Khóa luận Nghiên cứu khả năng ứng dụng blockchain tại ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Huế

pdf 108 trang thiennha21 21/04/2022 5050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu khả năng ứng dụng blockchain tại ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_kha_nang_ung_dung_blockchain_tai_ngan_h.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu khả năng ứng dụng blockchain tại ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRINH Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Trinh ThS. Dương Đắc Quang Hảo Lớp: K50 TMĐT Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12, năm 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Lời Cảm Ơn Khoảng thời gian đi thực tập thật sự rất có ý nghĩa đối với sinh viên , bởi lẽ nó những giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, làm quen với các công việc sau này sẽ làm và đúc kết những kinh nghiệm bổ ích cho hành trang của bản thân. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Trong thời gian thực hiện bài báo cáo, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh đã luôn tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện bài báo cáo, đặc biệt em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình, quan tâm của ThS. Dương Đắc Quang Hảo, người trực tiếp hướng dẫn cho em, góp ý và cung cấp những kiến thức bổ ích để giúp em hoàn thiện bài báo cáo một cách tốt nhất. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế, các anh chị trong Phòng Phát Triển Kinh Doanh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu, tiếp cận với thực tế, phát huy khả năng sáng tạo của mình, đồng thời khắc phục những khuyết điểm của bản thân, cùng với việc tạo điều kiện giúp em thu thập các số liệu để hoàn thành thời gian thực tập một cách tốt nhất. Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, do kiến thức chưa sâu rộng và vẫn còn hạn hẹp của em nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót. TrườngEm mong nhận đưĐạiợc sự hồi âm họcgóp ý, chỉ b ảoKinh của quý thầy cô đtếể em cóHuế thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn i SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH viii PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu: 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu: 3 4. Phương pháp nghiên cứu: 3 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.1.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp 3 4.1.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp 3 4.1.2.1 Nghiên cứu định tính 4 4.1.2.2 Nghiên cứu định lượng 4 4.2 Phương pháp điều tra với công cụ bảng hỏi 5 4.3 Phương pháp xử lý số liệu 6 5. Kết cấu đề tài 7 PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8 1.1.1 Lý luận về công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng (Fintech) 8 Trường1.1.1.1 Khái niêm về FintechĐại học Kinh tế Huế8 1.1.1.2 Những tác động tích cực của Fitech tới hệ thống ngân hàng 10 1.1.2 Lý luận về ứng dụng Blockchain 11 1.1.2.1 Khái niệm liên quan Blockchain 11 ii SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 1.1.2.2 Lịch sử của blockchain 12 1.1.2.3 Cách thức hoạt động của Blockchain 12 1.1.2.4 Các phiên bản của công nghệ Blockchain 14 1.1.2.5 Đặc điểm của công nghệ Blockchain 14 1.1.2.6 Lợi ích của công nghệ Blockchain 15 1.1.2.7 Hạn chế của công nghệ Blockchain 15 1.1.3 Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng khi ứng dụng công nghệ vào ngân hàng 16 1.1.3.1. Bình luận về các mô hình nghiên cứu liên quan 16 1.1.3.1.1 Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý TRA 17 1.1.3.1.2 Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính – TPB 18 1.1.3.1.3 Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM 19 1.1.3.2 Mô hình nghiên cứu và thang đo đề xuất 20 1.1.3.2.1 Diễn đạt mô hình nghiên cứu 20 1.1.3.2.2 Phát triển các giả thuyết nghiên cứu 21 1.1.3.2.3 Tổng hợp thang đo nghiên cứu sơ bộ 23 1.2 Cơ sở thực tiễn 25 1.2.1 Bình luận các nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước 25 1.2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain tại các ngân hàng trên thế giới 27 1.2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain tại các ngân hàng trong nước 28 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á - CHI NHÁNH HUẾ 30 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 30 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế 30 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30 2.1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 31 2.1.1.3 Chức năng nhiệm vụ 31 Trường2.1.1.4 Các lĩnh vực ho Đạiạt động học Kinh tế Huế32 2.1.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 32 2.1.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á– chi nhánh Huế 34 2.1.1.7 Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Đông Á– chi nhánh Huế 37 iii SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 2.1.1.8 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á– chi nhánh Huế 38 2.1.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ tại Ngân hàng TMCP Đông Á– chi nhánh Huế 40 2.1.3 Tiềm năng ứng dụng blockchain 42 2.1.3.1 Vấn đề của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế hiện nay 42 2.1.3.2 Lợi ích của việc ứng dụng blockchain 43 2.1.3.3 Mô hình ứng dụng blockchain, bảng demo và tính hiệu quả 44 2.1.3.3.1 Đối với hoạt động thanh toán 44 2.1.3.3.2 Đối với hoạt động định danh khách hàng (KYC – Know your customer) 46 2.2 Phân tích khả năng ứng dụng công nghệ blockchain vào hệ thống tín dụng ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Huế 48 2.2.1 Thống kê mô tả mẫu 48 2.2.1.1 Giới tính 48 2.2.1.2 Độ tuổi 49 2.2.1.3 Nghề nghiệp 49 2.2.1.4 Thu nhập 50 2.2.1.5 Các bất cập của khách hàng 50 2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 51 2.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analys - CFA) 54 2.2.3.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình 54 2.2.3.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo 55 2.2.3.3 Kiểm định giá trị hội tụ 55 2.2.3.4 Tính đơn nguyên 58 2.2.3.5 Giá trị phân biệt 58 2.2.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính 61 2.2.4.1 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính 61 2.2.4.2 Kiểm định ước lượng mô hình bằng boostrap 64 Trường2.2.5 Đánh giá của khách Đại hàng về các học yếu tố Kinh tế Huế65 2.2.5.1 Kiểm định One-Sample T-Test của nhóm “ Đặc điểm cá nhân ” 65 2.2.5.2 Kiểm định One-Sample T-Test của nhóm “ Rủi ro cá nhân ” 66 2.2.5.3 Kiểm định One-Sample T-Test của nhóm “ Lợi ích cảm nhận ” 66 iv SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 2.2.5.4 Kiểm định One-Sample T-Test của nhóm “Sự tin tưởng ” 67 2.2.5.5 Kiểm định One-Sample T-Test của nhóm “Sự tự chủ ” 68 2.2.5.6 Kiểm định One-Sample T-Test của nhóm “Tác động xã hội” 68 2.2.5.7 Kiểm định One-Sample T-Test của nhóm “Sự dễ sử dụng cảm nhận” 69 2.2.5.8 Kiểm định One-Sample T-Test của nhóm “Thái độ” 70 2.2.5.9 Kiểm định One-Sample T-Test của nhóm “Ý định” 71 2.2.6 Kiểm định sự khác biệt trung bình bằng phương pháp One – way ANOVA của nhóm tác động xã hội đối với yếu tố thu nhập hàng tháng 72 CHƯƠNG 3 : HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ 75 3.1 Định hướng ứng dụng công nghệ của Ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Huế 75 3.2 Các đề xuất nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain vào Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế 76 3.2.1 Đề xuất cho nhân tố Rủi ro cảm nhận 76 3.2.2 Đề xuất cho nhân tố Sự tin tưởng 77 3.2.3 Đề xuất cho nhân tố Lợi ích cảm nhận 77 3.2.4 Đề xuất cho nhân tố Sự dễ dàng sử dụng cảm nhận 78 3.2.5 Đề xuất cho nhân tố Sự tự chủ 78 3.2.6 Đề xuất cho nhân tố Tác động xã hội 79 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 1. Kết luận 80 2. Kiến nghị 80 2.1 Kiến nghị đối với chính phủ 80 2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 81 2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đông Á 81 3. Hạn chế của nghiên cứu: 82 TrườngTÀI LIỆU THAM KH ĐạiẢO học Kinh tế Huế83 PHỤ LỤC 84 v SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo DANH MỤC VIẾT TẮT Analysis Of Variance : Phương pháp phân tích phương sai CN : Chi nhánh DAB : Ngân hàng TMCP Đông Á EFA : Phương pháp phân tích nhân tố khám phá KMO : ( Kaiser – Meyer – Olkin) Chỉ số xem xét sự phân tích của EFA NH : Ngân hàng PTKD : Phát triển kinh doanh QLTD : Quản lí tín dụng SPSS : Phần mềm phân tích dữ liệu SPSS TMCP : Thương mại cổ phần Trường Đại học Kinh tế Huế vi SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Dữ liệu các chuỗi kết nối blockchain 14 Bảng 2.1: Bảng tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế. 36 Bảng 2.2: Bảng cơ cấu lao động của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế 37 Bảng 2.3: Bảng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế 39 Bảng 2.4: Bảng chi phí cho công nghệ của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế 41 Bảng 2.5: Bảng lưu lượng khách hàng của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế .41 Bảng 2.6: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 51 Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả phân tích và đo lường các thang đo 56 Bảng 2.8: Đánh giá giá trị phân biệt 58 Bảng 2.9: Tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm và Ma trận tương quan giữa các khái niệm 60 Bảng 2.10: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính 62 Bảng 2.11: Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích Bootstrap 64 Bảng 2.12: Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “ Đặc điểm cá nhân ” .65 Bảng 2.13: Kết quả kiểm định One-Sample T-Test của nhóm “ Rủi ro cá nhân ” 66 Bảng 2.14: Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “ Lợi ích cảm nhận ” 66 Bảng 2.15: Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Sự tin tưởng ” 67 Bảng 2.16: Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Sự tự chủ” 68 Bảng 2.17: Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Tác động xã hội” 69 Bảng 2.18: Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Sự dễ sử dụng cảm nhận” 70 Bảng 2.19: Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Thái độ” 71 Bảng 2.20: Kết quả kiểm định One-Sample T-Test nhóm “Ý định” 71 Bảng 2.21: Kết quả kiểm định One – way ANOVA 72 Trường Đại học Kinh tế Huế vii SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cấu trúc của một blockchain 13 Hình 1.2: Chuỗi kết nối các blockchain 13 Hình 1.3: Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý TRA 18 Hình 1.4: Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính – TPB 19 Hình 1.5: Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM 20 Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất 20 Hình 1.7: Mô hình giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng bằng Blockchain 29 Hình 2.1: Mô hình thanh toán qua tín dụng thư sử dụng công nghệ Blockchain 45 Hình 2.2: Mô hình thanh toán truyền thống 45 Hình 2.3: Mô hình thanh toán hiện đại có Blockchain 46 Hình 2.4: Mô hình hoạt động định danh khách hàng truyền thống 47 Hình 2.5: Mô hình hoạt động định danh khách hàng có sử dụng Blockchain 47 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHTM Cổ phần Đông Á - CN Huế 34 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của khách hàng 48 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu về độ tuổi của khách hàng 49 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu về nghề nghiệp của khách hàng 49 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu về thu nhập của khách hàng 50 Trường Đại học Kinh tế Huế viii SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Với thời đại bùng nổ công nghệ 4.0 như hiện nay, blockchain là cái tên được quan tâm nhất hiện nay. Công nghệ Blockchain đã và đang mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực trong đời sống như tài chính, ngân hàng, y tế, viễn thông, giáo dục, bất động sản, Công nghệ Blockchain mà cách đây ít lâu được ưu ái gọi tên “công nghệ của tương lai” đã dần chứng minh sức ảnh hưởng sâu rộng của nó trong ngành tài chính ngân hàng. Trước xu thế ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành tài chính, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc. Trong đó ngành dịch vụ ngân hàng luôn đi đầu trong việc ứng dụng sự phát triển về công nghệ trong ngành dịch vụ luôn luôn biến động này. Do đó, việc ứng dụng công nghệ blockchain vào ngân hàng là việc cấp thiết, hòa nhập cùng với nền phát triển hiện nay của thế giới. Việc ứng dụng blockchain vào ngân hàng sẽ giảm thiểu những hạn chế mà hệ thống ngân hàng hiện nay đang gặp phải. Hiện nay hoạt động thanh toán giữa các tổ chức tài chính không cùng lãnh thổ quốc gia thường mất đến cả tuần. Với blockchain, lệnh chuyển tiền có thể thực hiện chỉ trong vòng vài giây hoặc vài phút kể cả trong các giao dịch xuyên biên giới, thông tin được mã hóa, lưu trữ, và truyền tin nhanh chóng giúp giảm các công việc trung gian, giảm lượng nhân viên xử lý dữ liệu hàng ngày. Một là, mỗi thông tin cập nhật vào chuỗi khối đều được mã hóa và lưu trữ toàn bộ trên tất cả các thiết bị kết nối trong mạng lưới chuỗi chứ không tập trung về một hệ cơ sở dữ liệu như hiện tại. Do đó không có thiết bị nào có quyền thay đổi, chỉnh sửa hay xóa bỏ dữ liệu đã được cập nhật vào chuỗi nếu chưa được toàn bộ hệ thống chấp nhận.Điều này giúp blockchain có ưu thế tuyệt đối về bảo mật và minh bạch dữ liệu mà hiện chưa có nền tảng nào thay thế. Tính năng ưu việt này được đánh giá là tối Trườngquan trọng trong lĩnh vựcĐại nhạy cảm học về dữ liệu nhKinhư tài chính.Hai là,vtếới k hHuếả năng số hóa dữ liệu tức thì của blockchain giúp tiết giảm số người tham gia vào quy trình, từ đó giảm thiểu những rủi ro đến từ con người. Đồng thời, khi dữ liệu đã được cập nhật vào hệ thống thì không thể xóa bỏ hay chỉnh sửa. Bất kỳ thiết bị nào cố ý thao túng dữ 1 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo liệu đều sẽ bị vô hiệu hóa ngay khi đồng bộ với các thiết bị khác trong mạng lưới. Ba là,Cũng nhờ khả năng ghi nhận thông tin tức thời, blockchain giúp các tổ chức tài chính giảm thiểu chi phí vận hành và các loại phí giao dịch. Điều này góp phần tối ưu hóa công tác quản lý vốn của các ngân hàng. Khi các ngân hàng cùng sử dụng chung một nền tảng blockchain, đây sẽ là cơ hội giúp mỗi thành viên trong nền tảng giảm chi phí đầu tư ban đầu, hướng tới lợi ích lâu dài. Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của blockchain hiện tại dựa vào ưu thế định danh của blockchain. Theo đó mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch trên blockchain đều đi kèm một căn cước số - một đoạn ký tự mã hóa "có một không hai". Mọi giao dịch thực hiện dưới căn cước này đều được ghi lại trên hệ thống, không thể thay đổi hay xóa bỏ.Điều này hỗ trợ cho việc tạo lập hợp đồng thông minh trực tuyến trở nên minh bạch, nhanh chóng và đáng tin cậy hơn. Đây cũng được coi là ứng dụng khả thi nhất của blockchain, đặc biệt trong mảng thanh toán, giao dịch trực tuyến. Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế là một trong những chi nhánh lớn nhất của ngân hàng TMCP Đông Á. Trong những năm gần đây, DAB - CN Huế đã nỗ lực chứng minh năng lực và sức mạnh của mình bằng những sản phẩm vượt trội và sáng tạo. Tuy vậy, trong hoạt động này tại ngân hàng vẫn tồn tại một số hạn chế trong mảng tín dụng- cho vay lẫn thanh toán, dẫn đến nợ xấu khó đòi và thanh toán. Với sự phát triển của công nghệ blockchain và mong muốn khắc phục những hạn chế của ngân hàng hiện nay nên tôi quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu khả năng ứng dụng blockchain tại ngân hàng Đông Á - chi nhánh Huế” đề làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng blockchain trong lĩnh vực ngân hàng. Trường- Phân tích kh ả Đạinăng ứng d ụhọcng công ngh ệKinhblockchain tại Ngântế hàng Huế TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế - Đề xuất các hàm ý quản trị về việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Huế nhằm cung cấp giải pháp cho việc ứng 2 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo dụng công nghệ Blockchain vào ngân hàng được thuận tiện và hiệu quả hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: - Khách thể: Khách hàng cá nhân đến giao dịch và nhân viên tại ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Huế. - Đối tượng: Khả năng ứng dụng công nghệ blockchain vào tại ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Huế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: tại ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Huế (Lý Thường Kiệt). - Về Thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. Các dữ liệu sơ các được thu thập trong vòng 2 tháng (từ 1/10/2019 đến tháng 22/12/2019). 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp + Dữ liệu thứ cấp thu thập được nhờ sự hỗ trợ và cung cấp từ phía Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Huế về các nội dung như: cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài sản nguồn vốn; số liệu thống kê số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ điện tử và chi phí vận hành trang thiết bị công nghệ của ngân hàng trong giai đoạn 2016 - 2018 nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. + Bên cạnh đó còn thu thập thông tin ngân hàng thông qua các trang tạp chí, internet về hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 4.1.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với những khách hàng cá nhân đến giao dịch và nhân viên tại ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Huế để có cái nhìn khái quát về khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong Trườngngân hàng. Đại học Kinh tế Huế Phương pháp thu thập dữ liệu Đề tài được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 3 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 4.1.2.1 Nghiên cứu định tính Mục đích của giai đoạn này xác định các biến cần phân tích và thiết kế bảng hỏi điều tra chọn mẫu về khả năng ứng dụng Blockchain trong ngân hàng. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo trình, sách báo, Internet và các tài liệu nghiệp vụ có liên quan tại đơn vị thực tập nhằm tiếp cận, nghiên cứu định tính các vấn đề liên quan đến, các mô hình đã được nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Đồng thời kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng lấy ý kiến để xây dựng bảng hỏi cho nghiên cứu. Dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ cùng với nội dung đã chuẩn bị trước dựa theo các mô hình lý thuyết của các chuyên gia đã tham khảo điều tra viên sẽ làm cơ sở tổng hợp để thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức. 4.1.2.2 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu chính thức bằng định lượng nhằm mục đích khảo sát các nhận định của những khách hàng tại ngân hàng Đông Á- chi nhánh Huế.  Xác định tổng số mẫu điều tra Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi với số lượng người tham gia (mẫu được chọn) và thời gian trả lời bảng hỏi nhanh. Sử dụng phân tích nhân tố EFA, dựa trên mô hình nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998). Kích thước mẫu được chọn tối thiểu gấp 5 lần số biến phân tích. Xác định kích cỡ mẫu theo trung bình: n = ² ² Trong đó: n: kích cỡ mẫu ² Z²: là giá trị tương ứng của miền thống kê (1- δ)/2 tính từ trung tâm của miền phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độ tin cậy thường được chọn là 95%. Lúc đó, Z=1,96. δ : là độ lệch chuẩn. δ = 0,356 Trườnge: là sai số mẫu. SaiĐại số cho phép học e = 0,05 Kinh tế Huế Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu tối thiểu là n = = =194,75 ² ² , ²∗ , ² Do đó, kích cỡ mẫu điều tra là 195. ² , ² 4 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo  Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu xác xuất với kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên thực đia là khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Qua phỏng vấn thăm dò ý kiến các anh, chị làm tại Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Huế cho thấy số lượng khách hàng đến giao dịch và thực hiện giao dịch qua cây ATM tại địa chỉ 26 Lý Thường Kiệt, Vĩnh Ninh, thành phố Huế là khoảng 100 khách hàng/ngày và tại phòng giao dịch Mai Thúc Loan địa chỉ 82 Mai Thúc Loan, Thuận Lộc, thành phố Huế là khoảng 80 khách hàng/ngày và nhận thấy không có sự khác biệt về số lượng khách hàng giữa các ngày trong tuần. Bảng hỏi được điều tra trong vòng 5 ngày không liên tục trong tuần và xen kẽ giữa hai địa điểm trên nên theo lấy tỷ lệ “2:1” tức cứ hai khách hàng đến ngân hàng thì sẽ có một bảng hỏi được thực hiện. Với mỗi ngày điều tra được 40 người và mỗi lần tiếp cận khách hàng cần ít nhất 5 phút để thực hiện. Bên cạnh đó, hầu hết nhân viên làm việc tại ngân hàng đều được thu thập bảng hỏi nhằm tiết kiệm thời gian. Điều tra khách hàng được tiến hành tại phòng chờ, ở các dãy ghế trước quầy giao dịch hoặc là trong khu vực chứa cây ATM để khách hàng đợi đến lượt giao dịch của mình. Hình thức điều tra chính thức là phát bảng hỏi trực tiếp cho khách hàng. Trong quá trình khách hàng điền vào bảng hỏi thì điều tra viên sẽ luôn theo sát quá trình trả lời của khách hàng để có thể có những giải đáp thắc mắc kịp thời cho khách hàng liên quan đến nội dung bảng câu hỏi. 4.2 Phương pháp điều tra với công cụ bảng hỏi - Quy trình điều tra : Bước 1 : Xây dựng bảng hỏi + Bảng hỏi được xây dựng với nhiều biến dựa trên thang đo Likert 5 điểm, tương ứng với mức độ đồng ý tăng dần, từ « Rất không đồng ý » đến « Rất đồng ý ». Các biến này được nghiên cứu và điều chỉnh, gộp nhóm cho phù hợp hơn với thực tế. TrườngBước 2 : Tiến hành Đại điều tra khách học hàng Kinh tế Huế + Xác định số mẫu điều tra: tổng mẫu điều tra thực tế là 195 mẫu. + Điều tra thử 20 khách hàng để kiểm tra mức độ rõ ràng và chính xác của từ ngữ trong bảng hỏi. Sau khi điều chỉnh, bảng hỏi được sử dụng để phỏng vấn chính thức. 5 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo +Phương pháp chọn mẫu là điều tra ngẫu nhiên thực địa. Mặc dù phương pháp này không mang tính đại diện tốt như chọn mẫu xác suất nhưng trong điều kiện giới hạn nguồn lực thì phương pháp này vẫn có thể được chấp nhận. + Trong tổng số 200 bảng hỏi được phát ra, thu lại được 200 bảng. Số bảng hỏi này được lọc lại để chọn ra 195 bảng đủ tiêu chuẩn phân tích. 4.3 Phương pháp xử lý số liệu + Phân tích mô tả : Mục đích của phương pháp này là mô tả mẫu điều tra. + Phân tích nhân tố khám phá Kỹ thuật phân tích của nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình phương trình cấu trúc SEM1 (Structural Equation Modeling) và sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 và phần mềm AMOS 22.0 (Analysis Of Moment Structures). Với kỹ thuật phân tích này sẽ bỏ qua đa cộng tuyến trong mô hình và sự tin cậy của dữ liệu thị trường cũng được xem xét thông qua các sai số đo lường, kỹ thuật được tiến hành như sau:  Phân tích nhân tố nhằm xem xét xem liệu các biến dùng đánh giá ý định sử dụng có độ kết dính cao hay không và chúng có thể gom lại thành một số ít nhân tố để xem xét không. Trong nghiên cứu này sau khi phân tích EFA, kết quả sẽ được sử dụng tiếp tục cho phân tích nhân tố khẳng định CFA và SEM nên ta sử dụng phương pháp trích Maximum Likelihood với phép xoay Direct Oblimin. Phân tích nhân tố được coi là phù hợp khi đạt các tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố2 |Factor Loading| lớn nhất của mỗi hệ thang đo > 0.5, tổng phương sai trích > 50% (Gerbing & Anderson,1988), hệ số KMO > 0.5, và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê.  Tiếp theo sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmation Factor Analysis) để kiểm tra mô hình đo lường có đạt yêu cầu không, các thang đo có đạt yêu cầu của một thang đo tốt hay không. Để đo lường mức độ phù hợp của mô Trườnghình với thông tin th ị Đạitrường, ta s ử họcdụng các ch ỉKinhsố Chi-square (CMIN), tế ChiHuế-square 1 SEM là một kỹ thuật mô hình thống kê rất tổng quát, được sử dụng rộng rãi trong khoa học nghiên cứu hành vi. Nó có thể được xem là sự kết hợp của phân tích nhân tố và hồi quy hay phân tích đường dẫn. (Theo www.mba-15.com) 2Theo Hair và cộng sự (1998) Factor loading là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading>0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, > 0.4 được xem là quan trọng, > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. 6 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số Tucker & Lewis TLI, chỉ số RMSEA. Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value 0.9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df < 2 hoặc có thể < 3(Carmines & McIver, 1981); RMSEA < 0.08 (Steiger, 1990) được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường. Ngoài ra khi phân tích CFA nên thực hiện các đánh giá khác như đánh giá độ tin cậy thang đo, tính đơn nguyên, đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo.  Sau đó sử dụng mô hình cấu trúc SEM để tìm ra sự tác động của các nhân tố đến khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain. 5. Kết cấu đề tài - Phần I: Đặt vấn đề. - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. + Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu + Chương 2: Phân tích khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain tại ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế + Chương 3: Hàm ý quản trị. - Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 7 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Lý luận về công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng (Fintech) 1.1.1.1 Khái niêm về Fintech Fintech là viết tắt của từ “financial technology” (công nghệ trong tài chính), fintech được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, công nghệ điện toán đám mây, điện thoại di động, các phần mềm mã nguồn mở hay tiền mã hóa như Bitcoin, nhằm mục đích cải thiện hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Fintech là các ứng dụng, qui trình, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới trong ngành dịch vụ tài chính, bao gồm một hay nhiều dịch vụ tài chính bổ sung và được cung cấp như một qui trình ‘từ đầu cuối tới đầu cuối’ qua mạng internet. Theo Wikipedia trích dẫn từ Huffington Post, Fintech được định nghĩa là một ngành công nghiệp tài chính mới áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Các công ty Fintech cung cấp các ứng dụng, qui trình, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới trong ngành dịch vụ tài chính, bao gồm một hay nhiều dịch vụ tài chính bổ sung trên nền tảng internet và kỹ thuật số.[2] Khác với thị trường tài chính truyền thống gồm hai đối tượng là các định chế tài chính và khách hàng, đối tượng của Fintech gồm ba đối tượng: Định chế tài chính, công ty Fintech và khách hàng. Về cơ bản, có thể phân các dịch vụ mà các công ty Fintech cung ứng theo các loại hình dịch vụ: Dịch vụ tài chính (huy động vốn từ cộng đồng, tín dụng ); Quản lý tài sản (mạng xã hội đầu tư); Quản trị tài chính cá nhân; Dịch vụ đầu tư và ngân hàng; Dịch vụ thanh toán (biện pháp thanh toán thay thế, bảo mật); Dịch vụ khác (bảo hiểm, bảo lãnh, giải pháp công nghệ khác) TrườngCác doanh nghiệ pĐại fintech đượ c họcchia thành 2 nhóm.Kinh tế Huế Nhóm thứ nhất là các công ty cung cấp các công cụ kỹ thuật số để tạo ra các sản phẩm tài chính mới cho người dùng, bao gồm tất cả các các sản phẩm Fintech tương ứng với các mảng hoạt động hiện tại của ngành tài chính truyền thống gồm thanh toán; 8 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo huy động vốn; cho vay; đầu tư và quản lý tài sản; bảo hiểm. Trong thanh toán, Fintech cung cấp các phương thức thanh toán hiện đại như thanh toán di động, ví điện tử, chuyển tiền ngang hàng. Trong huy động vốn, Fintech tạo ra sản phẩm gọi vốn trực tuyến từ cộng đồng cho phép người có dự án hay ý tưởng sản phẩm nhưng lại không có vốn để thực hiện, có thể huy động vốn từ xã hội. Hiện nay trên thị trường có các hình thức gọi vốn như: Gọi vốn theo hình thức ủng hộ, theo hình thức có đãi ngộ, theo hình thức góp vốn, theo hình thức cho vay, theo hình thức phát hành tiền ảo. Trong cho vay, Fintech cung cấp sản phẩm cho vay ngang hàng (P2P) dựa nền tảng trực tuyến để kết nối người đi vay và người cho vay. Trong bảo hiểm, Fintech cung cấp mô hình người môi giới và mô hình công ty bảo hiểm giúp thúc đẩy khả năng tìm kiếm các loại hình bảo hiểm phù hợp và mang lại những giải pháp tốt hơn cho khách hàng thông qua việc sử dụng công nghệ. Trong đầu tư và quản lý tài sản, Fintech cung cấp các giải pháp tư vấn, lựa chọn hình thức và quản lý các khoản đầu tư dựa trên công nghệ thông qua mạng giao dịch xã hội và tư vấn tự động. Nhóm thứ hai là nhóm cung cấp các giải pháp công nghệ và các công cụ hỗ trợ mới, còn gọi là nhóm hỗ trợ. Ví dụ: công cụ bảo mật, nhận diện khách hàng, quản lý và phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro, quản lý quan hệ khách hàng, các phần mềm quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Trên nền tảng Internet và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã được các doanh nghiệp FinTech phát triển. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, điện thoại thông minh , FinTech đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ mang lại nhiều tiện ích, mở ra thời đại mới trong hoạt động tài chính Trườngtrên toàn thế giới: thờ i đĐạiại kỹ thuật sốhọc. Kinh tế Huế Các công ty Fintech hiện đang cung cấp các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ ngân hàng, thanh toán, quản lý tài chính, các loại tiền kỹ thuật số với các sản phẩm đa dạng như: Ví điện tử, công nghệ sổ cái phân tán trên nền 9 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo tảng blockchain, thương mại trực tuyến B2C, mPOS Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Các tổ chức tài chính truyền thống cũng đang thực hiện phát triển các sản phẩm công nghệ tài chính thông qua việc hợp tác với các công ty Fintech. 1.1.1.2 Những tác động tích cực của Fitech tới hệ thống ngân hàng Các ứng dụng đa dạng của Fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của cả hệ thống tài chính ngân hàng. Tuy chỉ mới hình thành hơn 10 năm qua song những sản phẩm của Fintech đã và sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo, hệ thống cũng như các phương thức giao dịch tài chính truyền thống. Một là, Fintech tạo ra những mô hình kinh doanh mới làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng, ví dụ: Internet banking, Mobile banking, QR code, ngân hàng số, ví điện tử Hai là, sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới như Big data, blockchain, hệ thống định dạng cá nhân sinh trắc học, định danh khách hàng điện tử sẽ giúp các tổ chức tài chính thu thập dữ liệu, đơn giản hóa quy trình phân tích hành vi khách hàng, cải tiến chất lượng dịch vụ, tiết giảm chi phí hạ tầng kỹ thuật, tăng cường tính minh bạch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, đặc biệt trong giao dịch ngân hàng mang lại giá trị gia tăng cũng như sự hài lòng hơn cho khách hàng. Ba là, Fintech thu hút rất nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp trong 1 thập kỷ qua do được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông nên không yêu cầu nguồn vốn lớn và không cần nhiều mạng lưới chi nhánh như ngân hàng truyền thống. Bốn là, Fintech tạo ra các giải pháp tài chính cho khách hàng ở vùng sâu, vùng xa hoặc những khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do những rào cản về thủ tục hoặc địa lý. Đặc biệt, Fintech hỗ trợ tốt hơn cho nhóm khách Trườnghàng cá nhân, doanh nghi Đạiệp vừa và nhhọcỏ, siêu nhỏ . NhKinhững khách hàng tế này. Huế Năm là, Fintech giúp cung cấp danh mục các sản phẩm tài chính đa dạng cho khách hàng nhờ sự phát triển của công nghệ, giúp bảo đảm sự cung ứng dịch vụ 24/7 theo cả không gian và thời gian. Ví dụ: Hiện tại các công ty cho vay P2P (kết nối 10 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo trực tiếp người đi vay với người cho vay trên Internet) đã hoạt động khá hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay từ vài tuần ở các ngân hàng xuống chỉ còn vài giờ. Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Qua Fintech, khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng được nâng cao, gia tăng giá trị cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Cũng bởi ưu thế phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin không cần mạng lưới phòng giao dịch như ngân hàng, nên các sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp Fintech cung ứng đã và đang thu hút được số lượng lớn khách hàng; đặc biệt là những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Nhìn chung thì toàn thế giới chào đón làn sóng Fintech bởi nó giúp cho các giao dịch tài chính dễ dàng, minh bạch hơn và có chi phí thấp hơn. 1.1.2 Lý luận về ứng dụng Blockchain 1.1.2.1 Khái niệm liên quan Blockchain Blockchain có thể được định nghĩa là một công nghệ sổ kế toán phân tán có thể ghi lại các giao dịch giữa các bên trong một cách an toàn và lâu dài. Bằng cách “chia sẻ” cơ sở dữ liệu giữa nhiều bên, blockchain co bản loại bỏ việc xác minh các giao dịch tin cậy từ người trung gian (như các giao dịch thông qua ngân hàng) và ghi lại nó. Bằng cách tạo điều kiện cho việc di chuyển từ một điểm tập trung đến một hệ thống phân tán, blockchain giải phóng hiệu quả dữ liệu mà trước đây được giữ trong các kho dữ liệu bảo mật (Kiickelhaus & Chung, 2018). Có một số định nghĩa khác về blockchain như sau: Blockchain về cơ bản là một cơ sở dữ liệu được phân phối của các bản ghi hoặc sổ cái công khai của tất cả các giao dịch hoặc các sự kiện kỹ thuật số đã được thực hiện và chia sẻ giữa các bên tham gia. Mỗi giao dịch trong sổ cái công khai được xác minh bởi sự đồng thuận của đa số những người tham gia trong hệ thống. Ngoài ra, một Trườngkhi đã nhập, thông tin khôngĐại bao gi ờhọccó thể bị xóa Kinh(Crosby& cộng s ựtế, 2015). Huế Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2018), blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo 11 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.[3] 1.1.2.2 Lịch sử của blockchain Blockchain dựa trên nền tảng mật mã học, tức là các thông điệp được mã hóa. Vào những năm 80 của thế kỉ 20, nhiều nghiên cứu được phát triển nhằm ứng dụng mật mã học kết hợp với chuỗi dữ liệu an toàn và sự ra đời của tiền ảo. Năm 1997, Adam Back tạo ra thuật toán Bằng chứng Xử lý để giới hạn email rác quảng cáo. Thuật toán này yêu cầu người gửi e-mail phải chứng minh họ đã giải được một mảnh ghép tính toán trước khi gửi thư. Hoạt động này yêu cầu người thực hiện gửi thư phải huy động nhiều nguồn lực, công suất tính toán khiến cho việc gửi e-mail quảng cáo trở nên đắt đỏ hơn và không dễ gửi tràn lan. Năm 1998, Wei Dai có bài viết tạo ra nền tảng cho đồng tiền kỹ thuật số, bao gồm Bitcoin. Năm 2008, Satoshi Nakamoto viết bài tổng quan về sự hình thành Bitcoin và các khối giao dịch kết nối. Năm 2009, Nakamoto Satoshi sáng tạo ra mạng lưới Bitcoin cùng Blockchain đầu tiên. Blockchain lần đầu được nhắc đến với cụm từ “Blockchain” trong mã nguồn nguyên thủy cho Bitcoin. Blockchain là đặc điểm cốt lõi của Bitcoin, giúp ngăn chặn tình trạng giao dịch lặp chi và hoạt động với vai trò sổ cái công khai phân tán cho tất cả các giao dịch trên mạng lưới Bitcoin.[4] 1.1.2.3 Cách thức hoạt động của Blockchain Sau khi xử lý và công nhận một giao dịch là hợp lệ, người ta sẽ được tập hợp giao dịch này cùng những giao dịch khác bổ sung vào khối mới (block). Khối mới này được thêm vào trên khối trước đó đã có trong chuỗi. Mỗi khối liên kết với các khối trước đó tạo thành chuỗi. Thuật ngữ “Blockchain” Trườngra đời từ hoạt động này. Đại Mỗi khối giao học dịch mới trênKinh Blockchain đư ợtếc mạng Huếlưới kiểm tra và thông báo cho mọi thành viên. Rất khó có thể thay đổi khi một khối giao dịch được thêm vào Blockchain. Số lượng khối đưa vào càng nhiều, càng khó thay đổi cho đến khi không thể thay đổi được nữa. 12 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Ví dụ, khi sử dụng Blockchain để chuyển quản lý quyền sở hữu tài sản, mọi người trong mạng lưới sẽ nhận được thông báo về việc chuyển giao tài sản đó. Đại đa số các thành viên mạng lưới đều công nhận việc chuyển giao tài sản nên hoạt động này được bổ sung vào Blockchain. Nếu chủ sở hữu tài sản cố bán quyền sở hữu tài sản cho hai người khác nhau, mọi thành viên trong mạng lưới sẽ thấy hoạt động chuyển giao này không phù hợp và một trong hai hoạt động chuyển giao sẽ bị mạng lưới từ chối. Công nghệ Blockchain sử dụng mã hóa public key và hàm hash để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư của dữ liệu; sử dụng mỗi một nút trong mạng như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng; và áp dụng nguyên tắc đối với các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (Savjee, 2017), (IBM Think Academy, 2016). [5] Về bản chất nó là các chuỗi khối liên kết với nhau như dạng danh sách liên kết nhưng có thể truy xuất ngược từ khối cuối (hiện tại) đến khối đầu tiên. Nó thực như một cuốn sổ cái phân tán (distributed ledger) mà mỗi giao dịch (gọi là khối) trong sổ bao gồm các thông tin được lưu trữ như sau: Hình 1.1 : Cấu trúc của một blockchain Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 1.2: Chuỗi kết nối các blockchain 13 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Bảng 1.1: Dữ liệu các chuỗi kết nối blockchain 1.1.2.4 Các phiên bản của công nghệ Blockchain Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán: Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một. Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường: Ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng. Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động: Đưa Blockchain vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật. Ở những lĩnh vực này sẽ là lại có nhiều loại như physical, digital hay human in nature. 1.1.2.5 Đặc điểm của công nghệ Blockchain Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu. Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi. Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối. Trường Minh bạch: Ai cĐạiũng có thể theohọc dõi dữ liệu Kinh Blockchain đi từ đtếịa chỉ nàyHuế tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó. Hợp đồng Thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if- this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba. 14 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 1.1.2.6 Lợi ích của công nghệ Blockchain Công nghệ Blockchain mang lại nhiều lợi ích to lớn như sau: Thứ nhất, Blockchain loại bỏ các đơn vị trung gian liên quan đến hoạt động lập hồ sơ và chuyển giao tài sản. Thứ hai, Blockchain giúp cải thiện tính minh bạch so với cách thức ghi chép hồ sơ hiện hành trong nhiều ngành. Thứ ba, các hệ thống xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain có thể hoạt động trên mạng lưới máy tính phi tập trung, từ đó giúp giảm rủi ro bị tấn công trên máy chủ và thất thoát dữ liệu. Thứ tư, các hệ thống xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain gia tăng niềm tin giữa các bên giao dịch nhờ tăng tính minh bạch. Thứ năm, dữ liệu nhập vào Blockchain sẽ không thể sửa đổi được, do đó giúp tránh được tình trạng gian lận bằng cách ngụy tạo giao dịch và lịch sử dữ liệu. Thứ sáu, đa phần mọi giá trị đều có thể được lập hồ sơ dựa trên Blockchain, vì vậy, công nghệ Blockchain có tiềm năng ứng dụng rộng rãi. Thứ bảy, công nghệ Blockchain giúp việc tạo lập các ứng dụng dễ dàng hơn nhờ các nền tảng hiện đại mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng. Thứ tám, việc sổ cái thiết lập trên nền tảng Blockchain cho phép loại bỏ đơn vị trung gian và các lớp xác nhận trong giao dịch. Các giao dịch dù cần nhiều sổ cái riêng biệt đều có thể được thiết lập trên một sổ cái chung, từ đó giảm thiểu chi phí kiểm nhận, xác thực và thẩm tra một giao dịch trên các tổ chức khác nhau. Thứ chín, nhờ khả năng loại bỏ các tổ chức trung gian và thiết lập trên sổ cái phân tán, tốc độ giao dịch trở nên nhanh hơn so với nhiều hệ thống hiện có. 1.1.2.7 Hạn chế của công nghệ Blockchain Bên cạnh những ưu điểm nói trên, công nghệ Blockchain còn tồn tại một số điểm hạn chế sau: TrườngThứ nhất, tài sả n Đạidựa trên nề n họctảng Blockchain, Kinh như tiền mặ t,tế sẽ m ất Huếđi nếu bị đánh cắp. Nhiều phương thức bảo mật trong Blockchain khiến việc đồng thuận vấn đề chung đó trở nên khó khăn hơn và có thể kém an toàn hơn so với những phương thức hiện thời. 15 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Thứ hai, nhiều Blockchain phi tập trung không có tính riêng tư. Số dư tài khoản và các giao dịch đều có thể bị mọi người trên mạng lưới xem xét. Thứ ba, với một mạng Blockchain, những thay đổi phải nhận được sự đồng thuận của một đa số nào đó trong mạng lưới, có thể hơn 50% mạng lưới. Không một tổ chức đơn lẻ nào kiểm soát các thay đổi hoặc định hướng trong Blockchain phi tập trung. Điều này, khiến các tổ chức sử dụng có nguy cơ gặp rủi ro khi giao dịch vì họ không thể kiểm soát được thay đổi nào trong hệ thống. Thứ tư, nhiều máy tính vận hành Blockchain trên toàn cầu được tạo thành các trung tâm khai thác khối lớn trên Blockchain đặt tại các quốc gia nơi mà người dân không an tâm vì vấn đề tội phạm, hệ thống pháp luật và tình trạng thiếu quy định (do tại đây chi phí điện và chi phí máy tính thấp). Nếu những trung tâm dữ liệu này liên kết lại với nhau, chúng có khả năng kiểm soát hơn 50% mạng lưới và chiếm quyền quản lý mạng dưới hay gây ra rủi ro từ tấn công quá bán. Thứ năm, các công nghệ Blockchain là công nghệ mới, chưa được chứng thực và sử dụng chủ yếu trong các loại tiền ảo dẫn tới khó chứng minh hiệu quả cao hơn các hệ thống hiện có. Thứ sáu, hệ thống Blockchain cần lượng điện năng lớn để vận hành. Theo ước tính, cứ 30 phút, mạng Blockchain tiêu thụ lượng điện bằng lượng điện mà các hộ gia đình thông thường tại Hoa Kỳ sử dụng trong trọn một năm. Thứ bảy, cách thức Blockchain hoạt động và lợi ích của hệ thống này rất khó hiểu với nhiều người do đó họ vẫn thích các hệ thống hiện hành hơn. Thứ tám, cần phải xây dựng luật định và phối hợp hệ thống này với hệ thống hiện hành các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain sẽ phải đối mặt với những cùng với việc tốn kém thời gian và chi phí trong việc. Các chính phủ và ngân hàng phản đối thay đổi vì quy mô và chi phí thay thế hệ thống hiện hành lớn. Thứ chín, có nhiều ý kiến xoay quanh khả năng của các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain. Blockchain chỉ là một hình thức dữ liệu mới, không phải là một giải pháp quyền năng như thường bị phóng đại. Trường1.1.3 Lý luận về cácĐại nhân tố ảnh học hưởng khi ứngKinh dụng công nghệ tế vào ngânHuế hàng 1.1.3.1. Bình luận về các mô hình nghiên cứu liên quan Trong bối cảnh các ngân hàng đang nỗ lực đưa công nghệ thông tin vào các sản phẩm – dịch vụ của mình. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nhân tố khác nhau có 16 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo tác động đến quyết định chấp nhận và sử dụng ứng dụng Blockchain vào ngân hàng. Ví dụ, sự hữu dụng, dễ sử dụng, sự tương thích, sự tự chủ, lợi thế tương đối của IB là những nhân tố thúc đẩy hành vi sử dụng dịch vụ này. Ngược lại, các nhân tố như thiếu kiến thức, kinh nghiệm về máy tính, Internet; rủi ro về an ninh và bảo mật cao, chi phí cài đặt ban đầu cao, giao diện để thao tác khó hiểu, phức tạp hay người dùng thiếu các kĩ năng cần thiết là những nhân tố cản trở việc triển khai rộng rãi dịch vụ tài chính với công nghệ mới Blockchain. Để đưa ra được các kết quả trên, có ba mô hình được sử dụng rộng rãi để xem xét và thảo luận về vấn đề chấp nhận công nghệ mới – Blockchain. Đó là “lý thuyết hành động hợp lý” (TRA) được đề xuất bởi Fishbein và Azjen (1975) để giải thích và dự đoán những yếu tố quyết định hành vi của các cá nhân, “lý thuyết hành vi dự tính” (TPB) được phát triển bởi Ajzen (1991) bằng cách thêm vào mô hình TRA một biến mới là nhận thức kiểm soát hành vi và “mô hình chấp nhận công nghệ” (TAM) được Davis (1989) đề xuất để giải quyết lý do tại sao người dùng thông qua hoặc từ chối công nghệ thông tin. Tất cả các lý thuyết, mô hình này đều sẽ được trình bày sau đây và tôi sẽ cố gắng xem xét, xây dựng một khuôn khổ lý thuyết phù hợp cho nghiên cứu này. 1.1.3.1.1 Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý TRA Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action ) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1966 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng. Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phầm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thẻ dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng. TrườngYếu tố chuẩn ch ủĐạiquan có th ểhọcđược đo lư ờKinhng thông qua nh ữtếng ngư Huếời có liên quan đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ); những người này thích hay không thích họ mua. Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc 17 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo mua của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng. Hình 1.3: Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Nguồn: Fishbein and Ajzen, Thoery of Reasoned Action, 1975) 1.1.3.1.2 Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính – TPB Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA. Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó Trườngkhăn khi thực hiện hành Đại vi; điều này họcphụ thuộc vào Kinh sự sẵn có của các tế nguồ n Huếlực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi. 18 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Hình 1.4: Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính – TPB (Nguồn: Ajzen, The Theory of Planned Behaviour) 1.1.3.1.3 Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM Mô hình chấp nhận công nghệ TAM được giới thiệu bởi Davis (1989). Davis đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố: sự cảm nhận dễ sử dụng và sự cảm nhận hữu dụng của công nghệ lên thái độ hướng đến sử dụng công nghệ và theo đó là sử dụng công nghệ thật sự. Legris và cộng sự (2003) mêu tả mục đích chính của TAM là cung cấp nền tảng cho việc xác định các yếu tố tác động của sự thay đổi bên ngoài lên sự tin tưởng, thái độ và ý định nội tại. TAM được hình thành trên thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được mô tả bởi Fishbien & Ajzen (1975) và thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior) được nêu ra bởi Ajzen (1991) Đề xuất của mô hình TAM được chấp nhận rộng rãi của cộng đồng nghiên cứu và đã được kiểm chứng và mở rộng hơn nữa bởi các nhà nghiên cứu khác. Trong thời gian gần đây mô hình TAM với được áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ di động. Để áp dụng mô hình TAM thì cần phải xem xét các thành phần xem xét có phù hợp với đặc điểm công nghệ được xem xét hay không. Mô hình TAM nguyên thủy được đề nghị bởi Davis tập trung vào 2 yếu tố cảm nhận về tính hữu ích (perceived usefulness) và cảm nhận dễ dàng sử dụng (perceived ease of use). Theo Davis thì cảm Trườngnhận về tính hữu ích làĐại mức độ mà mhọcột người tin Kinhvào việc sử dụng tếmột h ệ Huếthống đặc biệt nào đó sẽ làm nâng cao hiệu suất làm việc của mình. Ông ta xác định được 14 phần tử tập trung trong 3 nhóm: hiệu quả công việc, năng suất và tiết kiệm thời gian, tầm quan trọng của hệ thống đến công việc của một người. Yếu tố cảm nhận dễ dàng 19 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo sử dụng được Davis cho là mức độ mà người ta tin rằng việc sử dụng hệ thống không bị phí công sức của họ. Có 3 nhóm yếu tố trong cảm nhận về tính năng dễ sử dụng là: công sức về mặc thể lực, công sức về mặt tinh thần và kỳ vọng về kinh nghiệm bản thân có thể dễ dàng sử dụng hệ thống. Hình 1.5: Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM (Nguồn: Davis, 1989) .1.3.2 Mô hình nghiên cứu và thang đo đề xuất 1.1.3.2.1 Diễn đạt mô hình nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (The Technology Acceptance Model - TAM, có nguồn gốc từ mô hình hành động hợp lý - The Theory of Reasoned Action (TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975)). Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất (Sinh viên tự đề xuất) 20 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 1.1.3.2.2 Phát triển các giả thuyết nghiên cứu Đặc điểm cá nhân: là nhân tố khái quát sơ bộ được lối suy nghĩ cũng như hành động mong muốn tại Việt Nam- một đất nước đang phát triển. Do đó nó cũng ảnh hưởng đến ý định cảm nhận vì điều kiện sinh sống cá nhân. Rủi ro cảm nhận: là nhân tố phản ánh sự lo lắng, suy nghĩ khi sử dụng một công nghệ mới nên cũng cần thiết trong mô hình này. Do đó, rủi ro căn bản của công nghệ Blockchain là khả năng không chắc chắn, còn mới lạ, chưa có sản phẩm cụ thể. Sự tin tưởng: Có thể nói niềm tin là chất xúc tác quan trọng trong mọi giao dịch, niềm tin là một trong những phương pháp hiệu quả làm giảm sự không chắc chắn. Đặc biệt đối với hàng hóa dịch vụ, khi mà khách hàng phải mua nó trước khi sử dụng. Các vấn đề về niềm tin trở nên quan trọng hơn trong môi trường công nghệ do những rủi ro cố hữu và không có các bằng chứng của giao dịch. Sự tự chủ: Sự tự chủ được định nghĩa là khả năng hoàn thành công việc của một người với kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân người đó (Bandura [1977]). Nghiên cứu của Davis [1989] và Mathieson [1991] đã khẳng định giữa nhân tố sự tự chủ và nhận thức dễ sử dụng có mối quan hệ với nhau. Cụ thể hơn đó là sự tự chủ có ảnh hưởng đến nhận thức dễ sử dụng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi mà người dùng luôn tự tin về khả năng thao tác, sử dụng máy tính để tiến hành các giao dịch thì đồng nghĩa họ nhận thức rằng hệ thống giao dịch là dễ sử dụng. Lợi ích cảm nhận: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích cảm nhận hay tên gọi khác là nhận thức hữu ích là nhân tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng công nghệ (Davis & cs [1989]; Liao & Cheung [2002]; Chan & Lu [2004]). Sự hữu ích là những tiện ích vượt trội mà dịch vụ này mang lại cho khách hàng. Đây là nhân tố được rút ra từ mô hình TAM nguyên thủy. Sự dễ sử dụng cảm nhận: nhận thức dễ sử dụng liên quan đến nỗ lực của khách Trườnghàng khi thực hiện hành Đại vi. Khái ni ệmhọc này bao g ồmKinh việc dễ dàng tìm tế hiểu c ũngHuế như dễ dàng sử dụng. Nhận thức dễ sử dụng đối với công nghệ mới sẽ có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của người sử dụng về độ tin cậy trong giao dịch, trao đổi, tương tác. 21 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Tác động xã hội: Nhân tố này được rút trích từ mô hình TRA do Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975 cho thấy một người thường hành động dựa trên nhận thức của họ về những gì mà những người quan trọng với họ nghĩ rằng họ nên làm. Điều này ngụ ý rằng mối quan hệ xung quanh là những nhóm có khả năng ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng của khách hàng. Thái độ: Theo mô hình TAM, thái độ là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng dịch vụ. Do đó, đây là nhân tố cuối cùng được đưa vào nghiên cứu với giả thuyết: Do đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau: H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố đặc điểm cá nhân (DDCN) và lợi ích cảm nhận (LICN). H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố rủi ro cá nhân (RRCN) và lợi ích cảm nhận (LICN). H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố sự tin tưởng (STT) và sự dễ sử dụng cảm nhận (SSD). H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố sự tự chủ (STC) và sự dễ sử dụng cảm nhận (SSD). H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố sự dễ sử dụng cảm nhận (SSD) và Thái độ (STD). H6: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố lợi ích cảm nhận (LICN) và Thái độ (STD). H7: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm nhân tố Thái độ (STD) và Ý định (YD). H8: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhóm tác động xã hội (TDXH) và Ý định (YD). Trường Đại học Kinh tế Huế 22 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 1.1.3.2.3 Tổng hợp thang đo nghiên cứu sơ bộ Nhân tố Thang đo nghiên cứu Bạn thường cập nhật tin tức công nghệ mới Bạn sử dụng dịch vụ ngân hàng như internet banking, ví điện tử Đặc điểm momo, app ứng dụng mua hàng như shopee, cá nhân Bạn thích chuyển tiền hay thanh toán, qua thẻ hơn tiền mặt. Bạn đánh giá mức thu nhập của bạn ở mức trung bình. Bạn là người muốn trải nghiệm và sử dụng công nghệ mới. Chưa cảm nhận rõ được blockchain đóng vai trò gì trong ngân hàng. Ứng dụng Blockchain làm mất nhiều thời gian để tìm hiểu và sử Rủi ro cảm nhận dụng Khái niệm Blockchain còn mơ hồ nên không tin tưởng để sử dụng Ứng dụng Blockchain còn khá sơ sài, chưa hoàn thiện. Blockchain tương thích với phong cách sống của tôi Blockchain phù hợp với cách quản lý tài chính của tôi Sự tin tưởng Tôi cảm thấy an toàn khi cung cấp thông tin cá nhân có Blockchain. Đảm bảo bí mật các giao dịch và thông tin giao dịch Tôi có thể sử dụng ứng dụng Blockchain này nếu như đã được hướng dẫn. Tôi có thể sử dụng Blockchain này mà không cần sự giúp đỡ của Sự tự chủ người khác Tôi sẽ hoàn thành bất cứ giao dịch nào qua ứng dụng Blockchain nếu có đủ thời gian thực hiện. TrườngTôi tĐạiự có thể ra quyhọcết định sử dụKinhng Blockchain tế Huế Blockchain giúp giao dịch nhanh chóng và bảo mật hơn. Lợi ích cảm Blockchain giúp tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch. nhận Blockchain tạo cảm giác dễ dàng khi thực hiện giao dịch 23 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Blockchain giúp tôi kiểm soát tài chính hiệu quả hơn. Thật dễ dàng để sử dụng ứng dụng Blockchain này nếu có video hoặc hướng dẫn cụ thể. Tôi cảm thấy tự hào khi tiếp cận và sử dụng công nghệ mới - ứng Sự dễ sử dụng dụng Blockchain. cảm nhận Tôi có thể hoàn thành bất cứ giao dịch nào qua ứng dụng Blockchain nếu có đủ thời gian thực hiện và hướng dẫn cụ thể. Tôi cảm thấy vui khi dùng công nghệ Blockchain giúp tiết kiệm thời gian của mình. Gia đình, bạn bè có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Blockchain của tôi. Tôi sẽ sử dụng Blockchain nếu nhiều người xung quanh sử dụng. Tác động xã hội Tôi sẽ sử dụng Blockchain nếu mọi người nghĩ tôi nên sử dụng nó. Công ty, tổ chức, doanh nghiệp của tôi ảnh hướng đến việc sử dụng Blockchain của tôi. Tôi thấy sử dụng Blockchain trong ngân hàng là một ý kiến hay. Tôi mong muốn được sử dụng dịch vụ ứng dụng Blockchain. Thái độ Tôi cảm thấy việc sử dụng ứng dụng Blockchain này rất thú vị. Tôi thấy ngân hàng nên tăng cường sử dung công nghệ mới để bắt kịp và hòa nhập với quốc tế. Tôi sẽ tìm hiểu và sử dụng công nghệ Blockchain hơn trong cuộc sống. Ý định Tôi sẽ giới thiệu bạn bè, người thân cùng sử dụng Tôi sẽ sử dụng Blockchain thay vì đến ngân hàng giao dịch. Trường Đại học Kinh tế Huế 24 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Bình luận các nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước Tên Tác giả Nội dung A Comprehensive Stefan K. Blockchain có một số tính năng nhất định được Literature Review Johasan áp dụng tốt trong ngành tài chính On The Blockchain Đổi mới, Phân cấp và Đổi mới Kỹ thuật số là As A Technological một trong những khái niệm phổ biến nhất được Enabler For tìm thấy trong tài liệu. Innovation Blockchain Dr. Eric G. Hệ thống các lợi ích mà blockchain mang lại Technology and the Krause, trong nhiều lĩnh vực như giao dịch thanh toán, Financial Services Denny tài chính thương mại, tự động hóa các hợp Market Nack, Dr. đồng, Vivek K. Bên cạnh có vẫn còn những thách thức cho Velamuri, những doanh nghiệp muốn ứng dụng Moritz Blockchain. Schmidt Applications of Tejal Shah, Các ứng dụng của blockchain trong lĩnh vực Blockchain Shailak ngân hàng. Technology in Jani Banking & Finance Nghiên cứu, ứng ThS.Đoàn Luận văn nghiên cứu về công nghệ blockchain dụng công nghệ Ngọc Sơn và triển khai xây dựng đồng tiền số TYM, xây Blockchain trong dựng ứng dụng mua bán sách điện tử sử dụng thanh toán di động đồng tiền số TYM. Công nghệ ThS.Giang Bài báo này là để làm rõ Blockchain là gì, phân TrườngBlockchain và lĩnh ThĐạiị Thu tíchhọc hoạt động Kinh của nó, thảo luậ n tếvề mộ t sHuếố vực ngân hàng Huyền trường hợp sử dụng trong ngành ngân hàng, những thách thức của nó, cũng như đưa ra kết luận. 25 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Nhận xét: A Comprehensive Literature Review On The Blockchain As A Technological Enabler For Innovation (2017) - là tài liệu tổng hợp tri thức nhằm tham khảo nghiên cứu về công nghệ Blockchain trong ngân hàng. Ưu điểm của bài nghiên cứu này là tài liệu cung cấp toàn diện và chi tiết về tình trạng công nghê, các cấp bậc đổi mới, các cung cấp các yếu tố cần thiết để thành công trong việc đổi mới sáng tạo công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, lĩnh vực nghiên cứu này còn quá rộng để ứng dụng vào ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Đông Á nói riêng. Applications of Blockchain Technology in Banking & Finance (2018) nghiên cứu về công nghệ Blockchain trong ngân hàng. Bài tiểu luận phân tích chi tiết khái niệm Blockchain, lợi ích và cách thức hoạt động của Blockchain. Ngoài ra, nghiên cứu còn tổng hợp và phân tích các trưởng hợp ứng dụng công nghệ Blockchain ở Ấn Độ một cách chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, đây chỉ là tài liệu để tham khảo vì Việt Nam là một nước đang phát triển ở Châu Á có những điều kiện và đời sống, phong tập, tập quán cũng như cách thức thực hiện nghiệp vụ, quy trình trong ngân hàng khác với Ấn Độ. Do đó, việc rập khuôn nghiên cứu này là không khả thi. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain trong thanh toán di động (2017), đây là bài luận văn thạc sĩ Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ Hà Nội. Do đó, bài nghiên cứu nghiêng về phân tích phần công nghệ tức là về lý thuyết toán học cơ bản, các kỹ thuật chính liên quan tới công nghệ Blockchain ngôn ngữ lập trình, quy trình,cách thức tạo ra một sản phẩm Blockchain có ứng dụng thực triễn vào thanh toán di động. Ưu điểm của bài luận văn là xây dựng một sản phẩm công nghệ Blockchain và ứng dụng nó vào thực tiễn thanh toán di động. Tuy nhiên, bài nghiên chỉ ứng dụng vào mảng nhỏ của một ngành tài chính đó là mảng thanh toán, ngoài ra công nghệ mới này vẫn còn có thể ứng dụng được nhiều hơn trong ngân hàng. Công nghệ Blockchain và lĩnh vực ngân hàng (2018) - là một bài viết trong Tạp Trườngchí khoa học và đào t ạoĐại ngân hàng củahọc Học viện NgânKinh hàng. Ưu đi ểmtế của bàiHuế báo này là phân tích các vấn đề trong ngân hàng được Blockchain giải quyết, và cung cấp thông tin về lợi ích và thách thức khi muốn ứng dụng Blockchain trong ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết còn chưa đi sâu vào phân tích khả năng ứng dụng và 26 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo triển khai tại ngân hàng. Từ những bài nghiên cứu trên, có thể thấy được khoảng trống chưa được nghiên cứu là khả năng ứng dụng, những nhân tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng khi ứng dụng một công nghệ mới – Công nghệ Blockchain vào ngân hàng. Do có cơ hội được thực tập tại ngân hàng TMCP Đông Á nên mình quyết định làm bài nghiên cứu về phân tích khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 1.2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain tại các ngân hàng trên thế giới Bất chấp sự phức tạp, ngành ngân hàng vẫn bị ám ảnh bởi hệ thống chậm chạp có thể mất hàng giờ hoặc vài ngày để xác nhận các giao dịch cơ bản như bán cổ phiếu hoặc chuyển tiền. Tuy nhiên, việc Barclays tiến hành một giao dịch đột phá (liên quan đến xuất khẩu bơ) bằng việc sử dụng ứng dụng công nghệ Blockchain vào năm 2016 cho thấy điều này đang dần thay đổi. Trong tương lai gần, sự gia tăng tốc độ dịch vụ ngân hàng sẽ đi liền với sự gia tăng số lượng nhà môi giới và phòng thanh toán bù trừ đóng cửa. Các ngân hàng lớn thậm chí đang dự kiến sử dụng ứng dụng Blockchain để làm lại hệ thống SWIFT - được sử dụng trong cách giao dịch liên ngân hàng toàn cầu. Không lâu sau, những tiên đoán đều trở thành sự thực, các tổ chức tài chính thế giới và nhiều ngân hàng đồng loạt nghiên cứu ứng dụng Blockchain vào các hoạt động nghiệp vụ của mình. Ứng dụng Blockchain vào tài chính được xem như là một cách để cắt giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng, cũng như tạo ra hệ thống giao dịch an toàn hơn các định chế xưa cũ. 3 ngân hàng lớn của Nhật Bản gồm Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Banking và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ đã công bố việc áp dụng công nghệ blockchain trong dự án chuyển tiền ngang hàng. Đây là một phần trong những nỗ lực cung cấp dịch vụ tài chính an toàn, bảo mật cao với chi phí thấp - một lĩnh vực mà các ngân hàng lớn đang bị bỏ xa bởi các đối thủ nhỏ hơn bởi lâu nay, các ngân hàng này thường bị người Trườngtiêu dùng phàn nàn vì phíĐại dịch vụ chuyển học tiền cao. Kinh tế Huế Tại Châu Á, OCBC Bank là ngân hàng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ blockchain trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế, làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm cho khách hàng. 27 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) đang thử nghiệm dùng Blockchain cho các khoản thanh toán giữa các chi nhánh ở Mỹ và Canada. CNBC đưa tin Hãng IBM đang xây dựng công nghệ Blockchain dành riêng cho 07 ngân hàng lớn nhất châu Âu (gồm Deutsche Bank, HSBC, KBC, Natixis, Rabobank, Societe Generale và Unicredit) để tăng hiệu quả giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng Wells Fargo và Commonwealth Bank of Australia cũng từng dùng Blockchain để xử lý và thực hiện các chuyến xuất khẩu cotton từ Mỹ sang Trung Quốc Tại thời điểm này, nhiều tổ chức tài chính đang có cuộc chiến tranh giành nhau nhằm hình thành các liên minh mới để thương mại hóa công nghệ blockchain. Đáng kể nhất chính là liên minh R3 của 3 ngân hàng lớn nhất của nước Úc bao gồm Westpac, Commonwealth, NAB cùng với 40 ngân hàng và hàng loạt tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới. 1.2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain tại các ngân hàng trong nước Từ đầu tháng 11/2019, giao dịch chuyển tiền quốc tế qua TPBank sẽ nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn rất nhiều so với trước đây, nhờ việc TPBank đã ứng dụng thành công công nghệ blockchain thông qua RippleNet, một nền tảng được phát triển bởi SBI Ripple Asia, liên doanh giữa Ripple Labs, Inc (USA) và SBI Holdings. RippleNet là nền tảng hỗ trợ giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng hơn thông qua việc sử dụng Công nghệ Sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology) dựa trên nền tảng Blockchain và API hiện đại. Bằng việc tham gia RippleNet, các thông tin, trạng thái của từng giao dịch được cập nhật ngay lập tức đến tất cả các bên, đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch, các lệnh chuyển tiền được thực hiện ngay, không gặp lỗi và với chi phí thấp. Tham gia vào RippleNet, các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về TPBank sẽ nhanh chóng hơn, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn, minh bạch, dòng tiền vẫn được chuyển hợp pháp qua các ngân hàng nước ngoài về Việt Nam, được kiểm soát chặt Trườngchẽ, đảm bảo tuân thủ Đạicác quy định học về quản lý ngoạiKinh hối cũng nh ưtế các quy Huế định về phòng chống rửa tiền. 28 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Hình 1.7: Mô hình giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng bằng Blockchain (Nguồn: Internet) Đây là hình ảnh của NAPAS đã phối hợp cùng ba ngân hàng VietinBank, VIB và TPBank, thực hiện thử nghiệm thành công giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng bằng blockchain vào tháng 7/2018. Trong giao dịch này, mỗi ngân hàng đóng vai trò như một nút mạng (node), kết nối vào một hạ tầng điện toán đám mây dùng riêng cùng NAPAS. Khi áp dụng blockchain, cơ quan quản lý vẫn có thể theo dõi hệ thống, quản trị rủi ro và kiểm soát hệ thống như bình thường. Đại diện của NAPAS cũng cho biết, ứng dụng blockchain giúp tăng cường tính tường minh. Giao dịch giữa người mua và người bán được ghi nhận trong sổ cái mở và có thể truy vết bất cứ lúc nào. Bằng chứng giao dịch điện tử có thể được sử dụng để thay thế các chứng từ nộp tiền hiện nay đang sử dụng trong các dịch vụ công. Bên cạnh đó, ứng dụng blockchain còn giúp giảm chi phí, giảm rủi ro giao dịch: Chi phí xử lý giao dịch giảm do các quy trình thanh toán được đơn giản hóa tối đa. Các giao dịch có độ bảo mật cao, giảm thiểu rủi ro và gian lận. Việc giảm phí đến mức thấp nhất cho phép mở rộng dịch vụ tài chính đến nhiều Trườngđối tượng khách hàng vàĐạiđơn vị kinh học doanh nhỏ lẻKinh hơn, hướng tới mụctế tiêu Huế tài chính toàn diện. 29 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á - CHI NHÁNH HUẾ 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đông Á được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1992 với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) đã trải qua 27 năm hình thành và phát triển, với bề dày lịch sử được gây dựng bởi vạn trái tim nhưng luôn cùng một niềm tin. Từ một ngân hàng có quy mô nhỏ với 56 cán bộ nhân viên, 3 phòng ban nghiệp vụ trong những ngày đầu tiên, đến nay đội ngũ cán bộ nhân viên của DongA Bank đã đạt đến con số 3.600 người với mạng lưới 56 chi nhánh, 156 phòng giao dịch rộng khắp 44 tỉnh thành trên cả nước. Các kênh giao dịch của ngân hàng: - Ngân hàng Đông Á truyền thống (hệ thống 223 điểm giao dịch trên 55 tỉnh thành) - Ngân hàng Đông Á Tự động (hệ thống hơn 1.016 máy ATM với 250 máy ATM Thế hệ mới “Gửi & Rút tiền báo có tức thì”) - Ngân Hàng Đông Á Điện Tử (DongA eBanking với 4 phương thức giao dịch là SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking và Internet Banking) Công ty thành viên - Công ty Kiều hối Đông Á (DongA Money Transfer) - Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities) Trong suốt gần 3 thập niên hoạt động, nhiều thế hệ DongA Bank đã sống, làm việc và cống hiến cả tuổi thanh xuân để ngân hàng có thể phát triển một cách trọn vẹn. Với thế hệ trẻ, DongA Bank là môi trường làm việc lý tưởng để các bạn trẻ phát triển kỹ năng, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. TrườngNgày 29/7/2009, Đại DongA Bank học chính thức khánhKinh thành tòa nhàtế trụ sHuếở mới và nâng cấp Phòng giao dịch Huế thành Chi nhánh Thành phố Huế tại số 26 Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế. Tiền thân là Công ty Kiều hối Đông Á – Chi nhánh Huế thành lập ngày 24/06/2002 và năm 2006 chuyển sang thành DongA Bank - 30 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Phòng Giao dịch Huế. Sự ra đời của DongA Bank - Chi nhánh Thành phố Huế là bước ngoặt lớn cho sự đầu tư và kỳ vọng phát triển lâu dài của DongA Bank tại khu vực miền Trung, đặc biệt là tại Huế. DongA Bank – Chi nhánh Thành phố Huế đi vào hoạt động với 1 phòng giao dịch trực thuộc và 1 Trung tâm giao dịch ngay trong trụ sở Chi nhánh, đáp ứng đầy đủ những sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giải quyết mọi nhu cầu về vốn cho các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh như: huy động tiết kiệm nhiều loại tiền và nhiều kỳ hạn, mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các hình thức thanh toán qua ngân hàng, cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh, thu chi hộ và các dich vụ khác qua ngân quỹ, phát hành thẻ Đa năng Đông Á, dịch vụ ATM, Ngân hàng Điện tử; cho vay sản xuất kinh doanh; thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đông Á- CN Huế Địa chỉ: 26 Lý Thường Kiệt- Thành phố Huế- Tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 054.3935.777 2.1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi Tầm nhìn: Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam – Vươn ra quốc tế, được khách hàng mến yêu, tín nhiệm và giới thiệu. Sứ mệnh: Bằng trách nhiệm, niềm đam mê và trí tuệ, cùng nhau kiến tạo nên những điều kiện hợp tác hấp dẫn khách hàng, đối tác, cổ đông, cộng sự và cộng đồng. Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của DongA Bank chính là Niềm tin – Trách nhiệm – Đoàn kết – Nhân văn – Tuân thủ - Nghiêm chính – Đồng hành – Sáng tạo. 2.1.1.3 Chức năng nhiệm vụ Với các hoạt động nhận tiền gửi để sử dụng vào hoạt động cho vay, các hoạt động giao dịch chứng khoán và các dịch vụ khác, ngân hàng TMCP Đông Á đã thể hiện vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Với các chức năng huy động vốn, cho vay, chức năng tạo tiền, tạo điều kiện cho Trườnghoạt động ngoại thương, Đại dịch vụ u ỷhọcthác, cơ ch ế thanhKinh toán, NH TMCPtế Đông Huế Á giữ vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế: - Thứ nhất, là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. - Thứ hai, là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường 31 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo - Thứ ba, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế - Thứ tư, là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 2.1.1.4 Các lĩnh vực hoạt động - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tuỳ theo các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ gửi bằng tiền. - Kinh doanh ngoại tệ, cho vay tiêu dùng trả góp: thấu chi, mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà, mua ô tô, du học, - Uỷ thác vốn đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác - Cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển nhượng giữa các khách hàng - Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về đầu tư, về quản lí nợ và khai thác tài sản - Cung cấp các sản phẩm thẻ Đông Á, thẻ thanh toán, dịch vụ ATM, NH điện tử, dịch vụ chuyển tiền, bão lãnh và nhiều dịch vụ khác liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng. 2.1.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, trong đó 1 phó giám đốc điều hành ở chi nhánh, 1 phó giám đốc điều hành ở phòng giao dịch. - Giám đốc: Trực tiếp phụ trách phát triển kinh doanh của phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng doanh nghiệp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động vận hành tại chi nhánh được thông suốt và đảm bảo theo đúng chuẩn mực chất lượng dịch vụ của DAB. Phó giám đốc quản lý thông qua quản lý trực tiếp các trưởng phòng của các phòng như: phòng quản lý tín dụng, phòng dịch vụ khách hàng, phòng ngân quỹ, phòng quản trị tổng hợp.  Phòng Phát triển kinh doanh Trường- Phó phòng phát Đại triển kinh doanhhọc trực ti ếpKinh quản lý hoạt độ ngtế của phòngHuế Phát triển kinh doanh theo sự giám sát của trưởng phòng - Phát triển kinh doanh thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng 32 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo - Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác bán hàng hiệu quả  Phòng quản lý tín dụng - Kiểm soát các giao dịch giải ngân, giải chấp và tất khoản vay tại chi nhánh. Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng đang lưu hành, đã hoàn tất và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu. - Thông báo nhắc nợ nội bộ cho các phòng ban có liên quan; theo dõi và báo cáo Ban lãnh đạo cùng các bộ phận liên quan về tình hình thu vốn, lãi và diễn biến của từng món vay để xử lý - Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện, báo cáo tình hình tăng trưởng dư nợ.  Phòng dịch vụ khách hàng Bao gồm bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận kế toán - Bộ phận dịch vụ khách hàng : trực tiếp tiếp nhận, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ theo chuẩn mực chất lượng dịch vụ của DAB. Tiếp nhận và thực hiện các đề nghị thực hiện của khách hàng trong phạm vi công việc được phân công. Phối hợp với các bộ phận khác trong phòng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của phòng. - Bộ phận kế toán: Quản lí các hoạt động kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, chính xác, kịp thời và hiệu quả.  Phòng ngân quỹ - Trưởng phòng ngân quỹ có nhiệm vụ kiểm soát các giao dịch thực hiện theo đúng thủ tục kiểm soát và các quy trình nghiệp vụ. - Xây dựng mục tiêu chung của phòng trên cơ sở mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, hiệu quả và an toàn vận hành - Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giao dịch và điều phối công việc của nhân viên trong phòng.  Phòng quản trị tổng hợp Trường- Thực hiện qu ảnĐại lý hạ tầng cơhọc sở vật chấ t, Kinhtài sản cố định và tếcông cụHuếlao động tại chi nhánh, thực hiện công tác đối nội, đối ngoại khi cần thiết. - Tổ chức và quản lý công tác hành chính liên quan đến nhân sự và phối hợp với các phòng và Hội sở để góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh với chất lượng 33 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo dịch vụ tốt nhất đồng thời quản lý, ngăn ngừa, xử lý rủi ro phát sinh. - Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên; thực hiện các chương trình Đảng, Đoàn thể tại đơn vị. Cơ cấu tổ chức TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ KHU VỰC GĐ CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC TP. PKTD TP. TP. TP. TP. QLTD DVKD NGÂN QTTH PGĐ QUỸ PP. PTKD PP. DVKH QLTD PTKD BP. KHDN BP. DVKH DVKH BP. KHCN BP. THẨM BP. KẾ TTKQ ĐỊNH TOÁN NỘI BỘ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHTM Cổ phần Đông Á - CN Huế (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank- CN Huế) 2.1.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á– chi nhánh Huế TrườngTrong 3 năm vừ a Đạiqua, chi nhánh học đã đạt đượ c Kinhnhững kết quả đáng tế khích Huếlệ: Về doanh thu: Tổng doanh thu của chi nhánh năm 2017 đạt 70,250 triệu đồng, tăng 3,016 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 4.49%. Sang năm 2018, doanh thu của chi 34 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo nhánh có sự giảm xuống so với năm 2017, cụ thể giảm 2,361 triệu đồng, tương ứng giảm 3.36%. Có thể thấy rằng, doanh thu qua các năm của chi nhánh có xu hướng giảm xuống, đồng thời tốc độ năm này giảm mạnh hơn so với năm trước. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu nhập của chi nhánh là thu lãi cho vay. Năm 2016, thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng 97.21% tổng thu nhập, năm 2017 tỷ trọng có xu hướng giảm xuống là 96.95%. Đến năm 2018 tỷ trọng thu lãi cho vay có giảm hơn năm 2017 nhưng mức giảm không đáng kể, tỷ trọng của nó vẫn chiếm đến 96.86% tổng thu nhập. Do chịu tác động của lãi suất cho vay đi xuống, tuy nhiên NHTMCP Đông Á chi nhánh Huế cần tiếp tục tiến hành mở rộng hoạt động tín dụng ra nhiều đối tượng và địa bàn toàn tỉnh. Thu nhập từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cũng đem lại cho ngân hàng một khoản không nhỏ, đặc biệt năm 2017 thu nhập tăng gần 13.70% so với năm 2015. Đến năm 2018 thì giá trị thu nhập vẫn giữ ở mức cũ là 2,125 triệu đồng so với năm 2017. Điều này cho thấy ngân hàng cần nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng cơ sở công nghệ đến các đối tượng khách hàng. Chi phí: Chi phí năm 2017 tăng lên 6,460 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 15.44%, sang năm 2018 chi phí có sự giảm xuống mạnh cụ thể là giảm 523 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 1.08%. Ngân hàng cần mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh huy động vốn làm tăng các hoạt động chi trả lương, đầu tư thêm trang thiết bị cơ sở vật chất và các chi phí khác cũng là một phần lý do làm tăng chi phí hoạt động. Lợi nhuận: Tổng lợi nhuận của chi nhánh luôn có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2017 lợi nhuận giảm 3,444 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 13.57%. Năm 2018 lợi nhuận lại tiếp tục giảm 2,884 triệu đồng, tương ứng giảm 13.14% so với năm 2017. Lý do giảm là vì phải chịu tác động xấu của suy thoái kinh tế, sự cạnh tranh Trườngngày một gay gắt củ a Đạicác ngân hàng học trên địa bàn Kinh và đặc biệt lãi sutếất đi xuHuếống ảnh hưởng đến thu nhập từ lãi và do chi phí bỏ ra cao cho hoạt động mở rộng quy mô. 35 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Bảng 2.1: Bảng tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % Thu nhập 67,234 100 70,250 100 67,889 100 3,016 4.486 -2,361 -3.361 Thu lãi cho vay 65,359 97 68,110 97 65,754 97 2,751 4.209 -2,356 -3.459 Thu lãi tiền gửi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Thu nhập từ DVTT &NQ 1,869 3 2,125 3 2,125 3.1 256 13.697 0 0 Thu từ hoạt động khác 6 0 15 0 10 0 9 150 -5 -33.330 Chi phí 41,849 100 48,309 100 48,832 100 6,460 15.436 523 1.083 Chi trả lãi tiền gửi 25,155 60 27,255 56 27,245 56 2,100 8.348 -10 -0.037 Chi Lãi phát hành giấy tờ có giá 1,393 3 1,495 3 1,655 3.4 102 7.322 160 10.702 Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 297 0.7 336 0.7 345 0.7 39 13.131 9 2.679 Chi hoạt động khác 15,004 36 19,223 40 19,587 40 4,219 28.119 364 1.894 Lợi nhuận 25,385 100 21,941 100 19,057 100 -3,444 -13.57 -2,884 -13.14 (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank- CN Huế) 36 SVTH : Nguyễn Thị PhươngTrường Trinh Đại học Kinh tế Huế
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 2.1.1.7 Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Đông Á– chi nhánh Huế Bảng 2.2: Bảng cơ cấu lao động của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 LĐ % LĐ % LĐ % +/- % +/- % Tổng số lao động 60 100 64 100 48 100 4 6.67 -16 -25 Phân bổ theo giới tính Nam 23 38.33 25 39.063 13 27.083 2 8.7 -12 -48 Nữ 37 61.67 40 62.5 35 72.917 3 8.108 -5 -12.5 Phân theo trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng 54 90 59 92.18 45 93.75 5 9.26 -14 -23.73 Trung cấp, sơ cấp 5 8.33 5 7.813 3 6.25 0 0 -2 -40 Lao động phổ thông 1 1.67 1 1.563 0 0 0 0 -1 -100 Theo tính chất công việc Trực tiếp 55 91.67 57 89.063 42 87.5 2 3.63 -15 -26.316 Gián tiếp 5 8.33 8 12.5 6 12.5 3 60 -2 -25 (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank- CN Huế) Dựa vào những số liệu đã thu thập được ở bảng 2.2 ta thấy tình hình sử dụng lao động của ngân hàng có sự biến động qua từng năm. Tổng số lao động của năm 2018 giảm hơn so với tổng số lao động của năm 2017 và 2016. So với năm 2017, tổng số lao động năm 2018 giảm 16 lao động trong đó, số nữ lao động tuy giảm so với năm 2017 là 5 lao động nhưng tỷ lệ lao động nữ chiếm 72.9% trong tổng số lao động. Từ số liệu năm 2018 cho thấy ngân hàng đã tận dụng tối đa số lượng lao động, vận dụng nhiều hơn vào công nghệ để giảm thiểu số lao động dư thừa, tăng hiệu quả lao động và giảm chi phí cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng tuyển dụng nhiều lao động nữ hơn cho ngành dịch vụ để tạo những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. TrườngNgoài ra, bảng cĐạiơ cấu lao đ ộnghọc của ngân Kinh hàng cho thấy ngân tế hàng HuếĐông Á không chỉ phân loại lao động theo giới tính mà còn phân loại theo trình độ chuyên môn và theo tính chất công việc.Dù phân loại lao động theo tính chất nào thì ngân hàng Đông Á cũng đã cho thấy tính hiệu quả trong việc phân bổ công việc theo từng mức 37 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo độ, khía cạnh từ đó giúp lao động phát huy được hết khả năng của mình, tăng hiệu quả công việc và giảm chi phí cho ngân hàng. Theo trình độ học vấn, qua số liệu ta thấy số lao động có trình độ Đại học, cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 93,75% năm 2018. Số lao động trung cấp, so cấp; Lao động phổ thông chiếm tỷ trọng rất thấp trong ngân hàng và hầu như là không có. Điều này cho thấy ngân hàng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chiến lược phát triển, xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn. Theo tính chất công việc, qua số liệu ta thấy gần như toàn bộ nhân viên của chi nhánh là lao động trực tiếp, cụ thể năm 2018 số lao động trực tiếp chiếm 87.trong tổng số. 2.1.1.8 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á– chi nhánh Huế Căn cứ vào số liệu trong bảng cho thấy sự tăng trưởng trong lượng tài sản, trong đó “cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân” của năm 2018 có sự tăng so với năm 2017, tăng 14,238 triệu đồng ứng với 2.35%. Điều này cho thấy sự hiệu quả của phòng tín dụng trong hoạt động cho vay. Ngoài ra, nhận thấy tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn.Với năm 2018, tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân chiếm 90.9% trong tổng nguồn vốn, giảm 13,955 triệu đồng so với năm 2017. Điều đó cho thấy,ngân hàng Đông Á đẩy mạnh việc thu hút tiền gửi từ tổ chức kinh tế, cá nhân tuy nhiên do lãi suất tiền gửi giảm và sự cạnh tranh trong ngành tăng cao nên làm giảm tiêu chí này. Trường Đại học Kinh tế Huế 38 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Bảng 2.3: Bảng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % I-Tài sản 590,708 100 767,920 100 751,867 100 177,212 29.999 -16,053 -2.090 1.Tiền mặt tại quỹ 10,574 1.790 16,125 2.099 14,715 1.957 5,551 52.497 -1,410 -8.744 2.Tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng 8,506 1.440 14,898 1.94 14,898 1.982 6,392 75.147 0 0 3.Cho vay tổ chứ kinh tế và cá nhân 459,630 77.810 605,889 78.9 620,127 82.478 146,259 31.821 14,238 2.350 4.Tài sản cố đinh 14,531 2.460 13,823 1.800 12,950 1.722 -708 -4.872 -873 -6.316 5.Tài sản khác 97,467 16.500 117,185 15.26 89,177 11.861 19,718 20.230 -28,008 -23.901 II-Nguồn vốn 590,708 100 767,920 100 751,867 100 177,212 29.999 -16,053 -2.090 1.Tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân 525,931 89.034 697,118 90.78 683,163 90.862 171,187 32.549 -13,955 -2.002 2.Phát hành giấy tờ có giá 15,217 2.576 15,358 1.999 15,358 2.043 141 0.927 0 0 3.Vốn và các quỹ 14,118 2.390 20,811 2.71 19,750 2.627 6,693 47.408 -1,061 -5.098 4.Tài sản nợ khác 35,442 5.999 34,633 4.51 33,596 4.468 -809 -2.283 -1,037 -2.994 (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank- CN Huế) 39 SVTH : Nguyễn Thị PhươngTrường Trinh Đại học Kinh tế Huế
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 2.1.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ tại Ngân hàng TMCP Đông Á– chi nhánh Huế - Ngân hàng Đông Á Tự động (hệ thống hơn 1.016 máy ATM với 250 máy ATM Thế hệ mới “Gửi & Rút tiền báo có tức thì”) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Máy ATM 16 18 18 Máy POS 6 10 11 (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank- CN Huế) Qua bảng, số lượng máy ATM và cả máy POS đang ở mức hạn chế, số lượng chưa nhiều. Nguyên do là để lắp đặt được 1 máy ATM thì tốn khoảng 800 triệu đồng, sau đó ngân hàng còn tốn mất vài chục triệu đồng/tháng để bão dưỡng và duy trì. Bên cạnh đó, số lượng POS cũng tăng lên đáng kể. Hiện nay máy POS cũng được sử dụng nhiều nơi như: Siêu thị, nhà hàng, cửa hàng Nên chi nhánh đã lắp đặt máy ở các địa điểm đó. Từ bảng trên, có thể thấy được ngân hàng đã có đầu tư vào công nghệ để phục vụ tốt nhất có thể cho khách hàng. Ngân Hàng Đông Á Điện Tử (DongA eBanking với 4 phương thức giao dịch là SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking và Internet Banking). Internet Banking: Giao dịch qua trang SMS Banking: Giao dịch qua tin nhắn và gửi đến tổng đài DongA Bank (1900545464 hoặc 8149) Mobile Banking: Giao dịch qua ứng dụng DongA Mobile Banking được cài đặt vào điện thoại di động. Phone Banking: Giao dịch qua tổng đài 1900545464 Trường Đại học Kinh tế Huế 40 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Bảng 2.4: Bảng chi phí cho công nghệ của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 LĐ LĐ LĐ +/- % +/- % Chi phí vận hành ATM 1,878,785,404 2,145,857,080 2,578,487,504 267,071,675 14.22 432,630,424 20.16 và ngân hàng điện tử (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank- CN Huế) Bảng 2.5: Bảng lưu lượng khách hàng của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 LĐ LĐ LĐ +/- % +/- % Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng 25,157 28,874 31,789 3,717 14.78 2,915 10.10 dịch vụ điện tử (người) (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank- CN Huê) 41 SVTH : Nguyễn Thị PhươngTrường Trinh Đại học Kinh tế Huế
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Nhận xét: Với số liệu ở hai bảng trên, ta thấy chi phí cho việc vận hành những cây ATM và ngân hàng điện tử và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ điện tử trên địa bàn thành phố tăng qua các năm. Do công nghệ này càng được nâng cao, thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng ngày càng tăng và thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Với bảng 2.4, chi phí vận hành ATM và ngân hàng điện tử năm 2017 tăng 267,071,675 đồng so với năm 2016 tức tăng 14.22%. Chi phí vận hành ATM và ngân hàng điện tử năm 2018 tăng 432,630,424 đồng so với năm 2016 (tương ứng tăng 20.16%). Chi phí vận hành tăng do lượng khách hàng sử dụng ATM, ngân hàng điện tử ngày càng tăng, bên cạnh đó, còn do những chi phí cấu thành tăng như tiền điện, tiền sửa chữa, hư hỏng, Với bảng 2.5, số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ điện tử năm 2017 tăng 3,717 người ứng với 14.78% so với năm 2016. Năm 2018, có số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ điện tử năm 2018 tăng 2,915 người (ứng với 10.10%). Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ điện tử tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ khách hàng đã tin tưởng và nhận biết được các tính năng, lợi ích mà dịch vụ mang lại cho khách hàng.Tuy nhiên, sự tăng có chững lại do công nghệ ngày càng phát triển, xuất hiện các dịch vụ công nghệ tài chính có thể thay thế, thực hiện các chiến lược marketing để thu hút khách hàng thay đổi thói quen của mình. Do đó, tôi quyết định nghiên cứu khả năng ứng dụng một công nghệ mới, hiện tại và đang phát triển hiện nay là công nghệ Blockchain vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng nhằm đi trước, đón đầu, không bị tụt hậu so với thế giới và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. 2.1.3 Tiềm năng ứng dụng blockchain 2.1.3.1 Vấn đề của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế hiện nay Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế là một trong những chi nhánh lớn Trườngnhất của ngân hàng TMCP Đại Đông Á. họcTrong những Kinhnăm gần đây, DAB tế- CN HuHuếế đã nỗ lực chứng minh năng lực và sức mạnh của mình bằng những sản phẩm vượt trội và sáng tạo. Tuy vậy, trong hoạt động này tại ngân hàng vẫn tồn tại một số hạn chế: Một là, ngân hàng TMCP Đông Á mất khá nhiều thời gian trong việc định danh 42 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo khách hàng, thường mất tầm 30 ngày để hoàn thiện việc dịnh danh, xác nhận và lưu lại thông tin của một khách hàng đến giao dịch, làm lãng phí lớn về nguồn lực thời gian và tiền bạc. Hai là, thanh toán giữa 2 chủ thể thường qua một bên trung gian thứ 3 như western union, hệ thống paypal, thẻ tín dụng, như vậy sẽ làm phát sinh thêm chi phí làm đội chi phí hơn khi đến tay khách hàng. Mặc khác, cũng hạn chế về thời gian và tốc độ, độ chính xác để thực hiện một giao dịch, thường mất nhiều thời gian để theo dõi quá trình chuyển giao. Ba là, hầu hết các dữ liệu thông tin của hệ thống ngân hàng đã và đang được lưu trữ trên một máy chủ tập trung và đây sẽ là đối tượng nhắm đến dễ dàng với các tội phạm công nghệ. Ngân hàng Đống Á phải tiêu tốn nhiều chi phí để đảm bảo hệ thống máy chủ tập trung luôn được bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh đó, phải thường xuyển bảo trì và sửa chữa gây gián đoán công việc chung cho cả hệ thống ngân hàng. 2.1.3.2 Lợi ích của việc ứng dụng blockchain Blockchain giải quyết 3 vấn đề trong ngân hàng. Đó là: - Đối với hoạt động định danh khách hàng (KYC – Know your customer): việc lưu trữ thông tin khách hàng trên Blockchain sẽ được bảo mật, an toàn và có thể được khai thác từ những ngân hàng hay các đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ khác mà không tốn thêm thời gian và chi phí cho việc định danh lần nữa. Ngoài ra, khi lưu trữ trên Blockchain, những dữ liệu cá nhân này được đảm bảo xác thực thông tin và không có nguy cơ bị đánh cắp hay sửa đổi dữ liệu. - Đối với hoạt động thanh toán: Việc ứng dụng công nghệ Blockchain có thể giải quyết vấn đề sự xuất hiện của bên thứ 3, việc thanh toán có thể diễn ra trong một thời gian ngắn, chi phí thấp và liên tục không phân biệt thời gian, không gian. - Giảm bớt nguy cơ lừa đảo và tội phạm công nghệ: Việc lưu trữ dữ liệu phân tán trên Blockchain giảm thiểu tối đa nguy cơ tấn công từ các hackers. Ngoài ra, các thông Trườngtin đã lưu trữ sẽ khó có Đại thể bị sửa ch họcữa. Điều này giúpKinh giảm thiểu tốtếi đa tình Huế trạng lừa đảo, cũng như có thể dễ dàng truy xuất các hoạt động phi pháp như rửa tiền hay tài trợ khủng bố, 43 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 2.1.3.3 Mô hình ứng dụng blockchain, bảng demo và tính hiệu quả 2.1.3.3.1 Đối với hoạt động thanh toán Thanh toán giữa hai chủ thể thường qua một bên trung gian thứ 3 (ví dụ như hệ thống Paypal, western union, thẻ tín dụng, ). Điều này làm phát sinh thêm chi phí cũng như một số hạn chế về mặt thời gian, tốc độ, Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ blockchain có thể giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại. Trước hết, do không thông qua một đơn vị trung gian tập trung, việc thanh toán có thể diễn ra trong một thời gian nhanh chóng với chi phí tối thiểu. Việc thanh toán cũng có thể diễn ra liên tục ngày cũng như đêm, hoàn toàn không bị chi phối bởi yếu tố địa lý hay khoảng cách. Trong thực tiễn thời gian vừa qua, có nhiều ứng dụng cho hoạt động của hệ thống ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ blockchain đã được xây dựng và đưa vào vận hành thử nghiệm, nổi bật nhất là hệ thống thanh toán Ripple và hệ thống định danh người dùng KYC. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain Ripple là giao thức thanh toán đồng thời cũng là một đồng tiền thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ blockchain với những đặc trưng cơ bản đó là mã nguồn mở, tính bất biến của hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế đồng thuận phi tập trung. Được phát hành vào năm 2012, Ripple nhằm mục đích cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán trên toàn cầu một cách an toàn, nhanh chóng và với mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với các giao dịch thanh toán truyền thống. Việc áp dụng Ripple mang lại nhiều lợi ích đối với hệ thống ngân hàng. Trước hết, việc ứng dụng công nghệ sổ cái sẽ giúp ghi lại mọi giao dịch thanh toán một cách trung thực, từ đó hạn chế rủi ro thanh toán ở mức thấp nhất. Thứ hai, với việc ứng dụng cơ chế thanh toán trung gian XRP, hệ thống thanh toán này sẽ giúp quá trình thanh khoản diễn ra linh hoạt hơn trên toàn cầu. Cuối cùng, việc ứng dụng hệ thống Trườngthanh toán mới sẽ giúp Đạicác ngân hàng học tiết giảm đư Kinhợc khá nhiều chi phítế giao Huếdịch cũng như giảm thiểu thời gian trong quá trình thanh toán. Trên thế giới, ứng dụng Ripple đang nhận được sự quan tâm khá nhiều từ các ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, 44 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo đánh giá tính khả thi của ứng dụng mới này. Hiện tại, 47 ngân hàng tại Nhật Bản đã áp dụng Ripple trong hoạt động giao dịch thanh toán liên ngân hàng; Ngân hàng quốc gia Abu Dhabi bắt đầu sử dụng công nghệ này cho một số giao dịch, đặc biệt đối với các giao dịch xuyên biên giới; 30 ngân hàng, trong đó có 15 ngân hàng thuộc nhóm 50 ngân hàng lớn nhất trên thế giới cũng đang triển khai những nghiên cứu thử nghiệm tích hợp ứng dụng này trong hoạt động thanh toán; ngân hàng BBVA sử dụng công nghệ blockchain trong các giao dịch chuyển tiền giữa Tây Ban Nha và Mê-hi-cô; Hình 2. 1: Mô hình thanh toán qua tín dụng thư sử dụng công nghệ Blockchain Trường ĐạiHình 2.2: Môhọc hình thanh toánKinh truyền thống tế Huế 45 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Hình 2.3: Mô hình thanh toán hiện đại có Blockchain 2.1.3.3.2 Đối với hoạt động định danh khách hàng (KYC – Know your customer) Trong hệ thống định danh khách hàng hiện tại, các ngân hàng thường phải mất khá nhiều thời gian và chi phí để tiến hành thực hiện công việc này. Cụ thể, một ngân hàng thông thường phải mất từ 30 – 50 ngày để hoàn tất việc định danh, xác nhận và lưu lại thông tin của một khách hàng đến giao dịch. Điều này làm trì hoãn đáng kể đến các giao dịch kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, theo thống kê của Reuters, một ngân hàng trung bình cũng thường phải chi khoảng 40 triệu bảng một năm cho hoạt động định danh khách hàng. Tuy nhiên, điều bất tiện hơn cả đó là một khách hàng khi tiến hành giao dịch tại nhiều ngân hàng khác nhau có thể mất nhiều lần tiến hành định danh, tạo ra sự lãng phí lớn về nguồn lực thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, nếu sử dụng công nghệ blockchain, khi một ngân hàng định danh khách hàng và lưu lại thông tin trên hệ thống blockchain, thông tin này sẽ được lưu giữ bảo mật, an toàn và có thể tiếp tục được khai thác từ những ngân hàng hay các đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ khác (ví dụ như các công ty bảo hiểm, doanh nghiệp cho thuê ô tô, các bên cung cấp dịch vụ cho vay, ) mà không tốn thêm thời gian và chi Trườngphí cho việc định danh Đạilần nữa. Ngoài học ra, khi lưu trKinhữ trên blockchain, tế những Huếdữ liệu cá nhân này được đảm bảo xác thực thông tin và không có nguy cơ bị đánh cắp hay sửa đổi dữ liệu. 46 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Hình 2.4: Mô hình hoạt động định danh khách hàng truyền thống Hình 2.5: Mô hình hoạt động định danh khách hàng có sử dụng Blockchain Hệ thống định danh người dùng sử dụng công nghệ Blockchain – ứng dụng CIVIC Công nghệ Blockchain với những đặc tính quan trọng như đảm bảo sự bảo mật, minh bạch, tính năng không bị đảo ngược, áp dụng sổ cái chia sẻ và phi tập trung cũng là một hướng đi phù hợp để ứng dụng trong quy trình định danh người dùng. Trong thực tế hiện nay, đã có ứng dụng CIVIC xây dựng hệ thống quản lý định đanh ứng dụng công nghệ Blockchain được vận hành trên nền tảng điện thoại thông minh TrườngAndroid hay IOS. Đại học Kinh tế Huế Quy trình áp dụng hệ thống định danh theo công nghệ Blockchain được tiến hành như sau: 47 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo Bước 1: Mỗi người sử dụng điền thông tin cá nhân vào một mẫu tờ khai và thông tin này sẽ được lưu trữ trên hệ thống quản trị định danh người dùng (ví dụ như CIVIC). Đây có thể được coi là một cơ quan chuyên môn hóa có chức năng thu thập thông tin người dùng và xác thực thông tin khách hàng. Bước 2: CIVIC cung cấp cho mỗi người sử dụng một chứng chỉ mã hóa thông tin, sau đó những người sử dụng có thể sử dụng chứng chỉ mã hóa này để tiến hành giao dịch tại nhiều bên cung cấp dịch vụ khác nhau (trong đó có hệ thống ngân hàng). Việc ứng dụng công nghệ Blockchain để thiết lập nên một trung gian có chức năng định danh người dùng như vậy đã giúp giảm thiểu thời gian cũng như chi phí cho các bên cung cấp dịch vụ như hệ thống ngân hàng trong việc phải thu thập và xác minh thông tin khách hàng. Ngoài ra, với những đặc tính ưu việt của công nghệ Blockchain, hệ thống dữ liệu khách hàng này vừa đảm bảo độ chuẩn xác, an toàn và bảo mật. 2.2 Phân tích khả ngăn ứng dụng công nghệ blockchain vào hệ thống tín dụng ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Huế 2.2.1 Thống kê mô tả mẫu 2.2.1.1 Giới tính 37,9% Nam 62,1% Nữ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của khách hàng (Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS) Nhận xét: Từ bảng tổng hợp cho thấy tỷ giới tính của mẫu điều tra lần lượt Trườnglà 37.9% (tức 74 ngư ờiĐại) nữ và 62.1% học(tức 121 ngư Kinhời) nam. Tỷ lệ namtếgầ n Huếgấp 2 lần nữ. Điều này thể hiện rằng: đa số khách hàng sử dụng công nghệ mới phần đông là nam vì họ có sự quan tâm nhất định đến công nghệ mới do họ không vướng bận, lo toan nhiều vấn đề về gia đình như phụ nữ. 48 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Dương Đắc Quang Hảo 2.2.1.2 Độ tuổi 13,8% 33,8% Dưới 20 tuổi Từ 20-45 tuổi 52,3% Trên 45 tuổi Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu về độ tuổi của khách hàng (Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS) Nhận xét: Về độ tuổi, nhóm tuổi chiếm số đông nhất của mẫu điều tra là nhóm tuổi 20-45 tuổi với 102 lượt,nhóm tuổi dưới 20 tuổi có số lượng nhỏ nhất (27). Do đề tài nghiên cứu là tính chấp nhận công nghệ mới - công nghệ blockchain vào ngân hàng nên đối tượng nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp vì những người đang ở độ tuổi nói trên đa phần có sự quan tâm đến công nghệ, xu hướng mới, tình hình mới để phục vụ cho công việc. 2.2.1.3 Nghề nghiệp 26,7% 14,9% Học sinh, sinh viên Kinh doanh 17,9% 40,5% Cán bộ công chức Khác Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu về nghề nghiệp của khách hàng (Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS) Nhận xét: Về nghề nghiệp , nhìn chung các nhóm có tỷ lệ xấp xỉ nhau, nhóm kinh doanh chiếm số đông nhất của mẫu điều tra là kinh doanh. Do đề tài nghiên cứu là tính chấp nhận công nghệ mới - công nghệ blockchain vào ngân hàng nên đối tượng nghiên Trườngcứu này là hoàn toàn phùĐại hợp. Với cáchọc nghề nghi ệpKinh khác nhau thì h ọtếcó nh ữngHuế mức độ quan tâm vê tình hình công nghệ mới là khác nhau, tuy nhiên do công nghệ ngày càng phát triển, nhà nước khuyến khích thực hiện công nghệ hóa, hiện đại hóa nên đa phần dù là nghề nghiệp gì thì cũng luôn cập nhật tin tức, thông tin công nghệ để tránh bị lạc hậu. 49 SVTH : Nguyễn Thị Phương Trinh