Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 59 tỉ lệ 1:1000 tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

pdf 65 trang thiennha21 19/04/2022 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 59 tỉ lệ 1:1000 tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_toan_dac_dien_tu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 59 tỉ lệ 1:1000 tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LÙ VĂN THIỆP Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 59 TỈ LỆ 1:1000 TẠI XÃ LŨNG CÚ, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LÙ VĂN THIỆP Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 59 TỈ LỆ 1:1000 TẠI XÃ LŨNG CÚ, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Ths. Đỗ Sơn Tùng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm, Ban Chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên và Tổ 4, Xí Nghiệp Tài Nguyên Và Môi Trường 3.Em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 59 tỉ lệ 1:1000 tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”. Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và cán bộ, kỹ thuật viên nơi em thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên, các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là thầy giáo Ths. Đỗ Sơn Tùng người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên tổ 4 Xí Nghiệp Tài Nguyên Và Môi Trường 3 đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Lù Văn Thiệp
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1.1. Mục tiêu chung 2 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Tổng quan về bản đồ địa chính 4 2.1.1. Khái niệm về bản đồ địa chính 4 2.1.2. Tính chất vai trò của bản đồ địa chính 5 2.1.3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 5 2.1.3.1. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia 5 2.1.3.2. Độ chính xác bản đồ địa chính 7 2.1.3.3. Chia mảnh bản đồ địa chính, đánh số phiên hiệu mảnh và ghi tên gọi của mảnh BĐĐC. 8 2.1.3.4. Tỷ lệ bản đồ địa chính 8 2.1.3.5. Độ chính xác tỷ lệ bản đồ địa chính 10 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 10
  5. iii 2.1.5. Lưới khống chế địa chính 11 2.2. Những phần mềm ứng dụng trong biên tập bản đồ địa chính 13 2.2.1. Giới thiệu về phần mềm Mapping - Office và phần mềm Microstation. 13 2.2.2. Giới thiệu phần mềm TMV.Map 13 2.3. Tình hình chung công tác đo vẽ bản đồ địa chính trên toàn quốc 15 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 3.3. Nội dung 16 3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang 16 3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 16 3.3.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và TMV Map 17 3.3.4. Đánh giá kết quả đạt được 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Điều tra cơ bản số liệu thứ cấp 17 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 17 3.4.3. Phương pháp đo vẽ chi tiết 17 3.4.3.1. Phương pháp thành lập lưới khống chế 17 3.4.3.2. Phương pháp đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ 17 3.4.4. Biên tập bản đồ địa chính 18 PHẦN 4: 19KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 19 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 19
  6. iv 4.1.1.1. Vị trí địa lý 19 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 19 4.1.1.3. Thuỷ văn, nguồn nước 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 20 4.1.2.1. Lao động: 21 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng: 21 4.1.3. Tình hình quản lý đất đai của xã Lũng Cú 22 4.2. Biên tập bản đồ địa chính từ số liệu đo 24 4.2.1. Số liệu đo đã thu thập được 24 4.2.1.1. Số liệu đo lưới khu vực đo vẽ 24 4.2.1.2. Số liệu bình sai lưới 25 4.2.1.3. Số liệu đo vẽ chi tiết của tờ bản đồ địa chính số 59 26 4.2.2. Ứng dụng phần mềm Microstation và TMV.map để thành lập bản đồ địa chính 26 4.2.3. Ứng dụng phần mềm TMV.Map để khai thác cơ sở dữ liệu địa chính 43 4.2.4. In bản đồ, lưu trữ, đóng gói và giao nộp sản phẩm 45 4.3. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu 45 4.4. Nhận xét kết quả 46 4.4.1. Thuận lợi 46 4.4.2. Khó khăn 46 4.4.3. Giải pháp 46 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Kiến nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Giải thích 1 BĐĐC Bản đồ địa chính 2 CSDL Cơ sở dữ liệu 3 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 4 Cs Cộng sự 5 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 6 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 7 TKKT- DT Thiết kế kỹ thuật - dự toán 8 TS Tiến sĩ 9 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 & Và
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ 8 Bảng 2.2. Độ chính xác của tỉ lệ bản đồ 10 Bảng 2.3. Chỉ tiêu kỹ thuật thành lập lưới địa chính 11 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Lũng Cú năm 2017 22 Bảng 4.2: Tổng hợp số thửa, loại đất, diện tích theo các mảnh bản đồ địa chính mặt đất Xã Lũng Cú, Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà GiangError! Bookmark not defined. Bảng 4.3. Toạ độ điểm khởi tính 24 Bảng 4.4: Thành quả toạ độ sau khi bình sai 25
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 4.1. Khởi động và tạo file bản đồ 27 Hình 4.2: Chọn seed file cho bản đồ 27 Hình 4.3: Cài đơn vị cho bản đồ 28 Hình 4.4: Khởi động TMV.Map 29 Hình 4.5: Chọn đơn vị hành chính 30 Hình 4.6: Chọn đơn vị hành chính cho xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 30 Hình 4.7: Chuyển điểm chi tiết trên bản vẽ 31 Hình 4.8: Chuyển dữ liệu vào máy tính 31 Hình 4.9: Các điểm chi tiết 32 Hình 4.10: Một góc bản đồ trong quá trình nối thửa 33 Hình 4.11: Sửa lỗi trong quá trình nối thửa 33 Hình 4.12: Load MRF Clean 34 Hình 4.13: MRF Flag Status 36 Hình 4.14: Tạo Topology 37 Hình 4.15: Bản đồ đã tạo tâm thửa 37 Hình 4.16: Đánh số thửa bản đồ 38 Hình 4.17: Gán thông tin cho thửa đất 39 Hình 4.18: Bản đồ đã vẽ nhãn thửa 40 Hình 4.19: Tạo khung bản đồ 41 Hình 4.20: Bản đồ hoàn chỉnh 42 Hình 4.21: Tạo hồ sơ thửa đất 43 Hình 4.22: Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiên trạng thửa đất 44 Hình 4.23: Tạo trích lục thửa đất 44 Hình 4.24: Trích lục thửa đất 45
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác quản lý và sử dụng đất đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội nào. Ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người, vấn đề sở hữu đất đai đã giữ một vai trò cốt lõi, nó đã từng là một trong những căn bản chủ yếu tạo nên của cải và sự giàu có của mỗi cá nhân. Địa chính đã thực sự được nhiều dân tộc sử dụng từ thời cổ đại. Trong giai đoạn vừa qua công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn rất sơ sài do đó đã dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất. Để việc quản lý đất đai được chặt chẽ toàn diện chúng ta cần phải thực hiện tốt các công tác như đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Xác định hiện trạng sử dụng đất, theo dõi biến động đất đai, lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết, giải quyết tranh chấp đất đai, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy hoạch giao thông thủy lợi. Bản đồ địa chính là một trong những phương tiện tốt nhất giúp chúng ta thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất. Bản đồ địa chính thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và các thông tin địa lý khác của từng thửa đất, từng vùng đất trong đơn vị hành chính địa phương. Trong những năm qua UBND tỉnh Hà Giang đã quan tâm đến công tác đo đạc bản đồ và lập hồ sơ địa chính nhằm giúp cho công tác quản lý đất đai được hoàn thiện và chính xác hơn. Xã Lũng Cú thuộc Huyện Đồng Văn là một trong những xã chưa có bản đồ địa chính và nằm trong diện được đo vẽ địa chính, nhằm từng bước hoàn thiện hồ sơ địa chính, giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn.
  11. 2 Bản đồ địa chính có những tác dụng rất quan trọng trong việc công tác quản lí nhà nước về đất đai: - Thống kê đất đai - Giao đất sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp cho các hộ gia đình,cá nhân và tổ chức. - Dựa vào BĐĐC để đăng ký cấp giấy CNQSDĐ,quyền sở hữu nhà ở, - Dựa vào BĐĐC xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động đất đai và biến động quyền sử dụng đất. - Tác dụng lập quy hoạch sử dụng đất,cải tạo đất,thiết kế xây dựng các điểm dân cư,quy hoạch giao thông thủy lợi. - BĐĐC là tài liệu để giao đất,thu hồi đất khi cần thiết. Xuất phát từ thực tế nêu trên, với sự hướng dẫn của Thầy giáo Đỗ Sơn Tùng, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 59 tỉ lệ 1:1000 tại xã Lũng Cú,huyện Đồng Văn,tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.1. Mục tiêu chung Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử để thành lập lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết và thành lập một tờ bản đồ địa chính, phục vụ cho việc quản lý hồ sơ địa chính và công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Lũng Cú. - Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và TMV. - Ứng dụng TMV Map để quản lý và bản đồ và hồ sơ địa chính.
  12. 3 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu - Thành lập bản đồ địa chính tại xã Lũng Cú theo quy phạm của TN&MT ban hành. - Đảm bảo độ chính xác, tỷ lệ bản đồ thích hợp, thể hiện đầy đủ nội dung theo yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Bản đồ địa chính thành lập phải đảm bảo tính thống nhất, đạt yêu cầu chất lượng và sử dụng trong thực tế. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Biết cách thực hiện quy trình thành lập lưới khống chế đo vẽ. - Giúp sử dụng thành thạo các phương pháp nhập số liệu, xử lý các số liệu đo đạc, quy trình thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc. - Sản phẩm phải có độ chính xác cao theo yêu cầu trong quy phạm thành lập bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính và một số sản phẩm nhận được có khả năng giao diện với các phần mềm chuyên dụng khác để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai một các thống nhất và có hiệu quả cao.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm về bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là loại bản đồ chuyên ngành về đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính khác của từng thửa đất, từng vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trên phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai, phục vụ công tác quản lý đất đai. “Bản đồ địa chính là tên gọi cho bản đồ được đo vẽ, biên tập từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn trong đó yếu tố phản ánh chính là thửa đất, được thể hiện đầy đủ chính xác về mục đích sử dụng, hình thể, vị trí, kích thước. Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã và cấp tương đương.”(Nguyễn Thị Kim Hiệp và Cs, 2006) [11]. Các yếu tố nội dung thể hiện trên bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định cụ thể, chi tiết trong bộ “Ký hiệu bản đồ địa chính” do Tổng cục Địa chính (nay là BộTN&MT) ban hành. Các yếu tố nội dung bản đồ được thể hiện phải đạt độ chính xác cao về khoa học tự nhiên, vừa phù hợp về mặt kinh tế, xã hội và có cơ sở pháp chế chính quy do cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải mang tính chất liên tục và chỉnh lý kịp thời nhằm nắm chắc biến động đất đai ở từng thời điểm xác định. Đáp ứng các yêu cầu này, năm 2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư quy định thành lập bản đồ địa chính số 25/2014/TT-BTNMT
  14. 5 ngày 19/5/2014. Đây là quy định thay cho quy phạm do Tổng cục Địa chính ban hành năm 2008. 2.1.2. Tính chất vai trò của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: + Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai. 2.1.3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 2.1.3.1. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Để đáp ứng yêu cầu về quản lý đất đai đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cả cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia là cơ sở toán học mà mỗi quốc gia nhất thiết phải có để thể hiện thống nhất và chính xác các dữ liệu đo đạc bản đồ phục vụ quản lý biên giới quốc gia, quản lý nhà nước về địa giới hành chính lãnh thổ. Trước đây bản đồ địa chính được thành lập trên mặt phẳng chiếu vuông góc Gauss-Kruger với múi chiếu 30, sử dụng Elipxôit Kraxovski (R = 6378245, r = 6356863, α = 1:298,3). Kinh tuyến gốc(00) được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Greenwich (London - Anh). Điểm gốc của hệ tọa
  15. 6 độ mặt phẳng X = 0 km, Y = 500 km, kinh tuyến trung ương là 1050 đi qua Hà Nội. Kinh tuyến, vĩ tuyến hệ tọa độ, độ cao nhà nước 1972. Cơ sở khống chế mặt bằng của bản đồ địa chính là hệ tọa độ các cấp (I,II,III,IV), lưới địa chính cơ sở, lưới địa chính cấp I,II. Trên cơ sở các điểm tọa độ này phát triển khống chế đo vẽ tam giác nhỏ hoặc đường chuyền kinh vĩ cấp 1,2. Do hệ quy chiếu quốc gia HN-72 không đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật hiện tại mà thực tế đang đòi hỏi nên cần phải xây dựng hệ tọa độ quốc gia mới. Hệ tọa độ quốc gia phải đảm bảo được các yêu cầu: - Thống nhất trên phạm vi cả nước. - Độ chính xác cao nhất trên cơ sở hợp với trị đo hiện tại là chủ yếu, khi cần thiết kế có thể bổ sung không đáng kể. - Tạo điều kiện sử dụng những phương pháp xử lý toán học hiện đại theo phương án để có kết quả tin cậy tuyệt đối. Theo quyết định số 83/2000/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 sử dụng ELIPXOIT WGS-84 toàn cầu. - Điểm gốc tọa độ quốc gia điểm N00 (điểm gốc của lưới GPS cấp “0”)đặt trong khuôn viên Viện Nghiên cứu Địa chính (nay là Viện khoa học Đo đạc và bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Lưới chiếu tọa độ phẳng: lưới chiếu UTM quốc tế. - Chia múi và phân mảnh hệ thống hiện hành có chú thích danh pháp quốc tế. Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ hệ số biến dạng chiều dài K = 0,9999 để thể hiện bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính các loại tỷ lệ: Kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương.
  16. 7 2.1.3.2. Độ chính xác bản đồ địa chính 1. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập. 2. Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số). 3. Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết. 4. Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp) gần nhất không được vượt quá: + 5 cm đối với BĐĐC tỷ lệ 1:200 + 7 cm đối với BĐĐC tỷ lệ 1:500 + 15 cm đối với BĐĐC tỷ lệ 1:1000 + 30 cm đối với BĐĐC tỷ lệ 1:2000 + 150 cm đối với BĐĐC tỷ lệ 1:5000 + 300 cm đối với BĐĐC tỷ lệ 1:10000 5. Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m. Đối với đất nông nghiệp đo vẽ BĐĐC ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ nêu trên được phép tăng 1,5 lần.
  17. 8 2.1.3.3. Chia mảnh bản đồ địa chính, đánh số phiên hiệu mảnh và ghi tên gọi của mảnh BĐĐC. - Bản đồ địa chính được phân mảnh cơ bản theo nguyên tắc một mảnh bản đồ địa chính cơ sở là một mảnh bản đồ địa chính. Kích thước khung của mảnh bản đồ địa chính lớn hơn mảnh bản đồ địa chính cơ sở từ 10cm - 20cm. Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:1000 (tiến hành thành lập) được phân mảnh theo nguyên tắc: Từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 chia thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000, có kích thước thực tế là 0,5kmx0,5km và kích thước hữu ích của bản vẽ là 50cmx50cm tương ứng với diện tích 25 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng các chữ cái A,B,C,D theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 gạch nối và số thứ tự ô vuông (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [1]. Tên gọi của bản đồ địa chính là tên gọi của đơn vị hành chính (tỉnh - huyện - xã) lập bản đồ. Bảng 2.1. Bảng tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ Cơ sở để Kích Diện Tỷ lệ chia thước Kích thước Ký hiệu tích đo Ký hiệu ví dụ bản đồ mảnh bản vẽ thực tế(m) thêm vào vẽ (ha) khu đo (cm) 1:5000 1:10.000 60x60 3000x3000 900 403.407 1:2000 1:5.000 50x50 1000x1000 100 1  9 430.407-9 1:1000 1:2000 50x50 500x500 25 a,b,c,d 430.407-9-d 1:500 1:2000 50x50 250x250 6.25 (1) (16) 430.407-9-(16) 1:200 1:2000 50x50 100x100 1.0 1 100 430.407-9-100 (Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2014) [1] 2.1.3.4. Tỷ lệ bản đồ địa chính Tùy theo từng khu vực cụ thể, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khăn
  18. 9 của từng khu vực, mật độ thửa trung bình trên 1 ha, tính chất quy hoạch của từng vùng trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ sao cho phù hợp, không nhất thiết trong mỗi đơn vị hành chính phải lập bản đồ địa chính cùng tỷ lệ nhưng phải xác định tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính cấp xã và quy định chung về đo vẽ bản đồ như sau: - Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000. Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trong TKKT- DT. - Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng: + Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500. + Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000. + Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000. - Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000. - Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ. Khu vực đất đồi, núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:10000. - Khu vực đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông, suối, đất có mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp; thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ cho toàn khu vực.
  19. 10 Cơ sở để chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản và tỷ lệ trích đo phải nêu chi tiết trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình thành lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính của đơn vị hành chính hay khu vực (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [1]. 2.1.3.5. Độ chính xác tỷ lệ bản đồ địa chính Thông thường khoảng cách nhìn từ mắt là 25cm, mắt người bình thường có thể phân biệt được khoảng cách giữa 2 điểm là 0,1mm trên bản đồ được coi là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ. Độ chính xác được thể hiện qua bảng 2.2: Bảng 2.2. Độ chính xác của tỉ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ (m) 1/200 0,02 1/500 0,05 1/1000 0,1 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [1] 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính Một số yếu tố cơ bản và các yếu tố phụ khác có liên quan của bản đồ địa chính mà chúng ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất. Yếu tố điểm: Điểm chỉ một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng của địa vật, chúng ta cần chú ý quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng hay những đường cong. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối. Đối với đường gấp khúc và các đường cong cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó và đưa về dạng hình học cơ bản để có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Thửa đất: là một mảnh đất tồn tại ở thực địa được giới hạn bởi một đường bao khép kín, có diện tích xác định, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất.
  20. 11 Lô đất: Là vùng đất gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện tương đồng nhất định (độ cao, độ dốc, mục đích sử dụng). Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu. 2.1.5. Lưới khống chế địa chính * Quy định chung - Lưới địa chính được xây dựng bằng phương pháp đường chuyền hoặc bằng công nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác để làm cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ. Dù thành lập lưới địa chính bằng phương pháp nào cũng phải đảm bảo độ chính xác sau bình sai theo quy định sau: Bảng 2.3. Chỉ tiêu kỹ thuật thành lập lưới địa chính STT Các chỉ tiêu kỹ thuật Chỉ tiêu kỹ thuật Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau 1 ≤ 5 cm bình sai 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 3 ≤ 1,2 cm 400 m sau bình sai Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: 4 ≤ 5 giây - Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m ≤ 10 giây - Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: 5 - Vùng đồng bằng ≤ 10 cm - Vùng núi ≤ 12 cm (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [2]
  21. 12 Lưới địa chính phải được đo nối với ít nhất 2 điểm toạ độ Nhà nước có độ chính xác từ điểm địa chính cơ sở hoặc từ điểm hạng IV Nhà nước trở lên. Trước khi thiết kế lưới cần phải tiến hành khảo sát thực địa để chọn phương pháp xây dựng lưới phù hợp và phải lưu ý sao cho thuận tiện cho phát triển lưới khống chế đo vẽ. * Xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GPS - Lưới địa chính đo bằng công nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuối tam giác, chuỗi tứ giác được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 3 điểm hạng cao hoặc các cặp điểm thông hướng được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 2 điểm hạng cao; khoảng cách giữa các điểm hạng cao không quá 10 km. Trong trường hợp đặc biệt lưới địa chính được phép đo nối với 2 điểm hạng cao nhưng phải nêu rõ trong TKKT-DT công trình. * Lưới khống chế đo vẽ Lưới khống chế đo vẽ được phát triển dựa trên các điểm toạ độ địa chính trở lên đối với lưới khống chế đo vẽ cấp 1 và từ lưới khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên đối với lưới khống chế đo vẽ cấp 2. Lưới khống chế đo vẽ bao gồm: lưới đường chuyền kinh vĩ (KV) cấp 1 và cấp 2, hoặc ứng dụng công nghệ GPS. Điểm khống chế đo vẽ được xác định nhằm tăng dày thêm các điểm toạ độ, độ cao (nếu có yêu cầu đo vẽ địa hình) đến mức cần thiết đảm bảo cho việc tăng dày lưới trạm đo (đối với phương pháp đo vẽ trực tiếp hoặc đo vẽ bổ sung ở thực địa) hoặc tăng dày lưới điểm đo vẽ ảnh (đối với phương pháp đo vẽ ảnh) để đo vẽ. Căn cứ vào mật độ điểm khởi tính, lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 1, cấp 2 có thể thiết kế dưới dạng đường đơn hoặc thành mạng có một hay nhiều điểm nút. Trường hợp đặc biệt, đường chuyền kinh vĩ 2 được phép thiết kế đường chuyền treo. Số cạnh đường chuyền treo không được vượt quá 4 đối với khu vực đặc biệt khó khăn.
  22. 13 2.2. Những phần mềm ứng dụng trong biên tập bản đồ địa chính Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành điện tử tin học, các máy tính, các thiết bị đo, máy vẽ kỹ thuật số không ngừng hoàn thiện. Trên cơ sở đó người ta xây dựng, tổ chức dữ liệu bản đồ mà máy tính có thể đọc và thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ. Vì vậy, việc ứng dụng các phần mềm CAD, GIS, LIS đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập bản đồ số. 2.2.1. Giới thiệu về phần mềm Mapping - Office và phần mềm Microstation. Mapping office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn Intergraph bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu, đồ hoạ và phi đồ hoạ sử dụng trong công hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ, chạy trên hệ điều hành DOS/WINDOW. Trong Mapping office việc thu thập các đối tượng địa lý được tiến hành một cách đơn giản trên bản đồ đã thành lập trước đây (trên giấy, diamat) ảnh hàng không, ảnh vệ tinh thông qua thiết bị quét và các phần mềm công cụ đã tạo và chuyển đổi các tài liệu thông qua dữ liệu số. Microstation là phần mềm đồ họa thiết kế (CAD). Nó có khả năng quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố của bản đồ. Khả năng quản lý dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn do đó nó thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình địa chính từ các nguồn dữ liệu và thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ sung rất tiện lợi. Microstation cho phép lưu các bản đồ và thiết kế theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau. 2.2.2. Giới thiệu phần mềm TMV.Map TMV.Map là một phần mềm nằm trong bộ phần mềm TMV.Map và TMV.Cadas do công ty eKGIS cung cấp. TMV.Map là công cụ phục vụ cho
  23. 14 công tác thành lập bản đồ Địa chính theo đặc thù của ngành Địa chính ở nước ta. Phần mềm chạy trong môi trường đồ hoạ MicroStation, một môi trường đồ hoạ được sử dụng rộng rãi trong thành lập bản đồ Địa chính ở Việt Nam. TMV Map là một giải pháp tổng thể bao hàm toàn bộ qui trình thành lập bản đồ địa chính từ xử lý trị đo cho đến giai đoạn tạo các biểu thống kê đất đai, sổ mục kê đất Một ưu điểm nổi bật của TMV Map là tốc độ, sự tiện lợi, tổng thể của các chức năng cho phép người dùng có thể tiến hành toàn bộ các công việc liên quan đến thành lập bản đồ địa chính mà không phải sử dụng bất cứ chương trình nào khác. Ngoài ra một yếu tố giải pháp mà TMV Map đem lại là một giải pháp mở, chương trình hỗ trợ nhập/xuất dữ liệu bản đồ địa chính ra các hệ quản trị CSDL không gian như Oracle Spatial Đó là một yêu cầu không thể thiếu cho sự phát triển của ngành Địa chính Việt Nam. - Phần mềm hỗ trợ các chức năng quản lý, xử lý số liệu trị đo đa dạng, lấy dữ liệu từ nhiều loại máy toàn đạc điện tử. - Nhập dữ liệu trị đo từ các tệp văn bản - Công cụ tạo và quản lý dữ liệu theo mô hình vector, topology: xử lý dữ liệu lớn số lượng thửa có thể lên tới 50.000 thửa, tạo vùng với các thửa có số đỉnh và số lỗ lớn mà người dùng không phải ngắt, chia lại vùng. - Quá trình vẽ nhãn địa chính, nhãn quy chủ, nhanh và thuận tiện trong quá trình biên tập bản đồ gốc cũng như bản đồ địa chính. - Tra cứu, thống kê thông tin thửa, tài sản, thông tin quy chủ trực tiếp trên bản đồ theo các tiêu chí khác nhau. - Công cụ xây dựng bản đồ địa chính, các loại hồ sơ thửa đất theo quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Hỗ trợ đầy đủ các đối tượng địa chính theo chuẩn địa chính (điạ chính, biên giới địa giới, địa danh, giao thông, thủy hệ, quy hoạch, điểm khống chế tọa độ và độ cao).
  24. 15 - Không hạn chế số thuộc tính của đối tượng không gian địa chính. - Kết xuất dữ liệu không gian ra định dạng ShapeFile theo định dạng TMV.LIS, Vilis. 2.3. Tình hình chung công tác đo vẽ bản đồ địa chính trên toàn quốc Công tác đo đạc bản đồ ở Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu. Cùng với thời gian và những thăng trầm của lịch sử đất nước, công tác đo đạc và bản đồ đã để lại nhiều dấu ấn và thành quả quan trọng của mình. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc sử dụng đất nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn trong quan hệ giữa con người với con người liên quan đến đất đai. Nhận thức được tầm quan trọng của bản đồ địa chính phục vụ trong quá trình quản lý đất đai, Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư cho việc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của các địa phương trên toàn quốc.
  25. 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ tin học. - Từ số liệu đo đạc để thành lập bản đồ địa chính. - Phạm vi nghiên cứu: Thành lập bản đồ địa chính xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, tờ bản đồ số 59 tỷ lệ 1:1000 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm:Tổ 4, Xí Nghiệp Tài Nguyên Và Môi Trường 3 tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. - Thời gian: Từ ngày 028/6/2018 đến ngày 15/9/2018. 3.3. Nội dung 3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang * Điều kiện tự nhiên. - Vị trí địa lý. - Địa hình, địa mạo - Thuỷ văn, nguồn nước. * Điều kiện kinh tế xã hội. - Cơ cấu kinh tế. - Tình hình dân số lao động. - Cơ sở hạ tầng. 3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang * Tình hình quản lý đất đai của xã. - Tình hình quản lý đất đai. - Những tài liệu phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa chính.
  26. 17 3.3.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và TMV Map 3.3.4. Đánh giá kết quả đạt được 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Điều tra cơ bản số liệu thứ cấp Tiến hành thu thập một số tài liệu, số liệu, bản đồ, các mốc trắc địa hạng cao có trong khu đo vẽ tại trung tâm lưu trữ Sở TN&MT; Tại UBND xã và các phòng ban thuộc huyện. Các tài liệu gồm: Bản đồ Địa chính tỷ lệ 1:1000 và 1:2000, sổ mục kê, điểm địa chính cấp cao và các giấy tờ liên quan đến QSDĐ của các hộ gia đình, các nhân, tổ chức sử dụng đất. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập các số liệu đo từ Tổ 4,Xí Nghiệp Tài Nguyên Và Môi Trường 3. - Số liệu thống kê của Sở TN&MT. 3.4.3. Phương pháp đo vẽ chi tiết 3.4.3.1. Phương pháp thành lập lưới khống chế * Công tác ngoại nghiệp - Chuẩn bị. - Chọn điểm, đóng cọc thông hướng. - Tiến hành đo. * Công tác nội nghiệp - Trút số liệu đo từ thực địa vào máy tính. - Bình sai lưới kinh vĩ 3.4.3.2. Phương pháp đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ - Chuẩn bị máy móc: Máy toàn đạc điện tử TOPCOM, 2 gương phục vụ cho công tác đo. - Nhân lực: Nhóm đo gồm 2 người: + 1 người đứng máy
  27. 18 + 1 hay 2 người đi gương Dụng cụ: sổ ghi chép, bút, cọc và sơn để đánh dấu điểm trạm phụ. Phương pháp làm ngoài thực địa: 3.4.4. Biên tập bản đồ địa chính - Biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và TMV.Map. - Đối chiếu bản đồ mới thành lập so với bản vẽ sơ hoạ, bổ sung chỉnh sửa bản vẽ.
  28. 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý - Lũng Cú là một xã thuộc huyện Đồng Văn, nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam, cách thành phố Hà Giang khoảng 200 km. Là điểm cực bắc của Việt Nam, Lũng Cú nằm ở khu vực có độ cao từ 1600m đến 1800m trên mực nước biển. Lũng Cú có 9 thôn bản là nơi sinh sống của các dân tộc h'Mông, Lô Lô, Tày, Pu Péo. - Từ thành phố Hà Giang, theo quốc lộ 4C ngược lên phía đông bắc khoảng 160 km tới thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú-Đồng Văn khoảng 40 km là đến Lũng Cú. - Xã Lũng Cú có tổng diện tích tự nhiên là 3.460 ha.Dân số 3,004 người với chín thôn, bản, là Lô Lô Chải, Séo Lủng, Tả Giá Khâu, Cẳn Tằng, Thèn Ván, Thèn Pả, Sì Mần Khan, Sán Chồ, Sán Sà Phìn. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo - Địa hình xã Lũng Cú có đặc trưng của vùng đồi núi. ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, trên đỉnh núi Rồng, lá cờ đỏ sao vàng phần phật bay trong nắng gió khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Đây chính là mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc thân yêu - xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. - Đặc điểm địa hình đa dạng là tiền đề phát sinh nhiều loại đất khác nhau và sự đa dạng hóa các cây trồng. Tuy nhiên, địa hình phức tạp cũng gây khó khăn không nhỏ đến khả năng sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp như hạn hán, úng lụt cục bộ, thiết
  29. 20 kế đồng ruộng, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, cải tạo đồng ruộng khó khăn trong việc bố trí các công trình quy hoạch, xây dựng giao thông thủy lợi. 4.1.1.3. Thuỷ văn, nguồn nước Có đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn 16 km.Tại đây, khi vào mùa đông thời tiết rất lạnh và thi thoảng có tuyết rơi. Trong số chín thôn, bản của Lũng Cú thì Séo Lủng thuộc phần đất thượng cùng cực bắc với bên trái là Thung lũng Thèn Ván sâu thăm thẳm, bên phải là dòng sông Nho Quế - dòng sông bắt nguồn từ Mù Cảng, Vân Nam, Trung Quốc đổ về Ðồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang). - Các dân tộc ở Lũng Cú chủ yếu là làm nương rẫy và làm ruộng bậc thang. Riêng dân tộc Mông và Lô Lô vẫn bảo tồn nghề dệt truyền thống với các công đoạn làm sợi lanh, dệt vải. - Bên cạnh đó, Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hóa quý giá tiêu biểu từ thời Hùng Vương. Theo sử sách ghi lại, vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải này một chiếc trống đồng lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ. Chính vì vậy, người Lô Lô ở Lũng Cú bây giờ sử dụng thành thạo trống đồng có nguồn gốc từ trống đồng Ðông Sơn. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Cơ cấu kinh tế năm 2017 + Nông nghiệp: 22,4% + Thương mại - dịch vụ: 27,3% + Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: 5,2%
  30. 21 - Tổng thu nhập toàn xã: 2,5 tỷ đồng; - Thu nhập bình quân/người/năm: 7,2 triệu đồng/người/năm; - Tỷ lệ hộ nghèo: 57,3%; 4.1.2.1. Lao động: - Số lao động trong độ tuổi 2,473/3,004 người; - Số lao động trong các ngành kinh tế 563/3,004 trong đó: + Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 7,25 %; + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 1,27 %; + Thương mại dịch vụ: 2,14 %; 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng: - Giao thông: Từ thành phố Hà Giang, theo quốc lộ 4C ngược lên phía đông bắc khoảng 160 km tới thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú-Đồng Văn khoảng 40 km là đến Lũng Cú. - Thủy lợi: Công trình thủy lợi nhiều năm qua đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Nhờ đó góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tích cực vào chương trình xóa đói, giảm nghèo, từng bước ổn định tình hình kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho người dân. - Hệ thống năng lượng truyền thông: Hệ thống điện của xã trong những năm qua đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tuy nhiên, tại một số khu vực do
  31. 22 chưa có kinh phí đầu tư tu sửa nên còn thiếu đồng bộ, hiện tượng quá tải lưới điện vẫn thường xuyên xảy ra. - Hệ thống công trình bưu chính viễn thông: Dịch vụ bưu chính viễn thông đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cơ sở kỹ thuật và thiết bị từng bước được hiện đại. - Văn hóa: Tất cả các khu trên địa bàn xã đều có khu vực sinh hoạt văn hóa - thể thao, song cơ sở vật chất đang xuống cấp và cũng chưa phát huy hết công suất sử dụng. - Cơ sở y tế: Xã có 1 trạm y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh của nhân dân. Cơ sở vật chất của trạm y tế đang ngày càng được cải thiện. Tinh giảm các thủ tục, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngày càng có hiệu quả. - Cơ sở giáo dục - đào tạo: Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ, một số trường học đã đầu tư về phòng học, phòng chức năng, nhà nội trú cho giáo viên. Tỷ lệ học sinh đến lớp ở các cấp học đều đảm bảo đạt kết quả đề ra. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục tăng cường, việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngày càng được quan tâm. 4.1.3. Tình hình quản lý đất đai của xã Lũng Cú * Hiện trạng sử dụng đất của xã Lũng Cú Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Lũng Cú năm 2017 STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích tự nhiên 3.460 100,00 2 Nhóm đất nông nghiệp 452 13 3 Nhóm đất phi nông nghiệp 2.651 77 4 Đất chưa sử dụng 357 10 (Nguồn: UBND xã Lũng Cú) [3]
  32. 23 Nhìn chung cơ cấu đất phân bổ như hiện nay là khá hợp lý với một xã miền núi như Lũng Cú. Tuy nhiên, còn nhiều diện tích đất một vụ lúa, trong kì quy hoạch tới cần có giải pháp để cải tạo một phần diện tích đó thành đất 2 vụ. * Công tác hoàn thiện địa giới hành chính Thực hiện theo chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc hoạch định ranh giới hành chính các cấp, UBND xã Lũng Cú cùng với các cơ quan chức năng và các xã lân cận tiến hành hoạch định ranh giới xã. Toàn bộ các mốc giới hành chính xã Lũng Cú đã được các xã lân cận nhất trí ký tên và được lưu trong hồ sơ địa giới hành chính. * Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính Hiện nay, xã Lũng Cú đã được đo đạc lập bản đồ địa chính có tọa độ theo lưới quốc gia. Đây là điều kiện rất thuận lợi trong công tác quản lý đất đai của xã. * Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất Thực hiện các quyết định của UBND huyện đến nay xã đã giao được 98,02 % tổng diện tích đất tự nhiên cho nhân dân quản lý và sử dụng. Đặc biệt, trong giai đoạn này xã đã và đang làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng mới một số công trình như nhà văn hóa của các xóm. * Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thực hiện chỉ thị số 10 và 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay xã Lũng Cú đã cấp GCNSDĐ cho toàn bộ các đối tượng sử dụng. Kết quả cấp GCNQSD tính riêng theo các loại đất như sau: + Đất nông nghiệp (gồm cả đất lâm nghiệp): đã cấp được 371 GCN với diện tích là 231,75 ha tương ứng với hơn 45%. + Đất ở của các hộ gia đình, cá nhân: đã cấp được 68,86 ha, tương ứng với 100 %
  33. 24 + Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: đã cấp được 2,45 ha, tương ứng với 6,05%. + Đất của tổ chức sử dụng: đã cấp được cho 3 tổ chức tương ứng với 0,45 ha. * Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo Đất đai là vấn đề vô cùng nan giải, các vụ việc tranh chấp lấn chiếm đất đai vẫn hay xảy ra nhưng do chính quyền xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên trách và các ban ngành có liên quan; làm tốt công tác tuyên truyền và hòa giải ngay tại cơ sở nên có rất ít những vụ việc khiếu kiện kéo dài. * Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo Đất đai là vấn đề vô cùng nan giải, các vụ việc tranh chấp lấn chiếm đất đai vẫn hay xảy ra nhưng do chính quyền xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên trách và các ban ngành có liên quan; làm tốt công tác tuyên truyền và hòa giải ngay tại cơ sở nên có rất ít những vụ việc khiếu kiện kéo dài. 4.2. Biên tập bản đồ địa chính từ số liệu đo 4.2.1. Số liệu đo đã thu thập được 4.2.1.1. Số liệu đo lưới khu vực đo vẽ Số điểm lưới thu được: + Tổng số điểm lưới: 84 + Số điểm gốc: 4 + Số điểm mới thành lập: 80 Bảng 4.3. Toạ độ điểm khởi tính Tọa độ Ghi STT Tên điểm X (m) Y(m) chú 1 043447 2511184.422 448573.199 2 VX-1117 2517228.057 442139.636 3 VX-149 2515872.723 449943.947 4 VX-182 2508722.158 447349.555 (Nguồn: sở tài nguyên và môi trường tỉnh hà giang) [5]
  34. 25 + Có 4 điểm khởi tính phục vụ cho công tác đo vẽ, khi đối chiếu thực tế, các điểm khởi tính phân bố khá đều trên địa bàn xã, thông thoáng, dễ dàng sử dụng. 4.2.1.2. Số liệu bình sai lưới Sau khi dùng phần mềm Compass để xử lý số liệu đo, sử dụng tiếp phần mềm Servey để chạy ra bảng tọa độ Kết quả tính toán sau khi bình sai lưới như sau: + Sai số trung phương trọng số đơn vị: M = 1” + Sai số chiều dài cạnh yếu nhất: ms/s = 1/26694 + Sai số trung phương phương vị cạnh yếu nhất: ma = 7,75” + Sai số vị trí điểm yếu nhất: Mp = 0.009 m Bảng 4.4: Thành quả toạ độ sau khi bình sai Tọa độ Độ cao Số TT Tên điểm X (m) Y (m) h (m) 1 L01 2511184.422 448573.199 129.797 2 L02 2516097.177 447331.243 99.437 3 L03 2515889.000 447262.144 95.628 4 L04 2515683.600 447524.341 93.681 5 L05 2515739.366 447427.843 92.540 6 L06 2515789.328 446763.988 128.026 7 L07 2515821.154 446637.586 132.257 8 L08 2515569.346 447172.958 96.213 9 L09 2515393.001 447067.624 99.001 10 L10 2515245.515 447047.836 92.116 82 L82 2517228.057 442139.636 383.296 83 L83 2515872.723 449943.947 98.150 84 L84 2508722.158 447349.555 96.275
  35. 26 Nhận xét: Qua các khâu kiểm tra nhận thấy: - Các điểm lưới khống chế đo vẽ được chọn ở những vị trí hợp lý, đóng cọc đầy đủ, đúng quy định. Thành quả đo đạc, tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ đảm bảo các thông số kỹ thuật nằm trong hạn sai cho phép. 4.2.1.3. Số liệu đo vẽ chi tiết của tờ bản đồ địa chính số 59 Số liệu thu được: 27572 điểm chi tiết (Nguồn: Xí Nghiệp Tài Nguyên Và Môi Trường 3) 4.2.2. Ứng dụng phần mềm Microstation và TMV.map để thành lập bản đồ địa chính Từ các số liệu có được từ đội đo đạc,Tổ 4, Xí Nghiệp Tài Nguyên Và Môi Trường 3 ta tiến hành thành lập bản đồ. Các số liệu này được nhập vào máy vi tính. Sau đó, sử dụng phần mềm Microstation và TMV.map để thành lập bản đồ. Microstation và TMV.map là bộ phần mềm được sử dụng để thành lập bản đồ địa chính theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, TMV.map là phần mềm chạy trên nền của phần mềm Microstation SE. Các bước thực hiện thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và TMV cụ thể như sau: Bước 1: Khởi động chương trình Microstation, tạo file.Dgn và khởi động chương trình TMV.Map. Khi bắt đầu làm việc ta phải tạo một File.dgn bằng cách chạy chương trình Microstation xuấthiện hộp thoại Microstation Manager vào file chọn New. Gõ tên File cần tạo mới lấy tên là 1111_lung cu.dgn - đây chính là file.dgn mà chúng ta sẽ gọi điểm đo chi tiết để vẽ bản đồ sau đó ấn OK ta được File cần tạo. Khi đó màn hình hiển thị:
  36. 27 Hình 4.1. Khởi động và tạo file bản đồ Để chọn seed thích hợp cho file cần tạo, ta vào link như sau:C:\win32app\ustation\wsmod\default\seed, click vào Select. Hộp thoại Select Seed File xuất hiện, sẽ liệt kê các seed file cho ta chọn: - Chọn đường dẫn đến tên thư mục và tên Seed file cho bản đồ của mình. Hình 4.2: Chọn seed file cho bản đồ
  37. 28 Seed file thực chất là một Design file trắng, không chứa dữ liệu nhưng nó chứa đầy đủ các thông số quy định chế độ làm việc với MicroStation. Đặc biệt, với các file bản đồ, để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở toán học giữa các file dữ liệu, người xây dựng phải tạo các file chứa các tham số về tọa độ, phép chiếu, đơn vị đo Sau đó, các file bản đồ có cùng cơ sở toán học sẽ được tạo dựa trên nền Seed file này. Mỗi một cơ sở toán học của bản đồ sẽ có một Seed file riêng. Trong MicroStation, kích thước của đối tượng được xác định thông qua hệ toạ độ mà File đang sử dụng. Đơn vị dùng để đo khoảng cách trong hệ thống tọa độ gọi là Working Units. Thông thường trong MicroStation ta nên vẽ các yếu tố với đúng kích thước thực tế của chúng, còn khi in ra có thể đặt tỷ lệ tuỳ ý. Từ Menu chính chọn Settings → Design File → Working Units để đặt đơn vị bản vẽ. Trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Working Units Hình 4.3: Cài đơn vị cho bản đồ Hệ đơn vị đo (Working Units). - Đơn vị đo chính (Master Units): m - Đơn vị đo phụ (Sub Units): cm
  38. 29 - Độ phân giải (Resolution): 100 Đặt đơn vị bản vẽ xong chọn OK. Chọn File → Save Settings để lưu đơn vị bản vẽ đã đặt. Sau khi đã tạo file, chọn seed file, đặt đơn vị cho bản vẽ xong ta khởi động TMV.Map. Chọn tab Utilities → MDL Applications. Xuất hiện cửa sổ MDL → Browse xuất hiện hộp hội thoại Select MDL Application, trên hộp hội thoại chọn đường dẫn đến thư mục TMV.Map chọn TMVMap.ma → OK. Như vậy là đã load TMV thành công. Hình 4.4: Khởi động TMV.Map
  39. 30 - Chọn đơn vị hành chính: Trong giao diện phần mềm TMV.Map chọn Tab Bản đồ → Chọn đơn vị hành chính Hình 4.5: Chọn đơn vị hành chính Cửa số chọn đơn vị hành chính hiện ra, chọn đơn vị hành chính cần thành lập rồi ấn Nhận. Hình 4.6: Chọn đơn vị hành chính cho xã Lũng Cú,huyện Đồng Văn,tỉnh Hà Giang
  40. 31 Bước 2: Chuyển điểm chi tiết lên bản vẽ Hình 4.7: Chuyển điểm chi tiết trên bản vẽ Từ cửa sổ chương trình topcom ta vào comm → download từ topcom chuyển dữ liệu vào máy tính → lưu vào ổ dữ liệu thanh đuôi dữ liệu.sl bảng giao diện nhập số liệu từ số liệu đo chọn mở thư mục lưu dư liệu nhập dữ liệu theo hình trên nhập tỷ lệ bản vẽ, nhập file số liệu.dat, nhập số liệu.gốc (chính là flie tọa độ lưới khống chế) →ok →ra 2 flie file.dxf, xyh. Hình 4.8: Chuyển dữ liệu vào máy tính
  41. 32 Chuyển số liệu vào MicroStation bằng cách: Trong thanh công cụ của MicroStation vào File→ Impot →chọn file.dxf →ok lên màn hình ta có điểm chi tiết như hình 4.5 Hình 4.9: Các điểm chi tiết Bước 3: Nối điểm đo chi tiết: Sau khi gọi được điểm lên màn hình ta dùng bản vẽ sơ hoạ nối các điểm lại với nhau đồng thời tiến hành chuẩn lớp thông tin cho các đối tượng theo nguyên tắc: “Mỗi lớp thông tin chỉ thể hiện một loại đối tượng” (Object) Các đối tượng có cùng chung một số đặc điểm tính chất nhất định được gộp thành lớp đối tượng (Object class), các lớp đối tượng được gộp thành các nhóm đối tượng (Category), mỗi một đối tượng được gắn một mã thống nhất. Theo nguyên tắc này, mã của kiểu đối tượng gồm [Mã nhóm] [Mã lớp] [Mã kiểu]. Chuẩn về lớp thông tin (Level) cho những đối tượng hình tuyến tạo đường bao (ranh giới) cho thửa đất Phân lớp thông tin các đối tượng nội dung bản đồ địa chính tuân theo bảng phân lớp thông tin chuẩn của bản đồ địa chính như sau: a) Điểm khống chế toạ độ, độ cao các cấp;
  42. 33 b) Địa giới hành chính các cấp; mốc địa giới hành chính; c) Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông, đường thuỷ, hành lang an toàn lưới điện, hành lang an toàn các công trình khác; d) Ranh giới sử dụng đất; đ) Dáng đất (nếu có yêu cầu thể hiện); e) Các ghi chú thuyết minh. Nếu đường ranh giới thửa đất tham gia vào các đối tượng khác thì thứ tự ưu tiên về lớp như sau: Ranh giới thửa, thuỷ hệ, giao thông. Hình 4.10: Một góc bản đồ trong quá trình nối thửa Hình 4.11: Sửa lỗi trong quá trình nối thửa
  43. 34 Bước 4: Sửa lỗi. Sau khi đã nối hết các điểm chi tiết tạo nên thửa như bản vẽ sơ hoạ. Ta tiến hành sửa lỗi để kiểm tra các lỗi trong quá trình vẽ đồ hoạ bằng cách: * Sửa lỗi bằng phần mềm MRFClean Khởi động MRFclean: Từ Menu của MicroStation,vào Utilities chọn MDL Application, xuất hiện hộp hội thoại MDL →Browse xuất hiện hộp hội thoại Select MDl Application, trên hộp hội thoại chọn đường dẫn đến thư mục TMV.Mapchọn Clean.ma → chọn Load. Hình 4.12: Load MRF Clean Khi khởi độngClean.ma, trên màn hình xuất hiện hộp hội thoạiMRF Clean. - Bấm chọn xuất hiện hộp hội thoại MRF Clean Parameters
  44. 35 Trong hộp hội thoạiMRF Clean Parameters tích chọnBy levelvàStroke Circular Arcs→bấm chọn , xuất hiện hộp hội thoại MRF Clean Setup Tolerances. Muốn sửa lỗi level nào, chúng ta chọn level ấy, thường là những Level tham gia tạo vùng, và đặt lại tham số bằng cách bỏ dấu trừ ‘-’ đằng trước 0.01 →Bấm phím Set, trở lại hộp hội thoạiMRF Clean →Bấm phím CLEAN khi đó nó sẽ tự động tìm và sửa lỗi cho level mà mình đang muốn sửa.(Ví dụ trong bài sửa level 10 tham gia tạo vùng thửa đất). * Kết thúc quá trình tự động sửa lỗi của chương trình MRF CLEAN ta tiến hành sửa lỗi MRFFLAG
  45. 36 Khởi động MRFFlag: Tương tự như cách khởi động MRF Clean, nhưng thay vì chọn Mrf Clean, ta sẽ chọn MRF Flag, rồi ấn Load. Khi khởi động MRFFlag.ma, trên màn hìnhxuất hiện hộp hội thoại MRF Flag Editor. - Next: chạy đến vị trí lỗi tiếp theo; - Prew: chạy đến vị trí lỗi trước đó; - Zoom_in:phóng to hình; - Zoom_out: thu nhỏ hình; - Del Flag: xóa cờ hiện thời; - Del Flag+Elm:xóa đối tượng hiện thời - Del All Flags: xóa tất cả các cờ trong file. Hình 4.13: MRF Flag Status Khi sửa lỗi xong toàn bộ thì nút Next mờ đi ta xoá Flag(chữ D) bằng cách ấn vào Del All Flags và Edit status báo No Flags. Để tăng độ chính xác cho việc sửa lỗi, ta nên chạy lại MRF Flag 1 lần nữa đến khi nào Load MRF Flag lên nhận đc thông báo No Flag thì hoàn thành. Bước 5: Tạo tâm thửa. Ta tiến hành sửa lỗi nhiều lần cho tới khi hết lỗi, đảm bảo các thửa đất đã được khép vùng để chuyển sang bước tiếp theo là tạo tâm thửa.
  46. 37 Trên thanh công cụ TMV.Map ta vào Bản đồ→Topology → Tạo Topology. Xuất hiện hộp thoại Tạo topologyở đây ta tích chọn Bản đồ địa chính và chọn level tạo thửa (ở đây em chọn lớp 10) sau đó ta tích vào ô Tạo Topo Hình 4.14: Tạo Topology Công việc kết thúc toàn bộ bản vẽ sẽ có dấu tâm thửa ở các thửa như hình sau: Hình 4.15: Bản đồ đã tạo tâm thửa
  47. 38 Tâm thửa là điều kiện để định vị nhãn thửa và tiến hành vẽ nhãn thửa cho các thửa đất. Bước 6: Vẽ nhãn thửa * Vẽ nhãn thửa tự động Trước tiên vào Bản đồ→Quản lý bản đồ để kết nối cơ sở dữ liệu. Sau đó vào Bản đồ →Gán thông tin địa chính ban đầu→ Đánh số thửa tự động,xuất hiện hộp hội thoại Đánh số thửa tự động. Hình 4.16: Đánh số thửa bản đồ Trên hộp thoại hiển thị hai cách đánh số thửa là đánh zích zắc và đánh đổi chiều, ta tích vào ô Đánh zích zắc, sau đó tích vào ô Đánh số thửa. Chương trình sẽ tự động đánh từ 1 cho đến thửa cuối cùng của tờ bản đồ. Trước khi vẽ nhãn thửa chúng ta phải gán thông tin cho thửa đất, các yếu tố như loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ, xứ đồng. Từ cửa sổ chương trình TMV.Map trước tiên vào Bản đồ→Quản lý bản đồ để kết nối cơ sở dữ liệu.Tiếp theo ta vào Bản đồ →Gán thông tin Địa chính ban đầu → Gán dữ liệu từ nhãn, xuất hiện hộp hội thoại Gán thông tin từ nhãn. Trong hộp hội thoại ta muốn gán thông tin nào cho thửa đất thì ta đánh dấu vào thông tin đó → chọn level mà mình đặt thông tin→ ấn vào Nhập khi đó nó sẽ tự động gán nhãn cho thửa đất.
  48. 39 Hình 4.17: Gán thông tin cho thửa đất * Vẽ nhãn thửa. Đây là bước ta thực hiện đồng thời được cả hai công việc vẽ nhãn và chạy diện tích. Kết nối dữ liệu sau đó Bản đồ → Xử lý bản đồ → Vẽ nhãn thửa.
  49. 40 Hình 4.18: Bản đồ đã vẽ nhãn thửa
  50. 41 Bước 7:Tạo khung bản đồ Từ cửa sổ chương trình TMV.Map, tạo khung bản đồ vào Bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo khung bản đồ. Xuất hiện hộp thoại Tạo khung bản đồ. - Chọn tỷ lệ bản đồ: 1:2000 - Điền số hiệu mảnh bản đồ địa chính, mảnh bản đồ gốc. - Từ giao diện tạo khung bản đồ ta chọn Tây bắc sau đó tích chuột bên góc trên bên trái tờ bản đồ, tiếp chọn Đông nam rồi tích chuột vào góc dưới bên phải tờ bản đồ, sau đó chọn Dựng khung. Hình 4.19: Tạo khung bản đồ
  51. 42 Sau khi ấn Dựng khung. Khung sẽ hiển thị như hình 4.16. Hình 4.20: Bản đồ hoàn chỉnh Bước 8: Sau khi biên tập hoàn chỉnh bản đồ này đã được in thử, em đã ra khu vực đo vẽ chi tiết tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh mức độ chính xác của bản đồ so với ngoài thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo trên bản đồ sau đó chuyển khoảng cách ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa thực địa với bản đồ. Những sai số đo đều nằm trong giới hạn cho phép, như vậy độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. Bước 9: Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, thì tiến hành in chính thức tờ bản đồ này. Với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác thành lập bản đồ địa chính đã nâng cao
  52. 43 được rất nhiều độ chính xác của bản đồ được thành lập. Hơn nữa, bản đồ còn được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính nên rất thuận lợi cho việc bảo quản và lưu trữ, nhân bản, cập nhật và chỉnh lý biến động. Vì vậy nâng cao được hiệu quả hoạt động trong ngành địa chính về quản lý đất đai. 4.2.3. Ứng dụng phần mềm TMV.Map để khai thác cơ sở dữ liệu địa chính Phần mềm TMV.Map cho phép người sử dụng tạo được một số loại giấy tờ, hồ sơ rất thuận tiện cho việc quản lý sử dụng đất. Ta có thể khai thác những tiện ích này bằng cách vào hộp thoại Hồ sơ thửa đất, Từ cửa sổ chương trình TMV.Map, tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất ta vào Bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo hồ sơ thửa đất, xuất hiện hộp thoại Tạohồ sơ thửa đất. Tùy theo mục đích mà ta có thể chọn tạo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, tạo Trích lục, tạo Kết quả đo đạc DC, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Bản mô tả ranh giới thửa đất trong ô Loại. Sau đó ta điền đầy đủ thông tin cần thiết vào hộp thoại và cuối cùng nhấn vào ô chọn thửa để chọn thửa cần tạo. Hình 4.21: Tạo hồ sơ thửa đất
  53. 44 Hình 4.12: Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiên trạng thửa đất Hình 4.22: Tạo trích lục thửa đất
  54. 45 Hình 4.23: Trích lục thửa đất 4.2.4. In bản đồ, lưu trữ, đóng gói và giao nộp sản phẩm - In bản đồ: Mởi bản đồ cần in, từ thanh menu của chương trình ta vào File → Print. Cho ta hộp thoại sau: + Paper size and Orientation (đặt đơn vị cho bản vẽ): mm (milimet) + Window → Pick: Bao Pence khung in. + Scale to fit: Đặt tỷ lệ bản vẽ. Plotter MM (đơn vị in) = Drawing Unit M (đơn vị vẽ). - Lưu trữ các thông tin về bản đồ mới. Các thông tin được ghi lại trên các đĩa CD, hoặc trên các ổ ghi ngoài, lưu trữ trên máy tính. 4.3. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu Sau khi xem xét các tài liệu đạt chuẩn trong quy phạm bản đồ chúng tôi đóng gói và giao nộp tài liệu: - Các loại sổ đo
  55. 46 - Bản đồ địa chính - Các loại bảng biểu - Biên bản kiểm tra - Biên bản bàn giao kết quả đo đạc và bản đồ địa chính 4.4. Nhận xét kết quả 4.4.1. Thuận lợi - Phương pháp toàn đạc đã được cải tiến tự động hóa ở mức cao, các máy toàn đạc điện tử có khả năng bắt điểm chính xác, tự động ghi các kết quả đo vào các thiết bị nhớ có sẵn trong máy hoặc nối với máy thuận lợi cho công tác nội nghiệp về sau. - Có thể đo được các thửa đất có diện tích nhỏ và có nhiều địa vật che khuất. - Độ chính xác đo vẽ cao, sai số ít. 4.4.2. Khó khăn - Thời gian đo đạc hoàn toàn ngoài thực địa nên gặp nhiều khó khăn về thời tiết và điều kiện làm việc. - Tuy đã tự động hóa đo đạc nhưng năng suất vẫn không thể bằng các phương pháp khác, tốn nhiều thời gian. - Do địa hình chủ yếu là vùng núi nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. - Máy móc, trang thiết bị dễ hỏng hóc. 4.4.3. Giải pháp - Nên tổ chức đo đạc vào mùa khô để tránh việc ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến công tác đo đạc. - Cần bảo quản và sử dụng máy móc và các trang thiết bị hợp lý. - Trước khi tiến hành đo đạc nên đi khảo sát thực địa, xem bản đồ và các tài liệu có liên quan để giảm thiểu thời gian đo đạc. - Sử dụng các ứng dụng kỹ thuật tiên tiến,hiện đại để giảm bớt thời gian đo đạc cũng như chi phí thực hiện mà đạt kết quả cao như máy ARK,
  56. 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Trong quá trình thu thập số liệu đã thu thập Được: 84 điểm lưới kinh vĩ có độ chính xác cao từ 04 điểm địa chính ban đầu, 27572 điểm đo chi tiết tờ bản đồ số 59. - Từ số liệu đo chi tiết thu thập được tiến hành trút số liệu vào máy tính và xử lý bằng phần mềm MicroStation, TMVMAP đã biên tập và hoàn thiện tờ bản đồ địa chính số 59 từ 27572 điểm chi tiết, tổng số thửa 82 thửa. - Đo vẽ và thành lập được một mảnh bản đồ địa chính số 59 tỷ lệ 1:1000 trong tổng số 12 mảnh bản đồ tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tờ bản đồ này đã được xử lý, biên tập bằng phần mềm MicroStationSE và TMVMAP đạt kết quả tốt. 5.2. Kiến nghị - Trang bị hệ thống máy móc hiện đại đi đôi với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao để vận hành chúng. - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ những kỹ thuật viên, cán bộ địa chính nhằm sử dụng thành thạo phần mềm chuyên ngành, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Trong phạm vi nhà trường em có một số kiến nghị như sau: Nhà trường trang bị đủ các thiết bị hiện đại cho sinh viên để sinh viên có điều kiện tiếp cận, nắm bắt kịp thời công nghệ mới.Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được thực tập sản xuất nhiều hơn, tiếp xúc với công việc thực tế để tiếp thu và nắm vững kiến thức hơn.
  57. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, (2006), Hướng dẫn sử dụng phần mềm tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014), Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000,1:5000 và 1:10.000, Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính 4. Công ty cổ phần trắc địa địa chính và xây dựng Thăng Long, (2015), Số liệu đo vẽ địa chính. 5. Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, (2006), Giáo trình bản đồ địa chính, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 6. Lê Văn Thơ, (2005), Bài giảng môn học trắc địa I, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 7. Vũ Thị Thanh Thủy, (2001), Bài giảng trắc địa I, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Tổng cục địa chính, (2014), Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000,1:5000,1:10.000, 1:25.000. 9. Tổng cục địa chính, (2014), Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000,1:5000,1:10.000, 1:25.000. 10. Sở Tài nguyên và Môi trường, (2014),Viện nghiên cứu địa chính, (2002), Hướng dẫn sử dụng phần mềm Compass. 11. UBND xã Lũng Cú, (2015), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 12. Đàm Xuân Vận, Hà Văn Thuân, (2006), Hệ thống thông tin địa lý, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  58. PHỤ LỤC Bảng phụ lục 1: Tọa độ sau khi bình sai Tọa độ Độ cao Số TT Tên điểm X (m) Y (m) h (m) 1 L01 2511184.422 448573.199 129.797 2 L02 2516097.177 447331.243 99.437 3 L03 2515889.000 447262.144 95.628 4 L04 2515683.600 447524.341 93.681 5 L05 2515739.366 447427.843 92.540 6 L06 2515789.328 446763.988 128.026 7 L07 2515821.154 446637.586 132.257 8 L08 2515569.346 447172.958 96.213 9 L09 2515393.001 447067.624 99.001 10 L10 2515245.515 447047.836 92.116 11 L11 2515167.969 446957.368 92.361 12 L12 2515454.457 446834.084 107.991 13 L13 2515565.107 446819.853 113.707 14 L14 2515496.660 446169.961 138.452 15 L15 2515258.129 446305.465 106.857 16 L16 2515178.272 446803.108 95.391 17 L17 2514982.335 446489.058 96.379 18 L18 2514593.482 446193.486 95.702 19 L19 2514354.519 446115.108 96.703 20 L20 2514192.986 445863.353 97.157 21 L21 2514008.009 445788.261 97.359 22 L22 2513837.621 445256.883 90.801
  59. Tọa độ Độ cao Số TT Tên điểm X (m) Y (m) h (m) 23 L23 2513661.478 445056.464 91.679 24 L24 2513442.555 445451.968 94.991 25 L25 2513236.255 445311.842 95.047 26 L26 2516002.970 444798.255 103.733 27 L27 2515745.849 444668.446 101.892 28 L28 2515624.967 444745.897 106.946 29 L29 2515511.602 444658.279 104.966 30 L30 2515026.255 444817.127 110.931 31 L31 2515140.347 444686.933 102.014 32 L32 2514768.600 444084.752 96.139 33 L33 2514789.040 443911.395 96.088 34 L34 2514612.867 444112.562 96.556 35 L35 2514513.131 444239.222 95.673 36 L36 2514076.380 444105.844 92.602 37 L37 2514210.984 443998.580 92.981 38 L38 2514334.487 443778.955 96.344 39 L39 2514153.362 443712.330 93.973 40 L40 2513817.360 444059.520 93.529 41 L41 2513670.475 444130.208 98.244 42 L42 2512155.607 444799.646 132.395 43 L43 2511874.162 445062.254 92.415 44 L44 2511620.986 445134.187 92.370 45 L45 2511346.213 445025.972 92.132 46 L46 2511073.450 444815.290 111.618
  60. Tọa độ Độ cao Số TT Tên điểm X (m) Y (m) h (m) 47 L47 2511230.410 445063.406 95.624 48 L48 2511310.607 445205.307 92.899 49 L49 2511423.330 445482.600 91.994 50 L50 2511485.765 445488.803 91.847 51 L51 2511450.899 446246.378 89.299 52 L52 2511366.871 446359.797 90.520 53 L53 2511124.767 446404.375 90.586 54 L54 2510966.002 446442.841 89.866 55 L55 2511173.545 445207.397 95.238 56 L56 2511169.696 445349.572 91.155 57 L57 2511207.369 445793.010 92.063 58 L58 2511307.284 445916.197 92.614 59 L59 2510944.642 445232.640 95.521 60 L60 2510937.473 445367.979 90.989 61 L61 2510998.123 445631.779 90.831 62 L62 2511015.521 445900.072 90.867 63 L63 2510632.727 444851.770 104.517 64 L64 2510398.977 444863.915 113.602 65 L65 2510774.272 445259.248 96.752 66 L66 2510619.449 445278.670 95.637 67 L67 2510681.246 446394.879 91.667 68 L68 2510532.188 446366.406 91.357 69 L69 2510196.512 446233.972 91.137 70 L70 2510013.513 446310.436 91.973
  61. Tọa độ Độ cao Số TT Tên điểm X (m) Y (m) h (m) 71 L71 2515100.740 444568.639 100.324 72 L72 2515017.502 444415.499 94.919 73 L73 2509694.666 446598.691 92.038 74 L74 2509684.326 446737.904 89.613 75 L75 2509235.313 446950.283 91.503 76 L76 2509079.956 446971.255 92.127 77 L77 2510537.737 445089.381 108.085 78 L78 2510562.230 445190.195 102.067 79 L79 2510391.151 445295.081 92.686 80 L80 2510485.251 445503.886 88.745 81 L81 2510612.705 445404.505 90.009 82 L82 2515328.053 447524.341 383.296 83 L83 2515272.724 447427.843 97.150 84 L84 2508942.238 446763.988 96.755 Bảng 4.2: Tổng hợp số thửa, loại đất, diện tích theo các mảnh bản đồ địa chính mặt đất Xã Lũng Cú, Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (tỷ lệ 1/1000) Tổng Loại đất Tờ Tổng diện STT số BĐ tích LUK NHK CLN ONT DGT NTD thửa 1 3 19835,8 9,0 19716,5 2 4 56555,3 39,0 54620,2 221,4 3 5 43507,1 17,0 3820,2 38475,9 811,9 320,6 4 6 29946,2 14,0 29734,0 105,2 5 7 4274 4,0 4274,0
  62. Tổng Loại đất Tờ Tổng diện STT số BĐ tích LUK NHK CLN ONT DGT NTD thửa 6 8 48742,7 40,0 1150,5 47592,2 7 9 10494,7 97,0 10012,1 476,1 8 10 142289,3 124,0 1967,5 121676,3 3595,1 4945,8 4685,7 614,9 9 11 195134,9 93,0 552,7 176326,1 623,5 4678,3 9038,2 1016,2 10 12 143599 48,0 122621,0 6035,0 267,4 11 13 101730,9 25,0 62,4 95018,7 2844,1 2888,5 917,2 12 14 68630,7 48,0 66785,0 492,5 1030,3 13 15 63901 9,0 58485,2 14 16 38288,5 205,0 12899,6 24899,6 489,3 15 17 18551,7 70,0 11446,6 7105,1 16 18 59445,3 15,0 57374,3 2071,0 17 19 129994,7 254,0 28259,8 81859,1 733,9 6193,9 5652,7 18 20 164241,3 99,0 82330,6 513,5 10261,6 7083,1 425,8 19 21 109081,2 137,0 7199,9 90369,2 665,8 5066,7 1271,9 20 22 60047,8 80,0 5003,6 49972,1 1792,2 3279,9 21 23 165417 278,0 16340,2 121745,4 221,4 16331,8 5581,0 646,6 22 24 76137,4 43,0 480,2 71283,1 1997,3 322,2 1203,0 23 25 64783,7 23,0 812,6 63317,9 653,2 24 26 77740,2 402,0 17478,6 53276,6 6056,4 25 27 22964,9 159,0 10777,5 11138,4 1049,0 26 28 37567,3 29,0 35724,2 27 29 169369,2 76,0 10751,6 111144,7 2296,0 28 30 195610,4 409,0 15735,7 133478,0 20216,2 10781,7 336,8 29 31 200347,4 383,0 26262,8 133046,9 3752,0 12508,8 9886,3 407,1 30 32 146567,2 380,0 27998,9 75952,5 2217,9 20005,9 11999,1 729,0 31 33 241323,2 323,0 8927,8 189442,8 383,7 24443,6 12430,5 3938,5 32 34 133794,4 186,0 7786,2 93803,5 3337,4 21299,5 6023,5 243,7 33 35 197362,2 149,0 523,8 175844,8 2705,6 3042,6 5854,6 141,5 34 36 72462,3 62,0 1078,3 68410,1 2915,6 35 37 37249,6 108,0 8213,0 27012,5 2024,1 36 38 60726,4 63,0 47000,8 7192,6 37 39 195104,1 167,0 20197,4 163614,1 4403,7 38 40 132459,7 77,0 13753,7 113963,8 1842,7 39 41 12302,5 6,0 11123,9 1178,6
  63. Tổng Loại đất Tờ Tổng diện STT số BĐ tích LUK NHK CLN ONT DGT NTD thửa 40 42 92960,4 94,0 5221,8 77569,4 6574,1 3223,7 79,7 41 43 149042,7 206,0 13031,2 89208,7 1703,4 20272,0 8324,1 431,3 42 44 181365,4 377,0 95647,9 46559,4 1040,6 10582,9 8886,0 28,2 43 45 146305,6 123,0 133763,6 394,2 6027,3 5415,2 531,8 44 46 192523,9 234,0 10471,6 143149,1 3393,7 25246,0 7327,4 303,7 45 47 215436,2 234,0 1775,8 180265,7 4124,7 20263,8 7572,7 517,4 46 48 148374 102,0 896,9 133554,9 1207,9 9216,5 2753,1 744,7 47 49 60487,3 31,0 60059,9 427,4 48 50 17951,5 10,0 17951,5 49 51 107716,1 112,0 1488,0 76999,2 1593,1 14587,9 4995,5 50 52 174316,7 191,0 9046,5 120352,3 12376,5 10455,8 3605,0 51 53 43539,3 30,0 42801,0 313,5 52 54 46629,7 84,0 5238,0 39037,8 1021,6 53 55 63462,9 47,0 2467,3 57101,6 398,2 1993,5 54 56 152517,7 273,0 24422,8 65114,1 1793,4 9468,2 10798,0 151,3 55 57 166281,6 205,0 8224,1 100618,7 2800,4 22765,1 6738,1 488,1 56 58 79468,2 44,0 75427,1 1486,6 57 59 101002,1 82,0 1057,6 90404,5 550,3 1957,7 5646,1 43,2 58 60 162173,1 241,0 2563,5 114363,1 1178,5 8468,5 6881,4 406,5 59 61 194609,8 255,0 2439,0 123999,7 8367,3 47258,1 11783,1 60 62 90290,2 94,0 2945,9 85789,7 1554,6 61 63 53947,3 15,0 41802,3 6309,2 91,4 62 64 127746,8 47,0 1098,8 101733,2 124,9 1965,8 5582,0 63 65 108501,5 98,0 6721,3 78736,3 4414,0 4483,5 7429,7 926,5 64 66 138278,4 227,0 12337,9 85658,4 3763,9 13822,9 14182,6 255,8 65 67 139497,7 670,0 27104,3 72220,0 7700,7 10481,4 15181,7 521,8 66 68 130209,4 155,0 8147,3 83092,7 346,6 4798,3 67 69 97269 127,0 2649,6 88820,2 3244,6 68 70 115374,6 107,0 1969,8 99146,4 2933,9 69 71 101974,1 159,0 6003,1 91173,4 4225,7 13,6 70 72 104028,8 89,0 1235,2 90142,1 4121,4 2451,1 71 73 74166,1 68,0 1925,8 67268,7 947,3 3050,7 72 74 53573,2 49,0 3345,0 49833,4 73 75 32521 15,0 26335,0 6072,2
  64. Tổng Loại đất Tờ Tổng diện STT số BĐ tích LUK NHK CLN ONT DGT NTD thửa 74 76 97648 48,0 89638,0 431,8 3990,8 75 77 42936,8 30,0 3119,1 33751,3 493,2 76 78 146453,4 614,0 31914,8 86719,5 8528,5 77 79 209684,6 198,0 20924,7 148174,0 1849,6 16257,3 11628,5 78 80 127163,8 127,0 10862,5 103440,8 5495,9 2143,5 4204,7 251,9 79 81 80109,3 36,0 79525,2 584,1 80 82 33783,7 194,0 8752,8 23005,4 1159,6 81 83 17775,2 67,0 4821,6 12508,0 125,3 82 84 44499,3 44,0 783,2 42747,2 753,1 83 85 91958 164,0 2429,8 84309,0 2616,6 84 86 87146,6 186,0 12440,3 70609,8 2534,3 85 87 83127,3 37,0 80261,0 664,9 86 88 154735,8 91,0 1143,0 137275,5 7112,2 3230,5 87 89 87116,7 66,0 7427,4 66972,8 4791,9 3756,7 1092,3 34,8 88 90 86966,5 83,0 27536,1 50144,0 2019,4 89 91 41725,7 48,0 14310,2 21726,7 430,2 90 92 81314,8 67,0 27550,1 43327,5 1651,8 91 93 36539,1 38,0 7800,8 27486,9 139,2 92 94 67662,7 261,0 17920,2 49250,4 338,0 93 95 56209,7 74,0 8111,5 48081,0 94 96 21946,3 18,0 21511,3 435,0 95 97 55311,7 79,0 4205,7 46779,5 3056,7 131,5 96 98 36647,7 36,0 500,6 34741,6 587,9 517,9 97 99 42869,5 27,0 2902,0 39271,0 616,3 98 100 38390,7 26,0 758,7 36852,6 779,4 99 101 5006,8 4,0 4649,9 356,9 100 102 24613,1 24,0 6325,1 15573,9 2714,1 101 103 34255,9 29,0 3060,6 20296,4 9366,4 23,2 102 104 95529,6 147,0 62827,9 7908,2 13972,0 5513,5 611,3 103 105 83589,5 30,0 201,5 83272,6 115,4 104 106 111878,5 60,0 8627,9 96596,7 1764,4 105 107 13554,2 18,0 6718,5 6788,8 106 108 8788,9 70,0 3605,5 5007,2 95,8 107 109 71182 549,0 60483,6 5778,4 1988,1
  65. Tổng Loại đất Tờ Tổng diện STT số BĐ tích LUK NHK CLN ONT DGT NTD thửa 108 110 42145,5 246,0 23042,7 14827,1 2129,8 109 111 24263,1 5,0 24263,1 110 112 28073,8 25,0 23053,7 4880,6 139,5 111 113 91645,1 125,0 18534,8 34900,7 776,8 11828,3 8350,4 184,8 112 114 27914,6 38,0 3400,5 17460,6 631,4 5879,3 113 115 11597,3 8,0 2321,5 9275,8 114 116 55116,8 27,0 3156,4 51758,0 202,4 115 117 10854,4 13,0 6775,9 4078,5 116 118 11455 12,0 6119,3 5335,7 117 119 79458,8 74,0 26635,3 47510,8 4844,1 118 120 12939 12,0 11639,1 1299,9 119 121 42605,9 18,0 21564,1 18954,0 1205,1 Tổng 119 10367314,2 13838 985100,2 7788765,8 99275,8 442680,0 416450,4 27965,1 (nguồn:UBND xã Lũng Cú) [4]