chung là lợi nhuận. Muốn vậy, doanh nghiệp phải không ngừng xây dựng và phát triển hệ thống thông tin tài chính kế toán hoạt động hiệu quả. Một hệ thống thông tin kế toán khoa học, hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó hệ thống thông tin về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp là điều đáng được các nhà quản lý quan tâm nhất. Đối với mỗi doanh nghiệp, doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh là thước đo để đánh giá chất lượng nguồn thu nhập, tạo điều kiện cho quá trình hoạt động tái sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu mà kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được mức độ hoàn chỉnh về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh từ đó phân tích chất lượng sản phẩm đã sản xuất ra để những biện pháp khắc phục chính xác, kịp thời phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình. Hiện nay, kế toán cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội dung và phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Để có thể quản lý, nắm bắt được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì kế toán xác định kết quả kinh doanh là người theo dõi, tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối của các hoạt động có trong doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh. Tùy vào đặc thù của từng doanh nghiệp, việc tổ chức hạch toán kế toán về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh diễn ra tương đối khác nhau. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 1 Trường Đại học Kinh tế Huế
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và để hiểu sâu hơn và toàn diện hơn về đặc thù công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôi chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần may Xuất khẩu Đại Việt” để làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài Khi lựa chọn nghiên cứu đề tài này bản thân tôi mong muốn đạt được các mục đích sau đây: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Tìm hiểu tổng quan về CTCP may xuất khẩu Đại Việt và thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị. Thông qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại đơn vị, bước đầu đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. 1.3.Đối tượng nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại CTCP may xuất khẩu Đại Việt . 1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Về không gian: Tại phòng kế toán -Tài chính của công ty cổ phần May Xuất Khẩu Đại Việt. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại việt với số liệu, báo cáo, tài liệu của công ty trong quý I năm 2016. 1.5.Phương pháp nghiên cứu đề tài Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tìm hiểu, tham khảo kiến thức, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu trong các giáo trình, chuẩn mực kế toán, văn SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 2 Trường Đại học Kinh tế Huế
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang bản ban hành, để hệ thống hóa phần cơ sở lý luận về công tác kế toán bán hàng-xác định kết quả kinh doanh và Thuế TNDN trong doanh nghiệp. Phương pháp quan sát và phỏng vấn: là việc quan sát những hoạt động thực tế kết hợp phỏng vấn trực tiếp những người quản lý, bộ phận có liên quan để thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp phân tích thống kê, mô tả: mô tả về cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán cũng như chức năng, nhiệm vụtừng phòng ban,từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể; dựa vào các số liệu thu thập được để nghiên cứu quá trình, nội dung kế toán bán hàng-xác định kết quả kinh doanh và Thuế TNDN. Bên cạnh đó, phân tích số liệu thu thập được về kết quả kinh doanh và cơ sở vật chất của công ty như tài sản, nguồn vốn, số lao động dựa vào số liệu thu thập được và các phương pháp phân tích biến động số tuyệt đối, số tương đối, phân tích theo chiều ngang, chiều dọc và phương pháp liên hệ cân đối. Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích và đánh giá:Từ những số liệu thu thập ban đầu, tiến hành tổng hợp một cách có hệ thống theo quy trình, chọn lọc để đưa vào báo cáo một cách chính xác, khoa học, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, từ đó có những phân tích, nhận xét riêng cũng như những giải pháp về công tác kế toán bán hàng-xác định kết quả kinh doanh và Thuế TNDN tại đơn vị. Phương pháp kế toán: Đây là phương pháp quan trọng nhất trong bài nghiên cứu của em. Bằng những kiến thức đã được học và tìm hiểu, em đã kiểm tra công tác kế toán, việc hạch toán tại công ty có phù hợp với chế độ kế toán của Bộ tài chính mà công ty đang áp dụng hay không. Hệ thống phương pháp kế toán gồm 4 phương pháp: phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tính giá phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. Phương pháp chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Để phản ánh và có thể kiểm chứng được các nghiệp vụ kinh tế, kế toán có một phương pháp là: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế. Phương pháp này nhằm sao SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 3 Trường Đại học Kinh tế Huế
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán. Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương pháp tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành và phát sinh chi phí liên quan đến các hoạt động của đơn vị. Phương pháp này giúp kế toán xác định được giá trị vốn kinh doanh và các giá trị các giao dịch ảnh hưởng đến nguồn vốn của đơn vị. Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự vận động của vốn kinh doanh trong đơn vị. Nó được vận dụng thông qua hệ thống tài khoản kế toán. Phương pháp này giúp ghi nhận sự vận động của vốn kinh doanh vào tài khoản và sổ sách kế toán theo các mối quan hệ đối ứng sẵn có của các tài khoản. Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra một cách khái quát nhất về vốn kinh doanh, kết quả kinh doanh và việc tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh của đơn vị. Phương pháp này giúp cộng dồn các con số phát sinh trên các tài khoản và sổ sách kế toán, từ đó tính toán được các chỉ tiêu phù hợp để lập các báo cáo tài chính. 1.6. Kết cấu đề tài Ngoài lời phần I (Đặt vấn đề) và phần III (Kết luận) khóa luận bao gồm các nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 4 Trường Đại học Kinh tế Huế
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.7. Tính mới của đề tài Phần hành kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một phần hành kế toán quan trọng và nó cũng được nghiên cứu khá nhiều về đề trước đây tại trường Đại học Kinh tế Huế như: Khóa luận “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế”sinh viên thực hiện Phan Thị Nhàn, lớp K47A KTDN, niên khóa 2013-2017. Khóa luận “Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Gia Ngân” sinh thực hiện viên Tôn Nữ Khương Nhi, lớp K45 KTDN, niên khóa 2011-2015. Khóa luận “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Minh Trí” sinh viên thực hiện Trần Thị Bích Ngọc lớp K44A kiểm toán. Tuy các đề tài này nghiên cứu ở nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng nhìn chung đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp, phản ánh thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị thực tập và đưa ra được những nhận xét cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị thực tập. Tại công ty may xuất khẩu Đại Việt, theo tôi tìm hiểu và được biết các đề tài thực tập trước đây tại đơn vị đã tìm hiểu về các phần hành kế toán như kế toán TSCĐ, kế toán vốn bằng tiền và một số nội dung khác nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Các đề tài trước mới chỉ phản ánh một phần thực trạng công tác kế toán tại c bông ty. Do đó, tôi đã chọn mảng đề tài “Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt” với mong muốn thông qua đề tài này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình hoạt động của công ty. Từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng, những vấn đề công ty đang gặp phải. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 5 Trường Đại học Kinh tế Huế
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Những vấn đề chung về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến doanh thu (1) Khái niệm Theo Giáo trình Lý thuyết Kế toán tài chính, Đại học Huế, GVC. Phan Đình Ngân; Ths. Hồ Phan Minh Đức (2008): “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh” (2) Cách xác định doanh thu Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được: Không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ 3. Không bao gồm trường hợp hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị. Không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu . (3) Điều kiện ghi nhận doanh thu: (a) Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau: Một là doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. Hai là, doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 6 Trường Đại học Kinh tế Huế
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Ba là, doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Bốn là, doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ gia dịch hàng hóa. Năm là, xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. (b) Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: Một là, doanh thu xác định tương đối chắc chắn. Hai là, có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Ba là, xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. Bốn là, xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. (c) Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận khi thảo mãn hai điều kiện sau: Một là, có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. Hai là, doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. (d) Yếu tố làm tăng doanh thu là giá bán của sản phẩm trong kỳ kinh doanh tăng lên hay số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ kinh doanh tăng lên . (4) Các khoản làm giảm trừ doanh thu Các khoản làm giảm trừ doanh thu là số tiền giảm trừ cho người mua hàng được tính vào doanh thu hoạt động kinh doanh, bao gồm: Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá niêm yết mà doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng trong trường hợp người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa dịch vụ với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã được ghi nhận trên hợp đồng kinh tế mua bán giữa các bên hoặc các thỏa thuận, cam kết mua, bán hàng. Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp đã xác định là tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu và chi phí tương ứng nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kihn tế về mẫu mã, quy cách, chủng loại sản phẩm. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 7 Trường Đại học Kinh tế Huế
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Giảm giá hàng bán: Là số tiền bên bán giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bị kém phẩm chất, không đúng quy cách lỗi thời 1.1.2. Các khái niệm liên quan đến xác định kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động trong DN trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). KQKD là mục đích cuối cùng của mọi DN và nó phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của quá trình SXKD. Có thể nói, đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong DN, hoạt động kinh doanh bao gồm: hoạt động SXKD, hoạt động tài chính và hoạt động khác; tương ứng với ba hoạt động trên là kết quả hoạt động SXKD, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu khao, chi phí sửa chữa, nâng cấp chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, chi phí nhượng bán bất động sản đầu tư ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí có rất nhiều loại vì vậy cần phải phân loại nhằm phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán. Phân loại là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo đặc trưng nhất định. Tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý hạch toán. Giá vốn hàng bán: là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh số tiền được trừ ra khỏi doanh thu thuần để tính kết quả kinh doanh của từng kỳ kế toán, trong điều kiện doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá vốn hàng bán là một chi phí thường được ghi nhận đồng thời với doanh thu theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu với chi phí được trừ. Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra một thành phẩm. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 8 Trường Đại học Kinh tế Huế
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Chi phí quản lý kinh doanh: bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Là các chi phí liên quan đến hoạt động tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chi phí liên quan đến hoạt động chung toàn doanh nghiệp. Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Chi phí hoạt động tài chính: những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán .dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức, lợi nhuận chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí khác: những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụriêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản thanh lý và nhượng bán tài sản cố định (nếu có); Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; Bị phạt thuế, truy nộp thuế. Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. Thu nhập khác: là những khoản thu nhập mà DN không dự tính trước được hoặc dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc đó là những khoản thu không mang tính SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 9 Trường Đại học Kinh tế Huế
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang chất thường xuyên. Bao gồm: thu nhập từ thanh lí, nhượng bán TSCĐ, được tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa và một số thu nhập khác. 1.1.3. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm Trên lý thuyết có 5 phương thức tiêu thụ sản phẩm là: Bán hàng trả góp, bán trực tiếp, bán hàng theo hợp đồng, bán buôn hàng hóa và bán lẻ hàng hóa tuy nhiên để phù hợp với khả năng hiện có, tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt đang áp dụng phương thức bán hàng trả góp, bán hàng theo hợp đồng và bán buôn hàng hóa. (1) Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, có nghĩa là người mua được trả tiền mua hàng nhiều lần. Một phần người mua sẽ thanh toán ngay tại thời điểm mua hàng, phần còn lại người mua chấp nhận thanh toán trả dần cho các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Số tiền trả ở các kỳ tiếp theo thông thường bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Xét về mặt hạch toán, khi giao hàng cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán, hàng hóa bán trả góp được coi là đã tiêu thụ và ghi nhận doanh thu là giá bán thu tiền một lần, phần trả góp được kết chuyển dần vào doanh thu hoạt động tài chính. Nhưng về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Ưu điểm: Đây được xem là một chiến lược kinh doanh không thể thiếu của các doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng, bán được nhiều hàng, kéo theo việc tăng doanh thu và lợi nhuận. Nhược điểm:Việc khách hàng chậm thanh toán dẫn đến doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, gay cản trở đến việc sản xuất kinh doanh. (2) Bán hàng theo hợp đồng là phương thức doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng. Hàng hóa trong quá trình chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Thời điểm khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy sản phẩm được xem là đã tiêu thụ và doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng. Ưu điểm: Rất chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi pháp lý cho cả bên mua lẫn bên bán. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 10 Trường Đại học Kinh tế Huế
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nhược điểm: Có thể xảy ra một số rủi ro như rủi ro về giá cả khi thị trường biến động, rủi ro trong phương thức bảo đảm hợp đồng bằng phương thức bảo lãnh, các rủi ro liên quan đến điều khoản quy định về sự kiện bất khả kháng (3) Bán buôn hàng hóa là quá trình bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất để thực hiện gia công, bán ra hoặc chế biến bán ra. Đặc trưng của phương thức này là kết thúc nghiệp vụ bán hàng, hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Hàng hóa theo phương thức này thường là với khối lượng lớn và nhiều hình thức thanh toán. Do đó muốn quản lý tốt thì phải lập chứng từ cho từng lần bán Khi thực hiện bán hàng, bên mua sẽ có người đến nhận hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp. Khi người nhận đã nhận đủ số hàng và ký xác nhận trên chứng từ bán hàng thì số hàng đó không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nữa mà đươic coi là hàng đã bán. Khi bên mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì doanh nghiệp hạch toán vào doanh thu và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vị Nhà Nước Ưu điểm: Năng suất lao động cao, chi phí bán hàng ít, doanh số tăng nhanh. Do không phải lưu kho, bảo quản và sắp xếp lại hàng hóa tại cửa hàng nên giá bán rẻ hơn và doanh số thường cao hơn so với bán lẻ. Nhược điểm: Doanh nghiệp không có sự phản hồi trực tiếp với người tiêu dùng nên không nắm rõ thông tin từ người tiêu dùng. 1.1.4. Các phương thức thanh toán Thông thường việc thanh toán tiền mua hàng trong nước được thực hiện theo hai phương thức: Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng mua, doanh nghiệp thanh toán ngay tiền cho người bán, có thể bằng tiền mặt, bằng tiền cán bộ tạm ứng, bằng chuyển khoản, có thể thanh toán bằng hàng (hàng đổi trả). Phương thức thanh toán chậm trả: doanh nghiệp đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho người bán. Việc thanh toán trả chậm có thể thực hiện theo điều kiện tín dụng ưu đãi theo thỏa thuận. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 11 Trường Đại học Kinh tế Huế
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.2. Nội dung công tác kế toán doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.1.1. Chứng từ sử dụng Trong công tác kế toán doanh thu thì những chứng từ ban đầu được sử dụng để hạch toán là : - Hóa đơn GTGT - Hóa đơn bán hàng - Phiếu xuất kho - Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ - Giấy báo Có của ngân hàng - Phiếu thu - Hợp đồng kinh tế 1.2.1.2. Sổ sách kế toán Các loại sổ chi tiết được sử dụng - Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ - Sổ chi tiết đối tượng thanh toán - Sổ cái tài khoản doanh thu 1.2.1.3. Tài khoản kế toán Để theo dõi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 12 Trường Đại học Kinh tế Huế
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nội dung và kết cấu tài khoản: Bên Nợ TK 511 Bên Có Các khoản thuế gián thu phải nộp Doanh thu bán sản phẩm hàng hóa, (GTGT, Tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu, dịch vụ thực hiện trong kỳ; bảo vệ môi trường); Các khoản doanh thu trợ cấp, trợ giá, Doanh thu bán hàng bị trả lại kết phụ thu mà doanh nghiệp được hưởng. chuyển cuối kỳ; Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vài tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”. - Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, Tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩ vmôTK 511 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 4 TK cấp 2: - TK 5111: “Doanh thu bán hàng hóa” - TK 5112: “ Doanh thu bán thành phẩm” - TK 5113: “Doanh thu cung cấp dịch vụ” - TK 5118: “Doanh thu khác” 1.2.1.4. Phương pháp hạch toán (1) Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán trả góp Khi bán sản phẩm hàng hóa dịch vụ theo phương thức bán trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán (chưa có thuế) trả tiền ngay, ghi: Nợ TK 111; 112; 131 ( Tổng giá trị thanh toán) Có TK 511 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 13 Trường Đại học Kinh tế Huế
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Có TK 333 ( TK 3331; TK 3332) Có TK 3387 Mỗi kỳ thu tiền của người mua, kế toán ghi giảm vào phải thu khách hàng tổng số tiền thu được, đồng thời kết chuyển số lãi trả chậm sang doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 3387 Có TK 515 Thực hiện thu tiền bán hàng theo phương thức trả góp, ghi : Nợ TK 111; 112 Có TK 131 Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả, ghi : Nợ TK 511 Nợ TK 515 Có TK 911 (2) Kế toán tiêu thụ sản phẩm phương thức bán hàng theo hợp đồng Đối với hoạt động gia công hàng hóa, kế toán tại đơn vị nhận hàng để gia công sẽ ghi nhận doanh thu được hưởng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 Có TK 3331 ( Thuế GTGT – theo phương pháp khấu trừ thuế) Ghi nhận số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng (nếu có), ghi: Nợ TK 511 Có TK 333 (TK 3332, TK 3333) Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, ghi: Nợ TK 511 Có TK 521 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 14 Trường Đại học Kinh tế Huế
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh, ghi Nợ TK 511 Có TK 911 (3) Tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt đang áp dụng phương thức tiêu thụ sản phẩm là bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp. Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp như sau: Khi xuất kho hàng hóa trực tiếp giao cho khách, kế toán ghi: Nợ TK 111,112, 131 Có Tk 511 Có TK 33311 Phản ánh trị giá thực tế của hàng bán, ghi: Nợ TK 632 Có TK 155, 156 Ghi nhận số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng (nếu có), ghi Nợ TK 511 Có TK 333 (TK 3332, TK 3333) Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, ghi: Nợ TK 511 Có TK 521 Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 511 Có TK 911 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 15 Trường Đại học Kinh tế Huế
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.2.1. Chứng từ sử dụng - Hợp đồng chiết khấu - Bảng tính chiết khấu - Hóa đơn GTGT - Hóa đơn chiết khấu - Biên bảng hàng hóa bán bị trả lại - Chứng từ nhập kho - Biên bản giảm giá 1.2.2.2. Sổ sách kế toán - Sổ Chi tiết thanh toán - Sổ Nhật ký bán hàng, thu tiền, chi tiền - Các loại sổ chi tiết khác và một số loại sổ liên quan 1.2.2.3. Tài khoản kế toán Để theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu kế toán sử dụng tài khoản 521 “ Các khoản giảm trừ doanh thu”. Nội dung và kết cấu tài khoản: SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 16 Trường Đại học Kinh tế Huế
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bên Nợ TK 521 Bên Có Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số thanh toán cho khách hàng; chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng; sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cúng cấp dịch vụ” để xác định Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã doanh thu thuần của kỳ báo cáo. trả lại thành tiền ho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán. Tài khoản 521 không có số dư và có 3 tài khoản cấp 2 : - Tài khoản 5211: “ Chiết khấu thương mại” - Tài khoản 5212: “ Hàng bán bị trả lại” - Tài khoản 5213: “ Giảm giá hàng bán” 1.2.2.4. Phương pháp hạch toán Kế toán giảm trừ doanh thu phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Phản ánh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521 ( 5211, 5213) Nợ TK 3331 Có TK 111, 112, 131 Kế toán hàng bán bị trả lại: Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại trong kỳ, ghi: Nợ TK 5212 Nợ TK 3331 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 17 Trường Đại học Kinh tế Huế
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Có TK 111; 112; 131 Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi : Nợ TK 6421 Có TK 111, 112, 131 Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm hàng hóa bị trả lại kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán trả lại, ghi: Nợ TK 155; 156 Có TK 632 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511, ghi : Nợ TK 511 Có TK 521 1.3. Nội dung công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 1.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán 1.3.1.1. Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho - Phiếu nhập kho - Hóa đơn bán hàng thông thường - Hóa đơn GTGT - Bảng phân bổ giá vốn - Và một số chứng từ liên quan 1.3.1.2. Sổ sách kế toán - Sổ Chi tiết giá vốn hàng bán - Sổ Cái giá vốn hàng bán SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 18 Trường Đại học Kinh tế Huế
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.3.1.3. Tài khoản sử dụng Để theo dõi giá vốn hàng bán kế toán sử dụng tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”. Nội dung và kết cấu tài khoản như sau Bên Nợ TK 632 Bên Có Trị giá vốn của sản phẩm,hàng hóa dịch Kết chuyển giá vôn của thành phẩm vụ đã bán trong kỳ; đã được xác định trong kỳ vào bên nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh Chi phí NVL, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản doanh”; xuất chug cố định không phân bổ Kết chuyển toàn bộ chi phí BĐS đàu (không được tính vào giá trị HTK); tư phát sinh trong kỳ để xác định kết Các khoản hao hụt mất mát hàng tồn quả kinh doanh; kho sau khi trừ phần tiền bổi thường Trị giá hàng bán trả lại nhập kho. trách nhiêm cá nhân gây ra; Phản ánh chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐHH tự xây, tự chế hoàn thành; Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. 1.2.2.4. Phương pháp hạch toán Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 19 Trường Đại học Kinh tế Huế
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Khi xuất các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành được xác định đã bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 Có TK 154, 155, 156, 157 Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán: Phản ánh hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi: Nợ TK 632 Có TK 152, 153, 156, 138 Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt qua mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi: Nợ TK 632 Có TK 241 ( Nếu xây dựng) Có TK 154 ( Nếu tự chế ) Hạch toán khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm (Do lập dự phòng năm nay nhỏ hoặc lớn hơn khoản dự phòng đã lập sử dụng năm trước chưa sử dụng hết): Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được trích bổ sung, ghi: Nợ TK 632 Có TK 159 Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn lập, ghi: SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 20 Trường Đại học Kinh tế Huế
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nợ TK 159 Có TK 632 Trường hợp dùng sản phẩm sản xuất ra chuyển thành TSCD để sử dụng, ghi: Nợ TK 211 Có TK 154 Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi: Nợ TK 156 Có TK 632 Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng, kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thụ, số đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là đã tiêu thụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 152, 153, 154, 155, 156 Có TK 241 Có TK 632 Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ vào bên nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi: Nợ TK 911 Có TK 632 1.3.2. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 1.3.2.1. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn bán hàng thông thường - Hóa đơn GTGT SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 21 Trường Đại học Kinh tế Huế
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang - Bảng trích khấu khao TSCĐ - Phiếu chi - Giấy thanh toán tạm ứng 1.3.2.2 Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết chi phí bán hàng - Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp - Sổ tổng hợp chi phí bán hàng - Sổ tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp 1.3.2.3 Tài khoản kế toán Để theo dõi chi phí quản lý kinh doanh kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý kinh doanh” Nội dung và kết cấu tài khoản như sau: Bên Nợ TK 642 Bên Có Các chi phí quản lý kinh doanh thực tế Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số phát sinh trong kỳ; dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số Số dự phòng phải thu khó đòi, dự dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng kinh doanh”. hết). Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ và có 2 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 6421 “Chi phí bán hàng” - Tài khoản 6422 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” 1.3.2.4 Phương pháp hạch toán Tính tiền lương, phụ cấp ăn ca và tính trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 22 Trường Đại học Kinh tế Huế
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang bảo hiểm hưu trí tự nguyện ) theo quy định tính vào chi phí bán hàng và chi phí QLDN, ghi: Nợ TK 6421, 6422 Có TK 334, 338 Giá trị dụng cụ, vật liệu phục vụ cho bộ phận bán hàng và QLDN, ghi: Nợ TK 6421, 6422 Có TK 152, 153, 242 Trích khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phân bán hàng và quản lý doanh nghệp, ghi: Nợ TK 6421, 6422 Có TK 214 Chi phí điện nước mua ngoài chi phí thông tin, chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng và chi phí QLDN, ghi: Nợ TK 6421, 6422 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 Khi phát sinh các khoản giảm chi phí bán hàng, chi phí QLDN, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 6421, 6422 Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí QLDN sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 Có TK 6421, 6422 1.3.3. Kế toán chi phí hoạt động tài chính và doanh thu hoạt động tài chính 1.3.3.1. Kế toán chi phí hoạt động tài chính (1) Chứng từ sử dụng - Phiếu chi SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 23 Trường Đại học Kinh tế Huế
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang - Giấy báo nợ của ngân hàng - Bảng tính lãi vay - Chứng từ chia cổ tức (2) Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết theo dõi chi phí tài chính - Sổ tổng hợp kế toán chi phí tài chính (3) Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí hoạt động tài chính kế toán sử dụng TK 635 “ Chi phí tài chính”. Nội dung và kết cấu tài khoản như sau: Bên Nợ TK 635 Bên Có Chi phí tiền lãi, lãi mua hàng trả chậm, Hoàn nhập dự phòng giảm giá kinh lãi thuê tài sản thuê tài chính; doanh, dự phòng tổn thất đàu tư vào Lỗ bán ngoại tệ; đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự Chiết khấu thanh toán cho người mua; Các khoản lỗ do thnah lý, nhượng bán phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự các khoản đầu tư; phòng đã trích lập năm trước nhưng Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ, lỗ chưa sử dụng hết); tỷ giá hối đoái do ảnh hưởng đánh giá lại Các khoản ghi giảm chi phí tài chính; cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ Số trích lập dự phòng giảm giá chứng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu đầu tư vào đơn vị khác; Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. 24 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy Trường Đại học Kinh tế Huế
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Tài khoản 635 “ Chi phí tài chính” không có số dư cuối kỳ và không có tài khoản cấp 2. (4) Phương pháp hạch toán Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, cho vay vốn, mua bán ngoại tệ ghi: Nợ TK 635 Có TK 111, 112, 141 Khi bán chứng khoán kinh doanh, thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết phát sinh lỗ, ghi: Nợ TK 111, 112 (giá trị tính theo giá trị hợp lý của tài sản được nhận) Nợ TK 635 Có TK 121, 221 ( Giá trị ghi sổ) Khi nhận lại vốn góp vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà giá trị hợp lý tài sản được chia nhỏ hơn giá trị vốn, ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 156, 211 (giá trị hợp lý tài sản được chia) Nợ TK 635 (số lỗ) Có TK 221 Trường hợp doanh nghiệp bán khoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp khác dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu, doanh nghiệp phải xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về tại thời điểm trao đổi. Phần chênh lệch nếu có giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về nhỏ hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi được kế toán là chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 121, 221 (giá trị ghi sổ cổ phiếu nhận về) Nợ TK 635 (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về thấp hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi) Có TK 121, 221 (giá trị hợp lý cổ phiếu mang đi trao đổi) SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 25 Trường Đại học Kinh tế Huế
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Kế toán các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác khi lập báo cáo tài chính, ghi : Trường hợp số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước, kế toán trích bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 635 Có TK 229 Trường hợp số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 Có TK 635 Khoản chênh lệch chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng do thanh toán trước hạn phải thanh toán theo thỏa thuận khi mua, bán hàng, ghi: Nợ TK 635 Có TK 131, 111, 112 Trường hợp phải thanh toán định kỳ lãi tiền vay, lãi trái phiếu cho bên vay, ghi: Nợ TK 635 Có TK 111,112 Kế toán các khoản lỗ tỷ giá Khi mua hàng hóa dịch vụ, tài sản chi trả các khoản chi phí thanh toán bằng ngoại tệ nếu tỷ giá giao dịch thực tế nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của TK 111, TK 112, ghi: Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 2111, 2113 Nợ TK 635 Có TK 1112, 1122 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 26 Trường Đại học Kinh tế Huế
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112, ghi: Nợ TK 331, 336, 341 ( tỷ giá ghi sổ kế toán) Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 1112, 1122 ( theo tỷ giá trên sổ kế toán) Khi thu được tiền Nợ phải thu bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán của các TK Nợ phải thu lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền, ghi: Nợ TK 111 (1112), 112 (1122) ( tỷ giá giao dịch thực tế) Nợ TK 635 ( lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 131, 138 (tỷ giá trên sổ kế toán) Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ của hoạt động kinh doanh, ghi: Nợ TK 111 (1111), 112 ( 1121) ( theo tỷ giá bán) Nợ TK 635 (khoản lỗ- nếu có) Có TK 111 (1112), 112 (1122) ( theo tỷ giá ghi sổ kế toán) Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 635 Có TK 413 Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi: Nợ TK 911 Có TK 635 1.3.3.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính (1) Chứng từ sử dụng SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 27 Trường Đại học Kinh tế Huế
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang - Phiếu thu - Giấy báo có - Giấy báo nợ (2) Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết theo dõi doanh thu tài chính - Sổ tổng hợp kế toán doanh thu tài chính (3) Tài khoản sử dụng Để phản ánh doanh thu hoạt động tài chính kế toán sử dụng TK 515 “ doanh thu tài chính” Nội dung và kết cấu tài khoản như sau: Bên Nợ TK 515 Bên Có Số thuế GTGT phải nộp tính theo Các khoản doanh thu hoạt động tài phương pháp trực tiếp ( nếu có); chính phát sinh trong kỳ. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 515 “ doanh thu tài chính” không có số dư cuối kỳ và không có TK cấp 2. (4) Phương pháp hạch toán Phản ánh doanh thu lãi tiền gửi, tiền vay, lãi trái phiếu, cổ tức được chia, ghi: Nợ TK 111, 112, 138 Có TK 515 Khi nhượng bán hoặc thu hồi các khoản đầu tư tài chính, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 28 Trường Đại học Kinh tế Huế
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Có TK TK 121, 221 Có TK 515 Trường hợp hoán đổi cổ phiếu kế toán căn cứ giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về và giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi ghi, Nợ các TK 121, 2218 (chi tiết cổ phiếu nhận về theo giá hợp lý) Có TK 121, 2218 (cổ phiếu mang đi trao đổi theo giá trị ghi sổ) Có TK 515 (chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về lớn hơn về giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi) Kế toán bán ngoại tệ, ghi: Nợ TK 111 (1111), 112 (1121) (tỷ giá thực tế bán) Có TK 111( 1112), 112 ( 1122) (theo tỷ giá trên sổ kế toán) Có TK 515 (số chênh lệch giá thực tế bán lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, chi trả các khoản chi phí bằng ngoại tệ nếu tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán các TK 111, TK 112, ghi: Nợ các TK liên quan (theo tỷ giá giao dịch thực tế) Có TK 111 (1112), 112 ( 1122) 9 tỷ giá ghi sổ kế toán TK 111, 112) Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ sách kế toán các TK 111, 112 nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán các TK Nợ phải trả, ghi: Nợ TK 331, 341 (tỷ giá trên sổ kế toán) Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái) Có TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá trên sổ TK 111, 112) Khi thu tiền nợ bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền cao hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán của các TK phải thu, ghi: SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 29 Trường Đại học Kinh tế Huế
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nợ TK 111 ( 1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế) Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái) Có TK 131,138 ( tỷ giá trên sổ kế toán) Khi bán sản phẩm hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả góp tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 511 Có TK 3387 Có TK 3331 Định kỳ xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm trả góp trong kỳ, ghi: Nợ TK 33387 Có TK 515 Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận, ghi: Nợ TK 331 Có TK 515 Khi xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, kế toán kết chuyển toàn bộ khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại, ghi: Nợ TK 413 Có TK 515 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 30 Trường Đại học Kinh tế Huế
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Cuối kỳ kế tóan, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh, ghi : Nợ TK 515 Có TK 911 1.3.4. Kế toán chi phí khác và thu nhập khác 1.3.4.1. Kế toán chi phí khác (1) Chứng từ sử dụng - Biên bản xử phạt hợp đồng kinh tế - Biên bản thanh lý TSCĐ - Hóa đơn - Phiếu chi (1) Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ chi tiết hạch toán chi phí khác - Sổ tổng hợp hạch toán chi phí khác (2) Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí khác phát sinh kế toán sử dụng TK 811 “Chi phí khác”. Kết cấu và nội dung tài khoản như sau: Bên Nợ TK 811 Bên Có Các khoản chi phí khác phát sinh. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ và không có tài khoản cấp 2. (3) Phương pháp hạch toán Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi : SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 31 Trường Đại học Kinh tế Huế
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nợ TK 811 Nợ TK 133 (Nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331 (Tổng giá thanh toán) Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Nợ TK 811 Có TK 2111 (Nguyên giá) Có TK 2113 (Nguyên giá) Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138 Có TK 811 Hạch toán các khoản tiền do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm tài chính, ghi: Nợ TK 811 Có TK 111, 112 Có TK 333 Có TK 338 Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 Có TK 811 1.3.4.2. Kế toán thu nhập khác (1) Chứng từ sử dụng - Phiếu thu. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 32 Trường Đại học Kinh tế Huế
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang - Giấy báo có của ngân hàng - Biên bản thanh lý TSCĐ - Hóa đơn GTGT - Các chứng từ khác liên quan (2) Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ chi tiết hạch toán thu nhập khác - Sổ tổng hợp hạch toán thu nhập khác (3) Tài khoản kế toán Để theo dõi thu nhập khác kế toán sử dung TK 711 “Thu nhập khác” Nội dung và kết cấu tài khoản như sau: Bên Nợ TK 711 Bên Có Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính Các khoản thu nhập phát sinh trong kỳ. theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp; Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tài khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 711 “ Thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ. (4) Phương pháp hạch toán Kế toán thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 711 Có TK 3331 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 33 Trường Đại học Kinh tế Huế
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xóa ghi vào thu nhập khác, ghi: Nợ TK 331, 338 Có TK 711 Tiền phạt khấu trừ vào các khoản phải trả khác, tiền ký quỹ, ký cược Nợ TK 338, 3414 Có TK 711 Khi thu được các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ; thu tiền bồi thường; tiền phạt vi phạm hợp đồng, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 711 Vật tư, hàng hóa, TSCĐ được tàu trợ, biếu tặng, ghi: Nợ TK 152, 156, 211 Có TK 711 Hoàn nhập dự phòng phải trả, ghi: Nợ TK 352 Có TK 711 Khi nhận được quyết định của cơ quan thẩm quyền về số thuế được hoàn, được giảm, ghi: Nợ TK 3331, 3332, 3333, 3338 Có TK 711 Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số thu nhập khác, ghi: Nợ TK 711 Có TK 3331 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 34 Trường Đại học Kinh tế Huế
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ thu nhập khác vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi: Nợ TK 711 Có TK 911 1.3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.3.5.1. Chứng từ sử dụng - Tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý - Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN. - Tờ khai quyết toán thuế TNDN. - Bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định. 1.3.5.2. Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết theo dõi chi phí thuế TNDN. - Sổ tổng hợp theo dõi chi phí thuế TNDN. 1.3.5.3. Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” Nội dung và kết cấu tài khoản như sau: SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 35 Trường Đại học Kinh tế Huế
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bên Nợ TK 821 Bên Có Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí thuế tu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm; được điều chỉnh giảm do số đã ghi Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của nhận trong năm lớn hơn số phải nộp các năm trước phải bổ sung do phát theo số quyết toán thuế thu nhập doanh hiện sai sót không trọng yếu của các nghiệp năm; năm trước được ghi tăng chi phí thuế Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thu nhập doanh nghiệp cuản năm hiện được ghi giả do phát hiện sai sót không tại. trọng yếu của năm trước; Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nh ập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ. 1.3.5.4 Phương pháp hạch toán Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiêp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 8211 Có TK 3334 Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN ghi: Nợ TK 3334 Có TK 111, 112 Cuối năm tài chính căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 36 Trường Đại học Kinh tế Huế
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp, trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi: Nợ TK 821 Có TK 3334 Nếu trường hơp ngược lại, kế toán ghi: Nợ TK 3334 Có TK 821 Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót: Trường hợp thuế thu nhập hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi: Nợ TK 821 Có TK 3334 Ngược lại, ghi: Nợ TK 3334 Có TK 821 Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiên hành, ghi: Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 911 Có TK 821 Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 37 Trường Đại học Kinh tế Huế
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nợ TK 821 Có TK 911 1.3.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.3.6.1 Chứng từ sử dụng - Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp - Các bảng tổng hợp doanh thu - Các bảng tổng hợp chi phí của các bộ phận kế toán 1.3.6.2 Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 911 - Sổ cái tài khoản 911 1.3.6.3 Tài khoản kế toán Để phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” Nội dung và kết cấu tài khoản như sau: Bên Nợ TK 911 Bên Có Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; hóa bất động sản đầu tư và dịch vụ đã Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế bán trong kỳ; thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; Doanh thu hoạt động tài chính, các Chi phí bán hàng và chi phí quàn lý khoản thu nhập khác và khaonr ghi doanh nghiệp; giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; Kết chuyển lãi. Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” không có số dư cuối kỳ. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 38 Trường Đại học Kinh tế Huế
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.3.6.4. Phương pháp hạch toán Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ TK 511 Có TK 911 Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ Tk 515 Có TK 911 Kết chuyển thu nhập khác, ghi: Nợ TK 711 Có TK 911 Kết chuyển giá vốn hàng bán, ghi: Nợ TK 911 Có TK 632 Kết chuyển chi phí kinh doanh ghi: Nợ TK 911 Có TK 6421, 6422 Kết chuyển chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 911 Có TK 635 Kết chuyển chi phí khác, ghi: Nợ TK 911 Có TK 811 Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 911 Có TK 821 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 39 Trường Đại học Kinh tế Huế
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, ghi Kết chuyển lãi, ghi : Nợ TK 911 Có TK 421 Kết chuyển lỗ, ghi: Nợ TK 421 Có TK 911 1.4. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Nhiệm vụ quan trọng và bao trùm nhất của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là cung cấp một cách kịp thời chính xác cho nhà quản lý và những người qua tâm đến hoạt động của doanh nghiệp thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Từ đó nhà quản lý có thể phân tích, đánh giá đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp. Những nhiệm vụ cụ thể của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh bao gồm: Theo dõi và phản ánh kịp thời, chi tiết hàng hóa ở tất cả trạng thái hàng trong kho, hàng gửi bán, hàng đang đi trên đường đảm bảo tính đầy đủ cho hàng hóa ở cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Đồng thời giám sát chặt chẽ kết quả tiêu thụ của những mặt hàng, sản phẩm dịch vụ cụ thể. Phản ánh chính xác doanh thu bán hàng, doanh thu thuần để xác định chính xác kết quả kinh doanh. Kiểm tra, đôn đốc, đảm bảo thu đủ, thu nhanh tiền bán hàng tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Phản ánh chính xác đầy đủ trung thực các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý phát sinh nhằm xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 40 Trường Đại học Kinh tế Huế
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Phản ánh và giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp đầy đủ số liệu, lập quyết toán kịp thời, thực hiện kịp thời đầy đủ nghĩa vụ nhà nước . Phản ánh và giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp đầy đủ số liệu, lập quyết toán kịp thời, thực hiện kịp thời đầy đủ nghĩa vụ nhà nước . Tham mưu các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh vòng quay vốn. Nhanh chóng, nhạy bén thường xuyên cung cấp các thông tin về mua hàng, thanh toán tiền hàng, lượng hàng tồn kho để ban lãnh đạo nghiên cứu và xem xét, làm cơ sở đưa ra chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả cho công ty SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 41 Trường Đại học Kinh tế Huế
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI VIỆT 2.1. Khái quát về công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI VIỆT. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3301324927 Vố điều lệ: 6.0000.000.000 VND Địa chỉ: Đường số 1, cụm Công nghiệp làng nghề Hương Sơ, Phường An Hòa , Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Số điện thoại :0543548100 Ngày hoạt động : 19/05/2011 Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Tường Lĩnh vực kinh doanh của công ty: - May trang phục ( trừ trang phục từ da lông thú ). - Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh: Mua bán hàng thủ công mỹ nghệ. - Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng các cửa hàng chuyên doanh. - Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh: Bán lẻ giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất tương tự. - Giáo dục nghề nghiệp: Dạy nghề. - Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại: Gia công cơ khí. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 42 Trường Đại học Kinh tế Huế
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang - Bán buôn tổng hợp. - Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (1) Chức năng: Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính và vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chức năng chủ yếu của công ty là kinh doanh trong lĩnh vực hàng may mặc, sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự. (2) Nhiệm vụ: Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật do nhà nước quy đinh và chịu sự quản lý hành chính của nhà nước. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước. Thực hiện các nghĩa vụ với công nhân lao động làm việc trong công ty về các khoản lương và các khoản trích theo lương. Tạo điều kiện để nâng cao đời sống cho nhân viên, thực hiện các chế độ quyền lợi cho người lao động đúng pháp luật. 2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 43 Trường Đại học Kinh tế Huế
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phòng Phòng Phòng P. tổ chức Tổ Tổ k ế kế kỹ lao động – thiết bảo toán hoạch thuật tiền lương bị vệ Chú thích: Có quan hệ trực tiếp chỉ đạo. Có quan hệ trực tiếp phối hợp, điều hành công việc. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần May Xuất Khẩu Đại Việt 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Hội đồng quản trị: Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là nơi đưa ra những định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định bộ máy quản lý điều hành của công ty. Ban kiểm soát: Giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Giám đốc công ty: Vừa là người đại diện cho nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật, vừa là người đại diện cho công nhân viên toàn công ty về hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh. Có các nhiệm vụ là: Quản lý và điều hành công ty, lập kế hoạch triển khai mẫu may, đồng thời định hướng từ khâu thu mua nguyên liệu, nắm quyền SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 44 Trường Đại học Kinh tế Huế
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang chủ động mọi việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích nâng cao lợi nhuận, kinh doanh hiệu quả. Xây dựng một chính sách giá cả hợp lý. Các phòng ban khác: Phòng kế toán: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, tổ chức điều hành kế toán theo quy định của Nhà nước. Ghi chép và phản ánh trung thực về sự biến động hàng hóa trong SXKD và trong mỗi kỳ hạch toán. Phòng kỹ thuật: triển khai và thực hiện các đơn đặt hàng, may sẵn sản phẩm. Tham gia với phân xưởng thiết kế, bố trí, sắp xếp dây chuyền sản xuất phù hợp với từng mã hàng. Phòng kế hoạch: Tổ chức tìm kiếm khách hàng, liên hệ giao dịch, tìm hiểu giá cả thị trường và thông tin khách hàng phù hợp với năng lực của Công ty. Lập kế hoạch sản xuất và cung cấp thông tin từ khách hàng, nhà cung cấp ứng tới nhà máy và các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện đơn đặt hàng. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục giấy tờ xuất nhập khẩu cho ngân hàng để thanh toán tiền Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất. Cung cấp vật tư phục vụ cho sản xuất, kiểm tra, đôn đốc và thực hiện kế hoạch, phụ trách kho. Phòng tổ chức lao động - tiền lương: Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên, Giám đốc công ty trong các lĩnh vực về công tác tổ chức bộ máy; công tác cán bộ; công tác lao động, tiền lương; công tác bảo hộ lao động; các chế độ kế toán, chính sách liên quan đến người lao động; công tác tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tổ thiết bị: Lắp đặt sữa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, bảo đảm cho hoạt động SXKD diễn ra bình thường, quản lý sữa chữa điện nước cho việc phục vụ sản xuất. Tổ bảo vệ: Bảo vệ tài sản công ty. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 45 Trường Đại học Kinh tế Huế
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Kế toán trưởng – kiêm trưởng phòng Phó Kế toán nhập Kế Kế toán Thủ quỹ phòng kế xuất thanh toán TSCĐ và xây kiêm thủ toán toán lương thu chi dựng cơ bản kho Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: Là người có chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty, cơ quan tài chính cấp trên và các cơ quan pháp luật nhà nước về toàn bộ công việc của mình cũng như toàn bộ thông tin cung cấp. Tổ chức hoạt động tài chính huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Chỉ đạo chuyên môn các nhân viên trong phòng. Tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, giúp việc cho Giám đốc về công tác chuyên môn. Phó phòng kế toán: Phụ trách về phần xuất nhập khẩu các hợp đồng kinh tế, theo dõi việc thanh toán các hợp đồng, tổng hợp số liệu và báo cáo tài chính. Kế toán thu chi: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản vốn vay, tiền gửi ngân hàng, các khoản thu chi của công ty phát sinh hằng ngày bằng tiền mặt và séc. Kế toán TSCĐ và xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh tình hình biến động của các TSCĐ của công ty. Thủ quỹ kiêm thủ kho: Có nhiệm vụ thu chi và bảo quản tiền mặt trong công ty. Giao nhận và xuất vật tư cho các tổ sản xuất, vào thẻ kho, theo dõi số lượng nhập – xuất. Kế toán nhập xuất thanh toán lương: Theo dõi về phần nhập – xuất thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 46 Trường Đại học Kinh tế Huế
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 2.1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng chế độ kế toán vừa và nhỏ theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, cụ thể như sau: (a) Hệ thống chứng từ: Hiện tại của công ty bao gồm hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn, được xây dựng dựa trên hệ thống chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó, hệ thống chứng từ bắt buộc được Công ty tuân thủ theo đúng chế độ, còn chứng từ hướng dẫn vẫn có đủ những yếu tố quy định của chứng từ và có thêm một số chỉ tiêu khác phục vụ cho yêu cầu quản lý. Chứng từ lao động tiền lương (bảng chấm công, sổ theo dõi lao động ) Chứng từ hàng tồn kho (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa, thẻ kho ) Chứng từ bán hàng (hóa đơn bán hàng, hóa đơn kiểm phiếu xuất kho, thẻ quầy hàng ) Chứng từ tiền tệ (phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền ) Chứng từ về TSCĐ (hợp đồng mua hàng, hóa đơn GTGT, thẻ TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ ) (b) Hệ thống báo cáo kế toán: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo thường niên. (c) Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán vừa và nhỏ theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. (d) Hệ thống sổ và hình thức kế toán: Công ty CP May XK Đại Việt áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán MISASME.NET.2012 dựa trên hệ thống sổ của hình thức Nhật ký chung. Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp giảm bớt công việc cho các nhân viên, đáp ứng nhu cầu hạch toán của công ty. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 47 Trường Đại học Kinh tế Huế
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Các mẫu sổ và bảng tổng hợp được thiết kế trong phần mềm này bao gồm: Sổ kế toán chi tiết các tài khoản, sổ cái, báo cáo kế toán Hàng ngày, kế toán viên căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kế toán trưởng kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính. Theo thiết kế của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào các sổ kế toán: Sổ chi tiết các tài khoản, sổ Cái Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm (hoặc khi nào ban quản lý công ty yêu cầu), kế toán trưởng khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động trên máy. Đồng thời in các sổ kế toán ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. PHẦN MỀM KẾ SỔ KẾ TOÁN Sổ nhật ký chung TOÁN MISA Chứng từ kế Sổ chi tiết tài khoản toán Sổ cái . Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Báo cáo tài chính MÁY VI TÍNH Báo cáo quản trị Chú thích: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 2.3: Sơ đồ Kế toán trên máy vi tính theo hình thức Nhật ký chung SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 48 Trường Đại học Kinh tế Huế
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 2.1.4.3. Các chính sách kế toán chủ yếu - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. - Đơn vị tiền tệ sừ dụng trong hạch toán là : Đồng Việt Nam (VNĐ) - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ thuế. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá hàng tồn kho là: Thực tế đích danh - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành phẩm theo phương pháp trực tiếp 2.1.5. Tổng quan về nguồn lực của công ty qua 3 năm 2014-2016 2.1.5.1. Tình hình lao động qua 3 năm SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 49 Trường Đại học Kinh tế Huế
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bàng 2.1 Tình hình lao động của công ty CP may xuất khẩu Đại Việt qua 3 năm 2014-2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Tiêu thức Số lượng Số lượng Số lượng % % % +/- (người) % +/- (người) (người) (người) (người) Tổng cộng 231 100 270 100 302 100 39 16.88 32 1. Theo tính chất công việc a. Lao động trực tiếp 183 79.22 215 79.63 240 79.47 32 17.49 25 b. Lao động gián tiếp 48 20.78 55 20.37 62 20.53 7 14.58 7 2. Theo trình độ a. Đại học, cao đẳng 36 15.58 41 15.19 42 13.91 5 13.89 1 b. Trung cấp 25 10.82 30 11.11 37 12.25 5 20.00 7 c. Thợ bậc cao 102 44.16 120 44.44 122 40.40 18 17.65 2 d. Lao động phổ thông 68 29.44 79 29.26 101 33.44 11 16.18 22 3. Theo giới tính a. Nam 101 43.72 131 48.52 142 47.02 30 29.70 11 b. Nữ 130 56.28 139 51.48 160 52.98 9 6.92 21 (Nguồn: Phòng tổ chức lao dộng tiền lương - Công ty CP May Xuất Khẩu Đại Việt) SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 50 Trường Đại học Kinh tế Huế
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nhận xét: Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm 2014- 2016 ta thấy tình hình lao động tăng dần qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2015 đã tăng 39 người tương ứng mức tăng 16,88% so với năm 2014. Năm 2016 đã tăng 32 người tương ứng với mức tăng 11,85%. Số lượng lao động tăng lên là do quy mô sản xuất của công ty tăng đòi hỏi tăng số lượng lao động để đáp ứng yêu cầu công việc: Xét theo tính chất sản xuất, số lượng lao động và số lượng gián tiếp ngày càng tăng và mức độ tăng gần như bằng nhau và số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2015 số lượng lao động trực tiếp tăng 32 người tương ứng với mức tăng 17,49%; lao động gián tiếp tăng 7 người tương ứng mức tăng 14,58% so với năm 2015. Năm 2016 lao động trực tiếp tăng 25 người tương ứng với mức tăng 11,63%, lao động gián tiếp tăng 7 người tương ứng với mức tăng 12,73%. Tình hình nhân sự tuy có nhiều biến động nhưng không đáng kể, lao động gián tiếp vẫn ở mức hợp lý bởi vì công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặy, lao động chủ yếu là các công nhân trong nhà máy nên lao động trực tiếp phải chiếm tỷ trọng lớn Theo trình độ văn hóa, lao động có trình độ đại học và trung cấp cũng tăng dần. Điều này cho thấy công ty rất quan tâm đến việc đào tạo nâng cao tay nghề lao động. Bên cạnh đó thợ bậc cao chiểm tỉ trọng khá lớn qua các năm. Qua đây ta thấy tỷ trọng lao động phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Do may mặc là ngành sử dụng lao động chân tay là chủ yếu và để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng đồng đểu thì công ty cần phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật vững tay nghề. Đối với phân loại lao động theo giới tính, số lao động nam và nữ đều có xu hướng tăng đều qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2015 lao động nam tăng 30 người tương ứng với mức tăng 29,7% so với năm 2014; đến năm 2016 tiếp tục tăng 11 người tương ứng với mức tăng 8,4%. Còn đối với lao động nữ, năm 2015 tăng 9 người tương ứng mức tăng 6,92% so với năm 2014; năm 2016 số lao động nữ tăng từ 139 người đến 160 người. mặc dù cùng tăng trưởng nhưng số lao động nữ vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nam sự thay đổi này là hơp lý đối với công ty thuộc ngành may mặc đòi hỏi sự khéo léo cần cù tỉ mỉ. 2.1.5.2. Tình hình tài sản nguồn vốn qua 3 năm SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 51 Trường Đại học Kinh tế Huế
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bảng 2.2 Cơ cấu và biến động tài sản giai đoạn 2014-2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Chỉ tiêu ĐVT Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tăng/giảm % Tăng/giảm % TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN Đồng 6.882.357.331 40,72 6.560.606.452 38,18 8.205.758.786 52,48 (321.750.879) (4,68) 1.645.152.334 25,08 I. Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 456.896.795 2,70 531.151.742 3,09 170.223.467 1,09 74.254.947 16,25 (360.928.275) (67,95) III. Các khoản phải thu ngắn hạn Đồng 2.821.983.043 16,70 2.360.610.471 13,74 1.810.009.183 11,58 (461.372.572) (16,35) (550.601.288) (23,32) 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng Đồng 2.831.983.043 16,76 2.360.610.471 13,74 1.810.009.183 11,58 (471.372.572) (16,64) (550.601.288) (23,32) V. Tài sản ngắn hạn khác Đồng 3.603.477.493 21,32 3.668.844.239 21,35 6.225.526.136 39,82 65.366.746 1,81 2.556.681.897 69,69 1. Thuế GTGT được khấu trừ Đồng 435.967.287 2,58 467.020.756 2,72 430.942.043 2,76 31.053.469 7,12 (36.078.713) (7,73) 2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước Đồng 138.968.682 0,82 147.089.284 0,86 0 0,00 8.120.602 5,84 (147.089.284) (100,00) 4. Tài sản ngắn hạn khác Đồng 3.028.541.524 17,92 3.054.734.199 17,78 5.794.584.093 37,06 26.192.675 0,86 2.739.849.894 89,69 B. TÀI SẢN DÀI HẠN Đồng 10.019.864.344 59,28 10.623.046.846 61,82 7.430.264.752 47,52 603.182.502 6,02 (3.192.782.094) (30,06) I. Tài sản cố định Đồng 10.019.864.344 59,28 10.623.046.846 61,82 7.430.264.752 47,52 603.182.502 6,02 (3.192.782.094) (30,06) 1. Nguyên giá Đồng 12.292.566.094 72,73 13.609.011.525 79,20 7.854.028.271 50,23 1.316.445.431 10,71 (5.754.983.254) (42,29) 2. Giá trị hao mòn lũy kế Đồng (2.272.701.750) (13,45) (2.985.964.679) (17,38) (423.763.519) (2,71) (713.262.929) 31,38 2.562.201.160 (85,81) TỔNG CỘNG TÀI SẢN Đồng 16.902.221.675 100,00 17.183.653.298 100,00 15.636.023.538 100,00 281.431.623 1,67 (1.547.629.760) (9,01) NGUỒN VỐN 0 0,00 0 0,00 A. NỢ PHẢI TRẢ Đồng 13.783.922.712 81,55 14.011.772.211 81,54 17.363.395.896 111,05 227.849.499 1,65 3.351.623.685 23,92 I. Nợ ngắn hạn Đồng 11.704.922.712 69,25 12.640.772.211 73,56 16.700.395.896 106,81 935.849.499 8,00 4.059.623.685 32,12 1. Vay ngắn hạn Đồng 10.016.747.824 59,26 12.640.772.211 73,56 13.841.477.211 88,52 2.624.024.387 26,20 1.200.705.000 9,50 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Đồng 0 0,00 0 0,00 158.025.449 1,01 0 0,00 158.025.449 0,00 6. Chi phí phải trả Đồng 183.165.110 1,08 0 0,00 0 0,00 (183.165.110) (100,00) 0 0,00 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác Đồng 1.505.009.778 8,90 0 0,00 2.019.797.419 12,92 (1,505,009,778) (100,00) 2.019.797.419 0,00 II. Nợ dài hạn Đồng 2.079.000.000 12,30 1.371.000.000 7,98 663.000.000 4,24 (708.000.000) (34,05) (708.000.000) (51,64) 1. Vay nợ dài hạn Đồng 2.079.000.000 12,30 1.371.000.000 7,98 663.000.000 4,24 (708.000.000) (34,05) (708.000.000) (51,64) B. VỐN CHỦ SỞ HỮU Đồng 3.118.298.963 18,45 3.171.881.087 18,46 (1.727.372.358) (11,05) 53.582.124 1,72 (4.899.253.445) (154,46) I. Vốn chủ sở hữu Đồng 3.118.298.963 18,45 3.171.881.087 18,46 (1.727.372.358) (11,05) 53.582.124 1,72 (4.899.253.445) (154,46) 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu Đồng 6.000.000.000 35,50 6.000.000.000 34,92 6.000.000.000 38,37 0 0,00 0 0,00 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Đồng (2.881.701.037) (17,05) (2.828.118.913) (16,46) (7.727.372.358) (49,42) 53.582.124 (1,86) (4.899.253.445) 173,23 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Đồng 16.902.221.675 100,00 17.183.653.298 100,00 15.636.023.538 100,00 281.431.623 1,67 (1.547.629.760) (9,01) (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty CP May Xuất Khẩu Đại Việt) SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 52 Trường Đại học Kinh tế Huế
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bên cạnh yếu tố nguồn nhân lực thì vốn cũng được xem là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng và tiềm lực của công ty. Việc khai thác và sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hợp lý nhằm phát huy hiệu quả tối đa của nó là điều mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng làm được. Trong những năm qua, công ty đã luôn tìm cách tạo một chính sách vốn linh hoạt, một cơ cấu vốn hợp lý, tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt. Qua bảng 2.2 ta thấy, tình hình tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp biến động qua các năm cụ thể là: (1) Về tài sản Năm 2015 tổng tài sản tăng 281,431,623 đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng tương ứng là 1.67%, nguyên nhân chính là do tài sản dài hạn tăng 603,182,502 đồng với tốc độ tăng tương ứng là 6.02%. Tài sản dài hạn tăng là do tài sản cố định năm 2015 tăng lên, đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy trong năm 2015 công ty đã đầu tư mua máy móc thiết bị để nâng cao sản xuất. Bên cạnh đó, trong năm 2015 tài sản ngắn hạn của công ty bị giảm xuống 321,750,879 đồng với tốc độ giảm tương ứng là 4.68%. Tài sản ngắn hạn giảm là do các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng giảm, đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy doanh nghiệp đã thu hồi vốn kịp thời, khách hàng chiếm dụng vốn của công ty giảm. Năm 2016 tổng tài sản giảm 1,547,629,760 đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 9.01%, nguyên nhân là do tài sản dài hạn giảm mạnh 3,192,782,094 đồng, tương ứng giảm 30.06%. Tài sản dài hạn giảm mạnh là do tài sản cố định năm 2016 của công ty bị giảm mạnh. Đây là một dấu hiệu xấu đối với công ty. Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn tăng 1,645,152,334 đồng với tốc độ tăng tương ứng là 25.08%, nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn so với tốc độ giảm của tài sản dài hạn nên tổng tài sản công ty năm 2016 bị giảm xuống. (2) Về nguồn vốn Cũng tương tự như tổng tài sản thì tổng nguồn vốn năm 2015 tăng 281,431,623 đồng, tương ứng tăng 1.67% so với năm 2014; năm 2016 bị giảm xuống 1,547,629,760 đồng, tương ứng giảm 9.01% so với năm 2015. Trong giai đoạn 2014 – 2016, nợ phải SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 53 Trường Đại học Kinh tế Huế
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (chiếm trên 81%), đây là một tỷ lệ khá cao, cho thấy công ty huy động vốn từ bên ngoài nhiều. Nợ phải trả là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp và công ty lại sử dụng nhiều nguồn vốn này, đây sẽ là dấu hiệu tốt nếu xét đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty nhưng sẽ là điểm yếu kém nếu xét đến khả năng tự chủ tài chính của công ty. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều nợ phải trả cũng cho thấy công ty đã biết dùng công cụ lãi vay để giảm gánh nặng về thuế. Năm 2015 nợ phải trả tăng 227,849,499 đồng; tương ứng tăng 1.65%; vốn chủ sở hữu tăng 53,582,124 đồng; tương ứng tăng 1.72% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do vay ngắn hạn tăng mạnh 2,624,024,387 đồng; tương ứng tăng 26.20%. Nhưng đến năm 2016, nợ phải trả tăng mạnh, tăng 3,351,623,658 đồng; tương ứng tốc độ tăng là 23.92% so với năm 2015; nguyên nhân nợ ngắn hạn của công ty tăng lên 4,059,623,685 đồng; tương ứng tăng 32.12%. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu năm 2016 bị giảm mạnh xuống 4,899,253,445 đồng tương ứng giảm 154.46% so với năm 2015; nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận trong năm 2016 của công ty bị giảm mạnh 4,899,253,445 đồng. Đây là một dấu hiệu rất xấu đối với công ty, vì nợ ngắn hạn của công ty thì ngày một tăng lên nhưng hoạt động kinh doanh của công ty luôn bị thua lỗ, lợi nhuận ngày một giảm xuống công ty sẽ không có khả năng để chi trả các khoản nợ ngắn hạn này. 2.1.5.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 54 Trường Đại học Kinh tế Huế
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng/giảm % Tăng/giảm % 1. Doanh thu 11.629.735.421 12.425.446.192 12.321.544.532 795.710.771 6,84 (103.901.660) (0,84) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần 11.629.735.421 12.425.446.192 12.321.544.532 795.710.771 6,84 (103.901.660) (0,84) 4. Giá vốn hàng bán 11.070.792.978 10.358.219.119 12.205.230.000 (712.573.859) (6,44) 1.847.010.881 17,83 5. Lợi nhuận gộp 558.942.443 2.567.227.073 116.314.532 2.008.284.630 359,30 (2.450.912.541) (95,47) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 0 423.449 6.425.383 423.449 6.001.934 1417,39 7. Chi phí tài chính 949.214.674 1.243.481.802 1.087.603.471 294.267.128 31,00 (155.878.331) (12,54) 8 - Trong đó: Chi phí lãi vay 949.214.674 1.243.481.802 1.087.603.471 294.267.128 31,00 (155.878.331) (12,54) 9. Chi phí quản lý kinh doanh 597.094.091 757.191.065 817.112.844 160.096.974 26,81 59.921.779 7,91 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (987.366.322) 66.977.655 (1.781.976.400) 1.054.343.977 106,78 (1.848.954.055) (2760,55) 11. Thu nhập khác 0 0 0 0 0 0 12. Chi phí khác 0 0 0 0 0 0 13. Lợi nhuận khác 0 0 0 0 0 0 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (987.366.322) 66.977.655 (1.781.976.400) 1.054.343.977 106,78 (1.848.954.055) (2760,55) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 13.395.531 0 13.395.531 (13.395.531) (100,00) 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (987.366.322) 53.582.124 (1.781.976.400) 1.040.948.446 105,43 (1.835.558.524) (3425,69) (Nguồn: Phòng kế toán - Công Ty CP May Xuất Khẩu Đại Việt) SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 55 Trường Đại học Kinh tế Huế
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Không như bảng cân đối kế toán - là bảng tóm tắt vị trí của doanh nghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy của hoạt động kinh doanh trong một khung thời gian xác định. Các nhà phân tích muốn biết công ty hoạt động có hiệu quả hay không thì họ tiến hành phân tích, xem xét các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của công ty. Đặc biệt, họ chú trọng đến sự biến động của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế, để hiểu rõ điều này chúng ta cùng phân tích một số chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động qua 3 năm 2014-2016: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2015 so với năm 2014 tăng 795.710.771 đồng tương ứng tăng 6,84%, và đến năm 2016 doanh thu giảm 103.901.660 đồng tương ứng giảm 0,84% so với năm 2015. Nguyên nhân có thê là do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp dẫn đến việc giảm số lượng đơn đặt hàng. Việc giảm doanh thu ban đầu đánh giá đây là một tín hiệu không tốt đối với doanh nghiệp, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thời kỳ này, sự biến động của nền kinh tế thị trường thì đây là điều không tránh khỏi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó GVHB có xu hướng giảm vào năm 2015 và tăng nhẹ vào năm 2016. Cụ thể năm 2015 giảm 712.573.859 đồng đồng tương ứng giảm 6,44% so với năm 2014, và tăng 17,83% vào năm 2016. Giá vốn tăng giảm không cùng với tốc độ tăng giảm của doanh thu điều này cho thấy giá vốn và doanh thu không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra của công ty. Do đó, công ty cần có chính sách tốt hơn để nhận được nhiều hợp đồng gia công đồng thời phải quản lý chi phí phù hợp để làm tăng lợi nhuận gộp. Các khoản mục chi phí tăng giảm không đáng kể và không quân theo một quy luật cụ thể mà biến động khác nhau qua từng năm đối với từng loại chi phí. Cụ thể: Chi phí tài chính giảm 155.878.331 đồng tương ứng giảm 12,54% vào năm 2016. Chi phí quản lý kinh doanh tiếp tục tăng qua 3 năm, năm 2015 tăng 160.096.974 đồng tương ứng tăng 26,81 % so với năm 2014, và tăng 59.921.779 đồng tương ứng tăng SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 56 Trường Đại học Kinh tế Huế
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 7,91% vào năm 2016. Công ty cần đi sâu phân tích, đánh giá để xác định nguyên nhân của các biến động trên, đồng thời xem xét mức độ hợp lý của các khoản chi phí để từ đó xây dựng một cơ chế quản lý hợp lý, hiệu quả giúp kiểm soát và tiết kiệm được chi phí, tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2015 tăng 1.054.343.977 đồng tương ứng với tốc độ tăng 106,78% so với năm 2016, và giảm mạnh đến 1.848.954.055 đồng năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm mạnh là do sự biến động mạnh của lợi nhuận gộp . Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá kết quả kinh doanh của đơn vị và cũng là chỉ tiêu quyết định đến tình hình tương lai của công ty. Vào năm 2014 và 2016 Công ty đã làm ăn thua lỗ. Cụ thể năm 2014 lỗ (987.366.322) đồng , năm 2016 lỗ (1.781.976.400) đồng điều này là do lợi nhuận gộp của công ty không đủ bù đắp ảnh hưởng của các chi phí phát sinh trong năm nên đã dẫn đến kết quả không mong muốn. Trong 3 năm 2014-2016 đứng trước những thách thức như: chi phí ngành ngày càng cao liên quan đến đến vận tải lưu kho hàng lẻ, chi phí dịch vụ vận chuyển, cân trọng container trước khi xuất khẩu của các hãng tàu nước ngoài bị đẩy lên cao bất hợp lý; nguồn nhân lực ngành dệt may đang bị thiếu hụt công ty cần có những giải pháp để khắc phục và hạn chế những khó khăn, không ngừng nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. 2.2.1. Đặc điểm về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại việt 2.2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm Công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt là một công ty nhỏ, sản xuất kinh doanh phục vụ tiêu dùng trong nước ngoài ra các sản phẩm của công ty sản xuất ra còn được xuất khẩu đến các nước láng giềng. Sản phẩm của công ty rất đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 57 Trường Đại học Kinh tế Huế
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Công ty chủ yếu may trang phục hợp thời trang theo mẫu mã khách hàng yêu cầu, cụ thể về thị trường tiêu thụ như sau: Quần áo xuất: USA,China Quần áo nội địa chủ yếu gia công cho khách hàng TP HCM và bán lẻ tại các cửa hàng 2.2.1.2. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm Trong kinh doanh để có thể đẩy mạnh khối lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp, đảm bảo thu hồi vốn nhanh nhất đạt lợi nhuận cao thì có nhiều phương thức tiêu thụ hàng hoá. Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà đưa ra các phương thức tiêu thụ hàng hoá phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với thị trường và mặt hàng tiêu thụ của mình. Tại quý 1, năm 2016 công ty chỉ áp dụng phương thức bán hàng theo hợp đồng. Phương thức bán hàng theo hợp đồng: là phương thức bán hàng chủ yếu của công ty. Công ty sẽ nhận các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng từ các công ty may hay các nhà phân phối sản phẩm ở trong và ngoài nước, trong khu vực trên thế giới về tiến hành gia công rồi xuất khẩu ra các nước. 2.2.1.3. Các phương thức thanh toán Quá trình tiêu thụ luôn gắn liền với quá trình thanh toán, đây là một rong những quá trình quan trọng nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn của công ty. Công tác tiêu thụ trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau, tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt đã áp dụng một số hình thức thanh toán sau : Phương thức thanh toán trả tiền ngay: Bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng được áp dụng hầu hết cho mọi đối tượng khách hàng để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, tránh tình trạng chiếm dụng vốn. Phương thức bán chịu: Được áp dụng với khách hàng lớn và truyền thống. Trong những giai đoạn khó khăn, phải cạnh tranh với các đối thủ thì phạm vi này được mở rộng hơn, nhưng đây là biện pháp tình thế và tiềm ản nhiều rủi ro nên công ty rất chú trọng và thường xuyên theo dõi tình hình kinh doanh của các đơn vị trả chậm. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 58 Trường Đại học Kinh tế Huế
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Các phần hành kế toán tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt quý 1, năm 2016 đang có gồm: Phần hành doanh thu của công ty bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính. Phần hành chi phí của doanh nghiệp bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính, và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu tại công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Việt 2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (1) Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ - Hóa đơn GTGT - Đơn đặt hàng - Phiếu thu - Phiếu xuất kho - Giấy báo có Khi khách hàng có nhu cầu mua một hợp đồng gia công nào đó thì khách hàng sẽ liên lạc qua mail hoặc gặp trực tiếp nhân viên phòng kế hoạch để đưa ra giá cả và số lượng, sản phẩm Phòng kế hoạch sẽ kiểm tra mức độ thỏa mãn yêu cầu hàng hóa của khách hàng. Sau đó phòng kế hoạch sẽ từ chối hoặc đồng ý hợp đồng của khách hàng. Nếu hợp đồng được ký kết phòng kế hoạch sẽ lập lệnh sản xuất đến bộ phận kho để tiến hành sản xuất. Sau khi sản xuất xong kế toán tiến hành kiểm tra hàng hóa rồi tiến hành lập phiếu xuất kho. Khi phiếu xuất kho có chữ ký của người mua hàng thì được chuyển đến phòng kế toán. Kế toán dựa theo hợp đồng và phiếu xuất kho tiến hành lập hóa đơn GTGT. Hóa đơn GTGT bao gồm ba liên: liên 1 dùng để lưu, liên 2 gửi cho khách hàng và liên 3 dùng để lưu hành nội bộ. Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán tiến hành kiểm tra các thông tin và chữ ký đầy đủ. Sau khi tiến hành nhập liệu vào phầm mền, số liệu sẽ tự động cập nhật vào sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết bán hàng. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 59 Trường Đại học Kinh tế Huế
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Yêu cầu của kế toán là trong quá trình nhập liệu phải là đảm bảo số liệu chính xác, phản ánh đúng nội dung khoản mục đồng thời có sự kiểm tra đối chiếu giữa các sổ chi tiết trong quá trình nhập liệu để đảm bảo không xảy ra sai sót. (2) Sổ sách kế toán - Sổ cái tài khoản 511 - Sổ chi tiết tài khoản 511 - Sổ nhật ký chung (3) Tài khoản sử dụng - TK 511 − Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - TK 131 − Phải thu khách hàng - TK 111 − Tiền mặt. Tài khoản này được chi tiết thành TK 1111 − Tiền mặt - TK 112 − Tiền gửi ngân hàng. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam và tài khoản 1122 – Ngoại tê . Trong đó: o TK 1121VCB – Tiền gửi tại ngân hàng VCB o TK 1121SB – Tiền gửi tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á o TK 1121DA – Tiền gửi tại ngân hàng Đông Á o TK 1121BIDV − Tiền gửi tại ngân hàng BIDV - TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước. o TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Tài khoản này được chi tiết thành TK 33311: Thuế GTGT đầu ra (4) Ví dụ minh họa. Ngày 08/03/2016 công ty giao hàng cho công ty TNHH Hoàng Ngọc Trúc theo hợp đồng gia công số 5/2016 (Phụ lục 1). Kế toán dựa vào hợp đồng và Phiếu xuất kho do kế toán kho gửi lên tiến hành lập Hóa đơn GTGT 0000248 và giao liên hai cho khách hàng. SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 60 Trường Đại học Kinh tế Huế
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Biểu 2.1: Phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty CP May XK Đại Việt Mẫu: 02-VT Bộ phận : (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Nợ TK 632 Ngày 08 tháng 03 năm 2016 Có TK 155 Số: 037 - Họ và tên người mua hàng: CÔNG TY TNHH HOÀNG NGỌC TRÚC - Địa chỉ: 223 Đường 26, Khu quy hoạch Bình Phú 1, Phường 10, Quận 6, TP. HCM - Lý do xuất kho: Thành phẩm - Xuất tại kho (ngăn lô): CÔNG TY CP MAY XUẤT KHẨU ĐẠI VIỆT Đơn vị tính: VND STT Tên, nhãn hiệu, Mã số Số lượng quy cách, phẩm Đơn vị Đơn giá Yêu Thực Thành tiền chất vật tư, dụng tính cụ, sản phẩm, cầu xuất hàng hóa A B C D 1 2 3 4 1 Áo thun #4EJ4F0624C Cái 563 563 12.331 6.942.353 2 Đầm #9NFKZ020INY Cái 1.200 1.200 14.013 16.815.600 Cộng × × × × × 23.757.953 - Cộng thành tiền (bằng chữ): Hai mươi ba triệu bảy trăm năm mươi bảy nghìn chín trăm năm mươi ba đồng chẵn - Số chứng từ gốc kèm theo: 01 Ngày 08 tháng 03 năm 2016 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 61 Trường Đại học Kinh tế Huế
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Biểu 2.2 Hóa đơn giá trị gia tăng HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số:01GTKT3/001 Liên 3: Nội bộ Ký hiệu:DV/11P Ngày 08 tháng 03 năm 2016 Số: 0000248 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠ I VIỆT Mã số thuế : 3301324927 Địa chỉ: Đường số 2, KCN Hương Sơ, Phường Hương Sơ, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 054.3548100 *Fax: 054.3548101 Số tài khoản: Họ tên người mua hàng: Đơn vị mua hàng: CTY TNHH HOÀNG NGỌC TRÚC Mã số thuế: 0306704571 Địa chỉ: 223 Đường 26, Khu quy hoạch Bình Phú 1, P10, Q6, TP.HCM Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản: STT Tên hàng góa, dịch vụ Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền tính lượng 1 2 3 4 5 6 1 May gia công mã hàng #4EJ4F0624C cái 563 12.331 6.942.353 #9NFKZ020INY cái 1.200 14.013 16.815.600 Theo HĐGC số 5/2016 Cộng tiền hàng : 23.757.953 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT : 2.375.795 Tổng cộng tiền thanh toán : 26.133.748 Số tiền bằng chữ: Hai mươi sáu triệu một trăm ba mươi ba nghìn bảy trăm bốn mươi tám đồng chẵn Người mua hàng Người bán hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Trong trường hợp này, dựa vào Hóa đơn GTGT số 0000248, kế toán công ty đã hạch toán doanh thu tiêu thụ và thuế GTGT đầu ra phải nộp như sau: Nợ TK 131(HNT) : 26.133.748 đồng Có TK 511 : 23.757.953 đồng Có TK 33311 : 2.375.795 đồng SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 62 Trường Đại học Kinh tế Huế
  72. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Kế toán thu chi dựa trên liên 3 Hóa đơn GTGT để nhập liệu, lưu chứng từ theo mã khách hàng để theo dõi công nợ của khách hàng, hệ thống sẽ tự động cập nhật vào các sổ liên quan. Sau đây là sổ chi tiết TK 131 , và sổ cái TK 511 SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 63 Trường Đại học Kinh tế Huế
  73. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Biểu 2.3 : Sổ Chi tiết TK 131 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI VIỆT Đường số 1, KCN Hương sơ, Phường Hương Sơ, TP Huế, Thừa Thiên Huế Mẫu số S13-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/03/2016 Tài khoản 131- Phải thu khách hàng Đối tượng: Công ty TNHH Hoàng Ngọc Trúc Thời Chứng từ Số phát sinh Số dư hạn Ngày ghi TK được sổ Ngày Diễn giải đối Số hiệu chiết Nợ Có Nợ Có tháng ứng khấu A B C D E 1 2 3 4 5 Số dư đầu kỳ 222.632.987 . Số phát sinh trong kỳ 08/03/2016 0000248 08/03/2016 Xuất HNT #0624C, #201NY 511 23.757.953 525.696.384 2.375.795 528.072.179 33311 . Cộng số phát sinh 1.515.519.554 1.163.645.439 Số dư cuối kỳ 574.507.102 - Sổ này có .trang, đánh số từ trang số 01 đến trang . - Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 03 năm 2016 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 64 Trường Đại học Kinh tế Huế
  74. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Biểu 2.4: Sổ Cái TK 511 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI VIỆT Đường số 1, KCN Hương sơ, Phường Hương Sơ, TP Huế, Thừa Thiên Huế Mẫu số : S03b – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỎ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/03/2016 Tài khoản: 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Ngày ghi Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu Số tiền sổ Số hiệu Ngày tháng Trang STT TK đối Nợ Có số dòng ứng A B C D E G H 1 2 Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 02/01/2016 0000221 02/01/2016 Xuất HNT #004433 131 37.177.200 07/01/2016 0000222 07/01/2016 Xuất HNT #004433RS 131 200.096.850 03/02/2016 0000232 03/02/2016 Xuất dây kéo Logistik 131 12.432.516 03/02/2016 0000233 03/02/2016 Xuất Century #76499 131 167.526.520 . 08/03/2016 0000248 08/03/2016 Xuất HNT #0624C, #201NY 131 23.757.953 31/03/2016 NVK0001 31/03/2016 Kết chuyển doanh thu bán hàng hóa 9111 3.019.691.523 Cộng phát sinh 3.019.691.523 3.019.691.523 Số dư cuối kỳ - Số này có . trang, đánh số thứ tự từ trang số 01 đến trang . - Ngày mở sổ Ngày 31 tháng 03 năm 2016 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) SVTH: Phạm Thị Diệu Thúy 65 Trường Đại học Kinh tế Huế