Khóa luận Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_hieu_qua_su_dung_von_tai_ngan_hang_nong.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN LÊ PHAN THỊ LAN Trường Đại học Kinh tế Huế KHÓA HỌC: 2015-2019
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN Sinh viên thực hiện: Lê Phan Thị Lan Giáo viên hướng dẫn Lớp: K49A Kế toán ThS. Đào Nguyên Phi Niên khóa: 2015-2019 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, Tháng 4/2019
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học, với tình cảm chân thành, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy ThS. Đào Nguyên Phi thuộc Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh Tế Huế đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài để tôi hoàn thiện khóa luận này. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Xin cảm ơn các bác, anh chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh huyện Quảng Điền đã nhiệt tình giúp đỡ, cùng với đó tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên vì kiến thức còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung báo cáo không tránh khỏi nhưng thiếu xót, rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Ngân hàng để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các bác, anh chị tại Ngân hàng lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất. Huế, Tháng 4/2019 Sinh viên Lê Phan Thị Lan Trường Đại học Kinh tế Huế
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CT TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn DNTN: Doanh nghiệp tư nhân DSCV: Doanh số cho vay GTCG: Giấy tờ có giá HĐTD: Hoạt động tín dụng KQBL: Ký quỹ bảo lãnh LNCPP: Lợi nhuận chưa phân phối NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước NVHĐ: Nguồn vốn huy động NH No&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TGKBNN: Tiền gửi của kho bạc nhà nước TGKH: Tiền gửi của khách hàng TGTK: Tiền gửi tiết kiệm TGTCTD: Tiền gửi của tổ chức tín dụng TS: Tài sản TSCĐ: Tài sản cố định TCTD: Tổ chức tín dụng TrườngROA: Chỉ số lợi nhuận ròngĐại trên tài s ảhọcn Kinh tế Huế
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo kỳ hạn của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua ba năm Bảng 2.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo thời hạn của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.8: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.9: Nợ xấu theo thời hạn cho vay của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.10: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.11: Nợ xấu theo nhóm nợ của Ngân hàng qua ba năm 2016 – 2018 Bảng 2.12: Hệ số thu nợ của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.13: Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua ba năm Bảng 2.14: Tổng dư nợ trên tổng tài sản của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.15: Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.16: Lợi nhuận trên tổng tài sản của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Bảng 2.17: Nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2016-2018 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 TrườngBiểu đồ 2.3: Tình hình choĐại vay của ngân học hàng qua baKinh năm 2016-2018 tế Huế Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ theo thời hạn của ngân hàng qua ba năm 2016-2018
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Nội dung kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Chức năng của NHTM 5 1.2. Nội dung và chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong Ngân hàng thương mại 7 1.2.1. Nguồn vốn trong NHTM 7 1.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn 11 Trường1.2.2.1. Các ch ỉĐạitiêu phân tích học nguồn vốn củKinha ngân hàng tế Huế 11 1.2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng 12
- 1.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng 14 1.3. Phương pháp phân tích 18 1.3.1. Phương pháp so sánh 18 1.3.2. Phương pháp loại trừ 20 1.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn 21 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỂN 22 2.1. Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Điền 22 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 22 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động 23 2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ 23 2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động 24 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 24 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 24 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 25 2.1.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 26 2.2. Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền 31 Trường2.2.1. Phân tích cơ Đại cấu nguồn vốhọcn và tình hình Kinh huy động nguồn vtếốn Huế31 2.2.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình biến động nguồn vốn 31 2.2.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn. 35
- 2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 39 2.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay của ngân hàng. 40 2.2.2.2. Phân tích tình hình thu nợ của Ngân hàng 46 2.2.2.3. Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng 52 2.2.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu 57 2.2.3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. 62 2.2.3.1. Hệ số thu nợ 62 2.2.3.2. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động 63 2.2.3.3. Tổng dư nợ trên tổng tài sản 64 2.2.3.4. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân 65 2.2.3.5. Lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA) 66 2.2.3.6. Nợ xấu trên tổng dư nợ 66 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG No&PTNN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 68 3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 68 3.1.1. Điểm mạnh 68 3.1.2. Điểm yếu 69 3.1.3. Cơ hội 69 3.1.4. Thách thức 70 Trường3.2. Giải pháp nâng Đạicao hiệu qu ả shọcử dụng vốn tạKinhi ngân hàng tế Huế 70 3.2.1. Hiện đại hóa công nghệ thông tin 71
- 3.2.2. Phát huy nguồn lực con người 71 3.2.3. Đa dạng hóa phương thức huy động vốn 72 3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất 73 3.2.5. Tăng cường công tác tiếp thị, khuyến mãi đối với khách hàng 73 3.2.6. Thực hiện chiến lược khách hàng 74 3.2.7. Chuyên môn hóa trình độ đội ngũ tín dụng 75 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76 1. Kết luận 76 2. Kiến nghị 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo cho mình có vị thế trên thương trường. Một trong những yếu tố để xác định vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Song song đó là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh là hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có vốn nhiều nhưng không biết cách quản lý, sử dụng vốn sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh không như mong muốn. Chính vì thế, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn là rất cần thiết và cấp bách. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển không chỉ ở các thành phố lớn mà ngay cả vùng nông thôn nhu cầu vốn của người dân ngày càng tăng. Cùng với đó với xu thế hội nhập ngày càng được mở rộng, hàng loạt nhà đầu tư mới trong và ngoài nước chọn Việt Nam làm nơi đầu tư an toàn và sinh lợi. Điều này đòi hỏi việc cung ứng vốn để đầu tư là bức bách và thường xuyên. Ngân hàng với nhiệm vụ dẫn vốn trong nền kinh tế, trung gian thanh toán, đồng thời là cầu nối giúp cho nền kinh tế vận hành liên tục, không gián đoạn,do đó sự góp mặt của các ngân hàng rất quan trọng. Quảng Điền là một huyện thuần nông, nằm trong địa bàn có nhiều triển vọng phát triển ở hiện tại và trong tương lai. Nhu cầu cải thiện đời sống và mở rộng quy mô sản xuất của người dân ngày càng cao, đòi hỏi phải có nguồn vốn để thực hiện. Do đó việc xuất hiện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền tại địa phương phần nào giúp người dân được tiếp cận với nguồn vốn một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài việc cung ứng nguồn vốn cho người dân thì hoạt động huy động vốn của Ngân hàng cũng được chú trọng bởi đối với Ngân hàng hoạt động huy động vốn luôn song hành với hoạt động tín dụng mà chủ yếu là cho vay. Trong Trườngnhững năm gần đây, ngu Đạiồn vốn mà Ngânhọc hàng huy Kinh động ngày càng tế tăng lênHuế cùng với nguồn vốn điều chuyển từ các chi nhánh và hội sở. Câu hỏi mà Ban lãnh đạo Ngân hàng đặt ra là với những nguồn vốn đó Chi nhánh đã sử dụng như thế nào, hiệu quả hay không Lê Phan Thị Lan 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi để đưa những biện pháp khắc phục. Do đó, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng. Sau thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Điền, nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng vốn, tôi đã lựa chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN” làm đề tài tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lí luận cơ bản về vốn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh của Ngân hàng làm cơ sở cho nội dung nghiên cứu. - Phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của Ngân hàng.No&PTNN chi nhánh huyện Quảng Điền. - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc phân tích tình hình cho vay, hiệu quả sử dụng vốn qua 3 năm gần đây (2016-2018) tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền . Trường5. Phương pháp nghiên Đại cứu học Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thực hiện thu thập thông tin liên quan đến đề tài; giáo trình, luật thuế, để hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Phương pháp quan sát: quan sát công việc của các nhân viên trong phòng kinh doanh và phòng kế toán để thấy được công việc cụ thể và quá trình luận chuyển giấy tờ, chứng từ. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh và các nhân viên có liên quan đến công việc huy động vốn và cho vay để được cung cấp thông tin về dữ liệu, số liệu thô, về một số nguyên nhân để giải thích khi phân tích. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin chung về tình hình hoạt động của Công ty, thu thập các báo cáo về tài sản, nguồn vốn, tình hình cho vay của Ngân hàng. Phương pháp phân tích số liệu: Dựa trên những dữ liệu thu thập được, dừng các phương pháp so sánh, thống kê, phân tích để làm rõ nội dung cần nghiên cứu, từ đó đưa ra nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn. - Phương pháp so sánh: bao gồm cả phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối dùng để phân tích tình hình biến động của nguồn vốn, kết quả kinh doanh, doanh số cho vay, qua ba năm 2016, 2017, 2018. - Phương pháp thống kê và phân tích: tổng hợp các dữ liệu cùng nội dung liên quan để phân tích, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá. - Phương pháp xử lý số liệu: xử lý trên chương trình Excel. 6. Nội dung kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề TrườngPhần II: Nội dung vàĐại kết quả nghiên học cứu Kinh tế Huế Chương I: Cơ sở lý luận Lê Phan Thị Lan 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Chương II: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Theo giáo trình Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Hiện Đại (2010), chủ biên PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn: “Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.” Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và Nghị định 59/2009/NĐ-CP định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của Pháp luật”. Trường1.1.2. Chức năng của NHTMĐại học Kinh tế Huế Chức năng trung gian tín dụng Lê Phan Thị Lan 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trong nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của NHTM, nó mang đến lợi nhuận lớn nhát cho ngân hàng thương mại. Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh thanh toán, lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, Trườngcác NHTM với nghiệp vĐạiụ kinh doanh họcmang tính đ ặKinhc thù của mình đ ã tếvô hình Huế trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Lê Phan Thị Lan 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán.Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM. Do vậy NHTW có thể tăng tỷ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn. 1.2. Nội dung và chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong Ngân hàng thương mại 1.2.1. Nguồn vốn trong NHTM a) Vốn tự có Vốn điều lệ Vốn điều lệ là số vốn ban đầu được ghi trong điều lệ hoạt động của các nguồn vốn của NHTM và số vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định do chính phủ quy định (vốn pháp định là mức vốn do ngân hàng nhà nước công bố vào đầu mỗi năm tài chính.) Vốn điều lệ là điệu kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Nguồn hình thành vốn điều lệ phụ thuộc vào tính chất sở hữu của từng loại hình ngân hàng. Vốn điều lệ quy định của một ngân hàng nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động. Vốn điều lệ sẽ được bổ sung và tăng dần dưới các hình thức: huy động vốn từ các cổ đông, ngân sách cấp, lợi nhuận bổ sung TrườngVốn điều chuyển Đại học Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà chi nhánh điều chuyển từ hội sở hay các chi nhánh khác trong cùng hệ thống khi nguồn vốn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Vốn điều chuyển không thuôc bộ phận nguồn vốn của ngân hàng thương mại mà nó chỉ tồn tại ở các chi nhánh ngân hàng. Nguồn vốn điều chuyển có lãi suất cao hơn vốn huy động, chênh lệch với lãi suất cho vay theo biên độ không được vượt quá 0,3%. Các quỹ dự trữ. Các quỹ của ngân hàng thương mại được hình thành và tạo lập trong quá trình hoạt động của ngân hàng nhằm sử dụng cho những mục đích nhất định. Theo quy định, hằng năm tổ chức tín dụng phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ sau: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% trên lợi nhuận ròng. Mức tối đa của quỹ do chính phủ quy định. Các quỹ khác: Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng, Quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, các quỹ này cũng được trích lập và sử dụng theo quy định của Pháp luật. Các quỹ dự trữ sau khi đã được trích lập, các ngân hàng thương mại được sử dụng theo mục đích lập quỹ. Tuy nhiên, khi số tiền của quỹ chưa sử dụng đến thì các ngân hàng thương mại có thể tạm thời huy động theo nguyên tắc hoàn trả làm nguồn vốn kinh doanh. Các nguồn vốn khác Một số nguồn vốn khác được coi như vốn tự có của ngân hàng, bao gồm: - Lợi nhuận giữ lại. - Khấu hao tài sản cố định. Trường- Thu nhập lớn hơn Đạichi phí, học Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Vốn tự có của ngân hàng là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất, nó vừa cho thấy quy mô của ngân hàng vừa phản ánh khả năng đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng. b) Vốn huy động Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn: là hình thức tiền gửi mà khách hàng có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng. Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các khoản thanh toán trong tiêu dùng của cá nhân đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền. Đối với bộ phận vốn này không ổn định nên ngân hàng phải dự trữ lại với số lượng rất lớn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng do đó ngân hàng thường áp dụng lãi suất thấp cho loại tiền này. Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn: là hình thức tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng có sự thỏa thuận với ngân hàng để chọn một loại kỳ hạn gửi tiền thích hợp. Theo nguyên tắc, đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền chỉ được rút ra khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực cạnh tranh mà ngân hàng cho phép khách hàng rút trước kỳ hạn. Trong trường hợp này, người gửi không được hưởng lãi như tiền gửi có kỳ hạn mà sẽ được áp dụng với lãi suất không kỳ hạn nếu rút ra trước khi đáo hạn. Đây là nguồn vốn rất ổn định vì ngân hàng biết trước thời điểm mà khách hàng sẽ rút tiền ra nên ngân hàng thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm TrườngĐây là hình thức huyĐại động tiền ghọcửi theo kiểu truyKinhền thống của ngântế hàng. Huế Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của ngân hàng nhận gửi tiết Lê Phan Thị Lan 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Mục đích của người gửi tiết kiệm là được hưởng lãi và tích lũy. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiế kiệm mà người gửi tiền có thể gửi tiền, rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng nhận tiền gửi. Do đó ngân hàng không chủ động được nguồn vốn nên loại tiền gửi này có lãi suất thấp. Khi gửi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiền gửi tiết kiệm. Sổ tiền gửi tiết kiệm này sẽ phản ánh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, tiền lãi được hưởng, số dư hiện có. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi chỉ rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng nhận gửi tiết kiệm. Trường hợp người gửi tiền rút tiền trước hạn thì tùy theo sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng khi mà gửi người người gửi tiền được hưởng theo lãi suất không kỳ hạn. Khi gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng cũng được ngân hàng cấp một sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Các loại tiền gửi tiết kiệm khác: ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiền gửi tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đổi thủ cạnh tranh. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Đây chính là việc các ngân hàng thương mại phát hành các chứng từ có giá như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn. Trong những hình Trườngthức huy động này, ngân Đại hàng chủ động học đứng ra thu Kinh gom vốn trong xãtế hội bằng Huế việc phát hành các chứng từ có giá nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. b) Vốn vay Lê Phan Thị Lan 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trong trong tổng nguồn vốn của NHTM. Bao gồm: - Vốn vay trong nước: Vay ngân hàng trung ương: NHTW sẽ tiếp vốn cho NHTM thông qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khẩu nếu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng từ xin tái chiết khấu có chất lượng, làm như vây, NHTW sẽ trở thành chỗ dựa và là người cho vay cuối cùng đối với NHTM Vay các ngân hàng thương mại khác thông qua thị trường liên ngân hàng. - Vốn vay ngân hàng nước ngoài. c) Vốn tiếp nhận Đây là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân sách nhà nước để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế, xã hội, cải tạo môi sinh nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã được xác định. d) Vốn khác Đó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng ) 1.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn 1.2.2.1. Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn của ngân hàng a) Tỷ lệ phần trăm từng khoản nguồn vốn Số dư từng khoản mục nguồn vốn Tỷ lệ % từng khoản nguồn vốn (%) = x 100% Tổng nguồn vốn Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Mỗi Trườngmột khoản nguồn vốn đềuĐại có những yhọcêu cầu khác nhauKinh về chi phí, tínhtế thanh Huế khoản, kỳ hạn hoàn trả khác nhau Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng Lê Phan Thị Lan 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi loại nguồn vốn để kịp kỳ có những chiến lược huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định. b) Tỷ lệ % từng loại tiền gửi Số dư từng loại tiền gửi Tỷ lệ % từng loại tiền gửi (%) = x 100% Tổng vốn huy động Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng a) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = x 100 Dư nợ năm trước Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoặc tín dụng chưa hiệu quả. b) Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) DSCV năm nay – DCV năm trước Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = x 100 DSCV năm trước Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả Trườngnăng cho vay, tìm kiếm kháchĐại hàng và học đánh giá tình Kinh hình thực hiện kế tếhoạch tínHuế dụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi). Lê Phan Thị Lan 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. c) Nợ quá hạn Theo văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn theo các cấp độ: + Các khoản nợ từ 90 ngày trở xuống ( một phần của khoản nợ đủ tiêu chuẩn và khoản mục chính của nợ cần chú ý) + Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày (khoản mục chính của nợ dưới tiêu chuẩn) + Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày (khoản mục chính của nợ nghi ngờ) + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày ( khoản mục chính của nợ có khả năng mất vốn) d) Nợ xấu Theo văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN, nợ xấu của TCTD bao gồm các nhóm nợ: Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm nợ 2 (nợ cần chú ý); các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. TrườngNhóm 5 (Nợ có kh ảĐạinăng mất v ốn):học gồm các khoKinhản nợ quá hạ n tếtrên 360 Huế ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ Lê Phan Thị Lan 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trờ lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. 1.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng a) Hệ số thu nợ (lần) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Tổng doanh số cho vay Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. b) Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (lần) Tổng dự nợ Tổng dư nợ / nguồn vốn huy động = Nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Dư nợ trên vốn huy động còn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho vay tốt, một mặt đánh giá khả năng huy động vốn chưa tốt. Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt, một mặt phản ánh tình huy động vốn tốt. c) Tổng dư nợ trên tổng tài sản (Hệ số rủi ro tín dụng) Trường Đại họcTổng dư nợ Kinh tế Huế Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% Tổng tài sản Có Lê Phan Thị Lan 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng các khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn, nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. d) Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng quay vốn tín dụng) (vòng) Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Dự nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = 2 Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao. e) Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) Nợ quá hạn Nợ quá hạn / tổng dư nợ = x 100% Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Trong giáo trình Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Hiện Đại (Tr185), Chủ biên PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn và nhóm tác giả có đề cập đến: Tỷ lệ nợ quá hạn < 5% được coi là bình thường Tỷ lệ nợ quá hạn từ 5% đến 10% được coi là không bình thường. Tỷ lệ nợ quá hạn từ trên 10% đến 15% được coi là cao Tỷ lệ nợ quá hạn trên 15% đến 20% được coi là quá cao, báo động đỏ, nguy cơ Trườngkhủng hoảng rất lớn. Đại học Kinh tế Huế f) Tỷ lệ nợ xấu Lê Phan Thị Lan 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100 Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ nguy hiểm mà ngân hàng thương mại phải đối mặt, do đó phải có biện pháp giải quyết, nếu không muống ngân hàng của mình gặp tình huống nguy hiểm. Theo quy định của NHNN Việt Nam, theo Điều 13 Thông tư số 19/2017/TT-NHNN, tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 3%. g) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có (ROA) Lợi nhuận ròng ROA (%) = x 100 Tổng tài sản bình quân Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ Tổng tài sản bình quân = 2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có là cho biết một đồng tài sản có, tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng. Chỉ tiêu ROA cho thấy chất lượng công tác quản lý tài sản có trong NHTM. Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn và nhóm tác giả nghiên cứu được trong giáo trình Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Hiện Đại (Tr166): ROA càng lớn cho thấy công tác quản trị tài sản có và ngược lại. Nếu ROA < 0,5%, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng này yếu kém Nếu ROA đạt từ 0,5% đến 1%: Phản ánh hiệu quả kinh doanh ở mức trung bình Nếu ROA đạt trên 1% đến 2%:Phản ánh hiệu quả kinh doanh ở múc độ tốt TrườngNếu ROA đạt trên 2%:Đại Phản ánh họchiệu quả kinh Kinhdoanh của NHTM tế rất tốt .Huế h) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) Lê Phan Thị Lan 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Tỷ suất lợi nhuận trên vốn là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng so với vốn tự có bình quân của một ngân hàng. Lợi nhuận ròng ROE (%) = x 100 Vốn tự có bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết trong kỳ kinh doanh của một ngân hàng, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, qua đó đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng vốn trong ngân hàng thương mại. Hệ số càng lớn, khả năng sinh lời tài chính càng cao. Theo giáo trình Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Hiện Đại (Tr167), Chủ biên PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn và nhóm tác giả: Nếu ROE từ khoảng dưới 10% thi hiệu quả sử dụng vốn thấp Nếu ROE từ trên 10% đến 20% thì hiệu quả sử dụng vốn trung bình Nếu ROE từ trên 20% đến 30% thì hiệu quả sử dụng vốn cao Nếu ROE đạt trên 30% thì hiệu quả sử dụng vốn rất cao. i) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Theo khoản 2, điều 9, mục 2, chương II của Thông tư 36/2014/TT-NHNN: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ: từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ là 9% Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định bằng công thức sau: Vốn tự có riêng lẻ TrườngTỷ lệ an toàn vốn tối thiểuĐại riêng l ẻ (%)học = Kinh tế Huếx 100% Tổng tài sản có rủi ro riêng lẻ Trong đó: Lê Phan Thị Lan 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Vốn tự có riêng lẻ được xác định theo quy định tại Phụ lục 1 thông tư này. Tổng tài sản có rủi ro riêng lẻ là tổng giá trị các tài sản có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản có nội bảng tương ứng cam kết ngoại bảng được xác định theo quy định tại Phụ lục 2 thông tư này. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất: tổ chức tín dụng có công ty con, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ theo quy định là 9% phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất được xác định bằng công thức sau: Vốn tự có hợp nhất Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (%) = x 100% Tổng tài sản có rủi ro hợp nhất Trong đó: Vốn tự có hợp nhất được xác định theo quy định tại Phụ lục 1 thông tư này. Tổng tài sản có rủi ro hợp nhất được xác định theo quy định tại Phụ lục 2 thông tư. 1.3. Phương pháp phân tích 1.3.1. Phương pháp so sánh Các nguyên tắc so sánh: - Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là: + Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. + Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình Trườngthực hiện so với kế hoạch, Đại dự toán, định học mức. Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi + Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu + Các chỉ tiêu của kỳ trước được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được. - Điều kiện để so sánh: Các chỉ tiêu thực hiện phải đồng nhất về thời gian và không gian + Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thồng nhất trên ba mặt sau : phải cùng phản ánh nội dung kinh tế, phải cùng một phương án tính toán, phải cùng một đơn vị đo lường + Về mặt không gian: Các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Để đảm bảo tính đồng nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép - Kỹ thuật so sánh + So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, mục đích dùng để tính mức độ biến động tuyệt đối của chỉ tiêu cần phân tích. + So sánh bằng số tương đối: Mức biến động tương đối theo tỷ lệ phần trăm so với kỳ gốc: Mục tiêu dùng để tính ra mức biến dổi của một chỉ tiêu ở kỳ phân tích so với kỳ gốc. Mức biến động tuyệt đối Mức biến động tương đối = x 100 Trường Đại họcTrị số chỉKinh tiêu gốc tế Huế So sánh tương đối cơ cấu: Lê Phan Thị Lan 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Số tương đối cơ cấu là con số thể hiện tỷ trọng phần trăm của một bộ phận so với tổng thể của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Trị số của một bộ phận Số tương đối cơ cấu = x 100 Trị số của tổng thể So sánh số tương đối tương đối cơ cấu: là việc tính ra số tương đối cơ cấu qua các kỳ, rồi lấy số liệu kỳ phân tích trừ đi số liệu kỳ gốc. 1.3.2. Phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ dùng để phân tích cho các mối quan hệ có dạng tích số hoặc thương số được thực hiện bằng cách khi xem xét của một nhân tố thì loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố còn lại. Phương pháp loại trừ gồm hai phương pháp: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch a) Phương pháp thay thế liên hoàn Nguyên tắc: - Phương pháp thay thế liên hoàn thay thế cho các chỉ tiêu mà trong mối quan hệ của nói với các nhân tố ảnh hưởng có dạng tích hoặc thương số. - Các nhân tố ảnh hưởng phải được sắp xếp theo thứ tự nhất định từ số lượng đến chất lượng (đối với những nhân tố cùng là số lượng thì nhân tố ảnh hưởng trọng yếu thì xếp trước). - Các nhân tố phải được thay thế theo thứ tự đã sắp xếp. Thế một nhân tố là việc đem giá trị ở kỳ phân tích thay vào giá trị ở kỳ gốc của nhân tố đó. Các nhân tố còn lại giữ giá trị cố định, rồi tính ra trị số của chỉ tiêu cần phân tích tại thời điểm đó là bao nhiêu Trường- Ảnh hưởng của mộtĐại nhân tố đ ưhọcợc tính bằng Kinhcách lấy lần thế nhântế tố đóHuế trừ đi kết quả lần thế liền kề phía trước. Riêng đối với nhân tố đứng đầu ta lấy kết quả thế số một trừ đi giá trị của chỉ tiêu cần phân tích ở kỳ gốc. Lê Phan Thị Lan 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Tổng đại số các mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích (đối tượng phân tích là một con số). b) Phương pháp số chênh lệch Nguyên tắc: - Dùng để phân tích mối quan hệ có dạng tích số hoặc thương số - Các nhân tố ảnh hưởng phải được sắp xếp từ số lượng đến chất lượng. - Ảnh hưởng của các nhân tố được tính bằng cách lấy chênh lệch về mặt trị số của nhân tố đó. Các nhân tốc còn lại giữ cố định theo nguyên tắc trước 1 sau 0 (nhân tố đứng trước thì lấy giá trị ở kỳ phân tích, nhân tố đứng sau thì lấy giá trị kỳ gốc). - Tổng đại số các mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đúng bằng đối tượng phân tích. 1.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính - Số liệu báo cáo tình hình cho vay - Chính sách kinh tế do nhà nước quy định: chính sách cấp vốn hoặc cho vay vốn - Các giáo trình hướng dẫn về phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỂN. 2.1. Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Điền 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Thực hiện nghị định 53/HĐBT, cùng với sự ra đời của hệ thông Ngân hàng Việt Nam, chi nhánh NHNo tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập trên cơ sở tách từ Ngân hàng nhà nước Bình Trị Thiên cũ. Từ ngày 01/01/1990 thực hiện theo pháp lệnh Ngân hàng nhà nước và sự ra đời của hệ thống NHTM quốc doanh, chi nhánh NHNo Thừa Thiên Huế được xem là một chi nhánh của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam với 8 Ngân hàng huyện và Ngân hàng cơ sở liên quan. NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế là chi nhánh loại 1, trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chính trị theo định hướng kinh doanh của ngành, trên cơ sở hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Trong đó chú trọng đầu tư vào các chương trình dự án trong việc triển khai chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch Đặc biệt, đầu tư vốn để phát triển kinh tế của thành phố Huế. Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền được thành lập theo quyết định số 82/QP-TCCB ngày 21/06/1996 của Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế. Hiện nay chi nhánh bao gồm 2 phòng giao dịch tại Thị Trấn Sịa và xã Quảng An. NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền hoạt động trên địa bàn rộng Trườnglớn gồm 10 xã và 1 th ị trĐạiấn với tổng shọcố dân 85.760 Kinhngười (theo niên giámtế th ốHuếng kê năm 2015). Quảng Điền là huyện có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư có địa bàn Lê Phan Thị Lan 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi phức tạp vừa có vùng đồng bằng thuận lợi sản xuất nông sản chăn nuôi, vùng đầm phá rộng lớn và vùng ven biển có nguồn thủy lợi hải sản lớn, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền đóng trên địa bàn Thị Trấn Sịa, trung tâm giao lưu hàng hóa của huyện, cách thành phố huế khoảng 15km. Trong thời gian hoạt động, kinh doanh của chi nhánh phát triển lớn mạnh về nhiều mặt, số lượng giao dịch ngày càng tăng, doanh số huy động ngày càng lớn, chất lượng ngày càng được nâng lên và mở nhiều hình thức cho vay phong phú, đa dạng các dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền đã xây dựng góp phần thúc đẩy nền kinh tế khu vực và đất nước ngày càng phát triển để thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế thế giới. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động 2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ Huy động vốn: Khai thác và nhận các loại tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức: TGTK không kỳ hạn, TGTK có kỳ hạn, Trái phiếu, kỳ phiếu VNĐ, USD và các loại tiền gửi khác với mức lãi suất linh động, hấp dẫn. Tiền gửi được đảm bảo theo quy định của NHNN Việt Nam. Cho vay: Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và các ngoại tệ khác đối với các ngành, các thành phần kinh tế. Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối. TrườngCung ứng các dịch Đại vụ thanh toán học ngân quỹ: CungKinhứng các phương tế tiệ nHuế thanh toán ngân quỹ, thanh toán xuất nhập khẩu, hàng hóa và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT, TELEX đến các ngân hàng lớn trên thế giới với chi phí thấp và an toàn. Lê Phan Thị Lan 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. - Thực hiện các dịch vụ thu chi hộ và thu chi phát tiền mặt cho khách hàng. - Thực hiện dịch vụ ngân quỹ: cho thuê két sắt, chuyển hộ giấy tờ có giá trị. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Thu phát tiền mặt, máy ATM, dịch vụ thẻ, tư vấn pháp luật tín dụng, chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức chi phí thấp. 2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền cung ứng tất cả sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đến mọi tổ chức kinh tế và cá nhân trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đời sống. Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát hành kỳ phiếu để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác. Kinh doanh ngoại tệ. Thanh toán chuyển tiền nhanh trong toàn quốc qua hệ thống chuyển tiền điện tử và thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Trường2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máyĐại quản lý học Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Quảng Điền có một giám đốc, hai phó giám đốc cùng các ban phòng như: phòng kinh doanh, phòng kế toán - ngân quỹ, phòng giao dịch và bộ phận hành chính, ngoài ra còn có một giám định viên ngân hàng được tỉnh biệt phái về làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ngân hàng. NHNo&PTNT Quảng Điền có tổ chức bộ máy theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo chế độ một thủ trưởng điều hành, theo việc phân công và chịu trách nhiệm hoạt động thống nhất từ trên xuống và chịu điều hành của giám đốc NHNo&PTNT Quảng Điền. Ngân hàng tỉnh giao kế hoạch, ngân hàng huyện tổ chức và báo cáo. GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC Phòng kế Phòng Giao Phòng kinh toán ngân dịch Quảng doanh quỹ An Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý (Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng Agribank Quảng Điền) Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc chi nhánh: Là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt Trườngđộng trước giám đốc NHNo&PTNTĐại học tỉnh, chịu trách Kinh nhiệm về mọ i tế lĩnh v ựHuếc trong chi nhánh. Lê Phan Thị Lan 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Một Phó Giám đốc phụ trách công tác kinh doanh: Chịu trách nhiệm điều hành công tác kinh doanh của chi nhánh trên các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Một Phó Giám đốc phụ trách công tác kế toán - ngân quỹ: có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kế toán - ngân quỹ, hành chính và được ủy quyền điều hành khi giám đốc đi công tác. Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ đảm nhiệm công tác huy động vốn, thẩm định và tái thẩm định cho vay, kiểm tra báo cáo hoạt động kinh doanh. Phòng kế toán - ngân quỹ: có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán, kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quy định giữa ngân hàng với nhau hoặc ngân hàng với khách hàng, tổng hợp lưu giữ hồ sơ, tài liệu, thực hiện chế độ quyết toán hàng năm, tổ chức kiểm tra, báo cáo chuyên đề. Bộ phận hành chính - bảo vệ: có nhiệm vụ phục vụ các công việc hậu cần phục vụ nội bộ chi nhánh, nhận giữ các công văn, tài liệu, bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan. Phòng giao dịch: là chi nhánh ngân hàng liên xã hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc có nhiệm vụ khai thác khách hàng, huy động vốn và cho vay đối với mọi đối tượng trên địa bàn hoạt động nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng. 2.1.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý, và từ đó có biện pháp nhằm khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng, làm cho ngân hàng ngày càng Trườngphát triển. Đại học Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua ba nét chính là: Tổng thu nhập, Tổng chi phí và Lợi nhuận. Về thu nhập Tình hình thu nhập qua 3 năm không ngừng tăng lên. Tổng thu nhập năm 2016 đạt 43.260 triệu đồng, năm 2017 là 53.456 triệu đồng tăng 10.296 triệu đồng tương ứng tăng 23,57% so với năm 2016. Năm 2018 thu nhập của chi nhánh đạt 65.020 triệu đồng tăng 21,97% so với năm 2017. Nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của ngân hàng là thu nhập từ lãi. Năm 2017 thu nhập từ lãi 46.983 triệu đồng, chiếm 87,89% trong tổng thu nhập của chi nhánh, tăng 8.731 triệu đồng tương ứng tăng 22,82% so với năm 2016. Năm 2018, thu nhập từ lãi tiếp tục tăng với 58.253 triệu đồng, tăng 11.270 triệu đồng tương ứng tăng 23.99% so với năm 2017. Trong phần thu nhập từ lãi, chiếm tỷ trọng lớn nhất là thu lãi cho vay (tỷ trọng 3 năm của thu lãi cho vay đều chiếm trên 86% so với tổng thu nhập). Nguyên nhân là dư nợ trong năm tăng lên, cùng với việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển cho các chi nhánh khác và trụ sở chính để hưởng phần lãi chênh lệch nội bộ. Thu lãi tiền gửi và lãi từ nghiệp vụ bảo lãnh chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng cũng góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Thu từ hoạt động dịch vụ tăng qua các năm, năm 2017 là 2.081 triệu đồng tăng 579 triệu đồng tương ứng tăng là 38,55% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 383 triệu đồng, tăng 18,4% so với năm 2017. Lý do khiến khoản mục này tăng lên qua các năm là do ngân hàng có các dịch vụ về thẻ ATM, thực hiện chi trả lương qua tài khoản tiền gửi cá nhân, cho vay thẻ các nhân và thấu chi qua thẻ ngày càng tăng lên. Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) I. THU NHẬP 43.260 100,00 53.456 100,00 65.202 100,00 10.196 23,57 11.746 21,97 1. Thu từ lãi 38.252 88,42 46.983 87,89 58.253 89,34 8.731 22,82 11.270 23,99 Thu lãi tiền gửi 480 1,11 569 1,06 704 1,08 89 18,54 135 23,73 Thu lãi cho vay 37.665 87,07 46.354 86,71 57.470 88,14 8.689 23,07 11.116 23,98 Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 106 0,25 60 0,11 78 0,12 -46 -43,40 18 30,00 2. Thu từ hoạt động dịch vụ 1.502 3,47 2.081 3,89 2.464 3,78 579 38,55 383 18,40 3. Thu từ KD ngoại tệ 15 0,03 16 0,03 9 0,01 1 6,67 -7 -43,75 4. Thu từ HĐKD khác 93 0,21 97 0,18 282 0,43 4 4,30 185 190,72 5. Thu nhập khác 3.396 7,85 4.276 8,00 4.193 6,43 880 25,91 -83 -1,94 II. CHI PHÍ 30.994 100,00 38.716 100,00 47.473 100,00 7.722 24,91 8.757 22,62 1. Chi phí HĐTD 22.356 72,13 28.430 73,43 35.052 73,84 6.074 27,17 6.622 23,29 Chi trả lãi tiền gửi 21.480 69,30 27.591 71,27 34.309 72,27 6.111 28,45 6.718 24,35 Chi trả lãi tiền vay 818 2,64 825 2,13 738 1,55 7 0,86 -87 -10,55 Chi trả lãi phát hành GTCG -0,3 0,00 0 0,00 -0,5 0,00 0 -100,00 -0,5 -100,00 Chi phí khác 57 0,18 13 0,03 5 0,01 -44 -77,19 -8 -61,54 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 164 0,53 176 0,45 205 0,43 12 7,32 29 16,48 3. Chi phí HĐ KD ngoại hối 1 0,00 1 0,00 1 0,00 0 -10,00 0 -44,44 4. Chi nộp thuế 16 0,05 46 0,12 25 0,05 30 187,50 -21 -45,65 5. Chi phí HĐKD khác 345 1,11 447 1,15 544 1,15 102 29,57 97 21,70 6. Chi phí cho nhân viên 4.081 13,17 5.472 14,13 5.104 10,75 1.391 34,08 -368 -6,73 7. Chi HĐ quản lý và công cụ 1.197 3,86 1.249 3,23 1.621 3,41 52 4,34 372 29,78 8. Chi về tài sản 918 2,96 1.536 3,97 648 1,36 618 67,32 -888 -57,81 9. Chi phí dự phòng 1.822 5,88 1.205 3,11 4.096 8,63 -617 -33,86 2.891 239,92 10. Chi phí khác 90 0,29 149 0,38 161 0,34 59 65,56 12 8,05 LỢI NHUẬN 12.266 14.740 17.729 2.474 20,17 2.989 20,28 (Nguồn:Phòng kế toán) Lê Phan Thị LanTrường Đại học Kinh tế Huế 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Thu từ kinh doanh ngoại tệ năm 2017 là 16 triệu đồng tăng 1 triệu đồng, tăng 6,67% so với năm 2016, năm 2018 giảm 7 triệu đồng, tương ứng giảm 43.75% so với năm 2017. Có thể thấy khoản mục này giảm mạnh, tuy nhiên không làm ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh của chi nhánh vì trên địa bàn ngoại tệ chưa được người dân sử dụng nhiều. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác chiếm tỷ trọng nhỏ và cũng tăng trong thời gian qua. Thu nhập khác của chi nhánh năm 2017 là 4.276 triệu đồng tăng 880 triệu đồng, tương ứng tăng 25,91% so với năm 2016, năm 2018 giảm 83 triệu đồng, tương ứng giảm 1,94% so với năm 2017. Nguyên nhân khoản thu nhập khác này tăng là do khoản nợ quá hạn được thu hồi sau khi đã xử lý, trích dự phòng. Kết quả thu nhập tăng đều qua các năm là do sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Ban Giám đốc Chi nhánh, tập trung toàn lực vào công tác hoạt động tín dụng, công tác thu hồi nợ. Về chi phí Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của Chi nhánh cũng tăng lên. Năm 2017, tổng chi phí là 38.716 triệu đồng tăng 7.722 triệu đồng, tương ứng tăng 24,91% so với năm 2016. Năm 2018, tổng chi phí tăng 8.757 triệu đồng (tăng 22,62%) so với năm 2017. Chi hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm trên 70% tổng chi phí của Chi nhánh. Cụ thể trong chi phí hoạt động tín dụng, chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn, có xu hướng tăng trong ba năm cụ thể năm 2016 chiếm 69,3%, năm 2017 chiếm 71,27%, năm 2018 chiếm 72,27% trong tổng chi phí. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh đến từ nguồn vốn huy động do đó việc chi trả lãi tiền gửi tăng và chiếm tỷ trọng lớn là điều hiển nhiên. Chi phí chi trả lãi tiền vay, lãi phát hành GTCG, các chi phí có xu hướng giảm qua các năm. Có thể thấy chi phí hoạt động tín dụng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017, chi phí HĐTD tăng 6.0774 triệu đồng, tương ứng tăng 27,17% Trườngso với năm 2016. Năm 2018,Đại chi phí HĐTDhọc tăng 6.622 Kinh triệu đồng tương tếứng tăngHuế 23,29% so với năm 2017. Lê Phan Thị Lan 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Các khoản chi phí cho nhân viên tăng giảm qua các năm. Trong năm 2017 chi phí nhân viên là 5.472 triệu đồng tăng 1.319 triệu đồng tương ứng tăng 34,08% so với năm 2016; năm 2018 khoản chi phí này giảm 368 triệu tương ứng giảm 6,73% so với năm 2017. Nguyên nhân là do có sự điều chỉnh của Chính phủ tăng về hệ số lương và lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên, chi phí trích theo lương được quy định mới, do đó thu nhập của cán bộ công nhân viên chi nhánh cũng được cải thiện đáng kể. Chi phí hoạt động quản lý và công cụ có xu hướng tăng, chi về tài sản lại tăng, giảm qua các năm, nguyên nhân là do chi nhánh khấu hao tài sản theo phương pháp khấu hao nhanh. Chi phí dự phòng: Việc chi nhánh tăng khoản trích chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoáng đã khiến cho chi phí dự phòng tăng lên. Cụ thể năm 2017 là 1.205 triệu đồng giảm 617 triệu đồng tương ứng giảm là 33,86% so với năm 2016, năm 2018 chi phí này tăng 2.891 triệu đồng, tăng 239,92% so với năm 2017. Chi phí hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, chi nộp thuế, chi phí hoạt động kinh doanh khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí, và đang có xu hướng tăng rồi lại giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên có thể thấy sự tăng giảm này không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí. 70000 60000 50000 40000 Thu nhập 30000 Chi phí Lợi nhuận 20000 10000 0 TrườngNăm 2016 ĐạiNăm học 2017 KinhNăm 2018 tế Huế Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2016-2018 (Đvt: Triệu đồng) Lê Phan Thị Lan 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Về lợi nhuận Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng 2.1 ta thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có những dấu hiệu khả quan cùng với việc chú trọng quản lý chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2017 lợi nhuận đạt 14.740 triệu đồng tăng 2.474 triệu đồng tương ứng tăng 20,17% so với năm 2016. Năm 2018 lợi nhuận tiếp tục tăng so với năm 2017 cụ thể tăng 2.989 triệu đồng , tương ứng tăng 20,28%. Có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2016- 2018 duy trì ổn định và tăng đều qua các năm. Để hoàn thành các chỉ tiêu được giao, Ngân hàng Agribank Quảng Điền đưa ra những điều chỉnh trong kế hoạch kinh doanh và điều hành các hoạt động của ngân hàng, không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân chúng sau đó cung cấp cho những cá nhân, hộ gia đình, cần vốn để sản xuất, kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời góp phần nâng cao đời sống cho người dân tại địa phương. 2.2. Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền 2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động nguồn vốn 2.2.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình biến động nguồn vốn Nguồn vốn của các ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được, dùng để đưa vào thực hiện các hoạt động kinh doanh. Muốn duy trì hoạt động của ngân hàng thì việc đầu tiên là phải tạo nguồn vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra trôi chảy và thuận lợi. Trong ba năm qua Ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn huyện như tuyên Trườngtruyền quảng bá, tiếp c ậnĐại các khách hànghọc uy tín và truyKinhền thống, kết htếợp nhi ềHuếu hình thức huy động vốn khác nhau nhờ đó giúp cho ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan. Lê Phan Thị Lan 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Điều đó có thấy thông qua tình hình và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2. Tổng nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm đều có biến động tăng. Năm 2016, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 515.087 triệu đồng, sang năm 2017 tổng nguồn vốn tăng 123.617 triệu đồng (tăng 24%) so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng 110.263 triệu đồng (tăng 17,26%) so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn tự có, vốn huy động và vốn khác và chiếm tỷ trọng cao nhất là nguồn vốn huy động. Cụ thể: Năm 2016, vốn tự có của ngân hàng là 30.870 triệu đồng, chiếm 5,99% so với tổng nguồn vốn. Đến năm 2017 là vốn tự có 30.971 triệu đồng (chiếm 3,68% trong tổng nguồn vốn) tăng nhưng không nhiều tăng 101 triệu đồng (tăng 0,33%) so với năm 2016. Do trong nguồn vốn tự có của ngân hàng, phần vốn điều chuyển có xu hướng giảm, năm 2017 là 16.216 triệu đồng giảm 2.321 triệu đồng tương ứng giảm 12,52% so với năm 2016, phần lợi nhuận chưa phân phối có xu hướng tăng lên, năm 2016 là 12.266 triệu đồng , năm 2017 tăng thêm 2.474 triệu đồng tương ứng tăng 20,17% so với năm 2016, quỹ khen thưởng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn cho nên việc tăng giảm biến động của nó không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn. Có thể thấy tốc độ giảm của phần vốn điều chuyển nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận dẫn đến nguồn vốn tự có của ngân hàng tăng lên. Ngoài ra việc vốn huy động tăng và chiếm tỷ trọng lớn cũng khiến cho tỷ trọng của vốn tự có giảm. Năm 2016, nguồn vốn huy động của ngân hàng là 472.162 triệu đồng , có tỷ trọng chiếm 91,67% trong tổng nguồn vốn, sang đến năm 2017 vốn huy động đạt 592.397 triệu đồng tăng 120.235 triệu đồng tương ứng tăng 25,46% so với năm 2016 giúp cho tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn tiếp tục tăng chiếm 92,75%. Vốn khác của ngân hàng cũng tăng lên từ 12.055 triệu đồng năm 2016 đến Trườngnăm 2017 là 15.336 triệ uĐại đồng tăng 2.381 học triệu đồng Kinh tương ứng tăng 27,22%.tế Huế Lê Phan Thị Lan 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) 1. Vốn tự có 30.870 5,99 30.971 4,85 27.550 3,68 101 0,33 -3.421 -11,05 Vốn điều chuyển trong hệ thống 18.537 3,60 16.216 2,54 9.774 1,30 -2.321 -12,52 -6.442 -39,73 Lợi nhuận chưa phân phối 12.266 2,38 14.740 2,31 17.729 2,37 2.474 20,17 2.989 20,28 Quỹ khen thưởng 67 0,01 15 0,00 47 0,01 -52 -77,61 32 213,33 2. Vốn huy động 472.162 91,67 592.397 92,75 702.745 93,83 120.235 25,46 110.348 18,63 Tiền gửi kho bạc nhà nước 9.408 1,83 15.000 2,35 23.297 3,11 5.592 59,44 8.297 55,31 Tiền gửi tổ chức tín dụng 150 0,03 248 0,04 417 0,06 98 65,33 169 68,15 Tiền gửi của khách hàng 45.980 8,93 48.216 7,55 57.409 7,67 2.236 4,86 9.193 19,07 Tiền gửi tiết kiệm 416.424 80,85 528.804 82,79 621.434 82,97 112.380 26,99 92.630 17,52 Tiền ký quỹ 195 0,04 124 0,02 185 0,02 -71 -36,41 61 49,19 Giấy tờ có giá 3 0,00 3 0,00 3 0,00 0 0,00 0 0,00 3. Vốn khác 12.055 2,34 15.336 2,40 18.672 2,49 3.281 27,22 3.336 21,75 NGUỒN VỐN 515.087 100,00 638.704 100,00 748.967 100,00 123.617 24,00 110.263 17,26 (Nguồn: Phòng kế toán) Lê Phan Thị LanTrường Đại học Kinh tế Huế 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2016 Vốn tự có Vốn huy động Vốn khác 2,34% 5,99% 91,67% 2017 Vốn tự có Vốn huy động Vốn khác 2,4% 4,85% 92,75% 2018 Vốn tự có Vốn huy động Vốn khác 2,49% 3,68% Trường93,83% Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Lê Phan Thị Lan 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Đến năm 2018 nguồn vốn của ngân hàng tiếp tục tăng lên và thể hiện tình hình huy động vốn của ngân hàng tương đối tốt. Vốn tự có giảm mà trong đó chủ yếu là phần giảm vốn điều chuyển từ 16.216 triệu đồng xuống 9.744 triệu đồng giảm 6.442 triệu đồng giảm 39,73% với năm 2017, nhờ phần lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng lên phần nào giúp cho nguồn vốn tự có của ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng không quá nhỏ trong tổng nguồn vốn (chiếm 3,68% ). Nguồn vốn huy động tăng lên 110.348 triệu đồng tương ứng tăng 18,63% so với năm 2017 và chiếm tỷ trọng cao 93,83% trong tổng nguồn vốn. Phần vốn khác của ngân hàng bao gồm các khoản phải trả cho các dịch vụ của ngân hàng như chuyển triền phải trả, lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiếm, tăng lên giúp cho phần vốn khác của ngân hàng tăng lên. Từ những phân tích trên ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng là khá lớn tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà ngân hàng cần phải xin vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên. Vốn điều chuyển có xu hướng giảm qua ba năm và chiếm tỷ trong nhỏ trong tổng nguồn vốn chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng khá tốt. Để đạt được kết quả như vậy là do toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng đã nỗ lực hết mình, Ban Giám đốc không ngừng nâng cao phong cách quản trị, điều hành, quản lý tốt nhân viên, đề ta những biện pháp khả thi tăng cường công tác huy động vốn. Các bộ phận, phòng ban đoàn kết cùng nhau hỗ trợ, có mối quan hệ mắc xích vơi nhau như Phòng kế toán ngân quỹ chăm lo huy động vốn để cung cấp nguồn vốn này cho Phòng tín dụng tiến hành cho vay và nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ thu lãi cho vay. 2.2.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn. Như ta đã biết, huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn huy động là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động tại Trườngchỗ với nhiều hình thứ c.ĐạiNguồn vốn huyhọc động càng Kinhdồi dào càng giúp tế cho Ngân Huế hàng có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng quy mô tính dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Lê Phan Thị Lan 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động nền ba năm qua ngân hàng đã cố gắng giữ vốn huy động luôn ổn định và tăng đều. Năm 206, vốn huy động đạt 472.160 triệu đồng, đến năm 2017 vốn huy động là 592.395 triệu đồng tăng 120.235 triệu tươn ứng tăng 25,46% so với năm 2016. Đến năm 2018, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 110.353 triệu đồng tương ứng tăng 18,63% so với cùng kỳ năm 2017. Trong nguồn vốn huy động thì chủ yếu là huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó cũng có tiền gửi từ kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng, ký quỹ bảo lãnh Để hiểu một cách rõ ràng hơn về nguồn vốn huy động ta đi vào phân tích từng phần cụ thể dựa vào bảng 2.2: - Tiền gửi của Kho bạc nhà nước: Theo quy định, tiền gửi KBNN phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước và chỉ được gửi tại chi nhánh NHTM, nơi không có Ngân hàng nhà nước. Do đó, tại các quận huyện, nhất là các huyện, nơi không có NHNN thì KBNN sẽ gửi tại các chi nhánh của NHTM. Chính vì điều đó mà hiện nay tại huyện Quảng Điền không có NHNN và chỉ có một NHTM nên việc KBNN gửi tiền vào ngân hàng là điều tất yếu. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, TGKBNN có xu hướng tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2017. Số tiền KBNN gửi là 15.000 triệu đồng tăng 5.592 triệu đồng, tương ứng tăng 59,44% so với năm 2016. Đến năm 2018, khoản tiền gửi này tiếp tăng 8.297 triệu đồng (tăng 55,31%) so với năm 2017. Việc KBNN tăng tiền gửi sẽ giúp cho chi nhánh được hưởng lợi, có thể sử dụng khoản tiền này thực hiện các hoạt động tín dụng như cho vay mà không phải lo ngại, cũng bởi lãi suất đối với khoản tiền gửi này thấp khoảng 1-2%/năm. - Tiền gửi của tổ chức tín dụng: TrườngNguồn vốn đi vay Đạicủa các ngân họchàng khác làKinh nguồn vốn đượ c tếhình thành Huế bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với NHNN. Nhưng ở đây NH No&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền là ngân hàng cấp 2 Lê Phan Thị Lan 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi trực thuộc chi nhánh cấp 1 là NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế . Chính vì là ngân hàng cấp 2 nên không có khoản vay từ Ngân hàng nhà nước cũng như tiền gửi tại NHNN. Ta biết rằng trong quá trình kinh doanh bất kỳ của một doanh nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn hoặc thiếu vốn.Và hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng cũng không ngoại lệ. Đối với các ngân hàng, cũng có lúc ngân hàng tập trung huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó lãi tiền gửi vẫn phải trả, cũng có khi nhu cầu vay vốn lớn mà khả năng ngân hàng không thể đáp ứng được. Vì vậy, trong những trường hợp trên ngân hàng cũng có thể tiếp tục gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào ngân hàng khác để lấy lãi hoặc đi vay các ngân hàng khác có phát sinh tình trạng thừa vốn nhằm khôi phục khả năng thanh toán của ngân hàng. Điều đó được thể hiện như sau loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động (trung bình ba năm chiếm khoảng 0,5% trong tổng nguồn vốn huy động). Tuy nhiên, đang có xu hướng tăng, cụ thể năm 2017, tiền gửi này là 248 triệu đồng tăng 98 triệu đồng (tương ứng tăng 65,33%) so với năm 2016. Năm 2018 tăng 169 triệu đồng, tăng 68,15% so với năm 2017. Cũng như đã nêu ở trên đây là loại tiền gửi tạm thời của các tổ chức tín dụng nên những biến động tăng hay giảm đều là điều bình thường. - Tiền gửi khách hàng: Bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi các tổ chức kinh tế. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là loại tiền gửi của các doanh nghiệp. Tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn không nhằm mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong sinh hoạt, kinh doanh. Năm 2016, khoản tiền gửi này là 45.980 triệu đồng, chiếm 9,74% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2017 tăng 2.236 triệu đồng, tương ứng tăng 4,86% so với năm 2016. Năm 2018, khoản tiền gửi này tăng nhanh hơn so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 9.193 triệu đồng, tương ứng tăng 19,07%. Nguyên nhân là ngày nay các cá nhân và tổ Trườngchức kinh tế có xu hướ ngĐại mở tài kho ảhọcn thanh toán Kinhtại ngân hàng đ ể tếthuận tiệHuến cho việc thanh toán khi mua hàng hay chi trả lương cho công nhân viên.Việc mở tài khoản thanh Lê Phan Thị Lan 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi toán, sử dụng thẻ ATM giúp cho mọi người có thể rút tiền được, đảm bảo sự an toàn, thuận tiện và giảm nhiều chi phí. - Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống và được chú trọng của ngân hàng. Điều đó có thể thấy, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể năm 2016, khoản tiền gửi tiết kiệm là 45.980 triệu đồng, chiếm 88,2% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2017, khoản tiền gửi này chiếm 89,27% trong tổng nguồn vốn, tăng 112.380 triệu đồng, tương ứng tăng 26,99% so với năm 2016. Sang năm 2018, khoản tiền này tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động là 88,43%, tăng 92.630 triệu đồng (tăng 17,52%) so với cùng kỳ năm ngoài. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm khác. Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng mà chủ yếu là khoản tiết kiệm có kỳ hạn tăng mạnh do ngân hàng đã mở rộng nhiều hình thức huy động vốn mới với nhiều mức lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, việc người dân ở địa phương làm ăn ngày càng có lãi, hình thức mua vàng để cất trữ như hiện nay không đem lại được lợi nhuận nhiều có khi là bị lỗ, việc cất trữ vàng cũng gây nhiều bất tiện, cùng với đó hiện nay người dân đang có xu hướng hạn chế cất trữ tiền mặt tại nhà. Việc gửi tiền theo hình thức tiết kiệm có kỳ hạn giúp người dân vừa có thể giảm rủi ro, bảo toàn khoản tiền của mình, vừa sinh ra một khoản lãi. - Ký quỹ bảo lãnh và giấy tờ có giá: chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do hình thức huy động vốn này chưa được chi nhánh chú trọng nhiều cũng bởi tại vùng nông thôn người dân còn chưa hiểu biết nhiều về loại hình thức huy động vốn này. Tóm lại, thời gian qua ngân hàng đã có nổ lực đáng kể trong công tác huy động vốn, Trườngluôn mở rộng và phát tri ểnĐại các sản phẩm, học dịch vụ để Kinhkịp thời đáp ứng nhutế cầu tiềnHuế gửi của Lê Phan Thị Lan 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi khách hàng, do đó ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác huy động vốn. 2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Cũng như bất kỳ chi nhánh hay ngân hàng nào, sau khi huy động vốn, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Điền đưa ra các chính sách hoạt động tín dụng để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, cũng như đáp ứng nhu cầu về vốn cho các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn. Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của ngân hàng. Đây là hoạt động được hình thành từ huy động vốn trong khách hàng, do vậy ngân hàng phải sử dụng có hiệu quả, nghĩa là cho vay phải thu hồi được nợ để trả cho người gửi tiền và thu lãi để bù đắp chi phí. Sau đây là biểu đồ biểu diễn tình hình cho vay tại NHNo&PTNN chi nhánh huyện Quảng Điền: 600000 500000 400000 DSCV DS thu nợ 300000 Dư nợ CV 200000 Nợ xấu 100000 0 2016 2017 2018 TrườngBiểu đồ 2.3: Tình hình Đạicho vay của ngânhọc hàng qua Kinhba năm 2016-2018 tế(Đvt: triHuếệu đồng) Lê Phan Thị Lan 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Để biết rõ tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng qua ba năm với hiệu quả và những vướng mắc. Chúng ta cần đi cụ thể vào từng hoạt động, phân tích từng chỉ tiêu theo thời hạn cho vay và theo thành phần kinh tế. 2.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay của ngân hàng. a) Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô công tác tín dụng. Nếu ngân hàng có có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng ngân hàng là “đi để cho vay”, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực và được thể hiện như sau: Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) Ngắn hạn 151.696 36,97 176.268 40,25 189.056 35,12 24.572 16,20 12.788 7,25 Trung hạn 258.668 63,03 261.710 59,75 349.191 64,88 3.042 1,18 87.481 33,43 Tổng 410.364 100,00 437.978 100,00 538.247 100,00 27.614 6,73 100.269 22,89 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Với chức năng chính của mình là cho vay để hỗ trợ vốn cho các các nhân, tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, hợp tác xã điều này đã làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2016 doanh số cho vay là 410.264 triệu đồng trong đó doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho chiếm 63,03% Trườngđạt 258.668 triệu đồng, phĐạiần còn lại làhọc doanh số cho Kinh vay ngắn hạn đạ t tế151.696 Huế triệu đồng, ta thấy Ngân hàng chủ yếu là cho vay trung hạn, vì với nhu cầu vốn lớn để thực hiện các Lê Phan Thị Lan 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi hoạt động kinh doanh, dự án trang trại như chăn nuôi, trồng trọt, họ không thể một lần lấy hết số tiền vốn về để ở nhà nên phần lớn họ sử dụng phương án vay vốn hạn mức tín dụng với phương án này đối với cá nhân thời hạn tối đa là 3 năm. Sang năm 2017 là 437.978 triệu đồng, doanh số cho vay năm 2017 tăng 27.614 triệu đồng tương ứng tăng 6,73% so với năm 2016. Trong đó, doanh số cho vay trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay chiêm 59,75% đạt 261.710 triệu đồng tăng 3.042 triệu đồng tương ứng tăng 1,18% so với năm 2016. Còn doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay đạt 176.268 triệu đồng tăng 24.572 triệu đồng tăng 16,2% giúp cho tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 40,25% trong tổng nguồn vốn. Ở đây ta có thể thấy không có sự phân phối đồng đều giữa cho vay ngắn hạn và trung hạn nhưng việc đó không ảnh hưởng nhiều đến nguồn vốn cho vay bởi nguồn vốn huy động của ngân hàng khá nhiều có khả năng để thực hiện các hợp đồng vay trung hạn. Đến năm 2018, doanh số cho vay của Ngân hàng lại tiếp tục tăng đạt 528.247 triệu đồng tăng 100.269 triệu đồng tương ứng tăng 22,89% so với năm 2017. Cũng như trên lại không có sự đồng đều giữa doanh số cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn, thậm chí là doanh số cho vay trung hạn có tỷ trọng càng cao hơn đạt 349.191 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64,88% trong tổng doanh số cho vay tăng 87.481 triệu đồng (tăng 33,43%), doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tăng tuy nhiên tốc độ tăng thấp hơn doanh số cho vay trung hạn điều đó cũng khiến cho tỷ trọng của nó giảm trong tổng doanh số cho vay cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn đạt 189.056 triệu đồng tăng 12.788 triệu đồng tăng 7,25% so với năm 2017. Ta thấy, trong doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng không có khoản giải ngân cho dài hạn nguyên nhân là do phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng đều vay Trườngtheo hình thức hạn mứ c Đạitín dụng, mà họcđối với hạn mKinhức tín dụng cho vaytế của cácHuế cá nhân thì thời hạn vay tối đa 36 tháng với hạn mức là 200 triệu đồng, còn đối với hạn mức của các doanh nghiệp thì thời hạn vay tối đa là 12 tháng nên phần lớn các khoản vay của Lê Phan Thị Lan 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi doanh nghiệp thường là ngắn hạn, trừ một số trường doanh nghiệp vay vốn lớn và có thời hạn dài thì doanh nghiệp đó phải chứng minh được mình có phương án kinh doanh khả thi, quy mô của doanh nghiệp lớn, có tài sản đảm bảo, thế chấp mới được giải ngân. Tóm lại, qua việc phân tích tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền ta thấy Ngân hàng đang có những dấu hiệu tích cực về hoạt động của mình nhưng nhìn chung vẫn là cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nguyên nhân là do tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng phần lớn trong doanh số cho vay mà các khoản vay của các đối tượng này phần lớn là vay trung hạn. Tuy nhiên điều đó không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng vì nguồn vốn huy động của ngân hàng khá nhiều cộng với việc ngân hàng có thể xin vốn điều chuyển từ ngân hàng trên thì vẫn có thể thực hiện các hợp đồng trung hạn, ngoài ra nhu cầu vốn trung hạn nhiều giúp cho ngân hàng thu đem lại nhiều thu nhập hơn, giảm chi phí tìm kiếm khách hàng nhưng vẫn phải tiến hành cho vay ngắn hạn để giúp cho vòng quay vốn của ngân hàng được nhanh hơn, giảm rủi ro cho các khoản vay. 600000 500000 400000 Trung hạn 300000 Ngắn hạn 200000 100000 0 2016 2017 2018 TrườngBiểu đồ 2.4: Doanh sốĐạicho vay theo họcthời hạn củ a Kinhngân hàng qua ba tếnăm 2016 Huế-2018 (Đvt: triệu đồng) Doanh số cho vay tăng đều qua các năm chủ yếu do: Lê Phan Thị Lan 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Ngân hàng được khách hàng tín nhiệm. - Ngân hàng luôn mở rộng, đa dạng hóa hình thức và đối tượng cho vay (thực hiện nghị định 68/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp một phần đã giúp cho người dân tin tưởng, cùng với đó là những gói lãi suất cho vay ưu đãi của ngân hàng.) - Có đội ngũ cán bộ tín dụng tích cực tìm kiếm, thăm dò tính hình sản xuất, nhu cầu cho vay vốn của khách hàng (hiện nay, nhu cầu về vốn của các cá nhân, doanh nghiệp tại địa phương ngày càng tăng lên để mở rộng kinh doanh, sản xuất, phục vu nhu cầu tiêu dùng ) - Thủ tục cho vay khá đơn giản và được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ tín dụng. - Đặc biệt là thời gian giải ngân nhanh chóng. Thường trong cùng ngày, sau khi làm hồ sơ vay vốn, các cán bộ tín dụng sẽ đến nhà hoặc xem xét các thông tin do khách hàng cung cấp để thẩm định, nếu xem xét khách hàng đáng tin cậy, đủ tài chính để chi trả các khoản lãi và gốc thì sẽ được giải ngân ngay. b) Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Qua bảng số liệu, doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua ba năm của NHNo&PTNT cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng khá tốt, ngân hàng đã mở rộng phạm vi tín dụng đến tất cả các TPKT làm cho doanh số cho vay liên tục tăng Các thành phần kinh tế có trong cho vay của Ngân hàng: Cá nhân, DNTN, hộ gia đình, hợp tác xã, CT TNHH. Để hiểu một cách đầy đủ và chi tiết hơn về từng đối tượng này ta tiến hành phân tích cụ thể: Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2016/2017 2018/2017 Chỉ tiêu GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) Cá nhân 309.000 75,30 381.870 87,19 498.537 92,62 72.870 23,58 116.667 30,55 DNTN 24.403 5,95 185 0,04 0 0,00 -24.218 -99,24 -185 -100,00 Hộ gia đình 68.461 16,68 23.294 5,32 9.563 1,78 -45.167 -65,97 -13.731 -58,95 Hợp tác xã 2.178 0,53 2.496 0,57 1.576 0,29 318 14,60 -920 -36,86 CT TNHH 6.322 1,54 30.133 6,88 28.571 5,31 23.811 376,64 -1.562 -5,18 Tổng 410.364 100,00 437.978 100,00 538.247 100,00 27.614 6,73 100.269 22,89 (Nguồn: phòng kinh doanh) Lê Phan Thị LanTrường Đại học Kinh tế Huế 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Đối với cá nhân: Năm 2016 doanh số cho vay cá nhân là 309.000 triệu đồng, sang năm 2017 đạt 381.870 triệu đồng tăng 72.870 triệu đồng tương ứng tăng 23,58%. Đến năm 2018, doanh số cho vay tiếp tục tăng đạt 498.537 triệu đồng tăng 116.667 triệu đồng (tăng 30,55%). Trong khi doanh số cho vay cá nhân tăng mạnh thì doanh số cho vay các thành phần khác có xu hướng giảm điều đó giúp cho tỷ trọng của doanh số cho vay cá nhân ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2016 doanh số cho vay cá nhân chiếm 75,3%, năm 2017 chiếm 87,91%, năm 2018 chiếm 92,62% trong tổng doanh số cho vay. Các khách hàng cá nhân này bao gồm các nông dân là chủ yếu hoặc là những người làm công việc buôn bán, hoặc những công viên chức có nhu cầu vay vốn với mục đích mở rộng hoạt động buôn bán, mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động trang trại, tiêu dùng, kinh doanh, xây dựng và sửa chữa nhà hầu hết các khoản tiền này thường nhỏ lẻ nhưng số lượng người vay vốn nhiều. Cùng với đó việc Ngân hàng bắt đầu thực hiện quy chế cho vay mới theo thông tư số 39/2016/TT-NHNN và Thông tư 43/2016/TT-NHNH do ngân hàng nhà nước ban hành, trong đó quy định các đối tượng không phải là pháp nhân không đủ tư cách chủ thể vay vốn như DNTN, hộ gia đình sẽ được vay vốn mới theo tư cách cá nhân. Điều đó làm cho doanh số cho vay cá nhân không ngừng tăng lên qua các năm. Đối với DNTN và hộ gia đình: Như đã nêu ở trên, việc sử quy chế mới làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay DNTN và doanh số cho vay hộ gia đình. Nhưng tính chung đối với doanh số cho vay nó không bị ảnh hưởng. Cụ thể năm 2016, doanh số cho vay DNTN đạt 24.403 triệu đồng, đến năm 2017 là 185 triệu đồng giảm mạnh với 24.218 triệu đồng tương ứng giảm 99,24% so với năm 2016. Sang năm 2018, DNTN không được tách riêng là một thành phần kinh Trườngtế nên phần nào góp ph ầĐạin làm cho DSCVhọc cá nhân Kinhtăng lên. Riêng đtếối với hHuếộ gia đình, mặc dù bị ảnh hưởng bởi quy chế mới tuy nhiên trong một số trường hợp nếu vay có thế chấp tài sản bằng thẻ đỏ thì vẫn được ký kết hợp đồng cho vay theo đối tượng là hộ gia Lê Phan Thị Lan 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi đình. Do đó có ngân hàng vẫn đưa thêm thành phần hộ gia đình vào báo cáo. Năm 2016, DSCV hộ gia đình đạt 68.461 triệu đồng, đến năm 2017, là 23.294 triệu đồng giảm 45.167 triệu đồng tương ứng giảm 65,97%. Sang năm 2018, DSCV hộ gia đình chỉ đạt 9.563 triệu đồng giảm 13.731 triệu đồng (giảm 58,95%). Đối với hợp tác xã: Thành phần kinh tế này có số lượng khá ít so với các thành phần khác, với huyện Quảng Điền một xã hay thị trấn chỉ có một hợp tác xã cho nên việc giải ngân cho thành phần này cũng vì vậy mà chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2016 là 2.178 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,53% trong tổng DSCV đến năm 2017 là 2.496 triệu đồng tăng 318 triệu đồng (tăng 14,6%) , sang năm 2018, con số này giảm 920 triệu đồng (giảm 36,86%), kéo theo tỷ trọng giảm xuống chiếm 0,29% trong tổng DSCV. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay, tuy nhiên nó đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, mô hình Công ty TNHH đang ngày càng phát triển ở địa phương, cộng với nhu cầu vốn cần để mua sắm các thiết bị, thực hiện các dự án đầu tư cùng với đó ngân hàng đang bắt đầu chú ý đến đối tượng này để phân bổ lại cơ cấu cho vay trong tổng doanh số cho vay. Năm 2016, DSCV công ty TNHH là 6.322 triệu đồng, đến năm 2017 doanh số này tăng đột biến đạt 30.133 triệu đồng tương ứng tăng 376,64% so với năm 2016. Năm 2018, con số này có giảm nhưng cũng không đáng kể giảm 1.562 triệu đồng (giảm 5,18%) so với năm 2017. 2.2.2.2. Phân tích tình hình thu nợ của Ngân hàng Trong ba năm qua doanh số cho vay của ngân hàng theo thời hạn tín dụng và theo Trườngthành phần kinh tế đều cóĐại xu hướng tănghọc đều. Doanh Kinh số cho vay đ ã tếtăng trư Huếởng khá ổn định, nhưng để biết được việc tăng này là hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều Lê Phan Thị Lan 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi yếu tố khác như tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn,nợ xấu . nhưng trước hết ta hãy xem xét doanh số thu nợ của ngân hàng. a) Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh luân chuyển trong lưu thông. Ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 2.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) Ngắn hạn 150.350 44,39 160.480 42,61 193.612 42,19 10.130 6,74 33.132 20,65 Trung hạn 188.370 55,61 216.144 57,39 265.284 57,81 27.774 14,74 49.140 22,73 Tổng 338.720 100,00 376.624 100,00 458.896 100,00 37.904 11,19 82.272 21,84 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng qua ba năm có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2016 doanh số thu nợ của Ngân hàng là 338.720 triệu đồng, năm 2017 là 376.624 triệu đồng tăng 37.904 triệu đồng tương ứng tăng 11,19%. Năm 2018, doanh số thu nợ đạt 458.896 triệu đồng tăng 82.272 triệu đồng tương ứng tăng 21,84%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản vay đến hạn, mặc khác là do các hoạt động kinh doanh, buôn bán có hiệu quả, trồng trọt, chăn nuôi được mùa nên khách hàng có lợi nhuận nhiều và tiến hành trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Vì doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, do Trườngđó kéo theo doanh số thu Đại nợ trung hạ n họccũng chiếm tỷKinhtrọng lớn và có xutế hướ ngHuế tăng trong ba năm. Năm 2016, doanh số thu nợ trung hạn là 188.370 triệu đồng, chiếm 55,61% trong tổng doanh số thu nợ, đến năm 2017 doanh số này đạt 216.144 triệu đồng chiếm 57,39% Lê Phan Thị Lan 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi trong tổng doanh số thu nợ, tăng 27.774 triệu đồng tương ứng tăng 14,74% so với năm 2016. Sang năm 2018, doanh số thu nợ trung hạn đạt 265.284 triệu đồng tiếp tục tăng 49.140 triệu đồng tăng 22,73% so với năm 2017 giúp tỷ trọng tăng chiếm 57,81%. Các khoản vay trung hạn của Ngân hàng chủ yếu thời hạn vay là 2 đến 3 năm do đó trong khoảng thời gian này một số khoản nợ của những năm trước cộng với nhiều khoản nợ trung hạn năm 2016 có thời hạn 1,5 đến 2 năm góp phần làm cho doanh số thu nợ trung hạn tăng lên. Đối với doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn có xu hướng tăng như trung hạn.Cụ thể năm 2016, đạt 150.350 triệu đồng, năm 2017 là 160.480 triệu đồng tăng 10.130 triệu đồng tương ứng tăng 6,74% , năm 2018 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 193.612 triệu đồng tăng 33.132 triệu đồng tương ứng tăng 20,65% so với năm 2017. Có thể thấy tốc độ tăng của doanh số ngắn hạn năm 2018 so với năm 2017 nhanh hơn năm 2017 so với năm 2016, nguyên nhân do các khoản nợ năm 2016 chủ yếu là vay cuối năm, cộng với các khoản vay năm 2017 có thời hạn từ 6 đến 12 tháng nên thời gian thu hồi nợ đến hạn năm của các khoản vay diễn ra vào năm 2018 đẩy doanh số thu nợ năm 2018 tăng cao. Tóm lại, ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua ba năm và doanh số thu nợ của Ngân hàng diễn ra khá tốt. Tỷ trọng giữa ngắn hạn và trung hạn trong tổng doanh số cho vay và doanh số thu nợ khá phù hợp. Đặc biệt đối với các khoản vay ngắn hạn, nhu cầu vay và trả nợ của khách hàng là khá tốt bởi nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu nằm trong nợ xấu trung hạn, điều đó giúp khách làm làm tăng uy tín đối với Ngân hàng, đồng thời giúp nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển tốt. Vì vậy, ngoài việc mở rộng doanh số cho vay trung hạn thì ngân hàng cũng cần chú trọng công tác thẩm định, phân loại, đôn đốc cán bộ tích cự theo dõi các khoản nợ để thu hồi kịp thời, hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận. Agribank Quảng Điền rất chú trọng vào công tác thu nợ. Trước khi chính thức quyết Trườngđịnh cho vay vốn, Ngân Đạihàng thường họctiến hành quá Kinh trình thẩm định chtếặt ch ẽHuếnhu cầu và mục đích sử dụng vốn cũng như tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn hợp lý nhất. Khi đã cho vay, Ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng để kịp Lê Phan Thị Lan 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi thời xử lý những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích hay tình hình cá nhân hộ gia đình, doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ vay. Đối với nợ đến hạn và nợ quá hạn, cán bộ sẽ gọi điện thông báo đến khách hàng để đôn đóc trả nợ, có như vậy mới đảm bảo thu nợ và đúng hợp đồng đem lại hiệu quả cao cho Chi nhánh. b) Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Quy mô hoạt động cho vay của Ngân hàng được thực hiện ở tất các các thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn. Đã phân tích ở trên ta thấy doanh số cho vay tăng một phần kéo theo sự gia tăng của doanh số thu nợ, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là hiệu quả tình hình thu nợ. Sau đây ta phân tích cụ thể tình hình thu nợ của từng thành phần kinh một mặt đánh giá công tác thu hồi nợ của Ngân hàng, mặt khách đánh giá những đối tượng, thành phần nào ngân hàng nên chú trọng khi cho vay để công tác thu nợ ngày càng hiệu quả giúp nguồn vốn của ngân hàng được luân chuyển nhanh hơn. Đối với cá nhân: Như ta đã phân tích ở phần doanh số cho vay thì thành phần cá nhân chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng trong tổng doanh số cho vay. Vì vậy doanh số thu nợ các nhân cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ và có xu hướng tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2016 chiếm 78,97%, năm 2017 chiếm 81,83%, năm 2018 chiếm 87,97% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2016, doanh số thu nợ cá nhân là 267.499 triệu đồng , sang năm 2017 tăng thêm 40.688 triệu đồng tương ứng tăng 15,21%, đến năm 2018 doanh số này tiếp tục tăng đạt 403.699 triệu đồng tăng 95.512 triệu đồng tương ứng tăng 30,99%. Nguyên nhân là do phần lớn các khoản giải ngân cho cá nhân là các khoản vay trung hạn nên thời gian thu Trườnghồi lâu hơn, do vòng quay Đại vốn hay thu họcnhập của ngư Kinhời dân thấp nên h ọtếthường Huế có nhu cầu vay vốn từ 2 đến 3 năm. Công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng diễn ra lâu hơn. Lê Phan Thị Lan 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) Cá nhân 267.499 78,97 308.187 81,83 403.699 87,97 40.688 15,21 95.512 30,99 DNTN 21.637 6,39 1.349 0,36 0 0,00 -20.288 -93,77 -1.349 -100,00 Hộ gia đình 42.007 12,40 38.483 10,22 21.268 4,63 -3.524 -8,39 -17.215 -44,73 Hợp tác xã 1.091 0,32 2.448 0,65 2.200 0,48 1.357 124,38 -248 -10,13 CT TNHH 6.485 1,91 26.157 6,95 31.729 6,91 19.672 303,35 5.572 21,30 Tổng 338.719 100,00 376.624 100,00 458.896 100,00 37.905 11,19 82.272 21,84 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Lê Phan Thị LanTrường Đại học Kinh tế Huế 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Đối với DNTN và hộ gia đình: Do thực hiện quy chế cho vay mới nên doanh số cho vay DNTN và hộ gia đình có xu hướng giảm, có nhiều khách hàng đến vay với tư cách cá nhân nhiều hơn, cho nên các khoản nợ thu hồi chủ yếu đến từ khoản nợ các năm trước. Điều hiển nhiên thì doanh số thu nợ của DNTN và hộ gia đình cũng giảm. Cụ thể năm 2016, doanh số thu nợ của DNTN là 21.637 triệu đồng, đến năm 2017 là 1.349 triệu đồng và đến năm 2018 doanh số thu nợ về 0 do các khoản nợ còn lại của năm 2017 đã được gộp chung vào nhóm thành phần các nhân. Riêng đối với hộ gia đình, doanh số thu nợ vẫn có xu hướng giảm như DNTN tuy nhiên các khoản nợ này vẫn được giữ nguyên và tách riêng. Năm 2016, doanh số thu nợ hộ gia đình đạt 42.007 triệu đồng, năm 2017 là 38.483 triệu đồng giảm 3.524 triệu đồng (giảm 8,39%), đến năm 2018 đạt 21.268 triệu đồng giảm 17.215 triệu đồng (giảm 44,73%). Đối với hợp tác xã: Năm 2016, doanh số thu nợ hợp tác xã đạt 1.091 triệu đồng, năm 2017 là 2.448 triệu đồng, tăng mạnh 1.357 triệu đồng tương ứng tăng 124,38%, sang năm 2018, con số này giảm 248 triệu đồng tương ứng giảm 10,13%. Nguyên nhân là do các khoản giải ngân cho hợp tác xã chủ yếu là khoản nợ ngắn hạn, thêm vào đó doanh số cho vay hợp tác xã biến động lên xuống đặc biệt năm 2018 doanh số cho vay giảm mạnh. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Năm 2016, doanh số thu nợ CT TNHH đạt 6.485 triệu đồng, đến năm 2017 doanh số này tăng lên đột biến đạt 26.157 triệu đồng tăng 19.672 triệu đồng tương ứng tăng 303,35%, đến năm 2018 doanh số thu nợ này tiếp tục tăng 5.572 triệu đồng hay tăng 21,3%. Doanh số thu nợ đối với CT TNHH có diễn biến rất tốt, chứng tỏ công ty đang Trườnglàm ăn đạt hiệu, chủ đ ộngĐại tiến hành trhọcả nợ gốc và lãiKinh cho ngân hàng ttếạo thêm Huế uy tín của công ty đối với ngân hàng. Song song với đó là sự tích cực làm việc của cán bộ ngân hàng, Lê Phan Thị Lan 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi có kinh nghiệm đánh giá, xem xét các dự án hoạt động có khả thi hay không , thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát nên công tác thu nợ mới đạt kết quả tốt như vậy. Qua việc phân tích tình hình thu nợ của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền ta thấy việc thu hồi vốn của ngân hàng diễn ra khá tốt, qua đó đánh giá được hiệu quả cho vay của ngân hàng, đồng thời cho thấy được hầu hết các khách hàng vay vốn đã chứng tỏ được khả năng của họ, làm tốt công việc, mang lại hiệu quả từ nguồn vốn vay, tiến hành thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn, điều này không những nâng cao, cải thiện đời sống người dân, tác động tích cực đến các hoạt động của người vay vốn mà còn giúp cho nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển. 2.2.2.3. Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Có thể hiểu dư nợ cho vay là hiệu số giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, mặt khác dư nợ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta đi vào phân tích số liệu cụ thể. a) Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo thời hạn của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) Ngắn hạn 90.182 23,90 105.741 24,38 101.106 19,76 15.559 17,25 -4.635 -4,38 Trung hạn 287.213 76,10 327.895 75,62 410.482 80,24 40.682 14,16 82.587 25,19 Tổng 377.395 100,00 433.636 100,00 511.588 100,00 56.241 14,90 77.952 17,98 (Nguồn: Phòng kinh doanh) TrườngQua bảng số liệu taĐại thấy dư nợ chọcủa Ngân hàng Kinh No&PTNT chi nhánhtế huyHuếện Quảng Điền duy trì ở mức ổn định tăng trưởng qua các năm. Cụ thể: năm 2016 tổng dư nợ của ngân hàng đạt 377.395 triệu đồng, sang năm 2017 tổng dư nợ là 433.636 triệu đồng tăng Lê Phan Thị Lan 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 56.241 triệu đồng tương ứng tăng 14,9% so với năm 2016. Năm 2018 con số này đạt 511.588 triệu đồng tăng 77.952 triệu đồng tăng 17,98% so với năm 2017. Tổng dư nợ của Ngân hàng đều tăng khá tốt qua ba năm, điều này cho thấy ngân hàng đã mạnh dạn hơn trong việc xét duyệt cho vay, cùng với đó nhiều khoản vay trung hạn được giải ngân góp phần giúp dư nợ tăng lên. Trong tổng dư nợ của Ngân hàng ta thấy, dư nợ trung hạn chiếm phần lớn tổng dư nợ (ba năm qua tỷ trọng này đều lớn hơn 75%). Năm 2016 dư nợ trung hạn là 287.213 triệu đồng, năm 2017 là 327.895 triệu đồng tương ứng tăng 14,16% so với năm 2016. Sang năm 2018 dư nợ trung hạn đạt 410.482 triệu đồng tăng 82.587 triệu đồng tương ứng tăng 25,19% so với năm 2017. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng phần lớn là các khoản vay trung hạn dùng để đầu tư vào việc phát triển thêm hoạt động kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng, xây dựng nhà ở cộng với việc khoản thu nhập của người dân còn thấp nên họ nhu cầu vốn của họ thường là trung hạn, chia ra nhiều kỳ trả. Từ phân tích doanh số cho vay ta thấy khoản giải ngân trung hạn tăng gấp nhiều lần về tốc độ hay về mặt giá trị tuyệt đối của năm 2018 với năm 2017 so với năm 2017 với năm 2016. Bên cạnh cho vay trung hạn thì cho vay ngắn hạn cũng ảnh hưởng đến và chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ. Năm 2016 dư nợ ngắn hạn là 90.182 triệu đồng, năm 2017 là 105.741 triệu đồng tăng 16.559 triệu đồng, tương ứng tăng 17,25% so với năm 2016. Đến năm 2018 dư nợ ngắn hạn là 101.106 triệu đồng giảm 4.635 triệu đồng, tương ứng giảm 4,38% so với năm 2017. Năm 2018 có thể nói là năm mà gần như mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất, mùa vụ của người dân ở địa phương đều đạt được kết quả khả quan, thu được nhiều lợi nhuận, do đó họ đến trả nợ gốc cho ngân hàng có một số khách hàng sẽ tiếp tục vay hoặc không, hoặc có vay thì số tiền thấp hơn mức so với những năm c ng n h i Trườngtrướ điều đó làm giảm dưĐại nợ ắ ạnhọc năm 2018 soKinh vớ năm 2017. tế Huế Lê Phan Thị Lan 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 600000 500000 400000 300000 Trung hạn Ngắn hạn 200000 100000 0 2016 2017 2018 Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ theo thời gian của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 (Đvt: Triệu đồng) b) Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thì Ngân hàng No&PTNT đã giải ngân cho mọi thành phần kinh tế khác nhau và giúp họ có nguồn vốn để phục vụ các mục đích của mình như sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng nhà ở, từ đó thúc đẩy dư nợ cho vay của các thánh phần kinh tế tăng đều qua ba năm. Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Phan Thị Lan 54
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.8: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) Cá nhân 271.645 71,98 359.495 82,90 465.591 91,01 87.850 32,34 106.096 29,51 DNTN 21.725 5,76 335 0,08 0 0,00 -21.390 -98,46 -335 -100,00 Hộ gia đình 74.873 19,84 41.711 9,62 17.844 3,49 -33.162 -44,29 -23.867 -57,22 Hợp tác xã 1.913 0,51 1.905 0,44 1.281 0,25 -8 -0,42 -624 -32,76 CT TNHH 6.238 1,65 30.190 6,96 26.872 5,25 23.952 383,97 -3.318 -10,99 Tổng 377.395 100,00 433.636 100,00 511.588 100,00 56.241 14,90 77.952 17,98 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Lê Phan Thị LanTrường Đại học Kinh tế Huế 55
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Đối với các nhân: Ngay từ phân tích doanh số cho vay hay doanh số thu nợ ta thấy đối với cá nhân luôn chiếm tỷ trong cao nhất , vì vậy dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ là điều hiển nhiên. Cụ thể: năm 2016, dư nợ cá nhân là 271.645 triệu đồng chiếm 72,98% trong tổng dư nợ, năm 2017 là 369.495 triệu đồng tăng 87.850 triệu đồng, tương ứng tăng 32,34% so với năm 2016. Đến năm 2018, dư nợ cá nhân đạt 465.591 triệu đồng tăng 106.096 triệu đồng tương ứng tăng 29,51% so với năm 2017. Có thể nói sau khi thực hiện quy chế cho vay mới thì Ngân hàng đang thu hẹp lại các khoản vay cho các thành phần kinh tế mà phần lớn đều vay vốn với tư cách cá nhân, điều đó một phần giúp cho dư nợ cá nhân tăng lên, ngoài ra nền kinh tế địa phương ngày càng nhiều dẫn đến nhu cầu vay vốn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, xây dựng nhà ở, thực hiện các dự án kinh doanh trang trại đang ngày tăng lên mà chủ yếu các khoản vay cá nhân chiếm tỷ trọng vay trung hạn tương đối lớn. Đối với doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình: Một điều dễ thấy từ những phân tích ở trên, thì chắc chắn dư nợ của DNTN và hộ gia đình sẽ có xu hướng giảm thậm chí là khoản dư nợ của DNTN đã không còn. Cụ thể: với DNTN dư nợ năm 2016 đạt 21.725 triệu đồng, năm 2017 là 335 triệu đồng, đến năm 2018 vì không tách riêng thành phần này trong báo nên hiển nhiên dự nợ tự nhiên sẽ bằng 0. Còn đối với hộ gia đình, năm 2016, dư nợ đạt 74.873 triệu đồng, đến năm 2017, con số này là 41.711 triệu đồng giảm 33.162 triệu đồng, tương ứng giảm 44,29%, sang năm 2018 dư nợ của hộ gia đình là 17.844 triệu đồng, giảm 23.867 triệu đồng (giảm 57,22%). Đối với hợp tác xã: Năm 2016, dư nợ hợp tác xã đạt 1.193 triệu đồng, năm 2017 là 1.905 triệu đồng Trườnggiảm 8 triệu đồng, tương Đạiứng giảm 0,42% học so với nămKinh 2016.Năm 2018, tế dư n ợHuếhợp tác xã là 1.281 triệu đồng, tiếp tục giảm 624 triệu đồng, tương ứng giảm 32,76%. Nguyên nhân là do các khoản giải ngân chủ yếu của ngân hàng cho đối tượng này là ngắn hạn trong ba Lê Phan Thị Lan 56