Khóa luận Phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hội An

pdf 105 trang thiennha21 25/04/2022 6392
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hội An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_rui_ro_lai_suat_tai_ngan_hang_tmcp_cong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hội An

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: “PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỘI AN” NGUYỄN THỊ HOÀNG NGÂN Trường Đại học Kinh tế Huế NIÊN KHÓA 2014 – 2018 1
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỘI AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hoàng Ngân ThS. Bùi Thành Công Lớp : K48B – TCDN MSV: 14K4071235 NiênTrường khóa: 2014 - 2018 Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 05 năm 2018 2
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đề tài: “Phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hội An”, em đã nhận được nhiều chỉ dẫn, những đóng góp bổ ích và được tạo điều kiện thuận lợi từ cá nhân và tổ chức, cũng như, có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở Ngân hàng, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại đây. Qua đây, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyển đạt và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc giảng viên hướng dẫn là Th.s Bùi Thành Công đã tận tình giúp đỡ em rất nhiều từ việc hình thành ý tưởng, góp ý, chỉnh sửa để em có thể hoàn thiện đề tài này một cách tốt nhất. Em cảm ơn Ban lãnh đạo và tất cả cán bộ công nhân viên đang công tác tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hội An đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế công việc Ngân hàng cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để bổ sung và hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoàng Ngân Trường Đại học Kinh tế Huế i
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ix PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp định tính 3 4.2. Phương pháp định lượng 3 5. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO LÃI SUẤT. 5 1.1. Tổng quan về lãi suất 5 1.1.1 Lãi suất 5 1.1.2 Lãi suất ngân hàng và phân loại 5 1.1.2.1 Khái niệm lãi suất Ngân hàng 5 1.1.2.2 PhânTrường loại lãi suất Ngân Đại hàng học Kinh tế Huế 5 1.2. Rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong NHTM 7 1.2.1. Rủi ro 7 1.2.2 Rủi ro lãi suất 7 1.2.2.1. Khái niệm 7 1.2.2.2 Phân loại rủi ro lãi suất 8 ii
  5. 1.2.2.3. Nguyên nhân 10 1.3. Quản trị rủi ro lãi suất 12 1.3.1. Khái niệm 12 1.3.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất trong NHTM 12 1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro lãi suất 13 1.4. Các mô hình thường dùng để quản trị rủi ro lãi suất 13 1.4.1 Mô hình kỳ hạn đến hạn (the maturity model) 14 1.4.1.1. Khái niệm, công thức 14 1.4.1.2. Ưu, nhược điểm của mô hình 16 1.4.2 Mô hình tái định giá (the repricing model) 16 1.4.2.1. Khái niệm, công thức 16 1.4.3 Mô hình thời lượng (The duration model ) 22 1.4.3.1. Khái niệm, công thức 22 1.4.3.2. Ưu, nhược điểm của mô hình 24 1.5. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất 25 1.5.1. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn 25 1.5.1.1 Khái niệm 25 1.5.1.2 Các loại hợp đồng kỳ hạn lãi suất 25 1.5.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai 26 1.5.3. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi ((Interest rate Swap - IRS) 26 1.5.4. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn 26 1.5.4.1 Khái niệm 26 1.5.4.2 Quyền chọn trái phiếu 27 1.5.4.3. TrườngQuyền chọn lãi su ấtĐại học Kinh tế Huế 27 1.6. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và trên thế giới trước đây về quản trị rủi ro lãi suất 27 1.6.1 Các nghiên cứu trên thế giới 27 1.6.2 Các nghiên cứu trong nước 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỘI AN 30 iii
  6. 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Hội An 30 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Hội An 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 30 2.1.3. Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Hội An 31 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2015 – 2017 33 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn. 33 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng 36 2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 39 2.2. Tình hình lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017 44 2.2.1 Tình hình lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017 44 2.2.2 Ảnh hưởng của sự biến động lãi suất tới tình hình kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Hội An 46 2.3 Phân tích rủi ro lãi suất tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 50 2.3.1. Lựa chọn mô hình và các quy định khi đo lường rủi ro lãi suất 51 2.3.1.1 Lựa chọn mô hình 51 2.3.1.2. Các quy định khi sử dụng mô hình để đo lường rủi ro lãi suất: 51 2.3.2 Sử dụng mô hình tái định giá để đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 53 2.3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh 53 2.3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản của Chi nhánh 55 2.3.2.3 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. 56 2.4: Ứng dụng mô hình tái định giá để phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng 60 2.4.1: KheTrường hở nhạy cảm lãi Đạisuất học Kinh tế Huế 60 2.4.1.1 Khe hở nhạy cảm lãi suất (tuyệt đối) 60 2.4.1.2: Khe hở nhạy cảm lãi suất tương đối 63 2.4.1.3 Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất 64 2.4.2: Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên NIM 66 2.4.3: Sự thay đổi của thu nhập ròng khi lãi suất thay đổi NII 67 2.5. Đánh giá công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 70 iv
  7. 2.5.1. Thành tựu đạt được trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất 70 2.5.2. Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất 71 2.5.3. Nguyên nhân 72 2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan 72 2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan 72 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK – CHI NHÁNH HỘI AN 74 3.1. Định hướng phát triển hoạt động và yêu cầu đặt ra đối với quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Hội An 74 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Vietinbank 74 3.1.2. Định hướng hoạt động quản lý rủi ro lãi suất thời gian tới tại Vietinbank – chi nhánh Hội An 75 3.1.3 Các dự báo lãi suất trong thời gian thời gian tới 75 3.1.3.1 Trong ngắn hạn 75 3.1.3.2 Trong dài hạn 76 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 76 3.2.1. Nâng cao trình độ, nhận thức của nhà quản trị, cán bộ cũng như hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ của Chi nhánh 85 3.2.1.1. Nâng cao trình độ, nhận thức của nhà quản trị, cán bộ 76 3.2.1.2. Hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ 77 3.2.2. Xác định rõ mục tiêu, định hướng cho hoạt động quản trị rủi ro của Chi nhánh77 3.2.3 ĐaTrường dạng hóa các hoạ t Đạiđộng kinh họcdoanh củ aKinh Chi nhánh tế Huế 78 3.2.4. Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ 79 3.2.5. Nâng cao hệ thống kế toán thống kê của ngân hàng 80 3.2.6. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng 80 3.2.7. Lựa chọn các mô hình đo lường quản trị rủi ro lãi suất phù hợp 81 3.2.8. Duy trì cân đối giữa TS Có - Nợ nhạy cảm lãi suất 82 3.2.9 Sử dụng các công cụ phái sinh 82 v
  8. 3.3. Một số kiến nghị 83 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 83 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN 84 3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 84 PHẦN III: KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GTCG: Giấy tờ có giá KHDN: Khách hàng doanh nghiệp NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng Trung Ương NV : Nguồn vốn TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TGTK: Tiền gửi tiết kiệm TSCĐ : Tài sản cố định SL : Số lượng TS : Tài sản VNĐ: Việt Nam đồng Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1. 1: Quy trình quản trị rủi ro lãi suất 13 Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ mô hình tổ chức của Vietinbank – Chi nhánh Hội An . 30 Biểu đồ 2. 1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 36 Biểu đồ 2. 2: Tình hình dư nợ tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 38 Biểu đồ 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank – Chi nhánh Hội An 41 Biểu đồ 2.4: Biến động của khe hở lãi suất Vietinbank – Chi nhánh Hội An 62 Biểu đồ 2.5: Biến động của khe hở lãi suất tương đối và tỷ lệ nhạy cảm lãi suất ISR của Vietinbank – Chi nhánh Hội An 65 Trường Đại học Kinh tế Huế viii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1: Tác động của rủi ro lãi suất tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng 11 Bảng 2. 1: Tình hình lao động tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 32 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An . 34 Bảng 2. 3: Tình hình hoạt động tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 37 Bảng 2. 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Hội An 40 Bảng 2.5: Chi phí trả lãi huy động vốn của Vietinbank – Chi nhánh Hội An 47 Bảng 2.6: Thu nhập lãi cho vay của Vietinbank – Chi nhánh Hội An 48 Bảng 2.7: Chênh lệch thu nhập lãi và chi phí lãi của Vietinbank – Chi nhánh Hội An49 Bảng 2. 8: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank – Chi nhánh Hội An 53 Bảng 2. 9: Cơ cấu tài sản của Vietinbank – Chi nhánh Hội An 55 Bảng 2.10: Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất tại Chi nhánh 57 Bảng 2. 11: Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 59 Bảng 2.12: Khe hở nhạy cảm lãi suất của Vietinbank – Chi nhánh Hội An 61 Bảng 2.13: Hạn mức tỷ lệ khe hở nhạy cảm lãi suất tương đối 63 Bảng 2.14 Khe hở nhạy cảm lãi suất tương đối của Vietinbank – Chi nhánh Hội An .63 65 Bảng 2. 15: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM Vietinbank – Chi nhánh Hội An 66 Bảng 2.16: Sự thay đổi thu nhập ròng khi lãi suất tăng 1% của Vietinbank – Chi nhánh Hội AnTrường Đại học Kinh tế Huế 68 Bảng 2. 17: Sự thay đổi thu nhập ròng khi lãi suất giảm 1% của Vietinbank – Chi nhánh Hội An 68 ix
  12. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Rủi ro luôn xảy đến với chúng ta trong các hoạt động hằng ngày cũng như hoạt động kinh tế thị trường. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng – một chủ thể mà hàng hóa kinh doanh của nó là tiền tệ - đối tượng rất nhạy cảm với sự biến động của thị trường thì rủi ro là điều khó tránh khỏi. Trong thời kì toàn cầu hóa, hội nhập tài chính khu vực và thế giới – xu hướng phát triển tất yếu khách quan của nền kinh tế hiện nay, rủi ro xuất hiện ở tất cả các nghiệp vụ, hoạt động của Ngân hàng. Chẳng hạn như: rủi ro thiếu vốn cho vay, rủi ro không huy động được nguồn vốn, rủi ro thiếu khả năng thanh toán, Trong bối cảnh đó, để hạn chế những tổn thất mà các rủi ro đem lại, nâng cao hiệu quả, duy trì hoạt động của các Ngân hàng Thương mại thì việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả là công việc quan trọng nhất hiện nay. Trong số các loại rủi ro tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì rủi ro lãi suất có tác động mạnh và khó phòng ngừa nhất. Nó ảnh hưởng lớn đến nguồn thu chính của các Ngân hàng Thương mại, đó là nguồn thu từ sự chênh lệch lãi suất của việc cho vay, đầu tư và việc chi trả lãi cho các khoản tiền gửi, các nguồn vay của Ngân hàng. Lãi suất biến động thường xuyên, rất khó dự đoán cùng với đó là cuộc chạy đua lãi suất quyết liệt giữa các Ngân hàng với nhau khiến cho rủi ro lãi suất xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, khi Việt Nam ngày càng gia nhập nhiều tổ chức quốc tế như WTO, APEC, CPTPP, rủi ro lãi suất theo đó mà xảy ra càng nhiều, càng phức tạp hơn. Không những vậy, những năm gần đây, NHNN Việt Nam đang thực hiện nhiều thay đổi trongTrường điều hành chính sáchĐại lãi su ấthọc như: quy Kinh định trần lãi tếsuất, cHuếơ chế lãi suất thỏa thuận hay là thực thiện điều hành lãi suất theo cơ chế tự do hóa tài chính, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng cũng gia tăng rủi ro nhiều hơn khi mà lãi suất sẽ phải chịu tác động của những yếu tố cung- cầu trên thị thường. Vì thế, các NHTM phải chấp nhận rủi ro lãi suất tồn tại song song cùng hoạt động kinh doanh của mình và đề ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất để đạt được tỉ suất sinh lợi cao. Chính những yếu tố gây áp lực trên 1
  13. đã khiến các nhà quản lý Ngân hàng thấy được tính cấp thiết và quan tâm, chú ý hơn bao giờ hết trong nghiên cứu, phân tích, đánh giá quản lý rủi ro lãi suất thậm chí ngay cả khi nền kinh tế phát triển ổn định. Cũng như các Ngân hàng khác, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hội An đã nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất nhưng vẫn chưa toàn diện, chưa đo lường cụ thể như các công tác quản trị rủi ro tín dụng, ở đây. Rủi ro lãi suất đã và đang tác động đến nhiều hoạt động của Chi nhánh, vì vậy, cần có những giải pháp quản lý, đi sâu nghiên cứu về rủi ro lãi suất phát là rất cần thiết và quan trọng với Ngân hàng để phát huy các điểm mạnh, hạn chế các thiếu sót mắc phải. Xuất phát từ ý tưởng đó, em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hội An” để làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát - Phân tích rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An, nhận biết và đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình tái định giá; từ đó đề ra một số biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất đối với Chi nhánh.  Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu các lí thuyết cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, các mô hình đo lường rủi ro lãi suất được sử dụng hiện nay ở các NHTM, trong đó đặc biệt chú ý đến mô hình tái định giá - Đánh giá khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh và áp dụng các kĩ thuật quản trịTrường rủi ro lãi suất và mô Đại hình tái đhọcịnh giá đ ểKinh phân tích rủi tếro lãi Huếsuất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hội An. - Dựa trên kết quả nghiên cứu, giúp Chi nhánh nhìn nhận tổng quát và nâng cao khả năng đo lường rủi ro lãi suất. Từ đó, đề xuất các giải pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hội An. 2
  14. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các kỹ thuật, công tác hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, việc ứng dụng mô hình tái định giá trong phân tích tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hội An. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Thực hiện nghiên cứu ở các phòng ban, bộ phận và tập trung nghiên cứu và thu thập số liệu, thông tin chủ yếu ở phòng Kế toán Tổng hợp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hội An. - Thời gian: + Đề tài nghiên cứu thực hiện từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2018 + Số liệu phân tích rủi ro lãi suất trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp định tính - Tìm hiểu và tham khảo các thông tin, số liệu từ internet, sách, báo, website liên quan - Thu thập thông tin từ các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Hội An phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng. - Tham khảo ý kiến của các cán bộ nhân viên từng phòng ban ở Chi nhánh 4.2. Phương pháp định lượng - Phương pháp phân tích: sử dụng hàm Excel, biểu đồ để phân tích, tính toán các giá trị tương đối, tuyệt đối liên quan đến các chỉ tiêu trong bài: tình hình kết quả hoạt động kinh doanh,Trường biến động của TSĐạivà NV họcnhạy cảm Kinhkhi lãi suất thaytế đ ổHuếi, các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro lãi suất của mô hình tái định giá từ số liệu thu thập được của Chi nhánh. - Phương pháp so sánh: so sánh, đối chiếu các số liệu, chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro lãi suất giữa các năm để thấy rõ sự chênh lệch, từ đó đánh giá sự biến động và mối quan hệ giữa TS Nợ - Có của Ngân hàng khi lãi suất thay đổi qua từng giai đoạn và chỉ ra các nguyên nhân phù hợp. 3
  15. - Tổng hợp số liệu, vấn đề nghiên cứu rồi đưa ra đánh giá, kết luận và các giải pháp. 5. Kết cấu đề tài - Phần I: Đặt vấn đề. - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu, gồm có: + Chương I: Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất và các mô hình đo lường rủi ro lãi suất. + Chương II: Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hội An + Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hội An - Phần III: Kết luận. Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  16. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO LÃI SUẤT. 1.1. Tổng quan về lãi suất 1.1.1 Lãi suất - Sau một thời gian nghiên cứu về tư bản C.Mác đã kết luận: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản bị tư bản – chủ ngân hàng chiếm đoạt”. - John Maynard Keynes lập luận rằng lãi suất là một hiện tượng tiền tệ phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền “Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”. - Trái với Keynes, các nhà kinh tế học cổ điển trước đó đã coi lãi suất là một hiện tượng thực tế, được xác định bởi áp lực của năng suất - cầu về vốn cho mục đích đầu tư và tiết kiệm. 1.1.2 Lãi suất ngân hàng và phân loại 1.1.2.1 Khái niệm lãi suất Ngân hàng - Theo các nhà kinh tế hiện đại: “Lãi suất Ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa tiền vốn gửi vào hoặc cho vay với mức lãi trong một thời kỳ nhất định do ngân hàng quy định hoặc thỏa thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng”. - Lãi suất thể hiện tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong khoảng thời gian, thường là 1 tháng, 6 tháng, 1 năm. Lãi suất thực chất là mức giá phải trả cho quyền sử dụng vốn tín dụng trong một thời gian xác định. 1.1Trường.2.2 Phân loại lãi suĐạiất Ngân họchàng Kinh tế Huế - Các loại lãi suất phổ biến trong ngân hàng : a. Phân loại theo tính chất khoản vay: Lãi suất tiền gửi (lãi suất đầu vào, lãi suất huy động): là lãi suất Ngân hàng phải trả cho các khoản tiền gửi vào. Lãi suất tiền gửi phụ thuộc vào loại tiền, kỳ hạn gửi, quy mô tiền, loại tài khoản. 5
  17. Lãi suất cho vay ( lãi suất đầu ra, lãi suất tín dụng ): là lãi suất người đi vay phải trả cho Ngân hàng do sử dụng vốn vay của Ngân hàng. Lãi suất cho vay phụ thuộc vào loại tiền, kỳ hạn vay, mục đích, phương thức vay, quan hệ giữa khách hàng – Ngân hàng. Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các Ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các Ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên Ngân hàng. Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác nhưng chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi Ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi NHTW tái cấp vốn cho các NHTM dưới hình thức chiết khấu lại nhiều thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngắn hạn chưa đến hạn của các Ngân hàng. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi NHTW cấp tiền vay cho Ngân hàng. b. Phân loại theo giá trị thực của tiền lãi: Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay nói cách khác là loại lãi suất chưa trừ đi tỷ lệ lạm phát Lãi suất thực tế: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Theo nhà kinh tế học I. Fisher: Trường(1+ lãi suất danh nghĐạiĩa) = (1+ học Lãi suấ tKinh thực tế)(1+ tỷtếlệ l ạmHuế phát) Lãi suất thực trả: lãi suất ghi trên hợp đồng thường là tỷ lệ %/năm, tuy nhiên việc trả lãi lại có thể diễn ra hàng tháng,6 tháng, quý, , so với mức lãi suất ghi trên hợp đồng thì mức lãi suất thực trả sẽ cao hơn mức lãi suất ghi trên hợp đồng c. Phân loại theo loại tiền: Lãi suất ngoại tệ: là loại lãi suất đi vay và cho vay bằng đồng ngoại tệ 6
  18. Lãi suất nội tệ: là loại lãi suất đi vay và cho vay bằng đồng nội tệ d. Phân loại theo tính linh hoạt của lãi suất: Lãi suất cố định: là lãi suất áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay. Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi lên xuống theo lãi suất thị trường trong thời hạn tín dụng và có thể báo trước hoặc không báo trước. e. Phân loại theo phạm vi tín dụng quốc gia: Lãi suất quốc gia: là lãi suất áp dụng cho các hợp đồng tín dụng trong quốc gia. Lãi suất quốc tế: là lãi suất áp dụng cho các hợp đồng tín dụng quốc tế 1.2. Rủi ro và rủi ro lãi suất 1.2.1. Rủi ro - Thuật ngữ rủi ro được nhiều nhà kinh tế học định nghĩa theo nhiều cách khác nhau + Một trong những quan điểm đầu tiên được ra bởi Allan H.Willett “rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”. Joel Bessis lại cho rằng “Rủi ro là những điều không chắc chắn dẫn đến sự biến đổi bất lợi về lợi nhuận hay dẫn đến thua lỗ” + Trong khi đó Frank H.Knight lại có một quan điểm khác về rủi ro “rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”. Marilu Hurt Mr Carty quan niệm: "Rủi ro là một tình trạng trong đó biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được". - Các định nghĩa trên tuy có sự khác biệt nhưng đều hướng tới nội dung: Rủi ro xảy ra khi ta không chắc chắn, không mong đợi về sự việc, hiện tượng và nó dẫn đến kết quả không mong muốn. - Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một biến cố không mong đợi nào đó xảy ra gây ảnh hưởng tới tình hình tài chính hoặc các mục tiêu đã định của ngân hàng. 1.2.2 RủiTrường ro lãi suất Đại học Kinh tế Huế 1.2.2.1. Khái niệm - Theo Thomas P.Fitch trong cuốn Dictionary of Banking Terms: “Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường dẫn đến TS sinh lời của NH giảm giá trị”. 7
  19. - Timothy W.Koch cho rằng: “Rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi ròng và giá thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi suất”. - Theo Interest rate risk - Comptroller’s handbook (Narrative - June 1997, Procedures - March 1998), Office for Comptroller of the Currency (OCC), USA: “Rủi ro lãi suất là rủi ro đối với các khoản thu nhập và giá trị thị trường của danh mục đầu tư bắt nguồn từ sự biến động của tỷ lệ lãi suất”. - Rủi ro lãi suất là những rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động lãi suất. Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường có sự biến động. - Như vậy, rủi ro lãi suất là loại rủi ro đối với các khoản thu nhập và giá trị thị trường của danh mục đầu tư bắt nguồn từ sự biến động của tỷ lệ lãi suất. Như vậy, rủi ro lãi suất xuất hiện khi có sự biến động của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất làm thu nhập của Ngân hàng bị giảm, chi phí của Ngân hàng gia tăng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cuối cùng của Ngân hàng. 1.2.2.2 Phân loại rủi ro lãi suất a. Rủi ro lãi suất tái tài trợ TS Nợ - Xảy ra do kỳ hạn TS Có lớn hơn kỳ hạn TS Nợ khiến chi phí huy động vốn cao hơn tiền lãi các khoản đầu tư. Rủi ro này xuất hiện khi lãi suất thị trường tăng lên.  Ta có ví dụ sau: - Giả sử, Ngân hàng cho vay 100 triệu đồng có lãi suất cố định 8%/năm và kỳ hạn là 2 năm. Để có khoảng tiền 100 triệu đó Ngân hàng huy động trên thị trường với lãi suất 7%/ năm, có kỳ hạn 1 năm. + CuTrườngối năm 1, Ngân hĐạiàng thu đư họcợc lợi nhuận Kinh từ chênh ltếệch lãiHuế suất giữa khoảng tiền vay 1 năm và cho vay 2 năm trên là 100 x (8% - 7%) = 1 triệu đồng. Đồng thời, vào thời điểm này, để hoàn trả cho khoản tiền vay 100 triệu, kỳ hạn 1 năm trên, Ngân hàng phải đi vay 1 khoản khác. Hoạt động trên được gọi là tái tài trợ: là tình trạng trong đó kỳ hạn của TS Có dài hơn kỳ hạn của TS Nợ + Nếu lãi suất thị trường năm thứ 2 không đổi, Ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 1 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu lãi suất sang năm thứ 2 8
  20. tăng lên là 9% thì ngân hàng sẽ bị lỗ 100 x (8% - 9%) = -1 triệu đồng. Nếu lãi suất thị trường năm 2 lớn hơn 9% ngân hàng sẽ bị lỗ cả 2 năm. + Kết quả là, trong mọi trường hợp nếu ngân hàng duy trì TS Có có kỳ hạn dài hơn so với TS Nợ thì ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với TS Nợ. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động vốn bổ sung trong những năm tiếp theo lớn hơn mức lãi suất đầu tư tín dụng dài hạn. b. Rủi ro lãi suất tái đầu tư TS Có - Xảy ra do kỳ hạn TS Có nhỏ hơn kỳ hạn TS Nợ khiến chi phí huy động vốn nhỏ hơn tiền lãi các khoản đầu tư. Rủi ro này xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm xuống.  Ta có ví dụ tương tự như trên: - Nhưng kỳ hạn của vốn huy động là 2 năm, còn kỳ hạn của khoản cho vay là 1 năm. Cuối năm 1, Ngân hàng thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất giữa khoảng tiền vay 1 năm và cho vay 2 năm trên là 100 x (8% - 7%) = 1 triệu đồng. Vì kỳ hạn tiền cho vay là 1 năm, tiền vay là 2 năm nên sau năm 1 Ngân hàng tiếp tục cho vay với lãi suất thị trường. Hoạt động trên gọi là tái đầu tư: là tình trạng trong đó kỳ hạn của TS Có ngắn hơn kỳ hạn của TS Nợ. - Nếu lãi suất thị trường năm thứ 2 không đổi, Ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 1 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu lãi suất sang năm thứ 2 tái đầu tư giảm xuống còn 6% thì Ngân hàng chịu lỗ là 100 x (6% - 7%) = -1 triệu đồng. Kết quả là, ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất tái đầu tư trong trường hợp kỳ hạn của TS Có ngắn hơn kỳ hạn của TS Nợ. c. Rủi ro giảm giá trị TS ( rủi ro giá trị thị trường) - Là rủi ro mà giá trị ròng của Ngân hàng (giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu) giảm doTrường biến động bất lợi Đạitrong giá họctrị thị trư ờngKinh của TS Cótế và HuếTS Nợ. Giá trị thị trường của TS Có hay TS Nợ là dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. - Rủi ro về giá phát sinh khi lãi suất thị trường tăng, giá trị hiện tại của TS Có và TS Nợ Ngân hàng nắm giữ giảm xuống. Do đó, nếu TS Có có kỳ hạn dài hơn TS Nợ, thì giá trị của TS Có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sự giảm giá trị của TS Nợ. Nếu bán TS có lúc này, Ngân hàng phải chấp nhận tổn thất. 9
  21. 1.2.2.3. Nguyên nhân a. Do không tương xứng giữa các kỳ hạn của TS Nợ và TS Có - Trong thực tế, luôn có sự khác nhau về kỳ hạn giữa các TS Có và TS Nợ. Như phân tích ở trên, ta thấy được sự bất cân xứng giữa kỳ hạn của TS Có và TS Nợ đã gây ra 3 loại rủi ro lãi suất. - Ta không thể loại bỏ rủi ro lãi suất bằng việc để cho kỳ hạn hai loại TS này cân xứng nhau vì điều này đối lập với chức năng chuyển hóa TS của ngân hàng. Nghĩa là, ngân hàng không thể vừa trung gian tập trung, chuyển hóa các nguồn tài nhàn rỗi trong nền kinh tế sang nơi cần sử dụng lại vừa phòng ngừa rủi ro cho TS của mình. Việc làm cho các kỳ hạn cân xứng nhau, tuy là có thể giúp giảm được rủi ro lãi suất; nhưng lại giảm khả năng sinh lời của ngân hàng, vì làm giảm các cơ hội đầu tư vào lĩnh vực khác có rủi ro cao đi kèm với khả năng sinh lời lớn. b. Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến của Ngân hàng - Sự thay đổi của lãi suất thường xuyên phụ thuộc vào mức cung cầu tiền tệ trên thị trường khiến Ngân hàng không thể nghiên cứu, dự báo được chính xác mức độ thay đổi này. - Nếu như dự báo không chính xác sự thay đổi lãi suất Ngân hàng sẽ bị thiệt hại. Do đó Ngân hàng phải điều chỉnh hoạt động theo sự biến đổi của lãi suất thì hoạt động kinh doanh của mình mới đạt được hiệu quả. c. Do tỷ lệ lạm phát dự kiến và thực tế khác nhau, khiến cho vốn của Ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay (1+ lãi suất danh nghĩa) = ( 1+ Lãi suất thực tế)(1+ tỷ lệ lạm phát) - Dựa vào công thức ta thấy, khi dự đoán thiếu chính xác về mức lạm phát khiến cho chênhTrường lệch giữa tỷ lệ lạm Đại phát dự học đoán và thKinhực tế, có kh ảtế năng Huếgây ra tổn thất lớn cho Ngân hàng. d. Do Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định - Ngân hàng thường sử dụng lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn của các hợp đồng cho vay hay huy động vốn, nên khi lãi suất thị trường thay đổi thì sẽ dẫn đến rủi ro lãi suất. Nếu sử dụng lãi suất thả nổi trong các hợp đồng này sẽ giảm bớt giảm ro lãi suất 10
  22. e. Các Ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay - Việc quy định hình thức lãi suất huy động vốn và cho vay khác nhau sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của Ngân hàng làm NHTM chịu rủi ro lãi suất. Sự thay đổi của lãi suất cố định và lãi suất thả nổi ảnh hưởng tới các khoản cho vay và đi vay qua bảng sau: + Trường hợp 1: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập lãi giảm. Dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm. + Trường hợp 2: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo lãi suất thị trường, trong khi thu nhập lãi không đổi. Dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm. Bảng 1. 1: Tác động của rủi ro lãi suất tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Lãi suất Thay đổi Người cho vay Người đi vay Tác động ở hiện tại Lãi suất thả nổi Tăng Lãi Lỗ Giảm Lỗ Lãi Lãi suất cố định Tăng Lỗ Lãi Giảm Lãi Lỗ Tác động ở tương lai _ Tăng Lãi Lỗ _ TrườngGiả mĐại họcL ỗKinh tế LãiHuế (Nguồn: Joel Besis (2001), “Risk management in banking”, John Wiley&Sons Ltd, 154) 11
  23. 1.3. Quản trị rủi ro lãi suất 1.3.1. Khái niệm - Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng: “Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mồi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được mục tiêu đề ra và duy trì sự minh bạch về tài chính”. - Theo quan điểm của Kloman Haiimes cho rằng: “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hường bất lợi của rủi ro”. - Quản trị rủi ro lãi suất là làm giảm thiểu những thiệt hại hay tổn thất có thể phát sinh từ sự biến động của lãi suất. Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng là việc ngân hàng nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất để từ đó có thể giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng các công cụ phòng ngừa và hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của rủi ro lãi suất tới các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục. 1.3.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất trong NHTM - Mục tiêu quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất là đạt được mức thu nhập dự kiến tương đối ổn định, hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của Ngân hàng. - Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NetTrườngInterest Margin - NIM)Đại cố định.học Kinh tế Huế Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM = Trong đó: Tổng TS Có sinh lời = Tổng TS – (tiền mặt + TS cố định) + Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khoán + Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay 12
  24. + TS có sinh lời là những TS mang lại lợi nhuận cho NH như cho vay KH, các khoản đầu tư, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các tổ chức tài chính khác - Hệ số NIM dự báo trước khả năng sinh lãi của Ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ TS sinh lời và tìm kiếm những NV có chi phí thấp nhất. - Nếu Ngân hàng có hoạt động huy động và cho vay hiệu quả, khả năng quản lý tốt TS Có – Nợ tốt, thu nhập lãi vay trong kỳ cao sẽ có chỉ số NIM cao. Nếu chi phí lãi lớn hơn thu nhập lãi (do chi phí trả lãi tăng nhanh hơn lãi thu hoặc lãi thu giảm nhanh hơn chi phí ) sẽ khiến cho NIM thấp, bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn, dẫn đến ảnh hưởng đến lợi nhuận Ngân hàng. 1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro lãi suất - Theo Hoàng Xuân Phong (2013): “Một quy trình quản lý rủi ro lãi suất, cũng như bất kỳ một quy trình quản trị rủi ro nào bao giờ cũng gồm các bước sau : (1) Nhận dạng rủi ro lãi suất; (2) Ðo lường rủi ro lãi suất trong đó có việc thu thập các dữ liệu rủi ro lãi suất, xây dựng các kịch bản và giả định, cuối cùng là tính toán các mức độ rủi ro; (3) Giám sát rủi ro thông qua các báo cáo rủi ro lãi suất và chiến lược đánh giá rủi ro lãi suất; (4) Kiểm soát rủi ro thông qua các báo cáo rủi ro lãi suất và quá trình kiểm toán quản lí rủi ro lãi suất ”. Sơ đồ 1. 1: Quy trình quản trị rủi ro lãi suất Nhận Đo lường Giám sát Kiểm soát (2) (3) (4) (1) dạng rủi rủi ro lãi rủi ro lãi rủi ro lãi ro lãi suất suất suất suất Trường Đại học Kinh(Nguồn: Hoàng tế XuânHuế Phong (2013) 1.4. Các mô hình thường dùng để quản trị rủi ro lãi suất - Hiện nay để đo lường quy mô, mức độ ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến các hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng hiện đại trên thế giới đang áp dụng 3 mô hình lượng hoá rủi ro lãi suất. 13
  25. 1.4.1 Mô hình kỳ hạn đến hạn (the maturity model) 1.4.1.1. Khái niệm, công thức - Mô hình đo lường rủi ro thông qua việc xác định mức lãi suất mà tại đó chênh lệch giá trị kỳ hạn đến hạn bình quân của TS Có và TS Nợ bằng 0. - Mô hình kỳ hạn đến hạn lượng hóa rủi ro lãi suất đối với TS dựa trên nguyên tắc TS Có kỳ hạn đến hạn càng dài thì mức độ rủi ro càng lớn và giá trị TS Có sẽ giảm khi lãi suất của TS tương tự trên thị trường lớn hơn lãi suất của TS. a. Lượng hoá rủi ro lãi suất đối với một tài sản A Với: : tỷ lệ % tổn thất của TS : tỷ lệ % thay đổi của lãi suất ; : Giá trị hiện tại của TS và khi lãi suất thay đổi ; : lãi suất hiện tại và sau khi thay đổi Ý nghĩa : Khi lãi suất tăng 1% thì giá trị TS giảm %. Vậy khi lãi suất thay đổi thì giá trị của TS sẽ thay đổi Ví dụ: Ngân hàng nắm giữ 1 trái phiếu A có kỳ hạn 1 năm, mức lợi tức C là 9% năm, năm mệnh giá được thanh toán khi đến hạn F là 90 $, lãi suất hiện hành trên thị trường là 9%, giá trái phiếu là GiáTrường trị thị trường của tráiĐại phiếu sauhọc 1 năm: Kinh tế Huế Nếu lãi suất trên thị trường tăng từ 9% lên 10%, giá trị thị trường của trái phiếu sau 1 năm: 14
  26. Vậy : = -0.92% b. Lượng hoá rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản - Kỳ hạn bình quân của một danh mục TS: Với: ; : kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục TS Có, TS Nợ ; : tỷ trọng của TS có i, TS nợ j ; : kỳ hạn đến hạn của TS có i, TS nợ j. n, m là số loại TS Có và Nợ phân theo kỳ hạn Ý nghĩa: Kỳ hạn đến hạn của một danh mục TS Có (Nợ) bằng tổng tất cả tỷ trọng trung bình của các kỳ hạn TS thành phần trong danh mục. - Quy tắc chung trong việc quản lý rủi ro lãi suất đối với một TS cũng như đối với một danh mục TS là: + Một sự tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị danh mục của TS. + Khi lãi suất thị trường tăng (giảm) thì danh mục TS có kỳ hạn càng dài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn nhưng tốc độ thiệt hại sẽ giảm dần khi kỳ hạn tăng lên. Mức chênh lệch kỳ hạn TS Có và TS nợ = - Ảnh Trườnghưởng của lãi suất lênĐại bảng cân học đối TS phKinhụ thuộc vào: tế Huế + Mức độ chênh lệch + Tính chất của là lớn hơn, bằng hay nhỏ hơn 0. . Ảnh hưởng của lãi suất lên bảng cân đối - Hiện nay, bảng cân đối của các NHTM thường có cơ cấu kỳ hạn TS ở trạng thái > 0 do các ngân hàng có xu hướng đầu tư vào các TS Có kỳ hạn dài mà vốn huy động thì có kỳ hạn ngắn. 15
  27. - Xét TS Có kỳ hạn dài và TS Nợ kỳ hạn ngắn (L), Vốn tự có (E) + Khi lãi suất thị trường thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi giá trị thị trường của vốn tự có. Ta có công thức xác định mức thay đổi đó là: ΔE = ΔA – ΔL. Vì TS Có có kì hạn dài hơn TS Nợ nên khi lãi suất tăng làm mức giảm giá trị của TS Có sẽ giảm nhiều hơn mức giảm của TS nợ, Ngân hàng phải trích từ vốn tự có của mình để bù đắp khoản lỗ này có thể khiến cho ΔE Ngược lại lãi suất giảm có thể khiến ΔE > 1.4.1.2. Ưu, nhược điểm của mô hình  Ưu điểm - Đơn giản và trực quan để lượng hóa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, nên đã được các ngân hàng sử dụng khá phổ biến, điều này cũng phù hợp với các ngân hàng Việt nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi tiến tới hiện đại hóa.  Nhược điểm - Không đề cập đến yếu tố thời lượng của các TS Có và TS Nợ 1.4.2 Mô hình tái định giá (the repricing model) 1.4.2.1. Khái niệm, công thức - Nội dung của mô hình tái định giá là việc phân tích các luồng tiền chênh lệch thu được từ tiền lãi TS Có và chi phí thanh toán cho vốn huy động do sự thay đổi lãi suất trên thị trường sau một thời gian nhất định. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản so với mô hình còn lại. - Trước tiên, cần phân chia TS Có và TS Nợ về cùng một nhóm TS Có và Nợ cùng kỳ hạn, sau đó đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất thị trường. + ĐTrườngộ nhạy cảm lãi su ấtĐại chính là họcTS Có và TSKinhNợ được địnhtế giá Huế lại theo hoặc gần bằng với lãi suất thị trường trong kỳ kế hoạch (gọi là kỳ hạn định giá lại), tức là độ biến động với lãi suất của thu nhập (đối với TS Có) và chi phí trả lãi (đối với TS Nợ) khi lãi suất thị trường sự thay đổi. + Giá trị TS Có và TS Nợ trong mô hình định giá lại là giá trị ghi sổ (giá trị lịch sử) 16
  28. + Kỳ hạn định giá lại thường là: đến 1 ngày, đến 1 tháng, trên 1 tháng đến 3 tháng, trên 3 tháng đến 6 tháng, trên 6 tháng đến 1 năm, trên 1 năm đến 5 năm, trên 5 năm,  Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: là những khoản mục vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường, những khoản nợ có thể tái định giá, thường là: + Những khoản tiền tiết kiệm có kì hạn và tiền tiết kiệm (có kì hạn ngắn) sắp đáo hạn. + Những khoản tiền gửi và các khoản vay (bao gồm giấy tờ có giá) trên thị trường tiền tệ có lãi suất thả nổi, thu nhập thay đổi tự động cùng với lãi suất thị trường. + Giấy tờ có giá (có kì hạn ngắn), chứng chỉ tiền gửi sắp mãn hạn hoặc sắp được tái gia hạn. + Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kì hạn, tiền gửi giao dịch) và tiết kiệm không kì hạn của khách hàng. + Các khoản cho vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ sắp đáo hạn (vay trên thị trường liên ngân hàng ).  Tài sản nhạy cảm lãi suất: là những khoản mục TS được định giá lại khi lãi suất không cố định hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi lãi suất trên thị trường. + Các khoản cho vay và đầu tư có lãi suất thả nổi. + Các khoản cho vay sắp đáo hạn hoặc gia hạn + Chứng khoán đầu tư sắp đáo hạn. + Tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng, tiền gửi không kì hạn tại NHTM khác  Khe hở nhạy cảm lãi suất IS GAP (Interest- rate sensitive gap) - MôTrường hình tái định giá, Đại phân tích học sự chênh Kinh lệch kỳ hạn ctếủa TS HuếCó, TS Nợ và sự thay đổi của lãi suất thị trường. Sự chênh lệch đó được đo bằng khe hở nhạy cảm lãi suất: Với: RSA : Giá trị TS nhạy cảm lãi suất (Rate Sensitive Assets) RSL : Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất (Rate Sensitive Liabilities) 17
  29. - Khe hở nhạy cảm được xem là thước đo rủi ro lãi suất phổ biến. Đây là khe hở nhạy cảm lãi suất tuyệt đối - Nếu giá trị TS Có nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị TS Nợ nhạy cảm lãi suất thì Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất dương (IS GAP > 0) hay nhạy cảm TS Có. Ví dụ: Ngân hàng có tổng TS nhạy cảm lãi suất là 400 triệu USD và tổng nợ nhạy cảm lãi suất là 250 triệu USD => khe hở nhạy cảm lãi suất = 400 – 250 = 150 triệu. - Ngược lại, nếu giá trị TS Có nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị TS Nợ nhạy cảm lãi suất thì Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất âm (IS GAP khe hở nhạy cảm lãi suất = 300 – 100 = 200 triệu. Bảng 1. 2: Mối quan hệ giữa khe hở nhạy cảm lãi suất và thu nhập của Ngân hàng Khe hở nhạy cảm Lãi suất tăng Lãi suất giảm Rủi ro lãi suất lãi suất IS GAP = 0 Thu nhập lãi và chi phí Thu nhập lãi và chi phí lãi Rủi ro không lãi không thay đổi không thay đổi xuất hiện IS GAP > 0 Thu nhập lãi tăng nhiều Thu nhập lãi tăng ít hơn Rủi ro lãi suất hơn chi phí lãi (NH có chi phí lãi (NH thiệt hại) xuất hiện khi Trườnglợi) Đại học Kinh tế Huếlãi suất giảm IS GAP < 0 Thu nhập lãi tăng ít Thu nhập lãi tăng nhiều Rủi ro lãi suất hơn chi phí lãi (NH hơn chi phí lãi (NH có xuất hiện khi thiệt hại) lợi) lãi suất tăng (Nguồn: Peter S.Rose (2001)) 18
  30. Khe hở nhạy cảm lãi suất tương đối - Còn có thể dùng tỉ lệ nhạy cảm lãi suất (ISR) để đo lường rủi ro lãi suất: + Nếu ISR 1: ngân hàng trong tình trạng nhạy cảm TS Có Nhạy cảm TS Có khi: Nhạy cảm TS Nợ khi: Khe hở nhạy cảm lãi suất tuyệt đối Khe hở nhạy cảm lãi suất tuyệt đối > 0 0 đối 1 Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất 0 Tăng TS nhạy cảm lãi suất. Giảm nợ nhạy cảm lãi suất Lãi suất giảm IS GAP 0 sẽ có lợi khi lãi suất tăng và phải chịu tổn thất khi lãi suất giảm, lúc đó phải tăng Nợ nhạy cảm lãi suất hoặc giảm Có nhạy cảm lãi suất. 19
  31.  Sự thay đổi của thu nhập ròng khi lãi suất thay đổi NII ( Net Interest Income) - Được xác định theo công thức : Với: + : Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i + : Sự chênh lệch giá trị giữa TS Có và TS Nợ (giá trị ghi sổ) của nhóm i + : mức thay đổi lãi suất của nhóm i + ; : số dư ghi sổ của TS Có nhóm i, TS Nợ nhóm i Ví dụ: Ngân hàng có cơ cấu TS Có – Nợ theo kỳ hạn như sau: (Đơn vị: triệu đồng) Kỳ hạn TS Có TS Nợ Chênh lệch 1 ngày 40 50 -10 Trên 1 đến 90 ngày 50 70 -20 Trên 90 đến 180 ngày 80 100 -20 Trên 180 đến 360 ngày 110 80 30 Trên 360 đến 5 năm 80 60 20 Tổng 360 360 0 + Chênh lệch của TS Có – Nợ kỳ hạn 1 ngày ( thường là những khoản tiền giao dịch liên ngân hàng) là -10 triệu đồng nên sẽ được đính giá lại ngay khi lãi suất thay đổi. triệu đồng Nếu lãi suất qua đêm tăng thêm 1% thì thu nhập ròng sẽ bị giảm 0.1 triệu đồng vì Ngân hàngTrường có TS Nợ nhạy cảmĐại với l ãihọc suất hơn TSKinhCó có cùng tế kỳ hạnHuế1 ngày. - Nếu ngân hàng hoạch toán TS bằng giá trị thị trường, vẫn có thể tính được chênh lệch TS Có – Nợ theo phương pháp tích lũy nhiều kỳ hạn khác nhau. Trên thực tế phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều nhất là đến 12 tháng. Với: là tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình 20
  32. là chênh lệch tích lũy (Cumulative Gaps) - Để tính độ chênh lệch tích lũy năm CGAP chúng ta cần xác định trong một năm tới những TS Nợ và TS Có nhạy cảm với lãi suất thị trường + Dựa vào ví dụ trên: Nếu tỉ lệ thay đổi lãi suất là 1% Chênh lệch TS Có và TS Nợ trong 1 năm là: CGAP = (-10) + (-20) + (-20) + 30 = -20 triệu đồng 1.4.2.2. Ưu, nhược điểm của mô hình  Ưu điểm - Cung cấp thông tin về cơ cấu TS Có và TS Nợ sẽ được định giá lại - Dễ dàng xác định được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi. Đây là một mô hình tương đối đơn giản, hữu ích đối với nhà quản trị ngân hàng trong việc đo lường đánh giá mức độ rủi ro lãi suất.  Nhược điểm - Hiệu ứng của thị giá TS: Mô hình định giá lại chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của TS Có và TS Nợ mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng nên chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng. - Vấn đề kỳ định giá tích lũy: vấn đề phân nhóm TS theo một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các TS Có và TS Nợ trong cùng một nhóm. Bởi trong cùng 1 nhóm TS, TS Có có thể được định giá ở thời điểm cuối, TS Nợ có thể được định giá ở thời điểm đầu của kỳ định giá lại. Hơn nữa ví dụ ở kì hạn 3 đến 6 tháng, chênh lệch TS Có - Nợ bằng 0, nhưng nếu kỳ hạn TS Có là từ 5 đến 6 tháng, kTrườngỳ hạn TS có là từ 3 Đạiđến 4 tháng học sẽ xuất hiệnKinh sự không tếcân xứng HuếTS. - Vấn đề TS đến hạn: Trên thực tế, ngân hàng thường tái đầu tư những khoản tiền cho vay hoàn trả theo định kỳ và tiền khách hàng trả nợ trước khi đến hạn, những khoản tín dụng dài hạn có thể thế chấp. Vì thế vẫn có thể phát sinh những luồng tiền trong năm và tạo ra những TS nhạy cảm với lãi suất. 21
  33. - Vấn đề về tiêu chí đánh giá: trong bảng cân đối kế toán có những khoản mục nhạy cảm với lãi suất và những khoản mục không nhạy cảm với lãi suất, mức độ nhạy cảm lãi suất của TS Có và TS nợ là khác nhau. 1.4.3 Mô hình thời lượng (The duration model ) 1.4.3.1. Khái niệm, công thức - Thời lượng (Duration) của một TS là thước đo thời gian thực tế tồn tại luồng tiền của TS này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Thời lượng của một khoản tín dụng có thể bằng, nhỏ hơn hoặc lớn hơn kỳ hạn của khoản tín dụng đó. + Thời lượng TS Có là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã đầu tư. + Thời lượng TS Nợ xác định thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã huy động. - Mô hình thời lượng là đo lường sự chênh lệch thời lượng của TS Có và TS Nợ và xác định sự thay đổi của TS khi lãi suất thị trường thay đổi. - Thời lượng của TS : Với: N : là tổng số luồng tiền phát sinh n : là số lần luồng tiền xảy ra trong một năm t : là thời điểm xảy ra luồng tiền (t = 1, 2, 3 , N) : là luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t (Cash Flow) Trường: là giá trị hiệ n Đạitại của lu ồhọcng tiền x ảKinhy ra tại thời đitếểm t (PresentHuế value) R : là mức lãi suất thị trường hiện hành (%/năm). - Sự ảnh hưởng của lãi suất tới giá trị TS: Với: là sự thay đổi giá trị TS do ảnh hưởng của sự thay đổi trong lãi suất. 22
  34. P là giá trị TS R là lãi suất đến hạn Thời lượng được điều chỉnh - Theo công thức này, khi lãi suất thay đổi, giá trị của TS biến động ngược chiều. Hay là, với một sự thay đổi lãi suất nhất định, TS có thời lượng càng dài thì sự thay đổi giá trị càng lớn. -Về ý nghĩa kinh tế, thời lượng là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị TS đối với lãi suất, thời lượng D càng lớn thì giá trị của TS càng nhạy cảm với lãi suất hay nói cách khác, nếu D* của TS là X, khi lãi suất tăng 1% thì giá trị hiện tại của TS giảm đi X%. - Thời lượng của TS Có và TS Nợ được tính theo công thức: Với : Thời lượng của toàn bộ TS Có và TS Nợ : thời lượng của TS Có i và TS Nợ j. , : tỷ trọng của TS Có i và TS Nợ j. n, m: số loại TS Có và TS Nợ phân theo tiêu chí kỳ hạn - Sự thay đổi vốn tự có của ngân hàng khi lãi suất thay đổi bằng khoản chênh lệch giữa thay đổi thị giá TS Có và TS Nợ. Đo lường thiệt hại của Ngân hàng khi lãi suất thay đổi cũng như mối quan hệ giữa thời lượng và sự thay đổi này được thể hiện qua công thức: Trường Đại học Kinh tế Huế Với : ∆E là thay đổi vốn tự có của ngân hàng , là thời lượng TS Có, TS Nợ k: tỷ lệ giữa TS Nợ và TS Có, k = còn được gọi là tỷ lệ đòn bẩy A: Quy mô TS Có của ngân hàng : mức thay đổi lãi suất 23
  35. Rút ra được: - Chênh lệch thời lượng giữa TS Có và TS Nợ (tính bằng năm) đã được điều chỉnh bởi k, phản ánh sự không cân xứng về thời lượng của TS Có và TS Nợ của Ngân hàng. Nếu chênh lệch này lớn, thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất càng cao. - Quy mô A của Ngân hàng càng lớn lớn, thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất càng cao. - Mức thay đổi lãi suất càng nhiều, thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất càng cao. 1.4.3.2. Ưu, nhược điểm của mô hình  Ưu điểm - Được xem là mô hình hoàn hảo hơn 2 mô hình còn lại khi đo lường độ nhạy cảm của TS Có và TS Nợ đối với sự thay đổi lãi suất, vì mô hình đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của TS Nợ và TS Có.  Nhược điểm - Phức tạp, rất khó áp dụng vào hoạt động thực tiễn của Ngân hàng. Mô hình giả định các dòng tiền của Ngân hàng được xác định chắc chắn. Nhưng thực tế, không phải vậy. - Trong bảng cân đối một số khoản mục TS không hạch toán theo giá trị thị trường. - Nhiều khoản mục TS Có - Nợ của ngân hàng có kỳ hạn ngắn: qua đêm, vài ngày, hằng tháng, hoặc dưới 12 tháng, Tuy nhiên, mô hình thời lượng sử dụng lãi suất theoTrường năm. Đại học Kinh tế Huế - Việc thanh toán lãi thường xuyên đòi hỏi các nhà quản trị phải thường xuyên cơ cấu lại bảng cân đối để cho thời lượng của TS Có cân xứng với TS Nợ, điều này khá khó vì không dễ dàng để kiếm được các TS có thời lượng ngắn như yêu cầu của Ngân hàng. 24
  36. 1.5. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất - Theo thông tư số: 01/2015/TT-NHNN Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM, Chi nhánh NH nước ngoài: “Sản phẩm phái sinh lãi suất là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về lãi suất”. Các NHTM, Chi nhánh NH nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất cho pháp nhân nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho giao dịch gốc của pháp nhân đó. 1.5.1. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn 1.5.1.1 Khái niệm - Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài với khách hàng chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức lãi suất được ấn định vào ngày ký kết hợp đồng. Vào ngày đến hạn hợp đồng, NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoặc khách hàng thanh toán một lần duy nhất số tiền chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn đã ký kết với lãi suất thị trường. 1.5.1.2 Các loại hợp đồng kỳ hạn lãi suất - Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu: Ngân hàng dựa vào đặc điểm lãi suất thị trường tỉ lệ nghịch trị giá trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất. - Kỳ hạn tiền gửi (Forward Forward Deposit – FFD): là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại , theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian từ tới trong tươngTrường lai với một lãi Đạisuất nhất họcđịnh. Tuy Kinhnhiên tiền gốc tế thư ờngHuế được bù trừ và không có sự giao nhận khoản tiền này trên thực tế, giá trị khoản tiền gốc chỉ có ý nghĩa khi tính toán các khoản lãi. - Kỳ hạn lãi suất (Forward Rate Agreement – FRA): là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm , theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suất nhất định trong khoảng 25
  37. thời gian từ tới trong tương lai. Các bên tham gia hợp đồng chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch về lãi suất tính trên giá trị của hợp đồng mà không có giao nhận khoản tiền gốc. 1.5.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai - Hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận của các bên ký kết về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã được xác định cho tương lai, việc thanh toán và giao nhận hàng hóa được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai. - Theo bài Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại việt nam của NHNN: “Để hạn chế rủi ro biến động lãi suất trong tương lai, nhìn chung đòi hỏi các ngân hàng phải giữ vị thế trên thị trường trong tương lai đối nghịch với vị thế hiện thời trên thị trường giao ngay. Bởi vậy, một ngân hàng có kế hoạch mua trái phiếu “ tạo thế trường” trên thị trường giao ngay có thể bảo vệ được giá trị của những trái phiếu này bằng việc ký hợp đồng bán trái phiếu trên thị trường tương lai tạo vị thế đoản.nếu ngay sau đó, giá trái phiếu giảm trên thị trường giao ngay, thì sẽ có một khoản lợi nhuận được bù đắp xuất hiện từ thị trường tương lai và điều này giúp cho ngân hàng tối thiểu hoá tổn thất gây ra do biến động lãi suất”. 1.5.3. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi ((Interest rate Swap - IRS) - Hợp đồng hoán đổi lãi suất là thỏa thuận theo đó mỗi bên thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian. Các hợp đồng hoán đổi lãi suất thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất cho hợp đồng cho vay hoặc huy động tiền gửi có lãi suất cố định.Trường Đại học Kinh tế Huế 1.5.4. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn 1.5.4.1 Khái niệm - Hợp đồng quyền chọn là quyền được mua hay bán (không bắt buộc) một lượng TS nhất định (thông thường là chứng khoán) tại một thời điểm xác định trong tương lai 26
  38. với mức giá thỏa thuận trước. Để có quyền này, người mua hoặc người bán phải trả phí cho nhà cung cấp quyền. 1.5.4.2 Quyền chọn trái phiếu - Quyền chọn trái phiếu cho phép Ngân hàng: + Bán chứng khoán cho nhà đầu tư khác tại một mức giá cố định trước vào ngày đáo hạn hợp đồng. + Mua chứng khoán từ nhà đầu tư khác tại mức giá cố định vào ngày đáo hạn hợp đồng. 1.5.4.3. Quyền chọn lãi suất - Giao dịch Cap, Floor và Collar là giao là những trường hợp đặc biệt, được sử dụng phổ biến của giao dịch quyền chọn bởi chúng được thực hiện tại quầy, được chuẩn hoá và có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm giảm bớt những rủi ro về luật pháp và các rủi ro khác khi giao dịch. - Giao dịch Cap hay mua Cap - mua trần (chặn trên): là mua quyền chọn mua hoặc mua một chuỗi quyền chọn mua lãi suất. - Giao dịch Floors hay mua Floors – mua sàn (chặn dưới) là mua quyền chọn bán đối với lãi suất. - Hợp đồng Collar – hợp đồng trần sàn (chặn trên, chặn dưới): xuất hiện khi ngân hàng thực hiện đồng thời cả hai giao dịch Cap và Floor, như việc đồng thời mua Cap và bán Floors khi TS của Ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi lãi suất biến động mạnh. 1.6. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và trên thế giới trước đây về quản trị rủi ro lãiTrường suất Đại học Kinh tế Huế 1.6.1 Các nghiên cứu trên thế giới - Tiến sĩ B. Charumathi (2008) “Asset Liability Management in Indian Banking Industry - with special reference to Interest Rate Risk Management in ICICI Bank” phân tích việc ứng dụng ALM trong Ngân hàng Ấn Độ tùy thuộc vào phạm vi, nguồn lực, đặc điểm mỗi Ngân hàng để quản lý rủi ro lãi suất. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 27
  39. thể sử dụng thuật toán đơn hình để tạo ra các kế hoạch tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận. - Bor (1997), Rose (2001), Sinky (2002) nói lên sự cần thiết của chiến lược quản trị TS và Nợ giúp NHTM tăng lợi nhuận, quản lý rủi ro lãi suất và các biện pháp sắp xếp cấu trúc bảng cân đối kế toán, đặc biệt nhấn mạnh vai trò ALM1. - Kyriaki Kosmidou và Constantin Zopounidis (2008) “Generating interest rate scenarios for bank asset liability management” đã xây dựng một mô hình lập trình theo độ lệch kỳ hạn để phân tích rủi ro lãi suất tại NHTM Hy Lạp. Kết quả nghiên cứu đã lượng hoá và áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc triển khai ALM tại NHTM. - Svetlana Saksonovaa (2013) “Approaches to Improving Asset Structure Management in Commercial Banks” nghiên cứu cách quản lý cấu trúc TS và Nợ nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tại các NHTM của Latvia bằng cách: thiết lập đồng thời các danh mục TS và Nợ; sử dụng các phương pháp chênh lệch rủi ro lãi suất và mở rộng phạm vi hoạt động mang lại lợi nhuận. 1.6.2 Các nghiên cứu trong nước - Nguyễn Thị An (2007) “Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ” chủ yếu bằng khe hở nhạy cảm lãi suất. Từ đó, tác giả đưa ra dự báo biến động lãi suất và ảnh hưởng của sự thay đổi nó đến thu nhập của ngân hàng và các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất. - Trần Thị Hạnh (2009) “Phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng TMCPTrường Quân Đội - chi Đại nhánh Đ ồnghọc Nai” bKinhằng việc sử dụngtế biểu Huế đồ lệch để phân tích các nhân tố tác động đến công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Chi nhánh. Từ thực trạng, tác giả đã đề ra các giải pháp bằng cách sử dụng các nghiệp vụ phái sinh và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng. - Hoàng Minh Tiến (2012) “Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” đã sử dụng mô hình tái định giá 1 ALM ( Asset – Liability Management) Hoạt động quản lý Tài sản – Nợ 28
  40. để nghiên cứu. Luận văn đã đề ra các biện pháp dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện thực tế của BIDV gồm: giải pháp về quy trình nghiệp vụ, giải pháp về công nghệ, giải pháp về sử dụng các công cụ phái sinh, giải pháp về nhân sự, nhằm giúp công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng đổi mới và phát huy hiệu quả hơn. - Lê Thúc Nguyên Vũ (2015) “Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất cho vay tại Ngân hàng TMCP quân đội - Chi nhánh Huế” đã sử dụng mô hình SPSS 6.0 để đánh giá tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại đây, đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi lãi suất như đối tượng, quy mô khách hàng, kỳ hạn vay vốn, mục đích sử dụng vốn, hình thức vay, tình hình khách hàng, biến động lãi suất, trong đó mức độ tác động của các yếu tố đối với khách hàng cá nhân và tổ chức là khác nhau. Trường Đại học Kinh tế Huế 29
  41. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỘI AN 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Hội An 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Hội An Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – chi nhánh Hội An được thành lập ngày 08/07/1988 – đây là một trong các chi nhánh được thành lập sớm nhất và gần như cùng thời gian với Ngân hàng Vietinbank trụ sở chính ( ngày 26/03/1988). Ngày 08/09/2006 căn cứ Quyết định số 236/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam về việc chuyển chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Công Thương Thành phố Hội An trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công Thương Quảng Nam thành chi nhánh phụ thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 27/09/2006. Vietinbank – chi nhánh Hội An có trụ sở tại số 04 đường Hoàng Diệu, Thành phố Hội An, Quảng Nam, là đơn vị hoạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, tổ chức hoạt động theo Quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương, do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ban hành. Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy tiềm năng của thị trường còn rất lớn, Vietinbank – chi nhánh Hội An đã chủ động mở rộng thêm 3 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố là : phòng giao dịch Lê Lợi, phòng giao dịch Hùng Vương, phòng giao dịch Vĩnh Điện. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức - BTrườngộ máy tổ chức qu ảnĐại lý của Chihọc nhánh đKinhược sắp xếp tếtheo môHuế hình trực tuyến chức năng linh hoạt, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và quản lý có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: 30
  42. Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ mô hình tổ chức của Vietinbank – Chi nhánh Hội An. Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng dịch giao Tổ Khách Bán lẻ giao Hỗ giao vụ dịch chức hàng dịch trợ tín dịch khách Lê Lợi hành doanh Vĩnh dụng Hùng hàng chính nghiệp Điện Vương : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng (Nguồn: Bộ phận Tổ chức hành chính Vietinbank - Chi nhánh Hội An) 2.1.3. Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Hội An - Chi nhánh luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của mình để đem lại sự hài lòng cho khách hàng – một lợi thế cạnh tranh đang được chú trọng ngày nay. Để có cái nhìn khái quát hơn về tình hình nhân sự của Vietinbank – Chi nhánh Hội An ta có quan sát bảng tổng kết 2.1: - CóTrường thể thấy tổng số laoĐại động của học Chi nhánh Kinh biến động quatế từng Huế năm. Cụ thể, số lao động năm 2016 tăng 8 người ứng với 14,81% so với năm 2015 và năm 2017 so với năm 2016 tăng 4 người hay tăng 6,45%. Để biết rõ hơn về sự thay đổi này, chúng ta sẽ phân tích qua các chỉ tiêu phân theo tính chất công việc, theo trình độ và theo giới tính 31
  43. Bảng 2. 1: Tình hình lao động tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % (+/-) % (+/- % ) Tổng cộng 54 100 62 100 66 100 8 14,81 4 6,45 1. Phân theo giới tính Nam 21 38,89 25 40,32 26 39,39 4 19,05 1 4 Nữ 33 61,11 37 59,68 40 60,60 4 12,12 3 8,11 2. Phân theo trình độ Trên đại học 2 3,70 3 4,84 4 6,06 1 50 1 33,33 Đại học 51 94,44 58 93,55 61 92,42 7 13,73 3 5,17 Dưới đại học 1 1,85 1 1,61 1 1,51 0 0 0 0 3. Phân theo tính chất công việc Trực tiếp 20 37,04 24 38,71 26 39,39 4 20 2 8,33 Gián tiếp 34 62,96 38 61,29 40 60,61 4 11,76 2 5,26 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank – Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 - 2017) Xét vTrườngề mặt giới tính Đại học Kinh tế Huế - Nhìn vào biểu đồ ta thấy, qua 3 năm lao động nữ luôn có số lượng cao hơn so với lao động nữ (chiếm khoảng 60% tổng số lao động). Có kết cấu này là do: + Vào khoảng những năm 2014 - 2015 đây là thời gian đến tuổi nghỉ hưu của đa số cán bộ công nhân viên đã làm việc cho Chi nhánh từ những ngày đầu thành lập, cùng với đó Ngân hàng cũng thực hiện “Trẻ hóa cán bộ nhân viên”, động viên một số 32
  44. cán bộ gần đến tuổi hưu trí nghỉ hưu sớm. Không những vậy, năm 2016 Chi nhánh mở thêm 1 phòng Kế toán để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận lợi hơn. + Giai đoạn năm 2016 – 2017, do Chi nhánh mở thêm phòng Hỗ trợ tín dụng để việc giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng hơn. Cùng với đó, số lượng nhân sự định biên của Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng đủ (72 người) vì thế việc tăng thêm số lượng lao động là điều cần thiết. Thêm vào đó đặc thù kinh doanh công việc của Chi nhánh cần nhiều giao dịch viên, với bộ phận này đòi hỏi phải khéo léo, vui vẻ, thân thiện với khách hàng thì nhân viên nữ lại có lợi thế hơn khi tiếp xúc, làm việc với khách hàng. Xét về mặt trình độ - Qua 3 năm nhân viên có trình độ Đại học luôn chiếm từ 90% trở lên tổng số lao động của Chi nhánh. Chi nhánh luôn nỗ lực nâng cao chất lượng, trình độ của lao động. Việc duy trì số lượng nhân viên Đại học, trên Đại học ở mức cao là phù hợp với xu thế phát triển ngày nay, vì đây là nguồn lực trẻ chất lượng cao, năng động, ham học hỏi, có nhiều ý tưởng sáng tạo, có năng lực giải quyết công việc tốt, nguồn lực này phát triển sẽ tạo điều kiện và lợi thế cạnh tranh cho Chi nhánh so với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Xét về tính chất công việc - Qua 3 năm, ta thấy tỷ trọng lao động gián tiếp lớn hơn trong tổng số lao động của Chi nhánh Vì theo phân chia cơ cấu lao động của Chi nhánh, nhân viên trực tiếp là những lao động làm ra sản phẩm, trực tiếp thực hiện việc kinh doanh của Ngân hàng như phòng Bán lẻ, phòng KHDN, Trong khi đó, nhân viên gián tiếp là những lao động hỗ trợ cho nhân viên trực tiếp, đề ra các quyết định, chiến lược hoạt động kinh doanh cTrườngủa Ngân hàng như phĐạiòng Tổ chứchọc hành chính,Kinh phòng Ktếế toán, Huế 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2015 – 2017 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn - Hiểu rõ NV đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu cho vay, các hoạt động kinh doanh khác của mình, công tác huy động vốn luôn được Chi nhánh chú trọng phát triển - đảm bảo cho Chi nhánh hoạt động tự chủ. Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách huy động vốn và đạt được kết quả như sau: 33
  45. Bảng 2. 2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 (+/-) % (+/-) % 1 Tiền gửi không kỳ hạn 68.932 80.756 96.134 11.824 17,15 15.378 19,04 1.1 Tiền gửi của các TCKT 55.546 65.142 78.523 9.596 17,28 13.381 20,54 1.2 Tiền gửi của KHTN bằng VNĐ 4.893 5.012 5512 119 2,43 500 9,98 1.3 Tiền gửi của KHTN bằng ngoại tệ 1.548 2.013 3014 465 30,04 1.001 49,73 1.4 TGTK bằng VNĐ 6.945 8.589 9085 1.644 23,67 496 5,77 2 Tiền gửi có kỳ hạn 619.493 730.289 919.848 110.796 17,88 189.559 25,96 2.1 Tiền gửi có kỳ hạn 12T 206.822 253.601 285.698 46.779 22,62 32.097 12,66 2.2.1 TGTK bằng VNĐ 206.822 253.601 285.698 46.779 22,62 32.097 12,66 2.2.2 TGTK bằng ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 0 3 Phát hành GTCG 0 0 0 0 0 0 0 4 Các nguồn khác 92 92 0 0 0 -92 -100 Tổng 688.517 811.137 1.015.982 122.62 17,81 204.845 25,25 (Nguồn:Trường Tổ Kế toán Tổng hĐạiợp Vietinbank học– Chi Kinhnhánh Hội An, tế giai Huếđoạn 2015 - 2017) 34
  46. - Qua bảng 2.2 ta thấy, tổng NV huy động được duy trì và tăng qua các năm. Năm 2016 tổng vốn huy động được là 811.137 triệu đồng, so với năm 2015 tăng 122.620 triệu đồng hay tăng 17,81%, năm 2017 tăng thêm 204.845 triệu đồng (tương ứng tăng 25,25%) so với năm 2016. Lượng vốn huy động được tăng trưởng khá dồi dào giúp Chi nhánh dễ dàng đáp ứng được nhu cầu người dân và các tổ chức tài chính trên địa bàn. Biểu đồ 2. 2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An (Nguồn: Tổ Kế toán Tổng hợp Vietinbank – Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 – 2017) - Ta thấy được hoạt động huy động vốn của Ngân hàng khá hiệu quả, có được kết quả này có thể kể đến các nguyên nhân sau: + Do những năm 2016 - 2017 Chi nhánh liên tục huy động được nhiều nguồn vốn mới từ các tổ chức kinh tế - xã hội. + ĐaTrường dạng hóa các hình Đại thức huy họcđộng vốn nhKinhư: tiết kiệm tế tích lũy,Huế tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, - Nhìn chung nguồn vốn huy động trong năm ở mức ổn định, nguồn huy động chủ yếu tăng vào thời điểm cuối năm các TCKT do tính chất thường vụ nên các TCKT gửi những khoản tiền nhàn rỗi của mình với mục đích sinh lời để tiếp tục tái đầu tư vào năm 35
  47. sau. NV huy động được phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng đều qua các năm. Trong đó: + Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng: có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 22,62%, năm 2016 so với năm 2017 tăng 12,66%. Chi nhánh có chính sách lãi suất cao áp dụng đối với các khoản tiền có kỳ hạn > 12 tháng để khuyến khích khách hàng gửi dài hạn là phần nào lí do khoản mục này tăng. + Tiền gửi không kỳ hạn: có lãi suất rất thấp nên khách hàng không gửi tiền vào với mục đích sinh lời của khách hàng. Nhưng khoản mục này vẫn có xu hướng tăng : năm 2016 so với 2015 tăng 11.824 triệu đồng hay 17,15%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 15.378 triệu đồng hay 19,04% do khách hàng gửi tiền chủ yếu để phục vụ nhu cầu thanh toán, chuyển khoản trong và ngoài nước. + Các NV khác biến động không ổn định: có năm giữ nguyên, có năm giảm. Do các năm 2015 – 2017 tỷ trọng của các nguồn khác cũng thay đổi theo sự thay đổi tăng của tiền gửi khách hàng. 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng - Cùng với hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng cũng đóng vai trò quan trọng không kémTrường trong các nghiệ p Đạivụ kinh doanhhọc của ChiKinh nhánh. T atế có thHuếể quan sát tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank – Chi nhánh Hội An trong giai đoạn 2015 – 2017 được thể hiện trong bảng như sau: 36
  48. Bảng 2. 2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (+/-) % (+/-) % Doanh số 1.628.759 1.952.126 2.526.985 323.367 19,85 574.859 29,45 cho vay Doanh số 1.476.491 1.733.262 2.192.430 256.771 17,39 459.168 26,49 thu nợ Tổng dư nợ 972.898 1.191.762 1.526.317 218.864 22,50 334.555 28,07 Ngắn hạn 272.411,44 381.363,84 610.526,80 108.952 40,00 229.163 60,09 Trung hạn 359.972,26 452.869,56 457.895,10 92.897 25,81 5.026 1,11 Dài hạn 340.514,30 357.528,60 457.895,10 17.104 5,00 100.367 28,07 (Nguồn: Tổ Kế toán Tổng hợp Vietinbank – Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 – 2017) - Qua bảng 2.3, ta thấy hoạt động tín dụng có xu hướng tăng trưởng khá cao qua các năm. Đạt được kết quả này là do: + Thời gian qua nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng tốt, cùng với đó là sự gia tăng nhu cầu vay vốn mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu kinh doanh, dự trữ của các doanh nghiệp và nhu cầu vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng như: mua, sửa chữa nhà ở, du học, đã tác động tích cực tới hoạt động tín dụng của Chi nhánh. + GiaiTrường đoạn 2016 - 2017 Đạivừa qua, học Chi nhánh Kinh vừa thành ltếập th êmHuế phòng Hỗ trợ tín dụng, bộ phận thẩm định tín dụng được tách phòng riêng biệt đảm bảo các công việc được tiến hành đảm bảo, thận trọng hơn, cố gắng thu hồi nợ xấu vì thế chất lượng tín dụng được nâng cao và rủi ro được giảm bớt nhiều so với trước. + Chi nhánh liên tục cho vay được nhiều khách hàng mới như khu vui chơi thiếu nhi Hội An, khách sạn Coco River, khách sạn Garden Palace, Các khách hàng này đã có 37
  49. những khoản vay khá lớn đem lại nguồn thu nhập lãi vay đáng kể cho Chi nhánh. + Không những vậy, qua đó Ngân hàng còn thu được thêm nguồn lợi nhuận cho hoạt động dịch vụ từ các sản phẩm bán chéo: thanh toán Pos, phí từ thẻ tín dụng quốc tế, + Nghiêm túc thực hiện dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2016-TT-NHNN) sử dụng 50% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Biểu đồ 2. 3: Tình hình dư nợ tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 700000 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn (Nguồn: Tổ Kế toán Tổng hợp Vietinbank – Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 – 2017) - Tổng dư nợ tín dụng tăng qua 3 năm, năm 2016 so với năm 2015 tăng thêm 218.864 triệu đồng ứng với tăng 22,50%, năm 2017 tăng thêm 28,07% so với năm 2016. Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn vẫn tăng đồng đều và chiếm tỷ trọng lớn vẫn nghiêng về vay trungTrường và dài hạn. Tuy Đạinhiên qua học năm 2017 Kinh dư nợ tăng cao,tế đặc Huế biệt dư nợ cho vay ngắn hạn tăng mạnh. Nguyên nhân vì: + Những năm 2016 trở về trước, Chi nhánh lấy hoạt động cho vay trung, dài hạn làm mũi nhọn (chiếm 70% doanh số cho vay) để giúp Ngân hàng đầu tư phát triển. Sở dĩ như vậy vì ở Hội An các hoạt động du lịch, dịch vụ như: thương mại, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Các KHDN, tổ chức cần một lượng vốn lớn xây 38
  50. dựng các cơ sở hạ tầng, các TSCĐ nên quy mô khoản cho vau này chiếm tỷ trọng khá lớn. Nhưng đi kèm với đó, hoạt động cho vay trung, dài hạn có thời hạn cho vay dài, đem đến rủi ro cao nên Chi nhánh luôn lựa chọn kĩ lưỡng các khách hàng tốt; quản lý, rà soát chặt chẽ thông tin các khoản vay để đảm bảo khách hàng có thể trả nợ đầy đủ và đúng hạn. + Sau một thời gian Chi nhánh đã phát triển ổn định, vững vàng từ năm 2017 định hướng của Chi nhánh chuyển sang phát triển theo xu hướng an toàn hơn đó là đẩy mạnh, ưu tiên hoạt động cho vay ngắn hạn nhằm tương xứng với NV ngắn hạn. Các khoản vay này được sử dụng để phục vụ như cầu vốn cho các hoạt động dịch vụ ngắn như: thương mại, lưu niệm, spa, và bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. + Tuy cho vay ngắn hạn đang đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn nhưng dù ở hiện tại hay tương lai thì cho vay trung – dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn vì như giải thích ở trên tại Hội An, phát triển hoạt động du lịch và dịch vụ luôn là đặc thù phát triển kinh tế - xã hội. + Chi nhánh thực hiện nhiều loại hình cho vay, tận dụng nhiều chính sách lãi vay ưu đãi của NHTW như : áp dụng lãi suất cho vay chương trình “ Lãi suất nhỏ, ước mơ lớn”, chương trình “ Hợp tác vươn xa”, chương trình “ Lãi suất gắn kết – thỏa sức vay”, phục vụ mục đích tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân để tìm kiếm khách hàng, tăng trưởng dư nợ, mở rộng quy mô, uy tín thương hiệu đồng thời tăng tính cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn cho Ngân hàng. 2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh - Trong kinh doanh, lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt độngTrường của các doanh nghi Đạiệp nói chung học và cả KinhNgân hàng nói tế riêng Huế. Vì vậy, tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các NHTM hướng đến. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc cũng như nỗ lực của các cán bộ nhân viên Ngân hàng, Chi nhánh đã đạt được một số kết quả như sau: 39
  51. Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Hội An Đơn vị tính : Triệu đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 (+/-) % (+/-) % Thu nhập 169.215 175.311 200.213 6.096 3,60 24.902 14,20 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 155.182 157.463 178.997 2.281 1,47 21.534 13,68 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 10.922 14.000 16.000 3.078 28,18 2.000 14,29 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.236 1.832 2.584 596 48,22 752 41,05 Thu nhập khác 1.875 2.016 2.632 141 7,52 616 30,56 Chi phí 156.518 158.700 180.998 2.182 1,39 22.298 14,05 Chi phí trả lãi huy động vốn 139.653 140.778 158.809 1.125 0,81 18.031 12,81 Chi phí hoạt động dịch vụ 2.000 2.425 1.917 425 21,25 -508 -20,95 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 158 375 626 217 137,34 251 66,93 Chi phí nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 1.258 1.583 2.054 325 25,83 471 29,75 Chi phí cho nhân viên 5.000 6.250 7.362 1.250 25,00 1.112 17,79 Chi cho hoạt động quản lý và công cụ 1.154 1.265 1.457 111 9,62 192 15,18 Chi về TS 1.218 1.526 2.025 308 25,29 499 32,70 Chi phí d òng, b àn ti ự ph ảo to ền gửi của 1.547 1.798 2.159 251 16,22 361 20,08 khách hàng Chi phí khác 4.530 2.700 4.589 -1.830 -40,40 1.889 69,96 Lợi nhuận trước thuế Trường Đại12.697 học16.611 Kinh19.215 tế3.914 Huế30,83 2.604 15,68 (Nguồn: Tổ Kế toán Tổng hợp Vietinbank – Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 – 2017) 40
  52. Biểu đồ 2. 4: Kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank – Chi nhánh Hội An (Nguồn: Tổ Kế toán Tổng hợp Vietinbank – Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 – 2017) Xét về thu nhập - Tổng thu nhập của Chi nhánh 3 năm vừa qua, có sự tăng trưởng khá lớn. Điều này phản ánh đúng thực tế khi nền kinh tế thị trường đang có những chuyển biến tích cực, nhiều Ngân hàng ở Việt Nam thông báo “lãi kỉ lục”. Năm 2015 tổng thu nhập của NH là 169.215 triệu đồng và tăng thêm 6.096 triệu đồng tương ứng tăng 3,06% năm 2016. Năm 2017, tổng thu nhập đạt 200.213 triệu đồng, đã tăng thêm 14,20% so với năm 2016. - Thu nhập của Chi nhánh gồm nhiều hoạt động khác nhau trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất và quyết định đến tổng thu nhập của Chi nhánh là thu nhập từ hoạt động tín dụng. Nguồn thu này tăng gia tăng cùng với tổng thu nhập, chứng tỏ đây là hoạt động quan trọng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng qua Trườngcác năm: năm 2016 Đạităng 1,47% học so với nămKinh 2015; năm tế 2017 Huế tăng mạnh 13,68% so với năm 2016. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay và thu lãi cho vay đều tăng qua các năm. Qua đây có thể nhận định rằng hoạt động thu nợ và trả lãi vay của Chi nhánh diễn ra khá hiệu quả và đúng hạn. - Một nguồn thu quan trọng khác, đó là thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ dù không chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng vẫn mang lại một thu nhập đáng kể, ổn định lâu dài của Chi 41
  53. nhánh Hội An. Các dịch vụ thanh toán, trả lương qua thẻ, tài trợ thương mại, ngân quỹ, bảo lãnh, đã mang lại cho Chi nhánh thu nhập khá cao, tăng đều qua 3 năm: Năm 2016, thu nhập từ hoạt động dịch vụ là 14.000 triệu đồng tăng thêm 3.078 triệu đồng tương ứng tăng 28,18% so với năm 2015. Năm 2017, hoạt động này tăng thêm 2000 triệu đồng tức tăng 14,29%, so với năm 2016. Chi nhánh luôn chú trọng phát triển các công tác như tiếp thị sản phẩm, tiếp cận khách hàng, thực hiện chuyển tiền, trả lương qua tài khoản. Ngày nay, với sự cạnh tranh giữa các NHTM , hoạt động dịch vụ ngày càng được tích cực đẩy mạnh, nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất phục vụ nhu cầu khách hàng. - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng giúp Chi nhánh đóng góp thêm vào tổng thu nhập. Nguồn thu này có xu hướng tăng dần qua các năm. Hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2015 là 1.236 triệu đồng, sang năm 2016 tăng thêm 48,22% và năm 2017 tăng thêm 41,05%. Chứng tỏ, tuy khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn đang được Ngân hàng kinh doanh và phát huy rất tốt. - Ngoài ra, còn có khoản mục thu nhập khác như: thu nhập bất thường, đang được Chi nhánh quản lý và khai thác hiệu quả. Xét về chi phí - Qua bảng 2.5, ta có thể thấy tổng chi phí có xu hướng tăng lên theo sự tăng trưởng của tổng thu nhập. Năm 2016, tổng chi phí là 158.700 triệu đồng, tăng 2.182 triệu đồng hay giảm 1,39% so với năm 2015. Sang năm 2017, tổng chi phí tăng thêm 22.298 triệu đồng ứng với tăng 14,05% , đạt mức 180.998 triệu đồng. - Huy động vốn và tín dụng là những hoạt động quan trọng duy trì hoạt động kinh doanh củaTrườngNgân hàng do vậy Đạichi phí trả học lãi tiền gửi Kinh và chi phí hotếạt động Huế tín dụng được ưu tiên quan tâm trong hoạt động quản trị chi phí tại Chi nhánh. + Mặc dù lãi suất huy động bình quân giai đoạn 2015 – 2017 có xu hướng giảm nhưng lãi tiền gửi vẫn gia tăng do tốc độ tăng của vốn huy động tăng vẫn cao hơn tốc độ giảm của lãi suất. Cụ thể: năm 2015, tổng chi phí trả lãi tiền gửi là 139.653 triệu đồng. Năm 2012, lãi tiền gửi tăng lên 140.788 triệu đồng. Sang năm 2017, lãi tiền gửi tăng đến 42
  54. 158.809 triệu đồng. Nguyên nhân do với uy tín và thương hiệu mạnh nên mức lãi suất này vẫn thu hút được vốn tiền gửi của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn dẫn đến tổng NV huy động tăng đồng nghĩa lãi tiền gửi tăng theo. + Chi phí cho nhân viên chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng ngày càng tăng trong tổng chi phí. Tại Chi nhánh, những nhân viên trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn cao đang được ưu tiên tuyển dụng, nâng số lượng cán bộ công nhân viên phục vụ cho các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng ở Chi nhánh nên chi phí cho nhân viên chiếm nguồn chi khá lớn. Không những vậy, những thành quả hoạt động của Ngân hàng thời gian qua là nhờ những cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ nhân viên ở đây, vì vậy, ban lãnh đạo Chi nhánh đã trích lập các quỹ khen thưởng để khen thưởng, động viên mọi người phát huy tốt năng lực, chi phí cho nhân viên cũng theo đó mà tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2016 chi phí cho nhân viên là 6.250 triệu đồng, tăng thêm 1.250 triệu đồng hay tăng 25% so với năm 2015, năm 2017 tăng thêm 1.112 triệu đồng tương ứng với 17,79% so với năm 2016. + Chi phí hoạt động dịch vụ cũng chiếm một tỷ lệ khá cao và biến động không ổn định trong tổng chi phí. Năm 2016 nguồn chi này là 2.425, tăng 425 triệu đồng hay tăng 21,25% so với năm 2015 do khoảng thời gian này Chi nhánh mở rộng địa bàn hoạt động lắp đặt thêm máy ATM ở huyện Điện Bàn và huyện Duy Xuyên. Sang đến năm 2017 nguồn chi này giảm còn 1.917 triệu đồng, tương ứng với giảm 20,95% so với năm 2016 do năm này không lắp đặt thêm máy ATM mới nên tiết kiệm được khoản chi phí này. + Chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của Ngân hàng và biến động tăng cùng chiều cùng với thu nhập từ hoạt động này. Năm 2016 khoTrườngản mục này tăng đ ếnĐại 137,34% học so với năm Kinh 2015, sang tếnăm 2017Huế khoản mục này tăng 66,93% so với năm 2016. + Ngoài ra, các khoản chi phí như chi phí nộp thuế và các khoản phí, lệ phí; chi cho hoạt động quản lý và công cụ; chi về TS; cũng chiếm một tỷ lệ khá cao và biến động tăng cùng với tình hình mở rộng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 43
  55. Xét về lợi nhuận - Như đã phân tích ở trên, qua 3 năm, tổng thu nhập và tổng chi phí của Chi nhánh luôn tăng trưởng nên tổng lợi nhuận cũng có xu hướng gia tăng ổn định, luôn đạt mức dương. Ta có thể thấy qua những số liệu cụ thể: năm năm 2015, lợi nhuận trước thuế là 12.697 triệu đồng, năm 2016 so với năm 2015 tăng 30,83% đạt 16.611 triệu đồng. năm 2017 tăng 15,68% so với năm 2018. Việc huy động và sử dụng hiệu quả NV đã đem đến thành quả là lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh luôn dương rất lớn. Chứng tỏ, sự phối hợp hoạt động và quản lý hiệu quả của các phòng ban và đội ngũ nhân viên của Ngân hàng. Nhờ vậy, Vietinbank – Chi nhánh Hội An càng thêm khẳng định vị thế, uy tín của mình trong hoạt động và tạo thêm niềm tin đối với người dân, các doanh nghiệp trên địa bàn. 2.2. Tình hình lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017 2.2.1 Tình hình lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017 Năm 2015 - Lãi suất có xu hướng giảm trong những năm gần đây và trong năm 2015 vẫn tiếp tục giảm nhưng tốc độ đã chậm lại so với năm 2014 cùng với sự biến động giảm của lạm phát. Năm 2015, NHNN vẫn giữ nguyên lãi suất điều hành ban hành theo Quyết định số 496/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 03 năm 2014: lãi suất cơ bản là 9%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/ năm, lãi suất tái chiết khấu 4,5%/năm và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng: 7,5%/năm. + Lãi suTrườngất cho vay VNĐ giĐạiảm từ 0,2 học- 0,5%/năm Kinh so với cu ốitế năm Huế2014: ở mức 6,8% - 9,0%/năm đối với ngắn hạn, 9,3 - 11,0%/năm đối với các khoản vay trung - dài hạn. Lãi suất huy động giảm từ 0,1 - 0,5%/năm và ở mức tương đối thấp, trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức 5,5%/năm được NHNN duy trì trong cả năm nay. + Bên cạnh đó nhằm giảm “tâm lý găm giữ ngoại tệ” của người dân, theo Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày 25/09/2015, mức lãi suất huy động USD áp dụng với tổ 44
  56. chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) giảm còn 0%/năm và mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân giảm từ 0,75% còn 0,25%/năm. Năm 2016 - Mặt bằng lãi suất năm 2016 vẫn tiếp tục giảm, như không có biến động lớn. Năm 2016, NHNN vẫn giữ nguyên lãi suất điều hành ban hành theo Quyết định số 496/QĐ- NHNN ngày 17/03/2014. Trong 3 quý đầu năm 2016, lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ, ở cuối tháng 09/2016, lãi suất qua đêm chỉ dao động trong khoảng 0,37-0,42%, chứng tỏ nhu cầu sử dụng vốn thấp hơn năm 2015. + Lãi suất huy động VNĐ dài hạn tăng từ 0,5 - 1% so với năm 2015, vào tháng 9 có tăng nhẹ ở các Ngân hàng nhỏ và lại giảm ở các Ngân hàng lớn vào tháng 10 nhưng vẫn ổn định ở mức 6,5% cho kỳ hạn dưới 1 năm và 7,2% cho kỳ hạn trên 1 năm. Lãi suất cho vay giảm nhẹ khoảng 0,2%/năm, xuống mức 8,15 – 8,02%/năm đối với ngắn hạn và 10,02 – 10,1%/năm đối với trung và dài hạn. + Lãi suất tối đa cho tiền gửi USD lại tiếp tục giảm xuống 0%/năm theo Quyết định số 2589/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015. Năm 2017 - Mặt bằng lãi suất thị trường năm 2017 vẫn có xu hướng giảm nhưng giảm với tốc độ chậm hơn so với năm 2016. Những tháng đầu năm, có một số NHTM tăng lãi suất huy động ở kỳ hạn trên 12 tháng từ 0,1 – 0,2%/năm. Trong năm lãi suất huy động và cho vay các kỳ hạn dài biến động tăng khoảng 0,5 - 1%. - Theo quyết định số 1424/QĐ-NHNN ngày 7/7/2017 NHNN đã giảm 0,25%/năm các mức lãi suTrườngất điều hành : lãi suĐạiất tái c ấphọc vốn từ 6,5%/nămKinh xu ốngtế 6,25%/năm; Huế lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%/năm xuống 4,25%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn của NHNN đối với các ngân hàng từ 7,5%/năm xuống 7,25%/năm. 45
  57. - Theo quyết định số 1425/QĐ - NHNN ngày 07/07/2017 áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa NVĐ cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm từ 7%/năm xuống 6,5%/năm và quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 8%/năm còn 7,5%/năm. Kết luận: ta có thể thấy lãi suất NHNN đang có xu hướng giảm dần đặc biệt là lãi suất cho vay nhằm góp phần hạ thấp chi phí cho các doanh nghiệp tạo, điều kiện để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế dài hạn, ổn định tỷ lệ lạm phát. Vì Vietinbank chịu sự quản lí trực tiếp của NHNN cho nên diễn biến tình hình lãi suất Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017 cũng đã phản ánh thực trạng lãi suất của Chi nhánh trong cùng thời gian. 2.2.2 Ảnh hưởng của sự biến động lãi suất tới tình hình kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Hội An - Sự thay đổi lãi suất thời gian qua đã tác động đến tình hình hoạt động của Chi nhánh, đặc biệt là hoạt động huy động và tín dụng. Vì thế, ta có thể đánh giá tác động của lãi suất qua tác động của lãi suất ngắn hạn đến thu nhập và chi phí trả lãi của Chi nhánh - Quan sát bảng 2.5 tác động của thay đổi lãi suất đến tỷ lệ chi phí trả lãi suất và bảng 2.6 hiệu quả hoạt động và quy mô tăng trưởng thu nhập của Chi nhánh: + NV huy động được chủ yếu là tiền nội tệ. Năm 2016 so với năm 2015, lãi suất huy động nội tệ giảm 0,3% nhưng tổng vốn của Ngân hàng tăng cao dẫn đến tỷ lệ chi phí trả lãi giảm từ 3,35% xuống 3,08%. Sang năm 2017, lãi suất tiền gửi VNĐ chỉ giảm nhẹ còn 4,4%/năm, quy mô huy động vốn vẫn tăng cao dẫn đến tỷ lệ chi phí trả lãi tăng lên 3,15% so với nămTrường 2016. Đại học Kinh tế Huế + Lãi suất cho vay ngắn hạn USD khá ổn định duy trì ở lãi suất 4%/năm trong 3 năm vừa qua. Lãi suất cho vay tiền VNĐ năm 2016 giảm xuống còn 9%/năm nên thu hút được nhiều khách hàng đến vay hơn dẫn đến tỷ lệ thu nhập lãi bình quân tăng thêm 0,17% so với 2015. Sang năm 2017, lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ ổn định, tổng tài sản sinh lời tăng khá cao nên tỷ lệ thu nhập lãi bình quân cũng tăng 0,36% so với 2016. 46
  58. Bảng 2.4: Chi phí trả lãi huy động vốn của Vietinbank – Chi nhánh Hội An Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (+/-) % (+/-) % Lãi suất ngắn hạn bình quân 4,8 4,5 4,4 -0,3 -6,25 -0,1 -2.22 VNĐ (%/năm) Lãi suất ngắn hạn bình quân 0,05 0,05 0,05 0 0 0 0 USD (%/năm) Tiền gửi ngắn hạn VNĐ 480.055 555.431 727.270 75.376 15,70 171.839 30,94 Tổng NV huy động 688.517 811.137 1.015.982 122.620 17,81 204.845 25,25 Chi phí trả lãi 23.046,64 24.994,40 31.999,88 1.951,76 8,47 7.005,73 28,03 Tỷ lệ chi phí trả lãi (%) 3,35 3,08 3,15 -0,27 -0,08 0,07 0,02 (Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Chi nhánh, giai đoạn 2015 - 2017) Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  59. Bảng 2.5: Thu nhập từ lãi tín dụng của Vietinbank – Chi nhánh Hội An Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (+/-) % (+/-) % Lãi su cho vay ng ất ắn hạn 9,5 9,0 9,0 -0,5 -5,26 0 0 VNĐ (%/năm) Lãi su ất cho vay ngắn hạn 4 4 4 0 0 0 0 USD (%/năm) Cho vay ngắn hạn VNĐ 325.752 448.989 682.286 123.237 37,83 233.297 51,96 Tổng doanh số cho vay 1.628.759 1.952.126 2.526.985 323.367 19,85 574.859 29,45 Thu nhập lãi 30.946,44 40.409,01 61.405,74 9.462,57 30,58 20.996,73 51,96 Tỷ lệ thu nhập lãi bình 1,90 2,07 2,43 0,17 8,95 0,36 17,39 quân (%) (Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Chi nhánh, giai đoạn 2015 - 2017) Trường Đại học Kinh tế Huế 48
  60. Bảng 2.7: Chênh lệch thu nhập lãi và chi phí lãi của Vietinbank – Chi nhánh Hội An Đơn vị tính: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (+/-) % (+/-) % Thu nh ãi (tri ập l ệu 30.946,44 40.409,01 61.405,74 9.462,57 30,58 20.996,73 51,96 đồng) Chi phí tr ãi (tri ả l ệu 23.046,64 24.994,40 31.999,88 1.951,76 8,47 7.005,73 28,03 đồng) Thu nh ãi su ập l ất 7.900,33 15.410,32 29.401,32 7.509,99 95.06 13.991 90.79 ròng (triệu đồng) T ỷ suất sinh lời 25.53 38.15 47.89 12.62 49.43 9.74 25.54 trên thu nhập (%) T ỷ suất sinh lời 34.28 61.67 91.89 27.39 79.92 30.22 49.00 trên chi phí (%) (Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Chi nhánh, giai đoạn 2015 - 2017) Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  61. - Quan sát bảng 2.7 ta thấy khi các khoản cho vay và tiền gửi ngắn hạn gia tăng thì thu nhập lãi suất ròng từ các khoản này cũng tăng lên dẫn đến tỷ suất sinh lời trên chi phí và trên thu nhập cũng tăng theo. + Do năm 2016 lãi suất tín dụng giảm 0,5% lôi kéo được nhiều khoản vay ngắn hạn mới đem lại nguồn thu nhập lãi lớn, đồng thời lãi suất huy động giảm 0,3%, dẫn đến mức thu nhập lãi ròng của Chi nhánh tăng. Đến năm 2017, lãi suất huy động vốn lúc này tiếp tục giảm nhẹ (giảm 0,1%) trong khi đó lãi suất cho vay ổn định so với năm 2016 nên tỷ suất sinh lời trên thu nhập và tỷ suất sinh lời trên chi phí tăng ít hơn năm 2016. + Khi lãi suất cho vay và huy động ngắn hạn cùng giảm xuống , các khoản cho vay và huy động tăng lên, trong đó tốc độ tăng trưởng của các khoản vay ngắn hạn cũng như thu nhập từ lãi vay tăng khá nhanh, tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng của chi phí trả lãi. Cụ thể năm 2016 tốc độ tăng của thu nhập lãi là 30,58%, của chi phí lãi là 8,47%, năm 2017 thì tốc độ của thu nhập và chi phí lãi lần lượt là 51,96% và 28,03%. Chính điều này đã giúp thu nhập lãi suất ròng trong 3 năm qua tăng trưởng cao (trên 90%) Rút ra: Như trên, hoạt động huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh đều bị tác động khi lãi suất thay đổi. Ta có thể đưa ra dự đoán là Chi nhánh có khe hở nhạy cảm lãi suất với Nợ vì khi lãi suất giảm, thu nhập của Ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên, những phân tích trên chỉ mới đánh giá đơn giản về sự tác động của lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, để đánh giá được chính xác, toàn diện hơn sự tác động này cần phân tích và ứng dụng các phương pháp chi tiết, phù hợp hơn. 2.3 Phân tích rủi ro lãi suất tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An - Hiện nay, lãi suất biến động liên tục và khó dự đoán đã đem đến nhiều khó khăn cho hoạt Trườngđộng kinh doanh của Đạicác NHTM. học Nhận thứcKinh được vấn tế đề nhưngHuế các NHTM nói chung và Vietinbank – Chi nhánh Hội An nói riêng chưa có sự quan tâm đặc biệt về vấn đề này. Tại Chi nhánh vẫn chưa thực hiện phương pháp nào để đo lường cụ thể mức độ cũng như giám sát nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, tất cả mọi quy trình thực hiện quản trị rủi ro đều do Hội sở chính quản lý. Nhờ cách quản lý này, sẽ giúp Chi nhánh tập trung vào 50
  62. công việc kinh doanh, toàn bộ rủi ro đều chuyển về Hội sở chính, nhưng cũng đem đến nhược điểm là : + Hội sở chính không thể kiểm soát bao quát được tất cả các rủi ro của Chi nhánh + Hội sở chính không thể đưa ra các đánh giá cũng như biện pháp khắc phục sát với điều kiện thực tế đối với các tác động rủi ro lãi suất tại Chi nhánh. - Vì thế, để có thể đưa ra nhận định, đánh giá sơ bộ và tổng quan nhất về tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại Chi nhánh, bài khóa luận sẽ dựa trên các số liệu được Ngân hàng cung cấp, vận dụng vào các lý thuyết về rủi ro lãi suất đã được nêu ở phần 1. 2.3.1. Lựa chọn mô hình và các quy định khi đo lường rủi ro lãi suất 2.3.1.1 Lựa chọn mô hình - Những biến động của lãi suất gây ra sự tăng giảm không ổn định của giá trị TS và NV từ đây dẫn đến rủi ro lãi suất của Ngân hàng vì vậy cần phân tích chi tiết những tác động của lãi suất đến cơ cấu TS Có - Nợ. Dựa vào ưu nhược điểm 3 mô hình quản trị rủi ro lãi suất nêu trên, nhận thấy: + Với cơ cấu nguồn vốn – tài sản đơn giản của Chi nhánh khi áp dụng mô hình tái định giá việc tính toán khá dễ dàng, tiết kiệm thời gian hơn so với mô hình thời lượng (với mô hình thời lượng: khá phức tạp và mất nhiều thời gian đối với Chi nhánh khi phải thường xuyên cơ cấu lại bảng cân đối để cho cân xứng thời lượng của TS Có – Nợ ). Hơn nữa mô hình này cũng rất hữu ích trong việc cung cấp đầy đủ các thông tin về cơ cấu TS Có – Nợ hơn so với mô hình kỳ hạn. + Cơ cấu TS - NV của Chi nhánh khá đơn giản chủ yếu là nguồn vốn huy động và cho vay, những tài sản có giá trị biến động theo thị trường chứng khoán chưa có. - VìTrường vậy, mô hình tái đ ịnhĐại giá là phùhọc hợp nhấ Kinht với trình đtếộ và điHuếều kiện thực tế của Vietinbank – Chi nhánh Hội An. 2.3.1.2. Các quy định khi sử dụng mô hình để đo lường rủi ro lãi suất - Để áp dụng mô hình tái định giá, cần có các giả định sau: + Chênh lệch giữa thời hạn danh nghĩa của TS Có và TS Nợ của Chi nhánh tại thời điểm tính toán bằng với chênh lệch thời hạn thực tế. 51
  63. + Khi lãi suất thị trờng tăng hoặc giảm thì mức độ tăng hoặc giảm đó sẽ là mức độ thay đổi lãi suất đều cho các TS Có và TS Nợ. + Các khoản cho vay sẽ được hoàn trả một lần khi đến hạn. - Khi lãi suất thay đổi sẽ gây ra rủi ro lãi suất đối với giá trị của TS Có và TS Nợ, cùng với đó, chênh lệch ngày đáo hạn hay ngày định lại lãi suất của các nhóm tài sản này khiến việc quản trị rủi ro càng thêm khó khăn hơn. “Thời hạn định lại lãi suất thực tế là thời hạn còn lại tính từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán cho tới kì hạn định lại lãi suất gần nhất hoặc thời hạn đáo hạn của các khoản mục tài sản và nguồn vốn. - Vì vậy cần thực hiện theo một số giả định theo thời hạn định lại lãi suất sau: + Tiền mặt, vàng bạc đá quý; góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản Có khác (bao gồm tài sản cố định và tài sản Có khác) được xếp loại vào khoản mục không chịu lãi. + Tiền gửi tại NHNN được xếp loại tiền gửi thanh toán do đó kì hạn định lại lãi suất thực tế được xếp loại đến 1 tháng. + Thời hạn định lại lãi suất thực tế của chứng khoán được tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán của từng loại chứng khoán. + Thời hạn định lại lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác; các khoản cho vay và ứng trước khách hàng; các khoản nợ Chính phủ và NHNN; các khoản tiền gửi và vay các TCTD khác và khoản mục tiền gửi của khách hàng được xác định như sau: Khoản mục có lãi suất cố định trong thời gian của hợp đồng: thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán. KhoTrườngản mục có lãi su ấĐạit thả nổi tronghọc thời gianKinh hợp đồng: tế thờ i Huếhạn định lại lãi suất thực tế dựa trên kì định lại lãi suất gần nhất tính từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán. + Thời hạn định lại lãi suất của khoản mục phát hành giấy tờ có giá dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá.”. 52
  64. 2.3.2 Sử dụng mô hình tái định giá để đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An 2.3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh - NV là nhân tố quan trọng duy trì hoạt động của bất kì một doanh nghiệp nào, vì vậy cần có lượng vốn nhất định và cơ cấu vốn hợp lý để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Cơ cấu NV của Chi nhánh được thể hiện trong bảng 2.8. Bảng 2. 6: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank – Chi nhánh Hội An Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2015 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % Ti n g i c a ề ử ủ 688.425 69,30 811.045 66,91 1.015.982 65,56 122.620 17,81 204.845 25,25 khách hàng Ti n vay các ề 92 0,01 92 0,01 0 0 0 0 -92 -100 TCTD khác V n và các ố 304.829 30,69 401.029 33,08 533.719 34,44 96.200 31,56 132.690 33,09 quỹ Tổng nguồn 993.346 100 1.212.166 100 1.549.701 100 218.820 22,03 337.535 27,85 vốn Trường(Ngu Đạiồn: Tổ K họcế toán Tổ ngKinh hợp Vietinbank tế– HuếChi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 - 2017) . 53
  65. - Qua bảng 2.8 có thể thấy tổng NV tăng của Chi nhánh tăng đều trong giai đoạn từ 2015 – 2017. Đến năm 2017 tổng NV tăng khá cao đạt 1.549.701 triệu đồng, ứng với tăng 27,85% so với năm 2016. Kết quả này cho thấy việc xây dựng, duy trì NV của Chi nhánh theo cơ cấu này là hợp lí, cần tiếp tục phát huy để Chi nhánh ngày càng là một Ngân hàng uy tín, chất lượng trong niềm tin của khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao với các Ngân hàng khác trên địa bàn. - Cơ cấu NV của Chi nhánh gồm 3 thành phần sau: + Tiền gửi của khách hàng chiếm hơn 65% tỷ trọng tổng NV. Mặc dù lãi suất có xu hướng giảm vào giai đoạn 2015 - 2017 nhưng nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng khá tốt trở lại do đó người dân cũng đặt niềm tin vào các hệ thống NHTM hơn, đặc biệt là các Ngân hàng lớn, có thương hiệu mạnh như Vietinbank. Hơn nữa, khi nền kinh tế phát triển song song với việc đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm thì phần lớn người dân thường lựa chọn tính an toàn và đảm bảo được nguồn thu nhập của gửi tiết kiệm, đặc biệt các cán bộ hưu trí có tiền nhàn rỗi, vì thế lượng tiền gửi có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây. + Vốn và các quỹ tăng trưởng mạnh từ 2015 – 2017: năm 2015 là 304.829 triệu đồng, sang năm 2016 tăng thêm 31,56% ứng với tăng 96.200 triệu đồng so với năm 2015, đến năm 2017 đạt 533.719 triệu đồng hay tăng thêm 33,09% so với năm 2016. Do lợi nhuận qua các năm của Chi nhánh tăng làm cho các khoản trích vào vốn chủ sở hữu cũng tăng theo, các chi phí tiền lương, các quỹ khen thưởng, động viên cho nhân viên theo đó mà tăng lên qua các năm. + Tiền vay các TCTD khác: Năm 2016 Chi nhánh vẫn giữ nguyên khoản mục này so với năm 2015,Trường nó chỉ chiếm tỷĐại trọng rất học nhỏ trong Kinh tổng NV. Sang tế năm Huế 2017 Chi nhánh đã không còn vay các TCTD, điều này chứng tỏ Chi nhánh đã tăng cường huy động vốn, nâng cao việc chủ động đáp ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh của mình. - Qua đó ta có thể thấy rằng Chi nhánh có NV huy động lớn và tự chủ dễ dàng đáp ứng nhu cầu về vốn trên địa bàn. Tuy nhiên nếu có sự biến động lớn trên thị trường sẽ đem đến nhiều rủi ro vì Ngân hàng bị lệ thuộc quá nhiều vào vốn huy động. 54
  66. 2.3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản của Chi nhánh - Để đánh giá khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, ta tìm hiểu tính hợp lí phân bổ NV trong quá trình hoạt động kinh doanh qua các năm. Cơ cấu TS của Chi nhánh có xu hướng tăng cùng chiều với NV được thể hiện trong bảng 2.9 Bảng 2. 7: Cơ cấu tài sản của Vietinbank – Chi nhánh Hội An Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % cho vay Dư nợ 972.898 97,94 1.191.762 98,32 1.526.317 98,49 218.864 22,50 334.555 28,07 trong nước Tiền mặt tại quỹ 14.586 1,47 15.257 1,26 18.952 1,22 671 4,60 3.695 24,22 - VNĐ 10.734 1,08 11.998 0,99 14.934 0,96 1.264 11,78 2.936 24,47 - Ngoại tệ 3.852 0,39 3.259 0,27 4.018 0,26 -593 -15,39 759 23,29 t b , TSCĐ và thiế ị 5.862 0,59 5.147 0,42 4.432 0,29 -715 -12,20 -715 -13,89 máy móc Tổng tài sản 993.346 100 1.212.166 100 1.549.701 100 218.820 22,03 337.535 27,85 (Nguồn: Tổ Kế toán Tổng hợp Vietinbank – Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 - 2017) Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  67. - Qua bảng 2.9, thấy rằng: + Dư nợ cho vay trong nước: chiếm tỷ trọng lớn nhất và quyết định đến tổng TS của Ngân hàng. Qua 3 năm, Chi nhánh tích cực thực hiện những chính sách ưu đãi đẩy mạnh hoạt động cho vay, tăng trưởng dư nợ nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình và cố gắng không để nợ xấu. Kết quả này cho thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh rất phát triển, càng thêm khẳng định Vietinbank là một ngân hàng có uy tín lớn, luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng. + Tiền mặt có tại quỹ: chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng TS. Khoản mục này gia tăng theo từng năm là do Ngân hàng dự đoán lượng cần tiền mặt cần thiết tồn quỹ để đảm bảo khả năng chi trả tức thời và tìm kiếm những cơ hội đầu tư khác nhau nhằm mang lại lợi nhuận của mình sẽ nhiều hơn năm trước đó. + TSCĐ và trang thiết bị, máy móc có sự giảm nhẹ qua các năm, do hao mòn TSCĐ ngày càng nhiều dù cho Chi nhánh luôn chú trọng đầu tư các loại máy móc trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. 2.3.2.3 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất - Để áp dụng mô hình tái định giá, ta phân TS Có và TS Nợ của Chi nhánh thành: nhóm nhạy cảm với lãi suất và nhóm không nhạy cảm với lãi suất. Cơ sở là mức độ biến động của thu nhập lãi (TS Có ) và chi phí trả lãi (TS Nợ ) khi lãi suất thị trường thay đổi. a) Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất - Theo giả định định lại lãi suất NV nhạy cảm với lãi suất là các khoản mục nợ phải trả có thời hạn định lại lãi suất thực tế từ dưới 1 tháng đến 12 tháng. Vậy NV nhạy cảm lãi suất tạiTrường Vietinbank – Chi nhánhĐại Hội họcAn bao gồm: Kinh tế Huế + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn < 12 tháng: đây là khoản tiền huy động từ người dân được Ngân hàng sử dụng để cho vay, đầu tư khi đến hạn phải trả lại người gửi và huy động những khoản tiền mới. Kể cả khi đến hạn mà khách hàng không rút tiền thì cũng 56