Khóa luận Nghiên cứu sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở trong thân cây Mỡ (Magnolia conifer Dandy) trồng ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

pdf 58 trang thiennha21 19/04/2022 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở trong thân cây Mỡ (Magnolia conifer Dandy) trồng ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_su_bien_doi_tinh_chat_co_rut_va_gian_no.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở trong thân cây Mỡ (Magnolia conifer Dandy) trồng ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM o0o NGUYỄN VIỆT ÁNH NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CO RÚT VÀ GIÃN NỞ TRONG THÂN CÂY MỠ (Manglietia conifer Dandy) TRỒNG Ở HUYỆN NA RÌ -TỈNH BẮC KẠN KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Nơng lâm kết hợp Khoa: Lâm nghiệp Khĩa học: 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Văn Đồn Thái Nguyên - năm 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện. Qua quá trình thực tập giúp cho mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức đã được học trên ghế nhà trườngvà ứng dụng vào trong thực tế, đồng thời qua đĩ giúp nâng cao trình độ chuyên mơn cũng như năng lực cơng tác cho sinh viên đẻ cĩ thể vững vàng khi ra trường và đi xin việc. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ giáo, giảng viên hướng dẫn TS. Dương Văn Đồn, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở trong thân cây Mỡ (Manglietia conifer Dandy) trồng ở huyện Na Rì – tỉnh Bắc Kạn”. Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, cùng tất cả các thầy – cơ đã tận tình dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lịng biết ơn tới giảng viên hướng dẫn, giảng viên hướng dẫn TS. Dương Văn Đồn, em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em hồn thành khĩa luận này. Do thời gian và kinh nghiệm cịn hạn chế, bài khĩa luận này của em khơng tránh khỏi những thiếu sĩt, em rất mong nhận được sự đĩng gĩp ý kiến của các thầy – cơ giáo và bạn bè để bài khĩa luận của em được hồn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 13 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Việt Ánh
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở trong thân cây Mỡ (Manglietia conifer Dandy) trồng ở huyện Na Rì – tỉnh Băc Kạn”, chuyên nghành Nơng Lâm Kết Hợp là chuyên nghành của riêng bản thân tơi, đề tài đã được sử dụng thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thơng tin cĩ sẵn được trích rõ nguồn gốc. Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài nghiên cứu này là trung thực. Các số liệu được trích dẫn rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 13 tháng 06 năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước (Ký, ghi rõ họ tên) hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ tên) TS. Dương Văn Đồn Nguyễn Việt Ánh XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên Đã sửa chữa sai sĩt sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thơng tin cơ bản về số liệu cây Mỡ sử dụng trong nghiên cứu này 13 Bảng 4.1: Kết quả sự biến đổi khối lượng thể tích co rút 18 Bảng 4.2. Kết quả sự biến đổi khối lượng thể tích theo tính chất giãn nở 21 Bảng 4.3: Kết quả sự biến đổi tính chất co rút theo chiều xuyên tâm 23 Bảng 4.4: Kết quả sự biến đổi tính chất co rút theo chiều tiếp tuyến 26 Bảng 4.5: Kết quả sự biến đổi tính chất giãn nở theo chiều xuyên tâm 29 Bảng 4.6: Kết quả sự biến đổi tính chất giãn nở theo chiều tiếp tuyến 31
  5. iv DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình xẻ mẫu gỗ cây Mỡ cho thí nghiệm 14 Hình 4.1. Sự biến đổi khối lượng thể tích từ tâm ra vỏ theo tính chất co rút . 19 Hình 4.2. Sự biến đổi khối lượng thể tích theo hướng từ gốc đến ngọn theo tính chất co rút 20 Hình 4.3. Sự biến đổi khối lượng thể tích từ tâm ra vỏ theo tính chất giãn nở 21 Hình 4.4. Sự biến đổi khối lượng thể tích từ gốc đến ngọn theo tính chất giãn nở 22 Hình 4.5. Đồ thị sự biến đổi tính chất co rút từ tâm ra vỏ theo chiều xuyên tâm 24 Hình 4.6. Đồ thị sự biến đổi tính chất co rút từ gốc đến ngọn theo chiều xuyên tâm 25 Hình 4.7. Sự biến đổi tính chất co rút từ tâm ra vỏ theo chiều tiếp tuyến 27 Hình 4.8. Sự biến đổi tính chất co rút từ gốc đến ngọn theo chiều tiếp tuyến 28 Hình 4.9. Sự biến đổi tính chất giãn nở từ tâm ra vỏ theo phương xuyên tâm 29 Hình 4.10. Sự biến đổi tính chất giãn nở từ gốc đến ngọn theo phương xuyên tâm 30 Hình 4.11. Sự biến đổi tính chất giãn nở từ tâm ra vỏ theo phương tiếp tuyến 32 Hình 4.12. Sự biến đổi tính chất giãn nở từ gốc đến ngọn theo phương tiếp tuyến 33 Hình 4.13. Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất giãn nở theo chiều xuyên tâm 34 Hình 4.14. Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất giãn nở theo chiều tiếp tuyến 35 Hình 4.15. Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất co rút theo chiều xuyên tâm 36 Hình 4.16. Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất co rút theo chiều tiếp tuyến 36
  6. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH KLTT Khối lượng thể tích Hvn Chiều cao vút ngọn Đường kính của cây tại chiều cao 1.3 D1.3 m tính từ mặt đất lên TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam PEG Polyethylenglycol CS Cộng sự XT Xuyên tâm TT Tiếp tuyến
  7. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề Error! Bookmark not defined. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5 2.1.1. Tính chất hút nước của gỗ 5 2.1.2. Tính chất thốt ẩm của gỗ 5 2.1.3. Khối lượng thể tích của gỗ 6 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6 2.2.1. Trên thế giới 6 2.2.2. Trong nước 8 2.3. Khái quát về cây Mỡ 10 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
  8. vii 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 12 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 12 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 12 3.3. Nội dung nghiên cứu 12 3.4. Phương pháp nghiên cứu 12 3.4.1. Thu thập mẫu 12 3.4.2. Phương pháp thí nghiệm 14 3.4.2.1. Thiết bị, dụng cụ. 14 3.4.2.2 Phương pháp đo khối lượng thể tích (theo TCVN 8048-2: 2009) 15 3.4.2.3. Phương pháp đo tính chất co rút theo phương xuyên tâm và tiếp tuyến (theo TCVN 8048-13: 2009) 15 3.4.2.4. Phương pháp đo tính chất giãn nở theo phương pháp xuyên tâm và tiếp tuyến.(theo TCVN 8048-15 : 2009) 16 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 4.1. Sự biến khối lượng thể tích 18 4.1.1. Sự biến đổi khối lượng thể tích theo tính chất co rút 18 4.1.2. Sự biến đổi khối lượng thể tích theo tính chất giãn nở 20 4.2. Sự biến đổi các tính chất co rút 22 4.2.1. Sự biến đổi tính chất co rút theo chiều xuyên tâm 22 4.2.2. Sự biến đổi tính chất co rút theo chiều tiếp tuyến 26 4.3. Sự biến đổi các tính chất giãn nở 28 4.3.1. Sự biến đổi tính chất giãn nở từ tâm ra vỏ 28 4.2.2. Sự biến đổi tính chất giãn nở theo chiều tiếp tuyến 31 4.4. Mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất giãn nở, co rút 34 4.3.1. Mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất giãn nở 34 4.3.2. Mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất co rút 36
  9. viii PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 5.1. Kết luận 38 5.2. Kiến nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC BẢNG 42 PHỤ LỤC ẢNH 44
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, tài nguyên gỗ rừng trồng của nước ta rất phong phú và đã trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành cơng nghiệp sản xuất đồ gỗ. Nhu cầu của xã hội về sử dụng gỗ và sản phẩm từ gỗ ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đĩ, gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, gỗ rừng trồng do sinh trưởng nhanh, cĩ khả năng tái sinh tự nhiên tốt song gỗ mềm, nhẹ tỷ trọng thấp hơn nhiều so với một số lồi gỗ rừng tự nhiên, tỉ lệ gỗ tuổi non cao, nên cịn tồn tại nhiều nhược điểm như: kích thước khơng ổn định, dễ biến màu, dễ mục, dễ cháy, dễ bị sâu nấm, cơn trùng phá hoại và cĩ khả năng hút,nhả ẩm dẫn đến bị thay đổi kích thước theo các chiều khơng giống nhau, vì thế gỗ dễ bị biến hình, cong vênh, nứt nẻ. Những nhược điểm này đã mang lại nhiều khĩ khăn cho việc sản xuất,tiêu thụ sản phẩm của các xí nghiệp sản xuất và làm giảm hiệu quả sử dụng tài nguyên gỗ. Một trong số lồi cây gỗ điển hình đang được quan tâm về chất lượng cũng như phương thức bảo quản để tăng khả sử dụng đĩ là cây Mỡ. Mỡ (Manglietia conifer Dandy) gỗ Mỡ trắng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng ở độ ẩm 15% là 0.480. Dăm mịn, thịt đều, ít co rút, ít nứt nẻ, ít bị mối mọt và mục. Chịu được mưa nắng, dễ cưa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn, đĩng đinh. Là loại gỗ tốt được nhân dân ưa chuộng. Thường gỗ mỡ được dùng vào nhiều cơng việc: Làm cột, kèo nhà, làm các vật dụng trong gia đình, làm nhà. Mỡ là cây gỗ được ưu tiên trong chương trình trồng rừng (Viện nghiên cứu và phát triển Lâm Nghiệp, 2014) [12]. Gỗ thuộc nhĩm IV bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng, phân loại nhĩm gỗ rừng Việt Nam (Nguyễn Đình Hưng, 1977) [5].
  11. 2 Nghiên cứu, xác định tính chất sự biến đổi chất co rút, giãn nở của gỗ là một nhiệm vụ quan trọng trong khoa học gỗ nĩi riêng và trong nghiên cứu đánh giá giá trị tài nguyên cây gỗ nĩi chung. Kết quả xác định sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở của gỗ là cơ sở khoa học rất cơ bản và quan trọng để tìm hiểu về bản chất của gỗ, là căn cứ để sử dụng, chế biến, bảo quản gỗ hợp lý và hiệu quả tài nguyên gỗ, là những tiêu chí để đánh giá chất lượng rừng, đánh giá tuyển chọn giống, nghiên cứu những ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường, biện pháp kinh doanh. Nhiệm vụ nghiên cứu xác định sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở của gỗ phải là một hoạt động khoa học thường xuyên phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất trong mỗi thời kỳ. Mà việc sử dụng gỗ để làm đồ nội thất thì tính chất quan trọng nhất đĩ tính co rút và giãn nở. Tính co rút và giãn nở của gỗ khơng chỉ gây khĩ khăn trong quá trình gia cơng, chế biến, sử dụng, mà cịn hạn chế khả năng sử dụng gỗ trong mơi trường cĩ sự biến động lớn về độ ẩm. Như vậy, nghiên cứu xác định sự biến đổi định tính chất co rút và giãn nở của gỗ ở nước ta cĩ một ý nghĩa to lớn, nhưng kết quả nghiên cứu từ trước cho đến nay cịn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng, cịn quá ít so với tài nguyên rừng ở nước ta, đã khơng đáp ứng được những nhu cầu, địi hỏi của phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, đặc biệt trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Cần nghiên cứu tính chất co rút và giãn nở này từ tâm ra vỏ, từ gốc đến ngọn là rất quan trọng vì gỗ là vật liệu sinh học nên tính chất gỗ cĩ thể biến đổi ở các vị trí khác nhau trong thân cây, từ các nghiên cứu này mà người sản xuất cĩ thể lựa chọn được sản phẩm gỗ cĩ tính chất co rút giãn nở phù hợp với mục đích sản xuất. Từ đĩ tối ta được nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế.
  12. 3 Tuy nhiên qua tìm hiểu các nghiên cứu về cây Mỡ trong nước tơi nhận thấy rằng nghiên cứu về sự biến đổi các tính chất co rút và giãn nở trên gỗ cây Mỡ được trồng ở Việt Nam thì chưa cĩ nhiều nghiên cứu, báo cáo tại Việt Nam. Vì vậy tơi chọn đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở trong thân cây Mỡ (Magnolia conifer Dandy) trồng ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu được sự biến đổi các tính chất liên quan đến độ ổn định kích thước gỗ của cây Mỡ 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu được sự biến đổi khối lượng thể tích (KLTT) theo hướng từ tâm ra vỏ, từ gốc cho đến ngọn. - Nghiên cứu sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở theo hướng từ tâm ra vỏ, từ gốc đến ngọn. - Kiểm tra được mối tương quan giữa KLTT và các tính chất co rút, giãn nở của gỗ. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quên với các nghiên cứu khoa học, ứng dụng những kiến thức đã học được từ trong nhà trường và thực tiễn. Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên mơn ngành, sau này cĩ điều kiện tốt hơn để phục vụ cơng tác phát triển ngành Nơng lâm kết hợp trong khoa Lâm Nghiệp. - Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế cơng tác nghiên cứu khoa học.
  13. 4 - Giúp sinh viên nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế để áp dụng vào việc nghiên cứu khoa học. - Gĩp phần hồn chỉnh dữ liệu trong nghiên cứu khoa học về nghiên cứu chuyên sâu lồi cây Mỡ. - Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học đánh giá được sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở của cây Mỡ. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác. - Trên cơ sở nghiêm cứu sự thay đổi một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ Mỡ. - Đề xuất một số giải pháp kiến nghị về phương pháp, cách thức chế biến và bảo quản gỗ Mỡ.
  14. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Tính chất hút nước của gỗ Sức hút nước của gỗ là năng lực hút lấy nước vào gỗ khi ngâm gỗ trong nước. Tính chất hút nước của gỗ được thể hiện ở độ hút nước. Độ hút nước, thời gian hút nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khối lượng thể tích, vị trí, chiều thớ, kích thước, nhiệt độ nước và độ ẩm ban đầu , trong đĩ yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là khối lượng thể tích. Khối lượng thể tích càng lớn thì khả năng hút nước càng chậm, gỗ lõi hút nước chậm hơn gỗ giác. Mặt cắt xuyên tâm và mặt cắt tiếp tuyến của gỗ hút nước rất chậm. Diện tích mặt cắt ngang càng lớn thì tố độ hút nước càng nhanh, ở nhiệt độ cao gỗ hút nước 16 nhanh nhưng khơng nhiều. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức hút nước của gỗ là vấn đề cĩ ý nghĩa thực tế trong kỹ thuật ngâm tẩm gỗ bằng hố chất, dưới điều kiện áp suất thường. Gỗ hút nước làm thay đổi độ ẩm của gỗ, độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến các tính chất vật lý và cơ học, đặc biệt trong giới hạn độ ẩm bão hồ thớ gỗ. Trong cơng nghệ cần phải chú ý đặc điểm này của gỗ để lựa chọn độ ẩm gỗ cho thích hợp. Với loại gỗ cĩ hút nước lớn, tốc độ hút nước nhanh, trong quá trình nấu bột giấy, dịch nấu dễ dàng thẩm thấu vào gỗ. Tuy nhiên trong sản xuất ván nhân tạo, lượng keo dễ bị thấm sâu, nhiều gây thiếu keo trên bề mặt dán dính nếu điều chỉnh độ nhớt của keo khơng phù hợp (Dương Văn Đồn và cs, 2010) [3]. 2.1.2. Tính chất thốt ẩm của gỗ Đối với quá trình thốt ẩm từ gỗ tươi, ướt. Trong thực tế khi co dãn người ta dễ dàng nhận thấy rằng nĩ khơng đều theo 3 chiều. Sở dĩ cĩ sự sai khác nhau về co dãn giữa hai chiều dọc thớ và ngang thớ là do sự sắp xếp tế bào và cấu trúc vách tế bào. Trong thân cây đại bộ phận tế bào xếp dọc thân
  15. 6 cây (ở gỗ lá rộng tổng cộng chiếm khoảng 90% thể tích) chỉ cĩ tia gỗ là sắp xếp theo chiều ngang thân cây). Theo cấu trúc vách tế bào thì trong mỗi tế bào đại bộ phận các mixen sắp xếp song song với trục dọc tế bào. Như vậy ta rút ra một kết luận: trong cây đại bộ phận các mixen sắp xếp song song với trục dọc thân cây. Theo chiều ngang thớ, co dãn xuyên tâm nhỏ hơn theo chiều tiếp tuyến là do tia gỗ gây nên. Các tế bào tia gỗ nằm vuơng gĩc với trục dọc thân cây. Với mỗi tia gỗ thì co dãn ngang thớ là lớn hơn rất nhiều so với chiều dọc tia gỗ, chiều ngang tia gỗ chính là chiều tiếp tuyến của thân cây, chiều dọc tia gỗ là chiều xuyên tâm của thân cây. Sự chênh lệch co dãn theo ba chiều, nhất là theo hai chiều xuyên tâm và tiếp tuyến dễ gây nên biến hình, cong vênh, nứt nẻ (Dương Văn Đồn và cs, 2010) [3]. 2.1.3. Khối lượng thể tích của gỗ KLTT là cơ sở hợp lý cho việc đánh giá giá trị của gỗ trong những lĩnh vực sử dụng khác nhau. KLTT cĩ mối liên quan mật thiết với các tính chất vật lý, cơ học khác của gỗ. KLTT liên quan chặt chẽ đến sức co giãn của gỗ, theo các chiều thớ khác nhau, ảnh hưởng của khối thể tích là khác nhau. KLTT là nhân tố quan trọng đối với khả năng truyền nhiệt của gỗ, gỗ nặng cĩ khả năng truyền nhiệt cao hơn gỗ nhẹ. KLTT cũng ảnh hưởng tới độ cứng của gỗ, gỗ cĩ KLTT càng lớn thì độ cứng càng cao đồng thời cĩ khả năng chịu mài mịn cao. KLTT của gỗ nặng hay nhẹ là do cấu tạo của gỗ quyết định, do đĩ KLTT cĩ ảnh hưởng đến hầu hết các tính chất vật lý, cơ học của gỗ. Gỗ cĩ khối lượng thể tích thấp thì cường độ cơ học của gỗ cũng thấp. KLTT là một nhân tốc quan trọng trong việc sử dụng nguyên liệu gỗ (Nguyễn Quý Nam và cs, 2006) [7]. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.2.1. Trên thế giới Từ những năm 30 thế kỉ trước, các nhà khoa học Nga, Đức đã nghiên cứu và cơng bố tài liệu nĩi về tính chất của gỗ Mỡ. Các nhà khoa học đã dùng
  16. 7 phương pháp vật lý, hĩa học hay kiêm dụng cả hai loại để xử lý gỗ, làm cho các chất xử lý thấm đọng vào trong các vách tế bào, hoặc làm phát sinh các mối liên kết giao nhau giữa các thành phần của gỗ, từ đĩ làm cho mật độ của gỗ tăng lên, cường độ của gỗ cũng được nâng cao. Để khắc phục nhược điểm của phương pháp biến đổi tính chất gỗ bằng phương pháp nhiệt cơ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đưa vào trong gỗ một số chất hĩa học nhàm ổn định hình dạng và kích thước sản phẩm, đồng thời cũng tăng cường độ chịu lực của gỗ biến tính. Một trong những loại hình sản phẩm đơn giản nhất khi sử dụng hĩa chất là ngâm tẩm. Đĩ là kiểu biến tính gỗ khi ngâm ngập gỗ trong dung dịch hĩa chất, sau đĩ loại bỏ bớt nước rồi gia nhiệt cho keo đĩng rắn lại tạo thành sản phẩm khơng thấm nước. Loại hình này cĩ ưu điểm rất rõ là hệ số co giãn kích thước nhỏ nhưng lại tốn hĩa chất. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, người ta sử dụng gỗ cường hĩa làm ổ đỡ chân vịt tàu thủy. Sau khi đưa vào gỗ một số cao phân tử phân tử lượng thấp hoặc cacbua hydro khơng bão hịa cĩ cầu đơi. Lợi dụng năng lượng của tia chiếu xạ, chất xúc tác gia nhiệt mà làm cho các hĩa chất trên kết hợp với gỗ và đĩng rắn lại, gỗ được làm như vậy gọi là gỗ polyme phức hợp (viết tắt là WPC). WPC so với gỗ nguyên thì tính ổn định kích thước rất cao. Các loại chỉ tiêu: cường độ (độ rắn, ép, chịu mài mịn) đều tăng lên rất nhiều, ngoại quan đẹp, bảo dưỡng đơn giản, bền lâu là vật liệu kiến trúc tốt. Đầu những năm 1960, các nhà khoa học Mỹ, Liên Xơ (cũ) đã dùng tia γ chiếu xạ gây phản ứng đa tụ ở các đơn thể tẩm vào trong gỗ tạo nên sản phẩm chất lượng cao WPC, sau đĩ nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học đã sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau trong đĩ cĩ cả năng lượng nguyên tử vào mục đích này (Đào Xuân Thu, 2011) [8]. Năm 1965, Phillips đã tổng hợp các phương pháp và thiết bị dùng để xác định khối lượng thể tích của các mẫu gỗ cĩ kích thước nhỏ và ơng cĩ kết luận
  17. 8 rằng xác định khối lượng thể tích cơ bản là phù hợp nhất bằng cách lấy khối lượng gỗ khơ kiệt chia cho thể tích gỗ tươi hoặc ướt. Thể tích của các mẫu gỗ cĩ thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau. Với các mẫu cĩ hình khối thì phương pháp đơn giản nhất là đo kích thước mẫu càng chính xác càng tốt và tính thể tích. Nếu các mẫu cĩ hình thù bất thường, thể tích mẫu cĩ thể được xác định bằng phương pháp nhúng nước hoặc dùng thể tích kế (thể tích là mức chất lỏng chênh lệch ở các thời điểm trước và sau khi nhấn hồn tồn trong khối chất lỏng) (Suleyman Korkut, 2011) [15]. Từ xa xưa, con người đã biết dùng Polyethylenglycol để bảo quản gỗ. Gỗ được ngâm tẩm quét Polyethylenglycol (PEG) rất cĩ hiệu quả làm giảm sự trương nở, co rút của gỗ, phịng ngừa sự biến dạng, cong vênh, nứt vỡ do nguyên nhân trên gây nên. Polyethylenglycol được sử dụng rộng rãi trong việc bảo quản gỗ cổ xưa (Trần Văn Chứ, 2003) [1]. Ví dụ như, gỗ cổ xưa bị chơn vùi dưới sơng băng hơn 3 vạn năm tại Mỹ - Gỗ tàu thuyền của chiến hạm Wasa bị chìm đắm tại cảng Thụy Điển, quần thể kiến trúc tại các đền cổ của Nhật Bản, tất cả đều được xử lý bảo quản bằng PEG mà hiệu quả mỹ mãn. Mấy năm gần đây Trung tâm kỹ thuật bảo hộ văn vật của tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc cũng đã triển khai nghiên cứu về phương diện này. 2.2.2. Trong nước Việc nghiên cứu sử dụng các sản phẩm gỗ ở Việt Nam đến nay vẫn cịn ở mức độ phịng thí nghiệm. Những năm 60 của thế kỷ XX, nhà máy gỗ Cầu Đuống đã sản xuất sản phẩm tay đập và thoi dệt từ ván mỏng dán ép nhiều lớp, cĩ thể coi đây là sản phẩm gỗ biến tính đầu tiên ở Việt Nam, theo phương pháp nhiệt - hố - cơ. Phạm Văn Chương ở Trường Đại học Lâm nghiệp trong Đề tài Khoa học Cơng nghệ cấp bộ (2005) [2]: “Nghiên cứu sự thay đổi của tính chất vật
  18. 9 lý, cơ học, hố học của gỗ Sa Mộc và gỗ Mỡ theo tuổi cây làm cơ sở cho việc sử dụng hai loại gỗ này trong cơng nghiệp sản xuất ván ghép thanh”, đã nghiên cứu một cách rất cơ bản về tính chất vật lý, cơ học, hố học của gỗ Sa Mộc và gỗ Mỡ. Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ Mỡ phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng như: sản xuất đồ mộc, ván nhân tạo, bột giấy Tuy nhiên về đặc tính cơng nghệ và tính năng sử dụng, gỗ Mỡ cịn một số tồn tại như: cấu tạo khơng đều theo phương bán kính làm cho gỗ dễ bị biến dạng trong quá trình sử dụng, gỗ rất dễ bị nấm, mốc phá hoại, độ bền tự nhiên thấp. Cơng nghệ biến tính gỗ đã phát triển khá lâu ở nước ngồi. Do tính ổn định kích thước tốt, tính chất cơ học, chịu mài mịn và chịu uốn cũng vậy nên gỗ biến tính được sử dụng rộng rãi và thực tế một số nước như: Mỹ, Pháp, Đức, Ba Lan, Canada , đã nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm gỗ biến tính cĩ chất lượng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của một số ngành: vật liệu kiến trúc, vật liệu cơng nghiệp, đồ mộc và cơng nghệ phẩm, dụng cụ văn thể Hồng Thị Hiền và cộng sự, 2016 [6] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của vị trí trong cây theo phương bán kính đến độ co rút của gỗ Keo Tai Tượng (Acacia mangium Willd) và Keo Lá Tràm (Acacia auriculifomis A. Cunn. ex Benth) vào năm 2006, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH sinh viên năm 2016, Trường Đại học Lâm Nghiệp. Nguyễn Quý Nam (2006) [7] đã nghiên cứu sự biến động về chiều dài sợi và khối lượng thể tích theo phương bán kính và chiều cao thân cây Bạch đàn trắng (Eucalypnus camaldulensis Dehnh). Nguyễn Tử Kim (2009) [14] đã nghiên cứu sự biến động tính chất gỗ Keo lai theo vùng sinh thái, trong đĩ tác giả cĩ nghiên cứu sự biến động khối lượng Khối lượng thể tích của gỗ Keo lai theo chiều ngang thân cây, là cơ sở cải thiện chất lượng gỗ Keo lai.
  19. 10 Hồ Ngọc Sơn, Nguyễn Thị Tuyên tại năm 2018 [11], nghiên cứu một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ Sa Mộc Dầu (Cuninghamia konishii Hayata) tại Hà Giang, Tạp chí Khoa Học và Cơng Nghệ số 1 – 2018, trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên. Nĩi về sự co rút, giãn nở và độ bền uốn tĩnh của gỗ. Dương và Junji Matsumura, năm 2018 [13]. Đã chỉ ra nghiên cứu về lồi Xoan ta ở miền Bắc Việt Nam để định lượng các biến thể trong thân cây theo độ co rút tiếp tuyến (αT), độ co rút xuyên tâm (αR) và tỷ lệ co rút tiếp tuyến/ xuyên tâm của Mela aenedarach được trồng ở hai địa điểm khác nhau ở miền Bắc Việt Nam. Các giá trị tổng thể của αT, αR và αT/αR lần lượt là 7.05%, 4.38% và 1.64%. Tăng dần theo hướng từ tâm ra vỏ. Shichaleune Oudone, Nguyễn Văn Thiết (2016) [9] đã nghiên cứu sự thay đổi khối lượng riêng và độ co rút của gỗ Bạch đàn trắng (Eucalypnus camaldulensis Dehnh) theo chiều cao và chiều ngang thân cây. Các tác giả kết luận khối lượng riêng và độ co rút của gỗ Bạch đàn trắng cĩ thay đổi lớn theo chiều cao thân cây, cịn theo chiều ngang thân cây mức độ thay đổi của tính chất này khơng lớn. 2.3. Khái quát về cây Mỡ - Tên lồi cây: cây Mỡ - Tên khoa học: Manglietia conifer - Họ Mộc Lan: Magnoliaceae Cây gỗ cao 25 - 30m. Thân thẳng, trịn, tán hình chĩp, vỏ màu xám, cĩ nhiều lỗ bì nhỏ, thịt vỏ màu trắng. Lá non mọc cách, phiến hình trứng ngược hoặc trái xoan, đầu nhọn hoặc thành gĩc tù. Gân nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống lá mảnh dài. Hoa lưỡng tính, màu trắng phớt vàng, mọc đơn độc ở đầu cành. Theo số liệu thống kê trên nhiều loại lập địa, sinh trưởng trung bình của cây cĩ thể cao từ 1,4-1,6m/ năm, đường kính thường tăng từ 1,4-1,6cm/ năm.
  20. 11 Mùa ra hoa thường từ tháng 2 đến tháng 4. Qủa chín từ tháng 9 đến tháng 10. Gỗ cĩ giác lõi phân biệt rõ ràng, dác màu xám nhạt, lõi màu vàng nhạt. Gỗ mềm, thớ thẳng và mịn, vịng năm dễ nhận biết. Là lồi cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, thích hợp với vùng nhiều mưa ẩm, đất tốt, thốt nước. Khả năng tái sinh hạt tốt, đâm chồi khá mạnh. ( tam/) [16].
  21. 12 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự biến đổi về tính chất co rút và giãn nở trên gỗ Mỡ được khai thác ở huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn ở 10 năm tuổi. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về tính chất co rút và giãn nở theo hướng từ gốc đến ngọn, từ tâm ra vỏ của gỗ Mỡ. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Gỗ Mỡ được khai thác từ rừng trồng thuần lồi tại xã Dương Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Thời gian tiến hành: từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 30 tháng 05 năm 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu sự biến đổi KLTT gỗ theo hướng từ tâm ra vỏ và từ gốc đến ngọn của gỗ Mỡ. - Nghiên cứu sự biến đổi co rút và giãn nở theo hướng từ tâm đến vỏ và từ gốc đến ngọn của gỗ. - Tìm hiểu mối tương quan giữa KLTT gỗ và các tính chất co rút – giãn nở của gỗ. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Thu thập mẫu Chọn 3 cây Mỡ 10 năm tuổi từ rừng trồng. Gỗ Mỡ cĩ thân thẳng, thân cây khơng bị khuyết tật và sâu bệnh được trồng ở rừng trồng thuần lồi Mỡ
  22. 13 tại xã Dương Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đường kính tại 1.3m tính từ mặt đất của mỗi cây sẽ được đo và đánh dấu vị trí Bắc - Nam trước khi chặt. Sau khi chặt chiều cao của mỗi cây được đo. Thơng tin cơ bản của các cây mẫu được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Thơng tin cơ bản về số liệu cây Mỡ sử dụng trong nghiên cứu này D1.3 (cm) Hvn (m) Tên Cây 1 27,0 24,0 2 22,0 24,5 3 31,5 28,0 Trong đĩ: - D1.3: Vị trí chiều cao 1.3 m của cây tính từ mặt đất lên (m). - Hvn: Chiều cao của cây (m). Từ mỗi cây các khúc gỗ dài 50 cm sẽ được cắt lần lượt ở các vị trí 0.3, 1.3, 2.3, 3.3 và 4.3 m từ mặt đất lên. Sau đĩ từ mỗi khúc, 1 tấm ván dày 6cm được xẻ đi qua tâm của khúc gỗ. Tổng số tấm ván xẻ được là 15 tấm. Các tấm ván được để khơ tự nhiên cho ráo nước trong 1 tháng. Sau đĩ từ mỗi tấm các mẫu gỗ cĩ kích thước 2 (xuyên tâm) × 2 (tiếp tuyến) × 2 (chiều dài) cm được cắt theo hướng phía Bắc tại các vị trí 10, 50 và 90% chiều dài bán kính gỗ từ tâm ra vỏ như hình 3.1. Tại mỗi vị trí bán kính, 4 mẫu được cắt để đo tính chất cho rút và 4 mẫu được cắt cho tính chất giãn nở. Như vậy từ mỗi khúc ở 3 vị trí cắt được 24 mẫu. Như vậy tổng số mẫu từ 3 cây (15 khúc) là 360 mẫu cho cả tính chất co rút và giãn nở.
  23. 14 4.3 m 3.3 m 2.3 m 50 cm 50 cm 1.3 m Hướng Bắc 0.3 m 90% 10% 50% Hình 3.1. Quy trình xẻ mẫu gỗ cây Mỡ cho thí nghiệm 3.4.2. Phương pháp thí nghiệm 3.4.2.1. Thiết bị, dụng cụ. - Thước Panme (Chính xác đến 0.02 mm) - Cân chính xác đến 0.01 g.
  24. 15 - Tủ sấy gỗ để làm khơ gỗ ở nhiệt độ (103 ± 2) °C. - Bình chứa nước cất. - Bình hút ẩm, cĩ chứa chất hút ẩm. 3.4.2.2 Phương pháp đo khối lượng thể tích (theo TCVN 8048-2: 2009) Trong nghiên cứu này chúng tơi sẽ sử dụng KLTT ở trạng thái khơ kiệt. Khối lượng thể tích khơ kiệt được tính cho từng mẫu theo cơng thức sau: m KLTT = (g/cm3) V Trong đĩ: - KLTT là khối lượng thể tích (g/cm3) - m là khối lượng ở trạng trái khơ kiệt của từng mẫu (g) - V là thể tích của từng mẫu (cm3) 3.4.2.3. Phương pháp đo tính chất co rút theo phương xuyên tâm và tiếp tuyến (theo TCVN 8048-13: 2009) Các bước để đo các tính chất được thực như sau: Bước 1: Vẽ 3 đường với 2 đường thẳng đi qua tâm của mẫu theo 2 chiều xuyên tâm và tiếp tuyến, 1 đường vẽ dọc thớ của gỗ như hình . lxt ltt 2× 2× 2 (cm) ldt Bước 2: Ngâm mẫu vào nước lọc cho đến khi mẫu chìm hồn tồn. Ngừng việc ngâm khi chênh lệch giữa hai lần đo liên tiếp khơng vượt quá 0.02 mm. Bước 3: Đo các chiều dài của mỗi mẫu thử chính xác đến 0.02 mm theo các chiều xuyên tâm (lxt1), tiếp tuyến (ltt1).
  25. 16 Bước 4: Để các mẫu khơ tự nhiên trong khoảng 1 tuần trước khi sấy. Đưa các mẫu vào tủ sấy tại nhiệt độ 103◦C. Kiểm tra mẫu đến khi chênh lệch khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp (khoảng cách giữa 2 lần cân là 6 giờ) khơng thay đổi thì dừng sấy. Bước 5: Đo lại các chiều dài của mỗi mẫu thử chính xác đến 0.02 mm theo các chiều xuyên tâm (lxt2), tiếp tuyến (ltt2) và dọc thớ (ldt min) (sử dụng tính thể tích khơ kiệt). Cân khối lượng cho từng mẫu (để tính khối thể tích khơ kiệt). Cơng thức tính độ co rút cho từng mẫu như sau: +) Đối với phương xuyên tâm: lxt1 − lxt2 αxt = × 100 (%) lxt1 +) Đối với phương tiếp tuyến: ltt1 − ltt2 αtt = × 100 (%) ltt1 Trong đĩ: - lXt1: Chiều dài mẫu theo hướng xuyên tâm sau khi ngâm (mm) - ltt1: Chiều dài mẫu theo hướng tiếp tuyến sau khi ngâm (mm) - lxt2: Chiều dài mẫu theo hướng xuyên tâm sau khi sấy (mm) - ltt2: Chiều dài mẫu theo hướng tiếp tuyến sau khi sấy (mm) 3.4.2.4. Phương pháp đo tính chất giãn nở theo phương pháp xuyên tâm và tiếp tuyến.(theo TCVN 8048-15 : 2009) Bước 1: Vẽ 3 đường với 2 đường thẳng đi qua tâm của mẫu theo 2 chiều xuyên tâm và tiếp tuyến, 1 đường vẽ dọc thớ của gỗ và cân khối lượng ban đầu(m). Bước 2: Sấy mẫu đến khơ kiệt ở nhiệt độ 103◦C - 105◦C, cân và đo 2 lần liên tiếp khơng đổi thì lấy ra cân.
  26. 17 Bước 3: Đo kích thước mặt cắt ngang của từng mẫu thử, chính xác đến 0.02 mm ở điểm giữa bề mặt xuyên tâm và tiếp tuyến của mẫu (kích thước lxt3 được đo theo hướng xuyên tâm và ltt3 theo hướng tiếp tuyến). Bước 4: Ngâm mẫu trong nước lọc cho đến khi thấy mẫu chìm hết. Ngừng ngâm mẫu khi chênh lệch giữa hai kết quả thử liên tiếp khơng vượt quá 0.02 mm. Bước 5: Đo kích thước mặt cắt ngang lxt4 và ltt4 của từng mẫu thử. Bước 6: Cơng thức tính độ giãn nở cho từng mẫu như sau: +) Đối với hướng xuyên tâm: lxt4 − lxt3 βxt = × 100 (%) lxt4 +) Đối với hướng tiếp tuyến: ltt4 − ltt3 βtt = × 100 (%) ltt4 trong đĩ: - lXt4: Chiều dài mẫu theo hướng xuyên tâm sau khi (mm). - ltt4: Chiều dài mẫu theo hướng tiếp tuyến sau khi ngâm (mm). - lxt3: Chiều dài mẫu theo hướng xuyên tâm sau khi sấy (mm). - ltt3: Chiều dài mẫu theo hướng tiếp tuyến sau khi sấy (mm).
  27. 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Sự biến khối lượng thể tích theo hướng từ tâm ra vỏ và từ gốc đến ngọn của gỗ Mỡ. 4.1.1. Sự biến đổi khối lượng thể tích trên mẫu co rút Giá trị KLTT tại mỗi vị trí là giá trị trung bình của 12 mẫu được cắt từ 3 cây. Từ Bảng 4.1 chúng ta thấy giá trị KLTT trung bình tại các vị trí 10, 50 và 90% theo hướng bán kính từ tâm ra vỏ lần lượt là 0,38; 0,41 và 0,44 g/cm3 và KLTT trung bình tại các vị trí 0,3; 1,3; 2,3; 3,3 và 4,3 m chiều cao của cây theo hướng từ gốc đến ngọn lần lượt là 0,40; 0,42; 0,40; 0,41 và 0,41 g/cm3. Bảng 4.1: Kết quả sự biến đổi khối lượng thể tích trên mẫu co rút Chiều dài bán kính (%) Trung 10 50 90 bình (g/cm3) Vị trí chiều cao cây (m) 0,3 0,37 0,40 0,44 0,40 1,3 0,40 0,41 0,44 0,42 2,3 0,38 0,41 0,42 0,40 3,3 0,38 0,41 0,45 0,41 4,3 0,37 0,42 0,44 0,41 Trung bình (g/cm3) 0,38 0,41 0,44 0,41
  28. 19 001 000 000 000 000 Khối lượng thể tích (g/cm3) thểtích lượng Khối 000 10 50 90 Chiều dài bán kính (%) 0.3 m 1.3 m 2.3 m 3.3 m 4.3 m Hình 4.1. Sự biến đổi khối lượng thể tích từ tâm ra vỏ theo tính chất co rút Từ hình 4.1 ta thấy rằng giá trị KLTT trung bình cĩ xu hướng tăng dần từ 10 đến 90% vị trí chiều dài bán kính theo hướng từ tâm ra vỏ. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các cấp chiều cao cắt mẫu trong nghiên cứu này. So sánh với nghiên cứu trước đây về biến đổi KLTT trong thân cây các lồi gỗ mọc nhanh rừng trồng, chúng tơi thấy xu hướng này là gần tương tự. Ví dụ trong nghiên cứu về lồi Xoan ta, Dương và Junji Matsumura năm (2018) [13] chỉ ra rằng khối lượng thể tích trung bình của Xoan ta là 0,42 (g/cm3) cũng cĩ xu hướng tăng dần từ tâm ra vỏ .
  29. 20 Hình 4.2. Sự biến đổi khối lượng thể tích theo hướng từ gốc đến ngọn trên mẫu co rút Từ hình 4.2 ta thấy rằng giá trị KLTT trung bình cĩ xu hướng khơng biến đổi nhiều từ 0.3 đến 4.3 m vị trí chiều cao của cây theo hướng từ gốc đến ngọn. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các vị trí cắt mẫu theo chiều dài bán kính . So sánh với nghiên cứu trước đây về biến đổi KLTT trong thân cây các lồi gỗ mọc nhanh rừng trồng. Ví dụ trong nghiên cứu về lồi Xoan ta của Dương và Junji Matsumura (2018) [13] chỉ ra rằng KLTT của Xoan ta là 0,44 (g/cm3) cũng cĩ xu hướng ổn định từ gốc đến ngọn. 4.1.2. Sự biến đổi khối lượng thể tích trên mẫu giãn nở Giá trị khối lượng thể tích tại mỗi vị trí là giá trị trung bình của 12 mẫu được cắt từ 3 cây. Từ Bảng 4.4 chúng ta thấy giá trị KLTT trung bình tại các vị trí 10, 50 và 90% theo hướng bán kính từ tâm ra vỏ lần lượt là 0,39; 0,41 và 0,43 g/cm3 và KLTT trung bình tại các vị trí 0,3; 1,3; 2,3; 3,3 và 4,3 m chiều cao của cây theo hướng từ gốc đến ngọn lần lượt là 0,40; 0,42; 0,40; 0,42 và 0,42 g/cm3.
  30. 21 Bảng 4.2. Kết quả sự biến đổi khối lượng thể tích trên mẫu giãn nở Chiều dài bán kính (%) Trung bình 10 50 90 (g/cm3) Vị trí chiều cao cây (m) 0,3 0,39 0,40 0,42 0,40 1,3 0,40 0,41 0,44 0,42 2,3 0,37 0,40 0,42 0,40 3,3 0,38 0,42 0,45 0,42 4,3 0,40 0,42 0,44 0,42 Trung bình (g/cm3) 0,39 0,41 0,43 0,41 000 ) 000 000 000 Khối lượng thể tích (g/cm3 lượng tích thể Khối 000 10 50 90 Chiều dài bán kính (%) 0.3 m 1.3 m 2.3 m 3.3 m 4.3 m Hình 4.3. Sự biến đổi khối lượng thể tích từ tâm ra vỏ trên mẫu giãn nở Từ hình 4.3 ta thấy rằng giá trị KLTT trung bình cĩ xu hướng tăng dần từ 10 đến 90% vị trí chiều dài bán kính của cây từ tâm ra vỏ theo tính chất
  31. 22 giãn nở. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các cấp chiều cao của cây của các mẫu cĩ trong nghiên cứu này. Theo sự hiểu biết của tơi, tơi chưa tìm thấy các nghiên cứu nào nĩi đến cây Mỡ liên quan đến tính chất này. 001 ) 000 000 000 000 Khối lượng thể tích (g/cm3 tích thể lượng Khối 0.3 1.3 2.3 3.3 4.4 Chiều cao của cây (m) 10% 50% 90% Hình 4.4. Sự biến đổi khối lượng thể tích từ gốc đến ngọn trên mẫu giãn nở Từ hình 4.4 ta thấy rằng giá trị KLTT trung bình cĩ xu hướng tăng dần từ 0,3 đến 4,3 m vị trí chiều cao của cây theo hướng từ gốc đến ngọn theo tính chất giãn nở. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các vị rí cắt mẫu ở chiều dài bán kính. Theo sự hiểu biết của tơi, tơi chưa tìm thấy các nghiên cứu nào nĩi đến cây Mỡ liên quan đến tính chất này. 4.2. Sự biến đổi các tính chất co rút theo chiều từ gốc đến ngọn và từ tâm ra vỏ 4.2.1. Sự biến đổi tính chất co rút theo chiều xuyên tâm Giá trị độ co rút xuyên tâm tại mỗi vị trí là giá trị trung bình của 12 mẫu được cắt từ 3 cây. Từ bảng 4.3 chúng ta thấy giá trị độ co rút theo chiều xuyên tâm trung bình tại các vị trí 10, 50 và 90% theo hướng chiều dài bán kính từ tâm ra vỏ
  32. 23 lần lượt là 3,60; 3,81 và 3,75%, giá trị xuyên tâm trung bình tại các vị trí 0,3; 1,3; 2,3; 3,3 và 4,3 m chiều cao của cây theo hướng từ gốc đến ngọn lần lượt là 3,70; 3,68; 3,83; 3,60 và 3,81%. Bảng 4.3: Kết quả sự biến đổi tính chất co rút theo chiều xuyên tâm Chiều dài bán kính (%) Trung bình 10 50 90 Vị trí chiều cao (%) của cây (m) 0,3 3,65 3,53 3,92 3,70 1,3 3,63 3,77 3,64 3,68 2,3 3,67 3,94 3,87 3,83 3,3 3,53 3,77 3,63 3,60 4,3 3,67 4,06 3,70 3,81 Trung bình (%) 3,60 3,81 3,75 3,72
  33. 24 05 04 04 03 Độ co rút xuyên tâm tâm (%) xuyên rút co Độ 03 10 50 90 Chiều dài bán kính (%) 0.3 m 1.3 m 2.3 m 3.3 m 4.3 m Hình 4.5. Đồ thị sự biến đổi tính chất co rút từ tâm ra vỏ theo chiều xuyên tâm Từ hình 4.5 ta thấy rằng độ co rút xuyên tâm trung bình cĩ xu hướng khơng ổn định từ 10 đến 90% vị trí chiều dài bán kính theo hướng từ tâm ra vỏ, hầu như độ co rút tăng dần từ 10 đến 50%, sau đĩ lại bị giảm ở 90%. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các cấp chiều cao cắt mẫu trong nghiên cứu này. So sánh với nghiên cứu trước đây về biến đổi khối lượng thể tích trong thân cây gỗ Mỡ với nghiên cứu về lồi Xoan ta Dương và Junji Matsumura (2018) [13] chỉ ra rằng khối lượng thể tích của Xoan ta là 4,10% cĩ xu hướng tăng dần từ tâm ra vỏ, cịn cây Mỡ biến đổi khơng ổn định. Vì tùy thuộc vào từng lồi cây sẽ cĩ sự biến đổi khác nhau. Trong thân cây đại bộ phận tế bào xếp dọc thân cây (ở gỗ lá rộng tổng cộng chiếm khoảng 90% thể tích) chỉ cĩ tia gỗ là sắp xếp theo chiều ngang thân cây). Theo cấu trúc vách tế bào thì trong mỗi tế bào đại bộ phận các mixen sắp xếp song song với trục dọc tế bào. Như vậy ta rút ra một kết luận: trong cây đại bộ phận các mixen sắp xếp song song với trục dọc thân cây. Theo chiều ngang thớ, co rút từ tâm ra vỏ xuyên tâm luơn cĩ xu hướng tăng từ lõi ra vỏ.
  34. 25 04 04 03 Độ co rút xuyên tâm tâm (%) xuyên rút co Độ 03 0.3 1.3 2.3 3.3 4.3 Vị trí chiều cao cây (m) 10% 50% 90% Hình 4.6. Đồ thị sự biến đổi tính chất co rút từ gốc đến ngọn theo chiều xuyên tâm Từ hình 4.6 ta thấy rằng giá trị độ co rút xuyên tâm trung bình cĩ xu hướng biến đổi khơng ổn định từ 0,3 đến 4,3 m vị trí chiều cao của cây theo hướng từ gốc đến ngọn. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các vị trí cắt mẫu chiều dài bán kính các mẫu cĩ trong nghiên cứu này. So sánh với nghiên cứu trước đây về biến đổi KLTT trong thân cây các lồi gỗ mọc nhanh rừng trồng, chúng tơi thấy xu hướng này là khơng giống nhau. Ví dụ trong nghiên cứu về lồi Xoan ta của Dương và Junji Matsumura (2018) [13] chỉ ra rằng khối lượng thể tích của Xoan ta là 4,67% cĩ xu hướng biến đổi ổn định theo hướng từ gốc đến ngọn, cây Mỡ cĩ xu hướng biến đổi khơng ổn định do tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái của từng lồi cây. Trong thân cây đại bộ phận tế bào xếp dọc thân cây (ở gỗ lá rộng tổng cộng chiếm khoảng 90% thể tích) chỉ cĩ tia gỗ là sắp xếp theo chiều ngang thân cây). Theo cấu trúc vách tế bào thì trong mỗi tế bào đại bộ phận các mixen sắp xếp song song với trục dọc tế bào. Như vậy ta rút ra một kết luận: trong cây đại bộ phận các mixen sắp xếp song song với trục dọc thân cây. Theo chiều ngang thớ, co rút từ gốc đến ngọn của cây Mỡ theo chiều xuyên tâm sẽ khơng ổn định.
  35. 26 4.2.2. Sự biến đổi tính chất co rút theo chiều tiếp tuyến Giá trị độ co rút tiếp tuyến tại mỗi vị trí là giá trị trung bình của 12 mẫu được cắt từ 3 cây. Từ bảng 4.3 chúng ta thấy giá trị độ co rút theo chiều tiếp tuyến trung bình tại các vị trí 10, 50 và 90% theo hướng chiều dài bán kính từ tâm ra vỏ lần lượt là 4,56; 4,26 và 4,43% và giá trị tiếp tuyến trung bình tại các vị trí 0,3; 1,3; 2,3; 3,3 và 4,3 m chiều cao của cây theo hướng từ gốc đến ngọn lần lượt là 4,50; 4,26; 4,54; 4,38 và 4,39%. Bảng 4.4: Kết quả sự biến đổi tính chất co rút theo chiều tiếp tuyến Chiều dài bán kính (%) Trung bình 10 50 90 (%) Vị trí chiều cao của cây (m) 0,3 4,90 4,25 4,69 4,50 1,3 4,51 4,20 4,20 4,26 2,3 4,62 4,71 4,60 4,54 3,3 4,32 4,32 4,51 4,38 4,3 4,77 4,24 4,15 4,39 Trung bình (%) 4,50 4,26 4,43 4,42
  36. 27 05 05 04 04 Độ co tuyến (%) co Độ tiếp rút 04 10 50 90 Chiều dài bán kính (%) 0.3 m 1.3 m 2.3 m 3.3 m 4.3 m Hình 4.7. Sự biến đổi tính chất co rút từ tâm ra vỏ theo chiều tiếp tuyến Từ hình 4.7 ta thấy rằng độ co rút tiếp tuyến trung bình cĩ xu hướng khơng ổn định từ 10 đến 90% vị trí chiều dài bán kính theo hướng từ tâm ra vỏ theo chiều tiếp tuyến. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các cấp chiều cao các mẫu cĩ trong nghiên cứu này. So sánh với nghiên cứu trước đây về biến đổi tính chất co rút trong thân cây các lồi gỗ mọc nhanh rừng trồng, chúng tơi thấy xu hướng này là khơng giống nhau. Ví dụ trong nghiên cứu về lồi Xoan ta Dương và Junji Matsumura (2018) [13] chỉ ra rằng khối lượng thể tích của Xoan ta là 6,73% cũng cĩ xu hướng tăng dần từ tâm ra vỏ. Vì vậy tơi thấy sự biến đổi tùy thuộc vào từng lồi.
  37. 28 Hình 4.8. Sự biến đổi tính chất co rút từ gốc đến ngọn theo chiều tiếp tuyến Từ hình 4.8 ta thấy rằng độ co rút tiếp tuyến thể tích trung bình cĩ xu hướng ổn định từ 0.3 đến 4.3 m vị trí chiều cao của cây theo hướng từ gốc đến ngọn. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các vị trí cắt mẫu chiều dài bán kính. So sánh với nghiên cứu trước đây về biến đổi độ co rút trong thân cây các lồi gỗ mọc nhanh rừng trồng, chúng tơi thấy xu hướng này là giống nhau. Ví dụ trong nghiên cứu về lồi Xoan ta Dương và Junji Matsumura (2018) [13] chỉ ra rằng độ co rút từ gốc đến ngọn theo chiều tiếp tuyến của Xoan ta là 7,37% và xu hướng ổn định. 4.3. Sự biến đổi các tính chất giãn nở 4.3.1. Sự biến đổi tính chất giãn nở theo xuyên tâm Giá trị độ giãn nở xuyên tâm tại mỗi vị trí là giá trị trung bình của 12 mẫu được cắt từ 3 cây. Từ Bảng 4.5 chúng ta thấy giá trị giãn nở xuyên tâm trung bình tại các vị trí 10, 50 và 90 % theo hướng bán kính từ tâm ra vỏ lần lượt là 3.37, 3.66 và 3.71 % và giãn nở xuyên tâm trung bình tại các vị trí 0.3, 1.3, 2.3, 3.3 và 4.3 m chiều cao của cây theo hướng từ gốc đến ngọn lần lượt là 3.42, 3.59, 3.49, 3.73 và 3.66 %.
  38. 29 Bảng 4.5: Kết quả sự biến đổi tính chất giãn nở theo chiều xuyên tâm Chiều dài bán kính (%) Trung 10 50 90 Vị trí chiều bình (%) cao của cây (m) 0,3 3,13 3,62 3,51 3,42 1,3 3,36 3,57 3,83 3,59 2,3 3,31 3,54 3,61 3,49 3,3 3,53 3,90 3,77 3,73 4,3 3,51 3,66 3,82 3,66 Trung bình (%) 3,37 3,66 3,71 3,58 04 04 03 Độ giãn nở xuyên tâm (%) tâm xuyên nở giãn Độ 03 10 50 90 Chiều dài bán kính (%) 0.3 m 1.3 m 2.3 m 3.3 m 4.3 m Hình 4.9. Sự biến đổi tính chất giãn nở từ tâm ra vỏ theo phương xuyên tâm Từ hình 4.9 ta thấy rằng giá trị giãn nở xuyên tâm trung bình cĩ xu hướng tăng dần từ 10 đến 90% vị trí chiều dài bán kính của cây từ tâm ra vỏ
  39. 30 theo tính chất giãn nở theo phương xuyên tâm. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các cấp chiều cao của cây của các mẫu cĩ trong nghiên cứu này. Theo hiểu biết của tơi và qua sự tìm hiểu về các đề tài nghiên cứu trước, tơi nhận thấy chưa cĩ tài liệu nào nghiên cứu về cây Mỡ liên quan đến tính chất này. Khối lượng thể tích càng lớn thì khả năng hút nước càng chậm, gỗ lõi hút nước chậm hơn gỗ giác. Vì vậy mới cĩ sự thay đổi về độ giãn nở của 10% luơn là nhỏ nhất. 4.400 4.00 3.600 3.200 Độ Độ giãn nởxuyên tâm (%) 2.800 0.3 1.3 2.3 3.3 4.3 Vị trí chiều cao của cây (m) 10% 50% 90% Hình 4.10. Sự biến đổi tính chất giãn nở từ gốc đến ngọn theo phương xuyên tâm Từ hình 4.10 ta thấy rằng giá trị KLTT trung bình cĩ xu hướng tăng dần từ 0.3 đến 4.3 m vị trí chiều cao của cây từ gốc đến ngọn theo tính chất giãn nở. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các vị trí cắt mẫu chiều dài bán kính của cây. Theo hiểu biết của tơi và qua sự tìm hiểu về các đề tài nghiên cứu trước, tơi nhận thấy chưa cĩ tài liệu nào nghiên cứu về cây Mỡ liên quan đến tính chất này.
  40. 31 4.3.2. Sự biến đổi tính chất giãn nở theo chiều tiếp tuyến Giá trị giãn nở tiếp tuyến tại mỗi vị trí là giá trị trung bình của 12 mẫu được cắt từ 3 cây. Từ Bảng 4.6 chúng ta thấy giá trị giãn nở tiếp tuyến trung bình tại các vị trí 10, 50 và 90% theo hướng bán kính từ tâm ra vỏ lần lượt là 4,10; 4,21 và 4,25 % và giãn nở xuyên tâm trung bình tại các vị trí 0,3; 1,3; 2,3; 3,3 và 4,3 m chiều cao của cây theo hướng từ gốc đến ngọn lần lượt là 4,09; 4,15; 4,14; 4,22 và 4,32%. Bảng 4.6: Kết quả sự biến đổi tính chất giãn nở theo chiều tiếp tuyến Chiều dài bán kính (%) Trung bình 10 50 90 (%) Vị trí chiều cao cây (m) 0,3 3,80 4,11 4.,37 4,09 1.,3 4,26 4,14 4,04 4,15 2,3 3,99 4,17 4,25 4.,14 3,3 4,11 4,36 4,20 4,22 4,3 4,32 4,25 4,38 4,32 Trung bình (%) 4,10 4,21 4,25 4,20
  41. 32 05 04 04 Độ giãnĐộ nơ tiếp tuyến(%) 04 10 50 90 Chiều dài bán kính (%) 0.3 m 1.3 m 2.3 m 3.3 m 4.3 m Hình 4.11. Sự biến đổi tính chất giãn nở từ tâm ra vỏ theo phương tiếp tuyến Từ hình 4.11 ta thấy rằng giá trị giãn nở tiếp tuyến trung bình cĩ xu hướng tăng dần từ 10 đến 90% vị trí chiều dài bán kính của cây từ tâm ra vỏ theo tính chất giãn nở theo phương tiếp tuyến. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các cấp chiều cao của cây của các mẫu cĩ trong nghiên cứu này. So sánh với nghiên cứu trước đây về biến đổi giá trị giãn nở tiếp tuyến từ tâm ra vỏ trong thân cây các lồi gỗ mọc nhanh rừng trồng. Ví dụ trong nghiên cứu về lồi Sa Mộc Dầu của Hồ Ngọc Sơn và Nguyễn Thị Tuyên (2018) [11] chỉ ra rằng độ giãn nở theo hướng tiếp tuyến là 3,28%. Như vậy độ giãn nở theo phương tiếp tuyến của cây Mỡ là tương tự cây Sa Mộc Dầu.
  42. 33 05 04 04 Độ giãn nở tiếp tuyến (%) tuyến tiếp nở giãn Độ 03 0.3 1.3 2.3 3.3 4.3 Vị trí chiều cao của cây (m) 10% 50% 90% Hình 4.12. Sự biến đổi tính chất giãn nở từ gốc đến ngọn theo phương tiếp tuyến Từ hình 4.12 ta thấy rằng giá trị giãn nở tiếp tuyến trung bình cĩ xu hướng tăng dần từ 10 đến 90% vị trí chiều dài bán kính của cây từ gốc đến ngọn theo tính chất giãn nở theo phương tiếp tuyến. Và xu hướng này là tương tự ở tất cả các vị trí cắt mẫu chiều dài bán kính của cây. So sánh với nghiên cứu trước đây về biến đổi giá trị giãn nở tiếp tuyến từ tâm ra vỏ trong thân cây các lồi gỗ mọc nhanh rừng trồng. Ví dụ trong nghiên cứu về lồi Sa Mộc Dầu của Hồ Ngọc Sơn và Nguyễn Thị Tuyên, (2018) [11] chỉ ra rằng độ giãn nở theo hướng tiếp tuyến là 3,73%. Như vậy độ giãn nở theo phương tiếp tuyến của cây Mỡ là gần tương tự cây Sa Mộc Dầu.
  43. 34 4.4. Mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất giãn nở, co rút 4.4.1. Mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất giãn nở 06 y = 5.783x + 1.1757 05 (r = 0.41*, p < 0.05) 04 (%) 03 02 Giãn nở theo chiều xuyên tâm xuyên chiều theo nở Giãn 01 000 000 000 001 001 Khối lượng thể tích (g/cm3) Hình 4.13. Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất giãn nở theo chiều xuyên tâm Kết quả thể hiện ở Hình 4.13 cho ta thấy KLTT cĩ mối liên hệ với giãn nở theo chiều xuyên tâm thể hiện thơng qua hệ số tương quan r ở mức trung bình (r = 0,41; p < 0,05). Giãn nở theo chiều xuyên tâm tăng khi khối lượng thể tích của gỗ tăng. Độ giãn nở xuyên tâm là một giá trị khĩ đo đếm, mất nhiều thời gian cơng sức trong thí nghiệm, cịn KLTT là một giá trị dễ dàng đo đếm. Do vậy kết quả xác định mối quan hệ giữa KLTT và giãn nở xuyên tâm cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc xác định gian nở xuyên tâm mà khơng cần phải mất nhiều thời gian cơng sức. Tuy nhiên hệ số tương quan khơng cao chỉ ở mức 41%.
  44. 35 6.00 y = 4.2153x + 2.4537 (r = 0.37* , p < 0,05) 5.00 4.00 3.00 Giãn nở tiếp tuyến (%) tuyến tiếp nở Giãn 2.00 000 000 000 001 001 Khối lượng thể tích (g/cm3) Hình 4.14. Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất giãn nở theo chiều tiếp tuyến Kết quả thể hiện ở Hình 4.14 cho ta thấy KLTT cĩ mối liên hệ với giãn nở theo chiều xuyên tâm thể hiện thơng qua hệ số tương quan r ở mức trung bình (r = 0,37; p < 0,05). Giãn nở theo chiều xuyên tâm tăng khi khối lượng thể tích của gỗ tăng. Độ giãn nở xuyên tâm là một giá trị khĩ đo đếm, mất nhiều thời gian cơng sức trong thí nghiệm, cịn KLTT là một giá trị dễ dàng đo đếm. Do vậy kết quả xác định mối quan hệ giữa KLTT và giãn nở xuyên tâm cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc xác định gian nở xuyên tâm mà khơng cần phải mất nhiều thời gian cơng sức. Tuy nhiên hệ số tương quan khơng cao chỉ ở mức 37%.
  45. 36 4.4.2. Mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất co rút 6.00 5.50 y = -1.0462x + 4.1997 r = 0,08* 5.00 4.50 4.00 3.50 3.00 Co rút xuyên tâm (%) xuyên tâm rút Co 2.50 2.00 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 Khối lượng thể tích (g/cm3) Hình 4.15. Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất co rút theo chiều xuyên tâm Kết quả thể hiện ở Hình 4.15 cho ta thấy KLTT cĩ mối liên hệ với co rút theo chiều xuyên tâm thể hiện thơng qua hệ số tương quan r ở rất thấp (r = 0,08; p > 0,05). Nhìn từ hệ hệ số tương quan trên ta thấy mối tương quan của KLTT này khơng cĩ ý nghĩa đối với tính chất co rút. 7.0 y = -2.2055x + 5.358 6.0 (r = 0.16*, p > 0,05) 5.0 4.0 3.0 Co rút tiếp tuyến (%) tiếp tuyến rút Co 2.0 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 Khối lượng thể tích (g/cm3) Hình 4.16. Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa khối lượng thể tích và tính chất co rút theo chiều tiếp tuyến
  46. 37 Kết quả thể hiện ở Hình 4.16 cho ta thấy KLTT cĩ mối liên hệ với co rút theo chiều xuyên tâm thể hiện thơng qua hệ số tương quan r ở rất thấp (r = 0,16; p > 0,05). Nhìn từ hệ hệ số tương quan trên ta thấy mối tương quan của KLTT này khơng cĩ ý nghĩa đối với tính chất co rút.
  47. 38 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Sau khi nghiên cứu và cĩ kết quả nghiên cứu thì chúng tơi đưa ra một số kết luận như sau: Khối lượng thể tích khơ kiệt của cây Mỡ 10 tuổi trồng ở huyện Na Rì – tỉnh Bắc Kạn cĩ sự xu hướng tăng dần theo hướng từ gốc đến ngọn và tâm ra vỏ ở cả hai tính chất co rút, giãn nở. Khối lượng thể tích trung bình từ gốc đến ngọn của co rút và giãn nở đều rơi vào 0,41 g/cm3 theo hướng từ tâm ra vỏ và gốc đến ngọn. Sự biến đổi tính chất co rút xuyên tâm của cây Mỡ cĩ xu hướng khơng ổn định theo hướng từ gốc đến ngọn và từ tâm ra vỏ, cụ thể theo hướng từ tâm ra vỏ từ 10% đến 50% tăng xong lại giảm ở 90% và theo hướng từ gốc đến ngọn ở vị trí 0,3 đến 2,3 tăng sau đĩ giảm dần xuống đến vị trí 4,3m. Độ co rút trung bình theo hướng từ gốc đến ngọn và từ tâm ra vỏ lần lượt là 3,58 và 4,20%. Sự biến đổi tính chất co rút tiếp tuyến của cây Mỡ cĩ xu hướng tăng dần theo hướng từ gốc đến ngọn và từ tâm ra vỏ . Độ co rút trung bình theo hướng từ gốc đến ngọn và từ tâm ra vỏ là 4,42%. Sự biến đổi tính chất giãn nở xuyên tâm và tiếp tuyến của cây Mỡ đều cĩ xu hướng tăng dần theo hướng từ gốc đến ngọn và từ tâm ra vỏ. Độ co rút trung bình theo hướng từ gốc đến ngọn và từ tâm ra vỏ đều là 3,72%. Mối tương quan của KLTT và tính chất giãn nở theo xuyên tâm, tiếp tuyến đều cĩ mối liên hệ với nhau. Mối quan hệ giữa KLTT và giãn nở (xuyên tâm và tiếp tuyến) cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc xác định độ giãn nở (xuyên tâm và tiếp tuyến) mà khơng cần phải mất nhiều thời gian cơng sức. Tuy nhiên hệ số tương quan khơng cao mà chỉ ở mức trung bình từ 37 đến 40%. Mối tương quan giữa KLTT khơng cĩ ý nghĩa gì với việc xác định độ co rút (xuyên tâm và tiếp tuyến).
  48. 39 5.2. Kiến nghị Chúng tơi đề nghị cần tiếp tục cĩ nhiều đề tài nghiên cứu của nhiều lồi cây về tính chất co rút và giãn nở này hơn. Cần nghiên cứu ở nhiều khu vực khác nhau cĩ rừng trồng về lồi này. Trang thiết bị để phục vụ quá trình nghiên cứu cịn chưa đáp ứng đủ để thực hiện thí nghiệm. Vì vậy nhà trường cần đầu tư thêm về trang thiết bị và dụng cụ: phịng chứa mẫu thí nghiệm đảm bảo đủ yêu cầu làm thí nghiệm, dụng cụ đo cần chính xác và một số thiết bị khác.
  49. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Trần văn Chứ (2003). Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ thuốc PEG vào cơng nghệ trang sức gỗ. NXB Nơng Nghiệp Hà Nội. 2. Phạm văn Chương (2005). Nghiên cứu sự thay đổi của tính chất chất vật lý, cơ học, hĩa học của gỗ Sa Mộc và gỗ Mỡ theo tuổi cây làm cơ sở cho việc sử dụng hai loại gỗ này trong cơng nghiệp sản xuất ván ghép thanh. Đề tài Khoa học Cơng nghệ cấp bộ, Trường Đại học Lâm Nghiệp. 3. Dương Văn Đồn, Nguyễn Cảnh Mão (2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt độ cao đến tính chất cơ lý của gỗ Bồ Đề (Styrax Tonkinensis – Pierre). Tạp chí Khoa Học và Cơng Nghệ, tập san Khoa Học và Cơng nghệ số 108(08): 147 – 151. 4. Vũ Huy Đại (2014). Giáo trình cơng nghệ sấy gỗ, NXB Nơng Nghiệp Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Hưng (1977). Phân loại gỗ rừng Việt Nam. Tập san Lâm Nghiệp số 11, p.13-24. 6. Hồng Thị Hiền, Trần Đình Duy, Đào Khả Giang, Kiều Thị Anh, Cao Thị Hậu và Tạ Thị Phương Hoa (2016). Nghiên cứu sự ảnh hưởng của vị trí trong cây theo phương bán kính đến độ co rút của gỗ Keo Tai Tượng (Acacia mangium Willd) và Keo Lá Tràm (Acacia auriculifomis A. Cunn. ex Benth). Báo cáo tổng kết đề tài NCKH, Trường Đại học Lâm Nghiệp. 7. Nguyễn Qúy Nam (2006). Sự biến động về chiều dài sợi và khối lượng thể tích trên thân cây Bạch đàn trắng. Luận văn Thạc sĩ Kĩ Thuật, trường Đại học Lâm nghiệp. 8. Đào Xuân Thu (2011). Nâng cao chất lượng gỗ Mỡ (Manglietia connifera Dandy) rừng trồng bằng phương pháp biến tính hĩa học. Luận án Tiến sĩ kỹ thuật. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.
  50. 41 9. Nguyễn Văn Thiết, Shichaleune Oudone (2016), Nghiên cứu sự thay đổi khối lượng riêng và độ co rút của gỗ Bạch đàn trắng (Eucalypnus camaldulensis Dehnh) theo chiều cao và chiều ngang thân cây. Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Lâm nghiệp, số 4-2016. 10. Theo TCVN 8048-2: 2009, TCVN 8048-13: 2009, TCVN 8048-15: 2009. 11. Hồ Ngọc Sơn, Nguyễn Thị Tuyên (2018). Nghiên cứu một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ Sa Mộc Dầu (Cuninghamia Konishii Hayata) tại Hà Giang. Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội. 12. Viện nghiên cứu và phát triển Lâm Nghiệp (2014). Giáo trình kỹ thuật trồng cây mỡ, NXB Nơng Nghiệp Hà Nội. II. Tài liệu tiếng Anh 13. Doan Van Duong và Junji Matsumura (2018). Within – stem variations in mechanical properties of Melia azedarach planted in northern Vietnam. Journal of Wood Science (2018) 64:329 – 337. 14. Nguyen Tu Kim (2009), Study on wood properties for improvement and development of Acacia hybrid in VietNam, Biology doctoral thesis, Intitute Kyushu, Japan. 15. Suleyman Korkut (2011). Physical and mechanical properties and the use of lesser-known native Silver Lime (Tilia argentea Desf.) wood from Western Turkey. African Journal of Biotechnology. Volume 10, Issue 76, p. 17458-17465. III. Tài liệu Internet 16.
  51. 42 PHỤ LỤC BẢNG Bảng : Thơng tin cơ bản về số liệu cây Mỡ sử dụng trong nghiên cứu này Tên Cây D1.3 (cm) Hvn (m) 1 2 3 Bảng : Kết quả sự biến đổi khối lượng thể tích co rút, giãn nở Vị trí chiều cao cây (m) Trung Chiều dài bán 0,3 1,3 2,3 3,3 4,3 bình kính (%) 10 50 90 Trung bình
  52. 43 Bảng : Kết quả sự biến đổi tính chất co rút và giãn nở theo chiều xuyên tâm và tiếp tuyến Chiều cao cây (m) Trung 0,3 1,3 2,3 3,3 4,3 bình Chiều dài bán kính (%) 10 50 90 Trung bình Bảng : Số liệu thơ của co rút và giãn nở STT TÊN TƯƠI ƯỚT KHƠ KIỆT MẪU L (mm) XT TT L (mm) XT TT (mm) (mm) (mm) (mm) 1 I-A-1-1 2 I-A-2-1 .
  53. 44 PHỤ LỤC ẢNH Một số hình ảnh quá trình cắt và nghiên cứu mẫu gỗ Mỡ Rừng trồng Mỡ tại xã Sơn Dương, Đo chu vi chiều cao vị trí 1.3 m huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn Các khúc đước cắt từ cây Mỡ với chiều dài 50 cm
  54. 45 Từ khúc dài 50 cm xẻ thành ván dày 6 cm
  55. 46 Xẻ thành thanh cĩ khích thước 2 (xuyên tâm) x 2 (tiếp tuyến) x 40 (dọc thớ (cm)
  56. 47 Cắt thành các mẫu cĩ kích thước 2 (xuyên tâm) x 2 ( tiếp tuyến) x 2 (dọc thớ).
  57. 48 Tủ sấy gỗ trên phịng thí nghiệm khoa Lâm Nghiệp Cân và đo kích thước từng mẫu gỗ Mỡ
  58. 49 Quá trình ngâm mẫu gỗ Mỡ cho thí nghiệm