Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện

pdf 111 trang thiennha21 23/04/2022 5070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_phai_thu_khach_hang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL THỰC HIỆN Ngành: KẾ TOÁN Chuyên Ngành: KẾ TOÁN-KIỂ M TOÁN Giảng viên hướng dẫn: THS. THÁI THỊ NHO Sinh viên thực hiện: TR ẦN THỊ HUỲNH NHƯ MSSV: 1311180771 Lớp: 13DKKT06 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL THỰC HIỆN Ngành: KẾ TOÁN Chuyên Ngành: KẾ TOÁN-KIỂ M TOÁN Giảng viên hướng dẫn: THS. THÁI THỊ NHO Sinh viên thực hiện: TR ẦN THỊ HUỲNH NHƯ MSSV: 1311180771 Lớp: 13DKKT06 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày . tháng . năm 2017 Sinh viên thực hiện Trần Thị Huỳnh Như i
  4. LỜI CẢM ƠN   Trong bốn năm học đại học, tôi đã tích góp được nhiều kiến thức cơ bản về chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán. Khi tiếp xúc thực tế, tôi đã được học hỏi thêm rất nhiều kinh nghiệm. Mặc dù còn rất nhiều bỡ ngỡ, nhưng nhờ sự nhiệt tình của các anh chị kiểm toán viên tại Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel, tôi thực sự đã có những bước đầu tiên trên con đường kiểm toán. Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết để hỗ trợ thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã cho tôi nền tảng kiến thức tốt để sẵn sàng ra đời. Để có hướng đi cho khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi tới Th.S Thái Thị Nho – Giáo viên hướng dẫn lời cảm ơn chân thành nhất, cô đã cho tôi nhiều góp ý và những nền tảng cần thiết để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 ( Sinh viên ký tên và ghi rõ họ tên) Trần Thị Huỳnh Như ii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Danh mục các từ viết tắt Từ hoàn chỉnh TNHH Trách nhiệm hữu hạn KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ BCTC Báo cáo tài chính VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam KH Khách hàng VSA Chuần mực kiểm toán Việt Nam BGĐ Ban Giám Đốc CĐKT Cân đối kế toán CĐPS Cân đối phát sinh KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh động kinh doanh TK Tài khoản PTKH Phải thu khách hàng v
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Bảng phân tích biến động phải thu khách hàng của công ty TNHH Kum Young Vina Bảng 4.2 :Câu hỏi về kiểm soát nội bộ Bảng 4.3: Đánh giá hệ thống kế toán Bảng 4.4 : Tỷ lệ xác định mức trọng yếu Bảng 4.5: Mẫu các nghiệp vụ phát sinh trong năm Bảng 4.6: Phân tích biến động phải thu khách hàng giữa các năm và phân tích các chỉ số hoạt động liên quan đến phải thu khách hàng. Bảng 4.7 : Tổng hợp số dư tài khoản phải thu khách hàng. Bảng 4.8 : Rà soát sơ lược phải thu khách hàng Bảng 4.9: Tổng hợp các thư xác nhận đã nhận Bảng 4.10: Kiểm tra tính đúng kỳ Bảng 4.11: Kiểm tra ghi nhận công nợ có gốc ngoại tệ Bảng 4.12 :Tổng hợp số liệu vi
  7. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán phải thu của khách hàng Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của Bộ phận Kiểm toán trong công ty TNHH Kiểm toán Immanuel vii
  8. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 2.1. Khái quát chung khoản mục nợ phải thu khách hàng 4 2.1.1. Khái niệm 4 2.1.2. Đặc điểm 4 2.1.3. Nguyên tắc ghi nhận. 5 2.1.4. Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán 7 2.1.5. Chu trình hạch toán. 8 2.1.6. Trình bày và công bố khoản phải thu của khách hàng trên BCTC 9 2.2. Kiểm soát nội bộ khoản mục phải thu khách hàng 9 2.2.1. Mục tiêu kiểm soát nội bộ 9 2.2.2. Các thủ tục kiểm soát. 10 2.3. Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng 11 2.3.1. Mục tiêu kiểm toán 11 2.3.2. Những sai phạm thường gặp trong khoản mục nợ phải thu khách hàng. 12 2.3.3. Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng. 12 2.3.3.1. Chuẩn bị kiểm toán 12 2.3.3.2. Thực hiện khoản mục kiểm toán nợ phải thu khách hàng 15 2.3.3.3. Kết thúc kiểm toán 22 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL 23 3.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty. 24 3.1.1. Khái quát chung 24 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 24 viii
  9. 3.2. Chức năng và nhiệm vụ 26 3.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý ở công ty 26 3.3.1. Sơ đồ quản lý tổ chức của công ty 26 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 26 3.4. Giới thiệu về bộ phận kiểm toán của công ty. 28 3.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán của công ty 28 3.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh. 28 3.4.3. Chế độ chính sách kế toán công ty áp dụng 29 3.4.4. Quy định về hoạt động kiểm toán của công ty 29 3.4.5. Chế độ chính sách kiểm toán áp dụng ở công ty. 29 3.5. Tình hình phát triển công ty trong những năm gần đây. 31 3.6. Thuận lợi, khó khăn và chiến lược phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel 31 3.6.1. Thuận lợi, khó khăn 31 3.6.2. Chiến lược phát triển 31 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH KUM YOUNG VINA 33 4.1. Giới thiệu về công ty Kum Young Vina 33 4.1.1. Quá trình hình thành và hình thức sở hữu vốn 33 4.1.2. Ngành nghề kinh doanh 33 4.1.3. Chế độ kế toán áp dụng 33 4.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện tại Công ty TNHH Kum Young Vina 34 4.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 34 4.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 43 4.2.3. Kết thúc kiểm toán 56 CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL. 61 ix
  10. 5.1. Nhận xét tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện. 61 5.1.1. Ưu điểm 61 5.1.2. Nhược điểm 63 5.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng 64 5.3. Kiến nghị 67 5.2.1. Kiến nghị chung 67 5.2.2. Kiến nghị về quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Immanuel 67 KẾT LUẬN 70 x
  11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, sự giao lưu buôn bán, hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng mở rộng, việc các chủ thể chiếm dụng vốn lẫn nhau ngày càng trở nên phổ biến, các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp cũng trở nên phức tạp, đa dạng hơn. Khoản phải thu khách hàng chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến các thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính. Thực tế, một cuộc kiểm toán thường diễn ra trong vài ngày nhưng khối lượng công việc lại rất lớn vì kiểm toán viên phải xem xét số liệu của rất nhiều nghiệp vụ trong nhiều phần hành, khoản mục khác nhau. Do đó, các khoản mục mang thông tin trọng yếu được ưu tiên thực hiện vì sự đầy đủ và chính xác của thông tin trong khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính.Trong nhiều công ty, khoản mục phải thu khách hàng được nhận định là trọng yếu vì nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong phần tài sản trên bảng cân đối kế toán. Khoản mục phải thu khách hàng phản ánh hiệu quả hoạt động cũng như tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy, các kiểm toán viên thường rất thận trọng khi kiểm toán khoản mục này với mục tiêu cung cấp cho người sử dụng Báo cáo tài chính một cái nhìn chính xác đối với hoạt động của doanh nghiệp. Vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài:“Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu quy trình kiểm toán thực tế khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. - Mục tiêu cụ thể Tổng hợp lại các kiến thức, hệ thống hóa lại những lý luận liên quan đến việc kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại đơn vị nhằm: 1
  12.  Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện.  Đánh giá ưu, nhược điểm cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty thực hiện.  Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty. 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2016 do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện tại Công ty TNHH Kum Young Vina. - Thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài là Báo cáo tài chính năm 2016 của Công ty TNHH Kum Young Vina. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/03/2017 đến ngày 30/06/2017 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu về kiểm toán, các chuẩn mực thông tư, xem tài liệu, hồ sơ kiểm toán của Công ty để thu thập những thông tin cần thiết phụ vụ cho việc hoàn thành đề tài. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu: Thống kê những thông tin, dữ liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đánh giá. Sau đó thông tin sẽ được tập hợp lại từ đó phát hiện những ưu nhược điểm và đưa ra biện pháp khắc phục. - Phương pháp phỏng vấn: Quan sát trực tiếp việc tiến hành kiểm toán tại các công ty khách hàng trong quá trình đi thực tế và trực tiếp phỏng vấn các anh/chị kiểm toán viên trong công ty để thu thập các thông tin liên quan. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập các giấy tờ làm việc, các chứng từ, mẫu biểu có liên quan tới đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1.5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương : Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Cơ sở lý về kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính. 2
  13. Chương 3: Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. Chương 4: Thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện tại Công ty TNHH Kum Young Vina. Chương 5: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kum Young Vina. 3
  14. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. Khái quát chung khoản mục nợ phải thu khách hàng 2.1.1. Khái niệm - Phải thu của khách hàng: là các khoản phải thu phát sinh trong quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thu tiền diễn ra không đồng thời. Các khoản phải thu của khách hàng là loại tài sản của doanh nghiệp bị người mua chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi trong tương lai. - Người mua ứng trước: là khoản doanh nghiệp nhận trước 1 hoặc 1 phần khoản phải thu trước khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng bán hoặc cung cấp dịch vụ. Các khoản người mua ứng trước là nợ phải trả thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong tương lai cho người mua và thu hồi khoản phải thu còn lại nếu khoản người mua ứng trước ít hơn so với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp. - Dự phòng phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán1 - Phải thu của khách hàng và người mua ứng trước được theo dõi trên Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”; dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi trên Tài khoản 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi”2. 2.1.2. Đặc điểm Là khoản mục quan trọng trên bảng CĐKT có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu bán hàng nên nợ phải thu bao gồm những đặt điểm sau: - Phải thu khách hàng là khoản mục dễ xảy ra gian lận và sai sót, doanh nghiệp có xu hướng khai tăng các khoản phải thu để tăng tài sản. - Mặt khác, phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trích lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính mang tính chủ quan nên 1 Khoản 3, Điều 2, Thông tư 228/2009/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. 2 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Phụ lục 1, Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp 4
  15. có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra. Bản chất của khoản dự phòng các khoản phải thu khách hàng là làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp trong kì lập dự phòng, làm giảm lợi nhuận của kì báo cáo. Các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều khoản quy định của chế độ tài chính hiện hành về những điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi. Để xác định được chính xác giá trị thực của các khoản phải thu, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng hợp lý, tránh tình trạng số dư các khoản phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán rất lớn nhưng trên thực tế nhiều khoản nợ không có khả năng thu hồi, dẫn đến không phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.1.3. Nguyên tắc ghi nhận. Nguyên tắc ghi nhận khoản phải thu của khách hàng: Tài khoản 131 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay. Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính. Trong hạch toán chi tiết TK 131, kế toán phải phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. Trong quan hệ mua bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thì người mua có quyền yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hoặc trả lại hàng đã giao3. 3 Khoản 1, Điều 18, Thông tư 200/2014/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 5
  16. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ lại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động đánh giá tỷ giá mua của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuên có giao dich. Nguyên tắc kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi. Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.Theo thông tư 200/2014/TT-BTC Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi: Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên; Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn; Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định hiện hành. Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. 6
  17. Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu sau khi đã xoá nợ, doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 "Thu nhập khác"4. 2.1.4. Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán Để theo dõi khoản phải thu của khách hàng có hiệu quả, doanh nghiệp cần có các loại sổ sách kế toán: Sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu đối với từng khách hàng cụ thể; Sổ cái tài khoản phải thu khách hàng; Bảng tổng hợp phải thu của khách hàng; Bảng phân tích tuổi nợ; Quyết định của BGĐ khi quyết định xử lý 1 khoản phải thu khó đòi và các sổ sách có liên quan Cuối kỳ, kế toán lập bảng đối chiếu công nợ gửi đến khách hàng để phát hiện chênh lệch nếu có. Các chứng từ liên quan đến việc hạch toán các khoản phải thu khách hàng: Hợp đồng kinh tế hoặc yêu cầu mua hàng; Phiếu xuất kho; Hóa đơn bán hàng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành; Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Giấy báo Có của Ngân hàng, Tiền đang chuyển; Các biên bản liên quan đến xóa sổ một khoản nợ khó đòi. 4 Khoản 1, Điều 45, Thông tư 200/2014/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 7
  18. 2.1.5. Chu trình hạch toán. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán phải thu của khách hàng TK 131 – Phải thu của khách hàng TK 511, 515 TK 635 Doanh thu Tổng giá Chiết khấu thanh toán chưa thu tiền phải thanh toán TK 521 TK 33311 Chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán trả lại Thuế GTGT ( nếu có) TK 711 TK 33311 Thu nhập do Tổng số tiền Thuế GTGT thanh lý hàng phải thanh toán ( nếu có) TK 111,112,113 nhượng bán Khách hàng ứng trước TSCĐ chưa thu tiền hoặc thanh toán tiền TK 111, 112 TK 331 Các khoản chi hộ khách hàng Bù trừ nợ TK 337 TK 2293, 642 Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD Nợ khó đòi xử lý xóa sổ TK 3331 Thuế GTGT TK 152,153,156,611 TK 413 Khách hàng thanh toán bằng Chênh lệc tỷ giá tăng khi đánh giá các hàng tồn kho khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ cuối kỳ TK 133 Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá các khoản Thuế GTGT (Nguồn: Điều 18, Thông tư 200/2014/TT-BT , Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp) 8
  19. 2.1.6. Trình bày và công bố khoản phải thu của khách hàng trên BCTC Phải thu của khách hàng được trình bày trên các bảng sau: Bảng CĐKT, bảng thuyết minh BCTC. Cụ thể phải thu của khách hàng sẽ đưa vào Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130), Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210) trên Bảng CĐKT, chi tiết phải thu ngắn hạn của khách hàng (Mã số 131) và phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211). Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi sẽ đưa vào Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 137) và Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219). Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, số dư bên Nợ của Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng là số tiền còn phải thu của khách hàng. Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn". Số dư bên Có của tài Tài khoản 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi là số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ 5. 2.2. Kiểm soát nội bộ khoản mục phải thu khách hàng 2.2.1. Mục tiêu kiểm soát nội bộ Việc đặt ra các thủ tục kiểm soát trong chu trình bán hàng – thu tiền là nhằm hạn chế tối đa những sai phạm có thể xảy ra. Một cách tổng quát, việc kiểm soát tốt chu trình bán hàng – thu tiền sẽ giúp đơn vị đạt được ba mục tiêu chung do Báo cáo COSO (1992) đề ra, đó là: Sự hữu hiệu và hiệu quả: Sự hữu hiệu ở đây được hiểu là hoạt động bán hàng giúp đơn vị đạt được các mục tiêu về doanh thu, thị phần hay tốc độ tăng trưởng. Sự tồn tại và phát triển của đơn vị chịu ảnh hưởng đáng kể bởi mục tiêu sự hữu hiệu. Trong khi đó tính hiệu quả được hiểu là mối tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, như chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí của đội ngũ bán hàng, vận chuyển, chi phí hoa hồng BCTC đáng tin cậy: Những khoản mục trên BCTC bị ảnh hưởng bởi chu trình bán hàng – thu tiền được trình bày trung thực và hợp lý so với kết quả thực tế, như doanh thu, lợi nhuận, phải thu khách hàng, tiền hay hàng tồn kho được trình bày đúng đắn. 5 Điều 112 và điều 45, Thông tư 200/2014/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 9
  20. Tuân thủ pháp luật và các quy định: Hoạt động bán hàng phải chịu sự chi phối bởi một số quy định pháp luật cũng như chính đơn vị, như việc ký kết hợp đồng mua bán, quản lý hóa đơn, xét duyệt bán chịu, giao hàng, lập phiếu xuất kho Đối với một số ngành nghề, cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan, như sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, các vật liệu cháy nổ, có chất phóng xạ, văn hóa phẩm 2.2.2. Các thủ tục kiểm soát. Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng: Điều này nhằm hạn chế khả năng xảy ra gian lận vì nếu một cá nhân/ bộ phận cùng nắm giữ một số chức năng nào đó thì họ sẽ có thể lạm dụng. Chính vì thế, đơn vị nên phân công đội ngũ nhân viên tách biệt thành các bộ phận sau đây: Bộ phận bán hàng: Tiếp nhận đơn đặt hàng và lập lệnh bán hàng. Bộ phận xét duyệt bán chịu: Xét duyệt tất cả các trường hợp bán chịu theo đúng chính sách của đơn vị. Nếu bán hàng trả chậm với giá trị lớn, cần phải có sự phê chuẩn của cấp cao hơn. Bộ phận giao hàng: Kiểm tra độc lập hàng hóa trước khi giao hoặc gửi cho khách hàng. Bộ phận lập hóa đơn: Lập hóa đơn bán hàng. Bộ phận kho: Bảo quản hàng và xuất khi lệnh bán hàng đã được duyệt. Bộ phận theo dõi nợ phải thu: Liên lạc với khách hàng, đốc thúc việc trả tiền, phân tích tuổi nợ và đề xuất xóa sổ nợ khó đòi. Kế toán phải thu khách hàng :không được kiêm nhiệm việc thu tiền. Kiểm soát quá trình xử lý thông tin: + Kiểm soát chung: Thủ tục kiểm soát bao gồm kiểm soát đối tượng sử dụng (Đối tượng bên trong thì phân quyền sử dụng để một nhân viên sử dụng phân mềm phải có mật khẩu riêng và chỉ truy cập được trong giới hạn công viêc của mình; Đối tượng bên ngoài thì thiết lập mật khẩu để họ không thể truy cập trái phép vào hệ thống) và kiểm soát dữ liệu (Nhập liệu càng sớm càng tốt; Sao lưu dữ liệu để đề phòng bất trắc). + Kiểm soát ứng dụng: Thủ tục kiểm soát bao gồm kiểm soát dữ liệu (Kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ; Kiểm tra sự phê duyệt trên chứng từ) và kiểm soát quá trình nhập liệu (Để đảm bảo các vùng dữ liệu cần lập đều có đầy đủ thông tin, để đảm bảo tính 10
  21. chính xác như nhập đúng mã khách hàng, các thông tin cần thiết về khách hàng và các số liệu có liên quan). + Kiểm soát chứng từ sổ sách: Đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng cho tất cả các ấn chỉ quan trọng, các mẫu biểu cần rõ ràng, có đánh số tham chiếu để có thể kiểm tra khi cần thiết. Các hóa đơn bán hàng phải được lập căn cứ trên đơn đặt hàng, hợp đồng, lệnh bán hàng, trước khi lập hóa đơn phải đối chiếu với phiếu xuất kho, vận đơn. Ghi nhận kịp thời các khoản PTKH, hay tiền bán hàng thu được. + Ủy quyền và xét duyệt: Các cam kết về ngày giao hàng, lượng hàng bán ra, các đề nghị mua chịu của khách hàng, cũng như lệnh bán hàng hay các đề nghị xóa sổ nợ không thể thu hồi cần được người có thẩm quyền xét duyệt. Nhà quản lý có thể ủy quyền cho cấp dưới xét duyệt thông qua việc ban hành các chính sách. + Kiểm tra độc lập việc thực hiện: Đặc điểm của thủ tục này là người kiểm tra độc lập với người bị kiểm tra. Như một nhân viên khác trong đơn vị tiến hành kiểm tra việc bán hàng, việc lập báo cáo hay lập hóa đơn của phòng kinh doanh Thủ tục này nhằm nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, tuân thủ quy định nghiệp vụ của các cá nhân/ bộ phận trong đơn vị. 2.3. Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng 2.3.1. Mục tiêu kiểm toán Trong kiểm toán khoản mục PTKH, cụ thể các mục tiêu kiểm toán được xác định như sau: . Tính hiện hữu: Các khoản PTKH đã ghi chép đều có thực tại thời điểm lập báo cáo. . Tính đầy đủ: Tất cả các khoản PTKH có thực đều phải được ghi nhận đầy đủ. . Quyền và sở hữu: Các khoản PTKH vào ngày lập báo cáo thược về đơn vị. . Ghi chép chính xác: Những khoản PTKH phải được ghi chép đúng số tiền gộp trên BCTC và phù hợp giữa chi tiết của PTKH với sổ cái. . Tính đánh giá: Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được tính toán hợp lý để giá trị thuần của PTKH gần đúng với giá trị thuần có thể thực hiện được. . Trình bày và công bố: Sự đúng đắn trong trình bày và công bố khoản PTKH, bao gồm việc trình bày đúng đắn các khoản PTKH, cũng như công bố đầy đủ những vấn đề có liên quan như các khoản cầm cố, thế chấp 11
  22. Mục tiêu kiểm toán đặc thù các khoản PTKH được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục này, cùng với việc xem xét hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với khoản mục này. Ngoài ra mục tiêu kiểm toán các khoản PTKH phải dựa vào đặc thù của từng công ty, xét đoán nghề nghiệp của KTV. 2.3.2. Những sai phạm thường gặp trong khoản mục nợ phải thu khách hàng. . Doanh nghiệp nhà nước thường có xu hướng chạy theo thành tích, các công ty lên sàn giao dịch chứng khoán sẽ thể hiện tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tốt đẹp để thu hút nhà đầu tư, Doanh nghiệp tư nhân thì có hướng khai thấp thu nhập và khai khống chi phí để trốn thuế.Nhưng thường thì tài khoản PTKH dùng để tăng giả tạo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. . Không trích lập hoặc trích lập không đầy đủ các khoản dự phòng PTKH. . Ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ khôngcó thực. Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại. . Tăng giả tạo doanh thu bằng cách ghi vào nhật ký và sổ cái về các nghiệp vụ bán hàng xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. . Không ghi nhận hàng bán bị trả lại phát sinh trong niên độ, không ghi nhận giảm PTKH. Một số gian lận nhằm tham ô, biển thủ khoản phải thu: . Các khoản PTKH khó đòi đã được lập dự phòng, nhưng khi khách hàng trả nợ, kế toán không phản ánh, nhằm chiếm dụng tài sản. . Nếu công ty không có chính sách theo dõi chặt chẽ công nợ thì khi khách hàng thanh toán các khoản nợ, kế toán không phản ánh hoặc phản ánh không đúng thời gian nhằm chiếm dụng số tiền một thời gian, hoặc chiếm dụng luôn và khoản nợ này sẽ được lập dự phòng. 2.3.3. Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng. 2.3.3.1. Chuẩn bị kiểm toán.  Giai đoạn tiền kế hoạch - Tiếp nhận khách hàng: Việc tiếp nhận và khảo sát khách hàng được doanh nghiệp kiểm toán thực hiện khác nhau đối với khách hàng cũ và khách hàng mới. 12
  23. + Đối với khách hàng cũ: Doanh nghiệp kiểm toán đã từng thực hiện kiểm toán trong những năm trước nên đã hiểu rõ hệ thống KSNB cũng như nắm được những thông tin của khách hàng. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán không tiến hành khảo sát đơn vị như đối với khách hàng mới mà phân công nhóm KTV đã thực hiện kiểm toán năm trước tiếp tục theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất về khách hàng nhằm đánh giá lại khả năng thực hiện kiểm toán. Nếu như có phát sinh các vấn đề mới như xung đột về lợi ích thì KTV sẽ báo lại cho BGĐ xem xét và có thể sẽ ngưng kiểm toán cho các khách hàng này. + Đối với khách hàng mới: Khi tiếp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng mới, doanh nghiệp kiểm toán sẽ cử đại diện, thường là trưởng nhóm KTV có nhiều năm kinh nghiệm đến tiếp xúc trực tiếp khách hàng, trao đổi các yêu cầu cụ thể của khách hàng một cách thận trọng. Đồng thời tìm hiểu các thông tin của khách hàng về các khía cạnh như loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính, lý do mời kiểm toán. Sau khi tiến hành khảo sát KTV sẽ trình bày các vấn đề đã tìm hiểu và báo cáo cho Giám đốc tình hình cụ thể của khách hàng qua cuộc khảo sát để Giám đốc quyết định có tiếp nhận đề nghị kiểm toán của khách hàng hay không. - Phân công KTV: Khi được mời kiểm toán, công ty phải phân công cho những KTV nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và mức phí kiểm toán. KTV được phân công phải được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế. Ngoài ra, đối với các khách hàng lâu năm, doanh nghiệp kiểm toán nên hạn chế việc thường xuyên thay đổi KTV, nhằm giúp cho họ nắm vững được những nét đặc thù trong kinh doanh, duy trì được mối liên hệ mật thiết giữa hai bên Bên cạnh đó, doanh nghiệp kiểm toán phải có chính sách luân chuyển KTV để tránh quá quen thuộc với khách hàng, dễ dẫn đến lối mòn, hoặc mất đi tính khách quan, độc lập - Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng: Khi nhận thấy có thể nhận lời kiểm toán, KTV sẽ trao đổi và thỏa thuận sơ bộ với khách hàng về một số vấn đề, như: Mục đích và phạm vi kiểm toán ,các dịch vụ khác mà KTV có thể phục vụ khách hàng, vấn đề khách hàng cung cấp tài liệu kế toán và các phương tiện để phục vụ cho cuộc kiểm toán,việc sử dụng nhân viên của khách hàng để tiết kiệm thời gian và phí kiểm toán - Hợp đồng kiểm toán: Doanh nghiệp kiểm toán và khách hàng đi đến sự thỏa thuận bằng văn bản về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và 13
  24. doanh nghiệp kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng.  Giai đoạn lập kế hoạch Trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập kế hoạch kiểm toán, việc lập kế hoạch sẽ gồm những bước: - Tìm hiểu khách hàng: Để có thể xây dựng và thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả, trước hết KTV phải có hiểu biết đầy đủ về khách hàng, chủ yếu là về tình hình kinh doanh và hệ thống KSNB của họ. Những hiểu biết này sẽ giúp KTV hoạch định các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị, giúp KTV xác định được các khu vực có rủi ro cao để có những biện pháp thích hợp. KTV cần thu thập mọi thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị như: Điều lệ công ty, giấy phép kinh doanh, BCTC đã được kiểm toán năm trước, các nội quy, chính sách của khách hàng, biên bản thanh tra và kiểm tra trong năm hiện hành (nếu có) Trước khi lập kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp BCTC trong kỳ kiểm toán làm cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch kiểm toán. - Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán. Các bước xác lập mức trọng yếu: + Xác định mức trọng yếu tổng thể (PM) Mức trọng yếu được xác định là số nhỏ nhất của các mức lựa chọn:  Lợi nhuận trước thuế x Tỷ lệ quy định  Doanh thu x Tỷ lệ quy định  Tổng giá trị tài sản x Tỷ lệ quy định Với tỷ lệ quy định là:  5% - 10% Lợi nhuận trước thuế  0.5% - 3% Doanh thu hoặc tổng giá trị tài sản 14
  25. + Xác định mức trọng yếu cho từng chỉ tiêu (TE) Mức trọng yếu Mức trọng yếu phân bổ cho từng = Hệ số rủi ro x tổng thể (PM) chỉ tiêu (TE) Mức trọng yếu chỉ tiêu thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 75% (hệ số rủi ro) so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. + Xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (SUD): Mức trọng yếu thực hiện * 4% - Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát: Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là một phần hết sức quan trọng mà KTV cần thực hiện trong một cuộc kiểm toán. Sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán và KSNB sẽ giúp cho KTV lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả. Việc đánh giá chính xác rủi ro kiểm soát giúp cho KTV xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trên BCTC và xem xét các nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra các sai sót nghiêm trọng. - Thiết kế chương trình kiểm toán. Theo chuẩn mực số 300: “ Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành”. KTV dựa trên những hiểu biết đã tìm hiểu được để xây dựng và thiết kế chương trình kiểm toán gồm hai loại thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp hoặc những tình hướng mới phát sinh. 2.3.3.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng Đây là giai đoạn chính của cuộc kiểm toán, giai đoạn triển khai các nội dung trong kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng cho các nội dung và các mục tiêu đã được thiết lập. Các thủ tục kiểm toán rất đa dạng nhưng nội dung chính gồm: thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thực hiện các thủ tục phân tích và thực hiện các thử nghiệm chi tiết số dư.  Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 15
  26. Trên cơ sở các hiểu biết về kiểm soát nội bộ, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Cần lưu ý rằng khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, KTV phải chứng minh điều này bằng các thử nghiệm kiểm soát.  Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát khoản mục phải thu khách hàng KTV thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho những thủ tục kiểm soát mà mình dự định sẽ giảm các thử nghiệm cơ bản. Một số thử nghiệm kiểm soát: Thử nghiệm 1: Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng: - KTV chọn mẫu các hóa đơn trong kỳ để: Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký nhằm thu thập bằng chứng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội bộ của đơn vị. Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt bán chịu hay không. Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn, so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm. Thử nghiệm này nhằm chứng minh rằng hóa đơn được tính giá chính xác và việc kiểm tra chúng trước khi gửi đi được thực hiện một cách hữu hiệu. KTV lần theo các hóa đơn để kiểm tra việc ghi chép nghiệp vụ lên sổ sách kế toán. Thử nghiệm này nhằm thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách kế toán. Qua đó có thể thấy được kiểm soát của công ty trong chu trình này có tốt hay không ? Thử nghiệm 2: Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán KTV thu thập các chứng từ liên quan đến hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Quá trình hàng bán trả lại hay giảm giá hàng bán điều phải có các biên bản điều chỉnh cũng như các chứng từ chứng minh cho việc xét duyệt của nhà quản lý, do đó kiểm toán viên sẽ xét duyệ chữ ký của người có thẩm quyền, đối chiếu với biên bản điều chỉnh và các chứng từ có liên quan như phiếu xuất kho, biên bản xử lý hàng bị trả lại. 16
  27. Sau khi đối chiếu giữa hóa đơn, phiếu xuất kho và các chứng từ khác cũng như biên bản trong quá trình giảm giá hàng bán, KTV sẽ đánh giá tính hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát của đơn vị trong chu trình bán hàng. Khi đó có 2 trường hợp xảy ra: o KTV đánh giá các thủ tục của đơn vị là không hữu hiệu. Nếu xảy ra điều này, KTV sẽ tiến hành mở rộng các thử nghiệm cơ bản mà không thực hiện thêm các thủ tục kiểm soát nữa. o Nếu KTV đánh giá các thủ tục kiểm soát mà đơn vị thực hiện hữu hiệu, phù hợp với các quy định nội bộ thì KTV đánh giá kiểm soát nội bộ hữu hiệu và sẽ thu hẹp các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát: Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát về hệ thống KSNB và dựa vào kết quả đã thu thập, KTV đánh giá rủi ro KSNB đối với khoản PTKH ở mức độ cao, trung bình, thấp đối với khoản PTKH. Nếu hệ thống KSNB được thiết lập và vận hành có hiệu quả thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và KTV có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB và ngược lại. Khi đánh giá, KTV nhận diện những điểm yếu của KSNB để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản.  Thử nghiệm cơ bản . Thực hiện thủ tục phân tích: Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm mục đích xem xét tính hợp lý về sự biến động của số dư các tài khoản phải thu giữa năm kiểm toán thực hiện và các năm trước. Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ phân tích tùy thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của KTV. Kết quả phân tích là yếu tố quan trọng để lựa chọn các thử nghiệm chi tiết. Đối với khoản mục phải thu khách hàng, KTV thường phân tích: - Thủ tục 1: Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu: Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp / Doanh thu bán hàng KTV thường so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ của ngành hoặc của năm trước để tìm hiểu về sự biến động giữa lãi gộp và doanh thu bán hàng trong kỳ. Sự biến động này xuất phát từ hoạt động kinh doanh của đơn vị, thí dụ như sự thay đổi chính sách giá của đơn vị, sự thay đổi giá hàng mua hay thay đổi cơ cấu mặt hàng. 17
  28. Đơn vị thường có xu hướng khai khống doanh thu làm cho BCTC của họ được tốt hơn để doanh nghiệp có thể thu hút được vốn đầu tư hay khai giảm doanh thu để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Vì vậy thông qua tỷ số này sẽ giúp KTV phát hiện gian lận khi có sự biến động lớn về tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu. - Thủ tục 2: Tính số vòng quay PTKH: Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán chịu / Nợ phải thu bình quân Việc so sánh tỷ số này với số liệu của ngành hoặc của năm trước giúp KTV hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong BCTC. Những biến động là do các nguyên nhân sau: + Do sự thay đổi chính sách bán chịu. + Khả năng tồn động Nợ phải thu khó đòi trong Nợ phải thu của đơn vị. Điều này sẽ liên quan đến việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. + Sai lệch trong số liệu kế toán, ví dụ do việc ghi chép trùng lắp hay bỏ sót các khoản PTKH. - Thủ tục 3: So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với năm trước: Thủ tục này giúp KTV ghi nhận những biến động trong thu hồi nợ và khả năng có sai lệch trong số liệu PTKH. KTV có thể mở rộng thủ tục này bằng cách so sánh bảng phân tích số dư theo tuổi nợ của cuối kỳ với đầu kỳ để ghi nhận những biến động của các khoản phải thu quá hạn theo những mức thời gian khác nhau. - Thủ tục 4: Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư PTKH: Tỷ lệ = Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi / Tổng nợ phải thu Việc so sánh tỷ số này với tỷ số năm trước rất hữu ích vì giúp KTV đánh giá sự hợp lý của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Bên cạnh việc phân tích chung, KTV cần xem xét lại bảng kê PTKH để chọn ra một số khách hàng có mức dư nợ vượt quá một số tiền nào đó, hoặc số dư kéo dài trong nhiều năm để nghiên cứu chi tiết hơn. . Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết: Tùy thuộc vào các mục tiêu kiểm toán, các thử nghiệm chi tiết số dư có thể áp dụng là: - Thủ tục 1: Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái. 18
  29. Thử nghiệm chi tiết về PTKH và dự phòng nợ khó đòi chủ yếu dựa vào bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ - bảng liệt kê số dư của từng khách hàng và sắp xếp theo thời gian trả nợ, tính từ ngày hêt hạn đến ngày lập báo cáo. Thông thường, bảng này được đơn vị lập ngay khi kết thúc niên độ hoặc do KTV tự lập. - Thủ tục 2: Gửi thư xin xác nhận đến khách hàng Để xác nhận tính có thực (hiện hữu) của PTKH, thử nghiệm phổ biến nhất là gửi thư xác nhận đến các khách hàng. KTV cần xem xét sự cần thiết phải sử dụng thông tin xác nhận từ bên ngoài để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của BCTC. Khi gửi thư xác nhận, KTV cần lưu ý những điểm sau: + Đảm bảo rằng số tiền, tên và địa chỉ trên thư xác nhận phù hợp với tài liệu có liên quan với tài khoản PTKH. + Cần theo dõi cho đến khi biết chắc rằng thư đã được gửi đi + Địa chỉ nhận thư hồi âm phải là địa chỉ của KTV. + Cần nhấn mạnh rằng thư hồi âm phải gửi trực tiếp cho KTV. KTV có thể sử dụng thư xác nhận đóng hoặc mở hoặc cả hai với các hình thức được quy định trong đoạn 10 và 11 của VSA 505 như sau: + Thư xác nhận mở (dạng khẳng định): Đề nghị khách hàng trả lời trong mọi trường hợp. + Thư xác nhận đóng (dạng phủ định): Chỉ đề nghị trả lời khi khách hàng không đồng ý số liệu. KTV có thể chọn ra các khoản nợ phải thu cần xác nhận để đảm bảo sự hiện hữu và tính chính xác của các khoản phải thu trên tổng thể, trong đó có tính đến các khoản phải thu có tác động đến rủi ro kiểm toán đã được xác định và các thủ tục kiểm toán dự kiến khác. Do KTV chỉ gửi thư xác nhận trong phạm vi mẫu được chọn, nên cỡ mẫu cần phải khá lớn, và phải đại diện cho tổng thể để có thể thu thập được bằng chứng đáng tin cậy. Cỡ mẫu thay đổi tùy thuộc vào: + Tính trọng yếu của khoản mục PTKH so với tổng thể tài sản. + Đánh giá về rủi ro KSNB. + Kết quả về thư xác nhận của năm trước. + Việc lựa chọn hình thức thư xác nhận. 19
  30. Khi có sự khác biệt về số liệu của đơn vị và số liệu trên thư hồi âm, KTV có thể đề nghị đơn vị giải thích, hoặc đề xuất cách giải quyết. Cuối cùng, sau khi đã giải quyết mọi khoản chênh lệch qua thư xác nhận, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro đối với khoản PTKH. Nếu sai sót đáng kể, KTV có thể thay đổi phạm vi của các thử nghiệm cơ bản có liên quan. Nếu khách hàng không trả lời, KTV tìm cách tiếp tiếp xúc với khách hàng để lấy thông tin phản hồi. Nếu vẫn không được, KTV cần phải sử dụng các thủ tục kiểm toán thay thế như: kiểm tra hóa đơn bán hàng hợp thành số dư khoản nợ phải thu cùng các chứng từ có liên quan. Dựa trên kết quả của thư xác nhận và các thủ tục kiểm toán thay thế, KTV xem xét tính thích hợp và đầy đủ của bằng chứng thu thập được. KTV cần lập một bảng tóm tắt để liệt kê các thư đã nhận được, tổng hợp kết quả chung và trình bày trên hồ sơ kiểm toán: Số lượng và số tiền của các thư hồi âm, tỷ lệ mẫu chọn so với tổng thể, mối liên hệ giữa số liệu chưa kiểm toán với số liệu trên sổ sách. - Thủ tục 3: Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi KTV thu thập hay tự lập bảng phân tích dự phòng phải thu khó đòi. Để xem xét tính hợp lý của mức dự phòng, KTV có thể thực hiện các bước công việc sau: Bước 1: So sánh chi tiết các khoản PTKH phân theo nhóm tuổi của năm nay so với năm trước. Xem xét các nợ còn tồn đọng vào cuối năm nhưng vẫn chưa thu được vào các tháng đầu năm sau. Bước 2: Xem xét các khoản bán chịu quá hạn và lớn bất thường Bước 3: Rà soát lại các thư xác nhận của khách hàng, đặc biệt là đối với các khoản công nợ còn đang tranh chấp. Qua đó KTV có thể tìm ra dấu hiệu thấy được các khoản nợ thu hồi được. Bước 4: Tổng cộng tất cả những khoản PTKH có khả năng không thu hồi được ước tính dựa trên các thủ tục kiểm toán đã thực hiện và lập danh sách những khách hàng nghi ngờ sẽ không đòi được, ghi lý do và ước tính mức dự phòng cần lập. Bước 5: Cùng với nhân viên phụ trách bán chịu xem xét lại mọi khoản nợ ước tính không thu hồi được lập ở trên. 20
  31. Bước 6: Tính toán và xem xét về số ngày bán chịu, và mối liên hệ giữa khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi với PTKH và với doanh thu bán chịu. Đồng thời so sánh với tỷ số của năm trước, và nếu có những khoản chênh lệch lớn thì cần xác minh nguyên nhân. - Thủ tục 4: Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng Một trong những phương pháp làm tăng giả tạo doanh thu là ghi vào nhật ký và sổ cái về các nghiệp vụ bán hàng xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. Do đó, để kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ, thủ tục kiểm toán có thể áp dụng là lập bảng liệt kê các nghiệp vụ bán hàng diễn ra trong một số ngày khóa sổ để so sánh với hóa đơn bán hàng và với các chứng từ có liên quan. Ngoài ra, doanh thu cũng có thể bị tăng giả tạo bằng cách ghi nhận trước một khoản doanh thu nào đó cho niên độ hiện hành,qua niên độ sau số doanh thu sẽ được điều chỉnh dưới hinh thức ghi nhận hàng bán bị trả lại. Do đó, kiểm toán viên nên xem xét cẩn thận tất cả các khoản hàng bán bị trả lại sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến số hàng bán trong niên độ trước, cũng như các tài liệu xác nhận về công nợ có liên quan. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần chọn mẫu để so sánh giữa ngày ghi trên các chứng từ chuyển hàng với ngày ghi trên hóa đơn bán hàng và sổ kế toán . Nếu có chênh lệch, đó cũng là chỉ dẫn về khả năng có sai sót trong số liệu của niên độ. - Thủ tục 5: Xem xét các khoản PTKH bị cầm cố, thế chấp + Bằng chứng về sự cầm cố, thế chấp của các khoản PTKH có thể được thu thập thông qua thư xác nhận. + Phân tích tài khoản chi phí lãi vay có thể phát hiện chi phí phải trả cho việc cầm cố, thế chấp từ đó lần ra các nghiệp vụ cầm cố, thế chấp PTKH. + Ngoài ra, kiểm toán cầm đọc các tài liệu có liên quan hay phỏng vấn nhân viên để xem các khoản nợ phải thu khách hàng có còn thật sự thuộc quyền của doanh nghiệp nữa hay không. - Thủ tục 6: Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản PTKH trên BCTC Thông qua kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ, xem xét khoản PTKH ghi trong bảng này có được phân loại đúng hay không, có tách biệt với các khoản nợ phải thu khác như là nợ phải thu của các chi nhánh, phải thu tạm ứng cho nhân viên hay không. Ngoài ra, cần lưu ý khi tài khoản phải thu khách hàng có số dư có phải được trình bày trên Bảng cân đối kế toán trong khoản nợ phải trả. Bên cạnh đó, KTV còn phải xem 21
  32. việc trình bày và công bố khoản PTKH trên BCTC có tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. 2.3.3.3. Kết thúc kết kiểm toán Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục PTKH, KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận về khoản mục này, đánh giá sự đầy đủ cũng như phù hợp của bằng chứng kiểm toán thu được để đưa ra kết luận đối với khoản mục PTKH. KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán, đồng thời đưa ra bút toán điều chỉnh (nếu có) cho khoản mục này. Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành đưa ra các khuyến nghị trong đó nêu lên những hạn chế còn tồn tại đối với hệ thống KSNB và công tác kế toán khoản PTKH cũng như tư vấn hướng xử lý cho phù hợp với những quy định hiện hành. Để hoàn thành được công việc này, KTV phải tiến hành những công việc cụ thể sau: Xem xét các khoản nợ tiềm tàng: Những khoản nợ tiềm tàng có thể dẫn đến một khoản công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa thể kết luận là chắc chắn xảy ra hay không và số tiền cụ thể sẽ là bao nhiêu. Các thủ tục kiểm toán chủ yếu là:  Trao đổi với nhà quản lý về khả năng của khoản nợ tiềm tàng chưa được công bố.  Xem xét các biên bản họp hội đồng quản trị, BGĐ  Xin ý kiến của chuyên gia về các vấn đề liên quan.  Từ kết quả có được, KTV đánh giá tầm quan trọng của các khoản nợ tiềm tàng và nội dung cần thiết công bố trên BCTC. Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC: KTV thu thập những thông tin liên quan đến những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán để xác định xem có cần điều chỉnh số liệu về các khoản phải thu trong BCTC năm nay hay không hay chỉ cần trình bày trong thuyết minh BCTC lưu ý năm sau. Xem xét về giả định hoạt động liên tục: Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, việc lập BCTC phải dựa trên cơ sở giả định về hoạt động liên tục. Nếu KTV xem xét thấy các dấu hiệu sau:  Doanh nghiệp bị lỗ trong thời gian dài, không có khả năng thanh toán nợ đáo hạn.  Doanh nghiệp có liên quan đến những vụ kiện mà khi có quyết định của tòa án thì có thể ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu PTKH. 22
  33.  Doanh nghiệp có những thiên tai, những sự kiện khách quan.  Xem xét những chính sách của pháp luật có tạo ra những bất lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Đánh giá kết quả: Trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được. Công việc này giúp KTV soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, kết quả thu được và cân nhắc các cơ sở để đưa ra ý kiến về BCTC. Để đạt được mục tiêu này, KTV tiến hành các thủ tục sau:  Áp dụng các thủ tục phân tích.  Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng.  Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh.  Rà soát lại hồ sơ kiểm toán.  Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của giám đốc.  Kiểm tra các công bố trên thuyết minh BCTC.  Xem xét các thông tin khác trong tài liệu BCTC đã được kiểm toán (báo cáo thường niên). Phát hành báo cáo kiểm toán: Căn cứ những kết luận để phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Tùy theo kết quả đã đánh giá được, KTV sẽ đưa ra ý kiến nhận xét và lập báo cáo kiểm toán ở một trong các dạng sau:  Báo cáo kiểm toán ý kiến chấp nhận toàn phần.  Báo cáo kiểm toán ý kiến chấp nhận từng phần.  Báo cáo kiểm toán ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến).  Báo cáo kiểm toán ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược). Các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán: Sau ngày ký báo cáo kiểm toán, có thể phát sinh những sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và báo cáo kiểm toán. Tùy theo thời điểm xảy ra sự kiện mà trách nhiệm của KTV sẽ khác nhau 23
  34. CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL 3.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty. 3.1.1. Khái quát chung Tên công ty :CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL Tên tiếng Anh: IMMANUEL AUDITING CO.,LTD Tên viết tắt: IMMA Địa chỉ: Tầng 2, số 37, lô M2, Khu đô thị Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. (Tel: +844 7300 1977; Fax: +844 6269 1641; Email: immanuel@immanuel.vn) Chi nhánh tại TPHCM:Lầu 4, tòa nhà số 178/8 đường D1, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh ( Tel: +848 2242 6375; Fax: +848 6287 0148; Email: toan@immanuel.vn) Chi nhánh Bình Dương:Số 44A2, Đường D2, khu dân cư Phú Hòa 1, Phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam (Tel: +848 2229 9761; Fax: +84650383 4375; Email: administrator@immanuel.vn) Ngày thành lập :23/06/2008 Mã số thuế: 0102914299 Ngành nghề kinh doanh chính:Dịch vụ kế toán kiểm toán. Vốn điều lệ: 24.000 USD Chủ sở hữu: Ông Chang Chan Soo ( Quốc tịch Hàn Quốc) 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển - Công ty TNHH kiểm toán Immanuel được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102035945 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 09 năm 2008. - Chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán Immanuel tại TP.Hồ Chí Minh được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4112038933 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 27 tháng 04 năm 2009. Sau đó được cấp lại vào ngày 07 tháng 04 năm 2011 số 0102914299 – 001. 24
  35. 3.2. Chức năng và nhiệm vụ Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel là công ty dịch vụ chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tài chính, nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin, định giá tài sản, xem xét báo cáo tài chính, đào tạo và các dịch vụ khác của thuế, kế toán, tài chính và cả các khách hàng địa phương và đa quốc gia. . Giúp cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế thực hiện tốt công tác tài chính kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. Đảm bảo số liệu kế toán phản ánh chính xác thực trạng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. . Giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời những quy định của nhà nước Việt Nam về kế toán – tài chính - thuế và tổ chức tốt hệ thống kế toán của doanh nghiệp. . Giúp cho các cơ quan nhà nước có được số liệu trung thực, chính xác, hợp pháp để thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Trên cơ sở đó xác định và đánh giá đúng đắn nghĩa vụ và trách nhiệm của các doanh nghiệp về các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước và quyền lợi mà doanh nghiệp được hưởng. 25
  36. 3.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý ở công ty 3.3.1. Sơ đồ quản lý tổ chức của công ty Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. HĐTV Chủ tịch công ty Ban Giám Đốc, Giám Đốc, Phó Giám Đốc, các CPA và CA Bộ phận Hành Book Keeping và Bộ phận Tư vấn chính, Kế toán, Kiểm toán: Senior- Luật Kiểm toán Junior (Nguồn: 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận  Hội đồng thành viên Bao gồm cá nhân chủ sở hữu vốn của Công ty, trong đó ông Chang Chan Soo nắm quyền chi phối là chủ tich của công ty, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, chịu trách nhiệm đối với công việc Marketing và quan hệ khách hàng.  Bộ phận quản lý o Gíam đốc : là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môn của công tác dịch vụ Kế toán- Kiểm toán, điều hành mọi hoạt động của công ty tại điều lệ của Công ty. Vị trí này bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề CPA hoặc kế toán viên hành nghề CA theo quy định hiện hành. o Các Phó giám đốc : có trách nhiệm thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của Chủ tịch và Giám đốc Công ty. o Các CPA và CA: thực hiện công việc chỉ đạo, kiểm soát chất lượng dịch vụ và công việc khác liên quan tới chuyên môn về kiểm toán và kế toán theo sự phân công của Giám đốc công ty.  Bộ phận hành chính, Kế toán và kiểm toán 26
  37. o Hành chính: Tiếp đón khách hàng làm việc tại công ty, phụ trách công việc mua sắm quản lý, theo dõi văn phòng phẩm và các dụng cụ văn phòng, TSCĐ và sữa chữa tài sản, lập theo dõi hợp đồng, thanh lý hợp đồng, quản lý công văn đi, công văn đến và các giấy tờ khác, quản lý con dấu công ty theo đúng quy định. o Phiên dich: Bao gồm cả phiên dịch Tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc. Nội dung công việc theo sự phân công của các quản lý. o Kế toán: Thực hiện công tác kế toán của công ty theo đúng quy định hiện hành, thực hiện công tác kế toán theo yêu cầu của Chủ tịch và Giám đốc công ty  Bộ phận kế toán và kiểm toán: Thực hiện công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho khách hàng gồm: o Các trưởng nhóm: quản lý, soát xét và chịu trách nhiệm với quản lý về công tác kế toán và dịch vụ kiểm toán thông qua các nhân viên, trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán cho khách hàng. o Các nhân viên: Thực hiện công việc kế toán và kiểm toán theo sự chỉ đạo trực tiếp của nhóm trưởng và quản lý. o Theo quy định của công ty, các nhân viên không chịu sự quản lý của nhóm trưởng mà chỉ chịu sự quản lý theo công việc cụ thể.  Bộ phận tư vấn luật: Bộ phận này chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý cho khách hàng, chịu sự quản lý trực tiếp của chủ tịch, giám đốc và quản lý của người Hàn. 27
  38. 3.4. Giới thiệu về bộ phận kiểm toán của công ty 3.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán của công ty Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của Bộ phận Kiểm toán trong công ty TNHH Kiểm toán Immanuel GIÁM ĐỐC CPA CA SENIOR SENIOR JUNIOR JUNIOR (Nguồn: 3.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh. Bộ phận Kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm: CPA và CA: Thực hiện công việc chỉ đạo, kiểm soát chất lượng dịch vụ và công việc khác liên quan tới chuyên môn về Kiểm toán- Kế toán theo sự phân công của Giám đốc của Công ty Các nhóm trưởng (Senior): Quản lý, soát xét và chịu trách nhiệm về công tác Book Keeping và dịch vụ kiểm toán với manager thông qua các nhân viên (Junior); trực tiếp thực hiện việc cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán cho khách hàng. Các nhân viên (Junior): Trực tiếp thực hiện các hoạt đông book keeping và kiểm toán dưới sự chỉ đạo của Senior và Manager. 28
  39. Theo quy định của công ty, các Junior không chịu sự quản lý cụ thể từ một Senior nào, mà chỉ chịu sự quản lý theo công việc cụ thể. Một Junior có thể làm nhiều Job khác nhau và mỗi Job sẽ có một Senior quản lý riêng xen kẽ với nhau. 3.4.3. Chế độ chính sách kế toán công ty áp dụng: Công ty đã áp dụng Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính 3.4.4. Quy định về hoạt động kiểm toán của công ty Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel nói chung và chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán Immanuel nói riêng hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng trên cơ sở tuân theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ cung cấp và uy tín công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của công ty Immanuel luôn phải ghi nhớ và tuân thủ. 3.4.5. Chế độ chính sách kiểm toán áp dụng ở công ty. Chương trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel – Chi nhánh Tp. HCM được áp dụng chặt chẽ theo chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành theo quyết định số 368/QĐ-VACPA ngày 23/12/2013 của Chủ tịch VACPA áp dụng từ ngày 01/01/2014, có sự điều chỉnh phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của công ty cũng như phù hợp với từng đối tượng cụ thể. 29
  40. Sơ đồ 3.3: Chu trình kiểm toán CHU TRÌNH KIỂM TOÁN QUẢN LÝ CUỘC KIỂM TOÁN Tổng hợp, kết luận và lập báo Kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán cáo Xem xét chấp nhận khách Kiểm tra hệ thống kiểm soát Tổng hợp kết quả hàng và đánh giá rủi ro hợp nội bộ [C100-C600] kiểm toán [B410] đồng [A100] Lập hợp đồng kiểm toán và Phân tích tổng thể Kiểm tra cơ bản tài lựa chọn nhóm kiểm toán báo cáo tài chính lần sản [D100-D800] [A200] cuối [B420] Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động [A300] Thư giải trình của Kiểm tra cơ bản nợ Ban Giám đốc và Ban Tìm hiểu chính sách kế toán phải trả [E100-E600] Tổng hợp kết Tổng quả hợp kiểmkết toán quản trị [B440-B450] và chu trình kinh doanh quan trọng [A400] Kiểm tra cơ bản nguồn vốn chủ sở hữu Phân tích sơ bộ báo cáo tài Báo cáo tài chính và báo cáo và khoản mục ngoài chính [A500] kiểm toán [B300] bảng CĐKT [F100- Kiểm tra cơ Kiểm bản cơ bảng tra đốicân toán kế F300] Đánh giá chung về hệ thống Kiểm tra cơ bản báo cáo kết Lập kế hoạch và xác định Lập xác hoạch và kế rủi ro Thư quản lý và các tư vấn kiểm soát nội bộ và rủi ro giấy làmtờ xét Lập soát và việc quả hoạt động kinh doanh khách hàng khác [B200] TUÂN THỦ CHUẨN MỰC KIỂMVIỆT TOÁN CHUẨN THỦ NAM TUÂN gian lận [A600] [G100-G700] PHÙ HỢP VỚI CHUẨN MỰC VIỆT KẾ HỢP PHÙ VỚITOÁN CHUẨN NAM Xác định mức trọng yếu Kiểm tra các nội dung khác Soát xét, phê duyệt và phát [A700] và phương pháp Tổng quả hợp kiểmkết đánh & toán giá lượng chất [H100-H200] hành báo cáo [B110] chọn mẫu - cỡ mẫu [A800] Đánh giá lại mức trọng yếu Soát xét việc kiểm soát chất Tổng hợp kế hoạch kiểm và phạm vi kiểm toán [A700] - lượng cuộc kiểm toán toán [A900] [A800] [B120] XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO (Nguồn: Chu trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel gồm ba phần: Lập kế hoạch kiểm toán, gồm: xem xét chấp nhận khách hàng; lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán; tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động của họ (ngành nghề sản xuất, đặc điểm kinh doanh ) Thực hiện kiểm toán, gồm: kiểm tra cơ bản bảng cân đối kế toán (tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu); kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (doanh thu, chi phí) Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo, gồm: báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán; thư quản lý gửi cho giám đốc của công ty khách hàng về các yếu kém còn tồn đọng ở hệ thống kế toán và hướng giải quyết; soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán. 30
  41. 3.5. Tình hình phát triển công ty trong những năm gần đây. Công ty có khoảng 150 khách hàng cố định mỗi năm, 90% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu của công ty trong năm 2016 đạt khoảng 4.5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là khoảng 2.25 tỷ đồng, mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi công ty thành lập. 3.6. Thuận lợi, khó khăn và chiến lược phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel 3.6.1. Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi - Công ty nhận được sự tín nhiệm cao của khách hàng và không ngừng tái ký kết hợp đồng mỗi năm. - Đội ngũ nhân sự trong và ngoài nước ngoài với trình độ chuyên môn cao luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ kiểm toán với chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Khó khăn - Giao tiếp giữa nhân viên và quản lý còn gặp nhiều khó khăn, do bất đồng ngôn ngữ. Tuy nhiên, công ty cũng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khác nhau để khắc phục vấn đề này. 3.6.2. Chiến lược phát triển  Về khách hàng - Công ty đang ngày càng thu hút và ký hợp đồng kiểm toán mới với nhiều khách hàng ở Tp.HCM và các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai chủ yếu là các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư ở Việt Nam - Cam kết làm việc gắn bó với khách hàng để hỗ trợ khách hàng xây dựng những chiến lược và chính sách tối ưu để phát triển thành một doanh nghiệp thành công ở Việt Nam - Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, là một địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng - Gia tăng số lượng khách hàng.  Về nhân sự - Trong thời gian sắp tới công ty sẽ thành lập đội một ngũ dich vụ kháchhàng để nắm bắt từng đặc điểm của khách hàng và cung cấp dịch vụ tốt hơn. 31
  42. - Xây dựng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao với tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn nữa.  Về quy trình và chất lượng dịch vụ. - Không ngừng làm mới quy trình, cải tiến chất lượng dịch vụ kiểm toán, thường xuyên xót xét chất lượng kiểm toán.  Về công tác quản lý - Quản lý cấp cao tại công ty đều là những có quốc tich Hàn quốc, đạt trình độ chuyên môn cao. Công tác quản lý nhân sự tại công ty không ngừng cũng cố. 32
  43. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH KUM YOUNG VINA 4.1. Giới thiệu về công ty Kum Young Vina 4.1.1. Quá trình hình thành và hình thức sở hữu vốn Công ty TNHH Kum Young Vina là công ty trách nhiện hữu hạn 100% vốn nước ngoài và được thành lập và hoạt đông tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 472023001054 do Ban Quản Lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cấp lần đầu ngày 06 tháng 01 năm 2005.Chứng nhận thay đổi lần thứ ngày 22 tháng 01 năm 2015. Vốn đầu tư: 10.000.000 USD (mười triệu đô la Mỹ ) tương đương 210.000.000.000 VNĐ Vốn điều lệ: 1.500.000 USD ( Một triệu năm trăm đô la Mỹ) tương đương 26.463.000.000 VNĐ Đại diện pháp luật: Ông Kim Jin Young Trụ sở chính của công ty đặt tại: Khu công nghiệp Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Vốn thực hiện góp của Công ty tính đến ngày 31/12/2016 là: 1.500.000 (USD) tương đương 26.463.000.000 VNĐ 4.1.2. Ngành nghề kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất. Ngành nghề kinh doanh: Dệt, nhuộm các loại vải, se sợi các loại, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng: Xơ bông, sợi bông, vải dệt thoi từ sợi bông Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Công ty đã áp dụng Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính. 4.1.3. Chế độ kế toán áp dụng Kỳ kế toán năm bắt đầu ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2016. Năm 2015 là kỳ kế toán đầu tiên của Công ty và bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2015. 33
  44. 4.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện tại Công ty TNHH Kum Young Vina. 4.2.1. Chuẩn bị kiểm toán  Giai đoạn tiền kế hoạch. - Tiếp nhận khách hàng KTV phải thực hiện công việc này là vì công ty kiểm toán xem xét liệu có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng, cũng như tính chính trực, tuân thủ luật pháp của BGĐ hay không nhằm để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến uy tín của công ty kiểm toán khi chấp nhận hợp đồng này. Vì Công ty TNHH Kum Young Vina là khách hàng cũ của Công ty TNHH Kiểm toán Imannuel. Do đó, Công ty kiểm toán không tiến hành khảo sát đơn vị như đối với khách hàng mới mà đi vào phân công nhóm KTV thực hiện. Dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước, nhóm KTV được phân công sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất về khách hàng nhằm đánh giá lại khả năng thực hiện kiểm toán. ( Phụ lục 1:Giấy tờ làm việc Mẫu A120- Chấp nhận,duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng) - Ký hợp đồng kiểm toán: Công ty kiểm toán và đơn vị khách hàng đã đi đến sự thỏa thuận bằng văn bản về các điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và Công ty kiểm toán. (Phụ lục 2 – Hợp đồng kiểm toán) - Phân công KTV: Khi được mời kiểm toán, công ty phải phân công cho những KTV nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và mức phí kiểm toán. Theo dự kiến, cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành từ ngày 24/03/2017 đến ngày 27/03/2017, nhóm kiểm toán gồm các thành viên sau: Đỗ Vi Toàn Tổng Giám đốc phụ trách soát xét Lê Nhã Uyên Trưởng nhóm kiểm toán Nguyễn Cao Minh Lý Trợ lý kiểm toán Nguyễn Thị Tuyết Trâm Trợ lý kiểm toán Trần Thị Huỳnh Như Trợ lý kiểm toán 34
  45. - Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng: Khi nhận thấy có thể nhận lời kiểm toán, KTV đã trao đổi và thỏa thuận sơ bộ với khách hàng về một số vấn đề. Mục đích kiểm toán: Báo cáo kiểm toán dùng để nộp cho Hội đồng thành viên và Cơ quan Thuế. Phạm vi kiểm toán: BCTC năm 2016. Cung cấp tài liệu: Nhóm kiểm toán sẽ thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng, đơn vị khách hàng cung cấp sổ sách file mềm cho Công ty kiểm toán trước 03 ngày tiến hành thực hiện kiểm toán. Các chứng từ kế toán, hợp đồng mua bán hàng có liên quan sẽ được cung cấp trong quá trình thực hiện kiểm toán. Hỗ trợ của khách hàng: Công ty khách hàng hỗ trợ bàn làm việc tại đơn vị cho đoàn kiểm toán, yêu cầu kế toán đơn vị hỗ trợ đoàn kiểm toán thu thập bằng chứng kiểm toán để tiết kiệm thời gian và phí kiểm toán . Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp: Tổng quát: Giấy đăng ký kinh doanh và các giấy phép bổ sung, thay đổi (nếu có). Biên bản họp Hội đồng thành viên trong năm. Các văn bản, chính sách thuế có liên quan đến hoạt động của Công ty (nếu có). Biên bản kiểm tra về lao động trong năm (nếu có). Các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê đất, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đi thuê và cho thuê dài hạn. Các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh (nếu có). Các quy định về KSNB, quy trình luân chuyển chứng từ: thu, chi, nhập, xuất. Báo cáo tài chính 2016, Bảng cân đối số phát sinh, nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản trong năm. Chi tiết PTKH: Bảng theo dõi phải thu khách hàng (Số đầu năm, số phát sinh trong năm, số cuối năm) theo từng đối tượng cụ thể. Chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng, chính sách dự phòng phải thu khó đòi. Bảng phân tích tuổi nợ cho số dư còn phải thu ngày 31/12/2016 35
  46. Bảng đối chiếu công nợ, thư xác nhận nợ phải thu cho số dư phải thu tại ngày 31/12/2016. Danh mục hóa đơn (kèm theo phiếu xuất kho) chưa thu được tiền tại ngày 31/12/2016. Chi tiết các khoản đã thanh toán sau ngày 31/12/2016 (nếu có) gồm: ngày thanh toán, chứng từ tham chiếu, số tiền thanh toán. (Phụ lục 3 – Giấy tờ làm việc Mẫu A240 – Kế hoạch kiểm toán và Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp)  Giai đoạn lập kế hoạch - Tìm hiểu khách hàng: Ở giai đoạn này, KTV sẽ tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh, bộ máy quản lý và các thông tin công tác kế toán đang áp dụng tại công ty.  Kết quả thực hiện: Công ty TNHH Kum Young Vina là công ty gia công sản xuất, hoạt động kinh doanh ngành nghề đơn giản, ngành nghề kinh doanh của Công ty chủ yếu là sản xuất các lại sợi, bông vải xuất nhập khẩu.Dựa trên BCTC do khách hàng cung cấp, năm 2016, công ty hoạt động có lãi trước thuế và các thành viên đã góp đủ vốn theo quy định điều lệ, nhiều khả năng sẽ có lãi trong các năm tiếp theo. Doanh thu chủ yếu là sản xuất. Bộ máy quản lý của Công ty như sau: Hội đồng thành viên gồm có 3 người, ông Kim Jin Young giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời là Giám đốc điều hành hoạt động của công ty, Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng là người Việt Nam. Các phòng ban gồm có phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng vật tư. Cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung, đứng đầu là Tổng Giám đốc, giúp việc là Phó tổng giám đốc, nhưng chức năng các phòng ban còn chưa rõ ràng, còn chồng chéo lên nhau. Phòng kế toán của Công ty TNHH Kum Young Vina hiện chỉ có 3 nhân viên đó là 1 Kế toán trưởng, 2 kế toán tổng hợp. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác kế toán. Tại thời điểm kiểm toán, công ty áp dụng chính sách kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Cách thức tổ chức của đơn vị: Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND) Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được 36
  47. lập và trình bày phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành tại thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung. Cơ sở lập BCTC: BCTC được lập trên cơ sở kế toán dồn tích (trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền). (Phụ lục 4 – Giấy tờ làm việc Mẫu A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động) - Phân tích sơ bộ BCTC  Mục tiêu: Công việc này giúp KTV khoanh vùng dự đoán những gian lận và sai sót, từ đó xây dựng những thủ tục, công việc cần thiết.  Công việc KTV tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trên BCTC của khách hàng, trong đó chủ yếu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016, nhằm phát hiện những biến động của chu trình năm nay so với chu trình năm trước Bảng 4.1: Bảng phân tích biến động phải thu khách hàng của công ty TNHH Kum Young Vina TÀI SẢN 31/12/2016 31/12/2015 Biến động Trước KT % Sau KT % Giá trị % A TÀI SẢN NGẮN HẠN 44,426,991,972 32.31 15,256,694,250 18.55 29,170,297,722 191 III các khoản phải thu ngắn hạn 6,944,648,554 5.05 6,248,201,446 7.60 696,447,108 11 1.Phải thu khách hàng 6,243,778,736 4.54 4,676,270,559 5.69 1,567,508,177 34 . TỔNG CỘNG TÀI SẢN 137,517,074,119 100 82,251,236,518 100 55,265,837,601 67 NGUỒN VỐN 31/12/2016 31/12/2015 Biến động Trước KT % Sau KT % giá trị % A - NỢ PHẢI TRẢ 108,074,023,368 78.59 53,176,144,947 64.65 54,897,878,421 103 I. Nợ ngắn hạn 86,549,784,675 62.94 42,967,055,476 52.24 43,582,729,199 101 . 3.Người mua trả tiền trước 667,086,571 0.49 20,325,500 0.02 646,761,071 3,182 . TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 137,517,074,119 100 82,251,236,518 100 55,265,837,601 67 (Nguồn: Giấy tờ làm việc Mẫu A510 – Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel) 37
  48.  Kết quả thực hiện: Khoản Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong Tổng tài sản của Công ty TNHH Kum Young Vina, cụ thể: Năm 2015: Phải thu khách hàng là 4,676,270,559 đồng, chiếm 5.69% so với tổng tài sản. Năm 2016: Phải thu khách hàng là 6,944,648,554 đồng, chiếm 4.54% so với tổng tài sản. Năm 2016 phải thu khách hàng tăng so với 2015 là 1,567,508,177 đồng (biến động tăng 34% so với năm 2015). Điều này thể hiện có thể trong năm 2016 Công ty đã kiểm soát công nợ không tốt, làm tăng nợ phải thu khá cao ảnh hưởng đến doanh thu công ty. Trong Tổng nguồn vốn của Công ty TNHH Kum Young Vina, nguồn vốn của công ty ngoài chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, công ty còn sử dụng khoản người mua trả tiền trước, cụ thể: Năm 2015: Người mua trả tiền trước là 20,325,500 đồng, chiếm 2% so với tổng nguồn vốn. Năm 2016: Người mua trả tiền trước là 667,086,571 đồng, chiếm 49% so với tổng nguồn vốn. Năm 2016 người mua trả tiền trước tăng so với 2015 là 646,761,071 đồng (biến động tăng 3,182 so với năm 2015). Điều này thể hiện có thể trong năm 2016, công ty có được nhiều khách hàng và đơn đặt hàng hơn.  Kết luận: Dựa theo bảng phân tích biến động, tuy khoản mục KH chiếm tỷ trọng lớn trong bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Kum Young Vina nhưng khoản mục này lại có quan hệ mật thiết với khoản mục doanh thu của công ty. Vì vậy khoản mục PTKH cũng được xem là trọng yếu, do đó, KTV khi kiểm tra cơ bản doanh thu sẽ kết hợp kiểm tra cơ bản khoản mục PTKH của Công ty TNHH Kum Young Vina. - Tìm hiểu hệ thống KSNB, hệ thống kế toán và đánh giá rủi ro kiểm soát. Thực hiện đánh giá hệ thống KSNB: Hệ thống KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp đặt ra tiêu chuẩn cho các 38
  49. cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 3 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: Môi trường kiểm soát,quy trình đánh giá rủi ro và giám sát các hoạt động kiểm soát. Bảng 4.2 :Câu hỏi về kiểm soát nội bộ Trả lời Ghi Câu hỏi Không Có Không Yếu kém chú áp Quan Thứ dụng trọng yếu 1.Các khoản bán chịu có đươc xét  duyệt trước khi gửi hàng hay không? 2. Các chứng từ gửi hàng có đươc đánh số liên tục trước khi sử dụng hay  không? 3. Các hóa đơn bán hàng có được đánh số liên tục trước khi sử dụng hay  không? 4. Có quy định bắt buộc kiểm tra để đảm bảo rằng mọi hàng hóa gửi đi đều được lập hóa đơn hay không?  5. Có thiết lập và thường xuyên cập nhật bảng giá được duyệt để làm cơ sở  tính tiền trên hóa đơn. 6. Hóa đơn có được kiểm tra độc lập  trước khi gửi hay không? 7. Hàng tháng, công ty có gửi một bảng  sao kê công nợ cho khách hàng không? 39
  50. 8. Việc nhận hàng bị trả lại có sự phê  duyệt của người có thẩm quyền hay không? 9. Đối với hàng bán bị trả lại:Có biên  bản trả lại hàng không? 10. Việc xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được có sự phê chuẩn của  người có thẩm quyền không? 11. Đơn vị có thực hiên việc đối chiếu giữa tài khoản chi tiết về các khách hàng với tài khoản nợ phải thu khách  hàng trên sổ cái và việc đối chiếu này thực hiện khi nào? 12. Có quy trình rõ ràng và chặt chẽ về chính sách chiết khấu giảm giá hàng  bán không ? (Nguồn: Phòng kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel)  Nhận xét: Dựa trên bảng câu hỏi, kết hợp với kiểm tra xem xét quá trình luân chuyển các chứng từ, KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty TNHH Kum Young Vina là tốt. - Thực hiện đánh giá hệ thống kế toán: Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng của công ty là bà: Lê Thùy Dung về hệ thống kế toán của công ty, được biết bà Dung có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, và đã làm kế toán tại Công ty TNHH Kum Young Vina từ khi thành lập công ty. 40
  51. Bảng 4.3: Đánh giá hệ thống kế toán Thủ tục kiểm toán Có Không 1. Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không ?  2. Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên kế  toán có được quy định cụ thể bằng văn bản hay không ? 3. Công ty có thay đổi chính sách kế toán áp dụng hay không ?  4. Kế toán trưởng và các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán có  được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không ? 5. Hạch toán kế toán của công ty có bị ảnh hưởng bởi công nghệ  thông tin và hệ thống máy vi tính hay không ? 6. Có sự thay đổi về nhân sự trong bộ máy kế toán của công ty hay  không ? 7. Công ty có quy định cụ thể về việc nghỉ phép hay không, việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm hay  không ? 8. Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các khóa  học cập nhật các kiến thức về tài chính kế toán, thuế hay không ? 9. Mọi thư từ, tài liệu gửi đến bộ phận kế toán có được Ban lãnh  đạo xem trước khi chuyển tới bộ phận thực thi hay không ? 10. Công ty có quy định cung cấp các tài liệu, thông tin tài chính kế toán ra ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo hay  không ? (Nguồn: Phòng kiểm toán – Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel)  Nhận xét Tính hiệu quả và đáng tin cậy của hệ thống kế toán: Tốt - Thực hiện xác lập mức trọng yếu: Việc xác lập mức trọng yếu được thực hiện trước hết trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. KTV phải xác lập được số tiền sai lệch tối đa cho phép để căn cứ vào đó thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện những sai lệch có thể ảnh hưởng trọng 41
  52. yếu đến báo cáo tài chính và với từng khoản mục cụ thể báo cáo tài chính và với từng khoản mục cụ thể: Xác định mức trọng yếu ở mức độ tổng thể BCTC Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính, mức trọng yếu thường được tính bằng tỷ một tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu hay lợi nhuận. Khi đã xác định được tiêu chí sử dụng để ước tính mức trọng yếu, KTV phải giải thích được lý do chọn các tiêu chí này. Sau khi đã thực hiện được mức trong yếu của tổng thể, KTV tiếp tục dựa vào mức trọng yếu này để xác định mức trọng yếu của từng khoản mục. Có 2 phương pháp thường được sử dụng, phương pháp thứ nhất là xác định mứctrọng yếu của khoản mục bằng một tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếu tổng thể, tỷ lệ thường 50% đến 70%. Còn phương pháp thứ 2 là KTV nhân mức trọng yếu của tổng thể với một hệ số (thường là 1.5 đến 2) trước khi phân bổ các khoản mục. Việc lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào kinh nghiệm của kiểm toán viên về đơn vị. Bảng 4.4 : Tỷ lệ xác định mức trọng yếu Chỉ tiêu tài chính Tỷ lệ xác định mức trọng yếu(%) Lợi nhuận trước thuế 5-10 Tổng tài sản 2 Tổng doanh thu 0.5-3 (Nguồn: Giấy tờ làm việc mẫu A710: Xác định mức trọng yếu kế hoạch và thực tế) Tại công ty TNHH Kum Young Vina Kiểm toán viên chọn chỉ tiêu doanh thu với tỷ lệ xác định mưc trọng yếu 2% doanh thu. Doanh thu = 98,227,734,182 (Phụ lục 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 - Công ty TNHH Kum Young Vina) Giá trị tiêu chí được lựa chọn : 2% Mức trọng yếu tổng thể = Doanh thu * Giá trị tiêu chí được lựa chọn = 98,227,734,182 * 2% = 1,964,554,684 Mức trọng yếu thực hiện = Mức trọng yếu tổng thể * 70% = 1,964,554,684 * 70% = 1,375,188,279 Ngưỡng sai sót có thể có thể bỏ qua = Mức trọng yếu thực hiện * 4% = 1.375.188.279 * 4% = 55,007,531 42
  53.  Kết quả thực hiện: Như vậy, ngưỡng sai sót có thể bỏ qua khi kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng là 55.007.531đ. Mức trọng yếu thực hiện với nợ phải thu là 1.375.188.279đ. Nếu sai sót vượt qua mức trọng yếu thì KTV xem xét và yêu cầu đơn vị điều chỉnh. Nếu đơn vị chưa điều chỉnh theo ý kiến của KTV thì KTV xem xét yếu tố đó có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hay không để có biện pháp chênh lệch xử lý thích hợp. - Thiết kế chương trình kiểm toán: Trên cơ sở các thông tin thu thập được về Công ty TNHH Kum Young Vina, KTV quyết định thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy định chế độ kế toán, chuẩn mực và quy định pháp lý có liên quan trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán từng khoản mục; thực hiện kiểm tra chi tiết theo hướng tài sản khai khống, doanh thu khai khống, chi phí khai thiếu, công nợ khai thiếu. Các khoản mục như tài sản cố định, doanh thu, giá vốn, chi phí quản lý, phải thu được xác định cỡ mẫu theo qui định công ty, chọn mẫu theo phương pháp thống kê. Các khoản mục khác thực hiện kiểm tra theo đánh giá của KTV và chọn mẫu ngẫu nhiên. Chương trình kiểm toán PTKH. (Phụ lục 6: Chương trình kiểm toán PTKH – Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel) 4.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng  Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Đây là khách hàng cũ của Công ty Kiểm toán Immanuel, khi kiểm toán Báo cáo tài chính năm trước KTV đã tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời công ty có quy mô nhỏ, hệ thống kiểm soát nội bộ còn đơn giản, do đó KTV năm nay sẽ tham khảo và dựa vào giấy tờ làm việc năm trước để hiểu về quy trình và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Trên cơ sở hiểu biết ấy, KTV sẽ trao đổi với kế toán trưởng và giám đốc đơn vị về những đổi mới nếu có trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Xem xét các vấn đề còn tồn tại của năm trước doanh nghiệp đã giải quyết được trong năm nay chưa. Chẳng hạn như: . Các chính sách áp dụng đối với khoản phải thu khách hàng có được quy định thành văn bản cụ thể hay không? – Có. . Công ty có theo dõi từng khoản phải thu khách hàng? – Có. . Các khoản nợ có được đối chiếu một lần trong một năm? – Có. . Các chứng từ trong quy trình bán hàng – thu tiền có được Giám đốc kiểm tra, xem xét và ký duyệt? – Có. 43
  54. . Công ty có quy định cụ thể về tiêu thức xác định các khoản nợ chậm trả, nợ khó đòi, hoặc các khoản được phép xóa nợ hay không? – Có.  Nhận xét: Dựa trên câu trả lời của công ty, các thủ tục kiểm soát được thiết kế tương đối phù hợp và những vận hành một cách tương đối hiệu quả, cho phép ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa sai sót đáng kể phát sinh. Kiểm toán viên đánh giá về rủi ro kiểm soát ở Công ty Kum Young Vina đối với khoản phải thu khách hàng là Khá tốt, môi trường kiểm soát hoạt động tương đối hiệu quả. Đánh giá nhìn chung hệ thống KSNB chưa đưa ra được bằng chứng tin cậy để giúp KTV thực hiện. Ngoài ra, cân nhắc vấn đề hiệu quả kinh tế của cuộc kiểm toán, do vậy, KTV lựa chọn thử nghiệm cơ bản để thực hiện kiểm toán.  Thực hiện các thủ tục kiểm soát. Thủ tục 1: Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng, chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hóa đơn liên quan.  Mục tiêu: Để chứng minh hàng bán được xét duyệt cẩn thận cũng như tính tuân thủ đúng quy trình bán hàng của đơn vị.  Công việc: KTV chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàng và kiểm tra quá trình lưu chuyển chứng từ cũng như đối chiếu các chứng từ trong chu trình với nhau: đối chiếu chủng loại, số lượng, ngày trên phiếu xuất kho. Cụ thể mỗi tháng lấy 1 nghiệp vụ bất kì đã phát sinh để đối chiếu, kết quả có được 12 mẫu được lấy. 44
  55. Bảng 4.5: Mẫu các nghiệp vụ phát sinh trong năm S Ngày Hóa Diễn giải TK Số tiền Ghi T đơn đối chú T ứng Bán hàng Cơ Sở In 1 11/01/2016 BH000 Thành Ý theo hóa 1311 162,365,133 02 đơn 0000110 2 19/02/2016 BH000 Bán hàng Công Ty 1311 606,797,687 15 TNHH SX TM XNK Đăng Khoa theo hóa đơn 0000143 3 31/03/2016 BH081 Bán hàng Công Ty 1311 34,100,938 6/392 TNHH Global Dyeing hóa đơn 0000209 4 15/04/2016 BH000 Bán hàng Chi Nhánh 1311 391,755,722 58 Công Ty TNHH Trang Huy Thịnh theo hóa đơn 0000243 5 15/05/2016 BH000 Bán hàng Cơ Sở In 1311 266,969,337 77 Thành Ý theo hóa đơn 0000322 6 10/06/2016 BH061 Bán hàng Doanh 1311 909,090,909 6/16 Nghiệp Tư Nhân Vải Sợi Hân Chúc theo hóa đơn 0000374 7 22/07/2016 BH071 Bán hàng Công Ty 1311 217,295,182 6/13 Cổ Phần Dệt Long An theo hóa đơn 45
  56. 0000440 8 31/08/2016 BH081 Bán hàng Chi Nhánh 1311 455,372,388 6/60 Công Ty TNHH Trang Huy Thinh theo hóa đơn 0000001 9 12/09/2016 BH081 Bán hàng Cao Văn 1311 182,086,568 6/75 Tâm theo hóa đơn 0000032 10 14/10/2016 BH081 Bán hàng Công Ty 1311 44,367,540 6/134 Cổ Phần Dệt Long An theo hóa đơn 0000094 11 15/11/2016 BH081 Bán hàng Công ty 1311 234,856,842 6/207 TNHH Quang Minh Thành theo hóa đơn 0000179 12 28/12/2016 BH081 Công Ty TNHH S- 1311 244,175,802 6/247 Print.,INCxuất trả lại hàng của HĐ 0252 ;261 ;267;224 (Nguồn : Giấy tờ làm việc mẫu D365-Công ty TNHH Immanuel)  Kết quả thực hiện:Trong 12 nghiệp vụ được kiểm tra thì ngày tháng, chứng từ thành tiền đều chính xác với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm. Thủ tục 2: Xem xét sự xét duyệt và ghi chép hàng hóa bị trả lại, giảm giá hàng bán.  Mục tiêu: : KTV thu thập các chứng từ liên quan đến hàng hóa bị trả lại và giảm giá hàng bán để xem có biên bản điều chỉnh nhằm đảm bảo các khoản giảm trừ doanh thu là có thực. 46
  57.  Công việc : Kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền, đối chiếu với các văn bản điều chỉnh và các chứng từ khác có liên quan như phiếu xuất kho biên bản hàng bán trả lại. (Phụ lục 7 :Biên bản trả lại hàng bán)  Kết quả thực hiện: KTV thu thập hóa đơn và biên bản thỏa thuận của Công ty TNHH Kum Young Vina và khách hàng về việc giảm giá cho mặt hàng này để kiểm tra về nội dung thỏa thuận trong biên bản và đối chiếu số tiền ghi nhận với số tiền trên hóa đơn, nhận thấy việc giảm giá hàng bán là có thực và số liệu hoàn toàn khớp đúng với hóa đơn như đã được trình bày ở Bảng mẫu các nghiệp vụ phát sinh trong năm.  Thực hiện các thử nghiệm cơ bản . Thực hiện thủ tục phân tích Việc phân tích này nhằm phát hiện ra sự biến động của các khoản mục trên Báo cáo tài chính của năm nay so với năm trước, kết quả phân tích là yếu tố quan trọng giúp KTV lựa chọn các thử nghiệm chi tiết phù hợp. Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt và là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.  Công việc : KTV thu thập số liệu các khoản phải thu từ Bảng Cân đối kế toán (số đầu năm và cuối năm), doanh thu từ Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh sau đó áp dụng công thức có sẵn trên Excel tính ra được vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân. Từ các chỉ số hoạt động liên quan đến PTKH, KTV đi phân tích biến động và tìm hiểu nguyên nhân. 47
  58. Bảng 4.6: Phân tích biến động phải thu khách hàng giữa các năm và phân tích các chỉ số hoạt động liên quan đến phải thu khách hàng. Phân tích: 31/12/2016 31/12/2015 Chênh lệch Tỷ lệ(%) 1. Phân tích biến động PTKH giữa các năm - Phải thu khách hàng 6,243,778,736 4,676,270,559 1,567,508,177 33.52 (1) Khách hàng trả tiền 667,086,571 20,325,500 646,761,071 3,182 trước (2) - Dự phòng các khoản - - - 0 phải thu (3) 2. Phân tích các chỉ số hoạt động liên quan đến PTKH - Doanh thu thuần (4) 98,227,734,182 82,568,083,635 15,659,650,547 18,96 - Vòng quay các khoản 15 18 3 17 phải thu (5) = (4) / (1) - Số ngày thu tiền bình 24.33 20.44 4 20 quân (6) = 365/ (5) (Nguồn: Giấy tờ làm việc Mẫu D350- Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel)  Kết quả thực hiện: Phải thu khách hàng trong năm 2016 biến động tăng so với năm 2015 là 33.52% (tương đương 1,567,508,177 đồng), cho thấy công ty đã kiểm soát công nợ tốt không tốt so với năm vừa qua. Số ngày thu tiền bình quân trong năm 2016 tăng so với năm trước là vì khách hàng thanh toán trễ hạn so với hợp đồng. Số ngày thu tiền bình quân năm nay gần 24 ngày lớn hơn năm trước (năm trước 20 ngày) tăng 20% (4 ngày) do đó số vòng quay các khoản phải thu trong năm tăng đến 3 vòng. Từ đó có thể thấy trong năm 2016, công ty hoạt động không hiệu quả, tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt chậm. KTV cần lưu ý kiểm tra về thời hạn thanh toán trong các hợp đồng có thay đổi lớn trong năm, đặc biệt đảm bảo các khoản phải thu cuối kỳ được ghi nhận là có thật. 48
  59.  Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Thủ tục 1: Lập bảng số liệu tổng hợp. Đối chiếu số dư trên bảng tổng hợp với bảng cân đối phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước  Mục tiêu: Kiểm tra việc ghi chép chính xác số dư đầu kì.  Công việc: - Lập bảng số liệu tổng hợp số dư các khoản phải thu khách hàng và năm trước. - Đối chiếu số dư đầu kì năm nay với báo cáo kiểm toán năm trước Bảng 4.7: Tổng hợp số dư tài khoản phải thu khách hàng. Khoản mục Báo cáo kiểm toán 2015 Trên cân đối kế toán 2016 Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Phải thu khách 4,676,270,559 4,676,270,559 6,243,778,736 hàng Khách hàng trả tiền 20,325,500 20.325,500 667,086,571 trước (Nguồn: Phòng kiểm toán công ty TNHH Kiểm toán Immanuel)  Kết quả thực hiện: Số liệu trên bảng tổng hợp có số dư đầu kỳ khớp với báo cáo kiểm toán năm 2015 đã được công ty TNHH Kiểm toán Immanuel kiểm toán, số dư cuối kỳ trước kiểm toán khớp với bảng cân đối phát sinh ngày 31/12/2016 và sổ chi tiết trước kiểm toán.  Kết luận: Việc ghi chép số dư đầu kỳ của đơn vị là chính xác. Thủ tục 2: Kiểm tra danh sách công nợ theo đối tượng  Mục đích: Xác nhận số dư các khoản phải thu là có thật và đúng đối tượng  Công việc: Nguồn gốc dữ liệu công việc này là báo cáo kiểm toán năm 2015, danh sách công nợ ngày 31/12/2016 Sau khi đã thu thập được các tài liệu cần thiết, KTV tiến hành lập bảng tổng hợp và so sánh số tổng cộng trên sổ tổng hợp công nợ với chỉ tiêu Phải thu khách hàng và khách hàng trả tiền trước trên bảng CĐKT (Phụ lục 8 : Bảng cân đối kế toán)  Kết quả thực hiện: Số liệu đã khớp với sổ sách 49
  60. Bảng 4.8 : Rà soát sơ lược phải thu khách hàng CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL Mã số: [ D361] Khách hàng: Công ty TNHH KUM YOUNG VINA Ngày khóa sổ: 31/12/2016 Người TH:Ms.Như Nội dung: CÁC KHOẢN PHẢI THU K.H NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN Người KT: RÀ SOÁT SƠ LƯỢC PHẢI THU KHÁCH HÀNG I. MỤC TIÊU Đảm bảo công nợ được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng, khớp với sổ kế toán, trình bày phù hợp trên Báo cáo tài chính. II. CÔNG VIỆC - Thu thập Bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng chi tiết theo đối tượng. Ghi STT Tên khách hàng Dư nợ đầu kỳ Dư có đầu kỳ PS nợ PS có Dư nợ cuối kỳ Dư có cuối kỳ chú 1 Kum Young Trading Co.,LTD 1,503,058,474 0 16,542,031 0 1,519,600,505 0 TXN 2 Công Ty TNHH AJIN VINA 0 0 6,657,081 6,657,081 0 0 3 Công Ty TNHH Bautex Vina 0 0 1,346,021,980 866,986,720 479,035,260 0 TXN 4 Cao Văn Tâm 0 0 1,936,314,185 1,817,569,685 118,744,500 0 TXN 5 Cơ Sở In Thành ý 247,529,171 0 11,292,278,375 11,630,056,481 0 90,248,935 TXN 6 Công Ty TNHH SX TM XNK đăng Khoa 709,656,657 0 4,250,086,242 4,959,742,899 0 0 7 Công Ty Cổ Phần Dệt Long An 0 0 6,817,406,340 7,341,803,900 0 524,397,560 8 Công Ty TNHH Dệt Kim á Châu 97,049,764 0 341,610,576 128,866,713 309,793,627 0 TXN 9 Công Ty TNHH DNS Global 58,908,836 0 0 58,908,836 0 0 10 Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Én Vàng 0 0 103,418,079 103,418,079 0 0 11 Công Ty TNHH MTV ESWON Vina 48,137,309 0 0 20,000,000 28,137,309 0 12 Công Ty TNHH Global Dyeing 538,402,180 0 185,019,397 723,421,577 0 0 13 Huỳnh Văn Thọ 0 0 373,488,000 373,488,000 0 0 14 Doanh Nghiệp Tư Nhân Vải Sợi Hân Chúc 0 0 1,000,000,000 1,000,000,000 0 0 15 Cty TNHH SX TM DV xuất nhập khẩu Hồng Phát 0 0 52,110,097 0 52,110,097 0 TXN 16 Chi Nhánh Công Ty TNHH Trang Huy Thịnh 0 0 16,383,419,483 16,383,419,482 1 0 17 Công Ty Cổ Phần Intermaru Vina 0 0 244,749,438 244,749,438 0 0 18 Công Ty TNHH Thương Mại Kim Ngọc Phát 0 0 906,594,876 958,709,452 0 52,114,576 19 Khách hàng không cung cấp thông tin, địa chỉ, mã số thuế 0 0 1,744,338,806 1,744,338,806 0 0 20 Nguyễn Văn Phát 0 0 717,087,866 717,087,866 0 0 21 Giang Nam Phương 0 20,000,000 76,652,766 56,652,766 0 0 22 Công ty TNHH Quang Minh Thành 0 0 1,165,741,642 1,067,127,269 98,614,373 0 TXN 23 Công ty TNHH SAM WOON IND 0 0 50,903,810 50,903,810 0 0 24 Công Ty TNHH Samil Vina 1,398,288,711 0 0 1,398,288,711 0 0 25 Công Ty TNHH S-Print.,INC 63,221,404 0 5,836,566,436 3,263,777,782 2,636,010,058 0 TXN 26 Công ty cổ phần texpia 0 0 1,090,386,283 284,575,925 805,810,358 0 TXN 27 Lê Văn Thanh 0 0 226,679,705 226,679,705 0 0 28 Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại In ấn V.K 0 325,500 0 0 0 325,500 29 Công Ty Cổ Phần Welcron Global Việt Nam 12,018,053 0 7,138,426 19,156,479 0 0 30 Công Ty TNHH MTV Young Jin Mesh Vina 0 0 624,283,173 428,360,525 195,922,648 0 TXN Cộng 4,676,270,559 20,325,500 56,795,495,093 55,874,747,987 6,243,778,736 667,086,571 (Nguồn: Giấy tờ làm việc Mẫu D361- Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel) Thủ tục 3: Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế. Gửi thư xác nhận là một biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết được áp dụng rộng rãi trong kiểm toán chi tiết khoản mục phải thu. Trong kiểm toán khoản mục PTKH, mục đích của thủ tục này là xác nhận tính đúng đắn số dư PTKH trên BCTC, qua đó phát hiện ra những khoản mục chưa được ghi sổ hoặc đã được ghi nhưng ghi sai.  Công việc thực hiện: Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có). 50
  61. Sau khi lập danh sách khách hàng cần gửi thư xác nhận, KTV sẽ cung cấp danh sách này cho khách hàng và yêu cầu đơn vị gửi thư xác nhận đến từng đối tượng có trong danh sách xác nhận số dư của mình. Địa chỉ nhận thư phản hồi của các đối tượng phải là địa chỉ của KTV. Nếu khách hàng không trả lời, KTV tìm cách tiếp tiếp xúc với khách hàng để lấy thông tin phản hồi. Nếu vẫn không được, KTV cần phải sử dụng các thủ tục kiểm toán thay thế như: kiểm tra hóa đơn bán hàng hợp thành số dư khoản nợ phải thu cùng các chứng từ có liên quan. Dựa trên kết quả của thư xác nhận và các thủ tục kiểm toán thay thế, KTV xem xét tính thích hợp và đầy đủ của bằng chứng thu thập được. KTV lập một bảng tóm tắt để liệt kê các thư đã nhận được, và tổng hợp kết quả chung để trình bày trên hồ sơ kiểm toán: Số lượng và số tiền của các thư hồi âm, tỷ lệ mẫu chọn so với tổng thể, mối liên hệ giữa số liệu chưa kiểm toán với số liệu trên sổ sách.  Kết quả thực hiện: Thư gửi đi : 14 Thư hồi âm: 10 Do KTV đã nhận thư xác nhận được hồi âm là 99%, do đó, KTV không thực hiện thêm thủ tục thay thế. (Phụ lục 9: Mẫu thư xác nhận) 51
  62. Bảng 4.9: Tổng hợp các thư xác nhận đã nhận CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL Mã số: [ D362] Khách hàng: Công ty TNHH KUM YOUNG VINA Ngày khóa sổ: 31/12/2016 Người TH:Ms.Như Nội dung: CÁC KHOẢN PHẢI THU K.H NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN Người KT: GỬI THƯ XÁC NHẬN I. MỤC TIÊU - Theo dõi các xác nhận công nợ phải thu đã gửi; - Đảm bảo số công nợ trên sổ sách khớp với xác nhận từ khách hàng/ nhà cung cấp. II. CÔNG VIỆC Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có). Xác nhận công nợ Ngày gửi Nhận thư Số theo sổ sách Số theo xác nhận Chênh lệch Địa chỉ Ghi chú TT Khách hàng Lần 1 Lần 2 Tham chiếu VND VND VND KH trong nước (VND) 1 Công Ty TNHH Bautex Vina D362.1 479,035,260 479,035,260 - 2 Cao Văn Tâm D362.2 118,744,500 118,744,500 - 3 Cơ Sở In Thành ý D362.3 90,248,935 90,248,935 - 4 Công Ty TNHH Dệt Kim á Châu D362.4 309,793,627 309,793,627 - 5 Cty TNHH SX TM DV xuất nhập khẩu Hồng Phát D362.5 52,110,097 52,110,097 - 6 Công ty TNHH Quang Minh Thành D362.6 98,614,373 98,614,373 - 7 Công Ty TNHH S-Print.,INC D362.7 2,636,010,058 2,636,010,058 - 8 Công ty cổ phần texpia D362.8 805,810,358 805,810,358 - 9 Công Ty TNHH MTV Young Jin Mesh Vina D362.9 195,922,648 195,922,648 - KH nước ngoài (nguyên tệ) - 1 Kum Young Trading Co.,LTD D362.10 1,519,600,505 1,519,600,505 - (Nguồn: Giấy tờ làm việc mẫu D362 - Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel) Thủ tục 4: Đọc lướt Sổ cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường  Mục tiêu: Đảm bảo các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn hoạch toán phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành.  Công việc: KTV đã kết hợp thực hiện thủ tục 3 khi thực hiện thủ tục 1. KTV không phát hiện những nghiệp vụ bất thường về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ.  Kết quả thực hiện: Không có đối ứng bất thường Thủ tục 5: Kiểm tra chi tiết thanh toán sau ngày khóa sổ:  Mục tiêu: Thủ tục này là xác nhận tính đúng đắn số dư PTKH trên BCTC nếu KTV không nhận được thư xác nhận từ bên thứ ba phản hồi.  Công việc Để thực hiện thủ tục này, KTV tiến hành thu thập sổ chi tiết và sổ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết PTKH từ ngày khóa sổ kế toán đến ngày kiểm toán và các tài liệu liên quan đến các khoản PTKH. KTV chọn mẫu các phiếu thu, giấy báo có, và thực hiện đối chiếu với các khoản PTKH, với các hàng hóa bán xem xét các khoản thu này có liên quan đến PTKH của niên độ kế toán đang kiểm toán hay không, qua đó chứng tỏ các khoản PTKH là có căn cứ. 52
  63.  Kết quả thực hiện: Tại Công ty TNHH Kum Young Vina việc gửi thư xác nhận được phúc đáp, do đó KTV không thực hiện thủ tục thay thế. Thủ tục 6: Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng: (Kết hợp với kiểm tra khoản mục doanh thu)  Mục tiêu: thủ tục này là kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ của các nghiệp vụ bán hàng.  Công việc KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ bán hàng trong 10 đến 15 ngày trước và sau thời điểm khóa sổ, thu thập hóa đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu, sổ nhật ký bán hàng và sổ chi tiết PTKH liên quan đến các nghiệp vụ này, so sánh đối chiếu ngày trên các chứng từ sổ sách để xác minh nghiệp vụ có được ghi sổ hay không. Vì chính sách ghi nhận PTKH của đơn vị là khi hoàn thành và bàn giao cho khách hàng, mối liên hệ giữa hai khoản mục này không thể tách rời. Do đó, KTV thực hiện kiểm toán PTKH đồng thời thực hiện kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khi tiến hành chọn mẫu, KTV không quan tâm đến số tiền của mẫu chọn mà quan tâm đến thời điểm nghiệm thu hoàn thành và thanh lý hợp đồng để xác định tính đúng kỳ của nghiệp vụ phát sinh. ( Phụ lục 10 : Chứng từ bán hàng ; Hóa đơn GTGT; Phiếu xuất hàng)  Kết quả thực hiện: Trong quá trình thực hiện kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, KTV đã kiểm tra một số nghiệp vụ phát sinh. KTV tiến hành cut-off để đảm bảo các khoản doanh thu được hạch toán đúng kỳ. Doanh thu được ghi nhận khớp với hóa đơn. 53
  64. Bảng 4.10: Kiểm tra tính đúng kỳ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL Mã số: [ D365 ] Khách hàng: Công ty TNHH KUM YOUNG VINA Người TH: Ms.Như Ngày khóa sổ: 31/12/2016 Người KT 1: Nội dung: CÁC KHOẢN PHẢI THU K.H NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN Người KT 2: KIỂM TRA CUT OFF I. MỤC TIÊU Đảm bảo các khoản doanh thu được ghi nhận đúng kỳ. II. CÔNG VIỆC Chọn mẫu một số nghiệp vụ bán hàng trước và sau thời điểm khóa sổ để kiểm tra. Hồ sơ ghi nhận Số chứng Ngày tháng Khách hàng Diễn giải Ghi sổ Số tiền Note từ 30/12/2016 BH0816/232Công ty TNHH Giang Nam Phương Bán vải Solton màu 189,097,902 189,097,902 30/12/2016 BH0816/232Công ty TNHH Giang Nam Phương 102,839,143 102,839,143 Bán vải ITY màu 30/12/2016 BH0816/253 Công ty TNHH Quang Minh Thành Bán vảiải Solton màu 89,745,365 89,745,365 31/12/2016 BH0816/379 Công ty cổ phần texpia Phí gia công nhuộm 537,247,344 537,247,344 01/01/2017 BH0816/391Công Ty TNHH Bautex Vina Phí gia công nhuộm 435,486,600 435,486,600 (Nguồn: Giấy tờ làm việc mẫu D365- Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel) Thủ tục 7: Kiểm tra chênh lệch tỷ giá  Mục tiêu: Để đảm bảo các khoản phải thu được hạch toán đúng theo chuẩn mực và chế độ, KTV kiểm tra chênh lệch tỷ giá của các khoản phải thu và đánh giá lại.  Công việc: Chọn những khách hàng có số dư cuối kỳ có gốc ngoại tệ để đánh giá lại tỷ giá.  Kết quả thực hiện: Sau khi kiểm tra KTV phát hiện khoản phải thu khách hàng ghi nhận đúng tỷ giá cuối kỳ. 54