Khóa luận Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này

pdf 138 trang thiennha21 26/04/2022 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_moi_quan_he_chi_phi_khoi_luong_loi_nhuan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÂN TÍCH CÔNG CỤ NÀY Sinh viên thực hiện: TRÁC THÀNH XUÂN MSSV: 13D340301162 Lớp: ĐHKT 8B Cần Thơ, 2017
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÂN TÍCH CÔNG CỤ NÀY Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S THÁI THỊ BÍCH TRÂN TRÁC THÀNH XUÂN MSSV: 13D340301162 Lớp: ĐHKT 8B Cần Thơ, 2017
  3. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này LỜI CÁM ƠN   Trong thời gian 4 năm đại học, đƣợc học tại Trƣờng Đại Học Tây Đô là một vinh hạnh lớn đối với tôi, đƣợc các Thầy Cô truyền đạt những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong từng môn học để tôi có thể vận dụng vào bài tốt nghiệp này và tạo cho tôi bƣớc đà vững chắc cho tƣơng lai sau này. Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trƣờng đại học Tây đô cũng nhƣ các thầy cô khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng. Và đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Cô Thái Thị Bích Trân, là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt quá trình làm luận văn, cô luôn quan tâm ,giúp đỡ, chỉ dẫn nhiệt tình cho tất cả các sinh viên. Đề tài của tôi cũng khó hoàn thiện nếu nhƣ không có sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần Dƣợc Hậu Giang, nhất là các anh chị ở Phòng Kế Toán của công ty, luôn giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình hỗ trợ tài liệu cũng nhƣ luôn tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thiện bài của mình trong suốt thời gian thƣc tập tại công ty. Trong quá trình nghiên cứu và làm bài do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không trách khỏi thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự thông cảm cũng nhƣ chỉ dạy, đóng góp của thầy cô và cơ quan thực tập để đề tài của tôi có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, Ngày 04 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Trác Thành Xuân GVHD: Thái Thị Bích Trân i SVTH: Trác Thành Xuân
  4. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này LỜI CAM ĐOAN   Tôi xin cam đoan: Luận văn “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang và các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích công cụ này” là quá trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về bài khóa luận của mình. Cần Thơ, ngày 04 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Trác Thành Xuân GVHD: Thái Thị Bích Trân ii SVTH: Trác Thành Xuân
  5. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này TÓM TẮT   Đề tài “ Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này” thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu việc phân tích các loại chi phí theo cách ứng xử để lập đƣợc báo cáo thu nhập dạng đảm phí, phân tích điểm hòa vốn và đòn bẩy kinh doanh cho 3 sản phẩm là Nattoenzym, Hapacol 650 và Apitim 5mg để ứng dụng cho việc lựa chọn phƣơng án kinh doanh cho 3 sản phẩm này nhằm giúp lựa chọn đƣợc phƣơng án kinh doanh phù hợp để tăng sản phẩm tiêu thụ, đồng thời làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang. Bên cạnh đó, đề tài tìm hiểu thêm một số nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận, mặc dù việc phân tích công cụ này đem lại cho các công ty lợi nhuận đƣợc tối đa hóa và cũng không phải là một công cụ quá xa lạ nhƣng không phải công ty nào cũng áp dụng phân tích. Mô hình nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên 6 nhân tố ảnh hƣởng là Sự hiểu biết về KTQT của ngƣời chủ/ điều hành doanh nghiệp (X1), Sự can thiệp của cơ quan nhà nƣớc về công tác kế toán (X2), Trình độ nhân viên kế toán (X3), Quy mô doanh nghiệp (X4), Phân loại chi phí phục vụ cho phân tích CVP (X5) và Vấn đề hàng tồn kho tồn động cao (X6). Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua 2 bƣớc là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức xậy dựng bảng câu hỏi phỏng vấn khảo sát 51 đáp viên là những ngƣời làm kế toán, kế toán trƣởng, ngƣời chủ/ điều hành tại các công ty. Mẫu đƣợc lấy theo phƣơng pháp phi xác suất, thuận tiện. Sau khi thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20, ta sử dụng thống kê mô tả để biết đƣợc thực trạng đánh giá các nhân tố, ta thấy nhân tố sự hiểu biết về KTQT của ngƣời chủ/ điều hành doanh nghiệp đƣợc đánh giá cao nhất là 3,94 điểm. Bên cạnh đó, đến bƣớc phân tích tƣơng quan nhóm 6 nhân tố , tất cả đều đạt tiêu chuẩn vì sig < 0,05. Tiếp đến, đƣa các biến vào phân tích hồi quy đa biến nhận thấy có 5 nhân tố ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc là Sự hiểu biết về KTQT của ngƣời chủ/ điều hành công ty ( X1); Trình độ nhân viên kế toán (X3); Quy mô doanh nghiệp (X4); Phân loại chi phí phục vụ cho phân tích CVP ( X5); Vấn đề hàng tồn kho tồn động cao (X6) trong đó nhân tố sự hiểu biết về KTQT của ngƣời chủ/ điều hành doanh nghiệp ảnh hƣởng mạnh nhất tới 0,335 đến việc phân tích CVP. GVHD: Thái Thị Bích Trân iii SVTH: Trác Thành Xuân
  6. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Cần Thơ, ngày 04 tháng 05 năm 2017 CÔNG TY GVHD: Thái Thị Bích Trân iv SVTH: Trác Thành Xuân
  7. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Cần Thơ, ngày 04 tháng 5 năm 2017 GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN (Ký, họ tên) GVHD: Thái Thị Bích Trân v SVTH: Trác Thành Xuân
  8. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii TÓM TẮT iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iv NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN v MỤC LỤC vi DANH MỤC BẢNG xi DANH MỤC CÁC HÌNH xiv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xv CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài: 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung: 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu: 3 1.3.1 Phƣơng pháp thu nhâp số liệu: 3 1.3.2 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu: 4 1.4.1 Giới hạn về nội dung: 4 1.4.2 Giới hạn về đối tƣợng: 4 1.4.3 Giới hạn về không gian: 5 1.4.4 Giới hạn về thời gian: 5 1.5 Bố cục nôi dung nghiên cứu: 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 2.1 Một số vấn đề chung về chi phí và phân loại chi phí 6 2.1.1 Khái niệm chi phí 6 2.1.2 Phân loại chi phí 6 GVHD: Thái Thị Bích Trân vi SVTH: Trác Thành Xuân
  9. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này 2.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: 6 2.1.2.2 Phân loại chi phí theo thời kỳ SXKD: 8 2.1.2.3 Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định: 8 2.1.2.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: 10 2.1.2.5 Phƣơng pháp xác định chi phí hỗn hợp: 14 2.2 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí 17 2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa 17 2.2.2 Cở sở lập: 17 2.2.3 Cách lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí: 18 2.2.3.1 Số dƣ đảm phí: 18 2.2.3.2 Tỷ lệ số dƣ đảm phí: 19 2.2.3.3 Đòn bẩy kinh doanh: 20 2.2.3.4 Phân tích điểm hòa vốn: 20 2.2.4 Ứng dụng báo cáo thu nhập dạng đảm phí để lựa chọn phƣơng án kinh doanh 25 2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính ứng dụng báo cáo thu nhập tại các doanh nghiệp 28 2.3.1 Lƣợc khảo tài liệu các nhân tố tác động 28 2.3.2 Mô hình nghiên cứu: 33 2.3.3 Thang đo và các công cụ sử dụng trong SPSS 34 2.3.3.1 Thang đo Likert: 34 2.3.3.2 Công cụ thông kê mô tả: 35 2.3.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha: 35 2.3.3.4 Phân tích tƣơng quan: 36 2.3.3.5 Phân tích hồi quy tuyến tính 37 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 38 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang 38 GVHD: Thái Thị Bích Trân vii SVTH: Trác Thành Xuân
  10. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này 3.1.1 Lịch sự hình thành và phát triển: 38 3.1.1.1 Lịch sử hình thành : 38 3.1.1.2 Các cột móc phát triển: 39 3.1.1.3 Mạng lƣới phân phối: 41 3.1.1.4 Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lƣợng 41 3.1.2 Lĩnh vực hoạt động , thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang: 41 3.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động: 41 3.1.2.2 Thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển: 42 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty: 44 3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty: 44 3.1.3.2 Các chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận: 45 3.1.4 Tổ chức kế toán 48 3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 48 3.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: 49 3.1.4.3 Tổ chức chứng từ , sổ sách , báo cáo kế toán: 50 3.1.4.4 Chính sách, chế độ kế toán, chuẩn mực: 52 3.1.4.5 Tổ chức kiểm tra kế toán: 53 3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang 54 3.2 Thực trạng ứng dụng báo cáo thu thập dạng đảm phí để lựa chọn phƣơng án kinh doanh tại công ty: 56 3.2.1 Giới thiệu sản phẩm và tình hình kinh doanh sản phẩm: 57 3.2.1.1 Sản phẩm Nattoenzym: 57 3.2.1.2 Sản phẩm Hapacol 650: 57 3.2.1.3 Apitim 5mg: 58 3.2.2 Phân tích doanh thu và sản lƣợng của 3 sản phẩm trong giai đoạn 2014 – 2016: 59 3.2.3 Phân tích chi phí và phân loại chi phí theo cách ứng xử phục vụ cho báo cáo thu nhập dạng đảm phí: 61 GVHD: Thái Thị Bích Trân viii SVTH: Trác Thành Xuân
  11. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này 3.2.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 61 3.2.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp: 62 3.2.3.3 Chi phí sản xuất chung 63 3.2.3.4 Chi phí bán hàng: 68 3.2.3.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 71 3.2.3.6 Tổng hợp chi phí: 72 3.2.4 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí 73 3.2.4.1 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí cho sản phẩm Nattoenzym 73 3.2.4.2 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí cho sản phẩm Hapacol 650 73 3.2.4.3 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí cho sản phẩm Apitim 5mg 74 3.2.4.4 Đòn bẩy kinh doanh: 74 3.2.4.5 Phân tích hòa vốn: 75 3.2.5 Các phƣơng án kinh doanh tại công ty 80 3.2.6 Ứng dụng báo cáo thu nhập khi lựa các phƣơng án kinh doanh trên: 81 3.2.6.1 Phƣơng án 1: Chi phí khả biến và sản lƣợng thay đổi, các yếu tố khác không đổi 81 3.2.6.2 Phƣơng án 2: Thay đổi giá bán và sản lƣợng thay đổi, các chi phí khác không đổi 83 3.2.6.3 Phƣơng án 3: Chi phí bất biến và sản lƣợng thay đổi, các yếu tố khác không đổi 85 3.2.6.4 Phƣơng án 4: Chi phí khả biến, chi phí bất biến và sản lƣợng thay đổi, các yếu tố khác không đổi 86 3.2.7 Quyết định lựa chọn phƣơng án kinh doanh: 89 3.3 Các nhân tố tác động đến tính ứng dụng công cụ lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí tại các doanh nghiệp 90 3.3.1 Quy trình thực hiện: 90 3.3.1.1 Thiết kế nghiên cứu: 90 3.3.1.2 Khung nghiên cứu: 91 3.3.2 Mô tả mẫu khảo sát: 92 GVHD: Thái Thị Bích Trân ix SVTH: Trác Thành Xuân
  12. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này 3.3.2.1 Giới tính của đáp viên: 92 3.3.2.2 Độ tuổi của đáp viên: 93 3.3.2.3 Trình độ của đáp viên 93 3.3.2.4 Nghề nghiệp của đáp viên: 94 3.3.3 Kết quả thống kê mô tả của nghiên cứu 95 3.3.4 Kết quả kiểm định của nghiên cứu: 97 3.3.5 Phân tích tƣơng quan: 98 3.3.6 Kết quả phân tích hồi quy 99 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 102 4.1 Đánh giá việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần dƣợc Hậu Giang 102 4.1.1 Ƣu điểm 102 4.1.1.1 Về chế độ kế toán: 102 4.1.1.2 Về việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận: 102 4.1.2 Tồn tại: 102 4.1.3 Giải pháp hoàn thiện 103 4.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận: 105 4.2.1 Đánh giá về kết quả nghiên cứu: 105 4.2.2 Đề xuất liên quan: 107 CHƢƠNG 5: KIẾN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109 5.1 Kết luận: 109 5.2 Kiến nghị: 110 GVHD: Thái Thị Bích Trân x SVTH: Trác Thành Xuân
  13. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU   Bảng 2.1: Bảng tóm tắt cách ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với mức hoạt động 13 Bảng 2.2: Cách lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí 18 Bảng 3.1: Các đợt tăng vốn điều lệ của công ty Dƣợc Hậu Giang 40 Bảng 3.2 :Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang giai đoạn 2014 – 2016 54 Bảng 3.3 : Sản lƣợng tiêu thụ của 3 sản phẩm giai đoạn 2014 – 2016( Đvt: hộp)59 Bảng 3.4: Doanh thu của 3 sản phẩm giai đoạn 2014 – 2016 ( Đvt: 1000đ) 59 Bảng 3.5 Tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng sản phẩm của DHG trong Quý IV/2016. 61 Bảng 3.6 Tình hình chi phí nhân công trực tiếp của từng mặt hàng của DHG trong Quý IV/2016 63 Bảng 3.7 Tổng hợp chi phí sản xuất chung của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang trong Quý IV/2016 64 Bảng 3.8: Tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài từ tháng 10 đến tháng 12/2016 . 64 Bảng 3.9: Tổng hợp chi phí bằng tiền khác từ tháng 10 đến tháng 12/2016 65 Bảng 3.10: Tổng hợp biến phí sản xuất chung 65 Bảng 3.11 Tình hình biến phí sản xuất chung từng sản phẩm trong Quý IV/2016 66 Bảng 3.12 Tổng hợp định phí sản xuất chung 67 Bảng 3.13 Tình hình định phí sản xuất chung từng sản phẩm trong Quý IV/2016 67 Bảng 3.14: Tổng hợp chi phí bán hàng của Công ty Cổ phẩn Dƣợc Hậu Giang Quý IV/2016 68 Bảng 3.15: Tổng hợp chi phí bán hàng từ tháng 10 đến tháng 12/2016 68 Bảng 3.16: Tình hình biến phí bán hàng của từng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang Quý IV/2016 70 GVHD: Thái Thị Bích Trân xi SVTH: Trác Thành Xuân
  14. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Bảng 3.17 Tình hình định phí bán hàng của từng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang trong Quý IV/2016 71 Bảng 3.18: Tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang trong quý IV/2016 71 Bảng 3.19: Tình hình định phí của chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang trong quý IV/2016 72 Bảng 3.20: Tổng hợp chi phí theo từng mặt hàng trong quý IV/2016 73 Bảng 3.21 Bảng báo cáo thu nhập dạng đảm phí của sản phẩm Nattoenzym ở Quý IV/2016 73 Bảng 3.22: Bảng báo cáo thu nhập dạng đảm phí của sản phẩm Hapacol 650 ở Quý IV/2016 73 Bảng 3.23: Bảng báo cáo thu nhập dạng đảm phí của sản phẩm Apitim 5mg ở Quý IV/2016 74 Bảng 3.24: Đòn bẩy kinh doanh của từng sản phẩm trong quý IV/2016 74 Bảng 3.25: Sản lƣợng hòa vốn của 3 sản phẩm 75 Bảng 3.26: Bảng Doanh thu hòa vốn của 3 sản phẩm 75 Bảng 3.27: Phân tích điểm hòa vốn 76 Bảng 3.28: Bảng thời gian hòa vốn của 3 sản phẩm 78 Bảng 3.29: Bảng tỷ lệ hòa vốn của 3 sản phẩm 79 Bảng 3.30 :Bảng số dƣ an toàn của 3 sản phẩm 79 Bảng 3.31: Bảng tính phƣơng án 1 cho sản phẩm Nattoenzym 82 Bảng 3.32: Bảng tính phƣơng án 1 cho sản phẩm Hapacol 650 82 Bảng 3.33: Bảng tính phƣơng án 1 cho sản phẩm Apitim 5mg 82 Bảng 3.34: Bảng tính phƣơng án 2 của sản phẩm Nattoenzym 83 Bảng 3.35: Bảng tính phƣơng án 2 của sản phẩm Hapacol 650 84 Bảng 3.36: Bảng tính phƣơng án 2 của sản phẩm Apitim 5mg 84 Bảng 3.37: Bảng tính phƣơng án 3 của sản phẩm Nattoenzym 85 Bảng 3.38: Bảng tính phƣơng án 3 của sản phẩm Hapacol 650 85 Bảng 3.39: Bảng tính phƣơng án 3 của sản phẩm Apitim 5mg 86 GVHD: Thái Thị Bích Trân xii SVTH: Trác Thành Xuân
  15. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Bảng 3.40: Bảng tính phƣơng án 4 của sản phẩm Nattoenzym 87 Bảng 3.41: Bảng tính phƣơng án 4 của sản phẩm Hapacol 650 88 Bảng 3.42: Bảng tính phƣơng án 4 của sản phẩm Apitim 5mg 88 Bảng 3.43: Bảng so sánh lợi nhuận qua 4 phƣơng án 89 Bảng 3.44: Thống kê mức ý nghĩa của các biến trong mô hình nghiên cứu: 95 Bảng 3.45: Cronbach alpha của các yếu tố ảnh hƣởng việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận 97 Bảng 3.46: Ma trận tƣơng quan 98 Bảng 3.47: Model Summeryb 99 Bảng 3.49: Hệ số hồi quy với các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận 100 GVHD: Thái Thị Bích Trân xiii SVTH: Trác Thành Xuân
  16. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này DANH MỤC CÁC HÌNH   Hình 2.1: Phân loại biến phí 10 Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến tuyến tính 10 Hình 2.3 : Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc 11 Hình 2.4 : Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến phi tuyến tính 11 Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn chi phí bất biến 12 Hình 2.6: Phân loại định phí 12 Hình 2.7: Đồ thị biểu hiện chi phí hỗn hợp 14 Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn theo phƣơng pháp phân tán 17 Hình 2.9: Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát 22 Hình 2.10: Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt 23 Hình 2.11: Đồ thị lợi nhuận 24 Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất 33 Hình 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán 48 Hình 3.3 Trình tƣ ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ 51 Hình 3.4: Trình tự ghi sổ trên máy vi tính 52 Hình 3.5: Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Nattoenzym tại Quý IV/2016 76 Hình 3.6: Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Hapacol 650 tại Quý IV/2016 77 Hình 3.7: Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Apitim 5mg tại Quý IV/2016 78 Hình 3.8: Quy trình thực hiện nghiên cứu các nhân tố 90 Hình 3.9: Thống kê giới tính đáp viên 92 Hình 3.10: Thống kê độ tuổi đáp viên 93 Hình 3.11: Thống kê trình độ học vấn đáp viên 94 Hình 3.12: Thống kê về nghề nghiệp đáp viên 94 GVHD: Thái Thị Bích Trân xiv SVTH: Trác Thành Xuân
  17. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT   BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ: Kinh phí công đoàn SXKD: Sản xuất kinh doanh SXC: Sản xuất chung KSNB: Kiểm soát nội bộ HTK: Hàng tồn kho XD: Xây dựng NPThu: Nợ phải thu NPTrả: Nợ phải trả NVL: Nguyên vật liệu TSCĐ: Tài sản cố định KQKD: Kết quả kinh doanh KTQT: Kế toán quản trị SDĐP: Số dƣ đảm phí CVP: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận CTCK: Công ty chứng khoán DHG: Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang NCTT: Nhân công trực tiếp BCTC: Báo cáo tài chính GVHD: Thái Thị Bích Trân xv SVTH: Trác Thành Xuân
  18. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài: Trong điều kiện nền kinh tế của nƣớc ta đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt buộc các công ty luôn phải tìm cách mở rộng và phát triển thị trƣờng, luôn cố gắng mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Trƣớc tình hình đó thì kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh để giúp cho các công ty ngày càng phát triển. Kế toán quản trị với tƣ cách là công cụ quản lý, có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính, hơn hết là kế toán quản trị giúp cho công ty đƣa ra các phƣơng án kinh doanh kịp thời cũng nhƣ quyết định kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó đƣa ra các biện pháp đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng hiện nay. Dựa vào thông tin số liệu từ kế toán tài chính, kế toán quản trị dùng các kỹ thuật phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu để có đƣợc cái nhìn toàn diện và sâu hơn về các hoạt động của công ty. Từ đó trở thành những ngƣời đắc lực, hỗ trợ kịp thời cho các nhà quản trị để đƣa ra các quyết định kinh tế đúng đắn và giúp công ty đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn. Một trong các công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho nhà quản trị trong việc ra quyết định là phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là một trong những công cụ kỹ thuật phân tích quan trọng của kế toán quản trị. Trong đó, lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí , phân tích điểm hòa vốn, xác định đòn bẩy kinh doanh là những công cụ quan trọng nhất vì nó không chỉ để xác định mức độ ảnh hƣởng lẫn nhau giữa sản lƣợng, chi phí, doanh thu và lợi nhuận mà nó còn khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, làm cơ sở ra quyết định đều chỉnh sản xuất kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận. Để đáp ứng về hiệu quả của việc phân tích này đề tài nghiên cứu thêm các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. Tuy là một công cụ phân tích khá phổ biến nhƣng hiện nay vẫn chƣa có nhiều công ty áp dụng thực hiện vì bị ảnh hƣởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích CVP nhằm tìm hiểu các nguyên nhân và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận, xem coi nhân tố nào ảnh hƣởng mạnh nhất và nhân tố nào không ảnh hƣởng đến việc phân tích công cụ này. Qua đó, cũng giúp cho các công ty tham khảo thêm khi muốn ứng việc phân GVHD: Thái Thị Bích Trân 1 SVTH: Trác Thành Xuân
  19. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này tích này tại công ty, ngoài ra còn giúp cho những ngƣời cần sử dụng thông tin trong việc ứng dụng nghiên cứu các phân tích liên quan. Từ những tầm quan trọng nói trên của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận trong việc lựa chọn các phƣơng án kinh nên tôi chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung: - Trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đề tài sẽ nghiên cứu về việc ứng dụng lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí, đòn bẩy kinh doanh và phân tích điểm hòa vốn để lựa chọn phƣơng án kinh doanh thích hợp tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng tính hiệu quả của việc phân tích mối quan hệ này. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. Từ đó, mở rộng hƣớng nghiên cứu thêm về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Về phân tích mối quan hệ chi phí –khối lƣợng – lợi nhuận: + Đề xuất các cơ sở lý luận về báo cáo thu nhập dạng đảm phí, phân tích điểm hòa vốn và đòn bẩy kinh doanh trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. + Nghiên cứu thực trạng ứng dụng lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí, phân tích điểm hòa vốn và đòn bẩy kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang. + Đánh giá ƣu điểm và tồn tại của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang. + Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang. - Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận: + Đề xuất các cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. GVHD: Thái Thị Bích Trân 2 SVTH: Trác Thành Xuân
  20. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này + Kết quả nghiên cứu từ mô hình bằng việc điều tra khảo sát các chuyên gia am hiểu về kế toán quản trị. + Đánh giá kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu: 1.3.1 Phƣơng pháp thu nhâp số liệu: - Nghiên cứu về việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang: + Dữ liệu thứ cấp: bảng kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN), bảng tổng hợp sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm, bảng tổng hợp doanh thu tiêu thụ , bảng tổng hợp chi tiết các loại chi phí phát sinh và một số báo cáo của các bộ phận khác liên quan của 3 sản phẩm Nattoenzym, Hapacol 650 và Apitim 5mg trong Quý IV năm 2016 tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang. - Nghiên cứu về phân tích nhân tố: + Dữ liệu thứ cấp: lƣợc khảo các đề tài về phân tích nhân tố có liên quan đến kế toán quản trị hay vấn đề liên quan, thu nhập dữ liệu qua sách, internet, tạp chí kinh tế, + Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích các nhân tố : dùng công cụ khảo sát để tập hợp dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp hay gửi qua gmail đến các chuyên gia là các kế toán viên, kế toán trƣởng, chủ doanh nghiệp để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố. 1.3.2 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: - Về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận: + Tìm hiểu phƣơng pháp phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí tại công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang: phân loại chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp. + Tìm hiểu phƣơng pháp lựa chọn phƣơng án kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang. + Phƣơng pháp đối chiếu so sánh số liệu thực tế của công ty với cơ sở lý luận của báo cáo thu nhập dạng đảm phí, phân tích điểm hòa vốn, đòn bẩy kinh doanh trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. - Về phân tích nhân tố: GVHD: Thái Thị Bích Trân 3 SVTH: Trác Thành Xuân
  21. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này + Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ thực hiện theo phƣơng pháp định tính, kết hợp các nguồn thông tin, tài liệu tham khảo từ các nguồn nghiên cứu đề tài trƣớc, sách, báo, internet, từ đó xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn thử. Sau đó, chỉnh sửa bổ sung các biến của bảng câu hỏi cho phù hợp với thực tế và điều kiện của đề tài. + Nghiên cứu chính thức: Từ những bảng câu hỏi thu nhập từ cuộc khảo sát tiếp tục dùng phầm mềm SPSS 20 để kiểm định dữ liệu tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. Các công cụ sử dụng bao gồm:  Thống kê mô tả: thống kê về giới tính, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp của đối tƣợng khảo sát, thống kê về giá trị trung bình của các biến độc lập.  Kiểm định nghiên cứu: dùng công cụ Cronbach alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo.  Phân tích tƣơng quan: kiểm tra mối tƣơng quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, vì để chạy đƣợc hồi quy thì trƣớc nhất các biến phải tƣơng quan với nhau.  Phân tích hồi quy: dùng để đo mức độ kết hợp tuyến tính giữa các biến, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố 1.4 Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1 Giới hạn về nội dung: - Trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đề tài tập trung nghiên cứu phân loại các loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí cho việc ứng dụng lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí để lựa chọn phƣơng án kinh doanh, phân tích điểm hòa vốn và đòn bẩy kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố. 1.4.2 Giới hạn về đối tƣợng: - Đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang” tập trung phân tích chi phí phục vụ cho việc ứng dụng lập báo cáo thu nhập, phân tích điểm hòa vốn, đòn bẩy kinh doanh cho 3 sản phẩm: Nattoenzym, Hapacol 650 và Apitim 5mg. GVHD: Thái Thị Bích Trân 4 SVTH: Trác Thành Xuân
  22. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này - Đối tƣợng khảo sát của các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đƣợc mở rộng không chỉ là tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang mà còn khảo sát các chuyên gia am hiểu về kế toán quản trị. Thông qua đối tƣợng nghiên cứu này, khóa luận nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố. 1.4.3 Giới hạn về không gian: - Đề tài “ Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang” đƣợc thực hiện tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang số 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đƣợc thực hiện khảo sát tại các công ty trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 1.4.4 Giới hạn về thời gian: - Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 06/02/2017 đên 05/05/2017. - Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang: Quý IV năm 2016 - Thời gian bắt đầu cho cuộc khảo sát: từ ngày 23/03/2017 đến ngày 05/05/2017. 1.5 Bố cục nôi dung nghiên cứu: Đề tài gồm 5 chƣơng sau: Chƣơng 1: Mở đầu Chƣơng 2 : Cở sở lý luận Chƣơng 3: Thực trạng phân tích mối quan hệ chi phí- khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang và kết quả mô hình nghiên cứu Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang và đánh giá mô hình nghiên cứu Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị GVHD: Thái Thị Bích Trân 5 SVTH: Trác Thành Xuân
  23. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Một số vấn đề chung về chi phí và phân loại chi phí 2.1.1 Khái niệm chi phí Chi phí có thể đƣợc hiểu là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt đƣợc một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đối lấy một kết quả. Kết quả có thể dƣới dạng vật chất nhƣ sản phẩm, tiền, nhà xƣởng, hoặc không có dạng vật chất nhƣ kiến thức, dịch vụ đƣợc phục vụ (Phạm Văn Dƣợc.2010.Kế toán chi phí.trang 36) 2.1.2 Phân loại chi phí 2.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là cách phân loại cơ sở, hầu nhƣ phải thực hiện trƣớc khi tiến hành các cách phân loại khác đối với tổng chi phí, nhằm đáp ứng nhũng yêu cầu quản lý khác nhau. Tác dụng của cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động gồm: + Cho thấy vị trí, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. + Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí theo từng hoạt động chức năng. + Cung cấp thông tin có phƣơng pháp cho việc lập các báo cáo theo các mặt hoạt động, hoặc theo từng phạm vi trách nhiệm.(Phạm Văn Dƣợc. 2010. kế toán quản trị. trang 38) Theo cách phân loại này thi chi phí đƣợc chia ra thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất: a. Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành thành phẩm thông qua sự nỗ lực của công nhân và việc sử dụng thiết bị sản xuất, do đó chi phí sản xuất của một sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất đƣợc tạo thành từ 3 yếu tố cơ bản sau:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm nhƣ: sắt, thép, gỗ, sợi, và những loại nguyên vật liệu có tác dụng GVHD: Thái Thị Bích Trân 6 SVTH: Trác Thành Xuân
  24. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này phụ, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lƣợng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị sản phẩm, hoặc làm rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc tính trực tiếp vào các đối tƣợng chịu chi phí.  Chi phí nhân công trực tiếp: Nhân công trực tiếp là những ngƣời trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ đƣợc hao phí trực tiếp cho sản phẩm do họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lƣơng chính, lƣơng phụ, các khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp đƣợc tính trực tiếp vào các đối tƣợng chịu chi phí.  Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí liên quan đến việc quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất tại phân xƣởng. Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xƣởng sản xuất để sản xuất ra sản phẩm nhƣng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí nhƣ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của nhân viên phân xƣởng, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí công cụ dùng trong phân xƣởng, chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xƣởng, chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, chi phí quản lý tại phân xƣởng,  Chi phí này phải phân bổ vào chi phí sản xuất sản phẩm ở các bộ phận khác nhau: Tổng chi phí SXC Chi phí SXC cần phân bổ = x Tiêu thức cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ b. Chi phí ngoài sản xuất: Là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm: GVHD: Thái Thị Bích Trân 7 SVTH: Trác Thành Xuân
  25. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này  Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh cần thiết để đảm bảo chi việc thực hiện đơn đặt hàng, giao thành phẩm cho khách hàng, bao gồm các khoản chi phí nhƣ: chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, chi phí bao bì, chi phí lƣơng nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến khâu dự trữ thành phẩm. Loại chi phí này xuất hiện ở tất cả các loại hình doanh nghiệp nhƣ sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ.  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ những khoản chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý chung trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí nhƣ chi phí nguyên vật liệu, công cụ, đồ dùng quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung trong toàn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài nhƣ điện, nƣớc, điện thoại, sửa chữa tài sản, các chi phí về văn phòng phẩm, tiếp tân, hội nghị, đào tạo cán bộ Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phát sinh loại chi phí này. 2.1.2.2 Phân loại chi phí theo thời kỳ SXKD: a) Chi phí sản phẩm: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất mua các sản phẩm. Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí gắn liền với sản phẩm và đƣợc chuyển sang kỳ sau khi sản phẩm tồn kho chờ bán, hoặc lúc tiêu thụ đƣợc chuyển vào phí tổn thời kỳ đƣợc trừ ra khi xác định KQKD. b) Chi phí thời kỳ : Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và đƣợc tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ sẽ đƣợc tính đầy đủ trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị cho dù kết quả hoạt động của đơn vị đạt ở mức nào đi nữa. Chi phí thời kỳ ngay khi phát sinh đã đƣợc coi là phí tổn trong kỳ. 2.1.2.3 Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định: a) Chi phí trực tiếp và gián tiếp: - Chi phí trực tiếp: GVHD: Thái Thị Bích Trân 8 SVTH: Trác Thành Xuân
  26. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Là những chi phí phát sinh đƣợc tính trực tiếp vào các đối tƣợng sử dụng nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, nó đƣợc tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm, - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh không thể tính trực tiếp vào các đối tƣợng sử dụng, mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp. Ví dụ nhƣ chi phí sản xuất chung sẽ đƣợc phân bổ cho các đối tƣợng sử dụng theo số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lƣợng sản phẩm sản xuất, b) Chi phí chênh lệch: - Nhà quản trị thƣờng phải đứng trƣớc việc lựa chọn những phƣơng án khác nhau, quyết định sẽ đƣợc hình thành chủ yếu là dựa vào các chi phí của từng phƣơng án. - Chi phí chênh lệch là chi phí có trong phƣơng án này nhƣng lại không có hoặc chỉ có một phần trong phƣơng án khác. Chi phí chênh lệch là căn cứ giúp cho nhà quản trị lựa chọn phƣơng án kinh doanh. c) Chi phí kiểm soát đƣợc và không kiểm soát đƣợc: - Chi phí kiểm soát đƣợc đối với một cấp quản lý là những chi phí mà nhà quản trị cấp đó đƣợc quyền ra quyết định. - Chi phí không kiểm soát đƣợc đối với một cấp quản lý là những chi phí mà nhà quản trị cấp đó không đƣợc quyền ra quyết định. d) Chi phí cơ hội : Là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phƣơng án này thay vì chọn phƣơng án khác. Chi phí cơ hội không chỉ đƣợc dùng để so sánh lợi ích về mặt kinh tế, mà nó còn đƣợc dùng để đánh giá quan hệ chi phí- lợi ích phi tài chính của những lựa chọn. Lúc này, chi phí cơ hội đƣợc thể hiện bằng đơn vị phi tiền tệ. e) Chi phí chìm: Là những chi phí đã phát sinh trong quá khứ. Do đó, chi phí chìm không ảnh hƣởng gì đến các chi phí trong tƣơng lai, và không thể bị thay đổi vì bất kỳ hành động nào trong hiện tại hay trong tƣơng lai. Ví dụ, chi phí sản xuất của thành phẩm tồn kho hay chi phí mua sắm thiết bị. Dù thiết bị hay hàng tồn kho hiện nay vô dụng, chi phí để có chúng cũng không thể bị thay đổi vì bất kỳ hành động nào GVHD: Thái Thị Bích Trân 9 SVTH: Trác Thành Xuân
  27. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này trƣớc mắt hay sau này. Do vậy, chi phí chìm không thích hợp cho quyết định trong tƣơng lai. 2.1.2.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: a) Biến phí: Là chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng, giảm về mức độ hoạt động. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động. Biến phí đƣợc chia ra thành 3 loại: Biến phí Biến phí Biến phí Biến phí phi cấp bậc tuyến tính tuyến tính Hình 2.1: Phân loại biến phí  Biến phí tuyến tính: Là những biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động. Chi phí 0 Mức độ hoạt động Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến tuyến tính GVHD: Thái Thị Bích Trân 10 SVTH: Trác Thành Xuân
  28. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này  Biến phí cấp bậc: Là loại chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Mức hoạt động phải đạt đến một mức nào đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí. Chi phí 0 Mức độ hoạt động Hình 2.3 : Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc  Biến phí phi tuyến tính : Là loại biến phí không có mối quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động. Cần xác định phạm vi phù hợp trong mức độ hoạt động (đƣờng cong tiến dần về đƣờng thẳng) để xem xét. Phạm vi này thƣờng là mức sản xuất tối thiểu và mức sản xuất tối đa. Chi phí Phạm vi phù hợp 0 Mức độ hoạt động Hình 2.4 : Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến phi tuyến tính GVHD: Thái Thị Bích Trân 11 SVTH: Trác Thành Xuân
  29. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này b) Định phí: Là chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Còn tính trên 1 đơn vị mức độ hoạt động thì nó sẽ thay đổi. Trên báo cáo định phí thƣờng thể hiện dƣới dạng tổng số. Chi phí b 0 Mức độ hoạt động Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn chi phí bất biến - Đƣờng biểu diễn của loại định phí này cũng thuộc dạng tuyến tính và song song với trục hoành, hay có hệ số góc bằng 0. - Trong điều kiện sản xuất ngày càng phát triển, tự động hóa càng cao định phí sẽ càng ngày càng gia tăng tỷ trọng đối với chi phí khả biến. - Định phí có 2 loại: Định phí Định phí bắt Định phí không buộc bắt buộc Hình 2.6: Phân loại định phí - Định phí bắt buộc: Là những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà xƣởng, cơ sở hạ tầng, chi phí ban quản lý, chi phí lƣơng văn phòng Những chi phí này có hai đặc điểm: GVHD: Thái Thị Bích Trân 12 SVTH: Trác Thành Xuân
  30. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này + Có bản chất lâu dài: giả sử một quyết định mua sắm hoặc xây dựng các loại tài sản cố định đƣợc đƣa ra thì nó sẽ liên quan đến việc kinh doanh của đơn vị trong nhiều năm. + Không thể cắt giảm đến không, cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi sản xuất bị gián đoạn. - Định phí không bắt buộc: Là những định phí có thể thay đổi trong từng kỳ dự toán của doanh nghiệp, do hành động của nhà quản trị quyết định khối lƣợng định phí này trong từng kỳ kinh doanh. Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dƣỡng nghiên cứu Định phí không bắt buộc có 2 đặc điểm: + Có bản chất ngắn hạn + Có thể giảm chúng trong những trƣờng hợp cần thiết. - Phạm vi phù hợp : Áp dụng đối với định phí không bắt buộc. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động có thể mua thêm các trang thiết bị sẽ làm cho định phí tăng lên. Tuy nhiên, định phí đƣợc nghiên cứu trong phạm vi phù hợp và trong phạm vi này nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Bảng 2.1: Bảng tóm tắt cách ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với mức hoạt động Chi phí tính cho 1 sản Loại chi phí Chi phí tính cho tổng số phẩm a. Biến phí Cố định Thay đổi b. Định phí Thay đổi Cố định c) Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thƣờng thể hiện các đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vƣợt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ quy định. Phần bất biến của chi phí hỗn hợp thƣờng phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và giữ dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. GVHD: Thái Thị Bích Trân 13 SVTH: Trác Thành Xuân
  31. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Phần khả biến thƣờng phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vƣợt quá định mức. Do đó yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục vụ hoặc sử dụng vƣợt định mức. Phƣơng trình lƣợng hóa chi phí hỗn hợp có dạng : Y = ax + b Trong đó : Y là chi phí hỗn hợp cần phân tích a là biến phí cho một đơn vị hoạt động b là tổng định phí cho mức độ hoạt động trong kỳ x là số lƣợng đơn vị hoạt động Tổng chi phí (Y) Y = ax + b Biến phí Định phí 0 Mức độ hoạt động Hình 2.7: Đồ thị biểu hiện chi phí hỗn hợp 2.1.2.5 Phƣơng pháp xác định chi phí hỗn hợp: Để kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, nhà quản trị cần phân tích chi phí hỗn hợp nhằm tách riêng các yếu tố định phí và các yếu tố biến phí. Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc KTQT sử dụng là : a) Phƣơng pháp cực đại – cực tiểu b) Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất c) Phƣơng pháp hồi quy bội d) Phƣơng pháp đồ thị phân tán a. Phƣơng pháp cực đại – cực tiểu : Hay còn đƣợc gọi là phƣơng pháp chênh lệch phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất. Chênh GVHD: Thái Thị Bích Trân 14 SVTH: Trác Thành Xuân
  32. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này lệch chi phí của hai cực chia cho mức độ, gia tăng cƣờng độ hoạt động để xác định mức biến phí. Sau đó, loại trừ biến phí, chính là định phí trong chi phí hỗn hợp (Phan Đức Dũng. 2009. Kế toán quản trị.trang 86) Bƣớc 1 : Xác định biến phí hoạt động Chi phí ở mức hoạt Chi phí ở mức hoạt Biến phí đơn vị = động cao nhất - động thấp nhất hoạt động ( a) Mức hoạt động - Mức hoạt động cao nhất thấp nhất Bƣớc 2 : Xác định định phí Tổng chi phí ở Mức khối lƣợng Tổng định phí (b) = mức cao nhất - Cao nhất x Biến phí đơn vị (thấp nhất) (thấp nhất) Bƣớc 3 : Lập phƣơng trình dự toán chi phí hỗn hợp có dạng: Y = ax + b b. Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất: Còn đƣợc gọi là phƣơng pháp hồi quy đơn giản. Đây là phƣơng pháp tinh vi hơn phƣơng pháp cực đại, cực tiểu và có độ chính xác cao hơn. Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất nhằm xác định phƣơng trình biến thiên của chi phí, dựa trên tính toán của hệ phƣơng trình hai ẩn trong phân tích thống kê, sử dụng số liệu chi phí phát sinh tƣơng ứng với các mức độ hoạt động từ các kỳ trƣớc (quan sát đã qua). Phƣơng trình dự tính chi phí cũng có dạng tổng quát là Y = ax + b nhƣ là phƣơng pháp cực đại, cực tiểu.( Phạm Văn Dƣợc. 2010. Kế toán quản trị. Trang 56) Bƣớc 1: Với tập hợp n phần tử quan sát ta có hệ phƣơng trình nhƣ sau : =b + a 2 (1) = nb + a (2) Trong đó : y là biến phụ thuộc (chi phí hỗn hợp) x là biến độc lập (mức hoạt động cơ sở) a và b là thông số cần xác định Bƣớc 2: Giải hệ phƣơng trình trên ta sẽ có đƣợc yếu tố a và b Bƣớc 3: Lập phƣơng trình hồi quy thích hợp: Y = ax + b GVHD: Thái Thị Bích Trân 15 SVTH: Trác Thành Xuân
  33. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này c. Phƣơng pháp hồi quy bội : Là một kỹ thuật nhằm khai triển một phƣơng trình ƣớc tính sử dụng nhiều biến số độc lập. Trong hoạt động kinh doanh có nhiều loại chi phí phụ thuộc vào nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ nhƣ chi phí vận chuyển hàng hóa phụ thuộc cả vào trọng lƣợng của hàng hóa và vào quãng đƣờng vận chuyển. Hoặc chi phí sản xuất chung phụ thuộc vào nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp (Phạm Văn Dƣợc.2010.Kế toán quản trị.trang 59). Phƣơng trình hồi quy bội có dạng tổng quát sau: Y = a + b1X1 + b2X2 + + bnXn Trong đó : Y là biến số phụ thuộc cần dự đoán X1 Xn là giá trị của biến số độc lập có ảnh hƣởng đến giá trị của Y. b1 bn là hệ số của các biến số độc lập a là phần cố định ( nhƣ hồi quy đơn) d) Phƣơng pháp đồ thị phân tán: Đòi hỏi các tài liệu phân lịch sử đã thu thập đƣợc giữa hoạt động sinh ra chi phí ở các mức độ khác nhau trong kỳ kinh doanh, sau đó biểu diễn chúng trên đồ thị, mục tiêu là tìm công thức dự đoán chi phí dạng : Y = ax + b Bƣớc 1: Vẽ đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ hoạt động. Đánh dấu tất cả các điểm. Bƣớc 2: Kẻ một đƣờng biểu diễn trên đồ thị phân chia tất cả các điểm đã đánh dấu thành 2 phần bằng nhau về số lƣợng.  Đƣờng biểu diễn trên là đƣờng hồi quy (đƣờng của các mức trung bình). Bƣớc 3: + Giao của đƣờng biểu diễn (hồi quy) với trục tung Mức trung bình của định phí : b + Xác định tổng chi phí của điểm nằm trên đƣờng hồi quy (hoặc điểm gần đƣờng hồi quy nhất) : Tc + Xác định mức hoạt động tại điểm này : Hd Biến phí cho một đơn vị = Tc – b hoạt động a Hd Bƣớc 4 : Xây dựng phƣơng trình tuyến tính chi phí hỗn hợp căn cứ vào kết quả bƣớc 3 GVHD: Thái Thị Bích Trân 16 SVTH: Trác Thành Xuân
  34. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Chi phí Y = ax + b Tc Đƣờng hồi quy b 0 a Mức độ hoạt động Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn theo phƣơng pháp phân tán 2.2 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí 2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa - Để sử dụng phân tích mối quan hệ chi phí- khối lƣợng – lợi nhuận, ngƣời quản lý nên trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phƣơng pháp trực tiếp – Báo cáo thu nhập dạng đảm phí. - Báo cáo thu nhập dạng đảm phí là báo cáo thu nhập tách tổng chi phí ra thành chi phí khả biến (biến phí ) và chi phí bất biến (định phí), đồng thời tính chỉ tiêu số dƣ đảm phí. - Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh và các nhân tố đã ảnh hƣởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận mà còn là phƣơng pháp phân tích dựa trên những dữ liệu mang tính dự báo phục vụ cho các quyết định quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại hoặc hoạch định kế hoach tƣơng lai. - Mục đích của phân tích quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lƣợng hoạt động, doanh nghiệp đƣa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất.(Nguyễn Tấn Bình.2010.Kế toán quản trị.) 2.2.2 Cở sở lập: - Báo cáo thu nhập dạng đảm phí này là trình bày lại bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN) theo 3 loại chỉ tiêu: + Tổng số + Tính cho một sản phẩm GVHD: Thái Thị Bích Trân 17 SVTH: Trác Thành Xuân
  35. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này + Tỷ lệ 2.2.3 Cách lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí: Bảng 2.2: Cách lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ ( %) Tính cho 1 sản phẩm 1.Doanh thu gx 100 g 2.Biến phí ax (ax /gx) x 100 a 3.Số dƣ đảm (g – a) x [(g-a)x]/gx x 100 g-a phí 4.Định phí b 5.Lợi nhuận (g – a) x - b Trong đó : x là số lƣợng sản phẩm tiêu thụ g là giá bán a là biến phí b là định phí 2.2.3.1 Số dƣ đảm phí: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và biến phí. Số dƣ đảm phí đƣợc dùng để bù đắp định phí, số dôi ra sau khi bù đắp định phí chính là lợi nhuận. Số dƣ đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Số dƣ đảm phí = Doanh thu – Biến phí Số dƣ đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị Kết luận: Thông qua khái niệm số dƣ đảm phí ta đƣợc mối quan hệ giữa số lƣợng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Nếu số lƣợng sản phẩm tiêu thụ tăng (hoặc giảm) một lƣợng thì số dƣ đảm phí tăng thêm (hoặc giảm) một lƣợng bằng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm (hoặc giảm) nhân với số dƣ đảm phí đơn vị. Nếu định phí không đổi, thì phần số dƣ đảm phí tăng thêm (hoặc giảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm bớt). Nhƣ vậy, nhờ vào số dƣ đảm phí ta có thể nhanh chóng xác định đƣợc lợi nhuận. GVHD: Thái Thị Bích Trân 18 SVTH: Trác Thành Xuân
  36. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này  Nhƣợc điểm của số dƣ đảm phí: - Không giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quát khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì số lƣợng sản phẩm tiêu thụ của từng loại sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp. - Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc quyết định, bởi vì tƣởng rằng nếu tăng doanh thu của những sản phẩm có số dƣ đảm phí lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên nhiều (điều này có khi ngƣợc lại) 2.2.3.2 Tỷ lệ số dƣ đảm phí: Là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tƣơng đối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số dƣ đảm phí với doanh thu, hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ, cho một loại sản phẩm hoặc một đơn vị sản phẩm.( Phạm Văn Dƣợc. 2010. Kế toán quản trị.trang 90) Số dƣ đảm phí Tỷ lệ số dƣ đảm phí = x 100 Doanh thu Số dƣ đảm phí đơn vị Tỷ lệ số dƣ đảm phí = x 100 Đơn giá bán  Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp tin rằng, sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ số dƣ đảm phí để nghiên cứu và xác định lãi thuần, sẽ thuận lợi hơn chỉ tiêu tổng số dƣ đảm phí, nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh, hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Đúng vậy, trong những trƣờng hợp này, với quy mô so sánh khác nhau thì chỉ có chỉ tiêu tỷ lệ số dƣ đảm phí, là một chỉ tiêu tƣơng đối, mới có thể so sánh đƣợc (Phạm Văn Dƣợc.2010.Kế toán quản trị.trang 91 ) Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dƣ đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Nếu doanh thu tăng (hoặc giảm) một lƣợng, thì lợi nhuận sẽ tăng thêm (hoặc giảm xuống) một lƣợng bằng doanh thu tăng thêm (hoặc giảm xuống) nhân với tỷ lệ số dƣ đảm phí. Kết luận trên chỉ đúng khi định phí không thay đổi. Sử dụng khái niệm tỷ lệ số dƣ đảm phí cho thấy đƣợc mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận và khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của số dƣ đảm phí cụ thể: GVHD: Thái Thị Bích Trân 19 SVTH: Trác Thành Xuân
  37. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này - Giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm, bởi vì có thể tổng hợp đƣợc doanh thu tăng thêm của toàn doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ. - Giúp cho nhà quản trị biết đƣợc: Nếu tăng cùng một lƣợng doanh thu ( do tăng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phân khác nhau, bộ phận nào có tỷ lệ số dƣ đảm phí càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều. 2.2.3.3 Đòn bẩy kinh doanh: Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật lớn với lực tác động rất nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy kinh doanh là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận, với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu. Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp. Do vậy, đòn bẩy kinh doanh sẽ mạnh ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, và đòn bẩy kinh doanh sẽ yếu ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí thấp. Điều này cũng có nghĩa nếu doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng rất nhanh khi doanh thu biến động do tác dụng của đòn bẩy kinh doanh. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh đƣợc đo lƣờng qua công thức sau: Tổng số dƣ đảm phí Đòn bẩy kinh doanh = Lợi nhuận ròng Một cách khát quát hơn, đòn bẩy kinh doanh phản ảnh mối quan hệ giữa tốc độ tăng (hoặc giảm) doanh thu với tốc độ tăng (hoặc giảm) lợi nhuận. Cho biết lợi nhuận sẽ tăng (hoặc giảm) bao nhiêu % khi doanh thu tăng ( hoặc giảm) 1%. Đòn bẩy này có giá trị lớn trong doanh nghiệp có tỷ trọng định phí trong tổng chi phí cao và có giá trị nhỏ khi kết cấu chi phí ngƣợc lại. 2.2.3.4 Phân tích điểm hòa vốn: Bất kỳ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi xác định mức doanh thu tối thiểu, hoặc mức thu nhập nhất định để bù đắp chi phí của quá trình hoạt động đó. Phân tích để hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lƣợng sản phẩm và thời gian cần đạt đƣợc, để vừa đủ bù đắp hết chi phí bỏ ra, tức đạt hòa vốn.( Phạm Văn Dƣợc.2010.Kế toán quản trị trang 101). GVHD: Thái Thị Bích Trân 20 SVTH: Trác Thành Xuân
  38. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này a) Khái niệm điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán dự kiến hay giá đƣợc thị trƣờng chấp nhận. (Phạm Văn Dƣợc.2010.Kế toán quản trị.Trang 101). Theo mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận ta có: Số dƣ đảm phí = Định phí + Lợi nhuận Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng 0 (không lời, không lỗ ). Nói cách khác, tại điểm hòa vốn số dƣ đảm phí = Định phí. Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó, có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.(Phạm Văn Dƣợc. 2010. Kế toán quản trị.Trang 102) b) Xác định điểm hòa vốn: Định phí Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = Số dƣ đảm phí đơn vị Định phí Doanh thu hòa vốn = Tỷ lệ số dƣ đảm phí c) Đồ thị hòa vốn: Mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đƣợc biểu diễn theo hai hình thức đồ thị. Hình thức thứ nhất gồm các đồ thị biểu diễn toàn bộ mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận và làm nổi bật điểm hòa vốn trên hình, gọi là đồ thị hòa vốn. Hình thức thứ hai gồm các đồ thị chủ yếu chú trọng làm nổi bật sự biến động của lợi nhuận khi mức độ thay đổi, gọi là đồ thị lợi nhuận.  Đồ thị hòa vốn: - Đồ thị dạng tổng quát: GVHD: Thái Thị Bích Trân 21 SVTH: Trác Thành Xuân
  39. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Bƣớc 1: Vẽ trục tọa độ vuông góc với gốc tọa độ là 0, trục hoành (0x) phản ánh mức độ hoạt động, trục tung (0y) phản ánh giá trị. Bƣớc 2: Xác định giá trị của định phí (b) trên trục tung. Đây là gốc của đƣờng chi phí (Yc = ax+ b) Bƣớc 3: Vẽ đƣờng chi phí Yc = ax + b. Đƣờng này bắt đầu tại điểm b xác định ở bƣớc 2. Điểm thứ hai đƣợc chọn với một giá trị bất kỳ của x. Nối điểm b với kết quả tính đƣợc sẽ có đƣờng chi phí Yc Bƣớc 4: Vẽ đƣờng doanh thu YD= px. Đƣờng này bắt đầu ngay tại gốc 0. Điểm thứ hai của đƣờng YD cũng đƣợc chọn với một giá trị bất kỳ của x. Nối gốc 0 với kết quả vừa tính đƣợc ta có đƣờng YD. Giao điểm của đƣờng YD với đƣờng YC chính là điểm hòa vốn. Chiếu điểm hòa vốn xuống trục hoành ta đƣợc sản lƣợng hòa vốn (xHV); chiếu xuống trục tung ta đƣợc doanh thu hòa vốn (yHV). Những giá trị x > xHV là các mức hoạt động có lời, ngƣợc lại, các giá trị x< xHV là các mức hoạt động bị lỗ. y (giá trị) YD= px Lãi Điểm hòa vốn YC= ax + b yHV b Lỗ 0 xHV x(Mức độ hoạt động) Hình 2.9: Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát - Đồ thị dạng phân biệt: Bên cạnh dạng tổng quát, kế toán quản trị còn sử dụng đồ thị hòa vốn dạng phân biệt để xác định điểm hòa vốn, phần biến phí, phần định phí, phần số dƣ đảm phí và phần lãi. Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt có ƣu điểm hơn đồ thị hòa vốn dạng tổng quát ở chỗ với một mức hoạt động bất kỳ nào đó, dựa trên đồ thị GVHD: Thái Thị Bích Trân 22 SVTH: Trác Thành Xuân
  40. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này dạng phân biệt nhà quản trị có thể xác định đƣợc ngay biến phí, số dƣ đảm phí và lãi ở mức đó, bằng cách chiếu các khoảng cách giữa các đƣờng biểu diễn xuống trục tung mà không phải tính toán. Bƣớc 1: Vẽ trục tọa độ vuông góc với gốc tọa độ tại 0, trục hoành (0x) phản ánh mức hoạt động, trục tung (0y) phản ánh giá trị. Bƣớc 2: Xác định giá trị của định phí (b) trên trục tung. Đây là gốc đƣờng chi phí YC Bƣớc 3: Vẽ đƣờng chi phí YC = ax + b. Đƣờng này bắt đầu tại điểm b xác định ở bƣớc 2. Điểm thứ hai đƣợc chọn với một giá trị bất kỳ của x. Nối điểm b với kết quả tính đƣợc sẽ có đƣờng chi phí YC Bƣớc 4: Từ gốc tọa độ 0 kẻ đƣờng YC’ song song với đƣờng YC. Khoảng cách giữa đƣờng YC và YC’ chính là định phí, và khoảng cách giữa đƣờng YC’ với trục hoành chính là biến phí. Bƣớc 5: Vẽ đƣờng doanh thu YD= px. Đƣờng này bắt đầu ngay tại gốc 0. Điểm thứ hai của đƣờng YD cũng đƣợc với một giá trị bất kỳ của x. Nối gốc 0 với kết quả vừa tính đƣợc ta có đƣợc YD. Giao điểm của đƣờng YD với đƣờng YC chính là điểm hòa vốn. Chiếu thẳng góc điểm hòa vốn xuống trục hoành ta đƣợc sản lƣợng hòa vốn (xHV); chiếu thẳng góc xuống trục tung ta đƣợc doanh thu hòa vốn (yHV). Khoảng cách giữa đƣờng doanh thu YD với đƣờng YC’ chính là tổng số dƣ đảm phí. Khoảng cách giữa đƣờng doanh thu YD với đƣờng chi phí YC chính là lãi hoặc lỗ. y ( giá trị) YD= px Lãi YC = ax +b Điểm hòa vốn Số dƣ đảm phí yHV Định phí YC’ b Lỗ Biến phí 0 xHV x ( Mức hoạt động) Hình 2.10: Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt GVHD: Thái Thị Bích Trân 23 SVTH: Trác Thành Xuân
  41. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này  Đồ thị lợi nhuận: Một loại đồ thị khác trong đồ thị về mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là đồ thị lợi nhuận. Đồ thị này có ƣu điểm là dễ vẽ và phản ảnh đƣợc mối quan hệ số lƣợng sản phẩm tiêu thụ với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phản ảnh đƣợc mối quan hệ chi phí với số lƣợng tiêu thụ sản phẩm. y ( giá trị) Đƣờng lợi nhuận Y = (g – a)x - b Điểm hòa vốn 0 x (sản lƣợng tiêu thụ) -b Hình 2.11: Đồ thị lợi nhuận d) Thời điểm hòa vốn: Là số ngày cần thiết để đạt đƣợc doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh.(Nguyễn Tấn Bình.2011.Kế toán quản trị.trang 147) Doanh thu hòa vốn Thời gian hòa vốn = Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó: Doanh thu trong kỳ Doanh thu bình quân 1 ngày = 360 ngày Doanh thu luôn thay đổi khi thực hiện nên nhà quản trị cần quan tâm đến thời gian hòa vốn, vì nó là một chỉ tiêu luôn biến động tùy thuộc vào sự biến động của doanh số kế hoạch trong kỳ thực hiện. Xác định thời gian hòa vốn trong GVHD: Thái Thị Bích Trân 24 SVTH: Trác Thành Xuân
  42. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này một phƣơng án kinh doanh rất cần thiết vì từ thông tin này có thể xác định đƣợc số vốn ban đầu cần thiết để thực hiện phƣơng án kinh doanh đó. e) Tỷ lệ hòa vốn: Tỷ lệ hòa vốn hay còn đƣợc gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lƣợng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lƣợng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn với tổng doanh thu đạt đƣợc trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi). Số lƣợng hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn = x 100 Số lƣợng tiêu thụ trong kỳ Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lƣợng điểm hòa vốn tức là chất lƣợng hoạt động kinh doanh đạt đƣợc trong kỳ kinh doanh. Nó có thể hiểu nhƣ là thƣớc đo sự rủi ro. Thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa vốn càng ngắn ngày an toàn, tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn).(Nguyễn Tấn Bình.2011.Kế toán quản trị.trang 148) f) Số dƣ an toàn: Số dƣ an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện(hoặc dự kiến) và doanh thu hòa vốn. Số dƣ an toàn của các tổ chức khác nhau do kết cấu chi phí tổ chức khác nhau. Số dƣ an toàn = Doanh thu thực hiện(kế hoạch) – Doanh thu hòa vốn Số dƣ an toàn Tỷ lệ số dƣ an toàn = x 100 Doanh thu thực hiện (kế hoạch) 2.2.4 Ứng dụng báo cáo thu nhập dạng đảm phí để lựa chọn phƣơng án kinh doanh a. Trƣờng hợp 1: Khi định phí và số lƣợng sản phẩm tiêu thụ thay đổi Khi thay đổi sản lƣợng tiêu thụ sẽ tác động đến doanh thu và tổng biến phí thay đổi dẫn tới số dƣ đảm phí tăng lên. Đồng thời, định phí cũng thay đổi. Nếu số dƣ đảm phí lớn bù đắp đƣợc định phí sẽ làm lợi nhuận tăng lên. GVHD: Thái Thị Bích Trân 25 SVTH: Trác Thành Xuân
  43. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp thay đổi định phí và sản lƣợng để lựa chọn phƣơng án kinh doanh thì chúng ta cần: - Phân tích những ảnh hƣởng sản lƣợng đến thay đổi số dƣ đảm phí. - Những ảnh hƣởng đến thay đổi định phí. - Nếu xuất hiện gia tăng số dƣ đảm phí bù đắp đƣợc gia tăng định phí thì phƣơng án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngƣợc lại.(Huỳnh Lợi.2012.Kế toán quản trị.Trang 245) b.Trƣờng hợp 2: Khi biến phí và sản lƣợng tiêu thụ thay đổi Khi sản lƣợng thay đổi sẽ tác động lên doanh thu và tổng biến phí thay đổi làm số dƣ đảm phí tăng theo, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Lợi nhuận đem lại công ty sẽ tăng hơn so với ban đầu. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp thay đổi biến phí và sản lƣợng để lựa chọn phƣơng án kinh doanh thì chúng ta cần: - Phân tích những ảnh hƣởng biến phí đến thay đổi số dƣ đảm phí. - Nếu xuất hiện tăng số dƣ đảm phí thì phƣơng án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngƣợc lại.( Huỳnh Lợi.2012.Kế toán quản trị.Trang 245) c.Trƣờng hợp 3: Định phí, giá bán và sản lƣợng tiêu thụ thay đổi Khi giảm giá bán sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu, nhƣng khi giảm giá bán không ảnh hƣởng đến biến phí, trong điều kiện các chi phí khác không đổi.Với phƣơng án này sẽ làm cho lợi nhuận giảm xuống. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp thay đổi định phí, sản lƣợng, giá bán để lựa chọn phƣơng án kinh doanh thì chúng ta cần : - Phân tích những ảnh hƣởng định phí, sản lƣợng đến thay đổi số dƣ đảm phí. - Những ảnh hƣởng đến sự thay đổi định phí. - Nếu xuất hiện gia tăng số dƣ đảm phí bù đắp đƣợc gia tăng định phí thì phƣơng án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngƣợc lại.(Huỳnh Lơi.2012.Kế toán chi phí.Trang 247) d.Trƣờng hợp 4: Định phí, biến phí và số lƣợng sản phẩm tiêu thụ thay đổi: GVHD: Thái Thị Bích Trân 26 SVTH: Trác Thành Xuân
  44. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Khi sản lƣợng thay đổi cùng với biến động của biến phí sẽ làm cho số dƣ đảm phí tăng thêm, bên cạnh đó định phí cũng cùng lúc tăng lên, sẽ không đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp thay đổi biến phí, định phí và sản lƣợng để lựa chọn phƣơng án kinh doanh thì chúng ta cần: - Phân tích ảnh hƣởng biến phí, định phí, sản lƣợng đến thay đổi số dƣ đảm phí. - Những ảnh hƣởng đến sự thay đổi định phí. - Nếu xuất hiện gia tăng số dƣ đảm phí bù đắp đƣợc gia tăng định phí thì phƣơng án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngƣợc lại.(Huỳnh Lợi.2012.Kế toán chi phí.Trang 247) e.Trƣờng hợp 5: Định phí, biến phí, giá bán và số lƣợng sản phẩm tiêu thụ thay đổi Khi sản lƣợng và giá bán cùng thay đổi sẽ làm cho doanh thu bị ảnh hƣởng. Khi đó, biến phí tăng lên, số dƣ đảm phí sẽ thay đổi. Và khi định phí cũng thay đổi cho nên không bù đắp nhiều định phí nên lợi nhuận đem lại cho công ty sẽ giảm theo. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp thay đổi biến phí, định phí, sản lƣợng và đơn giá bán để lựa chọn phƣơng án kinh doanh thì chúng ta cần: - Phân tích những ảnh hƣởng biến phí, định phí, sản lƣợng, đơn giá bán đến thay đổi số dƣ đảm phí. - Những ảnh hƣởng đến sự thay đổi định phí. - Nếu xuất hiện gia tăng số dƣ đảm phí bù đắp đƣợc gia tăng định phí thì phƣơng án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngƣợc lại. Tóm lại, qua khảo sát các kỹ thuật phân tích để lựa chọn phƣơng án kinh doanh nêu trên chúng ta có thể tổng kết quá trình để lựa chọn phƣơng án kinh doanh nhƣ sau: - Phân tích những ảnh hƣởng sự thay đổi các yếu tố đến số dƣ đảm phí. - Phân tích những ảnh hƣởng sự thay đổi các yếu tố đến định phí. - Nếu xuất hiện gia tăng số dƣ đảm phí bù đắp đƣợc gia tăng định phí thì phƣơng án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngƣợc lại.(Huỳnh Lợi.2012.Kế toán chi phí.Trang 249) GVHD: Thái Thị Bích Trân 27 SVTH: Trác Thành Xuân
  45. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này 2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính ứng dụng báo cáo thu nhập tại các doanh nghiệp 2.3.1 Lƣợc khảo tài liệu các nhân tố tác động - Thứ nhất, nhân tố sự hiểu biết về kế toán quản trị của ngƣời chủ/ điều hành doanh nghiệp: Trần Thế Nữ (2011) của trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tiến hành nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thƣơng mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” có đề cập đến các nguyên nhân dẫn đến việc chƣa xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí là sự hiểu biết về kế toán quản trị của ngƣời chủ/ điều hành doanh nghiệp ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp thƣơng mại nhƣ sau: “Ngƣời chủ/ điều hành doanh nghiệp chƣa có nhận thức đƣợc vai trò của kế toán quản trị chi phí: nhận thức là vấn đề nền tảng của hành động, xuất phát từ chƣa nhận thức rõ đƣợc vai trò của kế toán quản trị chi phí nên các nhà quản trị doanh nghiệp thƣơng mại quy mô vừa và nhỏ chƣa có thái độ, hành động rõ ràng về kế toán quản trị. Thói quen ra quyết định kinh tế mang tính cảm tính là lý do quan trọng trong quan điểm của nhà quản trị về kế toán quản trị. Các doanh nghiệp thƣơng mại quy mô vừa và nhỏ phần lớn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động mang hơi hƣớng tự thƣơng dƣới dạng các công ty gia đình. Các doanh nghiệp này đƣợc thành lập từ một cá nhân hoặc một vài cá nhân góp vốn và tự quản lý kinh doanh, phần lớn họ làm việc dựa trên kinh nghiệm, trên các mối quan hệ cá nhân, sự kỳ vọng, sự mạo hiểm kiến thức về quản trị kinh doanh không cao.Vì thế nhu cầu thông tin kế toán nhằm phục vụ việc ra quyết định của họ không nhiều. Ngại thay đổi: “Con ngƣời tạo ra thói quen” nhƣng sau đó “thói quen tạo ra con ngƣời”, vì thế phần lớn chúng ta mắc phải thói “ngại thay đổi” điều này cũng đúng với các nhà quản trị doanh nghiệp thƣơng mại quy mô nhỏ hiện nay. Kế toán quản trị chi phí có thực sự cần thiết khi hiện giờ công việc của doanh nghiệp vẫn tốt, doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh có hiệu quả? Ngại thay đổi là một rào cản lớn cho việc phát triển kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp thƣơng mại nhỏ. Tiết kiệm chi phí: thêm công việc sẽ phát sinh thêm chi phí đặc biệt khi đây là công việc đòi hỏi nhiều chất xám.Với quy mô nhỏ, các nhà quản trị quan niệm rằng hoạt động của doanh nghiệp khá đơn giản, các thông tin không nhiều, dễ xử GVHD: Thái Thị Bích Trân 28 SVTH: Trác Thành Xuân
  46. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này lý, do đó các nhà quản trị tự xử lý, phân tích thông tin bằng các phƣơng pháp đơn giản, ƣớc tính hoặc tận dụng kế toán tài chính với mục đích tiết kiệm chi phí. Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến làm hạn chế sự phát triển của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp”. Tóm lại, từ những vấn đề nêu ra rút ra đƣợc nhân tố sự hiểu biết về KTQT của ngƣời chủ/ điều hành doanh nghiệp cho mô hình nghiên cứu. - Thứ hai, nhân tố sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc vào công tác kế toán của công ty: Bên cạnh đó, Trần Thế Nữ (2011) của trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tiến hành nghiên cứu về “ Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thƣơng mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” cũng có đề cập đến các nguyên nhân bên ngoài về sự can thiệp của cơ quan nhà nƣớc về công tác kế toán ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp thƣơng mại nhƣ sau: Các doanh nghiệp đã quen với sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc vào công tác kế toán, thuế, tài chính vì thế, tâm lý làm theo những yêu cầu của Nhà nƣớc đã ăn sâu vào các doanh nghiệp, công tác kế toán ở các công ty chỉ nghiêng về việc làm những gì Nhà nƣớc yêu cầu nhƣ: lập tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý, lập BCTC, quyết toán thuế còn những gì mang tính hƣớng dẫn, không bắt buộc thì các doanh nghiệp ít quan tâm và thực hiện. Từ luận án trên rút ra đƣợc nhân tố thứ hai cho mô hình nghiên cứu là sự can thiệp của nhà nƣớc về công tác kế toán. -Thứ ba, nhân tố trình độ của nhân viên kế toán cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cấp đến: + Trần Ngọc Hùng (2016) của trƣờng Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” đã đề cập đến việc nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng KTQT “Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sự hiện diện của các nhân viên kế toán có đủ chuyên môn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị. Thông thƣờng trong các doanh nghiệp lớn thƣờng có các phòng kế toán/ tài chính chuyên biệt, do đó họ có xu hƣớng tuyển dụng những nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện những báo cáo thu nhập dạng đảm phí, báo cáo bộ phận, Ngƣợc lại, những doanh nghiệp nhỏ thì có sự nghi ngờ rằng không phải hầu hết các doanh nghiệp này đều thuê các nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn”. GVHD: Thái Thị Bích Trân 29 SVTH: Trác Thành Xuân
  47. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này + Trần Thế Nữ (2011) của trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân tiến hành nghiên cứu về “ Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thƣơng mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” cũng có đề cập về trình độ nhân viên kế toán ảnh hƣởng đến việc xây dựng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp thƣơng mại nhƣ sau: Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp là một hạn chế rất lớn cho việc phát triển kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Các cơ sở đào tạo thƣờng cung cấp cho sinh viên, học viên kiến thức nền tảng. Tuy nhiên, do đặc thù của kế toán quản trị chi phí là mang tính cá biệt cao, vì thế khi triển khai kế toán quản trị chi phí vào doanh nghiệp các kế toán viên thƣờng khá lúng túng để triển khai các kiến thức cơ sở đƣợc học thành nội dung cụ thể gắn với đặc thù của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, số lƣợng kế toán viên ở các doanh nghiệp thƣơng mại quy mô vừa và nhỏ khá ít, trình độ bình quân không cao ( phần lớn ở trình độ cao đẳng, trung cấp). Với đặc điểm về trình độ bình quân và đặc thù về kế toán quản trị chi phí nên trình độ của kế toán viên ở các doanh nghiệp thƣơng mại quy mô nhỏ và vừa chƣa đáp ứng đƣợc công tác kế toán quản trị chi phí. Mức thù lao không hấp dẫn: kế toán quản trị chi phí là công việc đòi hỏi hàm lƣợng chất xám nhiều nhƣng mức thù lao không tƣơng xứng làm cho kế toán viên không hào hứng với kế toán quản trị chi phí. Thông qua những vấn đề đƣợc nêu trên của hai tác giả đề tài rút ra nhân tố thứ ba là trình độ của nhân viên kế toán cũng ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận để đƣa vào mô hình nghiên cứu. - Thứ tƣ, nhân tố quy mô doanh nghiệp: + Trần Thế Nữ (2013) của trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp thƣơng mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” có đề cập về quy mô doanh mô ảnh hƣởng đến việc xây dựng mô hình KTQT chi phí nhƣ sau : “ Với quy mô nhỏ về vốn, ít về số lƣợng lao động, địa bàn hoạt động hẹp và xu hƣớng áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nên số kế toán bình quân ở các doanh nghiệp thƣơng mại thƣờng rất hạn chế, mức phổ biến từ 1 đến 3 ngƣời. Bên cạnh đó, với mức độ phức tạp của hoạt động kinh tế không cao cũng nhƣ nhằm giảm thiểu chi phí nên các doanh nghiệp thƣơng mại nhỏ và vừa không ƣu tiên tuyển nhân viên kế toán có trình độ cao”. + Trần Ngọc Hùng (2016) của trƣờng Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán GVHD: Thái Thị Bích Trân 30 SVTH: Trác Thành Xuân
  48. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” có đề cập đến việc: Các doanh nghiệp lớn có nguồn lực để lựa chọn vận dụng kế toán quản trị với mức độ phức tạp hơn so với có doanh nghiệp nhỏ. Một doanh nghiệp lớn có tổng nguồn lực lớn hơn, cũng nhƣ có hệ thống truyền đạt nội bộ tốt hơn dẫn đến việc truyền đạt về vận dụng kế toán quản trị đƣợc thuận tiên hơn. Hơn nữa, một công ty lớn hơn thì có hệ thống phức tạp hơn cũng nhƣ phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn hơn. Theo đó khi quy mô doanh nghiệp tăng lên thì doanh nghiệp có xu hƣớng gia tăng, mở rộng việc vận dụng các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị. Điều này đƣợc lý giải là một doanh nghiệp có quy mô lớn thì thông thƣờng có nguồn lực tài chính tốt hơn để trang trải các chi phí về thông tin kế toán hơn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Hơn thế nữa, các nhà quản trị và các kế toán viên trong doanh nghiệp lớn thƣờng phải xử lý một lƣợng thông tin lớn hơn so với doanh nghiệp nhỏ, bên cạnh đó mức độ phức tạp về quyền trong doanh nghiệp hay về số lƣợng dây chuyền sản xuất, cũng dẫn đến việc các doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hƣớng thƣờng hay vận dụng kế toán quản trị cũng nhƣ vận dụng ở mức độ phức tạp hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Qua những đề cập trên của hai tác giả đề tài cũng rút ra thêm nhân tố thứ tƣ cho mô hình nghiên cứu là nhân tố quy mô doanh nghiệp. -Thứ năm, nhân tố phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP: Trần Thế Nữ (2013) của trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp thƣơng mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” có đề cập đến việc ghi nhận chi phí, phân loại là “Nền tảng của phân tích chi phí và lập báo cáo kế toán quản trị chi phí. Xuất phát từ thực trạng kế toán quản trị chi phí có quy mô nhỏ và vừa là ghi nhận và phân loại chỉ dựa trên nền tảng thông tin kế toán tài chính nên sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị đƣợc tập trung ở phân tích thông tin về chi phí và lập báo cáo. Mặc dù việc phân tích chi phí còn ở dạng đơn giản, nhƣng kết quả khảo sát của những nhà nghiên cứu trƣớc cho thấy các doanh nghiệp thƣơng mại có quy mô nhỏ và vừa đã phân tích chi phí theo các mục đích khác nhau. Căn cứ vào nhu cầu thông tin của nhà lãnh đạo, kế toán sẽ lập báo cáo chi phí, đó chính là đặc trƣng lớn nhất của kế toán quản trị. Tùy từng loại báo cáo, thời điểm báo cáo, đối tƣợng sử dụng báo cáo kế toán sẽ lựa chọn cách thức phân tích thông tin cụ thể. Tuy nhiên, thực trạng chung ở các doanh nghiệp thƣơng mại nhỏ và vừa là đều sử dụng các phƣơng pháp đơn giản trong việc phân tích GVHD: Thái Thị Bích Trân 31 SVTH: Trác Thành Xuân
  49. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này thông tin kế toán, chủ yếu là chi tiết hóa từ các thông tin của kế toán tài chính, từ đó lọc những thông tin phù hợp với mục tiêu của báo cáo cần lập. Các phân tích cơ bản của kế toán quản trị để phân tích mối quan hệ Chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận, phân tích chi phí để ra quyết định bán hàng hay không bán, phân tích chi phí để định giá bán, mới đƣợc định hình, dƣới dạng ƣớc tính đơn giản. Việc phân tích chi phí thành định phí – biến phí để ứng dụng phân tích chi phí trong mối quan hệ với thông tin kế toán khác chƣa đƣợc chú trọng”. Từ luận án trên rút ra đƣợc nhân tố thứ năm là phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP đƣa vào mô hình nghiên cứu. - Thứ sáu, nhân tố về vấn đề hàng tồn kho còn tồn động cao: Hàng tồn kho là các loại tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ để phục vụ và thực hiện quá trình quá trình sản xuất kinh doanh cho kỳ kế toán, có thời gian chuyển hóa thành tiền trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc hàng tồn kho bao gồm: hàng mua đang đi đƣờng, nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế. Khi phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận gặp rất nhiều hạn chế thể hiện ở chỗ là mô hình phân tích này đƣợc thực hiện phải đặt trong một số điều kiện giả định. Trong đó, vấn đề liên quan đến hàng tồn kho đƣợc coi là điều kiện đầu tiên, đó là đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi giữa các kỳ. Số lƣợng sản phẩm sản xuất bằng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ. (Đoàn Ngọc Quế.2011. Kế toán quản trị). Tuy nhiên, trên thực tế giả định này không xảy ra, các doanh nghiệp hiện nay có lƣợng hàng tồn kho còn tồn động khá lớn, do có nhiều đối thủ cạnh tranh nên sức mua của ngƣời tiêu dùng giảm. Cho nên vấn đề hàng tồn kho hiện nay đang là trở ngại cho các doanh nghiệp khi muốn ứng dụng việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. Đây cũng là nhân tố mới đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu do tình trạng nền kinh tế hiện nay bị ảnh hƣởng nhiều của vấn đề hàng tồn, sự thổi phòng số hàng tồn kho hay vấn đề hàng tồn kho tự nhiên bốc hơi tại các doanh nghiệp cũng là một vấn đề đáng lo ngại cho nền kinh tế. Tóm lại, thông qua các tài liệu nghiên cứu trƣớc đó, khóa luận thiết lập mô hình hồi quy sử dụng các biến số liên quan nhƣ: Sự hiểu biết về KTQT của ngƣời chủ/ điều hành doanh nghiệp (X1); Sự can thiệp của nhà nƣớc về công tác kế toán (X2); Trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp (X3); Quy mô doanh nghiệp(X4); Phân loại chi phí phục vụ cho phân tích CVP (X5), Vấn đề hàng tồn GVHD: Thái Thị Bích Trân 32 SVTH: Trác Thành Xuân
  50. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này kho còn tồn động cao (X6) để đánh giá mức độ ảnh hƣởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. 2.3.2 Mô hình nghiên cứu: Hiểu biết về KTQT của ngƣời chủ/ điều hành công ty ( HB) Sự can thiệp của cơ quan nhà nƣớc về công tác kế toán (NN) Trình độ nhân viên kế toán (TĐ) Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận(CVP) Quy mô công ty (QM) Phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP (PL) Hàng tồn kho tại các công ty cao (TK) Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất Từ mô hình nghiên cứu trên, đƣa ra các giả thiết cần phải kiểm định, bao gồm: Giả thiết H0: Các nhân tố về sự hiểu biết về KTQT của ngƣời chủ/ điều hành doanh nghiệp, sự can thiệp của Nhà nƣớc về công tác kế toán, trình độ nhân viên kế toán, quy mô doanh nghiệp, phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP và việc hàng tồn kho còn tồn động cao không ảnh hƣởng, không có mối quan hệ tƣơng quan với việc phân tích chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. Giả thiết H1: Sự hiểu biết về KTQT của ngƣời chủ/ điều hành doanh nghiệp có mối quan hệ tƣơng quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. GVHD: Thái Thị Bích Trân 33 SVTH: Trác Thành Xuân
  51. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Giả thiết H2: Sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về công tác kế toán có quan hệ tƣơng quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lƣợng – lợi nhuận. Giả thiết H3: Trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp có mối quan hệ tƣơng quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lƣợng – lợi nhuận. Giả thiết H4: Quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ tƣơng quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng- lợi nhuận. Giả thiết H5: Phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP có mối quan hệ tƣơng quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. Giả thiết H6: Vấn đề hàng tồn kho còn tồn động cao có mối quan hệ tƣơng quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. 2.3.3 Thang đo và các công cụ sử dụng trong SPSS 2.3.3.1 Thang đo Likert: Thang đo Likert là thang đo bao gồm các câu trả lời định tính về một thái độ nào đó của đáp viên đối với lĩnh vực cần nghiên cứu, sau đó câu trả lời đƣợc chuyển thành định lƣợng. Thang đo Likert đã đƣa ra loại thang đo 5 mức độ phổ biến: 1.Rất không đồng ý 2.Không đồng ý 3.Trung lập 4.Đồng ý 5.Rất đồng ý. Phƣơng pháp của Likert là lên một danh sách các mục có thể đo lƣờng cho một khái niệm và tìm ra những tập hợp các mục hỏi để đo lƣờng tốt các khía cạnh khác nhau của khái niệm. Nếu nhƣ khái niệm mang tính đơn khía cạnh thì chỉ cần tìm ra một tập hợp. Nếu khái niệm đó đa khía cạnh thì cần nhiều tập hợp các mục hỏi.  Các bƣớc xây dựng thang đo Likert: 1.Nhận diện và đặt tên biến muốn đo lƣờng. 2.Lập ra một danh sách các phát biểu hoặc câu hỏi có tính biểu thị. 3.Xác định số lƣợng và loại trả lời. GVHD: Thái Thị Bích Trân 34 SVTH: Trác Thành Xuân
  52. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này 4.Kiểm tra toàn bộ các mục hỏi đã khai thác đƣợc từ những ngƣời trả lời. 5.Thực hiện một phân tích mục hỏi để tìm ra một tập hợp các mục hỏi tạo nên một thang đo đơn khía cạnh về các biến muốn đo lƣờng. 6.Sử dụng thang đo đã xây dựng đƣợc trong nghiên cứu và tiến hành phân tích lại các mục hỏi lại lần nữa để đảm bảo rằng thang đo đó là chắc chắn.( Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc.2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2.Trang 15). 2.3.3.2 Công cụ thông kê mô tả: a) Thống kê tần số (Frequency) Ý nghĩa và nội dung: thống kê tần suất xuất hiện của các biến định tính, ví dụ: giới tính, trình độ, tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập Thống kê tần số để xác định số lần xuất hiện của một giá trị cụ thể trong tổng thể. Thống kê dùng phần mềm SPSS, ngoài ra excel cũng hỗ trợ thống kê dạng này. b) Thống kê mô tả (Descriptives) Các đại lƣợng thống kê mô tả chỉ đƣợc tính đối với các biến định lƣợng. Nếu tính các đại lƣợng này đối với các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa. Các đại lƣợng thống kê mô tả thƣờng dùng là: + Mean: Trung bình cộng + Sum: Tổng cộng (tất cả các giá trị trong dữ liệu quan sát) + Std.Deviation: độ lệch chuẩn + Minimum: giá trị nhỏ nhất + Maximum: giá trị lớn nhất + SE mean: sai số chuẩn khi ƣớc lƣợng trị trung bình. 2.3.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha: Hệ số alpha của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau. Một trong những phƣơng pháp kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo đƣợc gọi là kiểm định độ tin cậy chia đôi. - Đo lƣờng độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha: GVHD: Thái Thị Bích Trân 35 SVTH: Trác Thành Xuân
  53. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Hệ số Cronbach Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tƣợng này gọi là trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ.2015. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Tài chính. Tái bản lần 2. Trang 364). - Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha: Nếu một biến đo lƣờng có hệ số tƣơng quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu ( Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill). Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng. Chu Nguyễn Mộng Ngọc .2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24): + Từ 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lƣờng rất tốt. + Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lƣờng sử dụng tốt. + Từ 0,6 trở lên: thang đo lƣờng đủ điều kiện. 2.3.3.4 Phân tích tƣơng quan: Hệ số tƣơng quan Pearson (ký hiệu là r) để lƣợng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lƣợng. Nhìn chung r đƣợc sử dụng để kiểm tra liên hệ giữa những biến định lƣợng. Một số đặc điểm của r:  Giá trị của r cho biết không có mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến chƣa hẳn có nghĩa là 2 biến đó không có mối liên hệ. Do đó hệ số tƣơng quan tuyến tính chỉ nên đƣợc sử dụng để biểu thị mức độ chặt chẽ của liên hệ tƣơng quan tuyến tính.  Hệ số tƣơng quan là một thƣớc đo mang tính đối xứng, bởi vì nếu ta thay đổi vai trò của hai biến X và Y cho nhau trong công thức thì kết quả vẫn không thay đổi. Hệ số tƣơng quan tuyến tính không có đơn vị đo lƣờng, và nó không bị ảnh hƣởng bởi những phép biến đổi tuyến tính nhƣ cộng trừ nhân hoặc chia tất cả GVHD: Thái Thị Bích Trân 36 SVTH: Trác Thành Xuân
  54. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này các giá trị của một biến bởi một hằng số. (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc.2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 1.Trang 199). 2.3.3.5 Phân tích hồi quy tuyến tính Sau khi chạy phân tích tƣơng quan, kết luận đƣợc 2 biến có liên hệ tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ vơi nhau hệ số tƣơng quan r, đồng thời giả định rằng chúng ta cân nhắc kỹ bản chất của mối quan hệ tiềm ẩn giữa 2 biến, và xem nhƣ đã xác định đúng hƣớng của một quan hệ nhân quả có thật giữa chúng (bởi vì có quan hệ tƣơng quan tuyến tính chƣa chắc đã có mối quan hệ nhân quả) thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong đó một biến đƣợc gọi là biến phụ thuộc (Y) và biến kia là biến độc lập (X). Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp ta dự đoán đƣợc mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn ) khi biết trƣớc giá trị của biến độc lập.(Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc.2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 1.Trang 205). GVHD: Thái Thị Bích Trân 37 SVTH: Trác Thành Xuân
  55. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY Tên viết tắt: DHG PHARMA Logo của công ty: Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Điện thoại: (0710). 3891433 – 3890802 – 3890074 Fax: 0710.3895209 Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn Website: www.dhgpharma.com.vn Mã số thuế: 1800156801 Vốn điều lệ: 80.000.000.000 3.1.1 Lịch sự hình thành và phát triển: 3.1.1.1 Lịch sử hình thành : Tiền thân của DHG là Xí nghiệp quốc doanh Dƣợc phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất sét, Xã Khánh Lâm (nay là Xã Khánh Hòa), Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau. Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao Xí nghiệp Dƣợc phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý. Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp Dƣợc Hậu Giang đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc doanh Dƣợc phẩm 2/9, Công ty Dƣợc phẩm Cấp 2, Trạm Dƣợc Liệu. GVHD: Thái Thị Bích Trân 38 SVTH: Trác Thành Xuân
  56. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Năm 1988: UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập Công ty Cung ứng vật tƣ, thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên hợp Dƣợc Hậu Giang. Ngày 02/9/2004: Cổ phần hóa Xí nghiệp Liên hợp Dƣợc Hậu Giang thành Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang. 3.1.1.2 Các cột móc phát triển: Năm 2004: Cổ phần hóa, trở thành Công ty cổ phần Năm 2005: Gia nhập Câu lạc bộ Doanh nghiệp có doanh thu sản xuất trên 500 tỷ đồng Là doanh nghiệp Dƣợc đầu tiên thử tƣơng đƣơng lâm sàng thuốc bột Haginat và Klamentin. Xây dựng hiệu quả chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là chính sách “Lƣơng 4D. Năm 2006: Niêm yết cổ phiếu lần đầu tại SGDCK TP.HCM; Đạt tiêu chuẩn WHO – GMP/GLP/GSP Năm 2007: Khẳng định tầm nhìn, Sứ mạng và 7 giá trị cốt lõi. - Thử tƣơng đƣơng sinh học thành công Haginat 250mg và Glumeform 500mg - Tăng vốn điều lệ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. - Thành lập 02 Công ty con đầu tiên DHG Travel và SH Pharma. - Chuyển đổi ISO/IEC 17025 từ phiên bản 1999 sang phiên bản 2005. Năm 2008: Thực hiện các công cụ quản trị hiện đại và hiệu quả: 10.5S, Balance Score Card. Thành lập 06 Công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT Pharma, ST Pharma, DHG PP, DHG Nature Năm 2009: Thực hiện thành công chiến lƣợc 20/80: sản phẩm, khách hàng, nhân sự; Thành lập Công ty con A&G Pharma Năm 2010: Thực hiện thành công chiến lƣợc “Kiềng 3 chân”: Cổ đông, khách hàng và ngƣời lao động Thành lập 03 Công ty con: TOT Pharma, TG Pharma và Công ty TNHH MTV Dƣợc phẩm DHG GVHD: Thái Thị Bích Trân 39 SVTH: Trác Thành Xuân
  57. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Năm 2011: Triển khai thành công “Dự án nâng cao hiệu quả hoạt động Công ty Con”; Thành lập Công ty con Bali Pharma. Năm 2012: Chủ đề “Giải pháp hôm nay là vấn đề ngay mai” đã mang lại hiệu quả cao cho Công ty trong công tác kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro và chính sách. Thành lập 05 Công ty con phân phối: VL Pharma, TVP Pharma, B&T Pharma, DHG PP1, DHG Nature 1. Năm 2013: Hoàn thành dự án nhà máy mới Non Betalactam đạt tiêu chuẩn GMP WHO tại KCN Tân Phú Thạnh với công suất hơn 04 tỷ đơn vị sản phẩm/năm. Hoàn thành dự án nhà máy mới IN – Bao bì DHG 1 của DHG PP1 tại KCN Tân Phú Thạnh, DHG PP tại Nguyễn Văn Cừ giải thể theo chủ trƣơng ban đầu. Bảng 3.1: Các đợt tăng vốn điều lệ của công ty Dƣợc Hậu Giang (Đvt: 1.000 đồng) ST Vốn điều lệ Số Đối tƣợng phát hành Vốn tăng Ngày cấp T sau phát hành GCNĐKCK Cổ phần hóa: Vốn điều lệ 69/2006/GCNC 1 80.000.000 80.000.000 18/12/2006 ban đầu P-CNTTLK -Cổ đông hiện hữu; -Nhà đầu tƣ chiến lƣợc 68/2007/GCNC 2 20.000.000 100.000.000 17/08/2007 -Ngƣời lao động P-CNTTLK -Đấu giá ra công chúng Cổ đông hiện hữu (Cổ 129/2007/GCN 3 100.000.000 200.000.000 11/12/2007 phiếu thƣởng tỷ lệ 1:1) CP-CNTTLK Cổ đông hiện hữu (Cổ 115/2009/GCN 4 66.629.620 266.629.620 09/12/2009 phiếu thƣởng tỷ lệ 3:1) CP-CNVSD Ngƣời lao động (ESOP 69/2006/GCNC 5 2.500.000 269.129.620 16/09/2010 2010) P-VSD-4 Ngƣời lao động (ESOP 69/2006/GCNC 6 2.500.000 271.629.620 10/06/2011 2011) P-VSD-5 Cổ đông hiện hữu 69/2006/GCNC 7 (Cổ phiếu thƣởng tỷ lệ 1: 380.134.670 651.764.290 03/08/2011 P-VSD-6 1,4 Ngƣời lao động (ESOP 69/2006/GCNC 8 2.000.000 653.764.290 25/06/2012 2012) P-VSD-7 Cổ đông hiện hữu (Cổ 69/2006/GCNC 9 217.879.010 871.643.300 27/06/2014 đông thƣởng tỷ lệ 3:1) P-VSD-9 Nguồn: website DHG GVHD: Thái Thị Bích Trân 40 SVTH: Trác Thành Xuân
  58. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này 3.1.1.3 Mạng lƣới phân phối: Dƣợc Hậu Giang sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc với 12 công ty con phân phối và 24 chi nhánh, đƣợc đầu tƣ mua đất – xây nhà, có kho hàng đạt chuẩn GDP (Thực hành phân phối thuốc tốt ), 30 nhà thuốc, quầy lẻ trực thuộc đạt tiêu chuẩn GPP, phân phối xuống từng tuyến huyện, xã, ấp, các tỉnh thành trên toàn quốc. Đội ngũ nhân sự 1.447 nhân viên thuộc khối bán hàng, tiếp xúc và giao dịch trực tiếp với hơn 25.000 khách hàng là các nhà thuốc, doanh nghiệp tƣ nhân, bệnh viện, trung tâm y tế.Trong đó , có 10.154 khách hàng là thành viên câu lạc bộ khách hàng “ Cùng thịnh vƣợng” của DHG Pharma. Hoạt động xuất khẩu hiện tại của DHG Pharma gồm 13 quốc gia: Moldova, Ukraina, Myanmar, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Nigieria, Lào, Singapore, Jordan, Srilanka, Rumani, Bắc Triều Tiên. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng chủ lực của công ty và nhóm hàng có nguồn gốc thảo dƣợc với thế mạnh nguồn thảo dƣợc thiên nhiên Việt Nam. 3.1.1.4 Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lƣợng - Hệ thống quản lý: Hệ thống quản lý chất lƣợng của Dƣợc Hậu Giang là công cụ cung cấp những chuẩn mực cho các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, giúp cho cán bộ, công nhân viên thực hiện việc quản lý, kiểm soát chất lƣợng và công việc nhất quán, cùng với dây chuyền công nghệ tiên tiến, đội ngũ lãnh đạo, kỹ sƣ, công nhân vận hành có kinh nghiệm đã mang đến cho thị trƣờng những sản phẩm có chất lƣợng tốt. - Hệ thống chất lƣợng: Chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do tổ chức quốc tế Anh chứng nhận. Nhà máy, kho và phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn WHO/GMP/GLP/GSP. 3.1.2 Lĩnh vực hoạt động , thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang: 3.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động: Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh dƣợc phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm Sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro, thuốc nƣớc, thuốc cream, hỗn dịch uống và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên GVHD: Thái Thị Bích Trân 41 SVTH: Trác Thành Xuân
  59. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này Trên 300 sản phẩm lƣu hành trên toàn quốc và đƣợc chia làm 12 nhóm: kháng sinh, nấm diệt ký sinh trùng; Hệ thần kinh; Giảm đau – hạ sốt; Mắt; Tai mũi họng – hen suyễn, sổ mũi; Tim mạch; Tiểu đƣờng; Tiêu hóa – gan mật; Cơ xƣơng khớp; Chăm sóc sắc đẹp; Da liễu; Vitamin và khoáng chất. 3.1.2.2 Thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển: a. Thuận lợi: Những năm qua Công ty Dƣợc Hậu Giang đã không ngừng vƣơn lên thực hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nƣớc trên lĩnh vực dƣợc phẩm, tổ chức tốt mạng lƣới phân phối, đƣa thuốc về tới các xã vùng sâu vùng xa phục vụ kịp thời nhu cầu về điều trị và chăm sóc sức khỏe ngƣời dân. Mạng lƣới phân phối đã rộng khắp trong cả nƣớc và thị trƣờng quốc tế nhƣ Lào, Campuchia, Moldova, Thƣơng hiệu của công ty đƣợc nhiều ngƣời biết đến rộng rãi trên khắp cả nƣớc, “ Dƣợc Hậu Giang” là một thƣơng hiệu có uy tín và đứng vào danh sách top 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2016 ( công bố ngày 8/11/2016). Công ty còn đứng trong top 7 trong thị trƣờng Dƣợc Phẩm Việt Nam và đứng đầu trong thị trƣờng Generics. Công ty có đội ngũ nhân viên trình độ cao, nguồn nhân lực dồi dào với tinh thần làm việc tích cực, đoàn kết vì mục tiêu phát triển bền vững của công ty. Lịch sữ ra đời và phát triển lâu năm có nhiều kinh nghiệm làm việc, có chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuyên nghiệp, có đạo đức trong kinh doanh và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Sản phẩm công ty luôn đƣợc đảm bảo an toàn chất lƣợng, luôn đƣợc kiểm nghiệm nên tạo đƣợc uy tính với ngƣời tiêu dùng. Nguồn tài chính của công ty luôn minh bạch và ổn định. Vì thế tạo đƣợc sự tinh tƣởng của khách hàng nên doanh thu bán hàng của Dƣợc Hậu Giang luôn tăng qua các năm và luôn dẫn đầu trong ngành Công Nghiệp Dƣợc ở Việt Nam. Hiệu quả kinh doanh tốt tạo ra nhiều lợi nhuận, tạo đƣợc sự tin tƣởng ở các nhà đầu tƣ vì vậy mà công ty dễ dàng huy động vốn và phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Chính sách bán hàng và phân phối sản phẩm của công ty đã tạo đƣợc sự tin xậy và gắn kết hệ thống đại lý – kênh phân phối, góp phần tạo sự ổn định vững chắc cho đầu ra của sản phẩm công ty. GVHD: Thái Thị Bích Trân 42 SVTH: Trác Thành Xuân
  60. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này b. Khó khăn: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty dƣợc trong nƣớc nói chung và Dƣợc Hậu Giang nói riêng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các dƣợc phầm nƣớc ngoài. Tâm lý ngƣời tiêu dùng ƣu chuộng thuốc ngoại hơn thuốc nội mặc dù, thuốc ngoại luôn có giá thành rất cao. Việc thay đổi các quy định mới từ Bộ y tế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc làm cho Dƣợc Hậu Giang găp nhiều khó khăn trong việc phát triển sản phẩm và vận hành thiết bị, máy móc, nhà máy mới Hiện nay, nạn làm thuốc giả rất phổ biến và ngày càng tăng cao làm cho các doanh nghiệp dƣợc mất uy tín, ảnh hƣởng đến thị phần. Phụ thuộc quá nhiều về nguồn nguyên liệu nƣớc ngoài nên giá cả nguyên vật liệu luôn ở mức cao và liên lục tăng qua các năm, cùng với sự thay đổi về tỷ giá đã ảnh hƣởng trực tiếp đến giá vốn của công ty. c. Định hƣớng phát triển: Tăng cƣờng quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của công ty . Bên cạnh đó, áp dùng nhiều hình thức khuyến mãi, ƣu đãi , quà tặng cho khách hàng thân thiết. Bán hàng theo doanh số, đồng thời tăng hoa hồng cho nhân viên bán hàng và thay đổi giá bán sản phẩm. Tái cơ cấu, hoàn thiện tổ chức và hệ thống quản trị trên nguyên tắc hiệu quả và chuyên nghiệp. Tăng sản lƣợng tiêu thụ, giải quyết công ăn việc làm thông qua đầu tƣ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu phát triển và đầu tƣ hoạt động xuất khẩu. Sản phẩm của công ty hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nƣớc ngoài nên việc nghiên cứu và phát triển nguồn nguyên liệu giá rẻ từ thiên nhiên đƣợc đặt lên hàng đầu. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, hợp tác gia công, liên doanh liên kết Phát hay vai trò các đoàn thể, đầu tƣ nguồn nhân lực có tài, có tâm, đoàn kết và đặt sự phát triển lâu dài ổn định của Dƣợc Hậu Giang lên trên mọi lợi ích. GVHD: Thái Thị Bích Trân 43 SVTH: Trác Thành Xuân