Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_tnhh_dau.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Trần Minh Phương Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Nga HẢI PHÒNG - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM PHÁT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Trần Minh Phương Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Nga HẢI PHÒNG - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Trần Minh Phương Mã SV: 1112404030 Lớp: QT1501T Ngành: Tài chính ngân hàng Tên đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Cơ sở lý luận chung về tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp. - Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. - Đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. - Bảng cân đối kế toán năm 2015, 2016 của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016 của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát.
- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Phạm Thị Nga Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. Người hướng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 11 tháng 8 năm 2017 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 03 tháng 11 năm 2017 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2017 Hiệu trưởng GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2017 Cán bộ hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 1.1. Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp 2 1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp 2 1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 2 1.2. Những vấn đề cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp 3 1.2.1. Khái niệm 3 1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 4 1.2.3. Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp 4 1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1.2.5. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.3.1. Phương pháp so sánh 6 1.3.1.1. Tiêu chuẩn so sánh 7 1.3.1.2. Điều kiện so sánh 7 1.3.1.3. Kỹ thuật so sánh 7 1.3.1.4. Hình thức so sánh 7 1.3.2. Phương pháp phân tích tỉ lệ 8 1.3.3. Phương pháp Dupont 8 1.3.4. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 10 1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 10 1.4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán 10 1.4.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh 12 1.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp 14 1.4.2.1. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán 14 1.4.2.2. Nhóm chỉ số cơ cấu vốn và tình hình đầu tư 15
- 1.4.2.3. Nhóm chỉ số hoạt động 16 1.4.2.4. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời 18 1.4.2.5. Đẳng thức Dupont 1 19 1.4.2.6. Đẳng thức Dupont 2 19 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM PHÁT 20 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát 20 2.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty 20 2.1.2. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 20 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 21 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 21 2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát 22 2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty 23 2.2.1.1. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty 23 2.2.1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty 27 2.2.2. Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 29 2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty 31 2.2.3.1. Các hệ số khả năng thanh toán 31 2.2.3.2. Các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình đầu tư 33 2.2.3.3. Phân tích các chỉ số hoạt động 35 2.2.3.4. Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời 37 2.2.4. Phương trình Dupont 39 2.2.4.1. Đẳng thức thứ nhất 39 2.2.4.2. Đẳng thức thứ hai 40 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM PHÁT 43 3.1. Định hướng chung của doanh nghiệp trong tương lai 43
- 3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát 44 3.2.1. Giảm khoản phải thu 44 3.2.1.1. Cơ sở thực hiện biện pháp 44 3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp 44 3.2.1.3. Kết quả thực hiện biện pháp 47 3.2.2. Giảm chi phí quản lý kinh doanh 48 KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Phân tích cơ cấu tài sản 11 Bảng 2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn 12 Bảng 3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 13 Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng tài sản 24 Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn 28 Bảng 2.3: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 30 Bảng 2.4: Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán 32 Bảng 2.5: Phân tích các hệ số về cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình đầu tư 34 Bảng 2.6: Phân tích các chỉ số về hoạt động 36 Bảng 2.7: Phân tích các chỉ số sinh lời 38 Bảng 2.8: Tổng hợp các chỉ số tài chính 41 Bảng 3.1: Bảng cơ cấu các khoản phải thu 44 Bảng 3.2: Lãi suất chiết khấu thanh toán trước thời hạn dự kiến 45 Bảng 3.3: Mức thưởng dự kiến cho tổ công tác thu nợ 45 Bảng 3.4: Bảng dự kiến số nợ sẽ thu hồi 45 Bảng 3.5 : Bảng tổng hợp các chi phí dự kiến khi thực hiện biện pháp 46 Bảng 3.6: Bảng các chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp 47
- LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với đó, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cũng được mở rộng, sự cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hay kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính sẽ cho ta biết những điểm mạnh và yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp, kết hợp với kiến thức lý luận đã được học tại trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát, cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Th.s Phạm Thị Nga, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát” làm chuyên đề khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung về tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương II: Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. Chương III: Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. Vì thời gian nghiên cứu làm khóa luận có hạn, cùng với kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Minh Phương 1
- CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn. Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm: - Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước: Mối quan hệ kinh tế này được thể hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo quy định và ngược lại nhà nước cũng có sự tài trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của mình. - Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường: Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là các mối quan hệ kinh tế đều được thực thi thông qua hệ thống thị trường. Thị trường hàng hóa tiêu dùng, thị trường hàng hóa tư liệu sản xuất, thị trường tài chính và do đó, với tư cách là người kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường, các doanh nghiệp vừa là người mua các yếu tố của hoạt động kinh doanh, người bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, đồng thời vừa là người tham gia huy động và mua bán các nguồn tài chính nhàn rỗi của xã hội. - Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp gồm: Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong việc tạm ứng, thanh toán. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, lãi cổ phần - Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hòa vốn giữa các đơn vị trực thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, với tổng công ty. 1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp - Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất: Để có đủ 2
- vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp – đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh khắc nghiệt theo cơ chế thị trường. - Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên vật liệu để tiếp chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần. Chức năng phân phối tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với các quy luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động tới năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội. - Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính, chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hóa tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Những vấn đề cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu. 3
- Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính ‘‘biết nói‘‘ để người sử dụng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những người quản lý doanh nghiệp đó. 1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm. Chính điều đó tạo nên điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính. 1.2.3. Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp - Chức năng đánh giá: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch, các luồng vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và diễn ra như thế nào, nó tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố mang tính môi trường, có yếu tố bên trong, có yếu tố bên ngoài cụ thể là những yếu tố nào, tác động đến sự vận động và chuyển dịch ra sao, gần với mục tiêu hay ngày càng xa rời mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, có phù hợp với cơ chế chính sách và pháp luật hay không là những vấn đề phân tích tài chính doanh nghiệp đưa ra câu trả lời. - Chức năng dự đoán: Mọi quyết định của con người đều hướng vào thực hiện những mục tiêu nhất định. Mục tiêu là đích hướng tới bằng những hành động cụ thể trong tương lai. Những mục tiêu này có thể là ngắn hạn có thể là mục tiêu dài hạn. Nhưng nếu liên quan đến đời sống kinh tế của doanh nghiệp thì cần nhận thấy tiềm lực tài chính, diễn biến luồng dịch chuyển giá trị, sự vận động của vốn hoạt động của vốn trong tương lai của doanh nghiệp. Những quyết định và hành động trong tương lai phụ thuộc vào diến biến kinh tế xã hội và hoạt 4
- động của doanh nghiệp sẽ diễn ra trong tương lai. Bản thân doanh nghiệp cho dù giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển thì các hoạt động cũng đều hướng tới mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này được hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng như những diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nước, ngành nghề và các doanh nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tương lai. Vì vậy, để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng được mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm cần thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. - Chức năng điều chỉnh: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động. Hệ thống các quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau, rất đa dạng, phong phú và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính đó sẽ là bình thường nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống diễn ra bình thường và đó là sự kết hợp hài hòa các mối quan hệ. Tuy nhiên, những mối quan hệ kinh tế ngoại sinh, bản thân doanh nghiệp cũng như các đối tương quan tâm không thể kiểm soát và chi phối toàn bộ. Vì vậy, để kết hợp hài hòa các mối quan hệ, doanh nghiệp, các đối tượng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh. 1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là sử dụng một tập hợp các khái niệm phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt sự phát triển của doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thi trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết. Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau: Đối với nhà quản trị: Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để 5
- định hướng các quyết định của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính, dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý. Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu – lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không? Đối với người cho vay: Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào? Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. 1.2.5. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp - Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn. - Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước. - Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn. - Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp dộng viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi phổ biến nhất trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. 6
- 1.3.1.1. Tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh là những chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm gốc so sánh. Gốc so sánh được xác định tùy thuộc vào mục đích phân tích. Khi tiến hành so sánh cần có từ hai đại lượng trở lên và các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được. 1.3.1.2. Điều kiện so sánh So sánh theo thời gian: đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. So sánh theo không gian: tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. 1.3.1.3. Kỹ thuật so sánh Thường sử dụng so sánh bằng số tương đối, số tuyệt đối và so sánh số bình quân: - So sánh số tuyệt đối để thấy sự biến động quy mô hoặc khối lượng về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. So sánh tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu. - So sánh số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng giảm bao nhiêu %. So sánh số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển va mức độ phổ biến của chỉ tiêu phân tích. - So sánh số bình quân biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Từ đó cho thấy sự biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích, mối quan hệ tỉ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau, biểu hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. 1.3.1.4. Hình thức so sánh Qua trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể được thực hiện theo hình thức sau: So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tương quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành. So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau. 7
- 1.3.2. Phương pháp phân tích tỉ lệ Phương pháp phân tích tỉ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỉ lệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỉ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỉ lệ tham chiếu.Phương pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thoongd hàng loạt các tỉ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp các tỉ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhìn chung có 4 nhóm sau: - Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán - Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư - Nhóm chỉ số về hoạt động - Nhóm chỉ số khả năng sinh lời 1.3.3. Phương pháp Dupont Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên thường được gọi là phương trình Dupont. Phương pháp phân tích Dupont cho thấy tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính cụ thể là tỷ số hoạt động và doanh lợi để xác định khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư. Đây là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Hệ số quay vòng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Qua phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. 1.3.4. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp gồm hai nguồn cơ bản là thông tin từ hệ thống kế toán và thông tin từ bên ngoài hệ thống kế toán. Thông tin từ hệ thống kế toán: chủ yếu bao gồm các báo cáo tài chính và một số tài liệu sổ sách kế toán như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo chi tiết về chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, báo cáo chi tiết về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo tài chính gồm 4 loại: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 8
- - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Thông tin từ bên ngoài hệ thống kế toán: được sử dụng để phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh cũng như các chính sách của doanh nghiệp tác động tới tình hình tài chính như thế nào. Nguồn thông tin này giúp các kết luận trong báo cáo tài chính có thuyết phục cao hơn. Các thông tin này chia thành ba nhóm: thông tin chung về tình hình kinh tế, thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp và thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin chung về tình hình kinh tế: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố thuộc môi trường vĩ mô nên phân tích tài chính cần đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và khu vực. Các thông tin phản ánh tình hình chung về kinh tế tại một thời kỳ nhất định có liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những thông tin quan trọng cần xem xét. Những thông tin cần quan tâm gồm: + Thông tin về tăng trưởng hay suy thoái kinh tế, đặc biệt với phạm vi trong nước và khu vực. + Các chính sách kinh tế lớn của nhà nước, chính sách chính trị, ngoại giao, pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, có liên quan. + Thông tin về tỷ lệ lạm phát. + Thông tin về tỷ lệ lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái. + Thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp. + Trong phạm vi ngành cần xem xét sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động và đặc điểm chung của ngành kinh doanh. Những thông tin liên quan đến ngành cần quan tâm gồm: + Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành. + Quy mô thị trường và triển vọng của ngành. + Tính chất cạnh tranh của thị trường, mối liên hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng. + Nguy cơ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Các vấn đề trên sẽ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tàu chính của doanh nghiệp như khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn, cơ cấu vốn, Do vậy thông tin về ngành kinh doanh là rất quan trọng. Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng trong chiến lược kinh doanh và tổ chức hoạt động nên để đánh 9
- giá chính xác tình hình tài chính, người phân tích cần nghiên cứu các đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: + Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. + Chính sách tài chính, tín dụng của doanh nghiệp. + Đặc điểm công nghệ và chính sách đầu tư của doanh nghiệp. + Đặc điểm luân chuyển vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh. + Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh. + Mối liên hệ giũa doanh nghiệp và ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng với các đối tượng khác. 1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1.4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, trước hết cần phải tiến hành so sánh số nguồn vốn giữa thời điểm cuối năm và đầu năm. Bằng cách này sẽ thấy được quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Phân tích qua bảng cân đối kế toán là việc rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh khi tiến hành cần đạt được các yêu cầu sau: - Xem xét và bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh xem đã phù hợp chưa. Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kỳ và cuối kỳ. - Xem xét hoạt động tài sản của doanh nghiệp tăng lên hay giảm đi, phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng vốn như thế nào trong việc đầu tư TSCĐ, dự trữ hàng tồn kho nhưng đồng thời phải so sánh lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng thể hiện qua khoản phải thu cuối năm. - Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải tính ra và so sánh chỉ tiêu hệ số tự tài trợ. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = Tổng nguồn vốn Hệ số tự tài trợ càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp càng độc lập về mặt tài chính, tức là tài sản của doanh nghiệp phần lớn được đầu tư bằng vốn chủ của mình và ngược lại, nếu hệ số tự tài trợ thấp thì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn đi vay và vốn doanh nghiệp chiếm dụng được. Vì vậy cần 10
- phải xem xét và xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp, đem lại hiệu quả cao nhất, giúp doanh nghiệp có thể phát triển và vượt qua những khó khăn. * Cơ cấu tài sản: Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích nhìn về quá khứ tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh nghiệp. Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản và từng loại tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động và mức độ hợp lý của việc phân bổ. Bảng 1: Phân tích cơ cấu tài sản Số Số cuối Số tương Số tuyệt Chỉ tiêu đầu kỳ kỳ đối đối A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I.Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I.Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác * Cơ cấu nguồn vốn: Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, 11
- khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không ? Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người phân tích sự thay đổi của nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như việc phân tích cơ cấu tài sản . Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động, mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng 2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn Số đầu Số cuối Số tương Số tuyệt Chỉ tiêu kỳ kỳ đối đối A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua tả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 5. Phải trả người lao động 9. Các khoản phải, trả phải nộp khác II. Nợ dài hạn 4. Vay và nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.4.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các nhà 12
- quản lý có thể đánh giá được chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả kinh doanh, ngoài việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về kết quả kinh doanh hiện hành với quá khứ, nhà phân tích còn phải sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh cho phù hợp. - Về kết quả kinh doanh: so sánh tăng giảm lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác. Riêng hoạt động từ sản xuất kinh doanh ta cần xem xét cả tốc độ tăng giảm doanh thu thuần, so sánh tốc độ tăng giảm doanh thu so với tăng giảm chi phí. Tổng nguồn vốn có thể tăng, giảm do nhiều nguyên nhân nên chưa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp được. Vì thế, cần phải đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác có liên quan. Bảng 3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm Năm Chênh Chỉ tiêu nay trước lệch 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí hoạt động tài chính Trong đó : chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 13
- 1.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa diễn tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy người phân tích còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính và coi các chỉ tiêu tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. 1.4.2.1. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc chủ yếu vào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tốt doanh nghiệp sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ kéo dài. Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính. + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng nợ phải trả Là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý, sử dụng với tổng nợ phải trả của doanh nghiệp có mấy đồng giá trị tài sản để đảm bảo. Nếu trị số lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp tốt. Song nếu quá lớn thì không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng. Trị số bằng 3 là giá trị hợp lý nhất. Nếu trị số nhỏ hơn 1 và tiến dần tới 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp. Vốn chủ của doanh nghiệp đang giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là tiền mặt và các dạng tài sản có tính thanh khoản cao (dễ chuyển thành tiền). Nợ ngắn hạn là những khoản nợ cần phải thanh toán trong thời gian ngắn. Một doanh nghiệp sáng suốt cần phải duy trì đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chính là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Nhà nước với tổng số tài sản ngắn hạn hiện có. Nếu chỉ tiêu 14
- này xấp xỉ bằng 1 thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao và tình hình tài chính là bình thường hay khả quan và ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là thấp. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tài sản lưu động − Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn không phải lúc nào cũng dễ dàng chuyển đổi thành tiền, khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều nếu giá trị hàng hóa tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và nhiều khả năng không thể bán lấy tiền mặt hoặc tỷ lệ khoản phải thu cao. Do đó, để kiểm tra khả năng thanh toán một cách chặt chẽ hơn, các nhà phân tích thường dùng chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh. Chỉ tiêu này cho biết với số vốn bằng tiền hiện có và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 thì doanh nghiệp được coi là đủ khả năng thanh toán. Nếu trị số này nhỏ, thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. + Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = Lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận trước thuế trừ đi lãi vay. So sánh nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả cho biết khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp. Khả năng trả lãi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng sinh lời và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. 1.4.2.2. Nhóm chỉ số cơ cấu vốn và tình hình đầu tư Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý. Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư vì vậy nghiên cứu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tài trợ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. * Hệ số nợ: - Hệ số này cho biết trong tổng vốn sử dụng của doanh nghiệp thì nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần. Nếu trong tổng vốn của doanh nghiệp có quá nhiều vốn đi vay và vốn chiếm dụng thì chứng tỏ doanh nghiệp bị phụ thuộc nguồn tài chính từ bên ngoài và ngược lại nếu trong tổng vốn của doanh nghiệp nợ phải trả 15
- chiếm tỷ trọng nhỏ thì doanh nghiệp chủ yếu sử dụng vốn chủ đề kinh doanh và có mức độ độc lập tài chính cao. Tuy nhiên muốn biết hệ số này cao hay thấp phải so sánh với hệ số nợ bình quân ngành. - Hệ số nợ (Hv): Nợ phải trả Hệ số nợ(Hv) = = 1 − Hc Tổng nguồn vốn * Hệ số vốn chủ: - Hệ số này cho biết mức độ tự tài trợ vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hệ số càng cao thì doanh nghiệp càng độc lập về mặt tài chính. - Hệ số vốn chủ (Hc): Vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ(Hc) = = 1 − Hv Tổng nguồn vốn * Hệ số đảm bảo nợ: Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, nó cho biết của trong một đồng vốn nợ thì có mấy đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo. Vốn chủ sở hữu Hệ số đảm bảo nợ = Nợ phải trả * Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn phản ánh việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng vốn bình quân, một đồng vốn bình quân thì dành ra bao nhiêu đồng để đầu tư vào tài sản cố định. TSDH Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn = Tổng tài sản * Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn: TSNH Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = Tổng tài sản = 1 − tỷ suất đầu tư vào TSDH 1.4.2.3. Nhóm chỉ số hoạt động Các chỉ số này dùng để đo hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. - Vòng quay khoản phải thu: Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân 16
- Số vòng quay khoản phải thu càng cao thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh. Tỷ số vòng quay khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. - Kỳ thu tiền: Số ngày trong kỳ (360) Kỳ thu tiền = Vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền cho biết: Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi được các khoản phải thu cần một thời gian bao nhiêu. Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Số ngày quy định bán chịu cho khách lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời gian. - Vòng quay hàng tồn kho : Giá vốn hàng bán Vòng qua hàng tồn kho = Hàng tồn kho BQ - Kỳ luân chuyển hàng tồn kho: Số ngày trong kỳ (360) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh. Tuy nhiên, nếu quá cao lại thể hiện sự bất ổn trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp cung cấp cho khách hàng, gây mất uy tín công ty. - Vòng quay vốn lưu động trong kỳ: Doanh thu thuần Vòng quay VLĐ = Vốn lưu động BQ trong kỳ Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Hay nói cách khác, Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động phản ánh trong một năm vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng vốn lưu động bình quân trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt. - Hiệu suất sử dụng của VCĐ: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng của VCĐ = Vốn cố định BQ trong kỳ 17
- Chỉ tiêu cho biết một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.Hiệu suất càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng hiệu quả và ngược lại hiệu suất càng thấp thì doanh nghiệp sử dụng vốn cố định không hiệu quả. - Vòng quay tổng vốn: Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Tổng vốn BQ trong kỳ Nếu số vòng quay toàn bộ vốn càng lớn thì số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn của Công ty càng nhanh. Điều này tạo điều kiện giúp Công ty hạn chế bớt vốn dự trữ cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu số vòng quay toàn bộ vốn càng nhỏ hoặc số ngày một vòng quay càng lớn thì khả năng thu hồi vốn của Công ty càng chậm, dẫn đến việc Công ty bị chiếm dụng, khó thu hồi vốn và khó có điều kiện tích lũy. 1.4.2.4. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời Các chỉ tiêu sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.Ngoài ra các chỉ số này được các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó là cơ sở để hoạch định các chính sách tài chính trong tương lai. * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên DTT = DTT Chỉ tiêu cho biết trong 1 đồng DTT có bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DTT = DTT Chỉ tiêu cho biết trong 1đồng DTT có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. * Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA): Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản BQ Cho chúng ta biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. * Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu 18
- 1.4.2.5. Đẳng thức Dupont 1 Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu ROA = = x Tổng tài sản BQ Doanh thu Tổng tài sản BQ = ROS x Vòng quay tổng tài sản Phương trình cho thấy ROA phụ thuộc vào 2 nhân tố là thu nhập của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu là bao nhiêu và một đồng tài sản thì tạo ra mấy đồng doanh thu. Có 2 hướng để tăng ROA là tăng ROS hoặc tăng vòng quay tổng tài sản. + Muốn tăng ROS thì cần phải tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng bán hàng. + Muốn tăng vòng quay tổng tài sản thì cần tăng doanh thu bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng. 1.4.2.6. Đẳng thức Dupont 2 Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản BQ ROE = = x Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản BQ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản BQ 1 = ROA x = ROA x Vốn chủ sở hữu 1 − Hv Sự phân tích ROE cho thấy rằng khi tỉ số nợ tăng lên thì ROE cũng cao hơn, tỉ lệ nợ sẽ khuếch trương một hệ quả lợi nhuận là: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ rất cao và ngược lại, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì sẽ thua lỗ nặng. Có 2 hướng để tăng ROE là tăng ROA và tăng tỉ số Tổng tài sản BQ/ Vốn chủ sở hữu: + Muốn tăng ROA làm theo như đẳng thức Dupont 1 + Muốn tăng tỉ số Tổng tài sản BQ/ Vốn chủ sở hữu thì cần giảm vốn chủ tăng tỉ số nợ. Đẳng thức này cho thấy nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao. Tuy nhiên tỉ số nợ tăng thì rủi ro tài chính sẽ tăng. 19
- CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM PHÁT 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát 2.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM PHÁT Tên tiếng Anh: HOANG NAM PHAT TRADING INVESTMENT CO.,LTD Địa chỉ trụ sở chính : Số 718 Lô 22 Lê Hồng Phong, Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng Điện thoại: 0225.3721339 Mã số thuế : 0201570105 Trong những năm gần dây, nước ta càng ngày càng phát triển, dời sống người dân được cải thiện, do vậy nhu cầu ngày càng cao, nắm bắt được thời cơ đó đầu năm 2014 bà Nguyễn Thị Minh Phượng đã quyết định thành lâp công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là 5.000.000.000 đồng. 2.1.2. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Ngành nghề kinh doanh chủ yếu mà công ty chọn là bán buôn bột giấy, hóa chất thông thường, phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại. Sau một thời gian kinh doanh có lãi công ty quết định mở rộng kinh doanh thêm một số lĩnh vực khác : Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nội địa, ven biển và viễn dương. Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, lò sưởi, điều hòa không khí và một số hệ thống xây dựng khác. Đại lý ô tô và xe có động cơ. 20
- 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty - Nhiệm vụ của công ty là cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao và đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên niềm tin cho các doanh nghiệp và cá nhân đồng hành cùng công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. - Tầm nhìn của công ty là trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh sản phẩm kim loại. - Hướng tới sự phát triển bền vững, Công ty hiểu việc xây dựng và giữ gìn các giá trị cốt lõi là yếu tố cần thiết và niềm tin lâu dài của công ty. Hoàng Nam Phát chọn cho mình một lối đi riêng, chuyên biệt không chạy theo xu hướng thị trường mà “Định hướng vào khách hàng” thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Trong công ty việc tổ chức quản lý luôn đóng vai trò quan trọng, viêc tổ chức một cách khoa học rất cần thiết, vì nó giúp cho việc kinh doanh của công ty đạt kết quả cao, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Hệ thống công ty gồm 4 phòng ban chính là phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh, bộ phận giao nhận vận tải. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Giám đốc P.Tổ chức hành P.Kế toán tài Bộ phận giao P.Kinh doanh chính chính nhận vận tải * Giám đốc: Người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, giải quyết mọi vấn đề liên quan đên mục đích, quyền hạn của công ty. Tr•ëng phßng KÕ to¸n * Phòng Tổ chức hành chính: hµnh chÝnh, tr•ëng nh©n sù - Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác Tổ chức - hành chính của công ty. - Xây dựng phương pháp trả lương, tổ chức đào tạo, thi đua – khen thưởng, đề bạt thay đổi nhân sự của bộ phận. 21 Hµnh Lµm KÕ
- - Xây dựng các văn bản về nội quy công ty, chính sách tuyển dụng nhân sự. * Phòng Kế toán Tài chính: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác tài chính; - Công tác kế toán tài vụ; - Công tác kiểm toán nội bộ; - Công tác quản lý tài sản; - Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; - Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty; * Phòng Kinh Doanh: Tham mưu, đề xuất cho Tổng Giám Đốc trong việc kinh doanh, tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty. * Bộ phận giao nhận vận tải: Tiếp nhận và chuyển giao hàng hóa cho các phòng ban. 2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát Trong các doanh nghiệp thì hoạt động tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Tình hình tài chính của công ty có tốt thì công ty đó mới có khả năng phát triển tốt, vì hoạt động tài chính liên quan đến một loạt các vấn đề như: Vốn, tài sản, việc vay nợ, tình hình doanh thu, tốc độ thanh toán, lợi nhuận của công ty Vì vậy, một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động kinh doanh thì yếu tố trước tiên là cần phải có vốn, khi đó doanh nghiệp có thể thuê đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, lao động. Ngoài ra việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích hoạt động tài chính là cơ sở quan trọng giúp cho nhà quản trị xác định được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các chiến lược thích hợp hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời nó còn giúp cho các đối tượng khác thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Nội dung phân tích tài chính hiện nay tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát gồm các nhóm chỉ tiêu tài chính: - Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp: Tài sản cố định và tài sản lưu động. - Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp: 22
- Vốn vay, vốn chủ sở hữu, vốn ngắn hạn, vốn trung hạn, - Phân tích và đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn để đánh giá tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn, đánh giá việc phân bổ tài sản, nguồn vốn của Công ty đã hợp lý chưa, cơ cấu đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh đồng thời đánh giá được khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của Công ty. Trên cơ sở số liệu của bảng cân đối kế toán qua các năm 2015 và năm 2016, Công ty đã tính ra và so sánh giữa kì phân tích và kì gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản và tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn. 2.2.1.1. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty 23
- Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng tài sản Đơn vị : đồng Chênh lệch Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2016/2015 CHỈ TIÊU 2015/2014 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Δ % Δ % I. Tài sản ngắn hạn 1.731.821.055 97,61 2.084.131.638 98,42 6.286.974.906 99,53 352.310.583 20,34 4.202.843.268 201,66 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.700.087.827 95,82 2.054.205.833 97,01 2.872.982.125 45,48 354.118.006 20,83 818.776.292 39,86 2. Các khoản phải thu ngắn hạn - - - - 3.072.362.725 48,38 - - 3.072.362.725 100 3. Hàng tồn kho - - - - - - - - - - 4. Tài sản ngắn hạn khác 31.733.228 1,79 29.925.805 1,41 341.630.056 5,38 (1.807.423) (5,70) 311.704.251 1.041,59 II. Tài sản dài hạn 42.483.636 2,39 33.380.000 1,58 30.000.000 0,47 (9.103.636) (21,43) (3.380.000) (10,13) 1. Tài sản cố định 42.483.636 2,39 33.380.000 1,58 30.000.000 0,47 (9.103.636) (21,43) (3.380.000) (10,13) 2. Tài sản dài hạn khác - - - - - - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.774.304.691 100 2.117.511.638 100 6.316.974.906 100 343.206.947 19,34 4.199.463.268 199,90 ( Nguồn: Phòng Kế toán tài chính ) 24
- Nhận xét: Qua bảng phân tích cơ cấu sử dụng tài sản trên,ta có thể chỉ ra rằng tổng tài sản có xu hướng tăng năm 2015/2014 là 343.206.974 đồng tương ứng với tỷ lệ 19,34%, năm 2016/2015 tăng số tiền là 4.199.463.268 đồng tương ứng với tỷ lệ 199,90%. Đây là mức tăng lớn, tuy nhiên chưa thể đưa ra kết luận là việc tăng này tốt hay là xấu. Vì vậy chúng ta cần xem xét do đâu tài sản tăng và việc tăng này ảnh hưởng như thế nào đối với Công ty. Về tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 352.310.583 đồng tương ứng với tỷ lệ 20,34%, năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 4.202.843.268 đồng tương ứng với tỷ lệ 201,66%. Nguyên nhân gây ra sự biến động tăng của tài sản ngắn hạn là do sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền,các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác; mặc dù hàng tồn kho giảm. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 354.118.006 đồng tương ứng với tỷ lệ 20,83%, năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 818.776.292 đồng tương ứng với tỷ lệ 39,86%. Điều này là do chính sách tăng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty để cải thiện tình hình thanh toán, khả năng ứng phó với các khoản nợ đến hạn. Nhìn chung đây là một dấu hiệu tốt. Mặt khác còn phải kể đến sự tăng lên đáng kể của các khoản phải thu ngắn hạn, năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 3.072.362.725 đồng tương ứng với tỷ lệ 100%. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ chưa hợp lý, Công ty đang bị chiếm dụng vốn rất nhiều. Trong quá trình kinh doanh, để khuyến khích người mua và gia tăng sự ràng buộc, lòng trung thành của các đại lý, các Công ty thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng. Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách hàng như chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro Đổi lại Công ty cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Công ty cần xem xét đối tượng mà Công ty có thể cho nợ dựa vào những yếu tố sau : - Khối lượng hàng hóa bán chịu cho khách hàng. - Đối với Công ty là kinh doanh mặt hàng xây dựng mang tính thời vụ, trong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn. 25
- - Công ty có ít vốn, sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu bền nên thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của Công ty phụ thuộc vào uy tín của đối tác trên thương trường. Bên cạnh đó, các tài sản ngắn hạn khác năm 2016 so với năm 2015 tăng 311.704.251 đồng, tương đương với tỷ lệ là 1041,59% là do thuế GTGT được khấu trừ năm 2016 tăng so với năm 2015. Trong khi tài sản ngắn hạn chiếm đến 99,53% trong tổng số tài sản thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 48,38%, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 45,48% năm 2016. Điều này cho thấy sự biến động của tài sản ngắn hạn chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của các khoản mục này. Về tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cũng là một yếu tố quan trọng góp phần quan trọng tạo nên sự biến động về tổng giá trị tài sản của Công ty. Năm 2015 so với năm 2014 giảm 9.103.636 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 21,43%. Năm 2016 so với năm 2015 giảm 3.380.000 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 10,13%. Nguyên nhân sự giảm xuống trong hai năm đầu của tài sản dài hạn là do tài sản cố định của Công ty giảm. Tài sản cố định của Công ty năm 2015 so với năm 2014 giảm 9.103.636 đồng tương đương với tỷ lệ giảm 21,43%, năm 2016 so với năm 2015 giảm 3.380.000 đồng tương đương với tỷ lệ giảm 10,13%. Có thể nói, tài sản dài hạn của Công ty hoàn toàn là tài sản cố định. Trên thực tế, Công ty vẫn tiếp tục đầu tư tài sản cố định qua các năm nhưng mức độ đầu tư tài sản cố định năm 2016 không lớn, nhưng do giá trị hao mòn lũy kế tăng nên tài sản cố định của công ty giảm. Trong tương lai, đi đôi với việc đầu tư, huy động vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tài sản dài hạn hay cũng chính là tài sản cố định cũng phải được đầu tư tương ứng. Việc phân tích tình hình tài sản theo chiều ngang chỉ cho ta thấy sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm mà chưa thấy được tỷ trọng tăng lên hay giảm đi của các chỉ tiêu chiếm trong tổng tài sản. Do vây, để phân tích kỹ hơn về cơ cấu tài sản ta cần phải phân tích tài sản theo chiều dọc. Qua đó ta thấy được trong tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn. Cụ thể, năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm 97,61% và tài sản dài hạn chiếm 2,39%. 26
- Năm 2015 tài sản ngắn hạn chiếm 98,42%, tài sản dài hạn chiếm 1,58% trong tổng tài sản. Đến năm 2016, tài sản ngắn hạn chiếm 99,53% và tài sản dài hạn chiếm 0,47%. Năm 2016 tài sản ngắn hạn tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu tài sản. 2.2.1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty 27
- Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn Đơn vị : đồng Chênh lệch Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2016/2015 CHỈ TIÊU 2015/2014 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Δ % Δ % I. Nợ phải trả - - 364.334.446 17,21 4.456.532.047 70,55 364.334.446 100 4.092.197.601 1.123,20 1. Nợ ngắn hạn - - 364.334.446 17,21 4.456.532.047 70,55 364.334.446 100 4.092.197.601 1.123,20 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.774.304.691 100 1.753.177.192 82,79 1.860.442.859 29,45 (21.127.499) (1.19) 107.265.667 6,12 1. Vốn chủ sở hữu 1.774.304.691 100 1.753.177.192 82,79 1.860.442.859 29,45 (21.127.499) (1.19) 107.265.667 6,12 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.774.304.691 100 2.117.511.638 100 6.316.974.906 100 343.206.947 19,34 4.199.463.268 198,32 ( Nguồn: Phòng Kế toán tài chính ) 28
- Nhận xét: Dựa vào bảng phân tích cơ cấu sử dụng nguồn vốn trên đây ta thấy được tổng nguồn vốn năm 2015 so với năm 2014 tăng 343.206.974 đồng ( tương đương với tỷ lệ là 19,34%) năm 2016 so với năm 2015 tăng 4.199.463.268 đồng ( tương đương với tỷ lệ 198,32%). Điều này chứng tỏ năm 2016 Công ty đã đầu tư thêm vốn vào hoạt động kinh doanh. Về nợ phải trả: Nợ phải trả của Công ty trong năm 2016 tăng 4.092.197.601 đồng tương ứng với 1123,20% so với năm 2015 chủ yếu la do nợ ngắn hạn tăng. Sở dĩ có mức tăng đột biến như vậy là do chủ trương của Công ty mạnh dạn huy động vốn vay để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Đây có thể coi là dấu hiệu tích cực do Công ty không chiếm dụng được các nguồn vốn khác và phải đi vay ngắn hạn là tăng chi phí tài chính. Về nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2015 so với năm 2014 giảm 21.127.499 đồng tương ứng giảm 1,19%, năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 101.265.667 đồng tương ứng 6,12% chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2016 tăng. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn năm 2016 là 70,55% vốn vay và 29,45% vốn chủ sở hữu. Tuy tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2016 có giảm so với năm 2015 (82,79%) nhưng vẫn chứng tỏ rằng Công ty tự chủ và có tiềm lực về mặt tài chính. 2.2.2. Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 29
- Bảng 2.3: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị : đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % Δ % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp - - 1.560.561.818 100 10.220.475.350 100 8.659.913.532 554,92 dịch vụ 2. Doanh thu thuần về bán hàng và - - 1.560.561.818 100 10.220.475.350 100 8.659.913.532 554,92 cung cấp dịch vụ 3. Giá vốn hàng bán - - 1.419.788.302 90,98 9.667.582.200 94,59 8.247.793.898 580,92 4. Chi phí tài chính - - - - - - - - 5. Chi phí quản lý kinh doanh - - 161.907.188 10,37 982.730.575 9,62 820.823.387 506,97 6. Tổng lợi nhuận kế toán trước - - (21.127.499) (1,35) 134.082.085 1,31 112.954.586 534,63 thuế 7. Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế - - (21.127.499) (1,35) 107.265.668 1,05 86.138.169 407,71 ( Nguồn: Phòng Kế toán tài chính ) 30
- Nhận xét: Căn cứ vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta có thể thấy rằng: Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng so với năm 2015 là 8.659.913.532 đồng tương ứng với tốc độ tăng 554,92%. Việc tăng này chủ yếu là do tăng doanh thu thuần trao đổi dịch vụ dẫn tới tăng doanh thu cung cấp dịch vụ, cụ thể doanh thu thuần của Công ty trong năm 2016 tăng 554,92%. Điều này thể hiện phần nào khả năng tiêu thụ của Công ty năm 2016 tăng lên đáng kể. Giá vốn hàng bán năm 2016 tăng so với năm 2015, tăng số tuyệt đối là 8.247.793.898 đồng, tương đương với tốc độ tăng là 580,92%. Khối lượng tiêu thụ năm 2016 tăng lên làm giá vốn hàng bán tăng lên; tuy nhiên tốc độ tăng giá vốn hàng bán chậm hơn tốc đọ tăng doanh thu thuần. Đồng thời so với năm 2015 tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2016 đã tăng từ 90,98% lên 94,59%. Chi phí quản lý kinh doanh doanh năm 2016 tăng 820.823.387 đồng tương ứng với tốc độ tăng 506,97% do Công ty đã chú trọng đầu tư cho khâu tuyển dụng, đào tạo nhân sự và mua máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả của bộ phận quản lý. Tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu thuần nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu bán hàng nên sự tăng lên của chúng không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ tăng lợi nhuận. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2016 so với năm 2015 tăng 112.954.586 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 534,63%. Như vậy năm 2016, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên. 2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, vì vậy các nhà tài chính còn sử dụng các hệ số tài chính để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính và coi hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của Công ty trong một thời kỳ nhất định. 2.2.3.1. Các hệ số khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của một công ty được đánh giá dựa trên quy mô và khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng luân chuyển nhanh, phù hợp với thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. 31
- Bảng 2.4: Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán Chênh lệch STT CHỈ TIÊU ĐVT 2015 2016 Số tuyệt đối % 1 Tổng tài sản Đồng 2.117.511.638 6.316.974.906 4.199.463.268 198,32 2 Tổng nợ phải trả Đồng 364.334.446 4.456.532.047 4.092.197.601 1.123,20 3 Tài sản ngắn hạn Đồng 2.084.131.638 6.286.974.906 4.202.843.268 201,66 4 Tổng nợ ngắn hạn Đồng 364.334.446 4.456.532.047 4.092.197.601 1.123,20 5 Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 2.054.205.833 2.872.982.125 818.776.292 39,86 6 Lợi nhuận trước thuế Đồng (21.127.499) 134.082.085 112.954.586 534,63 7 Lãi vay phải trả trong kỳ Đồng - - - - 8 Hệ số thanh toán tổng quát H1=(1)/(2) Lần 5,81 1,42 (4,39) (75,56) 9 Hệ số thanh toán ngắn hạn H2=(3)/(4) Lần 5,72 1,41 (4,31) (75,35) 10 Hệ số thanh toán tức thời H3=(5)/(4) Lần 5,64 0,64 (5,00) (88,65) 11 Hệ số thanh toán lãi vay H4=(6)+(7)/(7) Lần - - - - 32
- Nhìn vào bảng ta thấy: - Khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong năm 2016 có giảm so với năm 2015, từ 5,81 lần năm 2015 giảm xuống 1,42 lần năm 2016. Điều này có nghĩa là một đồng vốn vay tại thời điểm năm 2015 được bảo đảm bằng 5,81 đồng tài sản, còn năm 2016 là 1,42 đồng. Ta thấy hệ số thanh toán như trên là tốt, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số này năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 là do trong năm công ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài với tốc độ tăng của vốn vay lớn hơn tốc độ tăng của tài sản. Cụ thể, nợ phải trả năm 2016 so với năm 2015 tăng 4.092.197.601 đồng tương ứng với tốc độ tăng 1123,20%, còn tài sản cũng tăng 4.202.843.268 đồng tương ứng với tốc độ tăng 201,66%. Điều này làm cho khả năng thanh toán tổng quát của công ty giảm đi. - Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty có xu hướng giảm đi. Năm 2015, cứ đi vay 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 5,72 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo, năm 2016 con số này giảm xuống còn 1,41 đồng. Như vậy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2016 đã giảm 4,31 đồng so với năm 2015, nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn năm 2016 tăng 201,66% so với năm 2015 nhưng nợ ngắn hạn lại tăng 1123,20% so với năm 2015. Tuy vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vẫn ở mức khá, đủ khả năng thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. - Hệ số thanh toán tức thời của công ty năm 2016 là 0,64 lần trong khi năm 2015 là 5,64 lần, giảm 5 lần so với năm 2015. Hệ số này thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của doanh nghiệp. Qua phân tích, nhìn chung khả năng thanh toán của Công ty khá tốt qua các năm chứng tỏ công ty ngày càng độc lập về mặt tài chính, tuy nhiên khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty có xu hướng giảm, vì vậy công ty cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp. 2.2.3.2. Các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình đầu tư Cấu trúc tài chính được các nhà quản lý xem xét theo nghĩa rộng, tức là xem xét cả cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ tài sản – nguồn vốn. Bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn , cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. 33
- Bảng 2.5: Phân tích các hệ số về cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình đầu tư Chênh lệch STT CHỈ TIÊU ĐVT 2015 2016 Số tuyệt đối % 1 Tổng nguồn vốn Đồng 2.117.511.638 6.316.974.906 4.199.463.268 198,32 2 Nguồn vốn chủ sở hữu Đồng 1.753.177.192 1.860.442.859 107.265.667 6,12 3 Nợ phải trả Đồng 364.334.446 4.456.532.047 4.092.197.601 1.123,20 4 Tài sản ngắn hạn Đồng 2.084.131.638 6.286.974.906 4.202.843.268 201,66 5 Tài sản dài hạn Đồng 33.380.000 30.000.000 (3.380.000) (10,13) 6 Tổng tài sản Đồng 2.117.511.638 6.316.974.906 4.199.463.268 198,32 7 Hệ số nợ Hv=(3)/(1) Lần 0,17 0,71 0,53 310,03 8 Tỷ suất tự tài trợ Hc=(2)/(1) Lần 0,83 0,29 (0,53) (63,86) Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn 9 Lần 0,02 0,00 (0,02) (100) T1=(5)/(6) Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn 10 Lần 0,98 0,99 0,01 1,02 T2=(4)/(6) Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn 11 Lần 52,52 62,01 9,49 18,07 T3=(2)/(5) 34
- Qua bảng phân tích trên ta thấy: - Hệ số nợ (Hv) là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng mấy đồng vốn đi vay. Nếu như hệ số này càng cao thì tính độc lập về tài chính của doanh nghiệp sẽ càng kém. Ta nhận thấy rằng hệ số nợ của công ty trong hai năm qua có xu hướng tăng từ 0,17 lần lên 0,71 lần, tăng 0,54 lần. Số liệu này cho thấy năm 2015 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,17 đồng vay nợ, còn năm 2016 là 0,71 đồng vay nợ. Điều này cho thấy công ty còn phụ thuộc nhiều vào chủ nợ, chịu sức ép từ các khoản nợ vay và rủi ro tài chính tăng lên, nguyên nhân là do nợ phải trả tăng (1123,20%) với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn (198,32%). - Tỷ suất tự tài trợ (Hc) là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Trong năm 2015 cứ 1 đồng vốn công ty sử dụng thì có 0,83 đồng là vốn chủ sở hữu, sang năm 2016 thì giảm đi còn 0,29 đồng là vốn chủ sở hữu. Kết quả này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty có xu hướng giảm, tuy nhiên cũng cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của Công ty khá cao. - Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn (T1) sẽ cho biết việc bố trí cơ cấu tài sản của Công ty, phản ánh tình hình tang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tỷ suất này ở cả hai năm đều khá thấp, cụ thể năm 2015 cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,02 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn, năm 2016 giảm đi còn 0 đồng. Điều này cho thấy Công ty chưa đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định mới. - Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn (T2) của công ty có xu hướng tăng. Năm 2015 trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,98 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, năm 2016 trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,99 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,01 đồng. Việc tăng chủ yếu là do năm 2016 công ty đã tăng thêm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. - Tỷ suất đầu tư tài trợ tài sản dài hạn (T3) sẽ cung cấp thêm thông tin cho biết số vốn CSH của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu. Nhìn chung tỷ suất tự tài trợ của công ty rất lớn, năm 2015 là 52,52 lần còn năm 2016 là 62,01 lần, tăng 9,49 lần,chứng tỏ khả năng tài chính của Công ty rất vững vàng, lành mạnh. Qua phân tích trên, ta có thể thấy trong cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn. 2.2.3.3. Phân tích các chỉ số hoạt động 35
- Bảng 2.6: Phân tích các chỉ số về hoạt động Chênh lệch STT CHỈ TIÊU ĐVT 2015 2016 Số tuyệt đối % 1 Giá vốn hàng bán Đồng 1.419.788.302 9.667.582.200 8.247.793.898 580,92 2 Doanh thu thuần Đồng 1.560.561.818 10.220.475.350 8.659.913.532 554,92 3 Các khoản phải thu bình quân Đồng - 3.072.362.725 3.072.362.725 - 4 Hàng tồn kho bình quân Đồng - - - - 5 Vốn cố định bình quân Đồng 1.763.740.942 1.806.810.026 43.069.084 2,44 6 Vốn lưu động bình quân Đồng 364.334.446 2.410.433.247 2.046.098.801 561,60 7 Tổng vốn kinh doanh bình quân Đồng 1.945.908.165 4.217.243.272 2.271.335.107 116,72 8 Số ngày kinh doanh Ngày 360 360 - - 9 Vòng quay các khoản phải thu (2/3) Vòng - 3,33 - - 10 Kỳ thu tiền bình quân (8/9) Ngày - 108,22 - - 11 Số vòng quay hàng tồn kho (1/4) Vòng - - - - 12 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (8/11) Ngày - - - - 13 Vòng quay vốn lưu động (2/6) Vòng 4,28 4,24 (0,04) (0,94) 14 Số ngày một vòng quay vốn lưu động (8/13) Ngày 84,05 84,90 0,85 1,02 15 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (2/5) Lần 0,88 5,66 4,78 543,18 16 Số vòng quay toàn bộ vốn (2/7) Vòng 0,80 2,42 1,62 202,5 36
- Qua bảng phân tích các chỉ số về hoạt động ta thấy rằng: - Vòng quay vốn lưu động của Công ty qua hai năm có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2015 vòng quay vốn lưu động bình quân là 4,28 vòng tức là cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động đưa và sản xuất kinh doanh thì thu về 4,28 đồng doanh thu thuần. Hệ số này năm 2016 là 4,24 vòng, giảm 0,04 vòng so với năm 2015, có nghĩa là cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động bỏ ra sản xuất kinh doanh thì thu về 4,24 đồng doanh thu thuần. Điều này là do tốc độ tăng doanh thu thuần (554,92%) cao hơn nhiều tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (561,60%). Như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã tăng lên. - Ta thấy năm 2015 trung bình cứ 84,05 ngày thì vốn lưu động của Công ty quay được một vòng, năm 2016 tăng lên còn 84,90 ngày. Việc này là do vòng quay vốn lưu động năm 2016 giảm 0,04 vòng so với năm 2015 làm cho số ngày 1 vòng quay vốn lưu động tăng lên 0,85 ngày. Nhưng đây là điều phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và việc tăng được số ngày 1 vòng quay vốn lưu động là điểm tốt cần phát huy. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty đã tăng lên. Năm 2015 hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty là 0,88 tức là cứ 1 đồng vốn cố định bình quân bỏ ra sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,88 đồng doanh thu thuần, năm 2016 hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng lên là 5,66 tức là cứ 1 đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 5,66 đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn cố định ngày càng hiệu quả hơn. - Vòng quay toàn bộ vốn qua hai năm có xu hướng giảm. Năm 2015 cứ trung bình 1 đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh thì thu được 0,80 đồng doanh thu thuần, đến năm 2016 thu được 2,42 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 554,92% trong khi vốn kinh doanh bình quân giảm tới 116,72%. 2.2.3.4. Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời Các chỉ số về khả năng sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. 37
- Bảng 2.7: Phân tích các chỉ số sinh lời Chênh lệch STT CHỈ TIÊU ĐVT 2015 2016 Số tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần Đồng 1.560.561.818 10.220.475.350 8.659.913.532 554,92 2 Tổng tài sản bình quân Đồng 1.945.908.165 4.217.243.272 2.271.335.107 116,72 3 Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 1.763.740.942 1.806.810.026 43.069.084 2,44 4 Lợi nhuận sau thuế Đồng (21.127.499) 107.265.668 86.138.169 (407,71) 5 Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS) Đồng (0,014) 0,010 (0,004) 28,57 6 Tỷ suất LNST trên tổng tài sản (ROA) Đồng (0,011) 0,025 0,014 (127,27) Tỷ suất LNST trên vốn CSH bình quân 7 Đồng (0,012) 0,059 0,047 (391,67) (ROE) 38
- Ta nhận thấy: - Hệ số lãi ròng (ROS) năm 2016 so với năm 2015 giảm 0,004 lần. Năm 2015 cứ 100 đồng doanh thu giảm đi 1,4 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2016 thì cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 1 đồng lợi nhuận sau thuế. Chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang tốt dần lên. - Về tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) năm 2016 đã tăng so với năm 2015 là 0,014% do lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản đều tăng. Năm 2015 cứ 100 đồng giá trị tài sản bỏ ra sử dụng thì giảm đi 1,1 đồng lợi nhuận sau thuế, sang đến năm 2016 đã tăng lên 2,5 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty là có hiệu quả. - Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH (ROE) là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong hai năm 2015 và 2016, chỉ tiêu này có xu hướng tăng mạnh, năm 2015 là -0,012 và sang năm 2016 là 0,059. Trong năm 2015, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu giảm đi 1,2 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2016, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được 5,9 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 4,7 đồng so với năm 2015. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu tăng lên 2,44% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 407,71%. Ta thấy cả hai năm ROE đều lớn hơn ROA, điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay có hiệu quả trong việc gia tăng lợi nhuận trên 1 đồng vốn chủ sở hữu. 2.2.4. Phương trình Dupont 2.2.4.1. Đẳng thức thứ nhất Lợi nhuận ST Lợi nhuận ST Doanh thu Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu ROA = = x Tổng tài sản BQ Doanh thu Tổng tài sản BQ = ROS x Vòng quay tổng tài sản ROA(2015) = -0,014 x 0,8 = -0,011 ROA(2016) = 0,010 x 2,42 = 0,024 Từ đẳng thức trên ta thấy ROA phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Trung bình trong năm 2015 cứ một đồng doanh thu sẽ giảm đi 0,011 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ số này trong năm 2016 tăng lên 0,024. - Trung bình trong năm 2015 cứ một đồng tài sản sẽ tạo ra 0,80 đồng doanh thu, chỉ số này năm 2016 là 2,42. Có 2 cách để có thể làm tăng ROA đó là tăng ROS hoặc tăng vòng quay của tổng tài sản: 39
- - Muốn tăng ROS thì ta cần phải phấn đấu làm tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán nếu có thể. - Muốn tăng vòng quay tổng tài sản thì cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng. 2.2.4.2. Đẳng thức thứ hai Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản BQ ROE = = x Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản BQ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản BQ 1 = ROA x = ROA x Vốn chủ sở hữu 1 − Hv ROE(2015) = -0.011 x 1,1 = -0,012 ROE(2016) = 0,025 x 2,33 = 0,058 Phương trình trên thể hiện sự phụ thuộc của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu vào tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và hệ số nợ. Sự phân tích các thành phần tọa ROE cho thấy khi tỷ số nợ tăng lên thì ROE cũng sẽ tăng lên cao hơn. Từ đây ta thấy việc sử dụng nợ có tác dụng khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu . Tuy nhiên nếu công ty đang bị lỗ thì việc sử dụng nợ sẽ làm tăng số lỗ. Có 2 hướng để làm tăng ROE như tăng ROA hoặc tăng tỷ số Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu: - Để tăng ROA thì ta làm theo đẳng thúc Dupont thứ nhất. - Để tăng tỷ số Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu thì ta cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ của công ty (nếu công ty có triển vọng kinh doanh tốt và làm ăn có lãi). Đẳng thức này đã cho ta thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao. 40
- Bảng 2.8: Tổng hợp các chỉ số tài chính Năm CHỈ TIÊU ĐVT 2015 2016 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn Tỷ trọng tài sản ngắn hạn % 98,42 99,53 Tỷ trọng tài sản dài hạn % 1,58 0,47 Tỷ trọng nợ phải trả % 17,21 70,55 Tỷ trọng vốn chủ sở hữu % 82,79 29,45 Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán tổng quát Lần 5,81 1,42 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 5,72 1,41 Khả năng thanh toán nhanh Lần 5,64 0,64 Khả năng thanh toán lãi vay Lần - - Cơ cấu tài chính Chỉ số nợ % 0,17 0,71 Hệ số đảm bảo nợ % 0,83 0,29 Tỷ suất đầu tư vào TSDH % 0,02 0,00 Tỷ suất hoạt động Kỳ thu tiền bình quân Ngày - 108,22 Vòng quay tài sản lưu động Vòng 4,28 4,24 Vòng quay tổng tài sản Vòng 0,80 2,42 Khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % (0,014) 0,010 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) % (0,011) 0,025 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) % (0,012) 0,059 41
- Qua việc phân tích tài chính của công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát ta rút ra được một số nhận xét sau: - Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Tài sản ngắn hạn của công ty liên tục tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu tài sản. Song song với đó thì tài sản dài hạn liên tục giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Nó luôn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Chứng tỏ công ty đã không chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị. Công ty cần có những biện pháp để tiến tới cân bằng cơ cấu tài sản phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng có sự thay đổi rõ nét. Vốn chủ sở hữu tăng về giá trị nhưng lại giảm về tỷ trọng, chỉ chiếm 29,45% tổng nguồn vốn trong năm 2016. Việc gia tăng tỷ trọng nợ để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty sẽ làm gia tăng chi phí tài chính của công ty, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng đồng thời nó cũng làm gia tăng đòn bảy tài chính cho công ty. - Khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm, thể hiện năng lực chi trả các khoản nợ vay của công ty đang yếu dần. Tuy nhiên hiện nay khả năng thanh toán của công ty vẫn ở mức cao, vẫn đủ khả năng đề chi trả hiện tại. Nhưng công ty vẫn cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến các chỉ tiêu này đề có thể đảm bảo tính ổn định cho hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai. - Chỉ số nợ ngày càng cao sẽ đòi hỏi công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc gia tăng lợi nhuận đề có thể bù đắp các khoản lãi vay. - Tỷ số về hoạt động của công ty nhìn chung trong năm 2016 tốt, các chỉ số tăng, riêng chỉ có vòng quay tài sản lưu động là có chiều hướng đi xuống. Trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản cố định. - Tỷ suất sinh lợi của công ty cũng có sự thay đổi đáng kể. Các tỷ số sinh lợi đều có xu hướng tăng. Thể hiện hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn của công ty ngày càng được nâng cao. 42
- CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM PHÁT Trên đây, ta đã phân tích từng nét chung, riêng tình hình tài chính của công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. Từ sự phân tích đó, phần nào thấy được những mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt tích cực, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn những mặt hạn chế phấn đấu tìm biện pháp khắc phục. Trong những mặt hạn chế của doanh nghiệp, có những vấn đề thuộc những nguyên nhân khách quan mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thị trường đều gặp phải: sự cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước khiến hoạt động kinh tế ngày càng khó khăn; chính sách chế độ của nhà nước trong lĩnh vực; những thay đổi trong quan điểm của người tiêu dùng Những mặt khách quan này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động, uyển chuyển để thích nghi và khắc phục, chính những điều đó sẽ giúp chọn lọc những doanh nghiệp có khả năng thích nghi thì tồn tại, nếu không sẽ bị phá sản. Để tồn tại đã khó, để đứng vững càng khó hơn. Lúc này, vấn đề của doanh nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Những khó khăn này cản trở trên con đường phát triển của doanh nghiệp. Từ những nhận định đó, cộng thêm chút sự hiểu biết về tình hình thực tế của doanh nghiệp qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn đóng góp vào sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp. 3.1. Định hướng chung của doanh nghiệp trong tương lai - Giảm thiểu các chi phí phát sinh không cần thiết, sử dụng tiết kiệm hợp lý từng đồng vốn bỏ ra. - Tổ chức và điều hành bộ máy quản lý chặt chẽ tránh tình trạng cồng kềnh và để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. - Thiết lập chính sách bán hàng hợp lý để các khoản phải thu là thấp nhất tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. - Tiến hành kiểm tra giám sát thường xuyên, hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình thu chi của doanh nghiệp. - Đầu tư thêm tài sản dài hạn, chủ động tìm kiếm và mở rộng hoạt động 43
- kinh doanh sang các tỉnh thành và địa phương khác. 3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát 3.2.1. Giảm khoản phải thu 3.2.1.1. Cơ sở thực hiện biện pháp Bảng 3.1: Bảng cơ cấu các khoản phải thu Đơn vị : đồng Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch Tỷ Tỷ Tỷ CHỈ TIÊU Số trọng Số tiền trọng Tuyệt đối trọng tiền (%) (%) (%) Khoản phải thu ngắn - - 3.072.362.725 100 3.072.362.725 - hạn Phải thu khách hàng - - 3.072.362.725 100 3.072.362.725 - Trả trước cho người bán - - - - - - Các khoản phải thu khác - - - - - - Ta thấy rằng khoản phải thu khách hàng năm 2016 đã tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn. Nguyên nhân của việc tăng này là do năm 2016 số lượng khách hàng mua chịu của công ty đã tăng lên so với năm 2015. Vì vậy công ty cần có biện pháp đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn, bởi nếu tình trạng này kéo dài thì nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giảm đi. Mục tiêu của biện pháp: - Giảm khoản vốn bị chiếm dụng. - Tăng khả năng thanh toán. - Tránh được rủi ro khi khách hành mất khả năng thanh toán. 3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp Với tình hình thực tế hiện nay, để thu hồi được hết các khoản nợ của khách hàng về là một bài toán khó không chỉ đối với riêng doanh nghiệp mà nó là thực trạng chung của tất cả các doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần có một chính sách bán chịu với mức chiết khấu và lãi trả chậm cũng như thời gian trả nợ hợp lý để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm. 44
- Bảng 3.2: Lãi suất chiết khấu thanh toán trước thời hạn dự kiến Thời hạn thanh toán (ngày) Lãi suất chiết khấu (%/tháng) Trả ngay 0,85 1 - 15 0,80 16 - 30 0,75 31 - 45 0,70 >45 0 - Thứ nhất: Công ty nên thành lập tổ công tác thu hồi nợ bao gồm các nhân viên của phòng khai thác. Bởi lẽ, họ là những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với các khách hàng nên sẽ có thuận lợi trong việc công tác đôn đốc khách hàng và đơn vị trực thuộc thanh toán các khoản nợ. Đưa ra cho họ mức thưởng ứng với thời gian thu hồi các khoản nợ để họ tích cực trong công tác thu hồi nợ. Bảng 3.3: Mức thưởng dự kiến cho tổ công tác thu nợ Thời hạn thu hồi nợ (ngày) Tỷ lệ trích thưởng (% tổng số nợ thu hồi) Trả ngay 1 1 - 15 0,75 16 - 30 0,50 31 - 45 0,25 >45 0 Với những chính sách đã đưa ra dự kiến doanh nghiệp sẽ thu hồi được số nợ như sau: Bảng 3.4: Bảng dự kiến số nợ sẽ thu hồi Thời hạn KH Khoản thu Tỷ lệ Số tiền Chiết thanh đồng được Số tiền CK chi chi khấu toán ý dự tính (VND) thưởng thưởng (%/tháng) (Ngày) (%) (VND) (%) (VND) Trả ngay 12 368.683.527 0,85 3.133.810 1 3.686.835 1 - 15 17 522.301.663 0,80 4.178.413 0,75 3.917.262 15 - 30 15 460.854.409 0,75 3.456.408 0,50 2.304.272 30 - 45 14 430.130.782 0,70 3.010.915 0,25 1.075.327 > 45 - - - - - Tổng 58 1.781.970.381 13.779.547 10.983.697 45
- Bảng 3.5 : Bảng tổng hợp các chi phí dự kiến khi thực hiện biện pháp Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Số tiền Chiết khấu cho khách hàng 13.779.547 Chi thưởng khi đòi được nợ 10.983.697 Chi phí thu nợ (0,5% x số nợ thu hồi) 8.909.852 Chi phí bằng tiền khác (0,4% x số nợ thu hồi 7.127.882 Tổng cộng 40.800.977 Số tiền dự kiến thu được sau khi thực hiện biện pháp là: 1.781.970.381 đồng Tổng chi phí thực hiện biện pháp là: 40.800.977 đồng Số tiền thực thu của công ty là: 1.781.970.381 – 40.800.977 = 1.741.169.404 đồng - Thứ hai: Đối với khách hàng sắp hết hạn trả nợ mà doanh nghiệp chưa thấy có khả năng thu hồi về thì tổ công tác thu hồi nợ nên thông báo với ban giám đốc và đưa ra cho họ mức lãi suất quá hạn trên khoản nợ của họ. Nghĩa là nếu khách hàng chậm thanh toán thì sẽ bị phạt do không thực hiện đúng hợp đồng, hoặc doanh nghiệp có thể khấu trừ dần vào tiền tạm ứng của khách hàng.Công ty có thể nhờ các Ngân hàng thu hồi giúp các khoản phải thu ngắn hạn thông qua dịch vụ mà Ngân hàng và doanh nghiệp thoả thuận với nhau qua hợp đồng. - Để tăng hiệu quả của biện pháp trên công ty cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau: + Trước khi kí kết hợp đồng nên điều tra khả năng thanh toán của các đối tác. Khi khả năng thanh toán không đảm bảo thì doanh nghiệp nên đề nghị khách hàng có văn bản bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. + Trong hợp đồng cần ghi rõ điều khoản thanh toán nếu quá hạn thanh toán khách hàng phải chịu thêm lãi suất quá hạn. + Trong và sau khi kí kết hợp đồng cần hoàn thiện dứt điểm các thủ tục pháp lý để làm căn cứ thu hồi vốn tránh tình trạng rủi ro khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Nhân viên tổ công tác thu hồi nợ cần phải phân loại nợ nhằm đưa ra được 46
- các chính sách bán hàng hợp lý để tránh việc công ty bị chiếm dụng vốn do khách hàng mua chịu tăng lên,xem xét tình hình thanh toán nợ của các khách hàng để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. 3.2.1.3. Kết quả thực hiện biện pháp Bảng 3.6: Bảng các chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp Trước khi Chênh lệch Sau khi thực thực CHỈ TIÊU ĐVT hiện biện hiện biện pháp Tuyệt đối % pháp Doanh thu thuần Đồng 10.220.475.350 10.220.475.350 - - Lợi nhuận sau thuế Đồng 107.265.668 107.265.668 - - Khoản phải thu Đồng 3.072.362.725 1.331.193.321 -1.741.169.404 -56,67 Khoản phải thu bình quân Đồng 3.072.362.725 2.201.778.023 -870.584.702 -28,34 Tài sản ngắn hạn Đồng 6.286.974.906 4.545.805.502 -1.741.169.404 -27,69 Tổng tài sản bình quân Đồng 4.217.243.272 3.346.658.570 -870.584.702 -20,64 Vòng quay khoản phải thu Vòng 3,33 4,64 1,32 39,54 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 108,22 77,55 -30,66 -28,34 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn % 0,025 0,032 0,007 26,01 (ROA) Sau khi thực hiện biện pháp ta thấy khoản phải thu giảm đi được 56,67%, tương đương với số tiền 1.741.169.404 đồng, vòng quay khoản phải thu tăng 1,32 vòng. Do đó, kỳ thu tiền trung bình sau khi thực hiện biện pháp cũng được giảm đi từ 108,22 ngày xuống còn 77,55 ngày. Sau khi thực hiện biện pháp này, công ty đã giảm được số ngày thu tiền, điều này giúp công ty hạn chế ứ đọng vốn, có thêm tiền mặt để thanh toán các khoản nợ tới hạn.Các khoản phải thu giảm làm cho tài sản ngắn hạn giảm xuống 1.741.169.404 đồng, tổng tài sản bình quân giảm 870.584.701 đồng dẫn đến tỷ suất doanh lợi tổng vốn tăng lên 26,01%. 47
- 3.2.2. Giảm chi phí quản lý kinh doanh Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành để tăng lợi nhuận là việc mà các doanh nghiệp, các công ty luôn suy nghĩ để phát triển doanh nghiệp, công ty mình. Và năm 2016 trong ba yếu tố chi phí cơ bản của công ty là chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác thì chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Qua các số liệu phân tích ở công ty ta thấy, năm 2016 chi phí quản lý doanh nghiệp là 982.730.575 đồng và chiếm tỷ trọng 9,62% trong doanh thu thuần còn năm 2015 chi phí quản lý doanh nghiệp là 161.907.188 đồng,chiếm tỷ trọng 10,37% trong doanh thu thuần.Ta thấy chi phí quản lý kinh doanh năm 2016 so với năm 2015 tăng 820.823.387 đồng tương ứng với tỷ lệ 506,97%. Như vậy,chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 đã tăng về số tuyệt đối và tỷ trọng so với năm 2015. Với qui mô nhỏ doanh nghiệp nên xây dựng các biện pháp rà soát các loại chi phí này để có thể giảm hơn mữa chi phí này, các biện pháp được đề xuất là: rà soát các chi phí dịch vụ mua ngoài chi chi phí điện, nước, chi phí tiếp khách trên cơ sở mục tiêu thực tế của doanh nghiệp mà đưa ra các định mức cho các khoản chi phí này để tránh các khoản chi lãng phí. 48
- KẾT LUẬN Phân tích tài chính là một đề tài tổng hợp, vì vậy để phân tích đòi hỏi phải nhìn nhận từ tổng thể đến chi tiết của từng vấn đề thì mới có thể tổng hợp được các thông tin và thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Cụ thể hơn, phân tích tài chính nhận dạng được điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính thông qua hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính; tìm hiểu các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó qua việc tổng hợp hiệu quả và rủi ro tài chính. Từ những cơ sở đó đề xuất biện pháp cải thiện vị thế tài chính của công ty. Trong khóa luận này, em đã tìm hiểu những lý thuyết chung nhất về phân tích tài chính doanh nghiệp, từ đó có cơ sở khoa học để phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát và cuối cùng em đã đề xuất các biện pháp. Việc thực hiện khóa luận này đã giúp cho em củng cố và trau dồi thêm kiến thức chuyên môn về lý thuyết cũng như khi ứng dụng thực tế. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa luận của em còn nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thày cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị phòng kế toán tài chính trong Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát và Th.s Phạm Thị Nga đã hướng dẫn nhiệt tình cho em cách làm bài cũng như hoàn thiện cách phân tích. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Minh Phương 49
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “Quản trị tài chính doanh nghiệp” - Chủ biên : TS Nguyễn Đăng Nam, PGS-TS Nguyễn Đình Kiệm - Trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội – NXB Tài chính 2001. 2. Giáo trình “Lý thuyết quản trị kinh doanh” - Chủ biên : PGS-TS Mai Văn Bưu, PGS-TS Phan Kim Chiến - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – NXB Khoa học và kỹ thuật. 3. Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – NXB Thống kê 2001. 4. “Đọc lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp”, PGS. TS. Ngô Thế Chi, Nhà XB Thống Kê, Hà Nội, 2001. 5. Báo cáo tài chính Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát 2015-2016. 50