Khóa luận Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 128 trang thiennha21 5713
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phat_trien_hoat_dong_cho_vay_thau_chi_tai_khoan_th.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẤU CHI TÀI KHOẢN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện : Giáo viên hướng dẫn : TônTrường Nữ Tường Vy Đại học KinhThS. Lê Ng ọctế Qu ỳHuếnh Anh Lớp : K48 Ngân hàng Huế, Tháng 05/ 2018
  2. LỜI CẢM ƠN : Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, em xin gửi lời cảm ơn đến: Quý thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Kiến thức mà em học được không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khoá luận mà còn là hành trang quý báu trong quá trình công tác. Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Ngọc Quỳnh Anh đã tận tâm hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành tốt bài khoá luận này. Cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của các anh chị cán bộ Phòng giao dịch Mai Thúc Loan thuộc Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế đã hướng dẫn nhiệt tình, có những nhận xét quý báu, chia sẽ những kinh nghiệm thực tiễn và tạo điều kiện cho em thu thập số liệu giúp em hoàn thành tốt nội dung đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện và môi trường thuận tiện cho em trong suốt thời gian thực tập. Xin chân thành cảm ơn !!! Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản DongA Bank Ngân hàng Đông Á NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần CN Chi nhánh KH Khách hàng KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHCN Khách hàng cá nhân HMTC Hạn mức thấu chi HĐLĐ Hợp đồng lao động TKTT Tài khoản thanh toán TSCĐ Tài sản cố định TSĐB Tài sản đảm bảo GTCG Giá trị gia tăng GD - NQ Giao dịch – Ngân quỹ HC – KT Hành chính – Kế toán HĐQT Hội đồng quản trị CB – CNV Cán bộ - công nhân viên Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. MỤC LỤC PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 2 4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp 2 4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp 3 4.2. Phương pháp xử lý số liệu 3 4.3. Phương pháp khảo sát, phỏng vấn 4 5. Kết cấu của đề tài 4 PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHO VAY THẤU CHI CỦA NHTM 5 1.1.Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM 5 1.1.1. Khái niệm cho vay 5 1.1.2. Nguyên tắc cho vay 5 1.1.3. Điều kiện cho vay 6 1.1.4. Thời hạn cho vay 6 1.1.5. Lãi suất cho vay 6 1.1.6. Phân loại cho vay 7 1.1.7. VaiTrường trò của cho vay Đại học Kinh tế Huế 11 1.2. Các vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay thấu chi của NHTM 11 1.2.1. Khái niệm cho vay thấu chi 11 1.2.2. Đặc điểm của cho vay thấu chi 12 1.2.3. Các hình thức cho vay thấu chi 12 1.2.4. Lợi ích của cho vay thấu chi 12 1.2.4.1. Đối với ngân hàng : 13
  5. 1.2.4.2. Đối với khách hàng : 13 1.2.4.3. Đối với nền kinh tế : 14 1.3. Phát triển cho vay thấu chi của NHTM 14 1.3.1. Khái niệm phát triển cho vay thấu chi 14 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ sản phẩm cho vay thấu chi của Ngân hàng thương mại 14 1.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá về quy mô, hiệu quả 14 1.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng 16 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay thấu chi của NHTM 19 1.3.3.1. Nhân tố khách quan 19 1.3.3.2. Nhân tố chủ quan 21 1.3.4. Điều kiện kỹ thuật liên quan đến cho vay thấu chi 22 1.3.4.1. Công nghệ ngân hàng 22 1.3.4.2. Một số hợp đồng cần thiết trong cho vay thấu chi: 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẤU CHI TÀI KHOẢN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – 25 CHI NHÁNH HUẾ 25 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Huế 25 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển 25 2.1.2. Các hoạt động chính của ngân hàng 26 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 26 2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 29 2.1.4.1. TrườngTình hình sử dụng Đạilao động họctại Ngân hàngKinh TMCP Đôngtế ÁHuế– chi nhánh Huế giai đoạn 2015 – 2017 29 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 34 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 38
  6. 2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 42 2.2.1. Các văn bản quy định về hoạt động cho vay thấu chi 43 2.2.2. Quy định về sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ 44 2.2.3. Quy trình nghiệp vụ cho vay thấu chi lương 47 2.2.4. So sánh sản phẩm cho vay thấu chi của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế và các NHTM khác trên địa bản 50 2.2.4.1. Lãi suất 51 2.2.4.2. Một số phí, lệ phí liên quan đến cho vay thấu chi 51 2.2.4.3. Điều kiện cho vay thấu chi 52 2.2.4.4. Hạn mức cho vay thấu chi 55 2.2.4.5. Thời gian cho vay thấu chi 57 2.2.4.6. Thủ tục cho vay thấu chi 57 2.2.5. Đánh giá quy mô và hiệu quả hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 59 2.2.5.1. Quy mô khách hàng cho vay 59 2.2.5.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi tài khoản thẻ trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 61 2.2.5.3. Tình hình hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ 63 2.2.5.4. Ứng dụng công nghệ trong cho vay thấu chi tài khoản thẻ 67 2.2.6. Đánh giá chất lượng dịch vụ hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế 69 2.2.6.1. Đặc điểm chung về khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thTrườngẻ của DongA Bank Đại– chi nhánh học Huế Kinh tế Huế 69 2.2.6.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo 73 2.2.6.3. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại DongA Bank – Chi nhánh Huế 74 2.2.6.3.1. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố về đặc điểm của dịch vụ 74 2.2.6.3.2. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố về chính sách chăm sóc khách hàng 76
  7. 2.2.6.3.3. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố về mức độ tin cậy của ngân hàng 78 2.2.6.3.4. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố về năng lực phục vụ 79 2.2.6.3.5. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố về sự hài lòng 80 2.2.6.3.6. Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng 81 2.3. Đánh giá chung hoạt động cho vay thấu chi của chi nhánh 82 2.3.1. Những kết quả đã đạt được 82 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 83 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 85 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẤU CHI TÀI KHOẢN THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ 88 3.1.Định hướng phát triển của NH Đông Á – chi nhánh Huế trong thời gian tới 88 3.1.1. Định hướng chung 88 3.1.2. Định hướng riêng về phát triển cho vay thấu chi tài khoản thẻ 89 3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 90 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện sản phẩm dịch vụ cho vay 90 3.2.1.1. Về đối tượng vay 90 3.2.1.2. Về thời gian vay vốn 91 3.2.1.3. Về hạn mức cho vay thấu chi 92 3.2.1.4. Về công nghệ kỹ thuật liên quan đến sản phẩm cho vay 92 3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển , nâng cao chất lượng nguồn nhân sự 93 3.2.3. NhómTrường giải pháp đẩy mĐạiạnh hoạ t họcđộng Marketing Kinh tế Huế 95 3.2.4. Giải pháp giảm thiểu rủi ro hoạt động cho vay 97 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98 1. Kết luận 98 2. Kiến nghị 99 2.1. Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 99 2.2. Đối với các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế 100
  8. 3. Hạn chế và hướng mở rộng của đề tài 100 3.1. Hạn chế 100 3.2. Hướng mở rộng đề tài 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 102 Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 27 Sơ đồ 2.2 : Quy trình cho vay thấu chi lương của Ngân hàng TMCP Đông Á 49 Trường Đại học Kinh tế Huế
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 30 Bảng 2.2 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2015 – 2017 35 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 39 Bảng 2.4 : So sánh lãi suất cho vay thấu chi của DongA Bank với BIDV, VP Bank, Techcombank 51 Bảng 2.5 : So sánh một số phí, lệ phí liên quan đến cho vay thấu chi của DongA Bank với BIDV, VP Bank, Techcombank 51 Bảng 2.6 : So sánh điều kiện cho vay thấu chi của DongA Bank với BIDV, VP Bank, Techcombank 52 Bảng 2.7 : So sánh hạn mức cho vay thấu chi của DongA Bank với BIDV, VP Bank, Techcombank 55 Bảng 2.8 : So sánh thời gian cho vay thấu chi của DongA Bank với BIDV, VP Bank, Techcombank 57 Bảng 2.9 : So sánh thủ tục cho vay thấu chi của DongA Bank với BIDV, VP Bank, Techcombank 57 Bảng 2.10. Tình hình khách hàng đăng ký dịch vụ thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 59 Bảng 2.11. Tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi tài khoản thẻ trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của DongA Bank – Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 61 Bảng 2.12. Tình hình hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 63 Bảng 2.13. Hạn mức cho vay thấu chi tài khoản thẻ theo từng đối tượng khách hàng của NgânTrường hàng TMCP Đông Đại Á – Chi nhánhhọc Hu ếKinhtrong giai đo ạtến 2015 Huế– 2017 64 Bảng 2.14 : Đặc điểm chung về khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ của DongA Bank – chi nhánh Huế 69 Bảng 2.15 : Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát về đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại DongAbank – Chi nhánh Huế 74 Bảng 2.16 : Đánh giá của khách hàng về các yếu tố về đặc điểm dịch vụ 75 Bảng 2.17 : Bảng đánh giá của khách hàng về các yếu tố về chính sách chăm khách hàng 76
  11. Bảng 2.18 : Bảng đánh giá của khách hàng về độ tin cậy của ngân hàng 78 Bảng 2.19 : Bảng đánh giá của khách hàng về năng lực phục vụ 79 Bảng 2.20 : Bảng đánh giá của khách hàng về sự hài lòng 80 Bảng 2.21 : Tỷ lệ người đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khách hàng 81 Trường Đại học Kinh tế Huế
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu nhân sự DongA Bank – chi nhánh Huế phân theo giới tính 31 Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu nhân sự DongA Bank – chi nhánh Huế phân theo trình độ 32 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nhân sự DongA Bank – chi nhánh Huế 33 Biểu đồ 2.4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 40 Biểu đồ 2.5. Tình hình khách hàng đăng ký dịch vụ thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 60 Biểu đồ 2.6. So sánh dư nợ cho vay thấu chi tài khoản thẻ và dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 62 Biểu đồ 2.7. Tình hình hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 63 Biểu đồ 2.8. Hạn mức cho vay thấu chi tài khoản thẻ theo từng đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 65 DongAbank – Chi nhánh Huế 70 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu độ tuổi của khách hàng đến vay thấu chi tài khoản thẻ tại DongAbank – Chi nhánh Huế 70 Biểu đồ 2.11 : Cơ cấu nghề nghiệp của khách hàng vay thấu chi tài khoản thẻ tại DongAbank – Chi nhánh Huế 71 Biểu đồ 2.12 : Cơ cấu thu nhập của khách hàng vay thấu chi tài khoản thẻ tại DongAbank – Chi nhánh Huế 72 Biều đồ 2.13 : Cơ cấu số tiền vay vốn của khách hàng tại 73 Biểu đồ 2.14 : Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọTrườngn khách hàng Đại học Kinh tế Huế 82
  13. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lí do chọn đề tài Trong buổi hội nghị Seamless Việt Nam năm 2017 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh bàn về vấn đề thanh toán, thương mại và bán lẻ do hiệp hội ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng công ty Terrapim Holdings của Anh tổ chức đã tiến hành thảo luận về chủ đề “Phát triển thanh toán thẻ ứng dụng công nghệ mới để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.” Tại buổi hội nghị cho biết hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ, chẳng hạn như: tỷ trọng tiền mặt/ tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần từ 14,02% năm 2010 thì hiện nay giảm còn 12%. Tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng tính đến tháng 10/2016 đạt trên 67,4 triệu tài khoản cá nhân tăng gấp 4 lần so với năm 2010. Qua đó, các sản phẩm dịch vụ thông qua tài khoản thẻ ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và của hoạt động ngân hàng thương mại nói riêng. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và hội nhập kinh tế, ngành Ngân hàng không ngừng tìm kiếm và phát triển những hướng đi độc đáo khác biệt để vừa có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể là, Ngân hàng TMCP Đông Á đã triển khai mở rộng cho vay tiêu dùng thông qua thấu chi tài khoản thẻ - cho phép khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanh toán của ngân hàng trong một hạn mức nhất định qua tài khoản thẻ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nảy sinh bất chợt. Tuy nhiên, hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam, có ít người biết và nắm rỏ thông tin về sản phẩm này làm hạn chế hiệu quả hoạt động cho vay thấu chi của ngân hàng vì vậy đòi hỏi ngân hàng cần triển khai những giTrườngải pháp để phát tri Đạiển sản ph ẩhọcm cho vay Kinh này tạo ra thtếế m ạHuếnh của mình nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và đáp ứng xu hướng phát triển tiêu dùng “ tiêu xài trước – trả tiền sau’’ của người dân nói chung . Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, chi nhánh Thừa Thiên Huế ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 1
  14. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung : Phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng dịch vụ của hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế; đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay này. Mục tiêu cụ thể : - Hệ thống hoá cơ sở lí thuyết và thực tiễn về phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ của ngân hàng thương mại - Đánh giá thực trạng và chất lượng dịch vụ của hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ ở Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế - Định hướng và đưa ra giải pháp phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ ở Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế. Phạm vi nghiên cứu : - Phạm vi không gian : Nghiên cứu tại hội sở chính của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế. - Phạm vi thời gian : Thời gian nghiên cứu số liệu thứ cấp: từ năm 2015 đến năm 2017 Thời gian nghiên cứu số liệu sơ cấp: từ tháng 2/2018 đến tháng 3/2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp STrườngố liệu trong đề tài Đạiđược lấ yhọctừ các báo Kinh cáo tài chính, tế báoHuế cáo kinh doanh thường niên từ năm 2015 đến năm 2017 của ngân hàng DongA Bank - chi nhánh Huế; các tài liệu về kinh tế - xã hội của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước; các bài báo, tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu đã công bố rộng rãi, . để tập hợp những thông tin và số liệu cần thiết cho đề tài . 2
  15. 4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập dựa trên kết quả điều tra khảo sát 100 khách hàng ngẫu nhiên có sử dụng dịch vụ cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại ngân hàng DongA Bank – chi nhánh Huế trong thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng 3/2018. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp phân tích : Là phương pháp dựa trên số liệu đã thu thập và so sánh, tiến hành đánh giá các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ của hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ của DongA Bank - chi nhánh Huế.  Cronbach’s Alpha: là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của các biến này so với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu: 0.8 Cronbach’s Alpha 1: Thang đo lường tốt. 0.7 Cronbach’s Alpha 0.8: Thang đo có thể sử dụng được. 0.6 Cronbach’s Alpha 0.7: Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.  Kiểm định One Sample T – Test: dùng để so sánh giá trị trung bình của một tổng thể qua một giá trị cụ thể nào đó Giả thiết cần kiểm định H0: μ = μ0 (giá trị trung bình của tổng thể là μ0) H1: μ ≠ μ0 Độ tin cậy là 95% (α: mức ý nghĩa của kiểm định) Đó là xác suất bác bỏ H0 khi H0 đúng với α = 0.05 NTrườngếu sig > 0.05 : Chưa Đại đủ cơ s ởhọcđể bác b ỏKinhgiả thuyết H0 tế Huế Nếu sig ≤ 0.05 : Giả thuyết H0 bị bác bỏ Phương pháp tổng hợp: Sau khi thu thập số liệu sơ cấp, dùng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. 3
  16. Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu các chỉ tiêu qua từng năm để đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu . Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tình hình huy động vốn, sử dụng vốn và tình hình tài chính của ngân hàng. 4.3. Phương pháp khảo sát, phỏng vấn Sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn giúp thu thập ý kiến của các khách hàng có mối liên hệ với ngân hàng DongA Bank - chi nhánh Huế trong hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ. Phương pháp chọn mẫu: Quy luật kinh nghiệm được tiến sỹ Lê Văn Huy, trường đại học kinh tế Đà Nẵng phát biểu như sau: Số quan sát lớn hơn (ít nhất) 5 lần số biến (items). Trong đó, mô hình nghiên cứu với 19 biến quan sát, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là 19 × 5 = 95. Từ đó, số bảng hỏi được đưa đi điều tra là 100 bảng. Xác định cỡ mẫu: Đơn vị mẫu: Khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng Quy mô mẫu: Điều tra được tiến hành với 100 khách hàng Cách chọn mẫu: những khách hàng nào đã và đang sử dụng dịch vụ được chọn làm mẫu. Số bảng hỏi này được điều tra trong vòng một tháng và có phân bổ số lượng theo tuần, căn cứ vào số lượng khách đến giao dịch tại Ngân hàng mỗi tuần. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 phần: Phần I : Đặt vấn đề Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1 : Cơ sở lí luận về hoạt động cho vay và cho vay thấu chi của NHTM ChươngTrường 2 : Thực tr ạĐạing hoạt đ ộhọcng cho vay Kinh thấu chi tài tếkhoả nHuế thẻ tại Ngân hàng Đông Á - chi nhánh Huế Chương 3 : Giải pháp phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng Đông Á - chi nhánh Huế Phần III: Kết luận 4
  17. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHO VAY THẤU CHI CỦA NHTM 1.1.Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1. Khái niệm cho vay Theo Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoã thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cho vay chỉ là giao dịch về tiền giữa ngân hàng và khách hàng trong đó ngân hàng sẽ chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng cho mục đích của mình trong một thời gian thoã thuận nhất định và khách hàng có trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Như vậy, hoạt động cho vay được thực hiện trên cơ sở tín nhiệm giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, đây là hoạt động chứa đựng rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Do vậy, các NHTM luôn phải quan tâm tới rủi ro trong cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra cho chính ngân hàng. 1.1.2. Nguyên tắc cho vay Nguyên tắc hoàn trả: khoản tín dụng phải được thanh toán đầy đủ nguyên gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có thể duy trì được hoạt động Nguyên tắc thời hạn: khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời điểm đã được hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thoả thuận vay vốn giữa khách hàng vàTrường ngân hàng Đại học Kinh tế Huế Nguyên tắc trả lãi: ngoài việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản gốc , khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay, được coi là giá mua quyền sử dụng vốn. 5
  18. Nguyên tắc tài sản đảm bảo: để bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách hàng vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của tài sản thế chấp không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng. Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: tất cả các khoản tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn. 1.1.3. Điều kiện cho vay Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; - Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết; - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi; phương án đầu tư, phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 1.1.4. Thời hạn cho vay Ngân hàng và khách hàng sẽ căn cứ vào chu kì SXKD, thời hạn thu hồi của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của KH và nguồn vốn cho vay của NH để thoả thuận thời hạn cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phépTrường sinh sống, hoạt đĐạiộng tại Vi họcệt Nam. Kinh tế Huế 1.1.5. Lãi suất cho vay Mức lãi suất do NH và KH thoả thuận phù hợp với quy định của cơ quan quản lí. Lãi suất cho vay được ghi cụ thể vào hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với KH trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay 6
  19. áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. 1.1.6. Phân loại cho vay Có rất nhiều tiêu thức để phân loại hoạt động cho vay của NHTM, sau đây là phân loại theo một số căn cứ thường gặp: Căn cứ theo thời gian  Cho vay ngắn hạn : Hình thức cho vay này nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất. Cho vay ngắn hạn trong những trường hợp sau: Ngân hàng cho nhà nước vay để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Hình thức phổ biến hiện nay là Ngân hàng mua trái phiếu do kho bạc phát hành. Khả năng hoàn trả của nhà nước rất cao, song cũng không loại trừ có những trường hợp Nhà nước mất khả năng chi trả khi đến hạn. Ngân hàng cho vay đối với các tổ chức tài chính như các Ngân hàng, các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Một số công ty chứng khoán vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng thương mại trong quá trình bảo lãnh và phân phối chứng khoán cho công ty phát hành. Phần lớn các khoản cho vay này đều dựa trên uy tín của người vay. Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp là khách hàng chiếm số lượng đông nhất của các Ngân hàng thương mại. Phần lớn các khoản cho vay này có thế chấp hoặc cầm cố tài sản. CácTrường doanh nghiệp bánĐại lẻ, chế họcbiến thực Kinh phẩm, sản xuấttế h àngHuế theo thời vụ là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng. Các doanh nghiệp cần vay Ngân hàng để xây dựng, mở rộng cải tiến sửa chữa tài sản cố định. Các khoản vay này có thời hạn dưới một năm. Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngân hàng cho vay để phát triển đất đối với các công trình xây dựng và phát triển đô thị. 7
  20. Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng.  Cho vay trung và dài hạn Doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn để mua trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, để tồn tại và phát triển, nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao. Nhà nước vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển. Ngân hàng mua các trái phiếu trung và dài hạn doanh nghiệp nhằm tài trợ cho các quá trình hình thành tài sản cố định. Kì hạn và khả năng chuyển đổi của trái phiếu, lãi suất trái phiếu, tình hình tài chính doanh nghiệp , các kế hoạch tương lai đều được Ngân hàng tính toán khi mua trái phiếu. Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định, nhằm thực hiện dự án nhất định, có thể xin vay Ngân hàng. Một trong những yêu cầu cho vay của Ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư, cũng như quá trình thực hiện dự án (sản xuất kinh doanh). Thẩm định dự án là điều kiện để Ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoà trả của doanh nghiệp Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay  Cho vay tiêu dùng : Đặc điểm của loại vay này là người đi vay phải sử dụng số tiền vay được vào việc tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá nhân. Khi thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đến nguồn tiền được dùng trả nợ Ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người vay tiền. Hình thức cho vay này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển và những cuTrườngộc khủng hoảng kinhĐại tế x ảyhọc ra, khiế nKinh giới tư bản tế sản xuHuếất phải bỏ đi bao nhiêu hàng hoá khi mà nhu cầu tiêu cầu có nhưng không có cầu thực sự. Hình thức phổ biến nhất của loại hình này là cho vay trả góp, một loại hình được áp dụng rất thành công ở các nước phát triển. Ngân hàng có thể cho các công chức vay để họ mua sắm ô tô, xe máy, trả góp nhà. 8
  21.  Cho vay để sản xuất kinh doanh : Mục đích của loại vay này là ngân hàng cho doanh nghiệp vay để phục vụ các hoạt động SXKD của mình, nhằm mở rộng quy mô hay đáp ứng một nhu cầu tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm của từng ngành nghề mà Ngân hàng sẽ thiết lập các điều kiện cho vay, phương thức cho vay, cách thức trả nợ dựa trên nguồn tiền bán hàng của doanh nghiệp. Có thể phân chia loại hình này theo tiêu thức cho vay doanh nghiệp sản xuất và cho vay thương mại hay có thể cho vay theo các ngành nghề kinh tế: Cho vay ngành công nghiệp, cho vay ngành nông nghiệp, cho vay ngành dịch vụ. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng  Cho vay có đảm bảo : Đây là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho khách hàng vay vốn, Ngân hàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài sản đó để thu hồi vốn vay khi người đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Quá trình cung ứng vốn của Ngân hàng thương mại, không kể dưới hình thức nào đều làm tăng khối lượng tiền vào nền kinh tế, làm tăng khối lượng hàng hoá trên thị trường. Ngoài ra khi thực hiện việc cho vay Ngân hàng không trực tiếp quản lý nguồn vốn của mình vì thế có rất nhiều rủi ro xảy ra, nguy cơ không thu hồi đủ vốn vay là rất cao vì thế các Ngân hàng khi cho vay thường yêu cầu người vay phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay. Trong cho vay kinh doanh nguồn thu lợi thứ nhất là doanh thu đối với vay vốn lưu động, hoặc là khấu hao, lợi nhuận đối với những khoản vay trung và dài hạn. Cho vay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất của Ngân hàng là thu nhập cá nhân như tiền lương, các khoản thu nhập tài chính và các khoản thu nhập khác. Khi đánh giá các hoạt động của khách hàng, nếu Ngân hàng nhận thấy là nguồn thu nhập thứ nhất không có cơ sở chắcTrường chắn thì Ngân hàngĐại phải yhọcêu cầu thiết Kinh lập thêm chínhtế sáchHuế pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai, chính là tài sản đảm bảo cho khoản vay đó.  Cho vay không đảm bảo: Đây là khoản cho vay mà Ngân hàng không nắm giữ tài sản của người đi vay để nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là điều kiện ràng buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng. Những điều kiện này có thể là: người đi vay không được giao dịch với Ngân hàng nào 9
  22. khác, hoạt động kinh doanh của người đi vay phải được Ngân hàng quản lý. Có như vậy ngân hàng mới quản lý được tình hình tài chính của người đi vay. Thông thường chỉ có những khách hàng có quan hệ lâu năm với Ngân hàng hoặc những khách hàng có uy tín, hay những khách hàng mà Ngân hàng có tham gia góp vốn vào thì mới được cho vay không có đảm bảo. Căn cứ theo hình thức hình thành khoản vay  Cho vay trực tiếp : Là các khoản cho vay khi khách hàng trực tiếp đến Ngân hàng và xin vay vốn. Ngân hàng trực tiếp chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện mà cả hai bên cùng thoả thuận. Khi khách hàng có tài sản thế chấp, có uy tín cao mà không cần phải thông qua trung gian nào thì họ thường vay trực tiếp Ngân hàng.  Cho vay gián tiếp : Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay qua các tổ, hội, nhóm như nhóm sản xuất nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, Các tổ chức này thường xuyên liên kết các thành viên theo một mục đích riêng song chủ yếu hổ trợ nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trìmh sản xuất. Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích. Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa Ngân hàng. Trong trường hợp như vậy cho vay trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay (phân tích, giám sát, thu nợ ) Cho vay trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro chi phí của ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũngTrường bộc lộ các khiếm khuyết.Đại Nhiều học trung gianKinh đã lợi dụng tế vị thếHuế của mình và nếu Ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để cho vay lại hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình.Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc với giá cho người vay vốn. Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay Cho vay chỉ có một kì hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn 10
  23. Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ thuộc khả năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào 1.1.7. Vai trò của cho vay Trong quá trình luân chuyển vốn của các doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò trung gian lúc tạm thời thiếu vốn và trung gian để giải quyết ứ đọng ở nơi này bù đắp sự tạm thời thiếu hụt ở nơi khác. Trong phạm vi đó, hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng điều hoà vốn từ nơi tạm thời thừa vốn đến nơi thiếu vốn mà không tăng thêm hay giảm bớt tổng thu thập trong nền kinh tế. Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế, doanh nghiệp chủ động chọn lĩnh vực đầu tư để mang lại hiệu quả cao nhất nhưng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế phải có sự cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa các vùng lãnh thổ, các ngành và nội bộ từng ngành kinh tế nhất là những ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành kém phát triển nhưng cần thiết cho nền kinh tế. Ngân hàng thông qua chính sách tín dụng, lãi suất sẽ là đòn bẩy kích thích đầu tư phát triển, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế nói chung. Cho vay tác động đến chế độ hoạch toán kinh tế. Các doanh nghiệp đi vay phải trả lãi nên phải tính đúng, tính đủ, hoạch toán kịp thời, tính toán giảm giá thành, tăng vòng quay vốn, nâng cao chất lượng sử dụng vốn, lợi nhuận đầu tư vào các ngành có lợi nhuận cao giúp các doanh nghiệp có hướng sản xuất đúng đắn. Từ đó, hoạt động cho vay của các NHTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế. Nó giúp các ngành công nghiệp có vốn đầu tư trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghiệp tiênTrường tiến; giúp cho ngưĐạiời nông học dân có khKinhả năng mua tếhạt gi Huếống, thức ăn, phân bón, ; các sản phẩm được sản xuất ra có thể được vận chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhờ sự tài trợ của ngân hàng đối với các xí nghiệp vận tải, 1.2. Các vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay thấu chi của NHTM 1.2.1. Khái niệm cho vay thấu chi Cho vay theo hạn mức thấu chi là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán 11
  24. của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán . (Theo Khoản 8 Điều 16 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN) Có thể dễ hiểu như sau: Cho vay thấu chi là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng bằng cách cho phép khách hàng chi vượt một số tiền nhất định trong tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, đáp ứng nhu cầu cần tiền nóng của khách hàng, vì vậy lãi suất thường cao và tính theo ngày, nên khi nhận một khoản vay thấu chi tuy được chi tiêu thoải mái nhưng cũng phải tính đến khả năng trả nợ. Ngoài ra, cho vay thấu chi là việc ngân hàng chấp nhận bằng văn bản cho khách hàng chi tiêu vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức sử dụng tiền trên tài khoản vãng lai tại ngân hàng, với hạn mức thấu chi này, khách hàng có thể sử dụng tiền trong hạn mức này khi tài khoản của mình không có số dư. 1.2.2. Đặc điểm của cho vay thấu chi Cho vay thấu chi là một hình thức của cho vay tiêu dùng nên nó có đầy đủ đặc điểm của cho vay tiêu dùng như: - Quy mô khoản vay nhỏ - Lãi suất cho vay thấu chi cao - Nguồn trả nợ chủ yếu từ thu nhập của người vay - Là những khoản vay có tính chất không ổn định, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng - Cho vay thấu chi có rủi ro cao, nhưng do khoản vay nhỏ, phân tán nên ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.2.3. CácTrường hình thức cho vay Đại thấu chi học Kinh tế Huế Thấu chi có tài sản đảm bảo (thế chấp) Thấu chi không có tài sản đảm bảo (tín chấp) 1.2.4. Lợi ích của cho vay thấu chi Mỗi hình thức cho vay muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động của ngân hàng thì bắt buộc hình thức đó phải đem lại những lợi ích thiết thực cho những người đã tạo ra và sử dụng nó. Cho vay thấu chi cũng đem lại nhiều lợi ích sau: 12
  25. 1.2.4.1. Đối với ngân hàng : Đối với ngân hàng ngoài những nhược điểm chính như là chi phí cao và rủi ro cao thì cho vay thấu chi có những lợi ích sau: Thứ nhất, cho vay thấu chi giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên thị trường nền kinh tế, thu hút được đối tượng khách hàng mới, mở rộng mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ. Ngoài ra, ngân hàng nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay thấu chi nhằm thu hút nhiều hơn số lượng khách hàng đến với ngân hàng và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong con mắt khách hàng. Từ đó trong ý nghĩ của người dân, ngân hàng không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâm đến các công ty và doanh nghiệp mà còn rất quan tâm tới những nhu cầu nhỏ bé thiết thực, nguyện vọng cải thiện cuộc sống của khách hàng cá nhân. Thứ hai, cho vay thấu chi cũng là một công cụ maketing vô cùng hiệu quả, rất nhiều người sẽ biết đến ngân hàng hơn, tạo điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ khác, nhờ đó mà nâng cao được thu nhập cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng sẽ có thể huy động được nhiều nguồn tiền gửi hơn bởi dân cư sẽ gửi tiền nhiều vào ngân hàng khi họ thấy rằng bản thân có nhiều triển vọng sẽ vay lại tiền từ chính ngân hàng đó . 1.2.4.2. Đối với khách hàng: Nhờ có cho vay thấu chi – tiêu dùng trước trả tiền sau, người đi vay sẽ được hưởng những điều kiện tốt hơn cũng như những tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn trong những những trường hợp cá nhân cần có chi tiêu có tính đột xuất, cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho y tế và giáo dục. TuyTrường nhiên, người đi Đạivay cần tínhhọc toán đ ểKinhviệc chi tiêu tế đượ cHuế hợp lí hơn, không vượt quá mức cho phép và đảm bảo khả năng chi trả. 13
  26. 1.2.4.3. Đối với nền kinh tế: Có câu “Dân giàu – nước mạnh”, nền kinh tế muốn phát triển mạnh thì cần cải thiện và ổn định đời sống của nhân dân. Cho vay thấu chi không những góp phần nâng cao đời sống của nhân dân mà còn thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Cho vay thấu chi sẽ giúp kích cầu tiêu dùng. Việc kích cầu tiêu dùng sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy mở rộng, phát triển sản xuất hơn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết của người dân, từ đó tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Việc sản xuất mở rộng góp phần tăng thêm việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội và nâng cao cải thiện được môi trường sống trong nước. 1.3. Phát triển cho vay thấu chi của NHTM 1.3.1. Khái niệm phát triển cho vay thấu chi Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa “phát triển” như sau : “Phát triển là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của một sự vật hiện tượng trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô và sự tiến bộ về cơ cấu, chất lượng ”. Như vậy, từ định nghĩa về phát triển và lý luận về cho vay thấu chi cho thấy: Phát triển cho vay thấu chi là sự gia tăng cả về quy mô và chất lượng khoản vay, tức là: mở rộng quy mô cho vay, gia tăng số lượng khách hàng vay vốn, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng và cuối cùng mang lại hiệu quả cho ngân hàng đồng thời có thể chiếm vị thế vững chắc trên thị trường. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ sản phẩm cho vay thấu chi của Ngân hàng thương mại 1.3.2.1.TrườngChỉ tiêu đánh giá vềĐạiquy mô, hihọcệu quả Kinh tế Huế Quy mô khách hàng cho vay Cũng giống như các hoạt động dịch vụ khác, việc có một cơ sở khách hàng tốt và phát triển ổn định cũng thể hiện được hoạt động đang mang lại hiệu quả và sự phát triển của hoạt động dịch vụ đó. Cụ thể là khi số lượng khách hàng đăng kí thấu chi tăng lên nghĩa là ngân hàng đang gia tăng thị phần cho vay thấu chi trên địa bàn hoạt 14
  27. động của mình, cũng như là dịch vụ sản phẩm cho vay này đang thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Tỷ trọng dự nợ cho vay thấu chi trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ổ ư ợ ấ ỷ Chọ tiêu ưnày ợ cho th y s ấ ng c a cho vay th u chi so v i s 100% ng ỉ ấ ự tăng trườ ổ ủ ư ợ ấ ê ớù ự tăng trưở của cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Tỷ trọng này càng lớn thì quy mô cho vay thấu chi càng mở rộng và phát triển mạnh càng chiếm vị trí cao trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Tình hình hoạt động cho vay thấu chi  Về hạn mức thấu chi Hạn mức thấu chi là tổng mức thấu chi tối đa mà ngân hàng cấp cho khách hàng trong một thời gian nhất định. Dữ liệu này mang tính chất thời kỳ, phản ánh hoạt động cho vay thấu chi của ngân hàng trong năm tài chính. Hạn mức thấu chi tăng lên so với năm trước nghĩa là hoạt động cho vay thấu chi của ngân hàng đang được mở rộng.  Về dư nợ thấu chi Dư nợ thấu chi là số dư nợ gốc mà khách hàng đã sử dụng trong thời hạn thấu chi. Dự nợ này cho biết tại một thời điểm xác đinh nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu. Đây là một chỉ tiêu thống kê thời điểm, vì vậy trong nhiều trường hợp còn dùng để so sánh và đánh giá mức độ hiệu quả và sự tăng trưởng cho vay thấu chi giữa các thời kỳ khác nhau. Khi hoạt động cho vay thấu chi phát triển thì dư nợ thấu chi thường đạt ở mức cao. Tuy nhiên để đánh giá chính xác việc mở rộng cho vay thấu chi của ngân hàng thì ta phải kTrườngết hợp chỉ tiêu hạn Đạimức thấu chihọc với dư Kinhnợ thấu chi và tế số lư Huếợng khách hàng sử dụng thấu chi trong cùng một thời gian.  Về doanh số cho vay thấu chi Là tổng số tiền ngân hàng cho vay thấu chi trong thời kỳ nhất định thường theo tháng, quý hoặc năm phản ánh đầy đủ nhất về hoạt động cho vay trong năm tài chính. Nếu trong năm doanh số cho vay thấu chi của ngân hàng lớn, đạt tỷ lệ cao hơn so với 15
  28. năm trước thì có nghĩa là hoạt động cho vay thấu chi của ngân hàng có hiệu quả và đang mở rộng phát triển.  Về dư nợ thấu chi quá hạn ( Nợ quá hạn ) Dư nợ thấu chi quá hạn (Nợ quá hạn) : Là khoản nợ có nợ gốc, lãi đến hạn (toàn bộ hoặc một phần) không được thực hiện một cách đầy đủ hoặc không được ngân hàng chấp nhận cơ cấu lại nợ (bao gồm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ). ợ á ạ Ch tiêu nàyỷ ệth ợp ch áng ạ t tình hình kinh doanh c a ngân hàng100% t t, cho bi t cho ỉ ấ ứ ỏ ổ ư ợ ủ ố ế vay thấu chi mang lại lợi nhuận và có khả năng thu hồi được. Ngược lại nếu chỉ tiêu này cao thì hoạt động cho vay thấu chi của ngân hàng đang hoạt động không mấy hiệu quả, ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân, đưa ra những biện pháp kiểm soát nợ quá hạn và hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do những khoản nợ quá hạn gây ra. Nợ quá hạn đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay thấu chi nói riêng là điều tất yếu đối với ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần tìm các biện pháp để đưa tỷ lệ này xuống dưới 5% là đảm bảo an toàn (Hiện nay trên thế giới, tỷ lệ nợ quá hạn được đánh giá là tốt nếu dưới 5%. Ở Việt Nam, theo quy định của Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/06/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của Tổ chức cho vay Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn được khuyến cáo ở dưới mức 5%). 1.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng Mức độ tiện ích Một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của dịch vụ cho vay thấu chiTrường không thể không nhĐạiắc đến nhhọcững tiệ n Kinhích mà dịch vtếụ này Huế mang lại. Từ sản phẩm dịch vụ cho vay thấu chi thì khách hàng có thể chi tiêu ngay cả khi tài khoản tiền gửi thanh toán không còn tiền. Đây là lựa chọn tối ưu mà ngân hàng đem lại cho khách hàng nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nảy sinh bất chợt của khách hàng. Ngoài ra, tiện ích sản phẩm là những giá trị dịch vụ gia tăng mà NHTM cung cấp cho khách hàng như sự thuận tiện trong việc sử dụng, cách thức sử dụng đơn giản, sản phẩm có nhiều chức năng. Tiện ích sản phẩm không những phản ánh trình độ ứng 16
  29. dụng công nghệ của ngân hàng mà còn đánh giá mức độ hiện đại của sản phẩm và sự lựa chọn sử dụng dịch vụ này của khách hàng. Từ đó nếu sản phẩm dịch vụ cho vay thấu chi ngày càng cung cấp nhiều tiện ích thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng và góp phần phát triển dịch vụ này tại ngân hàng. Chất lượng dịch vụ Theo quan điểm hướng về khách hàng, chất lượng dịch vụ đồng nghĩa với việc đáp ứng mong đợi của khách hàng, thoã mãn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, chất lượng được xác định bởi khách hàng, như khách hàng mong muốn. Do nhu cầu của khách hàng thì đa dạng, cho nên chất lượng cũng sẽ có nhiều cấp độ tuỳ theo đối tượng khách hàng. Chất lượng dịch vụ là do khách hàng quyết định nên phạm trù mang tính chủ quan, tuỳ thuộc vào nhu cầu, mong đợi của khách hàng. Từ đó, cùng một mức chất lượng dịch vụ nhưng các khách hàng khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau và ngay cả cùng một khách hàng cũng có cảm nhận khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Đối với ngành dịch vụ, chất lượng phụ thuộc nhiều vào nhân viên cung cấp dịch vụ, do vậy khó đảm bảo tính ổn định. Đồng thời, chất lượng dịch vụ mà khách hàng cảm nhận phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại vi: Môi trường, phương tiện thiết bị, phục vụ, thái độ của nhân viên phục vụ. Chất lượng dịch vụ có tính quan trọng cao trong việc đánh giá sự phát triển của cho vay thấu chi. Nếu chất lượng dịch vụ không đảm bảo , không nâng cao thì sự đa dạng và phát triển các sản phẩm này sẽ không có ý nghĩa khi không được khách hàng chấp nhận . Theo nghiên cứu của Parasuraman & Ctg (1988) đã cho ra đời thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL với 10 nhóm thành phần đó là: Trường+ Tin cậy (Reliability) Đại: thể hi họcện khả năng Kinh thực hiện dtếịch vụHuếphù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên. + Đáp ứng (Resposiveness): thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng. + Năng lực phục vụ (Competence): thể hiện qua trình độ chuyên môn để thực hiện phục vụ. + Tiếp cận (Access): thể hiện việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách hàng 17
  30. trong việc tiếp cận với dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, địa điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho khách hàng. + Lịch sự (Courtesy): thể hiện cách phục vụ niềm nở , tôn trọng và thân thiện với khách hàng của nhân viên . + Thông tin (Communication): thể hiện đến việc giao tiếp, thông tin cho khách hàng bằng ngôn ngữ dễ hiểu và lắng nghe những vấn đề liên quan đến họ. + Tín nhiệm (Credibility): thể hiện qua khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy. + An toàn (Security): thể hiện khả năng đảm bảo sự an toàn cho khách hàng về vật chất, tài chính và bảo mật thông tin. + Hiểu biết khách hàng (Understanding customer): thể hiện qua khả năng hiểu biết và nắm bắt nhu cầu của khách hàng + Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị hổ trợ cho dịch vụ . Chất lượng dịch vụ của ngân hàng được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: + Đánh giá về mức độ tin cậy : “Ngân hàng thực hiện tốt những cam kết mà họ hứa hẹn với khách hàng”, “ Bảo mật thông tin khách hàng”, “Là ngân hàng có uy tín”. + Đánh giá về năng lực phục vụ: “Nhân viên thực hiện nghiệp vụ chính xác”, “Nhân viên có đủ kiến thức chuyên môn để xử lý khiếu nại”. + Đánh giá về khả năng đáp ứng: “Nhân viên luôn nhiệt tình, chu đáo”, “Nhân viên luôn cung cấp các thông tin dịch vụ cần thiết cho khách hàng”. + Đánh giá về sự tiếp cận: “Sản phẩm dịch vụ có nhiều mức cho vay phù hợp với nhuTrường cầu của mỗi khách Đạihàng”, “Phương học th ứKinhc trả nợ thuậ ntế lợi”, Huế“Ngân hàng có lãi suất cho vay cạnh tranh”, “ Thời gian vay vốn nhanh chóng”, “Giấy tờ, biểu mẫu cho vay tại DongA Bank được thiết kế đơn giản, rõ ràng”. + Đánh giá về thông tin : “Nhân viên thường xuyên quan tâm, thăm hỏi khách hàng”, “Ngân hàng bố trí nhân viên có chuyên môn để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng”, “Ngân hàng luôn tiếp thu những đóng góp ý kiến của khách hàng”. + Đánh giá về sự tín nhiệm : “Khách hàng có tiếp tục sử dụng dịch vụ cho vay 18
  31. thấu chi tại DongA Bank”, “Khách hàng sẽ giới thiệu cho người khác sử dụng dịch vụ cho vay thấu chi của ngân hàng”. 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay thấu chi của NHTM 1.3.3.1. Nhân tố khách quan Việc phân tích các nhân tố khách quan – môi trường bên ngoài sẽ giúp cho ngân hàng nhận thức được các vấn đề mà ngân hàng đang gặp phải từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý. Các nhân tố khách quan có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động ngân hàng. Sự thay đổi các nhân tố khách quan có tác động đến sự thay đổi hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Dưới đây đề cập đến các nhân tố khách quan sau : Khách hàng vay vốn : Cho vay thấu chi dựa vào rất nhiều yếu tố từ khách hàng vay vốn như : nhu cầu vay, lãi suất khoản vay, thu nhập của khách hàng , khả năng tài chính, tài sản đảm bảo, đạo đức của khách hàng và nhiều yếu tố khác. Điều này vừa là yếu tố chi phối đến hành vi vừa là nhân tố quyết định đến vay thấu chi của khách hàng từ đó làm tăng quy mô phát triển cho vay thấu chi của mỗi ngân hàng. Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ là trung tâm của mọi chiến lược phát triển sản phẩm. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì có những có những nhu cầu được đặt lên hàng đầu là khác nhau. Từ đó, NHTM cần phải nghiên cứu, phát hiện rõ ràng nhu cầu để cung cấp sản phẩm cho vay thấu chi phù hợp nhất. Đối với khách hàng vay vốn, đạo đức và năng lực tài chính là yếu tố quyết định đến hành vi trả nợ của khách hàng trong tương lai. Trong đó, đạo đức của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất vì nó thể hiện thiện chí của người đi vay, từ đó tư cách đạo đức của người đi vay quyết định đến các khoản vay và lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, NgânTrường hàng còn đánh giá Đại năng l ựchọc tài chính Kinhảnh hưởng đtếến kh Huếả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng có thu nhập cao và ổn định sẽ giúp việc thanh toán nợ với ngân hàng diễn ra một cách dễ dàng và thuận lợi, ngân hàng tránh được rủi ro đáng tiếc . Tài sản đảm bào là cơ sở phòng ngừa rủi ro tín dụng khi khách hàng mất khả năng chi trả. Vì vậy, khi khách hàng muốn tiếp cận được nguồn vốn vay từ phía ngân hàng thì ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm nhằm giảm thiểu 19
  32. rủi ro xuống mức thấp nhất và nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc hoàn trả nợ đúng hạn. Môi trường luật pháp : Nhà nước quản lý mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức nói chung và NHTM nói riêng thông qua một hệ thống luật pháp nghiêm minh và chặt chẽ. Đối với hoạt động cho vay thấu chi môi trường luật pháp là nhân tố có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tính trật tự, tính ổn định và tạo điều kiện cho hoạt động cho vay thấu chi diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rủi ro. Nếu hệ thống văn bản pháp luật rõ ràng, minh bạch, hợp lý các vấn đề cho vay thấu chi sẽ thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm này đồng thời khuyến khích ngân hàng tham gia, đẩy mạnh phát triển sản phẩm cho vay thấu chi. Bên cạnh đó, mọi tranh chấp giữa Ngân hàng và các bên liên quan sẽ được giải quyết một cách công bằng và chính trực, bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Ngược lại, nếu hệ thống văn bản pháp luật quy định chung chung, chồng chéo gây nhiều cách hiểu khác nhau đối với một sự việc sẽ khiến Ngân hàng và khách hàng gặp khó khăn trong việc đi đến một thoả thuận chung cũng như nảy sinh các tiêu cực trong hoạt động cho vay thấu chi. Môi trường kinh tế - chính trị Môi trường kinh tế thể hiện ở thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, có ảnh hưởng đến khả năng đi vay tiền của mọi người dân trong xã hội. Trong đó, cho vay thấu chi có xu hướng gia tăng nếu nền kinh tế phát triển mạnh vì nhu cầu đời sống tăng lên, thu nhập bình quân tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, Ngược lại, khi nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái hoặc lạm phát tăng cao thì người dân hạn chế đi vay và gia tăng tiết kiệm. Bên cạnh đó, tình hìnhTrường chính trị cũng ả nhĐại hưởng đhọcến nền kinh Kinh tế nên cũng tế tác Huếđộng đến cho vay thấu chi. Môi trường văn hoá – xã hội Cho vay thấu chi còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường văn hóa – xã hội như: tập quán, thói quen chi tiêu, trình độ dân trí Nếu như một xã hội mà người dân luôn có thói quen muốn được thỏa mãn tất cả các nhu cầu của mình thì cho vay thấu chi sẽ có cơ hội phát triển nhanh chóng. Ngược lại, nếu một xã hội mà người 20
  33. dân ít mua sắm, dè dặt trong chi tiêu, không muốn xài nhiều hơn mức thu nhập hằng tháng mà họ kiếm được thì xu hướng chú trọng tiết kiệm và cho vay thấu chi sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, nếu đảm bảo xã hội được trật tự an toàn thì nhu cầu chi tiêu của người dân cũng được nâng cao sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay thấu chi của Ngân hàng. Môi trường khoa học – công nghệ Đây là một trong những yếu tố đem lại cơ hội và thách thức cho ngân hàng trong lĩnh vực cho vay thấu chi tài khoản thẻ. Dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ, Ngân hàng xây dựng sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, gia tăng tiện ích của sản phẩm và tăng cường tính bảo mật thông tin nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 1.3.3.2. Nhân tố chủ quan Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại trong ngân hàng liên quan đến sự phát triển ngân hàng trên tất cả các mặt, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay . Chiến lược phát triển của ngân hàng : Mỗi ngân hàng đều xác định rỏ ràng một chiến lược phát triển cụ thể trên cơ sở phát huy điểm mạnh, cơ hội và khắc phục điểm yếu, thách thức nhằm đẩy mạnh khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Chiến lược phát triển sẽ giúp ngân hàng đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra. Chiến lược phát triển của ngân hàng xây dựng theo từng thời kỳ nhất định, có thể bao gồm là chiến lược dài hạn và chiến lược ngắn hạn . Đối với khoản mục cho vay thấu chi, nếu ngân hàng không có mục tiêu, chiến lược rõ ràng thì không thể nào phát triển và cạnh tranh đối với ngân hàng khác. Vì vậy, ngân hàngTrường cần phải xây dự ngĐại các chi ếhọcn lược phát Kinh triển cho vay tế thấ uHuế chi bao gồm chiến lược khách hàng, chiến lược phát triển thị trường, nâng cao trình độ nhân sự. Chiển lược không hợp lý sẽ hạn chế sự phát triển của cho vay thấu chi. Nguồn vốn của ngân hàng : Là một trong những yếu tố được các nhà lãnh đạo ngân hàng xem xét cẩn thận khi đưa ra các quyết định trong đó có các quyết định về hoạt động cho vay thấu chi Vốn của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội đầu tư vào trang thiết 21
  34. bị , nâng cao đào tạo trình độ nhân sự nhằm tăng khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác và nhờ đó mà hoạt động cho vay thấu chi ngày càng được phát triển . Công nghệ ngân hàng : Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin trong ngân hàng là điều hết sức quan trọng và thiết yếu mà ngân hàng nào cũng phải thực hiện. Hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp quản lý thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức, nâng cao hiệu quả công việc, giúp công việc kinh doanh của ngân hàng tiến triển và mở rộng . Nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất, là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng vì thế không những nắm vững các quy trình cho vay, hiểu biết về lĩnh vực tin học mà còn phải biết cách nắm bắt tâm lý, sở thích và có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải là những người năng động, sáng tạo và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân. Nếu ngân hàng có đội ngũ nhân viên tốt và có chính sách đào tạo hợp lý thì sẽ có thế mạnh trong việc phát triển cho vay thấu chi tại ngân hàng. Chính sách đối thủ cạnh tranh : Đa số các NHTM đều hoạt động trong một môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Không chỉ có các NHTM trong nước, các tổ chức tín dụng khác mà còn có các ngân hàng nước ngoài cũng tham gia hoạt động tạo nên môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt. Để kinh doanh thành công không chỉ có các chiến lược kinh doanh hợp lý, phân tích thị trường, chiến lược khách hàng một cách cẩn thận mà còn phân tích thật chi tiết Trườngcác đối thủ cạnh tranh Đại từ đó họchổ trợ trong Kinh quá trình hìnhtế thành,Huế triển khai và điều chỉnh chiến lược phát triển một cách hiệu quả . 1.3.4. Điều kiện kỹ thuật liên quan đến cho vay thấu chi 1.3.4.1. Công nghệ ngân hàng  Máy ATM ( Automated Teller Machine ) Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ 22
  35. ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ .  Máy POS ( Point of Sale ) Là các máy chấp nhận thanh toán thẻ. Dịch vụ POS là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ để thực hiện chi tiêu và mua bán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Máy này đem lại cho khách hàng rất nhiều lợi ích sau: - Phương thức thanh toán đơn giản và thuận tiện. Khách hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán, mua bán hàng hóa dịch vụ một cách dễ dàng, không cần phải mang theo tiền mặt cũng như hạn chế được các khó khăn của việc tiêu dùng tiền mặt (khó khăn trong việc thanh toán những hàng hóa có giá trị lớn, tiền giả, tiền không đủ giá trị lưu hành ). Bên cạnh đó, việc trang bị và áp dụng máy POS sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hàng hoá, tiền mặt ; hạn chế thấm thoát hàng hoá, đáp ứng nhu cầu mua sắm & thanh toán của khách hàng một cách nhanh gọn, hiệu quả và chuyên nghiệp. - An toàn và bảo mật hơn so với phương thức thanh toán bằng tiền mặt: giao dịch được mã hóa và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật trong thanh toán thẻ. - Được hưởng các chương trình khuyến mại của các đơn vị chấp nhận thẻ dành riêng cho đối tượng khách hàng là chủ thẻ: hưởng % chiết khấu,  Thẻ Thẻ là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư của mình ở tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được cấp theo hợp đồng đã ký kết giữa ngânTrường hàng phát hành thĐạiẻ và ch ủhọcthẻ. Hoá đơnKinh thanh toán tế thẻ Huếchính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng hanh toán thẻ và ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ là phương tiện quan trọng trong hoạt động cho vay thấu chi, ngân hàng ghi báo có tài khoản thông qua tài khoản thẻ và khách hàng sử dụng thẻ để thực hiện thấu chi trong hạn mức cho phép. Khi được cấp hạn mức thấu chi, khách hàng có thể sử 23
  36. dụng thẻ để rút tiền tại các máy ATM hoặc thanh toán hóa đơn thông qua các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Thẻ có những đặc điểm sau: - Tính linh hoạt: Thẻ thanh toán khá đa dạng về loại nên thích hợp hầu hết đối với mọi đối tượng khách hàng, từ những KH có thu nhập thấp (thẻ thường) cho tới những KH có thu nhập cao (thẻ vàng). Thẻ cung cấp cho KH độ thoả dụng tối đa , thoã mãn nhu cầu của mọi đối tượng. - Tính tiện lợi: Là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt , thẻ cung cấp cho KH sự tiện lợi mà không một phương thức thanh toán nào có thể mang lại được. - Tính an toàn và nhanh chóng: Khi phát hành thẻ, các ngân hàng sẽ đảm bảo an toàn cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ. 1.3.4.2. Một số hợp đồng cần thiết trong cho vay thấu chi: Hợp đồng thanh toán thẻ: Là hợp đồng giữa tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ và các bên liên quan khác thỏa thuận trong các điều kiện và điều khoản về việc thanh toán thẻ. Hợp đồng sử dụng thẻ: Là hợp đồng giữa tổ chức phát hành và chủ thẻ thỏa thuận các điều kiện và điều khoản về việc sử dụng thẻ. Hợp đồng lao động: Là hợp đồng ký kết giữa khách hàng và đơn vị sử dụng lao động, khách hàng cung cấp hợp đồng lao động cho ngân hàng khi làm hồ sơ để nghị cung cấp hạn mức thấu chi Hợp đồng dịch vụ chi lương: Là hợp đồng ký kết giữa ngân hàng và đơn vị chi lương quaTrường thẻ. Đại học Kinh tế Huế 24
  37. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẤU CHI TÀI KHOẢN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Huế 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đông Á được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/07/1992 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đến nay, DongA Bank đã có hơn 25 năm phát triển và tăng trưởng bền vững , gặt hái nhiều thành công và giữ “Trọn chữ tín, vẹn niềm tin” với hàng triệu khách hàng. Nhận thấy nền kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để tìm kiếm thị phần và khách hàng thì việc mở rộng thêm các phòng giao dịch và chi nhánh là một điều tất yếu. Do đó khi thấy đất nước đang trên đà phát triển, phát hiện Thừa Thiên Huế là một vùng đất có tiềm năng phát triển mạnh, Ngân hàng TMCP Đông Á đã xin phép thành lập Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Huế vào ngày 29/7/2009. Tiền thân là Công ty Kiều hối Đông Á – Chi nhánh Huế thành lập ngày 24/6/2002 và năm 2006 chuyển sang thành DongA Bank – Phòng Giao dịch Huế. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, DongA Bank – Phòng Giao dịch Thành phố Huế đã được những thành quả hết sức ấn tượng. Trụ sở DongA Bank đặt tại 26 Lý Thường Kiệt – Phường Vĩnh Ninh – Thành phố Huế theo mô hình toà nhà hội sợ, khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu giao dịch tài chính không ngừng tăng lên theo sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương. Hiện tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế có một Phòng giao dịch và một QuTrườngỹ tiết kiệm là: Đại học Kinh tế Huế  Phòng giao dịch Đông Ba Địa chỉ: 107 Trần Hưng Đạo - Phường Phú Hoà, TP Huế Số điện thoại: 0234.3512.091  Quỹ tiết kiệm Mai Thúc Loan Địa chỉ: 82 Mai Thúc Loan – Phường Thuận Lộc, TP Huế 25
  38. Số điện thoại: 0234.3527.666 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Ngân hàng TMCP Đông Á: - Tầm nhìn: Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam – Vươn ra quốc tế, được khách hàng mến yêu, tín nhiệm và giới thiệu. - Sứ mệnh: Bằng trách nhiệm, niềm đam mê và trí tuệ, chúng ta cùng nhau kiến tạo nên những điều kiện hợp tác hấp dẫn khách hàng, đối tác, cổ đông, cộng sự và cộng đồng. - Giá trị cốt lõi: Chúng tôi xác định giá trị cốt lõi của DongA Bank chính là Niềm tin – Trách nhiệm – Đoàn kết – Nhân văn – Tuân thủ - Nghiêm chính – Đồng hành – Sáng tạo . 2.1.2. Các hoạt động chính của ngân hàng Hoạt động huy động vốn: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của tổ chức kinh tế cùng tầng lớp dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, phát hành GTCG Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và các cá nhân, chiết khấu thương phiếu trái phiếu và các GTCG. Hoạt động khác: thực hiện dịch vụ thanh toán, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế, đầu tư, tư vấn đầu tư, nhận uỷ thác đầu tư, quản lý tài sản và nhiều dịch vụ ngân hàng khác nữa trong khuôn khổ cho phép hoạt động. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban Bộ máy quản lý của Ngân hàng được tổ chức khá gọn nhẹ theo mô hình trực tuyến chức năng, vừa đảm bảo linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí. Tuy gọn nhẹ, đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, cơ cấu tổ chức này hoạt động kháTrường tốt, đáp ứng yêu cĐạiầu cơ bả nhọc đề ra và tKinhừng bộ phận cùngtế nhauHuế hổ trợ để phát triển, hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. 26
  39. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh thể hiện qua sơ đồ sau : BAN GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN KHDN KHCN GD-NQ HC-KT HỔ TRỢ Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế Nhiệm vụ của các phòng ban:  Ban giám đốc (gồm 1 GĐ và 1 PGĐ): Chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Xây dựng, thực hiện, kiểm tra các chương trình hành động cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do Tổng giám đốc đề ra. Trong đó: Giám Đốc: Người đứng đầu Chi nhánh (Giám đốc Chi nhánh) do HĐQT bổ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo quy định của Pháp luật và của DongA Bank, là người trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung trong phạm vi được uỷ quyền. Được phép uỷ quyền cho nhân viên thay mình ký kết, điều hành hoạt động của ngân hàng, thường là uỷ quyền cho Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc: Là người trực tiếp điều hành giám sát các hoạt động trong Ngân hàng và nhận được sự uỷ quyền từ Giám Đốc.  BTrườngộ phận khách hàng Đạidoanh nghi họcệp ( Bộ phKinhận KHDN ) tế Huế Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng dành cho khách hàng Doanh nghiệp.  Bộ phận khách hàng cá nhân ( Bộ phận KHCN ) Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân. 27
  40.  Bộ phận Giao dịch – Ngân quỹ ( Bộ phận GD – NQ ) - Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thực hiện giao dịch với khách hàng. - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NH DongA Bank - Hội sở chính. - Lập các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình lên Giám đốc ký duyệt vào thời điểm kết thúc mỗi năm ( 31/12 hằng năm ) - Quản lý tập trung việc kinh doanh vốn bằng tiền đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ, vàng của Ngân hàng Đông Á sau khi đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và quản lý các rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối nhằm đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống và sinh lợi cao nhất.  Bộ phận Hành chính – Kế toán ( Bộ phận HC – KT ) - Quản lý nhân sự, thi đua, lao động, tiền lương của nhân viên công ty - Xây dựng các quy chế, tổ chức ngân hàng - Tiến hành những công việc phục vụ cho nội bộ chi nhánh - Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy quản lý và tuyển dụng nhân sự - Chịu trách nhiệm về công tác tài chính của ngân hàng, chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính và báo cáo khác trước giám đốc, hội sở chính, cơ quan nhà nước, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của ngân hàng và tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý, hạch toán tài chính tại chi nhánh.  Bộ phận Hổ trợ : - Tiến hành những công việc phục vụ cho nội bộ của chi nhán - Riêng bộ phận kiểm toán nội bộ do Hội sở chính cử đến để thực hiện các công việc nhưTrường: giám sát hoạt độ ngĐại của chi họcnhánh thông Kinh qua báo cáo, tế lập Huếbáo cáo thường kỳ và đột xuất theo yêu cầu của trưởng Ban kiểm soát nội bộ, của thanh tra NHNN địa phương. 28
  41. 2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế giai đoạn 2015 – 2017 Nhân sự là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Khi ngân hàng có một lực lượng nhân viên hùng hậu, chuyên nghiệp và tận tâm thì ngân hàng đã có chìa khoá để phát triển. Vì vậy, việc tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp lao động một cách hợp lý nhằm đạt được kết quả tối ưu là vấn đề được ngân hàng quan tâm .Số lượng nhân viên của DongA Bank – chi nhánh Huế qua 3 năm 2015 – 2017 thể hiện qua bảng số liệu sau : Trường Đại học Kinh tế Huế 29
  42. Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số 60 100 65 100 48 100 5 8,3 -17 -26,2 1. Phân theo giới tính Nam 23 38,3 25 38,5 13 27,1 2 8,7 -12 -48 Nữ 37 61,7 40 61,5 35 72,9 3 8,1 -5 -12,5 2. Phân theo trình độ ĐH và 54 90 59 90,8 45 93,8 5 9,3 -14 -23,7 cao đẳng Trung 5 8,3 5 7,7 3 6,2 0 0 -2 -40 cấp, sơ cấp Phổ 1 1,7 1 1,5 0 0 0 0 -1 -100 thông 3. Phân theo tính chất công việc Trực 55 91,7 57 87,7 42 87,5 2 3,6 -15 -26,3 tiếp Gián 5 8,3 8 12,3 6 12,5 3 60 -2 -25 tiếp Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Phát triển Kinh doanh của DongA Bank – chi nhánh Huế) 30
  43. Lao động tại ngân hàng trong 3 năm từ 2015 – 2017 nhìn chung có biến động nhiều, năm 2016 tăng 5 người so với năm 2015 nhưng năm 2017 giảm 17 người so với năm 2016. Sở dĩ như vậy là do ngân hàng DongA Bank đang gặp phải giai đoạn khó khăn chung của ngành ngân hàng khi thu nhập giảm sút buộc ngân hàng cần phải cắt giảm nhân sự để duy trì được số lượng nhân viên ổn định trong giai đoạn này.  Về giới tính : Cơ cấu nhân sự DongA Bank Huế phân theo giới tính 120.00% 100.00% 80.00% 61.70% 61.50% 72.90% 60.00% 40.00% 20.00% 38.30% 38.50% 27.10% 0.00% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nam Nữ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nhân sự DongA Bank – chi nhánh Huế phân theo giới tính Tổng số nhân viên tại ngân hàng DongA Bank – chi nhánh Huế trong năm 2015 là 60 người, năm 2016 là 65 người và năm 2017 là 48 người. Phần lớn lao động tại NH là nữ, năm 2015 số lượng nhân viên nữ là 37 người, chiếm tỷ trọng là 61,7% trong tổng số nhân viên làm việc tại ngân hàng. Đến năm 2016, sốTrườnglượng nhân viên nĐạiữ là 40 ngư họcời chiế mKinh 61,5% , tăng tế 3 ngư Huếời – tương đương tăng 8,1% so với năm 2015. Năm 2017, số lượng nhân viên nữ giảm 5 người thành 35 người chiếm tỷ trọng 72,9% trong tổng số nhân viên – tương ứng giảm 12,5% so với năm 2016. Bên cạnh đó, năm 2015 số lượng nhân viên nam là 23 người, chiếm tỷ trọng 38,3% trong tổng số nhân viên làm việc tại ngân hàng. Đến năm 2016 số nhân viên nam là 25 người chiếm tỷ trọng 38,5% trong tổng số nhân viên, tăng 2 người – tương 31
  44. ứng tăng 8,7% so với năm 2016. Năm 2017 số lượng nhân viên nam giảm 12 người thành 13 người chiếm tỷ trọng 27,1% trong tổng số nhân viên – tương ứng giảm 48% so với năm 2016. Sở dĩ có sự sắp xếp lao động nữ nhiều hơn lao động nam bởi ngân hàng là loại hình dịch vụ mà trong đó việc tiếp xúc khách hàng là chủ yếu đòi hỏi cần có khả năng, nghệ thuật đối nhân, hành xử khéo léo, thân thiện, dịu dàng với khách hàng của nhân viên nữ là chính.  Về trình độ : Cơ cấu nhân sự DongA Bank - Huế phân theo trình độ 70 59 60 54 50 45 40 30 20 10 5 5 3 1 1 0 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 ĐH và cao đẳng Trung cấp và sơ cấp Phổ thông Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nhân sự DongA Bank – chi nhánh Huế phân theo trình độ Dựa vào biểu đồ 2.2, có thể nhận thấy được rằng sự thay đổi rõ rệt cơ cấu lao động của ngân hàng khi phân theo trình độ. Cụ thể là năm 2015 , số nhân viên Đại học và cao Trườngđẳng chiếm tỷ lệ caoĐại 90% trong học tổng sKinhố lao động, stếố nhân Huế viên có trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm tỷ lệ 8,3%, còn số lao động phổ thông chỉ chiếm 1,7%. Đến năm 2016, số nhân viên Đại học và cao đẳng được tăng thêm 5 người lên 59 người, chiếm tỷ trọng 90,8% trong tổng số lao động. Tuy nhiên, năm 2016 số lượng nhân viên có trình độ trung cấp, sơ cấp và lao động phổ thông không có sự thay đổi gì. Năm 2017 số nhân viên có trình độ Đại học và cao đẳng giảm tới 14 người xuống 45 người, chiếm tỷ trọng 93,8% và số nhân viên có trình độ trung cấp, sơ cấp giảm xuống 3 32
  45. người, chiếm 6,2% trong tổng số lao động và không còn tuyển lao động phổ thông. Điều này cho thấy Ngân hàng đang dần dần muốn cải thiện chất lượng trình độ nhân viên ngày một cao hơn. Vì vậy, bên cạnh với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn và trình độ cao thì việc khuyến khích, khen thưởng, công bằng đối với những cán bộ có thành tích tốt, xử lý những cán bộ không làm tròn chức năng nhiệm vụ của mình gây ảnh hưởng đến Ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các hoạt động trong các ngày lễ, tết tạo sự đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, đặc biệt là giữa nhân viên cấp dưới và người lãnh đạo cấp trên. Sự nỗ lực của cán bộ cùng sự quan tâm của các ban ngành đã giúp cho chi nhánh ngày càng khẳng định mình. Có như vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế sẽ thuận lợi hơn.  Về tính chất công việc : Cơ cấu nhân sự DongA Bank - Huế theo tính chất công việc 120.00% 100.00% 80.00% 60.00% 91.70% 87.70% 87.50% 40.00% 20.00% 8.30% 12.30% 12.50% 0.00% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Trường Đại Giánhọc tiếp Trực Kinh tiếp tế Huế Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nhân sự DongA Bank – chi nhánh Huế phân theo tính chất công việc Năm 2015, số nhân viên trực tiếp chiếm 91,7% trong tổng số lao động, còn gián tiếp chiếm 8,3%. Đến năm 2016, số nhân viên trực tiếp là 57 người chiếm 87,7% , tăng 2 người – tương đương tăng 3,6% so với năm 2015 và số nhân viên gián tiếp là 8 người chiếm 12,3% , tăng 3 người – tương đương tăng 60% so với năm 2015. Năm 33
  46. 2017 số nhân viên trực tiếp giảm tới 15 người xuống 42 người, chiếm tỷ trọng 87,5% và số nhân viên gián tiếp giảm xuống 2 người, chiếm 12,5% trong tổng số lao động. 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 Bảng cân đối tài sản của ngân hàng gồm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn. Dựa trên bảng cân đối, nhà quản lý có thể phân tích sự thay đổi về quy mô, cấu trúc của từng nhóm tài sản và nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng và mối liên hệ giữa các khoản mục. Bảng cân đối tài sản của ngân hàng thế hiện qua bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 34
  47. Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % I.Tài sản 590.708 100 767.920 100 751.867 100 177.212 30 -16.053 -2.1 1.Tiền mặt tại quỹ 10.574 1,8 16.125 2,1 14.715 2 5.551 52,5 -1.410 -8,7 2.Tiền gửi NHNN và các TCTD 8.506 1,4 14.898 1,9 14.898 2 6.392 75,1 0 0 3.Cho vay TCKT, cá nhân 459.630 77,8 605.889 78,9 620.127 82,5 146.259 31,8 14.238 2,3 4.Tài sản cố định 14.531 2,5 13.823 1,8 12.950 1,7 -708 -4,9 -873 -6,3 5.Tài sản có khác 97.467 16,5 117.185 15,3 89.177 11,8 19.718 20,2 -28.008 -23,9 II.Nguồn vốn 590.708 100 767.920 100 751.867 100 177.212 30 -16.053 -2.1 1.Tiền gửi TCKT, cá nhân 525.931 89 697.118 90,8 683.163 90,9 171.187 32,5 -13.955 -2,0 2.Phát hành giấy tờ có giá 15.217 2,6 15.358 2 15.358 2 141 0,9 0 0 3.Vốn và các quỹ 14.118 2,4 20.811 2,7 19.750 2,6 6.693 47,4 -1.061 -5,1 4.Tài sản nợ khác 35.442 6 34.633 4,5 33.596 4,5 -809 -2,3 -1.037 -3,0 Trường (NguĐạiồn : Phòng học Tài chínhKinh– Kế toán tế của DongAHuế Bank – chi nhánh Huế) 35
  48. Nhìn vào bảng số liệu 2.2 nhận thấy rằng giá trị tài sản của chi nhánh bằng nguồn vốn và có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2015 là 590.708 triệu đồng, năm 2016 là 767.920 triệu đồng và năm 2017 là 751.867 triệu đồng. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 177.212 triệu đồng hay tăng 30%, năm 2017 so với năm 2016 giảm - 16.053 triệu đồng hay giảm 2,1 %. Ta xem xét chi tiết hơn về sự biến động phân theo tài sản và nguồn vốn.  Về tài sản : Cơ cấu tài sản cho thấy khoản mục cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân là tải sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (luôn đạt mức trên 75% trong tổng số tài sản giai đoạn 2015 – 2017). Năm 2015 khoản mục này đạt 459.630 triệu đồng chiếm 77,8% tổng tài sản. Năm 2016 khoản mục này đạt 605.889 triệu đồng, chiếm 78,9% tổng tài sản – tức là tăng thêm 146.259 triệu đồng – tương ứng tăng 31,8% so với năm 2015. Năm 2017 khoản mục này đạt 620.127 triệu đồng, chiếm 82,5% tổng tài sản – tăng 14.238 triệu đồng – tương ứng tăng so 2,3% với năm 2016. Qua phân tích năm 2016 cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân tăng 146.259 triệu đồng nhưng năm 2017 khoản mục này chỉ tăng nhẹ thêm 14.238 triệu đồng. Sở dĩ khoản mục này có xu hướng như vậy là do năm 2016 nền kinh tế vực lại sau khoảng thời gian khủng khoản nên các doanh nghiệp tích cực phục hồi nên hoạt động cho vay cũng phát triển theo dẫn đến giá trị cho vay năm 2016 tăng cao so với năm 2015. Đến năm 2017 mặc dù giá trị cho vay cũng tăng tuy nhiên chỉ với tỷ lệ không đáng kể , bởi vì ngân hàng cũng kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng của mình để đảm bảo an toàn tài sản, chỉ cho vay các doanh nghiệp có tình hình tài chính khả thi và có đảm bảo. Ngân hàng luôn duy trì một lượng tiền mặt tại ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toánTrường cho ngân hàng. ĐạiNăm 2015, họctiền mặ tKinh duy trì tại ngân tế hàng Huếlà 10.574 triệu đồng, chiếm 1,8%. Năm 2016 khoản mục này là 16.125 triệu đồng, chiếm 2,1% trong tổng số tài sản, tăng 5.551 triệu đồng – tương ứng tăng 52,5% so với năm 2015. Năm 2017, tiền mặt duy trì tại ngân hàng thu được 14.715 triệu đồng, chiếm 2% trong tổng số tài sản – giảm 1.410 triệu đồng – tương ứng giảm 8,7 % so với năm 2016. Lượng tiền mặt duy trì này không sinh lãi vì ngân hàng phải tốn phí bảo quản nên việc duy trì tiền mặt tại quỹ quá lớn sẽ không tốt đối với ngân hàng. 36
  49.  Về nguồn vốn : Nguồn vốn là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Vì thế việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn là tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân còn được gọi là vốn huy động. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng, đóng vai trò hết sức quan trọng trong ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Năm 2015 nguồn vốn huy động đạt được 525.931 triệu đồng chiếm tỷ lệ 89% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2016 giá trị này thu được 697.118 triệu đồng, chiếm 90,8 % - tăng thêm 171.187 triệu đồng – tương ứng tăng thêm 32,5% so với năm 2015. Năm 2017 nguồn vốn huy động đạt 683.163 triệu đồng, chiếm 90,9% trong tổng nguồn vốn – giảm 13.955 triệu đồng – tương ứng giảm 2,0% so với năm 2016. Mặc dù huy động vốn năm 2017 có giảm tuy nhiên tỷ lệ không đáng kể nhưng ngân hàng đã có chiến lược huy động vốn tốt, đã đáp ứng được nhu cầu huy đồng vốn để cho vay, từ đó giúp ngân hàng nâng cao được sức mạnh cạnh tranh so với các NHTM khác trên cùng địa bàn hoạt động. Khoản mục vốn và các quỹ của ngân hàng luôn duy trì ở mức dưới 7%. Cụ thể là năm 2015 vốn và các quỹ đạt 14.118 triệu đồng chiếm 2,4% trong tổng nguồn vốn. Năm 2016 vốn và các quỹ đạt 20.811 triệu đồng, chiếm 2,7 % trong tổng số nguồn vốn – tăng thêm 6.693 triệu đồng – tương ứng tăng 47,4% so với năm 2015. Năm 2017 vốn và các quỹ thu được 19.750 triệu đồng, chiếm 2,6% trong tổng nguồn vốn – giảm 1.061 triệu đồng – tương ứng giảm 5,1% so với năm 2016. Việc duy trì vốn và các quỹ dưới 7% trong tổng số nguồn vốn là tốt, chứng tỏ rằng ngânTrường hàng đang có chínhĐại sách học gia tăng nguKinhồn vốn huy tế động. Huế Vốn và các quỹ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng tuy nhiên nó đóng vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố cơ bản để đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng. Do vậy việc duy trì vốn và các quỹ quá thấp như hiện tại cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, đến việc tính toán các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng. 37
  50. Các khoản mục phát hành giấy tờ có giá hay tài sản nợ khác đều có sự biến động tăng giảm trong giai đoạn 2015 – 2017 tuy nhiên khoản mục này chiếm tỷ lệ không đáng kể. 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 Tất cả mọi tổ chức kinh doanh đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu. Lợi nhuận phản ánh chính xác quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tình hình chuyển biến về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 38
  51. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU Số dư % Số dư % Số dư % +/- % +/- % I. Thu nhập 67.234 100 70.250 100 67.889 100 3.016 4,5 -2.361 -3,4 1.Thu lãi cho vay 65.359 97,2 68.110 96,96 65.754 96,86 2.751 4,2 -2.356 3,5 2.Thu lãi tiền gửi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3.Thu nhập từ DVTT & NQ 1.869 2,791 2.125 3,02 2.125 3,13 256 13,7 0 0 4.Thu từ hoạt động khác 6 0,009 15 0,02 10 0,01 9 150 -5 -33,3 II. Chi phí 41.849 100 48.309 100 48.832 100 6460 15,4 523 1,1 1.Chi trả lãi tiền gửi 25.155 60,1 27.255 56,4 27.245 55,8 2.100 8,3 -10 -0,04 2.Chi lãi phát hành giấy tờ có giá 1.393 3,3 1.495 3,1 1.655 3,4 102 7,3 160 10,7 3.Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 297 0,7 336 0,7 345 0,7 39 13,1 9 2,7 4.Chi hoạt động khác 15.004 35,9 19.223 39,8 19.587 40,1 4.219 28,1 364 1,9 III. Lợi nhuận 25.385 100 21.941 100 19.057 100 -3444 -13,6 -2.884 -13,1 Trường Đại(Nguồn học: Phòng TàiKinhchính – K ế tếtoán cHuếủa DongA Bank – chi nhánh Huế) 39
  52. Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank Huế 80000 70250 67889 70000 67234 60000 48309 48832 50000 41849 40000 30000 25385 21941 19057 20000 10000 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, DongA Bank – chi nhánh Huế không ngừng phấn đấu và luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Qua bảng phân tích số liệu 2.3 và biểu đồ 2.4 nhận thấy rằng tổng thu nhập, chi phí của ngân hàng DongA Bank – chi nhánh Huế có sự biến động tăng giảm trong giai đoạn 2015 – 2017.  Về thu nhập : Thu nhập năm 2015 đạt được 67.234 triệu đồng . Năm 2016 tổng thu nhập thu được 70.250 triệu đồng, tăng thêm 3.016 triệu đồng – tương ứng tăng thêm 4,5% so với năm 2015. Đến năm 2017 giá trị này đạt được 67.889 triệu đồng, giảm 2.361 triệu đồng – tươngTrườngứng giảm 3,4% Đại so với nămhọc 2016. Kinh tế Huế Khoản thu nhập từ lãi cho vay đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổng thu nhập của ngân hàng: Khoản mục thu nhập từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2015 thu nhập từ lãi cho vay đạt được 65.359 triệu đồng, chiếm 97,2 % tổng thu nhập. Năm 2016 khoản mục này đạt 68.110 triệu đồng, chiếm 96,96 % trong tổng thu nhập – tăng 2.751 triệu đồng – tương ứng tăng thêm 4.2% so 40
  53. với năm 2015. Đến năm 2017 đạt 65.754 triệu đồng, chiếm 96,86% trong tổng thu nhập – giảm 2.356 triệu đồng – tương ứng giảm 3,4% so với năm 2016. Khoản mục thu lãi từ tiền gửi có xu hướng bằng không qua các năm và chiếm tỷ trọng bằng không trong nguồn thu của ngân hàng. Ngoài ra còn có các khoản thu từ hoạt động khác nhưng không đáng kể. Tuy nhiên nó luôn góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Khoản mục thu lãi từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ năm 2015 đạt 1.869 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,791% tổng thu nhập. Năm 2016 khoản mục này đạt được 2.125 triệu đồng, chiếm 3,02% tổng thu nhập, tức là tăng thêm 256 triệu đồng – tương ứng tăng thêm 13,7% so với năm 2015. Năm 2017 giá trị của khoản mục này không thay đổi so với năm 2016. Ngoài ra, thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn 2015 – 2017 có sự biến động tăng giảm tuy nhiên mức tăng giảm là không đáng kể. Sở dĩ thu nhập năm 2016 tăng 4,5% so với năm 2015 và đến năm 2017 thì lại giảm 3,4% mà chưa có thể đạt được những con số ấn tượng hơn do nền kinh tế Việt Nam vừa mới bước qua giai đoạn khủng hoảng, hoạt động ngân hàng ngày càng gặp vướng phải nhiều vấn đề khó khăn, các khoản vay chưa thu hồi được cả gốc và lãi làm cho khoản thu ngân hàng giảm và tỷ lệ nợ xấu ngày càng cao. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn Thành Phố Huế xuất hiện nhiều ngân hàng cạnh tranh vô cùng khốc liệt càng gây nên sức ép và khó khăn cho ngân hàng DongA Bank.  Về chi phí : Bên cạnh sự biến động của thu nhập thì trong giai đoạn 2015 – 2017 chi phí cũng có sự biến động tăng, tuy nhiên mức tăng cũng không đáng kể. Năm 2015, chi phí tại ngânTrường hàng là 41.849 Đại triệu đồ ng,học năm 2016 Kinh đạt được 48.309tế Huếtriệu đồng – tăng thêm 6460 triệu đồng – tương ứng tăng thêm 15,4% so với năm 2015. Năm 2017 tổng chi phí phát sinh là 48.832 triệu đồng – tăng thêm 523 triệu đồng – tương ứng tăng 1,1% so với năm 2016. Trong các khoản mục làm tăng chi phí đó là chi phí dùng để trả lãi tiền gửi. Năm 2015, chi trả lãi tiền gửi tại ngân hàng là 25.155 triệu đồng, năm 2016 đạt được 27.255 triệu đồng – tăng thêm 2.100 triệu đồng – tương ứng tăng thêm 8,3% so với 41
  54. năm 2015. Năm 2017 khoản mục này phát sinh là 27.245 triệu đồng – giảm 10 triệu đồng – tương ứng giảm 0,04% so với năm 2016. Bên cạnh đó chi lãi phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng chi phí. Nhận thấy rằng tổng chi phí tăng trong 3 năm, nguyên nhân là cho chính sách thu hút khách hàng khi tham gia tiền gửi tại ngân hàng tăng cao như dịch vụ hướng dẫn khách hàng và chăm sóc khách hàng. Nếu chi phí tăng qua các năm là điều không tốt vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận mang lại cho chi nhánh. Từ đó, ngân hàng cần có những biện pháp để kiếm soát và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất và góp phần nâng cao lợi nhuận trong tương lai của ngân hàng.  Về lợi nhuận : Lợi nhuận là số tiền thu được từ chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi. Chênh lệch này càng cao thì lợi nhuận đạt được càng cao. Qua 3 năm chi nhánh đều đạt được mức lợi nhuận dương. Cụ thể là, năm 2015 lợi nhuận tại ngân hàng là 25.385 triệu đồng, năm 2016 đạt được 21.941 triệu đồng – giảm 3.444 triệu đồng – tương ứng giảm 13,6% so với năm 2015. Năm 2017 lợi nhuận đạt được là 19.057 triệu đồng – giảm 2.884 triệu đồng – tương ứng giảm 13,1% so với năm 2016. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doah của DongA Bank – chi nhánh Huế qua 3 năm tương đối tốt nhưng lợi nhuận trong giai đoạn này có xu hướng giảm. Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp huy động và cho vay khác nhau với nhiều loại hình đa dạng, phong phú phù hợp với từng nhu cầu mục đích của khách hàng nhằm thu hút nhiều người dân, tổ chức gửi và đi vay từ đó nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập trong thời kỳ kinh tế khó khăn và nhiều biến động. 2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng TMCPTrườngĐông Á – Chi Đại nhánh Hu họcế Kinh tế Huế Thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn mới xuất hiện tại Việt Nam song hoạt động này đang được các NHTM Việt Nam đẩy mạnh phát triển tại các tầng lớp có thu nhập cao, ổn định và có địa vị trong xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích sản phẩm dịch vụ này tại ngân hàng DongA Bank – chi nhánh Huế là điều hết sức cần thiết nhằm phát triển sản phẩm trong tương lai tới. 42
  55. 2.2.1. Các văn bản quy định về hoạt động cho vay thấu chi - Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” - Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. - Quyết định số 785/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005. - Văn bản số 34/CVTD ngày 07/01/2000 của Thống đốc NHNN về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với CB - CNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và khoản thu nhập khác. - Một số văn bản khác như: Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN, quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 của Thống đốc NHNN, quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN,  Dựa vào văn bản pháp lý trên, Ngân hàng TMCP Đông Á đã ban hành một số văn bản pháp lý riêng, cụ thể: - Quy chế cấp tín dụng tại ngân hàng Đông Á, QC – DAB – 16; quy định cho vay tại ngân hàng Đông Á, QD – DAB – 78. Quy định khung hạn mức tín dụng dành cho một KHCN, QD – DAB – 69, ban hành 27/8/2012. - Quy định hướng dẫn Thực hiện hồ sơ pháp lý của cá nhân, tổ chức giao dịch với DongATrường Bank, QC – DAB Đại– GS – 01học và HD –KinhDAB – GS –tế01/01. Huế - Quyết định số 1036/QD – DAB – KHCN – 03 ngày 25/04/2010 quy định về sản phẩm thấu chi dành cho khách hàng nhận lương qua tài khoản thẻ Đa năng Đông Á. - Quy định, Quy trình, Hướng dẫn xử lý nợ thấu chi tài khoản thẻ, QD – DAB – 01; QT – DAB – GS – 06/01; HD – DAB – GS – 06/01. - Điều kiện và điều khoản sử dụng dịch vụ thấu chi tài khoản thẻ do DongA Bank ban hành theo mẫu BM – CE – 295. 43
  56. 2.2.2. Quy định về sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ  Mô tả sản phẩm Thấu chi tải khoản thẻ là dịch vụ cho vay nhanh qua thẻ giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng các nhu cầu tài chính đột xuất, cất đi gánh nặng vay mượn “nóng” với lãi suất cao. Chỉ cần một lần làm thủ tục duy nhất, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào với mức vay vượt số tiền hiện có trong tài khoản. Lãi vay chỉ phát sinh khi khách hàng thực sự sử dụng dịch vụ.  Loại hình thấu chi - Thấu chi có tài sản đảm bảo - Thấu chi không có tài sản đảm bảo theo điều kiện cụ thể  Loại tiền thấu chi : Việt Nam Đồng (VNĐ)  Đối tượng và điều kiện vay vốn : Chủ thẻ Đông Á (chỉ áp dụng cho chủ thẻ chính) có địa bàn cư trú cùng địa bàn cư trú cùng địa bàn hoạt động của DongA Bank thuộc các đối tượng sau: - Khách hàng chi lương qua Thẻ Đa năng Đông Á : nhận lương qua tài khoản thẻ, thời hạn hợp đồng lao động > 1 năm, tài khoản thẻ có ít nhất một lần nhận lương trong vòng tối đa 45 ngày kể trước ngày xét duyệt - Cán bộ - công nhân viên khối Hành chính sự nghiệp. - Chủ thẻ vàng của DongA Bank - Khách hàng có tài sản thế chấp là bất động sản: khách hàng được xét duyệt hạn mức thấu chi căn cứ theo tài sản đảm bảo hợp lệ theo quy định hiện hành.  Hạn mức thấu chi: là số tiền tối đa mà DongA Bank cho phép khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại DongA Bank theo hợp đồng.Trường Đại học Kinh tế Huế - Đối tượng 1: Khách hàng chi lương qua Thẻ Đa năng Đông Á: tối đa ba tháng lương nhưng không vượt quá 50 triệu đồng. - Đối tượng 2: Cán bộ - công nhân viên Khối Hành chính quân sự: tối đa năm tháng lương nhưng không vượt quá 50 triệu đồng. - Đối tượng 3: Chủ thẻ Vàng của DongA Bank : tối đa 50 triệu đồng 44
  57. - Đối tượng 4: Khách hàng có tài sản thế chấp: 70% trị giá tài sản thế chấp nhưng không được vượt quá 50 triệu đồng.  Thời hạn thấu chi : - Là thời gian tối đa chủ thẻ được duy trì nợ thấu chi bắt đầu tính từ ngày hạn mức thấu chi được quy định chi tiết tại giấy xác nhận chấp nhận cho vay của ngân hàng. - Thời hạn thấu chi tối đa tại DongA Bank là 12 tháng. Trong thời hạn của hạn mức thấu chi, khách hàng có thể rút vốn vay (thấu chi) nhiều lần, nhưng dư nợ của khoản vay thấu chi tại mọi thời điểm không được vượt quá hạn mức thấu chi như quy định tại xác nhận chấp nhận cho vay. - Ngay khi hết thời hạn thấu chi, chủ thẻ phải thanh toán ngay toàn bộ tổng nợ thấu chi. Trường hợp muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ thấu chi, chủ thẻ phải thực hiện đăng ký sử dụng dịch vụ thấu chi mới.  Về lãi suất: - Lãi suất thấu chi trong hạn : Lãi suất thấu chi trong hạn được quy định theo biểu mẫu hiện hành của DongA Bank ban hành tại từng thời điểm. Lãi suất cho vay trong hạn áp dụng trong Số tiền thấu chi trong hạn được tính bằng (=) Số dự nợ thấu chi nhân (x) với lãi suất thấu chi trong hạn (theo ngày) nhân (x) với số ngày thực tế thấu chi - Lãi suất thấu chi quá hạn : Lãi suất cho vay áp dụng đối với dư nợ gốc quá hạn bằng 150% mức lãi suất cho vay áp dụng lãi suất trong hạn áp dụng tại thời điểm chuyển nợ quá hạn, trừ trường hợp DongA Bank và Chủ thẻ có thoả thuận khác. Lãi suất này áp dụng trong trường hTrườngợp quá thời hạn th ấĐạiu chi mà kháchhọc hàng Kinh chưa thanh toántế đHuếầy đủ tổng nợ thấu chi cho DongA Bank. Số tiền lãi thấu chi quá hạn được tính bằng (=) số dư nợ thấu chi nhân (x) với lãi suất thấu chi quá hạn (theo ngày) nhân (x) với số ngày thực tế thấu chi quá hạn.  Phương thức thanh toán tổng nợ thấu chi : DongA Bank tự động thu tổng nợ thấu chi khi có tiền bào có vào tài khoản của chủ thẻ. 45
  58. Thứ tự ưu tiên thanh toán tổng nợ thấu chi của ngân hàng là : Phí dịch vụ (nếu có) Tiền phạt (nếu có) Tiền lãi thấu chi (lãi trong hạn và lãi quá hạn) Dư nợ thấu chi Chủ thẻ chỉ được duy trì tổng nợ thấu chi trong thời hạn thấu chi và cần phải thanh toán đầy đủ tổng nợ thấu chi cho DongA Bank vào ngày hết hạn thấu chi. Quá thời hạn này, nếu Chủ thẻ không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ tổng nợ thấu chi thì DongA Bank có quyền tạm phong toả tài khoản mà không cần báo trước cho Chủ thẻ và chuyển số dư nợ thấu chi sang nợ quá hạn. Trường hợp Chủ thẻ có quá nhiều khoản vay tại DongA Bank, khi có một khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì toàn bộ dư nợ của các khoản vay của Chủ thẻ sẽ chuyển sang nhóm nợ tương ứng theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Trường hợp Chủ thẻ trả nợ thấu chi và thấu chi thêm trong cùng một ngày thì tiền lãi đối với khoản nợ thấu chi đó được tính theo mốc thời gian là ngày bắt đầu phát sinh khoản nợ thấu chi liền trước đó. Trường hợp đến ngày định kỳ thu các loại phí phát sinh trong quá trình Chủ thẻ sử dụng các dịch vụ khác của DongA Bank hoặc có đăng ký thanh toán tự động qua tài khoản thẻ hoặc có thoả thuận DongA Bank có quyền được tự động trích tiền từ tài khoản thẻ của Chủ thẻ (nếu có) . Bên cạnh đó, tài khoản của Chủ thẻ không có đủ số dư để thanh toán thì DongA Bank có quyền tự động sử dụng hạn mức thấu chi của Chủ thẻ để thu các loại phí đó mà không cần sự xác nhận của Chủ thẻ. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thấu chi, Chủ thẻ phải thanh toán toàn bộTrườngtổng nợ thấu chi cho Đại DongA Bank.học Quá Kinh thời hạn này tếmà Ch Huếủ thẻ không thanh toán đầy đủ thì DongA Bank sẽ áp dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ bao gồm: DongA Bank có quyền yêu cầu công ty, đơn vị nơi Chủ thẻ công tác trích thu các khoản thu nhập của Chủ thẻ và biện pháp xử lý bất kỳ tài sản của Chủ thẻ do ngân hàng quản lý mà không cần sự đồng ý trước Chủ thẻ. Chủ thẻ phải chịu số tiền lãi, số tiền phạt và các chi phí phát sinh (nếu có) trong quá trình DongA Bank thực hiện biện pháp pháp lý để thu hồi nợ thấu chi theo luật pháp quy định. 46
  59. DongA Bank có quyền thu hồi toàn bộ số dư nợ trước hạn, chấm dứt việc sử dụng thẻ hoặc chấm dứt việc sử dụng dịch vụ thấu chi của khách hàng khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: - Phát hiện bất kỳ thông tin, tài liệu nào do Chủ thẻ đã cung cấp sai sự thật - Chủ thẻ gặp khó khăn về tài chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ cho DongA Bank - Chủ thẻ chết - Một hoặc một số khoản vay của Chủ thẻ tại DongA Bank chuyển sang nợ quá hạn mà theo nhận định của DongA Bank có nguy cơ không có khả năng trả nợ - Chủ thẻ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi hoặc bị khởi tố truy tố xét xử về mặt hình sự - Chủ thẻ không còn làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị có hợp tác chi lương qua Thẻ với DongA Bank với bất kỳ lý do nào khi thời hạn sử dụng dịch vụ thấu chi còn hiệu lực  Thủ tục đăng ký : - Giấy đề nghị đăng ký thấu chi tài khoản thẻ. - Giấy xác nhận công tác, hợp đồng lao động, xác nhận mức lương (đối tượng 1 và 2). - Chứng từ liên quan đến tài sản đảm bảo (đối tượng 4) 2.2.3. Quy trình nghiệp vụ cho vay thấu chi lương Quy trình cho vay là một tập hợp các khâu, các bước theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo tính nguyên tắc của NH trong việc cho vay. Dưới đây là quy trình cho vay thấu chi lương được quy định Theo QT – DAB – KHCN – 03/01 ban hành ngày 24/05/2010.Trường Đại học Kinh tế Huế Quy trình nghiệp vụ cho vay thấu chi lương gồm 10 bước: Bước 1: Tư vấn và giới thiệu khách hàng về sản phẩm thấu chi lương Nhân viên DongA Bank tư vấn và giới thiệu cho KH về sản phẩm thấu chi lương. Bước 2: Phát hồ sơ cho khách hàng Nhân viên 47
  60. DongA Bank phát hồ sơ đăng ký dịch vụ thấu chi lương qua tài khoản thẻ Đa Năng Đông Á cho khách hàng. Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hoàn chính của khách hàng Bước 4: Thẩm định hồ sơ của khách hàng Tiến hành thẩm định hồ sơ thấu chi tài khoản thẻ của khách hàng Bước 5: Trình lãnh đạo đơn vị xét duyệt hồ sơ của khách hàng Lập tờ trình cùng với kết quả thẩm định trình lãnh đạo đơn vị xét duyệt Bước 6: Xét duyệt hồ sơ thấu chi và thông báo khách hàng 6.a Trong tường hợp HMTC đề nghị từ khách hàng vượt quá thẩm quyền xét duyệt của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo đơn vị lập tờ trình để trình hồ sơ lên Tổng Giám đốc hoặc người được Tổng Giám đốc ủy quyền phê duyệt. 6.b Khi hồ sơ đã được duyệt bởi lãnh đạo đơn vị hoặc Tổng Giám đốc, thực hiện thông báo cho khách hàng. 6.c Trong trường hợp HMTC không được duyệt: thông báo KH và lý do rõ ràng. Bước 7: Chuyển hồ sơ thấu chi đã được duyệt sang trung tâm thẻ Đơn vị DongA Bank gửi danh sách KHTC được duyệt thấu chi cho Trung tâm thẻ, để nhập vào hệ thống và kích hoạt thấu chi. Bước 8: Quản lý hồ sơ, theo dõi, thu nợ, thu lãi Thực hiện việc theo dõi hồ sơ, thu lãi, thu nợ khi có phát sinh thấu chi Bước 9: Tất toán/ thanh lý hồ sơ thấu chi hoặc chuyển nợ quá hạn. - Khi hồ sơ thấu chi đến hạn hoặc KHTC yếu cầu tất toán trước hạn tiến hành thu đầy đủ nợ và lãi để thực hiện tất toán/ thanh lý hồ sơ. -TrườngKhi hồ sơ thấu chi Đại đến hạn, họcKHTC chưa Kinh trả đầy đ ủtếnợ và Huế lãi: chuyển hồ sơ sang nợ quá hạn. Bước 10: Thực hiện đôn đốc thu hồi nợ và xử lý nợ. 10.a Thực hiện theo dõi hồ sơ nợ quá hạn và thực hiện thu hồi nợ. 10.b Trình lãnh đạo về hồ sơ quá hạn để xử lý nợ quá hạn 48
  61. Bước 1: Tư vấn và giới thiệu khách hàng về sản phẩm thấu chi lương Bước 2: Phát hồ sơ cho khách hàng Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ Bước 4: Thẩm định hồ sơ của KH Bước 5: Trình lãnh đạo đơn vị xét duyệt hồ sơ của KH B6.a Bước 6: Xét duyệt hồ sơ thấu chi và B6.b thông báo KH B6.c Bước 7: Chuyển hồ sơ thấu chi đã duyệt sang Trung tâm thẻ Điều chỉnh Bước 8: Quản lí hồ Hồ sơ có dấu han mức sơ, theo dõi thu nợ, hiệu bất thường thu lãi Bước 9: Tất toán/ thanh lý hồ sơ thấu chi, chuyển nợ quá hạn Trường Đại học Kinh tế Huế Bước 10: Thực hiện đôn đốc thu hồi nợ và xử lý nợ Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay thấu chi lương của Ngân hàng TMCP Đông Á 49
  62. 2.2.4. So sánh sản phẩm cho vay thấu chi của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế và các NHTM khác trên địa bản Ở Việt Nam có rất nhiều ngân hàng và cho vay lấy lãi là một hình thức kinh doanh cực kỳ phổ biến hiện nay của những ngân hàng. Có rất nhiều loại hình cho vay như : vay trả góp, vay thế chấp, vay thẻ tín dụng, vay tín chấp, Tuy nhiên, có một hình thức cho vay khá là mới vừa xuất hiện tại ngân hàng đó là cho vay thấu chi. Bởi vậy, trên địa bàn thành phố Huế hiện nay ngoài DongA Bank ra thì có rất nhiều ngân hàng khác kinh doanh sản phẩm này với hạn mức khá cao. Các đối thủ cạnh tranh với DongA Bank được chú ý đến đó là : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), NH Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) – các ngân hàng này được quý khách hàng lựa chọn và tham khảo khi vay thấu chi với hạn mức khá cao. Cụ thể là HMTC của BIDV lên đến 100 triệu đồng; sản phẩm cho vay thấu chi cầm cố sổ tiết kiệm online của VP Bank thì HMTC tối đa 500 triệu đồng, sản phẩm cho vay thấu chi có tài sản đảm bảo của VP Bank tối đa 300 triệu đồng. Ngoài ra, sản phẩm cho vay thấu chi có tài sản đảm bảo F1 của Techcombank tối đa lên đến 500 triệu đồng và cho vay thấu chi không có tài sản đảm bảo F2 của Techcombank lên đến 200 triệu đồng. (Theo số liệu nghiên cứu từ các Website của các ngân hàng trên và báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh do DongA Bank cung cấp) Thông qua việc đánh giá sản phẩm cho vay thấu chi của ngân hàng Đông Á so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và có cách nhìn nhận tổng quan hơn để nhằm đưa ra những giải pháp phát triển sản phẩm cho vay này trong tương lai, ta tiến hành so sánh các đặc điểm sản phẩm cho vay thấu chi của DongA Bank với các NHTM Trườngnói trên. Đại học Kinh tế Huế 50
  63. 2.2.4.1. Lãi suất Bảng 2.4 : So sánh lãi suất cho vay thấu chi của DongA Bank với BIDV, VP Bank, Techcombank Ngân hàng DongA Bank BIDV VP Bank Techcombank Tên sản phẩm Thấu chi tài Thấu chi không + Thấu chi online + Thấu chi có khoản thẻ có tài sản đảm trên tài khoản lương tài sản đảm bảo bảo + Thấu chi cầm cố sổ F1 tiết kiệm online + Thấu chi + Thấu chi có tài sản không có tài đảm bảo sản đảm bảo F2 Lãi suất 1,17%/ tháng 1,20%/ tháng 1,15% / tháng 1,12%/ tháng (Nguồn: Website của các NH trên) 2.2.4.2. Một số phí, lệ phí liên quan đến cho vay thấu chi Bảng 2.5: So sánh một số phí, lệ phí liên quan đến cho vay thấu chi của DongA Bank với BIDV, VP Bank, Techcombank Một số phí DongA Bank BIDV VP Bank Techcombank Phí đăng ký sử Miễn phí Có phí cấp -KH chi lương Miễn phí dụng thấu chi HMTC qua VP Bank : miễn phí -KH khác : 100.000 đồng/lần Phí quản lý TK Miễn phí 20.000- 50.000 30.000- 50.000 22.900- 39.900 có gắTrườngn với Đạiđ ồhọcng/ tháng Kinhđồng/tháng tế Huếđồng/tháng HMTC Phí gia hạn Miễn phí Có phí 75.000 Miễn phí HMTC đồng/lần (Nguồn: Website của các NH trên) 51
  64. Nhìn chung, các ngân hàng như BIDV, VP Bank, Techcombank đều áp dụng mức phí đối với dịch vụ thấu chi tài khoản, trong khi đó DongA Bank lại miễn phí tất cả các phí liên quan đến đăng ký sử dụng thấu chi , quản lý tài khoản có gắn với hạn mức thấu chi hay gia hạn HMTC, đây là điểm khác biệt cho sản phẩm vay của DongA Bank, hấp dẫn khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm thấu chi của ngân hàng, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh so với các NHTM khác trên cùng một địa bàn. 2.2.4.3. Điều kiện cho vay thấu chi Bảng 2.6: So sánh điều kiện cho vay thấu chi của DongA Bank với BIDV, VP Bank, Techcombank Ngân DongA Bank BIDV VP Bank Techcombank hàng Đối Chủ thẻ Đông Khách hàng: -Đối với sản -Đối với sản phẩm tượng Á (chỉ áp dụng + Tuổi từ 18 đến phầm cho vay cho vay thấu chi có vay cho chủ thẻ 55 đối với nữ và thấu chi online tài sản đảm bảo F1: chính) có địa 60 đối với nam. trên tài khoản + Độ tuổi của KH từ bàn cư trú cùng Riêng khách lương : 18 và không quá 65 địa bàn hoạt hàng làm việc + Có tài khoản tuổi tại thời điểm tất động của trong lĩnh vực lương mở tại toán DongA Bank đặc thù (như VPBank, đã nhận +Có đủ TSĐB theo thuộc các đối quân nhân lương qua quy định tượng sau : chuyên nghiệp, VPBank trên cùng + Không có dư nợ + Đối tượng 1 : sỹ quan, giáo một tài khoản xấu tại Khách hàng chi sư, ) phù hợp thanh toán liên tục Techcombannk hoặc Trườnglương qua Thẻ v ớĐạii độ tuổ ihọc lao tối Kinh thiểu 3 tháng tếtổ chHuếức tín dụng khác Đa năng Đông động theo quy gần nhất + Đã/có cam kết mở Á định pháp luật. + Đã đăng ký sử tài khoản tại + Đối tượng 2 : + Có hộ khẩu dụng dịch vụ Techcombank CB-CNV Khối thường trú/tạm VPbank Online + Hạn mức được cấp Hành chính sự trú trên cùng + Có thu nhập có thể tính trên thu 52