Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vu Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán phía Nam (AASCS) thực hiện

pdf 105 trang thiennha21 23/04/2022 7940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vu Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán phía Nam (AASCS) thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_no_phai_tra_nha_cung.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vu Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán phía Nam (AASCS) thực hiện

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS) THỰC HIỆN Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành : KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Tùng Sinh viên thực hiện : Lê Minh Duy Kha MSSV: 1311180478 Lớp: 13DKKT02 TP. Hồ Chí Minh, 2017 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Trần Văn Tùng. Mọi chứng từ, số liệu, báo cáo đều có sự cho phép của Công ty, không có sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay có sự gian trá. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 (SV Ký và ghi rõ họ tên) ii
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với thầy, cô của trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, Ban lãnh đạo Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam cùng các anh,chị kiểm toán viên phòng kiểm toán 2. Đặc biệt là TS. Trần Văn Tùng - Giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Trong quá trình làm khóa luận thực tập này khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy,cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, đòng thời tạo bước đệm làm hành trang kiến thức để bước vào nghề sau này.Sau cùng một lần nữa em xin cảm ơn và có lời chúc sức khỏe, thành công đến thầy,cô trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, cùng anh,chị trong phòng kiểm toán 2 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam. Trân trọng! ngày tháng năm 2017 (SV Ký và ghi rõ họ tên) iii
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐH Đại học TNHH Trách nhiêm hữu hạn HĐTV Hội đồng thành viên ĐVT Đơn vị tính BGĐ Ban giám đốc HTKK Hỗ trợ kê khai KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên PCNCC Phải trả nhà cung cấp VACPA Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam GTGT Giá trị gia tăng CSDL Cơ sở dẫn liệu NSNN Ngân sách nhà nước BCKT Báo cáo kiểm toán TSCĐ Tài sản cố định BĐSĐT Bất động sản đầu tư BCTC Báo cáo tài chính iv
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nợ phải trả nhà cung cấp 21 Bảng 2.2: Kiểm tra chi tiết số dư nợ phải trả nhà cung cấp 23 Bảng 3.1: Doanh thu, lợi nhuận của AASCS trong giai đoạn 2014 – 2016 27 Bảng 4.1: Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán 39 Bảng 4.2: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát 44 Bảng 4.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty X 48 Bảng 4.4: Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán 49 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp số dư đầu kỳ theo giấy tờ làm việc của AASCS 53 Bảng 4.6: Bảng phân tích số liệu tỷ trọng nở phải trả nhà cung cấp trong nợ ngắn hạn theo giấy tờ làm việc của AASCS 54 Bảng 4.7: Bảng xác nhận công nợ theo giấy tờ làm việc của AASCS 55 Bảng 4.8: Bảng xác nhận công nợ theo giấy tờ làm việc của AASCS 56 Bảng 4.9: Bảng tổng hợp thư xác nhận nợ phải trả người bán tại khách hàng X 57 Bảng 4.10: Bảng đánh giá lại số dư nợ phải trả có gốc ngoại tệ 58 Bảng 4.11: Bảng kiểm tra việc trình bày khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trên báo cáo tài chính của công ty X 58 v
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phải trả nhà cung cấp 9 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty AASCS 31 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức và quản lý của bộ phận kiểm toán tại công ty AASCS 33 vi
  7. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 11 1.1 Lý do chọn đề tài 11 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 11 1.3 Đối tượng nghiên cứu 12 1.4 Phạm vi nghiên cứu 12 1.5 Phương pháp nghiên cứu 12 1.6 Kết cấu đề tài 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15 2.1. Đặc điểm kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 15 2.1.1. Khái niệm nợ phải trả nhà cung cấp 15 2.1.2. Nguyên tắc, yêu cầu hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 15 2.1.3. Phương pháp kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 17 2.1.3.1. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 17 2.1.3.3. Sơ đồ kế toán nợ phải trả nhà cung cấp 18 2.2. Kiểm toán khoản nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính 20 2.2.1. Đặc điểm kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC 20 2.2.2. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 22 2.2.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 22 2.2.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 23 2.3. Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC 24 2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 24 2.3.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 24 2.3.1.2. Lập kế hoạch chiến lược 25 2.3.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 26 2.3.1.4. Thiết kế chương trình kiểm toán 29 vii
  8. 2.3.2. Thực hiện kiểm toán 30 2.3.2.1. Khảo sát về KSNB đối với nợ phải trả nhà cung cấp 30 2.3.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích 31 2.3.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 31 2.3.3. Kết thúc kiểm toán 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 26 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM 27 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía Nam (AASCS) 27 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 27 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 27 3.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam 28 3.2.1. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty 28 3.2.2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam 30 3.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam 30 3.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 30 3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty 31 3.4 Giới thiệu về bộ phận kiểm toán tại công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế Toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) 33 3.4.1 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm toán tại công ty 33 3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong bộ phận kiểm toán tại công ty 33 3.4.3. Quy định về hoạt động kiểm toán của công ty. 34 3.4.4. Chế độ, chính sách kiểm toán áp dụng tại công ty . 34 3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 36 viii
  9. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN X. 37 4.1. Công việc trước kiểm toán 37 4.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 41 4.2.1. Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng 41 4.2.2. Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng 42 4.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát 43 4.2.4. Tìm hiểu về quy trình kế toán 46 4.2.5. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 47 4.3. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết 49 4.4 Xác định mức trọng yếu 52 4.5 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán 52 4.6 Thực hiện Kiểm toán các khoản nợ phải trả người bán 53 4.7. Kết thúc kiểm toán 59 4.7.1. Họp tổng kết, thống nhất điều chỉnh với khách hàng 59 4.7.2. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 59 4.8. Công việc sau kiểm toán 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 62 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS) THỰC HIỆN 63 5.1. Nhận xét 63 5.1.1 . Nhận xét về tình hình hoạt động của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) 63 5.1.1.1 . Ưu điểm 63 5.1.1.2. Tồn tại 64 ix
  10. 5.1.2. Nhận xét về công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 65 5.1.2.1. Ưu điểm 65 5.1.2.2.Tồn tại 67 5.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp do AASC thực hiện 68 5.2.1. Kiến nghị về giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 68 5.2.2. Kiến nghị về giai đoạn thực hiện kiểm toán 70 5.2.3. Kiến nghị về giai đoạn kết thúc kiểm toán 73 5.2.4. Kiến nghị khác 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 75 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC VÀ BIỂU MÃU KÈM THEO 78 x
  11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 . Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, lĩnh vực kiểm toán đã và đang cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của mình đối với nền kinh tế quốc gia. Điều này xuất phát từ vai trò là đảm bảo một môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả. Hơn nữa, một số sự kiện phá sản, vỡ nợ của của nhiều công ty lớn trong và ngoài nước có liên quan đến dịch vụ kiểm toán càng làm cho những đối tượng sử dụng BCTC như ngân hàng, cổ đông, nhà đầu tư quan tâm hơn nữa đến sự trung thực và hợp lý trên BCTC của mỗi đơn vị. Trong đó, nợ phải trả nhà cung cấp là khoản mục chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao và phản ánh khả năng chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao công tác kiểm toán đối vói khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp hay còn gọi là nợ phải trả người bán đóng vai trò quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Trong thời gian thực tập vừa qua tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán phía Nam (AASCS), tôi đã được tiếp xúc với quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp. Nhằm hệ thống lại những gì đã thu nhận được từ thực tế cùng với những kiến thức đã học trên giảng đường về phần hành này, tôi đã chọn đề tài cho khóa luận của mình như sau : “Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vu Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán phía Nam (AASCS) thực hiện” 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng công tác kiểm toán nợ phải trả nhà cung cấp do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam thực hiện như sau: - Nắm được cơ sở lý luận của một quy trình kiểm toán BCTC nói chung hay quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp nói riêng từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn tất công viêc kiểm toán. 11
  12. - Hoàn thiện kĩ năng phân tích, tổng hợp thông tin, chọn lọc thông tin để đưa ra các đánh giá và góp ý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp. - Vận dụng những kiến thức đã thu thập được về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp để đưa ra những nghiên cứu mới. 1.3 . Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam. Cụ thể hơn là nghiên cứu qua ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp mà Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam đã xây dựng cũng như đã thực hiện với khách hàng thực tế là Công ty Cổ phần X. 1.4 . Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại công ty. Cụ thể: - Thời gian nghiên cứu từ ngày 13/1/2017 đến ngày 10/5/2017 - Địa điểm: Khách hàng của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam là Công ty Cổ phần X. - Số liệu và đề tài thu thập được từ các giấy tờ làm việc lưu trong hồ sơ làm việc của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam và báo cáo kiểm toán của công ty từ các năm 2016-2017. - Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trà nhà cung cấp mà không tiến hành nghiên cứu quy trình kiểm toán của toàn bộ các phần hành khách trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam thực hiện. 1.5 . Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này sử dụng để tổng hợp những kiến thức nền tảng cũng như mở rộng nhằm củng cố cho đề tài thông qua tìm hiểu và nghiên cứu: các văn bản pháp luật, Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam, 12
  13. Chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam (VACPA) và tham khảo các khóa luận, chuyên đề hay bài viết có liên quan. - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu bao gồm: + Quan sát thực tế cách tiến hành quy trình kiểm toán cụ thể từ đó có thể nắm bắt được từng bước thực hiện của quy trình. + Phỏng vấn đơn vị kiểm toán nhằm tìm hiểu về nội dung của các bước trong quy trình kiểm toán liên quan đến đề tài thực hiện. + Trực tiếp tham gia vào một số cộng đoạn của quy trình kiểm toán với vai trò Trợ lý Kiểm toán viên. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Tổng hợp, chọn lọc số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu, tính toán số học, so sánh và phân tích số liệu để từ đó có thể rút ra các nhận xét từ các số liệu thu thập được. 1.6 . Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam gồm 5 phần chính: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính Chương 3: Tổng quan về Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) Chương 4: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam thực hiện tại Công ty Cổ phần X Chương 5: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam thực hiện. 13
  14. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về nội dung của đề tài khóa luận, từ lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, kết cáu đề tài. Qua đó cho thấy sơ lược được nhửng nét chính của đề tài cần được phân tích và nghiên cứu, dẫn dắt các vấn đề từ lý luận cho tới thực tiễn phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài khóa luận một cách tốt nhất. 14
  15. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. Đặc điểm kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 2.1.1. Khái niệm nợ phải trả nhà cung cấp Nợ phải trả nhà cung cấp là những món nợ chưa thanh toán về hàng hóa và dịch vụ nhận được trong tiến trình kinh doanh bình thường. Nợ phải trả người bán bao gồm các món nợ của việc mua vào nguyên vật liệu, thiết bị, điện nước sửa chữa và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác doanh nghiệp nhận được trước ngày kết thúc năm. Như vậy khoản nợ phải trả nhà cung cấp là phần tiền vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của đơn vị bạn để hình thành nên một phần nguồn vốn của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cần có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn đối với các nhà cung cấp. Việc hình thành khoản mục nợ phải trả nhà cung cáp liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng hóa, tài sản, nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp vì vậy nó chiếm một vị trí quan trọng trong chu trình mua hàng và thanh toán. 2.1.2. Nguyên tắc, yêu cầu hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, khi hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: - Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay. - Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu 15
  16. xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. - Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc: + Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch). Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước. + Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước; + Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn. - Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả người bán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trả người bán thông thường. 16
  17. - Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. - Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng. 2.1.3. Phương pháp kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 2.1.3.1. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản Tài khoản được sử dụng để hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp là TK 331- Phải trả nhà cung cấp. Kết cấu của tài khoản Bên Nợ: - Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp; - Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao; - Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng; - Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán; - Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán. - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Bên Có: - Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp; 17
  18. - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức; - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”. 2.1.3.2.Chứng từ kế toán sử dụng - Hóa đơn mua hàng, phiếu chi tiền, phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, chứng từ vận chuyển, biên bản kiểm nghiệm - Các hợp đồng mua bán, đi thuê tài sản, nhà cửa đất đai, các đơn đặt hàng, các biên bản thanh lý hợp đồng mua bán, vận chuyển, hợp đồng đi thuê - Các kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua, giấy đề nghị xin mua của bộ phận trực tiếp sử dụng - Nhật ký mua hàng, báo cáo mua hàng - Phiếu báo giá, giấy giao nhận hàng, biên bản và báo cáo nhận hàng Sổ kế toán sử dụng - Sổ chi tiết, sổ tổng hợp của tài khoản 331; các biên bản đối chiếu định kỳ về số liệu giữa doanh nghiệp và người bán, giữa doanh nghiệp với ngân hàng Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ khác như: thẻ kho, nhật ký của bảo vệ, nhật ký sản xuất của bộ phận có sử dụng tài sản. Khoản nợ phải trả nhà cung cấp, người nhận thầu được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả để theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán cho từng đối tượng. 2.1.3.3. Sơ đồ kế toán nợ phải trả nhà cung cấp 18
  19. TK 151, 152, TK 111,112, 341 TK 331 153,156,611, (8) (1) TK 133 TK 515 (9) TK 211, 213 (2) TK 152,153, 156, 211,611 TK 152,153,157,211,213 (10) (3) TK 333 TK 133 TK 133 TK 156,241, 242,623, TK 711 627,641,642,635,811 (11) (4) TK 511 TK 111,112, 131 (12) (5) TK 3331 (6) TK 151, 152, 156, 211 TK 111,112 (13a) TK 133 (13b) TK 632 (7) TK 413 TK 413 (14a) (14b) Sơ đồ 2.1: Kế toán phải trả nhà cung cấp ❖ Giải thích sơ đồ: (1) Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT hay mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh (2) Ghi nhận số thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ 19
  20. khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ (3) Phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan (4) Ghi nhận số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được NSNN hoàn lại (5) Phản ánh số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh (6a) Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (giá trị lớn) (6b) Phân bổ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí (7) Cuối tháng, xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ 2.2. Kiểm toán khoản nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính 2.2.1. Đặc điểm kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC Trong sản xuất kinh doanh, quá trình mua hàng và quá trình thanh toán thường không diễn ra đồng thời, vì vậy khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp là khoản mục thường xuyên xuất hiện trong kì kinh doanh của doanh nghiệp, gắn liền với các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và không thường xuyên của doanh nghiệp. Khoản mục nợ phải trả phản ánh nghĩa vụ nợ phải trả của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp. Nợ phải trả nhà cung cấp là nguồn tài trợ cho việc hình thành các tài sản của doanh nghiệp, nó có mối liên hệ với rất nhiều khoản mục quan trọng trong BCTC của doanh nghiệp như hàng tồn kho, tiền , tài sản cố định Khoản nợ phải trả còn liên quan trực tiếp đến quá trình mua các yếu tố đầu vào, ảnh hưởng đến giá vốn và từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Nợ phải trả nhà cung cấp là một chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp, là một khoản mục quan trọng hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp. 20
  21. Chính vì nó chiếm giữ một tỉ trọng lớn trong tổng nợ của doanh nghiệp mà nó ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. 𝑔 ồ푛 푣ố푛 ℎủ 푠ở ℎữ Tỉ suất tự tài trợ = ổ푛𝑔 푛𝑔 ồ푛 푣ố푛 Tỉ suất tự tài trợ của doanh nghiệp mà lớn thì khả năng huy động vốn của doanh nghiệp là thấp, ngược lại tỉ suất này thấp thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp kém, tình hình tài chính có khả năng gặp rắc rối vì quá lệ thuộc vào nguồn tài trợ từ bên ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Nợ phải trả nhà cung cấp phải được quản lí chặt chẽ vì những sai phạm về việc phản ánh khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá khả năng thanh toán cuả doanh nghiệp bởi vì các tỉ suất quan trọng phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều liên quan đến khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp như: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán tức thời Như vậy nếu nợ phải trả nhà cung cấp bị đánh giá sai sẽ ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trong BCTC, khiến người đọc hiểu sai về tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Nợ phải trả nhà cung cấp có mối liên hệ với các chi phí sản xuất kinh doanh, giá vốn của doanh nghiệp từ đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó kiểm toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kiểm toán BCTC, kết quả của công việc này giúp KTV đưa ra được kiến xác thức hơn về BCTC của đơn vị được kiểm toán. Xuất phát từ đặc điểm nêu trên nên khi kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp cần lưu ý những sai phạm thường gặp sau: - Khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp có thể bị ghi chép không đầy đủ hoặc cố tình ghi thiếu. Việc ghi chép này khiến cho tỉ suất tự tài trợ và hệ số khả năng thanh toán bị tính toán sai lệch, khiến tình hình tài chính phản ánh trên BCTC của doanh nghiệp tốt hơn thực tế. Ngoài ra có thể dẫn đến khả năng chi phí không được phản ánh đầy đủ, làm 21
  22. cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên không đúng so với thực tế, có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Việc khai thiếu nợ phải trả thường rất khó phát hiện vì thông thường là do bỏ sót các nghiệp vụ phát sinh, khi phát hiện KTV cũng rất khó nhận biết được lỗi là do cố y hay vô tình bỏ sót nghiệp vụ để quy trách nhiệm cụ thể. - Khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp có thể bị ghi khống, ghi chép các nghiệp vụ mà thực tế chưa phát sinh. Ghi chép như vậy sẽ làm thay đổi cá tỉ suấ tài chính, dẫn đến hiểu sai về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc ghi sai này thường do cá nhân có hành vi gian lận, muốn rút tiền từ công quỹ làm lợi riêng cho mình. Các nghiệp vụ khai khống thông thường dễ dẫn phát hiện hơn và có thể quy trách nhiệm cho cá nhân thực hiện. - Một sai phạm thường gặp đó là phân loại không đúng giữa các khoản ứng trước cho người bán với các khoản tạm ứng, phải thu khách hàng, hoặc bù trừ công nợ nhầm giữa các nhà cung cấp. Các nghiệp vụ ghi sai này không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kì. Tuy nhiên, việc ghi chép như vậy có thế ảnh hưởng đến các tỉ suất thanh toán của doanh nghiệp, bù trừ công nợ sai khiến cho doanh nghiệp không theo dõi được đúng đối tượng dẫn đến không có kế hoạch trả nợ đúng đắn. 2.2.2. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 2.2.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Khi kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực để có thể đưa ra được kết luận kiểm toán một cách xác thực nhất về tình hình các khoản nợ phải trả nhà cung cấp của doanh nghiệp. Mục tiêu kiểm toán chung đó là KTV phải đưa ra được ý kiến nhận xét về đối tượng chung của các thông tin liên quan nợ phải trả nhà cung cấp. Để đạt được mục tiêu kiểm toán chung, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng về mọi khía cạnh (cơ sở dẫn liệu) của các thông tin liên quan tới khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp. Các khía cạnh (mục tiêu cụ thể) đó là: - Xác định các khoản nợ phải trả nhà cung cấp được ghi chép trên BCTC là có thực (thực sự phát sinh) và có căn cứ hợp lý. 22
  23. - Xác định khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp được đánh giá và tính toán đúng đắn. - Xác định khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp phát sinh bằng ngoại tệ (mua hàng và thanh toán bằng ngoại tệ) được quy đổi một cách đúng đắn theo đúng tỷ giá quy định. - Xác định khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp được ghi sổ một cách đầy đủ, kịp thời, đúng phương pháp, đúng sự phân loại, đúng kỳ. - Tính đúng đắn trong việc phản ánh nghĩa vụ trả nợ: KTV cần xác định rõ khoản nợ phải trả nhà cung cấp có thực sự là nghĩa vụ của doanh nghiệp hay không. - Xác minh quá trình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp là hoàn toàn chặt chẽ, hiệu quả, rủi ro kiểm soát nội bộ là thấp và KTV hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp. - Xác minh việc trình bày và công bố về khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trên BCTC là hoàn toàn đúng đắn và đúng quy định. 2.2.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Căn cứ để kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp bao gồm những tài liệu chủ yếu sau: - Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán. - Bảng cân đối kế toán năm, kỳ kiểm toán (phần liên quan đến hàng hóa, tài sản mua vào và các khoản thanh toán phải trả người bán). - Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của các tài khoản có liên quan. - Các chứng từ, hóa đơn mua hàng, phiếu chi tiền, phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, chứng từ vận chuyển, biên bản kiểm nghiệm - Các hợp đồng mua bán, đi thuê tài sản, nhà cửa, đất đai, các đơn đặt hàng, các niên bản thanh lý hợp đồng mua bán, vân chuyển, hợp đồng đi thuê. - Các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua, giấy đề nghị mua của bộ phận trực tiếp sử dụng có xác nhận của quản đốc phấn xưởng và của bộ phận vật tư. - Các nhật ký mua hàng, các báo cáo mua hàng, báo cáo thống kê, nhật ký chi tiền - Các phiếu báo giá của bên bán, giấy báo nhận hàng, biên bản và báo cáo nhận hàng. - Các tài liệu tính toán chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại. 23
  24. - Các quy định kiểm soát nội bộ có liên quan đến chu kỳ mua hàng hóa, tải sản và thanh toán. - Sổ chi tiết, tổng hợp của tài khoản 331; các biên bản đối chiếu định kỳ về số liệu giữa doanh nghiệp và người bán, giữa doanh nghiệp với ngân hàng - Các tài liệu khác có liên quan như: Thẻ kho, nhật ký của bảo vệ, nhật ký sản xuất của bộ phận có sử dụng tài sản, vật tư, hàng hóa mua vào. 2.3. Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC 2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Đây là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán, trong giai đoạn này KTV xem xét thư mời kiểm toán, ký kết hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán. - Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh cảu đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lươc phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán BCTC của nhiều năm. - Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán. - Chương trình kiểm toán: Là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định. 2.3.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Khi nhận được lời mời kiểm toán từ phía khách hàng công ty tiến hành thực hiện các các công việc phân tích đánh giá, quyế định nhận hay từ chối thực hiện kiểm toán. Công việc này được thực hiện qua các bước: 24
  25. - Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán của công ty khách hàng: Công việc này giữ vai trò rất quan trọng, giúp công ty có thể đánh giá chung nhất về khách hàng ở mức độ rủi ro cao, bình thường hay thấp từ đó đưa ra quyết định kiểm toán. Nhận thức được vai trò quan trọng của công việc này, công ty thường cử một thành viên trong BGĐ là người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trực tiếp phân tích đánh giá. Các thông tin cần thu thập là lĩnh vực hoạt động kinh doanh, môi trường hoạt động, cơ cấu tổ chức của công ty, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng - Lựa chọn nhóm kiểm toán: sau khi quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng một thành viên trong BGĐ của công ty tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán. Nhóm kiểm toán thường gồm 5 thành viên, lựa chọn dựa theo kinh nghiệm, sự hiểu biết của KTV và ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Số lượng thành viên kiểm toán được thay đổi tùy theo quy mô công ty khách hàng, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, . - Thiết lập hợp đồng kiểm toán: sau khi đã xem xét cá yếu tố trên, công ty thỏa thuận với khách hàng để thiết lập hợp đồng kiểm toán, đạt được sự thỏa thuận chính giữa công ty với khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác. Công việc này được hoàn thành trước khi tiến hành công việc kiểm toán. KTV tiến hành soạn thảo hợp đồng kiểm toán quy định rõ các điều khoản sau: mục đích phạm vi cuộc kiểm toán, trách nhiệm BGĐ đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của KTV, thời gian tiến hành kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán dưới hình thức báo cáo kiểm toán và thư quản lý, giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán. 2.3.1.2. Lập kế hoạch chiến lược Nhóm kiểm toán được lựa chọn sẽ tiến hành tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua các phương tiện thông tin để định hướng cho công việc kiểm toán. - KTV tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, KTV cần thu thập các thông tin về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng, sản phẩm chính của công ty, các yếu tố nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào, các chỉ tiêu định mức nguyên vật liệu của khách hàng. Từ đó KTV có thông tin khái quát về các nhà cung cấp của công ty khách hàng. Để thu thập được các thông tin này, công ty tiến hành lập và gửi bản yêu cầu tài kiệu cần thu thập tới khách 25
  26. hàng. Công việc này đồng thời giúp cho việc cung cấp tài liệu diễn ra theo đúng kế hoạch của KTV. KTV có thê thực hiên phỏng vấn BGĐ, nhân viên kế toán trực tiếp phụ trách khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, nhân viên tại bộ phận mua hàng. - Đối với các khách hàng thường niên, KTV sẽ xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung bởi vì trong hồ sơ này thường lưu giữ lại các thông tin công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức. Thông qua kết quả cuộc kiểm toán trước sẽ biết được những sai phạm khách hàng thường mắc phải khi hạch toán các nghiệp vụ nợ phải trả nhà cung cấp, từ đó có sự chú trọng kiểm toán vào những vấn đề này. - Ngoài ra KTV còn tiến hành thăm quan nhà xưởng để trực tiếp quan sát quy trình sản xuất của khách hàng, qua trình nhập kho hang hóa, nguyên vật liệu mua về. - Nếu các hàng hóa, nguyên vật liệu của khách hàng mua về có tính đặc thù, KTV không am hiểu hết,khi muốn kiểm tra số lượng, khối lượng, chất lượng của hàng hóa của công ty có thể tiến hành thuê chuyên gia. Chuyên gia được thuê phải am hiểu sâu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và phải đảm bảo tính độc lập. 2.3.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể a. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Sau khi thu thập các thông tin cơ sở KTV tiến hành thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng nhằm nắm bắt được môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các thông tin thu thập bao gồm: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, BCKT của các năm trước, biên bản kiểm tra thanh tra của năm hiện hành, biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đông quản trị BGĐ, các hợp đồng mua bán dài hạn, khối lượng lớn, các cam kết quan trọng với các nhà cung cấp lớn b. Thực hiện thủ tục phân tích Khi đã được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thu thập, KTV tiến hành các thủ tục phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của khách hàng. Thủ tục phân tichskhi kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp nhằm mục tiêu: - Hiểu biết về những xu hướng, thay đổi quan trọng hoặc những biến động bất thường về tình hình nợ phải trả của khách hàng qua các năm, những biến động về số lượng nhà cung cấp của khách hàng từ đó tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đó. 26
  27. - Từ kết quả phân tích giúp KTV xác định được các vấn đề nghi vấn, những nghiệp vụ khả nghi, từ đó có kế hoạch tập trung vào các nghiệp vụ trọng yếu, dễ xảy ra sai sót gian lận. Kỹ thuật phân tích được sử dụng là các phép phân tích dọc, phân tích ngang. KTV thực hiện so sánh số dư khoản nợ phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước, phân tích tình hình thay đổi tỷ trọng khoản nợ phải trả nhà cung cấp trong tổng tài sản qua các năm, so sánh tỷ lệ này với các đơn vị cùng ngành để có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. c. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro ❖ Đánh giá tính trọng yếu Trong giai đoạn lập kế hoạch KTV cần tiến hành đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC từ đó xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập. KTV tiến hành ước tính ban đầu về trọng yếu, việc xác định mức trọng yếu mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV. Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa KTV tin rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc mức trọng yếu ban đầu: - Tính trọng yếu gắn liền với quy mô của khách hàng. Do đó với mỗi một khách hàng khác nhau phải có phương pháp xây dựng mức trọng yếu khác nhau. - Yếu tố định lượng của tính trọng yếu thể hiện ở quy mô sai sót của các nghiệp vụ. Để quyết định xem quy mô của một sai phạm có trọng yếu hay không có thể căn cứ vào các cơ sở sau: thiết lập mức trọng yếu dựa trên thu nhập thuần trước thuế ( 5% - 10%), tài sản lưu động ( 5% - 10%), doanh thu ( 1% - 2 %), tổng tài sản ( 3% - 6%) - Ước lượng mức trọng yếu còn phụ thuộc vào bản chất của các sai sót. Sau khi ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục cụ thể. ❖ Đánh giá rủi ro 27
  28. Trên cơ sở mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, KTV tiến hành đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán cho khoản mục này. KTV xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn. Mức rủi ro này phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Mức độ người sử dụng thông tin từ BCTC tin tưởng vào BCTC của doanh nghiệp. - Khả năng khách hàng gặp phải khó khăn về tài chính sau khi BCTC được công bố Rủi ro kiểm toán (AR) gồm 3 yếu tố cấu thành: - Rủi ro tiềm tàng (IR): là khả năng tiềm ẩn gian lận và sai sót trọng yếu của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, khi chưa xét đến tác động của KSNB hay hoạt động kiểm toán. - Rủi ro kiểm soát (CR): là khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp do KSNB không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả trong việc ngăn chặn và phát hiện ra sai phạm. - Rủi ro phát hiện (DR): là khả năng xảy ra sai phạm đối với khoản mục nợ PTNCC mà trong quá trình kiểm toán KTV không phát hiện ra. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán thể hiện ở mô hình: AR = IR * CR * DR d. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát Đây là công việc quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giúp KTV có một sự hiểu biết đầy đủ KSNB để thiết lập kế hoạch kiểm toán và xác định bản chất thời gian và phạm vi của các cuộc khảo sát cần thực hiện. KSNB bao gồm các yếu tố: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ. Đánh giá môi trường kiểm soát dựa vào các căn cứ: - Đặc thù quản lý: ai là người nắm quyền phê duyệt các chính sách thủ tục kiểm soát sẽ được áp dụng trong công ty. - Công tác điều hành trong đơn vị, việc đưa ra các chính sách của các cấp lãnh đạo được thực hiện như thế nào. 28
  29. Đánh giá hệ thống kế toán - Tổ chức kế toán phần hành khoản nợ phải trả nhà cung cấp bao gồm: kế toán thực hiện, hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách liên quan đến phần hành nợ phải trả nhà cung cấp. - Nghiên cứu quy trình kế toán khoản mục nợ phải trả, quá trình luân chuyển chứng từ. Việc hạch toán nợ phải trả nằm trong quá trình mua hàng và thanh toán của công ty vì thế KTV cần phải nghiên cứu các giai đoạn của quá trình mua hàng, từ khi có nhu cầu mua hàng, thực hiện mua hàng, nhập kho và tiến hành ghi sổ công nợ đến khi đưa thông tin lên BCTC. Các thủ tục kiểm soát có thể thực hiện là: - KTV kiểm tra xem các giai đoạn trong quá trình mua hàng có được phân chia cho các nhân viên theo nguyên tắc phân công phân nhiệm hay không. - Kiểm tra có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, ngăn ngừa sai phạm do có sự lạm quyền. Trong công tác mua hàng thì bộ phận mua hàng phải tách biệt với bộ phận phê chuẩn và bộ phận nhận hàng, kế toán thực hiện ghi sổ phải tách biệt với bộ phận kho. - Việc ủy quyền phê chuẩn có được thực hiện đúng đắn, việc phê duyệt trên các hợp đồng mua hàng, các yêu cầu mua hàng có được thực hiện bởi đúng cấp có thẩm quyền hay không. Sau khi có được những hiểu biết về KSNB, KTV tiến hành đánh giá về rủi ro kiểm soát của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp. 2.3.1.4. Thiết kế chương trình kiểm toán Theo chuẩn mực số 300: “Chương trình kiểm toán là bộ chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho các phần hành”. Chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp bao gồm các nội dung: - Các thủ tục kiểm toán cần sử dụng: bao gồm các hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp. 29
  30. - Quy mô mẫu chọn: các nghiệp vụ phải trả phát sinh trong năm rất lớn, vì thế KTV tiến hành chọn mẫu để kiểm tra. - Khoản mục được chọn: khi tiến hành kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp cần chọn những nhà cung cấp có các nghiệp vụ phức tạp, phát sinh nhiều. - Thời gian thực hiện: xây dựng thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán đề ra. 2.3.2. Thực hiện kiểm toán 2.3.2.1. Khảo sát về KSNB đối với nợ phải trả nhà cung cấp Thủ tục này được thực hiện sau khi đã tìm hiểu về KSNB đối với khoản nợ phải trả nhà cung cấp với đánh giá ban đầu là khách hàng có KSNB hoạt động có hiệu lực. Trong trường hợp này thủ tục kiểm soát được vận dụng để thu thập các bằng chứng về sự thiết kế phù hợp và vận hành có hiệu quả của KSNB đối với nợ phải trả nhà cung cấp. Nợ phải trả nhà cung cấp gắn liền với chu trình mua hàng và thanh toán của khách hàng. Vì thế KSNB đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp cũng gắn với quá trình mua hàng thanh toán của khách hàng. Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết từng đối tượng công nợ phải trả. Quá trình mua hàng có sự tách biệt giữa bộ phận mua hàng, bộ phận phê duyệt, bộ phận kiểm nhận hàng và nhập kho. Sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, hóa đơn, kế toán tiến hành hạch toán nghiệp vụ phát sinh. KTV có thể vận dụng các kỹ thuật: điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối, kiểm tra ngược lại để thu thập bằng chứng kiểm toán. - KTV tiến hành phỏng vấn kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp thời điểm ghi nhận nghiệp vụ nợ, việc thanh toán có đúng hạn và đảm bảo hiệu quả - Kiểm tra các sổ sách, giấy tờ liên quan để xem xét việc ghi sổ có đúng, đủ không. - Kiểm tra ngược lại một nghiệp vụ ghi nhận nợ từ sổ Cái ngược đến thời điểm phát sinh nghiệp vụ để xem xét hoạt động kiếm soát đối với các nghiệp vụ đó. Sau khi thu thập các bằng chứng khẳng định KSNB cuả khách hàng đối với khoản nợ phải trả nhà cung cấp có hiệu lực thì thủ tục kiểm toán cơ bản được giữ nguyên theo kế 30
  31. hoạch. Trong trường hợp ngược lại thì nhóm kiểm toán sẽ thảo luận lại với khách hàng, tăng các thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập thêm bằng chứng kiểm toán. 2.3.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được áp dụng trong cả quá trình kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng nhằm mục đích so sánh, đối chiếu, đánh giá tính hợp lý, xu hướng và phân tích tỷ suất trên số dư tài khoản nợ phải trả nhà cung cấp. KTV tiến hành thực hiện các công việc: - So sánh tổng số nợ phải trả nhà cung cấp phát sinh trong kỳ với số lượng hàng mua trong kỳ. - So sánh số dư nợ phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước để xem sự biến động tăng giảm. - KTV tiến hành đối chiếu, so sánh số dư nợ của các nhà cung cấp so với năm trước để tìm ra các nhà cung cấp có thay đổi bất thường. - Phân tích các tỷ suất: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán tức thời, tỷ suất tự tài trợ. Từ đó nếu có khả những chênh lệch, KTV phải tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân của chênh lệch có thể do sai sót của khâu kế toán hoặc khâu phân tích, có thể do trong năm tình hình kinh tế có nhiều niến đọng. KTV có thể phỏng vấn nhân viên trong đơn vị, các nhà quản lý hiểu biết về hình hình tài chính để giải thích nguyên nhân. 2.3.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Bảng 2.1: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nợ phải trả nhà cung cấp Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết số dư nợ PTNCC 1) Kiểm toán CSDL “Sự phát sinh” của _ So sánh các khoản nợ phải trả cho người nghiệp vụ bán theo từng người bán. _ Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người bán xác nhận về công nợ. _ Kiểm tra thủ tục và thểm quyền phê chuẩn, dấu hiệu của KSNB. 31
  32. _ Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau. 2) Kiểm toán CSDL “tính toán đánh _ Tính toán số tiền trên các chứng từ, hóa giá” đơn cần kiểm toán, chú ý những nghiệp vụ số lớn, nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ. 3) Kiểm toán CSDL “phân loại và hạch _ Kiểm toán việc ghi chép đầy đủ các toán” nghiệp vụ nợ PTNCC: tính liên tục của chứng từ, hóa đơn, kiểm toán các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau, gửi thư xác nhận về số tiền mua hàng, số dư TK331. _ Kiểm toán sự đúng đắn của nghiệp vụ nợ PTNCC: tổng hợp theo từng loại nợ PTNCC trên sổ chi tiết, theo từng khách nợ đối chiếu với bảng kê công nợ và báo cáo công nợ theo từng loại nợ, khách nợ; kiểm tra sổ chi tiết và quá trình ghi chép. _ Kiểm toán về việc hạch toán đúng kỳ: kiểm tra các chứng từ chứng minh cho các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau. _ Kiểm toán nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nợ PTNCC: xác minh tính có thật của nghiệp vụ và sự tồn tại thực tế của chủ nợ. 4) Kiểm toán CSDL “tổng hợp và công _ Kết luận về sự phù hợp giữa số liệu kiểm bố” tra với thực tế của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy và hợp lý. 32
  33. Bảng 2.2: Kiểm tra chi tiết số dư nợ phải trả nhà cung cấp Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết số dư nợ PTNCC 1) Tính hợp lý chung _ So sánh số dư TK năm nay với năm trước. + Số dư tài khoản, sổ chi tiết các khoản _ Kiểm tra các khoản nợ bất hợp lý nợ PTNCC được phản ánh hợp lý 2) Mục tiêu đặc thù _ Đối chiếu các số dư trong sổ hạch toán chi + Các khoản nợ PTNCC trong danh tiết so với các năm trước. sách thống nhất với sổ hạch toán chi _ Cộng tổng danh sách các khoản nợ phải tiết. Số tổng cộng được cộng đúng và trả. thống nhất với sổ Cái. _ Đối chiếu số tổng cộng với số liệu trên sổ + Các khoản nợ PTNCC trong sổ chi Cái tiết phải có căn cứ hợp lý. _ Tiến hành đối chiếu các hóa đơn cảu các + Tất cả các khoản nợ PTNCC đều nhà cung cấp với sổ chi tiết nhằm kiểm tra được ghi sổ. việc ghi chép đã đúng chưa. + Các khoản nợ PTNCC được phân loại _ Đối chiếu danh sách các khoản phải trả với đúng đắn. các hóa đơn của người bán. + Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ _ Lấy xác nhận của người bán (khách hàng), được hạch toán đúng kỳ. chú trọng các khoản phát sinh bất thường, + Các khoản nợ PTNCC được trình bày nghiệp vụ phức tạp. đúng đắn. _ Đối chiếu hóa đơn với sổ chi tiết TK 331. _ Đối chiếu sổ chi tiết với Biên bản đối chiếu công nợ của nhà cung cấp. _ Kiểm tra các khoản nợ vào thời điểm cuối kỳ. _ Kiểm tra sổ chi tiết TK 331 _ Kiểm tra việc bù trừ công nợ giữa các đối tượng. 33
  34. _ Kiểm tra nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày kết thúc niên độ. _ Đối chiếu với số liệu kiểm toán chu trình hàng tồn kho. _ Kiểm tra các khoản nợ phải trả để xác định các khoản nợ PTNCC, nợ ngắn hạn và dài hạn được tách riêng. 2.3.3. Kết thúc kiểm toán ❖ Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Sau khi hoàn thành các công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV phụ trách kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tiến hành tổng hợp giấy tờ làm việc có liên quan giao cho trưởng nhóm kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm toán. Trưởng nhóm xác định các chênh lệch thu thập được, tiến hành đối chiếu với mức trọng yếu đã được phân bổ cho khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, từ đó quyết định xem có cần điều chỉnh sửa đổi hay không. Tiến hành bàn bạc đưa với công ty khách hàng và tiến hành điều chỉnh. Sau đó KTV sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp: - Việc hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp đã phù hợp với quy định, chuẩn mực kế toán hiện hành và tuân thủ pháp luật nhà nước hay chưa. - Thông tin về số dư về khỏa mục nợ phải trả nhà cung cấp được trình bày trên các BCTC có trung thực hay hợp lý hay không. Cuối cùng, khi kết thúc toàn bộ cuộc kiểm toán, trưởng nhóm sẽ tiến hành đánh giá toàn bộ công việc của nhóm, thực hiện các công việc: ❖ Thực hiện soát xét các sự kiện sau ngày khóa sổ Đây là một công việc quan trọng vì các sự kiện sau ngày khóa sổ có thể ảnh hưởng đến những kết luận của KTV. Có 2 mức độ ảnh hưởng: 34
  35. - Các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, làm thay đổi kết luận của kiểm toán, KTV phải có các biện pháp xử lý kịp thời, yêu cầu điều chỉnh, trao đổi với BGĐ hoặc phải thay đổi kết luận của mình. _ Các sự kiện không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, không làm thay đổi kết luận của KTV, nhóm kiểm toán phải yêu cầu các sự kiện này phải được trình bày trên thuyết minh BCTC. ❖ Thu thập thư giải trình của BGĐ Thông thường công việc này được tiến hành từ khi nhóm kiểm toán có cuộc họp mặt với BGĐ khi mới đến công ty khách hàng. Thư giải trình của BGĐ là việc thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày BCTC trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và đã phê duyệt BCTC. Đây là bằng chứng quan trọng cần thu thập. ❖ Đưa ra Báo cáo kiểm toán Sau khi đã có kết luận chính thức về cuộc kiểm toán, KTV sẽ đưa ra BCKT. Báo cáo kiểm toán là kết quả cuối cùng của quá trình kiểm toán một khách hàng, là tài liệu đính kèm với BCTC khi công bố ra bên ngoài. Ý kiến kiểm toán được đưa ra trong BCKT, các loại ý kiến kiểm toán của AASCS áp dụng phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam bao gồm 4 loại kiến: Ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến không chấp nhận và ý kiến từ chối đưa ra ý kiến. ❖ Phát hành thư quản lý Thư quản lý được lập để đưa ra nhận xét về những yếu kém còn tồn tại trong doanh nghiệp về công tác quản lý nội bộ, công tác kế toán nói chung và của khoản mục nợ PTNCC nói riêng. Từ đó KTV đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp chấn chỉnh, khắc phục những yếu điểm đó. Thư quản lý là kết quả của cuộc kiểm toán nhưng không nhất thiết phải đính kèm với BCTC khi đưa ra bên ngoài. 35
  36. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã đề cập đến nội dung cơ sở lý luận của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp. Từ các cơ sổ lý thuyết đặc điểm kế toán của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC, quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC. Đã cho thấy một cái nhìn tổng quát về nhửng vấn đề cần phải thực hiện trong việc kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, qua đó làm nền tảng để từng bước củng cố và hoàn thiện chương 4 đề cập đến thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp được thực hiện tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán phía Nam (AASCS). 36
  37. CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía Nam (AASCS) 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (AASC) theo Quyết định số 1407/QĐ-BTC ngày 10/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hiện nay AASCS có một đội ngũ nhân viên đông đảo gần 100 kiểm toán viên, nhân viên chuyên nghiệp có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính – kế toán – kiểm toán – ngân hàng – xây dựng. Hàng năm, AASCS thường kết hợp với các Tổ chức kiểm toán trong nước và Quốc tế để đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm toán hay cử một số cán bộ của AASCS tham dự. 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Suốt từ ngày thành lập, tiền thân là Chi nhánh Công ty Kiểm toán AASC tại TP. Hồ Chí Minh, cho đến nay, hàng năm AASCS đều được Thủ tướng Chính Phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác tài chính kế toán và kiểm toán. Rất nhiều các cán bộ, Kiểm toán viên của AASCS cũng liên tục được tặng thưởng nhiều bằng khen và các danh hiệu chiến sỹ thi đua ngành tài chính do Bộ trưởng Bộ tài chính trao tặng. Bảng 3.1: Doanh thu, lợi nhuận của AASCS trong giai đoạn 2014 – 2016 STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (đồng) (đồng) (đồng) 1 Doanh thu 30.014.397.647 26.205.410.417 25.322.476.622 2 Lợi nhuận 177.347.269 9.129.401 18.505.444 37
  38. Từ năm 2014 cho đến năm 2016 doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm rõ rệt, do vấp phải sự canh tranh khốc liệt của các công ty kiểm toán khác. Qua đó đòi hỏi công ty càng phải nỗ lực cải thiện chất lượng kiểm toán, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, tích cực tìm kiếm khách hàng mới, không phụ thuộc những khách hàng cũ từ công ty tiền thân trước đây là AASC, đa phần là công ty nhà nước. 3.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam 3.2.1. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty AASCS là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ về kế toán, kiểm toán và tư vấn về kinh doanh, tư vấn thuế và tư vấn tài chính. Các loại hình dịch vụ của Công ty khá đa dạng và phong phú đáp ứng như cầu và sự biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường. Các dịch vụ của Công ty bao gồm dịch vụ kế toán và kiểm toán; dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế; dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng; dịch vụ định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa. Dịch vụ kiểm toán Công ty chính thức cung cấp dịch vụ kiểm toán từ năm 2007. Từ đó đến nay, kiểm toán được xem là một trong những hoạt động truyền thống của AASCS. Các loại hình dịch vụ kiểm toán do AASCS cung cấp bao gồm: - Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên; - Kiểm toán hoạt động của các dự án; - Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản; - Kiểm toán xác định vốn thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp; - Kiểm toán tuân thủ luật định; - Kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán; - Kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá Dịch vụ kiểm toán là dịch vụ đem lại doanh thu cao nhất cho Công ty, đặc biệt kiểm toán Báo cáo tài chính được coi là thế mạnh hàng đầu của Công ty. 38
  39. Chương trình kiểm toán của công ty AASCS áp dụng theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Ghi chú: Tham chiếu chương trình kiểm toán mẫu theo phụ lục 01 Dịch vụ kế toán AASCS có một đội ngũ các chuyên gia kế toán với nhiều năm kinh nghiệm. AASCS đã và đang cung cấp cho các khách hàng nhiều dịch vụ kế toán như : ▪ Lập và ghi sổ kế toán; ▪ Lập các báo cáo tài chính định kỳ; ▪ Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán; ▪ Hướng dẫn khách hàng áp dụng chế độ kế toán tài chính Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế Các dịch vụ này bao gồm: tư vấn soạn thảo phương án đầu tư, đăng kí kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới; tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản; tư vấn quyết toán vốn đầu tư; tư vấn tiến hành cổ phần hoá, niêm yết chứng khoán, sát nhập hay giải thể; tư vấn tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách tài chính Bên cạnh đó, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam còn cung cấp dịch vụ tư vấn thuế, bao gồm: lập kế hoạch thuế; đăng kí, tính toán và kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế; rà soát đánh giá việc vận hành các sắc lệnh, chính sách thuế hiện hành của Việt Nam Dịch vụ xác định giá trọ doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa Đây là một loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và cổ phần hóa. Từ năm 2007 đến nay, AASCS đã có những bước phát triển vượt bậc trong cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa. AASCS đã cung cấp phần lớn các dịch vụ cho các doanh nghiệp thuộc Chính phủ, các Bộ ngành và các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố của cả nước 39
  40. 3.2.2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam Trong 10 năm qua, Công ty chủ động liên hệ với khách hàng và luôn luôn đặt chất lượng lên hàng đầu số lượng khách hàng của Công ty ngày càng đông đảo. Bên cạnh đó, do tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện rất nhiều cuộc kiểm toán cho các tổng Công ty, doanh nghiệp lớn nên Công ty đã có rất nhiều mối quan hệ tốt với nhiều khách hàng lớn. Lĩnh vực thế mạnh của AASCS là kiểm toán báo cáo tài chính. Hiện nay, trong lĩnh vực kiểm toán Báo cáo tài chính, AASCS có một đội ngũ hùng hậu các chuyên gia với kinh nghiệm chuyên sâu về tài chính, kế toán, kiểm toán, tín dụng, thuế Hàng năm, đội ngũ này đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho gần 500 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên khắp cả nước, các dự án tài trợ, vay vốn của các Tổ chức Tài chính Quốc tế. Trong đó, gồm có các doanh nghiệp nhà nước là tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các công ty cổ phần; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 3.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam 3.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty . Sơ đồ dưới đây sẽ thể hiện cụ thể bộ máy quản lý của Công ty. 40
  41. Hội đồng Thành viên Ban kiểm soát Ban thường trực HĐTV Tổng giám Phòng đốc tài chính kế toán Phó tổng Phó tổng Phó tổng giám đốc giám đốc giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm toán 1 toán toán 2 toán 3 toán toán 6 quốc tế XDCB Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty AASCS 3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty Hội đồng thành viên: Có vị trí đứng đầu Công ty, giữ vai trò quyết định những vấn đề lớn trong Công ty. 41
  42. Ban kiểm soát: Trực thuộc Hội đồng thành viên, có vai trò soát xét mọi hoạt động trong Công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên. Ban thường trực: bao gồm một số thành viên của hội đồng thành viên, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên và thay mặt hội đồng thành viên giải quyết những công việc quan trọng của công ty nhưng chưa đến mức cần thiết phải họp hội đồng thành viên. Tổng giám đốc: Là người đứng đầu có toàn quyền quyết định các vấn đề về mọi mặt hoạt động của Công ty. Đồng thời đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Bộ Trưởng Bộ Tài chính. Phó tổng giám đốc :chịu trách nhiệm và quản lý các phòng kiểm toán nghiệp vụ. Phòng kế toán tài chính : Có nhiệm vụ trợ giúp Ban giám đốc trong việc điều hành, quản lý công ty, theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các báo cáo kế toán, thanh toán lương, tạm ứng cho các cán bộ công nhân viên Hiện tại, Công ty có sáu phòng nghiệp vụ, với chức năng cung cấp các dịch vụ về chuyên môn, đảm bảo thực hiện theo kế hoạch và những mục tiêu chung của toàn công ty.Cụ thể: Phòng Kiểm toán quốc tế: là phòng duy nhất cung cấp các dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, tư vấn thuế, tài chính, kế toán cho các công ty có vốn 100% nước ngoài được thực hiện bởi đội ngũ kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và có trình độ cao.hàng về tài chính, kế toán Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản (XDCB): là phòng duy nhất cung cấp các dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các hạng mục công trình hoàn thành được thực hiện bởi đội ngũ kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và có trình độ cao Phòng kiểm toán số 1, 2, 3, 6: cung cấp các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, sản xuất vật chất; tư vấn hỗ trợ cho khách 42
  43. 3.4 Giới thiệu về bộ phận kiểm toán tại công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế Toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) 3.4.1 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm toán tại công ty Phó Tổng Giám đốc Tư vấn Tài chính – Kiểm toán viên Kế tán Trợ lý kiểm toán Trợ lý Kiểm toán Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức và quản lý của bộ phận kiểm toán tại công ty AASCS 3.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong bộ phận kiểm toán tại công ty Phó tổng giám đốc: được phân công ủy quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, khách hàng và các vấn đề về nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Pháp luật về những vấn đề được phân công và ủy quyền. Kiểm toán viên: giám sát công việc của các trợ lý, báo cáo trực tiếp đến người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán, xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho một cuộc kiểm toán, được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của Phó tổng giám đốc. 43
  44. Trợ lý kiểm toán: là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán, chịu sự giám sát của Kiểm toán viên, tham gia quá trình soát xét các báo cáo tài chính và quan sát kiểm kê tại đơn vị khách hàng được kiểm toán, Tư vấn Tài chính – Kế toán: có nhiệm vụ tư vấn về công tác tài chính, thuế, hướng dẫn chế độ kế toán, hạch tóan sổ sách, lập báo cáo tài chính thường niên cho đơn vị khách hàng. 3.4.3. Quy định về hoạt động kiểm toán của công ty Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng trên cơ sở tuân theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ cung cấp và uy tín công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của công ty AASCS luôn ghi nhớ và tuân thủ. 3.4.4. Chế độ, chính sách kiểm toán áp dụng tại công ty Chương trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam được áp dụng chặt chẽ theo chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành theo quyết định số 368/QĐ- VACPA ngày 23/12/2013 của Chủ tịch VACPA áp dụng từ ngày 01/01/2014. 3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty. Thuận lợi: Công ty nhận được sự tín nhiệm cao của khách hàng và không ngừng tái kí kết hợp đồng mỗi năm. Đội ngũ nhân sự với trình độ chuyên môn cao luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ kiểm toán với chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Với tiền thân là chi nhánh của một trong những kiểm toán hàng đầu Việt Nam là AASC cũng tạo được niềm tin về mặt cung cấp dịch vụ kiểm toán đối với khách hàng của công ty. Khó khăn: Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, ngoài việc phải cạnh tranh với những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới như Big Four. Công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty kiểm toán trong nước, ngày càng có nhiều công ty kiểm toán hơn với các loại hình dịch vụ kiểm toán đa dạng hơn, cách làm việc hiệu quả-chuyên nghiệp hơn, có ứng dụng các phần mềm tin học đễ hỗ trợ cho KTV hoàn 44
  45. thành công việc. Mặt khác do tiền thân là chi nhánh của công ty kiểm toán AASC, nên đa phần các công ty khách hàng của công ty đều có vốn góp của nhà nước, hay tiền thân là công ty nhà nước, đặt ra vấn đề công ty phải giải quyết việc đa dạng nguồn khách hàng thông qua việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kiểm toán, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tăng lợi nhuận của công ty trong nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay. Phương hướng phát triển: Trong thời gian tới công ty chủ trương đa dạng hóa các loại hình dịch vu, trong đó quan tâm nhất là vấn đề tư vấn vì lĩnh vực này chưa phát triển bằng kiểm toán mà lĩnh vực này còn rất nhiều tiềm năng trong tương lai. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ kiểm toán để đưa lĩnh vực này của công ty vươn lên trình độ với công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam. Mở rộng hợp tác và xây dựng các mối quan hệ thành viên với các công ty kiểm toán quốc tế. 45
  46. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 đã giới thiệu một cách khá tổng quát về đơn vị đề tài được tiến hành, đó là Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam. Đồng thời đề cập đến các loại hình dịch vụ đang được cung cấp tại đơn vị. Việc tìm hiểu các thông tin cơ bản cũng như các quy định làm việc tại công ty tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phân tích tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp. Tình hình phát triển doanh thu, lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2014 – 2016 , với việc tìm hiểu nội dung tên sẽ giúp đánh giá được năng lực kinh doanh của Công ty để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của Công ty để tận dụng cơ hội vượt qua thách thức, từ đó nâng cao hình ảnh của công ty hơn trong tâm trí khách hàng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 46
  47. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN X. AASCS đã tiến hành kiểm toán ở rất nhiều khách hàng, tuy nhiên để thuận tiện cho việc nghiên cứu, em xin đi sâu vào phân tích hai khách hàng là Khách hàng X - một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất. 4.1. Công việc trước kiểm toán Đối với mọi khách hàng, AASCS đều tiến hành công việc trước kiểm toán bao gồm những bước công việc sau: ➢ Tổ chức buổi trao đổi đầu tiên với khách hàng ➢ Xác định phạm vi công việc và kế hoạch kiểm toán cụ thể ➢ Tập hợp các thông tin chung về khách hàng ➢ Tiến hành soát xét sơ bộ các báo cáo tài chính, ghi chép kế toán và tài liệu của khách hàng ➢ Lên kế hoạch kiểm toán tổng thể ➢ Thành lập nhóm kiểm toán và phân công công việc cho từng thành viên ➢ Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết ➢ Thảo luận kế hoạch kiểm toán với các đơn vị trong công ty khách hàng. Việc tiến hành những bước công việc như trên giúp cho công tác tiếp cận khách hàng của các thành viên trong nhóm kiểm toán được thuận lợi hơn. Qua tìm hiểu các thông tin chung về khách hàng, soát xét sơ bộ tình hình tài chính đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác lập kế hoạch kiểm toán phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng, từ đó thúc đẩy nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Việc phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm giúp cho cuộc kiểm toán được tiến hành thông suốt, không bị trùng lặp và đồng thời vẫn tạo được mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm khi cần trao đổi thông tin. Với những khách hàng mới, AASCS thực hiện tiếp cận khách hàng thông qua việc gửi thư chào cung cấp dịch vụ đến Ban giám đốc công ty khách hàng. Qua thư chào 47
  48. cung cấp dịch vụ này, khách hàng có thể biết được những nét cơ bản về tình hình hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, các loại hình dịch vụ mà công ty kiểm toán cung cấp. Khi đã có được sự đề nghị kiểm toán của khách hàng, Công ty sẽ tiến hành lập biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ghi chú: Tham chiếu tại phụ lục 02 (Biên bản cung cấp dịch vụ cho khách hàng) Qua biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng có thể thấy được những nét cơ bản về khách hàng như loại hình kinh doanh, đặc điểm hoạt động kinh doanh , từ đó có được đánh giá chung về rủi ro tại công ty khách hàng. Từ đánh giá chung đó, AASCS sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả. Đối với những khách hàng cũ, AASCS thực hiện xem xét những thay đổi trong khách hàng, từ đó đánh giá khả năng có tiếp tục kiểm toán hay không. Công việc này giúp AASCS tránh được những rủi ro và không làm mất đi uy tín của công ty. Tuy nhiên, do Công ty chỉ mới thành lập nên tất cả các khách hàng đều là khách hàng mới. Hợp đồng kiểm toán sau đó sẽ được ký kết giữa Công ty và khách hàng, trong đó nêu rõ những thỏa thuận khi tiến hành kiểm toán, phí kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, thời gian tiến hành cuộc kiểm toán Hợp đồng kiểm toán chính là căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm toán, bảo vệ quyền lợi cho cả công ty kiểm toán và phía khách hàng. Ghi chú: Tham chiếu tại Phụ lục 03 (Hợp đồng kiểm toán) Sau khi hợp đồng kiểm toán đã được ký kết, Công ty sẽ thực hiện phân công kiểm toán viên tiến hành cuộc kiểm toán. Đây phải là những kiểm toán viên có kinh nghiệm, có trình độ, có được hiểu biết nhất định về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và đặc biệt là phải độc lập với khách hàng. Độc lập là nguyên tắc số một chi phối toàn bộ hoạt động kiểm toán. Tính độc lập của kiểm toán viên là một trong những nguyên tắc đạo đức được quy định trong chuẩn mực và được xem như một trong những phẩm chất chủ yếu nhất của kiểm toán viên. AASCS luôn đánh giá cao tính độc lập, điều này góp phần tạo niềm tin vào các ý kiến kiểm toán mà Công ty đưa ra từ phía những người sử dụng kết 48
  49. quả kiểm toán. Tính độc lập của kiểm toán viên được đảm bảo thông qua Bản cam kết về tính độc lập do Công ty lập ra. Ghi chú: Tham chiếu tại phụ lục 04 (Bản cam kết về tính độc lập) Tiếp theo, AASCS gửi tới khách hàng kế hoạch kiểm toán sơ bộ bao gồm việc phân công nhóm kiểm toán, thời gian thực hiện dự kiến, và các tài liệu cần thiết thu thập thông qua việc gửi Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán tới khách hàng. Bảng 4.1: Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán BẢN YÊU CẦU CUNG CẤP TÀI LIỆU PHỤC VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2016 CỦA CÔNG TY X A- TỔNG QUÁT: Ngày đề Ngày nhận Nội dung nghị nhận thực tế 1. Biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản 20/01/2017 trị/Hội đồng thành viên và Ban Tổng Giám đốc trong năm/kỳ và cho đến thời điểm kiểm toán. 2. Điều lệ hoạt động của Công ty hoặc điều lệ sửa đổi 20/01/2017 (nếu có) 3. Quyết định thành lập Công ty (Nếu có) 4. Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy 20/01/2017 chứng nhận đăng ký kinh doanh, kể cả bản điều chỉnh (nếu có). 5. Sơ đồ tổ chức của Công ty gần nhất. 6. Công văn chấp thuận của Bộ Tài chính về chế độ kế toán sử dụng (nếu có). 7. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng. 8. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 49
  50. 9. Các Báo cáo của kiểm toán nội bộ trong năm/kỳ 20/01/2017 10. Giấy chứng nhận đăng ký thuế. 11. Công văn chấp thuận sử dụng hóa đơn đặc thù (nếu 20/01/2017 có). 12. Các văn bản, chính sách thuế có liên quan 13. Thỏa ước lao động tập thể (nếu có). 20/01/2017 14. Biên bản kiểm tra về lao động trong năm/kỳ (nếu 20/01/2017 có). 15. Các chính sách có liên quan đến nhân sự và thu 20/01/2017 nhập của nhân viên. 16. Các hợp đồng thuê đất, hợp đồng bảo lãnh, hợp 20/01/2017 đồng đi thuê và cho thuê (bao gồm cả thuê tài chính) dài hạn. 17. Các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên 20/01/2017 doanh (nếu có). 18. Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính năm trước 20/01/2017 (nếu có). 19. Thư quản lý của Kiểm toán viên năm trước (nếu 20/01/2017 có). 20. Bảng cân đối số phát sinh cho năm tài chính kết 20/01/2017 thúc ngày 31/12/2016 21. Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 20/01/2017 31/12/2016 50
  51. 22. Sổ Cái và các sổ chi tiết các tài khoản cho năm tài 20/01/2017 chính kết thúc ngày 31/1/2016 23. Sổ Cái và một số sổ chi tiết các tài khoản từ ngày 20/01/2017 31/12/2016 đến thời điểm kiểm toán (theo yêu cầu cụ thể của Kiểm B – CỤ THỂ Ngày đề Ngày nhận Nội dung nghị nhận thực tế 1. Phải trả cho người bán 20/01/2017 • Danh mục các khoản phải trả cho người bán tại ngày 31/12/2016 • Các Biên bản đối chiếu nợ phải trả cho người bán tại ngày 31/12/2016 • Danh mục các khoản đã thanh toán sau ngày 20/01/2017 31/12/2016 (nếu có) gồm: ngày thanh toán, chứng từ tham chiếu, số tiền thanh toán. Việc gửi trước bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán cho khách hàng sẽ thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập thông tin về khách hàng. 51
  52. 4.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 4.2.1. Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng Lập kế hoạch họp khách hàng: AASCS phải lên kế hoạch họp khách hàng để có được mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiểm toán viên tiến hành cuộc kiểm toán với công ty khách hàng. Hai bên trao đổi với nhau về những điều khoản đã ghi trong hợp đồng kiểm toán, những cam kết của mỗi bên trong quá trình tiến hành kiểm toán. Kế hoạch phục vụ khách hàng: khi đã chấp nhận một khách hàng thì AASCS bao giờ cũng phải lên một kế hoạch kiểm toán thật phù hợp để thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó. Để phục vụ khách hàng được tốt trong quá trình kiểm toán, Công ty phải xác định rõ những công việc nào sẽ được thực hiện và giao phần việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán. Việc lên kế hoạch phục vụ khách hàng do thành viên Ban giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lập và giám sát thực hiện. Kiểm tra điều kiện phục vụ cho công việc: AASCS tiến hành kiểm tra các điều kiện phục vụ cho cuộc kiểm toán từ phía khách hàng. Kiểm toán viên đánh giá, xem xét khả năng cung cấp các tài liệu, sự hợp tác từ phía khách hàng trong quá trình giao dịch để từ đó có những thủ tục thay thế cần thiết khác (nếu cần). Tài liệu được khách hàng cung cấp: AASCS đánh giá khái quát về các tài liệu đã được khách hàng cung cấp ở trên để từ đó đưa ra nhận xét về hệ thống sổ sách, tài liệu kế toán của đơn vị. Nhận xét này cũng góp phần trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát của khách hàng. 4.2.2. Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng AASCS tiến hành tìm hiểu về khách hàng thông qua việc xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước, đồng thời trao đổi về những thay đổi quan trọng trong hoạt động của khách hàng (đối với khách hàng cũ) và trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc hoặc nhân viên công ty khách hàng, với kiểm toán viên tiền nhiệm (đối với khách hàng mới). Qua đó có thể có được những cái nhìn khái quát về lĩnh vực hoạt động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thấy được những thay đổi quan trọng trong hoạt động của khách hàng để thiết kế các thủ tục kiểm toán thay thế cho phù hợp. 52
  53. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các khách hàng của AASCS đều là khách hàng mới nên việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng được thực hiện qua trao đổi trực tiếp với ban giám đốc hoặc nhân viên công ty khách hàng và với kiểm toán viên tiền nhiệm. * Khách hàng X: AASCS đã thực hiện tìm hiểu về khách hàng qua trao đổi trực tiếp với ban giám đốc công ty X, thông qua việc xem xét các tài liệu của khách hàng như Giấy phép thành lập, Biên bản họp hội đồng thành viên, đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính Có thể khái quát về khách hàng X qua một vài nét cơ bản sau: - Khái quát chung: Công ty cổ phần X thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng- Bộ Quốc phòng , được thành lập theo quyết định số: 491/Q Đ-BQP ngày 24 tháng 03 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Trụ sở giao dịch: xã Phạm Văn Cội, Củ chi - Lĩnh vực kinh doanh: Công ty chuyên nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phân bón NPK của Công Ty Cổ Phần X có hai loại chính đó là NPK trộn hỗn hợp và NPK hạt hỗn hợp.Tất cả đều được sản xuất trên công nghệ tiên tiến được áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001-2000. - Cơ cấu tổ chức: Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát. Tổng số cán bộ công nhân viên là 159 người, trong đó 110 người là công nhân, 49 là cán bộ quản lý Có thể đánh giá đây là một khách hàng khá lớn, lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng. 53
  54. 4.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát AASCS thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để từ đó thiết kế các thử nghiệm kiểm toán phù hợp thông qua xem xét các yếu tố sau về khách hàng: ➢ Đặc điểm về tính chính trực của Ban lãnh đạo khách hàng ➢ Cam kết của khách hàng về tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính ➢ Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy ➢ Cơ cấu tổ chức ➢ Quá trình kiểm soát, giám sát và điều hành ➢ Phương pháp phân quyền và trách nhiệm ➢ Phương pháp kiểm soát quản lý của chủ nhiệm kiểm toán ➢ Tác động của máy tính tới hoạt động quản lý nói chung và hoạt động kế toán nói riêng. ➢ Các hoạt động của Ban giám đốc, bộ phận Kiểm toán nội bộ. Từ đó, AASCS đưa ra quyết định chung về rủi ro đối với khách hàng khi tiến hành kiểm toán. Để đánh giá được rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát, AASCS đã tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc và nhân viên khách hàng thông qua bảng câu hỏi sau: * Khách hàng X: Bảng 4.2: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát Tiêu chí đánh giá Có hay không 1. Đặc điểm về tính chính trực của ban lãnh đạo khách hàng: - Ban lãnh đạo khách hàng có dính líu đến các hoạt động phi pháp, cố Không tình trình bày sai lệch báo cáo tài chính, chịu sự cưỡng chế của cơ quan pháp luật hay có dính líu đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không? - Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi một cá nhân hay tập trung vào một vài người không? Không - Có phải ban lãnh đạo đơn vị là những người thiếu kinh nghiệm không? Từ việc trả lời những câu hỏi trên chúng ta có lý do gì để nghi ngờ về Không 54
  55. tính chính trực của các thành viên ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi Không ngờ về việc dựa vào thư giải trình của Ban giám đốc không? 2. Cam kết của khách hàng về tính trung thực hợp lý của BCTC: - Đơn vị có áp dụng các chính sách kế toán hiện đang gây tranh cãi không? Không - Có phải ban lãnh đạo miễn cưỡng khi thực hiện các điều chỉnh được Không đề xuất bởi các kiểm toán viên không? Lý do gì cần cân nhắc về các cam kết của ban lãnh đạo khách hàng trong Không việc trình bày báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý không? 3. Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy: - Phòng kế toán có vẻ như không bố trí đủ nhân sự? Có - Công tác hạch toán kế toán của khách hàng không tốt? Không 4. Cơ cấu tổ chức - Cơ cấu tổ chức quá phức tạp, liên quan đến nhiều pháp nhân lớn Không mang tính đặc thù được quản lý theo hệ thống hoặc có những giao dịch không nhằm mục đích kinh doanh? - Các mẫu biểu báo cáo có quá phức tạp không? Không 5. Tác động của máy tính: - Ban lãnh đạo đơn vị dường như đánh giá không đúng tầm quan Có trọng của môi trường xử lý máy tính? Xem xét các vấn đề sau khi đánh giá: + Những người quản lý môi trường xử lý máy tính báo cáo với ai? + Mức độ đầu tư trong việc sử dụng công nghệ thông tin? - Có thiếu kế hoạch mang tính chiến lược cho môi trường xử lý máy Có tính hay các kế hoạch lại mẫu thuẫn với kế hoạch chiến lược cho các bộ phận khác không? 55
  56. Từ bảng câu hỏi trên có thể thấy môi trường kiểm soát của khách hàng X được thiết kế khá hiệu quả, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng đắn, mà điều này lại rất cần thiết trong thời đại ngày nay. Có thể đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát đối với khách hàng X như sau: - Rủi ro: được đánh giá ở mức bình thường - Môi trường kiểm soát: hoạt động tốt Như vậy, khi kiểm toán khách hàng này, AASCS có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản khi tiến hành kiểm toán. 4.2.4. Tìm hiểu về quy trình kế toán AASCS thực hiện tìm hiểu các khía cạnh sau: Tìm hiểu về quy trình kế toán: tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán, kỳ kế toán, đồng tiền hạch toán, phương pháp hạch toán, hình thức ghi sổ Phân tích khái quát các phần hành liên quan đến các khoản phải trả, trong đó đi sâu vào tìm hiểu việc quản lý và hạch toán công nợ phải trả. Tìm hiểu môi trường máy tính. Thông qua việc tìm hiểu quy trình kế toán của khách hàng, Công ty có thể đánh giá được phần nào sự hữu hiệu của hoạt động kiểm soát nội bộ trong khách hàng do công tác kế toán là một trong những yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ. * Khách hàng X: Tổ chức kế toán bao gồm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán. Phòng kế toán của Công ty gồm có 5 nhân viên, trong đó có một kế toán trưởng, một thủ quỹ và các nhân viên đảm nhiệm từng phần hành kế toán khác nhau. Sự phân công công việc trong phòng kế toán rất hợp lý, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, không bị trùng lặp giữa các phần hành. Báo cáo tài chính của Công ty được trình bày bằng đồng Việt Nam (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam. Hình thức sổ kế toán áp dụng: hình thức chứng từ ghi sổ. 56
  57. Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch. Các khoản phải trả trong Công ty X gồm có: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, vay ngắn hạn, thuế phải nộp Việc hạch toán các khoản này được tiến hành khoa học trên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Các nghiệp vụ liên quan đến mua hàng, thanh toán tiền hàng, vay nợ đều được ghi chép trên sổ kế toán. Do đây là một công ty có hoạt động xuất nhập khẩu nên các khoản phải trả có gốc ngoại tệ phải được theo dõi và hạch toán quy đổi theo tỷ giá khi phát sinh nghiệp vụ. Công ty đã hạch toán các khoản phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá tại ngày giao dịch và đến cuối kỳ quy đổi theo tỷ giá bán ra do ngân hàng mà Công ty X thường xuyên giao dịch công bố vào ngày 31/12/2016. Các nhà cung cấp chính của Công ty chủ yếu là nhà cung cấp các hạt kali, hạt nitrat, các hóa chất hóa sinh phục vụ cho việc sản xuất các phân bón cho cây trồng. Các khoản thanh toán nhà cung cấp được thực hiện giao dịch chủ yếu thông qua ngân hàng DongABank. 4.2.5. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ Phân tích tài chính là phương pháp nhận thức cơ chế tài chính, nhận thức quá trình hình thành và sử dụng các nguồn dự trữ về tài chính cho các hoạt động kinh doanh, các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Qua phân tích sẽ đánh giá được các nguồn lực tài chính, tình hình tài sản, tình hình vốn và nguồn vốn, tốc độ chu chuyển của toàn bộ vốn nói chung cũng như của từng bộ phận vốn nói riêng, khả năng sinh lợi của tài sản trong doanh nghiệp. Tiếp xúc với bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khách hàng là bước bắt buộc của kiểm toán viên ở giai đoạn ký hợp đồng kiểm toán, cũng như trong quá trình kiểm toán. Việc kiểm tra đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính đóng vai trò định hướng đối với kiểm toán viên để đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình kiểm toán. Sự am hiểu tình hình có được nhờ quá trình phân tích tài chính sẽ giúp cho kiểm toán viên tin tưởng vào những hành động của mình, giúp cho việc lên kế hoạch kiểm toán được chính xác, tìm ra được chỗ yếu trong hệ thống kế toán. 57
  58. AASCS thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm có được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của khách hàng như so sánh lợi nhuận năm nay với năm trước, so sánh tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu, cơ cấu vốn của khách hàng Việc thực hiện thủ tục phân tích được đánh giá là hữu ích trong toàn bộ cuộc kiểm toán vì thực hiện thủ tục phân tích rất đơn giản, tốn ít thời gian và chi phí ở mức vừa phải. * Khách hàng X: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty X như sau: Bảng 4.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty X (ĐVT: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 1. Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh 155.904.779.289 321.082.804.737 2. Giá vốn hàng bán 142.904.779.289 313.341.862.426 3. Lợi nhuận gộp 12.994.294.761 7.740.942.311 4. Doanh thu tài chính 662.066.729 2.185.663.607 5. Chi phí bán tài chính 2.839.207.066 19.391.965.448 6. Chi phí bán hàng 1.944.682.161 2.877.539.958 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.024.698.816 7.691.371.353 8. Thu nhập khác 460.673.455 93.635.056 9. Chi phí khác 519.237.154 754.211.420 10. Lợi nhuận khác (58.563.699) (660.576.364) 11. Lợi nhuận trước thuế 2.609.209.748 (20.964.847.205) 12. Thuế thu thập doanh nghiệp 13. Lợi nhuận sau thuế 2.609.209.748 (20.964.847.205) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty X cho thấy doanh thu trong năm 2016 đã giảm 51% so với năm 2015, tuy nhiên lợi nhuận năm 2016 tăng 112% so với năm 2015. Tỷ lệ doanh thu trên lợi nhuận năm 2016 đã tăng 8% so với năm 2015, sự tăng này là do năm 2016 công ty đã giảm các khoản chi phí như giá vốn cùng với chí phí lãi vay cho nên tình hình kinh doanh năm 2016 có phần khởi sắc hơn. 58
  59. Kiểm toán viên xem xét tỷ trọng các khoản nợ phải trả người bán trong nợ ngắn hạn thông qua tính tỷ suất nợ: ổ푛𝑔 푛ợ ℎả𝑖 푡 ả Tỷ suất nợ = ổ푛𝑔 푡à𝑖 푠ả푛 Năm 2016: 318.885.244.321 Tỷ suất nợ = ×100% = 99% 321.339.775.791 Năm 2015: 309.671.944.666 Tỷ suất nợ = ×100% = 98% 315.856.003.191 Ghi chú: Tham chiếu tại Phụ lục 05 (Bảng cân đối kế toán theo BCKT năm 2015) Tham chiếu tại Phụ lục 06 (Bảng cân đối kế toán theo BCTC năm 2016 tại Công ty Cổ phần X) Tỷ suất nợ trong năm 2016 tăng 1% so với năm 2015, chứng tỏ khả năng thực lực tài chính của công ty rất thấp, ngoài ra tỷ suất nợ phải năm 2016 chiếm tỷ trọng rất cao thể hiện công ty X gánh một khoản nặng về nợ phải trả. 4.3. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết Chương trình kiểm toán được thiết lập trong Công ty nhằm cụ thể hoá những bước công việc phải thực hiện với chi phí và thời gian kiểm toán hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế riêng cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính và được áp dụng theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Dưới đây là chương trình kiểm toán mẫu do công ty AASCS thực hiện. 59
  60. Bảng 4.4: Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán STT Thủ tục Người Tham thực chiếu hiện I. Thủ tục chung Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm 1 trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. 2 Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS E210 và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). II. Kiểm tra phân tích So sánh, phân tích biến động số dư phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải trả nhà cung 1 cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn để phát hiện sự biến E240 động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của DN. III. Kiểm tra chi tiết Thu thập bảng tổng hợp các khoản chi tiết nợ phải trả nhà cung 1 cấp, đối chiếu với Sổ Cái, tìm hiểu bản chất số dư các khoản E241 phải trả lớn. 2 Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế: E241 Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải trả cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và 2.1 đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có). 2.2 Gửi thư xác nhận lần thứ 2 nếu không nhận được hồi đáp. 60
  61. Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc năm 2.3 hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ mua hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ) trong năm. Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp: Thu thập danh sách các khoản trả tiền trước cho nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái, đối chiếu các khoản trả trước cho nhà cung cấp với điều 3 khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ, xem xét mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán và đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước 4 Kiểm tra các khoản nợ chưa được ghi sổ: Đối chiếu các hóa đơn chưa thanh toán tại ngày kiểm toán với 4.1 E242 số dư nợ phải trả đã ghi nhận tại ngày khóa sổ; Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng/thanh toán sau ___ ngày kể 4.2 E242 từ ngày khóa sổ; Kiểm tra các chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh nghiệp vụ 4.3 E242 với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo tính đúng kỳ. Kiểm tra cách hạch toán có liên quan đến các trường hợp trao 5 N/A đổi phi tiền tệ (đổi hàng), các yêu cầu với nhà phân phối. Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ (nếu có), kiểm tra hợp đồng, 6 N/A biên bản thỏa thuận và chuyển nợ giữa các bên. Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả, số dư trả 7 trước cho nhà cung cấp có gốc ngoại tệ tại ngày khóa sổ kế toán N/A và cách hạch toán chênh lệch tỷ giá. Kiểm tra cách ghi nhận lãi phải trả đối với các số dư nợ nhà 8 N/A cung cấp đã quá hạn (nếu có) và so sánh với số đã ghi sổ. Kiểm tra tính trình bày các khoản phải trả nhà cung cấp trên 9 E240 BCTC. 61
  62. IV. Thủ tục kiểm toán khác Sau khi ghi chú trên giấy tờ làm việc (GLV) , kiểm toán viên tiến hành đánh tham chiếu giữa GLVvà các tài liệu có liên quan khác nhằm cung cấp các cơ sở hợp lý cho ý kiến đưa ra. Việc đánh tham chiếu được quy định thống nhất và được lưu giữ theo từng chỉ mục trong hồ sơ kiểm toán để tiện theo dõi. Sau khi tiến hành xong các bước kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên tiến hành đánh dấu vào bảng trên những công việc đã thực hiện theo chương trình kiểm toán. 4.4 Xác định mức trọng yếu Kiểm toán viên chọn chỉ tiêu doanh thu với tỷ lệ xác định mức trọng yếu là 1% trên doanh thu. Ta có : Doanh thu thuần của công ty X là 155.904.779.289 đồng. Giá trị tiêu chí được chọn: 1% Mức trọng yếu tổng thể = Doanh thu thuần x Giá trị tiêu chí được chọn = 155.904.779.289 x 1% = 1.559.047.793 Mức trọng yếu thực hiện = Mức trọng yếu tổng thể x (50-70%) = 1.559.047.793 x 70% = 1.169.285.845 Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua = Mức trọng yếu thực hiện x 5% = 1.169.285.845 x 5% = 58.464.292 4.5 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán Kiểm toán vien thiết lập mực độ rủi ro của ban đầu của kiểm toán viên như sau: AR = 5%, CR = 25%, IR = 75 % Ta có AR = DR×CR×IR 푅 5% DR = = = 26.7 % 푅× 푅 75% 25% Trong đó AR: Rủi ro kiểm toán là do kiểm toán viên đưa ra ý kiến sai lệch, không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán.Thường mức sai lệch mà công ty AASCS chấp nhận là 5%. 62
  63. IR: Công ty cổ phần X là một công ty sản xuất lớn, quy trình sản xuất rất phức tạp vì thể rủi ro tiềm tàng được đánh giá khá cao. Ngoài ra khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp dễ bị che dấu để thổi phòng lợi nhuận, hoặc có thể bị kê khống để làm giảm số thuế thu nhập phải nộp. Vì vậy, kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng khoảng 75% CR: Thông qua bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát của đơn vị là 25%. DR: Rủi ro phát hiện mà kiểm toán viên không phát hiện được. 4.6 Thực hiện Kiểm toán các khoản nợ phải trả người bán * Khách hàng X: Thử nghiệm 1: Kiểm toán viên tập hợp số dư đầu kỳ của TK 331 trên bảng cân đối phát sinh, sổ chi tiết, thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị so với số dư cuối kỳ của TK 331 báo cáo kiểm toán năm trước. Sau khi đối chiếu kiểm toán viên đưa ra nhận xét số liệu hoàn toàn khớp đúng giữa các sổ sách có liên quan. Bảng 4.5: Bảng tổng hợp số dư đầu kỳ theo giấy tờ làm việc của AASCS E240 Khách hàng: CÔNG TY CP X Ngày khóa sổ 12/31/2016 NTH: Kha 02/22/2017 Khỏan mục: phải trả NCC ngắn và dài hạn NSX: Nội dung: Mục tiêu: Đảm bảo các khoản phải thu khách hàng là có thực; được hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 1. Lập bảng cân đối phát sinh, đối chiếu số liệu với WPs năm trước, với GL, BS kiểm tra việc chuyển sổ SDDK PS SDCK TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 331 779,910,265 18,539,857,806 101,573,390,490 103,319,243,595 1,486,509,940 20,992,310,586 - PY PY GL, TB, BS GL, TB, BS 63
  64. Ghi chú: Tham chiếu tại Phụ lục 05 (Bảng cân đối kế toán theo BCKT năm 2015) Thử nghiệm 2: Sau khi đối chiếu số dư đầu kỳ của TK 331 với số dư cuối kỳ của báo cáo kiểm toán năm trước kiểm toán viên sẽ tiến hành thủ tục phân tích tỷ trọng khoản mục nợ phải trả người bán trên nợ ngắn hạn của năm 2016 so với năm 2015. Qua đó cho kiểm toán viên cái nhìn khách quan về cấu trúc nợ, áp lực trả nợ của Công ty Cổ phần X. Bảng 4.6: Bảng phân tích số liệu tỷ trọng nở phải trả nhà cung cấp trong nợ ngắn hạn theo giấy tờ làm việc của AASCS E240 Khách hàng: CÔNG TY CP X Ngày khóa sổ 12/31/2016 NTH: Kha 02/22/2017 Khỏan mục: phải trả NCC ngắn và dài hạn NSX: Nội dung: 2. Phân tích số liệu Chỉ tiêu 12/31/2016 12/31/2015 Biến động - Phải trả người bán 20,992,310,586 18,539,857,806 2,452,452,780 - Nợ ngắn hạn 102,972,144,666 112,185,444,321 (9,213,299,655) - Tỷ trọng trong nợ ngắn hạn 20.39% 16.53% 3.86% Thử nghiệm 3: Kiểm toán viên sau khi tiền hành phân tích số liệu xong, sẽ thực hiện thao tác kiểm tra số phát sinh của TK 331 thông qua việc lập chữ T dựa trên sổ chi tiết một tài khoản mà đơn vị cung cấp. Ở đơn vị này kiểm toán phát hiện có nghiệp vụ Nợ TK 331/ Có TK 331 với số tiền là 6.640.400. Kiếm toán viên in đậm nghiệp vụ bất thường, qua tìm hiểu thì đây là phí bảo hiểm xe tải, định khoản đúng phải là Nợ TK 242/Có TK 331 và trao đổi ngay với kế toán viên công nợ tại đơn vị. Đơn vị giải thích do định khoản nhầm và tiền hành sửa ngay định khoản này. So sánh phần tổng cộng bên chữ T với số phát sinh trong bảng cân đối phát sinh mà đơn vị cung cấp. 64
  65. Bảng 4.7: Bảng sơ đồ chữ T của TK 331 theo giấy tờ làm việc của AASCS E240 Khách hàng: CÔNG TY CP X Ngày khóa sổ 12/31/2016 NTH: Kha 02/22/2017 Khỏan mục: phải trả NCC ngắn và dài hạn NSX: Nội dung: 3. Lập tài khoản chữ T và kiểm tra NV bất thường Data TKDU Sum of PSN Sum of PSC 111 23,562,000 - 133 - 1,837,125,188 211 - 3,105,254,545 242 - 1,844,299,044 244 670,200,000 - 627 - 1,605,113,601 641 - 799,694,534 642 - 965,514,685 1121 92,087,308,340 237,431,250 1521 - 84,516,060,483 1522 - 3,001,512,377 1523 - 1,735,215,642 1524 - 105,480,000 2412 - 3,476,181,846 131K 8,785,679,750 - 141 - 83,720,000 331 6,640,400 6,640,400 Grand Total 101,573,390,490 103,319,243,595 TB 101,573,390,490 103,319,243,595 CL Thử nghiệm 4: Sau khi đã lập bảng tổng hợp chi tiết số dư TK 331 theo đối tượng do đơn vị cung cấp, kiểm toán viên sẽ dựa vào biên bản đối chiếu công nợ để đánh giá tỷ lệ xác nhận công nợ. Nếu tỷ lệ xác nhận không cao kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục thay thé khác. 65
  66. Bảng 4.8: Bảng xác nhận công nợ theo giấy tờ làm việc của AASCS E240 Khách hàng: CÔNG TY CP X Ngày khóa sổ 12/31/2016 NTH: Kha 02/22/2017 Khỏan mục: phải trả NCC ngắn và dài hạn NSX: Nội dung: 4.Xác nhận công nợ Tỷ lệ xác nhận nợ - Xem chi tiết E241 (thư xác nhận từ đơn vị) Chỉ tiêu Nợ Có Giá trị sổ sách 1,486,509,940 20,992,310,586 Theo xác nhận 1,486,509,940 20,467,008,586 Tỷ lệ xác nhận 100% 97% Ghi chú: Tham chiếu tại Phụ lục 07 (Bảng tổng hợp công nợ) Tham chiếu tại Phụ lục 08 (Biên bản đối chiếu công nợ) Nhận thấy rằng số liệu trên bảng xác nhận công nợ cao (97%), công ty X có biên bản xác nhận công nợ khá đầy đủ. Đối với các khoản công nợ không có biên bản đối chiếu, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết hoặc gửi thư xác nhận đối với các nhà cung cấp này. Ở đơn vị này, kiểm toán viên phát hiện có 3 nhà cung cấp mà đơn vị chưa có biên bản đối chiếu công nợ, vả sẽ tiến hành gửi thư xác nhận. Ghi chú: Tham chiếu tại Phụ lục 09 (Thư xác nhận phải trả) Dựa trên các thư xác nhận được phúc đáp lại, kiểm toán viên tiến hành lập bảng tổng hợp thư xác nhận nợ phải trả người bán: 66
  67. Bảng 4.9: Bảng tổng hợp thư xác nhận nợ phải trả người bán tại khách hàng X Tên nhà Số dư theo Số dư theo thư xác TT Chênh lệch cung cấp sổ kế toán nhận 1 Công ty Cổ phần 8.250.000 8.250.000 0 Dịch vụ Bảo vệ An 2 bình 20.356.600 20.356.600 0 Công ty TNHH lưới 3 thép Lý Quốc Phong 13.376.000 0 Công ty TNHH Linh 13.376.000 Mậu Dựa trên bảng tổng hợp thư xác nhận trên, kiểm toán viên nhận thấy số liệu trên sổ sách kế toán của khách hàng X hoàn toàn khớp với số liệu trên thư xác nhận. Thử nghiệm 5: Riêng đối với một số nhà cung cấp nước ngoài như là Công ty Jiagsu G,F - là hai nhà cung cấp nguyên liệu ở Trung Quốc thì kiểm toán viên phải đánh giá số dư phải trả các nhà cung cấp này tại ngày 31/12/2016 bằng ngoại tệ: Bảng 4.10: Bảng đánh giá lại số dư nợ phải trả có gốc ngoại tệ E240 Khách hàng: CÔNG TY CP X Ngày khóa sổ 12/31/2016 NTH: Kha 02/22/2017 Khỏan mục: phải trả NCC ngắn và dài hạn NSX: Nội dung: 5. Đánh giá lại số dư nợ phải trả có gốc ngoại tệ, kiểm tra tỷ giá hạch toán nghiệp vụ ngoại tệ số dư đánh giá lại Đối tượng Tên Nguyên tệ USD VNĐ VNĐ Chênh lệch CZZJ001 Jiangsu 1- Touch Business Service Ltd 20,600 464,324,000 469,474,000 5,150,000 (SDCK CÓ) 22,540 CZZM001 Jiangsu Right Machinery Group Co Ltd 15,800 356,132,000 360,082,000 3,950,000 (SDCK CÓ) tổng 36,400 820,456,000 829,556,000 9,100,000 Tỷ giá của Ngân hàng Đông Á (31/12/2016) 22,790 (Tỷ giá Bán CK) Kiểm toán viên đứa ra bút toán điều chỉnh cho việc đánh giá lại số dư nợ phài trả có gốc ngoại tệ cuối năm là : 67
  68. Nợ TK 421: 9.100.000 Có TK 331: 9.100.000 Thử nghiệm 6: Kiểm toán viên dựa vào bảng tổng hợp công nợ, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra khoản mục nợ phải trả người bán ngắn hạn trên thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị. Bảng 4.11: Bảng kiểm tra việc trình bày khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trên báo cáo tài chính của công ty X E240 Khách hàng: CÔNG TY CP X Ngày khóa sổ 12/31/2016 NTH: Kha 02/22/2017 Khỏan mục: phải trả NCC ngắn và dài hạn NSX: Nội dung: 6. Kiểm tra trình bày trên BCTC Trinh bày phù hợp Ngắn hạn Số cuối năm Số đầu năm Công ty TNHH TM Thiên Thành Lộc 6,973,232,000 9,999,573,000 Công ty CP sản xuất thép Vina One 1,629,468,111 113,859,569 Các nhà cung cấp khác 12,389,610,475 8,426,425,237 Total 20,992,310,586 18,539,857,806 Ghi chú: Tham chiếu tại Phụ lục 10 (BCTC thuyết minh 11 tại Công ty Cổ phần X) Kiểm toán viên đưa ra kết luận về các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ như sau: đơn vị đã đánh giá số dư phải trả người bán bằng ngoại tệ chưa đúng theo tỷ giá do ngân hàng mà công ty X thường xuyên giao dịch công bố. Kiểm toán viên đã đánh giá lại theo tỷ giá bán ra mà ngân hàng X thường xuyên giao dịch (DongAbank) công bố vào ngày 31/12/2016. Số tiền chênh lệch giữa việc đánh giá lại khoản mục trên là 9.100.000 đồng. Sau khi đã tiến hành tất cả các thủ tục trên, nhóm trưởng sẽ tiến hành tổng hợp số liệu trên giấy tờ tổng hợp và kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến của mình về sự trình bày trung thực, hợp lý của các khoản phải trả nhà cung cấp. Ý kiến được đưa ra đối với khoản phải trả nhà cung cấp của Khách hàng X như sau: 68
  69. - Đơn vị đã hạch toán chi tiết theo từng đối tượng công nợ, điều này là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và thuận lợi trong công tác theo dõi công nợ. - Trong năm, đơn vị đã tiến hành hạch toán nợ phải trả nhà cung cấp bằng ngoại tệ theo tỷ giá bình quân tại ngân hàng mà công ty X thường giao dịch (DongAbank). - Hầu hết các khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền gửi ngân hàng. Kiểm toán viên đã tiến hành xem xét một số phiếu ủy nhiệm chi của ngân hàng và đối chiếu số liệu khớp đúng với sổ sách. - Tuy nhiên, đơn vị vẫn chưa tiến hành xác nhận hết các khoản phải trả tại thời điểm cuối năm, điều này gây khó khăn trong công tác kiểm toán. Mặc dù vậy, tổng các khoản phải trả chưa có xác nhận được đánh giá là không trọng yếu. Tóm lại, TK 331 phản ánh trung thực, hợp lý. 4.7. Kết thúc kiểm toán 4.7.1. Họp tổng kết, thống nhất điều chỉnh với khách hàng Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm toán cần thiết, thu thập đầy đủ các bằng chứng, đưa ra các bút toán điều chỉnh, AASCS tiến hành họp tổng kết với khách hàng, thống nhất với khách hàng về các điều chỉnh cần thiết nhằm đưa ra báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình họp tổng kết, thống nhất điều chỉnh, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào ý kiến của khách hàng đối với các điều chỉnh và mức độ trọng yếu của các sai sót để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của khách hàng. Các ý kiến của ban lãnh đạo khách hàng khác với những ý kiến nhận xét, kết luận của đoàn kiểm toán đều phải được giải trình có biên bản kèm theo. 4.7.2. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý Khi đã có được sự thống nhất với khách hàng về các số liệu điều chỉnh, AASCS sẽ tiến hành lập báo cáo kiểm toán để đưa ra ý kiến về tình hình tài chính của khách hàng. Tùy thuộc vào sự thống nhất của khách hàng đối với các điều chỉnh, mức độ trọng yếu của các sai sót và phạm vi kiểm toán để kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp nhất. 69