Khóa luận Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM - PGD Lạc Long Quân

pdf 93 trang thiennha21 23/04/2022 4491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM - PGD Lạc Long Quân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_hoat_dong_cho_vay_tai_ngan_hang_tmcp_pha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM - PGD Lạc Long Quân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH PGD LẠC LONG QUÂN TRONG 3 NĂM 2011 – 2013 Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. VÕ TƢỜNG OANH Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ THANH TRÚC MSSV: 1054030649 Lớp: 10DKNH02 TP. Hồ Chí Minh, 2014 i
  2. SVTH: PHẠM THỊ THANH TRÚC LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong tốt nghiệp đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – PGD Lạc Long Quân, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 PHẠM THỊ THANH TRÚC ii
  3. SVTH: PHẠM THỊ THANH TRÚC LỜI CẢM ƠN Sau khoảng thời gian học tập, đƣợc sự chỉ dẫn nhiệt tình cũng nhƣ sự giúp đỡ của thầy cô khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, những ngƣời đã hết lòng truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng nhƣ những kỹ năng thực tiễn quan trọng, đặc biệt là cô T , ngƣời đã chỉ dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian bài luận của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và tiếp xúc với phía Ngân hàng. Sau gần hai tháng thực tập tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM với đề tài “Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM – PGD Lạc Long Quân”. Trong quá trình thu thập và xử lý số liệu, tôi đã đƣợc sự giúp đỡ, quan tâm nhiệt tình của các cô chú, anh chị phòng kinh doanh – tín dụng, đã hƣớng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, góp phần làm cho bài luận của tôi đƣợc hoàn thành tốt hơn. Cùng với đó là Ban giám đốc cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc thực tập tại Ngân hàng. Tôi xin gửi lởi cảm ơn chân thành đến toàn thể quý vị! Tôi đã cố hết sức hoàn thành bài luận nhƣng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi có những sai sót. Mong quý thầy cô và các cô chú, anh chị thông cảm và góp ý cho bài luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cù y cô Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Ban giám hiệu đƣợc dồi dào sức khỏe và luôn công tác tốt trong sự nghiệp giáo dục của mình. Xin chúc quý Ngân hàng kinh doanh ngày càng phát triển, an toàn và hiệu quả, xin chúc toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng mạnh khỏe và thành đạt! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 PHẠM THỊ THANH TRÚC iii
  4. SVTH: PHẠM THỊ THANH TRÚC MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 2 3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY 5 1.1 Ngân hàng Thƣơng mại 5 1.1.1 Khái niệm về Ngân Hàng Thƣơng Mại 5 1.1.2 Chức năng của NHTM 5 1.1.2.1 Trung gian tín dụng 5 1.1.2.2 Trung gian thanh toán 6 1.1.2.3 Tạo tiền 6 1.1.3 Các hoạt động của NHTM 6 1.1.3.1 Huy động vốn 6 1.1.3.2 Tín dụng 7 1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 7 1.1.3.4 Hoạt động khác 8 1.2 Hoạt động cho vay và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trƣờng 8 1.2.1 Khái niệm về hoạt động cho vay 8 1.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay 9 1.2.3 Phân loại cho vay 9 1.2.3.1 Dựa vào mục đích cho vay 9 1.2.3.2 Dựa vào mục đích vay 10 1.2.3.3 Dựa vào mức độ tín nhiệm 10 1.2.3.4 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn 11 iv
  5. SVTH: PHẠM THỊ THANH TRÚC 1.2.4 Các phƣơng thức cho vay 11 1.2.5 Các nguyên tắc cho vay 12 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay của Ngân hàng 13 1.3.1 Những nhân tố khách quan 13 1.3.2 Những nhân tố chủ quan 14 1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay tại Ngân hàng 18 1.4.1 Chỉ tiêu tổng dƣ nợ và tổng tài sản 18 1.4.2 Tỷ lệ dƣ nợ/Vốn huy động 19 1.4.3 Hệ số thu nợ 19 1.4.4 Vòng quay vốn tín dụng 19 1.4.5 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn 20 1.4.6 Nợ xấu 20 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 21 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 22 2.1 Giới thiệu khái quát về HDBank Lạc Long Quân 22 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 22 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HDBank 22 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của PGD Lạc Long Quân 22 2.1.1.3 Quy mô vốn 23 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của HDBank Lạc Long Quân 24 2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ 24 2.1.2.2 Đánh giá chung về bộ máy tổ chức 25 2.1.3 Tình hình nhân sự 26 2.1.4 Doanh số 27 2.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 27 2.1.4.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh 29 2.1.5 Địa bàn kinh doanh 29 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại HDBank Lạc Long Quân 30 2.2.1 Quy trình cho vay tại HDBank Lạc Long Quân 30 2.2.2 Tình hình hoạt đọng cho vay của HDBank Lạc Long Quân 38 2.2.2.1 Tình hình cho vay của HDBank Lạc Long Quân 38 v
  6. SVTH: PHẠM THỊ THANH TRÚC 2.2.2.1.1 Cho vay theo thời gian gốc của khoản vay 38 2.2.2.1.2 Cho vay theo đối tƣợng khách hàng 43 2.2.2.1.3 Cho vay theo cơ cấu nội, ngoại tệ 47 2.2.2.2 Tình hình nợ xấu tại HDBank Lạc Long Quân 50 2.2.2.3 Đánh giá tình hình hoạt động cho vay của HDBank Lạc Long Quân 54 2.2.2.3.1 Chỉ tiêu tỷ lệ Cho vay/Vốn huy động 54 2.2.2.3.2 Chỉ tiêu Hệ số thu nợ 55 2.2.2.3.3 Chỉ tiêu tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ 55 2.2.2.3.4 Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng 56 2.2.2.3.5 Chỉ tiêu tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dƣ nợ 56 2.2.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của HDBank Lạc Long Quân 57 2.2.2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc 57 2.2.2.4.2 Những hạn chế 58 2.2.3 Phân tích SWOT 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI HDBANK LẠC LONG QUÂN 60 3.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng trong những năm tới 60 3.2 Những giải pháp cho HDBank Lạc Long Quân 60 3.2.1 Giải pháp 1: Khai thác chính sách huy động vốn hiện tại (S3 + O2 + O3) bằng cách duy trì và tìm kiếm thêm khách hàng của chính sách này 60 3.2.2 Giải pháp 2: Phát triển cho vay các khách hàng có khả năng phát triển và đẩy mạnh công tác cho vay và thu hồi nợ (S1 + S5 + W2 + W4 + O1) 61 3.2.3 Giải pháp 3: Giải pháp về nhân sự (T1 + T2 + T3 + W2 + W3 + W4) tuyển thêm nhân viên cho việc thành lập bộ phận marketing 63 3.2.4 Giải pháp 4: Thận trọng cho các khách hàng vay khi môi trƣờng kinh doanh của các đối tƣợng có rủi ro thay đổi (W4 + T2 + T3) 64 PHẦN KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU SỬ DỤNG – THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC vi
  7. SVTH: PHẠM THỊ THANH TRÚC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh TMCP Thương mại cổ phần PGD Phòng giao dịch HĐKD Hoạt động kinh doanh DPRR Dự phòng rủi ro NHTM Ngân hàng thương mại NHNN CBTD Cán bộ tín dụng GTCG Giấy tờ có giá NHNN Ngân hàng Nhà nước CNTT Công nghệ thông tin HĐTD Hợp đồng tín dụng
  8. SVTH: PHẠM THỊ THANH TRÚC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại HDBank Lạc Long Quân Trang 25 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank Lạc Long Quân qua 3 năm 2010 – 2012 Trang 26 Bảng 2.3: Cho vay theo thời gian gốc của khoản vay (2011 – 2013) Trang 39 Bảng 2.4: Cho vay theo đối tượng khách hàng (2011 – 2013) Trang 43 Bảng 2.5: – 2013) Trang 47 Bảng 2.6: Tình hình nợ cho vay theo phân loại nợ (2011 – 2013) Trang 51 Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu theo phân loại nợ (2011 – 2013) Trang 52 Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của HDBank Lạc Long Quân Trang 54
  9. SVTH: PHẠM THỊ THANH TRÚC DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của HDBank Lạc Long Quân Trang 23 Sơ đồ 2.2: Biểu đồ cho vay theo thời gian gốc của khoản vay (2011 – 2013) Trang 40 theo thời gian gốc của khoản vay (2011 – 2013) Trang 42 Sơ đồ 2.4: Biểu đồ cho vay theo đối tượng khách hàng (2011 – 2013) Trang 44 cho vay theo đối tượng khách hàng (2011 – 2013) Trang 45 Sơ đồ 2.6: Biểu đồ (2011 – 2013) Trang 48 (2011 – 2013) Trang 49 Sơ đồ 2.8: Biểu đồ nợ xấu theo phân loại nợ (2011 – 2013) Trang 52
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời năm 1951 đến nay, ngành Ngân hàng nước ta đã từng bước hình thành, phát triển và không ngừng đổi mới, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về trình độ quản lý cũng như khoa học công nghệ nhưng những kết quả mà ngành Ngân hàng mang lại đã góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới chung của nền kinh tế, trong đó nổi bật nhất là góp phần đẩy lùi và kìm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngành Ngân hàng với những hoạt động đa dạng của mình, chủ yếu là huy động và cho vay, trong đó cho vay là chính, được tiến hành thường xuyên và là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng. Với mục đích kinh doanh an toàn – hiệu quả – phát triển, các nhà quản lý cũng như các cấp chỉ đạo luôn tìm mọi biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, tăng cường tính an toàn, sử dụng vốn một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận trong công tác huy động, đầu tư và thẩm định hồ sơ vay vốn. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển một cách mạnh mẽ sau khi gia nhập WTO. Đây là dấu ấn quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là đòn bẩy để đưa nước ta đi lên, tiến gần hơn tới nền kinh tế phát triển. Trước cơ hội cũng như sức ép của sự kiện này đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng cường nguồn lực để cạnh tranh với các công ty nước ngoài cũng như là đối thủ cạnh tranh. Do đó nhu cầu về vốn của cá nhân và các tổ chức kinh tế ngày càng tăng. Và Ngân hàng là nơi có thể đáp ứng được nhu cầu này của họ. Chính điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh của các NHTM trở nên thật sôi động. Tuy nhiên, tình hình nền kinh tế Việt Nam luôn biến động không ổn định, nền kinh tế đang có dấu hiệu lạm phát cao, chi phí sản xuất tăng vọt làm hàng loạt các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Song song với nó là chính sách thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tín dụng của NHNN đã làm cho ngành Ngân hàng thêm nhiều gánh nặng. Với những thách thức và tầm quan trọng vừa nêu, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD 1
  11. Lạc Long Quân” làm đề tài cho mình nhằm mục đích cùng với Ngân hàng tìm ra những giải pháp tối ưu nhất, góp phần làm cho công tác kinh doanh của Ngân hàng ngày càng thêm hiệu quả. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu đề tài “ Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân” nhằm đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng để thấy rõ thực trạng cho vay và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng. 2.2 Mục tiêu cụ thể + Phân tích về hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, và ở đây số liệu sẽ được lấy trong ba năm 2011, 2012 và 2013. + Đánh giá được thực trạng chung trong hoạt động cho vay của Ngân hàng theo tình hình thực tế địa phương. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu + Thông qua quan sát và tìm hiểu tình hình hoạt động thực tế của Ngân hàng trong thời gian thực tập. + Thu thập số liệu và tài liệu thực tế thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( 2011 – 2013) . o các tài liệu đã học, các sách, báo, tạp chí Ngân hàng, thông tin trên internet. 2
  12. 3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu + Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế nhằm so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Trong đó: Y0 : Chỉ tiêu năm trước : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu %Y : Tốc độ tăng trưởng + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Trong đó: : Chỉ tiêu năm trước : Chỉ tiêu năm sau : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu Ngoài ra, trong quá trình thực hiện còn sử dụng biểu đồ, biểu bảng, thu thập thêm ý kiến của các cán bộ, đội ngũ nhân viên của Ngân hàng nhằm làm cho đề tài trở nên khách quan, chính xác hơn. 4. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân. + Thời gian: thu thập và xử lý số liệu trong 3 năm 2011, 2012, 2013. + Đối tượng nghiên cứu 3
  13. Đề tài sẽ chú trọng vào cáo số liệu, những thông tin có liên quan đến hoạt động cho vay của HDBank, với số liệu thu thập từ năm 2011 đến năm 2013. Tập trung phân tích thực trạng cho vay, qua đó đưa ra nhận xét là đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác cho vay. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được chia thành 3 chương với những nội dung chính như sau: + Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay + Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân. + Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân. 4
  14. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY 1.1 Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thƣơng mại NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng hệ thống NHTM ở nơi nào phát triển thì kinh tế xã hội nơi ấy đi lên và ngược lại. Định nghĩa hoạt động Ngân hàng được định nghĩa trong luật NHNN do Quốc hội khóa X thông qua ngày (sửa đổi, bồ sung 1 số điều vào ngày 17/06/2003). Luật NHNN định nghĩa: Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Nghị định số 49/2000/NĐ – CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ “NHTM là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”. Tóm lại: Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng được xem là định chế tài chính đặc biệt của thị trường, giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả trong tương lai rồi sử dụng vốn tiền gửi đó để cho vay, đầu tư, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu thương phiếu và cung cấp các dịch vụ thanh toán. 1.1.2 Chức năng của NHTM 1.1.2.1 Trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch 5
  15. giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay, góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. 1.1.2.2 Trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và các cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thi bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Chức năng này đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tôc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội. 1.1.2.3 Tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình. NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã góp phần thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương diện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 1.1.3 Các hoạt động của NHTM 1.1.3.1 Huy động vốn Huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản có tính chất sống còn đối với bất kì một NHTM nào, vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu của NHTM. Theo luật pháp cho phép, các NHTM được phép huy động vốn bằng nhiều hình thức sau đây. Nhận tiền gửi: là nguồn huy động chủ yếu của NHTM, bao gồm: 6
  16. + Nhận tiền gửi không kì hạn của các tổ chức, cá nhân. + Nhận tiền gửi có kì hạn (tiền gửi tiết kiệm) của các tổ chức, cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội. + Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Phát hành giấy tờ có giá: NHTM được quyền phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng, ) để huy động vốn có kỳ hạn và có mục đích sử dụng. Các hình thức huy động vốn khác: vay vốn ở các NHTM khác, vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước 1.1.3.2 Tín dụng Tín dụng là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế – xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp một khối lượng lớn vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Hoạt động tín dụng của NHTM gồm có: + Cho vay ( ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ). + Chiết khấu chứng từ có giá (cho vay gián tiếp). + Cho thuê tài chính. + Bảo lãnh ngân hàng (tín dụng bằng chữ ký). + Các hình thức khác (thấu chi, trả góp ). 1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Đây là hoạt động quan trọng và có tính đặc thù của NHTM, nhờ hoạt động này mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế được thực hiện thông suốt và thuận lợi. Đồng thời, thông qua hoạt động này góp phần làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ NHTM gồm: 7
  17. + Mở tài khoản giao dịch cho các khách hàng là pháp nhân, thể nhân trong nước và nước ngoài. + Cung ứng các phương tiện thanh toán cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ trong nước và quốc tế. + Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác. + Thực hiện dịch vụ ngân quỹ (thu phát tiền mặt, kiểm đếm, phân loại, bảo quản vận chuyển tiền mặt ) + Tham gia hệ thống thanh toán bù trừ trong nước và hệ thống thanh toán quốc tế khi được phép. 1.1.3.4 Hoạt động khác Ngoài ba mặt hoạt động nói trên, các NHTM còn được thực hiện các hoạt động khác, phù hợp với chức năng nghiệp vụ của mình đồng thời không bị luật pháp nghiêm cấm. Các hoạt động này gồm: + Góp mua cổ phần  Góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp.  Góp vốn, mua cổ phẩn của các tổ chức tín dụng khác. + Thực hiện việc mua bán chứng từ có giá trên thị trường tiền tệ. + Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. + Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác và đại lý. + Cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ và các dịch vụ khác có liên quan. 1.2 Cho vay và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trƣờng 1.2.1 Khái niệm về hoạt động cho vay Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 8
  18. 1.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay  Thõa mãn nhu cầu của khách hàng thiếu vốn trên thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, vốn tự có của hầu hết các doanh nghiệp cũng như nguồn vốn của các tổ chức xã hội, dân cư đều nhỏ hơn so với nhu cầu sử dụng vốn. Do đó, Ngân hàng trở thành một kênh cung cấp vốn tin cậy cho các nhu cầu đó.  Thúc đẩy và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Việc thỏa mãn một phần hay toàn bộ nhu cầu vốn của doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu tư xây dựng cơ bản từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.  Nâng cao hệ thống kinh doanh: Khác với việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng phải có nghĩa vụ cả gốc và lãi của khoản vay đến khi hết hạn. Do đó yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng trì trệ, các doanh nghiệp phải tự chủ kinh doanh, tức là phải nắm bắt được tình hình thị trường, đánh giá, phân tích những biến động và xu hướng phát triển của thị trường để từ đó tìm ra hướng đi cho mình. 1.2.3 Phân loại cho vay Phân loại cho vay là việc sắp xếp lại các khoản cho vay theo từng nhóm dựa theo một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có sơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau: 1.2.3.1 Dựa vào mục đích cho vay Cách phân loại theo mục đích cho vay nhằm phục vụ nhu cầu về vốn cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, bao gồm: cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, cho vay các định chế tài chính, cho vay cá nhân, cho thuê của các định chế tài chính, cho vay khác. Căn cứ vào mục đích cho vay có cho vay sản xuất lưu thông hàng hóa và cho vay tiêu dùng. + Cho vay sản suất lưu thông hàng hóa là loại cho vay được cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất 9
  19. kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế. + Cho vay tiêu dùng là loại cho vay được sử dụng để cho vay các nhu ng. Loại cho vay này thường được sử dụng để cho vay các cá nhân đáp ứ u phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn. 1.2.3.2 Dựa vào mục đích vay Gồm: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn + Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn không quá 12 tháng (1 năm). Cho vay ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn. + Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố định, các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, có thời hạn thu hồi vốn nhanh hoặc các nhu cầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm. + Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn từ trên 5 năm, thường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản, có thời hạn thu hồi vốn lâu (thời gian hoàn vốn vay trên 5 năm). 1.2.3.3 Dựa vào mức độ tín nhiệm Gồm: Cho vay có đảm bảo bằng tài sản và cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. + Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là loại cho vay mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay vốn được đảm bảo bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba. + Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản là loại cho vay mà theo đó Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay trên cơ sở khách hàng có tín nhiệm với Ngân hàng, có năng lực tài chính và có phương án, dự thi, có khả năng hoàn trả nợ vay hoặc NHTM Nhà nước được cho vay theo chỉ định của Chính phủ hoặc cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội. 10
  20. 1.2.3.4 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn Gồm có cho vay vốn lưu động và cho vay vốn cố định + Cho vay vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. + Cho vay vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các thành phần kinh tế có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. 1.2.4 Các phƣơng thức cho vay Theo Điều 16 Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN “V/v ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”, các tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay để lựa chọn phương thức cho vay phù hợp. Các phương thức cho vay theo quyết định bao gồm: + Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. + Cho vay theo hạn mức tín dụng: tổ chức tín dụng và khách hàng xác định, thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. + Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. + Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương pháp vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của quy chế này và quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng do Thống đốc NHNN ban hành. + Cho vay trả góp: khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời gian cho vay. 11
  21. + Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời gian hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. + Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay, phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và c a NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. + Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. + Các phương thức cho vay khác: phù hợp với quy định tại quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay. 1.2.5 Các nguyên tắc cho vay Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả v tạo điều kiện cho việc hoàn trả nợ vay của khách hàng, mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn xin vay, trong đó nói rõ mục đích kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Theo đó, Ngân hàng yêu cầu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay và đảm bảo thực thi có hiệu quả. Nếu Ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì Ngân hàng có thể thu hồi vốn trước thời hạn. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 12
  22. Theo nguyên tắc này thì khách hàng phải trả vốn và lãi sau một thời gian sử dụng nhất định. Để thực hiện nguyên tắc này, các khoản cho vay của Ngân hàng đều có kỳ hạn nợ, khi hết hạn khách hàng phải nộp tiền để trả nợ Ngân hàng. Nếu đến hạn Ngân hàng không nhận được lệnh của khách hàng thì Ngân hàng sẽ tự động ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, nếu tài khoản của khách hàng không có số dư thì Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời gửi giấy báo cho khách hàng biết để đi đến việc phát mãn tài sản thế chấp. 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay của Ngân hàng Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của một Ngân hàng, hoạt động cho vay phát triển sẽ kéo theo các hoạt động khác của Ngân hàng phát triển. Nâng cao chất lượng cho vay đã, đang và sẽ là cái đích mà tất cả các NHTM hướng tới. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Bên cạnh các nhân tố từ chính Ngân hàng, còn có những nhân tố từ khách quan của Ngân hàng và các nhân tố chủ quan khác. 1.3.1 Những nhân tố khách quan + Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế phát triển có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay. Một môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, các chủ thể tham gia gia nền kinh tế hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy chất lượng hoạt động cho vay được nâng lên. Nhưng nền kinh tế cũng có thể có những thay đổi bất ngờ. Chẳng hạn khi lạm phát cao, lãi suất thực tế sẽ giảm xuống và nếu như Ngân hàng không cân đối giữa các khoản mục bên nguồn vốn và tài sản thì các khoản cho vay đó có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Cũng có thể có những biến động về tỷ giá hoặc biến động về thị trường làm cho chủ đầu tư bị bất ngờ, dẫn đến dòng tiền vào không như kế hoạch làm giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Như vậy, chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế mà nó hoạt động, vấn đề đối với Ngân hàng là phải làm tốt công tác dự báo và khả năng thích ứng nhanh khi có sự biến động nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động cho vay. 13
  23. + Môi trường pháp lý Một NHTM khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật của Nhà nước nói chung và NHNN nói riêng. Như vậy môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng. Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định các Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cho vay. + Môi trường Chính trị –Xã hội Môi trường chính trị – xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và mạnh dạn mở rộng hoạt động cho vay. Điều này giúp cho Ngân hàng có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tác động của môi trường chính trị – xã hội tới chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng là không thường xuyên, nhưng khi có biến động về chính trị, tác động của nó tới các Ngân hàng là vô cùng lớn. Một sự thay đổi trong hệ thống chính trị có thể làm cho các Ngân hàng mất toàn bộ các khoản cho vay của mình, điều này sẽ đẩy nó đến bờ vực phá sản. 1.3.2 Những nhân tố chủ quan + Chính sách cho vay Chính sách cho vay là định hướng cơ bản cho hoạt động cho vay của Ngân hàng. Thông thường chính sách cho vay có các khoản mục như sau: các loại cho vay được thực hiện, thanh toán nợ, vì vậy nó có quyết định to lớn đến sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ kích thích được việc tiết kiệm và đầu tư, thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của Ngân hàng, đồng thời tuân thủ theo pháp luật và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. + Chất lượng của công tác thẩm định dự án Khi đến Ngân hàng để xin được vay vốn khách hàng thường phải mang đến một bộ hồ sơ về dự án mà họ sẽ tiến hành thực hiện. Thẩm định dự án giúp Ngân hàng xem xét một cách toàn diện các mặt của dự án để xác định tính khả thi của dự án, trên cơ sở đó sẽ quyết định khách hàng này có đủ điều kiện để được vay vốn hay không. Cũng thông qua công tác thẩm định, Ngân hàng với kinh nghiệm vốn có của mình có thể tư 14
  24. vấn, giúp đỡ các chủ đầu tư s a đổi những điểm không hợp lý trong dự án để dự án có tính khả thi hơn, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán. Do công việc này là cơ sở để quyết định có nên cho vay hay không nên chất lượng của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động cho vay. Nếu chất lượng của công tác thẩm định không cao tức là nhân viên tín dụng không xác định được thực chất dự án có hiệu quả hay không, điều đó sẽ làm cho những khoản cho vay mà Ngân hàng đã cấp sẽ gặp nhiều rắc rối trong việc thu hồi các món nợ chính của mình. Chính vì vậy mà công tác thẩm định đòi hỏi các nhân viên thẩm định phải có trình độ cao và sự kết hợp một cách có hiệu quả giữa các phòng ban trong Ngân hàng. + Chất lượng của đội ngũ nhân sự Yếu tố mang tính quyết định đến việc nâng cao hay suy giảm chất lượng cho vay lại chính là nguồn nhân lực của Ngân hàng, vì suy cho cùng hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng là những quyết định mang tính chủ quan. Một Ngân hàng với đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đưa ra những chính sách hợp lý và phương hướng phát triển phù hợp với khuynh hướng phát triển của nền kinh tế. Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ giúp Ngân hàng có những khoản vay với chất lượng cao nhất. Các cán bộ của các phòng ban, các bộ phận khác sẽ giúp cho Ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, tạo dấu ấn trong nền kinh tế. + Công tác tổ chức Tổ chức của NHTM được sắp xếp một cách có khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng Ngân hàng, trong từng hệ thống NHTM cũng như giữa NHTM với các cơ quan quản lý Nhà nước như NHNN, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở tài chính sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Theo dõi, quản lý sát các khoản cho vay là cơ sở để quản lý có hiệu quả các khoản cho vay. Tổ chức Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung có phân cấp, chính là khâu quan trọng trong quá trình quản lý chất lượng cho vay đồng bộ, góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ của Nhà nước. 15
  25. + Quy trình cho vay Là những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn. Nó được bắt đầu từ khi điều tra thẩm định, thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng tiền vay, thu lãi cho đến khi thu hồi hết nợ. Chất lượng cho vay tốt hay không tùy thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình cho vay. Trong bước này, chất lượng cho vay tùy thuộc vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng vay vốn cũng như quy định về điều kiện, thủ tục cho vay ở các NHTM. Kiểm tra quá trình cho vay giúp cho Ngân hàng nắm được diễn biến, nguyên nhân của khoản cho vay đã cấp để điều chỉnh, can thiệp khi cần thiết, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Thu nợ, thu lãi và thanh lý nợ là khâu quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của Ngân hàng. Sự nhạy bén của Ngân hàng trong khâu này sẽ phát hiện kịp thời những bất thường đối với mọi khoản vay cùng với những biện pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn điều đó sẽ có tác động tích cực đối với chất lượng cho vay. + Thông tin cho vay Thông tin cho vay có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng cho vay. Nhờ có thông tin cho vay, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết đến việc cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin cho vay có thể thu được từ các nguồn có sẵn ở Ngân hàng, từ phía khách hàng, từ các nguồn thông tin khác. Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định khách hàng, thị trường, để đưa ra những quyết định phù hợp. Thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong quan hệ cho vay càng lớn, chất lượng cho vay càng cao. 16
  26. + Kiểm soát nội bộ Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo Ngân hàng có được các thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, thực hiện được các mục tiêu đã định. Hoạt động kiểm soát trong lĩnh vực cho vay gồm:  Kiểm soát chính sách cho vay, quy trình cho vay và các thủ tục có liên quan đến khoản cho vay. Kiểm tra định kỳ do kiểm soát viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, vi phạm chính sách, thủ tục kiểm soát các dịch vụ kế toán liên quan đến khoản cho vay.  Kiểm tra đột xuất việc xử dụng vốn vay, tài sản thế chấp của khách hàng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và các khoản đảm bảo vốn vay. + Trang thiết bị phục vụ hoạt động cho vay Trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến, phù hợp với khả năng tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động của Ngân hàng sẽ giúp cho Ngân hàng: Phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ, thanh toán, ) với chi phí phù hợp và thời gian nhanh nhất, giúp cho các cấp quản lý kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động cho vay để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thỏa mãn ngày càng cao yêu cầu của khách hàng và tạo ra uy tín cho Ngân hàng trong cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn. Việc nghiên cứu này có thể giúp:  Hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động cho vay của Ngân hàng.  Để NHTM thực sự là người bạn tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nền kinh tế – xã hội, tạo điều kiện cho NHTM có thế mạnh riêng của mình, tăng cường 17
  27. cạnh tranh trước những NHTM khác, đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động theo đúng pháp luật. Nắm vững các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của những nhân tố này sẽ tạo nên sự thành công của hoạt động cho vay nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung. 1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay tại Ngân hàng 1.4.1 Chỉ tiêu tổng dƣ nợ và tổng tài sản Tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền Ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng kém hiệu quả, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của Ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay càng cao, bởi vì bên cạnh những khoản cho vay đó còn có những rủi ro trong hoạt động cho vay mà Ngân hàng phải gánh chịu. Chỉ tiêu tổ phản ánh quy mô cho vay của Ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dư nợ của Ngân hàng khi so sánh với thị phần cho vay của các Ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của Ngân hàng là cao hay thấp. Tổng tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của tổng tài sản của Ngân hàng nói chung. Phân tích tổng tài sản giúp Ngân hàng biết được Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động của những tài sản nào để giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả. Từ đó sẽ phân tích được khả năng cho vay của Ngân hàng, cần phát triển hình thức cho vay nào để phù hợp với năng lực của Ngân hàng. 18
  28. 1.4.2 Tỷ lệ dƣ nợ/Vốn huy động Dư nợ Dư nợ/Vốn huy động = * 100% Vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng vốn huy động thì có bao nhiêu phần trăm được sử dụng để cho vay. Nếu tỷ lệ này thấp thì lợi nhuận của Ngân hàng có thể thấp vì phải trả lãi tiền gửi cao hơn thu lãi tiền vay vì lãi nhận được do điều chuyển vốn đi thấp, ngược lại tỷ lệ này cao thì sẽ phản ánh xu thế có lợi cho Ngân hàng. Vì Ngân hàng sẽ thu được lãi cho vay nhiều hơn phải trả lãi tiền gửi. 1.4.3 Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay) Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao thì được đánh giá là càng tốt. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay 1.4.4 Vòng quay vốn tín dụng (Doanh số thu nợ/Dƣ nợ bình quân) Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn tín dụng của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (lần) = Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = 2 19
  29. 1.4.5 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Hay nói cách khác nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ cho vay không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn. Nợ quá hạn là từ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 bao gồm nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = * 100% Tổng dư nợ 1.4.6 Nợ xấu Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) = * 100% Tổng dư nợ Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định 493. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể, ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ. 20
  30. dung cho vay. Trong chương 1, ch 21
  31. CHƢƠNG 2 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 2.1 Giới thiệu khái quát về HDBank Lạc Long Quân 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HDBank HDBank (HoChiMinhCity Development Joint Stock Commercial Bank) là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước, được thành lập từ ngày 04/01/1990. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả, an toàn, HDBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường tài chính ngân hàng. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm Biểu tượng của Ngân hàng gần đây, HDBank đã đạt được những thành quả vượt bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích lũy các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dich vụ, con người, công nghệ, để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa ngân hàng vươn lên một tầm cao mới. Đến cuối năm 2013, HDBank có hơn 190 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của PGD Lạc Long Quân PGD Lạc Long Quân được thành lập theo quyết định số 14/QĐ – HĐQT ngày 30/06/2007 của Ngân hàng phát triển TP.HCM. Ngày 23/01/2008 PGD Lạc Long Quân chính thức đi vào hoạt động. PGD hoạt động chính thức trở thành trung tâm chuyên trách khách hàng thứ 2 của hệ thốngHDBank với mô hình hiện đại, thân thiện và thuận tiện hơn. Mô hình mới này sẽ được áp dụng trong toàn hệ thống HDBank, đi m khác biệt nổi trội là thiết kế ở khu vực đón khách, bàn tư vấn riêng biệt tạo sự gần gũi, thuận tiện trong việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên. 22
  32. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, PGD Lạc Long Quân đã được mở rộng quy mô để trở thành trung tâm bán lẻ đa năng, tăng cường tiếp cận trực tiếp với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và được xã hội chấp nhận như máy ATM, Internet Banking, Home Banking. 2.1.1.3 Quy mô vốn Hoạt động nguồn vốn và kinh doanh của HDBank đã tham gia tích cực vào thị trường tài chính, chủ động và linh hoạt trên thị trường, từng bước tạo dựng uy tín và thế đứng trên thị trường. Ngày 21/06/2013 HDBank hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng. Trước đó, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 9657/NHNN-TTGSNH chấp nhận cho HDBank được tăng vốn điều lệ đã được hội đồng cổ đông HDBank thông qua. Với đợt tăng vốn lần này HDBank sẽ tập trung nâng cao năng lực tài chính, đầu tư công nghệ, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nâng cấp các điểm giao dịch để tăng thêm tiện nghi cho khách hàng, bổ sung vào nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Phát hành trái phiếu TDH huy động được 500 tỉ đồng nâng tổng số dư huy động trái phiếu lên 1350 tỷ đồng và chiếm 2,95% tổng tài sản và chiếm 3,69% tổng vốn huy động. Ngoài ra, HDBank cũng sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ để khẳng định và giữ vững vai trò tiên phong trong lĩnh vực này nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của HDBank trong thời gian tới. 23
  33. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của HDBank Lạc Long Quân Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của HDBank Lạc Long Quân Trưởng Phòng Giao Dịch (Phụ Trách Tín Dụng) Phó Phòng Giao Dịch (Phụ Trách Kế Toán) Giao Dịch Viên Kế Toán Ngân Quỹ Bộ Phận Tín Dụng Bộ Phận Hỗ Trợ Tín Dụng (Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân) 2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ Trƣởng phòng giao dịch: Là người đứng đầu chỉ đạo mọi hoạt động của phòng giao dịch, điều hành mọi hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng, định hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của ngành và từ đó giao cho các phòng ban các chức năng th c hiện nhiệm vụ. Phó phòng giao dịch: Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Trưởng phòng giao dịch trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn phòng giao dịch, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chánh, thẩm định vốn, công tác tổ chức tín dụng. Bộ phận tín dụng và bộ phận hỗ trợ tín dụng: Thực hiện các công việc kinh doanh tiền tệ như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền VNĐ và ngoại tệ. Đồng thời, thực hiện nghiệp vụ cho vay thông qua nghiệp vụ tín dụng hiện hành đối với các doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, bảo đảm an toàn vốn và 24
  34. kinh doanh có hiệu quả. Trực tiếp lấy ý kiến của khách hàng về sự đáp ứng của Ngân hàng có phù hợp hay chưa để có biện pháp khắc phục và đề xuất với ban lãnh đạo về những hạn chế nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Giao dịch viên:Là người làm việc trực tiếp với khách hàng . Nhiệm vụ chủ yếu là cho vay, thu nợ, huy động vốn, làm dịch vụ chuyển tiền dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ngân hàng. Kế toán ngân quỹ: Ngoài các nghiệp vụ về kế toán nội bộ, kế toán tiền gửi, tiền vay phục vụ khách hàng, phòng kế toán còn quản lý chặt chẽ tiền gửi, tiền ứng trước, gia hạn nợ, gán nợ thu lãi được trưởng phòng phê duyệt. Đồng thời, lập các báo cáo tình hình dư nợ, tình hình cân đối nguồn vốn, lập các báo cáo cân đối tổng hợp và thực hiện lưu trữ các hồ sơ vay vốn cũng như các chứng từ có liên quan theo quy định. 2.1.2.2 Đánh giá chung về bộ máy tổ chức Ƣu điểm: Có sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của ban Giám đốc, sự năng động và nổ lực của toàn thể cán bộ nhân công viên. Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc lâu năm của các chuyên viên đã từng bước đưa vị trí của ngân hàng lên tầm cao mới. HDBank- PGD Lạc Long Quân với tổng số nhân sự 20 người. với cơ cấu tổ chức gồm 2 bộ phận chính là tín dụng và kế toán giao dịch được quản lí bởi trưởng và phó phòng hợp tác với nhau hòa đồng và nhịp nhàng cùng một mục đích chung. Luôn có chính sách khen thưởng đối với nhân viên để động viên tinh thần làm việc và các cuộc thi, các khóa tu dưỡng và đào tạo cho các nhân viên. Với sự xắp xếp phù hợp như vậy công việc không bị trùng lắp công việc và luôn được kiểm soát và kiểm tra giữa các nghiệp vụ xử lí với các chứng từ một cách nhanh chóng và cụ thể. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đã hỗ trợ nhiều trong việc quản trị rủi ro và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. 25
  35. Nhƣợc điểm: So với cơ cấu tổ chức của PGD Lạc Long Quân với cơ cấu tổ chức của PGD các ngân hàng khác thì vẫn thiếu một chức vụ lãnh đạo tổng hợp và xem xét các quyết định quan trong của PGD. Trong thời buổi khó khăn hiện nay ngân hàng nên cho bộ phận tín dụng chung với bộ phận hỗ trợ tín dụng để không phải chồng chéo công việc của nhau. Hạn chế việc bất kiêm bất nhiệm, mọi việc xét duyệt đều được thông qua trưởng phòng giao dịch. 2.1.3 Tình hình nhân sự Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại HDBank Lạc Long Quân Chức vụ Số lƣợng Nam Nữ Trưởng PGD 1 người 1 Nữ Phó PGD 1 người 1 Nam Nhân viên tín dụng 9 người 8 Nam 1 Nữ Giao dịch viên 7 người 2 Nam 5 Nữ Bảo vệ 2 người 2 Nam (Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân) Ƣu điểm: Công tác tuyển dụng HDBank đầu tư công tác đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực ngày càng chuyên nghiệp. Những năm vừa qua HDBank đã triển khai các chỉ tiêu đánh giá công việc và bước đầu đạt được những tín hiệu tích cực. Hoạt động đào tạo cũng được triển khai hiệu quả đáp ứng kịp thời nguồn nhân sự phục vụ cho khu vực, và đào tạo sự đồng bộ cho từng vị trí chức danh. Năm 2013, đã xây dựng được đội ngũ giảng viên và tài liệu biên soạn chuẩn theo chức danh từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những nốt son thành công của đội ngũ kinh doanh, giao dịch HDBank luôn có sự đồng hành của nhân sự khu vực. Đây là bước đầu tiên trong việc triển khai mô hình nhân sự hiện đại nhằm gắn kết các hoạt động kinh doanh, vận hành, hỗ trợ thành một chuỗi khép kín vững chắc. 26
  36. Nhƣợc điểm: Đội ngũ nhân sự của HDBank Lạc Long Quân tuy có trình độ chuyên môn, nhanh nhẹn nhưng chỉ chuyên về những nghiệp vụ huy động và cho vay. Công tác marketing chưa được đ y mạnh, điều này ít nhiều cũng hạn chế trong việc thu hút khách hàng và tăng trưởng dư nợ. 2.1.4 Doanh số 2.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh HDBank là một Ngân hàng TMCP hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Để tăng lợi nhuận thì Ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản cho vay, đầu tư. Khi lợi nhuận đạt kết quả khả quan thì Ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng hoạt động tín dụng, tăng vốn tự có cho Ngân hàng. Bảng 1.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank Lạc Long Quân qua 3 năm 2011–2013 ĐVT: Triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Tăng Tăng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số Số tiền trƣởng trƣởng tiền (%) (%) Tổng thu nhập hoạt 16.635 19.296 28.474 2.661 15,99 9.178 47,56 động Tổng chi phí hoạt động 7.289 9.321 12.957 2.032 28,88 3.636 39,01 LN thuần từ HĐKD trƣớc chi phí DPRR tín 9.346 9.974 15.516 628 6,73 5.542 55,56 dụng Chi phí DPRR tín dụng 1.468 1.349 2.961 (119) (8,11) 1.612 119,50 Tổng LN trƣớc thuế 7.877 8.575 12.555 698 8,86 3.980 46,41 Tổng chi phí thuế 2.001 1.981 3.083 (20) (0,01) 1.102 55,63 TNDN Lợi nhuận trong năm 5.876 6.593 9.471 717 12,20 2.878 43,65 (Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân) 27
  37. Hoạt động kinh doanh của HDBank Lạc Long Quân trong 3 năm đã đạt được những thành công nhất định. Tuy chi phí tăng qua các năm nhưng do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn nên lợi nhuận trong năm của Ngân hàng tăng lên. Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động tăng qua 3 năm, năm 2012 tăng với tốc độ 15,99% so với năm 2011 tương ứng với 2.661 triệu đồng. Đến năm 2013, tốc độ tăng nhanh đáng kể so với tốc độ tăng của năm trước, tăng 47,56% so với năm 2012 tương ứng với số tiền tuyệt đối là 9.178 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng thu nhập hoạt động qua các năm là do Ngân hàng tăng cường thêm nhiều dịch vụ mới cũng như có thêm nhiều hình thức huy động vốn như chương trình tiết kiệm cho con, tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi Tất cả các hoạt động này đều giúp cho tổng thu nhập của Ngân hàng tăng lên. Thị trường Ngân hàng đang là một thị trường nóng trong điều kiện kinh tế hiện nay nên sẽ tạo cho Ngân hàng có nhiều cơ hội để tăng thu nhập của Ngân hàng. Tổng chi phí hoạt động cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng chi phí là do Ngân hàng gia tăng các hoạt động dịch vụ như quảng cáo, tặng quà cho khách hàng trúng thưởng hoặc khách hàng lâu năm. Bên cạnh đó Ngân hàng còn đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Tổng lợi nhuận của Ngân hàng năm 2012 đạt 6.593 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 717 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 12,20%. Đến năm 2013, tốc độ tăng tổng lợi nhuận của Ngân hàng so với năm 2012 là 43,65% tương ứng với số tiền 2.878 triệu đồng, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của năm 2012. Tổng lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua mỗi năm chủ yếu là do tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt kết quả khả quan, áp dụng lãi suất khá linh hoạt, chính sách cho vay, dự phòng rủi ro cho những khoản nợ quá hạn và thu nợ hợp lý. Lợi nhuận đó thu từ các hoạt động như thanh toán quốc tế, bảo lãnh mở L/C, dịch vụ chuyển tiền và kinh doanh ngoại hối, Để đạt được những kết quả này là nhờ sự quản lý năng động, sáng tạo của ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của toàn thể nhân viên HDBank Lạc Long Quân. 28
  38. 2.1.4.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh HDBank Lạc Long Quân là một Ngân hàng có chất lượng hoạt động khá tốt, tuy nhiên trong hoạt động của Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy, Ngân hàng cần các biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu, đồng thời xử lý các chỉ tiêu còn hạn chế để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình trong giai đoạn tới. Những hạn chế đó là: + Về hoạt động cho vay: HDBank Lạc Long Quân vẫn chưa có chiến lược đa dạng hóa khách hàng, chỉ tập trung cho vay vào một thành phần kinh tế tư nhân. Công tác marketing của Ngân hàng tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song so với yêu cầu vẫn còn có những hạn chế, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng dư nợ. + Về hoạt động huy động vốn: HDBank Lạc Long Quân chưa mở rộng được mối quan hệ với nhiều công ty, doanh nghiệp để thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ họ. Đồng thời chưa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng huy động vốn, từ đó làm cho lượng huy tiền huy động hạn chế, không tăng cao. 2.1.5 Địa bàn kinh doanh Ngày nay, các ngân hàng đều nổ lực mở thật nhiều các cơ sở giao dịch với mạng lưới rộng khắp trên cả nước nhằm thu hút tiền gửi trong dân cư cũng như đ y mạnh các hoạt động kinh doanh khác tại ngân hàng, mang lại cho khách hàng những dịch vụ tiện ích và tốt nhất. Trên cơ sở đó, HDBank nói chung và PGD Lạc Long Quân nói riêng đã đưa ra định hướng phát triển nhanh, đồng bộ và toàn diện để đứng vào top 10 NHTM lớn nhất trong 3– 5 năm tới. Cụ thể cần hoàn thành các mục tiêu sau:  Thay đổi thương hiệu đi đôi với việc đổi mới chất lượng để trở thành một ngân hàng chuyên nghiệp, năng động, phục vụ mọi loại hình doanh nghiệp có tiềm năng, có quy mô lớn trong và ngoài nước.  Phát triển mạng lưới rộng khắp đất nước thông qua việc không ngừng mở rộng hệ thống các PGD, quỹ tiết kiệm để từng bước thâm nhập sâu vào thị trường nhằm tìm 29
  39. hiểu, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, mong muốn của người dân. Bên cạnh đó, công tác này cũng nhằm để chuẩn bị cho sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng với nhau. Đến tháng 12/2013, HDBank đã có hớn 190 điểm giao dịch trên toàn quốc, tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, An Giang, Hải Phòng, Đăk Lăk, Bắc Ninh, Có thể nói, đây là một nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng và cần được tiếp tục phát huy hơn nữa. 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại HDBank Lạc Long Quân 2.2.1 Quy trình cho vay tại HDBank Lạc Long Quân Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn  Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng kí những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.  Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.  Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay điều được CBTD báo cáo lãnh đạo và báo cáo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).  CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ. Những giấy tờ cần có để hoàn thành hồ sơ vay vốn  Đơn xin vay vốn  Tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng: giấy đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, con dấu, mã số thuế, quyết định bổ nhiệm giám đốc,  Tài liệu thuyết minh vay vốn: hồ sơ năng lực tài chính như các báo cáo tài chính, hồ sơ đảm bảo, giấy chứng nhận tài sản đảm bảo,  Phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ, phương án dự phòng. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn 30
  40. Kiểm tra hồ sơ vay vốn  Kiểm tra hồ sơ pháp lý: CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý  Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay + CBTD kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn + Đối với các kết quả hoạt động kinh doanh dự tính cho ba năm tới và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư, khả năng vay tra, nguồn trả. + Ngoài ra, kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hàng vay và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư; ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai. Kiểm tra mục đích vay vốn  Kiểm tra mục đích vay vốn của phương án đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh hay không.  Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ).  Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành. Bước 3: Phân tích tín dụng  Tìm hiểu về khách hàng vay vốn CBTD phải đi thực tế tại gia đình/nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn để tìm hiểu thêm thông tin về: + Gia đình của khách hàng vay vốn. + Mục đích vay vốn của khách hàng. 31
  41. + Những nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng. + Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng. + Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. + Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có).  Về phương án sản xuất kinh doanh  Đi thực tế tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư.  Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra.  Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng.  Tìm hiểu từ các phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư cùng loại.  Kiểm tra, xác minh thông tin Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau: + Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng. + Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng. + Các bạn hàng, đối tác làm ăn của khách hàng vay nợ. + Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (công chứng giấy tờ tại nơi khách hàng làm việc, các cơ quan như UBND phường, cơ quan thuế, ). Phân tích đánh giá năng lực tài chính  Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.  Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính. 32
  42.  Tình hình quan hệ với Ngân hàng  Quan hệ tín dụng với Chi nhánh cho vay và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.  Quan hệ tiền gửi tại tại Ngân hàng cho vay và tại các Tổ chức tín dụng khác.  Dự kiến lợ a Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt  CBTD tiến hành tính toán lãi và/hoặc phí (lợi ích) có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính). Còn nếu đây là khoản vay để làm mục đích khác, thì tương tự cũng có thể tính ra số lãi và số tiền phí (nếu có).  Cũng cần lưu ý là phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng (ví dụ lợi nhuận từ khoản vay có thể sẽ không cao như mong muốn nhưng bù lại, khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao, khách hàng thường xuyên/có thể có nguồn ngoại tệ bán cho Ngân hàng).  Phân tích thẩm định phương án vay vốn và dự án đầu tư  Đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và nhưng rủi ro có thể xảy ra để đưa ra việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.  Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đả o hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro.  Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay; tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng.  Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay  CBTD phải xuống tận nơi xem xét, đánh giá, thẩm định giá trị của tài sản đảm bảo, giấy tờ hợp lệ, không có tranh chấp.  CBTD hoặc cán bộ thẩm định làm thủ tục để đảm bảo tài sản thẩm định có thể đảm bảo cho khoản vay. 33
  43.  Lập báo cáo thẩm định cho vay  Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.  Tổng hợp nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định. Tái thẩm định khoản vay CBTD sẽ đánh giá lại một lần nữa về hồ sơ, tính pháp lý, hợp lý của bộ hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Từ đó đề xuất có cho khách hàng vay hay không. Bƣớc 4: Quyết định tín dụng Việc ra quyết định tín dụng, ngoài ra dựa vào báo cáo thẩm định và đề xuất của CBTD cỏn phụ thuộc vào: - Thông tin cập nhập t trường, các cơ quan có liên quan. - Các chính sách tín dụng của Ngân hàng, qui định tín dụng của Nhà nước. - Nguồn cho vay của Ngân hàng khi ra quyết định tín dụng. Các bước quyết định tín dụng: 1. Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình TPTD. 2. Trên cơ sở Tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, TPTD xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào Tờ trình và trình Lãnh đạo. 3. Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định. 4. Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, cắn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/tái thẩm định và TPTD, khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo ngân hàng chi nhánh phê duyệt.  Khoản vay thuộc quyền phán quyết: Sau khi đó kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, Ban lãnh đạo sẽ quyết định: - Duyệt đồng ý cho vay. - Duyệt cho vay có điều kiện. - Không đồng ý. 34
  44. - Triệu tập Hội đồng tư vấn tín dụng để quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp.  Khoản vay vượt quyền phán quyết: Sẽ được Ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo, ngân hàng khu vực mới được phép giải ngân. Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: Số tiền cho vay, Lãi suất cho vay, Thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có). Bƣớc 5: Giải ngân 1. Xem xét, kiểm tra đầy đủ các chứng từ giải ngân của khách hàng (hợp đồng vật tư, bảng kê chu tiết, ) và các chứng từ giải ngân của Ngân hàng (hợp đồng đảm bảo tiền vay, ủy nhiệm chi, ). 2. Trình duyệt giải ngân.  CBTD sau khi xem xét chứng từ giải ngân nói trên, nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình TPTD.  TPTD kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD. - Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo. - Nếu chưa phù hợp, yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại. - Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định.  Lãnh đạo ký duyệt: - Nếu đồng ý: Ký duyệt. - Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại. - Nếu không đồng ý: Ghi rõ lý do. 3. Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ:  CBTD nh n lại chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho vay, nạp vào máy tính các thông tin dữ liệu của khoản vay theo Hợp đồng nhận nợ qua mạng máy tính của Ngân hàng. 35
  45.  CBTD chuyển những chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các Phòng nghiệp vụ có liên quan. Bƣớc 6: Giám sát và thu nợ 1. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn Mở sổ sách theo dõi: CBTD mở sổ sách theo dõi các thông tin khoản vay theo hợp đồng tín dụng, Bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo dõi theo nội dung: ngày tháng năm giải ngân, lãi suất, tiền thu nợ, Khai thác phần mềm điện toán: CBTD thường xuyên sử dụng phần mềm điện toán để theo dõi quản lý khoản vay, nếu phát hiện số liệu hạch toán sai lệch với hồ sơ tín dụng phải báp cáo với TPTD phối hợp với các phòng có liên quan để xử lý.  Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, vật tư đảm bảo nợ vay: kiểm tra qua hồ sơ chứng từ, kiểm tra tại hiện trường, lập biên bản kiểm tra. 2. Phân tích hiệu quả vốn vay. 3. Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay. 4. Thu nợ gốc và lãi  Có 2 phương pháp thu nợ gốc va lãi được áp dụng: Người vay trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch hoặc thành lập tổ thu nợ lưu động (có từ 3 cán bộ trở lên).  Khoản vay bằng ngoại tệ nào thì trả nợ gốc và lãi theo ngoại tệ đó. Trường hợp trả bằng ngoại tệ khác hoặc bằng đồng Việt Nam thì phải được giám đốc chấp thuận.  Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn thì số tiền lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ. Nếu có những thỏa thuận khác phải được ghi vào HĐTD.  Căn cứ kỳ hạn trả nợ gốc, lãi của khoàn vay, CBTD thường xuyên theo dõi tiến độ trả nợ của khách hàng vay thông qua chứng từ, sổ sách kế toán và các phần mềm về quản lý khoản vay, thông báo bằng văn bản trước 05 ngày làm việc cho khách hàng đối với thu lãi và ít nhất 10 ngày làm việc đối với thu gốc khoản vay. 36
  46. 5. Xử lý phát sinh  Trả nợ trước hạn: CBTD xem xét yêu cầu trả nợ trước hạn của khách hàng hoặc yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn trong từng trường hợp cụ thể.  Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ: trên cơ sở đề nghị của khách hàng CBTD kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng, nếu đủ điều kiện gia hạn thì lập tờ trình gia hạn nợ khách hàng theo nội dung đã quy định trong HĐTD.  Cho vay thêm nếu dự án đầu tư của khách hàng gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn. Xét thấy khả năng dự án có thể phát triển tốt nếu được đầu tư thì Ngân hàng có thể xem xét cho vay thêm. Bƣớc 7: Giám sát và thanh lý tín dụng  Nếu khách hàng không trả được nợ trong vòng 15 ngày, CBTD cho vay trực tiếp thẩm định báo cáo lãnh đạo trực thuộc nêu rõ phương án trả nợ cụ thể, có khả thi.  Định kỳ hàng tháng, quý hoặc dột xuất CBTD có thể cùng TPTD tiến hành kiểm tra mục dich sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay của khách hàng thông qua: sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng; chứng từ, hóa đơn hạch toán.  Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí, để tất toán khoản vay.  Giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tài sản.  Thanh lý hợp đồng tín dụng. 2.2.2 Tình hình hoạt động cho vay của HDBank Lạc Long Quân 2.2.2.1 Tình hình cho vay của HDBank Lạc Long Quân Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, ngoài hoạt động huy động vốn nhằm chủ động được nguồn vốn thì hoạt động sử dụng vốn được xem là hoạt động chủ yếu mà Ngân hàng cần phải quan tâm nhằm đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Trong thời gian qua, để hoạt động cho vay của Ngân hàng có hiệu quả hơn cũng như để cạnh tranh với các NHTM khác trong nền kinh tế, HDBank đã đa dạng hóa các hình thức cho vay của mình. Tuy hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn vẫn là chủ yếu nhưng 37
  47. để theo kịp đà phát triển của đất nước, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, Ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, giảm dần cho vay trung và dài hạn. Với sự chuyển hướng trên, hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có những diễn biến tích cực trong những năm vừa qua. Để làm rõ vấn đề này, ta phân tích chỉ tiêu dư nợ cho vay theo thời gian, đối tượng và khách hàng. 2.2.2.1.1 Cho vay theo thời gian gốc của khoản vay 38
  48. Bảng 2.3: Cho vay theo thời gian gốc của khoản vay (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ Tỷ Tăng Tăng Tỷ trọng Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền Số tiền trọng Số tiền trƣởng Số tiền trƣởng (%) (%) (%) (%) (%) 1.Doanh số 383.208 100 440.030 100 506.500 100 56.822 14,83 66.470 15,11 Nợ ngắn hạn 248.154 64,76 279.068 63,42 280.415 55,36 30.914 12,46 1.347 0,48 Nợ trung hạn 101.687 26,53 109.780 24,95 138.076 27,26 8.093 7,96 28.296 25,78 Nợ dài hạn 33.367 8,71 51.182 11,63 88.009 17,38 17.815 53,39 36.827 71,95 2. Thu nợ 370.079 100 431.583 100 485.503 100 61.504 16,62 53.920 12,49 Nợ ngắn hạn 239.422 64,69 275.146 63,75 268.635 55,33 35.724 14,92 (6.511) (2,67) Nợ trung hạn 99.987 27,02 108.680 25,18 131.974 27,18 8.693 8,69 23.294 21,43 Nợ dài hạn 30.670 8,29 47.757 11,07 84.894 17,49 17.087 55,71 37.137 77,76 3. Dƣ nợ 210.755 100 241.396 100 277.648 100 30.641 14,54 36.252 15,02 (Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân) 39
  49. Tình hình doanh số cho vay Nhìn chung, tổng doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng tăng đều qua mỗi năm. Quan sát sơ đồ 2.2 sẽ cho thấy rõ hơn về tình hình dư nợ theo thời gian của Ngân hàng. Sơ đồ 2.2: Biểu đồ cho vay theo thời gian gốc của khoản vay (2011 – 2013) Triệu VND 300,000 279,068 280,415 248,154 250,000 200,000 Nợ ngắn hạn 138,076 150,000 Nợ trung hạn 101,687 109,780 100,000 88,009 Nợ dài hạn 51,182 50,000 33,367 0 2011 2012 2013 Trong năm 2011, doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 383.208 triệu đồng, đến năm 2012 là 440.030 triệu đồng, tăng 56.822 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011 tương đương với 14,83%. Cho vay theo thời gian tiếp tục tăng trong năm 2013 đạt 506.500 triệu đồng tương đương với 15,11% so với năm 2012. Trong tổng doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả ba năm 2011, 2012, 2013 và có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 cho vay ngắn hạn là 248.154 triệu đồng, sang năm 2012 là 279.068 triệu đồng tăng 30.914 triệu đồng tương đương với 12,46% so với năm 2011. Đến năm 2013, cho vay ngắn hạn đạt 280.415 triệu đồng, tăng 1.347 triệu đồng tương đương 0,48% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc cho vay ngắn hạn tăng qua mỗi năm là do các doanh nghiệp vay vốn để giải quyết vốn tạm thời thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh, mà chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn nên khả năng thu hồi vốn cao. Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, CBTD của Ngân hàng theo dõi thường xuyên tình hình sử dụng vốn của các doanh 40
  50. nghiệp, khuyến khích khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Trong tình hình huy động vốn bị cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì HDBank Lạc Long Quân hạn chế tối đa các dự án cho vay trung và dài hạn. Do đó cho vay trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng cũng có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể: + Cho vay trung hạn năm 2011 đạt 101.687 triệu đồng, năm 2012 doanh số cho vay đạt 109.780 triệu đồng, tăng 7,96% so với năm 2011 tương đương 8.093 triệu đồng. Năm 2013, cho vay trung hạn tiếp tục tăng so với năm 2012, đạt 138.076 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 25,78% tương đương 28.296 triệu đồng. + Cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay theo thời gian nhưng lại có tốc độ tăng cao nhất. Năm 2011, doanh số cho vay đạt 33.367 triệu đồng, năm 2012 là 51.182 triệu đồng, tỷ lệ tăng khá cao là 53,39% so với năm 2011 tương đương với 17.815 triệu đồng. Năm 2013, cho vay dài hạn là 88.009 triệu đồng, tăng 71,95% tương đương 36.827 triệu đồng so với năm 2012. Ngân hàng muốn vòng quay vốn tín dụng nhanh hơn, thu hồi nợ tốt hơn, giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng. Vì thế, Ngân hàng chủ yếu cho vay là nợ ngắn hạn nên tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng lên của Ngân hàng tăng qua mỗi năm, còn tỷ lệ nợ trung hạn và dài hạn bị hạn chế. Mặt khác, trong những năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta phải mở toanh cánh cửa theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian đầu các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước còn bỡ ngỡ, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty nước ngoài vào nước ta. Điều đó làm cho Ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ trung và dài hạn của các doanh nghiệp. Để công tác thu nợ tốt hơn, Ngân hàng cần khắc phục, chủ động hơn nữa trong công tác thu nợ, tích cực giám sát, đôn đốc khách hàng để tiến trình thu nợ được đảm bảo. 41
  51. Tình hình thu hồi nợ Sơ đồ 2.3: Biểu đồ thu nợ cho vay theo thời gian gốc của khoản vay (2011 – 2013) Triệu VND 300,000 275,146 268,635 239,422 250,000 200,000 Nợ ngắn hạn 131,974 150,000 108,680 Nợ trung hạn 99,987 84,894 100,000 Nợ dài hạn 47,757 30,670 50,000 0 2011 2012 2013 Qua bảng số liệu và sơ đồ 2.3 ta thấy công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng phát triển tốt thông qua việc tình hình thu nợ tăng liên tục qua 3 năm, trong đó thu nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và không ngừng tăng trưởng. Công tác thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng có những tiến triển tốt và đạt được những thành công nhất định. Năm 2011, Ngân hàng thu hồi nợ là 239.422 triệu đồng, năm 2012 là 275.146 triệu đồng, năm 2013 giảm xuống 268.635 triệu đồng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của Ngân hàng. Điều này cho thấy các khách hàng làm ăn thuận lợi, có hiệu quả nên luôn hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Ngoài ra, một phần cũng do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng luôn được đẩy mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cho vay trung hạn và dài hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với cho vay ngắn hạn. Cho vay trung hạn tăng từ 99.987 triệu đồ a năm 2011 lên 108.680 triệu đồng của năm 2012 và sang năm 2013 là 131.974 triệu đồng. Cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng ít nhất nhưng tình hình thu hồi nợ cũng tăng lên tục, năm 2011 là 30.670 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 47.757 triệu đồng, năm 2013 tăng mạnh lên 84.894 triệu đồng. 42
  52. 2.2.2.1.2 Cho vay theo đối tƣợng khách hàng Bảng 2.4: Cho vay theo đối tượng khách hàng (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ Tỷ Tăng Tăng Chỉ tiêu Tỷ trọng Số tiền Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trƣởng Số tiền trƣởng (%) (%) (%) (%) (%) 1. Doanh số 383.208 100 440.030 100 506.500 100 56.822 14,83 66.470 15,11 Các tổ chức kinh tế 262.539 68,51 321.709 73,11 375.464 74,13 59.170 22,54 53.755 16,71 Các cá nhân 120.669 31,49 118.321 26,89 131.036 25,87 (2.348) (1,95) 12.715 10,75 370.079 100 431.583 100 485.503 100 61.504 16,62 53.920 12,49 2. Thu nợ Các tổ chức kinh tế 254.763 68,84 315.207 73,04 361.944 74,56 60.444 23,75 46.737 14,83 Các cá nhân 115.316 31,16 116.376 26,96 123.559 25,44 1.060 0,92 7.183 6,17 3. Dƣ nợ 210.755 100 241.396 100 277.648 100 30.641 14,54 36.252 15,02 (Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân) 43
  53. Tình hình Doanh số cho vay Sơ đồ 2.4: Biểu đồ cho vay theo đối tượng khách hàng (2011–2013) Triệu VND 400,000 375,464 350,000 321,709 300,000 262,539 250,000 200,000 Các tổ chức kinh tế 150,000 131,036 120,669 118,321 Các cá nhân 100,000 50,000 0 2011 2012 2013 Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy tổng doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của HDBank tăng đều qua mỗi năm. Chiếm tỷ trọng nhiều nhất là cho vay các tổ chức kinh tế, cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng ít hơn và c tăng giảm không đều qua các năm. + Cụ thể năm 2011, cho vay các tổ chức kinh tế đạt 262.539 triệu đồng chiếm tỷ lệ 68,51% trong tổngdoanh số cho vay theo đối tượng khách hàng, cho vay cá nhân chỉ chiếm 31,49% tương đương 120.669 triệu đồng. + Năm 2012, trong khi cho vay tổ chức kinh tế tăng nhanh thì cho vay cá nhân lại giảm xuống. Trong đó cho vay các tổ chức kinh tế tăng lên chiếm 73,11% tương đương 321.709 triệu đồng, cho vay cá nhân giảm chỉ đạt 118.321 triệu đồng chiếm 26,89%. + Đến năm 2013, tổng doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng tăng lên là do cho vay các tổ chức kinh tế và cho vay cá nhân cùng tăng lên so với năm 2012. Cho vay các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ khá cao 74,13% tương đương 375.464 triệu đồng, và cho vay cá nhân tăng lên chiếm 25,87% trong tổng cho vay tương đương 131.036 triệu đồng. 44
  54. Tổng doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm, đó là dấu hiệu tốt cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Nguyên nhân tăng là do tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm được mở rộng về quy mô. Từ đó thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế nên Ngân hàng đã mở rộng được hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó trong vài năm trở lại đây thì số lượng các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, ngày càng tăng lên trên khắp cả nước. Một phần là do nước ta đang từng bước hòa mình hội nhập vào nền kinh tế, các công trình giao thông vận tải ngày càng được nâng cao, mô hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế có nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm thị trường. Song song đó, nhiều ngành nghề khác cũng được mở rộng sản xuất kinh doanh nên hoạt động cho vay của Ngân hàng nhờ đó mà sôi nổi hơn, doanh số cho vay cũng tăng lên. Tình hình thu hồi nợ Sơ đồ 2.5: Biểu đồ thu nợ cho vay theo đối tượng khách hàng (2011 – 2013) Triệu VND 400,000 361,944 350,000 315,207 300,000 254,763 250,000 Các tổ chức kinh tế 200,000 Các cá nhân 150,000 115,316 116,376 123,559 100,000 50,000 0 2011 2012 2013 Qua bảng số liệu và sơ đồ 2.5, ta thấy tình hình thu hồi nợ của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với các cá nhân. Các tổ chức kinh tế có doanh số thu nợ tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2011 doanh số thu nợ là 254.763 triệu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ đạt 315.207 triệu đồng, tăng 60.444 triệu đồng so với năm 2011, với tỷ lệ tăng là 23,75%. Năm 2013, doanh số thu nợ 45
  55. đạt 361.944 triệu đồng tiếp tục tăng 46.737 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,83% so với năm 2012. Phần lớn các tổ chức kinh tế giao dịch với Ngân hàng là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và giải trí, du lịch. Nhu cầu thư giãn và tiêu dùng đang là nhu cầu cần thiết và cấp bách của người dân, do đó những nhu cầu này luôn tăng cao qua mỗi năm, điều đó dẫn đến việc kinh doanh của các tổ chức đạt được lợi nhuận cao, họ luôn giữ uy tín trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn thường xuyên chủ động thực hiện những chính sách mới để giao dịch với nhiều doanh nghiệp như đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó có thể đảm bảo được nguồn thu nợ của Ngân hàng. Doanh số thu nợ của các cá nhân tuy tăng không cao nhưng vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2011 thu nợ được 115.316 triệu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ là 116.376 triệu đồng, tăng 1.060 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,92%. Sang năm 2013 doanh số thu nợ là 123.559 triệu đồng, tăng 7.183 triệu đồng tương ứng 6,17% so với năm 2012. Các cá nhân vay Ngân hàng chủ yếu là để phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hằng ngày. Do đó doanh số cho vay các cá nhân chiếm tỷ trọng không cao dẫn đến doanh số thu nợ cũng chiếm phần ít trong tổng số thu nợ theo đối tượng khách hàng. Trong những năm vừa qua, các cá nhân vẫn hoàn thành nhiệm vụ trả nợ cho Ngân hàng theo đúng hẹn. Điều đó cho thấy dù trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay nhưng khách hàng vẫn có ý thức trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng, đây là những khách hàng tiềm năng mà Ngân hàng cần hướng tới nhiều hơn trong hoạt động cho vay để nâng cao doanh số. 46
  56. 2.2.2.1.3 Cho vay theo cơ cấu nội, ngoại tệ Bảng 2.5: Cho vay theo cơ cấu nội, ngoại tệ (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ Tăng Tăng Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng trọng Số tiền Số tiền Số tiền trƣởng Số tiền trƣởng Số tiền (%) (%) (%) (%) (%) 383.208 100 440.030 100 506.500 100 56.822 14,83 66.470 15,11 1. Doanh số 190.837 49,8 178.212 40,5 206.145 40,7 (12.625) (0,07) 27.933 0,16 Nội tệ Ngoại tệ (USD quy đổi ra 192.371 50,2 261.818 59,5 300.355 59,3 69.447 0,36 38.537 0,15 VND) 2. Thu nợ 370.079 100 431.583 100 485.503 100 61.504 16,62 53.920 12,49 Nội tệ 185.942 50,24 174.255 40,38 200.743 41,35 (11.687) (6,29) 26.488 15,20 Ngoại tệ (USD quy 184.137 49,77 257.328 59,62 284.760 58,65 73.191 39,75 27.432 10,66 đổi ra VNĐ) 3. Dƣ nợ 210.755 100 241.396 100 277.648 100 30.641 14,54 36.252 15,02 (Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân) 47
  57. Sơ đồ 2.6: Biểu đồ cho vay theo cơ cấu nội, ngoại tệ (2011–2013) Triệu VNĐ 350,000 300,355 300,000 261,818 192,371 250,000 206,145 190,837 178,212 200,000 Nội tệ 150,000 Ngoại tệ 100,000 50,000 0 2011 2012 2013 Tình hình Doanh số cho vay Bảng số liệu 2.6 cho ta thấy rõ sự tăng trưởng vượt bậc của cho vay theo ngoại tệ trong hai năm 2012 và 2013, trong khi trước đó dư nợ cho vay theo nội, ngoại tệ năm 2011 có cơ cấu khá đều nhau và không chênh lệch nhau quá nhiều. Trong năm 2011, cho vay nội tệ đạt 190.837 triệu đồng chiếm 49,8% trong tổng cho vay theo cơ cấu nội, ngoại tệ. Cho vay ngoại tệ mà chủ yếu là cho vay USD chiếm tỷ trọng nhiều hơn nhưng không quá cao so với cho vay nội tệ, đạt tỷ lệ 50,2% tương đương với số tiền là 192.371 triệu đồng. Sang năm 2012, cho vay nội tệ bất ngờ giảm xuống nhưng tổng dư nợ cho vay lại tăng lên, việc tăng lên đó chủ yếu là do cho vay ngoại tệ tăng cao hơn so với năm 2011 là 69.447 triệu đồng với tỷ lệ tăng lên thêm là 0,36%. Cụ thể cho vay ngoại tệ năm 2012 đạt 261.818 triệu đồng chiếm tỷ lệ 59,5% trong cơ cấu cho vay nội ngoại tệ. Trong khi đó, cho vay nội tệ giảm xuống chỉ chiếm 40,5% tương đương 178.212 triệu đồng, giảm 12.625 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 0,07% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2011). Năm 2013, cho vay nội tệ và ngoại tệ đều tăng cao hơn so với năm 2012. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã có thêm nhiều chính sách cho vay nội ngoại tệ hấp dẫn để thỏa mãn nhu cầu của nhiều khách hàng trong nền kinh tế thị trường. Cho vay nội tệ năm 2013 đạt 206.145 triệu đồng với tỷ lệ là 40,7%, tăng 27.933 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 48
  58. tăng 0,16% so với năm 2012. Cho vay ngoại tệ cũng tăng lên đáng kể chiếm 59,3% với số tiền đạt được là 300.355 triệu đồng, so với năm 2012 thì cho vay ngoại tệ tăng 0,15% với số tiền tăng thêm là 38.537 triệu đồng. Khi cho vay theo ngoại tệ, Ngân hàng không những phải đối phó với những rủi ro thông thường mà còn phải đối phó với những rủi ro về tỷ giá hối đoái (đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính như hiện nay). Việc đồng Việt Nam mất giá so với đồng ngoại tệ gây ra tâm lý e ngại đối với khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ. Tuy vậy cho vay bằng ngoại tệ không những không giảm xuống mà còn có xu hướng tăng lên trong những năm vừa qua, đó là do đất nước ta đang dần dần mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Vấn đề phát triển của những công ty đa quốc gia và nền kinh tế ngoại thương đang được đẩy mạnh ra toàn thế giới thì việc cần có nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ là hết sức cần thiết. Việc cần làm bây giờ của các NHTM nói chung và HDBank nói riêng là đảm bảo lượng cung ứng ngoại tệ cho thị trường và điều chỉnh lãi suất cũng như tỷ giá phù hợp với nền kinh tế xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập toàn cầu. Tình hình thu hồi nợ Sơ đồ 2.7: Biểu đồ thu nợ theo cơ cấu nội, ngoại tệ (2011 – 2013) Triệu VND 284,760 300,000 257,328 250,000 200,743 185,942 184,137 200,000 174,255 Nội tệ 150,000 Ngoại tệ 100,000 50,000 0 2011 2012 2013 Tình hình thu nợ theo cơ cấu nội, ngoại tệ cũng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, nội tệ năm 2011 Ngân hàng thu nợ được 185.942 triệu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ giảm xuống còn 174.255 triệu đồng, giảm 11.687 triệu đồng tương ứng 6,29% so với 49
  59. năm 2011. Và doanh số thu nợ tăng cao lên 200.743 triệu đồng vào năm 2013, tăng 26.488 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 15,20%. Theo đó, thu nợ ngoại tệ tăng trưởng vượt trội trong 2 năm 2012 và 2013, trong khi năm 2011 chỉ thu được 184.137 triệu đồng thì sang năm 2012 tăng lên đạt 257.328 triệu đồng, tăng 73.191 triệu đồng tương ứng 39,75% so với năm 2011. Năm 2013 thu nợ ngoại tệ tiếp tục tăng lên đạt 284.760 triệu đồng, tăng 27.432 triệu đồng so với năm 2012, với tỷ lệ tăng là 10,66% Tình hình ngoại tệ ở nước ta trong những năm trở lại đây đang là hiện tượng rất cấp bách do nền kinh tế thị trường đang mở cửa hội nhập với quốc tế. Tuy nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như tình hình bất động sản đóng băng, đầu tư nước ngoài suy giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn không ngần ngại mở cửa hội nhập kinh tế. Và tình hình thu nợ ngoại tệ của Ngân hàng tăng trưởng cao đã cho thấy sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp, đồng thời thu nợ ngoại tệ đã đem về nguồn ngoại tệ khá cao cho Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. 2.2.2.2 Tình hình nợ xấu tại HDBank Lạc Long Quân Nợ xấu là những khoản nợ đến hạn thanh toán nhưng khách chưa thanh toán cho Ngân hàng, Ngân hàng phải làm thủ tục chuyển sang nợ xấu. Đây là một dạng nợ mà Ngân hàng cần hạn chế đến mức thấp nhất. Do đó phân tích tình hình nợ xấu sẽ cho ta thấy thực tế số tiền Ngân hàng cho vay nhưng đến hạn vẫn chưa thu hồi được. Trên nguyên tắc nợ xấu chứa đựng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, nợ xấu càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặt khác, nợ xấu còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, khả năng thu nợ gốc đã khó thì khả năng thu lãi càng khó hơn. Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì chỉ tiêu nợ xấu là không thể tránh khỏi, nhưng phải hạn chế chỉ tiêu này tới mức thấp nhất vì nó có liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng. Theo Quyết nh 493 của NHNN Việt Nam thì nợ của NHTM được chia thành 5 nhóm, nhóm 1 là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý và nhóm 3 đến nhóm 5 là nhóm nợ xấu. Theo quyết định này thì tỷ lệ nợ xấu từ 2 – 5% là một tỷ lệ chấp nhận được. 50
  60. Bảng 2.6: Tình hình nợ cho vay theo phân loại nợ (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tăng Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tăng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trƣởng Số tiền trƣởng (%) (%) (%) (%) (%) Nợ đủ 365.043 95,26 399.597 90,81 463.614 91,53 34.554 9,47 64.017 16,02 tiêu chuẩn Nợ cần 12.036 3,14 33.013 7,50 22.889 4,52 20.977 174,27 (10.124) (30,67) chú ý Nợ dƣới 991 0,26 1.944 0,44 8.343 1,65 953 96,17 6.399 329,18 tiêu chuẩn Nợ nghi 2.289 0,60 2.869 0,66 5.070 1,00 580 25,34 2.201 76,72 ngờ Nợ có khả năng mất 2.849 0,74 2.607 0,59 6.584 1,30 (242) (8,42) 3.977 152,55 vốn Tổng 383.208 100 440.030 100 506.500 100 56.822 14,83 66.470 15,11 (Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân) 51
  61. Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu theo phân loại nợ (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tăng Tăng Số tiền trƣởng Số tiền trƣởng (%) (%) Nợ dƣới 991 1.944 8.343 953 96,17 6.399 329,18 tiêu chuẩn Nợ nghi 2.289 2.869 5.070 580 25,34 2.201 76,72 ngờ Nợ có khả năng mất 2.849 2.607 6.584 (242) (8,42) 3.977 152.55 vốn Tổng 6.129 7.420 19.997 1.291 21,06 12.577 169,50 (Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân) Sơ đồ 2.8: Biểu đồ nợ xấu theo phân loại nợ (2011 – 2013) Triệu VND 9,000 8,343 8,000 7,000 6,584 6,000 5,070 5,000 Nợ dƣới tiêu chuẩn 4,000 Nợ nghi ngờ 2,849 2,869 3,000 2,289 2,607 Nợ có khả năng mất vốn 1,944 2,000 991 1,000 0 2011 2012 2013 Tình hình nợ xấu tại HDBank Lạc Long Quân giảm đều trong hai năm 2011 và 2012 nhưng lại bất ngờ tăng mạnh trong năm 2013. Để đánh giá được tình hình nợ xấu của Ngân hàng, ta nên đi sâu vào phân tích 3 nhóm nợ thuộc nợ xấu là nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). + Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, số dư thuộc nhóm này rất ít và tăng đều qua các năm. Năm 2011, nợ dưới tiêu chuẩn chỉ có 991 52
  62. triệu đồng chiếm 0,26% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2012 tăng lên chiếm 0,44% tương đương 1.944 triệu đồng, tăng 953 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng tương đương là 96,17%. Nhưng đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng mạnh đạt 8.343 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1,65%, so với năm 2012 tăng 6.399 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 329,18%. + Nhóm nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, số dư nợ của nhóm nợ này tăng dần trong hai năm 2011, 2012 và tăng mạnh vào năm 2013. Cụ thể, năm 2011, nợ nghi ngờ chiếm tỷ trọng 0,60% tương đương với số tiền là 2.289 triệu đồng. Năm 2012 tăng 580 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 25,34% so với năm 2011, với số tiền đạt được là 2.869 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,66% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2013, nhóm nợ này tăng lên chiếm 1,00% trong tổng dư nợ cho vay tương đương với 5.070 triệu đồng, tăng 2.201 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là 76,72%. + Nhóm nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, số dư của nhóm nợ này tại HDBank tăng cao trong năm 2013 và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng. Năm 2011, nhóm nợ này chiếm 0,74% với số tiền tương đương là 2.849 triệu đồng. Năm 2012 giảm xuống chiếm 0,59% với số tiền giảm còn 2.607 triệu đồng, tỷ lệ giảm so với năm 2011 là 8,42% tương đương với số tiền giảm là 242 triệu đồng. Sang năm 2013, nhóm nợ này tăng trở lại chiếm 1,30% trong tổng dư nợ cho vay với số tiền là 6.584 triệu đồng, so với năm 2012 thì số tiền tăng là 3.977 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 152,55%. Tỷ lệ số dư nợ xấu của HDBank Lạc Long Quân năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 1,60%, 1,67% và 3,95% trong tổng số dư nợ cho vay của Ngân hàng. Tỷ lệ rất thấp nên không có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy chất lượng hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng được nâng cao và hiệu quả. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong vòng kiểm soát, chưa vượt quá mức cho phép của Ngân hàng, nhưng toàn Ngân hàng nói chung và các CBTD của Phòng tín dụng nói riêng vẫn nghiêm túc thực hiện việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn về thẩm định tín dụng và tìm thêm nhiều biện pháp để làm giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất, tất cả chỉ vì mục đích chung là nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng và tối đa hóa lợi nhuận. 53
  63. 2.2.2.3 Đánh giá tình hình hoạt động cho vay của HDBank Lạc Long Quân Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của HDBank Lạc Long Quân ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng vốn huy động 477.560 481.200 616.910 Doanh số cho vay 383.208 440.030 506.500 Doanh số thu nợ 370.079 431.583 485.503 Nợ quá hạn 18.165 40.433 42.886 Dư nợ bình quân 201.065 226.076 259.522 Nợ xấu 6.129 7.420 19.997 Doanh số cho vay/Vốn huy động (%) 80,24 91,44 82,10 Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay (%) 96,57 98,08 95.85 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 4,74 9,19 8,47 Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân (vòng) 1,84 1,91 1,87 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1,60 1,69 3,95 (Nguồn: Phòng Tín dụng HDBank Lạc Long Quân) 2.2.2.3.1 Chỉ tiêu tỷ lệ Cho vay/Vốn huy động Qua bảng số liệu ta thấy Ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn của mình qua các năm thể hiện qua tổng dư nợ/tổng nguồn vốn đều đạt khá cao. Năm 2011 tỷ lệ này đạt 80,24% sang năm 2012 tăng lên tới 91,44%, đến năm 2013 lại giảm xuống còn 82,10%. Chỉ số này chứng tỏ mức tập trung vốn của Ngân hàng để cho khách hàng vay khá cao, lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ổn định. Nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng triệt để cho hoạt động cho vay. Năm 2013, tỷ lệ giảm xuống do Ngân hàng không chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay mà còn đa dạng hóa thêm nhiều loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ khác để nâng cao lợi nhuận và phân tán mức độ rủi ro khi cho vay bằng nguồn vốn huy động. 54
  64. 2.2.2.3.2 Chỉ tiêu Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay) Chỉ tiêu Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay (hay còn gọi là hệ số thu nợ) của HDBank Lạc Long Quân năm 2011 là 96,57%, năm 2012 là 98,08% và năm 2013 là 95,85%. Hệ số thu nợ của Ngân hàng qua các năm có sự tăng giảm không đều, tuy nhiên sự tăng giảm này đều chiếm tỷ lệ rất cao cho thấy hoạt động cho vay đang phát triển rất mạnh. Tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay trong giai đoạn 2011 – 2013 rất cao và luôn cao hơn doanh số thu nợ, tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn. Giai đoạn 2011 – 2012 , tốc độ tăng của doanh số cho vay là 14,83% cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ là 0,29%, còn giai đoạn 2012 – 2013 thì sự chệnh lệch này là 0,09%, giảm đáng kể so với giai đoạn trước. Tăng trưởng doanh số cho vay đi kèm với tăng doanh số thu nợ và chênh lệch của sự tăng trưởng này ngày càng được rút ngắn cho thấy công tác cho vay tại Ngân hàng đang phát triển rất tốt. 2.2.2.3.3 Chỉ tiêu tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ Nhìn vào bảng số liệu 2.8 ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 4,74%, đến năm 2012 tăng mạnh lên đến 9,19% và năm 2013 giảm xuống còn 8,47%. Ta thấy năm 2012, mức rủi ro này cao nhất trong ba năm, nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012 nền kinh tế trong nước có nhiều biến động như lạm phát tăng cao, nền kinh tế trong nước và thế giới không ổn định nên một số doanh nghiệp nhỏ làm ăn thất bại dẫn đến việc không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2013, chỉ tiêu này giảm xuống còn 8,47%, dù chỉ số này vẫn còn khá cao nhưng cũng nói lên được khả năng thu hồi nợ cùa Ngân hàng đã được cải thiện rất tốt, số nợ chưa thu hồi được đã gi m xuống rất nhiều. Để đạt được kết quả như vậy là do các CBTD đã thực hiện ngày càng tốt hơn quy trình cho vay, đánh giá đúng khả năng thanh toán nợ cũng như thiện chí trả nợ c a khách hàng. Để duy trì thành tích đó Ngân hàng cần phải không ngừng phát huy hiệu quả của công tác thu hồi nợ để chỉ tiêu này ngày một giảm hơn. 55
  65. 2.2.2.3.4 Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng (Doanh số thu nợ/Dƣ nợ bình quân) Vòng quay vốn tín dụng phản ánh khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh hay chậm của Ngân hàng trong thời kỳ nhất định. Qua bảng số liệu 2.8 ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng năm 2012 tăng cao hơn 2011 nhưng đến năm 2013 lại giảm sút so với năm 2012. Vòng quay vốn tín dụng năm 2011 là 1,84 vòng, năm 2012 là 1,91 vòng và năm 2013 là 1,87 vòng. Chỉ số này tăng trong giai đoạn 2011 –2012 nhưng lại giảm trong giai đoạn 2012 – 2013 chủ yếu là do tốc độ tăng của dư nợ bình quân giai đoạn 2012 – 2013 tăng cao hơn giai đoạn năm 2011 – 2012. Dư nợ bình quân tuy tăng nhiều nhưng tốc độ tăng của doanh số thu nợ lại tăng cao hơn qua các năm. Điều đó là do công tác thu hồi nợ trong những năm trở lại đây của Ngân hàng đang được đầu tư kỹ và phát triển rất tốt. Tuy trong năm 2013 có giảm sút chút ít nhưng không đáng kể và không ảnh hưởng nhiểu đến tốc độ phát triển của Ngân hàng. 2.2.2.3.5 Chỉ tiêu tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dƣ nợ Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Cụ thể năm 2011, tỷ lệ này là 1,60%, năm 2012 tăng nhẹ đạt 1,69%, sang đến năm 2013 tăng đột biến lên đến 3,95% nhưng vẫn còn ở mức chấp nhận được. Ta thấy, tuy tổng dư nợ tăng qua các năm nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp, mặc dù có biến động tăng nhưng vẫn còn ở dưới mức cho phép của NHNN (5%). Có được kết quả này là do Ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu một cách tốt nhất. Chỉ số này tăng lên qua các năm chủ yếu là do ảnh hưởng của thời tiết hoặc những yếu tố của thị trường đã tác động làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. 56
  66. 2.2.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của HDBank Lạc Long Quân 2.2.2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc HDBank Lạc Long Quân ngày càng khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình trong nền kinh tế qua những hoạt động kinh doanh của một NHTM, trong đó đặc biệt là hoạt động cho vay. Tuy còn vướng một số khó khăn trong hoạt động cho vay nhưng nhờ chiến lược kinh doanh phù hợp và sự lãnh đạo tài tình cùng sự đoàn kết của các cán bộ công nhân viên, HDBank Lạc Long Quân đã đạt được một số kết quả như sau: + Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Vậy nên nhằm chia sẽ những khó khăn với khách hàng, HDBank Lạc Long Quân đã nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay, đồng thời chủ động hạ lãi suất cho vay, thõa mãn nhu cầu của khách hàng. Từ đó, Ngân hàng đã làm cho khá nhiều khách hàng tin tưởng và trung thành với Ngân hàng, nâng cao được hiệu quả cho vay. + Doanh số vay của Ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước, quy mô dư nợ không ngừng tăng trưởng. Cơ cấu cho vay phù hợp, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất và giải trí. Hoạt động cho vay đáp ứng nhanh chóng đầy đủ nhu cầu về vốn lưu động của các doanh nghiệp và cá nhân. + Công tác thu nợ quá hạn, xử lý nợ xấu đúng mức, phân loại nợ, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên. Tỷ lệ nợ quá hạn n m trong mức an toàn vốn vay. Đó là một thành công đáng tự hào của Ngân hàng trong những năm vừa qua. + Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng đã từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tư vấn. + Trong quá trình cho vay, Ngân hàng đã thực hiện việc kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra, Ngân hàng còn xem xét các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập, của khách hàng trong phạm vi cho phép. 57
  67. 2.2.2.4.2 Những hạn chế HDBank Lạc Long Quân là một Ngân hàng có chất lượng cho vay khá tốt. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay của Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế, sắp tới để nâng cao hiệu quả a mình, HDBank cần có các biện pháp nâng cao, phát huy các chỉ tiêu đã làm tốt và xứ lý triệt để những chỉ tiêu còn hạn chế như: + Với đối tượng cho vay: HDBank Lạc Long Quân vẫn chưa có chiến lược đa dạng hóa khách hàng, chỉ tập trung cho vay vào một thành là công ty sản xuất và giải trí. + Công tác marketing của Ngân hàng tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn có những hạn chế, điều này ít nhiều cũng hạn chế trong việc thu hút khách hàng và tăng trưởng dư nợ. + Đội ngũ công nhân viên có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, hăng hái học hỏi nhưng còn một số vẫn còn thiếu kinh nghiệm, không lường trước hết được rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. 2.2.3 Phân tích SWOT Để có những giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể của HDBank Lạc Long Quân, ta tiến hành đúc kết những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó đưa ra những phối hợp trên ma trận SWOT như sau: 58
  68. Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W) 1. Đội ngũ nhân viên tín dụng có năng lực, 1. Là chi nhánh cấp 2, chưa được hỗ trợ trình độ chuyên môn cao. nhiều về nguồn vốn. 2. Lợi nhuận luôn ở mức cao và tiếp tục 2. Chưa có chiến lược đa dạng trong công tăng qua các năm. tác cho vay. 3. Chính sách huy động vốn thích hợp. 3.Công tác marketing còn nhiều hạn chế, 4. Cơ sở vật chất hiện đại, thuận tiện cho chưa được đẩy mạnh. khách hàng trong việc giao dịch. 4. Trong công tác thu nợ, CBTD chưa có 5. Địa bàn hoạt động ở gần chợ, trường nhiều kinh nghiệm trong việc lường trước học, khu vui chơi những nơi đông dân cư. được các rủi ro có thể xảy ra. Những cơ hội (O) Những thách thức (T) 1.Doanh số cho vay các tổ chức, cá nhân và 1. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM cho vay bằng ngoại tệ tăng đều trong và giữa các chi nhánh của HDBank với những năm vừa qua. nhau. 2. Nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, 2. Sự phát triển củ trường chứng khoán thư giản đang được quan tâm đầu tư. làm cho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn 3. Được sự giúp đỡ của các cơ quan địa trong công tác huy động vốn trong tương phương trong khu vực. lai. 4. Cơ hội huy động vốn từ người dân ở các 3. Việc phát triển cho vay ngoại tệ khiến hộ dân cư g n đó. Ngân hàng gặp nhiều rủi ro về tỷ giá hối đoái. 59
  69. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI HDBANK LẠC LONG QUÂN 3.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng trong những năm tới Hoàn thiện chương trình tái cấu trúc. Xây dựng các hệ thống quản trị nội bộ với sự hỗ trợ của các ứng dụng CNTT, trên nguyên tắc an toàn, đúng pháp luật và tuân thủ các qui định hiện hành. Đẩy mạnh tiến độ mở rộng mạng lưới, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới. Triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ. Xây dựng mô hình Ngân hàng Đầu tư, trọng tâm là khối Nguồn vốn và Kinh doanh Tiền tệ với công cụ là các công ty trực thuộc HDBank như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ Xây dựng các phương án đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác mang lại hiệu quả cao. Đa dạng hóa các mô hình đầu tư. Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, đồng bộ trên toàn hệ thống. Phát triển thương hiệu trở thành thương hiệu mạnh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Chỉ số này tăng lên qua các năm chủ yếu là do ảnh hưởng của thời tiết hoặc những yếu tố của thị trường đã tác động làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. 3.2 Những giải pháp cho HDBank Lạc Long Quân Qua việc phối hợp phân tích SWOT về HDBank Lạc Long Quân ta có thể đưa ra các giải pháp sau: 3.2.1 Giải pháp 1: Khai thác chính sách huy động vốn hiện tại (S3 + O2 + O3) bằng cách duy trì và tìm kiếm thêm khách hàng của chính sách này Những tháng đầu năm 2014, Ủy ban nhân dân TP. HCM vừa ban hành Quy định về quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. 60