Khóa luận Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị - Huyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Kạn

pdf 69 trang thiennha21 19/04/2022 3950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị - Huyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_trong_cay_duoc_lieu_hoai_son_dio.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị - Huyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– VŨ LINH CHI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU HOÀI SƠN (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) TẠI HỢP TÁC XÃ ĐÔNG NAM DƯỢC XÃ HÀ VỊ, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– VŨ LINH CHI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÂY DƯỢC LIỆU HOÀI SƠN (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) TẠI HỢP TÁC XÃ ĐÔNG NAM DƯỢC XÃ HÀ VỊ, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Quốc Hưng Thái Nguyên – 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và nhiều cá nhân và tập thể. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Trương Quốc Hưng – Giảng viên Khoa Lâm nghiệp và ThS. Đỗ Hoàng Sơn – Giảng viên khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bác Nguyễn Văn Cư – Giám đốc HTX Đông Nam dược xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tận tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các cô, chú, anh, chị tại HTX Đông Nam dược đã giúp đỡ tôi thực hiện tốt đề tài này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Vũ Linh Chi
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị - Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn”., chuyên nghành Nông Lâm Kết Hợp là chuyên nghành của riêng bản thân tôi, đề tài đã được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài nghiên cứu này là trung thực. Các số liệu được trích dẫn rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng . năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước (Ký, ghi rõ họ tên) hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ tên) ThS. Trương Quốc Hưng Vũ Linh Chi XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT vii Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1 Ý nghĩa khoa học, học tập 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu 4 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế 4 2.1.2. Khái quát về cây dược liệu Hoài sơn 6 2.1.2.1. Đặc điểm của cây Hoài sơn 6 2.1.2.2. Kỹ thuật trồng cây Hoài sơn 7 2.1.3. Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam 8 2.1.4.Sự cần thiết phát triển dược liệu 10 2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về cây dược liệu 12 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới 12 2.2.2.Tình hình nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam 14 2.2.2.1 Khái quát những nghiên cứu về cây dược liệu ở Việt Nam 14 2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 22 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông 22 2.3.1.1. Vị trí địa lý 22
  6. iv 2.3.1.2. Địa hình - địa mạo 22 2.3.1.3. Khí hậu của khu vực 22 2.3.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 23 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông 25 2.3.2.1. Điều kiện kinh tế 25 2.3.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội 26 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG: VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 29 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 29 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu 30 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu 30 3.4.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 30 3.4.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 30 3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 30 3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 30 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 30 3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất 30 3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất 31 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Khái quát một số dự án được triển khai ở tỉnh Bắc Kạn 32 4.1.1 Một số dự án nuôi trồng, bảo tồn, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 32 4.1.2. Khái quát về dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tỉnh Bắc Kạn 35 4.2. Đánh giá thực trạng phát triển cây dược liệu tại HTX Đông Nam dược 36
  7. v 4.2.1. Tình hình trồng cây dược liệu theo dự án tại HTX Đông Nam Dược 36 4.2.2. Định hướng phát triển cây dược liệu của HTX Đông Nam dược 37 4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng Hoài sơn tại HTX Đông Nam Dược 38 4.3.1. Chi phí đầu tư cho 1ha trồng cây Hoài sơn 38 4.3.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế cho sản xuất 1 ha Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược 39 4.3.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất Hoài sơn và sản xuất lúa 41 4.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi trồng cây Hoài sơn 45 4.4.1.Thuận lợi 46 4.4.2.Khó khăn 46 4.5. Một giải pháp đề xuất cho phát triển cây dược liệu nói chung và cây Hoài sơn nói riêng tại HTX Đông Nam dược, xã Hà Vị 47 4.5.1. Những giải pháp chung 47 4.5.2. Các giải pháp cụ thể 48 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn năm 2018 25 Bảng 2.2: Một số giống vật nuôi chính của xã Hà Vị năm 2018 25 Bảng 2.3: Dân cư xã Hà Vị 27 Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu cây dược liệu tại HTX Đông Nam dược 37 Bảng 4.2. Chi phí đầu từ mô hình trồng 1ha cây Hoài sơn 38 Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế cho 1 ha Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược 39 Bảng 4.4: Chi phí sản xuất cho 1ha lúa theo số liệu điều tra tại một số hộ thành viên của HTX Đông Nam dược năm 2019 42 Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của 1 ha lúa theo số liệu điều tra tại một số hộ thành viên của HTX Đông Nam dược năm 2019 43 Bảng 4.6: So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây dược liệu Hoài sơn và cây lúa 44
  9. vii DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã BVTV Bảo vệ thực vật GACP Good Agricultural and Collection Practices GAP Good Agricultural Practices WHO Tổ chức y tế thế giới CLĐ Công lao động ĐVT Đơn vị tính TCN Trước công nguyên USD Đôla Mỹ IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 27-2-2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM). Ngoài việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, hoàn thành xây dựng NTM, cây dược liệu còn làm thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao trình độ sản xuất của người dân thông qua việc tăng cường khả năng trao đổi, liên kết giữa các vùng miền nhằm từng bước đưa kinh tế vùng núi phát triển bền vững. Bắc Kạn được biết đến là địa phương có nhiều cây dược liệu quý. Tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng khai thác tràn lan khiến diện tích cây dược liệu ngày càng bị thu hẹp, nhiều cây thuốc quý đứng trước nguy cơ bị tận diệt. Cây dược liệu có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Bạch Thông, Na Rì. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền y, dược cổ truyền ở địa phương, cũng là nền tảng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân khi mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu có giá trị. Thấy được tiềm năng và giá trị của cây dược liệu, vừa qua UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, trong đó có mục tiêu phát triển nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh. Để thực hiện được những mục tiêu đó, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều cấp, ngành trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển cây dược liệu. Đồng thời, cần chấn chỉnh hoạt động thu mua, khai thác cây dược liệu trong tự nhiên theo hướng bảo tồn và phát triển, có những chính sách ưu đãi đối với việc quy hoạch vùng chuyên canh, phát triển trồng cây dược liệu tại địa phương. Dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2019 đã chọn Hợp tác xã Đông Nam dược
  11. 2 xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là điểm thử nghiệm trồng các mô hình dược liệu với 04 loài cây: Hà thủ ô đỏ, Ban lá dính, Đẳng sâm và Hoài sơn. Diện tích trồng cây Hoài sơn tại Hợp tác xã Đông Nam dược là 0,5 ha trong năm 2018, đây là cây dược liệu ngắn ngày được trồng thử nghiệm lần đầu tiên tại địa phương. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của cây dược liệu Hoài sơn để từ đó có những định hướng và giải pháp cho phát triển mở rộng loại cây này là vô cùng cấp thiết. Để dự án có thể triển khai thành công, cần có những đánh giá để trả lời các câu hỏi như: Hiệu quả kinh tế cây Hoài sơn mang lại là như thế nào? Có mang lại lợi ích kinh tế cao hơn các cây trồng khác hay không? Trong quá trình trồng Hoài sơn người dân gặp phải những khó khăn gì? Đề tài của tôi tập trung trả lời các câu hỏi nêu trên và từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển cây Hoài sơn tại vùng trồng dược liệu xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị - Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá được hiệu quả kinh tế, mức độ thành công của việc trồng cây dược liệu Hoài sơn, xác định những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc trồng và bảo tồn cây dược liệu Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược xã Hà Vị - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây dược liệu Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược. - Đánh giá được những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng cây dược liệu Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược.
  12. 3 - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu nói chung và cây Hoài sơn nói riêng tại HTX Đông Nam dược xã Hà Vị - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học, học tập - Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và những kiến thức đào tạo tại nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế. - Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với công việc thực tế sau này. - Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra những nhận xét về hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển cây Hoài sơn và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của cây Hoài sơn. - Kết quả nghiên cứu góp phần đảm bảo sản xuất cây dược liệu, đóng góp cho phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng núi và có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các lớp khóa sau.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí bỏ ra. Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay. * Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế + Giá trị sản xuất: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của hộ . GO = Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
  14. 5 + Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất. IC = Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i + Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức: VA = GO – IC Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó. + Thu nhập hỗn hợp: MI (Mexid Income) là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị diện tích trong một vụ rau. MI = VA – (A + T) Trong đó: VA là giá trị tăng thêm (gia tăng) T là thuế nông nghiệp A là phần khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ + Lợi nhuận: TPr = GO – TC Trong đó: GO là giá trị sản xuất TC là tổng chi phí trong sản xuất + Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào/ha). GO/sào hoặc GO/ha + Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC + Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ + Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha + Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC + Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ
  15. 6 * Một số công thức tính hiệu quả kinh tế + Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất hay H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là chi phí sản xuất + Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất hay H = Q – C 2.1.2. Khái quát về cây dược liệu Hoài sơn 2.1.2.1. Đặc điểm của cây Hoài sơn Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk. Họ: Củ nâu - Dioscoreaceae. Tên khác: Củ mài, Khoai mài Là một loại cây thân leo, có củ. Thân dài, nhỏ, chiều dài trên 3m, thân nhẵn không có lông, cây có thể mọc quấn vào các thân cây khác hoặc các vật khác, đến đầu mùa đông cây khô héo. Lá mọc đối hình tim và hoặc hình mũi tên, đầu nhọn, cuống dài, xanh, gân lá hình lưới. Mùa hè ở cuống lá mọc hoa trắng, đơn tính. Giữa những cuống lá mọc những dái củ hình bầu dục hoặc hình quả trứng, loại dái củ này gọi là trứng củ mài, loại dái củ này có thể để gây giống. Quả của củ mài là loại quả có góc khía như loại quả vừng có ba góc kín hình cánh chim. Hạt có cánh hình bầu dục. Dưới đất có củ, phần trên nhọn, phần dưới có hình chiếc dùi cui dài khoảng 30 - 65cm, đường kính từ 7 - 10cm. Vỏ ngoài màu nâu, vỏ mỏng và xù xì, mọc nhiều rễ phụ, mặt cắt ngang không đều, màu trắng hoặc trắng vàng, có nhựa, không mùi. Củ mài đòi hỏi về khí hậu không khắt khe, nói chung vùng núi không rét lắm đều có thể trồng. Nhưng đòi hỏi về đất lại tương đối khắt khe, vì củ mài là loại rễ mọc sâu, mức chịu phân bón tương đối mạnh, thích nghi trồng ở nơi đất
  16. 7 màu mỡ tầng đất sâu, hướng mặt trời ấm áp, kín gió, đất xốp, thoát nước tốt, đất trũng, đất lầy, đất kiềm đều không thích nghi, vì sức hút nước của củ mài yếu, nước nhiều dễ bị thối củ. Ở những nơi có sâu bệnh thì không thể trồng liên tục, nói chung sau khi trồng hai năm cần phải luân canh các loại cây khác một năm. Và củ mài là loại dễ mắc bệnh không nên luân canh những loại cây có bệnh như cây thuốc lá. Ngoài ra ở loại đất có nguồn bệnh cũng không nên trồng củ mài, vì sau khi bị bệnh củ mài sẽ mọc không tốt, chế biến khó khăn, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng. 2.1.2.2. Kỹ thuật trồng cây Hoài sơn * Thời vụ: Thời vụ trồng vào Xuân Hè (tháng 4 - 6) và mùa Thu (tháng 9 - 10). Vụ Xuân Hè tốt hơn vì có độ ẩm thích hợp, nhiệt độ vừa phải, cây chóng nảy mầm. * Mật độ: Trồng theo luống, khoảng cách hàng cách hàng 1,0 – 1,4m, cây cách cây 0,4 – 0,5m. * Kỹ thuật trồng - Làm đất: Chọn đất cao ráo, thoát nước, tơi xốp, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng. đất được cày bừa hay cuốc để ải, vơ sạch cỏ và rễ cây, đánh luống cao 25 - 30cm, rộng 40 - 60cm. - Bón phân: Hoài sơn là cây cho củ, nên cần nhiều tro mùn, phân chuồng mục có thể bón lót 20 - 30 tấn/ha + 800 -1000kg phân NPK (thành phần chủ yếu gồm lân, kali) trộn đều, không nên trồng chay. Để bón thúc có thể hòa phân đạm (khoảng 200kg/ha) cùng với phân chuồng, nước giải pha loãng vào tháng 6,7,8. - Giống: Cây giống từ đầu củ phải đạt chiều cao mầm (cây) trên 20cm, có 4 – 5 lá. Cây từ hạt: 2 – 3 tháng tuổi, cây cao 20 - 25cm, có 4 - 5 lá, cây sinh trưởng tốt. - Trồng: Có thể trồng bằng đầu củ đường kính 5 - 7cm hoặc cây con. Đặt mầm củ hoặc cây con vào từng hốc, trên luống sau khi đã bón phân lót, rồi vùi đất cho thật chặt, khoảng cách 40 - 50cm. Tưới nước.
  17. 8 Một số nơi, mùa đông hàng năm trước thu hoạch ngô, lấy cây ngô về chọn những cây ngô gốc to cắt ra từng đoạn dài 65 cm, bó 50 khúc thành một bó đem ngâm vào nước phân. Khi trồng củ mài lấy những bó đó ra, dùng cọc đóng một lỗ sâu 65 cm với khoảng cách 23×20 cm rồi bỏ từng đoạn thân cây ngô vào lỗ đó, đầu trên của cây ngô bằng với lòng rãnh, sau đó đặt giống ngang đầu đoạn cây ngô, rồi bón phân, mỗi mẫu bón 1.600 kg phân chuồng, cuối cùng phủ đất. Trồng theo cách này không những sản lượng cao mà củ to, tròn, thẳng, dễ chế biến, không tốn thêm nhiều công lắm. - Chăm sóc: Hoài sơn là dây leo, cho nên phải làm giàn. Sau khi cây đã mọc được 33cm, mỗi cây cắm một cọc, cọc dài khoảng 2m và tụm đầu trên của bốn cọc gần nhau ở hai hàng lại để chống gió làm đổ. Đồng thời đem quấn dây vào cọc, như vậy có thể tăng sản lượng của từng cây một. Cùng với việc cắm cọc cần làm cỏ đợt một, làm cỏ với độ sâu khoảng 3 cm, giữa các hàng có thể dùng cuốc, nhưng giữa các cây không dùng cuốc để tránh tổn thương cho cây, nếu có cỏ thì dùng tay mà nhổ. Đợt làm cỏ lần thứ hai vào trung hạ tuần tháng 6, đợt ba cuối tháng 7 đầu tháng 8, cách làm cũng như đợt một. Nhưng cần chú ý khi làm cỏ không làm gãy cây, nếu thấy dây bò ra đất thì đem quấn ngay lên cọc. * Thu hái, chế biến Mùa đào củ Hoài sơn tốt nhất là sau khi trồng 1 năm vào thu đông và đầu xuân khi cây đã lụi. Củ mài đào về rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào xông lưu huỳnh trong 2 ngày 2 đêm, lấy ra phơi khô ta được Hoài sơn khô. Chế biến Hoài sơn nên xay thành bột và đóng gói. Khoai mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ bị hỏng. 2.1.3. Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam Thời gian qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm việc phát triển dược liệu, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và coi đó là một trong các nhóm giải pháp của công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, do giá trị thu nhập của dược liệu mang lại. Ngày 30-10-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định
  18. 9 hướng đến năm 2030, với quan điểm phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội, phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ngày 19-12-2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ- CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung và gây trồng, thu hái cây dược liệu nói riêng. Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 1 năm 2014 phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược liệu Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
  19. 10 Bộ Y tế ban hành ra nhiều nghị định, quyết định khuyến khích địa phương, các công ty, doanh nghiệp tập trung đầu tư vào phát triển ngành dược. Quyết định số 206/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 22 tháng 1 năm 2015 về việc ban hành về danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2010. Nhiều địa phương trong cả nước như: Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng, An Giang, bước đầu đã xây dựng định hướng và triển khai các mô hình trồng dược liệu. Hầu hết các mô hình dược liệu do các tỉnh triển khai chỉ là các mô hình thí điểm, khả năng nhân rộng còn hạn chế do chưa hình thành cụ thể những quy chuẩn, quy chế, những quy định về đầu tư và khuyến khích đầu tư. Từ chính sách đến thực tế phát triển các vùng trồng dược liệu trong những năm qua tại Việt Nam, đề tài này thấy rằng, quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vẫn chỉ là kế hoạch, chưa được chú trọng đầu tư, bố trí nguồn kinh phí để phát triển dược liệu. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược liệu còn thiếu, hoạt động kinh doanh, sản xuất dược liệu vẫn dựa theo các quy định về quản lý thuốc tân dược, cho nên, có nhiều bất hợp lý. Để nâng cao công tác quản lý chất lượng dược liệu và củng cố hệ thống cung ứng dược liệu, cần có cơ chế hỗ trợ, ưu tiên đối với dược liệu trồng trong nước, dược liệu khai thác hợp pháp, thuốc sản xuất từ dược liệu trong nước. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các dược liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ. 2.1.4.Sự cần thiết phát triển dược liệu Theo suckhoevadoisong.vn [15], để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Việt Nam là nước có nền y dược cổ truyền lâu đời. Nền y dược đó có tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng
  20. 11 ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dược liệu nhập khẩu ngày càng nhiều, nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý chất lượng dược liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy tín của y dược cổ truyền Việt Nam. Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia.
  21. 12 Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. 2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về cây dược liệu 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh; những cây cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú. Năm 2838 TCN, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “Thần nông bản thảo”.Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng.Đây là cuốn sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay. Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ. Năm 348 – 322 TCN , Aristote người Hy Lạp đã có những ghi chép về cây cỏ của Hy Lạp. Sau đó năm 340 Theophrate với tác phẩm “Lịch sử vạn vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. Tuy tác phẩm chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm của cây cỏ, nhưng nó đã đặt nền tảng cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này. Năm 60 – 20 TCN, thầy thuốc Dioscorides người Hy Lạp đã mô tả 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ông cũng là người đặt nền móng cho y dược học Hy Lạp. Năm 79 – 24 TCN, nhà tự nhiên học Plinus người La Mã đã soạn thảo bộ sách “Vạn vật học” gồm 37 tập, giới thiệu gần 1000 loài thực vật có ích.
  22. 13 Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952 các tác giả A.I.Ermakov, V.V.Arasimovich, đã nghiên cứu thành công công trình “Phương pháp nghiên cứu hoá sinh – sinh lý cây thuốc”. Công trình này là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loài cây thuốc.Các tác giả A.F.Hammerman, M.D.Choupinxkaia và A.A.Yatsenko đã đưa ra được giá trị của từng loài cây thuốc (cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G.Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khoẻ của con người. Qua cuốn sách "Chữa bệnh bằng cây thuốc" tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loài cây thuốc và chữa đóng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Dẫn theo Trần Thị Lan, 2005)[7]. Năm 1952, A.Petelot đã soạn thảo cuốn sách “Les plantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã giới thiệu về các loại cây thuốc và sản phẩm làm thuốc ở Đông Dương. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng 20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ được biết trên 6000 loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc. Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có tài liệu hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Good Agricultural and Collection Practices - GACP). Tài liệu đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đây là một hướng dẫn và là thước đo chất lượng sản phẩm dược liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên Thế giới. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn
  23. 14 này để xây dựng khung quy định chung cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế giới [14]. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc được pha chế tại các cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ các loài vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm. Ở Trung Quốc, có 940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trường thuốc năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD. Hiện nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế. Như vậy, con người đã nghiên cứu về các loại cây thuốc từ rất lâu đời. Ban đầu, những nghiên cứu về cây thuốc chỉ dừng lại ở mức mô tả các đặc điểm và cách sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, đã có nhiều nghiên cứu sâu hơn về hoạt chất chính có tác dụng trong cây thuốc, tạo sự tin tưởng cho người bệnh khi sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ. 2.2.2.Tình hình nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam 2.2.2.1 Khái quát những nghiên cứu về cây dược liệu ở Việt Nam Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta có nguồn tài nguyênthực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Nghĩa Thìn, số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài. Trong đó các loài cây được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3.900 loài thuộc 307 họ thực vật (Dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Huê,2015)[6].
  24. 15 Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời.Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng các loài cây cỏ để làm thuốc. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các loài cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho mọi người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau đã đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh. Đồng thời còn dựa vào hệ thống Triết học phương Đông, vận dụng vào y học để chữa bệnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của con người Việt Nam. Từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng (2879 – 257 TCN), người dân đã có tục ăn trầu và nhuộm răng đen với mục đích bảo vệ răng, làm chắc răng. Việc sử dụng gừng, tỏi, ớt, sả làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt, phòng trừ các bệnh đường ruột. Cuối thế kỷ III TCN, ở Nam Việt Giao Chỉ đã phát hiện và sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh như sắn dây, gừng, riềng, đậu khấu, ích trí, lá lốt, sả, quế, vông nem . Dưới các thời phong kiến, các ty Thái y, viện Thái y đã hình thành để chữa bệnh cho vua, quan và nhân dân. Dưới triều Trần, danh y Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) đã nói “Nam dược trị Nam nhân”, ông cũng đề xuất việc trồng cây thuốc và chữa bệnh trong nhân dân. Ông đã biên soạn cuốn sách “Nam dược thần hiệu”, mô tả 499 vị thuốc và các phương thuốc để chữa 184 bệnh. Năm 1717, “Nam dược thần hiệu” đổi tên thành “Hồng nghĩa giác lĩnh tư y thư” gồm 590 vị thuốc. Dưới triều đại nhà Lê, nổi bật trong nền y học nước nhà là danh y Hải Thượng lãn ông – Lê Hữu Trác. Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong sử dụng các loại dược liệu chữa bệnh trong bộ sách “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển.
  25. 16 Theo kết quả điều tra của Viện dược liệu Bộ Y tế năm 1985, nước ta có 1863 loài cây thuốc thuộc 236 họ thực vật.Theo giáo sư Võ Văn Chi trong cuốn “Từ điển cây thuốc” số loài cây thuốc ở Việt Nam là trên 3000 loài. Trên 3/4 cây trong số này là những cây mọc tự nhiên, phần lớn sinh sống ở rừng.Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu ở rừng một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ lệ cây làm thuốc thường chiếm khoảng 25-55% số cây điều tra và vùng có xen núi đá vôi thường có tỷ lệ cây làm thuốc rất cao[3]. Ở nước ta số loài cây làm thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không ngừng tăng lên: Năm 1952: Toàn Đông Dương có 1.350 loài Năm 1986: Việt Nam đã biết có 1.863 loài Năm 1996: Việt Nam đã biết có 3.200 loài Năm 2000: Việt Nam đã biết có 3.800 loài (Nguồn: Lã Đình Mỡi, 2003)[8] Trong nền y học cổ truyền hiện đại, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến Y học cổ truyền trong hệ thống các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh. Điều 49, chương III, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) đã nêu rõ “Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe cho người dân trên cơ sở kết hợp y học, dược học hiện đại với y học cổ truyền”. Ngày 4/11/1955, Bộ y tế có công văn 9126 YD/PBCB hướng dẫn các địa phương khai thác và sử dụng các loại thuốc Nam để chữa bệnh trong nhân dân. Nghị định 238/TTg về việc thành lập Viện nghiên cứu Đông y; Thành lập các vườn thuốc mẫu y học cổ truyền từ Trung ương cho đến các địa phương với mục đích giúp cho sinh viên, học viên học tập, người dân biết cách nhận biết và sử dụng một số cây thuốc Nam để chữa bệnh. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, có nhiều công trình nghiên cứu về các loài cây dược liệu trong nhân gian để phục vụ công tác chữa bệnh, bảo tồn và phát triển các loại cây thuốc, bài thuốc quý.
  26. 17 Năm 1963, Hội đồng Dược điển Việt Nam được thành lập để tổ chức công tác xây dựng Dược điển Việt Nam và tiêu chuẩn hóa thuốc; Hội đồng Dược điển đã biên soạn, trình Bộ y tế ban hành 04 bộ Dược điển Việt Nam, xuất bản vào các năm 1979, 1990, 2002 và 2009. Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 4 (năm 2009) gồm 314 chuyên luận dược liệu và thuốc từ dược liệu. Khoa học ngày càng phát triển, con người ngày càng đi sâu khám phá thế giới tự nhiên, trong đó nghiên cứu các loại cây thuốc có tầm quan trọng đặc biệt. GS.TS. Đỗ Tất Lợi là một nhà nghiên cứu cây thuốc nổi tiếng ở nước ta; sau nhiều năm nghiên cứu và sưu tầm các loại dược liệu, ông đã biên soạn cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, mô tả đặc điểm hình thái và cách sử dụng gần 800 loài cây thuộc 164 họ thực vật có tác dụng chữa 60 nhóm bệnh. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị trong nước cũng như trên thế giới. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ tối cao Liên Xô đã công nhận học vị tiến sĩ cho Dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1980, ông được Chính phủ phong học hàm Giáo sư đại học. Đến năm 1996, Đỗ Tất Lợi vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học kỹ thuật . Theo thống kê, ở nước ta hiện có 3.948 loài cây được dùng làm thuốc với khoảng trên dưới 300 loài thường xuyên được khai thác sử dụng cho thị trường trong và ngoài nước. Nhu cầu về thị trường dược liệu ở nước ta hiện nay khoảng 50.000 - 60.000 tấn dược liệu mỗi năm, trong đó khoảng 2/3 được khai thác tự nhiên và trồng trọt. Có khoảng 20.000 - 30.000 tấn dược liệu cho nhu cầu thuốc y học cổ truyền, bao gồm cả số lượng nhập khẩu qua nhiều con đường. Mặc dù Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu làm thuốc nhưng theo điều tra của Viện dược liệu, nhiều loài cây thuốc có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao trước đây có trữ lượng lớn cho khai thác thì nay đã bị giảm sút và trở nên hiếm như: Hà thủ ô đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên, Ngũ gia bì gai, Ba kích, Cốt toái bổ, Đảng sâm, Hoàng tinh Đã có 123 loài thuộc 53 họ được đưa vào Danh lục đỏ, Sách Đỏ Việt
  27. 18 Nam và Danh mục thuộc Nghị định 48 CP/2002 của Chính phủ. Trong đó có tới 55 loài được phân hạng theo IUCN ở mức bị đe dọa tuyệt chủng. Nhiều cây thuốc trước những năm 90 đã di thực thành công và đã trồng đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước thì nay đã phải nhập lại như: Đương quy, Bạch truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Huyền sâm Đây là những vị thuốc chiếm một tỷ trọng rất lớn trong điều trị bằng y học cổ truyền. Chỉ tính riêng mức sử dụng một vị dược liệu của một bệnh viện y học cổ truyền cũng phải tới 4 - 5 tấn mỗi năm. Mặc dù hiện nay, thuốc tân dược được phát triển mạnh ở hầu khắp các nước trên Thế giới nhưng 18 đại bộ phận dân cư các nước đang phát triển vẫn ưa sử dụng thuốc cổ truyền, đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cùng với sự phát triển không ngừng của những tiến bộ khoa học, người ta càng nhận biết nhiều hơn những giá trị của thảo dược trong phòng và chữa bệnh. Theo đánh giá của WHO, có khoảng 70 - 80% dân số các vùng nông thôn các nước đang phát triển (Ethiopia 90%, India 70%, Tanzania 60%, Uganda 60%) dựa chủ yếu vào sử dụng thuốc cổ truyền cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Với dân số chiếm tới hơn 1/6 nhân loại, thị phần thuốc có nguồn gốc tự nhiên của Trung Quốc cũng vào khoảng 30 - 50%. Doanh thu từ sản xuất thuốc Đông dược đạt 1,8 tỷ USD mỗi năm. Ngay tại một số quốc gia phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược cũng tăng lên nhiều trong hơn thập niên trở lại đây. Nhật Bản có tổng giá trị thuốc từ thảo dược trong năm 2000 là 2,4 tỷ USD. Mỹ thu khoảng 1,5 tỷ USD lợi nhuận mỗi năm từ thảo dược. Các nước phát triển khác như Canada, Đức, Pháp, Úc, Bỉ cũng ngay càng tăng xu thế sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như là các liệu pháp bổ trợ (Canada là 70%, Úc là 48 %, Pháp 49%, Mỹ 42%, Bỉ 31%). Theo đánh giá của WHO tổng giá trị dược liệu và thuốc từ dược liệu sử dụng hiện nay vào khoảng 80 tỷ USD mỗi năm.Các nước phát triển đồng thời cũng là những nước có những tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới.
  28. 19 Họ đang tìm cách khai thác triệt để những thế mạnh của tiềm năng dược liệu phương Đông để tạo nên những sản phẩm đặc biệt có giá trị trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. Việt Nam với dân số trên 90 triệu người như hiện nay, theo thống kê, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm 2011 là 2,4 tỷ USD, trong đó thuốc sản xuất trong nước đạt 1,15 tỷ USD. Và Việt Nam cũng đang được nhìn nhận như là một thị trường dược phẩm có sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp dược phẩm cả trong và ngoài nước.Thế giới biết đến Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng dược liệu. Làm sao để phát huy thế mạnh của dược liệu để đưa nền công nghiệp dược Việt Nam trở thành nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã trở thành mục tiêu có tính chiến lược của quốc gia. Ngày 15/8/2002, đã có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010 trong đó đã đặc biệt nhấn mạnh đến thế mạnh của nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Trong đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” đã khẳng định: Xây dựng cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu để đáp ứng 20% nhu cầu cho sản xuất thuốc vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Chủ động nguồn thuốc sản xuất trong nước và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam chính là mục tiêu cũng như điều kiện tiên quyết trong chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam. Khảo sát thị trường dược liệu, thuốc từ dược liệu của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng để nắm rõ nhu cầu sử dụng dược liệu, góp phần định hướng cơ cấu cây trồng dược liệu của Việt Nam là hết sức cần thiết và là mục tiêu cần được đưa ra. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Thị trường dược liệu trong nước - Nhu cầu sử dụng dược liệu của các bệnh viện y học cổ truyền (Dẫn theo Nguyễn Thị Minh Tâm) [9].
  29. 20 Theo Ninh Khắc Bản (2003), khi điều tra về nguồn thực vật phi gỗ tại Hương Sơn - Hà Tĩnh bước đầu đã xác định được khoảng 300 loài cây có thể sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên trong quá trình điều tra thấy có khoảng 25 loài cây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: Hà thủ ô, Thiên niên kiện, Thạch xương bồ, Ngũ gia bì, Sa nhân [1]. Năm 2006 nhóm tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Dược liệu đã tổ chức điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh và đã ghi nhận được có 288 loài thuộc 233 chi, 107 họ và 6 ngành thực vật. Tất cả đều là những cây thuốc mọc hoang dại trong các quần xã rừng thứ sinh và đồi cây bụi.Trong đó có 8 loài được coi là mới (chưa có tên trong danh lục cây thuốc Việt Nam)[10]. Theo Trương Thị Tố Uyên (2010), khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc. Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt; 14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư[13]. Báo cáo khoa học “Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn La “ (1994) đã công bố 500 loài cây thuốc ở Tây Bắc. Riêng Sơn La có 70 họ, 109 chi và 249 loài cây thuốc. Trong đó : Nhóm cây 2 lá mầm gồm 54 họ, 159 chi và 203 loài; nhóm cây 1 lá mầm gồm 10 họ, 27 chi và 31 loài. nhóm cây hạt trần gồm 2 họ, 2 chi và 2 loài; nhóm thông đất gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài; nhóm dương xỉ gồm 3 họ, 9 chi và 12 loài [4].
  30. 21 Theo Nguyễn Tập và Ngô Văn Trại đã điều tra đánh giá hiện trạng và tiềm năng về y học cổ truyền trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, kết quả đã thu thập được nhiều cây thuốc, bài thuốc các thầy lang trong cộng đồng thường sử dụng, nhằm kế thừa và quảng bá rộng rãi những tri thức bản địa này của địa phương. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để duy trì, bảo tồn và khai thác được vốn kinh nghiệm quý báu này[12]. Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các loại cây thuốc trong tự nhiên.Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên đang bị cạn kiệt dần.Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc. Năm 2005, Bộ y tế, Viện y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa cây thuốc”, hướng dẫn cách sử dụng 29 loài cây hoa cây cảnh có tác dụng chữa bệnh thông thường. Cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo cán bộ và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng. Bảo Thắng (2003) đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc nam”. Cuốn sách đã trình bày chi tiết kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản đối với 38 cây thuốc thông dụng; đồng thời cũng mô tả đặc điểm, cách sử dụng 124 vị thuốc chữa bệnh phụ khoa, 10 loại rau, 21 loại quả và một số loại hạt có tác dụng chữa bệnh [11]. Nguyễn Bá Hoạt đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu cho sản xuất quốc phòng, chữa bệnh, xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Pratice). Cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế biến theo y
  31. 22 học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng trọt đầu tư làm tăng chất lượng của sản phẩm và dễ bảo quản hơn[5]. 2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông 2.3.1.1. Vị trí địa lý Xã Hà Vị nằm ở phía nam của huyện Bạch Thông, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 12 km, có diện tích tự nhiên 1.251,17 ha, chiếm 2,37% diện tích tự nhiên huyện Bạch Thông, bao gồm 9 thôn bản. - Phía Bắc giáp xã Lục Bình. - Phía Đông giáp xã Cẩm Giàng và xã Quân Bình. - Phía Tây giáp xã Đôn Phong - Phía Nam giáp thị xã Bắc Kạn. Với vị trí giáp với thị xã Bắc Kạn, thị tứ Cẩm Giàng, trung tâm cụm xã Lục Bình, có đường quốc lộ 3 chạy qua tạo tạo điều kiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các xã trong huyện và thị xã Bắc Kạn - Trung tâm Kinh tế, xã hội trong tỉnh. 2.3.1.2. Địa hình - địa mạo Hà Vị nằm trong khu vực có vị trí phức tạp bị chia cắt bởi sông suối và núi đá với 2 dạng địa hình chính: - Địa hình đồi núi chiếm diện diện tích của xã khá lớn phân bố ở khu vực phía tây của xã. Độ dốc trung bình phổ biến là 400 m - 600 m - Địa hình thung lũng phân bố ở khu vực trung tâm xã theo tuyến đường liên huyện từ quốc lộ 3 giáp xã Lục Bình và dọc theo suối Tà Liềng tạo nên những cánh đồng bậc thang màu mỡ. 2.3.1.3. Khí hậu của khu vực Xã Hà Vị mang khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng núi phía Bắc. Mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng, mưa nhiều. Khí hậu ở xã chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm có từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa đông hanh, khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
  32. 23 - Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm 20,20C; + Nhiệt độ cao tuyệt đối 38,50C; + Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 300C; - Lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1.410 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. - Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 82% tháng 7,8,9 có độ ẩm tương đối cao 84,85% và tháng 11,12,01 có độ ẩm tương đối thấp 78% - Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 1.070 mm, biến động trong các tháng giới hạn 73.6 - 113.5 mm/ tháng. Lượng mưa bốc hơi vào các tháng 2, 8 và cao vào các tháng 5,10,11 với nhiệt độ cao. 2.3.1.4 Điều kiện về thủy văn Xã Hà Vị có mạng lưới thuỷ văn gồm mạng lưới sông suối khá dày chảy trên địa bàn gồm: Suối Tà Liềng, suối Khau Mạ, suối Khuổi Thiêu, suối Cốc Xả chảy theo hướng Đông Tây chảy vào suối Hoa Sơn ở Lục Bình. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tạp và lượng mưa phân bố không đều; hầu hết các sông, suối có độ dốc lớn, vào mùa khô một số khu vực thường bị thiếu nước, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp. 2.3.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất: Theo bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn xã đất được phân bố thành các loại đất chính sau đây: - Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến chất: Tầng đất dày, tơi xốp, tỷ lệ sét cao, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Mùn và đạm tổng số giàu, Kali và Phân lân nghèo, Cation trao đổi giảm dần theo chiều sâu, đất có phản ứng chua. Loại đất này phù hợp để phát triển trồng cây lâu năm và hoa màu. - Đất Feralit màu vàng đỏ, phát triển trên đá phiến thạch sét: Thành phần cơ giới nặng, đất phân bố tập trung, tỷ lệ mùn phụ thuộc vào độ che
  33. 24 phủ rừng. Phần lớn diện tích loại đất này nằm trên địa hình hiểm trở chỉ phù hợp cho trồng cây lâu năm và trồng rừng. - Đất Feralit màu vàng đỏ trên núi cao: Là loại đất phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, chủ yếu là Granite và biến chất, địa hình hiểm trở, độ ẩm 26 cao, tầng đất mỏng, tỷ lệ mùn cao, thành phần cơ giới thịt nặng. Phần lớn loại đất này phù hợp cho phát triển rừng. - Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa. Tầng đất mỏng, đạm, mùn tổng số khá; Kali, lân tổng số trung bình; các chất dễ tiêu nghèo, đất rất chua, khả năng giữ nước kém. Loại đất này phù hợp cho trồng lúa, màu. - Đất phù sa: Bao gồm 2 loại đất chính là đất phù sa không được bồi đắp và đất phù sa ít được bồi đắp hàng năm ở ven các suối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, địa hình bậc thang, có hàm lượng mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình, lượng sắt, nhôm di động cao. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa và rau màu. Tài nguyên rừng Địa hình và thổ nhưỡng của xã rất thích hợp với phát triển Lâm nghiệp. Toàn xã hiện có 944,39 ha đất lâm nghiệp, chiếm 75,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất với các cây nguyên liệu giấy như: Mỡ, Keo, Bạch đàn, Nhìn chung, rừng xã Hà Vị có trữ lượng gỗ ít, động thực vật quý hiếm gần như không có. Tuy nhiên với trữ lượng rừng hiện tại cùng với rừng non đang phát triển, nếu được đầu tư khai thác hợp lý cũng như nỗ lực, tích cực tham gia bảo vệ rừng của chính quyền địa phương và nhân dân thì đây là một thế mạnh của địa phương, do vậy cần chú trọng phát triển trong tương lai.
  34. 25 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông 2.3.2.1. Điều kiện kinh tế Sản xuất nông nghiệp: - Về trồng trọt. Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn năm 2018 Diện tích Năng suất Sản Lượng TT Loại cây trồng (Ha) (tạ/ha) (Tấn) 1 Lúa 220 11,207 1120 2 Ngô 30,5 41 125,05 3 Sắn 20 86 172 4 Lạc 1,3 70 9,1 5 Rau các loại 13 68 88,4 6 Đậu tương 7,5 9,7 7,28 7 Khoai môn 1,7 78,33 13,32 (Nguồn: UBND xã Hà Vị) - Về chăn nuôi. Công tác chăn nuôi của xã Hà Vị được tổng hợp từ cán bộ thống kê của xã và kết quả được trình bày trong bảng 2.2 sau: Bảng 2.2: Một số giống vật nuôi chính của xã Hà Vị năm 2018 Giống vật nuôi Đơn vị Số lượng I. Gia súc Con - Trâu, bò Con 404 - Lợn Con 2120 II. Gia cầm, thủy cầm Con 14112 III. Thủy sản Ha 13,8 (Nguồn: UBND xã Hà Vị)
  35. 26 - Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật: Các lĩnh vực chuyển giao chủ yếu là kỹ thuật thâm canh trồng trọt, canh tác lúa đạt năng suất với kỹ thuật sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại. - Công tác giao thông - thủy lợi và phòng chống thiên tai: Xã có tuyến quốc lộ 3 chạy qua Hà Nội - Cao Bằng là tuyến giao thông quan trọng nhất trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của xã, đoạn chạy qua địa bàn xã dài (200 m, rộng 7,5 m) mặt đường rải nhựa. Các tuyến đường liên xã dài khoảng 6 km, liên thôn có chiều dài 20 km. Giao thông nông thôn: Hệ thống giao thông nông thôn ở xã phần lớn là đường đất, chất lượng mặt đường còn xấu, mùa mưa đi lại khó khăn. Thủy lợi: Thường xuyên vận động nhân dân nạo vét kênh mương, tu sửa các phai đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất. Tu sửa phai, khắc phục hậu quả mưa lũ 5/2016. 2.3.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội * Về Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng Y tế xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt các mục tiêu chương trình y tế Quốc gia, khám chữa bệnh cho nhân dân và tiêm chủng mở rộng (100% trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng). Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, trong năm qua không xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng. * Về công tác giáo dục đào tạo Hoàn thành nhiệm vụ chương trình học năm học 2015 - 2016, giữ vững phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, Tiểu học và Trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục tiếp tục nâng cao, cụ thể là tăng số lượng học sinh khá, giỏi. Công tác khuyến học luôn được quan tâm như phát triển mở rộng công tác học tập cộng đồng, thực hiện xã hội hoá giáo dục; tổ chức các buổi gặp mặt sinh viên đại học là con em dân tộc địa phương, khuyến khích động viên các em trong học tập và rèn luyện. Nâng cao tinh thần học tập của con em trên địa bàn.
  36. 27 * Về tình dân tộc, dân số và lao động Xã Hà Vị được chia thành 9 thôn, bản gồm: Khuổi Thiêu, Cốc Xả, Thôm Pá, Lủng Kén, Nà Cà, Nà Ngàng, Nà Phả, Khau Mạ, Pá Yếu. Hiện toàn xã có 1.704 người, gồm 2 dân tộc Tày và Kinh, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày chiếm 95% tổng dân số của xã. Mối quan hệ giữa các dân tộc trên địa bàn có từ lâu đời và ngày càng khăng khít, những sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc vẫn được gìn giữ. Bảng 2.3: Dân cư xã Hà Vị STT Tên các thôn Số hộ Số khẩu I.Khu Bắc Hà Vị 1 Khuổi Thiêu 62 242 2 Cốc Xả 57 233 II.Khu trung tâm Hà Vị 1 Khau Mạ 45 173 2 Nà Phả 52 217 3 Nà Cà 48 185 4 Nà Ngàng 44 167 III. Khu Nam Hà Vị 1 Lủng Kén 56 212 2 Pá Yếu 44 167 3 Thôm Pá 38 108 (Nguồn: UBND xã Hà Vị) Lao động: Hiện có 656 người trong độ tuổi lao động, chiếm 38.14% tổng dân số. Lao động trên địa bàn xã chủ yếu là lao động nông - lâm nghiệp, có một số ít là lao động tự do. Lao động mang tính thời vụ, người lao động có nhiều việc làm vào thời gian gieo trồng và thu hoạch nông sản. Thu nhập chủ yếu của người dân trong xã nhờ vào kinh tế nông lâm nghiệp.
  37. 28 * Thực trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua cơ sở hạ tầng của xã không ngừng được thay đổi. Việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các công trình văn hoá phúc lợi công cộng, công trình dân sinh đã làm thay đổi bộ mặt của xã. - Hệ thống giao thông: Xã có tuyến quốc lộ 3 chạy qua Hà Nội - Cao Bằng là tuyến giao thông quan trọng nhất trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của xã, đoạn chạy qua địa bàn xã dài (200 m, rộng 7,5 m) mặt đường rải nhựa. Các tuyến đường liên xã dài khoảng 6 km, liên thôn có chiều dài 20 km, giao thông nông thôn hệ thống giao thông nông thôn ở xã phần lớn là đường đất chất lượng mặt đường còn xấu mùa mưa đi lại khó khăn. - Hệ thống thủy lợi: Hàng năm xã thường xuyên chỉ đạo nạo vét, tu sửa và xây dựng mới hệ thống kênh mương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ công tác sản xuất đúng thời vụ. Dự kiến trong tương lai xây dựng một số kênh mương phục vụ cho việc cải tạo ruộng 1 vụ lên 2 vụ. - Hệ thống cấp điện: Xã có 03 trạm biến áp để tài điện xuống cho các khu dân cư: Trạm TBA Nà Phả, tại thôn Nà Phả (60 KVA); Trạm TBA Lủng Kén, Thôn Lủng Kén (60 KVA); Trạm TBA Pá Yếu, tại thôn Pá Yếu (60 KVA)
  38. 29 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Hoài sơn được trồng theo dự án tại HTX Đông Nam dược, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Toàn bộ diện tích trồng Hoài sơn theo dự án tại HTX Đông Nam dược, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi về thời gian: Các thông tin, số liệu về cây Hoài sơn được trồng theo dự án tại HTX Đông Nam dược trong năm 2018-2019. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Nghiên cứu triển khai tại HTX Đông Nam dược, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 6/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi Nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau: - Khái quát các dự án về cây dược liệu ở tỉnh Bắc Kạn - Đánh giá tình hình sản xuất cây dược liệu Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá được những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng cây dược liệu Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc trồng cây dược liệu nói chung và cây Hoài sơn nói riêng tại HTX Đông Nam dược xã Hà Vị - huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn.
  39. 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu 3.4.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp - Thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi chuẩn bị trước đối với các thành viên HTX Đông Nam dược. - Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp kết hợp với các phương pháp trên trong quá trình đi điều tra thu thập số liệu. 3.4.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp - Thu thập thông tin từ các tài liệu sách, báo, tài liệu internet, quyết định, thông tư, các kết quả nghiên cứu về cây dược liệu được thực hiện ở trong nước và của nước ngoài. - Các thông tin về tình hình sản xuất cây dược liệu tại HTX Đông Nam dược xã Hà Vị - huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. 3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa - Quan sát địa hình, địa thế - Đánh giá khái quát những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên cho việc trồng cây dược liệu thông qua việc quan sát trực tiếp. 3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu - Phân tích và tổng hợp thông tin, các số liệu điều tra, các tài liệu tham khảo thu thập được, tính toán, xử lý bằng phần mềm Excel. 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất - Giá trị sản xuất GO: (Gross Output): Là giá tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp được tạo ra tính trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kỳ sản xuất. Trong đó: Qi : Là khối lượng sản phẩm thứ i Pi : Là đơn giá sản phẩm thứ i i : Là số lượng chủng loại sản phẩm
  40. 31 - Chi phí trung gian IC: (Intermediate cost): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Trong đó: Cj: Số lượng đầu vào thứ j được sử dụng Pj: Đơn giá đầu vào thứ j - Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của người sản xuất khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một chu kì sản xuất. VA = GO - IC - Lợi nhuận Pr: Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất trên một đơn vị diện tích. Pr = GO - TC Trong đó: + GO: Là tổng giá trị sản xuất + TC: Là tổng chi phí. 3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất - Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/1 đơn vị diện tích: GO/ha: Tổng giá trị sản xuất trên 1 ha; VA/ha: Giá trị gia tăng trên 1 ha - Chỉ tiêu hiệu quả vốn: GO/IC: giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian; VA/IC: giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian; Pr/IC: Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian. - Chỉ tiêu hiệu quả lao động: GO/CLĐ: Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động; VA/CLĐ: Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động; Pr/CLĐ: Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động * Về giá cả sử dụng trong tính toán: Tôi sử dụng giá cả bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu.
  41. 32 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát một số dự án được triển khai ở tỉnh Bắc Kạn 4.1.1 Một số dự án nuôi trồng, bảo tồn, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn là một tỉnh miền núi ngoài thế mạnh về nông lâm nghiệp, thì tiềm năng về cây dược liệu đóng vai trò rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Theo số liệu chưa đầy đủ, Bắc Kạn có trên 1.000 loại cây dược liệu, trong đó có gần 20 loại cây quý và hiếm. Cây dược liệu có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới . Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền y, dược cổ truyền ở địa phương, cũng là nền tảng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân khi mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay dược liệu Bắc Kạn mới chỉ được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, chưa được khai thác có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một thực trạng đáng quan tâm là những năm gần đây, do tình trạng khai thác ồ ạt, tràn lan các cây dược liệu mọc tự nhiên đã dẫn đến diện tích, sản lượng của các loại cây này bị thu hẹp, một số loại cây gần như bị tận diệt. Rất nhiều loại cây dược liệu bản địa quý như Hoàng liên ô rô, Bảy lá một hoa, Ba kích, Hà thủ ô, Bình vôi tím hầu như không còn. Hiện nay, các sản phẩm từ cây dược liệu xuất hiện trên thị trường trong tỉnh Bắc Kạn phần lớn là do được nhập từ các tỉnh, thành phố hoặc các quốc gia lân cận về. Ngoại trừ một số loại cây dược liệu đã biến mất thì với những diện tích cây dược liệu có giá trị kinh tế, hoặc quý hiếm còn lại cũng chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân bản địa, chưa đủ cung cấp ra thị trường. Hiện nay việc bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu ở Bắc Kạn chưa thu hút được sự tham gia của của xã hội mà mới dừng lại ở quy mô hộ gia đình, chỉ khoảng 10 - 20 loại cây, diện tích nhỏ lẻ, vừa đủ phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh hàng ngày của các hộ dân. Đi đôi với đó, do thiếu vốn
  42. 33 đầu tư, kỹ thuật chăm sóc cũng như thị trường nên việc mở rộng quy mô, diện tích trồng cây dược liệu đang gặp khó khăn. Năm 2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 3808/2009/QĐ-UBND ngày 16/12/2009 phê duyệt Chương trình phát triển cây dược liệu giai đoạn 2010 – 2015 tầm nhìn đến 2020; năm 2010 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ký Quyết định số 435/2010/QĐ-UBND ngày 12/3/2010 ban hành Quy chế quản lý khai thác, kinh doanh và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Quyết định trên đã nêu rõ: Huy động các ngành xây dựng các dự án về phát triển cây thuốc theo tiêu chí GAP từ nguồn cây thuốc bản địa vừa đảm bảo an toàn, chất lượng vừa có tác dụng bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc của địa phương. Đặc biệt, khuyến khích các hoạt động trồng cây thuốc dưới tán cây rừng hoặc tận dụng đất rừng, đất chưa sử dụng và chuyển đổi loại hình sử dụng đất phát triển cây thuốc, khôi phục lại vùng phân bố cây thuốc bản địa, phát triển bền vững phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Năm 2014 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ký Quyết định số 468/2014/QĐ-UBND ngày 20/3/2014 về Bảo tồn, phát triển một số động, thực vật quý hiếm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; năm 2015 Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 Quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có phần hỗ trợ phát triển dược liệu. Trong thời gian qua, trên địa bàn của tỉnh cũng đã có một vài đề tài, dự án tiến hành. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới dừng lại ở điều tra thực trạng cây dược liệu, trồng thử nghiệm rải rác một số cây mà chưa hệ thống được các vùng trồng dược liệu, loại cây và sản phẩm cho thị trường, chưa thiết lập được chuỗi giá trị từ sản xuất giống, trồng trọt, thu hái, chế biến, chiết xuất, sản xuất, phân phối các sản phẩm. Đây là hạn chế lớn nhất trong chiến lược phát triển cây dược liệu ở tỉnh Bắc Kạn. Trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án trồng và phát triển thử nghiệm đối với một số cây dược liệu có giá trị cao. Có thể kể
  43. 34 đến Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, phân bố và khả năng phát triển cây kim tuyến tại một số huyện của tỉnh Bắc Kạn”, bước đầu đã nghiên cứu thành công phương pháp nuôi cấy mô invitro cây kim tuyến trong phòng thí nghiệm, hoàn thiện các quy trình nhân nhanh cây kim tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô, quy trình kỹ thuật giá thể ra cây sau nuôi cấy, kỹ thuật trồng trong nhà lưới. Đề tài cũng đã trồng thử nghiệm cây kim tuyến trong các môi trường nhà lưới, môi trường tự nhiên tại các xã Đôn Phong (huyện Bạch Thông) và Yên Mỹ (huyện Chợ Đồn). Thành công bước đầu của Đề tài là cơ sở khoa học để tiến tới triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển dược liệu trong cộng đồng dân cư. Dự án “Nghiên cứu đánh giá, nhân giống và kỹ thuật trồng gừng đá Bắc Kạn” đã giúp bảo tồn và nhân giống thành công cây gừng đá bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Dự án đã sản xuất 22.000 cây giống nuôi cấy mô và xây dựng 2ha mô hình trồng gừng đá tại xã Liêm Thủy huyện Na Rì, trong đó 1ha mô hình trồng gừng đá từ cây giống nuôi cấy mô và 1ha mô hình trồng gừng đá từ củ giống thông thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình trồng thử nghiệm bằng cây giống nuôi cấy mô sinh trưởng phát triển tốt, là cơ sở quan trọng để tỉnh xem xét, khuyến khích mở rộng diện tích trồng gừng đá trong những năm tới. Đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng vườn thuốc nam tại các trạm y tế xã của tỉnh Bắc Kạn” bên cạnh việc đánh giá thực trạng sử dụng vườn thuốc nam trong khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, phường đã xây dựng thành công mô hình vườn mẫu với nhiều loại thuốc nam phổ biến, có tác dụng điều trị hiệu quả một số chứng bệnh thông thường. Thành công của Đề tài sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen cây thuốc nam của địa phương, đồng thời nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Những dự án trước đây triển khai tại Bắc Kạn quy mô nhỏ, phạm vi hẹp với số loài hạn chế chưa mang tính hàng hóa.
  44. 35 4.1.2. Khái quát về dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tỉnh Bắc Kạn Ngày 25 tháng 02 năm 2016, UBND tỉnh Bắc Kạn ra Quyết định số 232/QĐ-UBND về việc phê duyệt tổ chức, cá nhân trúng tuyển là đơn vị chủ trì thực hiện dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” là Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Ngày 13/9/2016, UBND tỉnh Bắc Kạn ra Quyết định số 1469/QĐ- UBND về việc phê duyệt nội dung thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn”. UBND tỉnh Bắc Kạn là cơ quan chủ quản dự án, cơ quan quản lý dự án là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, cơ quan chủ trì thực hiện dự án là Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Thời gian thực hiện dự án 36 tháng (từ 8/2016 đến 7/2019). Tổng kinh phí thực hiện dự án là: 2.803,251 triệu đồng (Hai tỷ, tám trăm linh ba triệu, hai trăm năm mươi mốt ngàn đồng). Đây là một dự án nghiên cứu triển khai xây dựng các mô hình trồng dược liệu tại tỉnh Bắc Kạn với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Mục tiêu chung của dự án: Xác định một số vùng trồng dược liệu và xây dựng mô h́nh trồng, chế biến dược liệu quý của Bắc Kạn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định được vùng trồng và cây dược liệu đặc thù phù hợp của Bắc Kạn có khả năng sản xuất hàng hóa - Xác định các vùng khí hậu, đất đai phù hợp cho loại cây dược liệu đặc thù; - Xác định loại cây dược liệu có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp sản xuất hàng hoá và có nhu cầu thị trường, trồng trên đất sản xuất nông nghiệp; - Xác định loại cây dược liệu có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp sản xuất hàng hoá và có nhu cầu thị trường, trồng dưới tán rừng của đất lâm nghiệp;
  45. 36 - Phân tích đánh giá hàm lượng dược tính của các cây dược liệu trồng thử nghiệm đã lựa chọn; Các loại cây dược liệu định hướng lựa chọn trồng tại Bắc Kạn là: Dong riềng đỏ, Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm, Hoài sơn, Ban lá dính. 2. Xây dựng được mô hình 10ha trồng 6 loại cây dược liệu - Mô hình 2 loại cây dược liệu đã được lựa chọn trồng dưới tán rừng; - Mô hình 6 loại cây dược liệu trồng trên đất soi bãi, đất một vụ chuyển đổi. 3. Xây dựng được mô hình chế biến tiêu thụ 6 sản phẩm dược liệu - Xây dựng được mô hình sản xuất, sơ chế biến dược liệu và bao tiêu sản phẩm làm đầu mối dài lâu trong liên kết với các Công ty, Viện, Trường trong phát triển dược liệu: Mô hình sơ chế thành nguyên liệu thô 4 sản phẩm; Mô hình chế biến bán thành phẩm 2 sản phẩm; - Xây dựng được mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm dược liệu. 4. Truyền thông về kỹ thuật, vùng trồng dược liệu cho tỉnh Bắc Kạn - Xây dựng được 1 tài liệu về kỹ thuật gây trồng và chế biến cho người dân và cộng đồng vùng trồng dược liệu; - Xây dựng được 1 tài liệu hướng dẫn truyền thông về vùng dược liệu với các phương tiện và công cụ phù hợp cho địa phương; - Tập huấn kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tiếp cận thị trường bao tiêu sản phẩm cho người trồng dược liệu. Địa bàn xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là một trong những vùng được dự án đánh giá là có tiềm năng và đã lựa chọn làm nơi thử nghiệm xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu. Trên cơ sở thực hiện mô hình của dự án thông qua nhóm hộ nông dân và HTX tại xã Bình Văn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch phát triển mở rộng vùng trồng dược liệu ra nhiều địa phương khác trong tỉnh. 4.2. Đánh giá thực trạng phát triển cây dược liệu tại HTX Đông Nam dược 4.2.1. Tình hình trồng cây dược liệu theo dự án tại HTX Đông Nam Dược Theo kết quả điều tra cho thấy, tình hình trồng các loài cây dược liệu ở HTX Đông Nam Dược theo dự án được tổng hợp tại bảng sau:
  46. 37 Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu cây dược liệu tại HTX Đông Nam dược Diện tích Cơ cấu TT Các loài cây dược liệu Ghi chú (ha) (%) 1 Cây Đẳng sâm 0,25 5,75 Cây hàng năm 2 Cây Hoài sơn 0.5 11,49 Cây hàng năm 3 Cây Hà thủ ô đỏ thâm canh 1 22,99 Cây lâu năm 4 Cây Hà thủ ô đỏ dưới tán rừng 1,75 40,23 Cây lâu năm 5 Cây Ban lá dính 0.85 19,54 Cây hàng năm Tổng 4,35 100,00 (Nguồn: HTX Đông Nam Dược 2019) Từ bảng 4.1 cho thấy tình hình trồng dược liệu của HTX Đông Nam dược, gồm 4 loài cây với tổng diện tích 4,35ha. Trong đó: Đẳng sâm có diện tích 0.25ha chiếm tỉ lệ 5,75% tổng diện tích. Hoài sơn có diện tích 0.5ha chiếm tỉ lệ 11,49%. Hà thủ ô đỏ gồm hà thủ ô đỏ được trồng thâm canh 1 ha và trồng dưới tán rừng với diện tích là 1,75ha. Ban lá dính có diện tích 0.85ha chiếm 19,54% tổng diện tích đất trồng dược liệu tại xã Hà Vị. Diện tích Ban lá dính được trồng năm 2017 là 0,25ha, năm 2018 là 0,4ha và năm 2019 chuẩn bị cho thu hoạch là 0,2ha. Theo HTX Đông Nam dược, diện tích trồng Ban lá dính hàng năm phụ thuộc vào mức độ sử dụng của HTX và nhu cầu đặt hàng của Viện dược liệu. Ngoài những loài cây được trồng theo dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” nêu ở trên, hiện nay tại HTX Đông nam dược có xây dựng một vườn bảo tồn các loài cây dược liệu quý hiếm với khoảng trên 27 loài khác nhau. 4.2.2. Định hướng phát triển cây dược liệu của HTX Đông Nam dược - Tiếp tục mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu có thị trường tiêu thụ và mang lại giá trị kinh tế cao. - Mở rộng liên kết và ký hợp đồng với các công ty, các nhà thuốc đông y, viện dược liệu để mở rộng thị trường, tăng sản lượng bán ra.
  47. 38 - Tiếp tục liên kết hợp tác với các cơ sở khoa học, công nghệ để tìm ra các loại cây thuốc mới, quý phù hợp với địa phương để bảo tồn, gây trồng và thương mại hóa nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các xã viên. - Phát triển và mở rộng nhà xưởng chế xuất thuốc nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời chế biến sâu để đa dạng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì nhằm nâng cao giá trị. 4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng Hoài sơn tại HTX Đông Nam Dược 4.3.1. Chi phí đầu tư cho 1ha trồng cây Hoài sơn Theo số liệu của dự án, chi phí đầu tư cho mỗi 1ha cây Hoài sơn trồng theo quy định, quy trình của dự án như sau: Bảng 4.2. Chi phí đầu từ mô hình trồng 1ha cây Hoài sơn ĐVT: 1000đ Đơn vị Số Thành STT Diễn giải nội dung Đơn giá tính lượng tiền I Chi phí trung gian (IC) 26.825 1 Cây giống 13.750 Trồng mới Cây 5000 2,5 12.500 Trồng dặm Cây 500 2,5 1.250 2 Phân bón NPK Kg 500 10 5.000 3 Phân chuồng hoai Tấn 4 800 3.200 4 Vật liệu làm giàn leo Cây 6750 0,5 3.375 5 Thuốc Bảo vệ thực vật 1.500 II Công lao động Công 60 150 9.000 III Khấu hao tài sản cố định Lần 1 0 0 TỔNG 35.825 (Nguồn: Số liệu dự án năm 2019) Theo bảng trên ta thấy, tổng chi phí sản xuất Hoài sơn là 35.825.000 đồng. Trong đó: - Chi phí cho giống gồm giống trồng mới và giống trồng dặm là 13.750.000 đồng chiếm tỉ lệ cao nhất 40.4% tổng chi phí. - Chi phí cho phân bón NPK là 5.000.000 đồng chiếm tỉ lệ 13.7%.
  48. 39 - Chi phí cho phân chuồng hoai là 3.200.000 đồng chiếm tỉ lệ 8.7% chi phí sản xuất. - Chi phí cho công chăm sóc là 9.000.000 đồng chiếm tỉ lệ 24% chi phí sản xuất. - Chi phí cho vật liệu làm giàn leo là 3.375.000 đồng chiếm tỉ lệ 9.2%. - Chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật là 1.500.000 đồng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 4% chi phí sản xuất. Chủ yếu là thuốc chống kiến, mối, vôi bột. Đầu tư cho phát triển các mô hình trồng cây dược liệu thường cao hơn so với các cây trồng nông nghiệp. Cũng giống như nhiều cây nông nghiệp, cây dược liệu để đạt được năng suất chất lượng sản phẩm tốt thì phân bón và giống là một trong những đầu tư quan trọng trong phát triển các mô hình trồng cây dược liệu 4.3.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế cho sản xuất 1 ha Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào như: Trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ đặc biệt trong trồng cây dược liệu Hoài sơn cũng vậy. Ngoài việc trồng để duy trì và bảo tồn các nguồn dược liệu quý hiếm, thì việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất giải pháp phù hợp để kích thích sự phát triển của cây dược liệu Hoài sơn. Tổng diện tích trồng Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược theo dự án là 0,5ha. Cây Hoài sơn được trồng vào tháng 8/2018, đến tháng 3 năm 2019 xuất hiện tình trạng chuột đào gốc ăn củ, HTX đã tiến hành thu hoạch gấp vào tháng 4/2019 mặc dù thời gian trồng mới chỉ có khoảng 8 tháng. Sản lượng thu được với 0,5 ha đạt 1.750 kg củ tươi (Năng suất quy đổi ra 1ha là 3.500kg/ha). Số lượng sản phẩm thu hoạch lớn và vào thời điểm HTX không có đủ nhân lực để chế biến nên đã tiêu thụ tươi ngay với giá bán 30.000đ/kg. Các chỉ tiêu kinh tế tính cho 1ha cây Hoài sơn được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế cho 1 ha Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược
  49. 40 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 1.Năng suất bình quân Kg/ha 3.500 2.Giá bán bình quân 1.000đ/kg 30 3.Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 105.000 4.Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 26.825 5.Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 78.175 6.Công lao động 1.000đ 9.000 7.Tổng chi phí (TC) 1.000đ 35.825 8.Lợi nhuận Pr 1.000đ 78.175 9.Một số chỉ tiêu 9.1.Trên 1000đ chi phí -GO/IC Lần 3,914 - VA/IC Lần 2,914 - Pr/IC Lần 2,914 9.2.Trên 1 công lao động - GO/CLĐ 1.000đ 1.750 - VA/CLĐ 1.000đ 1.303 - Pr/CLĐ 1.000đ 1.303 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng 4.3 cho thấy năng suất bình quân trên 1ha Hoài sơn tại HTX Đông Nam dược năm 2019 là 3.500 kg/ha củ tươi với giá bán bình quân là 30.000 đồng/kg. Tổng giá trị sản xuất (GO) là 105.000.000 đồng/ha, giá trị gia tăng (VA) là 78.175.000 đồng/ha. Từ những số liệu đã có,ta có thể xác định được như sau: - GO= P x Q= 30.000 x 3.500 = 105.000.000 (đồng) - VA = GO - IC = 105.000.000 – 26.825.000 = 78.175.000 (đồng) - Chi phí biến đổi VC = IC + Công lao động = 26.825.000 + 9.000.000 = 35.825.000 (đồng)
  50. 41 - Tổng chi phí (TC) = Chi phí cố định khấu hao (FC) + Chi phí biến đổi (VC) = FC+VC= 0 +35.825.000 = 35.825.000 (đồng) Lợi nhuận thu được từ 1 ha Hoài sơn - Pr=GO-TC= 105.000.000 – 35.825.000 = 78.175.000 (đồng) Lợi nhuận thu được từ 1ha Hoài sơn là 78.175.000 chiếm 74,45% tổng giá trị sản xuất, qua đó ta có thể thấy được hiệu quả kinh tế rất cao của cây dược liệu Hoài sơn. Ngoài ra, còn có các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế thực sự mà cây Hoài sơn mang lại. + Giá trị sản xuất so với chi phí trung gian (GO/IC) là 3,914 lần tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 3,914 đồng giá trị sản xuất. + Giá trị gia tăng so với chi phí trung gian (VA/IC) là 2,914 lần tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 2,914 đồng giá trị gia tăng. + Lợi nhuận so với chi phí trung gian (Pr/IC) là 2,914 lần tức là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 2,914 đồng lợi nhuận. Chi phí cố định khấu hao coi như không đáng kể. Tổng công lao động tính cho 1ha cây Hoài sơn là 60 công. Vì vậy: + GO/CLĐ là 1.750 nghìn đồng tức là 1 công lao động bỏ ra thì thu được 1.750.000 đồng giá trị sản xuất. +VA/CLĐ là 1.303 nghìn đồng tức là 1 công lao động bỏ ra thì thu được 1.303.000 đồng giá trị gia tăng. + Pr/CLĐ là 1.303 nghìn đồng tức là 1 công lao động bỏ ra thì thu được 1.303.000 đồng lợi nhuận. 4.3.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất Hoài sơn và sản xuất lúa Cây Hoài sơn có thể trồng trên đất nương rẫy, đất lúa một vụ. Để có thể thấy rõ được hiệu quả kinh tế của cây Hoài sơn, đề tài đã tiến hành thu thập các thông tin về chi phí và thu nhập, cũng như các chỉ tiêu kinh tế đối với cây lúa để thuận lợi cho việc so sánh đánh giá.
  51. 42 Bảng 4.4: Chi phí sản xuất cho 1ha lúa theo số liệu điều tra tại một số hộ thành viên của HTX Đông Nam dược năm 2019 ĐVT: đồng Số TT Chỉ tiêu ĐVT Giá Thành tiền lượng I Chi phí trung gian 18.430.000 1 Giống Kg 28 30.000 840.000 2 Phân chuồng hoai Tấn 5 800.000 4.000.000 3 Phân lân Kg 1000 10.000 10.000.000 4 Phân đạm Kg 370 7.000 2.590.000 5 Thuốc BVTV Bình 100 10.000 1.000.000 II Công lao động Công 40 150.000 6.000.000 Tổng chi phí 24.430.000 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng trên ta có thể thấy, tổng chi phí cho sản xuất 1ha lúa là 24.430.00 đồng, trong đó chi phí trung gian bao gồm giống, phân bón, thuốc BVTV là 18.430.000 đồng chiếm 75,44% tổng chi phí, công lao động là 6.000.000 đồng chiếm 24,56% tổng chi phí sản xuất. Các số liệu về hiệu quả sản xuất lúa được tổng hợp tại bảng sau:
  52. 43 Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của 1 ha lúa theo số liệu điều tra tại một số hộ thành viên của HTX Đông Nam dược năm 2019 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 1.Năng suất bình quân Kg/ha 8200 2.Giá bán bình quân 1.000đ/kg 6 3.Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 49.200 4.Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 18.430 5.Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 30.770 6.Công lao động 1.000đ 6.000 7.Tổng chi phí (TC) 1.000đ 24.430 8.Lợi nhuận Pr 1.000đ 24.770 9.Một số chỉ tiêu 9.1.Trên 1000đ chi phí - GO/IC Lần 2,67 - VA/IC Lần 1,67 - Pr/IC Lần 1,34 9.2.Trên 1 công lao động - GO/CLĐ 1.000đ 1.230 - VA/CLĐ 1.000đ 769,25 - Pr/IC 1.000đ 619,25 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) Từ bảng 4.5 ta có thể thấy, tổng giá trị sản xuất của 1 ha lúa là 49.200.000 đồng. Lợi nhuận thu được từ 1ha lúa là: Pr=GO - TC=49.200.00 – 24.430.00 = 24.770.000 đồng So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây dược liệu Hoài sơn và cây lúa được thể hiện tại bảng sau:
  53. 44 Bảng 4.6: So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây dược liệu Hoài sơn và cây lúa Đơn vị Cây So sánh Chỉ tiêu Cây lúa tính Hoài sơn (Lần) 1.Năng suất bình quân Kg/ha 3.500 8.200 2.Giá bán bình quân 1.000đ/kg 30 6 5 3.Tổng giá trị sản xuất 1.000đ 105.000 49.200 2,134 (GO) 4.Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 26.825 18.430 1,456 5.Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 78.175 30.770 2,541 6.Công lao động 1.000đ 9.000 6.000 7.Tổng chi phí (TC) 1.000đ 35.825 24.430 1,466 8.Lợi nhuận Pr 1.000đ 78.175 24.770 3,156 9.Một số chỉ tiêu 9.1.Trên 1000đ chi phí - GO/IC Lần 3,914 2,67 - VA/IC Lần 2,914 1,67 - Pr/IC Lần 2,914 1,34 9.2.Trên 1 công lao động - GO/CLĐ 1.000đ 1.750 1.230 1,423 - VA/CLĐ 1.000đ 1.303 769,25 1,694 - Pr/CLĐ 1.000đ 1.303 619,25 2,104 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng 4.6 ta thấy được sự chênh lệch hiệu quả kinh tế của Hoài sơn và cây lúa khá lớn.Cụ thể như sau: - Giá trị sản xuất của cây Hoài sơn lớn hơn cây lúa, cụ thể là 105.000.000 đồng cao hơn 2,134 lần so với cây lúa là 49.200.000 đồng. Ta có thể thấy, mặc dù năng suất của cây Hoài sơn thấp hơn cây lúa nhưng do giá bán cây Hoài sơn là 30.000 đồng/kg cao hơn gấp 5 lần giá bán cây lúa là
  54. 45 6000 đồng/kg chính vì vậy làm cho tổng giá trị sản xuất của cây Hoài sơn cao hơn hẳn cây lúa. - Chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA) của Hoài sơn đều cao hơn cây lúa lần lượt là 1,456 và 2,541 lần. - Chỉ tiêu sử dụng vốn cũng hiệu quả hơn, cụ thể như sau: nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì cây Hoài sơn thu về 3,914 đồng giá trị sản xuất, còn cây lúa chỉ có được 2,67 đồng. Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí (VA/IC) cho biết khi đầu tư 1 đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở cây Hoài sơn là 2,914 đồng, còn cây lúa chỉ là 1,67 đồng. Vậy việc sử dụng 1 đồng vốn để đầu tư cho cây Hoài sơn mang lại hiệu quả cao hơn việc sử dụng 1 đồng vốn để đầu tư cho cây lúa. - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của hai loại cây như sau: + Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất trên 1 công lao động(GO/CLĐ) cho biết, cứ 1 công lao động được sử dụng thì cây Hoài sơn thu về 1.750.000 đồng giá trị sản xuất cao gấp 1,423 lần so với cây lúa là 1.230.000 nghìn đồng. + Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên 1 công lao động (VA/CLĐ) cho biết, cứ 1 công lao động được sử dụng thì cây Hoài sơn thu về 1.303.000 đồng giá trị gia tăng cao gấp 1,694 lần so với cây lúa là 769.250 đồng. - Lợi nhuận của cây Hoài sơn là 78.175.000 đồng/ha cao gấp 3,156 lần so với cây lúa là 24.770.000 đồng. => Kết luận: Qua những số liệu trên ta có thể thấy, mặc dù cây Hoài sơn trồng tại HTX Đông Nam dược mới chỉ có 8 tháng tuổi nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao hơn so với cây lúa. Trồng Hoài sơn lợi nhuận thu về sẽ cao hơn rất nhiều so với trồng lúa, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động sẽ cao hơn so với trồng lúa. Qua đó, ta có thể thấy được tiềm năng lớn mạnh của cây dược liệu so với các loại cây nông nghiệp thuần túy. 4.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi trồng cây Hoài sơn Qua đánh giá và phân tích những kết quả đạt được khi thực hiện sản xuất Hoài sơn tại xã HTX Đông Nam dược, khóa luận rút ra những nhận xét về thuận lợi và khó khăn như sau:
  55. 46 4.4.1.Thuận lợi - Người dân được hỗ trợ về giống và một phần phân bón nên rất phấn khởi. - Các thành viên HTX Đông Nam dược sản xuất Hoài sơn là những nông dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, chịu khó, ham học hỏi và mong muốn làm giàu. - Hoài sơn là loại cây có nguồn gốc hoang dại, thân thảo, dễ trồng, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh. Nếu trồng đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mạnh và cho năng suất củ cao. - Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương phù hợp với sự phát triển của cây Hoài sơn. - Được sự giúp đỡ kỹ thuật và tài chính của dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn”, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương các cấp. - Phát triển trồng cây dược liệu nói chung và cây Hoài sơn nói riêng cần nhiều công lao động. Quá trình huy động nguồn lao động tại địa phương tham gia phát triển cây dược liệu tương đối thuận lợi. - Thời điểm hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây Hoài sơn thuận lợi và giá bán khá cao. Đây là cây dược liệu quý cho các cơ sở chế xuất, sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu Hoài sơn. 4.4.2.Khó khăn - Trồng cây dược liệu nói chung và cây Hoài sơn nói riêng là một hướng đi mới, người dân chưa dám mạnh dạn tham gia do thiếu kỹ thuật và sợ rủi ro vì thế việc chuyển đổi đất đai từ trồng cây nông lâm nghiệp sang trồng các cây dược liệu khó khăn. - Mức đầu tư ban đầu cho trồng cây dược liệu thường lớn, nhiều cây phải nhiều năm mới cho thu hoạch. Tuy nhiên thực tế khả năng đầu tư của HTX, các hộ dân muốn tham gia trồng dược liệu hạn chế, nên khả năng mở rộng diện tích chậm.
  56. 47 - Cây dược liệu thường đòi hỏi đất có độ phì tốt, đất sạch và gắn liền với điều kiện sinh thái đặc thù mới đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì thế, việc lựa chọn vùng đất trồng dược liệu phù hợp là rất khó khăn. - Cây Hoài sơn là cây dược liệu nên quá trình chăm sóc không được dùng các loại thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật vì vậy quá trình chăm sóc cây, diệt cỏ dại tốn rất nhiều công lao động. - Quá trình trồng cây Hoài sơn được HTX Đông nam dược cho biết ít có dịch bệnh, nhưng chuột đào ăn củ là nguy cơ gây thiệt hại nếu không chú ý. 4.5. Một giải pháp đề xuất cho phát triển cây dược liệu nói chung và cây Hoài sơn nói riêng tại HTX Đông Nam dược, xã Hà Vị 4.5.1. Những giải pháp chung - Giải pháp về quy hoạch phát triển dược liệu: + Nhu cầu dược liệu tại nước ta hàng năm rất lớn, chúng ta vẫn phải nhập từ nước ngoài có những năm khoảng 80%. Vì vậy, nhà nước và ngành y tế cần phải coi đây là một hướng đi giải quyết được cả về mặt kinh tế và xã hội, sớm có quy hoạch chi tiết vùng trồng các cây dược liệu, đi liền với nó là quy hoạch các đơn vị nghiên cứu, chế biến và sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. + Tỉnh Bắc Kạn cần sớm khảo sát cụ thể để xây dựng quy hoạch có kế hoạch đối với các vùng có tiềm năng nuôi trồng các loại cây dược liệu để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của một tỉnh miền núi. - Giải pháp về chính sách: Hiện nay các chính sách có liên quan đến phát triển dược liệu vừa thiếu, vừa chưa chi tiết cụ thể sát với điều kiện thực tiễn. Các chính sách như: khuyến khích đầu tư hỗ trợ vốn, thuế, kỹ thuật công nghệ, hạ tầng cơ sở cho phát triển dược liệu cần chi tiết, cụ thể và đầy đủ hơn nữa để người dân, các doanh nghiệp yên tâm mạnh dạn đầu tư. - Giải pháp về tổ chức: + Phát triển dược liệu là một hướng đi tương đối mới tại Việt Nam, vì vậy cần phải tổ chức phát triển một cách đồng bộ từ nghiên cứu các loài cây,
  57. 48 khảo sát vùng trồng, tổ chức các đơn vị sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Thiếu một trong những khâu trên, sự phát triển dược liệu sẽ chậm và rủi ro cao. + Các vùng trồng dược liệu cần thành lập các HTX để thuận lợi cho việc tiếp nhận kỹ thuật, tăng cường khả năng đầu tư, tương trợ động viên nhau trong phát triển, dễ dàng trong tiếp cận thị trường và hạn chế rủi ro. - Giải pháp về kỹ thuật: + Khác với các cây trồng nông nghiệp, cây dược liệu đòi hỏi quy trình kỹ thuật tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay các kỹ thuật về nhân giống, gây trồng,, thu hoạch và chế biến đối với nhiều loại cây dược liệu chưa được chuẩn hóa và chưa được chuyển giao mạnh mẽ đến người dân và các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có am hiểu về phát triển dược liệu còn yếu và thiếu, đặc biệt ở các vùng có tiềm năng phát triển dược liệu trong cả nước. + Cùng với việc quy hoạch, địa phương cần phải có đầu tư cho nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức và đầu tư vốn cho phát triển các vùng dược liệu một cách đồng bộ. 4.5.2. Các giải pháp cụ thể - Giải pháp phát triển vùng trồng dược liệu tại HTX Đông Nam dược + HTX Đông Nam dược là một đơn vị gồm các thành viên có hiểu biết, có đam mê về bảo tồn và phát triển cây dược liệu. Để xây dựng được vùng trồng dược liệu tại địa phương, các cấp chính quyền phải hỗ trợ, giúp đỡ để HTX Đông Nam dược phát triển các mô hình mẫu làm định hướng lôi kéo người dân trong vùng mở rộng quy mô sản xuất. + Địa phương cần đánh giá thống kê đất đai và chuyển đổi mục đích một số loại đất sản xuất nông lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu. + Cử các xã viên HTX Đông Nam dược và người dân đi đào tạo, học hỏi về kỹ thuật gây trồng, thu hoạch, chế biến các loại cây dược liệu. Tăng cường sự học hỏi, trao đổi kiến thức kinh nghiệm giữa các hộ thành viên của HTX.
  58. 49 + Đầu tư các trang thiết bị, máy móc vào các khâu làm đất, sơ chế biến và chế biến sâu một số sản phẩm dược liệu nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tăng giá trị sản phẩm. + Tìm hiểu thông tin thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm từ cây dược liệu, đẩy mạnh hoạt động liên kết với các đơn vị nghiên cứu, các công ty, doanh nghiệp chế biến các loại sản phẩm có nguồn gốc từ cây dược liệu hoặc các Hội đông y của các tỉnh thành trong nước. - Giải pháp cho phát triển cây Hoài sơn Đối với cây dược liệu Hoài sơn, đây là một cây dược liệu có giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ nên các thành viên của HTX và các hộ dân cần tiếp tục học hỏi, tham gia tập huấn kĩ thuật trồng và chăm sóc: + Tăng cường tìm hiểu và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, diệt chuột phá hoại cây Hoài sơn. Thời điểm hiện nay, đây là là tác nhân gây hại lớn nhất đối với cây Hoài sơn. + Áp dụng mọi biện pháp kĩ thuật nhằm làm giảm chi phí cho công lao động và chăm sóc đối với cây dược liệu nói chung, cây Hoài sơn nói riêng. +Đối với các cây có củ nói chung và cây Hoài sơn nói riêng, cần đầu tư thêm phân chuồng hoai mục và bón đúng thời điểm, đảm bảo cho năng suất và chất lượng củ cao nhất. + Trong trồng cây Hoài sơn cần chú ý đến mật độ trồng, hệ thống giàn leo để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.
  59. 50 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Thông qua quá trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, khóa luận đưa ra một số kết luận như sau: - Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ sau năm 2010 trở lại đây đã có nhiều Quyết định, văn bản về Bảo tồn, phát triển các loài cây dược liệu; Đã có nhiều đề tài, dự án, như: Dự án “Nghiên cứu đánh giá, nhân giống và kỹ thuật trồng gừng đá Bắc Kạn”. Đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng vườn thuốc nam tại các trạm y tế xã của tỉnh Bắc Kạn” Đặc biệt là dự án “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tỉnh Bắc Kạn”. do GS.TS Nguyễn Thế Đặng làm chủ nhiệm, cơ quan chủ trì thực hiện là trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Dự án xây dựng được mô hình 10ha trồng 6 loại cây dược liệu. Đây là một dự án nghiên cứu triển khai xây dựng các mô hình trồng dược liệu tại tỉnh Bắc Kạn với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Dự án là tiền đề để chúng tôi dựa vào nghiên cứu đề tài tốt nghiệp này với một loài cây Hoài sơn trong 6 loài đã triển khai trồng. - HTX đã trồng 04 loài dược liệu (Đẳng sâm, Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ và Ban lá dính với tổng diện tích là 4,35 ha. Dự án vẫn đang hỗ trợ HTX Đông Nam dược mở rộng diện tích trồng các loài cây dược liệu. - Hiệu quả kinh tế của cây Hoài sơn ở HTX đã tiến hành thu hoạch gấp 4 lần năm 2019 mặc dù thời gian trồng mới chỉ có khoảng 8 tháng. Sản lượng thu được với 0,5 ha đạt 1.750kg củ tươi (Năng suất quy đổi ra 1ha là 3.500kg/ha). Số lượng sản phẩm thu hoạch lớn và vào thời điểm HTX không có đủ nhân lực để chế biến nên đã tiêu thụ tươi ngay với giá bán 30.000đ/kg; với tổng giá trị sản xuất (GO) là 105.000.000 đồng/ha, giá trị gia tăng (VA) là 78.175.000 đồng/ha; Lợi nhuận thu được từ 1ha Hoài sơn là 78.175.000
  60. 51 chiếm 74,45% tổng giá trị sản xuất, qua đó ta có thể thấy được hiệu quả kinh tế rất cao của cây dược liệu Hoài sơn. - Nếu so sánh trồng cây Hoài sơn với trồng Lúa, giá trị sản xuất của cây Hoài sơn lớn hơn cây lúa, cụ thể là 105.000.000 đồng cao hơn 2,134 lần so với cây lúa là 49.200.000 đồng; Lợi nhuận của cây Hoài sơn là 78.175.000 đồng/ha cao gấp 3,156 lần so với cây lúa là 24.770.000 đồng. Như vậy, trồng Hoài sơn lợi nhuận thu về sẽ cao hơn rất nhiều so với trồng lúa, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động sẽ cao hơn so với trồng lúa. Qua đó, ta có thể thấy được tiềm năng lớn mạnh của cây dược liệu so với các loại cây nông nghiệp thuần túy. - Đề tài đã phân tích đánh giá được những tồn tại, hạn chế, thế mạnh của trồng cây Hoài sơn nói riêng, cây dược liệu nói chung là cơ sở khoa học để đề xuất được những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả trồng cây Hoài sơn và cây dược liệu, góp phần phát triển bền vững cây dược liệu tại HTX Đông nam dược, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông và tỉnh Bắc Kạn. 5.2. Kiến nghị Thông qua quá trình tìm hiểu tôi đưa ra một số kiến nghị như sau: - Đề tài mới chỉ nghiên cứu trên phạm vi 01 hợp tác xã Đông nam dược ở xã Hà vị, với 6,96 ha, nên mẫu không lớn để đánh giá đúng hiệu quả kinh tế cây Hoài sơn, vì vậy khóa luận có độ tin cậy chưa cao. - Cần mở rộng địa bàn nghiên cứu cây Hoài sơn ở các dự án khác, điều tra ngoài tự nhiên v.v để đánh giá đúng về hiệu quả cây Hoài sơn và so sánh với khu vực nghiên cứu để tìm hiểu những tồn tại, hạn chế nhằm đề xuất giải pháp phù hợp và chính xác hơn.
  61. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng Việt 1. Ninh Khắc Bản (2003), “Điều tra và kiến nghị về khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật phi gỗ cho rừng Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2003, tr 94- 95. 2. Bộ Y tế (2003), “Phát triển dược liệu bền vững trong thế kỉ 21”, tài liệu tham khảo Hội nghị dược liệu lần thứ nhất. 3. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam 4. Trần Đình Đại, Nguyễn Trung Vệ (1994), Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 5. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6.Nguyễn Thị Ngọc Huê (2015), “Nghiên cứu một số biện pháp canh tác cây dong riềng đỏ tại Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ khoa học cây trồng, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 7.Trần Thị Lan (2005), “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã San Thàng - thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Lã Đình Mỡi (2003), Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam. 9. Nguyễn Thị Minh Tâm (2012), Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tổng quan về các loài cây dược liệu đã được trồng thành công tại Hà Nội và khu vực đồng bằng miền Bắc, Báo cáo chuyên đề Dự án của Viện Y học cổ truyền Trung ương, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Tập (2006), “Những phát hiện về tài nguyên cây thuốc tại xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”, Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, tháng 6/2006, tr 20-21.
  62. 53 11. Bảo Thắng (2003), Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 12. Nguyễn Tập - Ngô Văn Trại (2005), “Tri thức y học cổ truyền Bắc Kạn”, Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, tháng 3/2005, tr 16-17. 13. Trương Thị Tố Uyên (2010), Tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. II.Tài liệu tiếng Anh 14. WHO (2003), Guidelines on good agricultural and collection practices for medicinal plants, Switzerland III.Tài liệu Internet 15. 16.
  63. PHỤ LỤC Phụ lục 1:Một số hình ảnh về mô hình trồng cây Hoài sơn
  64. Phụ lục 2: Mẫu phiếu điều tra thu thập thông tin về cây Hoài sơn PHIẾU ĐIỀU TRA (Sử dụng cho thu thập thông tin cây Hoài sơn) Ngày điều tra: Người điều tra: I. Thông tin chung 1. Họ tên người được phỏng vấn: 2. Giới tính: Nam/Nữ 3. Tuổi: 4. Dân tộc: Tôn giáo: 5. Địa chỉ: 6. Trình độ học vấn: 7. Nghề nghiệp: II. Nội dung 8. Các cây dược liệu chính trồng tại HTX? STT Cây dược liệu Diện tích (m2) 9. Các giống cây dược liệu trồng tại HTX được lấy từ đâu? Tự để giống □ Mua ngoài chợ hoặc các nơi cung cấp giống □ Được chương trình dự án cung cấp □ Khác(ghi rõ) 10. Lý do mua giống ở đó ? Giá thấp □ Chất lượng tốt □ Nơi mua gần □ Khác (ghi rõ) 11. Trước khi trồng cây dược liệu ông/ bà có tiến hành xử lí đất trước khi gieo trồng không? Có □ Không □ 12. Nếu có ông/ bà xử lí như thế nào? Nếu không giải thích tại sao?
  65. 13. Ông / bà có dùng hóa chất để xử lí đất không? Có □ Không □ 14. Trong quá trình trồng và chăm sóc tại HTX có sử dụng phân hữu cơ không? Có □ Không □ 15. Ông/ bà có ủ phân trước khi bón cây không? Có □ Không □ 16. Ông/ bà có dùng phân tươi, nước giải tưới cho cây không? Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Không sử dụng □ 17. Mức độ sử dụng phân hữu cơ cho sản xuất cây dược liệu như thế nào? Không sử dụng □ Thỉnh thoảng □ Thường xuyên □ Luôn luôn □ 18. Ông / bà cho biết HTX có sử dụng các loại phân bón vi sinh để ủ và sử dụng trực tiếp cho các loại cây chưa? Có □ Không □ 19. Diện tích trồng Hoài sơn của HTX là bao nhiêu? m2 20. Khoảng thời gian trồng và thu hoạch Hoài sơn? 21. Giống Hoài sơn được lấy từ đâu? 22. Chi phí sử dụng lao động cho sản xuất Hoài sơn? Lao động sử dụng Số công sử Giá một công lao động Tổng chi dụng (công) (đồng/ công) phí Lao động sử dụng cho làm đất và trồng Lao động sử dụng cho làm cỏ và chăm sóc Lao động sử dụng cho thu hoạch và chế biến Tổng 23. Chi phí sử dụng phân bón, bảo vệ thực vật và một số chi phí khác.
  66. STT Loại phân bón, thuốc BVTV Đơn vị Số lượng Đơn giá(đ) Thành tiền tính Tổng 24. Trong quá trình trồng , Hoài sơn có mắc bị mắc sâu bệnh hay không? Nếu có cách xử lí bệnh như thế nào? 25. Thời điểm thu hoạch Hoài sơn là vào khi nào? 26. Cách thu hoạch Hoài sơn như thế nào? 27. HTX có sử dụng máy móc gì cho thu hoạch và chế biến Hoài sơn hay không? 28. Sản lượng Hoài sơn HTX thu được năm 2019 là bao nhiêu ? kg củ tươi. 29. Hoài sơn sau khi thu hoạch được cất giữ ở đâu? Nhà bếp □ Nhà kho □ Khác (ghi rõ) 30. Giá bán Hoài sơn trên thị trường là bao nhiêu? 31. Trong quá trình trồng Hoài sơn ông/ bà đã gặp những khó khăn gì? 32. Ông/ bà đánh giá như thế nào về mức độ hiệu quả của việc trồng cây dược liệu Hoài sơn? Xin chân thành cảm ơn ông/bà! Người được phỏng vấn (Ký và ghi rõ họ tên)
  67. Phụ lục 3: Mẫu phiếu điều tra sử dụng cho các hộ trồng lúa PHIẾU ĐIỀU TRA (Sử dụng cho các hộ sản xuất lúa tại HTX Đông Nam dược) Ngày điều tra: Người điều tra: I. Thông tin chung 1. Họ và tên người được phỏng vấn: 2. Giới tính: Nam/ Nữ 3. Tuổi: 4. Dân tộc: Tôn giáo: 5. Địa chỉ: 6. Trình độ học vấn: 7. Tổng số nhân khẩu: 8. Nghề nghiệp: II. Nội dung 9. Ông /bà cho biết diện tích đất sản xuất lúa của nhà ông/ bà là bao nhiêu? m2 10. Ông / bà mua giống lúa ở đâu? Tự mua giống □ Mua ngoài chợ □ Mua ở những nơi cung cấp giống □ Khác( ghi rõ): 11. Lý do mua giống ở đó? Giá thấp □ Chất lượng tốt □ Nơi mua gần □ Khác( ghi rõ) 12. Trước khi trồng lúa ông/ bà có tiến hành xử lí đất trước khi gieo trồng không? Có □ Không □ Nếu có ông/ bà xử lí như thế nào?
  68. 13. Ông/ bà có sử dụng hóa chất để xử lí đất không? Có □ Không □ 14. Trong quá trình trồng và chăm sóc cây lúa ông/bà có sử dụng phân hữu cơ không? Có □ Không □ 15. Ông/ bà có ủ phân trước khi bón cây không? Có □ Không □ 16. Mức độ sử dụng phân hữu cơ cho quá trình sản xuất cây lúa như thế nào? Không sử dụng □ Thỉnh thoảng □ Thường xuyên □ Luôn luôn □ 17. Mức độ sử dụng phân hóa học trong quá trình trồng cây lúa của ông/bà như thế nào? Không sử dụng □ Thỉnh thoảng □ Thường xuyên □ Luôn luôn □ 18. Chi phí lao động cho sản xuất cây lúa Lao động sử dụng Số công sử Giá 1 công Tổng dụng lao động (công) (công/ đồng) Lao động sử dụng cho làm đất và cấy Lao động sử dụng cho chăm sóc Lao động sử dụng cho thu hoạch Tổng 19. Chi phí sử dụng phân bón và bảo vệ thực vật Loại phân bón, thuốc Đơn vị tính Số lượng Đơn giá(đ) Thành BVTV tiền(đ) Tổng
  69. Sản lượng lúa thu được năm 2019 của ông/ bà là bao nhiêu? kg 20. Giá bán lúa trên thị trường là bao nhiêu? 21. Trong quá trình trồng lúa ông/ bà đã gặp những khó khăn gì? Xin chân thành cảm ơn ông/ bà! Người được phỏng vấn (Ký và ghi rõ họ tên)