Khóa luận Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính tại công ty TNHH - phát triển Đức Minh Hòa Bình

pdf 69 trang thiennha21 3330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính tại công ty TNHH - phát triển Đức Minh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_va_danh_gia_tinh_hinh_hoat_dong_tai_chin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính tại công ty TNHH - phát triển Đức Minh Hòa Bình

  1. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Lâm Nghiệp đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thanh Liêm đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị ở công ty TNHH phát triển Đức Minh Hòa Bình đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế, được học hỏi nhiều điều mới cũng như tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.Song so kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân em chưa thấy được.Em rất mong nhân được sự đóng góp của quý thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! i
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính của doanh nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp 5 1.1.2. Vai trò và chức năng tài chính doanh nghiệp 5 1.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 7 1.2.1: Khái niệm phân tích tài chính của doanh nghiệp 7 1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính trong doanh nghiệp 8 1.3. Tổ chức công tác phân tích tài chính 9 1.4. Phương pháp phân tích tài chính 10 1.5.1. Phân tích cơ cấu vốn (tài sản) của doanh nghiệp 12 1.5.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 12 1.5.3. Đánh giả khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của doanh nghiệp 13 1.5.4. Phân tích tình hình tài trợ vốn của doanh nghiệp 13 1.5.5. Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của doanh nghiệp 14 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN ĐỨC MINH HÒA BÌNH 20 2.1.Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình. 20 2.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty 20 2.3. Tình hình tổ chức quản lý của Công ty 21 2.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 22 2.5. Tình hình tổ chức quản lý lao động của Công ty 23 2.6. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng chiến lược phát triển của Công ty 24 ii
  3. 2.6.1. Thuận lợi 24 2.6.2. Những khó khăn 25 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH- PHÁT TRIỂN ĐỨC MINH HÒA BÌNH 26 3.1. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị 26 3.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty 29 3.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty 29 3.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty 32 3.4. Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của Công ty 34 3.5. Phân tích tình hình tài trợ vốn Công ty 37 3.6. Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của Công ty 39 3.7. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 41 3.8.1. Phân tích các khoản phải thu của Công ty 46 3.8.2. Phân tích các khoản phải trả 47 3.9.1.Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu 50 3.9.2. Phân tích nhu cầu và khă năng thanh toán của Công ty 53 3.10. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao tình hình tài chính của công ty TNHH- phát triển Đức Minh Hòa Bình 58 3.10.2. Những mặt còn hạn chế 58 3.10.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty 60 3.10.3.1. Giảm giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh 60 3.10.3.2. Điều chỉnh lại cơ cấu tài sản 60 3.10.3.3. Điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn 61 3.10.3.4. Về tình hình công nợ 62 iii
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 23 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty 24 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2015-2017) 28 Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản của Công ty 31 Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 33 Bảng 3.4: Tình hình độc lập tự chủ về tài chính của Công ty 36 Bảng 3.5: Tình hình tài trợ vốn của Công ty 38 Bảng 3.6: Tình hình thừa thiếu vốn của Công ty 40 Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 42 Bảng 3.8: Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty 45 Bảng 3.9: Các khoản phải thu, phải trả của Công Ty 49 Bảng 3.10: Một số hệ số tài chính chủ yếu 52 Bảng 3.11: Nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty 54 iv
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSH Chủ sở hữu LN Lợi nhuận LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế DT Doanh thu GTGT Thuế giá trị gia tăng HB Hàng bán HDKD Hoạt động kinh doanh NV Nguồn vốn NN Nhà nước QLDN Quản lý doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCD Tài sản cố định NVNH Nguồn vốn ngắn hạn VLĐ Vốn lưu động VCĐ Vốn cố định DN Doanh nghiệp VLĐTX Vốn lưu động thường xuyên 1
  6. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng thúc đẩy mở cửa hợp tác với các quốc gia trên thế giới và đã có nhứng bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: kinh tế, văn hóa, xã hội Ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặt cho đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp cần được đối xử bình đẳng trên một sân chơi chung “mạnh thắng, yếu thua” đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thử thách. Sự đào thải khắc nghiệt ấy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét thận trọng trong từng bước đi, từng yếu tố ảnh hưởng đên sức cạnh tranh của mình.Trong đó vấn đề “tài chính” là vấn đề hàng đầu. Như chúng ta đã biết “ tài chính” quyết định đến sự tồn tại, phát triển và suy vong của doanh nghiệp. Do đó, cần phải tìm hiểu và phân tích để phát huy những mặt mạnh trong công tác tài chính, đồng thời phát hiện những mặt yếu kém nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Vì vậy, nên em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính tại công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình”.Để đi sâu vào nghiên cứu để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của công ty, từ đó đưa ra những nguyên nhân tồn tại và biện pháp khắc phục, để nâng cao hiệu quả tài chính. 2
  7. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cửu tình hình tài chính của công ty TNHH phát triển Đức Minh Hòa Bình, từ đó đề xuất những biện pháp để góp phần cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH phát triển Đức Minh Hòa Bình. - Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về tài chính trong doanh nghiệp. - Đánh giá được tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015,2016,2017. - Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH –phát triển Đức Minh Hòa Bình. - Đề xuất được các giải pháp góp phần hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: - Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tình hình tài chính của Công ty. - Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt thời gian: phân tích các số liệu qua 3 năm 2015, 2016, 2017. - Phạm vi về địa điểm: Công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình. Nội dung nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính trong doanh nghiệp. - Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình. - Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình. - Đề xuất 1 số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty. 3
  8. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu:Phương pháp nầy là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. + Thông tin sơ cấp:quan sát giản tiếp hồ sơ bán hàng doanh thu , phương pháp phỏng vấn hỏi các anh chị trong phòng kế toán + Thông tin thứ cấp: báo cáo chi phí, doanh thu, chi tiêu -Phương pháp xử lý số liệu: + Phương pháp phân tích thống kê + Phương pháp phân tích bảng biểu, sơ đồ thể hiện -Phương pháp phân tích số liệu: + Phương pháp định tính + Phương pháp định lượng 4
  9. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp a. Khái niệm Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tuỳ theo mục tiêu theo đuổi (Nguồn: Quantri.vn) b. Bản chất tài chính doanh nghiệp Xét ở phạm vi doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị, nảy sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xã hội. Bản chất tài chính của doanh nghiệp được thông qua: - Những quan hệ kinh tế trong phân phối. - Các đặc trưng cơ bản của tài chính trong doanh nghiệp. - Bản chất tài chính thể hiện thông qua các quan hệ tài chính. 1.1.2. Vai trò và chức năng tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp - Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. - Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Việc tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, phân phối vốn hợp lý cho quá 5
  10. trình sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn, tránh lãng phí, ứ đọng vốn là cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh thông qua việc đề xuất các chính sách thu hút vốn đầu tư, huy động các yếu tố sản xuất, khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời phát hiện khó khăn vướng mắc, tồn tại để đề ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp * Chức năng huy động nguồn vốn. Một doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh được thì cần phải có vốn và quyền sử dụng nguồn vốn bằng tiền của mình một cách chủ động. Vốn của doanh nghiệp có thể huy động được từ các nguồn sau: - Vốn do ngân sách nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp đối với doanh nghiệp nhà nước được xác định trên cơ sở biên bản giao nhận vốn mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn giao đó. - Vốn tự bổ sung: là vốn nội bộ của doanh nghiệp bao gồm: + Phần vốn khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp + Phần lợi nhuận sau khi đã nộp thuế + Phần tiền nhượng bán tài sản (nếu có) - Vốn liên doanh liên kết: đó là sự góp tiền hoặc góp tài sản của các doanh nghiệp khác để cùng với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Vốn vay: chủ yếu là vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Ngoài các loại vốn nói trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động vốn của cán bộ công nhân viên và doanh nghiệp sẽ trả lãi cho số vốn vay đó theo lãi suất ngân hàng. 6
  11. * Chức năng phân phối. Sau khi huy động vốn và đã sử dụng nguồn vốn đó sẽ thu được kết quả là việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp tiến hành phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp có thể phân phối vốn theo dạng chung như sau: - Bù đắp chi phí phân bổ cho hàng hoá đã tiêu thụ bao gồm: + Trị giá vốn hàng hoá. + Chi phí lưu thông và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã đã bỏ ra như lãi vay ngân hàng, chi phí giao dịch, lợi tức trái phiếu. + Khấu hao máy móc. - Phần còn lại sau khi bù đắp các chi phí được gọi là lợi nhuận của doanh nghiệp. Một phần lợi nhuận này phải nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức thuế, phần còn lại tuỳ thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp mà tiến hành chia lãi liên doanh, trả lợi tức cổ phần, trích lập các quỹ doanh nghiệp. * Chức năng giám đốc. Đó là khả năng khách quan để sử dụng tài chính làm công cụ kiểm tra, giám đốc bằng đồng tiền với việc sử dụng chức năng thước đo giá trị và phương tiện thanh toán của tiền tệ. Khả năng này biểu hiện ở chỗ, trong quá trình thực hiện chức năng phân phối, sự kiểm tra có thể diễn ra dưới dạng xem xét tính cần thiết, quy mô của việc phân phối các nguồn tài chính, hiệu quả của việc phân phối qua các quỹ tiền tệ. 1.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.1: Khái niệm phân tích tài chính của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa DN và các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ TCDN chủ yếu bao gồm: - Quan hệ giữa DN với nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi DN thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NN, khi NN góp vốn vào DN - Quan hệ giữa DN với thị trường tài chính: Được thể hiện thông qua việc DN tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, DN có thể vay 7
  12. ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu NVNH, có thể phát hành cố phiếu- trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, DN phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ.DN cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. - Quan hệ giữa DN với thị trường khác: DN có quan hệ chặt chẽ với các DN khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là thị trường mà tại đó DN tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động Điều quan trọng là thông qua thị trường, DN có thể xác định được nhu cầu hàng hóa, dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, DN hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. - Quan hệ nội bộ trong DN: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất- kinh doanh, giữa cổ đông với người quản lý, giữa cổ đông với chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của DN như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí, 1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính trong doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, kiểm tra đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện tại và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ và người lao động Mỗi một nhóm người này có nhu cầu thông tin khác nhau. - Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ.Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa.Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phải đóng cửa. 8
  13. - Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan tâm hàng đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. - Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại, và trong thời gian sắp tới. - Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. - Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ quản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những người lao động cũng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. 1.3. Tổ chức công tác phân tích tài chính Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính được tiến hành tuỳ theo loại hình tổ chức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm tra và ra quyết định. Công tác tổ chức phân tích phải làm sao thoả mãn cao nhất cho nhu cầu thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau. - Công tác phân tích tài chính có thể nằm ở một bộ phận riêng biệt đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mưu cho giám đốc. - Công tác phân tích tài chính được thực hiện ở nhiều bộ phận riêng biệt theo các chức năng của quản lý nhằm cung cấp thông tin và thoả mãn thông tin cho các bộ phận của quản lý được phân quyền. 9
  14. 1.4. Phương pháp phân tích tài chính 1.4.1. Các bước tiến hành trong quá trình phân tích tài chính * Thu nhập thông tin. Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. * Xử lý thông tin. Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. * Dự đoán và ra quyết định. Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu. Đối với cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp. * Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính. Các thông tin cơ sở được dùng để phân tích hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp nói chung là các báo cáo tài chính, bao gồm: Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính, mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó được thành lập từ 2 phần: tài sản và nguồn vốn. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế 10
  15. toán, dưới hình thái tiền tệ. Nội dung của báo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh được 4 nội dung cơ bản là: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi, lỗ. 1.4.2. Phương pháp phân tích tài chính * Phương pháp so sánh. - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành. - So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh. - So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau: + Phải xác định rõ gốc so sánh và kỳ phân tích. + Các chỉ tiêu so sánh (hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán. * Phương pháp tỷ lệ. Phương pháp phân tích tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt tỷ lệ như sau: 11
  16. Tỷ lệ về khả năng thanh toán Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh Tỷ lệ về khả năng sinh lời 1.5. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp 1.5.1. Phân tích cơ cấu vốn (tài sản) của doanh nghiệp Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của từng loại( từng bộ phận) chiếm trong tỷ trọng giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được biểu hiện bằng chỉ tiêu tỷ suất đầu tư: Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định x 100 Tổng tài sản Tỷ suất này phản ánh tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Trị số chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể. 1.5.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng.Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao.Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.Điều này dễ thầy rằng thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ = x 100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. Nợ phải trả Tỷ suất nợ = x 100 Tổng nguồn vốn 12
  17. Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tỷ suất này càng nhỏ càng tốt.Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp. 1.5.3. Đánh giả khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của doanh nghiệp - Tỷ suất tài trợ chung Đánh giá khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu phản ánh quy mô về vốn, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ chung. Tỷ suất tài trợ chung = Nguồn vốn chủ sở hữu (BNV) Tổng nguồn vốn Tỷ suất tài trợ càng cao thì khả năng độc lập tự chủ về vốn của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp ít lệ thuộc vào đơn vị và ngược lại. - Tỷ suất nợ: Tỷ suất nợ phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân mà DN sử dụng có mấy đồng được hình thành tự khoản nợ. Tỷ suất này cho thấy mức độ phụ thuộc về vốn của DN đối với chủ nợ. Tỷ suất nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn 1.5.4. Phân tích tình hình tài trợ vốn của doanh nghiệp Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có các tài sản bao gồm hai loại tài sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.Hai loại tài sản này được tài trợ từ nguồn vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn: Là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng để đầu tư lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy nguồn vốn này trước hết phải sử dụng để hình thành tài sản cốn định, phần còn lại và nguồn vốn ngắn hạn phải đầu tư cho tài sản lưu động Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nguồn kinh phí khác 13
  18. 1.5.4.1: Vốn lưu động thường xuyên Vốn lưu động thường xuyên cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không và tình hình tài trợ vốn, tình hình tài chính doanh nghiệp có hợp lý và lành mạnh hay không. VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn - Nếu VLĐ thường xuyên 0 thì nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư cho tài sản dài hạn được đầu tư vào tài sản ngắn hạn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. - Nếu VLĐ thường xuyên = 0 thì nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đủ để doanh nghiệp trang trải các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt. 1.5.4.2: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là một lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ một phần tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho + Các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn Nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên 0 thì nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài không đủ bù đắp cho tài sản lưu động. 1.5.5. Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của doanh nghiệp Sự quyết định thành bại trong kinh doanh ngoài việc phải có đầy đủ vốn còn phải biết sử dụng sao có hiệu quả. Nếu lượng vốn dư thừa quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ứ đọng lãng phí vốn hoặc cho đơn vị khác sử dụng. Nếu thiếu vốn thì việc sản xuất kinh doanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Để chủ động trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải xác định được thực trạng thừa hay thiếu 14
  19. vốn. Phương pháp xác định căn cứ vào các mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán theo QĐ/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính, phương trình cân đối như sau: B.NV + A.NV(I1+II4) = A.TS(I+II+IV+V1) + B.TS(II+IV+V1) NếuVT> VP: Công ty thừa vốn nên có thể bị chiếm dụng vốn hoặc để ứ đọng vốn NếuVT< VP: Công ty thiếu vốn bù đắp nên sẽ phải đi chiếm dụng hoặc đi vay. 1.5.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.5.6.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định - Khái niệm: Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định và đầu tư dài hạn mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng - Phân loại Theo hình thái biểu hiện TSCĐ được phân thành 2 nhóm: * TSCĐ hữu hình: Là những tài sản cố định được biểu hiện dưới hình thái vật chất rõ ràng như máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ dung cho quản lý * TSCĐ vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể rõ ràng như chi phí mua bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng đất - Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định * Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ thì làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ = Tổng doanh thu thuần trong kỳ Vốn cố định bình quân * Hệ số đảm nhận vốn cố định Hệ số đảm nhận VCĐ = Vốn cố định bình quân Tổng doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. 15
  20. - Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. - Sức sản xuất tài sản cố định: Sức sản xuất TSCĐ = Doanh thu tiêu thụ trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu tiêu thụ trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân. 1.5.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Khái niệm: Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thường xuyên liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất. - Phân loại Theo nội dung và vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất có thể chia ra làm 3 loại: * Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là số vốn lưu động được dùng để mua sắm vật tư dự trữ * Vốn lưu động trong khâu sản xuất: gồm các giá trị sản phẩm sản xuất dở dang, nửa thành phẩm và chi phí chờ phân bổ. * Vốn lưu động trong khâu dự trữ: gồm vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn thanh toán, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Sức sản xuất của vốn lưu động: Sức sản xuất VLĐ = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. 16
  21. * Sức sinh lời vốn lưu động: Sức sinh lời của VLĐ = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồngquân vố n lưu động bình quân thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. * Vòng quay vốn lưu động (L) L = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số lần vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm. * Kỳ luân chuyển vốn lưu động (K : ngày/vòng hoặc ngày/lần) K = Số ngày của kỳ phân tích Số vòng của VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động.Nếu K càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và ngược lại. * Hệ số đảm nhận vốn lưu động (H) H = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần Nếu hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, tốc độ chu chuyển vốn nhanh và ngược lại. 1.5.7. Phân tích khả năng thanh toán - Hệ số thanh toán tổng quát (Htq): phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp. Tổng tài sản Htq = Tổng nợ phải trả Hệ số này cho biết, với toàn bộ giá trị tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp hay 17
  22. không. Hệ số có giá trị càng lớn, khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. - Hệ số thanh toán tạm thời: Hệ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn Ht/th = Tổng nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tạm thời có giá trị càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì điều này lại là không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của doanh nghiệp và tài sản lưu động dư thừa không tạo nên doanh thu. - Hế số thanh toán vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Cho biết tỷ trọng vốn bằng tiền chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền Hvlđ = Tổng tài sản ngắn hạn Nếu HVLĐ> 0,5 thì vốn bằng tiền quá nhiều, gây ứ đọng vốn. Nếu HVLĐ 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan. Nếu Htt< 0,5 thì việc thanh toán công nợ của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. - Hệ số thanh toán nhanh (Hnh): Thể hiện mối quan hệ các loại tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền + Các khoản phải thu + Đầu tư NH Hnh = Tổng nợ ngắn hạn 18
  23. Hệ số thanh toán nhanh có giá trị nhỏ là một dấu hiệu cảnh báo cho doanh nghiệp về nguy cơ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán công nợ khi đến hạn.Tuy nhiên nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh tình trạng sử dụng tiền không tốt, vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp. - Hệ số thanh toán nợ dài hạn (Hndh): Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tổng số nợ dài hạn Hndh = Nguồn vốn chủ s ở hữu - Tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả (θt/n) Tổng các khoản phải trả θt/n = Tổng các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ công nợ của doanh nghiệp với các đơn vị khác. Nếu θt/n= 1 thì tình hình công nợ và chiếm dụng vốn giữa doanh nghiệp với các đơn vị khác là cân bằng. Nếu θt/n> 1, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn hơn số doanh nghiệp đi chiếm dụng và vay của các đơn vị khác. Nếu θt/n 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không có khả năng thanh toán. 19
  24. CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN ĐỨC MINH HÒA BÌNH 2.1.Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình. Tên công ty: Công ty TNHH phát triển Đức Minh Hòa Bình Trụ sở chính: Tiểu khu Liên Sơn – Thị trấn Lương Sơn – HuyệnLương Sơn – Tỉnh Hòa Bình Vốn điều lệ: 9.688.000.000 VNĐ TK ngân hàng: 2216201002000 tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuân Mai. Số điện thoại: 02183.824.520 Fax: 02183.824.520 Mã số thuế: 5400361867 Công ty TNHH phát triển Đức Minh Hòa Bình được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận ĐKDN số : 5400361867 do phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp ngày 31 tháng 03 năm 2011với tổng số vốn góp kinh doanh là 1.600.000.000 VNĐ, có trụ sở tại tiểu khu Liên Sơn – Thị trấn Lương Sơn – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình. 2.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH- phát triển Đức Minh Hòa Bình là Vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường bộ; Chăn nuôi gia súc, gia cầm Hiện nay công ty đang tăng cường mở rộng thị trường về vận tải hàng hóa bằng đường bộ và quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng cường doanh thu và hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Công ty sau một thời gian hoạt động chưa lâu nhưng đã tạo ra được niềm tin, sự tín nhiệm của đối tác.Ngoài ra, công ty còn tham gia xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho việc đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và một số địa phương khác. 20
  25. 2.3. Tình hình tổ chức quản lý của Công ty Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức Công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch – Phòng tài chính – kế Phòng kỹ thuật – kinh doanh toán – tài vụ vật tư Đội lái xe Đội sản xuất Tổ bảo vệ Sơ đồ1: Tổ chức công tác quản lý hành chính của công ty Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng  Ban giám đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó: - Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, có trách nhiệm pháp lý cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành sản xuất kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và công ty trong việc điều hành, quản lý của Công ty. - Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền khi giám đốc đi vắng, thay mặt giám đốc theo dõi trực tiếp các đơn vị sản xuất của Công ty.  Phòng kế hoạch – kinh doanh: Là người điều hành chung hoạt động hàng ngày của công ty, tuy nhiên dưới quyền của giám đốc công ty, được quyền đứng ra bảo đảm, cam kết, ký kết các văn bản, hợp đồng trong trường hợp giám đốc chỉ định hoặc phù hợp với lợi ích của công ty. Tham mưu cho ban giám đốc lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong công việc xây dựng chiến lược kinh doanh về công tác kế 21
  26. hoạch thị trường, tìm kiếm khách hàng.Tiếp nhận đơn đặt hàng và báo giá cho khách hàng, báo cáo ban lãnh đạo về tình hình lao động.  Phòng tài chính – kế toán – tài vụ: Ghi chép phản ánh đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày. Theo dõi toàn bộ tài sản hiện có của công ty đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của công ty. Phản ánh tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm đưa doanh nghiệp phát triển lành mạnh, đúng hướng đạt hiệu quả cao với chi phí thấp nhất nhưng thu được kết quả cao nhất. Tăng tích lũy tái đầu tư cho doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tin học, hạch tóa các nghiệp vụ kinh tế theo pháp lệnh kế toán.  Phòng kỹ thuật – vật tư: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng các định mức vật tư chủ yếu, lập kế hoạch sản xuất cho toàn công ty. Tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt. Tổ chức việc cung ứng vật tư theo yêu cầu sản xuất đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng. Lập báo cáo về tình hình sử dụng cung ứng, tiêu thụ vận chuyển vật tư, hàng hóa trong công ty.  Đội lái xe: Có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa cho khách hàng theo kế hoạch do công ty giao  Đội sản xuất: Có nhiệm vụ phục vụ sản xuất, thi hành các yêu cầu từ phía kỹ thuật, kỹ sư .  Tổ bảo vệ: Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của công nhân viên và công ty 2.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng, tất yếu cần có để thúc đẩy sự phát triển của công ty. 22
  27. Bảng2.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty (Tính đến thời điểm 31/12/2017) ĐVT: Đồng Tỷ lệ giá trị Tỷ Giá trị còn STT Loại tài sản Nguyên giá còn lại so lại trọng với NG (%) Phương tiện vận 42,87 1 tải 826.980,127 720.325,299 87,10 Máy móc thiết bị, 18,42 2 thiết bị VP 355.259,380 279.844,771 78,77 3 Nhà cửa kiến trúc 746.688,386 38,71 599.879,646 80,34 Tổng tài sản 1.928.927,890 100 1.600.049,716 82,95 (Nguồn: Phòng kỹ thuật- vật tư) Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng. tất yếu cần có để thúc đẩy sự phát triển của công ty. Do ngành nghề chính của công ty là vận tải hàng hóa đường bộ nên phương tiện vận tải là những ô tô tải từ 3,5 tấn cho đến 7 tấn ( chủ yếu là xe 5 tấn) nên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Tiếp nối sau đó là nhà cửa kiến trúc: vì công ty cũng sản xuất kinh doanh gà, lợn nên xây nhiều truồng, trại ấp để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nên loại tài sản này cũng chiểm tỷ trọng lớn 38,71% trong tổng tài sản của công ty. Nhìn chung tỷ lệ giá trị còn lại so với nguyên giá vẫn đang giữ được ở mức cao, mới vẫn chưa cần thay thế tài sản. 2.5. Tình hình tổ chức quản lý lao động của Công ty Từ bảng 2.2 ta thấy tình hình lao động của công ty có một số đặc điểm sau: Tổng số công nhân viên của công ty có 123 người, tỷ lệ chênh lệch nam nữ khá cao. Tỷ trọng nam chiếm 88,6%, nữ chiếm 11,4% , do đặc thù của công ty là chuyên chở vận tải (là nguồn kinh doanh chủ yếu của công ty) thì điều này cũng là dễ hiểu vì tính chất công việc cần nhiều lao động nam để vận chuyển hàng hóa, bốc dỡ nhiều hơn. 23
  28. Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty (tính đến thời điểm 31/12/2017) STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) I Tổng số lao động 123 100 II Phân loại theo tính chất 1 Lao động trực tiếp 100 81,3 2 Lao động gián tiếp 23 18,7 III Phân loại theo trình độ 1 Thạc sỹ 02 1,6 2 Đại học 10 8,1 3 Cao đẳng, trung cấp 15 12,2 4 Lao động phổ thông 96 78,1 IV Phân loại theo giới tính 1 Nam 109 88,6 2 Nữ 14 11,4 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Theo trình độ, thạc sĩ chiếm 1,6%, đại học chiển 8,1%, cao đẳng- trung cấp chiếm 12,2%, lao động phổ thôg chiểm 78,1%. Vì đặc điểm của công ty là sản xuất gia cầm gia súc và vận tải thì cần lao động phổ thông, biết lái xe, có sức khỏe, nhanh nhẹn là điều tốt nhất. 2.6. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng chiến lược phát triển của Công ty 2.6.1. Thuận lợi Tuy nền kinh tế phát triển nước ta đang thiên hướng về thương mại, du lịch, hiện đại hóa về công nghệ kỹ thuật. Nhưng bên cạnh đó thì sản xuất chăn nuôi thì không kém cạnh khi cũng góp phần vào tăng năng suất, tăng GDP cho đất nước. Cũng do đặc điểm dân ta rất nhiều hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, lao động chân tay và có vùng địa lý ở gần Nhà máy cám cò CP của Thái Lan đã đầu tư và phát triển ở Việt Nam hơn 20 năm qua. Chính vi vậy công ty đã phải khéo léo và linh hoạt nắm bắt thời cơ và tìm bàn dạp vững chắc để phát triển sản xuất và vận tải. Trong giai đoạn đất nước phát triển thì nhu cầu về chăn nuôi gia súc 24
  29. gia cầm cho nhiều hộ trại gia đình là rất lớn, nên công ty hướng đến vận tải thức ăn cho gia súc gia cầm là rất phù hợp. 2.6.2. Những khó khăn Cùng với quá trình hội nhập kinh tế và nhu cầu của người dân ngày càng cao thì công ty cũng gặp không ít khó khăn.Bên cạnh đó công ty còn chịu sự cạnh tranh của các công ty vận tải khác. Để nhận được các hợp đồng lớn để vận chuyển cám thì công ty phải cạnh tranh về giá cả, chất lượng cám, thời gian vận chuyển nhanh đến các trại chăn nuôi, hay thanh toán nhanh và đúng hạn, mà công ty vẫn còn thiếu xe chuyên có trọng tải lớn, an toàn và hiện đại mà công ty chưa có điều kiện mua Do quy mô của công ty còn nhỏ, khả năng tự huy động vốn còn kém, nên việc đi vay vốn còn gặp rất nhiều khó khăn. 2.6.3. Phương hướng phát triển của đơn vị - Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín với khách hàng. - Tiếp tục khai thác khách hàng tiềm năng, năng động hơn nữa trong tìm kiếm thị trường. - Phấn đấu mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các công ty khác - Xây dựng doanh nghiệp mạnh về mọi mặt, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, từng bước nâng cao sức mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường. - Tổ chức tột hoạt động kinh doanh, vận tải từng bước mở rộng quy mô sản xuất. 25
  30. CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH-PHÁT TRIỂN ĐỨC MINH HÒA BÌNH 3.1. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua chỉ tiêu giá trị được thể hiện qua bảng 3.1 như sau: Doanh thu thuần của công ty qua 3 năm có những bước tăng trưởng nhảy vọt đáng lưu ý. Nếu năm 2015 chỉ đạt mức 17.533.464.844 đồng thì sang đến năm 2016 đã tăng lên con số 22.427.620.649 đồng, sang đến năm 2017 lại tăng tiếp lên 26.778.633.746 đồng với tốc độ phát triển bình quân ba năm đạt 123,57%. Nguyên nhân doanh thu thuần tăng nhanh như vậy do năm 2016 công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm. Bên cạnh đó công ty cũng nhận thêm được nhiều hợp đồng vận chuyển thức ăn gia súc ở các trại chăn nuôi lớn. Công ty đã tạo được uy tín, có những khách hàng quen thuộc nên hoạt động buôn bán gà, lợn rất tốt và có nhiều đơn đặt hàng vận chuyển cám, với số lượng lớn nên doanh thu của công ty tăng đáng kể so với năm 2015. Và tiếp tục theo đà đó thì sang năm 2017 doanh thu thuần của công ty cũng tăng lên với mức ổn định. Giá vốn hàng bán của Công ty cũng tăng rất nhanh qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 123,54%. Việc mở rộng kinh doanh kéo theo việc Công ty phải mua thêm tài sản để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình làm cho giá vốn hàng bán tăng nhanh. Tốc độ phát triển liên hoàn năm 2016 so với 2015 đạt 115,07%, đến năm 2017 tốc độ này tăng lên là 132,64%.Như vậy, giá vốn hàng bán tăng nhanh là do ảnh hưởng do Công ty mua thêm hàng hóa vật tư, công cụ dụng cụ nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý kinh doanh của công ty cũng tăng lên, nhưng vẫn giữ được mức ổn định 2 tỷ đồng, với tốc độ phát triển bình quân 113,82%. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2015 là 2.231.499.066đồng, năm 2016 là 2.542.434850 đồng, năm 2017 là 2.891.437.031 đồng. Như vậy ta thấy, công ty đang dần ổn 26
  31. định được chi phí quản lý kinh doanh của mình, có xu hướng tăng nhưng không tăng nhanh mà ở mức tăng dần đều.Chi phí quản lý kinh doanh là yếu tố quan trọng làm giảm lợi nhuận vì thế Công ty cần có những biện pháp chi tiêu tiết kiệm, hợp lý nhưng vẫn mang lại lợi nhuận tối đa cho Công ty. Do mở rộng quy mô kinh doanh, Công ty cần một lượng vốn lớn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên năm 2016 chi phí tài chính của Công ty tăng rất nhanh với tốc độ phát triển bình quân đạt 182,52% do phải huy động vốn từ nguồn vay của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, cá nhân khác. Để thuê nhà xưởng để xe, để xây thêm trại ấp gà con làm lãi cộng dồn và chi phí tài chính của công ty tăng nhanh.Công ty cần chú ý đến lượng vay nợ lãi một cách hợp lý để chi phí tài chính là thấp nhất để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ta biết rằng tổng lợi nhuận trước thuế của công ty được hình thành qua hai nguồn lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2016 giảm so với năm 2015 là 1.572.207.983 đồng, song năm 2017 giảm so với năm 2016 giảm là 1.579.132.090 đồng. Nhìn vào bảng 3.1 ta có thể thấy sự biến động tăng giảm thất thường của lợi nhuận khác. Nguyên nhân là do công ty tiến hành thanh lý một số tài sản cố định và do chênh lệch đánh giá tài sản khi công ty đầu tư vào các trại gà, trại ấp. Sự biến động của lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của công ty có tốc độ phát triển bình quân qua ba năm chỉ đạt 48,35%. Đây không là dấu hiệu tốt cho sự tăng trưởng kinh tế của công ty, công ty không có lãi và gặp rất nhiều vấn đề về thu, chi lợi nhuận. Công ty cần cải thiện gấp tình trạng này nếu không rất dễ rơi vào tình trạng phá sản. Qua quá trình phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong ba năm 2015-2017 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang giảm dần. Công ty phải đề ra những giải pháp về điều hành quá trình sản xuất, giảm chi phí, chú trọng về đầu tư nguồn lực chính để đạt được kết quả trong kinh doanh. 27
  32. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2015-2017) Đơn vị tính: Đồng ƟBQ Giá trị So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (%) Chỉ tiêu ƟLH ƟLH 2015 2016 2017 ∆ ∆ (%) (%) 1. Doanh thu thuần 17.533.464.844 22.427.620.649 26.778.633.746 4.894.155.805 127,9 4.351.013.097 119,4 123,57 2. Doanh thu hoạt động tài 1.913.765 4.987.686 3.196.120 3.070.921 260,6 -1.791.566 64,08 129,23 chính 3. Giá vốn hàng bán 15.033.718.928 17.300.283.149 22.942.701.332 2.266.564.221 115,07 5.642.418.183 132,64 123,54 4. Chi phí quản lý kinh doanh 2.231.499.066 2.542.434.850 2.891.437.031 310.935.784 113,93 349.002.181 113,72 113,82 5. Chi phí tài chính 301.685.455 1.050.207.191 1.005.140.497 748.521.736 348,11 -45.066.694 95,7 182,52 6. LN thuần từ HĐKD - - -31.524.837 1.539.683.145 -57.448.994 1.571.207.983 -3,73 134,97 (1+2-3-4-5 ) 4884,03 1.597.132.090 - 7. Lãi khác 61.818.181 -3.899.941.535 50.259.502 -6308.7 3.950.201.037 -1,28 89.86 3.961.759.716 8. Lỗ khác - - 0 - - - - - 9. Tổng LN kế toán trước thuế - 30.293.344 -2.360.258.390 -7.189.492 -7791,3 2.353.068.898 0,3 48,35 ( 6+7+8) 2.390.551.734 10. Các khoản điều chỉnh tăng - - - - - - - - hoặc giảm LN 11. Tổng LN chịu thuế TNDN - 30.293.344 -2.360.258.390 -7.189.492 -7791,3 2.353.068.898 0,3 48,35 (9+(-)10 ) 2.390.551.734 12. Thuế TNDN phải nộp 0 0 0 - - - - - 13. LN sau thuế - 30.293.344 -2.360.258.390 -7.189.492 -7791,3 2.353.068.898 0,3 48,35 ( 9-12) 2.390.551.734 (Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2015-1017) 28
  33. 3.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty 3.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi DN phải có một cơ cấu tài sản hợp lý, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và quy mô sản xuất. Mặt khác, cơ cấu tài sản còn thể hiện tình hình tài chính tốt hay xấu. Để nắm bắt được tình hình cơ cấu tài sản của công ty chúng ta nghiên cứu cơ cấu tài sản của công ty qua bảng biểu 3.2. Tiền và các khoản đương tiền có xu hướng tăng giảm qua ba năm với tốc độ phát triển bình quân là 126,86%, có tốc độ tăng nhanh ở năm 2017 như vậy là do lượng tiền mặt tại quỹ tăng lên 1.070.282.087 đồng Nếu năm 2016 , lượng tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm 0,33 % trong tổng tài sản lưu động nhưng đến năm 2017 thì lượng tiền mặt tại quỹ tăng lên 3,22% trong tổng số tài sản lưu động. Điều này cho thấy công ty có đủ khả năng chi trả , thanh toán bằng tiền mặt. Lượng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn cho thấy rằng công ty đang huy động mạnh để phục vụ cho những mục đích của công ty như mua các tài sản cố định, đầu tư đóng góp vào hoạt động kinh doanh của công ty . Bên cạnh đó thì tiền gửi ngân hàng năm 2017 cũng tăng vượt trội so với năm 2016, chiếm 2,33% tương đương với 774.239.729 đồng. Điều này là do năm 2017 công ty nhận được những hợp đồng kinh doanh vận chuyển, buôn bán với các khách hàng lớn, nên khách hàng ứng tiền trước cho công ty để tiến hành vận chuyển, buôn bán. Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty chỉ gồm khoản phải thu của khách hàng. Ta thấy lượng phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản ngắn hạn của Công ty nhưng nhìn chung tỷ trọng của các khoản phải thu có xu hướng giảm qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 132,9%. Năm 2016 tốc độ phát triển liên hoàn đạt 371,96%, sang đến năm 2017 thì tốc độ này giảm mạnh xuống còn 47,52%. Nguyên nhân là do công ty buôn bán: Gà, cám, thức ăn gia súc- gia cầm,lợn, khi bán thì công ty thường vận chuyển đến cho khách hàng và khi khách hàng trả hàng thì mới tiến hành thanh toán hoặc một thời gian sau khách hàng mới tiến hành thanh toán.Do vậy nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hồi công nợ. Công ty cần có những biện pháp 29
  34. để thu hồi nợ nhanh chóng tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh cho mình. Lượng hàng tồn kho của Công ty tăng giảm không đều qua các năm. Xét về tỷ trọng ta thấy lượng hàng tồn kho của Công ty đang có xu hướng giảm qua các năm đặc biệt là năm 2017 lượng hàng tồn kho chỉ chiếm tỷ trọng 13,55% trong tổng tài sản. Xét về tốc độ phát triển thì lượng hàng tồn kho có xu hướng tăng nhưng không cao với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 118,6%. Lượng hàng tồn kho của Công ty không cao là do khách hàng thuê ngày càng nhiều và với số lượng lớn, điều đó cho thấy khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty tốt nhưng bên cạnh đó công ty vẫn cần phải dự trữ hàng trong kho để bất cứ khi nào công ty cũng có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối tác của mình. Một điều đặc biệt trong cơ cấu tài sản đó là lượng thuế GTGT được khấu trừ chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng số tài sản và có xu hướng tăng lên ở năm 2016 là 4,88% nhưng lại giảm ở năm 2017 là 2,4% với tốc độ phát triển bình quân 100,57%. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. Năm 2015 tỷ trọng của tài sản cố định chiếm 65,59%, con số này tiếp tục tăng lên ở năm 2016 với tỷ trọng 69,96%, và tăng tiếp ở năm 2017 với tỷ trọng của tài sản cố định là 72,74% cùng với tốc độ phát triển bình quân là 127,7%. Vì do đặc thù và ngành kinh doanh chính là vận chuyển, công ty cần trút tiền vào mua xe vận tải 3,5- 5 - 7 tấn để có thể vận chuyển hàng nhiều, đi xa hơn với các đơn hàng của khách hàng ở xa. Một nguyên nhân khác làm cho tài sản cố định tăng là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư vào xây trại ấp, công ty cũng kí kết thêm được nhiều hợp đồng lớn. Điều này làm cho công ty phải mua thêm tài sản cố định (xe vận tải hay xây thêm truồng trại để chăn nuôi) để có thể đáp ứng nhu cầu cho khách hàng nhanh nhất, hài lòng nhất có thể. 30
  35. Bảng3.2: Cơ cấu tài sản của Công ty Đơn vị tính: Đồng So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Θbq Chỉ tiêu TT TT TT ƟLH (%) ∆ ƟLH (%) ∆ (%) Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 6.506.567.552 31,41 11.488.321.657 34,04 9.060.027.189 27,26 176,6 5.281.754.105 78,9 -2.428.294.468 118,04 I Tiền và các khoản TĐ tiền 1.145.718.919 5,53 166.744.538 0,49 1.844.521.816 5,55 14,55 -978.974.381 1106,2 1.677.777.278 126,86 1. Tiền mặt tại quỹ 263.842.763 1,27 113.269.035 0,33 1.070.282.087 3,22 42,93 -150.573.728 944,9 957.013.052 202,6 2. Tiền gửi ngân hàng 881.876.166 4,26 53.475.503 0.16 774.239.729 2,33 6,06 -828.400.663 1447,8 720.764.226 93,67 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 - 0 - 0 - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.084.652.623 5,24 4.034.559.083 11,95 1.917.313.964 5,76 371,96 2.949.906.460 47,52 -2.117.245.119 132,9 1. Phải thu của khách hàng 1.084.652.623 5,24 4.034.559.083 11,95 1.917.313.964 5,76 371,96 2.949.906.460 47,52 -2.117.245.119 132,9 2. Các khoản phải thu khác 0 - 0 - 0 - - - - - - 3. Dự phòng phải thu khó đòi 0 - 0 - 0 - - - - - - IV. Hàng tồn kho 3.198.642.338 15,44 5.785.215.400 17,14 4.501.900.449 13,55 180,86 2.586.573.062 77,82 -1.283.314.951 118,6 V. TSNH khác 1.077.553.662 5,2 1.501.802.636 4,95 796.290.960 2,4 139,37 424.248.974 53,02 -705.511.676 85,96 1. Tài sản lưu động khác 290.356.975 1,4 21.810.646 0,25 0 - 24,73 -268.546.329 - -21.810.646 - 2. Thuế GTGT được khấu trừ 787.196.687 3,79 1.479.991.990 4,88 796.290.960 2,4 188 692.795.303 53,8 -683.701.030 100,57 B TÀI SẢN DÀI HẠN 14.205.312.839 65,59 22.264.328.502 69,96 23.179.480.678 72,74 156,7 8.059.015.663 104,1 915.152.176 127,7 II. Tài sản cố định 14.205.312.839 65,59 22.264.328.502 69,96 23.037.622.825 72,74 156,7 8.059.015.663 104,1 773.294.323 127,7 1. Tài sản cố định 14.205.312.839 65,59 22.264.328.502 69,96 23.037.622.825 72,74 156,7 8.059.015.663 104,1 773.294.323 127,7 4. Chi phí đầu tư XDCB dở dang 0 - 0 - 0 - - - - - - IV. Đầu tư tài chính dài hạn - - - - 0 - 0 - - V. Tài sản dài hạn khác 0 - 0 - 141.857.853 - - - - 141.857.853 - TỔNG TÀI SẢN 20.711.880.391 100 33.752.650.159 100 33.239,507.867 100 162,96 13.040.769.770 98.48 -513.142.292 126.68 (Nguồn: Báo cáo tài chính) 31
  36. Qua bảng phân tích trên ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty ngày càng được mở rộng.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Công ty nên chú trọng quan tâm đến các khoản phải thu của khách hàng. Mặc dù các khoản phải thu của khách hàng có xu hướng giảm qua các năm nhưng nó vẫn chiểm tỷ trọng khá cao điều này cho thấy nếu Công ty không có biện pháp thu hồi các khoản nợ nhanh chóng thì Công ty sẽ bị rơi vào tình trạng bị ứ đọng vốn và bị chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, tài sản lưu động khác cũng cần được sử dụng hợp lý tránh tình trạng lãng phí, đồng thời tăng lượng hàng tồn kho dự trữ nhằm khắc phục tình trạng khó khăn cho Công ty nếu có khách hàng mua hoặc thuê với khối lượng lớn. 3.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Phân tích cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy được thực trạng khả năng tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong kinh doanh, xu hướng biến động của các khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn Công ty sử dụng có hợp lý hay không và tình hình công nợ như thế nào để từ đó Công ty có thể lựa chọn, khai thác và sử dụng triệt để nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của mình. Qua bảng 3.3 ta thấy tổng nguồn vốn tăng với tốc độ phát triển bình quân 124,73%, tổng nguồn vốn tăng là do nợ phải trả tăng lên với tốc độ phát triển bình quân 131,54%. Nguyên nhân là do khoản vay dài hạn của công ty tăng lên đột biến ở năm 2016 với tốc độ phát triển bình quân 144,92%. Vì mở rộng quy mô kinh doanh nên công ty đã phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là đi vay ngân hàng, điều đó làm cho nợ dài hạn tăng lên .Đây là nguyên nhân làm cho chi phí tài chính tăng. Các con số cho ta thấy công ty đang huy động các vốn vay cao, đặc biệt là vốn vay dài hạn. 32
  37. Bảng3.3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty ĐVT: Đồng So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 θbq Chỉ tiêu Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT ƟLH ∆ ƟLH ∆ (%) (%) (%) (%) (%) (%) 5.908.979.200 28,53 11.710.007.358 34,7 10.217.530.884 31,7 198,2 5.801.028.158 87,3 -1.492.476.474 A. NỢ PHẢI TRẢ 131,54 I. Nợ ngắn hạn 2.005.109.200 9,68 2.052.767.858 6,08 2.016.326.384 6,26 102,37 47.658.658 98,22 -36.441.474 100,27 1. Vay ngắn hạn 1.500.000.000 7,24 2.038.579.700 6,03 1.500.000.000 4,66 135,9 538.579.700 73,58 -538.579.700 99,99 2. Phải trả cho người 0 - 109.078.958 0,005 514.297.329 1,59 - 109.078.958 - 405.218.371 - bán 4. Thuế và các khoản 0 0 - 2.029.055 0,01 - - - 2.029.055 - phải nộp cho NN II. Nợ dài hạn 3.903.870.000 18,85 9.657.239.500 528,62 8.201.204.500 25,44 247,3 5.753.369.500 84,92 -1.456.035.000 144,92 14.802.901.191 71,47 22.042.642.801 65,3 22.021.976.983 68,3 148,9 7.239.741.610 99,0 -20.665.818 B. VỐN CSH 121,4 I. Vốn CSH 14.802.901.191 71,47 22.042.642.801 65,3 22.021.976.983 68,3 148,9 7.239.741.610 99,0 -20.665.818 121,4 1.Vốn đầu tư của 6.000.000.000 28,96 9.688.000.000 28,7 9.688.000.000 30,05 161,46 3.688.000.000 100 0 127,06 CSH 2. Lợi nhuận tích lũy 8.802.901.191 42,51 12.354.642.801 36,6 12.333.976.983 38,25 140,35 3.551.741.610 99,83 -20.665.818 118,37 II. Các quỹ của doanh - - - - - - - - - - - nghiệp TỔNG NGUỒN 20.711.880.391 100 33.752.650.159 100 32.239.507.867 100 162,9 13.040.769.77 95,5 -1.513.142.292 124,73 VỐN ( A + B) 0 (Nguồn: Báo cáo tài chính) 33
  38. Nợ ngắn hạn năm 2015 là 2.005.109.200 đồng, sang năm 2016 tăng nhẹ lên 2.052.767.858 đồng, và năm 2017 là 2.016.326.384 đồng với tốc độ phát triển bình quân 100,27%. Trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn chiếm chủ yếu trong nợ ngắn hạn.Công ty đang giữ vững được các khoản nợ ngắn hạn của mình, các khoản nợ ngắn hạn không cao và tăng nhanh sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính, lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ này, nếu nợ ngắn hạn tăng cao sẽ gây nhiều khó khăn trong tình hình thanh toán của công ty, sẽ làm cho chi phí lãi vay lớn và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty và có xu hướng tăng, giảm với tốc độ phát triển bình quân là 121,4%. Giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm do đó tốc độ phát triển liên hoàn của năm 2016 so với năm 2015 tăng 48,9% nhưng sang năm 2017 thì tốc độ liên hoàn giảm đi 1%. Nguyên nhân là vốn đầu tư của chủ sở hữu không tăng (ở năm 2016-2017), nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu là lợi nhuận tích lũy của Công ty tăng.Điều này là không tốt sẽ ảnh hưởng đến tính chủ động trong kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty sẽ gặp khó khăn khi mà nợ phải trả tăng lên quá nhiều.Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chậm qua các năm. Tốc độ phát triển bình quân của nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm đạt 127,06% do lợi nhuận tích lũy của Công ty tăng. Qua bảng phân tích 3.3 ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng khá nhanh và phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn kinh doanh ngày một tăng lên của Công ty. Tuy nhiên, công ty cần lưu ý các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để tránh tình trạng không đủ khả năng thanh toán, gây rối loạn tài chính của công ty. 3.4. Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của Công ty Đánh giá khả năng độc lập tự chủ về tài chính của Công ty cho ta thấy một cách khái quát về tốc độ tăng giảm vốn chủ sở hữu và công nợ trong tổng nguồn vốn có hợp lý hay không qua đó đưa ra các biện pháp để nâng cao tính 34
  39. độc lập, tự chủ về tài chính của mình. Để hiểu rõ hơn về khả năng độc lập tự chủ về tài chính của Công ty TNHH – phát triển Đức Minh Hòa Bình ta phân tích bảng 3.4: Tỷ suất tài trợ: tỷ suất tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn riêng của Công ty trong tổng nguồn vốn. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ Công ty càng có nhiều vốn tự có, phản ánh tính độc lập cao do đó không chịu sức ép của ràng buộc nợ vay. Ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của công ty có xu hướng tăng giảm không đều tuy nhiên vẫn giữ ở mức ổn định không tăng nhanh và cũng không giảm nhanh, năm 2015 tỷ suất tự tài trợ đạt cao nhất là 0,71, năm 2016 giảm là 0,65 và tăng nhẹ lên 0,68 ở năm 2017 với tốc độ phát triển bình quân ba năm là 97,34%, giảm 2,66%.Nguyên nhân làm cho tỷ suất tự tài trợ giảm là do trong năm 2016 Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực chăn nuôi nên cần một lượng vốn lớn nên phải đi vay nợ ngắn hạn, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chủ yếu tăng lên là do bổ sung lợi nhuận kinh doanh từ các năm trước chuyển sang. Mà tốc độ tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu là do nợ phải trả tăng lên. Điều này cho thấy nếu chỉ dùng vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư thì Công ty vẫn có khả năng nhưng không cao do vậy Công ty phải đi huy động nguồn vốn vay từ bên ngoài. Chính vì vậy mà tỷ suất tài trợ của công ty giảm ở năm 2016 xuống 65% Công ty cần quan tâm hơn đến việc nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu để củng cố vững mạnh cho tình hình tài chính của mình thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất góp phần nâng cao nguồn vốn của của Công ty, tạo uy tín với khách hàng, đối tác kinh doanh. Tỷ suất nợ phản ánh quan hệ giữa tỷ lệ vốn vay và tổng nguồn vốn của Công ty, tỷ suất nợ càng cao cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng thấp.Công ty sẽ chịu nhiều sức ép từ bên ngoài hơn khi tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn càng cao. Ta thấy, tỷ suất nợ có xu hướng tăng, giảm nhẹ qua các năm. Nếu trong năm 2015 tỷ suất nợ là 28% thì sang năm 2016 tăng lên 35%, nhưng năm 2017 thì giảm xuống 32%. Tỷ suất nợ của 2016 và 2017 cao hơn 35
  40. nhiều so với 2015điều này cho thấy các khoản vay ngắn hạn và các khoản phải trả của công ty cũng tăng nhanh. Nguyên nhân là công ty cần một nguồn vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và vận chuyển hàng hóa của mình, đầu tư về mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu, nhà cửa văn phòng, do đó công ty đã phải đi vay vốn, điều đó làm cho nợ phải trả của công ty tăng lên.Vì vậy Công ty cũng cần phải chú ý đến việc khi hoạt động kinh doanh của mình ổn định thì nên thanh toán các khoản nợn ngắn hạn tránh sự lệ thuộc về vốn từ bên ngoài, tăng tính chủ động về hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số đảm bảo nợ của công tytăng nhanh vào năm 2016 là 53% và giảm ở năm 2017 là 46%. Điều này cho thấy công ty đang dần ổn định được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.Hệ số đảm bảo nợ được đánh giá là an toàn khi có giá trị bằng 2. Qua bảng phân tích ta thấy hệ số đảm bảo nợ các năm của Công ty rất thấp do nợ phải trả tăng lên quá cao. Nếu lấy toàn bộ nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp cho nợ phải trả thì Công ty sẽ không còn vốn để kinh doanh và không thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Bảng 3.4: Tình hình độc lập tự chủ về tài chính của Công ty ĐVT: Đồng Năm 2016 Năm 2017 θbq Chỉ tiêu Năm 2015 θlh θlh Giá trị Giá trị (%) (%) (%) 1. Tổng 20.711.880.391 33.752.650.159 162,9 32.239.507.867 95,5 124,73 nguồn vốn 2. Nguồn vốn 14.802.901.191 22.042.642.801 148,9 22.021.976.983 99,0 121,4 CSH 3. Nợ phải trả 5.908.979.200 11.710.007.358 198,2 10.217.530.884 87,3 131,54 a. Tỷ suất tài 0,71 0,65 91,4 0,68 103,66 97,34 trợ (2/1) b. Tỷ suất nợ 0,28 0,35 121,6 0,32 91,41 105,43 (3/1) c. Hệ số đảm 0,39 0,53 133,1 0,46 88,18 108,34 bảo nợ (2/3) (Nguồn: Báo cáo tài chính) 36
  41. 3.5. Phân tích tình hình tài trợ vốn Công ty Để nắm được thực trạng tình hình tài trợ vốn của Công ty ta tiến hành phân tích tình hình vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên qua bảng 3.5: Ta thấy nguồn vốn dài hạn tăng đều qua các nămvới tốc độ tăng của tài sản dài hạn là 127,7%. Tài sản dài hạn tăng nhanh như vậy là do từ năm 2016- 2017 công ty đầu tư, mở rộng địa bàn kinh doanh làm chi phí đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên. Bên cạnh đó nguồn vốn ngắn hạn của công ty cũng tăng nhanh qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 131,54% do công ty huy động vốn đề đầu tư xây dựng cơ bản. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Vốn lưu động thường xuyên có xu hướng giảm mạnh qua ba năm do các khoản nợ ngắn hạn, của công ty tăng ngày càng làm cho nguồn vốn ngắn hạn tăng. Ngoài ra do nhận thêm được nhiều đơn đặt hàng, hợp đồng nên năm 2016-2017 công ty đã đầu tư thêm nhiều vào tài sản dài hạn. Qua đó cho ta biết rằng khả năng tài trợ vốn của Công ty còn gặp nhiều khó khăn.Vì là một Công ty có quy mô còn nhỏ, khả năng tự huy động vốn còn kém nên Công ty phải vay tiền từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các cá nhân khác.Đây là một trong những khó khăn lớn nhất mà Công ty cần giải quyết.Nếu đi vay vốn quá nhiều thì Công ty sẽ không tự chủ về vốn và sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.Công ty cần có phương hướng giải quyết nhu cầu về vốn một cách có hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tối đa việc vay vốn từ bên ngoài. Vốn lưu động thường xuyên tăng không đều qua các năm, với tốc độ phát triển bình quân 139%, nhu cầu vốn lưu động tăng mạnh ở năm 2016 với tốc độ phát triển liên hoàn là 340,9%, nhưng lại giảm khi sang năm 2017 xuống còn56,68%. Như vậy hoạt động thường xuyên của DN được đảm bảo bằng nguồn vốn tương đối ổn định.DN có khả năng thanh toán và mở rộng sản xuất 37
  42. Bảng 3.5: Tình hình tài trợ vốn của Công ty ĐVT: Đồng Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Năm 2015 θbq(%) Giá trị θlh (%) Giá trị θlh (%) Vốn lưu động thường xuyên 597.588.352 -221.685.701 -74,49 -1.157.503.695 522,14 - (1-2)=(4-3) 1. Nguồn vốn dài hạn 14.802.901.191 22.042.642.801 148,9 22.021.976.983 99,0 121,4 2. Tài sản dài hạn 14.205.312.839 22.264.328.502 156,7 23.179.480.678 104,1 127,7 3.Nguồn vốn ngắn hạn 5.908.979.200 11.710.007.358 198,2 10.217.530.884 87,3 131,54 4. Tài sản ngắn hạn 6.506.567.552 11.488.321.657 176,6 9.060.027.189 78,9 118,04 Nhu cầu về vốn LĐTX (5+6-7) 2.278.185.761 7.767.006.625 340,9 4.402.888.029 56,68 139,0 5. Các khoản phải thu của KH 1.084.652.623 4.034.559.083 371,96 1.917.313.964 47,52 132,9 6. Hàng tồn kho 3.198.642.338 5.785.215.400 180,86 4.501.900.449 77,82 118,6 7. Nợ ngắn hạn 2.005.109.200 2.052.767.858 102,37 2.016.326.384 98,22 100,27 (Nguồn: Báo cáo tài chính) 38
  43. kinh doanh nhưng cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả tránh việc sử dụng lãng phí vốn. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty đều lớn hơn 0. Điều này có nghĩa là các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn. Nguồn vốn ngắn hạn mà DN có được từ bên ngoài không đủ để bù đắp cho hàng tồn kho và các khoản phải thu, DN phải dung nguồn vốn dài hạn để trang trải cho phần còn thiếu. Nhu cầu vốn lưu động tăng giảm không đều qua ba năm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 139%. 3.6. Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của Công ty Tình hình thừa thiếu vốn của công ty được biểu hiện qua bảng 3.6: ta thấy cả ba năm 2015 đến 2017 VT luôn lớn hơn VP, điều này cho thấy công ty thừa vốn nên có thể bị chiếm dụng một khoản vốn trong 3 năm.Nguyên nhân là do công ty muốn tăng doanh số bán gà nên đã có những chính khuyến khích khách hạng mua: như đối với đại lý thì cuối tháng thanh toán 1 lần, hay những lần vận chuyển cám gà cũng được lùi lại cuối tháng hoặc sang tháng sau, những khách hàng lẻ thì phải thanh toán ngay các dự án vẫn phải thanh toán theo đúng hợp đồng.Cụ thể là năm 2016 chênh lệch tài sản và nguồn vốn là 5.514.551.070 đồng, năm 2017 chênh lệch tài sản và nguồn vốn là 2.713.604.930 đồng. Công ty đang bị đợn vị khác chiếm dụng vốn kinh doanh dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn trầm trọng. Vì vậy đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn là giải pháp cần thiết cho công ty. Tài sản ngắn hạn cũng có xu hướng tăng nhanh từ năm 2016, lượng tiền gửi trong ngân hàng của công ty tăng lên rất nhanh với tốc độ phát triển bình quân 117,01%. Nguyên nhân là do khi ký hợp đồng, khách hàng ứng trước một lượng tiền cho công ty để đảm bảo thực hiện hợp đồng qua ngân hàng. Do vậy đã làm cho tài sản ngắn hạn của công ty tăng một cách đột biến. Mặt khác, ta thấy tài sản dài hạn của công ty cũng tăng lên rất nhanh từ năm 2016, vì chi phí đầu tư xây dựng, tài sản cố định nhà cửa, xe vận tải, trại ấp, tăng lên làm phát sinh thêm nhiều khoản chi phí như nhân công trực tiếp 39
  44. Bảng 3.6: Tình hình thừa thiếu vốn của Công ty ĐVT: Đồng θbq Năm 2016 Năm 2017 Năm 2015 (%) Chỉ tiêu θlh Giá trị θlh (%) Giá trị Giá trị (%) A. Nợ phải trả 5.908.979.200 11.710.007.358 198,2 10.217.530.884 87,3 131,54 I. Nợ ngắn hạn 2.005.109.200 2.052.767.858 102,37 2.016.326.384 98,22 100,27 II. Nợ dài hạn 3.903.870.000 9.657.239.500 247,3 8.201.204.500 84,92 144,92 B. Vốn CSH 14.802.901.191 22.042.642.801 148,9 22.021.976.983 99,0 121,4 Cộng VT 20.711.880.390 33.752.650.160 162,96 32.239.507.870 95,52 124,76 A. TSNH 4.634.721.232 5.973.770.584 128,89 6.346.422.265 106,24 117,01 I. Tiền và các khoản TĐ tiền 1.145.718.919 166.744.538 14,55 1.844.521.816 1106,2 126,86 II. Đầu tư TCNH - - - - - - IV. Hàng tồn kho 3.198.642.338 5.785.215.400 180,86 4.501.900.449 77,82 118,6 V. CP trả trước NH 290.359.975 21.810.646 24,73 0 - - B. TSDH 14.205.312.839 22.264.328.502 156,7 23.179.480.678 104,1 127,7 II. Tài sản cố định 14.205.312.839 22.264.328.502 156,7 23.037.622.825 104,1 127,7 1. TSCĐ 14.205.312.839 22.264.328.502 156,7 23.037.622.825 104,1 127,7 4.Chi phí đầu tư XDCB DD - - - - - - IV. Đầu tư TCDH - - - - - - V. CP trả trước dài hạn - - - 141.857.853 - - Cộng VP 18.840.034.070 28.238.099.090 149,88 29.525.902.940 104,56 125,18 VT- VP 1.871.846.320 5.514.551.070 294,6 2.713.604.930 49,21 120,4 (Nguồn: Báo cáo tài chính) 40
  45. chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chính điều này làm cho tài sản dài hạn của công ty tăng nhanh. Nhìn chung lượng vốn của Công ty ngày càng giảm đi, Công ty đang trong tình trạng đi chiếm dụng vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và của các đơn vị bán hàng khác. Công ty cần có những giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng bị ứ đọng vốn và phải đi vay từ các tổ chức tài chính khác. Điều đó sẽ giúp Công ty chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình hơn. 3.7. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 3.7.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được vận động liên tục nhằm bảo toàn vốn và có khả năng sinh lời từ đồng vốn bỏ ra.Vì thế Công ty cần biết sử dụng vốn lưu động của mình một cách có hiệu quả nhất. Việc sử dụng có hiệu quả hay không quyết định phần lớn kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty được thể hiện qua bảng 3.7 như sau: Vòng quay vốn lưu động ngày càng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 vòng quay vốn lưu động được 2,36 vòng thì đến năm 2016 tăng lên 2,49 vòng. Năm 2016 tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân lớn cùng tốc độ tăng của doanh thu thuần là do doanh thu thuần năm 2016 tăng nhanh. Năm 2017 vòng quay vốn lưu động tăng lên cao nhất là 2,6 vòng. Doanh thu tăng nhanh là do lượng khách hàng mua và thuê các mặt hàng của Công ty tăng lên và với số lượng nhiều hơn. Bên cạnh đó, doanh thu từ các hợp đồng mà Công ty thu được cũng góp phần làm tăng doanh thu thuần. Do đó, vòng quay vốn lưu động tăng lên góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng sức sản xuất và tiết kiệm đồng vốn. 41
  46. Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 θbq (%) Giá trị θlh (%) Giá trị θlh (%) 1. Doanh thu thuần Đồng 17.533.464.844 22.427.620.649 26.778.633.746 4.894.155.805 127,9 4.351.013.097 119,4 123,57 2. VLĐ bình quân Đồng 7.414.097.499 8.997.444.605 10.274.174.420 1.583.347.106 121,35 1.276.729.815 114,2 117,72 3. Lợi nhuận thuần Đồng -31.524.837 1.539.683.145 -57.448.994 1.571.207.983 -4884,03 -1.597.132.090 -3,73 134,97 a. Vòng quay Vòng 2,36 2,49 2,6 105,5 104,42 104,95 VLĐ(1/2) b. Kỳ luân chuyển Ngày 152,5 144,5 138,5 94,75 95,85 95,29 VLĐ(360/a) c. Hệ số đảm nhận Lần 0,42 0,4 0,38 95,24 90,47 92,82 VLĐ(2/1) d. Sức sinh lời Lần -0,04 0,17 -0,05 -425 -29,41 111,8 VLĐ(3/2) (Nguồn: Báo cáo tài chính) 42
  47. Kỳ luân chuyển vốn lưu động cho ta biết cần bao nhiêu ngày để vốn lưu động quay hết một vòng. Số vòng quay vốn lưu động tăng sẽ làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm và ngược lại. Ta thấy kỳ luân chuyển vốn lưu động của Công ty đang có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2015, kỳ luân chuyển vốn lưu động là lớn nhất với 152,5 ngày nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng chậm làm cho vòng quay vốn lưu động thấp. Sang đến năm 2016 kỳ luân chuyển vốn lưu động đã giảm xuống còn 144,5 ngày do doanh thu thuần tăng lên rất nhanh. Sang đến năm 2017 kỳ luân chuyển VLĐ giảm tiếp xuống 138,5 ngày do doanh thu thuần tăng lên nhưng không quá lớn. Đây là một dấu hiệu cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty ngày càng tốt hơn. Hệ số đảm nhận vốn lưu động cho biết để làm ra một đồng doanh thu thuần cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân, hệ số này càng nhỏ càng tốt. Hệ số đảm nhận vốn lưu động năm 2017 là thấp nhất đạt 0,38 lần là do Công ty đã sử dụng tiết kiệm một cách có hiệu quả đồng vốn lưu động đồng thời doanh thu thuần cũng tăng rất nhanh do doanh thu từ hoạt động xây dựng mang lại. Ta thấy năm 2015 hệ số đảm nhận vốn lưu động cao nhất đạt 0,42 lần giảm 0,02 lần so với năm 2016. Tức là để làm ra một đồng doanh thu thuần cần 0,42 đồng vốn lưu động chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty là chưa cao. Mặc dù hệ số đảm nhận có xu hướng giảm nhưng thực chất hệ số đảm nhận này vẫn còn là quá cao. Nguyên nhân hệ số đảm nhận vốn lưu động cao như vậy vẫn là do vốn lưu động bình quân tăng nhanh vì các khoản phải thu ngày càng tăng cao. Sức sinh lời vốn lưu động là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh nếu đầu tư một đồng vốn lưu động thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng 09 ta thấy sức sinh lời vốn lưu động của Công ty tăng giảm không đều qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 111,8%. Cụ thể năm 2015, khi bỏ ra một đồng vốn lưu động bình quân mất đi 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2016, sức sinh lời của vốn lưu động tăng nhanh với một đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra thì thu được 0,17 đồng lợi nhuận. Năm 43
  48. 2017, sức sinh lời vốn lưu động giảm đi với một đồng vốn lưu động bỏ ra thì mất đi 0,05 đồng lợi nhuận. Từ đó ta thấy sức sinh lời có xu hướng giảm là một điều không tốt cho Công ty, Công ty làm ăn không có được lợi nhuận, hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty chưa được tốt và công ty cần phải có những biện pháp ở những năm sau để tránh tình trạng này lặp lại dẫn đến làm ăn thua lỗ và mất đi tài chính của mình. 3.7.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ta tiến hành phân tích số liệu bảng 3.8 qua một số chỉ tiêu tính toán sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho ta biết khi bỏ ra một đồng vốn cố định bình quân thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm đi qua các năm, đặc biệt là năm 2015 hiệu suất này cao nhất có nghĩa là một đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 1,24 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do việc mở rộng quy mô kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng cơ bản đã mang lại hiệu quả cao góp phần làm tăng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết bình quân một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng giảm không đều qua các năm nhưng giảm không đáng kể. Năm 2015 bình quân một đồng TSCĐ tạo ra 1,03 đồng doanh thu thuần nhưng đến năm 2016 thì giảm xuống còn 0,83 lần. Năm 2017 hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng thêm với bình quân một đồng TSCĐ bỏ ra tạo 0,86 đồng doanh thu thuần. Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 91,37%. Như vậy hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty đang có xu hướng giảm cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản cố định đang đi xuống, công ty cần có biện pháp cụ thể để quản lý tốt hơn TSCĐ của mình. 44
  49. Bảng 3.8: Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Θbq Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá trị θlh (%) Giá trị θlh (%) (%) 1. Doanh thu thuần Đồng 17.533.464.844 22.427.620.649 26.778.633.746 4.894.155.805 127,9 4.351.013.097 119,4 123,57 2. Lợi nhuận thuần Đồng -31.524.837 1.539.683.145 -57.448.994 1.571.207.983 -4884,03 -1.597.132.090 -3,73 134,97 3. Nguyên giá TSCĐ bình quân Đồng 16.995.123.181 26.980.127.000 31.062.719.726 9.985.003.819 158,75 4.082.592.726 115,13 135,19 4. Vốn cố định bình quân Đồng 14.096.868.510 18.234.820.670 22.721.904.590 4.137.953.160 129,35 4.487.083.920 124,6 126,95 a. Hiệu suất sử dụng VCĐ(1/4) Lần 1,24 1,22 1,18 98,38 96,72 97,55 c. Hiệu suất sử dụng TSCĐ(1/3) Lần 1,03 0,83 0,86 80,58 103,61 91,37 d. Hệ số đảm nhận VCĐ(4/1) Lần 0,80 0,81 0,84 101,25 103,7 102,46 e. Tỷ suất lợi nhuận(2/4) Lần -0,02 0,08 -0,02 -400 -25 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính) 45
  50. Hệ số đảm nhận vốn cố định: Nó cho ta biết để làm ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Qua 3 năm ta thấy tốc độ phát triển bình quân của hệ số đảm nhận vốn cố định là 102,46% . Lượng vốn cố định bình quân tăng chậm qua các năm, phần lớn đều đầu tư cho tài sản lưu động. Bên cạnh đó, doanh thu thuần lại tăng quá nhanh làm cho tốc độ phát triển của hệ số đảm nhận vốn cố định thấp. Năm 2015 và năm 2016 hệ số đảm nhận vốn cố định là 0,80 và 0,81 lần. Và đến năm 2017 tăng nhẹ lên 0,84 lần có nghĩa là để làm ra một đồng doanh thu thì cần 0,84 đồng vốn cố định. Điều đó cho thấy Công ty đang sử dụng vốn cố định có hiệu quả hơn. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu đánh giá cụ thể nhất hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tỷ suất này tăng nhanh qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 100%. Ta thấy năm 2016 tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất với một đồng vốn cố định bình quân tạo ra 0,08 đồng lợi nhuận. Năm 2015 và năm 2017 tỷ suất lợi nhuận VCĐ này âm, cho thấy trong 2 năm này công ty không có lợi nhuận, công ty cần cải thiện hơn cách sử dụng đồng vốn của mình bỏ ra, Qua phân tích bảng 3.8 ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty chưa được ổn định và phát triển tốt.Công ty cần chú ý và có phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định của mình để đem lại lợi nhuận cao nhất. 3.8. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả 3.8.1. Phân tích các khoản phải thu của Công ty Trong kinh doanh các chủ doanh nghiệp luôn lo ngại nhất là các khoản nợ không có khả năng thanh toán và các khoản phải thu không có khả năng thu hồi được. Để biết được thực trạng tình hình công nợ của Công ty ta tiến hành phân tích bảng 3.9: Các khoản phải thu của Công ty đều là các khoản phải thu của khách hàng. Một trong những khó khăn lớn nhất của Công ty là vấn đề thu hồi các 46
  51. phải thu của khách hàng, do khách hàng hầu như tiến hành thanh toán sau khi trả hàng hoặc một thời gian sau mới trả nên thời gian thu hồi nợ rất lâu. Tốc độ tăng của các khoản phải thu tăng giảm không đều qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 132,9%, tăng cao nhất ở năm 2016 đạt giá trị 4.034.559.083 đồng, sang năm 2017 thì giá trị này giảm xuống còn 1.917.313.964 đồng. Tuy khoản phải thu này của khách hàng đã có dấu hiệu giảm đi nhưng con số vẫn rất còn cao, cho thấy Công ty vẫn chưa thu hồi được một lượng vốn khá lớn bị đơn vị khác chiếm dụng. Do vậy Công ty cần có biệp pháp hữu hiệu thu hồi lượng vốn bị chiếm dụng này nhằm giảm bớt khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thu hồi nhanh các khoản phải thu của khách hàng sẽ giúp Công ty giảm bớt gánh nặng khi phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần có những biện pháp như khuyến khích khách hàng thanh toán tiền đúng hạn, thực hiện các biện pháp như chiết khấu, giảm giá hàng bán cho khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán tiền nhanh chóng và đúng hạn cho Công ty. Đồng thời tạo uy tín, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, tìm các đối tác đáng tin cậy nhằm giảm thiểu tình trạng bị chiếm dụng vốn, nhanh chóng thanh toán các khoản nợ cho Công ty, tránh xảy ra tình trạng nợ khó đòi. Mặt khác, khi ký kết các hợp đồng kinh tế thì phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các điều khoản phải thực hiện khi vi phạm hợp đồng để thuận tiện cho công tác thu hồi nợ. Công ty nên trích lập và sử dụng các quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi . Điều này sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong quá trình kinh doanh và góp phần cải thiện tình hình tài chính của mình. 3.8.2. Phân tích các khoản phải trả Bên cạnh các khoản phải thu thì các khoản phải trả của Công ty cũng chiểm tỷ trọng rất lớn với tốc độ phát triển bình quân 128,42%. Nợ phải trả chủ yếu là các khoản nợ dài hạn. Nợ phải trả tăng nhanh như vậy là do mở 47
  52. rộng quy mô kinh doanh cần một lượng vốn lớn trong khi đó các khoản phải thu lại chưa thu hồi được nên buộc phải đi vay vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Bên cạnh đó nợ ngắn hạn của công ty cũng là một con số rất cao điều này sẽ làm cho khoản chi phí lãi vay tăng và sẽ làm giảm lợi nhuận do phải bỏ tiền ra để trả nợ. Do vậy Công ty nên nhanh chóng thu hồi khoản phải thu của khách hàng để bổsung nguồn vốn kinh doanh và giảm khoản vay ngắn hạn. Khi đó chi phí lãi vay sẽ giảm và lợi nhuận của Công ty sẽ cao hơn. Mặt khác, khoản phải trả cho người bán tăng trong năm 2017 là do huy động vốn cho mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nên lượng hàng hóa, công cụ dụng cụ mua với số lượng lớn và một phần phải mua chịu của người bán. Do vậy Công ty cũng đang đi chiếm dụng một lượng vốn từ các đơn vị khác.Như vậy, các khoản phải trả của Công ty chiếm một tỷ lệ lớn, điều đó sẽ làm cho tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Công ty cần hạn chế tối thiểu các khoản phải trả bằng cách nhanh chóng thu hồi nợ phải thu. Khi đó tình hình tài chính của Công ty sẽ có nhiều khả quan hơn. Qua phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả ta thấy tổng các khoản phải trả lớn hơn tổng các khoản phải thu chứng tỏ bên cạnh việc bị chiếm dụng vốn Công ty cũng đang đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác. Công tác thu hồi công nợ chưa được công ty quan tâm thực hiện, chưa giảm được tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau gây mất khả năng thanh toán, làm khó khăn thêm cho tình hình tài chính của Công ty. Nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời Công ty sẽ mất dần tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, mất khả năng thanh toán. 48
  53. Bảng3.9: Các khoản phải thu, phải trả của Công Ty ĐVT: Đồng So sánh năm So sánh năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 θbq Chỉ tiêu TT TT TT θlh θlh (%) Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) (%) (%) A. Các khoản phải thu 1.084.652.623 100 4.034.559.083 100 1.917.313.964 100 371,96 2.949.906.460 47,52 -2.117.245.119 132,9 1. Phải thu của khách 1.084.652.623 100 4.034.559.083 100 1.917.313.964 100 371,96 2.949.906.460 47,52 -2.117.245.119 132,9 hàng 2. Các khoản phải thu 0 - 0 - 0 - - - - - - khác B. Các khoản phải trả 6.508.979.200 100 11.819.086.320 100 10.733.857.270 100 181,58 5.310.107.120 90,82 -1.085.229.050 128,42 1. Vay và nợ ngắn hạn 2.005.109.200 30,8 2.052.767.858 17,53 2.016.326.384 19,73 102,37 47.658.658 98,22 -36,441 100,27 Phải trả cho người bán 0 - 109.078.958 0,93 514.297.329 5,03 - - - - - Thuế và các khoản phải 0 0 - 2.029.055 0,02 - - - - - nộp cho NN Phải trả người lao động 600.000.000 9,22 0 0 - - - - - - Các khoản phải trả ngắn 0 - 0 - 0 - - - - - - hạn khác 2. Vay và nợ dài hạn 3.903.870.000 59,98 9.657.239.500 81,77 8.201.204.500 80,22 247,3 5.753.369.500 84,92 -1.456.035.000 144,92 Tỷ lệ các khoản phải 0,17 0,34 0,18 200 0,5 52,94 1,42 102,89 thu/ phải trả(A/B) (Nguồn: Báo cáo tài chính) 49
  54. Ta thấy tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả đang có xu hướng giảm dần (vào năm 2017) chứng tỏ số vốn Công ty đi chiếm dụng nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng. Điều này là do khoản vay và nợ ngắn hạn và khoản phải trả người bán tăng. Tình trạng nợ nần của Công ty đang có xu hướng tăng vì vậy Công ty cần có giải pháp hợp lý để thu hồi các khoản phải thu, tăng lượng hàng tồn kho để khắc phục tình trạng khó khăn khi thanh toán các khoản nợ phải trả. 3.9. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty 3.9.1.Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu Để nhận biết được khả năng thanh toán của Công ty ta đi phân tích các hệ số khả năng thanh toán qua bảng 3.10 sau đây: Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty các năm đều lớn hơn 2 điều này chứng tỏ khả năng thanh toán thanh toán tổng quát của Công ty cao. Năm 2015, hệ số thanh toán tổng quát là cao nhất là 3,5 do tổng nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên khả năng thanh toán tổng quát của năm 2015 là cao nhất nhưng nếu hệ số thanh toán tổng quát cao như vậy thì chứng tỏ Công ty đầu tư thừa tài sản lưu động. Đến năm 2016 hệ số thanh toán tổng quát giảm đi là 2,88 là do tổng nợ phải trả tăng lên rất nhanh nhưng với hệ số này, khả năng thanh toán tổng quát của Công ty vẫn rất tốt. Điều này chứng tỏ tổng tài sản hiện có đủ để chi trả các khoản nợ của Công ty. Năm 2017 hệ số này lại tăng lên 3,25, tuy cũng không cao nhưng vẫn là một điều đáng lo ngại cho khả năng thanh toán của công ty. Hệ số thanh toán tạm thời của Công ty năm 2016 là 5,59 do đặc thù kinh doanh chính của Công ty là buôn bán và vận chuyển nên phải đầu tư nhiều vào tài sản lưu động khác này làm cho tài sản ngắn hạn của Công ty tăng lên. Hệ số thanh toán tạm thời quá cao như vậy cũng là không tốt vì có thể Công ty đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn và số vốn đó có thể sử dụng không hiệu quả. Bên cạnh đó, năm 2017 hệ số thanh toán tạm thời của Công ty giảm xuống còn 4,49 như vậy có thể thấy Công ty có khả năng thanh 50
  55. toán nhưng với mức độ chưa thật sự đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty đang có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2016 có thể thấy là năm mà Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ là tốt nhất đạt 2,05. Năm 2015 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 1,11 và năm 2017 khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm xuống so với năm 2016 là 1,86.Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ rằng khả năng thanh toán nhanh của Công ty khá khả quan. Nhưng bên cạnh đó thì Công ty cần đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu của khách hàng để lấy tiền thanh toán các khoản nợ. Hệ số thanh toán vốn lưu động của Công ty có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 108,4%. Nhưng hệ số thanh toán vốn lưu động này đều nhỏ hơn 0,5 điều này cho thấy Công ty đang thiếu tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn và các khoản chi tiêu cho các hoạt động dịch vụ hành chính thường xuyên của Công ty. Hệ số thanh toán vốn lưu động của Công ty thấp là do lượng tiền mặt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, do vậy Công ty có thể bổ sung lượng tiền mặt bằng cách trích một phần lợi nhuận vào quỹ tiền mặt của mình. Qua phân tích ta thấy tình hình thanh toán của Công ty đang có xu hướng gặp nhiều khó khăn. Công ty cần cố gắng khắc phục những mặt chưa được như tăng khả năng thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán vốn lưu động để từ đó tạo niềm tin tới các đối tượng quan tâm đến Công ty. 51
  56. Bảng 3.10: Một số hệ số tài chính chủ yếu ĐVT: Đồng Năm 2016 Năm 2017 θbq Khoản mục Năm 2015 θlh (%) Giá trị θlh (%) Giá trị (%) 1. Tổng nợ ngắn hạn 2.005.109.200 2.052.767.858 102,37 2.016.326.384 98,22 100,27 2. Tổng nợ dài hạn 3.903.870.000 9.657.239.500 247,3 8.201.204.500 84,92 144,92 3. Tổng nợ phải trả 5.908.979.200 11.710.007.358 198,2 10.217.530.884 87,3 131,54 4. Tổng tài sản ngắn hạn 6.506.567.552 11.488.321.657 176,6 9.060.027.189 78,9 118,04 5. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.145.718.919 166.744.538 14,55 1.844.521.816 1106,2 126,86 6. Các khoản phải thu 1.084.652.623 4.034.559.083 371,96 1.917.313.964 47,52 132,9 7. Tổng tài sản 20.711.880.391 33.752.650.159 162,9 33.239,507.867 95,5 124,72 8.Nguồn vốn chủ sở hữu 14.802.901.191 22.042.642.801 148,9 22.021.976.983 99,0 121,4 9. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - a. Hệ số thanh toán tổng quát (7/3) 3,5 2,88 82,28 3,25 112,85 96,36 b. Hệ số TT tạm thời (4/1) 3,24 5,59 172,53 4,49 80,32 117,7 c. Hệ số TT nhanh (5+6+9)/1 1,11 2,05 184,68 1,86 90,73 129,4 d. Hệ số TT tức thời (5/1) 0,57 0,08 14,03 0,91 1137,5 126,3 e. Hệ số TT vốn lưu động (5/4) 0,17 0,01 5,88 0,20 2000 108,4 (Nguồn: Báo cáo tài chính) 52
  57. 3.9.2. Phân tích nhu cầu và khă năng thanh toán của Công ty Khả năng thanh toán của công ty được biểu hiện ở số tiền và tài sản mà công ty hiện có dùng để trang trải các khoản nợ.Nhu cầu thanh toán gồm các khoản cần phải thanh toán của công ty.Phân tích các hệ số thanh toán chủ yếu chỉ đánh giá được khả năng thanh toán trước mắt. Để đánh giá một cách khái quát tình hình tài chính trước mắt và triển vọng trong thời gian tới ta phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty qua bảng 3.11 như sau: Về nhu cầu thanh toán: Trong năm 2016 Công ty không có biến động gì lớn liên quan đến các khoản phải thanh toán ngay. Năm 2015 các khoản phải thanh toán ngay chiếm 9,22% trong tổng nhu cầu thanh toán, các khoản phải thanh toán ngay này đều là các khoản phải trả cho người lao động. Các khoản dùng để thanh toán ngay không đủ để thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn. Đến năm 2016, nếu xét về tỷ trọng thì các khoản phải thanh toán ngay của do Công ty giảm hơn so với năm 2015 với tỷ trọng 0,92%. Nhưng nếu xét về mặt tốc độ phát triển thì năm 2017 lại tăng lên rất nhanh so với năm 2016 là 473,35% , còn tốc độ phát triển năm 2016 so với 2015 chỉ có 18,18% do năm 2016 tỷ trọng của các khoản phải thanh toán ngay giảm rất mạnh. Điều đó cũng dẫn đến tốc độ phát triển bình quân ba năm giảm đi 7,24%. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới của Công ty tăng khá nhanh ở năm 2016 nhưng lại giảm nhẹ sang năm 2017. Năm 2015 các khoản phải thanh toán trong thời gian tới chiếm 90,78%, năm 2016 tăng lên là 99,08%. Năm 2016 có mức tăng như vậy là Công ty tiếp tục đi vay ngắn hạn đề đầu tư cho việc mở rộng quy mô kinh doanh để xây dựng cơ bản. Năm 2015 các khoản phải thanh toán trong thời gian tới chỉ có 5.908.979.200 đồng thì đến năm 2016 đã tăng lên 11.710.007.358 đồng. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới tăng là do năm 2016 Công ty mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư thêm vào mở rộng kinh doanh mới nên việc đi vay là điều không tránh khỏi. Sang năm 2017 thì các khoản này giảm xuống còn 53
  58. Bảng 3.11: Nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty ĐVT: Đồng So sánh So sánh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Θbq Chỉ tiêu (%) TT TT TT Giá trị Giá trị Giá trị ƟLH (%) ƟLH (%) (%) (%) (%) A. Nhu cầu TT 6.508.979.200 100 11.819.086.320 100 10.733.857.270 100 181,58 90,82 128,42 I. Các khoản phải thanh toán 600.000.000 9,22 109.078.958 0,92 516.326.384 4,81 18,18 473,35 92,76 ngay 1. Phải trả người LĐ 600.000.000 9,22 0 - 0 - - - - 2. Phải trả người bán 0 - 109.078.958 0,92 514.297.329 2,92 - 47,15 - 3.Phải trả, nộp khác 0 - 0 - 0 - - - 4. Thuế và các khoản nộp NSNN 0 - 0 - 2.029.055 1,89 - - - II. Các khoản TT trong tgian tới 5.908.979.200 90,78 11.710.007.358 99,08 10.217.530.884 95,19 198,2 87,3 131,54 1.Vay và nợ ngắn hạn 2.005.109.200 30,81 2.052.767.858 17,37 2.016.326.384 18,78 102,37 47,658 98,22 2. Vay và nợ dài hạn 3.903.870.000 59,97 9.657.239.500 81,71 8.201.204.500 76,41 247,3 84,92 144,92 B.Khả năng TT 5.429.013.880 100 9.986.519.021 100 8.263.736.229 100 183,94 82,75 123,37 I. Các khoản phải TT ngay 1.145.718.919 21,1 166.744.538 1,67 1.844.521.816 22,32 14,55 1106,2 126,86 54
  59. 1. Tiền mặt 263.842.763 4,9 113.269.035 1,13 1.070.282.087 12,95 42,93 944,9 202,6 2.Tiền gửi ngân hàng 881.876.166 16,2 53.475.503 0,54 774.239.729 9,37 6,06 1447,8 93,67 II. Các khoản TT trong tgian tới 4.283.294.961 78,9 9.819.774.483 98,33 6.419.214.413 77,68 229,25 65,37 122,41 1.Các khoản phải thu 1.084.652.623 19,98 4.034.559.083 40,4 1.917.313.964 23,2 371,96 47,52 132,9 2. Hàng tồn kho 3.198.642.338 58,92 5.785.215.400 57,93 4.501.900.449 54,48 180,86 77,82 118,6 Hệ số khả năng TT (B/A) 0,83 0,84 0,77 101,2 91,6 96,28 Hệ số TT ngay (Bi/Ai) 1,9 1,07 3,57 56,32 333,64 137,08 Hệ số TT tgian tới (Bii/Aii) 0,72 0,84 0,63 116,6 75 93,51 (Nguồn: Báo cáo tài chính) 55
  60. 10.217.530.884 đồng. Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 131,54%, Công ty cũng cần chú ý đến công tác công nợ để tránh trường hợp nợ quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng không đủ khả năng thanh toán. Về nhu cầu thanh toán là các khoản nợ Công ty cần thanh toán ngay hoặc thanh toán trong thời gian tới. Các khoản cần thanh toán ngay của Công ty gồm: phải trả người lao động, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước, phải trả phải nộp khác. Các khoản phải thanh toán trongthời gian tới gồm: vay và nợ ngắn hạn, vay và nợ dài hạn. Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán của Công ty năm 2016 là giảm rất nhiều so với năm 2015. Năm 2015 khả năng thanh toán các khoản phải thanh toán ngay của Công ty là 21,1% thì đến năm 2016 giảm xuống chỉ còn 1,67% với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 14,55%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm khả năng thanh toán ngay là do năm 2016 lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Công ty rất thấp , tiền mặt chỉ có 1,13% trong khi đó tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 0,54%. Công ty đã khắc phục tình trạng này trong năm 2017 với khả năng thanh toán các khoản phải thanh toán ngay đạt tỷ trọng 22,32% với lượng tiền mặttăng lên 12,95% và lượng tiền gửi ngân hàng cũng tăng len 9,37%. Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 126,86%. Lượng tiền gửi ngân hàng tăng như vậy là do khách hàng chuyển một khoản tiền vào tài khoản ngân hàng cho công ty để tạm ứng trước cho hoạt động xây dựng công trình. Bên cạnh đó ta cũng thấy khả năng thanh toán trong thời gian tới của Công ty là rất cao. Nguyên nhân là do các khoản phải thu của khách hàng . Năm 2015 tỷ trọng các khoản phải thu của khách hàng chiếm 19,98%, năm 2016tăng lên 40,4% chứng tỏ trong 2 năm này Công ty đã bị chiếm dụng vốn khá nhiều. Đến năm 2017 Công ty có biện pháp làm giảm lượng phải thu của khách hàng xuống còn 23,2% với tốc độ phát triển bình quân ba năm là 132,9%. Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu để làm giảm các khoản phải thu của khách hàng nhằm hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. Mặt 56
  61. khác, Công ty cũng cần chú ý đến giải quyết bổ sung lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý để giảm tránh trường hợp thiếu hàng khi có khách hàng thuê hàng với khối lượng lớn. Hàng tồn kho chiểm tỷ trọng khá lớn trong các khoản phải thu trong thời gian tới, năm 2015 tỷ trọng hàng tồn kho là 58,92% và có xu hướng giảm sang năm 2016 là 57,93% và năm 2017 là 54,48%. Cho thấy công ty đang có những biện pháp giảm dần tỷ trọng hàng tồn kho để tránh lưu đọng hàng tồn. Qua phân tích ta thấy khả năng toanh toán của Công ty trong ba năm không được tốt, chỉ số này ngày càng giảm đi cho đến năm 2017 hệ số này giảm xuống chỉ đáp ứng được khoảng 77% nhu cầu thanh toán. Nguyên nhân là do khoản vay và nợ ngắn hạn tăng nhanh làm cho nhu cầu thanh toán tăng lên mà khả năng thanh toán của Công ty còn chậm. Do vậy, lãnh đạo Công ty phải có biện pháp tăng khả năng thanh toán trong thời gian tới. Hệ số khả năng thanh toán ngay của Công ty đều tăng nhanh qua 3 năm nhưng đều lớn hơn 1 điều này cho thấy Công ty sẽ không gặp khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ này. Hệ số thanh toán thời gian tới của Công ty tăng giảm không đều qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 93,51%. Năm 2016 tăng 16,6% so với năm 2015. Năm 2017 giảm xuống còn 25% so với năm 2016. Như vậy nhu cầu thanh toán trong thời gian tới tăng với tốc độ phát triển bình quân là 131,54% nhưng khoản này tăng là do vay và nợ dài hạn tăng. Khả năng thanh toán trong thời gian tới cũng tăng với tốc độ phát triển bình quân là 122,41%. Tốc tộ tăng của khả năng thanh toán trong thời gian tới lại nhỏ hơn nhu cầu thanh toán thời gian tới điều đó cho thấy Công ty vẫn có khả năng thanh toán trong thời gian tới nhưng khả năng thanh toán này đang giảm đi. Qua phân tích cho ta thấy Công ty có khả năng thanh toán công nợ nhưng lại đang có nguy cơ không đảm bảo vì khả năng này đang có xu hướng giảm qua các năm.Công ty chưa đáp ứng được các khoản phải thanh toán ngay, hệ số thanh toán thời gian tới lại đang có xu hướng giảm. Công ty cần 57
  62. có những biện pháp thích hợp để cân đối nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán. 3.10. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao tình hình tài chính của công ty TNHH- phát triển Đức Minh Hòa Bình 3.10.1.Những mặt đạt được - Với nền kinh tế như hiện nay mặc dù hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn đứng vững và đang có những bước đi phù hợp. Các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và nền kinh tế đang gặp khó khăn nhưng Công ty vẫn thực hiện khá tốt chiến lược mở rộng thị trường sang lĩnh vực kinh doanh khác có hiệu quả cao và tạo nhiều uy tín với khách hàng. - Doanh thu của Công ty ngày càng tăng cao, cả tài sản và nguồn vốn đều tăng nhanh. Quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. - Lợi nhuận đạt được ngày càng tăng cao do lượng khách đặt hàng nhiều hơn và Công ty đã có những bước đi đúng đắn khi mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Lượng tài sản cố định và đầu tư dài hạn ngày càng được bố trí hợp lý hơn với tốc độ phát triển bình quân đạt 127,7% đã góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty lên rất nhiều. - Tài sản lưu động khác là nguồn thu lợi nhuận chính của Công ty thông qua việc buôn bán và vận chuyển như bán gà, lợn, thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm . Do ngày càng tạo được nhiều uy tín và sự tin tưởng cho bạn hàng trên thị trường nên Công ty ngày càng nhận được nhiều hợp đồng bán hàng hơn. Do vậy doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên. 3.10.2. Những mặt còn hạn chế -Lợi nhuận của công ty bị giảm rất nhiều do các yếu tố như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh. Và chi phí quản lý tài chính của Công ty còn cao đặc biệt là năm 2016 với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 348,11%. Khi mở rộng quy mô kinh doanh thì tăng chi phí là một điều không thể tránh khỏi nhưng với lượng tăng lớn như vậy sẽ là cho lợi nhuận Công ty sẽ giảm 58
  63. đi một khoản rất lớn. Công ty cần lưu ý về các khoản chi của mình để doanh nghiệp làm ăn có lãi, để tránh rơi vào tình trạng phá sản. - Khoản phải thu của khách hàng quá lớn nghĩa là Công ty đang bị đơn vị khác chiếm dụng vốn. Nếu không thu hồi nhanh chóng các khoản nợ này thì Công ty sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn để kinh doanh và phải đi chiếm dụng vốn từ các nguồn khác. - Sự tăng lên của tổng nguồn vốn chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản nợ dài hạn điều này chứng tỏ Công ty đi chiếm dụng vốn ở bên ngoài nhiều, đây sẽ là một bất lợi cho Công ty vì hiện nay chi phí sử dụng vốn vay khá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận, giảm khả năng độc lập tự chủ về vốn của mình. Bên cạnh đó, các khoản phải thu khá cao mà Công ty vẫn chưa thu hồi được điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của Công ty. -Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty đều lớn hơn 0. Điều này có nghĩa là các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn. Nguồn vốn ngắn hạn mà DN có được từ bên ngoài không đủ để bù đắp cho hàng tồn kho và các khoản phải thu, DN phải dung nguồn vốn dài hạn để trang trải cho phần còn thiếu. Nhu cầu vốn lưu động tăng giảm không đều qua ba năm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 139%. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao làm cho vòng vay vốn lưu động vẫn còn chậm, kỳ luân chuyển vốn vẫn dài. - Các khoản phải thu, phải trả của Công ty vẫn còn quá lớn. Đặc biệt là khoản nợ phải trả lớn hơn khoản phải thu là 99,97% đây là gánh nặng lớn của Công ty. Nếu Công ty làm ăn có hiệu quả thì lợi nhuận lớn thu được sẽ trang trải được nợ nần, nhưng nếu lợi nhuận thu được không cao thì có thể Công ty sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ do không đủ khả năng thanh toán. - Thông qua phân tích khả năng thanh toán ta thấy nhìn chung khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán tạm thời của là tương đối tốt nhưng đầu tư thừa tài sản lưu động. Dựa vào đặc thù kinh doanh của Công ty ta thấy tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản lưu động nên 2 hệ số thanh toán 59