Khóa luận Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H

pdf 99 trang thiennha21 23/04/2022 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_ky_thuat_thu_thap_bang_chung_kiem_toan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN M&H Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành : KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : T.S Phạm Ngọc Toàn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền MSSV: 1054030196 Lớp: 10DKKT04 TP. Hồ Chí Minh, năm 2014 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi.Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập được thực hiện tại công ty THHH Kiểm toán M&H, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Hiền ii
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt bốn năm ngồi trên ghế giảng đường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh em đã được học tập, rèn luyên và trưởng thành hơn rất nhiều.Từng cuốn sách, từng trang vở en xin giữ mãi để làm hành trang vào đời.Với sự tận tâm của các thầy cô và sự cố gắng lỗ lực của bản thân em đã có thể học tập tốt. Và khi viết bài luận văn này em thực sự rất muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo giảng viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đặc biệt là các thầy cô giảng dạy khoa Kế toán- Tài Chính- Ngân Hàng đã cho em có một môi trường học tập lý tưởng để em có thể phát triển bản thân một cách toàn diện. Để hoàn thành tốt bài báo cáo này em không thể không nhờ đến sự trợ giúp của thầy Phạm Ngọc Toàn.Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em từng bước một.Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến BGĐ công ty TNHH Kiểm toán M&H và toàn thể các anh chị trong phòng kiểm toán đã tận tình chỉ bảo giúp em có thể tiếp cận với quy trình thực tế tại doanh nghiệp. Cuối lời em xin chúc quý thầy cô, các anh chị sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt! Chúc trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh luôn là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. iii
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Hiền MSSV : 1054030196 Khóa : 2010-2014 1. Thời gian thực tập : 2. Bộ phận thực tập : 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật: 4. Kết quả thực tập theo đề tài: 5. Nhận xét chung : Ngày .tháng năm 2014 Đơn vị thực tập (ký tên và đóng dấu ) iv
  5. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp: 10DKKT04 MSSV: 1054030196 TPHCM, Ngày . Tháng năm 2014 Ký tên v
  6. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC.1 1.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC 1 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán và BCTC 1 1.1.2. Phân loại kiểm toán: 1 1.1.3. Mục tiêu 2 1.1.4. Vai trò 2 1.2. Khái quát về bằng chứng kiểm toán 3 1.2.1. Khái niệm 3 1.2.2. Vai trò 3 1.2.3. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán 3 1.2.3.1. Yêu cầu về tính thích hợp 4 1.2.3.2. Yêu cầu về tính đầy đủ 4 1.2.4. Phân loại bằng chứng kiểm toán 6 1.2.5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt trong kiểm toán BCTC 7 1.2.5.1. Giải trình của Ban Giám đốc 7 1.2.5.2. Tư liệu của chuyên gia 8 1.2.5.3. Bằng chứng của các bên liên quan 8 1.2.5.4. Tư liệu của KTV nội bộ 9 1.2.5.5. Tư liệu của KTV khác 9 1.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 10 1.3.1. Kiểm tra 10 1.3.2. Quan sát 11 1.3.3. Xác nhận 12 1.3.4. Điều tra 14 1.3.5. Tính toán 14 1.3.6. Phân tích 15 vi
  7. 1.4. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong các giai đoạn của kiểm toán BCTC 16 CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN M&H 20 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán M&H 20 2.1.1. Thông tin chung 20 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 20 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động và dịch vụ cung cấp 21 2.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty 22 2.1.5. Tình hình nhân sự 23 2.1.6. Kết quả kinh doanh và phương hướng phát triển 24 2.2. Giới thiệu phòng kiểm toán 25 2.3. Thực trang kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong quá trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H 27 2.3.1. Khái quát về quy trình kiểm toán BCTC tại M&H 27 2.3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 28 2.3.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 30 2.3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 31 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ khái quát quy trình kiểm toán 33 2.3.2. Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H 34 2.3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 35 Kỹ thuật thu thập bằng chứng liên quan đến khoản mục tiền 45 Kỹ thuật thu thập bằng chứng liên quan đến khoản mục TSCĐ 52 Kỹ thuật thu thập bằng chứng liên quan đến khoản mục doanh thu 54 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VA MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG TRONG CÁC CUỘC KIỂM TOÁN BCTC 69 3.1. Nhận xét 69 3.1.1. Nhận xét về chương trình kiểm toán tại công ty: 69  Ưu điểm: 69 vii
  8. 3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình theo dõi thực tế áp dụng các kỹ thuậ thu thập bằng chứng tại công ty TRNHH Kiểm toán M&H 73 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng74 KẾT LUẬN 78 viii
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính KTV : Kiểm toán viên BGĐ : Ban giám đốc DN : Doanh nghiệp KSNB : Kiểm soát nội bộ TSCĐ : Tài sản cố định KTK : Hàng tồn kho NVL : Nguyên vật liệu CĐKT : Cân đối kế toán CĐPS : Cân đối phát sinh TGNH : Tiền gửi ngân hàng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CSH : Chủ sở hữu KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh TSNH : Tài sản ngắn hạn NPT : Nợ phải trả VKD : Vốn kinh doanh ix
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Quan hệ giữa rủi ro và số lượng bằng chứng Bảng 1.2: Các loại thông tin thường cần phải xác nhận Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH Kiểm toán M&H Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu tài sản Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.4: Phân tích vốn kinh doanh bình quân Bảng 2.5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Bảng 2.6: Phân tích sơ bộ doanh thu Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu doanh thu Bảng 2.8: Phân tích tỉ trọng doanh thu Bảng 2.9: Phân tích biến động doanh thu theo tháng Bảng 2.10: Phân tích doanh thu xây dựng thủy lợi theo tháng Bảng 2.11: Phân tích doanh thu HĐGK đất SXNN Láng Biển Bảng 2.12: Phân tích doanh thu bơm nước theo tháng Bảng 2.13: Trích giấy tờ làm việc của KTV- Chọn mẫu kiểm tra doanh thu bơm nước Bảng 2.14: Đối chiếu doanh thu giữa kê khai và hoạch toán Bảng 2.15: Bản giải trình của Ban Giám đốc x
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 2.1: Một số câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB Biểu 2.2: Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB Biểu 2.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV- Tiền Biểu 2.4: Trích giấy tờ làm việc của KTV Biểu 2.5: Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với TSCĐ Biểu 2.6: Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu xi
  12. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng kiểm toán Sơ đồ 2.3: Sơ đồ khái quát quy trình kiểm toán Sơ đồ 2.4: Khái quát các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H Sơ đồ 2.5: Quá trình lấy xác nhận Sơ đồ 2.6: Quy trình bán hàng và ghi nhận doanh thu tại công ty ABC xii
  13. LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển đa dạng của các ngành nghề kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp cùng với sự xâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo điều kiện cho những doanh nghiệp kiểm toán hình thành và phát triển và trở thành bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế. Bên cạnh việc quy định tất cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam phải được kiểm toán BCTC hàng năm của Bộ Tài chính, các doanh nghệp trong nước cũng cần đến dịch vụ kiểm toán như một sự đảm bảo về tính trung thực và hợp lý của các số liệu kế toán phục vụ công tác quản trị của ban lãnh đạo, làm cơ sở cho quyết định của những nhà đầu tư, Tuy vậy hiện nay do tâm lý còn e dè những thông tin của doanh nghiệp bị rỏ rỉ, mức phí kiểm toán tương đối cao, khiến cho một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp chưa nhận thấy được tầm quan trọng của kiểm toán hoặc chỉ thực hiện kiểm toán như một thủ tục bắt buộc đã gây ra một số hiệu ứng không tốt đối với ngành. Trong tất cả những loại hình kiểm toán thì kiểm toán BCTC là hình thức phổ biến và có tác động tới nhiều đối tượng nhất vì những thông tin trong BCTC thường được công bố rộng rãi, không chỉ cung cấp cho nội bộ doanh nghiệp mà còn ra ngoài đơn vị. Để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao, KTV cần lập một kế hoạch kiểm toán cụ thể và rõ ràng với những phương pháp thu thập bằng chứng thích hợp.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, người viết đã tìm hiểu về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H về cách thức áp dụng các phương pháp để thu được các bằng chứng có giá trị cao, những bằng chứng thông thường cần thu thập đối với từng khoản mục. Trong khuôn khổ bài viết này người viết xin tổng hợp và trình bày lại các vấn đề đã tìm hiểu được trong quá trình học tập, nghiên cứu với đề tài: “Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H”. Bố cục đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba phần chính sau: Chương 1:Cơ sở lý luận về bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC. 1
  14. Chương 2:Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H. Chương 3:Nhận xét và một số đề xuất góp phần hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng trong các cuộc kiểm toán. Nội dung chi tiết bài luận văn em xin được trình bày dưới đây. 2
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán và BCTC Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các KTV đủ năng lực và độc lập. BCTC là một hệ thống số liệu và phân tích cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một DN. BCTC cung cấp nhữn thông tin kinh tế- tài chính cần thiết cho việc kiểm tra, quản lý tài sản, đánh giá hoạt động của mỗi đơn vị. 1.1.2. Phân loại kiểm toán:  Căn cứ vào mục đích kiểm toán, kiểm toán được chia làm ba loại: - Kiểm toán BCTC: Là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của BCTC. - Kiểm toán hoạt động: Là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiêu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước. - Kiểm toán tuân thủ: Là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện .  Căn cứ vào hình thức tổ chức, kiểm toán gồm có: - Kiểm toán nhà nước: là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV làm việc trong cơ quan kiểm toán nhà nước, kiểm toán theo luật định và kiểm toán tính tuân thủ, chủ yếu phục vụ việc kiểm tra và giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước. Điều 13, 14 Luật Kiểm toán Nhà nước quy định: “ Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật “. “Kiểm toán nhà nước có SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 1
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN chức năng kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước”. - Kiểm toán độc lập: là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các DN kiểm toán. Kiểm toán độc lập là loại hình dịch vụ nên chỉ được thực hiện khi khách hàng có yêu cầu. Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12: “Kiểm toán độc lập là việc KTV hành nghề, DNKiểm toán, chi nhánh DNKiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về BCTC và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán”. - Kiểm toán nội bộ: là công việc kiểm toán do các KTV của đơn vị tiến hành. Kiểm toán nội bộ chủ yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ; kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và việc thực thi công tác kế toán, tài chính của đơn vị. BCKT nội bộ chủ yếu phục vụ cho lãnh đạo DN trong công tác quản lý, không có giá trị pháp lý. 1.1.3. Mục tiêu Tùy theo từng yêu cầu kiểm toán cụ thể để đặt ra những mục tiêu nhất định. Nhìn chung mỗi cuộc kiểm toán đều hướng tới hai mục tiêu sau: - Xác nhận sự trung thực, hợp lý của các số liệu sổ sách kế toán - Làm cơ sở giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. 1.1.4. Vai trò BCTC không chỉ cung cấp thông tin trong nội bộ DN phục vụ công tác quản trị của nhà quản lý mà còn là cơ sở để ra quyết định kinh tế của những nhà đầu tư, đồng thời phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm. Vì vậy những thông tin được trình bày trong BCTC cần phản ánh trung thực, khác quan tình hình tài chính của đơn vị và kiểm toán BCTC như một sự nhận xét của bên thứ ba về những thông tin này. Bên cạnh đó, hoạt động kế toán tài chính bao gồm rất nhiều mối quan hệ kinh tế đa dạng và rất nhiều nghiệp vụ phát sinh liên tục.Để hướng những nghiệp vụ này phù hợp với những chuẩn mực và quy định hiện hành đồng thời hạn chế xảy ra sai SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 2
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN sót thì cần phải thường xuyên rà soát, kiểm tra để hướng những nghiệp vụ này vào quỹ đạo mong muốn. 1.2. Khái quát về bằng chứng kiểm toán 1.2.1. Khái niệm Để đưa ra những ý kiến của mình về BCTC KTV cần phải đánh giá hệ thống KSNB và thu thập những tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, BCTC và những tài liệu khác liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng để làm bằng chứng cho ý kiến mà mình đưa ra. Theo chuẩn mực kiểm toán số 500: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả những tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình”. 1.2.2. Vai trò Vì bằng chứng kiểm toán là cơ sở cho những nhận xét và kết luận của KTV nên việc thu thập bằng chứng kiểm toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó quyết định thời gian và chất lượng cuộc kiểm toán. Tùy vào xét đoán chuyên môn mà KTV sẽ thu thập những bằng chứng cụ thể phục vụ cho việc ra quyết định của mình. Mỗi bằng chứng có giá trị khác nhau và được áp dụng trong các phần hành kiểm toán cụ thể. Vai trò quan trọng của bằng chứng kiểm toán được quy định tại Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500: “Kiểm toán viên va Công ty Kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”. 1.2.3. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán BCKT phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định cụ thể những bằng chứng thu thập được cần phải thích hợp và đầy đủ.Vì đối tượng của kiểm toán BCTC bao gồm tất cả những thông tin tài chính liên quan tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong một niên độ tài chính.Nên với một đối tượng kiểm toán rộng như vậy, KTV không thể kiểm tra, rà soát tất cả các nghiệp vụ đã phát sinh.Vì vậy vấn đề đặt ra là phải xác định số lượng bằng chứng thích hợp để có thể đánh giá toàn diện đối tượng được kiểm toán. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 3
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN 1.2.3.1. Yêu cầu về tính thích hợp Giá trị của các bằng chứng thu thập được liên quan đến mức độ tin cậy của các bằng chứng và sự phù hợp của các bằng chứng đó với cơ sở dẫn liệu mà KTV muốn xác minh. Những yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của kiểm toán gồm : - Tính liên quan: bằng chứng kiểm toán phải liên quan tới mục tiêu kiểm toán và là cơ sở để đưa ra kết luận kiểm toán. - Loại hình hay dạng của bằng chứng: những bằng chứng vật chất mà KTV thu thập được về vấn đề kiểm toán được xem là có giá trị cao hơn những bằng chứng bằng lời nói. - Kệ thống KSNB: Do hệ thống KSNB được thiết kế nhằm ngăn chặn và phát hiện những sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nên những bằng chứng thu được trong điều kiện hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu luôn có giá trị hơn bằng chứng thu thập được từ hệ thống KSNB kém hiệu quả. - Nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán: bằng chứng thu thập được càng độc lập với đơn vị được kiểm toán thì có giá trị càng cao. Ví dụ bằng chứng thu được từ các bên thứ ba như bảng sao kê của ngân hàng, xác nhận số dư nợ phải thu, phải trả sẽ có giá trị cao hơn những tài liệu do đơn vị cung cấp. - Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu: quy mô mẫu càng lớn thì bằng chứng thu được có tính thuyết phục càng cao. - Sự kết hợp giữa các bằng chứng kiểm toán: sự kết hợp giữa các thông tin cùng xác minh cho một vấn đề sẽ có giá trị hơn một thông tin đơn lẻ. Điều này đã được nêu ra trong đoạn 17 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500: “Bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận” 1.2.3.2. Yêu cầu về tính đầy đủ Yêu cầu này đề cập đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thiết, chủ yếu là cỡ mẫu và thời gian thực hiện các thủ tụ kiểm toán. Ví dụ, KTV đã nhận được thư xác nhận của một số khách hàng xác nhận số dư nợ phải thu là thực sự tồn tại tuy nhiên đây vẫn chưa là bằng chứng thuyết phục. Để đưa ra kết luận KTV cần phải SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 4
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN xác định cỡ mẫu trong từng trường hợp cụ thể.Sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV. Xác định tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán đòi hỏi sự xét đoán chuyên môn của KTV vì đây chỉ là một khái niệm tương đối bởi không có một con số cụ thể về số lượng bằng chứng cần thu thập mà tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán, từng đơn vị được kiểm toán. Điều này cũng đư ợc quy định trong chuẩn mực kiểm toán số 500: “Trong quá trình hình thành ý của mình, Kiểm toán viên không nhất thiết phải kiểm tra tất cả các thông tin có sẵn. Kiểm toán viên được phép đưa ra kết luận về số dư tài khoản, các nghiệp vụ kinh tế hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở kiểm tra chọn mẫu theo phương pháp thống kê hoặc theo xét đoán cá nhân.” Tuy nhiên KTV không thể xác định hoàn toàn theo cảm tính mà phải dựa trên các yếu tố sau: - Tính trọng yếu: bộ phận càng trọng yếu, có giá trị lớn càng đòi hỏi thu thập nhiều bằng chứng hơn. - Mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: những đối tượng được xác định có mức rủi ro kiểm toán cao cũng cần phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán hơn. Bảng 1.1: Quan hệ giữa rủi ro và số lượng bằn chứng Trường Rủi ro kiểm Rủ ro tiềm Rủi ro Rủi ro Số lượng hợp toán tàng kiểm soát phát hiện bằng chứng 1 Cao Thấp Thấp Cao Thấp 2 Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình 3 Thấp Cao Cao Thấp Cao 4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình 5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình - Tính kinh tế: KTV luôn phải đối mặt với vấn đề thời gian và nguồn lực. Vì vậy, KTV cần cân nhắc tới hiệu lực của bằng chứng với thời gian và chi phí bỏ ra để thu thập bằng chứng đó sao cho việc thu thập bằng chứng trong thời gian hợp lý và với mức chi phí có thể chấp nhận được. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 5
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Do mức rủi ro tiềm tàng luôn tồn tại ở tất cả các cuộc kiểm toán vì vậy KTV chỉ thu thập bằng chứng kiểm toán thuyết phục trong một mức độ cho phép chứ không nhằm đảm bảo ở mức độ tuyệt đối. Bằng chứng càng có độ thuyết phục cao thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhỏ. 1.2.4. Phân loại bằng chứng kiểm toán  Phân loại theo loại hình: - Các bằng chứng vật chất: là các bằng chứng KTV thu thập được trong quá trình kiểm tra hoặc kiểm kê TSCĐ hữu hình như: HTK, TSCĐ, NVL, tiền mặt, được thể hiện trên các biên bản chứng kiến kiểm kê. Các bằng chứng loại này thường có tính thuyết phục cao nhất vì KTV có thể trực tiếp xác nhận những thông tin này. - Các bằng chứng tài liệu: là các bằng chứng do đơn vị cung cấp dựa theo yêu cầu của KTV bao gồm: Những ghi chép kế toán, giấy tờ sổ sách của đơn vị: CĐKT, CĐPS, sổ cái, sổ chi tiết, hơp đồng, hóa đơn, Giấy xác nhận của bên thứ ba: xác nhận công nợ phải thu, phải trả, xác nhận số dư tài khoản TGNH, thông báo bảo hiểm. Giấy tờ làm việc của KTV: thể hiện những thủ tục kiểm toán, những tính toán đánh giá lại giá trị tài sản dựa trên số liệu được cung cấp như giá trị khấu hao, mức trích lập dự phòng Bên cạnh đó, trong một số trường hợp bằng chứng kiểm toán có thể là những ý kiến của chuyên gia, tư liệu của KTV nội bộ, hồ sơ của KTV tiền nhiệm, thư giải trình của BGĐ. - Các bằng chứng thu được qua phỏng vấn, điều tra các cá nhân có liên quan bao gồm các ghi chép của KTV, các băng ghi âm,  Phân loại theo nguồn gốc: - Bằng chứng do KTV tự khai thác và phát hiện qua kiểm kê tài sản thực tế, tính toán, quan sát, - Bằng chứng do doanh nghiệp phát hành và luân chuyển đến các bộ phận nội bộ hoặc bên ngoài doanh nghiệp như: thư giải trình, sổ sách chứng từ: ủy nhiệm chi, phiếu xuất, phiếu nhập, hóa đơn bán hàng, SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 6
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN - Bằng chứng do đối tượng bên thứ ba cung cấp: thư xác nhận, sổ phụ ngân hàng, Thông thường những bằng chứng do KTV thu thập được từ bên thứ ba cũng như những bằng chứng do KTV thu thập được sẽ có giá trị cao hơn vì vậy KTV sẽ ưu tiên thu thập những bằng chứng này. Trong quá trình thu thập bằng chứng KTV nên kết hợp nhiều loại bằng chứng để đem lại hiệu quả cao nhất. 1.2.5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt trong kiểm toán BCTC Trong một số trường hợp đặc biệt, KTV không thể thu thập được các bằng chứng thông thường, khi đó bằng chứng kiểm toán đặc biệt là bằng chứng duy nhất. 1.2.5.1. Giải trình của Ban Giám đốc Theo chuẩn mực kiểm toán số 580 “Giải trình của Ban Giám đốc” quy định: “Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng về việc Giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và đã phê duyệt báo cáo tài chính”. Theo đó KTV có thể xem thư giải trình của BGĐ như là một bằng chứng kiểm toán tuy nhiên, giải trình của BGĐ không thể thay thế các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được. Trong trường hợp giải trình của BGĐ mâu thuẫn với các bằng chứng khác, KTV phải xác minh lại mức độ tin cậy của cả bằng chứng kiểm toán và thư giải trình. Hạn chế của loại bằng chứng này độ tin cậy không cao do được cung cấp từ nội bộ DN. Vì vậy, khi trong thư giải trình có những vấn đề có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, KTV phải: - Thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thông tin ở trong hoặc ở ngoài đơn vị để xác minh những giải trình của BGĐ - Đánh giá sự hợp lý và nhất quán giữa bản giải trình với các bằng chứng khác đã thu thập được. - Xác minh mức độ hiểu biết của người lập giải trình đối với các vấn đề được giải trình. Các giải trình bằng văn bản được đánh giá là có độ tin cậy hơn các giải trình bằng lời nói và thường được thể hiện ở các hình thức sau: - Bản giải trình của giám đốc SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 7
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN - Thư của KTV liệt kê những hiểu biết của mình về các giải trình của giám đốc và được giám đốc xác nhận. - Biên bản họp hội đồng quản trị hoặc BCTC đã được giám đốc ký duyệt Bản giải trình phải được gửi trực tiếp cho KTV và bao gồm: các nội dung được giải trình, ngày tháng, họ tên, chữ ký của người lập hoặc xác nhận vào bản giải trình. 1.2.5.2. Tư liệu của chuyên gia Theo chuẩn mực kiểm toán số 620 “ Sử dụng tư liệu của chuyên gia” định nghĩa : “ Chuyên gia: là một cá nhân hoặc một tổ chức có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán”. Nếu khách hàng có những ngành nghề kinh doanh đặc thù hoặc những lĩnh vực cần có sự hiểu biết chuyên môn như: đánh giá lại công trình xây dựng cơ bản dở dang, đất đai, máy móc thiết bị, tác phẩm nghệ thuật, KTV nhận thấy không đủ hiểu biết về ngành nghề kinh doanh đó thì cần phải xem xét tới việc mời chuyên gia sau khi cân nhắc các yếu tố như: - Tính trọng yếu của khoản mục cần được xem xét trong BCTC - Rủi ro có sai sót do tính chất cà mức độ phức tạp của khoản mục đó - Số lượng và chất lượng của các bằng chứng kiểm toán khác có thể thu thập được. Chuyên gia có thể là cá nhân, tổ chức do: đơn vị được kiểm toán mời tham gia; công ty kiểm toán mời tham gia; chuyên gia cũng có thể là nhân viên của đơn vị được kiểm toán, nhân viên của công ty kiểm toán hay là cá nhân, tổ chức bên ngoài DN được kiểm toán và DN kiểm toán. Khi mời chuyên gia cần chú ý tới năng lực của chuyên gia đó thông qua nghiệp vụ, văn bằng, kinh nghiệm, danh tiếng trong nghề, Đồng thời cũng cần chú ý tới sự độc lập của chuyên gia. Rủi ro sẽ là rất cao nếu chuyên gia là nhân viên hoặc có quan hệ về kinh tế hoặc tình cảm với đơn vị được kiểm toán. Do mức độ phức tạp, rủi ro cũng như chi phí mà KTV chỉ nên thu thập ý kiến của chuyên gia khi thực sự cần thiết và không có bằng chứng thay thế. 1.2.5.3. Bằng chứng của các bên liên quan SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 8
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Theo chuẩn mực kiểm toán số 550 “ Các bên liên quan” định nghĩa: “ Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạt động”. Việc thực hiện thủ tục này là để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc xác định và thuyết minh của BGĐ đơn vị về các bên liên quan và về những giao dịch với bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC. KTV và công ty kiểm toán phải xác định tất cả danh sách của các bên liên quan thông qua danh sách BGĐ cung cấp và soát xét lại giấy tờ làm việc năm trước để xác minh, kiểm tra các thủ tục mà đơn vị sử dụng để xác định các bên liên quan. Đồng thời KTV cần quan tâm đến các giao dịch bất thường, đây là cơ sở để KTV chỉ ra sự tồn tại của các bên liên quan chưa được xác định trước đó. 1.2.5.4. Tư liệu của KTV nội bộ Theo chuẩn mực kiểm toán số 610 “ Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ” quy định: “ Kiểm toán nội bộ: Là hoạt động do đơn vị được kiểm toán thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài cung cấp, với chức năng chủ yếu là kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ”. Bằng chứng này giúp cho KTV xác định được lịch trình, định hướng công việc và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Dù hoạt động kiểm toán nội bộ có hiệu quả đến đâu thì rủi ro chịu sự tác động của những cấp quản lý vẫn rất lớn, những bằng chứng đưa ra không hoàn toàn độc lập. Vì vậy KTV cần xem xét tới việc sử dụng tư liệu do KTV nội bộ cung cấp. Bên cạnh đó năng lực chuyên môn của KTV nội bộ cũng là vấn đề mà KTV độc lập cần lưu ý. 1.2.5.5. Tư liệu của KTV khác Theo chuẩn mực kiểm toán số 600 “ Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác”: “ Kiểm toán viên khác: Là kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính và ký báo cáo kiểm toán của đơn vị cấp dưới hoặc đơn vị kinh tế khác được gộp trong báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên. Kiểm toán viên khác là kiểm toán viên thuộc công ty kiểm toán khác hoặc là kiểm toán viên thuộc chi nhánh hoặc văn phòng của công ty kiểm toán”. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 9
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Tư liệu của KTV khác có thể là các thủ tục mà các KTV đó thực hiện, hồ sơ hoặc các bằng chứng liên quan. Các KTV trong quá trình kiểm toán có thể hỗ trợ nhau hoàn thành mục tiêu chung, các KTV phối hợp với KTV chính nếu KTV chính sử dụng tư liệu của mình. KTV chỉ cân nhắc việc sử dụng tư liệu của KTV khác khi kiểm toán BCTC của đơn vị cấp dưới hoặc của đơn vị khác. Không gọi là KTV khác trong trường hợp hai hoặc nhiều KTV cùng được phân công kiểm toán một đơn vị; khái niệm KTV khác cũng không áp dụng trong mối quan hệ giữa KTV năm nay và KTV tiền nhiệm.Khi sử dụng tư liệu của KTV khác, KTV cần xem xét tới năng lực chuyên môn của KTV đó cũng như phải xác định mức độ ảnh hưởng của những tư liệu đó đối với công việc kiểm toán của mình. 1.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán “Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các phương pháp sau: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích”(Đoạn 20 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500). Mỗi phương pháp thu thập bằng chứng sẽ cung cấp những bằng chứng khác nhau với độ tin cậy và ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì vậy, trong từng trường hợp cụ thể, KTV phải linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp này để mang lại hiệu quả cao nhất. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thuộc vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán. 1.3.1. Kiểm tra Kiểm tra: là việc soát xét nhứng từ, sổ kế toán, BCTC và các tài liệu có liên quan giữa sổ sách và thực tế, giữa quy định và thực hiện. Việc kiêm tra thường bao gồm kiểm tra vật chất và kiểm tra tài liệu. iệc kiểm tra vật thường bao gồm các tài liệu kiểm kê tài sản về HTK, TSCĐ hữu hình, NVL, tiền mặt, Những bằng chứng thu được từ phương pháp này có độ tin cậy rất cao nhưng thường tồn tại những hạn chế nhất định như: Trong quá trình kiểm kê TSCĐ có thể tài sản này hiện hữu nhưng KTV không thể đảm bảo nó thuộc quyền sở hữu của DN vì có thể tài sản này do DN đi thuê hoặc đã cầm cố, thế chấp. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 10
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Hoặc trong quá trình kiểm kê HTK. KTV chỉ có thể xác định tính hiện hữu của tài sản này tuy nhiên không thể biết được nó có được đánh giá đúng giả trị không. Vì những hạn chế nêu trên nên trong quá trình kiểm toán KTV phải kết hợp những bằng chứng khác để chứng minh quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó. Đối với kiểm tra tài liệu, KTV sẽ kiểm tra theo hai hướng: từ chứng từ gốc đối chiếu với việc ghi chép vào sổ sách và từ sổ sách kiểm tra ngược lại chứng từ. Việc kiểm tra theo hai hướng này sẽ đảm bảo những mục tiêu khác nhau. Vì vậy tùy thuộc vào từng mục tiêu mà kiểm toán sẽ chọn thực hiện theo hướng nào hoặc là cả hai. Cụ thể, việc kiểm tra từ chứng từ gốc đối chiếu với sổ sách sẽ đảm bảo tất cả những nghiệp vụ phát sinh đều được ghi nhận trong khi việc kiểm tra từ sổ sách ngược lại chứng từ gốc đảm bảo tất cả các nghiệp vụ được ghi chép đều thực sự phát sinh. Kỹ thuật kiểm tra tài liệu tương đối thuận tiện do tài liệu thường là có sẵn nên chi phí để thu thập bằng chứng cũng thấp hơn các kỹ thuật khác. Tuy nhiên độ tin cậy của bằng chứng thường phụ thuộc vào nội dung và nguồn gốc của nó, một bằng chứng càng độc lập với đơn vị được kiểm toán càng có giá trị. Trong trường hợp này, các tài liệu đều do đơn vị cung cấp nên cung cấp nên có giá trị không cao vì có thể những tài liệu này đã bị sửa chữa, giả mạo. KTV cần có sự kiểm tra, xác minh bằng những phương pháp kỹ thuật khác. 1.3.2. Quan sát Quan sát là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện. Dùng để đánh giá thực trang hoạt động của một công việc, một quy trình.Ví dụ: KTV theo dõi sự vận hành của hệ thong máy móc; quan sát thủ tục nhập kho hàng hóa hay các thủ tục kiểm soát do một vài cá nhân thực hiện để đánh giá thực tế hoạt động của đơn vị. Kỹ thuật kiểm toán này rất cần thiếttrong việc giúp KTV đánh giá độ tin cậy vào những tài liệu do đơn vị cung cấp hệ, đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB và giúp KTV định hướng cuộc kiểm toán đi vào trọng tâm tuy nhiên những bằng chứng này thường có giá trị tại thời điểm quan sát, KTV không thể xác định được quy trình có được thực hiện như vậy vào thời điểm khác hay không. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 11
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN 1.3.3. Xác nhận Xác nhận là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại những thông tin đã có trong các tài liệu kế toán. Thông tin xác nhận thường do bên thứ ba cung cấp. Khi khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong BCTC và có khả năng khách hàng sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận thì KTV phải lập thư xác nhận và đề nghị khách hàng xác nhận và phản hồi trực tiếp cho KTV. Sự xác nhận trực tiếp sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy về sự hiện hữu của các khoản phải thu và tính chính xác của các số dư được cung cấp. Tuy nhiên, sự xác nhận này thông thường chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng về khả năng thu hồi các khoản phải thu hoặc các khoản phải thu khác chưa được hoạch toán. Theo VSA 505, KTV có thể áp dụng thủ tục thủ tục này theo một trong hai cách sau đây: - Thư xác nhận mở (dạng khẳng định) : đề nghị người được yêu cầu trả lời, ký nhận trong mọi trường hợp hoặc phúc đáp lại cho KTV là đồng ý hoặc không đồng ý với thông tin cần xác nhận bằng cách yêu cầu điền vào thông tin. Một sự phản hồi các yêu cầu xác nhận mở thường cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy. Tuy nhiên có rủi ro là người được đề nghị xác nhận có thể không kiểm tra thông tin là chính xác mà đã xác nhận. Tuy nhiên KTV có thể giảm rủi ro này xuống bằng cách sử dụng thư xác nhận mở nhưng yêu cầu điền thông tin đúng vào chỗ cần phúc đáp. - Thư xác nhận đóng (dạng phủ định) : chỉ đòi hỏi sự phản hồi khi không đồng ý với thông tin cần xác nhận. Khi đồng ý với thông tin xác nhận thì không nhất thiết phải phản hồi. Tuy nhiên, nếu không có sự phản hồi từ yêu cầu thư xác nhận đóng thì KTV sẽ không có bằng chứng rõ ràng rằng bên thứ ba đã nhận được yêu cầu xác nhận và xác minh rằng thông tin đã thu thập được là đúng. Do đó, việc sử dụng thư xác nhận đóng thường cung cấp bằng chứng ít tin cậy hơn so với việc sử dụng thư xác nhận dạng mở. Trong trường hợp này KTV cần xem xét thực hiện các thử nghiệm cơ bản bổ sung. Tuy có độ tin cậy thấp hơn thư xác nhận dạng mở, nhưng có thể sử dụng thư xác nhận dạng đóng trong trường hợp mức đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 12
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN là thấp, đơn vị có số lượng lớn các số dư nhỏ và KTV không có lý do gì để cho rằng người phản hồi sẽ không quan tâm đến các yêu cầu này. Để tăng sự thuyết phục cho các bằng chứng của mình, KTV có thể sử dụng thư xác nhận dạng đóng, dạng mở hoặc cả hai. Tuy nhiên do chi phí cũng như th ời gian thu thập bằng chứng và khả năng xảy ra trường hợp đơn vị và bên thứ ba có sự dàn xếp nên kỹ thuật này thường chỉ áp dụng với một số đối tượng như: nợ phải thu, phải trả, TGNH, Bảng 1.2: Các loại thông tin thường cần phải xác nhận Thông tin Nơi xác nhận Tài sản Tiền gửi ngân hàng Ngân hàng Khoản phải thu Khách nợ Phiếu nợ phải thu Người lập phiếu Hàng tồn kho gửi trong Công ty lưu kho Công ty lưu kho Giá trị bằng tiền của bảo hiểm nhân thọ Công ty bảo hiểm Công nợ Khoản phải trả Chủ nợ Phiếu nợ phải trả Người cho vay Khách hàng trả tiền trước Khách hàng Cầm cố phải trả Người nhận cầm cố Trái phiếu phải trả Người giữ trái phiếu Người giữ sổ đăng kí và đại lý Vốn chủ sở hữu chuyển nhượng Cổ phần đang lưu hành Cổ đông Các loại thông tin khác Loại bảo hiểm Công ty bảo hiểm Nợ ngoài ý muốn Luật sư của Công ty, ngân hàng Hợp đồng trái khoán Người giữ trái khoán Vật kỹ quỹ cho chủ nợ Chủ nợ (Nguồn: Bảng 6-2, Arens và Loebbecke, NXB Thống kê, 1995, trang 133) SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 13
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN 1.3.4. Điều tra Điều tra là việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết ở bên trong hoặc bên ngoài đơn vị nhằm thu thập các thông tin phù hợp từ những người am hiểu về lĩnh vực cần xác minh . “Điều tra được thực hiện bằng việc chính thức gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho KTV những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cố những bằng chứng đã có” (theo VSA 500).Trong đó kỹ thuật phỏng vấn thường được sử dụng nhiều nhất. Đối với việc phỏng vấn khách hàng về những thủ tục kiểm soát hoặc các công việc để thực hiện các thủ tục kiểm soát, để đạt được hiệu quả trong cuộc phỏng vấn KTV phải lên kế hoạch cụ thể trong đó có việc sắp xếp thời gian và nội dung phỏng vấn. KTV có thể đưa ra những câu hỏi dạng đóng (để xác nhận “Có”, “Không”), hoặc dạng mở (khi cần thu thập nhiều thông tin hơn cho các câu hỏi “ai”, “như thế nào”, “tại sao”.Đồng thời cũng phải chú ý tới đối tượng được phỏng vấn về mức độ nắm bắt thông tin và sự hiểu biết về quy trình nghiệp vụ liên quan. Thủ tục này có thể được thực hiện theo một trong các cách thức: KTV có thể yêu cầu một cuộc phỏng vấn tực tiếp hoặc sẽ chuẩn bị sẵn các câu hỏi cần thiết trên một hệ thống các bảng biểu và đề nghị người được phỏng vấn trả lời trực tiếp vào bảng biểu đó.Kết quả của cuộc phỏng vấn phải được ghi chép và lưu lại trên giấy tờ làm việc. Bằng chứng thu được từ kỹ thuật này giúp KTV có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những vấn đề chưa biết hoặc củng cố cho những luận cứ của mình. Tuy nhiên, độ tin cậy từ những bằng chứng này thường không cao vì đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị 1.3.5. Tính toán Tính toán là việc kiểm tra tính chính xác về mặt số học của các số liệu trên chứng từ, sổ sách, BCTC và những tài liệu liên quan khác hoặc KTV cũng có thể thực hiện những tính toán độc lập để xác minh tính đúng đắn của nó. Ví dụ: KTV kiểm tra lại việc tính toán trên hóa đơn, kiểm tra lại việc cộng tổng trên sổ cái, hoặc tính toán lại mức khấu hao TSCĐ, mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi, Những bằng chứng thu được theo phương pháp này thường cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao xét về mặt số học tuy nhiên lại có nhược điểm là khá phức SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 14
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN tạp và tốn nhiều thời gian đặc biệt khi áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô lớn. 1.3.6. Phân tích Phân tích là sự xem xét các số liệu, thông tin của đơn vị thông qua việc so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và giữa các thông tin tài chính với thông tin phi tài chính. Phân tích gồm ba nội dung: Kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất. - Kiểm tra tính hợp lý gồm những so sánh cơ bản như: so sánh số liệu thực tế với kế hoạch và dự toán. Thông qua kết quả so sánh, KTV có thể phát hiện những bất thường từ những chênh lệch lớn. Ngoài ra, KTV còn so sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu trung bình ngành, so sánh số liệu ước tính của KTV với số liệu do KTV cung cấp. - Phân tích xu hướng (phân tích ngang): thể hiện mức độ biến động trong một khoảng thời gian nhất định của cùng một chỉ tiêu. Loại phân tích này thường được KTV sử dụng để xác định số dư của kỳ này so với kỳ trước hay giữa các tháng trong kỳ để phát hiện những biến động bất thường. Phân tích xu hướng được thực hiện theo hai loại: Phân tích xu hướng giản đơn: là xác định con số ước tính dựa trên số dư tài khoản kỳ trước. Phân tích hồi quy: là sử dụng phương pháp toán học trong phân tích tài chính để biể hiện và đánh giá các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế. - Phân tích tỷ suất (phân tích dọc): là cách thức kiểm tra tính hợp lý trong việc kết hợp giữa các khoản mục. Chủ yếu dùng để xem xét tỉ trọng của từng khoản mục đối với tổng thể. KTV thường tiến hành thủ tục phân tích thôgn qua các nhóm tỷ suất: Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán Nhóm tỷ suất hoạt động Nhóm tỷ suất đòn bẩy Nhóm tỷ suất lợi nhuận Nhóm tỷ suất giá thị trường SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 15
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Phân tích tỷ suất dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo và giữa các khoản mục nên thường có giá trị cao nhất trong khi phân tích xu hướng thiên về xem xét mối quan hệ với thông tin cũ nên có giá trị thấp nhất. Khi phân tích KTV cần chú ý tới các vấn đề sau: - Chọn loại hình phân tích phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong khi vẫn tiết kiệm được thời gian kiểm toán. - So sánh các số dư tương ứng của kỳ này so với kỳ trước để phát hiện những biến động bất thường - Xem xét mối quan hệ giữa các khoản mục với nhau và với tổng thể đồng thời so sánh sự biến động qua các năm. - So sánh số liệu thực tế với kế hoạch - Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin Tài chính và các thông tin phi tài chính. Thủ tục phân tích tương đối đơn giản, có hiệu quả cao vì tốn ít thời gian, chi phí kiểm toán thấp mà vẫn có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng thủ tục này trong trường hợp hệ thống KSNB được cho là không hiệu quả. 1.4. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong các giai đoạn của kiểm toán BCTC Bằng chứng kiểm toán được xem là cơ sở để KTV xác minh và bày tỏ ý kiến của mình về thực trạng hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Để tăng hiệu quả trong công tác thu thập bằng chứng KTV cần có phương pháp cụ thể trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán. Đối tượng của kiểm toán là các BCTC: bảng CĐKT, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các đối tượng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì vậy KTV cần tiến hành các trắc nghiệm, sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán để xác minh các thông tin được đơn vị cung cấp.Hai loại thử nghiệm được sử dụng trong kiểm toán BCTC là thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.Thử nghiệm cơ bản được thực hiện nhằm đánh giá hệ thống KSNB, thử nghiệm này chỉ được thực hiện khi hệ thống KSNB thực sự tồn tại và được đánh giá là hoạt động có hiệu quả.Trong khi đó, thử nghiệm cơ bản được coi là thử SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 16
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN nghiệm then chốt trong mọi cuộc kiểm toán.Thử nghiệm này cung cấp sự xác nhận thông tin được biểu hiện bằng tiền phản ánh trên các đối tượng kiểm toán.Hai loại thử nghiệm trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong môi trường hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả, thử nghiệm kiểm soát được thực hiện sẽ đem lại giá trị cao, khi đó KTV có thể giảm thiểu số lượng các thử nghiệm cơ bản. Ngược lại, khi hệ thống KSNB hoạt động kém hiệu quả, KTV phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để đảm bảo độ tin cậy cho kết luận kiểm toán. Việc áp dụng các phương pháp kiểm toán hình thành nên các trắc nghiệm kiểm toán. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể các phép kết hợp giữa các phương pháp kiểm toán cơ bản cũng khác nhau từ đó hình thành nên ba loại trắc nghiệm : trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm số dư, trắc nghiệm phân tích. Trắc nghiệm công việc hướng tới xác định tính đúng đắn trong tổ chức hệ thống kế toán: mức độ đạt yêu cầu về thủ tục và độ tin cậy của các thông tin con số kế toán. Trắc nghiệm số dư là việc kết hợp đối chiếu logic, phân tích đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và kiểm tra thực tế để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ. Trắc nghiệm phân tích xem xét mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế bằng việc sử dụng ba loại hình phân tích chủ yếu: phân tích hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.Trong ba giai đoạn của cuộc kiểm toán, KTV vận dụng linh hoạt các phương pháp kiểm toán.  Ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: xác định những vấn đề cơ bản và trọng tâm của cuộc kiểm toán. Để hướng cuộc kiểm toán đúng vào trọng tâm, bằng chứng thu thập trong giai đoạn này cần có thông tin mang tính khái quát cao, đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB, phân tích sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh để đánh giá mức trọng yếu và rủi ro. Trong giai đoạn này KTV thường sử dụng kỹ thuật quan sát, phỏng vấn, điều tra nhằm tìm hiểu lĩnh vực, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quan sát giúp KTV có cái nhìn sơ bộ về đơn vị kiểm toán. Kỹ thuật thu thập tài liệu sử dụng hiệu quả trong việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng như: giấy phép thành lập, điều lệ công ty, BCTC, Thủ tục phân tích được sử dụng nhằm thu thập hiểu biết về nội dung BCTC, những biến động quan trọng trong tình hình tài chính của DN bao gồm cả phân tích ngang và phân tích SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 17
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN dọc. Trong giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế chương trình kiểm toán đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp của KTV. Kỹ thuật điều tra được vận dụng trong việc phỏng vấn để tìm hiểu quan điểm lãnh đạo của nhà quản trị, trách nhiệm, công việc của từng bộ phận, phòng ban. Đồng thời kỹ thuật điều tra cũng được sử dụng trong việc giúp KTV tìm hiểu thông tin của công ty kiểm toán tiền nhiệm đối với những lưu ý, những ý kiến loại trừ hoặc không chấp nhận và lý do không tiếp tục kiểm toán.  Giai đoạn thực hiện kiểm toán: đây là giai đoạn đòi hỏi KTV phải vận dụng nhiều kỹ thuật kiểm toán nhất. Đối với thử nghiệm kiểm soát, nếu theo đánh giá sơ bộ ban đầu KTV nhận định là hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả thì KTV sẽ tiến hành thu thập bằng chứng về việc thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng nhằm xác minh sự vận hành hiệu quả của hệ thống KSNB bao gồm: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra. Tiếp đến là việc áp dụng các thủ tục phân tích, kỹ thuật được sử dụng chủ yếu là kỹ thuật phân tích: phân tích tỷ suất, phân tích xu hướng nhằm đưa ra cái nhìn khái quát về từng khoản mục. KTV chủ yếu thu thập bằng chứng từ thủ tục phân tích để thấy tính hợp lý và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch. Cuối cùng là việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết. việc thực hiện các thủ tục này dựa trên kết quả của trắc nghiệm công việc và các thủ tục phân tích ở trên. Các thử nghiệm chi tiết thường liên quan tới một khoảm mục cụ thể. Các kỹ thuật áp dụng trong thủ tục chi tiế được sử dụng khá linh hoạt. Tùy theo đặc điểm, mức trọng yếu và rủi ro của khoản mục và KTV lựa chọn kỹ thuật thu thập tài liệu thích hợp. Ví dụ trong phần hành kiểm toán các khoản phải thu thông thường KTV gửi thư xác nhận tới khách hàng; trong phần hành kiểm toán tiền KTV kiểm tra biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt; phần hành kiểm toán TSCĐ, KTV chọn mẫu kiểm tra hồ sơ mua sắm tài sản, biên bản kiểm kê tài sản, bảng khấu hao, kỹ thuật kiểm tra tài liệu, xác minh giao dịch được sử dụng phổ bién trong kiểm toán các khoản doanh thu, chi phí,  Giai đoạn kết thúc kiểm toán: KTV chính tổng hợp và soát xét lại giấy tờ làm việc của các thành viên trong nhóm kiểm toán để có cái nhìn xác đáng hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 18
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán KTV cần phải xem xét tới những sự kiện kinh tế có ảnh hưởng thuận lợi hoặc bất lợi sau ngày kết thúc niên độ nhưng trước thời điểm kiểm toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự kiện này đến BCTC của đơn vị. Để thu thập bằng chứng về vấn đề này KTV cần áp dụng các kỹ thật phỏng vấn ban lãnh đạo và kiểm tra tài liệu. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 19
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN M&H 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán M&H 2.1.1. Thông tin chung Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm Toán M&H Tên quốc tế: M&H Auditing Co., LTD Tên viết tắt: M&H Auditing Điện thoại: 08. 37853705 Fax: 08.37853706 Ngày thành lập: 08/12/2000 Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ Giấy Chứng nhận kinh doanh số: 4102003073 Trụ sở : 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1 . TP. Hồ Chí Minh Văn Phòng làm việc: 39N Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Website: www.mhauditing.com Email: mhauditing@hcm.vnn.vn Giám Đốc: Ông Trần Ngọc Mai Logo công ty: M & H Lawyer & CPA Hình thức sở hữa vốn: Tư Nhân Hình thức hoạt động: Trách nhiệm hữu hạn Loại hình doanh nghiệp: TNHH hai thành viên trở lên. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Trong bối cảnh hội nhập quốc tế.nền kinh tế từ những năm đầu của thế kỷ 20 đã chứng kiến rất nhiều biến động. Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển trong SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 20
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN đó đáng kể đến là sự phát triển mạnh mẽ của nghề kế toán nói chung và kiểm toán nói riêng. Nắm bắt đựơc xu thế đó rất nhiều công ty kiểm toán được thành lập và đi vào hoạt động trong đó có công ty TNHH Kiểm toán M&H. Ngày 09/12/2011 công ty TNHH Kiểm toán M&H thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng. Ngày 18/09/2012 công ty điều chỉnh vốn điều lệ từ một tỷ lên ba tỷ đồng và sau đó là năm tỷ đồng ngày 23/12/2013. Ngày 25/09/2012 công ty mở văn phòng đại diện tại 39N Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.HCM. Công ty TNHH Kiểm toán M&H là một tổ chức kiểm toán, tư vấn chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ chất lượng về: Kiểm toán, dịch vụ kế toán, thuế, tư vấn luật, thành lập doanh nghiệp, .Hiện nay công tyđang trong giai đoạn tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức để phù hợp hơn với thời kỳ hội nhập và phát triển. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển dù đã trải qua rất nhiều khó khăn và biến động. tuy nhiên với chính sách quản lý chặt chẽ nhưng linh hoạt của BGĐ, sự tận tâm trong công việc của đội ngũ nhân viên công ty TNHH Kiểm toán M&H đã vươn lên và trở thành một địa chỉ tin cậy với tất cả các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài. 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động và dịch vụ cung cấp Công ty TNHH Kiểm toán M&H cung cấp 4 lĩnh vực kinh doanh chủ yếu đó là: dịch vụkiểm toán, dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn luật và thẩm định giá. Trong đó kiểm toán và dịch vụ kiểm toán là lĩnh vực kinh doanh chính, chiếm tỉ trọng khá lớn trong doanh thu toàn công ty và hoạt động dựa theo nguyên tắc: + Tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, quốc tế + Phù hợp với thực tiễn kinh doanh và Luật Pháp Việt Nam + Độc lập khách quan, chuyên nghiệp, giữ bí mật thông tin cho khách hàng. + Luôn coi trọng đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, chất lượng phục vụ và uy tín đối với khách hàng.  Dịch vụ kiểm toán bao gồm: + Kiểm toán BCTC hằng năm cho mọi loại hình doanh nghiệp như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 21
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN quy mô nhỏ + Kiểm toán nội bộ + Thực hiện các chức năng kiểm toán doanh nghiệp có khả năng sát nhập, thanh lý.  Dịch vụ kế toán: Công ty TNHH M&H thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kế toán, trong công ty công việc kế toán và kiểm toán được thực hiện một cách độc lập, tách rời, đảm bảo quy tắc nghề nghiệp.Dịch vụ kế toán được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục nhằm giúp các doanh nghiệp phát hiện và kịp thời điều chỉnh sai sót, phòng ngừa các vi phạm, gian lận trong nội bộ doanh nghiệp, góp phần quản lý tốt vấn đề sử dụng vốn và quản lý chi phí. Dịch vụ kế toán tại công ty bao gồm: + Đăng ký chế độ kế toán +Tư vấn đến các vấn đề liên quan đến việc áp dụng các chế độ tài chính, kế toán theo quy định Việt Nam. + Cung cấp dịch vụ kế toán cho các công ty có quy mô nhỏ như làm sổ kế toán, các BCTC, quản lý sổ sách kế toán. + Tổ chức và thiết lập hệ thống kế toán cho các doanh nghiệp + Cung cấp và hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán. + Cung câp các tài liệu về các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế có liên quan. + Tư vấn luật thuế và hỗ trợ kê khai thuế.  Đặc điểm kinh doanh: + Tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, quốc tế + Phù hợp với thực tiễn kinh doanh và Luật pháp Việt Nam + Độc lập khách quan, chuyên nghiệp, giữ bí mật thông tin cho khách hàng. + Luôn coi trọng đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, chất lượng phục vụ và uy tín đối với khách hàng. 2.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Công ty TNHH Kiểm toán M&H được theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số4102003073 cấp ngày 08 tháng 12 năm 2000. Sau môt thơi gian hoạt động bộ máy tổ chức của công ty đã hoàn thiện và đi vào ổn định. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 22
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Người đứng đầu, chịu trách nhiệm chung là giám đốc có nhiệm vụ chính là quyết định các chính sách phát triển dài hạn cho công ty, ký hợp đồng và các báo cáo kiểm toán. Phó giám đốc phụ trách việcđiều phối hoạt động, phân chia công việc đồng thời giám sát tiến độ công việc chung của từng bộ phận. Các trưởng phòng kiểm toán trực tiếp tham gia vào công việc kiểm toán, phân công nhiệm vụ cho các KTV và trợ lý kiểm toán, soát xét và giám sát công việc chung trong nhóm. Trợ lý kiểm toán làm việc theo sự phân công của KTV, hỗ trợ KTV thực hiện các phần hành kiểm toán, chuẩn bị file kiểm toán và thực hiện lưu trữ dữ liệu sau mỗi cuộc kiểm toán. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức: 2.1.5. Tình hình nhân sự Công ty TNHH M&H thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm hai chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Khi mới thành lập công ty chỉ có 5- 10 nhân viên, qua quá trình phát triển đến nay tổng số nhân viên trong công ty đã SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 23
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN trên 20 nhân viên với trình độ chuyên môn cao, được tổ chức phân công một cách chặt chẽ. Đặt biệt đội ngũ nhân viên thường xuyên được cập nhật kiến thức thông qua cảc buổi huấn luyện và các khóa học nghiệp vụ nên luôn nắm bắt được những quy định mới đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra. Các bộ phận trong công ty phối hợp nhịp nhàng dưới sự điều hành và kiểm soát chặt chẽ của BGĐ. Các nhân viên trong công ty luôn tuân thủ nội quy công ty và nguyên tắc nghề nghiệp, làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao. Bên cạnh những KTV giàu kinh nghiệm, có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, M&H còn có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình cống hiến và luôn cố gắng học hỏi trau dồi kinh nghiệm chuyên môn. Đây là một ưu điểm lớn trong cơ cấu nhân sự tại công ty. 2.1.6. Kết quả kinh doanh và phương hướng phát triển Bảng 2.1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN M&H Mã Chênh lệch CHỈ TIÊU Số Năm 2013 Năm 2012 Tỷ lệ Số Tiền (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp 1 7,347,145,653 6,425,383,500 921,762,153 14 dịch vụ 2. Các khoản giảm 2 - - trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung 10 7,347,145,653 6,425,383,500 921,762,153 14 cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng 11 3,251,650,000 3,072,007,325 179,642,675 6 bán 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung 20 4,095,495,653 3,353,376,175 742,119,478 22 cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt 21 1,790,238 1,470,218 320,020 22 động tài chính SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 24
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN 7. Chi phí tài chính 22 2,034,000 3,015,000 -981,000 -33 8. Chi phí bán hàng 24 67,875,000 58,409,000 9,466,000 16 9. Chi phí quản lý 25 743,154,389 547,814,636 195,339,753 36 doanh nghiệp 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh 30 3,284,222,502 2,745,607,757 538,614,745 20 doanh - 11. Thu nhập khác 31 398,501,507 540,072,000 -26 141,570,493 12. Chi phí khác 32 25,778,900 17,896,000 7,882,900 44 13. Lợi nhuận (lỗ) 40 372,722,607 522,176,000 `-149,453,393 -29 từ hoạt động khác 15. Tổng lợi nhuận (lỗ) thuần trước 50 3,656,945,109 3,267,783,757 389,161,352 12 thuế 16. Thuế thu nhập 51 914,236,277 816,945,939 97,290,338 12 doanh nghiệp 17. Thu nhập (chi phí) thuế thu nhập 52 - - hoãn lại 18. Lợi nhuận (lỗ) thuần sau thuế 2,742,708,832 2,450,837,818 291,871,014 12 TNDN Mặc dù trong bối cảnh kinh tế khó khăn và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành nhưng với chiến lược kinh doanh tận tâm, tận sức công ty TNHH Kiểm toán M&H luôn tạo được niềm tin nơi khách hàng vì vậy doanh thu của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. 2.2. Giới thiệu phòng kiểm toán Phòng kiểm toán chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc, đứng đầu là trưởng phòng kiểm toán có trách nhiệm phân công và giám sát công việc của các thành viên trong nhóm. Việc phân công phụ thuộc vào hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm cũng như phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 25
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng kiểm toán  Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận : Kiểm toán Báo cáo tài chính : - Nghiên cứu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; - Tham gia chứng kiến công việc kiểm kê tiền mặt, TSCĐ, HTK của đơn vị tại thời điểm lập BCTC. - Thực hiện các thủ tục xác nhận số dư các khoản công nợ phải thu, phải trả, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản vốn góp. - Kiểm tra chi tiết các khoản mục trên BCTC. - Tổng hợp kết quả kiểm tra, thực hiện soát xét và lập Báo cáo kiểm toán dự thảo. - Xem xét và cân nhắc tính trọng yếu của các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khóa sổ. - Thảo luận với khách hàng về nội dung Báo cáo kiểm toán và phát hành chính thức. Kiểm toán hoạt động : - Kiểm toán theo 4 tiêu chí: tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực và hiệu năng quản lý,sưu tầm các định mức tiêu chuẩn cụ thể hóa các tiêu chí và vận dụng một cách tổng hợp các tiêu chí đã nêu. - Xem xét và đánh giá, đo lường kết quả hoạt động từ nhiều góc nhìn: đánh giá SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 26
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN tính khả thi của một dự án hoặc đánh giá tính hiệu quả của một bộ phận chức năng. Kiểm toán nội bộ: - Tư vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. - Tư vấn thiết lập và phát triển bộ phận kiểm toán nội bộ. - Thực hiện hay kết hợp với kiểm toán viên nội bộ của doanh nghiệp để thực hiện các chức năng về kiểm toán nội bộ cho doanh nghiệp. - Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định, đánh giá và phát triển các chính sách và thủ tục kiểm soát cũng như môi trường thông tin. Các dịch vụ gia tăng khác bao gồm: + Hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh. + Quản lý hợp đồng. + Soát xét hệ thống quản trị doanh nghiệp. + Kiểm tra tính tuân thủ. Kiểm toán xây dựng cơ bản : Tư vấn cho doanh nghiệp những vướng mắc cần giải quyết (cơ chế, chính sách, các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư, ) Xử lý các khoản chi phí không tính vào giá trị công trình. Phương án xử lý của chủ đầu tư đối với giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng. Phương án xử lý đối với giá trị tài sản bàn giao cho đơn vị khác hoặc thanh lý (nếu có) Kiểm toán các khoản mục theo yêu cầu: gồm kiểm toán các khoản mục như tiền và các khoản tương đương tiền, lương và các khoản trích theo lương, doanh thu và chi phí tài chính, hàng tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả tuỳ theo tình hình, mục đích và yêu cầu kiểm toán của doanh nghiệp mà công việc cũng khác nhau. 2.3. Thực trang kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong quá trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H 2.3.1. Khái quát về quy trình kiểm toán BCTC tại M&H Để đảm bảo tính hiệu quả và tính kinh tế của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận kiểm toán của KTV về tính trung thực và hợp lý của các số liệu trên BCTC, một cuộc kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán M&H bao gồm 3 giai đoạn. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 27
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Giai đoạn thục hiện kiểm toán Giai đoạnkết thúc kiểm toán 2.3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán - Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng: Trước hết khi nhận đượcthư mời kiểm toán công ty sẽ xác định yêu cầu của khách hàng, tìm hiểu sơ bộ về lĩnh vực kinh doanh, đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán và khả năng nguồn lực đáp ứng hợp đồng từ đó quyết định thực hiện hay từ chối hợp đồng. + Đối với khách hàng mới, cần tiến hành thu thập thông tin cơ sở của khách hàng theo mẫu A110 (Chấp nhận khách hàng mới) về: tên công ty, đìa chỉ, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây. Từ những thông tin thu thập được công ty kiểm toán sẽ tiến hành khảo sát, xem xét những sự kiện phát sinh có tác động lớn tới tình hình tài chính của DN. Nếu cần KTV có thể gửi thư tới công ty kiểm toán tiền nhiệm để biết lý do không tiếp tục kiểm toán. Tìm hiểu BCKT năm trước có ý kiến loại trừ không? Tương lai có dấu hiệu lặp lại các vấn đề loại trừ không? + Đối với khách hàng cũ, việc thu thập thông tin khách hàng được thu thập theo mẫu A120 ( Chấp nhận và giữ khách hàng cũ), do đã có thông tin cơ b ản về khách hàng từ trước nên công ty kiểm toán chỉ cần xem xét những biến động tài chính lớn trong năm và sự độc lập của các KTV để đưa ra ý kiến chấp nhận hoặc từ chối khách hàng. Nếu nhận thấy công ty có khả năng đáp ứng các yêu cầu đặt ra của cuộc kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ xác định thời gian, phạm vi kiểm toán từ đó tính giá phí và tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Trong hợp đồng sẽ nêu rõ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan. Hợp đồng kiểm toán sẽ nêu rõ trách nhiệm của kiểm toán viên, thời gian thực hiện kiểm toán, phạm vi kiểm toán và thời gian phát hành báo cáo kiểm toán. Trách nhiệm của công ty khách hàng là cung cấp chứng từ, tài liệu kế toán theo yêu cầu của kiểm toán viên, thời hạn và phương thức thanh toán phí kiểm toán .Cụ thể các điều khoản theo mẫu A210. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 28
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN - Dựa trên tính chất, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ khối lượng công việc cần thực hiện, thời gian cần thiết để hoàn tất công việc, KTV sẽ gửi thư cho khách hàng về kế hoạch kiểm toán theo mẫu A230 (Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán) - Chương trình kiểm toán sẽ do một nhóm KTV và trợ lý kiểm toán phụ trách. Sau khi ký kết hợp đồng, dựa theo yêu Giám đốc sẽ giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng kiểm toán, từ đó các trưởng phòng kiểm toán phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm theo mẫu số A250 ( Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán). Các thành viên trong nhóm kiểm toán phải đảm bảo các điều kiện sau: + Có đầy đủ năng lực, có sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nói chung và phần hành mình phụ trách nói chung. + Có tinh thần trách nhiệm với công việc + Có sự độc lập với cơ quan được kiểm toán. Đồng thời trước khi tiến hành kiểm toán KTV phải ký cam kết bảo mật thông tin khách hàng. + Trưởng nhóm kiểm toán phải có khả năng giám sát, quản lý nhóm hiệu quả. - Trước khi tiến hành kiểm toán, KTV sẽ gửi cho khách hàng danh sách những tài liệu cần cung cấp cho cuộc kiểm toán nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. - Kế hoạch kiểm toán sẽ do trưởng nhóm kiểm toán lập dựa theo kinh nghiệm và những hiểu biết về công ty khách hàng thông qua quá trình quá trình tìm hiểu và những đánh giá sơ bộ ban đầu.Kế hoạch kiểm toán cần được lập một cách thích hợp nhằm bao quát được các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán. Khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán KTV cần chú ý các vấn đề sau: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh cơ bản của khách hàng: mặt hàng sản xuất, phong cách quản lý, mục tiêu kinh doanh, tính chất kinh doanh, những sai phạm dễ phát sinh trong quá trình kinh doanh, Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ: + Các chính sách kế toán được áp dụng + Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB thông qua quá trình điều tra, quan sát, phỏng vấn các cá nhân có liên quan. Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 29
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Đánh giá rủi ro giúp KTV xác định được các công việc cần thiết và phạm vi kiểm toán phù hợp. Thông thường KTV xác định: + Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát. Có ba mức rủi ro đó là: cao, thấp, trung bình + Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu cho từng khoản mục. Công việc này giúp KTV xác định được các thủ tục kiểm soát cần thực hiện và mức độ ảnh hưởng của các nghiệp vụ phát sinh lên BCTC. Do đặc điểm của việc xác định mức trọng yếu là tương đối khó khăn nên công việc này thường giao cho KTV có nhiều kinh nghiệm phụ trách. Mức trọng yếu thường dựa theo sự xét đoán chuyên môn của KTV. Thông thường tại công ty kiểm toán M&H việc xác định mức trọng yếu thường dựa theo nguyên tắc: + 2% tổng tài sản ngắn hạn hoặc vốn CSH + 10% lợi nhuận sau thuế + 0.5%-3% doanh thu 2.3.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Khi công tác chuẩn bị cho cuộc kiểm toán đã sẵn sàng kiểm toán viên sẽ liên lạc và trao đổi thời gian tiến hành kiểm kê (chủ yếu là khoản mục hàng tồn kho và tiền mặt) nhằm xác định tính hiện hữu và có thực của khoản mục trên. Qua đó kiểm toán viên cũng có được nhận xét sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ và quan điểm lãnh đạo của công ty để thiết lập kế hoạch kiểm toán hữu hiệu nhất. Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm theo khả năng cũng như mức độ hiểu biết về các phần hành của mỗi cá nhân. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp mà các KTV sẽ vận dụng linh hoạt các kỹ thuật kiểm toán cụ thể đối với từng khoản mục. Theo sự phân công đó, mỗi thành viên sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản theo từng phần hành được giao. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ soát xét chứng từ làm việc của các thành viên để hạn chế tối đa rủi ro kiểm toán còn tồn tại và đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị. Giám đốc sẽ là người phê chuẩn và phát hành báo cáo kiểm toán. Công ty TNHH Kiểm toán M&H luôn đặt chất lượng cuộc kiểm toán lên hàng đầu cả về mặt chuyên môn lẫn kỹ thuật SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 30
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN vì vậy KTV luôn duy trì trao đổi thông tin với khách hàng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. 2.3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán  Phát hành BCKT Dựa vào kết quả của cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến của mình về BCTC của công ty. Có bốn loại ý kiến kiểm toán: Ý kiến chấp nhận toàn phần : được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng BCTCC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận). Ý kiến chấp nhận từng phần : được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Ý kiến từ chối : được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính. Ý kiến không chấp nhận : được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính. Các yếu tố cơ bản của BCKT gồm: - Tiêu đề - Người nhận - Đoạn mở đầu - Phạm vi kiểm toán - Ý kiến KTV - Địa điểm và thời gian lập báo cáo - Chữ ký và đóng dấu SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 31
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN KTV lập một bản dự thảo gửi giám đốc xem xét sau đó gửi cho khách hàng xem trước khi phát hành báo cáo chính thức.  Lưu trữ hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán bao gồm toàn bộ chứng từ thu thập được trong quá trình kiểm toán như: hợp đồng kiểm toán, giấy tờ làm việc của KTV, những bằng chứng kiểm toán. Tất cả những chứng từ này cần được lưu trữ riêng theo từng công ty và sắp xếp theo phần hành kiểm toán. Trong giấy tờ làm việc KTV sẽ đánh số tham chiếu và lưu chứng từ kèm theo để thuận tiện cho việc tra cứu. Hồ sơ kiểm toán được lưu dưới hai dạng : hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử. Hồ sơ kiểm toán giúp: - Lưu trữ những bằng chứng kiểm toán thu được trong quá trình kiểm toán. - Trợ giúp cho KTV tổ chức và thực hiện công việc một cách khoa học - Trợ giúp cho vệc kiểm tra soát xét và đánh giá chất lượng kiểm toán - Trợ giúp cho xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán. Quy trình trên được khái quát theo sơ đồ sau: SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 32
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Sơ đồ 2.3: Sơ đồ khái quát quy trình kiểm toán Liên lạc với khách hàng Thu thập thông tin nhu Tiếp nhận các thông tin Khảo sát hoạt động và tìm cầu khách hàng khách hàng hiểu, cập nhật hệ thống kiểm soát nội bộ Đánh giá rủi ro hợp đồng Soạn hợp đồng Ký hợp đồng Theo dõi khách hàng Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán (Thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm phân tích) Kiểm tra các chỉ tiêu Phát hành báo cáo kiểm toán Trao đổi, tổng hợp và soạn báo cáo tài chính thảo báo cáo kiểm toán Hoàn thành và trình bày kết quả trên hồ sơ kiểm toán Để thuận tiện cho việc thực hiện các bước kiểm toán đồng thời tạo sự thống nhất trong công tác quản lý và theo dõi hồ sơ. Dựa theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, công ty TNHH Kiểm toán M&H công ty TNHH Kiểm toán M&H thiết kế lại chương trình kiểm toán của mình theo các chỉ mục sau : SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 33
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Chuẩn bị File kiểm toán Chỉ mục hồ sơ D130 Tiền và các khoản tương đương tiền D230 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn- dài hạn D330 Các khoản phải thu khách hàng ngắn- dài hạn D430 Phải thu nội bộ và các khoản phải thu ngắn- dài hạn D530 Hàng tồn kho D531 Chương trình kiểm kê D630 Chi phí trả trước và TS khác ngắn-dài hạn D730 TSCĐHH, TSCĐVH, XDCBDD và BĐS đầu tư D830 TSCĐ thuê tài chính E130 Vay và nợ ngắn hạn- dài hạn E230 Phải trả NCC ngắn hạn-dài hạn E330 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước và thuế hoãn lại E430 Phải trả người lao động, các khoản trích theo lương E530 Chi phí phải trả ngắn hạn- dài hạn E630 Phải trả nội bộ và phải trả khác ngắn hạn- dài hạn F130 Nguồn vốn CSH F430 Tài khoản ngoại bảng CĐKT G130 Doanh thu G230 Giá vốn hàng bán G330 Chi phí bán hàng G430 Chi phí quản lý DN G530 Doanh thu và chi phí tài chính G630 Thu nhập và chi phí khác 2.3.2. Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H Tất cả các kỹ thuật kiểm toán nêu trên đều được độ ngũ KTV tại công ty TNHH Kiểm toán M&H vận dụng hiệu quả và linh hoạt dựa theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Có thể khái quát các kỹ thuật thu thập bằng chứng theo sơ đồ sau : SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 34
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Sơ đồ 2.4 : Khái quát các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H Kiểm kê vật chất: Quan sát: quan sát số Tính toán lại: kiểm tra tính kiểm tra tính hiện hữu lượng nhân viên, hoạt chính xác số học của thông của tài sản cố định, động thực tế của đơn vị, tin, nguồn số liệu là từ tiền, hàng tồnkho hệ thống kiểm soát nội bộ phòng kế toán. được thực hiện ra sao Phỏng vấn: thường thu thập thông tin hiểu biết chung về đơn vị như hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, chính sách kế toán hoặc khi KTV có khúc mắc trong quá trình thực hiện kiểm toán. Phỏng vấn đòi hỏi nhiều ở kỹ năng, kinh nghiệm của KTV, thường do trưởng nhóm kiểm toán hoặc các KTV lâu năm, có kinh nghiệm đảm nhiệm. Lấy xác nhận: Sự xác Phân tích: sử dụng Kiểm tra tài liệu: luôn nhận bằng văn bản về nguồn dữ liệu độc lập, luôn hoài nghi nghề nghiệp thông tin khách hàng từ giúp tiết kiệm thời gian khi tiến hành kỹ thuật này, bên thứ 3 độc lập, thông tin và công sức cho KTV, kiểm tra tính xác thực và đúng hay sai đều phải phản đặc biệt khi thời gian thay đổi của thông tin hồi về KTV. Hai hình thức hạn chế gửi thư là đóng và mở Để dẫn chứng cho những kỹ thuật thu thập bằng chứng vừa nêu, người viết xin trình bày các kỹ thuật thu thập bằng chứng được nhóm KTV công ty TNHH Kiểm toán M&H áp dụng tại công ty TNHH ABC. 2.3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán M&H. Theo IAS 300: “Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán”. Theo đó việc lập kế hoạch kiểm toán giúp KTV có những nhận định ban đầu về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, xác định phương hướng của cuộc kiểm toán và đánh giá mức trọng yếu. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 35
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN toán, KTV tại công ty TNHH Kiểm toán M&H vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng trong việc : - Thu thập thông tin cơ sở, nghĩa vụ pháp lý của khách hàng - Đánh giá chung về hệ thống KSNB nhằm đánh giá mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán. - Phân tích số liệu trên BCTC từ đó xác định mức trọng yếu của tổng thể. Để thực hiện các bước trên KTV tại công ty đã vận dụng linh hoạt các kỹ thuật thu thập bằng chứng. Sau đâylà phần trình bày các kỹ thuật cụ thể mà KTV đã vận dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty TNHH ABC  Tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng Cập nhật thông tin từ những năm trước Đây là bước đầu tiên trong việc tiếp cận với khách hàng vì vậy đội ngũ KTV tại M&H luôn chú trọng trong việc tìm hiểu những thông tin về: hoạt động, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; cơ cấu bộ máy tổ chức; nghĩa vụ pháp lý của đơn vị với các bên liên quan; Đối với khách hàng đã được M&H tiến hành kiểm toán, tất cả những thông tin này đã được lưu trữ tại hồ sơ kiểm toán Để tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng, KTV thường áp dụng các thủ tục sau: Điều tra, quan sát, phân tích. Sau đây là công việc cụ thể trong việc tiếp cận khách hàng để tìm hiểu hệ thống KSNB từ đó đề ra kế hoạch kiểm toán tổng thể, chi tiết được áp dụng tại công ty TNHH ABC. Do công ty TNHH ABC là khách hàng thường niên của công ty TNHH Kiểm toán M&H nên KTV có thể dễ dàng thu thập được những thông tin cơ sở qua xem xét hồ sơ của công ty này trong những kỳ kiểm toán trước. Cụ thể KTV thu thập được những thông tin sau: Bảng tóm tắt thông tin khách hàng Người thực hiện: L.C.T Công ty TNHH ABC là công tynhà nướcđược thành lập năm 2001tại tỉnh Long An. Sau đó năm 2010 công ty chuyển đổi sang hình thức công ty tư nhân. Là đơn vị không thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán.Tuy nhiên do yêu cầu quản lý và đặc thù kinh doanh của đơn vị có tham gia đấu thầu một số công trình thủy lợi nên SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 36
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN để tạo dựng niềm tin từ năm 2010 đến nay Doanh nghiệp luôn mời công ty TNHH Kiểm toán M&H phụ trách công tác kiểm toán BCTC cho đơn vị. - Giám đốc: Ông Vũ Ngọc - Vốn kinh doanh: 2.000.000.000 VNĐ - Lĩnh vực kinh doanh:Cung cấp các dịch vụ phát triển nông nghiệp như: xây dựng thủy lợi, trạm bơm nước, kinh doanh bến phà, tham gia đấu thầu và cho thuê các ki-ốt tại chợ. - Nguyên tắc tổ chức và điều hành công ty: + Công ty hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng nhau. + Hoạt động kinh doanh tuân thủ theo quy định của pháp luật. + Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của công ty. Điều tra: Trước khi bước vào giai đoạn tiến hành kiểm toán. Nhóm kiểm toán sẽ liên lạc với khách hàng để yêu cầu sắp xếp một buổi phỏng vấn với Ban Giám Đốc để xem tình hình kinh doanh của khách hàng có gì khác biệt so với năm trước không (có sự mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất? Chính sách áp dụng có gì thay đổi, bao gồm toàn bộ những thay đổi chủ quan của DN). Đối với công ty TNHH ABC , sau cuộc trao đổi, KTV ghi nhận không có thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổ chức, tình hình kinh doanh của DN so với năm trước. Kiểm tra tài liệu: Trong giai đoạn chuẩn bị này, KTV chỉ chủ yếu kiểm tra giấy phép thành lập và điều lệ công ty cùng với BCTC đã được BGĐ ký duyệt. Trong trường hợp này, vì ABC là khách hàng cũ nên gi ấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập đã được KTV kiểm tra những năm trước nên KTV chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp các bảng BCTC cụ thể là: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC, Báo cáo của Ban giám đốc cam kết trách nhiệm về sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC. Đây là những bằng chứng quan trọng đầu tiên mà KTV cần thu thập trong bất kỳ cuộc kiểm toán BCTC tại bất kỳ công ty nào, loại hình gì. Đây đều là những bằng chugnứ có sẵn nên KTV rất dẽ dàng trong việc thu thập với chi phí thấp. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 37
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN  Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: Khi đã thu thập được những thông tin cơ sở đặc biệt là qua quá trình phỏng vấn, KTV có thể đưa ra những nhận định ban đầu của mình về môi trường doanh nghiệp. KTV tiếp tục đánh giá hệ thống KSNB trên cả ba phương diện: môi trường kiểm soát, hệ thống kiểm soát và hoạt động kiểm soát. Trong bước này, KTV chủ yếu vận dụng kỹ thuật quan sát và phỏng vấn các phòng ban trong công ty đặc biệt là phong cách làm việc của BGĐ và nhân viên bộ phận kế toán. Đối với khách hàng thường niên, công ty TNHH Kiểm toán M&H luôn sắp xếp sao cho trong nhóm kiểm toán luôn có những thành viên đã tham gia kiểm toán năm trước. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. Dựa vào sự hiểu biết về công ty khách hàng trước đó họ có thể đưa ra những nhận định tương đối chính xác và nhanh chóng. Những hiểu biết của KTV về hệ thống KSNB của công ty ABC được ghi nhận như sau: + Công ty có sự phân công, phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân và các bộ phận với nhau. Không có sự kiêm nhiệm trách nhiệm giữa các nhân viên bộ phận kế toán. + Giám đốc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhân viên. + Đội ngũ nhân viên phòng kế toán đều có năng lực chuyên môn, có trình độ Đại học, Cao đẳng và có kinh nghiệm công tác về kế toán. + Dữ liệu kế toán được thiết lập và theo dõi trên hệ thống máy tính. Sổ sách kế toán được sắp xếp và lưu trữ hợp lý theo từng tháng và đóng thành cuốn. Điều tra: Dựa vào kết quả cuộc phỏng vấn, KTV nhận thấy hệ thống KSNB và sơ sở hệ thống kế toán không có gì thay đổi so với năm trước. Cụ thể: + Hệ thống kế toán vận hành dựa trên chuẩn mực kế toán Việt Nam. Áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006. + Hình thức hoạch toán kế toán: Nhật ký chứng từ + Niên độ kế toán: bắt đầu 01/01 tới 31/12 hàng năm. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 38
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Kiểm tra tài liệu: KTV thu thập tài liệu liên quan đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB và thu được những tài liệu sau: + Giấy phép đầu tư + Quy chế quản lý tài chính năm 2013 + Điều lệ tổ chức và hoạt động công ty. Các tài liệu trên được lưu trữ tại hồ sơ thường trực Biểu 2.1: Một số câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN M&H Client: Công ty XYZ Prepared by: A Date: Period ended: Reviewed by: B Date: Subject: Câu hỏi về kiểm soát nội bộ YES/NO 1. Sổ cái Sổ cái có được cập nhật nhanh chóng không? Có Các nhật ký có chứng từ đầy đủ và được phê duyệt Có có đúng không? Tài khoản chênh lệch chờ xử lý có bị cấm không sử Có dụng không? Khi tài khoản chênh lệch chờ xử lý nó có được, xử Có lý trong thời gian ngắn và có chứng từ chứng minh không? Có sự mô tả rõ ràng về nội dung hạch toán trong Có mỗi tài khoản sổ cái không? Quan sát: Sau quá trình quan sát các phòng ban trong công ty về tác phong, thái độ làm việc, việc chấp hành nội quy công ty ABC. KTV đưa ra nhận xét hình hoạt động của công ty: + BGĐ làm việc với thái độ nghiêm túc và nắm vững tình SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 39
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN + BGĐ công ty luôn theo sát, đôn đốc, quan tâm đảm bảo chế độ cho nhân viên cả về ăn uống, lương, thưởng, giờ giấc nghỉ ngơi giữa ca hợp lý, có phòng ngủ trưa cho nhân viên. + Nhân viên các phòng ban làm việc nghiêm túc, chấp hành nội quy tốt. Riêng với phòng kế toán, KTV quan sát kỹ hơn và nhận thấy đội ngũ nhân viên kế toán đều nắm vững quy trình xử lý nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý tài chính. Công việc của các KTV được phân công rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Công việc của kế toán chi tiết được kế toán tổng hợp kiểm tra chặt chẽ.  Phân tích số liệu: Từ số liệu đã được công ty cung cấp, ở bước này chủ yếu dựa vào bảng CĐKT và bảng Báo cáo KQHĐKD, KTV phân tích để tìm bằng chứng về tính hợp lý, tìm ra sự biến động bất thường trong hoạt động kinh doanh của DN. Trên thực tế, việc phân tích tại giai đoạn lập kế hoạch KTV chủ yếu dựa vào BCTC của năm nay và năm trước để phân tích những biến động lớn đồng thời kết hợp với các bằng chứng thu được trong quá trình kiểm tra, phỏng vấn và quan sát từ đó khoanh vùng đối tượng để hướng cuộc kiểm toán trọng tâm vào những đối tượng dễ xảy ra sai sót. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH ABC(Xem phụ lục 1) Thực tế, trong giai đoạn này KTV chỉ tiến hành đánh giá sơ bộ về số liệu thu thập được. Ghi chú những biến động bất thường vào giấy tờ làm việc và sẽ tiến hành thu thập bằng chứng trong giai đoạn KT. .Từ Bảng CĐKT, KTV nhận thấy khoản mục tiền mặt của công ty tăng đột biến. Điều này có thể do công ty nhận được một khoản tiền lớn từ khách hàng ứng trước. Một số khoản mục có sự biến động lớn, KTV cần xác minh tài liệu liên quan: Tài sản ngắn hạn khác tăng 96% HTK tăng mạnh 44% Trả trước cho người bán tăng 49% TSCĐ hữu hình giảm 20% Vốn đầu tư của CSH tăng 85% Phân tích tình hình tài chính của DN - Phân tích cơ cấu tài sản Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 40
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Chỉ số 2013 2012 Biến động Tỷ lệ Tài sản ngắn hạn 14,890,208,650 88% 10,766,559,075 80% 4,123,649,575 8% Tài sản dài hạn 2,120,706,129 12% 2,710,550,650 20% -589,844,521 -8% Tổng cộng 17,010,914,779 13,477,109,725 3,533,805,054 Tỷ suất tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của đơn vị. Tuy nhiên đây là doanh nghiệp dặc thù vì kinh doanh các dịch vụ phục vụ nông nghiệp, tài sản cố định không nhiều mà phụ thuộc chư yếu vào tiềm mặt dùng trong việc đấu thầu các hạng mục công trình tại đại phương nên điều này có thể là một dấu hiệu không thực sự nghiêm trọng. Tuy nhiên tỷ lệ tài sản dài hạn trong năm 2013 lại giảm 8%so với kỳ trước nênKTV đã tìm hiểu nguyên nhân và xác định được rằng trong kỳ công ty thanh lý 01 Xà Lan và 01 xe ben HUYNDAI. TSCĐ của công ty bao gồm: máy móc thiết bị như: xe ủi, xe bang, xe đào, máy thủy, máy bơm điện, phà sắt, phục vụ thi công công trình. KTV xác định việc đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua thêm trang thiết bị được đánh giá theo chỉ tiêu sau: TS dài hạn Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sả n Tỷ suất đầu tư 2,120,706,129 = * 100 = 12% năm 2013 17,010,914,779 Tỷ suất đầu tư 2,710,550,650 = * 100 = 20% năm 2012 13,477,109,725 Từ tỷ số trên ta thấy công ty chưa có chính sách thích hợp trong việc đầu tư vào tài sản dài hạn. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 41
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN - Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Việc đánh giá dựa vào tài sản là chưa đủ để đưa ra nhận xét, KTV tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu nguồn vốn 2013 2012 Năm 2011 so với Năm 2010 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền % % % A. Nợ phải trả 11,802,556,118 69% 9,812,701,599 73% 1,989,854,519 I - Nợ ngắn hạn 11,697,798,579 68% 9,487,944,060 71% 2,209,854,519 -3% II - Nợ dài hạn 104,757,539 1% 324,757,539 2% -220,000,000 -1% B. Nguồn vốn chủ 5,208,358,661 3,664,408,126 1,543,950,535 sở hữu I - Vốn chủ sở hữu 5,208,358,661 31% 3,664,408,126 27% 1,543,950,535 4% II – Nguồn kinh phí 0 và quỹ khác 0 Tổng cộng nguồn 17,010,914,779 13,477,109,725 3,533,805,054 vốn Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty không có sự chuyển dịch lớn. Tổng nợ phải trả giảm 3% trong khi Nguồn vốn CSH tăng 4% .Cụ thể nguồn vốn sở hữu tăng từ 3.6 tỷ lên 5.2 tỷ, số vốn này được bổ sung từ lợi nhuận tích lũy của DN nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh. + Tỷ suất tài trợ: Tỷ suất tài Nguồn vốn CSH = trợnguồn vốn Tổng nguồn vốn Tỷ suất tài trợ = 5,208,358,661 * 100% = 31% năm 2013 17,010,914,779 Tỷ suất tài trợ = * 100% = 27% 3,664,408,126 SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 42
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN năm 2012 13,477,109,725 Tỷ suất tự tài trợ vốn của công ty ở mức thấp tuy nhiên đang có sụ chuyển dịch tích cực khi mà cơ cấu nguồn vốn CSH của công ty trong năm đuọc bổ sung hơn 1,5 tỷ tương đương 4%. Điều này cho thấy công ty đang cố gắng cân đối lại cơ cấu nguồn vốn của mình. Trong khi đó tỷ trọng nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ phải trả, đây có thể là một chỉ số bất lợi đối với công ty. Tuy nhiên nhìn vào đặc thù khinh doanh của DN là cung cấp dịch vụ phục vụ nông nghiệp, đấu thầu và cho thuê mặt bằng, công trình với tỷ trọng TSNH rất lớn nên điều này cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại. Khi xem xét tổng thể cơ cấu từng loại nguồn vốn ta thấy tỷ trọng nợ phải trả giảm khoảng 4%. Cụ thể NPT ngắn hạn giảm từ 71% xuống 68% và NPT dài hạn giảm khoảng 1%. Phân tích tình hình kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (xem phụ lục 2)  Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty: Để đánh chất lượng hoạt động kinh doanh, trình độ quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty ta dựa vào chỉ số phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên Doanh thu thuần và Vốn kinh doanh bình quân. Hiệu quả sử Doanh thu thuần = dụng VKD VKD bình quân Tỷ suất lợi nhuận LN sau thuế = VKD VKD BQ Bảng 2.6: Phân tích vốn kinh doanh bình quân Năm 2013 Năm 2012 Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Vốn lưu động 10,766,559,075 14,890,208,650 8,888,551,564 10,766,559,075 Vốn cố định 2,710,550,650 2,120,706,129 4,232,393,568 2,710,550,650 Vốn lưu động BQ 12,828,383,863 9,827,555,320 SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 43
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Vốn cố định BQ 2,415,628,390 3,471,472,109 Vốn kinh doanh BQ 15,244,012,252 13,299,027,429 Từ bảng phân tích vốn kinh doanh ở trên kết hợp với bảng KQHĐKD ta lập được bảng phân tích hiệu quả vốn kinh doanh như sau: Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kỳ Mức chênh Tỷ lệ % lệch 1. Doanh thu thuần 8,240,299,816 16,085,353,219 -7,845,053,403 -49% 2. Vốn kinh doanh BQ 15,244,012,252 13,299,027,429 1,944,984,824 15% 3. Lợi nhuận sau thuế 445,838,741 2,455,827,912 -2,009,989,171 -82% 4. Hiệu suất sử dụng 0.54 1.21 -0.67 -55% VKD 5. Tỷ suất lợi nhuận trên 0.03 0.18 -0.16 -84% VKD Qua bảng phân tích trên ta thấy công ty có hiệu suất sử dụng vốn khá thấp và đang có xu hướng giảm xuống. Điều này được lý giải do sự suy thoái kinh tế tác động. Đây là một vấn đề đáng báo động đòi hỏi công ty phải đề ra chiến lược kinh doanh mới nhằm cải thiện tình hình. 2.3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là việc áp dụng các kỹ thuật kiểm toán thích ứng với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Từ các bằng chứng kiểm toán thu được KTV sẽ đưa ra nhận xét của mình về tính trung thực và hợp lý của các số liệu kế toán được công bố. Tại công ty TNHH Kiểm toán M&H, giai đoạn kiểm toán được tiến hành cụ thể cho từng khoản mục. Cụ thể, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công công việc cho các thành viên trong nhóm theo mức độ hiểu biết về các phần hành. Bên cạnh đó KTV cũng chú ý những phần hành có quan hệ mật thiết với nhau sẽ được nhóm lại và do một KTV phụ trách điều này sẽ giúp công việc thuận lợi hơn do KTV có thể kết hợp các bằng chứng với nhau từ đó hạn SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 44
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN chế rủi ro và rút ngắn thời gian kiểm toán. Ví dụ, khoản mục Tiền (Tiền mặt, TGNH) thường được kết hợp với Giá vốn, Doanh thu và các khoản phải thu Trong chu trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện các thủ tục kiểm toán được thực hiện từ khâu kiểm tra các hoạt động kiểm soát (thử nghiệm kiểm soát), sau đó là thực hiện các thử nghiệm cơ bản bao gồm các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. Mục tiêu chung của cuộc kiểm toán: - Sự đầy đủ - Sự hiện hữu - Sự phát sinh - Sự chính xác - Quyền và nghĩa vụ - Trình bày và công bố Trong giai đoạn tiến hành kiểm toán, việc thu thập bằng chứng thường được tiến hành cho từng khoản mục. Vì vậy trong đề tài này em xin được trình bày việc áp dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng đối với khoản mục Tiền, TSCĐ, và Doanh thu tại công ty TNHH kiểm toán M&H tại công ty TNHH ABC. Kỹ thuật thu thập bằng chứng liên quan đến khoản mục tiền Mục tiêu của kiểm toán khoản mục tiền là xem xét tính hiện hữu (tính có thật của khoản mục tiền tại ngày lập BCTC), đầy đủ (tất cả các khoản mục liên quan đến tiền phải được ghi chép đầy đủ), trung thực (tất cả các khoản mục tiền được ghi nhận đều thực sự phát sinh), chính xác (khoản mục tiền phải được ghi nhận dựa trên sự tính toán chính xác về mặt số học), quyền và nghĩa vụ (số tiền được ghi nhận phải thuộc quyền sở hữu của DN, do DN hoàn toàn quyết định), trình bày và công bố (khoản mục tiền phải được trình bày trên bảng CĐKT theo đúng quy định). Đối với kiểm toán khoản mục tiền KTV chủ yếu áp dụng các kỹ thuật : quan sát, phỏng vấn, kiểm kê, tính toán lại số liệu, kiểm tra tài liệu. Tại công ty TNHH ABC khoản mục tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ (VNĐ) và TGNH. Các kỹ thuật kiểm toán được áp dụng :  Đối với khoản mục tiền mặt : Phỏng vấn : KTV tiến hành phỏng vấn kế toán để tìm hiểu các quy trình liên SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 45
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN quan đến khoản mục tiền từ đó đánh giá hệ thống KSNB. Thông tin thu được sau cuộc phỏng vấn sẽ được kế toán ghi nhận lại trên giấy tờ làm việc. Biểu 2.2 : Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Client: Công ty ABC Prepared by: A Date: 6/1/2009 Period ended: Reviewed by: B Date: 13/1/2009 31/12/2008 Tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ Nội dung Có Không Ghi chú (Đúng) (Sai) (Mô tả) Người giữ quỹ (thủ quỹ) có kiêm nhiệm các  công việc khác không (như hạch toán thu chi tiền mặt hay theo dõi công nợ ) Quỹ tiền mặt có cất giữ cùng các nguồn khác  như: Quỹ công đoàn không? Quỹ tiền mặt chỉ được giữ tại đơn vị  Đơn vị có quy định về mức tồn quỹ không?  Tiền mặt có được giữ trong két, đặt ở nơi an  toàn, hạn chế ra vào? Quyền mở két có hạn chế không Đơn vị có quy định về thẩm quyền phê duyệt  khoản chi không? Có được xuất quỹ khi phiếu chi chưa được cấp  có thẩm quyền phê duyệt không? Có sổ quỹ do thủ quỹ theo dõi một cách độc  lập với sổ kế toán tiền mặt không? Sổ quỹ có được cập nhật ngay khi thu, chi  tiền? Phiếu chi có đủ chữ ký, họ tên người nhận tiền  không? Kết luận chung: Hệ thống kiểm soát nội đối với khoản mục tiền ở mức trung bình. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 46
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Quan sát: KTV quan sát hoạt động thu chi tiền. Tại công ty ABC việc thu tiền bán hàng do một nhân viên thực hiện và tách biệt với người ghi chép chứng từ, vào sổ. Hóa đơn, phiếu thu được đánh số trước. Kiểm kê: Vì tính chất nhạy cảm của khoản mục mà thông thường tại công ty TNHH kiểm toán M&H KTV không trực tiếp tiến hành kiểm kê mà chỉ tham gia chứng kiến kiểm kê. Ưu điểm của thủ tục này là cung cấp độ tin cậy cao vì xác minh được sự hiên hữu của tài sản một cách khách quan.Tuy nhiên kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tiền chứ không đảm bảo được quyền sở hữu của DN với số tiền đó. Vì vậy bằng chứng này cần kết hợp với các bằng chứng khác để KTV có thể đưa ra kết luận xác đáng. Vì hợp đồng kiểm toán được ký kết sau ngày kết thúc niên độ kế toán vì vậy KTV không thể tham gia chứng kiến kiểm kê. Trong khi đơn vị có tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt vào ngày kết thúc niên độ kế toán, biên bản kiểm kê được lưu giữ cùng sổ sách đơn vị với chữ ký của các thành viên tham gia kiểm kê, KTV nhận thấy biên bản kiểm kê có đầy đủ giá trị và đáng tin cậy nên sử dụng như là một thủ tục thay thế. Biên bản này được KTV sao lưu và lưu trữ cùng giấy tờ làm việc. Cụ thể: - Cuộc kiểm kê quỹ tiền mặt được thực hiện vào 16h55’, ngày 31 tháng 12 năm 2013 tại văn phòng công ty. - Tham gia cuộc kiểm kê có giám đốc, Kế toán trưởng, kế toán tiền, thủ quỹ - Số tiền tại quỹ: 961,452,500 - Số dư trên sổ quỹ tiền mặt: 961,454,885 - Chênh lệch: 1,615 - Nguyên nhân chênh lệch: thừa do chênh lệch tiền lẻ. - KTV kiểm tra các phiếu thu, phiếu chi trước khi kiểm kê: Loại Số Ngày CT CT CT Diễn giải TKDU Nợ Có Chi trả tiền mua nhiên liệu PC 124 31/12/13 331 10,206,900 TCCT thu hoàn ứng Võ Văn PT 030 31/12/13 141 4,485,000 Hường SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 47
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN KTV nhận thấy số dư tiền mặt tại ngày 31/12/2013 đã được phản ánh trung thực trên BCTC. Tính toán: Đây là quá trình KTV kiểm tra tính chính xác về mặt toán học một cách độc lập của số liệu trên chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác. Kỹ thuật này cho bằng chứng có độ tin cậy cao xét về mặt số học nhưng chỉ thuần túy số học, không quan tâm tới sự phù hợp của tính giá. Dưới đây là một bằng chứng thu thập được thông qua kỹ thuật tính toán tại Công ty ABC khi kiểm toán khoản mục Tiền (tiền mặt). Biểu 2.3: Trích Giấy tờ làm việc KTV – Tiền TK 1111 – Tiền mặt VNĐ Số dư Đầu kì : 26,492,600 Số phát sinh Nợ : 18,154,872,421 Số phát sinh Có : 17,219,912,136 Số dư Cuối kì : 961,452,885 BCTC : 961,452,885 Chênh lệch: 0 (26,492,600 +18,154,872,421 -17,219,912,136 = 961452885) Kết luận: Đạt mục tiêu Số dư Đầu kì được lấy từ kết quả kiểm toán năm 2012. KTV cộng số phát sinh Nợ và Có trong sổ chi tiết Tài khoản 111 của Công ty ABC để tính toán lại số dư cuối kỳ xem có chênh lệch không theo quy tắc: Số dư Cuối kì = Số dư Đầu kì + Số phát sinh Nợ - Số phát sinh Có Sau đó KTV so sánh số dư cuối kỳ với số dư được ghi nhận trong BCTC. Tại công ty ABC, sau khi tính toán lại KTV nhận thấy không có sự chênh lệch chứng tỏ kế toán đã tính toán và chuyển số chính xác. Thời điểm kiểm kê vào cuối buổi chiều nagỳ kết thúc niên độ nên không tồn tại chênh lệch do các hóa đơn, chứng từ đã được ghi sổ, không tiến hành xuất phiếu thu, phiếu chi nên phần tính toán lại của KTV tương đối đơn giản. Kiểm tra chi tiết: SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 48
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN KTV thực hiện kiểm tra chi tiết tiền tức kiểm tra Phiếu thu, Phiếu chi, kiểm tra xem chữ ký có đầy đủ, hợp lý, hợp lệ; số tiền ghi trên sổ sách có khớp với hóa đơn không để xác định nghiệp vụ phát sinh là cps căn cứ hợp lý. Tại công ty TNHH ABC KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ có khả năng xảy ra sai phạm. Việc chọn mẫu này chủ yếu phụ thuộc vào nhận xét chủ quan của KTV, thông thường là những nghiệp vụ có số phát sinh lớn vì những nghiệp vụ này có khả năng gây sai sót trọng yếu lên BCTC. Biểu 2.4: Trích giấy tờ làm việc của KTV Loại Số Ghi Ngày CT Diễn giải TKĐU Nợ Có CT CT chú PC không T/toán chi phí vận PC 029 12/01/13 62786 137,750,000 ghi chuyển TCCT ngày tháng Thu tiền vay phục PT 018 16/01/13 vụ SXKD HĐ 311 400,000,000 /16-1-2013 (Bích) Thanh lý HĐ vay số PC 045 18/01/13 311 400,000,000 06/16-1-2013 Chi thanh lý HĐ vay PC 066 28/02/13 số 08/25-1-2013 311 300,000,000 (Trang 300) Tạm ứng nhiên liệu PC 050 25/06/13 141 65,000,000 TCCT Kênh Rạch Thu tiền DVBN Vụ PT 018 30/08/13 131 132,761,000 HTnăm2013 – LB Thu tiền khách hàng dịch vụ bơm nướcvụ PT 010 23/09/13 131 224,146,000 hè thu năm 2013 – LB Không PC 011 05/12/13 331 10,000,000 Tạm ứng chi phí thi có đầy SVTH: NGUYỄN THcôngỊ HIỀ CTN ĐTTBG 49
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN đủ chữ ký của thủ quỹ Thu tiền vay phục vụ SXKD số PT 018 18/12/13 311 900,000,000 128/HĐ-NTI ngày 18/12/2013 Thu tiền bơm nước khu Gò Gai - Tà PT 023 30/12/13 711 22,275,906 Kiết 1 T11+12/2013 (Khu HTKD) Chi thanh lý hợp đồng vay số 113/HĐ PC 123 31/12/13 311 130,000,000 - NTI ngày 31/10/2013 : Đã kiểm tra chứng từ hợp lý, hợp lệ, đối chiếu số liệu chính xác. KTV phỏng vấn kế toán trưởng về những vấn đề trên và nhận được câu trả lời như sau: PC không ghi ngày tháng, phiếu chi tạm ứng chưa có chữ ký đầy đủ là do sai sót của kế toán.  Đối với khoản mục TGNH: Phỏng vấn: KTV phỏng vấn kế toán trưởng về tài khoản TGNH của đơn vị. Qua phỏng vấn KTV biết đươch đơn vụ chỉ có một tài khoản mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện X Long An và tài khoản chỉ bao gồm tiền gửi VNĐ. Nhận thấy kỹ thuật thu thập thư xác nhận tương đối dễ thực hiện, khả năng nhận được thư phản hồi là rất lớn KTV tiến hành lập và gửi thu xác nhận. Quy trình gửi thư xác nhận tại công ty TN HH Kiểm toán M&H: SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 50
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Sơ đồ 2.5 Quá trình lấy xác nhận Chọn số dư tài khoản Chuẩn bị thư và gửi thư Không nhận được thư phản hồi Nhận được thư phản hồi Không có Có chênh Gửi thư lần 2 chênh lệch lệch Thực hiện thủ tục thay thế Kiểm tra số chênh lệch Đánh giá và kết luận KTV gửi thư xác nhận tới ngân hàng để xác nhận số dư các tài khoản TGNH, Vay ngắn hạn và dài hạn, các khoản ký quỹ, tài sản thế chấp. Đối với các DN có mở tài khoản giao dịch với nhiều ngân hàng, thông thường KTV sẽ chọn gửi thư xác nhận tới những ngân hàng mà DN có giao dịch thường xuyên và có số dư tài khoản lớn. Đối với công ty TNHH ABC qua kiểm tra tài liệu KTV nhận thấy vào cuối mỗi niên độ kế toán, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn gửi thư yêu cầu đối chiếu số dư với công ty ABC vì vậy KTV đã thu thập thư xác nhận và lưu cùng với hồ sơ kiểm toán. Tiến hành đối chiếu số dư tài khoản trên thư xác nhận với bảng CĐPS và sổ chi tiết tài khoản tiền gửi KTV nhận thấy không có sự chênh lệch. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 51
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Kết luận : Đạt mục tiêu kiểm toán. Kỹ thuật thu thập bằng chứng liên quan đến khoản mục TSCĐ  Mục tiêu kiểm toán TSCĐ là : - Tính hợp lý chung : Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều được ghi chép hợp lý - Tính hiện hữu và có thật : Các TSCĐ được ghi chép là có thật ; các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ trong năm đều có căn cứ hợp lý. - Tính đầy đủ : Các nghiệp vụ và số tiền phát sinh được phản ánh đầy đủ, chi phí và thu nhập thanh lý, nhượng bán TSCĐ đã được hoạch toán đầy đủ. - Quyền sở hữu : Các TSCĐ mua và các TSCĐ trên bảng CĐKT đều thuộc quyền sở hữu của DN hoặc DN có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài. - Đánh giá và phân bổ : Nguyên giá TSCĐ, giá trị còn lại của tài sản được đánh giá đúng theo nguyên tắc kế toán. Khâu hao TSCĐ được tính toán đúng, nhất quán giữa các kỳ và phân bổ hợp lý vào các chi phí trong kỳ và phải phù hợp với các quy định hiện hành. - Chính xác : Khấu hao TSCĐ được tính toán theo đúng tỷ lệ. Các khoản mua vào năm hiện hành trên bảng liệt kê mua vào thống nhất với sổ phụ và sổ tổng hợp ; tăng, giảm, khấu hao TSCĐ được ghi chép đúng đắn và cộng dồn phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ. - Trình bày và công bố : Công bố phương pháp khấu hao. TSCĐ phải được trình bày đúng quy định.  Các rủi ro có thể xảy ra liên quan tới phần hành TSCĐ : - Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ : Nguyên giá TSCĐ có thể bị phản ánh sai lệch thực tế. Cụ thể : nguyên giá ghi trên sổ có thể bị ghi nhận cao hơn thực tế. - Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ : Khấu hao TSCĐ có thể bị sai lệch về cách tính và phân bổ do cách tính của đơn vị không phù hợp với quy định hiện hành và cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từng loại tài sản. - Rủi ro liên quan đến hoạt động sửa chữa, nâng cấp TSCĐ : Nhiều nghiệp vụ kinh tế có thể bị hiểu lầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ với bảo trì, sửa chữa hoặc ngược lại. SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 52
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN  Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với TSCĐ : - Chế độ trích khấu hao TSCĐ áp dụng tại đơn vị - DN có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc tăng, giảm TSCĐ trong năm hay không ? - DN có định kỳ Phỏng vấn : Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với TSCĐ. Kết quả cuộc phỏng vấn tại công ty TNHH ABC được KTV ghi nhận : Biểu 2.5 : Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với TSCĐ Chế độ trích khấu hao TSCĐ tại DN Khấu hao theo phương pháp đường thẳng Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách Có cho việc tăng/ giảm TSCĐ trong năm không? Doanh nghiệp có kiểm kê TSCĐ định kỳ và đối chiếu với sổ Định kỳ 1 năm 1 lần sách kế toán hay không? Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa sổ cái và sổ Thường xuyên theo dõi, chi tiết hay không? đối chiếu Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có thành lập hội đồng Có thanh lý, nhượng bán theo quy định không? Kế hoạch mua sắm TSCĐ Dựa vào nhu cầu thực tế bộ phận TCCT dề xuất lên BGĐ duyệt Kiểm tra tài liệu : KTV tiến hành kiểm tra chứng từ mua, thanh lý TSCĐ. Trong năm công ty không mua sắm thêm TSCĐ. Một số TSCĐ không sử dụng công ty đã thanh lý. KTV tiến hành kiểm tra hồ sơ toàn bộ tài sản thanh lý.  Thực hiện các thử nghiệm chi tiết : Kiểm tra : Tiến hành rà soát tài sản khấu hao tháng 12 với quy định tại thông tư 203, KTV không phát hiện bất thường, công ty thực hiện trích khấu hao phù hợp với quy định hiện hành. Nhà cửa, vật kiến trúc : 6- 25 năm (TK 2112) SVTH: NGUYỄN THỊ HIỀN 53