Khóa luận Nghiên cứu tính thấm nước của một số loại hình sử dụng đất ở khu vực Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp

pdf 62 trang thiennha21 13/04/2022 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu tính thấm nước của một số loại hình sử dụng đất ở khu vực Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_tinh_tham_nuoc_cua_mot_so_loai_hinh_su.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu tính thấm nước của một số loại hình sử dụng đất ở khu vực Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƢỜNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TÍNH THẤM NƢỚC CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT Ở KHU VỰC NÚI LUỐT, TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Ngành: Quản lý tài nguyên thiên nhiên (C) Mã số: 301 Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Xuân Dũng Sinh viên thực hiện : Phạm Quang Trung Lớp : 56B- QLTNTN MSV : 1153091144 Khóa học : 2011-2015 Hà Nội – 2015
  2. LỜI CẢM ƠN Nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của bản thân sau quá trình học tập tại trường ĐH Lâm Nghiệp, được sự cho phép của Ban Giám Hiệu trường ĐH Lâm Nghiệp, khoa Quản lý tài nguyên rừng & môi trường, bộ môn Quản lý môi tường, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tính thấm nước của một số loại hình sử dụng đất ở khu vực Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp” Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận thì tôi đã được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ rất nhiều người. Nhân dịp này tôi xin đặc biệt chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Bùi Xuân Dũng, người đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên của Ban quản lý khu vực Núi Luốt cũng như toàn thể bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, cộng với kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy hướng dẫn, các thầy cô và bạn bè để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015. Sinh viên thực hiện Phạm Quang Trung
  3. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Cơ sở khoa học 3 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 3 1.1.2. Khái niệm rừng và các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của rừng 6 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8 1.2.1. Thành quả nghiên cứu 8 1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9 1.3.1. Thành quả nghiên cứu 9 PHẦN II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 14 2.1.1. Mục tiêu chung 14 2.1.2. Mục tiêu cụ thể 14 2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 14 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 14 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu 14 2.3. Nội dung nghiên cứu 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu 15 2.4.1. Phương pháp thống kê, kế thừa truyền thống 15 2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 15 2.4.3. Phương pháp đo đạc lấy mẫu ngoài thực địa 15 2.4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 15 2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu 17 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 23 3.1. Điều kiện tự nhiên 23 3.1.1.Vị trí địa lý 23 3.1.3. Khí hậu thuỷ văn 23
  4. 3.1.4. Đất đai thổ nhưỡng 25 3.1.5.Đặc điểm về động - thực vật 26 3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế -xã hội 27 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Đặc điểm diện tích và phân bố các lọai hình sử dụng đất tại khu vực. 29 4.1.1 Hiện trạng diện tích các loại đất ở Núi Luốt. 29 4.1.2. Đặc điểm phân bố các loại hình sử dụng đất tại khu vực. 31 4.2. Tính thấm nước của một số loại hình sử dụng đất. 32 4.2.1. Tốc độ thấm nước ban đầu 36 4.2.2.Tốc độ thấm nước ổn định. 37 4.2.3. Quá trình thấm nước. 38 4.3. Ảnh hưởng của các nhân tố vật lý của đất đến tính thấm của nước. 39 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiêu quả giữ nước của một số loại hình sử dụng đất. 49 4.4.1 Các giải pháp cải thiện tính chất đất. 49 4.4.2. Các giải pháp cải thiện độ xốp của đất 49 4.4.3. Các giải pháp cải thiện độ dày tầng đất. 50 4.4.4. Các giải pháp cải thiện bề mặt đất. 50 PHẦN V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận. 52 5.2. Tồn tại. 54 5.3. Kiến nghị. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Tên các vị trí đo tốc độ thấm. 16 Bảng 2.2. Kết quả đo tính thấm nước 19 Bảng 3.1: Đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu 24 Bảng 4.1. Đặc điểm của các chỉ tiêu thấm. 35 Bảng 4.2. Bảng đánh giá tốc độ thấm nước của đất 37 Bảng 4.3. Một số tính chất vật lý và chỉ tiêu Vo, Vc của đất ở các 39 trạng thái. Bảng 4.4. Sự dao động dung trọng đất giữa 3 tầng đất của 7 vị trí. 40 Bảng 4.5. Phân cấp độ xốp 42
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 2.1. Bản đồ vệ tinh của Núi Luốt trên bản đồ Việt Nam 16 Hình 2.2. Vị trí tiến hành xác đinh tính thấm nước của đất 17 Hình 2.3. Mô hình vòng thép. 18 Hình 2.4. Cách đóng vòng thép xuống đất để đo tốc độ thấm. 19 Hình 4.1. Biểu đồ diện tích các trạng thái sử dụng đất ở Núi Luốt. 29 Hình 4.2. Bản đồ chi tiết hiện trạng đất của Núi Luốt 30 Hình 4.3. Quy luật thấm của loại hình Rừng Hỗn Loài 1. 32 Hình 4.4. Quy luật thấm của loại hình Rừng Keo Tai Tượng. 32 Hình 4.5. Quy luật thấm của loại hình Rừng Hỗn Loài 2. 33 Hình 4.6. Quy luật thấm của loại hình Rừng Keo Dậu. 33 Hình 4.7. Quy luật thấm của loại hình Vườn trồng rau muống. 34 Hình 4.8. Quy luật thấm của loại hình Rừng Thông 34 Hình 4.9. Quy luật thấm của loại hình Trảng Cỏ. 35 Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện tốc độ thấm ban đầu của các trạng thái. 36 Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện tốc độ thấm ổn định của các trạng thái. 38 Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện tổng lượng thấm của các trạng thái 38 Hình 4.13. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 43 Hình 4.14. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 43 Hình 4.15. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 44 Hình 4.16. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ xốp tầng đất 44 Hình 4.17. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ xốp 45 tầng đất Hình 4.18. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ xốp tầng đất 45 Hình 4.19. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ổn định với độ xốp tầng đất 46 Hình 4.20. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ổn định với độ xốp tầng đất 46 Hình 4.21. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ổn định với độ xốp tầng đất 47 Hình 4.22. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 47 Hình 4.23. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 48 Hình 4.24. Mối tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 48
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình sản xuất các hoạt động Nông - Lâm nghiệp, con người thường nghiên cứu các đặc tính của đất. “Đất là lớp tơi xốp của lớp vỏ trái đất có khả năng tạo ra sản phẩm của cây trồng”, là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đối với mỗi loại đất sẽ tìm ra những loại cây trồng phù hợp để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.Đối với hoạt động sản xuất Lâm nghiệp, nhu cầu tìm hiểu đặc tính đất là vô cùng quan trọng, không chỉ riêng vai trò của đất đối với cây rừng mà còn là sự tương tác ngược lại: vai trò của cây rừng với đất như trong việc bảo vệ xói mòn, sạt lở hay việc giữ nước của cây rừng đối với loại đất đó.Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu tới các đặc tính của đất sẽ tìm ra được mối quan hệ giữa cây rừng với các nguồn sống khác nhau. Một trong các nghiên cứu được quan tâm như: khi lượng mưa quá lớn, tính thấm nước của đất giảm theo thời gian, hình thành dòng chảy mặt sẽ xuất hiện sớm hay muộn, hoặc với mỗi loại đất, tính thấm nước nhiều hay ít sẽ tốt cho cây rừng, Trong một khu vực rừng trồng sẽ phân bố các trạng thái rừng khác nhau, đi kèm theo đó là sự phân loại nhiều loại đất khác nhau. Ngay cả trong cùng một trạng thái rừng, việc phân bố các loại đất cũng vô cùng phức tạp cả về không gian chiều ngang lẫn không gian chiều dọc, đặc biệt là các chỉ số về tính chất vật lý của đất được đặc biệt quan tâm, bới đó là các đặc trưng phản ánh mối quan hệ giữa tính thấm nước của đất với đất rừng. Góp phần đưa ra những tính toán hợp lý trong việc xác định loài cây rừng phù hợp cũng như thiết kế cấu trúc rừng mang tính khoa học cả về chất và lượng với nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo đất rừng lâu dài và hiệu quả theo tinh thần chung của các nhà quản lý Nông- Lâm nghiệp trên khắp thế giới. Sự thấm nước của đất là một trong những vấn đề được nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực thủy văn học. Từ lý luận phát sinh dòng chảy mặt, sự thấm 1
  8. nước của đất là chỉ thị cho khả năng của tầng điều tiết quan trọng nhất trong tuần hoàn thủy văn rừng, sau khi nước mưa đã đi qua bầu không khí, lớp thảm thực vật và vật rơi rụng che phủ. Sự thấm nước của đất có tác dụng rất quan trọng trong việc hình thành cơ chế phát sinh dòng chảy và quá trình xói mòn của đất. Trong trường hợp tốc độ và khả năng thấm cao thì dòng chảy mặt hầu như không xuất hiện nên xói mòn không xảy ra. Khi tốc độ và khả năng thấm thấp thì dòng chảy mặt sẽ xuất hiện nên nguy cơ xói mòn sẽ xảy ra. Hậu quả sẽ dẫn đến sự mất đất, mất chất dinh dưõng trong đất, giảm năng suất cây trồng và đặc biệt, xói mòn đất gây ra tàn phá môi trường nghiêm trọng: nương rẫy chỉ gieo trồng vài ba vụ rồi bỏ, lại phá rừng đốt rẫy. Lâm sản bị tiêu hao rất nhiều. Sau nhiều lần phá như vậy, cuối cùng chỉ còn đồi núi trọc, hậu quả là đất đai bị thoái hóa. Khi rừng cây bị phá sẽ kèm theo nạn lũ lụt, hạn hán và khí hậu khu vực thay đổi rõ rệt. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đặc tính thấm nước của đất trên các loại hình sử dụng đất khác nhau còn rất hạn chế. Vì vậy để góp phần quản lý bền vững tài nguyên đất và nước, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:“ Nghiên cứu tính thấm nước của một số loại hình sử dụng đất ở khu vực Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp”. 2
  9. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Một số khái niệm liên quan - “Khả năng thấm nước của đất” là khả năng lưu giữ lại dòng chảy bề mặt và biến chúng thành dòng chảy ngầm trong lòng đất (Vũ Thị Quỳnh Nga, 2009) [8]. -“ Quá trình thấm nước ” là quá trình nước từ mặt đất thâm nhập vào trong đất. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ thấm bao gồm điều kiện trên mặt đất và lớp phủ thực vật, tính chất của đất như độ xốp, kết cấu đất, độ ẩm đất (Nguyễn Thị Thúy Hường, 2009) [8]. -“Tốc độ thấm của đất ” biểu thị bằng mm/phút là tốc độ nước từ mặt đất đi vào trong đất. Nếu trên mặt đất có lớp nước đọng, nước sẽ thấm xuống đất theo tốc độ thấm tiềm năng. Tốc độ thấm là đặc trưng quan trọng nhất về vận động của nước dưới đất trong môi trường lỗ hổng (Vũ Thị Quỳnh Nga, 2009) [8]. -“ Tốc độ thấm nước ban đầu” (mm/phút) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh đặc trưng thấm nước của đất rừng. Tốc độ thấm nước khởi đầu được tính là giá trị trung bình của tốc độ thấm trung bình trong 5 phút đầu tiên (Vũ Thị Quỳnh Nga, 2009) [8]. -“ Tốc độ thấm nước ổn định của đất” (mm/phút) là tốc độ thấm khi đất được cung cấp đủ nước và tầng đất mặt đã bão hòa nước. Khi đất đạt đến tốc độ thấm ổn định và tốc độ thấm nhỏ hơn cường độ mưa, dòng chảy bề mặt sẽ được tạo ra cùng với việc cuốn trôi vật chất xói mòn (Vũ Thị Quỳnh Nga, 2009) [8]. - “ Phẫu diện đất” là mặt cắt thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá mẹ. Các loại đất khác có độ dày và đặc trưng phẫu diện khác nhau. Phẫu diện đất là hình thái biểu hiện bên ngoài phản ánh quá trình hình thành, phát triển và tính chất của đất (Nguyễn Thế Đặng, 2006) [3]. 3
  10. Một phẫu diện đất điển hình thường gồm các tầng đất sau: Tầng thảm mục, tầng mùn (tầng rửa trôi), tầng tích tụ, tầng mẫu chất, tầng đá mẹ. + Tầng thảm mục nằm trên mặt đất. Tầng này được kí hiệu là Ao, ở tầng này chứa những cành lá, xác thực vật rơi rụng. Tầng này còn được chia nhỏ hơn A01, A02 và A03. Tầng A01 chứa những chất hữu cơ chưa phân giải. Tầng A02 chứa những chất hữu cơ đã bị phân giải một phần, A03 chứa những chất hữu cơ đã phân giải mạnh, một phần đã thành mùn. Tầng thảm mục chỉ xuất hiện ở đất dưới rừng, dưới đồng cỏ, nơi mà chất hữu cơ được trả lại cho đất khá nhiều. Mặt khác sự có mặt của tầng này còn liên quan tới điều kiện phân giải các hợp chất hữu cơ, bản chất của các chất hữu cơ. Những nơi điều kiện phân giải các hợp chất hữu cơ thuận lợi, tầng này hoặc không xuất hiện, hoặc mỏng, không điển hình (Nguyễn Thế Đặng, 2006) [3]. + Tầng mùn (tầng rửa trôi): ký hiệu là A. Tại tầng này, các hợp chất mùn được hình thành. Đất thường màu đen hoặc nâu đen. Đất thường có kết cấu viên, tơi xốp, giầu dinh dưỡng.Tuy nhiên dưới tác dụng của nước nó cũng là tầng bị rửa trôi. Phần lớn các loại vi sinh vật đất đều tập trung ở tầng này. Trong tầng A lại có thể xuất hiện những tầng khác nhau: A1, A2, A3. + A1 là tầng tích luỹ mùn nhiều nhất, màu đen nhất. Tại đây các hợp chất hữu cơ được phân giải, tổng hợp để tạo nên các hợp chất mùn trong đất. Đất thường có kết cấu viên, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. + A2 là tầng rửa trôi mạnh nhất. Tại đây các chất dinh dưỡng và hợp chất mùn bị phá huỷ và rửa trôi xuống các tầng sâu. Vì vậy, hàm lượng chất dinh dưỡng và mùn ở đây thấp. Thạch anh chiếm tỷ lệ lớn trong các thành phần khoáng. Nó thường có màu sáng hơn so với các tầng khác. Tầng A2 đặc trưng cho đất Potdon của miền khô, lạnh. Tuy nhiên theo Fritland thì đất Việt nam thường có tầng A2 không điển hình (Nguyễn Thế Đặng, 2006) [3]. + Tầng A3 là tầng chuyển tiếp xuống tầng B. 4
  11. + Tầng tích tụ: ký hiệu là B Những chất bị rửa trôi từ tầng trên xuống, phần lớn được tích luỹ tại đây, đặc biệt là sét. Bởi vậy hàm lượng sét ở tầng này cao hơn hẳn so với các tầng khác do đó nó thường bị chặt, khó thấm nước. Tầng B càng phát triển, chứng tỏ đất có tuổi càng cao. Tầng B lại có thể chia nhỏ hơn thành B1, B2, B3: + Tầng B1 là một phần của tầng A chuyển tiếp đến tầng B. + Tầng B2 là tầng tích tụ điển hình. + Tầng B3 là phần chuyển tiếp của tầng B đến tầng C. Tầng A và B là phần điển hình của đất, nó tạo nên độ dày của đất. Độ dày tầng đất được tính từ trên mặt đất xuống đến hết tầng B. + Tầng C được gọi là tầng mẫu chất, nó được hình thành từ sự phong hoá đá và khoáng ban đầu. +Cuối cùng là tầng đá mẹ ký hiệu là D -Tuổi lâm phần là nhân tố cấu trúc về mặt thời gian, phản ánh giai đoạn sinh trưởng phát triển của lâm phần. Đối với rừng trồng, căn cứ vào giai đoạn phát triển của lâm phần người ta chia thành các cấp tuổi: Cấp tuổi 1: rừng non Cấp tuổi 2: rừng sào Cấp tuổi 3: rừng trung niên Cấp tuổi 4: rừng gần thành thục Cấp tuổi 5: rừng thành thục Cấp tuổi 6: rừng quá thành thục Lưu ý: -Cấp tuổi có thể ngắn hoặc dài, tùy thuộc vào loài cây, điều kiện lập địa Đối với loài cây sinh trưởng nhanh, cấp tuổi có thể 2-5 năm; đối với loài cây sinh trưởng chậm, cấp tuổi có thể là 10-20 năm [16]. 5
  12. 1.1.2. Khái niệm rừng và các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý, (Morozov, 1930) [13]. Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác (Phạm Văn Điển, 2009) [2]. * Ảnh hưởng của rừng đến đến số lượng nước trong quy mô lâm phần: Nghiên cứu về khả năng giữ nước của lâm phần rừng trên thế giới đã thu được nhiều thành quả, trong đó đáng chú ý là những thành quả liên quan đến việc định hướng các thành phần cân bằng nước trong hệ sinh thái rừng và xác định, dự báo xói mòn đất. * Lượng nước mưa giữ lại trên tán rừng Lượng nước mưa giữ lại bởi tán rừng phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó bao gồm loài cây, tuổi rừng, mật độ lâm phần, cấu trúc của tán rừng, tần suất mưa, cường độ mưa, thời gian mưa. Cũng giống như hệ sinh thái và quá trình thủy văn, lượng nước mưa ngăn bởi tán rừng cũng biến động theo không gian và thời gian. * Lượng nước hút giữ bởi vật rơi rụng trong rừng Vật rơi rụng có khả năng giữ nước tương đối lớn, nên có tác dụng bổ sung nước cho đất và cung cấp nước cho thực vật. Ngoài ra, do vật rơi rụng có những lỗ hổng lớn và nhiều hơn so với đất, nên lượng nước ngăn giữ 6
  13. lại bởi vật rơi rụng dễ dàng bốc hơi (Vu Chí Dân, Vương Lễ Tiến, 2001) [7]. * Lượng nước chảy trên bề mặt đất Nhìn chung, đất rừng tự nhiên có khả năng thấm nước cao và ít khi xuất hiện dòng chảy bề mặt. Tuy nhiên, khi rừng bị chặt hạ trở nên thưa thớt và độ dốc mặt đất lớn, có thể tạo ra nhiều lượng nước chảy trên bề mặt (Phạm Văn Điển, 2009) * Bốc hơi và thoát hơi nước Bốc hơi và thoát hơi nước là do các quá trình trao đổi bức xạ, vận chuyển của hơi nước và sinh trưởng của thực vật tạo nên. Phương pháp đo lường chuẩn xác nhất là sử dụng thiết bị đo bốc hơi và thoát hơi nước Lysimeter, nhưng khả năng ứng dụng của nó còn hạn chế. Các phương pháp được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu bốc hơi và thoát hơi nước của rừng là phương pháp lý thực vật học và phương pháp thủy văn học (Phạm Văn Điển, 2009) [3]. Phương pháp sinh lý thực vật học chủ yếu xác định lượng nước thoát hơi của thực vật, trong đó bao gồm phương pháp xung nhiệt mạch dẫn (vận chuyển của nhựa cây), phương pháp nguyên tố đồng vị phóng xạ, phương pháp kim châm khí khổng và phương pháp buồng thông gió, phương pháp cân nhanh của Ivanov Sử dụng phương pháp sinh lý thực vật học để xác định lượng nước thoát hơi của một cây và suy luận lượng nước tiêu hao của cả lâm phần. Phương pháp thủy văn học dựa vào phương trình cân bằng lượng nước trong hệ thống, thông qua đo lường lượng mưa, lượng nước thấm xuống các tầng đất sâu, lượng nước chảy trên mặt đất và biến đổi động thái của nước trong đất, để tính toán lượng nước bốc hơi và thoát hơi của hệ thống (Dư Tân Hiểu, 1991) [7]. 7
  14. 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.2.1. Thành quả nghiên cứu 1.2.1.1. Khả năng thấm nước của đất Tuần hoàn thủy văn rừng được mô tả theo một trình tự nhất định, bắt đầu từ khi nước mưa đi vào hệ sinh thái, đến quá trình nước mưa bị giữ lại trên tán rừng, nước mưa lọt qua tán, nước mưa chảy men thân cây, nước mưa chảy tràn bề mặt đất, đến quá trình nước thấm xuống đất, bốc hơi nước vật lý từ đất từ thảm mục, thoát hơi nước của thực vật để trở về khí quyển. Nhìn chung, các quá trình trên chịu ảnh hưởng rõ nét của cấu trúc lớp thảm thực vật rừng, chế độ mưa, địa hình, đất. Quá trình thấm nước của đất là một trong những vấn đề được nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực thủy văn học. Theo lý luận phát sinh dòng chảy bề mặt, sự thấm nước của đất là chỉ thị cho khả năng của tầng điều tiết quan trọng trong tuần hoàn thủy văn rừng, sau khi nước mưa đi qua bầu khí quyển và lớp thảm thực vật che phủ. Sự thấm nước của đất có tác dụng rất quan trọng trong việc hình thành cơ chế phát sinh dòng chảy. Trên thế giới, công trình đầu tiên nghiên cứu về đặc trưng thấm của đất là của nhà bác học Darcy vào năm 1856, ông đã đưa ra định luật có tên Định luật Darcy để tính lượng nước thấm vào đất theo phương trình. Q = K.S.T.h/l Trong đó: Q là lượng nước thấm (cm3) K là hệ số thấm (cm3) T là thời gian thấm (phút) H là độ chênh lệch áp lực cột nước ở đầu trên và đầu dưới của cột thấm L là chiều dài đoạn đường thấm (cm) Đồng thời định luật còn được biểu thị bằng phương trình tốc độ thấm V = K.I 8
  15. Trong đó: V là tốc độ thấm được đo bằng (mm/giây,cm/phút, m/ngày.đêm); I = h/l Sau này người ta nhận thấy rằng khi xác định tính chất thấm của đất trong những điều kiện nhiệt độ thay đổi thì không thể so sánh được. Do vậy, người ta quy về điều kiện chuẩn ở 100oC bằng cách sử dụng "hệ số điều chỉnh nhiệt độ" của Hazen là (0,7+0,03t) khi tính toán hệ số thấm. Hệ số thấm theo nhiệt độ điều chỉnh được tính theo công thức sau: K10 = Kt / (0,7 + 0,03t) Trong đó: K10 là hệ số thấm ở điều kiện 100oC Kt là hệ số thấm thời điểm t T là nhiệt độ nước sử dụng khi xác định Đến năm 1937, Vusoski nhà bác học Nga đã xây dựng công thức tính lượng nước thấm xuống mặt đất: W = P0 - (E0 + T +S) Trong đó: W là lượng nước thấm xuống P0 là nước mưa trung bình năm tại khu vực nghiên cứu E0 là lượng nước bốc hơi T là lượng nước thoát hơi từ thực vật S là lượng nước chảy trên mặt đất 1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.3.1. Thành quả nghiên cứu 1.3.1.1 Khả năng thấm nước của đất Ở việt Nam, những nghiên cứu và khả năng thấm nước của đất thường đi kèm với nghiên cứu thủy văn rừng, xói mòn đất, dòng chảy mặt. Tính tới nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chi tiết về khả năng thấm nước của đất. Hầu hết các đề tài chỉ nghiên cứu tốc độ thấm trên một khía cạnh là yếu 9
  16. tố ảnh hưởng đến xói mòn và dòng chảy mặt. Một số ít nghiên cứu tốc độ thấm và ảnh hưởng của một số nhân tố như lượng mưa, cường độ mưa, độ xốp đất, độ ẩm, độ dốc tới tốc độ thấm. Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1995, mức độ thấm được coi là nhân tố ảnh hưởng lớn tới xói mòn và dòng chảy. Tác giả đã phân cấp mức độ thấm sau đó cho điểm từ đó đánh giá vai trò của nhân tố đất ảnh hưởng tới xói mòn và dòng chảy [9]. Những nghiên cứu về dòng chảy mặt và xói mòn đất của Bùi Ngạnh (1977), Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1997) cho thấy rừng càng dày rậm tự nhiên thì lượng nước thấm vào đất và chuyển thành dòng chảy ngầm càng nhiều, khả năng làm giảm xói mòn càng lớn. Phạm Văn Điển (2006), Phạm Văn Điển và Phạm Đức Tuấn (2008), trong nghiên cứu đặc trưng thấm nước của đất dưới một số trạng thái thảm thực vật ở vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã xây dựng 45 OTC định vị (2001- 2004), dưới 10 trạng thái thảm thực vật thuộc 4 nhóm (trảng cây bụi, trảng cây bụi, rừng trồng và rừng tự nhiên). Bằng phương pháp thí nghiệm thấm nước ống vòng khuyên và các phép phân tích, tác giả đã xác định: tốc độ thấm ban đầu, tốc độ thấm nước và thời gian đạt tốc độ thấm ổn định, quá trình thấm nước, lượng nước thấm và ảnh hưởng của một số nhân tố quan trọng tới đặc trưng thấm nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất dưới các trạng thái rừng ở địa bàn nghiên cứu có tốc độ thấm nước cao, tốc độ thấm nước ban đầu từ 6,7 - 15,2 mm/phút, tốc độ thấm nước ổn định từ 2,5 - 8 mm/phút. Tốc độ thấm nước của đất có liên quan chặt chẽ với độ xốp, độ dày và độ ẩm của tầng đất. Tác giả đã mô phỏng quá trình thấm nước của đất rừng bằng mô hình Horton và mô hình Phillip, trong đó mô hình Phillip mô tả quá trình thấm nước tốt hơn [1]. Đoàn Thanh Sơn (2011) trong nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng huyện Định Hoá, Thái Nguyên đã xây dựng 9 OTC với 3 trạng thái thảm thực vật với 3 nhóm ( rừng tự nhiên, rừng trồng và trảng cây 10
  17. bụi) bằng phương pháp ống vòng khuyên , tác giả đã xác định tốc độ thấm ban đầu, tốc độ thấm nước và thời gian đạt tốc độ thấm ổn định, quá trình thấm nước, lượng nước thấm và ảnh hưởng của một số nhân tố quan trọng tới đặc trưng thấm nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ thấm nước ban đầu ở các trạng thái thảm thực vật xếp theo thứtự giảm dần: Rừng tự nhiên IIA> rừng trồng > trảng cây bụi. Tốc độ thấm nước ban đầu của đất tỉ lệ thuận với độ xốp tầng đất mặt và tỉ lệ nghịch với độ ẩm ban đầu của đất. Đất càng tơi xốp, tốc độ thấm nước ban đầu càng nhanh, độ ẩm ban đầu càng lớn tốc độ thấm nước càng chậm. Tốc độ thấm nước ổn định: Trong các trạng thái thảm thực vật, đất ở trạng thái rừng tự nhiên IIA có tốc độ thấm ổn định cao nhất sau đó đến đất ở trạng thái rừng trồng và thấp là đất ở trạng thái trảng cây bụi. Tốc độ thấm nước ổn định tỷ lệ thuận với độ xốp bình quân và với độdày tầng đất. Quá trình thấm nước có tổng lượng thấm ở các trạng thái thảm thực vật có thể xếp theo thứ tựgiảm dần như sau: Rừng tự nhiên IIA> rừng trồng > trảng cây bụi[17]. Bùi Huy Hiển (2012) trong nghiên cứu khả năng thấm nước của đất tại một số mô hình sử dụng đất ở Lương Sơn- Hòa Bình đã xây dựng trên 3 mô hình sử dụng đất bao gồm: rừng trồng keo lai, rừng trồng bạch đàn và nương rẫy. Mỗi mô hình ở 4 cấp độ dốc (15o- 20o,20o-25o,25o -30o,30o- 30o). Trên mỗi cấp độ dốc ở từng mô hình sử dụng đất bố trí 10 vị trí điển hình để làm thí nghiệm đo thấm. Kết quả nghiên cứu cho thấytheo bảng đánh giá đất dựa vào độ xốp chung (Hà Quang Khải, 2002) đất ở 3 mô hình sử dụng đất thuộc 3 cấp đầu tiên của bảng phân loại. Cấp 1: đô xốp 1.5cm/giờ) và khả năng thấm nước trung bình ( 0.5 – 1.5 cm/ giờ). Trong đó, chủ yếu là khả năng thấm nước cao. Tổng lượng thấm 11
  18. có mối liên hệ tuyến tính với các nhân tố độ ẩm, độ xốp và độ dốc. Tốc độ thấm ổn định và tốc độ thấm khởi đầu giữa các mô hình có sự khác nhau, trong đó mô hình keo lai được coi là vo và vccao nhất. Tồn tại mối quan hệ tuyến tính vc, vo với các nhân tố độ dốc dộ xốp độ ẩm [18]. Khác với các nước tiên tiến trên thế giới, ở Việt Nam việc sử dụng thiết bị mưa nhân tạo trong nghiên cứu về thủy văn rừng nói chung và nghiên cứu về tính thấm của đất nói riêng chưa thực sự phổ biến. Sử dụng vòng đo thấm hay còn gọi là ống vòng khuyên là cách phổ biến trong nghiên cứu khả năng thấm nước của đất tại Việt Nam. 1.3.1.2. Khả năng giữ nước của đất. Theo Hoàng Văn Thế (1986) thì khả năng bốc hơi vật lý là khả năng bốc hơi từ đất trần còn gọi là bốc hơi khoảng trống, nó phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình. (Nguyễn Viết Phổ, 1992) [11]. Theo Trần Kông Tấu, Ngô Văn Phụ, Hoàng Văn Huầy khả năng giữ nước của đất có quan hệ chặt chẽ với thành phần cơ giới đất. Đất càng có thành phần cơ giới nặng thì khả năng giữ nước và độ trữ ẩm cực đại càng lớn. (Trần Kông Tấu và cộng sự, 1986) [12]. Công trình nghiên cứu của Chu Đình Hoàng (1995) về đặc tính thấm nước trên đất phèn ở đồng bằng Sông Cửa Long. Dựa trên cơ chế thấm nước tác giả đã thiết kế hệ thống kênh mương tiêu nước rửa phèn. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lung (1996) lượng nước thấm xuống đất biến động từ 50-90% lượng nước giáng thủy. Tùy từng trạng thái lớp phủ bề mặt khác nhau mà có lượng nước thấm nhiều hay ít. Lê Đăng Giảng và Nguyễn Thị Hoài Thu đã tổng kết kết quả nghiên cứu về khả năng giữ nước, điều tiết dòng chảy của rừng thứ sinh hỗn giao lá rộng tại núi Tiên, Hữu Lũng, Lạng Sơn (Nguyễn Thị Thúy Hường, 2009) [10]. Công trình nghiên cứu ở Tứ Quận, Tuyên Quang của bộ môn khí tượng thủy văn rừng (Phạm Văn Điển, 2006) [1], tập trung chủ yếu vào việc tìm 12
  19. hiểu lượng nước chảy bề mặt và lượng đất xói mòn dưới tán rừng bồ đề trồng thuần loài đều tuổi trong khoảng thời gian 3 năm (1974 - 1976). Ngoài những công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thấm và giữ nước của đất rừng, còn có một số các công trình nghiên cứu các biện pháp nâng cao khả năng giữ nước của đất rừng. Công tác nghiên cứu trên đất cát của Chi cục Thủy lợi Bình Thuận phối hợp với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh (Vũ Văn Tuấn, 1997) trong 2 năm tại khu vực Suối Tiên và khu vực thôn Giếng. Kết quả nói chung cho thấy nước mưa là nguồn nước chính của con suối này, mỗi năm trung bình chỉ có 31,5mm nước mưa ngấm vào đất tạo thành nước ngầm, mà nước ngầm là lượng nước được tích giữ lại nhiều nhất trong đất. Nên để tăng lượng nước ngầm trong đất cần làm tăng nguồn nước mưa cho khu vực. Các nhà khoa học bằng phương hướng thiết lập các công trình thu nước rộng khắp vùng thượng lưu suối Tiên đã cho kết quả khá thành công. Kết quả là khu vực sát lòng suối Tiên về phía hạ lưu tăng mực nước ngầm từ 2 - 6m (trong 3 năm) và 3 - 7,5 m (sau 10 năm). Hay kết quả nghiên cứu tại khu vực hai thôn (Giếng Triền và Hồng Phong) cũng bằng phương án bổ sung nguồn nước mưa trên toàn khu vực cụ thể là xây dựng hệ thống liên hồ gồm 33 hồ trữ nước, dung tích 4500m3/hồ và trồng 157km cỏ Vetiver (là loại cây trồng mới có nhiều ưu điểm, có thể sinh trưởng trên mọi loại đất và có bộ rễ mọc thẳng xuống mặt đất ít nhất là 3m, làm thành "Đường chắn ngầm sinh học") đã làm giảm lượng nước mặt chảy đi và tăng nguồn nước ngầm của khu vực (dự kiến, sau 9 năm mực nước ngầm của vùng này sẽ dâng cao thêm từ 3,5 - 8m). Nhận xét:Mặc dù, ở Việt Nam các nghiên cứu về đặc tính thấm nước của đất đã được thực hiện bởi một số tác giả từ năm 1995 đến năm 2012. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường tập trung vào 1 tới 3 trạng thái sử dụng đất khác nhau, trong mỗi trạng thái lại phân ra nhiều các OTC ở nhiều vị trí có tính chất vật lý của đất tương đương nhau dẫn đến các đặc trung thấm chưa có nhiều sự khác biệt rõ rệt. Qua đó, tôi đã lựa chọn ra nhiều đối tượng đất rừng với 7 vị trí khác nhau có tính nhất đất khác biệt rõ rệt để nghiên cứu đặc trung thấm nước của đất. 13
  20. PHẦN II MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện khả năng thấm nước của đất rừng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn nước của rừng nhằm hạn chế xói mòn và dự báo lũ rừng tại khu vực Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu đặc điểm diện tích và phân bố của lọai hình sử dụng đất tại khu vực. - Xác định tính thấm nước của một số loại hình sử dụng đất và ảnh hưởng của các nhân tố vật lý của đất đến tính thấm của nước. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiêu quả giữ nước của một số loại hình sử dụng đất. 2.2. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu - Khoá luận tiến hành nghiên cứu tính thấm nước và một số tính chất vật lý đất rừng trồng của một số loại hình sử dụng đất. - Địa điểm: Khu vực Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp. - Ngày bắt đầu: 10/02/2015 - Ngày kết thúc: 25/04/2015 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu *Giới hạnvề đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính thấm nước và một số tính chất vật lý đất ở độ sâu 0 – 50cm tại các vị trí và các trạng thái rừng trồng khác nhau. 14
  21. * Giới hạn về địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong giới hạn khu vực rừng nghiên cứu thực nghiệm Núi Luốt - Xuân Mai -Chương Mĩ - Hà Nội. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm diện tích và phân bố của lọai hình sử dụng đất tại khu vực. - Xác định tính thấm nước của một số loại hình sử dụng đất. - Xác định ảnh hưởng của các nhân tố vật lý của đất đến tính thấm của nước. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiêu quả giữ nước của một số loại hình sử dụng đất. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thống kê, kế thừa truyền thống - Thu thập tất cả các tài liệu hiện có liên quan tới đặc điểm khu vực Núi Luốt, đặc trưng thấm nước của đất. Chọn lọc và phân tích, tổng hợp các thông tin cần thiết với đề tài. 2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa - Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, quan sát, đo đạc nhằm xác định rõ hiện trạng thảm thực vật, địa hình và tính chất vật lý của đất rừng. 2.4.3. Phương pháp đo đạc lấy mẫu ngoài thực địa 2.4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 15
  22. Hình 2.1. Bản đồ vệ tinh của Núi Luốt trên bản đồ Việt Nam. Dựa trên bản đồ hiện trạng đất của khu vực Núi Luốt, tôi đã lựa chọn 7 vị trí thuộc 4 đối tượng sau: Bảng 2.1. Tên các vị trí đo tốc độ thấm. Rừng thuần Đất trồng trọt Rừng hỗn loài Trảng cỏ loài nông nghiệp 1. Keo tai tượng 4. RHL 1: Bạch đàn- 6. Trảng cỏ 7. Vườn trồng Keo rau muống. 2. Thông 5. RHL 2: Keo- Bạch đàn- Trẩu 3. Keo dậu 16
  23. Hình 2.2. Vị trí tiến hành xác đinh tính thấm nƣớc của đất Mẫu đất được thu thập được lấy ở các vị trí khác nhau. Tại mỗi vị trí, độ sâu lấy mẫu của tầng đất lần lượt là: 0-5 cm, 10-20 cm và 20- 50cm. Mẫu đất sau khi được lấy đã cho ngay vào dụng cụ riêng để bảo quản và đem về hong khô và phân tích. 2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.5.1. Số liệu thứ cấp - Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp + Thu thập, sử dụng tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, Bằng cách điều tra các số liệu ở các văn bản của địa phương nơi thực hiện đề tài, tạp chí Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, kỳ 1 tháng 7/2012, và các thông tin trên internet 17
  24. - Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu, số liệu thứ cấp + Số liệu sau khi thu thập cần chọn lọc, tổng hợp những số liệu cần thiết cho đề tài. 2.4.5.2. Số liệu sơ cấp * Xác định tính thấm nước của một số loại hình sử dụng đất. - Dụng cụ thí nghiệm: Sử dụng vòng đơn (Simple ring) để xác định tốc độ thấm của tác giả Zara Farrell. + Một vòng thép với kích thước: chiều cao: 12 cm, đường kính 14 cm. Hình 2.3. Mô hình vòng thép. + Đinh mười (dài 10 cm). + Xô đựng nước (10 lít) và nước. + Bình nước chia vạch 1000ml. + Bảng ghi số liệu H và thời gian. - Tiến hành thí nghiệm: + Thử độ thấm của đất: Đóng vòng thép xuống đất cách vị trí thực nghiệm khoảng nửa mét và đổ nước xem mực nước giảm nhanh hay chậm để quyết định bấm thời gian ngắn hay dài để tính tốc độ thấm: mm/ phút, mm/ 30s, mm/ 15s. +Đóng vòng thép xuống đất bằng búa, vòng thép ngập sâu dưới đất 5 cm. 18
  25. + Đóng đinh mười xuống đất sâu 5 cm. Hình 2.4. Cách đóng vòng thép xuống đất để đo tốc độ thấm. + Đổ nước lần 1. Đổ đến đầu đinh mười (cao 5 cm so với mặt đất), hết 1 H (tùy thuộc vào từng loại đất :1 phút, 30 s, 15s) thì kiểm tra mực nước giảm xuống, sau đó lấy nước trong bình chia vạch 1000ml đổ đầy đến đầu đinh mười, kiểm tra mực nước vừa đổ vào xem bao nhiêu ml ghi vào bảng số liệu. Bảng 2.2. Kết quả đo tính thấm nƣớc Ngày tháng năm Vị trí thí nghiệm Loại hình sử dụng đất Thời gian đo Đặc điểm che phủ: Tàn che/ thảm tươi/ thảm mục. Thời tiết 3 ngày trước đó Đo lần (mực nƣớc bổ sung) 1 2 19
  26. + Đề tài nghiên cứu tính thấm nước của đất trong thời gia không quá 90 phút. * Xác định tính chất vật lý đất - Đề tài sẽ nghiên cứu các chỉ tiêu như độ ẩm, dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của đất. Mẫu đất được lấy bằng ống dung trọng để xác định đồng thời các chỉ tiêu trên. Bằng ống dung trọng (kích thước: cao 5 cm, đường kính trong 4.5 cm). - Sau khi lấy mẫu, cho đất vào túi li nông, buộc chặt để túi kín, ghi tên: + Loại hình: + Đối tượng: + Độ sâu: - Mỗi loại hình sử dụng đất chỉ lấy 3 mẫu đất ở 3 tầng khác nhau: 0- 5 cm, 10- 20 cm và 20- 50cm. Vì thế với 7 đối tượng tương ứng với 7x3 = 21 mẫu phải thu. Sau đó, mẫu được đem về phòng thí nghiệm để xác định độ ẩm, dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của đất. 2.4.6. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm - Các chỉ tiêu: Tỷ trọng, dung trọng, độ xốp, độ ẩm của đất được xác định bằng phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm. + Tỷ trọng đất (d) là tỷ số trọng lượng (gam) của một đơn vị thể tích đất (cm3) ở trạng thái rắn, khô kiệt, các hạt đất xếp sít vào nhau so với trọng lượng của một khối nước có cùng thể tích. Tỷ trọng đất phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, thành phần hóa học của đất, đất càng nhỏ càng mịn tỷ trọng càng lớn. Nếu trong đất có nhiều mùn và hợp chất hữu cơ thì tỷ trọng nhỏ. Xác định tỷ trọng theo (phương pháp picnomet) gồm các bước sau: Bƣớc 1: Xác định thể tích picnomet: picnomet sạch được sấy khô ở nhiệt độ không quá 60oC. Cùng với nút đậy, cân trên cân phân tích có độ chính xác 0,001g, ghi trọng lượng cân được. Dùng nước đun sôi để nguội, đổ đầy picnomet, tới mức sao cho sau khi đậy nút chỉ tào ra vài giọt (qua mao quản của nút). Lau bình một cách cẩn thận để làm sao phía dưới và bên trong lỗ mao quản không có không khí đọng. Ghi nhiệt độ nước tại thời điểm xác định. 20
  27. Đặt cẩn thận picnomet lên cân phân tích có độ chính xác 0,001g, ghi trọng lượng của picnomet có chứa đầy nước. Thể tích picnomet được tính theo công thức: V = Trong đó: V: Thể tích picnomet (cm3) a1: Khối lượng picnomet + nước (g) a: Khối lượng picnomet khô (g) d: Khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ đã xác định (g/cm3) Bƣớc 2: Xác định tỷ trọng đất: Cân 10g đất khô không khí đã rây qua rây 1 – 2 mm. Rót 1/2 lượng nước ra cốc và dùng phễu cho đất đã chuẩn bị vào bình. Phễu tráng bằng nước cất. Bình picnomet có đất và nước được đặt lên bếp cát hoặc bếp điện có khay cát đun nóng 0.5 giờ, chỉ cho sôi nhẹ để đẩy không khí ra khỏi đất. Sau khi đun sôi bình picnomet để nguội trong phòng, thêm nước cất vào cho tới vạch, đậy nút sao cho nước được chứa đầy lên mao quản của nút. Sau đo đem cân. Tỷ trọng của đất được tính theo công thức: d = Trong đó : d: Tỷ trọng thể rắn P: Khối lượng đất khô lấy để phân tích (g) P1: Khối lượng bình picnomet có nước (g) P2: Khối lượng picnomet có nước và đất (g) Tính đất khô không khí sang đất khô kiệt (tuyệt đối) theo công thức: P = 21
  28. Trong đó: P0: Khối lượng đất khô không khí a: Hàm lượng nước tính bằng % so với đất khô + Dung trọng đất (D) là trọng lượng đất khô (gam) ở trạng thái tự nhiên của một đơn vị thể tích đất (cm3) sau khi sấy khô kiệt. Dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, hàm lượng chất hữu cơ và kết cấu đất. Đất giàu hữu cơ và tơi xốp thì dung trọng lớn, dung trọng tăng theo hầu hết là theo chiều sâu của đất. D = Trong đó: D: dung trọng đất (g/cm3) M: trọng lượng đất khô ở trạng thái tự nhiên (g) V:Thể tích ống trụ (cm3) + Độ xốp của đất: là tỷ lệ % các khe hở trong đất so với thể tích đất. Độ xốp của đất được xác định thông qua tỷ trọng và dung trọng của đất Độ xốp P % được tính theo công thức: P% = (1- ) x100 Trong đó: D: là dung trọng (g/ cm3) d: là tỷ trọng (g/ cm3) + Độ ẩm đất (%): Xác định độ ẩm đất theo các bước sau Bƣớc 1: Cân trọng lượng hộp nhôm, được W1 (g) Bƣớc 2: Cân trọng lượng đất và hộp nhôm, được W2 (g) Bƣớc 3: Sau khi sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC , đem ra để nguội cân được trọng lượng W3 (g). Tính toán theo công thức sau: Độ ẩm tương đối A0 tương đối % = [(W2 - W3) / (W2 - W1)]. 100 Độ ẩm tuyệt đối A0 tuyệt đối % = [(W2 - W3) / (W3 - W1)]. 100 22
  29. PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.Vị trí địa lý Khu vực nghiên cứu thực nghiệm Núi Luốt trường Đại học Lâm Nghiệp nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây, cách thị xã Hoà Bình 45 km về phía Đông Nam và cách Quận Hà Đông 35km về phía Tây Bắc. Toạ độ địa lý: 22050’3’’ độ vĩ Bắc. 105030’45’’ độ kinh Đông. - Phía Đông giáp quốc lộ 21A. - Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Hoà Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình. - Phía Nam giáp thị trấn Xuân Mai và quốc lộ 6. - Phía Bắc giáp đội 6 nông trường chè Cửu Long. 3.1.2. Địa hình Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối đơn giản, gồm hai quả đồi nối tiếp chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Một đỉnh có độ cao 133m so với mặt nước biển, đỉnh kia cao 76m. Độ dốc trung bình của khu vực nghiên cứu là 150. Nhận xét: Địa hình cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới chất dinh dưỡng của rừng. Độ dốc của khu vực cũng tương đối nên hiện tượng xói mòn xảy ra thường xuyên. Địa hình thì không quá phức tạp nên có thể thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp chống xói mòn mà có tác dụng tốt trong bảo vệ và giữ các chất dinh dưỡng trong đất. 3.1.3. Khí hậu thuỷ văn Theo kết quả nghiên cứu của trạm khí tượng thuỷ văn Ba Vì - Hà Tây từ năm 2000 cho thấy: Khu vực Xuân Mai hàng năm có hai mùa rõ rệt: - Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. 23
  30. - Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian này lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi. Bảng 3.1: Đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu Lƣợng mƣa Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Độ ẩm (%) (mm) 1 17,41 80,8 15,89 2 18,04 83,3 24,84 3 20,26 85,2 44,38 4 24,39 83,5 90,42 5 25,86 82,5 224,67 6 28,32 81,4 245,03 7 28,12 83,4 311,47 8 27,71 85,3 263,62 9 26,56 83,1 197,99 10 25,29 81,7 155,19 11 22,6 79,9 38,85 12 18,91 79,1 24,42 Trung bình 23,6225 82,433 136,4 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Trường Đại học Lâm nghiệp – Hà Nội) + Chế độ nhiệt: - Nhiệt độ trung bình năm là 23,620C. - Nhiệt độ tháng nóng nhất (tháng 6): 28,320C. - Nhiệt độ tháng lạnh nhất (tháng 1): 17,410C. + Chế độ mưa: - Lượng mưa trung bình năm là 136,4 mm. Phân bố không đều qua các tháng trong năm. - Lượng mưa trung bình tháng cao nhất (tháng 7); 311,47 mm - Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (tháng 1): 15,89 mm - Số ngày mưa trong năm: 210 ngày 24
  31. + Độ ẩm không khí: - Khu vực nghiên cứu có độ ẩm không khí tương đối cao nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. - Độ ẩm không khí trung bình năm 82,43%. - Tháng có độ ẩm không khí trung bình cao nhất (tháng 8): 85,3 %. - Tháng có độ ẩm không khí trung bình thấp nhất (tháng 12): 79,1 %. (Tất cả số liệu trên đều được tính trung bình trong 10 năm tính từ 1997- 2006. Số liệu do trạm khí tượng thuỷ văn trường Đại học Lâm nghiệp cung cấp). + Chế độ gió: Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính: - Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7. Ngoài ra từ tháng 4 đến tháng 6 khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào). Nhận xét: Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thuỷ văn của khu vực Núi Luốt mang các đặc điểm tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ thực vật. 3.1.4. Đất đai thổ nhưỡng Nhóm đất của khu vực nghiên cứu là đất feralit màu nâu vàng phát triển trên đá mẹ Poocfiarit, tầng đất từ trung bình đến dày, số diện tích đất tầng mỏng chiếm tỷ lệ rất ít, những nơi tầng đất dày tập trung chủ yếu ở chân hai quả đồi, sườn Đông Nam quả đồi thấp (76m so với mặt nước biển), và sườn phía Tây Nam quả đồi cao (133m so với mặt nước biển). Tầng đất mỏng tập trung ở đỉnh đồi, sườn phía Đông Bắc quả đồi thấp, sườn Tây Bắc quả đồi cao. Những nơi tầng đất mỏng tỷ lệ đá lẫn càng lớn. Đá lộ đầu chủ yếu tập trung ở khu vực gần đỉnh và đỉnh 133m. Nhìn chung đất khá chặt, đặc biệt là những lớp đất mặt ở khu vực chân đồi và những lớp đất sâu của khu vực đỉnh và yên ngựa. Kết von thật và giả được thấy ở khắp nơi trong khu vực, có những nơi kết von thật chiếm tới 60% 25
  32. - 70% trọng lượng đất. Điều này chứng tỏ có sự tích luỹ sắt khá phổ biến và trầm trọng trong đất, ở một số nơi, đá ong được phát hiện với mức độ nhiều hoặc ít. Đá ong chủ yếu tập trung ở chân đồi phía Tây Nam, Đông Nam đồi cao. Hàm lượng mùn trong đất nhìn chung thấp, điều đó chứng tỏ quá trình tích luỹ mùn rất kém. Những điều đã trình bày ở trên phần nào nói lên mức độ feralit hoá rất mạnh trong khu vực núi Luốt. Trong những năm trước đây, quá trình xói mòn và rửa trôi khá nghiêm trọng. Điều đó được thể hiện qua kết cấu phẫu diện đất: Tầng A thường mỏng có tỷ lệ sét cao nên khi mưa rất dính và phổ biến là tầng AB hoặc AP (từ 5- 10cm). Tầng B nằm trong khoảng từ 10 -110 cm có tỷ lệ sét 25% - 26%. Tầng C thường dày và một số đá lẫn đã bị phong hoá tạo ra tầng BC xen kẽ. Đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hàm lượng mùn từ 2 - 4%, độ ẩm của đất từ 6 - 9%. Tỷ lệ đá lẫn trong đất ở mức độ trung bình. Nhận xét: Đất đai là nhân tố sinh thái quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh vật, trong đó có hệ thực vật. Điều kiện đất đai khu vực núi Luốt - Trường Đại học Lâm Nghiệp, nhìn chung vẫn mang tính chất đất rừng. Tuy nhiên do sự tác động lớn của con người nên độ dày tầng đất còn thấp, hàm lượng dinh dưỡng chưa cao, quá trình xói mòn diễn ra mạnh, nên đã phần nào ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của hệ thực vật nơi đây. 3.1.5.Đặc điểm về động - thực vật Trước năm 1984, thực vật trong khu vực chủ yếu là cây bụi thảm tươi, những loài cây chủ yếu bao gồm: Sim, Mua, Bồ cu vẽ, Cỏ tranh, cỏ Lào, Trinh nữ, Sau năm 1984, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tiến hành trồng rừng với các loài cây chủ yếu như: Thông đuôi ngựa, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn trắng. Một vài năm trở lại đây, trường đã tiến hành trồng bổ sung các loại cây có nguồn gốc từ rừng tự nhiên nhằm bảo tồn nguồn gen và bảo tồn da dạng sinh học. Độ che phủ và độ tàn che ở đây khá cao khoảng 70%. 26
  33. Theo ghi nhận rừng thực nghiệm Núi Luốt có khoảng 342 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 257 chi và 90 họ. Thực vật khu vực rất da dạng về dạng sống và 7 nhóm giá trị. Tài nguyên động vật: Tại khu vự có 156 loài động vật có xương sống thuộc 10 bộ, 60 họ và 104 giống trong đó có 21 loài động vật quý hiếm Tài nguyên côn trùng: Đã phát hiện 409 loài thuộc 87 họ và 10 bộ côn trùng. Bộ Cánh Vẩy xác định có 208 loài, 135 giống, 30 họ. Có 8 loài côn trùng quý hiếm Tài nguyên nấm: Phát hiện 123 loài thuộc 36 họ, 10 lớp, 4 ngành phụ. Ngành phụ nấm đảm và Nấm bất toàn là những ngành phụ chủ yếu. 3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế -xã hội Khu nghiên cứu thực nghiệm núi Luốt- Trường Đại học Lâm nghiệp chủ yếu nằm trên địa bàn xã Hoà Sơn - huyện Lương Sơn- tỉnh Hoà Bình. Đây là một xã miền núi với 3.822 nhân khẩu trong đó dân tộc Mường chiếm 58,85%, dân tộc Kinh chiếm 41,15%. Người dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 543 ha nhưng nghề rừng chưa được phát triển. Do là khu rừng duy nhất ở khu vực nên núi Luốt chịu sức ép nhiều mặt từ mọi phía. Ngoài các hoạt động tích cực vào rừng còn có các hoạt động tiêu cực diễn ra thường xuyên. Việc chăn thả gia súc còn theo kiểu tự do, ý thức bảo vệ rừng của người dân còn thấp. Bên cạnh đó nằm trong khu vực thị trấn Xuân Mai có các đơn vị bộ đội, các trường đào tạo. Đặc biệt là Trường Đại học Lâm nghiệp – trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật của ngành, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, do vậy đã có ảnh hưởng tích cực đến bảo vệ và phát triển tại khu vực nghiên cứu thực nghiệm. Nhận xét chung:Nhìn chung đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất về đá mẹ, địa chất, cùng sự tác động của con người và cũng có nhiều thuận lợi cho hệ động- thực vật thể hiện qua sự phong phú, đa dạng về số lượng chủng loại của chúng trong khu vực nghiên cứu. Đất tại 27
  34. khu vực là đất feralit màu nâu vàng phát triển trên đá mẹ Poocfiarit, hàm lượng các chất đinh dưỡng trong đất tương đối thấp, mang đặc tính của đất đồi núi Việt Nam. Do tại khu vực có tập đoàn cây trồng tương đối đa dạng, mỗi loài cây trồng có nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau nên cũng trả lại cho đất lượng chất hữu cơ khác nhau. Bên cạnh đó, đây là địa bàn thực tập và nghiên cứu của Trường nên rừng thường xuyên bị ảnh hưởng của các hoạt động của con người. Thêm vào đó là các hoạt động chăn thả gia súc bừa bãi, hoạt động lấy củi, quét lá dẫn tới tính chất đất bị ảnh hưởng rõ rệt đặc biệt là hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. 28
  35. PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm diện tích và phân bố các lọai hình sử dụng đất tại khu vực. 4.1.1 Hiện trạng diện tích các loại đất ở Núi Luốt. - Tổng diện tích Núi Luốt theo ranh giới xác định cho trường Đại học Lâm Nghiệp là 130.03 ha ( Hình 4.1). Trong đó: - Diện tích đất có rừng là 71,57 ha, chiếm 55.04%. - Diện tích rừng trồng thuần loài là 60,36 ha, rừng trồng hỗn giao là 11,21 ha, chiếm 8.62%. + Trạng thái rừng trồng thuần loài Thông mã vĩ có diện tích 11.52 ha. + Trạng thái rừng trồng thuần loài Bạch đàn trắng có diện tích 9.54 ha. + Trạng thái rừng thuần loài Keo tai tượng có diện tích 12.90 ha. + Trạng thái rừng thuần loài Keo lá tràm có diện tích 17.63 ha. + Trạng thái rừng trồng hỗn loài Thông mã vĩ và Keo lá tràm có diện tích 4.7 ha. + Trạng thái rừng trồng hỗn loài Bạch đàn trắng và Keo có diện tích 5.23 ha + Trạng thái rừng hỗn loài khác có diện tích 1.28 ha. + Trạng thái rừng trồng hỗn giao nhiều loài. - Diện tích đất trống rải rác là 10,52 ha trong đó diện tích bị lấn chiếm là 2,96 ha, chiếm 2.27%,. - Diện tích hành lang cao thế là 220 kv là 5,61 ha, chiếm 4.31%. - Diện tích khu dân cư lấn chiếm là 23,5 ha, chiếm 18.07%. Hình 4.1. Biểu đồ diện tích các trạng thái sử dụng đất ở Núi Luốt. 29
  36. Hình 4.2. Bản đồ chi tiết hiện trạng đất của Núi Luốt 30
  37. Nhận xét: - Diện tích đất có rừng chiếm nhiều nhất (> 50%) trên tổng diện tích Núi Luốt theo ranh giới xác định cho trường Đại học Lâm Nghiệp là 130,03 ha cho thấy rằng đây là khu vực có diện tích rừng trồng tương đối lớn, góp phần xây dựng nguồn khí quyển xanh, phục vụ công tác nghiên cứu hoạt động học tâp cũng như phục vụ công tác bảo tồn và chọn lọc giống tăng cường tính đa dạng sinh học cho quốc gia và thế giới. - Diện tích khu dân cư lấn chiếm là 23,5 ha tương ứng với 18% trên tổng diện tích Núi Luốt theo ranh giới xác định cho trường Đại học Lâm Nghiệp, đây được coi là nhân tố thúc đẩy cho diện tích rừng tại đây luôn được bảo tồn và phát triển. Số lượng dân cư ít, cùng với sự phân bố phái ngoài xung quanh rừng, góp phần làm vành đai bảo vệ rừng khỏi các yếu tố xâm hại bất hợp pháp, cùng với các cán bộ quản lý và lực lượng chuyên môn thì nơi đây là được coi là khu vực có chính sách bảo vệ rựng rất tiêu biểu. 4.1.2. Đặc điểm phân bố các loại hình sử dụng đất tại khu vực. * Theo hình 4.2, các hình thức sử dụng đất tại khu vực Núi Luốt được phân bố có ranh giới rõ ràng và phân theo trật tự hợp lý. - Các trạng thái rừng được phân bố chạy dài chủ yếu theo hướng Tây Bắc, Đông Nam và được bao quanh bởi các khu dân cư và khu quân sự. - Khu vực hành lang điện Quốc gia phân bố thành đường eo nhỏ, chạy dài theo hướng Tây Bắc, cắt ngang bản đồ Núi Luốt thành 2 mảng rõ rệt, do đó các trạng thái rừng cũng bị ảnh hưởng bởi sự chia cắt này. - Các khu vực đất không có rừng bao gồm: khu dân cư, khu quân sự, khu đất trống, vườn thí nghiệm, khu nghĩa trang và khu trung tâm ĐHLN chiếm dưới 45% diện tích tổng diện tích Núi Luốt có kiểu phân bố chạy vòng xung quanh trong bản đồ khu vực Núi Luốt. 31
  38. 4.2. Tính thấm nƣớc của một số loại hình sử dụng đất. Hình 4.3. Quy luật thấm của loại hình Rừng Hỗn Loài 1. Hình 4.4. Quy luật thấm của loại hình Rừng Keo Tai Tƣợng. 32
  39. Hình 4.5. Quy luật thấm của loại hình Rừng Hỗn Loài 2. Hình 4.6. Quy luật thấm của loại hình Rừng Keo Dậu. 33
  40. Hình 4.7. Quy luật thấm của loại hình Vƣờn trồng rau muống. Hình 4.8. Quy luật thấm của loại hình Rừng Thông. 34
  41. Hình 4.9. Quy luật thấm của loại hình Trảng Cỏ. Bảng 4.1. Đặc điểm của các chỉ tiêu thấm. STT Loại rừng Tốc độ thấm Tốc độ thấm Tổng lƣợng nƣớc ban đầu nƣớc ổn định thấm (mm) (Vo mm/phút) (Vc mm/phút) 1 Rừng Thông 2.47 0.54 270.4 2 Rừng Keo Tai 2.05 0.43 236.8 Tượng 3 RHL 1 3.13 0.77 267.7 4 RHL 2 1.36 0.32 157.96 5 Đất trồng rau 7.03 1.63 489.7 6 Rừng Dậu 4.91 1.12 371.35 7 Trảng cỏ 2.74 0.96 246.5 35
  42. 4.2.1. Tốc độ thấm nƣớc ban đầu - Đặc trưng thấm nước của đất rừng được biểu hiện qua tốc độ thâm nhập của nước vào đất qua bề mặt đất. Nước thấm vào đất có tác dụng rất quan trọng trong việc hình thành cơ chế phát sinh dòng chảy lưu vực và hạn chế dòng chảy bề mặt là nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất. - Khả năng thấm nước của đất phụ thuộc chủ yếu vào tính chất đất như độ xốp, độ ẩm của đất, Ngoài ra cường độ mưa, địa hình, bề mặt đất cũng là nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thấm nước của đất. Đất được coi là thấm nước tốt khi có lượng nước thấm xuống nhiều, tốc độ thấm nhanh khi có nguồn giáng thủy. Tốc độ thấm nước bao gồm: tốc độ thấm nước ban đầu và tốc độ thấm nước ổn định. - Tốc độ thấm nước ban đầu (V0, mm/ phút) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh đặc trưng thấm nước của đất rừng. Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế, tốc độ thấm nước khởi đầu được tính là giá trị trung bình của 5 Vo. đầu tiên (tốc độ thấm trung bình trong 5 phút đầu). Chỉ tiêu này được Horton (1933) và nhiều tác giả khác nhau sử dụng để mô hình hóa quá trình thấm nước của đất. Việc xác định tốc độ thấm nước khởi đầu so sánh với tốc độ thấm nước ổn định còn góp phần vào làm rõ ràng ảnh hưởng của độ ẩm đất đến khả năng thấm nước của đất rừng. Vì vậy, việc xác định tốc độ thấm nước khởi đầu là cần thiết. Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện tốc độ thấm ban đầu của các trạng thái. 36
  43. Ghi chú: Thời gian đo tốc độ thấm nước ban đầu là 5 phút. Nhận xét: Tốc độ thấm nước ban đầu của các trạng thái thảm thực vật biến động khá cao 1.36 - 7.03 mm/phút. Tốc độ thấm nước ban đầu của đất dân cư là cao nhất biến động vớiVo =7.03 mm/phút, và thấp nhất là rừng hỗn loài 2 với Vo=1.36 mm/phút. Như vậy tốc độ thấm nước ban đầu ở các trạng thái thảm thực vật có thể xếp theo thứ tự giảm dần như sau: - Đất trồng rau> Rừng keo dậu> Rừng hỗn loài 1 > Đất trảng cỏ > Rừng thông > Rừng keo tai tượng> Rừng hỗn loài 2. Trần Kông Tấu và cộng sự (1986) đã đưa ra bảng đánh giá tốc độ thấm của đất khi mực nước trong ống vòng khuyên có độ sâu là 5cm, ở nhiệt độ 10oC như sau: Bảng 4.2. Bảng đánh giá tốc độ thấm nƣớc của đất Tốc độ thấm ở giờ đầu Tốc độ thấm ở phút Đánh giá tiên (mm/h) đầu tiên (mm/phút) 1000 16.7 Mạnh quá 1000 – 500 16.7 – 8.3 Cao quá 500 – 100 8.3 – 1.7 Trung bình 100 – 70 1.7 – 1.17 Tốt nhất 70 – 30 1.17- 0.5 Tốt <30 <0.5 Xấu (Nguồn : Trần Kông Tấu và cộng sự 1986) Nhận xét: Tốc độ thấm nước của 7 vị trí nghiên cứu thuộc 2 mức tốt nhất (RHL2) và trung bình ( 6 vị trí còn lại) 4.2.2.Tốc độ thấm nƣớc ổn định. - Tốc độ thấm nước ổn định của đất (Vc mm/ phút) là tốc độ thấm khi đất đã được cung cấp đủ nước và tầng mặt đã bão hòa nước. - Khi tốc độ thấm đã ổn định thì hầu như nó không đổi đến khi kết thúc thời gian thí nghiệm. Đề tài đã thực hiện thí nghiệm cho đến khi lượng nước thấm 37
  44. trong vòng 5 phút là không đổi. Sau đó tính toán được tốc độ thấm nước ổn định,Vc được tính là Vc trung bình của 5 phút đó. - Đề tài nghiên cứu tính thấm nước của đất trong thời gian không quá 90 phút. Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện tốc độ thấm ổn định của các trạng thái. 4.2.3. Quá trình thấm nƣớc. - Quá trình thấm nước là quá trình nước từ mặt đất thâm nhập vào trong đất. Có rất nhiều tố ảnh hưởng đến tốc độ thấm bao gồm điều kiện trên mặt đất và lớp phủ thực vật, tính chất của đất như độ xốp, cấu trúc đất, độ ẩm đất. - Sự biến đổi mạnh mẽ các tính chất của đất trong không gian và thời gian. Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện tổng lƣợng thấm của các trạng thái. 38
  45. Nhận xét: Tổng lượng thấm của 7 vị trí biến động khá cao từ 157.96 – 489.7 mm. Tổng lượng thấm của đất dân cư là cao nhất, thấp nhất là RHL 2. Như vậy tổng lượng thấm ở 7 vị trí nghiên cứu có thể xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Đất trồng rau> Rừng Keo Dậu> Rừng Thông > RHL 1 > Trảng cỏ > Rừng Keo Tai Tượng> RHL 2. 4.3. Ảnh hƣởng của các nhân tố vật lý của đất đến tính thấm của nƣớc. Để xác định tính chất vật lý của đất tại khu vực nghiên cứu đề tài đã tiến hành lấy mẫu đất theo độ sâu tầng đất 0- 5 cm,10- 20 cm và 20 – 50 cm của 7 đối tượng. Kết quả được tổng hợp qua bảng số liệu duới đây: Bảng 4.3. Một số tính chất vật lý và chỉ tiêu Vo, Vc của đất ở các trạng thái. P% Vo Vc A% STT KHM Độ sâu Ðộ xốp Độ ẩm Mm/phút Mm/phút đất 0÷5 13.84 56.78 1 RHL 1 10÷20 9.28 51.85 0.77 3.13 20÷50 9.44 51.53 0÷5 12.96 55.50 2 RHL2 10÷20 7.60 54.17 1.36 0.32 20÷50 7.50 55.35 0÷5 12.92 59.24 3 Trảng cỏ 10÷20 13.37 57.33 2.74 0.96 20÷50 18.36 56.45 0÷5 6.48 53.63 4 Đất trồng 10÷20 7.93 53.22 rau 20÷50 7.49 52.37 7.03 1.63 39
  46. 0÷5 8.40 55.27 Keo tai 5 10÷20 7.61 55.15 tượng 2.05 0.43 20÷50 7.86 51.51 0÷5 8.76 52.93 6 Thông 10÷20 6.71 52.20 2.74 0.54 20÷50 7.27 51.10 0÷5 10.32 53.47 7 Keo dậu 10÷20 10.54 51.09 4.91 1.12 20÷50 13.15 49.58 (Nguồn: Kết quả theo dõi thí nghiệm tháng 4 năm 2015) Nhận xét * Dung trọng đất(d): Dùng để tính toán độ xốp của đất, hàm lượng không khí trong đất. Đất có dung trọng bé có nghĩa là hàm lượng mùn cao, độ xốp lớn, độ ẩm cao và ngược lại. - Dung trọng đất được lấy ở 3 tầng đất ở 7 vị trí có sự dao động như sau: Bảng 4.4. Sự dao động dung trọng đất giữa 3 tầng đất của 7 vị trí. Độ sâu D Dung trọng đất 0÷5 1.01- 1.20 10÷20 1.11- 1.31 20÷50 1.25- 1.35 - Như vậy dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, độ chặt và kết cấu của đất. Các loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và mùn thường có dung trọng nhỏ và ngược lại những loại đất chặt bí kém tơi xốp và nghèo chất hữu 40
  47. cơ thường có dung trọng lớn. Trong phẫu diện đất của phần lớn các loại đất, dung trọng có chiều hướng tăng dần khi xuống tầng đất dưới sâu, vì càng xuống sâu hàm lượng mùn của đất càng giảm, mặt khác do quá trình tích tụ sét và các vật liệu mịn bị rửa trôi từ trên xuống lấp đầy các khe hở và bị nén đã làm cho đất bị chặt gí hơn các tầng trên. * Tỷ trọng của đất: - Tỷ trọng của đất là tỷ số khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái rắn, khô kiệt với các hạt đất xếp sít vào nhau so với khối lượng nước cùng thể tích ở điều kiện nhiệt độ 4oC. - Tỷ trọng của đất được quyết định chủ yếu bởi các loại khoáng nguyên sinh, thứ sinh và hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Nhìn chung do tỷ lệ chất hữu cơ trong đất thường không lớn nên tỷ trọng đất sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật của đất. - Tỷ trọng đất được sử dụng trong các công thức tính toán độ xốp, công thức tính tốc độ, thời gian sa lắng của các cấp hạt đất trong phân tích thành phần cơ giới.Thông qua tỷ trọng đất người ta cũng có thể đưa ra được những nhận xét sơ bộ về hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng sét hay tỷ lệ sắt, nhôm của một loại đất cụ thể nào đó. * Độ xốp của đất (X): - Là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá đất rừng, đất tốt hay xấu cũng được thể hiện thông qua độ xốp. Đất càng tốt độxốp càng cao, số lƣợng khe hổng trong đất càng nhiều, đất càng dễ hút thấm nước. Kết quả phân tích cho thấy độ xốp đất ở 7 vị trí dao động trong khoảng 49.58 - 59.24 %. - Ðộ xốp của đất có thể biến động từ 30-70% tùy thuộc vào đất rời rạc không có kết cấu như đất cát, đất bạc màu cho đến những loại đất có kết cấu viên như đất đỏ vàng đồi núi. Như vậy độ xốp phụ thuộc vào kết cấu, tỷ trọng và dung trọng của đất. - Ðộ xốp của đất rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp và các loại cây trồng vì nước và không khí di chuyển được trong đất nhờ vào những khoảng 41
  48. trống hay độ xốp của đất. Các chất dinh dưỡng của đất có thể huy động được cho cây trồng, các hoạt động của vi sinh vật đất chủ yếu cũng diễn ra ở đây, chính bởi vậy mà người ta nói độ phì đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp của đất. Nếu đất tơi xốp thì làm đất cũng dễ dàng, rễ cây phát triển tốt, khả năng thấm, thoát nước và trao đổi không khí diễn ra cũng hết sức thuận lợi và nhanh chóng. Vùng đồi núi nếu đất có độ xốp cao thì phần lớn nước mưa được thấm xuống sâu, hạn chế hiện tượng nước chảy tràn trên mặt đất và do đó hạn chế được xói mòn trên bề mặt. Bảng 4.5. Phân cấp độ xốp P (%) Mức độ 60-70 Ðất rất xốp 50-60 Ðất khá xốp 40-50 Ðất xốp trung bình 30-20 Ðất ít xốp <20 Ðất chặt bí (do hiện tượng glây) - Dựa vào bảng 4.5. cho thấy đất trên 7 vị trí thuộc loại đất khá xốp. + Độ ẩm đất: Là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng thấm nước của đất. Độ ẩm đất càng cao thì khả năng thấm nước của đất càng giảm và ngược lại. Theo kết quả phân tích đất ở các trạng thái rừng có độ ẩm dao động trong khoảng 6.48 - 13.84 %. * Sự khác nhau về tốc độ thấm nước ban đầu ở các trạng thái thảm thực vật gián tiếp là do thảm thực vật gây ra, còn nguyên nhân chủ yếu phải kể đến đó là độ xốp và độ ẩm. Từ số liệu điều tra đồng thời ba chỉ tiêu: tốc độ thấm 42
  49. nước ban đầu (Vo), độ xốp (P%), độ ẩm (A%), đã xây dựng được phương trình tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu và độ ẩm sau: Hình 4.13. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 0- 5cm. Hình 4.14. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 10-20 cm. 43
  50. Hình 4.15. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 20-50 cm. Nhận xét: Qua biểu đồ tương quan ở các hình 4.13; 4.14; 4.15 thấy rằng tốc độ thấm nước ban đầu của đất tỉ lệ nghịch với độ ẩm. Đất càng ẩm, tốc độ thấm nước ban đầu càng nhỏ, và ngược lại. - Tiếp tục phương trình tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu và độ xốp: Hình 4.16. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ xốp tầng đất 0-5 cm. 44
  51. Hình 4.17. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ xốp tầng đất 10-20cm. Hình 4.18. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ xốp tầng đất 20-50cm. Nhận xét: + Qua biểu đồ tương quan thấy rằng tốc độ thấm nước ban đầu của đất tỉ lệ thuận với độ xốp tầng đất 10 - 20 cm. Đất càng tơi xốp, tốc độ thấm nước ban đầu càng nhanh, đất càng bí chặt vận tốc thấm ban đầu càng thấp. 45
  52. + Tốc độ thấm nước ban đầu của đất tỉ lệ nghịch với độ xốp tầng đất 0-5 cm và tầng đất 20-50 cm. Tuy nhiên với hệ số tương quan R2lần lượt bằng 0.0047 và 0.0686 cho thấy mối quan hệ này không chặt. - Phương trình tương quan giữa vận tốc thấm ổn định và độ xốp: Hình 4.19. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ổn định với độ xốp tầng đất 0-5cm. Hình 4.20. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ổn định với độ xốp tầng đất 10-20 cm. 46
  53. Hình 4.21. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ổn định với độ xốp tầng đất 20-50 cm. - Phương trình tương quan giữa vận tốc thấm ổn định và độ ẩm: Hình 4.22. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 0-5 cm. 47
  54. Hình 4.23. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 10-20 cm. Hình 4.24. Mối tƣơng quan giữa vận tốc thấm ban đầu với độ ẩm tầng đất 20-50 cm. 48
  55. 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiêu quả giữ nƣớc của một số loại hình sử dụng đất. Các giải pháp được đưa ra nhằm cải thiện khả năng thấm và giữnước của đất rừng là nhằm tác động tới các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng thấmvà giữnước của đất như: độ xốp, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất. 4.4.1 Các giải pháp cải thiện tính chất đất. Các giải pháp cải thiện tính chất đất những giúp cho thảm thực vật phát triển tốt mà còn góp phần làm giảm nguy cơ xói mòn. Đềtài đưa ra một sốgiải pháp cải thiện tính chất đất như sau: - Duy trì, bảo vệvật rơi rụng dưới tán rừng, tạo điều kiện cho vật rơi rụng phân hủy; - Trồng cây theo đường đồng mức đểhạn chếxói mòn, qua đó bảo vệđộ phì của đất; - Duy trì cây bụi thảm tươi; - Phát triển thực vật che phủ cải tạo đất bằng cách đưa một số loại cây có tính chất cải tạo đất vào trồng như: Muồng lá nhọn, Cốt khí, Muồng ba lá, Muồng muồng Khi chăm sóc cây nên cắt lá, cành của cây che phủ để cải tạo đất và lấp vào xung quanh gốc cây kết hợp với xới đất và vun gốc tạo ra nguồn bổ sung chất hữu cơ cho cây, nhằm tăng độ ẩm cho đất đồng thời tăng hàm lượng mùn trong đất. - Xúc tiến sự phân giải tầng thảm mục như phủ dục, tỉa thưa, sắp xếp các loại đá kiềm trên tầng thảm mục, tác động cơ giới là biện pháp tốt để nâng cao hàm lượng mùn trong đất qua đó góp phần cải tạo tính chất của đất. 4.4.2. Các giải pháp cải thiện độ xốp của đất. Các giải pháp tác động vào đất rừng để làm tăng độ xốp của đất chính là việc làm tăng trị số của độ xốp tổng số, cải thiện tỷ lệ độ xốp mao quan và phi mao quản của đất. Một số biện pháp nhằm nâng cao độ xốp của đất: 49
  56. - Cuốc xới đất vào thời gian độ ẩm không khí cao, nhằm làm tăng độ xốp ngoài mao quản cho đất. - Bón phân hữu cơ để cải tạo thành phần cơ giới của đất. - Nuôi giun đất vì những đống đất do giun đùn lên mặt đất chính là thức ăn mà giun thải ra sau khi đã tiêu hóa - chỗ chất thải này là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây trồng, vì chúng chứa nhiều khoáng chất. Giun chui vào đất làm cho đất có nhiều khe hở, làm tăng độ xốp của đất. Biện pháp này nên thự c hiện cùng giai đoạn trồng rừng. Lưu ý, khi thả giun nên dùng cành khô lá rụng thảm mục để phủ lên, thả vào lúc chiều tối. - Phối hợp các loại cây trồng hợp lý cũng sẽ giúp cải thiện độ xốp của đất. Biện pháp đơn giản và phổ biến nhất là trước khi trồng thực hiện xới đất, nếu có điều kiện thì thực hiện làm đất trên diện rộng. 4.4.3. Các giải pháp cải thiện độ dày tầng đất. Độdày tầng đất là nhân tố thuộc tính của đất, độ dày của tầng đất chỉđược dày lên nhờ hoạt động canh tác và kiểm soát xói mòn. Giải pháp để cải thiện độ dày tầng đất là cần phải canh tác hợp lý, kiểm soát được xói mòn như: trồng cây theo đường đồng mức, không để bề mặt đất trong tình trạng bị " quét sạch". Mỗi loại cây đều có đặc tính sinh vật học khác nhau nhưng sự sinh trưởng và phân bố của chúng có liên quan mật thiết với điều kiện ngoại cảnh, trước tiên là liên quan tới độ dày tầng đất. Vì vậy cần phải kết hợp các loại cây trồng hợp lý sẽ góp phần nâng cao độ dày tầng đất. 4.4.4. Các giải pháp cải thiện bề mặt đất. Bề mặt đất bao gồm các thành phần chính đó là: vật rơi rụng, thảm thực vật và cây bụi thảm tươi. Do đó, các biện pháp nhằm cải thiện bề mặt đất cũng chính là các biện pháp cải thiện các thành phần bề mặt đất. Cũng giống như cải thiện độ xốp, việc bảo vệ bề mặt đất cũng có thể được thực hiện bằng cách kiểm soát không cho sự tác động nào từ bên ngoài vào, nhưng đây cũng là giải pháp không mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vì thế, việc bảo vệ bề mặt đất cũng cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn: 50
  57. - Tránh không thu gom lượng vật rơi rụng, để vật rơi rụng phân hủy tự nhiên, chú ý tầng cây che phủ đất tại những nơi có độ dốc lớn; - Biện pháp giữ ẩm chống hạn cho đất: Với địa hình dốc, độ ẩm không cao, nhất là trong mùa khô khốc liệt kéo dài dẫn đến tình trạng cây có thể bịchất do thiếu nước. Vì vậy, các biện pháp giữ ẩm, chống hạn cho cây trồng là việc cần thiết. - Đưa vào trồng các cây bản địa không những góp phần cải thiện đất mà còn có hiệu quả về mặt sinh thái. Các giải pháp được đề xuất trên đều đòi hỏi thời gian thực hiện khác nhau với mức độ đầu tư về kinh phí, nhân lực khác nhau. Vì thế, muốn nâng cao và duy trì khả năng thấm nước của đất tốt nhất nên có sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức bản địa với những giải pháp kỹ thuật khoa học. Để thực hiện thành công các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng nhằm phục hồi và phát triển rừng nhất thiết phải tiến hànhđồng thời các giải pháp mang tính kinh tế -xã hội, đặc biệt là việc tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống xã hội đối với mỗi người trong khu vực. 51
  58. PHẦN V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận. 5.1.1. Đặc điểm diện tích và phân bố các lọai hình sử dụng đất tại Núi Luốt. - Diện tích đất có rừng chiếm nhiều nhất (> 50%) trên tổng diện tích Núi Luốt theo ranh giới xác định cho trường Đại học Lâm Nghiệp là 130,03 ha cho thấy rằng đây là khu vực có diện tích rừng trồng tương đối lớn, góp phần xây dựng nguồn khí quyển xanh, phục vụ công tác nghiên cứu hoạt động học tâp cũng như phục vụ công tác bảo tồn và chọn lọc giống tăng cường tính đa dạng sinh học cho quốc gia và thế giới. - Diện tích khu dân cư lấn chiếm là 23,5 ha tương ứng với 18% trên tổng diện tích Núi Luốt theo ranh giới xác định cho trường Đại học Lâm Nghiệp, đây được coi là nhân tố thúc đẩy cho diện tích rừng tại đây luôn được bảo tồn và phát triển. Số lượng dân cư ít, cùng với sự phân bố phái ngoài xung quanh rừng, góp phần làm vành đai bảo vệ rừng khỏi các yếu tố xâm hại bất hợp pháp, cùng với các cán bộ quản lý và lực lượng chuyên môn thì nơi đây là được coi là khu vực có chính sách bảo vệ rựng rất tiêu biểu. - Các trạng thái rừng được phân bố chạy dài chủ yếu theo hướng Tây Bắc, Đông Nam và được bao quanh bởi các khu dân cư và khu quân sự. - Khu vực hành lang điện Quốc gia phân bố thành đường eo nhỏ, chạy dài theo hướng Tây Bắc, cắt ngang bản đồ Núi Luốt thành 2 mảng rõ rệt, do đó các trạng thái rừng cũng bị ảnh hưởng bởi sự chia cắt này. - Các khu vực đất không có rừng bao gồm: khu dân cư, khu quân sự, khu đất trống, vườn thí nghiệm, khu nghĩa trang và khu trung tâm ĐHLN chiếm dưới 45% diện tích tổng diện tích Núi Luốt có kiểu phân bố chạy vòng xung quanh trong bản đồ khu vực Núi Luốt. 5.1.2. Tính thấm nước của một số loại hình sử dụng đất. - Tốc độ thấm nước ban đầu của các trạng thái thảm thực vật biến động khá cao 1.36 - 7.03 mm/phút. Tốc độ thấm nước ban đầu của đất dân cư là cao 52
  59. nhất biến động với Vo =7.03 mm/phút, và thấp nhất là rừng hỗn loài 2 với Vo=1.36 mm/phút. Tốc độ thấm nước ban đầu ở các trạng thái thảm thực vật có thể xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Đất trồng rau> Rừng keo dậu > Rừng hỗn loài 1 > Đất trảng cỏ > Rừng thông > Rừng keo tai tượng > Rừng hỗn loài 2. - Theo Trần Kông Tấu và cộng sự 1986, tốc độ thấm nước của 7 vị trí nghiên cứu thuộc 2 mức tốt nhất (RHL2) và trung bình ( 6 vị trí còn lại). - Tổng lượng thấm của 7 vị trí biến động khá cao từ 157.96 – 489.7 mm. Tổng lượng thấm của đất trồng rau là cao nhất, thấp nhất là RHL 2. Như vậy tổng lượng thấm ở 7 vị trí nghiên cứu có thể xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Đất trồng rau > Rừng Keo Dậu > Rừng Thông > RHL 1 > Trảng cỏ > Rừng Keo Tai Tượng > RHL 2. 5.1.3. Ảnh hưởng của các nhân tố vật lý của đất đến tính thấm của nước. -Mối tương quan giữa vận tốc thấm ban đầu, tốc độ thấm ổn định với độ xốp, độ ẩm các tầng đất 0- 5cm, 5- 20cm, 20cm -50cm đều có hệ số tương quan tương đối thấp, nhỏ hơn 0.1. Điều này cho thấy, vận tốc thấm ban đầu, tốc độ thấm ổn định với độ xốp, độ ẩm các tầng đất 0- 5cm, 5- 20cm, 20cm -50cm không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể tốc độ thấm tại khu vực bị chi phối bởi các nhân tố khác hoặc số mẫu thí nghiệm đại diện cho mỗi loại hình sử dụng đất còn quá ít nên chưa có cơ sở đánh giá về quy luật một cách chính xác nhất. Trong những năm tới, tôi mong muốn được tiếp tục mở rộng đề tài này hoặc sẽ có nhiều cá nhân khác nghiên cứu đề tài để đánh giá sâu hơn tốc độ thấm nước tại khu vực. 5.1.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiêu quả giữ nước của một số loại hình sử dụng đất. Bao gồm 4 nhóm giải pháp: - Các giải pháp cải thiện tính chất đất. - Các giải pháp cải thiện độ xốp của đất. - Các giải pháp cải thiện độ dày tầng đất. 53
  60. - Các giải pháp cải thiện bề mặt đất. 5.2. Tồn tại. - Phần đề xuất mới chỉ dừng ở mức nêu ra các biện pháp tác động thực hiện một cách khái quát, chưa trình bày một các chi tiết cụ thể về nhóm các chỉ tiêu kĩ thuật. - Số mẫu phân tích và số lần lặp chưa nhiều. - Do quá trình thực hiện cần nguồn nước tương đối lớn để phục vụ thí nghiệm tuy nhiên do gặp khó khăn về nguồn cung cấp và khả năng chuẩn bị bị hạn chế, nên có một số nhỏ không thể xác định tốc độ thấm ổn định đúng nhất. - Đối với 1 số vị trí có nhiều tổ mối, giun, , đất có độ xốp lớn khiến quá trình thấm nước tương đối nhanh (ml/15s), làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn và chi tiết hơn rất nhiều. 5.3. Kiến nghị. - Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước của đất rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý sử dụng tài nguyên nước. Nên các cơ quan quản lý cần tăng cường các chương trình “phủ xanh đất trống , đồi trọc”, “giao đất giao rừng” cho dân để tăng diện tích rừng. - Do thời gian nghiên cứu đề tài còn ngắn, việc nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên cần được nghiên cứu sâu rộng hơn trong những năm tiếp theo. 54
  61. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Điển, Phạm Đức Tuấn (2006) “ Ngiên cứu khả năng giữ nước ở một số thảm thực vật ở vùng phòng hộ thủy điện tỉnh Hòa Bình” ,luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Hà Tây”. 2. Phạm Văn Điển (2009) “Chức năng phòng hộ nguồn nước của rừng ” NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 2009. 3. Nguyễn Thế Đặng cùng các tác giả (2006), “ Giáo trình đất trồng trọt”, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 4. Đỗ Thị Lan và cộng sự Trương Thành Nam, Nguyễn Đăng cường ( 2010) “ Ngiên cứu khả năng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng nhầm góp phần hạn chế xói mòn và dự báo lũ rừng cho huyện Định Hóa, Thái Nguyên” 5. Nguyễn Thế Hùng, Đàm Xuân Vận (2008) “Bài giảng nghiên cứu và thống kê môi trường”, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 6. Đặng Văn Minh cùng các tác giả (2006) “Giáo trình đất lâm nghiệp” Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 7. Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên (2001), “Nghiên cứu hiệu quả của rừng nuôi dượng nguồn nước”, Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc, (Nguyễn Tiến Nghên dịch), Tài liệu tham khảo Bộ môn Lâm sinh, trường Đại học Lâm nghiệp. 8. Vũ Thị Quỳnh Nga (2009), “Nghiên cứu đặc trưng thấm và giữ nước tiềm tàng tại Núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp. 9. Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1997), “Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước”, Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
  62. 10. Nguyễn Thị Thúy Hường (2009), “Ngiên cứu khả năng thấm nước của đất tại một số mô hình sử dụng đất khác nhau ở huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình”. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp 11. Nguyễn Viết Phổ (1992), “Các vấn đề thủy văn và rừng nhiệt đới”, Tạp chí Lâm nghiệp, Bộ Lâm nghiệp 1992. 12. Trần Kông Tấu, Ngô Văn Phụ, Hoàng Văn Huầy (1986), thổ nhưỡng học tập 2, Nhà xuất bản Đại và Trung học, 1986. 13.Trang web: ừng. 14. Ủy Ban Nhân Dân xã Thịnh Đức (2014) “ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và phương hương phát triển KTXH năm 2014” 14. Trạm khí tượng Thái Nguyên (2013), “Tổng lượng mưa các tháng trong các năm từ 2011 – 2013”. 16. La Thu Phương (2011), “Bài giảng rừng và môi trường”, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 17. Đoàn Trường Sơn (2011), “Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng huyện Định Hòa, tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 18. Bùi Huy Hiển (2012), “ Nghiên cứu khả năng thấm nước của đất tại một số mô hình sử dụng đất ở Lương Sơn – Hòa Bình”. 19. Phạm Thị Oanh (2013), “Đánh giá thực trạng chất dinh dưỡng dưới các trạng thái rừng trồng khác nhau tại Núi Luốt - Xuân Mai - Chương Mĩ - Hà Nội”.