Khóa luận Rủi ro tín dụng - thực trạng và giải pháp hạn chế tại BIDV chi nhánh tỉnh An Giang

pdf 96 trang thiennha21 25/04/2022 5960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Rủi ro tín dụng - thực trạng và giải pháp hạn chế tại BIDV chi nhánh tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_rui_ro_tin_dung_thuc_trang_va_giai_phap_han_che_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Rủi ro tín dụng - thực trạng và giải pháp hạn chế tại BIDV chi nhánh tỉnh An Giang

  1. CHÂU THẢO DUYÊN RỦI RO TÍN D NG – THỰC TR NG VÀ GIẢI PHÁP H N CHẾ T I BIDV CHI NHÁNH TỈNH AN GIANG KHÓA LUẬN T T NGHI P CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ S : 52340201
  2. CHÂU THẢO DUYÊN RỦI RO TÍN D NG – THỰC TR NG VÀ GIẢI PHÁP H N CHẾ T I BIDV CHI NHÁNH TỈNH AN GIANG KHÓA LUẬN T T NGHI P CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ S : 52340201 NG DẪN KHOA H C TS. LÊ THỊ
  3. i TÓM TẮT Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là ngân hàng đƣợc thành lập sớm nhất ở Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chính là huy động vốn của dân, vốn ngân sách nhà nƣớc để cho vay đầu tƣ phát triển, xây dựng, bổ sung vốn kinh doanh, xuất – nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ và mảng dịch vụ ngân hàng . Với thế mạnh về nguồn giá rẻ, tiềm lực tài chính mạnh nên BIDV rất chứ trọng đến công tác cho vay nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên việc đẩy mạnh dƣ nợ tín dụng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc suy thoái, khủng hoảng. Điều này này tạo ra những ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, một số bị chiếm dụng vốn nên không có khả năng trả nợ vay khi đến hạn. Đề tài “ Rủi ro tín dụng – Thực trạng và giải pháp hạn chế tại ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang” sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực rủi ro tín dụng tại BIDV tỉnh An Giang và các ngân hàng thƣơng mại. Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp trọng yếu nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, đồng thời cũng kiến nghị đến Chính phủ, ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và BIDV một số vấn đề nhằm hỗ trợ các giải pháp cho các ngân hàng thƣơng mại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.
  4. ii ABSTRACT In the field of banking, credit activity is always the most important activity, it not only helps the bank bring the revenue source mainly from 60-80% of income source but also encounters many risks, threats to the safety and prestige of the bank. At any commercial bank, the effectiveness of credit activities is always given top priority. In order to improve the effectiveness of these activities, credit risk is a problem that is always taken care by managers of Vietnamese commercial banks. As a result, credit risk reduction is becoming ever more crucial. Vietnam is gradually integrating into the global market economy with the announcement to further promote trade liberalization, sustainable growth and support for globalization. Vietnam has achieved many positive results in international economic integration. International economic integration together with efforts to reform the investment and business environment that has stepped up Vietnam’s position in the international market and attracted investors. The role of the commercial banking system in Vietnam is identified as one of the important financial services sectors that strongly support this integration process. However, there are many potential risks in terms of credit quality faced by the fluctuations of the world market. According to the statistic at 15 banks including BIDV, VPBank, VietinBank, Sacombank, Vietcombank, HDBank, MBBank, ACB, Techcombank, LienVietPostBank, Eximbank, VIB, TPBank and NCB show that at the end of 2017, BIDV had the highest bad loan with nearly 14,000 billion VND. In particular, although potential loss loan was likely to decrease more than 1.7 trillion VND, it was still at a high level of 5.200 billion VND. Bad loan ratio was 1.61%, going down slightly compared with 1.99% at the beginning of the year. Vietnam’s economy is facing the ever-change economy, so the situation is set that it has to change and find the best solutions to minimize credit risk at BIDV in general and at Joint Stock Commercial Bank Investment and Development of Vietnam - An Giang Branch in particular.
  5. iii That is why I decided to choose the topic "Credit risk - Current situation and solutions at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - An Giang Branch" for my thesis of banking and financial major. Wishing to broaden own theories, approach to research on credit risk management and initially propose some solutions to improve credit risk management in BIDV An Giang contribute the development of credit activities in the context of integration. The topic of the thesis is mentioned some basic issues of the theories on credit risk of commercial banks, the assessment of the credit quality of BIDV An Giang through the analysis, comparison of indicators reflecting credit quality. From the analysis of the current situation, I can assess the business activities of the bank as well as propose solutions to improve credit risk activities at the Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - An Giang Branch in the coming time. The subject of the thesis is based on the necessity of research, the subject will focus on theoretical and practical issues of credit risk in order to provide solutions to improve credit risk operations at the Bank for Investment and Development of Vietnam - An Giang Branch (BIDV An Giang). The scope of the research is set in the context of the complex global environment. The Vietnamese economy continues revealing signs of vulnerability by strong fluctuations of market that affects significantly on banks in Vietnam. Therefore, in this thesis, study period of the thesis is three yeaars period from 2015 to 2017 and focuses on analyzing indicators reflecting the credit risk such as debt repayment capability, group debt classification, bad loan ratio, loan classification, provision for loan losses, risk provisions / total outstanding loans, rogue / bad loan, etc The research methodology of the thesis includes the following methods: First of all, the research process of the topic "Credit Risk - Current situation and solutions at the Bank of Vietnam Viet Nam Investment and
  6. iv Development Joint Stock Company - An Giang Branch " is the historical method in the research. This means that the thesis inherits the research achievements and statistical material of the previous authors in scientific journals, specialized books and legal documents related to the topic. This makes it easy to aggregate database, give evidence and analyze the conclusions in both depth and width. From the theoretical to the pratical, we have seen the achievements and limited aspects of credit risk of BIDV An Giang and simultaneously offer specific solutions to contribute reducing credit risk at BIDV An Giang in next time. Second, the descriptive statistics method: The topic uses secondary data sources from statistical reports to describe the current situation of credit risk of BIDV An Giang for three years period from 2015 to 2017 as well as assess the analysis of factors affecting credit risk in specific conditions and time. Third, the logical method: The topic bases on the experience of credit risk management in commercial banks in the world, after that drawing lessons learned for BIDV An Giang during systematization. The thesis analyses the current situation of credit risk impacting on production and business activities to give specific assessments. Topics also give views, directions and propose effective solutions. Other methods such as comparative method, analytical method during the study and evaluation are also used. The thesis is divided into 3 chapters (not including the introduction and conclusion of the thesis): Chapter 1: Theoretical bases for credit, credit risk of commercial banks. Chapter 2: Credit risk management situation at BIDV An Giang Branch. Chapter 3: Solutions to improve credit risk management at BIDV An Giang Branch.
  7. v LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Sinh viên thực hiện Châu Thảo Duyên
  8. vi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hƣớng dẫn là Cô TS. Lê Thị Anh Đào đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trƣờng Đại Học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trƣờng. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng vững chắc cho quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, mà c n là hành trang vô c ng quý báu cho công việc của tôi trong tƣơng lai. Xin gửi lời cám ơn đến các Cô, Chú, Anh, Chị công tác tại Ngân hàng Thƣơng mại Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ cũng nhƣ là cung cấp thông tin tài liệu để tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành tốt nhất có thể song cũng không tránh khỏi sự sai sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý, nhận xét của quý Thầy Cô để tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện Châu Thảo Duyên
  9. vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động quan trọng nhất, nó giúp ngân hàng mang lại nguồn thu chủ yếu nhƣng cũng gặp không ít rủi ro, đe dọa đến sự an toàn và uy tín của ngân hàng. Tại bất cứ NHTM nào hiệu quả của hoạt động tín dụng cũng luôn đƣợc quan tâm hàng đầu. Để nâng cao đƣợc hiệu quả của hoạt động trên thì rủi ro tín dụng – là một vấn đề luôn đƣợc các nhà quản trị của các NHTM Việt Nam lƣu tâm. Chính vì vậy, vấn đề giảm thiểu rủi ro tín dụng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hểt. Hiện nay, Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập sâu vào nền kinh tế thị trƣờng toàn cầu. Với tuyên bố tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại đầu tƣ, tăng trƣởng bền vững và ủng hộ toàn cầu hóa. Thì hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc xác định là một trong những ngành dịch vụ tài chính quan trọng hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình hội nhập này, tuy nhiên trong đó vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn về chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ phải đối mặt trƣớc những biến động của thị trƣờng thế giới. Theo thống kê tại 15 ngân hàng gồm BIDV, VPBank, VietinBank, Sacombank, Vietcombank, HDBank, MBBank, ACB, Techcombank, LienVietPostBank, Eximbank, VIB, TPBank, NCB cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2017 thì BIDV hiện là ngân hàng có lƣợng nợ xấu cao nhất với gần 14.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tuy đã giảm hơn 1.700 tỷ đồng nhƣng vẫn ở mức khá cao là 5.200 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu còn 1,61%, giảm nhẹ so với 1,99% hồi đầu năm. Vì vậy, đứng trƣớc sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thì thực trạng đặt ra là phải thay đổi và tìm ra các giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng tại BIDV nói chung và tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang nói riêng. Đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Rủi ro tín dụng – Thực trạng và giải pháp hạn chế tại Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang” để làm khóa luận tốt nghiệp ngành Tài chính-Ngân hàng.
  10. viii 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài đề cập một số vấn đề cơ bản của cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của NHTM, đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng của BIDV An Giang thông qua việc phân tích, so sánh các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng. Từ cơ sở phân tích thực trạng trên, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đồng thời đƣa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu: Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận sẽ tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng nhằm đƣa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang (BIDV An Giang). Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc đặt trong bối cảnh phức tạp của môi trƣờng toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thƣơng trƣớc các cú sốc cũng nhƣ là những biến động mạnh mẽ ảnh hƣởng đến các ngân hàng tại Việt Nam. Vì vậy, trong khóa luận này, thời gian nghiên cứu rủi ro tín dụng của BIDV An Giang là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 và tập trung phân tích các chỉ tiêu phản ảnh về rủi ro tín dụng liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng, phân loại nhóm nợ, dự ph ng b đắp tổn thất của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, phân loại nợ, dự phòng rủi ro, tỷ lệ dự phòng rủi ro/tổng dƣ nợ, tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ xấu, vv 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Cơ sở xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của đề tài phân tích "Rủi ro tín dụng – Thực trạng và giải pháp hạn chế tại Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang” là phƣơng pháp lịch sử trong nghiên cứu. Nghĩa là kế thừa những thành quả nghiên cứu và tƣ liệu thống kê của các tác giả đã thực hiện trƣớc đây trong các đề tài đã công bố, các tài liệu khoa học
  11. ix trên các tạp chí khoa học, chuyên ngành và các văn bản pháp quy liên quan đến đề tài. Điều đó giúp việc nghiên cứu xác định mối quan hệ tổng hợp các số liệu để đƣa ra những minh chứng, phân tích kết luận theo chiều rộng lẫn chiều sâu, đi từ các cơ sở lý thuyết đến thực tiễn từ đó thấy đƣợc những thành tựu đã đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế về rủi ro tín dụng của BIDV An Giang và đồng thời đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại BIDV An Giang trong thời gian tới. Phƣơng pháp thống kê mô tả: Đề tài sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo thống kê, nhằm mô tả thực trạng về rủi ro tín dụng của ngân hàng BIDV An Giang trong khoảng thời gian từ 2015 - 2017, từ đó tổng hợp đánh giá phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong những điều kiện, thời gian cụ thể. Phƣơng pháp logic: Trên cơ sở lý luận về kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng BIDV An Giang trong thời gian đƣợc hệ thống hóa; đề tài phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đƣa ra những đánh giá cụ thể. Đề tài đƣa ra những quan điểm, định hƣớng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu. Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích trong quá trình nghiên cứu, đánh giá. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh An Giang Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh An Giang
  12. x MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt Danh mục sơ đồ, bảng và hình CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 3 1.2.1. Khái niệm 3 1.2.2. Đặc điểm hoạt động tín dụng của NHTM 3 1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng 5 1.3. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 9 1.3.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng 9 1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng 10 1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 14 1.3.4. Tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội 19 1.3.5. Một số phƣơng pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 21 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 28 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH AN GIANG 29 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIDV CHI NHÁNH AN GIANG 29 2.1.1. Tổng quan về BIDV 29 2.1.2. Giới thiệu về BIDV – Chi nhánh An Giang 32 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV AN GIANG 36 2.2.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng 36 2.2.2. Công tác quản lý rủi ro tín dụng 47
  13. xi 2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh An Giang 54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 60 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH AN GIANG 61 3.1. VIỄN CẢNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ TỈNH AN GIANG TRONG TRONG THỜI GIAN TỚI 61 3.1.1. Những thánh thức và cơ hội 61 3.1.2 .Mục tiêu, định hƣớng kinh doanh của BIDV từ 2018 đến 2025 62 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV AN GIANG 64 3.2.1. Nâng cao chất lƣợng thẩm định, quản lý giải ngân, thu nợ và giám sát khoản vay64 3.2.2. Tăng cƣờng công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ 67 3.2.3. Kiểm soát chặt chẽ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 68 3.2.4. Kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh và tận thu nợ tồn đọng 69 3.2.5. Nâng cao quản lý và phòng ngừa rủi ro tác nghiệp 70 3.2.6. Thực hiện tốt chính sách nhân sự làm công tác tín dụng 71 3.2.7. Đẩy mạnh công tác huy động vốn 72 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 73 3.3.1. Đối với BIDV 73 3.3.2. Đối với NHNN tỉnh An Giang 75 3.3.3. Đối với trung tâm tín dụng 76 3.3.4. Đối với Chính phủ 76 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 78 KẾT LUẬN CHUNG 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 80
  14. xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BCTC Báo cáo tài chính BIDV Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng CIC Kênh thông tin tín dụng CIF Quản lý thông tin cơ bản của khách hàng DPRR Dự phòng rủi ro ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HĐQT Hội đồng quản trị NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc QĐ Quyết định QHKH Quan hệ khách hàng QLRR Quản lý rủi ro QTTD Quản trị tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng SIBS Hệ thống corebanking Silverlake SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSĐB Tài sản đảm bảo VND Đồng Việt Nam XHTD Xếp hạng tín dụng
  15. xiii DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng 10 2 Sơ đồ 1.2 Các hình thức rủi ro tín dụng 12 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng BIDV - Chi nhánh 3 Sơ đồ 2.1 32 An Giang DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard 1 Bảng 1.1 22 & Poor Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang 2 Bảng 2.1 34 từ 2015 - 2017 Dƣ nợ phân theo kỳ hạn trong giai đoạn 2015 - 3 Bảng 2.2 36 2017 Dƣ nợ phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn 4 Bảng 2.3 37 2015 - 2017 Dƣ nợ phân theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 5 Bảng 2.4 40 2015 - 2017 Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn trong giai đoạn 6 Bảng 2.5 42 2015 - 2017 Tình hình nợ xấu phân theo kỳ hạn trong giai đoạn 7 Bảng 2.6 43 2015 - 2017 Dƣ nợ nợ xấu phân theo thành phần kinh tế từ năm 8 Bảng 2.7 44 2015 - 2017 Dƣ nợ xấu phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn 9 Bảng 2.8 45 2015 - 2017 10 Bảng 2.9 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ 48 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Biểu đồ Nội dung Trang Kết quả kinh doanh của BIDV An Giang năm 1 Đồ thị 2.1 34 2015-2017
  16. 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn thành kinh tế thị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm bao gồm cả trong nước lẫn ngoài nước về NHTM như Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED thì bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gởi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (nhu bằng cách viết Sec hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại, cho vay cá nhân – hộ gia đình sẽ được xem là một ngân hàng. Theo đạo luật ngân hàng của Pháp (1941): Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Hay khái niệm NHTM của Luật Ngân hàng (Đan Mạch, 1930) căn cứ vào sự kết hợp với đối tượng hoạt động: “Những Ngân hàng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, bảo hiểm, ”. Theo Giáo sư Peter.S.Rose thì ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
  17. 2 Còn ở Việt Nam, theo Điều 20 khoản 2 và 7 Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 12/12/1997 định nghĩa Ngân hàng thương mại như sau: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Và theo quy định tại điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010 định nghĩa là “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Theo PGS. TS. Phan Thị Cúc (2008) thì NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức tín dụng được thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh tế, tiêu dùng cho xã hội. Theo PGS. TS Nguyễn Minh Kiều (2012) thì NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tóm lại, qua các định nghĩa trên thì có thể khái quát lại khái niệm về ngân hàng thương mại như sau ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian có khả năng thực hiện toàn bộ các dịch vụ tài chính ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động của NHTM với mục tiêu hoàn toàn vì lợi nhuận. NHTM là loại hình hoạt động mạnh nhất và đóng vai trò chủ đạo trong hoạt đông kinh doanh tiền tệ hiện nay, nó giữ một vị trí quan trọng nền kinh tế. Nhờ NHTM mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế nhằm phát triển kinh tế xã hội.
  18. 3 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm Có nhiều loại tín dụng, như là tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và tín dụng ngân hàng. Trong đó, theo Hồ Diệu (2009) thì tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) đã đưa ra khái niệm tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bẳng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp cụ khác. Theo Trần Huy Hoàng (2010) thì tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại qua các hình thái xã hội khác nhau. Hiểu một cách thông thường nhất, tín dụng là vay mượn. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) thì tín dụng, theo tiếng Latinh gọi là creditium, tiếng Anh gọi là credit, có nghĩa là sự vay mượn. Về mặt tài chính, tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Từ việc tham khảo các khái niệm trên tác giả rút ra khái niệm về tín dụng : tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Khoản chi phí này còn được gọi là lợi tức tín dụng. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động tín dụng của NHTM Thực chất tín dụng ngân hàng là một quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và người đi vay, mối quan hệ này được biểu hiện với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng mà ngân hàng chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về ngân hàng với lượng giá trị lớn hơn lúc ban đầu.
  19. 4 Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) thì tín dụng ngân hàng có đặc điểm của tín dụng nói chung như tín dụng là có lòng tin, tính thời gian, tính hoàn trả, tiềm ẩn rủi ro cao và cam kết hoàn trả vô điều kiện. Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng múc đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Đây là đặc điểm quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo. Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính hoàn trả. Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động. Để xác định thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời hạn nguốn vốn của mình và quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Nếu ngân hàng có nguồn vốn dài hạn ổn định, thì có thể cấp được nhiều tín dụng dài hạn; ngược lại, nếu nguồn vốn không ổn định và kỳ hạn ngắn, mà cấp nhiều tín dụng dài hạn thì sẽ gặp rủi ro thanh khoản. Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả gốc mà phải cả lãi. Nếu không có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay. Khoản lãi phải bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc đánh giá độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó. Vì luôn tồn tại thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo dức. Ngoài ra việc thu hồi tín dụng phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thiên tai Khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến kho khăn trong việc trả nợ điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng.
  20. 5 Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh, trong đó bên đi vay (và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn. Tóm lại, một mối quan hệ tín dụng được coi là hoàn hảo nếu được thực hiện với đầy đủ các đặc điểm trên, nghĩa là người vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi vay cho ngân hàng đúng thời gian cam kết trong hợp đồng tín dụng. 1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng Kinh tế thị trường càng phát triển, xã hội càng hiện đại, thì nhu cầu của con người càng trở nên phong phú và đa dạng, khiến cho các dịch vụ phục vụ con người cũng trở nên phong phú và đa dạng theo. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng, ngân hàng luôn phải nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phù hợp, điều này khiến cho tín dụng ngân hàng trở nên đa dạng như ngày nay. Để có cái nhìn tổng quan về các loại tín dụng, theo Nguyễn Văn Tiến (2010) tín dụng gồm các loại như sau: Căn cứ vào hình thức tín dụng Cho vay là việc ngân hàng cho khách hàng một khoản tiền để khách hàng sử dụng vào mục đích và thời gian theo thỏa thuận của đôi bên với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, bao gồm cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn (Đồng tài trợ), cho vay luân chuyển. Chiết khấu là nếu các giấy tờ có giá (trái phiếu, thương phiếu ) chưa đáo hạn thì ngân hàng có thể cấp cho khách hàng một khoản tiền bằng mệnh giá của giấy tờ có giá trừ đi lãi chiết khấu và phí hoa hồng. Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Phân theo mục tiêu có loại bảo lãnh như sau: bảo lãnh
  21. 6 dự thấu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán. Cho thuê tài chính là việc ngân hàng tự bỏ tiền ra mua tài sản cố định cho khách hàng thuê với những điều kiện nhất định và thơi hạn cam kết sao cho ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê và có lãi. Hết hạn thuê,khách hàng có thể mua lại tài sản đó. Các hình thức cấp tín dụng khác như thẻ ghi nợ, bao thanh toán, L/C, Căn cứ vào mục đích tín dụng Tín dụng bất động sản là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản. Với tín dụng ngắn hạn cho xây dựng nhỏ và sửa chữa nhà cửa và tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại. Tín dụng công thương nghiệp là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả thuế và chi trả lương. Tín dụng nông nghiệp là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng, chăn nuôi gia súc. Tín dụng tiêu dùng là khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như ô tô, nhà, laptop, di động, trang thiết bị trong nhà, cho vay du học Tín dụng đầu tư tài chính là các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp mua chứng khoán, vàng. Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp như bổ sung ngân quỹ, ứng trước tiền hàng, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, duy trì hàng tồn kho hay dùng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng các nhân và hộ gia đình. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi ro về lãi suất, lạm phát cũng như sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường, vì thế lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác.
  22. 7 Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm, được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng trung hạn còn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành lập. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, thường được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất ), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển, sân bay, ), cải tiền và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hjan thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều liền theo tiến độ dự án. Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài thì những biến động không đự tính có thể xảy ra càng lớn. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm Tín dụng có bảo đảm là loại tín dụng có tài sản cấm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của người thứ ba. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng không đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản đảm bảo hoặc phải có người bảo lãnh. Tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính (dòng tiền) của con nợ thiếu hụt, do lo sợ phát mại tài sản đã tạo ra áp lực buộc con nợ phải trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Tín dụng không có bảo đảm là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của người thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho khách hàng truyền thống, có hệ số tín nhiệm cao và số tiền tiền vay không lớn. Căn cứ vào chủ thể vay vốn Tín dụng doanh nghiệp (Tín dụng bán buôn) được gọi là bán buôn vì những doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn. Tuy nhiên những khoản cho vay danh nghiệp nhỏ và vừa thường không lớn thì vẫn thuộc bán lẻ.
  23. 8 Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (Tín dụng bán lẻ) được gọi là bán lẻ vì những cá nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh hộ gia đình. Tín dụng cho các định chế tài chính đây là khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. Những khoản đi vay này trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay, nên chúng có thể dùng để trả nợ hay cho vay lại. Căn cứ vào phƣơng thức hoàn trả nợ vay Tín dụng hoàn trả nhiều lần là loại tín dụng áp dụng cho những khoản vay lớn và thời hạn dài. Tín dụng trả góp là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay định kỳ thành khoản bằng nhau, thường dùng trong mua nhà trả góp. Tín dụng không có thời hạn cụ thể: ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào với điều kiện phải báo trước cho ngân hàng. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng Tín dụng bằng tiền là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền. Tín dụng bằng tiền gọi là cho vay. Chiết khấu cũng là hình thức cho vay bằng tiền nhưng dưới hình thức mua bán giấy tờ có giá. Tín dụng bằng tài sản là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản. Hình thức tín dụng này này chính là cho thuê tài chính. Tín dụng bằng uy tín là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín. Hình thức tín dụng này chính là bảo lãnh ngân hàng. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng Tín dụng ngân hàng trực tiếp là hình thức tín dụng, trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng. Tín dụng ngân hàng gián tiếp là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian như tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể.
  24. 9 1.3. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 1.3.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng (RRTD) là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có RRTD. Theo thống kê RRTD chiếm từ 70-80% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có RRTD cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Theo Trần Huy Hoàng (2010) thì rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn. RRTD được hiểu là loại rủi ro phát sinh tronng quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng theo hợp đồng. Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có khả năng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Anthony Saunders – Helen Lange (1996) định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn. Timothy W.Koch (1995) lại cho rằng: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn, có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.
  25. 10 Còn theo Henic Van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic (2003) thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín đụng tức là việc chi trả bị trì hoãn hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng. Như vậy, có thể nói rằng RRTD có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng Theo Trần Huy Hoàng (2010) phân loại rủi ro tín dụng bằng cách căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng. Với phân loại theo nguyên nhân phát sinh thì RRTD được phân chia thành các loại sau: Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
  26. 11 Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên ngân nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Còn theo Nguyễn Minh Kiều (2012) thì rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hành ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng, nó phát sinh sai sót ở các khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng cho vay, hoặc phát sinh do sơ hở ở khâu đảm bảo và những cam kết trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. Đầu tiên, rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để đưa ra quyết định cho vay. Tiếp theo là rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSĐB. Cuối cùng, rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. Rủi ro danh mục là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Với rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. Còn rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng được phân chia thành hai loại là rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn và rủi ro do không có khả năng trả nợ. Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn) là khi thiếp lập
  27. 12 mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoảng thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, những tổn thất xảy ra trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn. Rủi ro do không có khả năng trả nợ là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng đi vay đã mất khả năng cho trả. Do vậy ngân hàng phải thanh lý tài sản xủa khách hàng để thu nợ. Sơ đồ 1.2: Các hình thức rủi ro tín dụng Nguồn: Trần Huy Hoàng, 2010. Khi không thu được lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro đang ở mức thấp và chỉ cần đưa vào mục lãi treo phát sinh. Nếu ngân hàng không thể thu đủ lãi thì sẽ có khoản lãi treo đóng băng, trừ những trường hợp ngân hàng miễn giảm lãi đó cho doanh nghiệp. Khi không thu được vốn đúng hạn, ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn phát sinh. Tuy nhiên, khoản này vẫn chưa thể coi là khỏan mất mát hoàn toàn của ngân hàng vì có thể bởi lý do nào đó mà doanh nghiệp chậm trả nợ gốc và sẽ trả sau hạn cam kết trong hợp đồng. Nếu khoản cho vay này ngân hàng không thể thu hồi được (như do doanh nghiệp bị phá sản) thì lúc này ngân hàng coi như gặp rủi ro tín dụng ở mức độ cao vì đã phát sinh khoản nợ không có khả năng thu hồi, trừ những trường
  28. 13 hợp đặc biệt, doanh nghiệp vay vốn hội tụ đủ các điều kiện theo quy định xóa nợ thì ngân hàng có thể xem xét để xóa nợ cho doanh nghiệp. Các nguy cơ xảy ra rủi ro như lãi treo thường được chứ trọng nhiều hơn trong phân tích, đánh giá, còn lãi treo đóng băng và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi được coi là các tình huống rủi ro nên thường được xem xét để giải quyết hậu quả và rút ra bài học. 1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1.3.3.1. Do nguyên nhân khách quan Tín dụng là cơ sở của đầu tư và tăng trưởng kinh tế nên chính phủ luôn tìm cách duy trì một môi trường ổn định và dễ dự báo để các chủ thể kinh tế có thể hoạt động một cách suôn sẻ và tích cực. Tuy nhiên, tín dụng luôn có rủi ro đi kèm như những bất cập tồn tại trong hệ thống kinh tế, hệ thống pháp lý hoặc thậm chí đến từ những tác động tiêu cực của thiên nhiên. Đối với môi trường kinh tế không ổn định đây là yếu tố chính quyết định tới định hướng kinh doanh, tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế xã hội trong nước dễ bị ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro nhất. Thị trường thế giới biến động quá nhanh và không dự đoán được là hậu quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, sự tấn công của hàng nhập lậu và thiếu sự quy hoạch, phân bổ một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư của một số ngành trong nước. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường luôn khó có thể dự đoán một cách chính xác và cần được nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định tín dụng. Ngoài ra, sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động cấp tín dụng phụ thuộc rất nhiều thói quen, truyền thống, tập quán của người dân. Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế mở rộng hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tất cả những nguyên nhân khách quan
  29. 14 đến từ môi trường kinh tế kể trên nếu không được dự báo và có biện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thu hồi các khoản cho vay của ngân hàng. Đối với môi trường tự nhiên, sự biến đổi nhanh chóng do thiên tai (bão lụt, động đất, lốc xoáy ) rất khó lường trước và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp vay vốn và ngân hàng. Biến đổi khí hậu như hiện nay có thể làm trầm trọng thêm hậu quả của thiên tai. Ở một số nước đang phát triển, do thời tiết diễn biến phức tạp nên môi trường tự nhiên được coi là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cho vay khi đầu tư phát triển các thành phần kinh tế liên quan đến nông – lâm ngư nghiệp. Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vì nó thường xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại lớn và ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy, khi có thiên tai dịch họa xảy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình. Chính sách, quy định, luật lệ là những công cụ không thể thiếu để điều hành nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển công bằng, hiệu quả và bền vững. Hệ thống pháp luật của các nước đang phát triển thường được xây dựng dựa trên nhu cầu điều chỉnh của thực tế, nhưng đôi khi lại đi sau và kìm hãm sự phát triển. Đồng thời, sự chồng chéo và tách rời một cách thiếu khoa học của nhiều cơ quan quản lý khiến hệ thống các quy định nhiều khi mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn trong quá trình vận dụng. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngân hàng gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ.
  30. 15 1.3.3.2. Do nguyên nhân chủ quan Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía khách hàng gây ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, có thể do khách hàng cố ý lừa đảo hay do họ gặp khó khăn khách quan trong quá trình sử dụng vốn vay. Đầu tiên phải kể đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, nghĩa là đa số các khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng đều có các phương án sử dụng vốn cụ thể với mục đích nhất định. Cán bộ ngân hàng sẽ xem xét tính khả thi của các phương án đó và quyết định có cho khách hàng vay hay không, vay với số lượng bao nhiêu, thời hạn bao lâu. Tuy nhiên có những khách hàng cố ý sử dụng vốn vay được từ ngân hàng sai mục đích, không nằm trong phương án mà ngân hàng đã xét duyệt, vì thế không đảm bảo được việc hoàn trả nợ, gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng, mất uy tín của cán bộ tín dụng do cán bộ tín dụng đã không kiểm soát sát sao quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Thứ hai là khả năng quản lý kinh doanh kém. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, khả năng quản lý cũng là một yếu tố sống còn. Nếu ban lãnh đạo chưa đủ kinh nghiệm quản lý điều hành trong lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng tham gia, thì đây sẽ là tiềm ẩn một rủi ro khá lớn dẫn tới kinh doanh thua lỗ, từ đó không trả được nợ vay cho ngân hàng. Vì vậy, khi dự án vay vốn gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Thứ ba là tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch đối với những khách hàng hoạt động với quy mô vốn nhỏ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Vì vậy, độ rủi ro gia tăng do một số khách hàng ghi chép không đầy đủ, chính xác, rõ ràng sổ sách kế toán, khiến số liệu kế toán được cung cấp nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Phân tích tín dụng của ngân hàng khi đó cũng thiếu tính thực tế và xác thực. Để đối phó với tình trạng này, nhiều ngân hàng chỉ coi tài sản thế chấp như chỗ dựa cơ bản để phòng chống rủi ro tín dụng, tuy nhiên điều này là một sai lầm cơ bản. Tiếp theo, sự thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay là một nguyên nhân nữa đến từ khách hàng. Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức của người đi vay. Việc thẩm
  31. 16 định một khách hàng cố tình lừa đảo sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với một khách hàng tìm đến ngân hàng với nhu cầu sử dụng tiền vay thật sự, vì khách hàng đã có chủ đích lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng, họ sẽ rất tinh vi che đậy các chứng cứ và dấu hiệu lừa đảo, những trường hợp này thường sẽ dễ tạo được niềm tin nhất với ngân hàng. Để có thể nhận biết được âm mưu cố tình lừa đảo của khách hàng không chỉ đòi hỏi sự nhạy bén của cán bộ tín dụng mà còn cần một quy trình tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ, đồng thời là việc tuân thủ chặt chẽ các quy trình này của cán bộ tín dụng. Ngoài ra, những nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng cho vay cũng gây ra không ít tổn thất đối với các hoạt động tín dụng như công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo, cán bộ thiếu đạo đức hoặc chuyên môn, thiếu sự giám sát và quản lý sau khi vay, các NHTM hợp tác thiếu chặt chẽ và các vấn đề về thông tin cũng như việc mở rộng tín dụng quá mức. Trước hết là công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo. Kiểm soát nội bộ ngân hàng là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về Ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo để kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nếu kiểm tra nội bộ được tiến hành không thường xuyên, sẽ không nhận biết được sớm những sai sót của cán bộ quản lý tín dụng tại các cấp do lợi ích cá nhân hay trình độ non kém, khiến ngân hàng phải chịu những tổn thất lớn, thậm chí khó vượt qua. Thứ hai là cán bộ thiếu đạo đức và/hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém. Nguồn nhân lực luôn là một nhân tố quan trọng đối với một doanh nghiệp, đặc biệt với ngân hàng thì nhân tố này càng quan trọng, vì đây là lĩnh vực kinh doanh đầy rủi ro. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn
  32. 17 đề hạn chế rủi ro tín dụng. Là người làm việc trực tiếp với khách hàng, cán bộ ngân hàng có thể cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản đảm bảo. Trình độ cán bộ kém cũng có thể gây ra những sai sót chết người mà khách hàng có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn ngân hàng để sử dụng sai mục đích hay trì hoãn trả nợ. Thứ ba, thiếu sự giám sát và quản lý sau khi vay cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với các NHTM vì các ngân hàng vẫn thường tập trung nhiều vào việc thẩm định trước khi cho vay mà ít quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm soát đồng vốn được sử dụng như thế nào sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Các NHTM cần có cơ chế và biện pháp kỹ thuật thích hợp để giám sát việc sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất, tránh lệ thuộc vào quy trình thủ tục đơn thuần. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới để mở rộng thị trường và sản xuất. Hơn nữa, sự hợp tác của các ngân hàng thương mại thiếu chặt chẽ sẽ dễ xảy ra trường hợp như một khách hàng vay tiền tại nhiều ngân hàng. Khả năng trả nợ của một khách hàng đối với nhiều chủ nợ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu thiếu trao đổi thông tin, nhiều ngân hàng có thể cùng cho vay một khách hàng mà không được thường xuyên cập nhật thông tin, hoặc phải gia tăng chi phí để có cùng một thông tin. Nhưng khi rủi ro xảy ra, tổn thất có thể đến với bất cứ ngân hàng nào. Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các ngân hàng khiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài và qua loa hơn. Hơn nữa, nhiều ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhận rủi ro cao, bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn. Tiếp theo, không sẵn có những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định tín dụng là một vấn đề cũng đáng để lưu tâm bởi vì chất lượng của thông tin có tác
  33. 18 động trực tiếp đến tính chính xác của những quyết định tín dụng được đưa ra. Cơ sở dữ liệu nghèo nàn trong và ngoài ngân hàng về khách hàng và môi trường kinh doanh của khách hàng có thể đưa ngân hàng đến những quyết định sai lầm, tín dụng được cấp cho những khách hàng có khả năng trả nợ kém, chậm phát hiện rủi ro, biện pháp xử lý rủi ro không phù hợp với nguyên nhân gây ra rủi ro. Cuối cùng là việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức của các NHTM. Điều này thường tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng tăng lên. Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống, đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. 1.3.4. Tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội 1.3.4.1. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả. Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý TSĐB luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra. Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, bởi huy động từ tiền gửi dân cư thường mất rất nhiều thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gửi rút tiền ra, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín
  34. 19 của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. 1.3.4.2. Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các khách hàng bị hạn chế, ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Ở mức độ cao hơn, khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại. Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn, người gửi tiền không lấy lại tiền được. Những hậu quả này còn làm giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, cũng như những hiệu lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như các hoạt động kinh doanh khác không tránh khỏi những rủi ro. Do đó quản lý rủi ro là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Khi phải đối phó với RRTD, các ngân hàng sẽ thực hiện các chính sách tín dụng, và tùy theo từng thời kỳ và quan điểm của mỗi ngân hàng mà mức độ ảnh hưởng là khác nhau, nhưng chung quy thì nó cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng nền kinh tế như suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Chẳng hạn như việc ngân hàng thắt chặt điều kiện tín dụng, điều chỉnh lãi suất cho vay, làm cho nhiều khoản tín dụng không được chấp nhận sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì thế để quản lý rủi ro có hiệu quả ngân hàng cần sử dụng một cách linh hoạt các biện pháp quản lý rủi ro, để
  35. 20 đạt được những mục tiêu của ngân hàng cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Tóm lại, ngày nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao nên một khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội. Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở một ngân hàng mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây phản ứng dây chuyền đe dọa đến tính an toàn và ổn định của hệ thống ngân hàng từ đó sẽ gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà lãnh đạo ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. 1.3.5. Một số phƣơng pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Tín dụng ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các ngành công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp nó tạo ra khả năng tiêu dùng cho dân cư, khuyến khích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm từ đó tạo nên tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế, và ngược lại, khi tổn thất xảy ra sẽ làm giảm giá trị ngân hàng. Một trong những mục tiêu quan trọng là làm giảm tối đa RRTD. Do đó, cần thiết sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD. Các mô hình này rất đa dạng bao gồm các mô hình định lượng và mô hình định tính. 1.3.5.1. Lượng hóa rủi ro tín dụng Lượng hóa RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến: Mô hình chất lƣợng 6C: (1) Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng cần phải làm rõ mục đích vay của khách hàng là gì. Khi mục đích vay đã rõ ràng, cán bộ tín dụng phải xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không và với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông
  36. 21 tin từ nhiều nguồn khác như từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng. Thậm chí, cho dù mục đích vay là tốt, thì cán bộ tín dụng cũng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời các câu hỏi một cách trung thực, có thiện chí là nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn. (2) Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. (3) Thu nhập của người đi vay (Cash): Phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng, thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn hay bất cứ nguồn thu nào từ ba nguồn này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. (4) Bảo đảm tiền vay (Collateral): Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng cần chú ý vì nếu như công nghệ lạc hậu thì giá trị giảm rất nhiều và khó tìm được người mua lại. (5) Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ. (6) Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không? Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor: Moody’s và Standard & Poor là hai tổ chức có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm thế giới. Ngày nay các tổ chức này hoạt động trên các thị trường tài chính lớn. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này được nhà đầu tư đánh giá rất cao.
  37. 22 Mô hình này được nhiều ngân hàng sử dụng trong việc đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng doanh nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ ngân hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát các khoản vay của khách hàng, đánh giá rủi ro của danh mục cho vay. Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, khoản cho vay trong 4 loại đầu được xem như loại cho vay mà ngân hàng nên đầu tư, còn các khoản cho vay bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay). Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những khoản cho vay tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại có lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại cho vay này. Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor Moody’s Standard & Poor Xếp hạng Tình trạng Xếp hạng Tình trạng Chất lượng cao nhất, rủi ro Chất lượng cao nhất, rủi ro Aaa AAA thấp nhất thấp nhất Aa Chất lượng cao AA Chất lượng cao A Chất lượng trên trung bình A Chất lượng trên trung bình Baa Chất lượng trung bình BBB Chất lượng trung bình Chất lượng trung bình Chất lượng trung bình Ba BB mang yếu tố đầu cơ mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình B Chất lượng dưới trung bình Caa Chất lượng kém CCC Chất lượng kém Mang tính đầu cơ, có thể vỡ Mang tính đầu cơ, có thể Ca CC nợ vỡ nợ Chất lượng kém nhất, triển Chất lượng kém nhất, triển C C vọng xấu vọng xấu Nguồn: Trần Huy Hoàng, 2010.
  38. 23 Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model): Đây là mô hình do E.I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người đi vay và phụ thuộc vào: + Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj). + Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó: X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của nợ X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81. 1.3.5.2. Đánh giá rủi ro tín dụng: Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá RRTD là: Tỷ lệ nợ quá hạn: Thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM người ta thường ta thường dùng tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ.
  39. 24 Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ vay Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (có thể cá nhân hoặc doanh nghiệp) không thể trả cả gốc và lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng nếu rơi vào nhóm nợ quá hạn (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân h àng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau: + Nợ quá hạn dưới 90 ngày - Nợ cần chú ý. + Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn. + Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ. + Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn. Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay: Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi, ) là khoản nợ mang các đặc trưng sau: + Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn. + Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi. + TSĐB (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi. + Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày. - Theo quy định hiện nay, một TCTD có tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 3%/ tổng dư nợ được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% thì
  40. 25 tổ chức đó cần phải xem xét, rà soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn. Hệ số rủi ro tín dụng: Tổng dư nợ cho vay Hệ số RRTD = x 100% Tổng tài sản có Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời RRTD cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3 nhóm: + Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. + Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. + Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mạng lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Hệ số rủi ro tín dụng càng cao cho thấy TCTD sẽ đối diện với rủi ro tín dụng càng lớn. Tỷ lệ xóa nợ: Các khoản xóa nợ ròng Tỷ lệ xóa nợ = x 100% Tổng tài sản có Đối tượng được xóa nợ là khách hàng tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích đã xử lý hết các tài sản
  41. 26 không còn khả năng trả nợ ngân hàng nữa. TCTD sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, TCTD được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện sau khi được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
  42. 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Song hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao. Chính vì vậy, NHTM phải thường xuyên thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý rủi ro, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Với vốn kiến thức ít ỏi của mình, bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm phương pháp nghiên cứu chính để xác định các chỉ tiêu đánh giá. Qua đó tác giả sẽ tiếp cận và tìm hiểu công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang.
  43. 28 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH AN GIANG 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIDV CHI NHÁNH AN GIANG 2.1.1. Tổng quan về BIDV Tên đầy đủ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tên giao dịch quốc Joint Stock Commercial Bank for Investment and tế Development of VietNam Tên viết tắt BIDV Mã giao dịch BIDVVNVX Vốn điều lệ 34.187.153.340.000 VND Địa chỉ trụ sở chính Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội Ủy viên phụ trách Trần Anh Tuấn HĐQT Tổng Giám Đốc Phan Đức Tú Điện thoại 84-4-22205544 Fax 84-4-22200399 Website Mã số doanh 0100150619 nghiệp Công ty kiểm toán Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Mã cổ phiếu BID Mệnh giá cổ phần 10.000VND Tổng số cổ phần 3.418.715.334 2.1.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua 54
  44. 29 năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn Ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước. Sau Quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 08/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng theo KHNN từ BIDV về Tổng cục Đầu tư (trực thuộc Bộ Tài chính) và Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một NHTM, BIDV đã thực hiện những bước chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận. Những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên BIDV đã góp phần tích cực trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; khẳng định vai trò và vị trí của BIDV trong hoạt động ngân hàng; và đặc biệt, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. 1957 Được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính, 100% sở hữu Nhà nước. 1981 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước). 1990 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 1992 Bắt đầu hoạt động với các đối tác nước ngoài. 1995 Chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng Thương mại. 1996 Là Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo 2 chuẩn mực Việt Nam và quốc tế, và áp dụng liên tục cho tới nay. 2001 Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 900:2000 2001- Thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng. 2006 2006 Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thuê tổ chức định hạng Quốc tế
  45. 30 Moody’s để thực hiện xếp hạng tín nhiệm BIDV và các chỉ số xếp hạng đều đạt mức trần quốc gia. 2008 Chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn 2. 2011 Chuyển đổi ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ doanh nghiệp nhà nước thành loại hình Công ty TNHH Một Thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tiến hành cổ phần hóa. 2012 Chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2014 Chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 2015 Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) được sáp nhập vào hệ thống BIDV. 2.1.1.2. Lĩnh vực hoạt động Các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng bao gồm huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ và các hoạt động khác. Đối với huy động vốn, nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. Đối với hoạt động tín dụng bao gồm các hình thức cho vay thương mại thông thường, chiết khấu thương phiếu, tái chiết khấu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, phát hành thẻ tín dụng và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Và cuối cùng là các hoạt động khác bao gồm các hoạt động góp vốn, mua cổ phần; tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác
  46. 31 và đại lý, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán, bảo hiểm thông qua công ty trực thuộc; cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ; cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá; cho thuê tủ két, các sản phẩm dịch vụ ngoại hối, các sản phẩm phái sinh, 2.1.2. Giới thiệu về BIDV – Chi nhánh An Giang 2.1.2.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức Với sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển An Giang (NH TMCP ĐT&PTAG) được thành lập vào năm 1977 với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết tỉnh An Giang. Đến năm 1981, Chi nhánh có tên gọi là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng An Giang. Ngày 26/11/1990, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang được thành lập theo quyết định số 105/NH/QĐ. Giai đoạn này hệ thống kho bạc được thành lập, do đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ nhận vốn cấp phát cho các công trình thuộc Trung Ương quản lý và chuyển toàn bộ vốn cấp phát xây dựng cơ bản địa phương sang Kho bạc quản lý. Tháng 01/1995, theo quyết định số 293/QĐNH, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng Thương mại. Để mở rộng hoạt động kinh doanh, tháng 6/1996, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang đã mở thêm 01 phòng giao dịch tại thị xã Châu đốc. Tháng 10/2008, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang đã mở thêm 01 phòng giao dịch tai huyện Chợ Mới. Tháng 10/2010, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang mở thêm 01 phòng giao dịch tại Thành Phố Long Xuyên. Ngày 26/12/2011, Ngân hàng tiến hành cổ phần hóa phát hành IPO lần đầu ra công chúng. Ngày 27/04/2012, thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép số 84 thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh An Giang. Tháng 10/2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang mở thêm 01 phòng giao dịch tại Châu Thành.
  47. 32 Trải qua gần 35 năm hoạt động và trưởng thành Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh An Giang đã có những thành tích đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương cũng như của cả hệ thống. Năm 1997, Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh An Giang được Chính phủ khen tặng Huân chương lao động hạng ba. Năm 2004, huân chương lao động hạng nhì. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng BIDV - Chi nhánh An Giang Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Giám đốc Ngân hàng trực tiếp chỉ đạo, điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn, chịu trách nhiệm về quyết định cho vay, trực tiếp giải quyết khiếu nại của khách hàng. Phó giám đốc được giám đốc giao một số nhiệm vụ và phụ trách một số mảng nghiệp vụ bằng văn bản ủy quyền chịu quản lý và điều hành của giám đốc chi nhánh. Phòng Quan hệ khách hàng khách cá nhân thực hiện việc cho vay và huy động vốn đối với cá nhân, chịu trách nhiệm về nội dung hoạt động quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ trong kinh doanh thực hiện theo quy định, quy chế và kế hoạch tín dụng. Chủ động kiểm tra thanh tra phần nội dung được phân công đề xuất các biện pháp về công tác tín dụng.
  48. 33 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp thực hiện việc cho vay và huy động vốn đối với doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về nội dung hoạt động quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ trong kinh doanh thực hiện theo quy định, quy chế và kế hoạch tín dụng. Chủ động kiểm tra thanh tra phần nội dung được phân công đề xuất các biện pháp về công tác tín dụng. Phòng Kế hoạch tài chính thực hiện các hoạt động thu hút vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế , thông qua các hình thức tiền gửi đa dạng như kỳ hạn, lãi suất khác nhau, bằng các loại tiền nội tệ và ngoại tệ, trả lãi trước và trả lãi khi đến hạn cũng như thực hiện mua bán chuyển đổi ngoại tệ và các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại. Phòng còn làm nhiệm vụ lập các bảng BCTC, BCKT với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo những quy định hiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo NHĐTTW và BGĐ sở I. Trực tiếp thực hiện việc cung ứng một số sản phẩm như dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ trả lương, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Phòng Giao dịch khách hàng chịu trách nhiệm về mặt tìm kiếm, thu hút khách hàng, tiếp xúc khách hàng và thực hiện maketing khách hàng. Phòng Quản lý dịch vụ kho quỹ thực hiện việc tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn nhân viên, quản lý việc thu, chi các quỹ lương. Phòng Quản lý rủi ro thực hiện công tác trong nội bộ các hoạt động kinh doanh tại sở giao dịch theo các quy chế của ngành, quy định của pháp luật cũng như theo các quy định của bản thân ngân hàng. Phòng Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm quản lý khoản vay trên máy và lưu trữ hồ sơ tín dụng, phê duyệt hồ sơ giải ngân trên máy. Phòng Quản lý nội bộ chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, chế độ tiền lương, tuyển dụng và đào tạo cán bộ cho ngân hàng. Phòng Giao dịch trực thuộc có chức năng huy động vốn và cho vay giống như chi nhánh. Chịu sự quản lý ban giám đốc chi nhánh. 2.1.2.2. Tình hình hoạt động của BIDV – Chi nhánh tỉnh An Giang từ năm 2015 – 2017
  49. 34 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang từ 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 1. Tổng thu nhập 180.750 205.980 238.041 - Thu lãi cho vay 164.000 187.780 217.261 - Thu thuần dịch vụ (bao gồm bảo lãnh phí 2%/năm) 8.950 9.250 9.550 - Thu khác (bao gồm thu nợ xấu) 7.800 8.950 11.230 2. Tổng chi phí 160.150 180.946 204.258 - Trả lãi tiền gửi 124.000 139.750 156.650 - Chi khác 36.150 41.196 47.608 3. Thu nhập trƣớc thuế 20.600 25.034 33.783 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang 250,000 200,000 150,000 Thu nhập Chi phí 100,000 Lợi nhuận 50,000 0 2015 2016 2017 Đồ thị 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV An Giang năm 2015-2017 Qua đồ thị biểu diễn, lợi nhuận thuần của BIDV An Giang hàng năm thay đổi theo hướng tăng trưởng tốt là do năm 2015 thu nhập đạt 180.750 triệu đồng hoàn thành chỉ tiêu Hội sở đặt ra với kế hoạch lợi nhuận là hòa vốn vào cuối năm 2015, năm 2016 là 205.980 triệu đồng tăng 25.230 triệu đồng tương đương 14% so với năm 2015 đạt được kết quả lợi nhuận vượt mức chỉ tiêu đề ra, là nhờ Chi nhánh đã
  50. 35 đẩy mạnh công tác cho vay và thu phí dịch vụ được trên 9000 triệu đồng bằng 37% lợi nhuận của Chi nhánh, trong cơ cấu thu phí phần lớn là phí bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng bảo lãnh để dự thầu, thực hiện hợp đồng và phí bảo lãnh bảo hành công trình xây dựng. Bước sang năm 2017 thì thu nhập của Chi nhánh đạt 238.041 triệu đồng tăng 32.061 triệu đồng tương đương 15,6% so với năm 2016 là do thu nhập từ lãi cho vay, thu thuần dịch vụ và thu khác có sự tăng trưởng mạnh, đặc biệt là Chi nhánh thực hiện các chính sách thu hồi nợ vay (bao gồm thu nợ xấu) có hiệu quả nên đã đóng góp hơn 30% tổng lợi nhuận cho Chi nhánh. Ngoài ra, chi phí cũng tăng tương ứng với tỷ lệ là 13% so với năm 2015 và có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2017 với tỷ lệ giảm là 12,9% so với năm 2016 tuy nhiên chi phí không ảnh hưởng lớn đến phần lợi nhuận thu được của Chi nhánh. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV AN GIANG 2.2.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng Trước tình hình biến động của nền kinh tế thế giới cũng như là sự điều chỉnh, thay đổi các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ vừa tạo ra cơ hội, vừa tiềm ẩn rủi ro trong quá trình hoạt động của các NHTM nói chung và của BIDV nói riêng. Chính vì vậy, BIDV An Giang đã và đang từng bước thực hiện chiến lược hiện đại hóa và tăng cường hoạt động tín dụng trên nguyên tắc thận trọng, an toàn và hiệu quả. Đối với hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã phân loại dư nợ và nợ xấu theo từng mục như theo kỳ hạn, theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế để thuận tiện cho việc phân tích cũng như là đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng.
  51. 36 2.2.1.1. Dư nợ phân theo thời gian vay giai đoạn 2015 - 2017 Bảng 2.2: Dƣ nợ phân theo kỳ hạn trong giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Ngắn hạn 1.640.000 1.924.745 2.254.088 Trung dài hạn 410.000 422.505 461.681 Tổng dư nợ 2.050.000 2.347.250 2.715.768 Tốc độ tăng trưởng 15% 16% Tỉ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ 80% 82% 83% Dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ 20% 18% 17% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang Xét về dư nợ theo kỳ hạn cho vay thì có một số đặc điểm như dư nợ của BIDV Chi nhánh An giang chỉ tập trung cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp và cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, tỉ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ qua các năm lần lượt là 80%, 82% và 83%, tỷ lệ này có xu hướng tăng dần. Đối với cho vay trung dài hạn thì chiếm tỉ trọng trên tổng dư nợ rất thấp, nguyên nhân là do Chi nhánh chỉ cho vay trung dài hạn đối với các cá nhân vay tiêu dùng như sửa chữa, xây dựng nhà ở mua vật dụng gia đình và mua xe ô tô mục đích đi lại, Chi nhánh không thường tập trung cho vay các dự án đầu tư. Trong năm 2017, tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mô, tuy nhiên, nếu nhìn vào mức độ tăng trưởng kinh tế tại thời điểm này thì vẫn còn thấp hơn so với những năm trước với tỷ lệ nợ công cao, bội chi ngân sách còn lớn dù xu hướng này đang dần cải thiện. Chính vì điều này đã làm cho hầu hết các NTHM cũng như là BIDV e ngại trong việc cho vay các khoản nợ trung dài hạn. Một lý do nữa là, dòng vốn tín dụng BIDV tập trung vào ngắn hạn với mức tăng trưởng 25%, trong khi tín dụng trung dài hạn tăng trưởng kiểm soát chỉ ở mức 8,3% là vì chủ trương của Hội sở BIDV hạn chế cho các Chi nhánh cho vay đối với khách
  52. 37 hàng vay nợ trung dài hạn nên dư nợ trung dài hạn giảm dần (thu nợ theo từng kỳ mà không cho vay mới). 2.2.1.2. Dư nợ các ngành kinh tế chủ yếu trong giai đoạn 2015 – 2017 Việc phân bổ vốn tín dụng theo cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trọng điểm trong từng thời kỳ là hết sức quan trọng, nhằm góp phần phát triển kinh tế đất nước nước đúng định hướng. Với BIDV An Giang, việc phân bổ tín dụng nếu dàn trải hoặc quá tập trung vào một số lĩnh vực nào đó trong cùng một thời điểm cũng dễ gây ra rủi ro. Vì vậy, xuyên suốt hoạt động tín dụng của BIDV An Giang, từ việc ban hành chính sách, quản lý rủi ro tín dụng, báo cáo thống kê đều dựa trên phân loại doanh nghiệp theo ngành kinh tế. Bảng 2.3: Dƣ nợ phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Năm THEO NGÀNH NGHỀ 2015 2016 2017 2.050.00 2.347.25 1. Tổng dƣ nợ tín dụng 0 0 2.715.768 Dư nợ thuộc ngành kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp 41.000 51.640 54.315 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế thủy sản 369.000 445.978 502.417 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế công nghiệp chế biến 615.000 680.703 733.257 Dư nợ tín thuộc ngành kinh tế xây dựng 410.000 516.395 651.784 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế thương mại, dịch vụ 143.500 140.835 176.525 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế vận tải, kho bãi thông tin liên lạc 123.000 129.099 141.220 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế hoạt động khoa học công nghệ 41.000 42.251 62.463 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế hoạt động phục vụ cn và cc 82.000 117.363 122.210 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 225.500 222.989 271.577 2. Tỷ trọng dƣ nợ theo ngành nghề (%)
  53. 38 Năm THEO NGÀNH NGHỀ 2015 2016 2017 Dư nợ thuộc ngành kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp 2,00% 2,20% 2,00% Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế thủy sản 18,00% 19,00% 18,50% Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế công nghiệp chế biến 30,00% 29,00% 27,00% Dư nợ tín thuộc ngành kinh tế xây dựng 20,00% 22,00% 24,00% Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế thương mại, dịch vụ 7,00% 6,00% 6,50% Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế vận tải, kho bãi thông tin liên lạc 6,00% 5,50% 5,20% Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế hoạt động khoa học công nghệ 2,00% 1,80% 2,30% Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế hoạt động phục vụ cn và cc 4,00% 5,00% 4,50% Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 11,00% 9,50% 10,00% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang Xét về tình hình cho vay phân theo ngành nghề thì dư nợ của Chi nhánh tập trung cho vay chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến với tỷ trọng năm 2015 chiếm 30%, năm 2016 chiếm 29% và năm 2017 chiếm 27% là do ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá da trơn của tỉnh An Giang là một trong hai mặt hàng sản xuất chủ lực cùng với lúa gạo, hiện đang có xu hướng khôi phục và phát triển mạnh, đóng góp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh An Giang. Để phát triển ngành công nghiệp chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã từng bước phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, liên kết từ nuôi trồng, chế biến đến xuất khẩu chính, vì vậy tỷ trọng dư nợ của ngành này luôn cao hơn hẳn các ngành khác và có xu hướng tăng dần qua các năm. Những năm gần đây, nhớ phát huy thế mạnh của tỉnh và các chính sách ưu đãi hấp dẫn đã thu hút không ít nhà đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, giao thông, bệnh viện, môi trường hay các dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong các lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, đồ dùng gia đình, công nghiệp hỗ trợ cũng như là
  54. 39 lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, bảo quản. Chính vì những lý do trên nên ngành xây dựng trở thành ngành có tỷ trọng dư nợ cao thứ hai chỉ sau ngành công nghiệp chế biến ở BIDV Chi nhánh An Giang, với tỷ trọng dư nợ tăng dần qua các năm lần lượt là 20%, 22% và 24%. Nhờ ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh mẽ kéo theo nhiều cơ hội kinh doanh cho những người nuôi cá ba sa trên địa bàn tỉnh, cộng với Chi nhánh cũng được khuyến khích cho vay đối với những hộ nông dân nuôi cá bán nội địa như cá lóc, cá rô nên ngành thủy sản chiếm tỉ trọng cao thứ ba so với các ngành nghề còn lại. Mặc dù, BIDV An Giang có định hướng cho vay đối với những đối tượng kinh tế này nhưng do đặc thù BIDV Hội sở chỉ cho phép và phê duyệt những món vay có TSĐB là bất động sản ở khu vực đô thị là chủ yếu nên Chi nhánh chỉ cho vay những hộ nuôi cá có tài sản thế chấp là đất ở đô thị, lý do trên phần nào cũng làm ảnh hưởng đến việc cho vay của Chi nhánh An Giang đến lĩnh vực thủy sản này và giữ mức dư nợ cho vay trung bình là 18,5% qua các năm. 2.2.1.3. Dư nợ các thành phần kinh tế chủ yếu trong giai đoạn 2015 – 2017 Để huy động được nguồn vốn có thể tạo ra lợi nhuận, ngân hàng phải tiến hành kinh doanh bằng cách đầu tư vốn huy động được dưới nhiều hình thức như kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán của chính phủ, cấp tín dụng theo thành phần kinh tế (các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất và cá nhân). Trong đó, hình thức cấp tín dụng theo thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của ngân hàng.
  55. 40 Bảng 2.4: Dƣ nợ phân theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng dƣ nợ 2.050.000 2.347.250 2.715.768 Hộ sản xuất, cá nhân 820.000 974.109 1.167.780 SME 307.500 352.088 407.365 Đối tượng khác 922.500 1.021.054 1.140.623 Tỷ trọng (%) 100% 100% 100% Hộ sản xuất, cá nhân 40% 41,5% 43% SME 15% 15% 15% Đối tượng khác 45% 43,5% 42% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang Xét dư nợ theo thành phần kinh tế, BIDV An Giang tập trung cho vay nhiều vào các hộ sản xuất, cá nhân và đối tượng khác. Cho vay đối với hộ sản xuất, cá nhân tăng dần qua các năm với tỷ trọng năm 2015 lần lượt là 40% trên tổng dư nợ, năm 2016 là 41,5% và sang năm 2017 là 43% là do lợi thế của An Giang không chỉ là tỉnh sản xuất lúa có năng suất cao nhất cả nước mà còn là nơi có diện tích nuôi cá tra đứng thứ 2 ở đồng bằng sông Cửu Long cộng với tình hình Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông và ASEAN. Nắm bắt được tình hình trên, BIDV An Giang đẩy mạnh cho vay hỗ trợ các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh về vốn đầu tư ban đầu, con giống, trang thiết bị và công nghệ với các ưu đãi đặc biệt dành cho ngành công nghiệp này, cũng như là cấp tín dụng cho nhiều nông dân có nhu cầu đầu tư máy móc, trang thiết bị mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường.
  56. 41 Dư nợ đối với SME chiếm tỷ trọng rất thấp nhưng ổn định (15% trên tổng dư nợ) là do nhu cầu vay vốn không thường xuyên và số tiền vay cũng không quá cao đối với các doanh nghiệp như xây dựng và vận tải có nhu cầu vay vốn để đầu tư thêm máy móc, phương tiện vận chuyển mở rộng quy mô hoạt động hoặc một số doanh nghiệp khác có nhu cầu vay vốn để trang trải cho các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khách hàng SME vay tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng không cao, một phần là do các NHTM xem các doanh nghiệp SME là thị trường tiềm năng nhưng họ còn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện đảm bảo khoản vay trong khi các doanh nghiệp SME nội lực lại yếu, thiếu các điều kiện đảm bảo tín dụng dẫn đến các ngân hàng nói chung và BIDV An Giang e ngại trong việc cấp tín dụng. Đối với các tổ chức kinh tế khác, trong năm 2015 dư nợ chiếm 922.500 triệu đồng (45% trên tổng dư nợ), năm 2016 là 1.021.054 triệu đồng (43,5%) và sang năm 2017 đạt 1.140.623 triệu đồng (42%). Một trong những nguyên nhân khiến dư nợ chiếm tỷ trọng cao ở thành phần kinh tế này là vì từ năm 2015 sàn giao dịch bất động sản An Giang nổi lên như một hiện tượng thú vị khi chứng kiến giá đất lên cơn sốt đã khiến hàng loạt tổ chức kinh tế như Vincom, Anpha Group, Sao Mai Group đầu tư vào các dự án ở An Giang. Và nay khi đến giai đoạn đầu thoái trào, giá bất động sản bị đẩy lên quá cao gây khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng dẫn đến tỷ trọng dư nợ của nhóm đối tượng khác có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong giai đoạn 2015 – 2017. 2.4.1.4. Nợ xấu và nợ quá hạn trong giai đoạn 2015 – 2017 Trên cơ sở việc mở rộng đối tượng xếp hạng và theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá thực trạng họat động tín dụng của BIDV An Giang.
  57. 42 Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn trong giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Năm 2015 2016 2017 1.Tổng dƣ nợ 2.050.000 2.347.250 2.715.768 - Nhóm 1 1.953.650 2.218.151 2.588.127 - Nợ nhóm 2 51.250 61.029 67.351 - Nợ nhóm 3 19.475 23.473 23.084 - Nợ nhóm 4 18.450 26.993 23.084 - Nợ nhóm 5 7.175 17.604 14.122 2.Tổng dƣ nợ quá hạn 96.350 129.099 127.641 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 4,70% 5,50% 4.70% 3. Nợ xấu 45.100 68.070 60.290 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 2,20% 2,90% 2,22% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang Xét về chất lượng tín dụng tại BIDV An Giang, ta thấy năm 2015 nợ xấu là 2,2%, năm 2016 nợ xấu đã tăng vọt lên đến 2,9% do những nguyên nhân như sau: thứ nhất là chủ trương của BIDV Hội sở quyết định không bán nợ cho VAMC như năm 2015 nên BIDV An giang đã giữ nợ xấu lại nhưng vẫn tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là các tổ chức tín dụng đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ. Thứ hai, tình hình kinh tế đang gặp khó khăn, bất động sản do thời gian dài bị đẩy giá lên cao, nay lại bắt dầu thoái trào làm giảm giá trị của tài sản trên thị trường nên khó tìm được người mua dẫn đến việc bán TSĐB của những khách hàng nợ quá hạn của Chi nhánh cũng gặp khó khăn làm cho tình hình nợ xấu của Chi nhánh tăng lên. Thứ ba, khách hàng sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn (điều kiện thời tiết, chi phí đầu vào tăng cao, ứ đọng tồn kho tăng, ) nên dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2017 nợ xấu giảm còn 2,22% điều này biểu hiện chính sách kiểm soát và xử lý nợ quá hạn của Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực với dư nợ các
  58. 43 nhóm 2,3,4,5 đều giảm so với năm 2016 và tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ đạt 4,7% bằng với năm 2015 và giảm 0,8% so với năm 2016. Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu phân theo kỳ hạn trong giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Năm 2015 2016 2017 1.Tổng dƣ nợ 2.050.000 2.347.250 2.715.768 - Dư nợ ngắn hạn 1.640.000 1.924.745 2.254.088 - Dư nợ dài hạn 410.000 422.505 461.681 2. Nợ xấu 45.100 68.070 60.290 Dư nợ xấu ngắn hạn 24.600 27.909 33.360 Dư nợ xấu dài hạn 20.500 40.161 26.930 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng DN (%) 2,20% 2,90% 2,22% Tỷ lệ nợ xấu NH/Tổng dư nợ 1,20% 1,19% 1,23% Tỷ lệ nợ xấu TDH/Tổng dư nợ 1,00% 1,71% 0,99% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang Xét tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh phân theo kỳ hạn, thì Chi nhánh chỉ tập trung cho vay ngắn hạn ở các hộ sản xuất kinh doanh, cá nhân và các đối tượng kinh tế khác dẫn đến tỉ lệ nợ xấu cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao, cụ thể là tỉ lệ nợ xấu cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ của năm 2015 là 1,2%, năm 2016 là 1,19% và năm 2017 là 1,23%. Vào năm 2016, do những biến động của thị trường thế giới như thắt chặt tiêu chuẩn xuất khẩu cá ba sa và cá tra hay chính sách bảo hộ hàng nội địa và chống bán phá giá ở thị trường Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp thủy sản lớn và các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị siết nợ vì rơi vào trạng thái bấp bênh khi không tìm được nơi tiêu thụ mà giá các nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng không ngừng và chính sách giữ lại nợ xấu của BIDV Hội sở nên làm cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng lên đến 2,9%. Năm 2017, đối với các khoản nợ trung dài hạn được Chi nhánh tập trung cho vay tiêu dùng (những khách hàng này khi vay vốn, Chi nhánh thường xét duyệt kỹ nguồn trả
  59. 44 nợ nên ít gặp rủi ro hơn trong môi trường kinh tế khó khăn) nên tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn cũng giảm đáng kể dưới mức 1%. Bảng 2.7: Dƣ nợ nợ xấu phân theo thành phần kinh tế từ năm 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng dƣ nợ 2.050.000 2.347.250 2.715.768 Hộ sản xuất, cá nhân 820.000 974.109 1.167.780 SME 307.500 352.088 407.365 Đối tượng khác 922.500 1.021.054 1.140.623 Nợ xấu theo thành phần kinh tế 45.100 68.070 60.290 Hộ sản xuất, cá nhân 12.560 13.650 18.265 SME 2.500 3.150 3.882 Đối tượng khác 30.040 51.270 38.143 Tỷ lệ nợ xấu Hộ sản xuất, cá nhân 1,53% 1,40% 1,56% SME 0,81% 0,89% 0,95% Đối tượng khác 3,26% 5,02% 3,34% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang Xét về nợ xấu theo loại hình kinh tế thì BIDV An Giang tập trung cho vay đối với các hộ sản xuất, cá nhân và đối tượng kinh tế khác dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ở các đối tượng này cũng khá cao. Trong đó tỷ lệ nợ xấu ở các đối tượng kinh tế khác tăng cao đột biến là 5,02% vào năm 2016 là vì chịu ảnh hưởng của các tác động sau: môi trường kinh tế biến động đối với ngành lương thực và thủy sản; chính sách vĩ mô của Chính phủ như khuyến khích người dân trồng trọt, chăn nuôi nhưng lại không tích cực hỗ trợ vốn vay nên hầu hết đều là tự phát và dễ bị tác động; sàn giao
  60. 45 dịch bất động sản ở An Giang khi bắt đầu với một sức hút quá lớn, sau đó thoái trào dẫn đến quỹ nền còn tồn đọng quá nhiều chưa tiêu thụ được. Mặc dù, dư nợ cho vay đối với các khách hàng là SME không lớn nhưng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng dần qua các năm, một phần là do các SME đang trong quá trình hoàn thiện nên thường yếu kém trong tổ chức kinh doanh, trong quản lý và trong khả năng marketing; họ thường không đủ các nhân viên kế toán có trình độ hoặc không áp dụng đúng và đầy đủ các chuẩn mực kế toán, làm cho các hồ sơ của họ thiếu minh bạch, do đó rất khó để ngân hàng có thể thông tin chính xác từ các bản tổng kết kế tóan của các SME. Bảng 2.8: Dƣ nợ xấu phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Năm THEO NGÀNH NGHỀ 2015 2016 2017 Dư nợ thuộc ngành kinh tế Nông nghiệp và lâm nghiệp Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế Thuỷ sản 11.691 16.426 17.536 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế Công nghiệp chế biến 21.279 29.825 25.737 Dư nợ tín thuộc ngành kinh tế Xây dựng 7.834 8.548 7.667 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế Thương nghiệp 3.220 5.929 5.196 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế Vận tải, kho bãi thông tin liên lạc 1.076 1.183 1.099 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế Hoạt động Khoa học công nghệ Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế Hoạt động phục vụ cn và cc 1.354 Dư nợ tín dụng thuộc ngành kinh tế Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 4.805 3.055 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang Về tỉ trọng nợ xấu xét theo ngành nghề thì Chi nhánh tập trung cho vay đối với các ngành công nghiệp chế biến và thủy sản nên việc phát sinh nợ xấu từ các loại hình kinh tế này cũng tăng theo, cụ thể là dư nợ nợ xấu cho ngành công nghiệp chế
  61. 46 biến chiếm khá cao với 25.737 triệu đồng (42,7% trên tổng nợ xấu) và ngành thủy sản là 17.536 triệu đồng (29%) vào năm 2017. Là do những năm gần đây, Trung Quốc đang thực hiện các chính sách, quy định liên quan đến việc thay đổi thương mại nông – thủy sản, bảo hộ cao những mặt hàng trong nước dẫn tới làm tăng rủi ro, chi phí cho các sản phẩm thủy sản của nước ta khi xuất khẩu sang thị trường nước này. Ngoài ra, đối với ngành xây dựng, tỷ trọng dư nợ nợ xấu cao một phần là do tình trạng nợ đọng XDCB tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến hết kế hoạch năm 2017, tổng số nợ đọng XDCB vốn ngân sách trung ương là 9.557,6 tỷ đồng. Nguyên nhân gây nên nợ đọng XDCB do các yếu tố như phê duyệt quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách không đảm bảo; quyết định đầu tư từ những dự án không nằm trong quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; điều chỉnh dự án làm tăng tổng mức đầu tư dẫn đến không có kế hoạch bố trí vốn; tình trạng thi công trước tìm vốn sau, dẫn đến nợ đọng XDCB cũng diễn ra khá phố biến. Tình trạng nợ đọng XDCB kéo dài dẫn đến nhiều dự án không hoàn thành đúng kế hoạch, chậm đưa vào khai thác, hiệu quả đầu tư kém. Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản hay khó khăn về tài chính cũng bắt nguồn từ việc nợ đọng trong XDCB quá lớn. Tình hình này đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành Xây dựng. 2.2.2. Công tác quản lý rủi ro tín dụng 2.2.2.1.Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng Về hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ Ngay sau khi thông tư 02/2013/ TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ban hành, BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng làm cơ sở phân loại nợ theo thông lệ quốc tế.
  62. 47 Với mô hình xếp hạng là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thực hiện xếp hạng khách hàng trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính, có xác định trọng số phù hợp với đặc thù riêng của mỗi ngành kinh tế và loại hình sở hữu doanh nghiệp. Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để thực hiện phân loại nợ và trích DPRR, đồng thời phục vụ công tác quản lý tín dụng tại Chi nhánh và toàn hệ thống. Việc xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tế được thực hiện qua 6 bước: Bước 1: Xác định ngành kinh tế Bước 2: Xác định quy mô Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng Đối với tần suất thực hiện với việc xếp hạng khách hàng được tiến hành 5 lần trong năm vào tháng cuối cùng của mỗi quý và tháng 12 (31/3, 20/6, 30/9, 30/11, 30/12). Riêng đối với quý IV, thực hiện chấm điểm khách hàng vào tháng 11. Đối với các tháng còn lại trong quý chỉ chấm điểm đối với những khách hàng mới phát sinh tại Chi nhánh trong tháng đó. Hiện nay, BIDV đang xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với cá nhân, hộ gia đình và đang được áp dụng tại Chi nhánh An Giang. Trong thực tế, BIDV An Giang đã đạt được những thành công về cấu trúc phê duyệt tín dụng tập trung được triển khai trên toàn hệ thống nhằm rút ngắn thời gian phê duyệt đồng thời đảm bảo việc kiểm soát và hạn chế rủi ro. Dưới sự giúp đỡ của tư vấn quốc tế, Chi nhánh đã xây dựng và áp dụng các phương thức quản lý rủi ro tiên tiến như hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ. Những hoạt động đã triển khai là nền tảng để Chi nhánh thực hiện và tuân thủ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về áp dụng phương pháp cơ bản vào cuối năm 2015 và phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2018. Chi nhánh đã xây dựng được mô hình quản trị rủi ro tương đối chặt chẽ, công tác nhận diện rủi ro tín dụng mang đến hiệu quả tích cực,