Khóa luận Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái

pdf 58 trang thiennha21 19/04/2022 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_ve_da_dang_tai_nguyen_cay_thuoc_cua_ngu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HỜ A BÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI H'MÔNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Sinh Thái bảo tồn Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HỜ A BÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI H'MÔNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Sinh Thái bảo tồn Lớp : K47 - STBTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Ngọc Sơn Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại 2 xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy T.S Hồ Ngọc Sơn. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khỏa. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có gì sai sót thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, tháng năm 2019 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! TS. Hồ Ngọc Sơn Hờ A Bình XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường thì thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và quan trọng cho mỗi sinh viên. Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu, tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất, là cơ hội cho sinh viên tự hoàn thiện kiến thức của bản thân đã được học tập tại trường trong thời gian qua. Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài. “Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái ”.Tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt những năm qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Hồ Ngọc Sơn người đã tận tình bảo ban hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền tại địa phương và người dân tại 2 xã Chế Cu Nha và Chế Tạo đã huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Vì thời gian thực tập ngắn, trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2019 Sinh viên Hờ A Bình
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa về mặt khoa học 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới 4 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam 6 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 8 2.3.1. Địa lý tự nhiên 8 2.3.2. Địa hình địa thế 8 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 10 3.3. Nội dung nghiên cứu 10 3.4. Phương pháp nghiên cứu 10 3.4.1. Tiêu chí chọn xã 10 3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa 12 3.4.3. Phương pháp định danh tên cây 14 3.4.4. Phương pháp thu thập mẫu 14 3.4.5. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc 15 3.4.6. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp 16 PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 4.1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc 17
  6. iv 4.1.1. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc 19 4.1.2. Đa dạng về môi trường sống của cây thuốc 20 4.1.3. Đa dạng về bộ phận sử dụng của nguồn cây thuốc 21 4.1.4. Đa dạng về cách chế biến cây thuốc 23 4.1.5. Đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc 23 4.3. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn 25 4.3. Hiện trạng khai thác cây thuốc 26 4.4. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc 27 4.4.1. Giải pháp bảo tồn 27 4.4.2. Phát triển tài nguyên cây thuốc 27 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29 5.1. Kết luận 29 5.2. Tồn tại 29 5.3. Đề nghị 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC 1 36
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Số loài cây thuốc đã phát hiện được ở khu vực nghiên cứu 17 Bảng 4.2. Số lượng họ, loài, loài thuộc 2 lớp trong ngành Ngọc lan 17 Bảng 4.4. Số họ được sử dụng nhiều nhất trong các họ 19 Bảng 4.5. Đa dạng về dạng sống 19 Bảng 4.6. Đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc 21 Bảng 4.7. Đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc 21 Bảng 4.8. Đa dạng tần số các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc 22 Bảng 4.9. Các nhóm bệnh cụ thể 24 Bảng 4.10. Danh mục cây thuốc thuộc diện cần bảo vệ 25
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài 15 Hình 4.1. Một số loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc H'mông 18
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á nóng và ẩm, Việt Nam có nền khí hậu đa dạng, thay đổi từ điều kiện nhiệt đới khó điển hình ở những vùng thấp phía nam đến khí hậu mang tính chất á nhiệt đới núi cao ở các tỉnh phía Bắc và các vùng núi cao trên 1000m. Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên ấy đã tạo nên ở Việt Nam tính đa dạng sinh học rất cao với nguồn tài nguyên động, thực vật vô cùng phong phú. Riêng về hệ thực vật, theo ước tính của nhà khoa học trong nước Việt Nam có khoảng 12000 loài thực vật bậc cao có mạch, 600 loài nấm, 800 loàirêu và hàng trăm loài tảo lớn. Trong số này, mới có 10.500 loài được mô tả (1996) riêng nhóm thực vật bậc cao có mạch đã có tới 10.073 loài thuộc 2.835 chi, 385 họ. Thống kê về các nhóm cây cho biết có 749 loài cho gỗ và củi, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây, 600 loài có tannin, 260 loài cho dầu béo, 160 loài cho tinh dầu, 70 loài cho nhựa thơm và vài trăm loài khác là nhóm cây lương thực, thực phẩm. Riêng cây thuốc, theo kết quả 20 năm điều tra của viện Dược liệu công bố năm 1985, ở Việt Nam có 1.863 loài phân bố trong 1.033 chi, 236 họ của 11 ngành thực vật. Con số này đến nay đã được Viện Dược liệu bổ sung lên hơn 2.000 loài. Võ Văn Chi (1997) đã tập hợp trong bộ từ điển cây thuốc của mình tới 3.200 loài thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc ở Việt Nam. Như vậy, mặc dù thống kê chưa đầy đủ, song cũng có cơ sở để khẳng định rằng cây làm thuốc chiếm tỉ lệ rất cao so với các nhóm cây có ích khác trong nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam. Tính phong phú này còn thể hiện rõ nét ở sự phân bố rộng rãi của cây thuốc. Cây làm thuốc chính là những loài cây cỏ thường thấy trong vườn nhà, quanh nơi ở cũng nhưng trên các quần thể thực vật hoang dã ở đồi núi, đồng cỏ và đặc biệt trong các quần
  10. 2 thể rừng từ ngàn xưa, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã biết sử dụng nguồn cây cỏ có sẵn để làm thuốc phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nền y học dân tộc đã hình thành và phát triển thành một nên y học thành văn với kinh nghiệm dùng cây thuốc trong nhân dân ngày càng phong phú. Ngày nay, trên thế giới đang có xu thế quan tâm trở lại với việc dùng các thuốc từ thảo mộc và hợp chất thiên nhiên để phòng chữa bệnh. Ở Việt Nam, những năm gần đây, nhu cầu dùng thuốc cổ truyền, thuốc từ thảo mộc cũng ngày càng tăng. Người H’mông là một dân tộc có dân số tương đối đông Ở Việt Nam, người H’mông có tính đến năm 01/04/2009 là 1.068.189 chiếm khoảng 11.2443% so với dân số Việt Nam[18]. Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc H’mông là một trong những dân tộc ít bị mai một hơn về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, để phát triển mà không bị hoà tan, mất bản sắc, thì việc bảo tồn văn hoá dân tộc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tâm huyết, bền bỉ, lâu dài. Có như thế những giá trị văn hoá sẽ mãi mãi được gìn giữ và phát huy. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác và phát triển nguồn dược liệu trong nước là việc làm cần thiết. Đối với các cộng đồng dân tộc ở xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, trong đó có dân tộc H'mông họ có những bài thuốc, kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng hiệu quả trong việc chữa bệnh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ghi nhận và gìn giữ vốn kiến thức quýbáu trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc H'mông. Xuấtphát từ những yêu cầu thực tế trên nghiên cứu " Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái" là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu - Đánh giá được tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc người H'mông tại xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
  11. 3 - Xác định xem người H'mông họ sử dụng các loài cây thuốc gì để chữa những bệnh gồm nhiều loài hai một loài - Xác định xem họ sử những bộ phận nào của cây, thành phần nào của cây dùng cho các bài thuốc chữa bệnh của họ. - Xác định được mức độ đa dạng của cây dược liệu có ở địa phương nghiên cứu - Xác định nơi sống của loài cây dược liệu là trên địa hình thấp hay là cao - Xác định được những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện có ở khu vực nghiên cứu. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Xác định tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng các dân tộc tại xã Chế Cu Nha, xã Chế Tạo của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái - Xác định được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao tại khu vực nghiên cứu. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả thu được sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc của cộng đồng các dân tộc xã trong khu vực huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái - Qua việc điều tra có thểthấy được tầm quan trọng của cây thuốc từ đó có thể nhân giống và bảo tồn các loài cây dược liệu quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng - Những kết quả của đề tài là cơ sở để phát triển các ngành khoa học về giống cây rừng, giống cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, dược liệu
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cho mục đích chữa bệnh của người dân bản địa ở các khu vực, các quốc gia được các nhà khoa học thực hiện trên khắp các châu lục trên thế giới: Châu Á là châu lục có nhiều dân tộc bản địa sinh sống, với vốn tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã có những nghiên cứu cụ thể ở các cộng đồng người, các khu vực khác nhau như: “Nghiên cứu việc sử dụng truyền thống cây thuốc giữa các cộng đồng của vùng Chhota Bhangal, phía Tây dãy Hymalaya”, theo nghiên cứu của nhóm tác giả Sanjay Kr Uniyal, KN Singh, Pankaj Jamwal, Brij Lal năm 2006, đã tìm thấy 35 loài thực vật thường được người dân địa phương sử dụng trong việc chữa các bệnh khác nhau [23]. “Việc sử dụng cây thuốc của các thầy lang ở Kancheepuram quận Tamil Nadu, Ấn Độ”, của nhóm tác giả Chellaiah Muthu, Muniappan Ayyanar, Nagappan Raja, Savarimuthu Ignacimuthu năm 2006, đã tìm thấy 85 loài thực vật thuộc 76 chi và 41 họ để điều trị các bệnh khác nhau, các cây thuốc đã được ghi nhận chủ yếu được sử dụng để chữa các bệnh về da, rắn độc cắn, đau bụng và rối loạn thần kinh [21]. “Cây thuốc được sử dụng bởi các nhóm dân tộc Yi, ở trung tâm Vân Nam, Trung Quốc”, của các tác giả Chunlin Long, Sumei Li, Bo Long, Yana Shi, Benxi Liu năm 2009, đã tìm thấy 116 loài cây thuốc thuộc 58 chi được người dân địa phương sử dụng trong việc điều trị các bệnh hoặc rối loạn khác nhau, đặc biệt là những bệnh liên quan đến chấn thương, rối loạn tiêu hóa và cảm lạnh thông thường [18]. “Cây thuốc được sử dụng bởi người Tây Tạng ở Shangri-la, Vân Nam, Trung Quốc”, các tác giả Yanchun Liu, Zhiling Dao, Chunyan Yang, Yitao Liu, Chunlin Dai năm 2009, đã ghi nhận và thu thập 68
  13. 5 loài cây thuốc trong 64 chi thuộc 40 họ được người Tây Tạng sử dụng để chữa các bệnh khác nhau [24]. Harsha và cs. (2002) nghiên cứu tri thức thực vật dân tộc tại huyện Uttara Kannada, bang Karnataka Ấn Độ [28]. Kết quả cho thấy có 45 loài cây thuộc 26 họ được cộng đồng người Kunabis sử dụng làm thuốc. Các loài được sử dụng để chữa trị một số bệnh như sốt, ho, bệnh ngoài da, thấp khớp, rắn cắn, bệnh vàng da, kiết lỵ, Parinitha và cs. (2005) nghiên cứu kiến thức sử dụng các loài cây thuốc của các cộng đồng tại huyện Shimoga, bang Karnataka, Ấn độ [31]. Kết quả cho thấy có 47 loài thực vật thuộc 46 chi trong 28 họ được sử dụng để điều trị 9 bệnh nhiễm trùng và 16 bệnh không truyền nhiễm. Mười hai tuyên bố mới về kiến thức ethnomedical đã được báo cáo và có công thức mà là tương tự như mô tả đã có trong văn học. Muthu và cs. (2006) nghiên cứu cây thuốc được sử dụng bởi các thầy lang ở Kancheepuram, bang Tamil, Ấn độ [30]. Kết quả cho thấy, những thầy lang sử dụng 85 loài thực vật thuộc 76 chi và 41 họ để điều trị các bệnh khác nhau. Các cây thuốc đã được ghi nhận chủ yếu được sử dụng để chữa trị các bệnh về da, rắn độc cắn, đau bụng và rối loạn thần kinh. Uniyal và cs. (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc của các bộ lạc ở khu vực phía Tây dãy Himalaya [33]. Kết quả cho thấy, có 35 loài thực vật thường được sử dụng bởi người dân địa phương trong việc chữa các bệnh khác nhau. Có đến 45% loài cây, người dân đã sử dụng phần dưới đất để làm thuốc. Sajem và Gosai (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng các loài cây thuốc của tộc người Jaintia ở Ấn độ [32]. Kết quả cho thấy cộng đồng sử dụng 39 loài thuộc 27 họ và 35 chi. Để trị nhiều loại bệnh, việc sử dụng các bộ phận của cây trên mặt đất chiếm tỷ lệ cao hơn (76,59%) so với các bộ phận dưới mặt đất (23,41%). Lá đã được sử dụng trong đa số các trường hợp (23 loài),
  14. 6 tiếp theo là quả (4 loài). Tổng cộng có 30 loại bệnh đã được báo cáo được chữa khỏi bằng cách sử dụng 39 loài cây thuốc. Koushalya Nandan Singh (2013) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc ở phía Tây dãy Himalaya, Ấn độ [29]. Kết quả ghi nhận có 86 loài thực vật thuộc 69 chi và 34 họ được sử dụng để chữa trị khoảng 70 bệnh khác nhau. Các loài thực vật được sử dụng trong các bài thuốc thảo dược chủ yếu thuộc về các họ Asteraceae, Lammiaceae, Gentianaceae, và Polygonaceae. Hầu hết các loại thuốc được sử dụng dưới dạng bột, một số là nước ép trái cây và dịch triết. Trong số các bộ phận của cây, lá đã được ghi nhận được sử dụng phổ biến, tiếp theo là hoa. 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên thuốc. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triểnnguồndượcliệu , cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dược tự nhiên. Thế kỷ XVIII, Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1729 – 1791) đã thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập “Lĩnh Nam bản thảo” nội dung gồm 496 vị thuốc Nam của “Nam dược thần hiệu” và phát hiện thêm hơn 300 vị nữa. Tác giả đã để lại bộ sách thuốc rất có giá trị là: “Tân Hoa Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh dương an toàn trạch” gọi tắt là “Lãn Ông Y Nghiệp” hay “Lãn Ông Y Tập” gồm 66 quyển (Nguyễn Nhân Thống, 2008) [25]. Suốt 30 năm của cuộc dời mình, tác giả đã xây dựng được nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam toàn diện cả về lý luận, phương pháp điều trị và dược liệu. Ngoài các bộ sách trên, còn kể đến tập “Vạn phương thập nghiệm” của Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản 1763. Tập “Nam bang
  15. 7 thảo mộc” của Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm 1858 (Lê Trần Đức, 1997) [11]. Thời kỳ Tây Sơn (1788 – 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập “Nam dược” với 590 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền (Lê Trần Đức, 1997) [11]. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Năm 1976, để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc, dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn sách “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”[7]. Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới được phát hiện[7]. Viện dược liệu đã cho xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong nhiều năm, cuốn “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”; “Danh lục cây thuốc Việt Nam”; “Atlas – Bản đồ cây thuốc”, đã thống kê và công bố một danh sách về cây thuốc từ năm 1961 – 1972 ở miền Bắc là 1.114 loài, từ năm 1977 – 1985 ở miền Nam là 1.119 loài [7]. Theo kết luận của Viện Dược liệu, trong quá trình thu thập và nghiên cứu về cây thuốc cho thấy, các cây thuốc hiện nay ở Việt Nam biết đến chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và trong số trên 2000 loài và dưới loài cây thuốc có tới gần 90% cây thuốc là các cây mọc tự nhiên và được phân bố chủ yếu trong các quần thể rừng với trữ lượng lớn, khoảng 10% là cây thuốc được đem về trồng ngay tại nhà [23]. Trong những năm từ 2000 đến nay, đã có nhiều cuốn sách và các tài liệu về cây thuốc được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người quan tâm tới cây thuốc trên khắp đất nước Việt Nam như: “577 bài thuốc dân gian gia truyền” của Âu Anh Khâm [7]; “Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương thang chữa bệnh” (2001) [1] và cuốn “Thuốc bệnh 24 chuyên khoa” (2006) [2].
  16. 8 Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về gan, bệnh về xương Lưu Đàm Cư và cộng sự (2004) [7] khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H’mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại được 4 nhóm theo công dụng: cây lương thực – thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả. Trong nhóm này cây làm thuốc đã thống kê được 657 loài thuộc 118 họ mà người H’mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc. Nguyễn Thị Thủy và Phạm Văn Thỉnh (2004) [26] đã xây dựng các mô hình vườn bảo tồn cây thuốc ở vùng cao Sa Pa, như vườn rừng, trang trại, vườn các hộ gia đình. Bước đầu đã bảo tồn được 52 loài cây thuốc thuộc 28 họ, trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc, các bài thuốc không những mang lại những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn sâu sắc mà còn đóng góp và công tác bảo tồn nguồn dược liệu nước nhà, bảo tồn những bài thuốc hay. Nhằm góp phần, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 2.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1.Địa lý tự nhiên Huyện Mù Cang Chải có diện tích tự nhiên là 1.199,08km2; phía Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai; phía tây giáp huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu; phía nam giáp huyện Mường La tỉnh Sơn La; phía đông giáp huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Văn Yên tỉnh Yên Bái. Đỉnh núi cao nhất là đinh Lùng Cúng (xã Nậm Có) cao hơn 2.900 m. Trước đây vùng núi Mù Cang Chải có rừng trùng điệp, bốn mùa xanh tốt, có nhiều loại gồ quý như sến, táu, pơ mu, trầm hương, dổi, thông 2.3.2. Địa hình địa thế Ở đây có một hệ thống khe, suối khá phong phú. Chạy dọc theo quốc lộ 32 là suối Nậm Kim. bắt nguồn từ đinh Nả Háng Tâu (giáp Cao Phạ) chảy qua các xã Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề. Kim
  17. 9 Nọi, Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn xuống Than Uyên. Đây là con suối dài và lớn nhất huyện. Suối Nậm Kim cung cấp nguồn nước lớn cho sản xuất, sinh hoạt. Thời điểm năm 2017, trên dòng suối Nậm Kim có 04 công trình thủy điện hoà vào điện lưới quốc gia (thủy điện Khao Mang thượng, Khao Mang hạ công suất 54MW; thủy điện Hồ Bốn 18 MW; thủy điện Mường Kim 13,5 MW). 2.3.3. Khí hậu, thủy văn Nằm khuất bên sườn tây của dãy Hoàng Liên Sơn, lại ở vị trí xa biển, khí hậu ở Mù Cang Chải có những đặc điểm riêng biệt của khí hậu vùng Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 19,6°C, mùa hè cao nhất là 33°C, mùa đông thấp nhất là 00C. Ở vị trí sâu trong nội địa nên Mù Cang Chải chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng. Vào thời kỳ đầu mùa hạ, trong các thung lũng hình thành do hiệu ứng “fơn” (còn gọi là gió Lào) của các dãy núi vùng biên giới Việt - Lào đến với luồng gió từ phía Tây thổi sang. Bình quân 1 năm có trên 40 ngày khô nóng, trong đó có 10 ngày khô nóng đặc biệt. Lượng mưa trung bình ở Mù Cang Chải là 1.990mm/năm. Mùa mưa ở đây bắt đầu sớm, từ tháng tư và kết thúc vào tháng chín. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Độ ẩm Mù Cang Chải trung bình năm là 55%, vùng rẻo cao là 70 - 75%. Sương mù là một hiện tượng khá phổ biến ở Mù Cang Chải trong suốt mùa đông. Do độ ẩm không cao, ít mây nên Mù Cang Chải có nhiều nắng. Số giờ nắng một năm là gần 1.800giờ. Thời kỳ nhiều nắng nhất trong năm là cuối mùa đông và đầu mùa hạ. 2.3.4. Địa chất, thổ nhưỡng Đất đai ờ Mù Cang Chải được chia làm 4 loại chính, chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ phân bổ ở độ cao 900m trở lên. Đất đai, thổ nhưỡng ở đây thích hợp cho nhiều loại cây sinh trưởng và phát triển.
  18. 10 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:Các loài thực vật được cộng đồng người H'mông tại 2 xã Chế Cu Nha, xã Chế Tạo sử dụng làm chuốc chữa bệnh; kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng người H'mông tại huyện Mù Cang Chải - Địa điểm nghiên cứu:Xã Chế Cu Nha và Xã Chế Tạo thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành -Địa điểm: Xã Chế Cu Nha và Xã Chế Tạo thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. - Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 1 đến tháng 5/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 1. Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc 2. Hiện trạng khái thác tài nguyên cây thuốc: Phỏng vấn và quan sát 3. Xác định những cây thuốc quý thuộc diện cần bảo tồn: đánh giá mức độ quý hiếm của các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu. 4. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Tiêu chí chọn xã Mù Cang Chải là một huyện nghèo của Tỉnh Yên Bái đa số là người H'mông nên sống ở nhiều nơi khác nhau nên sẽ tiến hành điều tra tại 2 xã như sau: 1. XãChế Cu Nha có diện tích 43,19 km², dân số năm2018là 2.091 người, mật độ dân số đạt 48 người/km². Xã Chế Cu Nha các thôn đều là người H’mông sinh sống với nhau. Chế Cu Nha nằm ở vùng thấp của huyện Mù Cang Chải chủ yếu là đồi núi thấp
  19. 11 ítcây gỗ to. Xã cách thị trấn 5km và không thuộc trong khu bảo tồn của các loài sinh cảnh của huyện. Về địa hình là núi là chủ yếu với mật độ rừng hiện nay còn ít chủ yếu là rừng trồng và rừng tự nhiên bị khai thác nhiều, mà đông người dân sinh sống nên việc khai thác các loại cây dược liệu sẽ nhiều, mức độ khai thác cây dược liệu gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm các cây dược liệu về chữa bệnh và việc khai thác cây dược liệu không đúng cách sẽ làm mất đi tính đa dạng của cây và các cây dược liệu quý hiếm có khả năng cạn kiệt và khó tái tạo được như cũ vì mức độ khai thác quá nhiều. 2. Xã Chế Tạo có diện tích 235,4 km², dân số năm 2018 là 1.531 người, mật độ dân số đạt 7 người/km². Xã Chế Tạo cách trung tâm huyện Mù Cang Chải 30km về địa lý giữa 2 xã cách nhau khoản 35km. Xã Chế Tạo là một xã nằm trong bên trong vùng đệm và vùng lõi của khu bảo tồn các loài sinh cảnh của huyện Mù Cang Chải, vì nằm trong khu bảo tồn nên việc bảo về rừng rất tốt và chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng già nên việc sử dụng cây dượcliệu sẽ nhiều hơn vì trong đấy đi lại xa nên người dân ốm đau họ sẽ tự dùng cây dược liệu để chữa bệnh cho bản thân mình và người nhà. Nằm trong khu bảo tồn nên việc hái và lấy cây dược liệu sẽ dễ dàng hơn và sẽ đa dạng về cây dược liệu hơn. * Lý do chọn tiêu chí xã: - Xã Chế Cu Nha Nằm ở phía Bắc của huyện Mù Cang Chải, xã Chế Cu Nha không nằm trong khu vực bảo tồn, diện tích rừng hiện nay còn ít và không phải rừng già, và mật độ dân số đông hơn so với xã Chế tạo, gần trung tâm huyện nên hiện trạng khai thác các loài cây dược liệu quý hiếm mang đi bán còn rất thường xuyên diễn ra, vì lực lượng và công tác bảo tồn còn hạn chế. Do gần huyện nên người dân chủ yếu dùng thuốc Bắc là nhiều nên ít dùng thuốc Nam
  20. 12 - Xã Chế Tạo nằm ở Phía Nam của huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm huyên 35 km, xã Chế Tạo nằm trong khu vực bảo tồn các loài sinh cảnh của huyện Mù Cang Chải, vì nằm trong khu bảo tồn nên với diện tích rừng nhiều và còn nhiều rừng già hơn so với xã Chế Cu Nha, vì nằm trong khu vực bảo tồn nên đa dạng về các loài cây dược liệu khá là phong phú có thể nói xã Chế tạo với diện tích rừng lớn nhất của huyện Mù Cang Chải và dân số ít nhất so với các số còn lại vì nằm trong khu vực bảo tồn nên người dân ít khai thác cây dược liệu mang đi bán vì vậy xã này còn đa dạng về cây dược liệu và còn bảo tồn được các loài cây dược liệu quý hiếm. Do nằm trong khu vực bảo tồn nên đi lại khó khăn nên người dân chủ yếu là lấy thuốc chính tại địa phương mình sinh sống chủ yếu là các loài cây dược liệu có tại địa phương. - Để so sánhnhận biết được xã nào sẽ nhiều người biết sử dụng cây dược liệu cho việc điều trị và chữa bệnh, mức độ sử dụng cây ra làm sao,mức độ khai thác của 2 xã nhiều hay ít, điều tra được chỗ nào sẽ có nhiều dược liệu hơn, và phương pháp sử dụng của 2 xã có giống nhau không và phương pháp lấy thuốc có giống nhau, vv 3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa *Phương pháp điều tra cây thuốc trên tuyến: Tuyến điều tra có thể được xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, người ta lấy trung tâm cộng đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau.Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực sẵn có. Trên các tuyến thống kê, mô tả các loài thực vật sử dụng làm thuốc, cụ thể chia làm 6 tuyến với chiều dài gần 33 km chia ra như sau: Tuyến 1:UBND xã Chế Cu Nha - bảnThào Chua Chảidài6km Tuyến 2: UBND xã Chế Cu Nha - bản Chế Cu Nha dài 5km Tuyến 3: UBND xã Chế Cu Nha - bản Dề Thàng dài 3
  21. 13 Tuyến 4: UBND xã Chế Tạo - bản Tà Dôngdài 6km Tuyến 5: UBND xã Chế Tạo - bản Chế Tạo dài 3km Tuyến 6: UBND xã Chế Tạo - bản Nả Háng km 10km Đối tượng phỏng vẫn là nhưng ông lang, bà mế có kinh nghiệm sử dụng cây dược liêu làm thuốc. Trong một thôn tiến hành điều tra các hộ đại diện để tiến hành phỏng vấn (ưu tiên các hộ có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng cây dược liệu ). * Phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình:trong phạm vi 1 xã một xã sẽ chia theo từng tuyến mà lựa chọn một số hộ gia đình có kinh nghiện sử dụng cây thuốc đặc biệt là các ông lang, bà mế của cộng đồng các dân tộc H'mông và những người dân có kinh nghiệm về sử dụng cây thuốc,những người biết các bài thuốc gia truyền để chữa bệnh sẽ tiến hành phỏng vẫn các hộ gia đình đó. Phỏng vẫn như sau: *Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp: Trong quá trình điều tra cây dược liệu đã trao đổi và phỏng vẫn được 31 người. Khi đã xác định được các hộ gia đình biết sử dụng cây thuốc chữa bệnh sẽ tiến hành việc phỏng vẫn đồng thời với việc ghi chép và ghi nhận thông tin về các bài thuốc, các cây thuốc của đồng bào vẫn sử dụng chữa bệnh, có cây thuốc ở đấy thì sẽ tiến hành chụp hình, thu mẫu, có mẫu thì sẽ tiến hành thu mẫu bao gồm mẫu tiêu bản thực vật, một số mẫu dược liệu điển hình. + Điều tra theo phiếu điều tra: Sẽ tiến hành điều tra bằng 1 phiếu Bên cạnh phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp có thể xây dựng một bộ phiếu điều tra để nắm bắt các thông tin:
  22. 14 Bảng điều tra cây thuốc của đồng bào người H'mông tại khu vực nghiên cứu Số Bộ Cách Loài Người được phỏng Tên Môi Cách T Tên địa hiệu Dạng phận Công chế quý vấn phổ trường sử T phương mẫu/ả cây sử dụng biến hiế Họ Địa Điện thông sống dụng nh dụng thuốc m tên chỉ thoại (1 (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) ) . . . . 3.4.3. Phương pháp định danh tên cây - Định danh loài cây theo các bước: (i) định danh tại thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố giám định lại. + Bước 1: xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiện ngay ở lần điều tra đầu tiên. Đối với những loài chưa chắc chắn thì ghi chú để kiểm định lại ở bước sau. Các loài không biết tên cần phải lấy mẫu (lá, hoa, quả, ) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2, để giám định. + Bước 2: tất cả các cây được thẩm định lại tên cây, lập danh mục cây thuốc bằng sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2000) [13], Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi 2012) [2], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005) [15]. Danh sách tên cây thuốc sẽ được hoàn thiện ở bước này. 3.4.4. Phương pháp thu thập mẫu - Phương pháp thu mẫu: tiến hành thu mẫu ở thực địa theo nguyên tắc và phương pháp thu mẫu của Nguyễn Nghĩa Thìn (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, 2007) [18], [23]. - Dụng cụ thu mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải dứa, kéo cắt cây, giấy báo, giây buộc, etyket, bút chữ A, sổ ghi chép, máy ảnh (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [18].
  23. 15 - Nguyên tắc thu mẫu: mỗi cây thuốc thu từ 3 – 10 mẫu và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin về kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm và người thu mẫu (các mẫu cùng cây đánh số cùng một số hiệu mẫu). Mẫu thu thập sẽ được xử lý theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) như sau: + Bước 1: sau mỗi ngày thu mẫu, mẫu vật sẽ được mang về nơi ở, xếp mẫu ngay ngắn vào một tờ báo cỡ 28 x 42 cm, để mẫu ở trạng thái tự nhiên, có lá sấp – lá ngửa, vuốt cho thẳng mẫu và đeo etyket cho mẫu. + Bước 2: xếp khoảng 15 – 20 mẫu thành một chồng, dùng dây dứa buộc lại. + Bước 3: cho mẫu vào túi nilon và tẩm cồn cho chồng mẫu để bảo quản. Hình 3.1: Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài 3.4.5. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng các dân tộc tại khu vực nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [23]. - Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài. - Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi. - Đa dạng về môi trường sống: rừng, đồi, vườn, ven suối. - Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa, cả cây. - Đa dạng về cách chế biến cây thuốc: khô và tươi.
  24. 16 - Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị: bệnh về khớp, tim, dạ dày, gan, giải độc, xương, 3.4.6. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc, xác định những cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở khu vực nghiên cứu theo: Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật rừng (Bộ KH&CN, 2007), Nghị định06/2019/NĐ-CP(Chính phủ nước Việt Nam, 2019), (Nguyễn Tập, 2007). Danh sách đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam.
  25. 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Trên cơ sở điều tra nghiên cứu, thu thập thông tin đã thống kê được một số loài thực vật được cộng đồng dân tộc khai thác và sử dụng làm thuốc, các loài cây thuốc được xác định theo tiếng địa phương và tên phổ thông. Qua xác định tên phổ thông, tên khoa học, ngành và họ thực vật của từng loài cây thuốc. Kết quả đã xác định được 86 loài cây thuốc trong tổng số 53 họ. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.1: Bảng 4.1. Số loài cây thuốc đã phát hiện được ở khu vực nghiên cứu TT Ngành thực vật Số họ Số loài 1 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 50 83 1.1 Lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) 37 51 1.2 Lớp Một lá mầm (Liliopsida) 13 32 2 Ngành Dương xỉ (Pteridophyta) 2 2 3 Ngành Dây gắm (Gnetophyta ) 1 1 Tổng 53 86 Các loài trong ngành Ngọc lan chiếm vai trò đặc biệt quan trọng trong các loài được sử dụng làm thuốc và để phân tích sâu hơn về thành phần các bậctaxon trong hai lớp của ngành Mộc lan là: Lớp hai lá mầm (Magnoliopsida) và Lớp một lá mầm (Liliopsida) được thể hiện qua số lượng và tỷ lệ phần trăm cụ thể trong Bảng 4.2. Bảng 4.2. Số lượng họ, loài, loài thuộc 2 lớp trong ngành Ngọc lan Họ Loài Magnoliophyta Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (Ngành Ngọc lan) lượng % lượng % Magnoliopsida - Lớp Hai lá mầm 37 74 51 61.44 Liliopsida - Lớp Một lá mầm 13 26 32 38.56 Tổng 50 100 83 100
  26. 18 Bảng 4.2 cho thấy, các loài cây trong ngành Ngọc lan, nhất là các loài thuộc lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) chiếm tỷ lệ lớn trong các loài thực vật làm thuốc được đồng bào dân tộc H'mông ở tại địa phương sử dụng, cụ thể như sau: Lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) có số họ, loài được dung làm thuốc ưu thế hơn hẳn so với lớp Một lá mầm. Lớp Hai lá mầm có 51 loài, chiếm tỷ lệ 61,44%; và 37 họ, chiếm tỷ lệ 74 so với tổng số loài, họ trong ngành. Lớp Một lá mầm (Liliopsida) có 32 loài (chiếm 38,56% so với tổng số họ trong ngành Ngọc lan), 13 họ (chiếm 26 %). Hình 4.1. Hình ảnh một số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu A. Cây Ráy (Alocasia macrorrhizos) B. Cây Rong Riềng đỏ (Canaedulis Red) Trong quá trình điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây đã thu được những loài cây thuốc nằm trong những họ có nhiều ở Việt Nam. Số lượng thống kê ở bảng 4.3.
  27. 19 Bảng 4.3. Số họ được sử dụng nhiều nhất trong các họ STT Họ nhiều loài 1 Poaceae - Họ Hòa thảo 2 Asteraceae - Họ Cúc 3 Euphorbiaceae - Họ Thầu dầu 4 Rutaceae - Hoa Môi 5 Zingiberaceae - Họ Gừng 6 Polygonaceae - Họ Rau răm Kết quả bảng 4.3 cho thấy, có 6 họ có nhiều loài được cộng đồng dân tộc H'môngsử dụng làm thuốc phòng và chữa trị bệnh. Tỷ lệ số loài trong cùng một họ có nhiều loài được sử dụng làm thuốc tại khu vực nghiên cứu so với tổng số loài trong cùng họ đó có tại Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn với họ có nhiều loài được sử dung làm thuốc nhất là Hòa thảo (Poaceae) họ Cúc (Asteraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Hoa môi họ Rau răm (Polygonaceae) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiêncứu. Như vậy, số loài được sử dụng làm thuốc còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với số lượng loài trong cùng một họ đó có tại Việt Nam, nên khả năng phát hiện ra thêm nhiều loài có thể sử dụng làm thuốc là rất lớn. 4.1.1. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc Bảng 4.4. Đa dạng về dạng sống Dạng cây Số lượng Dây leo 10 Gỗ trung bình 5 Gỗ nhỏ 8 Bụi 14 Thảo (cỏ) 48 Bán kí sinh 1
  28. 20 Kết quả bảng 4.4 cho thấy, phần lớn các cây thuốc được cộng đồng dân tộc H'mông ở xã Chế Cu Nha và Xã Chế Tạo sử dụng là dạng cây thân thảo (cỏ), với 48/86 loài (chiếm tỷ lệ55.81% so với tổng số các loài cây thuốc thu được) và tập trung chủ yếu trong họ Hòa thảo (Poaceae) được dùng để chữa các bệnh tiểu đường, tiểu buốt, thận, chữa ho, mỏi mệt Ngoài da còn có họ Gừng (Zingiberaceae) dùng để chữa các bệnh về dạ dày, xương khớp. Đứng thứ hai là dạng sống cây bụi với 14/86 loài (chiếm 16.27%), dạng cây này tập trung chủ yếu các loài thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Cúc (Asteraceae). Đứng thứ ba là dạng sống Dây leo với 10/86loài (chiếm 11.62%), dạng sống này tập trung chủ yếu các loài cây thuộc lớp Hai lá mầm, đại diện là họ Tiết Dê - (Menispermaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae) Dạng cây gỗ nhỏ có 8/86 loài, chiếm tỷ lệ 9.3% so với tổng số loài cây thuốc, dạng này tập trung chủ yếu trong các cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Chè (Theaceae) được dùng để chữa các bệnh như: Ngữa, gãy xương, Còn lại là các cây gỗ trung bình, cây nhỡ, chiếm 7%. Vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của người H'mông tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phong phú. 4.1.2. Đa dạng về môi trường sống của cây thuốc Để phục vụ cho công tác bảo tồn các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu nên đã tiến hành đánh giá sự đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc. Việc phân chia các loại môi trường sống được căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Có các dạng môi trường sau: (i) Sống ở đồi: cây sống ở đồi, đồi hoang, trảng bụi, chân đồi; (ii) Sống ở vườn: cây sống ở vườn, bờ ao, quanh làng bản; (iii) Sống ở rừng: cây sống ở rừng rậm, rừng thứ sinh, ven rừng; (iv) Sống ở ven sông, ven suối, nơi ẩm ướt: cây sống ở gần nơi nước chảy, ven khe suối, sông, nơi ẩm ướt, ven sông, ao.
  29. 21 Bảng 4.5. Đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc STT Môi trường sống Số loài Tỷ lệ % 1 Sống ở rừng 17 19,76 2 Sống ở vườn 35 40,69 3 Sống ở đồi 16 18,60 4 Sống ở ven sông, ven suối, nơi ẩm ướt 10 11,62 5 Mọc hoang 8 9,3 Kết quả bảng 4.5 cho thấy số lượng chiếm nhiều nhất là trồng ở vườn là 35 loài (chiếm 40,69%) chủ yếu là dạng cây thân thảo. Số lượng các loài cây thuốc phân bố trong rừng chiếm tương đối nhiều với 17 loài (chiếm 19.76% so với tổng số loài thu được) nhưng phần lớn chúng đều là những cây có giá trị chữa bệnh được bà con đồng bào dân tộc H'mông nơi đây sử dụng làm thuốc Môi trường sống ở đồi có 16 loài cây thuốc phân bố và chiếm 18.60% so với tổng số loài cây thuốc phát hiện được ở khu vực nghiên cứu. Số lượng các loài cây phân bố trong môi trường sống ven sông, ven suối, ao chiếm tương đối ít chỉ đạt 10 cây (chiếm 11.62%) và mọc hoang là 8 cây (chiếm 9,3%). Đây chủ yếu là các loài ưa ẩm 4.1.3. Đa dạng về bộ phận sử dụng của nguồn cây thuốc Đa dạng về việc sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để chữa bệnh của người dân tộc H'mông ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.6. Bảng 4.6. Đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc STT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % 1 Cả cây 20 23,25 2 Lá 31 36,04 3 Rễ 11 12,79 4 Thân 4 4,65 5 Củ 10 11,62 6 Quả 4 4,65 7 Vỏ 6 7
  30. 22 Kết quả bảng 4.6 cho thấy, đã xác định được có 7 bộ phận cây thuốc được cộng đồng dân tộc Hmông sử dụng trong chữa trị bệnh cho người dân. Trong đó có 3 bộ phận được sử dụng nhiều nhất lần lượt là cả cây, lá và rễ. Cụ thể như sau: Cây dùng bộ phận cả cây làm thuốc chiếm tỉ lệ 23,25% so với tổng số loài được phát hiện (đạt 20 loài). Cây dùng bộ phận lá làm thuốc chiếm 36,04% tổng số loài được phát hiện (đạt 31 loài). Cây dùng bộ phận rễ để làm thuốc chiếm 12,79% (đạt 11 loài). Ngoài việc sử dụng các bộ phận khác nhau của từng loài cây thuốc để chữa bệnh thì tần số sử dụng các bộ phận trên cây cũng có sự khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7 Bảng 4.7. Đa dạng tần số các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc STT Số lượng sử dụng Số loài tham gia Tỷ lệ % 1 Cả cây 21 24,41 2 1 bộ phận 54 62,79 3 2 bộ phận 10 11.62 4 3 bộ phận 1 1.18 Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà thầy thuốc sử dụng các bộ phận khác nhau của cây thuốc, bởi vì trên cùng một cây thuốc, các bộ phận khác nhau thì có tác dụng dược tính khác nhau. Người ta có thể dùng cả cây (đa số là cây thảo), dùng được cả vỏ và lá, dùng được cả quả và lá hoặc là 3 bộ phận (rễ - thân- lá, vỏ-rễ-quả, ) có các loài dùng kết hợp với các thứ khác như rễ, thân ngâm rượu xoa bóp, ăn với mật ong, sử dụng với muối, hoặc dùng cả cây với sương gà và tỏi, Với kết quả đạt được ở trên cho thấy, việc sử dụng bộ phận cả cây, rễ hay thân làm thuốc sẽ rất bất lợi trong công tác bảo tồn nguồn gen cây thuốc,
  31. 23 vì vậy cần phải xây dựng và thực hiện các biện pháp gây trồng các loài cây thuốc mà có bộ phận sử dụng làm thuốc là cả cây, rễ hoặc thân để nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 4.1.4. Đa dạng về cách chế biến cây thuốc Đa dạng về cách chế biến được thể hiện qua bảng 4.8: Bảng 4.8. Đa dạng về cách chế biến thuốc STT Cách chế biến Số loài tham gia Tỷ lệ % 1 Khô 21 24,41 2 Tươi 59 68,6 3 Khô và tươi 6 6,99 Kết quả bảng 4.8 cho thấy cách chế biến thuốc về dạng tươi là nhiều nhất với số cây là 59 (chiếm 68,6%), về cách chế biến dạng khô là 21 cây (chiếm 24,41%), còn về sử cách chế biến thuốc dùng được cả tươi và khô là 6 cây (chiếm 6,99%). 4.1.5. Đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc Kết quả nghiên cứu việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh của cộng đồng dân tộc H'mông tại khu vực nghiên cứu mang nét độc đáo và mang tính gia truyền. Đã thống kê có được nhiềunhóm bệnh từ tri thức của cộng đồng dân tộc H'mông tại Bảng 4.9:
  32. 24 Bảng 4.9.Các nhóm bệnh được chữa trị STT Nhóm bệnh chữa trị 1 Bệnh về hệ tiêu hóa (đau bụng, dạ dày, đầy bụng, ) 2 Bệnh do thời tiết (ho, cảm, tiêu đờm, ) 3 Bệnh về xương khớp (đau tay, chân, đau xương, ) 4 Bệnh về thận (suy thận, lợi tiểu, ) Bệnh về vết thương (viêm nhiễm, bỏng, 5 gãy xương, ) 6 Bệnh về gan (giải độc gan, viêm gan, ) 7 Thanh nhiệt, giải độc 8 Bệnh về hệ tuần hoàn (huyết áp, tim,ung thư) 9 Thuốc tắm 10 Bệnh tiểu đường 11 Đau mắt, sâu răng 12 Bệnh mụn nhọt, xưng phù to, hắc lào, 13 Rắn cắn, chó cắn 14 Bệnh sinh lý, bệnh phụ nữ, vô sinh, 15 Bệnh mẩn ngữa, 16 Bệnh hắc lào, 17 vv vv Kết quả bảng 4.9 cho thấy cộng đồng dân tộc H'mông tại 2 xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải có thể sử dụng kiến thức và kinh nghiệm về cây thuốc để chữa trị được nhiều nhóm bệnh khác nhau. Từ những kết quả trên thấy không chỉ có một số loài cây quý mới chữa được bệnh mà đa số các loài cây điều có nhiều công dụng để chữa được nhiều bệnh khác nhau mà chưa biết. Vì vậy cho thấy việc điều tra ghi chép lại nhưng thông tin trên là rất quan trọng và cần thiết và việc bảo tồn các loài cây thuốc là rất quan trọng đối với cộng đồng.
  33. 25 4.3. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn Kết quả điều tra đã xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo vệ ở khu vực nghiên cứu được ghi tại Bảng 4.10: Bảng 4.10. Danh mục cây thuốc thuộc diện cần bảo vệ Cấp quy định Tên loài Thuộc họ NĐ 06/2019/ SĐVN 2007 NĐ-CP Cỏ Nhung - Anoectochilus Lan - Orchidaceae VU II A setaceus Cốt Toái Bổ - Dương xỉ - VU II A Drynaria fortune polypodiaceae Chú thích: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; NĐ 06/2019/NĐ-CP: Nghị định 06 của Chính phủ; VU: Sắp nguy cấp – Vulnerable; IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại Dữ liệu trên cho thấy, tạikhu vực nghiên cứu đãphát hiện có 2 loài cây thuốc thuộc danh sách các loài quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu đề tài ởxã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải cho thấy có 2 loài cây thuộc diện đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam, đây là những loài cây thuốc có giá trị cao trong y dược cũng như giá trị về kinh tế. Vậy cần phải nâng cao ý thức bảo vệ của con người, ưu tiên bảo tồn nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho công tác chữa bệnh lâu dài của người dân nơi đây. Với những kết quả nghiên cứu đạt của đề tài này sẽ là nguồn tài liệu quan trọng góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu cho các Ban, Ngành chức năng xây dựng các chiến lược, chính sách để bảo tồn và khai thác các loài thực vật làm thuốc này một cách có kế hoạch và bền vững, đặc biệt là các loài cây thuốc quí hiếm có nguy cơ bị suy giảm về số lượng.
  34. 26 4.3. Hiện trạng khai tháccây thuốc Qua quá trình nghiên cứu và điều tra cho thấy mức độ khai thác và sử dụng cây dược liệu của 2 xã là khác nhau vì số người biết sử dụng cây thuốc của 2 xã là khác nhau trong đó xã Chế Nha không nằm trong khuc vực bảo tồn và xã Chế Tạo nằm trong khu bảo tồn nên sẽ có nhiều loài thuốc nên sẽ biết nhiều loài cây chữa bệnh hơn. Nhìn chung vì là cùng dân tộc với nhau và có mối quan hệ họ hàng với nhau nên người này học thuốc từ người này sang người khác về vì vậy số loài cây thuốc sẽ chữa bệnh sẽ giống nhau một phần, nhưng đa số người ta sẽ có nhiều cách chữa bệnh khác nhau. Xã Chế Cu Nha với khu vực gần huyện với dân số nhiều, cũng vì một số cây có giá trị kinh tế cao nên người dân thường xuyên vào rừng khai thác các loài cây dược liệu mang đi bán, Đối với các ông lang bà mẽ trong xã này họ khai thác ít vì số lượng các loài cây dược liệu ít với lại họ không vì mục đích kinh doanh, kinh tế, nên họ chỉ khai thác vừa đủ khi có nhu cầu dùng tới, hoặc khi có người ốm đau đến xin thuốc thì họ mới đi lấy thuốc về vì chủ yếu thuốc là dùng tươi nhiều. Xã Chế Tạo nằm trong khu vực bảo tồn nên mức độ người dân khai thác ít hơn, vì do nằm trong khu bảo tồn nên mức độ đa dạng cây thuốc sẽ nhiều hơn và số lượng sẽ nhiều hơn so với xã Chế Cu Nha. Trong khu vực này có nhiều loại cây dược liệu được các ông lang, bà mẽ biết sử dụng vào chữa bệnh, do nằm trong khu bảo tồn có nhiều loài cây dược liệu nên người ta có thể lấy về trồng tại vườn của mình để phục vụ cho việc chữa bệnh của mình khi cần dùng tới không phải đi tìm. Nhìn chung về mức độ khai thác cây dược liệu của 2 xã thì ít vì người dân không vì mục đích kinh doanh nên sẽ không khai nhiều chỉ khi người ta dùng tới người ta mới vào trong rừng lấy thuốc về dùng mà thôi, người dân học vào trong rừng có người có thể đêm các loài cây dược liệu đó về trồng tại vườn ở nhà vừa có thể phục vụ được nhu cầu chữa bệnh của mình vừa có thể chăm sóc và bảo tồn được các loài cây thuốc đó.
  35. 27 4.4. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc 4.4.1. Giải pháp bảo tồn Trước sự mai một dần của những cây thuốc quý – những tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người vì vậy nên có nhưng phương án khai thác phù hợp và tốt nhất đối với các loài cây dược liệu, vừa khai thác sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến các loài cây dược liệu và còn bảo tồn tốt được các loài cây dược liệu đó vì vậy chúng ta phải biết khai thác một cách hợp lý và bền vững. Để bảo tồn tốt được các loài cây dược chúng ta phải có nhưng hành động thúc đẩy, khuyến khích người dân bà con khai thác như thế nào là đúng như thế nào là đủ để người dân hiểu Phải có những biện pháp hợp lý để bảo tồn các loài cây quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa, có thể nuôi chồng những loài cây quý hiếm tại vườn hoặc có thể khai thác vừa đủ để tránh các loài cây đó bị mất đi không còn nữa và khai thác vừa đủ để đảm bảo cây vẫn phát triển tốt và ổn định hệ sinh thái. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành, các địa phương và người dân nâng cao nhận thức về giá trị nguồn tài nguyên dược liệu. Có như thế, công tác bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu trong thời gian tới mới vững chắc, nguồn tài nguyên dược liệu của Việt Nam trong thời gian sẽ không bị đứng trước nguy cơ cạn kiệt. 4.4.2. Phát triển tài nguyên cây thuốc Để phát triển tốt cây dược liệu chúng ta phải có những kĩ năng cần thiết về bảo tồn các loài cây dược liệu, khuyến khích người dân bảo tồn các nguồn gen quý hiếm Muốn phát triển được cây thuốc tốt chúng ta phải có những kỹ thuật và biện pháp tốt nhưng muốn như vậy thì phải người hiểu biết về kỹ thuật trồng
  36. 28 và chăm sóc nó như thế nào. Vì vậy phải chọn những người có đủ kinh nghiệm để hướng dẫn người dân cách chăm sóc và trồng các cây dược liệu đó một cách tốt nhất. Khuyến khích người dân trồng cây dược liệu thay vì chỉ khai thác chứ không biết mang cây dược liệu về trồng ở vườn. Vây nên phải phải cho người dân biết về một số tấn gương nổi bật điển hình như người dân ở Sapa người ta trồng cây làm dược liệu và còn đem lại kinh tế cho gia đình. Vì vậy cổ vũ động viên người dân trồng cây dược liệu để vừa có cây dược liệu dùng vừa phát triển và bảo tồn dược các loài cây dược liệu đó. Hướng cho người dân kinh doanh và khai thác một cách có hiệu quả vừa kinh doanh tốt mà không làm mất đi nguồn gen của nó Để bảo tồn tốt và phát triển tốt về tài nguyên cây dược liệu thì ngoài việc đó chúng ta phải khuyến khích những người trẻ đi học thuốc, học cách sử dụng thuốc chữa bệnh của những ông lang, bà mẽ để những bài thuốc đó sẽ không bị phai dần và mất đi, vì vậy ngay từ lúc còn trẻ nên học hỏi kinh nghiệm, đi học những bài thuốc mà họ truyềnlại cho mình để sau này những bài thuốc quý báu đó mới không bị mất đi hoặc không bị thất truyền vì vậy chúng ta phải khích lệ tinh thần và biểu dương những tấm gương chăm chỉ tìm tòi và học hành đó
  37. 29 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc H'mông tại 2 xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã điều tra thu được kết quả sau: Kết quả nghiên đã xác định được 86 loài cây thuốc thuộc 53 họ được cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa bệnh cho người dân. Dạng cây thuốc được người dân sử dụng nhiều nhất là dạng cây thảo với 48 loài, cây leo có 10 loài, cây gỗ nhỏ có 8 loài, cây bụi có 14 loài, cây gỗ trung bình có 5 loài, cây kí sinh và bán kí sinh có 1 loài. Nơi sống chủ yếu của cây thuốc là chủ yếu ở rừng với 17 loài và ở vườn với 35loài, ở đồi 16 loài, ở ven suối 10 loài và ở mọc hoang là 8 loài. Sử dụng các bộ phận để làm thuốc bao gồm: Cả cây có 20 loài,củ có 10 loài, lá có 31 loài, rễ có 11 loài, thân có 4 loài, quả có 4 loài, vỏ có 6 loài. Sử dụng cả cây có 21 loài, 1 bộ phận để làm thuốc có 54 loài, 2 bộ phận có 14 loài và 3 bộ phận cũng có 1 loài. Đã thống kê được gồm nhiều nhóm bệnh khác nhau được dân tộc H'mông sử dụng để chữa bệnh. Số lượng cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn có loài đó là 2 loài Cốt toái bổ -Drynaria fortune và Cỏ Nhung - Anoectochilus setaceus 5.2. Tồn tại Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt được còn những tồn tại sau: - Do thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế nên chưa xác định được chính xác hết được tất cả tên phổ thông và một số tên địa phương. - Đề tài chưa xác định được trữ lượng người dân khai thác và gây trồng các loài thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu.
  38. 30 - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở các loài thực vật mà cộng đồng người H'mông sử dụng làm thuốc để chữa bệnh. - Chưa nghiên cứu sâu về đặc điểm hình thái, sinh thái học, chưa xác định định mức độ, vị trí phân bố cụ thể của các loài cây thuốc đã thống kê. 5.3. Đề nghị - Cần tiếp tục mở rộng khu vực điều tra và nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc để có kế hoạch bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu cho tương lai. - Cần tiếp tục xác định rõ những loài cây dược liệu chưa biết tên - Tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tính hiệu quả của các loài cây thuốc mà đồng bào dân tộc H'mông tại 2 xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái sử dụng. - Xây dựng những vườn thuốc trong gia đình cho những gia đình lương y hay những gia đình có những người biết sử dụng thuốc ở các thôn bản để bảo vệ nguồn gen quý và hướng dẫn cách trồng hái, chế biến cho phù hợp. - Với những loài cây thuốc thuộc dạng quý hiếm cần hướng dẫn nhân dân nhận biết và tiến hành bảo vệ rừng, hạn chế khai thác một cách cạn kiệt các loài cây thuốc.
  39. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Tào Duy Cần ( 2001),Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương thang chữa bệnh, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 2. Võ Văn Chi(1996),Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 3. Tào Duy Cần (2001),Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương thang chữa bệnh, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 4. Tào Duy Cần(2006),Thuốc bệnh 24 chuyên khoa, Nxb Y học 5. Đặng Quang Châu(2011), “Một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An”. 6. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), “Điều tra cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái, xã Xuân Hạnh, huyện Quỳ Châu – Nghệ An”, Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn quốc lần 2. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 7. Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư(2004), “Các cây có ích của dân tộc H’mông và khả năng ứng dụng trong phát triển kinh tế”, Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn quốc lần 3. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống, Thái Nguyên, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 8. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải(2003), Điều tra cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái, xã Xuân Hạnh, huyện Quỳ Châu – Nghệ An, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 9. Nguyễn Thượng Dong (chủ biên) và nhiều tác giả (2006), “Nghiên cứu thuốc từ thảo dược” (Giáo Trình sau đại học). Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 10. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Lê Thị Thanh Hương(2007), “Điều tra và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày ở một số xã của huyện Định
  40. 32 Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn Thạc sỹ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Người Hmông ở Việt Nam(2005), Nxb Thông tấn, Hà Nội. 13. Âu Anh Khâm(2001),577 bài thuốc dân gian gia truyền (sách dịch), Nxb Thanh niên. 14. Lã Văn Lô (1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Đỗ Tất Lợi (2005),Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Hà Nội. 16. Lò Giàng Páo91997), Tìm hiểu văn hoá vùng các dân tộc thiểu số. Nxb Văn hoá, Hà Nội. 17. Phạm Hoàng Hộ (2006),Cây có vị thuốc ở Việt Nam. 18. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007),Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Nguyễn Tập(2007),Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Nxb Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội. 20. Trần Văn Ơn (1997), Phương pháp điều tra cây thuốc - Bài giảng và tài liệu tham khảo dành cho học viên cao học chuyên khoa Dược liệu và Dược học cổ truyền. Trường Đại học Hà Nội (tài liệu không xuất bản), Hà Nội. 21. Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm (2009), Phần I: Biểu Tổng hợp. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 18/08/2015. 22. Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân Chương (2000), Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, Nxb. Y học, Hà Nội.7 23. Nguyễn Nghĩa Thìn(1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb. Nông nghiệp, Hà nội. 24. Nguyễn Nhân Thống (2008), Danh y tuổi tý, Hội Đông y Việt Nam – Tạp chí Đông y – số 405/2008 25. Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư(2004), Các cây có ích của dân tộc H’mông và khả năng ứng dụng trong phát triển kinh tế, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  41. 33 26. Nguyễn Thị Thủy, Phạm Văn Thỉnh(2004), Nghiên cứu xây dựng và bảo tồn cây thuốc ở Sa Pa, Thái Nguyên, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 27. Trần Văn Ơn, Trần Công Khánh, Trần Khắc Bảo, Trần Đình Lý(2002), Điều tra tài nguyên cây thuốc phụ vụ công tác bảo tồn ở Việt Nam. Chương 9. Thực vật dân tộc học, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội. B. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 28. Harsha V.H, Hebbar S.S, Hegde G.R, Shripathi V. (2002), “Ethnomedicalknowledge of plants used by Kunabi Tribe of Karnataka in India”,Fitoterapia, 73, (4), pp. 281–287. 29. Koushalya N. S. (2013), “Traditional knowledge on ethnobotanical uses of plant biodiversity: a detailed study from the Indian western Himalaya”, Biodiversity: Research and Conservation, 28, pp. 63-77, DOI: 10.2478/v10119-012-0028-z. 30. Muthu C., Ayyanar M., Raja N., Ignacimuthu S. (2006), “Medicinal plants used by traditional healers in Kancheepuram District of Tamil Nadu, India”. Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 2 (43). doi:10.1186/1746-4269-2-43. 31. Parinitha M., Srinivasa B.H., Shivanna M.B. (2005), “Medicinal plant wealth of local communities in some villages in Shimoga Distinct of Karnataka, India”, Journal of Ethnopharmacology 2005, 98, pp. 307-312. 32. Sajem A. L., Gosai K (2006), “Traditional use of medicinal plants by the Jaintia tribes in North Cachar Hills district of Assam, northeast India”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 2, (33), doi:10.1186/1746- 4269- 2-33. 33. Uniyal S.K., Singh K.N., Jamwal P., Lal B. (2006), “Traditional use of medicinal plants among the tribal communities Chhota, Western Himalaya”, Journal of Ethnobiology an Ethnomedicine, 2, (14), (doi:10.1186/1746-4269- 2-14).
  42. PHỤ LỤC 1 Danh sách những người được phỏng vấn Giới Nghề STT Họ tên Tuổi Bản Xã tính Nghiệp 1 Hờ A Chờ Nam 40 Làm ruộng Dề Thàng Chế Cu Nha 2 Hờ A Dao Nam 45 Làm ruộng Dề Thàng Chế Cu Nha 3 Lù A Ninh Nam 30 Giáo viên Dề Thàng Chế Cu Nha 4 Khang A Ký Nam 40 Làm ruộng Dề Thàng Chế Cu Nha 5 Khang A Sà Nam 35 Làm ruộng Dề Thàng Chế Cu Nha 6 Khang Thị Máy Nữ 80 Làm ruộng Chế Cu Nha Chế Cu Nha 7 Giàng A Giàng Nam 31 Làm ruộng Chế Cu Nha Chế Cu Nha 8 Khang A Đức Nam 46 Làm ruộng Chế Cu Nha Chế Cu Nha 9 Khang A Chơ Nam 30 Cán bộ Chế Cu Nha Chế Cu Nha 10 Hờ A Nhà Nam 31 Làm ruộng Chế Cu Nha Chế Cu Nha 11 Lý Thị Bầu Nữ 47 Làm ruộng Chế Cu Nha Chế Cu Nha 12 Khang Vảng Súa Nam 75 Làm ruộng Thào Chua Chải Chế Cu Nha 13 Hờ Bua ký Nam 71 Làm ruộng Thào Chua Chải Chế Cu Nha 14 Lý A Lử Nam 35 Làm ruộng Thào Chua Chải Chế Cu Nha 15 Lý A Chỏ Nam 29 Làm ruộng Thào Chua Chải Chế Cu Nha 16 Lù Thị Sú Nữ 43 Làm ruộng Thào Chua Chải Chế Cu Nha 17 Khang Giảng Lử Nam 60 Làm ruộng Thào Chua Chải Chế Cu Nha 18 Lý Thị Dê Nữ 69 Làm ruộng Nả Háng Chế Tạo 19 Khang Chở Gía Nam 57 Làm ruộng Nả Háng Chế Tạo 20 Thào Thị Sông Nữ 42 Làm ruộng Nả Háng Chế tạo 21 Giàng Thị Máy Nữ 70 Làm ruộng Nả Háng Chế Tạo 22 Sùng A Dì Nam 38 Làm ruộng Nả Háng Chế Tạo 23 Giàng Thị Súa Nữ 49 Làm ruộng Tà Dông Chế Tạo 24 Giàng Thị Lầu Nữ 51 Làm ruộng Tà Dông Chế Tạo
  43. 25 Sùng A Bình Nam 41 Làm ruộng Tà Dông Chế Tạo 26 Sùng A Thắng Nam 32 Cán bộ Tà Dông Chế Tạo 27 Sùng A Lử Nam 27 Bán hàng Tà Dông Chế Tạo 28 Hờ Thị Pàng Nữ 56 Làm ruộng Chế Tạo Chế Tạo 29 Giàng A Thênh Nam 40 Làm ruộng Chế Tạo Chế Tạo 30 Sùng A Mùa Nam 48 Làm ruộng Chế Tạo Chế Tạo 31 Giàng A Của Nam 52 Làm ruộng Chế Tạo Chế Tạo
  44. PHỤ LỤC 2 Hình cảnh các loài cây dược liệu A. Cây đa lá nhỏ - Ficusbengelensis B. Cây hoa hồng - Rosa
  45. C. Cốt toái bổ - Drynaria fortune D. Tỏi đỏ - Eleutherine bulbosa E. Cây mật gấu - Mohonia neplensis F. Thổ nhân sâm - Talinum patens
  46. PHỤ LỤC 3 Các loài cây dược liệu điều tra được Bộ Cách Tên phổ Tên địa Môi trường Phận STT Tên khoa học Dạng cây Công dụng chế biến thông phương sống sử thuốc dụng 1. Họ nhài - Aloeaceae; bộ - Lamiales Plooj plaim Bỏng nước, Dùng 1 Cây nha đa Aloe vera Thảo Vườn Lá hmag lửa tươi 2. Họ dền - Amaranthaceae; bộ - Caryophyllales Sống ở Dùng 1 Cỏ xước Tauj txhog Achyranthes aspere Thảo ( Cỏ) Cả cây Gãy xương Vườn tươi 3. Họ ngũ gia bì - Araliaceae; bộ - Asterids Thái Cây đơn Chữa đau 1 Aralia armata seem Cây nhỏ Mọc hoang Rễ mỏng châu chấu họng phơi khô 4. Họ ráy - Araceae, thuộc Bộ - Alismatales Alocasia Rắn cắn, Dùng 1 Cây ráy Qog txuv Thảo Ở đồi Thân macrorrhizos chó cắn tươi Amorphophallus Dùng 2 Khoai nưa Qog txuv Thảo Trồng, rừng Củ Đầy bụng konjac tươi
  47. 5. Họ cúc - Asteraceae; bộ - Asterales Crasocephalum Ở ruộng, Dùng 1 Rau tàu bay _ Thảo Rễ Giải độc crepidioides nơi đất ẩm khô Hái về Nhiễm 2 Cúc tần Tang ki la Pluchea indica Cây bụi Mọc hoang Lá dùng khuẩn tươi Lấy về Cây đơn Ở những nơi 3 ntooj ntuj Bidens pilosal Thảo Lá Đau mắt dùng buốt bỏ hoang tươi Chữa bệnh Dùng 4 Cây cỏ lào _ Chromolacna odrata Cây Bụi Mọc hoang Lá cầm máu, tươi tiêu chảy Cụm Dùng 5 Cây cúc áo Mang Spilanthes acmella Thảo Mọc hoang Đau răng hoa tươi Bồ công Đau bụng, Dùng 6 txuaj tuaj pog Lacuca indica Thảo Ở nơi hoang Lá anh đau gan tươi Ven đường, Cảm nắng, Dùng 7 Ngải cứu Suv txim Artemisia vulgaris Thảo Cả cây ven suối nhức đầu tươi, khô Đâu bụng Nương, ven Dùng 8 Hoa cứt lợn Paj quav bua Ageratum conyzoides Thảo Cả cây đột ngột, đường tươi hen, ho 6. Họ hoàng hoa liên - Berberidceae; bộ - Rununculales
  48. Cây mật Trồng ở Đau bụng, Dùng 1 Phạng lạnh Mohonia neplensis Cây bụi Lá gấu vườn dạ dày tươi 7. Họ Gạo - Bombacaceae; bộ - Malvales Cây gạo Cây gỗ trung Dùng 1 xeev ntxuab Bombax ceiba Trên đồi Lá, vỏ Gãy xương xanh bình tươi 8. Họ rong riềng - Cannacea; bộ - Zingiberales Rong diềng Vaws tsawb Trồng ở Chữa bệnh Dùng 1 Canaedulis Red Thảo Cả cây đỏ liab vườn tim mạch tươi 9. Họ Vang - Caesalpiniaceae; bộ - Fabales Hái về Cây gỗ trung Kinh 1 Cây tô mộc Pạng xua Caesalpinia sappan Ở đồi Cả cây dùng bình nguyệt ít tươi Giải nhiệt Dendrobium Dùng 2 Đu đủ tía _ Dây leo Rừng núi Rễ chống dị Antennatum khô ứng 10. Họ Bìm bìm - Convolvulaceae; bộ - Vitales Thái Dây chìa Đau xương 1 Ippomoca turpcthum Dây leo Ở rừng Rễ, củ mỏng vôi khớp phơi khô Dây Tơ Dùng 2 Cạo mang Cuscuta chinensis Bán kí sinh Mọc hoang cả cây Đau mắt đỏ Hồng tươi
  49. 11. Họ thài lài - Commelinaceae; bộ - Commelinales Cao huyết Cây lược Trồng ở áp chống Dùng 1 Callisia fragrans Thảo Cả cây vàng vườn mặt, hoa tươi mắt 12. Họ khoai lang - Convolvulaceae; bộ - Solanales Dây khoai Hmab vawg Dùng 1 Ipomoea batatas Thảo Nương Cả cây Đau Thận lang liab tươi 13. Họ cải - Cruciferae; bộ - Brasicales Rau cải Dùng 1 Zaub ntsuab Brassicaceae Thảo(cỏ) Trồng Cả cây Đau đầu xanh tươi 14. Họ bầu bí - Cucurbitaceae; bộ - Cucurbitales Đau Chấn Hmab dib Ven Suối Dùng 1 Cây dưa dại Cả cây Dây Leo bụng, thương do txiag nơi ẩm ướt tươi dạ dày đạn, dao Các loại lá, Dùng 2 Cây bầu Tao a Lagenaria siceraria Dây Leo Vườn ong đốt có Quả tươi độc 15. Họ cói - Cyperaceae - Poales Dùng 1 Cỏ bạc đầu _ Kyllinga môncephala Thảo(cỏ) Mọc hoang Cả cây Tiêu chảy tươi 16. Họ cẩu tích - Dicksoniaceae; bộ - Cyatheales
  50. Cây cẩu Thân, Đau khớp Dùng 1 _ Cibotium barometz Thảo Ở đồi tích rễ xương tươi 47. Họ Củ Nâu - Dioscoreaceae; bộ - Dioscoreales Dioscorea lokoro Lấy về 1 Cây tỳ giải Ntooj lab Dây leo Ở đồi Củ Gối te đau Maknino phơi khô 18. Họ cốc tinh thảo - Eriocaulaceae; bộ - Poales Cóc tinh Eriocaulon Chữa bệnh 1 _ Thảo(cỏ) mọc hoang Cả cây Phơi khô thảo sẽangulare mờ mắt 19. Họ Thầu dầu ( Đại kích) - Euphorbiaceae; bộ - Malpighiales Cây bùng Mallotusbarbatus Ở rừng, đồi Viên gan Dùng 1 _ Cây bụi Rễ bục Muell. Et Arg núi mạn tính tươi, khô 20. Họ đậu - Fabaceae; bộ - Fabales Bị đứt Txhuag tsauj Trồng ở Dùng 1 Cây xấu hổ Mimosa pudica Cây bụi Lá mạch máu, zug vườn tươi đứt gân tay Cây phá cố Đi tiểu Dùng 2 - Psoralea corylifolia Cây bụi rừng Quả chỉ nhiều khô 21. Họ ban - Hypericaceae; bộ - Malpighiales Cây Cỏ Mọc hoang Tiêu hóa Dùng 1 _ Hyericum japonicum Cỏ Cả cây Ban ở ruộng kém tươi 22. Họ la đơn - Iridaceae; bộ - Iridales
  51. Dùng 1 Tỏi đỏ Đàng ganh la Eleutherine bulbosa Ở vườn Củ Củ Đau bụng tươi, khô 23.Họ Hoa môi - Lamiaceae; bộ - Lamiales Cây húng Plectranthus Dùng 1 _ Cỏ Trồng Lá Chữa ho tranh amboinicus tươi Cụm Cây hạ khô Txhuaj naab Hái về 2 Brunella Cây gỗ Ở rừng hoa, Huyết áp Thảo tug phơi khô quả Cây muồng Chữa bệnh Dùng 3 _ Senna alata Cây nhỡ Mọc hoang Lá trâu hắc lào tươi 24. Họ hành tỏi - Liliaceae; bộ - Asparagales Chữa bệnh Dùng 1 Cây tỏi qij Allium sativum Thảo ( Cỏ) Vườn Củ ho khô 7 lá một hoa ( diệp Cas txhooj Sống ở Dùng 2 Pais poluphylla Thảo ( Cỏ) Cả cây Ung thư nhất chi lawj Rừng tươi mai) 25. Họ biển bức cát - Menispermaceae; bộ - Ranunculales Dây đau Đau xương Dùng 1 xaav ntxuab Tinsopora sinensis Dây leo Ở rừng Rễ, lá xương khớp khô 26. Họ Tiết dê - Menispermaceae; bộ - Ranunculales
  52. Thái Cây bình Thxhuaj mob Chữa đau 1 TephaniarotundaLour Dây leo Ở rừng Củ mỏng vôi npawg bụng phơi khô Giải nhiệt Phấn phòng Sảng mùa Dùng 2 Stepphania tetrandra Dây leo Rừng núi Rễ chống dị kỷ cang khô ứng 27. Họ Dâu tằm - Moraceae; bộ - Urticales Cây gỗ trung Dùng 1 Cây đa Vaaj khug Ficusbengelensis Ở rừng Lá, vỏ Gãy xương bình tươi Chữa bệnh Dùng 2 Dâu tằm Zaub kaab Morus alba Cây gỗ nhỏ Trồng ở nhà Lá ngữa tươi 28. Họ Chuối - Musaceael; bộ - Zingiberales Trồng ở Dùng 1 Cây Chuối zaub ntsuab Musa sapientum Thảo nhà, mọc Gốc Đau đầu tươi hoang 29. Họ sim - Myrtaceae; bộ - Myrtaceae Cây hoa Rhodomyrtus Dùng 1 Ncai toj soob Cây gỗ nhỏ Sườn núi Lá Đau bụng sim tomentosa tươi 30. Họ Sim - Myrtaceae; bộ - Myrtales Cây gỗ trung Trồngở Lá và Chữa đau Dùng 1 Cây ổi Txiv cuab thoj Psidium guajava bình vườn búp bụng tươi 31. Họ lan - Orchidaceae; bộ - Asparagales
  53. Cây sơn từ Dây Ngộ độc Dùng 1 _ Pleione bulbocodioides Ở rừng Củ cô leo thức ăn khô Trồng ở Đau lưng, Tươi 2 Cỏ nhung Cỏ nhung Anoectochilus roxburghii Thảo Cả cây vườn phong thấp hoặc khô Ở trên rừng, Gãy tay, Dùng 3 Phong lan Phong lan Dendrobium Antennatum Thảo Cả cây trồng chân tươi 32. Họ cánh bướm - Papilionaceae; Bộ - Fabales Cây vông Cây trung Dùng 1 Pạng la Erythrina orientalis Trồng Vỏ Đau răng nêm bình tươi 33. Họ thuốc phiện, họ - Papaveraceae; bộ - Ranunculales Cây thuốc Vỏ của Chữa bệnh Dùng 1 Lổ dinh Papaver somnferum Thảo Trồng phiện quả ho khô 34.Họ Hồ tiêu - Piperaceae; bộ - Piperales Dùng 1 Cây hồ tiêu Hự pành Pipernigrum Thảo Trồng Qủa Đau bụng khô 35. Họ mã đề - Commelinaceae; bộ - Lamiales Chữa mụn Dùng 1 Cây mã đề Phô trư Plantago Cỏ Mọc hoang Cả cây nhọt tươi
  54. 36. Họ hòa thảo - Poaecea; thuộc bộ - Poales Chấm Dùng 1 Rễ cây ngô Kuab ntxawb Zea mays L. ssp Thảo Nương Rễ Thương do tươi đạn, dao Củ, Hạ sốt, tiêu Sống ở Dùng 2 Sả Xam yaum Cymbopogon citratus Thảo, (cỏ) thân, đờm, cảm vườn tươi lá cúm Chữa bệnh Dùng 3 Cây ý dĩ Ganh Coix lacryma - jobi Thảo Ở rừng Củ ho tươi Dùng Cây hương Chữa bệnh 4 _ Dianella ensifolia Thảo vườn Lá tươi hoặc bài ho khô Chữa bệnh Dùng 5 Cây trúc Sông chở Phyllostachys Thảo Trồng, rừng Lá ho tươi Đau ngực, Trồng ở Dùng 6 Mía đen Kúa rùa Saecharum ssp Thảo Cả cây chân tay bị vườn tươi đau Cây đạm Lophatherum gracile Tiểu tiện Dùng 7 _ Thảo Mọc hoang Cả cây trúc diệp Brongn khó khô Phụ nữ Dùng 8 Cây cỏ gà Kúa pọ Cyriodon dactylon Thảo Mọc hoang Cả cây kinh nguyệt tươi không đều
  55. 37. Họ dương xỉ - polypodiaceae; bộ - Polypodiales Gãy tay, Dùng 1 Cốt toái bổ Chá Drynaria fortune Thảo Trên rừng Củ chân tươi 38. Họ Rau răm - Polygonaceae; bộ - Caryophyllales Cây nghể Txhuaj khu Polygonum Dùng 1 Thảo Mọc hoang Cả cây Đau mắt hoa đầu kháo mùa Capitatum tươi Vườn, nơi Dùng 2 Rau răm Nkaj zaum Persicaria odorata Thảo Lá Nghất sửu ẩm ướt tươi Phù Toàn Dùng 3 Dương xỉ Xuab Microsorum pteropus Thảo Sườn Núi đá Củ thân tươi 39. Họ rau sam -Portulacaceae; bộ - Caryophyllales Thổ nhân Dùng 1 _ Talinum patens Thảo Vườn Lá Bị nhọt sâm tươi 40. Họ Rau sam - Portulacaceae; thuộc Bộ - Caryophy Cây rau Chữa tiểu Thu về 1 - Portulace oleracea Thảo Ở nơi hoang Cả cây Sam tiện, bị nhọt phơi khô 41. Họ diệp hạ châu - Phyllanthaceae; bộ - Malpighiales Đau bụng Vên Đường, đột ngột, Dùng 1 Cây chó đẻ Nroj txhuaj Phyllanthus urinaria Cây gỗ nhỏ Ven suối, Lá hen, ho, tươi Sườn Đồi ngứa
  56. 42. Họ mao lương - Ranunculaceae; bộ - Ranunculaceae Đau khớp Dùng 1 Ấu tẩu Kuab ib Aconitum fortunei Thảo Vườn Củ toàn thân tươi, khô 43. Cây thuốc bổng - Rassulaceae; bộ - Saxifragales Hái về Cây thuốc Chữa bị 1 Txuaj cu nha Kalanchoepinnata Thảo Ở vườn Lá dùng bỏng bỏng tươi 44. Họ Hoa hồng - Rosaceae; bộ - Rosales Cây táo Docyniaindica ( Cây gỗ trung Trồng ở Chữa ghẻ Chữa 1 Tu di Qủa mèo Wall) bình rừng, ở đồi lở ghẻ lở Trồng ở Dùng 2 Hoa hồng Paaj suaj Rosa Thảo Cả cây vườn tươi 45. Họ cà phê - Rubiaceae; bộ - Gentianales Txhuaj txoj Dùng 1 Cây lấu Psychotria rubra Cây gỗ nhỏ Rừng núi Rễ, lá Đau lưng leeg khô 46. Họ cam - Rutaceae; bộ - Sapindales Cây ba Thân, Chữa mẩn Dùng 1 Lủa lờ dống Euodia lepta Cây gỗ nhỏ Ở rừng chạc lá ngữa tươi 47. Họ Lá giấp - Saururaceae; bộ - Piperales Chố ẩm ước Dùng 1 Cây diếp cá Rau chầu Houttuynia cordata Cỏ Cả cây Chữa nhọt ở ruộng tươi
  57. 48. Họ Thòng bong, - Schizaeceae Lygodium flexuosum Dùng 1 Thòng bong Mang trao cai Dây leo Mọc hoang Cả cây Giải độc Sw khô 49. Họ cà - Solanaceae; thuộc bộ - Salanales Sống ở Lá, Dùng 1 Cây ớt Kuag txob yag Capsicum annuum Thảo Đầy bụng Vườn ngọn tươi Hái về Solanum Chữa ho, bị 2 Cây cà tàu Trứ lừ Ở đồi Lá Cả cây dùng xanthicarpum Sxhard nhọt tươi 50. Họ chè - Theaceae; bộ - Ericales Chữa bệnh Dùng 1 Cây chè Txhuaj Xem Camellia sinensis Gỗ nhỏ Ở đồi Lá bị ngữa tươi 51. Hoa tán - Umbelliferae; bộ - Apiales Cây cao Rhizoma et Radix Trồng ở Thái lát 1 _ Thảo Rễ Táo bón bản Ligustici vườn phơi khô Ngứa đỏ Ven đường, Dùng 2 Rau mã Zaub txhai Centella asiatica Thảo Cả cây mắt, hạ ở bờ ruộng tươi nhiệt Viêm dạ Trồng ở Dùng 3 Rau cần zaub kub Ocnanthe Stolontifera Thảo Cả cây dày, đái vườn tươi dầm 52. Họ Hoa tán - Umbelliferae; bộ - Apiales
  58. Cây cao Rhizoma et Radix Trồng ở Thái lát 1 _ Thảo Rễ Táo bón bản Ligustici vườn phơi khô Ngứa đỏ Ven đường, Dùng 2 Rau mã Zaub txhai Centella asiatica Thảo Cả cây mắt, hạ ở bờ ruộng tươi nhiệt Viêm dạ Trồng ở Dùng 3 Rau cần Zaub kub Ocnanthe Stolontifera Thảo Cả cây dày, đái vườn tươi dầm 53. Họ Gai - Urticaceae; bộ - Urticales Hái về 1 Cây gai _ Boehmeria nivea Cây bụi Ở đồi Rễ Cầm máu dùng tươi