Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

pdf 48 trang thiennha21 19/04/2022 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_cham_soc_cay.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG LINH CHI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HOM TRÀ HOA VÀNG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa, hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn Hoàng Linh Chi XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
  3. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian có ý nghĩa và rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên hệ thống lại những kiến thức đã học cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất. Để đạt được mục tiêu trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã tiến hành thực thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Trong suốt quá trình thực tập,bằng niềm say mê, cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp đặc biệt là cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn đã giúp tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thiện bản khóa luận này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành tốt khóa luận, nhưng do trình độ chuyên môn và thời gian có hạn nên chắc chắn bản khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của qúy thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hòan thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Hoàng Linh Chi
  4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất 24 Bảng 2.1: Nhiệt độ, độ ẩm của môi trường không khí tháng 2-5/2017 25 Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Trà hoa vàng của các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi 32 Bảng 4.1.2 Chiều cao của chồi cây trà hoa vàng khi phun 3 loại phân bón phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin ,phân bón K-humat 36 Bảng 4.2.1 Kết quả ảnh hưởng của phân bón phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin ,phân bón K-humat đến số lá trên hom trà hoa vàng. 39 Bảng 4.2.2: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với chỉ số ra chồi của hom 40
  5. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.4. Cây Trà hoa vàng (Camellia Chrysantha) ở Quảng Ninh 18 Hình 3.1 Lưới đen dùng che sáng cho cây hom 27 Hình 3.2. Phân bón dùng trong thí nghiệm 29 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của hom theo định kỳ theo dõi 33 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ra chồi của hom cây Trà hoa vàng lần đo cuối thí nghiệm 36 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện số chồi TB/hom của hom cây Trà hoa vàng lần đo cuối thí nghiệm 37 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện chiều cao của chồi cây trà hoa vàng khi phun phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin và phân bón K-humat 37 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin ,phân bón K-humat đến số lá trên hom trà hoa vàng. 40
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTN : Công thức thí nghiệm LSNG : Lâm sản ngoài gỗ Ha : Hecta Cm : Centimet TB : Trung bình SL : Số lượng % : Phần trăm NXB : Nhà xuất bản BVTV : Bảo vệ thực vật
  7. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU 8 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 8 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 10 1.2.1. Mục đích nghiên cứu 10 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu 10 1.3. Ý nghĩa của đề tài 10 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 10 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 10 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 11 2.1.1 Vai trò của ánh sáng đối với cây 11 2.2.Tổng quan về loài cây Trà hoa vàng 17 2.3. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới và Việt Nam 21 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 24 2.4.1. Đặc điểm - vị trí địa hình, đất đai khu vực nghiên cứu 24 2.4.2. Đặc điểm về khí hậu, thời tiết khu vực nghiên cứu. 25 Một số chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm của môi trường không khí trong thời gian thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2.1: 25 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
  8. vii 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 26 3.5.2 Chỉ tiêu theo dõi 29 3.5.3 Phương pháp kế thừa và chọn lọc 29 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 30 3.5.4 Phương pháp xử lí số liệu 30 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến tỷ lệ hom sống của trà hoa vàng 32 4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây hom trà hoa vàng 34 4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin ,phân bón K- humat đến chiều cao của chồi cây Trà hoa vàng. 35 4.2.3 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin và phân bón K-humat đến số lá cây hom Trà hoa vàng. 38 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42 5.2. Đề nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 I. Tài liệu trong nước 44 II. Tài liệu nước ngoài 45 PHỤ BIỂU 46
  9. 8 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên tài nguyên rừng rất phong phú, đa dạng. Từ xa xưa tài nguyên rừng đã gắn bó với đời sống của nhân dân ta, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc sống ở vùng núi và trung du. Rừng không chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ, an ninh quốc phòng mà rừng còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ và LSNG. Trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của rừng Việt Nam còn nhiều, người dân chỉ tập trung khai thác gỗ, còn LSNG được coi như là sản phẩm phụ của rừng, do doanh thu từ nguồn lâm sản này thấp hơn so với gỗ. Nhưng hiện nay, do số lượng và chất lượng rừng đang bị suy giảm mạnh, hơn nữa chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp gỗ ngày càng khan hiếm, điều này đã tác động mạnh đến thu nhập của người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Lúc này, hoạt động khai thác rừng của người dân lại tập trung vào các loại LSNG. Nhu cầu sản phẩm này không những ngày càng lớn đối với thị trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của chúng ngày một tăng. Ngoài ra, LSNG còn có vai trò xã hội lớn, chúng mang lại công ăn việc làm cho hàng triệu người và góp phần tích cực trong chương trình xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi. Do đó, cách nhìn nhận về vai trò của nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi. LSNG ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với sinh kế của người dân nông thôn, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải quyết công ăn việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức
  10. 9 bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt của người dân, đặc biệt là những dân nghèo (FAO, 1994). Trà hoa vàng tên khoa học là Camellia chrysantha, hay còn được gọi là Golden Camellia, là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae. Cây được tìm thấy ở Việt Nam (Tam Đảo, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Yên Bái, Cúc Phương) và Trung Quốc. Cây trà hoa vàng được trồng làm cảnh và chế biến dược liệu. Trà hoa vàng được biết đến là cây cảnh đẹp, cây dược liệu rất có giá trị và là loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) quý: Một số nghiên cứu về Trà hoa vàng cho thấy các hợp chất của Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8%; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu (Ngô Quang Đê, 2001), trà hoa vàng giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết; chữa kiết lỵ Lá trà hoa vàng có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, giải độc gan và thận. Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp. Từ những tác dụng kể trên cho thấy cây Trà hoa vàng thực sự là một trong những loài lâm sản ngoài gỗ quý cần được nhân giống và bảo tồn. Tuy nhiên bên cạnh đó việc sản xuất chăm sóc trà hoa vàng còn gặp nhiều bất cập từ khâu chọn giống sản xuất, kỹ thuật trồng trọt,công nghệ thu hoạch và chế biến chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và nhu cầu thị hiếu của thị trương trong nước và ngoài nước đối với loại sản phẩm này. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.
  11. 10 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón và mức độ che sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của Trà hoa vàng nhằm xác định được công thức phân bón và độ che sáng phù hợp và lựa chọn nồng độ ,thời gian bón phân thích hợp để đêm lại hiệu quả cao trong sản xuất 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra hướng chăm sóc phù hợp thích hợp để đêm lại hiệu quả cao trong sản. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Là tài liệu trong học tập, là cơ sở trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan. - Giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. - Nắm được phương pháp nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Có được kỹ năng chăm sóc cây hom trà hoa vàng
  12. 11 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1 Vai trò của ánh sáng đối với cây Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong sinh trưởng của cây. Ý nghĩa của nó được thể hiện qua các mặt sau: Sự sống của vật phụ thuộc vào quang hợp, quang hợp của cây xanh phụ thuộc vào ánh sang mặt trời bởi vì cường độ sinh trưởng của cây liên quan chặt chẽ đến quá cường độ quang hợp. Đối với cây rừng mọc ở điều kiện thuận lợi là sử dụng 1-2% ánh sang hoàn toàn Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi ra hoa kết trái rồi chết. Ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến sự nảy mầm của các loại hạt. Có nhiều loại hạt nảy mầm trong đất không cần ánh sáng, nếu các hạt này bị bỏ ra ngoài ánh sáng thì sự nảy mầm bị ức chế hoặc không nảy mầm. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hệ rễ của cây. Đối với các loại cây không có hệ rễ trong không khí (rễ khí sinh) thì ánh sáng giúp cho quá trình tạo diệp lục trong rễ nên rễ có thể quang hợp, rễ của các cây ưa sáng phát triển hơn rễ của các cây ưa bóng. Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu ảnh hưởng nhiều đối với sự thay đổi của cường độ ánh sáng. Do sự phân bố ánh sáng không đồng đều trên tán cây nên cách sắp xếp lá không giống nhau ở tầng dưới,lá thường nằm ngang để nhận được nhiều ánh sáng tán xạ, lá ở tầng trên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên xếp nghiêng nhằm hạn chế bớt diện tích tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao. Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của thực vật, trong thành phần quang phổ của ánh sáng, diệp lục chỉ hấp thụ một số tia sáng. Bằng
  13. 12 những thí nghiệm, Timiriadep đã chứng minh được rằng, những tia sáng bị diệp lục hấp thụ mới phát sinh quang hợp. Cường độ quang hợp lớn nhất khi chiếu tia đỏ là tia mà diệp lục hấp thụ nhiều nhất. Liên quan đến cường độ chiếu sáng, thực vật được chia thành các nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng. Cây ưa sáng tạo nên sản phẩm quang hợp cao khi điều kiện chiếu sáng tăng lên, nhưng nói chung, sản phẩm quang hợp đạt cực đại không phải trong điều kiện chiếu sáng cực đại mà ở cường độ vừa phải (optimum). Ngược lại cây ưa bóng cho sản phẩm quang hợp cao ở cường độ chiếu sáng thấp. Trung gian giữa 2 nhóm trên là nhóm cây chịu bóng nhưng nhịp điệu quang hợp tăng khi sống ở những nơi được chiếu sáng đầy đủ. Đặc điểm cấu tạo về hình thái, giải phẫu và hoạt động sinh lý của các nhóm cây này hoàn toàn khác nhau thể hiện đặc tính thích nghi của chúng đối với các điều kiện môi trường sống khác nhau. Do đặc tính này mà thực vật có hiện tượng phân tầng và ý nghĩa sinh học rất lớn. Ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh sản của thực vật. Tương quan giữa thời gian chiếu sáng và che tối trong ngày - đêm gọi là quang chu kỳ. Tương quan này không giống nhau trong các thời kỳ khác nhau trong năm cũng như trên các vĩ tuyến khác nhau. Quang chu kỳ đã được Garner và Alland phát hiện năm 1920. Liên quan đến độ dài chiếu sáng, thực vật còn được chia thành nhóm cây ngày dài và cây ngày ngắn. Cây ngày dài là cây ra hoa kết trái cần pha sáng nhiều hơn pha tối, còn ngược lại, cây ngày ngắn đòi hỏi độ dài chiếu sáng khi ra hoa kết trái ngắn hơn. Vai trò của ánh sáng với cây con giai đoạn vườn ươm Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây con [9]. Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây con diễn ra nhanh, nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã
  14. 13 khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây con diễn ra chậm, nhưng đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Nói chung, việc che bóng giúp cây con tránh được những tác động cực đoan của môi trường, làm giảm khả năng thoát hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột bầu. Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn gieo ươm. Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và 6 kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sáng (Kimmins, 1998 [15]. Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế, trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con (Kimmins, 1998)[15]; Nguyễn Xuân Quát, 1985[8]; Nguyễn Văn Thêm, 2002-2003)[10] 2.1.2 Vai trò của bón phân đối với cây Lịch sử phát triển nông nghiệp ở mọi quốc gia đều gắn liền với lịch sử nghiên cứu đất và sử dụng phân bón. Sử sách đã ghi nhận, từ 3000 năm trước công nguyên Trung Quốc đã sử dụng chất hữu cơ bón ruộng. Ở Việt Nam, từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên đã bắt đầu phân hạng ruộng đất để đánh thuế và ứng dụng chất hữu cơ trong canh tác (Lê Quý Đôn, 1773). Những nghiên cứu có quy mô về nông hóa chỉ được tiến hành sau khi Viện Khảo cứu nông lâm nghiệp được thành lập cùng với Sở lúa gạo Đông Dương (thời Pháp
  15. 14 thuộc) tuy mới quan tâm đến một số chỉ tiêu hóa học đất và thực hiện những thí nghiệm đơn giản về phân bón trên các cây cao su, chè và cà phê. Công tác nghiên cứu, điều tra phân loại và lập bản đồ đất có hệ thống được bắt đầu từ cuối thập kỷ 60 và phát triển mạnh sau 1975 khi đất nước thống nhất, với sự chung tay của các nhà khoa học đất miền Bắc và miền Nam. Nhờ đó đã có cơ sở để mở rộng diện tích đất nông nghiệp từ khoảng 5 triệu ha (1975) lên 6,913 triệu ha (năm1980) và gần 8,2 triệu ha (1999)2. Thống kê 2012, diện tích đất nông nghiệp toàn quốc là 10,126 triệu ha, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/đầu người chỉ là 0,104 ha (bằng 8,7% trung bình thế giới) 1. Con đường duy nhất để tăng sản lượng nông nghiệp trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp như Việt Nam là thâm canh nhờ vào nước, phân bón và giống mới. Những kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp nói chung và ngành khoa học đất nói riêng trong hơn ba thập kỷ qua có ý nghĩa then chốt đưa Việt Nam trở thành cường quốc lúa gạo và nhiều ngành hàng nông sản đứng nhất nhì thế giới như cà phê, hồ tiêu Đóng góp cho những thành tựu kể trên là những công trình nghiên cứu đất, phân bón của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS), một phần sẽ được trích lược dưới đây. Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón trong số đó phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. trong tất cả các loại phân bón vô cơ, hữu cơ đều cố đầy đủ N,P,K
  16. 15 các nguyên tố trung lượng ( ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng ( Fe, Cu, Mh, B, Mo ) cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng 1.1.1. Phân bón với năng suất và sản lượng cây trồng Giai đoạn 1990-2010 đã có một số nghiên cứu về phân bón cho chè, song chủ yếu tập trung vào phân bón vô cơ. Liều lượng và tỷ lệ dinh dưỡng bón cho chè phụ thuộc rất lớn vào giống, đất đai và điều kiện tự nhiên. Đồng thời sử dụng phân bón cũng không được để lại dư lượng nitrat quá cao, hàm lượng kim loại nặng phải dưới ngưỡng cho phép Từ năm 2005 đến nay, cùng với nghiên cứu bón phân hóa học, nghiên cứu sử dụng phân bón sinh học đã được quan tâm hơn. Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón với cây trồng ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV ), bón phân luôn là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón hợp lý. Từ thực tiễn sản xuất ở các nước này cũng cho thấy: Không có phân hoá học thì không có năng suất cao. Ở các nước có hệ thống nông nghiệp phát triển trong hơn 100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hoá học), việc sử dụng phân khoáng làm tăng hơn 60% năng suất cây trồng. Cách mạng xanh ở Ấn Độ: Năm 1950, khi nông dân Ấn Độ chưa biết dùng phân bón chỉ sản xuất được 50 triệu tấn lương thực/năm, bị thiếu đói
  17. 16 trầm trọng. Năm 1984 nhờ sử dụng 7,8 triệu tấn phân bón/năm đã đưa sản lượng lương thực lên 140 triệu tấn, khắc phục nạn đói triền miên cho Ấn Độ. Kết quả điều tra của FAO trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20 trên phạm vi toàn thế giới cho thấy: tính trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông sản tăng lên hàng năm và bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thì thu được 10 tấn hạt ngũ cốc. Ở các nước châu Á, Thái bình dương (1979 – 1989) phân bón làm tăng 75% năng suất lúa. Tổng kết về vai trò của các yếu tố kỹ thuật trong nông nghiệp hiện đại ở Mỹ: Năng suất quyết định bởi 41% do phân khoáng, 15-20% do thuốc bảo vệ thực vật, 15% do hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật, 8% do chọn giống và tưới nước, 11-18% do các yếu tố khác. Năm 1997, kết quả điều tra ở Việt Nam tính trung bình phân bón làm tăng 38-40% tổng sản lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng suất lúa và bón 1 tấn dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn ngũ cốc. Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều. Chẳng hạn như đạm (N) là chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của cây trồng, đạm làm tăng hàm lượng protein trong cây, ngoài ra là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ: axit nucleic, diệp lục tố Cây trồng cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, mỗi loại cây đều cần một lượng đạm khác nhau.
  18. 17 Tùy giai đoạn sinh trường, phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau. Đối với mỗi loại cây trồng thì yêu cầu lượng đạm khác nhau. Chẳng hạn ở giai đoạn đầu sinh trưởng cây cần đạm để phát triển rễ, thân lá. Ở giai đoạn sau cây cần đạm để tạo nên các chất tích lũy trong quả, hạt. Ở trong giai đoạn cây kiến thiết hoặc kinh doanh, cây lâu năm sau mỗi vụ thu hoạch cần phục hồi thân, lá nên nhu cầu về đạm là rất cao. Lân (P) giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp chất protein, axit nucleic, nhiễm sắc thể .Lân (P) cần cho sự phân chia tế bào, phát triển của mô phân sinh, kích thích rễ, quả phát triển, sự hình thành mầm hoa, quyết định chất lượng hạt giống Lân (P) giúp tăng khả năng chống chịu các điều kiện: rét, hạn hán, sâu bệnh. Ở trong thời kỳ cây con cây rất mẫn cảm với lân, nếu thiếu lân ở giai đoạn này sẽ khiến cây phát triển không cân đối về sau, cho dù sau này có bổ sung lân cho cây cũng không thể khắc phục được, chính vì thế cần cung cấp lân cho cây ngay ở giai đoạn đầu bằng bón lót và bón thúc để đảm bảo sự phát triển cân bằng của cây trồng. Kaili (K) là nguyên tố đa lượng được cây sử dụng nhiều nhầt. Kali tham gia tích cực vào quy trình quang hợp, tổng hợp các chất hydrat cacbon và gluxit của cây, vận chuyển và tích lũy sản phẩm quang hợp từ lá về các cơ quan dự trữ. Kali có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp đạm, tăng cường khả năng chống chịu của cây với các kiều kiện bất lợi: hạn hán, úng nước, nóng, lạnh, tăng sức đề kháng của cây trước sâu bệnh hại. 2.2. Tổng quan về loài cây Trà hoa vàng a) Phân loại khoa học. - Giới (regnum): Thực vật (Plantate) - Bộ (ordo): Thạch nam (Ericales) - Họ (familia): Họ chè (Theaceae)
  19. 18 - Chi (genus): Trà (Camellia) - Loài (species): Trà hoa vàng (Camellia chrysantha.) Hình 2.4. Cây Trà hoa vàng (Camellia Chrysantha) ở Quảng Ninh b) Đặc tính sinh học Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao từ 2 - 4m, cành non màu nâu nhạt, có lông mịn, cành già nhẵn. Lá có cuống dài 8 - 15mm, xanh đậm và láng ở mặt trên, xanh sáng ở mặt dưới với nhiều điểm tuyến màu đen, cả hai mặt đều không lông, lá dạng da, dày, gốc lá hình nêm hoặc tròn, chóp lá có mũi nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ cách đều nhau, hệ gân lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 12 -16 cặp. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, đường kính khi nở khoảng 6-8 cm. Cuống hoa dài 1 - 1,2cm, mang 5 - 6 lá bắc hình móng hoặc hình vẩy đến gần tròn, cao 4 - 6 mm, rộng 7 - 12mm, mép và mặt trong có lông. Tràng hoa gồm 16 - 17 cánh, gần tròn đến bầu dục, dài 2 - 5,3 cm, rộng 2,3 - 3,5cm, có lông ở mặt trong và thưa dần ở các cánh bên trong. Bộ nhị nhiều, cao 4-4,5 cm, các chỉ nhị vòng ngoài, dính nhau 1,4 - 2,1cm, chỉ nhị bên trong rời, có lông. Bộ nhụy gồm 4 hoặc 5 lá noãn hợp thành bầu 4 - 5 ô, không lông, vòi nhụy 4 hoặc 5, rời, dài 3,2 - 3,5cm, không lông. Quả gần dạng cầu, đường kính 5 - 6cm, cao 4 - 4,5cm, 3 - 4 hạt trong mỗi ô, vỏ quả dày 4,5 - 6,5mm. Hạt dài 2,2cm, có long.
  20. 19 c) Giá trị Ở Việt Nam, trong những năm gần tư thương đã thu Trà hoa vàng với giá khoảng trên 1.500.000/1kg hoa tươi, thậm chí thu mua cả cây tươi với giá 20.000đ/kg, Sau đó sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Ngày nay các nhà thực vật thế giới xem các loài trà hoa vàng là nguồn gen quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt, Ngô Thu Phương (2011) Trà hoa vàng là thực vật chứa thành phần dinh dưỡng phong phú nhất trong tự nhiên. Ngoài tác dụng là cảnh, cải thiện môi trường, nó còn giá trị dược liệu rất quý. Qua các tài liệu kiểm nghiệm khoa học thì nó có chứa tới hơn 400 thành phần dinh dưỡng, nổi trội là Saponin, Tea polyphenon và các nguyên tố như Selenium (Se), Germannium (Ge), Kẽm (Zn), Vanadium (V), Molypden (Mo), Mangan (Mn), Kalium (K) và các vitamin B1, B2, C. Lá trà hoa vàng có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, giải độc gan và thận, theo y học Trung Quốc công bố, trà hoa vàng có 9 tác dụng chính: - Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt); - Nước sắc lá trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài; - Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu; - Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác - Hưng phấn thần kinh; - Lợi tiểu mạnh; - Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu - Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;
  21. 20 - Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp. d) Vùng phân bố Trà hoa vàng chỉ mới được phát hiện ở vườn Quốc gia Tam Đảo. Là loài chỉ được tìm thấy ở độ cao dưới 800m. e) Yêu cầu sinh thái của cây Trà hoa vàng - Ánh sáng: Trà hoa vàng là loại cây ưa ánh sáng tán xạ từ 30 - 50%, thích hợp với điều kiện phát triển dưới tán rừng. kỵ chiếu sáng mạnh, ánh sáng trực xạ sẽ làm cho chức năng quang hợp của lá bị thay đổi dẫn đến hiện tượng héo sinh lý, nhất là khi độ chiếu sáng mạnh của mùa hè nhiệt độ tăng đột ngột quá trình quang hợp sẽ bị ngừng trệ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường thậm chí phá hoại chất diệp lục lá chuyển sang màu nâu, xuất hiện hiện tượng lão hoá, Ngô Quang Đê, Lê Thanh Sơn, Đinh Thị Lê (2008). - Nhiệt độ: Trà hoa vàng là loài ưa mát không thích hợp với môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp là 23-50 độ C. Nhưng các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau yêu cầu đối với nhiệt độ cũng khác nhau, nhiệt độ cao hay thấp đều có liên quan rất mật thiết đối với sinh trưởng phát triển của Trà hoa vàng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra chồi hoa và nụ hoa, là nhân tố quan trọng khống chế sự ra hoa. Sinh trưởng mạnh nhất của Trà hoa vàng vẫn yêu cầu khí hậu mát mẻ của Mùa khô và những mùa nhiệt độ cao sinh trưởng rất chậm, trong thời kỳ ra hoa môi trường nhiệt độ cao hoa khó hình thành. - Nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể thực vật. Nước giữ vai trò quan trọng trong phân chia tế bào, khi có đầy đủ nước và môi trường thích hợp, tế bào phân chia, phát triển thuận lợi cây sinh trưởng nhanh. Khi thiếu nước các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây hoa giảm, các hợp chất hữu cơ được tạo thành ít, cây còi cọc, phát triển kém. Nếu sự thiếu nước kéo
  22. 21 dài cây có thể khô héo và chết. Nhưng, nếu quá nhiều nước, cây bị úng ngập, sinh trưởng phát triển của cây cũng bị ngừng trệ. Quá ẩm ướt, sâu bệnh phát triển mạnh, cây cho năng suất thấp, chất lượng kém. Mỗi loại Trà hoa vàng yêu cầu độ ẩm khác nhau. Trà hoa vàng thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa yêu cầu độ ẩm khoảng 81%. Lượng mưa trung bình năm là 1.526 mm, cây phát triển tốt ít sâu bệnh, ra hoa đẹp, chất lượng hoa cao. - Đất: Đất là một yếu tố môi trường quan trọng cơ bản nhất, là nơi nâng đỡ cây trồng, cung cấp nước, dinh dưỡng cơ bản và không khí cho sự sống của cây hoa. Phần lớn các cây hoa yêu cầu đất tốt, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước, có khả năng giữ ẩm, tầng canh tác dày. Nhìn chung Trà hoa vàng thích nghi và phát triển tốt trên những loại đất Feralit phát triển trên đá mẹ Macmaxit kết tinh chua, đất hơi chua pH = 5,17 - 5,63. Đất trồng Trà hoa vàng phải đảm bảo đủ các yếu tố sau: Đất tơi xốp, đủ ẩm nhưng thoát nước, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ phân bón là phù hợp nhất. 2.3. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới và Việt Nam * Tình hình nghiên cứu trên thế giới Che bóng Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối và tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây con. Khi được che bóng tăng trưởng chiều cao của cây con được diễn ra nhanh, nhưng đường kính nhỏ sức sống yếu và dễ bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại khi gặp điều kiện ánh sáng mạnh tăng trưởng chiều cao của cây diễn ra chậm nhưng đường kính lớn và than cây cứng và nhiều cành. Đối với từng loại cây với từng cường độ che sáng khác nhau cần nghiên cứu cụ thể. Theo Geogre Baur: việc trù tính sao cho bóng dâm thích hợp thường là điều căn bản trong sản xuất cây con để trồng rừng cho thỏa
  23. 22 đáng và có thể xác định độ che râm cần thiết bằng thí nghiệm hoặc bằng cách mò mầm thăm dò. Theo Kimmis (1988) khi che bóng thì hệ số lá (sản lượng thuần/đơn vị khối lượng có lá (kg) hoặc sản lượng thuần trên diện tích lá sẽ giảm vì rằng khối lượng lá hoặc diện tích lá không quang hợp sẽ tăng lên. Ánh sáng sẽ trở thành yếu tố giới hạn ở những nơi mà nước và chất khoảng không là mức giới hạn. Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây hom, Ekta và Singh (2000) đã nhận thấy rằng cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến sự nảy mầm,sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây. Bón phân Năm 1981 Sasaki và Mori đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng chịu bóng của một số loài như Shorea talura, Sovalis, Hopea helferei và Vatica odorata. Kết quả cho thấy sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50% Theo Zhang Yugang (2011) anht hưởng của phân bón Kali và Magie đối với hàm lượng axit amin trong chè cho rằng chè có hàm lượng axit amin cao sẽ có chất lượng tốt. khi bón phân đạm hợp lý, kết hợp sử dụng phân bón kali và magie để có hiệu quả cân bằng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây Theo Jayagannesh và Venkatesan (2010) hàm lượng axit amin trong cây chè cao khi sử dụng magie và khi phun vi lượng có Mg lên mặt lá đã làm giảm axit amin so với đối chứng, hàm lượng catechin tăng khi bón 300kg phân Mg và sau đó giảm 50% phân kali Theo Huang Dongfeng at al. (2005) cho rằng công thức khi bón phân bổ sung phân magie sulphat và kali sulphat có hiệu quả tốt nhất đối với sinh trưởng của cây so với công thức sử dụng nito, phôt pho. Vì vậy đã thúc đẩy sinh trưởng cây chè tăng số lượng lá lần lượt là 6,23% và 11,1% ; diện tích lá 11,17%
  24. 23 * Tình hình nghiên ở Việt Nam Che bóng Nghiên cứu về chế độ che bóng cho một số loài cây khác đã có nhiều tác giả đề cập như: Nguyễn Hữu Phước (1962) nghiên cứu chế độ che bóng cho 2 loại Xà Cừ (Khaya senegalensis) và Mỡ (Manglietia glauca); Nguyễn Thị Mừng (1997) nghiên cứu chế độ che bóng cho cây Cẩm lai (Dalbegia bariaensis) Các tác giả đều kết luận chung: “Đối với các loài cây trên nói chung giai đoạn cây con ở vườn ươm cần được che bóng hợp lý. Nhu cầu ánh sáng hay tỷ lệ che bóng của các loài qua các giai đoạn là khác nhau”. Khi bố trí thí nghiệm về độ tàn che Nguyễn Xuân Quát (1985) và Hoàng Công Đãng (2000) đã phân chia 5 mức che sáng: không che (đối chứng) che 25%, 50%, 75%,100%. Bón phân Theo Vũ Cao Thái (1996), việc sử dụng phân bón cân đối là tiền đề duy trì năng suất cao và tiết kiệm phân bón. Sử dụng phân bón không cân đối có thể dẫn tới thoái hóa đất và suy giảm sức sản xuất của đất. Mục tiêu sử dụng phân bón cân dối là tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, hiệu chỉnh sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng của cây trồng mà đất thiếu, duy trì cải thiện độ phì nhiêu của đất. Vũ Văn Tĩnh (2015) khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và tỷ lệ bón NPK đến sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng giống chè Kim Tuyên thì bón 40kgN/tấn sản phẩm với tỷ lệ 3:2:1 cho các chỉ tiêu sinh trưởng thân cành cao hơn, năng suất búp chất lượng chè tốt hơn. Như vậy bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm khá cao trong chi phí sản xuất. Nhu cầu phân bón phụ thuộc vào độ tuổi cây và năng xuất thu hái hằng năm. Trà hoa vàng có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng liên tục trong
  25. 24 suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Bón phân hợp lý góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo điều kiện cho đời sống và làm giàu cho nông dân 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.4.1. Đặc điểm - vị trí địa hình, đất đai khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lý: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3km về phía Tây. Căn cứ vào bản đồ Thành phố Thái Nguyên thì xác định được vị trí như sau: Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán Phía Tây giáp xã Phúc Hà Phía Đông giáp khu dân cư và khu kí túc xá thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. * Đặc điểm địa hình Vườn ươm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm dưới chân đồi nhưng nhìn chung tương đối bằng phẳng. * Đặc điểm đất đai Vườn ươm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm dưới chân đồi, đất không màu mỡ, ít dinh dưỡng. Đặc điểm của đất là đất Feralit phát triển trên đá Sa Thạch. Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất (Nguồn: Theo số liệu phân tích đất đai của trường ĐHNL Thái Nguyên năm 2013)
  26. 25 2.4.2. Đặc điểm về khí hậu, thời tiết khu vực nghiên cứu. Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Có 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. (Nguyễn Văn Núi 2016). Một số chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm của môi trường không khí trong thời gian thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2.1: Bảng 2.1: Nhiệt độ, độ ẩm của môi trường không khí tháng 2-5/2017 Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) 2 19, 48 74, 64 3 20, 82 82, 69 4 24, 43 81, 02 5 25, 7 84, 5 (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thái Nguyên)
  27. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hom cây Trà hoa vàng. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: Vườn ươm CAO chè – Đại học Nông lâm Thái nguyên – Xã Quyết thắng – Thành phố thái nguyên. Thời gian: từ 01/2019 – 05/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến cây hom trà hoa vàng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến cây hom trà hoa vàng. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức 30 cây. Nhắc lại Công thức thí nghiệm 1 CT1 CT2 CT3 2 CT2 CT3 CT1 3 CT3 CT2 CT1 Tiến hành bố trí thí nghiệm tại vườn ươm, với các công thức thí nghiệm như sau: Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của cây hom trà hoa vàng. - Công thức 1: 30 %
  28. 27 - Công thức 2: 50 % - Công thức 3: 70% Hình 3.1 Lưới đen dùng che sáng cho cây hom Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của cây hom trà hoa vàng. Thí nghiệm với 3 loại phân bón: phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin và phân bón K-humat. - Công thức 1: Phân bón Đầu trâu 502 - Công thức 2: Phân bón Orgamin - Công thức 3: Phân bón K-humat Các phân bón dùng trong thí nghiệm Các thí nghiệm được sử dụng các loại phân bón sau đây: + Phân hữu cơ: phân chuồng hoai mục + Phân bón lá: - Đầu trâu 502 - Orgamin - K-humat Đề tài sử dụng 3 loại phân bón
  29. 28 + Phân bón đầu trâu 502 Là phân bón được sản xuất tại công ty Bình Điền thành phố Hồ Chi Minh. Thành phần hóa học Đạm (N) 30% Lân (P2O5) 12% Kali (K2O) 10% Canxi (Ca) 0,05, Magie (MG) 0.05%, kẽm (Zn) 0.05%, đồng (Cu) 0.05%, Bo (B) 0.02%, sắt (Fe) 0.01%, magan (Mn) 0.01%, modiplen (Mo) 0.01%, PENACP 0.02% Phân bón lá đầu trâu 502 có tác dụng tăng khả năng ra chồi ra lá mới, tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn và rét. Đặc biệt phục hồi cây bị nghẹn rẽ, vàng lá tăng năng suất chất lượng và lợi nhuận. Pha chế 10g phân bón vào bình 8-10 lít nước. + Phân bón Orgamin Là phân bón lá kích thích phát triển thân lá củ quả cây trồng. Là sản phầm của hãng Pulsar inter corp-Japan (Nhật Bản) Thành phần hóa học: Hữu cơ: 25%; Acid Humic + Acid Fulvic: 18%; N-P2O5-K2O; 0- 0.005-1.6; Tỷ trọng: 1.05 Ti, La, Mo, Co, Cu, Zn, Fe, Ca Pha 10g phân bón vào bình 8-10 lít nước, phun ướt đều đẫm lên toàn bọ thân cây trồng. Phun vào thời kỳ phát lộc tạo bông to,mập, màu sắc đẹp, bộ rễ phát triển. Tăng tính chịu hạn, úng, phèn, mặn. Tăng đề kháng với sâu bệnh hại. Giảm thuốc BVTV, tăng chất lượng nông sản. Cung cấp vi lượng cần thiết cho giai đoạn sinh trưởng. Titan giúp cây tăng cường hấp thu dưỡng chất, xanh lá, quang hợp mạnh, thụ phấn tốt tạo tiền đề để có năng suất tối ưu.
  30. 29 + Phân bón K-humat Là sản phẩm của công ty sinh hóa Minh Đức, nguyên liệu chính nhập khẩu từ Mỹ Thành phần hóa học: Chất cơ bản: N 7.5%, P2O5 2%,K2O 0.3% (K-Humat 18000ppm) Vi lượng Cu 900ppm,Zn 900ppm, Bo 900ppm, Mg 400ppm, Mo 70ppm, S 1300ppm, Mn 1200ppm Pha 15ml phân bón với 10-16 lít nước sạch, phun cho 200-250m2, phun đều, ướt đẫm trên lá. Hình 3.2. Phân bón dùng trong thí nghiệm 3.5.2 Chỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu về sinh trưởng - Tỷ lệ hom sống (%) - Chiều cao cây (cm) - Số lá trên cây (lá/cây) 3.5.3 Phương pháp kế thừa và chọn lọc Kế thừa những tài liệu có sẵn về địa điểm nghiên cứu (điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình .), một số đặc điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
  31. 30 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Kết quả nghiên cứu được sử dụng toán thống kê trong Lâm Nghiệp để kiểm tra kết quả. 3.5.4 Phương pháp xử lí số liệu Quá trình thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng và ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến của hom cây Trà hoa vàng, tôi tiến hành thu thập các chỉ tiêu về số hom sống theo định kỳ 30, 60, 90 ngày sau khi giâm hom và số hom ra chồi, số hom ra lá, số chồi/hom ở cuối đợt thí nghiệm theo các mẫu biểu. Các phương pháp phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp đánh giá Quá trình xử lí số liệu được thực hiện trên phần mềm Excel cài đặt sẵn trên máy tính. Tiến hành Bước 1. Nhập số liệu vào máy vi tính Bước 2. Phân tính và xử lý số liệu : - Các chỉ tiêu được theo dõi là: + Tỷ lệ hom sống = (∑ số hom sống/ ∑ số hom thí nghiệm) ×100% + Số chồi TB: (∑ số chồi/ ∑ số hom ra chồi) + Chiều cao chồi trung bình = (∑ chiều cao chồi / ∑ số hom thí nghiệm) + Số lá trung bình = (∑ số lá/ ∑ số hom ra lá) + Chỉ số ra chồi = số chồi TB/hom * chiều dài chồi TB * Để có bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA như trên: Ta thực hiện trên phần mềm Excel như sau: Nhập số liệu vào bảng tính Click Tools Data Analysis ANOVA: Single Factor Trong hộp thoại ANOVA: Single Factor
  32. 31 Input range: Khai vùng dữ liệu ( .) Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo hàng thì đánh dấu Rows và mục Label in Firt Column nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa cột tiêu đề. Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo cột thì đánh dấu vào columns và mục Label in Firt Rows nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa hàng tiêu đề. Alpha: Nhập (0.05) hay (0.01) Output range: Khai vùng xuất kết quả
  33. 32 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến tỷ lệ hom sống của trà hoa vàng Ánh sáng là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của cây trồng ở mọi lứa tuổi, mỗi loài cây khác nhau và ở mỗi giai đoạn tuổi khác nhau thì nhu cầu về ánh sáng cũng khác nhau. Vì thế, để đảm bảo chất lượng cây giống phục vụ trồng rừng cần phải nghiên cứu chế độ ánh sáng thích hợp trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả của ảnh hưởng của mức độ che sáng đến tỷ lệ sống của trà hoa vàng được thể hiện tại bảng 4.1 Bảng 4.1 Tỷ lệ sống của hom cây Trà hoa vàng của các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi Thời gian theo dõi (ngày) Số hom 30 60 90 Công thức thí Số Số Số thí nghiệm Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ nghiệm hom hom hom (%) (%) (%) sống sống sống CT1 90 79 87,8 64 71,1 48 53,3 CT2 90 85 94,4 82 91,1 78 86,7 CT3 90 87 96,7 86 95,6 86 95,6
  34. 33 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của hom theo định kỳ theo dõi Qua bảng 4.1 và biểu đồ hình 4.1 ta thấy tỷ lệ hom sống đã thay đổi rõ rệt trong giai đoạn từ 30 ngày 60 ngày và đến 90 ngày. Các công thức giâm hom có độ che sáng khác nhau sẽ cho tỷ lệ hom sống qua các giai đoạn là khác nhau trong đó công thức 3 (che sáng 70%) có tỷ lệ hom sống là cao nhất,tiếp sau là tỷ lệ cây sống ở công thức 2 (che sáng 50%), cuối cùng là công thức 1 (che sáng 30%) có tỷ lệ hom sống thấp nhất. Cụ thể như sau: Giai đoạn 30 ngày đầu CT3 có tỷ lệ hom sống là 96.7%, CT1 có tỷ lệ hom sống là 87.8%. Giai đoạn 60 ngày CT3 có tỷ lệ hom sống là 95.6%, CT6 có tỷ lệ hom sống là 71.1%. Giai đoạn 90 ngày CT3 có tỷ lệ hom sống là 95.6%, CT6 có tỷ lệ hom sống là 53.3%.
  35. 34 Bảng 4.1.2: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với tỷ lệ sống của hom cây Trà hoa vàng của các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 7,67319 0,003890 3,554557 1644,18 2 822,09 Groups 24 574 15 Within 1928,482 107,1379 18 Groups 857 365 3572,662 Total 20 857 Đặt nhân tố A là các công thức che sáng của thí nghiệm Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả tác động đều lên kết quả thí nghiệm. Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: FA = 7,6731924 > F05 = 3,55455715 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của cây Trà hoa vàng. ảnh hưởng của các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh kết quả bảng 4.1 có thể thấy, CT3 có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ sống của cây Trà hoa vàng so với các công thức còn lại. Vì vậy tiến hành che sáng cây trà hoa vàng ta nên sử dụng mức độ che sáng là 70% để cây hom đạt được tỷ lệ sống cao nhất.
  36. 35 4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây hom trà hoa vàng Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng đối với đời sống của cây. Với mỗi loại cây khác nhau sẽ thích hợp với những loại phân bón khác nhau. Do đó việc tìm ra được loại phân bón thích hợp sẽ giúp cho cây luôn khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời giúp người trồng có thể nhận biết và sử dụng cho quá trình trồng, theo dõi và chăm sóc cây. 4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin, phân bón K-humat đến chiều cao của chồi cây Trà hoa vàng. Chiều cao của cây là một trong những hình thái đặc trưng cơ bản để phân biệt giống. Nó có đặc tính di truyền chịu tác động của ngoại cảnh, đồng thời phản ánh xác thực tình hình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây là một trong những yếu tố đánh giá sinh trưởng, phát triển đồng thời nó phản ánh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong cây. Cây sinh trưởng tốt sẽ có chiều cao thích hợp, chiều cao cây biểu hiện sức sống sự gia tăng tế bào. Chiều cao tăng nhanh chứng tỏ lượng tế bào tăng nhanh, là cơ sở tăng năng suất sau này. Phát triển chiều cao nhằm tạo ưu thế cho quá trình quang hợp. Chiều cao cây là một đặc tính di truyền, tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình sinh trưởng. Cây sinh trưởng trong điều kiện đủ nước đủ dinh dưỡng, chiều cao cây tăng lên dẫn đến cấc yếu tố khác tăng theo và sẽ đạt năng suất cao hơn, phẩm chất tốt hơn. Vì vậy ,thí nghiệm sử dụng 3 loại phân bón cho cây Trà hoa vàng để nghiên cứu chế độ bón phân và phân bón phù hợp trong giai đoạn vườn ươm Kết quả của ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống của trà hoa vàng được thể hiện tại bảng 4.2.1
  37. 36 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chồi cây trà hoa vàng khi phun 3 loại phân bón phân bón Đầu trâu 502, Orgamin và K-humat Chiều dài Công Số hom Tỷ lệ Số chồi Số hom Số hom chồi Chỉ số thức thí thí ra chồi trung sống ra chồi trung ra chồi nghiệm nghiệm (cm) bình/hom bình (cm) CT1 90 48 16 17,78 1,25 7,25 9,06 CT2 90 78 21 23,33 1,19 3,65 4,34 CT3 90 86 20 22,22 1,2 3,11 3,73 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ra chồi của hom cây Trà hoa vàng lần đo cuối thí nghiệm
  38. 37 SỐ CHỒI TB/HOM 1,26 1,25 1,24 1,23 1,22 1,21 1,2 1,19 1,18 1,17 1,16 CT 1 CT 2 CT 3 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện số chồi TB/hom cây Trà hoa vàng CHIỀU DÀI TB CHỒI (cm) 8 7 6 5 4 3 2 1 0 CT 1 CT 2 CT 3 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện chiều cao của chồi cây trà hoa vàng khi phun phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin và phân bón K-humat Qua bảng 4.2.1 và biểu đồ hình 4.3 có thể thấy các công thức bón phân khác nhau cho kết quả về số chồi TB/hom là khác nhau. Trong đó thí nghiệm
  39. 38 sử dụng CT1 cho kết quả số chồi TB/hom cao nhất là 1.25 chồi/hom, CT2 cho kết quả số chồi TB/hom thấp nhất là 1.19 chồi/hom. Như vậy trong 3 loại phân đưa vào nghiên cứu thí nghiệm thì ảnh hưởng tốt nhất đến phát triển chiều cao của cây là phân bón đầu trâu 502 do trong phân bón có thành phần GA3- chất kích thích tăng trưởng chiều cao cây, tiếp đến là phân bón Orgamin và cuối cùng ảnh hưởng thấp nhất là phân bón K-humat Bảng 4.2.1: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây hom trà hoa vàng ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 115,2646571 2 57,63232857 0,044550206 0,956532697 3,554557146 Groups Within 23285,6816 18 1293,648978 Groups Total 23400,94626 20 Đặt nhân tố A là các công thức bón phân của thí nghiệm FA = 0,044550206 Ta thấy xác suất của F đều nhỏ hơn 0.05 cho thấy ảnh hưởng rõ rệt từ các công thức bón phân đến sinh trưởng của cây trà hoa vàng. Vậy tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến khả năng sinh trưởng của cây Trà hoa vàng. Ảnh hưởng của các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh kết quả bảng 4.2 có thể thấy, CT1 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng sinh trưởng của cây Trà hoa vàng so với các công thức còn lại.
  40. 39 Vì vậy khi tiến hành bón phân Trà hoa vàng ta nên sử dụng phân bón Đầu trâu 502 để cho kết quả cao nhất. 4.2.2 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin và phân bón K-humat đến số lá cây hom Trà hoa vàng. Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết, nước tưới, sâu bệnh, giống, thì phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định. Để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển xanh tốt khỏe mạnh cần sử dụng phân bón hợp lý, đầy đủ giúp cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây. Những ưu điểm khi bón phân qua lá: Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Cơ quan thực hiện quang hợp là lá cây, ngoài ra lá còn thực hiện nhiều chức năng khác như: thoát hơi nước, hô hấp bộ lá rất quan trọng đối với cây trồng vì vậy cần phải theo dõi số lá/cây hom qua 90 ngày thí nghiệm. .Bảng 4.2.2 Kết quả ảnh hưởng của phân bón phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin ,phân bón K-humat đến số lá trên hom trà hoa vàng. SỐ LÁ TRUNG BÌNH/HOM (LÁ) CTTN 30 NGÀY 60 NGÀY 90 NGÀY CT 1 1,7 2,92 5,9 CT 2 1,63 2,92 5,52 CT 3 1,62 2,73 5,75
  41. 40 7 5,9 5,75 6 5,52 5 4 2,92 2,92 3 2,73 2 1,7 1,63 1,62 1 0 CT 1 CT 2 CT 3 NGÀY 30 NGÀY 60 NGÀY 90 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin ,phân bón K-humat đến số lá trên hom trà hoa vàng. Bảng 4.2.3 Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với chỉ số ra chồi của hom ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 26,26586667 2 13,13293333 779,1457 5,64288E-08 5,143253 Groups Within 0,101133333 6 0,016855556 Groups Total 26,367 8 Đặt nhân tố A là các công thức bón phân của thí nghiệm F = 779,1457
  42. 41 Ta thấy xác suất của F lớn hơn 0.05 thì ảnh hưởng của nhân tố là không rõ rệt. Từ bảng 4.2.2 cho thấy số lá trên cây hom không có sự khác biệt nhiều giữa các thí nghiệm. Điều đó chứng tỏ số lá/cây là một đặc điểm của giống, việc áp dụng các loại dinh dưỡng khác nhau đều không ảnh hưởng đến số lá/cây.
  43. 42 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Trong quá trình tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi thấy công thức thí nghiệm số 3 (mức che sáng 70%) là công thức trội nhất tức là có hiệu quả cao nhất còn công thức thí nghiệm số 1 ( mức che sáng 30%) là công thức có hiệu quả thấp nhất trong số những công thức thí nghiệm cây Trà hoa vàng. Vậy chế độ che ánh sáng thích hợp nhất cho Trà hoa vàng là công thức 3 ( che 70% ánh sáng). Cây Trà hoa vàng là loài ưa bóng, vì vậy ảnh hưởng của giàn che quyết định rất lớn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của hom giâm. Cần che phủ lớp nilon, điều chỉnh độ sáng phù hợp, tránh ánh nắng trực tiếp vào hom giâm. Việc sử dụng đúng loại phân bóng không những làm cải thiện chất lượng hom mà mang ý nghĩa rất lớn trong công tác sản xuất giống cây trồng. Tất cả các công thức sử dụng phân bón lá đều cho kết quả cây Trà hoa vàng tốt hơn. Trong đó việc phun phân bón đầu trâu 502 có tác dụng trong việc tăng trưởng chiều cao của chồi cây Trà hoa vàng tốt hơn phân bón Orgamin và phân bón K-humat. Sử dụng tổ hợp phân bón lá Đầu trâu 502, phân bón K-humat và phân bón Orgamin trong các công thức thí nghiệm trên không cho tác dụng trong việc tăng số lá của cây Trà hoa vàng. Điều đó chứng tỏ số lá/cây là một đặc điểm của giống, việc áp dụng các loại dinh dưỡng khác nhau đều không ảnh hưởng đến số lá/cây.
  44. 43 5.2. Đề nghị 1. Theo tôi với ý nghĩa của cây Trà hoa vàng đem lại cần phải quan tâm chú trọng đến quá trình chăm sóc cây hom ở gian đoạn vườn ươm, mở rộng mô hình trên cả nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng và xuất khẩu. 2. Tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến các loại hom trong vườn ươm. 3. Tiến hành nghiên cứu trong các khoảng thời gian khác trong năm. 4. Việc tiến hành nghiên cứu cần được thực hiện lại nhiều lần để đánh giá kết quả chính xác hơn.
  45. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Ngô Quang Đê, 1998. Sưu tập một số loài cây Camellia hoa vàng dã sinh góp phần bảo vệ nguồn gen loài cây quý có nguy cơ bị tuyệt diệt. Báo cáo khoa học Đại học Lâm nghiệp 1998 2. Ngô Quang Đê, 2001. Trà hoa vàng (Camellia sp) nguồn tài nguyên quí hiếm cần bảo vệ và phát triển. Tạp chí Việt Nam hương sắc 3. Ngô Quang Đê, 2008. Khảo sát điều kiện sống của Trà hoa vàng Ba Vì (Hà Tây) và Trà hoa vàng Sơn Động (Bắc Giang). Tạp chí khoa học Lâm nghiệp 4. Trần Ninh, 2002. Kết quả nghiên cứu phân loại các loại trà hoa vàng của Việt Nam. Proceedings of the first National Symposium on yellow Camellia of Viet Nam, Tam Dao 5. Hoàng Minh Tấn và CS (2009), Giáo trình sinh lý thực vật, Trường Đại học nông nghiệp IHà Nội. 6. Nguyễn Hữu Phước (1962) nghiên cứu chế độ che bóng cho 2 loaì Xà Cừ (Khaya senegalensis) và Mỡ (Manglietia glauca) 7. Nguyễn Thị Mừng (1997) nghiên cứu chế độ che bóng cho cây Cẩm lai (Dalbegia bariaensis) 8. Nguyễn Văn Bộ, 2003. Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn. NXB Nông nghiệp. 9. Chu Tương Hồng (1993), Nghiên cứu lợi dụng tài nguyên hoa trà và triển vọng, Nxb Nông nghiệp. 10. Trần Ninh và Naotoshi (2010), Các loài trà ở vườn Quốc Gia Tam Đảo, Nxb VHTT. 11. Lê Đình Khả (2001), Cải thiện giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  46. 45 12. Đại học quốc gia Hà Nội (2001), danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Ngô Kim Khôi (1998), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu nước ngoài 14. Zhu Fi Yu, Shen Fei Lai, 2006. Các cây kinh tế chất lượng cao nổi tiếng ở Quảng Tây, Trung Quốc. Nhà xuất bản Lâm nghiệp Trung Quốc 2006. 321 trang (Trung văn). 15. Turesskaia (1993), Các nhân tố nội sinh hình thành rễ thực vật (Endgenye factory corneobrazovania rastenii), Biologia razvitia rastenii.
  47. 46 PHỤ BIỂU