Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicuablume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 52 trang thiennha21 19/04/2022 6120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicuablume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_phan_bon_den_sinh_truong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicuablume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẨN VĂN LÌNH NGHIÊN CỨUẢ NH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA RAU CẢI RỪNG TÍA (Viola Inconspicuablume) TẠI VƯỜN ƯƠM MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – Năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẨN VĂN LÌNH NGHIÊN CỨUẢ NH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA RAU CẢI RỪNG TÍA (Viola Inconspicuablume) TẠI VƯỜN ƯƠM MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆPĐẠI HỌC NÔNG LÂM - THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47- NLKH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn :TS. Nguyễn Tuấn Hùng Thái Nguyên – Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi.Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ các tiểu luận, luận văn nào trước đây. Thái Nguyên, ngày 11 tháng 5 năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả (Ký, ghi rõ họ tên) trước hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ tên) TS. Nguyễn Tuấn Hùng Tẩn Văn Lình XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của thầy giáo TS. Nguyễn Tuấn Hùng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các sinh viên để tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 11 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Tẩn Văn Lình
  5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Hvn : Chiều cao vút ngọn SL : Số lá TLS : T ỷ l ệ sống Nxb : Nhà xuất bản CT : Công thức CTTN : Công thức thí nghiệm P.NPK : Phân N-P-K TB : Trung bình
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất 15 Bảng 3.1. Bảng thành phần của phân bón N-P-K 5:10:3*KS 19 Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân 20 Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân 21 Bảng 3.4. Điều tra ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây rau Cải rừng tía 22 Bảng 4.1a. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của câyCải rừng tía 25 Bảng 4.1b. Phân tích phương sai một nhân tố đến tỷ lệ sống của cây giai đoạn 1 tháng tuổi 26 Bảng 4.2a. Ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây (Hvn) 27 Bảng 4.2b. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây giai đoạn 1 tháng tuổi 28 Bảng 4.3a. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số lá 29 Bảng 4.3b. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số lá của cây giai đoạn 1 tháng tuổi 30 Bảng 4.4a.Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số mầm 31 Bảng 4.4b. Phân tích phương sai một nhân tố đếnsinh trưởng số mầm của cây giai đoạn 1 tháng tuổi 32 Bảng 4.5. Chất lượng của cây rau Cải rừng tíasau 30 ngày theo dõi 33
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cây rau Cải rừng tíasống sau 30 ngày sử dụng các công thức phân bón 26 Hình 4.2. Sinh trưởng chiều cao Hvn của cây Cải rừng tía 29 Hình 4.3. Sinh trưởng số lá của cây rau Cải rừng tía 31 Hình 4.4. Sinh trưởng số lá mầm của cây rau Cải rừng tía 33 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện chất lượng cây rau Cải rừng tía sống sau 30 ngày sử dụng các công thức phân bón 34
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v MỤC LỤC vi PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 3 PHẦN 2.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Phân bón với sự sinh trưởng của cây trồng 5 2.1.2. Phân bón với năng suất cây trồng 6 2.1.3. Phân bón với phẩm chất, chất lượng của nông sản 6 2.2. Tình hình nghiên cứu cây rau rừng trên Thế giới – Việt Nam 6 2.2.1. Trên Thế giới 6 2.2.2. Ở việt nam 7 2.3. Một số đặc điểm của cây rau Cải rừng tía 10 2.3.1. Nguồn gốc, phân bố 10 2.3.2. Đặc điểm hình thái cây rau Cải rừng tía 11 2.3.3. Giá trị của cây rau Cải rừng tía 11 2.4. Kết quả của việc nghiên cứu cây rau Cải rừng tía 12 2.5. Nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho cây 12 2.5.1. Đúng loại 12
  9. vii 2.5.2. Đúng liều 13 2.5.3. Đúng lúc 13 2.5.4. Đúng cách 13 2.6. Tổng quan cơ sở thực tập 14 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đối tượng nghiên cứu 18 3.2. Nội dung nghiên cứu 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 18 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 19 3.3.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng được theo dõi trong vườn ươm 23 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây (%) 25 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây Hvn (cm) 27 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số lá 29 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phânbón đến sinh trưởngcủa số mầm 31 4.5. Đánh giá chất lượng của cây trước khi thu hoạch 33 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 5.1. Kết luận 35 5.2. Kiến nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ lâu, con người đã biết thu hái, sử dụng cây rau mọc hoang dại để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống. Đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ và thiếu thốn, cây rau mọc hoang dại đã góp phần quan trọng trong bữa ăn của bộ đội và nhân dân. Rau rừng đã bổ sung một lượng dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ của mọi người để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và công tác. Ngày nay, tuy là thời bình, cây rau mọc hoang dại vẫn đóng vai trò quan trọng về dinh dưỡng cũng như làm thuốc phòng chữa bệnh đối với mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là ở những nơi vùng núi rừng, vùng cao, vùng sâu, vùng xa có khí hậu khắc nghiệt. Cây rau xanh là thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta [1]. Nhiều loài rau xưa nay coi là rau rừng, rau dại, chỉ được bà con dân tộc bản địa thu hái làm phong phú thêm bữa ăn gia đình đã trở thành những loại thực phẩm đặc biệt. Thay vì mọc dưới tán rừng, chúng được trồng trong nhà kính với hệ thống tưới tự động và cung cấp rộng rãi ra thị trường. Chất lượng dinh dưỡng cao, vị ngon lành và nhất là đảm bảo độ sạch, rau rừng đang là thực phẩm được người tiêu dùng yêu thích và chọn lựa Rau rừng mang nghĩa trực tiếp là rau mọc trong rừng, ban đầu được đề cập đến là các loại rau mọc hoang dã trong tự nhiên, được thu hái trong tự nhiên và không được trồng thu hoạch từ ruộng đồng. Ngày nay thì ranh giới phân biệt về rau rừng được mở rộng hơn khi một số loài rau rừng hoang dã đã được trồng thành công và được đưa ra thị trường từ các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy. Tuy nhiên rau rừng lại không được hiểu ở chiều ngược lại khi đem các giống rau quả đã thuần hóa vào rừng trồng [2].
  11. 2 Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về khẩu vị ngày càng độc đáo .việc phát triển cây rau rừng không những để bảo tồn nguồn gen mà con giúp tang thêm khẩu vị ngoài những món rau quen thuộc hằng ngày. Cây rau Cải rừng tía(Viola Inconspicua blume)là một cây rau quý,vừa có giá trị làm thực phẩm vừa có giá trị với ngành Dược liệu Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên liệu tự nhiên dần cạn kiệt, vì vậy chúng ta cần nhân giống, phát triển và bảo vệ nguồn zen quý của loài rau này. Qua việc nghiên cứu này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về Tác dụng của cây rau Cải rừng tía, những điều kiện ảnh hưởng, đặc biệt là sự ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của loài rau rừng này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn tài nguyên rau rừng trong đó có rau Cải rừng tía tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, cây rau rừng nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát. Rau rừng đang bị khai thác quá mức.Nguyên nhân của thực trạng này là do người dân khai thác và sử dụng không hợp lý nguồn cây rau rừng , cơ quan chức năng chưa quan tâm đến việc bảo tồn, nuôi trồng, chưa quản lý được các khu bảo tồn , chưa có sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi gia tăng giá trị sản phẩm từrau rừng, thị trường rau rừng không ổn định tài nguyên thực vật hoang dại ăn được là 1 trong những nguồn tài nguyên quan trọng. Phát triển bền vững nguồn tài nguyên này là quan trọng và cần thiết nhu cầu về thực phẩm ngày càng đa dạng. Việc gieo trồng và nhân giống cây rau Cải rừng tía còn mới và gặp khá nhiều khó khăn, do cây Cải rừng tía chủ yếu sống ở vùng đồi núi nên đất để trồng cây Cải rừng tía phải phù hợp với đặc tính của cây. Ngoài ra để phát triển cây Cải rừng tía chúng ta cần nghiên cứu thêm về sự ảnh hưởng của việc bón phân đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.Do vậy, để có cơ sở khoa học phát triển giống cây Cải rừng tía, gây trồng cây mới cho người dân, đồng
  12. 3 thời bảo tồn cây rau rừng quý đang ngày càng cạn kiệt trong tự nhiên, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicuablume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên” là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn sản xuất. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được công thức phân bón ảnh hưởng tốt nhất đến sự sinh trưởng của cây Rau Cải rừng tía, từ đó làm cơ sở khoa học cho công tác làm và nhân rộng giống. - Xác định được loại phân bón phù hợp và sử dụng một cách hợp lý. 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế. Tích lũy những kinh nghiệm cho công việc khi đi làm. Nâng cao kiến thức thực tế. Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Ý nghĩa thực tiễn Xác định được ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng,phát triển của cây Cải rừng tía. Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác. Đề xuất một số giải pháp kiến nghị về phương pháp, cách thức bón phân. Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trường.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊNỨ C U 2.1. Cơ sở khoa học Rau có vai trò và giá trị rất lớn đối với đời sống của con người, việc phát triển cây rau, nhất là rau an toàn đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng là đòi hỏi cấp thiết. Đặc biệt là các loài rau có nguồn gốc từ tự nhiên. Phân bón là "thức ăn" không thể thiếu cho cây rau do con người bổ sung. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm (N), lân (P), và kali (K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón trong số đó phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Trong tất cả các loại phân bón vô cơ, hữu cơ đều cố đầy đủ N,P,K các nguyên tố trung lượng (ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Mh, B, Mo ) cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng
  14. 5 cao chất lượng nông sản. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều [7]. Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ) và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng. Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, mất đi khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nên việc sử dụng phân bón rất quan trọng, để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dưỡng chất cây trồng đã lấy đi từ đất. Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết, nước tưới, sâu bệnh, giống, thì phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định. Để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển xanh tốt khỏe mạnh cần sử dụng phân bón hợp lý, đầy đủ giúp cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây. Dưới đây là một số ảnh hưởng phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây [3]. 2.1.1. Phân bón với sự sinh trưởng của cây trồng Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây, đẻ nhánh, cành lá phát triển, thúc đẩy cây ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao. Tạo điều kiện rễ phát triển, rễ ăn sâu, rộng giúp hạn chế đổ ngã. Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của cây trồng [4].
  15. 6 2.1.2. Phân bón với năng suất cây trồng Một cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh tạo tiền đề cho một vụ mùa năng suất cao. Nên việc sử dụng phân bón đầy đủ cân đối để đạt năng suất cao nhất là rất quan trọng. Tuy nhiên, phân bón với cây trồng chỉ cần vừa đủ không được dư thừa hay thiếu, vậy nên cần nắm rõ nhu cầu của dinh dưỡng của từng giống cây, từng loại cây trồng, nếu thừa hay thiếu đều có tác dụng ngược lại, cây trồng kém phát triển, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, hiện tượng rụng hoa, trái non sinh lý nhiều, xảy ra hiện tượng năm được năm mất mùa giảm sút năng suất một cách nghiêm trọng [4]. 2.1.3. Phân bón với phẩm chất, chất lượng của nông sản Phẩm chất, chất lượng của nông sản bao gồm các chỉ tiêu về hình thái, màu sắc, thành phấn các chất dinh dưỡng, giá trị thương phẩm, trọng lượng, và phân bón có tác động rất lớn tới phẩm chất, chất lượng của nông sản. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt thì mới có có khả năng cho năng suất cao, nông sản có chất lượng tốt [4]. Hiểu rõ được phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của câylà cơ sở khoa học để Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tíađể lựa chọn ra loại phân bón tối ưu nhất có tác động nhiều nhất đến loài cây nghiên cứu. 2.2. Tình hình nghiên cứu cây rau rừng trên Thế giới – Việt Nam 2.2.1. Trên Thế giới Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh, những cây cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được truyền tụng từ đời này qua đời khác.
  16. 7 Những nghiên cứu về rau hoang dại ở việt nam nay tập trung chủ yếu vào rau rừng. Đến đầu thế kỉ 20 việc nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng, đặc biệt là tài nguyên cây rau rừng mới rõ nét, trước tiên phải kể đến các nghiên cứu của các tác giả người pháp: M.H. Lecomte, A. Chevalier, H. Guibier Các nhà khoa học người việt nam tiếp tục nghiên cứu về hệ thực vật việt nam, có thể nói rằng , ấn phẩm “sổ tay rau rừng” của Từ Giấy, Vũ Văn Cẩn ấn hành lần đầu vào năm 1963 là công trình đầu tiên về rau rừng ở Việt Nam. Công trình đã thống kê được 620 loài rau, (128 loài rau hoang dại); 433 loại củ, quả, hạt; 144 loài nấm rong có thể ăn được. Theo kết quả nghiên cứu của Võ văn chi vào năm 1976, có 145 loài dung để làm rau ăn thuộc 61 họ thực vật , trong đó có 10 họ có số cây dung làm rau ăn nhiều nhất, đứng đầu là họ đậu, tiếp đến là họ Cúc, họ Bầu bí, họ Ráy và họ Dền. đến năm 1994 một công trình nữa về rau rừng đã được ấn hành, đó là cuốn “Một số rau dại ăn được ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tiến Bân, Bùi Minh Đức, trong ấn phẩm này có 113 loài rau ăn được nghiên cứu. Trong công trình đồ sộ về hệ thực vật ở Việt Nam: Cây cỏ Việt Nam của tác giả Phạm Hoàng Hộ, có 196 loài rau ăn hoang dại được mô tả mặc dù không có các kết quả về phân tích dinh dưỡng nhưng đây là nguồn tài liệu quan trọng để nhận biết, xác định danh pháp các loài rau rừng [10]. 2.2.2. Ở việt nam Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các loài cây mọc dại làm thực phẩm làm thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho mọi người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau đã đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh.
  17. 8 Tuy nhiên rất ít nghiên cứu nào chuyên sâu về đặc điểm sinh thái của 1 loài rau, tình hình khai thác sử dụng, cũng như định hướng bảo tồn và phát triển các loài rau rừng ăn được. Cơ sở của việc bảo tồn và phát triển bền vững các loài rau rừng. Trước đây khi nguồn lâm sản ngoài gỗ đặc biệt là cây rau còn phong phú, người ta ít chú ý đến việc bảo tồn nguồn gen của chúng. Đến cuối thế kỷ XX khi nhận ra rất nhiều loài lâm sản ngoài gỗ đã trở lên khan hiếm, một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nên chúng ta mới bắt đầu chú ý bảo tồn nguồn gen. Ở Việt Nam hiện nay quan điểm bảo tồn nguồn gen thường kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học vì bếu bảo vệ được hệ sinh thái, bảo vệ được các loài động thực vật thì cũng bảo vệ được nguồn gen của chúng. Hiện nay có 2 hình thức để bảo tồn nguồn gen lâm sản ngoài gỗ là: Bảo tồn nội vi (In situ) và bảo tồn ngoại vi (Ex situ) [5]. - Bảo tồn nội vi (Bảo tồn In situ): Là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng. Trong trường hợp các loài được thuần hoá và canh tác, công việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật nuôi cây trồng đó hình thành nên đặc tính của mình. [theo CBD]. Là hình thức bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái vận động tiến hoá của nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên. [theo GBA] Hiện nay, đối với một bộ phận lớn của đa dạng sinh học trên trái đất, công tác bảo tồn chỉ khả thi khi các loài đó được duy trì trong phạm vi phân bố cũng như ở trạng tự nhiên của chúng. Điều này còn có nhiều ý nghĩa khác như cho phép loài tiếp tục quá trình thích nghi trong tiến hoá và về nguyên tắc đảm bảo cho việc tiếp tục sử dụng các loài (mặc dù điều này đòi hỏi phải có sự quản lý) [5]. - Bảo tồn ngoại vi (Bảo tồn Ex situ): Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng. [theo CBD].
  18. 9 Là hình thức duy trì các thành phần của đa dạng sinh học tồn tại bên ngoài nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên của chúng. [theo GBA] Theo các nhà khoa học, quản lý trong ngành dược nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới cần tiến hành điều tra cơ bản một cách có hệ thống và chắc chắn, hệ thống cây làm thuốc ở nước ta.Tiếp tục tổng kết lý luận và thực tiễn bảo tồn nguồn gien trong thời gian qua để phát triển các lý thuyết và phương pháp luận bảo tồn cây thuốc trong giai đoạn tới. Mở rộng mạng lưới ra các vùng sinh thái chưa có cơ sở địa diện, ngược lại cắt giảm các đơn vị trùng lắp về vùng sinh thái (thí dụ: Hà Nội chỉ cần một vườn bảo tồn - đại diện cho đồng bằng Bắc Bộ). Xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhóm, đối tượng, nhiệm vụ bảo tồn cây thuốc trong các cơ quan thành viên. Tập trung nguồn lực bảo tồn những cây có nguy cơ bị tuyệt chủng, hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng, các cây quý hiếm mà không bảo tồn tràn lan, các cây thuốc di thực đã bị thoái hóa về nguồn gien. Xây dựng một đến ba vườn quốc gia cây thuốc quốc gia tại các vùng sinh thái để bảo tồn từ 60 đến 80% số cây thuốc của cả nước. Các vườn cây này phải có diện tích đủ lớn (150 - 300 ha) để bảo đảm điều kiện sinh thái và lưu giữ an toàn cây thuốc. Vườn cây thuốc quốc gia nên gắn với hoạt động du lịch nhằm có nguồn thu để có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Tăng cường nghiên cứu cơ bản các nền y học cổ truyền dân tộc. Trước mắt tập trung vào các dân tộc có lịch sử lâu đời ở Việt Nam như Thái, Chăm, Khmer, Tày, Nùng, Xây dựng một số thương hiệu sản phẩm từ dược liệu, chỉ dẫn địa lý thông qua sự hợp tác với doanh nghiệp và địa phương. Viện Dược liệu đã nghiên cứu xác định được 134 loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng và nhân trồng được 65 loài ở các vườn dược liệu trên toàn quốc. Viện còn bảo tồn giống một số loài thuốc quý trong ngân hàng hạt, góp phần cứu vãn những quần thể cây thuốc quý còn sót lại trong tự nhiên và mở ra triển vọng tạo thêm nguồn dược liệu. Các nhà khoa học Nguyễn Tập,
  19. 10 Phạm Thanh Huyền, Lê Thanh Sơn, Ngô Đức Phương và Ngô Văn Trại ở Viện Dược liệu đã tiến hành khảo sát, thu thập các loài cần được ưu tiên bảo tồn, dựa trên các tiêu chí: loài có ranh giới, phạm vi phân bố hẹp và số lượng cá thể ít hoặc loài tiêu biểu cho một dòng tiến hóa, có mức độ khác biệt cao về di truyền. Trong số 134 loài được coi là có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta, nhóm nghiên cứu đã phân cấp mức độ ưu tiên theo ba nhóm. Nhóm cực kỳ nguy cấp (CR) có 18 loài như ba gạc hoa đỏ, sâm vũ điệp, bình vôi, hoàng liên Nhóm nguy cấp (EN) có 42 loài. Đa số các loài như sâm Ngọc Linh, mã đâu linh, hoàng tinh vòng vốn không thật hiếm song đã bị khai thác kiệt quệ, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời chúng sẽ chuyển sang nhóm cực kỳ nguy cấp. 74 loài còn lại được xếp ở dạng sẽ bị nguy cấp (VU). Đó là các loài vốn phân bố phổ biến nhưng bị khai thác tàn phá đến mức nghiêm trọng như hà thủ ô đỏ, đẳng sâm Những nghiên cứu về rau hoang dại ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu là rau rừng ở một vài nghiên cứu nhỏ như: Tác phẩm “Rau rừng” của tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam đã nêu lên 150 loài có thể sử dụng làm rau ăn, trong đó có 56 loài có thể trực tiếp, 36 loài phải qua chế biến trong đó 15 loài nấu canh, 7 loài lấy củ, 11 loài ăn quả, 10 loài làm nước uống. Tác phẩm đã miêu tả một cách sơ bộ về hình thái, bộ phận sử dụng, cách sử dụng, phân bố của 150 loài rau rừng [5]. 2.3. Một số đặc điểm của cây rau Cải rừng tía 2.3.1. Nguồn gốc, phân bố Rau Cải rừng tía không phải là loài rau cải nhà thường thấy đem trồng trong rừng, mà nó là loài cây hoang dã trong rừng không thuộc họ Cải. Cây Cải rừng tía hay còn gọi là rau cẩn, rau bướm, hoa tím ẩn. Cải rừng tía có lá
  20. 11 mọc chụm ở mắt đất, lá có phiến hình tam giác, đầu lá nhọn, đuôi lá hình tim. Phiến lá không có hoặc có rất ít lông.Cuống lá dài bằng 2/3 phiến lá.Hoa màu trắng hoặc tím dợt. Cải rừng tía phân bổ ở ven đường, cửa rừng, nương rẫy bỏ hoang, rừng nghèo kiệt, trảng cỏ tranh, nơi có đất ẩm và ánh sáng từ bán phần dương trở lên. Phần ngọn non và lá non của Cải rừng tía có thể ăn được, vị đắng nhạt, dùng trong các món xào, luộc, nấu canh. Thực phẩm từ Cải rừng tía còn đem lại tác dụng tiêu độc chống viêm. 2.3.2. Đặc điểm hình thái cây rau Cải rừng tía Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, có thân ngắn, gốc cứng. Lá mọc chụm lại thành hình hoa thị ở gần gốc. Phiến lá hình tam giác, dài 2,5-5cm, rộng 2- 4cm, gốc lõm hình tim, có tai hẹp, đầu nhọn, mép có răng thưa không đều; cuống lá dài 7-9cm (gấp 2-3 lần phiến); lá kèm màu nâu, mép nguyên, nhọn. Hoa mọc ở nách lá trên một cuống dài 3,5-4cm; 5 lá đài màu lục, 5 cánh hoa màu tía hay trắng. Khi hoa nở, cánh hoa uốn cong xuống như hình con bướm. Quả hình cầu, có 3 cánh. Hạt rất nhỏ, hình trứng ngược, màu nâu nhạt [6]. 2.3.3. Giá trị của cây rau Cải rừng tía Tính vị, tác dụng: Cải rừng tía có vị đắng nhạt, hơi the, tính mát; có tác dụng làm mát máu, giải độc, tiêu sưng. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở. Liều dùng 40-80g cây tươi hay 20-40g cây khô sắc uống. Ngoài dùng lá tươi giã đắp chỗ sưng đau. Đơn thuốc: Lương y Lê Trần Đức cho biết một số ứng dụng của Cải rừng tía:
  21. 12 1. Chữa quai bị: Lá Cải rừng tía 40g, phèn chua 4g, giã nhỏ đắp. 2. Chữa viêm tiền liệt tuyến: Cải rừng tía 40g, Mã đề, Hải kim sa mỗi vị 20g, sắc uống. 3. Chữa tràng nhạc, mụn mạch lươn hay bị kết hạch, dùng Cải rừng tía 40g sắc uống và giã đắp ngoài. 4. Chữa ngộ độc, dùng Cải rừng tía giã ra lấy 50ml nước cốt uống thì mửa ra, uống nhiều thì mửa hết [6]. 2.4. Kết quả của việc nghiên cứu cây rau Cải rừng tía Cây rau Cải rừng tía là một cây rau rừng quý, và có nhiều giá trị.Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên liệu tự nhiên dần cạn kiệt, vì vậy chúng ta cần nhân giống, phát triển và bảo vệ nguồn gen quý của loài cây rau rừng này. Qua việc nghiên cứu này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tác dụng của cây rau Cải rừng tía, những điều kiện ảnh hưởng, đặc biệt là sự ảnh hưởng của việc bón phân đến sinh trưởng phát triển của loài cây rau rừng này. 2.5. Nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho cây 2.5.1. Đúng loại Sử dụng đúng loại phân mà cây yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao. Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả. Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
  22. 13 Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng [8]. 2.5.2. Đúng liều Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp [8]. 2.5.3. Đúng lúc Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậynên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp [8]. 2.5.4. Đúng cách Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà Sản xuất). Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng. Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí
  23. 14 khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá [8]. Bón phân có nhiều cách nhưng tập trung chủ yếu 3 cách sau: Bón bề mặt là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với các loại phân đạm. Nếu là phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt. Bón cho đất: Đây là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân hòa tan, ví dụ như phốt pho và kali. Có thể đưa phân vào các lỗ hoặc rãnh xung quanh cây, sau đó dùng nước tưới để phân ngấm nhanh vào trong đất. Phun lá: Đây là phương pháp rất hiệu quả nhất là bón phân giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với cây nhưng là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây nhận được nhất là phốt pho và kali. Tưới nước: Tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân là phương pháp tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước [9]. 2.6. Tổng quan cơ sở thực tập Địa điểm xây dựng mô hình vườn thực vật nghiên cứu nằm trong Mô hình khoa Lâm nghiệp và nằm trong diện tích của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên do vậy cũng có các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc trưng của xã Quyết Thắn, thành phố Thái Nguyên. a. Đất đai Đất đai của xã Quyết Thắng được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ. Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian
  24. 15 được chia thành. Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Nhóm đất Feralit: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn. Đất khu vực vườn ươm là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu xám đen, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp do đã sử dụng nhiều năm. Đất là đất feralit, nguồn gốc của đất xuất phát từ đá sa thạch, độ pH của đất thấp, đất nghèo mùn. Đất có độ màu mỡ thấp nên cây con sinh trưởng và phát triển mức trung bình, đôi khi có cây phát triển kém. Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất Độ sâu Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất tầng Mùn N P205 K20 N P205 K20 Ph đất(cm) 1 – 10 1.766 0.024 0.241 0.035 3.64 4.65 0.90 3.5 10 – 30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 0.12 0.44 3.9 30 - 60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.05 3.7 b. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa,thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Có 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô.
  25. 16 Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. (Nguyễn Văn Núi 2016) c. Dân số - lao động Xã Quyết Thắng có tổng số dân là 10.474 người, người dân nơi đây đa số sống chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, hoạt động dịch vụ và đi làm thuê ngoài trong những lúc nông nhàn. Trình độ dân trí ở đây tương đối cao nhưng tỷ lệ hộ sống dựa vào ngành nông nghiệp vẫn còn cao. Số lao động trong độ tuổi là khoảng 5523 người chiếm 59,92% trong tổng số nhân khẩu của toàn xã. d. Giao thông- thủy lợi - Giao thông Xã Quyết Thắng có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, các tuyến đường liên xã đều được nhựa hóa, hệ thống liên thôn đều được bê tông hóa tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên chất lượng một số tuyến đường còn thấp nên gây khó khăn trong việc trao đổi mua bán hàng hóa của người dân. - Thủy lợi Quyết Thắng không có sông lớn chảy qua địa bàn do vậy chủ yếu chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn hệ thống kênh đào Núi Cốc, suối và hồ, ao trên địa bàn phục vụ cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Ở đây người dân sống phần đa là sản xuất nông lâm nghiệp, vì vậy công tác thủy lợi được chính quyền xã cùng với nhân dân rất quan tâm và đầu tư. Toàn xã xây dựng được 15km kênh mương đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất.Hiện nay các thôn xóm cũng đã và đang tiến hành xây dựng những đoạn kênh mương còn lại nhằm đảm bảo cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả tốt.
  26. 17 e. Kinh tế- xã hội - Sản xuất nông nghiệp:Chiếm 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có sự kết hợp giữa vật nuôi và cây trồng. - Sản xuất lâm nghiệp: Từ 10 năm trở lại đây việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được tiến hành. Hiện nay toàn xã đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc. Mặc dù thu nhập từ lâm nghiệp chưa đáng kể nhưng thời điểm này có một số rừng trồng đã đủ tuổi khai thác. - Dịch vụ: Hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đi lên. Nhìn chung kinh tế của xã vẫn chưa cao, quy mô sản xuất chưa lớn và chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng đây là một điểm hạn chế của xã. Trong xã chưa phát triển tương đối giữa các ngành, mức sống của người dân vẫn chưa đồng đều. Trong những năm gần đây mức sống của người dân tăng lên rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư và phát triển đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi là lĩnh vực quan trọng để phục vụ về các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của nhân dân trong xã.
  27. 18 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là cây Cải rừng tía Tên khoa học: Viola Inconspicua blume Thuộc họ: Họ hoa tím (Violaceae) 3.2. Nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Cải rừng tía. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây Cải rừng tía (Hvn). Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số lá của cây Cải rừng tía. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số mầm của cây Cải rừng tía. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây Cải rừng tía. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến cây rau Cải rừng tía ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, hình thái, sinh trưởng, năng suất, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chăm sóc ). Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng từ các cơ quan, cán bộ ngành, người dân tại khu vực nghiên cứu. Bố trí các thí nghiệm về mùa vụ trồng, mật độ trồng, phương thức trồng khác nhau nhằm đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng của cây Cải rừng tía tại khu vực nghiên cứu.
  28. 19 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.3.2.1. Công tác chuẩn bị - Phân bón (Ba loại phân bón (phân chuồng, phân NPK, phân vi sinh) - Giống rau ( Giống được mua từ yên minh – hà giang, cây con) - Làm đất lên luống - Giàn che - Giấy A4, bút - Thước đo chiều cao * Phân N-P-K Thành phần của phân bón N-P-K-S 5:10:3-8 có (P2O5 hữu hiệu 10%, N:5%, K2O:3%, S:8-10%, CaO:18-20%, MgO:2-2.5%, SiO2: 4-5%, Cu: 20- 30ppm, Zn: 40-50ppm). Loại phân này chủ yếu dùng để bón lót.  Phân N-P-K 5:10:3*KS Bảng 3.1. Bảng thành phần của phân bón N-P-K 5:10:3*KS Nitơ (N) 5% Đồng (Cu) 20-30 ppm Lân (P2O5) 10% Kẽm (Zn) 40-50 ppm Kali oxit (K2O) 3% Lưu huỳnh (S) 8-10% Canxi (CaO) 18-20% Magie oxit (MgO) 2-2.5% Silic điôxít (SiO2) 4-5% Loại phân này chủ yếu dùng để bón lót. * Phân vi sinh + Mật độ vi sinh hữu ích: 1,0-109 tb/gr + Hàm lượng chất hữu cơ: 30% + Acid Humic: 9%
  29. 20 + Ngoài ra còn có một số nguyên tố trung vi lượng cần thiết cho cây trồng. * Phân chuồng Phân gà ủ hoai mục Thí nghiệm được thực hiện theo các phương thức trồng khác nhau, 3 lần lặp/công thức, diện tích cho một công thức là 2m2 theo hố ngẫu nhiên theo khối (RCBD). Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân CT.3 CT.1 CT.4 CT2 CT4 CT2 CT1 CT3 CT1 CT2 CT4 CT3 3.3.2.2. Bố trí thí nghiệm - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây con, đề tài thử nghiệm 4 công thức thí nghiệm, 24 cây/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức bón phân trội nhất. Cụ thể như sau: CT 1: Phân chuồng hoai CT 2: Phân Đầu trâu (NPK) CT 3: Phân Vi sinh (Sông Danh) CT 4: Không bón phân (CTĐối chứng)
  30. 21 Từ 4 công thức sẽ chọn ra được công thức được bón bởi phân đem lại chất lượng, hiệu quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn (bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 100-200kg/ha, phân Đầu trâu khoảng 80-100kg/ha, phân Vi sinh khoảng 100-150kg/ha) theo khuyến cáo kỹ thuật. Các công thức được rút thăm ngẫu nhiên: CT.1, CT.2, CT.3 và CT.4 được bón phân vớinồng độ khác nhau(bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 0,4kg trong một công thức, phân Đầu trâu khoảng 0,2kg trong một công thức, phân Vi sinh khoảng 0,25kg trong một công thức) Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân Lần lặplại Công thức thí nghiệm 1 CT.3 CT.1 CT.4 CT.2 2 CT.4 CT.2 CT.1 CT.3 3 CT.1 CT.2 CT.4 CT.3 - Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 24 cây/công thức/1 lần lặp. Theo dõi định kỳ 10 ngày theo dõi 1 lần và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con. - Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính xác của thước là ± 0,1 đặt thước sát gốc đến hết ngọn cây. - Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều caocủa các công thức. - Số mầm: Đếm số mầm theo thứ tự của các cây đo chiều caocủa các công thức. Các chỉ tiêu theo dõi được nghi ở Bảng 3.4
  31. 22 Bảng 3.4. Điều tra ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây rau Cải rừng tía Ngày điều tra: Người điều tra: Tẩn Văn Lình Nơi điều tra: Mô hình khoa lâm nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Số Chất lượng STT Hvn Số lá Ghi chú mầm Tốt TB Xấu 1 2 3 Tổng số cây trên 1 công thức là: 24 cây. Tổng số cây của cảcông thức thí nghiệm là: 288 cây. Đặc điểm cây giống được thí nghiệm: Giống cây Cải rừng tía được mua từ giống mọc dại tự nhiên các chỉ số trung bình Hvn = 6 Số lá = 6 Số mầm = 2 Không sâu bệnh, sinh trưởng tốt đủ tiêu chuẩn chiều cao, số lá, số mầm. - Biện pháp kĩ thuật: Chọn vùng bố trí thí nghiệm: Đất được chọn bố trí thí nghiệm là khu đất nằm trong khu vực quản lý của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên. - Làm đất: Đất có tầng canh tác dài trên 40cm, thoát nước tốt; không ngập úng. Đất được làm kỹ, sạch cỏ, tươi xốp.
  32. 23 Tiến hành làm cỏ dại, phá váng (5 ngày/lần) Lên luống cao 25-30 cm - Cách thức trồng: Hàng cách hàng 30x30cm cây cách cây 20x20cm Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: sau khi trồng xong tiến hành tưới nước đủ ấm (01 lần/ngày) để cây có thể bám rễ nhanh. 3.3.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng được theo dõi trong vườn ươm - Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao: 10 ngày đo 1 lần, dùng thước mét để đo. - Chỉ tiêu sinh trưởng về tỉ lệ sống: 10 ngày kiểm tra 1 lần. - Động thái ra lá: 10 ngày theo dõi 1 lần. Đếm số và đánh giá số lá trên cây. - Động thái ra mầm: 10 ngày theo dõi 1 lần, đếm số mầm trên cây. - Chất lượng của cây sau 1 tháng tuổi. 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Trong đó: * Thống kê mô tả Thông qua việc thu thập, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu như chiều cao, số lá, số mầm để đánh giá sinh trưởng của cây trồng. * Thống kê so sánh số lá,số mầm So sánh hiệu quả của việc bón phân, khoảng cách trồng để phân tích đề tài. 퐧 - Tỷ lệ sống: 퐂% = × 퐍 Trong đó: C%: Tỷ lệ sống, n: Số cây sống, N: Tổng số cây trồng trong mô hình. ∑ 퐡 - Chiều cao trung bình của cây ở mỗi lần đo: 퐇̅ = 퐯퐧 퐌 Trong đó: 퐇̅퐯퐧: Là chiều cao trung bình của cây; ∑h: Là tổng số đo chiều cao các cây; M: là tổng số cây.
  33. 24 * Đánh giá chất lượng cây sau khi trồng Cây tốt: Là cây phát triển cân đối về chiều dài, chiều cao không sâu bệnh cụt ngọn Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây phát triển không đều, không sâu bệnh, không cụt ngọn Cây xấu: Là những cây có chỉ tiêu sinh trường số lá số mầm chiều cao kém hơn cây trung bình, sâu bệnh cụt ngọn Số liệu sẽ được tổng hợp, xử lý và phân tích bằng microsoft Excel 2010, SPSS 13.0.
  34. 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây (%) Kết quả sự ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây rau Cải rừng tía được tổng hợp tại bảng 4.1a: Bảng 4.1a. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của câyCải rừng tía Tỷ lệ sống của cây Cải rừng tía CTTT 10 ngày 20 ngày 30 ngày Số cây % Số cây % Số cây % Công thức 1 70 97.22 70 97.22 70 97.2 Công thức 2 70 97.22 70 97.22 70 97.2 Công thức 3 69 95.83 69 95.83 69 95.8 Công thức 4 66 91.67 65 90.28 65 90.3 Dẫn liệu từ bảng 4.1a ta thấy: Các công thức thí nghiệm khác nhau cho tỷ lệ sống của cây rau Cải rừng tía là khác nhau. Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, Sau 30 ngày theo dõi có thể nhận thấy công thứ 1 và công thức 2 cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,2%, công thức 4 có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 90,3%.  Kết luận: Cây rau Cải rừng tía sử dụng phân bón có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cây.
  35. 26 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cây rau Cải rừng tíasống sau 30 ngày sử dụng các công thức phân bón Bảng 4.1b. Phân tích phương sai một nhân tố đến tỷ lệ sống của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 5.666667 3 1.888889 7.555556 0.010135 4.066181 Within Groups 2 8 0.25 Total 7.666667 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm
  36. 27 So sánh: ta thấy FA =7.555556<F05 = 4.066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của câyCải rừng tía.Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây Hvn (cm) Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây rau Cải rừng tía được tổng hợp tại bảng 4.2a: Bảng 4.2a. Ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây (Hvn) Hvn (cm) Công thức 10 ngày 20 ngày 30 ngày Công thức 1 7.742 9.145 11.331 Công thức 2 7.172 8.300 9.805 Công thức 3 6.999 8.119 9.826 Công thức 4 6.601 7.621 8.699 Theo kết quả từ bảng 4.2a chiều cao của cây Cải rừng tía qua các lần đo tăng lên rõ rệt. Tăng trưởng chiều cao của cây Cải rừng tía sử dụng các công thức bón phân khác nhau là không giống nhau. Kết quả lần đo thứ 3 cho thấy chiều cao trung bình cây rau Cải rừng tía sử dụng công thức 1 là cao nhất đạt 11,331cm, chiều cao trung bình cây rau Cải rừng tía sử dụng công thức 4 là thấp nhất đạt 8,699 cm.
  37. 28 => Kết luận: Phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây rau Cải rừng tía trong đó cây sử dụng phân chuồng hoai có ảnh hưởng lớn nhất so với các phân bón còn lại. Bảng 4.2b. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 9.586602 3 3.195534 23.10908 0.00027 4.066181 Groups Within 1.106243 8 0.13828 Groups Total 10.69284 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA =23.10908> F05 = 4.066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng chiều cao của cây Cải rừng tía. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
  38. 29 Sinh trưởng chiều cao của cây rau Cải rừng tía Hvn (cm) 11.331 9.805 9.826 8.699 Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Hình 4.2. Sinh trưởng chiều cao Hvn của cây Cải rừng tía 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số lá Bảng 4.3a. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số lá Số lá Công thức 10 ngày 20 ngày 30 ngày Công thức 1 9.7095 13.053 14.594 Công thức 2 8.6582 10.818 12.362 Công thức 3 7.9275 10.957 12.478 Công thức 4 7.0758 8.058 8.887 Từ kết quả bảng 4.3a ta thấy các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra lá của cây Cải rừng tía. Sau 30 ngày theo dõi thí nghiệm sử dụng công thức 1 cây rau Cải rừng tía có số lá trung bình nhiều nhất đạt14.594 lá/cây, công thức 4 cây rau Cải rừng tía có số lá trung bình ít nhất là 8.887 lá/cây.  Kết luận: Phân bón có ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây rau Cải rừng tía trong đó cây sử dụng phân chuồng hoai có ảnh hưởng lớn nhất đến động thái ra lá so với các phân bón còn lại.
  39. 30 Bảng 4.3b. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số lá của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 3.62E- 50.58832 3 16.86277 73.65728 4.066181 Groups 06 Within 1.831485 8 0.228936 Groups Total 52.4198 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 73.65728 > F05= 4.066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng số lá của cây Cải rừng tía. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
  40. 31 Sinh trưởng số lá của cây rau Cải rừng tía (lá) 14.594 12.362 12.478 8.887 Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Hình 4.3. Sinh trưởng số lá của cây rau Cải rừng tía 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phânbón đến sinh trưởngcủa số mầm Bảng 4.4a.Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số mầm Số mầm Công thức 10 ngày 20 ngày 30 ngày Công thức 1 2.515 3.202 2.701 Công thức 2 2.072 2.713 2.329 Công thức 3 2.174 2.797 2.246 Công thức 4 1.682 2.152 1.782 Từ kết quả bảng 4.4a ta thấy các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra mầm của cây rau Cải rừng tía. Sau 30 ngày theo dõi thí nghiệm sử dụng công thức 1 cây rau Cải rừng tía có số mầm trung bình nhiều nhất đạt 2.701 mầm/cây, công thức 4 cây rau Cải rừng tía có số mầm trung bình ít nhất là 1.782 mầm/cây.  Kết luận: Phân bón có ảnh hưởng đến động thái ra mầm của cây rau Cải rừng tía trong đó cây sử dụng phân chuồng hoai có ảnh hưởng lớn nhất đến động thái ra mầm so với các phân bón còn lại.
  41. 32 Bảng 4.4b. Phân tích phương sai một nhân tố đếnsinh trưởng số mầm của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 1.284359 3 0.42812 10.05863 0.004329 4.066181 Groups Within 0.340499 8 0.042562 Groups Total 1.624859 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 10.05863> F05 = 4.066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng số mầm của cây rau Cải rừng tía. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
  42. 33 Sinh trưởng số lá mầm của cây rau Cải rừng tía 2.701 2.329 2.246 1.782 Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Hình 4.4. Sinh trưởng số lá mầm của cây rau Cải rừng tía 4.5. Đánh giá chất lượng của cây trước khi thu hoạch Bảng 4.5. Chất lượng của cây rau Cải rừng tíasau 30 ngày theo dõi Chất lượng CT Số cây sống Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ TN sau 30 ngày Tốt TB Xấu (%) (%) (%) 1 70 59 84.29 5 7.14 6 8.571 2 70 29 41.43 27 38.57 14 20.000 3 69 40 57.97 20 28.99 9 13.043 4 65 20 30.77 21 32.31 24 36.923 Cây tốt: Là những cây phát triển cân đối về chiều cao và đừng kính, cây mọc dài, không sâu bệnh, không cụt ngọn Cây trung bình: là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây không tròn đều, không sâu bệnh, không cụt ngọn Cây xấu: là những cây có các chỉ tiêu về sinh trưởng số lá, số mầm Hvn thấp hơn cây trung bình; Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc
  43. 34 Từ kết quả bảng 4.5a ta thấy cây rau Cải rừng tía sử dụng các công thức phân bón khác nhau nhau thì có chất lượng khác nhau. Trong đó, công thức 1 có tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao nhất đạt 84.29%, cây chất lượng xấu chỉ là 8.571%. Công thức 4 có tỷ lệ cây chất lượng tốt thấp nhất chỉ đạt 30.77%, cây có chất lượng xấu là 36.923%. Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện chất lượng cây rau Cải rừng tía sống sau 30 ngày sử dụng các công thức phân bón
  44. 35 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Sau khi hoàn thành đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicua blume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên” tôi kết luận như sau: Phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau Cải rừng tía. Các công thức phân bón khác nhau sử dụng trong thí nghiệm có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình sinh trưởng của cây rau Cải rừng tía. - Công thức 1 (phân chuồng hoai): Đạt kết quả tốt nhất về tỷ lệ sống, tăng trưởng nhanh về chiều cao Hvn, ra nhiều lá, nhiều mầm. Cây giống có chất lượng tốt. - Công thức 4 (không bón phân): Cây đạt kết quả xấu nhất, tỷ lệ sống thấp, cây sinh trưởng chiều cao thấp và ít lá, ít mầm hơn. Cấy giống có phẩm chất tốt ít, nhiều cây chất lượng trung bình và xấu. Vậy việc lựa chọn phân bón phù hợp cho cây giống là vô cùng quan trọng góp phần quan trọng trong công tác sản xuất cây rau rừng. 5.2. Kiến nghị Để đánh giá chính xác hơn ảnh hưởng của các loại phân bón đối với sinh trưởng của cây rau Cải rừng tía nói riêng cũng như các loại cây trồng khác nói chung tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Cần thử nghiệm với các công thức bón phân khác nhau - Thực hiện thí nghiệm với liều lượng phân bón khác nhau - Tiến hành thí nghiệm vào các mùa trong năm - Việc tiến hành nghiên cứu cần được thực hiện lại nhiều lần để đánh giá kết quả chính xác hơn.
  45. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Tân (2010), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam , Nxb Nông Nghiệp 3. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1994), Một số rau dại ăn được ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân Việt Nam. 4. Nguyễn Chí Hiểu (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kĩ thuật trồng cây bò khai (ERYTHROPALUM SCANDEN BLUME) tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Luận án tiễn sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 5. Lê Thị Huyền - Nguyễn Tiến Hiệp 2004. Hình thái và phân loại thực vật. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 6. Dinh dưỡng cây trồng và phân bón (Tác giả:Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Mạnh Chinh) la-gi-tam-quan-trong-cua-phan-bon-doi-voi-su-phat-trien-cua-cay-trong- 25061dt.html 7. Lê Khả Kế và cộng sự 1979 – 1976. Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 8. Thông tư 31/2012/TT-BNNPTNT về danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. 9. GS.TS. Nguyễn Hải Tuất, PGS.TS. Ngô Kim Khôi, 2005. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp. 10. Lê Mộng Chân (1992), Thực vật và thực vật đặc sản rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.
  46. 37 11. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 12. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Một số loài cây bị đe dọa, Nhà xb Nông nghiệp. 13. Nguyễn Văn Tập (1996), Nghiên cứu bảo tồn những cây thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học sinh học, Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội. 14. Phạm Xuân Phương (2008), “Chính sách Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội nghị quốc tế về chủ đề: Vai trò Lâm sản ngoài gỗ trong xóa đói giảm nghèo và bảo tồn đa dạng sinh học, Hà Nội, tháng 6/2007. 15. Đặng Thị Thu Hà (2016), Bài giảng thực hành phương pháp thí nghiệm trong Lâm nghiệp, khoa Lâm nghiệp, ĐHNLTN. 16. GS. TS. Nguyễn Hải Tuất, TS. Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp. 17. Đinh Văn Gắng, 2003. Lý thuyết xác suất và thống kê, NXB Giáo dục. 18. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các tài liệu tham khảo từ Internet Bách khoa toàn thư mở: 19. 20. 21. sinh-thai-va-de-xuat-bien-phap-bao-ton-phat-trien-cac-loai-rau-dai-an- duoc-co-gia-tri-tai-dao-cu-lao-cham-tp-hoi-an-tinh-qu.htm
  47. PHỤ LỤC 1: Phân tích phương sai một nhân tố đến tỷ lệ sống của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Anova: Tỷ lệ sống SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 70 23.33333 0.333333 CT2 3 70 23.33333 0.333333 CT3 3 69 23 0 CT4 3 65 21.66667 0.333333 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 5.666667 3 1.888889 7.555556 0.010135 4.066181 Within Groups 2 8 0.25 Total 7.666667 11
  48. PHỤ LỤC 2: Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Anova: Chiều cao SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 33.99 11.33 0.0997 CT2 3 29.413 9.804333 0.057006 CT3 3 29.476 9.825333 0.367666 CT4 3 26.49 8.83 0.028749 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 9.586602 3 3.195534 23.10908 0.00027 4.066181 Within Groups 1.106243 8 0.13828 Total 10.69284 11
  49. PHỤLỤC 3: Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số lá của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Anova: Số lá SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 43.78 14.59333 0.172133 CT2 3 37.09 12.36333 0.180233 CT3 3 37.43 12.47667 0.041633 CT4 3 26.608 8.869333 0.521742 ANOVA Source of P- Variation SS df MS F value F crit Between 3.62E- Groups 50.58832 3 16.86277 73.65728 06 4.066181 Within Groups 1.831485 8 0.228936 Total 52.4198 11
  50. PHỤ LỤC 4: Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số mầm của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Anova: Số mầm Đo lần 3 SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 8.104 2.701333 0.0214 CT2 3 6.987 2.329 0.002919 CT3 3 6.739 2.246333 0.093061 CT4 3 5.346 1.782 0.052869 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1.284359 3 0.42812 10.05863 0.004329 4.066181 Within Groups 0.340499 8 0.042562 Total 1.624859 11
  51. PHỤ LỤC 5: HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU