Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Lôi Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

pdf 72 trang thiennha21 20/04/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Lôi Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_cua_cay_loi_kh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Lôi Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  MOONG BÁ KHIỂU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY LÔI KHOAI (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) TẠI HUYỆN NA HANG, TỉNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2016 – 2020 Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  MOONG BÁ KHIỂU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY LÔI KHOAI (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) TẠI HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Lớp : K48 - QLTNR Khóa học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Tuấn Hùng Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu nghiên cứu này đều được tiến hành đo đếm, thu thập từ kết quả theo dõi của 12 ô tiêu chuẩn định vị được thiết lập năm 2020 tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày tháng 7 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN TS. Nguyễn Tuấn Hùng Moong Bá Khiểu XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thanh Tiến
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian 4 năm được học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi cũng như bao sinh viên khác được sự quan tâm dạy bảo tận tình của thầy cô giáo. Để hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của thầy cô giáo Khoa Lâm nghiệp. Đối với công tác đo đếm, thu thập số liệu tại 12 ô tiêu chuẩn, tôi đã nhận được những sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, nhất là giáo viên hướng dẫn Nguyễn Tuấn Hùng, cán bộ trạm kiểm lâm khu C, hạt Kiểm Lâm huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang và người dân trong các xã thuộc khu C, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài, nhân dịp này tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế. Vì vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020 Sinh viên Moong Bá Khiểu
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước 4 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 5 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 10 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 10 2.3.2: Điều kiện kinh tế - xã hội. 11 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 13 3.3. Nội dung nghiên cứu 13 3.4. Phương pháp nghiên cứu 13 3.4.1. Phương pháp luận 13
  6. iv 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 14 3.4.3. Xử lý số liệu 15 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Một số đặc điểm hình thái của loài Lôi khoai. 23 4.1.1. Đặc điểm hình thái thân 23 4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây 24 4.1.3: Đặc điểm hình thái hoa, quả 25 4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ rừng có loài Lôi khoai phân bố 25 4.2.1. Tổng hợp thông tin trên các OTC đã lập 25 4.2.2. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ 27 4.2.3. Đặc điểm cây bụi thảm tươi và dây leo nơi có loài Lôi khoai phân bố. . 32 4.2.4. Đặc điểm đất nơi loài cây Lôi khoai phân bố 34 4.3: Đặc điểm tái sinh rừng có loài Lôi khoai phân bố 35 4.3.1: cấu trúc tổ thành cây tái sinh. 35 4.3.2: Mật độ cây tái sinh. 36 4.3.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh. 37 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lôi khoai tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 38 4.3.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh 38 4.3.2 Nhóm các giải pháp về chính sách pháp luật 40 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận. 41 5.2. Tồn tại 42 5.3. Đề nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT A1, A2,B1,B2,C1,C2 Các tầng đất CTTT Công thức tổ thành D1.3 Đường kính thân cây tại 1.3m Dt Đường kính tán ĐT Đông tây Hvn Chiều cao vút ngọn Hbq Chiều cao bình quân Hdc Chiều cao dưới cành Max Lớn nhất Min Nhỏ nhất HST Hệ sinh thái NXB Nhà xuất bản OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bảng TB Trung bình T Tốt X Xấu PD Phẫu diện TS Tái sinh ST Sinh trưởng TCN Trước công nguyên
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Kích thước cây lôi khoai tại khu vực nghiên cứu 23 Bảng 4.2. Kích thước lá cây lôi khoai tại khu vực nghiên cứu 24 Bảng 4.3: Kết quả điều tra trên 12 OTC có loài cây lôi khoai phân bố 25 Bảng 4.4. Tổ thành tầng cây gỗ khu vực có loài cây Lôi khoai phân bố 27 Bảng 4.5. Mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và lôi khoai 29 Bảng 4.6 Thành phần loài cây gỗ đi kèm với loài Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu 30 Bảng 4.7 tổng hợp độ tàn che của tầng cây gỗ ở các OTC có Lôi khoai phân bố 31 Bảng 4.8. Thành phần loài cây bụi thảm và dây leo có loài Lôi khoai phân bố ở các ODB 32 Bảng 4. 9: Hình thái phẫu diện đất đặc trưng nơi có Lôi khoai phân bố 35 Bảng 4.10: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh 36 Bảng 4.11: Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh và nguồn gốc tái sinh của cây nơi có Lôi khoai phân bố 37 Bảng 4.12. Kết quả điều tra và xử lý kết quả về chất lượng, nguồn gốc và mật độ cây lôi khoai tái sinh dưới tán cây mẹ được thể hiện qua bảng sau. 38
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Hình ảnh thân cây Lôi khoai 23 Hình 4.2 .Hình ảnh lá cây Lôi khoai (mặt trên và dưới) 24 Hình 4.3 Hình ảnh quả Lôi khoai 25
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Theo quy luật sinh học, trong vùng khí hậu á nhiệt đới, nhiều thực vật khi trải qua một thời gian sống có nhiệt độ môi trường thấp kéo dài trong năm, màu lá của chúng thay đổi mạnh qua các thời kỳ sinh trưởng, lá non đỏ thắm, lá trưởng thành màu xanh lục, đến lúc già cỗi sắp lìa cành thì lại đỏ hay vàng rực lên rất đẹp mắt. Cây Lôi khoai là một trong những ví dụ điển hình. Do vậy, những cây Lôi khoai dẫn giống từ A Lưới về thành phố Huế không khoe sắc lá đỏ son được như ở vùng núi cao. Đó là những kết quả bước đầu, cũng có thể do cây còn nhỏ bé. Dù sao cũng phải tiếp tục theo dõi, đến lúc cây trưởng thành mới kết luận chắc chắn được mức độ thích nghi của nó.Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, tái sinh trong tự nhiên, tái sinh nhân tạo (nhân giống bằng hom) Lôi Khoai là rất quan trọng và cần thiết góp phần bảo vệ phát triển loài cây này một cách hiệu quả và tiến tới khai thác lợi dụng sản phẩm quý từ rừng cho con người trên cơ sở đảm bảo sử dụng bền vững và ổn định hệ sinh thái rừng. Góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương. Với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc bảo tồn những loài cây có nguy cơ bị suy thoái và bảo vệ môi trường thiên nhiên, được sự cho phép của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Lôi Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định được một số đặc điểm cấu trúc rừng có loài cây Lôi Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) Phân bố - tại khu vực nghiên cứu. - Xác định một số đặc điểm tái sinh của cây Lôi Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.)
  11. 2 - Đề xuất giải pháp cho bảo tồn và phát triển Lôi Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) cho khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu thêm về sự phân bố và sinh trưởng của cây Lôi Khoai. Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Biết được tầm quan trọng của loài thực vật quý hiếm như cây Lôi Khoai nói riêng, và các loài cây quý hiếm sống kèm cây Lôi Khoai nói chung. Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác về loài cây Lôi Khoai. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của loài Lôi Khoai nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn. Đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng rừng và chức năng đa mục đích của rừng.
  12. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó, các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để trong nghiên cứu đặc điểm của một loài cụ thể nào đó. Odum E.P (1971) [17], Học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, ông đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái và vật hậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bước đầu tiên, làm tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình liên quan đến hình thái và phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên tập trung vào mô tả và phân loại các loài, nhóm loài có thể kể đến một vài công trình rất quen thuộc liên quan đến các nước lân cận như: Thực vật chí Hong Kong (1861), thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn độ (1874), thực vật chí Ấn độ 7 tập (1872 – 1897), thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), thực vật chí Vân Nam (1977), thực vật chí Quảng Đông, Trung Quốc (9 tập). Sự ra đời của các bộ thực vật chí đã góp phần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng như đánh giá tính đa dạng của các vùng miền khác nhau. Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa
  13. 4 cần thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công các chọn tạo giống. Các công trình như nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ hoa, quả và các đặc trưng vật hậu của từng loài, nhóm loài. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [11], nước ta có khoảng 11373 loài thực vật thuộc 2524 chi và 378 họ. Các nhà thực vật học dự đoán con số loài thực vật ở nước ta còn có thể lên đến 15000 loài. Trong các loài cây nói trên có khoảng 7000 loài thực vật có mạch, số loài thực vật đặc hữu của Việt Nam chiếm khoảng 30% tổng số loài thực vật ở miền Bắc và chiếm khoảng 25% tổng số loài thực vật trên toàn quốc, có ít nhất 1000 loài cây đạt kích thước lớn, 354 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm. 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Lôi Khoai là chi thực vật có nhiều chủng loại phong phú, có nhiều tác dụng, theo thống kê trên thế giới có khoảng trên 300 loài và hàng chục biến chủng khác nhau. Những năm 60 của thế kỷ XX, lần đầu tiên Lôi Khoai được phát hiện ở Quảng Tây, Trung Quốc và được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Từ đó nó được các nước rất quan tâm nghiên cứu vì có một số công dụng đặc biệt. Lôi Khoai ưa khí hậu nóng ẩm, thường mọc ở nơi đất tơi xốp bên bờ suối có bóng râm, thoát nước tốt. Phạm vi phân bố tự nhiên rất hẹp, chỉ thấy mọc hoang ở vùng đồi gò 100-200m, huyện Ung Nhinh - Nam Ninh - Quảng Tây - Trung Quốc. Được đưa vào danh sách các loài cây bảo hộ cấp I của Trung Quốc. Trong lá của Lôi Khoai có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như Germanium (Ge), Selenium (Se), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Kẽm (Zn), Vanadium . Các hoạt chất trong lá, hoa của Lôi Khoai có tác dụng hạ huyết áp, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Germanium có hoạt tính sinh lý rất cao, có thể
  14. 5 phát huy, tăng cường năng lực hấp thu O2 của tế bào, đảm bảo cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, có lợi cho việc trao đổi chất. Germanium hữu cơ làm tăng sức đề kháng, chống u bướu, hạn chế tế bào u bướu phát triển, tăng khả năng miễn dịch, có tác dụng phòng và chống ung thư. Selenium có tác dụng chống oxy hoá, có thể tiêu trừ các gốc tự do có hại trong cơ thể, nâng cao năng lực tự bảo vệ, do đó kéo dài tuổi thọ. Vanadium có thể xúc tiến cơ năng tạo máu, giảm cholesterol trong huyết tương. Nghiên cứu lâm sàng chứng tỏ Lôi Khoai giúp giảm mỡ máu rõ rệt hơn alpha-Napthothiourea, thuốc đã được thế giới công nhận về công dụng giúp giảm mỡ máu. Các hợp chất của Lôi Khoai có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư. Giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2% Chất chiết xuất từ Lôi Khoai còn có tác dụng làm giảm tới 36.1% lượng lipoprotein trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sử dụng tân dược hiện nay. Ông Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếng của Trung Quốc, trong một công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định Lôi Khoai "có những công dụng y học vô giá". Trung Quốc đã xây dựng được khu bảo tồn gen các loại Lôi Khoai (trên 20 loài và biến chủng) và đi sâu nghiên cứu các mặt cấu tạo gỗ, nhiễm sắc thể, đặc trưng hình thành phấn hoa, lai giống và nhân giống Lôi Khoai. 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 2.2.2.1: : Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học Ở nước ta rất nhiều bộ sách chuyên khảo đã góp phần vào việc nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật chung, như các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra quy hoạch, (1971 - 1988) [9], Bộ Lâm nghiệp (1971 - 1988) [1], Cây thuốc Việt Nam (Viện dược liệu, 1990) [14], Cây tài nguyên (Trần Đình lý và Cộng sự 1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần Hợp & Nguyễn
  15. 6 Bội Quỳnh, 1993), 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng Quảng Hà, 1997), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999) [4], Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002) Gần đây, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng đã xây dựng và biên soạn được 11 tập chuyên khảo đến họ riêng biệt. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá góp phần vào việc nghiên cứu về thực vật của Việt Nam. Nguyễn Kim Đào (2003) [5], đã nghiên cứu đầy đủ mặt về họ Long não và công trình của tác giả đã nghiên cứu về đa dạng và phân bố của loài trong họ Lauraceae ở khu vực khác nhau trên cả nước. Kết quả được tổng hợp và giới thiệu trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” với 265 loài và 21 chi. Lê Phương Triều (2003) [15], đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài ra tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố N-D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1,3, Dt-D1,3. Đặng Kim Vui (2002) [16], đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận đối với giai đoạn phục hồi từ 1 – 2 tuổi (hiện trạng là thảm thực vật cây bụi) thành phần thực vật 72 loài thuộc 36 họ và họ Hòa thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất (10 loài), sau đó đến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não (Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Khúc khắc (Similacaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Ngoài ra, cấu trúc trạng thái thảm thực vật cây bụi này có số cá thể trong OTC cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ che phủ thấp nhất 75 – 80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi. Nguyễn Toàn Thắng (2008) [10], đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại Lâm Đồng. Tác giả đã có
  16. 7 những kết luận rõ ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, giá trị sử dụng, về tổ thành tầng cây gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 - 41 loài, với các loài ưu thế là Dẻ anh, Vối thuốc răng cưa, Du sam . Võ Đại Hải (2008) [6], đã nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (Schima wallichii Choisy) ở các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Trần Minh Tuấn (1997) [12], đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Nội, ngoài những kết quả về đặc điểm hình thái, tái sinh tự nhiên, sinh trưởng và phân bố của loài, tác giả còn đưa ra một số định hướng về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây con từ hạt và trồng rừng đối với loài cây này. Nghiên cứu về loài cây Căm xe (Vương Hữu Nhị, 2004), cây Giáng hương (Hà Thị Mừng, 2005), cây Huỷnh, Giổi xanh (Nguyễn Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh, 2002), cây Mun (Ngô Văn Nhương, 2014), cây Vối thuốc (Đoàn Đình Tam, 2012). Các tác giả đã tập trung làm rõ, hình thái, sinh thái, thu hái chế biến, bảo quản hạt giống, sản xuất cây con, trồng rừng và sinh trưởng của một số loài cây nghiên cứu. Vũ Văn Cần (1997) [4], đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, ngoài những kết luận về đặc điểm phân bố, hình thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần Tác giả cũng đưa ra kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài Chò đãi. Lê Phương Triều (2003) [15], đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài trai lý tại vườn quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài ra tác giả còn kết luận: Có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố N-D. 2.2.2.2 : Những nghiên cứu về họ Đậu (Fabaceae) và loài lôi khoai a) Những nghiên cứu về họ Đậu ( Fabaceae)
  17. 8 Trong các họ cây của nước ta cũng như trên thế giới, họ Đậu (Fabaceae) có khoảng 18.000 loài, đây là một trong những họ lớn và phổ biến. Trên cơ sở những công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã công bố gần đây, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam trong đó họ Đậu có 400 loài, Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và cs (2003) đã thống kê họ Đậu (gồm cả 3 họ Fabaceae, Caesalpiniaceae và Mimosaceae) có khoảng 600 loài chỉ đứng sau họ Orchidaceae (hơn 800 loài). Đây cũng là họ phức tạp nhất bao gồm đầy đủ các dạng sống từ cây gỗ lớn đến cây thảo hay dây leo. Nhiều loài cây trong họ này có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc dân bởi nhiều công dụng khác nhau, như cho gỗ, làm thuốc, làm cảnh, làm thức ăn, rất có ý nghĩa đối với đời sống con người (Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và cs, 2003; Võ Văn Chi, 2012). b) Những nghiên cứu về loài Lôi khoai Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) Ở Việt Nam, Lôi Khoai có thể tìm thấy tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nước ta như Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai , chúng thường mọc ở độ cao 300 - 800m so với mặt biển, phần lớn là trong rừng thứ sinh, xen giữa các nương rẫy, ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều đá lộ đầu, ven khe suối cạn. Mặc dù đã phát hiện Lôi Khoai gần một thế kỷ nhưng đến nay công tác bảo tồn chưa được chú ý, việc nghiên cứu ứng dụng hầu như còn bỏ ngỏ. Không chỉ 2 loài Lôi Khoai có tên trong sách đỏ Việt Nam mà hàng chục loài Trà hoa vàng khác đều đang trong tình trạng nguy cấp. Trước mắt, chủ yếu là bảo tồn tại chỗ, đồng thời nghiên cứu di thực về trồng khảo nghiệm tại Đà Lạt, vườn Quốc gia Tam Đảo Trong tương lai, để bảo tồn và quản lý bền vững nguồn gen quý này, cần tập trung nhân giống để trồng với qui mô lớn. Lôi Khoai có giá trị kinh tế và y dược rất cao. Lá có thể pha uống, làm
  18. 9 thuốc chữa kiết lỵ và rửa vết thương, lở loét. Hoa chữa tiêu chảy ra máu, cũng có thể dùng làm màu thực phẩm. Gỗ cứng có thể làm đồ dùng gia đình và hàng mỹ nghệ. Hạt có thể để ép lấy dầu. Lôi Khoai là cây gỗ nhỏ, chịu bóng, thường mọc dưới tán các cây khác trong rừng tự nhiên. Do đó Lôi Khoai có khả năng trồng làm cây tầng dưới cho các đai rừng phòng hộ nuôi dưỡng nguồn nước, chống xói mòn. Cây có nhiều lá, dễ phân giải, có tác dụng giữ nước và cải tạo đất tốt. Lôi Khoai có thời gian ra hoa khá dài, hoa có màu vàng sặc sỡ, hoa từ trung bình đến lớn, có đường kính 4 - 8cm. Do có hoa đẹp, nhiều loài nở hoa vào dịp Tết âm lịch nên người chơi cây cảnh đã sưu tầm các cây Lôi Khoai dã sinh về trồng làm cảnh ở sân vườn. Hiện chỉ có giá trị cảnh quan được quan tâm đến, còn các giá trị về sinh, dược học chưa được quan tâm và khai thác. Lôi Khoai lần đầu tiên được người Pháp phát hiện ở miền Bắc nước ta năm 1910, nhưng cho đến nay các công tác nghiên cứu về Lôi Khoai không đáng kể. Theo ước tính, ở nước ta có khoảng gần 20 loài khác nhau. Những năm 90 của thế kỷ XX, Lôi Khoai mới được quan tâm điều tra nghiên cứu về hình thái, phân loại Lôi Khoai. Gần đây đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi (Ex situ) và nhân giống một số loài Lôi Khoai nhằm bảo vệ và phát triển” đã được thực hiện cho hai loài C. tonkinensis và C. euphlebia. Đề tài đã tìm hiểu điều kiện sống của 2 loài Lôi Khoai Ba Vì và Sơn Động làm cơ sở cho việc xác định biện pháp kĩ thuật gây trồng nó sau này. Việc tìm thấy loài Lôi Khoai Ba vì là thành công do trước đây năm 1995 Rosmann đã đi tìm nhưng chưa thấy và tưởng loài này đã mất. Đề tài đã giâm hom cho 2 loài này đạt tỉ lệ ra rễ và sống 50 – 80.6%. Lần đầu tiên phân tích các nguyên tố vi lượng trong lá Lôi Khoai Ba Vì và Sơn động tại nơi sinh sống tự nhiên của chúng.
  19. 10 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.3.1.1 Vị trí địa lý: Na Hang là một huyện vùng cao nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang 113 km. Nằm trong hệ toạ độ từ 22014’ đến 220 42’ vĩ Bắc và 105008’ đến 105036’ kinh Đông. Phía Bắc huyện Nà Hang giáp với các huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn), huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang); Phía Nam giáp với huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang); Phía Đông giáp với huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); Phía Tây giáp với huyên Bắc Quang (tỉnh Hà Giang). 2.3.1.2. . Điều kiện Địa hình: Địa hình đồi núi thuộc cánh cung Sông Gâm, có nhiều núi đá vôi, tập trung ở phía Nam và phía Bắc, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam, Na Hangđược chia thành 3 tiểu vùng. Tiểu vùng khu A, ở phía Nam của huyện gồm 3 xã và 1 thị trấn, so với 2 khu B, C, giao thông ở khu A thuận lợi hơn. Tiểu vùng khu B, ở phía Bắc của huyện gồm 5 xã, địa hình có nhiều núi đá cao, xã xa nhất là Xuân Lập, cách trung tâm huyện 51 km. Tiểu vùng khu C, ở phía Đông và Bắc của huyện gồm 8 xã, địa hình chủ yếu là núi cao. Na Hang nằm trong lưu vực của 2 sông lớn: Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi Đổ xã Thượng Tân huyện Bắc Mê vào địa phận Na Hang với chiều dài 53 km, hướng sông chảy từ Bắc xuống Nam; Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) chảy qua Thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Na Hang với chiều dài 25 km; hai sông hợp với nhau tại chân núi Pắc Tạ cách thượng lưu đập thuỷ điện 2 km. Ngoài ra 2 con sông Gâm và sông Năng, Na Hang còn có nhiều khe, lạch, suối nhỏ và trung bình.
  20. 11 2.3.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, khô hanh ít mưa, có nhiều sương muối cục bộ. Nhiệt độ trung bình 26oC, cao nhất 40oC, thấp nhất 0oC. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình: 85%. 2.3.2: Điều kiện kinh tế - xã hội. 2.3.2.1. Về Diện tích và dân số Diện tích: 1.461 km². Dân số: 60.900 người. Năm 2009, huyện Na Hang có số dân 59.951 người. Sau khi chia tách 5 xã về huyện mới Lâm Bình, dân số của huyện năm 2001 còn 41.868 người Na Hang được chia thành 3 khu: A, B, C. Na Hang là nơi sinh sống của các dân tộc: Tày (57,52%), Dao (23,38%), Kinh (9,72%), H’Mông (5,31%), còn lại là các dân tộc khác. Người Tày ở Na Hang sống chủ yếu bằng việc nghề nông và chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng bông, dệt vải, trồng khoai môn, đậu tương giống mới trên đất đồi dốc trên 15 độ, đồi dốc dưới 15 độ và trên đất 1 vụ lúa Người Tày ở Na Hang thường sống trong những ngôi nhà sàn độc lập, có khuôn viên bằng nứa đan thành phên hoặc những đoạn nứa cắm sát vào nhau, bên cạnh thường có mảnh vườn nhỏ trồng các loại rau, cây gia vị, cây thuốc. Duới gầm sàn được sử dụng để nuôi trâu, bò, lợn, gà, chứa củi, đặt cối giã gạo, cối xay, để các loại nông cụ và phương tiện đi lại. Bà con các dân tộc ở Na Hang rất thích hát dân ca như người Tày thích hát Lượn, hát Cọi, hát Then, hát Bụt, hát quan Làng; người Dao thích hát Páo dung, Phủng dung, ái dung. Còn người H’Mông thích thổi khèn lá, đàn môi và hát dân ca Mông.
  21. 12 2.3.2.2. Về du lịch. Đến Na Hang du khách có thể tham quan núi Pắc Tạ,̣ đền Pắc Tạ, thác Pắc Ban, thác Khuổi Súng, thác Nậm Mìa, 99 Ngọn Núi, cầu Da, hang Cốc Táy, chùa Phúc Lâm. Hàng năm vào tháng giêng, tháng hai âm lịch, ở Na Hang có các lễ hội như: hội Lồng tồng; hội xuống đồng; hội ném còn; chơi đánh Pam Ngoài ra, Na Hang còn có nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang, nhà máy thủy điện có công suất lớn thứ 3 ở miền Bắc.
  22. 13 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiến cứu: Loài cây Lôi Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cấu trúc và tái sinh của loài cây Lôi Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2020. Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Thượng Nông, xã Sinh Long và xã Hồng Thái - huyện Na Hang Tỉnh – tỉnh Tuyên Quang. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm hình thái loài Lôi khoai - Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ rừng có loài Lôi khoai phân bố - Đặc điểm tái sinh rừng có loài Lôi khoai phân bố - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển loài Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978): Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh. Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở các trạng
  23. 14 thái thảm thực vật rừng có loài Lôi khoai xuất hiện, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.2.1. Phương pháp kế thừa Đề tài có kế thừa một số tư liệu: - Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng. - Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội. - Sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có về cây Lôi khoai ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, phân bố, cấu trúc và điều kiện lập địa ). 3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp Để thu thập số liệu ngoài hiện trường, đề tài áp dụng phương pháp điều tra thực nghiệm sinh thái thông qua hệ thống ô tiêu chuẩn tạm thời và bán định vị được bố trí trên các điều kiện lập địa khác nhau để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành lâm phần có loài Lôi khoai phân bố tự nhiên Tại xã lập 12 ô tiêu chuẩn có diện tíchh 1.000m2 kích thước 25 m2 x 40 m2 trên điều kiện địa hình khác nhau (2 OTC ở vị trí chân đồi, 3 OTC ở vị trí sườn). Trong ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các chỉ tiêu về tầng cây gỗ, tầng cây tái sinh, tầng cây bụi, đặc điểm đất a. Điều tra tầng cây gỗ Trên mỗi ô tiêu chuẩn tạm thời, tiến hành điều tra tầng cây gỗ gồm các nội dung sau: (1) Xác định tên loài cho tất cả các cây có đường kính 6cm trở lên; (2) Đo đường kính ngang ngực (D1,3) những cây có D ≥ 6cm bằng cách đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính thân cây; (3) Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước sào có chia vạch đến 20cm, sai số đo cao ± 10cm; (4) Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) bằng thước dây theo hướng ĐT, NB, sau đó lấy giá trị bình quân với sai số là ± 10cm; (5) Phân cấp phẩm chất cây (tốt, trung bình, xấu)
  24. 15 b. Điều tra cây tái sinh Trên mỗi ô tiêu chuẩn điều tra tầng cây gỗ lớn, tiến hành lập một 5 ô dạng bản có kích thước 25m2 (5x5m) trong đó 4 góc ở ô tiêu chuẩn và 1 ô ở trung tâm ô tiêu chuẩn. Với từng ô dạng bản đã thiết lập, thực hiện các nội dung điều tra sau: (1) Xác định tên loài; (2) Xác định nguồn gốc (chồi, hạt); (3) Chất lượng cây tái sinh (tốt, trung bình, xấu); (4) Đo chiều cao cây tái sinh; Trên mỗi OTC điều tra khoảng cách giữa các cây tái, tiến hành đo khoảng cách một cây tái sinh bất kỳ với cây tái sinh gần nhất. Ngoài ra, để điều tra cây Lôi khoai tái sinh xung quanh gốc cây mẹ, tiến hành lập các ô dạng bản có kích thước 25m2 (5x5m), 4 ô trong tán, 4 ô ngoài tán cây mẹ c. Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi Xác định thành phần loài lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi. Xác định tên, xác định chiều cao cho cây bụi. Độ che phủ của cây bụi thảm tươi (tính theo % độ che phủ mặt đất) và được đánh giá cho toàn ô tiêu chuẩn. d. Điều tra đất Tại khu vực nghiên cứu đào 3 phẫu diện đại diện cho 3 dạng địa hình (chân đồi, sườn đồi) có kích thước (1,2x0,8x1,0m) gần nơi có cây Lôi khoai phân bố và mô tả theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995) gồm: loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm. 3.4.3. Xử lý số liệu 3.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng a. Công thức tổ thành tầng cây gỗ Hệ số tổ thành được tính theo công thức của Curtis, J. T (1959) như sau: IVi% = (1)
  25. 16 Trong đó: - Ni% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài i so với tổng số cây trên ô tiêu chuẩn; - Gi% là phần trăm tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang trong ô tiêu chuẩn. Theo Daniel Marmillod, những loài cây có IV% > 5% là những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần và theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần, nhóm loài cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Đây là những căn cứ xác định loài và nhóm loài ưu thế. Trên cơ sở đó, sau khi xác định giá trị chỉ số IV% cho từng loài, tính tổng giá trị IV% của những loài có trị số này > 5% từ cao đến thấp. b. Mật độ n Công thức xác định mật độ như sau: N/ha 10.000 (2) S Trong đó: - n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC; - S: Tổng diện tích các OTC (ha). c. Xác định trạng thái rừng cho đối tượng nghiên cứu Để xác định trạng thái rừng cho khu vực nghiên cứu đã dựa vào quy định về hệ thống phân chia các kiểu trạng thái rừngvà đất không có rừng (Qui phạm Thiết kế Kinh doanh rừng, QPN 6 – 84). * Đất không có rừng (Đất trống đồi núi trọc) Đất không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng, chỉ có cỏ, cây bụi hoặc gỗ, tre mọc rải rác có độ tàn che của cây gỗ, tre <0,1. Tuỳ theo hiện trạng thực bì và đặc điểm sinh thái được chia thành các loại sau: (1) Đối với đất trống chưa có rừng trong vùng sinh thái rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và nửa rụng lá:
  26. 17 - Kiểu IA - Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì cỏ, lau lách hoặc chuối rừng. - Kiểu IB - Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì cây bụi, cũng có thể có một số cây gỗ, tre mọc rải rác. - Kiểu IC - Kiểu này được đặc trưng bởi cây gỗ tái sinh với số lượng đáng kể nằm trong hai kiểu trên. Chỉ được xếp vào kiểu IC khi số lượng cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 mét đạt từ 1000 cây/ha trở lên. (2) Đối với đất trống chưa có rừng trong vùng sinh thái rừng lá rộng rụng lá (rừng khộp) được kí hiệu là RI. Loại này bao gồm các đối tượng như: Đất trống trảng cỏ, đất trống cây bụi, hoặc có cây tái sinh, cây gỗ, tre nứa mọc rải rác nhưng chưa đủ tiêu chuẩn thành rừng. (3) Đối với đất cát ven biển: Kí hiệu C. (4) Đối với các loại đất chưa có rừng khác được quy hoạch cho lâm nghiệp (đất lầy thụt, ngập mặn, ): Kí hiệu IK. * Đất có rừng Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, rừng bao gồm những diện tích mà trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Trong khuôn khổ Chương trình ĐTĐG&TĐBTNR toàn quốc, giai đoạn 2006- 2010 (Chu kỳ IV), quy định diện tích tối thiểu đối với 1 lô rừng là 0,5 ha. Phân chia trạng thái rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và nửa rụng lá Toàn bộ rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá được phân chia theo hệ thống sau đây: Nhóm 2: Nhóm rừng phục hồi. Nhóm 3: Nhóm rừng thứ sinh, rừng đã bị tác động. Nhóm 4: Nhóm rừng nguyên sinh, rừng ổn định. - Nhóm 2
  27. 18 Nhóm rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ. Tuỳ theo hiện trạng và nguồn gốc phân thành các kiểu sau: (1) Kiểu IIA Rừng phục hồi sau nương rẫy, đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh đều tuổi, 1 tầng. (2) Kiểu IIB Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn kiểu này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài phức tạp không đều tuổi, do tổ thành loài cây ưu thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng kiểu này có thể còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể. Chỉ được xếp vào kiểu này những quần thụ mà đường kính phổ biến không vượt quá 20cm. - Nhóm 3 Bao gồm các quần thụ rừng đã chịu tác động khai phá của con người ở nhiều mức độ khác nhau. Tuỳ theo mức độ tác động và khả năng cung cấp sản phẩm mà nhóm này được chia làm 2 kiểu: (1) Kiểu IIIA Kiểu IIIA được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị khai thác nhiều, khả năng khai thác hiện tại bị hạn chế. Cấu trúc ổn định của rừng bị phá vỡ hoàn toàn hoặc thay đổi về cơ bản. Kiểu này được chia làm kiểu phụ: Kiểu phụ IIIA1: Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao, to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Kiểu phụ IIIA2: Rừng đã bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt. Đặc trưng cho kiểu này đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái với lớp cây địa bộ phận có đường kính 20 - 30cm. Rừng có 2 tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những
  28. 19 cây của tầng giữa trước đây, rải rác còn có một số cây to khoẻ vượt tán của tầng rừng cũ để lại. Kiểu rừng IIIA3: Rừng đã bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ IIIA2 lên. Quần thụ tương đối khép kín với 2 hoặc nhiều tầng. Đặc trưng của kiểu này khác với IIIA2 ở chỗ số lượng cây nhiều hơn và đã có một số cây có đường kính lớn (> 35cm) có thể khai thác sử dụng gỗ lớn. (2) Kiểu IIIB Kiểu IIIB được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị chặt chọn lấy ra một ít gỗ quí, gỗ tốt nhưng chưa làm thay đổi đáng kể về kết cấu ổn định của rừng. Khả năng cung cấp của rừng còn nhiều, rừng giầu về trữ lượng với thành phần gỗ lớn cao. - Nhóm 4 Rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh thành thục cho chưa được khai thác sử dụng. Rừng có cấu trúc ổn định, nhiều tầng, nhiều cấp kính nhưng đôi khi thiếu nhiều tầng giữa và tầng dưới. Nhóm này có hai kiểu: (1) Kiểu IVA: Kiểu nguyên sinh. (2) Kiểu IVB: Rừng thứ sinh phục hồi. d. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học Để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây gỗ đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể của từng loài), đề tài đã sử dụng các chỉ số sau: * Chỉ số Simpson: Cd = 1- (3-1) Trong đó: ni là số cá thể loài “i”; N là tổng số cá thể các loài trong ô mẫu; S là số loài trong ô mẫu. s ni ni * Chỉ số Shannon - Wiener (H’) H '  ln( ) (3-2) i 1 N N Trong đó: - H’ là chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon-Wiener;
  29. 20 - ni là số lượng cá thể của loài thứ i; - N là tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trong ô nghiên cứu/khu vực nghiên cứu. * Tỷ lệ hỗn loài S Hl= (3-3) N Trong đó: S là tổng số loài và N là tổng số cá thể điều tra 3.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng a. Tổ thành cây tái sinh Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức: m ni n i 1 (4) m Trong đó: - n là số cây trung bình theo loài, - m là tổng số loài điều tra được, - ni là số lượng cá thể loài i. Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: n j n% m .100 (5)  n i i 1 Trong đó: - j =1,2,3 . - m là số thứ tự loài. Nếu: - n%j 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành - n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành.
  30. 21 n Hệ số tổ thành: K i 10 (6) i N Trong đó: - Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i, - ni: Số lượng cá thể loài i, - N: Tổng số cá thể điều tra. b. Mật độ cây tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: 10.000 n N/ha (7) S Trong đó: - S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2) - n là số lượng cây tái sinh điều tra được c. Chất lượng cây tái sinh Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức: n N% 100 (8) N Trong đó: - N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu - n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu - N: Tổng số cây tái sinh d. Phân bố tái sinh theo chiều cao Để nghiên cứu nội dung này, đề tài đã sử dụng hàm Mayer để mô phỏng quy luật phân bố cây theo cấp chiều cao. Phân chia chiều cao cây tái sinh theo 8 cấp như sau: Cấp I 3,0m.
  31. 22 e. Phân bố tái sinh theo chiều nằm ngang. Để nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh trên bề mặt đất thông qua xác định khoảng cách từ một cây tái sinh chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất. Sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố chuẩn) của Clark và Evans. r λ 0,5 . n U (9) 0,26136 Trong đó: -r là giá trị bình quân của n lần quan sát khoảng cách gần nhất; -  là mật độ cây tính trên đơn vị diện tích (m2); - n là số lần đo khoảng cách giữa các cây tái sinh. Nếu: - 1,96 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều; - U < - 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm.
  32. 23 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Một số đặc điểm hình thái của loài Lôi khoai. 4.1.1. Đặc điểm hình thái thân Kết quả đo kích thước D1.3 và Hvn của thân cây Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.1. Kích thước cây lôi khoai tại khu vực nghiên cứu D1.3 (cm) Hvn (m) TB Max Min TB Max Min 14.02 28.07 8.2 9.87 17 4.3 Kết quả ở bảng 4.1. cho thấy: cây lôi khoai ở khu vực nghiên cứu có chiều cao trong khoảng từ 4.3-17m, đường kính thân cây khoảng từ 8.3-28.07 cm, D1.3 trung bình của cây là 14.02. Hvn trung bình của cây là 9.87 m. Từ việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm hình thái loài cây Lôi Khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) trong và ngoài nước kết hợp với điều tra ngoài thực địa tại xã Thượng Nông, xã Sinh Long và xã Hồng Thái- huyện Na Hang- tỉnh Tuyên Quang. Đặc điểm của loài Nghiến được viết lại dưới đây. Hình 4.1. Hình ảnh thân cây Lôi khoai
  33. 24 Lôi khoai là cây gỗ từ nhỡ tới lớn thân thẳng, phân cành cao, Các cành to, mập, nhiều ruột, chiều cao vút ngọn có thể đạt tới 17 m, đường kính thân cây 8.2-28.07 cm, Vỏ cây màu xám tro, dễ bóc, cành non không có lông nhẵn và trở nên sần sùi khi về già. 4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây Kết quả đo kích thước độ dài (cm), độ rộng (cm) của lá lôi khoai tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.2. Kích thước lá cây lôi khoai tại khu vực nghiên cứu Lá Chỉ số Chiều dài cuống Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) lá (cm) Nhỏ nhất 1 1.5 0.9 Lớn nhất 2 3.7 1.5 Trung bình 1.5 2.5 1 Hình 4.2 .Hình ảnh lá cây Lôi khoai (mặt trên và dưới)
  34. 25 Lá Lôi khoai có chiều dài từ 1.5 đến 3.7cm và Tb là 2.5cm, chiều rộng lá 0.9 đến 1.5cm và Tb là 1, cuống lá dài 1 đến 2cm và Tb là 1.5cm. 4.1.3: Đặc điểm hình thái hoa, quả Hoa ra vào mùa hè, đơn tính khác gốc, mọc ở đầu cành, màu trắng ánh xanh lục. Đài hoa hình ống, có lông tơ, 10 gân, 5 thùy. Quả dạng quả đậu, dài 10-12 cm, rộng 2-3 cm, hơi cong, mép dày, màu nâu ánh đỏ sẫm, hơi có phấn ở vỏ quả, chứa 6-9 hạt, được bao bọc trong lớp cùi thịt dày có vị ngọt. Hình 4.3 Hình ảnh quả Lôi khoai 4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ rừng có loài Lôi khoai phân bố 4.2.1. Tổng hợp thông tin trên các OTC đã lập Kết quả điều tra trên 12 OTC có loài cây Lôi khoai phân bố, với các thông tin cụ thể như sau: Bảng 4.3: Kết quả điều tra trên 12 OTC có loài cây lôi khoai phân bố Số cá Địa Độ cao Số loài OTC Tọa độ thể lôi Ghi chú Hình (m) khác khoai E10527416 Xã Sinh 11 N2231078 240 5 30 Long E10523708 Xã Sinh 10 N2233933 287 2 35 Long
  35. 26 Số cá Địa Độ cao Số loài OTC Tọa độ thể lôi Ghi chú Hình (m) khác khoai Xã E00266233 310 1 39 Thượng 06 N02494757 Nông Xã E00266161 360 2 33 Thượng 05 N02494633 Nông Chân Xã E10528918 375 3 38 Thượng 04 N2234983 Nông E10523182 Xã Sinh 392 1 39 07 N2233704 Long E10524373 Xã Sinh 517 2 32 09 N2235435 Long E00258279 Xã Sinh 533 2 33 08 N02500735 Long Xã E10528087 606 2 34 Thượng 03 N2235441 Nông Xã E2235441 622 1 35 Thượng 01 N10528087 Nông Xã E10527983 648 1 32 Thượng Sườn 02 N2235372 Nông E00273717 Xã Hồng 827 1 43 12 N024492562 Thái (Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra ngoài thực địa)
  36. 27 Kết quả bảng 4.3 cho thấy cây lôi khoai phân bố chủ yếu ở các vị trí chân và sườn, tuy nhiên số lượng rất ít chỉ có từ 1 - 5 cá thể trên một ô tiêu chuẩn diện tích 1000m2. Độ cao phân bố chủ yếu từ 240m – 827m, số loài thực vật xuất hiện từ 30-43 loài, chủ yếu ở trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác. 4.2.2. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ 4.2.2.1. Công thức tổ thành tầng cây gỗ Tổ thành rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng của rừng, quyết định đến giá trị của rừng. Việc xác định tổ thành rừng được tuân theo phương pháp đã nêu phần 3 của khóa luận này. Kết quả tổng hợp từ 12 OTC về tổ thành tầng cây gỗ được tổng hợp tại bảng 4.3 dưới đây: Bảng 4.4. Tổ thành tầng cây gỗ khu vực có loài cây Lôi khoai phân bố Hệ số tổ thành Chỉ số IVI% Vị trí OTC lôi khoai 15,52+1086Bu+9.36Mdi+5.17Sng+5.1 11 2.86 4Dga+58.37Lk 10 14.78Nga+6.86Sa+5.37Cc+72.98Lk 2.70 10.28Che+9.16Ttra+8.32rra+6.48Nhru 06 2.5 +5.98Dxa+5.32So+5.06Bd+41.58Lk Chân 21.07Thali+11.88Rra+11.13Che+11.05 05 2.86 Dga+7.03Nhru+6.37So+30.83Lk 12.26Mdi+7.43Vt+671Thba+6.66kh+6. 04 2.44 14Bu+5.56Blo+55.23Lk 7.90Mdi+7.60Kh+7.04Bu+5.81Sa+5.1 07 2.5 2Mc+66.53Lk 09 12.25Thba+7.41Che+607Dxa+5.97Bu 2.94
  37. 28 Hệ số tổ thành Chỉ số IVI% Vị trí OTC lôi khoai +5.59Mdi+5,51Vt+5,06lok+52.14lk 8.84Blo+8.69Lma+7.73Vt+7.24Ttra+7. 08 18Hdth+6.55Lok+5.91Kh+5.50Khn+4 2.86 2.36Lk Sườn 10.16Mdi+8.26So+7.99Che+6.42Sa+6. 03 2.78 28Ng+5.91Tb+5.72Dga+49.26Lk 01 11.06Sa+5.56Blt+5.02Mdi+78.36Lk 2.78 8.11Ng+7.73Che+6.13Blo+5.95So+5.4 02 3.03 4Mc+5.31Mdi+5.26CC+56.07Lk 28.25Cc+15.18Kh+9.40Vt+6.91Tb+6.6 12 2.27 9Qru+5.99Blo+27.58Lk Kết quả 4.4 ở bảng cho thấy tổ thành tự nhiên nơi Lôi khoai phân bố rất đa dạng, với các loài chủ yếu như: Mán đỉa, dẻ gai, bướm bạc, vối thuốc, . Ở vị trí chân núi số loài tham gia vào công thức tổ thành biến động từ 4 đến 8 loài. Ở vị trí sườn núi số loài tham gia vào công thức tổ thành biến động từ 4 đến 9 loài. Từ kết quả này cho ta thấy số loài tại sườn núi có biến động cao nhất, phần trăm chỉ số IVI của lôi khoai cũng có sự thay đổi lớn nhất, thấp nhất là otc 6,7 với 2.5 %, cao nhất là otc 2 với 3.03 %. 4.2.2.2. Mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và lôi khoai Mật độ tầng cây gỗ là số cây của tầng cây gỗ trên một hecta (N cây/ha) mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể , nói lên mức độ tận dụng dinh dưỡng của quần thể, mật độ rừng còn là một chỉ tiêu biểu thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây cùng loài hoặc khác loài, khả năng thích nghi
  38. 29 của cây rừng đối với đối với nhũng thay đổi điều kiện sống, biểu thị khoảng cách giữa các cây trong quần thể hoặc quần xã và mức độ tác động của quần thể đối với quần xã. Vậy nghiên cứu mật độ tức là nghiên cứu mức độ lợi dụng tiềm năng sản xuất của điều kiện lập địa. Bảng 4.5. Mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và lôi khoai Số cây lôi Số lượng cây Mật độ Mật độ lôi OTC khoai trong trong OTC (cây/ha) khoai (cây/ha) OTC 1 36 2 360 20 2 33 1 330 10 3 36 2 360 20 4 41 3 410 30 5 35 2 350 20 6 40 1 400 10 7 40 1 400 10 8 35 2 350 20 9 34 2 340 20 10 37 2 370 20 11 35 6 350 60 12 44 1 440 10 Kết quả ở bảng 4.5. cho thấy, mật độ của tầng cây gỗ và lôi khoai trong các otc khác nhau, cụ thể: Trong OTC 1 mật độ tầng cây gỗ là 360 cây/ha, trong đó mật độ cây lôi khoai là 20 cây/ha; Trong OTC 11 mật độ tầng cây gỗ là 350 cây/ha, trong đó mật độ cây lôi khoai là 60 cây/ha; Ở OTC 12 số cây lôi khoai là 10 cây/ha, mật độ tầng cây gỗ là 440 cây/ha đã có sự khác nhau rõ rệt. 4.2.2.3. Thành phần đi kèm với Lôi khoai Rừng tự nhiên ở Việt Nam là rừng hỗn loài, thống kê trên một hecta có tới hàng trăm loài. Các nhà khoa học đã thống kê được 11.373 loài thực vật ở Việt Nam. Liên quan cấu trúc tổ thành còn có khái niệm về dạng sống theo phân loại của C.Raunkiaer (1904). Rừng nhiệt đới rất đa
  39. 30 dạng về dạng sống của thực vật, chủ yếu bao gồm: Nhóm thực vật ưu thế cây chồi cao (Phanerophyte), tiếp theo là dạng sống cây chồi thấp (Hemicryptophyte) là các loài cây bụi, dạng sống cây chồi ẩn (Geophyte) hay chồi mùa Hè (Therophyte) đa phần là các loài thảm tươi. Trong hệ sinh thái rừng, các loài trong quần xã thực vật luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau đó có thể là mối quan hệ hỗ trợ nhau cùng tồn tại hoặc có thể là quan hệ cạnh tranh loại trừ lẫn nhau. Vì vậy, trong tự nhiên sự tồn tại của cá loài không chỉ là sự thích ứng tạo nên mối quan hệ thân thuộc giữa các loài. Đây là mối quan hệ mang tính bản chất, là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài. Các loài cây hỗn giao chung sống có khả năng thích nghi với nhau hay đối kháng bài xích lẫn nhau trong quá trình lợi dụng các yếu tố môi trường. Như vậy việc nghiên cứu loài cây đi kèm với Nghiến có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn sản xuất, khi chúng ta hiểu được đặc điểm đi kèm của nó với các loài khác chúng ta sẽ phần nào bài trừ được mối quan hệ cạnh tranh của nó với loài khác, từ đó làm cơ sở để chọn cây trồng phù hợp với nhau trong bảo tồn. Bảng 4.6 Thành phần loài cây gỗ đi kèm với loài Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu Vị trí Loài cây chủ yếu OTC Mán đỉa, Sơn, Bời lời, Dẻ gai, Nhội, Dàng dàng, Nóng, Lòng mang, Bướm bạc, Hoắc quang, Dẻ xanh, Thôi ba, Vối thuốc, Chân Sảng, Kháo, Chẹo, Thần linh lá to, Ngăm, Màng tang, Chân chim, Ba bét, Mộc cọng, Găng trâu. Gạo, Máu chó, Dẻ gai, Bứa, Dẻ xanh, Sảng, Mán đỉa, Chẹo, Kháo, Xoan nhừ, Vối thuốc, Sơn, Chân chim, Bời lời đắng, Sườn Kháo hoa nhỏ, Trẩu, Ba bét, Ngát, Dàng dàng, Cốm lá to, Sung rừng, Mộc cọng.
  40. 31 Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: các loài cây gỗ nơi có loài cây lôi khoai phân bố, là những cây gỗ lớn, có tầng tán phức tạp và là loài ưa sáng, loài lôi khoai tại khu vực nghiên cứu thường đi kèm với các loài cây gỗ như: Mán đỉa, Dẻ gai, Ba bét, Chẹo, Vối thuốc, Kháo . 4.2.2.4. Độ tàn che của tất cả các ô tiêu chuẩn có Lôi khoai phân bố Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười. Bảng tổng hợp độ tàn tre của tầng cây gỗ ở các OTC tại khu vực nghiên cứu được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.7 tổng hợp độ tàn che của tầng cây gỗ ở các OTC có Lôi khoai phân bố TT OTC Độ tàn che TB của OTC 1 0.42 2 0.46 3 0.42 4 0.51 5 0.55 6 0.52 7 0.45 8 0.57 9 0.41 10 0.67 11 0.35 12 0.59 TB 0.42 Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: OTC có độ tàn che thấp nhất là 11, OTC số 10 có độ tàn che lớn nhất là 0.67, độ tàn che bình quân là 0,42. Từ kết quả trên cho thấy loài Lôi khoai là loài cây ưa sáng, thường phân bố tại những khu vực có độ tàn che TB.
  41. 32 4.2.3. Đặc điểm cây bụi thảm tươi và dây leo nơi có loài Lôi khoai phân bố. Điều tra cây bụi ở ngoài thực địa được tiến hành như sau: Trong một OTC lập 5 ODB để điều tra cây bụi theo vị trí: 1 ô ở tâm, 4 ô ở 4 góc của ô tiêu chuẩn. Diện tích mỗi ODB là 25 m2 (5m x 5m). Kết quả của quá trình điều tra cây bụi được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.8. Thành phần loài cây bụi thảm và dây leo có loài Lôi khoai phân bố ở các ODB Độ che OTC Dạng sống Loài cây phủ TB (%) Cây bụi, Sa nhân, Lá dong, Ké hoa đào, Dương xỉ, Đắng 1 thảm tươi cảy, Ngọc nữ, Cỏ lào, Thảo quả, Mua thường, Dây 8.03 và dây leo Mật Bắc, Mắt trâu, Cói, Ba chạc, Chòi mòi lá kèm Cây bụi, Đinh hung hoa nhỏ, Mua thường, Sa nhân, Đắng 2 thảm tươi cảy, Dây mật, Nổ quả trắng, Súm lông Đơn nem, 8.15 và dây leo Cỏ lào, Lấu núi, Lài trâu, Rau dớn, Thảo quả. Cây bụi, Thông đất, Rẻ quạt, Dương xỉ, Đơn nem, Sa nhân, 3 thảm tươi Đắng cảy, chòi mòi, Vú bò, Lấu đỏ, Mắt trâu, Cói. 8.30 và dây leo Cây bụi, Sa nhân, Rẻ quạt, Thảo quả, Đơn nem, Đom đóm, 4 thảm tươi Dây mất, Lấu đỏ, Đắng cảy, Bồ cu vẽ, Xú hương, 9.56 và dây leo Mua thường, Cỏ lào, Bướm hoa vàng. Cây bụi, Dây mật, Lấu núi, Đom đóm, Súm lông, Bổ béo, 5 thảm tươi Mắt trâu, Cói, Dương xỉ, Sa nhân, Lài trâu, Vú bò, 9.78 và dây leo Ba chạc, Rẻ quạt, Cói rừng, Bọt ếch lông. Cây bụi, Guột cứng, Dương xỉ, Sa nhân, Lấu núi, Ba chạc, thảm tươi Đom đóm, Lấu đỏ, Ngọc nữ, Hoa dẻ thơm, Đắng 6 7.10 và dây leo cảy, Đơn nem Bọt ếch long, Bồ cu vẽ, Mu bà, Bổ béo, Ké hoa đào
  42. 33 Độ che OTC Dạng sống Loài cây phủ TB (%) Cây bụi, Lài trâu, Lấu núi, Đom đóm, Sa nhân, Đắng cảy, Cỏ 7 thảm tươi lào, Hoa dẻ thơm, Bọt ếch lông, Hồng bì rừng, Vú bò, 8.34 và dây leo Ngọc nữ, Thảo quả, Mua thường. Cây bụi, Sa nhân, Đơn nem, Chuối rừng, Thảo quả, Lấu núi, 8 thảm tươi Mua thường, Cở lào, Bướm hoa vàng, Cói rừng, 8.81 và dây leo Ngọc nữ, Dương xỉ, Mắt trâu. Cây bụi, Đơn nem, Súm lông, Thảo quả, Dương xỉ, Sa thảm tươi nhân, Mua thường, Bồ cu vẽ, Bọt ếch lông, ké 9 8.91 và dây leo hoa vàng, Đinh hung hoa nhỏ, Cỏ lào, Dây mật, Mua bà. Cây bụi, Rẻ quạt, Lấu đỏ, Mắt trâu, Sa nhân, Cỏ lào, thảm tươi Dương xỉ, Bọt ếch lông, Đắng cảy, Đom đóm, 10 8.43 và dây leo Cói, Dây mật, Vú bò, Thông đất, Mua thường, Lài trâu. Dây mật bắc, Mua bà, Sa nhân, Dương xỉ, Vú Cây bụi, bò, Lài trâu, Thảo quả, Mua thường, Ké hoa 11 thảm tươi 8.95 đào, Chòi mòi lá kèm, Cỏ lào, đom đóm, Mắt và dây leo trâu, Lấu núi Cây bụi, Dương xỉ, Thảo quả, Sa nhân, Rau dớn, Mắt 12 thảm tươi trâu, Cỏ lào, Đinh hùng hoa nhỏ, Lấu núi, Vú 7.47 và dây leo bò, Mu aba, Vót vàng nhạt, Ráy, Sẹt, Rau hung. TB 8.89
  43. 34 Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: Cây bụi nơi có Lôi khoai phân bố chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh như: Dương xỉ, Đắng cảy, Sa nhân, Thảo quả độ che phủ trung bình của cây bụi đạt từ 7.1% đến 9.78%. 4.2.4. Đặc điểm đất nơi loài cây Lôi khoai phân bố Địa hình là một nhân tố độc lập của hoàn cảnh, tác động đến thảm thực vật như là sự phối hợp giữa đất và khí hậu. So với đất và khí hậu, ý nghĩa của địa hình đối với thảm thực vật kém quan trọng hơn trong việc quyết định thành phần và sự phân bố của rừng. Dưới đây chúng ta xem xét một số ảnh hưởng của địa hình đối với thảm thực vật. Đất là một trong những nhóm nhân tố sinh thái có tầm quan trọng nhiều mặt đối với thảm thực vật. Điều này biểu hiện ở chỗ, trước hết, đất là giá đỡ cho cây đứng vững, là nơi ở cho động vật. Hai là, đất cung cấp nước và dinh dưỡng khoáng cần thiết (K, Ca, Mg, Fe và nhiều chất vi lượng như Bo, Mo, Co, Mn ) cho cây để cấu tạo cơ thể. Hai chức năng này của đất có tầm quan trọng ngang nhau đối với sự phát triển của rừng mưa. Ý nghĩa của đất có thể thấy rõ khi quan sát một khoảnh rừng bất kỳ Tính chất đất đặc trưng cho tính chất ứng chịu xói mòn đất (erodibility). Xói mòn đất là biểu hiện của hai lực đối lập. Lực di chuyển của tác nhân xói mòn và lực chống đở của đất.tính ứng chịu của đất phụ thuộc nhiều nhiều vào tính chất của chính nó, đặt biệt là tính chất vật lý. Nếu đất tơi, xốp, có kết cấu thì nước mưa sẽ thấm vào đất nhiều, lượng dòng chảy bề mặt ít,đất bị xói mòn ít. Thành phần cơ giới: đất càng nhỏ, càng xói mòn mạnh. Qua quá trình tiến hành khảo sát và điều tra tại khu vực nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Tuấn Hùng và cán bộ kiểm lâm địa bàn đã tiến hành đánh giá đặc điểm của đất tại nơi có lôi khoai phân bố kết quả điều tra, mô tả phẫu điện đất nơi có loài lôi khoai phân bố tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
  44. 35 Bảng 4. 9: Hình thái phẫu diện đất đặc trưng nơi có Lôi khoai phân bố Độ sâu Tỷ lệ Vị Độ Tầng Tphần PD tầng đất Màu sắc Độ chặt đá lẫn Trí dốc đất cơ giới (cm) (%) A A1 3-5 Xám đen Tơi xốp Thịt nhẹ 0 A2 5-20 Vàng xám Chặt Thịt TB 4 PD1 Chân 170 B 20-55 Đỏ nhạt Chặt Thịt TB 80 C 55-100 Vàng đỏ Chặt Thịt nặng 14 A A 0-25 Nâu xám Tơi xốp Thịt nhẹ 0 0 PD2 Sườn 11 B 25-56 Nâu đỏ Chặt Thịt TB 6 C 56-100 Đỏ vàng Chặt Thịt TB 9 Kết quả bảng 4.9 đất ở khu vực nghiên cứu đủ các tầng từ A đến C. Màu sắc đất thay đổi qua các vị trí chân, sườn. Về thành phần cơ giới ở cả 2 vị trí đều giống nhau đều là đất thịt. Tỷ lệ đá lẫn ở vị trí chân (0%-80%), vị trí sườn (0%-9%). Khi rừng phục hồi thì tầng A1 dần được hình thành, giữ độ ẩm cho tầng đất mặt và là nguồn vật chất sinh ra chất mùn, góp phần quan trọng vào việc cải tạo độ phì của đất rừng. Lôi khoai phân bố ở nơi có đặc điểm đất đai chủ yếu là đất thịt (từ thịt nhẹ đến thịt nặng). Tầng đất A1 có độ chặt từ tơi xốp đến hơi xốp còn từ tầng A2 đến tầng C độ chặt của đất tăng lên mạnh. Chủ yếu là đất chặt. 4.3: Đặc điểm tái sinh rừng có loài Lôi khoai phân bố 4.3.1: cấu trúc tổ thành cây tái sinh. Kết quả điều tra trên về đặc điểm tái sinh tự nhiên trên các ô tiêu chuẩn ở 2 vị trí chân đồi, sườn đồi, được tổng hợp ở bảng sau:
  45. 36 Bảng 4.10: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh Stt Chân Sườn Loài cây N% Loài cây N% 1 Mán đỉa 13.47 Mán đỉa 10.26 2 Bứa 7.25 Chẹo 5.64 3 Hoắc quang 6.74 Thôi ba 5.64 4 Dẻ gai 6.22 Bời lời 5.13 5 Chẹo 5.70 6 Dẻ xanh 5.18 7 38Lk 55.44 48Lk 73.33 Tổng 44 100 52 100 Kết quả bảng 4.10. cho thấy: Ở vị trí chân đồi: Có 44 loài thực vật phân bố, trong đó chỉ có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành là: Mán đỉa, Bứa, Hoắc quang, Dẻ gai, Chẹo, Dẻ xanh với chỉ số N%>5%. Trong đó Mán đỉa có chỉ số N% cao nhất là 13.47. Công thức tổ thành loài ở vị trí chân như sau: 13.47Mdi+7.25Bu+6.74Hoq+6.22Dga+5.70Che+5.18Dxa+55.44Lk. Vị trí sườn đồi: Có 52 loài thực vật phân bố, trong đó chỉ có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành là: Mán đỉa, chẹo, Thôi ba, Bời lời, với chỉ số N%>5%; trong đó Mán có chỉ số N% cao nhất là 10.26%. Công thức tổ thành loài ở vị trí sườn như sau: 10.26Mdi+5.64Che+5.64Thba+5.13Blo+73.33Lk. 4.3.2: Mật độ cây tái sinh. Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây tái sinh với nhau và với tầng cây cao, khả năng
  46. 37 thích nghi của cây tái sinh với những thay đổi của điều kiện sống. Vậy kết quả nghiên cứu mật độ cây tái sinh là cơ sở để chúng ta xác định được số lượng và chất lượng cây tái sinh trong lâm phần từ đó có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào lâu dài. Bảng 4.11: Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh và nguồn gốc tái sinh của cây nơi có Lôi khoai phân bố Số Nguồn gốc Chất lượng lượng (Cây/ha) (Cây/ha) Mật độ Vị trí cây N/ha (cây/ha) trong Chồi Hạt Tốt TB Xấu OTC Chân 193 1930 2573 870 1703 713 1025 192 Sườn 195 1950 2600 1154 1446 931 1442 227 Kết quả bảng 4.11: Cho thấy, mật độ cây ở vị trí chân là 1930 cây/ha, tỉ lệ tái sinh hạt cao hơn tái sinh chồi. Phần lớn cây tái sinh có chất lượng TB, cây tái sinh xấu chiếm tỉ lệ ít nhất là 192 cây/ha. Ở vị trí sườn mật độ là 1950 cây/ha, tỉ lệ tái sinh hạt lớn hơn tái sinh chồi. Cây xấu chiếm tỉ lệ ít nhất 227 cây/ha. 4.3.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh. Việc điều tra cây tái sinh loài Lôi khoai có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa ra kế hoạch phát triển loài cây này do vậy trong quá trình điều xác định đây là khâu quan trọng nhất, kết quả điều tra và xử lý kết quả về chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh của các OTC tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
  47. 38 Bảng 4.12. Kết quả điều tra và xử lý kết quả về chất lượng, nguồn gốc và mật độ cây lôi khoai tái sinh dưới tán cây mẹ được thể hiện qua bảng sau. Tỷ lệ chất lượng (%) Nguồn gốc Vị trí Loài Số Mật Chồi Hạt Tốt TB Xấu cây độ (%) (%) Lôi Chân khoai 3 30 33.34 66.66 0 0 100 Lôi Sườn khoai 0 0 0 0 0 0 0 Kết quả ở bảng 4.12. cho ta thấy, tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm từ 33.34, cây TB là 66.66. Đa số cây tái sinh có chất lượng từ trung bình trở lên, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh rừng tự nhiên để phục hồi rừng. mật độ tái sinh thấp nhưng chất lượng cây tái sinh cao.Số lượng cây tái sinh rất ít. 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lôi khoai tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 4.4.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh Mật độ của loài Lôi khoai ở mức độ trung bình thấp từ 10-50 cây/ha. Giải pháp có thể trồng bổ sung thêm, cần bảo vệ rừng ở những nơi này. Thiết lập các ô tiêu chuẩn định vị để theo dõi sinh trưởng của loài Lôi khoai, để đánh giá khả năng sinh trưởng và phục hồi rừng trong tương lai đồng thời xác định được khả năng sinh trưởng, phục hồi của rừng. Từ đó có biện pháp cụ thể tác động vào rừng đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua mô hình hóa quy luật cấu trúc thấy rằng, hầu hết số cây Lôi khoai đều tập trung ở cỡ đường kính nhỏ từ 8.2-28.07cm , cỡ đường kính lớn >28.07cm rất ít có thể những cây lớn đã bị khai thác, vì vậy cần phải bảo vệ,
  48. 39 chỉ chặt tỉa những cá thể có phẩm chất kém, chặt tỉa những loài ít giá trị kinh tế để tạo không gian dinh dưỡng cho loài này sinh trưởng. Trong điều kiện nhất định, chúng ta có thể tiến hành súc tiến tái sinh bằng việc phát dọn các thực bì để tăng cường ánh sáng dưới tán rừng cho cây, chặt vệ sinh rừng để loại bỏ các cây già cỗi, bệnh tật, rỗng ruột còn sót lại trong lâm phần để tạo đủ ánh sáng cho lớp cây phía dưới sinh trưởng và phát triển. Cần điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những loài cây ít giá trị, phẩm chất kém. Đồng thời phát dây leo, cây bụi, thảm tươi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng. Xong việc điều tiết phải bảo đảm yêu cầu mật độ cây tái sinh có triển vọng, có giá trị. Xác định và đánh dấu các cây mục đích, cây phù trợ, các cây đa mục đích trong lâm phần để có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ thích hợp. Nguồn gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt.Tại khu vực điều tra, số lượng cây Lôi khoai tái sinh là rất ít. Do phân bố cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu đa phần có mạng hình phân bố phân bố cụm, do đó cần nhổ hoặc trồng bổ sung ở những nơi thiếu hụt cây tái sinh nhằm đảm bảo mật độ cây tái sinh phù hợp. Đồng thời tiến hành phát dây leo, bụi rậm, điều chỉnh độ tàn che phù hợp cho từng loài cây tùy theo đặc điểm sinh trưởng của chúng nhằm tạo ra cấu trúc rừng phù hợp với từng mục đích cụ thể. Như vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng là một giải pháp lâm sinh triệt để tận dụng năng lực tái sinh và diễn thế tự nhiên nhằm tái tạo vốn rừng, phát huy cao nhất chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và cung cấp gỗ củi, Trong giải pháp này thảm thực vật tự phục hồi theo những quy luật tự nhiên của nó. Con người chỉ can thiệp vào quá trình này thông qua các biện pháp
  49. 40 quản lý nhằm ngăn ngừa những tác động bất lợi từ bên ngoài vào rừng và những biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng. Tăng cường công tác nghiên cứu về phân bố và đặc điểm của loài Lôi khoai từ đó có thể nhân giống cây 4.4.2 Nhóm các giải pháp về chính sách pháp luật Qua kết quả điều tra xác lập các tiểu khu nơi Lôi khoai phân bố giao cho các cán bộ quản lý bảo vệ rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ nghiêm ngặt các khu có Lôi khoai phân bố. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, người dân thôn bản trong việc tuần tra kiểm soát tuyên truyền để người dân biết vị trí, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm phá hoại. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các ban quản lý rừng với người dân địa phương thông qua việc thực hiện hợp tác quản lý. Thực hiện nghiêm chỉnh việc xử phạt vi phạm trong khai thác trái phép tài nguyên rừng. Tăng cường phổ biến luật pháp chính sách cho cán bộ kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân.
  50. 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận. Lôi khoai là các dạng cây thân gỗ từ nhỡ tới lớn, có thể cao từ 4.3 tới 17 m, đường kính thân cây đạt 8.2 tới 28.7cm. Tán lá có đường kính tới 8 m. Thân cây thường chia thành 3 đến bốn nhánh ở độ cao 3–5 m. Các cành to, mập, nhiều ruột. Rễ chùm. Vỏ cây màu xám tro, dễ bóc. Các lá kép hai lần chẵn, mọc so le và các lá chét cấp 2 (khoảng 10 tới 14) mọc đối. Các lá chét cấp 1 phía dưới suy giảm thành các lá nhỏ. Kích thước lá: dài khoảng 60– 90 cm và rộng khoảng hai phần ba chiều dài. Cuống lá và cuống của các lá chét hình trụ thon, phình to ở phần gốc, nhẵn khi trưởng thành, màu lục nhạt, thường tía ở mặt trên. Các lá chét hình trứng, kích thước dài tới 5–6 cm, hình nêm hoặc thuôn tròn không đều ở gốc, mép lá hơi gợn, nhọn đỉnh. Khi mới xuất hiện từ chồi có màu hồng hay đỏ tươi, nhanh chóng chuyển sang màu xanh đồng, nhẵn và bóng ở mặt trên. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ. Lôi khoai phân bố rất đa dạng, với các loài chủ yếu như: Mán đỉa, dẻ gai, bướm bạc, vối thuốc, . Ở vị trí chân núi số loài tham gia vào công thức tổ thành biến động từ 4 đến 8 loài. Ở vị trí sườn núi số loài tham gia vào công thức tổ thành biến động từ 4 đến 9 loài. số loài tại sườn núi có biến động cao nhất, phần trăm chỉ số IVI của lôi khoai cũng có sự thay đổi lớn nhất, thấp nhất là OTC 6,7 với 2.5 %, cao nhất là OTC 2 với 3.03 %. Đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh. Ở vị trí chân đồi có 44 loài thực vật phân bố, trong đó chỉ có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành là: Mán đỉa, Bứa, Hoắc quang, Dẻ gai,
  51. 42 Chẹo, Dẻ xanh với chỉ số N%>5%. Trong đó Mán đỉa có chỉ số N% cao nhất là 13.47. Ở vị trí sườn đồi có 52 loài thực vật phân bố, trong đó chỉ có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành là: Mán đỉa, chẹo, Thôi ba, Bời lời, với chỉ số N%>5%; trong đó Mán có chỉ số N% cao nhất là 10.26%. Nguồn gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt.Tại khu vực điều tra, số lượng cây Lôi khoai tái sinh là rất ít. Qua thời gian nghiên cứu cho thấy, loài Lôi khoai phân bố ở 2 vị trí chân và sườn, loài Lôi khoai không phân bố ở trên đỉnh. Kết quả cho thấy điều kiện lập địa của khu vực nghiên cứu tương đối phù hợp với nhiều loài cây gỗ trong đó có cây Lôi khoai 5.2. Tồn tại Do thời gian thực tập tốt nghiệp còn hạn chế, thiếu thốn về điều kiện kinh tế cùng với sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân. Vì vậy mà khóa luận của tôi còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Để có kết quả đầy đủ và chính xác hơn về loài Kháo vàng tại khu vực nghiên cứu, cần phải có thời gian nghiên cứu lâu dài và tiến hành trên toàn bộ phạm vi khu vực nghiên cứu. Trong thời gian nghiên cứu không phải mùa hoa, quả của loài Lôi khoai nên chưa thể quan sát được hoa, quả của loài Lôi khoai. Do đó chưa thể kết luận rõ ràng được hình thái hoa, quả loài Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu. Đề tài chưa nghiên cứu mối quan hệ của loài Lôi khoai với các loài khác trong lâm phần là chỉ tiêu để xác định không gian dinh dưỡng của loài Lôi khoai. 5.3. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn rộng hơn bằng cách tăng thời gian nghiên cứu, tăng số OTC tại khu vực nghiên cứu, nghiên cứu ở nhiều địa điểm hơn. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh rừng nơi có loài Lôi khoai phân bố, nghiên cứu đặc điểm vật hậu tại khu vực nghiên cứu.
  52. 43 Nghiên cứu thử nghiệm trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế. Phạm vi nghiên cứu chỉ thực hiện tại các xã Thượng Nông, xã Sinh Long và xã Hồng Thái- huyện Na Hang- tỉnh Tuyên Quang, chưa phản ánh được hết đặc điểm sinh học của loài lôi khoai. .
  53. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baur G. N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa,Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 2. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 3. Lê Mộng Chân & cs, (1992), Thực vật và thực vật đặc sản rừng, Trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội. 4. Lê Mộng Chân và cs (2000) Giảo trình Thực vật rừng. Nxb Nông nghiệp 5. Trần Quốc Dũng và CS (1998): Nghiên cứu, phân tích đánh giá tăng trưởng rừng thường xanh vùng Bắc Trung Bộ dựa trên 587 cây giải tích và 27 loài ưu thế. 6. Trần Quốc Dũng và CS (2000): Nghiên cứu, phân tích đánh giá tăng trưởng rừng thường xanh vùng Bắc Trunng Bộ dựa trên 1187 cây giải tích và 43 loài ưu thế. 7. Chính Phủ (2006) Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. 8. Chính Phủ (2013) Nghị định số 160/2013/NĐ-CP. 9. Luật số 20/2008/QH12 của Quốc hội: Luật đa dạng sinh học 10. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Phương pháp nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nxb.Nông Nghiệp. 11. Plaudy.J (1987), Rừng nhiệt đới ẩm (Văn Tùng dịch), Tổng luận chuyên đề số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp. 12. Richards P.W (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 13. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997): Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  54. 45 (2003): Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, trang 528. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Lê Phương Triều (2003), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài trai lý tại vườn quốc gia Cúc Phương”, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, viện KH Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 16. Đặng Kim Vui và cs (2013) Giảo tình Kỹ thuật lâm sinh, Nxb Nông nghiệp
  55. PHỤ LỤC Phụ lục 1. PHIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY GỖ OTC số: Độ cao: Độ dốc: Tọa độ: Trạng thái rừng: Địa hình: Độ tàn che: Ngày điều tra: Người điều tra: Địa điểm điều tra: D (cm) H (m) Chất lượng Dt Ghi STT Tên loài Chu D1,3 Hvn Hdc (m) T TB X chú vi 1 2 3 4 5 *Ghi chú: - Ghi rõ tên loài cây, nếu không xác định được ghi sp1, sp2 và lấy mẫu để giám định. - Dt được đo theo hai hướng Đông Tây – Nam Bắc và lấy giá trị trung bình.
  56. Phụ lục 2. PHIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY TÁI SINH OTC: Độ cao: Độ dốc: Tọa độ: Trạng thái rừng: Địa hình: Độ tàn che: Ngày điều tra: Người điều tra: Địa điểm điều tra: OD Tên Phân bố số cây theo cấp chiều cao (m) Nguồn Chất lượng Ghi B loài gốc TS ST chú 3 T Tb X C H Phụ lục 3. PHIẾU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY BỤI, THẢM TƯƠI ÔTC số: Trạng thái rừng: Độ dốc: Hướng phơi: Ngày điều tra: Người điều tra: Địa điểm điều tra: Dạng Số Sinh trưởng (%) thân Hvn Độ che phủ ÔDB Tên loài lượng (khóm, (m) T TB X (%) (cây) bụi)
  57. Phụ lục 4. ĐIỀU TRA KHOẢNG CÁCH GIỮA CÂY TÁI SINH OTC số: Độ cao: Độ dốc: Tọa độ: Trạng thái rừng: Địa hình: Độ tàn che: Ngày điều tra: Người điều tra: Địa điểm điều tra: TT Cây tái sinh gần Cây tái sinh bất kỳ nhất K/C (m) Phụ lục 5. MẪU PHIỂU ĐIỀU TRA CÂY LÔI KHOAI TÁI SINH DƯỚI TÁN CÂY MẸ OTC số: Cây mẹ số: D1,3 = Hvn = Dt = Tọa độ: Độ dốc: Địa hình: Ngày nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: Người nghiên cứu: Vị trí ODB Phân bố số cây theo cấp chiều cao (m) Nguồn gốc Chất lượng K/c đo tới 3 T Tb X cây 5 1 1,5 2 2,5 3 C H mẹ (m) Trong tán Ngoài tán
  58. Phụ lục 6. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ MÔ TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT OTC số: .Vị trí phẫu diện: Độ dốc: Độ cao: Trạng thái rừng: Địa điểm nghiên cứu: Mô tả đặc trưng các tầng đất Độ Tầng Tỷ lệ Ghi sâu Màu T.phần Kết Độ Độ Tỷ lệ đất đá chú (cm) sắc cơ giới cấu chặt ẩm rễ cây lẫn Phụ lục 7: Công thức tổ thành của các ô tiêu chuẩn OTC 1: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Ni% Gi% IVI% 1 Sau Sấu 2153.4 2 5.56 16.56 11.06 2 Blt Bứa lá thuôn 724.2685 2 5.56 5.57 5.56 3 Mdi Mán đỉa 582.2655 2 5.56 4.48 5.02 4 Dga Dẻ gai 757.2527 1 2.78 5.82 4.30 5 Ga Gạo 741.799 1 2.78 5.70 4.24 6 So Sơn 361.8308 2 5.56 2.78 4.17 7 Lok Lôi khoai 342.0731 2 5.56 2.63 4.09 8 Nga Ngăm 649.5418 1 2.78 5.00 3.89 9 Vt Vối thuốc 619.6818 1 2.78 4.77 3.77 10 Bba Bướm bạc 520.061 1 2.78 4.00 3.39 11 Lmu Lòng mức 518.7746 1 2.78 3.99 3.38
  59. 12 Rra Ràng ràng 419.8603 1 2.78 3.23 3.00 13 Moc Mộc cọng 411.8029 1 2.78 3.17 2.97 14 Che Chẹo 400.4277 1 2.78 3.08 2.93 15 Go Gội 349.0982 1 2.78 2.68 2.73 16 Bab Ba bét 344.8922 1 2.78 2.65 2.72 17 Cc Chân chim 312.1622 1 2.78 2.40 2.59 18 Mdi Mán đỉa 310.1707 1 2.78 2.39 2.58 19 Clt Côm lá to 308.1856 1 2.78 2.37 2.57 20 Lba Lọng bàng 295.4379 1 2.78 2.27 2.52 21 Nhoc Nhọc 292.5343 1 2.78 2.25 2.51 22 Che Chẹo 287.727 1 2.78 2.21 2.50 23 Gtru Găng trâu 272.611 1 2.78 2.10 2.44 24 Che Chẹo 203.1488 1 2.78 1.56 2.17 25 Mc Máu chó 199.146 1 2.78 1.53 2.15 26 Thba Thôi ba 150.0414 1 2.78 1.15 1.97 27 Xnhu Xoan nhừ 112.6179 1 2.78 0.87 1.82 28 Lna Lưỡi nai 110.2345 1 2.78 0.85 1.81 29 Nnc Nây năm cánh 109.6426 1 2.78 0.84 1.81 30 Sa Sảng 84.65777 1 2.78 0.65 1.71 31 Qru Quế rừng 58.07098 1 2.78 0.45 1.61 Tổng 13003.42 36 100.00 100.00 100.00 CTTT: 11.06Sa+5.56Blt+5.02Mdi+78.36Lk
  60. OTC 2: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Ni% Gi% IVI% 1 ng Ngát 888.71 2 6.06 10.15 8.11 2 Che Chẹo 822.80 2 6.06 9.40 7.73 3 Blo Bời lời 543.24 2 6.06 6.20 6.13 4 So Sơn 512.22 2 6.06 5.85 5.96 5 Mc Máu chó 421.92 2 6.06 4.82 5.44 6 Mdi Mán đỉa 398.39 2 6.06 4.55 5.31 7 Cc Chân chim 655.31 1 3.03 7.48 5.26 8 Khn Kháo hoa nhỏ 605.71 1 3.03 6.92 4.97 9 Vt Vối thuốc 602.93 1 3.03 6.89 4.96 10 Blt Bứa lá thuôn 518.77 1 3.03 5.93 4.48 11 Hoq Hoắc quang 175.52 2 6.06 2.00 4.03 12 Bld Bời lời đắng 361.87 1 3.03 4.13 3.58 13 Bab Ba bét 85.94 2 6.06 0.98 3.52 14 Sa Sảng 310.17 1 3.03 3.54 3.29 15 Ga Gạo 291.57 1 3.03 3.33 3.18 16 Go Gội 287.73 1 3.03 3.29 3.16 17 Bba Bướm bạc 220.40 1 3.03 2.52 2.77 18 Dxa Dẻ xanh 162.75 1 3.03 1.86 2.44 19 Moc Mộc cọng 158.45 1 3.03 1.81 2.42 20 Lok Lôi khoai 145.24 1 3.03 1.66 2.34 21 Lmu Lòng mức 145.24 1 3.03 1.66 2.34 22 Qru Quế rừng 130.66 1 3.03 1.49 2.26 23 Kha Kháo vàng bông 127.45 1 3.03 1.46 2.24 24 Cold Cà ổi lá đa 97.58 1 3.03 1.11 2.07 25 Bad Bã đậu 84.66 1 3.03 0.97 2.00 Tổng 8755.21 33 100.00 100.00 100.00 CTTT:8.11Ng+7.73Che+6.13Blo+5.95So+5.44Mc+5.31Mdi+5.26CC+56.07Lk
  61. OTC 3: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Ni% Gi% IVI% 1 Mdi Mán đỉa 1191.23 4 11.11 9.21 10.16 2 So Sơn 1058.68 3 8.33 8.18 8.26 3 Che Chẹo 989.90 3 8.33 7.65 7.99 4 Sau Sấu 1301.05 1 2.78 10.06 6.42 5 Nga Ngát 906.39 2 5.56 7.01 6.28 6 Thba Thôi ba 810.03 2 5.56 6.26 5.91 7 Dga Dẻ gai 761.17 2 5.56 5.88 5.72 8 Sau Sấu 843.46 1 2.78 6.52 4.65 9 Dxa Dẻ xanh 684.53 1 2.78 5.29 4.04 10 Lok Lôi khoai 313.37 2 5.56 2.42 3.99 11 Hoq Hoắc quang 471.07 1 2.78 3.64 3.21 12 Ga Gạo 462.53 1 2.78 3.58 3.18 13 Moc Mộc cọng 399.30 1 2.78 3.09 2.93 14 No Nóng 397.05 1 2.78 3.07 2.92 15 Khn Kháo hoa nhỏ 366.18 1 2.78 2.83 2.80 16 Mc Máu chó 349.10 1 2.78 2.70 2.74 17 Bab Ba bét 259.72 1 2.78 2.01 2.39 18 Blt Bứa lá thuôn 258.81 1 2.78 2.00 2.39 19 Ng Ngăm 258.81 1 2.78 2.00 2.39 20 Tllt Thần linh lá to 203.95 1 2.78 1.58 2.18 21 Sa Sảng 176.72 1 2.78 1.37 2.07 22 Nga Ngát 166.37 1 2.78 1.29 2.03 23 Sa Sảng 133.25 1 2.78 1.03 1.90 24 Bba Bướm bạc 127.45 1 2.78 0.99 1.88 25 Mtag Màng tang 44.37 1 2.78 0.34 1.56 Tổng 12934.47 36 100.00 100.00 100.00 CTTT: 10.16Mdi+8.26So+7.99Che+6.42Sa+6.28Ng+5.91Tb+5.72Dga+49.26Lk
  62. OTC 4: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Gi% Ni% IVI% 1 Mdi Mán đỉa 1068.474104 5 12.33 12.20 12.26 2 Vt Vối thuốc 652.8253148 3 7.53 7.32 7.43 3 Thba Thôi ba 529.2201659 3 6.11 7.32 6.71 4 Kh Kháo 731.864773 2 8.45 4.88 6.66 5 Bu Bứa 641.6325125 2 7.40 4.88 6.14 6 Blo Bời lời 541.7313149 2 6.25 4.88 5.56 7 Nho Nhội 422.3249604 2 4.87 4.88 4.88 8 Hoq Hoắc quang 416.4262556 2 4.81 4.88 4.84 9 Sba Sổ bà 323.8655799 2 3.74 4.88 4.31 10 So Sơn 304.4552166 2 3.51 4.88 4.20 11 Bab Ba bét 299.1212899 2 3.45 4.88 4.16 12 Ga Gạo 288.3267796 2 3.33 4.88 4.10 13 Cc Chân chim 243.9403203 2 2.82 4.88 3.85 14 Cda Cây đa 402.6899604 1 4.65 2.44 3.54 15 Rra Ràng ràng 398.1717358 1 4.59 2.44 3.52 16 Lok Lôi khoai 182.6479579 2 2.11 4.88 3.49 17 Tt Trám trắng 317.1686979 1 3.66 2.44 3.05 18 Tllt Thần linh lá to 295.4378853 1 3.41 2.44 2.92 19 Go Gội 216.2255684 1 2.50 2.44 2.47 20 Qru Quế rừng 179.729274 1 2.07 2.44 2.26 21 Lma Lòng mang 135.2153613 1 1.56 2.44 2.00 22 Dga Dẻ gai 74.10223031 1 0.86 2.44 1.65 Tổng 8665.597 41 100.00 100.00 100.00 CTTT: 12.26Mdi+7.43Vt+671Thba+6.66kh+6.14Bu+5.56Blo+55.23Lk
  63. OTC 5: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Ni% Gi% IVI% 1 Tllt Thần linh lá to 8517.793 1 2.86 40.54 21.70 2 Rra Ràng ràng 2592.354 4 11.43 12.34 11.88 3 Che Chẹo 2275.278 4 11.43 10.83 11.13 4 Dga Dẻ gai 1642.678 5 14.29 7.82 11.05 5 Nhru Nhãn rừng 1153.493 3 8.57 5.49 7.03 6 So Sơn 876.7403 3 8.57 4.17 6.37 7 Sau Sấu 690.4193 2 5.71 3.29 4.50 8 Dxa Dẻ xanh 548.4481 2 5.71 2.61 4.16 9 Mdi Mán đỉa 477.4725 2 5.71 2.27 3.99 10 Lok Lôi khoai 222.7448 2 5.71 1.06 3.39 11 Nga Ngát 623.9045 1 2.86 2.97 2.91 12 Ga Gạo 366.1769 1 2.86 1.74 2.30 13 Hsu Hoa sữa 245.3678 1 2.86 1.17 2.01 14 Mc Máu chó 232.2839 1 2.86 1.11 1.98 15 Bu Bứa 199.146 1 2.86 0.95 1.90 16 Hoq Hoắc quang 177.4662 1 2.86 0.84 1.85 17 Bld Bời lời đắng 167.0947 1 2.86 0.80 1.83 Tổng 21008.86 35 100.00 100.00 100.00 CTTT: 21.07Tllt+11.88Rra+11.13Che+11.05Dga+7.03Nhru+6.37So+30.83Lk
  64. OTC 6: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Ni% Gi% IVI% 1 Che Chẹo 1850.05 3 7.50 13.06 10.28 2 Tt Trám trắng 1178.53 4 10.00 8.32 9.16 3 Bu Bứa 1294.91 3 7.50 9.14 8.32 4 Rra Ràng ràng 1782.77 1 2.50 12.59 7.54 5 Nhru Nhãn rừng 1126.38 2 5.00 7.95 6.48 6 Dxa Dẻ xanh 632.60 3 7.50 4.47 5.98 7 So Sơn 445.09 3 7.50 3.14 5.32 8 Bd Bồ đề 726.05 2 5.00 5.13 5.06 9 Kh Kháo 645.01 2 5.00 4.55 4.78 10 Lma Lòng mang 591.02 2 5.00 4.17 4.59 11 Lmu Lòng mức 447.88 2 5.00 3.16 4.08 12 Dga Dẻ gai 749.51 1 2.50 5.29 3.90 13 Mdi Mán đỉa 389.43 2 5.00 2.75 3.87 14 Mc Máu chó 365.57 2 5.00 2.58 3.79 15 Su Súm 283.36 2 5.00 2.00 3.50 16 Sa Sảng 408.37 1 2.50 2.88 2.69 17 Blo Bời lời 362.94 1 2.50 2.56 2.53 18 De Dẻ 296.41 1 2.50 2.09 2.30 19 De Dẻ 288.69 1 2.50 2.04 2.27 20 Dga Dẻ gai 206.38 1 2.50 1.46 1.98 21 Lok Lôi khoai 94.81 1 2.50 0.67 1.58 Tổng 14165.73 40 100 100 100.00 CTTT: 10.28Ch+9.16Tt+8.32rra+6.48Nhru+5.98Dxa+5.32So+5.06Bd+41.58Lk
  65. OTC 7: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Ni% Gi% IVI% 1 Mdi Mán đỉa 530.04 4 10.00 5.80 7.90 2 Kh Kháo 933.09 2 5.00 10.20 7.60 3 Bu Bứa 831.12 2 5.00 9.09 7.04 4 Dau Sấu 833.65 1 2.50 9.12 5.81 5 Mc Máu chó 479.28 2 5.00 5.24 5.12 6 Dga Dẻ gai 447.11 2 5.00 4.89 4.94 7 Sru Sung rừng 615.47 1 2.50 6.73 4.62 8 Ga Gạo 605.71 1 2.50 6.62 4.56 9 Che Chẹo 276.55 2 5.00 3.02 4.01 10 Lmu Lòng mức 359.72 1 2.50 3.93 3.22 11 Rra Ràng ràng 354.39 1 2.50 3.88 3.19 12 Bab Ba bét 103.57 2 5.00 1.13 3.07 13 Mtag Màng tang 85.41 2 5.00 0.93 2.97 14 Tra Trâm 313.16 1 2.50 3.42 2.96 15 Tllt Thần linh lá to 308.19 1 2.50 3.37 2.94 16 Nho Nhội 292.53 1 2.50 3.20 2.85 17 So Sơn 269.82 1 2.50 2.95 2.73 18 Nga Ngăm 180.49 1 2.50 1.97 2.24 19 Hoq Hoắc quang 166.37 1 2.50 1.82 2.16 20 Vhe Chẹo 165.64 1 2.50 1.81 2.16 21 Vt Vối thuốc 144.56 1 2.50 1.58 2.04 22 Lok Lôi khoai 140.52 1 2.50 1.54 2.02 23 Thba Thôi ba 138.52 1 2.50 1.51 2.01 24 Bda Bã đậu 107.29 1 2.50 1.17 1.84 25 Bld Bời lời đắng 104.39 1 2.50 1.14 1.82 26 S Sảng 88.86 1 2.50 0.97 1.74 27 Cc Chân chim 84.14 1 2.50 0.92 1.71 28 Dxa Dẻ xanh 82.08 1 2.50 0.90 1.70 29 Qru Quế rừng 64.70 1 2.50 0.71 1.60 30 Bba Bướm bạc 38.55 1 2.50 0.42 1.46 Tổng 9144.92 40 100.00 100.00 100.00 CTTT: 7.90Mdi+7.60Kh+7.04Bu+5.81Sa+5.12Mc+66.53Lk
  66. OTC 8: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Ni% Gi% IVI% Blo 1 Bời lời 1280.57 3 8.57 9.10 8.84 Lma 2 Lòng mang 1239.91 3 8.57 8.81 8.69 Vt 3 Vối thuốc 1371.03 2 5.71 9.75 7.73 Tt 4 Trám trắng 1233.45 2 5.71 8.77 7.24 Hdth 5 Hoa dẻ thơm 1216.47 2 5.71 8.65 7.18 Lok 6 Lôi khoai 1037.89 2 5.71 7.38 6.55 7 Kh Kháo 859.32 2 5.71 6.11 5.91 8 Khn Kháo hoa nhỏ 742.81 2 5.71 5.28 5.50 9 Bu Bứa 591.11 2 5.71 4.20 4.96 10 Mdi Mán đỉa 560.77 2 5.71 3.99 4.85 11 Ng Ngăm 843.46 1 2.86 6.00 4.43 12 Xnhu Xoan nhừ 389.91 2 5.71 2.77 4.24 13 Pa Phay 208.01 2 5.71 1.48 3.60 14 Te Tếch 509.81 1 2.86 3.62 3.24 15 Don Đỏ ngọn 379.25 1 2.86 2.70 2.78 16 Rra Ràng ràng 360.80 1 2.86 2.56 2.71 17 Lah Lát hoa 336.56 1 2.86 2.39 2.62 18 Mra Mã rạng 308.19 1 2.86 2.19 2.52 19 Thba Thôi ba 288.69 1 2.86 2.05 2.45 20 Blo Bời lời 157.74 1 2.86 1.12 1.99 21 Bda Bã đậu 150.73 1 2.86 1.07 1.96 Tổng 14066.49 35 100.00 100.00 100.00 CTTT: 8.84Blo+8.69Lma+7.73Vt+7.24Ttra+7.18Hdth+6.55Lok+5.91Kh+5.50Khn+42.36Lk
  67. OTC 9: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Ni% Gi% IVI% 1 Thba Thôi ba 1202.59 3 8.82 15.67 12.25 2 Che Chẹo 685.91 2 5.88 8.94 7.41 3 Dxa Dẻ xanh 480.86 2 5.88 6.27 6.07 4 Bu Bứa 464.48 2 5.88 6.05 5.97 5 Mdi Mán đỉa 405.86 2 5.88 5.29 5.59 6 Vt Vối thuốc 394.85 2 5.88 5.14 5.51 7 Lok Lôi khoai 325.73 2 5.88 4.24 5.06 8 Xnhu Xoan nhừ 259.66 2 5.88 3.38 4.63 9 Tllt Thần linh lá to 366.18 1 2.94 4.77 3.86 10 Tta Trám trắng 350.15 1 2.94 4.56 3.75 11 Sa Sảng 310.17 1 2.94 4.04 3.49 12 Dxa Dẻ xanh 272.61 1 2.94 3.55 3.25 13 Rra Ràng ràng 267.05 1 2.94 3.48 3.21 14 Cc Chân chim 222.07 1 2.94 2.89 2.92 15 Ga Gạo 221.23 1 2.94 2.88 2.91 16 Mdi Mán đỉa 217.06 1 2.94 2.83 2.88 17 Dga Dẻ gai 199.15 1 2.94 2.59 2.77 18 Blo Bời lời 148.66 1 2.94 1.94 2.44 19 Nho Nhội 146.60 1 2.94 1.91 2.43 20 So Sơn 146.60 1 2.94 1.91 2.43 21 Hoq Hoắc quang 145.24 1 2.94 1.89 2.42 22 Mco Máu chó 143.88 1 2.94 1.87 2.41 23 Kh Kháo 129.37 1 2.94 1.69 2.31 24 Mdi Mán đỉa 85.18 1 2.94 1.11 2.03 25 Bld Bời lời đắng 83.62 1 2.94 1.09 2.02 Tổng 7674.78 34 100.00 100.00 100.00 CTTT: 12.25Thba+7.41Che+607Dx+5.97Bu+5.59Mdi+5,51Vt+5,06lok+52.14lk
  68. OTC 10: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Ni% Gi% IVI% 1 Nga Ngát 2194.526896 4 10.81 18.74 14.78 2 Sau Sấu 1290.887538 1 2.70 11.03 6.86 3 Cc Chân chim 625.5574465 2 5.41 5.34 5.37 4 Dga Dẻ gai 758.8068384 1 2.70 6.48 4.59 5 Che Chẹo 439.2372362 2 5.41 3.75 4.58 6 Kh Kháo 752.5998556 1 2.70 6.43 4.57 7 Hoq Hoắc quang 399.567351 2 5.41 3.41 4.41 8 Sa Sảng 342.1941821 2 5.41 2.92 4.16 9 Lok Lôi khoai 310.7195535 2 5.41 2.65 4.03 10 Dxa Dẻ xanh 540.8614451 1 2.70 4.62 3.66 11 Sba Sổ bà 521.349119 1 2.70 4.45 3.58 12 Rra Ràng ràng 361.8690113 1 2.70 3.09 2.90 13 Dxa Dẻ gai 360.7960126 1 2.70 3.08 2.89 14 Bu Bứa 348.0442953 1 2.70 2.97 2.84 15 Bba Bướm bạc 286.7702544 1 2.70 2.45 2.58 16 Nga Ngăm 280.1179811 1 2.70 2.39 2.55 17 No Nóng 240.9666721 1 2.70 2.06 2.38 18 Bad Bã đậu 221.2344888 1 2.70 1.89 2.30 19 Bb Ba bét 192.824319 1 2.70 1.65 2.17 20 Moc Mộc cọng 192.0412769 1 2.70 1.64 2.17 21 Tta Trám trắng 167.0946545 1 2.70 1.43 2.06 22 Kh Kháo 158.4533109 1 2.70 1.35 2.03 23 Lmu Lòng mức 147.288389 1 2.70 1.26 1.98 24 Du Dung 139.1823498 1 2.70 1.19 1.95 25 Blo Bời lời 112.0196306 1 2.70 0.96 1.83 26 Mdi Mán đỉa 112.0196306 1 2.70 0.96 1.83 27 Xnhu Xoan nhừ 84.13918922 1 2.70 0.72 1.71 28 Clt Cốm lá thon 65.15738813 1 2.70 0.56 1.63 29 Mtag Màng tang 62.00689825 1 2.70 0.53 1.62 Tổng 11708.33 37 100.00 100.00 100.00 CTTT: 14.78Nga+6.86Sa+5.37Cc+72.98Lk
  69. OTC 11: TT Ký hiệu Loài Ni Gi Ni% Gi% IVI% 1 Lok Lôi khoai 6 969.71 17.14 13.89 15.52 2 Bu Bứa 3 917.41 8.57 13.14 10.86 Mdi 3 mán đỉa 3 708.42 8.57 10.15 9.36 4 Sa Sảng 2 322.69 5.71 4.62 5.17 5 Dga Dẻ gai 1 518.77 2.86 7.43 5.14 6 Thba Thôi ba 2 165.46 5.71 2.37 4.04 7 Dxa Dẻ xanh 1 352.27 2.86 5.05 3.95 8 Ga Gạo 1 349.10 2.86 5.00 3.93 9 Lma Lòng mang 1 312.16 2.86 4.47 3.66 10 Che Chẹo 1 285.82 2.86 4.09 3.48 11 Bba Bướm bạc 1 260.63 2.86 3.73 3.30 12 Bld Bời lời đắng 1 219.56 2.86 3.15 3.00 13 Kh Kháo 1 187.38 2.86 2.68 2.77 14 Vt Vối thuốc 1 183.53 2.86 2.63 2.74 15 So Sơn 1 182.01 2.86 2.61 2.73 16 Nhru Nhãn rừng 1 177.47 2.86 2.54 2.70 17 Nho Nhội 1 161.31 2.86 2.31 2.58 18 Xnhu Xoan nhừ 1 161.31 2.86 2.31 2.58 19 Hoq Hoắc quang 1 128.09 2.86 1.83 2.35 20 Mtag Màng tang 1 91.54 2.86 1.31 2.08 21 Blo Bời lời 1 84.14 2.86 1.21 2.03 22 No Nóng 1 83.62 2.86 1.20 2.03 23 So Sơn 1 82.08 2.86 1.18 2.02 24 Rar Ràng ràng 1 76.06 2.86 1.09 1.97 Tổng 6980.53 35 100.00 100.00 100.00 CTTT: 15.52Lok+10.86Bu+9.36Mdi+5.17Sng+5.14Dga+58.37Lk
  70. OTC 12: TT Ký hiệu Loài Gi Ni Ni% Gi% IVI% 1 Cc Chân chim 6174.7 11 25.00 31.50 28.25 2 Kh Kháo 3724.991 5 11.36 19.00 15.18 3 Vt Vối thuốc 1904.979 4 9.09 9.72 9.40 4 Thba Thôi ba 1819.119 2 4.55 9.28 6.91 5 Qru Quế rừng 1285.071 3 6.82 6.55 6.69 6 Blo Bời lời 1011.494 3 6.82 5.16 5.99 7 Nho Nhội 312.1279 3 6.82 1.59 4.21 8 Tra Trâm 936.0309 1 2.27 4.77 3.52 9 Nho Nhội 266.0153 2 4.55 1.36 2.95 10 Sba Sổ bà 192.144 2 4.55 0.98 2.76 11 Bd Bồ đề 538.2391 1 2.27 2.75 2.51 12 Hoq Hoắc quang 403.8235 1 2.27 2.06 2.17 13 Mdi Mán đỉa 260.6296 1 2.27 1.33 1.80 14 Bu Bứa 228.0023 1 2.27 1.16 1.72 15 Su Súm 203.1488 1 2.27 1.04 1.65 16 Go Gội 139.8491 1 2.27 0.71 1.49 17 Lok Lôi khoai 110.8279 1 2.27 0.57 1.42 18 Blt Bùi lá tròn 93.71732 1 2.27 0.48 1.38 Tổng 19604.91 44 100.00 100.00 100.00 CTTT: 28.25Cc+15,18Kh+9.40Vt+6.91Tb+6.69Qru+5.99Blo+27.58Lk
  71. Phụ lục 8: Một số hình ảnh nghiên cứu của đề tài.