Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 53 trang thiennha21 19/04/2022 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_theo_doi_quy_trinh_gieo_uom_va_cham_soc_cay_keo_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A XU THỰC HIỆN QUY TRÌNH GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY KEO TAI TƯỢNG TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lí Tài Nguyên Rừng Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Thái nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A XU THỰC HIỆN QUY TRÌNH GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY KEO TAI TƯỢNG TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lí Tài Nguyên Rừng Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn ThịThu Hoàn Thái nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, sinh viên đã bước đầu được tiếp cận với những kiến thức thực tế, và làm đề tài giúp người học nâng cao kiến thứcvà trải nghiệm với nhũng gì em đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay và hoàn thành khóa học của mình Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin chân trọng cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa lâm nghiệp, cảm ơn các quý thầy, cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý bấu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường đại học nông lâm thái nguyên. Đặc biệt em xin chân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn – Giảng Viên Khoa Lâm Nghiệp đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để hoàng thành khóa luận tốt nghệp này. Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này có nhiều lí do chủ quan và khách quan cho nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên.
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Hồ sơ theo dõi sản xuất, kinh doanh vật liệu giống cây lâm nghiệp năm 2019 18 Bảng 4.2. Phân bố bệnh hại lá Keo giai đoạn vườn ươm 29 Bảng 4.3. Phân bố sâu hại lá keo 32
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Hạt giống đã nảy mầm sau khi xử lí xong 19 Hình 4.2: Kĩ thuật làm đất, đóng bầu gieo ươm 21 Hình 4.3. Hạt sau khi xử lý đã trương hạt và bắt đầu nứt nanh 22 Hình 4.4: Tra hạt Keo vào bầu ươm 23 Hình 4.5: Tưới nước, làm cỏ phá váng 24 Hình 4.6: Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh trong vòm chống rét 25 Hình 4.7. Cây sau khi được dặm 26 Hình 4.8: Bón phân NPK + Đạm 26 Hình 4.9: Bón thúc để cây phát triển đều, cân đối trước khi đảo bầu 27 Hình 4.10: Hình ảnh cây khi được đảo bầu 28 Hình 4.11: Bệnh phấn trắng trên lá Keo ở các giai đoạn cây con 30 Hình 4.12: Bệnh lở cổ rễ trên lá Keo 31 Hình 4.13: Một số sâu hại lá keo phổ biến 33 Hình 4.14: Hình pha chế dung dịch bordeaux 34 Hình 4.15: Dùng loại thuốc AnVil 5SC và Daconil 75WP + RidomiGold 35 Hình 4.16: Hình ảnh loại thuốc ABATIMEC 3.6EC và thuốc trừ sâu KARATIMEC Gold 2EC 36 Hình 4.17: Tỷ lệ sống qua các lần đánh giá 37 Hình 1.18: xuất cây ra khỏi vườn ươm 38
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật HĐ MB Hợp đồng mua bán NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 4 2.1. Tổng quan về cây Keo tai tượng. 4 2.2. Tổng quan về nguồn gốc lô hạt 8 2.3. Các nghiên cứu về kĩ thuật gieo ươm cây Keo tai tượng ở thế giới và Việt Nam 9 2.4 Tổng quan cơ sở thực tập 12 2.4.1. Điều kiện vườn ươm 12 2.4.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn Error! Bookmark not defined. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện 14 3.1.1. Thời gian 14 3.1.2. Phạm vi thực hiện 14 3.2. Nội dung thực hiện 14 3.2.1. Thực hiện các bước quy trình gieo ươm 14 3.2.2. Thực hiện các bước chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm 14 3.2.3.Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại cây con trong giai đoạn vườn ươm 14 3.2.4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn 14
  8. vi 3.2.5. Bài học kinh nghiệm 14 3.3 Các bước thực hiện 14 Phần 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN 17 4.1. Kết quả theo dõi và đánh giá các bước quy trình thực hiện gieo ươm 17 4.1.1. Nguồn gốc giống và hồ sơ vườn ươm 19 4.1.2. Kỹ thuật đóng bầu gieo ươm. 20 4.1.3 Kỹ thuật xử lý hạt giống 21 4.1.4. Kỹ thuật tra hạt 22 4.2. Thực hiện các bước chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm 23 4.2.1. Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại 28 4.3. Đánh giá tỉ lệ sông cây con và xác định tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng 36 4.3.1. Tỷ lệ sống của cây con theo thời gian 36 4.3.2. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng 37 4.4. Bài học kinh nghiệm 38 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Rừng và đất rừng Việt Nam chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên của đất nước, đó là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và là cơ hội tạo việc làm cho nhiều người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển rừng, trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực hiện nhiều chương trình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển lâm nghiệp đã được quan tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Để tăng tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân sống ở miền núi, đặc biệt là đồng bào sống trong và gần rừng đồng thời đáp ứng được nhu cầu về gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thì việc trồng rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao và thời gian sinh trưởng nhanh là yêu cầu cấp bách hiện nay. Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) là loài cây lá rộng, mọc nhanh, mọc được trên nhiều loại đất, có biên độ sinh thái rộng, phù hợp cho trồng rừng trên quy mô lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, ván nhân tạo, gỗ của loài cây này còn được sử dụng cho các mục đích khác như xây dựng, trang trí nội thất, gỗ củi Đây cũng là loài cây có nốt sần chứa cả Rhizobium và Bradyrhiobium, có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong không khí rất cao, có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu đất đai ở nước ta từ vùng cát ven biển tương đối khô hạn đến vùng núi thấp dưới 400m ở Tây Nguyên. Keo Tai tượng đã được lấy giống để gây trồng ở nhiều nơi. Nếu nguồn giống tốt, điều kiện sinh thái và lập địa phù hợp sẽ tạo ra khối lượng gỗ
  10. 2 lớn không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang nước ngoài. Việc gieo ươm là một công việc vô cùng quan trong trong ngành lâm nghiệp, quy định những nguyên tắc, nội dung và kỹ thuật trồng rừng Keo tai tượng gồm các khâu: xác định điều kiện trồng, giống, tạo cây con, trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ nhằm cung cấp gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn và tạo cây đến trước cho trồng rừng cây bản địa. Hướng dẫn kỹ thuật này là cơ sở để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và lập kế hoạch cụ thể trồng cây Keo tai tượng, cũng là cơ sở để quản lý và nghiệm thu cho các đơn vị thuộc các chương trình trồng rừng. Với những đặc điểm như vậy, Keo tai tượng là một trong những loài cây đáp ứng được mục tiêu của trồng rừng sản xuất của nước ta trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Đây là loài cây có khả năng thích ứng lớn có thể trồng trên đất trống đồi núi trọc, vừa có khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu vừa có khả năng cung cấp gỗ lớn có giá trị để làm đồ mộc . Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” được đặt ra là hết sức cần thiết nhằm giúp ta hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh trưởng của loài cây này đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển lâm nghiệp của vùng. 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu * Mục đích - Theo dõi quy trình gieo ươm cây Keo tai tượng giai đoạn vườn ươm - Chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên. - Góp phần nâng cao chất lượng giống cây Keo phục vụ trồng rừng
  11. 3 * Yêu cầu đề tài - Hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng vào thực tiễn sản xuất. - Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. - Học tập và tìm hiểu thêm kinh nghiệm về kĩ thuật được áp dụng trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu - Rèn luyện kĩ năng làm việc, kỹ năng viết đề tài tốt nghiệp cho người thực hiện.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về cây Keo tai tượng. Cây Keo tai tượng có nguồn gốc ở Australia, được trồng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mãi đến những năm gần đây, loại cây này mới được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Vậy bạn đã biết cây Keo tai tượng là gì chưa? Bạn hiểu về giống cây này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những điều đó. - Đặc điểm hình thái Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7-30m, đường kính từ 25-35 cm đôi khi trên 50cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có vết nứt dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành cao. Cây mầm giai đoạn vài tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống lá thường dẹt gọi là lá thật, các lá ra sau là lá đơn, mọc cách, gọi là lá giả, phiến lá hình trứng hoặc hình trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù. Lá giả có 4 gân dọc song song nổi rõ và cũng là loại lá trưởng thành tồn tại đến hết đời của cây Hoa tựa hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2-4 hoa tựa ở nách lá. Hoa đều lưỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18-24 tháng tuổi đã có thể ra hoa nhưng hoa nhiều nhất vào 4-5 tuổi, màu hoa chính thường vào tháng 6-7 Quả đậu, dẹt, mỏng khi già khô vỏ quả cong xoắn lại. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, màu đen và bóng, vỏ dày, cứng, có dính dải màu đỏ vàng, khi chín và khô vỏ nứt hạt dơi ra mang theo dải đó hấp dẫn kiến và chim giúp phán tán hạt đi xa hơn. Một kg hạt có từ 52.000-95.000 hạt Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc và rễ bàn, đầu rễ cám có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm - Đặc điểm sinh thái
  13. 5 Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước được sự tài trợ của một số tổ chức quốc tế, cùng với một số loài keo vùng thấp khác, Keo tai tượng đã được đưa vào gây trồng khảo nghiệm ở 1 số vùng sinh thái chính của nước ta. Ngày nay, bên cạnh việc nguồn giống ngày càng được cải thiện về chất lượng 1 phần thì diện tích trồng Keo tai tượng cũng được mở rộng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước với khoảng 200.000 ha tính đến năm 2006 Đây là loài có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều vùng lập địa khác nhau, có thể trồng trên đất bị xói mòn, nghèo dinh dưỡng, đất chua, bồi tụ, đất phù sa, với độ pH từ 4-4,5. Cũng có thể kiếm sống được ở những vùng ngập úng, thoát nước kém. Tuy nhiên ở những nơi này chúng sinh trưởng kém và thường phân cành sớm, chiều cao không quá 10m. Sinh trưởng tốt nhất trên đất sâu, ẩm, giàu dinh dưỡng, thoáng khí và thoát nước tốt, cùng với độ pH trung tính hoặc hơi chua. - Ưu điểm Cây con được Bộ NN & PTNT cho phép các nguồn giống ươm từ hạt được thông qua hình thức cải thiện và chọn lọc về giống có chất lượng về di truyền tốt nhất từ các vườn giống, rừng giống Cây Keo tai tượng là loài cây họ đậu, có bộ rễ có nốt sần cố định đạm và được phục hồi và sinh trưởng trên các loại đất đai nghèo sinh dưỡng, bạc màu và cải tạo môi tường đất rất tốt trong vòng 5-7 năm là loài cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn loài cây Keo lai giâm hom Việc trồng rừng Keo tai tượng cho sản phẩm gỗ trong vòng 6-7 năm là mục tiêu chủ yếu để kinh doanh rừng và làm nguyên liệu giấy, gỗ dăm ít sản phẩm làm gỗ lớn. Cây Keo tai tượng chỉ cho một thân nên việc nuôi dưỡng rừng dễ dàng hơn các loài cây khác. Cây con gieo ươm từ hạt (sinh sản hữu tính), nên hệ rễ cây Keo tai tượng luôn luôn là hệ rễ phát triển là rễ cọc ăn sâu xuống đất nên việc lấy nước ở tầm sâu sẽ dễ dàng khi có mùa khô hạn
  14. 6 Lá cây Keo tai tượng dễ phân hủy, các thảm mục để lại là nguồn phân hữu cơ là thức ăn côn trùng có lợi cho đất, cho nên đất đai luôn bồi đắp và màu mỡ qua hàng năm là mục tiêu để hướng đến phục hồi trồng các loài cây bản địa lá rộng có giá trị như các loài họ Đậu; họ sao Dầu; - Tiêu chuẩn đối với cây giống đạt chất lượng “có thể đưa ra trồng rừng” Hạt giống Keo tai tượng phải được thu hái từ các cây mẹ trong các rừng giống hoặc rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Ưu tiên lấy giống của các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range và một số xuất xứ có nguồn gốc Papua Niu Ghine đã được công nhận là giống tiến bộ kĩ thuật để được trồng rừng Là nhóm loài cây có hệ số nhân giống cao, có thể tạo giống bằng gieo hạt nhưng dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng cho kết quả còn hạn chế Cây 2 tuổi có thể ra hoa kết quả, tuy nhiên để đảm bảo có được nguồn giống tốt cho trồng rừng chỉ thu hạt của những cây mẹ từ 6 tuổi trở lên ở rừng giống hoặc rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Chọn cây mẹ có hình dáng thân đẹp, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu thì thu hái rồi phơi trên nền gạch cho vỏ quả khô đều. Sau đó cho vào bao tải và đập để tách hạt ra. Làm sạch hạt và phơi trong nắng nhẹ cho đến khi độ ẩm của hạt còn khoảng 6-8% trong điều kiện các chữ thông thường sau 2 năm vẫn đảm bảo sức nảy mầm của hạt khoảng 60%. Nếu được xử lý tốt, tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt có thể đạt trên 80% và 1kg hạt cho 30.000-35.000 cây con đạt tiêu chuẩn Xử lý hạt trước khi gieo bằng cách cho hạt vào chậu rồi đổ nước sôi vào với tỷ lệ 1/10 và ngâm trong khoảng 30 phút, sau đó vớt ra đem ngâm vào nước lã khoảng 1h và rửa sạch. Có thể đem gieo ngay hoặc ủ trong túi vải 2-3 ngày thì hạt nứt nanh và đem cấy vào bầu hoặc gieo trên luống. Cần lưu ý trong quá trình ủ hạt phải rửa chua và thay túi hằng ngày. Kỹ thuật tạo bầu, gieo cây, chăm sóc cây con tương tự như đối với Keo lá tràm.
  15. 7 Tiêu chuẩn cây con đem trồng: khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, chiều cao cây: 25-30cm, đường kính cổ rễ: 2-3mm, tuổi cây: 2-3 tháng. Ngoài các tiêu chuẩn trên, cây giống phải thể hiện các đặc tính sau: + Một thân, thẳng, mạnh khỏe + Cây giống có nhiều nốt sần lớn ở rễ + Bộ rễ phát triển tốt và chặt + Cây đã được huấn luyện trước khi trồng, thân đã hóa gỗ, không cụt ngọn, không nảy cành non và không có nhiều rễ vươn ra ngoài bầu + Cây khỏe mạnh, không có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc bị tổn thương - Trồng và chăm sóc rừng. Ở nước ta Keo tai tượng thường được trồng thuần loài hoặc cũng có một số nơi được trồng hỗn giao với bạch đàn, phi lao, trám Nhưng chưa mấy thành công. Để tận dụng khả năng cải tạo đất của những loài cây có nốt sần cố định đạm tự nhiên, qua đó cung cấp dinh dưỡng cho cây, góp phần cải tạo đất, nên Keo tai tượng thường được trồng ở những nơi đất trống đồi núi trọc thích hợp gây trồng ở những nơi có lượng mưa bình quân năm 1500-2200mm, nhiệt độ bình quân năm 22-27 độ C, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất 15 độ C, có 0-3 tháng mưa ít hơn 50mm, độ cao 1-500m so với mực nước biển, địa hình dốc <15 độ; loại đất đỏ trên macma bazo và trung bình, đất đỏ vàng trên đá khác, đất phù sa, độ dày tầng đất trên 100cm Nếu trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho ngành giấy, chỉ cần tỉa thưa 1 lần vào tuổi 6-7 và có thể khai thác ở tuổi 9-10. Khi mục đích trồng rừng là để lấy gỗ xẻ phải tiến hành tỉa thưa lần 2 vào tuổi 9-10, cường độ tỉa thưa là 30% số cây hiện có trong lâm phần. Khi rừng đến tuổi 15-18 tiến hành khai thác chính theo phương thức chặt trắng. Keo tai tượng có khả năng tái sinh hạt rất
  16. 8 tốt, có thể tận dụng khả năng đó sau khai thác luân kì 1 để phục hồi rừng mà không cần phải trồng lại - Khai thác sử dụng Cũng giống như Keo lá tràm, Keo tai tượng là cây đa tác dụng, gỗ có giác lõi phân biệt, với tỷ trọng từ 0,5-0,6; sợi dài từ 1-1,2mm; dùng làm gỗ giấy, gỗ dăm, gỗ xẻ, đóng đồ mộc cao cấp, làm ván ghép thanh, bao bì, Gỗ có nhiệt lượng khá cao 4800 kcal/kg do đó cũng có thể dùng để đốt than, làm củi đun rất tốt Là loại cây mọc nhanh, tán lá dày, thường xanh nên còn được trồng làm cây bóng mát ở công viên, đường phố. Hoa có thể dùng để nuôi ong, vỏ chứa tan nin dùng cho công nghệ thuộc da, lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc Rừng keo tai tượng trồng 10 tuổi ở nơi đất trùng bình có thể cho 12- 15m3/ha/năm, nơi đất tốt với xuất xứ phù hợp và trồng thâm canh có thể cho 18-20, thậm trí đạt 25m3/ha/năm. Tăng trưởng bình quân ở giai đoạn 10-13 tuổi đạt tới 24m3/ha/năm, ở Nam Phi rừng trồng bằng cây con từ hạt đạt 21,9m3/ha/năm và từ các dòng vô tính đạt 30m3/ha/năm Nếu kết hợp kinh doanh gỗ xẻ sau 15-18 năm khai thác gỗ dùng để đóng đồ mộc cao cấp nhất là cho xuất khẩu thì càng có giá trị cao, cũng vì vậy mà những năm gần đây nhiều nơi đã rất trú trọng trồng Keo tai tượng nhất là các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh Ở một số lập địa hoặc 1 số xuất sứ thường gặp có cây bị rỗng ruột làm giảm giá trị sử dụng của gỗ nhưng chưa xác định được nguyên nhân một cách chắc chắn và cũng chưa tìm được biện pháp khắc phục có hiệu quả 2.2. Tổng quan về nguồn gốc lô hạt - Mã số lô hạt: 20128 (Lô nhập: ngày 3/10/2017 và 15/10/2018 - Xuất xứ từ: Trung tâm giống cây rừng CSIRO, nguồn gốc : Australia. - Sức nảy mầm: 728 mầm/10 gram cho lô hạt 20128 (kiểm tra trong phòng thí nghiệm).
  17. 9 - Tỷ lệ xuất vườn đạt 85 – 90 % (Tương đương: 60,000 – 63.000 cây xuất vườn/ kg. 2.3. Các nghiên cứu về kĩ thuật gieo ươm cây Keo tai tượng ở thế giới và Việt Nam * Trên Thế giới - Thu hái hạt giống cây Keo tai tượng nên lựa chọn hạt giống chất lượng. Tốt nhất nên ưu tiên lấy giống của các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range và một số xuất xứ tốt có nguồn gốc Papua Niu Ghinê đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng. - Lựa chọn cây trên 6 tuổi để lấy hạt, thu hái tháng 5 khi quả trên cây chín đều, vỏ có màu nâu. Hái quả về trải ra sân phơi trong bóng râm cho đến khô, đập cho vỏ quả gãy và sàng bỏ tạp chất. Hạt bảo quản thông thường trong túi nilông hay túi vải, có điều kiện thì cất giữ ở nhiệt độ 4-50C. - Xử lý hạt bằng nước sôi 1000C trong 30 giây, sau đó rửa sạch và ngâm vào nước lạnh trong 12 giờ, vớt ra rửa sạch hạt rồi đem gieo lên luống. Hoặc ủ hạt 2-3 ngày rồi chọn hạt nứt nanh đem gieo vào bầu, mỗi bầu một hạt. Cây mầm gieo trên luống khi được 3 lá thì cấy vào bầu. - Tạo bầu: vỏ bầu bằng túi Polyêtylen, thủng đáy, cỡ 9x12cm. Ruột bầu bằng đất mặt vườn ươm đập nhỏ, sàng kỹ loại bỏ cục đất và tạp vật có đường kính trên 4-5mm, trộn với 2,5kg supe lân vào 100kg đất. - Gieo hạt và chăm sóc: tưới đẫm bầu trước khi gieo hoặc cấy cây, sau khi cấy tưới nước thường xuyên đủ ẩm cho cây, cứ 15 ngày nhổ cỏ phá váng một lần và tưới thúc đạm urê nồng độ 0,1%, liều lượng 4 lít/m2. - Vệ sinh vườn ươm: Phải thường xuyên vệ sinh vườn ươm sạch cỏ tránh nơi trú ẩn của các loài sâu hại trong vườn ươm. - Phòng trừ sâu bệnh trong vườn ươm: Cây Keo thường xuất hiện bệnh phấn trắng trong vườn ươm, cần chú ý biện pháp phòng ngừa, nếu bệnh xuất hiện cần xử lý ngay. Khi bệnh được phát hiện sớm, việc phòng trừ bệnh cũng
  18. 10 đạt được hiệu quả cao bằng việc chọn đúng thuốc diệt nấm. Theo kết quả nghiên cứu của Lim và Khoo năm 1985 ở Malaysia, sử dụng dung dịch Bordeaux có thành phần và tỷ lệ như sau: CuSO4:CaO:H2O = 1:2:10 rất có hiệu quả. - Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn là 3-3,5 tháng, cây thẳng đẹp, 1 thân, cao 20-25cm, đường kính cổ rễ 15-30mm, không gãy ngọn * Tại Việt Nam - Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 8 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ khô có màu nâu hoặc xám. - Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2-3 ngày cho quả chín đều, đóng ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín thì rải đều phơi dưới nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia, - Hạt sau khi thu tiếp tục được phơi 2-3 nắng cho khô, sàng sảy, thu hạt tốt cho vào bao vải hoặc chum, vại để nơi khô thoáng - Xử lý hạt giống Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút; sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo, đổ nước sôi vào ngâm hạt và để nguội dần sau 4-6 giờ. Chọn những hạt trương (kích thuớc của hạt lúc trương lớn hơn kích thước hạt bình thường từ 2 – 3 lần) vớt ra và ủ trong túi vải (những hạt chưa trương tiếp tục xử lý trong nước sôi lại như lần đầu).Hằng ngày rửa chua bằng nước sạch, túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo hoặc cấy hạt trực tiếp vào bầu.
  19. 11 - Chuẩn bị bầu đất Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm đựng hỗn hợp ruột bầu, thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác).Đất làm ruột bầu được đập nhỏ trộn đều với phân và tiến hành đóng bầu. Bầu đất đóng xong được xếp đứng, thẳng hàng theo từng luống có chiều rộng 0,8 – 1 m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống là 0,4 m. - Gieo hạt Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo lỗ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào (mỗi bầu gieo từ 1 – 2 hạt), phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che bằng lưới che nắng 50% – 70%. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 6 – 7 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cấy dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra, đến khi cây con được 1 – 1,5 tháng thì dỡ bỏ hoàn toàn và tiến hành đảo bầu. - Kĩ thuật chăm sóc + Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngày tưới 4 – 5 lít/m2/1 lần, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tưới nước phân chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 1%. Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sulphát đạm và supe lân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1% - 0,2% tưới 2,5 lít/m2 hai ngày tưới 1 lần, sau khi tưới nước phân phải tưới rửa sạch bằng nước lã. + Phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây con bằng dung dịch Boocđo 1% họăc thuốc Benlate (1g/1lít) phun đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100 m2, tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.
  20. 12 + Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 3 - 4 tháng, cây có chiều cao 35 - 40 cm, đường kính cổ rễ 3,5 – 4 mm thì đem xuất vườn. - Phòng trừ sâu + Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần. + Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch boocđo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 - 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền. 2.4 Tổng quan cơ sở thực tập 2.4.1. Điều kiện vườn ươm * Vị trí địa lý; Vườn ươm được bố trí tại khu vực mô hình CAQ - chè Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Tây và nằm trong địa bàn xã Quyết Thắng. - Phía Nam vườn ươm giáp với phường Thịnh Đán - Phía Bắc vườn ươm giáp với phường Quán Triều - Phía Đông vườn ươm giáp với khu dân cư - Phía Tây vườn ươm giáp với xã Phúc Hà * Vườn ươm có diện tích 1000 m2, được xây dựng bán cố định với công suất 500.000 cây giống 2.4.2. Điều kiện dân sinh-kinh tế xã hội Xã Quyết Thắng có tổng số dân là 10.474 nhân khẩu, người dân nơi đây đa số sống chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, 16 hoạt động dịch vụ hoặc đi làm thuê ngoài trong những lúc nông nhàn. Trình độ dân trí ở đây tương đối cao nhưng tỉ lệ hộ sống trong ngành nông nghiệp vẫn còn cao. Số người trong độ tuổi lao động là 5.523 người chiếm 59,92% trong tổng số nhân khẩu của xã.
  21. 13 * Điều kiện tưới tiêu vườn ươm. Hệ thống vườn ươm bán cố định, đảm bảo nguồn nước tưới sạch sẽ, tự động, thuận lợi cho công tác nhân giống và gieo ươm. * Hoạt động sản xuất tại vườn ươm. Vườn ươm triển khai công tác gieo ươm các loài cây công nghiệp như Keo, Quế, Lát và các loài cây ăn quả phục vụ cho công tác trổng rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  22. 14 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện 3.1.1. Thời gian - Thời gian nghiên cứu : Tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 3.1.2. Phạm vi thực hiện - Theo dõi quy trình kĩ thuật nhân giống cây keo tai tượng nhập Úc - Tại vườn ươm Đại học Nông Lâm, quy mô 1000m2 3.2. Nội dung thực hiện 3.2.1. Thực hiện các bước quy trình gieo ươm - Kiểm tra nguồn gốc hạt giống, lập sổ nhật kí vườn ươm - Kĩ thuật óđ ng bầu gieo ươm - Kĩ thuật ngâm ủ hạt giống - Kĩ thuật tra hạt vào bầu 3.2.2. Thực hiện các bước chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm - Kĩ thuật tra dặm cây con - Kĩ thuật chăm sóc, bón phân qua lá - Kĩ thuật đảo bầu, phân loại cây 3.2.3.Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại cây con trong giai đoạn vườn ươm - Điều tra và đánh giá sâu/bệnh hại cây con - Phòng trừ sâu bệnh hại 3.2.4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn 3.2.5. Bài học kinh nghiệm 3.3 Các bước thực hiện Bước .1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp - Tài liệu điều kiện (tự nhiên, kinh tế, xã hội) khu vực và điều kiện vườn ươm cây giống.
  23. 15 - Tài liệu công trình nghiên cứu có liên quan trong nước và thế giới Bước .2 Thực hiện tại vườn ươm 1. Phỏng vấn cán bộ vườn ươm - Phỏng vấn cán bộ kĩ thuật vườn ươm về kĩ thuật sản xuất cây giống, các biện pháp kĩ thuật gieo ươm, chăm sóc, quản lí giống theo chuỗi hành trình 2. Phương pháp thực nghiệm và quan sát trực tiếp Quan sát và thực hiện các công đoạn kĩ thuật trực tiếp tại vườn ươm, Cụ thể; - Kiểm tra nguồn gốc hạt giống, lập sổ nhật kí vườn ươm - Kĩ thuật óđ ng bầu gieo ươm - Kĩ thuật ngâm ủ hạt giống - Kĩ thuật tra hạt vào bầu - Kĩ thuật tra dặm cây con - Kĩ thuật chăm sóc, bón phân qua lá - Kĩ thuật đảo bầu, phân loại cây - Kĩ thuật điều tra và đánh giá sâu/bệnh hại cây con - Kĩ thuật phòng trừ sâu bệnh hại Bước 3. Phương pháp đánh giá và tính toán một số chỉ tiêu vườn ươm - Tỷ lệ cây sống : Đếm ba điểm trên luống, mỗi luống đếm 3 hàng, tính số bầu cây sống và tính tỷ lệ sống. Công thức tính tỷ lệ sống: Tỷ lệ cây sống = số bầu sống/tổng bầu kiểm tra x100 - Phân loại sâu bệnh hại, phân bố sâu bệnh hại cây con vườn ươm thông qua điều tra sơ bộ tại vườn ươm: Tiến hành điều tra toàn bộ vườn ươm xác định loại bệnh hại phổ biến. Điều tra phân bố bệnh hại trên luống ươm thông qua 3ODB (1m chiều rộng luống) x 5 luống = 15ODB. Trong 1ODB, cách 1 hàng điều tra 1 hàng, trong 1 hàng điều tra toàn bộ cây. Kết quả tổng hợp bảng sau:
  24. 16 Mẫu bảng 3.1. Kết quả đánh giá tình hình sâu, bệnh hại Tổng số cây/ Số cây bị TT ODB P% Phân bố ôdb bệnh 1 2 Công thức: P% = n/N x 100 (n; số cây bị hại, số cây/ô) (P 25% đều) - Theo dõi động thái tăng trưởng về đường kính và chiều cao cây và mô phỏng bằng biểu đồ. - Các số liệu tính toán bằng phần mềm excel trên máy vi tính.
  25. 17 Phần 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả theo dõi và đánh giá các bước quy trình thực hiện gieo ươm * Điều kiện về sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp - Giấy chứng nhận kinh doanh: có giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh số 4600434895, đăng kí thây đổi lần 3 ngày 17/09/2016, do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp - Địa Điểm: Hệ thống vườn ươm đặt tại tổ 10, xã quyết thắng, Thành phố Thái Nguyên – khu mô hình trồng cây ăn quả Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Vườn ươm với tổng diện tích 2600 m2 trong đó: Toàn bộ gieo ươm cây lâm ngiệp; hệ thống tưới tiêu tự động; hàng dào niken khép kín. - Cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị kĩ thuật Cơ sở vật chất khá đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, vườn ươm thông thoáng, thuận lợi đường vận chuyển * Tiêu chuẩn vườn ươm giống cây lâm nghiệp - Quy mô vườn ươm: Diện tích 2600 m2, với công suốt gieo ươm dao động từ 800.000 – 850.000 cây/năm. Thời hạn sử dụng vườn ươm: lâu dài, gắng liền với hoạt động sản xuất mô hình sản xuất cây ăn quả. - Điều kiện vườn ươm: Nguồn nước chủ động và có khu vực dự trữ nước, chất lượng nước tốt, không bị ô nhiễm, nền đất chắc có độ thoáng nước tốt ổn định, tầng đất mặt dày từ 120 cm – 150 cm, đất tầng sâu được đào đắp nên hạm chế cỏ dại xâm lẫm, ít sâu bệnh hại. * Điều kiện công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp Cây giống phải đạt các yêu cầu như sau: + có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng + Thời gian nuôi cây con trong vườn ươm: từ 4 – 6 tháng.
  26. 18 + đường kính gốc tối thiểu ≥ 0,25 cm + chiều cao vút ngọn ≥ 30 cm + kích thước túi bầu (7×12) cm + cây cứng cáp, thân hóa gỗ, không cong queo sâu bệnh, không vỡ bầu. * Quản lí vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp - về quản lí vật liệu giống đối với lô cây giống bao gồm bảng kê vật liệu giống (4.1 – theo mẫu 09 tại thông tư 30/2018/TT-BNN & PTNT) đính kèm dưới đây. Bảng 4.1 Hồ sơ theo dõi sản xuất, kinh doanh vật liệu giống cây lâm nghiệp năm 2019 Số lượng cây giống Số lượng cây giống xuất bán sản xuất Tên loài Số TT Số Ghi chú cây Tháng Tên Số lượng Địa chỉ năm khách lượng (cây) 1 Huyện 2/11/19 150.000 19.900 phổ yên 2 Huyện 6/11/19 150.000 phổ yên 3 Huyện 18/11/19 150.000 300.000 Phú Bình Keo tai 4 Huyện tượng 20/11/19 100.000 Phú Bình nhập ÚC 5 Huyện 25/11/19 50.000 300.000 Đồng Hỷ 6 Huyện 28/11/19 200.000 Đồng Hỷ Cộng 800.000
  27. 19 4.1.1. Nguồn gốc giống và hồ sơ vườn ươm - Về hồ sơ nguồn gốc: Gồm 3 hợp đồng mua bán và các hóa đơn tài chính hợp pháp, cụ thể như sau: 1. Hợp đồng số 184-2018/HĐMB ngày 17/10/2018, Hóa đơn tài chính số 0096304 ngày 1/11/2018 và hóa đơn số 0096306 ngày 5/11/2018, Thanh lí HĐ ngày 5/11/2018, kèm theo biên bản bàn giao hàng hóa và phiếu xuất kho giấy kiểm dịch thực vật số 2551/ BVTV – KD ngày 8/9/2017, chứng nhận nguồn gốc lô hạt giống số 282-6270 ngày 3/10/2017 2. Hợp đồng số 207-2018/HĐMB ngày 1/11/2018 hóa đơn tài chính số 0096329 ngày 16/11/2018vaf hóa đơn số 0096330 ngày 17/11/2018 thanh lí HĐ ngày 17/11/2018 kèm theo biên bản bàn giao hóa đơn và phiếu xuất kho, giấy kiểm dịch thực vất số 2551/BVTV_KD ngày 18/9/2017 chứng nhận nguồn giống lô hạt giống số 282-6270 ngày 3/10/2017 3. Hợp đồng số 42-2018/HĐMB ngày 16/12/2018, hóa đon tài chính số 0096329 ngày 16/11/2018 và hóa đơn 0000326 ngày 26/12/2018. Thanh li HĐ ngày 26/12/2018 kèm theo biên bản bàn giao hàng hóa và phiếu xuất kho , giấy kiểm dịch thực vật số 4303/BVTV_KD ngày 8/10/2018, chứng nhận nguồn giống lô hạt giống ngày 15/10/2018 và dữ liệu xuất xứ hạt giống. Hình 4.1. Hạt giống đã nảy mầm sau khi xử lí xong
  28. 20 * Thiết lập hồ sơ vườn ươm Hồ sơ được xây dựng dựa trên phương pháp quản lý giống theo chuỗi hành trình, đảm bảo thủ tục khi xuất vườn Hồ sơ theo dõi sản xuất kinh doanh ghi rõ Dòng (giống), ngày nhập kho vật liệu giống, mã nguồn giống. Ngày sản xuất (ghi rõ lượng hạt giống xuất kho, ngày xuất kho, dự kiến lượng cây con sản xuất). Chứng nhân nguồn gốc của lô hàng. Theo dõi tình hình bán sản phẩm cây con (ghi rõ ngày bán, tên, địa chỉ và số lượng và sơ đồ khu gieo ươm, hồ sơ các luống ươm) - Hồ sơ theo dõi, kinh doanh vật liệu giống cây lâm nghiệp năm 2019 Căn cứ vào các biên bản kiểm tra, thẩm định của cơ quan chức năng, thông báo của đơn vị gieo ươm, Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn của tỉnh sẽ kiểm tra nọc chất hàng về quản lí giống của cơ sở xuất vườn Nhật ký các luống gieo ươm: Được theo dõi toàn bộ các luống bầu ươm (đánh số từ 1->n), các thông tin cần ghi chép: Thời gian đóng bầu, số lượng bầu/luống ngày tra hạt, ngày nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, ngày tra dặm, ngày đảo bầu, sâu bệnh hại và phum thuốc phòng trừ, chăm sóc và bón thúc , ngày xuất vườn, tỷ lệ xuất vườn được mô tả ở phụ lục 02 của báo cáo. 4.1.2. Kỹ thuật đóng bầu gieo ươm. Bầu ươm được đóng trước khi gieo hạt từ 10-15 ngày. - Tiêu chuẩn: Vỏ bầu được làm bằng P.E màu trắng đục hay đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu, trong quá trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển cây không bị hư hỏng. - Cỡ bầu: 7x12cm - Loại bầu: được làm bằng Polyetylen - Loại đất: đất dưới tán rừng. Thành phần cơ giới: từ thịt nhẹ đến trung bình (sét vật lý 20 - 25%). Trường hợp không có đất dưới tán rừng có thể thay thế bằng đất dưới tán tế guột hoặc cỏ lào.
  29. 21 - Đóng bầu, xếp bầu: Trộn hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ quy định. Cho hỗn hợp ruột bầu vào 1/3 bầu, lèn chặt để tạo đáy bầu. Tiếp tục cho đất vào đầy bầu, dùng ngón tay lèn đất xuống đều và chặt. Bầu được xếp thành hàng sát nhau trên luống, so le nhau trên luống rộng 0,8-1m, mặt bầu phẳng. Lấp đất xung quanh 2/3 bầu và các kẽ hở của bầu cho chặt luống bầu. Các luống bầu cách nhau 40-50cm để chăm sóc cây con được thuận tiện. Hình 4.2: Kĩ thuậtlàm đất, đóng bầu gieo ươm 4.1.3 Kỹ thuật xử lý hạt giống - Cho hạt giống vào chậu hoặc thùng, sau đó rót nước sôi 100 độ vào với lượng nước gấp đôi lượng hạt. Ngâm hạt cho tới khi nước nguội, vớt hạt, rửa sạch bằng nước lã rồi đem ủ hạt. - Hạt được ủ trong bao tải hoặc túi vải, sau 10-12 giờ rửa chua một lần bằng nước lã. Sau 2 - 3 ngày hạt bắt đầu nứt nanh. - Trong điều kiện thời tiết lạnh, nhiệt độ không khí 7-10 độ (như điều kiện thời tiết tháng 12 năm 2017), hạt sau khi xử lý rất lâu nảy mẩm, nếu ủ quá lâu hạt bị thối mốc nhiều dẫn đến mất sức mảy mầm của hạt, vì vậy trong điều kiện thời tiết này, hàng ngày rửa chua bằng nước ấm 30-40 độ để kích thích hạt nhanh nảy mầm, vải ủ hạt bằng chất liệu thô, dày, thoát nước nhưng giữ được nhiệt.
  30. 22 Hình 4.3. Hạt sau khi xử lý đã trương hạt và bắt đầu nứt nanh 4.1.4. Kỹ thuật tra hạt Hạt sau khi ngâm ủ chọn những hạt nhú mầm, đạt tiêu chuẩn thì đem ra tra vào bầu. Tuy nhiên trong quy mô sản xuất lớn hạt trương căng đều và chuẩn bị nứt nanh đã đem tra để đảm bảo không bị gãy mầm, tổn thương lông hút rất rễ làm cây mầm bị chết. Tránh để hạt nảy mầm quá dài sẽ gây khó khăn cho việc tra hạt và giảm tỉ lệ sống. Cần cân đối lượng hạt xử lý thành nhiều lần để đảm bảo hạt tra thường xuyên mà không để mầm mọc quá dài. Kỹ thuật tra hạt: Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt trương đều, nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo lỗ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào (mỗi bầu gieo từ 1 – 2 hạt), phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt. Đặc biệt chú ý không gieo hạt quá nông dễ bị xáo trộn, trôi hạt khi tưới hàng ngày, cũng không tra hạt quá sâu gây ngẹt mầm, khó mọc. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm, tránh để bầu đất khô làm cho hạt và cây mầm mất nước sẽ chết hoàn toàn.
  31. 23 Hình 4.4: Tra hạt Keo vào bầu ươm 4.2. Thực hiện các bước chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm - Tưới nướccho cây : Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngày tưới 4-5 lít/m2/1 lần (trừ ngày mưa), thường chia thành 2 lần tưới mỗi ngày là sáng sớm và chiều tối, duy trì độ ẩm ở mức 60-70%. Chú ý: Tưới cây, thường xuyên giữ đất ẩm sau khi gieo hoặc cấy cây nếu trời không mưa. Trong tháng đầu nếu trời không mưa, tưới liên tục trong 20 ngày đầu, khi cây đã mọc đều việc tưới sẽ giảm dần Ở giai đoạn sau tuỳ theo thời tiết mà điều chỉnh lịch tưới cho phù hợp: Cách 10 - 15 ngày tưới 1 lần. Trước khi xuất vườn 15 - 20 ngày tuyệt đối không được bón thúc và hạn chế tưới nước để hãm cây. Khi xuất vườn cây được tưới thật ẩm để tránh vỡ bầu khi vận chuyển
  32. 24 - Làm cỏ, phá váng: + Luôn làm cỏ sạch trên mặt luống. Thời gian đầu cứ sau 10 - 15 ngày cần làm cỏ, kết hợp phá váng 1 lần. + Dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, tránh không làm hư tổn đến bộ rễ cây Hình 4.5: Tưới nước, làm cỏ phá váng - Theo dõi tỉ lệ nảy mầm và dặm cây bị chết Theo dõi cây sau khi gieo hạt để đánh giá tỉ lệ sống và tra dặm cây kịp thời, đảm bảo cây cùng lứa tuổi. - Chống rét cho cây (Trong trường hợp điều kiện bất lợi, rét hại kéo dài, nhiệt độ <10 độ C, đặc biệt khu vực vùng cao) Cây Keo giai đoạn vườn ươm khi gặp điều kiện rét đậm, rét hại rất chậm lớn, nếu giai đoạn cây mầm hoặc hạt gieo chưa nảy mầm có thể chết hoặc mất sức nảy mầm. Nếu giai đoạn cây mạ và cây con thì còi cọc, lá vàng dẫn đến tím, rụng lá, nhiều nấm bệnh. Trong điều kiện thời tiết bất lợi, có thể áp dụng các biện pháp chống rét như sau:
  33. 25 + Tưới nước giữ ẩm và rửa sương buổi sáng + Bón phân qua lá tăng cường thành phần Lân cho khỏe cây + Những nơi có điều kiện, cây mới gieo ươm có thể cắm vòm che nilon, đảm bảo hạt nảy mầm Hình 4.6: Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh trong vòm chống rét - Kỹ thuật dặm cây: + Sau khi cấy cây 5-10 ngày cây nào chết cần tiến hành dặm bằng hạt bổ sung. Sau khi cây cao 3-5cm tiến hành nhổ ở các bầu có nhiều cây để dặm vào chỗ chết. Nếu chết nhiều, nên xếp riêng những bầu cấy dặm ra một chỗ để tiện chăm sóc. + Chỉ cấy dặm vào những ngày râm mát và che nắng, tưới đủ ẩm cho cây.
  34. 26 Hình 4.7. Cây sau khi được dặm - Bón thúc cho cây: Tưới phân phân NPK Việt Nhật pha loãng 1%. Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sulphát đạm và supe lân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1% - 0,2% tưới 2,5 lít/m2 hai ngày tưới 1 lần. Hình 4.8: Bón phân NPK + ạĐ m
  35. 27 Lưu ý: Phân được ngâm trước khi tưới 5-6 tiếng để đảm bảo toàn bộ các hạt phân đã tan hoàn toàn, sau đó pha loãng nồng độ 1% (trừ đi lượng nước đã sử dụng để ngâm). Thông thường bón phân theo kinh nghiệm 1 bát con phân hòa tan với 1 ôroa nước sạch đem tưới đều trên luống Keo. Sau khi tưới nước phân phải tưới rửa sạch bằng nước lã, chống bị cháy lá, cháy ngọn Keo Hình 4.9: Bón thúc để cây phát triển đều, cân đối trước khi đảo bầu - Kỹ thuật đảo bầu Từ tháng thứ 2 hoặc 3 phải tiến hành thăm bầu. Khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành cắt phần rễ thò ra ngoài bầu và đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc (ít nhất phải đảo bầu 2 lần). Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ. - Kỹ thuật đảo bầu: + Dùng tay lay nhẹ và nhấc bầu lên khỏi luống ươm, hàng nào dứt điểm hàng đó. + Những cây tốt xếp thành hàng gần nhau, những cây trung bình xếp cạnh nhau, cây kém, yếu ta xếp 1 phía để tiện chăm sóc. + Vệ sinh và sửa sang lại các nền luống cũ đã đảo bầu để sử dụng xếp lại bầu từ luống khác nếu cần.
  36. 28 Hình 4.10: Hình ảnh cây khi được đảo bầu 4.2.1. Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại A. Đánh giá một số loại sâu, bệnh hại Theo dõi đánh giá phân bố bệnh tại vườn ươm nhằm lựa chọn biện pháp và loại thuốc phòng trừ cây con trong giai đoạn vườn ươm một cách kịp thời, nếu để bệnh nặng gây thiệt hại rất lớn cho nhà sản xuất, tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn bị giảm thiểu rõ rệt. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.1 và 4.2: * Các loại sâu, bệnh phổ biến ở vườn ươm giống Keo bao gồm: - Phấn trắng lá Keo tai tượng - Lở cổ rễ cây Keo tại tượng - Sâu hại lá (sâu hại lá Keo) * Phân bố bệnh chủ yếu theo đám và theo cụm Kết quả theo dõi phân bố bệnh tại vườn ươm ở bảng 4.3 dưới đây
  37. 29 Bảng 4.2. Phân bố ệb nh hại lá Keo giai đoạn vườn ươm Số cây bị bệnh Bệnh phấn trắng Lở cổ rễ Số ODB Phấn Lở cổ Phân cây/ODB P% Phân bố P% trắng rễ bố 1 9315 1383 528 14.85 Cụm 5.67 Cá thể 2 9315 1693 547 18.17 Đám 5.87 Cá thể 3 9315 1728 646 18.55 Đám 6.94 Cá thể 4 9315 1352 510 14.51 Cụm 5.48 Cá thể 5 9315 2125 608 22.81 Đám 6.53 Cá thể 6 9315 1918 747 20.59 Đám 8.02 Cá thể 7 9315 2151 648 23.09 Đám 6.96 Cá thể 8 9315 2280 799 24.48 Đám 8.58 Cá thể 9 9315 1544 677 16.58 Cụm 7.27 Cá thể Nhận xét: Qua điều tra ta thấy mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng chiếm tỷ lệ bệnh cao nhất trong 2 loại bệnh, nguyên nhân do thời gian này thời tiết có mưa, ẩm độ cao, trời không nắng thuận lợi cho nấm phấn trắng phát triển. Mức phân bố bệnh cho ta thấy tỷ lệ bệnh rất lớn nằm ở >25% được xếp vào dạng phân bố đều. Biểu hiện: lúc đầu trên bề mặt lá và phần ngọn non xuất hiện các đốm bột màu trắng, rồi các đốm trắng lan dần không rõ hình dạng, bệnh nặng thì cả hai mặt lá được phủ kín một lớp bột màu trắng như phấn, bệnh kéo dài sau một thời gian mếp lá khô và xoăn lại, ngọn khô dần và cây chết. Tác hại: bệnh nặng có thể làm cho cây con chết hàng loạt, hoặc cây sinh trưởng phát triển kém không đủ tiêu chuẩn xuất vườn, làm giảm tỉ lệ sống của cây.
  38. 30 Nguyên nhân gây bệnh: bệnh phấn trắng chủ yếu do nấm Oidiumacacia gây ra, loài nấm này thuộc bộ nấm phấn trắng, ngành phụ nấm bất toàn, trong những ngày thời tiết âm u, sương mù và mưa phùn kéo dài, ít có nắng thì bệnh sẽ càng nặng. Hình 4.11: Bệnh phấn trắng trên lá Keo ở các giai đoạn cây con Bệnh lở cổ rễ chủ yếu ở giai đoạn cây mầm, nguyên nhân chính là do ẩm độ cao, điều kiện thuận lợi cho nấm lở cỗ rễ phát triển và bất lợi cho sự sinh trưởng của cây con. Tác hại: bệnh lở cổ rễ cây keo ở vườn ươm có thể làm cho cây chết và tỉ lệ chết rất cao. Bệnh hại của hạt giống và mầm hạt làm cho cây không mọc lên được và làm cho cây chết từng đám, làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng cây giống. Nguyên nhân: bệnh lở cổ rễ cây keo do nấm Rhizoctonia và phythium gây nên. Qua đánh giá sơ bộ tại vườn ươm cho ta thấy mức phân bố bệnh lở cổ rễ nằm ở mức không quá cao, đều nằm trong khoảng 10% và được xếp vào mức phân bố cụm, và cá thể. Các biểu hiện chính khi quan sát tại vườn ươm:
  39. 31 + Thối hạt và thối mầm: sau khi gieo hạt vào bầu, đợi cho đến khi hạt mọc, khi đó ta xác định được số hạt mọc và số hạt không mọc. ta kiểm tra thấy một số hạt không mọc, lấy hạt bóc ra xem thấy phôi hạt bị thối có màu trắng đục bóc ra thấy mềm, vậy lúc này vật gây bệnh đã xâm nhập vào cây mới nhô lên khỏi mặt đất làm cho cây mầm bị khô héo hoặc lở loét, cây không có khả năng quang hợp và cây bị chết. + Đổ non: cây con còn non phần thân chưa hóa gỗ, bị vật gây bệnh xâm nhập vào gốc sát phần túi bầu làm cho các tế bào vỏ rễ bị thối có màu nâu đến nâu đen, bộ rễ không hình thành được rễ, cổ rễ bị teo thắt, rễ không còn khả năng hút, dẫn nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên cây bị héo ổđ gục rồi chết. + Chết đứng: vật gây bệnh xâm nhập vào phần cổ rễ cây, trường hợp này cây không bị đổ gục mà cây héo dần dần rồi chết khô đứng. Hình 4.12: Bệnh lở cổ rễ trên lá Keo * Sâu hại lá keo: Trong giai đoạn vườn ươm, do lá non lên rất nhiều sâu hại lá, chủ yếu là loại sâu ăn lá như: sâu đo, sâu xám và cấu cấu - Đặc điểm gây hại: Sâu kèn gây hại làm lá bị những đốm khô và thủng, mất khả năng quang hợp, cây trở nên còi cọc. Sâu non tuổi 1 đến tuổi 3 chỉ ăn
  40. 32 lớp biểu bì của lá, các tuổi sau ăn lá thành các lỗ hoặc ăn hết lá chỉ để lại gân lá hoặc ăn cụt ngọn non. - Phân bố sâu trên các luống cây được đánh giá sơ bộ để làm cơ chọn biện pháp phòng trừ thủ công hay hóa học, loại thuốc thích hợp. Kết quả đánh giá sơ bộ như sau: Bảng 4.3. Phân bố sâu hại lá keo TTODB Số cây/1ODB Số cây bị sâu P% Phân bố 1 9315 116 1.25 cá thể 2 9315 204 2.19 cá thể 3 9315 135 1.45 cá thể 4 9315 205 2.20 cá thể 5 9315 197 2.11 cá thể 6 9315 177 1.90 cá thể 7 9315 151 1.62 cá thể 8 9315 167 1.79 cá thể 9 9315 166 1.78 cá thể Qua bảng phân bố sâu hại cho thấy sâu hại là ít chủ yếu trên một số cá thể trong một luống và một số luống xuất hiện sâu, có nhiều luống không có xuất hiện sâu hại. Qua điều tra cho ta thấy một số loại sâu gây hại cho lá keo như: sâu đo và sâu xám, câu cấu. Chúng thường ăn lá Keo non và làm ảnh hưởng tới sự
  41. 33 phát triển của Keo. Mật độ gây hại của chúng cũng chỉ nằm ở mức độ hại nhẹ khoảng 1-3% và được xếp vào mức độ phân cá thể. Hình 4.13: Một số sâu hại lá keo phổ biến B. Kỹ thuật phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại. 1. Các biện pháp chung tại vườn ươm Các biện pháp kỹ thuật canh tác ở vườn ươm nhằm cải thiện điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây hay nói cách khác là cải thiện hệ sinh thái của cây, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây, gây bất lợi cho sự phát sinh phát triển của vật gây bệnh. Gieo ươm đúng thời vụ: tránh gieo ươm vào mùa sâu bệnh hại phát triển, đối với cây keo tai tượng thời vụ gieo trồng thích hợp nhất là tháng 9- 10. Không gieo ươm trên lập địa thoát nước kém, bị úng ngập trong mùa mưa vì ở điều kiện ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. vườn ươm phải có nguồn nước tưới tiêu đầy đủ phục vụ cho việc tưới cây và chăm sóc cây con đảm bảo cho cây con được cung cấp đủ nước để sinh trưởng, phát triển tốt. loại đất phù hợp để gieo ươm keo tai tượng là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất hơi chua (pH từ 4,5-5).
  42. 34 Không gieo ươm với mật độ quá cao ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây con. Mật độ cao dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, cây trồng ít nhận được ánh sáng, sinh trưởng kém dẫn đến bệnh hại xâm nhập. mật độ gieo thích hợp của keo tai tượng là 1kg hạt gieo trên 10-15m2 đất. 2. Bệnh lở cổ rễ cây Keo tai tượng. + Loại thuốc: SUNPHAT Đồng 98% (Dùng pha chế dung dịch BOREAUX) + Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ: Pha 01 gói (20g) cho bình 16-20 lít nước. Phun 400-600 lít thuốc pha/ha. Phun ướt đều trên cây và vùng gốc rễ, thời gian cách ly 2 ngày: Hình 4.14: Hìnhpha chế dung dịch bordeaux 3. Bệnh phấn trắng lá keo tai tượng - Loại thuốc: Anvil 5sc, là sản phẩm của công ty thuộc tập đoàn Syngenta hoặc Daconin 75WP. - Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ :
  43. 35 + Thời điểm phun trong ngày: phun vào ban đêm (từ 16h ngày hôm trước đến 9h sáng ngày hôm sau). Do thời điểm này thời tiết thường lặng gió nên tiến độ phun tăng gấp đôi so với trước (25 – 30 ha/ngày). Hình 4.15: Dùng loại thuốc AnVil 5SC và Daconil 75WP + RidomiGold + Liều lượng, nồng độ phun: thuốc sử dụng: Anvil 5SC nồng độ 0,2 – 0,3% kết hợp với chất bám dính (1 lít/ha). + Cách pha phun: Pha 10ml cho 1 bình 10 lít nước, phun 2 bình cho 1 sào (360m2) + Lượng nước pha phun: 400-600 lít/ha, phun khi bệnh mới xuất hiện 5-10%, nếu bệnh nặng có thể phun nhắc lại sao 7-10 ngày. + Thời gian cách ly: 7 ngày. Lưu ý: Có thể trộn chung 2 loại thuốc trên tăng hiệu quả chữa bệnh lên rõ rệt. 4. Sâu hại lá - Thường xuyên vệ sinh vườn ươm sạch cỏ tránh nơi trú ẩn của các loài sâu hại trong vườn ươm. có thể tác động bằng cách thường xuyên kiểm tra và
  44. 36 bắt giết sâu nếu số lượng sâu lây lan quá nhiều thì cần phun thuốc trừ sâu bằng một số loại thuốc hóa học. - Loại thuốc : RiDoMiGold 68WG Công ty TNHH syngenta Việt Nam - Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ : Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân. Hình 4.16: Hình ảnh loại thuốc ABATIMEC 3.6EC và thuốc trừ sâu KARATIMEC Gold 2EC 4.3. Đánh giá tỉ lệ sông cây con và xác định tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng 4.3.1. Tỷ lệ sống của cây con theo thời gian Sau khi gieo ươm thường xuyên theo dõi để đánh giá tỉ lệ sống để tra dặm kịp thời, đặc biệt lần đo cuối cùng sau khi tỉa, dặm, kết quả đánh giá làm cơ sở cho xác định được số lượng cây con trong hồ sơ biên bản thẩm định để cấp chứng chỉ lô cây con xuất vườn.
  45. 37 Kết quả được theo dõi sau gieo ươm 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày và lần cuối (sau khi tỉa dặm). Kết quả mô tả theo biểu đồ 4.13 như sau: 100% 95% 90% 80% 73% 70% 60% 47% 50% 40% 31% tỉ lệ sống tỉ lệ sống(%)lệ tỉ 30% 20% 10% 0% Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 lần điều tra Hình 4.17: Tỷ lệ sống qua các lần đánh giá 4.3.2. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng Vườn ươm sau 4-6 tháng cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn, cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn có đầy đủ các tiêu chuẩn sau: Biên bản kiểm tra của cơ quan nhà nước (sở NN & PTNT về chi cục kiểm lâm) - Tiêu chuẩn Doo ≥ 0.25cm, Hvn ≥ 30cm, kích thước túi bầu 7x12cm - 15-30 ngày trước khi cây xuất vườn thì tiến hành đảo bầu xén rễ, trước khi đảo bầu phải tưới ẩm cho bầu đất rồi mới tiến hành đảo bầu. Chọn bầu cây đạt tiêu chuẩn để trồng xếp riêng, loại bỏ bầu cây không đạt tiêu chuẩn. Trên một luống xếp bầu cây theo thứ tự từ cây to đến nhỏ dần sang một bên theo chiều ngang. - Kĩ thuật xếp cây vào túi vận chuyển đến nơi trồng rừng * Bước 1: Tưới nước + Yêu cầu: tưới cho luống cây trước 1/2 đến 1 ngày + Lượng nước tưới 4 – 5 l/m2 * Bước 2: Bứng cây
  46. 38 + Thao tác: Tay không thuận đỡ bầu, tay thuận cầm bay, ấn một lực mạnh dưới đáy bầu rồi đẩy nhẹ lên, lấy bầu ra khỏi luống + Yêu cầu: Tránh làm tổn thương đến cây, vỡ bầu - Vận chuyển cây, xếp cây + Nếu chuyển thủ công Xếp cây vào túi nilon: cây giống được xếp vào túi nilon loại 5 cân, mỗi túi xếp 50 cây Keo, mỗi túi xếp làm 3 lớp cây, mỗi lớp cây xếp thành 3 hàng, mỗi hàng xếp 6 cây, lớp cây cuối cùng xếp thêm 2 cây lẻ. Yêu cầu xếp cây đúg kỹ thuật theo từng lớp từng hàng thì cây không bị dập nát, gẫy ngọn và kiểm soát được lượng cây đem trồng Hình 1.18: xuất cây ra khỏi vườn ươm 4.4. Bài học kinh nghiệm Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên trong từ tháng 12/17 đến tháng 5 năm 2018 tôi đã học được các kỹ thuật để gieo ươm và chăm sóc một vườn ươm cây keo tai tượng như sau: - Kỹ thuật làm đất đóng bầu, xếp bầu và tạo luống để gieo ươm cây Keo tai tượng. Đất đóng bầu phải là đất ở dưới tán rùng tầng B, bầu phải được
  47. 39 xếp sole nhau để hạn chế các khe hở bầu và chặt bầu hơn, tạo luống có chiều rộng phù hợp từ 0,8-1m để thuận tiện chăm sóc cây con. - Kỹ thuật xử lý hạt giống cây Keo tai tượng trước khi đem gieo vào bầu để hạt có tỉ lệ nảy mầm tốt nhất - Kỹ thuật tra hạt Keo tai tượng: Cách tra hạt, số hạt /bầu. - Kỹ thuật chăm sóc cây con Keo tai tượng, các biện pháp canh tác như: tưới nước, nhổ cỏ, xới đất, bón phân, tỉa thưa, kỹ thuật đảo bầu. - Kỹ thuật theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại, các loại sâu bệnh hại chính, các biện pháp phòng trừ và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại. - Kỹ thuật xác định cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn, xếp cây, vận chuyển cây đến nơi trồng rừng - Học được cách xây dựng hồ sơ nguồn gốc cây giống, thủ tục hợp pháp để kinh doanh cây con giống trên thị trường
  48. 40 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian điều tra và theo dõi thành phần loại bệnh hại Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã thu được kết quả như sau. * Thực hiện các bước quy trình thực hiện gieo ươm - Nguồn gốc hạt giống cây Keo tai tượng nhập Úc được gieo tai vườn ươm có chứng nhận nguồn gốc lô hạt giống số 282_6270 ngày 03/10/2017 - Kĩ thuật đóng bầu gieo ươm, bầu ươm được đóng trước khi gieo hạt 10-15 ngày, vỏ bầu được làm bằng Polyetylen màu đen, cỡ bầu 7x12cm, loại đất sử dụng đóng bầu là đất dưới tán rừng có phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. - Kĩ thuật ngâm ủ hạt giống, hạt giống được ngâm với nước sôi 100 độ với lượng nước gấp đôi hạt, ngâm cho tới khi nước nguội và rửa bằng nước sạch rồi ủ trong bảo tải hoặc túi vải, sau 10-12 giờ rửa chua bằng nước lã - Kĩ thuật tra hạt vào bầu, hạt sau khi được ngâm ủ chọn những hạt nhú mầm, đạt tiêu chuẩn thì đem ra tra hạt * Thực hiện chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm * Kĩ thuật theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại cây con trong giai đoạn vườn ươm; Điều tra và phát hiện được một số loại bệnh hại Keo tai tượng phổ biến và mức độ hại trung bình của các loại bệnh hại qua các lần điều tra như sau: • Bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng có mức độ hại cao phân bố ở mức (>25% Đều). • Bệnh lở cổ rễ cây Keo tại tượng có mức độ hại vừa phải, phân bố ở mức cá thể. • Bệnh sâu hại lá cây Keo tai tượng cũng ở mức nhẹ vừa phải, phân bố trong ở mức cá thể.
  49. 41 Qua quá trình sử dụng thuốc hóa học và đánh giá hiệu quả khi sử dụng các biện pháp phòng trừ: • Đối với bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng loại thuốc cho kết quả cao nhất là AnvilR 5sc + Daconil 75 WP. Đối với bệnh lở cổ rễ và bệnh sâu hại lá ta sử dụng loại thuốc Boocdo. Ngoài ra cần chú ý các biện pháp khác hỗ trợ phòng trừ sâu bệnh hại như: Biện pháp canh tác ở vườn ươm (Gieo ươm đúng thời vụ, Che nắng cho cây con, chăm sóc, bón phân, chống rét ) • Biện pháp cơ giới vật lý: Thường xuyên theo dõi, tiêu hủy cây bị bệnh, bắt giết 1 số loài sâu ăn lá * Học được kinh nghiệm về sản xuất 1 loại cây con cụ thể và các thủ tục, điều kiện để xuất vườn cây con giống theo quy định hợp pháp. 5.2. Đề nghị Hiện nay trên địa bàn Thái Nguyên loài Keo được trồng chính với diện tích lớn. Để góp phần cho việc sản xuất giống đạt hiệu quả và chất lượng cây con được nâng cao thì việc chăm sóc, điều tra, theo dõi bệnh hại để phát hiện sớm giảm thiểu tổn thất do bệnh hại gây ra. Điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh, nghiên cứu quá trình phát sinh phát triển để đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp. Cần tiếp tục đưa ra những đề tài nghiên cứu sâu, rộng hơn về bệnh hại ở nhiều vùng, nhiều địa phương khác. Cần có đầy đủ dụng cụ để phục vụ cho việc nghiên cứu thuận tiện và chính xác hơn. Đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiêu đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt
  50. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Kim Tuyến (2000), Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, “Thử nghiệm một số loại thuộc hóa học phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo” tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 2. Trương Thị Hạnh (2012), Đề tài tốt nghiệp-Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, “Điều tra thành phần bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. 3. Ngô Thị Hợi (2011), Đề tài tốt nghiệp- Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, “Điều tra thành phần bệnh hại cây con tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. 4. Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão (2001), “Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp”.NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Nguồn giống cây trồng Nam bộ 6. Nguyễn Thế Nhã,Trần Văn Mão (2001), “Kĩ thuật chăm sóc cây keo”.NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 7. Đào Hồng Thuận (2008), Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp,“Điều tra thành phần bệnh hại cây con và chăm sóc cây con” 8. Phạm Quang Thu, “Nghiên cứu quy trình gieo ươm keo tai tượng ở Lâm trường Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng” 9. Kiều Thị Lan, Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh hại Keo tai tượng giai đoạn vườn ươm” 10. Trần Văn Mão (1997), “Kỹ thuật theo dõi và phòng trừ sâu bệnh trong giai đoạn vườn ươm”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Thế Nhã. “Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 12. Trần Công Loanh (1992), “Kỹ thuật chăm sóc Keo tai tượng giai đoạn vườn ươm”, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Xuân Mai, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
  51. Phụ lục 01 CÂU HỎI PHỎNG VẤN Người phỏng vấn: Thời gian: Người được phỏng vấn: Năm sinh: Địa chỉ: .Kết quả: . 1. Nguồn gốc hạt giống được lấy ở đâu? 2. Hạt được xử lý trước khi gieo như thế nào? 3. Thời điểm xử lý? 4. Kĩ thuật tra hạt như thế nào? 5. Kĩ thuật tra dặm cây con làm như thế nào? 6. Kĩ thuật chăm sóc, bón phân qua lá được tiến hành ra sao? 7. Kĩ thuật đảo bầu được làm như thế nào? 8. Kĩ thuật điều tra và đánh giá sâu, bệnh hại cây con? 9. Kĩ thuật phòng trừ sâu bệnh hại được tiến hành vào thời điểm nào? Ra sao? 10. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn Người phỏng vấn Người được phỏng vấn
  52. Phụ lục 02 HỒ SƠ THEO DÕI TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP Loài cây: .Nguồn gốc lô hạt: Phương pháp nhân giống: Luống Luống Luống Luống Luống Luống TT Thông tin chính thứ thứ thứ thứ thứ thứ 1 Thời gian đóng bầu 2 Số lượng bầu/ luống 3 Ngày tra hạt 4 Ngày nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (5 ngày/ 10 5 ds/ 15ds) %, lần cuối 6 Ngày dặm lần . 7 Ngày dặm lần . 8 Ngày dặm lần 9 Ngày đảo bầu Sâu bệnh hại và xử lý thuốc 10 lần 1
  53. Luống Luống Luống Luống Luống Luống TT Thông tin chính thứ thứ thứ thứ thứ thứ + Loại sâu (Thuốc xử lý) + Loại bệnh (Thuốc xử lý) Sâu bệnh hại và xử lý thuốc 11 lần 2 + Loại sâu (Thuốc xử lý) + Loại bệnh (Thuốc xử lý) 12 Chăm sóc, bón thúc lần 1 13 Chăm sóc, bón thúc lần 2 Cán bộ vườn ươm