Tiểu luận Phân tích quản trị KFC

pdf 69 trang thiennha21 22/04/2022 4932
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Phân tích quản trị KFC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_phan_tich_quan_tri_kfc.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Phân tích quản trị KFC

  1. Tiểu luận quản trị kfc Management Theory Bharat Ratna Dr. B. R. Ambedkar University 68 pag.
  2. Hình - 1 TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ KFC GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp HP: 203MAN20112 Sáng thứ 4 Nhóm thực hiện: 09 Nguyễn Lê Thanh Vân Đỗ Tiến P h á t Trần Nguyễn M i n h Thư Võ Thị Cẩm Hướng Lê Thị Thu
  3. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021 MỤC LỤC MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 0 1. Lý Do Chọn Đề Tài: 0 2. Mụ c Tiêu Nghiên Cứu: 0 3. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu: 0 4. Phương Pháp Nghiên Cứu 1 5. Cơ Cấu Đề Tài: 1 I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KFC: 2 II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, GIÁ TRỊ CỐT LÕI: 4 1. Tầm Nhìn: 4 2. Sứ Mệnh: 4 3. Giá Trị Cốt Lõi: 5 III. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: 7 1. Môi Trường Nhân Khẩu Học: 7 2. Môi Trường Kinh Tế 7 2.1. Tốc độ tăng GDP: 7 2.2. Tốc độ lạm phát: 8 2.3. Chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ 9 2.4. Chính sách tiền tệ 9 2.5. Các chính sách đầu tư khác 9 2.6. Môi trường tự nhiên 10 2.7. Môi trường khoa học,công nghệ 11 2.8. Môi trường chính trị, pháp luật 12 2.9. Môi trường văn hóa-xã hội 12 IV. MÔI TRƯỜNG VI MÔ 15 1. Khối Áp Lực Theo Định Nghĩa Của Michael 15
  4. 1.1. Cơ sở vật chất 15 1.2. Công nghệ chế biến 15 1.3. Nguồn nhân lực 16 1.4. Hệ thống phân phối 16 1.5. Nguồn lực tài chính 17 1.6. Năng lực kinh doanh 17 2. Đối Thủ Cạnh Tranh 18 2.1. Mc Donald’s –hãng thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới 19 2.2. Jollibee của Phillipines 19 2.3. Lotteria -một thành viên của tập đoàn Lotte của Hàn Quốc 20 2.4. Ki nh Đô –V i ệt Nam 21 3. Khách Hàng. 22 4. Nhà Cung Cấp 23 5. Các Trung Gian Marketing Của KFC 24 5.1. Các tổ chức tài chính tín dụng 24 5.2. Các tổ chức dịch vụ marketing 24 5.3. Những người môi giới thương mại. 25 6. Công Chúng 25 7. Sản Phẩm Thay Thế. 26 V. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA KFC 27 1. Các Nguồn Lực Của KFC. 27 1.1. Nguồn lực vật chất. 27 1.2. Nguồn lực con người 27 1.3. Nguồn lực tổ chức. 27 2. Môi Trường Văn Hóa 28 3. Năng Lực Marketing 30 3.1. Chiến lược sản phẩm: 30 3.2. Chiến lược giá: 30 3.3. Chiến lược khuyến mãi: 30 4. Kế Toán 31
  5. 5. Sản Xuất 31 6. Năng Lực R&D 32 VI. MA TRẬN SWOT 33 1. Sơ Lược Về SWOT 33 2. Ma Trận SWOT Của Công Ty KFC 33 2.1. Điểm mạnh ( Strengths) 33 2.2. Điể m yếu ( Weaknesses ) 34 2.3. Cơ hội ( Opportunities ) 34 2.4. Thách thức ( Threats ) 34 VII. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 35 1. Chiến Lược Phát Triển Của KFC 35 1.1. Phân đoạn theo vị trí địa lý Error! Bookmark not defined. 1.2. Phân đoạn theo nhân khẩu học Error! Bookmark not defined. 1.3. Phân đoạn theo tâm lý Error! Bookmark not defined. 1.4. Phân đoạn theo hành vi Error! Bookmark not defined. 2. Lợi Thế Cạnh Tranh 36 2.1. Môi trường bên trong –KFC tại Việt Nam 36 2.2. Môi trường hoạt động của KFC: 38 VIII. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA KFC 39 1. Cơ Cấu Tổ Chức 39 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp KFC tại Việt Nam: 39 1.2. Đánh giá ưu nhược điểm cơ cấu tổ chức công ty: 40 1.3. Chức năng các phòng ban 43 1.4. Định hư ớ n g đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhà hàng 45 2. Hệ T h ống Quyền Hành Và Trách Nhiệ m Của Các Phong Ban Và Bộ Phận Công Ty KFC . 48 2.1. Phòng tổ chức hành chính 48 2.2. Phòng kế toán tài chính 49 2.3. Phòng kinh doanh 51 2.4. Phòng thị trường 52 IX. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO 53
  6. 1.1. Phương Pháp Lãnh Đạo 53 1.2. Phương Pháp Hành Chính 53 1.3. Phương Pháp Kinh Tế 54 1.4. Phương Pháp Giáo Dục 54 1.5. Phong Cách Lãnh Đạo Của KFC 55 X. HỆ THỐNG KIỂM TRA CỦA CÔNG TY KFC 56 KẾT LUẬN 58 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Logo KFC 2 Hình 2. Cửahàng KFC 2 Hình 3. Cửahàng KFC 3 Hình 4. Sản phẩm KFC 5 HÌnh 5. Sản phẩm KFC 5 Hình 6. Vị trí cửa hàng KFC 17 Hình 7. Doanh thu các chuỗi gà rán đứng đầu thị trường tại Việt Nam 18 Hình 8. Ma trận SWOT 33 Hình 9. Sơ đồ bộ may quản lý của KFC 39 Hình 10. Mô hình hệ thống đào tạo Goldsteein 1993 47
  7. f NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Thảo Tên đề tài: QUẢN TRỊ KFC Nội dung nhận xét: Điểm: Bằng số: Bằng ch ữ : GIẢNG VIÊN CHẤM (Ký, ghi rõ họ tên) NGUYỄN THỊ THU THẢO
  8. PHẦN MỞĐẦU Cạnh tranh luôn là vấn đề sống còn đối với một doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện nay nhất là khi mà quá trình hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế thế giới đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Xây dựng một chiến lược cạnh tranh phù hợp sẽ tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh, giúp mở rộng và duy trì thị phần của doanh nghiệp. Để lựa chọn và xây dựng một chiến lược cạnh tranh phù hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét và phân tích nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố giai đoạn phát triển ngành. Mỗi giai đoạn phát triển của ngành chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau, và do vậy có những ảnh hưởng khác nhau đến chiến lược đầu tư nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Trong giai đoạn ngành mới hình thành, còn phôi thai, tất các công ty - mạnh và yếu - đều chú trọng xây dựng năng lực cạnh tranh và chính sách phát triển sản phẩm, thị phần cho riêng mình. Đi đôi với đó sẽ là một chiến lược đầu tư thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. 1. Lý Do Chọn Đề Tài: Hiện nay, thức ăn nhanh dang trở nên hợp thời với nhịp sống hiện đại, khi tiền bạc, công việc đều có thể gia tăng. Hàng loạt các cửa hàng thức ăn nhanh ra đời khiến cho thị trường thức ăn nhanh trở nên phong phú. Có thể kể đến những thương hiệu khá nổi tiếng trong lĩnh vực như KFC, Lotteria, Jollibee, PizzaHut, BủgerKing, Starbucks, MC Donald’s. Trên thị trường thức ăn nhanh Việt Nam, KFC chiếm thị phần đáng kể với hệ thống phân phối rộng khắp nước. KFC là một thương hiệu chotới ngày nay không chỉ phố biến mà đã lan rộng, thống lĩnh thị trường ăn nhanh trên nhiều khu vực của thể giới. KFC là thương hiệu được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh nhất. Đối với khách hàng thì KFC là một thương hiệu "đáng tin cậy", luôn luôn đạt khách hàng ở vị trí trung tâm và luôn biết cần phải làm những gì. Sự thành công của KFC là một mẫu điển hình cho các doanh nhân ngày nay nhằm đạt được những hiệu quả kinh doanh lớn hơn. Với chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam. Một thương hiệu nổi tiếng thế giơi, một xu hướng mới, một phong cách sống mới hứa hẹn mang đến cho thị trường Việt Nam đầy tiềm năng là những lí do chọn KFC cho bài nghiê cứu của nhóm. 2. Mục Tiêu Nghiên Cứu: Nghiên cứu sự cần thiết xây dựng Chiến lược Quản trị của KFC ở Việt Nam 3. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu: Đối tượng nghiên cứu: KFC ở Việt Nam
  9. Phạm vi nghiên cứu: Chiên lược Quản trị của KFC ở Việt Nam 4. Phương Pháp Nghiên Cứu Dùng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh 5. Cơ Cấu Đề Tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tìa liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được kết cấu: 1. Giới thiệu về công ty 2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 3. Phân tích môi trường Vĩ mô 4. Phân tích môi trường Vi mô 5. Phân tích môi trường bên trong 6. Phân tích ma trận SWOT 7. Hoạch định chiến lược 8. Cơ cấu tổ chức nhân sự 9. Phân tích chức năng lãnh đạo 10. Hệ thống kiểm tra 1
  10. PHẦN NỘI DUNG I. GIỚI THIỆUVỀ CÔNG TY KFC: KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Nguồn: Wekipidia toàn thế giới. Hình 1. Logo KFC KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe, được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trường Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn Một số món mới cũng đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Tart Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 32 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tạiViệt Nam. Các cột mốc phát triển nhà hàng đầu tiên tại các tỉnh thành: Tháng 12/1997 - TP.HCM Tháng 12/1998 – Đồng Nai Tháng 06/2006 – Hà Nội Tháng 08/2006 – Hải Phòng & Cần Thơ Tháng 01/2008 – Vũng Tàu Nguồn: vietq Tháng 05/2008 - Huế Hình 2. Cửa hàng KFC 2
  11. Tháng 12/2008 – Buôn Ma Thuột Tháng 11/2009 – Đà Nẵng Tháng 04/2010 – Bình Dương Tháng 11/2010 - TP. Vinh Tháng 05/2011 - TP. Nha Trang Tháng 06/2011 - Long Xuyên Nguồn: quantri Tháng 08/2011 - Quy Nhơn & Rạch Giá Hình 3. Cửa hàng KFC Tháng 09/2011 - Phan Thiết Tháng 12/2011 – Hải Dương Tháng 02/2013 - Hạ Long Hương vị độc đáo, phong cách phục vụ thân thiện, hết lòng vì khách hàng và bầu không khí nồng nhiệt, ấm cúng tại các nhà hàng là ba chìa khóa chính mở cánh cửa thànhcông của KFC tại Việt Nam cũng như trên thế giới. KFC Việt Nam đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực mới và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại Việt Nam. 3
  12. II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, GIÁ TRỊCỐT LÕI: 1. Tầm Nhìn: Triết lý kinh doanh: “To be the leader in westem style quick service restaurents through friendly service, good quality food and clea atmosphere” “Trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực phục vụ thức ăn nhanh theo kiểu Tây phương thông qua dịch vụ thân thiện, thức ăn chất lượng cao và không gian trong lành thoáng đãng” Như triệu khách hàng trên thế giới vẫn biết đến KFC với slogan “Flinger lickin’ good” (Vị ngon trên từng ngón tay). Chính câu định vị này đã trở thành một trong những câu cửa miệng thông dụng về KFC. Nhưng sau hơn 50 năm, KFC lại quyết định thay đổi nó bằng slogan “So good” (Thật tuyệt). Bởi vì, theo FKC, họ muốn được nhìn nhận là một thương hiệu thân thiện với môi trường và tránh xa hình ảnh tiêu cực của chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh. Vì thông thường, các thương hiệu đồ ăn nhanh thường bị liên tưởng đến những thứ không có lợi cho sức khỏe. Vậy ở đây, KFC đã thay đổi slogan là để phục vụ cho nổ lực thay đổi chiến lược truyền thông, thay đổi tầm nhìn thương hiệu. Chắc chắn khách hàng của KFC sẽ có một cách nhìn mới, tốt đẹp hơn về nhãn hàng này. Tóm lại, Tầm nhìn KFC: nhận thấy tác hại của thức ăn nhanh tới sức khỏe và sự nhàm chán của nó nên để phát triển bền vững trong tương lai KFC đã thay đổi sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu về sức khỏe của khách hàng thay vì chỉ chú trọng việc giảm chi phí và quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Mặt khác KFC luôn là 1 trong số những công ty có chất lượng dịch vụ tốt, phục vụ chuyên nghiệp quan tâm đến khách hàng. Đây là một trong những hướng đi mới trong thời khỳ cạnh tranh với nhiều hãng đồ ăn nhanh có tiềm lực không kém KFC. 2. Sứ Mệnh: Phát biểu của KFC “ Chúng tôi tìm thấy lý do để vui vẻ khi nhìn khách hàng của mình vui vẻ. Chúng tôi sẽ cung cấp những sản phẩm tốt nhất để tạo cho khách hàng niềm tin”. KFC mong muốn tạo ra công nhận, điều đó là quan trọng. "Bạn còn giữ cho nhân viên họ đang hạnh phúc, họ làm việc tốt hơn cho bạn." 4
  13. Tuyên bố sứ mệnh của họ là rất rõ ràng: “công nhận là then chốt”. Đó là tất cả về sự đa dạng và giúp người dân phát triển theo bất kỳ cách nào họ có thể, và tập trung vào sự hài lòng của khách hàng. Các mục tiêu của họ là thực hiện tốt nhất trong kinh doanh của mình, và tập trung vào sự hài lòng của khách hàng lớn như là một phần của cuộc sống họ. Ham muốn của KFC để cung cấp thực phẩm tốt, cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Họ mong muốn có những khách hàng trung thành mà khi thưởng thức KFC một lần thì sẽ còn quay sau đó để thưởng thức món ăn của họ. KFC - Mang lại sự vui nhộn cho tất cả mọi người KFC với không gian mát lạnh, tường và nội thất được trang trí với những gam màu trẻ trung, nhẹ nhàng gợi sự hiện đại và cả chút cá tính, luôn luôn có âm nhạc là những điều kiện giúp KFC thỏa mãn nhu cầu của đa số giới trẻ. Không ăn nhanh, đi nhanh như các bạn trẻ trên thế giới, người dân châu Á đã xem KFC như một nơi thú vị để tận hưởng cuộc sống cũng như chia sẻ niềm vui với bạn bè. Một cái đùi gà nóng hổi ngon lành, những thanh khoai tây chiên vàng óng và một ly Pepsi sẽ làm cho câu chuyện của bạn với bạn bè thêm phần hấp dẫn. Nguồn: tripafvisor Nguồn: foody Hình 5. Gà rán của KFC Hình 4. Sản phẩm của KFC Mục tiêu của thương hiệu KFC là mang đến với người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. 3. Giá Trị Cốt Lõi: KFC xác định cho mình các giá trị cốt lõi đó là niềm đam mê và sự sáng tạo đối với những món ăn mà mình làm ra. KFC luôn coi trọng sáng tạo hơn là kinh doanh. Ngay từ đầu KFC đã khẳng định sự sáng tạo của mình. Ông Sander đã đi những bước đầu tiên với sự sáng tạo vực bậc khi làm ra một món gà rán với sự hòa quyện của 11 loại gia vị và thảo mộc tạo ra 5
  14. món ăn độc đáo không thể nhầm lẫn với những món gà rán khác. Qua thời gian thì sự sáng tạo đó luôn được duy trì. KFC đã luôn tìm tòi ra những công thức khác nhau để tạo ra sự đa dạng về những món ăn như ngày nay. Trong mùa Covid-19, KFC sống cùng giá trị cốt lõi trong khủng hoảng đã đem lại “điều tuyệt vời trong chiếc ba lô”: Tin tưởng vào năng lực của mỗi nhân viên; luôn làm tốt nhất có thể để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng; luôn nỗ lực hết mình để tạo ra sự đột phá; đào sâu việc học hỏi và sẵn sàng chia sẻ; làm việc với tinh thần hỗ trợ như người một nhà; tôn vinh những nỗ lực của mỗi nhân viên là 6 giá trị “vàng” của KFC. Trong điều kiện khó khăn, những giá trị này vẫn không thay đổi và còn được đội ngũ lãnh đạo thực thi nghiêm chỉnh. 6
  15. III. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: 1. Môi Trường Nhân Khẩu Học: ▪ Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em. Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30. Với việc xác định thị trường thì KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam. Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em, có thể nói họ tác động vào nhận thức của các emngay từ khi các em còn nhỏ ▪ Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng. Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng củaKFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên ▪ Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là: Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố. Vì số lượng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ở đây là rất nhiều. Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC Việt Nam là một nước phát triển nhanh trong thời gian qua. Việc phát triển theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới, những xu hướng mới đặc biệt những xu hướng, phong cách sống này được các bạn trẻ tiếp thu rất nhanh. Điều đó giúp cho KFC có cơ sở tin vào sự thành công của mình khi đặt chân vào thị trường Việt Nam. 2. Môi Trường Kinh Tế 2.1. Tốc đ ộ tăng GDP : Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng mạnh và cao. Từ năm 2000 đến 2006 tốc độ tăng trưởng nền kinh tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao từ 7%- 8%/năm. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra những năm 2007 –2008 nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Khi đó tốc độ tăng trưởng đã sụt giảm đến mức báo động. Xuất khẩu bị hạn chế bởi những ngành kinh tế mũi nhọn như dệt may bị ảnh hưởng nặng nề. Tốc độ tăng trưởng GDP chỉ còn 6.5%. Hiện nay, bước vào năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế đã chạm đáy. Nền kinh tế nước ta dần dần hồi phục tăng trưởng GDP trong 7
  16. năm 2009 thấp hơn, khoảng 6%. Số liệu tăng trưởng GDP mới nhất trong quý 3 năm 2009 cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi khá vững chắc, mặc dù xuất khẩu vẫn còn chậm.Tuy nhiên, việc tăng trưởng chậm lại này là hoàn toàn cần thiết cho việc tạo đà tăng tốc cho các năm tiếp theo 2010-2011. Lý giải điều này bởi lẽ chính phủ đã cải thiện được các con số thống kê kinh tế trong vài tháng gần đây, nhưng xét giá trị tuyệt đối thì lạm phát và nhập siêu vẫn còn rất cao. Và việc bình ổn kinh tế đối với Việt Nam không thể một sớm một chiều, mà phải mất một thời gian nữa.Thống kê cho thấy, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm trước vì vậy Việt Nam được dự đoán sẽ đạt mức GDP năm 2010 là 6,7%. Một dấu hiệu hết sức đáng mừng và khả quan cho nên kinh tế. 2.2. Tốc đ ộ lạm phát: Từ trước đến giờ lạm phát luôn là yếu tố làm các nhà quản lý phải đau đầu. Việt Nam cũng đang cố gắng để kiểm soát và ổn định lạm phát. Bước vào đà tăng trưởng đã có lúc Việt Nam lâm vào tình trạng lạm phát tăng cao đột biến tới 2 con số và đã làm các nhà quản lý phải chóng mặt và nhà nước đã phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất. Đến năm 2009 lạm phát đã dần được kiểm soát và sẽ có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2008 khi lạm phát đạt ngưỡng 17,5%. Mới đây Việt Nam đã công bố tỷ lệ lạm phát quý I/2009 đạt 14,47%, giảm so với cùng kỳ năm ngoái do giá tiêu dùng tiếp tục giảm từ độ cao kỷ lục năm 2008. Lạm phát 14,47% chủ yếu do giá thực phẩm tăng mạnh. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), quý I/2009, giá thực phẩm tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái.Theo nhóm nghiên cứu, nếu xét theo từng lĩnh vực thì công nghiệp, giao thông và truyền thông (đóng góp 9% vào CPI) đang chịu áp lực giá tăng cao. Tuy nhiên, hai ngành có tốc độ lạm phát cao nhất, thực phẩm và nhà ở (chiếm tương ứng 43% và 10% trong giỏ CPI) lại có vẻ như đang giới hạn đà tăng giá.Các chuyên gia cũng dự đoán, Chính phủ sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho công tác chống lạm phát cao hơn mục tiêu kích thích tăng trưởng cho tới khi lạm phát giảm và được kiềm chế ở mức một con số. Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng: với dự báo về sự giảm tốc của áp lực giá, cộng thêm tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhập siêu giảm, có thể khiến Chính phủ nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ để đẩy mạnh đầu tư công nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra tăng trưởng GDP và lạm phát năm 2010 sẽ cao hơn so với kịch bản gốc. Đến thời điểm này, dù lạm phát vẫn được kiểm soát tốt, nhưng không phải là không có những lo ngại về nguy cơ giá cả hàng hóa tăng cao do Ngân 8
  17. hàng Nhà nuớc thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ.Với một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và khá ổn định cùng với việc nhà nước đang thực hiện tốt việc kiểm soát lạm phát đã và đang thúc đẩy các nhà đầu tư quan tâm đến Việt Nam khi mà nhu cầu tiêu dùng đang có xu hướng gia tăng khi GDP tăng và lạm phát đang ở mức thấp. 2.3. Chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ Năm 2009 vẫn đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam. Do đó, Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội. Đồng thời, một quyết tâm mới cũng được đặt ra là chủ động ngăn chặn suy giảm của nền kinh tế và duy trì tăng trưởng hợp lý khoảng 6,5%. 2.4. Chính sách ti ề n tệ Theo người đứng đầu Chính phủ, nhiệm vụ của Việt Nam trong năm 2009 vẫn là kiềm chế lạm phát.Việt Nam sẽ áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát, giảm lãi suất để kích thích đầu tư và hiện đã đưa lãi suất về gần với mức lãi suất trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới. Đi liền với đó là tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, tính thanh khoản được bảo đảm. Không để hệ thống ngân hàng (quốc doanh và cổ phần) mất ổn định.Các định chế tài chính, chứng khoán ở Việt Nam chưa phát triển nên nguồn vốn huy động cho nền kinh tế chủ yếu từ ngân hàng. Do đó Nhà nước phải can thiệp không chỉ bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng thực lực của nền kinh tế khi các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm 70% thị phần cho vay. Trong bối cảnh các doanh nghiệp tồn kho lớn, chưa xuất khẩu được, các ngân hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn bằng khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí giảm lãi suất.Cùng với đó chính sách tài khóa cũng được áp dụng như xem xét miễn giảm thuế cho doanh nghiệp để duy trì sản xuất.Chính sách tiền tệ thoáng của nhà nước với mục đích kìm hãm lạm phát thực sự là một gói kích cầu hiệu quả của nhà nước đi kèm với nó là việc giảm lãi suất ngân hàng thu hút các nhà đầu tư với nguồn vốn rẻ hơn đã tạo một sức hút với các nhà đầu tư. 2.5. Các chính sách đ ầ u tư khác Bên cạnh các chính sách tiền tệ, chính phủ cũng đã thực hiện một số chính sách kích cầu khác đối với nhà đầu tư và người tiêu dùng như hỗ trợ thuê đất, thủ tục đăng ký kinh doanh, miễn thuế mấy năm đầu cho các nhà đầu tư cũng như chính sách giảm thuế thunhập cá nhân, khuyến khích tiêu dùng đối với người dân. Những chính sách này đã mang lại hiệu ững tích cực cho cả các nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng khi các nhà đầu tư mặn mà hơn với 9
  18. các dự án trong khi người tiêu dùng có xu hướng đẩy mạnh chi tiêu, điều này đúng với cả ngành thực phẩm tạo nên tín hiệu tốt cho ngành. 2.6. Môi trường tự nhiên Trong những năm 1990 điều kiện của môi trường tự nhiên ngày cầng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước các doanh nghiệp và công chúng. ở nhiều thành phố trên thếgiới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗthủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm. Ở Tây Âu, các đảng "xanh" đã gây sức ép rất mạnh đòi phải có những hành động chung làm giảm ô nhiễm trong công nghiệp. Những người làm Marketing cần nhạy bén với những mối đe dọa và cơ hội gắn liền với bốn xu hướng trong môi trường tựnhiên. 2.6.1. Thiếu hụt nguyên liệu Vật chất của trái đất có loại vô hạn, loại hữu hạn, có thể tái tạo được và loại hữu hạn không tái tạo được. Nguồn tài nguyên vô hạn, như không khí, không đặt ra vấn đề cấp bách, mặc dù có một số nhóm đã thấy có mối nguy hiểm lâu dài. Các nhóm bảo vệ môi trường đã vận động cấm sử dụng một số chất đẩy nhất định trong các bình xịt, vì chúng có khả năng phá huỷ tầng ozone của khí quyển. ở một số khu vực trên thế giới, nước đã là một vấn đề lớn. Những nguồn tài nguyên hữu hạn, tái tạo được, như rừng và thực phẩm, cần được sử dụng một cách khôn ngoan. Những nguồn tài nguyên hữu hạn không tái tạo được, như dầu mỏ, than đá, kẽm, bạc, sẽ đặt ra một vấn đề nghiêm trọng khi gần đến lúc bị cạn kiệt. 2.6.2. Chi phí n ă n g lượng tăng Một nguồn tài nguyên hữu hạn không thể tái tạo -dầu mỏ- đã đẻ ra những vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. Giá dầu mỏtăng vọt đã thúc đẩy việc tìmkiếm ráo riết những dạng năng lượng khác. Than đá lại trở nên phổ biến và các công ty đã tìm kiếm những phương tiện có ý nghĩa thực tiễn để khai thác năng lượng mặt trời, hạt nhân, gió và các dạng năng lượng khác. Điều này cũng ảnh hưởng đến KFC vì KFC dung nhiều chất đốt để chế biến sản phẩm như vậy đã đẩy giá thành sản phẩm của KFClên. 10
  19. 2.6.3. Mức độ ô nhiễm tăng Một số hoạt động công nghiệp chắc chắn sẽ huỷ hoại chất lượng của môi trường tự nhiên. Hãy xét việc loại bỏ các chất thải hóa học và hạt nhân, mức độ nhiễm thuỷ ngân gây nguy hiểm của nước biển, các hóa chất gây ô nhiễm khác trong đất và thực phẩm và việc vứt bừa bãi trong môi trường những chai lọ, các vật liệu bao bì bằng nhựa và chất khác không bị phân huỷ sinh học. Mối lo lắng của công chúng đã tạo ra một cơ hội Marketing cho những công ty nhạy bén. Nó đã tạo ra một thị trường lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, như tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải. Nó dẫn đến chỗtìm kiếm những phương án sản xuất và bao gói hàng hóa không huỷ hoại môi trường. Những công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, đã chủ động có những chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường để tỏ ra l mình có quan tâm đến tương lai của môi trường thế giới. KFC cũng không ngoại lệ, phương châm của KFC là “ phát triển bền vững cùng Việt Nam”. 2.7. Môi trường k h o a học,công nghệ Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành thước đo cho sự phát triển cho tất cà các lĩnh vực. KHCN đóng góp rất lớn vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm. KHCN chính là chìa khóa góp phần làm tăng trưởng kinh tế và cải thiện nhiều mặt trong đời sống con người.Trong lĩnh vực thực phẩm, KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, chất lượng tốt. Ngoài ra, sự phát triển của KH&CN còn góp phần tạo ra những máy móc phục vụ trong ngành thực phẩm như máy làm bánh, máy xay bột, các loại máy chế biến gia vị, máy làm túi giấy đựng thực phẩm tự động, máy làm sạch thực phẩm tươi sống bằng cách dùng ozone để khử trùng do đó đã góp phần tạo ra những món ăn ngon, chất lượng cao. Không chỉ trong lĩnh vực thực phẩm, sự phát triển của KHCN còn mang lại cho con người một cuộc sống tiện nghi hơn rất nhiều. Bây giờ, với sự phát triển như vũ bão của Internet, con người chỉcần một máy vitính nối mạng hay một chiếc máy điện thoại là có thể chọn ngay cho mình một món đồ ưa thích được giao tận nơi mà không cần tốn công đi lại.Ngoài ra, cũng thông qua sự phát triển KHCN mà ngày nay con người biết những thực phẩm hay những thứ tốt và không tốt cho sức khỏe mình mà từđó có những thay đổi và chọn lựa tốt hơn cho sức khỏe của mình, loại bỏ đào thải dần những thứ không tốt cho sức khỏe, biết cách điều chỉnh một chế độ ăn uống và tập luyện đểcó được sức khỏe tốt. 11
  20. 2.8. Môi trường chính trị, pháp luật 2.8.1. Môi trường chính trị Ngày 17/11, Grant Thomton Việt Nam đã công bố kết quả cuộc khảo sát tháng 11/2009 lấy ý kiến từ hơn 200 đại diện các nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn đầu tư tại Việt Nam. Kết quả là 59% số người được hỏi có cái nhìn tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới. Thêm vào đó, 67% người trả lời đã tỏ ra tin tưởng rằng Việt Nam hiện đang là điểm đầu tư hấp dẫn hơn các điểm đầu tư khác. Với một nền chính trị ổn định được các nhà đầu tư đánh giá rất cao trên thế giới thực sự là một yếu tố thu hút các nhà đầu tưthâm nhập và phát triển thị trường tại Việt Nam ở tất cả các ngành hàng. 2.8.2. Môi trường pháp luật Pháp luật và hiến pháp nước ta cho phép, tôn trọng và khuyến khích mọi hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật. ❖ Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm. Pháp lệnh được công bố ngày 19/8/2003 thống nhất vấn đề vệ sinh antoàn thực phẩm, khắc phục tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến an toàn thực phẩm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội, sức khoẻ cộng đồng, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Việc ban hành Dự án Luật An toàn thực phẩm là phù hợp trong bối cảnh Việt Nam ngày càng gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và nhằm tạo cơ chế pháp lý để nước ta và các nước trên thế giới thừa nhận hệ thống tiêu chuẩn của nhau, trong đó có những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.9. Môi trường văn hóa-xã h ộ i 2.9.1. Dân số Nước ta có khoảng 98 triệu người, mật độ dân số lên tới 258 người/km2, cao gần gấp đôi Trung Quốc, gấp hơn 5 lần mật độ chung của thế giới và gấp 10 lần mật độ dân số của các nước đã phát triển. 12
  21. Cơ cấu dân số đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu tuổi thuận lợi, với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay .Việt Nam là một nước đông dân có cơ cấu dân số trẻ, nhận định này đưa đến hai lợi thế cho ngành hàng thực phẩm. Thứ nhất bởi với dân số đông như nước ta cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một nhu cầu khổng lồ đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm - những mặt hàng thiết yếu. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực thực phẩm. Thứ hai là với cơ cấu dân số trẻ, người ta sẽ có thể dễ dàng thay đổi khẩu vị hơn so với tầng lớp cao tuổi, người trẻ thường có xu hướng dễ chấp nhận hơn, có tính thích nghi tốt hơn điều đó sẽ tạo điều kiện cho các loại thực phẩm hương vị mới lạ thâm nhập thị trường và thức ăn nhanh cũng không phải là ngoại lệ. 2.9.2. Văn h ó a -ẩm thực Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.Tuy nhiên, hiện nay sự giao thoa giữa các nền văn hóa diễn ra ngày một nhiều hơn, và điều này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành. Nhìn chung đặc điểm khẩu vị ăn uống của người Việt Nam về trạng thái thích ăn những món ăn giòn, dai để uống với rượu, bia, món canh và món mặn như kho, rim để ăn với cơm. Về mùi vị sử dụng nhiều loại gia vị đặc trưng như ớt , tỏi gừng, giềng, mẻ , mắm tôm để làm tăng sự hẫp dẫn về mùi vị đối với sản phẩm. Về màu sắc ngoài việc sử dụng màu sắc tự nhiên của nguyên liệu còn sử dụng các chất màu thực phẩm để làm tăng màu sắc của sản phẩm , tạo sự hấp dẫn đối với sản phẩm . Khẩu vị ăn uống của người Việt Nam được phân biệt khá rõ giữa 3 miền. Người Miền Bắc thường sử dụng vị chua của mẻ , dẫm bỗng , quả dọc , quả me v.v để chế biến món ăn. Sử dụng gia vị chua, cay vớiđộ thấp hơn so với người mièn Trung, Miền Nam. Trong các món ăn mặn thường ko dùng hoặc dùng rất ít vị ngọt của đường. Người miền Trung khẩu vị chua, cay, ngọt của đường sẽ gắt hơn so với người miền Bắc, nhưng vẫn kém gắt hơn so với người miền Nam. Tuy nhiên ở 1 số vùng thuộc Quảng Bình , Vĩnh Linh, Quảng Trị khẩu vị về chua 13
  22. cay cũng ko kém gì người miền Nam. Khẩu vị của người miền Nam về chua, cay, ngọt của đường thường gắt hơn cả. Đặc biệt ở miền Nam hay dùng nước dừa để chế biến các món ăn mặn và các loại bánh. Nước chấm đặc trưng của người miền Nam là nước lèo. Có thể thấyngười Việt không hề thích vị béo ngậy mà đó lại là điểm đặc trưng của các sản phẩm thức ăn nhanh của KFC. Đây trở thành một rào cản rất khó vượt qua với các hãng thức ăn nhanh mà tiêu biểu là Jollibee khi tiến hành thâm nhập –thất bại– phải tiến hành cầm cự, thu nhỏ quy mô. Sức khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu do hiện nay số lượng người mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường đang tăng nhanh chóng. Và thức ăn nhanh được coi như là một trong những nguyên nhân, nó khiến cho người tiêu dùng cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng loại thức ăn này. Đồng thời, với nhiều vụ bê bối về an toàn thực phẩm như hiện nay càng khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào thực phẩm ở các hàng quán. Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận thấy sự giao thoa về văn hóa ẩm thực. Người Việt Nam đang dần có sự thay đổi thói quen từ dùng những món ăn truyền thống đòi hỏi nhiều thời gian đến dùng những bữa ăn nhanh để thích nghi với nhịp sống ngày càng hối hả hiện tại. 14
  23. IV. MÔI TRƯỜNG VI MÔ 1. Khối Áp Lực Theo Định Nghĩa Của Michael Để có thể nhận thấy KFC đã thích ứng và thành công như thế nào ở Việt Nam chúng ta cùng phân tích 5 khối áp lực theo định nghĩa của Michael Porter mà KFC đang phải đối mặt tại Việt Nam. KFC là một công ty lớn trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh trên thê giới nói chung và Việt Nam nói riêng. KFC có cơ cấu tổ chức vô cùng hợp lý, chiến lược kinh doanh hiệu quảvà tình hình tài chính lành mạnh, sựthật đã chứng minh qua năng lực kinh doanh của KFC trong suốt các năm qua. Cụ thể với các điểm sau: 1.1. Cơ sở vật chất Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, hiện KFC đã có 71 cửa hàng tại tám tỉnh, thành trong cả nước, trong đó nhiều nhất vẫn là ở Tp.Hồ Chí Minh với 45 cửa hàng, còn lại là ở Hà Nội, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Biên Hòa, Buôn Ma Thuột, Huế và Hải Phòng. Đầu tháng 10/2009 hệ thống KFC vừa chào đón nhà hàng thứ 72 (KFC Trần Đại Nghĩa) tại địa chỉ số 11A7 Khu tập thể Đại học Kinh tế Quốc Dân, đường Trần Đại Nghĩa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ông Pornchai Thuratum,Tổng giám đốc công ty, cho biết KFC đang lên kế hoạch mở thêm một số cửa hàng tại những tỉnh, thành nhiều tiềm năng như Đà Nẵng, Nha Trang. Kế hoạch là đến 2010, KFC sẽ có 100 nhà hàng tại Việt Nam. Các cửa hàng của KFC được bài trí theo phong cách truyền thống với màu đỏ là màu chủ đạo, không gian trong cửa hàng được thiết kế với mục đích tạo cho khách hàng sự thoải mái để có thể vừa thưởng thức bữa ăn vừa chuyện trò, bàn bạc công việc.Các chuỗi cửa hàng của KFC luôn được đặt tại những vị trí thuận lợi, trung tâm,ngay góc các giao lộ, trung tâm mua sắm, siêu thị, những nơi có vị thế đẹp và có nhiều người vừa giúp người tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp việc kinh doanh ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách hàng hơn. 1.2. Công n g h ệ chế b i ế n Sản phẩm của KFC tại Việt Nam được chế biến theo tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới. Thịt gà được chế biến từ cùng một công thức mà Colonel Harland Sander – nhà sáng lập của KFC – đã sáng tạo ra hơn nửa thế kỉ trước. Ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp 15
  24. dụng đến ngày hôm nay. Trong nhiều năm, Colonel Sander đã cất giữ công thức pha chế trong đầu của mình và ngày nay công thức này được cất giữ an toàn ở Louisville.Tại Kentucky, chỉ có một số ít người biết công thức đáng giá hàng triệu đô la đó (và họ đã kí những giao kèo đảm bảo sự bí mật của công thức này). Tuy nhiên, KFC Vietnam cũng đang nghiên cứu để thay đổi kích thước, mẫu mã, khẩu vị cho phù hợp hơn với ẩm thực của người tiêu dùng Việt Nam. KFC Việt Nam đã sản xuất ra những sản phẩm ngày càng gần gũi với khẩu vị của người Việt Nam hơn như: gà rán giòn không xương, salad gà giòn, bắp cải trộn, bánh mì mềm, cháo gà, nui gà ❖ Chất lượng sản phẩm KFC Vietnam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và bảo đảm chất lượng, khẳng định chất lượng sản phẩm của mình bằng các chứng nhận kiểm dịch. KFC Vietnam có chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, vì vậy KFC đã dành nhiều thời gian để xây dựng thị trường và tạo dựng lòng tin nơi khách hàng về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm cho hoạt động lâu dài của mình. 1.3. Nguồn nhân lực Với nét văn hóa đặc thù của KFC -luôn ghi nhận công lao và tưởng thưởng mọi nỗ lực của từng cá nhân, tập thể, hơn 2000 nhân viên của KFC Việt Nam đang sống và làm việc với phương châm "Work hard -Play hard". Công thức thành công của KFC là tập trung vào việc nâng cao năng lực của nhân viên nằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, KFC luôn cam kết về tính đa dạng và tạo một môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên mà còn trong việc điều hành một chuỗi hệ thống các cửa hàng luôn mang lại sự tiện lợi nhất cho khách hàng. KFC là công ty kinh doanh lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương mại. KFC hiện nay là một phần của Tricon Global Restaurants Inc. Ngày nay KFC có hơn 10,000 đơn vị hoạt động trên hơn 79 quốc gia, doanh thu của hệthống KFC tại Mỹ là khoảng 4 triệu USD. 1.4. Hệ thống phân phối KFC có một chuỗi cửa hàng rộng khắp các quận ở thành phố Hồ Chí Minh và đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất. Một kiểu phân 16
  25. phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra KFC còn có những cửa hàng ở Hà Nội, và các tỉnh thành khác. Đây là 1 điểm mạnh của KFC. Vị trí kinh doanh: các chuỗi cửa hàng của KFC luôn được đặt tại những vị trí thuận lợi, trung tâm, ngay góccác giao lộ, trung tâm mua sắm, siêu thị, những nơi có vị thế đẹp và có nhiều người vừa giúp người tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp việc kinh doanh ngày càng phát triển, thu hútnhiều khách hàng hơn. Nguồn: gse Hình 6. Vị trí cửa hàng KFC 1.5. Nguồn lực tài chính Toàn bộ KFC thuộc sở hữu của tập đoàn Yum đang hoạt động với hơn 33.000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Bốn công ty KFC, Pizza Hut, Taco Bell và Long Jonh Siver là những thương hiệu hàng đầu của tập đoàn Yum! toàn cầu. Với nguồn lực tài chính hùng hậu, có thể triển khai các hoạt động kinh doanh có quy mô tài chính lớn, cũng như dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ khác. Đây là một điểm mạnh của KFC Việt Namvới sự hậu thuẫn của Yum! 1.6. Năng lực kinh doanh Ngày nay, KFC có hơn 3800 công ty franchise đa nhãn hiệu trên toàn cầu. Mỗi ngày, KFC đón tiếp gần 8 triệu khách hàng trên toàn thế giới. Hơn 10 năm tạo dựng và phát triển chuỗi nhà hàng phục vụ Gà rán Kentucky tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của tập đoàn Yum International, KFC Việt Nam đang phát triển không ngừng, tiếp tục chinh phục các thị trường tiềm năng trên khắp các tỉnh, thành của cả nước.KFC có mặt tại Việt Nam mà cụ thể là tại thành phố Hồ Chí Minh tương đối sớm. Trong suốt quãng thời gian đầu tiên KFC để lại 17
  26. trong lòng người tiêu dùng một dấu chấm hỏi lớn về sự phát triển. Trong suốt bảynăm đầu, KFC đã chấp nhận đầu tư để phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống nhà hàng, thực hiện các chương trình tiếp thị để gây dựng khách hàng cho mình trong tương lai. Sau bảy năm, mọi người nhận ra KFC đã làm được điều mà nhiều đối thủ cạnh tranh mong ước. Phát triển một cách mạnh mẽ và đầy chiến lược, KFC đã chiếm được thị trường và ngày càng khẳng định tầm vóc của thương hiệu.Hiện nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được biết đến nhiều ở Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Số lượng khách hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều. Một số cuộc điều tra gần đây tại Việt Nam cho thấy 70% người dân Việt Nam đã thích đi ăn tại các tiệm thức ăn nhanh.Theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2009, tổng thu nhập của ngành thức ăn nhanh cả nước ước đạt khoảng 500 tỉ đồng, tăng 35-40% so với năm 2008, trong đó phần lớn vẫn đến từ các thương hiệu nước ngoài như Jollibee, Lotteria, tất nhiên không thể không kể đến KFC. Nguồn: TravelMag Hình 7. Doanh thu các chuỗi gà rán đứng đầu thị trường tại Việt Nam 2014 - 2019 2. Đối Thủ Cạnh Tranh Sau khoảng thời gian đầu khó khăn khi khách hàng Việt Nam còn chưa chịu chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh do những khác biệt về văn hóa, các hãng thức ăn nhanh đang ngày càng lấy được lòng tin khách hàng với quyết tâm thay đổi khẩu vị của họ. Một sự thực là nhu cầu cho sản phẩm thức ăn nhanh của người tiêu dùng đang ngày càng tăng nhanh đặc biệt là tầng lớp trẻ, tương lai của đất nước, với những chiến lược marketing không biết mệt mỏi các 18
  27. hãng thức ăn nhanh đã phần nào đạt được thành quả khi tạo nên được một nhu cầu tiên dùng mới cho người dân. Hiện nay các hãng thức ăn nhanh (fast food) nước ngoài hoạt động ở Việt Nam ngày càng nhiều và đang tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường tiềm năng này với việc mở thêm nhiều cửa hàng, không chỉ ở Tp.HCM mà còn ở các tỉnh.Điều này đồng nghĩa với việc KFC ngày càng có nhiều đối thủ hơn. Rất nhiều đối thủ có thể xuất hiện trong thời gian tới và KFC sẽ luôn phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc này. Điểm qua có thể kể đến: 2.1. Mc Donald’s –hãng thức ăn nhanh lớn nh ấ t trên thế giới ❖ Điểm mạnh: Trước tiên phải kể đến Mc Donald’s –hãng thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới. Kể từ khi được sáng lập bởi anh em nhà Mc Donald là Maurice và Richard năm 1937 Mc Donald’s không ngừng phát triển và lớn mạnh. Chỉ sau 30 năm đầu thành lập Mc Donald’s đã có hơn 10000 cửa hàng trên khắp nước Mỹ, chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường nội địa. Hiện nay Mc Donald’s đã có 30000 cửa hàng ở trên 119 quốc gia trên thế giới. Với doanh số không ngừng tăng trưởng Mc Donald’s luôn xứng đáng là an cả trong ngành hàng thức ăn nhanh. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, cứ bốn người Mỹ thì có một người ghé vào quán fastfood của McDonald, tập đoàn thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Đây là một con số mà bất cứ hãng thức ăn nào cũng mơ ước cùng với những chiến lược vô cùng nhạy bénMc Donald’s sẽ luôn là nỗi sợ hãi của các đối thủ bất cứ nới nào họ đặt chân đến. Điểm mạnh thứ hai đó là chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt. Nhà hàng McDonald luôn đảm bảo mang lại những gì tốt nhất cho khách hàng, từ nguồn nguyên liệu, hương vị thức ăn đến máy móc, thiết bị trong nhà hàng hay thái độ phục vụ của nhân viên. ❖ Điểm yếu: Đầu tiên, McDonald đã chậm chân hơn nhiều so với các đối thủ kinh doanh cùng ngành như KFC, Lotteria, Jollibee. Bởi vì đến tận năm 2014 họ mới mở nhà hàng McDonald đầu tiên tại Việt Nam trong khi KFC, Lotteria hay Jollibee đã mở nhà hàng đầu tiên của mình tại Việt Nam vào những năm 90 của thế kỉ 20. Thứ hai, sản phẩm chủ yếu của McDonald là hamburger bò, trong khi người Việt quen với việc ăn thịt từ gia cầm hơn. 2.2. Jollibee của Phillipines Thương hiệu đồ ăn nhanh này hiện sở hữu 1.150 cửa hàng trên toàn đất nước Philippines và cũng đang là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành. Thị phần của công ty thậm chí còn lớn hơn 19
  28. tổng thị phần của 2 công ty đối thủ đứng sau. Không chỉ kinh doanh tại thị trường nội địa, thương hiệu Jollibee cũng xuất hiện tại 15 quốc gia khác nhau với 234 cửa hàng. Jollibee hiện đứng vị trí thứ 24 trên bảng xếp hạng những công ty kinh doanh đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới (trong đó bao gồm cả các chuỗi cà phê như Starbucks) trên phương diện số lượng cửa hàng. Nếu không tính các công ty đến từ Mỹ, thứ hạng của Jollibee thậm chí còn cao hơn nhiều: vị trí số 5. 2.3. Lotteria -một thành viên của tập đ o à n Lotte của H à n Quốc ❖ Điểm mạnh: Ưu tiên sự tiện lợi của thực khách, Lotteria luôn chú trọng đến vị trí các cửa hàng. Tại mỗi ngã tư, giao lộ hay trong các trung tâm thương mại, không khó để bắt gặp màu đỏ và logo đặc trưng của chuỗi cửa hàng Lotteria. Sự xuất hiện dày đặc tại những địa điểm "vàng", giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ. Thêm vào đó, trong nỗ lực đa dạng hóa thực đơn phục vụ khách hàng, Lotteria tập trung nghiên cứu khẩu vị địa phương để phát triển các dòng sản phẩm tương ứng. Cụ thể, bên cạnh món chủ lực "gà rán", Lotteria còn có rất nhiều lựa chọn cơm, mì Ý, burger hay các món tráng miệng, để có thể phục vụ khách hàng ở nhiều lứa tuổi. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh thực đơn gà luôn được yêu thích nhất, bánh hamburger và mì Ý cũng là hai món được khách hàng ưa chuộng. Với thực đơn phong phú, địa điểm thuận tiện, Lotteria luôn là sự lựa chọn cho nhóm (gia đình, bạn bè và các cặp đôi). Chủ yếu khách hàng lựa chọn cửa hàng Loteria là nơi dùng bữa cùng gia đình. Cũng nhờ vậy, chỉ số trung thành của khách hàng Lotteria luôn xếp trong nhóm cao của thị trường đồ ăn nhanh vốn vô cùng cạnh tranh tại Việt Nam ❖ Điểm yếu: Về uy tín thì Lotteria cũng gặp khá nhiều vấn đề, nhiều vụ bê bối ảnh hưởng đến tên tuổi của thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng đến từ Hàn Quốc này. Phản hồi tiêu cực thường gặp nhất có lẽ là thái độ phục vụ của nhân viên Lotteria, không tôn trọng khách, không quan tâm khách, Đây là một điểm yếu của Lotteria đến nay vẫn chưa thể khắc phục được, khiến nhiều khách hàng dù là thân thiết cũng muốn từ bỏ thương hiệu, không bao giờ quay lại. 20
  29. Ngoài ra Lotteria còn vướng các vụ bê bối lớn như có phiếu giữ xe trong gà rán, thịt gà bị mốc xanh, đồ uống nhiễm khuẩn gây tiêu chảy và có cả gián trong ly trà chanh, trong khi đó nhân viên từ Lotteria hầu như không có phương hướng giải quyết nào thực sự quan tâm đến cảm nhận, quyền lợi của khách hàng. 2.4. Kinh Đô –Việt Nam Kinh Đô là một trong số ít doanh nghiệp trong nước phát triển chuổi cửa hàng thức ăn nhanh kiểu Việt Nam. ❖ Điểm mạnh: • Thứ nhất, Kinh Đô hiện nắm 35% thị phần thị trường bánh kẹo cả nước. • Thứ hai, hệ thống phân phối rất tốt, công ty đang sở hữu hệ thống bán lẻ rộng khắp Việt Nam với gần 40 Kinh Đô Bakery, hơn 200 Nhà phân phối và 70.000 điểm bán lẻ bánh kẹo, 335 Nhà phân phối và 104.000 điểm bán lẻ nước giải khát, 70 nhà phân phối và 15000 điểm bán lẻ kem và các loại thựcphẩm lạnh. • Tiếp theo là giá trị thương hiệu Kinh Đô đã được gầy dựng trong suốt hơn 10 năm qua được đông đảo người tiêu dùng biết đến. • 13 năm liền lọt vào danh sách “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. • Đứng thứ 4 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, thương hiệu của Kinh Đô đã gắn liền với con người Việt Nam. • Sản phẩm đa dạng và chất lượng, hệ thống quản lý, khả năng nghiêm cứu và phát triển tốt. • Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia. ❖ Điểm yếu: Bên cạnh những điểm mạnh của Kinh Đô kể trên thì vẫn còn có những điểm yếu cần lưu ý như sau: • Kỹ năng chuyên môn của các nhân viên phòng ban, phân xưởng còn thấp. • Một số nhóm sản phẩm đang đi vào tăng trưởng chậm lại thậm chí là mất thị phần. 21
  30. • Một số kỹ năng chung như: kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giám sát, kỹ năng giải quyết và quyết định vấn đề cần phải được nâng cao. Trên đây là ba đối thủ đã thực sự cạnh tranh trên thị trường Việt Nam với KFC, trong khi Jollibee mặc dù thâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm song lại tỏ ra hụt hơi trước các đàn em KFC và Lotteria. Và thêm một ông lớn của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường –Kinh Đô có thể thấy thị trường thức ăn nhanh Việt Nam đang thực sự sôi động và khốc liệt cho những ai tham gia. Với lợi thế là một hãng truyền thống thức ăn nhanh từ lâu đời, đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xâm nhập thịtrường, đồng thời với khả năng thích ứng nhanh nhạy, tìm hiểu khá kỹ càng nhu cầu của thị trường, KFC đã dành được vị trí dẫn đầu trong ngành thực phẩm thức ăn nhanh tại Việt Nam tuy nhiên KFC cũng cần phải cẩn trọng bởi các đối thủ đều đang thực hiện chiến lược tái xâm nhập và mở rộng nhằm giành lại miếng bánh của mình. Thị trường thức ăn nhanh vẫn sẽ sôi động trong năm nay và những năm tiếp theo. 3. Khách Hàng. Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Nói như vậy để thấy khách hàng quan trọng như thế nào đối với bất kỳ ngành nào. Ngành hàng thức ăn nhanh cũng không phải là một ngoại lệ, khách hàng chủ yếu của thức ăn nhanh chủ yếu là khách hàng lẻ và đây cũng là đối tượng chủ yếu gây nên áp lực cho các hãng trong ngành. Có thể kể đến một vài lý do để thấy tại sao áp lực từ khách hàng lại không hề nhỏ ở Việt Nam cho các ngành hàng thức ăn nhanh. Với lượng dân sốđông và tỷ lệ tăng dân số ở thành thị ngày càng nhanh đã tạo nên một bộ phận lớp trẻ có thu nhập khá cao và kèm theo đó là khả năng sẵn sang chi trả là khá lớn. Có một thực tế rằng mỗi gia đình người Việt Nam sẵn sang chi trả cao hơn cho những bữa ăn ngon miệng và chất lượng. Xa rồi thời kì “rẻ mà ngon” là khẩu hiệu, người dânchúng ta ngày càng ý thức rõ về mặt giá cả so với giá trị họ đã có sự chuyển biến nhất định về mặt này. Và đi kèm với khả năng chi trả cao hơn thì yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm cũng tăng theo thời gian, đa số người tiêu dung đã và đang quan tâm đến vấn đề chất lượng và sức khỏe. Hơn thế nữa với người dân nhu cầu ăn uống luôn là một nhu cầu cấp thiết hàng ngày, với một nước đông dân như nước ta thực sự nhu cầu cho các ngành hàng là rất lớn đặc biệt là các ngành về lương thực 22
  31. thực phẩm. Đồng thời với một tỷ lệ dân số trẻ có thu nhập cao ngày càng tăng thì nhu cầu thể hiện mình của giới trẻ càng lớn và tạo ra một nhu cầu lớn cho các ngành hàng cao cấp.Kế tiếp phải kể đến là khẩu vị của người Việt, khẩu vị của người Việt Nam rất phong phú và đa dạng, có sự thay đổi, đặc trưng ở cả 3 miền nhưng nhìn chung có thể thấy người Việt không hề thích vị béo ngậy mà đó lại là điểm đặc trưng của các sản phẩm thức ăn nhanh của KFC. Đây trở thành một rào cản rất khó vượt qua với các hãng thức ăn nhanh mà tiêu biểu là Jollibeekhi tiến hành thâm nhập –thất bại –phải tiến hành cầm cự, thu nhỏ quy mô. Cuối cùng là vấn đề hình thức và mối quan tâm về sức khỏe. Trong khi người Mỹ dễ dàng chấp nhận một cơ thể mập mạp để thỏa mãn sở thích ăn uống thì người Việt Nam lại không phải vậy. Đối với người Việt Nam hình dáng bên ngoài là rất quan trọng họ vì thế họ sẽ có tâm lý e ngại khi sử dụng các sản phẩm nhiều dầu mỡ hơn thế nữa sức khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu do hiện nay số lượng người mắc bệnh béo phì, tim mạch,tiểu đường đang tăng nhanh chóng. Và thức ăn nhanh được coi như là một trong những nguyên nhân, nó khiến cho người tiêu dùng cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng loại thức ăn này. Đây là 1 thách thức lớn không riêng gì KFC mà cả ngành công nghiệp thức ăn nhanh đang phải đối mặt. Đồng thời, với nhiều vụ bê bối về an toàn thực phẩm như hiện nay càng khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào thực phẩm ở các hàng quán. Đây là vấn đề mà KFC cần phải coi trọng nhằm xây dựng uy tín thêm vững mạnh 4. Nhà Cung Cấp Ngoài các yếu tố trên áp lực từ nhà cung cấp cũng khá là quan trọng đối với các hãng thức ăn nhanh mà cụ thể là Lotteria bởi lẽ nếu áp lực từ các nhà cung cấp quá lớn thì KFC Việt Nam sẽ không thể chủ động thực hiện chiến lược giá theo ý mình và sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp. Còn ngược lại khi giảm được áp lực từ nhóm này xuống thấp KFC sẽ hoàn toàn chủ động trong việc thực hiệncác chiến lược của mình. Việt nam là một nước nông nghiệp, cho nên trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính rất phát triển ở Việt Nam điều đó đã tạo nên một lợi thế rất lớn cho KFC khi có thể sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa đồng thời giảm được chi phí. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là KFC sẽ lựa chọn nguồn nguyên liệu như thế nào thu mua nguyên liêu tự do với giá rẻ hay chọn nguồn nguyên liệu được đảm bảo với giá cao hơn ? KFC sẽ lựa chon thế nào để bền vững phát triển? Với một phong cách làm việc chuyên nghiệp cùng với mục tiêu cung cấp sản phẩn chất lượng cho khách hàng đồng thời lường trước rủi ro từ nhóm này KFC đã cố 23
  32. gắng giảm thiểu rủi ro xuống mức tối đa khi chủ động xây dựng một mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo chất lượng trên thị trường, chẳng hạn như CP Vietnam. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng. Với việc thực hiện chiến luợc sản phẩm này, KFC đã thực hiện cùng lúc được hai mục tiêu vừa đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cho thị trường vừa giảm được nguy cơ từ những nhà cung cấp. Và chiến lược đó đã tỏ rõ hiệu quả khi dịch cúm gia cầm bùng phát hiệu quả ở Việt Nam trong khi các sản phẩm chế biến từ gia cầm lao đao thì KFC lại thẳng tiến với những bước đột phá quan trọng. Thành quả đó có được từ chính sự nỗ lực và tầm nhìn chiến lược của KFC. 5. Các Trung Gian Marketing Của KFC 5.1. Các tổ chức tài chính tín dụng Các tổ chức tài chính tín dụng bao gồm các ngân hàng, các công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức khác hỗ trợ công ty đầu tư cho các thương vụ hay bảo hiểm chống rủi ro liên quan đến việc mua hay bán hàng. Phần lớn các công ty và khách hàng không thể bỏ qua sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính -tín dụng khi đầu tư cho các thương vụcủa mình. Việc tăng giá tín dụng và thu hẹp khả năng tín dụng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của hoạt động marketing của KFC. Vì thế KFC cần thiết lập mối liên hệ bền vững với những tổ chức tài chính tíndụng quan trọng nhất đối với mình 5.2. Các tổ chức dịch vụ marketing Các tổchức dịch vụ marketing là những công ty nghiên cứu marketing, những công ty quảng cáo, những tổ chức của các phương tiện quảng cáo và các công ty tư vấn marketing giúp cho KFC định hướng chính xác hơn và đưa hàng của mình đến những thị trường thích hợp đối với họ.KFC phải quyết định xem mình có cần sử dụng dịch vụ của các tổ chức đó không hay tự đảm nhiệm lấy tất cả các công việc cần thiết. Sau khi quyết định sử dụng các dịch vụ mất tiền, công ty phải lựa chọn kỹ lưỡng những người cung ứng dịch vụ, bởi vì các công ty chuyên doanh khác nhau về khả năng sáng tạo của mình, chất lượng hoàn thành công việc, khối lượng dịch vụ cung ứng và giá cả. 24
  33. 5.3. Những người môi giới thương mại. Những người môi giới thương mại là những công ty kinh doanh hỗtrợcông ty tìm kiếm khách hàng hay trực tiếp bán sản phẩm cho KFC. Tại sao KFC lại cần đến những người môi giới thương mại? Đó là vì nguồn môi giới thương mại có thểđảm bảo cho người đặt hàng những điều kiện thuận tiện về địa điểm, thời gian và thủ tục mua hàng với chi phí ít hơn so với trường hợp nếu công ty tự làm. Những người môi giới thương mại tạo được những điều kiện thuận tiện về đặc điểm bằng cách tích trữ sản phẩm ở ngay những nơi có khách hàng. Điều kiện thuận lợi về thời gian được tạo ra nhờ trưng bày và đảm bảo luôn có sản phẩm vào những thời kỳ mà người tiêu dùng muốn mua chúng. Điều kiện thuận lợi trong thủ tục mua hàng đồng thời chuyển giao quyền sở hữu cho họ. Nếu như KFC muốn tự đảm bảo những điều kiện thuận tiện nêu trên thì nó phải đầu tư, tổ chức và đảm bảo việc làm cho một hệthống điểm buôn bán đồ sột rên quy mô cả nước. Cho nên các công ty thấy hợp lý nhất là duy trì sự hợp tác với một hệ thống những người môi giới thương mại độc lập. 6. Công Chúng Giới công chúng của KFC rất nhiều cụ thể là: • Khách hàng kể cả hiện tại và tiềm năng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và hình ảnh của KFC. • Khách hàng có thể nâng cánh cho doanh nghiệp, nhưng cũng có thể nhấn chìm doanh nghiệp, đủ thấy sức mạnh của khách hàng. • Giới công quyền có thể tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng cho KFC đầu tư tại Việt Nam, nhưng cũngcó thể áp đặt luật lệ khiến cho việc kinh doanh của KFC bất lợi • Giới báo chí có thể đưa KFC lên mây, báo chí là phương tiện thông tin nhanh nhấtquảng bá hình ảnh của KFC đến với khách hàng một cách hiệu quả và kinh tế nhất, nhưng báo chí cũng có thể khiến cho thành quả của KFC đổ song , đổ biển nếu nó nói những điều không tốt về KFC. Trong thời đại công nghệ hiện nay thì khai thác hiệu quả báo chí đã trở thành một lợi thế cạnh trnh của doanh nghiệp • Nhân viên nội bộ của KFC là một lợi thế cạnh trnh của KFC nếu trên dưới đồng lòng vì mục tiêu chung của công ty nhưng nếu bất hòa thì sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến công ty như: ròrỉ thông tin, nhân viên giỏi bỏ việc 25
  34. • Và còn nhiều thành phần khác thuộc giới công chúng ảnh hưởng đến công ty như:giới tài chính, giới công dân hành động 7. Sản Phẩm Thay Thế. Có thể nhận thấy thị truờng thức ăn nhanh chỉ mới sôi động mấy năm trở lại đây do khẩu vị của thị trường phần nào đã được các hãng đánh thức. Tuy nhiên Việt Nam là một nước nông nghiệp, lại có văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng vì thế nguy cơ từ nhóm sản phẩm có khả năng thay thế này không phải là nhỏ đối với các hãng thức ăn nhanh. Có thể kể đến nhiều loại sản phẩm như : cơm, các loại bánh làm từ bột gạo và đặc biệt phải kể đến phở và bún –những món ăn không những được người Việt Nam mà cả thể giới biết đến sau khi phở 24 thực hiện hình thức Franchise -một hình thức mà ngay cả KFC cũng đang áp dụng bún bò Việt Nam cũng đang trên con đường ra thế giới. Con người Việt Nam vốn ưa chuộng ẩm thực cho nên nền ẩm thực Việt Nam cũng rất phát triển với rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bắt mắt.Trong khi người Miền Bắc rất ưa thích các món ăn như phở, bánh cuốn nóng, bánh cốm hay bánh phu thê thì người Miền Trung lại thích những món cay và đặm đà như bánh bèo –Huế, mỳ quảng –Quảng Nam, nem –Thanh Hóa, Cháo lươn –Nghệ An Người Miền Nam lại ưa thích hương vị ngọt với các món ăn truyền thống như canh chua, lẩu mắm, cá kho tộ Bên cạnh đó còn có rất nhiều món ăn xuất hiện ở cả 3 miền và có sự đặc trưng riêng ở từng miền như bún, bánh xèo, lẩu tất cả dã tạo nên một nền ẩm thực đầy màu sắc. Có thể thấy áp lực từ sản phẩm thay thế đối với sản phẩm thức ăn nhanh là thực sự rõ ràng và cũng không hề nhỏ. Để làm giảm áp lực từ nhóm này các hãng thức ăn nhanh nên biết cách phát huy điểm mạnh của mình đồng thời liên kết với nhau nếu cần để tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam. 26
  35. V. MÔITRƯỜNG BÊN TRONG CỦA KFC 1. Các Nguồn Lực Của KFC. 1.1. Nguồn lực vật chất. KFC luôn cố gắng tạo dựng lòng tin nơi khách hàng về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm cho hoạt động lâu dài của mình. KFC chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng. Sản phẩm của KFC được chế biến theo tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới. 1.2. Nguồn lực con người. Hiện nay số lượng nhân viên của KFC rất lớn, chỉ riêng chi nhánh KFC tại Việt Nam đã sử dụng hơn 3000 lao động hiện đang làm việc tại 21 chi nhánh trên toàn Việt Nam. Công thức thành công của KFC là tập trung vào việc nâng cao năng lực của nhân viên nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ nhân viên của KFC là những người linh hoạt, nhanh nhẹn và chu đáo trong công việc. Đặc biệt thái độ “hết lòng vì khách hàng” xuất phát từ mỗi nhân viên luôn được xem là một trong những nhân tố mang lại sự thành công của công ty. Đội ngũ đầu bếp luôn nghiên cứu để tìm ra những món ăn mới phù hợp với khẩu vị của mỗi nơi mà KFC hoạt động. 1.3. Nguồn lực tổ chức. Thế giới biết đến KFC là một thương hiệu nổi tiếng ảnh về món gà rán, là món ăn được ưa chuộng trên toàn thế giới. Mọi hoạt động của các cửa hàng KFC đều nằm dưới sự điều hành, quản lý nghiêm ngặt của công ty – YUM. YUM là thành viên ủa của tập đoàn những nhà hàng lớn nhất thế giới. 4 trong 5 loại chi nhánh nhà hàng của YUM! Chiếm ưu thế mạnh trên thị trường thế giới về món gà, pizza, món ăn Mexico và hải sản, trong đó có KFC Kết quả của sự hợp tác chặt chẽ này là các đại lý KFC có quyền tự do chọn lựa và chuyển nhượng các chi nhánh với nhau. Các đại lý đã chi nhánh không chỉ có nhiều loại thực đơn 27
  36. thu hút thực khách mà họ còn không ngừng đẩy mạnh tên tuổi của mình và tìm kiếm thị trường đầu tư, chia sẻ những chính sách, không gian và nhân lực giữa các chi nhánh có thu nhập cao sao để tăng doanh thu cho họ. YUM tập trung vào mở rộng các chi nhánh như là phương tiện truyền bá chính để phát triển trong tương lai. Mục đích của họ là đảm bảo thực khách luôn luôn nhận được sự phục vụ tốt nhất. Sở giao dịch và hệ thống đảm bảo chất lượng cũng sẽ cung cấp cho các chi nhánh nguồn thực phẩm an toàn, sự huấn luyện chủ đạo và các cách thức kiểm tra sổ sách. 2. Môi Trường Văn Hóa. Văn hóa tại KFC Việt Nam là tin tưởng vào con người mong muốn được phục vụ cả về những kết quả vượt bậc, xây dựng kiến thức nền tảng, đề cao tinh thần đồng đội, ghi nhận công lao.Văn hóa của KFC xây dựng trên tinh thần "How we win together" đồng lòng để thành công, đồng tâm để vươn tầm. Điều này giúp tạo động lực cho tất cả thành viên cùng nhau xây dựng công ty phát triển làm hài lòng khách hàng và giúp mỗi thànhviên cảm thấy tự hào khi làm việc tại KFC. KFC tin tưởng vào nhân viên của mình, KFC tin rằng mỗi nhân viên đều có đủ khả năng để tạo sự khác biệt vì vậy công ty luôn lắng nghe và tôn trọng mọi sự đóng góp của các thành viên bên cạnh đó KFC cũng thường xuyên hỗ trợ để mọi người có điều kiện phát huy hết mọi tiềm năng của mình tại KFC Việt Nam mọi công việc luôn được bắt đầu bằng câu hỏi "phải làm gì để đạt được kết quả?". Chính nhờ vậy những ý tưởng sáng tạo được gợi cảm hứng từ mỗi cá nhân đều làm việc với trách nhiệm khả năng và tâm huyết của mình đề cao sức mạnh tập thể. KFC thu hút gìn giữ nhân tài và truyền động lực làm việc phấn đấu bằng sự ghi nhận công lao một cách xứng đáng qua đó đem đến niềm vui cho từng cá nhân tập thể giúp họ cảm thấy hạnh phúc khi được ghi nhận những đóng góp. Bộ phận cấu thành nên văn hoá tổ chức gồm 3 cấp độ: ▪ Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp: là cấp độ văn hóa mà có thể nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc bởi nó thể hiện ngay ra bên ngoài mà ta có thể nghe, nhìn và cảm thấy khi tiếp xúc với tổ chức như: kiến trúc, cách bày trí doanh nghiệp, logo, khẩu hiệu, đồng phục và sản phẩm của KFC. ▪ Những giá trị được tuyên bố, chấp nhận: Bao gồm các giá trị cốt lõi, bộ quy tắc, quy định, chiến lược và mục tiêu riêng chính là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân 28
  37. viên. Các nội dung này sẽ được công bố rộng rãi. Đây cũng chính là những giá trị được tuyên bố, chấp nhận của văn hóa doanh nghiệp. ▪ Quan niệm chung của KFC là văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp luôn luôn gắn bó với nhau, chúng đều có các quan niệm chung, phong cách chung, bởi chúng đã hình thành và tồn tại trong quá trình lịch sử. Chúng ăn sâu vào suy nghĩ của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành thói quen chi phối hành động, góc nhìn. KFC đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu và đưa ra lời cam đoan: nghiêm túc tuân thủ các quy định về vệ sinh thực phẩm. Nguyên liệu thịt gà mà hãng này sử dụng không được nuôi bằng thuốc kích thích. Đặc biệt, trong thời điểm “nhạy cảm” xảy ra dịch cúm gia cầm, KFC đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực, cam đoan khi cần thiết sẽ sử dụng thịtgà dự trữ để bảo đảm chất lượng của nguyên liệu. Nhân viên KFC giao hàng nhanh an toàn, để bảm đảm tình trạng nóng hổi củ món ăn mang đến hương vị tuyệt vời nhất cho khách hàng. Quản lí KFC đôi lúc vẫn phải đích thân phục vụ khách hàng trong trường hợp khách quá đông và không phải để cho khách hàng phải đợi quá lâu. KFC luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, luôn nâng cao chất lượng sản phẩm và sự hài lòng cho khách hàng, tạo ra sự trung thành của khách hàng đối với KFC. Văn hoá được lan truyền qua ngôn ngữ: vượt qua khóa đào tạo về nghiệp vụ là một phần bắt buộc để trở thành nhân viên của KFC. KFC luôn quan niệm “Để khách hàng hài lòng, nhân viên của KFC phải chuyên nghiệp.” Những bạn trẻ được tuyển dụng sẽ học về cách phục vụ, quy trình chế biến, quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí cả cách đi, đứng, nói, cười trong giờ làm việc. Họ vẫn sẽ được đào tạo trong suốt quá trình làm việc sau này ngay tại nơi làmviệc. Mỗi khi có một món ăn mới, một hương vị mới, chúng tôi sẽ mời các nhân viên ăn thử, đề nghị họ phát biểu cảm nghĩ. Thay vì học thuộc lòng thực đơn như những con vẹt,chúng tôi trang bị cho họ những kiến thức thực sự về các món ăn và niềm đam mê ẩm thực. Đó chính là cách tốt nhất để đưa mỗi nhân viên thành một ‘‘chuyên gia tư vấn’’thực thụ và một người phục vụ đam mê. 29
  38. 3. Năng Lực Marketing Sanders - ông chủ sáng lập ra KFC đã dùng chính hình ảnh của mình để quảng bá thương hiệu gà rán KFC. Hình ảnh của ông không chỉ xuất hiện trên logo, cửa hàng, mà còn trên cả bao bì, hộp đựng gà rán, Ông quan niệm rằng cần phải tạo ra sự khác biệt, làm được việc mà chưa ai từng làm. Và ông biết rằng chỉ có thể dùng hình ảnh của chính mình, dùng đặc điểm và phẩm chất riêng của mình đừng để tạo nên tên tuổi và thương hiệu, hình ảnh cho công ty, làm mọi người có ấn tượng khó quên ngay khi nhìn thấy. Và quả thật, đây là một cách nghĩ và làm độc đáo, có hiệu quả rất cao. Bằng việc khai thác các ưu thế của mình, ông làm cho khách hàng có sự liên hệ hợp lý: món gà rán ngon nhất - chị có thể được làm ra từ ông. Ngoài ra, ông còn rất khôn khéo trong việc bảo quản công thức bí mật của mình. Nhờ đó, ông đã tạo ra không khí bí ẩn xung quanh công việc chế biến này và càng làm cho món gà rán của mình trở nên hấp dẫn, kích thích người tiêu dùng hơn. 3.1. Chiến lược sản phẩm: KFC đã tối ưu hóa việc cung cấp sản phẩm của mình theo địa lý và nhu cầu. KFC điều chỉnh thực đơn của mình trên phạm vi quốc tế để phù hợp với khẩu vị của từng vùng và có gần 300 món trong thực đơn có mặt trên toàn thế giới. Đối với các thành phần thiết yếu của sản phẩm như nước sốt và gia vị, KFC đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Công ty McCormick. Công ty cũng liên kết với PepsiCo, vì vậy hầu hết đồ uống được phục vụ trong KFC là của Pepsi, tuy nhiên vẫn có ngoại lệ ở một số khu vực địa phương. 3.2. Chiến lược giá: Thực đơn tại KFC được cung cấp với giá cả phải chăng và họ đã áp dụng các chiến lược sáng tạo để cạnh tranh trên các thị trường khác nhau. Khi mới vào thị trường, giá của KFC khá cao và sau đó được giảm dần để hướng đến nhóm thu nhập thấp hơn. Điều này cũng giúp giảm bớt áp lực cạnh tranh trên thị trường của KFC với các đối thủ. 3.3. Chiến lược khuyến mãi: Chính danh mục sản phẩm mạnh đã tạo nên sự khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. KFC cũng sử dụng tất cả các phương tiện như TV, báo in, quảng cáo trực tuyến, để quảng cáo. Vì thế, KFC có sự nhận diện tương đối lớn với tập khách hàng mục tiêu. Công ty cũng chủ động tương tác và gắn kết với khách hàng để có được những hiểu biết sâu sắc 30
  39. hơn về họ. KFC cũng sử dụng chính các cửa hàng của mình ở mức tối đa để quảng bá các sản phẩm mới. 4. Kế Toán KFC luôn tiến hành kiểm toán nhà cung cấp hàng năm, cụ thể là kiểm toán STAR - một chương trình độc quyền của YUM. Kiểm toán STAR bao gồm 2 phiên bản, an toàn thực phẩm và kiểm toán hệ thống chất lượng. Kiểm toán STAR được tiến hành bởi một công ty bên thứ 3 kiểm toán quốc tế chỉ định bởi YUM rất riêng biệt bằng đội ngũ công nghệ thực phẩm chuyên nghiệp từ Cục Quản Lý Chất lượng KFC. Nguyên liệu chính trong các sản phẩm của KFC là gà, khoai tây nghiền nát, gia vị được xác định bởi các nhà cung cấp chính, bánh mì, rau, Hệ thông đánh giá này bao gồm 5 lĩnh vực: chất lượng, tài chính, kỹ thuật, độ tin cậy và thông tin liên lạc. Mỗi 3 đến 6 tháng sẽ đánh giá và đánh giá thường xuyên trong suốt cả năm, từ bộ phận kỹ thuật của KFC và bộ phận mua sẽ đánh giá vào cuối kỳ tổng hợp để quyết định nhà cung cấp và khối lượng kinh doanh cho năm tiếp theo. 5. Sản Xuất KFC Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng chẳng hạn như CP Vietnam. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải cóchứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng. KFC đưa ra những quyết định lựa chọn địa điểm mở cửa hàng, nơi cung cấp nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, một cách hiệu quả thông qua 3 phương pháp chuyển nhượng thương hiệu kinh doanh. Với đội ngũ các chuyên gia trong hoạt động sản xuất, KFC ê đã khai thác hết những nơi cung cấp nguồn nguyên liệu sạch để tạo ra sản phẩm của mình. Trên thực tế, KFC nắm giữ công thức bí mật chế biến món gà, mà chị có vài nhà điều hành cấp cao mới biết được. Trong quá trình nhờ trộn nguyên liệu, họ cũng chia ra làm hai, hoặc 3 phần riêng biệt, việc này nhằm đảm bảo tính bí mật cho công thức chế biến. Đây là một công việc hết sức khó khăn – Nếu không khéo léo sẽ có nguy cơ bị lộ công thức chế biến độc quyền này. Với năng lực của mình, KFC đã không chỉ tạo cho mình nhiều lợi thế từ hoạt động sản xuất, chế biến mà còn là các bí quyết về các món ăn. 31
  40. 6. Năng Lực R&D KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp nhu cầu thực khách mà còn đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của khách hàng. Tháng 4 năm 2007, KFC chính thức dùng loại dầu chiên đậu nành để thay thế cho dầu rau trước đây nhằm giải quyết vấn đề ảnhhưởng sức khỏe tim mạch của các thực khách. Nhờ vào năng lực R&D đã giúp KFC đáp ứng nhu cầu về thức ăn nhanh của khách hàng. Ngay buổi ban đầu, Sanders đã tự mình nghiên cứu, chế biến ra món gà rán KFC với những hương vị thảo mộc thơm ngon, độc đáo. Cũng như marketing, năng lực R&D của KFC xuất phát chủ yếu từ người sáng lập ra nó. Chính vì niềm đam mê nấu ăn nên Sanders luôn luôn thử nghiệm, tìm tòi nhiều hỗn hợp gia vị khác nhau sau đó ông đã tạo ra món gà rán Kentucky thật độc đáo như ngày nay. 32
  41. VI. MA TRẬN SWOT 1. Sơ Lược Về SWOT SWOT là công cụ vụ giúp ta có thể phân tích và vận dụng để xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu, Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản • SO (Strengths – Opportunities) • WO (Weaknesses – Opportunities) • ST (Strengths – Threats) • WT (Weaknesses – Threats) Nguồn: seoims Hình 8. Ma trận SWOT 2. Ma Trận SWOT Của Công Ty KFC 2.1. Điểm mạnh ( Strengths) ➢ Danh tiếng: KFC là chủ cửa hàng kinh doanh thức ăn lớn thứ 2 thế giới ( tính theo doanh thu) ➢ Hệ thống phân phối: 18.875 (2013) cửa hàng trên thế giới và 140 cửa hàng tại Việt Nam. 33
  42. ➢ Chất lượng sản phẩm: theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn YUM! Brand Inc. ➢ Dịch vụ khách hàng: thường xuyên có chương trình khuyến mãi và miễn phí giao hàng. ➢ Vị trí kinh doanh: tại các nơi có mật độ dân đông và ngay trung tâm. 2.2. Điểm yếu ( Weaknesses ) ➢ Giá cả: khá cao so với thu nhập của người Việt, thường từ 35.000 VND đến 200.000 VND ➢ Nguồn nhân lực: không ổn định, thiếu kinh nghiệm, tốn thời gian cho đào tạo nhưng thời gian sử dụng không lâu. ➢ Nguồn cung cấp nguyên liệu: chủ yếu là gà công nghiệp 2.3. Cơ hộ i ( Opportunities ) ➢ KFC là thương hiệu gà rán đầu tiên ở Việt Nam, tiên phong trong lĩnh vực thức ăn nhanh ở Việt Nam. ➢ Có thị trường lớn ( Việt Nam là nước có dân số thứ 14 thế giới trong đó nhóm đối tượng của KFC là giới trẻ chiếm tới 40% dân số) ➢ Thu nhập của người Việt tăng qua các năm dẫn đến thu nhập tăng là cơ hội để KFC hút khách hàng ➢ Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh nước ngoài. 2.4. Thách thức ( Threats ) ➢ KFC hiện nay đang có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Lotteria, Jollibee, Tesxa Chicken, Và đặc biệt là Mc Donal’s có giá cả mềm hơn so với các thương hiệu fastfood khác. ➢ Các mặt hàng kinh doanh của KFC được coi là có hại so với sức khỏe của con người như nhiều chất béo, hàm lượng đạm cao nhưng nhiều chất xơ. ➢ Dịch bệnh thường xuyên đối với gà công nghiệp ở Việt Nam. ➢ Thuế suất, giá thuê mặt bằng ở Việt Nam tương đối cao. 34
  43. VII. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1. Chiến Lược Phát Triển Của KFC 1.1. Phân đoạn theo vị trí địa lý Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, đông dân như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng Trong đó 2 thị trường điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, KFC đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng phải mãi đến tận năm 2006 mới phát triển hệ thống các của hàng của mình ra Hà Nội. KFC đã không phát triển một cách ồ ạt hệ thống các của hàng mà tiến hành sự mở rộng một cách vững chắc với mục đích phát triển lâu dài trên thị trườhân đoạn theo nhân khẩu họng Việt Nam. 1.2. Phân đoạn theo nhân khẩu học: Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp: • Lứa tuổi: Do nhiềunguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30, đặc biệt từ độ tuổi 17-29, gia đình có trẻ em. Thứ nhất, doanh nghiệp chủ yếuđánh vào xu hướng năng động,khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam. Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em,có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ. • Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập thị trường. Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng.Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên. • Nghề nghiệp: Cùng với việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là: Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm thành phố vì số lượng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ở đây là rất nhiều. Điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC. 35
  44. 1.3. Phân đoạn theo tâm lý Việt Nam là một nước phát triển nhanh trong thời gian qua.Việc phát triển theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới, những xu hướng mới, được các bạn trẻ tiếp thu rất nhanh. Điều đó giúp cho KFC có cơ sở tin vào sự thành công của mình khi đặt chân vào thị trường Việt Nam. 1.4. Phân đoạn theo hành vi Tiến hành một cuộc điều tra bỏ túi về nguyên nhân phát triển quá nhanh của Lotteria và KFC, câu trả lời từ hầu hết các thực khách trong độ tuổi từ 17-29 là: tiện lợi, ngon, giá cả phải chăng, trong đó khâu phục vụ được coi là chuẩn nhất. Chính vì vậy mà KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp trong đội ngũ nhân viên, phong cách phục vụ, hệ thống các của hàng phân bố đều và dày đặc, đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. 2. Lợi Thế Cạnh Tranh 2.1. Môi trường b ê n trong –KFC tạ i Việt Nam. ➢ Cơ sở vật chất: Xuất hiện từ năm 1997. Tại KFC đã có 71 cửa hàng tại 8 tỉnh trong cả nước trong đó nhiều nhất vẫn là Tp.HCM với 45 cửa hàng. Còn lại là ở Hà Nội, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Biên Hòa, Buôn Mê Thuột, Hải Phòng, .và Huế. Hệ thống KFC vừa chào đón cửa hàng thứ 100. Cửa hàng KFC được bài trí theo phong cách truyền thống với màu đỏ là màu chủ đạo, không gian của cửa hàng được thiết kế tạo cho cửa hàng sự thoải mái, vừa có thể thưởng thức các bữa ăn vừa có thể chuyện trò, bàn bạc công việc. Các chuỗi nhà hàng của KFC luôn được đăt ở vị trí thuận lợi, trung tâm, ngay tại các góc giao lộ, trung tâm mua sắm, siêu thị , những nơi có vị thế đẹp và có nhiều người vừa giúp người tiêu dùng tiện lui tới, vừa giúp công việc kinh doanh ngày càng phát triển. Thu hút nhiều khách hàng hơn. ➢ Công nghệ chế biến: Sản phẩm KFC tại Việt nam được chế biến theo tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới. Thịt gà được chế biến theo công thức Colonel harland sander – người sáng lập KFC từ hơn nữa thế kỷ trước. 36
  45. ➢ Chất lượng sản phẩm: KFC chỉ chọn những nhà cung cấp có nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình bằng những kiểm đinh, kiểm chứng. KFC có chiến lược kinh doanh lâu dài tại thị trường Việt Nam vì vây đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để xây dựng thị trường và tạo dựng lòng tin nơi khách hàng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo chiến lược lâu dài của mình. ➢ Về nguồn nhân lực: Nét văn hóa dặc thù của KFC luôn nghi nhận công lao, niềm đam mê nghề nghiệp của mỗi công nhân trong KFC. Với hơn 2000 nhân viên đang làm việc tại khắp các nhà hàng lớn nhỏ tại Việt Nam đang sống và làm việc với phương châm : “work hard – play hard”. KFC cam kết về tính đa dạng và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên mà còn trong việc điều hành một chuỗi hệ thống các nhà hàng luôn mang lại sự tiện lợi nhất cho khách hàng. ➢ Hệ thống phân phối: KFC có một chuỗi các cửa hàng rộng khắp các quận tại TP.HCM và tới đây là Hà Nội .Với đội ngũ nhân viên giao hàng tận nơi hùng hậu, giao hàng đến nhà trong thời gian nhanh nhất. Một kiểu phân phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng. Đây là điểm mạnh của KFC. ➢ Vị trí kinh doanh: Các cửa hàng của KFC luôn được đặt ở vị trí thuân lợi,trung tâm, ngay tại các góc giao lộ, siêu thị, các trung tâm thương mại.,,những nơi có vị thế đẹp,vừa giúp người tiêu dùng tiện lui tới, vừa giúp việc kinh doanh ngày một phát triển, thu hút khách hàng. ➢ Nguồn lực tài chính: Toàn bộ KFC thuôc sở hữu của tập đoàn Yum đang hoạt động với trên 33.000 nhà hàng trên 100 Quốc Gia trên Thế Giới. Với nguồn lực tài chính hung hậu, có thể triển khai các kinh doanh có quy mô tài chính lớn, cũng như dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ khác. Đây là một điểm mạnh của KFC với sự hậu thuẫn của Yum ! ➢ Năng lực kinh doanh: Ngày nay KFc có hơn 3800 công ty Franchise đa nhãn hiệu trên toàn cầu. Mỗi ngày KFC đón nhanh hơn 8 triệu khách hàng trên thế giới lui tới trên toàn thế giới. Mười năm tạo dựng 37
  46. và phát triển chuỗi nhà hàng KFC tại Việt Nam đã phát triển không ngừng, tiếp tục chinh phục các thị trường tiềm năng trên khắp các tỉnh, thành của các nước. Đến bây giờ thành quả mà KFC đạt được được đã là đươc những điều mà đối thủ cạnh tranh mong ước, phát triển một cách đầy mạnh mẽ và chiến lược. KFC đã chiếm lĩnh được thị trường và ngày càng khẳng định tầm vóc thương hiệu. 2.2. Môi trường hoạt động của KFC: KFC là hệ thống các nhà hàng phục vụ về Gà rán lớn nhất và nỗi tiếng nhất thế giới .Nổi tiếng với phương thức tẩm ướp đặc biệt từ 11 loại thảo mộc. -Hệ thống phân phối: KFC có một chuỗi các của hàng rộng khắp các tỉnh thành phố và đội ngũ nhân viên phục vụ hùng hậu, giao hàng tận nhà trong thời gian hanh nhất. -Dịch vụ khách hàng: phong cách phục vụ độc đáo với đặc điểm chung là tự tạo sự phục vụ bình đẳng, công bằng như nhau. Bên cạnh đó phong cách lịch sự và chuyên nghiệp giúp bạn có được thức ăn trong thời gian ngắn nhất đúng với phong cách của cửa hàng thức ăn nhanh. -Ngoài ra KFC không ngừng cung cấp cho khách hàng một menu phong phú. -Dịch vụ phụ: gửi xe miễn phí, giao hàng tận nơi không tính phí vận chuyển, tổ chức sinh nhật trọn gói với 6 thực đơn từ 500-600 nghìn đồng trong đó bao gồm dẫn chương trình, trang trí, bong bóng thiệp mời, mũ sinh nhật, giải thưởng cho các trò chơi. Nguồn lực tài chính: dồi dào Vị trí kinh doanh: KFC đều sở hữu các vị trí đẹp, nằm ngay mặt đường . -KFC luôn đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh ở mức cao nhất làm hài lòng khách hàng. -KFC có thực đơn vô cùng phong phú. 38
  47. VIII. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA KFC 3. Cơ Cấu Tổ Chức Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (bao gồm đơn vị và cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo cấp bậc, những khâu khác nhau để thực hiện các mục đích chung của doanh nghiệp. Bản chất của cơ cấu tổ chức là sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm của nhân sự, bộ phận, phòng ban, khối, trong quản lý. Vì vậy, cơ cấu tổ chức một mặt phản ảnh trách nhiệm của mỗi người, mặt khác quan trọng là tác động trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Trong cơ cấu tổ chức gồm các cấp quản lý, cấp công ty, cấp đơn vị, cấp chức năng, 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp KFC tại Việt Nam: Tập đoàn YUM! sở hữu thương hiệu KFC và bán quyền kinh doanh sản phẩm cho những cá nhân hay tổ chức muốn làm đại lý của sản phẩm và có đáp ứng đầy đủ những điều kiện đã nêu trên. Thương hiệu KFC được quản lý bởi các giám đốc khu vực (Area Manager) do tập đoàn YUM! sắp xếp và dưới đó là hàng loạt các nhà quản trị cấp dưới. Mô hình tổ chức được thể hiện qua sơ đồ Giám đốc khu vực. Giám đốc nhà hàng. Quản lý nhà hàng Trợ Lý giám đốc Trợ lý quản lý nhà hàng. Nhân viên đội dịch vụ khách hàng. Nhân viên đội thực phẩm. Hình 9. Sơ đồ bộ may quản lý của KFC 39
  48. 3.2. Đánh giá ưu nhược điểm cơ cấ u t ổ chức công ty: • Nhìn chung ưu điểm của mô hình: - Đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng cho mỗi bộ phận - Trách nhiệm của mỗi bộ phận và tất cả các bộ phận được cố định, giúp cho trách nhiệm giải trình trở nên chính xác đối với công việc của họ. - Mỗi người quản lý là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và phải thực hiện một số lượng giới hạn các chức năng. - Mức độ chuyên môn hóa cao hơn dẫn đến sự cải thiện về chất lượng sản phẩm. Theo chân các cột mốc phát triển của kinh doanh KFC tại Việt Nam Tháng 12/1997 khai trương nhà hàng đầu tiên tại thành phốHồ Chí Minh Tháng 6/2006 khai trương nhà hàng đầu tiên tại Hà Nội Tháng 8/2006 khai trương nhà hàng đầu tiên tại Hải Phòng và Cần Thơ Tháng 7/2007 khai trương nhà hàng đầu tiên tại Đồng Nai - Biên Hòa Tháng 1/2008 khai trương nhà hàng đầu tiên tại Vũng Tàu Tháng 5/2008 khai trương nhà hàng đầu tiên tại Huế Tháng 12/2008 khai trương nhà hàng đầu tiên tại Buôn Ma Thuột Tháng 11/2009 khai trương nhà hàng đầu tiên tại Đà Nẵng Tháng 4/2010 khai trương nhà hàng đầu tiên tại Bình Dương Theo dấu chân sự phát triển các cột mốc của KFC ta có thể thấy sự kinh doanh KFC ngày càng phát triển qua việc mở rộng thị trường và để lại dấu ấn ngày càng sâu đậm tại thị trường Việt Nam. Chứng tỏ tổ chức doanh nghiệp họ thật sự vũng mạnh tổ chức lãnh đạo là những người có năng lực, cùng với bộ phận quản lý và các phòng ban là những người giỏi và giàu có kinh nghiệm, có trách nhiệm với công việc và công ty. Việc tiếp cận thị trường Việt Nam cho thấy họ đã xây dựng những chiên lược phát triển kinh doanh một cách hiệu quả cũng như giám đốc khu vực, giám đốc quản lý nhà hàng có sự quản lý giám sát chặt chẽ. Mô hình tổ chức quản lý tinh gọn có sự phân công việc cụ thể, mục tiêu áp dụng vào đúng đối tượng chiến lược quảng cáo tiếp cận thị trường cũng như việc chế biến mónăn mới phù hợp với người Việt như: rau trộn, cơm gà rán, cải bắp gà giòn, đem đến khẩu vị phù hợp hơn với người việt nhưng vẫn mang hương vị gà KFC. Trong thị trường Việt Nam, KFC chiếm thị phần thức ăn nhanh là 60% tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong phát triển thị trưởng Restaurant cũng hoàn toàn áp dụng hình thức Franchise (Nhượng quyền thương mại), đang khiến Restaurant thành công trên thế giới. 40
  49. Ngoài ra, mọi hoạt động của cửa hàng đều nằm dưới sự điều hành, quản lý nghiêm ngặt của Công ty mẹ. Đây cũng là một trong những nguyên tắc Franchise bất biến hiệu quả mà Tập đoàn Restaurant đang áp dụng. Hiện nay thì các cửa hàng KFC tại Việt Nam đã có trên 140 cửa hàng trên 19 tỉnh/ thành phố cũng như có mặt tại các thành phố lớn trên bản đồ hình chữ S • Nhược điểm ➢ Tác động bên ngoài Bên cạnh những thành công nói trên thì doanh nghiệp KFC khi mới bước vào Việt Nam đã phải chịu sự thua lỗ nặng nề trong 7 năm tại thời điểm này người Việt còn chưa nhận thức được hình thức “thức ăn nhanh” là như thế nào. Dù đối mặt với khái niệm “thức ăn nhanh” xa lạ với nơi này. Nhưng KFC vẫn tiếp tục duy trình hoạt động tại thị trường Việt và tiếp tục mở thêm 7 cửa hàng vì nhận ra rằng thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nhưng chiến lược tiếp cận hợp lý, và tiếp cận đúng đối tượng là các bạn trẻ việc kinh doanh cũng ngày càng có cãi thiện và dần dần phát triển đến nay đã được người Việt chấp nhận. Hệ thống nhà hàng của KFC tại Việt Nam đến nay đã phát triển lớn mạnh. Hàng năm KFC thu hút khoảng 20 triệu lượt khách trong nước giải quyết việc làm cho hơn 3 ngàn người lao động. ➢ Tác động bên trong Vì đầu mà KFC khi mới bước vào thị trường Việt lại thất bại? không chỉ yếu tố tác động bên ngoài khi thị trường còn xa lạ với “thức ăn nhanh” mà còn vì bên trong doanh nghiệp chưa có những quảng cáo đáng chú y đem đến thông tin cần và hữu ích cho người dùng việt hay bên cạnh việc truyền tải chưa nói lên tính tích cực của thức ăn nhanh trong xã hội ngày một đổi mới, hay khi mới bước vào chưa có các hoạt động quảng cáo đến người dùng, cũng có thể việc mới bước vào Người Phương Tây họchỉ chú trọng vào khẩu vị và các món ăntheo phương thức Phương Tây mà quên rằng có những thứ nó chưa phù hợp với nước sở tại phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc khác và bữa ăn của Người Việt, yếu tố đó có thểdo người Giám đốc Khu vực là Người Tây chưa có cái nhìn bao quát và chưa có cái nhìn về ẩm thực bữa ăn của Người Việt (có thể người Tây đem đến hương vị và món ăn của quê hương họ những họ quên rằng, người Việt tuy cũng thích sự đổi mới nhưng họ vẫn muốn có nét riêng biệt quen thuộc của quê hương trong món ăn của người Việt, người Việt (họ chưa cảm thấy phù hợp, và họ cần thời gian). Thứ hai việc tổ chức là người Tây nên cũng khó lòng hiểu được văn hóa khách hàng Việt và truyền tải thông điệp đến với khách hàng Việt cũng là điều khó và bên cạnh việc du nhập 41
  50. vào thị trường mới. KFC cũng cần có thời gian nghiên cứu để cho ra các sản phẩm mới tốt hơn và phù hợp hơn với khách hàng Việt chiến lược kinh doanh có kết quả hiệu quả hơn phù hợp với nước sở tại. Đến nay cơ cấu tổ chức cũng đã ngày càng có thay đổi vì khi trước cơ cấu quản lý của họ hay cấp lãnh đạo đa số là người Tây và nhân viên là người Việt nên những tiếng nói mong đợi thay đổi nhu cầu của khách hàng đến với KFC chưa có thể truyền tải lên các cấp lãnh đạo hay quản lý được ngày nay cơ cấu tổ chức có sự thay đổi trong các bộ phận quản lý hay lãnh đạo có Người Việt làm việc nên việc truyền tải nhưng mong mỏi thay đổi từ khách hàng đến với KFC đã được lắng nghe và thấu hiểu nỗi khổ của khách hàng đã có thể truyền đạt lên các bộ phận lãnh đạo hay Ban quản trị để từ đó có những giải quyết phù hợp đem đến chất lượng phục vụ tốt hơn với khách hàng hương vị ngon hơn và món ăn phù hợp hơn với khách làm hài lòng khách hàng. Những đứng trước sức ép ngày một lớntừ các tập đoàn kinh doanh gà rán khác tương tự có tại Việt Nam như:McDonald's, Lotteria, Burger King, Jollibee thì việc chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt là điều quan trọng bên cạnh, bên trọng tổ chức cũng cần có sự kiểm soát thay đổi và ra soát mô hình tổ chức quản lý việc tái cơ cấu doanh nghiệp là điều cần thiết xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó trong doanh nghiệp ngoài ra còn kiểm soátnhư các bộ phận sản xuất, kế toán, tiếp thị, xem xét nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. ▪ Đôi khi trong tổ chức hay trong nhà hàng cửa hàng cũng sẽ xuất hiện tình trạng quan liêu ▪ Điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên chưa được nhấn mạnh và đánh giá đúng ▪ Thiếu sự phản hồi của nhân viên cũng như việc để nhân viên có tiếng nói trong các cuộc họp, hội thảo. ▪ Con người trong tổ chức chạy theo đầu việc, chịu áp lực bởi công việc ngắn hạn, cục bộ. Đội ngũ quản lý có xu hướng làm việc đối phó, mất phương hướng về chiến lược để thích ứng với những thay đổi của khách hàng, đối thủ và thị trường. Vì vậy việc cần tái thiết lại cơ cấu là điều cần có của doanh nghiệp đối với những mô hình tổ chức doanh nghiệp đã tốt rồi thì chúng ta cũng cần có sự kiểm tra giảm sát ra soát lại bộ máy tổ chức các cuộc hội thảo họp theo từng quý/năm những việc làm này giúp cho người 42
  51. lãnh đạo hội đồng ban quản trị có thể phát hiện lỗ hỏng để khắc phục không chỉ doanh nghiệp mà tại các cửa hàng nhà hàng hay hệ thống nhượng quyền. 3.3. Chức năng cá c phòng ban ➢ Giám đốc khu vực: Chịu trách nhiệm quản lý điều phối hoạt động của 8-10 nhà hàng KFC trong một khu vực nhất định (ví dụ khu vực Đông Nam Á, khu vực Bắc Âu, ) ▪ Là người đại diện theo pháp luật công ty KFC tại Việt Nam theo sự uỷ quyền của công ty mẹ Yum!Brands một tập đoàn đa quốc gia hoa kỳ. ▪ Phụ trách công việc: Kiểm tra chất lượng giám sát các hoạt động các nhà hàng trong khu vực chịu trách nhiệm quản lý điều phối các hoạt động và nhiệm vụ cho các nhà hàng, quản lý công tác kinh doanh: gồm có kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn cho chiến lược kinh doanh, lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, hình thức, tiến độ cung cấp nguyên liệu. ➢ Giám đốc nhà hàng: Phải báo cáo trực tiếp đến giám đốc khu vực. Các giám đốc này có trách nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ và duy trì các chính sách từ công ty mẹ cũng như các thủ tục và quá trình tổ chức, dịch vụ khách hàng, marketing, quản lý, huấn luyện, v.v. ▪ Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc khu vực và pháp luật về các lĩnh vực công tác do Giám đốc khu vực phân công và uỷ quyền. Thay mặt giám đốc khu vực trực tiếp quản lý phụ trách nhà hàng bảo vệ mở rộng và phát triển nhà hàng chỉ đạo xây dựng phương án, tổ chức thực hiện các phương án đã được giám đốc phê duyệt tổ chức huấn luyện đội ngũ nhân viên, xây dựng hệ thống phục vụ khách hàng, hệ thống marketing quảng bá cửa hàng, quản lý tổ chứcbảo quản hàng hoá tại cửa hàng. ➢ Quản lý nhà hàng: là người trực tiếp giải quyết phàn nàn của thực khách nếu nhân viên không giải quyết được; tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của thực khách và xây dựng, duy trì quan hệ với khách quen, tạo ấn tượng đẹp trong mắt thực khách ▪ Bên cạnh đó, quản lý nhàhàng cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác theo yêu cầu của cấp trên. ▪ Theo nội dung mô tả nghiệp vụ quản lý nhà hàng trên, người quản lý nhà hàng cần trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để giải quyết thành thạo mọi vấn đề. Trong đó, cần nhất là kinh nghiệm quản trị nhân sự và khả năng ứng biến trước những tình huống khiếu nại, than phiền từ khách hàng. ▪ Quản trị nhân sự 43
  52. ▪ Quản trị chất lượng phục vụ ▪ Quản lý tài chính ▪ Quản lý cơ sở vật chất ➢ Trợ Lý giám đốc và trợ lý quản lý nhà hàng: Họ đảm bảo tất cả các chính sách của công ty được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, Trợ lý quản lý nhà hàng cũng giữ vai trò quan trọng trong công việc quản lý hàng ngày củaGiám đốc vàTrợ lý giám đốc. Trợ lý giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 ▪ Trực tiếp điều hành hoạt động của hệ thống chất lượng. ▪ Tổ chức xây dựng, duy trì hệ thống chất lượng phù hợp và có hiệu quả ▪ Kiểm soát mọi tài liệu, dữ liệu thuộc hệ thống quản lý chất lượng củaCông ty, Nhà hàng chuyển giao, đưa vào lưu trữ theo quy trình quản lý tài liệu. Chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đánh giá nội bộ. ▪ Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. Đề xuất kinh phí tổ chức thực hiện, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, tư vấn và đánh giá. Trợ lý quản lý nhà hàng: ▪ Quản lý nhân viên, tham gia đề xuất tuyển dụng các chức danh cho bộ phận nhà hàng. Tham gia tuyển chọn và đào tạo nhân viên mới. Tổ chức hướng dẫn, kèm cặp nhân viên theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng. Lên lịch công việc cho nhân viên hàng tuần và điều chỉnh phát sinh. ▪ Quản lý hàng hoá, tài sản: Theo dõi số lượng công cụ dụng cụ tài sản hàng tháng, giải trình cho Quản lý nhà hàng, kế toán số lượng hư hỏng, mất mát. ▪ Quản lý bàn theo dõi lượng khách, kiểm tra việc chuẩn bị thực phẩm. ➢ Nhân viên đội dịch vụ khách hàng: Chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, những dịch vụ khuyến mãi được đưa đến khách hàng nhanh nhất. ➢ Đội thực phẩm: Cuối cùng, những thành viên của Đội thực phẩm có nhiệm vụ đảm bảo những món ăn phải mang đúng hương vị gà rán Kentucky đồng thời quản lý dịch vụ vận chuyển đồ ăn đến tất cả khách hàng một cách nhanh nhất. Các phòng ban có chức năng: Các phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Nhà Hàng theo đúng các quy định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty. 44
  53. Được Giám đốc uỷ quyền quan hệ công tác với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội để giải quyết các công việc cụ thể theoyêu cầu kinh doanh. • Tổ chức việc theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực mà các phòng được giao. Kiến nghị với Giám đốc Công ty có biện pháp xử lý các vấn đề cần thiết đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trong lĩnh vực mình phụ trách, phối hợp với các phòng khác để thực hiện các nhiệm vụ chung của Công ty. • Đề xuất với Giám đốc những vấn đề, những chủ trương công tác trong các lĩnh vực do phòng mình phụ trách. • Trực tiếp quản lý và được quyền tổ chức bố trí sắp xếp cán bộ trong phòng theo đúng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ theo yêu cầu nhiệm vụ và biên chế được giao, đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả. Đề nghị với giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, và giải quyết chế độ chính sách với các cán bộ nhân viên trong phòng. 3.4. Định hướng đào tạ o và phát triển nguồn nhân lực nhà hàng ➢ Khái niệm: Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích luỹ các khả năng, quy tắc, khái niệm hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của công nhân viên và những yêu cầu của công việc. Phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để tạo sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp cho người lao động được thực hiện bởi doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực như vậy là bao gồm tất cả các hoạt động học tập thấm chí chỉ vài ngày, vài giờ. Định hướng doanh nghiệp KFC Mục tiêu của công ty: Mang đến cho người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm sáng tạo ra sự tươi sáng và tươi sáng cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. “Trẻ trung trong tâm hồn, năng động trong cuộc sống” là tiêu chí chiến lược của nhãn hiệu KFC tại Việt Nam: ▪ Thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn nhanh ▪ Xây dựng chuỗi hệ thống nhà hàng thức ăn trên Việt Nam và toàn thế giới. 45
  54. ➢ Đối tượng: Cần nâng cao kỹ năng và kiến thức cần thiết của từng bộ phận nhân viên tốt hơn. Chức năng Kỹ năng và kiến thức cầnthiết Quản lý nhà - Kỹ năng về lãnh đạo, quản lý con người, hoạch định, tổ chức công việc, hàng giải quyết tình huống. - Thông thạo nghiệp vụ, kiến thức liên quan đến nhà hàng - Khả năng thuyết trình giảng dạy trước đám đông - Giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát. Trợ lý quản lý - Kỹ năng sắp xếp, điều hành công việc, quản lý nhóm nhà hàng - Thông thạo các nghiệp vụ, kiến thức liên quan đến nhà hàng - Giao tiếp bằng Tiếng Anh lưu loát. Đội thực phẩm - Có sức khỏe, nhanh nhạy - Khả năng ghi nhớ, xứ lý tình huống - Khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh - Đảm bảo những món ăn phải mang đúng hương vị gà rán Kentucky - Đồng thời quản lý dịch vụ vận chuyển đồ ăn đến tất cả khách hàng một cách nhanh nhất. Đội dịch vụ - Am hiểu các kiến thức về đồ ăn, thức uống nghiệp vụ trong phục vụ khách khách hàng - Khả năng ghi nhớ, xử lý tình huống - Kỹ năng giao tiếp băng Tiếng Anh - Đảm bảo chất lượng sản phẩm, những dịch vụ khuyến mãi được đưa đến khách hàng nhanh nhất Nâng cao những kiến thức kỹ năng cần thiết liên quan cho công viêc của tùng bộ phận nhân viên mục đích để nhằm phát triển khả năng của từng nhân viên tốt lên trong công việc cũng như giúp cho kinh doanh của doanh nghiệp tổ chức phát triển. 46
  55. Nguyên tắc: ▪ Thứ nhất con người hoàn toàn có năng lực phát triển. Mọi người trong một tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng để thường xuyên phát triển để giữ vững sự tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như của cá nhân họ. ▪ Thứ hai mỗi người đều có giá trị riêng vì vậy mỗi người là một con người cụ thể khác với những người khác và đều có khảnăng đóng góp những sáng kiến. ▪ Thứ ba lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp với nhau. Hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động. Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nguồn nhân lực của tổ chức đó. Khi nhu cầu của người lao động được thừa nhận và đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi trong công việc. ▪ Thứ tư đào tạo nguồn nhân lực là một nguồn đầu tư sinh lời đáng kể, vì đào tạo nguồn nhân lực là những phương tiện để đạt được sự phát triển của tổ chức có hiệu quả nhất. Áp dụng mô hình của Goldstein 1993 trong việc đào tạo. Áp dụng mô hình của Goldstein trong tổ chức doanh nghiệp Kfc sẽ là điều đúng đắn để định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mô hình giúp cho doanh nghiệp biết được còn đường mà doanh nghiệp nên đi và nhu cầu của doanh nghiệp. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một điều đầu tư thông minh và hợp lý để doanh nghiệp có sự phát triển. Nhưng làm sao để phát triển một cách đúng đắn và hợp lý thì ta cần phải có phương pháp hệ thống xác định rõ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đang cần để từ đó có các phương pháp đào tạo phát triển đúng đắn giúp cho doanh nghiệp phát triển. Nguồn: Training in Organizations, Goldstein, 1993 Hình 10. Mô hình hệ thống đào tạo Goldsteein 1993 47
  56. 4. Hệ Thống Quyền Hành Và Trách Nhiệm Của Các Phong Ban Và Bộ Phận Công Ty KFC 4.1. Phòng tổ chức h à n h chính - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực; - Tổ chức cán bộ; - Nhân sự; - Hành chính quản trị; - Văn thư lưu trữ; - Pháp chế. ➢ Nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ▪ Nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch trung và dài hạn phát triển nguồn nhân lực của Công ty. ➢ Công tác Tổ chức cán bộ ▪ Xây dựng các chính sách, quy chế, quy định về tổ chức quản lý nguồn nhân lực. ▪ Đầu mối xây dựng, đề xuất mô hình tổ chức hoạt động của Công ty và quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ các phòng ban. ▪ Bố trí, sắp xếp, quy hoạch cán bộ phù hợp với mô hình tổ chức, yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh và phát triển trong từng thời kỳ. ▪ Quản lý và xây dựng các chính sách đối với cán bộ quản lý; ▪ Công tác Nhân sự ▪ Xây dựng kế hoạch, thực hiện, theo dõi, kiểm tra và báo cáo các chính sách nhân lực (tuyển dụng, bố trí, đào tạo, đánh giá phân tích, phát triển nhân lực ). ▪ Xây dựng kế hoạch, thực hiện, theo dõi, kiểm tra và báo cáo về lao động, tiền lương, tiền thưởng. ▪ Xây dựng kế hoạch, thực hiện, theo dõi, kiểm tra và báo cáo các chính sách, chế độ lao động (nội quy lao động, văn hóa doanh nghiệp, thi đua khen thưởng, thanh tra, kỷ luật, bảo hiểm, trợ cấp thôi việc, phúc lợi, vì sự tiến bộ của phụ nữ, quy chế dân chủ, phòng chống tham nhũng, bảo hộ lao động ). ➢ Công tác Hành chính quản trị 48
  57. ▪ Tổ chức thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, chuẩn bị hội họp và tạp vụ (ăn, uống, vệ sinh ). ▪ Lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát và quản lý việc mua sắm, cấp phát văn phòng phẩm. ▪ Lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc mua sắm các trang thiết bị, tài sản văn phòng, sửa chữa nhỏ và đầu tư xây dựng cơ bản. ▪ Thường trực theo dõi việc triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO. ▪ Theo dõi, thực hiện, kiểm soát việc đầu tư vận hành triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Công ty. ▪ Quản lý, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại trụ sở văn phòng Công ty. ▪ Thực hiện công tác đối ngoại với các cơ quan có liên quan theo phân cấp. ▪ Hướng dẫn khách đến liên hệ công tác với Công ty. 4.2. Phòng kế toán tài chính - Hoạch định chiến lược tài chính doanh nghiệp. - Công tác tài chính. - Công tác kế toán. - Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. ➢ Nhiệm vụ chủ yếu : Hoạch định chiến lược tài chính doanh nghiệp ▪ Hoạch định chiến lược đầu tư tài chính hiệu quả. ▪ Hoạch định nguồn vốn tài trợ. ➢ Công tác tài chính ▪ Xây dựng sổ tay kế toán quản trị và phân tích tài chính doanh nghiệp. ▪ Lập kế hoạch tài chính, vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; cân đối vốn và đề xuất các giải pháp huy động vốn; cân đối dòng tiền thu, chi hàng năm của Công ty phù hợp với các quy định hiện hành. ▪ Phân tích giá thành sản phẩm, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 49
  58. ➢ Công tác kế toán: ▪ Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty và của Tổng công ty. ▪ Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, chính sách tài chính, kế toán của Nhà nước và của Tổng công ty. ▪ Xây dựng cẩm nang thủ tục kế toán và tổ chức phổ biến, hướng dẫn đến từng cán bộ công nhân viên Công ty để thực hiện. ▪ Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo Chuẩn mực, Chế độ kế toán Việt Nam, quy định cụ thể của Công ty và Tổng công ty.Tổ chức hạch toán tổng hợp các loại vốn, quỹ, tổng hợp giá thành,v.v. ▪ Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại hóa đơn, chứng từ, hoàn chỉnh các thủ tục kế toán trước khi trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt. ▪ Tổ chức và tham gia kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất toàn bộ vật tư, tài sản, tiền vốn theo quy định của Nhà nước, theo yêu cầu của Công ty và Tổng công ty, đồng thời đề xuất hướng xử lý kết quả kiểm kê. ▪ Kê khai, trích nộp và quyết toán các khoản nộp ngân sách; thanh toán các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả. ▪ Trích lập, phân phối các quỹ theo quyết định của Tổng công ty và sử dụng các quỹ do Công ty quản lý theo đúng mục đích. ▪ Theo dõi, báo cáo tình hình biến động giá thành các sản phẩm, giá cả vật tư hàng hóa, ngoại tệ ; kiểm soát giá cả hàng hóa mua vào. ▪ Lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành, các nguồn kinh phí hỗ trợ. ▪ Theo dõi, hạch toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. ▪ Chấp hành quyết định của Tổng công ty, các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nướcvề việc kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của Công ty. ▪ Lập và nộp các báo cáo tài chính theo chế độ quy định. ▪ Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ▪ Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán kinh tế kỹ thuật; các khoản thu, chi tài chính; các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, vật tư và tiền vốn; phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán tại Công ty. ▪ Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty. 50