Khóa luận Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Trìu, Thành Phố Thái Nguyên

pdf 66 trang thiennha21 19/04/2022 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Trìu, Thành Phố Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_rui_ro_trong_san_xuat_che_cua_nong_ho_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Trìu, Thành Phố Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU QUÝ PHONG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CHÈ CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ PHÚC TRÌU, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU QUÝ PHONG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CHÈ CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ PHÚC TRÌU, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Lớp : K47-KN Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS . Bùi Thị Minh Hà Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên với tên đề tài: “ Nhiên cứu rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Trìu, thàng phố Thái Nguyên” Có được kết quả ngày hôm nay, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Bùi Thị Minh Hà – Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Cô đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót của bản thân, để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Cô luôn động viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động lực cho em, giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBNN xã Phúc Trìu đã tạo mọi điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, năm 2019 Sinh Viên Triệu Quý Phong
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè năm 2016 của một số nước trên thế giới 10 Bảng 1.2: Sản lượng chè thế giới qua các năm 2012 - 2016 11 Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng chè Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016 14 Bảng 2.4. Cơ cấu xuất khẩu chè Việt Nam qua ba năm ( 2015 - 2017) 15 Bảng 4.1.Diện tích, năng xuất, sản lượng chè tỉnh Thái Nguyên (2015 - 2017) 28 Bảng 4.2. Diện tích, năng xuất, sản lượng chè xã Phúc Trìu (2016-2018) 30 Bảng 4.3: Một số thông tin về các hộ điều tra 31 Bảng 4.4.: Cơ cấu thu nhập của các hộ nghiên cứu 32 Bảng 4.5: Số hộ có lãi và lợi nhuận từ sản xuất chè của hộ (triệu đồng/sào/năm) 34 Bảng 4.6: Đánh giá của người dân về rủi ro do thiên tai trong sản xuất chè:36 Bảng 4.7: Đánh giá của người dân về rủi ro do sâu, bệnh trong sản xuất chè: 38 Bảng 4.8: Đánh giá của người dân về rủi ro do thị trường trong sản xuất chè: 39 Bảng 4.9. Mức độ rủi ro của các yếu tố đến sản xuất chè 41
  5. iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Doanh thu từ trồng chè 2016 – 2018 (triệu đồng/hộ/sào/năm) 33 Biểu đồ 4.2.Chi phí sản xuất chè của các hộ điều tra (triệu đồng/ sào/năm) 33 Sơ đồ 4.1. Phân cấp các loại rủi do trong sản xuất chè 40
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BDKH Biến đổi khí hậu BVTV Bảo vệ thự vật DT Diện tích DVT Đơn vị tính HTX Hợp tác xã KT - XH Kinh tế - xã hội TP Thành phố UBND Uỷ ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 3 3. Ý nghĩa của đề tài 3 3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3 4. Những đóng góp của đề tài 3 5. Bố cục của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1 Tổng quan về rủi ro 4 2.1.1 Khái niệm rủi ro 4 2.1.2 Phân loại rủi ro 6 2.1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất 8 2.2 Thực trạng sản xuất chè trên thế giới và tại Việt Nam 9 2.2.1 Thực trạng sản xuất chè trên thế giới 9 2.2.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới 12 2.2.3 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam 12 2.2.4. Thực trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên 16
  8. vi PHẦN 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 19 3.2. Nội dung nghiên cứu: 19 3.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 19 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.3.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu 20 3.3.4. Phương pháp xử lý thông tin 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Phúc Trìu 23 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 25 4.2. Thực trạng sản xuất chè tại vùng nghiên cứu 27 4.2.1. Thực trạng sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên 27 4.2.2. Thực trạng sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên 28 4.2.3. Tìm hiểu tình hình sản xuất chè xã Phúc Trìu 29 4.2.2. Tình hình sản xuất chè tại các hộ điều tra 30 4.3. Hiệu quả trồng chè của các hộ điều tra 33 4.4. Thực trạng rủi ro trong sản xuất chè của các hộ điều tra 35 4.4.1. Rủi ro do thiên tai: 35 4.4.2. Rủi ro do sâu bệnh 37 4.4.3. Rủi ro do thị trường 39 4.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đến hiệu quả sản xuất chè 40 4.5.1. Phân cấp các loại rủi ro trong sản xuất chè 40 4.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các rủi ro 41 4.6. Giải pháp ứng phó với rủi ro của người dân trong sản xuất chè 42 4.6.1. Nhóm giải pháp ứng phó với rủi ro thiên tai. 42
  9. vii 4.6.2. Nhóm giải pháp ứng phó rủi ro thị trường 42 4.6.3. Nhóm giải pháp ứng phó với rủi ro sâu bệnh 43 PHÂN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 5.1 Kết luận 44 5.2 Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế giới. Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam Nước chè là thức uống tốt, rẻ hơn cà phê, ca cao, có tác dụng giải khát chống lạnh khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chữa mốt số bệnh đường ruột. Đặc biệt chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ do đó nó còn chống được một số bệnh do phóng xạ gây ra. Chính vì đặc tính ưu việt trên chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè trong khi có trên 200 nước tiêu thụ chè. Ngoài ra, chè còn là một loại cây dễ trồng. Việt Nam nói chung là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Cây chè cho năng suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng như thu nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi được biết đến như một vùng đất nổi tiếng bậc nhất về các loại chè ngon cả trong nước và thế giới và nếu bạn đã từng dùng chè Thái Nguyên một lần chắc sẽ không bao giờ quên hương vị độc đáo, tinh khiết, mầu nước xanh biếc, vị ngọt bùi lắng sâu trong vị giác. Tỉnh Thái Nguyên từ lâu cây chè đã được xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo của nông dân. Tỉnh có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm nghèo và làm giàu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh, không ngừng nâng cao khuyến khích quảng bá sản phẩm chè trong nước cũng như nước ngoài thông qua 2 các hội chợ, festival
  11. 2 Tính đến nay về diện tích trồng chè, năng suất và sản lượng chè tăng đáng kể. Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Để làm ra được những sản phẩm chè thơm ngon chất lượng đằng sau đó là tâm huyết, là công sức trực tiếp của những người nông dân sản xuất chè, bằng những kinh nghiệm lâu đời cũng như dần áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất cũng như chất lượng cho sản phẩm chè. Vất vả là vậy nhưng điều kiện sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, họ chịu sự rủi ro của thiên nhiên cũng như ép giá của tư thương. Thành phố Thái Nguyên là nơi có vùng chè đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhưng cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, bà con nông dân phụ thuộc vào sản xuất chè là chủ yếu. Nhưng điều kiện sống của người dân vẫn còn gặp khó khăn mặc dù có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành chè. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế. Người dân phải bỏ rất nhiều công sức để sản xuất chè nhưng lại chịu nhiều rủi ro do khí hậu, dịch bệnh, giá cả bấp bênh, thiệt thòi về giá, nhưng người dân vẫn tâm huyết với chè từ bao đời nay bởi với họ đây là cây trồng cho nguồn thu nhập chính của cả gia đình. Vì vậy, thông qua đề tài: “Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Trìu, Thành Phố Thái Nguyên” em mong rằng có thể giải quyết được một số khó khăn đang tồn tại cũng như đưa ra giải pháp phù hợp, hạn chế được những rủi ro để nâng cao thu nhập cho các hộ dân sản xuất chè. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng rủi ro trong sản xuất chè tại xã Phúc Trìu, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Trìu.
  12. 3 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. - Đánh giá thực trạng rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của nông hộ tại xã Phúc Trìu. - Định hướng và giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Phúc Trìu. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức kỹ năng đã được trang bị đồng thời có cơ hội vận dụng vào thực tế. 3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, lãnh đạo của ngành đưa ra các giải pháp phù hợp hơn giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè, để góp phần nâng cao đời sống kinh tế các hộ nông dân tại xã Phúc Trìu. 4. Những đóng góp của đề tài Đề tài giúp đánh giá được thực trạng rủi ro trong sản xuất chè , đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ hiệu quả hơn. 5. Bố cục của đề tài Đề tài gồm có 5 phần: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần 5: Những giải pháp
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về rủi ro 2.1.1 Khái niệm rủi ro 2.1.1.1 Quan điểm về rủi ro của các học giả trên thế giới Theo từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại”. Thuật ngữ “rủi ro” là một cách đặc biệt để xác định và ý thức về mối đe dọa và khả năng mối đe dọa đó có thể xảy đến, thuật ngữ này dần dần được sử dụng nhiều trong các xã hội công nghiệp kể từ thời kỳ hiện đại, giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. [19]. Theo một trường phái khác lại cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. [18]. Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi. [17]. Trong nông nghiệp, rủi ro được thể hiện qua những kết quả tiêu cực xuất phát từ dự đoán không hoàn hảo, sự thay đổi của khí hậu và biến động giá. Các yếu tố này bao gồm sự thất thường của tự nhiên (ví dụ như sâu hại, dịch bệnh) hay thời tiết không nằm trong sự kiểm soát của sản xuất nông nghiệp. Rủi ro nông nghiệp cũng bao gồm các biến động bất lợi về giá đầu vào và đầu ra (World Bank, 2005). J.B Hardaker (2004) cho rằng rủi ro và không chắc chắn có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, song cách phân biệt thông thường đó là: Rủi ro là sự biết không hoàn hảo về kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó, còn không chắc chắn là kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó không biết trước.
  14. 5 Có nhiều cách để phân loại rủi ro trong nông nghiệp, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó gồm 5 nhóm rủi ro sau: Rủi ro sản xuất (production risk), rủi ro giá (price or marketing risk), rủi ro thể chế (institutional risk), rủi ro do con người (individual risk) và rủi ro tài chính (financial risk). [6] Như vậy thuật ngữ “rủi ro” đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và cũng có nhiều quan điểm, cách hiểu khác biệt nhau. 2.1.1.2 Quan điểm về rủi ro của các học giả Việt Nam Theo từ điển Tiếng Việt (1995) thì rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến. Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may. [11]. Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa: “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp”. [4]. Theo Nguyễn Quốc Nghi và Lê Thị Diệu Hiền (2014), rủi ro kinh doanh là những thay đổi của thu nhập phát sinh từ đặc tính các ngành kinh doanh trong nông nghiệp như thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, giá cả, ảnh hưởng đến ngành kinh doanh. Theo TS. Ngô Quang Huân (2008), rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán chính xác được kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro xuất hiện bất cứ khi nào khi một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước và rủi ro có thể đo lường được nhưng rủi ro là sự biến động tiềm ẩn các kết quả. Theo TS. Bùi Thị Gia (2005), trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta có thể hiểu rủi ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được kết quả mong muốn và rủi ro có thể đo lường được.
  15. 6 Theo Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2014) thì theo quan điểm truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh. [3] Theo Lữ Bá Văn (2007) thì theo quan điểm hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Rủi ro là những yếu tố không lường trước được, trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án mà cần phải chú ý và quản lý nó. Phân tích rủi ro (Risk analysis) nghĩa là xác định các rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành dự án để dự kiến trước các nguồn lực và các phương án cần thiết nhằm ứng phó khi nó xảy ra (Hoàng Mạnh Quân, 2007). Rủi ro nông nghiệp là những bất trắc, tổn thất xảy ra cho người sản xuất nông ngiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả, giống. [6]. Trong nghiên cứu này, rủi ro là những điều xảy đến bất ngờ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng. Rủi ro có thể do yếu tố bên trong của hộ hoặc do các yếu tố ngoại cảnh tác động. Rủi ro cũng có thể ở các mức độ khác nhau dựa vào tần suất rủi ro, quy mô thiệt hại và mức độ thiệt hại. 2.1.2 Phân loại rủi ro * Rủi ro trong sản xuất: Đến từ những sự kiện không đoán trước được của thời tiết cũng như những bất định trong sản xuất nông nghiệp. Vì nông nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố không kiểm soát được như thời tiết, dịch bệnh, giống, thậm chí hàng năm sử dụng đầu vào và đầu ra như nhau nhưng năng suất vẫn khác nhau.
  16. 7 * Rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị trường: Xuất hiện do những thay đổi không báo trước của thị trường đầu vào cũng như đầu ra trong sản xuất nông nghiệp. Giá đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp thay đổi hàng năm, đặc biệt trong ngành thủy sản, giá đầu vào có thể thay đổi theo tháng, giá đầu ra bấp bênh. Trong khi đó chu kỳ sản xuất dài 3 – 5 tháng và dài hơn, do đó quyết định sản xuất phải có trước đó 3 – 5 tháng hoặc sớm hơn nữa, với thời gian đó đủ để giá nông sản có thể thay đổi. * Rủi ro thể chế: Gây ra bởi những thay đổi do luật quy định từ phía nhà nước hoặc cấp chính quyền địa phương. Ví dụ thay đổi luật quản lý chất thải thủy sản có thể ảnh hưởng tốt, nhưng thay đổi quá nhiều các điều khoản thuế thu nhập hoặc trả nợ thì có thể ngược lại. Hay chính sách cho vay vốn nhiều hay ít có thể thay đổi quy mô và số lượng hộ nuôi tôm. * Rủi ro về con người: Đến từ rủi ro mang tính cá nhân hoặc do sức khỏe bị ảnh hưởng bởi ốm đau bệnh tật, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sản xuất và tăng chi phí một cách đáng kể. * Rủi ro tài chính và tín dụng: Rủi ro về mặt tài chính liên quan đến sự an toàn và mất an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp. An toàn tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng trả nợ và khả năng thanh toán. Khác với rủi ro trong kinh doanh, nguyên nhân xảy ra rủi ro trong tài chính là sử dụng vốn vay. Tăng vốn vay làm tăng tỷ số nợ trên vốn của chủ sở hữu, làm tăng cán cân tài chính, tăng cán cân tài chính có thể dẫn đến tăng rủi ro tài chính khi thu nhập giảm. Tỷ trọng vốn vay càng lớn so với tổng vốn của chủ thì thì hệ số nhân đóng góp vào rủi ro kinh doanh càng cao. Chỉ khi doanh nghiệp, trang trại tự tài trợ 100% vốn thì không có rủi ro về mặt tài chính. Tăng lãi suất vốn vay cũng dẫn đến khả năng tăng rủi ro về mặt tài chính. Với đặc trưng của hoạt động nuôi trồng thủy sản, rủi ro chủ yếu tập trung vào 3 loại, gồm rủi ro thiên tai, rủi ro thị trường và rủi ro dịch bệnh (Lê
  17. 8 Thị Hoa Sen và Nguyễn Thị Diệu Huyền, 2017). Do đó nghiên cứu này tập trung tìm hiểu và phân tích 3 rủi ro trên. Rủi ro thiên tai là rủi ro do các hiện tượng động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, sóng thần, sét đánh, đất lở, hạn hán, sương muối, gây ra. Những rủi ro này đến bất ngờ mà ta không thể dự báo trước được. Rủi ro thị trường là rủi ro xuất hiện do những thay đổi không báo trước của thị trường đầu vào cũng như đầu ra trong sản xuất nông nghiệp. Giá đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp thay đổi hàng năm, đặc biệt trong ngành thủy sản, giá đầu vào có thể thay đổi theo tháng, giá đầu ra bấp bênh. Rủi ro dịch bệnh là rủi ro do các bệnh dịch xuất hiện trong quá trình sản xuất, thường lây lan nhanh trong thời gian ngắn và gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp. 2.1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội mất hưởng, về con người tinh thần sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra. [16]. Rủi ro không phải là nguy cơ xảy ra những bất lợi mà thực tế rủi ro là sự kiện bất lợi đã xảy ra và đã gây ra những thiệt hại về người và của. Rủi ro phản ánh mặt chất của những sự kiện không may xảy ra. [16]. Còn tổn thất là những hậu quá xác định khi rủi ro đã xảy ra. Tổn thất phản ánh về mặt lượng của những sự kiện bất ngờ không may xảy ra, qua đó thấy được mức độ nghiêm trọng của rủi ro. [16]. Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Rủi ro là nguyên nhân, tổn thất là hậu quả; rủi ro là mặt chất còn tổn thất là mặt lượng. Do vậy, khi nghiên cứu về tổn thất sẽ thấy được sự nguy hiểm, tác hại, mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với con người và cuộc sống của họ. Mặt khác, khi nghiêm cứu về tổn thất mà không nghiên cứu về
  18. 9 rủi ro sẽ không biết thiệt hại đó có nguyên nhân từ đâu để từ đó có biện pháp phòng chống, hạn chế một cách có hiệu quả. [16] 2.2 Thực trạng sản xuất chè trên thế giới và tại Việt Nam 2.2.1 Thực trạng sản xuất chè trên thế giới Sản xuất chè toàn cầu (chè đen, chè xanh, chè hòa tan) tăng 4,2%/năm trong thập kỷ qua, đạt 5,13 triệu tấn trong năm 2014. Trung Quốc là nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, sản lượng chè của Trung Quốc chiếm 38% tổng sản lượng chè toàn cầu, với mức sản lượng 1,95 triệu tấn năm 2014. Sản lượng chè Ấn Độ, nước sản xuất chè lớn thứ 2, tăng từ 950.176 tấn năm 2005 lên 1,21 triệu tấn năm 2014. Sản lượng chè tại 2 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới là Kenya và Sri Lanka đạt lần lượt 448.739 tấn và 339.900 tấn. Ở quy mô toàn cầu, sản lượng chè đen tăng trưởng hàng năm 2,6%/năm và chè xanh tăng trưởng 6,4%/năm, nhờ giá liên tục tăng ổn định. [7] Xuất khẩu chè toàn cầu tăng trưởng 1,6%/năm trong thập kỷ qua và đạt 1,73 triệu tấn năm 2014 nhờ tăng xuất khẩu từ Kenya, với lượng xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục vào năm 2013 và tăng trưởng hàng năm đến 3,8%/năm của xuất khẩu chè xanh, so với tăng trưởng xuất khẩu 1,2%/năm của chè đen. Tăng trưởng xuất khẩu chè hàng năm thấp hơn tại Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka do phần lớn sản lượng chè, đặc biệt là tại Trung Quốc và Ấn Độ, được tiêu dùng nội địa. [17]. Sản xuất chè toàn cầu được dự báo có tốc độ tăng trưởng 3,7%/năm và đạt 4,29 triệu tấn vào năm 2024, chủ yếu nhờ tăng sản xuất tại Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya và Sri Lanka. Theo FAO (2016) thì tình hình sản xuất chè trên thế giới tính đến năm 2016 như sau:
  19. 10 Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè năm 2016 của một số nước trên thế giới Diện tích Năng suất Sản lượng khô STT Tên nước (1000ha) (tạ /ha) (1000 tấn) 1 Thế giới 4.099.23 14,53 5.954.091 2 Trung Quốc 2.240.594 10,78 2.414.802 3 Ấn Độ 585.907 21,37 1.252.174 4 Kenya 218.500 21,65 473.000 5 Sri Lank 231.628 15,08 3.49.308 6 Indonesia 117.268 12,29 144.015 7 Việt Nam 118.824 20,02 240.000 8 Nhật Bản 44.078 18,2 80.200 9 Iran 20.403 36,76 75.000 (Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2018) + Về diện tích: Trung Quốc có 2.240.594 ha diện tích đất trồng chè là nước có diện tích chè lớn nhất chiếm 54,66% tổng diện tích chè của thế giới. Việt Nam có diện tích chè lớn thứ 5 thế giới với diện tích là 118.824 ha chiếm 2,9% tổng diện tích đất trồng chè của thế giới. Là nước có diện tích trồng chè nhỏ nhất Iran có 20.403 ha đất trồng chè nhưng lại có năng suất cao nhất. + Về năng suất chè: Iran là nước có năng suất chè cao nhất đạt 36,76 tạ chè khô/ha, vượt hơn năng suất bình quân của thế giới là 14,53 tạ chè khô/ha. Việt Nam tính đến năm 2016 đạt năng suất 20,2 tạ chè khô/ha vượt hơn năng suất của thế giới. Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất thế giới, tuy nhiên về năng suất chè thấp hơn năng suất chè thế giới. Cụ thể: năm 2016 năng suất
  20. 11 chè Trung Quốc đạt 10,78 tạ chè khô/ha thấp hơn thế giới 3,75 tạ chè khô/ha. Điều này cho chúng ta thấy năng suất chè phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau không những điều kiện tự nhiên mà còn bị tác động bởi yếu tố con người. + Về sản lượng: Sản lượng chè thế giới được thể hiện rõ nét hơn Qua bảng sau: Bảng 1.2: Sản lượng chè thế giới qua các năm 2012 - 2016 (ĐVT:Tấn) Châu lục 2012 2013 2014 2015 2016 Thế giới 5.042.073 5.329.138 5.512.282 5.661.855 5.954.091 Châu Phi 636.900 711.884 742.409 704.215 783.491 Châu Mỹ 91.420 89.256 93.618 98.219 97.353 Châu Âu 259 260 393 417 622 Châu Á 4.307.550 4.521.949 4.760.115 4.855.291 5.066.945 Trung Quốc 1.804.655 1.939.175 2.110.770 2.263.404 2.414.802 ẤN Độ 1.135.070 1.208.780 1.207.310 1.233.140 1.252.174 Kenya 369.400 432.400 445.105 399.100 473.000 Sri Lanka 330.000 340.230 338.032 341.744 349.308 Việt Nam 211.500 217.700 228.360 236.00 240.000 (Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2018) Sản lượng chè toàn thế giới năm 2016 là 5.954.091 tấn tăng 912.018 tấn tương đương 18,09 so với năm 2012. Châu Á là khu vực có sản lượng chè cao nhất thế giới đạt 5.066.945 tấn chiếm 85,1% sản lượng chè của thế giới (năm 2016). Châu Âu là khu vực có sản lượng chè thấp nhất thế giới 622 tấn chiếm 0,01 sản lượng chè thế giới. Trung Quốc là nước có sản lượng chè lớn
  21. 12 nhất thế giới đạt 2.414.802 tấn chiếm 40,56% tổng sản lượng chè toàn thế giới. Việt Nam đạt sản lượng 240.000 tấn chiếm 4,03 tổng sản lượng chè toàn thế giới[11]. 2.2.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới Tình hình tiêu thụ Tiêu thụ chè toàn cầu tăng trung bình 4,3%/năm trong thập kỷ qua lên 4,95 triệu tấn năm 2014. Trung Quốc là nước tiêu thụ chè tăng rất mạnh với tốc độ trung bình 10,6%/năm trong thập kỷ qua lên 1,67 triệu tấn năm 2014, chiếm 34% tiêu dùng chè toàn cầu. Tiếp theo là Ấn Độ, nước tiêu dùng chè lớn thứ 2 thế giới, với mức tiêu dùng năm 2014 là 1,02 triệu tấn, chiếm xấp xỉ 20% tiêu dùng chè toàn cầu. Tiêu dùng chè đen được dự đoán tăng trưởng trung bình 3,7%/năm lên 4,27 triệu tấn, tăng trưởng tiêu dùng mạnh nhất dự đoán diễn ra tại Trung Quốc, với tốc độ tiêu dùng hơn 15%/năm trong hơn 10 năm tới, theo sau là Malawi 10%/năm, 7%/năm tại Morocco và 6%/năm tại Kenya, Uganda và Zimbabwe. Tốc độ tăng dao động từ 3 – 5%/năm tại các nước sản xuất chè khác như Bangladesh (4.2%), Ấn Độ (3%), Sri Lanka (4.6%), Tanzania (3.3%) và Việt Nam (4,8%) [17]. Xuất khẩu đen chè được dự đoán đạt 1,7 triệu tấn năm 2024, các nước xuất khẩu chính được dự đoán duy trì mức xuất khẩu hiện tại, với Kenya là nước xuất khẩu chè lớn nhất, theo sau là Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malawi, Uganda và Tanzania. Xuất khẩu chè xanh toàn cầu dự đoán tăng 8,9%/năm và đạt 804.300 tấn đến năm 2024. Trung Quốc được dự đoán tiếp tục áp đảo thị trường xuất khẩu, với lượng xuất khẩu đạt 481.508 tấn, theo sau là Việt Nam với 284.912 tấn, Indonesia 19.370 tấn và Nhật Bản 8.394 tấn. 2.2.3 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam 2.2.3.1. Tình hình sản xuất chè của Việt Nam Ở Việt Nam cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở một số vùng chính sau đây:
  22. 13 • Vùng chè Tây Bắc: Vùng Tây Bắc chè được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La ( 1900 ha) và Lai Châu ( 590 ha). Giống chè chủ yếu là giống chè Shan ( Chiếm trên 80% diện tích) còn lại là chè Trung du ( khoảng 10% diện tích) và các giống chè khác. • Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: Vùng này gồm tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Tây Yên Bái, Hòa Bình và Lào Cai. Chè được trồng tập trung dưới các hình thức công ty quốc doanh, hộ gia đình. Giống chè Trung Du (chiếm 91,6% diện tích chè Tuyên Quang, 65% diện tích ở công ty chè Trần Phú) và giống chè . • Vùng chè Trung Du – Bắc Bộ: Gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Nam Yên Bái, Hà Tây và Bắc Hà Nội. Trong đó tỉnh Thái Nguyên có diện tích trồng chè gần 18.000 ha, đứng thứ 2 trong cả nước, năng suất chè búp tươi bình quân đạt gần 100 tạ/ha, sản lượng gần 200.000 tấn • Vùng chè miền Trung: Gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam với tổng diện tích trên 5 nghìn ha. • Vùng chè Tây Nguyên: Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc Lắc. Riêng Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè khá lớn của nước ta, với khoảng 23,9 ngàn ha, chiếm gần 19% diện tích chè cả nước; sản lượng chè búp tươi đạt gần 172 nghìn tấn, sản lượng xuất khẩu gần 10.000 tấn. Thu nhập từ một ha chè của Lâm Đồng cao nhất nước, trên 280 triệu đồng/ha, đứng đầu về giá xuất khẩu. Theo số liệu thống kê chính thức của Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas,2017) [6], trong 10 năm vừa qua thì diện tích trồng chè trong cả nước tăng lên không đáng kể từ 122,9 nghìn ha lên 140,4.nghìn ha, trong đó ghi nhận sự giảm diện tích ở giai đoạn cuối năm 2014 và năm 2015. Tuy nhiên sản lượng chè trong nước lại tăng gần gấp đôi từ 648,9 nghìn tấn năm 2006
  23. 14 lên mức 1.126,7 nghìn tấn năm 2016. Điều đó chứng tỏ tuy diện tích không tăng nhưng năng suất trồng chè đã tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do sự phát triển những giống chè mới có năng suất cao và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã được triển khai tích cực. Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng chè Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016 Tổng DT Sản lượng Năm DT cho thu hoạch (nghìn ha) (nghìn ha) (nghìn tấn) 2006 122,9 102,1 648,9 2007 126,2 107,4 705,9 2008 125,6 108,8 746,2 2009 128,1 111,6 789,9 2010 129,9 113,2 834,6 2011 127,8 114,2 887,9 2012 128,3 114,5 909,8 2013 128,2 114,1 921,7 2014 128,0 113 905,0 2015 125,2 113,5 907,2 2016 140,4 130,8 1.126,7 (Nguồn: Vitas, 2017)[16] 2.2.3.2 Tình hình tiêu thụ chè tại Việt Nam Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 toàn cầu, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka (những quốc gia xuất khẩu chè nhiều nhất thế giới). Lượng chè xuất khẩu của Việt nam hàng năm chiếm 75-80% tổng sản
  24. 15 lượng. Chè ViệtNam xuất khẩu ra 110 thị trường và đăng ký bảo hộ thương hiệu trên 70 quốcgia và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt là Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Pakistan, Indonesia, Malaysia . Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu được 130,9.000 tấn chè, kim ngạch đạt 217,210 triệu USD, sản lượng chè nội tiêu thụ vào khoảng 33.000 tấn, doanh thu 2.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là chè nguyên liệu và giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp nhất trong 10 nước xuất khẩu chè của thế giới, chỉ tương đương 60 - 70% giá của các nước khác. Bảng 2.4. Cơ cấu xuất khẩu chè Việt Nam qua ba năm ( 2015 - 2017) Tỷ trọng theo 2015 2016 2017 trị giá (%) Thị trường Lượng Trị giá Lượng Trị giá Trị giá Năm Năm Năm Lượng (Tấn) (Tấn) (USD) (Tấn) (USD) (USD) 2015 2016 2017 Tổng cộng 124.227 212.648 130.904 217.210 139.785 227.929 100,0 100,0 100,0 Pakistan 36.141 81.676 38.870 78.573 31.998 68.702 38.41 36.1 30.1 Đài Loan 16.115 23.619 12.565 17.729 17.522 27.292 11.10 8.2 12.0 Nga 14.807 22.484 16.369 22.840 17.366 24.841 10.57 10.5 10.9 Trung Quốc 7.590 25.827 8.181 25.980 11.105 14.651 12.14 12.0 1.4 UAE 4.582 7.454 3.070 5.052 6.740 10.292 3.50 2.3 4.5 Hoa Kỳ 7.541 9.032 6.241 7.495 7.026 8056 4.24 3.4 3.5 Malaysia 2.001 3.065 4.480 3.067 3.597 2.721 1.44 1.4 1.2 Khác 35.45 39.49 41.12 54.474 44.431 71.374 18.57 26.1 36.4 (Nguồn: Niên giám thống kê hải quan, 2017) Trong thập niên vừa qua năng xuất chè của Việt Nam tăng lên đáng kể, song nhìn chung sản xuất chè còn tồn tại điểm yếu cố hữu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ (bình quân chỉ khoảng 0,2 héc-ta/hộ) nên khó tiếp cận với các
  25. 16 tiến bộ kỹ thuật mới và khó chứng nhận chè an toàn. Tình trạng tranh mua tranh bán còn diễn ra nhiều nơi ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của sản phẩm chè. Các hộ gia đình trồng chè hầu hết đã không thực hiện theo quy trình kỹ thuật, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học không theo hướng dẫn mà phụ thuộc vào kinh nghiệm và nguồn lực của hộ nên chất lượng chè thấp, không đồng đều. Nhiều vườn chè đã bị tận thu kiệt quệ, năng suất và chất lượng giảm mạnh, giá trị chè tươi thấp, chu kỳ kinh tế cây chè giảm nhanh. Tuy chất lượng chè nước ta vẫn ở mức thấp, nhưng có cơ hội tăng cả về ngoại hình và nội chất bởi chế độ canh tác, thu hái và chế biến hợp lý (lâu nay chủ yếu tập trung về ngoại hình, hái chè non). Theo các chuyên gia, năng suất chè của nước ta còn có thể tăng lên khoảng 30% trong tương lai gần nếu cây chè được đầu tư hợp lý theo quy trình hiện hành, từ đó sản lượng cũng tăng lên tương ứng mà không cần tăng diện tích đất trồng chè. Vì vậy, từ nay đến năm 2020, ngành chè dự kiến không tăng diện tích, duy trì khoảng 140.000 ha để tập chung nâng cao suất và chất lượng chè nhằm như phục vụ nhu cầu tiêu thu trong nước và xuất khẩu . 2.2.4. Thực trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên 2.2.4.1. Tiềm năng thế mạnh về sản xuất cây chè của Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ nằm liền kề phía Bắc thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên 353.318 ha, dân số gần 1,2 triệu người. Tỉnh Thái Nguyên nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên không chỉ gắn với chiếc nôi của ngành công nghiệp luyện kim, là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 của cả nước, tiềm năng phát triển du lịch với khu du lịch sinh thái hồ Núi Cốc, suối Mỏ Gà, hang Phượng Hoàng, khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa mà Thái Nguyên còn được biết đến là thủ phủ của
  26. 17 chè, là vùng chè trọng điểm của cả nước. Cây chè được trồng ở Thái Nguyên từ gần 100 năm trước với nhãn hiệu chè "Con Hạc" của đất chè Tân Cương Thái Nguyên (nay gọi là chè Bạch Hạc). Chè Thái Nguyên không chỉ nổi tiếng bởi thương hiệu chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên) - nơi được mệnh danh là "Đệ nhất danh trà" mà còn nổi tiếng bởi có nhiều vùng chè ngon khác như: La Bằng (Đại Từ); Minh Lập (Đồng Hỷ); Tức Tranh (Phú Lương); Phúc Thuận (T.X Phổ Yên) Sản phẩm chè Thái Nguyên có mặt rộng khắp ở thị trường trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới như: Trung Quốc, Pakitstan, Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Srilanca Những đặc trưng của chè Thái Nguyên đã trở nên nổi tiếng, được người tiêu dùng biết đến và đánh giá cao. Sản phẩm chè đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên và đạt kỷ lục quốc tế dành cho "Top các đặc sản quà tặng có giá trị ở Châu Á". 26 Xác định được tiềm năng và thế mạnh của cây chè, trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm chỉ đạo ưu tiên đầu tư phát triển cây chè, đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp để lãnh đạo thực hiện, cụ thể hoá bằng các chương trình, đề án, dự án và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Nhờ đó, cây chè Thái Nguyên ngày càng khẳng định vị thế là cây công nghiệp mũi nhọn, thế mạnh của tỉnh, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, diện tích chè toàn tỉnh là gần 21.000 ha, trong đó diện tích chè giống mới chiếm 62,5%. Nhờ việc thay thế giống mới gắn với ứng dụng quy trình kỹ thuật thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt chè búp tươi, nên kết quả sản xuất của ngành chè Thái Nguyên đã mang tính đột phá. Mỗi năm, trên địa bàn tỉnh triển khai trồng mới và trồng thay thế trên 1.000 ha chè, diện tích chè tăng 2.500 ha so với năm 2010; sản lượng chè búp tươi đạt gần 200.000 tấn; chất lượng và giá trị các sản phẩm chè Thái Nguyên không ngừng được nâng cao. Tổng diện
  27. 18 tích chè tỉnh Thái Nguyên tính đến 2017 là 21.585 ha, đứng thứ hai cả nước sau Lâm Đồng, tổng sản lượng đạt 223,78 nghìn tấn chè búp tươi. Thị trường tiêu thụ trong nước là thế mạnh với 80% còn lại là thị trường xuất khẩu với 20%, chủ yếu sang: Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản 2.2.4.2. Tình hình sản xuất chè của Thái Nguyên Sản xuất chè ở Thái Nguyên chủ yếu là sản xuất quy mô hộ, tuy vậy do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh nên sản xuất chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Trong hơn 12 năm qua (từ 2005-2016) diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên tăng liên tục. Tính đến hết năm 2016 toàn tỉnh có 21,373 ha chè, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 2,7%/năm. Các huyện có diện tích chè lớn nhất của tỉnh hiện nay là huyện Đại Từ đạt 6,333 ha (chiếm 29,7% diện tích chè toàn tỉnh); huyện Phú Lương đạt 4,062 ha (chiếm 19,05%); huyện Đồng Hỷ đạt 3285 ha (chiếm 15,40%). Diện tích chè kinh doanh toàn tỉnh năm 2016 đạt 18,679 ha.Tốc độ tăng trưởng ước tính 2,83%/năm giai đoạn 2005/2016, trong đó: huyện Đại Từ có diện tích lớn nhất với 5466 ha (chiếm 29,26% diện tích tích toàn tỉnh); huyện Phú Lương đạt 3,853 ha (chiếm 20,63%); huyện Đồng Hỷ đạt 2,882 ha (chiếm 15,43%) . Việc chuyển đổi cơ cấu giống chè đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, góp phần đưa năng xuất bình quân từ 10,5 tấn/ha năm 2010 lên 11,17 tấn/ha năm 2016. Sản lượng chè toàn tỉnh có tốc độ tăng khá cao (5,94% giai đoạn 2005 – 2016). Các huyện có sản lượng chè lớn là huyện Đại Từ đạt 60,000 tấn (chiếm 28,76% sản lượng chè toàn tỉnh); huyện Phú Lương đạt 41,400 tấn (chiếm 19,84%); huyện Đồng Hỷ đạt 34,872 tấn (chiếm 16,71% và huyện Định Hoá là 22,286 tấn (chiếm 10,68%).[17]
  28. 19 PHẦN 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau: - Tìm hiểu tình hình sản xuất chè tại xã Phúc Trìu, tỉnh Thái Nguyên - Phân tích các rủi ro trong sản xuất chè tại xã Phúc Trìu - Đánh giá các giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động sản xuất chè của xã nghiên cứu. 3.2. Nội dung nghiên cứu: 1- Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế tại xã Phúc Trìu 2- Tìm hiểu tình hình sản xuất chè xã Phúc Trìu 3- Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất chè của địa bàn nghiên cứu - Rủi ro do thiên tai: Tần suất, khả năng rủi ro trong tương lai, thiệt hại rủi ro, diễn biến rủi ro và giải pháp của hộ. - Rủi ro do thị trường: Tần suất, khả năng rủi ro trong tương lai, thiệt hại rủi ro, diễn biến rủi ro và giải pháp của hộ. - Rủi ro do dịch bệnh: Tần suất, khả năng rủi ro trong tương lai, thiệt hại rủi ro, diễn biến rủi ro và giải pháp của hộ. 4- Các giải pháp ứng phó rủi ro của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu 3.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản xuất chè và các rủi ro trong hoạt động sản xuất chè của các nông hộ xã Phúc Trìu - Đối tượng cung cấp thông tin là người dân tham gia trồng chè tại địa bàn nghiên cứu, cán bộ nông nghiệp, cán bộ phòng tài nguyên và môi trường, khuyến nông xã, huyện, và trưởng thôn.
  29. 20 3.3.1.1 Địa điểm nghiên cứu Địa điểm: tại vùng chè xã Phúc Trìu tỉnh Thái Nguyên. 3.3.1.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian: từ ngày 20 tháng 02 năm 2019 đến ngày 20 tháng 05 năm 2019 3.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian Nghiên cứu này tập trung vào các hộ trồng chè tại hai xã Phúc Trìu tỉnh Thái Nguyên. Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân trong xã và chè vẫn giữ vai trò chủ đạo; chiếm phần lớn thu nhập của hộ dân nhưng lại thưởng phải đối mặt với các rủi ro. Vì vậy trong phạm vi đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu những rủi ro trong sản xuất chè. - Phạm vi về thời gian Thông tin về tình hình sản xuất chè và các loại rủi ro trong hoạt động này được thu thập trong 3 năm từ năm 2016 đến 2018. 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.3.1. Điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu được lựa chọn theo các tiêu chí sau: - Là vùng có hoạt động sản xuất chè phát triển mạnh đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa bàn nghiên cứu. - Những năm gần đây thường gặp rủi ro trong sản xuất chè gây ảnh hưởng đến kinh tế hộ. Đáp ứng các tiêu chí trên, xã Phúc Trìu tỉnh Thái Nguyên là điểm nghiên cứu được lựa chọn. Đây là xã có diện tích chè và số hộ sản xuất chè cao đồng thời là một trong những xã có hoạt động trồng chè phát triển của tỉnh Thái Nguyên. 3.3.3.2. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 40 hộ được chọn ngẫu nhiên từ 2 xóm có diện tích chè lớn nhất của xã.
  30. 21 Cách chọn: lập danh sách các hộ có hoạt động sản xuất chè, dựa trên danh sách các hộ của từng xóm và lấy một cách ngẫu nhiên trong danh sách đó. Tuy nhiên, một số hộ không gặp hoặc không thể cung cấp thông tin thì có thể thay thế bằng hộ sống kế cận. 3.3.3.3. Thu thập thông tin  Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp ở cấp thông qua các báo cáo thực hiện nhiệm vụ KT - XH các năm 2016 đến 2018 và các tài liệu liên quan khác. Các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND thành phố Thái Nguyên, báo cáo tình hình phát triển chè của tỉnh Thái Nguyên, TP. Thái Nguyên và xã nghiên cứu. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, TP. Thái Nguyên năm 2016 đến năm 2018; các báo cáo và nghiên cứu, bài viết có liên quan đến những rủi ro sản xuất nông nghiệp.  Thu thập số liệu sơ cấp - Phỏng vấn hộ: phỏng vấn 40 hộ theo bảng hỏi phỏng vấn bán cấu trúc. Nội dung phỏng vấn: tập trung vào tình hình sản xuất chè và những rủi ro trong sản xuất chè mà hộ gặp phải và giải pháp ứng phó. - Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu các đối tượng gồm: 4 hộ nuôi tôm lâu năm, giàu kinh nghiệm và 4 cán bộ nông nghiệp và cán bộ môi trường, 2 cán bộ xã và 2 cán bộ thôn. Nội dung phỏng vấn tập trung vào một số rủi ro trong sản xuất chè và quản lý hoạt động sản xuất chè tại địa phương. - Thảo luận nhóm: Đề tài tiến hành thảo luận 2 nhóm, mỗi nhóm tại một xóm nghiên cứu gồm 15 người. Mục đích là nhằm xác định về mùa vụ sản xuất chè, quy trình sản xuất chè, xác định các cấp yếu tố rủi ro, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả sản xuất chè.
  31. 22 3.3.3.4. Tiến trình thu thập thông tin: Tiến trình thu thập thông tin được tiến hành theo sơ đồ sau: 3.3.4. Phương pháp xử lý thông tin (i) Thông tin thu thập từ phỏng vấn hộ được tổng hợp bằng phần mềm excel. (ii) Các thông tin từ phỏng vấn người am hiểu và một số thông tin từ thảo luận nhóm được tổng hợp, phân tích, đối chiếu và đơn giản hóa theo từng chủ đề và nội dung cần tìm hiểu
  32. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Phúc Trìu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1.Vị trí địa lý Phúc Trìu là xã miền núi nằm ở phía Tây của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 13 km, tổng diện tích tự nhiên là 2.120,98 ha, xã có 15 xóm, với 5.740 khẩu, 1.682 hộ. - Phía bắc giáp xã Phúc Xuân - Phía nam giáp xã Tân Cương - Phía đông giáp xã Quyết Thắng và xã Thịnh Đức - Phía tây giáp Hồ Núi Cốc và xã Phúc Tân. 4.1.1.2.Địa hình - khí hậu - Xã Phúc Trìu mang đặc điểm địa hình của xã trung du miền núi phía Bắc: Địa hình không bằng phẳng, xen kẽ các dãy núi là đồng bằng ruộng thấp trũng dễ gập úng về mùa mƣa. Độ cao tự nhiên tại khu vực bằng là 20 -25m, tại khu vực đồi, gò là 60 -80m. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Nhìn chung địa hình không ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư . - Xã Phúc Trìu có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta. Trong 1 năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ-Thu -Đông. + Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 22-23oC. + Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 - 1.700 giờ. + Mưa: Lượng mưa trung bình trong năm là 1.764mm (chiếm 85% lượng mưa cả năm). + Độ ẩm: Trung bình năm đạt khoảng 82%.
  33. 24 + Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão -> Với những đặc điểm trên cho thấy, khí hậu xã Phúc Trìu nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân 4.1.1.3. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Xã Phúc Trìu có nguồn nước mặt khá dồi dào. Được cung cấp bởi lượng mưa tự nhiên hàng năm khoảng 1.700 - 1.800mm cùng với nƣớc của sông Công, hồ Núi Cốc đây là điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân. - Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn xã chƣa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lƣợng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện nay đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm ở khu vực đông bằng có ở độ sâu 5 -6m. Hiện tại nguồn nước này mới chỉ khai thác sử dụng trong sinh hoạt . 4.1.1.4.Tài nguyên rừng. Theo số liệu kiểm kê diện tích đất lâm nghiệp của xã có 607,10ha, trong đó rừng sản xuất có 385,10ha và rừng phòng hộ có 222,03ha. Hiện tại chất lượng rừng chủ yếu là rừng trung bình, rừng non với các loại cấy trồng chính như: Bạch đàn, keo và các loại cây chịu hạn khác. Trên địa bàn xã nhiều khu vực đang áp dụng mô hình vườn rừng kết hợp với các loại cây trồng chính như: Vải, nhãn, hồng 4.1.1.5.Tình hình sử dụng đất của xã. Tổng diện tích đất toàn xã theo địa hình hành chính là 2075,68 ha. Trong đó: - Đất nông nghiệp: có 1.433,04ha chiếm 69,04% tổng DT tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp:610,83ha chiếm 29,43%
  34. 25 - Trong đó đất trông lúa là 263,10 ha chiếm 12,68% diện tích đất tự nhiên. Đất trông cây hàng năm còn lại 85,35 ha. - Đất trồng cây chè là 397,39 ha chiếm 19,15% diện tích tự nhiên. - Đất lâm nghiệp: có 642,94ha chiếm 28,98% diện tích đất tự nhiên. - Đất nuôi trồng thủy sản: có 44,26ha chiếm 2,65% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là ao hồ phân bố trong dân cư. Đất phi nông nghiệp: Có tổng diện tích 610,83ha chiếm 28,80% diện tích tự nhiên. Bao gồm: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự ngiệp 3,5 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 3,49 ha, đất sản xuất vật liệu 1,43 ha, đất tông giáo tín ngưỡng 1,2 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 2,07 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 423,23 ha, đất phát triển hạ tầng 125,68 ha. 26 Đất chưa sử dụng: DT là 31,80ha chiếm 1,49% diện tích đất tự nhiên. - Đất ở nông thôn: DT là 40,30ha chiếm 2,14% diện tích đất tự nhiên. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1.Tình hình dân số và lao động Phúc Trìu theo thống kê của UBND xã tính đến năm 2015 có 1.682 hộ. - Tổng số nhân khẩu là: 5.740 nhân khẩu đƣợc phân bố trên 15 xóm. Xóm ít nhất có 52 hộ, xóm nhiều nhất có trên 190 hộ. Xã có 1/3 dân số là theo đạo Thiên Chúa và có 1/3 là dân tộc thiểu số. - Tổng số lao động trong toàn xã là 3.500 lao động. Trong đó lao động nữ 1.800, lao động nam là 1700. Số lao động trong độ tuổi: 2.800 lao động. Trong đó nữ: 1.450 người, nam: 1350 người. Số lao động đi làm việc ngoài xã dao động khoảng 300-350 người. Số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm là 2.800 lao động chiếm 89%. - Tổng số nhân khẩu 5.740 người. Trong đó nữ có 2.865 người chiếm 49,9%. Và nam là 2.875 chiếm số đông hơn với 50,1% Xã có nguồn lao động dồi dào thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh tê các ngành trên toàn xã.
  35. 26 4.1.2.2.Cơ sở hạ tầng Hiện nay UBND xã đã kí kết hợp đồng với các đơn vị tư vấn để làm quy hoạch về sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp dịch vụ. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội – môi trường theo chuẩn: Đó là quy hoạch về mạng lưới giao thông thủy lợi, trường học, trạm y tế và cơ sở các nhà văn hóa xóm, đất chợ và các công trình văn hóa thể dục thể thao. Quy hoạch phát triển khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương. - Về giao thông: Xã Phúc Trìu nằm ở tuyến đường tỉnh lộ 267 chạy ngang qua phía Tây nam của xã. Kết cấu mặt đường là đƣờng BT nhựa có mặt đường B=0,7m, lề đường mỗi bên 1,0m, là tuyến đường giao thông đối ngoại của xã đi sang huyện Phổ Yên và đi TP.Thái Nguyên đã tạo nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế địa phương. + Đường liên xã có chiều dài 8,96km. + Các tuyến đường giao thông liên xóm trên địa bàn xã có kết cấu mặt đường là bê tông xi măng đi qua các xóm có chiều dài là 13,2km đủ điều kiện phục vụ cho các phương tiện giao thông cơ giới loại trung. + Các tuyến đường ngõ xóm chủ yếu là đường bê tông do nhân dân tự đóng góp xây dựng với chiều dài 69km. Chất lượng công trình giao thông hiện nay đã và đang xuống cấp, thiếu hệ thống rãnh thoát nƣớc, phương tiện ngày càng mọt gia tăng xe thường vận chuyển hàng hóa quá tải gây nên tình trạng các cây cầy và tuyến đường xuống cấp nhanh. - Về giáo dục: tỷ lệ trường học các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia là 33%, toàn xã có 3 trƣờng với hơn 900 học sinh, 1 trƣờng mầm non, 1 trường tiểu học và trung học cơ sở.
  36. 27 - Văn hóa: Nhà văn hóa trung tâm. - Y tế: Hiện tại xã có 1 trạm y tế, cơ sở vật chất trang thiết bị của trạm y tế ngày càng được đầu tư nâng cấp, chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ cho sức khỏe của bà con đƣợc tăng lên. Với tổng số giường bệnh là 7 giƣờng, số cán bộ y tế là 6 người, trong đó có một bác sĩ, 4 y sỹ, 1 dƣợc sỹ, và 22 cán bộ y tế thôn bản. Xã thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chiến dịch tuyên truyền vận động lồng ghép các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ gia tăng dân số, giảm trường hợp sinh con thứ 3. - Mạng lưới điện:Trên địa bàn xã có 1 tuyến đường day cao thế 220KV chạy qua, một tuyến đường dây trung thế 22KV chạy qua xã cấp điện cho các trạm biến áp của xã. Toàn xã có 4 trạm biến áp có 4km đường dây trung thế, hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, tỷ lệ hộ dùng điện là 100%. - Thủy lợi: Hiện nay trên địa bàn xã có 10 các hồ đạp lớn nhỏ, đặc biệt là có công trình thủy lợi hồ Núi Cốc đây là nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. 4.2. Thực trạng sản xuất chè tại vùng nghiên cứu 4.2.1. Thực trạng sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở trung du và miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ. Tỉnh Thái Nguyên hiện có 19.100ha chè, trong đó, gần 17.300ha chè trong giai đoạn kinh doanh, năng suất đạt khoảng 111 tạ/ha, sản lượng trên 191.000 tấn búp tươi, 80% diện tích chè đáp ứng yêu cầu sản xuất
  37. 28 an toàn theo hướng VietGAP, giá trị sản xuất chè đạt 91 triệu đồng/ha Xác định chè là cây trồng mũi nhọn, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư toàn diện cho phát triển chè, đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, xây dựng thương hiệu và hệ thống quản lý từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ chè. Tại những vùng trồng chè, người dân đã biết xây dựng các vùng sản xuất chè theo hướng an toàn. Thái Nguyên hiện có 29 mô hình sản xuất chè VietGAP tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Lương và Thành phố Thái Nguyên. Những mô hình này góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Mô hình cũng giúp sản phẩm chè búp khô không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, lượng tiêu thụ lớn hơn so với sản phẩm chè sản xuất theo quy trình thông thường. Hiện, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất chè được tỉnh Thái Nguyên quan tâm và nhân rộng trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 436 tổ chức,cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên. Hình thức tổ chức, sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các hợp tác xã, làng nghề sản xuất, chế biến chè tăng cả về số lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh với 23 hợp tác xã sản xuất chè và 85 làng nghề sản xuất, chế biến chè được tỉnh cấp bằng công nhận 4.2.2. Thực trạng sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên Bảng 4.1.Diện tích, năng xuất, sản lượng chè tỉnh Thái Nguyên (2015 - 2017) Diện tích Năm Năng xuất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) (ha) 2015 18.600 109,00 185.00 2016 21.300 112,00 195.00 2017 21.585 113,90 223.780 (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên 2017)
  38. 29 Từ bảng trên ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên đều tăng qua các năm 2015, 2016, 2017. Cụ thể năm 2016 diện tích chè tăng mạnh từ 18.600ha tăng lên 21.300ha tăng lên 1,15 lần so với năm 2015. Năm 2017 diện tích chè có tăng nhưng không đáng kể, chỉ có 200ha chè được trồng thêm. Nguyên nhân có thể do trong năm 2015 cơ cấu chuyển 28 đổi giống cây trồng được thực hiện nhanh chóng nhờ có các chính sách khuyến nông phù hợp khuyến khích người dân trồng chè. Nhờ có sự chăm sóc kỹ lưỡng, ngày càng đúng kỹ thuật hơn của người dân nên năng suất chè tăng lên với mức tăng trung bình 3%/năm. Năm 2016 năng suất chè tăng gấp 1,03 lần năng suất chè năm 2015, cụ thể năng suất chè năm 2015 là 109,00 tạ/ha năm 2016 có năng suất là 112,00 tạ/ha. Đến năm 2017 năng suất chè tăng lên 113,00 tạ/ha gấp 1,02 lần năng suất chè của năm 2016. 4.2.3. Tìm hiểu tình hình sản xuất chè xã Phúc Trìu 4.2.2.1 Thực trạng sản xuất chè tại xã Phúc Trì -Tình hình sản xuất chè: được thiên nhiên ưu đãi về đất đại khí hậu, Phúc Trìu có nhiều thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển cây chè là cây chủ lực chính cây thoát nghèo của người dân trên địa bàn xã Phúc Trìu hơn thế nữa xã còn nằm trong vùng chè đặc sản nên người dân nơi đây chủ yếu tập trung đầu tư sản xuất chè. Diện tích chè của cả xã là 356ha chè, cây chè xuất hiện ở nơi đây đã được hơn 50 năm, trước đây chủ yếu là trồng chè trung du nhưng do loại giống chè cũ trồng lâu nên cho năng suất thấp vì vậy mà nhiều diện tích chè trung du đã bị thoái hóa, tỷ lệ ra búp kém, năng suất thấp. Từ năm 2008 trở lại đây, người dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích chè giống cũ, già cỗi, cho tỷ lệ búp thấp sang trồng giống chè giâm cành năng suất cao như: LDP1, TRI 777, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên Tính đến nay xã đã có 80% diện tích là chè giống mới. Không chỉ cho năng suất , sản lượng vượt trội mà chè giống mới cũng được
  39. 30 thị trường ưa chuộng với giá thành cao hơn. Đa số các hộ dân trồng các giống chè giâm cành thay thế diện tích chè già cỗi thì những giống chè giâm cành thích nghi với khí hậu cũng như thổ nhưỡng của địa phương nên sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian cho thu hái nhanh, mật độ ra búp cao hơn nhiều so với giống chè trung du. Xã có 9 làng nghề chè , 3 HTX sản xuất, chế biến chè đươc ̣thành lâp ̣, mang laị giá tri ṭ hu nhâp ̣cao cho người làm chè . Bảng 4.2. Diện tích, năng xuất, sản lượng chè xã Phúc Trìu (2016-2018) Diện tích Năm Năng xuất (Tạ/ha) Sản lượng (tấn) (ha) 2016 343,4 147 5.047 2017 347,4 155 5.384 2018 349,4 160 5.590 (Nguồn: UBND xã Phúc Trìu 2018) Từ bảng trên thấy diện tích, năng xuất, sản lượng chè tại xã tăng lên cụ thể theo các năm 2016 diện tích 340ha, năng xuất 158 tấn/ha với sản lượng là 53,72 tấn. Năm 2017 diện tích tăng lên 341ha, năng xuất tăng lên 160 tấn/ha, sản lượng tăng lên 54,56 tấn. Năm 2018 diện tích không tăng sản lượng tăng lên 167 tấn/ha, năng xuất đạt 56,95 tấn. Có thể do cơ cấu chuyển đổi giống cây trồng và sự chăm sóc kỹ lưỡng, ngày càng đúng kỹ thuật hơn của người dân nên năng suất, sản lượng chè tăng lên. 4.2.2. Tình hình sản xuất chè tại các hộ điều tra 4.2.2.1. Đặc điểm các sản xuất chè được điều tra Đề tài nghiên cứu về sản xuất chè nên các yếu tố hộ được quan tâm là tuổi, trình độ văn hóa, nhân khẩu, lao động. Thông tin về hộ và chủ hộ được thể hiện ở bảng 4.3.
  40. 31 Bảng 4.3: Một số thông tin về các hộ điều tra Các chỉ tiêu ĐVT Mean Std Tuổi chủ hộ Tuôi 48,77 5.14 Trình độ văn hóa Lớp 9,07 1.52 Số nhân khẩu Khẩu 4,12 0.46 Số lao động chính Lao động 3,45 0.8 Số lao động sx chè Lao động 2,02 0.35 Số lao động khác Lao động 1,42 0.80 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra năm 2019) Qua bảng 4.3 trên có thể thấy người sản xuất chè ở xã Phúc Trìu có độ tuổi trung bình là 48,77 tuổi, trong đó người cao tuổi nhất là 59 tuổi và người nhỏ tuổi nhất là 40 tuổi Đây là độ tuổi có đủ sự già dặn, từng trải và chín chắn khi đưa ra quyết định, tuy nhiên độ tuổi càng cao càng khó khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật. Các hộ trẻ tuổi thường là những người mới tách hộ, có quan hệ họ hàng với những hộ trồng chè khác nên đây được xem là một thuận lợi cho sự phát triển hoạt động trồng chè trong địa bàn, những người trẻ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Do kỹ thuật sản xuất chè có những yêu cầu khác so với nhiều cây trồng nên người trồng chè cần phải có một trình độ học vấn nhất định. Số liệu bảng 4.3 cho thấy, những người tham sản xuất chè ở xã đạt trình độ văn hóa lớp 9 trở lên, Đây là điều kiện thuận lợi để ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Số lao động trung bình/hộ của xã là 3,45 lao động/hộ, số nhân khẩu trung bình là 4,12 nhân khẩu/hộ. Như vậy, tỷ lệ lao động chiếm 83,7% nhân khẩu, điều này cho thấy nguồn lao động hộ không quá cao cũng không quá thấp. Số lao động tham gia sản xuất chè bình quân là 2,02 lao động/hộ chiếm 58,5 % trong cơ cấu lao động của hộ.
  41. 32 4.1.2.2. Vai trò của trồng chè trong kinh tế hộ Bảng 4.4.: Cơ cấu thu nhập của các hộ nghiên cứu TT Nguồn thu Tỷ trọng nguồn thu (%) Ghi chú 1 Trồng trọt 90,5 1.1. Từ SX chè 87,5 1 1.2. Cây trồng khác 3,0 3 2 Chăn nuôi 8,25 2 3 Lâm nghiệp 0,50 5 4 Thủy sản 0,00 0 5 Dịch vụ 0,00 0 6 Làm thuê 0,75 4 7 Khác (CNVC, nghỉ hưu) 0,00 0 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra năm 2019) Bảng 4.4 cho thấy, trồng chè đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra, chiếm 87,5% cơ cấu thu nhập của các hộ tại xã Phúc Trìu. Điều này cho thấy trồng chè có vai trò quan trọng trong kinh tế hộ nói riêng và đóng góp đáng kể cho tổng doanh thu của các xã. Trồng chè chiếm ưu thế và trở thành ngành mũi nhọn của địa bàn nghiên cứu hiện nay cũng như trong tương lai. Như vậy, ta có thể thấy được, trồng chè là nghề mang lại thu nhập chính cho nông hộ tại địa bàn xã nghiên cứu.
  42. 33 4.3. Hiệu quả trồng chè của các hộ điều tra Biểu đồ doanh thu từ trồng chè năm 2016 - 2018 của các hộ điều tra tại xã Phúc Trìu - thành phố Thái Nguyên 21 20.4175 20.4875 20.5 20 19.5 18.925 19 18.5 18 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Series 1 Biểu đồ 4.1: Doanh thu từ trồng chè 2016 – 2018 (triệu đồng/hộ/sào/năm) (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra năm 2019) Qua biểu đồ 4.1 có thể thấy doanh thu từ trồng chè năm sau cao hơn năm trước. So với năm 2016 thì năm 2017 và 2018 đã cho doanh thu cao hoan khoảng trên 2 triệu đồng/năm. Doanh thu của chè tăng có thể lí giải vì các mặt hàng chè chế biến rất đa dạng và phong phú theo hướng an toàn chuẩn vietGAP đã có thương hiệu nổi tiếng được thế giới biết đến, khi mà chè được nhiều người sử dụng và xuất khẩu với số lượng lớn thì giá chè tăng, doanh thu từ trồng chè tăng lên. Biểu đồ chi phí sản xuất chè năm 2016 - 2018 của hộ điều tra tại xã Phúc Trìu - thành phố Thái Nguyên 4.2 4.035 3.96 4 3.8 3.6 3.46 3.4 3.2 3 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Series 1 Biểu đồ 4.2.Chi phí sản xuất chè của các hộ điều tra (triệu đồng/ sào/năm) (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra năm 2019)
  43. 34 Qua biểu đồ 4.2 cho thấy chi phí sản xuất chè năm 2017 và 2018 tăng lên so với năm 2016 khoảng 0,5 triệu đồng/sào/ năm. Lí do được giải thích vì các hộ ở đây coi cây chè là cây trồng chính đem lại thu nhập cho gia đình cho hộ gia đình nên họ luôn quan tâm chú ý đến việc đầu tư về bón phân, thuốc trừ sâu nên chi phí tăng. Qua nhiều năm trồng chè đất bị cằn cỗi do vậy phải bón tăng thêm phân bón qua mỗi năm, ảnh hưởng của khí hậu dẫn đến phát sinh nhiều bệnh gây hại cho chè nên liên tục phải phun thuốc, công nghệ kĩ thuất phát triển người dân đầu tư các thiết bị máy móc trong việc sản xuất chè, áp dụng lắp đặt các vòi phun nước tốn kém vật tư, tiền điện hàng tháng dẫn đến chi phí hàng năm cũng tăng thêm. Bảng 4.5: Số hộ có lãi và lợi nhuận từ sản xuất chè của hộ (triệu đồng/sào/năm) Năm Số hộ có lãi (hộ) Tỷ lệ (%) Lợi nhuận (triệu đồng) 2016 40 100 15,465 2017 40 100 16,475 2018 40 100 16,793 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra năm 2019) Qua bảng 4.5 có thể thấy 100% số hộ sản xuất chè đều có lãi, lợi nhuận tăng theo các năm cụ thể năm 2016 đạt lợi nhuận 15,465 triệu đồng, năm 2017 lợi nhuận tăng lên đến 16,475 triệu đồng cao hơn năm 2016, năm 2018 là 16,793 triệu đồng. Mặc dù chi phí đầu tư tăng nhưng lợi nhuận tăng lên qua các năm là do được đầu tư đúng kỹ thuật, đúng thời điểm nên năng xuất chè tăng lên. Hơn nữa mặt hàng chè ngày càng được mở rộng không chỉ ở trong nước mà
  44. 35 còn đc mở rộng ra thị trường quốc tế, số lượng tiêu thụ sản phẩm nhiều dẫn đến giá cả tăng, lợi nhuận tăng. 4.4. Thực trạng rủi ro trong sản xuất chè của các hộ điều tra Rủi ro trong sản xuất là điều không thể tránh khỏi ở bất cứ lĩnh vực nào. Trong nuôi tôm cũng vậy, dù với phương thức nuôi nào và ở đâu cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Xã Phúc Trìu là một trong nhưng xã có diện tích chè khá lớn nên thường là tâm điểm của các loại rủi ro trong hoạt động sản xuất chè xảy ra tại tỉnh Thái Nguyên. Đề tài này nghiên cứu 3 loại rủi ro chính thường gặp nhất trong sản xuất chè là: rủi ro thiên tai, rủi ro thị trường và rủi ro dịch bệnh. 4.4.1. Rủi ro do thiên tai: Rủi ro do thiên tai xảy ra ngày càng thường xuyên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các thiên tai thường gặp trong sản xuất chè gồm mưa nhiều, hạn hán, rét, năng nóng kéo dài Các tác động bất lợi và tiêu cực này nếu không có biện pháp can thiệp, sẽ đe dọa các mục tiêu tăng trưởng bền vững của ngành nông nghiệp nói chung và phát triển cây chè nói riêng. Một số nghiên cứu đã cho thấy, biến đổi khí hậu có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất chè thông qua nguồn nước, diện tích chè, môi trường sản xuất chè, dịch bệnh cho chè và qua đó gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng của các vùng chè nói chung và vùng chè tân cương nói riêng.Chi tiết mức độ ảnh hưởng của từng loại thiên tai đối với hoạt động sản xuất chè theo quan điểm của người dân tại xã Phúc Trìu được thể hiện ở bảng sau:.
  45. 36 Bảng 4.6: Đánh giá của người dân về rủi ro do thiên tai trong sản xuất chè: ĐVT: % Khả năng Tần xuất xuất hiện Mức thiệt hại trong TL Các loại Không Thi Nghiêm Rất thiên tai Thường nghiêm thoảng trọng nghiêm xuyên (>3 Có Không trọng ( 30%) <10%) Hạn 100 0 100 0 22,5 27,5 50,0 Nắng nóng 100 0 100 0 17,5 22,5 60,0 Mưa nhiều 100 0 100 0 12,5 32,5 55,0 Rét 100 0 100 0 45,0 55,0 0,0 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra năm 2019) Từ kết quả bảng 4.6, có thể thấy những rủi ro do thiên tai đều gây rủi ro đến sản xuất chè với các mức độ khác nhau. Trên 50% số hộ cho rằng các hiện tượng của thiên tại gây rủi ro cho sản xuất chè ở mức rất nghiêm trọng. Trong đó rủi ro lớn nhất chính là khí hậu nắng nóng với 60% tổng số các nhóm hộ điều tra cho rằng mức độ rủi ro rất nghiêm trọng mưa nhiều xếp thứ hai ( 55% số hộ ), hạn gây rủi ro thứ ba với mức độ rất nghiêm trọng chiếm (50%) và cuối cùng rét không gây rủi ro cho sản xuất chè. - Nắng nóng: Thời tiết mấy năm gần đây ngày càng kéo dài những ngày nắng nóng, mỗi năm có thể phải chịu từ 2-3 đợt nắng nóng nhất là vào những
  46. 37 vụ hè đợt nắng nóng từ tháng 5- 9 trong những đợt nắng nóng có thời điểm nhiệt độ lên đến trên 39o C gây nhiều khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt do nắng nóng nên năng suất lao động cũng giảm, nhiều người dân làm việc còn bị mệt, say nắng bên cạnh đó nắng nóng kéo dài cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa, ngô, lạc Đặc biệt là cây chè cây chủ lực chính của bà con cây chè bị cháy lá cây khô cằn và có thể làm chết cây chè hàng loạt, những loại sâu bệnh như rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ gặp nhiệt độ thích hợp thì các loại sâu bệnh càng gia tăng phát triển làm giảm nắng suất thu hoạch chè của bà con. - Mưa nhiều: Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây nếu với lượng mưa vừa đủ có thể cung cấp nước cho cây thêm xanh tốt,búp mập tuy nhiên nếu mưa kéo dài xong nắng lên khiến cây bị thối rễ, lá bị nấm, nổ lá, rụng lá.Mưa nhiều còn làm cho đất bị bạc màu mất đinh dưỡng do bị nước mưa cuốn trôi, do mưa nhiều không kịp thời phun trừ sâu bệnh đúng thời gian làm phát sinh nhiều sâu bệnh sâu cuốn lá - Hạn hán: Vào những vụ đông do thời tiết khô cây chè bị thiếu nước, lá chè bị cứng cây chè không phát triển được chất lượng chè bị giảm đi, hạn hán kéo dài nguồn nước tưới tiêu cho cây chè thiếu cây chè không thể phát triển lá bị khô héo cây có thể bị chết gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thu nhập các hộ. - Rét: Nếu thời tiết rét mướt, rét đậm,rét hại sẽ cản trở sinh trưởng phát triển của cây, búp ra chậm, còi cọc tuy nhiên không rây ra rủi ro cho sản xuất chè. 4.4.2. Rủi ro do sâu bệnh Những năm gần đây, sản xuất chè phải đối phó với tình trạng sâu bệnh ngày càng gia tăng. Trong quá trình mở rộng diện tích trồng chè, cùng với việc thâm canh tăng năng suất, cân bằng sinh học một phần bị phá vỡ, cùng với nó là tác động của biến đổi khí hậu làm cho sâu bệnh trên chè
  47. 38 ngày càng tăng, mức độ phá hại ngày càng lớn, dẫn đến rủi ro cho người sản xuất. Bảng 4.7: Đánh giá của người dân về rủi ro do sâu, bệnh trong sản xuất chè: ĐVT: % Khá năng Tần xuất xuất hiện Mức thiệt hại trong TL Các loại Không Thi Nghiêm Rất rủi ro Thường nghiêm thoảng trọng nghiêm xuyên 3 (mất trọng(mất lần/năm (mất lần/năm 10-30%) >30%) 30% sản lượng chè.
  48. 39 4.4.3. Rủi ro do thị trường Rủi ro thị trường bao gồm sự biến động giá cả của các vật tư đầu vào cho sản xuất ( phân bón, thuốc BVTV, chi phí nhân công ), và biến đông giá sản phẩm đầu ra. Rủi ro thị trường còn là chất lượng phân bón, chất lượng thuốc BVTV và sự ép giá của thương lái hay các công ty thu chè. Kết quả đánh giá của hộ về rủi ro thị được thể hiện ở bảng 4.8 Bảng 4.8: Đánh giá của người dân về rủi ro do thị trường trong sản xuất chè: ĐVT: Khá năng Tần xuất xuất hiện Mức thiệt hại trong TL Các loại rủi Không Nghiêm Rất ro Thi Thường nghiêm trọng nghiêm thoảng(>3 xuyên( 30%) <10%) Giá sản phẩm 100 0 100 0 0 10 90 bấp bênh Giá phân bón 100 0 55 45 35 65 0 cao Thuốc BVTV kém chất 100 0 30 70 67,5 32,5 0 lượng (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra năm 2019) Từ kết quả bảng 4.8, cho thấy những rủi ro do thiên tai ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất chè của 40 hộ điều tra như sau: Giá sản phẩm bấp bênh ảnh hưởng rất nghiêm trọng chiếm 90% so với tổng 40 hộ điều tra, giá phân bón cao chỉ ở mức độ nghiêm trọng 65%, tiếp theo thuốc BVTV cũng ở mức độ nghiêm trọng là 32%.
  49. 40 - Giá sản phẩm bấp bênh: Khiến cho thu nhập của người nông dân bị giảm, ảnh hưởng đến thu nhập gia đình. Như vậy người dân sẽ không có chi phí để đầu tư sản xuất chè dẫn đến sản lượng chè sẽ bị giảm làm cho người dân không tập trung vào sản xuất nữa. - Giá phân bón cao: trong sản xuất chè tốn rất nhiều chi phí, giám phâm bón cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nông dân. Như vậy họ sẽ không có chi phí tăng mức độ sản xuất, sản lượng lượng sẽ bị giảm khiến. - Thuốc BVTV kém chất lượng: khi sử dụng phải những loại thuốc BVTV giả chất lượng kém còn làm cho tuổi thọ của cây chè bị giảm đi, đất bị xấu giảm chất dinh dƣỡng. Sâu bệnh nhiều, chi phí nhiều làm tăng chi phí cho sản xuất chè ngoài chi phí cho sâu bệnh còn chi phí cho phân bón, công lao động(phun thuốc, hái chè ). 4.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đến hiệu quả sản xuất chè 4.5.1. Phân cấp các loại rủi ro trong sản xuất chè Sơ đồ 4.1. Phân cấp các loại rủi do trong sản xuất chè
  50. 41 4.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các rủi ro Các yếu tố khác nhau gây rủi ro cho sản xuất chè với các mức độ khác nhau. Mức độ rủi ro cho sản xuất chè được đánh giá qua 3 yếu tố cấp 1 bao gồm: thiên tai, thị trường và dịch bệnh. Trọng số của mỗi yếu tố thể hiện mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến hiệu quả sản xuất chè. Trọng số càng lớn thì mức độ ảnh hưởng càng cao và ngược lại. Mỗi yếu tố cấp 1 lại bao gồm nhiều yếu tố cấp 2, gây ra những rủi ro ở các mức độ khác nhau cho sản xuất. Kết quả thảo luận nhóm xác định trọng số của các yếu tố cấp 1 và cấp 2 thể hiện ở bảng 4.9 Bảng 4.9. Mức độ rủi ro của các yếu tố đến sản xuất chè (n=40) Yếu tố cấp Tỷ lệ Trọng Tỷ lệ Trọng STT Yếu tố cấp 2 1 (%) số (%) số Hạn 80,0 4 Rét 10,0 1 1 Thiên tai 92,5 2 Mưa 70,0 3 Nắng 80,0 4 Giá phân bón cao 80,0 4 Giá Thuốc BVTV 62,5 2 2 Thị trường 100 3 cao Giá chè không ổn 87,5 5 định Nhện đỏ 62,5 2 3 Dịch bệnh 77,5 1 Rầy xanh 62,5 2 Bọ cánh tơ 62,5 2 (Nguồn: Thảo luận nhóm, 2019)
  51. 42 Từ bảng 4.9 ta thấy: - Đối với các yếu tố cấp 1: yếu tố thị trường được người sản xuất đánh giá là gây rủi ro lớn nhất đến hiệu quả sản xuất chè, sau đó là thiên tai cuối cùng là yếu tố rủi ro do sâu bệnh. - Đối với các yếu tố cấp 2 thì giá cả sản phẩm bấp bênh được cho là rủi ro lớn nhất cho người sản xuất. Hiện nay đa số các nông hộ không chủ động đầu ra cho sản phẩm mà hoàn toàn phụ thuộc vào tư thương, do vậy giá cả sản phẩm hoàn toàn do tư thương quyết định, gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của sản xuất. Các yếu tố còn lại gây rủi ro ở các mức độ nhẹ hơn, trong đó rét có mức độ rủi ro ít nhất với sản xuất. 4.6. Giải pháp ứng phó với rủi ro của người dân trong sản xuất chè 4.6.1. Nhóm giải pháp ứng phó với rủi ro thiên tai. - Tưới nước cho chè đầy đủ, vào những ngày nắng hạn tăng cường tưới thêm nước cho chè đảm bảo cung cấp đủ nước cho chè sinh trưởng và phát triển. - Đào rãnh thoát nước cho chè, đối những nới bị ngập úng kịp thời. - Dùng rơm, cây cỏ ủ gốc cây chè giữ độ ẩm vào mùa đông. 4.6.2. Nhóm giải pháp ứng phó rủi ro thị trường Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định về giá cả , khả năng tiêu thụ sản phẩn chính vì vậy người sản xuất phải làm tốt các nội dung sau: - dự đoán thị trường: Từ những số liệu về sản lượng thu hoach được cùng với lượng sản phẩm từ vùng khác trong những vụ gần nhất và đánh giá sự biến đổi khí hậu để dự đoán - Phân tích thị trường: Dựa vào đặc điểm xã hội, khả năng kinh tế, khả năng sản xuất của vùng
  52. 43 - Tìm kiếm thì trường: Để tìm đươc một thị trường mới thì sản phẩm phải nổi bật về chất lượng, mẫu mã doa vậy yêu cầu người trồng luôn học hỏi nắm bắt những cơ hội. 4.6.3. Nhóm giải pháp ứng phó với rủi ro sâu bệnh - Phun thuốc đúng thời gian hạn chế dịch bệnh - Làm cỏ thường xuyên tạo độ thông thoáng cho gốc chè giảm thiểu mầm bệnh
  53. 44 PHÂN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua quá trình thực tập tại địa bàn xã Phúc Trìu và từ kết quả của đề tài:” Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên” Tôi rút ra được những kết luận vè đề nghị sau: 5.1 Kết luận Rủi ro là yếu tố ảnh hưởng rất nghiêm trọng gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản Nhất là trong sản xuất nông nghiệp vì đó là nguồn thu nhập chính của người nông dân. - Với các điều kiện thuận lợi về tự nhiên kinh tế, xã hội cho thấy xã Phúc Trìu có lợi thế trong việc phát triển cây chè. - Cây trồng chủ lực của địa bàn nghiên cứu là cây chè đem lại hiệu quả kinh tế thu nhập cho người dân. - Ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng: thiên tai, sâu bệnh, thị trường gây ra thiệt hại đến sản xuất chè của người dân. - Về tiêu thụ: Trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập đó là sản phẩm vẫn chưa đăng ký về thương hiệu, công tác tổ chức tiêu thụ còn yếu kém, kèm theo đó là các rủi về thiên tai, sâu bệnh làm giá chè giảm sút không ổn định. 5.2 Kiến nghị Qua những kết quả nghiên cứu được, và để đề tài có thể ứng dụng vào thực tiễn, có một số kiến nghị sau: Đối với nhà nước: - Có những chính sách, văn bản cụ thể về việc hỗ trợ người dân khi gặp phải rủi ro trong nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng, cần có các chính sác hỗ trợ về tài chính, khoa học - kỹ thuật, cũng như các nguồn đầu tư để người dân yên tâm sản xuất.
  54. 45 - Tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chè. Nhà nước cần đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với địa phương: - Xã Phúc Trìu cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về các giống chè phù hợp BĐKH, các kỹ thuật canh tác chăm sóc sản xuất chè hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất. - Thường xuyên mở lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân nằm nâng cao khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chuyển giao thông tin và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngƣời dân . - Nghiên cứu thử nghiệm và chuyển giao những giống loài sản phẩm hay mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, có khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu (chịu hạn, chịu mặn, không bệnh, ). - Luôn có những kế hoạch hành động cụ thể và thực hiện triển khai nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống tác hại của thiên tai, bão lụt kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại do chúng gây nên. - Tăng cường liên kết với các nhà máy xí nghiệp chế bến. - Có chính sách đầu tư mở rộng phát triển làng nghề chè để tập trung thị trường, tránh tình trạng bán buôn bán lẻ bị ép giá. Đối với hộ nông dân: - Phải có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh khoa học đã được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn. - Tích cực học hỏi, nắm bắt áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
  55. 46 - Phải sử dụng có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực sẵn có của gia đình như: Lao động, vốn, đất đai - Các hộ cần có sự liên hệ giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả của cây chè. Cùng nhau hợp tác về mọi mặt để phát triển sản xuất - Người dân trên địa bàn cần tự trau dồi, nâng cao kiến thức trong việc sản xuất chè thông qua báo, ấn phẩm, - Vận dụng các phương pháp sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ. - Tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiến tiến. - Trên đây là toàn bộ nội dung của khóa luận nghiên cứu vềnhận thức và đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè của nông hộ trên địa bàn xã Phúc trìu - Thành phố Thái Nguyên. - Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nội dung đề tài chưa được sâu sắc và còn nhiều sai sót, kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
  56. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Từ điển từ và ngữ Việt Nam, năm 1998 trang 1540. 2. Lữ Bá Văn (2007), Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 3. Allan Willlett, The Economic Theory of Risk and Insurance, Philadelphia: University of Pensylvania Press, USA, 1951, p.6. 4. Frank Knight, Uncertainty and profit, Boston: Hought Mifflin Company, USA, 1921, p.233. 5. Vanessa Manceron, 2014, Các quan niệm xã hội về rủi ro: một số cách sử dụng khái niệm rủi ro và bất trắc trong ngành khoa học xã hội, Viện dân tộc học và xã hội học so sánh, Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp. 6. Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2014), Đánh giá rủi ro tai biến trượt lở về người và tài sản tại thị xã Bắc Kạn, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, tập 30, số 1. 7. Ngô Quang Huân, Bài giảng Quản trị rủi ro, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2008 8. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Rủi ro thị trường trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 33, 2014, trang 38-44. Thực trạng sản xuất chè 9. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc - FAO (2016), Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới các năm 2010-2015, Hà Nội 10. Hiệp hội chè Việt Nam – VITAS (2016), Báo cáo hoạt động ngành hàng chè 2016.
  57. 48 11.Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt nam (2015), Năng lực cạnh tranh của chè, cà phê, cao su. Hà nội 12. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên (2017), Báo cáo kết quả thực hiện phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên 13. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc - FAO, (2016), Thức trạng ngành chè toàn cầu và dự báo trung hạn đến năm 2024. Agro.gov.vn 14. Tổng cục hải quan (2017), Niên giám thống kê hải quan về hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam.
  58. PHỤ LỤC BẢNG HỎI PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CẤP HỘ Ngày phỏng vấn: / /2019 Người được phỏng vấn: Năm sinh : Giới tính: Nam Nữ Nghề nghiệp: NN Thuê NN PNN Khác Địa chỉ: Quan hệ với chủ hộ: chủ hộ vợ/chồng con khác THÔNG TIN CHUNG 1. Gia đình Ông/Bà hiện đang thuộc loại hộ nào ? Giàu Khá Trung bình Cận nghèo Nghèo 2. Trình độ học vấn của chủ hộ? Không đi học Cấp 1 Cấp 2 Cấp Đại học 3. Tổng số nhân khẩu của gia đình: người. 4. Số lao động của gia đình ( từ 16 đến 60 tuổi): .người 5. Lao động sản xuất chè của gia đình: người. (Nam .người, Nữ người) 6. Thu nhập của gia đình ông bà có từ: Trồng trọt Tỷ lệ (so với tổng thu nhập): .% (Trong đó từ sản xuất chè : . %) Chăn nuôi Tỷ lệ: .% Kinh doanh Tỷ lệ: Làm thuê Tỷ lệ: Khác (cụ thể): Tỷ lệ: THÔNG TIN CHI TIẾT I. Thực trạng sản xuất chè
  59. 7. Tổng diện tích chè hiện có của gia đình: sào Chè kinh doanh: sào Chè kiến thiết cơ bản: sào 8. Gia đình Ông/Bà hiện nay trồng những loại chè nào? Trung du Cành Cả hai 9. Các giống chè Cành nhà ông/bà trồng hiện nay? Diện tích mỗi giống? 1. LDP1: . sào 4. Kim tuyên: sào 2. TRI 777: sào 5. Bát tiên: sào 3. Phúc vân tiên: . sào 6. Khác: sào 10. Vị trí các vườn chè của gia đình? Trên đồi Dưới ruộng Cả hai 11. Diện tích, năng xuất, sản lượng chè của gia đình năm 2018 Diện Số NSBQ Tổng Lượng Giá bán Loại chè tích lứa/năm /lứa S.lượng bán BQ (sào) (lứa) (kg) (kg) (kg) (đồng/kg) 1. 1. Chè Trung du 2. Chè Cành 2.1. Chè KTCB 2.2. KD II. Tư liệu sản xuất và vốn sản xuất 11. Tư liệu phục vụ sản xuất chè của gia đình ông/bà năm 2018 bao gồm? Tư liệu ĐVT Số lượng Tư liệu ĐVT Số lượng Máy sao chè Máy vò chè .
  60. 12. Nguồn vốn cho sản xuất chè 12.1.Nguồn vốn cho sx chè của gia đình ông /bà có từ đâu? Vốn tự có của GĐ Tỷ lệ: % Vốn vay Tỷ lệ: % Ngân hàng Vay anh em họ hàng Vay khác (cụ thể): 12.2. Ông/ bà có nhu cầu vay vốn để sản xuất chè không ? có không 12.3. Ông bà muốn vay vốn từ nguồn nào: Ngân hàng Vay anh em họ hàng Vay khác (cụ thể): 12.4. Số tiền ông bà muốn vay: .triệu đồng III. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm 13. Chế biến chè 13.1.Theo ông/ bà hình thức bán chè nào có lợi hơn? Chè tươi Chè khô Như nhau 13.2. Gia đình ông bà sử dụng công cụ nào để chế biến chè? Sao bằng chảo Sao bằng tôn Khác (cụ thể): 13.3. Hình thức sao chè nào hiệu quả nhất: . 14. Tiêu thụ 14.1. Sản phẩm chè của gia đình thường bán theo những hình thức nào? lệ ?) Tỷ lệ (%) Hình thức bán 2016 2017 2018 Bán lẻ (tại nhà +ở chợ) Bán cho người thu gom Bán buôn trong tỉnh Bán buôn ngoài tỉnh Khác (ghi rõ)
  61. 14.1. Ông/Bà có gặp khó khăn gì khi tiêu thụ chè? Hiệu quả sản xuất chè 15. Ước tính doanh thu từ sản xuất chè của gia đình (triệu đồng/sào/năm)? Năm 2016: . Năm 2017: Năm 2018: 16. Chi phí cho sản xuất chè của gia đình (Triệu đồng/ 1 sào/năm)? Năm 2016: . Năm 2017: Năm 2018: 17. Một số câu hỏi khác liên quan đến sản xuất chè 17.1. Ông (bà) trồng chè được bao nhiêu năm? . 17.2. Ông/Bà đã từng được tập huấn về sản xuất chè chưa? Có Chưa 17.3. Nếu có: ai tập huấn? về nội dung gì? có áp dụng không? Áp dụng được khoảng bao nhiêu phần trăm? Rủi ro trong sản xuất chè 18. Theo Ông/Bà thì sản xuất chè có những rủi ro gì? (có thể chọn nhiều phương án) Rủi ro do thời tiết khí hậu Rủi ro do thị trường Rủi ro do sâu bệnh Rủi ro do chính sách Khác (ghi rõ):
  62. 19. Xin ông/ bà cho biết thêm chi tiết về các loại tủi ro gia đình đã từng gặp trong sản xuất chè thời gian sản xuất chè. Khả năng sảy ra Thiệt hại rủi ro Tiến trình xảy trong tương lai ( 1. mất trắng; 2.mất 2/3; ra Loại Tần suất (1.Cao; 3. mất ½ ; 4. mất 1/3; (1. Chậm; rủi ro (số lần xảy ra /1 năm) 2. TB; 5. mất ít không đáng kể; 2. Bình thường 3.Thấp) 6. không mất) 3. Nhanh) 1. Rủi ro do thời tiết KH 1.1. Hạn 1.2. Rét 1.3. Mưa nhiều 2.Rủi ro do thị trường 2.1. Giá phân bón cao 2.2. Giá thuốc BVTV cao 2.3. Giá chè không ổn định.
  63. 2.4. PB, thuốc BVTV giả 2.5 2. Rủi ro do sâu bệnh 3.1. Rầy xanh 3.2. Bọ cánh tơ 3. Rủi ro do chính sách 4.1. Chậm tiếp cận 3.2. Không phù hợp 3.3. . 4. Rủi ro khác (cụ thể) 5.1. Kỹ thuật canh tác 4.2. Liên kết SX kém 4.3. Ảnh hưởng của T 4.4. .
  64. 20. Theo Ông/Bà, trong các loại trên thì loại rủi ro nào khó khắc phục nhất? (đánh số theo thứ tự rủi ro từ cao đến thấp 1,2,3,4,5) Rủi ro do thời tiết khí hậu: Rủi ro do thị trường Rủi ro do dịch bệnh Rủi ro do chính sách Khác: . 21. Ông/Bà có thể xếp loại mức độ rủi ro theo từng giai đoạn trong quá trình sản xuất chè? Mức độ rủi Mức độ rủi ro ro (cao=1, Giai Loại rủi ro Giai đoạn (cao=1, trung Loại rủi ro trung đoạn bình=2, thấp=3) bình=2, thấp=3) Sản xuất Sản xuất Rủi ro do Rủi ro do Chế biến Chế biến thời tiết khí chính sách Bảo quản Bảo quản hậu Tiêu thụ Tiêu thụ Sản xuất Sản xuất Rủi ro do Rủi ro do Chế biến Chế biến nguyên thị trường Bảo quản Bảo quản nhân khác Sản xuất Tiêu thụ Chế biến Rủi ro do Bảo quản sâu bệnh Tiêu thụ
  65. 22. Ông/Bà có cách ứng gì và và hiệu quả ứng phó như thế nào? Hiệu quả ứng phó Loại rủi ro Cách ứng phó rủi ro (cao=1, trung bình=2, thấp=3) Rủi ro do thời tiết khí hậu Kết hợp với cán bộ khuyến nông Thường xuyên theo dõi thông Rủi ro do thị tin trên phương tiện thông tin trường đại chúng Hợp đồng với cơ sở thu mua chè Rủi ro do sâu bệnh Sử dụng thuốc phòng bệnh Rủi ro do chính sách Rủi ro do nguyên nhân khác
  66. 23. Ông/bà gặp khó khăn gì trong việc khắc phục rủi ro? - Rủi ro do thời tiết, khí hậu: - .Rủi ro do thị trường: - .Rủi ro do dịch bệnh: - .Rủi ro do chính sách: - .Rủi ro do các nguyên nhân khác: 24. Theo Ông/Bà nguyên nhân nào dẫn đến các khó khăn, trở ngại của gia đình khi khắc phục rủi ro? (có thể chọn nhiều đáp án) Thiếu kiến thức Thiếu kỹ năng Thiếu sự hỗ trợ 25. Đề xuất của ông/bà để khắc phục những khó khăn trên? Xin cám ơn Ông/Bà!