Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ chất lượng dược liệu loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) ở Việt Nam

pdf 50 trang thiennha21 18/04/2022 7080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ chất lượng dược liệu loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_dac_diem_thuc_vat_va_danh_gia.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ chất lượng dược liệu loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC  DƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM BỐ CHÍNH (ABELMOSCHUS SAGITTIFOLIUS (KURZ) MERR.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC Hà Nội – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC  DƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM BỐ CHÍNH (ABELMOSCHUS SAGITTIFOLIUS (KURZ) MERR.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa: QH 2016Y Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Đoàn Long PGS.TS. Phạm Thanh Huyền Hà Nội – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện tốt khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều lời động viên cùng sự giúp đỡ tận tình của tất cả mọi người. Lời đầu tiên em xin bày tỏ sự kính trọng và lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Đinh Đoàn Long - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược (Đại học Quốc Gia Hà Nội) và PGS.TS Phạm Thanh Huyền - Trưởng khoa Tài nguyên dược liệu (Viện Dược liệu), những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, luôn động viên, chu đáo và tạo điều kiện tốt nhất cho em. Thầy, Cô đã tạo cảm hứng cho em để em có thể nỗ lực, cố gắng nhiều hơn trong việc học tập và hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Hồng Nhung (Bộ môn Y dược học cơ sở, Trường Đại học Y dược) đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tại Trường. Cô đã truyền tải cho em nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích giúp em có thể vận dụng tốt vào quá trình hoàn thiện và trau dồi bản thân, khiến em tự tin hơn trong mọi công việc. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Thị Ngọc, ThS. Lại Việt Hưng, ThS. Nguyễn Quỳnh Nga và các cán bộ, anh, chị tại Viện Dược liệu, đặc biệt là Khoa Tài nguyên dược liệu đã luôn giúp đỡ, chỉ bảo tận tình em trong quá trình thực hiện khóa luận tại Viện Dược liệu. Em cũng xin cảm ơn các cán bộ tại Khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn đã giúp đỡ em nhiệt tình để em có thể nhanh chóng hoàn thiện và thu thập số liệu đầy đủ cho khóa luận. Tại đây, em đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích và được cảm nhận sự say mê với công tác nghiên cứu dược liệu Việt Nam. Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Y dược (Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt là các Thầy, Cô bộ môn Y dược học cơ sở đã luôn quan tâm, hỗ trợ và khích lệ em trong suốt quá trình học tập, hoàn thành khóa luận và trau dồi kiến thức tại trường. Hơn hết, em xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Y dược đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên chúng em để chúng em có nhiều cơ hội học tập và rèn luyện bản thân. Em tin với những kiến thức và kinh nghiệm mà Thầy, Cô đã truyền tải, chúng em sẽ vững tin hơn trên con đường gắn bó với nghề. Em xin chân thành cảm ơn đề tài “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm của vùng Đông Nam Bộ tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai”, mã số: NVQG-2017/23 đã hỗ trợ hoàn thiện nghiên cứu này.
  4. Em cũng xin gửi lời cảm ơn và sự yêu thương tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, khích lệ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản thân cũng như hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình làm thực nghiệm và thực hiện khóa luận tại Viện Dược liệu, em đã luôn học hỏi và cố gắng để hoàn thành khóa luận này. Nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và nhiều thiếu sót nên khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót cần bổ sung và hoàn chỉnh. Em kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô cùng anh, chị để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin kính chúc thầy, cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt, và luôn là những người giúp đỡ các thế hệ sinh viên sau này để các em là những người có ích cho đất nước và xã hội. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Sinh viên Dương Thị Phương Thảo
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ cs Cộng sự DĐVN V Dược điển Việt Nam V EtOH Ethanol SBC Sâm bố chính TT Thuốc thử
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Vị trí phân bố chi Abelmoschus trên thế giới 3 Hình 1.2. Vị trí phân bố loài A. sagittifolius trên thế giới 8 Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất có trong rễ củ Sâm bố chính 9 Hình 1.4. Các sản phẩm trên thị trường chứa Sâm bố chính 12 Hình 3.1. Hình dạng cây Sâm bố chính 22 Hình 3.2. Hình dạng và lát cắt rễ củ Sâm bố chính 22 Hình 3.3. Hình dạng lá Sâm bố chính 23 Hình 3.4. Hình dạng hoa Sâm bố chính 23 Hình 3.5. Hình dạng quả Sâm bố chính 24 Hình 3.6. Cách sắp xếp hạt và hình dạng hạt Sâm bố chính 24 Hình 3.7. Cấu tạo vi phẫu thân Sâm bố chính 25 Hình 3.8. Cấu tạo vi phẫu gân lá Sâm bố chinh 26 Hình 3.9. Cấu tạo vi phẫu phiến lá 27 Hình 3.10. Cấu tạo vi phẫu rễ Sâm bố chính 27 Hình 3.11. Bột rễ dược liệu Sâm bố chính 28 Hình 3.12. Thành phần bột rễ củ Sâm bố chính 28 Hình 3.13. Kết quả phản ứng màu định tính dược liệu 29 Hình 3.14. Bột dược liệu quan sát dưới ánh sáng tử ngoại 29
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Kí hiệu mẫu và địa điểm thu mẫu 14 Bảng 3.1. Kết quả xác định tro toàn phần 30 Bảng 3.2. Kết quả xác định tro không tan trong acid hydroclorid 30 Bảng 3.3. Kết quả xác định chất chiết được trong dược liệu 31
  8. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về chi Abelmoschus 3 1.1.1. Vị trí phân bố và các loài thuộc chi 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật 5 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu 6 1.2. Tổng quan về loài Sâm bố chính 7 1.2.1. Đặc điểm thực vật 7 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7 1.2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10 1.2.4. Một số bài thuốc y học cổ truyền chứa Sâm bố chính 12 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu 15 2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 15 2.2.2. Phương pháp thu thập mẫu vật 15 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh 15 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu 15 2.2.5. Phương pháp phân tích bột dược liệu 16 2.2.6. Phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu 17 2.3. Hóa chất, trang thiết bị sử dụng 19 2.3.1. Hóa chất sử dụng 19 2.3.2. Trang thiết bị sử dụng 19 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3.1. Thu thập mẫu và thẩm định tên khoa học 21
  9. 3.2. Đặc điểm hình thái loài Sâm bố chính 21 3.3. Đặc điểm vi phẫu loài Sâm bố chính 25 3.3.1. Thân 25 3.3.2. Lá 26 3.3.3. Rễ 27 3.4. Đặc điểm bột dược liệu 28 3.5. Đánh giá chất lượng dược liệu 29 3.5.1. Định tính 29 3.5.2. Độ ẩm 30 3.5.3. Tro toàn phần 30 3.5.4. Tro không tan trong acid hydroclorid 30 3.5.5. Định lượng 31 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 32 4.1. Về đặc điểm thực vật 32 4.1.1. Về thẩm định tên khoa học và đặc điểm hình thái 32 4.1.2. Về đặc điểm vi phẫu 33 4.2. Về đánh giá chất lượng dược liệu 34 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  10. MỞ ĐẦU Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, các mùa trong năm thay đổi nên có thể nhận thấy nước ta chứa hệ thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Thực vật ở nước ta không chỉ được dùng làm lương thực cho con người mà còn là kho thuốc quý giá, tạo ra nguồn dược liệu rất đa dạng và hữu ích. Những dược liệu này được dùng trong Đông y từ thời xưa đến nay vẫn được người dân rất tin tưởng sử dụng vì có nguồn gốc tự nhiên và tốt cho sức khỏe. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xu hướng nghiên cứu đa dạng các loài thực vật, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng phát triển. Do vậy, nghiên cứu và phân loại các giống loài phục vụ phát triển thuốc, các sản phẩm chữa bệnh từ thực vật là một trong những xu hướng đang được quan tâm hiện nay. Chi Abelmoschus là một trong những chi thực vật chứa nhiều loài có khả năng cao phục vụ chăm sóc sức khỏe. Trên thế giới, chi Abelmoschus gồm khoảng 15 loài thực vật, có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Châu Phi, Châu Á và miền bắc nước Úc [38]. Trong đó một số loài như A. manihot, A. crinitus, A. esculentus, A. moschatus, đã được nghiên cứu có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và trên các bệnh như đái tháo đường, viêm cầu thận mạn tính [20, 23, 26]. Những phát hiện này đều được cho là có tiềm năng phát triển thành các dạng thuốc có khả năng điều trị bệnh. Ở Việt Nam, chi Abelmoschus có 5 loài, phân bố rộng khắp vùng núi thấp phía Bắc, được sử dụng khá phổ biến. Trong đó loài A. sagittifolius được coi là loài đặc hữu ở Việt Nam với tên gọi Sâm bố chính, Thổ hào sâm, Nhân sâm Phú Yên, Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) thuộc chi Abelmoschus, họ Bông (Malvaceae). Rễ loài cây này trong y học cổ truyền được sử dụng như một vị thuốc bổ cho cơ thể, dùng khi cơ thể suy nhược, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, Ở Trung Quốc, người ta xem rễ, lá như có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bài nung bạt độc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở [3]. Ở Việt Nam, Sâm bố chính được sử dụng như một loài dược liệu quý, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ để chứng minh những công dụng của loài cây này. Sâm bố chính đã được mô tả về hình thái nhưng vẫn dễ nhầm lẫn với một số loài cùng chi Đậu bắp (Abelmoschus) do có những đặc điểm tương đồng như cây thân cỏ; lá chia thùy chân vịt, có lông nhám; quả nang, hình thoi, hình bầu dục hay thuôn dài, thường có chóp nhọn, khi chín mở ở lưng thành 5 mảnh quả, có lông cứng, Ngoài tự nhiên, hình thái của Sâm bố chính cũng khá biến đổi tùy khu vực, cây có thể có dạng học đứng 1
  11. hay trườn, phân nhánh ít hay nhiều, lá đa hình, hoa có các màu khác nhau. Bên cạnh đó, đặc điểm vi phẫu và thành phần bột dược liệu theo tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam của loài cây này còn chưa được nghiên cứu và mô tả chi tiết. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ chất lượng dược liệu loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) ở Việt Nam” với mục tiêu: 1) Mô tả đặc điểm thực vật của loài Sâm bố chính chi tiết và hoàn chỉnh; 2) Đánh giá sơ bộ chất lượng dược liệu Sâm bố chính theo các chỉ tiêu trong Dược điển Việt Nam V. Những kết quả thu được là những dẫn liệu bổ sung cho các mô tả trong nước về loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.), đồng thời đây cũng là dẫn liệu khoa học phục vụ công tác chuẩn hóa dược liệu, tạo tiền đề cho việc phát triển Sâm bố chính ở Việt Nam. 2
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Abelmoschus 1.1.1. Vị trí phân bố và các loài thuộc chi Chi Abelmoschus có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Phi, châu Á và miền Bắc Úc, phân bố hầu hết ở khắp các nơi trên thế giới [39] (hình 1.1). Các loài thuộc chi Abelmoschus được định danh và phân loại theo các khóa phân loại phù hợp. Dựa vào các đặc điểm khác nhau về hình thái lá, màu sắc, kích thước, cách sắp xếp cánh hoa để phân loại thành các loài [38]. Theo “The Catalogue of Life” (2014), chi Abelmoschus có các loài được định danh tên khoa học như: Abelmoschus angulosus; Abelmoschus caillei; Abelmoschus crinitus; Abelmoschus enbeepeegearensis; Đậu bắp (Abelmoschus esculentus); Abelmoschus ficulneus; Abelmoschus hostilis; Abelmoschus manihot; Abelmoschus moschatus; Abelmoschus muliensis; Abelmoschus palianus; Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius) Bên cạnh đó, cũng có khoảng 18 thứ thuộc chi Abelmoschus hoặc tên đồng nghĩa với 10 loài nói trên. Trong các loài thuộc chi Abelmoschus, loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius) được biết đến là loài đặc hữu của Việt Nam, có giá trị cao về dược liệu và đặc điểm phân bố, sinh thái [41]. Hình 1.1. Vị trí phân bố chi Abelmoschus trên thế giới Nguồn: The International Plant Names Index and World Checklist of Selected Plant Families 2021. 3
  13. Theo “Plants of the World” [39], chi Abelmoschus có 11 loài được chấp nhận và định danh bao gồm: Abelmoschus angulosus Wall. ex Wight & Arn.; Abelmoschus caillei (A.Chev.) Stevels; Abelmoschus crinitus Wall.; Abelmoschus enbeepeegearensis KJ John, Scariah, Nisar, KV Bhat & SR Yadav; Abelmoschus esculentus (L.) Moench; Abelmoschus ficulneus (L.) Wight & Arn.; Abelmoschus hostilis (Wall. Ex Mast.) MS Khan & MS Hussain; Abelmoschus manihot (L.) Medik.; Abelmoschus moschatus Medik.; Abelmoschus muliensis KM Feng; Abelmoschus palianus Sutar, KV Bhat & SR Yadav; Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Đỗ Thị Xuyến [18], chi Abelmoschus có 4 loài, 1 phân loài và 1 thứ phân bố khá phổ biến trong cả nước. Khóa định loại các loài thuộc chi Abelmoschus ở Việt Nam 1A. Đài phụ 4 - 6 hình trứng, rộng 0,5 - 10 mm. Hoa màu vàng đậm .3. A. manihot 2A. Cây có lông thưa màu trắng, mềm hay gần như nhẵn 3a. ssp. manihot 2B. Cây có lông dày đặc, màu vàng, cứng 3b. ssp. tetraphyllus var. pungens 1B. Đài phụ 6 - 20, hình dải hay mũi giáo; rộng 0,1 - 0.3 mm. Hoa màu vàng nhạt, trắng ngà, hồng hay màu đỏ. 3A. Đài phụ (10) 12 - 20, rộng, 0,1 - 0,2 mm. Quả gần hình cầu, dài 3(4) cm 1. A. crinitus 3B. Đài phụ 6 - 10, rộng 0,2 - 0,3 mm. Quả hình thoi, bầu dục, thuôn dài, dài 4 - 25 cm. 4A. Cuống hoa 1 - 2 cm, cuống quả 3-5 cm. Cây thường nhẵn hay có lông rất ngắn. Quả hình thuôn dài 10 - 25 cm .2. A. esculentus 4B. Cuống hoa 3 - 5(7) cm, cuống quả 7-20 cm. Cây thường có lông cứng dày màu vàng. Quả hình thoi hay hình bầu dục, dài 4-8 cm. 4
  14. 5A. Cây cao 1 - 2(3,5) m, rễ không bao giờ phình thành củ. Hoa màu vàng nhạt, gốc cánh hoa mặt trong màu nâu hay tím. Quả dài 5 - 8 cm. Hạt nhẵn 4. A. moschatus 5B. Cây cao 0,3 - 0,5(0,7) m, rễ thường phình to thành củ. Hoa màu đỏ, hồng, hiếm khi vàng, gốc cánh hoa mặt trong màu đỏ hay hồng. Quả dài 4 - 5 cm. Hạt thường có lông tơ . 5. A. sagittifolius Theo “Hệ thống phân loại về ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)” của tác giả A. Takhtajan [32], chi Abelmoschus là một trong các chi điển hình thuộc họ Bông (Malvaceae). Ở Việt Nam, trong công trình “Một số dẫn liệu mới về chi Đậu bắp (Abelmoschus Medic.) ở Việt Nam” [18], tác giả Đỗ Thị Xuyến cũng đã đặt chi Abelmoschus thuộc Họ Bông (Malvaceae), phù hợp với các dẫn liệu của nhiều tài liệu nghiên cứu trước đó của Phạm Hoàng Hộ [8], Võ Văn Chi [2]. Do đó, nghiên cứu này chúng tôi đã lựa chọn hệ thống phân loại của Takhtajan để xác định vị trí của chi Abelmoschus trong thang hệ thống phân loại. 1.1.2. Đặc điểm thực vật Theo Đỗ Thị Xuyến [18] kết hợp với tài liệu của Peter H. Raven và cs [34], chi Abelmoschus có những đặc điểm thực vật đặc trưng. Tuy nhiên mỗi loài trong chi đều có những đặc điểm riêng biệt để dễ dàng nhận biết và phân biệt. Đặc điểm đăc trưng của chi được mô tả chi tiết trong khóa phân loại bao gồm: Cây thân cỏ hay bụi nhỏ, cao đến 3,5 m; có loài rễ phát triển thành củ. Lá hình tim, hình tròn, xoan tròn hay hình mũi tên; kích thước thường lớn, thường chia thùy chân vịt, 3-7 thùy nông hay sâu tới 1/2 chiều dài của lá; gốc lá tròn, hình tim hay mũi giáo; chóp lá tù tròn hay nhọn; thường có lông nhám, hiếm khi nhẵn; cuống lá dài. Lá kèm hình chỉ, hình dùi hay mũi giáo, có lông. Cụm hoa thường đơn độc ở nách lá hay chùm ở đỉnh cành, nhiều khi phát hoa dày ở đỉnh cành tạo chùm giả. Hoa to, thường màu vàng, hiếm khi màu đỏ, có thể đổi màu tùy theo thời gian hoa nở. Đài phụ thường nhiều, hình dải, hình mũi giáo, hay hình trứng rộng, có lông dày đặc. Đài hình mo, chóp có 5 răng rất nhỏ, có khi gần như nguyên, có lông màu vàng phủ dày, thường sớm rụng. Cánh hoa 5, hình trứng hay hình bầu dục. Nhị nhiều, ống chỉ nhị ngắn hơn tràng, không lông, các bao phấn bao phủ từ gốc đến ngọn của ống chỉ nhị, chỉ nhị phần tự do thường hình đầu. Quả nang, hình thoi, hình bầu dục hay thuôn dài, thường có chóp nhọn, khi chính nở ở lưng thành 5 mảnh quả, có lông cứng. Hạt hình thận hay hình cầu, thường nhẵn. Ít khi có lông rải rác, có vân dạng nốt sần hay dạng tuyến. 5
  15. 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu Các loài thuộc chi Abelmoschus hiện nay còn chưa được nghiên cứu nhiều, hầu hết mới chỉ sử dụng như những dược liệu cổ truyền. Một số loài còn được sử dụng làm thức ăn từ những bộ phận như thân, lá, quả. Các nghiên cứu chuyên sâu về các loài này cho thấy chúng có chứa các hoạt chất tiềm năng để nghiên cứu tác dụng sinh học, góp phần phát triển trong tương lai. Loài Abelmoschus esculentus (L.) Moench được các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy rằng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau và các chất hóa thực vật quan trọng, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn, chống ung thư, điều trị tiểu đường, bảo vệ cơ quan và các hoạt động thần kinh [23, 33]. Hơn nữa, loài này còn có tác dụng hạ lipid máu, ức chế trypsin, tạo huyết khối, chống kết dính và chống mệt mỏi [24]. Một polysaccharide từ loài cây này được nghiên cứu cho thấy có tác dụng chống trầm cảm, chống viêm và tái cân bằng hệ sinh thái đường ruột trên mô hình chuột [35]. Một nghiên cứu khác xác định tác dụng của chiết xuất methanol vỏ đậu bắp (Abelmoschus esculentus L.) trên chuột bị ngộ độc gan do natri nitrit gây ra. Các hàm lượng flavonoid và tổng lượng phenolic, sinh hóa huyết thanh và mô học gan đã được kiểm tra. Kết quả cho thấy chiết suất từ vỏ đậu bắp có tiềm năng như một chất bảo vệ gan tự nhiên chống lại sự tiếp xúc với natri nitrit [33]. Một tác dụng khác của loài này được cho là tác dụng chống khối u của một lectin mới được phát hiện, được phân lập từ đậu bắp, Abelmoschus esculentus (AEL), đã được nghiên cứu trên tế bào ung thư vú ở người (MCF7) và tế bào nguyên bào sợi ở da (CCD-1059 sk). AEL gây ra sự ức chế tăng trưởng tế bào đáng kể (63%) trong các tế bào MCF7 [28]. Loài Abelmoschus manihot (Linnaeus) Medicus là một loài cây thuốc cổ truyền đã được dùng nhiều ở Trung Quốc. Loài này đã được đưa vào sử dụng như một phương pháp y học cổ truyền để điều trị bệnh thận mạn tính ở Trung Quốc với thành phần có tác dụng chính là flavonoid [20]. Bên cạnh đó, tác dụng của loài này cho thấy có hiệu quả và là chiến lược điều trị đầu tay cho bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 [21]. Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của Abelmoschus manihot trong điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường type 2 cho thấy sự cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh [36]. Một nghiên cứu trên lá và hạt của loài Abelmoschus moschatus Medik. cho thấy có hoạt tính chống oxy hóa đáng kể và đóng vai trò như chất chống gốc tự do, có thể là chất chống oxy hóa chính. Chiết xuất từ lá và hạt bằng cồn hydroalcoholic 6
  16. cũng nhận thấy có khả năng chống tăng sinh hai dòng tế bào ung thư ở người là ung thư biểu mô tuyến trực tràng (COLO-205) và u nguyên bào võng mạc (Y79) [22]. Nghiên cứu trên chuột cho rằng chiết xuất từ hạt của loài A. moschatus làm cải thiện đáng kể mức lọc cầu thận và bài tiết protein qua nước tiểu ở những con chuột gây sỏi thận. Các chất này cũng làm giảm đáng kể sự lắng đọng của vi khuẩn xung quanh đĩa cấy ghép [30]. Các nghiên cứu khác làm rõ khả năng cải thiện độ nhạy insulin ở những con chuột được gây bệnh đái tháo đường đã chỉ ra rằng loài này được đề xuất như một liệu pháp bổ trợ tiềm năng hữu ích cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2 [25-27]. 1.2. Tổng quan về loài Sâm bố chính 1.2.1. Đặc điểm thực vật Sâm bố chính còn có tên gọi khác là nhân sâm Phú Yên, Sâm thổ hào. Tên Sâm bố chính vì một y gia Việt Nam sử dụng cây này lần đầu tiên ở huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình. Cây có một số đặc điểm được GS. Đỗ Tất Lợi [10] mô tả như: "Cây thân thảo, sống dại, mọc đứng, yếu ớt, có khi dựa vào các cây khác xung quanh, cao khoảng 1 m hoặc hơn. Rễ mẫm, có màu trắng nhạt hay vàng nhạt, đường kính 1,5 – 2 cm, nhiều rễ có hình người, trông rất giống nhân sâm. Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp. Phiến lá chia 5 thùy theo các hình khác nhau. Hoa màu hồng hay đỏ, hơi vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8 cm. Cuống hoa dài 5 – 8 cm, có lông cứng. Quả hình trứng nhọn, mặt ngoài có lông, khi chín quả nứt thành 5 mảnh vỏ. Hạt hình thận, màu nâu". 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới a. Về hình thái và phân loại học Theo “The Catalogue of Life” (2014) xác định 8 loài thuộc hai chi Đậu bắp và Râm bụt đều có tên đồng nghĩa với loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.). Các loài thuộc chi Đậu bắp (Abelmoschus coccineus S.Y. Hu, Abelmoschus coccineus var. acerifolius S.Y. Hu, Abelmoschus esquirolii (H. Lév.) S.Y. Hu, Abelmoschus moschatus subsp. tuberosus (Span.) Borss. Waalk.), các loài thuộc chi Râm bụt (Hibiscus bellicosus H. Lév., Hibiscus bodinieri var. brevicalyculata H. Lév., Hibiscus esquirolii H. Lév., Hibiscus longifolius var. tuberosus Span., Hibiscus sagittifolius Kurz, Hibiscus sagittifolius var. septentrionalis Gagnep.) được cho là đã được sử dụng trước đó làm tên khoa học cho loài Sâm bố chính. Tính không thống nhất về danh pháp gây khó khăn cho quá trình 7
  17. tra cứu thông tin và dễ gây nhầm lẫn khi phân loại đã đặt ra yêu cầu về thẩm định tên khoa học cho loài. Trên thế giới, loài Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. phân bố ở khu vực châu Á và Đông Nam Á, cụ thể phân bố ở Trung Quốc (Guangdong, Guangxi, Guizhou, Hainan, Yunnan), Campuchia, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar (Burma), Thái Lan, Việt Nam và miền bắc Australia, Thái Bình Dương (hình 1.1) [38, 39]. Cây được tìm thấy mọc hoang trong các rừng thưa, nhất là dưới tán rừng cây họ Dầu [2]. Hiện nay cây đã được trồng và chăm sóc phổ biến, thuận lợi cho việc thu hái và sử dụng dược liệu. Hình 1.2. Vị trí phân bố loài A. sagittifolius trên thế giới Nguồn: The International Plant Names Index and World Checklist of Selected Plant Families 2021. b. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý Thân rễ của loài Sâm bố chính có truyền thống được sử dụng như thuốc, có thể ăn được trong một thời gian dài mà không gây hại. Loài này được sử dụng để điều trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, viêm phế quản, rối loạn kinh nguyệt, đau ở thắt lưng và thấp hơn chi, các cơn đau dạ dày, tiêu chảy [29]. Sâm bố chính có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình; có tác dụng bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức. Ở Trung Quốc, người ta xem rễ, lá như có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bài nung bạt độc, rễ và lá dùng 8
  18. chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở. Ngày dùng 6 – 12 g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống [3]. Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các dược liệu khác để chữa các bệnh như ho, nóng sốt, gầy mòn [7]. Hiện nay, nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa [16]. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác động dược lý của Sâm bố chính ở Việt Nam và trên thế giới còn rất ít. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu tìm thấy các hoạt chất có hoạt tính sinh học trong Sâm bố chính. Các nghiên cứu của De-Li Chen và cs cho thấy thân củ của Sâm bố chính chứa các thành phần hoạt tính sinh học mới (hình 1.2). Cụ thể là 2β,7,3-trihydroxycalamenene 3-O-β-d-glucoside (1) cùng với sáu các hợp chất N-(p-trans-coumaroyl)-N-metyl tyramin (2), Cleomiscosin A (3), Acid 9,12,13-trihydroxy-10,15-heptadecadienoic (4), Cytochalasin B (5), Marmesinin (6) và N-(p-trans-coumaroyl) tyramine (7) thu được từ vỏ thân của A. sagittifolius. Các chất này có hoạt tính chống lại tế bào ung thư cổ tử cung Hela và ung thư gan HepG-2 ở người [19]. Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất có trong rễ củ Sâm bố chính (Nguồn: Theo nghiên cứu của De-Li Chen và cs) 9
  19. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam a. Về thực vật học Theo Phan Văn Đệ (Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh), mặc dù có những khác biệt về hình thái ngoài nhưng các cây Bố chính sâm ở các địa phương trong nước ta chỉ có một loài (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.), có thành phần hóa học rễ củ tương đồng và đáp ứng các chỉ tiêu trong dược điển Việt Nam III. Vì thế, cần phân loại, định danh và mở rộng đặc điểm phân loại màu sắc của hoa: Hoa đỏ, hoa hồng và vàng [5]. Ở Việt Nam, Sâm bố chính mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, phân bố chủ yếu ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hòa Bình và Tây Bắc [8]. Một số loài cây ở Việt Nam còn bị nhầm lẫn với Sâm bố chính. Cây vông vang có nhiều đặc điểm giống Sâm bố chính nhưng cây vông vang lớn hơn, lông dài hơn, hoa vông vang sắc vàng, hoa bố chính sắc đỏ. Sâm báo ở Thanh hóa trước đây được xếp vào loài Hibiscus sagittifolius var septentrionahs Gagnep. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây đã nhận định đây là một giống Sâm bố chính, với hoa nhỏ và có màu vàng [10]. Sâm bố chính ra hoa quả hàng năm, mùa hoa quả tập trung từ tháng 6 - 8, hoa nở từ tháng 3 – 7 [13]. Có thể trồng Sâm bố chính bằng hạt, sau 2 - 3 năm thu hoạch. Ngoài ra có thể trồng loài này bằng đầu củ (sau khi thu hoạch rễ củ, bỏ thân, cắt lấy phần đầu củ làm giống) [6]. Cây Sâm bố chính sống ưa sáng và ưa ẩm, thích nghi được với nhiều loại đất như đất mùn dưới chân núi, đất mùn, đất pha cát, đất phù sa ven sông , sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm [3]. b. Về thành phần hóa học và tác dụng dược lý Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, bộ phận sử dụng của cây Sâm bố chính chủ yếu là toàn bộ phần rễ củ. Rễ củ thu hoạch sơ chế, phơi hoặc sấy khô kết hợp với ý dĩ sao, hoài sơn, đương quy kết hợp mật ong hay mật nha dùng bổ khí huyết. Ngoài ra, Sâm bố chính nấu thành cao, hòa với sữa người hay cao ban long dùng tốt cho người suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, đái són. Rễ Sâm bố chính giã nhỏ và nấu với gạo nếp ăn chữa bệnh bạch đới [2]. Theo Dược điển Việt Nam V, các chỉ tiêu đối với dược liệu Sâm bố chính bao gồm: định tính, độ ẩm không quá 13,0%, tro toàn phần không quá 12,0%, tro không tan trong acid không quá 7,0%, định lượng Dược liệu phải chứa không ít hơn 25,0% chất chiết được bằng ethanol 25%, tính theo dược liệu khô kiệt [13]. Nghiên cứu của Phan Văn Đệ và cs về thành phần hóa học các mẫu Sâm bố chính mọc hoang ở các 10
  20. tỉnh Bình Phước, Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Thuận và cây trồng ở Hồ Chí Minh cho thấy: Rễ củ của các mẫu nghiên cứu đều có chứa Saponin triterpen, coumarin, chất nhầy, acid béo, đường khử, polyphenol và các nguyên tố đa vi lượng Sự hiện diện của các Saponin triterpen, được xem là nhóm hợp chất có tác dụng quyết định những tác dụng dược lý điển hình của các cây họ Nhân sâm (Araliaceae), trong đó có tác dụng tăng lực, chống yếu sức [5]. Ngoài ra, Đào Thị Vui và cs cũng đã xác định trong rễ củ Sâm bố chính các hợp chất coumarin, flavonoid, đường khử, acid amin, acid hữu cơ, phytosterol, sesquiterpen. Trong đó, mốt số hoạt chất tạo nên tác dụng của Sâm bố chính trong việc bảo vệ thành dạ dày và hồi phục loét dạ dày, làm trung hòa acid dịch vị nhẹ [17]. Các tác dụng của cây Sâm bố chính chủ yếu được nghiên cứu ở phần rễ củ của cây. Tác dụng dược lý của loài Sâm bố chính được chỉ ra rằng bằng đường uống và tiêm phúc mạc, cao cồn Sâm bố chính có tác dụng gây giảm hoạt động tự nhiên của chuột nhắt trắng, đối kháng với tác dụng tăng hoạt động của amphetamin, kéo dài thời gian ngủ gây bởi thuốc ngủ barbituric, và chống co giật gây bởi pentetrazol. Điều đó chứng tỏ Sâm bố chính có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, an thần. Theo Đông y, Sâm bố chính có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tỳ và phế. Cây có tác dụng bổ khí, ích huyết, chỉ khát, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm, bổ tỳ vị, giúp tiêu hóa, thêm sức mạnh. Từ đó cây được sử dụng để chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, kém ngủ, đau lưng, đau mình, các chứng ho sốt nóng, trong người khô, táo bón, khát nước, gầy còm. Có khi được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, điều kinh, chữa bệnh phổi và bạch đới. Với các bệnh cần sử dụng thì cây được dùng với liều dùng ngày 16 – 20 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột. Tuy nhiên Sâm bố chính không được sử dụng với những người thể trạng hư hàn, nếu cần thiết phải tẩm nước gừng, sao kỹ [3]. Bên cạnh tác dụng dược liệu, Sâm bố chính còn được người dân trồng làm cảnh với màu sắc các hoa đặc sắc từ đỏ, hồng đến ánh vàng. Chúng còn có những hình dạng lá khác nhau tạo nên sự đa dạng, mang lại nhiều vẻ đẹp đặc trưng khi được trồng làm cảnh. Hiện nay, trên thị trường Sâm bố chính đã có mặt trong các sản phẩm trà thanh lọc cơ thể như Thảo mộc linh, Trà nhân sâm bố chính, nước Sâm bố chính tổ yến Savita, mứt và rượu Sâm bố chính, sản phẩm viên uống An phế nano, Hầu hết các sản phẩm này giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ thần kinh, giảm mệt mỏi, thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, Sâm bố chính còn là thành phần có trong Đông trùng hạ thảo Cordyceps 950 với tác dụng bổ thận, bổ phổi, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa da (hình 1.3). Như vậy, có thể 11
  21. thấy trong Sâm bố chính có nhiều các hợp chất sinh học tốt cho sức khỏe, sẽ là những hợp chất tốt không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn nhiều tiềm năng phát triển trong lĩnh vực dược phẩm. Những hợp chất này cần được nghiên cứu nhiều hơn để có thể dễ dàng tiếp cận và phát triển. Hình 1.4. Các sản phẩm trên thị trường chứa Sâm bố chính 1.2.4. Một số bài thuốc y học cổ truyền chứa Sâm bố chính Trong sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cs [3], những bài thuốc y học cổ truyền chứa Sâm bố chính được sử dụng chữa rất nhiều triệu chứng khác nhau như sốt nóng, suy nhược cơ thể, thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt, thuốc bổ dùng cho bệnh nhân hen suyễn, Một số bài thuốc y học cổ truyền chứa Sâm bố chính được sử dụng như: Chữa sốt nóng lâu, khát nước, ra mồ hôi: Sâm bố chính 20 g, thục đại 30 g, nhục quế 3 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa ra mồ hôi nhiều, người còn ấm, chân tay quyết lạnh: Sâm bố chính 20 g, hoàng kỳ 80 g (tẩm nước phòng phong sao), đương quy 20 g (tẩm mật rượu sao), phục linh 12 g (tẩm sữa), chích thảo 8 g, lộc nhung 8 g (tẩm rượu nướng), long cốt 8 g, mẫu lệ 8 g (đều nung nghiền nhỏ). Sắc uống trong ngày. Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh về hô hấp: Sâm bố chính 12 g, liên nhục 20 g; táo nhân, tua sen, sa sâm, mỗi vị 12 g; lá vông, hương phụ, mỗi vị 10 g; kỷ tử 8 g. Sắc uống ngày một thang. 12
  22. Chữa suy nhược gầy rộc, háo khát, táo bón, đái són: Sâm bố chính nấu thành cao, hòa với cao ban long uống. Chữa thiếu máu: Sâm bố chính, hà thủ ô, hạt sen, mỗi vị 100 g; cam thảo 40 g, thảo quả 12 g, đại hồi 8 g. Tán nhỏ làm viên, ngày uống 20 g, chia 2 lần. Thuốc tăng lực, chữa kém ăn, mất ngủ, mệt mỏi, nặng ngực, thiếu máu xanh xao: Sâm bố chính 120 g, hoàng tinh chế 80 g; tầm gửi cây dâu, quả dâu, thỏ ty tử sao, hà thủ ô đỏ (chế), đỗ trọng, mỗi vị 40 g; huyết giác, ba kích, cao hổ cốt, mỗi vị 20 g. Các vị sơ chế, ngâm 2 lít rượu trong hai ngày rồi đem chưng cách thủy, hạ thổ một tuần. Mỗi lần uống 15 – 40 ml, ngày 2 lần theo bữa ăn. Kiêng ăn đồ tanh sống, kích thích. 13
  23. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 12 mẫu Sâm bố chính được thu thập tại 9 địa điểm khác nhau bao gồm Lâm Đồng, Phú Yên, Thanh Hóa, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Đắc Lắc, Bình Phước, Đồng Nai. Các mẫu được thu thập ở những thời gian khác nhau và chủ yếu ở những thời gian đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của hoa, quả, rễ. Hai mẫu AS11 và AS12 dùng để nghiên cứu chất lượng bột dược liệu. Địa điểm thu thập cụ thể của các mẫu nghiên cứu được trình bày cụ thể ở Bảng 2.1. Bảng 2.1. Kí hiệu mẫu và địa điểm thu mẫu Ký hiệu STT Địa điểm lấy mẫu mẫu 1 AS1 Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội 2 AS2 Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ, Tp. Thanh Hóa 3 AS3 Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ, Tp. Thanh Hóa 4 AS4 Thôn 2, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 5 AS5 Trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung, Phú Yên 6 AS6 Thôn Hà Bắc, xã EaWel, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk 7 AS7 Thôn Kim Phát, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng 8 AS8 Thôn Quyết Thắng, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 9 AS9 Ấp 1, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước 10 AS10 Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh 11 AS11 Phú Lập, Tân Phú, Đồng Nai 12 AS12 Mã Đà, Vĩnh Cửu, Đồng Nai 14
  24. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Nghiên cứu đã tham khảo các tài liệu trước đó để nắm bắt được các thông tin cơ bản về: Vị trí phân loại và danh pháp các loài thuộc chi Đậu bắp (Abelmoschus); Nguồn gốc và vùng phân bố của loài; Đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài; Giá trị sử dụng của các loài; Kế thừa các số liệu và phương pháp nghiên cứu; Kế thừa số liệu, kết quả từ các bài báo, các nghiên cứu trong và ngoài nước, các phương pháp phân tích đặc điểm hình thái, vi học. 2.2.2. Phương pháp thu thập mẫu vật Theo phương pháp điều tra thu thập mẫu của Nguyễn Tập [9], trong quá trình thu thập mẫu vật, các mẫu được chia làm 2 loại như sau: Mẫu phục vụ nghiên cứu hình thái của cây: Thu thập mẫu vật thực hiện làm các tiêu bản khô, mẫu phải có cơ quan sinh sản là hoa hoặc quả. Các mẫu sau khi thu thập được chúng tôi ép khô để làm mẫu lưu trữ và nghiên cứu về mặt hình thái tại phòng tiêu bản Dược liệu, khoa Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu (NIMM). Mẫu phục vụ nghiên cứu giải phẫu của cây: rễ, thân rễ, thân khí sinh, lá. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh Trong quá trình thực hiện khóa luận này, sử dụng phương pháp phân loại so sánh hình thái theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [15] để xác định tên khoa học, nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân loại các taxon của các loài thu thập được. Phương pháp này không đòi hỏi những thiết bị phức tạp, dễ tiến hành, đảm bảo độ chính xác và phù hợp với điều kiện nước ta. Các mẫu phân tích được đối chiếu với các mẫu lưu trữ tại Phòng Tiêu bản dược liệu của Viện Dược liệu (NIMM). Tham khảo các mô tả về loài và các thứ của loài trong các công trình nghiên cứu khác nhau để xác định tên khoa học của loài đặc biệt là các chuyên khảo về phân loại như tài liệu của Đỗ Thị Xuyến [18], Peter H. Raven và cộng sự [34]. Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái thực vật về dạng sống, thân, lá (hình dạng phiến lá, kích thước, ), hoa (dạng hoa, màu sắc, bộ nhị, bộ nhụy, kích thước, ), quả và hạt (hình dạng, màu sắc, ) rồi tổng hợp kết quả và hoàn chỉnh khóa luận. 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu Nghiên cứu giải phẫu các phần lá, thân, rễ của các mẫu được tiến hành dựa theo phương pháp nghiên cứu của Trần Văn Ơn [11], Nguyễn Bá [1]. Các giai đoạn 15
  25. phân tích bao gồm Cắt mẫu và tẩy nội chất, Nhuộm mẫu, Soi mẫu. Từng giai đoạn được tối ưu để phù hợp với mẫu nghiên cứu. Mô tả các giai đoạn được trình bày ở bên dưới. a. Cắt mẫu và tẩy nội chất Cố định mẫu trên dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay microtome và cắt bằng dao. Sử dụng phẫu thức cắt ngang. Cắt những lát mỏng qua thân củ, rễ, lá. Thân rễ cắt ngang; rễ cắt ở rễ chính, có thiết diện phù hợp; lá cắt ngang gân giữa và một phần phiến lá hai bên, đoạn 1/3 kể từ cuống lá, lá được chọn là lá bánh tẻ không quá già hoặc quá non. Mẫu tươi được cắt trực tiếp không qua xử lý. Tuy nhiên để lưu mẫu vật cho việc kiểm định sau này, mẫu được ngâm trong dung dịch Carnoy trong 24h sau đó chuyển sang dung dịch bảo quản gồm cồn 700 + glycerin 1:1. Ngâm mẫu ngay sau khi cắt trong dung dịch Cloramin B 5% hoặc dung dịch natri hypoclorit (nước Javen) trong 20 - 30p. Rửa mẫu qua nước. Ngâm mẫu trong dung dịch acid acetic 1% trong 10 -15p để tẩy cloramin còn sót lại. Rửa qua mẫu với nước. Gắn lên lam kính. b. Nhuộm mẫu Nhuộm xanh methylen 1% quan sát đến khi bám màu xanh. Rửa mẫu qua nước vài lần. Nhuộm mẫu bằng đỏ carmin 0,5% trong 5 phút, khi thấy bám màu đỏ thì dừng. Sau đó rửa mẫu qua nước. Làm tiêu bản: Chọn những mẫu bắt màu đầy đủ cho lên phiến kính. Nhỏ 1 – 2 giọt glycerin hoặc nước cất vào vị trí của mẫu rồi đậy lamen. c. Soi mẫu Tiến hành soi mẫu trên kính hiển vi ở thị kính 10x, vật kính 5x, 10x, 20x, 40x và chụp ảnh lại bằng máy ảnh. 2.2.5. Phương pháp phân tích bột dược liệu Mô tả đặc điểm bột dược liệu bằng cảm quan, màu sắc, mùi vị kết hợp với phân tích theo “Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi” của Nguyễn Viết Thân (2003) [14]. Tiến hành làm tiêu bản bột dược liệu: tách riêng phần rễ của mẫu, sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 60oC, tán thành bột mịn. Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác 16
  26. lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen và quan sát dưới kính hiển vi. Xác định những đặc điểm vi học của bột rễ của loài Sâm bố chính thu được, chụp lại bằng máy ảnh để lưu mẫu. Mô tả đặc điểm điển hình của các thành phần có trong tiêu bản. 2.2.6. Phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu Phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu được tiến hành theo các chỉ tiêu ở chuyên luận “Sâm bố chính” trong Dược điển Việt Nam V [13], bao gồm: Định tính a. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml nước cất, lắc trong 15 min, lọc qua bông thu được dung dịch A. Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), dung dịch có màu vàng chanh. Lấy 2 ml đến 3 ml dung dịch A, thêm vài giọt dung dịch chì acetat 20% (TT), sẽ có tủa trắng. b. Quan sát dưới ánh sáng từ ngoại ở bước sóng 366 nm, bột dược liệu phát quang màu trắng sáng. c. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 96 % (TT), đun cách thủy 10 phút, để nguội, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml dung dịch natri hydrocarbonat 5 % (TT), đun cách thủy trong 3 min, để nguội. Thêm 1 đến 2 giọt thuốc thử Diazo (TT), màu đỏ cam xuất hiện. Độ ẩm Áp dụng phương pháp thử độ ẩm ở Phụ lục 9.6 trong DĐVN V với thông số ở chuyên luận “Sâm bố chính” là 1 g, 105 °C, 4 h. Phương pháp: Dược liệu phải được làm thành mảnh nhỏ đường kính không quá 3 mm; lượng đem thử từ 2 g đến 5 g; chiều dày lớp mẫu thử đem sấy là 5 mm và không quá 10 mm đối với dược liệu có cấu tạo xốp. Nhiệt độ và thời gian sấy theo yêu cầu của chuyên luận riêng. Nếu chuyên luận không quy định thời gian sấy có nghĩa là sấy đến khối lượng không đổi, tức là sự chênh lệch khối lượng sau khi sấy thêm 1h so với lần sấy trước đó không quá 5 mg. Tro toàn phần Áp dụng phương pháp 1 ở Phụ lục 9.8 (Xác định tro toàn phần) trong DĐVN V với mẫu thử là dược liệu, thuốc từ dược liệu. 17
  27. Cho 2 g đến 3 g bột mẫu thử vào một chén sứ hoặc chén platin đã nung và cân bì. Nung ở nhiệt độ không quá 450 °C tới khi không còn carbon, làm nguội rồi cân. Bằng cách này mà tro chưa loại được hết carbon thì dùng một ít nước nóng cho vào khối chất đã than hóa, dùng đũa thủy tinh khuấy đều, lọc qua giấy lọc không tro. Rửa đũa thủy tinh và giấy lọc, tập trung nước rửa vào dịch lọc. Cho giấy lọc và cắn vào chén nung rồi nung đến khi thu được tro màu trắng hoặc gần như trắng. Tập trung dịch lọc vào cắn trong chén nung, đem bốc hơi đến khô rồi nung ở nhiệt độ không quá 450 °C đến khi khối lượng không đổi. Tính tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần theo dược liệu đã làm khô trong không khí. Với các mẫu thử khác: Cũng thực hiện như trên nhưng chỉ dùng 1 g mẫu thử nếu không có chỉ dẫn gì khác trong chuyên luận. Tỷ lệ % tro toàn phần của dược liệu được tính theo công thức: 100 ∗ X (%) = * 100 ∗ (100 − ) Trong đó: m: khối lượng tro (g); M: khối lượng mẫu thử (g); A: độ ẩm của mẫu thử (%). Tro không tan trong acid hydroclorid Áp dụng phương pháp 1 ở Phụ lục 9.7 (Xác định tro không tan trong acid) trong DĐVN V. Cho 25 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) vào tro toàn phần, đun sôi 5 min, lọc để tập trung những chất không tan vào một phễu thủy tinh xốp đã cân bì, hoặc vào một giấy lọc không tro, rửa bằng nước nóng rồi đem nung ở 500 °C đến khối lượng không đổi. Tính tỷ lệ phần trăm của tro không tan trong acid so với dược liệu đã làm khô trong không khí. Tỷ lệ % tro không tan trong acid của dược liệu được tính theo công thức: 100 ∗ X (%) = * 100 ∗ (100 − ) Trong đó: m: khối lượng tro (g); M: khối lượng mẫu thử (g); A: độ ẩm của mẫu thử (%). 18
  28. Định lượng Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây có kích thước mặt rây 2 mm), cho vào bình nón, thêm ethanol 25 % (TT) ngập dược liệu, siêu âm nhiều lần ở nhiệt độ 40 °C đến 45 °C đến hết chất nhầy (Lấy 1 ml dịch chiết lần cuối cùng, thêm vài giọt dung dịch chì acetat 20 % (TT), không còn tủa nữa là được). Gộp các dịch chiết ethanol, bốc hơi đến dạng cao lỏng (1/5). Kết tủa chất nhầy bằng dung dịch chì acetat 20 % (TT) (dùng 15 ml đến 20 ml). Lọc qua giấy lọc đã cân bì trước. Rửa tủa trên giấy lọc đến khi nước rửa hết phản ứng của chì (lấy 1 ml dịch lọc, thêm vài giọt dung dịch natri sulfat (TT),khi không còn tủa trắng là được), sấy khô tủa ở 110 °C đến khối lượng không đổi và cân. Tỷ lệ chất chiết được trong dược liệu được tính theo công thức: 100 ∗ (푡ủ ) X (%) = * 100 ∗ (100 − ) Trong đó: m(tủa): khối lượng tủa thu được (g); M: khối lượng mẫu thử (g); A: độ ẩm của mẫu thử (%). 2.3. Hóa chất, trang thiết bị sử dụng 2.3.1. Hóa chất sử dụng Các hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích bao gồm: Hóa chất dùng trong quá trình tẩy, nhuộm, làm tiêu bản vi phẫu: nước cất, nước Javen, acid acetic 5%, dung dịch xanh methylen 1%, dung dịch đỏ carmin 0,5%, glycerin 10%, dung dịch Cloramin B 5% Dung môi dùng để chiết suất: EtOH 25%. Các hóa chất dùng để phân tích chất lượng bột dược liệu: nước cất, dung dịch natri hydroxyd 10%, giọt dung dịch chì acetat 20%, dung dịch acid hydrocloric 2 M, dung dịch natri sulfat. 2.3.2. Trang thiết bị sử dụng Trang thiết bị dùng trong nghiên cứu đặc điểm thực vật: Máy ảnh; Máy scan có kết nối máy tính; Kính lúp soi nổi, kính hiển vi có kết nối camera và máy tính; Kim mũi mác, dao lam, chổi lông, phiến kính, lamen, 19
  29. Trang thiết bị dùng trong phân tích chất lượng dược liệu: Các dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, bình nón, cốc có mỏ, pipet, giấy lọc, chén sứ, ; Cân phân tích, cân kỹ thuật; Máy nung, máy tạo ánh sáng tử ngoại, máy đo hàm ẩm, máy sấy, Các thiết bị khác: tủ sấy, tủ hút. 20
  30. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thu thập mẫu và thẩm định tên khoa học Chúng tôi lựa chọn khóa định loại các loài thuộc chi Abelmoschus của Đỗ Thị Xuyến [18], những dẫn liệu của Peter H. Raven [34], Võ Văn Chi [2] và Đỗ Tất Lợi [10] để xác định vị trí, tên khoa học của các mẫu nghiên cứu. Kết hợp với các hệ thống phân loại trên thế giới, chúng tôi lựa chọn hệ thống phân loại của Takhtajan [32]. Theo đó, vị trí phân loại loài A. sagittifolius trong hệ thống phân loại thực vật như sau: Giới (Regnum): Thực vật (Plantae) Ngành (Divisio): Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp (Class): Ngọc lan (Magnoliopsida) Bộ (Ordo): Bông (Malvales) Họ (Familia): Bông (Malvaceae) Chi (Genus): Đậu bắp (Abelmoschus) Loài (Species): Sâm bố chính (A. sagittifolius) Các mẫu nghiên cứu đã được phân tích, đối chiếu với khóa phân loại chi Abelmoschus của Đỗ Thị Xuyến [18], Peter H. Raven và cs [34], những mô tả chi tiết của Đỗ Huy Bích và cs [3] kết hợp so sánh với các tiêu bản của loài A. sagittifolius. Dựa trên các đặc điểm hình thái đặc trưng gồm: lá kèm hình chỉ, rễ thường phình to thành củ, hoa màu đỏ, hồng, quả dài 4-5cm, hạt thường có lông tơ , chúng tôi nhận thấy sự tương đồng về đặc điểm hình thái của 12 mẫu Sâm bố chính được thu thập tại 9 địa điểm khác nhau ở Việt Nam. Các mẫu này được nhóm nghiên cứu ở Khoa Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu thẩm định tên khoa học là Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. 3.2. Đặc điểm hình thái loài Sâm bố chính Qua phân tích đặc điểm hình thái các mẫu thu thập được, chúng tôi có những mô tả cho loài A. sagittifolius như sau: Cây thân thảo, sống lâu năm, mọc đứng đơn độc, hoặc dựa vào những cây xung quanh, cao từ 30 - 50cm, có khi hơn (hình 3.1). Thân cành có thể mọc đứng, 21
  31. cũng có khi bò lan tỏa ra mặt đất, cành hình trụ, không có lông. Số lượng cành cấp 1, cấp 2 nhiều. Hình 3.1. Hình dạng cây Sâm bố chính Rễ phát triển thành củ hình trụ, màu trắng hoặc vàng nhạt, đường kính từ 1,5 - 2 cm (hình 3.2). Hình 3.2. Hình dạng và lát cắt rễ củ Sâm bố chính Lá đơn, mọc cách, dài 5 – 7 cm, có lá kèm hình chỉ. Lá ở phía gốc cây có hình trái xoan, không xẻ thùy. Các lá càng lên phía ngọn cây thì phần ngọn lá càng hẹp, 22
  32. phiến lá xẻ thùy 3 - 5 hoặc dạng mũi mác, mép lá có răng cưa thưa và đều, hai mặt có lông (hình 3.3). Mặt trước Mặt sau Hình 3.3. Hình dạng lá Sâm bố chính Hoa màu đỏ hoặc hồng mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống hoa dài từ 5 - 8 cm, có lông cứng. Đài phụ có từ 7 - 10 bản, dài 12 - 14 mm, có nhiều lông. Đài chính có 5 bản dính nhau bị khía rách, cao 15-20 mm. Tiền khai hoa vặn, tràng 5 hình nêm, đều, xếp rời, kích thước 5 - 6 cm, rộng 3 - 4 cm. Bộ nhị có các chỉ nhị dính nhau hoàn toàn tạo thành bó có hình trụ. Bộ nhụy có 5 lá noãn dính nhau tạo thành bầu trên, có 1 vòi nhụy và 5 đầu nhụy. Bầu 5 ô, đính noãn trung trụ. Phía ngoài bầu có nhiều lông che phủ (hình 3.4). Nhị hoa Mặt trước Mặt sau a b Đài hoa Tràng hoa Nhị hoa d Bao phấn c Hình 3.4. Hình dạng hoa Sâm bố chính a. Hình dạng hoa b. Tràng hoa, nhị hoa và đài hoa c. Bầu, nhị hoa và nhụy hoa d. Lát cắt ngang hoa 23
  33. Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần đài, có khía dọc, quả nang, khi quả chín thì các lớp vỏ quả khô lại và mở ra bằng đường nứt theo khía dọc thành 5 mảnh vỏ, hai mặt đều có nhiều lông hình sao. Quả chín có màu đen nhạt (hình 3.5). b Quả chín Quả non a c Hình 3.5. Hình dạng quả Sâm bố chính a. Hình dạng quả b. Lát cắt ngang quả non c. Giải phẫu quả chín Hạt hình thận, dài 2-3 mm, có lông tơ, lúc xanh có màu xanh nhạt, khi chín chuyển màu nâu đen, mặt ngoài có đường vân tạo thành những gợn hay những ụ màu vàng (hình 3.6). Hình 3.6. Cách sắp xếp hạt và hình dạng hạt Sâm bố chính 24
  34. 3.3. Đặc điểm vi phẫu loài Sâm bố chính 3.3.1. Thân Mặt cắt ngang thân có hình tròn hoặc gần tròn (hình 3.7), từ phía ngoài vào có: Lớp biểu bì gồm 1 hàng tế bào xếp đều đặn bên ngoài cùng ở phần thân non hoặc lớp bần ở phần thân già hơn. Lớp mô dày gồm 4 - 6 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Lớp mô mềm gồm 3 - 4 lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục, kích thước to hơn tế bào mô dày, xếp lộn xộn. Túi tiết xuất hiện nhiều trong mô mềm ở phần thân non. Mô cứng 3 - 5 lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục, hóa sợi hay tế bào mô cứng thành từng cụm trên đầu các bó libe. Libe 2 là các tế bào đa giác nhỏ, kết tầng xếp lộn xộn, các tế bào sát lớp mô cứng xếp dày hơn. Gỗ 2 hình đa giác có kích thước khác nhau, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ là các tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm. Mô mềm ruột thành mỏng, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ khác nhau, xếp lộn xộn. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai, rải rác trong biểu bì, mô mềm, libe. Lông che chở và lông tiết xuất hiện nhiều. Hình 3.7. Cấu tạo vi phẫu thân Sâm bố chính 1. Biểu bì; 2. Mô dày; 3. Mô mềm; 4. Túi tiết; 5. Mô cứng; 6, 7. Libe; 8, 10. Gỗ; 9, 11. Mô mềm gỗ; 12. Mô mềm ruột; 13. Tinh thể calci oxalat; 14. Lông che chở; 15. Lông tiết. 25
  35. 3.3.2. Lá Gân lá: Gân lá lồi ở cả hai mặt (hình 3.8) gồm: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau, đều đặn, tế bào biểu bì dưới có kích thước bé hơn tế bào biểu bì trên. Rải rác có lông che chở và lông tiết phía bên ngoài. Mô dày trên gồm 4-5 hàng tế bào và mô dày dưới gồm 2 - 4 hàng tế bào, các tế bào này hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Trên lớp mô dày dưới có một lớp mô mềm, tế bào hình tròn hay bầu dục, chứa lục lạp. Mô mềm trên và mô mềm dưới gồm các tế bào gần tròn hay hình đa giác, kích thước không đều. Bó libe gỗ xếp thành hình cung: Lớp libe ở dưới, gỗ ở trên. Mạch gỗ có hình tròn hay bầu dục, xếp thành dãy. Mô mềm gỗ chứa 1 – 3 dãy tế bào hình đa giác giữa bó gỗ. Libe có hình chữ nhật 2 – 4 lớp, phân hóa ly tâm, các tế bào còn lại hình đa giác, kích thước nhỏ, xếp sát nhau. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai kích thước từ 12,5 – 25 µm, có nhiều trong libe và lớp mô mềm sát mô dày dưới. Túi tiết có nhiều trong mô mềm. Hình 3.8. Cấu tạo vi phẫu lá Sâm bố chính 1, 11. Biểu bì; 2, 10. Mô dày; 3, 9. Mô mềm; 4. Gỗ; 5. Mô mềm gỗ; 6. Libe; 7. Tinh thể calci oxalat; 8. Túi tiết; 12. Lông che chở; 13. Lông tiết. Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới chứa 1 lớp tế bào hình chữ nhật, nhiều lỗ khí, nhiều lông tiết. Đôi khi có vài biểu bì phình to. Mô mềm giậu, 1 lớp tế bào thuôn dài chứa nhiều lục lạp, một số tế bào phình to và chứa tinh thể canxi oxalat hình cầu gai. Mô mềm khuyết gồm các tế bào có kích thước lớn, xếp lộn xộn, khoảng cách giữa các gian bào lớn (hình 3.9). 26
  36. Hình 3.9. Cấu tạo vi phẫu phiến lá 1, 4. Biểu bì; 2. Mô giậu; 3. Mô khuyết; 5. Lông tiết; 6. Tinh thể canci oxalat 3.3.3. Rễ Mặt cắt ngang rễ có hình tròn hoặc gần tròn (hình 3.10), từ phía ngoài vào có: Lớp bần gồm 3 - 6 lớp tế bào, có khi đến 10 - 15 lớp tế bào hình chữ nhật, rải rác có lỗ vỏ. Mô mềm vỏ có chứa 2 - 3 lớp tế bào hình đa giác, chứa hạt tinh bột. Rải rác trong mô mềm có các tinh thể canxi oxalat hình cầu gai và các túi tiết chất nhầy. Bó libe 2 hình nón, rải rác có vài đám sợi xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2 chứa các tế bào hình bầu dục xếp xen kẽ với tế bào hóa gỗ tạo thành từng bó phân ly từ Hình 3.10. Cấu tạo vi phẫu rễ Sâm bố chính 1. Lớp bần; 2. Mô mềm; 3. Libe; 4. Gỗ; 5. Tế bào hóa gỗ; 6. Tia ruột; 7. Tinh thể calci oxalat; 8. Túi tiết chất nhầy. 27
  37. tâm đến các bó libe. Tia ruột gồm 2 - 3 hàng tế bào từ vùng gỗ ra tới vùng libe thì loe thành phễu. 3.4. Đặc điểm bột dược liệu Bột dược liệu Sâm bố chính là dạng bột mịn, màu trắng ngà hoặc vàng nhạt (hình 3.11). Soi dưới kính hiển vi thấy có nhiều hạt tinh bột riêng lẻ, hình dạng thay đổi, kích thước từ 12 µm đếm 34 µm, có khi 2 đến 3 hạt dính vón nhau, rộng khoảng 20 µm. Mảnh mạch điểm, mạch mạng, mạch vạch xuất hiện nhiều, có khi dính lấy nhau hay bị vỡ thành từng mảnh. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai rải rác khắp trong thành phần bột, kích thước 12,5 - 25 µm. Hạt inulin với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, nhiều hạt mang màu rõ nét. Mảnh mô mềm gồm nhiều tế bào chứa tinh bột, kích thước lớn, nhiều mảnh hóa gỗ. Đặc điểm bột dược liệu mô tả chi tiết hơn ở hình 3.12. Hình 3.11. Bột rễ dược liệu Sâm bố chính 50 µm 50 µm 50 µm 50 µm Mạch vạch Mạch mạng Mạch điểm Mô mềm 15 µm 15 15µm 50µm Sợi Hạt inulin Tinh thể calci oxalat Tinh bột Hình 3.12. Thành phần bột rễ củ Sâm bố chính 28
  38. 3.5. Đánh giá chất lượng dược liệu Bước đầu đánh giá chất lượng bột dược liệu, chúng tôi tiến hành phân tích với 2 mẫu thu hái ở Đồng Nai (mẫu AS11 và AS12). Các mẫu được tiến hành theo quy định trong Dược điển Việt Nam V ở chuyên luận “Sâm bố chính” kết hợp với các phương pháp được chỉ ra trong phụ lục. 3.5.1. Định tính Cả hai mẫu AS11 và AS12 đều cho phản ứng màu sau khi thêm thuốc thử (hình 3.13). Do dược liệu có độ nhớt cao, dung môi thêm vào lượng nhỏ nên sau khi lọc dung dịch A ở cả hai mẫu đều còn tạp chất là dược liệu thô dẫn đến quan sát màu phản ứng không được rõ nét. dd A Thêm dd natri Thêm dd chì Thêm dd natri Thêm dd chì hydroxyd 10% acetat 20% dd A hydroxyd 10% acetat 20% Mẫu AS11 Mẫu AS12 Hình 3.13. Kết quả phản ứng màu định tính dược liệu Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm bằng máy tạo ánh sáng tử ngoại, nhận thấy bột dược liệu phát quang màu trắng ở những phần dược liệu mịn (hình 3.14). Hình 3.14. Bột dược liệu quan sát dưới ánh sáng tử ngoại 29
  39. 3.5.2. Độ ẩm Xác định độ ẩm của dược liệu bằng máy đo hàm ẩm. Cân 1 g bột dược liệu rồi bật máy. Đợi khi máy báo kết quả, ghi lại và tính trung bình các lần đo. Kết quả thu được cả hai mẫu AS11 và AS12 có hàm ẩm trung bình khoảng 11,80 ± 0,01 (%). Tuy nhiên ở một số lần đo, hai mẫu cho kết quả hàm ẩm lớn hơn 13,0% nhưng chênh lệch không nhiều, có thể do mẫu chưa được sấy khô đạt mức cho phép. 3.5.3. Tro toàn phần Tiến hành trên hai mẫu AS11 và AS12. Xác định khối lượng tro toàn phần bằng cách lấy khối lượng tro và cốc (m2) trừ đi khối lượng cốc sau khi nung đã đo ban đầu (m1). Khi đó ta có mtro = m2 – m1 (g), % tro toàn phần tính bằng công thức ở mục 2.3.6 phần tro toàn phần với M là khối lượng mẫu thử (lấy khoảng 2 g). Kết quả được trình bày chi tiết ở bảng 3.1 cho thấy lượng tro toàn phần trong hai mẫu đều nhỏ hơn 12%, đạt tiêu chuẩn về tro toàn phần theo DĐVN V. Bảng 3.1. Kết quả xác định tro toàn phần % tro Độ ẩm M m2 m1 mtro Mẫu toàn phần (%) (g) (g) (g) (g) (%) AS11 11,80 2,0175 40,8495 40,7748 0,0747 4,21 AS12 11,80 2,0149 40,2830 40,1905 0,0925 5,20 3.5.4. Tro không tan trong acid hydroclorid Xác định khối lượng tro không tan trong acid tương tự xác định khối lượng tro toàn phần. % tro không tan trong acid tính bằng công thức ở mục 2.3.6 phần tro không tan trong acid hydroclorid. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2. Ta thấy hàm lượng tro không tan trong acid đều nhỏ hơn 7%, đạt chỉ tiêu chất lượng về tro không tan trong acid trong DĐVN V. Bảng 3.2. Kết quả xác định tro không tan trong acid hydroclorid % tro Độ ẩm M m2 m1 mtro không tan Mẫu (%) (g) (g) (g) (g) trong acid (%) AS11 11,80 2,0175 40,7967 40,7748 0,0219 1,23 AS12 11,80 2,0149 40,2287 40,1905 0,0382 2,15 30
  40. 3.5.5. Định lượng Chất chiết trong dược liệu bằng ethanol 25% chủ yếu là chất nhầy và các nhóm hoạt chất cả phân cực và không phân cực, dễ dàng thu được toàn bộ hoạt chất có trong dược liệu. Công thức tính % chất chiết được trong dược liệu theo công thức ở mục 2.3.6 phần định lượng. Khi đó m(tủa): khối lượng tủa thu được (g) = m(giấy + tủa) - mgiấy. Kết quả được mô tả chi tiết trong bảng 3.3. Nhận thấy lượng chất chiết được trong dược liệu Sâm bố chính đều cho kết quả lớn hơn 25% tính theo dược liệu khô kiệt, đạt yêu cầu về định lượng chất chiết được bằng ethanol 25% trong DĐVN V. Bảng 3.3. Kết quả xác định chất chiết được trong dược liệu % chất Độ ẩm M mgiấy m(giấy + tủa) mtủa Mẫu chiết được (%) (g) (g) (g) (g) (%) AS11 11,80 2,0086 1,2050 1,4636 0,5586 31,53 AS12 11,80 2,0008 1,2177 1.7378 0,5201 29,47 Nhận xét: Kết quả phân tích được cho thấy trung bình dược liệu có % độ ẩm là 11,80 ± 0,01, % tro toàn phần là 4,78 ± 0,70, % tro không tan trong acid là 1,70 ± 0,65, % chất chiết trong dược liệu là 30,50 ± 1,46. Như vậy, các mẫu này đều đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra trong Dược điển Việt Nam V. 31
  41. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Về đặc điểm thực vật 4.1.1. Về thẩm định tên khoa học và đặc điểm hình thái Năm 1983, Sâm bố chính được đưa vào Dược điển Việt Nam với tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz. var. quinquelobus Gagnep. Đến năm 2002, trong Dược điển Việt Nam, Sâm bố chính được xác định với tên khoa học là Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. Trên thế giới, loài Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr có 24 tên khoa học đồng danh được công bố. Ở Việt Nam, Sâm bố chính cũng có nhiều tên gọi khác nhau như bố chính sâm, sâm báo, thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên [3, 10]. Tính không thống nhất về danh pháp gây khó khăn cho quá trình tra cứu thông tin và dễ gây nhầm lẫn khi phân loại đã đặt ra yêu cầu về thẩm định tên khoa học cho Sâm bố chính ở Việt Nam. Sâm bố chính thu thập ở các vùng khác nhau ở nước ta có những khác biệt nhỏ về hình thái nhưng kết quả thẩm định tên khoa học cho thấy chúng chỉ thuộc một loài là Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. Ở Việt Nam, qua thống kê các dẫn liệu nghiên cứu, đặc điểm hình thái của Sâm bố chính được mô tả chưa thực sự chi tiết. Trong tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, tác giả Võ Văn Chi đã mô tả loài Sâm bố chính với tên khoa học là Abelmoschus moschatus (L.) Medik. subsp. tuberosus (Span.) Borss. [2], tuy nhiên còn chưa chi tiết và đầy đủ. Tài liệu của Phạm Hoàng Hộ [8] cũng đã mô tả Sâm bố chính với đặc điểm khái quát, chưa đầy đủ rõ nét về những đặc điểm đặc trưng của loài. Ở tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi [10], tác giả đã có những mô tả về Sâm bố chính đầy đủ về đặc điểm từng thành phần của cây như rễ, lá, hoa, quả, hạt. Tài liệu của tác giả Đỗ Huy Bích [3] cũng đã đưa ra những mô tả về hình thái của Sâm bố chính nhưng chưa đầy đủ và chi tiết bằng tài liệu của tác giả Đỗ Tất Lợi. Hầu hết các tài liệu này đều chưa có những hình ảnh thực tế của cây mà mới chỉ đưa ra những ảnh vẽ kèm theo, khó phân biệt. Điều này gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình nhận biết dược liệu. So với những đặc điểm hình thái được mô tả trong các dẫn liệu trước đó, nghiên cứu này đã mô tả chi tiết, đầy đủ hơn đặc điểm hình thái đặc trưng cho loài và những khác biệt so với các loài cùng chi Abelmoschus như màu hoa, rễ phình to thành dạng củ, hạt thường có lông tiết. Bên cạnh đó cũng đưa ra những hình ảnh từng bộ phận của cây được chọn lọc, phân tích dựa trên những đặc điểm chính và đặc trưng. 32
  42. 4.1.2. Về đặc điểm vi phẫu Các tài liệu đã công bố về đặc điểm vi phẫu của các loài cùng chi Abelmoschus còn hạn chế. Qua tham khảo, nhận thấy đã có mô tả vi phẫu của loài A. moschatus, chưa có những tài liệu mô tả về các loài khác [37]. Đặc biệt, chưa có nhiều tài liệu liên quan đến mô tả vi phẫu và đặc điểm bột dược liệu của loài Sâm bố chính. Vì vậy, có thể coi nghiên cứu đặc điểm vi học của nghiên cứu này là một trong những công bố riêng biệt về đặc điểm vi phẫu và thành phần bột dược liệu loài A. sagittifolius. Kết quả phân tích vi phẫu cho thấy Sâm bố chính có những đặc điểm đặc trưng như phần thân và lá có chứa nhiều lông che chở và lông tiết, lớp gỗ và mô mềm gỗ mỏng hơn so với loài A. moschatus đã được mô tả trước đó [40]. Phần rễ nhận thấy loài Sâm bố chính có lớp gỗ và mô mềm gỗ dày hơn do đó rễ loài Sâm bố chính có khả năng sinh trưởng và tích lũy vật chất tốt hơn loài A. moschatus. Các đặc điểm khác hầu như giống với loài A. moschatus, có thể nhận thấy đó là những đặc điểm đặc trưng của chi Abelmoschus. Những hình ảnh vi phẫu được ghi lại, phân tích và chọn lọc những hình ảnh đặc trưng nhất của loài Sâm bố chính, từ đó đưa ra những mô tả chi tiết về đặc điểm vi phẫu của cây. Mô tả ở nghiên cứu này tương đồng với mô tả của các nghiên cứu vi phẫu của Sâm bố chính của Phan Văn Đệ [5]. Do đó kết quả của nghiên cứu có thể thêm vào các dẫn liệu mới cho đặc điểm thực vật của loài Sâm bố chính ở Việt Nam. Khi nghiên cứu thành phần bột rễ Sâm bố chính, nhận thấy có một số đặc điểm đặc trưng như có nhiều hạt inulin với hình dạng khác nhau và có các mảnh mạch riêng biệt. Do rễ của cây mọc to thành dạng củ nên thành phần có chứa nhiều tinh bột riêng lẻ hoặc thành đám, các sợi. Những đặc điểm giống so với loài A. moschatus gồm: Sợi, mảnh mạch điểm, tinh thể calci oxalat hình cầu gai thước từ 12,5-25 µm, mảnh mô mềm chứa tinh bột, mảnh bần, hạt tinh bột kích thước to và nhỏ. Tuy nhiên, có những đặc điểm chỉ có ở loài Sâm bố chính như hạt inulin, tinh bột thành đám, mạch vạch. Bước đầu ghi nhận hạt inulin trong bột dược liệu của Sâm bố chính. Về tác dụng dược học, inulin có khả năng giảm tình trạng táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư đại tràng và trực tràng. Do đó, cần có những nghiên cứu về hàm lượng inulin trong rễ Sâm bố chính kết hợp thử tác dụng sinh học của inulin, tạo tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về dược lý và chăm sóc sức khỏe. Hầu hết các thành phần được tìm thấy trong bột dược liệu Sâm bố chính đều phù hợp với những đặc điểm được nêu ra trong Dược điển Việt Nam V về đặc điểm vi học bột rễ của cây. 33
  43. Nhìn chung, những thông tin về đặc điểm vi phẫu và thành phần bột dược liệu của loài Sâm bố chính cũng như các loài cùng chi Abelmoschus còn hạn chế. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu nhiều hơn để có thể sử dụng đặc điểm vi phẫu trong xác định loài một cách hiệu quả. 4.2. Về đánh giá chất lượng dược liệu Sâm bố chính là loại cây có thể sử dụng được tất cả các thành phần của cây. Tuy nhiên rễ củ là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc đông y. Trong quá trình chiết chất có trong rễ củ, dược liệu Sâm bố chính có độ nhớt cao nên khi lọc sẽ cần thời gian dài để thu được dịch lọc. Đôi khi dịch lọc vẫn còn chứa cặn do quá trình lọc chất nhầy kéo theo các cặn và cần phải lọc qua nhiều lần. Độ ẩm của dược liệu chưa ổn định do chất lượng sấy dược liệu chưa cao, dẫn đến tại một số lần đo cho kết quả độ ẩm lớn hơn 13,0% nhưng chênh lệch không đáng kể. Tro toàn phần và tro không tan trong acid cho kết quả cao hơn so với nghiên cứu trước đó của Phan Văn Đệ và cs [5]. Sử dụng ethanol làm dung môi chiết dược liệu cho kết quả tốt nhất vì ethanol là dung môi có thể hòa tan được nhiều nhóm hoạt chất cả phân cực lẫn không phân cực. Vì vậy chất chiết được trong dược liệu cho kết quả tối ưu nhất có thể do vẫn chưa đánh giá được hoạt chất chính có trong rễ củ Sâm bố chính là phân cực hay không. Các mẫu Sâm bố chính thu được ở Đồng Nai (AS11 và AS12) đều cho thấy đạt chỉ tiêu chất lượng dược liệu theo các tiêu chí trong Dược điển Việt Nam V. Tuy nhiên, kết quả mới chỉ đưa ra được chất lượng dược liệu các mẫu ở Đồng Nai, chưa tiến hành nghiên cứu trên các mẫu ở địa phương khác, có thể sẽ dẫn đến những số liệu sai khác khi đánh giá trên các mẫu ở vùng thu hoạch khác. Do đó, nên tiến hành đánh giá trên nhiều mẫu ở nhiều nơi thu thập khác nhau để có thể so sánh chất lượng dược liệu ở từng vùng. Qua tổng hợp tài liệu cho thấy hầu hết các nghiên cứu tiến hành trên các mẫu là rễ củ Sâm bố chính đều cho những kết quả về tiềm năng phát triển dược liệu. Theo nghiên cứu của Trần Công Luận và Bùi Trần Minh Phương (2011), rễ cây sâm Bố Chính trồng ở Bạc Liêu chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Hàm lượng lipid là 3,96%, lipid gồm acid myrisric, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic. Hàm lượng protein toàn phần là 0,23%, hàm lượng protid là 1,26%. Các acid amin gồm 11 chất, trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin, prolin, tyrosin, valin, phenylalanin và leucin. Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%. Chất nhầy là D-glucose và L- rhamnose. Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, 34
  44. Zr và P [12]. Một nghiên cứu khác về Sâm bố chính cho thấy, trong rễ của cây còn chứa tinh bột và 30-40% chất nhầy [10]. Bên cạnh đó, nghiên cứu về thành phần hóa học khác của Phan Văn Đệ và cs cũng đã nhận thấy rễ củ của các mẫu nghiên cứu đều có chứa Saponin triterpen, coumarin, chất nhầy, acid béo, đường khử, polyphenol và các nguyên tố đa vi lượng [5]. Một nghiên cứu của Nan Zhi Qi về thành phần dinh dưỡng [31] cho thấy hàm ẩm của thân rễ là 14,97% ± 0,37%, tương đương với cây họ đậu. Hàm lượng protein thô khoảng 9,22% ± 0,09%, cao hơn một chút so với ngô và thấp hơn so với cây trồng thông thường. Hàm lượng protein hòa tan vào khoảng 2,04% ± 0,05%. 17 loại acid amin đã được phát hiện từ mẫu thủy phân và 15 loại acid amin từ mẫu tự do. Tổng hàm lượng acid amin trong các mẫu thủy phân là 6,18% và trong mẫu tự do là 1,45%, trong đó hàm lượng Asp (Acid aspatic) đạt tới số lượng cao nhất; acid amin thiết yếu và acid amin bán thiết yếu chiếm lần lượt 28,93% và 13,45% tổng hàm lượng acid amin. Hàm lượng chất béo thô của thân rễ là 17,57% ± 0,11%, acid béo bão hòa chiếm 33,16% tổng số acid béo, trong đó 27,20% là acid palmitic và 5,96% là acid stearic. Acid béo chưa bão hòa chiếm 42,24% tổng hàm lượng acid béo, trong đó 8,46% là đối với acid oleic, 28,85% là đối với acid linoleic, 4,93% là acid linolenic. Acid béo không xác định chiếm 24,59% tổng hàm lượng acid béo. Hàm lượng đường của thân rễ là 55,75% ± 0,80%, trong đó hàm lượng đường hòa tan là 4,41% ± 0,23%, hàm lượng đường giảm 2,08% ± 0,06%, hàm lượng xơ thô là 4,35% ± 0,19%; hàm lượng đường tổng cao hơn so với đậu tương, trong khi đó thấp hơn so với gạo và bột mì và tương đương với các loại cây họ đậu như đậu xanh, đậu Các phép đo phổ cho thấy hàm lượng canxi, sắt, kẽm, mangan, đồng, kali, magie trong thân và rễ tương ứng là 399,60 ± 25,55 mg/100 g, 12,32 ± 1,28 mg/100 g, 5,35 ± 0,07 mg/100 g, 1,40 ± 0,06 mg/100 g, 1,15 ± 0,05 mg/100 g, 341,43 ± 6,61 mg/100 g, 129,78 ± 1,10 mg/100 g. Hàm lượng khoáng chất của thân rễ tương đối cao so với cây trồng phổ biến, đặc biệt là hàm lượng canxi, sắt, kẽm. Sâm bố chính có 7 hợp chất sinh học có tiềm năng chống lại sự tăng sinh của các tế bào ung thư được chỉ ra trong nghiên cứu của De-Li Chen [19]. Các hợp chất này được mô tả chi tiết và đầy đủ dữ liệu cho các nghiên cứu sau này về tác dụng của Sâm bố chính. Nghiên cứu về dược lý của Sâm bố chính thu thái ở Lộc Ninh, Bình Phước, phân tích kết quả cho thấy sự hiện diện của hợp chất saponin triterpen là một trong những công bố mới về hợp chất có trong củ của cây Sâm bố chính. Đây là nhóm hợp chất có tác dụng quyết định những tác dụng dược lý điển hình thuộc họ nhân sâm 35
  45. (Araliaceae), trong đó có tác dụng tăng lực [4]. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của Sâm bố chính cũng đã phát hiện trong thành phần rễ củ có chứa saponin triterpenoid – nhóm hợp chất có tác dụng quyết định những tác dụng dược lý điển hình thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) [5]. Theo nghiên cứu của Đào Thị Vui, trong rễ sâm báo có các nhóm hợp chất coumarin, flavonoid, đường khử, chất nhầy, acid amin, acid hữu cơ, phytosterol vè sesquiterpen. Trong đó, hàm lượng chất nhầy là 26,7%. Phân lập và nhận dạng được 05 chất từ cao methanol là ventricosin A, 4 (15)-eudesmen-11ol, tagitinin A, β- sitosterol và β-sitosterol-3-O-glucopyranosid. Bên cạnh đó cũng đã xác định cao nước Sâm bố chính có tác dụng bảo vệ rõ rệt trong chống loét dạ dày và hỗ trợ điều trị dạ dày. Các tác dụng của cao nước Sâm bố chính bao gồm: Tác dụng bảo vệ dạ dày trên các mô hình gây loét bằng thắt môn vị, bằng ethanol và bằng indomethacin, trong đó cao nước Sâm bố chính được sử dụng với liều 10 kg/thể trọng có tác dụng rõ rệt; Tác dụng hồi phục loét dạ dày trong các mô hình gây loét cấp bằng indomethacin và gây loét mạn bằng acid acetic; Tác dụng ức chế vi khuẩn HP; Tác dụng an thần, giảm đau, giảm co thắt cơ trơn và tăng cường thể lực. Nghiên cứu này cũng đã xác định được chất nhầy là thành phần chính có tác dụng chống loét dạ dày [17]. Qua các nghiên cứu có thể thấy Sâm bố chính có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể và đang được đánh giá tác dụng sinh học. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của các hợp chất phân lập từ Sâm bố chính là một hướng nghiên cứu rất có tiềm năng ứng dụng. Số lượng mẫu thu thập được của nghiên cứu này còn giới hạn, chưa đánh giá được khách quan các mẫu ở địa phương khác, tuy nhiên đây là nghiên cứu ban đầu đánh giá chất lượng bột dược liệu, góp phần bổ sung thông tin về chất lượng dược liệu và là cơ sở cho những nghiên cứu so sánh ở các địa phương khác nhau. Đồng thời, kết quả của khóa luận góp phần bổ sung những dẫn liệu cần thiết cho những nghiên cứu về kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng dược liệu. 36
  46. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Qua một thời gian nghiên cứu, thực nghiệm và hoàn thiện, nghiên cứu đã thu được một số kết quả như sau: 1. Đã giám định tên khoa học của các mẫu nghiên cứu là: loài Sâm bố chính - Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. 2. Đã mô tả được đặc điểm hình thái của loài và xác định được những đặc điểm đặc trưng khác với các loài cùng chi là màu hoa, rễ phình to thành dạng củ, hạt thường có lông tơ. 3. Đã mô tả được đặc điểm vi phẫu thân, lá, rễ của loài qua lát cắt mỏng, góp phần bổ sung thêm những thông tin mới làm cơ sở cho việc kiểm nghiệm dược liệu. 4. Đã đánh giá chất lượng dược liệu dựa trên các chỉ tiêu trong Dược điển Việt Nam V bao gồm: định tính dựa trên phản ứng màu và quan sát màu dưới ánh sáng tử ngoại, độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid, định lượng. Các mẫu đánh giá đều đạt chỉ tiêu trong chuyên luận “Sâm bố chính” của Dược điển Việt Nam V. Kiến nghị: Trong các nghiên cứu tiếp theo về loài Sâm bố chính - Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr., để hoàn thiện nghiên cứu và tạo tiền đề phát triển dược liệu, chúng tôi kiến nghị: - Tiếp tục nghiên cứu về thành phần hóa học gây nên tác dụng sinh học chủ yếu ở loài Sâm bố chính, từ đó tối ưu hóa sử dụng Sâm bố chính trong phát triển thuốc ở Việt Nam. - Hoàn thiện các nghiên cứu về tác dụng dược lý của Sâm bố chính, tạo tiền đề cho các nghiên cứu phát triển và nhân rộng việc sử dụng loài Sâm bố chính. 37
  47. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Bá (1977), Hình thái học thực vật, giải phẫu và hình thái thực vật, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 2. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, 666. 3. Đỗ Huy Bích và cs (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 690-693. 4. Nguyễn Thị Thu Hương và cs (2005), "Một số tác dụng dược lý của Sâm bố chính và thập tử Harmand thu hái ở Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước", Kỷ Yếu công trình Nghiên cứu khoa học 2001-2005, Viện dược liệu. 5. Phan Văn Đệ và cs (2001), "Khảo sát hình thái, giải phẫu và thành phần hóa học cây Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius Kurz Merr.) mọc hoang và được trồng", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ 2001-2005, Viện dược liệu. 6. Lê Thị Diên (2006), "Xây dựng mô hình phát triển cây thuốc nam trên đất rừng được giao có sự tham gia của cộng đồng kết hợp với đào tạo tại thôn Hà An, xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.". 7. Hải Thượng Lãn Ông và Dịch giả: Đình Thụ Hoàng Văn Hòe - Hoàng Đình Khoa (1972-1975), Bộ sách Hải thượng y tôn tâm lĩnh, NXB. Khai Trí, Tp. Hồ Chí Minh. 8. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 112. 9. Viện Dược liệu - Nguyễn Tập (2006), "Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn", Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, 1(1), 33-51. 10. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB. Y học, Hà Nội, 813-815. 11. Trần Văn Ơn (2012), Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc, NXB. Hà Nội, Hà Nội. 12. Trần Công Luận và Bùi Trần Minh Phương (2011), "Khảo sát thành phần hóa học của rễ cây sâm bố chính (Hibiscus sagittifolius Kurz. Malvaceae) trồng ở Bạc Liêu", Tạp chí Dược liệu, 5, 339-441. 13. Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam, xuất bản lần V, NXB Y học, 1310 - 1311. 14. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, NXB. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 15. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  48. 16. Lý Thời Trân (1963), Bản thảo cương mục, NXB Y học, Hà Nội. 17. Đào Thị Vui (2007), Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng dược lý theo hướng điều trị loét dạ dày của rễ củ cây sâm báo (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. Họ Bông (Malvaceae), Luận văn Tiến sĩ, Hà Nội, 140. 18. Đỗ Thị Xuyến (2005), "Một số dẫn liệu mới về chi Đậu bắp (Abelmoschus Medic.) ở Việt Nam", Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội thảo quốc gia lần thứ nhất, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 269-274. Tài liệu Tiếng Anh 19. D. L. Chen, G. Li, Y. Y. Liu, G. X. Ma, W. Zheng, X. B. Sun and X. D. Xu (2019), "A new cadinane sesquiterpenoid glucoside with cytotoxicity from Abelmoschus sagittifolius", Nat Prod Res, 33(12), 1699-1704. 20. Y. Chen, G. Cai, X. Sun and X. Chen (2016), "Treatment of chronic kidney disease using a traditional Chinese medicine, Flos Abelmoschus manihot (Linnaeus) Medicus (Malvaceae)", Clin Exp Pharmacol Physiol, 43(2), 145- 148. 21. Y. Z. Chen, Z. X. Gong, G. Y. Cai, Q. Gao, X. M. Chen, L. Tang, R. B. Wei and J. H. Zhou (2015), "Efficacy and safety of Flos Abelmoschus manihot (Malvaceae) on type 2 diabetic nephropathy: A systematic review", Chin J Integr Med, 21(6), 464-472. 22. M. Z. Gul, L. M. Bhakshu, F. Ahmad, A. K. Kondapi, I. A. Qureshi and I. A. Ghazi (2011), "Evaluation of Abelmoschus moschatus extracts for antioxidant, free radical scavenging, antimicrobial and antiproliferative activities using in vitro assays", BMC Complement Altern Med, 11, 64. 23. C. N. Huang, C. J. Wang, C. L. Lin, H. T. Lin and C. H. Peng (2017), "The nutraceutical benefits of subfractions of Abelmoschus esculentus in treating type 2 diabetes mellitus", PLoS One, 12(12), e0189065. 24. M. T. Islam (2019), "Phytochemical information and pharmacological activities of Okra (Abelmoschus esculentus): A literature-based review", Phytother Res, 33(1), 72-80. 25. I. M. Liu, S. S. Liou, T. W. Lan, F. L. Hsu and J. T. Cheng (2005), "Myricetin as the active principle of Abelmoschus moschatus to lower plasma glucose in streptozotocin-induced diabetic rats", Planta Med, 71(7), 617-621. 26. I. M. Liu, T. F. Tzeng and S. S. Liou (2010), "Abelmoschus moschatus (Malvaceae), an aromatic plant, suitable for medical or food uses to improve insulin sensitivity", Phytother Res, 24(2), 233-239. 27. I. M. Liu, T. F. Tzeng, S. S. Liou and T. W. Lan (2007), "Improvement of insulin sensitivity in obese Zucker rats by myricetin extracted from Abelmoschus moschatus", Planta Med, 73(10), 1054-1060.
  49. 28. L. G. Monte, T. Santi-Gadelha, L. B. Reis, E. Braganhol, R. F. Prietsch, O. A. Dellagostin, E. Lacerda RR, C. A. Gadelha, F. R. Conceicao and L. S. Pinto (2014), "Lectin of Abelmoschus esculentus (okra) promotes selective antitumor effects in human breast cancer cells", Biotechnol Lett, 36(3), 461-469. 29. World Health Organization. Regional Office for the Western Pacific (1990), Medicinal plants in Viet Nam. 30. A. T. Pawar and N. S. Vyawahare (2016), "Antiurolithiatic activity of Abelmoschus moschatus seed extracts against zinc disc implantation-induced urolithiasis in rats", J Basic Clin Pharm, 7(2), 32-38. 31. Nan Zhi Qi (2011), Nutritional Analysis of the Rhizome of Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr. and Effects of Deflowerbud on Its Yield, Master's thesis, Southwestern University, 38. 32. A.L. Takhtadzhi︠a︡n, L.A. Takhtajan, Columbia University and P.A. Takhtajan (1997), Diversity and Classification of Flowering Plants, Columbia University Press. 33. S. P. A. Wahyuningsih, E. S. Sajidah, B. N. D. Atika, D. Winarni and M. Pramudya (2020), "Hepatoprotective activity of okra (Abelmoschus esculentus L.) in sodium nitrite-induced hepatotoxicity", Vet World, 13(9), 1815-1821. 34. Peter H. Raven & Hong Deyuan Wu Zhengyi (2007), Flora of China, Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden (St. Louis), China and USA, 283- 285. 35. T. Yan, T. Nian, Z. Liao, F. Xiao, B. Wu, K. Bi, B. He and Y. Jia (2020), "Antidepressant effects of a polysaccharide from okra (Abelmoschus esculentus (L) Moench) by anti-inflammation and rebalancing the gut microbiota", Int J Biol Macromol, 144, 427-440. 36. Y. Zhao, X. Yu, Y. Lou, X. Sun, B. Zhu, W. Xu, L. Zhou, H. Wu, Q. Jin, H. Wang, J. Shen, J. Yu and X. An (2020), "Therapeutic Effect of Abelmoschus manihot on Type 2 Diabetic Nonproliferative Retinopathy and the Involvement of VEGF", Evid Based Complement Alternat Med, 2020, 5204917. Website 37. Published on the Internet at (accessed on July 19th 2020). 38. The Catalogue of life, Published on the Internet at 42b2239ea1c (accessed on March 15th 2021). 39. The International Plant Names Index and World Checklist of Selected Plant Families 2021, Published on the Internet at
  50. (accessed on May 07th 2021). 40. Loài Abelmoschus moschatus (L.) Medik. (Cây Vông Vang), Published on the Internet at (accessed on May 25th 2020). 41. The plantlist, Published on the Internet at (accessed on March 15th 2021).