Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

pdf 90 trang thiennha21 26/04/2022 5992
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Trường NGUYĐạiỄN học THỊ MỸ Kinh DUYÊN tế Huế Khóa học: 2014-2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mỹ Duyên ThS. Nguyễn Tiến Nhật Lớp: K48 Ngân hàng TrườngNiên khóa: 2014 Đại-2018 học Kinh tế Huế Huế, tháng 05 năm 2018
  3. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính yếu của các NHTM.Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong NHTM. Tín dụng là hoạt động rất phức tạp cùng với đó là sự luôn luôn biến đổi của môi trường kinh doanh như hiện nay, nó đòi hỏi cần phải có sự quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ từ phía các ngân hàng và các cơ quan chức năng. Một khi xảy ra rủi ro tín dụng, điều này sẽ tác động, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Do đó, quản trị rủi ro tín dụng là nội dung quan trọng và cấp thiết đối với mỗi ngân hàng hiện nay, các ngân hàng cần phải đưa ra các chính sách, biện pháp hoàn thiện trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong ngân hàng của mình. Vì vậy, trong bài khóa luận của mình, tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng để từ đó đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá về thực trang hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, những nguyên nhân khách quan cũng như từ phía các bên hữu quan để đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Thị xã Quảng Trị. Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp Lời cảm ơn! Lời đầu tiên, em xin gởi lời chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô giáo Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh Tế Huế trong suốt thời gian qua đã trao cho em đầy đủ kiến thức về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, là cơ sở vững chắc giúp em hoàn thành đợt thực tập cuối khóa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thị xã Quảng Trị. Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em xin chân thành cám ơn đến: Thầy Nguyễn Tiến Nhật đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và góp ý giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thị xã Quảng Trịcùng các anh chị làm việc tại Phòng Kế hoạch - Kinh doanh đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và hỗ trợ cung cấp cho em những số liệu, tài liệu liên quan giúp em hoàn thành bài khóa luậnnày. Mặc dù trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài, em đã nghiên cứu và làm việc nghiêm túc nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót dobản thân còn có những hạn chế về cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm thựctiễn. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến góp ý của quý thầy côgiáo, Ban lãnh đạo Ngân hàng và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô giáo Khoa Tài chính – Ngân hàng, Ban lãnh đạo và các anh chị phòng Kế hoạch - Kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Thị xã Quảng Trị luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công viTrườngệc. Đại học Kinh tế Huế Em xin chân thành cảm ơn! Quảng Trị, ngày 22 tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Mỹ Duyên i
  5. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước CIC Trung tâm thông tin tín dụng CN Chi nhánh Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam PGD: Phòng giao dịch RRTD: Rủi ro tín dụng CBTD: Cán bộ tín dụng TCKT: Tổ chức kinh tế DN: Doanh nghiệp KH: Khách hàng NH: Ngân hàng HGĐ: Hộ gia đình TSĐB: Tài sản đảm bảo TNHH: Trách nhiệm hữu hạn Trường Đại học Kinh tế Huế i
  6. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung: 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu: 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của luận văn. 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 4 1.1.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 4 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 4 1.1.1.2. Đặc trưng của tín dụng 5 1.1.1.3. Các loại hình tín dụng ngân hàng 6 1.1.1.4.Trường Vai trò của tín dụng Đại ngân hhọcàng. Kinh tế Huế 8 1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại 10 1.1.2.1. Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại. 10 1.1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng 20 1.2. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng 26 1.2.1 Tại HD Bank 26 1.2.2. Tại VIB 26 ii
  7. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ. 28 2.1. Giới thiệu về Agribank CN Thị xã Quảng Trị. 28 2.1.1. Lịch sử hình thành 28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 28 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn 2015-2017 29 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn. 29 2.1.3.2. Tình hình cho vay vốn 33 2.1.4. Hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng. 37 2.1.5. Kết quả kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị. 38 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị. 40 2.2.1. Tình hình chung về nợ quá hạn 40 2.2.2. Tình hình nợ xấu. 44 2.2.3. Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng 47 2.3. Thực trạng công tác quản trị RRTD tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 47 2.3.1. Công tác nhận diện rủi ro 47 2.3.2. Công tác đo lường RRTD. 53 2.3.3. Công tác kiểm soát RRTD. 55 2.3.4. Công tác tài trợ RRTD. 56 2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh 59 2.4.1. Kết quả đạt được. 59 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế. 60 2.4.3.Trường Nguyên nhân của nhữngĐại tồn tạihọc trên. Kinh tế Huế 61 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 61 2.4.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 62 2.4.3.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ 64 3.1. Định hướng công tác quản trị RRTD tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 64 iii
  8. Khóa luận tốt nghiệp 3.1.1. Định hướng kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị trong điều kiện phát triển hội nhập 64 3.1.2. Quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng. 64 3.1.3. Mục tiêu trọng tâm xuyên suốt trong chiến lược phát triển 65 3.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản trị RRTD tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị. 66 3.2.1. Tích cực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn. 66 3.2.2. Hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro tín dụng 67 3.2.3. Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau 67 3.2.4. Hoàn thiện sổ tay tín dụng. 68 3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát cho vay. 68 3.2.6. Trích lập dự phòng rủi ro và đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi RRTD. 70 3.2.7. Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn lực 71 3.2.8. Chú trọng trong công tác thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng. 71 3.2.9. Tài sản đảm bảo. 72 3.2.10. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. 72 3.3. Kiến nghị 73 3.3.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành liên quan 73 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 74 PHẦN III: KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 78 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  9. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 30 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015- 2017 34 Bảng 2.3: Phí dịch vụ thu được tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 37 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 39 Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 40 Bảng 2.6: Phân loại nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị gian đoạn năm 2015-2017 42 Bảng 2.7: Phân loại nợ quá hạn theo loại hình khách hàng tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 43 Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 45 Bảng 2.9 : Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 47 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  10. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo Thành phần kinh tế tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 31 Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 32 Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 35 Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn và cho vay tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 36 Biểu đồ 2.5: Tình hình phí thu dịch vụ tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 38 Biểu đồ 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 41 Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng các nhóm nợ xấu tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 46 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  11. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập thị trường tài chính quốc tế nói riêng là xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong quá trình phát triển hiện nay. Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó và đang tích cực tham gia, hội nhập vào các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế và khu vực. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng mở rộng hoạt động, xóa bỏ các rào cản về địa lý. Đặc biệt đối với ngành ngân hàng, đây là một cơ hội lớn để các ngân hàng thương mại nắm bắt nhanh chóng, tận dụng triệt để nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động và khả năng sinh lợi cho ngân hàng của mình. Tuy nhiên, là một lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm, sự hội nhập đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính, các NHTM không chỉ trong nước mà còn trên khu vực và thế giới, cùng với đó hoạt động ngân hàng ngày càng phức tạp và khó khăn hơn thì rủi ro ngân hàng là điều không thể tránh khỏi và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Trên thế giới, nước Mỹ vào năm 2008 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính- ngân hàng xuất phát từ hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn, điều này đã gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế nước Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn cầu. Còn trong nước, chúng ta đã chứng kiến không ít ngân hàng làm ăn thua lỗ, không hiệu quả dẫn đến việc sáp nhập với các ngân hàng khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngân hàng phá sản nhưng nguyên nhân quan trọng nhất, chủ yếu nhất đó là quản trị rủi ro kém hiệu quả. Điều đó bắt đầu từ những khoản nợ xấu không kiểm soát được, cho dùTrường đó là ngân hàng lĐạiớn trên th họcế giới nh ưKinh Mỹ, Singapore tế hay Huế những ngân hàng nhỏ ở Việt Nam thì đều khó có thể tránh khỏi. Do vậy, các ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh thông qua việc hoàn thiện, nâng cao các chính sách trong hệ thống quản trị rủi ro tín dụng. Qua đó có thể thấy được quản trị rủi ro, đặt biệt là quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề có tính chất cấp thiết, là yếu tố sống còn của mỗi NHTM, bởi vì đặc thù hoạt động ngân 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp hàng ở Việt Nam phần lớn thu nhập đều đến từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, các ngân hàng cần phải quản trị như thế nào để mức rủi ro tín dụng là thấp nhất, từ đó lợi nhuận thu được là lớn nhất? Xuất pháp từ điều này, tôi đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam” làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank – Chi nhánh Thị xã Quảng Trị và đề xuất giải pháp quản trị RRTD tại chi nhánh. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. - Phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị. - Đề xuất giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng ở chi nhánh Thị xã Quảng Trị và giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Trường- Phạm vi không gian:Đại Agribank học Chi nhánh Kinh Thị xã Qu tếảng Trị.Huế - Phạm vi thời gian: Giai đoạn năm 2015 đến năm 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập dữ liệu từ các báo cáo, số liệu của Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị; Tổng hợp, hệ thống lại các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Quy chế của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành và đang có hiệu lực thi 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp hành; Các Quy định chỉ thị, hướng dẫn thực hiện của Agribank đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành. - Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích các đặc trưng về mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của vấn đề quản trị rủi ro tín dụng ở NHMT. Dùng phương pháp so sánh để phân tích đặc điểm, tính chất rủi ro tín dụng của Ngân hàng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị trong thời gian tới. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài khóa luận gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Thị xã Quảng Trị. Chương 3: Giải pháp đối với quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thị xã Quảng Trị. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại. 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. a. Khái niệm ngân hàng thương mại. Theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010 được Quốc hội thông qua, định nghĩa Ngân hàng thương mại: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng thực hiện tất cả mọi hoạt động ngân hàng và những hoạt động khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.” Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian có tầm quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Với mục đích nhằm tập trung huy động các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác từ dân cư trong xã hội, đồng thời sẽ sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức kinh tế để phát triển kinh tế, xã hội. b. Tín dụng ngân hàng thương mại. Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá. Tín dụng tồn tại và phát triển song song với nền kinh tế hàng hoá, là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển Trườnglên những giai đoạn Đại cao hơn. họcTrải qua nhiềuKinh hình thái tế kinh Huếtế-xã hội cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa ra. Tuy nhiên trên thực tế, tùy theo từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà tín dụng ngân hàng được hiểu theo các cách khác nhau: Xét về khía cạnh tiền tệ, tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một ngày xác định trong tương lai và 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp được định nghĩa một cách đầy đủ như sau: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.” Xét về khía cạnh chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay và đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác). Trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán. 1.1.1.2. Đặc trưng của tín dụng. Quan hệ tín dụng được cấu thành nên từ 4 đặc trưng cơ bản đó là lòng tin, tính hoàn trả, thời hạn và ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro. a. Lòng tin: Bản thân từ “tín dụng” xuất phát từ tiếng La-tinh “creditum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Do đó, người ta chỉ cho vay khi họ có sự tin tưởng. Trong quan hệ tín dụng, lòng tin phải được biểu hiện từ cả 2 phía: - Đối với người cho vay thì họ phải có sự tin tưởng người đi vay về việc sử dụng tiền vay có hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có nguồn thu khác (đối với người tiêu dùng). Bên cạnh đó thì người cho vay cũng phải tin tưởng người đi vay có ý muốn trả nợ. - Đối với người đi vay thì họ tin tưởng rằng với số tiền vay đó sẽ giúp cho họ thu được lượng giá trị lớn hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định. Đồng thời, ngườiTrường đi vay phải có ý muốn Đại trả nợ họcvà khả năng Kinh trả nợ cao. tế Huế Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhưng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng và là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh. b. Tính hoàn trả. Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả là điểm để phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác. Sau khi hoàn 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp thành chu kỳ sản xuất kinh doanh, trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay kèm một phần lãi như thỏa thuận. c. Tính thời hạn. Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai mà hai bên đã thỏa thuận. Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hóa hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. d. Tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro. Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu được thực hiện với đầy đủ các đặc trưng trên, nghĩa là người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn. Tuy nhiên do sự bất cân xứng về thông tin, người cho vay sẽ không hiểu rõ hết về người đi vay. Trong nhiều trường hợp người đi vay sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ bằng cách hoàn trả khoản vay đúng thời hạn dẫn đến các khoản nợ bị quá hạn. Nợ quá hạn là dấu hiệu của sự rủi ro tín dụng. 1.1.1.3. Các loại hình tín dụng ngân hàng. a. Căn cứ vào thời hạn cho vay - Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn dưới 12 tháng. Loại hình tín dụng thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Có hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. Loại tín dụng này chủ yếuTrường được sử dụng để Đại đầu tư mua học sắm tài sKinhản cố định, cảitế tiến Huế hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro cao. - Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 60 tháng. Loại hình tín dụng này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà xưởng, các thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro rất cao. 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, các loại hàng hóa tiêu dùng. c. Căn cứ vào sự đảm bảo - Tín dụng có đảm bảo không bằng tài sản (tín chấp): Là loại hình không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. - Tín dụng có đảm bảo : Là loại tín dụng mà khi cho vay đòi hỏi người vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. d. Căn cứ vào hình thái tín dụng - Tín dụng bằng tiền mặt: Là loại hình tín dụng mà hình thái giá trị tín dụng được cấp bằng tiền. - Tín dụng bằng tài sản: Là loại tín dụng mà hình thái giá trị của tín dụng được cấp bằng tài sản. Đối với ngân hàng thương mại, hình thức tín dụng này thể hiện chủ yếu dưới hình thức tín dụng thuê mua. e. Căn cứ vào phương pháp cho vay - Tín dụng trực tiếp: Là loại tín dụng mà người vay trực tiếp tiền vay và trực tiếp hoTrườngàn trả nợ vay cho ngânĐại hàng họcthương m ại.Kinh tế Huế - Tín dụng gián tiếp: Là loại tín dụng mà quan hệ tín dụng có thông qua (hay liên quan đến người thứ ba). g. Căn cứ vào phương thức hoàn trả - Tín dụng trả góp: Là loại hình tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả lại vốn gốc và lãi theo định kỳ. 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp - Tín dụng phi trả góp: Là loại tín dụng được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận thường áp dụng cho vay vốn lưu động. - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập. Ngân hàng không ấn định thời hạn nào, áp dụng cho vay thấu chi. 1.1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng. - Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn, góp phần vào quá trình chu chuyển tiền tệ. Tín dụng ngân hàng là cầu nối trung gian giữa những người dư thừa vốn và những người cần vốn thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. NHTM là nơi hình thành nên quỹ cho vay để cấp tín dụng cho nền kinh tế. Đối với những người thiếu vốn muốn đi vay, họ sẽ rất khó khăn và mất nhiều chi phí, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn, bên cạnh đó thì trong xã hội luôn có những nhóm người thừa vốn nhàn rỗi. Do đó NHTM sẽ là nơi nhận tiền gửi của những người muốn đầu tư sinh lời nhưng vẫn đảm bảo về sự an toàn của khoản tiền gửi đó, đồng thời sẽ cho các chủ thể khác trong nền kinh tế vay lại nhằm đáp ứng được nhu cầu về vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải tốn nhiều sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. - Hoạt động tín dụng góp phần điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, ổn định tiền tệ và giá cả. TrườngKhối lượng tiền mặtĐại trong lưuhọc thông tăngKinh lên khi l ãitế suất giảm,Huế người dân đi vay nhiều hơn để chi tiêu, đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi lãi suất tăng cao, lúc đó người dân sẽ hạn chế chi tiêu, đầu tư sản xuất nên sẽ dẫn đến việc vay vốn giảm, nhu cầu đầu tư tiết kiệm tăng lên sẽ làm cho khối lượng tiền mặt trong lưu thông giảm. Đây cũng là cách thức để NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả. Nếu như nền kinh tế rơi vào lạm phát, NHTW sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm rút bớt khối lượng tiền đang lưu thông 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp như tăng lãi suất, bán giấy tờ có giá, Hay khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, tăng trưởng thấp, NHTW sẽ thực hiện chính sách mở rộng nhằm bơm tiền vào nền kinh tế như mua giấy tờ có giá, giảm lãi suất, Qua đó, NHTW có thể kiểm soát, điểu tiết lượng tiền lưu thông trên thị trường, ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. - Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, ổn định đời sống dân cư, tạo công ăn việc làm và đảm bảo trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Hoạt động tín dụng tăng cao sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Việc cung ứng vốn một cách kịp thời của tín dụng ngân hàng đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục, tránh tình trạng ứ tắc. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hình thành, mở rộng và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người thất nghiệp, từ đó ổn định và cải thiện đời sống cho người dân. Hoạt động tín dụng giúp cho các doanh nghiệp có vốn để ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất, tái sản xuất, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. - Tín dụng ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế độ hạch toán kinh tế. Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức Ngân hàng huy động vốn của doanh nghiệp khi họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn để bổ xung cho sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệpTrường phải tôn trọng mọi Đại điều kiện học ghi trong Kinh hợp đồng tíntế dụng, Huế trả nợ vay đúng hạn cả gốc và lãi. Do đó thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn để tạo điều kiện nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tự vươn lên thông qua các hoạt động của mình, một trong những hoạt động khá quan trọng là hạch toán kinh tế. 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp Quá trình hạch toán kinh tế là quá trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu quả. Để quản lý đồng vốn có hiệu quả thì hạch toán tinh tế phải giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh lợi cho doanh nghiệp. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn quá trình hạch toán của đơn vị mình. 1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. 1.1.2.1. Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại. a. Khái niệm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Căn cứ vào Khoản 01 Điều 03, theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN thì: “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Tín dụng là chức năng cơ bản, quan trọng đối với tất cả các NHTM hiện nay, là hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Nó bao gồm các hoạt động cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro chủ yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, phát sinh trong suốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Là khả năng xảy ra rủi ro khi người đi vay không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, không đúng hạn cho ngân hàng. Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc khôngTrường đủ khả năng thực hiệnĐại nghĩa họcvụ trả nợ khiKinh đến hạn. tế Huế b. Phân loại rủi ro tín dụng. b.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh:  Rủi ro giao dịch: Là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Đây là loại rủi ro xuất phát từ bên cho vay trong quá trình tác nghiệp, bao gồm: 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp - Rủi ro lựa chọn: Là những rủi ro trong quá trình lựa chọn, phân tích, đánh giá thông tin về khách hàng, phương án vay vốn, phương án thu nợ để đưa ra quyết định cấp tín dụng. - Rủi ro đảm bảo: Là những rủi ro liên quan đến điều khoản đảm bảo cấp tín dụng, danh mục tài sản đảm bảo, hình thức đảm bảo và phương pháp xử lý tài sản hay tỷ lệ đảm bảo tài sản. - Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.  Rủi ro danh mục: Là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng.Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. - Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng biệt bên trong của mỗi khách hàng vay hoặc lĩnh vực ngành nghề kinh tế. - Rủi ro tập trung: Là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề kinh tế hay trong cùng một vùng địa lý nhất định.  Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng. Trườngb.2. Căn cứ vào kh Đạiả năng trả học nợ của kháchKinh hàng. tế Huế - Rủi ro không trả nợ đúng hạn: Khi khách hàng và ngân hàng thiết lập mối quan hệ tín dụng thì sẽ quy ước thời gian hoàn trả khoản tiền vay. Nhưng khi đến hạn quy ước, ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn đầy đủ. - Rủi ro mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra khi khách hàng vay vốn mất khả năng chi trả, ngân hàng phải xử lý TSĐB để bù đắp tổn thất. 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp - Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như cam kết, bảo lãnh, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, chấp thuận tài trợ thương mại, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ, c. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Mỗi một ngân hàng muốn hoạt động tốt, mang lại hiệu quả cao cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng để đưa ra các biện pháp, cách quản lý nhằm nâng hiệu quả, chất lượng trong công tác quản trị RRTD cho ngân hàng của mình. Nguyên nhân RRTD bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những biến động xảy ra ở bên ngoài ngân hàng như kinh tế, chính trị, pháp luật, môi trường kinh doanh, Và nguyên nhân chủ quan xuất phát từ những vấn đề nội tại bên trong của mỗi ngân hàng như từ chính ngân hàng hay khách hàng đi vay. c.1. Nguyên nhân khách quan: - Do sự biến động của môi trường kinh tế: Trong bối cảnh nền kinh mở, hội nhập sâu rộng như hiện nay thì việc chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là rất lớn, Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động đó. Một nền kinh tế bất ổn sẽ tạo nên những rủi ro cho thị trường tài chính nói chung và lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói riêng. Sự biến động của giá cả sẽ gây ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng của người dân, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của các NHTM. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, hoạt động hiệu quả sẽ kích thích hoạt động sản xuất tiêu dùng của người dân, mở rộng đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của NHTM phát Trườngtriển. Tuy nhiên, khi Đại nền kinh học tế rơi vào Kinh trạng thái không tế ổnHuế định, xảy ra lạm phát hay giảm phát đều sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, gây nên tình trạng thua lỗ, phá sản cho doanh nghiệp hay khách hàng vay. Do đó, họ phải đối mặt với những khó khăn tài chính, không có khả năng trả nợ dẫn đến việc hình thành các khoản nợ xấu, làm giảm khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Từ những biến động của môi trường kinh tế trên sẽ tạo nên những áp lực về chất lượng hoạt động cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các NHTM. 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế đầy cạnh tranh đối với khách hàng của ngân hàng hay chính bản thân các NHTM khi mà các công ty, các ngân hàng nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam. - Những bất cập trong cơ chế, chính sách của nhà nước: Việc đưa ra các chính sách tiền tệ buộc các ngân hàng áp dụng có thể có lợi nhưng cũng có thể có hại cho các NHTM. Khi NHNN thay đổi lãi suất huy động, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm thay đổi kế hoạch của ngân hàng. Khi lãi suất huy động tăng buộc ngân hàng phải tăng lãi suất hoạt động tín dụng nhằm bảo đảm lợi nhuận. Điều đó làm cho số tiền lãi và gốc phải trả của khách hàng cao lên, rủi ro tín dụng tại các NHTM là điều có thể xảy ra. - Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa hoàn thiện: Hệ thống pháp luật bao gồm các chính sách, thông tư, nghị định, luật và các văn bản dưới pháp luật được ban hành chưa hoàn thiện, chưa có sự chặt chẽ là nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng có cơ hội lách luật, lợi dụng những kẻ hở để gây ra những khó khăn trong việc triển khai, thi hành hệ thống pháp luật cũng như công tác kiểm soát hoạt động tín dụng của các NHTM. Cụ thể như việc thu hồi nợ khi khách hàng bị mất khả năng trả nợ. Để thu hồi nợ ngân hàng buộc phải phát mại tài sản thế chấp, tuy nhiên thủ tục thực hiện dựa trên hệ thống pháp luật còn nhiều vướng mắc, rườm rà. Hay trong trường hợp khách hàng không có khả năng hoặc cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì ngoài việc chịu sự quản lý của những pháp lệnh do NHNN ban hành còn phải chịu sự kiểm soát của các bộ luật như Luật dân sự, Luật phá sản, Do đó, để giải quyết hợp đồng tín dụng trên, ngân hàng buộc phải khởi Trườngkiện tại tòa án có thĐạiẩm quyền, học gây mất nhiềuKinh thời gian, tế chí Huếphí dẫn đến rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng. - Những nguyên nhân bất khả kháng: Các yếu tố trong môi trường tự nhiên là bất khả kháng, không thể lường trước được như dịch bệnh, thiên tai, bão lụt, thời tiết khắc nghiêt Đó là những yếu tố có nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp, cá nhân vay 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp vốn cũng như ngân hàng. Trong những năm gần đây, việc xảy ra những thiên tai như bão lũ, những đợt rét đậm rét hại kéo dài đã gây nên thiệt hại không nhỏ đến những người nông dân. Rất nhiều hộ gia đình vay vốn để sản xuất, nuôi trồng trong lĩnh vực nông nghiệp đều mất trắng. Họ hầu như không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, điều này dẫn đến việc ngân hàng bị mất vốn, xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng. c.2. Nguyên nhân chủ quan.  Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng: Rủi ro từ phía khách hàng là một trong những rủi ro cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM. Gồm những nguyên nhân chủ yếu sau: - Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay bất hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Do vậy, cần phải thẩm định chặt chẽ, cẩn thận. Nếu thẩm định không tốt, không kiểm tra kỹ lưỡng có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Ngày nay, có khá nhiều ngân hàng gặp phải trường hợp khách hàng cố ý lừa đảo dưới hình thức nguy tạo các bằng chứng cho rằng công ty của mình đang hoạt động kinh doanh tốt, có hiệu quả nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Hay những trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích như việc đầu tư khoản vốn vay vào những việc nằm ngoài phương án đã đưa ra trong hợp đồng. Tất cả những điều này đều gây ra rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cũng như làm giảm uy tín của cán bộ ngân hàng. - Năng lực quản lý yếu kém của các doanh nghiệp: Việc các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng quy mô, đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên lại thiếuTrường năng lực, kiến thức Đại quản lý họcđã làm cho Kinh việc đầu t ưtế kinh Huếdoanh không hiệu quả, thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: Việc doanh nghiệp vay vốn nhiều nơi, nhiều ngân hàng cùng một khoảng thời gian đã làm cho việc quản lý, theo dõi các khoản vốn trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Ngoài ra, quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, thiếu cân đối trong cơ cấu tài chính cùng với đó là việc thiết lập, 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp ghi chép sổ sách kế toán chưa thực sự chính xác, không đầy đủ, mang tính hình thức. Do đó, khi phân tích các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính xác thực, không chính xác, sai lệch so với kết quả thực tế. - Với môi trường kinh doanh luôn thay đổi cùng với quá trình mở cửa hội nhập như hiện nay thì mỗi doanh nghiệp đều phải có những chiến lược kinh doanh riêng cho mình để tồn tại và phát triển trên thị trường đồng thời có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác. Để làm được điều đó, đa số các doanh nghiệp đều chạy theo chiến lược dẫn đầu về chi phí bằng cách cắt giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Điều này có thể gây ra tình trạng kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. - Thái độ thiếu thiện chí và bất hợp tác của người đi vay: Điều này liên quan đến rủi ro đạo đức. Khách hàng từ chối trả nợ, không có thiện chí trong việc trả nợ gây không ít khó khăn trong công tác thu hồi nợ cho ngân hàng.  Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng: - Sự bất cân xứng về thông tin: Ngân hàng không đủ thông tin hoặc thông tin chưa chính xác trong việc thu thập, phân tích, đánh giá khách hàng vay. Do đó đã đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn sau này, như xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, xác định thời hạn vay và trả phù hợp với phương án kinh doanh. - Khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng còn mang nhiều ý kiến chủ quan do chưa nhìn nhận kỹ càng về khả năng thực sự của khách hàng nên dễ dẫn đến rủi ro tínTrường dụng. Đại học Kinh tế Huế - Ngân hàng quá chú trọng vào lợi nhuận, chạy theo chỉ tiêu, thành tích mà bỏ qua những sai sót nhỏ của khách hàng hay dễ tin tưởng vào phương án kinh doanh mà khách hàng đưa ra. - Cán bộ ngân hàng thiếu trình độ chuyên môn dẫn đến khả năng đánh giá, phân tích thông tin của khách hàng còn nhiều thiếu sót, thiếu kinh nghiệp thực tiễn để nhìn nhận được những trường hợp khách hàng vay cung cấp thông tin giả, sai sự thật. 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp Do đó dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi cấp tín dụng cho những khách hàng đó. - Ngân hàng quá tập trung vào quy trình thẩm định, xét tuyển hồ sơ lúc cho vay nhưng lại lỏng lẻo trong giao đoạn sau khi vay. Dựa vào điều đó, việc khách hàng dễ sử dụng vốn vay sai mục đích trở nên dễ dàng hơn và khả năng xảy ra RRTD cũng cao hơn. d. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.  Nợ quá hạn và tỷ lệ quá hạn. - Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (cá nhân/doanh nghiệp) khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi nhưng cá nhân, doanh nghiệp không trả được vốn và (hoặc) lãi đúng thời hạn, điều này gây nên tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp vay vốn. Nợ quá hạn được chia thành các nhóm tùy vào mức độ rủi ro của các khoản tín dụng. Bao gồm 5 nhóm: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) Khách hàng đang nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Khách hàng đang bị nợ quá hạn dưới 10 ngày và vẫn được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và khoản lãi và gốc trong thời hạn còn lại.Trường Đại học Kinh tế Huế Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) Khách hàng bị nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày. Khách hàng được gia hạn nợ lần đầu. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) Khách hàng nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 ở trên. Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) Khách hàng nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) Khách hàng nợ quá 360 ngày Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn). Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. - Tỷ lệ nợ quá hạn: Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 Trường Đại họcTổng dư nợ Kinh tế Huế Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, cụ thể trong một đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng là không trả đúng hạn. Đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, quản lý thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Theo quy định của NHNN, hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM phải được duy trì dưới mức 5% và dưới 3% được xem là giới hạn an toàn.  Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu. - Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiệm trọng hơn. Nợ xấu có thể gây ra ảnh hường nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy cần được theo dõi, quản lý thật chặt chẽ. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 3, 4, 5. - Tỷ lệ nợ xấu: Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ cho vay Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Ý nghĩa của tỷ lệ nợ xấu cho thấy với 1 đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng rơi vào nhóm nợ xấu. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.Ở Việt Nam theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Namnợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 quy định tại điều 10 hoặc điều 11Trường. Đại học Kinh tế Huế  Hệ số rủi ro tín dụng: Tổng dư nợ cho vay Hệ số rủi ro tín dụng = x 100 Tổng tài sản có Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản tín dụng trong tổng tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận càng lớn, đồng thời đi kèm với đó là rủi ro tín dụng càng cao. 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp  Dư nợ trên vốn huy động: Dư nợ Dư nợ trên vốn huy động = x 100 Vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, dư nợ trên vốn huy động còn phản ánh khả năng huy động vốn của một NHTM. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa được tốt.  Tỷ lệ thu nợ đến hạn: Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = x 100 Tổng tài sản có Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp.  Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và đầu tư càng được an toàn. Trường Dư nợ mất vố n:Đại học Kinh tế Huế Dư nợ mất vốn Tỷ lệ mất vốn = Tổng dư nợ Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Tỷ lệ mất vốn càng cao 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp thì thiệt hại cho Ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp.  Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ trích lập = Dự phòng RRTD/ Tổng dư nợ kỳ báo cáo dự phòng RRTD đượctrích lập tại Việt Nam hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của hầu hết các Ngân hàng được thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%; nhóm 2 là 5%; Nhóm 3 là 20%; Nhóm 4 là 50%; Nhóm 5 là 100%. 1.1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng a. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro và nếu có thể tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm hạn chế và giảm thấp nợ xấu trong hoạt động tín dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Các NHTM sử dụng lãi thu được từ hoạt động tín dụng không chỉ để bù đắp chi phí huy động vốn, hoạt động tín dụng mà còn để trích lập dự phòng RRTD. Do đó, các ngân hàng cần phải quản trị mức rủi ro của các khoTrườngản tín dụng, để nó Đại luôn nằm học trong tầm Kinh kiểm soát của tế mình, Huế phù hợp với mức tỷ lệ đã dự phòng, quản lý các khoản vốn đã cho vay nếu không khả năng xảy ra tổn thất là rất lớn. Vì vậy, các NHTM cần phải quản trị RRTD một cách chặt chẽ bằng cách phân tích, đánh giá, nhận diện rủi ro để nhanh chóng đưa ra biện pháp cùng với đó là các áp dụng các mô hình, nguyên lý, kinh nghiệm đã được áp dụng thành công tại các ngân hàng khác sao cho phù hợp với đặc điểm thực tế của ngân hàng mình nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng. 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp b. Nội dung rủi ro tín dụng. Nội dung chính của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng gồm có 4 bước là: Nhận diện rủi ro tín dụng; đo lường rủi ro tín dụng; kiểm soát rủi ro tín dụng; tài trợ rủi ro tín dụng. Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau tạo thành một quá trình chặt chẽ với khâu trước sẽ định hướng cho khâu sau. b.1. Nhận diện rủi ro tín dụng Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống.Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất.Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết vàcó giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả.Các dấu hiệu nhận biết RRTD phổ biến thường tập trung vào các vấn đề: Dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay. b.2. Đo lường rủi ro tín dụng Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hoá mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng được phát triển theo 2 hướng: đo lường rủi ro tín dụng riêng biệt và đo lường rủi ro danh mục cho vay.Một số mô hình đo lường rủi ro tín dụng:  Đối với rủi ro tín dụng riêng biệt, các mô hình đo lường đã và đang được sử dụng và phát triển bao gồm: Trường- Các mô hình đị nhĐại tính thông học dụng Kinh tế Huế + Mô hình 6 C + Mô hình 5P - Các mô hình định lượng (hay mô hình điểm số tín dụng) + Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s + Mô hình điểm số Z 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp + Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng + Mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ + Mô hình tỷ lệ vỡ nợ quá khứ (Mortality rate derivation ofcredit risk) + Mô hình tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo mức rủi ro RAROC (Risk-adjusted return oncapital).  Đối với các rủi ro danh mục cho vay, các mô hình đơn giản về rủi ro cho vay tập trung: - Mô hình phân tích chuyển hạng (Migration analysis) - Mô hình yêu cầu xác định tỷ lệ giữa số lượng cho vay tối đa một người vay hoặc một lĩnh vực cụ thể trên danh mục cho vay. b.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro tín dụng tại một ngân hàng bằng cách kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro. - Kiểm soát rủi ro tín dụng là những hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro trước khi rủi ro xảy ra. - Kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay. - Hoạt động kiểm soát ở mức độ cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại mức độ kiểm soát thấp hơn nhưng có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Cho nên cần phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa Trườnghoạt động kiểm soát Đại rủi ro và họclợi ích đem Kinh lại.Các phương tế th Huếức kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay bao gồm: + Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra.Thông qua hoạt động thẩm định, xếp hạng và sàng lọc khách hàng: đối với những khách hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay thì nên từ chối cho vay. 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp + Ngăn ngừa rủi ro:Ngăn ngừa rủi ro bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo vốn tự có tham gia phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư, tiến độ thực hiện và nguồn thanh toán, tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác + Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra: Đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: Áp dụng hình thức, quy trình cho vay Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay Định giá khoản vay Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay Trích lập dự phòng rủi ro Trích lập dự phòng cụ thể Trích lập dự phòng chung - Chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa rủi ro: Chuyển giao rủi ro: Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, người kinh Trườngdoanh rủi ro hoặc cho Đại ngân sách học nhà nư ớKinhc. Các cách thtếức chuy Huếển giao rủi ro: + Chuyển giao rủi ro cho người kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm) + Chuyển giao rủi ro cho tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng + Chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ + Chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nước 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp + Sử dụng công cụ phái sinh + Chứng khoán hóa Đa dạng hóa trong đầu tư tín dụng: Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của đa dạng hóa là hạn chế rủi ro đặc thù, rủi ro dao động phụ thuộc theo một vài công ty, một ngành công nghiệp, một lĩnh vực hoạt động. b.4. Tài trợ rủi ro tín dụng Là việc Ngân hàng sử dụng những kỹ thuật, công cụ, tài chính để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất cụ thể ở đây là bù đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra. Trong tài trợ rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường dùng phổ biến một số công cụ: - Bù đắp tổn thất bằng quỹ dự phòng rủi ro - Bán nợ: Hoạt động bán nợ gồm hai loại chính: Bán nợ tham gia và chuyển nhượng nợ - Hợp đồng trao đổi tín dụng: Một trong những hình thức điển hình nhất của các công cụ tín dụng phái sinh là hợp đồng hoán đổi tín dụng, trong đó hai tổ chức cho vay thỏa thuận trao đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Việc các bên tham gia hợp đồng tín dụng giúp các ngân hàng nâng cao tính đa dạTrườngng hóa của danh mĐạiục cho vay, học đặc bi ệKinht nếu các ngân tế hàng Huế hoạt động trong những thị trường khác nhau. Đặc điểm thanh toán bất ngờ của hợp đồng hoán đổi tín dụng gần giống với những đặc điểm thường gắn với hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, người mua bảo hiểm đối với rủi ro tín dụng bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kỳ theo một tỷ lệ % cố định của mệnh giá khoản tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng dự kiến xảy ra, ví dụ 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp như người vay vỡ nợ, người bán bảo hiểm chi trả một khoản thanh toán để bù đắp cho phần tổn thất tín dụng đã được bảo hiểm. Ngược lại người mua bảo hiểm không phải chi trả khoản tiền nào cả. Giả sử rủi ro tín dụng được xác định là vỡ nợ, một hợp đồng hoán đổi tín dụng có thể được hình thành. Để dễ hình dung ta xét ví dụ, một ngân hàng (người thụ hưởng) nắm giữ một khoản vay được xếp hạng tín dụng A, có lãi suất thả nổi được trả 2% nhiều hơn so với mức lãi suất tham chiếu. Người nắm giữ khoản nợ này ký kết hợp đồng hoán đổi tín dụng để bảo hiểm đối với rủi ro tổn thất tín dụng do người vay vỡ nợ. Người nắm giữ khoản nợ này là người mua bảo hiểm. Giả sử trả 0.1% mỗi kỳ cho người bán bảo hiểm. Nếu người vay vỡ nợ, người bán bảo hiểm sẽ phải trả một khoản thanh toán được xác định từ trước. Ngược lại, người mua bảo hiểm không phải trả bất kỳ một khoản thanh toán nào. Khoản thanh toán này bù đắp phát sinh khi người vay vỡ nợ. Các hợp đồng dẫn xuất có thể được hình thành theo nhiều cách, ví dụ như thanh toán một khoản cố định khi người vay vỡ nợ hoặc khoản thanh toán phải tương đương với những khoản tổn thất. - Hợp đồng quyền tín dụng: Hợp đồng quyền chọn tín dụng là một công cụ bảo vệ của ngân hàng trước những tổn thất trong trị giá tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Hợp đồng này đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu như các khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không được thanh toán. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử dụng.Trường Như vậy, ngân hàng Đại sẽ mất toàn học bộ phí trKinhả trên hợp đồ ngtế quy ềHuến. Hợp đồng quyền chọn cũng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm. Công tác quản trị RRTD của một ngân hàng thực sự hiệu quả chỉ khi thực hiện các bước trong quy trình quản trị RRTD một cách chặt chẽ, móc xích lẫn nhau. Trong 4 bước này, bước 1 và bước 3 được coi là bước quan trọng nhất. Bởi 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp vì, khi phát hiện rủi ro càng sớm, chủ động trong quản lý và kiểm soát rủi ro thì càng giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng. Từ đó, có thể thấy vấn đề cốt lõi trong quản trị tín dụng ngân hàng chính là đưa ra các giải pháp, cách thức để phát hiện sớm rủi ro. Hiện nay nhiều ngân hàng đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, thực hiện thẩm định tín dụng, củng cố hệ thống báo cáo thông tin quản trị tín dụng MIS Đây chính là những cách thức nhằm phát hiện sớm RRTD. 1.2. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng. 1.2.1. Tại HD Bank HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ, ). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thànhTrường chuẩn hóa nhiều vănĐại bản nội học bộ, quy Kinhtrình xét duy tếệt thẩm Huế định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng. 1.2.2. Tại VIB Tại VIB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trịvà Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp thi chiến lược, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn về quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ (Đơn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vai trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang “hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng. Trường Đại học Kinh tế Huế 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ 2.1. Giới thiệu về Agribank CN Thị xã Quảng Trị. 2.1.1. Lịch sử hình thành. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập vào đầu năm 1988, trên cơ sở tách từ ngân hàng Nhà Nước. Ban đầu, Agribank thuần túy hoạt động trong nước, chủ yếu là tín dụng truyền thống, đến nay trở thành ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ.Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). AGRIBANK hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị là chi nhánh Ngân hàng loại 2 trực thuộc chi nhánh Agribank tỉnh Quảng Trị. Thực hiện hạch toán độc lập, tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tiếp tuân thủ một thủ trưởng.Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị có trụ sở tại 297-Trần Hưng Đạo- Thị xã Quảng Trị 2.1.2. Cơ cấu tổ chức. Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh là 28 người.Cơ cấu tổ chức như sau: Trường- Ban giám đốc gồm: Đại 01 giám học đốc và 02Kinh phó giám đ ốc.tế Huế - Phòng Kế hoạch-Kinh doanh: Là nơi tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác tín dụng của chính phủ. Ngoài ra, còn tiến hành thẩm định các dự án tín dụng cho vay, tổ chức thực hiện thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro để tiến hành cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ. Là phòng tham mưu cho giám đốc chi nhánh kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng quý, hằng năm của chi nhánh. 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp - Phòng Kế toán-ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh.Cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng: thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên.Thực hiện tư vấn cho khách hàng. - Phòng Hành chính-Nhân sự: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng. Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. - 01 Phòng giao dịch: PGD Thành Cổ Giám đốc Phó GĐ Kinh doanh Phó GĐ Kế toán-Ngân quỹ Phòng Kế hoạch- Phòng Kế toán- Phòng hành Kinh doanh Ngân quỹ chính nhân sự Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạnTrường 2015-2017. Đại học Kinh tế Huế 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn. Huy động vốn được coi là nhiệm vụ quan trọng giúp các NHTM tồn tại và phát triển một cách vững mạnh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng khác. Agribank CN Thị xã Quảng Trị nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn với chiến lược “vay để cho vay” bằng cách đa dạng hóa hình thức huy động 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp vốn như tăng lãi suất phù hợp, đưa ra các chương trình khuyến mãi, các ưu đãi dành cho khách hàng đến gửi tiền, tăng cường marketing, nâng cao chất lượng phục vụ. Đồng thời, chi nhánh còn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào trong giao dịch, đổi mới phong cách phục vụ nhằm thu hút khách hàng. Qua đó đã đạt được kết quả: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 (ĐVT: Tỷ đồng) 2015 2016 2017 Tỷ Tỷ Chỉ tiêu So với Tỷ So với tr tr Số ọng Số ọng năm Số trọng năm tiền (%) tiền (%) 2015 tiền (%) 2016 Tổng Huy động vốn 679,3 100 768,6 100 89,3 899,1 100 130,5 1.Theo thành phần kinh tế Dân cư 627,2 92,3 725,6 94,4 98,4 848,7 94,4 123,1 TCKT 50,7 7,5 42,1 5,5 (8,6) 49,6 5,5 7,5 TG TCTD 1,4 0,2 0,9 0,1 (0,5) 0,8 0,1 (0,1) 2.Theo kỳ hạn KhôngTrườngkỳ hạn 51, 6Đại7,6 học42,6 Kinh5,5 (9,0 )tế48, Huế6 5,4 6,0 KH < 12 tháng 318,4 46,9 318,4 41,4 - 375,1 41,7 56,7 KH 12 -24 tháng 302,9 44,6 400,4 52,1 97,5 467,2 52,0 66,8 KH < 24 tháng 6,4 0,9 7,3 0,9 0,9 8,2 0,9 0,9 (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017) 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng dần qua các năm. Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động tiền gửi năm 2015 là 679,3 tỷ đồng. Đến năm 2016 là 768,6 tỷ đồng tăng 89,3 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 là 899,1 tỷ đồng cao hơn năm 2016 là 130,5 tỷ đồng. Qua đó cho thấy chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định trong công tác huy động vốn trong bối cảnh đầy cạnh tranh như hiện nay. Việc thu hút được nhiều các khoản tiền vào trong hoạt động huy động vốn đã giúp chi nhánh đáp ứng tốt về nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Dân cư luôn là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm trên 90% trong tổng cơ cấu huy động vốn và tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2015 là 627,2 tỷ đồng chiếm 92,3%. Năm 2016 là 725,6 tỷ đồng chiếm 94,4% cao hơn 98,4 tỷ đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, tổng huy động từ dân cư tăng lên đến 848,7 tỷ đồng chiếm 94,4% trong cơ cấu huy động vốn của năm. Chi nhánh đã thực hiện khá tốt công tác huy động vốn từ dân cư nhờ mở rộng, đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo, tăng cường các chương trình khuyến mãi, quà tặng kèm, bốc thăm trúng thưởng, Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã thực hiện việc điều chỉnh lãi suất phù hợp nhằm thu hút người dân trong bối cảnh cạnh tranh, chạy đua lãi suất như hiện nay. 848,2 900 800 725,6 700 627,2 600 500 Dân cư 400 Tỷ Tỷ đồng TCKT Trường300 Đại học Kinh tế HuếTCTD 200 50,7 42,1 50,1 100 1,4 0,9 0,8 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo Thành phần kinh tế tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp Tỷ trọng tiền gửi của các TCKT trong 3 năm 2015-2017 luôn ở mức dưới 10% trong tổng nguồn vốn huy động và biến động qua các năm. Năm 2015 nguồn vốn huy động từ các TCKT là 50,7 tỷ đồng chiếm 7,5%. Năm 2016 là 42,1 tỷ đồng chiếm 5,5% và giảm 8,6 tỷ đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, nguồn vốn huy động được từ các TCKT có xu hướng tăng trở lại đạt 49,6 tỷ đồng chiếm 5,5% và tăng 7,5 tỷ đồng so với năm 2016. 500 467,2 450 400,4 400 375,1 318,4 318,4 350 302,9 300 Không KH 250 KH 24 tháng 100 51,6 42,6 48,6 50 6,4 7,3 8,2 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị Tỷ trọng tiền gửi KH 12-24 tháng tăng mạnh trong tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn. Năm 2015 tỷ trọng là 302,9 tỷ đồng nhưng đến năm 2016 tăng lên 400,Trường4 tỷ đồng, cao hơnĐại so với họcnăm 2015 Kinh là 97,5 tỷ đồng. tế NămHuế 2017, tỷ trọng tiền gửi KH 12-24 tháng vẫn tiếp tục tăng nhưng mức tăng thấp hơn so với năm 2016, cụ thể đạt 467,2 tỷ đồng, tăng 66,8 tỷ đồng so với năm 2016. Bên cạnh đó, tỷ trọng tiền gửi dài hạn trên 24 tháng tăng dần qua các năm từ 6,4 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 8,2 tỷ đồng vào năm 2017. Việc tăng lên của các khoản tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng sẽ làm cho cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh tăng, từ đó giúp cho 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp chi nhánh đẩy mạnh các hoạt động tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn, kiểm soát được khả năng thanh khoản cũng như nâng cao hoạt động kinh doanh của mình. Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi KH dưới 12 tháng chững lại trong 2 năm 2015 và 2016 tại mức 318,4 tỷ đồng, nhưng đến năm 2017 là 375,1 tỷ đồng tăng 56,7 tỷ đồng chiếm 41,7% tỷ trọng tiền gửi theo kỳ hạn của năm. Cùng với đó là tiền gửi không KH tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, việc tăng lên của các khoản tiền gửi có KH dưới 12 tháng và không KH là một tín hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng, tạo ra sự không ổn định về nguồn vốn, ngân hàng không chủ động được trong thanh khoản. Nguyên nhân là do khách hàng chưa thực sự tin tưởng, hoặc là do khách hàng có muốn thực hiện chạy đua về lãi suất bởi tính cạnh tranh của các ngân hàng hiện nay. Do vậy, chi nhánh cần phải đưa ra các biện pháp để tạo nên sự tín nhiệm của khách hàng cũng như đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp và các chương trình hấp dẫn đi kèm khi khách hàng gửi tiết kiệm dài hạn để thu hút, tạo sự yên tâm trong quá trình gửi tiền của khách hàng. 2.1.3.2. Tình hình cho vay vốn. Bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, tín dụng là công cụ để NHTM thực hiện chức năng trung gian tài chính bằng cách huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử dụng nguồn vốn đó để cho vay, từ đó tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, cho vay luôn được xem công tác then chốt của các NHTM nói chung và Agribank CN Thị xã Quảng Trị nói riêng. Chi nhánh đã thực hiện kinh doanhTrường tín dụng và đạt đ ượcĐại kết quả: học Kinh tế Huế 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại Agribank CN Thị xã Quảng Trịgiai đoạn năm 2015-2017 (ĐVT: Tỷ đồng) 2015 2016 2017 Tỷ Tỷ So Tỷ So Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng với 2015 Số tiền trọng với 2016 (%) (%) (%) Tổng dư nợ 443,1 100 502,4 100 59,3 579,9 100 77,5 Phân theo tiền tệ Nội tệ 443,1 100 502,4 100 59,3 579,9 100 77,5 Ngoại tệ quy đổi - - - - - - - - Phân theo thời hạn cho vay Ngắn hạn 237,4 54,0 257,5 51,2 20,1 296,7 51,2 39,2 Trung hạn 188,9 43,0 215,6 42,9 26,7 251,8 43,4 36,2 Dài hạn 16,8 4,0 29,3 5,8 12,5 31,4 5,4 2,1 Phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp - - - - - - - - nhà nước Doanh nghiệp ngoài 93,3 21,1 98,2 19,5 4,9 120,2 20,7 20,0 quốc doanh HTX 2,3 0,5 1,9 0,4 (0,4) 2,0 0,3 0,1 Gia đình, cá nhân 347,5 78,4 402,3 80,1 54,8 457,7 78,9 45,4 Phân theo nhóm nợ NhómTrường 1 430,Đại2 97, 0học489,0 Kinh97,3 58, 4tế566, Huế8 97,8 78,7 Nhóm 2 11,7 3,0 8,2 1,6 (3,5) 7,8 1,3 (0,4) Nhóm 3 0,5 - - - (0,5) 0,1 0,02 0,1 Nhóm 4 - - 4,8 1,0 4,8 4,6 0,7 (0,7) Nhóm 5 0,7 - 0,4 0,2 0,1 0,6 0,1 (0,2) (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị qua các năm 2015-2017) 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp Tổng dư nợ của chi nhánh trong giai đoạn 2015-2017 tăng dần theo thời gian, cho thấy được quy mô tín dụng đang dần được mở rộng. Cụ thể, tổng dư nợ vào năm 2015 là 443,1 tỷ đồng. Năm 2016, tổng dư nợ đạt 502,4 tỷ đồng cao hơn so với năm 2015 là 59,3 tỷ đồng. Đến năm 2017 là 579,9 tỷ đồng tăng 77,5 tỷ đồng và mức tăng trong năm này cao hơn so với mức tăng của năm 2016. Nguyên nhân của sự tăng trưởng tín dụng là do NHNN thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, lãi suất được kiểm soát ổn định cung với việc chỉ đạo hướng dẫn các NHTM giảm chi phí, phấn đấu giảm lãi suất cho vay, đưa ra các biện pháp cũng như sự hỗ trợ trong việc đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục vay vốn được thực hiện nhanh gọn cũng là nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng trong tín dụng. Dựa vào bảng 2.2, ta có thể thấy được dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung vào HGĐ và cá nhân. Điều này thể hiện rõ được vai trò chủ lực của Agribank trên thị trường tài chính nông thôn hiện nay. Tín dụng HGĐ và cá nhân chiếm tỷ trọng trên 70% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu thấp chiếm 1-2%. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mặc dù tỷ trọng dư nợ thấp hơn so với HGĐ và cá nhân nhưng các khoản nợ xấu thường xuất phát từ đây, gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. 500 457,7 450 402,3 400 347,5 350 300 DN ngoài quốc doanh 250 HTX Tỷ Tỷ đồng 200 120,2 HGĐ, cá nhân Trường150 93,3 Đại98,2 học Kinh tế Huế 100 50 2,3 1,9 2,0 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp Cụ thể, tình hình dư nợ của HGĐ và cá nhân tăng dần qua các năm, vào năm 2015 là 347,5 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt mức 460,7 tỷ đồng tăng 113,2 tỷ đồng trong tổng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó, DN ngoài quốc doanh cũng có sự tăng lên trong cơ cấu dư nợ cho vay. Vào năm 2015 là 93,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78,4% trong tổng dư nợ cho vay và có xu hướng tăng mạnh. Ngoài hai thành phần kinh tế trên thì còn có HTX, dư nợ của HTX có biến động thất thường, tuy nhiên nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân là do sự phục hồi sau cuộc khủng của nền kinh tế giai đoạn 2011-2014, kéo theo đó là sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh tập trung vào hai thành phần chính của nền kinh tế đó là hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp. 296,7 300 257,5 251,8 237,4 250 215,6 188,9 200 Ngắn hạn 150 Trung hạn Tỷ Tỷ đồng 100 Dài hạn 29,3 31,4 50 16,8 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn và cho vay tại Agribank CN Thị xã Trường Đại họcQuảng TrKinhị tế Huế Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay, cụ thể: Dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ, trên 50%. Số còn lại là dư nợ trung hạn và dài hạn và đang có xu hướng ngày càng tăng. Dư nợ tín dụng trung hạn tăng dần chiếm tỷ trọng trên 40% trong tổng dư nợ tín dụng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng tín dụng đối với kỳ hạn trung và dài hạn là do cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho việc kinh doanh, sản xuất của HGĐ cũng như DN có triển vọng 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp hơn, nhu cầu về vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, mở rộng đầu tư, phát triển của các hộ gia đình và doanh nghiệp địa phương tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu về vốn của người dân, chi nhánh cần phải cân đối giữa cơ cấu nguồn vốn huy động với dư nợ tín dụng trung và dài hạn cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh khoản cũng như rủi ro lãi suất. 2.1.4. Hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng. Sự hội nhập và phát triển của khoa học – công nghệ hiện đại ngày nay đã giúp cho các NHTM có thể đa dạng hóa nguồn thu bằng cách phát triển và mở rộng các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng, đưa ra các chính sách ưu đãi từ đó có thể tăng tỷ trọng nguồn thu từ các loại phí dịch vụ. Chi nhánh đã áp dụng thành công các chính sách trên, mở rộng mạng lưới tiêu dùng, đưa dịch vụ công nghệ hiện đại đến với nhiều khách hàng hơn và thu được kết quả: Bảng 2.3: Phí dịch vụ thu được tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 (ĐVT: Tỷ đồng) 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ So với Số Tỷ So với tiền trọng tiền trọng 2015 tiền trọng 2016 (%) (%) (%) Tổng phí 2,843 100 3,023 100 0,18 3,343 100 0,320 dịch vụ DV thẻ 0,433 15,2 0,496 16,4 0,063 0,618 18,5 0,122 DV kinh doanh Trường0,235 Đại8,3 0,học192 6, Kinh4 (0,043) tế0,231 Huế6,9 0,039 ngoại hối DV thanh toán 2,107 74,1 2,264 74,9 0,157 2,411 72,1 0,147 trong nước DV khác 0,068 2,4 0,071 2,3 0,003 0,083 2,5 0,012 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị qua các năm 2015-2017) 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp 2,411 2.500 2,264 2,107 2.000 1.500 DV thẻ DV kinh doanh ngoại hối Tỷ Tỷ đồng 1.000 0,618 DV thanh toán trong nước 0,433 0,496 0.500 0,235 0,192 0,231 DV khác 0,068 0,071 0,083 0.000 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm Biểu đồ 2.5: Tình hình phí thu dịch vụ tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị Nhìn chung tổng chi phí dịch vụ có sự tăng trưởng qua các năm, từ năm 2015 là 2,843 tỷ đồng tăng lên 3,343 tỷ đồng vào năm 2017, mức tăng là 0,5 tỷ đồng. Trong đó, phí dịch của dịch vụ thẻ và dịch vụ thanh toán tăng mạnh đã cho thấy được nhu cầu về giao dịch thanh toán cũng như nhu cầu sử dụng thẻ, dịch vụ về thẻ đang dần phổ biến. Đây là một trong những thành công trong việc làm tăng thêm thu nhập, tạo sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.1.5. Kết quả kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị. Sau những khó khăn vất vả trong việc giải quyết nợ xấu từ những năm 2014 trở về trước, thì đến năm 2015 chi nhánh đã gặt hái được những thành công nhất định, điển hình là lợi nhuận tăng dần qua các năm. Cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, đã tạo ra lợi thế không nhỏ trong công tác hoạt động của ngânTrường hàng nói chung Đại và tín d ụnghọc nói ri êng.Kinh Agribank CNtế Th Huếị xã Quảng Trị đã đạt được kết quả như sau: 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 (ĐVT: Tỷ đồng) 2015 2016 2017 T Tỷ ỷ So với Tỷ So với Chỉ tiêu Giá Giá Giá trọng trọng năm trọng năm trị trị trị (%) (%) 2015 (%) 2016 Doanh thu 58,9 100 65,9 100 7,0 73,2 100 7,3 Tín dụng 54,6 92,7 59,3 90,0 4,7 65,4 89,3 6,1 Ngoài tín dụng 4,3 7,3 6,6 10,0 2,3 7,8 10,7 1,2 Chi phí 46,6 - 53,1 - 6,5 58,8 - 5,7 Lợi nhuận 12,3 - 12,8 - 0,5 14,4 - 1,6 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị qua các năm 2015-2017) Dựa vào bảng 2.4 cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được hiệu quả tích cực. Doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh tăng đều qua các năm. Cụ thể doanh thu vào năm 2016 đạt 65,9 tỷ đồng cao hơn năm 2015 là 7,0 tỷ đồng. Vào năm 2017, doanh thu của chi nhánh đạt 73,2 tỷ đồng cao hơn so với năm 2016 7,3 tỷ đồng. Phần lớn thu nhập có được là đến từ hoạt động tín dụng, chiếmTrường tỷ trọng trung b ìnhĐại 90% tổnghọc doanh Kinh thu. Mức tăng tế tr ưHuếởng của tín dụng tăng lên là bởi vì nền kinh tế những năm gần đây dần được ổn định và phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển, nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của người dân tăng lên, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được hiệu quả tốt. 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị. 2.2.1. Tình hình chung về nợ quá hạn. Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 (ĐVT: Tỷ đồng) 2015 2016 2017 Tỷ Tỷ So với Tỷ So với Nợ quá hạn Giá Giá Giá trọng trọng 2015 trọng 2016 trị trị trị (%) (%) (%) Nhóm 2 11,7 90,7 8,2 59,4 (3,5) 7,8 59,5 (0,4) Nhóm 3 0,5 4,0 - - (0,5) 0,1 0,8 0,1 Nhóm 4 - - 4,8 34,7 4,8 4,6 35,1 (0,2) Nhóm 5 0,7 5,3 0,4 5,9 0,1 0,6 4,6 (0,2) Tổng 12,9 100 13,4 100 0,5 13,1 100 (0,3) TDN toàn 443,1 - 502,4 - - 579,9 - - chi nhánh Tỷ lệ NQH/TDN 2,91 - 2,67 - - 2,26 - - (%) (NguTrườngồn: Báo cáo kết quả Đại hoạt động học kinh doanh Kinh của Agribank tế CN Huế Thị xã Quảng Trị qua các năm 2015-2017) 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp 13,4 13.4 13.3 13.2 13,1 13.1 13 12,9 Nợ quá hạn Tỷ Tỷ đồng 12.9 12.8 12.7 12.6 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị Qua bảng 2.4 và biểu đồ trên ta có thể thấy được tỷ lệ nợ quá hạn có sự biến động qua các năm, hầu như có xu hướng giảm. Năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,91%. Tuy nhiên vào năm 2016 lại có tỷ lệ nợ lớn nhất trong 3 năm (2,67%) nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm 2 chiếm gần 60% tổng nợ quá hạn, nhóm 4 cũng tăng so với năm 2015. Đến năm 2017 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 2,26%. Nguyên nhân dẫn đến việc tổng nợ quá hạn năm 2016 lại cao hơn hai năm còn lại là bởi vì vào năm này xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa (Hà Tĩnh) gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt đối với 4 tỉnh miền Trung trong đó có Quảng Trị. Sự cố này đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ cũng như đời sống của mọi người dân. Đặc biệt gây thiệt hại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cùng các doanh nghiệp ngành thủy hải sản và các ngưTrường dân trên địa bàn, Đại từ đó đ ãhọc làm cho Kinhhọ không đủ tếkhả năngHuế để trả nợ. Tuy nhiên đến năm 2017, tình hình nợ quá hạn đã được giảm xuống với tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 2.67% năm 2016 xuống còn 2.26% năm 2017. Qua đó cho thấy được sự nỗ lực thành công trong công tác thực hiện giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp a. Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế. Bảng 2.6: Phân loại nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị (ĐVT: Tỷ đồng) 2015 2016 2017 Tỷ Tỷ Tỷ Ngành kinh tế Giá Giá Giá trọng trọng trọng trị trị trị (%) (%) (%) 1. Nông nghiệp 0,4 3,1 0,4 3,0 0,2 1,5 2. Lâm nghiệp 1,0 7,8 0,2 1,5 0,3 2,3 3. Thuỷ sản 0,1 0,8 1,1 8,2 0,9 6,9 4. Khai khoáng - - - - - - 5. Công nghiệp chế biến, chế tạo - - 0,4 3,0 0,7 5,3 6. Xây dựng - - 0,5 3,7 0,3 2,3 7. Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác - - - - - - 10. Bán buôn và bán lẻ 2,4 18,6 3,9 29,1 4,1 31,3 12. Vận tải kho bãi 0,2 1,6 0,5 3,7 0,4 3,1 13. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 0,5 3,9 - - 0,3 2,3 14. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí - - - - - - 15. Thông tin và truyền thông - - - - - - 16. Hoạt động y tế, giáo dục, công ích - - - - - - 17 - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ - - - - - - 20 - Hoạt động dịch vụ khác - - - - - - 24 - HoTrườngạt động tiêu dùng Đại và chi học Kinh tế Huế tiêu cá nhân bằng thẻ 8,3 64,3 6,4 47,8 5,9 45,5 Tổng nợ quá hạn 12,9 100 13,4 100 13,1 100 (Nguồn: Báo cáo phân loại nợ theo ngành kinh tế của Agribank CN Thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017) Trong vòng 3 năm 2015-2017, cơ cấu nợ quá hạn theo ngành kinh tế của chi nhánh tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ, tuy 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp nhiên lại có sự giảm dần qua các năm và đây là một dấu hiệu tốt. Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ vào năm 2015 là cao nhất trong 3 năm (chiếm tỷ trọng 64,3% trong cơ cấu nợ quá hạn). Qua đó cho thấy được tín dụng tiêu dùng vẫn là một trong những mảng hoạt động tiềm năng và là chiến lược của các tổ chức tín dụng nói chung và chi nhánh nói riêng. Nguyên nhân tín dụng trong ngành này cao là do phục vụ mục đích mua nhà, sửa chữa nhà ở của người dân trên địa bàn tăng lên. Bên cạnh đó là do đời sống ngày càng được nâng cao, người dân chuyển dần thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán qua ngân hàng và có xu hướng sẵn sang vay nợ để phục vụ cho các nhu cầu của đời sống. Mặc dù hoạt động tín dụng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ chiếm tỷ trọng cao trong bảng dư nợ quá hạn nhưng chủ yếu là thuộc vào nợ nhóm 2, cho thấy được chi nhánh đã cố gắng trong việc kiểm soát các khoản nợ quá hạn, hạn chế tối đa việc nhóm nợ này bị chuyển sang nhóm 3, 4, 5. HGĐ và cá nhân là khách hàng chủ yếu đối với hoạt động tín dụng trong lĩnh vực này. b. Phân tích nợ quá hạn theo loại hình khách hàng. Bảng 2.7: Phân loại nợ quá hạn theo loại hình khách hàng tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 (ĐVT: Tỷ đồng) 2015 2016 2017 Loại hình Tỷ Tỷ Tỷ khách hàng Giá trọng Giá trọng So với Giá trọng So với trị (%) trị (%) 2015 trị (%) 2016 Cá nhân 11,8 91,5 8,7 64,9 (3,1) 8,3 63,4 (0,4) Doanh nghiệp - - 3,5 26,1 3,5 2,8 21,4 (0,7) tư nhân Hộ giaTrường đình 0,2 Đại1,6 học- -Kinh(0,2) tế0,4 Huế3,1 0,4 Công ty 0,9 7,0 1,2 9,0 0,3 1,6 12,2 0,4 TNHH Tổng nợ quá 12,9 100 13,4 100 0,5 13,1 100 (0,3) hạn (Nguồn: Báo cáo phân loại nợ theo ngành kinh tế của Agribank CN Thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017) 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp Về phân loại nợ theo loại hình khách hàng thì nợ quá hạn của cá nhân giảm dần, cụ thể vào năm 2015 nợ quá hạn theo loại hình khách hàng cá nhân là 11,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 91,5% nhưng đến năm 2016 lại giảm xuống 8,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 64,9% trong tổng cơ cấu nợ quá hạn, đến năm 2017 tiếp tục giảm xuống còn 8,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 63,4%. Trong khi đó của công ty TNHH thì tăng dần qua các năm. Vào năm 2015 nợ quá hạn của công ty TNHH là 0,9 tỷ đồng, đến năm 2016 nợ quá hạn tăng lên 1,2 tỷ đồng chiếm 9% trong tổng cơ cấu nợ quá hạn, nợ quá hạn vào năm 2017 là 12,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,4%. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và lâm nghiệp. Sự cố ô nhiễm môi trường biển vào năm 2016 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty chuyên chế biến, sản xuất các mặt hàng liên quan đến thủy sản. Việc người dân hạn chế sử dụng các mặt hàng đó đã làm cho việc kinh doanh của các công ty gặp nhiều khó khăn, từ đó làm hạn chế khả năng trả nợ cũng như kéo dài thời hạn trả nợ cho ngân hàng. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, để hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này thì cần phải có một lượng chi phí lớn như chi phí kho bãi, vận chuyển, nhà xưởng, do đó việc vay vốn để đầu tư để hoạt động sản xuất kinh doanh là điều tất yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng về thiếu hụt về nguồn cung đã làm cho việc sản xuất kinh doanh của các công ty gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, từ đó làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên. 2.2.2. Tình hình nợ xấu. TrườngTheo quy định hiện Đại hành “họcNợ xấu làKinh các khoản nợtế thuộc Huế nhóm 3,4,5 quy định tại điều 10 hoặc điều 11 trong Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam”. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà các NHTM xác định không thể thu hồi lại được hoặc nếu có thì thường rất khó và mất rất nhiều thời gian. Hầu hết trong các NHTM, nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ phía khách hàng như các tổ chức, doanh nghiệp làm ăn thua 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp lỗ, phá sản, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi đến hạn. Các khoản nợ xấu gây tổn thất không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng, nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn của ngân hàng càng lớn. Tình hình nợ xấu của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 (ĐVT: Tỷ đồng) 2015 2016 2017 Tỷ Tỷ So với Tỷ So với Nợ xấu Giá Giá Giá trọng trọng 2015 trọng 2016 trị trị trị (%) (%) (%) Nhóm 3 0,5 41,7 - - (0,5) 0,1 1,9 0,1 Nhóm 4 - - 4,8 92,3 4,8 4,6 86,8 (0,2) Nhóm 5 0,7 58,3 0,4 7,7 (0,3) 0,6 11,3 0,2 Tổng 1,2 100 5,2 100 4,0 5,3 100 0,1 Tổng dư nợ 443,1 - 502,4 - - 579,9 - - Tỷ lệ nợ 0,27 - 1,04 - 0,76 0,91 - (0,12) xấu/TDN(%) (Nguồn: Báo cáo phân loại nợ theo ngành kinh tế của Agribank CN Thị xã Quảng Trị Trường Đại học Kinh tếqua Huế 3 năm 2015-2017) 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp 4,8 5 4,6 4.5 4 3.5 3 Nhóm 3 2.5 Nhóm 4 Tỷ Tỷ đồng 2 Nhóm 5 1.5 1 0,7 0,6 0,5 0,4 0.5 0 0 0,1 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng các nhóm nợ xấu tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị Dựa vào bảng 2.7 và biểu đồ 2.7 trên cho thấy, nợ xấu thuộc nhóm 4 của chi nhánh trong năm 2016-2017 là tương đối cao, chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng cơ cấu nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ vào năm 2015 là thấp nhất trong 3 năm (0,27%) và tăng cao vào năm 2016 (1,04%), tuy nhiên có sự giảm xuống (0,91%) vào năm 2017 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2015. Các khoản nợ xấu của chi nhánh chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Mặc dù hình thức cho vay của ngân hàng là phải có tài sản đảm bảo nhưng ngân hàng cũng cần phải chú ý, cân nhắc trong việc định giá tài sản đảm bảo. Ngoài ra, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng mà chi nhánh thực hiện chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính do cácTrường DN cung cấp, tuyĐại nhiên nhhọcững báo Kinh cáo tài chính tế này thưHuếờng thiếu minh bạch, không sát với thực tế, điều này cũng là một phần gây nên rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp một cách thực tế, chặt chẽ hơn, từ đó có thể kiểm soát tốt hoạt động cho vay, giảm thiểu mức độ rủi ro cho ngân hàng. 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3. Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng Chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc NHNN Việt Nam. Trên cơ sở phân loại nợ, đã tiến hành trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng quý thực hiện phân loại các khoản nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Bảng 2.9 : Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 (ĐVT: Tỷ đồng) 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ 443,1 502,4 579,9 59,3 113,3 77,5 115,4 Trích dự phòng 2,22 2,51 2,90 0,29 - 0,39 - (Nguồn: Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017) Ta có thể thấy được tình hình trích lập dự phòng của chi nhánh tăng dần qua các năm. Chi nhánh đã dựa vào tổng dư nợ để đưa ra mức tỷ lệ dự phòng phù hợp nhằm đảm bảo trong việc bù đắp các khoản nợ xấu của khách hàng, giảm thiểu rủi ro cho mình. Đặc biệt khi mà nợ nhóm 4, 5 trong 2 năm 2016-2017 tăng cao, chi nhánh đã trích lập với tỷ lệ từ 70% đến 100% cho các khoản nợ ở nhóm này. 2.3. ThTrườngực trạng công tác Đại quản tr ị họcRRTD tại KinhAgribank CNtếTh ịHuế xã Quảng Trị. 2.3.1. Công tác nhận diện rủi ro Thực hiện thu thập thông tin của khách hàng vay. Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn: 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp - Hồ sơ do khách hàng cung cấp - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng - Đi thăm thực địa doanh nghiệp - Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp. - Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Các nguồn khác. Thông qua quá trình thu thập thông tin, CBTD sẽ nắm rõ được thông tin của khách hàng về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, thu nhập cũng như mức độ uy tín của họ, từ đó để đi đến quyết định là có nên cho vay hay không. Điều này sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt trong công tác cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện công tác nhận diện rủi ro xuyên suốt trong toàn bộ quá trình cấp tín dụng: trước khi cho vay, trong khi cho vay, sau khi cho vay. Nghiên cứu trích dẫn một số ví dụ thực tế liên quan như sau: a. Trước khi cho vay: Anh Lê Minh Đức, trú tại khu phố 5 phường 2, Thị xã Quảng Trị đã đến Agribank CN Thị xã Quảng Trị với mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống (mua xe ô tô). Tại đây, anh Đức đã được CBTD tư vấn để lựa chọn gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như hướng dẫn việc cung cấp các thông tin nhằm mục đích vay vốn. Sau khi được CBTD tư vấn, anh Đức đã quyết định vay 400,000,000 VNĐ với lãi suất 10% năm, gốc trả đều hàng, lãi trả theo số dư nợ giảm dần trong vòngTrường 5 năm với tài sản thếĐại chấp là đhọcất và tài sảnKinh gắn liền với tế đất. Huế Trước khi quyết định cho vay, CBTD tiến hành kiểm tra thông tin của anh Đức trên CIC và thấy anh Đức chưa có quan hệ tín dụng với Agribank, tuy nhiên lại thuộc vào nhóm 4 tại Vpbank Chi nhánh Đông Hà do đó trong trường hợp này chi nhánh đã từ chối cho vay. Trường hợp khác là Bà Ngô Thị Thanh Thủy trú tại phường 3, thị xã Quảng Trị tiến hành vay vốn là 250.000.000 đồng nhằm mục đích sửa chữa nhà ở, sau khi 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp kiểm tra thông tin trên CIC cho thấy bà Thủy chưa có quan hệ tín dụng với Agribank cũng như các TCTD khác. CBTD đã tiến hành thẩm định hồ sơ pháp lý do bà Thủy cung cấp bao gồm hồ sơ kinh tế (báo cáo tình hình thu nhập đến ngày vay vốn hoặc giấy xác nhận thu nhập từ tiền lương đến ngày vay và trong thời gian vay vốn), tài liệu chứng minh nguồn thu nhập của KH, yêu cầu KH trình phương án sử dụng vốn phục vụ nhu cầu đời sống. Cụ thể: Theo như thông tin cung cấp thì nghề nghiệp của bà Thủy là kinh doanh vì vậy giấy tờ chứng minh thu nhập cần cung cấp đó là giấy phép đăng kí kinh doanh hoặc giấy xác nhận kinh doanh của phường, xã, đồng thời cung cấp bản gốc hoặc bản photo sổ hồng. Ngoài ra, bà Thủy cần cung cấp giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn gồm giấy phép xây nhà, hợp đồng thi công, bảng kê nguyên vật liệu. Sau đó, CBTD tiến hành thẩm định hồ sơ: - Mục đích đi vay: Bà Thủy sửa chữa nhà ở có giá trị giao dịch 450.000.000 đồng, với giá trị khoản vay đề nghị là 250.000.000 đồng, số còn lại là vốn tự có của khách hàng. - Nguồn trả nợ của bà Thủy chính là từ nguồn thu nhập thường xuyên hàng tháng trong việc kinh doanh. Tổng thu nhập hàng tháng: 8.000.000 đồng, sau khi trừ các khoản thuế: 7.300.000 đồng. Thu nhập khác: 2.500.000 đồng - Hình thức và tài sản bảo đảm vốn vay: Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay, cụ thể chính là căn nhà mà bà Thủy xây đưTrườngợc từ số tiền được Đạingân hàng học cho vay. Kinh tế Huế - Chấm điểm, xếp hạng tín dụng KH: CBTD sẽ tiến hành chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng bằng phần mềm nội bộ của ngân hàng. Kết quả được trình bày trong Bảng tổng hợp chấm điểm và xếp loại KH, cụ thể bà Thủy được: Tổng số điểm 280, xếp loại tốt. Sau khi thẩm định hồ sơ, CBTD tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo: 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp - CBTD tiến hành định giá tài sản bảo đảm vị trí mảnh đất, diện tích dựa trên mảnh đất tham khảo đạt 100 điểm (điểm tối đa). Cán bộ định giá xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thị trường và khả năng phát mại của tài sản đảm bảo. Trong trường hợp cụ thể này, thì tài sản đảm bảo - căn nhà của bà Thủy có mức khả năng phát mại là "Bình thường", thời gian có thể phát mại là 12 tháng. Đồng thời xem xét xem đất có xảy ra tranh chấp hay không, xác nhận quyền sở hữu có đúng như trong hồ sơ hay không. Giá trị tài sản thế chấp sau khi tiến hành định giá được thỏa thuận: 1.050.000.000 đồng, CBTD lập biên bản định giá tài sản thế chấp có chữ kí 2 bên, ngân hàng giữ 02 bản, khách hàng giữ 01 bản. Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo: CBTD cùng KH thực hiện việc công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm nợ vay tại Phòng công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tại Phòng Tài nguyên và Môi trường - Ngoài việc thẩm định các nội dung trên cần thẩm định cụ thể thẩm định về năng lực tài chính của KH. Trong trường hợp này, CBTD đi thẩm định tại nhà của bà Thủy để xem nguồn thu thực có đúng như hồ sơ đã được cung cấp, xem xét tình hình kinh doanh có đảm bảo khả năng trả nợ hay không. CBTD lập báo cáo thẩm định. Sau khi lập xong báo cáo thẩm định, kèm theo hồ sơ tín dụng trình Trường phòng xem xét và có ý kiến.  Dấu hiện nhận biết rủi ro từ phía khách hàng được thể hiện: - Thông tin, hồ sơ được KH cung cấp không đầy đủ hay không trung thực, có nhiềuTrường sai sót. Hồ sơ vay vĐạiốn có độ tinhọc cậy thấp. Kinh tế Huế - KH không có mục đích kinh doanh rõ ràng, cố tình né tránh hoặc trả lời sai khi CBTD đặt ra các câu hỏi về kế hoạch trả nợ, tài sản thế chấp, thu nhập, - Ngành nghề kinh doanh của KH là một trong những ngành nghề chứa nhiều rủi ro, dễ gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng. - KH có lịch sử tín dụng xấu, kém uy tín trong việc thanh toán nợ. 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp - Đối với KH là các doanh nghiệp: Đa số các doanh nghiệp vay vốn đều có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tuy nhiên vẫn có trường hợp DN làm đẹp báo cáo tài chính, đưa ra phương án, số liệu của công ty để chiếm dụng vốn của ngân hàng nhằm dùng vào những việc khác. - Các DN trên địa bàn Thị xã Quảng Trị chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ lẻ do đó báo cáo của những công ty này chưa được kiểm toán nên độ tin cậy không cao. Vì vậy việc cấp tín dụng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. - Lãnh đạo là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của một công ty. Trong trường hợp lãnh đạo không có uy tín và nhân cách, năng lực quản lý yếu kém, trình độ học vấn chưa cao và không có nhiều kinh nghiệm quản lý thì dễ dẫn đến tình trạng công ty bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thu lãi và nợ của ngân hàng, cũng như gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. - Có dấu hiệu nghi ngờ về mặt pháp lý của DN, về sự thiếu tính chân thực trong việc quản lý tài sản, nguồn vốn cũng như tài sản đảm bảo. Xem xét, thẩm định tài sản thế chấp, giá trị thực của nó và tài sản đó có nằm trong diện thu hồi của Nhà nước hoặc đang bị tranh chấp hay không.  Dấu hiệu nhận diện rủi ro từ phía Ngân hàng: - CBTD chưa đủ kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, còn thiếu kiến thức xã hội đã đưa ra những quyết định cấp vốn gây nên rủi ro cho ngân hàng. - CBTD chưa tuân thủ nghiêm ngặt việc thực hiện quy trình tín dụng hay việc thuTrường thập thông tin KH,Đại thẩm địnhhọc tài sản Kinh đảm bảo còn tế mang Huế tính chủ quan dẫn đến đưa ra những quyết định sai lầm trong công tác cho vay. b. Trong khi cho vay: Trong quá trình giải ngân cần phải xem xét, rà soát lại thông tin một cách cẩn thận. Đánh giá lại phương án sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của KH có phù hợp với điều kiện vay vốn tại ngân hàng hay không. 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp Trong trường hợp này, CBTD kiểm tra, rà soát tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn của bà Ngô Thị Thanh Thủy, CBTD thực hiện đăng kí thông tin vào hệ thống IPCAS. - Kiểm tra, rà soát thông tin trên hệ thống IPCAS. - Sau khi nhận được sự phê duyệt của cấp trên, CBTD tiến hành ký hồ sơ vay vốn cùng với khách hàng để tiến hành giải ngân. Nếu số tiền dưới 100.000.000 đồng sẽ tiến hành giải ngân bằng tiền mặt, trên 100.000.000 đồng sẽ giải ngân qua tài khoản. Trong trường hợp của bà Ngô Thị Thanh Thủy với số tiền vay là 250.000.000 đồng được giải ngân qua tài khoản. Việc giải ngân này sẽ giúp ngân hàng quản lý, theo dõi được việc sử dụng vốn vay của khách hàng, ngân hàng có thể có biện pháp kịp thời khi phát hiện ra khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn không hiệu quả. c. Sau khi cho vay: Trong trường hợp vay vốn của bà Ngô Thị Thanh Thủy, sau thời gian giải ngân, CBTD nghi ngờ dấu hiệu rủi ro đó là bà Thủy sử dụng vốn vay sai mục đích. Theo như hợp đồng tín dụng, mục đích sử dụng vốn của bà Thủy là sửa chữa nhà ở nhưng khi CBTD tiến hành kiểm tra, rà soát việc sử dụng vốn thì phát hiện bà Thủy sử dụng vốn vào kinh doanh. Đây là trường hợp gây nên rủi ro tín dụng cho chi nhánh vào năm 2017  Sau khi giải ngân, sẽ có một số dấu hiệu nhận biết rủi ro từ phía khách hàng như: Trường- Phương án sản Đạixuất kinh doanh,học ph ươngKinh án đầu tưtế có dấuHuế hiệu không triển khai, hoặc triển khai chậm, không đúng với tiến độ đã đề ra. - Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với mục đích đã cam kết ban đầu. - Giá trị của tài sản đảm bảo giảm giá trị so với lúc định giá hoặc có vấn đề về pháp lý như tranh chấp, bị Nhà nước thu hồi, đã được thế chấp ở tại các TCTD khác, chuyển quyền sở hữu, 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp - KH có những giao dịch bất thường tại NH như rút lượng tiền gửi lớn, thu nhập của KH không ổn định. - Trường hợp khách hàng thanh toán nợ bị quá hạn hay thường xuyên đề nghị gia hạn nợ với lý do không khả quan cũng cần được xem xét.  Ngoài ra còn có rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng: - CBTD chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, xã hội để nhận biết các nguy cơ sẽ xảy ra, trong nhiều trường hợp CBTD phát hiện ra thì đã xảy ra rủi ro. Hay do áp lực về doanh số nên các CBTD chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng, thẩm định hồ sơ, tài sản thế chấp. - Ngân hàng quản lý thông tin khách hàng còn nhiều thiếu sót, chưa chặt chẽ, chưa bao quát hết nguồn vốn vay của KH tạo nên việc bất cân xứng thông tin dẫn đến đưa ra những quyết định sai lầm trong cấp tín dụng làm ảnh hướng đến công tác thu hồi nợ. 2.3.2. Công tác đo lường RRTD. Agribank hiện nay thực hiện công tác đo lường rủi ro theo hệ thống xếp hạng nội bộ. Dựa vào tính chất của các nhóm khách hàng vay vốn mà quy trình chấm điểm tín dụng và việc phân loại khách hàng được phân thành hai nhóm khác nhau đó là doanh nghiệp và cá nhân (bao gồm hộ gia đình). Đối với khách hàng cá nhân ngân hàng thực hiện tìm hiểu một số chỉ tiêu như tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng, tình hình tài chính, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, TrườngĐối với khách hàng Đại là doanh học nghiệp: Kinh tế Huế Nghiên cứu trích dẫn ví dụ thực tế liên quan như sau: Công ty TNHH Lý Len gửi hồ sơ đề nghị vay vốn để bổ sung vốn lưu động kinh doanh, chi nhánh tiến hành tiếp nhận và phân tích hồ sơ thông tin khách hàng, sau đó CBTD tiến hành thẩm định, kiểm tra hồ sơ bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài chính, hồ sơ TSĐB tiền vay của doanh nghiệp. Tiếp theo, CBTD tiến hành xếp loại doanh nghiệp. 53
  64. Khóa luận tốt nghiệp Căn cứ vào thang điểm, doanh nghiệp được xếp theo ba loại: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ. Cụ thể theo thông tin công ty TNHH Lý Len cung cấp: + Vốn kinh doanh 21,3 tỷ đồng (15 điểm) + Lao động 54 người (3 điểm) + Doanh thu thuần 22,4 tỷ đồng (10 điểm) + Nộp ngân sách 150,6 triệu đồng (1 điểm) Tổng cộng: 29 điểm, do vậy doanh nghiệp này xếp vào loại quy mô nhỏ. Cán bộ tín dụng thực hiện việc xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp thành 10 hạng theo quy định của Agribank, có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA/ AA/ A/ BBB/ BB/ B/CCC/ CC/ C/ D. Cụ thể trong trường hợp này. Sau khi thu thập thông tin, xác định rõ lĩnh vực ngành nghề của khách hàng là kinh doanh vật liệu xây dựng, CBTD dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu cơ bản là tài chính và phi tài chính để đưa vào hệ thống xếp hạng rủi ro của Agribank nhằm đưa ra xếp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp này là AA (loại ưu). - Nhóm chỉ tiêu tài chính: Gồm 11 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm đó là nhóm chỉ tiêu thanh toán, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài sản và nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu thu nhập. - Nhóm chỉ tiêu phi tài chính: Gồm 29 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm đó là khả năng trả nợTrường từ lưu chuyển tiền Đại tệ, năng họclực và kinh Kinh nghiệm quản tế lý, Huếtình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng, môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác. Căn cứ vào kết quả phân loại trên ngân hàng thực hiện: phân loại để chọn lọc khách hàng; ra quyết định cấp tín dụng (xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay), giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ để có biện pháp xử lý và nâng cao năng lực cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro. 54