Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ 26 tỷ lệ 1:500, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

pdf 77 trang thiennha21 19/04/2022 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ 26 tỷ lệ 1:500, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_phuong_phap_toan_dac.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ 26 tỷ lệ 1:500, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐÀM VĂN CƯỜNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 26 TỶ LỆ 1:500 PHƯỜNG TAM THANH, THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2017 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐÀM VĂN CƯỜNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 26 TỶ LỆ 1:500 PHƯỜNG TAM THANH, THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K49LT-QLĐĐ Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2017 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo và cán bộ, kỹ thuật viên nơi em thực tập. Em xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo và cán bộ, kỹ thuật viên đã giành cho em sự giúp đỡ quý báu đó. Trước tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên đã dạy bảo, cung cấp cho em những kiến thức quý báu, đóng góp cho em những ý kiến trong suốt quá trình học tập, và làm đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên công ty TNHH MTV Mạnh Chung đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận . Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đàm Văn Cường
  4. ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ 11 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ 17 Bảng 4.1. Hiện trạng phân bổ dân cư và mật độ dân số của 34 Phường Tam Thanh 2018 34 Bảng 4.2: Hiện trạng quỹ đất của phường năm 2018 39 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 phường Tam Thanh 40 Bảng 4.4: Bản đồ hiện có của phường Tam Thanh 41 Bảng 4.5. Tài liệu phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính. 41 Bảng 4.6: Số liệu điểm gốc 42 BẢNG 4.7: BẢNG KẾT QUẢ TỌA ĐỘ PHẲNG VÀ ĐỘ CAO SAU BÌNH SAI HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC : 107°15' 42 ELLIPSOID : WGS-84 42 Bảng 4.8: Kết quả đo một số điểm chi tiết 46
  5. iii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger 7 Hình 2.2: Phép chiếu UTM 8 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính 15 Hình 2.4: Trình tự đo 20 Hình 2.5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Gcadas 24 Hình 2.6: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử 25 Hình 4.1: Sơ đồ lưới kinh vĩ I 44 Hình 4.2: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử 49 Hình 4.3: Phần mềm đổi định dạng file số liệu 50 Hình 4.4: File số liệu sau khi đổi 50 Hình 4.5: Phần mềm đổi định dạng file số liệu 51 Hình 4.6: File số liệu sau khi đổi 51 Hình 4.7: Nhập số liệu bằng Famis 52 Hình 4.8: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ 52 Hình 4.9: Một số điểm đo chi tiết 53 Hình 4.10: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa 54 Hình 4.11: Bản đồ sau khi tạo Topology 55 Hình 4.12: Tự động tìm, sửa lỗi Clean 56 Hình 4.13: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 57 Hình 4.14: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 57 Hình 4.15: Thao tác tạo tâm thửa 58 Hình 4.16: Đánh số thửa tự động 59 Hình 4.17: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn 60 Hình 4.18: Vẽ nhãn thửa 61 Hình 4.19 : Sửa bảng nhãn thửa 61 Hình 4.20: Tạo khung bản đồ 62 Hình 4.21: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 62
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CSDL Cơ sở dữ liệu TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư QĐ Quyết định TCĐC Tổng cục Địa chính CP Chính Phủ QL Quốc lộ UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 BĐĐC Bản đồ địa chính UBND Ủy ban nhân dân GNNS Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu TKKT - DT Thiết kế kỹ thuật – dự toán
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Bản đồ địa chính 3 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính 3 2.1.2. Tính chất, vai trò của BĐĐC 3 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính 3 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 4 2.1.5. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 7 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 9 2.2. Cơ sở thực tiễn 12 2.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 13 2.3.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính 14 2.4. Thành lập lưới khống chế trắc địa 16 2.4.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính 16 2.4.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ 16 2.4.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ 18 2.5. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 18 2.5.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu 18 2.5.2. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 19 2.6. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 21 2.6.1. Phần mềm MicroStation, Mapping Office 21 2.6.2 Phần mềm Gcadas 22 2.7. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 25
  8. vi 2.7.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử 25 2.7.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ 26 2.7.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 27 3.3. Nội dung nghiên cứu 27 3.4 Phương pháp nghiên cứu 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Tam Thanh 30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 30 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31 4.1.3. Đánh giá chung - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 35 4.1.4. Tình hình quản lý đất đai của phườngTam Thanh 37 4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai 40 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 phường Tam Thanh 40 4.2 Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ phường Tam Thanh 41 4.2.1 Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu 41 4.2.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ 41 4.2.3 Bình sai lưới kinh vĩ 41 4.3. Thành lập bản đồ địa chính tờ số 26 phường Tam Thanh từ số liệu đo chi tiết 45 4.3.1. Đo vẽ chi tiết 45 Bảng 4.8: Kết quả đo một số điểm chi tiết 46 4.3.2. Ứng dụng phần mềm Famis và Microstation thành lập bản đồ địa chính 46
  9. vii 4.3.3. Kiểm tra kết quả đo 63 4.3.4.Vẽ và in bản đồ 63 4.4. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn khi ứng dụng công nghệ để thành lập BĐĐC. 64 4.4.1. Thuận lợi 64 4.4.2. Khó khăn 64 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1. Kết luận 65 5.2. Kiến nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
  10. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong khi đó công tác quản lý đất đai ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, hoàn thiện và hiện đại hóa. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay là phải nắm chắc và quản lý chặt chẽ tới từng thửa đất. Để thực hiện được yêu cầu đó thì công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính là vấn đề đặt ra hàng đầu trong công tác quản lý. Nhà nước về đất đai nhằm hoàn thiện bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xuất phát từ những nhận thức trên cùng với sự quan tâm của Nhà nước mà công nghệ thông tin đã nhanh chóng được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý đất đai, đặc biệt trong lĩnh vực thành lập bản đồ số, với công nghệ thành lập bản đồ số ra đời đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội về quản lý đất đai một cách nhanh và tiện ích. Với sự phát triển của công nghệ thông tin nhiều phần mềm quản lý ra đời như phần mềm: Autocard, Mapinfo, Microstation, Gis và Lis thì phần mềm Microstation có nhiều ưu thế trong lĩnh vực xây dựng môi trường đồ hoạ, phi đồ hoạ. Phần mềm Famis đã ra đời trên môi trường trợ giúp của Microtation. Famis là phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính là một phần mềm nằm trong
  11. 2 hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành Địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính, khả năng ứng dụng rất lớn trong quản lý đất đai. Từ những những vấn đề thực tế nêu trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà Trường, sự phân công của Khoa Quản lý Tài nguyên và sự tận tâm hướng dẫn của Giáo viên PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn tôi tiến hành thực hiện, nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ 26 tỷ lệ 1:500, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”. 1.2. Mục tiêu của đề tài. Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử vào thành lập lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết Thành lập được tờ bản đồ địa chính số 26 tại phường Tam Thanh 1.3. Ý nghĩa của đề tài. - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc. - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính Theo mục 4 Điều 3 luật đất đai 2013, NXB chính trị quốc gia Hà Nội [4]: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. 2.1.2. Tính chất, vai trò của BĐĐC Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại,tố cáo tranh chấp đất đai (Nguyễn Thị Kim Hiệp 2006) [3]. 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được số hóa , mã hóa và lưu trữ dưới dạng số trong
  13. 4 máy tính. Trong đó các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. - Cơ bản bản đồ địa chính có 2 loại: + Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ được đo vẽ thể hiện hiện trạng sử dụng đất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị cấp xã. + Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranh giới, diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử dụng và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính (Nguyễn Thị Kim Hiệp 2006) [3]. 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 2.1.4.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Một sô yếu tố cơ bản và các yếu tố phụ khác có liên quan của bản đồ địa chính mà chúng ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất. Yếu tố điểm: Điểm chỉ một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng của địa vật, chúng ta cần chú ý quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng hay những đường cong. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối. Đối với đường gấp khúc và Các đường cong cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó và đưa về dạng hình học cơ bản để có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Thửa đất: là một mảnh đất tồn tại ở thực địa được giới hạn bởi một đường bao khép kín, có diện tích xác định, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các khu được sử dụng vào các mục đích khác nhau, mức tính thuế khác nhau. Loại thửa này gọi là thửa đất
  14. 5 phụ hay đơn vị tính thuế. Lô đất: Là vùng đất gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện tương đồng nhất định (độ cao, độ dốc, mục đích sử dụng) Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu. Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư , cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản, tổ dân phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện trong phạm vi lãnh thổ của mình (Nguyễn Thị Kim Hiệp 2006) [3]. 2.1.4.2. Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính Vì vậy, trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố sau: - Điểm khống chế tọa độ và độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ. - Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hành chính , các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì ưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao hơn. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thông trong các cơ quan nhà nước.
  15. 6 - Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa điểm ngoặt, điểm cong của đường biên. Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. - Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết. - Công trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, . . .Các công trình được xây dựng theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch nhà, nhà bê tông, nhà nhiều tầng. - Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội, . . . - Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, đường ngoài đồng, đường phố, ngõ phố, . . .Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cấu cống trên đường và tính chất cong đường. Giới hạn thể hiện hệ thông giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. - Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thông sông ngòi, kênh mương, ao hồ, . . . Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì trên bản đồ vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong khu
  16. 7 vực dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy. - Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng. - Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. - Dáng đất: khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao (Nguyễn Thị Kim Hiệp 2006) [3]. 2.1.5. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hình sau: 2.1.5.1 Lưới chiếu Gauss – Kruger Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger
  17. 8 Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau: * Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với: - Bán trục lớn a=6378245m - Bán trục nhỏ b=6356863.01877m - Độ dẹt =1/298.3 * Hằng số lưới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi (m=1) * Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30). Mỗi múi được ký hiệu bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múi chiếu và gần xích đạo (Lê Văn Thơ 2009) [5]. 2.1.5.2 Phép chiếu UTM Hình 2.2: Phép chiếu UTM Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và 0 tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 6 là m0 = 0,9996, trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nước phương Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận
  18. 9 lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000. Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có: - Bán trục lớn a=6378137,0m - Độ dẹt =1/298,25723563 - Tốc độ quay quanh trục w=7292115,0x10-11rad/s - Hằng số trọng trường trái đất GM=3986005.108m3s. Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nước có 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1030 đến 1090 (Lê Văn Thơ 2009) [5]. 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính Hiện nay nước ta đang sử dụng phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính theo ô vuông tọa độ thẳng góc. Mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 kilômét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ở thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ
  19. 10 X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
  20. 11 - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông (Bộ TNMT,2008) [10]. Bảng 2.1: Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ Tỷ lệ Cơ sở Kích thước Kích thước Diên tích Ký hiệu Ví dụ bản đồ để chia mảnh bản vẽ (cm) thực tế (m) đo vẽ (ha) thêm vào 1:25000 Khu đo 48*48 12000*12000 14400 25-340 493 1:10000 1:25000 60*60 6000*6000 3600 10-334 499 1:5000 1:10000 60*60 3000*3000 900 331.502 1:2000 1:5000 50*50 100*100 100 149 331.502-9 1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 A,b,c,d 311.502-9-d 1:500 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1) (16) 331.502-9-(16) 1:200 1:2000 50*50 100*100 1,0 14100 331 502-9-100 (Nguồn:Bộ Tài nguyên và Môi trường) [10]
  21. 12 2.2. Cơ sở thực tiễn Trong nhưng năm gần đây công tác đo đạc trên toàn quốc có nhiều đổi mới điển hình được triển khai rộng khắp các tỉnh, thành phố, huyện, xã như: - Tỉnh Phú Thọ: Đến nay đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy được 171 xã, đạt 61.73% số xã. Tổng diện tích đã đo vẽ lập bản đồ địa chính chính quy theo đơn vị xã là 217.881,29 ha, đạt 61,66 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong năm 2013 đã triển khai đo đạc bản đồ địa chính chính quy cho 22 xã trên địa bàn tỉnh và thực hiện trích đo các thửa đất, khu đất chưa được cấp giấy lần đầu trên địa bàn các huyện để thực hiện cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình và cá nhân. - Tỉnh Cao Bằng: Trong những năm gần đây công tác đo đạc của tỉnh đã được triển khai trên một số xã, huyện của tỉnh điển hình như ở 07 xã, thị trấn huyện Bảo Lâm và thị trấn Nước Hai đã hoàn thành và nghiệm thu với khối lượng cụ thể như sau: xây dựng lưới địa chính 06 điểm, đo đạc lập BĐĐC tỷ lệ 1/500: 192,6 ha (trong đó 122,6 ha của Thị trấn Nước Hai), đo đạc lập BĐĐC tỷ lệ 1/1000: 13.492,9 ha (vượt 3.806,2 ha so với kế hoạch). Sở cũng đã chỉ đạo đơn vị tư vấn lập Báo cáo khảo sát thành lập “Dự án xây dựng Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai khu đo huyện Bảo Lạc”. Trong năm 2012 sẽ hoàn thành công tác xây dựng lưới địa chính trên phạm vi toàn huyện Bảo Lạc. - Thành phố Hồ Chí Minh: Công tác đo đạc bản đồ địa chính đã được triển khai thực hiện trên 24 quận huyện bằng phương pháp và phương tiện kỹ thuật số từ năm 1997. Đến nay, tổng diện tích đã được đo vẽ là 207.442,10 ha với 1.719.555 thửa đất và 19.323 tờ bản đồ địa chính chiếm 99,90 % so với diện tích toàn thành phố, trong đó còn trên 203 ha (chưa đo chi tiết) thuộc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất-quận Tân Bình. Bản đồ địa chính được thành lập trên hệ tọa độ VN-2000 với các tỉ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000 và 1/5000
  22. 13 - Thành Phố Lạng Sơn: Đối với công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 là 7.793,76 ha, tính đến nay toàn bộ diện tích đất tự nhiên trên địa bàn thành phố đã được đo đạc, thành lập bản đồ địa chính đạt tỷ lệ 100%. Hiện nay, do nhu cầu thực hiện các quyền của người sử dụng đất ngày càng tăng cao tại các khu vực đô thị, giáp ranh đô thị dẫn đến việc chỉnh lý bản đồ lớn. 2.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay Một số phường, xã có tờ bản đồ địa chính phải thực hiện chỉnh lý biến động trên 80%, một số tờ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, khó khăn trong việc cập nhật chỉnh lý biến động. Hiện nay, hồ sơ địa giới hành chính của thành phố Lạng Sơn và 8 bộ hồ sơ địa giới hành chính của các phường, xã lập năm 1993 được lưu giữ tại phòng Nội vụ. Ngoài ra tại 8 phường, xã đều có 01 bộ hồ sơ địa giới hành chính do Chủ tịch UBND phường, xã lưu giữ. Về hồ sơ địa chính: Hiện tại các tuyến địa giới các cấp vẫn được giữ nguyên theo hồ sơ địa giới hành chính thị xã Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn lập năm 1993. Không có những khu vực có đường địa giới hành chính quản lý trên thực tế khác hoặc mâu thuẫn với đường địa giới hành chính, hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính theo Chỉ thị 364-CT. Không có những khu vực không xác định được chính xác đường địa giới hành chính trên thực địa do yếu tố tự nhiên làm thay đổi địa hình hoặc do san ủi xây dựng các công trình làm mất dấu vết hướng đi của đường địa giới hành chính; bị phá vỡ, biến dạng do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình vận động của địa chất tự nhiên, lũ lụt. Về việc đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất: Hiện tại đang tiếp tục triển khai thực hiện công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND thành phố đã giao phòng Tài nguyên và Môi
  23. 14 trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố phối hợp với UBND các phường, xã trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, trong đó nhấn mạnh công tác kê khai theo quy định tại Điều 95, Luật Đất đai năm 2013 và đẩy mạnh công tác triển khai, tiến độ thực hiện đối với địa bàn hai xã Hoàng Đồng, Quảng Lạc. 2.3.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau: - Phương pháp công nghệ toàn đạc (đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa ). - Phương pháp ảnh hàng không. - Biên tập, biên vẽ từ bản đồ có sẵn. Quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước. Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc ( bản đồ địa chính cơ sở ) Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã ( gọi tắt là bản đồ địa chính ). 2.3.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp công nghệ toàn đạc Bản chất của phương pháp là xác định vị trí tương đối của các điểm chi tiết địa vật so với điểm không chế đo vẽ và các điểm lưới cấp cao hơn bằng các máy toàn đạc thông thường hoặc máy toàn đạc điện tử. Phương pháp công nghệ toàn đạc đòi hỏi các điểm khống chế phải rải đều trên toàn khu đo với mật độ điểm dày đặc. Tỷ lệ bản đồ càng lớn, địa vật che khuất càng nhiều thì phải tăng số lượng điểm khống chế Phương pháp công nghệ toàn đạc được ứng dụng để thành lập bản đồ địa chính ở những khu vực không lớn có độ dốc dưới 6 độ hoặc ở những nơi không có ảnh máy bay thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1:2000; 1: 1000; 1:500.
  24. 15 Phương pháp này sẽ tận dụng tất cả các máy toàn đạc điện tử hiện đại. Hiện nay với việc sử dụng các phần mềm đồ họa và quản lý bản đồ trên máy tính thì việc chuyển các số liệu toàn đạc thành lập bản đồ khá thuận lợi. Việc đo vẽ bản đồ địa chính được thực hiện theo 8 bước, lần lượt như sau : Xác định khu vực thành lập bản đồ, Xác định ranh giới hành chính cấp xã Xây dựng lưới khống chế đo vẽ Đo đạc chi tiết ranh giới thửa, địa hình, địa vật kết hợp điều tra thửa đất Nhập và xử lí số liệu đo trên máy tính, nối các điểm chi tiết. In thử bản vẽ, kiểm tra thực địa,đo bù kết hợp quy chủ sử dụng đất Tự đồng tìm và sửa lỗi; Tạo vùng; Tính diện tích; đánh số thửa Biên tập bản đồ địa chính cơ sở, Bản đồ địa chính ở dạng giấy và dạng số - In bản đồ giấy - Ghi bản số trên đĩa CD Lập hồ sơ, giao nộp sản phẩm Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính
  25. 16 2.4. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.4.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000; 1: 1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1: 500; 1: 200 ở các vùng đô thị. Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng , đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều. Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp. Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử. 2.4.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau:
  26. 17 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ Chỉ tiêu kỹ STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính thuật Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau 1 ≤ 5 cm bình sai 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 3 ≤ 1,2 cm 400 m sau bình sai Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: 4 ≤ 5 giây - Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m ≤ 10 giây - Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: 5 - Vùng đồng bằng ≤ 10 cm - Vùng núi ≤ 12 cm (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường) [7] Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m; Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: f =2m√‾n Trong đó : - m là sai số trung phương đo góc;
  27. 18 - n là số góc đường chuyền. Góc trong lưới khống chế đo vẽ dùng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 3"÷ 5" thì đo một lần đo, chênh lệch giữa hai nữa lần đo và chênh lệch hướng qui “0” phải nhỏ hơn hoặc băng 20". Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ đo hai lần riêng biệt, chênh lệch giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy đo). Chênh cao đo hai lần cùng với đo cạnh ngang chênh lệch giữa đo đi và đo về phải nhỏ hơn ± 100√‾L mm (L là chiều dài tính theo km) (Vũ Thị Thanh Thủy 2009) [6]. 2.4.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên (Vũ Thị Thanh Thủy 2009) [6]. 2.5. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.5.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất. 2.5.1.1. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + XA1-P YP = YA1 + YA1-P Trong đó XA1-P = Cos A1 - P * S
  28. 19 YA1-P = Sin A1 - P * S 2.5.2. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 2.5.2.1. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy toàn đạc điện tử a. Công tác chuẩn bị máy móc Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất ), một thước thép 2m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh. b. Trình tự đo Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảng ngắm hoặc gương. Tại trạm đo A: - Tiến hành cân bằng và định tâm máy ( đưa máy trùng với tâm mốc ). Lắp ắc quy, mở máy và khởi động máy, kiểm tra chế độ cân bằng điện tử. Đặt chế độ đo và đơn vị đo. - Đưa ống kính ngắm chính xác điểm định hướng B. Bằng các phím chức năng nhập các số liệu như hằng số ( K), nhiệt độ (t0), áp xuất( P), toạ độ và độ cao điểm trạm đo A ( XA,YA,HA), toạ độ điểm định hướng B ( XB,YB), chiều cao máy im, chiều cao gương sào (lg). Đưa trị số hướng mở đầu về 0000'00". - Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1. lúc này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiêng DA1,  góc bằng 1( kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1( hoặc góc thiên đỉnh z1).
  29. 20 Hình 2.4: Trình tự đo c. Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU. Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phần mềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau: Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B: XAB= XB - XA YAB= YB - YA Tính góc định hướng của cạnh mở đầu: YAB SAB= artg AB Tính góc định hướng của cạnh SA1.  SA1= SAB+ 1 ( Vì trị số hướng mở đầu BC đã đạt 0000'00"). - Chuyển cạnh nghiêng DA1 về trị số cạnh ngang SA1: SA1 = DA1cosv1 hoặc SA1= DA1sinz1 - Tính số gia toạ độ giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: XA1= SA1cos SA1 YA1= SA1sin SA1 Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1:
  30. 21 X1= XA+ XA1 Y1= YA+ XA1 - Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: HA1= SA1tgv+v1+ im- lg Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im- lg - Tính độ cao điểm chi tiết 1: H1= HA+hA1 Như vậy số liệu toạ độ không gian ba chiều ( x,y,H) của điểm chi tiết 1 được CPU tự động tính toán. Số liệu này có thể được biểu thị trên màn hình tinh thể hoặc lưu giữ trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài ( Field book ) (Lê Văn Thơ 2009) [5]. 2.6. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 2.6.1. Phần mềm MicroStation, Mapping Office Mapping office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn Intergraph bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu đồ họa và phi đồ họa sử dụng trong hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ chạy trên hệ điều hành DOS/WINDOW. Mapping office gồm 5 phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một môi trường đồ họa thống nhất, phục vụ cho việc thu thập và duy trì dữ liệu, các phần mềm thành phần đó là. - MicroStation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các modul phần mềm ứng dụng khác như: GEOVEC, IRASB, IRASC, MSFC, MRFClean, MRFFlag, FAMIS Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation có một giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ đầy đủ và mạnh giúp
  31. 22 thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng. - MGE sử dụng cho việc thu thập duy trì dữ liệu, tạo các bản đồ chuyên đề, hỏi đáp, phân tích vùng và phân tích không gian. Cơ sở dữ liệu được xây dựng trên nền ngôn ngữ hỏi đáp SQL. Mge-pc có thể chạy cùng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ dụng khác như D – base, Foxpro, hoặc các hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL thông dụng khác trên thị trường. - I/rasc: Cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và sử lý ảnh hàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc trực tiếp nếu là ảnh số. I/rasc cho phép người sử dụng cùng một lúc có thể kết hợp điều khiển và thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector. Khả năng này rất tốt khi người sử dụng tiến hành số hóa trên màn hình. - I/rasb: Là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng – Black and White Image).Các công cụ trong I/RasB sử dụng để làm sạch các ảnh được quét vào từ các tài liệu cũ, cập nhật các bản vẽ cũ bằng các thông tin mới, phục vụ cho phần mềm vector hóa bán tự động, I/Geovec. Chuyển đổi dữ liệu dạng raster sang vector. I/RasB cũng cho phép người sử dụng đồng thời thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector trong cùng một môi trường. - I/Geovec: là phần mềm chuyên thực hiện việc chuyển đổi bán tự động dữ liệu raster (dạng Binary ) sang vecter sang các đối tượng. Với công nghệ dượt đường bán tự động cao cấp, I/geovec giảm được rất nhiều thời gian cho quá trình xử lý chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số. I/geovec thiết kế với giao diện người dùng rất thuận tiện (Nguyễn Ngọc Anh 2013) [1]. 2.6.2 Phần mềm Gcadas 2.6.2.1 Gớii thiệu chung - GCadas là một phần mềm chuyên nghiệp – phiên bản 2017 với sự kết hợp của các công cụ hỗ trợ - phục vụ công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính (eMap), đăng ký - lập hồ sơ địa chính (eCadas), kê khai đăng ký cấp
  32. 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (eData), thống kê - kiểm kê đất đai theo “Thông tư số 28/2014/TT- BTNMT” trong môi trường Microstation V8i (phiên bản đồ hoạ mới nhất hiện nay của hãng Bentley). Phần mềm ra đời với mục đích làm đơn giản hoá, tự động hoá các khâu trong thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng góp phần làm tăng năng suất lao động một cách tối đa, giảm thời gian nội nghiệp. 2.6.2.2 Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Gcadas Chúng ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Gcadas như sau:
  33. 24 Kết nối cơ sở dữ liệu - Nhập số liệu đo đạc( file TXT) Hiển thị, sửa chữa trị đo Biên tập nối vẽ hình thể thửa đất và nhập tên chủ sdđ, mã loại đất theo hiện trạng sử dụng Trên thanh công cụ Gcadas vào Bản đồ Tìm và sửa lỗi, rồi tạo Topology Gán các trường dữ liệu trên bản đồ (tên chủ sd,mã loại đất) Bản đồ - Bản đồ địa chính + Đánh số thửa + Vẽ nhãn thửa + Tạo khung bản đồ Lưu trữ, in bản đồ Hình 2.5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Gcadas
  34. 25 2.7. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 2.7.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử Máy toàn đạc điện tử ( Total Station ) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.( Central Processing Unit- Micropocessor ). Hình 2.6: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ ( điểm chi tiết ), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang ( hay góc bằng  ) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z ). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy( K), số liệu khí tượng môi trường đo ( nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao ( X,Y,H ) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy( im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong ( RAM- Random Access Memory ) hoặc bộ nhớ ngoài ( gọi là field book- sổ tay điện tử ) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý ( GIS ) cài đặt trong máy tính (Tổng cục địa chính) [8].
  35. 26 2.7.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236 số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và đo đồng thời với quá trình đo góc cạnh. Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236 . - Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 28-03) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy - Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy, chiều cao gương. - Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao gương. - Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quay máy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao. - Sau mỗi làn bấm nút đo máy sẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy - Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác (Tổng cục địa chính) [8]. 2.7.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết ( điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài. Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử.
  36. 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation V8i, Gcadas,. . . vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính -Bản đồ địa chính số 26 tỉ lệ 1:500 vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính - Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học xây dựng bản đồ địa chính trên địa bàn phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Công ty TNHH MTV Mạnh Chung và phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. - Thời gian tiến hành: Từ 15/04/2019 đến ngày 15/08/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nội dung 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và công tác Quản Lý Nhà Nước về đất đai của phường Tam Thanh. - Nội dung 2: Thành lập lưới khống chế đo vẽ. + Công tác ngoại nghiệp + Công tác nội nghiệp - Nội dung 3 : Thành lập mảnh bản đồ địa chính số 26 phường Tam Thanh từ số liệu đo chi tiết. + Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation và phần mềm Famis + In và lưu trữ bản đồ.
  37. 28 3.4 Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu:Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân phường Tam Thanh, Sở Tài nguyên tỉnh Lạng Sơn về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài,đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. + Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica để đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp toàn đạc với 2 lần đo là đo đi và đo về, sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. + Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. + Phương pháp bản đồ: Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu. Đề tài được thực hiện theo quy trình: - Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống chế mặt bằng;
  38. 29 - Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ ); - Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm chuyên ngành MicroStation V8i và Gcadas để biên tập bản đồ địa chính; - Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ. Đi kèm với những mảnh bản đồ của khu vực nghiên cứu còn có các bảng thống kê về diện tích đất theo từng chủ sử dụng.
  39. 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Tam Thanh 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Tam Thanh là phường trung tâm của thành phố với tổng diện tích tự nhiên là 234,1 ha, chiếm 3,0% diện tích tự nhiên của thành phố. Địa giới hành chính được xác định như sau: 4.1.1.1. Vị trí địa lý - Phía Bắc giáp xã Hoàng Đồng; - Phía Đông giáp phường Hoàng Văn Thụ và phường Vĩnh Trại; - Phía Nam giáp phường Chi Lăng; - Phía Tây giáp xã Hoàng Đồng. 4.1.1.2. Điạ hình Phường Tam Thanh có địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định là điều kiện rất tốt cho việc xây dựng các công trình đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tổ chức không gian sản xuất nông, lâm nghiệp. 4.1.1.3 Khí hậu, thủy văn - Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng, ẩm, có mưa từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng như sinh hoạt và sản xuất của người dân thành phố. - Thủy văn: Sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa phận phường. Con sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua sườn Mẫu Sơn vào thành phố, lòng sông rộng trung bình 100 m nên mức nước giữa hai mùa, mùa mưa và mùa khô chênh lệch ít. Lưu lượng nước trung bình trong năm là 2.300 m3/s.
  40. 31 Với những ưu thế về vị trí địa lý và những ngọn núi, con sông hiện hữu ngay trong lòng phường, đây là nguồn tài nguyên đặc biệt thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. 4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2018, Tổng diện tích tự nhiên là 234,11 ha. Trong đó: - Tổng diện tích đất nông nghiệp là 44,20 ha, chiếm 18,89% tổng diện tích tự nhiên. - Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 187,86 ha, chiếm 80,24 %, - Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 2,05 ha chiếm 0,87%; b. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Nhìn chung, hệ thống sông suối, ao hồ nơi đây khá phong phú, phân bổ tương đối đồng đều, thuận lợi cho khai thác nước mặt, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn phường; - Nguồn nước ngầm: Nhìn chung, nguồn nước ngầm của phường không phong phú. Chất lượng nước đảm bảo vệ sinh đạt tiêu chuẩn khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phường Tam Thanh hiện có gần 13 nghìn người, gồm các dân tộc anh em sinh sống là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa và một số dân tộc khác 33 chung sống trên địa bàn 9 khối phố, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (78,2%), Tày (21,8%), Nùng (13,8%), Hoa (5,82%), Dao (0,18%), còn lại các dân tộc khác. Do đó có nhiều dân tộc khác nhau sống trên địa bàn Phường nên phong tục tập quán tương đối đa dạng và phong phú. Vào các dịp lễ tết và ngày hội người dân thường tổ chức vui chơi thể thao, văn nghệ, làm lễ thờ
  41. 32 cúng tổ tiên, tảo mộ và sum họp gia đình. Nhân dân Phường luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn trong chiến đấu và trong phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù trong những năm qua thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, giá cả mặt hàng tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại dịch vụ, thời tiết diễn biến không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Nhưng kinh tế xã hội của phường vẫn có bước phát triển khá toàn diện, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể. Hạ tầng cơ sở được chú trọng phát triển giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm xá và các công trình văn hóa phúc lợi. Trình độ dân trí không ngừng được nâng lên. Năm 2018 tổng giá trị sản phẩm (GDP) của Phường ước tính đạt 188.700 triệu đồng. Trong đó thương mại dịch vụ đạt 139.000 triệu đồng chiếm 74% tổng giá trị sản phẩm. Công nghiệp – TTCN, xây dựng cơ bản đạt 45.288 triệu đồng chiếm 24%. Nông nghiệp đạt khoảng 3.812 triệu đồng chiếm 2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị thương mại dịch vụ năm 2018 so với năm 2017 tăng khoảng 8 lần. Giá trị sản phẩm nông nghiệp năm 2018 so với năm 2017 giảm khoảng 1.5 lần. Trong thời kỳ khôi phục và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND và UBND phường, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí t lực, tự 34 cường, khắc phục mọi khó khăn, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa giữ vững trật tự an ninh xã hội. Phía Nam Phường Tam Thanh có sông Kỳ Cùng đồng thời là ranh giới với phường Hoàng Văn Thụ với chiều dài trên 1,5 km, đây là nguồn nước mặt khá dồi dào, có khả năng cung cấp gần đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn nước đã bị bẩn do chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt Trên địa bàn Phường hiện tại có 90% hộ dân được dùng nước máy (thông qua trạm
  42. 33 khoan nước giếng T1) và 10% hộ dân sử dụng các giếng và giếng khoan cá nhân. Nguồn nước ngầm: Qua thăm dò thì ở độ sâu 6-8m mực nước ngầm tương đối nhiều, nước sạch chất lượng cao đáp ứng đủ cho sinh hoạt và sản xuất. Là một trung tâm đầu não của thành phố Lạng Sơn, có các cơ quan ban ngành của Tỉnh được xây dựng khang trang đã tạo cho Phường có ba cảnh quan đẹp, hàng năm đã thu hút được nhiều du khách đến thăm quan du lịch. Nhìn một cách tổng thể môi trường trên địa bàn phường cơ bản chưa bị ô nhiễm. Trong những năm gần đây tốc độ xây dựng tương đối mạnh, là phường có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh nên tình trạng rác thải xây dựng vẫn còn đổ bừa bãi. Mặt khác các cơ sở sản xuất lại có vị trí rác thải đan xen nhau trong các khu vực dân cư gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và cảnh quan. Tuy nhiên môi trường sinh thái của phường cơ bản vẫn giữ được các bản sắc tự nhiên, cho đến nay vệ sinh môi trường có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhân dân được tuyên truyền nên có ý thức cao trong gìn giữ vệ sinh gia đình, đường phố cụm dân cư. Duy trì công tác vệ sinh môi trường được thực hiện tích cực có chất lượng, tình hình nước thải ra đường được khắc phục. Cảnh quan môi trường có nhiều thay đổi đáng kể. Nền kinh tế của phường chủ yếu tập trung vào phát triển các ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công ngiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. 4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được duy trì thực hiện và đi vào nề nếp tỷ lệ sinh tự nhiên từ 1,4% giảm xuống 1,07% số người thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ngày càng tăng. Với tổng dân số của phường là: 13.274 người, trong độ tuổi lao động 6.347 người, chiếm 47,81% dân số; trong đó lao đông tập trung chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại với lực lượng lao động khá trẻ, trình độ học vấn của người lao động khá đồng đều nhưng phần lớn là tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Thu nhập bình quân
  43. 34 đầu người tính đến năm 2017 đạt 18.110.000 đồng tương đương 862 USD. Năng lực sản xuất mới được bổ sung, lĩnh vực văn hóa - xã hội có những bước chuyển biến, tiến bộ, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo được khai thác tích cực, đạt kết quả khích lệ, quốc phòng an ninh được quan tâm và tổ chức triển khai có hiệu quả, góp phần củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được duy trì thực hiện và đi vào nề nếp tỷ lệ sinh tự nhiên từ 1,4% giảm xuống 1,07% số người thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ngày càng tăng. Bảng 4.1. Hiện trạng phân bổ dân cư và mật độ dân số của Phường Tam Thanh 2018 STT Chỉ tiêu Đơn vị Toàn phường 1 Tổng nhân khẩu Người 13,274 2 Tổng số nam Người 7.162 3 Tổng số nữ Người 6.112 4 Số hộ Hộ 3.702 (Nguồn: Niên giám thống kê 2018) * Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2018 dân số của phường là 13.274 người, trong đó, số nam là 7.162 người, số nữ là 6.112 người, số hộ là 3.702, mật độ dân số là 9.400,18 người/km2. 36 * Giáo dục và đào tạo: Về quy mô mạng lưới trường lớp: Phát triển ổn định bền vững, phường có 3 cấp học từ Mầm non, Tiểu học, THCS. Về lượng học sinh giữa các cấp học phát triển tương đối đồng đều. Toàn phường có 4 trường trong đó: Mầm non có 02 trường, Tiểu học 1 trường và THCS 1 trường. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng được nhiệm vụ dạy và học, đa số đạt trình độ đào tạo chuẩn ở các cấp học. Về cơ sở vật chất trang thiết bị trường học được xây dựng kiên cố hóa trường lớp. Và có các hoạt động dạy nghề, học nghề như các nghề thêu, tin học, điện.
  44. 35 * Y tế: Công tác Y tế trên địa bàn phường được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Y tế và UBND phường, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong nhiều năm qua đã gặt hái nhiều kết quả đáng phấn khởi. Chất lượng khám bệnh chữa bệnh ngày càng được nâng cao, công tác Y tế dự phòng luôn được chủ động tích cực, nhiều năm qua trên địa bàn phường không có dịch bệnh lớn xảy ra, các chương trình Y tế Quốc gia được duy trì thường xuyên và hoạt động có hiệu quả. * Văn hóa - Thể thao: Công tác văn hóa thể thao thường xuyên được quan tâm thực hiện có hiệu quả thiết thực. Thực hiện công cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào thi đua xây dựng “Gia đình văn hóa” các cấp, các ngành đã đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền, vận động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và hưởng ứng. Các hoạt động phong trào văn nghệ được quan tâm chú trọng và phát triển, đảm bảo việc phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc, cụ thể như các hoạt động: Hát giao duyên, hát then, các hội xuống đồng, múa rồng Ngoài ra về 37 phong trào thể dục thể thao cũng được diễn ra thường xuyên như: Bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, bóng bàn, tenis Tuy nhiên về cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động này hạn chế, chưa được đầu tư xây dựng. [12] 4.1.3. Đánh giá chung - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên + Phường Tam Thanh có vị trí thuận lợi, có hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại; có thể coi đây là lợi thế lớn nhất trong việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội. + Thời tiết khí hậu thuận lợi, đất đai tương đối bằng phẳng, địa chất ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng vừa và nhỏ.
  45. 36 + Diện tích đất tự nhiên tương đối lớn so với 5 phường nội thành, dân số ở mức trung bình, quỹ đất cho xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng còn đủ để đáp ứng nhu cầu. + Tốc độ phát triển dân số đã giảm nhưng số hộ tăng thêm hàng năm còn lớn. Do đó trong những năm tới cần quỹ đất tăng thêm cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà ở cho nhân dân tương đối lớn gây áp lực ngày càng tăng đối với đất đai. + Lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Trong điều kiện quỹ đất có hạn để phát triển kinh tế -xã hội trong giai đoạn tới cần khai thác sử dụng đất khoa học, hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Việc bố trí sử dụng đất phải đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài. - Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội. Trong những năm qua hòa nhập với công cuộc đổi mới chung của cả nước, Đảng bộ và nhân dân phường đã nỗ lực phấn đấu vươn lên giành những 38 thành tựu quan trọng, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, các hoạt động văn hóa – xã hội chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Phường Tam Thanh là Phường thuộc trung tâm các cơ quan đầu não của tỉnh với vị trí thuận lợi giao thông thông suốt nối liền với các cửa khẩu quốc tế quan trọng của Trung Quốc, thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. Nền kinh tế chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang dịch vụ, thương mại buôn bán. Trong quá trình sử dụng đất cần phải thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, trong tương lai để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của phường cần phải xem xét kỹ việc khai thác sử dụng quỹ
  46. 37 đất một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và chú trọng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. 4.1.4. Tình hình quản lý đất đai của phườngTam Thanh Trong những năm qua tình hình quản lý đất đai trên địa bàn phường đã dần đi vào ổn đinh, nề nếp. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. UBND phường đã được phê duyệt bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 làm cơ sở để thực hiện giao đất, cho thuê đất, cho chuyển mục đích tại địa phương. - Tình hình quản lý đất đai * Quản lý đất đai: Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai; thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn phường giai đoạn 2015-2020; Tập trung vào các nội dung: Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý. Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật. * Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất của địa phương - Đánh giá chung
  47. 38 Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, chính vì vậy mà việc quản lý đất đai đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, đất sản xuất nông nghiệp bị giảm do chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các dự án do nhu cầu sử dụng đất ở ngày càng phát triển. - Tình hình sử dụng đất của các tổ chức Nhìn chung việc sử dụng đất của các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn phường Tam Thanh là khá ổn định và hiệu quả. diện tích được giao đã được đưa vào sử dụng đúng mục đích, được xác định ranh giới rõ ràng. Trong những năm qua được sự quan tâm của đảng uỷ, UBND phường Tam Thanh đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn về công tác địa chính thực hiện việc cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trong địa bàn xã, phối hợp với các đơn vị đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính số hóa, cấp GCNQSD đất cho ban quản lý rừng phòng hộ và giải quyết những vướng mắc và đề nghị của nhân dân. Việc quản lý đất đổ thải các công trình do các đơn vị thi công tự ý đổ đất sai quy định. Tình trạng san lấp lấn chiếm đất hành lang giao thông, dựng lều quán diễn ra phức tạp. Chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo ngăn cặn xử lý. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa chính quyền các Đoàn thể chưa được chặt chẽ
  48. 39 Bảng 4.2: Hiện trạng quỹ đất của phường năm 2018 Diện Cơ cấu STT Loại đất Mã tích (%) (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 234,11 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 44,20 18,89 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 34,28 14,65 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 32,47 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 12,37 5.29 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 20,10 8.59 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1,81 0,77 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 9,34 4,00 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 9,34 4,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,58 0.24 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 187,86 80,24 2.1 Đất ở OCT 66,03 28,20 2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 66,03 28,20 2.2 Đất chuyên dùng CDG 80,14 34,22 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,07 0.89 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,04 0.02 2.2.3 Đất an ninh CAN 0,02 0.01 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 9,98 4.26 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 5,21 2.22 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 62,82 26.82 2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,28 0,11 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 21 9,00 2.5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 11,5 4,91 2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 8,91 3.80 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 2,05 0.87 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1,68 0,71 3.2 Núi đá không có rừng cây NCS 0,37 0,16 ( Nguồn: thiết kế kỹ thuật dự toán đo đạc TP Lạng Sơn) [11]
  49. 40 4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai 4.1.4.1. Hiện trang sử dụng đất đai Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 phường Tam Thanh Diện tích Cơ cấu STT Chỉ tiêu Mã (ha) (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ 234.11 100 NHIÊN 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 34.28 52.02 1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 55.78 2.18 1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 191.2 7.47 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác BHK 67.2 2.62 1.4 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 940.17 36.73 1.5 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 5.98 0.23 1.6 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 71.36 2.79 2 Đất lâm nghiệp LNP 892.33 34.86 2.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 180.6 7.05 2.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 663.45 25.92 2.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sx RSK 48.28 1.88 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 41.89 1.64 4 Đất phi nông nghiệp PNN 290.28 11.347 4.1 Đất ở tại nông thôn ONT 74.84 2.92 4.2 Đất trụ sở cơ quan TSC 0.24 0.01 4.3 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 5.87 0.23 4.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 0.02 0.0008 4.5 Đất giao thông DGT 124.87 4.88 4.6 Đất thuỷ lợi DTL 33.64 1.31 4.7 Đất công trình năng lượng DNL 0.21 0.008 4.8 Đất c.trình bưu chính viễn thông DBV 0.03 0.0012 4.9 Đất cơ sở văn hoá DVH 1.24 0.048 4.10 Đất cơ sở y tế DYT 0.14 0.0055 4.11 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 3.1 0.12 4.12 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 0.86 0.034 4.13 Đất chợ DCH 0.94 0.036 4.14 Đất tôn giáo TON 0.07 0.0027 4.15 Đất tín ngưỡng TIN 0.44 0.017 4.16 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3.98 0.155 4.17 Đất sông suối và mặt nước SON 39.79 1.55 5 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3.16 0.123 (Nguồn: UBND phường Tam Thanh năm 2016)[13]
  50. 41 - Những tài liệu phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa chính Bảng 4.4: Bản đồ hiện có của phường Tam Thanh Tên bản đồ Tỷ lệ Số tờ Năm đo vẽ Bản đồ địa chính 1:500 62 2003 4.2 Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ phường Tam Thanh 4.2.1 Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu Bảng 4.5. Tài liệu phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính. STT Tên bản đồ Tỉ lệ 1 BĐ ĐGHC 364 1:10.000 1:10.000 2 Bản đồ địa hình 1:25.000 3 Bản đồ hiê trạng sử dụng đất 1:2000 ( Nguồn: TKKT dự toán đo đạc TP Lạng Sơn) [13] 4.2.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ Dựa trên các tư liệu đã có là bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kết hợp với việc đi khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng lưới khống chế đo vẽ cho khu vực toàn xã. Trước tiên dựa vào sự phân bố của các điểm địa chính cấp cao kết hợp với điều kiện địa hình để phân khu thành lập các dạng lưới khống chế đo vẽ . Tùy theo điều kiện địa hình thực tế của từng khu vực để bố trí lưới khống chế đo vẽ cho phù hợp, điểm khởi và khép của lưới đo vẽ là các điểm địa chính cấp II trở lên. Lưới khống chế đo vẽ toàn bộ khu vực phường Tam Thanh gồm 46 điểm, trong đó có 4 điểm địa chính cấp cao đã biết được dùng làm các điểm khởi tính cho các dạng đường chuyền. Lưới được xây dựng theo phương pháp toàn đạc sử dụng máy đo GPS RTK với 2 lượt đo đi và đo về, mỗi lần với 2 nửa lần đo, đảm bảo theo đúng quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.[14] 4.2.3 Bình sai lưới kinh vĩ - Trút số liệu đo từ máy GPS RTK ComNav T300 bằng phần mềm DPSurvey
  51. 42 - Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình sai DPSurvey để bình sai lưới kinh vĩ. - Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng sau. Trong bảng chỉ là trích dẫn một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục. Bảng 4.6: Số liệu điểm gốc Tọa độ STT Tên điểm X(m) Y(m) 1 LS27 2418313.599 446833.778 2 LS28 2418552.274 449410.284 3 LS32 2417527.632 446162.713 4 2411 2417318.907 449590.470 ( Nguồn: TKKT dự toán đo đạc TP Lạng Sơn) [13] *Thành quả tọa độ sau khi bình sai BẢNG 4.7: BẢNG KẾT QUẢ TỌA ĐỘ PHẲNG VÀ ĐỘ CAO SAU BÌNH SAI HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC : 107°15' ELLIPSOID : WGS-84 Số Tên Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm TT điểm X(m) Y(m) h(m) (mx) (my) (mh) (mp) 1 2411 2417318.907 449590.470 309.217 2 LS27 2418313.599 446833.778 312.643 3 LS28 2418552.274 449410.284 259.677 4 LS32 2417527.632 446162.713 263.033 5 KV01 2419376.331 448509.462 266.873 0.031 0.022 0.167 0.038 6 KV02 2419210.637 448503.669 265.382 0.031 0.022 0.150 0.038 7 KV03 2419250.881 448668.880 265.905 0.038 0.026 0.166 0.046 8 KV04 2419050.584 448651.769 266.669 0.030 0.022 0.134 0.037 9 KV05 2418741.832 448564.401 268.853 0.035 0.025 0.113 0.043 10 KV06 2418817.673 448380.966 263.439 0.030 0.022 0.110 0.038 11 KV07 2418456.969 448575.196 267.881 0.031 0.024 0.083 0.039 12 KV08 2418417.805 448670.737 267.624 0.031 0.023 0.081 0.038 13 KV09 2418356.886 448733.618 265.626 0.047 0.031 0.089 0.057 14 KV10 2418141.570 448759.492 259.502 0.034 0.024 0.068 0.042 15 KV11 2418297.717 448606.923 260.509 0.038 0.026 0.079 0.046 16 KV12 2418068.274 448493.565 259.429 0.035 0.027 0.064 0.044 17 KV13 2417953.579 448432.072 259.087 0.033 0.024 0.062 0.041 18 ( Nguồn: số liệu đo đạc phường Tam Thanh 2019)
  52. 43 *Các chỉ tiêu độ chính xác gia số toạ độ của các BaseLine - RMS lớn nhất: (KV04 LS28) = 0.041 - RMS nhỏ nhất: (KV05 LS28) = 0.034 - RATIO lớn nhất: (KV22 KV21) = 72.670 - RATIO nhỏ nhất: (KV05 LS28) = 2.880 *Các chỉ tiêu sai số khép hình Tổng số tam giác: 46 - Sai số khép tương đối tam giác lớn nhất: (KV46 KV45 KV44) = 1/11672 - Sai số khép tương đối tam giác nhỏ nhất: (LS27 KV04 KV01) = 1/748835 *Các chỉ tiêu sai số và số hiệu chỉnh cạnh - Số hiệu chỉnh cạnh lớn nhất: (KV12 KV14) = 0.666m - Số hiệu chỉnh cạnh nhỏ nhất: (2411 KV17) = 0.005m - SSTP cạnh lớn nhất: (KV23 KV26) = 0.165m - SSTP cạnh nhỏ nhất: (KV37 KV34) = 0.044m - SSTP tương đối cạnh lớn nhất:(KV19 KV18) = 1/1071 - SSTP tương đối cạnh nhỏ nhất:(KV01 LS27) = 1/37413 * Kết quả đánh giá độ chính xác Bình sai toàn mạng lưới 1 . Sai số trung phương trọng số đơn vị. mo = ± 1.000 2 . Sai số vị trí điểm: Lớn nhất : (KV26). mp = 0.063(m). Nhỏ nhất : (KV31). mp = 0.005(m). 3 . Sai số trung phương tương đối chiều dài cạnh : Lớn nhất : (KV19 KV18). mS/S = 1/ 1902 Nhỏ nhất : (LS32 KV31). mS/S = 1/ 330490 4 . Sai số trung phương phương vị cạnh :
  53. 44 Lớn nhất : (KV25 KV26). m = 111.48" Nhỏ nhất : (LS32 KV31). m = 0.67" 5 . Sai số trung phương chênh cao : Lớn nhất : (KV01 KV03). mh= 0.235(m). Nhỏ nhất : (LS32 KV31). mh= 0.029(m). 6 . Chiều dài cạnh : Lớn nhất : (KV01 LS27). Smax = 1984.27m Nhỏ nhất : (KV19 KV18). Smin = 101.66m Trung b́nh : Stb = 489.67m Hình 4.1: Sơ đồ lưới kinh vĩ I -Tổng số điểm địa chính, điểm lưới kinh vĩ của toàn bộ khu đo: Tổng số điểm địa chính: 4 điểm
  54. 45 Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 46 điểm Tổng số điểm cần đo : 50 điểm 4.3. Thành lập bản đồ địa chính tờ số 26 phường Tam Thanh từ số liệu đo chi tiết 4.3.1. Đo vẽ chi tiết Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Đánh mốc sơn xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo vẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. - Từ các mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết. - Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được vào sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ. Sau khi xác định ranh giới hành chính, các ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy TOPCON GTS 236 để đo chi tiết ranh giới các thửa đất, các công trình xây dựng trên đất. + Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất như nhà ở. + Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường. + Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn. Đo thể hiện lòng mương, mép nước, ghi chú hướng dòng chảy của hệ thống. + Đo vẽ thể hiện hệ thống đường điện: các cột điện, hướng đường dây. + Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống + Kết hợp với quá trình đo vẽ, ta kết hợp lấy thông tin của thửa đất, tên địa danh, tên riêng của địa vật . . . và được ghi trực tiếp lên bản sơ họa.\
  55. 46 Bảng 4.8: Kết quả đo một số điểm chi tiết Điểm đứng máy: CP102 Người đo: Nguyễn Văn Yên Điểm định hướng: ĐV1-21 Chiều cao máy: 1.482 m ĐIỂM Góc bằng Khoảng cách (m) Chiều cao gương (m) 103 2417572.937 448561.639 1.4 104 2417572.047 448561.547 1.4 105 2417572.042 448561.546 1.4 106 2417575.705 448552.269 1.4 107 2417575.235 448551.491 1.4 108 2417575.236 448551.49 1.4 109 2417661.165 448501.463 1.4 110 2417585.249 448547.749 1.4 111 2417584.815 448546.632 1.4 112 2417584.815 448546.632 1.4 113 2417584.956 448547.009 1.4 114 2417584.956 448547.009 1.4 115 2417579.87 448484.01 1.4 . 4.3.2. Ứng dụng phần mềm Famis và Microstation thành lập bản đồ địa chính Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp,tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau. Trút số liệu : Sau đây là các bước trút số liệu từ máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236 Đầu tiên muốn trút số liệu ta dùng phần mềm T-COM.EXE -> GTS OPT -> ta để mặc định và ấn Ok -> Conversion -> to SSS (GTS – 700/710/800) -> Ok -> Save. Cụ thể như hình dưới đây:
  56. 49 Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo trạm phụ ta phải ghi vào sổ đo. - Xử lý số liệu Cấu trúc file dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu. Cấu trúc của file có dạng như sau: Hình 4.2: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử Sau khi số liệu được trút từ máy toàn đạc điện tử sang máy vi tính file số liệu có tên (11-8.goc) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 11-8 ( có nghĩa là số liệu đo vào ngày 11 tháng 8) Sau khi có file như hình trên ta phải sử dụng phần mềm để chuyển đổi định dạng file sang “.top” thay vì “.goc”.
  57. 50 Hình 4.3: Phần mềm đổi định dạng file số liệu Sau khi đổi định dạng về “.top” ta có file số liệu như sau: Hình 4.4: File số liệu sau khi đổi Sau khi đã có file “.top” thì ta phải tiếp tục đổi đuôi định dạng về “.txt” qua phần mềm.
  58. 51 Hình 4.5: Phần mềm đổi định dạng file số liệu Sau khi đổi định dạng về “.txt” sẽ có dạng Hình 4.6: File số liệu sau khi đổi Sau khi có file như trên ta đổi đuôi định dạng sang “.txt” để tiến hành phun điểm đo chi tiết lên bản vẽ bằng phần mềm Famis.
  59. 52 4.3.2.1. Nhập số liệu đo Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi “.txt” ta tiến hành chuyển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt. - Làm việc với Cơ sở dữ liệu trị đo Nhập số liệu Import Tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ : Hình 4.7: Nhập số liệu bằng Famis Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi “.txt” ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đất đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau: Hình 4.8: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ
  60. 53 4.3.2.2. Hiển thị sửa chữa số liệu đo - Hiển thị trị đo Từ menu Cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị Tạo mô tả trị đo chọn các thông số hiển thị DX = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0 ) DY = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0 ) Chọn kích thước chữ = 2 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thuận tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu đen ta lên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiết là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận. Vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự điểm như sau: Hình 4.9: Một số điểm đo chi tiết
  61. 54 Vậy ta được một bản vẽ có hiển thị các điểm đo chi tiết 4.3.2.3. Thành lập bản vẽ Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết. Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm sơ đồ của tờ bản đồ khu vực phường Tam Thanh, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo. Hình 4.10: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa 4.3.2.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ Từ Menu chọn cơ sở dữ liệu bản đồ / quản lý bản đồ / kết nối với cơ sở dữ liệu. Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa ( Topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo.
  62. 55 Hình 4.11: Bản đồ sau khi tạo Topology 4.3.2.5. Sửa lỗi Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ ( không gian ) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, Topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. * Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo. Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor. Từ Menu chính của phần mềm trước tiên vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Tự động tìm sửa lỗi ( CLEAN ).
  63. 56 Hình 4.12: Tự động tìm, sửa lỗi Clean Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như : Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh hoạ dưới đây : Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Từ Menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Sửa lỗi. Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa
  64. 57 bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng, . . . Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi. Hình 4.13: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất Hình 4.14: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi
  65. 58 4.3.2.6. Chia mảnh bản đồ Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ Ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh sau đó bản đồ sẽ được chia mảnh. 4.3.2.7. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ được tiến hành như sau * Tạo vùng Từ cửa sổ Cơ sở dữ liệu bản đồ → Tạo Topology → Tạo vùng. Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất. Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ → quản lý bản đồ → kết nối với cơ sở dữ liệu. Hình 4.15: Thao tác tạo tâm thửa Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa
  66. 59 * Đánh số thửa Từ Menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → bản đồ địa chính → đánh số thửa tự động hộp thoại đánh số thửa tự dộng sẽ hiện ra : Hình 4.16: Đánh số thửa tự động Tại mục bắt đầu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20, chọn kiểu đánh Đánh tất cả, Chon kiểu đánh zích zắc, kích vào hộp thoại Đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. * Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chinh, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc tành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn sẽ tiến hành gán nhãn bằng lớp đó. Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Gán thông tin địa chính ban đầu → Gán dữ liệu từ nhãn.
  67. 60 Hình 4.17: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn ( họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất ) bằng lớp 53 do vậy ta gan thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất ), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52, gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ. Vẽ, sửa bảng nhãn thửa * Vẽ nhãn thửa Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu. Sử dụng công cụ vẽ nhãn thửa trong Famis, khởi động Famis bằng cách Utilities → MDL Appliations → Browse → Tìm đến đường dẫn chứa Famis.ma Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Xử lý bản đồ → Vẽ nhãn thửa
  68. 61 Hình 4.18: Vẽ nhãn thửa Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh. * Sửa bảng nhãn thửa Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhan thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thông tin vào bản nhãn. Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Sửa bảng nhãn thửa Hình 4.19 : Sửa bảng nhãn thửa
  69. 62 Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ. * Tạo khung bản đồ địa chính Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong phạm vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT ban hành. Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo khung bản đồ. Hình 4.20: Tạo khung bản đồ Hình 4.21: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh
  70. 63 Khi ta ấn vào nút ‘ Chọn bản đồ ‘ và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Famis, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết. 4.3.3. Kiểm tra kết quả đo Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 4.3.4.Vẽ và in bản đồ 4.3.4.1. Vẽ bản đồ Bản đồ địa chính được vẽ trên máy vi tính bằng các phần mềm chuyên dụng. Các ký hiệu, lực nét, các lớp thông tin được vẽ theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4.3.4.2. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này. Hoàn thành tờ bản đồ 26, thành quả của nó là sự kết hợp những kiến thức chuyên môn đã tiếp thu, và sự đo vẽ kết hợp với số hóa bản đồ. Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và tiến hành thực nghiệm hoàn thành đề tài tốt nghiệp, em rút ra một số kết luận sau: Việc thành lập bản đồ là một trong những phương pháp chính xác nhất. Bởi vì bản đồ địa chính thể hiện khá đầy đủ thông tin sử dụng của thửa tại
  71. 64 một thời điểm nhất định và cũng rất ít biến động, thay đổi tạo cơ sở cho sợ quản lý đất đai của tờ bản đồ số 26 nói riêng và toàn phường Tam Thanh nói chung . Giúp đỡ cho người dân có nhu cầu muốn biết hình thửa của mình trên bản đồ hoặc muốn biết diện tích phần đất mình có theo pháp lý. 4.4. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn khi ứng dụng công nghệ để thành lập BĐĐC. 4.4.1. Thuận lợi - Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi nhận được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ hết sức tận tình của Giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Lợi và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Lạng Sơn, UBND xã Quảng Lạc. - Cán bộ xã tham gia tích cực và công tác xác định diện tích, cung cấp thông tin của thửa đất một cách chính xác và tỷ mỷ. - Có thể đo được các thửa đất có diện tích nhỏ và có nhiều địa vật che khuất. 4.4.2. Khó khăn - Hệ thống chỉ tiêu các loại đất và biểu mẫu thống kê đất đai trước đây so với luật đất đai năm 2013 có nhiều điểm rất khác nhau, khó khăn cho việc chuyển đổi hệ thống số liệu theo chỉ tiêu cũ sang hệ thống số liệu theo chỉ tiêu mới. - Do đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử nên nếu gặp thời tiết khó khăn (mưa) sẽ không thực hiện thực hiện công tác đo đạc. - Tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng về ranh giới đất diễn ra phức tạp gây trở ngại cho công tác đo đạc.
  72. 65 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một công tác hết sức quan trọng, nhằm thống kê lại hiện trạng đất đai của các đơn vị hành chính, từ đó có định hướng tốt cho việc quy hoạch đất đai vào những mục đích hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất. Kèm theo những thống kê về mặt số liệu thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất giúp các nhà quản lý đất đai có cái nhìn trực quan hơn về thực trạng sử dụng đất ở các địa phương tạo cơ sở cho sự phát triển về kinh tế - xã hội và môi trường tại khu vực - Đã thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình các bước đo vẽ của tờ bản đồ để kết quả được chính xác nhất - Qua quá trình số hóa bản đồ được sự thực hiện của những người có tay nghề đã qua đào tạo, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất của các thửa đất trong khu vực đo vẽ. - Sự kết hợp của nhân lực trí lực và vật lực đã tạo nên tờ bản đồ số 26 một cách hoàn chỉnh và chính xác nhất - Qua quá trình số hóa các tài liệu liên quan về thông tin của tờ bản đồ được lưu trữ một cách có hệ thống và tránh bị mất đi qua các năm. 5.2. Kiến nghị Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Famis, Gcadas và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới.
  73. 66 - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Famis để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác. - Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành. - Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai các cấp, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  74. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Công ty TNHH MTV Mạnh Chung: Kế hoạch thi công: Thực hiện công tác công đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Báo cáo kỹ thuật công đoạn công trình. 3. Nguyễn Thị Kim Hiệp (Chủ biên) Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Bài giảng bản đồ địa chính. (2006) Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 4. Luật đất đai 2013 , NXB chính trị gia Hà Nội 5. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 6. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 7. TT25-2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC, Bộ TN&MT. 8. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. 9. Tổng cục địa chính. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Famis – caddb. 10. Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000. 11. UBND phường Tam Thanh. Báo cáo thiết kế đo đạc 2019. 12. Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
  75. 68 13. Thiết kế kỹ thuật- dự toán đo đạc chỉnh lý, đo vẽ bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 8 phường ,xã trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn. 14. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;