Khóa luận Phân tích và dự báo nhu cầu hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích và dự báo nhu cầu hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_va_du_bao_nhu_cau_hang_may_mac_xuat_khau.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích và dự báo nhu cầu hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An
- ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN NGUYỄN VĂN HÙNG Trường ĐạiNiên khóa học: 2015 –Kinh2019 tế Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Hùng Th.S Trần Đức Trí MSV: 15K4041045 Lớp: K49A – KDTM Trường ĐạiNiên khóa học: 2015 –Kinh2019 tế Huế
- Lời Cảm Ơn Để hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo công ty và gia đình, bạn bè. Trước hết, em xin cảm ơn quý Thầy Cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn trong suốt thời gian 4 năm học tại trường Đại học Kinh tế Huế, Thầy Cô đã cho em có được những nền tảng cũng như những kỹ năng, kiến thức thực tế. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn ThS.Trần Đức Trí - Giảng viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học kinh tế Huế Thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập cuối khóa và hoàn thành khóa luận với kết quả tốt nhất. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh Nguyễn Kiết Tường – phó Trưởng phòng Kinh Doanh đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty và tận tình giúp đỡ, chỉ dạy kiến thức lẫn kỹ năng trong quá trình Thực tập. Và em xin gửi lời cảm ơn đến các cá nhân Anh/Chị trong công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An đã tận tình quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn em một sinh viên còn non yếu trong kiến thức, kinh nghiệm lẫn kỹ năng thực tế có thể hòa nhập vào môi trường công ty hỗ trợ em trong quá trình làm việc và cho em những kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian thực tập. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các anh/chị đã luôn giúp đỡ em. Nhưng vì điều kiện thời gian, kiến thức có hạn và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bài Khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 4 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Hùng Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH x DANH MỤC SƠ ĐỒ x PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Quy trình dự báo 3 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 3 4.3. Phương pháp nghiên cứu định tính 4 4.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng 5 4.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 9 5. Kết cấu đề tài 10 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11 1.1. Cơ sở lý luận 11 1.1.1. Khái niệm dự báo 11 1.1.2. Đặc điểm của dự báo 12 1.1.3. Các loại dự báo 13 1.1.3.1. Căn cứ vào độ dài thời gian dự báo 13 1.1.3.2. Căn cứ vào nội dung (đối tượng dự báo) 14 1.1.4. Các phương pháp dự báo 15 1.1.4.1. PhươngTrường pháp dự báo Đạiđịnh tính học Kinh tế Huế 16 SVTH: Nguyễn Văn Hùng K49A - KDTM i
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 1.4.1.2. Phương pháp dự báo định lượng 17 1.1.5. Xây dựng khung quản lý quy trình dự báo 18 1.1.6. Ý nghĩa và vai trò của dự báo 20 1.1.6.1. Ý nghĩa dự báo 20 1.1.6.2. Vai trò dự báo 21 1.2. Các nhân tố tác động tới dự báo nhu cầu 22 1.2.1. Nhân tố chủ quan 22 1.2.2. Các nhân tố khách quan 23 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dự báo xuất khẩu 23 1.2.3.1. Các yếu tố vĩ mô 24 1.2.3.2. Các yếu tố vi mô 27 1.2.4. Tác động của chu kỳ sống sản phẩm đối với dự báo nhu cầu 30 1.3. Cơ sở thực tiễn 31 1.3.1. Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam 31 1.3.2. Thị trường xuất nhập khẩu 32 1.3.3. Dự báo về sự phát triển của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới 33 1.3.4. Tình hình dự báo cầu ngành dệt may trong năm 2019 35 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 37 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An 37 2.1.1. Khái quát về công ty 37 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 37 2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 37 2.1.4. Phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty 38 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 39 2.1.5.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 39 2.1.5.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận 41 2.1.6. Tình hình lao động của công ty 44 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng K49A - KDTM ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 2.2. Đánh giá và phân tích về dự báo nhu cầu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An 48 2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 48 2.2.1.1. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2016 – 2018 48 2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016 – 2018 51 2.2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty 52 2.2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty giai đoạn 2016 - 2018 53 2.2.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2016 - 2018 55 2.2.2.2. Tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu so với tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2016 -2018 58 2.2.3. Đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty giai đoạn 2016-2018 59 2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 59 2.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận 59 2.2.3.3. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu 61 2.2.3.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2016 – 2018 63 2.2.4. Kết quả dự báo hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An 65 2.2.4.1. Kết quả dự báo hàng dệt kim xuất khẩu của công ty giai đoạn 2015 – 2018 66 2.2.4.2. Kết quả dự báo hàng dệt thoi xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2015 – 2018 79 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 88 3.1. Định hướng, mục tiêu chủ yếu hướng cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong thời gian tới. 88 3.1.1. Định hướng và mục tiêu của nghành dệt may của tỉnh Thừa Thiên Huế 88 3.1.2. Định hướng và mục tiêu của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An 90 3.2. Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của CôngTrường ty Cổ phần Dệt may Đại Phú Hòa Anhọc Kinh tế Huế 92 SVTH: Nguyễn Văn Hùng K49A - KDTM iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 3.2.1. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý 92 3.2.2. Tiết kiệm chi phí sản suất 93 3.2.3. Giải pháp về nhân sự 94 3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 96 3.2.5. Giải pháp liên quan đến tiến độ giao hàng 97 3.2.6. Giải pháp tài chính 98 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99 3.1. Kết luận 99 3.2. Kiến nghị 100 3.2.1. Đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam 100 3.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC 105 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng K49A - KDTM iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí DANH MỤC VIẾT TẮT KCN : Khu công nghiệp CCDV : Cung cấp dịch vụ NDT : Nhân dân tệ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CNH – HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CP : Chi phí DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu LN : Lợi nhuận TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TS : Tài sản VCSH : Vốn chủ sở hữu XK : Xuất khẩu KD - XNK : Kinh doanh - Xuất nhập khẩu KD : Kinh doanh CBCNV : Cán bộ công nhân viên SXKD : Sản xuất kinh doanh TSNTXK : Tỷ xuất ngoại tệ xuất khẩu TGHĐ : Tỷ giá hối đoái FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment) QC : Quản lý chất lượng (Quality Control) PCE : Cái, chiếc (Pieces) CM : Cắt may D : nhu cầu (Demand) F : dự báo (Forecast) E : Sai số (Error) A : Tuyệt đối (Absolute) TS Trường: Tín hiệu theo Đại dõi học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng K49A - KDTM v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí T : xu thế (Trend) S : mùa vụ (Season) L : mức độ (Level) SES : Phương pháp san bằng mũ giản đơn (Simple exponential smoothing) MSE : Sai số bình phương trung bình (Mean Squared Error) RMSE : Căn bậc hai của sai số bình phương trung bình (Root Mean Squared Error) MAD : Độ lệch tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Deviation) MAPE : Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (Mean average Percent Error) WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) EU : Liên minh châu Âu (European Union) EVFTA : Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu CPTPP : Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Paciffic Partnership) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng K49A - KDTM vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn năm 2018 33 Bảng 2.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu của các công ty may mặc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 34 Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2016 – 2018 45 Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2016 – 2018 48 Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016 – 2018 51 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018 52 Bảng 2.7: Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2016 – 2018 53 Bảng 2.8: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2016 – 2018 55 Bảng 2.9: Tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu so với tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2016 – 2018 58 Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018 60 Bảng 2.11: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu của công ty giai đoạn 2016 – 2018 62 Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường của 63 Bảng 2.13: Số lượng hàng dệt kim xuất khẩu tại công ty giai đoạn 2015 – 2018 65 Bảng 2.14: Kết quả dự báo và đánh giá hàng dệt kim của công ty bằng phương pháp san bằng mũ giản đơn – Simple exponential smoothing(SES) 68 Bảng 2.15: Kết quả dự báo hàng dệt kim năm 2018 bằng phương pháp bằng phương pháp san mũ giản đơn (SES) 69 Bảng 2.16: Kết quả dự báo hàng dệt kim của công ty theo mô hình Holt’s Model 71 Bảng 2.17: Kết quả chạy mô hình hồi quy Holt’s Model 72 Bảng 2.18: Kết quả dự báo hàng dệt kim của năm 2018 bằng mô hình Holt’s 72 Bảng 2.19: Kết quả dự báo hàng dệt kim của công ty theo mô hình Winter’s 74 Bảng 2.20: Kết quả chạy mô hình hồi quy Winter’s Model 75 Bảng 2.21: Kết quả dự báo hàng dệt kim năm 2018 bằng mô hình Winter’s Model 75 Bảng 2.22:TrườngSo sánh MAD, MAPE Đại và RMSE học giữa 3Kinh phương pháp tế dự báoHuế 76 SVTH: Nguyễn Văn Hùng K49A - KDTM vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Bảng 2.23: Kết quả dự báo năm 2018 bằng các phương pháp SES, Holt’s và Winter’s 76 Bảng 2.24: Kết quả dự báo hàng dệt kim của công ty năm 2019 77 Bảng 2.25: Dự báo cơ cấu mặt hàng dệt thoi của công ty giai đoạn 2018 - 2019 78 Bảng 2.26: Số lượng hàng dệt thoi xuất khẩu tại công ty giai đoạn 2015 – 2018 79 Bảng 2.27: Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình SES 80 Bảng 2.28: Kết quả dự báo hàng dệt thoi bằng mô hình SES năm 2019 80 Bảng 2.29: Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình Holt’s 82 Bảng 2.30: Kết quả dự báo hàng dệt thoi năm 2019 bằng mô hình Holt’s 82 Bảng 2.31: Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình Winter’s 83 Bảng 2.32: Kết quả dự báo hàng dệt thoi năm 2019 bằng mô hình Winter’s 83 Bảng 2.33: Đánh giá mức độ phù hợp giữa các phương pháp dự báo 85 Bảng 2.34: Kết quả dự báo hàng dệt thoi năm 2019 86 Bảng 2.35: Dự báo cơ cấu mặt hàng dệt thoi của công ty giai đoạn 2018 - 2019 86 Bảng 2.36: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2025 89 Bảng 2.37: Mục tiêu của công ty trong năm 2019 92 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng K49A - KDTM viii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn 2011 – 2018 31 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2011 – 2018 36 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty giai đoạn 2016-2018 45 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo tính chất của công ty giai đoạn 2016 – 2018 46 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của công ty 47 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2016 – 2018 57 Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường 63 Biểu đồ 2.8: Số lượng hàng dệt kim xuất khẩu theo quý của công ty 66 Biểu đồ 2.9: Kết quả dự báo thực tế bằng các phương pháp SES, Holt’s và Winter’s trong năm 2018 77 Biểu đồ 2.10: Dự báo hàng dệt kim bằng mô hình winter’s model 78 Biểu đồ 2.11: Số lượng hàng dệt thoi xuất khẩu theo quý giai đoạn 2015 – 2018 79 Biểu đồ 2.12: Kết quả dự báo hàng dệt thoi năm 2019 81 Biểu đồ 2.13: Kết quả dự báo hàng dệt thoi năm 2019 83 Biểu đồ 2.14: Kết quả dự báo hàng dệt thoi năm 2019 85 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng K49A - KDTM ix
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 29 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình dự báo 3 Sơ đồ 2.1: Phân loại phương pháp dự báo 15 Sơ đồ 2.2: Khung quản lý quy trình dự báo 19 Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An 40 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng K49A - KDTM x
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập với nền kinh tế Thế Giới đã đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường vàsự phát triển không ngừng, nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nhiều mô hình kinh tế, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp phát triển, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh. Đồng thời cũng đưa đến những thách thức, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nhằm tranh giành lợi nhuận và thị trường trong nước cũng như thị trường trên thế giới. Chính những yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do chi phí đầu vào tăng, làm cho lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp đều bị giảm đi đáng kể. Vì vậy, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch kinh doanh của các công ty. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn gặp phải sự biến động của thị trường như giá nguyên vật liệu tăng cao, tỷ giá thay đổi thất thường, lạm phát, lãi suất vay vốn cao, thu nhập của người tiêu dùng giảm cũng tác động xấu tới nhu cầu về các sản phẩm. Những tác động tiêu cực này, cũng được thể hiện đặc biệt đối với ngành dệt may của Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may chịu nhiều rủi ro hơn. Do đa số các sản phẩm dệt may mà các doanh nghiệp đang kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu sang nước ngoài. Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An được thành lập vào tháng 6/2008 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 5/2009. Trải qua gần 10 năm hoạt động, công ty đã gặt hái được nhiều thành công và luôn cố gắng đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất gia công xuất khẩu của mình nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn. Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An là một trong những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng may mặc, đã đóng góp một phần nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tỉnh, xuất khẩu là hoạt động chính đem lại nguồn lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, để tiếp cận với thị trường nước ngoài đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao như hiện nay đã đặt ra yêu cầu cho công ty, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc phân tích và dự báo nhu cầu về hàng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí may mặc trong những năm qua là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, thông qua việc phân tích và dự báo đó mà công ty có thể đề ra những chiến lược kinh doanh tối ưu, những giải pháp hiệu quả để duy trì và mở rộng thị trường nước ngoài là một vấn đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích và dự báo nhu cầu hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An” để làm nội dung viết khóa luận, phân tích và đưa ra những dự báo hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu cho công ty trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu o Mục tiêu chung: Phân tích và dự báo hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An và đưa ra được các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động về hàng may mặc của công ty trong thời gian tới. o Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa lý luận về các vấn đề về dự báo nhu cầu. - Phân tích hoạt động và dự báo hàng may mặc xuất khẩu của công ty. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong quá trình xuất khẩu hàng may mặc của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là phân tích và dự báo hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Từ ngày 31/12/2018 - 21/04/2019. Các số liệu của công ty thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2016 – 2018. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu chủ yếu xoay quanh hoạt động phân tích và dự báo hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Quy trình dự báo Sơ đồ 1.1: Quy trình dự báo (Nguồn: Hanke, 2005) 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Thông tin bên trong công ty: Thông tin từ các báo cáo tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2016 – 2018: Các báo cáo về thống kê kết quả kinh doanh; cơ cấu tổ chức; tình hình lao động; nguồn vốn; tài sản; thông tin về khách hàng và số liệu hàng may mặc xuất khẩu giai Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí đoạn 2015 – 2018 từ các phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh và phòng nhân sự của Công ty Cổ Phần Dệt may Phú Hòa An. Thông tin bên ngoài công ty: Các bài nghiên cứu khoa học, các luận văn, tiểu luận có đề tài, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành. Tiến hành thu thập tài liệu về những lý thuyết đến dự báo nhu cầu hàng may mặc; dữ liệu về tình hình phát triển của ngành dệt may Việt Nam từ các nghiên cứu sẵn có trước đây. Các bài biết có giá trị tham khảo trên internet liên quan đến ngành dệt may và hoạt động dự báo hàng may mặc, số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam và của các công ty Dệt may khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt từ các trang web sau: (Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)). (Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An). (Bộ Công Thương Việt Nam). 4.3. Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính là phương pháp dựa vào kinh nghiệm và phán đoán của những chuyên viên, những người quản lý và những chuyên gia. Phương pháp định tính thường được sử dụng khi dữ liệu lịch sử không sẵn có hay có nhưng không đầy đủ, hoặc không đáng tin cậy, hoặc những đối tượng dự báo bị ảnh hưởng bởi những nhân tố không thể lượng hóa được như sự thay đổi tiến bộ kỹ thuật. Trong đề tài này, nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng là các nhân viên hiện đang công tác tại các phòng ban của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An, đồng thời tiến hành phỏng vấn chuyên gia về hoạt động dự báo của công ty những năm gần đây cũng như những vấn đề về công tác quản lý, điều hành của công ty, những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp, phương hướng hoạt động đẩy mạnh cho hàng may mặc của công ty trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở giúp tôi giải đáp được những thắc mắc và hiểu rõ hơn về quy trình dự báo của công ty và từ đó đưa ra những ưu điểm và hạn chế của công ty rồi đề xuất các giải Trườngpháp. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 4.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng Tiến hành nghiên cứu để thu thập số liệu ở dạng định lượng dựa vào tài liệu thứ cấp có sẵn. Kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu này là các phương pháp san bằng mũ để dự báo cho lượng hàng may mặc xuất khẩu cho năm tới của công ty. Tiến hành thu thập số liệu về hàng may mặc xuất khẩu cụ thể là hàng dệt kim và dệt thoi giai đoạn 2015 – 2018 nhằm đánh giá về hiệu quả kinh doanh và dự báo lượng hàng may mặc cho năm tiếp theo của công ty. Các phương pháp san bằng mũ được áp dụng trong nghiên cứu gồm phương pháp san bằng mũ đơn giản - Simple exponential smoothing (SES), mô hình điều chỉnh theo xu hướng - Holt’s Model và phương pháp hệ số điều chỉnh - Winter’s Model (Nguyễn Trọng Hoài, 2009). Phương pháp san bằng mũ giản đơn Phương pháp san mũ giản đơn đưa ra một giá trị trung bình di động với trọng số giảm dần cho tất cả các quan sát trong quá khứ. Mục tiêu của phương pháp này là ước lượng giá trị trung bình hiện tại và sử dụng giá trị này làm giá trị dự báo cho tương lai. Phương pháp san mũ vẫn dựa trên cơ sở lấy trung bình tất cả các giá trị quá khứ của chuỗi dữ liệu dưới dạng trọng số giảm dần theo hàm mũ. Quan sát gần nhất (với giá trị dự báo) nhận trọng số ( với 0 1) lớn nhất, quan sát tiếp theo nhận trọng số nhỏ hơn một chút, (1- ), quan sát tiếp theo nữa nhận trọng số nhỏ hơn nữa, (1- )2, và cứ tiếp diễn như thế cho đến quan sát cuối cùng trong dữ liệu quá khứ. Phương pháp này được biểu hiện theo công thức sau: Lt = αDt+(1-α)Lt-1 Lt: mức nhu cầu tại thời kì t (Với t ≥ 1) : giá trị quan sát hoặc giá trị thực ở thời điểm t D : giá trị dự báo ở thời điểm t L : hệ số san mũ (0 1) ∝Giá trị hệ số san mũ đóng vai trò như một yếu tố xác định mức độ ảnh hưởng của quanTrường sát hiện tại lên giá∝ trĐạiị dự báo chọcủa quan sát Kinh tiếp theo. tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Khi gần bằng 1, thì giá trị dự báo sẽ hầu như chính là giá trị của quan sát hiện tại (hoặc giá∝ trị dự báo mới sẽ bằng giá trị dự báo cũ cộng với một giá trị điều chỉnh rất đáng kể của sai số dự báo trước đó). Ngược lại, nếu gần bằng 0, thì giá trị dự báo mới sẽ rất giống giá trị dự báo cũ và quan sát hiện tại sẽ∝có ảnh hưởng rất ít lên giá trị dự báo mới. Do đó, phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu để lựa chọn cho phù hợp. Giá trị tốt nhất là giá trị làm cho sai số bình phương trung bình nhỏ nh∝ất. ∝ Theo kinh nghiệm của các nhà dự báo thì thích hợp cho vận dụng phương pháp san mũ có thể được chọn bằng: = với n: đ∝ộ dài chuỗi thời gian ∝ (Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài, 2009) Phương pháp san mũ Holt’s Mô hình san mũ Holt’s được sử dụng đối với dữ liệu có yếu tố xu thế. Hanke (2005) cho rằng bởi vì hầu hết các chuỗi dữ liệu kinh tế và kinh doanh hiếm khi theo một xu thế cố định nên chúng ta cần xem xét khả năng mô hình hóa các xu thế mang tính cục bộ và thay đổi theo thời gian. Holt (1975) đã phát hiện một phương pháp san mũ, được gọi là phương pháp san mũ tuyến tính Holt, cho phép suy diễn các xu thế cục bộ và có thể được sử dụng cho dự báo tương lai. Khi chuỗi thời gian có yếu tố xu thế (cục bộ) thì ta cần phải dự báo cả giá trị trung bình (giá trị san mũ) và độ dốc (xu thế) hiện tại để làm cơ sở cho dự báo tương lai. San mũ Holt’s là phương pháp sử dụng các hệ số san mũ α, β khác nhau để ước lượng giá trị trung bình và độ dốc của chuỗi thời gian (theo mô hình san mũ đơn giản ). Trên cơ sở san mũ giản đơn, các hệ số san mũ này sẽ đưa ra các giá trị ước lượng về mức trung bình và độ dốc ngay khi có sẵn một quan sát mới. Nói cách khác, giá trị trung bình hiện tại vẫn là trung bình với trọng số giảm dần của tất cả các giá trị trung bình quá khứ; và độ dốc hiện tại sẽ là trung bình với trọng số giảm dần của tất cả các độ dốc quá khứ. Mô hình san mũ Holt’s được thể hiện qua ba phương trình sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Ước lượng giá trị trung bình hiện tại: Lt = αDt +( 1 – α )( Lt – 1 + Tt – 1 ) Ước lượng xu thế (độ dốc): Tt = β( Lt - Lt – 1 ) + ( 1- β ) Tt – 1 Dự báo p giai đoạn trong tương lai: t + p = Lt + pTt Trong đó: F Lt : giá trị san mũ mới (hoặc giá trị ước lượng trung bình hiện tại). α : hệ số san mũ của giá trị trung bình (0 < α < 1). Dt : giá trị quan sát hoặc giá trị thực tế vào thời điểm t. β: hệ số san mũ của giá trị xu thế (0< β < 1). Tt: giá trị ước lượng của xu thế tại thời điểm t. p: thời đoạn dự báo trong tương lai. Ft + p : giá trị dự báo cho p giai đoạn trong tương lai. Các hệ số san mũ α và β trong san mũ Holt’s có thể được chọn một cách chủ quan hoặc bằng cách tối thiểu hóa sai số dự báo (RMSE). Ở đây, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật phân tích độ nhạy hai chiều để xác định α và β. Nhờ sự phát triển của các phần mềm kinh tế lượng, nên chúng ta không nhất thiết phải mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng nếu dữ liệu có mức độ biến thiên cao thì chúng ta nên chọn các hệ số san mũ lớn và ngược lại. (Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài, 2009) Phương pháp san mũ Winter’s San mũ winter’s là một phương pháp mở rộng của san mũ Holt’s đối với các dữ liệu có chứa yếu tố mùa. Yếu tố mùa trong chuỗi thời gian có thể thuộc dạng phép cộng hoặc phép nhân. Dạng phép cộng có nghĩa là yếu tố mùa ở các năm khác nhau được lặp đi lặp đi lặp lại một cách điều đặn. Ngược lại, dạng phép nhân có nghĩa là yếu tố mùa vụ ở năm sauTrường được lặp đi lặp l ạiĐại nhưng v ớhọci cường đ ộKinhcao hơn ho ặtếc thấ pHuế hơn so với từng SVTH: Nguyễn Văn Hùng 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí mùa trong năm trước. Mô hình san mũ Winter’s tổng quát nhất là mô hình dạng nhân tính. Mô hình này được ước lượng thông qua hệ bốn phương trình sau đây: Ước lượng giá trị trung bình hiện tại: Lt = α +(1 – α)(Lt – 1 + Tt – 1) Ước lượng giá trị xu thế (độ dốc): Tt = β(Lt - Lt – 1) + (1- β)Tt – 1 Ước lượng giá trị chỉ số mùa: St = + (1- ) γ γ s Dự báo p giai đoạn trong tương lai: Ft + p = (Lt + pTt)St+p-s Trong đó: Lt: giá trị san mũ mới (hoặc giá trị ước lượng trung bình hiện tại). α: hệ số san mũ của giá trị trung bình (0 1). Dt: giá trị quan sát hoặc giá trị thực tế vào thời điểm t. β: hệ số san mũ của giá trị xu thế (0 β 1). Tt: giá trị ước lượng của xu thế. : hệ số san mũ của chỉ số mùa. Sγt: giá trị ước lượng của chỉ số mùa. p: thời đoạn dự báo trong tương lai. s: số lượng giai đoạn trong chu kỳ mùa vụ. Ft + p : giá trị dự báo Winter’s cho p giai đoạn trong tương lai. Với α, β và là các tham số san bằng nhận giá trị khi tổng sai số bình phương trung bình nhỏ nhấγt. (Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài, 2009) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Để đánh giá độ chính xác của kết quả dự báo bằng các phương pháp trên, sai số tiêu chuẩn (RMSE - căn bậc hai của sai số bình phương trung bình), mức độ phù hợp của mô hình là các tiêu chí được sử dụng để lựa chọn mô hình tối ưu được xác định như sau: Sai số bình phương trung bình MSE (Mean Squared Error) MSE Độ lệch tuyệt đối bình trung bình MAD= ( Mean AbsoluteEt Deviation) MADt Căn bậc hai của sai số bình phương trung= bình∑ RMSEAt (Root Mean Squared Error) RMSE= Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình MAPE√ (MeanMSEt Average Percent Error) MAPE = ∑ 4.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Thông tin thu được từ điều tra được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010, phần mềm Eview8 và phần mềm SPSS 20. Dữ liệu được xử lý phân tích bằng các phương pháp sau. Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê và các tài liệu đã được tổng hợp, kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, để phân tích, so sánh, đối chiếu từ đó rút ra những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu và dự báo hàng may mặc của công ty. Phương pháp so sánh: Xác định mức độ tăng giảm và mối tương quan của các chỉ tiêu hoạt động xuất khẩu và kết quả dự báo hàng may mặc của công ty qua các năm 2015 – 2018. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 5. Kết cấu đề tài Phần 1: Đặt vấn đề Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu - Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Phân tích và đánh giá hoạt động dự báo xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An - Chương 3: Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm dự báo Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị thường xuyên phải đưa ra quyết định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Để giúp các quyết định này có độ tin cậy cao, giảm thiểu mức độ rủi ro, người ta đã đưa ra kỹ thuật dự báo. Vì vậy dự báo là hết sức quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp, đặc biệt là ngày nay lại hoạt động trong môi trường của nền kinh tế thị trường mà ở đó luôn diễn ra những sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Vậy dự báo là gì? Chúng ta có thể hiểu dự báo qua khái niệm sau: Dự báo là khoa học và nghệ thuật nhằm tiên đoán trước các hiện tượng và sự việc sẽ xảy ra trong tương lai được căn cứ vào các tài liệu như sau: các dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ; căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả dự báo và căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế đã được đúc kết. Tính khoa học được thể hiện ở: Căn cứ vào dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ; Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả dự báo. Tính nghệ thuật được thể hiện ở: Căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế và từ nghệ thuật phán đoán của các chuyên gia, được kết hợp với kết quả dự báo, để có được các quyết định với độ chính xác và tin cậy cao. Vậy dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Nó có thể là lấy các dữ liệu đã qua để làm kế hoạch cho tương lai nhờ một mô hình toán học nào đó. Nó có thể là cách suy nghĩ chủ quan hay trực giác để tiên đoán tương lai hoặc nó có thể là sự phối hợp của những cách trên. Có nghĩa là dùng mô hình toán học rồi dùng phán xét kinh nghiệm của người quản trị để điều chỉnh lại. (Nguồn: Phùng Thị Hồng Hà (10/2007), trang 17) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 1.1.2. Đặc điểm của dự báo Không có cách nào để xác định tương lai là gì một cách chắc chắn (tính không chính xác của dự báo). Dù phương pháp chúng ta sử dụng là gì thì luôn tồn tại yếu tố không chắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra. Luôn có điểm mù trong các dự báo. Chúng ta không thể dự báo một cách chính xác hoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Hay nói cách khác, không phải cái gì cũng có thể dự báo được nếu chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo. Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến tương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo. Theo tác giả Sunil Chopra và Peter Meindl (2012) đã nói rằng công ty và nhà quản lý nên nhận thức được các đặc điểm sau của dự báo: Dự báo luôn không chính xác và do đó nên bao gồm cả giá trị dự kiến của dự báo và thước đo lỗi dự báo. Để hiểu tầm quan trọng của lỗi dự báo, hãy xem xét hai đại lý xe hơi. Một trong số họ dự kiến doanh số sẽ dao động trong khoảng từ 100 đến 1.900 đơn vị, trong khi những người khác dự kiến doanh số sẽ dao động trong khoảng từ 900 đến 1.100 đơn vị. Mặc dù cả hai đại lý đều dự đoán doanh số trung bình là 1.000, các chính sách tìm nguồn cung ứng cho mỗi đại lý nên rất khác nhau do sự khác biệt về độ chính xác dự báo. Do đó, lỗi dự báo (hoặc không chắc chắn về nhu cầu) phải là đầu vào quan trọng trong hầu hết các quyết định của chuỗi cung ứng. Thật không may, hầu hết các công ty không duy trì bất kỳ ước tính về lỗi dự báo. Dự báo dài hạn thường kém chính xác hơn dự báo ngắn hạn; nghĩa là, các dự báo dài hạn có độ lệch chuẩn lớn hơn so với trung bình so với dự báo ngắn hạn. Seven-Eleven Nhật Bản đã khai thác tài sản quan trọng này để cải thiện hiệu suất của nó. Công ty đã thiết lập một quy trình bổ sung cho phép công ty đáp ứng đơn đặt hàng trong vòng vài giờ. Ví dụ: nếu người quản lý cửa hàng đặt hàng trước 10 A.M, đơn hàng được giao bởi 7 P.M cùng ngày. Do đó, người quản lý chỉ phải dự báo những gì sẽ bán trong đêm đó ít hơn 12 giờ trước khi bán thực tế. Thời gian thực hiện ngắn cho phép ngưTrườngời quản lý tính đến Đạithông tin hihọcện tại có thKinhể ảnh hưở ngtế đến doanhHuế số bán sản SVTH: Nguyễn Văn Hùng 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí phẩm, chẳng hạn như thời tiết. Dự báo này có khả năng chính xác hơn so với việc người quản lý cửa hàng phải dự báo nhu cầu trước một tuần. Dự báo tổng hợp thường chính xác hơn dự báo tách rời, vì chúng có xu hướng có độ lệch chuẩn nhỏ hơn so với giá trị trung bình. Ví dụ, thật dễ dàng để dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ trong một năm nhất định với sai số ít hơn 2 phần trăm. Tuy nhiên, việc dự báo doanh thu hàng năm cho một công ty có sai số ít hơn 2 phần trăm sẽ khó khăn hơn nhiều và thậm chí còn khó dự báo doanh thu cho một sản phẩm nhất định có cùng độ chính xác. Sự khác biệt chính giữa ba dự báo là mức độ tổng hợp. GDP là tổng hợp của nhiều công ty và thu nhập của một công ty là tổng hợp trên một số dòng sản phẩm. Tổng hợp càng lớn, dự báo càng chính xác. (Nguồn: Supply Chain Managent of Sunil Chopra and Peter Meindl, 2012 ) 1.1.3. Các loại dự báo 1.1.3.1. Căn cứ vào độ dài thời gian dự báo Dựa vào thời gian có 3 loại dự báo sau: Dự báo ngắn hạn ( 3 tháng đến 3 năm) Dự báo dài hạn (> 3 năm) Dự báo ngắn hạn: Khoảng thời gian dự báo ngắn hạn thường không quá 3 tháng. Loại dự báo này được dùng trong xây dựng kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực. Dự báo trung hạn: Khoảng thời gian dự báo trung hạn thường từ 3 tháng đến 3 năm. Nó được dùng để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn lực và tổ chức các hoạt động tác nghiệp. Dự báo dài hạn: Thời gian dự báo từ 3 năm trở lên. Dự báo dài hạn là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, định vị doanh nghiệp, mở rộng quy mô doanh nghiệp, Dự báo trung hạn và dài hạn có ba đặc trưng khác với dự báo ngắn hạn: ThứTrườngnhất, dự báo trung Đạihạn và dài học hạn phả i Kinhgiải quyết nhi tếều v ấHuến đề có tính toàn SVTH: Nguyễn Văn Hùng 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí diện và yểm trợ cho các quyết định quản lý thuộc về hoạch định kế hoạch sản xuất sản phẩm và quá trình công nghệ. Thứ hai, dự báo ngắn hạn thường nhiều loại phương pháp luận hơn là dự báo dài hạn. Đối với các dự báo ngắn hạn người ta dùng phổ biến các kỹ thuật toán học như bình quân di động, san bằng mũ và hồi quy theo xu hướng. Thứ ba, dự báo ngắn hạn có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn. Vì các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thay đổi hàng ngày, nếu kéo dài thời gian dự báo ra thì độ chính xác có khả năng giảm đi. Do vậy, cần phải thường xuyên cập nhật và hoàn thiện các phương pháp dự báo. 1.1.3.2. Căn cứ vào nội dung (đối tượng dự báo) Dựa vào nội dung công việc cần dự báo có thể chia ra các loại dự báo sau: Dự báo khoa học: Là dự kiến, tiên đoán về những sự kiện, hiện tượng, trạng thái nào đó có thể hay nhất định sẽ xảy ra trong tương lai. Theo nghĩa hẹp hơn, đó là sự nghiên cứu khoa học về những triển vọng của một hiện tượng nào đó, chủ yếu là những đánh giá số lượng và chỉ ra khoảng thời gian mà trong đó hiện tượng có thể diễn ra những biến đổi. Dự báo kinh tế: Dự báo kinh tế do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan dịch vụ thông tin, các bộ phận tư vấn kinh tế của Nhà nước thực hiện. Dự báo kinh tế nhằm cung cấp các số liệu về: + Tương lai của các hoạt động kinh doanh; + Chủ trương, chính sách kinh tế của nhà nước; + Số liệu tổng quát về lạm phát; + Nguồn cung ứng tiền tệ; + Tỷ lệ thất nghiệp; + Tổng sản phẩm quốc gia. Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo tiền đề cho công tác dự báo trung,Trường dài hạn của các doanh Đại nghiệ p.học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Dự báo xã hội: Dự báo xã hội là khoa học nghiên cứu những triển vọng cụ thể của một hiện tượng, một sự biến đổi, một quá trình xã hội, để đưa ra dự báo hay dự đoán về tình hình diễn biến, phát triển của một xã hội. Dự báo kỹ thuật và công nghệ: Dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ, trong tương lai. Loại dự báo này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao như: năng lượng nguyên tử, tàu vũ trụ, dầu lửa, máy tính điện tử, Dự báo nhu cầu: Thực chất của dự báo nhu cầu là tiên đoán về cầu ở cấp độ vĩ mô, vi mô và doanh số bán ra của DN. Dự báo nhu cầu giúp cho các DN xác định được số lượng sản phẩm và dịch vụ mà họ cần tạo ra trong tương lai. Thông qua dự báo nhu cầu các doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất của công ty, xây dựng chính sách tài chính, xây dựng nguồn nhân lực, quyết định chính sách bán hàng, 1.1.4. Các phương pháp dự báo Sơ đồ 2.1: Phân loại phương pháp dự báo (Nguồn: Wilson, 2007) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 1.1.4.1. Phương pháp dự báo định tính Các phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những nhân tố nhân quả, dựa theo doanh số của từng sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt và dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những nhân tố nhân quả này trong tương lai. Những phương pháp này có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ những khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết về các sự kiện tương lai. Dưới đây là các dự báo định tính thường dùng: Lấy ý kiến của ban điều hành Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Khi tiến hành dự báo, họ lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách các công việc, các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, và sử dụng các số liệu thống kê về những chỉ tiêu tổng hợp: doanh số, chi phí, lợi nhuận Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia về marketing, tài chính, sản xuất, kỹ thuật. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là có tính chủ quan của các thành viên và ý kiến của người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác. Lấy ý kiến của người bán hàng Những người bán hàng tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, do đó họ hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Họ có thể dự đoán được lượng hàng tiêu thụ tại khu vực mình phụ trách. Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, ta có được lượng dự báo tổng hợp về nhu cầu đối với loại sản phẩm đang xét. Nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng. Một số có khuynh hướng lạc quan đánh giá cao lượng hàng bán ra của mình. Ngược lại, một số khác lại muốn giảm xuống để dễ đạt định mức. Phương pháp chuyên gia (Delphi) Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp theo những mẫu câu hỏi được in sẵn và được thực hiện như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí + Mỗi chuyên gia được phát một thư yêu cầu trả lời một số câu hỏi phục vụ cho việc dự báo. + Nhân viên dự báo tập hợp các câu trả lời, sắp xếp chọn lọc và tóm tắt lại các ý kiến của các chuyên gia. + Dựa vào bảng tóm tắt này nhân viên dự báo lại tiếp tục nêu ra các câu hỏi để các chuyên gia trả lời tiếp. + Tập hợp các ý kiến mới của các chuyên gia. Nếu chưa thỏa mãn thì tiếp tục quá trình nêu trên cho đến khi đạt yêu cầu dự báo. Ưu điểm của phương pháp này là tránh được các liên hệ cá nhân với nhau, không xảy ra va chạm giữa các chuyên gia và họ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của một người nào đó có ưu thế trong số người được hỏi ý kiến. Phương pháp điều tra người tiêu dùng Phương pháp này sẽ thu thập nguồn thông tin từ đối tượng người tiêu dùng về nhu cầu hiện tại cũng như tương lai. Cuộc điều tra nhu cầu được thực hiện bởi những nhân viên bán hàng hoặc nhân viên nghiên cứu thị trường. Họ thu thập ý kiến khách hàng thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp hay điện thoại Cách tiếp cận này không những giúp cho doanh nghiệp về dự báo nhu cầu mà cả trong việc cải tiến thiết kế sản phẩm. Phương pháp này mất nhiều thời gian, việc chuẩn bị phức tạp, khó khăn và tốn kém, có thể không chính xác trong các câu trả lời của người tiêu dùng. 1.4.1.2. Phương pháp dự báo định lượng Các phương pháp định lượng dựa vào các mô hình toán và giả định rằng dữ liệu quá khứ cũng như các yếu tố liên quan khác có thể được kết hợp để đưa ra các dự đoán tin cậy cho tương lai. Nói các khác, dựa trên những dữ liệu quá khứ để phát hiện chiều hướng vận động của đối tượng phù hợp với một mô hình toán học nào đó và đồng thời sử dụng mô hình này là mô hình ước lượng. Tiếp cận định lượng dựa trên giả định rằng giá trị tương lai của biến dự báo sẽ phụ thuộc vào xu thế vận động của đối tượng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí đó trong quá khứ. Các phương pháp dự báo định lượng được chia thành hai nhóm: Các mô hình chuỗi thời gian và các mô hình nhân quả. Các mô hình dự báo chuỗi thời gian nghĩa là dự báo giá trị tương lai của một biến nào đó chỉ bằng cách phân tích số liệu quá khứ và hiện tại của chính biến số đó. Chỉ có các chuỗi dữ liệu có tính ổn định thì mới có thể cho ra các dự báo tin cậy. Chính vì thế, như chúng ta sẽ biết, tính “dừng” là một điều kiện quan trọng nhất trong việc phân tích và dự báo chuỗi thời gian. Cho nên, trước khi xác định mô hình định lượng nào phù hợp với dữ liệu, người làm dự báo cần khảo sát dữ liệu một cách cẩn thận. Các mô hình dự báo nhân quả dựa trên phân tích hồi quy. Chính vì vậy, chúng ta cần có kiến thức nền tảng nhất định về kinh tế lượng và thống kê để có thể dễ dàng tiếp cận và vận dụng các mô hình dự báo nhân quả. Tuy nhiên, các phương pháp định lượng cũng có một số hạn chế. Thứ nhất, cả mô hình chuỗi thời gian và mô hình nhân quả chỉ dự báo tốt trong ngắn hạn và trung hạn. Những nhà quản lý thông thường sẽ cân nhắc độ chính xác dự báo thông qua chiều dài chuỗi dữ liệu sẵn có và khoảng các dự báo yêu cầu. Thứ hai, không có phương pháp nào có thể đưa đầy đủ những yếu tố bên ngoài có tác động đến kết quả dự báo vào mô hình. Các chuyên gia dự báo cho rằng một phương pháp dự báo tốt thông thường sẽ phải kết hợp những phương pháp định lượng và định tính. (Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài, 2009) 1.1.5. Xây dựng khung quản lý quy trình dự báo Davis và Mentzer (2007) đã đưa ra một khung quản lý quy trình dự báo toàn diện cho việc quản lý quy trình dự báo. Khung quản lý này phù hợp cho các loại dự báo như dự báo doanh số, dự báo giá cả, dự báo sản xuất, hoặc dự báo nhu cầu. Bốn thành phần chủ yếu trong quy trình này bao gồm: (1) Thiết lập một môi trường dự báo; (2) Phát triển năng lực dự báo; (3) Đánh giá các kết quả dự báo; (4) Đo lường và giám sát kết quả dự báo. Năng lực dự báo bao gồm hai thành phần cơ bản là hậu cần thông tin (khả năng về cơ sởTrườngdữ liệu và phần m ềĐạim phân tíchhọc dữ liệ u)Kinh và khả năng tế hiể u Huếbiết và cộng tác SVTH: Nguyễn Văn Hùng 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí giữa các bộ phần chức năng (khả năng chia sẻ). Một hậu cần thông tin tốt phải dựa trên một hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh (phần mềm, phần cứng, và con người) và các quy trình thu thập, chuyển hóa dữ liệu (các nguồn thông tin nội bộ và các nguồn thông tin bên ngoài, kể các các khảo sát khách hàng). Ngoài ra, các quá trình dự báo còn được chia thành các phân tích dự báo nội bộ và các phân tích dự báo bên ngoài (các chuyên gia phân tích ở các trường đại học, các viện nghiên cứu). Khả năng hiểu biết và cộng tác được thể hiện qua khả năng trao đổi và nhất trí giữa các bộ phận về dữ liệu đầu vào, phương pháp dự báo và kết quả dự báo. Giữa hai thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua giả thiết P1 “hậu cần thông tin có mối quan hệ tích cực với khả năng chia sẻ giữa các bộ phận chức năng”. Sơ đồ 2.2: Khung quản lý quy trình dự báo (Nguồn: Davis và Mentzer, 2007) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Môi trường dự báo bao gồm sự ủng hộ của cấp trên, sự tin tưởng vào kết quả dự báo trong việc ra quyết định và hệ thống khen thưởng hợp lý dành cho những bộ phận tham gia vào quá trình dự báo “môi trường dự báo càng tích cực thì năng lực dự báo của doanh nghiệp càng được phát huy”(P2). Kết quả dự báo bao gồm việc đánh giá các kết quả dự báo và các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá kết quả dự báo cần dựa trên các chỉ tiêu đánh giá độ chính xác dự báo nội bộ (các tiêu chí thống kê) và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng mục tiêu (mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ). Như vậy, kết quả dự báo không chỉ nhằm gia tăng giá trị cho các khách hàng nội bộ (người sử dụng, các phòng ban, ) mà còn gia tăng giá trị cho các khách hàng bên ngoài (nhà cung cấp, khách hàng, các chuyên gia, ). Chúng ta kỳ vọng rằng “năng lực dự báo có ảnh hưởng tích cực đến kết quả dự báo” (P3). Kết quả dự báo tốt (sai số dự báo thấp) giúp giảm chi phí tồn khi tăng lợi nhuận, cải thiện chuỗi cung ứng, đáp ứng cao nhất nhu cầu khách hàng. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng “mức độ chính xác của dự báo có mối quan hệ tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp” (P4). Kết quả dự báo (và kết quả hoạt động kinh doanh) có ảnh hưởng tích cực lên năng lực dự báo và môi trường dự báo (P5, P6). Để có kết quả dự báo tốt, doanh nghiệp cần tạo dựng một môi trường tích cực trong đó sự ủng hộ và tin cậy của ban quản trị cấp trung/cao là hết sức cần thiết. Các nhà quản trị trung/cao hiểu về tầm quan trọng của dự báo là một điều kiện thuận lợi để đưa dự báo ngày càng gần hơn với các hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp phải xây dựng một năng lực dự báo nhất định, trong đó cần quan tâm đến cơ sở dữ liệu, phần mềm hỗ trợ, chuyên viên phân tích, và sự công tác tích cực, xuyên suốt trong toàn công ty. Một khi đã có môi trường và năng lực dự báo tốt, thì kết quả dự báo trở nên hữu ích hơn cho việc ra quyết định của doanh nghiệp. 1.1.6. Ý nghĩa và vai trò của dự báo 1.1.6.1. Ý nghĩa dự báo Dùng để dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp các nhà quản trị doanhTrường nghiệp chủ động trongĐại việc đhọcề ra các kKinhế hoạch và cáctế quy Huếết định cần thiết SVTH: Nguyễn Văn Hùng 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới (kế hoạch cung cấp các yếu tố đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu, tư liệu lao động cũng như các yếu tố đầu vào dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ). Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một cách nghiêm túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Dự báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển kinh tế văn hoá xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nhờ có dự báo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế được xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. 1.1.6.2. Vai trò dự báo Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ cũng thay đổi theo từng tháng. Kết quả của dự báo sẽ có vai trò đáng kể đối với doanh nghiệp, nó được thể hiện như sau: + Là phần thiết yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định chiến lược cũng như chiến thuật của doanh nghiệp. + Có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạch định và thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như các kế hoạch bộ phận khác của doanh nghiệp. + Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng, không bỏ sót cơ hội kinh doanh. + Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực. + Cung cấp cơ sở quan trọng để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong toàn DNTrường. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các nguồn lực được cung cấp đầy đủ, kịp thời thì đòi hỏi việc dự báo của doanh nghiệp phải tương đối chính xác và phải đảm bảo tính liên tục. Theo David (2000) cho rằng hiện nay nhiều tổ chức đang rất cần những chuyên viên biết kỹ thuật dự báo và nhu cầu tuyển dụng người làm dự báo đang có xu hướng gia tăng đáng kể, nhất là các đơn vị sản xuất kinh doanh do ba yếu tố sau: Thứ nhất, dự báo ngày càng được sử dụng phổ biến ở hầu hết các bộ phận của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích tình huống kinh doanh, lập kế hoạch ngân sách vốn đầu tư, Vì thế, những người lập kế hoạch chiến lược, phân tích tài chính, kế toán, nghiên cứu thị trường, các nhà kinh tế đều cần biết kỹ thuật dự báo. Thứ hai, để dự báo và người sử dụng dự báo phải thường xuyên trao đổi qua lại. Cho nên, nếu những người sử dụng (thường là những nhà quản lý cấp cao của một tổ chức) có kiến thức về dự báo và tin cậy các kết quả dự báo sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình ra quyết định. Thứ ba, dự báo có ý nghĩa sống còn đối với sự thành công của một tổ chức vì nhiều kết quả khảo sát ở Mỹ và các nước phát triển cho thấy khoảng 92% doanh nghiệp cho rằng dự báo rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tóm lại, các tổ chức đang hoạt động trong một thế giới liên tục thay đổi nhưng các quyết định phải được thực hiện ngay hôm nay và ảnh hưởng sống còn đến tương lai của tổ chức, nên dự báo dĩ nhiên luôn luôn cần thiết nếu thực sự tổ chức muốn tồn tại và phát triển bền vững. 1.2. Các nhân tố tác động tới dự báo nhu cầu Theo “Giáo trình Quản trị tác nghiệp” (2013) của TS. Trương Đức Lực – TS. Nguyễn Đình Trung đã đưa ra các nhân tố tác động tới dự báo sau: 1.2.1. Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan hay còn gọi là các nhân tố bên trong nội bộ DN bao gồm: + Sự nỗ lực trong nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Trường+ Công tác quảng cáo Đại và xúc ti ếhọcn thương mKinhại. tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí + Nỗ lực bán hàng. + Tín dụng khách hàng + Sự đảm bảo chất lượng và giá cả của sản phẩm dịch vụ Chẳng hạn với nhân tố chu kỳ sống của sản phẩm. Mỗi sản phẩm thường trải qua 4 giai đoạn: giới thiệu sản phẩm ra thị trường, tăng trưởng, chín muồi và suy tàn. Những sản phẩm nằm trong giai đoạn một và hai của chu kỳ sống cần được dự báo dài hạn hơn khi chúng đang ở giai đoạn chín muồi. Dự báo cần được tăng cường và thận trọng hơn trong giai đoạn chín muồi và suy tàn. Điều đó giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro đột ngột. Trong giai đoạn đầu có rất ít hoặc hầu như không có sẵn số liệu nên cần dùng dự báo định tính nhiều hơn định lượng. Trong giai đoạn này người ra suy đoán, ngoại suy nhiều hơn so với các phương pháp như san bằng số mũ, hồi quy Ở giai đoạn suy tàn có rất nhiều số liệu nhưng chúng lại không thể giúp ta tiên đoán kiểu suy tàn xảy ra như thế nào. Đây là những nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng chủ động điều chỉnh, kiểm soát được. 1.2.2. Các nhân tố khách quan Nhân tố khách quan quan trọng nhất là thị trường, bao gồm: + Cảm tình của người tiêu dùng + Quy mô dân cư + Sự cạnh tranh + Các nhân tố ngẫu nhiên Ngoài ra còn phải xét đến môi trường kinh tế bao gồm: + Luật pháp + Thực trạng nền kinh tế + Chu kỳ kinh doanh 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dự báo xuất khẩu Theo “Giáo trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu” (2012) của Đàm Quang Vinh các yếu tố ảnhTrường hưởng gồm các y ếĐạiu tố sau: học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 1.2.3.1. Các yếu tố vĩ mô Các yếu tố chính trị pháp luật Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh. Chính sách của Chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà quản trị kinh doanh. Các yếu tố pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà Chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế: + Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu tham gia. + Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu (công ước viên 1980, Incoterm 2010, ). + Các qui định luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủ tục qui định về hàng xuất khẩu, ). + Qui định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi. + Qui định về cạnh tranh độc quyền. + Qui định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện hợp đồng. Ngoài những vấn đề nói trên Chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương như: Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan, Các chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Vì vậy, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của nhà nước. Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thời gian thực hiện hợp đồng, do vậy nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hóa, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực có liên quan như vận tải, ngân hàng, Các nhân tố kinh tế Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Để nhận biết được sự tác động của tỷ giá hối đoái với các hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng các nhà kinh tế thường phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa (TGDN) và tỷ giá hối đoái thực tế (TGTT). Tỷ giá hối đoái danh (tỷ giá chính thức) nghĩa là tỷ giá được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh, tivi Do ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày. Tuy nhiên tỷ hối đoái chính thức không phải là một yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng. Vấn đề đối với các nhà xuất khẩu và những doanh nghiệp có hàng hoá cạnh tranh với các nhà nhập khẩu là có được hay không một tỷ giá chính thức, được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và lạm phát xảy ra tại các nền kinh tế của các bạn hàng của họ. Một tỷ giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo các quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho giá thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Còn đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên Trườngdo phải mất chi phí Đạilớn hơn đểhọcsản xuấ t hàngKinh hoá ở trongtế nưHuếớc. Điều này đã SVTH: Nguyễn Văn Hùng 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối . Tương tự, tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu cũng như: “Một chiếc gậy vô hình ” đã làm thay đổi, chuyển hướng giữa các mặt hàng, các phương án kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu. Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Chẳng hạn chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng Thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách. Hạn ngạch: Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu. Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp Chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu. Các yếu tố xã hội Hoạt động con người luôn tồn tại trong một điều kiện nhất định. Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Các yếu tố xã hội tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đặc biệt trong ký kết hợp đồng. Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng, quyết định đến cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thỏa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó. Chính vì vậy yếu tố văn hóa là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hóa ở các thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu. 1.2.3.2. Các yếu tố vi mô Tiềm lực tài chính Khả năng tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Vốn sẽ quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải cứ nhiều vốn là kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên nó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều cái mới hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Hoạt động xuất nhập khẩu luôn cần nhiều vốn, vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến sự tăng trưởng của nguồn vốn để bảo toàn vốn kinh doanh. Cơ chế tổ chức quản lý Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, là nơi xây dựng những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đề ra mục tiêu đồng thời giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đề ra. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và của doanh nghiệp, chỉ đạo giỏi của các cán bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện hiệuTrường quả hoạt động kinh Đạidoanh củ ahọc mình. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và chính xác. Đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế, có khả năng phân tích và dự báo những xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịch đàm phán đồng thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu, các công việc tiến hành cũng trở nên rất cần thiết. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và chính xác. Đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định của doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, Nếu doanh nghiệp cho cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và hiệu quả. Uy tín doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp chính là niềm tin mà khách hàng dành cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có uy tín cao, đối với khách hàng nhiều khi họ mua hàng dựa trên sự uy tín của doanh nghiệp chứ không hoàn toàn dựa trên chất lượng của sản phẩm doanh nghiệp. Vì thế, uy tín của doanh nghiệp quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Yếu tố cạnh tranh Cạnh tranh, một mặt thúc đẩy cho doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Nhưng một mặt nó dễ dàng đẩy lùi các Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí doanh nghiệp không có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Các yếu tố cạnh tranh được thể hiện qua mô hình sau: Hình 2.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (Nguồn: Marketing Box) Qua mô hình các doanh nghiệp có thể thấy được các mối đe dọa hay thách thức với cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là trung tâm. Xuất phát từ đây doanh nghiệp có thể đề ra sách lược hợp lý nhằm hạn chế đe dọa và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: các thủ này chưa có kinh nghiệm trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế song nó có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, lao động và tận dụng được lợi thế của người đi sau, do đó để khắc phục được những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện tại để có khả năng chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy, một doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư vốn, trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nhưng mặt khác phải tăng cường quảng cáo, áp dụng các biện pháp hỗ trợ và khuyếch trương sản phẩm giữ gìn thị trường hiện tại, đảm bảo lợi nhuận dự kiến. Sức ép của người cung cấp: Nhân tố này có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng vậTrườngt tư đầu vào, thay đ ổĐạii cơ cấu sảhọcn phẩm ho Kinhặc sẵn sàng liêntế k ếHuết với nhau để chi SVTH: Nguyễn Văn Hùng 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí phối thị trường nhằm hạn chế khả năng của doanh nghiệp hoặc làm giảm lợi nhuận dự kiến, gây ra rủi ro khó lường trước cho doanh nghiệp . Vì thế hoạt động xuất khẩu có nguy cơ gián đoạn. Sức ép người tiêu dùng : Trong cơ chế thị trường, khách hàng được coi là "thượng đế". Khách hàng có khả năng làm thu hẹp hay mở rộng quy mô chất lượng sản phẩm mà không được nâng giá bán sản phẩm. Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp. Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành: Khi hoạt động trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tôn trên thị trường mà thường bị chính các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp của quốc gia nước sở tại, quốc gia chủ nhà hoặc một nước thứ ba cùng tham gia xuất khẩu mặt hàng đó. Trong một số trường hợp các doanh nghiệp sở tại này lại được chính phủ bảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ. 1.2.4. Tác động của chu kỳ sống sản phẩm đối với dự báo nhu cầu Chu kỳ sống của sản phẩm là một nhân tố quan trọng cần được xem xét kỹ trong quá trình dự báo nhất là đối với dự báo dài hạn. Phần lớn các sản phẩm được chấp nhận trên thị trường có chu kỳ sống trải qua 4 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống ta chưa có đủ số liệu, thậm chí không có số liệu. Vì vậy phương pháp dự báo trong giai đoạn này thường dựa vào điều tra thực tế trên thị trường, dựa vào nhận xét, phán đoán của các chuyên gia hoặc phân tích các sản phẩm tương tự khác. Trong các giai đoạn sau ta càng ngày có nhiều số liệu hơn nên có thể sử dụng các phương pháp thống kê để dự báo và kế quả khả quan hơn. Trong giai đoạn suy thoái mặt dù nguồn số liệu thống kế rất dồi dào nhưng thường chúng không giúp ích gì cho dự báo suy giảm. Lúc này ta sử dụng phương pháp điều tra thị trường, phương pháp chuyên gia hoặc phân tích các sản phẩm tương tự như đã làm trong giai đoạn đầu. (Ngu n: Phùng Th H ng Hà, 2007) Trường Đại học Kinhồ tế ịHuếồ SVTH: Nguyễn Văn Hùng 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng 12/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 40,08 tỷ USD, giảm 7,5% so với tháng 11. Trong đó xuất khẩu đạt 19,64 tỷ USD, giảm 9,7% so với tháng trước (tương ứng giảm 2,11 tỷ USD); nhập khẩu đạt 20,45 tỷ USD, giảm 5,3% (tương ứng giảm 1,15 USD). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%. Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 12/2018 thâm hụt 0,81 tỷ USD. Tuy nhiên kết thúc năm 2018, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thặng dư 6,8 tỷ USD. (Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam) Biểu đồ 2.1: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn 2011-2018 Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trTrườngực tiếp nước ngoài (FDI)Đại trong học tháng 12/2018 Kinh đạt 24,67 tế tỷ USD,Huếgiảm 14,2% SVTH: Nguyễn Văn Hùng 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2018 đạt 313,21 tỷ USD, tăng 11,7%, tương ứng tăng 32,83 tỷ USD so với năm 2017 và chiếm 65,2% tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 13 tỷ USD, giảm 17% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong năm 2018 lên 171,53 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm trước. Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2018 đạt 11,67 tỷ USD, giảm 10,8% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong năm 2018 đạt 141,68 tỷ USD, tăng 10,8% so với 12 tháng/2017. Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2018 có mức thặng dư trị giá 1,33 tỷ USD, đưa mức thặng dư thương mại của khối này trong năm lên mức 29,85 tỷ USD. 1.3.2. Thị trường xuất nhập khẩu Kết thúc tháng 12/2018, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các châu lục đều tăng so với năm 2017, trong đó tăng mạnh nhất là Châu Đại Dương (tăng 19,1%) tiếp theo là Châu Mỹ (tăng 14,6%). Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với Châu Á trong năm 2018 đạt 321,4 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2017 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (66,9%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thuộc Châu Mỹ đạt kim ngạch 78,37 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm trước; với Châu Âu đạt 64,11 tỷ USD, tăng 10,5%; Châu Đại Dương đạt 9,31 tỷ USD, tăng 19,1%; Châu Phi đạt 6,98 tỷ USD, tăng 3,9%. Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 2,77 tỷ USD, tăng 9% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2018 lên 30,49 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2017. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn năm 2018 Xuất khẩu Nhập khẩu Kim So với Kim So với Thị trường T T ng ỷ trọng ng ỷ trọng ạch năm 2017 (%) ạch năm 2017 (%) (Tỷ USD) (%) (Tỷ USD) (%) Châu Á 131,36 16,15 53,95 190,04 9,14 80,29 ASEAN 24,52 13,76 10,07 31,77 12,23 13,42 Trung Quốc 41,27 16,56 16,95 65,44 11,68 27,65 Hàn Quốc 18,20 22,85 7,48 47,50 1,14 20,07 Nhật Bản 18,85 11,82 7,74 19,01 11,98 8,03 Châu Âu 46,30 7,68 19,01 17,81 18,65 7,53 EU(28) 41,88 9,42 17,20 13,89 13,95 5,87 Châu Đại Dương 4,90 21,05 2,01 4,41 17,10 1,86 Châu Mỹ 58,04 10,95 23,84 20,33 26,66 8,59 Hoa Kỳ 47,53 14,27 19,52 12,75 36,42 5,39 Châu Phi 2,88 8,18 1,18 4,10 1,14 1,73 Tổng 243,48 13,19 100,00 236,69 11,12 100,00 (Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam) 1.3.3. Dự báo về sự phát triển của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới Những năm trở lại đây, trước diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế thế giới, trong nước và của tỉnh nói riêng, hoạt động của ngành dệt may ở Thừa Thiên Huế liên tục phát triển, trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm lực và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương. Từ một vài cơ sở quốc doanh ban đầu, đến nay trên địa bàn đã hình thành ngành công nghiệp dệt may khá quy mô. Hiện toàn tỉnh có hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng dệt may. Nhờ sự hoạt động ổn định và tăng trưởng mạnh của các công ty lớn như Công ty Cổ phẩn Dệt may Huế, Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An, Công ty HBI, Scavi Huế và nhờ năng lực tăng thêm của ngành dệt may do các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng đưa vào hoạt động trong giai đoạn như: Dự án Nhà máy may tại KCN Phú Đa của Công ty Cổ phần Dệt may Hương Phú với 16 chuyền, công suất 5 triệu Sp/năm;Trường Dự án Nhà máy Đạimay tại họckhu công nghiệpKinhPhú Đatế của CôngHuế ty Cổ phần SVTH: Nguyễn Văn Hùng 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Dệt may Huế với công suất 4,8 triệu sản phẩm/năm; Dự án nhà máy may xuất khẩu tại Sịa, Quảng Điền của Công ty Cổ phần May mặc Triệu Phú với 12 chuyền, công suất 292.000 sản phẩm/năm; Dự án nhà máy may mặc Hanex của Công ty TNHH Hanex (Hàn Quốc) với công suất 1,92 triệu sản phẩm/năm; Dự án Nhà máy may thứ ba của Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế (HB1) với công suất 39,9 Triệu sản phẩm/năm Trong những năm đến Thừa Thiên Huế sẽ trở thành trung tâm dệt may của vùng và cả nước. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế) Bảng 2.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu của các công ty may mặc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Đơn vị: 1000 USD TT Tên doanh nghiệp KH 2019 KH 2020 1 Công ty CP Dệt May Huế 100,000 110,000 2 Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài 38,081 42,650 3 Cty Cổ phần May xuất khẩu Huế 10,099 11,311 4 Cty CP Dệt may Thiên An Phát 48,364 54,168 5 Cty TNHH Hanesbrands VN- CN Huế 293,704 357,541 6 Công ty Scavi 88,269 94,902 7 Công ty TNHH dệt kim và may mặc Huế 16,325 18,228 8 Cty CP Dệt may Phú Hòa An 21,864 24,488 9 Cty CP May XK Đại Việt 1,138 1,275 10 Công ty CP Dệt may Thiên An Thịnh 6,274 7,027 11 Công ty CP May Xuất khẩu Ngọc Châu 1,609 1,802 12 Công ty CP Đầu tư Dệt may Thiên An Phú 3,963 4,439 13 Công ty CP may mặc Triệu Phú 1,283 1,437 14 Công ty TNHH may xuất khẩu Kim Hằng 502 562 (Nguồn: Thư viện pháp luật Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 1.3.4. Tình hình dự báo cầu ngành dệt may trong năm 2019 Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), có thể gọi năm 2018 là năm tăng trưởng "đột biến" của ngành dệt may trong nước. Bởi lẽ, những năm "hoàng kim" như 2007- 2008, mức tăng của ngành này đạt 34% nhưng thực tế về giá trị tuyệt đối cũng chỉ đạt hơn 2 tỷ USD, trong khi những năm gần đây, mức tăng 10% thì trung bình cũng chỉ tăng từ 2,5-3 tỷ USD về kim ngạch. Do đó, con số 5 tỷ USD tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của năm 2018 được coi là con số đặc biệt, bằng 100% kim ngạch xuất khẩu của 2007. Bối cảnh năm nay không thuận lợi đối với ngành dệt may, khi lợi thế khách quan về việc giảm thuế từ các Hiệp định thương mại tự do cho Việt Nam là không có, tổng cầu không tăng lên. Trong đó, có 3 khía cạnh khó khăn. Thứ nhất, Việt Nam là nước phá giá đồng tiền ít nhất trong số các quốc gia xuất khẩu dệt may, tăng khoảng 3%, trong khi nhân dân tệ là 9%, Rupial Ấn Độ là 15%. Như vậy, đứng trên mặt tỷ giá, hàng hóa Việt Nam đắt hơn hàng hóa Trung Quốc khoảng 6% và đắt hơn hàng hóa từ Ấn Độ khoảng hơn 12%. Thứ hai, từ khi bắt đầu có chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dù đến thời điểm này chưa có sắc thuế nào đánh vào hàng hóa dệt may nhưng nó đã tác động khiến cầu trong quý IV giảm mạnh. Tăng trưởng 3 quý đầu năm tốt hơn quý IV, thậm chí đã có thời điểm dự báo cả năm ngành có thể đạt trên 37 tỷ USD, song do tác động của chiến tranh Mỹ - Trung khiến tốc độ tăng trưởng giảm, rõ rệt nhất là ngành sợi. Thứ ba, khi lãi suất của các quốc gia tăng lên thì sức cầu có xu hướng giảm. Đơn cử, Mỹ tăng lãi suất đúng 1%. Việc dệt may trong nước tăng trưởng đột biến nằm ở 3 nguyên nhân sau: + Do sự dịch chuyển từ khu vực sản xuất cực lớn của thế giới là Trung Quốc sang Việt Nam. Trung Quốc đang xuất 250 tỷ USD mặt hàng dệt may, cung ứng 53% lượng vải thế giới. Do đó, sự dịch chuyển sản xuất dệt may của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành. + Sau một thời gian đặt sản xuất tại các nước khác thì tiêu chuẩn về lao động, môi trường, nhà xưởng chưa theo kịp như Việt Nam, dù lương thấp nhưng năng suất chỉ bằng một nửa. Do đó, giá thành trong 1 đơn vị sản phẩm không tiết kiệm trong khi chất lượTrườngng có thể có vấn đề . ĐạiVì vậy, s ốhọclượng khách Kinh hàng mong tế mu ốHuến đặt sản xuất tại SVTH: Nguyễn Văn Hùng 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Việt Nam đã tăng lên và đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển tương đối tốt. + Cho đến thời điểm này gần 100% các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa trong ngành có tất cả chứng chỉ đánh giá của các hãng thế giới về tăng trưởng xanh, tiêu thụ năng lượng xanh, sản xuất xanh Điều đó cho thấy chuẩn mực của ngành tại tất cả các nơi được khách đặt hàng là tương đối tốt. Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2011 – 2018 (Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê) Dự báo về năm 2019, ngành dệt may sẽ không bừng sáng về cầu khi các dự báo cho thấy nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu tăng trưởng đều thấp hơn. Trong bối cảnh đó, xu thế thắt chặt dòng tiền tại các quốc gia nhập khẩu vẫn tiếp diễn. Ngoài ra, Trung Quốc xuất khẩu hơn 53% vải thế giới, nếu Trung Quốc tăng thuế mặt hàng vải, thì chắc chắn Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi hiện nay, Việt Nam mua 45% vải từ Trung Quốc. Dù vậy, lợi thế dành cho Việt Nam đến từ CPTPP với hai thị trường xuất khẩu dệt may tiềm năng là 20 tỷ USD của Canada và 40 tỷ USD của Úc. Việt Nam hiện mới chỉ có 4-5% từ các thị trường này. Theo dự báo năm nay, 6 tháng cuối năm 2019 Việt Nam sẽ có thêm thị trường EU, từ đó có thể tăng thêm khoảng 1 tỷ USD. Chính vì thế, đứng trong phương án giữ được các thị trường xuất khẩu chính ổn định, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) đi vào hiệu lực, tận dụng tốt hiệp định CPTPP, ngành dệt may trong nước đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019. (Nguồn: The LEADER diễn đàn của các nhà quản trị) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An 2.1.1. Khái quát về công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An Tên tiếng Anh: PHU HOA AN TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt: PHUGATEXCO Logo: Trụ sở: Lô C4-4 và C4-5 KCN Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: (84).234.3951.111 – (84).234.3954.980 Fax: (84).234.3951.333 Website: www.phugatex.com.vn Email: phugatex@phugatex.com.vn Mã số thuế: 3300547575 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh Các sản phẩm của công ty là đồng phục y tế, áo polo, áo jacket, áo t-shirt, quần dệt kim, quần dệt thoi Xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc, 2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Trên cơ sở phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nguồn nhân lực địa phương và với năng lực tài chính, khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại. Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An được thành lập ban đầu với số vốn điều lệ là 8.000.000.000 đồng với sự góp vốn ban đầu của các thành viên là cổ đông sáng lập bao gồm: Công ty Cổ phần sợi Phú Bài với 960.000.000 đồng (12%), Công ty Cổ phần Dệt may Huế 400.000.000Trường đồng (5%), Tổng Đại công ty học Cổ phần DKinhệt May Hòa tế Thọ Huếgóp 800.000.000 SVTH: Nguyễn Văn Hùng 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí đồng (10%), Ông Lê Hồng Long 1.600.000.000 đồng (20%). 53% vốn điều lệ còn lại tương ứng với 4.240.000.000 đồng được bán cho các cổ đông là cán bộ công nhân viên công ty và khách hàng chiến lược theo mệnh giá ban đầu là 10.000 đồng/cổ phần nhưng không được gọi là cổ đông sáng lập. Công ty đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 07 tháng 06 năm 2008. Với dự án khởi công xây dựng với diện tích 23.680 m2 trong đó diện tích nhà điều hành là 603m2, diện tích nhà xưởng 4.950 m2, diện tích nhà ăn 716m2, diện tích kho thành phẩm 720m2. Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An thành lập năm 2008, là đơn vị thành viên Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) thuộc Bộ Công Thương, phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI). Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng may mặc doanh thu hàng năm gần 220 tỷ đồng. Với 16 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo Jacket, T- shirt, Polo- shirt, quần short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt hơn 06 triệu sản phẩm. Sản phẩm công ty hiện nay đang được xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và Canada. Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty được chứng nhận về trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA- 8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Hanes Brand Inc, Perry Ellis, Wal-Mart, Amazon, Columbia, Oxford, Inditex, Wal Disney, Có chứng nhận của t ổ chức Wrap và chương trình hợp tác chống khủng bố của hải quan Hoa Kỳ và Hiệp hội Thương mại (CT-PAT ). Công ty chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh và gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi. 2.1.4. Phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty Hiện nay, Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An tiến hành xuất khẩu theo hai phương thức: xuất khẩu trực tiếp và gia công. Phương thức gia công: Theo phương thức này, công ty nhận gia công trực tiếp qua đối tác khách hàng, họ sẽ cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã, tài liệu, yêu cầu kỹ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí thuật, chất lượng sản phẩm. Sau khi sản xuất gia công xong thành phẩm, công ty sẽ liên lạc với khách hàng để kiểm tra, giám định chất lượng. Sau khi kiểm tra, giám định xong, hàng đạt yêu cầu mới được đóng gói, vận chuyển hàng xuống cảng xuất. Hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công, chi phí bao bì (nếu có)), đồng thời công ty bị thụ thuộc vào đối tác, nhưng nó giúp công ty có việc làm thường xuyên, làm quen và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài, làm quen với máy móc thiết bị hiện đại. Đối với gia công nhận trực tiếp với khách hàng, chủ yếu là khách hàng truyền thống, họ sẽ đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu như trong thỏa thuận kí kết hợp đồng và công ty sẽ tiến hành gia công. Phương thức xuất khẩu trực tiếp (mua nguyên liệu bán thành phầm): công ty xuất khẩu trực tiếp dưới dạng FOB. Với phương thức này khách hàng đặt hàng theo mẫu, yêu cầu về kiểu dáng, chất lượng, chất liệu sản phẩm, nguyên phụ liệu, dựa trên quy cách mẫu mã mà khách hàng đặt hàng, công ty phải bỏ tiền mua nguyên phụ liệu, công ty phải vận chuyển và giao hàng tại cảng xuất. Xuất khẩu loại này đem lại hiệu quả cao nhất do công ty có thể chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng cũng như lựa chọn phương tiện vận tải, giảm được chi phí trung gian từ đó làm tăng lợi nhuận cho công ty. 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.5.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Bộ máy quản lý của công ty Ở bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần có một bộ máy tổ chức riêng và phù hợp với doanh nghiệp đó. Với một bộ máy linh động, tinh gọn hoạt động hiệu quả sẽ là yếu tố không thể thiếu để giúp doanh nghiệp hoạt động tốt và phát triển hơn nữa. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An (Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự) SVTH: Nguyễn Văn Hùng 40 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An là cơ cấu trực tuyến – chức năng. 2.1.5.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận Ban lãnh đạo Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty do đại hội cổ đông của công ty bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty như: quyết định phương hướng và chiến lược phát triển, phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, cơ cấu tổ chức, giá chào bán cổ phần và trái phiếu công ty. Trong đó người đứng đầu là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Đây là người đại diện theo pháp luật của công ty. Tổng giám đốc Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Đảng ủy, Giám Đốc công ty và của pháp luật về mọi mặt hoạt động kết quả kinh doanh ở chi nhánh. Giám đốc công ty là người điều hành cao nhất, phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi công tác thực hiện kế hoạch sản xuất, công tác tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính hiệu lực và hoạt động kết quả. Giám đốc điều hành sản xuất Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng kế hoạch, phòng kĩ thuật, xây dựng các kế hoạch, dự án liên quan đến sản xuất, kĩ thuật công nghệ, máy móc thiết bị lao động, chuyên môn nghiệp vụ. Ban giám sát Đảm bảo hội đồng và phụ trách các phòng ban, toàn thể nhân viên công ty làm đúng chức trách và nhiệm vụ của mình, đảm bảo hoạt động của công ty thực hiện theo đúng quy chế, kỷ luật. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Các nhóm phụ trách phòng ban Phòng hành chính nhân sự Tham mưa cho giám đốc về các phương án tổ chức bộ máy quản lý, công tác tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ, công nhân viên; xây dựng đội ngũ các bộ kế cận. Hàng năm tổ chức đào tạo nghề, đào tạo nâng bậc, trình Hội đồng thi nâng bậc xét nâng bậc lương công nhân. Xây dựng nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể để giám đốc ký ban hành. Hàng năm, tổng hợp danh sách cán bộ, công nhân viên (đối tượng công ty quản lý) đến hạn lên lương, trình Hội đồng lương, chỉnh lương, chuyển xếp lương. Giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định. Quản lý công tác văn thư – lưu trữ, hệ thống thông tin liên lạc, các phương tiên (xe ô tô), Phòng kinh doanh Lập kế hoạch trung hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài nước. Giao kế hoạch sản xuất cho các tổ, bộ phận và các đơn vị liên quan cơ sở các hợp đồng đã đăng ký với khách hàng. Tổ chức tìm kiếm khách hàng đáp ứng năng lực của nhà máy, cung ứng nguyên phụ liệu đúng tiến độ và kinh doanh hàng may mặc đảm bảo lợi nhuận. Xây dựng kế hoạch sản xuất, công tác xuất nhập khẩu hàng tháng, quý, năm cho công ty. Lập thủ tục hợp đồng và thanh toán thu tiền về cho công ty quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực công ty giao bao gồm: lao động, trang thiết bị văn phòng đảm bảo phù hợp và hiệu quả. Phòng tài chính kế toán Phụ trách kế toán làm tất cả các báo cáo tình hình tài chính và quản lý kế toán của công ty. Tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định pháp luật. Có trách nhiệm kiểm soát, thẩm tra và lưu trữ tất cả các chứng từ thu chi. Phòng kỹ thuật Tổ công nghệ Theo dõi cập nhật, cải tiến quy trình sản xuất, tiến độ sản xuất. Thiết lập quy trình sảnTrường xuất, cải tiến công Đạiđoạn, giả mhọc chi phí tốKinhi đa cho m ộttế sản phHuếẩm. Lập ra quy SVTH: Nguyễn Văn Hùng 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí chế tổ chức của tổ, mô tả đầy đủ, rõ ràng công việc của từng chức danh trong tổ, tổ chức điều hành các chức danh để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu thiết kế mẫu mới, may mẫu, tổ chức sản xuất thử - kiểm tra và tổ chức triển khai sản xuất. Tổ kỹ thuật sản xuất Giám sát quy trình may mặc và quá trình may mẫu sản phẩm, nghiên cứu kỹ thuật may hợp lý phối hợp với các phòng ban kỹ thuật nâng cao chất lượng may mặc. Đào tạo, hướng dẫn nhân viên với các kỹ thuật may, khắc phục sai sót trong kỹ thuật. Phòng quản lý chất lượng (QC) Xây dựng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Phối hợp với các đơn vị, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, cải tiến nếu xét thấy cần thiết khi có sự không phù hợp xảy ra hoặc có sự bất hợp lý trong quá trình sản xuất tại đơn vị. Kiểm tra, đánh giá chất lượng bán thành phẩm, chất lượng toàn bộ các nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất như: vải dệt kim, nhãn mác, bao bì, thùng carton, Chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm do khách hàng cung cấp. Thông báo kịp thời những điểm không phù hợp, những biến động phát sinh về chất lượng sản phẩm để chấn chỉnh lỗi chất lượng và phòng ngừa cho các tổ liên quan tránh sai, hỏng hàng loạt. Nhà máy may Tổ hoàn thành Tổ chức triển khai và quản lý quá trình hoàn thiện sản phẩm may mặc, từ khâu là gấp xếp, đóng gói, vận chuyển đến giao hàng cho khách hàng đúng thời gian quy định. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mã hàng, màu, size. Cân đối hàng hóa nhịp nhàng các khâu gấp xếp đóng kiện đảm bảo năng suất, chất lượng, tiến độ giao hàng. Các chuyền may Thiết lập và kiểm soát chất lượng và năng suất của chuyền may. Tổ chức hướng dẫn cho các thành viên trong chuyền thực hiện, tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Thực hiện công việc nhận dạng và truy tìm nguồn gốc sản phẩm hưTrườnghỏng trong quá trình Đại sản xuấ t.học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Tổ cắt Triển khai nhiệm vụ cho nhóm sơ đồ bao gồm: Sơ đồ gốc, sơ đồ định mức, sơ đồ phục vụ sản xuất, thời gian giao hàng, mức độ ưu tiên của các mã hàng. Phân bố kế hoạch sản xuất theo từng bàn, nhóm cắt, tính toán số lượng vải, rip đưa vào một bàn cắt, số lượng sản phẩm một bàn cắt. Cập nhật số liệu vải rip xuất nhập theo từng màu, size vào lúc 15 giờ thứ sáu hàng tuần. Tiến hành kiểm kê, lập báo cáo tình hình sử dụng vật tư nguyên phụ liệu, gửi nhân viên Vật tư và nhân viên Thống kê phân tích để tổng hợp số liệu báo cáo giám đốc. Tổ bảo trì (cơ điện) Kiểm tra chất lượng và hiệu chỉnh các trang thiết bị, dụng cụ đo lường thử nghiệm khi nhập kho công ty. Tổ chức theo dõi, sữa chữa, bảo dưỡng thiết bị máy may kịp thời, độ chính xác cao để phục vụ sản xuất. 2.1.6. Tình hình lao động của công ty Lao động là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh, là người tạo ra giá trị cho doanh nghiệp do đó nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ quá trình tuyển dụng, đào tạo, phân bổ công việc người lao động và việc xử dụng hợp lí đội ngũ lao động là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp đều quan tâm đến. Việc sử dụng nguồn lao động hợp lí và tạo điều kiện làm việc tối ưu cho nhân viên của mình là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm và từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực về quy mô lao động, năng lực, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Điều này được thể hiện trong các số liệu như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Người % Người % Người % +/- % +/- % Tổng lao động 840 100 854 100 864 100 14 1,67 10 1,17 Phân theo trình độ Đại học 25 3 28 3,3 31 3,6 3 12 3 10,7 Cao đẳng 10 1,2 11 1,3 14 1,6 1 10 3 27,3 Trung cấp 30 3,6 35 4,1 38 4,4 5 16,7 3 8,6 Lao động phổ thông 775 92,2 780 91,3 781 90,4 5 0,65 1 0,13 Phân theo giới tính Nam 202 24 195 22,8 198 22,9 -7 -3,47 3 1,54 Nữ 638 76 659 77,2 666 77,1 -21 -3,29 7 1,06 Phân theo tính chất Lao động gián tiếp 70 8,3 75 8,8 78 9 5 7,14 3 4 Lao động trực tiếp 770 91,7 779 91,2 786 91 9 1,17 7 0,9 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Thực trạng cơ cấu lao động theo giới tính Đơn vị: Người 700 600 638 659 666 500 400 Nam 300 Nữ 200 100 202 195 198 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty giai đoạn 2016-2018 Trường Đại học(Nguồ n:Kinh Phòng hành tế chính Huếnhân sự công ty) SVTH: Nguyễn Văn Hùng 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.3, nhìn chung cơ cấu lao động theo giới tính từ năm 2016 đến năm 2018 tăng đều. Số lao động nữ chiếm tỷ lệ vượt trội hơn so với lao động nam, điều này cũng là hiển nhiên khi công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực may mặc, công việc phù hợp với tính chất lao động của phái nữ đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Cụ thể năm 2016, lao động nữ chiếm số lượng lớn với 638 người, với tỷ lệ 76,0%, trong khi đó lao động nam chỉ chiếm 202 người chiếm 24,0%. Vào năm 2017 số lượng lao động nữ tăng lên 659 chiếm đa số với tỷ lệ 77,2%, lao động nam giảm xuống còn 195 người, chiếm 22,8%. Bước sang năm 2018, số lượng lao động nữ tăng lên đạt 666 lao động, chiếm 77,1%, lượng lao động nam cũng có xu hướng tăng so với năm 2017 với 198 lao động, chiếm tỷ lệ 22,9%. Với bảng số liệu này, cơ cấu lao động theo giới tính nữ chiếm tỷ lệ vượt trội hơn so với lao động nam, điều này là bình thường khi ngành nghề kinh doanh chính của công ty này phù hợp với tính chất lao động của phụ nữ hơn nên cần sự cẩn thận, tỉ mỉ. Còn lao động nam ngoài bộ phận quản lý văn phòng, bộ phận kỹ thuật, và chủ yếu là nhân viên bốc xếp, bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa máy móc. Mặc dù số lượng lao động tăng lên nhưng tỉ lệ giữa số lao động nam và nữ tương đối ổn định và hầu như không đổi, công ty nên tăng số lượng lao động nam để phục vụ cho các công việc khác nhau, tăng năng suất lao động và hiệu quả trong công việc. Cơ cấu lao động theo tính chất lao động Đơn vị: Người 1000 800 600 770 779 786 Trực tiếp 400 Gián tiếp 200 70 75 78 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo tính chất của công ty giai đoạn 2016 – 2018 Trường Đại học(Nguồ n:Kinh Phòng hành tế chính Huếnhân sự công ty) SVTH: Nguyễn Văn Hùng 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Từ biểu đồ 2.4, ta có thể thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ vượt trội so với lao động gián tiếp (cao hơn gấp 10 lần) và có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2016, lao động trực tiếp có 770 người, chiếm 91,7% số lượng lao động của công ty, và lao động gián tiếp chỉ có 70 người, chỉ chiếm 8,3%. Đến năm 2017 lượng lao động trực tiếp tăng lên 779 người, tăng lên 9 người và lượng lao động gián tiếp là 75 người tăng 5 người so với năm 2016. Vào năm 2018, số lượng công nhân trực tiếp sản xuất có 786 lao động, tăng lên 7 người so với năm 2017. Số công nhân lao động gián tiếp có 78 người. Giai đoạn này do số lượng các đơn đặt hàng không nhiều nên với số lượng lao động đó đủ để phục vụ sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng. Như vậy, nhìn chung giai đoạn 2016-2018 có diễn biến tích cực, số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng, lao động trực tiếp chiếm phần đa số, điều này là phù hợp với tính chất công việc may mặc, cần lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Cơ cấu lao động theo trình độ Trình độ lao động có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến thành công của công ty cũng như phản ánh năng lực của công ty. Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.5, có thể thấy cơ cấu lao động theo trình độ qua các năm tăng đều, lao động phổ thông chiếm đa số, trong khi đó lao động trình độ cao đẳng, đại học lại chiếm tỷ lệ thấp. Đơn vị: Người 1000 800 600 775 780 781 400 200 25 10 30 28 11 35 31 14 38 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Đại học và trên đại học Cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của công ty giai đoạn 2016 – 2018 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Cụ thể từ năm 2016 đến 2017, lao động trình độ cao đẳng đại học tăng 3 người từ 35 lên đến 38, lao động phổ thông tăng 5 người từ 775 lên đến 780. Đến năm 2018, lao động trình độ cao đẳng, đại học có 44 người; lao động phổ thông tăng 1 người từ 780 lên 781 lao động. Với tính chất ngành may mặc, cơ cấu lao động theo trình độ này có thể đáp ứng được yêu cầu công việc công ty, tùy vào năng lực của từng lao động mà bố trí sắp xếp công việc hợp lý. Tuy nhiên công ty cũng nên nâng cao tay nghề lao động bằng các biện pháp như tuyển dụng nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học nhiều hơn, đào tạo công nhân viên, nâng cao tay nghề lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2. Đánh giá và phân tích về dự báo nhu cầu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An 2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 2.2.1.1. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Tỷ Tỷ Tỷ 2017/2016 2018/2017 Năm Năm Năm trọng trọng trọng 2016 2017 2018 +/- % +/- % Chỉ tiêu (%) (%) (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 42,41 61,8 68,82 74,1 73,11 73,1 26,4 62,2 4,3 6,2 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 0,85 1,2 1,34 1,4 9,96 9,9 0,49 58,4 8,62 643,3 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1,32 1,9 1,38 1,5 0,27 0,27 0,06 4,0 -1,11 -80,4 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 16,18 23,6 37,04 39,9 33,59 33,6 20,86 128,9 -3,45 -9,3 IV. Hàng tồn kho 23,31 33,9 28,17 30,3 26,05 26,1 4,86 20,8 -2,12 -7,5 V. Tài sản ngắn hạn khác 0,75 1,14 0,89 0,96 3,24 3,25 0,14 18,6 2,35 265,5 B. Tài sản dài hạn 26,21 38,2 24,05 25,9 26,88 26,9 -2,06 -8,3 2,81 11,7 I. Tài sản cố định 24,06 35,06 21,44 23,09 22,94 22,9 -2,62 -10,9 1,5 7,0 II. Tài sản dở dang dài hạn 1,83 2,67 2,41 2,59 3,85 3,9 0,58 31,6 1,44 59,6 III. Tài sản dài hạn khác 0,32 0,47 0.2 0,22 0,086 0,09 -0,12 -37,1 -0,11 -57,4 Tổng Tài Sản 68,62 100 92,87 100 99,99 100 48,59 35,3 14,23 7,7 Trường Đại học(Ngu ồKinhn: Phòng Tài tế chính Huế kế toán công ty) SVTH: Nguyễn Văn Hùng 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí Qua bảng 2.4, ta thấy quy mô của công ty có sự biến động qua 3 năm. Tổng tài sản của công ty tăng dần trong 3 năm 2016-2018, cụ thể tổng tài sản công ty năm 2017 tăng so với năm 2016 là 35,3% và năm 2018 có tổng tài sản tăng so với năm 2017 là 7,7 %. Điều này cho thấy quy mô của công ty đang mở rộng dần, sự mở rộng quy mô này là do biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn hay cụ thể các khoản mục chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản công ty như: Tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định. Đối với mục tiền và các khoản tương đương tiền: mục đích của việc lưu trữ tiền là để thông suốt quá trình kinh doanh, thuận lợi trong quá trình lưu thông và có tính thanh khoản cao. Nếu tiền lưu trữ quá ít sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng các nhu cầu nhưng nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm lãng phí và giảm hiệu quả kinh doanh do lượng tiền này không sinh lời. Đối với công ty, khoản mục tiền trong 3 năm có sự biến động mạnh, cụ thể năm 2017 tăng 58,4% so với năm 2016, năm 2018 có xu hướng tăng mạnh, cụ thể năm 2018 tăng 643,3% so với năm 2017. Trong năm 2018 lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng mạnh, cụ thể là 8,62 tỷ đồng, trước tiên đây là một dấu hiệu tốt vì cho thấy công ty đã quản lý hiệu quả hơn trong việc sản xuất, tài chính và thu được tiền từ khách hàng. Nguyên nhân có sự đột biến lớn này là tại thời điểm năm 2016 và 2017 đã bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế của năm trước đó. Đối với khoản mục khoản phải thu ngắn hạn: Đây là một trong những khoản mục chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản. Năm 2017, khoản mục này tăng mạnh chiếm đến 39,9 % trong tổng tài sản công ty và tăng 128,9% so với năm 2016, điều này có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới tăng trưởng yếu ớt, làm các doanh nghiệp trì hoãn trong thanh toán dẫn đến khoản phải thu của công ty tăng mạnh và lượng tiền mặt giảm. Năm 2018 tình hình được cải thiện đáng kể khi tỉ trọng khoản phải thu chỉ chiếm 33,6% và năm 2018 giảm 9,3% so với năm 2017. Khoản phải thu của công ty biến động mạnh, đa số là tăng qua các năm có thể do nợ tồn của các năm trước, hiệu quả của công tác quản lí và thu hồi nợ đã giảm. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân nữa là do côngTrường ty đang mở rộng quanĐại hệ h ợhọcp tác kinh Kinhdoanh, doanh tế thu bánHuế chịu tăng dẫn SVTH: Nguyễn Văn Hùng 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí đến khoản phải thu khách hàng tăng. Tuy nhiên khoản mục này tăng thì mức độ rủi ro trong thu hồi nợ cao, các khoản dự phòng cũng phải tăng lên. Công ty cần phải chú trọng hơn đến vấn đề này tránh gây lãng phí hoạt động kinh doanh của mình, cũng như không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lâu dài. Khoản mục hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản công ty. Năm 2016 chiếm đến 33,9% trong tổng tài sản công ty nhưng có xu hướng biến động trong các năm tiếp theo. Năm 2017 tăng so với năm 2016 là 20,8% nhằm để đáp ứng nhu cầu thị trường phù hợp với việc mở rộng kinh doanh của công ty nhưng đến năm 2018 tình hình doanh nghiệp dự trữ lượng hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường của công ty khi hàng tồn kho giảm 7,5% so với năm 2017 do ảnh hưởng của các khoản phải thu công ty. Hàng tồn kho năm 2018 giảm không chỉ lượng thành phẩm mà còn lượng nguyên vật liệu tồn kho, chi phí sản xuất dở dang cũng thấp hơn. Trước tiên đây là một dấu hiệu tốt vì hàng tồn kho sẽ phải tốn nhiều chi phí lưu kho, chi phí cải tiến hay thanh lý hàng bị lỗi thời nhưng bên cạnh đó vẫn phải dự trữ để đảm bảo cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông thời gian tới vì công ty đã kí được một số hợp đồng cung ứng hàng hóa và dự trữ cho tình trạng tăng giá sản phẩm mà công ty nắm giữ quyền chi phối. Nhưng mức tồn kho này là quá cao so với nhu cầu hiện tại của công ty. Là doanh nghiệp sản xuất nên tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Trong vòng 3 năm 2016-2018 nhìn chung khoản mục tài sản cố định của công ty không có nhiều biến động lớn. Tài sản cố định năm 2017 lại giảm 10,9% so với năm 2016, điều này là do công ty đang trong thời kì thanh lý tài sản, không đáp ứng được trình độ kĩ thuật cao như hiện nay nhưng việc đầu tư mới tài sản chưa được thực hiện. Năm 2018 do công ty tăng cường mua sắm các thiết bị văn phòng, một số máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất: máy may, máy cắt phụ kiện, phương tiện vận tải Ngoài ra còn xây dựng thêm một nhà xe mới cho công nhân viên chức trong công ty đã làm cho giá trị còn lại của tài sản cố định tăng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất trong năm 2018. Tài sản cố định năm 2018 là 22,98 tỷ đồng tăng đến 7% so với năm 2017. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Văn Hùng 50