Khóa luận Thiết kế sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa lý thuyết phần phi kim hóa vô cơ phổ thông

pdf 89 trang thiennha21 15/04/2022 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thiết kế sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa lý thuyết phần phi kim hóa vô cơ phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thiet_ke_so_do_tu_duy_nham_he_thong_hoa_ly_thuyet.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thiết kế sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa lý thuyết phần phi kim hóa vô cơ phổ thông

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT PHẦN PHI KIM HÓA VÔ CƠ PHỔ THÔNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HƯƠNG Ngành học : Hóa vô cơ HÀ NỘI – 2018
  2. TRƯỜNG ĐẠI H ỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬ N TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT PHẦN PHI KIM HÓA VÔ CƠ PHỔ THÔNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HƯƠNG Ngành học : Hóa vô cơ Cán bộ hướng dẫn ThS. LÊ ĐÌNH TUẤN Hà Nội - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một khoảng thời gian tìm tòi, nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp của tôi với đề tài: “Thiết kế sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa lý thuyết phần phi kim hóa vô cơ phổ thông” đã được hoàn thành. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi nhận được sự khích lệ, giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Lê Đình Tuấn - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Hoá học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã cố gắng, song thời gian và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Hương
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Công thức CTPT Công thức phân tử HS Học sinh SV Sinh viên NXB Nhà xuất bản SĐTD Sơ đồ tư duy THPT Trung học phổ thông VD Ví dụ PPDH Phương pháp dạy học PTTQ Phương tiện trực quan
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trong Hóa học phổ thông 4 1.2. Sử dụng phương tiện trực quan trong Hóa học phổ thông 4 1.3.1. Khái niệm sơ đồ tư duy 5 1.3.2. Sơ đồ tư duy - công cụ hữu hiệu cho dạy học tích cực 6 1.3.3. Đặc điểm của sơ đồ tư duy 7 1.3.4. Phương pháp lập sơ đồ tư duy 8 1.3.5. Nguyên tắc thiết kế sơ đồ tư duy 9 1.4. Giới thiệu về phần mềm iMindMap 10 1.5. Tóm lược lý thuyết phi kim trong chương trình Hóa học phổ thông 12 1.5.1. Khái quát về nhóm Halogen 12 1.5.2. Clo 14 1.5.3. Hợp chất của clo 15 1.5.4. Flo- Brom –Clo 17 1.5.5. Oxi 20 1.5.6. Ozon 21 1.5.7. Lưu huỳnh 21
  6. 1.5.8. Hợp chất của lưu huỳnh 22 1.5.9. Axit sunfuric 24 1.5.10. Nitơ 26 1.5.11. Amoniac- muối amoni 27 1.5.12. Axit nitric- muối nitrat 28 1.5.13. Photpho 30 1.5.14. Hợp chất của photpho 30 1.5.15. Cacbon 32 1.5.16. Hợp chất của cacbon 33 1.5.17. Silic và hợp chất của silic 35 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ 37 TƯ DUY THEO PHẦN MỀM IMINDMAP 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56 3.1. Một số tính năng của sơ đồ tư duy 56 3.1.1. Tính khái quát 56 3.1.2. Tính trực quan 57 3.1.3. Tính hệ thống 57 3.1.4. Tính linh hoạt 58 3.1.5. Tính tâm lí lĩnh hội 59 3.2. Phương thức sử dụng sơ đồ tư duy 59 3.2.1. Xây dựng sơ đồ tư duy cho một nội dung bài học 59 3.2.2. Xây dựng sơ đồ tư duy cho nội dung tổng kết kiến thức 60 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một đất nước muốn phát triển bền vững, giàu mạnh thì cần có những con người lao động tự chủ và sáng tạo, điều đó có nghĩa là đất nước đó cần có một nền giáo dục tiến bộ. Vậy con người là yếu tố quan trọng nhất, sáng tạo nhất làm nên lịch sử. Đầu tư phát triển con người là đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất và là chiến lược mà bất kì một quốc gia nào cũng phải đưa vào quốc sách. Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới càng chú trọng phát triển giáo dục, coi đấy là một nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Thấy được vai trò hết sức quan trọng ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xác định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (1945). Hiến pháp của nước ta cũng coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Điều 2, luật giáo dục 2005 cũng nêu rõ “mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhận thức được vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã xác định phải không ngừng “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh (HS), sinh viên (SV). Coi trọng bồi dưỡng cho HS, SV khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho HS, SV bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”. Vậy nên, đổi mới giáo dục trở thành một nhiệm vụ sống còn đối với dân tộc Việt Nam nhất là trong thời kì xã hội hóa giáo dục ngày nay. Xác định được tầm quan trọng ấy, không chỉ các nhà 1
  8. chuyên môn cần tích cực nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình giáo dục Việt Nam để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo mà đội ngũ GV, cũng phải chủ động, sáng tạo hơn nữa trong quá trình tìm kiếm và áp dụng những PPDH mới để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục cho HS, SV. Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Từ trước đến nay, đa số học sinh cho rằng Hóa học là môn rất khó và khô khan. Nhiều học sinh đã phải vất vả để ghi nhớ kiến thức nhưng kết quả mang lại chưa cao, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức lại với nhau, không biết vận dụng các kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Nguyên nhân chính là do các em chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp, chưa có phương pháp ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả. Từ đó dễ gây tâm lý chán nản, buông xuôi dẫn đến lỗ hổng kiến thức ngày càng rộng hơn và đến một lúc nào đó không thể lấp được. Hiện nay các giáo viên đang áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để từng bước chuyển dần trang bị kiến thức cho học sinh sang dạy cho học sinh cách tiếp cận và tìm tòi kiến thức. Từ đó, vận dụng vào thực tế và biến đổi từ đó, vận dụng vào thực tế và biến đổi thành kĩ năng cho riêng mình. Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) sẽ giúp học sinh hệ thống hó kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác sử dụng phương pháp SĐTD còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Hóa học và còn trong các môn học khác và vấn đề khác trong cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên, Chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa lý thuyết phần phi kim hóa vô cơ phổ thông”. 2
  9. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra được phương thức hệ thống hóa lý thuyết hóa vô cơ phổ thông một cách chi tiết, hiệu quả. Từ đó có thể nhân rộng cách thức hệ thống hóa trong cả chương trình học, trong dạy bài mới, bài luyện tập, 3. Nhiệm vụ nghiên cứu + Xây dựng SĐTD về lý thuyết hóa vô cơ trong chương trình phổ thông. + Xây dựng SĐTD về các phản ứng đặc trưng của các hợp chất vô cơ trong chương trình phổ thông. + Xây dựng SĐTD về phương pháp nhận biết chất vô cơ. 4. Phạm vi nghiên cứu Chương trình Hóa vô cơ phần phi kim Hóa học phổ thông chương trình cơ bản nhằm nâng cao kết quả học tập. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và sử dụng SĐTD một cách hiệu quả sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng học tập, giúp người học dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng, tổng hợp được các kiến thức đã học, nắm vững kiến thức, phát triển hứng thú, óc sáng tạo, phát huy tính tích cực, tự giác trong quá trình học. 3
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trong Hóa học phổ thông Nhằm thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, một trong những phương pháp cần được đẩy mạnh là đổi mới phương pháp dạy và học, tức là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “Truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Hiện nay vấn đề đổi mới PPDH đã được pháp chế hóa trong điều 28, Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh (HS)”. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trong hơn là dạy cho HS phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. 1.2. Sử dụng phương tiện trực quan trong Hóa học phổ thông Trong dạy học nói chung, PTTQ cần được sử dụng vì nó đem lại nhiều lợi ích cho người học và phát huy tính sáng tạo, dễ dàng nắm bắt được kiến thức nhanh. Đặc biệt trong môn Hóa học, với đặc thù lý thuyết kết hợp thực nghiệm, lại còn nhiều lí thuyết trừu tượng, khó tưởng tượng thì càng cần sử dụng PTTQ. Vai trò của PTTQ trong dạy Học hóa học ở phổ thông + PTTQ là những công cụ được sử dụng trong DH giúp người GV đạt được mục đích giờ dạy nhờ sự nâng cao tính tích cực nhận thức và kích thích hứng thú nhận thức của HS. 4
  11. + PTTQ giúp tiết kiệm thời gian, thực hiện tính đặc thù bộ môn, phát triển kĩ năng quan sát, vận dụng, kĩ năng thực hành, phát triển năng lực, nhận thức, tư duy, năng lực so sánh, khái quát, tổng hợp của HS. + PTTQ giúp đảm bảo an toàn, hỗ trợ GV trong việc hướng dẫn HS sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, những thao tác thực hành mẫu để HS có thể tự làm thí nghiệm. GV có thể điều khiển hoạt động chung của lớp cũng như của cá nhân từng HS một cách dễ dàng. + PTTQ giúp GV có thể kiểm tra, đánh giá với nhiều hình thức, độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian, đảm bảo khách quan tối đa. + PTTQ giúp học sinh chính xác hóa kiến thức. + PTTQ giúp học sinh tư duy, hình thành nên kĩ năng, phát triển nhân cách. + PTTQ giúp cho giờ dạy sinh động hơn, tăng tính ham hiểu biết của HS, giúp HS hứng thú hơn đối với môn học và đạt được kết quả cao trong học tập [5]. 1.3. Sơ đồ tư duy 1.3.1. Khái niệm sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy (SĐTD) do Tony Buzan là người đầu tiên nghiên cứu tìm ra hoạt động của não bộ và ứng dụng vào cuộc sống. Sơ đồ tư duy (bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực [2]. 5
  12. 1.3.2. Sơ đồ tư duy - công cụ hữu hiệu cho dạy học tích cực 1.3.2.1. Nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của bài học Ý chủ đạo nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi cho việc liên kết với các phân cấp khác giúp dễ dàng triển khai một hệ thống hài hòa, đồng thời nó giữ vai trò định hướng chủ đạo, là công cụ hiệu quả để tạo hình dáng, cấu trúc giúp tư duy hoạt động theo cơ chế tự nhiên, những nhánh rẽ xung quanh lại được phân thành các nhánh nhỏ tạo phân cấp nhỏ hơn nhằm thể hiện chủ đề nghiên cứu sâu vào từng ý của nhánh. 1.3.2.2. Giải quyết tốt các vấn đề Việc tạo lập sơ đồ tư duy trong học tập giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó chiếm lĩnh tri thức khoa học, phát triển được tư duy và hình thành thế giới quan khoa học, từ đó giáo viên (GV) dễ dàng điều khiển được quá trình nhận thức của HS và giúp cho HS có thể phát huy khả năng nhớ nhanh và hiểu bài. 1.3.2.3. Chuyển tải thông tin bài học hiệu quả SĐTD có thể chuyển tải một lượng thông tin lớn của bài học thành một sơ đồ đơn giản nhưng có ý nghĩa quan trọng. SĐTD có thể giúp cho HS hoạt động cả hai bán cầu não và phát huy khả năng ghi nhớ nhanh. 6
  13. 1.3.2.4. Kích hoạt trí sáng tạo Khi lập SĐTD tận dụng tất cả những kỹ năng của bộ não liên quan đến hoạt động sáng tạo, sự liên hội ý tưởng, tính linh hoạt. Nếu GV có óc tổ chức, biết cách gợi mở thì sẽ đem lại cho HS những ý tưởng vô cùng độc đáo. 1.3.2.5. Hỗ trợ trí nhớ Với SĐTD, những phương pháp ghi nhớ được phát huy hết tác dụng, cụ thể hơn SĐTD có tác dụng xâu chuỗi các kiến thức lại với nhau, các hình ảnh, ký hiệu trên đó được người thiết kế lựa chọn vô cùng sinh động và đầy sáng tạo, đẹp mắt nhưng cũng mô tả được mục đích của bài học. Do đó, việc ghi nhớ kiến thức trở nên dễ dàng. 1.3.2.6. Tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập Việc tạo lập SĐTD với cách sử dụng các hình ảnh tượng trưng và những từ khóa thể hiện trọng tâm của vấn đề rồi liên kết chúng lại với nhau một cách hợp lí, GV có thể giúp HS gần như thuộc bài tại lớp. Với cách hệ thống hóa kiến thức và triển khai bài học một cách logic từ dễ đến khó, GV sẽ giúp HS hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn, đạt kết quả cao nên cảm thấy hứng thú với môn hóa học [1]. 1.3.2.7. Nâng cao khả năng thuyết trình Khi nhìn vào từ khóa vùng trung tâm giúp cho người thuyết trình có thể diễn đạt ý nhanh và dễ hiểu cho người nghe nắm bắt kiến thức nhanh. 1.3.3. Đặc điểm của sơ đồ tư duy SĐTD có 4 đặc điểm sau: - Thứ nhất: Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong một hình ảnh trung tâm. 7
  14. - Thứ hai: Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành các nhánh. - Thứ ba: Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. Những vấn đề phụ được biểu thị bởi các nhánh gắn liền với những nhánh có thứ bậc cao hơn. - Thứ tư: Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ với nhau và liên hệ với chủ đề ở trung tâm [6]. 1.3.4. Phương pháp lập sơ đồ tư duy Việc lập SĐTD có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau hoặc sử dụng phần mềm chuyên dụng và bắt đầu từ trung tâm với một chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề. Dùng hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung vào chủ đề và làm cho chúng ta hào hứng hơn. Ta nên khuyến khích HS sử dụng màu sắc vì màu sắc sẽ kích thích hoạt động tư duy của bán cầu não phải. Từ chủ đề ở trung tâm được nối với các hình ảnh hoặc từ khoá bằng cách đi từ ý chính, lớn nhất rồi phát triển ra các ý nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. Có thể, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả nội dung chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng [3]. 8
  15. Khi lập SĐTD cần lưu ý: - Ở trung tâm nên dùng các hình ảnh hoặc từ khóa có màu sắc thật lôi cuốn để diễn tả chủ đề. - Nối các nhánh chính (cấp 1) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối nhánh cấp 3 đến nhánh cấp 2, bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm với các màu sắc nổi bật và nên dùng đường kẻ cong được sử dụng rõ ràng để dễ phân biệt, hấp dẫn và thu hút hơn với mắt và dễ ghi nhớ hơn đối với não. - Tạo các liên kết giữa các nhánh nếu chúng có sự liên quan đến nhau. - Mỗi từ hoặc ảnh hoặc ý nên đứng độc lập và được viết nằm trên đường kẻ. - Cần bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm. - Hoàn thiện SĐTD bằng khả năng sáng tạo riêng của mỗi người, tạo phong cách riêng, mỗi người đều là những cá thể độc đáo nên cần tạo ra một kiểu SĐTD riêng cho mình phản ánh được sự sinh động và tư duy độc đáo của mình [6]. 1.3.5. Nguyên tắc thiết kế sơ đồ tư duy Việc thiết kế SĐTD dùng trong dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: SĐTD thiết kế phải đảm bảo bám sát mục tiêu và nội dung bài học. SĐTD phải thể hiện được mục tiêu kiến thức, kĩ năng của nội 9
  16. dung bài học, qua đó HS biết, hiểu được kiến thức trọng tâm và vận dụng được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, học tập. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính chính xác, khoa học và thực tiễn. Khi thiết kế SĐTD, việc sử dụng các từ khoá, hình ảnh phải đảm bảo trình bày nội dung một cách ngắn gọn, súc tích, chính xác, khoa học và có tính thực tiễn. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hệ thống, khắc sâu kiến thức trọng tâm. Với SĐTD, kiến thức trọng tâm được thể hiện qua các nhánh một cách rõ ràng, những ý nào trên cùng cấp, ý nào minh họa, giải thích, tạo nên một hệ thống toàn vẹn về những kiến thức, kĩ năng mà HS cần nắm vững về chủ đề bài học. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm và tính đặc trưng của bộ môn. Khi thiết kế SĐTD phải lựa chọn nội dung, cách trình bày phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ của HS. Các từ khoá sử dụng trong sơ đồ phải đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với HS. Với môn hoá học cần sử dụng các phần mềm vẽ SĐTD có thể kết nối với các thí nghiệm, mô hình, hình ảnh tĩnh và động về cấu tạo và tính chất của chất. Nguyên tắc 5: Đảm bảo khả năng phát triển tư duy cho HS. Khi sử dụng SĐTD trong dạy học, HS được rèn luyện khả năng diễn đạt, phân tích và giải thích khi đọc SĐTD. Khi làm việc với SĐTD câm, tự thiết lập SĐTD và tự trình bày thì HS sẽ được rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, tư duy logic và tư duy sáng tạo. Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính thẩm mĩ và nghệ thuật. Hình thức trình bày SĐTD phải bắt mắt, có sự kết hợp hài hòa các màu sắc, hình ảnh đặc trưng thể hiện tính thẩm mĩ, năng khiếu nghệ thuật, cá tính và nét độc đáo của người xây dựng [5]. 1.4. Giới thiệu về phần mềm iMindMap ❖ Hiện nay có rất nhiều phần mềm phục vụ cho việc thiết kế SĐTD như: 10
  17. - MindManager - một phần mềm do Tony Buzan sáng tạo và được dùng nhiều tại Việt Nam nhưng chỉ chạy được trên Microsoft Windows. - FreeMind (phần mềm nguồn mở dùng được trên cả Windows, Mac và Linux). - Một số phần mềm khác: ConceptDraw Mindmap, VisualMind, Axon Idea Processor, Inspiration, Xmin, Edraw MindMap Đặc biệt, iMindMap được đầu tư xây dựng và phát triển bởi chính Tony Buzan - Người rất nổi tiếng với những sách viết về MindMaps. Trong nội dung nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng chủ yếu là phần mềm iMindMap 7. ❖ Khái quát về phần mềm iMindMap ImindMap là sản phẩm số lấy ý tưởng từ SĐTD nổi tiếng của Tony Buzan. Luyện tập với chương trình này, người sử dụng sẽ hình thành cách ghi chép và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết bằng SĐTD. ImindMap là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hóa được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Điều đặc biệt của iMindMap so với những phần mềm khác là phần mềm này do chính tác giả Tony Buzan đầu tư phát triển. Có thể nói iMindMap là một chương trình rất được mong đợi của giới tin học bởi các lí do sau đây: - Sự quy mô của nó. - Giao diện đẹp. - Sản phẩm tạo thành hơn hẳn MindManager Tuy iMindMap là phần mềm cài đặt khả năng nhưng có rất nhiều ưu điểm như hệ thống icon và image của iMindMap rất phong phú, hỗ trợ nhiều chức năng giúp vẽ nhanh hơn, uốn các nhánh rất dễ dàng, từ khóa trên nhánh cũng sẽ uốn theo nhánh chứ không “ngay đơ” như MindManager làm SĐTD 11
  18. sinh động theo ý người dùng nên tính tự do cao, sử dụng dễ dàng các phím tắt space, insert để tạo thêm nhánh con từ chủ đề chính hay từ các nhánh lớn, có chế độ cho vẽ hình trực tiếp trong phần mềm, hỗ trợ Save as nhiều dạng file khác nhau như pdf, image, presentation, hỗ trợ chức năng mới như capture (chụp ảnh), mode text, vẽ nhánh bằng tay, IMindMap cũng rất dễ sử dụng kể cả những người chưa từng sử dụng qua hoặc không biết tiếng Anh do giao diện đơn giản giúp dễ dàng tìm ra các nút lệnh hơn, Sử dụng iMindMap giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào SĐTD, bất kì thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học. Tuy nhiên, iMindMap cũng còn một số điểm hạn chế như tốn nhiều bộ nhớ, muốn tạo nhánh cần quay trở lại topic cấp trên, thiếu các tính năng tự động sắp xếp, không hỗ trợ tính năng sửa từng chữ tự do trên nhánh, iMindMap chưa hỗ trợ tính năng về công thức hóa học. Với tất cả những ưu điểm của iMindMap thì hiện tại phần mềm này được cộng đồng mạng xem là “phần mềm thiết kế SĐTD tốt nhất” [4]. 1.5. Tóm lược lý thuyết phi kim trong chương trình Hóa học phổ thông 1.5.1. Khái quát về nhóm Halogen - Vị trí Thuộc nhóm: VIIA Gồm có: F, Cl, Br, I - Cấu hình electron Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np5 Công thức đơn chất: X2 (F2 ,Cl2, Br2, I2) • • • • CTe X:X hay :X::X: • • • • CTCT của X2 là X-X 12
  19. Phân tử gồm hai nguyên tử X2, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực. Trong phản ứng hóa học X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X nên dễ dàng nhận 1 electron. X+ 1 e X→ - - Sự biến đổi tính chất + Sự biến đổi tính chất của nguyên tử các nguyên tố F - Tính phi kim giảm Cl - Độ âm điện giảm Br - Bán kính nguyên tử tăng I - Hóa trị trong oxit cao nhất: VII Z - Hóa trị trong hợp chất với H: I + Sự biến đổi tính chất của phân tử đơn chất ➢ Tính chất vật lý: F2 Cl2 Br2 I2 Khí Khí Lỏng Rắn Lục nhạt Vàng lục Nâu đỏ Đen tím => Trạng thái từ chất khí đến chất lỏng, rắn, màu sắc đậm dần. ➢ Tính chất hóa học : Tính oxi hóa giảm dần F2 > Cl2 > Br2 >I2 Tính oxi hóa rất mạnh Tính oxi hóa mạnh + khử Tính oxi yếu hơn và có tính khử +Sự biến đổi tính chất của một số hợp chất ➢ Dãy axit HX HF HCl HBr HI Axit flohiđric Axit clohiđric Axit bromhiđric Axit iothiđric Tính axit tăng dần 13
  20. ➢ Dãy axit có oxi của Clo HClO Tính bền và tính axit tăng dần, khả năng oxi hóa giảm dần 1.5.2. Clo - Tính chất vật lý: Là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc, tan trong nước. 71 Tỉ khối: d2,5.= Cl 2 kk 29 - Tính chất hóa học: Là phi kim hoạt động mạnh + Tác dụng với đơn chất ➢ Tác dụng với kim loại Clo oxi hóa được hầu hết các kim loại . 00+1-1 t0 2Na + Cl 2 2NaCl⎯⎯→ 00+3-1 t0 2Fe + 3Cl 23 2FeCl⎯⎯→ ➢ Tác dụng với hidro 00+1-1 H(k)2 + Cl(k)2 2HCl(k)→ + Tác dụng với hợp chất ➢ Tác dụng với nước, dung dịch kiềm 0-1+1 Cl2 + H O HCl + HClO 2 0-1+1 t0 th­ êng Cl2 + 2NaOH ⎯⎯⎯→NaCl + NaClO + H O 2 ➢ Tác dụng với muối của halogen 0-1-10 Cl2 + 2NaBr →2NaCl + Br 2 0-1-10 Cl2 + 2Na I 2NaCl→ + I 2 ➢ Tác dụng với các chất khử khác 14
  21. 0+4-1+6 Cl 2+ 2H O + SO 2HCl→ + HSO 2224 0+2+3 Cl 2+ 2FeCl 2FeCl→ 23 - Ứng dụng: Khử trùng nước sinh hoạt, bể bơi, tẩy trắng vải sợi, điều chế nước gia- ven, điều chế PVC, cao su. - Điều chế + Trong phòng thí nghiệm : - Nguyên tắc: Oxi hóa ion Cl thành Cl2 Phương pháp: HClđặc + Chất oxi hóa mạnh t0 2KMnO4 + 16HCl ⎯⎯→ 2KCl + 2MnCl 2 + 8H 2 O + 5Cl 2 + Trong công nghiệp: Phương pháp điện phân ®p cã mn 2NaCl + 2H222 OH⎯⎯⎯→ + Cl + 2NaOH 1.5.3. Hợp chất của clo Hidroclorua - Cấu tạo phân tử: Liên kết cộng hóa trị có cực • • •• H•• Cl hay H-Cl • • - Tính chất vật lý: Là chất khí, mùi xốc, nặng hơn không khí và tan nhiều trong nước. Axit Clohidric - Tính chất vật lý: Là chất lỏng, không màu, dễ bốc khói trong không khí ẩm, dung dịch đặc 37%. - Tính chất hóa học: Là axit mạnh + Làm quỳ tím hóa đỏ 15
  22. + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ NaOH + HClNaCl→ + HO 2 Mg(OH)2 + HCl→ MgCl 2 + 2H 2 O CuO + 2HCl→ CuCl22 + H O Na222 O + 2HCl2NaCl→ + HO + Tác dụng với muối Na2322 CO + 2HCl2NaCl→ + CO + HO CaCO3222 + 2HClCaCl→ + CO + HO + Tác dụng với kim loại đứng trước Hidro trong dãy điện hóa Fe + 2HClFeCl+→ H 22 2Al + 6HCl2AlCl→ + 3H32 Tính khử MnO2222 + 4HClMnCl→ + Cl + HO 2KMnO42222 + 16HClKCl→ + 2MnCl + 8H O + 5Cl - Điều chế + Trong phòng thí nghiệm: 2500 C NaCl + H244 SO NaHSO⎯⎯⎯→ + HCl 4000 C 2NaCl + H2424 SONa⎯⎯⎯→ SO + 2HCl + Trong công nghiệp Phương pháp sunfat: NaCl + H2SO4 t0 Phương pháp tổng hợp: H 22+ Cl 2HCl⎯⎯→ Hợp chất có oxi của clo - Nước Gia-ven: Tính oxi hóa mạnh: 2NaOH + Cl22→ NaCl + NaClO +H O Natri clorua Natri hipoclorit N­ í c Gia ­ ven => Nước Gia-ven dùng để tẩy trắng sát trùng, tẩy uế. - Clorua vôi Ca O Cl 16
  23. 300 C Ca(OH)2 + Cl 2⎯⎯⎯→ CaOCl 2 + H 2 O Điều chế: Clorua vôi có tính oxi hóa rất mạnh => Dùng để tẩy trắng sợi, vải, tẩy uế . - Muối Clorat + Là muối của axit cloric ( HClO3 ) + Bị phân hủy bởi nhiệt KClO2KCl⎯⎯⎯→t0 + 3O 32MnO2 Chú ý: P + KClO3 bốc cháy KClO3 + S + C: nổ khi đập mạnh + Điều chế 1000 C 3Cl232 + 6KOH ⎯⎯⎯→5HCl + KClO + 3H O + Ứng dụng: Sản xuất pháo hoa, ngòi nổ, sản xuất diêm. 1.5.4. Flo- Brom –Clo Đơn chất - Flo - Là chất khí màu lục nhạt, rất độc Là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất + Tác dụng với H2 -2520 C F22 + H2HF⎯⎯⎯→ + Tác dụng với nước 2F2 + 2H 2 O→ 4HF + O 2 + Tác dụng với tất cả kim loại và phi kim (Trừ O2, N2) 2Fe + 3F⎯⎯→t0 2FeF 23 3F26 + S→ SF Điều chế: 17
  24. ®pdd KF 2HF ⎯⎯⎯→H + F 22 - Brom Brom là chất lỏng màu đỏ nâu,tan trong nước tan nhiều trong dung môi hữu cơ, dễ bay hơi, hơi brom độc + Tính oxi hóa: Br + H⎯⎯→t0 2HBr 22 t0 2Al + 3Br23⎯⎯→ 2AlCl + Tính khử Br22 + HOHBr + HBrO Điều chế Cl 22+ 2NaBrNaCl→ + Br - Iot Là chất rắn, tinh thể màu đen tím Tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. + Tính oxi hóa ⎯⎯→t0 I 22+ H 2HI⎯⎯ HO2 2Al + 3I 232AlI⎯⎯→ Fe + IFeI22→ Điều chế: Cl2NaI2NaClI+→+ 22 Br2NaI2NaBrI22+→+ Hợp chất Ion halogen Nhận biết ion halogenua (Cl-, Br-, I-) Dùng dung dịch AgNO3, AgCl kết tủa màu trắng, AgBr kết tủa màu vàng nhạt, AgI kết tủa màu vàng đậm. 18
  25. - Hidrohalogen + HF: SiO242 + 4HFSiF→ + 2HO => Axit flohidric dùng để khắc chữ lên thủy tinh + HBr: Tính khử mạnh 2HBr + HSOBr2422 →+ SO + 2HO Bị oxi hóa trong không khí 4HBr + O2HO222→ + 2Br + HI: Tính axit mạnh ⎯⎯⎯→3000 C 2HI ⎯⎯⎯H + I 22 8HI + H24222 SO4I→ + H S + 4H O 2HI + 2FeCl2FeCl322→ + I + 2HCl Điều chế + HF t0 CaF2244 + H SOCaSO⎯⎯→ + 2HF + HBr: phương pháp tổng hợp t0 Br22 + H2HBr⎯⎯→ + HI: phương pháp tổng hợp ⎯⎯→t0 I22 + H⎯⎯ 2HI Tính axit HF HCl HBr HI Tính axit tăng 1.5.5. Oxi - Cấu tạo và vị trí + Vị trí: Ô thứ 8, chu kỳ 2, nhóm VIA 19
  26. + Cấu tạo: O (Z=8): 1s22s22p4 => Có 6e lớp ngoài cùng O=O: Có liên kết cộng hóa trị không cực - Tính chất vật lý: Không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, duy trì sự cháy, sự sống. 32 Tỉ khối: d 1, 1 = O2 kk 29 - Tính chất hóa học Có tính oxi hóa mạnh + Tác dụng với kim loại (Trừ Ag, Pt, Au) 4K + O2KO22→ t0 2Mg + O2MgO2 ⎯⎯→ t0 3Fe + 2OFe234⎯⎯→ O + Tác dụng với phi kim (Trừ Halogen) t0 2H 222+ O2H⎯⎯→ O t0 S + O22 SO⎯⎯→ 30000 C N 22+ O 2NO⎯⎯⎯⎯→Tia löa ®iÖn + Tác dụng với hợp chất 2CO + O2CO⎯⎯→t0 22 t0 C25222 H OH + 3O2CO⎯⎯→ + 3H O - Điều chế + Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng Điện phân nước: ®p 2H222 O ⎯⎯→2H + O + Trong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân các hợp chất giàu oxi, dễ bị phân hủy bởi nhiệt như: KClO3, KMnO4, H2O2 . t0 2KClO33⎯⎯→ 2KCl + O 20
  27. - Ứng dụng: Bình dưỡng khí, nhiên liệu nguyên tử, hàn kim loại, luyện gang thép, 1.5.6. Ozon - Tính chất vật lý: Là một dạng thù hình của oxi, khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng. - Tính chất hóa học: Ozon có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn cả oxi O + Ag→ Ag O + O 3 2 2 O3 + 2KI + H 2 O→ I 2 + 2KOH + O 2 - Ứng dụng: Tẩy trắng tinh bột, thuốc chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt, . 1.5.7. Lưu huỳnh - Vị trí: Ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA - Cấu tạo: S(Z=16): 1s22s22p63s23p4 Số oxi hóa: -2, 0, +4, +6 - Tính chất vật lý: là chất rắn màu vàng, không tan trong nước Có 2 dạng thù huỳnh: Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà. - Tính chất hóa học: Vừa thể hiện tính oxi hóa , vừa thể hiện tính khử. + Tính oxi hóa: Tác dụng với kim loại trừ(Ag, Pt, Au) 2Na + S⎯⎯→t0 Na S 2 Hg + S→ HgS Tác dụng với Hidro: t0 H22 + S⎯⎯→ H S + Tính khử: 21
  28. t0 S + OSO22⎯⎯→ t0 3S + 2KClO22 2KCl⎯⎯→ + 3SO t0 S + 3FSF26⎯⎯→ - Điều chế: Khai thác lưu huỳnh từ mỏ lưu huỳnh, điều chế từ hợp chất SO+2HS3S⎯⎯→ +t0 2HO 222 t0 2HS222 + O3S⎯⎯→ + 2HO - Ứng dụng: Sản xuất axit sunfuric, sản xuất thuốc trừ sâu, dược phẩm, lưu hóa cao su. 1.5.8. Hợp chất của lưu huỳnh Hidrosunfua - Tính chất vật lý: + H2S là chất khí, không màu, mùi trứng thối, rất độc. 34 + Hơi nặng hơn không khí (d1,17 == ). HS2 kk 29 + H2S tan ít trong nước - Tính chất hóa học: Tính axit yếu H S + NaOHNaHS→ + H O 22 H222 S + 2NaOHNa→ S + 2H O + Tác dụng với muối → muối mới + axit mới PTHH: H22 S + CuClCuS→ + 2HCl H23 S 23+ Pb(NO )PbS→ + 2HNO H22 S + FeCl → H22 S + ZnCl → Tính khử mạnh 2H2 S + O 2→ 2S + 2H 2 O 22
  29. 5H24242442 S+2KMnO + 3H SO5S→ + K SO + 2MnSO + 8H O Đốt khí H2S: 2HS + 3O2SO⎯⎯→ t0+ 2HO 2222 HS22224 + 4Br + HOHSO→ + 8HBr Kết luận: Vậy H2S là axit yếu có tính khử mạnh. Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit Lưu huỳnh đioxit - Tính chất vật lý: 64 d = > 2 + Là khí độc, không màu, mùi hắc.Tỉ khối: SO2 kk 29 + Phân cực mạnh, tan nhiều trong nước - Tính chất hóa học: Lưu huỳnh đioxit là oxit axit + Tác dụng với nước: Tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu và không bền. SO2223 + HOH→ SO + Tác dụng với bazo SO23 + NaOHNaHSO→ SO2232 + 2NaOHNa→ SO + 2H O Lưu huỳnh đioxit vừa có tính khử và vừa có tính oxi hóa. + Tính khử : ⎯⎯⎯⎯→45000 C - 500 C 2SO2 + O 2⎯⎯⎯⎯ 2SO 3 VO25 t0 SO2 + Br 2 + 2H 2 O⎯⎯→ H 2 SO 4 + 2HBr (vàng nâu nhạt) (khôngmàu) t0 5SO2422 + 2KMnO 442 4 + 2H O ⎯⎯→K SO + 2MnSO + 2H SO (màu tím) (không màu) => Dùng dung dịch Br2, KMnO4 để nhận biết SO2 23
  30. + Tính oxi hóa: SO+ 2HS3S→ + 2HO 222 SO+2 2Mg2MgO→ + S => Kết luận: SO2 là oxit axit và vừa có khả năng hiện tính khử và vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa. Lưu huỳnh trioxit - Tính chất vật lý: Ở điều kiện thường là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và trong H2SO4. - Tính chất hóa học: SO3224 + HOHSO→ axit sufuric SO + CaO→ CaSO 34 SO3 + Ca(OH) 2→ CaSO 4 + 2H 2 O - Điều chế: ⎯⎯⎯⎯→45000 C - 500 C 2SO223 + O 2SO⎯⎯⎯⎯ VO25 1.5.9. Axit sunfuric - Tính chất vật lý: Là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi.Tan vô hạn trong nước, tỏa nhiệt. Cách pha loãng axit: Cho từ từ axit vào nước không được làm ngược lại. - Tính chất hóa học: Axit H2SO4 loãng: Là axit mạnh Làm quỳ tím hóa đỏ • Tác dụng với bazơ, oxit bazơ 2NaOH + H SO→ Na SO + 2H O 24( lo·ng) 2 4 2 • Tác dụng với muối 24
  31. BaCl+ HSOBaSO+→ 2HCl 224 4( lo·ng) • Tác dụng với kim loại trước H Cu + H2 SO → 4( lo·ng) Fe + H SO→ FeSO + H 24( lo·ng) 4 2 Axit H2SO4 đặc: Tính oxi hóa mạnh + Tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) HS2 +n M + H24n2 SOM4( lo·ng (SO) → ) + S + H O SO 2 n: mức oxi hóa cao Các kim loại: Fe, Al,Cr, Be, bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội. t0 2Fe + H224 SOFe 3224( ®Æc) (SO⎯⎯→ ) + 3SO + 6H O t0 Cu + H2422 SO4 (CuSO ®Æc) ⎯⎯→ + SO + 2H O + Tác dụng với phi kim H2222 SO4 (+ ®Æc 2CCO) → + 2SO + 2H O H222 SO4 (+ ®Æc 2S3SO) → + 2H O + Tác dụng với hợp chất: Oxi hóa được nhiều hợp chất H222 SO4 (+ ®Æc 2HBrBr) +→ SO + 2H O t0 2FeO + 4H224 SOFe 3224( ®Æc) (SO⎯⎯→ ) + SO + 4H O t0 2Fe3 O 422 + 10H 4 322 SO2Fe4( ®Æc) ⎯⎯→ (SO ) + SO + 6H O + Tính háo nước: H24 SO C12 H 22 O 11⎯⎯⎯→ 12CO 2 + 11H 2 O - Sản xuất Theo phương pháp tiếp xúc: Gồm 3 giai đoạn + Sản xuất lưu huỳnh đioxit 25
  32. t0 4FeS22232 + 11O2Fe⎯⎯→ O + 8SO + Sản xuất lưu huỳnh troxit ⎯⎯⎯→4500 C 2SO223 + O2SO⎯⎯⎯ VO25 + Sản xuất axit sunfuric HSO243243 + nSOHSO.nSO→ 1.5.10. Nitơ - Vị trí: Ô thứ 7, nhóm VA, chu kỳ 2 - Cấu tạo: N (Z=7): 1s22s22p3, có 5e lớp ngoài cùng Phân tử N2 gồm 2 nguyên tử N, liên kết với nhau bằng liên kết CHT không phân cực. CTCT: NN Số oxh: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5 - Tính chất vật lý: Là chất khí, không màu, không mùi, không vị và không duy trì sự sống, sự cháy. - Tính chất hóa học: Vì có liên kết ba: Nên N2 rất bền, N2 trơ ở nhiệt độ thường. Tính oxi hóa + Tác dụng với kim loại mạnh (Li, Ca, Mg, Al ) tạo nitrua kim loại. 6Li + N2LiN23→ 3Mg + NMg232→ N + Tác dụng với Hidro ⎯⎯⎯→t0 ,xt,P N223 + 3H2NH⎯⎯⎯ Tính khử + Tác dụng với oxi ⎯⎯⎯→30000 C N22 + O⎯⎯⎯ 2NO 26
  33. + Một số oxit khác của N: NO2, N2O3, N2O5 chúng không điều chế trực tiếptừ Nitơ và Oxi. - Điều chế + Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. + Trong phòng thí nghiệm: t0 NHNON4222 ⎯⎯→+ 2HO 1.5.11. Amoniac- muối amoni Amoniac - Cấu tạo: Phân tử có cực và cấu tạo hình chóp - Tính chất vật lý: Là chất khí, không màu, mùi khai, xốc và tan nhiều trong nước. - Tính chất hóa hoc: Tính bazơ: +- NH324 + H ONH + OH NH3 làm quỳ ẩm chuyển màu xanh NH 34+ HClNHCl→ 3NH3 + 3H 2 O + AlCl 3→ 3NH 4 Cl + Al(OH) 3 Tính khử t0 4NH3 + 3O 2⎯⎯→ 2N 2 + 6H 2 O t0 2NH322 + 3CuON⎯⎯→ + 3Cu+ 3H O - Điều chế: Muối amoni tác dụng với dung dịch bazơ t0 2NH42232 Cl + Ca(OH)CaCl⎯⎯→ + 2NH + 2H O Muối amoni + Khái niệm: Muối amoni là chất tinh thể ion gồm cation amoni NH và gốc 4 . axit. 27
  34. VD: NH4Cl, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3 - Tính chất vật lý: Tinh thể, đều tan trong nước, ion + Không màu. NH4 - Tính chất hóa học: Tác dụng với bazơ (NH)4242432 SO + 2NaOHNa→ SO + 2NH + 2H O => Dùng để nhận biết ion + NH4 Phản ứng nhiệt phân + Muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hóa (HCl, H2CO3)=> NH3 t0 NHClNH+4(r)3(k) ⎯⎯→ HCl (k) (NH)CONH+⎯⎯→ NHHCOt0 423343(k) (r)(k) + Muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hóa (HNO2, HNO3) => N2 , N2O t0 NH4222 NON⎯⎯→ + 2H O t0 NH4322 NON⎯⎯→ O + 2H O 1.5.12. Axit nitric- muối nitrat Axit nitric - Tính chất vật lý: Là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, tan tốt trong nước, axit nitric kém bền. - Tính chất hóa học: + Tính axit: HNO3 là axit mạnh Làm quỳ hóa đỏ Tác dụng với oxit bazơ, bazơ muối 2HNO3 + CuO→ Cu(NO 3 ) 2 + H 2 O 2HNO323 + 22Ca(OH)Ca(NO→ ) + 2H O + Tính oxi hóa mạnh: HNO3 oxi hóa hầu hết các kim loại (Trừ Pt, Au) nhiều phi kim và hợp chất. 28
  35. Tác dụng với hầu hết kim loại (Trừ Pt, Au) Cu + 4HNOCu(NO®Æc3222→ )+ 2NO + 2H O Fe, Al, . thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội. Tác dụng với phi kim C + 4HNO3→ CO 2 + 4NO 2 + 2H 2 O Tác dụng với hợp chất FeO + 4HNO3→ Fe(NO 3 ) 3 + NO 2 + 2H 2 O - Điều chế: + Phòng thí nghiệm: NaNO32443 + HSONaHSO→ + HNO + Công nghiệp: +O+O+O2222 +H O NHNONOHNO323⎯⎯→⎯⎯→⎯⎯⎯⎯→ 2. Muối nitrat Tất cả các muối nitrat tan tốt trong nước và phân li hoàn toàn Nhiệt phân: Các muối nitrat đều kém bền nhiệt t0 + Muối nitrat của kim loại đứng trước Mg ⎯⎯→ Muối nitrit + O2 t0 2KNO2KNOO322⎯⎯→+ t0 + Muối nitra của kim loại từ Mg đến Cu ⎯⎯→ Oxit kim loại + NO2 + O2 2Cu(NO )2CuO+⎯⎯→t0 4NO + O 3 222 t0 + Muối nitrat của kim loại đứng sau Cu ⎯⎯→ Kim loại + NO2 + O2 t0 2AgNO2Ag+322⎯⎯→ 2NO + O Chú ý: Một số muối nhiệt phân không theo quy luật trên như: Fe(NO3)3, NH4NO3, NH NO ⎯⎯→t0 N O + 2H O 43 22 t0 4Fe(NO3 ) 3⎯⎯→ 2Fe 2 O + 312NO + 2 3O2 29
  36. Nhận biết: 3Cu8HCl2KNO3CuCl2KCl2NO4H++→+++ O 322 1 NOONO+→ 2 22 1.5.13. Photpho - Vị trí: Ô 15, chu kỳ 3, nhóm VA - Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3 Hóa trị thường gặp là: III và V - Tính chất vật lý: + Photpho trắng: là chất bột màu trắng, rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da Ở nhiệt độ thường, phát quang màu lục nhạt trong bóng tối. => Bảo quản bằng cách ngâm trong nước. + Photpho đỏ: Là chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm và chảy rữa, có cấu trúc polime nên khó nóng chảy và bay hơi hơn photpho trắng. - Tính chất hóa học: + Tính oxi hóa: khi tác dụng với kim loại mạnh P + 3NaNa⎯⎯→t0 P 3 t0 2P + 3ZnZn⎯⎯→ P 32 + Tính khử: khi tác dụng với phi kim hoạt động và những chất oxi hóa mạnh 5O + 4P2PO⎯⎯→t0 225 t0 5Cl+25 2P2PCl⎯⎯→ P + 5HNO3( ®Æc, nãng)→ H 3 PO 4 + 5NO 2 + H 2 O - Điều chế: 12000 C Ca3 (PO 4 ) 2 + 3SiO 2 + 5C⎯⎯⎯→ 3CaSiO 2 + 2P + 5CO => Thu được photpho dạng rắn. 1.5.14. Hợp chất của photpho Axit phophoric 30
  37. - Tính chất vật lý: Là chất rắn, dạng tinh thể, trong suốt, không màu. Rất háo nước => dễ chảy rữa Axit photphoric thường đặc sánh. - Tính chất hóa hoc: Axit H3PO4 là axit mạnh trung bình, 3 lần axit => mang đầy đủ tính chất của một axit Tác dụng với bazơ HPO34242 + NaOHNaHPO + HO HPO34242 + 2NaOHNa HPO+ 2HO HPO3432 + 3NaOHNa PO + 3HO - Điều chế: + Trong công nghiệp: t0 Ca34 (PO 224434 ) + 3H SO3CaSO⎯⎯→ + 2H PO 4P + 5O2PO⎯⎯→t0 225 PO25234 + 3H O2H→ PO + Trong phòng thí nghiệm: t0 P + 5HNOH33422⎯⎯→ PO + 5NO + H O Muối photphat - Khái niệm: Là muối của axit photphoric + Phân loại: 3- Muối photphat trung hòa: PO 4 2- Muối hidrophotphat: HPO4 - Muối đihidrophotphat: H24 PO - Tính chất: + Phản ứng thủy phân: 31
  38. Na34224 PO + HONa HPONaOH + + Tính tan - Tất cả các muối Muối đihidrophotphat đều tan trong nước Muối photphat trung hòa và Muối hidrophotphat + + + + Muối K ,Na , N H4 dễ tan + Còn lại đều không tan hoặc tan ít trong nước +3- Nhận biết: 3Ag + POAgPO434→ 1.5.15. Cacbon Tính chất vật lý: + Fuleren: Cấu tạo rỗng + Than chì: Dẫn điện tốt, có cấu trúc lớp, mềm + Kim cương: Không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, có độ cứng cao nhất. - Tính chất hóa học + Tính khử: Tác dụng với oxi t0 COCO+⎯⎯→22 Tác dụng với hợp chất t0 C + 4HNO3⎯⎯→ CO 2 + 4NO 2 + 2H 2 O C + ZnO⎯⎯→t0 CO + Zn t0 3C + 2KClO32⎯⎯→ 3CO + 2KCl + Tính oxi hóa Tác dụng với hidro xt, t0 C + 2HCH24⎯⎯⎯→ Tác dụng với kim loại 4Al + 3C⎯⎯→t0 Al C 43 t0 Ca + 2C⎯⎯→ CaC2 32
  39. 1.5.16. Hợp chất của cacbon Cacbonmonoxit - Tính chất vật lý: Là chất khí không màu, không mùi, rất độc. - Tính chất hóa học: + CO là oxit trung tính. + Tính khử Tác dụng với oxi t0 CO + OCO22⎯⎯→ Tác dụng với nhiều oxit kim loại (Đứng sau Al) t0 MOxy2 + yCOxM⎯⎯→ + yCO t0 3CO + Fe23 O3CO⎯⎯→ + 2Fe - Điều chế + Công nghiệp ⎯⎯⎯⎯→t00 =1050 C C + H22 OCO⎯⎯⎯⎯ + H O + Phòng thí nghiệm 0 t , H24 SO HCOOH⎯⎯⎯⎯→ CO + H2 O Cacbondioxit - Tính chất vật lý: Là chất khí không màu, tan không nhiều trong nước, nặng hơn không khí - Tính chất hóa học: CO + H OH CO 2223 CO23 + MgOMgCO→ Khí CO2 không duy trì sự cháy (Trừ Mg, Al ) t0 VD: CO2Mg2MgO2 +⎯⎯→+ C => Không dùng CO2 để dập tắt các đám cháy Mg, Al. 33
  40. - Điều chế + Phòng thí nghiệm CaCO3222 + 2HClCaCl→ + CO + HO + Công nghiệp t0 CaCOCaO32⎯⎯→+ CO Muối cacbonat - Khái niệm: Muối cacbonat là muối của axit cacbonat, gồm 2 loại nhỏ là 2- 2- muối cacbonat CO3 và muối hidrocacbonat HCO3 . - Tính tan: Muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hidrocacbonat dễ tan trong nước. Muối cacbonat của kim loại khác không tan trong nước. -Tác dụng với axit: NaHCO322 + HClNaCl→ + CO + H O Na2322 CO + 2HClNaCl→ + CO + H O - Tác dụng với dung dịch kiềm: NaHCO3232 + NaOHNa→ CO + H O - Phản ứng nhiệt phân: + Muối cacbonat tan: không bị nhiệt phân t0 + Muối cacbonat không tan ⎯⎯→ Oxit kim loại + CO2 t0 VD: MgCOMgO32⎯⎯→ + CO t0 2− + Muối hidrocacbonat ⎯⎯→ CO3 +CO2 + H2O t0 VD: 2NaHCO3⎯⎯→ Na 2 CO 3 + CO 2 + H 2 O Axit cacbonat Axit H2CO3 là axit yếu và kém bền, mang đủ tính chất của một axit. 34
  41. HCOH + HCO+- 233 -+2- HCOH33 + CO Axit H2CO3 tạo 2 loại muối: 2- Muối cacbonat chứa ion CO:3233 NaCO, CaCO Muối hidrocacbonat chứa ion HCO:- NaHCO, Ca(HCO) 3332 1.5.17. Silic và hợp chất của silic Silic - Tính chất vật lý: Silic vô định hình: Là chất bột màu nâu, không tan trong nước nhưng tan trong kim loại nóng chảy. Silic tinh thể: Có màu xám, có ánh kim, có cấu trúc giống kim cương nên có tính bán dẫn. - Tính chất hóa học: Tính khử: Tác dụng với phi kim Si + 2FSiF→ 24 t0 Si + OSiO22⎯⎯→ Tác dụng với hợp chất: Si + 2NaOH + H2232 ONa→ SiO + 2H Tính oxi hóa: Si + kim lo¹i ⎯⎯→ Silixuat0 kim lo¹i t0 VD: 2Mg + SiMg⎯⎯→ Si 2 - Điều chế: +Trong phòng thí nghiệm t0 SiO2 +2MgSi⎯⎯→ + 2MgO + Trong công nghiệp: t0 SiO2 + 2C⎯⎯→ Si + 2CO 35
  42. Silic đioxit - Là chất rắn ở dạng tinh thể thạch anh - Tính chất oxit axit t0 SiO2nãng + 2NaOHNa ch¶y232 SiO⎯⎯→ + H O Tác dụng với HF SiO2 + HF→ SiF 4 + 2H 2 O => Dùng HF khắc chữ lên thủy tinh Axit silic và muối silicat - Axit silic (H2SiO3) là axit rất yếu (yếu hơn H2CO3) Na23222323 SiO + CO + H OH→ SiO + Na CO - Muối silicat Thủy tinh lỏng: Na2SiO3 và K2SiO3 Phản ứng thủy phân Na23223 SiO + 2H O2NaOH + H SiO 36
  43. CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY THEO PHẦN MỀM IMINDMAP Để có thể vẽ được một SĐTD, chúng ta cần thực hiện các bước sau: 2.1. Khởi động phần mềm iMindMap Sau khi cài đặt xong, xuất hiện trên Desktop biểu tượng Nhấn chuột vào Start/Program/iMindMap hoặc double click vào biểu trên màn hình Desktop. 2.2. Mở file iMindMap đã tạo sẵn hoặc tạo mới iMindMap. Sau khi khởi động phần mềm iMindMap, màn hình hiện lên giao diện như sau: Mở file iMindMap đã tạo sẵn. • Cách 1: Vào File/Open/Mở file chứa SĐTD/Chọn SĐTD cần mở. • Cách 2: Nhấn chuột vào Maps. Khi đó màn hình giao diện hiện ra như sau: 37
  44. Sau đó, lựa chọn các SĐTD cần mở. - Tạo mới iMindMap. Từ màn hình giao diện đầu tiên, click chuột trái vào biểu tượng 2.3. Chọn hình ảnh ở trung tâm và đặt tên cho chủ đề trung tâm ➢ Ý tưởng/chủ đề trung tâm: Khi khởi động phần mềm iMindMap, chúng ta sẽ thấy xuất hiện một cửa sổ thông báo yêu cầu chọn một hình ảnh để làm khung cho ý tưởng/chủ đề trung tâm của SĐTD. Ngoài ra, chúng ta có thể chọn “Browse for central image” để tìm một hình ảnh phù hợp có sẵn trong máy tính của mình. Click chuột trái vào hình ảnh phù hợp nhất với chủ đề trung tâm, sau đó nhấn Choose: 38
  45. Khi đó, ta được một Central Idea: nên đặt ở giữa trang giấy, bao gồm cả ảnh đại diện cho chủ đề trong bản sơ đồ tư duy. ➢ Đặt tên cho chủ đề trung tâm Sau đó, nhập tên cho chủ đề trung tâm bằng cách click đôi chuột trái vào chủ đề trung tâm rồi nhập tên vào. 39
  46. Nhập tên Ví dụ: Thiết kê SĐTD hệ thống hóa lý thuyết về “ Lưu huỳnh” trong chương trình hóa vô cơ lớp 10: Chúng ta sẽ đi nhập tên: “Lưu huỳnh” cho chủ đề trung tâm, sau đó có thể chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, tùy theo nhu cầu người thiết kế. 2.4. Vẽ các nhánh cấp 1 (nhánh chính). ➢ Tạo những nhánh chính (những ý tưởng cơ bản đầu tiên) Những ý tưởng đầu tiên được thiết kế sao cho liên kết được với chủ đề trung tâm. Để điều khiển và kích thích năng lực tư duy, cần phải cấu trúc những ý tưởng theo phân loại và cấp bậc. Những nhánh chính tái hiện những ý tưởng cơ bản đầu tiên, đó là những khái niệm ban đầu hoặc “những bản lề” để treo tất cả các ý phụ vào. Những nhánh này giúp tạo ra hình dạng và cấu trúc SĐTD một cách hết sức tự nhiên theo những suy nghĩ trong đầu chúng ta. 40
  47. - Tạo một nhánh chính: Click chuột trái vào vòng tròn ở giữa hình ảnh trung tâm (nó xuất hiện khi rê chuột lên hình ảnh trung tâm) và kéo rê chuột đến vị trí sao cho nhánh có độ dài thích hợp rồi thả chuột. Nên chọn công cụ “Branch” hoặc “Freehand” để có thể nhanh chóng tạo ra cấu trúc và hình dạng các nhánh. So với đường thẳng, những nhánh cong tạo bởi iMindMap được thiết kế hấp dẫn hơn đối với mắt và dễ ghi nhớ vào não hơn. - Viết tên cho nhánh: Ngay sau khi tạo ra một nhánh, chúng ta gõ nội dung và nó sẽ tự động chèn vào nhánh. Từ khóa trên một nhánh nên chọn là các từ đơn giản sẽ làm cho SĐTD thêm linh hoạt và có sức thu hút. Nó tạo ra trật tự các liên kết và liên tưởng, giúp kích thích tư duy, hình thành những suy nghĩ và ý tưởng mới. Vì thế, luôn luôn lựa chọn từ khóa tốt hơn là một chuỗi các từ, cố gắng dùng các từ đơn giản. Nếu muốn chỉnh sửa, chỉ cần click đôi chuột trái trên nhánh để mở khung chứa tên/từ khóa một lần nữa và sửa lại theo ý muốn. Dạng và kích thước phông chữ sẽ tự động được mặc định khi lựa chọn cài đặt ban đầu cho iMindMap. Nếu muốn thay đổi font và kích thước font sử dụng, chúng ta chỉ cần bôi đen chữ rồi chỉnh sửa luôn trong khung chữ hiện ra. 41
  48. Lưu ý: Để vẽ SĐTD hiệu quả, cố gắng chỉ sử dụng các từ khóa trên mỗi nhánh. ✓ Tên các nhánh chính phụ thuộc vào ý tưởng của người thiết kế - thường có thể là nội dung chính của bài học hay chủ đề đó (hoặc tên các mục của bài học trong SGK). ✓ Đối với bài “Lưu huỳnh” thì nhánh chính có thể là: Cấu tạo,tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế. - Điều chỉnh vị trí của tên nhánh bằng cách: Click chuột trái vào biểu tượng cài đặt trong vòng tròn ở cuối nhánh, sau đó nhấn vào “Align”. - Thay đổi hoặc di chuyển các nhánh. - Điều chỉnh vị trí của tên nhánh bằng cách: Click chuột trái vào biểu tượng cài đặt trong vòng tròn ở cuối nhánh, sau đó nhấn vào “Align” 42
  49. - Thay đổi hoặc di chuyển các nhánh. Click chuột trái lên vòng tròn xanh (được tìm thấy bên ngoài điểm tròn đỏ khi kéo chuột đến ở cuối mỗi nhánh) và kéo rê để thay đổi độ dài ngắn, lên xuống vị trí của nhánh. - Để thay đổi hình dạng của nhánh Để thay đổi hình dạng của nhánh, click chuột trái lên nhánh sẽ xuất hiện các điểm điều khiển là các vòng tròn màu xanh (nếu rê chuột qua nhánh sẽ xuất hiện các vòng tròn màu trắng) nằm bên trong nhánh, sau đó click chuột trái lên các điểm điều khiển này và rê chuột đến vị trí thích hợp để thay đổi. - Màu sắc của các nhánh + Sử dụng các màu sắc khác nhau cho từng nhánh chính sẽ hữu dụng cho việc sắp xếp các ý tưởng. + Nếu mặc định màu tự động khi chọn lựa ở thanh công cụ chính, iMindMap sẽ tự động chọn màu sắc cho nhánh tùy thuộc vào cài đặt ban đầu. + Nếu muốn thay đổi màu sắc của một nhánh nào đó thì bằng cách click chuột trái lên nhánh đó để chọn và sau đó dùng công cụ “Branch Colour Picker” để thay đổi màu sắc của nhánh. Lưu ý: Trong giai đoạn vẽ SĐTD chúng ta không cần tốn quá nhiều thời gian để định dạng. Chìa khóa để vẽ là suy nghĩ tự do và sáng tạo để ghi nhận 43
  50. toàn bộ những ý tưởng chính và kết nối chúng lại. Việc tổ chức lại và làm nổi bật những kết quả có thể thực hiện về sau. 2.5. Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3 Các nhánh con cấp 2, 3, chính là các ý triển khai các nội dung chính của chủ đề (nhánh cấp 1) và các nhánh trước đó. Các nhánh con có thể được tạo ra dễ dàng và nhanh chóng. ➢ Thêm những nhánh con Có thể thêm những nhánh con từ những nhánh chính đã có bằng cách click vào vòng tròn đỏ cuối nhánh và rê chuột đến vị trí thích hợp với độ dài nhánh hợp lí. IMindMap sẽ tự động tạo ra những nhánh mảnh hơn để đặc trưng cho các bậc nhỏ hơn của ý tưởng, tức các nhánh càng về sau sẽ càng mảnh hơn. Khi vẽ các nhánh, chúng ta nên: • Sử dụng những từ khóa để phát triển và mở rộng ý tưởng chính. • Cố gắng chỉ sử dụng các từ đơn giản trên mỗi nhánh. • Mở rộng tất cả các nhánh chính đến khi cảm thấy đã thêm vào đầy đủ các nhánh con để liên kết tất cả các cấp tiếp theo. • Có thể đào sâu, mở rộng chủ đề bằng cách thêm vào những nhánh phụ, những nhánh con để tái hiện những quan điểm, những suy nghĩ • Nhớ thêm vào những hình ảnh và biểu tượng ở những vị trí thích hợp để kích thích tưởng tượng, nhấn mạnh chủ đề và tăng cường trí nhớ. Nội dung trên các nhánh con được thực hiện tương tự các nhánh lớn, bằng cách nhập nội dung trực tiếp lên các nhánh. Tuy nhiên, do đặc thù của bộ môn Hóa học có nhiều kí hiệu hóa học với các chỉ số trên, chỉ số dưới hay những công thức hóa học phức tạp thì việc nhập công thức trực tiếp là rất khó khăn. Vì vậy, trong nhiều trường hợp chúng ta dùng cách 2 đó là: 44
  51. + Sử dụng phần mềm Microsoft Word để soạn thảo các văn bản dạng ngắn chứa các nội dung kiến thức cần đưa vào SĐTD. + Tiếp theo dùng chức năng chụp màn hình (Prt Sc Sys Rq) → Sau đó vào Paint cắt, dán, lưu dưới dạng ảnh → Rồi chèn vào SĐTD trong iMindMap. VD: Với nội dung “Tính oxi hóa ” của SĐTD về “Lưu huỳnh” chúng ta có thể làm như sau: + Vào Microsoft Word soạn thảo nội dung về phản ứng của Lưu huỳnh: + Dùng chức năng chụp màn hình (Prt Sc Sys Rq) → Vào Paint cắt, dán, lưu dưới dạng ảnh: + Chèn vào SĐTD trong iMindMap: Vào Insert→ Insert Image From File →Chọn ảnh cần chèn. 45
  52. + Làm tương tự với các nhánh khác. 2.6. Hiệu chỉnh và hoàn thiện SĐTD ➢ Thêm những hình ảnh/biểu tượng vào những ý tưởng chính Sử dụng hình ảnh và biểu tượng khi tạo ra những nhánh chính sẽ làm SĐTD rõ ràng và thu hút hơn. Những hình ảnh sẽ hỗ trợ sự liên tưởng và có thể giúp dễ ghi nhớ vào não hơn. Hơn nữa, chúng ta có thể sử dụng những kí hiệu và biểu tượng để mã hóa những chủ đề chính. Chẳng hạn, có thể đánh dấu những nhận xét như tốt hoặc không tốt, quan trọng hay không quan trọng - Thư viện hình ảnh: Thư viện hình ảnh bao gồm gần một triệu tập tin mà chúng ta có thể tìm thấy để đưa vào SĐTD . Nó nằm ở phía trái màn hình hiển thị. Nhưng sẽ cần kết nối Internet để tìm kiếm trong thư viện này. Thư viện hình ảnh có một công cụ tìm kiếm đi kèm cho phép gõ vào một từ hoặc cụm từ bên trong thanh tìm kiếm và chọn bộ sưu tập hình ảnh mà chúng ta muốn như: ClipArt, 3D still, Animations và Photo Objects Cũng có thể chọn số lượng kết quả hiển thị trên mỗi trang. Sau cùng, nhấn biểu tượng tìm kiếm. Khi đó, chúng ta sẽ được cung cấp những hình ảnh có liên quan đến từ hoặc cụm từ tìm kiếm. Nếu số lượng vượt quá một trang hiển thị thì có thể nhấn “Next” để xem phần còn lại. 46
  53. - Thư viện biểu tượng: Thư viện biểu tượng bao gồm một ngân hàng với nhiều loại biểu tượng khác nhau có thể sử dụng cho SĐTD. Nhiều biểu tượng được phân loại thành những bộ sưu tập để dễ sử dụng. Click vào biểu tượng muốn chèn vào SĐTD. - Chèn một hình ảnh từ thư viện biểu tượng/hình ảnh + Chèn lên một nhánh: Để đưa một hình ảnh/biểu tượng vào một nhánh, đầu tiên phải chọn nhánh cần đưa vào, sau đó mở thư viện ra và chèn đối tượng (hình ảnh/biểu tượng) vào nhánh. Chèn vào như một ảnh tự do: Để chèn hình ảnh/biểu tượng mà nó có thể di chuyển bất cứ vị trí nào trên SĐTD, chắc chắn rằng không có nhánh nào được chọn, thì chúng ta sẽ chọn hình ảnh thích hợp và nhấn “Insert”. Hình ảnh này sẽ ngay lập tức xuất hiện trên của sổ làm việc của iMindMap. 47
  54. + Đặt lại vị trí hình ảnh/biểu tượng: Hình ảnh/biểu tượng cả khi chèn lên nhánh hoặc tự do, đều có thể di chuyển đến bất cứ vị trí nào trên SĐTD bằng cách click lên nó và kéo rê đến vị trí thích hợp và thả ra. + Điều chỉnh kích thước hình ảnh/biểu tượng: Click chuột trái lên hình ảnh/biểu tượng cần điều chỉnh sẽ thấy xuất hiện 8 điểm để điều chỉnh trên đối tượng, sau đó chọn và kéo thả bất cứ điểm nào trên đối tượng để điều chỉnh theo mong muốn. + Xoay một hình ảnh: Để xoay một hình ảnh thì chỉ cần click chọn hình ảnh cần xoay, sau đó rê chuột lại công cụ xoay xuất hiện ở góc phải bên dưới ảnh để xoay. + Chèn những hình ảnh bên ngoài phần mềm: Nếu chúng ta có những hình ảnh được lưu lại ở bất kì file nào trên máy tính đều có thể dễ dàng chèn nó vào SĐTD. • Để chèn một hình ảnh lên một nhánh, chọn nhánh đó và chọn Insert/Insert Image From File. Cửa sổ tìm kiếm hiện ra và chúng ta chỉ cần chỉ dẫn đến địa chỉ file chứa hình ảnh muốn chèn, sau đó nhấn Open. • Để chèn một đối tượng ảnh tự do, chỉ cần chọn luôn Insert/Insert Image From File. Cửa sổ tìm kiếm hiện ra và chúng ta chỉ việc chỉ dẫn đến địa chỉ file hình ảnh muốn chèn vào sau đó nhấn Open. Hình ảnh vừa chèn sẽ xuất hiện ở cửa sổ làm việc của SĐTD và nó có thể di chuyển đến bất kì vị trí nào mà không bị ràng buộc bởi các nhánh. Lưu ý: Nếu muốn chèn công thức hóa học, toán học hay vật lí thì có thể sử dụng phần mềm ChemDraw, MathType để đánh công thức rồi lưu lại dưới dạng tập tin ảnh có đuôi “gif”, “png”, “jpg” Sau đó chỉ việc chèn nó vào giống như chèn một hình ảnh. ➢ Sự phối hợp màu nền: 48
  55. Thêm vào màu nền sẽ làm SĐTD trông có vẻ sinh động hơn. Nên nhớ là sử dụng màu sắc thích hợp giúp ghi nhớ và sáng tạo. Có thể thêm màu nền bằng cách sau: Chọn Format/Background, tại “Background” chọn màu thích hợp. ➢ Nhấn mạnh làm nổi bật những chủ đề - Làm nổi bật những chủ đề (Thêm vào những đám mây) + Việc “hightlight” dưới dạng đám mây hoặc những hình dạng khác có thể làm nổi bật những chủ đề đặc biệt, khiến chúng dễ nhớ và dễ kết nối hơn các chủ đề lại. IMindMap cho phép có thể thêm vào một đám mây cho một chủ đề nhấn mạnh những yếu tố quan trọng trong SĐTD. + Để thêm đám mây: • Chọn nhánh chủ đề mà chúng ta muốn thêm đám mây vào. • Chọn Insert/Boundary (hoặc click chuột phải, chọn Insert/Boundary). Một đám mây sẽ xuất hiện bao quanh chủ đề được chọn, tức từ nhánh đã chọn đến hết các nhánh con của nó (nếu có). 49
  56. ➢ Đính kèm thông tin Để triển khai và mở rộng các chi tiết đặc biệt, chúng ta có thể liên kết với tập tin, địa chỉ web, các nhánh với nhau, hoặc ghi chú lên một số nhánh. Điều này có thể được thực hiện nhằm mục đích tra cứu, tham khảo tại bất kì thời điểm nào. - Đính kèm các tập tin hoặc liên kết Sử dụng biểu tượng “Links” để thêm vào tập tin và siêu liên kết đến một nhánh. Hoặc đơn giản chọn Insert/Links. Chọn File, cửa sổ Add File Link hiện ra rồi chọn địa chỉ file cần liên kết, sau đó nhấn OK. Còn muốn liên kết đến một địa chỉ web hoặc một tập tin iMindMap khác thì chọn Web, sau đó điền địa chỉ web hoặc tên tập tin iMindMap rồi nhấn OK. Để xóa liên kết thì tại cửa sổ Links chọn liên kết và nhấn biểu tượng sau đó một bảng hiện ra và ta chọn “Yes”. - Thêm vào những dòng ghi chú Chúng ta có thể thêm một ghi chú hoặc chú thích cho một chủ đề để dễ nhớ sau này. Hiển nhiên các ghi chú này sẽ không nhìn thấy trên SĐTD để tránh sự lộn xộn. Để thêm ghi chú ta chọn nhánh cần thêm vào và có thể thực hiện theo 1 trong 3 cách sau: • Cách 1: Chọn Insert/Notes rồi điền vào thông tin cần ghi chú. • Cách 2: Click phải chuột /Insert/Notes rồi điền thông tin cần ghi chú. 50
  57. • Cách 3: Sử dụng biểu tượng “Notes” ngay trên giao diện của phần mềm. Sửa đổi các ghi chú - iMindMap bao gồm một bộ xử lí sẽ cho phép thêm vào những ghi chú hoặc sửa đổi chúng trên các nhánh. Chúng ta chỉ việc click vào biểu tượng notes trên nhánh rồi sau đó hiện lên một bảng chứa các ghi chú đó rồi chỉnh sửa. 2.7. Xuất file IMindMap cung cấp một chuỗi các lựa chọn định dạng tập tin để xuất ra với các mục đích chia sẻ và sử dụng khác nhau. Bao gồm: dạng tập tin hình ảnh, Word, PowerPoint, Web, PDF ➢ Xuất ra dưới dạng tập tin ảnh: Có thể xuất một bản sao SĐTD dưới dạng tập tin ảnh bằng cách: Chọn File/Export/Image/Next/Chọn địa chỉ cần xuất ra để lưu ảnh trên máy và chọn kiểu định dạng file ảnh như: .png, .jpeg, .jpg. 51
  58. ➢ Xuất ra dưới dạng tập tin Word. Chọn File/Export/Document, sau đó lựa chọn Word, kiểu trang ngang hoặc trang đứng, và địa chỉ để lưu lại trên máy rồi nhấn OK. Bản Word sẽ tự động mở ra. Toàn bộ chữ trên nhánh và các ghi chú sẽ được chuyển hết sang Word. 52
  59. ➢ Xuất ra dưới dạng tập tin Power Point. Có thể xuất file dưới dạng tập tin Power Point bằng cách chọn: File/Export/Presentation. Chọn địa chỉ lưu lại và nhấn OK. PowerPoint sẽ tự động trình bày SĐTD dưới dạng các slide. Trong PowerPoint mọi hiệu ứng sẽ chạy một cách tự động. Nếu muốn SĐTD khi chuyển thành PowerPoint sinh động hơn, iMindMap sẽ tự động thiết lập trình tự hiển thị các nhánh của SĐTD trong PowerPoint. IMindMap sẽ tự động định rõ vị trí trật tự các nhánh phụ thuộc vào trật tự xuất hiện các nhánh khi chúng được tạo ra. Chúng ta có thể sửa đổi trật tự, cách đánh số thứ tự các nhánh bằng cách click lên số thứ tự trên nhánh và thay đổi giá trị số thứ tự, sau đó nhấn OK. Trật tự nhánh đó sẽ được hoán đổi với nhánh có số thứ tự trùng với số mà ta thay đổi. Khi chúng ta hài lòng với trật tự các nhánh, xuất SĐTD ra dạng file theo các hướng dẫn ở trên. Để xem các trình diễn hiệu ứng, mở file PowerPoint đó lên, nhấn F5 và click từng cái một để xuất hiện từng nhánh. Chúng ta có thể lựa chọn Slide Show/Slide Transition để tăng tốc độ chuyển tiếp giữa các nhánh. Nếu muốn thay đổi qua lại giữa trình bày hiệu ứng động và tĩnh thì chỉ việc chọn biểu tượng nhỏ của SĐTD ở phía góc phải SĐTD. Chú ý: Nếu thêm vào màu nền cho SĐTD thì nó sẽ không hiển thị khi chuyển sang PowerPoint. ➢ Xuất ra dưới dạng trang Web Có thể xuất SĐTD ra dưới dạng Web. Sự lựa chọn này có thể tìm thấy trong trình đơn File/Export/Web, chọn địa chỉ để lưu lại, kích thước SĐTD rồi nhấn Export. Mọi hiệu ứng vẽ được xuất ra dưới dạng hiệu ứng ảnh. ➢ Xuất ra dưới dạng tập tin PDF 53
  60. Chọn File/Export/PDF để xuất SĐTD ra tập tin dưới dạng PDF. Chúng ta sẽ được yêu cầu cung cấp địa chỉ để lưu tập tin lại. Mọi hình ảnh SĐTD sẽ được trình bày ở trang đầu của tập tin PDF và những ghi chú sẽ được đặt ở các trang tiếp theo, mỗi ghi chú sẽ được đặt trên một trang riêng để dễ tham khảo. 2.8. Lưu và in SĐTD ➢ Lưu lại Cần phải lưu SĐTD lại trước khi thoát khỏi iMindMap. ✓ Cách 1: Chọn File/Save. ✓ Cách 2: Click chuột vào ô lệnh Save trên giao diện chính của chương trình, màn hình hiện ra hộp thoại: Chọn Save. Nếu cần, chọn địa chỉ đường dẫn rồi lưu tập tin lại rồi nhấn Save. Chú ý: Tất cả các tập tin iMindMap sẽ tự động lưu lại với đuôi tập tin là “.imx” ➢ In ấn Có thể in ra SĐTD đang thực thi bằng 54
  61. cách chọn công cụ in. Để định dạng trang in và các tùy biến khi in, vào File/Print/Page Setup. Cửa sổ Page Setup mở ra và chúng ta có thể lựa chọn kích thước trang in, định dạng khổ giấy, loại máy in cho phù hợp. 55
  62. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số tính năng của sơ đồ tư duy Sau khi thực nghiệm nhật thấy rằng sử dụng phương pháp SĐTD là phương pháp có tính khái quát cao giúp giáo viên hệ thống kiến thức, tìm ra các mối liên hệ kiến thức một cách trực quan. Sử dụng SĐTD rất có hiệu quả trong giờ luyện tập gồm các tính năng sau: 3.1.1. Tính khái quát Các kiến thức được chọn lọc đưa vào nhánh chính của SĐTD là cơ bản nhất, quan trọng nhất của một số bài học, chương. Khi nhìn vào đó, chúng ta sẽ thấy được tổng thể của các kiến thức, lôgic phát triển của vấn đề và các mối quan hệ giữa chúng. Ví Dụ: Khi thiết kế sơ đồ tư duy để hệ thống hóa lý thuyết về Axit nitric các kiến thức ở các nhánh được đưa vào đều là các kiến thức trọng tâm của bài học mà học sinh cần nắm vững, đó có thể là: Cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế. Trong từng nội dung kiến thức đó, lại cần chọn lọc ra những kiến thức quan trọng nhất. Ví dụ: Nhánh tính chất hóa học của axit nitric, chúng ta lựa chọn những phản ứng hóa học đặc trưng của axit nitric như: - Axit HNO3: Tính axit mạnh + Đổi màu quỳ tím sang đỏ. + Tác dụng với bazơ, oxitbazơ, muối Tính oxi hóa mạnh + Tác dụng với kim loại + Tác dụng với phi kim + Tác dụng với hợp chất 56
  63. 3.1.2. Tính trực quan Thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí hình khối cân đối, có thể dùng kí hiệu, màu sắc, đường nét đậm nhạt để nhấn mạnh những nội dung quan trọng. Từ đó sẽ giúp HS dễ nhớ và có hứng thú học tập hơn. Ví Dụ: Khi thiết kế SĐTD để hệ thống hóa kiến thức về “Axit sunfuric”, trong phần ứng dụng của Axit sunfuric, khi muốn khắc sâu kiến thức về ứng dụng của Axit sunfuric, chúng ta có thể đưa ra một số hình ảnh liên quan để dễ nhớ hơn: 3.1.3. Tính hệ thống Dùng SĐTD có thể thực hiện được trình tự kiến thức của chương, lôgic phát triển của kiến thức thông qua các nhánh chính hoặc các nhánh chi tiết 57
  64. của kiến thức và tổng kết được những kiến thức chốt và những kiến thức có liên quan. VD: Khi thiết kế SĐTD hệ thống hóa kiến thức về “Lưu huỳnh”, nhìn vào SĐTD chúng ta có thể biết được trình tự kiến thức của bài Lưu huỳnh, đó là đi từ các Lưu huỳnh là cấu tạo, tính chất vật lý đến Tính chất hóa hoc và điều chế, cuối cùng là ứng dụng. Và thông qua những nhánh chính hoặc các nhánh chi tiết chúng ta sẽ biết được lôgic phát triển của kiến thức: 3.1.4. Tính linh hoạt Với SĐTD, giáo viên có thể chuẩn bị các tình huống dự phòng tránh việc tổ chức tiết học không đúng giờ. Ngoài ra, GV có thể chính xác hóa kiến thức ngay trên SĐTD. 58
  65. 3.1.5. Tính tâm lí lĩnh hội HS dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu, quan trọng ở các nhánh chính của SĐTD và cả logic phát triển của kiến thức. Hình ảnh trực quan là những biểu tượng cho sự ghi nhớ và trí tuệ kiến thức của HS. Đồng thời, SĐTD cũng phát huy tính sáng tạo cho mọi đối tượng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 3.2. Phương thức sử dụng sơ đồ tư duy 3.2.1. Xây dựng sơ đồ tư duy cho một nội dung bài học ❖ Mục đích: - GV tổng kết kiến thức của bài học một cách nhanh chóng, HS nhìn ngay thấy “bức tranh tổng thể” của bài học. Từ đó, HS hiểu bài và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. - Nhằm chuyển tải một lượng thông tin lớn của bài học một cách hiệu quả. - Tiết kiệm thời gian giảng dạy trên lớp. ❖ Dưới đây là minh họa SĐTD sử dụng trong bài Clo (Hoá học lớp 10) và bài Photpho (Hóa học lớp 11): 59
  66. • Clo • Photpho 3.2.2. Xây dựng sơ đồ tư duy cho nội dung tổng kết kiến thức ❖ Mục đích: - Giúp cho HS có cái nhìn tổng quát với nhiều nội dung bài học ngay trong một SĐTD, HS ghi nhớ được các phản ứng và các nội dung kiến thức quan trọng một cách nhanh chóng. 60
  67. - Khi làm các bài tập, HS có thể dự đoán được đầy đủ các phản ứng hóa học xảy ra mà không bị bỏ sót. - Dùng để nhận biết chất vô cơ. - Giúp HS dễ dàng hơn khi làm các bài tập trắc nghiệm liên quan đến việc đếm các nhận định đúng hoặc sai ❖ Dưới đây là minh họa SĐTD sử dụng để hệ thống hóa lý thuyết về các phản ứng quan trong của hóa vô cơ phổ thông và các phản ứng của đơn chất và hợp chất của phi kim . + Các phản ứng quan trọng của đơn chất phi kim trong hóa vô cơ phổ thông + Các phản ứng quang trọng của hợp chất phi kim trong hóa vô cơ phổ thông 61
  68. KẾT LUẬN Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, trong quá trình hoàn thành khóa luận, chúng tôi đã giải quyết các vấn đề sau: - Tìm ra được phương thức hệ thống hóa lý thuyết hóa vô cơ phổ thông một cách chi tiết, hiệu quả. Từ đó có thể nhân rộng cách thức hệ thống hóa trong cả chương trình học, trong dạy bài mới, bài luyện tập, - Đưa ra quy trình chung để thiết kế một SĐTD sử dụng phần mềm iMindMap. - Thiết kế được 19 SĐTD hệ thống hóa lý thuyết hóa vô cơ phổ thông. Việc thiết kế SĐTD bằng phần mềm imindMap góp phần phục vụ việc dạy và học hóa vô cơ nói riêng, hóa học nói chung. Khi sử dụng SĐTD một cách hiệu quả sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng học tập, giúp người học dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng, tổng hợp được các kiến thức đã học, nắm vững kiến thức, phát triển hứng thú, óc sáng tạo, phát huy tính tích cực, tự giác trong quá trình học. 62
  69. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Thị Thuận An (2016), “Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy nhằm tăng cường hiệu quả các tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THPT”. [2]. Tony Buzan (2007), Lập lược đồ tư duy, công cụ tư duy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Lao động xã hội Hà Nội. [3]. Vũ Thị Thu Hoài (2010), “Sử dụng SĐTD hướng dẫn học sinh ôn tập tổng kết kiến thức trong các bài luyện tập, ôn tập, tổng kết hóa học hữu cơ”, Kỉ yếu Hội nghị Hóa học toàn quốc lần thứ V- Hà Nội, 10/2010. [4]. Chu Văn Tiềm (2014), “Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ học sinh tự học trong dạy học các bài luyện tập chương nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Định luật tuần hoàn, liên kết hóa học chương trình hóa học 10 nâng cao”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng. [5]. Một số trang wed trên google. [6]. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học – Giảng dạy những nội dung quan trọng của chương trình SGK Hóa học phổ thông, NXB Khoa học và Kĩ thuật. [7]. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên) (2010), Sách giáo khoa Hóa học 11, NXB Giáo dục. [8]. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên) (2010), Sách giáo khoa Hóa học 12, NXB Giáo dục. 63
  70. PHỤ LỤC PL 1