Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng

pdf 118 trang thiennha21 23/04/2022 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_ke_toan_doanh_thu_chi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM THẠCH CAO XI MĂNG Trường ĐạiTRẦN THhọcỊ NHƯ Kinh HẰNG tế Huế NIÊN KHÓA: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM THẠCH CAO XI MĂNG Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Như Hằng TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: K50 – LT Kế Toán MSV:Trường16LTH4053010 Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016 - 2020 Huế, 04/2018
  3. Lời Cảm Ơn Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các anh chị trong Công ty cùng với sự nổ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành xong khoá luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty nói chung và bộ phận kế toán nói riêng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp xúc với thực tế công việc và đi sâu tìm hiểu về công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi sai sót. Rất mong quý thầy cô, Ban giám đốc cùng phòng kế toán của công ty thứ lỗi và tạo điều kiện cho tôi bổ sung, nâng cao kiến thức giúp tôi thực hiện tốt hơn cho công tác kế toán sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiên Trần Thị Như Hằng
  4. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền MỤC LỤC MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC BIỂU viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu khoá luận 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 4 1.1. Tổng quan về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 4 1.1.1. Tổng quan về doanh thu và phân loại doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, thu nhập khác 4 1.1.1.1. Tổng quan về doanh thu 4 1.1.1.2. Tổng quan về phân loại doanh thu 6 1.1.1.3.Trường Tổng quan về các Đại khoản gi ảhọcm trừ doanh Kinh thu tế Huế 8 1.1.1.4. Tổng quan thu nhập khác 10 1.1.2. Tổng quan và phân loại chi phí 10 1.1.2.1. Tổng quan về chi phí 10 1.2. Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 18 SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, các khoản giảm trừ doanh thu, thu nhập khác 18 1.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18 1.2.1.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 19 1.2.1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 21 1.2.1.4. Kế toán thu nhập khác 22 1.2.2. Kế toán chi phí 23 1.2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 23 1.2.2.2. Kế toán chi phí bán hàng 26 1.2.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 27 1.2.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 30 1.2.2.5. Kế toán chi phí khác 31 1.2.2.6. Kế toán chi phí thuế TNDN 32 1.2.2.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 33 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨCKẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤTẠI CÔNG TY VICEM THẠCH CAO XI MĂNG 35 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 35 2.1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty 35 2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty 36 2.1.2. TTrườngổ chức bộ máy ho Đạiạt động c ủhọca Công tyKinh tế Huế 38 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 38 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 38 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh 40 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty 40 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 40 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán 41 SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.4.3. Chế độ và chính sách kế toán đang áp dụng tại Công ty 42 2.1.4.4. Hình thức kế toán đang áp dụng của Công ty 43 2.1.5. Giới thiệu khái quát về nguồn lực của Công ty 44 2.1.5.1 Tình hình lao động 44 2.1.5.2 Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2015 - 2017 45 2.1.5.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 49 2.2. Thực trạng công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 53 2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Kế toán doanh thu tài chính, Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu, thu nhập khác 53 2.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 53 2.2.1.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 59 2.2.1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 62 2.2.1.3. Kế toán thu nhập khác 66 2.2.2. Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh 70 2.2.2.1. Kế toán giá vốn 70 2.2.2.2. Kế toán chi phí bán hàng 76 2.2.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 79 2.2.2.4. Kế toán chi phí tài chính 85 2.2.2.5. Kế toán chi phí khác 90 2.2.2.6. Kế toán chi phí thuế TNDN 92 2.2.2.7.Trường Kế toán XĐKQKD Đại học Kinh tế Huế 95 CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM THẠCH CAO XI MĂNG 99 3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 99 3.1.1. Những ưu điểm 99 SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 3.1.1.1. Về bộ máy kế toán 99 3.1.1.2. Về chính sách và chế độ kế toán 100 3.1.1.3. Về việc áp dụng công nghệ thông tin 100 3.1.1.4. Về hạch toán doanh thu bán hàng 101 3.1.1.5. Về hạch toán giá vốn hàng bán 101 3.1.1.6. Về việc hạch toán và phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 101 3.1.2. Những tồn tại 101 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng102 3.2.1. Lưu trữ sổ sách kế toán 102 3.2.2. Báo cáo kế toán 102 3.2.3. Các giải pháp khác 103 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105 1. Kết luận 105 2. Kiến nghị 106 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán v
  8. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DT Doanh thu CPBH Chi phí bán hàng QLDN Quản lý doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định CN Chi nhánh TK Tài khoản GTGT Giá trị gia tăng TTĐB Tiêu thụ đặc biệt KQKD Kết quả kinh doanh GVHB Giá vốn hàng bán TNDN Thu nhập doanh nghiệp KH Khấu hao ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông BKS Ban kiểm soát HĐQT Hội đồng quản trị GĐ Giám đốc PGĐ Phó Giám đốc Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng qua 3 năm 2015 - 2017 37 Bảng 2.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 44 Bảng 2.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 - 2017. 46 Bảng 2.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 49 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT 56 Biểu 2.2: Sổ chi tiết TK 511114 – Xi măng Bỉm sơn 57 Biểu 2.3: Sổ cái tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 58 Biểu 2.4: GIẤY BÁO CÓ 59 Biểu 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 5151 – Lãi tiền gửi ngân hàng ngắn hạn 61 Biểu 2.6: Sổ cái tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 62 Biểu 2.7: Hóa đơn GTGT 64 Biểu 2.8: Sổ chi tiết TK 5211 – Chiết khấu thương mại 65 Biểu 2.9: Sổ cái TK 521 – Các khoản giảm từ doanh thu 66 Biểu 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 7112 – Thu nhập từ bồi thường 68 Biểu 2.11: Sổ cái tài khoản 711 69 Biểu 2.12: Phiếu xuất kho 72 Biểu 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 632114 – Xi măng Bỉm sơn 73 Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán 75 Biểu 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên 78 Biểu 2.16: Sổ cái tài khoản 641 – Chi phí bán hàng 79 Biểu 2.17: Sổ chi tiết tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên 81 Biểu 2.18: Bảng tính khấu hao tài sản cố định theo bộ phận 82 Biểu 2.19: Sổ chi tiết tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ cho BPQL 83 Biểu 2.20 : Sổ cái tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 84 Biểu 2.21:Trường Hoá đơn GTGT Đại (Phiếu thuhọc lãi tự đKinhộng) tế Huế 86 Biểu 2.22: Bảng kê Hoá đơn GTGT thu lãi 87 Biểu 2.23: Sổ kế toán chi tiết tài khoản 6351 – Lãi vay ngân hàng ngắn hạn 88 Biểu 2.24: Sổ cái tài khoản 635 – Chi phí tài chính 89 Biểu 2.25: Sổ cái tài khoản 811 - Chi phí khác 91 Biểu 2.26: Sổ cái tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 93 Biểu 2.27: Sổ cái tài khoản 821 – Thuế TNDN 94 SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Biểu 2.28: Sổ cái tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh 97 Biểu 2.29: Báo cáo kết quả kinh doanh 98 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 38 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức kinh doanh của Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 40 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 41 Sơ đồ 2.4: Hình thức kế toán trên máy vi tính 43 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán ix
  12. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lựa chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển và đã có những bước tiến trong vài năm trở lại đây. Việc tham gia vào các tổ chức lớn giúp cho Việt Nam khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế cả về văn hoá, xã hội lẫn kinh tế, chính trị. Trong lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài những cơ hội mới còn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước, công ty liên doanh và công ty nước ngoài. Tình thế đó đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải có những hướng kinh doanh linh hoạt để tồn tại và phát triển. Công tác kế toán tại doanh nghiệp là một kênh cung cấp thông tin quan trọng giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và đưa ra các quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác trong tình hình cạnh tranh hiện nay. Trong đó, việc hạch toán chính xác, đúng đắn quá trình tiêu thụ sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá thương hiệu, điều chỉnh giá cả sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận, mở rộng thị phần sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Thực hiện đúng chương trình thực tập tốt nghiệp của trường Đại học kinh tế Huế, dưới sự đồng ý của Giám đốc Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng, tôi đã tiến hành thực tập tại Công ty. Trong thời gian thực tập, tìm hiểu về Công ty và nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh đến sự phát triển của Công ty, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổTrường chức công tác kế toánĐại doanh học thu, chi Kinhphí và xác đ ịnhtế kết Huếquả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng” cho khóa luận tốt nghiệp của tôi. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu cơ bản sau: - Cung cấp hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng quý IV năm 2017. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Vicem Thạch cao xi măng. 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng quý IV năm 2017. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng. - Phạm vi thời gian: Quý IV năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo các khóa luận và các sách liên quan ở thư viện của trường, tìm hiểu các giáo trình liên quan do các giảng viên biên soạn để giảng dạy để có cơ sở cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn, đặt câu hỏi với các nhân viên phòng kế toán để thu thập thông tin, giải đáp thắc mắc về tình hình công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. - Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại những công việc mà kế toán viên tại công ty thực hiện để biết được các quy trình hạch toán doanh thu, ghi nhận doanh thu, phân bổ doanh thu, hạch toán thuế thực tế. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: + Phương pháp thu thập số liệu: Xin số liệu trực tiếp từ phòng kế toán, tìm kiếm từ các nguTrườngồn thông tin trên mĐạiạng internet, học Kinh tế Huế + Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp so sánh: so sánh đối chiếu các chỉ tiêu qua từng năm để đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tình hình tài sản, nguồn vốn, lao động và kết quả kinh doanh của công ty. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Phương pháp tổng hợp, phân tích: từ quá trình tìm hiểu thực tế cộng với những kiến thức đã học, tiến hành phân tích để đưa ra nhận xét, đánh giá và có một số gợi ý nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. 6. Kết cấu khoá luận Kết cấu khoá luận này được chia làm ba phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Tổng quan về doanh thu và phân loại doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, thu nhập khác 1.1.1.1. Tổng quan về doanh thu a. Khái niệm doanh thu Theo điều 78, Thông tư 200/2014/TT - BTC: “Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền”. b. Nguyên tắc kế toán - Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý. - Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp với quy định của Chuẩn mựcTrường kế toán “Doanh Đại thu”. học Kinh tế Huế - Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ. - Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa. - Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không được coi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền đối với tài sản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại đối với các khoản nợ phải trả - Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, gồm: + Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường) phải nộp; + Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý; + Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng; + Các trường hợp khác. Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng ngay được tại thời điểm phát sinh giao dịch thì để thuận lợi cho công tác kế toán, có thể ghi nhận doanh thu trên sổ kế toán bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp. Tuy nhiên, khi lập Báo cáo tài chính kế toán bắt buộc phải xác định và loại bỏ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp ra khỏi các chỉ tiêu phản ánh doanh thu gộp. - Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáoTrường tài chính phải tuân Đại thủ các nguyhọcên tắc Kinh kế toán và tùytế theo Huế từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng. - Khi luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, tùy theo đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý của từng đơn vị, doanh nghiệp có thể quyết định việc ghi nhận doanh thu tại các đơn vị nếu có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm, hàng hóa giữa các khâu mà không phụ thuộc vào chứng từ kèm theo (xuất hóa đơn hay chứng từ nội bộ). Khi lập Báo cáo tài chính SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền tổng hợp, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp đều phải được loại trừ. - Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo. Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh. 1.1.1.2. Tổng quan về phân loại doanh thu a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Khái niệm Theo điều 78, Thông tư 200/2014/TT - BTC: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ là toàn bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn”. Doanh thu thuần về bán Doanh thu bán hàng Các khoản giảm trừ = - hàng và cung cấp dịch vụ và cung cấp dịch vụ doanh thu - Điều kiện ghi nhận doanh thu Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: + Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua; + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại vTrườngà người mua không Đại được quyền học trả lại Kinhsản phẩm, hàngtế hoáHuế(trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác); + Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; + Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Nguyên tắc xác định doanh thu + Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp, như thuế GTGT (kể cả trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp không tách ngay được số thuế gián thu phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu, kế toán được ghi nhận doanh thu bao gồm cả số thuế phải nộp và định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp. Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” đều không bao gồm số thuế gián thu phải nộp trong kỳ do về bản chất các khoản thuế gián thu không được coi là một bộ phận của doanh thu. Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là đã bán trong kỳ và không được ghi vào tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mà chỉ hạch toán vào bên Có tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào tài khoản 511“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu. Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm ) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giáTrường hàng bán). Đại học Kinh tế Huế Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Trường hợp có nhận tiền ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì doanh thu tương ứng với số tiền ứng trước được quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền b. Doanh thu hoạt động tài chính - Khái niệm Theo điều 80, Thông tư 200/2014/TT – BTC: “Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu nhập liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiêp bao gồm thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp”. - Nguyên tắc kế toán Đối với lãi tiền gửi: Doanh thu không bao gồm khoản lãi tiền gửi phát sinh do hoạt động đầu tư tạm thời của khoản vay sử dụng cho mục đích xây dựng tài sản dở dang theo quy định của Chuẩn mực kế toán chi phí đi vay. 1.1.1.3. Tổng quan về các khoản giảm trừ doanh thu a. Khái niệm Theo điều 81, Thông tư 200/2014/TT – BTC: “Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp”. - Chiết khấu thương mại: Là khoản do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ. - Hàng bán bị trả lại: Là khoản doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ. - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóaTrường dịch vụ cung cấp Đạikém quy cáchhọc nhưng Kinh chưa được phảntế ánh Huế trên hóa đơn khi bán sản phẩa. Nguyên tắc điều chỉnh doanh thu b. Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau: - Khoản chiết khấu thương mại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh; SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc: + Nếu hàng hoá đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải chiết khấu thương mại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước). + Trường hợp hàng hoá phải chiết khấu thương mại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau). - Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau: + Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần). + Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như: Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghiTrường trên hoá đơn lần cuốiĐại cùng. họcTrường hợpKinh này có th ểtế phát sinhHuế do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng; Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.1.1.4. Tổng quan thu nhập khác Theo điều 93, Thông tư 200/2014/TT – BTC: Thu nhập khác là các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; - Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm); - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự); - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại; - CácTrường khoản thu nhập khácĐại ngo àihọc các khoản Kinh nêu trên. tế Huế 1.1.2. Tổng quan và phân loại chi phí 1.1.2.1. Tổng quan về chi phí a. Khái niệm Theo điều 82, Thông tư 200/2014/TT – BTC: “Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền chưa”. b. Nguyên tắc kế toán - Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý. - Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ. Doanh nghiệp khi đã lựa chọn phương pháp kế toán thì phải áp dụng nhất quán trong một năm tài chính. Trường hợp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kế toán phải kiểm kê để xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. - Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ - Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. - Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. 1.1.2.2. Tổng quan về phân loại chi phí a. Giá vốn hàng bán - KháiTrường niệm Đại học Kinh tế Huế Theo điều 89, Thông tư 200/2014/TT – BTC: “Giá vốn là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền BĐS đầu tư ” - Nguyên tắc kế toán + Khi bán hàng hóa thì được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. + Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng. + Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có). + Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán. + Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. b. Chi phí tài chính - Khái niệm Theo điều 90, Thông tư 200/2014/TT – BTC: “Chi phí tài chính là những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạtTrường động đầu tư tài chính,Đại chi phíhọc cho vay Kinh và đi vay vtếốn, chi Huế phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái ". - Nguyên tắc kế toán + Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu và được ghi nhận vào chi phí tài chính nếu việc phát hành trái phiếu cho mục đích sản SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền xuất, kinh doanh thông thường. + Lãi phải trả của trái phiếu chuyển đổi được tính vào chi phí tài chính trong kỳ được xác định bằng cách lấy giá trị phần nợ gốc đầu kỳ của trái phiếu chuyển đổi nhân (x) với lãi suất của trái phiếu tương tự trên thị trường nhưng không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường tại thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi (xem quy định chi tiết tại phần hướng dẫn tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành). + Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, khoản cổ tức ưu đãi đó về bản chất là khoản lãi vay và phải được ghi nhận vào chi phí tài chính. c. Chi phí bán hàng - Khái niệm Theo điều 91, Thông tư 200/2014/TT – BTC: “Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, ”. - Nguyên tắc kế toán + Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. + Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiềnTrường khác. Tuỳ theo đặcĐại điểm kinhhọc doanh, Kinh yêu cầu quảntế lý Huế từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". d. Chi phí quản lý doanh nghiệp - Khái niệm Theo điều 92, Thông tư 200/2014/TT – BTC: “Chi phí quản lý doanh nghiệp là SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng )” . - Nguyên tắc kế toán + Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. + Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". e. Chi phí khác - Khái niệm Theo điều 94, Thông tư 200/2014/TT – BTC: “Chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp, có thể gồm: + Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số Trườngtiền thu từ bán hồ Đạisơ thầu hoạt học động thanhKinh lý, như ợngtế bán Huế TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; + Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; + Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; + Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền + Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; + Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; + Các khoản chi phí khác”. - Nguyên tắc kế toán Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. f. Chi phí thuế TNDN - Khái niệm Theo điều 95, Thông tư 200/2014/TT – BTC quy định: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc: Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm; Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. + ThuTrường nhập thuế thu nhậpĐại doanh học nghiệp hoKinhãn lại là kho tếản ghi Huế giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc: Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm; Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước. - Nguyên tắc kế toán + Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hiện hành SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót. Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán. + Nguyên tắc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốnTrường chủ sở hữu. Cuối kỳ,Đại kế toán học phải kết chuyểnKinh số ch ênhtế lệch Huế giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.1.3. Tổng quan về xác định kết quả kinh doanh 1.1.3.1 . Khái niệm Theo điều 96, Thông tư 200/2014/TT – BTC: “Xác định kết quả kinh doanh là chỉ tiêu dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác”. + Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. DoanhDoanh thu thu thu thuầầnn Giá vốn Chi phí Chi phí KKếết tqu quảảssảảnn xu xuấấtt = vvềềbánbán hàng hàng và và - hàng bán - bán hàng QLDN kinhkinh doanh doanh cungcung c cấấpp d dịchịchvvụụ - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động Doanh thu hoạt Chi phí hoạt động = - tài chính động tài chính tài chính - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác 1.1.3.2. Nguyên tắc kế toán - Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạtTrường động tài chính ). TrongĐại từng học loại hoạt Kinhđộng kinh doanh tế có Huế thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ. - Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2. Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, các khoản giảm trừ doanh thu, thu nhập khác 1.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a. Chứng từ kế toán sử dụng - Hóa đơn GTGT (mẫu 01 – GTKT) - Hóa đơn bán hàng (mẫu 02 – GTTT ) - Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Có của ngân hàng, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, - Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho - Hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận hàng hóa - Các chứng từ có liên quan b. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá + Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm + Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ + Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: + Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư + Tài khoản 5118 - Doanh thu khác - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + BênTrường Nợ: Đại học Kinh tế Huế Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT); Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". + Bên Có: Doanh thu bán hàng hoá của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. c. Quy trình hạch toán - Doanh thu của khối lượng hàng hoá đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán. + Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT kế toán phản ánh doanh thu bán hàng hoá theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp (chi tiết từng loại thuế) được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi: Nợ các TK 111, 112, 131, (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước + Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi: NợTrường TK 511 - Doanh thuĐại bán hàng học và cung cKinhấp dịch vụ tế Huế Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 1.2.1.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a. Chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu thu (Mẫu số 01 – TT ) - Giấy báo Có của ngân hàng - Các chứng từ khác có liên quan SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền b. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 515 + Bên Nợ: Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có); Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. + Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ; Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mực tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh; - Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. c. Quy trình hạch toán - Định kỳ, khi có bằng chứng chắc chắn thu được khoản lãi tiền gửi, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác Nợ các TK 121, 128 (nếu lãi cho vay định kỳ được nhập gốc) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính - Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các TK 111, 112 nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của các TK Nợ phải trả, ghi: Nợ các TK 331, 341 (tỷ giá trên sổ kế toán) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá trên sổ TK 111, 112). - Khi xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoạiTrường tệ, kế toán kết Đại chuyển tohọcàn bộ khoản Kinh lãi chênh ltếệch tỷHuế giá hối đoái đánh giá lại, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh, ghi: SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 1.2.1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Phiếu chi, giấy báo Nợ, ủy nhiệm chi . - Các chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu có 3 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại + Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại + Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521 + Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng; + Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. - Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ. c. Quy trình hạch toán - Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: + Trường hợp hàng hoá đã bán phải chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượngTrường chịu thuế GTGT Đạitính theo phươnghọc pháp Kinh khấu trừ vàtế doanh Huế nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211) Có các TK 111, 112, 131, + Trường hợp hàng hoá đã bán phải chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi: SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211) Có các TK 111, 112, 131, - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu. 1.2.1.4. Kế toán thu nhập khác a. Chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu thu (Mẫu số 01 – TT) - Giấy báo Có của ngân hàng - Biên bản thanh lý TSCĐ - Các chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng - TK 711 – Thu nhập khác - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711 + Bên Nợ: Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp; Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. + Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. - Tài khoản 711 - Thu nhập khác không có số dư cuối kỳ. c. Quy trìnhTrường hạch toán Đại học Kinh tế Huế - Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh ), ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 711 - Thu nhập khác. - Phản ánh các khoản tiền cho thuê nhà; bãi chứa hàng; bán công cụ, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, ghi: SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nợ các TK 111,112, Có TK 711 – Thu nhập khác - Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số thu nhập khác, ghi: Nợ TK 711- Thu nhập khác Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp - Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi: Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 1.2.2. Kế toán chi phí 1.2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán a. Chứng từ sử dụng - Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT) - Hóa đơn GTGT - Phiếu xuất kho (Mẫu 03 – VT ) - Các chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán. - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632 (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên). + Bên Nợ: TrTrườngị giá vốn của hàng Đại hóa đã bán học trong k ỳ;Kinh tế Huế Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết). + Bên Có: Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”; SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. c. Phương pháp tính giá trị xuất hàng tồn kho Để tính giá trị xuất của hàng hóa tồn kho theo thông tư 200, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: - Phương pháp tính theo giá đích danh Phương pháp này là phương pháp quản lý hàng hóa theo lô, khi xuất lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó. + Ưu điểm: Việc tính giá hàng hóa xuất kho được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá hàng hóa xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô hàng. + Nhược điểm: Doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí do phải quản lý riêng từng lô hàng từ khi nhập kho đến khi xuất kho lô hàng đó. + Điều kiện áp dụng: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. - Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại sản phẩm tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp, có 2 phương pháp tính giá bình quân gia quyền. + Giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng). Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập,Trường lượng hàng tồn kho Đại đầu kỳ vhọcà nhập trong Kinh kỳ để tính tếgiá đ ơnHuế vị bình quân: Giá trị hàng tồn trong kỳ + Giá trị nhập trong kỳ Đơn giá xuất kho bình quân = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa công việc tính toán dồn đến cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. + Giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm). Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá trị đơn vị bình quân. Giá trị đơn vị bình quân được tính theo công thức sau: Trị giá VTHH tồn đầu kỳ + Trị giá VTHH nhập trước lần xuất thứ i Đơn giá xuất kho thứ i = Số lượng VTHH tồn đầu kỳ + Số lượng VTHH nhập trước lần xuất thứ i Ưu điểm: Là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên, nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Nhược điểm: Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít. - Phương pháp nhập trước – xuất trước Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. + Ưu điểm: Đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy, chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. + TrườngNhược điểm: là làm Đại cho doanh học thu hiện Kinh tại không ph tếù hợp Huế với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được tư cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. d. Quy trình hạch toán - Khi xuất bán các hàng hóa (kể cả sản phẩm dùng làm thiết bị, phụ tùng thay thế SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền đi kèm hàng hóa) hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 156 - Hàng hoá - Kết chuyển giá vốn hàng bán của hàng hóa được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán 1.2.2.2. Kế toán chi phí bán hàng a. Chứng từ kế toán sử dụng - Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01 – GTKT – 3LL) - Phiếu chi (Mẫu 02 – TT) - Giấy báo Nợ - Bảng tính và phân bổ KH – TSCĐ - Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương - Các chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên + Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì + Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng + Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ + Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành + Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài + TàiTrường khoản 6418 - Chi Đại phí bằng học tiền khác Kinh tế Huế - Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641 + Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng hoá phát sinh trong kỳ. + Bên Có: Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ; SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. c. Quy trình hạch toán - Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện ) cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán hàng hoá, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có các TK 334, 338, - Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có các TK 152, 153, 242. - Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. - Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax ), chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331, - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh", ghi: NợTrường TK 911 - Xác định Đại kết quả kinhhọc doanh Kinh tế Huế Có TK 641 - Chi phí bán hàng 1.2.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a. Chứng từ kế toán sử dụng: - Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT – 3LL) - Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT) - Bảng tính và phân bổ KH – TSCĐ SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương - Các chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý + Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý + Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng + Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ + Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí + Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng + Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài + Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 + Bên Nợ: Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ; Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); + Bên Có: Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp; Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". - TàiTrường khoản 642 không Đại có số dư cuhọcối kỳ. Kinh tế Huế c. Quy trình hạch toán - Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện ) của nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi: SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có các TK 334, 338 - Giá trị vật liệu xuất dùng hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của doanh nghiệp, , ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ) Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có các TK 111, 112, 242, 331, - Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp, như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn, , ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. - Thuế môn bài, tiền thuê đất, phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. - Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có các TK 111, 112, - Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế) TrườngCó các TK 111, 112, Đại 331, học Kinh tế Huế - Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332). - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi: SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính a. Chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu chi (Mẫu 02 – TT ) - Giấy báo Nợ của ngân hàng - Hoá đơn GTGT thu lãi tự động - Các chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 635 – Chi phí tài chính - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 635 + Bên Nợ: Chi phí lãi tiền vay Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; + Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. - Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. c. Quy trình hạch toán - Trường hợp đơn vị phải thanh toán định kỳ lãi tiền vay cho bên cho vay, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có các TK 111, 112, - KhiTrường thanh toán các khoĐạiản nợ phảihọc trả bằng Kinh ngoại tệ, nếutế tỷ Huếgiá trên sổ kế toán các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112, ghi: Nợ các TK 331, 336, 341, (tỷ giá ghi sổ kế toán) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 1112, 1122 (theo tỷ giá trên sổ kế toán). - Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào chi phí tài chính, ghi: SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131). - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 - Chi phí tài chính. 1.2.2.5. Kế toán chi phí khác a. Chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT) - Giấy báo Nợ của ngân hàng - Biên bản thanh lý TSCĐ - Các chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng - TK 811 - Chi phí khác - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 + Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh. + Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. - Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. c. Quy trình hạch toán - Phản ánh chi phí cho việc chuyển nhượng dự án, ghi: Nợ TK 811 Nợ TK 1331 TrườngCó các TK 111,112, Đại học Kinh tế Huế - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 811 - Chi phí khác SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.2.6. Kế toán chi phí thuế TNDN a. Chứng từ sử dụng - Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước - Tờ khai thuế TNDN tạm tính, tờ khai quyết toán thuế TNDN b. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; + Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 821 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. + Bên Nợ: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm; + Bên Có: Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. - Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ. c. Quy trình hạch toán - Phương pháp kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. + Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiTrườngệp hiện hành, ghi: Đại học Kinh tế Huế Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. + Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112, SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Cuối năm tài chính, số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi: Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 1.2.2.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh a. Chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu kế toán - Các chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911 + Bên Nợ: Trị giá vốn của hàng hóa đã bán; Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; Kết chuyển lãi. + Bên Có: Doanh thu thuần về số hàng hóa đã bán trong kỳ; DoanhTrường thu hoạt động Đại tài chính, học các kho ảnKinh thu nhập khác tế. Huế - Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. c. Quy trình hạch toán - Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Kết chuyển trị giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi: Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 811 - Chi phí khác. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 - Chi phí bán hàng. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642 – Chi phí QLDN - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - KTrườngết chuyển kết quả hoạtĐại động kinhhọc doanh Kinh trong kỳ vào tế lợi nhuậnHuế sau thuế chưa phân phối: + Kết chuyển lãi, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨCKẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY VICEM THẠCH CAO XI MĂNG 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2.1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty - Tên hợp pháp: Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng. -Tên giao dịch quốc tế: GUPSUM AND CEMENT JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: TXM - Trụ sở chính của Công ty + Địa chỉ: Số 24 đường Hà Nội, TP Huế + Điện thoại: 0543.846.363 + E-mail: contact@thachcaoximang.com.vn Công ty CP Vicem Thạch cao xi măng được thành lập trên cơ sở Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty kinh doanh thạch cao xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam) theo quyết định số 459/QĐ-BXD ngày 16/03/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần số 3300101300 do sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 17/04/2006. Luật doanh nghiệp, điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã 5 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần điều chỉnh gần nhất vào ngàyTrường 03 tháng 01 năm Đại2012. học Kinh tế Huế Công ty được chấp thuận niêm yết cổ phiếu phổ thông tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội theo quyết định số 24/QĐ-TTGDHN ngày 16/11/2006 của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Nay là sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) với mã chứng khoán TXM. Ngày chính thức giao dịch cổ phiếu là 16/11/2006. - Vốn điều lệ: 70.000.000.000 đồng - Vốn góp thực tế đến ngày 31/12/2017: 70.000.000.000 đồng SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Công ty có các chi nhánh trực thuộc như sau: + Chi nhánh Công ty tại Quảng Bình; + Văn phòng đại diện tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; + Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng; + Chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng; + Chi nhánh Công ty tại Quảng Trị; + Chi nhánh Công ty tại Thanh Hóa. - Ngành nghề kinh doanh chính + Nhập khẩu và kinh doanh thạch cao các loại; + Kinh doanh xi măng các loại, nghiền xi măng các loại; + Các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Công ty CP Vicem Thạch cao xi măng có chức năng kinh doanh xi măng và Thạch cao. Sản phẩm chính của Công ty là xi măng Bỉm Sơn PCB30, PCB 40; Thạch cao Lào, Thạch cao Thái Lan và Thạch cao OMan. Công ty CP Vicem Thạch cao xi măng được thành lập trên cơ sở Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty kinh doanh thạch cao xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam) theo quyết định số 459/QĐ-BXD ngày 16/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. Cơ cấu vốn điều lệ là 70.000.000.00 đồng theo hình thức sở hữu như sau: Vốn thuộc sở hữu Nhà nước (Tổng Công ty Xi măng Việt Nam là đại diện chủ sở hữu): 35.845.250.000 đồng, bằng 51,21% vốn điều lệ. Vốn sở hữu của các cổ đông là pháp nhân và cá nhân ngoài vốn Nhà nước: 34.154.750.000 đồng, bằng 47,79% vốn điều lệ. 2.1.1.2. QuáTrường trình phát triển củaĐại công ty học Kinh tế Huế Thị trường tiêu thụ của Công ty CP Vicem Thạch cao xi măng chủ yếu là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Dương, Nghệ An. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty từ năm 2015 – 2017 được thể hiện qua bảng dưới đây: SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng qua 3 năm 2015 - 2017 Chỉ tiêu Đvt Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1.Doanh thu Đồng 568.855.862.480 597.597.764.626 545.321.822.379 2. Lợi nhuận Đồng 3.322.388.044 10.160.969.840. 8.207.391.399 3. Nộp ngân sách Đồng 1.004.776.115 2.598.242.460 2.431.085.599 4. Lương bình quân Đồng 4.300.000 4.500.000 5,000,000 Ta xét tỉ xuất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty được tính theo công thức: L i nhu n Tỷ suất lợi nhuận = ợ ậ x 100 Doanh thu Năm 2015, tỷ suất lợi nhuận là 0,58%, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì có 0,58 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2016 là 1,70% và năm 2017 là 1,51%. Chỉ tiêu này cho thấy, năm 2016 Công ty thu được 100 đồng doanh thu thì có 1,70 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2017 là 1,51 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt cho thấy tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty ổn định và phát triển. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty năm 2016 cao hơn năm 2015 phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế (năm 2016 là năm có nhiều thuận lợi trong kinh doanh nó ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của công ty như giá xăng dầu giảm và cước đường bộ giảm làm cho chi phí trực tiếp/tấn giảm); Năm 2017 chỉ tiêu này lại giảm so với 2016 (năm 2017 là năm có nhiều khó khăn trong kinh doanh ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của Công ty như giá xăng dầu có xu hướng tăngTrường trở lại và cước đĐạiường bộ tănghọc làm choKinh chi phí trực tế tiếp/tấn Huế tăng, nhưng giá vốn lại không được tăng tương ứng như thế). Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập cho người lao động. Công ty luôn phấn đấu nâng cao thu nhập cho người lao động với mục tiêu năm sau cao hơn năm trước liền kề. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Để tăng cường hiệu quả quản lý và phù hợp đặc điểm kinh doanh của mình, bộ máy quản lý của Công ty CP Vicem Thạch cao xi măng được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CÁC CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận - Đại hội đồng cổ đông Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ Công ty quy định. - HTrườngội đồng quản trị Đại học Kinh tế Huế Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ban kiểm soát Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính của Công ty. - Ban giám đốc + Giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. + Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công. Công ty có 2 PGĐ, bao gồm: Phó giám đốc kinh doanh: Trực tiếp phụ trách phòng tiêu thụ, các chi nhánh tiêu thụ, văn phòng đại diện tại các địa bàn Công ty kinh doanh. Chỉ đạo việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ của Công ty tới các địa điểm. Phó giám đốc nội chính đồng thời là trưởng phòng TCHC: Làm các công tác về chính trị và nhân sự của Công ty. - Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, điều động cán bộ nhân viên trong toàn Công ty phù hợp với chuyên môn trình độ. Thực hiện xây dựng các chế độ tiền lương, khen thưởng, xử phạt, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. - Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, xây dựng các kế hoạch tiêu thụ hàng hoá. - Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch về tài chính, tổ chức hạch toán theo chế độ quy định của Nhà nước, thường xuyên phản ánh và cungTrường cấp thông tin kịpĐại thời chính học xác cho KinhGiám đốc. tế Huế - Phòng Tiêu thụ: Chịu trách nhiệm việc tiêu thụ hàng hoá đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ qua các chi nhánh, văn phòng đại diệncủa Công ty. - Phòng Xây dựng cơ bản: Chịu trách nhiệm giám sát thi công các công trình xây dựng phát sinh. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phòng Bảo vệ: Trực thuộc phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm canh gác bảo đảm an toàn cho tài sản của công ty. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh Công ty CP Vicem Thạch cao xi măng chịu sự chỉ đạo của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Tổng Công ty đã tổ chức, thành lập, phân địa bàn cho các đơn vị thành viên và các đơn vị thành viên này quản lý khu vực mà mình được phân công. TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM THẠCH CAO XI MĂNG CÁC CHI NHÁNH Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức kinh doanh của Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng Các chi nhánh gồm: Hải Phòng, Hà Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa với chức năng chính là tiêu thụ xi măng thông qua các đại lý và giao nhận thạch cao cho các nhà máy xi măng. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Bộ máy kế toán tại Công ty trực thuộc phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính. Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính chịu trách nhiệm lập kế hoạch về tài chính, tổ chức hạch toán theo quy định của Nhà nước, điều hành bộ máy kế toán của Công ty,Trườngthường xuyên phĐạiản ánh vàhọccung c ấpKinhcác thông tếtin tàiHuế chính kịp thời, chính xác cho Giám đốc. Đây là phòng ban chức năng có vai trò quan trọng trong hệ thống bộ máy quản lý của Công ty. Công ty đang áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung. Theo mô hình này, toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu thập, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh đều do phòng kế toán của Công ty thực hiện. Các chi nhánh không có bộ phận kế toán riêng mà SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền chỉ có các chuyên viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra, tổng hợp và phân loại chứng từ phát sinh tại chi nhánh, sau đó gửi chứng từ về phòng kế toán ở Công ty. Mô hình này phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động của Công ty nhờ đó mà công tác kế toán tại Công ty diễn ra thuận tiện và thống nhất. Bộ máy kế toán tại văn phòng công ty gồm 5 nhân viên kế toán, các nhân viên này được phân công, sắp xếp vào các phần hành kế toán theo đúng năng lực, chuyên môn của từng người, đảm bảo hiệu quả công việc. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán hàng hoá Thủ quỹ KT CN KT CN KT CN KT CN KT CN Bỉm Sơn Đà Nẵng Quảng Trị Hải Phòng Quảng Bình Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán - Kế toán trưởng: là người phụ trách chung công tác kế toán tại công ty, có trách nhiệm giúp Giám đốc điều hành toàn bộ công tác kế toán, tổng hợp số liệu kế toán, lập BCTC theo điều lệ. Phân tích số liệu kế toán qua các kỳ đặc biệt là doanh thu và chi phí nhằm tham mưu cho Giám đốc công ty. - CácTrườngkế toán viên Đại học Kinh tế Huế + Kế toán tổng hợp: Gồm 1 người đảm nhiệm phần hành kế toán TSCĐ, Kế toán lương, Kế toán chi phí và Kế toán xác định kết quả kinh doanh; có trách nhiệm theo dõi tình hình TSCĐ, chi phí phát sinh, Lập bảng lương và các khoản trích theo lương , xác định kết quả kinh doanh cho Công ty. + Kế toán thanh toán: Gồm 1 người đảm nhiệm các phần hành kế toán tiền mặt, tạm ứng, kế toán công nợ phải trả, kế toán tiền gửi và các khoản vay ngân hàng; có SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền trách nhiệm theo dõi tình hình công nợ, tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán trả lương cho nhân viên, bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ của công ty với Nhà nước. + Kế toán hàng hóa: Gồm 1 người đảm nhiệm phần hành kế toán tiêu thụ, có trách nhiệm phản ánh giám đốc tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản và dự trữ hàng hoá, tình hình nhập xuất vật tư hàng hoá, tính giá thực tế hàng hoá mua vào, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ và bán hàng nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá. Xác định đúng đắn doanh thu bán hàng, thu đầy đủ thu kịp thời tiền bán hàng, phản ánh kịp thời kết quả mua bán hàng hoá. Tham gia kiểm kê và đánh giá lại vật tư, hàng hoá. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, theo dõi ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình biến động và số tiền tồn quỹ, cung cấp thông tin cho kế toán làm cơ sở cho việc kiểm soát, điều chỉnh vốn bằng tiền. + Kế toán tại các chi nhánh: Có nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra, tổng hợp và phân loại chứng từ phát sinh tại các chi nhánh, sau đó gửi chứng từ về phòng kế toán ở Công ty. 2.1.4.3. Chế độ và chính sách kế toán đang áp dụng tại Công ty a. Chế độ kế toán đang áp dụng tại Công ty Công ty hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. b. Chính sách kế toán được áp dụng tại công ty - Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch từ 01/01 đến 31/12. - KTrườngỳ kế toán: Công ty Đạiáp dụng kỳhọc kế toán theoKinhquý. tế Huế - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Công ty được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá xuất kho của hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo thông tư 200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014. - Tỷ giá sử dụng trong hạch toán ngoại tệ: Công ty sử dụng tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là chủ yếu, trong một số trường hợp sử dụng tỷ giá hối đoái của Ngân hàng công thương Huế. 2.1.4.4. Hình thức kế toán đang áp dụng của Công ty Các loại sổ kế toán chủ yếu mà công ty đang áp dụng: - Sổ chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái. Để đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh doanh, tiện cho việc kiểm tra hoạt động kinh doanh. Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng đang áp dụng phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING. Chương trình cho phép cập nhật số liệu ngay từ các chương trình ban đầu, qua hệ thống chương trình xử lý thông tin sẽ tự động luân chuyển vào hệ thống sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản, các báo cáo về tình hình công nợ Chứng từ kế toán Sổ kế toán PHẦN MỀM - Sổ tổng hợp KẾ TOÁN - Sổ chi tiết - Bảng tổng hợp chứng từ Báo cáo tài chính kế toán cùng loại Máy vi tính TrườngSơ đ ồĐại2.4: Hình học thức kế toánKinh trên máy tế vi tính Huế Chú thích: : Nhập số liệu hằng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối quý, cuối năm Phần mềm này đã được doanh nghiệp kinh doanh phần mềm cài đặt và sửa đổi phù hợp với tình hình kế toán tại công ty. Đối với các nhân viên kế toán phần mềm SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền này là một công cụ đắc lực không thể thiếu trong việc tập hợp các hóa đơn, chứng từ và trong công việc hạch toán kế toán. Kế toán trên máy được công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng sử dụng theo hình thức Nhật ký chung. 2.1.5. Giới thiệu khái quát về nguồn lực của Công ty 2.1.5.1 Tình hình lao động Lao động đối với công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng có một vai trò rất quan trọng, giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty được diễn ra thường xuyên, liên tục và không bị gián đoạn. Một doanh nghiệp có nguồn lao động dồi dào và trình độ lao động càng cao thì càng thể hiện sự lớn mạnh và tính cạnh tranh trên thị trường. Cho nên bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi phải có cách bố trí và sử dụng lao động thật hiệu quả. Để đánh giá tình hình lao động của công ty qua 3 năm ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số LĐ 150 100 152 100 153 100 2 1,33 1 0,65 Theo trình độ Đại học 45 30 46 30,26 46 29,41 1 2,22 Cao đẳng 7 4,67 7 4,61 7 4,58 0 0 Trung cấp 3 2 3 1,97 3 1,96 0 0 Lao động 95 63,33 96 63,16 97 63,40 1 1,05 1 1,04 phổ thông Theo giới tính Nam 112 74,67 112 73,68 113 73,86 1 0,66 Nữ 38 25,33 40 26,32 40 26,14 2 1,33 (NguTrườngồn: Phòng Tổ chức Đại- Hành chínhhọc Công Kinhty Cổ phần Vicem tế ThạchHuế cao xi măng) Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng số lao động của công ty tăng lên mỗi năm, tuy nhiên không có sự biến động nhiều. Cụ thể, năm 2016 tăng lên 2 lao động tương ứng tăng 1,33% so với năm 2015. Năm 2017 tăng lên 1 lao động tương ứng tăng 0,65%. Số lao động tăng là do công ty đang ngày càng mở rộng quy mô do đó công ty có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc. Để thấy rõ được tình hình biến động của công ty chúng ta cần đi vào phân tích các chỉ tiêu sau: SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phân theo trình độ: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty. Năm 2015 chiếm 63,33%, năm 2016 chiếm 63,16% và năm 2017 chiếm 63,40%. Nguyên nhân là do công ty ngày càng mở rộng việc kinh doanh nên số lao động này chủ yếu là nhân viên bốc xếp hàng. Lao động có trình độ Đại học cũng có xu hướng tăng, cụ thể năm 2016 tăng 2,22% so với năm 2015 và năm 2017 số lao động trình độ đại học không có sự thay đổi, tất cả đều làm việc ở bộ phận kế toán và kinh doanh. Cho thấy công ty ngày càng chú trọng đến công tác quản lý và điều hành hoạt động của công ty. - Phân theo giới tính: Qua 3 năm ta thấy tỷ lệ lao động nam luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ. Năm 2015 lao động nam chiếm 74,67% và lao động nữ chiếm 25,33%. Năm 2016, lao động nam chiếm 73,68% và lao động nữ chiếm 26,32%. Đến năm 2017 lao động nam chiếm 73,86% và lao động nữ chiếm 26,14%. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là buôn bán các sản phẩm dùng trong xây dựng và nguyên liệu dùng để sản xuất xi măng nên đòi hỏi những người lao động phải có sức khỏe tốt mới dễ dàng bóc vác hàng hóa. Nhìn chung ta thấy tỷ trọng này biến động không nhiều qua 3 năm. Như vậy, trong 3 năm qua tình hình lao động của công ty có sự biến động nhưng không nhiều, chủ yếu do yếu tố khách quan. Công ty cần phải luôn xem xét tổ chức, bố trí lao động sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Đồng thời phải nghiên cứu, tìm ra biện pháp để tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, phát huy hơn nữa về mọi mặt nhằm đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, tạo môi trường lao động thuận lợi, khuyến khích người lao động học tập để nâng cao tay nghề và trình độ. 2.1.5.2 KháiTrường quát tình hình tài Đại sản và ngu họcồn vốn qua Kinh 3 năm 2015 - 2017tế Huế SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. Tổng Tài sản 158.786.481.813 100 185.116.418.746 100 200.065.856.509 100 26.329.936.933 16,58 14.949.437.763 8,08 I. Tài sản ngắn hạn 136.387.212.320 85,89 161.946.713.740 87,48 198.308.449.094 99,12 25.559.501.420 18,74 36.361.735.354 22,45 1. Ti à các kho ền v ản 27.224.664.204 17,15 37.053.463.124 20,02 12.678.832.614 6,34 9.828.798.920 36,10 (24.374.630.510) (65,78) tương đương tiền 2. Các kho ản phải thu 91.234.753.791 57,46 112.423.171.399 60,73 174.515.995.812 87,23 21.188.417.608 23,22 62.092.824.413 55,23 ngắn hạn 3. Hàng tồn kho 17.479.652.980 11,01 11.249.792.005 6,08 9.720.089.386 4,86 (6.229.860.975) (35,64) (1.529.702.619) (13,60) 4. Tài s ản ngắn hạn 448.141.345 0,28 1.220.287.212 0,66 1.393.531.282 0,70 772.145.867 172,30 173.244.070 14,20 khác II. Tài sản dài hạn 22.399.269.493 14,11 23.169.705.006 12,52 1.757.407.415 0,88 770.435.513 3,44 (21.412.297.591) (92,42) 1. Tài sản cố định 1.913.564.721 1,21 2.251.266.776 1,22 1.757.407.415 0,88 337.702.055 17,65 (493.859.361) (21,94) 2. Tài s ài ản dở dang d 20.485.704.772 12,90 20.918.438.230 11,30 0 0 432.733.458 2,11 (20.918.438.230) (100) hạn A. Tổng Tài sản 158.786.481.813 100 185.116.418.746 100 200.065.856.509 100 26.329.936.933 16,58 14.949.437.763 8,08 B. Tổng Nguồn vốn 158.786.481.813 100,00 185.116.418.746 100,00 200.065.856.509 100 26.329.936.933 16,58 14.949.437.763 8,08 I. Nợ phải trả 46.278.468.797 29,15 65.687.435.890 35,48 78.665.180.357 39,32 19.408.967.093 41,94 12.977.744.467 19,76 1. Nợ ngắn hạn 46.278.468.797 29,15 65.687.435.890 35,48 78.665.180.357 39,32 19.408.967.093 41,94 12.977.744.467 19,76 II. Vốn chủ sở hữu 112.508.013.016 70,85 119.428.982.856 64,52 121.400.676.152 60,68 6.920.969.840 6,15 1.971.693.296 1,65 1. V ốn đầu tư của chủ 70.000.000.000 44,08 70.000.000.000 37,81 70.000.000.000 34,99 0 0 0 0 sở hữu Trường Đại học Kinh tế Huế 2. L ợi nhuận sau thuế 3.642.486.633 2,29 10.160.969.840 5,49 8.253.787.264 4,13 6.518.483.207 178,96 (1.907.182.576) (18,77) chưa phân phối (Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng) SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nhận xét: Tài sản là nguồn lực của doanh nghiệp có giá trị kinh tế và giá trị được xác định bằng tiền. Còn nguồn hình thành tài sản hay còn gọi là nguồn vốn là những chỉ tiêu phản ánh hiện trạng tài chính, năng lực và kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, các chính sách quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hay không, chúng ta cùng xem xét cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng qua 3 năm như sau: - Về tài sản: Qua bảng 2.2 ta có thể thấy rằng tổng tài sản của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 có xu hướng tăng lên, tuy nhiên tốc độ biến động tăng trưởng không đều qua 3 năm. Cụ thể: năm 2016 tổng tài sản trên 185 tỷ đồng tăng hơn 26 tỷ đồng, tương ứng tăng 16,58% so với năm 2015. Đến năm 2017, tổng tài sản vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ tăng chậm hơn, chỉ tăng hơn 14 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,08% so với năm 2016. Trong đó: + Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Điều này là phù hợp với công ty thương mại. Tài sản ngắn hạn đang có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng tài sản. Cụ thể: năm 2016 tài sản ngắn hạn tăng hơn 25 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,74% so với năm 2015. Đến năm 2017, tài sản ngắn hạn tăng hơn 36 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,45% so với năm 2016. Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty trong 3 năm chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2015, khoản mục này của công ty có giá trị hơn 27 tỷ đồng chỉ chiếm 17,15%; năm 2016 khoản mục này là hơn 37 tỷ đồng, chiếm 20,02%. Tuy nhiên sang năm 2017 chỉ tiêu này giảm xuống nhanh chóng còn hơn 12 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 6,34% trongTrường tổng tài sản. ĐiĐạiều này cho học thấy khả Kinh năng thanh toántế tứcHuế thời của công ty bất thường qua các năm. Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Năm 2015, năm 2016, năm 2017, tỷ trọng khoản mục này trong tổng tài sản tăng, chiếm tỷ trọng lần lượt 57,46%, 60,73% và 87,23. Khi các khoản phải thu tăng lên có nghĩa là công ty nằm trong tình trạng bị chiếm dụng vốn và có thể gây thiếu vốn hoặc không có vốn để tiếp tục hoạt động kinh doanh cho kỳ tiếp theo. Bộ phận bán hàng SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền nên dựa vào lịch sử trả nợ, uy tín, khả năng vốn cũng như mối quan hệ với khách hàng để có thể xây dựng chính sách bán chịu hợp lý hơn, giảm thiểu rủi ro thu hồi vốn cho công ty. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không cao trong tổng tài sản chiếm 11,01% năm 2015, sau đó giảm xuống 6,08% năm 2016 và 4,86% năm 2017. Hàng tồn kho giảm đồng thời với phần chi phí bảo quản, kho hàng, chi phí nhân viên quản lý và nhiều chi phí khác có liên quan giảm giúp cải thiện được lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải tính toán sao cho lượng hàng tồn kho phải tồn ở một số lượng hợp lý để khi nhu cầu mua tăng đột biến thì công ty vẫn có hàng để bán ra thị trường. Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn. - Về Chỉ tiêu tài sản dài hạn, năm 2016 công ty có mua 2 máy vi tính sử dụng tại phòng kế toán nên giá trị tài sản dài hạn tăng 3,44%% so với năm 2015. Tuy nhiên, sang năm 2017 công ty có thanh lý một số tài sản nên giá trị tài sản giảm 92,42 % so với năm 2016. - Về nguồn vốn: Năm 2016 tổng nguồn vốn tăng hơn 26 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 16,58% so với năm 2015. Sang năm 2017, nguồn vốn tăng thêm hơn 14 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 8,08%. Nguyên nhân tổng nguồn vốn tăng là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng. Tổng nguồn vốn của công ty tăng chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối nên vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2016 so với năm 2015, vốn chủ sở hữu tăng hơn 6 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 6,15%. Đến năm 2017, vốn chủ sở hữu tăng hơn 1 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 1,65%. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do lợi nhuậnTrường sau thuế chưa Đạiphân phối học, điều này Kinhcho thấy khả tếnăng Huếtự chủ của công ty khá tốt. SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.5.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Bảng 2.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và ung cấp dịch vụ 568.855.862.480 597.597.764.626 545.321.822.379 28.741.902.146 5,05 (52.275.942.247) (8,75) 2. Các khoản giảm trừ 3.103.378.752 3.919.798.012 4.111.652.519 816.419.260 26,31 191.854.507 4,89 3. Doanh thu thu hàng và cung c ần về bán ấp dịch vụ 565.752.483.728 593.677.966.614 541.210.169.860 27.925.482.886 4,94 (52.467.796.754) (8,84) (10=01-02) 4. Giá vốn hàng bán 493.137.543.861 505.262.700.634 465.265.754.100 12.125.156.773 2,46 (39.996.946.534) (7,92) 5. L g àng và cung c ợi nhuận ộp về bán h ấp dịch vụ 72.614.939.867 88.415.265.980 75.944.415.760 15.800.326.113 21,76 (12.470.850.220) (14,10) (20=10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 723.236.689 1.036.750.934 184.747.284 313.514.245 43,35 (852.003.650) (82,18) 7. Chi phí tài chính 414.306.603 65.963.603 246.355.478 (348.343.000) (84,08) 180.391.875 273,47 Trong đó: Lãi vay phải trả 6.116.968 0 243.363.007 (6.116.968) (100) 243.363.007 8. Chi phí bán hàng 56.639.466.247 56.769.042.184 52.716.503.724 129.575.937 0,23 (4.052.538.460) (7,14) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.454.425.669 21.863.388.699 20.975.288.635 2.408.963.030 12,38 (888.100.064) (4,06) 10. L ợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (3.170.021.963) 10.753.622.428 2.191.015.207 13.923.644.391 (439,23) (8.562.607.221) (79,63) 30=20+(21-22)-(25 + 26) 11. Thu nhập khác 8.559.553.960 2.011.514.660 22.307.055.699 (6.548.039.300) (76,50) 20.295.541.039 1008,97 12. Chi phí khác 1.062.367.838 5.924.788 14.117.486.702 (1.056.443.050) (99,44) 14.111.561.914 238178,34 13. Lợi nhuận khác (40 =31–32) 7.497.186.122 2.005.589.872 8.189.568.997 (5.491.596.250) (73,25) 6.183.979.125 308,34 14. Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40) 4.327.164.159 12.759.212.300 10.380.584.204 8.432.048.141 194,86 (2.378.628.096) (18,64) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.004.776.115 2.598.242.460 2.126.796.940 1.593.466.345 158,59 (471.445.520) (18,14) 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN(60=50-51) Trường3.322.388.044 Đại10.160.969.840 học Kinh8.253.787.264 tế6.838. Huế581.796 205,83 (1.907.182.576) (18,77) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 412 1.452 1.179 1.040 252,43 (273) (18,80) (Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính công ty Cổ phần Thạch cao xi măng) SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nhận xét: Qua bảng 2.3 ta thấy, Lợi nhuận sau thuế TNDN qua 3 năm 2015 – 2017 có sự biến động . Năm 2016 so với năm 2015, lợi nhuận sau thuế TNDN tăng khá mạnh. Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2015 là hơn 3 tỷ đồng, đến năm 2016 là hơn 10 tỷ đồng, tăng lên hơn 6 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 205,83%. Năm 2017 so với năm 2016, lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng giảm hơn 1 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm 18,77%. Vậy lợi nhuận sau thuế TNDN tăng, giảm như vậy là do được góp phần bởi chỉ tiêu nào? Nguyên nhân các chỉ tiêu đó tăng giảm? Chúng ta thử phân tích các chỉ tiêu làm nên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế TNDN. Lợi nhuận sau Lợi nhuận thuần = - Lợi nhuận khác - Chi phí thuế TNDN thuế TNDN từ hoạt động KD Lợi nhuận thuần Lợi nhuận gộp Doanh thu Chi phí Chi phí Chi phí = + - - - từ hoạt động KD từ BH & CCDV hoạt động tài chính bán hàng QLDN tài chính Lợi nhuận gộp BH & CCDV = Doanh thu BH & CCDV - Giá vốn hàng bán - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2016 so với năm 2015, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 27 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 4,94%. Đến năm 2017, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm hơn 52 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm 8,84% so với năm 2016. Doanh thu thuần tăng, giảm là do bán các sản phẩm xi măng và thạch cao. - Giá vốn hàng bán SoTrường với năm 2015, năm Đại 2016 giá học vốn hàng Kinh bán tăng hơn tế 12 tHuếỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 2,46%. Đến năm 2017, giá vốn hàng bán lại có xu hướng giảm hơn 39 tỷ đồng, tương ứng tốc độ giảm 7,92% so với năm 2016. - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2016 so với năm 2015, lợi nhuận gộp về BH & CCDV tăng hơn 15 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 21,76% (do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có tốc độ tăng 4,94% lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán 2,46%). SVTH: Trần Thị Như Hằng – Lớp: K50 LT Kế Toán 50