Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh TT Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh TT Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_tcmp_dau_tu.pdf
Nội dung text: Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh TT Huế
- TÓM TẮT KHÓA LUẬN Hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động truyền thống và chủ yếu của các Ngân hàng thương mại, luôn được quan tâm và không ngừng mở rộng trong những năm vừa qua. Đây là hoạt động có rủi ro cao nhất của ngân hàng, chính vì vậy vấn đề chất lượng của các khoản vay đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại. Do đó, quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng trở thành yêu cầu cấp thiết trong tình hình thị trường tài chính đầy biến động, nhất là khi những yếu tố và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng và phức tạp. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đề xuất chọn đề tài : “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh ThừaThiên Huế” . Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, sau đó tiến hành phân tích về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong ba năm nghiên cứu. Thông qua đó, kết quả này giúp Ngân hàng có cái nhìn khách quan và bao quát về thực trạng tín dụng cũng như công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng hiện nay, những thành tích ngân hàng đã đạt được cũng như thấy được những hạn chế còn tồn tại. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể hơn để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Trường Đại học Kinh tế Huế
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, đặc biệt là quý Thầy Cô trong Khoa Tài chính Ngân hàng đã trang bị cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Phan Khoa Cương – người Thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như quá trình hoàn thiện nghiên cứu, Thầy luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp em có thể hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn các anh chị Cán bộ phòng giao dịch Nguyễn Trãi của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã luôn quan tâm giúp đỡ, trao đổi đề tài, cung cấp rất nhiều số liệu để giúp em có thể hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu thông tin, số liệu về Ngân hàng tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Cuối cùng, em xin cảm ơn Phòng giao dịch Nguyễn Trãi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam– Chi nhánh Thừa Thiên Huế về những kiến thức và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, thu thâp̣̣̣̣ thông tin và xử lý số liệu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Thanh Thúy Trường Đại học Kinh tế Huế
- MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT i DANH MỤC HÌNH ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 3.2.1. Phạm vi về không gian 2 3.2.2. Phạm vi về thời gian 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI 3 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 5 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 5 1.1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 5 1.1.2. RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 7 1.2. QUẢNTrường TRỊ RỦI RO TÍNĐại DỤNG học NGÂN Kinh HÀNG THƯƠNG tế Huế MẠI. 14 1.2.1. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng. 14
- 1.2.2. Những nội dung cơ bản trong Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng. 15 1.2.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng. 15 1.2.2.2. Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng 16 1.2.2.3. Ứng phó rủi ro tín dụng 20 1.2.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng. 20 Kết luận Chương 1 23 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ. 24 2.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập 24 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển, chức năng & nhiệm vụ của Chi nhánh. 24 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh. 24 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 26 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 26 2.1.3. Tình hình sử dụng lao động của Chi nhánh 29 2.1.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 31 2.2. Tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 38 2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 38 2.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu trực tiếp 38 2.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu gián tiếp. 41 2.2.2. ThựcTrường trạng quản trị Đại rủi ro tín học dụng tại Kinh ngân hàng tếTMCP Huế Đầu tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 45
- 2.2.2.1 Nhận biết rủi ro tín dụng. 45 2.2.2.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng. 50 2.2.2.3. Ứng phó rủi ro tín dụng. 61 2.2.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng 65 2.3. Đánh giá chung công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh TT Huế 66 2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh TT Huế. 66 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh TT Huế. 67 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ. 70 3.1. Hoàn thiện chức năng phòng quản lý rủi ro 70 3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng. 70 3.3. Hoàn thiện các công cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng. 71 3.4. Tích cực hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. 72 PHẦN 3: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 73 1. KẾT LUẬN 73 2. KIẾN NGHỊ 74 2.1. Kiến nghị lên Hội sở chính. 74 2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 74 2.3. Kiến nghị với Chính phủ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 Trường Đại học Kinh tế Huế
- DANH MỤC VIẾT TẮT CHỮ VIẾT CHÚ GIẢI TẮT NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần NH Ngân hàng BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam RRTD Rủi ro tín dụng DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng TT HUẾ Thừa Thiên Huế PGD Phòng giao dịch KH Khách hàng GĐ Giám đốc TCTD Tổ chức tín dụng TSĐB Tài sản đảm bảo QHKH Quan hệ khách hàng HĐ Hợp đồng Trường Đại học Kinh tế Huế i
- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1.Sơ đồ bộ máy quản lý tại Chi nhánh BIDV TT. Huế 27 Hình 2.10. Quy trình cấp tín dụng tại phòng giao dịch: 47 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.2.1: Cơ cấu tín dụng theo chất lượng nợ giai đoạn từ 2014-2016 39 Biểu đồ 2.2.4: Cơ cấu thu nhập của BIDV năm 2014-2016. 42 Biểu đồ 2.2.6: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2014-2016 44 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.2. Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phương pháp định lượng 19 Bảng 2.2: Tình hình lao động của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế. 30 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Đầu từ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế giai đoạn 2014-2016. 36 Bảng 2.5: Nợ xấu và Tỷ lệ xấu trên tổng dư nợ năm 2014-2016. 40 Bảng 2.6: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi năm 2014-2016 41 Bảng 2.8: Tăng trưởng dư nợ tại BIDV trong giai đoạn từ 2014 - 2016 43 Bảng 2.11. Các chỉ tiêu về nhân thân của khách hàng cá nhân. 53 Bảng 2.12. Các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. 54 Bảng 2.13: Các thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. 55 Bảng 2.14: Các thang điểm đánh giá tài sản đảm bảo 56 Bảng 2.15: Ma trận ra quyết định cho vay sau khi tổng hợp điểm khách hàng cá nhân 56 Bảng 2.16. Trọng số của phần tài chính và phi tài chính 57 Bảng 2.17. Các thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 58 Bảng 2.18: Phân loại khách hàng theo xếp hạng tín dụng. 59 Bảng 2.19: Phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng khách hàng 60 Bảng 2.20 : Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể năm 2014-2016. 63 Bảng 2.21: Trích lập dự phòng rủi ro năm 2014 - 2016. 64 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh nước ta đã và đang tiến hành hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước nhà đứng trước nhiều cơ hội đang rộng mở, tuy nhiên cũng đối mặt với không ít thách thức với những thay đổi của nền kinh tế thế giới tác động vào.Trong đó ngành Ngân hàng từ lâu đã là một ngành dịch vụ lớn và quan trọng với một thị phần khá lớn, vì vậy ngành Ngân hàng có rất nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, đi cùng với nhiều cơ hội, với khoảng hơn 100 ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh có thể thấy ngành ngân hàng nước ta đang có một áp lực cạnh tranh trong nước rất lớn và trong tương lai gần, sự tăng trưởng chóng mặt của các Ngân hàng nước ngoài thì việc cạnh tranh sẽ càng trở nên khốc liệt. Đứng trước bối cảnh này, Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh TT Huế với bề dày 60 năm hoạt động vẫn luôn khẳng định được uy tín và vị thế trong ngành Ngân hàng Việt Nam. Với thành tích 2 năm liên tiếp đứng đầu trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thành tích này là một thành quả đáng ghi nhận bởi đội ngũ cán bộ của Ngân hàng đã đưa ra các chính sách để phát triển các dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng một cách bền vững và nhanh chóng như lãi suất, cơ sở vật chất hạ tầng, sự thuận tiện, các ưu đãi tín dụng, gửi tiết kiệm .Không chỉ chịu cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong và ngoài nước, Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh TT Huế cũng như các ngân hàng khác cũng phải đối mặt với các loại rủi ro phát sinh từ các hoạt động bên trong ngân hàng, trong đó rủi ro tín dụng là loại rủi ro cơ bản nhất và cũng là phức tạp nhất của ngân hàng. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng xuất phát từ hoạt động chủ yếu và mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro cơ bản nhất và cũng là phức tạp nhất của ngân hàng, nó tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng và của cả hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên nếu ngân hàng có một quản trị rủi ro tín dụng tốt, có thể hạn chế và khắcTrường phục được các Đại rủi ro thì họcsẽ là một Kinhlợi thế cạnh tếtranh Huếtrong bối cảnh nền kinh tế ngân hàng hiện tại. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi 1
- ro tín dụng nói riêng là hoạt động không thể thiếu và đóng vai trò như là trung tâm của hoạt động quản trị ngân hàng thương mại. Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng là một vấn đề thiết yếu và là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Đây là lý do tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế” để làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế trong giai đoạn 2014 - 2016 từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tại đơn vị nghiên cứu. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. + Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh TT Huế. + Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh TT Huế. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế trong giai đoạn 2014 – 2016. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh TT Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 2
- 3.2.2. Phạm vi về thời gian - Thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh TT Huế trong giai đoạn từ 2014 - 2016. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu được cung cấp và do Ngân hàng công bố trên website, các nguồn tài liệu tìm kiếm được (sách báo, truyền hình, internet, ), nghị định, thông tư, chủ trương, của Chính phủ, của NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu, chỉ tiêu qua 3 năm từ 2014 đến năm 2016. - Phương pháp thống kê, mô tả: Là phương pháp được sử dụng để thống kê số liệu và mô tả những đặc tính cơ bản của số liệu thông qua các biểu đồ, đồ thị, và các bảng tóm tắt số liệu. - Phương pháp chỉ số: Chỉ số là một số tương đối được biểu hiện bằng lần hoặc %, tính được bằng cách so sánh hai mức độ của cùng một hiện tượng kinh tế - xã hội. Phương pháp chỉ số được sử dụng để phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội. Trong bài nghiên cứu này, phương pháp chỉ số được sử dụng để nghiên cứu sự biến động của các con số liên quan đến rủi ro tín dụng qua thời gian, không gian và phân tích ảnh hưởng biến động của những nhân tố đó đến rủi ro tín dụng. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Chương Trường2: Thực trạng công Đạitác quản trịhọc rủi ro tín Kinh dụng tại Ngân tế Hàng Huế TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế. 3
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 4
- PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay - một nền kinh tế với thị trường vốn, thị trường chứng khoán còn chưa phát triển nhiều, Tín dụng là hoạt động chính của các ngân hàng thương mại, diễn ra hết sức phức tạp và dưới nhiều hình thức cùng phạm vi rộng lớn. Tín dụng được coi là nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng tuy nhiên đi kèm với đó cũng là những rủi ro nghiêm trọng nhất mà các ngân hàng phải đối mặt. Đây là hoạt động hết sức nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế và trong vài năm trở lại đây, chúng ta không khó để bắt gặp nhiều ngân hàng lớn bị đối mặt với nhiều khó khăn, giảm sút lợi nhuận do hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hoạt động không hiệu quả. Điều này gây ra những tổn thất không nhỏ không chỉ đối với ngân hàng thương mại mà còn cho cả nền kinh tế. 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Khái niệm Xét về khía cạnh ngân hàng thương mại, Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, với các doanh nghiệp và cá nhân. Trong bối cảnh nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính vì vậy trong mối quan hệ tín dụng khác nhau, ngân hàng vừa có thể đứng trên vai trò của người cho vay, vừa có thể là người đi vay. Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng thương mại, đồng thời cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng và mối lo lắng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng chính là rủi ro tín dụng.1[1]Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng; nó thường chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và thu nhập từ nó Trường Đại học Kinh tế Huế 5
- chiếm khoảng 75% tổng thu nhập. Tuy vậy, tỉ lệ thuận với thu nhập chính là rủi ro, rủi ro trong hoạt động kinh doanh có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục cho vay của ngân hàng. Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng khách hàng, với những mục đích sử dụng khác nhau. Căn cứ vào thời gian, tín dụng ngân hàng được chia làm ba loại: - Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản tín dụng có thời gian cho vay đến 12 tháng. Loại hình tín dụng này thông thường được áp dụng với nhiều loại hình khách hàng dưới hình thức vay hạn mức hay từng lần. Thông thường khách hàng sẽ có một phần tài sản để bảo đảm cho toàn bộ món vay. - Tín dụng trung hạn: Là các khoản tín dụng có thời gian cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng. Đây thường là hình thức ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án mua sắm máy móc thiết bị, các dự án xây dựng nhà xưởng, kho bãi Thông thường tài sản hình thành từ vốn vay sẽ được dùng để thế chấp ngân hàng. - Tín dụng dài hạn: Là các khoản tín dụng có thời gian cho vay từ 60 tháng trở lên. Đây thường là hình thức ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án mua sắm dây chuyền thiết bị đồng bộ, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Tài sản thế chấp chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay. Căn cứvào biện pháp bảo đảm - Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: Là các khoản tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Loại hình tín dụng này đảm bảo cho ngân hàng có độ an toàn cao hơn, khả năng mất vốn thấp hơn do ngân hàng có thể phát mại tài sản để thu hồi vốn trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Trường Đại học Kinh tế Huế 6
- - Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: Là các khoản tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng không được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Loại hình tín dụng này khá rủi ro với ngân hàng nên ngân hàng chỉ áp dụng đối với những khách hàng hàng có uy tín, được ngân hàng tín nhiệm và là khách hàng truyền thống, chiến lược của ngân hàng. Ngoài ra còn nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào nhiều tiêu chí khác tùy vào mục đích mà mỗi ngân hàng TMCP đưa ra. 1.1.2. RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. Rủi ro luôn được biết đến là sự không chắc chắn liên quan đến tổn thất sẽ gánh chiụ trong tương lai. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong mọi lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tài chính tiền tệ mà nổi bật nhất là hoạt động cho vay. Trong lĩnh vực ngân hàng, các bộ phận phòng ban thường đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như sau: - Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro lớn nhất và quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, là loại rủi ro chủ yếu của rủi ro ngân hàng. - Rủi ro lãi suất: Rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng. - Rủi ro thanh khoản: xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay. Đây là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng. - Rủi ro thanh toán: xuất phát từ việc Ngân hàng không có khả năng duy trì được một lượng tài sản có “tính lỏng” cao dẫn đến mất khả năng chi trả cho khách hàng khi họ có nhu cầu. - Rủi ro Trườngtỷ giá hối đoái: Rủi Đại ro phát họcsinh trong Kinh quá trình huy tế động Huế vốn, cho vay và 7
- kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại, khi có biến động về tỷ giá hối đoái. Ngoài ra còn một số các loại rủi ro khác như rủi ro pháp lý, rủi ro môi trường, Từ hai định nghĩa về rủi ro và tín dụng ngân hàng nêu trên, có thể khái quát được khái niệm Rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tín dụng nói chung chính là khi một hoặc hai bên tham gia hợp đồng không có khả năng thanh toán cho bên còn lại. Xét về khía cạnh trong ngân hàng thương mại thì rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi vay không đúng hạn; khách hàng không có khả năng trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn xuất hiện ở các hoạt động tín dụng khác như: hoạt động bảo lãnh, tài trợ, cho thuê tài chính, Các nhân tố ảnh hưởng tới Rủi ro tín dụng. Các nhân tố ảnh hưởng tới Rủi to tín dụng được chia làm 2 nhóm chính: Nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. a. Nhân tố khách quan: là những nhân tố bên ngoài không bị chi phối bởi chủ thể chủ quan làm ảnh hưởng tới Rủi ro tín dụng. - Do sự biến động của môi trường kinh tế, chính trị (nội địa, toàn cầu): Trong một nền chính trị không ổn định sẽ khó tạo lập được lòng tin của nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm tập trung kinh doanh, đầu tư, sản xuất đồng thời ngân hàng cũng khó có thể yên tâm mở rộng lĩnh vực kinh doanh như vậy đều cản trở người đi vay và người cho vay. Hệ quả là sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ. Nền kinh tế luôn biến động lên, xuống đòi hỏi chính phủ phải luôn đưa ra những chính sách kinh tế mới phù hợp, kịp thời nhằm cân bằng thị trường, tối thiểu những ảnh hưởng xấuTrường đến nền kinh tế Đạiđất nước. học Những chínhKinh sách mà tế chính Huế phủ đưa ra, Ngân hàng thương mại sẽ trực tiếp thực hiện. Việc thay đổi chính sách của chính phủ có 8
- thể tốt hoặc có thể xấu cho ngân hàng. Ví dụ như một số chính sách liên quan đến lãi suất huy động, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, Khi chính phủ tăng lãi suất huy động vốn, đòi hỏi ngân hàng phải có hành động là tăng lãi suất tín dụng để đảm bảo được chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng dẫn đến khả năng trả vốn và lãi của khách hàng giảm, tăng rủi ro tín dụng. Nếu các ngân hàng thương mại dự đoán hay nắm bắt được kịp thời các chính sách của chính phủ thì sẽ hạn chế được rủi ro. Ngoài ra, xu hướng toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, việc các ngân hàng ngoài nước bắt đầu lấn sân vào thị trường Việt Nam tăng sức cạnh tranh trong hoạt động vay vốn đòi hỏi các ngân hàng nội địa cần có những điều chỉnh hợp lý. - Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa hoàn thiện: Việc xác lập một khuôn khổ pháp luật đồng bộ, nhất quán điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường được xem như là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy, nhân tố pháp lý có vị trí rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Các quy định phù hợp sẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động của các ngân hàng an toàn, tuy nhiên hành lang pháp lý của Việt Nam cho những hoạt động của ngân hàng vẫn đang dần hoàn thiện nên tồn tại một số quy định không phù hợp dẫn đến sự kìm hãm phát triển, trong đó bao gồm cả việc ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng. Một số nguyên nhân khác như các nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh ) b. Nhân tố chủ quan: Xuất phát từ khách hàng: - Tính ưa mạo hiểm của khách hàng. Một số khách hàng thường có xu hướng đầu tư vào các dự án kinh doanh có nhiều rủi ro nhưng đem lại lợi nhuận cao, khi họ tìm đến ngân hàng để huy động vốn như vậy hầu hết vốn kinh doanh bỏ ra không phải của họ. Điều này đồng nghĩa với việc gánh nặngTrường này được chuyển Đại qua phía học ngân hàng. Kinh tế Huế - Công tác quản lý, sản xuất kinh doanh còn hạn chế. 9
- Năng lực điều hành của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường, và thông tin về các đối tác làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh. Một khi điều này xảy ra sẽ khiến các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao khi cho các khách hàng này vay. Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh không thuận lợi, sản phẩm sản xuất ra không có tính cạnh tranh cao, điều này khiến hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn. Điều đó sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro trong cho vay. - Đạo đức của người đi vay. Thái độ thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng, khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong thu hồi nợ vay. Khách hàng có hiện tượng cố ý, cố tình lừa đảo. Xuất phát từ ngân hàng vay - Chính sách tín dụng, công tác thẩm định trước khi cho vay. Xuất phát từ việc thiếu thông tin về khách hàng vay, thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời chính xác để xem xét phân tích tín dụng trước khi cấp tín dụng. Hệ thống CIC chưa thật sự hoạt động hiệu quả cũng là nguyên nhân khiến ngân hàng gặp rủi ro trong khi cho vay. Bên cạnh đó, kỹ thuật cấp tín dụng của một số ngân hàng còn hạn chế, chưa đa dạng, việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủ yếu là tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng chưa đa dạng. Quan trọng nhất là quy trình cho vay có nhiều kẽ hở bị khách hàng lợi dụng. - Công tác giám sát, quản trị rủi ro tín dụng sau khi cho vay. Các ngân hàng thường có thói quen tập trung quá nhiều vào thẩm định trước khi cho vay mà lơ là việc giám sát kiểm tra vốn sau khi đã cho vay. Điều này đã vi phạm đến đặc thù của tín dụng ngân hàng đã được nêu ở phần trên. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản trị một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng Trườngnói riêng và của ngân Đại hàng nói học chung. Kinh tế Huế 10
- - Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng. Nhân viên không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay, chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu. Một số nhân viên còn chưa nêu cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại việc trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Tuy nhiên đạo đức cán bộ tín dụng vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Cán bộ thiếu trình độ chuyên môn vẫn có thể bồi dưỡng thêm theo thời gian, tuy nhiên một cán bộ có chuyên môn cao nhưng đạo đức tha hóa thì việc được bổ nhiệm vào những vị trí cao là một điều vô cùng nguy hiểm. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng dù là nhỏ nhưng nếu không được phát hiện, đánh giá và phòng ngừa kịp thời cũng đều ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng, chính vì thế ngân hàng càng cần quan tâm đến những tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng. Các tiêu chí này được phân làm 2 nhóm chính: a. Các tiêu chí trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng. Căn cứ vào những chỉ tiêu như Nợ quá hạn, Nợ xấu để nhận biết rủi ro tín dụng. Đây là những tiêu chí đặc biệt quan trọng, nó phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nợ quá hạn Khoản nợ mà người đi vay cá nhân/doanh nghiệp khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi theo cam kết, nhưng cá nhân/doanh nghiệp không trả được cho ngân hàng, nợ quá hạn có tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng nhự hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân/doanh nghiệp vay vốn. Tùy vào thời gian quá hạn, khoản nợ quá hạn này sẽ được xếp vào một trong năm nhóm nợ được qui định và được theo dõi sát sao. Nợ quá hạn được phản ánh qua hai chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn và tỉ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng khách hàng có dư nợ. Trường Đại họcNợ quáKinh hạn tế Huế Tỷ lệ nợ quá hạn = X 100 Tổng dư nợ 11
- Nếu tỉ lệ nợ quá hạn và tỉ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng khách hàng có dư nợ đều cao thì cần phải xem xét vì ngân hàng đang có rủi ro tín dụng cao. Nợ xấu Nợ xấu là nợ quá hạn từ nhóm 3 trở lên được xác định theo 2 yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Nợ xấu là tiêu chí cơ bản ban đầu được ngân hàng xem xét khi nghiên cứu CIC khách hàng để quyết định có nên cho khách hàng vay hay không. Thêm vào đó, nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay. Chất lượng tín dụng được coi là vấn đề quan trọng, sống còn của ngân hàng. Đứng từ quan điểm của khách hàng, đó là sự thỏa mãn nhu cầu trên các phương diện như lãi suất, thời hạn, phương thức giải ngân Trên quan điểm của Ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng là khả năng sinh lời và mức độ an toàn của hoạt động tín dụng Ngân hàng. Chất lượng tín dụng sẽ được phản ảnh thông qua nợ xấu và Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = X 100 Tổng dư nợ b. Các tiêu chí gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Tổng dư nợ Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi = X 100 Tổng tiền gửi Theo thông tư 36 do Ngân hàng nhà nước ban hành, tỷ lệ này được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, và đối với các ngân hàng TMCP thì tỷ lệ này phải được duy trì ở mức 80%. Như vậy, ngân hàng có thể căn cứ để quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhấtTrường có thể. Đại học Kinh tế Huế 12
- Kết cấu dư nợ cho vay Dựa vào kết cấu dư nợ cho vay mà ta có thể xác định rủi ro của ngân hàng cho vay cao hay thấp. Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Vì vậy, dựa vào kết cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế, đối tượng, nghề nghiệp kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quan đến khách hàng có thể đánh giá rủi ro cao hay thấp. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = X 100 Tổng dư nợ Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy các khoản vay của ngân hàng là xấu và rủi ro thu hồi vốn cao, nhưng nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ vi phạm qui định. Tác động của Rủi ro tín dụng đến hoạt động ngân hàng. Thứ nhất, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động tín dụng ở Việt Nam chiếm 75% lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Các chi phí phát sinh từ rủi ro tín dụng có thể kể đến như chi phí giám sát thu nợ, chi phí trích lập dự phòng, sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Quan trọng hơn là việc không thu hồi được vốn gốc cho vay cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của NH. Thứ hai, giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi các hợp đồng vay không được hoàn trả đúng kì hạn sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa hai dòng tiền, từ đó dẫn đến việc dòng tiền ra cho những khoản trả lãi và gốc tiền gửi, vay vốn mới bị thiếu hụt. Thứ ba, giảm uy tín của ngân hàng. Xuất phát từ việc giảm khả năng thanh toán của ngân hàng nếu diễn ra trong một thời gian dài và ngân hàng không thể chi trả được, khách hàng sẽ dần mất niềm tin dẫn đến uy tín ngân hàng bị giảm sút, đây là điều kiện thuận lợi cho các đối thủ cạnh tranh khác giành lấyTrường thị phần và khách Đạihàng thân họcquen của ngânKinh hàng. tế Huế 13
- Thứ tư, phá sản ngân hàng, nhà nước tiến hành tái cơ cấu. Đây là hậu quả lớn nhất mà rủi ro tín dụng gây ra. Khi ngân hàng hoàn toàn mất khả năng thanh toán chi trả, không chuẩn bị trước các phương án dự phòng, không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu rút vốn quá lớn sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng. Những tác động này đã giải thích vì sao Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, là loại rủi ro chủ yếu của rủi ro ngân hàng. 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Các ngân hàng thương mại hiện nay luôn nhìn nhận được sự ảnh hưởng lớn của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy mỗi ngân hàng đều có những chính sách và chiến lược riêng để ngăn chặn, giảm thiểu và khắc phục rủi ro tín dụng. Như vậy, quản trị rủi ro tín dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống hoạt động của ngân hàng. 1.2.1. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình NH tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa tổn thất do việc không thu hồi được nợ. Như vậy, ngân hàng luôn phải tổ chức ra các thiết chế, bộ máy để vận hành với những phương pháp và các chính sách, công cụ thích hợp. Cấp quản trị cao nhất có trách nhiệm hoạch định chiến lược và chính sách, trong đó phải xác định được mối tương quan giữa lợi nhuận kỳ vọng và mức rủi ro tương ứng. Bộ máy giúp việc phải triển khai các chính sách cụ thể và các thủ tục cần thiết để nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát được rủi ro tín dụng. Cả bộ máy quản trị được gắn kết với nhau thông qua hệ thống thông tin quản lý được tổ chức thông suốt và hiệu quả. Sự cần thiết của Quản trị rủi ro tín dụng Mức độTrường rủi ro trong hoạt độngĐại tín dụng học ngày càngKinh gia tăng. tế Huế 14
- Việc quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm thiểu chi phí hoạt động, giảm tổn thất cho chính bản thân ngân hàng. Do phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, trong khi đó rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và thường xuyên trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tốt, có hiệu quả là mục tiêu, là sự sống còn của các ngân hàng. Quản trị rủi ro tốt là một lợi thế cạnh tranh và là công cụ tạo ra giá trị của ngân hàng thương mại. Quản trị rủi ro tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết về việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro được xem như là một chức năng nhằm thỏa mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soát nội bộ. Mặc dù rủi ro là một điều mà không ai mong muốn nhưng nếu ngân hàng khắc phục được tốt thì sẽ càng nâng giá trị của ngân hàng trong niềm tin của khách hàng và trở thành một lợi thế cạnh tranh so với nhiều ngân hàng khác trong lĩnh vực tín dụng. 1.2.2. Những nội dung cơ bản trong Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng. Sau khi đã vạch ra chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, chính sách quản trị rủi ro tín dụng và xây dựng được mô hình quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng sẽ bắt tay vào việc tổ chức thực hiện rủi ro tín dụng, bao gồm 4 khâu sau: 1.2.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản giúp nhận biết, phán đoán và sớm có những biện pháp kịp thời ngăn chặn rủi ro xảy ra: - Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng: Có thể phát hiện dấu hiệu rủi ro thông qua các Trườnghành vi ứng xử của Đại khách hànghọc như: Kinhtrì hoãn hoặc tế gây khóHuế khăn cho ngân 15
- hàng trong quá trình kiểm tra theo đinh kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn, thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn; xuất hiện nợ quá hạn, nợ xấu do khách hàng không có khă năng hoàn nữả, - Nhóm dấu hiệu xuất phát từ phía ngân hàng: Có thể nhìn nhận những dấu hiệu rủi ro từ chính ngân hàng cụ thể: sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo; tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng 1.2.2.2. Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng a. Lượng hóa rủi ro tín dụng: là xác định mức rủi ro trên cơ sở xác định các chỉ tiêu định lượng và định tính, làm căn cứ để xác định giới hạn tín dụng tối đa. Việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro mang lại từ phía khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng tối đa đối với một khách hàng. Hiện nay có một số mô hình được ứng dụng tương đối phổ biến: Mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's Rủi ro tín dụng thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và những khoản vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng, trong đó có Moody's và Standard & Poor's là những dịch vụ tốt nhất. Dưới đây là mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's: Trường Đại học Kinh tế Huế 16
- Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's. Nguồn tiêu chuẩn Xếp hạng Tình trạng Standard & Poor's Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất Aa Chất lượng cao A Chất lượng trên trung bình Baa Chất lượng trung bình Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình Caa Chất lượng kém Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu nhất Moody's AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất AA Chất lượng cao A Chất lượng trên trung bình BBB Chất lượng trung bình BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình CCC Chất lượng kém CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu nhất (Nguồn: Tài liệu Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại) Trường Đại học Kinh tế Huế 17
- Mô hình điểm số Z Đây là mô hình của E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với những doanh nghiệp vay vốn. Hàm số điểm Z được đưa ra như sau: (Hàm Z-Score) Z = R1 + R2 + R3 + R4 + R5 Trong đó: R1 = Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản R2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản R3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế, tiền lãitrên tổng tài sản R4 = Tỷ số giá trị cổ phiếu trên giá trị ghi sổ nợ dài hạn R5 = Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại. Theo mô hình cho điểm của Altman bất cứ đơn vị nào có điểm số Z thấp hơn 1,800 điểm được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng hay cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn1,800 điểm. b. Đánh giá rủi ro tín dụng. Ngân hàng sẽ tiến hành Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoại động ngân hàng (sau đây được gọi tắt là Quyết định 493/2005) cho phép phân loại nợ theo phương pháp “định lượng” được quy định tại điều 6 và còn cho phép các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện và phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp đinh tính được quy định tại điều 7 nếu được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Trường Đại học Kinh tế Huế 18
- Bảng 1.2. Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phương pháp định lượng Tỷ lệ trích lập Nhóm Tính chất dự phòng Nhóm 1: Nợ đủ - Các khoản nợ trong hạn được đánh giá 0% tiêu chuẩn có đủ khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. - Các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán. Nhóm 2: Nợ cần - Các khoản nợ quá hạn 360 ngày. 100% khả năng mất - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ vốn quá hạn > 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử Trườnglý. Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Tài liệu Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại) 19
- Cần chú ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, ngân hàng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm. 1.2.2.3. Ứng phó rủi ro tín dụng Xử lý rủi ro phải tuân theo nguyên tắc thực hiện theo quy định của pháp luật. Một số biện pháp ứng phó, xử lý khi có rủi ro xảy ra là: Một, Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xoá nợ theo quy định của pháp luật. Trong những trường hợp cần thiết, sau khi xem xét hồ sơ khách hàng có thể miễn, giảm lãi đối với khách hàng vay vốn. Hai, Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nhận tài sản đảm bảo tiền vay để thay cho nghĩa vụ trả nợ, tự bán tài sản hay bán nợ cho tổ chức khác. Ba, Trích lập các khoản dự phòng rủi ro túi dụng, sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp tổn thất về tiền vốn, tài sản. Bốn, Khởi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại toà án để thu hồi nợ và tài sản. 1.2.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng. Để có thể hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, ngân hàng thường sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng sau: ❖ Sàng lọc và lựa chọn khách hàng. Sự lựa chọn đối nghịch trong thị trường cho vay đòi hỏi ngân hàng phải sàng lọc và lựa chọn khách hàng vay. Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng lựa chọn khách hàng vay có triển vọng tốt ra khỏi những người vay có tiềm ẩn xấu. Muốn cho việc sàng lọc khách hàng vay có hiệu quả, ngân hàng phải tập hợp thông tin tin cậy về khách hàng. Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành tính điểm tínTrường dụng, đánh giá xếp Đại loại khách học hàng cóKinh triển vọng tếtốt hay Huế xấu để tiến hành cho vay. Việc thu thập thông tin khách hàng có thể thực hiện từ nhiều nguồn như: 20
- - Thông tin từ bản thân khách hàng vay thông qua thẩm định cho vay, kiểm tra quá trình vay, sử dụng vốn vay, thực hiện nghĩa vụ nợ với ngân hàng thông qua kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. - Thông tin thu thập từ Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước (CIC) và các cơ quan hữu quan khác: cơ quan thuế, tài chính, kế hoạch đầu tư, kiểm toán - Thông tin từ các ngân hàng, các TCTD, các đối tác của khách hàngvay. - Thông tin từ chính quyền địa phương trên địa bàn khách hàng kinh doanh về việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh. - Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tóm lại dù cho vay đối với cá nhân hay tổ chức, ngân hàng cũng cần phải cẩn trọng trong việc lựa chọn khách hàng vay. ❖ Theo dõi, giám sát sử dụng vốn vay. Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít khả năng thanh toán, trong quá trình cho vay, nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ các điều khoản trong hợp đổng túi dụng, nếu khách hàng không tuân theo có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành những quy định của hợp đồng. Điều này đòi hỏi việc soạn thảo hợp đồng tín dụng phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác và chặt chẽ. ❖ Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Sự gắn bó chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng đem lại lợi ích cho cả hai. Để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ này ngân hàng có thể nắm giữ những cổ phần trong các doanh nghiệp cho vay, đưa ra các hạn mức tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng cam kết cho khách hàng vay một lượng vốn nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai, đổi lại định kỳ khách hàng cung cấp cho ngân hàng các thông tin về tình hình thu nhập,Trường về hoạt động kinh Đại doanh, về học tình hình Kinh tài sản cam tế kết nàyHuế có lợi cho cả hai 21
- phía: khách hàng thì yên tâm về khoản tín dụng sẽ có khi cần, còn ngân hàng có thể giảm thiểu được các chi phí thu thập thông tin đánh giá khách hàng. Đồng thời việc quản tri rủi ro tín dụng cũng trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn. ❖ Bảo đảm tiền vay. Biện pháp bảo đảm tiền vay hữu hiệu là dùng tài sản thế chấp.Ngoài ra ngân hàng còn có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và giữ một khoản vốn vay tối thiểu. Bằng cách đó ngân hàng có thể giám sát đối với người vay một cách có hiệu quả hơn, đồng thời giúp tăng được khả năng hoàn trả, để bù đắp món vay bị tổn thất khi rủi ro xảy ra. ❖ Bảo hiểm tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, những khách hàng vay tiềm ẩn nhiều rủi ro lại là khách hàng tiềm năng. Để hạn chế rủi ro bằng cách thực hiện bảo hiểm tín dụng. ❖ Hạn chế cho vay. Để hạn chế rủi ro tín dụng, đôi khi ngân hàng cũng cần phải từ chối cung cấp túi dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay và sẵn sàng trả lãi cao, hoặc chỉ đáp ứng một phần trong toàn bộ nhu cầu vay của khách hàng, bỏi những khách hàng này thường sử dụng vốn vay vào những việc kinh doanh có độ rủi ro cao. Việc từ chối cho vay với khách hàng nhằm ngăn ngừa hiện tượng lựa chọn đối nghịch trong cho vay. ❖ Lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho nhân hàng khi có rủi ro xảy ra. Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng có thể ổn đinh và phát triển hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Mỗi một ngân hàng đều phải trích lập rủi ro tín dụng đúng và đủ theo quy đinh của pháp luật. Trường Đại học Kinh tế Huế 22
- Kết luận Chương 1 Nội dung Chương 1 đã khái quát những nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng của ngân hàng trong đó những nội dungvề bản chất của rủi ro tín dụng, phân loại, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng. Một nội dung quan trọng trong chương này đó là quản trị rủi ro tín dụng, làm rõ khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng, sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng, nội dung của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết rủi ro tín dụng, phân tích đánh giá rủi ro tín dụng, ứng phó rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Trường Đại học Kinh tế Huế 23
- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ. 2.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển, chức năng & nhiệm vụ của Chi nhánh. 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh. Lịch sử xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan và thử thách, gắn liền với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Ngân hàng đã trải qua các giai đoạn phát triển: - Giai đoạn 1957 – 1981: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam – tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính vào ngày 26/04/1957. Với quy mô ban đầu gồm 11 chi nhánh và 200 cán bộ, nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng giai đoạn này là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn ngân sách cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội. - Giai đoạn 1981 – 1989: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. - Giai đoạn 1990 – 1994: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với nhiệm vụ được thay đổi cơ bản: ngoài việc tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án chi tiêu kế hoạch nhà nước thì ngân hàng cũng đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. - Giai đoạn 1995 – 2000: Ngân hàng được phép kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năngTrường của ngân hàng thươngĐại mại, học phục vụ Kinh chủ yếu cho tếđầu tưHuế phát triển của đất nước. Đây là giai đoạn ngân hàng khẳng định được vị trí là ngân hàng hàng đầu 24
- Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. - Giai đoạn 2000 - 2012: Ngân hàng đã triển khai đồng bộ Đề án cơ cấu lại được Chính phủ phê duyệt và Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ tiến tới phát triển một ngân hàng đa năng hàng đầu Việt Nam, hoạt động ngang tầm với ngân hàng khu vực. - Giai đoạn 2012 – nay: Thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Giai đoạn này ngân hàng tập trung giải quyết các yếu kém nội tại, triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu hoạt động toàn hệ thống song hành với quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm đạt tới sự ổn định, an toàn, hiệu quả. Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp I) của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế được cấp phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của Ngân hàng Nhà Nước và công văn số 621/CV-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt chi nhánh tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chi nhánh thành lập vào thời điểm hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng, vừa cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Những năm đầu mới thành lập, trong điều kiện khó khăn mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đầu tư phát triển, phối hợp cùng các doanh nghiệp góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của tỉnh. Với sự nỗ lực không ngừng, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế đã mở rộng được khách hàng, nâng cao quy mô, chất lượng hiệu quả. Đến nay, chi nhánh đã có 7 phòng giao dịch trực thuộc.Trong đó, PGD Nguyễn TrườngTrãi - PGD thứ 5 củaĐại chi nhánh học – đã đượcKinh thành lập tế vào Huếngày 8/10/2014. 25
- 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Chi nhánh Thừa Thiên Huế thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng gồm: Nhận tiền gửi tiền đồng và ngoại tệ; Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh các loại; Thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế; Mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ thẻ, chi trả kiều hối 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Trường Đại học Kinh tế Huế 26
- BAN GIÁM ĐỐC P. Kế hoạch PGD An Cựu – Tổng hợp P. Kế toán – Tài chính PGD Bến Ngự P. Quản lý rủi ro PGD Sông Bồ P. Giao dịch khách hàng PGD Thuận An P. QLKH doanh nghiệp PGD Phú Bài P. Tổ chức – Hành chính P. QLKH cá PGD Nguyễn Trãi nhân PGD Thành Nội P. QL&DV khách hàng P. Quản trị tín dụng Hình 2.1.Sơ đồ bộ máy quản lý tại Chi nhánh BIDV TT. Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Chi nhánh BIDV TT Huế) Chức năng của các phòng ban: - Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc là người chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp với BIDVTrường và ngân hàng nhà Đại nước. học Kinh tế Huế 27
- - Các phòng Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc, chỉ đạo trực tiếp một số phòng ban, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công. - Phòng Kế hoạch Tổng hợp: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Phòng Quản lý rủi ro: tham mưu, đề xuất chính sách biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát và đánh giá rủi ro tiềm ẩn với danh mục tín dụng của chi nhánh; tham mưu Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu; giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng; phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo; thực hiện báo cáo về công tác tín dụng. - Phòng Quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng theo qui định, qui trình của BIDV và của chi nhánh; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả gửi phân loại nợ của Phòng quan hệ khách hàng theo đúng các qui định của BIDV, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp phòng; tuân thủ đúng qui trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng. - Phòng Kế toán Tài chính: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm); thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính; tiết kiệm, chi tiêu nội bộ hợp lý và đúng chế độ. - Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàngTrường bao gồm: Trực Đại tiếp bán học sản ph Kinhẩm/dịch vụ tếtại quầy, Huế giao dịch với 28
- khách hàng và thực hiện tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền; Quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng; Giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt, thực hiện thu nợ, lãi theo yêu cầu của phòng Quản trị tín dụng và Phòng Khách hàng Cá nhân và Phòng Khách hàng Doanh nghiệp; Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ và chi trả kiều hối đối với khách hàng. - Phòng Tổ chức – Hành chính: Thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ hành chính, hậu cần. - Các Phòng Giao dịch (An Cựu, Phú Bài, Sông Bồ, Bến Ngự, Thành Nội, Nguyễn Trãi): Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ; Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối , tiếp nhận, giải quyết hồ sơ vay vốn theo phân quyền. 2.1.3. Tình hình sử dụng lao động của Chi nhánh Trường Đại học Kinh tế Huế 29
- Bảng 2.2: Tình hình lao động của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế. 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng cộng 109 100,00 103 100,00 109 100,00 -6 -5,50 6 5,83 1. PHÂN THEO GIỚI TÍNH Nam 53 48,62 47 45,63 45 41,28 6 11,32 -2 4,23 Nữ 56 51,38 56 54,37 64 58,72 0 0,00 8 14,29 2. PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ Trên đại 4 3,67 8 7,77 11 10,09 4 100,00 3 37,5 học Đại học 99 90,83 90 87,38 92 84,40 -9 -9,09 2 2,22 Cao đẳng và Trung 2 1,83 2 1,94 3 2,75 0 0,00 1 50,00 cấp Chưa qua 4 3,67 3 2,91 3 2,75 -1 -25,00 0 0,00 đào tạo (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp NHTMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh TT Huế) Qua bảng 2.1, nhận thấy rằng tổng số lao động của Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh TT Huế không có sự thay đổi lớn. Cụ thể là có 109 lao động vào năm 2014, đến năm 2015 giảm 6 lao động tức là giảm 5,5% so với năm 2014, sau đó đến năm 2016 tăng thêm 6 lao động tức là tăng 5,83% so với năm 2015. Nguyên nhân của sự biến động này cho thấy những năm qua BIDV vẫn phát triển ở mức ổn định. Ngân hàngTrường không có sự mở Đại rộng thêm học nhiều PGDKinh cho nên sốtế lượng Huế lao động không có sự thay đổi nhiều về mặt số lượng. 30
- Xét theo giới tính, tỉ lệ lao động xét theo giới tính của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế khá đồng đều, số lượng lao động là nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn không đáng kể lao động là nữ giới. Cụ thể, lao động nam giới chiếm tỷ lệ 42% - 49% còn lao động nữ là từ 51% – 58%. Số lao động nữ nhiều hơn nam có thể do đặc thù của ngành ngân hàng cần lao động nữ nhiều hơn bởi vì lao động nữ sẽ thuận lợi trong việc tiếp xúc quan hệ với khách hàng. Xét theo trình độ học vấn, nhìn tổng quát thì số lao động có trình độ đại học của BIDV – Chi nhánh TT Huế chiếm đa số. Bởi vì, ngành ngân hàng luôn có các nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi trình độ học vấn phải cao để đáp ứng được nhu cầu của công việc. Lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng từ 85%-91% trong tổng số lao động. Năm 2015, giảm 9 người tương ứng với giảm 9,09%. Năm 2016, lao động trình độ đại học tăng 2 người tương ứng với tăng 2,22% so với năm 2015. Đối với lao động ở các trình độ khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số lao động. Đối với lao động trình độ trên đại học, năm 2015 có sự thay đổi so với năm 2014 khi tăng gấp đôi số người có trình độ trên đại học lên con số 8, tới năm 2016 tăng thêm 3 người nữa chiểm tỉ lệ 10,09%. Lao động trình độ Cao đẳng và Trung cấp năm 2016 tăng 1 người ứng với tăng 50% so với năm 2015. Lao động chưa qua đào tạo của năm 2015 giảm 1 người so với năm 2014 và sau đó giữ nguyên đến năm 2016. Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế luôn chú trọng vào khâu tuyển dụng những lao động có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản bởi tính chất công việc của ngành ngân hàng đòi hỏi các nhân viên phải tập trung học hỏi, phản xa nhanh với các tình huống, các thông báo về công việc, các tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng trong các nghiệp vụ của ngân hàng. 2.1.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế đã có những bước tiến trong việc ứng dụng cảiTrường tiến các công nghệ Đại tiên tiến, học luôn nổ Kinhlực để có thể tế đưa Huếđến những tiện ích để đáp ứng những nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Thương hiệu 31
- BIDV đã trở thành một thương hiệu ngân hàng đáng tin cậy đối với người dân. Điều này được thể hiện ở lợi nhuận của Ngân hàng BIDV tăng trưởng ổn định qua các năm. ❖ Vể tổng thu Tổng doanh thu của Chi nhánh tăng trưởng trong giai đoạn từ 2014 – 2016, cụ thể như sau: Năm 2014 tổng thu của NH là 422,26 tỷ đồng, đến năm 2015 tăng lên mức 496,67 tỷ đồng tức là tăng 74,41 tỷ đồng tương ứng với 17,62% so với năm 2014. Đến năm 2016 tổng thu đạt 754,32 tỷ đồng tăng 257,65 tỷ đồng ứng với 51,88% so với năm 2015. Tổng doanh thu của Chi nhánh tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2015-2016 là do sự tác động của các nhân tố như sau: - Thu nhập từ lãi Năm 2014, nguồn thu từ lãi là 199,81 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 47,32% trong tổng doanh thu. Năm 2015, tăng lên 61,80 tỷ đồng ứng với mức tăng 30,93% so với năm 2014. Cho đến năm 2016, tăng thêm 177,43 tỷ đồng tương ứng với 67,82% so với năm 2015. Nguồn thu nhập từ lãi của NH tăng ổn định qua 2 năm 2014 – 2015, và đến năm 2016 tăng lên nhiều góp phần lớn vào sự tăng của tổng thu của chi nhánh cho thấy hoạt động tín dụng của NH có xu hướng phát triển trong giai đoạn này. - Thu kinh doanh ngoại tệ: Nguồn thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong các hoạt động mang lại thu nhập cho Chi nhánh. Năm 2014, hoạt động này mang lại 0,61 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trong tổng thu là 0,15%. Năm 2015, đạt 0,97 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,19% trong tổng thu, tức là tăng 0,35 tỷ đồng tương đương 57,79% so với năm 2014. Trong năm 2016, thu kinh doanh từ ngoại tệ đạt 1,47 tỷ đồng tăng gấp 4 lần so với năm 2015. Kết quả cho thấy Chi nhánh đang có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, mặc dù nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các hoạt động đem đến nguồn thu cho Chi nhánh nhưng nó lại là hoạt động có mức tăng trưởng lớn. - TrườngThu từ phí dịch vụ: Đại học Kinh tế Huế 32
- Hoạt động dịch vụ bao gồm: nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán, ngân quỹ, ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác là hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng cho nên hoạt động này cần được ngày một đa dạng hóa và phát triển. Thu nhập từ hoạt động này cũng mang lại cho ngân hàng nguồn thu ổn định tăng đều qua các năm 2014 – 2016. Vào năm 2014, nguồn thu đạt 17,68 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4.19% trong tổng thu . Đến năm 2015, doanh thu từ hoạt động này là 21,81 tỷ đồng chiếm 4,39%, tăng 4,13 tỷ đồng tương ứng tăng 23,36% so với năm 2014. Cho đến năm 2016, nguồn thu từ phí dịch vụ tăng 9,71 tỷ đồng so với năm 2015. - Thu hoàn nhập DPRR TD: Đây là nguồn thu từ chênh lệch của việc trích DPRR năm trước và trích lập DPRR năm nay, phần chênh lệch đó sẽ được hoàn nhập vào chỉ tiêu doanh thu của NH. Năm 2014, thu nhập đạt 3,03 tỷ đồng chiếm 0,72%. Năm 2015, đạt 2,23 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 0,45%. Năm 2016, đạt 0,82 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,11%. Nhìn chung, thu nhập có được từ hoạt động này giảm mạnh qua ba năm 2014 – 2016. Cụ thể là: Năm 2015, giảm 0,8 tỷ đồng ứng với giảm 26,50% so với năm 2014. Năm 2016, giảm 1,41 tỷ đồng tức là giảm 63.11% so với năm 2015. - Thu nhập nội bộ trong hệ thống: Là phần thu nhập nội bộ gồm phần lớn là thu chênh lệch ftp (Lãi suất ftp: Là lãi suất mà hội sở chính công bố bán vốn cho chi nhánh. Sau đó chi nhánh sẽ cho vay lại khách hàng với lãi suất cao hơn. Phần chênh lệch đó gọi là thu nhập ftp giữa hội sở chính và chi nhánh) và các nguồn thu khác như thu hộ giữa các chi nhánh BIDV trên các địa bàn. Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu của NH. Nguồn thu này tăng đều qua các năm. Năm 2014 đạt doanh thu 200,81 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 47,56% trong tổng thu. Năm 2015 đạt 209,86 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42,25%, tăng 9,04 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 4,50% so với năm 2014. Năm 2016, thu nhập nội bộ hệ thống đạt 281,28 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37,29% tổng thu. - TrườngThu khác: Đây là Đạicác khoản học thu nhập Kinh bất thường, khôngtế Huế cố định được phát sinh trong quá trình hoạt động của NH bao gồm: thanh lý, nhượng bán v v 33
- Khoản thu này có tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn thu của Chi nhánh. Năm 2015, thu khác giảm 0,12 tỷ đồng tức là giảm 37,53% so với năm 2014. Năm 2016, thu khác đạt 0,19 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,57% tổng thu toàn hệ thống. ❖ Về chi phí Để phát triển thì NH phải không ngừng tăng quy mô, mở rộng cải tiến các loại hình dịch vụ, tiện ích để đáp ứng được với nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Chính bởi vậy mà chi phí của NH có xu hướng tăng qua các năm 2014 – 2016. Năm 2014, tăng lên đến 362,08 tỷ đồng. Năm 2015, tổng chi phí Chi nhánh bỏ ra để mở rộng cải tiến loại hình dịch vụ là 413,79 tỷ đồng, tăng 51,72 tỷ đồng tức là tăng 14,28% so với năm 2014. Năm 2016 tăng 231,60 tỷ đồng tức là tăng 55.97% so với năm 2015 . Cụ thể các khoản chi phí tăng lên như sau: - Chi trả lãi tiền gửi, tiền vay: Năm 2014, chi phí bỏ ra là 138,71 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 38,31% trong tổng chi phí. Đến năm 2015, khoản chi phí là 128,74 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 31,11%, giảm 9,97 tỷ đồng hay giảm 7,19% so với năm 2014. Năm 2016, chi phí cho lãi tiền gửi, tiền vay bỏ ra là 159,11 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 24,65% trong tổng chi phí. Sự biến động chi phí năm 2016 so với năm 2015 cho thấy trong giai đoạn này hoạt động huy động vốn có phần tăng lên so với các năm trước. - Chi phí ngoài lãi: Chi phí ngoài lãi bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau như: Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi dịch vụ, chi phí cho nhân viên, chi về tài sản, chi quản lý công vụ, VAT không khấu trừ, chi phí thuế khác và lệ phí, chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi phí nội bộ trong hệ thống và các khoản chi phí khác. Nhìn chung qua 3 năm thì các khoản chi phí ngoài lãi đều tăng. Cụ thể Năm 2014, tăng đến 223,37 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61,69%. Năm 2015, tiếp tục tăng lên đến 285,06 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,89%, tức đã tăng 61,69 tỷ đồng nghĩa là tăng 27,62% so với năm 2014. Năm 2016 chi phí ngoài lãi của NH vẫn tiếp tục tăng. ❖ Lợi nhuận Lợi nhuậnTrường của Chi nhánh Đại trong giai học đoạn 2014Kinh – 2016 tăngtế quaHuế các năm. Năm 2014 lợi nhuận đạt 60,18 tỷ đồng. Năm 2015 tiếp tục tăng trưởng và đạt lợi nhuận là 34
- 82,88 tỷ đồng, như vậy đã tăng 22,70 tỷ đồng tức tăng 37,71% so với năm 2014. Năm 2016 lợi nhuận thu về là 108,93 tỷ đồng, so với năm 2015 đã tăng 26,05 tỷ đồng ứng với mức tăng 31%. Như vậy kết quả đạt được cho thấy Chi nhánh đã phát triển khá bền vững và ổn định trong ba năm nghiên cứu, ngân hàng đã ngày càng khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong thị trường ngân hàng cạnh tranh gay gắt. Trường Đại học Kinh tế Huế 35
- Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Đầu từ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế giai đoạn 2014- 2016. Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm So sánh 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % I. TỔNG THU 422,26 100,00 496,67 100,00 754,32 100,00 84,16 24,89 257,65 52,00 Thu nhập từ lãi 199,81 47,32 261,61 52,67 439,04 58,20 46,39 30,24 177,42 68,00 Thu kinh doanh ngoại tệ 0,61 0,15 0,97 0,19 1,47 0,19 0,38 165,92 0,50 52,00 Thu từ phí dịch vụ 17,68 4,19 21,81 4,39 31,52 4,18 6,12 52,91 9,71 45,00 Thu hoàn nhập DPRR TD 3,03 0,72 2,23 0,45 0,82 0,11 -5,99 -66,40 -1,41 -63,00 Thu nhập nội bộ trong hệ thống 200,81 47,56 209,86 42,25 281,28 37,29 37,16 22,71 71,42 34,00 Thu khác 0,31 0,07 0,19 0,04 0,19 0,03 0,10 48,39 0,002 1,00 II. TỔNG CHI 362,08 100,00 413,79 100,00 645,39 100,00 61,46 20,44 23,16 56,00 36 Trường Đại học Kinh tế Huế
- 1. Chi trả lãi tiền gửi, tiền vay 138,71 38,31 128,74 31,11 159,11 24,65 17,52 14,46 30,38 24,00 2. Chi phí ngoài lãi: 223,37 61,69 285,06 68,89 486,28 75,35 43,94 24,49 201,22 71,00 CP HĐ kinh doanh ngoại tệ 0,004 0,00 0,017 0,00 0,50 0,08 0,002 67,07 0,48 2,74 Chi dịch vụ 1,92 0,53 2,65 0,64 3,16 0,49 0,84 77,95 0,51 19,00 Chi phí cho nhân viên 20,21 5,58 23,07 5,58 23,34 3,62 3,30 19,50 0,27 1,00 Chi về tài sản 8,34 2,30 8,82 2,13 11,94 1,85 3,05 57,65 3,12 35,00 Chi quản lý công vụ 15,76 4,35 13,55 3,27 17,17 2,66 4,91 45,27 3,62 27,00 VAT không khấu trừ 1,32 0,36 1,18 0,29 1,50 0,23 0,19 16,50 0,31 27,00 Chi phí thuế khác và lệ phí 0,15 0,04 0.07 0,02 0,09 0,01 -0,03 -18,63 0,02 31,00 Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi 10,34 2,86 9,74 2,35 17,87 2,77 6,81 193,13 8,13 83,00 Chi phí nội bộ trong hệ thống 163,68 45,21 225,73 54,55 405,91 62,89 24,12 17,29 180,18 80,00 Chi phí khác 1,65 0,45 0,23 0,06 4,80 0,74 0,74 82,36 4,57 2,01 III. LỢI NHUẬN 60,18 100,00 82,88 100,00 108,93 100,00 22,71 60,59 26,05 31,00 (Nguồn: Phòng Kế Toán – Tổng hợp NH TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh TT Huế) 37 Trường Đại học Kinh tế Huế
- 2.2. Tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Để công tác quản trị rủi ro tín dụng được diễn ra một cách hợp lý và hiệu quả, trước hết ngân hàng cần phải quan tâm tới thực trạng rủi ro tín dụng tại chính ngân hàng mình thông qua những tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng. Cũng như các ngân hàng khác, ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế thường xét trên những chỉ tiêu phản ánh trực tiếp (tỷ lệ nợ xấu) hay các chỉ tiêu gián tiếp như cơ cấu thu nhập, tốc độ tăng quy mô dự nợ hay cơ cấu tín dụng. 2.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu trực tiếp Cơ cấu nhóm nợ và nợ xấu của NHTM Đầu Tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế. ❖ Cơ cấu nhóm nợ Theo quy định về phân loại nợ tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành "Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng" và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng tổ chức tín dụng: Các nhóm nợ được phân chia như sau: Nợ nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ nhóm 2- Nợ cần chú ý, Nợ nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờ và Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn. Trường Đại học Kinh tế Huế 38
- Đơn vị tính: % 100% 0.16% 0.31% 7.29% 90% 80% Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn 70% Nhóm 4 Nợ nghi ngờ 60% 50% 99.05% 99.24% Nhóm 3 Nợ dưới tiêu 92.26% 40% chuẩn Nhóm 2 Nợ cần chú ý 30% 20% Nhóm 1 Nợ đủ tiêu 10% chuẩn 0% 2014 2015 2016 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo chất lượng nợ giai đoạn từ 2014- 2016 (Nguồn: Số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp) Căn cứ vào biểu đồ trên, trong giai đoạn từ năm 2014-2016, tổng nợ nhóm 1 và nhóm 2 của Chi nhánh luôn chiếm khoảng 99% tổng dư nợ, đây là tỷ lệ nợ của ngân hàng thuộc nhóm tốt nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Có thể thấy nợ xấu của chi nhánh trong 3 năm trở lại đây đều ở mức dưới 1%. Giải thích vì sao trong năm 2014, nợ nhóm 2 rơi vào khoảng 7% là do giai đoạn năm 2013-2014 là tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng dẫn đến một phần nợ nhóm 1 chuyển về nợ nhóm 2, tuy nhiên Chi nhánh đã cố gắng khắc phục để không tiếp tục chuyển về nợ nhóm 3, 4 và 5. Kết quả đạt được là tỷ lệ nợ xấu của BIDV cũng thuộc nhóm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam. ❖ Chất lượng tín dụng Không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng khách hàng và dư nợ cho vay, BIDV cònTrường quan tâm đến chất Đại lượng tínhọc dụng. TốcKinh độ tăng trưởngtế Huế khách hàng và dư nợ cho vay góp phần mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng, tuy nhiên ngân 39
- hàng càng cần phải phát triển chiều sâu là chất lượng tín dụng để giữ chân khách hàng. Chất lượng tín dụng sẽ được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu và tốc độ gia tăng nợ xấu. Bảng 2.5: Nợ xấu và Tỷ lệ xấu trên tổng dư nợ năm 2014-2016. Đơn vị tính: tỷ đồng. 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 Nợ xấu 12,49 29,89 25,52 17,4 (3,37) Tỉ lệ Nợ xấu/Tổng 0,449% 0,793% 0,447% dư nợ (Nguồn: Số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp) Căn cứ vào bảng trên, có thể thấy so với năm 2014, nợ xấu của năm 2015 tăng hơn gấp đôi cùng với đó tỉ lệ nợ xấu năm đạt cao nhất trong 3 năm nghiên cứu ở mức 0,793%. Tới năm 2016 tuy giá trị nợ xấu đạt gấp đôi năm 2014 tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu của 2 năm trên không có quá nhiều chênh lệch. Có thể giải thích điều này như sau: - Năm 2015 vẫn còn bị ảnh hưởng của giai đoạn năm 2013-2014, hệ quả của quá trình tăng dư nợ tín dụng nhanh cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến việc các doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên tới năm 2016 con số này đã được khắc phục và ổn định trở lại. - Trong ba năm vừa qua, tổng dư nợ tín dụng tăng khá nhanh, từ năm 2014 đạt 2.778,27 tỉ đồng thì tới năm 2016 con số này đạt 5.672,34 tỉ đồng. Chính vì vậy dù giá trị nợ xấu năm 2016 cao gấp đôi năm 2014 nhưng tỉ lệ nợ xấu vẫn không chênh lệch quá nhiều. Tuy nhiên, với giá trị nợ xấu cao gấp đôi trong năm 2016 cho thấy chính sách thuTrường hồi quản lý nợ xấu Đại so với nămhọc 2014 Kinhvẫn chưa có tế nhiều Huế thay đổi đáng kể, 40
- vẫn đem lại rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Dựa vào đó, ta có thấy rằng công tác quản lý rủi ro BIDV đã kiểm soát rất hiệu quả và chặt chẽ để tỉ lệ nợ xấu luôn duy trì dưới mức 1%, đảm bảo tín dụng được phát triển về chiều sâu, tuy nhiên vẫn cần được cải thiện hơn trong tương lai. 2.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu gián tiếp. ❖ Hiệu quả sử dụng vốn Rủi ro tín dụng sẽ làm giảm khả năng thanh toán, các khoản vay có thể mất hoặc khó đòi trong khi tiền gửi tiết kiệm vẫn phải trả lãi. Để phòng tránh trường hợp này, theo thông tư 36 do Ngân hàng nhà nước ban hành, tỷ lệ này được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, và đối với các ngân hàng TMCP thì tỷ lệ này phải được duy trì ở mức 80%. Bảng 2.6: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi năm 2014-2016 Đơn vị tính: tỷ đồng 2014 2015 2016 Tổng dư nợ 2.778,27 3.770,81 5.702,34 Tổng vốn huy động 2.59,03 3.394,02 4.172,25 Tỉ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động 1,08 1,11 1,37 (Nguồn: Số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp) Theo thông tư 36 do Ngân hàng nhà nước ban hành, tỷ lệ này được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, và đối với các ngân hàng TMCP thì tỷ lệ này phải được duy trì ở mức 80%. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu tính toán ở bảng 2.6, giá trị này đều lớn hơn 100%, nguyên nhân vì: Số dư nợ lớn hơn huy động là bình thường đối với một chi nhánh vì chi nhánh còn huy động tiền từ hội sở chuyển xuống hoặc các chi nhánh khác chuyển sang. Việc chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn lớn hơn 100% cho thấy chi nhánh BIDV TT Huế làmTrường việc khá hiệu quả, Đại giải ngân học được nhiều Kinh nên phải tếhuy độngHuế vốn từ các chi 41
- nhánh khác chuyển sang hoặc từ hội sở chuyển xuống. ❖ Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV Chi nhánh TT Huế. Cơ cấu thu nhập phản ánh tỷ trọng từng khoản thu của ngân hàng trong các năm. Bản chất hoạt động tín dụng luôn hàm chứa rủi ro cao, do vậy với cơ cấu nguồn thu từ tín dụng lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro cao. 500 439.04 450 400 350 281.28 300 261.61 250 209.86 2014 199.81 200.81 200 2015 150 2016 100 31.52 50 21.81 0.97 17.68 3.03 0.192 0.61 1.47 2.230.82 0.31 0.19 0 TN từ lãi TN nội bộ TN từ kinh TN từ phí dịch Thu hoàn Thu khác trong hệ doanh ngoại vụ nhập DPRRTD thống tệ Biểu đồ 2.7: Cơ cấu thu nhập của BIDV năm 2014 - 2016. (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp) Trong giai đoạn 2014-2016, hai hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho BIDV là từ lãi và từ nội bộ hệ thống. Xếp thứ ba là thu nhập từ phí dịch vụ. Các thu nhập khác chiếm không đáng kể, chưa tới 1% tổng thu nhập. Trong ba năm qua, BIDV đã có bước chuyển biến trong việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng, tăng cường hiệu quả các hoạt động đầu tư, giảm thu nhập nội bộ trong hệ thống.Trường Cụ thể là nếu năm Đại 2014, thu học nhập từ lãiKinh và thu nhập tế nội bộHuế hệ thống lần lượt là 47,32% và 47,57% thì tới năm 2016, trong khi thu từ lãi chiếm 58,2% thì thu nội 42
- bộ hệ thống chỉ chiếm 37,29%. Với vai trò như vậy, rủi ro đến từ hoạt động này cũng sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. ❖ Tăng trưởng tín dụng của NHTM BIDV Chi nhánh TT Huế Để khai thác một cách hiệu quả, an toàn nguồn vốn huy động, tạo nguồn thu ổn định, BIDV đã cung cấp một danh mục các sản phẩm tín dụng khá đa dạng và có các gói cho vay theo kì hạn gồm vay ngắn hạn, vay trung & dài hạn, vay khác. Bảng 2.8: Tăng trưởng dư nợ tại BIDV trong giai đoạn từ 2014 - 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng So sánh 2014 2015 2016 CHỈ TIÊU 2015/2014 2016/2015 Ngắn hạn 1.460,53 1.876,39 2.189,1 128,47% 166,67% Trung dài hạn 1.274,82 1.834,58 3.513,15 143,91% 191,5% Cho vay khác 42,92 59,83 0 139,40% 0% Tổng dư nợ 2.778,27 3.770,8 5.702,34 135,72% 151,22% (Nguồn: Số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp) Trong ba năm trở lại đây, Chi nhánh BIDV TT Huế luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, đạt trung bình khoảng 43%/năm.Qua bảng số liệu, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng tăng dần qua hai năm (năm 2015 tăng khoảng 35,72%, năm 2016 tăng khoảng 51,22%) nhưng đó là do quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng lớn. Nếu xét ở giá trị tuyệt đối thì tăng trưởng tín dụng của BIDV luôn đạt trung bình khoảng 1120 tỷ đồng/năm trong 3 năm trở lại đây. Tính đến cuối năm 2016, tổng dư nợ cho vay của BIDV đạt mức 5.702,34 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức trung bình của ngành ngân hàng. Trong cơ cấu tín dụng, tín dụng ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, tuy nhiên đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng của tín dụng trung và dài hạn, năm 2016 tăngTrường tới hơn 91% so vớiĐại năm 2015học. Điều Kinhnày phản ánh tế chính Huế sách tín dụng của 43
- BIDV đã dần thay đổi tập trung lựa chọn các khoản cho vay an toàn và có thời hạn dài, không ưu tiên cho cấp tín dụng cho các dòng vốn ngắn hạn, có tính đầu cơ cao. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, lĩnh vực tài chính ngân hàng còn nhiều rủi ro, nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân còn nhiều khó khăn thì những kết quả đạt được cho thấy BIDV đã có nhiều nỗ lực cố gắng để phát triển hoạt động tín dụng và có kết quả tăng trưởng khả quan. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn Theo kỳ hạn, tín dụng được chia thành tín dụng ngắn hạn (tối đa 12 tháng), trung hạn (từ1-3 năm) và dài hạn (từ 3 năm trở lên). Ngoài ra BIDV còn có một số các khoản vay khác. Đơn vị tính: % 120% 100% 1.54% 1.59% 0.00% 80% 45.89% 48.65% 61.61% 60% 40% 52.57% 49.76% 20% 38.39% 0% 2014 2015 2016 Vay ngắn hạn Vay trung dài hạn Vay khác Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2014-2016 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp) Trong cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, trong năm 2014 tín dụng ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất Trườngvới 52,57% cơ cấu Đại tín dụng ,học tuy nhiên Kinh bước sang nămtế 2015 Huế trong khi khoản vay khác không có nhiều thay đổi thì tín dụng ngắn hạn có dấu hiệu giảm xuống còn 44
- 49,76% thì tín dụng trung và dài hạn lại có sự tăng lên với mức tăng 48,65%. Năm 2016, tín dụng trung hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%). Mặc dù tín dụng ngắn hạn có ưu điểm là quay vòng nhanh, có rủi ro thấp tuy nhiên tín dụng trung và dài hạn đem lại thu nhập cao hơn và cùng với đó đi kèm với rủi ro tín dụng cao hơn. Theo xu hướng, ngân hàng đã tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tập trung cho vay dài hạn sẽ tăng được thu nhập nếu có thẩm định, đánh giá rủi ro tốt và quản lý tốt các khoản tín dụng này. Trong những năm gần đây, Chi nhánh liên tục tăng tỷ trọng tín dụng dài hạn, trong năm 2016, tín dụng dài hạn chiếm khoảng 51% tổng dư nợ. Tóm lại Rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Chi nhánh TT Huế vẫn đang được kiểm soát khá chặt chẽ và hiệu quả, tỉ lệ nợ xấu nợ quá hạn chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu nhóm nợ. Tuy nhiên, việc chuyển dần cơ cấu tín dụng từ tín dụng ngắn hạn sang tín dụng dài hạn mặc dù sẽ mang lại cho ngân hàng nguồn thu nhập cao hơn nhưng rủi ro tín dụng lại nặng nề hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần cân đối giữa việc tăng nhanh tổng dư nợ so với tổng vốn huy động, để tránh tình trạng mất kiểm soát cho vay quá nhiều nhưng tiền lãi từ tiết kiệm lại không được trả đúng hạn, không có sẵn một lượng tiền mặt trong ngân hàng gây mất khả năng thanh khoản. Trước thực trạng rủi ro tín dụng hiện nay, ngân hàng BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đề ra kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng một cách hợp lý nhằm kiểm soát được tình trạng hiện tại, bên cạnh đó khắc phục được những hậu quả mà rủi ro tín dụng mang lại. 2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Đứng trước thực trạng rủi ro tín dụng vẫn còn tồn đọng hiện nay, BIDV từ lâu đã xây dựng một bộ phận quản trị rủi ro để quán triệt và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu mà rủi ro tín dụng mang lại. Thực trạng việc tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV được xem xét, đánh giá trên tất cả các khâu: Nhận biết rủi ro tín dụng; Phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng; Ứng phó rủi ro tín dụng và Kiểm soát rủi ro tín dụng.Trường Đại học Kinh tế Huế 2.2.2.1 Nhận biết rủi ro tín dụng. 45
- Nhóm dấu hiệu xuất phát từ phía ngân hàng Công tác nhận biết rủi ro được tiến hành ngay từ khi khách hàng bắt đầu có giao dịch tín dụng với ngân hàng. Cán bộ Quản lý khách hàng có nhiệm vụ điều tra lịch sử nợ xấu của khách hàng thông qua hệ thống CIC, tình hình tài chính, khả năng/thái độ trả nợ của khách hàng Để nhận biết rủi ro tín dụng, ngân hàng BIDV đã thiết lập các Phòng/Ban và các bộ phận liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin nhằm sớm phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro tín dụng. Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ chính Ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ khách hàng trong quá trình xét duyệt các khoản vay. Đối với các dấu hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, Bộ phận quản trị rủi ro có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách của ngân hàng (tăng trưởng tín dụng, lĩnh vực tín dụng, điều kiện cho vay, đối tượng khách hàng, dự phòng tín dụng ), năng lực cán bộ tín dụng hay năng lực quản trị điều hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Quá trình nhận biết rủi ro tín dụng được mô tả qua sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 46
- GĐ/PGĐ PGD Tiếp nhận hồ sơ KH. Thẩm định TSBĐ Đánh giá, phân tích Đánh giá tài Xétduyệt KH , khoản vay. sản đảm bảo. Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt Nếu vượt thẩm quyền của PGD, chuyển hồ sơ lên bộ phận QLRR, phán quyết; Trong thẩm quyền PGD,phán quyết; Ký HĐ, Ký HĐ vớiKH; văn bản Giới thiệu KH với Thực hiện nhận (1.6) hệ thống QHKH và quản lý TSBĐ - Nhận và lập hồ sơ giải ngân; Ký hồ sơ Tiếp nhận thôngtin, - Soạn thư bảo lãnh; tình hình giải ngân/phát hành thư - Thực hiện nghiệp vụ TTQT BL/LC; (3. 1) - Giải ngân/phát hành thư BL; - Nhập thông tin vào hệ thống; - Lưu hồ sơ (3.2) TrườngHình 2.10. Quy Đại trình cấphọc tín dụng Kinh tại phòng tế giao Huế dịch (Nguồn: PGD Nguyễn Trãi) 47
- Quy trình trên được diễn giải như sau: ❖ Tiếp thị và đề xuất tín dụng. Bước 1: Tiếp thị chủ động. Cán bộ Quản lý khách hàng là các đầu mối tiếp thị, tìm kiếm và tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ khách hàng. Bước 2: Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ tín dụng. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ Quản lý khách hàng hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng theo qui định. Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm: Phiếu đề xuất cấp tín dụng, Chứng minh thư nhân dân/ bằng lái xe, Giấy xác nhận công việc hiện tại, Giấy phép đăng ký kinh doanh, Bản in CIC, BIC, Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cán bộ Quan hệ khách hàng lập Phiếu tiếp nhận theo mẫu. Bước 4: Đánh giá, phân tích khách hàng, khoản vay. Cán bộ Quản lý khách hàng kiểm tra lại các thông tin trên hồ sơ để đảm bảo tính chính xác ví dụ như các thông tin nhà ở khớp với sổ hộ khẩu được cung cấp, Chứng minh nhân dân có còn thời hạn hay không ( không quá 15 năm), số tiền vay có vượt hạn mức hay không, kiểm tra lịch sử nợ xấu theo kết quả CIC, Bước 5: Đánh giá tài sản đảm bảo. Bước 6: Lập đề xuất tín dụng. Cán bộ Quản lý khách hàng sẽ Lập đề xuất tín dụng cho khách hàng (theo mẫu báo cáo đề xuất tín dụng của BIDV), báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm soát (Trưởng/ phó phòng/ GĐ PGD) và chuyển sang thẩm định tín dụng theo quy định của BIDV. ❖ Thẩm định rủi ro và phán quyết tín dụng. Bước 7: Phê duyệt đề xuất tín dụng. Căn cứ vào Hồ sơ tín dụng của khách hàng, Cán bộ Quản lý khách hàng thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo những nội dung sau: - Đánh giá chung về khách hàng. - Thẩm địnhTrường tình hình tài chínhĐại của kháchhọc hàng. Kinh tế Huế - Chấm điểm tín dụng khách hàng (thực hiện theo hướng dẫn của Hệ thống xếp 48
- hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách khách hàng. Ngoài ra Phòng giao dịch tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng. - Phân tích đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp. - Đánh giá về tài sản đảm bảo theo Quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV. Nếu giá trị tín dụng vượt quá thẩm quyền của PGD thì cần phải qua thẩm định rủi ro, bàn giao hồ sơ sang bộ phận Quản lý rủi ro (bước 8). Nếu giá trị tín dụng trong thẩm quyền của PGD thì chuyển qua bước 10. Bước 8: Bàn giao hồ sơ sang bộ phận Quản lý rủi ro. Phòng Quản lý rủi ro tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ phòng Giao dịch trực thuộc chi nhánh. Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: - Rủi ro khách quan. - Rủi ro từ chủ quan của khách hàng. - Rủi ro xuất phát từ BIDV. - Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng. - Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Cán bộ Quản lý rủi ro sau khi thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro sẽ được lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát. Bước 9: Tiếp nhận hồ sơ và đánh giá và lập báo cáo thẩm định rủi ro. Bước 10: Phán quyết tín dụng. Bước 11: Phòng Giao dịch hoàn thiện hồ sơ trình Trụ sở chính. Bước 12: Phán quyết tín dụng (Qui định phân cấp thẩm quyền phán quyết TDBL của BIDV). ❖ Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt. Bước 13: Chấp thuận/từ chối cấp tín dụng. - Nếu từ chối, Cán bộ Quản lý khách hàng gửi Thông báo tới khách hàng trong đó nêu rõ lýTrường do từ chối cho vay. Đại học Kinh tế Huế - Nếu đồng ý, chuyển qua bước 14. 49
- Bước 14: Hoàn thiện thủ tục tài sản đảm bảo. ❖ Giải ngân/phát hành bảo lãnh. Bước 15: Kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân. Bước 16: Đề xuất và quyết định giải ngân. Kết luận: Trong năm 2007, theo quy trình trên, BIDV đã thực hiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình kết hợp tập trung và phân tán tức là tại PGD, khi phê duyệt và đề xuất tín dụng thuộc thẩm quyền PGD thì sẽ tiến tới Phán quyết tín dụng, đối với hạn mức tín dụng vượt quyền phán quyết PGD thì phải thông qua Thẩm định rủi ro của bộ phận Quản lý rủi ro. Ưu điểm của mô hình kết hợp này là vô cùng linh hoạt. Đối với các khoản tín dụng vượt thẩm quyền của PGD, thông tin về hoạt động ngân hàng tập trung cao tại Hội sở trên cơ sở đó Hội sở có thể xây dựng, kiểm tra, các quyết định vay vượt hạn mức đều tập trung vào quyết định cho vay của Hội sở, điều này sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống. Đối với các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền của PGD, thời gian rà soát, xử lý cấp tín dụng sẽ trở nên nhanh hơn và linh hoạt hơn.Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của những khoản thuộc thẩm quyền của PGD hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm, trình độ, năng lực và sự minh bạch của cán bộ tín dụng. Đây cũng chính là một trong những yếu kém của mô hình này. 2.2.2.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng. Để đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phân tích đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng đối với cả khách hàng và bản thân nội bộ ngân hàng. Sau khi thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, ngân hàng cần lượng hóa các rủi ro đó thông qua các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro tín dụng. a) Lượng hóa rủi ro tín dụng. - Dựa trên cơ cấu thu nhập của ngân hàng có thể đánh giá mức độ quan trọng củaTrường từng khoản thu nhậpĐại đối vớihọc tổng thuKinh nhập của tếmột ngânHuế hàng. Đối với ngân hàng BIDV Chi nhánh TT Huế, trong 3 năm trở lại đây, thu nhập từ lãi và các 50
- hoạt động tương tự lãi luôn chiếm tỷ trọng từ 48% tới 59%. Như vậy, hoạt động tín dụng luôn đem lại thu nhập lớn nhất cho Chi nhánh. Do vậy, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của toàn Chi nhánh Bên cạnh đó, các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng thể hiện ở dư nợ tín dụng của BIDV năm 2014 là 2.778,27 tỷ đồng và năm 2014 là 3.770,8 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng khoảng 35,72%/năm, năm 2016 là 5.702,34 tỷ đồng (tăng 51,22% so với năm 2015) mức tăng trưởng dư nợ cũng phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Như vậy, với mức tăng trưởng tín dụng cao cần có các chính sách, công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu mới có thể kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng theo kế hoạch. - Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của ngân hàng cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng, đối với BIDV trong năm 2014 và 2015 phân chia khá đồng đều các khoản vay ngắn hạn, vay trung/dài hạn và vay khác. Cho vay ngắn hạn là nhóm khoản cho vay có tính an toàn cao và có thể kiểm soát rủi ro tín dụng tốt hơn. Các khoản cho vay trung/dài hạn có thu nhập cao hơn nhưng rủi ro tín dụng cao hơn. Nhìn chung cơ cấu tín dụng này có phần khác so với thông lệ với thông lệ khi tại các ngân hàng TMCP khác tỉ lệ tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu tín dụng. - Tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản và không có tài sản bảo đảm duy trì ở mức ổn định khoảng 90% và 10%. - Tỷ lệ nợ xấu của BIDV chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ. Tuy nhiên các tỷ lệ này có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Trong năm 2014 tỉ lệ nợ xấu là 0,449%, năm 2015 chiếm tỷ trọng là 0,793% và trong năm 2016 là 0,447%. Như vậy, rủi ro tín dụng đối với BIDV trong giai đoạn vừa qua khá an toàn và nằm trong mức kiểm soát, thấp hơn mức chung của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong công tác quản trị rủi ro vẫn còn một số tồn tại nếu không có các giải pháp phù hợp có thể phát sinh các rủi ro trong tương lai điển hình như mô hình quản trị rủi ro kết hợp tập trungTrường & phân tán đối với Đại một số mónhọc vay thuộc Kinh thẩm quyền tế của Huế PGD như hiện nay 51
- cũng như mức độ rủi ro tín dụng đến từ các khoản vay trung và dài hạn. b) Phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp cho điểm tín dụng của Chi nhánh Hiện nay ngân hàng BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Quán triệt việc đổi mới nội dung và phương pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, hiện nay ngân hàng BIDV đã nhìn nhận toàn diện rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định vấn đề lượng hóa rủi ro để làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro. ❖ Khách hàng cá nhân Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng được chia thành hai hệ thống nhỏ theo mục đích sử dụng tiền vay. Đó là, hệ thống chấm điểm khách hàng là cá nhân vay tiêu dùng và hệ thống chấm điểm khách hàng là cá nhân vay kinh doanh. Hệ thống chấm điểm khách hàng là cá nhân được thực hiện qua 4 bước sau: • Bước 1: Chấm điểm các chỉ tiêu về nhân thân và khả năng trả nợ của khách hàng. - Thông tin về nhân thân bao gồm Trường Đại học Kinh tế Huế 52
- Bảng 2.11. Các chỉ tiêu về nhân thân của khách hàng cá nhân. Cá nhân tiêu dùng Cá nhân vay kinh doanh * Tuổi * Trình độ học vấn * Tiền án tiền sự * Tình trạng chỗ ở * Cơ cấu gia đình * Số người phụ thuộc về kinh tế thường xuyên liên tục vào người vay ( trong gia đình) * Bảo hiểm nhân mạng * Nghề nghiệp * Lĩnh vực kinh doanh * Thời gian công tác * Thời gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hiện tại * Rủi ro nghề nghiệp * Rủi ro liên quan đến ngành nghề kinh doanh * Sở hữu các cơ sở kinh doanh - Thông tin về khả năng trả nợ của khách hàng bao gồm: Trường Đại học Kinh tế Huế 53
- Bảng 2.12. Các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Cá nhân tiêu dùng Kinh doanh 1 Mức thu nhập ròng ổn định Khả năng sinh lời của phương án hàng tháng chứng minh được. kinh doanh (tính bằng: Lợi nhuận dự kiến từ phương án kinh doanh/Doanh thu dự kiến từ phương án kinh doanh) 2 Tỷ lệ giữa số tiền phải trả trong kì (gốc + lãi) theo kế hoạch trả nợ bao gồm cả các khoản nợ trước đây với BIDV và khoản nợ đang xem xét (theo lịch trả nợ dự tính) và các khoản nợ với các Ngân hàng khác với nguồn trả nợ chứng minh được trong kỳ đó. 3 Tình hình trả nợ gốc và lãi tại BIDV 4 Các dịch vụ sử dụng ở BIDV 5 Đánh giá của cán bộ tín dụng về tính khả thi của phương án kinh doanh của khách hàng • Bước 2: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng - Tổng hợp điểm: Điểm của Khách hàng = (Điểm các chỉ tiêu nhân thân x Trọng số phần nhân thân) + (Điểm các chỉ tiêu khả năng trả nợ x Trọng số phần khả năng trả nợ) Trong đó: Trọng số phần nhân thân là 40%. Trọng số phần khả năng trả nợ là 60%. Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp loại sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 54
- Bảng 2.13: Các thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Điểm Xếp loại 95-100 AAA 90-94 AA 86-89 A 80-84 BBB 70-79 BB 60-69 B 50-59 CCC 40-49 CC 35-39 C Ít hơn 35 D (Nguồn: Phòng quản trị rủi ro) • Bước 3: Đánh giá Tài sản đảm bảo. - Tài sản đảm bảo được xác định dựa trên các yếu tố sau: + Loại Tài sản đảm bảo (<100 điểm). + Giá trị Tài sản đảm bảo (<100 điểm). + Rủi ro Tài sản đảm bảo liên quan đến việc giảm giá trị Tài sản đảm bảo (<100 điểm). - Tài sản đảm bảo được xếp loại theo điểm đạt được như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 55
- Bảng 2.14: Các thang điểm đánh giá tài sản đảm bảo Điểm Xếp loại Đánh giá >225 A Mạnh 75-224 B Trung bình <75 C Thấp • Bước 4: Tổng hợp và quyết định. Ma trận ra quyết định sau khi tổng hợp điểm: Bảng 2.15: Ma trận ra quyết định cho vay sau khi tổng hợp điểm khách hàng cá nhân Đánh giá xếp loại cá AAA AA A BBB BB B CCC CC C D nhân Xếp loại rủi ro Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao Đánh giá tài sản thế chấp A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối B (Trung bình) Tốt Trung bình Từ chối C (Thấp) Trung bình Trung bình/Từ chối (Nguồn: Phòng Quản trị rủi ro) ❖ Khách hàng doanh nghiệp Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp được thực hiện qua 4 bước: • Bước 1: Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp, khách hàng được chia thành các loại khác nhau: Doanh nghiệp nhà nước. Công ty Trườngtư nhân. Đại học Kinh tế Huế Công ty trách nhiệm hữu hạn. 56
- Công ty cổ phần. Công ty hợp danh Hợp tác xã. Trong mỗi loại hình, hệ thống sẽ quy định cách chấm điểm riêng. • Bước 2: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Các chỉ tiêu tài chính gồm 17 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm bao gồm Chỉ số đảm bảo an toàn vốn (CAR), chất lượng tài sản, chỉ số khả năng thanh toán, chỉ số khả năng sinh lời. • Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Thông thường bộ chỉ tiêu phi tài chính thuộc 4 nhóm: Các yếu tố môi trường, Năng lực lãnh đạo, môi trường nội bộ và khả năng cạnh tranh của ngân hàng, Khả năng duy trì và năng lực kinh doanh của ngân hàng và Các yếu tố khác. • Bước 4: Tổng hợp điểm và quyết định Tổng hợp điểm: Điểm của khách hàng = (Điểm các chỉ tiêu tài chính x Trọng số phần tài chính) + (Điểm các chỉ tiêu phi tài chính x trọng số phần phi tài chính) Trong đó trọng số của phần tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm toán hay không được kiểm toán. Cụ thể: Bảng 2.16. Trọng số của phần tài chính và phi tài chính Báo cáo tài chính được Báo cáo tài chính không kiểm toán được kiểm toán Các chỉ tiêu tài chính 35% 30% Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 65% ( Nguồn: PGD Nguyễn Trãi) Xếp hạng tín dụng khách hàng: Dựa trên điểm đạt được, khách hàng được xếp vào 1 trong 10 nhóm theo thang điểm như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 57
- Bảng 2.17. Các thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp Điểm Xếp loại 100-90 AAA 89-83 AA 82-77 A 77-71 BBB 70-65 BB 64-59 B 58-53 CCC 52-44 CC 44-35 C Ít hơn 35 D (Nguồn: PGD Nguyễn Trãi) ❖ Đánh giá hiệu quả công tác xếp hạng tín dụng tại BIDV Năm 2016, toàn chi nhánh có 5.617 khách hàng được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (tăng 1.230 khách hàng so với năm 2015) với tổng dư nợ là 4.635,76 tỉ đồng. Cụ thể, BIDV tiến hành tổng kết và phân loại KH thành 3 nhóm chính: Trường Đại học Kinh tế Huế 58
- Bảng 2.18: Phân loại khách hàng theo xếp hạng tín dụng. 2015 2016 So sánh Xếp hạng tín Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng dụng 2016/2015 lượng (%) lượng (%) Loại A trở lên 3.170 60,54 3.887 69,21 717 +8,67 Loại B đến BBB 1.911 36,5 1.641 29,19 -270 -7,31 Loại CCC trở 94 1,96 89 1,6 -5 -0,36 xuống (Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán tổng hợp) Theo bảng 2.18 trong năm 2016: - Số khách hàng xếp loại A trở lên là 3.887 khách hàng, chiếm 69,21% tổng số khách hàng đã được xếp hạng, tăng 8,67% so với năm 2015. - Số khách hàng xếp loại B đến BBB là 1.641 khách hàng chiếm tỉ trọng 29,19% tổng số khách hàng đã được xếp hạng, giảm 7,31% so với năm 2015. - Số khách hàng xếp loại từ CCC trở xuống là 89 khách hàng, chiếm tỉ trọng 1,6% tổng khách hàng được xếp hạng, giảm 0,2% so với năm 2015. Nhìn chung, khách hàng của BIDV tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, số lượng khách hàng xếp loại từ BBB trở lên (Nợ nhóm 1) có xu hướng tăng lên. Các khách hàng xếp từ BB trở xuống giảm dần so với các năm trước. Như vậy, hiện nay đánh giá rủi ro tín dụng khách hàng của BIDV vẫn đang triển khai theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ mà bản chất của phương pháp này đó là phương pháp chuyên gia, dựa vào số liệu quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của ngân hàng. Phương pháp này hầu như không sử dụng phương pháp định lượng cho nên không đảm bảo tính khách quan và minh bạch. Theo xu hướng phát triển chung, phương pháp này không thể được coi là phương pháp chính để đo lường rủi ro tín dụng để đưa ra các quyết định phê duyệt tín dụng. c) Đo lườngTrường rủi ro tín dụng Đại theo các học quy định Kinh của Ngân hàng tế Nhà Huế nước Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của 59
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 (sửa đổi bổ sung một số điều củaQĐ 493) về phânloại nợ. Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ ra đời giúp cho BIDV thực hiện phân loại nợ theo thông lệ quốc tế và trích lập dự phòng rủi ro theo qui định tại điều 6, điều 7 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/NHNN về phân loại nợ. Hoạt động này được thể hiện bằng năm chu trình nghiệp vụ nối tiếp nhau: Phân loại nợ - Trích lập dự phòng - Xử lý rủi ro - Thu hồi nợ sau xử lý rủi ro - Xuất toán. Trong năm nghiệp vụ này, nghiệp vụ phân loại nợ được quan tâm hàng đầu và được triển khai theo 2 góc độ định lượng theo Điều 6 của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và định tính theo điều 7 của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN. Cả hai loại phân loại này đều tuân thủ nguyên tắc tất cả dư nợ của khách hàng phải theo cùng một nhóm nợ. Sự khác nhau của hai cách phân loại này ở chỗ: phân loại theo định lượng chủ yếu thực hiện theo số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định tính được thực hiện theo hạng của khách hàng tính theo mô hình tính điểm do ngân hàng xác lập. Bảng 2.19: Phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng khách hàng Xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp Nhóm nợ hạng tín dụng nội bộ AAA AA Nợ nhóm 1 A BBB BB Nợ nhóm 2 B CCC CC Nợ nhóm 3 C D Trường Đại học KinhNợ nhóm 4tế Huế 60
- Nhìn chung việc đo lường rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước chỉ mang tính đánh giá sau cho vay, không có tính chất dự báo mà chỉ sau khi cho vay, dựa trên khả năng hoàn trả các khoản vay để xếp nhóm nợ. Ý nghĩa chủ yếu của phương pháp này là mang tính khắc phục nợ xấu hơn là tính toán, phòng ngừa và quản trị rủi ro tín dụng. 2.2.2.3. Ứng phó rủi ro tín dụng. Ứng phó rủi ro tín dụng bao gồm việc quản lý khoản vay, xây dựng các giới hạn rủi ro, xây dựng mức ủy quyền với chi nhánh, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề. a. Quản lý khoản vay Công tác Quản lý khoản vay của ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế có những nội dung sau đây: - Đối với việc đánh giá lại các khoản vay: Ngân hàng có chính sách thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay, việc sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính của khách hàng tùy vào tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng vẫn trả nợ tốt và thường xuyên thì việc đánh giá lại các khoản vay được thực hiện theo niên độ 1 lần/năm, đối với những khách hàng không có thái độ hợp tác trả nợ định kì, có các thông tin xấu đến tình hình trả nợ, cán bộ Quản lý khách hàng sẽ đánh giá lại khoản vay 3 tháng/ lần. Nếu có sự yêu cầu bên vay thay đổi cơ bản giữa nhiều dự tính đưa ra trong hồ sơ xin cấp tín dụng và kết quả thực hiện của bên vay, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến dòng tiền dự tính sử dụng để trả nợ, ngân hàng sẽ yêu cầu gặp mặt để khách hàng giải trình chi tiết. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để ngân hàng thực hiện những hành động cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng liên quan đến khoản vay như thay đổi điều khoản hợp đồng cho vay thường linh hoạt thay đổi theo các văn bản của NHNN đưaTrường xuống, chấm dứtĐại hợp đồng học cho vay. Kinh tế Huế 61
- b. Xây dựng một số giới hạn rủi ro đối với việc cấp tín dụng. Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng chỉ đạo toàn hệ thống đã được ngân hàng xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, được tiến hành kiểm điểm hàng quý qua các cuộc họp giao ban cụm, như: Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm: Khách hàng cá nhân bắt buộc phải có tài sản đảm bảo để cấp tín dụng, vay 80% giá trị tài sản đảm bảo theo thẩm định của ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn hình thức vay tín chấp thông qua đổ lương thì không yêu cầu tài sản đảm bảo. Các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tư được luật các tổ chức tín dụng quy định như cho vay không quá 30% vốn tự có vào một khách hàng cá nhân. Hàng quý, hội sở chính và các chi nhánh nhận được thông báo sự thay đổi của vốn tự có coi như tự có để căn cứ tính toán giới hạn cho vay một khách hàng. Phần lớn những giới hạn rủi ro này được quản lý tính toán tuân thủ tại Trụ sở chính của ngân hàng, vì vậy đây là những thuận lợi trong chỉ đạo tập trung việc chấp hành những giới hạn rủi ro này. Căn cứ chỉ đạo của Hội sở chính, các chi nhánh ngân hàng cũng đề ra các giới hạn rủi ro tín dụng cho riêng chi nhánh mình như: tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm; giữa nội tệ và ngoại tệ; giữa ngắn hạn và trung dài hạn; giữa cấp tín dụng cho nền kinh tế với cấp tín dụng qua các trung gian tài chính khác; mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan Luôn kiểm soát để tránh rủi ro cho vay tập trung vào một khách hàng và vào một số ngành nghề nhất định. Do đó, chất lượng nợ của ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế khá tốt trong thời gian qua và tỷ lệ nợ xấu cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng. c. Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng NgânTrường hàng tiến hành Đại phân loạihọc tín dụng Kinh theo Quyết tế định Huế số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban 62