Khóa luận Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trước sự phát triển của Fintech
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trước sự phát triển của Fintech", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nhung_thach_thuc_cua_ngan_hang_thuong_mai_viet_nam.pdf
Nội dung text: Khóa luận Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trước sự phát triển của Fintech
- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NỮ THẢO MY NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NỮ THẢO MY NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số:7340201 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CHÍ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
- i SUMMARY The world is experiencing rapid innovation from technology, with breakthrough initiatives such as cloud computing, virtual reality technology, In the trend of international economic integration as today. These achievements are widely applied throughout the world and not just in Vietnam. The application of modern technology, applying the most advanced technology in the financial field is called Fintech. Since 2008, a new era of Fintech, Fintech's definition has emerged and spread around the world. Fintech today is considered to be a combination of financial services and information technology development. parallel. This era is defined not by the financial products or services provided but defined as the application of advanced technologies quickly to retail and wholesale. The development of Fintech, led by start-ups, is posing challenges for financial institutions around the world, especially the challenges of balancing the benefits of innovation and risks that may arise when applying new methods. In the world, Fintech has emerged since the 1980s and has grown strongly, steadily, making a profit for itself and contributing greatly to the development of the country. A typical example in India, a Kenyan - Safaricom product: M-PESA (2007), a service for people who do not have access to the Bank, with a need for quick and easy payment, until now M-PESA has become the most successful mobile financial service in developing countries. Another example of Adyen - a company founded in 2016 in the Netherlands, specialized in dealing with international payments - has attracted big clients such as Uber, Spotify, Facebook and be invested yearly, at 2016, the company was priced up to 2.3 billion. However, by mid-2017, in Vietnam, there are more than 40 Fintech companies operating mainly in the payment sector and have shown sign of strong growth. According to the IFC report, in 2017, MoMo (specialized in payment services) and Trusting Social (specialized in loans) are among the top 100
- ii innovative and comprehensive financial firms. The two companies of Vietnam on this list are world famous names such as Transferwise (specializing in payment), Ant Financial (specializing in payment, savings, financial planning loans). With the examples above, it can be said that in the last 10 years, Fintech has developed rapidly, it created a strong capital attraction for Fintech investment in banks, corporations as well as competition in attracting more customers, making more and more financial enterprises are setting up businesses, this results in more challenges for traditional business models in the global and Vietnam in particular, especially banks. This is the reason for me to choose the topic: "CHALLENGES OF VIETNAM COMMERCIAL BANKS FACING THE DEVELOPMENT OF FINTECH", as the subject of college graduation thesis. This study has three main targets: Assessing the current state of development of Fintech in Vietnam. Point out the challenges that banks have to face based on the actual state. Development strategies for commercial banks with Fintech's existence.: Qualitative research methods are used throughout this thesis. With the statistical method of description, data collection by aggregating data and information related to the development of Fintech in the country and abroad in previous years. Then use the above information to compare the data to find the change of Fintech over the previous year to answer the question "How is the current development of Fintech in Vietnam? '' To the question: "Is there any impact of Fintech on the Bank's services?", Using the comparative research methodology before and after Fintech appears, to see the changes. in providing services at banks. From there, the impact from Fintech changed the banking industry. Analytical methods to analyze the causes and effects of Fintech on the bank, compare those analyzes with previous research at home and abroad. Next, analyze
- iii and synthesize solutions from previous studies, find solutions suitable to the economic model and development trends in Vietnam and answer the question "What solution to harmonize Fintech's products and services? " The thesis is divided into 4 chapters: CHAPTER 1: Overview of research. Brief description about reason for choosing the topic; Research objectives of the project; Object and scope of the study; Research Methods; Previous studies; Research structure. Chapter 2: Theory of Fintech and Banking services. Summary of the Fintech theoretical basis; The appearance of Fintech; Key segments of Fintech; Typical products; Impacts from Fintech changing the financial landscape; Definition of commercial banks; Financial services of commercial banks. From these comparisons, readers can visualize the similarities in products and services that help Fintech become a competitor to the Bank in the future. Through chapter 3, the author will highlight the advantages of Fintech that will make the Bank will have difficulties in the future and the causes of those difficulties. CHAPTER 3: The Current Situation and Development Trend of Fintech in Vietnam and Banks' Difficulties Presentation of Fintech developments in Vietnam; Development trend of Fintech; Difficulties of banks and their causes which covers 3 aspects: Demographic, Technology and distribution channels and products CHAPTER 4: Some recommendations to help banks develop in line with new technology trends. Proposing some recommendations to the Government and commercial banks; Some lessons learned from abroad. The author is based on the real situation in chapter 3 about trends and developments of the current Fintech companies in Vietnam as well as the available knowledge and some surveys by other authors. related to the same owner so that some recommendations can be made to enable the
- iv Bank and Fintech companies to cooperate bilaterally. That requires a great deal of effort from the banks, with the help of the State having solid development strategies in the future to be able to achieve the same results as your country in the area where the author Please refer to the lessons learned. The essay highlights the basic theories of Fintech companies, services of Fintech as well as banks, highlighting the current situation, how the development direction of the Fintech companies have impact on how to banking services. Through this, the author proposes recommendations that primarily establish co- operative relationships between banks and Fintech companies so that both of these financial actors can further develop and contribute to the economy. Besides, this thesis also mentions lessons learned from China, Singapore and India, countries experiencing difficulties like Vietnam, so that the Government and banks in Vietnam can refer and improve the finance industry. The author hopes that this thesis will serve as a reference for further research purposes on the subject of the latter and to provide Fintech and the bank with a more positive overview about each other in this competitive market However, due to short study time and limited knowledge, thí esay may have inevitably mistakes. I hopefully look forward to reveiving the valuable and useful comments of the teachers in the Coucil as well as the readers Author Nguyễn Nữ Thảo My
- v TÓM TẮT LUẬN VĂN Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của khách hàng về các lĩnh vực tài chính cũng tăng lên. Từ trước tới nay, các ngân hàng và tổ chức tài chính đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách của mình. Tuy nhiên, thế giới đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ đến từ một tổ chức tài chính mới – Fintech. Với các sản phẩm tài chính có những ưu điểm nổi trội của mình, Fintech đã sớm có được thị trường phát triển riêng và nhiều tiềm năng hơn trong tương lai. Điều này đang gây ra những khó khăn cho các tổ chức tài chính hiện nay trong việc thu hút khách hàng, do đó ngân hàng là tổ chức tài chính lớn nhất trong lĩnh vực tài chính cần lập ra kế hoạch khôn ngoan để đối mặt với các thách thức từ phía các công ty Fintech và duy trì được vị thế của mình trên thị trường. Bài khóa luận này đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hài hòa giữa các công ty Fintech và ngân hàng, với sự giúp đỡ cần thiết từ phía Nhà nước. Từ mối quan hệ hợp tác này, ngân hàng có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm dịch vụ mới. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đề cập đến những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, những đất nước đã từng trải qua những khó khăn như Việt Nam, cho công cuộc hoàn thiện và phát triển ngành tài chính của Nhà nước và ngân hàng tại Việt Nam. Tác giả Nguyễn Nữ Thảo My
- vi LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý Thầy Cô, tôi tên là Nguyễn Nữ Thảo My, sinh viên hệ đào tạo Cử nhân Chất lượng cao Khóa 2 trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là Thầy Nguyễn Chí Đức. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu trong bảng biểu là mới nhất tại thời điểm hiện tại, phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả trực tiếp thu nhận, thống kê và xử lý từ các nguồn khác nhau. Các nguồn dữ liệu khác được sử dụng trong khóa luận đều có nguồn trích dẫn và xuất xứ thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình. Tác giả Nguyễn Nữ Thảo My
- vii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến quý Thầy Cô khoa Tài chính Ngân hàng- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã dùng tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp này mà còn là hành trang quý báu để tôi có thể tự tin và vững bước vào đời. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Nguyễn Chí Đức người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ dạy và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, từ thực hiện đề cương , tìm kiếm tài liệu cho đến khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn Thầy. Và cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh tôi, giúp đỡ và động viên tinh thần cho tôi, giúp tôi kiên trì hoàn thành tốt nhất bài khóa luận này. Do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình làm khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý thêm từ quý Thầy Cô để giúp tôi hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn.! Tác giả Nguyễn Nữ Thảo My
- viii MỤC LỤC SUMMARY i TÓM TẮT LUẬN VĂN v LỜI CAM ĐOAN vi LỜI CẢM ƠN vii MỤC LỤC viii DANH MỤC BẢNG x CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 1.5. Những nghiên cứu trước 3 1.6. Kết cấu bài nghiên cứu 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FINTECH VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 8 2.1. Cơ sở lý luận về Fintech 8 2.1.1. Sự xuất hiện của Fintech 9 2.1.2. Phân khúc chính của Fintech 10 2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ điển hình 11 2.1.4. Những tác động từ Fintech làm thay đổi nền tài chính 15 2.2. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại 18 2.2.1. Sự xuất hiện của ngân hàng thương mại 18 2.2.2. Phân khúc sản phẩm chính của ngân hàng 19 2.2.3. Các dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại 21 2.2.4. Những tác động từ ngân hàng thương mại làm thay đổi nền tài chính 24 CHƯƠNG 3. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH 26 3.1. Tình hình Fintech phát triển tại Việt Nam 26 3.2. Xu hướng phát triển của Fintech 30 3.3. Những khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt 35 3.3.1. Kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng 36 3.3.2. Công nghệ 38 3.3.3. Nhân khẩu học 39
- ix 3.4. Nguyên nhân gây ra khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt 41 3.4.1. Khung pháp lý Nhà nước dành cho Fintech chưa được hoàn chỉnh 41 3.4.2. Hạ tầng công nghệ thông tin của ngân hàng chưa đủ tiên tiến 43 3.4.3. Hạn chế về kỹ năng lãnh đạo tổ chức 43 CHƯƠNG 4. KIẾN NGHỊ GIÚP NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH. 46 4.1. Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài 46 4.1.1. Trung Quốc 47 4.1.2. Singapore 49 4.1.3. Ấn Độ 51 4.2. Kiến nghị giúp đỡ ngân hàng phát triển trước sự phát triển của Fintech 51 4.2.1. Về chính sách và pháp lí 53 4.2.2. Hỗ trợ và đầu tư 54 4.2.3. Ứng dụng và cung cấp dịch vụ 54 4.2.4. Tuyển dụng và đào tạo nhân lực 55 4.2.5. Hợp tác với các công ty Fintech 56 KẾT LUẬN CHUNG 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
- x DANH MỤC BẢNG Chương 2 Bảng 2. 1. Những lĩnh vực chủ yếu của Fintech 9 Bảng 2. 2 Phân khúc chính của Fintech 11 Bảng 2. 3 Sự thay đổi trong cơ cấu các dịch vụ giai đoạn 2016-2017 16 Chương 3 Bảng 3. 1 Lượng tiền 4 công ty Fintech lớn đầu tư trong năm 2017 27 Bảng 3. 2 Số thương vụ được đầu tư vào Fintech Việt Nam giai đoan 2011- 2017. 27 Bảng 3. 3 Các tổ chức phi ngân hàng được cấp phép tại Việt Nam. 29 Bảng 3. 4 Doanh thu trong lĩnh vực Fintech theo khu vực 2016-2017. 36 Bảng 3. 5 Tỉ lệ thế hệ Z sử dụng các dịch vụ công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2016-2017 40 Bảng 3. 6 Tỉ lệ thế hệ Y sử dụng các dịch vụ công nghệ mới tại Việt Nam giai đoạn 2016-2017 40 Bảng 3. 7 Cơ cấu dân số Việt Nam 2016 41 Bảng 3. 8 Tỉ lệ cơ cấu dân số thuộc độ tuổi 40-50 sử dụng các dịch vụ công nghệ mới giai đoạn 2016-2017 44 Chương 4 Bảng 4. 1 Cơ cấu dân số sử dụng các dịch vụ thanh toán ở Trung Quốc 47 Bảng 4. 2 Các dịch vụ Trung Quốc dự tính phát triển trong tương lai. 49 Bảng 4. 3 Cơ cấu sử dụng dịch vụ của Fintech tại Singapore và thế giới giai đoạn 2017. 50 Bảng 4. 4 Tăng trưởng lợi nhuận mong đợi của các công ty phân bố theo khu vực. 52 Bảng 4. 5 Số lượng doanh nghiệp đang và sẽ hợp tác với công ty Fintech. 57
- 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang phải chứng kiến những sự đổi mới nhanh chóng từ công nghệ, với những sáng kiến đột phá như: điện toán đám mây, công nghệ thực tế ảo, Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, những thành tựu này được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và không phải chỉ riêng ở Việt Nam. Những ứng dụng công nghệ hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực tài chính được gọi là Fintech. Năm 2008 đánh dấu một kỷ nguyên mới của Fintech, định nghĩa Fintech đã xuất hiện và phổ biến trên toàn thế giới. Fintech ngày nay được coi như là sự kết hợp giữa các dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin cùng phát triển song song. Kỷ nguyên này được định nghĩa không phải bởi các sản phẩm tài chính hoặc dịch vụ được cung cấp mà được định nghĩa bởi việc áp dụng những công nghệ tiên tiến một cách nhanh chóng vào hoạt động bán lẻ và bán buôn. Sự phát triển của Fintech, được dẫn đầu bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp, và điều này đang đặt ra thách thức cho các tổ chức tài chính trên thế giới, đặc biệt là những thách thức trong việc cân bằng giữa những lợi ích của sự đổi mới và những rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng các phương pháp mới. Trên thế giới, Fintech đã xuất hiện từ những năm 1980 và phát triển một cách mạnh mẽ, bền vững, đưa lại lợi nhuận cho chính công ty và góp phần rất lớn vào sự phát triển của đất nước. Một ví dụ điển hình ở Ấn Độ, một sản phẩm của công ty Kenya - Safaricom: M-PESA (2007), là một dịch vụ dành cho đối tượng chưa tiếp cận được với Ngân hàng, có nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ và nhanh chóng, tính đến nay, M-PESA đã trở thành dịch vụ tài chính điện thoại di động thành công nhất tại các nước đang phát triển. Một ví dụ khác về công ty Adyen, được thành lập năm 2016 tại Hà Lan chuyên xử lý các thanh toán quốc tế, công ty này đã thu hút được các khách hàng lớn như Uber, Spotify, Facebook, nhận được lượng tiền đầu
- 2 tư lớn vào mỗi năm, tại thời điểm 2016, công ty này đã được định giá lên tới 2.3 tỉ đô la. Song, cho đến thời điểm giữa năm 2017, tại Việt Nam, có hơn 40 công ty Fintech đang hoạt động trong chủ yếu lĩnh vực thanh toán và đã có những dấu ấn phát triển mạnh mẽ. Theo (IFC 2018), trong năm 2017, MoMo (chuyên về lĩnh vực thanh toán) và Trusting Social (chuyên về lĩnh vực cho vay) nằm trong top 100 công ty đổi mới và hướng về giải pháp tài chính toàn diện trên toàn cầu. Sánh bước cùng hai công ty của Việt Nam trong danh sách này đều là những cái tên nổi tiếng thế giới như Transferwise (chuyên về lĩnh vực thanh toán), Ant Financial (chuyên về lĩnh vực thanh toán, tiết kiệm, kế hoạch tài chính, cho vay). Với những ví dụ điển hình trên đã khẳng định rằng, trong 10 năm gần đây, công nghệ tài chính Fintech phát triển rất nhanh chóng, nó tạo ra sự thu hút vốn mạnh mẽ về đầu tư Fintech trong các ngân hàng, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Fintech đang tạo ra sự cạnh tranh và thu hút khách hàng khi ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp tài chính lập nghiệp trong lĩnh vực Fintech. Xu thế mới này đang đặt ra nhiều thách thức cho các mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là cho các ngân hàng. Đây là lý do để tôi choṇ đề tài: ''NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH’’, làm đề tài khóa luâṇ tốt nghiêp̣ đaị hoc.̣ 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển của Fintech tại Việt Nam hiện nay. Dựa vào thực trạng đưa ra những thách thức mà ngân hàng đang đối mặt trước sự phát triển của Fintech. Đề ra hướng phát triển cho Ngân hàng trước sự tồn tại của Fintech. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Fintech, ngân hàng thương mại và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- 3 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về không gian: các công ty Fintech (Pay00, momo, 1Pay, ), các ngân hàng thương maị taị Viêṭ Nam (MB,Sacombank, ACB, SHB, NCB, ). Phạm vi nghiên cứu về thời gian: 2010-2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng xuyên suốt bài khoá luận này. Với phương pháp thống kê mô tả, thu thập số liệu bằng cách tổng hợp những số liệu và thông tin liên quan đến sự phát triển của Fintech trong nước và ngoài nước từ những năm trước. Sau đó, dùng những thông tin trên thực hiện phương pháp so sánh số liệu để tìm ra được sự thay đổi của Fintech so với năm trước để trả lời câu hỏi "Thực trạng phát triển của Fintech hiện nay ở Việt Nam như thế nào?'' Đối với câu hỏi: ''Có sự tác động của Fintech lên các dịch vụ của Ngân hàng hay không?'', sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh dữ liệu trước và sau khi Fintech xuất hiện, để thấy rõ những thay đổi trong việc cung ứng dịch vụ tại các Ngân hàng. Từ đó, thấy được những tác động từ Fintech đã làm thay đổi ngành ngân hàng. Phương pháp phân tích để phân tích những nguyên nhân, tác động của Fintech lên ngân hàng, so sánh những phân tích đó với những nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước. Tiếp theo, phân tích và tổng hợp những giải pháp từ các nghiên cứu trước, tìm ra những giải pháp phù hợp với mô hình kinh tế và xu hướng phát triển tại Việt Nam và trả lời câu hỏi "Giải pháp nào để hài hòa giữa các sản phẩm dịch vụ của Fintech và ngân hàng?" 1.5. Những nghiên cứu trước Fintech là một đề tài nóng trên toàn thế giới. Vì thế, dưới đây là một số công trình nghiên cứu trong nước: (Đặng Công Thức 2017), định nghĩa Fintech là công nghệ tài chính, ứng dụng những công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán và đầu tư. Fintech có thể tái định hình lại ngành tài chính, thay
- 4 đổi cách thức hoạt động quản lý và quản trị điều hành, tư duy và nhận thức con người. Theo (Douglas W.Arner, Janos Barreris và Ross P. Buckley 2015), Fintech đã phát triển trải qua năm giai đoạn chính: • Giai đoạn 1.0 (1866-1967): Thay đổi từ tín hiệu Analogue sang kĩ thuật số • Giai đoạn 2.0 (1967-2008): Sự phát triển của các dịch vụ tài chính truyền thống kĩ thuật số nở rộ. • Giai đoạn 3.0 (2008-hiện tại): Dân chủ hoá kĩ thuật số các dịch vụ tài chính. • Giai đoạn 3.5: Một sự tổng hợp mới trong những thị trường nổi bật như châu Á và châu Phi. Hiện nay, cuộc cách mạng của Fintech đang diễn ra như vũ bão như Internet đã từng làm ở giai đoạn thập niên 60-70 của thế kỷ XX. Fintech phần lớn nhận được sự chấp thuận của khách hàng do sự đơn gỉan và thuận tiện mà nó đem lại. Nhưng chính vì hoạt động của các công ty Fintech không tác động một cách rõ ràng vào lợi nhuận của ngân hàng nên hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn bỏ qua hoạt động của các công ty này. Tuy nhiên, với tỉ lệ tăng trưởng 21% trong vòng 5 năm trong lĩnh vực thanh toán được dự đoán sẽ đạt được giá trị giao dịch lên tới 11.366 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, đe doạ đến thị phần trong lĩnh vực thanh toán của các ngân hàng (Đỗ Vũ Châu Thương Thương 2017) (Lưu Hoài Hồng Ngọc 2017) đã xác định được những khó khăn cho khách hàng trong việc giao dịch sử dụng tiền mặt và thanh toán bằng thẻ. Dịch vụ thanh toán của các công ty Fintech chính là lời giải cho bài toán này, đối với người dùng, giao dịch qua điện thoại mang lại sự tiện ích tối đa, tính kết nối dễ dàng và nhanh chóng. Đối với người bán, giảm thiểu chi phí thông qua tối ưu hoá quá trình thanh toán, có được đầy đủ thông tin khách hàng từ tên tuổi nơi làm việc tới xu hướng mua hàng đều có thể được thu thập để phục vụ quá trình kinh doanh. Ngành công nghiệp thanh toán sẽ mang là một thị trường tiềm năng lớn, tăng trưởng nhanh và lợi nhuận cao.
- 5 (Hồ Lê 2018) cho rằng hiện tại các ngân hàng đang gặp phải sự cạnh tranh đang dần tăng lên từ các mô hình tài chính công nghệ mới trong các mảng dịch vụ như lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Với mô hình hoạt động hiện đại, cập nhật công nghệ liên tục đã tạo ra lợi thế cạnh tranh và dần dần gây sức ép cho mô hình hoạt động truuyền thống của các ngân hàng. Có thể thấy rõ rằng điều này trong mô hình tổ chức, quản trị tại các ngân hàng và kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống. Mô hình ngân hàng số sẽ dần hình thành dựa trên nền tảng công nghệ, tư vấn khách hàng hay dịch vụ ngân hàng đều được thực hiện thông qua các thiết bị thông tin có kết nối internet trong tương lai (Bùi Quang Tiên 2017) Theo (Đặng Công Thức 2017) và (Trần Phương 2017), các ngân hàng phản ứng theo năm hướng khác nhau trước sự phát triển của các công ty Fintech: • Coi các công ty Fintech là một đối tác trong kinh doanh, cung cấp các giải pháp công nghệ cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. • Các công ty Fintech là một lĩnh vực sẵn sàng để đầu tư vốn mạo hiểm. • Các ngân hàng cân nhắc về việc mua bán, sát nhập với các công ty Fintech, nâng cao năng lực cạnh tranh. • Các ngân hàng sẵn sàng hợp tác thúc đẩy sự phát triển của các công ty Fintech. Và một số công trình nghiên cứu từ nước ngoài: (Julian Skan, James Dickerson, Samad Masood 2015, Julian Skan, Eve Ryan 2017), đã dự đoán hai kịch bản sẽ xảy ra với ngân hàng: • Kịch bản thứ nhất: Ngân hàng sẽ thua các công ty Fintech trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính hiệu quả hơn và các dịch vụ phù hợp hơn với thời đại số. Ở kịch bản này, các ngân hàng tin rằng họ vẫn sẽ thành công với mô hình kinh doanh truyền thống mà không cần thay đổi. • Kịch bản thứ hai: Ngân hàng chấp nhận nâng cấp hệ thống công nghệ bằng cách hợp tác với các công ty cung cấp các hệ thống công nghệ tiên tiến nhằm hài lòng nhu cầu khách hàng. Nhưng theo (In Lee, Yong jae Shin 2017), không riêng gì ngân hàng mà cả ngân hàng và các công ty Fintech để phải đối mặt với sáu thử
- 6 thách sau: Quản lí đầu tư, quản lí khách hàng, những qui định hiện hành, tích hợp công nghệ, tính bảo mật, riêng tư và quản lí rủi ro. Để giải quyết những vấn đền trên, (Jason Conrad 2017) đưa ra năm hướng đi cho các ngân hàng: phát triển ứng dụng chuyển tiền trên các thiết bị thông minh, các máy trả lời tự động và thanh toán bằng tin nhắn, bỏ thanh toán bằng thẻ thay vào đó thanh toán bằng điện thoại thông minh, đầu tư vào mảng lập ngân sách thông minh và quản lý tài chính cá nhân và dịch vụ tiền ảo không cần sự tham gia của Ngân hàng nhà nước. Từ khung cơ sở lý thuyết thu thập được, bài viết này sẽ dựa trên phương pháp nghiên cứu của (Đỗ Vũ Châu Thương Thương 2017) và (Jason Conrad 2017), để tiến hành thực hiện tiến trình nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đề cập đến 3 đất nước có nét tương đồng về văn hóa và đã thành công trong việc phát triển các dịch vụ của công ty Fintech là Singapore, Trung Quốc và Ấn Độ. Từ đó đưa ra những kiến nghị cho Ngân hàng để hỗ trợ phát triển cùng các công ty Fintech. 1.6. Kết cấu bài nghiên cứu Luận văn được chia làm 4 chương: CHƯƠNG 1: Tổng quan nghiên cứu. Trình bày tóm lược Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu của đề tài; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Những nghiên cứu trước; Kết cấu bài nghiên cứu. CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận về Fintech và dịch vụ ngân hàng. Trình bày tổng quan cơ sở lí luận; Sự xuất hiện; Phân khúc chính; Các sản phẩm điển hình; Những tác động làm thay đổi nền tài chính của Fintech và ngân hàng. CHƯƠNG 3: Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trước sự phát triển của Fintech .
- 7 Trình bày Tình hình Fintech phát triển tại Việt Nam; Xu hướng phát triển của Fintech; Những khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt và Nguyên nhân của những khó khăn này. CHƯƠNG 4: Một số kiến nghị giúp ngân hàng phát triển phù hợp với xu hướng công nghệ mới. Đề xuất một số kiến nghị cho Nhà nước và ngân hàng thương mại; Một số bài học kinh nghiệm từ nước ngoài. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Bắt đầu từ phần tính cấp thiết của đề tài cho đến đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài, sơ lược qua những nghiên cứu đi trước và kết cấu của khoá luận. Nhằm đưa đến cho người đọc một mô hình khái quát trước tiên để dễ dàng theo dõi khoá luận
- 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FINTECH VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 2.1. Cơ sở lý luận về Fintech Fintech, được viết tắt của từ "Financial Technology", là một danh mục rộng liên quan đến sử dụng những sáng tạo trong công nghệ để thiết kế và phân phối các dịch vụ và sản phẩm tài chính (World Economic Forum 2017, Matthew B, Peter Vanham, Dustin Hughes 2016). Bất cứ giao điểm giao thoa giữa những công nghệ tiên tiến với dịch vụ tài chính chính là Fintech (PwC, Q&A: What is Fintech? 2016). Fintech là từ dùng để nói tới hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ, hỗ trợ việc sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng hoặc việc xử lý giao dịch cho các định chế tài chính (Hà Văn Dương 2018). Fintech còn là một dịch vụ công nghệ tài chính mô tả một khu vực dịch vụ tài chính đang nổi lên trong thế kỷ 21 (Investopedia 2017). Ban đầu, cụm từ này áp dụng đối với một bộ phận thiên về kĩ thuật của một tổ chức tài chính danh tiếng chuyên về khách hàng và thương mại. Nhưng kể từ cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thuật ngữ này đã mở rộng ra và bao gồm bất kỳ sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực tài chính, bao gồm đổi mới về giáo dục và đào tạo tài chính, ngân hàng bán lẻ, đầu tư và thậm chí là các loại tiền tệ như Bitcoin. Như vậy có thể hiểu rằng, Fintech chính là bước ngoặc đánh dấu sự kết hợp giữa việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào dịch vụ tài chính, nhằm cắt giảm bớt chi phí, quy trình giao dịch. Đồng thời, hoạt động khai thác công nghệ di động, dự trữ đám mây với kho dữ liệu khổng lồ và công nghệ phân tích chuyên sâu để cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Fintech hiện nay đang hoạt động và phát triển với nguồn đầu tư từ các nước phát triển như các công ty cổ phần tư nhân, các công ty đầu tư mạo hiểm hoặc dựa trên sự ủng hộ của các nhà lập pháp, chính phủ. Nhờ những khoản đầu tư đó, Fintech đã phát triển được những phát minh đột phá trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như mạng di động, quản lí dữ liệu lớn, quản lý tài chính khách hàng, điện toán đám
- 9 mây, xử lí ảnh và kỹ thuật phân tích dữ liệu. Tuy nhiên nằm trong danh sách ưu tiên vẫn là lĩnh vực phân tích dữ liệu, sinh trắc học và quản lí nhận dạng ứng dụng trong tài chính. Fintech lại càng trở nên phổ biến hơn hết do một số tác động từ nên kinh tế như: phát triển kỹ thuật, kỳ vọng đổi mới kinh doanh, tiết kiệm chi phí, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của khách hàng. Hiện tại, các công ty Fintech phần lớn là các Startups và một số công ty công nghệ - tài chính (ZhongAn, Ant Financial, Oscar, ) cung cấp các dịch vụ thông qua Internet đến tay khách hàng. Bảng 2.1 sau cho thấy những lĩnh vực chủ yếu của Fintech trên toàn cầu. Bảng 2. 1. Những lĩnh vực chủ yếu của Fintech 80 60 40 20 0 Phân tích dữ liệu Điện thoại di Sinh trắc học và An ninh mạng Rô bốt động quản lí nhận dạng Nguồn (PwC, Redrawing the lines: FinTech's growing influence on financial services 2017) 2.1.1. Sự xuất hiện của Fintech Fintech là một ngành tài chính rất rộng với một lịch sử phát triển lâu dài. Hầu hết mọi người đều nghĩ Fintech là một ứng dụng trên điện thoại có thể giúp họ
- 10 thanh toán tiền cà phê mỗi sáng mà không cần phải quẹt thẻ hay trả bằng tiền mặt. Nhưng công nghệ vẫn luôn đóng vai trò quan trọng từ rất lâu, dù mọi người có thể nhìn thấy hoặc không nhìn ra điều đó. Và cứ như thế, trong 65 năm qua, Fintech luôn phát triển và biến đổi không ngừng. Vào những năm 1950, sự xuất hiện của thẻ tín dụng đã giúp giảm bớt được việc mang theo và sử dụng tiền mặt. Cho đến những năm 1960, các nhân viên giao dịch ngân hàng và các chi nhánh dần được thay thế bởi cây ATM. Những năm 1970, các giao dịch trên sàn chứng khoán xuất hiện, giao dịch hối đoái được số hóa giúp thị trường chứng khoán vận động một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Sự gia tăng về số lượng máy tính của các ngân hàng, các hệ thống dữ liệu và lưu trữ dữ liệu ngày càng tinh vi hơn trong những năm 1980 làm những quy trình giao dịch trở nên đơn giản và thân thiện với khách hàng hơn. Những năm 1990, Internet và các mô hình thương mại điện tử phát triển mạnh đã đưa đến kết quả là sự phát triển của các web môi giới trên điên thoại càng mở rộng mạng lưới giao dịch của các công ty tiên phong trong lĩnh vực này. Năm thập kỉ qua đã hình thành nên một cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mà hầu hết mọi người không bao giờ nghĩ đến, nhưng lại sử dụng chúng hằng ngày. Hiện nay, vào thế kỷ 21, các dịch vụ tài chính bản lẻ đang được số hoá qua thông các ứng dụng thanh toán trên các điện thoai di động, các rô bốt tư vấn cho kế hoạch tài chính cá nhân hay hưu trí, các quỹ tương hổ vốn cổ phần để tiếp cận các nhà đầu tư và các hình thức vay trực tuyến. Đó là những dịch vụ từ Fintech thu hút khách hàng và cạnh tranh với các Ngân hàng. 2.1.2. Phân khúc chính của Fintech Fintech đang có những tác động rất lớn về mặt số lượng lẫn chất lượng đến các dịch vụ tài chính ở phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia. Nó phát triển dựa nền tảng công nghệ hiện đại, giúp các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả, rút ngắn quy trình hoạt động, vì thế, hiện nay Fintech có mặt ở hầu hết phần lớn các dịch vụ tài chính. Bảng 2.2 sau đây cho thấy những phân khúc chính của Fintech.
- 11 Bảng 2. 2 Phân khúc chính của Fintech Fintech Tài chính Quản lý tài sản Thanh toán Khác Phương pháp Gây quỹ quần Rô bốt tư vấn thanh toán thay Bảo hiểm chúng Tín dụng thế Công nghệ Công cụ tìm Gây quỹ tự Giao dịch xã hội Blockchain và kiếm và so sánh nguyện đồng tiền số Công nghệ Quản lý tài sản Gây quỹ bằng Khác thông tin và cá nhân phần thưởng thiết bị hạ tầng Đầu tư và ngân Gây quỹ quần Khác chúng đầu tư hàng Gây quỹ vay mượn Nguồn (FintechNews Singapore 2016) 2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ điển hình Với sự trải dài trong nhiều lĩnh vực tài chính, các sản phẩm dịch vụ của Fintech cũng đa dạng và khác biệt so với các dịch vụ tài chính truyền thống. Nếu
- 12 như các ngân hàng truyền thống cung cấp các sản phẩm mang tính tổng thể, thì các công ty Fintech lại có xu hướng đi sâu vào từng dịch vụ cụ thể. 2.1.3.1. Thanh toán và ví điện tử Ví điện tử là một phần mềm, được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động với đặc điểm không có sự "tiếp xúc vật lý" trong quá trình thanh toán. Cơ chế hoạt động của nó dựa trên nhân dạng sinh học chỉ với những thao tác đơn giản từ máy tính hoặc điện thoại di động. Ví điện tử cho phép thực hiện mua sắm trực tuyến trên Internet hoặc sử dụng những thiết bị di động để thanh toán trực tiếp tại cửa hàng. Ngoài việc lưu trữ và truy cập cùng một lúc nhiều thông tin như: thẻ ngân hàng, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, ngoại hối Các loại thẻ này còn chứa đựng tất cả lịch sử giao dịch, hoá đơn bảo hiểm, phiếu tích lũy điểm thưởng Một số ví điện tử phổ biến trên thế giới như: AliPay, Transferwise, PayPal, Square, Klama, Lightspeed, và tại Việt Nam: Momo, Bankplus, Ví Việt, VTC pay, Moca, WePay, Zalo Pay, Payoo, 2.1.3.2. Quản lí chuỗi cung ứng và tài chính tiêu dùng Quản lí chuỗi cung ứng là quản lí tất cả các hoạt động luân chuyển sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, từ những khâu ban đầu như thu mua nguyên liệu thô cho đến khâu đưa sản phẩm đến tay khách hàng liên kết chặt chẽ với nhau. Một số hoạt động phổ biến trong lĩnh vực này như: hợp đồng thông minh, theo dõi tài sản, quản lý nhận diện, các nhà phát triển giao thức chuỗi khối, Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều doanh nghiệp đang muốn áp dụng Blockchain vô việc quản lí chuỗi cung ứng của mình: Louis Dreyfus Company (LDC), Samsung SDS, Ngoài ra trong lĩnh vực này còn có dịch vụ nổi bật như Home Credit với dịch vụ hợp đồng vay trực tuyến, cho phép khách hàng ký hợp đồng vay tiền mặt với Home Credit thông qua website của công ty hoặc trên ứng dụng điện thọai. Một số công ty Fintech nổi tiếng trong lĩnh vực này như: Coinbase, Ripple Labs. Tại Việt Nam, lĩnh vực này vẫn còn mới mẻ, song, một số công ty tài chính đã bắt đầu hợp tác với các công ty Fintech để đưa công nghệ số vào sản phẩm dịch vụ của mình,
- 13 2.1.3.3. Hình thức vay ngang hàng (P2P) Nền tảng cho vay ngang hàng giúp người có nhu cầu mượn tiền từ nhà đầu tư mà không cần qua trung gian. Bằng cách nghiên cứu hành vi đặc thù của khách hàng, các đơn vị triển khai nền tảng này ứng dụng công nghệ thẩm định tín dụng với các thuật toán phân tích dữ liệu lớn đối với các thông tin khách hàng vay, nhằm đưa ra quyết định giải ngân ngay trong ngày. Lending Club là một ứng dụng nổi tiếng chuyên dành cho các doanh nghiệp với người kinh doanh nhỏ lẻ tại Mỹ, ứng dụng bắt đầu hoạt động từ 2015, cung cấp nền tảng vay ngang cấp cho phép khách hàng nhận được các khoản vay, và các nhà đầu tư có thể mua các phiếu ghi nợ hỗ trợ bởi các khoản thanh toán từ người vay. Cho đến nay, các khoản vay từ Lending club đã lên tới 16 tỉ ĐÔ LA MỸ . Ngoài ra, còn có các công ty Avant Credit, Sofi, Asset Avenue, Funding circle, DianRong, Kaddage là những công ty phổ biến trong lĩnh vực này. Tại Việt Nam, Timo - công ty công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc triển khai mô hình cho vay ngang hàng này cho thị trường trong nước. 2.1.3.4. Quỹ trực tuyến Là quỹ đầu tư nắm giữ các loại tài sản như cổ phiếu, hàng hoá, hoặc trái phiếu, các quỹ đầu tư được liên kết bằng nền tảng công nghệ tiên tiến, mật khẩu hai lớp, bảo mật cao. Với các chức năng đăng ký dịch vụ tiện lợi, an toàn và chính xác nhất, quỹ trực tuyến đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Quỹ trực tuyến có tốc độ truy cập và xử lý rất nhanh, các tính năng linh hoạt, bảng giá và phương pháp đặt lệnh thông minh sẽ giúp nhà đầu tư chủ động hoàn toàn trong việc quản lý các hoạt động đầu tư của mình một cách hiệu quả từ việc đặt lệnh, theo dõi tình trạng tài khoản, theo dõi và thanh toán nợ, chuyển khoản, quản lý danh mục, cung cấp thông tin, thực hiện quyền đặc biệt có thể quản lý và thực hiện giao dịch cùng một lúc nhiều tiểu tài khoản trong tài khoản. Các quỹ đang hoạt động tại Việt Nam phải kể đến là FTSE Vietnam Index ETF (Deutche Bank AG thành lập), Quỹ Market Vectors Vietnam ETF (V.N.M-Van Eck Global thành lập), MSCI Frontier
- 14 Markets Index (MSCI thành lập), iShares MSCI Vietnam Investable Index Fund, Quỹ ETF Nội (HSC 2017). 2.1.3.5. Bảo hiểm điện tử Là bảo hiểm đựơc bán thông qua nền tảng quản lý thương mại điện tử và quản lý tài sản trực tuyến. Các công ty bảo hiểm tập trung đầu tư vào các thị trường mới hay các thị trường đang là xu hướng như các hợp đồng thông minh Blockchain, phân tích dữ liệu, ứng dụng công nghệ Internet of Things - kết nối tất cả mọi đồ dùng với nhau thông qua mạng Internet, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát đồ vật, hỗ trợ xác định và giảm thiểu rủi ro của mình thông qua một thiết bị thông minh. Tại Trung Quốc, loại hình bảo hiểm này được phát triển mạnh mẽ bởi các công ty bảo hiểm như Ping An, People's Insurance Company of China (PICC), tuy nhiên, tại Việt Nam, loại hình bảo hiểm này vẫn chưa được phát triển. Một số công ty bảo hiểm nổi tiếng trên thế giới: Oscar, Isureon, Lemonade, Knip, Analyze, ClearRisk. 2.1.3.6. Quản lý đầu tư Là những ứng dụng sử dụng dữ liệu tích hợp từ đám mây và các dữ liệu lớn, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ghi chép chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân, gia đình, như: kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm hợp lí, lịch sử giao dịch, tư vấn tự động, giá cả và giao dịch thương mại. Các ứng dụng nổi bật như: Sổ thu chi Misa, Money Lover, PocketGuard, Rô bốt tư vấn, Trên thế giới, công ty Robinhood (2013), tạo ra một ứng dụng điện thoại di động, cho phép khách hàng đầu tư vào các công ty hoặc các giao dịch đang được niêm yết trên thị trường mà không tốn phí và một số công ty khác: Succession Advisory, Wealthfront, Motif, Investing, Nutmeg, Fuscent. 2.1.3.7. Môi giới trực tuyến Sự đầu tư, mạng xã hội, cổng thông tin cho các nhà đầu tư, cung cấp đầu tư theo chủ đề thông qua các trang web và các ứng dụng di động, so sánh trực tuyến giúp người tìm kiếm và so sánh các sản phẩm như bảo hiểm, thẻ tín dụng và các
- 15 khoản vay. Một số công ty môi giới nổi tiếng Merrill Edge, Ally Invest, Snowball Finance, Xianrenzhang, Go Bear, 2.1.3.8. Blockchain và Bitcoin: Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain đặc biệt phát huy thế mạnh của nó trong việc quản lý, mua bán các loại tài sản online mà phổ biến nhất hiện nay là đồng Bitcoin. Đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain là công ty Ethereum cho phép các nhà phát triển xây dựng những ứng dụng phi tập tung như mạng xã hội, dịch vụ lưu trữ, ứng dụng dự báo thị trường, giao dịch tài chính, bất động sản, hợp đồng thông minh, Thay vì phải tự tạo chuỗi khối mới cho từng ứng dụng mới, hàng nghìn ứng dụng khác nhau có thể được xây dựng trên cùng một nền tảng duy nhất. 2.1.4. Những tác động từ Fintech làm thay đổi nền tài chính Những sự phát triển trên đang dần định hình lại hệ thống tài chính trên toàn thế giới, tự động hoá đe doạ sẽ thay thế hoàn toàn 9% công việc làm hiện nay và 47% công việc tại Mỹ sẽ bị biến mất hoàn toàn; 30% công việc sẽ đựơc định hình lại thêm vào những kỹ năng mới (OECD 2017). Những tác động lớn nhất từ Fintech được nhìn thấy rõ nhất trong hệ thống thanh toán, tư vấn tài chính và bảo hiểm, nếu trong năm 2016 lĩnh vực thanh toán chỉ chiếm 22% thì sang năm 2017 con số đã tăng lên là 25%, tương tự như vậy, trong lĩnh vực quản lí tài sản và những lĩnh vực khác (chứng khoán, quản lí đầu tư) đều có tăng trong năm 2017. Ngược lại, lĩnh vực cho vay đã từ chiếm thị phần cao trong năm 2016 (29%), trong năm 2017 đã giảm mạnh xuống còn 22%, chỉ lĩnh vực bảo hiểm vẫn giữ được thị phần riêng của mình (xem bảng 2.3). Hiện tại bây giờ thẻ tín dụng Visa và MasterCare, vẫn đang chiếm lĩnh thị trường về thanh toán, nhưng những ứng dụng thanh toán từ PayPal, Apple hoặc Google đang dần thay thế những loại thẻ này. Đặc biệt với những quốc gia ở Châu Phi, một báo cáo chỉ ra rằng, trong
- 16 4 người chỉ một người sở hữu tài khoản vãn lai tại ngân hàng, nhưng cả 4 người đều sử dụng điện thoại thông minh, cho phép truy cập thanh toán các giao dịch bằng chính điện thoại của họ mà không cần đến tài khoản ngân hàng, đây sẽ trở thành vùng đất hấp dẫn cho lĩnh vực thanh toán trên điện thoại di động. Bảng 2. 3 Sự thay đổi trong cơ cấu các dịch vụ giai đoạn 2016-2017 Thanh toán giao dịch Cho vay Quản lí tài sản Bảo hiểm Khác Năm 2016 Năm 2017 22% 25% 30% 32% 7% 29% 7% 22% 12% 14% Nguồn (Nhiều tác giả 2018) Trường hợp khác, trong dịch vụ cấp tín dụng, Fintech đem đến cho khách hàng là người đi vay và người vay, một sổ ghi chép các khách hàng hoặc các công ty giúp người đi vay và người cho vay chọn được gói vay hay khoản cho vay phù hợp, cung cấp những sàn đấu gía trực tuyến, cập nhật các xếp hạng tín dụng thường xuyên và sử dụng những khối dữ liệu lớn để sàn lọc khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thể tự chọn khách hàng và các khoản vay cho họ mà không cần nhân viên tư vấn hay tiêu tốn một khoản chi phí nào. Cho vay ngang hàng ban đầu chỉ là một cơ sở khiêm tốn, nhưng hiện nay đang phát triển nhanh tại Hoa Kỳ
- 17 (LendingClub, Prosper) và ở Anh (Zopa), tại các nước Châu Âu, các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này là Đức, Pháp và Phần Lan. Tại Nhật, theo (AFP-JIJI 2017), một trong ba ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản, vừa tuyên bố kế hoạch cắt giảm 19.000 nhân lực cả trong và ngoài nước trong 10 năm tới. Bởi vì lợi nhuận của công ty đã có xu hướng chững lại do lãi suất thấp và đang đề ra mục tiêu cải thiện vấn đề này thông qua đẩy mạnh số hoá. Bên cạnh đó, 800 chi nhánh trong nước của Muziho cũng nằm trong kế hoạch cắt gỉam, bởi vì kể từ khi xu hướng chuyển tiền thông qua máy tính hay điện thoại thông minh ngày càng tăng lên, khiến cho lượng khách tới giao dịch tại ngân hàng giảm xuống. Thêm vào đó, công ty sẽ tập trung vào việc tư vấn khách hàng thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo. Sự phát triển mạnh từ Fintech, khiến cho những người đứng đầu của một đất nước không thể làm ngơ. Các khung pháp lí luôn là yếu tố quan trọng trong việc quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, vì vậy, khung pháp lí dành riêng cho Fintech đang được xây dựng ở các nước phát triển. Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia không phải ngẫu nhiên mà tổ chức các hội nghị tầm khu vực để tìm ra các giải pháp thúc đẩy Fintech phát triển. Hay việc phát triển khung pháp lí mô hình Sandbox tại Anh - thiết lập một "không gian an toàn" để những mô hình phát triển mới có thể tự do thử nghiệm, trong đó các sản phẩm dịch vụ và mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo cao được kiểm soát mà không cần phải tuân thủ tuyệt đối toàn bộ khối lượng văn bản pháp lý được quy định tại quốc gia sở tại. Singapore cũng đang dần biến mình trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới với trở thành trung tâm tài chính và trung tâm đổi mới dựa trên khai thác tối đa các lợi ích của công nghệ, nuôi dưỡng sự phát triển của các công ty Fintech và một hệ sinh thái Fintech phát triển nhanh tại Singapore. Từ những ví dụ được nêu ở trên, có thể thấy rằng xu hướng xuất hiện và lan rộng của các công ty Fintech đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế trên thế giới
- 18 2.2. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại Theo Luật các Tổ chức Tín Dụng (Luật số 47/2010/QH12): "Ngân hàng thuơng mại là loại hình ngân hàng đựơc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng như: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài; Cấp tín dụng; Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; Cung ứng các phương tiện thanh toán; Cung ứng các dịch vụ thanh toán". Ngân hàng thương mại giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để đi vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên (Nguyễn Đăng Dờn 2009) Ngân hàng thương mại cũng là ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ nội bảng chủ yếu đó là: Nghiệp vụ tài sản nợ và Nghiệp vụ tài sản có (Lê Thị Mận 2008). Thêm vào đó, theo (Nguyễn Duy Ngọc 2016): "Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm và khu vực đầu tư của nền kinh tế với chức năng cơ bản là trung gian tín dụng. Theo đó, Ngân hàng thương mại sẽ huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu thiếu hụt vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng thương mại cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính nhất bao gồm hoạt động tín dụng, tiền gởi và các dịch vụ thanh toán". Trong khi đó, ở Pháp, ngân hàng Thương mại là những doanh nghiệp và cơ sở thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ tín dụng, chứng khoán hay dịch vụ tài chính. Ở Mỹ, ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. 2.2.1. Sự xuất hiện của ngân hàng thương mại Ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một đất nước. Sự xuất hiện của ngân hàng gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, nó bắt nguồn
- 19 từ việc trao đổi tiền tệ khi thực hiện các giao dịch hàng hóa và việc đổi ngoại tệ lấy bản tệ. Năm 1875, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có tên là ngân hàng Đông Dương do thực dân Pháp thành lập để phục vụ cho quân đội viễn chinh của Pháp. Sau cách mạng tháng 8 vào năm 1945, Nha tín dụng được thành lập và là tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 06/05/1951, thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam và được đổi tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 1976. Vào ngày 26/03/1988 Hội đồng bộ trưởng ban hành nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được chia thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại lúc này bao gồm: Ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách Nhà nước) chiếm thị phần lớn nhất, là lực lượng nòng cốt trong hệ thống tài chính Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần ( là tổ chức tín dụng cổ phần của nhà nước và nhân dân) góp phần đa dạng hóa các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính, tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng, thúc đẩy nền kinh tế hoạt động hiệu quả. Cứ như thế qua các năm, với các dịch vụ của mình, Ngân hàng thương mại đóng vai trò là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, cầu nối các doanh nghiệp với thị trường, một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đặc biệt là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Các hoạt động này khẳng định được tầm quan trọng của các dịch vụ Ngân hàng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững 2.2.2. Phân khúc sản phẩm chính của ngân hàng Để dễ dàng trong việc tiếp cận và xác định chính xác nhu cầu của khách hàng, ngân hàng thương mại tại Việt Nam chủ yếu phân chia thị trường thành ba phân khúc chính là phân khúc khách hàng cá nhân, phân khúc khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính.
- 20 Phân khúc thị trường khách hàng cá nhân Tài khoản Ngân hàng Thẻ điện tử Bancas Khách Tiết suranc hàng cá kiệm e nhân Cho vay cá Đầu tư nhân Chuyển và nhận tiền Nguồn (Vietcombank 2018) Phân khúc thị trường khách hàng doanh nghiệp Tài khoản Thanh Ngân doanh toán và hàng nghiệp quản lý điện tử tiền tệ Tín Quản lý dụng tài sản Khách doanh hàng nghiệp doanh nghiệp Ngoại Ngân hàng hối và thị đầu tư trường vốn Thanh Bảo lãnh toán Tài trợ quốc tế thương mại Nguồn (Vietcombank 2018)
- 21 Phân khúc thị trường định chế tài chính Ngân hàng đại lý Bao Dịch vụ thanh tài toán khoản Định chế tài chính Tài trợ VCB- thương Money mại Kinh doanh vốn Nguồn (Vietcombank 2018) 2.2.3. Các dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại chủ yếu theo mục đích tạo ra lợi nhuận, thông qua việc cung ứng dịch vụ: Huy động vốn Đây là hoạt động đem lại lợi nhuận thường xuyên cho ngân hàng. Khách hàng đang có một khoảng tiền nhàn rỗi, đem tiền gửi tại ngân hàng nhằm hưởng một khoản lãi trong một khoảng thời gian nhất định, hoàn trả đầy đủ gốc và lãi theo thoả thuận. Về phía ngân hàng có thể huy động vốn thông qua nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu ngân hàng. Sau đó, Ngân hàng sử dụng khoản tiền này để cho vay hoặc đầu tư để tạo ra thêm lợi nhuận. Tiền gửi không kỳ hạn: hay còn được gọi tiền gửi thanh toán, có thể rút ra bất kì lúc nào với khoản tiền bất kì theo nhu cầu mà không phải thông báo cho ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu dùng để thanh toán, chi mua hàng hoá, dịch
- 22 vụ, các khoản phí; ngân hàng giúp thực hiện các cuộc giao dịch cho khách hàng thông qua số tiền này. Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng trong theo một khoảng thời gian xác định và hưởng lãi suất theo thời hạn như đã kí kết giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên trong thực tế, nhằm lôi kéo khách hàng, các ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn nhưng với lãi suất giống với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc với lãi suất thấp. Tiền gửi tiết kiệm: Bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn, là khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm hưởng một khoảng lãi với một suất nhất định, đây là khoản tiền ngân hàng cần cho việc đầu tư. Phát hành giấy tờ có giá: Đây là cách hiệu quả nhất ngân hàng huy động nguồn vốn có kỳ hạn với lãi suất cao hơn tiền gửi có kỳ hạn. Ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiết kiệm, trái phiếu. Cấp tín dụng: Là hình thức ngân hàng sử dụng vốn, ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế vay và sử dụng một khoảng tiền như cam kết như: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu, môi giới tiền tệ, tài khoản thanh toán, sản phẩm phái sinh, góp vốn, mua cổ phẩn của tổ chức tín dụng. Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Cho vay: là một hình thức cấp tín dụng, ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn cho vay ngắn, trung, và dài hạn theo hợp đồng kí kết trước đó giữa ngân hàng và khách hàng theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi, để phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư dự án, dịch vụ và tiêu dùng hằng ngày. Bảo lãnh ngân hàng: Là một hình thức cấp tín dụng, bao gồm nhiều hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh. Ngân hàng cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính trong trường hợp khi đến hạn
- 23 nếu khách hàng không thể hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ nghĩa vụ tài chính như đúng theo hợp đồng đã kí kết. Bao thanh toán: Là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng, Ngân hàng sẽ mua lại các quyền truy đòi, các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được thoả thuận tại hợp đồng giữa bên mua và bên bán. Chiết khấu: Là nghiệp vụ ngân hàng mua lại hoặc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các giấy tờ có giá, các công cụ chuyển nhượng trước khi đến hạn thanh toán. Tái chiết khấu: Là nghiệp vụ chiết khấu lại các giấy tờ có giá, các công cụ chuyển nhượng đã được chiết khấu trước hạn thanh toán. Môi giới tiền tệ: Là nghiệp vụ ngân hàng làm trung gian thu xếp các giao dịch liên quan đến các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức tài chính khác. Tài khoản thanh toán: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng cho hoạt động thanh toán do ngân hàng cung ứng theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm phái sinh: Là công cụ tài chính có giá trị được định giá trên biến động của một tài sản cơ sở như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác. Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng: dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, hoặc mua cổ phần của mình vào vốn điều lệ các tổ chức tín dụng hay doanh nghiệp, các công ty con, công ty liên kết, quỹ đầu tư, uỷ thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn mua cổ phần. Các nghiệp vụ trung gian: Như đúng tên gọi, ở nghiệp vụ này, ngân hàng đóng vai trò là trung gian, cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, một số dịch vụ chủ yếu như: dịch vụ thanh toán, thu chi hộ khách hàng; dịch vụ két sắt đối với tài sản của khách hàng; bảo quản, mua hộ chứng khoản; thanh lý tài sản của các xí nghiệp bị phá sản; thực hiện các uỷ nhiệm về chuyển tiền thừa kế tài sản; thanh toán séc; thẻ ngân hàng; thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác.
- 24 2.2.4. Những tác động từ ngân hàng thương mại làm thay đổi nền tài chính Đối với một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả cần phải có một khối lượng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Hay những cá nhân và doanh nghiệp đang có một nguồn vốn nhàn rỗi với mong muốn kiếm lời từ nguồn vốn này. Lúc này ngân hàng là một chủ thể đứng ra để tập trung lại những nguồn vốn nhàn rỗi này và cung cấp vốn cho những chủ thể cần nguồn vốn đó. Nhờ hoạt động này, Ngân hàng đã đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường, thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn cho xã hội, giúp các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế đầu tư kiếm lời. Ngân hàng giúp các chủ thể thiếu vốn có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, máy móc nâng cao năng suất lao động. Ngân hàng thương mại là một trong những công cụ giúp Nhà nước điều tiết nền vĩ mô trong đó hoạt động tham gia vào quá trình cung ứng tiền của ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng nhất. Sau khi nhận được một món tiền gửi, ngân hàng thương mại sẽ để lại một khoản dự trữ bắt buộc, khoản còn lại ngân hàng sẽ đem đi cho vay hoặc đầu tư tạo ra được một khoản tiền lời lớn hơn khoản tiền dự trữ ban đầu. Hoạt động này đã vô tình tham gia vào quá trình tạo tiền cho nền kinh tế và giúp Nhà nước điều tiết được lượng tiền lưu thông, ổn định tiền tệ. Sự hội nhập kinh tế là điều vô cùng cần thiết để đem lại những lợi ích kinh tế lớn hơn cho nền tài chính quốc gia. ngân hàng thương mại với các dịch vụ như thanh toán quốc tế, ngoại hối đã góp phần tạo thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Điều này góp phần mở rộng các mối quan hệ với các nước trên thế giới, đóng góp vào việc thu hút được thêm nguồn vốn, học hỏi những quá trình làm việc và kinh nghiệm từ nước ngoài.
- 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương này, tác giả đã tổng hợp hoá những lý luận cơ bản về Fintech và ngân hàng thương mại theo phương pháp song song, để người đọc có thể dễ dàng so sánh về lịch sử, phân khúc thị trường và các sản phẩm dịch vụ giữa hai chủ thể này. Từ những so sánh đó, người đọc có thể hình dung được những điểm tương đồng trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho Fintech trở thành đối thủ cạnh tranh với ngân hàng trong tương lai. Qua chương 3, tác giả sẽ nêu ra những điểm nổi trội của Fintech khiến cho Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong tương lai và nguyên nhân của những khó khăn đó.
- 26 CHƯƠNG 3. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH 3.1. Tình hình Fintech phát triển tại Việt Nam Tại Việt Nam, các công ty Fintech đã xuất hiện từ năm 2008 với khoảng 70 công ty trên các mảng dịch vụ của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động chủ yếu trong thanh toán, huy động, cho vay ngang hàng và tài chính cá nhân. Thanh toán di động: VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus, VinaPay, VNPay, SenPay, ZingPay, Moca, Vimo, Payoo, Momo, OnOnPay, FPT Gọi vốn: FundStart, Comicola, Betado, FirstStep. Blockchain: Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Coryrobo, Cardano Labo. Quản lí tài chính cá nhân: Mobivi, Money Lover. Chuyển tiền: Matchmove, Cash2vn, Nodestr. Cho vay: Loanvi, Tina, TrustCircle Quản lí POS: Hottab, SoftPay, ibox. Quản lí dữ liệu: CircleBii, TrustingSocial. So sánh thông tin: BankGo, Gobear. Năm 2017 là một năm quan trọng với các công ty Fintech tại Việt Nam khi số thương vụ đầu tư tăng gấp đôi so với năm ngoái, chạm mốc 291 triệu đô la Mỹ, số lượng các thương vụ nhận đầu tư là 92. Sáu Startup nhận được số vốn đầu tư nhiều nhất, chiếm đến 198 triệu đô la Mỹ lần lượt là Foody (82% cổ phần được mua lại từ Sea Group với giá 64 triệu đô la Mỹ); Tiki (gọi được vốn từ JD.com trị giá 54 triệu đô la Mỹ); một Startup nhận được lựơng vốn 20 triệu đô la Mỹ từ TNB Ventures và VNTrip. Bảng 3.1 sau cho thấy lượng tiền được các công ty Fintech đầu tư trong năm 2017 và bảng 3.2 cho thấy số thương vụ được đầu tư giai đoạn 2011-2017 (TFI 2017).
- 27 Bảng 3. 1 Lượng tiền 4 công ty Fintech lớn đầu tư trong năm 2017 120 90 60 30 0 SEA JD.COM TNB Venture Mekong Capital . Nguồn (TFI 2017) Bảng 3. 2 Số thương vụ được đầu tư vào Fintech Việt Nam giai đoan 2011- 2017. 100 75 50 25 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn (TFI 2017)
- 28 Xét về lĩnh vực cụ thể, các Startup lĩnh vực thương mại điện tử dẫn đầu với số lượng gọi vốn với 21 thương vụ, đạt xấp xỉ 83 triệu đô la Mỹ. Theo sau đó là các lĩnh vực công nghệ thực phẩm, truyền thông, vận tải và du lịch trực tuyến. Thị trường Startup tại Việt Nam hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, trở nên hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Riêng về lĩnh vực thương mại điện tử cụ thể vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Trong năm 2017, so với thế giới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam xếp thứ ba với 69% , xếp sau Thái Lan (104%) và Malaysia (88%) (Stephane Roger 2017). Cụ thể hơn, theo (Statista 2018), tổng giá trị giao dịch trong lĩnh vực thanh toán lên tới 7,372 triệu đô la Mỹ với tổng giá trị giao dịch trung bình là 193,8 đô la Mỹ vào đầu năm 2018, theo báo cáo, số lượng người dùng dự kiến sẽ đạt tới 41,7 triệu đô la Mỹ vào năm 2022 Năm 2018, được các chuyên gia kinh tế dự đoán là một năm bùng nổ của các công ty Fintech và vẫn đang là hiện tượng mới mẻ trong các lĩnh vực như thanh toán trực tuyến, vay và cho vay, quản lý tài sản, tiền số. Đầu năm 2018, Standard Chartered PLC đã thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm SC Ventures để đầu tư và thực nghiệm các mô hình kinh doanh mới của các công ty Fintech. Mới đây nhất, công ty TrueMoney tại Việt Nam, công ty con của công ty Fintech Ascend Money đã nhận được "Giấy phép dịch vụ thanh toán trung gian" từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam để thực hiện các dịch vụ tài chính điện tử bằng tiền điện tử, thanh toán điện tử, chuyển khoản thông qua mạng internet và phương tiện thanh toán. Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp giấy phép cho 27 tổ chức phi ngân hàng (Fintechnews Singapore 2018) .Bảng 3.3 liệt kê tên và lĩnh vực của các tổ chức đó.
- 29 Bảng 3. 3 Các tổ chức phi ngân hàng được cấp phép tại Việt Nam. TÊN CÔNG TY DỊCH VỤ NAPAS Nhà cung cấp các dịch vụ giao dịch tài chính và dịch vụ thanh toán VNPay Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho hơn 40 ngân hàng, 5 công ty viễn thông và hàng ngàn doanh nghiệp tại Việt Nam Momo Ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động BankPay Công ty chứng khoán online Việt Úc Payoo Hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán Vietnam Esports Cung cấp dịch vụ thanh toán trên điện thoại AirPay và Ocha POS ECPay Dịch vụ thu hộ ngành điện ZaloPay Thanh toán bằng thiết bị di đông VNPT Epay Ví điện tử và công ty thanh toán iCare Benefits Chương trình phúc lợi cải thiện đời sống vật chất và tinh và Mobivi thần cho người lao động thông qua mô hình mua sắm trả chậm không lãi suất BaoKim Công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến Vimo Dịch vụ thanh toán di động hoạt động đa môi trường và đa nền tảng
- 30 VTC pay Ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến Moca Ứng dụng thanh toán di động trực tuyến FPT wallet Ví điện tử FPT M-Pay Phương tiện thanh toán di động OnePay Thanh toán trực tuyến thông qua thẻ Wepay Ví điện tử NgânLượng.vn Ví điện tử và cổng thanh toán trực tuyến 1Pay Cổng thanh toán trực tuyến VNPT Pay Ứng dụng thanh toán Monpay Phương thức thanh toán mới với hệ sinh thái rộng mở Viettel Cổng thanh toán trực tuyến VINATTI Triển khai toàn diện các dịch vụ thanh toán tại quầy và giải pháp cung cấp mã thẻ điện tử VinaPay Cổng thanh toán 3.2. Xu hướng phát triển của Fintech Mặc dù là làn gió mới thổi vào thị trường Việt Nam, nhưng với 30 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, tỷ lệ truy cập Internet là 52%, thị trường Việt Nam được nhiều người tin tưởng sẽ là nền tảng cho các doanh nghiệp Fintech và tài chính kỹ thuật số phát triển. Chính vì vậy, thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di động là xu hướng phát triển chủ yếu của các công ty Fitntech tại Việt Nam. Theo (Nguyễn Quang Hoàng Huy 2017), thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam có tiềm năng lớn và sẽ phát triển nhanh chóng trong thời gian tới, thu hút
- 31 nhiều nhà đầu tư nhất tại Việt Nam trong thời gian hiện tại. Các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp nước ngoài, đang từng bước hội nhập vào Việt Nam với mong muốn thu hút được những người trẻ và kết nối dân số, song đã có những ảnh hưởng rõ rệt đến thị trường tài chính, có thể thấy rõ điều này thông qua việc Apple lên kế hoach đưa ví điện tử số Apple Pay về Việt Nam hoặc cuộc canh tranh gay gắt giữa hai công ty tài chính lớn là Samsung và Ant Financial tại Việt Nam. SamSung đã đưa ra ứng dụng thanh toán di động Samsung Pay vào tháng 9 năm 2017 với sự hợp tác của Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS). Có bảy Ngân hàng đã tích hợp Samsung Pay là VietinBank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, Shinan Bank, CitiBank và ABBank, cho phép khách hàng sử dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc. Không kém cạnh, mới đây, dịch vụ tài chính của Alibaba Ant Financial, đã ký một bản hợp đồng với NAPAS, cho phép người dân Trung Quốc khi du lịch tại Việt Nam có thể thanh toán bằng Alipay. Động thái này dự kiến sẽ làm tăng số lượng người sử dụng của Alipay trong vài tháng tới. Mặt khác, trong những năm gần đây, các Ngân hàng Việt Nam đã thực hiện quy trình được số hoá với các cách tiếp cận khác nhau và cũng dần tạo nên xu hướng mới giữa các ngân hàng. Năm 2017, Ngân hàng Quân Đội (MB) đã thành lập một kênh giao dịch mới trên Facebook Messenger (Phần mềm dùng để trò chuyện của mạng xã hội Facebook) gọi là eMBee Fanpage, đây là phát súng đầu tiên mở đầu cho xu hướng này. Khách hàng chỉ cần trò chuyện trong ứng dụng nhắn tin để yêu cầu ngân hàng kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền hoặc tiền gửi, mua sản phẩm bảo hiểm hoặc xin vay. Tháng 9 năm 2017, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn truyền thông VNPT đã ký thoả thuận cung cấp dịch vụ tích hợp giữa thanh toán điện tử VNPT Pay và BIDV cho khách hàng bao gồm các dịch vụ: dịch vụ thu hộ, dịch vụ cổng thanh toán và dịch vụ Ví điện tử. Đây là các loại dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, có tính ứng dụng rộng rãi và phù hợp với thị hiếu, xu hướng của người tiêu dùng hiện tại.
- 32 Ngân hàng LietVietPostBank đã ký một bản hợp đồng với hai nhà đầu tư Nhật Bản là MKI và Doreming để thực hiện các gỉai pháp tự động hoá quản lý nhân sự và thanh toán lương cho người lao động Việt Nam thông qua sản phẩm Thẻ phi vật lý Ví Việt của LienVietPostbank. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã mở rộng hợp tác với VietUnion để sử dụng dịch vụ ví điện tử Payoo của ngân hàng. Cụ thể, với các giao dịch đăng ký, thay đổi, huỷ dịch vụ nạp rút ví điện tử Payoo, khách hàng có thể lựa chọn kênh giao dịch đăng ký, thay đổi, huỷ dịch vụ nạp rút ví điện tử Payoo, khách hàng có thể lựa chọn giao dịch trên kênh ngân hàng trực tuyến VCB - iB@nking24/7, mọi lúc mọi nơi hoặc tại kênh quầy với gần 500 điểm giao dịch trên toàn quốc. Bên cạnh Payoo, Vietcombank còn quan hệ hợp tác với Momo và Moca. Trước xu hướng phát triển của Fintech, khung pháp lý dành cho Fintech là hết sức cấp thiết. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận và hội nghị để tiếp cận vấn đề các doanh nghiệp Fintech, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hội nhập và phát triển. Một số chính sách đã tổng quát được trong phát triển dịch vụ, nâng cao trình độ hiện tại phải kể đến như: Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 689/QĐ-TTG ngày 11/05/2014): Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử cơ bản; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử; phát triển các sản phẩm, triển khai các giải pháp thương mại điện tử; phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử; tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử; hợp tác quốc tế về thương mại điện tử; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Thủ tướng Chính phủ, Thư viện Pháp luật 2014). Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016): Xây dựng cổng thông tin, khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp; hỗ trợ kinh phí; phát triển hoạt động đào tạo; phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật; hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chương tình
- 33 truyền thông, kết nối các mạng lứơi khởi nghiệp , hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm; giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục; khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ; nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Thủ tướng Chính Phủ 2016). Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/09/2016): Tạo lập khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện thể chế chính sách, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ; mở rộng mạng lưới, chú trọng ứng dụng công nghệ; nâng cao năng lực cung ứng, chất lượng thông tin về khách hàng, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận thông tin đầy đủ để nâng cao chất lượng tín dụng; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về ngành ngân hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường kết nối ngân hàng và doanh nghiệp (Thủ tướng Chính phủ, Thư viện pháp luật 2016). Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016): Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế chính sách; nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán điện tử bản lẻ; đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công; đổi mới Hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán; đổi mới hệ thống thanh quyết toán; tăng cường quản lý, giám sát; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng; tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (Thủ tướng Chính phủ, Thư viện pháp luật 2016). Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công thương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/05/2017): Hoàn thiện cơ chế, chính sách, ưu tiên ứng dụng khoa học và công nghệ và các giải pháp kỹ thuật nhằm đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại; phát triển thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh, phân phối hiện đại theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển, ứng dụng,
- 34 tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; liên kết với các tổ chức khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ, (Thư viện Pháp Luật 2017) Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/03/2017): trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm; tham mưu đề xuất với Thống đốc các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, kể cả hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhằm tạo lợi nhuận thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam phát triển, phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính Phủ; tổ chức thảo luận và trình Thống đốc quyết định những nội dung quan trọng liên quan đến Fintech như chiến lược, kế hoạch phát triển lĩnh vực Fintech tại Việt Nam, (Văn bản pháp luật 2017) Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo (Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/08/2017): Rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan; rà soát, nghiên cứu và đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử; lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử; lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi bổ sung các luật, pháp lệnh nhằm hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo (Thư viện Pháp Luật 2017). Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CT số 16/CT-TTg): “Yêu cầu đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin ; đẩy mạnh khoa học phân tích và quản lý và xử lý dữ liệu lớn tạo ra tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh. Yêu cầu về đổi mới mô hình quản lý, sản xuất, tối ưu mô hình kinh doanh, thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần thông minh trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu và mô hình thuế quan mới. Yêu cầu về hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tốt hơn trong thời đại số. Yêu cầu cao hơn về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng” (Thủ tướng 2017).
- 35 3.3. Những khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt Sự phát triển của các công ty Fintech dựa trên cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với nền tảng công nghệ số và ứng dụng những công nghệ tiên tiến có tác động lớn đến nền kinh tế tài chính nói chung và đặc biệt là hệ thống ngân hàng nói riêng. Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ, với sự phát triển từ các công ty Fintech, ứng dụng sẽ giúp các ngân hàng chuyển đổi các dịch vụ của mình từ xử lí thủ công sang xử lí bằng công nghệ điện tử hoàn toàn. Đồng thời, đối với mảng dịch vụ tín dụng, Internet di động, điện toán đám mây, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn sẽ giúp các ngân hàng định hình lại mô hình kinh doanh của mình và hướng tới việc xu hướng phát triển ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong tương lai. Tuy nhiên, điều gì cũng có mặt trái của nó, thách thức từ những cuộc cạnh tranh gay gắt của các công ty Fintech kèm theo những điểm tương đồng trong các dịch vụ mà cả ggân hàng và các công ty Fintech cùng cung cấp, chắc chắn các ngân hàng phải đối phó ở hiện tại hay trong tương lai gần. Theo báo cáo của PwC, 88% doanh nghiệp tại Châu Á trong đó bao gồm các ngân hàng tham gia khảo sát bày tỏ họ lo sợ rằng một phần thị phần kinh doanh của họ như thanh toán, giao dịch và tài chính các nhân sẽ bị rơi vào tay của các công ty Fintech khi mà trong năm 2017 vừa qua, doanh thu của các công ty Fintech đã tăng 24%. Bảng 3.4 sau đây cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu trong lĩnh vực Fintech ở các khu vực khác nhau trên thế giới giai đoạn 2016-2017.
- 36 Bảng 3. 4 Doanh thu trong lĩnh vực Fintech theo khu vực 2016-2017. Năm 2016 Năm 2017 100 75 50 25 0 Bắc Mỹ Mỹ latin Châu Á Châu Âu Toàn cầu Nguồn (PwC, Redrawing the lines: Fintech' s growing influence on financial services. 2017) 3.3.1. Kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của những thiết bị điện tử thông minh, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mang tính tích hợp cao đã thay đổi hoàn toàn cách giao tiếp và tương tác giữa người với người. Một thế giới mới được xây dựng trên nền tảng siêu kết nối giữa những các ứng dụng nhắn tin trực tuyến, mạng xã hội, hàng loạt công nghệ sinh học, số hoá khác. Cuộc cách mạng Fintech kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nhờ vào việc ứng dụng những công nghệ phân tích dữ liệu, nên các công ty Fintech có thể hiểu rõ những nhu cầu và rủi ro của khách hàng khi họ muốn thực
- 37 hiện tiết kiệm, quản lý tài chính, đầu tư, Do đó, các công ty Fintech có thể cung cấp các sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng thông qua Internet, Mobile Banking, Table Banking, mạng xã hội (socia media) hay giao tiếp qua web (web chat) ngày càng nhiều. Trong những năm tiếp theo, phần lớn doanh thu của trong dịch vụ bán lẻ của ngân hàng sẽ chủ yếu thông qua Internet kết hợp với các thiết bị thông minh như Smartphone, máy tính bảng . Nếu các ngân hàng không bắt kịp các xu hướng mới sẽ dễ dàng bị tụt hậu và đánh mất thị phần vào tay các công ty Fintech. Điển hình như, khách hàng đến trực tiếp chi nhánh giao dịch đang có xu hướng gỉam dần trên thế giới. Các Ngân hàng Bank of America, Citigroup và JP Morgan đã đóng cửa hàng trăm chi nhánh trong các năm qua, mới đây nhất là Ngân hàng Wells Fargo tuyên bố sẽ đóng cửa 200 chi nhánh đến năm 2020. Đây là xu hướng tất yếu khi ngày càng có nhiều người chuyển qua dùng thanh toán trực tuyến trên di động và việc này sẽ sớm xảy đến tại Việt Nam trong tương lai gần khi có 84% dân số sử dụng Smartphone, tạo cơ hội cho các công ty Fintech dễ dàng xâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng và đầy hứa hẹn. Một dẫn chứng khác theo xu hướng phát triển đang dần hình thành tại Việt Nam, Fintech cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính giúp khách hàng có thể mua trả góp với lãi suất 0%, dẫn đến khách hàng không cần đi vay. Trong khi nhiều người không đáp ứng đủ điều kiện để có thể vay ở ngân hàng, các công ty Fintech cung cấp dịch vụ cấp tín dụng và quỹ cộng đồng (dưới hình thức ủng hộ các quỹ từ thiện, phát quà tri ân, các hình thức này đều có chi phí sau sử dụng vốn khá thấp, thậm chí không tốn chi phí) giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, công sức. Thêm vào đó, các ứng dụng như BankGo (ứng dụng tìm kiếm, so sánh lãi suất và sản phẩm ngân hàng) sẽ cung cấp cho khách hàng cùng lúc 3 ngân hàng để khách hàng có thể so sánh lãi suất, tiêu chí cấp tín dụng hay hồ sơ vay vốn, Hay hình thức vay ngang hàng (P2P), giúp khách hàng tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp hơn, các nhà đầu tư cũng nhận được lãi suất hấp dẫn hơn so với Ngân
- 38 hàng. Do đó, thay vì đi gửi tiền vào ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ gửi tiền cho vay thông qua hình thức P2P để nhận được lợi nhuận cao hơn, điều này có thể khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Chính vì vậy, nếu các ngân hàng không thay đổi các sản phẩm dịch vụ của mình, có khả năng các thị phần cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ rơi vào tay các công ty Fintech. 3.3.2. Công nghệ Đây chính là khó khăn dễ dàng thấy khi ngân hàng phải đối mặt với các công ty Fintech, cũng bởi vì sự phát triển của các công ty Fintech chủ yếu dựa vào nền tảng công nghệ thông tin không cần mạng lưới phòng giao dịch như các ngân hàng truyền thống. Các công ty Fintech chính là những người tiên phong cho các công nghệ tiên tiến mới trong các hoạt động tài chính và đã gặt hái được những lợi ích nhất định về chi phí và những nguồn đầu tư lớn. Hiện nay, nhờ vào những công nghệ của mình, các công ty Fintech đã số hoá và hiện đại hoá các quy trình cho vay, đây là mảng dịch vụ dễ thu hút khách hàng so với ngân hàng - cần rất nhiều quy trình thẩm định, giấy tờ liên quan đến việc vay mượn, vì thế, việc số hoá quy trình cho vay của các công ty Fintech đem đến cho khách hàng tốc độ xử lí nhanh, sự tiện lợi và chi phí rẻ. Các công nghệ mới như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo đang được các ngân hàng trên thế giới ứng dụng với dịch vụ ngân hàng truyền thống của mình để tăng cường các sản phẩm dịch vụ hiện có, và trở nên hấp dẫn hơn với khách hàng. Có thể thấy ở các công nghệ tiên tiến mới như sinh trắc học hoặc trí tuệ nhân tạo giúp các công ty Fintech thực hiện các giao dịch an toàn, tiện lợi, giảm thiểu rủi ro gian lận. Ngoài ra một mối đe doạ khác đến mới nổi từ lĩnh vực đang được đề cập nhiều trên các trang báo và các diễn đàn gần đây - Blockchain, với các đặc điểm nổi trội như: xác thực dữ liệu công khai và minh bạch, mạng lưới phân tán, tự duy trì và ẩn danh. Blockchain cho phép chuyển giao dữ liệu một cách minh bạch và thanh toán không cần thông qua một trung gian thứ 3 nên mọi chi phí đều ở mức thấp nhất, đặc điểm này cũng giúp cho Blockchain trở thành công nghệ an toàn hơn khi
- 39 thanh toán không cần trung gian điều đó có nghĩa thông tin khách hàng sẽ được bảo mật hoàn toàn và không phải cũng cấp thêm cho bất cứ bên thứ ba. Đều nhờ vào những công nghệ phát triển, các công ty Fintech đang đi trước ngân hàng một bước. Với mô hình kinh doanh truyền thống của các ngân hàng tại Việt Nam, khó có thể cạnh tranh được với các công ty Fintech trong cuộc chạy đua công nghệ. 3.3.3. Nhân khẩu học Sự xuất hiện của các hình thức thanh toán mới ảo như CryptoBanking (Ngân hàng phi tập trung dựa trên nền tảng Blockchain), PerfectMoney (một loại tiền điện tử thực hiện các giao dịch chuyển tiền và thanh toán online), thẻ Visa ảo (một loại thẻ trả trước quốc tế mang thương hiệu Visa để thanh toán trực tuyến), thẻ Payonner (thẻ ghi nợ, thanh toán online, chuyển tiền xuyên quốc gia cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu trực tuyến), giúp cho khách hàng có thể sử dụng bất kì khi nào và ở bất cứ đâu. Điều này đã làm cho ngân hàng truyền thống sẽ gặp không ít khó khăn khi lượng khách hàng chuyển sang dùng thanh toán trực tuyến nhiều hơn. Theo "Báo cáo về Dịch vụ Ngân hàng: Hành vi sử dụng của người tiêu dùng và Xu hướng tại Việt Nam" khảo sát bởi Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (Nick Middleton 2017) năm 2017 tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2017, các dịch vụ của Ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến với 81% người sử dụng tăng mạnh so với 21% của năm 2015. Fintech là một xu hướng tất yếu, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật, khách hàng đặc biệt là khách hàng thế hệ Z sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển trên tay luôn cầm theo chiếc điện thoại thông minh và là những tín đồ của công nghệ mới. Theo đó, thế hệ này sẽ muốn tự bản thân trải nghiệm và thực hiện các giao dịch thanh toán trên chiếc điện thoại hay máy tính của mình, dịch vụ mà đang có rất ít ngân hàng tại Việt Nam có thể cung cấp. Theo (Nielsen, Global mobile money report 2016), những người trẻ dưới 35 tuổi trên thế giới có xu hướng sử dụng thanh toán trực tuyến nhiều hơn trong các hoạt động thường ngày và tỉ lệ này trong vòng 5 năm tới sẽ tiếp tục tăng mạnh. Bảng 3.5 và
- 40 3.6 sau đây cho thấy cơ cấu dân số thuộc tầng lớp thế hệ Y và Z sử dụng các dịch vụ công nghệ mới qua các năm.tại Việt Nam. Bảng 3. 5 Tỉ lệ thế hệ Z sử dụng các dịch vụ công nghệ tại trên thế giới giai đoạn 2016-2017 Năm 2016 Năm 2017 75 60 45 30 15 0 Kiểm tra tài Thanh toán Chuyển tiền Gửi tiền vào tài khoản khoản ngân hàng Bảng 3. 6 Tỉ lệ thế hệ Y sử dụng các dịch vụ công nghệ mới tại Việt Nam giai đoạn 2016-2017 Năm 2016 Năm 2017 50 37.5 25 12.5 0 Kiểm tra tài khoản Thanh toán trực Chuyển tiền Gửi tiền vào tài tuyến khoản ngân hàng Nguồn: (Nielsen, Global mobile money report 2016)
- 41 Theo báo cáo (FintechNews Singapore 2016) tại Việt Nam, khách hàng của Fintech đa phần thuộc thế hệ trẻ từ 35 tuổi trở xuống khi mà họ sinh ra và lớn lên trong thế giới mà internet phát triển rất mạnh. Thế hệ này mong muốn bắt kịp các xu hướng mới nên họ rất dễ dàng chấp nhận việc lựa chọn, sử dụng phương thức thanh toán mới. Trong khi đó, khách hàng từ 35 tuổi trở lên vẫn đang cố gắng học cách sử dụng các phương thức thanh toán này, điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho ngân hàng. bảng 3.7 cho thấy cơ cấu dân số tại Việt Nam giai đoạn 2016 Bảng 3. 7 Cơ cấu dân số Việt Nam 2016 0 - 4 8.00% 5 - 9 7.90% 9 - 14 8.20% 52 15 - 19 9.20% % 20 - 24 8.50% 25 - 29 8.50% 30 - 34 7.90% 35- 39 7.60% 48 40 - 44 7.30% % 45 - 49 6.80% 50 - 54 6.20% 55 - 59 4.20% > 60 2.80% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% Nguồn (FintechNews Singapore 2016) 3.4. Nguyên nhân gây ra khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt 3.4.1. Khung pháp lý Nhà nước dành cho Fintech chưa được hoàn chỉnh Khung pháp lí đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một lĩnh vực, tuy nhiên các thay đổi của khung pháp lý hiện nay chậm hơn nhu cầu của thị trường và thiếu sự hỗ trợ chính phủ. Bản chất của các công ty Fintech là đổi mới và sáng tạo, vì vậy, việc tuân thủ các quy định hiện hành là không đủ và không phù hợp với sự đa dạng trong các dịch vụ của các công ty Fintech. Chính phủ ở các phát triển và
- 42 Việt Nam không còn theo kịp sự phát triển của các dịch vụ mang tính ứng dụng công nghệ cao trong việc xây dựng hành lang pháp lý. Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của Fintech trong việc định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng công nghệ hoá và chủ động tiếp cận Fintech từ năm 2016 thông qua nhiều hoạt động như: Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 689/QĐ-TTG ngày 11/05/2014); Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016); Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/09/2016); Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016); Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công thương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/05/2017); Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/03/2017); Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo (Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/08/2017); Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4(Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2018). Dù đã triển khai kế hoạch từ năm 2016 cho đến nay nhưng hiện tại, hành lang pháp lí vẫn đang trong giao đoạn xây dựng, hoàn thiện chính sách và định hướng phát triển vẫn còn chưa đầy đủ (mới chỉ đáp ứng trong lĩnh vực thanh toán). Do đó, sự phát triển của các công ty Fintech đang diễn ra tự phát mà không có sự kìm hãm của pháp luật. Mặt khác, một số quy định pháp luật như Thông tư 21/2013/TT-NHNN “Quy định về mạng lười hoạt động của Ngân hàng thương mại” giới hạn chi nhánh Ngân hàng thương mại được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành thành phố (Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2013). Việc bị hạn chế lập chi nhánh khiến cho Ngân hàng gặp hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng, tạo điều kiện cho các dịch vụ của các công ty Fintech phát triển.
- 43 3.4.2. Hạ tầng công nghệ thông tin của ngân hàng chưa đủ tiên tiến Với hệ thống công nghệ cồng kềnh hoạt động theo phong cách truyền thống đã xuất hiện từ lâu khiến cho một số ngân hàng gặp khó khăn trong việc tương thích với đặt ra thách thức lớn khi muốn ứng dụng công nghệ mới. Trong khi các công nghệ mới giúp khách hàng vay chỉ trong vòng vài giờ, ngân hàng vẫn còn phải tiến hành rất nhiều bước như nộp hồ sơ, kiểm tra, thẩm định, xin quyết định giải ngân sau đó tiền mới tới tay khách hàng trong quy trình thậm chí kéo dài cả hàng tháng. Một dẫn chứng khác rằng ATM được coi một trong những thiết bị hiện đại tại Việt Nam và hoạt động 24/7 nhưng đôi lúc ATM không cung ứng được tiền cho khách hàng đủ số lượng và đúng thời điểm. Hoặc khoảng cách đến chi nhánh ngân hàng và thời gian làm việc của ngân hàng cũng là một hạn chế đặc biệt đối với nhân viên công sở khi mà thời gian làm việc của họ trùng với thời gian làm việc của các ngân hàng, đồng nghĩa với việc nếu muốn chuyển tiền hay thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, họ cần phải xin cấp trên một khoảng thời nghỉ trong ngày hay tranh thủ những ngày cuối tuần và điều này không thực sự thuận tiện trong cuộc sống hiện đại. Thay vì bị động về mặt thời gian, việc cài đặt những ứng dụng cung cấp các phương tiện thanh toán trực tuyến có thể giúp thực hiện các giao dịch một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng những thao tác đơn giản. Với những dẫn chứng trên, không có gì là khó hiểu khi khách hàng chọn lựa các dịch vụ mà các công ty Fintech cung cấp thay vì các dịch vụ của ngân hàng. 3.4.3. Hạn chế về kỹ năng lãnh đạo tổ chức Trong khi cơ cấu dân số của Việt Nam là cơ cấu dân số trẻ, các lãnh đạo của ngân hàng đều thuộc thế hệ Baby Boomers và thế hệ X, chưa được tiếp cận lâu với sự phát triển của công nghệ và vẫn còn cổ hũ, từ hình ảnh có thể thấy rõ, những người thuộc thế hệ này từ chối và không theo kịp với xu hướng của công nghệ. Chính vì điều đó, với cương vị là người đứng đầu một công ty họ chắc chắn sẽ không hướng công ty vào một xu hướng mà họ không nắm rõ .
- 44 Mặt khác, ảnh hưởng từ sự phát triển của các công ty Fintech, khiến cho một số công việc lặp đi lặp lại các chu trình trong ngân hàng như kế toán, kiểm toán sẽ bị thay thế bằng rô bốt trong tương lai, khiến cho một bộ phận nhân sự bị mất đi việc làm như Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) đã mở cửa chi nhánh đầu tiên sử dụng rô bốt thay cho con người (Nguyễn Minh 2018), Ngân hàng SEB Thuỵ Điển cũng đã triển khai Rô bốt AB từ năm 2017 (Thu Thảo 2017) . Thêm vào đó, tạo ra những công việc mới đòi nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy phản biện, sáng tạo, am hiểu công nghệ, có khả năng đa nhiệm và nhu cầu học hỏi cao như: phân tích, dự báo, an ninh, an ninh thông tin, bảo mật, Tuy nhiên theo khảo sát của IDG (Tập đoàn dữ liệu Quốc tế) (Nick Middleton 2017), nguồn nhân lực để đáp ứng các nhu cầu trên chưa cao và các chương trình giảng dạy tại đại học vẫn còn chậm so với xu thế trên thế giới. Bảng 3.8 sau đây cho thấy cơ cấu dân số thuộc độ tuổi 40-50 có tỷ lệ sử dụng các dịch vụ công nghệ mới thấp hơn so với các thế hệ sau. Bảng 3. 8 Tỉ lệ cơ cấu dân số thuộc độ tuổi 40-50 sử dụng các dịch vụ công nghệ mới giai đoạn 2016-2017 50 Năm 2016 Năm 2017 37.5 25 12.5 0 Kiểm tra tài khoản Thanh toán trực tuyến Chuyển tiền Gửi tiền vào tài khoản ngân hàng Nguồn (Nielsen, Global mobile money report 2016)
- 45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trước sự phát triển mạnh mẽ của Fintech, việc ứng dụng Fintech vào các lĩnh vực tài chính mà trong đó tại Việt Nam chủ yếu là các dịch vụ đến từ Ngân hàng ngày càng phổ biến, tạo nên cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc thay đổi và nâng cao hệ thống công nghệ, nhưng đó là không phải làm một việc dễ dàng. Bằng chứng cho việc này, tại Việt Nam chỉ một số ít ngân hàng phát triển được công nghệ và bắt tay với Fintech, còn những ngân hàng tuy họ nhận thức được những lợi ích mà Fintech mang lại nhưng vì một số lí do như thiếu hụt nguồn vốn đầu tư hay core banking của họ không thể hỗ trợ nổi khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc thay đổi công nghệ. Vì vậy, khung pháp lí hay các chính sách liên quan đến các dịch vụ của Fintech đang được các cơ quan Nhà nước hỗ trợ, nghiên cứu và sửa đổi các chính sách để đáp ứng và phù hợp với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin trong thời đại mới. Tác giả cũng đề cập đến những rủi ro mà ngân hàng sẽ gặp phải trước sự phát triển của Fintech.
- 46 CHƯƠNG 4. KIẾN NGHỊ GIÚP NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH. 4.1. Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư khi lượng tiền đầu tư tăng trưởng mạnh qua các năm đặc biệt trong thị trường thanh toán điện tử, đây là một yếu tố quan trọng nhưng không hẳn là yếu tố quyết định. Vì vậy, tác giả đề cập đến ba đất nước là Trung Quốc, Singapore và Ấn Độ có chung nền văn hóa và những nét tương đồng về những khó khăn mà Việt Nam đang phải đối mặt với Fintech để Chính phủ và ngân hàng tại Việt Nam có thể đúc kết bài học kinh nghiệm từ những đất nước trên để tìm ra được chiến lược phát triển đúng đắn ngay từ đầu. Trung Quốc là một trong những đất nước phát triển trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến, với 75% giao dịch trực tuyến được thực hiện trên thiết bị di động và lượng giao dịch hàng ngày đạt mức nhiều nhất trên thế giới. Tương đồng với Trung Quốc trong giai đoạn trước, thị trường thanh toán trực tuyến tại Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng phát triển với lượng tiền đầu tư tăng trưởng qua các năm. Chính vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ đất nước Trung quốc để phát triển mạnh lĩnh vực thanh toán trực tuyến Các công ty Fintech tại Việt Nam có rất nhiều ý tưởng phát triển với những công nghệ tiên tiến mang tính chất đột phá. Tuy nhiên, những công ty này chưa có môi trường phát triển cần thiết để áp dụng những sản phẩm thử nghiệm mới của mình. Những khó khăn này dẫn tới các dịch vụ của các công ty Fintech thường xuyên gặp ro và điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính. Việt Nam có thể học hỏi cách giải quyết vấn đề này từ đất nước Singapore. Tại Singapore, Chính phủ nơi đây cùng với cơ quan tiền tệ tạo ra khung pháp lý riêng cùng với các chính sách hỗ trợ đầu tư đặc biệt giúp các công ty Fintech phát triển.
- 47 Đối với Ấn Độ, một đất nước đã thành công trong cuộc đấu tranh chống là nền kinh tế đen1, thay đổi đến từ việc từ bỏ thói quen dùng tiền mặt tại đây khi mà các chính sách hợp lí và hệ thống tiền tệ được xây dựng hoàn thiện hơn. Theo đó, tại Việt Nam, công tác phòng chống rửa tiền và hạn chế tham nhũng có thể được cải thiện với tỉ lệ tiền mặt được giảm bớt, qua bài học kinh nghiệm đến từ Ấn Độ 4.1.1. Trung Quốc Trung Quốc hiện đang là đất nước đi đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử, nhờ sự hỗ trợ từ Chính phủ tạo điều kiện phát triển cho thanh toán điện tử thông qua nhiều hình thức như: không ngừng nâng cấp hệ thống internet (Huawei của Trung Quốc đang chuẩn bị phổ cập 5G trên toàn Trung Quốc vào năm 2020), xây dựng hành lang pháp lí cho thanh toán điện tử được đặt ưu tiên hàng đầu, đảm bảo tối đa hoá lợi ích cho người sử dụng. Theo (Adtima 2017) các công ty Fintech tại Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng, thu hút khách hàng thông qua phát triển platform ( hệ điều hành Android và Apple IOS là chủ yếu) thương mại điện tử và mạng xã hội bằng biện pháp kích cầu đa dạng dành cho người dùng để xây dựng một hệ sinh thái thanh toán trực tuyến khổng lồ. Các doanh nghiệp và Nhà nước nỗ lực hợp tác để phát triển một hệ thống nhận dạng (ID) để xác định chính xác thông tin về khách hàng, điều này cũng góp phần trong hoạt động chống rửa tiền và chống lại các khoản tài khoản tài trợ của khủng bố. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán điện tử tại Trung Quốc trong những năm trở lại đây đạt được những thành tích ấn tượng (Hà Thu 2017), ở đây người dân sử dụng thanh toán điện tử ngay cả khi đi taxi, đi chợ mua trứng, mua trái cây, thuê xe đạp trên đường, họ chỉ cần mở app, quét mã QR, đến năm 2017, số người sử dụng thanh toán điện tử mà chủ yếu là quét mã QR bằng thiết bị điện thoại di động đã đạt 500 triệu người với tổng giá trị thanh toán là 5.000 tỷ đô la (Trung tâm tin tức VTV 24h 2017). Từ kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, một hệ sinh thái hoàn thiện là 1 Nền kinh tế đen hay còn gọi là nền kinh tế ngầm tại Ấn Độ bao gồm tham nhũng, thủ lợi, buôn lậu, chợ đen, trốn thuế, tiền giả. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2016, tổng giá trị tiền mặt đưa vào lưu hành đã tăng lên 40%, trong đó, loại tiền giấy 500 Rupee tăng 76%, đồng 1.000 Rupee tăng 109% nhưng quy mô nền kinh tế chỉ tăng 30%
- 48 chất xúc tác mạnh mẽ để đẩy mạnh nhanh quá trình số hóa và gia tăng tài chính toàn diện. Bảng 4.1 cho thấy phần trăm dân số Trung Quốc sử dụng các dịch vụ thanh toán. Bảng 4. 1Cơ cấu dân số sử dụng các dịch vụ thanh toán ở Trung Quốc Thanh toán Vay cá nhân Giao dịch quỹ 58 59 60 61 62 63 64 Nguồn (PwC, China Summary 2017) Không dừng lại ở đó, hai công ty có dịch vụ thanh toán điện tử lớn nhất Trung Quốc là Alibaba và Wepay đang dần mở rộng thị phần của mình ra khỏi biên giới Trung Quốc, khi cho phép người dân mình thanh toán và đầu tư những khoản tiền lớn vào các quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam. Trung Quốc đang từng bước khẳng định mình là ông lớn công nghệ tại Đông Nam Á và vươn mình xa hơn trên thị trường thế giới. Và trong tương lai, Trung Quốc còn đẩy mạnh nhiều dịch vụ khác như quản lí tài sản cá nhân, khoản vay cho sinh viên, quản lý tài sản trong vòng 5 năm tới (Bảng 4.2).
- 49 Bảng 4. 2 Các dịch vụ Trung Quốc dự tính phát triển trong tương lai. 60 58 56 54 53 51 49 Tài chính cá nhân Khoản vay sinh viên Quản lí tài sản cá nhân Nguồn (PwC, China Summary 2017) 4.1.2. Singapore Chính phủ Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Chính phủ Singapore trong việc tạo ra môi trường tự do thử nghiệm cho các công ty Fintech. Chính phủ Singapore tạo ra những cơ hội cho các công ty Fintech mới nhưng chỉ sẵn sàng trợ giúp những công ty Fintech có hướng đi và kế hoạch rõ ràng. Chính phủ Singapore sẽ để các doanh nghiệp tự do thử nghiệm mô hình của họ, nhưng vẫn sẽ quản lí và hỗ trợ để đảm bảo các công ty Fintech vẫn hoạt động đúng luật lệ và có những tác động tích cực đến nền kinh tế. Đồng thời Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) giúp các công ty Fintech tháo gỡ những rào cản bằng cách mở ra những mội trường luật thông thoáng hơn "khung pháp lý thử nghiệm" (Regulatory box) với những ưu đãi riêng, hỗ trợ các doanh nghiệp tài chính tiếp cận nguồn vốn trong một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh kèm theo môi trường thu hút vốn. Chính phủ Singapore thành lập ra một trung tâm Fintech Office, để hỗ trợ và phát triển các Startup trong
- 50 ngành tài chính, thêm vào đó, Chính phủ Singapore xây dựng nên những trung tâm tài chính thí nghiệm nhằm ứng dụng những công nghệ cao và nâng cao hiệu quả những mô hình mới. Nhờ vào những bước đi thông minh trong việc phát triển, Singapore đã đạt được thành tích ấn tưởng so với thế giới. Theo báo cáo pwc (2017), so sánh về việc khách hàng sử dụng những dịch vụ của công ty Fintech so với thế giới trong 7 lĩnh vực và Singapore đã xuất sắc vươn lên trong các lĩnh vực thuộc ngành tài chính. (bảng 4.3) Bảng 4. 3 Cơ cấu sử dụng dịch vụ của Fintech tại Singapore và thế giới giai đoạn 2017. Singapore Global 113 90 68 45 23 0 Giao dịch Thanh Vay cá Quản lí tài Tài chính Bảo hiểm Tài khoản quỹ toán nhân sản cá nhân tìền gửi Nguồn (PwC, Singapore highlights 2017)
- 51 4.1.3. Ấn Độ Ấn độ và Việt Nam có những điểm tương đồng trong việc chống lại tham nhũng, tiền giả, tỉ lệ sử dụng tiền mặt cao, thậm chí Ấn Độ còn trải qua nền kinh tế đen tại đất nước này. Chính phủ tại đây đã khắc phục tình trạng này bằng cách thay vì sử dụng tiền mặt để thanh toán, Chính phủ nơi đây đã khởi động chiến dịch giảm lưu thông tiền mặt từ năm 2016. Theo (B.T 2016), Thủ tưởng Modi đã tuyên bố hủy bỏ lưu hành hai tờ tiền có mệnh giá lớn nhất và phổ biến là 500 và 1.000 Rupee, cho phép người dân có thể đổi tối đa 4.000 Rupee mỗi ngày, mỗi người dân có thể được đổi tổng cộng 250.000 Rupee từ đồng 500 và 1.000 Rupee sang các tờ tiền có mệnh giá nhỏ hơn mà không phải nộp thuế (Chiến Thắng 2016). Đồng thời, Chính phủ nới lỏng một số quy định hiện hành và xây dựng cơ sở hạng tầng hỗ trợ hình thức thanh toán di động. Thêm vào đó, tổng công ty thanh toán quốc gia của Ấn Độ (NPCI), cơ quan chi phối tất cả các khoản thanh toán bản lẻ ở Ấn Độ, đã công bố một hệ thống thanh toán mới tên là Unified, hệ thống này tương thích với mọi tài khoản trong hệ thống, cho phép chuyển tiền, gửi tiền giữa các ví điện tử khác nhau (LPB Research 2017). Và kết quả đạt được ngoài sức mong đợi, theo IMPS - hệ thống thanh toán tức thời - xử lí giao dịch tức thời, hoạt động 24/7 dễ dàng tiếp cận qua nhiều kênh khác nhau như Mobile, Internet, ATM và có thể xác nhận bằng tin nhắn SMS, đã chứng kiến một sự tăng lên 160% trong các giao dịch tăng lên đến 67 triệu trong tháng 3/2017 so với 26 triệu trong năm 2016. Nhờ vậy, trong những năm qua, thanh toán điện tử luôn là nguồn đầu tư thu hút nhiều vốn nhất của Ấn độ từ nước ngoài với 2.5 tỷ đô la Mỹ. 4.2. Kiến nghị giúp đỡ ngân hàng phát triển trước sự phát triển của Fintech Fintech không đơn thuần là sự kết hợp giữa dịch vụ tài chính và công nghệ tiên tiến, đó là những giải pháp nhằm đổi mới các sản phẩm và dịch vụ truyền thống. Các ngân hàng và hệ thống tài chính ở các nước đã nhận ra được những lợi ích mà Fintech mang lại và đón nhận xu thế mới này. Theo báo cáo của PcW 2017, ngân hàng và các tổ chức tài chính đang hình thành nên những quan hệ hợp tác phát
- 52 triển với các công ty Fintech vì theo nghiên cứu của ngân hàng JP Morgan Chase - một trong những ngân hàng lớn của Mỹ về mối quan hệ giữa ngân hàng và Fintech cho thấy nếu ngân hàng và Fintech phát triển với nhau sẽ tận dụng được lợi thế của Fintech, kinh nghiệm và thị phần của ngân hàng thì hiệu quả đầu tư sẽ là cao nhất (hình 4.4). Nhưng sự thật là, các công ty Fintech ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ với người dân, chỉ một số công ty Fintech phát triển trong thị trường riêng của mình và chỉ 5-7 công ty làm được điều đó, theo (Nhiều tác giả 2018), khảo sát từ các doanh nghiệp Việt Nam, 72% các mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Fintech cần sự hợp tác của các ngân hàng. Để đạt được điều đó, trước hết cần bắt đầu đưa Fintech trở nên quen thuộc hơn và tạo điều kiện cho Ngân hàng và các công ty Fintech phát triển cùng nhau Bảng 4.4 sau cho thấy sự tăng trưởng lợi nhuận mà các công ty mong đợi khi hợp tác với các công ty Fintech. Bảng 4. 4Tăng trưởng lợi nhuận mong đợi của các công ty phân bố theo khu vực. Lợi nhuận mong đợi 33 26 20 13 7 0 Châu Á Bắc Mĩ Mĩ Latinh Châu Phi Châu Âu Toàn cầu Nguồn (PwC, Redrawing the lines: FinTech's growing influence on financial services 2017)
- 53 Sau cùng, kết hợp với những bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển tập trung vào lĩnh vực thanh toán trực tuyến của Trung Quốc thông qua các phương pháp kích cầu và xây dựng hệ sinh thái hoàn thiện, hay xây dựng một khung pháp lí chuyên biệt dành cho các công ty Fintech như ở Singapore và cách mà Chính phủ Ấn Độ thực hiện để giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. Tác giả đưa ra một số kiến nghị phù hợp cho nền kinh tế tại Việt Nam về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách pháp lí, Nhà nước và ngân hàng cùng nhau hỗ trợ và đầu tư tập trung vào các công ty Fintech, sau đó, chính Nhà nước là chủ thể đầu tiên ứng dụng các dịch vụ của công ty Fintech để kiểm soát rủi ro, đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ngân hàng thương mại và các công ty Fintech. 4.2.1. Về chính sách và pháp lí Chính phủ luôn đóng vai trò tiên quyết trong việc mở đường cho Fintech phát triển. Có thể nhìn thấy điều đó từ ví dụ của Trung Quốc đã đề cập ở trên và ở một số ví dụ từ nước ngoài như , để có được sự thành công Wing đã không thể lớn mạnh như hiện nay nếu không được hưởng các chính sách tiến bộ như cấp giấy phép ngân hàng đặc biệt và làm dịch vụ thu thuế cho ngân sách nhà nước. Tại Kenya, Chính phủ nắm giữa 35% vốn cổ phần trong công ty Safaticom vận hành M- Pesa; đồng thời ban hành các quy định rất thông thoáng cho người dùng đăng ký sử dụng Fintech. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài lĩnh vực thanh toán đã có khuôn khổ pháp lý để gia nhập thị trường và phát triển, còn các lĩnh vực khác của Fintech thì không. Việc xây dựng một hành lang pháp lý cho việc áp dụng công nghệ số giúp cho người dân tiếp cận gần hơn với các công nghệ hiện đại này. Trước hết, Chính Phủ cần nghiên cứu các mô hình Fintech để từ đó ban hành các văn bản điều chỉnh. Sau đó, chỉ đạo Ngân hàng nhà nước thực hiện quyết liệt Quyết định 1726/QĐ-TTG ngày 05/09/2016 về việc phê duyệt "Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế", ban hành và thực hiện Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2025 và tầm nhìn 2030 lấy nền tảng là công nghệ và con người, hoàn thành khuôn