Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

pdf 98 trang thiennha21 25/04/2022 11814
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_chi_phi_ban_hang_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN Trường ĐạiNiên khóa: học 2015 -Kinh2019 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN NHẬT KÝ THỰC TẬP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Ngân ThS. Hoàng Thùy Dương Lớp: K49B - Kiểm toán Niên khóa: 2015 – 2019 Trường ĐạiHuế, tháng học 5 năm Kinh2019 tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Lời Cảm Ơn Lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành và tri ân sâu sắc đối với các Thầy Cô của trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là các Thầy Cô của Khoa Kế toán- Kiểm toán với những tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt những kiến thức cho em trong thời gian qua. Những kiến thức đó không chỉ phục vụ cho quá trình thực tập nghề nghiệp mà còn là hành trang vô cùng quý giá đối với em trong bước công việc sau này. Em cũng xin chân thành cám ơn đến Cô Hoàng Thùy Dương đã tạo điều kiện, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn trong thời gian qua. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty, các anh chị kiểm toán viên đã tận tình giúp đỡ chỉ dẫn cho quá trình thực hành công việc tại các doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn và áp dụng vào thực tiễn tốt hơn. Sau cùng em kính chúc quý Thầy Cô thật dồi dào sức khỏe, thành công để thực hiện sứ mệnh cao đẹp là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Đồng kính chúc các Anh Chị trong quý công ty luôn dồi dào sức khỏe, đạt được các thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cám ơn! Huế, ngày 01 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Ngân Trường Đại học Kinh tế Huế Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BC KQHĐKD Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh BGĐ Ban giám đốc BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CĐPS Cân đối phát sinh CMA Kỹ thuật chọn mẫu đơn vị tiền tệ CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ GLV Giấy làm việc GTGT Giá trị gia tăng TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Kỹ thuật chọn mẫu phân tầng TP Thành phố TSCĐ Tài sản cố định VSA Chuẩn mực kiểm toán VACPA Hiệp hội hành nghề kiểm toán Việt Nam Trường Đại học Kinh tế Huế Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ABC năm 2018 48 Bảng 2.1 Bảng phân tích sơ bộ trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ABC 56 Trường Đại học Kinh tế Huế Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phương pháp hạch toán Chi phí bán hàng 11 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phương pháp hạch toán Chi phí quản lý doanh nghiệp 13 Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 29 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tình hình nhân lực tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 30 Sơ đồ 3.1: Lưu đồ chu trình thanh toán tiền lãnh đạo tiếp khách 90 Trường Đại học Kinh tế Huế Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Các phương pháp nghiên cứu 3 6. Cấu trúc của khóa luận 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 5 1.1. Khái quát về Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong Báo cáo tài chính 5 1.1.1. Khái niệm về Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp 5 1.1.1.1. Chi phí bán hàng 5 1.1.1.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7 1.1.2. Vai trò của Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh 8 1.1.3. Nguyên tắc kế toán của Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp 9 1.1.4. Phương pháp hạch toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp 10 1.1.4.1. Phương pháp hạch toán Chi phí bán hàng 10 1.1.4.2. Phương pháp hạch toán Chi phí quản lý doanh nghiệp 12 1.2. Những lý luận về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 14 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp 14 1.2.2. Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp 15 1.2.2.1. Những chi phí phản ánh trên sổ sách thấp hơn chi phí thực tế 15 1.2.2.2. Những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách lớn hơn chi phí thực tế 16 Trường Đại học Kinh tế Huế Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 1.3. Quy trình kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính 18 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 18 1.3.1.1. Thu thập thông tin khách hàng 18 1.3.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích 19 1.3.1.3. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 20 1.3.1.4. Tìm hiểu sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp 21 1.3.1.5 Thiết kế chương trình kiểm toán 22 1.3.2. Thực hiện kiểm toán 23 1.3.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp 23 1.3.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản 23 1.3.3. Kết thúc kiểm toán 25 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 27 2.1. Tổng quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28 2.1.2. Phương châm hoạt động và mục tiêu hoạt động 28 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 29 2.1.4. Tình hình nhân lực 29 2.1.5. Ngành nghề kinh doanh 32 2.1.6. Một số khách hàng của công ty 34 2.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được AAC áp dụng 34 2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 35 2.2.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch 35 2.2.1.2. Giai đoạn lập kế hoạch 38 2.2.2. Thực hiện kiểm toán 39 2.2.3. TrườngKết thúc kiểm toán Đại học Kinh tế Huế 42 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 2.3. Thực trạng kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 44 2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 44 2.3.1.1. Hiểu biết về khách hàng 44 2.3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán 46 2.3.2. Thực hiện kiểm toán 69 2.3.2.2. Thủ tục chung 69 2.3.2.2. Thủ tục phân tích 71 2.3.2.3. Thủ tục kiểm tra chi tiết 76 2.3.3. Kết thúc kiểm toán 83 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CHU TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 84 3.1. Nhận xét, đánh giá về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 84 3.1.1. Ưu điểm 84 3.1.2. Hạn chế 86 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC87 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 1. Kết luận 96 2. Kiến nghị 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 Trường Đại học Kinh tế Huế Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, việc Việt Nam gia nhập vào WTO đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường phát triền đồng nghĩa với việc cạnh tranh ngày càng cao không những với những doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Đề tồn tại và phát triển trong bối cảnh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới mình, đổi mới công nghệ, đáp ứng được các nhu cầu trên thị trường, không những theo kịp xu hướng tiêu dùng mà phải tạo ra xu hướng mới. Để làm được điều đó, các nhà quản trị cần có các quyết định sáng suốt, nhanh chóng, kịp thời dựa trên những thông tin được cung cấp. Do đó, yêu cầu tất yếu khách quan là thông tin phải được thu thập nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Bên cạnh đó, thông tin mà doanh nghiệp cung cấp ra bên ngoài cũng phải chứng mình là chính xác, tạo được niềm tin đồi với khách hàng và các bên quan tâm đến đầu tư tại các doanh nghiệp. Dựa trên những yêu cầu tất yếu đó mà Kiểm toán ra đời, đảm bảo cho các thông tin kinh tế trên thì trường là chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, không những đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí; tạo niền tin cho các bên liên quan sử dụng thông tin của doanh nghiệp; mà Kiểm toán còn góp phần hướng dẫn nghiệp vụ, ổn định hoạt động tài chính, kế toán nói riêng và các hoạt động của đơn vị được kiểm toán nói chung; Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu của và năng lực quản lý của doanh nghiệp. Do đó kết quả của một cuộc kiểm toán được trình bày trên báo cáo kiểm toán của công ty kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của một doanh nghiệp nhất định. Chi phí bán hàng (CPBH) và Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) không phải là chi phí trực tiếp đến quá trình sản xuất nhưng nó góp phần trong việc xác định giá bán của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng và thường có rủi ro về xác định số thuế phải nộp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ( BC KQHĐKD). Do đó CPBH và CPQLDN có vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng nhất địnhTrường đến kết quả của cu ộĐạic kiểm toánhọc Báo cáo Kinh tài chính c ủtếa Công Huế ty Trách nhiệm 1 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương hữu hạn (TNHH) Kiểm toán và Kế toán AAC nói riêng và các cuộc kiểm toán khác nói chung. Nhận thấy tầm quan trọng của kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC), đặc biệt là khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp, cùng với quá trình thực tập, làm quen và học hỏi từ Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Tôi lựa chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Các mục tiêu mà đề tài là: - Thông qua các lý luận cơ bản về kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp nói riêng, - Đi sâu tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. - Đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện chu trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hành và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC với tư cách là một khoản mục trong kiểm toán Báo cáo tài chính kết thúc có lập Báo cáo kiểm toán. Phạm thi thời gian nghiên cứu là Báo cáo tài chính kết thúc năm 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế 2 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Phạm vị đia điểm nghiên cứu tại phòng Báo cáo tài chính 2, văn phòng công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 5. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập các thông tin liên quan đến công ty, sự hình thành và phát triển của công ty trong các năm qua. Thu thập thông tin từ các nguồn: báo, tạp chí, giáo trình, khóa luận, Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Từ trong quá trình thực tập tại công ty, quan sát quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và đặc biệt là kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp của các Kiểm toán viên (KTV), Trợ lý kiểm toán. Phỏng vấn các Kiểm toán viên và Trợ lý kiểm toán thông qua các câu hỏi đã soạn sẵn bằng cách trực tiếp và email. Phương pháp phân tích Phương pháp mô tả đi sâu tìm hiểu để khái quát quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AAC. Phương pháp so sánh đổi chiếu tài liệu với thực tiễn. Từ những phương pháp trên kết hợp với phương pháp luận đưa ra những giải pháp thích hợp để hoàn thiện chu trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doah nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AAC. Các phương pháp, kỹ thuật kế toán, kiểm toán khác 6. Cấu trúc của khóa luận Nội dung của khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liêu tham khảo và phụ lục còn có 3 phần chính sau đây: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trường Đại học Kinh tế Huế 3 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Chương 1: Cơ sở lý luận của quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế 4 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 1.1. Khái quát về Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong Báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm về Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp Theo thông tư 200/2014/TT-BTC “Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa”. Trong đó chi phi sản xuất kinh doanh gồm có 3 loại: - Chi phí sản xuất - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận liên quan đến CPBH và CPQLDN do đó tôi xin đi sâu tìm hiểu khái niệm của 2 khoản mục chi phí này. 1.1.1.1. Chi phí bán hàng Khái niệm Trích dẫn điều 91, Thông tư 200/2014/TT-BTC: “Chi phí bán hàng là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, ” Trường Đại học Kinh tế Huế 5 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Phân loại Chi phí bán hàng có 7 loại: - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, - Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản tài sản cố định (TSCĐ), dùng cho bộ phận bán hàng. - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc, - Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng, - Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở tài khoản (TK) 627 “Chi phí sản xuất chung” mà không phản ánh ở TK này. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng Trường Đại học Kinh tế Huế 6 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 1.1.1.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp Khái niệm Trích dẫn điều 91, Thông tư 200/TT-BTC: “Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng )”. Phân loại Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm có 8 loại: - Chi phí nhân viên quản lý: Phản ảnh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban của doanh nghiệp - Chi phí vật liệu quản lý: Phản ảnh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, (giá có thuế hoặc chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT) - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng cho quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT) - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ảnh chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho doanh nghiệp như: nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiền vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng, - Thuế, phí và lệ phí: Phản ảnh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí và lệ phí khác. - Chi phí dự phòng: phản ảnh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả Trườngtính vào chi phí sản xuĐạiất kinh doanhhọc của doanhKinh nghiệp. tế Huế 7 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ. - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, (Nguồn: Điều 91,92 Thông tư 200/2014/TT-BTC) 1.1.2. Vai trò của Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Tại doanh nghiệp, bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Nếu bộ phận bán hàng hoạt động không tốt, gặp rắc rối trong quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu bộ phận quản lý doanh nghiệp hoạt động không tốt, không định hướng được hướng phát triển của doanh nghiệp, ban lãnh đạo không có tầm nhìn, các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trì trệ thì hệ quả là doanh nghiệp hoạt động không bền vững. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp tại doanh nghiệp. Do đó chi phí bỏ ra để duy trì hai hoạt động của hai bộ phận này là điều tất yếu. Ngoài ra CPBH, CPQLDN có ảnh hưởng trong việc đánh giá kết quả hoat động kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp trên BC KQHĐKD - Các khoản mục chi phí trên BC KQHĐKD là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tổng quát quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh sai lệch sẽ thay đổi lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế dẫn đến sự thiếu trung thực số liệu trên BC KQHĐKD. - Đối với ngân sách thì các chỉ tiêu chi phí là một trong các cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế do đó luôn đòi hỏi đơn vị hạch toán theo quy đúng quy định. Trường Đại học Kinh tế Huế 8 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 1.1.3. Nguyên tắc kế toán của Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp Có thể nói rằng, CPBH và CPQLDN là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh nghiệp, nhưng nó lại gây ra rắc rối là nhầm lẫn nếu không cẩn thận, kế toán thường xảy ra sai phạm, do đó cần phải chú trọng các nguyên tắc kế toán sau đây: Nguyên tắc nhất quán Các nguyên tắc và phương pháp kế toán áp dụng phải nhất quán ít nhất trong vòng một năm tài chính, nếu có thay đổi phải có trình bày chính đáng trên thuyết minh báo cáo tài chính. Các chính sách cần chú trọng như chính sách khấu hao, chính sách phân bổ, Nguyên tắc thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong trong điều kiện không chắc chắn. Như vậy, kế toán phải phản ánh ngay chi phí khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí và không được phản ánh thấp hơn hay cao hơn giá trị thực của chi phí đó. Nguyên tắc phù hợp Ghi nhận doanh thu, chi phí phải phù hợp với nhau, tức là ghi nhận một khoản doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Nguyên tắc trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó làm sai lệch đáng kể thông tin trình bày trên BCTC, là ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin trên BCTC. Nguyên tắc đúng kỳ Chi phí phát sinh kỳ nào thì hạch toán đúng vào kỳ đó. Nguyên tắc chi phí CPBH, CHQLDN hạch toán theo chi phí thực tế mà doang nghiệp chi ra, không phụ thuộTrườngc vào giá trị thị trườ ng,Đại chú ý phânhọc bổ chi Kinhphí giữa các tếkỳ. Huế 9 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 1.1.4. Phương pháp hạch toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp Theo thông tư 200/2014/TT-BTC các phương pháp hạch toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh ghiệp được thể hiện như sau 1.1.4.1. Phương pháp hạch toán Chi phí bán hàng Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 641 –CHI PHÍ BÁN HÀNG để phản ánh các nghiệp vụ liên quan. Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2: TK 6411 – Chi phí nhân viên TK 6412 – Chi phí vật liệu bao bì TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415 – Chi phí bảo hành TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác Kết cấu và nội dung của TK 641: Bên nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Bên có: - Khoản được giảm chi phí bán hàng trong kỳ; - Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng không có số dư cuối kỳ. Chứng từ sử dụng Để hạch toán chi phí bán hàng cần sử dụng những chứng từ kế toán sau: - Bảng lương nhân viên bán hàng, bảng phân bổ lương - Phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ sử dụng cho bộ phận bán hàng - Bảng phân bổ chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển - Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định - TrườngPhiếu chi, giấy báo nĐạiợ, hóa đơn học GTGT bán Kinh hàng các d ịtếch vụ muaHuế ngoài 10 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương - Các chứng từ khác có liên quan Phương thức hạch toán Phương pháp hạch toán CPBH được thể hiện ở sơ đồ sau: TK 111, 112, TK 641 Chi phí bán hàng 152, 153, 242 TK 911 Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi Cuối kỳ kế toán, kết chuyển phí bằng tiền, xuất kho NVL, chi phí bán hàng để bao bì, đồ dùng cho bán hàng XĐKQKD TK 334, 338 TK 111, 112 Tính lương và các khoản Các khoản thu giảm chi trích theo lương cho nhân viên bán hàng TK 214 TK 352 Trích khấu hao TSCĐ Hoàn nhập dự phòng phải trả cho bộ phận bán hàng về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa TK 352 Dự phòng phải trả về chi phí bảo hành hàng hóa, sản phẩm TK 242, 335 Các chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước TK 152, 153, 155, 156 Thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo, tiêu dùng nội bộ; biếu, tặng cho khách hàng bên ngoài doanh nghiệp Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phương pháp hạch toán Chi phí bán hàng Trường Đại học Kinh tế Huế 11 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 1.1.4.2. Phương pháp hạch toán Chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản sử dụng Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642 – CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2: TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425 – Thuế phí, lệ phí TK 6426 – Chi phí dự phòng TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác Kết cấu và nội dung của TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bên nợ: - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ; - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết). Bên có: - Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp; - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp không có số dư cuối kỳ. Chứng từ sử dụng Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng những loại chứng từ sau: - Bảng lương, bảng phân bổ lương nhân viên quản lý - Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho bộ phận quản lý - Bảng phân bố chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển - TrườngBảng phân bổ khấu haoĐại TSCĐ học Kinh tế Huế 12 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương - Hóa đơn GTGT các dịch vụ mua ngoài, phiếu chi, giấy báo nợ - Các chứng từ khác có liên quan Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán CPQLDN được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 111, 112, TK 642 152, 153, 242 Chi phí QLDN TK 911 Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền, xuất kho Cuối kỳ kế toán, kết chuyển nguyên vật liệu, bao bì, đồ toàn bộ chi phí để XĐKQKD dùng cho quản lý TK 334, 338 TK 111, 112 Các khoản thu giảm chi Tính lương và các khoản trích theo lương cho nhân TK 214 viên quản lý TK 352 Hoàn nhập dự phòng phải Trích khấu hao TSCĐ cho trả về chi phí bảo hành sản bộ phận quản lý phẩm, hàng hóa TK 352 TK 2293 Dự phòng phải trả về tái Hoàn nhập số chênh lệch cơ cấu doanh nghiệp, hợp giữa số dự phòng phải thu khó đồng có rủi ro lớn, dự đòi đã trích lập năm trước phòng phải trả khác chưa sử dụng hết > số phải TK 242, 335 trích lập năm nay Các chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước TK 155, 156 Thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ cho mục đích quản lý doanh nghiệp TK 2293 Dự phòng phải thu khó Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phương pháp hạch toán Chi phí quản lý doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế 13 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 1.2. Những lý luận về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp Theo đoạn 03 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCTC, thông qua việc kiểm toán nên đưa ra ý kiến về liệu BCTC có được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC có được áp dụng hay không. Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập về trình bày báo cáo tài chính được áp dụng cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không”. Đối với từng khoản mục kiểm toán trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên xây dựng các mục tiêu kiểm toán nhằm làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng khi thực hiện kiểm toán các khoản mục. Các mục tiêu kiểm toán được xây dựng dựa trên các cơ sở dẫn liệu sau: sự tồn tại hay sự phát sinh, sự đầy đủ, quyền và nghĩa vụ, sự đánh giá và phân bổ, sự chính xác, trình bày và khai báo. Mục tiêu kiểm toán chung là việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm trình bày trung thực và hợp lý thông tin trên BCTC và với tất cả các thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể. Với kiểm toán CPBH và CPQLDN mục tiêu chung là tất cả các khoản CPBH và CPQLDN trong BCTC có được phát ánh trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu? Mục tiêu kiểm toán đặc thù: - Kiểm tra xem các chi phí được hạch toán vào CPBH và CPQLDN đảm bảo có căn cứ hợp lý, tính toán đánh giá đúng và ghi sổ kế toán kịp thời, đầy đủ, đúng khoản mục hay không. - Kiểm tra việc tính và phân bổ CPBH và CPQLDN cho các đối tượng chịu chi phí có đúng đắn, hợp lý và nhất quán hay không. - Kiểm tra việc tổng hợp, cộng dồn của các khoản mục CPBH và CPQLDN có chính xácTrường và đúng đắn không. Đại học Kinh tế Huế 14 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương - Kiểm tra việc trình bày và công bố CPBH và CPQLDN trên BCTC có phù hợp, đúng đắn hay không. Ngoài ra trong quá trình kiểm toán CPBH và CPQLDN, kiểm toán viên cũng rất quan tâm đến tính tuân thủ trong việc hạch toán các khoản mục chi phí này. Với mục tiêu này kiểm toán viên phải thu thập đủ bằng chứng để chứng minh việc hạch toán chi phí hoạt động tại doanh nghiệp đúng hoặc chưa đúng quy định của Nhà nước cũng như các quy định do doanh nghiệp đề ra. 1.2.2. Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.2.1. Những chi phí phản ánh trên sổ sách thấp hơn chi phí thực tế Một số trường hợp cụ thể chi phí phản ánh trên sổ sách thấp hơn chi phí thực tế như sau: - Một số khoản thực tế đã chi nhưng vì chứng từ thất lạc mà doanh nghiệp không có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên khoản chi này không được hạch toán vào chi phí trong kỳ. - Một số khoản thực tế đã chi ra như khoản tạm ứng cho cán bộ đi thực hiện nhiệm vụ, họ hoàn thành ngay trong kỳ nhưng đến cuối kỳ chưa làm thủ tục thanh toán do đó những khoản chi này chưa ghi nhận vào chi phí trong kỳ. - Doanh nghiệp đã theo dõi, hạch toán các khoản chi tiêu theo những công việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán (chi phí dở dang) cao hơn so với chi phí thực tế của những công việc này. - Doanh nghiệp không ghi nhận các chi phí phát sinh từ kỳ trước nhưng được phân bổ trong nhiều kỳ. - Doanh nghiệp chưa hạch toán vào CPBH, CPQLDN những khoản đã tiêu dùng trong kỳ nhưng đến kỳ sau mới phải thanh toán cho kỳ này như chi phí điện, nước, điện thoại của tháng 12, sang tháng 1 năm sau mới có giấy báo của người cung cấp. Trường Đại học Kinh tế Huế 15 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 1.2.2.2. Những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách lớn hơn chi phí thực tế Có những nguyên nhân chi phí trên báo cáo, sổ sách lớn hơn chi phí thực tế như nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế toán thấp; cá nhân có mục đích gian lận, biển thủ; công ty có mục đích trốn thuế có thể dẫn đến rủi ro Kiểm toán viên không phát hiện ra. Có những sai phạm, rủi ro như sau: - Doanh nghiệp hạch toán vào CPBH, CPQLDN cả những khoản chi không đầy đủ, không có chứng từ hoặc có chứng từ nhưng chứng từ gốc không hợp lệ. - Doanh nghiệp đã hạch toán vào CPBH, CPQLDN cả những khoản chi mà theo quy định của Nhà nước không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh như: các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản chi phí kinh doanh, chi phí công tác nước ngoài vượt quá định mức, các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ, các khoản chi ủng hộ các cơ quan, tổ chức, xã hội - Kế toán có sự nhầm lẫn trong việc tính toán, ghi sổ, do đó đã làm cho chi phí ghi trong sổ sách, báo cáo kế toán tăng lên so với phản ánh trên chứng từ kế toán. - Doanh nghiệp đã hạch toán vào CPBH, CPQLDN cả những khoản chi thực tế chưa phát sinh trong kỳ kế toán, hoặc ghi vào kỳ này những khoản trích trước thực tế chưa chi hết như: trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí lãi vay. - Doanh nghiệp đã hạch toán vào CPBH, CPQLDN trong kỳ những khoản thực tế đã chi nhưng do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của các khoản chi nên theo quy định các khoản chi này cần được phân bổ vào nhiều kỳ sản xuất kinh doanh. 1.2.2.3. Phản ánh các chi phí trên sổ sách còn có sự nhầm lẫn Nhân viên kế toán còn hạn chế về năng lực chuyên môn mà còn xảy ra các nguy cơ về nhầm lẫn các khoản mục chi phí phản ánh trên sổ sách. Có sự nhầm lẫn giữa CPBH, CPQLDN với chi phí sản xuất, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động khác. Trong phạm vi CPBH, CPQLDN cũng gồm có các phân loại chi phí khác nhau liên quanTrường đến tiền lương, nguyên Đại vật li ệhọcu, TSCĐ, tiKinhền mặt, tiền tếgửi, Huế 16 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Đối với các khoản CPBH, CPQLDN liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt ( như mua nguyên vật liệu, dùng cho hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ, chi phí bảo hành, ) những rủi ro có thể xảy ra đối với việc thanh toán làm làm cho ghi nhận không chính xác là: cùng một hoá đơn nhưng đã được thanh toán 2 lần, nội dung chi không đúng hoạt động kinh doanh. Đối với việc xuất dùng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bao bì dùng cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp, các rủi ro có thể xảy ra đó là: Công tác quản lý hao hụt, bảo quản không tốt; phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức không phù hợp, không nhất quán, không có bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý doanh nghiệp, có thể xảy ra các rủi ro: phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán; xác định thời gian hữu ích không hợp lý, mức trích khấu hao không đúng quy định; vẫn trích khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn đang sử dụng. Đưa CPBH, CPQLDN vào chi phí chờ kết chuyển mà không phân bổ vào chi phí để xác định kết quả sản xuất kinh doanh, TK142 còn số dư; phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn chưa phù hợp, chi phí liên quan đến nhiều kỳ nhưng không phân bổ hoặc phân bổ theo tiêu thức không phù hợp. Đối với khoản Thuế rủi ro có thể xảy ra đó là: Không hạch toán tiền thuê đất nhưng không có văn bản chính thức của cơ quan có thẩm quyền về việc miễn giảm tiền thuê đất, chưa ký được hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên môi trường của địa phương. Đối với chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp và ban giám đốc, có thể xảy ra các rủi ro : xuất hiện những bất thường ngoại lệ về tiền lương của Ban lãnh đạo doanh nghiệp, tiền lương của nhân viên bán hàng tăng đột biến, thanh toán lương khống. Hạch toán toàn bộ BHXH, BHYT, KPCĐ vào TK 622 mà không phân bổ riêng cho chi phíTrường bán hàng và chi phíĐại quản lý họcdoanh nghi Kinhệp. tế Huế 17 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 1.3. Quy trình kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính Theo Chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành kiểm toán CPBH và CPQLDN là phần hành trong kiểm toán BCTC gồm 3 phần: Lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán. 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán sẽ đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành hiệu quả, KTV và công ty kiểm toán chủ động về công việc trong suốt quá trình kiểm toán, giúp các KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và chất lượng. Việc lập kế hoạch kiểm toán được quy định trong chuẩn mực kiểm toán số 300 đòi hỏi “công tác kiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý nếu có phải được giám sát đúng đắn”. Như vậy thì giai đoạn chuẩn bị kiểm toán rất quan trọng bởi nó chi phối tới chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Trước khi tiến hành lập kế hoạch cho một cuộc kiểm toán. KTV tiền hành xử lý thư mời kiểm toán và bước đầu thu thập những thông tin ban đầu về doanh nghiệp được kiểm toán: 1.3.1.1. Thu thập thông tin khách hàng - Điều tra công ty khách hàng để có những thông tin cần thiết như vị trí của công ty khách hàng trong giới kinh doanh, qua đó có thể tìm hiểu thêm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm; tình trạng ổn định về mặt tài chính; các mối quan hệ của công ty đó với công ty kiểm toán trước kia, lý do kiểm toán - Quyết định có chấp nhận lời mời kiểm toán hay không (nếu có thì sẽ tiếp tục các bước sau). - Làm hợp đồng kiểm toán. - Lựa chọn nhân sự cho cuộc kiểm toán.  Thu thập thông tin liên quan đến CPBH và CPQLDN - Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; những đặc thù về bộ máy quản lý (cơ cấu, việc phân quyền, phân cấp trong quản lý), tìm hiểu về hoạt động tiêuTrường thụ hàng hoá của doanhĐại nghiệp học trên thị trKinhường (cách thứctế bánHuế hàng, các hoạt 18 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương động về quảng cáo, khuyến mại phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm); những hoạt động này sẽ làm phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Những văn bản, quy định của Nhà nước về CPBH, CPQLDN mà doanh nghiệp đang áp dụng. - Những thông tin ghi trong điều lệ công ty liên quan đến hoạt động bán hàng và bộ máy quản lý của doanh nghiệp. - Tìm hiểu kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN lần trước. KTV có thể có nhận định xem CPBH và CPQLDN sẽ phát sinh ở những khâu nào và mức độ hợp lý của số tiền chi phí phát sinh so với hiệu quả của hoạt động bán hàng và quản lý của doanh nghiệp. Những hiểu biết về các tài liệu này sẽ giúp KTV giải thích bằng chứng kiểm toán về CPBH, CPQLDN có liên quan trong suốt cuộc kiểm toán và đảm bảo có những công khai đúng đắn trong các BCTC.  Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích giúp kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính chất pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với ban giám đốc của khách thể kiểm toán, các báo cáo kiểm toán của các năm trước. Ngoài ra còn có các biên bản họp cổ đông, hội đồng quản trị, các hợp đồng và các cam kết quan trọng. 1.3.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích KTV thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH, CPQLDN nhằm: - Giúp KTV đánh giá khái quát về CPBH, CPQLDN của đơn vị trong mối quan hệ với các khoản mục khác trên BCTC. - Hiểu biết chi tiết hơn về việc hạch toán và sự biến động của CPBH, CPQLDN. - Tìm ra nguyên nhân của những dấu hiệu bất thường phát sinh trong kỳ đối với CPBH, CPQLDN. - Qua phân tích KTV xác định trọng yếu trong kiểm toán CPBH, CPQLDN từ đó định hướng nội dung và cách thức tiến hành thủ tục kiểm tra tiếp theo sau phân tích. Trường Đại học Kinh tế Huế 19 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương - Cần xem xét mức độ tin cậy, nguồn gốc các thông tin, mức độ chi tiết và khả năng so sánh của công ty. Tuỳ đặc điểm từng doanh nghiệp, mức chi phí kiểm toán và thời gian kiểm toán mà KTV có thể lựa chọn thực hiện một hoặc một số nội kỹ thuật phân tích sau: - So sánh CPBH, QLDN kì này với kỳ trước hoặc số kế hoạch, số dự toán đã điều chỉnh theo sản lượng tiêu thụ, doanh thu mọi sự biến động cần được tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để xem xét tính hợp lý hay những nghi ngờ về khả năng sai phạm. - So sánh tỷ trọng CPBH trên doanh thu, CPQLDN trên doanh thu và thu nhập khác giữa kì này với kì trước hoặc với số kế hoạch, số dự toán (có thể là số bình quân ngành) để xem xét có khả năng biến động bất thường hay không. - Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong CPBH, CPQLDN giữa các tháng trong năm hoặc giữa kì này với kì trước để phát hiện biến động bất thường; nếu có, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận. - So sánh CPBH, CPQLDN trên BCTC kì này với số ước tính của KTV về CPBH, CPQLDN kì này (ước tính dựa trên CPBH, CPQLDN kỳ trước và tỷ lệ tiêu thụ, doanh thu bán hàng của kì này so với kì trước) nhằm phát hiện biến động bất hợp lý nếu có. KTV cũng cần phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan trong mối quan hệ với sự biến động của CPBH, CPQLDN, để có thể xét đoán rủi ro và đưa ra định hướng kiểm tra chi tiết cho phù hợp. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp được kiểm toán mà thủ tục phân tích cần được sử dụng một cách linh hoạt nhằm có sự đánh giá một cách đúng đắn nhất về CPBH, CPQLDN. 1.3.1.3. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Việc xác định tính trọng yếu mang tính tương đối để làm cơ sở cho KTV đưa ra những kết luận và nhận xét là các thông tin về các chỉ tiêu trên BCTC có sai phạm nghiêm trọng không. Việc xác định tính trọng yếu mà KTV có thể tập trung kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ, tránh phải kiểm tra số lớn, không tập trung. QuáTrường trình xác định tính Đạitrọng yếu đốihọc với kiểm Kinh toán BCTC trảitế qua Huế 5 bước: 20 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương - Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu, bước này thường được thực hiện chung cho cả cuộc kiểm toán BCTC -Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận -Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận - Ước tính sai số toàn bộ -So sánh ước tính sai số tổng hợp với ước lượng ban đầu. Rủi ro cơ bản đối với khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là bị ghi tăng lên bằng cách vào sổ các chi phí không hợp lệ của doanh nghiệp hoặc các chi phí không phải của doanh nghiệp. Có thể nhận diện rủi ro này như sau bằng cách dựa vào các đặc điểm sau: - Các nghiệp vụ được hạch toán không theo hệ thống, bất thường hay các nghiệp vụ phức tạp -Các nghiệp vụ do ban giám đốc can thiệp một cách bất thường, liên quan đến đạo đức và tính liêm chính của Ban giám đốc. -Các nghiệp vụ phát sinh lần đầu, không phổ biến trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. -Các nghiệp vụ với các bên liên quan có quy mô và bản chất bất thường, có khả năng bất hợp pháp. -Các nghiệp vụ mà nói chung thường có khả năng sai phạm cao cho dù nghiệp vụ đó khách hàng đã từng sai hoặc chưa. -Các sai sót cũ thường gặp của khách hàng, mang tính ước tính của khách hàng, thiếu sự soát xét hay đối chiếu định kỳ Dựa vào các dấu hiệu trên, nếu trong hạch toán kế toán của khách hàng chứa đựng nhiều đặc điểm như trên thì rủi ro được đánh giá là cao ngược lại thì thấp. Tuy nhiên tuỳ vào từng khách hàng cụ thể mà kiểm toán viên đưa ra những mức rủi ro xác định khác nhau. 1.3.1.4. Tìm hiểu sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp Khảo sát hệ thống KSNB nhằm xác định độ tin cậy đối với hệ thống KSNB để đánh giá hiệu năng, hiệu lực của hệ thống này, giúp cho KTV lựa chọn phù hợp phương pháp kiểmTrườngtoán và lập kế hoạch Đại kiểm toán học đối với BCTC. Kinh tế Huế 21 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Đối với kiểm toán CPBH và CPQLDN, cần tìm hiểu một số thông tin sau về hệ thống KSNB  Môi trường kiểm soát và thủ tục kiểm soát - Tìm hiểu triết lý kinh doanh, phong cách điều hành của ban quản lý: quan điểm, đường lối trong chiến lược lâu dài về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán cách thức điều hành quan liêu hay tỉ mỉ, chủ quan hay duy ý chí, cơ cấu tổ chức quyền lực. -Cơ chế kiểm soát, kiểm tra hệ thống KSNB. Cơ chế uỷ ban kiểm tra hay kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ được tổ chức như thế nào: kiểm toán nội bộ có tổ chức kiểm tra độc lập sẽ tạo môi trường KSNB ổn định hơn. -Thái độ, sự ủng hộ của công nhân viên trong đơn vị hoặc từ các tổ chức đối tác cũng có ảnh hưởng tới môi trường kiểm soát.  Hệ thống kế toán - Hoạt động kế toán của đơn vị được tổ chức như thế nào, theo hình thức sổ kế toán gì? Sự phát triển hệ thống kế toán quản trị đến đâu, chế độ kế toán áp dụng. - Những quy định của doanh nghiệp về hạch toán CPBH, CPQLDN: Quy định hạch toán lương, thưởng cho bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Các quy định về công tác phí, hoa hồng, tiếp thị, các định mức về chi phí bảo hành, điện, nước, điện thoại. - Quy định về phê duyệt chứng từ, luân chuyển chứng từ. Việc hạch toán CPBH, CPQLDN đi từ chứng từ gốc vào các sổ nào 1.3.1.5 Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán tổng thể BCTC thường được thiết kế theo 3 phần + Thử nghiệm kiểm soát. + Thủ tục phân tích. + Thủ tục kiểm tra chi tiết. Chương trình kiểm toán CPBH, CPQLDN là chương trình kiểm toán cụ thể nằm trong chương trình kiểm toán tổng thể cả BCTC. Chương trình kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN có trong chương trình kiểm toán mẫu do Hội Kiểm Toán Viên Hành NghTrườngề Việt Nam (VACPA). Đại học Kinh tế Huế 22 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 1.3.2. Thực hiện kiểm toán 1.3.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là có hiệu lực. -Xem xét các chính sách, quy định của khách hàng đối với việc hạch toán đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy định, kế hoạch CPBH, CPQLDN năm nay so với năm trước trong thực tế, đánh giá hiệu quả của các quy định đó. -Quan sát thực tế và xác minh tính hiệu quả của các thủ tục về bán hàng, quản lý doanh nghiệp trên các chứng từ và báo cáo kế toán. -Đối với các khoản chi như chi phí hoa hồng cho đại lý, chi phí quảng cáo, chi phí tiếp khách, chi phí mua ngoài, cần kiểm tra dấu hiệu sự phê duyệt, đó là: có đầy đủ chứng từ gốc, hoá đơn, các chứng từ đầy đủ dấu, chữ ký, hợp lý hợp lệ. Kiểm tra xem có hay không sự kiểm soát định kỳ đối với các chi phí như: chi phí vận chuyển hàng bán, các chi phí do nhân viên tự quyết định để đảm bảo số tiền chi ra là hợp lý và trong định mức của đơn vị. - Khi khảo sát CPBH và CPQDN, KTV thường kết hợp cùng với khảo sát chi phí khấu hao TSCĐ, khảo sát chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, khảo sát chi phí nguyên vật liệu, khảo sát tiền, ở các chu kỳ khác. - Kiểm tra dấu hiệu kiểm soát đối với việc tập hợp, phân loại, ghi nhận, cộng sổ và chuyển sổ CPBH, CPQLDN. Kiểm tra xem có sự đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp hay không. 1.3.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản a. Thủ tục phân tích cơ bản Các thủ tục phân tích sử dụng trong kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN là:  Đánh giá tổng quát CPBH và CPQLDN Trích dẫn trang 242, Giáo trình Kiểm toán tập 2, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh “Kiểm toán viên lập bảng so sánh giữa Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củTrườnga kỳ này và kỳ trướ c,Đại kết hợp họcvới số liệ u Kinhbình quân trong tếngành, Huế qua đó đánh 23 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương giá tổng quát về sự thay đổi của chi phí va tỷ trọng chi phí trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Những khác biệt đáng kể cần phải được tìm hiểu và giả thích nguyên nhân”.  So sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán, chi phí kỳ này với kỳ trước Trích dẫn trang 243, Giáo trình Kiểm toán tập 2, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: “Việc thiết lập các dự toán chi phí có một ý nghĩa quan trọng đối với KSNB. Thông qua dự toán, các nhà quản lý hoạch định được mức chi phí dự kiến sẽ xảy ra trong thực tế, nhờ đó phát hiện những khoản phát sinh trong thực tế có sai lệch lớn với dự kiến để có biện pháp xử lý kịp thời. Bảng dự toán cũng rất hữu ích cho kiểm toán viên trong việc áp dụng thủ tục phân tích vì giúp ích nhận diện được các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân. Kiểm toán viên cũng thực hiện việc so sánh số liệu năm nay với năm trước theo từng khoản mục chi phí. Một phương pháp khác có thể áp dụng là so sánh chi phí theo từng tháng giữa kỳ này với kỳ trước. Kiểm toán viên còn có thể dùng các đồ thị để dễ phát hiện ra những tháng có biến động bất thường. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể so sánh với thông tin phi tài chính. Như khi kiểm tra chi phí điện, kiểm toán viên có thể thông qua các hóa đơn tiền điện để so sánh với số lượng Kwh điện sử dụng. Mọi khác biệt bất thường được phát hiện trong quá trình phân tích, đều phải được kiểm toán viên tìm hiểu và giải thích nguyên nhân. Phương pháp tìm hiểu là truy hồi về sổ sách kế toán và khi cần thiết sẽ phải kiểm tra chi tiết trên những chứng từ gốc liên quan.” b. Kiểm tra chi tiết một số chi phí đặc biệt Trích dẫn trang 244, Giáo trình Kiểm toán tập 2, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: “Cần chọn lựa một số khoản chi phí đặc biệt để phân tích và kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên thường chọn những chi phí có tỷ trọng đáng kể, hoặc khi chúng có dễ bị sai phạm như các chi phí về hoa hồng, quảng cáo, tiếp khách, Trường Đại học Kinh tế Huế 24 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Khi kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên sẽ kiểm tra chứng từ gốc của các chi phí này để xem xét liệu chúng có thực sự xảy ra hay không. Nếu có nhiều nghiệp vụ, kiểm toán viên sẽ ưu tiên các nghiệp vụ có số tiền lớn, có nội dụng không rõ ràng, có liên hệ đến các bên liên quan, hoặc xảy ra vào những tháng có lợi nhuận tăng giảm bất thường.” c. Kiểm tra chi tiết các khoản giảm phí Trích dẫn trang 244, Giáo trình Kiểm toán tập 2, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: “Mọi khoản giảm phí trong kỳ đều cần được kiểm tra chi tiết để xem chúng có thật sự xảy ra, và có được ghi chép phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hay không.” 1.3.3. Kết thúc kiểm toán Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán của tất cả các khoản mục đã được kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét, trong đó có khoản mục CPBH, CPQLDN thể hiện qua một số thủ tục sau đây: - Rà soát lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán: các thông tin thu được từ khi lập kế hoạch kiểm toán, kết quả thực hiện kiểm toán từng khoản mục, các bằng chứng thu thập được Trong đó đối với CPBH, CPQLDN cần kiểm tra lại xem kết quả kiểm toán đưa ra đã hợp lý chưa, đã lưu đầy đủ bằng chứng để chứng minh cho kết quả đó chưa. +Sai phạm đã tìm ra khi kiểm tra chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kết luận về mức độ của sai phạm và các bút toán điều chỉnh sai phạm. +Nguyên nhân của sai lệch (nếu có). +Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được chưa. -Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. -Liên hệ với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán có liên quan đến khoản mục CPBH, CPQLDN. Từ đó xem xét ảnh hưởng của các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC không. -VTrườngấn đề cần theo dõi trongĐạiđợt kiểmhọc toán sau Kinh (nếu có). tế Huế 25 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Trường Đại học Kinh tế Huế 26 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1. Tổng quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên công ty : Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên viết tắt : AAC Tên giao dịch đối ngoại : Auditing and Accounting Co., Ltd Điện thoại : +(84-236) 3655 886 Fax : +(84-236) 3655 887 Email : aac@dng.vnn.vn Website : Trụ sở chính : Lô 78-80, Đường 30 tháng 4, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh : Lầu 4, Tòa nhà Hoàn Đan 47-49 Hoàng Sa, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Chi nhánh Hà Nội : Tầng 6, Tòa nhà Việt Á, Số 09 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, HN Văn phòng Hà Nội : Phòng 1401, HACINO B3.7 Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội Trường Đại học Kinh tế Huế 27 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính, thành lập từ năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính - đầu tư, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cup Top Trade Services”. AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín” AAC có đội ngũ hơn 150 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ ). 2.1.2. Phương châm hoạt động và mục tiêu hoạt động  Phương châm hoạt động AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từng hoạt động” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các giao kết dịch vụ.  Mục tiêu hoạt động Công ty AAC hoạt động với mục tiêu : giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế 28 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Cơ cấu tổ chức của Công ty AAC được thể hiện ở sơ đồ dưới đây TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG P. TỔNG P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC ĐỐC ĐỐC XDCB ĐỐC XDCB BCTC BCTC (Phụ trách kỹ thuật kiểm toán BCTC) KHỐI XDCB THƯ KÝ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TƯ TÀI CHÍNH VẤN ĐÀO TẠO P1 P2 P3 P4 P5 CN CN GIÁM ĐỐC KHỐI HCM HN BAN KIỂM P2 P3 SOÁT CH T P1 Ấ P4 P4 P4 LƯỢNG KIỂM TOÁN Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.4. Tình hình nhân lực Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC là loại hình doanh nghiệp dịch vụ nên tài sản lớn nhất của công ty chính là con người gồm 170 nhân viên có trình độ đại học trở lên. AAC luôn xem yếu tố con người là nhân tố quyết định và quan trọng trong định hướTrườngng kinh doanh của mình.Đại Vì thhọcế, AAC chúKinh trọng nhi tếều đế nHuế việc đào tạo và 29 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương phát triển đội ngũ nhân viên, luôn tạo điều kiện cho các nhân viên trau dồi học hỏi lẫn nhau và nâng cao chất lượng của các kiểm toán viên trong công ty. AAC là một trong số các công ty kiểm toán ra đời và hoạt động tại Việt Nam, hoạt động của AAC không ngừng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Hiện nay, AAC là công ty kiểm toán lớn nhất miền trung với chất lượng dịch vụ luôn đáp ứng yêu cầu của mọi khách hàng trong toàn quốc. Có được thành công như hiện nay là một quá trình đầu tư và phát triển của đội ngũ kiểm toán viên và kỹ thuật viên trong công ty. T. GĐ Phó T. GĐ GĐ các khối Trưởng phòng và quản lý Kiểm toán viên chính (Sau khi có chứng chỉ Kiểm toán viên) Trợ lý kiểm toán viên cấp 3 (Sau khi làm trợ lý cấp 2 được 1 năm) Trợ lý kiểm toán viên cấp 2 (Sau khi làm trợ lý cấp 1 được 1 năm) Trợ lý kiểm toán viên cấp 1 (Từ khi được tuyển dụng chính thức đến 12 tháng sau đó) Nhân viên thử việc (Trong thời gian thử việc 03 tháng) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tình hình nhân lực tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Chức năng và nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận  Tổng giám đốc: là người đại diện toàn quyền của công ty, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động công ty, có các chức năng cụ thể sau: - Đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty. - Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty. - TrườngChịu trách nhiệm giả i Đạiđáp các th ắhọcc mắc về kếKinhtoán và kiể mtế toán cóHuế tầm quan trọng. 30 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương - Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. - Chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc uỷ quyền lại.  Phó tổng giám đốc: giúp việc cho giám đốc, có các chức năng cụ thể sau: - Phó giám đốc được phân công uỷ quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các vấn đề về nghiệp vụ. - Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân công và uỷ quyền.  Giám đốc các khối - Phụ trách chuyên môn nghiệp vụ, nhân sự, hành chính. - Tổ chức phối hợp công việc giữa các nhóm làm việc trên hai lĩnh vực hoạt động Xây dựng cơ bản và BCTC.  Kế toán trưởng Kế toán trưởng có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: - Lập báo cáo tài chính. - Cung cấp số liệu công khai tài chính. - Tổ chức vận dụng hẹ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán đúng theo đặc điểm kinh doanh của công ty. - Phụ trách chuyên môn nghiệp vụ, nhân sự, hành chính, tổ chức phối hợp công việc giữa các nhóm làm việc trên hai lĩnh vực hoạt động Xây dựng cơ bản và BCTC. - Chịu trách nhiệm về chi trả, thanh toán với khách hàng. - Kiểm tra bất thường sổ quỹ và số dư tiền mặt hiện có trong quỹ.  Trưởng phòng: Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc các khối và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của công ty: - TrườngNhân sự Đại học Kinh tế Huế 31 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương - Phối hợp hoạt động và đảm nhiệm các công việc hành chính. - Lãnh đạo trong Ban quản lý của phòng và có chức năng như cầu nối giữa ban giám đốc, ban quản lý và các nhóm nhân viên. - Có chức năng quan trọng đối với hoạt động của công ty trong việc tạo ra môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp cho các nhân viên.  Kiểm toán viên chính: Đảm nhận trọng trách sau Ban quản lý, bao gồm: - Giám sát công việc của các trợ lý. - Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một cuộc kiểm toán. - Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trọ đào tạo nhan viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. - Kiểm toán viên được ký vào Báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng. 2.1.5. Ngành nghề kinh doanh Công ty AAC cung cấp đầy đủ các lĩnh vực kinh doanh để mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, hiện công ty đang hoạt động với nhiều lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành. Các loại hình kinh doanh chính gồm:  Dịch vụ kiểm toán Các dịch vụ kiểm toán mà AAC cung cấp bao gồm: - Kiểm toán báo cáo tài chính - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành - Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế - Kiểm toán hoạt động - Kiểm toán tuân thủ - Kiểm toán nội bộ - TrườngKiểm tra thông tin tài Đại chính cơ họcsở thủ tục thKinhỏa thuận trư tếớc Huế 32 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương - Các dịch vụ khác về kiểm toán  Dịch vụ kế toán Các dịch vụ kế toán mà AAC cung cấp bao gồm: - Ghi chép và giữ sổ kế toán; - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; - Tư vấn chuyển đổi báo cáo tài chính theo IAS (Viện Nghiên cứu Châu Á), IFRS (Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế); - Tư vấn lập báo cáo tài chính; - Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán; - Các dịch vụ khác về kế toán.  Dịch vụ tư vấn thuế Các dich vụ về thuế mà AAC cung cấp bao gồm: - Tư vấn thuế trọn gói; - Soát xét và đánh giá việc tuân thủ nghĩa vụ thuế; - Tư vấn kê khai và quyết toán thuế; - Tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế hai lần; - Lập kế hoạch và cấu trúc thuế; - Tư vấn về các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng tương lai, các quyết định tài chính; - Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế; - Các dịch vụ tư vấn khác về thuế.  Dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư: Các dịch vụ tư vấn đầu tư AAC cung cấp bao gồm: - TrườngTư vấn thành lập qu ảĐạin lý doanh học nghiệp; Kinh tế Huế 33 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương - Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính; - Dịch vụ định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp; - Soát xét các báo cáo tài chính cho mục đích mua bán - sáp nhập; - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán; - Tư vấn thủ tục mua bán, giải thể doanh nghiệp; - Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác.  Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng Các dịch vụ đào tạo và tuyển dụng AAC cung cấp bao gồm: - Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng; - Đào tạo kiểm toán viên nội bộ; - Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán; - Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán; - Các khóa học về thuế; - Hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ; - Dịch vụ đăng ký giấy phép lao động và tiền lương; - Các dịch vụ đào tào khác theo yếu cầu. 2.1.6. Một số khách hàng của công ty - Công ty Cencio 5; Công ty Cổ phần Điện Gia Lai; Công ty Cổ phần Kim khí Miền Trung; Công ty Sông Đà 4; Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung; Tổng công ty Điện Lực Miền Nam; Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi; Công ty Đức Long Gia Lai; Nhà Xuất Bản Giáo Dục; Công ty Khánh Việt; Công ty Du Lịch Huế 2.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được AAC áp dụng AAC đang áp dụng quy trình kiểm toán do VACPA gợi ý. Chương trình kiểm toán mẫu được các chuyên gia về kiểm toán hàng đầu Việt Nam và cả các chuyên gia quốc tế Trườnghợp tác xây dựng. VACPAĐại xây học dựng chương Kinh trình kitếểm toán Huế mẫu với mục 34 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương đích góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty kiểm toán, tăng cường sự tuân thủ các yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán, đồng thời làm cơ sở cho việc đào tạo, cập nhật và kiểm tra chất lượng dịch vụ hàng năm của hội viên của VACPA. Chương trình kiểm toán mẫu là một quy trình kiểm toán BCTC gồm ba giai đoạn. 2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán Mục tiêu của lập kế hoạch kiểm toán là giúp KTV xác định vùng có rủi ro cao thông qua đó thiết kế được thủ tục kiểm toán hiệu quả. Việc lập kế hoạch được một KTV giàu kinh nghiệm thực hiện tuỳ theo quy mô của công ty khách hàng và phân công nhân sự của ban giám đốc công ty. Lập kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ để kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về BCTC của khách hàng. Không những thế, công việc này còn giúp hạn chế được những sai sót và nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, tạo dựng được niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Quy trình chuẩn bị kiểm toán ở công ty AAC gồm hai giai đoạn là tiền kế hoạch và lập kế hoạch. 2.2.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch Các công việc trong giai đoạn tiền kế hoạch bao gồm: việc quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không, tìm hiểu lý do khách hàng có nhu cầu kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toán.  Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (A100) Công việc này đòi hỏi KTV phải xem xét liệu có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng cũng như tính chính trực, tuân thủ của Ban Giám đốc. Công việc này cũng được tiến hành khác nhau với các đối tượng khách hàng. Đối với các khách hàng mới thì đòi hỏi KTV phải xem xét kỹ lưỡng. Trước tiên KTV phải tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, lý do thay đổi công ty kiểm toán (ví dụ do phí kiểm toán đắt), tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng có thuộc phạm vi, chuyên môn kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế 35 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương của công ty không). KTV có thể gửi thư cho KTV tiền nhiệm tìm hiểu lý do rút lui khỏi hợp đồng đề phòng tự rút lui vì rủi ro. Sau đó KTV phải tiếp tục đánh giá các các yếu tố tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của cuộc kiểm toán: KTV phải xem xét công ty mình có cung cấp cho khách hàng các khoản vay, đảm bảo không; hay có lợi ích tài chính gắn liền với kết quả hoạt động của công ty khách hàng không; rồi phí của cuộc kiểm toán của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của công ty không (nếu tỷ lệ phí kiểm toán của khách hàng trên tổng doanh thu chiếm một khoản đáng kể thì sẽ làm ảnh hưởng đến tính độc lập của cuộc kiểm toán do công ty kiểm toán sợ mất khách hàng sẽ mất doanh số). KTV cũng cần phải xem xét những nghi ngại về tính liêm chính của ban quản trị công ty khách hàng, xem xét liệu có thể dựa vào bất kì bản giải trình nào của Ban quản trị cũng như có thể dựa vào bất cứ sổ sách kế toán nào của công ty khách hàng hay không? Những nghi ngại về tính liêm chính của Ban quản trị có ảnh hưởng đến mức KTV kết luận rằng cuộc kiểm toán không thể thực hiện được. KTV còn phải đánh giá các yếu tồ rủi ro tiềm tàng khác như: mâu thuẫn lợi ích giữa các khách hàng; ý kiến kiểm toán năm trước ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán năm nay (nếu có); các khó khăn trong kinh doanh, các nhân tố tranh chấp, kiện tụng có thể có của khách hàng; độ tin cậy của hệ thống KSNB; tính chất phức tạp của hệ thống kế toán và BCTC. Sau khi hiểu biết về tất cả những nhân tố trên, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro của cuộc kiểm toán để xem xét có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng không, nếu rủi ro là có thể chấp nhận được thì hai bên sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán, nếu rủi ro được xác định là quá lớn, công ty kiểm toán phải từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng. (A110) Đối với các khách hàng cũ thì KTV tiếp tục đánh giá tính độc lập của cuộc kiểm toán dựa trên nhóm kiểm toán sẽ tham gia và các dịch vụ mà công ty kiểm toán có cung cấp cho khách hàng. Nếu công ty kiểm toán và khách hàng trong năm trước đã có bất đồng về ý kiến kiểm toán hay chi phí kiểm toán thì yếu tố này cũng cần phải Trường Đại học Kinh tế Huế 36 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương thống nhất lại cho thoả đáng trước khi tiếp tục cung cấp dịch vụ đề phòng rủi ro. Nếu công ty kiểm toán đồng ý cung cấp tiếp dịch vụ thì hợp đồng sẽ được ký kết. ( A120)  Tìm hiểu lý do khách hàng mời kiểm toán Để hiểu rõ hơn về khách hàng và thuận tiện cho công tác kiểm toán, AAC thường tiến hành tìm hiểu lý do khách hàng mời kiểm toán. Từ đó, AAC có thể xác định được tầm quan trọng, mục đích và các bước công việc cần làm của mỗi cuộc kiểm toán. Ví dụ, khách hàng mời kiểm toán báo cáo tài chính nhằm mục đích công khai thông tin tài chính ra bên ngoài, hoặc là theo yêu cầu của công ty mẹ ở nước ngoài Hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán(A200) A210- Hợp đồng kiểm toán Hợp đồng kiểm toán thể hiện sự thỏa thuận giữa Công ty với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán. A220- Các thư từ giao dịch trước khi kiểm toán Trong phần này KTV sẽ lưu các tài liệu giao dịch từ sa KTV cần phải lựa chọn các KTV có chuyên môn phù hợp sẽ tham gia kiểm toán cho khách hàng, sau khi đã chọn xong, KTV cần phải đánh giá tính độc lập của các thành viên sẽ tham gia nhóm kiểm toán, KTV cần xem xét kỹ các nguy cơ: Tư lợi/Tự soát xét/Biện hộ/Thân thuộc, nếu có bất cứ dấu hiệu nào ảnh hưởng đến tính độc lập thì phải tìm biện pháp khắc phục. Tại công ty AAC, việc lựa chọn đội ngũ nhân viên cho một cuộc kiểm toán được thực hiện bởi Phó Tổng Giám đốc, dựa vào đặc điểm riêng biệt và lĩnh vực hoạt động của mỗi khách hàng mà việc chọn số lượng, kinh nghiệm và năng lực của đoàn kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán là khác nhau. Kí hợp đồng kiểm toán : Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đề trên, bước cuối cùng trong giai đoạn tiền kiểm toán là kí hợp đồng kiểm toán với khách hàng. (A200) tại AAC ,sau khi chấp nhận kiểm toán, AAC sẽ gặp gỡ trực tiếp kháchTrường hàng sau đó kí mĐạiột hợp đ ồhọcng kiểm toán.Kinh Cũng cótế trư ờngHuế hợp ,AAC sẽ 37 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương gửi cho khách hàng một thư hẹn kiểm toán ,nếu khách hàng chấp thuận các điều khoản trong hợp đồng thì họ sẽ kí vào thư hợp đồng và gửi lại một bản sao đã kí cho công ty kiểm toán. 2.2.1.2. Giai đoạn lập kế hoạch Trong giai đoạn này kiểm toán viên sẽ tiến hành các công việc sau: A300- Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: mục tiêu giúp KTV xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn,qua đó đưa ra cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán cho rủi ro sai sót trọng yếu đã đánh giá. A400- Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng: công việc này giúp KTV xác định và đánh giá chính sách kế toán áp dụng cho các giao dịch của chu trình kinh doanh quan trọng; đánh giá việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát của các chu trình kinh doanh quan trọng này; và cuối cùng là xem xét có nên áp dụng các thử nghiệm kiểm soát cho các chu trình này hay không. A510- Phân tích sơ bộ BCTC: mục tiêu giúp KTV xác định các hệ số tài chính bất thường, các giao dịch và khoản mục bất thường đồng thời khoanh vùng có nguy cơ sai sót trọng yếu. A600- Đánh giá hệ thống KSNB va rủi ro gian lận: KTV tiến hành đánh giá chung để xem hệ thống KSNB có kiểm soát hiệu quả và xử lý thông tin tài chính tin cậy không và xác định các rủi ro gian lận. KTV sẽ A700, A800- Xác định mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu: xác định mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. A900- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán: sau khi thực hiện tất cả các bước công việc trên KTV tiến hành tổng hợp tất cả các vấn đề cần lưu ý trước khi thực hiện kiểm toán, và đây cũng là công cụ để giao tiếp hiệu quả giữa thành viên Ban Giám đốc và thành viên nhóm kiểm toán. Tài liệu và thông tin yêu cầu khách hàng cung cấp cho cuộc kiểm toán. ThamTrường chiếu cuộc kiể mĐại toán năm học trước Kinh tế Huế 38 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 2.2.2. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Trong giai đoạn này các KTV tham gia kiểm toán bám sát kế hoạch đã lập để thực hiện, trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh bổ sung kế hoạch cho phù hợp. Phương pháp kiểm toán thực hiện trong giai đoạn này phụ thuộc vào kết quả việc đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: nếu KTV tiến hành dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng để kiểm toán thì trước hết phải đánh giá lại sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, sau đó căn cứ vào kết quả để điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản cần phải thực hiện; nếu không dựa vào hệ thống KSNB để kiểm toán thì KTV tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục, nghiệp vụ (Tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, báo cáo kết quả kinh doanh). Nếu trong quá trình thực hiện phát sinh các vấn đề ngoài dự kiến KTV dùng năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, óc phán đoán để đánh giá, nếu KTV không chắc chắn về phương pháp giải quyết thì KTV phải thông báo với cấp trên (có thể là KTV trong ban soát xét chất lượng của cuộc kiểm toán) và xin ý kiến xử lý. Sau khi thực hiện xong các kiểm tra cơ bản cần thiết, KTV sẽ phải kiểm tra các nội dung khác có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán như: xem xét tính hoạt động liên tục của khách hàng; các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ. Đánh giá lại mức trọng yếu là bước công việc rà soát quan trọng mà KTV cần phải thực hiện sau khi thực hiện xong các thử nghiệm kiểm toán, mục đích là để đánh giá ảnh hưởng của các sai sót được phát hiện tới quá trình kiểm toán và ảnh hưởng của những sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với BCTC và đánh giá lại nội dung, lịch trình các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Nội dung cụ thể của giai đoạn thực hiện kiểm toán ở công ty AAC như sau : Quy định về nhiệm vụ của nhóm trưởng: Nhóm trưởng giữ vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán và thực hiện các nhiệm vụ sau: thảo luận với khách hàng, liên hệ khách hàng để sắp xếp kiểm kê TSCĐ, tổ chức lưu trữ hồ sơ, Trường Đại học Kinh tế Huế 39 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương lập kế hoạch kiểm toán và phân tích hồ sơ, sắp xếp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm Các quy trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp khác nhau có quy trình các nghiệp vụ phát sinh khác nhau. Tuỳ theo tính trọng yếu của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực hiện kiểm tra quy trình nào. Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của công ty nhằm đảm bảo dễ kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ. Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc: Ký Ý nghĩa hiệu Ký hiệu này điền trong ô vuông (□) để thể hiện có tài liệu lưu trong hồ sơ kiểm toán √ hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là đúng (có) Ký hi u này n trong ô vuông ( th hi n không có tài li m X ệ điề □) để ể ệ ệu lưu trong hồ sơ kiể toán hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là sai (không) N/A Không áp dụng / None applicable BS Khớp với số liệu trên Bảng CĐKT/ Agreed to balance sheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐKT PL Khớp với số liệu trên BC KQHĐKD/ Agreed to profit and loss statement: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BC KQHĐKD PY Khớp với số liệu trên BCKiT năm trước/ Agreed to Previous year ‘s report: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm trước TB Khớp với số liệu trên BCĐSPS/ Agreed to trial balance: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCĐSPS LS Khớp với số liệu trên bảng số liệu tổng hợp/ Agreed to leadsheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp GL Khớp với số liệu trên sổ cái/ Agreed to general ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Sổ Cái tài khoản SL Khớp với số liệu trên sổ chi tiết/ Agreed to sub-ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên sổ chi tiết tài khoản AC Khớp với số liệu trên Thư xác nhận/ Agreed to audit confirmation: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên thư xác nhận do KTV gửi Trường Đại học Kinh tế Huế 40 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Tất cả ký hiệu trên đều được ghi bằng mực đỏ và ghi nhỏ, gọn bên cạnh số liệu Chương trình kiểm toán - Mục tiêu kiểm toán: Đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu về BCTC. - Cơ sở dẫn liệu BCTC: Đầy đủ, hiện hữu, đánh giá, chính xác, sở hữu, trình bày. - Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực: Số lượng và chất lượng của bằng chứng, hiệu quả chi phí, nâng cao giá trị kiểm toán. - Các chương trình kiểm toán chi tiết: . Kiểm tra, soát xét tính hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB ( [C100] – [C500]) : KTV sẽ kiểm tra HT KSNB đối với các chu trình bán hàng – phải thu – thu tiền; mua hàng – phải trả - trả tiền; hàng tồn kho; lương – phải trả người lao đông khác; TSCĐ – XDCB. Các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình kiểm tra hệ thống KSNB này sẽ được tổng hợp vào biểu A910 – Tổng hợp kế hoạch kiểm toán. . Chương trình kiểm toán chi tiết tài sản ( [D100] – [D800]) KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết các nội dung như : Tiền và các khoản tương đương tiền [D130] ,các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn [D230], các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn [D330], các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn và dài hạn [D430], hàng tồn kho [D530], chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn[D630], TSCĐ hữu hình, vô hình, BĐS đầu tư[D730], TSCĐ thuê tài chính[D830]. . Chương trình kiểm toán chi tiết các khoản nợ phải trả([E130] – [D630]) bao gồm: Kiểm tra các khoản vay và nợ ngắn hạn và dài hạn [E130], kiểm tra các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn [E230], kiểm tra các khoản thuế, phải nộp nhà nước và thuế hoàn lại [E330], Phải trả người lao động, các khoản trích theo lương và trợ cấp mất việc làm [E430], chi phí phải trả ngắn hạn và dài hạn [E530], phải trả nội bộ và phải trả khác ngắn hạn và dai hạn [E630]. .TrườngChương trình kiểm toánĐại chi ti ếhọct nguồn v ốnKinh([F100] – [F400]tế ),Huế bao gồm: 41 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Kiểm tra chi tiết nguồn vốn chủ sở hữu [F130], cổ phiếu quỹ [F230], nguồn kinh phí và quỹ khác [F330], các tài khoản ngoại bảng CĐKT [F430]. . Chương trình kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh([G100] – [G700]), bao gồm: Doanh thu [G100], giá vốn hàng bán [G230], chi phí bán hàng[G330], chi phí quản lý doanh nghiệp [G430], doanh thu và chi phí tài chính [G530], thu nhập và chi phí khác [G630], lãi cơ bản trên cổ phiếu [G700]. . Chương trình soát xét tổng hợp khác. Mỗi chương trình kiểm toán trên đều phải được ghi rõ ràng trên giây làm việc các nội dung như: - Mục tiêu kiểm toán - Rủi ro, sai sót trọng - Các thủ tục kiểm tra : Thủ tục chung , thủ tục kiểm tra phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết. 2.2.3. Kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán là một giai đoạn của quy trình kiểm toán kiểm toán BCTC. Đây là giai đoạn các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán. Trong giai đoạn này cơ bản có các nội dung: - Trước khi kết thúc cuộc kiểm toán tại văn phòng công ty khách hàng, trưởng nhóm họp các thành viên lại thảo luận và trao đổi những vấn để được ghi trong giấy làm việc đồng thời cùng kế toán khách hàng làm rõ những vấn đề còn khúc mắc cần giải quyết. - Trưởng nhóm lập biên bản trao đổi, họp và trao đổi với ban giám đốc khách hàng và những người có liên quan. - Sử dụng thủ tục phân tích để rà soát lại báo cáo tài chính lần cuối cùng, thống nhất nhữTrườngng bút toán điều ch ỉnhĐại với khách học hàng và Kinh tiến hành l ậptế báo cáoHuế tài chính (lưu 42 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương ý: lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của khách hàng, việc kiểm toán lập báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng vì mục đích dễ dàng theo dõi số liệu, thống nhất mẫu biểu với khách hàng), báo cáo kiểm toán, đóng hồ sơ. - Nhóm trưởng kiểm toán gửi hồ sơ làm việc và bản thảo báo cáo kiểm toán lên phòng kiểm soát, giám đốc kiểm tra phê duyệt và xin ý kiến lãnh đạo (nếu cần). - Phòng kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ nhằm cho cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. - Sau khi bản thảo được duyệt, nhóm trưởng lập báo cáo kiểm toán chính thức, viết thư quản lý ký tên và trình lên ban soát xét và giám đốc ký duyệt. Sau đó gửi cho hội đồng quản trị khách hàng. - Kết thúc kiểm toán và lưu hồ sơ. - Xem xét các sự kiện phát sinh sau cuộc kiểm toán. - Xem xét giả thiết hoạt động liên tục. Các mẫu giấy làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC gồm: . Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo (B100) . Thư quản lý và các tư vấn khác cho khách hàng (B200) . BCTC và báo cáo kiểm toán (B300) . Tổng hợp kết quả kiểm toán (B400) Tại AAC, hồ sơ kiểm toán được lưu thành 2 loại:  Hồ sơ thường trực: là hồ sơ lưu trữ những thông tin, tài liệu về khách hàng mà KTV sử dụng thường xuyên cho nhiều năm kiểm toán .Hồ sơ thường trực gồm các nội dung sau: . Các thông tin chung về khách hàng như giấy phép kinh doanh, điều lệ, báo cáo thành lập. . Các thông tin pháp luật . Các tài liệu về thuế .TrườngTài liệu về nhân sự Đạinhư hợp đồhọcng thuê nhân Kinh công, quy tế chế trHuếả lương 43 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương . Tài liệu liên quan tới kế toán . Các hợp đồng quan trọng như hợp đồng mua bán, vay trung, dài hạn, thuê tài sản.  Hồ sơ làm việc: được tổ chức theo từng năm, mỗi năm AAC kiểm toán một khách hàng là có một hồ sơ làm việc mới. Các giai đoạn của cuộc kiểm toán sẽ được trình bày đầy đủ trong hồ sơ. Hồ sơ làm việc chứa các giấy làm việc và các bằng chứng kiểm toán khác thể hiện quá trình làm việc của các KTV và trợ lý kiểm toán. 2.3. Thực trạng kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Trong toàn bộ quy trình kiểm toán thì kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên và hết sức quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định đến việc có thực hiện cuộc kiểm toán hay không cũng như giúp kiểm toán viên có được cơ sở tốt để lập kế hoạch và chương trình kiểm toán thích hợp với tình hình của khách hàng. 2.3.1.1. Hiểu biết về khách hàng  Xem xét chấp nhận khách hàng Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu: Các kiểm toán viên tiến hành các biện pháp phỏng vấn và quan sát thực tế để có được những hiểu biết về đơn vị về con người, sản phẩm, thị trường, kết quả hoạt động kinh doanh Đối với các khách hàng thường xuyên: Do là khách hàng thường xuyên của AAC nên các thông tin chung về khách hàng sẽ được kiểm toán viên thu thập ở mục “tìm hiểu thông tin khách hàng” trong Hồ sơ thường trực lưu ở công ty. Ngoài ra, KTV xem xét những lưu ý trong cuộc kiểm toán năm trước đồng thời trao đổi với kế toán về các thay đổi trong năm. Minh họa Công ty cổ phần ABC là khách hàng thường xuyên của AAC nên thông tin chung về khách hàng sẽ được kiểm toán viên thu thập ở mục “tìm hiểu thông tin khách hàng” trong Hồ sơ thường trực. Thông tin được trình bày trên GLV A110 (Phụ lục 01) Dưới đây là thông tin sơ bộ mà kiểm toán viên tiền nhiệm thu thập được lưu tại Hồ sơ thường trTrườngực tại công ty. Đại học Kinh tế Huế 44 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Thông tin khách hàng 1. Tên: Công ty Cổ phần (ABC) 2. Tên và chức danh người liên lạc chính: Phan Minh Tuấn - Kế toán trưởng 3. Địa chỉ: Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam 4. Loại hình công ty: Công ty Cổ phần 5. Năm tài chính: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 4000100139; Ngày cấp 19/01/2015 tại Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Quảng Nam; Vốn điều lệ 55.449.460.000VNĐ 7. Ngành nghề kinh doanh Khai thác khoáng sản chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản ( trừ khoáng sản cấm); Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác. Chi tiết: Tư vấn đầu tư về các hoạt động khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ; Trồng rừng và chăm sóc rừng; Vận tải hành khách đường bộ khác; Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật liên quan. Chi tiết: Thăm dò địa chất; Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Chi tiết: Cho thuê kho bãi, nhà xưởng sản xuất, văn phòng làm việc; Hoàn thiện các sản phẩm dệt; Sản xuất sợi; Sản xuất thủy tình và sản phẩm từ thủy tinh. 8. Thông tin về kế toán Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Chuẩn mực kế toán Việt Nam Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : VNĐ Năm tài chính kết thúc: 31/12 Không có các thay đổi trong chinh sách kế toán Phầm mềm kế toán đơn vị sử dụng: Bravo Số lượng nhân viên phòng kế toán: 5 Sau khi thu thập thông tin từ Hồ sơ thường trực tại công ty, Kiểm toán viên tiến hành xem xét là những bất đồng từ về ý kiến kiểm toán hay chi phí kiểm toán để thống nhất lại với Công ty Cổ phần ABC cho thỏa đáng để tiếp tục cung cấp dịch vụ đề phòng rủi ro.  Phân công nhóm kiểm toán Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành phân công nhóm KTV thực hiện kiểm toán BCTC nămTrường 2018 cho Công tyĐại Cổ phần họcABC gồm cácKinh thành viên tế và chHuếức năng sau: 45 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 1. Dương Thị Hằng: Kiểm toán viên chính, Trưởng nhóm kiểm toán 2. Trương Văn Thuận: Kiểm toán viên 3. Võ Hiền Như: Trợ lý kiểm toán 4. Đồng Sỹ Định: Trợ lý kiểm toán 5. Huỳnh Thị Phương Thảo: Trợ lý kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm được thể hiện ở GLV A250 (Phụ lục 02) Đối với kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN ở BCTC công ty Cổ phần ABC do Trợ lý kiểm toán Huỳnh Thị Phương Thảo phụ trách. Các KTV tham gia kiểm toán cho phải cam kết về tính độc lập trong nhóm kiểm toán được thể hiện ở GLV A260 (Phụ lục 03). Đảm bảo tuân thủ về tính độc lập theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán viên Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán khác.  Ký hợp đồng kiểm toán Công ty Cổ phần ABC là khách hàng thường xuyên của công ty nên việc ký kết hợp đồng kiểm toán diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Kiểm toán viên triển khai bước tiếp theo của cuộc kiểm toán là “lập kế hoạch kiểm toán”. 2.3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán  Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Trong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán viên thực hiện tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động. Mục tiêu của công việc này là thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dich và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Kiểm toán viến tiến hàng tìm hiểu các nội dung chính về Công ty Cổ phần ABC như sau: 1. Các vấn đề về ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh và xu hướng của ngành nghề 2. Các yếu tố pháp lý 3. CácTrường yếu tố bên ngoài khác Đạiảnh hư ởhọcng tới doanh Kinh nghiệp tế Huế 46 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương 4. Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu 5. Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị 6. Các hoạt động đầu tư và tài chính của doanh nghiệp 7. Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng 8. Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh liên quan 9. Kiểm tra việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động 10. Những thông tin khác về nhân sự và thông tin tài chính Chi tiết được thể hiện ở GLV A310 (Phụ lục 04) Qua quá trình tìm hiểu Kiểm toán viên đưa ra kết luận: Không có rủi ro liên quan đến cấp độ tổng thể BCTC. Có rủi ro trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên thực hiện cac thủ tục kiểm toán cụ thể. Đối với khoản mục CPBH và CPQLDN, KTV nhận thấy không có rủi ro sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Thủ tục kiểm toán mà KTV thực hiện là kiểm tra chi tiết CPBH và CPQLDN ở mức rủi ro trung bình  Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính Bước tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch KTV thực hiện phân tích sơ bộ BCTC. Đối với khoản mục CPBH và CPQLDN được thể hiện ở BC KQHĐKD. Thực hiện phân tích sơ bộ BCTC bằng thủ tục phân tích biến động của BC KQHĐKD Tại Công ty Cổ phần ABC, KTV thực hiện các thủ tục phân tích BCTC sơ bộ gồm: so sánh số liệu năm nay với năm trước, những chỉ tiêu có biến động bất thường KTV liên hệ phỏng vấn kế toán để tìm ra nguyên nhân; phân tích tỷ lệ của các chỉ tiêu trên doanh thu, nếu có biến động lớn, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân và giải thích trên GLV. Những chỉ tiêu có biến động bất thường là những chỉ tiêu mà KTV quan tâm khi thực hiện kiểm toán. Dưới đây là BC KQHĐKD của Công ty ABC, KTV tiến hành phân tích sơ bộ đối với khoản mục CPBH và CPQLDN bằng những thủ tục như đã nêu trên. Trường Đại học Kinh tế Huế 47 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ABC năm 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ABC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Xã Bình Phục, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam Cho kỳ kế toán Quý IV năm 2018 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Mẫu số B 02 - DN Cho kỳ kế toán Quý IV năm 2018 Ban hành theo TT số 200/2014/TT - BTC Quý IV Quý IV Năm 2018 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017 Mã Thuyết CHỈ TIÊU số minh VND VND VND VND 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 28 21.401.520.373 10.152.417.918 79.433.795.765 75.120.008.202 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CC dvụ 10 21.401.520.373 10.152.417.918 79.433.795.765 75.120.008.202 4. Giá vốn hàng bán 11 29 19.290.312.437 9.968.319.725 69.996.072.219 47.222.244.615 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dvụ 20 2.111.207.936 184.098.193 9.437.723.546 27.897.763.587 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 30 7.196.022 48.079.834 150.855.978 307.070.382 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 31 656.150.838 36.453.222 1.283.291.659 (217.420.799) Trong đó: Chi phí lãi vay 23 258.974.654 181.736.267 869.003.132 732.951.249 8. Chi phí bán hàng 25 32 1.526.095.366 (982.126.063) 2.422.758.178 14.051.722.681 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 1.596.327.052 1.300.197.575 6.721.458.005 6.110.131.353 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 (1.660.169.298) (122.346.707) (838.928.318) 8.260.400.734 11. Thu nhập khác 31 33 751.420 150.909.091 6.687.086.793 277.840.469 12. Chi phí khác 32 34 853.857.760 180.215.121 2.019.924.667 1.530.492.286 13. Lợi nhuận khác 40 (853.106.340) (29.306.030) 4.667.162.126 (1.252.651.817) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 (2.513.275.638) (151.652.737) 3.828.233.808 7.007.748.917 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 35 (212.549.699) 94.628.676 1.184.175.670 1.866.893.801 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 (2.300.725.939) (246.281.413) 2.644.058.138 5.140.855.116 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 (417) (45) 479 932 Trường Đại học Kinh tế Huế 48 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Bảng 2.1 Bảng phân tích sơ bộ trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ABC (Đơn vị tính: VNĐ) Biến động Chỉ tiêu Tỷ lệ trên Năm 2017 Năm 2018 Ph (%) doanh thu Giá tr ần trăm ị (>20%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 75.120.008.202 79.433.795.765 4.313.787.716 2.Các khoản giảm doanh thu 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 75.120.008.202 79.433.795.765 4.313.787.716 4.Giá vốn hàng bán 47.222.244.615 69.996.072.219 0,88 22.773.827.604 48,23 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 27.897.763.587 9.437.723.546 0,12 (18.640.040.041) (66,17) 6.Doanh thu hoạt động tài chính 307.070.382 150.588.978 0,00 (156.214.404) (50,87) 7.Chi phí hoạt động tài chính (217.420.799) 1.283.91.659 0,02 1.500.712.458 690,23 Trong đó: Chi phí lãi vay 732.951.249 869.003.132 0,01 136.051.883 8.Chi phí bán hàng 14.051.722.681 2.422.758.178 0,03 (11.628.964.503) (82,76) 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.110.131.353 6.721.458.005 0,08 611.326.652 10,01 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 8.260.40.734 (838.928.318) 0,01 (7.421.472.416) (89,84) 11.Thu nhập khác 277.840.459 6.687.086.793 0,08 6.409.246.324 2.306,81 12.Chi phí khác 1.530.492.286 2.019.924.667 0,03 489.432.381 31,98 13.Lợi nhuận khác (1.252.651.817) 4.667.162.126 0,06 5.919.813.52 472,58 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7.007.748.917 3.828.233.808 0,05 (3.129.515.109) (45,37) 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.866.893.801 1.184.175.670 0,01 (682.718.131) (36,57) 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.14.855.116 2.644.058.138 0,03 (2.496.796.978) (48,57) 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 932 479 56 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Nhận xét: Qua quá trình phân tích sơ bộ khoản mục CPBH và CPQLDN trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ABC, KTV nhận thấy có sự biến động bất thường đối với chỉ tiêu Chi phí bán hàng năm nay so với năm trước từ 14.051.722.681 đồng trong năm 2017 xuống còn 2.422.758.178 đồng trong năm 2018, tương ứng giảm đến 11.628.964.503 đồng. Do đó KTV tiến hành phỏng vấn kế toán để tìm ra nguyên nhân, đây cũng là chỉ tiêu KTV chú trọng đi sâu kiểm tra khi thực hiện kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN. Nguyên nhân có sự biến động đó là trong năm nay CPBH được ghi nhận vào 632 nên giảm so với năm ngoái. Đối với CPQLDN, trong năm biến động không nhiều so với năm trước và biến động tăng theo sự biến động của doanh thu. Đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro gian lận ở cấp độ doanh nghiệp Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt của hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp đặt ra tiêu chuẩn cho các phần của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt hề hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và CPBH, CPQLDN nói riêng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 3 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giả rủi ro; (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát. KTV đặt ra bảng hệ thống câu hỏi về hệ thống KSNB của doanh nghiệp với câu trả lời có không được thể hiện ở GLV A610. (Phụ lục 05) Để đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục CPBH và CPQLDN tại Công ty Cổ phTrườngần ABC, KTV quan Đại tâm đế n họctriết lý qu Kinhản lý và phong tế cách Huếđiều hành của 57 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương BGĐ. Môi trường kiểm soát này có ảnh hưởng đến việc tính hiệu của của việc ghi nhận các khoản CPBH và CPQLDN tại công ty ABC. KTV đặt ra bảng câu hỏi đối với thủ tục đánh giá này như sau: Trích GLV A610 Trả lời Mô tả, ghi chú Thái độ của BGĐ đối với KSNB Có Nhà quản lý cũng hiểu tầm quan trọng của hệ thống KSNB thông qua việc quy định các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty. Ngoài ra công ty còn có Ban kiểm soát giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phương pháp tiếp cận của BGĐ đối với Có Có biện pháp ngăn chặc các rủi rủi ro? ro xảy ra. Thu thập của BGĐ có dựa vào kết quả Có hoạt động kinh doanh không Các vấn đền quan trọng và các sai phạm Có có được báo cáo kịp thời với Ban quản trị không? Mức độ tham gia của BGĐ vào quá trình Có BGĐ kiểm soát số liệu BCTC do lập BCTC kế toán trưởng lập Quan điểm của BGĐ đối với việc lập và Có Tuân thủ theo chuẩn mực kế trình bày BCTC toán Việt Nam Quan điểm của BGĐ đối với việc xử lý Có thông tin, công việc kế toán nhân sự Sau khi thực hiện đánh giá hệ thống KSNB của doanh nghiệp, KTV đưa ra kết luận về nhTrườngững rủi ro trọng y ếuĐại có hay khônghọc tồn tạKinhi ở doanh nghi tếệp. Huế 58 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương (Trích GLV G610) “ Qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp như phần trên, KTV nhận thấy rằng có rủi ro trọng yếu nào cần phải ghi chép vào Hồ sơ kiểm toán hay không? Không Không nhận thấy có rủi ro trọng yếu về KSNB ở cấp độ doanh nghiệp được xác định.” Nhận xét: Từ kết luận về hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp, do không nhận thấy rủi ro trọng yếu nào đến cấp độ doanh nghiệp nên đối với khoản mục CPBH và CPQLDN KTV xác nhận không có rủi ro trọng yếu liên quan đến khoản mục này.  Xác định mức trọng yếu Sau khi đánh giá hệ thống KSNB, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện thủ tục xác định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán. Mục tiêu của xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. Xác lập mức trọng yếu được thể hiện ở GVL A710 (Phụ lục 06). Đối với mỗi đơn vị khách hàng kiểm toán viên có thể chọn một trong các chỉ tiêu sau: lợi nhuận sau thuế, tổng doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu để làm chỉ tiêu lựa chọn xác định mức trọng yếu. Tỷ lệ xác định mức trọng yếu của Công ty AAC như sau: Chỉ tiêu lựa chọn xác định mức Tỷ lệ xác định mức trọng yếu trọng yếu Lợi nhuận sau thuế 5% - 10 % Doanh thu 0.5% - 3% Tổng tài sản 1% - 2% Vốn chủ sở hữu 1% - 5% Trường Đại học Kinh tế Huế 59 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS Hoàng Thùy Dương Tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau mà KTV lựa chọn các chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu và tỷ lệ xác định mức trọng yếu phù hợp. Minh họa Công ty Cổ phần ABC Ước lượng ban đầu mức trọng yếu cho tổng thể Báo cáo tài chính Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế lựa chọn Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu (a) DTT DTT (LNTT/DT/VCSH/Tổng TS) Công ty đã đi vào hoạt động kinh doanh ổn định nên đây là chỉ tiêu rất được nhà Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức đầu tư quan tâm nhằm đánh giá công suất trọng yếu cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra đây là chỉ tiêu ít bị chi phối bởi tính chủ quan của nhà đầu tư. 79,433,796,76 79,433,796,76 Giá trị tiêu chí được lựa chọn 5 5 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu - LNTT: 5%-10% - DT: 0,5%-3% (b) 1.5% 1.5% - Tổng TS: 1% - 2% - Vốn chủ sở hữu: 1% - 5% Điều chỉnh ảnh hưởng của các biến động bất - - thường Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau điều chỉnh Lý do lựa chọn tỷ lệ này để xác định mức trọng Hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá yếu ở mức trung bình (c) Mức trọng yếu tổng thể (PM) =(a)*(b) 1,191,506,951 1,191,506,951 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện (50%-75%) (d) 60% 65% Lý do lựa chọn tỷ lệ này để xác định mức trọng Hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá yếu ở mức trung bình (e) Mức trọng yếu thực hiện: MP= (50%-75%)*PM =(c)*(d) 714,904,171 774,479,518 Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng sai sót không đáng kể (0%-4%) (f) 2% 4% Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ (g) qua =(e)*(f) 14,298,083 30,979,181 Trường Đại học Kinh tế Huế 60 Nguyễn Thị Thúy Ngân - K49B Kiểm toán