Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

pdf 146 trang thiennha21 25/04/2022 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_no_phai_tra_nha_cung.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện NGUYỄN TRẦN MỸ TRANG Khóa học: 2014 - 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trần Mỹ Trang TS. Hồ Thị Thúy Nga Lớp: K48D Kiểm Toán Niên khóa: 2014 - 2018 Huế, tháng 5 năm 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là sự minh chứng cho kết quả học tập và nghiên cứu trong bốn năm Đại học. Ngoài sự nổ lực của bản thân thì còn có sự chỉ bảo tận tình, giảng dạy tâm huyết của Quý thầy cô, đơn vị thực tập và sự hỗ trợ, động viên từ gia đình và bạn bè. Đầu tiên, em xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến Quý thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Huế đã hết lòng giảng dạy và cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học ở đây. Đặc biệt là cô giáo TS. Hồ Thị Thúy Nga đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC và đặc biệt là các anh chị trong phòng Báo cáo tài chính 5 đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ trong suốt thời gian thực tập tại công ty và giúp em hoàn thành quá trình thực hiện đề tài này. Mặc dù trong thời gian thực tập, bản thân đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều nhưng do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu thực tế nên bài khóa luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Huế, ngày 24 tháng 04 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Trần Mỹ Trang Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn VNĐ Việt Nam đồng TK Tài khoản GLV Giấy làm việc BCTC Báo cáo tài chính BCKT Báo cáo kiểm toán BC Báo cáo GTGT Giá trị gia tăng KSNB Kiểm soát nội bộ DN Doanh nghiệp CT Công ty BQT Ban Quản trị BGĐ Ban Giám đốc HĐQT Hội đồng quản trị KTV Kiểm toán viên KD Kinh doanh DNKiT Doanh nghiệp kiểm toán TGĐ Tổng Giám đốc KH Khách hàng HTK Hàng tồn kho TSCĐ Tài sản cố định TrườngXDCB ĐạiXây dựng học cơ bản Kinh tế Huế TXN Thư xác nhận CĐKT Cân đối kế toán CĐSPS Cân đối số phát sinh SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang i
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 - Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Bảng 1.2 - Ma trận rủi ro phát hiện Bảng 2.1 - Các từ viết tắt, ký hiệu quy ước, ký hiệu tham chiếu trong giấy làm việc Bảng 2.2 - Soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính Bảng 2.3 - Rủi ro phát hiện Bảng 2.4 - Phân tích sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán và khoản trả trước cho người bán Bảng 2.5 - Xác định mức trọng yếu của Công ty cổ phần XYZ Bảng 2.6 - Mức trọng yếu áp dụng khi thực hiện kiểm toán Bảng 2.7 - Xác định mức trọng yếu thực hiện của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Bảng 2.8 - Chương trình kiểm toán phải trả nhà cung cấp trích từ GLV E230 Bảng 2.9 - Chính sách kế toán trích từ GLV E240 Bảng 2.10 - Tổng hợp số liệu, phân tích trích từ GLV E210 Bảng 2.11 - Thu thập bảng tổng hợp công nợ theo từng nhà cung cấp trích từ GLV E241 Bảng 2.12 - Nội dung bất thường, giao dịch với các bên liên quan trích từ GLV E242 Bảng 2.13 - Đối chiếu, xác nhận công nợ trích từ GLV E243 Bảng 2.14 - Các khoản ứng trước nhà cung cấp trích từ GLV E245 Bảng 2.15Trường - Thủ tục Cut off Đại trích từ GLV học E246 Kinh tế Huế Bảng 2.16 - Trình bày và phân loại trích từ GLV E247 Bảng 2.17 - Chi phí không hợp lý, hợp lệ trích từ GLV E248 Bảng 2.18 - Kết luận sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm toán trích từ GLV E230 SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang ii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý AAC Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ phòng ban kiểm toán Sơ đồ 2.3 - Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần XYZ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang iii
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 1.6. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1. Những vấn đề chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 4 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC 4 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán BCTC 4 1.1.2.1. Đối tượng của kiểm toán BCTC 4 1.1.2.2. Khách thể của kiểm toán BCTC 5 1.1.2.3. TrườngChủ thể của kiểm toánĐại BCTC học Kinh tế Huế 5 1.1.3. Phương pháp kiểm toán 5 1.1.3.1. Phương pháp kiểm toán chứng từ 5 1.1.3.2. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ 5 1.1.4. Mục tiêu của kiểm toán BCTC 6 SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang iv
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.1.5. Cơ sở pháp lý 6 1.1.6. Quy trình kiểm toán BCTC 6 1.1.7. Sản phẩm của kiểm toán BCTC 7 1.2. Những quy định hiện hành về quản lý hạch toán, trình bày khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 8 1.2.1. Khái niệm về khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 8 1.2.2. Phân loại khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 8 1.2.3. Nguyên tắc, yêu cầu hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 9 1.2.4. Phương pháp kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 10 1.2.5. Ý nghĩa của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 13 1.3. Khái quát chung về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính 13 1.3.1. Khái niệm về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 13 1.3.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 13 1.3.3. Những rủi ro, sai phạm thường gặp trong quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 16 1.3.3.1. Xác định mức trọng yếu 16 1.3.3.2. Các rủi ro thường gặp 16 1.4. ĐánhTrường giá sơ bộ về hệ Đạithống ki ểhọcm soát n ộKinhi bộ đối với khotếả nHuế mục nợ phải trả nhà cung cấp 17 1.5. Quy trình thực hiện việc kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 17 1.5.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 17 1.5.1.1. Chuẩn bị kế hoạch 17 1.5.1.2. Tìm hiểu về khách hàng 19 SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang v
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.5.1.3. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 20 1.5.1.4. Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 21 1.5.1.5.Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán 23 1.5.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 24 1.5.2.1. Thử nghiệm kiểm soát 24 1.5.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 28 CHƯƠNG 2 - QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 29 2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 29 2.1.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 29 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 29 2.1.3. Phương châm, mục tiêu hoạt động 30 2.1.4. Đặc điểm hoạt động của công ty 31 2.1.4.1. Các loại dịch vụ do công ty cung cấp 31 2.1.4.2. Đội ngũ nhân viên 33 2.1.5. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 34 2.1.5.1. TrườngSơ đồ tổ chức bộ máy Đại quản lý học tại trụ sở ĐàKinh Nẵng tế Huế 34 2.1.5.2. Sơ đồ phòng ban kiểm toán 35 2.1.6. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 36 2.1.6.1. Hồ sơ kiểm toán của công ty 36 2.1.6.2. Giấy tờ làm việc tại công ty 36 SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang vi
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 38 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 38 2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 38 2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán 38 2.2.1.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 39 2.2.1.4. Tìm hiểu chu trình Mua hàng - phải trả - trả tiền 44 2.2.1.5. Phân tích sơ bộ BCTC 47 2.2.1.6. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kinh doanh 48 2.2.1.7. Xác định mức trọng yếu và phương pháp xác định mẫu, cỡ mẫu 49 2.2.1.8. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 52 2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 57 2.2.2.1. Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát 57 2.2.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản 58 2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 83 2.2.3.1. Tổng hợp kết quả các sai phạm đã kiểm tra, thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm tra 83 2.2.3.2. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 84 CHƯƠNGTrường 3 - MỘT S ỐĐại NHẬN học XÉT VÀ Kinh GIẢI PHÁP tế GÓP Huế PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 86 SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang vii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 3.1. Một số nhận xét đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 86 3.1.1. Ưu điểm 86 3.1.1.1. Tổ chức quản lý công việc 86 3.1.1.2. Trình độ nhân viên và công tác đào tạo chuyên môn cho nhân viên 86 3.1.1.3. Về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 87 3.1.2. Hạn chế 89 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 90 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 3.1. Kết luận 93 3.2. Kiến nghị 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 97 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang viii
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập, mở cửa kinh tế, ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đồng thời trong nước xuất hiện nhiều doanh nghiệp mới thành lập. Nhiều cơ hội mới mở ra cho các doanh nghiệp, đi kèm với đó là những thách thức, những rủi ro không thể né tránh được. Không những thế, trong thời gian qua, với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các công ty gia nhập sàn chứng khoán tăng lên khiến cho ngày càng có nhiều đối tượng quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế, sự đòi hỏi về tính minh bạch, trung thực cho các thông tin tài chính trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết thì vai trò của các công ty kiểm toán càng được nâng cao. Với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, kiểm toán không chỉ đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư, các chủ sở hữu vốn, chủ nợ và của chính bản thân doanh nghiệp mà còn giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội có những thông tin kinh tế, tài chính trung thực từ doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì sẽ thường xuyên diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp hay giữa các chi nhánh, đơn vị thành viên với nhau, từ đó hình thành nên các khoản mục và đặc biệt quan trọng là các khoản phải trả. Vì vậy, trong các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp thường rất được quan tâm, chú trọng và có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể tới tài sản, khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được phản ánh đúng khi khoản mục phải trảTrường nhà cung cấp đượ cĐại trình bày họcmột cách Kinhtrung thực, h ợtếp lý. HuếTrên thực tế, công tác quản lý, hạch toán khoản mục này hay xảy ra các sai sót, gian lận nên thường được chú trọng trong cuộc kiểm toán. Sau một thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC, em đã có cơ hội tiếp cận được khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, kết hợp với kiến thức đã học, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”. Qua đó, em mong muốn đạt SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga được những hiểu biết sâu hơn về thực tế quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, đồng thời đưa ra những ưu điểm, hạn chế và đề ra phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục này trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng cơ sở lý thuyết về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp để tìm hiểu, nghiên cứu thực tế quy trình. Qua đó nhằm tìm hiểu nguyên nhân, phân tích và đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục này do AAC thực hiện. Trên cơ sở đó rút ra nhận xét và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu đề tài về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. Cùng với số liệu thu thập được là kiểm toán cho công ty khách hàng XYZ cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu Dựa vào các tài liệu về Hệ thống Chuẩn mực kế toán và kiểm toán; Chế độ kế toán hiệTrườngn hành; Chương trình Đại kiểm toánhọc mẫu củKinha Hội kiểm toántế viên Huế hành nghề Việt Nam; các số liệu, nội dung có trong các hồ sơ kiểm toán của AAC để tìm kiếm, thu thập, cung cấp thông tin cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, quan sát và phỏng vấn  Trực tiếp phỏng vấn và quan sát việc kiểm toán từ công việc của các anh chị Trưởng nhóm và trợ lý kiểm toán viên, các khách hàng được kiểm toán của công ty. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Thu thập số liệu, tài liệu, các giấy tờ làm việc, hồ sơ, quy trình mẫu, báo cáo kiểm toán liên quan đến quy trình kiểm toán nợ phải trả nhà cung cấp do công ty AAC thực hiện mà chi tiết là cho công ty khách hàng XYZ. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, phân tích và tổng hợp  Sử dụng phần mềm Excel để tính toán, phân tích số liệu thu thập được từ khách hàng để làm căn cứ cho cuộc kiểm toán.  So sánh quy trình kiểm toán mẫu với quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp thực hiện thực tế tại AAC để qua đó xem xét, tìm ra sự khác biệt. 1.6. Kết cấu đề tài Nội dung đề tài gồm: Phần I - Đặt vấn đề Phần II - Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện đối với khách hàng XYZ. Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. Phần III - Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC Kiểm toán BCTC là kiểm tra, xác minh và đưa ra ý kiến về sự trình bày trung thực và hợp lý của BCTC của mỗi đơn vị bằng việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên độc lập và có trình độ thực hiện. Do BCTC bắt buộc phải được lập theo các Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành, nên Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán được sử dụng để làm thước đo trong kiểm toán BCTC. Kết quả kiểm toán BCTC sẽ phục vụ cho đơn vị, Nhà nước và các bên thứ ba trong việc đưa ra các quyết định kinh tế - xã hội. 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán BCTC 1.1.2.1. Đối tượng của kiểm toán BCTC Đối tượng trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán báo cáo tài chính là Bảng khai tài chính. Bộ phận quan trọng của Bảng khai tài chính là Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Các BCTC này đều chứa đựng những thông tin lập ra tại một thời điểm cụ thể trên cơ sở những tài liệu kế toán tổng hợp và chi tiết dựa theo những quy tắc nhất định. Do vậy, mọi thông tin chứa đựng trong mỗi BCTC đều mang nhiều mối quan hệ theo những chiều hướng khác nhau, giá trị trên các khoản mục chỉ là hình thức biểu hiện của các Trườngmối quan hệ đó. Đi Đạiều này cũng học có nghĩa Kinh là khi thực hitếện ch Huếức năng của mình, kiểm toán BCTC không thể tách rời các tài liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của đơn vị nhằm xác minh cụ thể độ tin cậy của từng khoản mục cũng như mối quan hệ kinh tế chứa đựng trong các số dư, trong các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ bên trong của hoạt động tài chính. (Nguồn: Theo Giáo trình “Kiểm toán Tài chính” Trường Đại học kinh tế Quốc dân) SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.1.2.2. Khách thể của kiểm toán BCTC Là một thực thể kinh tế độc lập, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị cần được kiểm toán. 1.1.2.3. Chủ thể của kiểm toán BCTC Là các Kiểm toán viên độc lập, Kiểm toán viên nội bộ hay Kiểm toán viên Nhà nước nhưng trên thực tế thì kiểm toán viên độc lập là chủ thể thường xuyên nhất của kiểm toán BCTC. 1.1.3. Phương pháp kiểm toán Dựa trên việc kiểm toán chừng từ hay sử dụng các thủ tục thay thế trong mối quan hệ với đối tượng kiểm toán, phương pháp kiểm toán được phân thành: 1.1.3.1. Phương pháp kiểm toán chứng từ Trong phương pháp này, các bằng chứng kiểm toán được kiểm toán viên thu thập được dựa trên những thông tin tài chính từ các tài liệu kế toán. a. Kiểm tra cân đối: dựa trên sự cân đối của các phương trình kế toán nhằm kiểm tra các yếu tố cấu thành nên quan hệ cân đối đó. b. Đối chiếu logic: xem xét mức biến động tương ứng về trị số của các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp. Tuy nhiên, có thể có mức biến động và theo các hướng khác nhau. c. Đối chiếu trực tiếp: là việc so sánh đối chiếu về mặt trị số của cùng một chỉ tiêu trên các tài liệu kế toán. 1.1.3.2. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ Đây là phương pháp mà trong đó, KTV phải dùng các phương pháp thích hợp khác nhau để thu thập bằng chứng kiểm toán vì lúc này chưa có cơ sở dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. a.Trường Kiểm kê: phương Đại pháp ki ểmhọc đếm lạ iKinh số tài sản, titếền, v ậHuết tư hàng hóa, hoặc có thể là nhằm kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ sách với số thực tế để đảm bảo sự khớp đúng. b. Điều tra: là những cách thức khác nhau mà KTV tiếp cận được với các đối tượng kiểm toán nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin cần thiết để làm nền tảng cho việc đánh giá, nhận xét hoặc đi đến kết luận kiểm toán. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga c. Thực nghiệm: là việc tái diễn các nghiệp vụ hay hoạt động hoặc sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện các phép thử nhằm xác minh lại kết quả những gì đã xảy ra, đánh giá khách quan chất lượng công việc. 1.1.4. Mục tiêu của kiểm toán BCTC Giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Giúp cho KTV đưa ra ý kiến xác nhận BCTC có được lập trên cơ sở Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành, tuân thủ pháp luật có liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu tổng quát: xác minh tính minh bạch, trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC. Mục tiêu kiểm toán chung  Đầy đủ  Quyền và nghĩa vụ  Đánh giá và phân bổ  Ghi chép chính xác  Hiện hữu và phát sinh  Trình bày và công bố Mục tiêu kiểm toán cụ thể: kiểm toán riêng, chi tiết cụ thể cho từng khoản mục hoặc chu trình. (Nguồn: Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200) 1.1.5. Cơ sở pháp lý Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán là Luật kiểm toán Nhà nước số 81/2015/QH13Trường ngày 21/06/2015, Đại Ngh họcị định số 105/2004/NĐKinh -tếCP củHuếa Chính phủ ngày 30/03/2004 về kiểm toán độc lập, Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP, Hệ thống Chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam, Chế độ kế toán cùng các văn bản pháp luật, Nghị định và Thông tư liên quan. 1.1.6. Quy trình kiểm toán BCTC Chương trình kiểm toán mẫu do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam ban hành theo Quyết định 368/QĐ-VACPA ngày 23/12/2013. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga (Nguồn: Trích từ Chương trình kiểm toán mẫu ban hành theo Quyết định 368/QĐ- VACPA ngày 23/12/2013) 1.1.7. Sản phẩm của kiểm toán BCTC Báo cáo kiểm toán: Trình bày kết quả của việc tiến hành xác minh tính trung thực và Trườnghợp lý của thông tin Đại tài chính họctrên khía cKinhạnh trọng yế u.tế Huế Thư quản lý: Trình bày những nhận xét, góp ý, lời khuyên của kiểm toán viên cho các nhà quản lý tại đơn vị được kiểm toán. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2. Những quy định hiện hành về quản lý hạch toán, trình bày khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 1.2.1. Khái niệm về khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Nợ phải trả nhà cung cấp là các nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua trong quá trình sản xuất kinh doanh mà trong tương lai doanh nghiệp sẽ phải thanh toán bằng các nguồn lực của mình. Khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp được trình bày trên Bảng cân đối kế toán ở phần Nguồn vốn và chi tiết theo từng đối tượng phải trả. (Nguồn: Theo Giáo trình Kiểm toán tập 2 Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh) Nợ phải trả nhà cung cấp là một trong những khoản mục quan trọng và thường xuyên phát sinh trong mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị và liên quan trực tiếp đến chu trình mua hàng - phải trả - trả tiền. Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ảnh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. (Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính) 1.2.2. Phân loại khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra các khoản nợ này thì căn cứ vào thời hạn thanh toán, khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp được phân thành hai loại: Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ phải trả trong vòng một năm hoặc một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường (nếu doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường Trườngdài hơn một năm). CácĐại khoản họcnày sẽ đư ợKinhc trang trải b ằtếng tài Huế sản ngắn hạn hoặc bằng cách vay thêm. Nợ dài hạn: là các khoản nợ phải trả trong thời gian nhiều hơn một năm hoặc nhiều hơn một chu kỳ hoạt động kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn một năm). (Nguồn: Theo Giáo trình Kiểm toán tập 2 Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh) SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2.3. Nguyên tắc, yêu cầu hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Khi hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp thì theo chế độ kế toán hiện hành, cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Các khoản nợ phải trả nhà cung cấp phải được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng, loại nguyên tệ phải trả, kỳ hạn phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu của doanh nghiệp. Khi phát sinh các nghiệp vụ mua hàng chưa thanh toán thì khoản mục nợ phải trả người bán được ghi nhận. Khoản mục này sẽ được ghi giảm trong trường hợp doanh nghiệp thanh toán khoản nợ cho nhà cung cấp và trường hợp ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp nhưng chưa nhận được hàng hóa dịch vụ, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Khi doanh nghiệp tiến hành mua hàng hóa nhưng chưa thanh toán tiền thì được ghi nhận là một khoản nợ phải trả, trường hợp hóa đơn đã về nhưng hàng chưa về hoặc hàng đã về nhập kho nhưng chưa nhận được hóa đơn thì khi đó đơn giá nhập kho sẽ được ghi sổ theo giá tạm tính, khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức từ nhà cung cấp thì kế toán mới tiến hành điều chỉnh về giá thực tế. Định kỳ phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản nợ phát sinh, số tiền đã thanh toán và số nợ còn phải thanh toán để có kế hoạch thanh toán hợp lý. Đối với các khoản có số dư nợ lớn và thường xuyên có quan hệ giao dịch mua hàng thì cần phải có giấy xác nhận bằng văn bản đối với các đối tượng này. Cần phải quy đổi ra Đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp (bên Có TK 331), là tỷ giá bán củaTrường Ngân hàng thương mĐạiại nơi thư họcờng xuyên Kinh có giao dịch. tế Huế Khi thanh toán nợ phải trả cho nhà cung cấp (bên Nợ TK 331) bằng ngoại tệ thì cần phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ. Doanh nghiệp cần phải đánh giá lại các khoản nợ phải trả nhà cung cấp có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính. Tỷ giá giao dịch thực tế khi SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga đánh giá lại khoản phải trả nhà cung cấp là tỷ giá bán ngoại tệ của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập BCTC. Phân loại các khoản nợ phải trả nhà cung cấp theo đối tượng, thời hạn thanh toán và cần lưu ý đến các đối tượng đặc biệt để có kế hoạch và biện pháp thanh toán phù hợp. (Nguồn: Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính) 1.2.4. Phương pháp kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp a. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản  TK 331 là tài khoản được sử dụng để hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế.  Kết cấu của tài khoản: Bên Nợ: . Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp. . Số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao. . Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng. . Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được nhà cung cấp chấp thuận choTrường doanh nghiệp gi ảĐạim trừ vào khohọcản nợ phKinhải trả ngườ i tếbán. Huế . Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại cho người bán. . Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bên Có: . Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp. . Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức. . Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). Số dư bên có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ảnh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”. (Nguồn: Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính) b. Chứng từ kế toán sử dụng  Giấy đề nghị mua hàng, Bảng báo giá, Đơn đặt hàng, Hóa đơn mua hàng, Phiếu chi, Phiếu nhận hàng, Giấy yêu cầu nhập kho, Phiếu nhập kho, Hóa đơn GTGT, chứng từ vận chuyển, Phiếu kiểm tra chất lượng,  Hợp đồng mua bán, thuê tài sản, nhà cửa đất đai, Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán, vận chuyển. Trường Nhật ký mua hàng, Đại Báo cáo bánhọc hàng, Kinh tế Huế c. Sổ sách kế toán sử dụng  Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp TK 331, Biên bản đối chiếu định kỳ về số liệu giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp, giữa doanh nghiệp với ngân hàng, SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga d. Một số quy trình hạch toán chủ yếu liên quan như sau:  Trường hợp doanh nghiệp mua chịu trả chậm (mua trả chậm) Đối với trường hợp mua chịu, kế toán có trách nhiệm theo dõi lần lượt quá trình ghi nhận nợ (ảnh hưởng nợ phải trả tăng) và thanh toán khoản nợ hoặc điều chỉnh các khoản giảm nợ (ảnh hưởng nợ phải trả giảm). Nếu cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp chưa thanh toán thì trên Sổ chi tiết thanh toán với người bán sẽ có số dư Có. Kế toán tổng hợp các sổ chi tiết này để trình bày thông tin về “Khoản phải trả người bán” bên phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. Dưới đây minh họa phương pháp kế toán các trường hợp liên quan . Nhập kho vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhưng chưa thanh toán, kế toán căn cứ vào nội dung và số tiền trên chứng từ kế toán như Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Biên bản giao nhận TSCĐ, để ghi nhận vào các đối tượng kế toán có liên quan. . Khi thanh toán khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp, căn cứ vào chứng từ thanh toán, Phiếu chi, Giấy báo nợ, kế toán ghi vào sổ tổng hợp sau đó chuyển vào sổ cái TK 331 - Phải trả cho nhà cung cấp và các tài khoản liên quan, đồng thời ghi vào sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp (mở cho từng đối tượng) và các sổ chi tiết có liên quan.  Trường hợp doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng . Trong trường hợp trả trước tiền mua hàng, kế toán sẽ ghi tăng khoản ứng trước, đồng thời theo dõi quá trình mua hàng và nhận nợ. Sau đó, đối chiếu số tiền ứng trước với số tiền phải trả để thanh toán phần chênh lệch phải trả hoặc thu hồi do ứng trước. .Trường Cuối kỳ kế toán, n ếĐạiu khoản ứhọcng trước cKinhủa doanh nghi tếệp v ẫHuến còn thì số dư này sẽ nằm bên Nợ của sổ chi tiết thanh toán cho nhà cung cấp, kế toán tổng hợp các sổ chi tiết này để trình bày thông tin về “khoản trả trước cho nhà cung cấp” bên phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán. . Dưới đây minh họa phương pháp kế toán các trường hợp liên quan: Khi trả trước tiền hàng cho nhà cung cấp hay nhà nhận thầu, căn cứ chứng từ chi tiền như Phiếu chi, Giấy báo nợ, kế toán tiến hành ghi vào sổ cái TK 331 - Phải trả nhà cung cấp và tài khoản liên quan; đồng thời ghi vào sổ chi tiết từng đối tượng. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước, căn cứ vào chứng từ và thực tế kiểm kê khi nhận hàng, kế toán ghi như trường hợp mua chịu. Thanh toán chênh lệch giữa giá trị phải trả với số tiền ứng trước. Căn cứ vào chứng từ chi tiền, nếu số tiền ứng trước ít hơn giá trị hàng mua ghi trên Hóa đơn thì doanh nghiệp trả thêm chêch lệch còn thiếu và trường hợp khi số tiền ứng trước nhiều hơn giá trị hàng mua ghi trên Hóa đơn thì doanh nghiệp sẽ thu lại khoản chênh lệch thừa. 1.2.5. Ý nghĩa của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Trong thời đại phát triển kinh tế, quá trình mua bán và thanh toán diễn ra thường xuyên hơn. Vì thế, khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp thường xuất hiện trong các kỳ kinh doanh và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với doanh nghiệp. Đó là phần vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng từ bên ngoài, giúp làm giảm thiểu phần lớn chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh để làm tăng lợi nhuận. Khoản mục này chiếm một phần lớn trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp nên ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Không những vậy, các sai phạm của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán và khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. 1.3. Khái quát chung về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.3.1. Khái niệm về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ thực hiện trên cơ sở hệ thốngTrường pháp lý có hiệu lựĐạic, nhằm thuhọc nhập đKinhầy đủ chứng tếcứ xác Huế đáng về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp thông qua các thủ tục kiểm toán. 1.3.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Mục đích của kiểm toán BCTC là xác minh và bày tỏ ý kiến về độ tin cậy của các thông tin và tính tuân thủ nguyên tắc trong việc lập và trình bày BCTC. Nợ phải trả nhà cung cấp là một trong những khoản mục quan trọng, sai lệch khoản mục này SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga cũng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Chính vì vậy, mục đích chung của kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp là đánh giá xem số dư các tài khoản liên quan có được trình bày trung thực và phù hợp với các nguyên tắc, Chuẩn mực kế toán hiện hành trên mọi khía cạnh trọng yếu là vô cùng quan trọng. Bảng 1.1 - Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán Công việc thực hiện Khoản phải trả nhà cung cấp phát sinh trong kỳ liên quan đến đơn vị, thuộc về đơn vị, phải được ghi nhận và báo Đối chiếu Hóa đơn với Sổ cáo đầy đủ. chi tiết TK 331. Tất cả các khoản phải trả Đối chiếu Giấy báo nợ, nhà cung cấp phải được ghi Phiếu chi với Sổ chi tiết TK nhận đầy đủ vào sổ sách, tài 331. liệu kế toán có liên quan, Đầy đủ Đối chiếu Sổ chi tiết TK 331 đảm bảo rằng không có với Bảng đối chiếu của nhà khoản công nợ nào bị bỏ sót cung cấp. trong quá trình ghi sổ. Mục tiêu này hướng vào việc xác Theo dõi, kiểm tra chi tiết minh tính đầy đủ về thành các khoản nợ quá hạn. phần cấu thành số tiền phải trả nhà cung cấp, đây là mục Trườngtiêu quanĐại trọng học nhất trong Kinh tế Huế kiểm toán khoản mục này. Các khoản phải trả nhà cung Thu thập danh sách các cấp đã ghi nhận tại thời điểm khoản nợ phải trả nhà cung Hiện hữu và lập báo cáo. Các thông tin cấp, đối chiếu Sổ cái, kiểm phát sinh phản ánh công nợ phải được tra chứng từ, đánh giá tính đảm bảo bằng sự tồn tại của hợp lý của các số dư. các công nợ đó. Mục tiêu SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga này hướng tới tính đúng đắn So sánh số dư năm nay với về nội dung kinh tế của công năm trước. nợ trong quan hệ với nghiệp vụ hình thành nên nó là nghiệp vụ mua hàng và thanh toán. Các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải trả nhà cung cấp được tính toán, cộng dồn, chuyển sổ một cách chính xác về mặt số học. Ngoài ra, Cộng tổng danh sách các các khoản mục này phải khoản phải trả. được ghi nhận, hạch toán chi Đối chiếu số tổng cộng với tiết theo từng đối tượng nhà Ghi chép Sổ cái. cung cấp, việc hạch toán chính xác Đối chiếu các Hóa đơn của nhầm sẽ dẫn đến sai bản chất từng nhà cung cấp với Sổ kế toán và sai sót trong việc tổng hợp. trình bày trên BCTC. Các số liệu phải được ghi chép Gửi thư xác nhận. chính xác từ chứng từ lên sổ sách, từ số liệu chi tiết lên sổ tổng hợp, từ sổ tổng hợp lên báo cáo. TrườngNhững Đại khoản phhọcải trả nhàKinh Kiểm tratế Hợ pHuế đồng mua bán cung cấp được trình bày trên hàng hóa, dịch vụ và các chứng Quyền và BCTC thì phải thực sự thuộc từ chứng minh cho nghiệp vụ nghĩa vụ quyền sở hữu hoặc kiểm soát mua bán phát sinh là thuộc sở lâu dài của đơn vị. hữu của doanh nghiệp. Đo lường và Khoản phải trả nhà cung cấp Ghi nhận các khoản nợ phải tính giá phải được ghi nhận với giá trả nhà cung cấp phải đúng SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga trị phù hợp với chuẩn mực theo giá trị trên Hợp đồng, Hóa và chế độ kế toán hiện hành; đơn, và theo dõi chi tiết phản ánh đúng đối tượng theo từng nhà cung cấp. theo tiêu chí phù hợp. Các khoản nợ phải trả nhà Phải thuyết minh chi tiết, cung cấp được trình bày, đầy đủ và phân loại thành nợ Trình bày và phân loại đúng, diễn đạt dễ ngắn hạn hay dài hạn theo thuyết minh hiểu và đầy đủ các thuyết đúng thời hạn nợ phải trả nhà minh cần thiết. cung cấp. 1.3.3. Những rủi ro, sai phạm thường gặp trong quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 1.3.3.1. Xác định mức trọng yếu Việc xác định mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC được xác định cho từng khoản mục, chỉ tiêu trên BCTC. Vì vậy, trên thực tế, việc xác định mức trọng yếu của chỉ tiêu nợ phải trả nhà cung cấp trên BCTC phụ thuộc vào kinh nghiệm, các xét đoán nghề nghiệp của KTV và đặc điểm tình hình kinh doanh của khách hàng. KTV phải luôn tập trung quan sát, kiểm tra, rà soát các nghiệp vụ, các hóa đơn mua hàng có giá trị lớn, phát sinh vào đầu hoặc cuối kỳ, các khoản nợ phải trả này có thực sự theo dõi đúng theo từng đối tượng không, 1.3.3.2. Các rủi ro thường gặp Việc ghi nhận nợ phải trả nhà cung cấp không đầy đủ do cố tình ghi giảm nợ phải trảTrường nhà cung cấp hoặ cĐại đối với trưhọcờng hợ pKinh hàng về nhưng tế hóa Huế đơn chưa về, đã nhận hàng hóa, dịch vụ mà không phản ánh nợ phải trả nhà cung cấp. Sai phạm này xảy ra do không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, làm cho chi phí không phản ánh đúng kỳ và dẫn tới các sai lệch trên BCTC, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Do đó, làm tăng một cách không có thật khả năng thanh toán của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Khi doanh nghiệp chi các khoản tiền để thanh toán nợ cho nhà cung cấp mà không có thực, đồng thời cũng làm thay đổi các tỷ suất tài chính cơ bản, đây là hành vi gian lận trong việc phản ánh khống khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp. Không có sự phân loại và trình bày đúng nợ phải trả với nợ phải thu khi lập BCTC dẫn đến sai lệch một số tỷ suất tài chính (khả năng thanh toán thực tế) của đơn vị được kiểm toán. Chưa hạch toán và theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải trả (nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ hoặc nhà nhận thầu xây lắp chính, phụ). Chưa thực hiện phân loại các khoản phải trả là nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn, nợ phải trả tồn lâu ngày hoặc có vấn đề 1.4. Đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp thường có ảnh hưởng rộng khắp đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với tất cả các chu trình kinh doanh đó. Bằng các xét đoán, kinh nghiệm chuyên môn của mình, KTV sẽ tiến hành quan sát, phỏng vấn, kiểm tra các tài liệu liên quan để đánh giá hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Việc đánh giá hệ thống KSNB này bao gồm 3 thành phần: Môi trường kiểm soát, Quy trình đánh giá rủi ro và Giám sát các hoạt động kiểm soát. 1.5. Quy trình thực hiện việc kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 1.5.1. GiaiTrường đoạn chuẩn bị kiĐạiểm toán học Kinh tế Huế 1.5.1.1. Chuẩn bị kế hoạch a. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Đối với khách hàng cũ Những công việc mà KTV sẽ thực hiện như sau: Các thông tin của khách hàng phải được cập nhật hàng năm và đánh giá xem có phát sinh những rủi ro nào làm cho KTV phải quyết định ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Đối với khách hàng mới Trước hết, phải tìm hiểu mục đích của việc mời kiểm toán của công ty khách hàng là gì, nắm rõ các thông tin, đặc điểm ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Liên lạc với KTV tiền nhiệm Đối với khách hàng mới là đơn vị được kiểm toán bởi các công ty khác trước đó thì để thuận lợi cho việc thu thập thông tin để đánh giá khách hàng, các KTV mới sẽ liên lạc với các KTV tiền nhiệm. Qua đó, họ sẽ cung cấp cho KTV kế tục các thông tin về tính chính trực của Ban quản trị khách hàng, mục đích sử dụng BCTC, xem xét nguyên nhân tại sao giữa hai bên lại không tiếp tục hợp tác với nhau nữa, Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty được kiểm toán Khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán thì cần phải xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng, điều này được quy định rõ trong Chuẩn mực kiểm toán VSA 220. b. Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán Đội ngũ nhân viên kiểm toán thường được lựa chọn dựa trên yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực, có khả năng quan sát, nắm rõ các đặc điểm trong mọi ngành nghề kinh doanh. Điều này không chỉ giúp cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả mà còn tuân thủ được các chuẩn mực chung được thừa nhận. c. Hợp đồng kiểm toán Là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác liên quan. TheoTrường Chuẩn mực ki ểĐạim toán Vi họcệt Nam s ốKinh 210 quy định tế về H Huếợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (công ty kiểm toán và khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán Mục tiêu kiểm toán: Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là chỉ chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán khi đã thống nhất được các cơ sở để thực hiện hợp đồng kiểm toán, thông qua việc: SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Thiết lập được các tiền đề của một cuộc kiểm toán;  Xác nhận rằng kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và Ban Giám đốc, Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đã thống nhất được các điều khoản của hợp đồng kiểm toán. Trách nhiệm của Ban giám đốc khách hàng và KTV: Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán; lập và trình bày một cách trung thực các thông tin trên BCTC. Đồng thời, các KTV cũng cần có trách nhiệm đưa ra ý kiến kiểm toán độc lập, khách quan về BCTC căn cứ vào kết quả của quá trình kiểm toán. Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, các kết quả của quá trình này sẽ được tập hợp cụ thể dưới dạng một báo cáo kiểm toán độc lập kèm với thư quản lý. Thời gian thực hiện cuộc kiểm toán: Thời gian này được tính từ khi bắt đầu quá trình nghiên cứu sơ bộ đơn vị khách hàng cho đến khi báo cáo kiểm toán được phát hành chính thức. 1.5.1.2. Tìm hiểu về khách hàng Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng đủ để nhận thức và xác định các dữ kiện, nhiệm vụ thực tiễn của đơn vị được kiểm toán mà theo đánh giá của KTV chúng có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán”. ĐTrườngối với khoản mục nĐạiợ phải tr ả họcnhà cung cKinhấp, KTV cầ ntế phải tiHuếến hành thực hiện những công việc sau để thu thập thông tin chung của khách hàng: Tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng để có thể đánh giá sơ bộ những gì liên quan đến chính sách kế toán, quy định mua bán, chu trình mua hàng - phải trả - trả tiền, . KTV còn cần phải phỏng vấn, trao đổi với Ban Giám đốc, những người có thẩm quyền về tình hình tài chính trong đơn vị được kiểm toán. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thủ tục phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính là một trong những công việc quan trọng góp phần giúp KTV phát hiện ra những biến động bất thường thông qua việc so sánh chi tiết số dư TK 331 của năm nay với năm trước, so sánh số liệu ngành với số liệu tại đơn vị, Những công việc nêu trên sẽ giúp cho KTV bước đầu có những thông tin cần thiết, những nhìn nhận đúng đắn ban đầu để dễ dàng xác định rủi ro kiểm toán và tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm soát thích hợp. 1.5.1.3. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát a. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ Để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần phải tìm hiểu đầy đủ về các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB của doanh nghiệp được kiểm toán bao gồm hai phương diện: hệ thống KSNB có được thiết kế phù hợp không và thực tế đơn vị có thực hiện hay không. Để tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với nợ phải trả nhà cung cấp, KTV sử dụng bảng câu hỏi kết hợp với chu trình mua hàng - phải trả - trả tiền. Chu trình này bao gồm các thủ tục và chính sách liên quan đến việc đặt hàng, mua hàng và trả tiền như: yêu cầu mua hàng từ bộ phận có nhu cầu, tham khảo Bảng báo giá của nhà cung cấp, lập Đơn đặt hàng, kiểm tra hàng khi nhận hàng, lập báo cáo mua hàng, hạch toán và theo dõi nợ phải trả, phê duyệt việc thanh toán, Sử dụng phép thử Walk-through, là thủ tục kiểm tra chu trình nghiệp vụ được thiết lập bởi doanh nghiệp mà KTV căn cứ vào để tiến hành kiểm tra việc hạch toán đó có theo Trườngđúng theo như thiế t Đạikế và như họcKTV đã tìmKinh hiểu hay không. tế Huế Mô tả chu trình mua hàng - phải trả - trả tiền một cách khái quát nhất bằng cách sử dụng lưu đồ, kiểm tra sổ sách và việc luân chuyển chứng từ để qua đó đánh giá về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. b. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Dựa trên những bằng chứng thu thập được từ việc tìm hiểu hệ thống KSNB và phép thử walk-through, KTV đã đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát cho từng cơ SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga sở dẫn liệu của BCTC. Khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, KTV cần phải chứng minh đánh giá này bằng các thử nghiệm kiểm soát. 1.5.1.4. Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán a. Đánh giá mức trọng yếu: Mức trọng yếu là một mức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính. (Nguồn: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320) Từ việc đánh giá mức trọng yếu liên quan đến các số dư tài khoản và các loại giao dịch chủ yếu sẽ giúp KTV xác định rõ nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán, giảm rủi ro kiểm toán xuống mức có thể chấp nhận được, đảm bảo mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC. Trong giai đoạn lập kế hoạch, các bước xác định mức trọng yếu như sau: Bước 1: Ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM) Mức trọng yếu tổng thể BCTC là mức giá trị mà KTV xác định ở cấp độ toàn bộ BCTC, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu này là cơ sở KTV kết luận rằng BCTC có trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó BCTC cóTrường thể bị sai lệch nhưng Đại vẫn chưahọc ảnh hưKinhởng đến các tếquyế t Huếđịnh của người sử dụng thông tin tài chính, đó chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC. Ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu được xác định trên sự xét đoán nghề nghiệp của KTV và nó phụ thuộc vào đặc điểm của tiêu chí được lựa chọn. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC Mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục sẽ giúp cho KTV lựa chọn các phần tử thử nghiệm trong quá trình kiểm toán, đồng thời nhằm ngăn chặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể làm cho tổng thể bị sai sót trọng yếu. (Nguồn: Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh) b. Đánh giá rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán (AR): là rủi ro xảy ra khi KTV đưa ra ý kiến rằng BCTC được trình bày trung thực và hợp lý khi chúng có những sai sót trọng yếu, gồm 3 yếu tố: Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, sẵn có do khả năng khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, trước khi xem xét đến bất kỳ hoạt động hay thủ tục kiểm soát nào có liên quan. Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn được hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro mà các thủ tục được KTV thực hiện vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp. Công thức biểu thị mối quan hệ giữa các loại rủi ro: AR=IR*CR*DR hoặc DR=AR/(IR*CR) Trong đó: AR: Rủi ro kiểm toán IR:Trường Rủi ro tiềm tàng Đại học Kinh tế Huế CR: Rủi ro kiểm soát DR: Rui ro phát hiện Sau khi đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng, KTV sử dụng bảng ma trận sau để tính toán rủi ro phát hiện. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 1.2 - Ma trận rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Tối thiểu Thấp Trung bình Đánh giá của Cao KTV về rủi Trung bình Thấp Trung bình Cao ro tiềm tàng Thấp Trung bình Cao Tối đa (Nguồn: Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh) 1.5.1.5. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán a. Kế hoạch kiểm toán Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV cần tiến hành việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể và lập kế hoạch kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc kiểm toán, cụ thể sẽ trợ giúp cho KTV các vấn đề sau: Tập trung vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán. Xác định và giải quyết kịp thời các vấn đề có thể xảy ra. Tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo tiến hành hiệu quả cuộc kiểm toán. Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp. (NguTrườngồn: Theo Giáo trìnhĐại Kiểm toánhọc tập 1 KinhTrường Đại htếọc Kinh Huế tế Hồ Chí Minh) b. Chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là bộ chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương diện ghi chép, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung lịch trình và phạm vi cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho các phần hành. (Nguồn: Theo Chuẩn mực kiểm toán số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán BCTC) SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.5.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 1.5.2.1. Thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát là loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán, được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp được KTV thực hiện khi rủi ro kiểm soát được đánh giá là nhỏ hơn mức rủi ro có thể chấp nhận được để đánh giá về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành hệ thống KSNB về khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp. Ngược lại, trong trường hợp rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ rủi ro ở mức cao hoặc KTV nhận thấy rằng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản không thể giảm được trong thực tế thì KTV sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay thử nghiệm cơ bản. Các bước thực hiện như sau:  Căn cứ vào các nghiệp vụ ghi chép trên sổ cái Nợ phải trả, KTV tiến hành chọn mẫu một số các nghiệp vụ trong kỳ trên Sổ cái TK 331 và kiểm tra ngược lại đến nhật ký liên quan để kiểm tra việc ghi chép đầy đủ và xem xét các nghiệp vụ đó có thật sự phát sinh không. Công việc này có thể thực hiện trước ngày kết thúc niên độ.  KTV kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên một số sổ chi tiết bằng cách lựa chọn một số sổ chi tiết người bán hoặc chủ nợ, từ đó truy hồi về nhật ký và xem xét toàn bộ chứng từ gốc của các nghiệp vụ đã ghi trên sổ chi tiết này nhằm mục đích xem việc thực hiện các thủ tục kiểm soát có hữu hiệu đối với các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán hay không. Ngoài ra, thủ tục này còn có thể thực hiện theoTrường một hướng khác , Đạiđó là lựa họcchọn mộ t Kinhsố nghiệp vụ tếtrên nhHuếật ký và theo dõi việc ghi chép chúng trên sổ chi tiết. Cách này có thể giúp KTV kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi chép từ nhật ký vào các sổ chi tiết.  Để đảm bảo các nghiệp vụ mua hàng thực sự phát sinh, KTV tiến hành kiểm tra từ các sổ chi tiết đến các chứng từ gốc. Đồng thời, KTV kiểm tra theo chiều ngược lại để đảm bảo tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi nhận đầy đủ. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Chọn mẫu và kiểm tra một số nghiệp vụ mua hàng bằng cách xem xét trên các phiếu mua hàng được lập có sự xét duyệt hay không, kiểm tra các hợp đồng kinh tế, kiểm tra số thứ tự trên đơn đặt hàng và hóa đơn mua hàng từ nhà cung cấp.  KTV kiểm tra, đối chiếu số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái xem có khớp đúng không. (Nguồn: Theo Giáo trình Kiểm toán tập 2 Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh) 1.5.2.2. Thử nghiệm cơ bản Thử nghiệm cơ bản là thử nghiệm dùng để cung cấp các bằng chứng trực tiếp về sự đúng đắn các yếu tố cấu thành tài khoản hoặc nghiệp vụ bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. a. Thủ tục phân tích Để đảm bảo tính hợp lý chung của nợ phải trả người bán, KTV có thể tính một số chỉ tiêu dưới đây và so sánh với năm trước để nhận dạng các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân: • Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng giá trị hàng mua trong kỳ. • Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn. • Nghiên cứu số liệu chi tiết nợ phải trả theo từng người bán để phát hiện những điểm bất thường như so sánh số liệu của từng người bán với số liệu của chính họ trong các năm trước, số dư cuối kỳ, b. Thử nghiệm chi tiết Thử nghiệm chi tiết là việc kiểm tra trực tiếp qua số dư hay các nghiệp vụ phát sinh. KiTrườngểm tra chi tiết kho ảĐạin phải trả ngưhọcời bán Kinhbao gồm kiể mtế tra chiHuế tiết số phát sinh và số dư của tài khoản phải trả người bán. Các thủ tục kiểm tra chi tiết khoản phải trả người bán có thể được thực hiện như sau: Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: Khoản phải trả người bán được trình bày trên Bảng CĐKT là thuộc nghĩa vụ của DN đối với người bán tại ngày lập BCTC. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Đối chiếu tên người bán trên sổ chi tiết phải trả người bán với danh sách các nhà cung cấp của đơn vị để phát hiện tên nhà cung cấp lạ. KTV sẽ chú ý đến những nhà cung cấp lạ nhiều hơn.  Gửi thư xác nhận cho nhà cung cấp của DN: Thủ tục này không chỉ liên quan đến cơ sở dẫn liệu tồn tại và nghĩa vụ, mà còn liên quan đến cơ sở dẫn liệu về sự đo lường tin cậy. KTV thường gửi thư xác nhận cho các nhà cung cấp có số dư lớn, chủ yếu của đơn vị, dù rằng số dư cuối kỳ có thể rất thấp hoặc bằng không. Để nhận diện được các đối tượng này, KTV có thể xem xét trên sổ chi tiết hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị. Mục đích của việc lựa chọn này là nhằm phát hiện ra những khoản phải trả không được ghi chép. Một số đối tượng khác cũng cần xin xác nhận đó là nhà cung cấp không cung cấp bảng kê hóa đơn hàng tháng, những khoản phải trả có tính chất bất thường, những khoản phải trả của các bên liên quan, những khoản phải trả được thế chấp bằng tài sản, đây là những khoản phải trả có rủi ro cao tức có khả năng xảy ra sai sót về số tiền hoặc khai báo. Việc gửi thư xác nhận này nhằm kiểm tra các khoản nợ phải trả phát sinh trong ký, đã thanh toán trong kỳ và số nợ còn phải trả tại ngày kết thúc niên độ. Đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa thanh toán, KTV cũng cần xác minh tính có thật của các khoản nợ này. Đối với thủ tục gửi thư xác nhận trong kiểm toán nợ phải trả không mang tính chất bắt buộc như đối với nợ phải thu. Đối với khoản nợ phải trả, mục tiêu quan trọng nhất là phát hiện các khoản nợ phải trả không được đơn vị ghi chép đầy đủ. Mục tiêu về sự phát sinh: Các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải trả người bán được ghi chép trên sổ kế toán trong kỳ là thực sự phát sinh trong kỳ. Trường Thủ tục gửi thư xácĐại nhận n ợhọc phải trả choKinh nhà cung tếcấp cũngHuế giúp KTV xác minh cơ sở dẫn liệu về sự phát sinh.  Chọn mẫu kiểm tra việc ghi chép trên sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp đối với các nghiệp vụ làm tăng khoản phải trả và đối chiếu với chứng từ gốc như hóa đơn mua hàng.  Chọn mẫu, kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán khoản nợ phải trả nhà cung cấp, đối chiếu với chứng từ thanh toán và hoá đơn mua hàng liên quan. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ công nợ của cùng một đối tượng bằng cách chọn mẫu và đối chiếu với chứng từ gốc như Biên bản bù trừ công nợ, hợp đồng kinh tế, Mục tiêu về sự đầy đủ: Các khoản phải trả người bán được ghi nhận đúng giá trị và đúng kỳ kế toán.  KTV yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết nợ phải trả vào thời điểm khóa sổ, sau đó kiểm tra tổng số và đối chiếu với sổ cái và các sổ chi tiết. Nếu số liệu trên bảng không thống nhất với sổ cái hoặc sổ chi tiết, cần phải tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng sự thống nhất giữa số liệu của bảng này với sổ sách chưa phải là bằng chứng đầy đủ về toàn bộ khoản phải trả.  Căn cứ vào bảng kê của nhà cung cấp đã gửi cho đơn vị trong tháng, nhân viên đơn vị sẽ đối chiếu các số liệu này với số dư trên số chi tiết để lập một bảng chỉnh hợp và thuyết minh sự khác biệt số liệu (nếu có). Mục đích của thủ tục này là nhằm đảm bảo sự ghi chép đúng kỳ của số dư nợ phải trả nhà cung cấp, có mối quan hệ chặt chẽ với việc khóa sổ của hóa đơn mua hàng và giúp xác định số dư hàng tồn kho.  Kiểm tra các nghiệp vụ sau ngày khóa sổ để tìm kiếm những khoản nợ phải trả không được ghi chép đầy đủ.  Kiểm tra việc cộng số phát sinh và tính số dư các khoản phải trả người bán trên sổ chi tiết; kiểm tra chuyển số liệu từ sổ chi tiết sang bảng tổng hợp chi tiết; và đối chiếu số tổng cộng trên bảng tổng hợp chi tiết với tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của TK 331. Mục tiêu về trình bày và thuyết minh: Khoản phải trả người bán được phân loại thànhTrường nợ ngắn hạn và dàiĐại hạn và đưhọcợc trình Kinhbày riêng biệ t tếtrên BHuếảng CĐKT.  Xem xét các trường hợp phát sinh số dư bên Nợ các tài khoản nợ phải trả nhà cung cấp như trả thừa tiền hàng cho người bán, ứng trước tiền hàng cho người bán, trả lại hàng cho người bán sau khi đã thanh toán tiền, những trường hợp này phải được trình bày trong khoản mục nợ phải thu của Bảng cân đối kế toán để đảm bảo trình bày đúng đắn về tình hình tài chính của đơn vị. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Các khoản phải trả người bán ở cuối năm cần được xem xét để kiểm tra thời hạn thanh toán và được phân loại thành nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và trình bày chính xác trên Bảng CĐKT. (Nguồn: Theo Giáo trình Kiểm toán tập 2 Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh) 1.5.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Các thủ tục kiểm toán cho tất cả các phần hành riêng lẻ sau khi đã thực hiện, KTV sẽ đưa ra ý kiến về BCTC của khách hàng và các kiến nghị về công tác quản lý. Các công việc sẽ được KTV thực hiện bao gồm: Soát xét, phê duyệt: Công tác này được thực hiện trước và sau quá trình thực hiện kiểm toán góp phần giúp cho KTV đưa ra ý kiến kết luận là có hoặc không phát hiện ra những sự kiện trọng yếu. Phát hành BCKT: Sau khi hoàn tất các bước công việc trên, KTV sẽ thống nhất số liệu với đơn vị và phát hành báo cáo kiểm toán nêu rõ ý kiến chính thức của KTV đối với BCTC đã được kiểm toán. Phát hành thư quản lý: Trong trường hợp cần thiết, nêu những hạn chế cần khắc phục và ý kiến đề xuất của KTV nhằm hoàn thiện công tác kế toán và hệ thống KSNB tại đơn vị khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga CHƯƠNG 2 - QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Tên tiếng Anh: Auditing and Accounting Co., Ltd (AAC) Trụ sở chính Địa chỉ: Lô 78 - 80 Đường 30 tháng 4, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 84.236.3655866 Fax: 84.236.3655887 Email: aac@dng.vnn.vn Website: Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 47 - 49 Hoàng Sa (Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Đan), Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 84.28.39102235 Fax: 84.28.39102349 Email:Trường aac.hcm@aac.com.vn Đại học Kinh tế Huế Chi nhánh tại Hà Nội Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Việt Á, số 9 phố Duy Tân, Hà Nội Điện thoại: 84.24.32242403 - 84.24.66666369 Fax: 84.24.32242402 Email: aac.hn@aac.com.vn 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (thành viên của PrimeGlobal) trước đây là một trong năm công ty kiểm toán đầu tiên trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập từ tháng 4 năm 1993 và tái cơ cấu vào tháng 3 năm 1995. Đến tháng 5 năm 2007, AAC chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Tháng 9 năm 2008, AAC trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán Quốc tế PrimeGlobal - một trong số ít các tổ chức kiểm toán hàng đầu trên thế giới, có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. Hiện nay, ngoài văn phòng chính tại Thành phố Đà Nẵng thì AAC còn có chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và có đại diện tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. AAC luôn nằm trong top 10 công ty kiểm toán có số lượng kiểm toán viên cấp quốc gia đông đảo nhất tính trên hơn 170 công ty kiểm toán và tư vấn đang hoạt động tại Việt Nam. AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ về kiểm toán, định giá, tư vấn thuế, tư vấn tài chính - kế toán và đào tạo. Không những thế, công ty được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện. Hiện tại, AAC đang thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc. Khách hàng của AAC chủ yếu là các doanh nghiệp và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Trong đó có hơn 70 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, 230 công ty đại chúng, 150 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức và dự án quốc tế, hơn 50 Ban Quản lý dự án XDCB chuyên ngành vàTrường khoảng hơn 500 côngĐại ty thu ộhọcc loại hình Kinh doanh nghi ệtếp khác. Huế 2.1.3. Phương châm, mục tiêu hoạt động “Chất lượng trong từng dịch vụ” là phương châm hoạt động của AAC, đồng thời luôn đề cao nguyên tắc độc lập, trung thực, khách quan và các thông tin, số liệu của khách hàng được đảm bảo giữ bí mật. AAC luôn hướng đến mục tiêu hoạt động là từng bước giúp cho khách hàng và những người quan tâm có được những thông tin thiết thực cùng các giải pháp giúp ích cho việc điều hành và quản lý doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Ngoài ra, AAC đã được Bộ Công thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cúp “Thương mại dịch vụ - Top Trade Services”. AAC được Đài tiếng nói Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thế thao và du lịch bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”, được Hiệp hội kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), tạp chí chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín”. (Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC) 2.1.4. Đặc điểm hoạt động của công ty 2.1.4.1. Các loại dịch vụ do công ty cung cấp Cùng trong xu thế hội nhập quốc tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Việc minh bạch trong BCTC ngày càng được chú trọng và đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, muốn có được một BCKT đáng tin cậy thì việc lựa chọn đơn vị kiểm toán luôn là một vấn đề được các nhà lãnh đạo suy nghĩ, cân nhắc kĩ lưỡng về trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín và có sự am hiểu sâu sắc về đặc điểm theo từng ngành nghề kinh doanh của các KTV là vô cùng quan trọng. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tâm, chuyên nghiệp. Công ty sẽ phát hành ra những báo cáo kiểm toán không những đảm bảo việc tuân thủ pháp lý, mà còn nâng cao hiệu quả công tác tài chính tại các doanh nghiệp. Dịch vụ kiểm toán, bao gồm:  Kiểm toán báo cáo tài chính. Trường Kiểm toán báo cáo Đại quyết to ánhọc vốn đầ uKinh tư hoàn thành. tế Huế  Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế.  Kiểm toán hoạt động  Kiểm toán tuân thủ.  Kiểm toán nội bộ.  Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước.  Các dịch vụ khác về kiểm toán. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Dịch vụ tư vấn thuế, bao gồm:  Tư vấn thuế trọn gói.  Soát xét và đánh giá việc tuân thủ nghĩa vụ thuế.  Tư vấn kê khai và quyết toán thuế.  Tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế hai lần.  Lập kế hoạch và cấu trúc thuế.  Tư vấn về các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng tương lai, các quyết định tài chính.  Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế.  Các dịch vụ tư vấn khác về thuế. Dịch vụ kế toán, bao gồm:  Ghi chép và giữ sổ kế toán.  Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán.  Tư vấn lập Báo cáo tài chính.  Tư vấn chuyển đổi Báo cáo tài chính theo IAS, IFRS.  Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán.  Các dịch vụ khác về kế toán. Dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư, bao gồm:  Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp  Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ  Dịch vụ định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp.  Soát xét các báo cáo tài chính cho mục đích mua bán - sáp nhập.  Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán. Trường Tư vấn thủ tục mua Đại bán, gi ảhọci thể doanh Kinh nghiệp. tế Huế  Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác. Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng, bao gồm:  Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng.  Đào tạo kiểm toán viên nội bộ.  Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán.  Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán.  Các khóa học về thuế. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ.  Dịch vụ đăng ký giấy phép lao động và tiền lương.  Các dịch vụ đào tạo khác theo yêu cầu. (Nguồn: Theo Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC) 2.1.4.2. Đội ngũ nhân viên Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ và nhân viên của AAC luôn phấn đấu không ngừng trong việc cải thiện và nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và lợi ích của khách hàng. Với đội ngũ hơn 150 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ ). (Nguồn: Theo Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.5. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại trụ sở Đà Nẵng TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG P. TỔNG P.TỔNG GIÁM P. TỔNG P. TỔNG GIÁM GIÁM ĐỐC GIÁM GIÁM ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC Phụ trách kỹ BCTC BCTC XDCB XDCB thuật BCTC KHỐI XDCB PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TƯ VẤN HÀNH CHÍNH ĐÀO TẠO Thư ký GIÁM ĐỐC KHỐI P1 TrườngP3 P4 P2 ĐạiP5 họcCN CNKinh BAN KI tếỂM HuếP1 P2 P3 SOÁT CHẤT HCM HN LƯỢNG Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến (Nguồn: Phòng nhân sự công ty AAC) Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý AAC SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.5.2. Sơ đồ phòng ban kiểm toán Trưởng phòng kiểm toán Kiểm toán viên chính Trợ lý kiểm toán viên Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ phòng ban kiểm toán Trong đó: Phân cấp trợ lý KTV: Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: thời gian 1 năm Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: làm trợ lý kiểm toán viên cấp 1 được 1 năm. Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: làm trợ lý kiểm toán viên cấp 2 được 1 năm. Chức năng nhiệm vụ: Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty. Thực hiện việc đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán. Duy trì mối quan hệ với cán bộ cao cấp của công ty được kiểm toán. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến lĩnh vực kế toán - kiểm toán có tầm quan trọng. Chịu trách nhiệm trong việc đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện, ký BCKT và Thư quản lý. Họp với khách hàng sau khi kiểm toán hoặc ủy quyền lại cho người khác có thẩm quyền. Phó tổng giám đốc: Giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính, nhân lực, khách hàng,Trường và các vấn đề vĐạiề nghiệp vhọcụ khác dư ớKinhi sự ủy quyề ntế của cHuếấp trên. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật Nhà nước về những vấn đề phân công và ủy quyền. Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của công ty, đặc biệt là các vấn đề về nhân sự, thực hiện việc phối hợp hoạt động và đảm nhiệm các công việc hành chính. Các trưởng phòng giữ vai trò lãnh đạo phòng và có chức năng như là một cầu nối giữa Ban Giám đốc và nhân viên công ty. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Kiểm toán viên chính: những người đã được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên, là người hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. KTV chính là trưởng đoàn đứng đầu nhóm kiểm toán có trách nhiệm phân công công việc cho nhóm kiểm toán, giám sát, xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ và và tổng hợp công việc của các trợ lý khi phụ trách kiểm toán. Ký vào BCKT theo sự phân công của trưởng phòng. Trợ lý kiểm toán viên: Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán, chưa có chứng chỉ kiểm toán độc lập. Tùy vào năng lực, thâm niên công tác, trợ lý kiểm toán viên được chia làm ba cấp theo thứ tự tăng dần về quyền hạn: Trợ lý Kiểm toán viên cấp 1, cấp 2, cấp 3. Chịu sự giám sát chặt chẽ của người có trách nhiệm, thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên. 2.1.6. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.6.1. Hồ sơ kiểm toán của công ty Hồ sơ kiểm toán mà Công ty đang sử dụng được lưu dưới dạng file cứng và file mềm theo mẫu của VACPA - Hiệp Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam nhưng lại có sự thay đổi sao cho phù hợp với hoạt động thực tế tại Công ty. Khi thực hiện kiểm toán cho một khách hàng nào đó thì sẽ thực hiện ghi chép nội dung vào file mềm theo mẫu của Công ty và tiếp theo sẽ lưu trên phần mềm ABK. Cuối cùng sẽ in ra bản cứng để lưu lại sau khi đã được kiểm tra và soát xét kĩ càng. Hồ sơ kiểm toán cần phải hoàn thiện bao gồm các giấy tờ làm việc, các bằng chứng kiểm toán quan trọng, làm cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán và hồ sơ này phải được lưu trữ cẩn thận trong kho hồ sơ của Công ty để có thể dùng nếu cần. 2.1.6.2. Giấy tờ làm việc tại công ty a. Giới Trườngthiệu về giấy tờ làm Đại việc học Kinh tế Huế Khi tiến hành công việc, kiểm toán viên cùng các trợ lý kiểm toán sẽ dựa vào các giấy tờ làm việc để ghi lại quá trình thực hiện công việc kiểm toán kèm theo tất cả các ý kiến, phát hiện của mình, làm căn cứ để sau này tổng hợp lại kết quả và hoàn thiện hồ sơ, thực hiện các công việc kết thúc kiểm toán. Giấy tờ làm việc có hai loại: giấy làm việc theo mẫu chuẩn và không theo mẫu chuẩn. Các giấy tờ làm việc này được chi tiết trong phần chỉ mục hồ sơ kiểm toán. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Các giấy tờ làm việc chuẩn sẽ có ký hiệu là (C) tại phần chỉ mục hồ sơ kèm theo, những giấy tờ này đều có các ô ở trên cùng góc phải để ghi tên, thời gian dành cho người thực hiện công việc hoặc người lập chương trình kiểm toán bao gồm: ô đầu tiên là Người lập do Trợ lý hoặc KTV thực hiện, Người soát xét 1 là Trưởng đoàn kiểm toán (KTV), Người soát xét 2 là Trưởng phòng và ô thứ ba Người soát xét 3 để trống dành cho người soát xét thứ ba hoặc người soát xét công việc kiểm soát chất lượng (thành viên BGĐ khác hoặc chuyên gia độc lập khác). b. Các từ viết tắt, các ký hiệu quy ước, ký hiệu tham chiếu trong giấy tờ làm việc Bảng 2.1 - Các từ viết tắt, ký hiệu quy ước, ký hiệu tham chiếu trong giấy làm việc  Đã đối chiếu với Sổ cái và Sổ chi tiết  ̣ Đã đối chiếu với số dư năm trước ˄ Đã thực hiện cộng dồn ˄ Các phép tính về số học đã được kiểm tra N/A Không áp dụng w Cần theo dõi, điều chỉnh và bổ sung số liệu w Các số liệu đã được điều chỉnh, bổ sung và không cần theo dõi nữa w Thành viên Ban kiểm soát đồng ý với kết luận của KTV trên Giấy làm việc TBTrường Số liệu đãĐại được đ ốhọci chiếu phù Kinh hợp với số li ệtếu trên Huế Bảng CĐSPS GL Số liệu đã được đối chiếu phù hợp với số liệu trên Sổ Cái tài khoản Số liệu đã được đối chiếu phù hợp với số liệu trên BCTC đã kiểm PY toán năm trước BS Số liệu đã đối chiếu phù hợp với số liệu trên Bảng CĐKT PL Số liệu đã được đối chiếu phù hợp với số liệu trên BC KQHĐKD SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Số liệu đã được đối chiếu phù hợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng LS hợp Số liệu đã được đối chiếu phù hợp với số liệu trên sổ chi tiết tài SL khoản Số liệu đã được đối chiếu phù hợp với số liệu trên thư xác nhận do AC KTV gửi (Nguồn: Trích từ ký hiệu sử dụng của AAC và Ký hiệu kiểm toán quy ước theo VACPA) 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (Phụ lục 01 - GLV A120 Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng) Tìm hiểu thông tin của khách hàng là bước đầu tiên trong mỗi cuộc kiểm toán để có được cái nhìn bao quát về đặc điểm hoạt động kinh doanh, các chính sách, quy định mà đơn vị được kiểm toán đang áp dụng để dựa vào đó đánh giá rủi ro tiềm tàng. Công việc này thường được thực hiện bởi trưởng đoàn kiểm toán đối với khách hàng cũ và mới. Công ty cổ phần XYZ là khách hàng lâu năm của AAC nên việc xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng được tiến hành đơn giản và ít phức tạp hơn so với khách hàng mới - công ty khách hàng mới được cung cấp dịch vụ kiểm toán nămTrường đầu tiên. Thế nhưng Đại không phhọcải vì th ế Kinhmà AAC lại btếỏ qua Huế giai đoạn này, các thủ tục quan trọng ban đầu vẫn được thực hiện như tìm hiểu thông tin, đặc điểm của khách hàng, được tiến hành đầy đủ, nghiêm túc và theo trình tự như đã quy định. Các thông tin về khách hàng này đều được thu thập chủ yếu từ hồ sơ kiểm toán năm trước và có sửa đổi, bổ sung những điểm mới của năm nay. 2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán Sau khi đã chấp nhận khách hàng, một hợp đồng kiểm toán được lập ra có sự chấp thuận và ký kết giữa Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC với Công ty cổ SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga phần XYZ, thể hiện nội dung, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa hai bên. Vì công ty này là khách hàng lâu năm của AAC nên KTV chịu trách nhiệm kiểm toán những năm trước phải có đủ hiểu biết về đơn vị này. Do đó, một đoàn kiểm toán được lập ra đứng đầu là trưởng đoàn cùng với các KTV và trợ lý. Căn cứ vào xét đoán nghề nghiệp, kinh nghiệm và mức trọng yếu của từng khoản mục trong đơn vị được kiểm toán mà trưởng đoàn sẽ quyết định phân công nội dung công việc cho từng thành viên còn lại. Công việc này được thể hiện trong Giấy làm việc A250 - Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán. 2.2.1.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (GLV A310 - Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động) Việc tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động để đánh giá rủi ro do sai sót trọng yếu do nhầm lẫn hoặc gian lận này sẽ làm cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp. Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp Các ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh và xu hướng của ngành nghề  Thị trường cạnh tranh (nhu cầu của thị trường, khả năng sản xuất, sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng, ) . Về cạnh tranh và thị trường: Hiện nay, có nhiều Công ty bê tông hoạt động. Đặc biệt, các Công ty lớn ở hai miền đất nước cũng có chi nhánh hoạt động tại miền Trung, tạo ra sự cạnh tranh trong Ngành tại khu vực. Các đối thủ chính là Công ty Dinco, Công ty Đăng Hải, Công ty Phước Yên, Công ty Đà Nẵng. . Về tình hình chung nền kinh tế ảnh hưởng nhu cầu thị trường: Nhu cầu xây dựng cácTrường công trình có vố nĐại từ Ngân họcsách Nhà nưKinhớc, các công tế trình Huế phục vụ cho xây dựng xã, nông thôn mới tăng cao hơn năm trước. Đặc biệt, năm 2017 Hội Nghị APEC được tổ chức tại Đà Nẵng, các công trình xây dựng phục vụ Hội Nghị APEC đang được tiến hành xây dựng, các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay Ngân hàng với lãi suất ưu đãi, nhu cầu xây dựng nhà và các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh ở khu vực dân cư có xu hướng tăng, giá cả vật tư xây dựng tương đối ổn định. Ngoài ra, thị trường Bất động sản đang ấm dần với nhiều dự án phát triển nhà ở được hoàn thành và bàn giao năm 2016, thị trường vật liệu xây dựng trong năm không có biến động lớn SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga đã góp phần giảm bớt khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng. Hoạt động của Công ty với đặc điểm là doanh thu gắn liền với hoạt động xây dựng do đó cũng tăng so với năm trước. . Một số khó khăn đặc thù của ngành: Thời gian thi công của các công trình thường kéo dài, việc giải ngân vốn thường chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng mất rất nhiều thời gian đối với nhà thầu, kéo theo sự ảnh hưởng chung về tài chính của các nhà cung cấp nguyên vật liệu, như Công ty. Việc giải quyết công nợ cũng là điều đáng quan tâm đối với ngành xây dựng. Hầu hết các nhà thầu chính thường gặp khó khăn trong quá trình quản lý và thu hồi công nợ và những khó khăn này luôn mang tính dây chuyền, làm ít nhiều tác động đến quá trình thu hồi công nợ của công ty.  Nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả: Nhìn chung, giá xi măng, cát, đá năm 2016 tương đối ổn định, riêng xi măng thì có tăng nhẹ vào mùa xây dựng từ tháng 3 đến tháng 9. Tuy nhiên, các loại phụ gia, xăng và dầu lại có xu hướng giảm.  Thông tin chung về các yếu tố pháp lý: . Công ty cổ phần XYZ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT- BTC của Bộ tài chính. Trong lĩnh vực sản xuất bê tông thương phẩm thì trong năm 2016 này không có quy định hay chính sách kế toán mới nào áp dụng cho ngành này và ảnh hưởng đến Công ty. . Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vẫn theo quy định của Luật Doanh nghiệp nên không có gì thay đổi. . Công ty đã thực hiện niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vàoTrường ngày 24/12/2007 Đại nên công tyhọc chịu sự kiKinhểm soát của Lutếật chHuếứng khoán.  Các quy định về thuế GTGT, thuế TNDN và các loại thuế khác . Thuế giá trị gia tăng: theo hướng dẫn Thông tư 229/TT-BTC ngày 3112/2013 và các Thông tư sửa đổi bổ sung thì hoạt động bán bê tông thương phẩm và xây lắp áp dụng mức thuế suất là 10% còn các hoạt động kinh doanh khác thì áp dụng mức thuế suất theo quy định hiện hành. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga . Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đối với dự án “Nhà máy bê tông A” thì áp dụng mức thuế suất 10% trên lợi nhuận thu được. Dự án được miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong thời gian 9 năm tiếp theo. Với dự án này, Công ty có thu nhập chịu thuế từ năm 2003 nên được miễn thuế TNDN từ năm 2003 đến năm 2006 và giảm 50% thuế TNDN từ năm 2007 đến năm 2015. Ưu đãi này được quy định trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 29/CN-UB ngày 08/09/2003 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Nam. Đối với hoạt động xây lắp và các hoạt động khác thì áp dụng mức thuế suất 20%. Các loại thuế khác và lệ phí nộp theo quy định hiện hành. Hiểu biết về Công ty khách hàng  Khái quát về Công ty cổ phần XYZ Công ty cổ phần XYZ được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 4700/QĐ-UB ngày 05/12/2001 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Nam. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3303070008 ngày 24/12/2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Nam. . Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ . Địa chỉ trụ sở chính: Đường Phan Bội Châu, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam . Vốn điều lệ: 44.045.480.000 đồng . Vốn góp thực tế đến 31/12/2016: 44.045.480.000 đồng . Ngoài ra, công ty còn có chi nhánh ở Đà Nẵng, Khu Kinh tế mở Chu Lai và Xí nghiệp Xây dựng A. Trường Ngành nghề kinh Đại doanh chính: học Kinh tế Huế . Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao. Chi tiết: sản xuất bê tông thương phẩm; . Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá. Chi tiết: chế biến đá xây dựng; . Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; . Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; . Sản phẩm sản xuất từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu; . Xây dựng nhà các loại; SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga . Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; . Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, xây lắp đường dây và lưới điện đến 35KV; . Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Chi tiết: kinh doanh nhà đất; . Bán buôn đồ uống. Chi tiết: bán buôn rượu, bia, nước giải khát; . Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết: bán buôn máy móc, thiết bị vận tải, thiết bị, phụ tùng máy bơm bê tông, thiết bị điện công nghiệp, gia dụng, công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng; . Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; . Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Chi tiết: bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan.  Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát cùng Tổng Giám đốc Ngô Văn Long và Kế toán trưởng Nguyễn Thị Ngọc Anh.  Năm tài chính: từ 01/01/2016 đến 31/12/2016  Tên ngân hàng Công ty giao dịch: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Đà Nẵng, Ngân hàng Ngoại thương - Chi nhánh Đà Nẵng.  Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND).  Chuẩn mực và Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần XYZ: Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban Giám đốc Phòng TT - HC Phòng Kỹ thuật - Thị trường Phòng tài vụ Phòng vật tư Xí nghiệp bê tông Tổ thi công nhôm kính XYZ Tổ sắt xây Xí nghiệp xây dựng A dựng Xí nghiệp bê tông B Tổ mộc nội Ban chỉ huy công thất trường Tổ thi công điện nước Giám sát kỹ thuật Đội thi công cơ giới Tổ nề TrườngKho vật tư nguyênĐại học Kinh tế Huế Tổ mộc Tổ mộc, COFFA Quan hệ giám sát Quan hệ chỉ đạo (Nguồn: Công ty cổ phần XYZ) Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần XYZ SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2.1.4. Tìm hiểu chu trình Mua hàng - phải trả - trả tiền Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là xi măng, cát, đá, dầu diezel và phụ gia đều được Công ty mua từ các nhà cung cấp truyền thống theo thỏa thuận trong Hợp đồng kinh tế. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp là dựa vào giá cả và chất lượng. Các nguyên vật liệu được cung cấp bởi các công ty: Xi măng, dầu diezel: Công ty TNHH Duy Thịnh, Công ty Minh Toàn, Công ty Hòa Khánh Nam Cát: Công ty TNHH Nhựt Duyên, Công ty Mai Việt Đá: Công ty cổ phần Chu Lai, DNTN Phúc Hiếu. Phụ gia: Công ty TNHH BASF Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, Công ty TNHH hóa chất xây dựng M.A.B.A Lốp xe: Công ty Đức Minh, Công ty Ân Điển Phương thức thanh toán của Công ty đối với nhà cung cấp là trả bằng tiền gửi ngân hàng đối với các khoản phải trả có giá trị trên 20 triệu VND còn đối với thanh toán bằng tiền mặt thì tuân theo quy định của Công ty đã ban hành. Các bên tham gia giao dịch với nhau chỉ sử dụng tiền bằng Việt Nam Đồng và không có phát sinh nào bằng ngoại tệ. Qua quá trình tìm hiểu chu trình Mua hàng - phải trả - trả tiền thì KTV có các soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.2 - Soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính Tham chiếu đến Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu Đánh giá về Đánh giá về Các sai sót có thể xảy ra Mô tả các kiểm soát chính tài liệu “Walk- ảnh hưởng kiểm soát mặt thiết kế mặt thực hiện through test” Các khoản mua hàng Thủ tục kiểm Căn cứ vào nhu cầu, Hợp hóa, dịch vụ, phải trả Hàng tồn soát được đồng phòng Kinh doanh Thủ tục kiểm nhà cung cấp đã được Tồn tại và kho, nghĩa vụ thiết kế phù tìm kiếm Nhà cung cấp có soát đã được [A421] ghi sổ nhưng thực tế phát sinh nợ phải trả là hợp để đạt mức giá tốt nhất, đáp ứng thực hiện không có thật hoặc chưa có thật. mục tiêu yêu cầu kỹ thuật. thực hiện. kiểm soát. Thủ tục kiểm Sau khi chọn được nhà Hàng tồn soát được cung cấp phù hợp, phòng Thủ tục kiểm Tồn tại và kho, nghĩa vụ thiết kế phù kinh doanh sẽ thương thảo soát đã được [A421] phát sinh nợ phải trả là hợp để đạt Hợp đồng và trình Giám thực hiện. có thật. mục tiêu đốc duyệt. kiểm soát. Các khoản mua hàng Hàng về nhập kho, thủ kho Hàng tồn Thủ tục kiểm Thủ tục kiểm hóa, dịch vụ có thể kiểm tra tình trạng hàng kho, nợ phải soát được Đầy đủ soát đã được [A421] không được phản ánh Trườnghóa, lập phi ếuĐại nhập kho, học trả đư ợKinhc ghi thiế t tếkế phù Huế thực hiện. vào sổ kế toán chuyển bộ chứng từ cho nhận đầy đủ. hợp để đạt SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga phòng kế toán. mục tiêu kiểm soát. Thủ tục kiểm Hàng tồn Phòng kế toán căn cứ vào soát được Hàng hóa, dịch vụ có kho, nợ phải Thủ tục kiểm bộ chứng từ, ghi nhận thiết kế phù thể không ghi nhận Chính xác trả được ghi soát đã được [A421] hàng tồn kho và ghi nhận hợp để đạt chính xác. nhận chính thực hiện. công nợ. mục tiêu xác. kiểm soát. Thủ tục kiểm Nợ phải trả theo dõi Phòng kế toán căn cứ vào Công nợ phải soát được không đúng nhà cung điều khoản thanh toán, đề Thủ tục kiểm trả chính xác, thiết kế phù cấp, chuyển tiền thanh Chính xác nghị thanh toán của nhà soát đã được [A421] đúng đối hợp để đạt toán không đúng nhà cung cấp để làm đề nghị thực hiện. tượng. mục tiêu cung cấp. thanh toán. kiểm soát. (Trích Giấy làm việc A420) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Từ việc phân tích và tìm hiểu chu trình Mua hàng - phải trả - trả tiền ở trên thì có rủi ro phát hiện là: Bảng 2.3 - Rủi ro phát hiện Tài khoản Thủ tục kiểm soát cần Mô tả rủi ro Cơ sở dẫn liệu ảnh hưởng thực hiện Khoản phải trả Phân tích số dư khoản phải Phải trả nhà nhà cung cấp được trả, khoản ứng trước năm cung cấp ghi nhận không Quyền và nghĩa vụ nay so với năm trước, giải ngắn hạn và chính xác, không thích biến động bất thường dài hạn đúng đối tượng. nếu có. (Trích Giấy làm việc A420) Ngoài ra, KTV còn thực hiện thủ tục Walk - through test để kiểm tra việc thực hiện chu trình này có đúng như mô tả tại mẫu A420 hay không. Sau quá trình tìm hiểu thì hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình Mua hàng - phải trả - trả tiền nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát. Vì chu trình này đơn vị thực hiện đơn giản nên có thể kiểm soát được rủi ro thông qua các thủ tục kiểm tra cơ bản ở mức trung bình. 2.2.1.5. Phân tích sơ bộ BCTC Đầu tiên, KTV yêu cầu Công ty khách hàng cung cấp trước các BCTC bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính cùng với Bảng cân đối số phát sinh để bước đầu nắm bắt được tình hìnhTrường hoạt động kinh doanhĐại của họcCông ty, xácKinh định đượ ctế sự tồHuến tại của các giao dịch, các sự kiện bất thường có thể có các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán và làm căn cứ cho việc đánh giá mức trọng yếu cũng như các công việc tiếp theo. Sau đó, dựa vào các chỉ tiêu trên BCTC, thông qua 2 phương pháp là phân tích dọc và phân tích ngang, KTV tiến hành phân tích các biến động, so sánh số dư năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối và số tương đối như sau: SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.4 - Phân tích sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán và khoản trả trước cho người bán Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Tỷ lệ (%) Biến động Khoản phải trả 50.753.307.399 31.805.109.482 +59,6% 18.948.197.917 người bán Khoản trả trước 31.696.182 53.663.372 -40,9% (21.967.190) cho người bán (Trích từ GLV E210) Khoản phải trả nhà cung cấp tăng 59,6% tương ứng với mức tăng 18.948.197.917 đồng là do Công ty mua nguyên vật liệu nhập kho để phục vụ hoạt động kinh doanh. Khoản trả trước cho nhà cung cấp năm 2016 giảm 40,9% so với năm ngoái và tương ứng với mức giảm 21.967.190 đồng so với năm 2015 do công trình thi công móng trạm trộn, móng xi lô, sữa chữa sân nền do công ty TNHH MTV Huy Hoàng Nhân cung cấp hoàn thành. 2.2.1.6. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kinh doanh Công việc này thường được thực hiện bởi trưởng đoàn kiểm toán, tiến hành song song cùng lúc với quá trình tìm hiểu chung về khách hàng thông qua các bảng câu hỏi. Từ những câu trả lời của khách hàng và qua quan sát thì KTV sẽ đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ là hữu hiệu hay không. Tuy nhiên, quá trình này chỉ được tiến hành đối với các khách hàng được kiểm toán năm đầu tiên, còn những khách hàng cũ thì sẽ được thực hiện bằng cách tham chiếu với kết quả đã làm của năm trước và sẽ kiTrườngểm tra, xem xét n ếuĐại có thay đhọcổi mới. SauKinh quá trình tìmtế hi ểHuếu HTKSNB, KTV nhận thấy có rủi ro trọng yếu, HTKSNB tại Công ty cổ phần XYZ được thiết kế và thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả và được thể hiện chi tiết ở GLV A510 - Đánh giá HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2.1.7. Xác định mức trọng yếu và phương pháp xác định mẫu, cỡ mẫu Căn cứ vào tình hình tài chính để đánh giá mức trọng yếu của đơn vị được kiểm toán. Dựa vào việc xác định mức trọng yếu để làm cơ sở xác định số lượng công việc cần thực hiện. Công ty cổ phần XYZ là công ty cổ phần, có lợi ích công chúng nên cổ đông quan tâm đến lợi nhuận nên KTV xác định mức trọng yếu dựa vào tiêu chí Lợi nhuận trước thuế. Bảng 2.5 - Xác định mức trọng yếu của Công ty cổ phần XYZ Chỉ tiêu lựa chọn Kế hoạch Thực tế Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu (Lợi Lợi nhuận trước thuế nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn CSH/Tổng tài sản) Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu (BCTC trước kiểm toán/BCTC năm BCTC trước kiểm toán trước/Kế hoạch SXKD/Ước tính/BCTC sau kiểm toán) Công ty có lợi ích công chúng, cổ đông Lý do lựa chọn tiêu chí này quan tâm đến lợi nhuận cao Giá trị tiêu chí được lựa (a) 28.018.267.015 28.118.267.015 chọn Trường Đại học Kinh tế Huế Điều chỉnh ảnh hưởng của (b) các biến động bất thường Giá trị tiêu chí được lựa (c) = (a) – (b) 28.018.267.015 28.118.267.015 chọn sau điều chỉnh Tỷ lệ sử dụng để ước tính (d) 7,5% 7,5% SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga mức trọng yếu - LNTT: 5% - 10% - DT: 0.5% - 3% - VCSH: 1% - 5% - Tổng TS: 1% - 2% Công ty đại chúng, để đảm bảo tính Lý do lựa chọn tỷ lệ này thận trọng, KTV chọn mức trọng yếu trung bình Mức trọng yếu tổng thể (PM) (e ) = (c )*(d) 2.101.370.026 2.101.370.026 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện (f) 75% 75% (50% - 75%) Mức trọng yếu thực hiện (MP) (g) = (e)*(f) 1.576.027.520 1.576.027.520 Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng sai (h) 4% 4% sót không đáng kể (0% - 4%) Ngưỡng sai sót không đáng (i) = (g)*(h) 63.041.101 63.041.101 kể/sai sót có thể bỏ qua Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 50
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán Bảng 2.6 - Mức trọng yếu áp dụng khi thực hiện kiểm toán Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể (PM) 2.101.370.026 1.555.170.712 Mức trọng yếu thực hiện (MP) 1.576.027.520 1.166.378.034 Ngưỡng sai sót không đáng 63.041.101 46.655.121 kể/sai sót có thể bỏ qua Dựa vào bảng xác định mức trọng yếu ở trên thì mức trọng yếu tổng thể mà KTV lựa chọn là PM = 28.018.267.015*7,5% = 2.101.370.026 đồng. Do đó, khi thực hiện kiểm toán, nếu như tổng sai phạm phát hiện được vượt mức PM này thì sẽ được xem là trọng yếu. Ngoài ra, KTV sẽ dựa vào mức trọng yếu thực hiện MP = 1.576.027.520 đồng để tính toán mẫu kiểm tra chi tiết trong quá trình thực hiện kiểm toán. Phải trả nhà cung cấp là khoản mục chứa đựng nhiều sai sót trọng yếu nên để đảm bảo tính thận trọng thì KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình. Vì chu trình Mua hàng - phải trả - trả tiền được Công ty thực hiện khá đơn giản, có thể kiểm soát được rủi ro phát hiện thông qua các thủ tục kiểm tra cơ bản ở mức trung bình. Hệ thống KSNB sau khi được đánh giá, đơn vị có thiết kế và thực hiện nhưng chưa thực sự hữu hiệu nên KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ trung bình. Từ những phân tích rủi ro trên, KTV lựa chọn phương pháp chọn mẫu thống kê và xác định khoảng cách mẫu áp dụng cho khoản mục kiểm tra chọn mẫu với hệ số rủi ro R = 1,5 cụ thể cho khoTrườngản mục nợ phải trả nhàĐại cung chọcấp như sau: Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 51
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.7 - Xác định mức trọng yếu thực hiện của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Mức độ đảm bảo R (Hệ số rủi Mức trọng Khoảng cách Tham Khoản mục cần thiết từ ro) yếu thực hiện mẫu (KCM) chiếu mẫu (1) (2) (3) (4) (5) = (4)/(3) (6) Phải trả nhà TB 1,5 1.576.027.520 1.050.685.013 E230 cung cấp 2.2.1.8. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán Từ những gì đã thu thập được sau khi thực hiện xong các công việc như trên, tất cả sẽ được KTV tổng hợp hết vào giấy làm việc A910 - Tổng hợp kế hoạch kiểm toán để tạo thuận lợi cho việc theo dõi, nắm bắt các công việc cần thực hiện tiếp theo cho cuộc kiểm toán (Phụ lục 04 - A910 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán) Chương trình kiểm toán  Mục tiêu kiểm toán: Mục tiêu của thủ tục này là nhằm đảm bảo các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là hiện hữu, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được ghi nhận chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.  Các thủ tục kiểm toán: Trường. Thủ tục chung. Đại học Kinh tế Huế . Thủ tục phân tích . Kiểm tra chi tiết . Thủ tục kiểm toán khác  Kết luận: Đối với mỗi kết luận mà KTV phát hiện được trong quá trình kiểm toán thì việc thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ, thích hợp luôn được chú trọng để làm căn cứ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. KTV kiểm tra, rà soát kế hoạch SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 52
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga kiểm toán một lần nữa để xem xét còn vấn đề nào cần thay đổi hay không và sau đó bắt đầu tiến hành cuộc kiểm toán. Sau đây là bảng mô tả chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trích từ GLV E230. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 53
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.8 - Chương trình kiểm toán phải trả nhà cung cấp trích từ GLV E230 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: V. hanh Khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Soát xét 1: Kỳ kết thúc: 31/12/2016 Soát xét 2: Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN PHẢI TRẢ Soát xét 3: NHÀ CUNG CẤP E230 A. MỤC TIÊU Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là hiện hữu, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được ghi nhận chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. B. RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC Các rủi ro có sai sót Người Tham Thủ tục kiểm toán trọng yếu thực hiện chiếu C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN Người Tham STT Thủ tục thực hiện chiếu I. Thủ tục chung Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp 1. Sáng E240 với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu 2. cácTrường số dư trên bảng số liệ uĐại tổng hợp v ớhọci BCĐSPS, Kinh sổ cái, sổ chi ti ếtết, và Huế Sáng E210 giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). II. Thủ tục phân tích So sánh, phân tích biến động số dư phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ 1. Sáng E210 ngắn hạn và dài hạn để phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của DN. SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 54
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga III. Kiểm tra chi tiết Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản nợ phải trả và trả trước theo từng nhà cung cấp: - Đối chiếu, số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết theo từng nhà cung cấp, BCĐSPS, BCTC). - Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, 1. Sáng E241 các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là nhà cung cấp, số dư âm ). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). - Đối với các số dư nợ nhà cung cấp đã quá hạn: Ước tính lãi phải trả và so sánh với số đã ghi sổ. Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, 2. tài khoản đối ứng ). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra Sáng E242 tương ứng (nếu cần). Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (1): - Chọn mẫu kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các số dư có giá trị lớn. - Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán để chứng minh cho số dư đầu kỳ. 3. Sáng E243 - Gửi TXN (nếu cần). - Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ - nếu có. - Kiểm tra số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi (đối với các khoản trả trước nhà cung cấp) tại ngày đầu kỳ. Lập và gửi TXN số dư nợ phải trả và trả trước cho các nhà cung cấp. TổngTrường hợp kết quả nhận đư ợĐạic, đối chiế uhọc với các số dưKinh trên sổ chi ti ếtết. Giả i Huế thích các khoản chênh lệch (nếu có). 4. [Lưu ý: Phải ghi lại cơ sở của việc chọn mẫu. Đối tượng chọn gửi TXN Sáng E243 thường là: nhà cung cấp có số dư lớn hoặc có các nghiệp vụ phát sinh lớn, hoặc có bù trừ công nợ lớn trong kỳ, nhà cung cấp là các đơn vị thành viên hoặc là các bên liên quan ] Trường hợp TXN không có hồi âm (1): Gửi TXN lần 2 (nếu cần). 5. Sáng E243 Thực hiện thủ tục thay thế: Thu thập và đối chiếu số liệu sổ chi tiết với các SVTH: Nguyễn Trần Mỹ Trang 55