Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế

pdf 98 trang thiennha21 23/04/2022 3910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trương Quỳnh Anh Ts. Trần Thị Bích Ngọc TrườngLớp: K48B TCDN Đại học Kinh tế Huế Khóa: 2014- 2018 Huế, tháng 5 năm 2018
  2. TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài tốt nghiệp cuối khóa đi sâu vào nghiên cứu tình hình tài chính của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015- 2017. Bài nghiên cứu gồm 3 phần: Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phần này nói về lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài này. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Trong chương này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính; tìm hiểu kỹ về các báo cáo cần thiết phải có để phân tích tình hình tài chính của công ty và một số phương pháp khi nghiên cứu đề tài. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế Đây là chương chính của bài nghiên cứu, trong chương này sẽ tập trung nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của công ty; đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bộ Báo cáo tài chính trong ba năm 2015, 2016 và 2017 gồm: bảng cân đối kế toán (CĐKT), bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD), bảng lưu chuyển tiền tệ (LCTT). Ngoài ra, bài nghiên cứu còn đi phân tích thêm vào một số tỷ số tài chính như: tỷ số thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, tTrườngỷ số đòn bẩy tài chính, Đại tỷ số khhọcả năng sinh Kinh lời tế Huế Chương này không chỉ phân tích các năm mà còn so sánh sự biến động tài chính của công ty như tài sản, nguồn vốn, các tỷ số qua ba năm 2015, 2016 và 2017. Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện tình hình tài chính của công ty
  3. Trong chương này, bài nghiên cứu sẽ nêu ra các ưu điểm và nhược điểm hiện có của công ty trong quá trình phân tích tình hình tài chính. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì ổn định, cải thiện và phát triển tình hình tài chính của công ty. Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong phần này, bản thân em sẽ nêu ra những kết luận về tình hình tài chính của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế trong ba năm 2015, 2016 và 2017. Đồng thời em sẽ nêu ra những khó khăn thường gặp phải trong quá trình nghiên cứu; từ đó đưa ra những kiến nghị đối với công ty, đối với nhà trường và đối với các em sinh viên khóa sau. Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời chân thành cám ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế- Đại Học Huế, đặc biệt là quý thầy cô khoa Tài Chính Ngân Hàng đã dạy bảo tận tình, truyền đạt vốn kiến thức quý báu, những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như đã trang bị cho em những kiến thức hữu ích trong suốt bốn năm học tập tại trường để phục vụ cho con đường phát triển bản thân sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Bích Ngọc- Phó khoa Khoa Tài chính Ngân hàng đã không quản khó khăn, bận rộn, chỉ dẫn tận tình giúp đỡ cho em rất nhiều trong quá trình thực tập cuối khóa và hoàn thành thật tốt bài khóa luận cuối khóa này. Ngoài ra, em xin gửi lời chân thành cám ơn đến Ban Giám đốc công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế, phòng Đào Tạo Nguồn Nhân Lực, Kế toán trưởng cùng các anh, chị phòng Kế Toán của công ty đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báu và đã tạo mọi điều kiện cho em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận cuối khóa này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh nhất. Song do khả năng, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô trong khoa để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn! Trường Đại Huhọcế, ngày Kinh 08 tháng 03 tế năm Huế 2018 Sinh viên Nguyễn Trương Quỳnh Anh
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC MÔ HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài: 1 2.Mục tiêu nghiên cứu: 1 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 4.Phương pháp nghiên cứu: 2 5.Kết cấu đề tài: 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 4 1.1.Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 4 1.1.1.Khái niệm về doanh nghiệp 4 1.1.2.Tình hình tài chính doanh nghiệp 4 1.1.2.1.Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 4 1.1.2.2.Khái niệm về phân tích tình hình tài chính công ty 4 1.1.3.Báo cáo tài chính 4 1.1.3.1.Khái niệm về báo cáo tài chính 4 1.1.3.2.Phân tích báo cáo tài chính 4 1.1.3.3.Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính 5 1.1.3.4.QuyTrường trình phân tích Đại báo cáo học tài chính Kinh tế Huế 5 1.1.3.5.Ý nghĩa trong phân tích báo cáo tài chính 5 1.2.Nội dung phân tích trong phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán 6 1.2.1.1.Phân tích tài sản 6 1.2.1.2.Phân tích nguồn vốn 6 1.2.2.Phân tích KQKD thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh 6
  6. 1.2.3.Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7 1.2.4.Phân tích tình hình tài chính của công ty qua các nhóm tỷ số 8 1.2.4.1.Tỷ số thanh khoản 8 1.2.4.2.Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động 9 1.2.4.3.Tỷ số đòn bẩy tài chính 11 1.2.4.4.Tỷ số về khả năng sinh lợi 13 Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế 16 2.1.Tổng quan về công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế 16 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần cấp nước TTH 16 2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 18 2.2.Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế 19 2.2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán 19 2.2.1.1.Phân tích cơ cấu và biến động Tài sản 19 2.2.1.2.Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 27 2.2.2.Phân tích KQKD thông qua báo cáo kết quả kinh doanh 34 2.2.3.Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 39 2.2.4.Phân tích tình hình tài chính thông qua các nhóm tỷ số 45 2.2.4.1.Tỷ số thanh khoản 45 2.2.4.2.Tỷ số quản lý tài sản 47 2.2.4.3.Phân tích chỉ số về đòn bẩy tài chính 51 2.2.4.4.Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi 54 2.3.Đánh giá về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cấp nước TTH 62 2.3.1.ĐiTrườngểm mạnh: Đại học Kinh tế Huế 62 2.3.2.Điểm yếu: 63 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế 64 3.1.Giải pháp cải thiện tình hình hàng tồn kho 64 3.2.Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của vòng quay tổng tài sản 64 3.3.Giải pháp giúp nâng cao khả năng sinh lợi 65
  7. PHẦN III: KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC 69 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐKT : Cân đối kế toán KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh LCTT : Lưu chuyển tiền tệ HTK : Hàng tồn kho KPT : Khoản phải thu TSCĐ : Tài sản cố định TSNH : Tài sản ngắn hạn TS : Tài sản NV : Nguồn vốn NPT : Nợ phải trả DN : Doanh nghiệp VCSH : Vốn chủ sở hữu EBIT : Lợi nhuận trước thuế và lãi vay LN : Lợi nhuận ROS : Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu TAT : Vòng quay tổng tài sản ROE : Tỷ số lợi nhuận trên vốn chử sở hữu ROA : Tỷ số lợi nhuận trên tài sản TP : Thành phố TTH : Thừa Thiên Huế CP : Cổ phần XDCB : Xây dựng cơ bản LNSTTrường: L ợĐạii nhuận sau học thuế Kinh tế Huế HĐKD : Hoạt động kinh doanh HĐTC : Hoạt động tài chính TNHH : Trách nhiệm hữu hạn i
  9. DANH MỤC MÔ HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Mô hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty CP Cấp nước TTH 18 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty qua ba năm 21 Biểu đồ 2.2: Biến động tài sản dài hạn của công ty CP cấp nước TTH qua ba năm 26 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2015-2017 29 Biểu đồ 2.4: Biến động nguồn vốn của công ty cổ phần cấp nước TTH 30 Biều đồ 2.5: Biểu đồ kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm 36 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân tích tình hình Tài sản của công ty qua ba năm 19 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty qua ba năm 21 Biểu đồ 2.2: Biến động tài sản dài hạn của công ty CP cấp nước TTH qua ba năm 26 Bảng 2.2: Phân tích tình hình Nguồn vốn của công ty qua ba năm 27 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2015-2017 29 Biểu đồ 2.4: Biến động nguồn vốn của công ty cổ phần cấp nước TTH 30 Bảng 2.3: Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần cấp nước TTH 34 Biều đồ 2.5: Biểu đồ kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm 36 Bảng 2.4: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 39 Bảng 2.5. Tỷ số thanh khoản của công ty giai đoạn 2015- 2017 45 Bảng 2.6. Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty qua ba năm 46 Bảng 2.7. Phân tích tỷ số quản lý tài sản của công ty cổ phần cấp nước TT Huế giai đoạn 2015- 2017 47 Bảng 2.8. Chỉ số đòn bẩy tài chính của công ty qua ba năm 2015- 2017 51 Bảng 2.9. Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi của công ty cổ phần cấp nước TT Huế giai đoạn 2015- 2017 54 Bảng 2.10. Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu 55 Bảng 2.11. Phân tích Dupont của chỉ tiêu ROA 56 Bảng 2.12. Phân tích mức ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu ROA 57 Bảng 2.13. Phân tích Dupont của chỉ tiêu ROE 59 Bảng 2.14. Phân tích mức ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu ROE 60 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  11. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, nền kinh tế ngày càng biến động; bên cạnh đó, mỗi một doanh nghiệp luôn mong muốn tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các nhà quản trị, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan đến doanh nghiệp luôn quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Vì vậy, phân tích tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp là một phần quan trọng và rất cần thiết ngày nay. Bởi lẽ khi phân tích tình hình tài chính hiện tại, doanh nghiệp sẽ biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể có được những hướng đi đúng, quyết định đúng, giúp gia tăng giá trị công ty, từ đó sẽ tạo được niềm tin đối với các bên quan tâm đến doanh nghiệp mình. Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế tiền thân là công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế với quá trình xây dựng và phát triển lâu năm; bên cạnh đó, công ty hoạt động trên lĩnh vực độc quyền tại địa bàn nên công ty đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh cũng như là đóng góp vào sự phát triển, cải thiện đời sống người dân ở Thừa Thiên Huế. Hơn thế nữa, cuối năm 2016, công ty bắt đầu chuyển đổi thành công ty cổ phần nên tình hình tài chính của công ty có nhiều sự biến động và để giúp công ty có được hướng đi đúng và các chính sách phù hợp thì việc phân tích tình hình tài chính của công ty đóng một vai trò vô cùng cấp thiết. Chính những lý do đó, em lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. TrườngMục tiêu nghiên cĐạiứu: học Kinh tế Huế 2.1. Mục tiêu chung: Đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế” nhằm đánh giá lại thực trạng tình hình tài chính của công ty, từ đó rút ra được những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như là những hạn chế. Bên cạnh 1
  12. đó, từ những hạn chế đó, đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty cũng như giúp công ty ngày một phát triển. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của công ty. Thứ hai, nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế qua ba năm 2015, 2016 và 2017. Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm duy trì ổn định, cải thiện và phát triển tình hình tài chính của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của công ty Cổ phần. - Phạm vi nghiên cứu: o Không gian: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế o Thời gian: 2015- 2017 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Thu thập tài liệu và nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề chung làm nền tảng cho đề tài. - Tìm hiểu về những giáo trình, tài liệu về kinh tế học, về tài chính doanh nghiệp. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu: - TrườngSố liệu bài báo cáo Đại được thu học thập và phânKinh tích dựa trêntế các Huế số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính qua các năm của công ty. - Ngoài ra, còn có các số liệu, thông tin lấy từ các website, các văn bản pháp luật có liên quan về việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. 4.3. Phương pháp phân tích số liệu: 2
  13. - Phương pháp phân tích tỷ số: là kỹ thuật phân tích cơ bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Dựa trên những số liệu thu thập được tiến hành tính toán các chỉ tiêu liên quan. - Phương pháp phân tích so sánh: Dựa trên các tỷ số tài chính đã tính toán được so sánh với các năm với nhau. Đây là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của công ty. - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các chỉ tiêu trong mỗi nhóm để có được những nhận định chung về mỗi khía cạnh. 5. Kết cấu đề tài: Bài khóa luận được xây dựng làm 3 chương ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận: - Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Tình hình tài chính của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 - Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  14. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1. Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. (Theo khoản 1, điều 4, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014). [6] 1.1.2. Tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. [2] 1.1.2.2. Khái niệm về phân tích tình hình tài chính công ty Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hình tài chính Doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà Doanh nghiệp đã đề ra hoặc so với các Doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa ra các quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp. [5] 1.1.3. Báo cáo tài chính 1.1.3.1. Khái niệm về báo cáo tài chính TrườngBáo cáo tài chính Đại là hệ th ốnghọc báo cáo Kinh được lập theo tế chu Huếẩn mực chế độ kế toán hiện hành, phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Theo đó, báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. [4, trang 49] 1.1.3.2. Phân tích báo cáo tài chính 4
  15. - Khái niệm: Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính nhằm phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở ra những quyết định hợp lý. [1] - Mục đích: nhằm đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để có cơ sở ra những quyết định hợp lý. 1.1.3.3. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính a. Phương pháp phân tích tỷ số: là kỹ thuật phân tích cơ bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Dựa trên những số liệu thu thập được tiến hành tính toán các chỉ tiêu liên quan. b. Phương pháp phân tích so sánh: là phương pháp dựa trên các tỷ số tài chính đã tính toán được so sánh với các năm với nhau. Đây là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của công ty. c. Phương pháp tổng hợp: là phương pháp tổng hợp các chỉ tiêu trong mỗi nhóm để có những nhận định chung về mỗi khía cạnh. 1.1.3.4. Quy trình phân tích báo cáo tài chính - Bước 1: Xây dựng kế hoạch phân tích báo cáo tài chính - Bước 2: Thu thập, tổng hợp, kiểm tra và xử lý số liệu - Bước 3: Tiến hành phân tích báo cáo tài chính 1.1.3.5. Ý nghĩa trong phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hìnhTrường tài chính và kế tĐại quả kinh doanhhọc củ a Kinhdoanh nghiệ ptế trong Huế một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh. Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân 5
  16. tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. [4, trang 11] 1.2. Nội dung phân tích trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thường được chọn là thời điểm cuối quý hoặc cuối năm. Vì vậy, đặc điểm chung của bảng cân đối kế toán là cung cấp dữ liệu thời điểm về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán gồm có hai khoản mục chính là Tài sản và Nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán luôn đảm bảo nguyên tắc cân bằng theo phương trình kế toán như sau: Tài sản= Nợ phải trả+ Vốn chủ sở hữu 1.2.1.1. Phân tích tài sản Dựa vào khoản mục tài sản trong bảng cân đối kế toán mà phân tích mức độ tăng hoặc giảm tương đối hay tuyệt đối của những khoản mục trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Bên cạnh đó, xác định tỷ trọng và xu hướng biến động tỷ trọng của các khoản mục cấu thành nên tài sản. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây ra sự biến động đó, xem xét sự biến động đó là tốt hay xấu. 1.2.1.2. Phân tích nguồn vốn Dựa vào các khoản mục nằm trong phần Nguồn vốn để phân tích mức độ tăng hoặc giảm tương đối hay tuyệt đối của những khoản mục trong Nợ phải trả và Vốn chTrườngủ sở hữu. Bên cạ nhĐại đó, xác đhọcịnh tỷ tr ọngKinh và xu hướ ngtế bi ếnHuế động tỷ trọng của các khoản mục cấu thành nên nguồn vốn. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây ra sự biến động đó, xem xét sự biến động đó là tốt hay xấu. 1.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. Thời kỳ báo cáo thường 6
  17. được chọn là năm, quý hoặc tháng. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Báo cáo này bao gồm 18 chỉ tiêu. Số liệu ghi trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cung cấp các thông tin về tổng doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các khoản thu nhập và chi phí khác để tạo lợi nhuận khác, từ đó sẽ tính được tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Và từ đó chúng ta sẽ tính toán ra được lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của mỗi công ty. 1.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong hoạt động của doanh nghiệp. [3] Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm có 3 phần chính: - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu từ các khoản phải thu khách hàng, tiền trả cho người cung cấp, tiền trả cho công nhân viên, tiền thu từ bán hàng, tiền nộp thuế, [3] - Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi có liên quan Trườngđến hoạt động đầ u Đạitư của doanh học nghi ệpKinh như các kho tếản chi Huế mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi đầu tư vào đơn vị khác, các khoản thu do bán TSCĐ, thanh lý TSCĐ, [3] - Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi có liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như tiền thu do đi vay, thu do các chủ sở hữu góp vốn, thu từ lãi tiền gửi, tiền trả nợ các khoản vay, trả lại vốn cho các chủ sở hữu, [3] 7
  18. 1.2.4. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các nhóm tỷ số 1.2.4.1. Tỷ số thanh khoản Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Loại tỷ số này gồm tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) và tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio). - Tỷ số thanh khoản hiện thời (còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn): được xác định dựa vào số liệu từ bảng cân đối kế toán bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Giá trị tài sản lưu động Tỷ số thanh khoản hiện thời= Giá trị nợ ngắn hạn Trong đó: o Giá trị tài sản lưu động bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho. o Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế, và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. Ý nghĩa: Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Để đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, cần phải so sánh hệ số này vTrườngới 1. Nếu hệ số này Đại lớn hơn 1học nghĩa là Kinhgiá trị tài sả n tếlưu đHuếộng lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, tình hình thanh khoản của doanh nghiệp tốt. - Tỷ số thanh khoản nhanh: dùng để đo lường mối quan hệ của các tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh so với nợ ngắn hạn. Hay nói 8
  19. cách khác, tỷ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tiền+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn+ Khoản phải thu Tỷ số thanh khoản nhanh= Giá trị nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán. - Tỷ số thanh toán bằng tiền: cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền và tương đương tiền đảm bảo chi trả. Tiền và tương đương tiền Tỷ số thanh toán bằng tiền= Nợ ngắn hạn 1.2.4.2. Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động a. Tỷ số hoạt động hàng tồn kho Để duy trì hoạt động sản xuất được liên tục, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần phải xác lập được một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Một trong những chỉ tiêu để đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho hiệu quả hay không là vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức: Giá vốn hàng bán Vòng quay HTK= Hàng tồn kho bình quân Từ việc xác định số vòng quay hàng tồn kho, chúng ta có thể tính được số ngày Trườngtồn kho theo công thĐạiức: học Kinh tế Huế Số ngày trong năm Số ngày tồn kho= Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. 9
  20. Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày. b. Kỳ thu tiền bình quân Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu. Tỷ số này được xác định qua công thức: Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu= Bình quân giá trị khoản phải thu Số ngày trong năm Kỳ thu tiền bình quân= Vòng quay khoản phải thu Trong đó: Khoản phải thu đầu kỳ+khoản phải thu cuối kỳ Bình quân giá trị KPT= 2 Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại. Nếu kỳ thu tiền bình quân càng thấp tức là thời gian thu tiền bán hàng càng nhanh thì thời gian luân chuyển vốn lưu động sẽ được rút ngắn, giúp Doanh nghiệp đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán. c. Vòng quay tài sản cố định Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị, và nhà xưởng TrườngVòng quay tài sả nĐại cố định đư họcợc xác đ ịnhKinh qua công thtếức: Huế Doanh thu thuần Vòng quay tài sản cố định= Bình quân tài sản cố định ròng Trong đó: Giá trị tài sản cố định ròng là giá trị tài sản cố định còn lại sau khi trừ khấu hao. Giá trị TSCĐ ròng đầu kỳ+Giá trị TSCĐ ròng cuối kỳ Bình quân giá trị TSCĐ ròng= 2 10
  21. Tỷ số vòng quay TSCĐ phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Ý nghĩa: tỷ số này cho biết mỗi tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. d. Vòng quay tổng tài sản (TAT) Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Tỷ số này được xác định bằng công thức: Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản= Bình quân giá trị tổng tài sản Tổng tài sản đầu kỳ+Tổng tài sản cuối kỳ Bình quân giá trị tổng tài sản= 2 Tỷ số vòng quay tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn, Doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. 1.2.4.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính a. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Tỷ số này được xác định qua công thức: Tổng nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản D/A= Giá trị tổng tài sản TrườngTrong đó: Tổng n ợĐạibao gồm họcnợ ngắn hKinhạn và nợ dài htếạn ph Huếải trả Tỷ số nợ so với tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết: (1) Mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp (2) Nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (Tổng TS= Tổng NV) 11
  22. Nếu tỷ số này càng thấp có nghĩa doanh nghiệp hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản; ngược lại, nếu tỷ số này càng cao, dẫn đến DN sẽ gặp nhiều rủi ro hơn do nắm giữ một khoản nợ lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có một hệ số nợ phù hợp để làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. b. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu thường gọi là tỷ số nợ (D/E). Tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ số này được xác định qua công thức: Tổng nợ Tỷ số nợ so với VCSH= Giá trị vốn chủ sở hữu Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ số này có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1. Nếu tỷ số nhỏ hơn 1, điều này có nghĩa là Doanh nghiệp sử dụng ít nợ hơn so với VCSH; ngược lại, nếu tỷ số này lớn hơn 1, tức là doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn so với VCSH, điều này làm cho doanh nghiệp phụ thuộc vào nợ vay lớn và gặp nhiều rủi ro hơn. c. Tỷ số khả năng trả lãi Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúp đánh giá xem lợi nhuận mà DN tạo ra có đủ khả năng để trả lãi vay hay không. Tỷ sốTrườngnày được xác định Đạiqua công thhọcức: Kinh tế Huế EBIT Tỷ số khả năng trả lãi= Chi phí lãi vay Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, tức là doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả hoặc khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp làm cho lợi nhuận làm ra của doanh nghiệp không đủ để trả lãi vay; ngược lại, nếu tỷ số này càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, có đủ lợi nhuận để trả lãi vay. 12
  23. 1.2.4.4. Tỷ số về khả năng sinh lợi a. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này được xác định qua công thức: LN sau thuế Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu= ×100 Doanh thu thuần Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này (+) chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có lãi; và ngược lại, nếu tỷ số này (-) chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. b. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Tỷ số này được xác định qua công thức: Lợi nhuận sau thuế ROA= ×100 Bình quân tổng tài sản ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Nếu tỷ số này (+) chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có lãi; và ngược lại, nếu tỷ số này (-) chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Để có cái nhìn rõ hơn về những nhân tố tác động đến ROA, chúng ta sử dụng mô hình phân tích Du Pont như sau: TrườngROA=Tỷ sĐạiố LN trên họcdoanh thu×Vòng Kinh quay tổtếng tài Huế sản LN ròng Doanh thu thuần =ROS × TAT= × Doanh thu thuần Bình quân tổng tài sản Trong đó: ROS là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu TAT là vòng quay tổng tài sản  Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu ROA theo kỹ thuật loại trừ:[7] 13
  24. ROA =ROS × TAT - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố TAT lên ROA: ROA = ( - ) × Trong đó: là vòng quay tổTATng tài TATsản tại nămROS t TAT là vòng quay tổng tài sản tại năm t-1 TAT là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tại năm t-1 - M ng c a nhân t ROS lên ROA: ức độROSảnh hưở ủ ố ROA = ( - ) × Trong đó: là tỷ số lợi nhuậROSn trên doanhROS thu tTATại năm t ROS là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tại năm t-1 ROS là vòng quay tổng tài sản tại năm t c. T su t l i nhu n ròng trên v n ch s h u (ROE) ỷ ấ TATợ ậ ố ủ ở ữ Đây là tỷ suất quan trọng nhất đối với mỗi cổ đông. Tỷ suất này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Tỷ số ROE được xác định qua công thức: LN sau thuế ROE= ×100 Bình quân giá trị vốn cổ phần phổ thông Tỷ số ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Nếu tỷ số ROE (+) chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có lãi; và ngược lại, nếu tỷ số (-) chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Để có cái nhìn rõ hơn về những nhân tố tác động đến ROA, chúng ta sử dụng mô hình phân tích Du Pont như sau: ROE=TTrườngỷ số LN trên doanh Đại thu × Vòng học quay tKinhổng tài sản × tếHệ s ốHuếsử dụng vốn cổ phần LN ròng Doanh thu thuần Bình quân tổng tài sản = × × =ROS ×TAT ×FLM Doanh thu thuần Bình quân tổng tài sản Bình quân VCSH Trong đó: ROS là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu TAT là vòng quay tổng tài sản FLM là hệ số sử dụng vốn cổ phần 14
  25.  Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu ROE theo kỹ thuật loại trừ:[7] ROE= ROS ×TAT ×FLM - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ROS lên ROE: ROE=FLMt × TATt × (ROSt-ROSt-1) Trong đó: FLMt là hệ số sử dụng vốn cổ ph ần tại năm t TATt là vòng quay tổng tài sản tại năm t ROSt là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tại năm t ROSt-1 là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tại năm t-1 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố FLM lên ROE: ROE= (FLMt- FLMt-1) × TATt-1 × ROSt-1 Trong đó: FLMt là hệ số sử dụng vốn cổ phần tại năm t FLMt-1 là hệ số sử dụng vốn cổ phần tại năm t-1 TATt-1 là vòng quay tổng tài sản tại năm t-1 ROSt-1 là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tại năm t-1 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố TAT lên ROE: ROE= FLMt × (TATt- TATt-1) × ROSt-1 Trong đó: FLMt là hệ số sử dụng vốn cổ phần tại năm t TATt là vòng quay tổng tài sản tại năm t TATt-1 là vòng quay tổng tài sản tại năm t-1 ROSt-1 là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tại năm t-1 Trường Đại học Kinh tế Huế 15
  26. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế  Giới thiệu chung về công ty  Tên công ty: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế  Địa chỉ: Trụ sở chính đặt ở 103 Bùi Thị Xuân, TP Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế  Điện thoại: 0234.3815.555  Fax: 0234.3826.580  Email: info@huewaco.com.vn  Tổng lao động: 550 lao động  Sản phẩm chính: Trang thiết bị ngành nước, nước uống cao cấp Ion Health, nước uống tinh khiết, đan lọc bằng INOX, hệ thống khoan kích ống ngầm, hệ thống cải tiến nâng công suất bể lắng Accelato, thiết bị thu hồi bùn, hệ thống xử lý nước di động In Filter DAF HueWACO.  Quá trình hình thành và phát triển TrườngCông ty Cổ phần Đạicấp nước họcTT Huế- đơnKinh vị Anh hùng tế lao Huế động thời kỳ đổi mới- tiền thân là nhà máy nước Huế được xây dựng dưới thời Pháp thuộc vào năm 1909. - 16/02/1909: Dự án Nhà máy nước Huế chính thức được khởi công xây dựng. - 04/01/1911: Công trình hoàn thành đưa vào vận hành sử dụng- Nhà máy Quảng Tế I. 16
  27. - Cuối năm 1925, đầu năm 1926: Nhà máy tập trung mở rộng khu lọc nước Quảng tế I. - Năm 1955: Nhà máy nước Dã Viên được triển khai xây dựng và hoàn thành vào đầu năm 1956. - Năm 1992: Nhà máy nước Huế được đổi tên thành Công ty Cấp thoát nước TT Huế. - Năm 1993- 1996: thực hiện dự án cung cấp thiết bị và dịch vụ phục hồi, cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Huế. - 03/06/1999: Khánh thành Nhà máy nước Quảng Tế II. - Tháng 09/2000: Công ty được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. - Từ năm 2001 Công ty đẩy mạnh chương trình cấp nước an toàn. - 01/01/2004: Công ty tiến hành sản xuất nước uống tinh khiết Bạch Mã phục vụ nhu cầu của xã hội từ nguồn nước sạch của mình. - 01/06/2008: Công ty công bố cấp nước an toàn tại Thành phố Huế và vùng lân cận, là 1 trong 3 công ty cấp nước khu vực Đông Nam Á công bố chứng nhận an toàn, được WHO chọn mô hình điểm chứng nhận an toàn tại Việt Nam. Đồng thời công ty cũng khánh thành 16 điểm cấp nước công cộng. - 26/08/2009: Công ty khánh thành dự án mở rộng Nhà máy Quảng Tế II, công bố cấp nước an toàn trên toàn Tỉnh và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì. - Năm 2016: Công ty TNHH MTV Xây dựng và Cấp nước TT Huế được chuyển thành Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế. - TrườngThuở ban đầu đế nĐại ngày mi ềhọcn Nam gi Kinhải phóng, nhà tế máy Huếnước Huế chủ yếu cung cấp cho các công sở và một vài điểm công cộng với công suất vài ngàn m3/ ngày đêm. Ngày nay, công suất của công ty đã lên 200 nghìn m3/ ngày đêm và cấp nước sạch đến tận gia đình của 1 triệu dân toàn tỉnh (99% nhân dân TP Huế), đây là kết quả rất cao so với cả nước. Nước sạch đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện đáng kể môi trường sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tỉnh Nhà. 17
  28. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty Cổ phần cấp nước TT Huế là một công ty cổ phần nên hoạt động theo mô hình gồm có Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty và bộ máy làm việc gồm 3 Phó giám đốc và các phòng ban liên quan. Mô hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty CP Cấp nước TTH Nguồn: Phòng Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Trường Đại học Kinh tế Huế 18
  29. 2.2. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế 2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động Tài sản Bảng 2.1: Phân tích tình hình Tài sản của công ty qua ba năm Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 CHỈ TIÊU T T Giá tr Cơ cấu Giá tr Cơ cấu Giá tr Cơ cấu Giá tr ỷ lệ Giá tr ỷ lệ ị (%) ị (%) ị (%) ị (%) ị (%) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 107,388 18.20 205,519 21.64 430,755 35.49 98,131 91.38 225,236 109.59 I.Tiền và các khoản tương 2,739 0.46 125,073 13.17 34,355 2.83 122,334 4,466.37 -90,718 -72.53 đương tiền 1.Tiền 2,739 0.46 125,073 13.17 34,355 2.83 122,334 4,466.37 -90,718 -72.53 II.Các khoản đầu tư tài chính 0 0.00 0 0.00 260,000 21.42 0 0.00 260,000 0.00 ngắn hạn III.Các khoản phải thu ngắn 29,448 4.99 32,841 3.46 53,321 4.39 3,393 11.52 20,480 62.36 hạn 1.Phải thu của khách hàng 20,322 3.44 19,657 2.07 27,614 2.28 -665 -3.27 7,957 40.48 2.Trả trước cho người bán 1,242 0.21 5,111 0.54 15,468 1.27 3,869 311.51 10,357 202.64 3.Các khoản phải thu khác 8,124 1.38 8,073 0.85 10,239 0.84 -51 -0.63 2,166 26.83 4.D òng ph ự ph ải thu ngắn hạn -240 -0.04 0 0.00 0 0.00 240 -100.00 0 0.00 khó đòi IV.Hàng tồn kho 74,092 12.56 44,741 4.71 81,288 6.70 -29,351 -39.61 36,547 81.69 1.Hàng tồn kho Trường74,092 12.56 Đại44,741 học4.71 Kinh81,288 tế 6.70Huế-29,351 -39.61 36,547 81.69 19
  30. V.Tài sản ngắn hạn khác 1,109 0.19 2,864 0.30 1,791 0.15 1,755 158.25 -1,073 -37.47 1.Thuế GTGT được khấu trừ 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 2.Thuế và các khoản phải thu NN 1,109 0.19 2,864 0.30 1,791 0.15 1,755 158.25 -1,073 -37.47 3.Tài sản ngắn hạn khác 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 482,651 81.80 744,152 78.36 782,955 64.51 261,501 54.18 38,803 5.21 I.Các khoản phải thu dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 II.Tài sản cố định 482,041 81.70 738,345 77.75 775,736 63.91 256,304 53.17 37,391 5.06 1.Tài sản cố định hữu hình 429,613 72.81 642,351 67.64 657,795 54.20 212,738 49.52 15,444 2.40 Nguyên giá 772,579 130.94 1,331,577 140.21 1,402,230 115.53 558,998 72.35 70,653 5.31 Giá trị hao mòn lũy kế -342,965 -58.13 -689,226 -72.58 -744,435 -61.34 -346,261 100.96 -55,209 8.01 2.Chí phí XDCB dở dang 52,427 8.89 60,742 6.40 82,689 6.81 8,315 15.86 21,947 36.13 3.Tài sản cố định thuê tài chính 0.00 35,253 3.71 35,253 2.90 35,253 0.00 0 0.00 III.Bất động sản đầu tư 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 IV.Các khoản đầu tư tài chính 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 dài hạn V.Tài sản dài hạn khác 610 0.10 5,806 0.61 7,219 0.59 5,196 851.80 1,413 24.34 1.Chi phí trả trước dài hạn 610 0.10 5,806 0.61 7,219 0.59 5,196 851.80 1,413 24.34 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 590,039 100.00 949,671 100.00 1,213,710 100.00 359,632 60.95 264,039 27.80 (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Trường Đại học Kinh tế Huế 20
  31. 2017 2016 2015 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty qua ba năm (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Từ bảng số liệu và biểu đồ ta có nhận xét như sau: Thứ nhất về sự thay đổi cơ cấu tài sản của công ty: Tài sản dài hạn chiếm nhiều tỷ trọng hơn tài sản ngắn hạn qua ba năm 2015, 2016 và năm 2017, cụ thể như sau: - Tài sản ngắn hạn: Qua ba năm, tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng thấp hơn 50% trong tổng tài sản, cụ thể năm 2015 chiếm 18.20% đến năm 2016 thì cơ cấu tài sản ngắn hạn tăng lên 21.64% và đến năm 2017 là 35.49%. Cụ thể: o Vào năm 2015, Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng cơ cấu nhỏ (chỉ khoảng 0.46% trong tổng cơ cấu TSNH), đến năm 2016, tỷ trọng này tăng mạnh lên 13.17% và tiếp tục giảm xuống còn 2.83% vào năm 2017. Sự giảm đi trong cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền vào năm này là do vào năm 2016, công ty sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty đã dùng một lượng tiền để hoàn thiện công ty trongTrường thời gian đầu chuy Đạiển đổi; bênhọc cạnh đó, Kinh công ty cũng tế dùng Huế một lượng tiền lớn gửi vào ngân hàng để đầu tư trong một thời gian ngắn; vì vậy, tỷ trọng khoản tiền và tương đương tiền của công ty vào năm 2017 giảm đi trong khi đó tỷ trọng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là chiếm tỷ trọng cao trong tổng tỷ trọng của TSNH (chiếm 21.42%). 21
  32. o Một chỉ tiêu khác cần xem xét đến đó là hàng tồn kho. Hàng tồn kho luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tỷ trọng của TSNH. Vào năm 2015, hàng tồn kho chiếm 12.56% (trong tổng tỷ trọng TSNH là 18.20%, có thể thấy được hàng tồn kho chiếm quá lớn trong giai đoạn này, tình hình ứ đọng lớn làm cho hoạt động của công ty bị ảnh hưởng. Đến năm 2016, công ty bắt đầu chuyển đổi loại hình công ty, chúng ta có thể thấy được tình hình hàng tồn kho của công ty có hiện tượng tốt hơn so với năm trước, cụ thể là tỷ trọng HTK trong tổng tỷ trọng TSNH vào năm 2016 là 4.17% và năm 2017 là 6.7%. Chúng ta có thể thấy được cơ cấu tài sản ngắn hạn qua ba năm tăng lên nhưng vẫn không vượt quá 50% trong tổng tài sản. - Tài sản dài hạn: Nhìn chung, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản qua ba năm. Cụ thể vào năm 2015, TSDH chiếm 81.80%, năm 2016 chiếm 78.36% và năm 2017 chiếm 64.51%; mặc dù cơ cấu TSDH có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng vẫn chiếm đáng kể trong tổng tài sản. Khoản mục TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn (chiếm khoảng trên 60%) trong tổng tài sản. Nguyên nhân của điều này là công ty chú trọng vào việc đầu tư dài hạn cho quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển công ty. Cụ thể, công ty đầu tư, phát triển vào các TSCĐ như các nhà máy sản xuất, hay đầu tư vào việc tu bổ, sửa chữa hay nâng cấp các trang thiết bị để cải tạo nguồn nước sạch cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, đầu tư nguồn nước cho các khu vực nông thôn, khu vực Bãi Ngang chính những điều này làm cho TSCĐ của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu của TSDH. TrườngThứ hai về tình hình Đại biến độ nghọc tài sản Kinhcủa công ty: tế Huế Nhìn chung, chúng ta có thể thấy được từ bảng số liệu trên, tổng tài sản của công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế có xu hướng tăng lên qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017. Tổng tài sản của công ty vào năm 2015 là 590,039 triệu đồng nhưng đến năm 2016, tổng tài sản là 949,671 triệu đồng; điều này có nghĩa là tổng tài sản của công ty năm 2016 tăng 359,632 triệu đồng (tức 60.95%) so với năm 2015. Bên 22
  33. cạnh đó, tổng tài sản của công ty vào năm 2017 cũng tăng 264,039 triệu đồng (tức khoảng 27.80%) so với năm 2016. Từ sự tăng lên của tổng tài sản, công ty đã cho chúng ta thấy được quy mô phát triển và hoạt động của công ty ngày càng tăng. Tuy nhiên, để biết được sự phát triển này là tốt hay xấu, chúng ta cần phân tích thêm các nhân tố cụ thể hơn tác động đến sự phát triển, tăng lên của tổng tài sản. - Nhân tố đầu tiên là tài sản ngắn hạn: chúng ta có thể thấy được tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng mạnh qua ba năm. Cụ thể, vào năm 2015, TSNH là 107,388 triệu đồng nhưng đến năm 2016 tăng lên đến 205,519 triệu đồng (tức khoảng 91.38%). Tài sản ngắn hạn của công ty vào năm 2017 có một sự tăng mạnh từ 205,519 triệu đồng (năm 2016) lên 430,755 triệu đồng, tăng khoảng 225,236 triệu đồng (109.59%). Chúng ta có thể xem xét sự biến động của tài sản ngắn hạn thông qua các biến động cụ thể sau: o Tiền và các khoản tương đương tiền: nhìn chung khoản mục này có sự biến động đáng kể qua ba năm. Từ năm 2015 đến năm 2016, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng mạnh từ 2,739 triệu đồng (năm 2015) lên đến 125,073 triệu đồng (năm 2016). Sự tăng mạnh của khoản mục này cho thấy công ty có sự chuẩn bị cho những sự thay đổi quy mô, cơ cấu của công ty; nhìn chung, sự biến động này của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền là khá tốt bởi vì giúp tăng tính thanh khoản của công ty. Tuy nhiên, khoản mục này đã giảm đáng kể vào năm 2017, giảm từ 125,073 triệu đồng (năm 2016) xuống còn 34,355 triệu đồng vào năm 2017, giảm khoảng 72.53%. Nguyên nhân của chính những sự biến động này là vào năm 2016, công ty chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty cổ phần nên sốTrườngvốn của công ty s ẽĐạităng lên dohọc có sự đóng Kinh góp vốn ctếủa các Huế cổ đông và công ty đã sử dụng một lượng tiền vào các hoạt động khác nhằm cải thiện tình hình công ty sau khi chuyển đồi hình thức kinh doanh. Bên cạnh đó, vào năm 2017, bước vào năm đầu tiên sau khi cổ phần hóa, giá cả vật tư, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm cho quá trình sản xuất bị ảnh hưởng. Điều này làm công ty phải chi trả thêm một khoản tiền lớn 23
  34. để đầu tư vào việc mua sắm các trang thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình xây dựng đường nước phục vụ cho người dân toàn Tỉnh cũng như phục vụ cho quá trình sản xuất nước uống đóng chai. Cũng trong giai đoạn này hiện tượng lũ lụt xảy ra liên tục làm cho chất lượng nước giảm dẫn đến công ty cũng dùng một số lượng tiền để xây dựng, cải tạo các bể lọc, lắng nước tại các nhà máy để cải thiện tình trạng nguồn nước cho toàn Tỉnh. Hơn thế nữa, vào năm 2017, công ty đã dùng một lượng tiền chưa cần sử dụng đến để gửi tiền vào ngân hàng nhằm đầu tư trong một thời gian ngắn. Chính những điều này cho chúng ta thấy được mặc dù khoản mục tiền giảm đi nhưng không chỉ chi tiền ra mà còn dùng tiền để đầu tư thu lại lợi nhuận cho công ty. o Đầu tư tài chính ngắn hạn: năm 2015, 2016 không có sự xuất hiện của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nếu có thì các khoản đầu tư này không đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2017, khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế tăng mạnh lên đến 260,000 triệu đồng. Khoản mục đầu tư tài chính là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp nhằm phát huy tiềm năng sẵn có và khẳng định vị thế của mình. Vào năm 2015, năm 2016, khoản mục này của công ty không có số liệu nhưng đến năm 2017, đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng lên 260,000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tỷ trọng của TSNH (21.42% trên tổng tỷ trọng TSNH là 35.49%). Nguyên nhân của sự gia tăng này là vào năm 2017, công ty đã dùng một lượng tiền chưa cần sử dụng, cụ thể là 260,000 triệu đồng để đầu tư ngắn hạn; cụ thể là công ty đã gửi hết số tiền này vào ngân hàng để thu về tiền lãi hàng kỳ. o Các khoản phải thu ngắn hạn: khoản phải thu ngắn hạn của công ty cổ phần cấp nước TTTrường Huế có xu hướng Đại tăng lên họcqua các năm Kinh, vào năm 2015,tế khoHuếản phải thu ngắn hạn là 29,448 triệu đồng, đến năm 2016, tăng lên khoảng 32,841 triệu đồng (khoảng 11.52%) và tiếp tục tăng lên đến 53,321 triệu đồng vào năm 2017. Nguyên nhân của sự tăng lên của khoản phải thu ngắn hạn là công ty ít thắt chặt công tác thu hồi nợ nên số tiền cần phải thu khách hàng tăng lên vào năm 2017, bên cạnh đó các khoản phải thu khác cũng tăng lên. 24
  35. o Hàng tồn kho: từ bảng phân tích về sự biến động của tài sản, chúng ta có thể thấy được hàng tồn kho của công ty có sự biến động qua ba năm. Hàng tồn kho của công ty từ năm 2015 đến năm 2016 giảm từ 74,092 triệu đồng xuống còn 44,741 triệu đồng, công ty đã có những chính sách nhằm khắc phục và giảm thiểu sự tồn đọng hàng hóa. Đến năm 2017, số hàng tồn kho của công ty tăng lên đáng kể từ 44,741 triệu đồng (năm 2016) lên đến 81,288 triệu đồng (tăng gần 81.69%). Nguyên nhân của sự ứ đọng hàng tồn kho là hiện nay có quá nhiều công ty sản xuất nước đóng chai có quá trình quảng cáo cho sản phẩm tiêu thụ tốt, được mọi người dân cả nước biết đến như là nước uống đóng chai Danashi và Aquafina , điều này làm cho tình hình tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai của công ty HueWaco bị ảnh hưởng, tình hình tiêu thụ ít làm cho sự ứ đọng sản phẩm nước uống Bạch Mã. Bên cạnh đó, do vào giai đoạn 2016- 2017, công ty HueWaco giới thiệu ra thị trường trong Tỉnh, thành phố sản phẩm nước uống đóng chai có tính kiềm ION- Health, mới bước đầu ra thị trường ít người biết đến sản phẩm này và mùi vị của loại nước đóng chai này khác với các loại uống khác, điều này làm cho lượng tiêu thụ sản phẩm không cao. Chính những điều này làm cho tình trạng ứ đọng hàng tồn kho của công ty tăng lên đáng kể trong giai đoạn này. Không chỉ vậy, công ty còn sản xuất ra các trang thiết bị nhằm phục vụ nguồn nước cho người dân, tuy nhiên nhu cầu của mọi người chưa cao dẫn đến tình trạng ứ đọng những mặt hàng hóa này cũng tăng lên làm cho tình hình ứ đọng của công ty vẫn xảy ra qua các năm. Tuy nhiên, tình trạng ứ đọng hàng hóa không phải là một tình trạng quá xấu đối với công ty, bởi lẽ khi có hàng hóa ứ đọng thì công ty có thể đáp ứng kịp thời khi cần sử dụng đến những hàng hóa đó. Vì vậy, công ty cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ứ đọng nhiTrườngều của công ty. Đại học Kinh tế Huế - Nhân tố thứ hai là tài sản dài hạn: Từ năm 2015 đến năm 2017, tài sản dài hạn tăng lên qua các năm, năm 2016 tài sản dài hạn tăng mạnh lên đến 261,501 triệu đồng (tức 54.18%) so với năm 2015 và sau đó tăng nhẹ khoảng 38,803 triệu đồng so với năm 2017 (khoảng 5.21%). Nguyên nhân của sự gia tăng này là do có sự thay đổi của các loại tài sản dài hạn, cụ thể: 25
  36. 800000 738345 775736 600000 400000 482041 200000 610 5806 7219 0 2015 2016 2017 Tài sản cố định Tài sản dài hạn khác Biểu đồ 2.2: Biến động tài sản dài hạn của công ty CP cấp nước TTH qua ba năm (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) - Tài sản cố định: tài sản cố định liên tục tăng qua các năm. Năm 2015, tài sản cố định là 482,041 triệu đồng, đến năm 2016 TSDH của công ty tăng mạnh lên 738,345 triệu đồng (tức khoảng 53.17% so với năm 2015). Giai đoạn 2016- 2017, TSDH của công ty tăng lên 775,736 triệu đồng (khoảng 5.06%). Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty có mua sắm các thiết bị kỹ thuật, máy móc để phục vụ cho quá trình sản xuất, phát triển công ty, điển hình như công trình bể lắng lọc thông minh chất lượng cao, ứng dụng năng lượng xanh an toàn cho các nhà máy của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư vào các tài sản cố định khác như là đầu tư hiện đại hóa công tác ghi thu tiền nước, đẩy mạnh các công cụ thanh toán tiền nước giúp cho khách hàng thoải mái khi sử dụng dịch vụ. - Tài sản dài hạn khác: tài sản dài hạn khác của công ty cũng tăng qua các năm. Vào nămTrường 2016, TSDH khác Đại tăng lên học5,196 triệ uKinh đồng so vớ i tếnăm 2015.Huế Đến năm 2017, TSDH khác tăng từ 5,806 triệu đồng (năm 2016) lên 7,219 triệu đồng (năm 2017). Tuy nhiên, khoản tăng của khoản mục này không đáng kể so với sự tăng lên của tài sản cố định. 26
  37. 2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn Bảng 2.2: Phân tích tình hình Nguồn vốn của công ty qua ba năm Đơn vị tính: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu Tỷ lệ Tỷ lệ Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) (%) (%) A.Nợ phải trả 201,542 34.16 552,307 58.16 324,429 26.73 350,765 174.04 -227,878 -41.26 I.Nợ ngắn hạn 90,036 15.26 422,008 44.44 202,427 16.68 331,972 368.71 -219,581 -52.03 1.Vay và nợ ngắn hạn 7,324 1.24 5,420 0.57 2,710 0.22 -1,904 -26.00 -2,710 -50.00 2.Phải trả cho người bán 30,831 5.23 29,275 3.08 5,306 0.44 -1,556 -5.05 -23,969 -81.88 3.Người mua trả tiền trước 8,153 1.38 3,175 0.33 3,699 0.30 -4,978 -61.06 524 16.50 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 4,567 0.77 6,763 0.71 3,899 0.32 2,196 48.08 -2,864 -42.35 5.Phải trả người lao động 18,031 3.06 16,209 1.71 10,350 0.85 -1,822 -10.10 -5,859 -36.15 6.Chi phí phải trả 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 7.Các kho n ph i tr , ph i n p ng n h n ả ả ả ả ộ ắ ạ 6,153 1.04 342,034 36.02 172,885 14.24 335,881 5,458.82 -169,149 -49.45 khác 8.Qũy khen thưởng phúc lợi 13,514 2.29 10,107 1.06 1,712 0.14 -3,407 -25.21 -8,395 -83.06 9.Dự phòng phải trả ngắn hạn Trường1,463 Đại0.25 học9,023 Kinh0.95 1,866 tế Huế0.15 7,560 516.75 -7,157 -79.32 27
  38. II.Nợ dài hạn 111,506 18.90 130,299 13.72 122,002 10.05 18,793 16.85 -8,297 -6.37 1.Phải trả dài hạn khác 1,097 0.19 1,492 0.16 1,679 0.14 395 36.01 187 12.53 2.Vay và nợ dài hạn 110,409 18.71 128,807 13.56 120,323 9.91 18,398 16.66 -8,484 -6.59 3.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 388,497 65.84 397,364 41.84 889,281 73.27 8,867 2.28 491,917 123.80 I.Vốn chủ sở hữu 388,497 65.84 397,364 41.84 889,281 73.27 8,867 2.28 491,917 123.80 1.Vốn đầu tư của chử sở hữu 246,726 41.82 195,034 20.54 876,000 72.18 -51,692 -20.95 680,966 349.15 2.Vốn khác của chủ sở hữu 55,028 9.33 55,028 5.79 0 0.00 0 0.00 -55,028 -100.00 3.Qũy đầu tư phát triển 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 4.Qũy dự phòng tài chính 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 5.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 12,602 2.14 14,636 1.54 13,281 1.09 2,034 16.14 -1,355 -9.26 6.Nguồn vốn đầu tư XDCB 74,140 12.57 21,852 2.30 0 0.00 -52,288 -70.53 -21,852 -100.00 7.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 8.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0.00 110,813 11.67 0 0.00 110,813 0.00 -110,813 -100.00 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 590,039 100.00 949,671 100.00 1,213,710 100.00 359,632 60.95 264,039 27.80 Trường (NguĐạiồn: BCTChọc Công Kinh ty Cổ phần Ctếấp nư Huếớc Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) 28
  39. 2017 2016 2015 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% VCSH Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Thứ nhất, về tình hình cơ cấu nguồn vốn của công ty: Từ bảng số liệu kết hợp với biểu đồ 2.3, chúng ta có thể thấy được vốn chủ sở hữu đa số chiếm cơ cấu lớn hơn so với nợ phải trả của công ty vào năm 2015 và năm 2017, trong năm 2016, cơ cấu VCSH thấp hơn NPT. Có thể thấy được hiện tại nguồn vốn hình thành của công ty chủ yếu là từ nguồn vốn tự có. Cụ thể: - NPT: nhìn chung, cơ cấu NPT chiếm một khoản đáng kể trong tổng nguồn vốn (thường trên 25% tổng nguồn vốn). Vào năm 2015, NPT chiếm 34.16%, trong đó nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn chiếm 15.26% trong đó các khoản phải trả chiếm tỷ trọng đáng kể, điều này cho chúng ta thấy được vào năm này công ty có sự chiếm dụng vốn, giúp cho công ty tiết kiệm được vốn huy động từ nợ vay ngắn hạn và VCSH. Vào năm 2016, NPT chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn (khoảng 58.16%), trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọngTrường lớn và đặc biệt là Đạikhoản m ụhọcc phải tr ả,Kinh phải nộp ng ắtến hạ nHuế khác của công ty chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 36.02%) trong tổng nợ ngắn hạn của công ty. Cụ thể ở đây đó là các khoản phải trả khi công ty mua cổ phiếu và nhận tài sản nhận nợ của Uỷ Ban Tỉnh. Năm 2017, tỷ lệ nợ phải trả chỉ chiếm còn 26.73% trong tổng nguồn vốn, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 26.73% trong tổng cơ cấu nợ phải trả; vì vậy chúng ta có thể thấy được vào năm này, công ty cồ phần cấp nước TT Huế không có 29
  40. nhiều khoản nợ dài hạn nên nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn của công ty. - VCSH: nhìn chung, công ty có cơ cấu tổng nguồn vốn thuộc mức cao trong các năm, mặc dù năm 2016 tỷ trọng VCSH chỉ chiếm 41.48% nhưng vẫn thuộc mức cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2015, 2017 cơ cấu VCSH trong tổng nguồn vốn luôn cao hơn 50%. Nguồn VCSH được hình thành chủ yếu vào nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu, đặc biệt vào năm 2017, VCSH tăng lên đáng kể do vào thời điểm này công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần nên có sự đóng góp của nhiều cổ đông nên nguồn VCSH tăng lên với một mức cao. Tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn nằm ở mức an toàn, điều này chứng tỏ công ty ngày càng củng cố nguồn vốn tự có của mình, có sự độc lập về tài chính tốt. Thứ hai, về tình hình biến động của nguồn vốn công ty: 1,000,000 900,000 800,000 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 2015 2016 2017 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn VCSH Biểu đồ 2.4: Biến động nguồn vốn của công ty cổ phần cấp nước TTH (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) TrườngTừ bảng số liệu vàĐại biểu đồ học2.4, chúng Kinh ta có nhận xéttế sau: Huế Tổng nguồn vốn của công ty cổ phần cấp nước tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2015, tổng nguồn vốn là 590,039 triệu đồng, tăng lên đến 949,671 triệu đồng vào năm 2016 và 1,213,710 triệu đồng vào năm 2017. Để hiểu rõ hơn về sự gia tăng của tổng nguồn vốn, chúng ta đi phân tích cụ thể từng khoản mục quan trọng trong tổng nguồn vốn: - NPT: nợ phải trả của công ty có sự biến động qua ba năm. Vào năm 2015, NPT có giá trị là 201,542 triệu đồng, sau đó tăng lên 174.04% (khoảng 552,307 30
  41. triệu đồng) vào năm 2016. Đến năm 2017, công ty có sự tự chủ về VCSH nên khoản nợ của công ty giảm 227,878 triệu đồng còn 324,429 triệu đồng vào năm đó. Trong nợ phải trả công ty gồm có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Từ bảng số liệu chúng ta có thể thấy được nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ và nợ ngắn hạn có sự biến động đáng chú ý so với nợ dài hạn. Cụ thể vào năm 2015, nợ ngắn hạn khoảng 90,036 triệu đồng, đến năm 2016, bước đầu cho quá trình chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty cần phải có nguồn vốn lớn nên công ty bên cạnh đi vay các khoản vay, công ty còn mua chịu hàng hóa, nợ người bán; điều này dẫn đến khoản nợ ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này tăng lên đáng kể (tương ứng 422,008 triệu đồng); tuy nhiên đến năm 2017, nợ ngắn hạn giảm xuống còn 202,427 triệu đồng. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy được nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả nên sự biến động của nợ ngắn hạn tương tự sự biến động của nợ phải trả. Vì vậy chúng ta phân tích sự biến động của nợ phải trả thông qua sự biến động của nợ ngắn hạn qua một số khoản mục đáng chú ý như sau: o Vay và nợ ngắn hạn: có sự biến động từ 90,036 triệu đồng vào năm 2015 tăng mạnh lên 422,008 triệu đồng vào năm 2016. Đến năm 2017, những năm đầu tiên của việc cổ phần hóa của công ty, với đặc thù của đơn vị cấp nước đô thị và nông thôn, công ty đang có xu hướng giảm áp lực trả nợ và điều chỉnh giá nước bằng việc chủ động điều chỉnh các dự án thực hiện hệ thống nước trên toàn địa bản cũng như là quyết định không tiếp tục đi vay đối với Cơ quan phát triển Pháp AFD. o Phải trả cho người bán: Chúng ta có thể thấy được công ty ngày càng có khả năng trả nợ cho người bán thông qua sự biến động của khoản mục phải trả cho người bán trong 3 năm; cụ thể vào hai năm 2015 và năm 2016, công ty ghi nợ đối với cácTrường doanh nghiệp bánĐại hàng hóahọc vật tư, Kinh nguyên vật litếệu cho Huế công ty với một khoản đáng kể (vào năm 2015, khoảng 30,831 triệu đồng; đến năm 2016 là 29,275 triệu đồng), có thể thấy được vào hai năm này công ty đã chiếm dụng vốn khá lớn đối với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, đến năm 2017, công ty đã hạn chế tình trạng nợ nần đối với các doanh nghiệp, công ty khác, cụ thể là khoản mục phải trả cho người bán của công ty giảm mạnh đáng kể chỉ còn 5,306 triệu đồng. Từ điều này chúng ta có thể thấy được sau khi cổ phần hóa, công ty đã có những chính sách 31
  42. và hướng đi tốt để quản lý các khoản phải trả, công ty đã hạn chế được tình trạng dây dưa trong công tác trả nợ và ngày càng tạo được lòng tin đối với các bạn hàng của công ty mình. o Khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác: Khoản mục này gia tăng mạnh từ năm 2015 đến năm 2016 (cụ thể là 6,153 triệu đồng lên 342,034 triệu đồng); điều này là do vào năm cuối năm 2016, công ty bắt đầu chuyển thành công ty cổ phần nên công ty bỏ tiền đi mua cổ phần khoảng 182,120 triệu đồng và tài sản công ty nhận nợ của Uỷ Ban Tỉnh (khoảng 153,800 triệu đồng) và các khoản phải trả, phải nộp khác nữa. Chúng ta có thể thấy được hai khoản mục đáng chú ý trên đang làm ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của nợ ngắn hạn của công ty. Mặc dù NPT của công ty luôn thấp hơn nguồn vốn nhưng công ty cần có những kế hoạch trả nợ hợp lý để có thể trả nợ trong phạm vi nhất định vừa có thể tận dụng được nguồn vốn đi chiếm dụng để tăng khả năng sinh lợi. - VCSH: Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua ba năm, từ 388,497 triệu đồng vào năm 2015, lên 397,364 triệu đồng vào năm 2016 và tăng lên đến 889,281 triệu đồng vào năm 2017 (tăng khoảng 123.8% so với năm 2016). Có sự gia tăng đáng kể này vào năm 2017 do công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần nên số vốn góp của các chủ sở hữu tăng lên. Chúng ta có thể thấy được vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ lệ đáng kể trong vốn chủ sở hữu trong ba năm, cụ thể là vào năm 2017, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 876,000 triệu đồng, có thể thấy được công ty ngày càng có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư XDCB của công ty cũng có sự biến động vào năm 2017. Cuối năm 2016 và năm 2017, do thiên tai xảy ra liên tục trên toàn Tỉnh Thừa Thiên Huế làm cho chất lượng nguồTrườngn nước bị ảnh hưở ng,Đại công ty học đã tiếp nh Kinhận 23 nhà máy tế xu ốHuếng cấp, công nghệ lạc hậu, chính những điều này công ty có nhiều kế hoạch xây dựng lại, sửa chữa các nhà máy, cải thiện nguồn nước cho người dân toàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như là việc thực hiện hệ thống đường nước trên toàn Tỉnh, các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực Bãi Ngang nên khoản vốn đầu tư XDCB được sử dụng hết, cụ thể vào năm 2016, khoản vốn có là 21,852 triệu đồng nhưng đến năm 2017, số vốn còn lại 0 đồng. Điều này chứng tỏ công ty ngày có coi trọng vào việc phát triển chất 32
  43. lượng nguồn nước, cải thiện nguồn nước cũng như việc sản xuất nguồn nước sạch cho người dân địa phương. Từ việc phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn của công ty cổ phần cấp nước TTH, chúng ta có thể thấy được mức độ độc lập tài chính của công ty được đảm bảo và ở mức độ hợp lý, tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất của công ty, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Trường Đại học Kinh tế Huế 33
  44. 2.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3: Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần cấp nước TTH Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM NĂM NĂM 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 Giá trị % Giá trị % 1.Doanh thu bán hàng và CCDV 301,958 310,906 338,625 8,948 2.96 27,719 8.92 2.Các khoản giảm trừ DT 0 0 0 0 0.00 0 0.00 3.DTT Bán hàng và CCDV (3=1-2) 301,958 310,906 338,625 8,948 2.96 27,719 8.92 4.Giá vốn hàng bán 249,841 256,126 279,272 6,285 2.52 23,146 9.04 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV (5=3-4) 52,118 54,780 59,353 2,662 5.11 4,573 8.35 6.DTHĐ Tài chính 161 41 143 -161,591 -99.97 102 248.78 7.Chi phí tài chính 9,553 10,086 8,879 533 5.58 -1,207 -11.97 Trong đó chi phí lãi vay 9,553 10,086 8,879 533 5.58 -1,207 -11.97 8.Chí phí bán hàng 12,353 14,232 15,564 1,879 15.21 1,332 9.36 9.Chi phí Quản lý doanh nghiệp 15,078 12,361 12,518 -2,717 -18.02 157 1.27 10.Lợi nhuận từ hoạt động KD (10=5+(6-7)- (8+9)) 15,295 18,142 22,535 2,847 18.61 4,393 24.21 11.Thu nhập khác Trường Đại683 học662 Kinh226 tế Huế-21 -3.07 -436 -65.86 12.Chi phí khác 0.7 160 5 159 15,900.00 -155 -96.88 34
  45. 13.Lợi nhuận khác (13=11-12) 682 502 221 -180 -26.39 -281 -55.98 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14=10+13) 15,977 18,644 22,756 2,667 16.69 4,112 22.06 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,515 4,102 4,551 587 16.70 449 10.95 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 0.00 0 0.00 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN (17=14-15-16) 12,462 14,542 18,205 2,080 16.69 3,663 25.19 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 0 0.000208 0 0.00 0.000208 (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Trường Đại học Kinh tế Huế 35
  46. Doanh thu Giá vốn Lợi nhuận 338,625 301,958 310,906 279,272 249,841 256,126 12,462 14,542 18,205 2015 2016 2017 Biều đồ 2.5: Biểu đồ kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Từ bảng số liệu kết hợp với biểu đồ 2.5, chúng ta có nhận xét sau: nhìn chung, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Cổ phần cấp nước TTH luôn tăng lên qua ba năm, tuy nhiên tăng không đáng kể (dưới 10%) năm nay so với năm trước, cụ thể vào năm 2015, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 301,958 triệu đồng, sang năm 2016 tăng lên 310,906 triệu đồng (tăng 2.96% so với 2015) và đến năm 2017, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên khoảng 8.92% so với năm trước, tức khoảng 338,625 triệu đồng. Tuy nhiên, để biết được sự biến động rõ hơn, chúng ta đi xem xét cụ thể từng khoản mục nổi bật: - Doanh thu thuần: Trong ba năm, công ty không có xuất hiện các hoạt động kinh tế làm giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần của công ty vẫn không biến động, cụ thể vào năm 2016, doanh thu thuần về BH & CCDV tăng lên 2.96% (dưới 5%) so với nămTrường 2015 có thể thấy Đạiđược doanh học thu củ a Kinhcông ty vẫn chưatế tăngHuế lên đáng kể; tuy nhiên, đến năm 2017, doanh thu thuần của công ty tăng vượt 5% so với năm 2016, khoảng 338,625 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty ngày càng có chiến lược kinh doanh đúng đắn giúp làm gia tăng doanh thu của công ty. Bên cạnh đó, ban giám đốc công ty đã điều hành công ty phát triển tốt trong điều kiện có sự cạnh tranh với các 36
  47. công ty trong ngành về sản xuất nước uống đáp ứng cho người dân và công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế là công ty cung cấp các dịch vụ lọc nước sạch trên toàn Tỉnh và là một trong những công ty có sản phẩm nước uống đóng chai được người dân trong Tỉnh sử dụng nhiều. Doanh thu thuần gia tăng chứng tỏ công ty có khả năng về mặt tiêu thụ hàng hóa ở mức tốt. Tuy nhiên, công ty vẫn cần phải có những chiến lược tốt hơn giúp giữ vững mức tăng trưởng doanh thu cũng như tăng tiêu thụ sản phẩm để tạo ra lợi nhuận tốt hơn cho mình. - Doanh thu hoạt động tài chính: Công ty có sự biến động đáng kể trong hoạt động tài chính trong ba năm, cụ thể: DTHĐTC của công ty vào năm 2015 là 161 triệu đồng, đến năm 2016 doanh thu này giảm xuống chỉ còn 41 triệu đồng, nguyên nhân của sự thay đổi này là do công ty đến hạn phải trả nợ gốc những khoản tiền đã đi vay. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính đã gia tăng lên từ 41 triệu đồng (năm 2016) lên 143 triệu đồng (vào năm 2017). Mặc dù doanh thu tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của công ty. - Chi phí bán hàng: chi phí bán hàng của công ty tăng dần qua các năm. Vào năm 2015, chi phí bán hàng của công ty là 12,353 triệu đồng, tốc độ tăng chi phí bán hàng năm 2016 so với 2015 là 15.21%. Đến giai đoạn 2016- 2017, chi phí bán hàng của công ty tăng lên khoảng 1,332 triệu đồng (tức khoảng 9.36%); tuy nhiên, tốc độ tăng này thấp hơn so với giai đoạn năm 2015- 2016. Nguyên nhân là vào năm 2016, công ty cổ phần cấp nước TT Huế giới thiệu sản phẩm mới là nước uống Ion Health, vì vậy công ty tiến hành đẩy mạnh các chương trình quảng cáo sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm chính những lý do đó mà vào giai đoạn 2015- 2016, chi phí bán hàng của công tyTrường tăng đáng kể. Bên Đại cạnh đó, họccông ty ngày Kinh càng mở rtếộng viHuếệc đầu tư xây dựng vào hệ thống nước sạch, cung cấp nước sạch cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực Bãi Ngang làm cho chi phí của công ty tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, công ty vẫn đang cố gắng nổ lực điều chỉnh chi phí bán hàng một cách hợp lý nhằm tối thiểu chi phí của công ty. 37
  48. - LNST: Từ sự biến động của các chỉ tiêu trên, chúng ta có thể thấy được lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên qua các năm. Vào năm 2015, LNST của công ty là 12,462 triệu đồng, sau đó vào năm 2016, lợi nhuận này tăng lên 2,080 triệu đồng (tương ứng là 14,542 triệu đồng). Giai đoạn 2016- 2017, LNST của công ty tiếp tục tăng lên khoảng 3,663 triệu đồng (tăng 25.19% so với năm 2016) từ 14,542 triệu đồng vào năm 2016 lên 18,205 triệu đồng vào năm 2017. Chúng ta có thể thấy được Nguồn tăng chủ yếu của lợi nhuận là từ HĐKD và LNST của công ty tăng qua các năm chứng tỏ công ty HĐKD có hiệu quả, công ty vận hành tốt, công ty tạo ra được doanh thu. Bên cạnh đó, có thể thấy được công ty có những hướng đi tốt và có được định hướng phát triển công ty tốt. Trường Đại học Kinh tế Huế 38
  49. 2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng 2.4: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU MÃ NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 Chênh % Chênh % lệch lệch I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 01 15,977 18,644 22,756 2,667 16.69 4,112 22.06 2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 02 60,834 60,734 84,084 -100 -0.16 23,350 38.45 - Các khoản dự phòng 03 -240 0 0 240 -100.00 0 0.00 - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền 04 tệ có gốc ngoại tệ - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 -231 -347 -47 -116 50.22 300 -86.46 - Chi phí lãi vay 06 9,553 10,086 8,879 533 5.58 -1,207 -11.97 - Các khoản điều chỉnh khác 07 0 0 0 0 0.00 0 0.00 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu 8 85,893 89,117 115,672 3,224 3.75 26,555 29.80 động - Tăng, giảm các khoản phải thu 09 -4,203 4,908 19,406 9,111 -216.77 14,498 295.40 - Tăng, giảm hàng tồn kho 10 -10,692 -29,351 36,547 -18,659 174.51 65,898 -224.52 - Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế Trườngthu 11 10,855 Đại học34,212 Kinh39,189 tế23,357 Huế215.17 4,977 14.55 nhập doanh nghiệp phải nộp) 39
  50. - Tăng, giảm chi phí trả trước 12 1,359 1,262 -36 -97 -7.14 -1,298 -102.85 - Tăng, giảm chứng khoán kinh 13 doanh - Tiền lãi vay đã trả 14 -9,553 -10,086 -8,879 -533 5.58 1,207 -11.97 - Thu ã ế thu nhập doanh nghiệp đ 15 -3,225 -3,095 -4,590 130 -4.03 -1,495 48.30 nộp - Ti ền thu khác từ hoạt động kinh 16 1,202 222,112 1,860 220,910 18,378.54 -220,252 -99.16 doanh - Ti ền chi khác cho hoạt động kinh 17 14,499 13,531 0 -968 -6.68 -13,531 -100.00 doanh t Lưu chuyển tiền thuần ừ hoạt 20 86,135 322,610 199,169 236,475 274.54 -123,441 -38.26 động kinh doanh II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Ti ền chi để mua sắm, xây dựng 21 -133,255 -187,313 -60,953 -54,058 40.57 126,360 -67.46 TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 2.Ti ền thu từ thanh lý, nhượng bán 22 TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 3.Ti ền chi cho vay, mua các công 23 -200,000 -200,000 cụ nợ của đơn vị khác 4.Ti ền thu hồi cho vay, bán lại các 24 công cụ nợ của đơn vị khác 5.Ti ền chi đầu tư góp vốn vào đơn 25 vị khác 6.Ti ào ền thu hồi đầu tư góp vốn v 26 đơn vị khác Trường Đại học Kinh tế Huế 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi 27 162 41 143 -121 -74.69 102 248.78 40
  51. nhuận được chia chuy Lưu ển tiền thuần từ hoạt 30 -133,093 -187,272 -260,810 -54,179 40.71 -73,538 39.27 động đầu tư III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Ti ành c ền thu từ phát h ổ phiếu, 31 30,124 502 2,911 -29,622 -98.33 2,409 479.88 nhận vốn góp của chủ sở hữu 2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của 32 doanh nghiệp đã phát hành 3. Tiền thu từ đi vay 33 28,881 62,695 0 33,814 117.08 -62,695 -100.00 4. Tiền trả nợ gốc vay 34 -28,857 -76,201 -31,988 -47,344 164.06 44,213 -58.02 5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35 6. C ã tr ổ tức, lợi nhuận đ ả cho chủ 36 sở hữu Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt 40 30,148 -13,004 -29,077 -43,152 -143.13 -16,073 123.60 động tài chính Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 -16,810 122,334 -90,718 139,144 -827.75 -213,052 -174.16 (50 = 20+30+40) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 19,548 2,739 125,073 -16,809 -85.99 122,334 4,466.37 h Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá ối 61 đoái quy đổi ngoại tệ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70 2,738 125,073 34,355 122,335 4,468.04 -90,718 -72.53 (70 = 50+60+61) Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) 41
  52. Từ bảng số liệu phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được sự biến động của lưu chuyển tiền tệ như sau: Lưu chuyển tiền thuần trong giai đoạn 2015- 2016 tăng mạnh lên khoảng 129,144 triệu đồng, tương ứng vào năm 2015, lưu chuyển tiền thuần là -16,810 triệu đồng đến năm 2016, lưu chuyển tiền thuần tăng lên 122,334 triệu đồng. Giai đoạn 2016- 2017, lưu chuyển tiền thuần bắt đầu giảm xuống khoảng 213,052 triệu đồng, tương ứng từ 122,334 triệu đồng vào năm 2016 xuống còn -90,718 triệu đồng vào năm 2017. Các bộ phận cấu thành nên lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ có mối quan hệ tổng số, bởi vậy mà qua bảng phân tích cụ thể trên ta thấy: - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng giảm qua các năm. Trong năm 2015, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 86,135 triệu đồng và năm 2016, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 322,610 triệu đồng; như thế chúng ta có thể thấy được trong giai đoạn 2015- 2016, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh khoảng 236,475 triệu đồng tương ứng tăng 274.54%. Đây là kết quả tốt, xuất phát từ việc mở rộng thêm những thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh chuyển dịch sản phẩm nước uống đóng chai sang sản xuất thêm nước uống đóng chai có tính kiềm có giá trị cao hơn. Đến giai đoạn 2016- 2017, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm 123,441 triệu đồng, cụ thể vào năm 2017, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm từ 322,610 triệu đồng xuống 199,169 triệu đồng. Nguyên nhân do giai đoạn này công ty tiến hành chuyển đổi từ công Trườngty TNHH sang công Đại ty cổ ph ầhọcn nên dòng Kinh tiền được tậtếp trung Huếsử dụng cho các mục đích phát triển công ty, hoàn thiện công ty trong bước đầu chuyển đổi loại hình hoạt động. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm qua ba năm, tương ứng năm 2015 là âm 133,093 triệu đồng; năm 2016 là âm 187,272 triệu đồng và năm 2017 là 42
  53. âm 260,810 triệu đồng. Trong giai đoạn 2015- 2016, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm 54,179 triệu đồng tương ứng 40.71%, đến giai đoạn 2016- 2017, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tiếp tục giảm mạnh khoảng 73,538 triệu đồng tương ứng 39.27%. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là công ty đã chi tiền vào việc mua sắm các TSCĐ, mua sắm các vật tư, nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho việc sản xuất các thiết bị ngành nước và các tài sản dài hạn khác bao gồm nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển hay xây dựng sửa chữa các TSCĐ hiện có như các nhà máy, các thiết bị lọc nước sạch hay mở rộng các nhà máy sản xuất kinh doanh nước sạch Qua việc phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư, chúng ta có thể thấy được việc đầu tư của công ty ngày càng tăng, điều này có thể xem là một tín hiệu tốt của công ty. Việc kinh doanh của công ty đang tốt và sản phẩm của công ty ngày càng có nhiều người biết đến không chỉ trên toàn tỉnh địa phương mà còn được biết đến ở các địa phương khác như Quảng Bình, Quảng Trị Điều này cũng cho thấy công ty rất chú trọng cho việc đầu tư tăng trưởng dài hạn. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính giảm mạnh qua ba năm; tương ứng năm 2015 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là 30,148 triệu đồng, năm 2016 lưu chuyển tiền là âm 13,004 triệu đồng và đến năm 2017 là âm 29,077 triệu đồng. Chúng ta có thể thấy được lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính trong giai đoạn 2015- 2016 giảm mạnh 43,152 triệu đồng tương ứng 143.13% đến giai đoạn 2016- 2017, lưu chuyển tiền thuần tiếp tục giảm xuống khoảng 16,073 triệu Trườngđồng. Nguyên nhân Đại của sự gi ảhọcm sút này Kinhlà công ty ngày tế càng Huế ít đi vay hơn nên vào năm 2017, tiền thu từ đi vay của công ty giảm xuống còn 0 đồng. Bên cạnh đó, trước đây công ty có đi vay nên hằng năm công ty phải trả nợ gốc cho các công ty cho vay nên số tiền giảm đi đáng kể, cụ thể vào năm 2017, công ty phải chi trả nợ gốc cho các khoản vay là 31,988 triệu đồng nhưng công ty không đi vay một khoản vay nào (tiền thu từ đi vay là 0 triệu đồng). Từ những điều trên chúng ta thấy được số tiền mà công ty thu vào từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp chủ sở hữu hay thu 43
  54. từ đi vay ít hơn so với số tiền công ty phải trả cho các khoản nợ trước đó. Vì vậy chúng ta có thể thấy dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty ngày càng có xu hướng âm. Qua sự phân tích lưu chuyển tiền thuần từ ba hoạt động, chúng ta có thể thấy được trong giai đoạn 2015- 2016, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên trong khi hai hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính giảm; trong đó lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính giảm mạnh 143.13% tương ứng 43,152 triệu đồng. Đến giai đoạn năm 2016- 2017, lưu chuyển tiền thuần từ ba hoạt động giảm và đặc biệt lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là giảm mạnh 123.6% tương ứng với 16,073 triệu đồng. Qua phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua ba năm của công ty, chúng ta có thể thấy được dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh là chủ yếu, từ đó sử dụng dòng tiền này cho hai mục đích còn lại là mục đích đầu tư và mục đích tài chính. Ngoài ra ta cũng có thể thấy được khoản mục tiền và tương đương tiền trong giai đoạn 2016- 2017 giảm đáng kể khoảng 72.53% tương ứng giảm khoảng 90.718 triệu đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm xuống trong giai đoạn này nhưng vẫn ở một mức dương. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do vào giai đoạn này, sau khi cổ phần hóa, công ty tập trung chủ yếu vào việc đầu tư và phát triển công ty trong dài hạn, ít tập trung vào quá trình kinh doanh làm cho các khoản mục này giảm xuống. Tuy nhiên việc sử dụng tiền từ các hoạt động có hiệu quả hay không chúng ta cần phải phân tích thêm nhiều yếu tố khác cụ thể hơn để có thể đưa ra nhận định chính xác hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế 44
  55. 2.2.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các nhóm tỷ số 2.2.4.1. Tỷ số thanh khoản: Bảng 2.5. Tỷ số thanh khoản của công ty giai đoạn 2015- 2017 Đơn vị Năm Năm Năm Mã Chỉ tiêu tính 2015 2016 2017 1 Tài sản ngắn hạn Trđ 107,388 205,519 430,755 2 Tiền và tương đương tiền Trđ 2,739 125,073 34,355 3 Đầu tư ngắn hạn Trđ 0 0 260,000 4 Các khoản phải thu Trđ 29,448 32,841 53,321 5 Nợ ngắn hạn Trđ 90,036 422,008 202,427 6 Tỷ số thanh khoản hiện thời = 1/5 Lần 1.19 0.49 2.13 7 Tỷ số thanh khoản nhanh =(2+3+4) /5 Lần 0.36 0.37 1.72 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP cấp nước TT Huế) - Tỷ số thanh khoản hiện thời: Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty cổ phần cấp nước TT Huế biến động qua ba năm. Cụ thể vào năm 2015, tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty là 1.19, theo căn cứ so sánh thì tỷ số này lớn hơn 1, điều này cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn của HueWaco lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là TSNH của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn chung, tình hình thanh khoản của công ty tốt. Tuy nhiên, đến năm 2016, tỷ số này giảm xuống đáng kể khoảng 0.49 lần (giảm 0.7 lần so với năm 2015). Tỷ số này giảm xuống thấp hơn 1 cho thấy khả năng thanh khoản của công ty năm nay giảm đi nhiều lần so với năm trước, cụ thể là do năm 2016, nợ ngắn hạn tăng lên gấp nhiều lần so với năm 2015 (tăng lên khoảng 331,972 triệu đồng so với năm 2015); bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn lại tăng lên không đáng kể (khoảng 98,131 triệu Trườngđồng). Công ty đã Đạicó sự phát học triển đáng Kinh kể vào năm tế 2017, Huế cụ thể là công ty ngày càng ít phụ thuộc vào các khoản nợ bởi vì nợ ngắn hạn của công ty giảm đáng kể còn tài sản ngắn hạn lại tăng mạnh; điều này dẫn đến tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty cổ phần cấp nước TT Huế lớn hơn 1 chứng tỏ công ty hoạt động tốt vào năm 2017. - Tỷ số thanh khoản nhanh: 45
  56. Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ số thanh khoản nhanh của công ty có xu hướng tăng qua ba năm. Vào năm 2015, tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 0.36, điều này có nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn năm nay có 0.36 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để thanh toán. So với năm 2015, tỷ số này tăng lên không đáng kể vào năm 2016, tức khoảng 0.37 lần. Tỷ số thanh khoản nhanh của công ty vào hai năm 2015, 2016 đều nhỏ hơn 1, tuy nhiên không có cơ sở nào để yêu cầu khả năng thanh toán nhanh phải lớn hơn 1 vì chỉ tiêu này chỉ phán ảnh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn ở mức độ nào căn cứ vào những TSNH có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Tuy nhiên, đến năm 2017, công ty đã có sự chuyến biến tốt khi tỷ số khả năng thanh khoản nhanh cao, cụ thể là 1.72 lần. Điều này có thể hiểu được là tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. - Tỷ số thanh toán bằng tiền Bảng 2.6. Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty qua ba năm Mã Chỉ tiêu Đvt 2015 2016 2017 1 Tiền và tương đương tiền Trđ 2,739 125,073 34,355 2 Nợ ngắn hạn Trđ 90,036 422,008 202,427 3 Tỷ số thanh toán bằng tiền= 1/2 Lần 0.03 0.30 0.17 (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Từ bảng số liệu ở trên, chúng ta có thể thấy được tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty dao động mạnh qua ba năm, cụ thể từ năm 2015- 2016, tỷ số này tăng mạnh từ 0.03 lần lền 0.30 lần, điều này do khoản mục tiền và tương đương tiền tăng lên đTrườngồng thời các khoản Đạinợ cũng tănghọc làm cho Kinh tỷ số thanh tế toán Huếbằng tiền tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2017, tỷ số này lại giảm đáng kể xuống chỉ còn 0.17 lần. Con số này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 0.17 đồng tiền và tương đương tiền hiện có của công ty. Tỷ số này được đánh giá là mức thấp đối với công ty hoạt động lớn như công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế. Nguyên nhân tỷ số giảm đi là do vào năm 2017, tiền và tương đương tiền của công ty giảm mạnh từ 125,073 triệu đồng xuống còn 34,355 triệu đồng, đồng thời nợ 46
  57. ngắn hạn cũng giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao so với khoản mục tiền; chính điều này làm cho tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty vào năm này giảm đi. Tuy nhiên tỷ số này lớn hơn 0.1 vẫn có thể xem là công ty có khả năng thanh toán khoản nợ bằng tiền khi chủ nợ yêu cầu nhưng chỉ thanh toán ngang một mức độ nhất định. Từ phân tích các chỉ số thanh khoản, chúng ta có thể thấy được tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh của công ty vào hai năm 2015, 2016 có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể là tỷ số thanh khoản nhanh nằm ở mức không tốt, tuy nhiên đến năm 2017, cả hai tỷ số này đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Điều này do vào năm 2017, các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu tăng lên đáng kể, làm cho công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Qua điều này, chúng ta có thể thấy được tình hình thanh khoản của doanh nghiệp ngày càng tốt lên; tuy nhiên, công ty vẫn cần phải dự trữ một khoản tiền và tương đương tiền ở một mức độ hợp lý để đảm bảo cho khả năng thanh toán bằng tiền của công ty nhưng vẫn không để bị ứ động vốn quá nhiều làm giảm khả năng sinh lời từ tiền và tương đương tiền. 2.2.4.2. Tỷ số quản lý tài sản Bảng 2.7. Phân tích tỷ số quản lý tài sản của công ty cổ phần cấp nước TT Huế giai đoạn 2015- 2017 Mã Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 số 1 Doanh thu thuần 301,958 310,906 338,625 2 Bình quân giá trị hàng tồn kho 79,438 59,417 63,015 3 Bình quân giá trị khoản phải thu 28,946 31,145 43,081 4 Bình quân tài sản cố định ròng 448,830 610,193 757,041 5 TrườngBình quân giá trị tổngĐại tài sản học Kinh574,066 tế Huế769,855 1,081,691 6 Vòng quay hàng tồn kho= 1/2 3.80 5.23 5.37 7 Số ngày dự trữ hàng tồn kho= 360/6 95 ngày 69 ngày 67 ngày 8 Vòng quay khoản phải thu= 1/3 10.43 9.98 7.86 9 Kỳ thu tiền bình quân= 360/8 35 ngày 36 ngày 46 ngày 10 Vòng quay TSCĐ= 1/4 0.67 0.51 0.45 11 Vòng quay tổng tài sản= 1/5 0.53 0.40 0.31 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP cấp nước TT Huế) 47
  58. Từ bảng phân tích tỷ số quản lý tài sản của công ty cổ phần cấp nước TT Huế ở trên, chúng ta có nhận xét về nhóm tỷ số quản lý tài sản như sau: - Vòng quay hàng tồn kho: Chúng ta có thể thấy vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng lên từ năm 2015 đến năm 2017. Vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Cụ thể vào năm 2015, hàng tồn kho của công ty cổ phần cấp nước TT Huế quay được 3.8 vòng trong một năm để tạo ra doanh thu và số ngày dự trữ hàng tồn kho la 95 ngày. Đến năm 2016, vòng quay hàng tồn kho tăng lên 5.23 vòng một năm và số ngày dự trữ hàng tồn kho là 69 ngày. Vòng quay hàng tồn kho tiếp tục gia tăng với mức độ không đáng kể đến năm 2017, cụ thể là 5.37 vòng và số ngày dự trữ giảm xuống còn 67 ngày. Có thể thấy được vòng quay hàng tồn kho ngày càng tăng dẫn đến số ngày dự trữ hàng tồn kho lại giảm nhưng vẫn trong một mức cao, nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty có doanh thu thuần gia tăng không ngừng từ năm 2015 đến năm 2017. Chúng ta có thể thấy được hàng tồn kho của công ty ngày càng có xu hướng tăng lên dẫn đến vòng quay hàng tồn kho tăng, điều này làm cho số ngày dự trữ hàng tồn kho ngày càng có xu hướng giảm xuống. Đây là một hiện tượng tốt đối với công ty khi tình trạng ứ đọng hàng tồn kho ngày càng giảm. Tuy nhiên tình trạng ứ đọng hàng tồn kho không phải là một hiện tượng xấu đối với công ty bởi vì khi có tình trạng ứ đọng hàng hóa, công ty sẽ có khả năng đáp ứng kịp thời hàng hóa khi cần sử dụng đến vào những lúc cần thiết. Vì vậy, công ty cần phải có các chính sách nhằm gia tăng vòng quay hàng tồn kho bằng cách đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giảm ứ đọngTrường hàng tồn kho trong Đạimột khoả nghọc hợp lý. Kinh tế Huế - Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay khoản phải thu của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế có xu hướng giảm từ năm 2015 đến năm 2017 trong khi đó kỳ thu tiền bình quân lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể vào năm 2015, vòng quay khoản phải thu là 10.43 vòng với kỳ thu tiền bình quân là 35 ngày; đến năm 2016, vòng quay khoản phải thu là 9.98 vòng ứng với kỳ thu tiền bình quân là 36 ngày. Vào năm 2017, vòng quay 48
  59. khoản phải thu của công ty giảm xuống thấp còn 7.86 vòng và kỳ thu tiền bình quân là 46 ngày tức là bình quân doanh nghiệp mất khoảng 46 ngày cho một khoản phải thu. Chúng ta có thể thấy được kỳ thu tiền bình quân của công ty qua ba năm có xu hướng tăng lên, có thể thấy được công ty vẫn có các trường hợp bán chịu hàng hóa dẫn tới công ty có các khoản phải thu với thời hạn 30 đến 50 ngày để thu hồi lại nợ của mình. Vòng quay khoản phải thu của công ty giảm xuống qua ba năm bởi vì từ năm 2015 đến năm 2017, doanh thu thuần của công ty tăng lên với mức độ thấp hơn so với bình quân giá trị khoản phải thu (cụ thể vào năm 2017, doanh thu thuần tăng lên khoảng 8.92% trong khi đó bình quân giá trị khoản phải thu lại tăng lên với mức độ cao hơn khoảng 38.33%). Chính điều này làm cho vòng quay khoản phải thu của công ty có xu hướng ngày càng giảm xuống. Chúng ta có thể thấy được đây là một hiện tượng chưa tốt đối với công ty bởi vì khi vòng quay khoản phải thu tăng lên dẫn đến việc công ty thu hồi lại các khoản nợ của mình lâu hơn, cần phải thu trong một thời gian dài hơn, điều này làm cho công ty bị chiếm dụng vốn lâu hơn. Vì vậy, công ty cần có các chính sách nhằm gia tăng doanh thu của công ty sao cho mức độ gia tăng lớn hơn so với sự gia tăng của các khoản phải thu. - Vòng quay TSCĐ: Vòng quay tài sản cố định có xu hướng giảm qua ba năm. Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Vào năm 2015, vòng quay tài sản cố định là 0.67 vòng với ý nghĩa là mỗi đồng TSCĐ của công ty tạo ra được 0.67 đồng doanh thu. Đến năm 2016, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0.51 vòng với ý nghĩa là cứTrườngmỗi đồng TSCĐ, Đại công ty tạhọco ra đượ cKinh 0.51 đồng doanhtế Huế thu trong năm đó. Vòng quay TSCĐ tiếp tục giảm xuống 0.45 vòng trong năm 2017. Chúng ta có thể thấy được nguyên nhân của việc vòng quay TSCĐ ngày càng giảm xuống là do tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần của công ty thấp hơn tốc độ tăng trưởng của bình quân giá trị tài sản ròng của công ty. Việc giảm xuống của vòng quay TSCĐ không phải là một hiện tượng xấu của công ty bởi lẽ doanh thu của công ty vẫn tiếp tục tăng lên và tài sản của công ty vẫn tăng cũng như là công ty ngày càng mở rộng, 49
  60. sửa chữa lại các nhà máy sản xuất; cụ thể là công ty ngày càng mở rộng việc xây dựng các hệ thống nước sạch tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực Bãi Ngang nhưng người dân tại các địa phương đó sử dụng nguồn nước sạch ít, điều này cho thấy cho dù tài sản của công ty ngày càng tăng lên nhưng việc sử dụng của người dân không nhiều làm cho tốc độ tăng của doanh thu của công ty thấp hơn tốc độ tăng của tài sản cố định, chính điều này đã làm cho vòng quay TSCĐ của công ty có xu hướng giảm từ năm 2015 đến năm 2017. Vì vậy, công ty vẫn cần có các chính sách hợp lý để làm gia tăng sự hiệu quả của việc sử dụng các tài sản cố định của công ty mình. - Vòng quay tổng tài sản Tỷ số này dùng để đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt là tài sản cố định hay tài sản lưu động. Vào năm 2015, vòng quay TSCĐ của công ty là 0.53 vòng, đến năm 2016, tỷ số này giảm xuống còn 0.4 vòng và tiếp tục giảm xuống 0.31 vòng vào năm 2017. Chúng ta có thể thấy được mặc dù công ty vẫn mở rộng sản xuất, xây dựng thêm các nhà máy hay mua sắm các TSCĐ trong công ty phục vụ sản xuất kinh doanh và doanh thu của công ty vẫn tăng lên qua ba năm nhưng việc sử dụng những tài sản này vẫn chưa tốt bởi lẽ tỷ số vòng quay tổng tài sản giảm xuống qua ba năm với một mức thấp. Công ty nên xem xét đến việc thanh lý hay sắp xếp lại những tài sản không cần thiết để giúp cho vòng quay tổng tài sản tăng mạnh hơn trong tương lai, việc sử dụng các tài sản của công ty hiệu quả hơn. Từ việc phân tích các tỷ số trong tỷ số quản lý tài sản, chúng ta có thể thấy đượcTrường tỷ số quản lý tài s ảnĐại của công học ty có sự biKinhến động. Tình tế trạ ngHuếứ đọng hàng hóa vẫn còn diễn ra trong công ty, bên cạnh đó công ty vẫn cho bán chịu hàng hóa dẫn đến kỳ thu tiền tăng lên. Vì vậy, công ty cần có các chính sách nhằm cải thiện các tình hình này; bên cạnh đó, công ty cần cải thiện tình hình sử dụng tài sản của mình không phân biệt là TSCĐ hay tài sản lưu động. 50
  61. 2.2.4.3. Phân tích chỉ số về đòn bẩy tài chính Bảng 2.8. Chỉ số đòn bẩy tài chính của công ty qua ba năm 2015- 2017 Mã Năm Năm 2015/2016 2016/2017 Chỉ tiêu Đvt Năm 2017 số 2015 2016 Giá trị % Giá trị % 1 Nợ phải trả Trđ 201,542 552,307 324,429 350,765 174.04 -227,878 -41.26 2 Vốn chủ sở hữu Trđ 388,497 397,364 889,281 8,867 2.28 491,917 123.80 3 Tổng tài sản Trđ 590,039 949,671 1,213,710 359,632 60.95 264,039 27.80 Tổng lợi nhuận kế toán 4 Trđ 15,977 18,644 22,756 2,667 16.69 4,112 22.06 trước thuế 5 Chi phí lãi vay Trđ 9,553 10,086 8,879 533 5.58 -1,207 -11.97 6 EBIT= 4+5 Trđ 25,530 28,730 31,635 3,200 12.53 2,905 10.11 Tỷ số nợ trên tổng tài 7 Lần 0.34 0.58 0.27 0.24 70.26 -0.31 -54.04 sản= 1/3 T 8 ỷ số nợ so với VCSH= L 0.52 1.39 0.36 0.87 167.93 -1.03 -73.75 1/2 ần T ãi= 9 ỷ số khả năng trả l L 2.67 2.85 3.56 0.18 6.59 0.71 25.08 6/5 ần (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP cấp nước TT Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 51
  62. Trong tài chính của công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty được gọi là sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính có tính hai mặt của nó. Một mặt nó giúp công ty gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác, nó làm gia tăng rủi ro. Do đó quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Chúng ta có thể thấy cụ thể tình hình tài chính của công ty khi phân tích các chỉ số về sử dụng đòn bẩy tài chính như sau: - Tỷ số nợ trên tổng tài sản Dựa vào bảng phân tích số liệu ở trên, chúng ta có thể thấy được tỷ số nợ trên tổng tài sản dao động qua ba năm. Cụ thể từ năm 2015 đến năm 2016, tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng từ 0.34 lần lên 0.58 lần. Điều này cho thấy công ty từ một công ty ít sử dụng nợ thành một công ty sử dụng nợ nhiều; cụ thể vào năm 2016, tỷ số nợ so với tài sản là 58%, có nghĩa là giá trị tài sản của công ty cổ phần cấp nước TT Huế được tài trợ từ nợ vay. Vào năm 2017, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty giảm xuống còn 0.27 lần, tỷ số này thấp có nghĩa là công ty năm nay ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản; mặt khác, chúng ta còn có thể thấy cụ thể ở bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty, cơ cấu nợ phải trả chỉ chiếm 26.73% trong tổng nguồn vốn của công ty vào năm 2017. Điều này có thể thấy được công ty có đủ khả năng tự chủ về mặt tài chính, và đặc biệt là khả năng đi vay nợ của doanh nghiệp cao hơn. - Tỷ số nợ so với VCSH Từ bảng phân tích số liệu ở trên, chúng ta có thể thấy được tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty dao động qua các năm. Cụ thể vào năm 2015, tỷ số nợ so với VCSH là 0.52 lần đến năm 2016, tỷ số này tăng lên 1.39 lần, điều này có thể nói vàoTrường năm 2016, mứ c Đạiđộ sử dụ nghọc nợ của Kinhcông ty gấp 1.39tế lầHuến vốn chủ sở hữu. Công ty sử dụng quá nhiều nợ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Tuy nhiên đến năm 2017, công ty có xu hướng ít sử dụng nợ hơn mà sử dụng nhiều vào vốn chủ sở hữu; cụ thể là tỷ số nợ so với VCSH giảm còn 0.36 lần, tức là tương ứng mỗi đồng vốn chủ sở hữu, công ty sử dụng 0.36 đồng nợ vay. Tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy công ty sử dụng nhiều vốn chủ sỡ hữu hơn so với mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Tỷ số này giảm xuống thấp hơn 1 vào năm 2017 cho thấy 52
  63. đã có sự chuyển dịch cơ cấu nguồn tài trợ của công ty. Điều này có mặt tích cực và tiêu cực đối với công ty, đối với mặt tích cực là công ty có khả năng tự chủ về tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao hơn; tuy nhiên, mặt tiêu cực của vấn đề này là công ty không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và công ty mất đi một cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ bởi lẽ khi công ty sử dụng nợ, công ty sẽ tiết kiệm được một phần thuế mà công ty phải gánh chịu. - Tỷ số khả năng trả lãi Từ bảng phân tích số liệu ở trên, chúng ta có thể thấy được tỷ số khả năng trả lãi của công ty cổ phần cấp nước TT Huế có xu hướng tăng qua ba năm 2015- 2017. Vào năm 2015, tỷ số khả năng trả lãi của công ty là 2.67, điều này có nghĩa là công ty tạo ra được lợi nhuận trước thuế gấp 2.67 lần chi phí lãi vay. Cứ mỗi đồng chi phí lãi vay công ty có đến 2.67 đồng lợi nhuận có thể sử dụng để thanh toán, chính điều này làm cho khả năng trả lãi của công ty rất tốt. Bên cạnh đó, tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua hai năm tiếp theo, cụ thể vào năm 2016 là 2.85 lần và năm 2017 là 3.56 lần. Nguyên nhân của sự gia tăng này chúng ta có thể thấy được thông qua sự phân tích biến động nợ và sự biến động của hoạt động kinh doanh của công ty đó là lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty ngày càng tăng qua ba năm, đồng thời nguồn vốn vay của công ty cũng có xu hướng giảm dần. Chính những điều này làm cho tỷ số khả năng trả lãi của công ty gia tăng qua ba năm, điều này cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả, tạo ra được nhiều lợi nhuận và đảm bảo thanh toán được chi phí lãi vay. Việc tỷ số này duy trì được mức dương và gia tăng qua các năm làm cho công ty xây dựng được niềm tin cho phía ngân hàng, giúp công ty có khả năngTrường vay nợ trong tương Đại lai. học Kinh tế Huế Từ việc phân tích chỉ số sử dụng đòn bẩy tài chính, chúng ta có thể thấy được công ty ngày càng có xu hướng giảm sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, công ty có lợi nhuận luôn tăng cùng với khả năng trả lãi dẫn đến công ty có được lòng tin từ các ngân hàng và công ty có khả năng vay nợ trong tương lai. 53
  64. 2.2.4.4. Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi: Bảng 2.9. Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi của công ty cổ phần cấp nước TT Huế giai đoạn 2015- 2017 Mã Năm Năm Năm Chỉ tiêu Đvt số 2015 2016 2017 1 Lợi nhuận sau thuế Trđ 12,462 14,542 18,205 2 Doanh thu thuần Trđ 301,958 310,906 338,625 3 Tổng tài sản bình quân Trđ 574,066 769,855 1,081,691 4 Vốn chủ sở hữu bình quân Trđ 377,465 392,931 643,323 5 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = 1/2 % 4.13 4.68 5.38 6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) = 1/3 % 2.17 1.89 1.68 7 Tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) =1/4 % 3.30 3.70 2.83 (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Từ bảng phân tích về khả năng sinh lợi trên, chúng ta có thể thấy được sự biến động của các tỷ số trong nhóm khả năng sinh lợi như sau: a. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty cổ phần cấp nước TT Huế có xu hướng tăng lên qua ba năm cụ thể vào năm 2015, tỷ số LN trên doanh thu là 4.13%, đến năm 2016 tăng lên 4.68% và tiếp tục gia tăng lên khoảng 5.38% vào năm 2017. Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 4.13 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2015, tạo ra được 4.68 đồng lợi nhuận vào năm 2016 và 5.38 đồng lợi nhuận vào năm 2017. Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là do doanh thu thuần ngày càng tăng lên cùng với sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế, cụ thể là sự biến động của các loại chi phí (cụ thể bảng số liệu 2.10.) trong ba năm, bên cTrườngạnh đó tốc độ tăng Đạitrưởng củ ahọc doanh thu Kinh thuần từ năm tế 2015 Huế đến năm 2017 lại thấp hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế trong ba năm này; chính vì vậy tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty có xu hướng tăng lên. 54
  65. Bảng 2.10. Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu Chỉ tiêu 2015/2016 2016/2017 Doanh thu thuần 2.96% 8.92% Giá vốn hàng bán 2.52% 9.04% Chi phí tài chính 5.58% -11.97% Chi phí bán hàng 15.21% 9.36% Chi phí quản lý doanh nghiệp -18.02% 1.27% (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tăng lên qua ba năm cho chúng ta thấy được công ty đã có những chính sách hợp lý nhằm quản lý chi phí hiệu quả, đặc biệt là chi phí bán hàng đang ngày càng có xu hướng giảm đi đáng kể, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển. b. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) được dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Chúng ta sử dụng phương pháp Dupont để phân tích các thành phần ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROA. Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  66. Bảng 2.11. Phân tích Dupont của chỉ tiêu ROA 2016/2015 2017/2016 Mã Chỉ tiêu Đvt 2015 2016 2017 Chênh Chênh số % % lệch lệch 1 Lợi nhuận sau thuế Trđ 12,462 14,542 18,205 2,080 16.69% 3,663 25.19% 2 Doanh thu thuần Trđ 301,958 310,906 338,625 8,948 2.96% 27,719 8.92% 3 Bình quân tổng tài sản Trđ 574,066 769,855 1,081,691 195,789 34.11% 311,836 40.51% 4 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 4.13 4.68 5.38 0.55 13.33% 0.70 14.94% 5 Vòng quay tổng tài sản (TAT) Vòng 0.53 0.40 0.31 -0.12 -23.22% -0.09 -22.48% 6 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 2.17 1.89 1.68 -0.28 -12.99% -0.21 -10.90% (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Trường Đại học Kinh tế Huế 56
  67. Bảng 2.12. Phân tích mức ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu ROA Ảnh hưởng của các nhân tố Năm (so sánh) Biến động ROA ROS TAT 2016/2015 -0.28 0.22 -0.50 2017/2016 -0.21 0.21 -0.42 (Nguồn: Phụ lục 01) Từ bảng 2.11, chúng ta có thể thấy được tỷ số lợi nhuận trên tài sản của công ty cổ phần cấp nước có xu hướng giảm dần qua ba năm. Cụ thể vào năm 2015, tỷ số lợi nhuận trên tài sản của công ty phân tích theo phương pháp Dupont là 2.17% đến năm 2016 thì giảm xuống còn 1.89% và tỷ số này tiếp tục giảm xuống còn 1.68% vào năm 2017. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do có sự biến động giữa tỷ số lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tổng tài sản của công ty. Bên cạnh đó, sự sụt giảm của tỷ số này còn do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản bình quân, chính những điều này đã làm cho chỉ tiêu ROA giảm dần qua ba năm. Cụ thể từ năm 2015 đến năm 2017 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty có xu hướng tăng lên từ 4.13% vào năm 2015 lên 5.38% vào năm 2017, tuy nhiên vòng quay tổng tài sản của công ty lại giảm xuống từ 0.53 vòng xuống còn 0.31 vòng. Từ bảng 2.12, chúng ta thấy được mức ảnh hưởng của các nhân tố ROS và TAT lên chỉ tiêu ROA, cụ thể như sau: - Vào năm 2016, chỉ tiêu ROA giảm xuống 0.28% so với năm 2015, trong đó tỷ sốTrườnglợi nhuận trên doanh Đại thu lại giahọc tăng 0.55% Kinh nguyên nhântế doHuế sự biến động của các loại chi phí làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên làm cho ROA lúc này tăng lên 0.22% và vòng quay tổng tài sản của công ty lại có xu hướng giảm xuống do tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của bình quân tổng tài sản, chính những nguyên nhân này đã làm cho chỉ tiêu ROA giảm xuống 0.50%. 57