Khóa luận Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

pdf 88 trang thiennha21 20/04/2022 6690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_tri_thuc_ban_dia_su_dung_cay_thuoc_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  VÀNG SẢO HAI NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI XÃ LÊ LAI, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên – Năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  VÀNG SẢO HAI NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI XÃ LÊ LAI, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Lớp : K48 - ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Thái Nguyên – Năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng” là một công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, số liệu được trình bày trong đề tài không có sự sao chép từ bất kì công trình nào, hoàn toàn là do bản thân tôi thực hiện điều tra nghiên cứu một cách trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường về sự cam đoan này. Thái Nguyên, ngày 29 tháng 6 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thu Hiền Vàng Sảo Hai Xác nhận của giáo viên chấm phản biện Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu. (Ký, ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm đề tài tốt nghiệp sau 4 năm theo học chương trình đai học, chuyên nghành Sinh thái và Bảo tồn đa dạng sinh học tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Để hoàn thành và hoàn thiện đề tài khóa luận này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô: Nguyễn Thị Thu Hiền thuộc khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để kiến thức của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi suốt trong thời gian học tập vừa qua. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Khoa lâm nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại UBND xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện cho tôi trong trong suốt quá trình nghiên cứu về đề tài. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm cũng như thời gian và trình độ nghiên cứu nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của thầy cô cũng như bạn đọc khác để khoá luận được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 09 tháng 7 năm 2020 Sinh viên Vàng Sảo Hai
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra cây thuốc được các cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu 19 Bảng 4.1. Phân bố các ngành thực vật làm thuốc ở xã Lê Lai, huyện Thạch An 23 Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc 2 lớp trong ngành Ngọc lan 24 Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ 26 Bảng 4.4. Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu 28 Bảng 4.5. So sánh các họ giầu loài ở KVNC (1) với số loài của từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2). 29 Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở KVNC 30 Bảng 4.7. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở KVNC 32 Bảng 4.8. Danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 34 Bảng 4.9. Bộ phận sử dụng của cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc ở KVNC. 38 Bảng 4.10. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể 39 Bảng 4.11. Danh sách cây thuốc được cả 3 dân tộc ở KVNC sử dụng 43 Bảng 4.12. Danh sách cây thuốc các dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh về xương khớp 45 Bảng 4.13. Danh sách cây thuốc các dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh về gan, dạ dày. 46 Bảng 4.14. Số lượng thầy thuốc được phỏng vấn theo từng dân tộc ở KVNC 47 Bảng 4.15. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây sói rừng và cây Khoan cân đằng 50
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài 20 Hình 4.1. Hình ảnh một số loài cây thuốc ở KVNC 25 Hình 4.2. Tỷ lệ nhóm bệnh chữa trị từ nguồn cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Dao tại xã Lê Lai 41 Hình 4.3. Tỷ lệ về độ tuổi của các thầy thuốc ở KVNC 48 Hình 4.4. Hoạt tính ức chế e. Coli và s. Aureus của cây sói rừng và cây Khoan cân đằng 51
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắ/ký hiệu Cụm từ đầy đủ DLĐCT Danh lục đỏ cây thuốc EN Nguy cấp IA Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại IIA Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại KVNC Khu vực nghiên cứu SĐVN - 2007 Sách đỏ Việt Nam 2007 VU Sắp nguy cấp UBND Ủy Ban nhân dân SL Số lượng HTKK Hoạt tính kháng khuẩn
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trong nước và trên Thế giới 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 14 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 14 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 16 PHẦN 317 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng, phạm vi thời gian và địa điểm nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17
  9. vii 3.2. Nội dung nghiên cứu 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1. Phương pháp kế thừa 18 3.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng 18 3.3.3. Phương pháp thu thập mẫu 20 3.3.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc 20 3.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp 21 3.3.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn 21 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 23 4.1.1 Đa dạng về các bậc Taxon 23 4.1.2. Đa dạng về dạng cây của nguồn tài nguyên cây thuốc 29 4.1.3. Đa dạng về nơi sống của nguồn tài nguyên cây thuốc 31 4.2. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu. 33 4.3. Vốn tri thức trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 36 4.3.1. Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai. 36 4.3.2. Kinh nghiệm về nhóm bệnh chữa trị của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai. 39 4.3.3. Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc 42 4.3.4. Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc ở xã Lê Lai 47
  10. viii 4.4. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu 49 PHẦN 552 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC 1
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia có 3/4 diện tích đồi núi, là nơi có nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia (Trần Thúy và cs., 2005)[35]. Chính sự đa dạng về dân tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa từng cộng đồng dân tộc thiểu số đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong vốn tri thức dân gian về kinh nghiệm sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm cây thuốc chữa bệnh. Đối với mỗi dân tộc đều có những kinh nghiệm dân gian, những tri thức về thuốc được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng với thời gian những bài thuốc ngày càng trở nên có tính độc đáo và thông dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân và cộng đồng xung quanh. Trong tri thức chăm sóc sức khỏe dân gian, các tộc người phần lớn sử dụng các loại cây cỏ có trong địa bàn cư trú của mình, trở thành cây thuốc để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Cây cỏ là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài dưới tác động của tự nhiên, còn tri thức là kết quả từ quá trình đấu tranh sinh tồn của con người được đúc kết bằng kinh nghiệm, tích lũy và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đặc biệt những tri thức bản địa về chăm sóc sức khỏe, là những tri thức luôn cần thiết cho sự sinh tồn không chỉ của một tộc người mà của cả nhân loại. Do đó, việc phục dựng và bảo tồn những tri thức bản địa về chăm sóc sức khỏe có cả giá trị trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người mà còn có giá trị thiết thực trong đời sống (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2015) [42]
  12. 2 Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa Hiện nay nhiều loài cây thuốc có giá trị quý đang có nguy cơ bị tàn phá đến tuyệt chủng, lạm dụng khai thác quá mức. Cùng với đó, những bài thuốc và những kinh nghiệm quý bấu của cộng đồng dân tộc cũng ngày càng bị mai một đi. Đặc biệt hơn, những thế hệ trẻ ít tiếp thu những kiến thức mang tính bản địa mà lại thích học theo những cái hiện đại, cái mới khiến cho những bài thuốc và cây thuốc quý bị lãng quên đi. Huyện Thạch An có diện tích tự nhiên là 690,79km² là một trong những huyện có nguồn tài nguyên khá là phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng và đất rừng chiếm 90% diện tích đất canh tác của huyện. Huyện Thạch An có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn và 15 xã. Đồng bào dân tộc ở nơi đây chủ yếu là Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa. Mỗi dân tộc lại mang bản sắc và những kinh nghiệm chữa bệnh bằng thực vật làm thuốc khác nhau và đa dạng. Trong đó, xã Lê Lai là một trong 15 xã có nhiều cộng đồng dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh bằng thực vật làm thuốc. Đồng thời tại xã Lê Lai hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào về tri thức bản địa sử dụng cây thuốc. Do vậy, để góp phần bảo tồn, phát triển và giữ gìn những kinh nghiệm quý của bà con nơi đây và tránh khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc một cách bừa bãi, và đồng thời để cung cấp cơ sở khoa học góp phần bảo vệ nguồn gen cây thuốc và phát triển các bài thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, tôi tiến hành lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
  13. 3 - Xác định những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện có ở khu vực nghiên cứu. - Xác định vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Xác định tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả thu được sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc của các cộng đồng dân tộc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Rất nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là những nước nghèo, dựa vào những loại cây thu hái hoang dại để làm thức ăn, vật liệu xây dựng, chất đốt, thuốc chữa bệnh và cho nhiều mục đích khác. Đặc biệt hiện nay, tri thức bản địa về cách dùng thuốc đã và đang phát triển ở một số nước trên thế giới. Tại Việt Nam, nguồn tài nguyên thực vật đang đứng trước nguy cơ bị mai một, do tác động của nhiều nguyên nhân như: tăng dân số, hậu quả của việc tranh nhau các hình thức sử dụng đất để canh tác, xây dựng, khai thác, tàn phá một cách vô ý thức. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, kho tàng tri thức dân gian quý báu của các dân tộc thiểu số đang bị mai một dần, đặc biệt là tri thức y học bản địa (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2005) [41]. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, thực sự là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc, dược liệu để phát triển nền y dược cổ truyền (Hải Yến, 2019) [65]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu (Phùng Tuấn Giang, 2016) [64]. Việc bảo tồn cây thuốc dân tộc khác với việc bảo tồn các loại cây khác, vì nó gắn liền với tri thức sử dụng của dân tộc thiểu số, nếu yếu tố tri thức mất đi thì cây thuốc trở thành cây hoang dại, phi tác dụng (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2005) [41]. Vì vậy, nghiên cứu về các
  15. 5 loài cây thuốc là hết sức cần thiết cho việc bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc và bài thuốc cho thế hệ hôm nay và mai sau. 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trong nước và trên Thế giới 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cho mục đích chữa bệnh của người dân bản địa ở các khu vực, các quốc gia được các nhà khoa học thực hiện trên khắp các châu lục trên Thế giới: Ở Châu Á: Có thể nói đây là châu lục có nhiều dân tộc bản địa sinh sống, với vốn tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã có những nghiên cứu cụ thể ở các cộng đồng người, các khu vực khác nhau như: Manju Panghal và cs. (2010) công trình nghiên cứu kiến thức bản địa về cây thuốc được sử dụng ở cộng đồng Saperas của làng Khetawas, quận Jhajjar, Haryana, Ấn Độ đã tìm thấy 57 loài thực vật thuộc 51 chi và 35 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, theo nghiên cứu này cây thuốc được cộng đồng Saperas sử dụng nhiều nhất là các cây thuộc họ Fabaceae [54]. Arshad Abbasi và cs. (2013) khi thẩm định về thực vật học và các giá trị văn hóa của các loại rau ăn được hoang dã quan trọng trong y học của Lesser dãy Hymalaya đã ghi nhận 45 loại rau ăn được hoang dã thuộc 38 chi và 24 họ đã được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau và tiêu thụ [44]. Mi-Jang Song và cs. (2013) khảo sát cây thuốc ở đảo Jeju, Hàn Quốc đã tìm thấy 171 loài thực vật thuộc 141 chi và 68 họ, 777 cách sử dụng các loài cây thuốc của người dân bản địa được ghi lại [57]. Auemporn Junsongduang và cs. (2013) nghiên cứu về cây thuốc từ nương rẫy và rừng thiêng của dân tộc Karen và Lawa ở Thái Lan đã chỉ ra 365 loài thực vật thuộc 244 chi và 82 họ được sử dụng làm thuốc, trong đó các cây thuộc họ Euphorbiaceae và Lauraceae được người dân sử dụng nhiều nhất [45].
  16. 6 Mi-Jang Song và cs. (2014) khi điều tra và phân tích các kiến thức truyền thống về cây thuốc được sử dụng bởi các cư dân tại Vườn quốc gia (VQG) Gayasan, Hàn Quốc đã điều tra và thống kê 200 loài thực vật thuộc 168 chi và 87 họ được các cư dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau như: rối loạn cơ xương, đau nhức, rối loạn hệ hô hấp, bệnh gan và các vết cắt vết thương [58]. Ở Châu Âu: Đây là một Châu lục có lịch sử y học dân gian lâu dài, những tri thức dân gian bản địa được truyền lại cho các thế hệ sau bằng việc ghi chép lại và thông qua truyền miệng qua nhiều thế kỉ (Cassandra L. Quave và cs., 2012) [48]. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về việc sử dụng các loài thực vật để điều trị các loại bệnh của người dân bản địa được thực hiện: Maria Leporatti và cs. (2007) thực hiện nghiên cứu về một số công dụng của cây thuốc trong khu vực Alto Tirreno Cosentino, Calabria, miền Nam nước Ý đã chỉ ra 52 loài thực vật thuộc 35 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh chủ yếu như: bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp, đau răng, sâu răng và đau thấp khớp [55]. Montse Parada và cs. (2009) nghiên cứu thực vật dân tộc của khu vực Alt Empordaf, Catalonia, bán đảo Iberia đã tìm thấy trên 518 loài thực vật thuộc 335 chi và 80 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau [59]. Behxhet Mustafa và cs. (2012) nghiên cứu về các loài thực vật được sử dụng làm thuốc của dãy núi Alps Albania ở Kosovo đã ghi nhận 98 loài thực vật thuộc 39 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ Rosaceae, Asteraceae và Lamiaceae [46]. Ở Châu Mĩ: Việc nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc của người dân bản địa cũng được thực hiện:
  17. 7 Rainer W Bussmann và Douglas Sharon (2006) kết quả nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cổ truyền ở miền Bắc Peru đã ghi nhận 510 loài thực vật được người dân địa phương sử dụng để điều trị bệnh, các cây thuộc các họ được sử dụng nhiều nhất là: Asteraceae, Fabaceae, Lamiaceae, Solanaceae, Euphorbiaceae và Poaceae [60]. Cecilia Almeida và cs. (2006) nghiên cứu cây thuốc phổ biến được sử dụng trong các khu vực Xingo – một khu vực khô hạn ở Đông Bắc Brazil đã tìm thấy 187 loài thực vật thuộc 128 chi và 64 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh: cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, bệnh tim mạch, bệnh thận, viêm và an thần [49]. Gabriele Volpato và cs. (2009) kết quả nghiên cứu sử dụng cây thuốc của người nhập cư Haiti và con cháu của họ ở tỉnh Camaguey, Cuba đã chỉ ra 123 loài thực vật thuộc 112 chi và 63 họ được người nhập cư Haiti sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau [51]. Gaia Luziatelli và cs. (2010) khi nghiên cứu cây thuốc của cộng đồng Ashaninka, một nghiên cứu từ các cộng đồng bản địa của Bajo Quimiriki, Junin, Peru đã tìm thấy 402 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các loại bệnh, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ: Asteraceae, Araceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Solanaceae và Piperaceae [52]. Yadav Uprety và cs. (2012) nghiên cứu sử dụng cây thuốc trong rừng phương Bắc của Canada đã điều tra và thống kê 546 loài cây thuốc được sử dụng bởi những người thổ dân của rừng phương bắc Canada, các loại cây thuốc này được sử dụng để điều trị 28 bệnh và triệu chứng rối loạn khác nhau, trong đó các cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh rối loạn dạ dày – ruột, rối loạn cơ xương là chủ yếu [63]. Theo nghiên cứu “Thực vật dân tộc của người dân Rayones, Nuevo León, Mexico” năm 2014, đã ghi nhận 252 loài thực vật thuộc 228 chi và 91 họ được
  18. 8 người dân Rayones sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó các họ được sử dụng chủ yếu là: Asteraceae và Fabaceae (Eduardo Estrada-Castillón và cs., 2014) [50]. Nghiên cứu “Cây thuốc trong bối cảnh văn hóa của một cộng đồng Mapuche – Tehuelche trong thảo nguyên Datagonia Argentina” đã chỉ ra 121 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, giảm đau, chống viêm, sản khoa, phụ khoa và sinh dục (Soledad Molares và Ana Ladio, 2014) [61]. Ở Châu Phi: Đây là khu vực mà từ lâu nay người dân đã biết sử dụng cây thuốc bản địa hàng nghìn năm nay để bảo vệ sức khỏe của họ, những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng cây thuốc của những người dân bản địa ở châu Phi rất đa dạng và phong phú: Tilahun Teklehaymanot và Mirutse Giday (2007) nghiên cứu về thực vật học của cây thuốc được sử dụng bởi người dân ở Zegie Peninsula, Tây Bắc Ethiopia đã ghi nhận 67 loài cây thuốc thuộc 64 chi và 42 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tiên hóa, kí sinh trùng và nhiễm trùng [62]. “Nghiên cứu về thực vật học và kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốc của các thầy lang trong khu vực Oshikoto, Namibia”, đã tìm thấy 61 loài cây thuốc thuộc 25 họ được các thầy lang trong khu vực sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: Tâm thần, nhiễm trùng da, vết thương ngoài da, rắn cắn và các vấn đề tim mạch (Ahmad Cheikhyoussef và cs., 2011) [43]. Nghiên cứu “cây thuốc được sử dụng bởi phụ nữ từ rừng ven biển Agnalazaha Đông Nam Madagascar”, đã thống kê được 152 loài cây thuốc được sử dụng bởi người dân địa phương để điều trị các bệnh, trong đó ghi nhận 8 loài được sử dụng bởi những người phụ nữ để điều trị các biến chứng trong khi sinh, các bệnh nhiệt đới như: sốt rét, giun chỉ và các bệnh liên quan đến tình dục như bệnh lậu và giang mai (Mendrika Razafindraibe và cs., 2013) [56].
  19. 9 Nghiên cứu về “sử dụng và quản lý cây thuốc truyền thống của cộng đồng dân tộc Maale và Ari, ở miền nam Ethiopia”, đã ghi nhận 128 loài cây thuốc thuộc 111 chi và 49 họ được cộng đồng người Maale và Ari sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau (Berhane Kidane và cs., 2014) [47]. Ở Châu Úc: Những nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc bản địa được thực hiện ở châu Úc còn rất ít. Một nghiên cứu về các loài cây thuốc được sử dụng bởi cộng đồng thổ dân Yaegl ở miền Bắc New South Wales, Australia, đã ghi nhận 32 loài cây thuốc thuộc 21 họ được thổ dân Yaegl sử dụng để điều trị các bệnh (Joanne Packera và cs., 2012) [53]. Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc đã để lại những công trình mang tính khoa học, tính dân tộc sâu sắc, cho thấy vốn tri thức dân gian bản địa về sử dụng cây thuốc trên thế giới là vô cùng đa dạng và phong phú. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu đời, có thể nói nó xuất hiện từ buổi đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thủy. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra công dụng của nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài như vậy tổ tiên chúng ta đã dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Năm 1976, để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc, dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn sách “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” (Vũ Văn Chuyên, 1967) [11]. Năm 1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới được phát hiện (Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương, 1980) [1]. Viện dược liệu đã cho xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu
  20. 10 về cây thuốc trong nhiều năm, cuốn “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”; “Danh lục cây thuốc Việt Nam”; “Atlas – Bản đồ cây thuốc”, đã thống kê và công bố một danh sách về cây thuốc từ năm 1961 – 1972 ở miền Bắc là 1.114 loài, từ năm 1977 – 1985 ở miền Nam là 1.119 loài (Dẫn theo Viện Dược Liệu, 1993) [40]. Viện Dược liệu (1993) [40], trong quá trình thu thập và nghiên cứu về cây thuốc cho thấy, các cây thuốc hiện nay ở Việt Nam biết đến chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và trong số trên 2000 loài và dưới loài cây thuốc có tới gần 90% cây thuốc là các cây mọc tự nhiên và được phân bố chủ yếu trong các quần thể rừng với trữ lượng lớn, khoảng 10% là cây thuốc được đem về trồng ngay tại nhà. Trong những năm này, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được xuất bản thành các tập sách như: “Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993) của Viện Dược liệu, với khoảng 300 loài cây thuốc (Dẫn theo Viện Dược Liệu, 1993) [40]. Công trình “1900 loài cây có ích” của Trần Đình Lý (1995) [25], đã thống kê ở Việt Nam có khoảng 76 loài cho nhựa thơm, 260 loài cho dầu béo, 160 loài có tinh dầu, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây. Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với công trình “Cây thuốc Việt Nam” (1995) đã giới thiệu hơn 830 loài cây thuốc chính, phụ (Lê Trần Đức,1997) [14]. Võ Văn Chi là một nhà thực vật lớn của Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều trong quá trình nghiên cứu về các loài thực vật ở Việt Nam và ông đã biên soạn cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, trong đó ông mô tả rất tỷ mỷ về các cây được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam bao gồm 3.200 cây (1996) (Võ Văn Chi, 1996) [8]. Ngoài ra, cuốn “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” tập I, II đề cập đến rất nhiều cây cỏ có ích như làm gỗ, làm lương thực, làm thuốc (Võ Văn Chi, 2012) [9].
  21. 11 Trong những năm từ 2000 đến nay, đã có nhiều cuốn sách và các tài liệu về cây thuốc được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người quan tâm tới cây thuốc trên khắp đất nước Việt Nam như: “577 bài thuốc dân gian gia truyền” (Âu Anh Khâm, 2001) [21]; “Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương thang chữa bệnh” (Tào Duy Cần, 2001) [4] và cuốn “Thuốc bệnh 24 chuyên khoa” (Tào Duy Cần, 2006) [5]. “Nghiên cứu cây thuốc từ thảo dược” (Nguyễn Thượng Dong, 2006) [13]; “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” do Phạm Hoàng Hộ nghiên cứu và tập hợp (Phạm Hoàng Hộ, 2006) [17]; “Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược” của Phạm Thiệp và cs. (2000) [33] đề cập tới 327 cây thuốc phổ biến, Đồng thời, có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc trên cả nước công bố trên các tạp chí về cây thuốc như: Đặng Quang Châu đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ khác nhau (Đặng Quang Châu, 2011) [6]. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải khi điều tra các loài cây của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu được 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ (Đặng Quang Châu và Bùi Hồng Hải, 2003) [7]. Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về gan, bệnh về xương Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H’mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại được 4 nhóm theo công dụng: cây lương thực – thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả. Trong nhóm này cây làm thuốc,các tác giả đã thống kê được 657 loài thuộc 118 họ mà người H’mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc (Lưu Đàm Cư và cs., 2004) [12]. Nguyễn Thị Thủy và Phạm Văn Thỉnh (2004) [36] đã xây dựng các mô hình vườn bảo tồn cây thuốc ở vùng cao Sa Pa, như vườn rừng, trang trại, vườn các hộ gia đình. Bước đầu đã bảo tồn được 52 loài cây thuốc thuộc 28 họ, trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
  22. 12 Điều tra các loài cây thuốc và giá trị sử dụng của chúng ở một số xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Võ Thị Phượng và Ngô Trực Nhã (2011) [27] đã điều tra và thống kê 232 loài cây được sử dụng làm thuốc thuộc 186 chi, 90 họ tại các xã của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người Hmong huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái của Hờ A Bình đã xác định được 86 loài cây thực vật làm thuốc và xác định tương đối về tên địa phương, tên phổ thông, tên khoa học, gồm 53 họ thực vật và 3 ngành thực vật đó là: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), ngành Dương xỉ (Pteridophyta) và ngành Dây gắm (Gnetophyta) (Hờ A Bình, 2019) [2]. Nông Thái Hòa (2018) [19] khi nghiên cứu cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên xác định được 137 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc ngành Ngọc lan thuộc 129 chi và 72 họ có công dụng làm thuốc. Số họ thực vật làm thuốc là 72 họ, Trong đó, họ nhiều loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 10 loài; họ Cúc (Asteraceae) và họ Hòa thảo (Poaceae) với 7 loài. Trong 129 chi, có tới 13 chi có 2 loài được sử dụng làm thuốc. Nguyễn Minh Hiếu (2019) [16] kết quả nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Nặm Pung, Bát Xát, tỉnh Lào Cai của đồng bào dân tộc Dao đã ghi nhận được 75 loài thực vật thuộc 3 ngành: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), ngành Dương xỉ (Pteridophyta) và ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta) được đồng bào dân tộc Dao ở đây sử dụng lamg thuốc thuộc 73 chi và 42 họ. Nông Thu Hằng (2019) [15] công trình nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu (lâm sản ngoài gỗ) tại vườn quốc gia Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã thống kê được 70 loài cây thuốc trong tổng số 42 loài, đã xác định được tên địa phương, tên phổ thông và tên khoa học của các loài thực vật.
  23. 13 Hoàng Thị Thanh (2019) [32] thực hiện nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai của đồng bào dân tộc Hà Nhì đã ghi nhận được 102 loài thực vật bậc cao được cộng đồng Hà Nhì sử dụng làm thuốc thuộc 90 chi, 52 họ. Kết quả nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của cộng đông dân tộc Hmông tại xã Trung Lèng Hồ, huyên Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã nghiên cứu tim ra được 90 loài thực vật bậc cao có mạch được cộng đồng Hmong sử dụng làm thuốc thuộc 81 chi, 53 họ (Vàng Văn Trung, 2019) [37]. Quàng Văn Kiêm (2019) [22] kết quả nghiên cứu về tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã xác định được 102 loài thực vật bậc cao có mạch được cộng đồng dân tộc Nùng và Tày sử dụng làm thuốc thuộc 94 chi, 57 họ. Một nghiên cứu về cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã thu được 149 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc ngành Thông có 1 loài thuộc 1 chi và 1 họ, thuộc ngành Dương xỉ có 3 loài thuộc 3 chi và 3 họ, thuộc ngành Mộc lan có 145 loài thuộc 133 chi và 70 họ có công dụng làm thuốc (Dương Văn Hưng, 2018) [20] Cùng với một nghiên cứu khác về cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên của Vàng A Lả cũng đã xác định được 183 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc ngành Dương xỉ có 2 loài thuộc 2 họ và 2 chi. Thuộc ngành Nấm có 1 loài thuộc 1 chi và 1 họ, Thuộc ngành Mộc Lan có 180 loài thuộc 156 chi và 87 họ có công dụng làm thuốc chữa bệnh (Vàng A Lả, 2018) [23] Lục Thanh Sắc (2018) [29] khi nghiên cứu về tri thức bản địa trong sử dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã thống kê được 85 loài
  24. 14 cây thực vật làm thuốc tại cộng đồng dân tộc Dao và đã xác định được tương đối về tên địa phương, tên phổ thông, tên khoa học. Ngoài ra, Tác giả còn phát hiện ra 22 bài thuốc trong tổng số hơn 57 loài cây được sử dụng trong bài thuốc, xác định được bộ phận cây thuốc mà người dân thường dùng và cách pha chế của mỗi bài thuốc. Lương Minh Ngọc (2018) [26] công trình đã nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều ở xã Thượng Trạch, huyện Bổ Trạch, tỉnh Quàng Bình đã phát hiện được 52 loài cây thực vật được dùng làm thuốc, thuộc 60 chi và 41 họ. Với kết quả nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong một số dân tộc thiểu số tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên của Lò Thị Quý đã ghi nhận được 80 loài thực vật bậc cao thuộc 73 chi và 47 họ, được cộng đồng dân tộc sử dụng làm thuốc (Lò Thị Quý, 2018) [28] Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc, các bài thuốc không những mang lại những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn sâu sắc mà còn đóng góp và công tác bảo tồn nguồn dược liệu nước nhà, bảo tồn những bài thuốc hay. Nhằm góp phần, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lý Xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng nằm ở phía Bắc của huyện Thạch An, cách trung tâm huyện khoảng 2 km, địa giới hành chính xã được xác định như sau: + Phía Đông giáp xã Thụy Hùng, xã Danh Sỹ + Phía Tây giáp xã Trọng Con, xã Thái Cường + Phía Nam giáp xã thị trấn Đông Khê, xã Đức Xuân
  25. 15 + Phía Bắc giáp xã Vân Trình, xã Thị Ngân - Diện tích tự nhiên: 3238,51 ha Hệ thống giao thông: Xã Lê Lai có vị trí rất thuận lợi, giáp với trung tâm huyện (Thị trấn Đông Khê) có 02 tuyến đường quốc lộ 4A cũ và 4A mới chạy qua, và tỉnh lộ 208 nối huyện Thạch An với huyện Phục Hòa, đường tỉnh lộ 209 nối huyện Thạch An với Cửa Khẩu xã Đức Long. Giao thông đi lại với các xã lân cận thuận lợi, tạo điều kiện rất lớn trong việc giao lưu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, học hỏi tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, đời sống nhân dân. * Điều kiện địa hình, địa mạo Địa hình xã Lê Lai khá phức tạp bị chia cắt bởi những dãy núi đá vôi và núi đất nằm rải rác và xen kẽ lẫn nhau nằm ở giữa các núi đá vôi và núi đất là thung lũng đất đai ở đây phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Do địa hình của xã không bằng phẳng nên việc bố trí sản xuất, tưới tiêu, giao thông gặp rất nhiều khó khăn. * Địa chất, thổ những Theo báo cáo thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2019 của UBND xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng [40] đã thống kê được như sau: Tổng diện tích tự nhiên: 3238,51 ha Diện tích đất nông nghiệp: 2913,3757ha Diện tích đất phi nông nghiệp: 207,4943ha Diện tích đất chưa sử dụng: 117,64ha * Đặc điểm khí hậu Xã Lê Lai có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa, Thời tiết trong năm chia thành hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa khá lớn (chiếm 80% lượng mưa cả năm). Cá biệt có những trận mưa rào có cường độ lớn kèm
  26. 16 theo gió bão từ 2 đến 4 ngày; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, có thời kỳ hanh khô kéo dài từ 15 đến 25 ngày, nhiều diện tích canh tác, ao, hồ bị khô cạn. Nhiệt độ trung bình năm 23,40 C, (tháng 7 cao nhất là 28,90 C, tháng 01 thấp nhất là 15,80 C), sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 – 1.776 giờ, trong tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. Lượng mưa dao động từ 1400 – 1500 mm/năm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8. Lượng mưa lớn nhất lên tới 2.000 mm. Do mưa Lớn tập trung nên có năm có hiện tượng ngập úng, kéo dài. * Chế độ thủy văn Hiện xã có 02 hồ chứa nước (hồ Nà Danh, hồ Khuổi Vàng), 02 đập chắn nước ở (xóm Nà Cốc, xóm Nà Vàng) và một số tuyến kênh mương để điều chỉnh nước phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng nhưng do địa hình phức tạp nên hệ thống này chưa phát huy được nhiều, mà chỉ cung cấp một phần nào đó cho sản xuất nông nghiệp. 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu Xã Lê Lai có 14 xóm với tổng số hộ là 759 hộ, tổng số nhân khẩu là 2.950 người, nhân khẩu lao động là 1.322 người (lao động nam là 793, nữ là 529) trong đó lao động nông nghiệp có 1.256 người chiếm 95% tổng lao động toàn xã. Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1%. Lao động đã qua đào tạo 238 người (chiếm 18% tổng số lao động), trong đó lao động nông nghiệp là 1071 người chiếm 81%, lao động phi nông nghiệp là 26 người (chiếm 0,02%). Trên địa bàn xã chủ yếu có 4 dân tộc anh em sinh sống trong đó là: Kinh có 22 người (chiếm 0,76%), Nùng có 1443 người (chiếm 49,66%), Tày với 1347 người (chiếm 46,35%), Dao với 94 người (chiếm 3%)
  27. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật được được các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Lê Lai sử dụng làm chuốc chữa bệnh; kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Công tác điều tra thực địa được tiến hành tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 5/2020 - Nghiên cứu tri thức về kinh nghiệm sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số gồm: dân tộc Nùng, Tày và Dao. 3.2. Nội dung nghiên cứu * Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong các cộng đồng dân tộc tại xã Lê Lai, huyện Thạch an, tỉnh Cao Bằng: - Đánh giá đa dạng các bậc taxon của nguồn tài nguyên cây thuốc: đa dạng bậc họ; đa dạng bậc chi. - Đánh giá đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc. - Đánh giá về môi trường sống của thực vật làm thuốc. * Xác định những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn: Đánh giá ở mức độ quý hiếm của các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu. * Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. - Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai.
  28. 18 - Kinh nghiệm về nhóm bệnh chữa trị của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai. - Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc. - Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai. * Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao được các cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng tại xã Lê Lai. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Để đạt được các kết quả gắn với các nội dung nghiên cứu trên, cách thức và giải pháp thực hiện ý tưởng bao gồm như sau: 3.3.1. Phương pháp kế thừa - Kế thừa những những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các ông lang, bà mế người dân tộc ở khu vực nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng - Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc: Tại khu vực nghiên cứu, phỏng vấn các ông lang, bà mế, người dân có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và sử dụng các bài thuốc gia truyền của các cộng đồng dân tộc tại địa bàn nghiên cứu. Mẫu phiếu điều tra dựa theo: phiếu điều tra cây thuốc trong cộng đồng và phiếu điều tra bài thuốc gian dân (Viện Dược liệu, 1993) [40]. Thu thập đầy đủ các thông tin cây thuốc gồm: Tên phổ thông, tên địa phương; số hiệu mẫu/ảnh cây thuốc; dạng sống; môi trường sống; bộ phận sử dụng làm thuốc (thân, rễ, hoa, quả, hạt, nhựa, vỏ); công dụng. Đồng thời ghi
  29. 19 chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên, ghi rõ thời gian, địa điểm và người thu thập thông tin. - Định danh tên cây: định danh loài cây theo các bước: (i) định danh tại thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố giám định lại. + Bước 1: xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiện ngay ở lần điều tra đầu tiên. Đối với những loài chưa chắc chắn thì chú thích để kiểm định lại ở bước sau. Các loài không biết tên cần phải lấy mẫu (lá, hoa, quả ) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2 để giám định. + Bước 2: tất cả các cây được thẩm định lại tên cây, lập danh mục cây thuốc bằng sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2000) [18], Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) [8], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005) [24], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006) [38]. Danh sách tên cây thuốc sẽ được hoàn thiện ở bước này. Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra cây thuốc được các cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu Thời gian điều tra: Người điều tra: Địa điểm điều tra: Địa chỉ điều tra: Người được phỏng vấn Số Bộ Tên Tên địa Môi Cách hiệu Dạng phận Công Họ Địa Stt phổng phươn trường sử ảnh cây sử dụng tên, chỉ thông g sống dụng chụp dụng điện liên thoại hệ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)
  30. 20 3.3.3. Phương pháp thu thập mẫu Đối với loài cây chưa xác định được tên ở ngoài thực địa và loài cần giám định lại tên. - Tiến hành thu mẫu ở thực địa: Mỗi cây thuốc thu từ 3 đến 10 mẫu và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin về ký hiệu mẫu, địa điểm,thời gian và người thu mẫu (các mẫu cùng cây đánh số cùng số hiệu mẫu). - Dụng cụ thu mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải dứa, kéo cắt cây, giấy báo , dây buộc, etyket, bút chữ A, sổ ghi chép, máy ảnh (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [34]. Hình 3.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài 3.3.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của các cộng đồng dân tộc ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [34]: - Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài. - Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi. - Đa dạng về môi trường sống: rừng, đồi, vườn, ven suối hoặc nơi ẩm ướt. - Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa, cả cây.
  31. 21 - Đa dạng về cách chế biến cây thuốc: khô và tươi. - Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị: bệnh về khớp, tim, dạ dày, gan, giải độc, xương, 3.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc, xác định những cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở khu vực nghiên cứu theo: Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật rừng (Bộ KH&CN, 2007) [3], Nghị định 06/2019/NĐ-CP (Chính phủ nước Việt Nam, 2019) [10], Danh sách đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007) [31]. 3.3.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn - Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu lá, thân, rễ cây thuốc sau khi thu hái được rửa sạch, để ráo nước sau đó đem sấy khô ở 900C đến khối lượng không đổi. - Nguyên liệu sau khi sấy khô được nghiền trong máy xay đa năng loại nhỏ thành bột dạng mịn, bảo quản nơi khô ráo để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo. - Bước 2: Tạo cao chiết Nguyên liệu được tách chiết theo phương pháp ngâm nóng. Nguyên liệu dạng bột khô được đem đi chiết với tỷ lệ 10 g/100 ml bằng dung môi methanol, sau đó cho vào máy lắc với tần số 200 vòng/phút (để các chất có hoạt tính sinh học tan đều trong dung môi) ở các điều kiện thời gian 24 giờ, sau đó tiến hành lọc qua giấy lọc, 80 ml dịch lọc được đem đi cô đặc bằng máy cô quay (hoặc sấy khô) đến khi có khối lượng khô không đổi và được bảo quản ở 40C để sử dụng trong các nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn. - Bước 3: Chuẩn bị giống vi khuẩn Sử dụng 2 chủng vi khuẩn gồm 1 chủng gram dương là S.a (Staphylococcus aureus) và 1 chủng gram âm là E.coli (Escherichia coli), lấy từ phòng thí nghiệm Vi sinh - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Bảo quản giống trên
  32. 22 môi trường thạch nghiêng: vi sinh vật được hoạt hóa trong môi trường LB, sau đó được cấy chuyển sang môi trường thạch nghiêng, nuôi 24 giờ ở 370C, giữ trong tủ lạnh để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. - Bước 4: Thử khả năng kháng khuẩn Kiểm tra khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, thí nhiệm được bố trí 3 lần nhắc lại trên một chủng vi khuẩn 3 đĩa petri trên 1 lần nhắc lại. Pha cao chiết của toàn thân cây thuốc với nước ở nồng độ 100 mg/ml sau đó dùng cao đã pha để thử hoạt tính kháng khuẩn. Các thao tác được thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Khi mật độ vi khuẩn đạt đến nồng độ 106 tế bào/ml, lắc đều ống nghiệm chứa vi khuẩn. Môi trường LB đã được hóa lỏng trong lò vi sóng, khi còn lỏng đổ đều môi trường vào các đĩa Petri, sau đó để nguội để môi trường đông đặc lại tạo thành mặt phẳng. Dùng micropipet hút 100μl dịch vi khuẩn vào giữa đĩa thạch chứa môi trường LB (Thành phần của môi trường LB là như sau (g/l): Peptone - 10; Cao nấm men - 5; NaCl -10; pH: 7,0), dùng que cấy tam giác trang đều cho đến khi mặt thạch khô. Sau 15 phút đục giếng trên môi trường thạch với đường kính 6 mm, đục 2 giếng, mỗi giếng cách nhau 2 – 3 cm. Mỗi giếng thạch nhỏ 100μl dịch cao chiết cần nghiên cứu bằng micropipet, sử dụng đối chứng dương là kháng sinh Kanamycin và Akamicin với nồng độ 5mg/ml để so sánh, để các đĩa thạch trong tủ lạnh 30 phút để dịch cao chiết khuếch tán ra môi trường nuôi cấy vi khuẩn, sau đó nuôi cấy trong tủ ấm 370C, sau 24h mang ra đo kích thước vòng kháng khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn được xác định bằng cách đo kích thước vùng kháng khuẩn (BK) bằng công thức: BK = D - d, trong đó D là đường kính vòng kháng khuẩn, d là đường kính giếng thạch.
  33. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 4.1.1 Đa dạng về các bậc Taxon 4.1.1.1. Đa dạng ở bậc ngành Nghiên cứu cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày và Dao tại xã Lê Lai đã xác định được sự phong phú về thành phần loài cây thuốc, cụ thể có 107 loài thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc thuộc 102 chi và 70 họ. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 4.1. Bảng 4.1. Phân bố các ngành thực vật làm thuốc ở xã Lê Lai, huyện Thạch An Họ Chi Loài Stt Ngành thực vật Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ SL SL SL % % % 1 Ngành dương xỉ Pteridophyta 5 7,14 6 5,88 6 5,61 2 Ngành dây gắm Gnetophyta 1 1,43 1 0,98 1 0,94 3 Ngành ngọc lan Magnoliophyta 64 91,43 95 93,14 100 93,46 Tổng 70 100 102 100 107 100 Qua dữ liệu cho chúng ta thấy, các loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Nùng, Tày, Dao ở xã Lê Lai,huyện Thạch An tập trung chủ yếu vào ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), đây là ngành đa dạng nhất với 100 loài (chiếm 93,46%); 95 chi (chiếm 93,14%) và 64 họ (chiếm 91,43%). Tiếp theo là ngành Dương xỉ (Pteridophyta) có 6 loài (chiếm 5,61%); 6 chi (chiếm 5,88%) và 5 họ (chiếm 7,14%). Thấp nhất là ngành Dây gắm (Gnetophyta) chỉ có 1 loài, 1 chi, 1 họ. Sự phân bố không đồng đều n hau của các taxon không chỉ được thể hiện giữa các ngành mà còn thể hiện qua sự chiếm ưu thế của các lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) như sau:
  34. 24 Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc 2 lớp trong ngành Ngọc lan Họ Chi Loài Lớp Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL % % % Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida 51 79,69 80 84,21 84 84,00 Lớp Hành - Liliopsida 13 20,31 15 15,79 16 16,00 Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta 64 100 95 100 100 100 Tỉ lệ lớp Ngọc lan/lớp Hành 3,92 5,33 5,25 Kết quả cho thấy, lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 51 họ, chiếm 79,69% số họ trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); số chi là 80, chiếm 84,21%; và số loài là 84 loài chiếm 84%. Một số loài thuộc lớp Ngọc lan có thể kể đến như: loài Sói rừng - Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai được sử dụng để chữa viêm khớp; loài Xạ đen - Celastrus hindsii Benth được bà con dân tộc Nùng ở khu vực nghiên cứu sử dụng để điều trị ung thư gan; Tơ hồng vàng - Cuscuta chinensis Lamk dùng để chữa tiểu đường; loài Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino được sử dụng làm thuốc bổ điều trị huyết áp, thận Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỉ trọng thấp hơn với 16 loài, 15 chi và 13 họ. Có thể kể đến một số loài thuộc lớp Hành là: Bách bộ - Stemona tuberosa Lour được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình và chứng rậm lông ở phụ nữ; loài Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch được dùng để điều trị rắn cắn, gãy xương; loài Khúc khắc - Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim được dùng làm thuốc bổ như mát tim, gan và là thuốc điều trị ỉa chảy; loài Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus Blume được sử điều trị bệnh máu trắng và làm thuốc bổ; Tỉ lệ họ giữa lớp Ngọc lan với lớp Hành là 3,92 nghĩa là trung bình cứ 3 họ thuộc lớp Ngọc lan thì sẽ có 1 họ thuộc lớp Hành; tương tự tỉ lệ các bậc chi và bậc loài lần lượt là 5,33 và 5,25 có nghĩa là trung bình cứ 5 chi và 5 loài thuộc lớp Ngọc lan sẽ có 1 chi và 1 loài thuộc lớp Hành. Dưới đây là một số hình ảnh về một số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu:
  35. 25 Bầu đất - Gynura procumbens Ké hoa đào - Urena lobata L. (Lour.) Merr Sa nhân tím - Amomum Cốt cắn - Nephrolepis longiligulare T. L. Wu cordifolia (L.) Presl. Mật gấu – Vernonia Xạ đen - Celastrus hindsii Benth amygdalina Del. Hình 4.1. Hình ảnh một số loài cây thuốc ở KVNC
  36. 26 4.1.1.2. Số lượng phâns bố các loài cây trong từng họ. Số lượng họ cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu bao gồm 70 họ và sự phân bố số lượng các loài cây thuốc trong các họ được thể hiện qua Bảng 4.3 như sau: Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ > 10 Ngành 1 2 4 5 6 7 8 9 loài và 3 loài thực vật loài loài loài loài loài loài loài loài < 15 loài Pteridophyta 4 1 0 0 0 0 0 0 0 0 Polypodiopsida - 4 1 0 0 0 0 0 0 0 0 Lớp Dương xỉ Gnetophyta 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Gnetopsida - Lớp 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 dây gắm Magnoliophyta 45 11 5 1 0 1 0 1 0 0 Liliopsida - Lớp 11 1 1 0 0 0 0 0 0 0 Một lá mầm Magnoliopsida - 34 10 4 1 0 1 0 1 0 0 Lớp Hai lá mầm Tổng số họ 50 12 5 1 0 1 0 1 0 0 Tỷ lệ số họ/ Tổng 71,43 17,14 7,14 1,43 0 1,43 0 1,43 0 0 số họ (%) Số Loài 50 24 15 4 0 6 0 8 0 0 Tỷ lệ số loài/ Tổng 46,73 22,43 14,02 3,74 0 5,61 0 7,48 0 0 số loài (%) (Nguồn số liệu được tổng hợp từ bảng Phụ lục 3) Từ kết quả Bảng 4.3 trên số liệu cho thấy, có 1 họ có 8 loài đó là họ Asteraceae (họ Cúc) thuộc lớp Hai lá mầm, chiếm 1,43% so với tổng số họ và 7,48% so với tổng số loài. Có 1 họ có 6 loài là họ Moraceae (họ Dâu tằm) thuộc
  37. 27 lớp Hai lá mầm trong ngành Ngọc lan, chiếm 1,43% so với tổng số họ và 5,61% so với tổng số loài. Có 1 họ có 4 loài là họ Euphorbiaceae (họ Thầu dầu) chiếm 1,43% trên tổng số họ và 3,74% so với tổng số loài. Tiếp theo là có 5 họ có 3 loài trong đó họ Smilacaceae (họ Khúc khắc) thuộc lớp Một lá mầm còn lại họ Araliaceae (họ Ngũ gia bì), Rutaceae (họ Cam), Polygonaceae (họ Rau răm) và họ Menispermaceae (họ Tiết dê) thuộc lớp Hai lá mầm, chiếm 7,14% trên tổng số họ và chiếm 14,02% so với tổng số loài. Số họ có số lượng là 2 loài có 13 họ trong đó có 1 họ tập trung ở lớp Một lá mầm của ngành Ngọc lan đó là họ Zingiberaceae (họ Nghệ) và 1 họ tập trung trong lớp Dương xỉ (Polypodiopsida) trong ngành Dương xỉ (Pteridophyta) còn lại là tập trung ở lớp Hai lá mầm của ngành Ngọc lan, chiếm 17,14% so với tổng số họ và 22,43% so với tổng số loài điều tra được. Nhận định với số họ có số lượng loài cây thuốc là 1 loài chiếm số lượng lớn nhất là 50 họ, chiếm 71,43% so với tổng số họ và chiếm 46,73% so với tổng số loài, đa số các họ trung chủ yếu trong lớp Hai la mầm của ngành Ngọc lan. 4.1.1.3. Các họ đa dạng nhất Kết quả đánh giá có 8 họ đa dạng nhất của nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu số Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai của huyện Thạch An được ghi nhận tại Bảng 4.4: Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu bao gồm: họ Cúc (Asteraceae) có 8 chi và 8 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) có 2 chi và 6 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 4 chi và 4 loài và họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Rau răm (Polygonaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae) đều có 3 loài và 3 chi, họ Khúc khắc (Smilacaceae) có 3 loài và 2 chi.
  38. 28 Bảng 4.4. Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu Tên họ Loài Chi Stt Tên Việt Nam Tên khoa học Số loài Tỉ lệ % Số chi Tỉ lệ % 1 Cúc Asteraceae 8 7,48 8 7,84 2 Dâu tằm Moraceae 6 5,61 2 1,96 3 Thầu dầu Euphorbiaceae 4 3,74 4 3,92 4 Ngũ gia bì Araliaceae 3 2,80 3 2,94 5 Cam Rutaceae 3 2,80 3 2,94 6 Rau răm Polygonaceae 3 2,80 3 2,94 7 Tiết dê Menispermaceae 3 2,80 3 2,94 8 Khúc khắc Smilacaceae 3 2,80 2 1,96 8 họ đa dạng nhất (11,43%) 33 30,84 28 27,45 Tổng số 107 102 Trong 8 họ giàu loài được xác định ở xã Lê Lai thì phần lớn cũng được gặp ở các họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam. Các họ cây thuốc giàu loài tại khu vực nghiên cứu có 2 họ nằm trong 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam là: họ Cúc (Asteraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); 6 họ còn lại không nằm trong 10 họ lớn nhất ở Việt nam đó là họ Cam, họ Tiết dê, họ Râu răm, ho Ngũ gia bì, họ Khúc khắc, họ Dâu tằm. Điều này chứng minh rằng nguồn cây thuốc ở xã Lê Lai tuy phong phú nhưng vẫn có nét khác biệt so với tính đa dạng chung của hệ thực vật Việt Nam. Kết quả so sánh các họ giàu loài của nguồn cây thuốc tại xã Lê Lai với họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005) được ghi nhận tại Bảng 4.5 như sau:
  39. 29 Bảng 4.5. So sánh các họ giầu loài ở KVNC (1) với số loài của từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2). KVNC DLTV VN Tỷ lệ % Stt Họ nhiều loài (1) (2) giữa (1) và (2) 1 Asteraceae - Họ Cúc 8 380 2,11 2 Moraceae - Họ dâu tằm 6 179 3,35 3 Euphorbiaceae - Họ thầu dầu 4 477 0,84 4 Rutaceae - Họ cam 3 128 2,34 5 Menispermaceae - Họ tiết dê 3 51 5,88 6 Polygonaceae - Họ rau răm 3 57 5,26 7 Araliaceae - Họ ngũ gia bì 3 158 1,90 8 Smilacaceae - Họ khúc khắc 3 36 8,33 Chú thích: (1) số loài cây thuốc của các họ trong KVNC. (2) theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006) Từ Bảng kết quả cho thấy, họ Cúc – Asteraceae của nguồn cây thuốc ở xã Lê Lai có tới 8 loài chiếm tỉ lệ 2,105% tổng số loài trong họ Cúc của hệ thực vật Việt Nam; họ Dâu tằm - Moraceae ở KVNC có 6 loài chiếm 3,352% tổng số loài trong họ Dâu tằm của hệ thực vật Việt Nam; họ Thầu dầu – Euphorbiaceae có 4 loài chiếm 0,839% tổng số loài trong họ Thầu dầu của hệ thực vật Việt Nam, họ Cam có 3 loài chiếm 2,344% tổng số loài trong họ Cam của hệ thực vật Việt Nam Điều đó chứng tỏ xã Lê Lai là môi trường thuận lợi, thích hợp cho các loài thuộc các họ này phát triển. Từ đó, có thể dự đoán còn có khả năng phát hiện thêm những loài cây thuốc trong các họ trên ở xã Lê Lai. 4.1.2. Đa dạng về dạng sống của nguồn tài nguyên cây thuốc Nghiên cứu kinh nghiện sử dụng cây thuốc ở xa Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, tôi đã điều tra được 107 loài cây thuốc khác nhau được bà
  40. 30 con nơi đây sử dụng làm thuốc với sự đa dạng về các dạng sống khác nhau. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.6 dưới đây: Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở KVNC Stt Dạng sống Số lượng Tỷ lệ 1 Thân thảo 39 36,45 2 Bụi 26 24,30 3 Dây leo 22 20,56 4 Gỗ nhỏ 7 6,54 5 Gỗ trung bình 7 6,54 6 Gỗ lớn 4 3,74 7 Ký sinh và bán ký sinh 2 1,87 Từ bảng kết quả trên cho thấy, nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày, Dao tại KVNC tập trung vào 7 dạng sống, trong đó tập trung nhiều nhất vào 4 dạng sống cây thân thảo, cây bụi và dây leo. Thân thảo là dạng sống có số lượng loài nhiều nhất với 39/107 so với tổng số loài (chiếm 36,45% so với tổng số loài). Các cây thuộc nhóm này tập trung chủ yếu vào họ Gừng (Zingiberaceae) được dùng để chữa các bệnh như dạ dày, hen suyễn, rắn cắn; họ Cúc (Asteraceae) một số cây như Bầu đất, Cứt lợn, ké đầu ngựa Được dùng để chữa các bệnh vô sinh, cầm máu, tiêu chảy Đứng thứ hai là dạng sống cây bụi với số lượng 26/107 loài được sử dụng làm thuốc (chiếm 24,30%) dạng cây này tập trung chủ yếu ở các họ Khúc khắc (Smilacaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Cà phê (Rubiaceae) Có thể kể đến một số loài như: Cẩu tích - Cibotium barometz J. Sm. được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc bổ và chữa đau lưng; Vú bò - Ficus simplicissima Lour được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để điều trị tiểu đường
  41. 31 và thận yếu; Xuyên tiêu - Zanthoxylym nitidum (Roxb.) DC có tác dụng điều trị đau răng và viêm vụ phụ khoa; Đứng thứ ba dạng dây leo với 22/107 loài được sử dụng làm thuốc (chiếm 20,56%), dạng cây này tập trung chủ yếu ở các họ Dâu tằm (Moraceae), họ Ô rô (Acanthaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Một số loài cây thuốc thuộc nhóm này như sau: Bòng bong - Lygodium flexuosum Sw. được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để tắm chữa xương khớp; Bình vôi - Stephania rotunda Lour được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc bổ; Tiết dê - Cissampelos var. hirsuta (Buch. -Ham. ex DC.) Forman được cộng đồng người Nùng sử dụng điều trị sỏi thận Thấp nhất là dạng cây ký sinh với 2/107 loài (chiếm 1,87% so với tổng số loài) đó là 2 loài Tầm gửi gạo - Taxillus chinensis (DC.) Dans thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) được dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc giải độc gan và loài Tơ hồng vàng - Cuscuta chinensis Lamk thuộc họ Tơ hồng (Cuscutaceae) được dân tộc Nùng dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Nhìn chung, vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của 3 dân tộc Nùng, Tày và Dao tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phong phú. 4.1.3. Đa dạng về nơi sống của nguồn tài nguyên cây thuốc Để thuận lợi cho công tác bảo tồn các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu, Tôi đã tiến hành đánh giá sự đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc. Việc phân chia các loại môi trường sống, căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Có các dạng môi trường sau: - Làng xóm, làm bản, vườn. - Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên). - Đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ - Ven sông.
  42. 32 Bảng 4.7. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở KVNC Stt Nơi sống Số loài Tỷ lệ % 1 Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên) 79 73,83 2 Làng xóm, làng bản, vườn 44 41,12 3 Ven sông 14 13,08 4 Đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ 9 8,41 Tổng 146 136,45 Tổng số loài 107 Chú thích: Tỉ lệ % trong Bảng hơn 100% do một số loài có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau Qua Bảng 4.7 cho thấy, số lượng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là rất khác nhau: Đối với môi trường ở rừng có số lượng cây thuốc nhiều nhất với 79/107 loài, chiếm 73,83% so với tổng số loài điều tra được, trong đó phải kể đến một số loài sống ở rừng được bà con sử dụng nhiều như: Khoan cân đằng - Tinospora sinensis (Lour.) Merr (1. Bét phạ) được bà con dân tộc Nùng sử dựng để chữa đau xương khớp, thoái hóa cột sống; Bồ kết - Gleditsia australis Hemsl. ex Forbes & Hemsl (1. Pác pít) được dân tộc Nùng sử dụng điều trị ngữa đầu, đau đầu; loài Đa búp đỏ - Ficus elastica Roxb. ex Horn (1. Mảy lùng đen) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị khớp và thần kinh tọa Đứng thứ hai là các loài cây thuốc được sống ở xung quanh nhà, trong vườn, làng xóm có 44/107 loài và chiếm tỷ lệ 41,12% so với tổng số loài điều tra được. Điều này cũng được minh chứng qua nghiên cứu của tác giả Quàng Văn Kiêm (2019) khi điều tra về tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng [22] cũng cho thấy môi trường sống ở vườn chiếm số lượng nhiều nhất với 59 loài chiếm 57,84% so với tổng số loài. Như vây, có thể thấy người dân ở KVNC đã từng bước có những biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cho tương lai.
  43. 33 Đứng thứ ba là những loài cây thuốc phân bố những nơi ẩm ướt, ven suối với 14/107 loài, chiếm 12,96% so với tổng số loài, chủ yếu là những loài ưa ẩm như: Mã đề - Plantago major L. (1. Péac đản) được dân tộc Nùng dùng để chữa thận; Rau má - Centella asiatica (L.) Urb. in Mart (2. Péac chèn, 3. Péac chèn pi) được cộng đồng dân tộc Tày dùng để giải độc và giúp tiêu hóa tốt, ngoài ra cộng đồng dân tộc Dao còn dùng để chữa viêm họng; Rau bợ - Marsilea quadrifolia L. (1. Péac trắng) được cộng đồng dân tộc Nùng dùng để điều trị rắn cắn, Thấp nhất là những cây thuốc phân bố ở những khu vực đồi cây bụi, đồi trọc trảng cỏ chỉ có 9 loài, chiếm 8,41% so với tổng số loài đó là những loài: Chè - Camellia sinensis (L.) Kuntze; (2. Chè), được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng điều trị huyết áp; Ổi - Psidium guajava L. (1. Mác ổi) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng điều trị tiêu chảy, đau bụng đi ngoài; Trầu cổ - Ficus pumila L. (1,3. Mác cúm thương) được cộng đồng dân tộc Nùng dùng để điều trị tiểu đường và vô sinh còn cộng đồng dân tộc Dao dùng để làm thuốc bồi bổ cơ thể Nhìn chung, đánh giá về nơi sống của từng loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày, Dao ở khu vực nghiên cứu là một việc rất quan trọng, điều này có ý nghĩa trong việc cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh. 4.2. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu. Căn cứ vào các tài liệu bảo tồn như Sách đỏ Việt Nam - Phần II Thực vật (2007); Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong “Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam” của Nguyễn Tập (2007) và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của
  44. 34 Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2019, tôi tiến hành xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và kết quả được thể hiện Bảng 4.8 như sau: Bảng 4.8. Danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng Cấp quy định Stt Tên khoa học Thuộc họ SĐVN 06/NĐ DLĐCT 2007 -CP VN 2006 Lan kim tuyến - Lan - 1 Anoectochilus setaceus EN IA Orchidaceae Blume Tắc kè đá - Drynaria bonii Dương xỉ - IIA 2 VU VU Christ Polypodiaceae Cẩu tích - Cibotium Kim mao - 3 IIA barometz Dicksoniaceae Đảng sâm - Codonopsis Hoa chuông - 4 javanica (Blume) Hook. f. VU IIA EN Campanulaceae & Thoms Bình vôi - Stephania Tiết dê - 5 IIA rotunda Lour Menispermaceae Na rừng - Kadsura Ngũ gia bì - 6 coccinea (Lem.) A. C. IIA Schisandraceae Smith Hoàng tinh hoa trắng - Mạch môn đông 7 Disporopsis longifolia IIA -Convallariaceae Craib Bảy lá một hoa - Paris Trọng lâu - 8 IIA EN chinensis Franch Trilliaceae Khôi tía - Ardisia silvestris Đơn nem - 9 VU Pitard Myrsinaceae Hà thủ ô đỏ - Fallopia Rau răm - 10 VU EN multiflora (Thunb.) Haraldson Polygonaceae Giảo cổ lam - Gynostemma Bầu bí - 11 pentaphyllum (Thunb.) EN Vu Cucurbitaceae Makino Chú thích: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; NĐ 06/2019/NĐ-CP: Nghị định 06 của Chính phủ; DLĐCTVN: Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam 2006; VU: Sắp nguy cấp – Vulnerable; EN: Nguy cấp - Endangered; IA: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
  45. 35 Từ bảng kết quả trên, có thể thấy có 11 loài cây thuốc đang thuộc diện cần bảo tồn, chiếm 10,28% so với tổng số loài điều tra được, thuộc 12 họ và 12 chi được cộng đồng dân Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng sử dụng chữa bệnh. Cụ thể: Số loài có tên trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP là 8 loài, trong đó có 1 loài ở mức IA - Nghiêm cấm khai thác sử dụng đó là loài Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus Blume được cộng đồng dân tộc Nùng ở KVNC sử dụng để chữa bệnh tim và bệnh máu trắng. Ở mức IIA - Hạn chế khai thác sử dụng có 7 loài như: Tắc kè đá - Drynaria bonii Christ; Cẩu tích - Cibotium barometz; Bình vôi - Stephania rotunda Lour; Na rừng - Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smith; Hoàng tinh hoa trắng - Disporopsis longifolia Craib; Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch chiếm 58,33% tổng số loài thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC. Số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là 6 loài, trong đó có 2 loài ở mức độ đang nguy cấp (EN) chiếm 16,67% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC đó là loài Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus Blume và Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makin; Có 4 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU) chiếm 33,33% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC đó là các loài: Tắc kè đá - Drynaria bonii Christ; Đảng sâm - Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thoms; Khôi tía - Ardisia silvestris Pitard và Hà thổ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson. Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006) có 5 loài, trong đó có 3 loài ở mức độ nguy cấp (EN) chiếm 25,00% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và có 2 loài thuộc mức đang nguy cấp (VU) đó là Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino và Tắc kè đá - Drynaria bonii Christ.
  46. 36 Ngoài ra, trong số 11 loài cây thuốc này có 2 loài là: Tắc kè đá - Drynaria bonii Christ; Đảng sâm - Codonopsis javanica (Blume) Hook. f & Thoms được ghi nhận ở cả 3 nguồn tài liệu bảo tồn là Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006). Vì vậy, cần có biện pháp sử dụng và khai thác hợp lý các loài cây thuốc này để phục vụ cho công tác chữa bệnh lâu dài của cộng đồng dân tộc thiểu số khu vực nghiên cứu nói riêng và của Việt Nam nói chung. 4.3. Vốn tri thức trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 4.3.1. Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Đồng thời, việc nghiên cứu các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Kết quả thống kê về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của dân tộc Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng được trình bày tại Bảng 4.9. Kết quả thống kê ở Bảng 4.9 cho thấy việc sử dụng bộ phận loài cây làm thuốc của 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao rất phong phú với 9 bộ phận được sử dụng. Trong đó bộ phận cả cây, lá, củ, rễ được sử dụng nhiều hơn so với các bộ phận khác. Cụ thể: - Bộ phận sử dụng cả cây: Đây là bộ phận được cả 3 dân tộc sử dụng nhiều nhất trong đó dân tộc Nùng có số lượng nhiều nhất với 30/62 loài, chiếm 48,39% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng, bên cạnh đó dân tộc
  47. 37 Tày và Nùng đều biết sử dụng với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 14/32 (43,75%) và 14/30 loài (46,67%) so với tổng số loài điều tra được từ cộng đồng dân tộc Tày và Dao. Trong đó phải kể đến những loài cây có giá trị như: cây Si- Ficus benjamina L. (1. Mạy hlai chèn, 3. Si) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để ngâm rượu xoa bóp chấm thương làm thuốc bổ, ngoài ra cộng đồng dân tộc Dao cũng dùng để điều trị bệnh xương khớp về đau lưng; Quế- Cinnamomum bejolghota (Buch. -Ham. ex Nees) Sweet (2. Quể) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng để điều trị lưu thông huyết mạch; Bòn bọt - Glochidion eriocarpum Champ (3. Ản mật khôn) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng điều trị lợi tiểu - Đối với bộ phận lá: Dân tộc Nùng biết sử dụng với số lượng nhiều nhất với 20/62 loài, chiếm 32,26% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng, còn dân tộc Tày và Dao có số lượng ít hơn với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 11/32 loài (chiếm 34,38%) và 5/30 loài (chiếm 16,67%) so với tổng số loài điều tra được từ 2 cộng đồng Tày và Dao. Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như sau: Cốt khí củ - Reynoutria japonica Houtt (1. Mèn kèm) được cộng đồng dân tộc Nùng sử điều hắc lào lang beng đồng thời dùng để ngâm rượu để điều trị xương khớp; Sữa - Alstonia scholaris (L.) R. Br (1. Tin pét đeng) cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng điều trị hắc lang beng, đau xương khớp; Cỏ lào - Chromolaena odorata (l.) r.m. king & h.rob (1. Cách mang) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để cầm máu; Đơn buốt - Bidens pilosa L. (1. Kim pu) được cộng đồng dân tộc Nùng dùng để điều trị đau răng - Đối với bộ phận củ: Cộng đồng dân tộc Nùng đã biết sử dụng 12/62 loài (chiếm 19,35%), còn cộng đồng Tày và Dao lần lượt biết sử dụng 4/32 loài và 3/30 loài dùng làm thuốc (chiếm 12,50% và 10%). Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như: Thạch vĩ - Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farwell (1. Thạch vĩ) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc bổ thận; Tắc kè đá - Drynaria bonii Christ (1,3. Cáy pùng, 2. Mờ lình) cây được cộng đồng dân tộc Nùng và Tày sử dụng để chữa nhức xương khớp ở đầu gối chân và lưng, ngoài
  48. 38 ra cộng đồng dân tộc Tày cũng sử dụng để điều trị chấn thương; Cốt cắn - Nephrolepis cordifolia (L.) Presl. (2,3. Cốt cắn) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng điều trị huyết áp, ngoài ra cộng đồng dân tộc Dao còn sử dụng để điều trị rắn, rết cắn - Đối với bộ phận rễ: Cộng đồng dân tộc Nùng đã biết sử dụng 11/62 loài (chiếm 17,74% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng), cộng đồng dân tộc Tày và Dao biết sử dụng lần lượt là 3/32 và 8/30 loài cây thuốc (chiếm 9,38% và 26,67%) và có thể kể đến một số loài như: Ngũ gia bì - Acanthopanax lasiogyne Harms (1. Mảy tảng) được cộng đồng dân tộc Nùng dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể; Thôi ba - Alangium chinense (Lour.) Harms (3. Mạy đa) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để điều trị đái rát; Màng tang - Litsea cubeba (Lour.) Pers (1. Khẩu khinh) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị bệnh đau thần kinh tọa và rắn căn Bảng 4.9. Bộ phận sử dụng của cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc ở KVNC Nùng Tày Dao Stt Bộ phận sử dụng SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Cả cây 30 48,39 14 43,75 14 46,67 2 Lá 20 32,26 11 34,38 5 16,67 3 Củ 12 19,35 4 12,50 3 10,00 4 Rễ 11 17,74 3 9,38 8 26,67 6 Thân 7 11,29 0 0,00 4 13,33 5 Quả 3 4,84 0 0,00 1 3,33 7 Vỏ 2 3,23 3 9,38 3 10,00 8 Hoa 1 1,61 0 0,00 0 0,00 9 Nhựa 0 0,00 1 3,13 1 3,33 Tổng 86 138,71 36 112,50 39 130,00 Tổng số loài phát hiện của mỗi dt 62 32 30 Chú thích: Tỷ lệ % trong bảng lớn hơn 100% do một số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau làm thuốc
  49. 39 Nhìn chung kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng: các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc của cả 3 cộng đồng Tày, Nùng và Dao ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng. Mặt khác kết quả cũng cho thấy việc sử dụng bộ phận cả cây hoặc thân hoặc rễ hoặc củ làm thuốc sẽ rất bất lợi trong việc bảo tồn nguồn gen của cây thuốc, vì vậy chúng ta cần phát triển và thực hiện các phương pháp trồng cây thuốc có bộ phận được sử dụng là cả cây hoặc thân hoặc rễ, để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây dược liệu trong khu vực nghiên cứu nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 4.3.2. Kinh nghiệm về nhóm bệnh chữa trị của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai. Thông qua quá trình điều tra thu thập những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong điều trị bệnh, tôi nhận thấy rằng cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao đều có những kiến thức sử dụng cây thuốc rất đa dạng và phong phú và mang tính gia truyền trong điều trị các nhóm bệnh khác nhau. Kết quả đó được thể hiện ở Bảng 4.10 và Hình 4.1 dưới đây. Bảng 4.10. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể Nùng Tày Dao Stt Nhóm bệnh cụ thể Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ loài % loài % loài % Nhóm thuốc bổ (bổ gan, mát gan 1 20 32,26 5 15,63 2 6,67 tim và thận, bổ máu, bổ tim ) Nhóm bệnh xương khớp, hệ vận 2 động (gẫy xương, đau xương khớp 13 20,97 5 15,63 6 20,00 khủy tay, đau đầu gối, teo cơ ) Nhóm bệnh đường tiêu hóa (đau 3 bụng, tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ, 9 14,5 4 12,50 3 10,00 đau bụng đi ngoài ) Nhóm bệnh đường tiết niệu (lợi 4 tiểu, sỏi thận, Sỏi thận bàng quang, 9 14,52 2 6,25 6 20,00 tiểu đường )
  50. 40 Nùng Tày Dao Stt Nhóm bệnh cụ thể Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ loài % loài % loài % Nhóm bệnh ngoài da (ghẻ lở, hắc 5 lào lang beng, dị ứng, da khô, lở 7 11,29 5 15,63 3 10,00 ngữa, bỏng ) Nhóm bệnh về thần kinh (rối loạn 6 tiền đình, thần kinh tọa, tê bì chân 5 8,06 2 6,25 0 0,00 tay ) Nhóm bệnh do động vật cắn(rắn 7 5 8,06 2 6,25 1 3,33 cắn, rết cắn) Nhóm bệnh về tim mạch (huyết áp 8 4 6,45 3 9,38 1 3,33 cao, huyết áp thấp) Nhóm bệnh đường hô hấp (ho gió, 9 3 4,84 7 21,88 2 6,67 ho đờm, viêm họng, hen suyễn, ) Nhóm bệnh phụ nữ, sinh sản, sinh 10 dục, sinh lý (vô sinh, điều kinh, 2 3,23 2 6,25 2 6,67 viêm phụ khoa ) Nhóm bệnh trẻ em (hen trẻ em, tắm 11 2 3,23 0 0,00 0 0,00 cho trẻ bị ngứa dị ứng ) Nhóm bệnh về gan (giải độc gan, 12 2 3,23 2 6,25 0 0,00 xơ gan cổ trướng, viêm gan.) Nhóm bệnh về ung bướu (ung thư 13 2 3,23 0 0,00 0 0,00 gan, bệnh máu trắng) 14 Cầm máu 2 3,23 1 3,13 1 3,33 Nhóm bệnh về răng miệng (nhiệt 15 1 1,61 0 0,00 2 6,67 miệng, đau răng) Nhóm bệnh về ngộ độc (giải độc, 16 0 0,00 2 6,25 1 3,33 giải độc rượu.) Tổng 86 138,71 42 131,25 30 100 Tổng số loài phát hiện theo mỗi dt 62 32 30 Chú thích: Tỉ lệ % ở bảng lớn hơn 100 do một số loài có thể sử dụng chữa nhiều nhóm bệnh khác nhau
  51. 41 3,33 Nhóm bệnh về ngộ độc 0 6,25 6,67 Nhóm bệnh về răng miệng 0 1,61 0 Nhóm bệnh về gan 3,23 6,25 6,67 Nhóm bệnh phụ nữ, sinh sản, 3,23 6,25 3,33 Cầm máu 3,13 0 3,23 Nhóm bệnh về ung bướu 0 3,23 0 Nhóm bệnh trẻ em 0 3,23 6,67 Dao Nhóm bệnh đường hô hấp 4,84 21,88 3,33 Nhóm bệnh về tim mạch 6,45 9,38 Tày 3,33 6,25 Nhóm bệnh do động vật cắn 8,06 Nùng 0 6,25 Nhóm Nhóm bệnh chữa trị Nhóm bệnh về thần kinh 8,06 10 Nhóm bệnh ngoài da 11,29 15,63 10 12,50 Nhóm bệnh đường tiêu hóa 14,52 20 Nhóm bệnh đường tiết niệu 6,25 14,52 20 Nhóm bệnh xương khớp, hệ vận 15,63 20,97 6,67 15,63 Nhóm thuốc bổ 32,26 0 5 10 15 20 25 30 35 Tỷ lệ % Hình 4.2. Tỷ lệ nhóm bệnh chữa trị từ nguồn cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Dao tại xã Lê Lai Từ kết quả Bảng 4.10 cho thấy có 16 nhóm bệnh khác nhau được cộng đồng 3 dân tộc Nùng, Tày và Dao sử dụng các loài cây thuốc để điều trị, trong đó người Nùng biết sử dụng thuốc để điều trị 15 nhóm bệnh, người Tày biết sử dụng cây thuốc để điều trị 13 nhóm bệnh và người Dao biết điều trị 12 nhóm bệnh. Trong đó có nhũng căn bệnh nan y như: ung thư gan, tim mạch, thận, gan Cụ thể: Với cộng đồng dân tộc Nùng: Số lượng cây thuốc được sử dụng để chữa trị tập trung lớn vào 5 nhóm bệnh là nhóm làm thuốc bổ với 20/62 loài cây (chiếm 32,26% so với tổng số loài điều tra được từ Nùng); nhóm bệnh xương khớp, hệ vận động với 13/62 loài cây (chiếm 20,97%), nhóm bệnh về tiêu hóa và nhóm bệnh tiết niệu đều có 9/62 loài (chiếm 14,52%); tiếp là nhóm bệnh ngoài da với 7/62 loài (chiếm 11,29%)
  52. 42 Tiếp theo, với dân tộc Tày: Số lượng cây thuốc được sử dụng để chữa trị tập trung vào 4 nhóm bệnh là nhóm bệnh đường hô hấp với 7/32 loài (chiếm 21,88% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Tày); tiếp là nhóm làm thuốc bổ, xương khớp hệ vận động, nhóm bệnh ngoài da đều có 5/32 loài (chiếm 15,63%). Với cộng đồng dân tộc Dao: Những nhóm bệnh được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng các loài cây thuốc điều trị tập trung vào 2 nhóm bệnh chính đó là nhóm bệnh xương khớp, hệ vận động và nhóm bệnh về đường tiết niệu với 6/30 loài cây (chiếm 20% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Dao). Nhìn chung, kinh nghiệm sử dụng nguồn tài nguyên cây cỏ làm thuốc các dân tộc thiểu số Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai rất đa dạng và phong phú. Trong đó, dân tộc Nùng thể hiện tính nổi bật hơn về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc thông qua số lượng loài cây thuốc biết cách sử dụng và số lượng nhóm bệnh chữa trị cho người dân. Sở dĩ dân tộc Nùng chiếm số lượng loài cây thuốc nổi bật hơn là bởi vì dân tộc Nùng là cộng đồn dân tộc chiếm tỷ đông nhất so dân tộc Tày, Dao, Kinh tại KVNC. 4.3.3. Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, mỗi cộng đồng dân tộc đều thể hiện sự sáng tạo của riêng mình trong việc đấu tranh chóng chọi lại với bệnh tật, chính sự đấu tranh đó đã giúp cho họ tìm ra được những phương pháp trong việc điều trị các bệnh tật cũng như chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng mình từ việc sử dụng các loại cây cỏ có sẵn trong tự nhiên. Cho đến ngày nay những kinh nghiệm đó đã được người dân ở xã Lê Lai huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng đúc kết và học hỏi qua nhiều thế hệ, đã trở thành những kinh nghiệm quý báu. Chính sự học hỏi qua lại giữa các dân tộc đã tạo nên sự giao thoa giữa các dân tộc với nhau trong việc sử dụng các loài cây cỏ trong điều trị và phòng chống
  53. 43 bệnh. Trong quá trình điều tra, nghiên cứu tôi nhận thấy giữa các dân tộc ở xã Lê Lai có sự giao thoa trong việc sử dụng cùng một cây thuốc để điều trị các bệnh, kết quả được thể hiện ở Bảng 4.11 sau: Bảng 4.11. Danh sách cây thuốc được cả 3 dân tộc ở KVNC sử dụng Stt Tên khoa học Tên phổ thông Tên dân tộc Công dụng Drynaria bonii Tắc kè đá 1,3. Cáy pùng 1,2. Nhức xương khớp Christ 2. Mờ lình ở đầu gối chân và 1 lưng. 3. Chấn thương Paris chinensis Bảy lá một hoa 1,2,3. Cản lượng 1. Gãy xương, rắn cắn Franch 2. Chấn thương, rắn 2 cắn, gẫy xương. 3. Chấn thương, gẫy xương. Gynostemma Giảo cổ lam 1. Dần tòong 1,3. Huyết áp pentaphyllum 2. Booc đạ 2. Mát gan thận 3 (Thunb.) 3. Diềng tòng Makino Oroxylum Núc nác 1,2,3. Ka liệng 1. Lở ngữa, kháng indicum (L.) sinh 4 Kurz 2. Lở ngữa, dạ dày. 3.Mát gan Choerospondias Xoan nhừ 1,2,3. Mác nhừ 1,2. Chữa bỏng, dạ axillaris dày 5 (Roxb.) Burtt. & 3. Dạ dày Hill Chú thích: Tên dân tộc: 1. Nùng, 2. Tày, 3. Dao Qua những dẫn liệu trên cũng như từ quá trình điều tra nghiên cứu tại KVNC tôi đã thống kê được 5 loài cây thuốc được cả 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao cùng sử dụng chung để phòng và điều trị bệnh. Trong đó có những cây đươc cả 3 dân tộc cùng sử dụng để điều trị một nhóm bệnh đó là
  54. 44 loài: Xoan nhừ - Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill, theo kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai, huyện Thạch An thì cây Xoan nhừ có tác dụng điều trị dạ dày, ngoài ra cộng đồng dân tộc Nùng và Tày còn sử dụng loại cây này để điều trị bỏng ngoài da. Ngoài ra loài Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch cũng được cả 3 cộng đồng dân tộc cùng sử dụng điều trị bệnh xương khớp, đây là một nhóm bệnh hay gặp đối với người dân nông nghiệp, điều kiện đi lại khó khăn, ngoài bệnh xương khớp ra các cộng đồng dân tộc Nùng và Dao còn sử dụng loài cây này vào việc điều trị các bệnh do rắn cắn. Tuy nhiên do loài cây này có giá trị lớn nên hiện nay đang đứng trước nguy cơ biến mất khỏi tự nhiên, do hành động buôn bán sang Trung Quốc và các nguyên nhân khác như chặt phá rừng, cháy rừng, biến đổi khí hậu Do đó chúng ta cần có biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây này. Từ dẫn liệu trên cũng cho thấy nguồn tri thức sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao ở KVNC tương đối phong phú, tuy nhiên những kiến thức đó chỉ được truyền trong một phạm vi cộng đồng cùng với đặc trưng truyền miệng từ đời này sang đời khá do đó có nguy cơ mai một đi, do đó chúng ta cần có những biện pháp tiếp thu những nguồn tri thức quý đó để tránh mai một đi. So sánh với nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Sinh (2020), nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Đức Thông, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cho thấy cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao ở xã Đức thông, huyện Thạch An có sự giao thoa về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc đa dạng hơn so với cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai, cụ thể ở xã Đức Thông có 8 loài được cả 3 dân tộc cùng sử dụng, còn ở xã Lê Lai chỉ có 5 loài được 3 cộng đồng cùng sử dụng. Mặc dù, ngôn ngữ của các dân tộc thuộc nhiều nhóm khác nhau: Dân tộc Nùng, Tày thuộc nhóm Tày – Thái; dân tộc Dao thuộc nhóm Mông – Dao, tuy
  55. 45 nhiên do các dân tộc sống xen kẽ nhau trong một cộng đồng nên có sự ảnh hưởng giao thoa nhất định về mặt ngôn ngữ cũng như tri thức bản địa trong việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh. Do vậy mà đa số các loài cây đều cùng có chung một tên gọi. Bên cạnh ngoài việc giao thoa trong cách gọi tên của các cây thuốc giữa các dân tộc còn có sự giao thoa trong cách sử dụng cây cỏ để chữa bệnh. Trong quá trình điều tra nghiên cứu, nhận thấy có nhiều loài cây được cả 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao sử dụng để chữa một nhóm bệnh. Đặc biệt, hiện nay nhóm bệnh về xương khớp đang là một trong những nhóm bệnh mà tỉ lệ người mắc phải rất cao, đặc biệt là những già hoặc trung niên, thận chí là những người làm việc trong văn phòng. Mặc dù, bệnh về xương khớp tỷ lệ tử vong không cao, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bảng 4.12. Danh sách cây thuốc các dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh về xương khớp Tên Stt Tên khoa học Tên dân tộc Công dụng phổ thông 1. Gẫy xương, rắn cắn 1.Cản lượng 2. Chấn thương, rắn cắn, Paris chinensis Bảy lá 1 2.Cản lượng gẫy xương. Franch một hoa 3.Cản lượng 3. Chấn thương, gẫy xương. 1. Ngâm rượu uống, xoa bóp chấm thương làm 2 Ficus benjamina L Si 1. Mạy hlai chèn thuốc bổ, bệnh khớp. 3. Khớp, đau lưng. 1-2. Nhức xương khớp ở Drynaria bonii 1,3. Cáy pùng 3 Tắc kè đá đầu gối chân và lưng. christ 2. Mờ lình 3. Chấn thương Từ Bảng 4.12 cho thấy số lượng cây thuốc được cả 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao sử dụng để điều trị nhóm bệnh về xương khớp còn ít, chỉ có
  56. 46 3 loài chỉ chiếm 2,80% so với tổng số loài điều tra được tại KVNC, trong khi nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Sinh (2020) [30] tại xã Đức Thông, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã thống kê được 5/112 loài được 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao sử dụng chiếm 4,46%. Đồng thời có thể thấy rằng giữa ba loài cây trên thì có 2 loài đã được được đưa vào danh sách những loài cần bảo tồn tại Nghị định 06/2019/NĐ – CP, sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam 2006 đó là 2 loài Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch và loài Tắc kè đá - Drynaria bonii christ. Do đó, mỗi chúng ta cần có ý thức trách nhiệm bảo tồn và gây trồng các loài cây dược liệu quý hiếm này tại KVNC. Trong quá trinh điều tra, nghiên cứu không chỉ thống kê được những loài được sử dụng chung để điều trị bệnh xương khớp mà những những nhóm bệnh liên quan đến gan, dạ dày cũng được các cộng đồng quan tâm. Bảng 4.13. Danh sách cây thuốc các dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh về gan, dạ dày Stt Tên khoa học Tên Việt Tên dân tộc Công dụng Nam I Chữa bệnh gan Gynostemma 1. Dần tòong 1,3. Huyết áp, 1 pentaphyllum (Thunb.) Giảo cổ lam 2. Booc đạ mát gan. Makino 3. Diềng tòng 2. Mát gan thận II Chữa bệnh dạ dày Choerospondias axillaris 1,2,3. Mác nhừ 1,2. Chữa 2 (Roxb.) Burtt. & Hill Xoan nhừ bỏng, dạ dày 3. Dạ dày Như vậy có thể thấy được rằng, những loài cây thuốc được cả 3 dân tộc cùng sử dụng để điều trị các nhóm bệnh về gan, dạ dày còn rất ít chỉ có 2 loài chỉ chiếm 1,87% so với tổng số loài điều tra được ở KVNC, trong đó cây được dùng để chữa gan là cây Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)
  57. 47 Makino, chủ yếu là dùng làm thuốc bổ làm mát gan, bên cạnh đó dân tộc Tày còn dùng làm mát thận. Nhóm bệnh về dạ dày có cây Xoan nhừ - Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill, được cả 3 cộng đồng đồng làm thuốc chữa dạ dày, bên cạnh làm thuốc chữa dạ dày Nùng và Tày còn dùng để chữa bỏng ngoài da. Số lượng những loài cây được các cộng đồng sử dụng chung để chữa nhóm bệnh dạ dày và gan còn thấp, điều đó cũng cho thấy được rằng sự giao thoa về kinh nghiệm giữa các dân tộc về các nhóm bệnh này còn hạn chế. Do vậy, việc giữ gìn và phát huy những nguồn tri thức này hết sức cần thiết cho thế hệ mai sau. 4.3.4. Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc ở xã Lê Lai Để biết được những vấn đề truyền thụ kiến thức trong cộng đồng các dân tộc ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn 8 thầy thuốc đã từng sử dụng các bài thuốc chữa bệnh trong các cộng đồng. Khi tiến hành phỏng vấn và thống kê số liệu liên quan đến việc truyền thụ kiến trong cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao tại KVNC thì tôi nhận thấy rằng có tới 6 người là nam giới chiếm 75,00% và 2 người là nữ giới chỉ chiếm 25,00%. Đều này có thể giải thích bởi theo phong tục phổ biến ở các dân tộc đó là nam giới thường là chủ gia đình mà bên cạnh đó có những dân tộc chỉ truyền nghề thuốc cho nam giới. Bên cạnh đó, việc đi rừng tìm kiếm thuốc thường gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nên nam giới phù hợp hơn nữ giới. Kết quả điều tra được thể hiện trong Bảng 4.14 và Hình 4.2 như sau: Bảng 4.14. Số lượng thầy thuốc được phỏng vấn theo từng dân tộc ở KVNC Stt Dân tộc Số thầy thuốc phỏng vấn Tỉ lệ % 1 Nùng 4 50 2 Tày 2 25 3 Dao 2 25 Tổng 8 100
  58. 48 Kết quả Bảng 4.14 cho thấy, tại KVNC số thầy lang tập trung chủ yếu ở cộng đồng dân tộc Nùng, chiếm 50,00% so với tổng số thầy lang, bà mé đã điều tra được, bởi lễ dân tộc Nùng chiếm số lượng nhiều hơn là bởi vì dân tộc Nùng là dân tộc chiếm phần lớn các dân tộc ở khu vực nghiêm cứu, là dân tộc đã cư trú từ lâu đời nên vấn đề truyền thụ kiến thức phòng chữa bệnh được truyền tải tốt hơn. Còn dân tộc Tày và Dao chỉ chiếm 25,00% so với tổng số thầy lang bà mé được điều tra. 2 50-75 4 Nữ Nam 0 Nhóm Nhóm tuổi 25-49 2 0 1 2 3 4 Số người điều tra được Hình 4.3. Tỷ lệ về độ tuổi của các thầy thuốc ở KVNC Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.4 cho thấy, người làm nghề thầy thuốc ở Khu vực nghiên cứu chủ yếu là người nam giới và thuộc độ tuổi 50 -75 nghề làm thầy lang chủ yếu là nam giới và thuộc nhóm tuổi từ 50-75 tuổi. Điều này dễ giải thích theo truyền thống nghề này đa số được truyền thụ theo huyết thống gia đình, nếu khi bố mẹ còn sống họ sẽ giữ vai trò chính trong việc bốc thuốc và dạy lại cho con cái mình qua quá trình tích lũy dần dần. Khi bố mẹ già yếu không thể tiếp tục làm nghề nữa mới chính thức truyền lại cho con cái, lúc đó độ tuổi thông thường của con cái họ giao động khoảng 40 tuổi. Sau một số năm kinh nghiệm làm nghề thì độ tuổi của các ông lang bà mế nhiều nhất là khoảng 50 - 75 tuổi.
  59. 49 Nhóm tuổi từ 25 – 49 thì đây được coi nhóm người lao động chính trong gia đình, họ thường tập trung vào trong lao động sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh để đáp ứng nhu cầu cuộc sống gia đình họ, do vậy họ hầu như chưa có thời gian được tiếp thu những bài thuốc từ những người lớn tuổi, do đó trong quá trình điều tra nghiên cứu chỉ có 2 người có độ tuổi từ 25 – 49 có kiến thức trong việc sử dụng các loài cây thuốc để phòng và chữa bệnh, chiếm 25,00% và cả 2 người đều la dân tộc Nùng. Chúng ta có thể thấy những người trẻ dưới 25 tuổi hầu như không tham gia vào việc thu thập cây thuốc, điều này có thể lí giải là ở độ tuổi này chủ yếu là độ tuổi còn đang đi học, tham gia các hoạt động xã hội, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vốn sống và những kiến thức bản địa của ông cha truyền lại. Tóm lại, những thầy lang có kinh nghiệm trong việc sử dụng các loài cây thuốc chủ yếu tập trung độ tuổi từ 50 trở lên. Do đó, việc phát giữ gìn và tiếp thu những giá trị truyền thống tốt đẹp đó là hết sức cần thiết. 4.4. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng một số dân tộc ở khu vực nghiên cứu trong việc phòng và điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn, tôi tiến hành lựa chọn cây Sói rừng - Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai và cây Khoan cân đằng - Tinospora sinensis (Lour.) Merr để tiến hành đánh giá hoạt tính kháng khuẩn (HTKK) của cây. Kết quả thể hiện ở Bảng 4.15 và Hình 4.3.
  60. 50 Bảng 4.15. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây Sói rừng và cây Khoan cân đằng Đơn vị tính: mm Cao chiết Đối chứng Khoan Đối chứng Đối chứng Sói rừng dương – cân đằng dương – K2 âm (Dung (SR) K1 (KCĐ) (Kanamicin) môi) Vi khuẩn (Amikacin) S. aureus 21,1±0,3 20,5±0,7 19,2±1,2 24,3±1,1 0 E. coli 24,2±0,5 23,7±0,8 21±0,5 20,2±0,9 0 Qua dữ liệu trên cho thấy, hai loài khảo sát (Sói rừng và Khoan cân đằng) đều có hoạt tính ức chế đối với vi khuẩn gây bệnh. Cả 2 loài Sói rừng và Khoan cân đằng đều có hoạt tính cao ức chế với cả 2 vi khuẩn gây bệnh Gram dương (S. Aureus) và Gram âm (E. coli) với vòng ức chế đạt được với loài Sói rừng là 21,1 mm với vi khuẩn Gram dương (S. aureus) và 24,2 mm với vi khuẩn Gram âm (E. Coli). Trương tự với cây Khoan cân đằng là 20,5 mm với vi khuẩn Gram dương (S. aureus) và 23,7 mm với vi khuẩn Gram âm (E. Coli). So sánh giữa 2 loài cho thấy loài Sói rừng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn loài Khoan cân đằng. Cả 2 loài này có hoạt tính kháng khuẩn khá mạnh, và cao hơn so với kháng sinh Amikacin ở cả 2 thí nghiệm thử 2 chủng vi khuẩn Gram dương – Gram âm, và cao hơn so với kháng sinh Kanamicin ở thí nghiệm thử với chủng vi khuẩn Gram âm. So với đối chứng âm (dung môi) thì cả 2 loài cây mẫu đều có tính kháng khuẩn, ngược lại đối chứng âm (dung môi) không có tính kháng khuẩn đối với 2 vi khuẩn gây bệnh Gram dương (S. Aureus) và Gram âm (E. coli). Từ kết quả phân tích hoạt tính kháng khuẩn tôi đề xuất, có thể sử dụng cây Sói rừng và Khoan cân đằng để phòng ngừa và kiểm soát một số bệnh nhiễm khuẩn do S. aureus (Tụ cầu vàng) và E. coli gây ra. Kết quả này là một bằng chứng khoa học chứng minh kinh nghiệm sử dụng các cây thuốc này trong
  61. 51 việc phòng chống một số bệnh nhiễm khuẩn của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Hình 4.4. Hoạt tính ức chế E. coli và S. aureus của cây Sói rừng và cây Khoan cân đằng Chú thích: TVC: Staphylococus aureus; E. coli: Escherichia coli; ĐC: Đối chứng âm (Dung môi); K1: Đối chứng dương (Amikacin); K2: Đối chứng dương (Kanamicin); SR: Sói rừng; KCĐ: Khoan cân đằng
  62. 52 PHẦN 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Quá trình điều tra, nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi đã thu được những kết quả như sau: - Quá trình điều tra nghiên cứu đã điều tra được 107 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 102 chi và 70 họ, trong ngành ngọc lan chiến ưu thế nhất với 100 loài thuộc 95 chi và 64 họ. Có 8 họ nhiều loài nhất, trong đó họ cúc (Asteraceae) có 8 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) có 6 loài, họ thầu dầu (Euphorbiaceae) có 4 loài còn lại là 3 loài. Trong 102 chi có 2 chi nhiều loài nhất là chi Ficus và chi Smilax. - Đề tài xác định 7 dạng sống trong đó dạng sống là thân thảo được sử dụng nhiều nhất với 39 loài, bụi 26 loài, dây leo 22 loài, gỗ nhỏ và gỗ trung bình 7 loài, gỗ lớn 4 loài, kí sinh và bán kí sinh 2 loài. - Đã tìm hiểu được môi trường sống chủ yếu của các loài cây thuốc là ở rừng với 79 loài, ở vườn làng xóm 44 loài, ven sông 14 loài và đồi cây bụi, trảng cỏ là 9 loài. -Đã thống kê được 11 loài cần bảo tồn, trong đó có 6 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007, 8 loài có tên trong Nghị Định 06/2019/NĐ – CP và 5 loài có tên trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam 2006 - Đã xác định được có 9 bộ phận khác nhau được sử dụng theo kinh nghiệm của các cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Dao tại xã Xã Lê Lai, trong đó bộ phận cả cây, lá, củ, rễ là 4 bộ phận có tần số được sử dụng nhiều nhất trong chữa trị bệnh cho người dân nơi đây. - Đã thống kê được 16 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Dao tại khu vực
  63. 53 nghiên cứu. Trong đó số lượng cây thuốc được sử dụng để chữa trị tập trung phần lớp vào các nhóm bệnh là: Nhóm làm thuốc bổ; bệnh về xương khớp, hệ vận động; bệnh về tiêu hóa; bệnh về đường tiết niệu; bệnh ngoài da; và nhóm bệnh hô hấp. - Qua kết quả điều tra về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của 3 cộng đồng Nùng, Tày và Dao đã xác định được có 5 loài cây cỏ được cả 3 cộng đồng dùng trong phòng và chữa bệnh đó là các loài Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch; tắc kè đá - Drynaria bonii Christ; Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino; - Qua kết quả phân tích hoạt tính kháng khuẩn, cho thấy có thể sử dụng cây Sói rừng và Khoan cân đằng để phòng ngừa và kiểm soát một số bệnh nhiễm khuẩn do S. aureus (Tụ cầu vàng) và kiểm soát một số bệnh nhiễm khuẩn do E. coli gây ra. 5.2. Kiến nghị - Cần tiếp tục mở rộng khu vực điều tra và nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc để có kế hoạch bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu cho tương lai. - Tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tính hiệu quả của các loài cây thuốc mà cộng đồng dân tộc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng sử dụng. - Xây dựng những vườn thuốc trong gia đình cho những gia đình lương y hay những gia đình có những người biết sử dụng thuốc ở các thôn bản để bảo vệ nguồn gen quý và hướng dẫn cách trồng hái, chế biến cho phù hợp. - Với những loài cây thuốc thuộc dạng quý hiếm cần hướng dẫn nhân dân nhận biết và tiến hành bảo vệ rừng, hạn chế khai thác một cách cạn kiệt các loài cây thuốc để bán sang Trung Quốc.
  64. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng việt 1. Đỗ Huy Bích (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb 2. Hờ A Bình (2019) “Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người Hmong, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 4. Tào Duy Cần (2001), Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương thang chữa bệnh, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật. 5. Tào Duy Cần (2006), Thuốc bệnh 24 chuyên khoa, Nxb Y học. 6. Đặng Quang Châu (2011), “Một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An”. Tạp chí Sinh học, tập 23. 7. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), “Điều tra cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái, xã Xuân Hạnh, huyện Quỳ Châu – Nghệ An”, Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn quốc lần 2. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 8. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 9. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Hà Nội, tập 1-2. 10. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định 06/2019/NĐ-CP về nghiêm cấm, hạn chế khai thác và sử dụng các loài động thực vật hoang dã. 11. Vũ Văn Chuyên (1976), Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, Nxb Y học Hà Nội. 12. Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư (2004), “Các cây có ích của dân tộc H’mông và khả năng ứng dụng trong phát triển kinh tế”, Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn quốc lần 3. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống, Thái Nguyên, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
  65. 55 13. Nguyễn Thượng Dong (2006), “Nghiên cứu thuốc từ thảo dược” (Giáo Trình sau đại học). Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 14. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Nông Thu Hằng (2019) “Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu (lâm sản ngoài gỗ) tại vườn quốc gia Phia Oắc- Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 16. Nguyễn Minh Hiếu (2019) “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Nặm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai của đồng bào dân tộc Dao”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 17. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam, Nxb trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Tập 1 – 3. 18. Phạm Hoàng Hộ (2000), "Cây cỏ Việt Nam”, Nhà xuất bản trẻ, Tp. Hồ Chí Minh 19. Nông Thái Hòa (2018) “Nghiên cứu cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 20. Dương Văn Hưng (2018) “Nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 21. Âu Anh Khâm (2001), 577 bài thuốc dân gian gia truyền (sách dịch), Nxb Thanh niên. 22. Quàng Văn Kiêm (2019), “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Kim Đồng, huyện Thạnh An, tỉnh Cao Bằng”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 23. Vàng A Lả (2018) “Nghiên cứu cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh
  66. 56 Thái Nguyên”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 24. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 25. Trần Đình Lý (1995), 1900 loài cây có ích, Nxb Thế giới, Hà Nội. 26. Lương Minh Ngọc (2018) “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong đồng bào dân tộc Bru – Việt Kiều ở Xã Thượng Trạch, huyện Bổ Trạch, tỉnh Quảng Nam”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 27. Võ Thị Phượng và Ngô Trực Nhã (2011), Điều tra các loài cây thuốc và giá trị sử dụng của chúng ở một số xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4 (2011), Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Lò Thị Quý (2018) “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong một số dân tộc thiểu số tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 29. Lục Thanh Sắc (2018) “Tri thức bản địa trong sử dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 30. Hoàng Văn Sinh (2020) “Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Sử Dụng Cây Thuốc Tại Xã Đức Thông, Huyện Thạnh An, Tỉnh Cao Bằng”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 31. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Nxb Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội. 32. Hoàng Thị Thanh (2019), “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai của đồng bào dân tộc Hà Nhì”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  67. 57 33. Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân Chương (2000), Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, Nxb. Y học, Hà Nội. 34. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà nội. 35. Trần Thúy, Vũ Nam, Nguyễn Văn Toại (2005), Lý luận Y học cổ truyền, Nxb Y học, Hà Nội. 36. Nguyễn Thị Thủy, Phạm Văn Thỉnh (2004), “Nghiên cứu xây dựng và bảo tồn cây thuốc ở Sa Pa”, Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn quốc lần 3 - Những vấn đề cơ bản trong Khoa học Sự sống, Thái Nguyên, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 37. Vàng Văn Trung (2019), “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Hmông tại xã Trung Lèng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”, Khóa luận tốt nghiệp Đại Học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 38. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội (2006). Danh lục các loài thực vật Việt nam. Nxb Nông nghiệp, Hà nội, tập 2 – 3. 39. UBND xã Lê Lai (2019), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội xã Lê Lai năm 2019 phương hướng nhiệm vụ năm 2020. 40. Viện Dược Liệu (1993), Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam – Chương Trình tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc (KV.02), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 41. Nguyễn Thị Thanh Vân (2005), Bước đầu tìm hiểu cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số ở việt nam, sách Nam Bộ Dân tộc và tôn giáo, 165-190. 42. Nguyễn Thị Thanh Vân (2015), Tìm hiểu tri thức sử dụng cây cỏ trong chăm sóc sức khỏe của người H’Mông, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, 4, 53-58. B. Tiếng nước ngoài 43. Ahmad Cheikhyoussef, Martin Shapi, Kenneth Matengu và Hina Mu Ashekele (2011), “Research on the botany of indigenous knowledge of medicinal plants used by traditional healers in the area Oshikoto, Namibia”,
  68. 58 Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 7(10):10, DOI: 10.1186/1746-4269-7-10 44. Arshad Abbasi, Mir Khan, Munir H Shah, Mohammad Shah, Arshad Pervez, Mushtaq Ahmad (2013), “Ethnobotanical appraisal and cultural values of medicinally important wild edible vegetables of Lesser Himalayas - Pakistan”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 66, DOI:10.1186/1746-4269-9-66 45. Auemporn Junsongduang, Henrik Balslev, Angkhana Inta, Arunothai Jampeetong, Prasit Wangpakapattanawong (2013), “Medicinal plants from swidden fallows and sacred forest of the Karen and the Lawa in Thailand”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 9(1):44, DOI: 10.1186/1746- 4269-9-44 46. Behxhet Mustafa, Avni Hajdari, Feriz Krasniqi, Esat Hoxha, Hatixhe Ademi, Cassandra L Quave và Andrea Pieroni (2012), “Medical ethnobotany of the Albanian Alps in Kosovo”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 8(1):6, DOI: 10.1186/1746-4269-8-6 47. Berhane Kidane, Tinde van Andel, Laurentius van der Maesen, Zemede Asfaw (2014), “Use and management of traditional medicinal plants by Maale and Ari ethnic communities in southern Ethiopia”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 10(1):46, DOI: 10.1186/1746-4269-10-46 48. Cassandra L. Quave, Manuel Pardo-de-Santayana, and Andrea Pieroni (2012), “Medical Ethnobotany in Europe: From Field Ethnography to a More Culturally Sensitive Evidence-Based CAM?”. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. Volume 2012, Article ID 156846, 17 pages, DOI: 10.1155/2012/156846 49. Cecilia Almeida, Elba de Amorim, Ulysses de Albuquerque, Maria Maia (2006), “Medicinal plants commonly used in the area Xingo - a place in the semi - arid northeastern Brazil”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 2:15, DOI:10.1186/1746-4269-2-15