Khóa luận Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y. Wu et S. K. Chen) tại tỉnh Hà Giang

pdf 49 trang thiennha21 19/04/2022 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y. Wu et S. K. Chen) tại tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_xay_dung_va_danh_gia_sinh_truong_vuon_giong_goc_ca.pdf

Nội dung text: Khóa luận Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y. Wu et S. K. Chen) tại tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NÔNG THỊ MINH PHƯƠNG XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY GIẢO CỔ LAM 7 LÁ (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y. Wu et S. K. Chen) TẠI TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NÔNG THỊ MINH PHƯƠNG XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY GIẢO CỔ LAM 7 LÁ (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y. Wu et S. K. Chen) TẠI TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Lớp : 47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Thị Thu Hà THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN PGS.TS Trần Thị Thu Hà Nông Thị Minh Phương XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
  4. ii LỜI CẢM ƠN Mục tiêu của Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là đào tạo được những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết sau này. Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài : “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y. Wu etS. K. Chen) tại tỉnh Hà Giang” Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, Công ty Cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường Việt Nam, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Thu Hà đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và nhận xét chân thành của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực tập Nông Thị Minh Phương
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng 17 Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Giảo cổ lam 7 lá đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc 19 Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc 22 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc 24 Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc 25 Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính của các giống cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc 26
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cây Giảo cổ lam 7 lá 4 Hình 2.2 Cây mô Giảo cổ lam 7 lá 10 Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang 11 Hình 3.1. Sơ đồ ô theo dõi 16 Hình 4.1. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá tại Vị Xuyên, Hà Giang 20 Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc 23 Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Giảo cổ lam 7 lá 26 Hình 4.4. Một số hình ảnh loài sâu hại cây Giảo cổ lam 29
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv MỤC LỤC v Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Sơ lược về cây Giảo cổ lam bảy lá 4 2.1.1. Đặc điểm hình thái 4 2.1.2. Đặc điểm sinh thái 4 2.1.3. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý 5 2.1.4. Tình hình thị trường 6 2.2. Tình hình nghiên cứu về nhân giống cây Giảo cổ lam 6 2.2.1. Trên thế giới 6 2.2.2. Tại Việt Nam 7 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 10 2.3.1. Vị trí địa lý 10 2.3.2. Địa hình – thổ nhưỡng 11 2.3.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết 12 2.3.4. Diện tích và dân số 13 2.3.5. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên 13
  8. vi Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Đối tượng nghiên cứu 15 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15 3.3. Nội dung nghiên cứu 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu 15 3.4.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá 15 3.4.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc 16 3.4.3 Phương pháp sử lý số liệu 18 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. Thiết lập vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá 19 4.1.1. Lựa chọn giống để xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam bảy lá 19 4.1.2. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc 20 4.1.3. Kỹ thuật trồng vườn giống gốc 20 4.2. Tình hình sinh trưởng cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc 21 4.2.1. Tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc 21 4.2.2. Tình hình sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc 23 4.3. Tình hình sâu bệnh hại của cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc 26 4.3.1. Sâu hại chính đối với cây Giảo cổ lam 26 4.3.2. Bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam 29 4.4. Một số kinh nghiệm, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc . 30 4.4.1. Một số bài học kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá30 4.4.2. Ý nghĩa của việc duy trì được vườn giống gốc 31 4.4.3. Giải pháp cụ thể 31 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 5.1. Kết luận 33
  9. vii 5.2. Kiến nghị 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC 37
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, có nhiều yếu tố phù hợp về khí hậu, thổ nhưỡng để trồng các loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Hà Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo tại các huyện nghèo 30a. Theo kết quả điều tra, hiện toàn tỉnh có 184 họ, 662 chi, 1.101 loài, trong đó có 51 loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa trong sách đỏ Việt Nam. Tiêu biểu như các loại: Thảo quả, Hương thảo, Giảo cổ lam, Đỗ trọng, Đương quy, Thiên niên kiện được phân bố tại tất cả các huyện trong tỉnh, trong đó tập trung tại một số xã vùng cao, vùng sâu, biên giới của tỉnh như: Lao Chải, Xín Chải (thuộc huyện Vị Xuyên); Tả Ván, Tùng Vài, Thái An (thuộc huyện Quản Bạ); Pờ Ly Ngài, Tả Sử Choóng, Ðản Ván (thuộc huyện Hoàng Su Phì). Với 19 dân tộc cùng sinh sống, Hà Giang có nhiều cây thuốc, bài thuốc dân gian quý hiện đang lưu truyền trong nhân dân chưa được khai thác. Nhờ có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú và điều kiện thích hợp nên Hà Giang là tỉnh được Nhà nước quan tâm để phát triển cây dược liệu và một trong số đó cây Giảo cổ lam bảy lá Gynostemma pubescens cũng được quan tâm rất nhiều. Giảo cổ lam bảy lá có nguồn gốc từ các vùng núi của miền nam trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á . Ở Việt Nam, Giảo cổ lam được tìm thấy ở một số địa phương thuộc vùng đồi núi phía bắc như Hòa Bình, Sa Pa, Các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng thần kỳ của Giảo cổ lam đối với sức khỏe con người và nó đã trở thành cây thuốc quý có giá trị. Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của
  11. 2 khối u một cách rõ rệt, giúp bình ổn huyết áp. Sử dụng Giảo cổ lam giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh, giảm các cơn đau tim (Phạm Thanh Kỳ, 2007) [18]. Trong tự nhiên Giảo cổ lam thường mọc ở các sườn vách đá có độ ẩm cao, nhưng hệ số nhân giống thấp, tốc độ phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh. Do nhu cầu sử dụng dược liệu này tăng mạnh trong thời gian gần đây dẫn đến nguồn nguyên liệu không thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Theo sách đỏ Việt Nam Giảo cổ lam được xếp trong thang bậc phân hạng IUCN 1994 sách đỏ VN: EN A1a,c,d (Bộ Khoa Học và Công Nghệ 2007) [3]. Cho nên cần có các biện pháp nhân giống để mở rộng khu vực trồng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Để chủ động được công tác nhân giống cần có vườn giống gốc cây mẹ đảm bảo. Từ những thông tin trên cho thấy Hà Giang là nơi thích hợp để xây dựng và phát triển vườn giống gốc về cây giảo cổ lam 7 lá góp phần phát triển cây dược liệu cho toàn nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y. Wu et S. K. Chen) tại tỉnh Hà Giang” là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng được vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu nhân giống đã qua tuyển chọn, chất lượng dược liệu tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh, khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt. - Xây dựng được vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá diện tích 2.000 m2 - Đánh giá được tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại cây mẹ Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu cho các sinh viên, nhà khoa học trên đối tượng cây Giảo cổ lam 7 lá, góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển loài tại tỉnh Hà Giang và các tỉnh khác. - Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ sung vào kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn. - Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm thực tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục cho cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Thông qua việc xây dựng được vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá sẽ góp phần chủ động trong công tác nhân giống loài Giảo cổ lam 7 lá trên quy mô lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân tại tỉnh Hà Giang.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Sơ lược về cây Giảo cổ lam bảy lá 2.1.1. Đặc điểm hình thái Tên khoa học: Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y. Wu et S. K. Chen, họ Cucurbitaceae. Tên gọi thông thường: Giảo cổ lam bảy lá, cây Trường sinh, Dền toòng, Thất diệp sâm. Đặc điểm hình thái: Giảo cổ lam 7 lá là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Cây mọc ở độ cao 200 - 2.000 m. (Đỗ Tất Lợi 1990;1991) [9,10]. Hình 2.1. Cây Giảo cổ lam 7 lá
  14. 5 2.1.2. Đặc điểm sinh thái Đặc điểm sinh thái và phân bố: Giảo cổ lam 7 lá là cây ưa ẩm, ưa bóng, có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu, nhưng tốt nhất là ở các vùng khí hậu mát,ẩm. Cây có khả năng chịu lạnh tốt, có thể sinh trưởng, phát triển bình thường trong khoảng nhiệt độ thấp từ -10 đến -5oC với rất nhiều loại đất như đất cát, đất mùn, đất thịt, (Ngô Triệu Anh, 2011)[1]. Giảo cổ lam 7 lá thích hợp với các vùng có khí hậu mát mẻ vùng miền núi nơi đất ẩm gần khe suối hoặc nước chảy chậm; thường leo trùm lên các tảng đá, hay những cây bụi, dây leo khác ở ven rừng thưa núi đá vôi, độ cao phân bố từ 220-1.600m, như Sapa- Lào Cai, Tam Đảo- Vĩnh Phúc, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai. Mùa đông cây có hiện tượng bán tàn lụi, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Mùa hoa quả tháng 6-10. Có khả năng tái sinh tốt nhưng chủ yếu từ chồi, và mọc chồi nhiều từ các phần còn lại sau khi cắt (Phạm Hoàng Hộ, 2006) [5]. 2.1.3. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Có khả năng chống oxy hóa tế bào, làm thuốc hạ cholesterol, thải độc trong cơ thể, chống viêm gan, chứng cao huyết áp, tim mạnh, ho hen, viêm khí quản, đau đầu mất ngủ, đau nửa đầu, đái tháo đường. Giảo cổ lam kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não và kìm hãm sự phát triển của khối u (Trần Lưu Vân Hiền và cs, 2011)[4]. Ngoài ra trong Giảo cổ lam còn chứa Flavonoid. Đây là chất có khả năng chống lão hóa mạnh, tăng cường sức khỏe, giúp ổn định huyết áp, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ vữa mạch, phòng chống các tai biến về tim, mạch, não, chống lão hóa, ngăn ngừa stress, ngừa ung thư não, tử cung, da, (Đỗ Huy Bích 2006) [2].
  15. 6 2.1.4. Tình hình thị trường Thị trường: Hiện nay Giảo cổ lam 7 lá nói riêng và Giảo cổ lam nói chung đã được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng dưới dạng khác nhau như: trà, dạng viên. Giá bán trên thị trường trong khoảng 150.000 – 200.000 đồng/kg đối với trà Giảo cổ lam, còn đối với dạng viên thì giá bán thì trường 85.000/hộp/60 viên (Phạm Thanh Huyền, 2016) [6]. 2.2. Tình hình nghiên cứu về nhân giống cây Giảo cổ lam 2.2.1. Trên thế giới Cây Giảo cổ lam là một loài dược liệu quý với nhiều công dụng và được sử dụng sản xuất ra nhiều loài thuốc và thực phẩm chức năng có giá trị cao trên thị trường thế giới (Arichi S. et al., 1989) [16]. Theo Edward (2016) [17] , Giảo cổ lam được sử dụng cho người có cholesterol cao, huyết áp cao, và cải thiện chức năng tim, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng, cải thiện trí nhớ, và ngăn ngừa rụng tóc. Nhân giống Giảo cổ lam có thể thực hiện bằng hữu tính (hạt) hoặc vô tính bằng giâm hom, nuôi cấy mô tế bào. Một số nghiên cứu nhân giống Giảo cổ lam năm lá được thực hiện bằng công nghệ nuôi cấy mô. Anchalee et al. (2012)[15] đã nghiên cứu nuôi cấy Gynostemma pentaphyllum Makino trên môi trường MS bổ sung BA (1 mg/l) phát sinh chồi tốt nhất (7,28 chồi). Đối với môi trường MS bổ sung 2,4-D (1 mg/l) sau 12 tuần thu được chiều cao chồi 0,94 cm. Môi trường MS + BA (1 mg/l) + NAA (0,1 mg/l) cho ra 6,8 chồi; môi trường MS + 2 mg/l BA + 0,05 mg/l NAA tao ra 2,7 chồi. Tuy nhiên, cho đến nay, nghiên cứu về nhân giống Giảo cổ lam bảy lá bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào chưa thấy công bố. Một nghiên cứu gần đây của tác giả Rehman Gauhar và cộng sự (2012) [7] đã khẳng định dịch chiết từ cây Giảo cổ lam có tác dụng hoạt hóamen AMPK, một men có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường
  16. 7 chuyển hóa đường, đạm, mỡ trong cơ thể giúp cải thiện tình trạng béo phì. Một thử nghiệm trên chuột cho thấy khi dùng dịch chiết Giảo cổ lam với mức liều 150, 300 mg/kg cân nặng, sau 8 tuần điều trị thì trọng lượng cơ thể giảm đi 5,7% và 7,7% so với thời điểm ban đầu. GS. Tan H., Liu Z.L.,Liu MJ [18] Chứng minh giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não. Lin, J.M.,và cộng sự [18] chứng minh giảo cổ lam có tác dụng chống viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Có tác dụng chống viêm mạnh hơn Indomethacin. Wang và cộng sự [18] đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống u rõ rệt, tăng cường miễn dịch. Ji Lin và cộng sự [18] chứng minh Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và bình ổn huyết áp. Các nghiên cứu của Thái Lan [18] chứng minh giảo cổ lam tốt cho tim mạch, giảm béo. 2.2.2. Tại Việt Nam Bùi Đình Lãm và cs (2015) [8] đã nhân giống in vitro thành công trên cây Giảo cổ lam năm lá trong môi trường MS + KIN 0,4 mg/l + BA 0,5 mg/l cho hệ số nhân nhanh chồi đạt 4,36 lần sau 4 tuần nuôi cấy. Ở giai đoạn ra rễ ở môi trường MS + IBA 0,1 mg/l cho tỷ lệ ra rễ 100%, số rễ đạt 4.16 rễ/ chồi. Đề tài cấp Nhà nước mang mã số: KC.10.07.03.03 do GS.TS.NGND. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà nội thực hiện từ năm (1997) [19] đã đi đến kết luận sau: Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt. Bệnh nhân uống giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp
  17. 8 tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim. GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc (2012) [18] đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây giảo cổ lam Việt Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương và Hội đái tháo đường Thụy điển [18] . Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, hội đái tháo đường Thụy Điển về cây giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Đặng Kim Vui và Cs (2016) [13] đã nghiên cứu một số đặc điểm phân bố tự nhiên và hình thái của các loài thuộc chi Giảo cổ lam (Gynostemma Blume) tại tỉnh Bắc Kạn, kết quả nghiên cứu: Xác định được 3 loài thuộc chi Giảo cổ lam là: Giảo cổ lam 3 lá, Giảo cổ lam 5 lá và Giảo cổ lam 7 lá, Giảo cổ lam lông. Các loài này phân bố ở sinh cảnh núi đất và núi đá ở các trạng thái rừng có độ tàn che 0,5-0,7 phân bố ở dộ cao 210-1064 m. Các loài trong chi Giảo cổ lam tại khu vưc nghiên cứu có khả năng tái sinh chồi tốt. Kết quả nghiên cứu này sẽ la cơ sở khoa học cho côn tác bảo tồn và phát triển loài trong tương lai.
  18. 9 Ngô Thị Nga (2016) [11] nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, tình hình sinh trưởng và phân bố, kiến thức bản địa trong chọn tạo giống và gây trồng loài Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb.) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triểntại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên. Trương Thị Tố Uyên (2010) [12] khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc. Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 216 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt; 14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư. Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Nghĩa Thìn Viện Dược liệu (2010) [13], số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài. Trong đó các loài cây được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật. Cho đến nay, chưa có công bố nhân nhanh Giảo cổ lam bảy lá bằng công nghệ cấy mô Bùi Đình Lãm và cs (2015) [8] đã nhân giống in vitro thành công trên cây Giảo cổ lam năm lá trong môi trường MS + KIN 0,4 mg/l + BA 0,5 mg/l cho hệ số nhân nhanh chồi đạt 4,36 lần sau 4 tuần nuôi cấy. Ở giai đoạn ra rễ ở môi trường MS + IBA 0,1 mg/l cho tỷ lệ ra rễ 100%, số rễ đạt 4.16 rễ/ chồi.
  19. 10 Hình 2.2 Cây mô Giảo cổ lam 7 lá 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Vị trí địa lý - Vị trí địa lí và lãnh thổ: Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 22o29’30’’B đến 23o02’30’’B và 104o23’30’’Đ đến 105o09’30’’Đ. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thị xã Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích 1480,5 km2, dân số 122.350 người. Trung tâm huyện lỵ là TT Vị Xuyên, nằm cách thị xã Hà Giang 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thị xã Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị trí địa lý như vậy cho phép huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong
  20. 11 tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc Tổ quốc. Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang
  21. 12 2.3.2. Địa hình – thổ nhưỡng Địa hình phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng. Độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Phía tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2419m, phía bắc có núi Pu Tha Ca 2274m. Sông suối có độ dốc lớn tạo ra những tiểu vùng mang những đặc điểm riêng khác nhau. Tổng diện tích đất tự nhiên 150,1 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp là 106,1 nghìn ha, chiếm 70,7%; diện tích đất chuyên dùng và đất ở chỉ có 3985,27 ha, chiếm 2,7%; đất chưa sử dụng 39975,89 ha, chiếm 26,6% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa ven các sông, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích không đáng kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp. 2.3.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Vị Xuyên nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió mùa ẩm, có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh kéo dài, khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm 23oC , biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 12oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất từ giữa tháng 12 đến tháng 1; tổng lượng nhiệt trong năm từ 8300 – 8500oC, số giờ nắng trung bình năm trên 1200 giờ. Lượng mưa trung bình khá lớn 3000 - 4000 mm/năm. Độ ẩm trung bình 84%, độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 (trên 87%) và thấp nhất vào tháng 3 (80%). Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi như sương muối trong mùa đông, mùa hè mưa nhiều nên thường xảy ra lụt lội, lũ quétả nh hưởng không nhỏ đến phát triển KTXH của huyện.
  22. 13 Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, đoạn sông chảy qua địa bàn huyện dài 70 km; diện tích lưu vực khoảng 8700km2, có chế độ thủy chế phức tạp và khác biệt lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Huyện Vị Xuyên còn là nơi bắt nguồn của sông Chảy, Sông Miện chảy qua Thuận Hòa và sông Nậm Điêng chảy qua Minh Tân. Hệ thống suối, ao hồ khá phát triển đã đáp ứng nhu cầu xây dựng thủy điện nhỏ, sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm trọng, nhất là các xã vùng cao. 2.3.4. Diện tích và dân số Huyện có diện tích 1480,5 km2 dân số 122.350 người (2018). là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm : Tày, Dao, Kinh, Nùng 2.3.5. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên Huyện Vị Xuyên có diện tích rừng khá lớn, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,36 ha, chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích rừng sản xuất có 14283,22 ha; diện tích rừng phòng hộ 41684,39 ha, diện tích rừng đặc dụng 29228,75 ha. Độ che phủ rừng luôn đạt trên 50% (năm 2009 là 59%). Diện tích rừng trồng tập trung 15942,24 ha; trong đó trồng mới 2231,10 ha. Các loài gỗ quý: pơ mu, ngọc am, lát, nghiến, thông đá, trò chỉ, ; các loài thực vật đặc hữu: cây Vù Hương, Bồ an, Bồ đề lá bời bời; các loài cây dược liệu quý: sa nhân, thảo quả, quế, đỗ trọng huyện còn có thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày (chè, cam), cây ăn quả và cây đặc sản. Trên địa bàn huyện còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh II. Rừng có vai trò rất lớn bảo vệ môi trường, cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp, xây dựng, y tế và là những điểm du lịch sinh thái. Tài nguyên động vật tương đối
  23. 14 phong phú, có nhiều loài quý hiếm: gấu ngựa, gà lôi, đại bàng, Tuy nhiên, do diện tích rừng bị suy giảm trong những thập niên qua, cùng với tập quán săn bắn bừa bãi nên hầu hết các loài thú quý hiếm đã bị suy giảm về cả số loài và cá thể. - Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,4 ha, chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích rừng trồng tập trung là 13711,14 ha; trồng rừng kinh tế tập trung ở các xã Việt Lâm, Đạc Đức, Trung Thành, Linh Hồ. Năm 2009 trồng mới được 2331 ha; độ che phủ rừng đạt 59%, cao hơn mức trung bình của Hà Giang và của cả nước tương ứng 52,6% và 38,6%. Thực hiện giao đất giao rừng cho người dân, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng tập trung, tích cực trồng mới; phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp.
  24. 15 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cây Giảo cổ lam 7 lá Gynostemma pubescens Gagnep 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2019 – tháng 6/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá - Theo dõi tình hình sinh trưởng cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc - Theo dõi tình hình sâu bệnh hại của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc - Một số giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá 3.4.1.1. Phương pháp lựa chọn vật liệu giống Kế thừa những kết quả nghiên cứu từ đề tài: “Nghiên cứu chọn giống và phát triển công nghệ nhân giống quy mô công nghiệp cho một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam” của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp chúng tôi lựa chọn được 3 xuất xứ cây Giảo cổ lam bảy lá ( xuất xứ Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang) để làm vật liệu giống xây dựng vườn giống gốc tại Hà Giang. Lựa chọn những cây giống có chỉ tiêu sinh trưởng tốt và không bị sâu bệnh hại. 3.4.1.2. Phương pháp bố trí vườn giống gốc - Diện tích: 2.000 m2
  25. 16 - Thời vụ trồng: Vụ xuân (tháng 2-3 âm lịch) - Yêu cầu về đất: Làm đất kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Lên luống cao khoảng 15- 20cm, rộng khoảng 80-100cm, rãnh rộng khoảng 25-30cm, thoát nước tốt. - Khoảng cách, mật độ: Khoảng cách trồng 20 x 20cm, cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 20cm. - Phân bón: Bón lót khoảng 3 kg phân chuồng mỗi hốc. Tiến hành bón thúc định kỳ 2 lần/năm trong 3 năm đầu. Lượng phân bón 0,2 kg phân vi sinh/gốc. Năm tiếp theo tùy thuộc vào điều kiện và sự phát triển của cây có thể bón thúc 1 lần hoặc chỉ chăm sóc, xới đất xung quanh và vun gốc. - Chăm sóc: Làm dàn che cao 2-2,5m, phủ một lượt lưới đen bên trên. Tưới nước: cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng, vì vậy phải thường xuyên theo dõi độ ẩm để có thể cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây, tránh ngập úng. 3.4.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc Dụng cụ: Thước đo chiều dài (20cm,1m), thước panme đo đường kính, máy ảnh, sổ và bút ghi. Phương pháp: Trên diện tổng diện tích trồng, chọn 5 điểm theo đường chéo góc như sơ đồ góc như sơ đồ. Hình 3.1. Sơ đồ ô theo dõi
  26. 17 Mỗi điểm có kích thước 45m2 (5m x 9m). Tiến hành đo đếm và quan sát. Chỉ tiêu theo dõi vườn giống gốc: + Các chỉ tiêu về chiều dài lá, chiều rộng lá (đo 15 ngày/lần) + Tỷ lệ cây sống + Khả năng về chống chịu: Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: 15 ngày/lần, chỉ tiêu: Thời gian xuất hiện, tỉ lệ cây bị bệnh, vị trí xuất hiện trên cây, mô tả vị trí bị hại. Theo dõi khả năng chịu rét, nóng, hạn, ngập úng, + Tính đồng nhất về hình thái: Theo dõi tỉ lệ số cây khác dạng Bảng 3.1.Đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng Chỉ tiêu theo Cây dõi 1 2 3 4 5 15 Ngày bật chồi (ngày) Chiều dài lá ban đầu (cm) Chiều dài lá sau 90 ngày Chiều dài lá tăng thêm (cm) Chiều rộng lá ban đầu (cm) Chiều rộng lá sau 90 ngày (cm) Chiều rộng lá tăng thêm (cm) Tình hình sâu bệnh hại - Đặc điểm hình thái: + Kiểu sinh trưởng
  27. 18 + Màu sắc thân lá + Hình dạng thân lá, kiểu cuống lá + Hoa: Màu sắc, hình dạng + Quả: Màu sắc, hình dạng + Hạt: Màu sắc, hình dạng - Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển + Chiều dài lá (cm): Đo khoảng cách giữa chân lá đến ngọn lá + Chiều rộng lá (cm): Đo khoảng cách chiều rộng giữa 2 mép lá - Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại Theo dõi mức độ sâu, bệnh hại theo Quy chuẩn QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT. 3.4.3 Phương pháp sử lý số liệu Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học trên các phần mềm IRRISTAT 5.0, Excel, Đầu tiên nhập số liệu thô vào Excel gồm có 3 xuất xứ và mỗi xuất xứ 3 lần lặp lại và lưu lại sau đó làm theo các bước sau: Bước 1: Mở phần mềm IRRISTAT Bước 2: Chọn Window, chọn Data Editor Bước 3: Chọn Create Empty data nhập số liệu và lưu lại Bước 4: Chọn Annaly sis sau đó chọn Balanced Annova và tìm kiếm file vừa lưu nhấn Open Bước 5: Trong bảng có Data file variable bôi đen phần cần phân tích nhấn Add và Analy sis tiếp theo bôi đen phần xuát xứ và lặp lại nhấn Add vào Factors và nhấn OK Bước 6: Khi hiển thị số liệu đầu tiên ta phải xem C of V phải nhỏ hơn 15 tiếp theo trừ lần lượt các xuất xứ với nhau và so sánh kết quả của các xuất xứ trừ với nhau lớn hơn LSD thì số liệu được chấp nhận có ý nghĩa.
  28. 19 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thiết lập vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá 4.1.1. Lựa chọn giống để xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam bảy lá Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ đề tài: “Nghiên cứu chọn giống và phát triển công nghệ nhân giống quy mô công nghiệp cho một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam” của Viện nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, chúng tôi tiến hành trồng 3 xuất xứ của cây Giảo cổ lam bảy lá là Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang. Kết quả lựa chọn được các cây Giảo cổ lam bảy lá có các tiêu chí sau làm vật liệu giống trồng vườn giống gốc: Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Giảo cổ lam 7 lá đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc TT Chỉ tiêu ĐVT Mức yêu cầu Ghi chú 1 Chiều dài lá Cm > 6.2 Đo từ ngọn lá đển cuống lá 2 Đường kính thân Cm > 0.2 Đo đường kính thân 3 Số lá thật Lá > 5 Phát triển đầy đủ 4 Sâu bệnh hại Cây giống không bị nhiễm sâu bệnh, dị hình Những cây được lựa chọn để làm nguồn vật liệu trồng vườn giống gốc đảm bảo các tiêu chí sau: Chiều dài lá > 6.2cm; Đường kính thân > 0,2cm; cây có ít nhất 5 lá thật, và các cây lựa chọn đều không bị nhiễm bệnh hay dị hình.
  29. 20 4.1.2. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá được trồng tại Vườn ươm công nghệ cao giống cây trồng nông lâm nghiệp, cây ăn quả, hoa cây cảnh và dược liệu thuộc Công ty Cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường Việt Nam địa chỉ tổ 17, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, Hà Giang (Hình 4.1). Hình 4.1. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá tại Vị Xuyên, Hà Giang
  30. 21 4.1.3. Kỹ thuật trồng vườn giống gốc - Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp vào vụ xuân, trồng vào ngày 22/2/2019. - Quy mô: 2000m2 tại Hà Giang. - Yêu cầu về đất: Đất trồng cây Giảo cổ lam bảy lá yêu cầu có đủ độ ẩm, chất đất tốt, có thể dưới tán cây, hoặc che phủ lưới đen nếu trồng đại trà trên ruộng. Làm đất kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Luống cao khoảng 15-20cm, rộng khoảng 80-100cm, rãnh rộng khoảng 25-30cm, thoát nước tốt. - Khoảng cách, mật độ: Khoảng cách trồng 20 x 20cm, cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 20cm (trên 1 luống). - Phân bón: Bón lót khoảng 3 kg phân chuồng mỗi hốc. Tiến hành bón thúc định kỳ 2 lần/năm trong 3 năm đầu. Lượng phân bón 0,2 kg phân vi sinh/gốc. Năm tiếp theo tùy thuộc vào điều kiện và sự phát triển của cây có thể bón thúc 1 lần hoặc chỉ chăm sóc, xới đất xung quanh và vun gốc. - Chăm sóc: Làm dàn che cao 2-2,5m, phủ một lượt lưới đen bên trên.Tưới nước:cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng, vì vậy phải thường xuyên theo dõi độ ẩm để có thể cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây, tránh ngập úng. - Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây giảo cổ lam bảy lá ít bị sâu bệnh hại tấn công, cần thường xuyên làm cỏ xới đất rắc vôi xung quanh khu vực trồng tránh sâu ăn lá và ốc sên gây hại. 4.2. Tình hình sinh trưởng cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc 4.2.1. Tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về tỷ lệ sống của các cây Giảo cổ lam 7 lá thời điểm sau trồng 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày, 60 ngày, 75 ngày và 90 ngày. Ta được kết quả ở bảng dưới đây:
  31. 22 Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số cây cây cây cây cây cây cây Kí sống sống sống sống sống sống Xuất xứ ban hiệu sau 15 sau 30 sau 45 sau 60 sau 75 sau 90 đầu ngày ngày ngày ngày ngày ngày (cây) (%) (%) (%) (%) (%) (%) Lào Cai 1 300 100 93.67 93.33 92 89 87.33 Hà Giang 2 300 100 99.66 97.33 96 92.33 91.33 Yên Bái 3 300 100 97 94.66 93.66 90.66 89.66 LSD0.05 2.38 0.75 1.5 1.3 0.75 CV 1.1 0.4 0.7 0.6 0.4 Nhìn vào bảng 4.2, ta thấy sau khi trồng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá, với xuất xứ từ Lào Cai sau 15 ngày trồng đạt tỷ lệ 100%; sau 30 ngày trồng đạt 93.67%; sau 45 ngày trồng đạt 93.33%; sau 60 ngày trồng đạt 92%; sau 75 ngày trồng đạt 89% và sau 90 ngày đạt 87.33%. Với xuất xứ từ Hà Giang sau 15 ngày trồng đạt tỷ lệ 100%; sau 30 ngày trồng đạt 99.66%; sau 45 ngày trồng đạt 97.33%; sau 60 ngày trồng đạt 94.66%; sau 75 ngày trồng đạt 92.33% và sau 90 ngày trồng đạt 91.33%. Với xuất xứ từ Yên Bái sau 15 ngày trồng đạt tỷ lệ 100%; sau 30 ngày trồng đạt 97%; sau 45 ngày trồng đạt 94.66%; sau 60 ngày trồng đạt 93.66%; sau 75 ngày trồng đạt 90.66%; sau 90 ngày trồng đạt 89.66%. Nhìn vào bảng ta thấy được sau 90 ngày trồng tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá có xuất xứ Hà Giang là cao nhất đạt 91.33%, còn cây có xuất xứ Lào Cai là thấp nhất 87.33%.
  32. 23 Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ só CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ sống khác nhau là có ý nghĩa. Giảo cổ lam 7 lá vừa mới trồng Giảo cổ lam 7 lá sau trồng 30 ngày Giảo cổ lam 7 lá sau trồng 90 ngày Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc 4.2.2. Tình hình sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc Sau thời gian trồng 90 ngày tiến hành theo dõi các chỉ tiêu biến động về kích thước đường kính thân, chiều dài lá, chiều rộng lá và chất lượng của cây ta được kết quả ở bảng sau:
  33. 24 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc Ký Tổng Tỷ lệ bật Thời gian Xuất xứ Chất lượng chồi hiệu số cây chồi mới bật chồi Lào Cai 1 90 77.77 8.26 Chồi nhỏ Chồi xanh, thân mập, Hà Giang 2 90 93.33 6.57 khoẻ Chồi xanh, thân mập, Yên Bái 3 90 86.66 7.25 khoẻ LSD0.05 2.51 0.53 CV 1.3 3.2 Nhìn vào bảng kết quả 4.3 ta thấy: Tỷ lệ bật chồi mới sau 90 ngày trồng với các xuất xứ lần lượt là: Xuất xứ Lào Cai đạt tỷ lệ là 77.77%; xuất xứ Hà Giang đạt 93.33%; xuất xứ Yên Bái đạt 86.66%. Thời gian bật chồi của các xuất xứ lần lượt là: Xuất xứ ở Lào Cai trung bình là 8.26 ngày, xuất xứ Hà Giang trung bình là 6.57 ngày, xuất xứ Yên Bái là 7.25 ngày. Chất lượng của chồi sau 90 ngày trồng như sau: Với xuất xứ Lào Cai chồi mới thường nhỏ, màu xanh; xuất xứ Hà Giang chồi mới màu xanh thân mập và khỏe, xuất xứ Yên Bái chồi mới màu xanh thân mập và khỏe. Nhìn vào bảng ta thấy xuất xứ có tỷ lệ bật chồi cao nhất là Hà Giang đạt 93.33%; xuất xứ có thời gian bật chồi trung bình ngắn nhất ở Hà Giang là 6.57 ngày. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ só CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa.
  34. 25 Theo dõi sinh trưởng của cây giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc sau 90 ngày trồng ta có kết quả ở bảng 4.4 dưới đây: Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc Chiều dài lá Chiều rộng Tổng số Xuất xứ Ký hiệu tăng thêm lá tăng thêm cây (cm) (cm) Lào Cai 1 90 2.50 3.46 Hà Giang 2 90 3.26 4.20 Yên Bái 3 90 2.86 3.83 LSD0.05 0.34 0.36 CV 5.2 4.3 Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy, sau 90 ngày trồng số thân trung bình/ gốc với các xuất xứ lần lượt như sau: Sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm trung bình lần lượt là: Xuất xứ Lào Cai là 2.50cm, xuất xứ Hà Giang là 3.26cm, xuất xứ Yên Bái là 2.86cm. Sau 90 ngày trồng chiều rộng lá tăng thêm trung bình lần lượt là: Lào Cai 3.46cm, Hà Giang là 4.20cm, Yên Bái là 3.83cm. Nhìn vào bảng ta thấy sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm cao nhất là Hà Giang đạt 3.26cm; Chiều dài lá tăng thêm thấp nhất là xuất xứ Lào Cai đạt 2.5cm. Sau 90 ngày chiều rộng lá tăng thêm cao nhất là xuất xứ Hà Giang đạt 4.20cm; Chiều rộng lá tăng thêm sau 90 ngày trồng thấp nhất là xuất xứ Lào Cai đạt 3.46cm. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ só CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa.
  35. 26 Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Giảo cổ lam 7 lá 4.3. Tình hình sâu bệnh hại của Gcây iảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc 4.3.1. Sâu hại chính đối với cây Giảo cổ lam Qua quá trình theo dõi sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc, ta thấy các loại sâu chính đối với cây Giảo cổ lam 7 lá thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây: Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính của các giống cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc Đối tượng gây hại Bộ phận bị Giống cây Tên Việt Nam Tên khoa học hại Rầy xanh Empoasca sp. Lá non Nhện đỏ Tetranychus sp. Lá 1 Lá non, ngọn Sâu ban miêu Lytta vesicatoria Fabr non Rầy xanh Empoasca sp. Lá non Nhện đỏ Tetranychus sp. Lá 2 Lá non, ngọn Sâu ban miêu Lytta vesicatoria Fabr non Rầy xanh Empoasca sp. Lá non Nhện đỏ Tetranychus sp. Lá 3 Lá non, ngọn Sâu ban miêu Lytta vesicatoria Fabr non
  36. 27 Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy cây Giảo cổ lam 7 lá với 3 xuất xứ Lào Cai, Hà Giang và Thái Nguyên đều xuất hiện cả 3 loại sâu bệnh chính đó là rệp xanh và nhện đỏ. - Rầy xanh (Empoasca sp.): Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa ở búp non theo đường gân chính và hai đường gân phụ của lá non, gây nên những vết châm nhỏ như kim châm làm cho lá non bị tổn thương, việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đến lá non bị trở ngại. Những lá này nếu gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô từ đầu lá và mép lá đến 1/2 lá. Phần còn lại trở lên cong queo cằn cỗi. - Nhện đỏ (Tetranychus sp): Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả ấu trùng và thành trùng (nhện trưởng thành và nhện non) nhện đỏ đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết. - Sâu Ban miêu (Lytta vesicatoria Fabr): Ban miêu đen phát sinh quanh năm và phân bố rộng ở nhiều nơi. Bọ trưởng thành ăn lá nhiều loại cây trồng. Sâu ban miêu sống hoang dại ở khắp các tỉnh nước ta, mùa bắt vào
  37. 28 khoảng giữa tháng 5 đến giữa tháng 6. Bọ trưởng thành hoạt động chủ yếu là bò để di chuyển. Gặp động chúng thường ẩn nấp sau lá cây hay giả chết. Từ đốt chân tiết ra dịch màu vàng hay da cam. Dịch này nếu dính vào da người có thể gây lở loét. Bọ trưởng thành thường tụ tập thành đàn, ăn khuyết lá nham nhở. Chúng thích ăn lá non. Sau khi vũ hoá 4-5 ngày thì giao phối. Con cái trưởng thành giao phối một lần. Con đực giao phối 3-4 lần. con cái dùng miệng đào đất sâu 5 cm để đẻ trứng, sau đó lấp đất và đi nơi khác. Một con cái đẻ khoảng 400 – 500 trứng. Sâu non nở ra, chui lên mặt đất đi tìm thức ăn. Thức ăn của sâu non là trứng các loài châu chấu. Nếu không tìm được trứng châu chấu thì sau 10 ngày sâu non chết. Cách phòng trừ: có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu có độc tính thấp như dịch chiết từ lá khổ sâm Metrine (Sokupi 0,36 AS; Wotac 5 EC), lưu ý phun trừ khi sâu mới nở tuổi 1,2. Chỉ tiến hành khi bọ trưởng thành tập trung với mật độ cao và gây hại rõ rệt. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu thường dùng Trước khi mặt trời mọc, lúc sâu chưa tỉnh, người ta đi bắt hoặc lắc cành lá cho sâu rơi vào túi vải, sau đó nhúng cả túi vào nước sôi cho sâu chết, Dùng các loại thuốc trừ sâu như Dipterex 90 SP Confidor 100 SL, Regent 800 WG, Fastac 5 EC để phun trừ tiêu diệt trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng.
  38. 29 Sâu Ban miêu đen Sâu Ban miêu sọc Rầy xanh Nhện đỏ Hình 4.4. Một số hình ảnh loài sâu hại cây Giảo cổ lam 4.3.2. Bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam Loài Giảo cổ lam thường gặp các bệnh hại chủ yếu do các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây nên, chúng phá hủy tế bào thực vật làm thối hạt, thối mầm, thối rễ, khô lá, khô thân. Các bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam như sau: a. Bệnh thối cổ rễ - Triệu chứng: Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, cổ rễ bị thối nhũng, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Bệnh thường phát
  39. 30 sinh gây hại từ khi cây mới mọc đến có 1 – 2 lá thật. - Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. - Điều kiện phát sinh, gây hại: + Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao, trên đất cát nhiều hơn đất thịt. + Nấm gây hại ở giai đoạn cây con. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao. - Biện pháp phòng, trừ: + Xới đất vun gốc kịp thời cho gốc cây thông thoáng. + Dùng các thuốc gốc đồng hoà nước phun ướt đẫm hố trước khi trồng có tác dụng diệt nấm hạn chế bệnh rất tốt. + Khi bệnh phát sinh phun các thuốc đặc trị nấm như Validacin 5L, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Ridomil 25 WP 1 - 2%o; Copper -B 2 - 3%o, Tilt super 250 ND, Bonanza 100 (các loại thuốc trị bệnh đốm vằn trên lúa đều trị được bệnh này). b. Bệnh thối nhũn thân - Bệnh do nấm khuẩn gây ra, do độ ẩm đất quá cao - Phòng trừ: phun phòng bằng Booc đô 0,5%. 4.4. Một số kinh nghiệm, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc 4.4.1. Một số bài học kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá Qua quá trình trồng, chăm sóc và theo dõi sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc, có thể đưa ra một số kinh nghiệm chăm sóc và phát triển vườn giống gốc như sau: - Khi trồng tiến hành vào trồng vào nhưng ngày râm mát hay mưa nhỏ. Trồng xong phải tưới nước ngay cho đất ẩm. Sau những lần mưa to cần giúp cây tiêu nước kịp thời để tránh ngập úng. - Phải làm giàn che để tránh ánh nắng trực tiếp và mưa to làm cây bị thối. - Trong quá trình chăm sóc thường xuyên làm cỏ, xới đất nhẹ trên bề mặt cho đất tơi xốp không làm hại cho cây và rễ bộ. Kết hợp diệt sâu bọ cho
  40. 31 cây và bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển. - Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng cho nên phải thường xuyên theo dõi độ ẩm của vườn giống gốc để kịp thời cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Nguồn nước tưới cho cây phải là nguồn nước sạch. - Tỉa cây yếu, cây bị sâu bệnh nhằm hạn chế lây lan và tiết kiệm được công chăm sóc. Dặm cây khỏe vào chỗ trống để dảm bảo khoảng cách, mật độ cây, - Phải bón phân được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng. 4.4.2. Ý nghĩa của việc duy trì được vườn giống gốc - Vườn giống gốc bảo tồn được nguồn gen cây Giảo cổ lam 7 lá tại tỉnh Hà Giang. - Vườn giống gốc cung cấp nguồn giống, chất lượng tốt, sạch bệnh, khả năng chống chịu sâu bệnh cao làm vật liệu nhân giống, bảo tồn và phát triển. 4.4.3. Giải pháp cụ thể - Nguồn giống ban đầu để trồng vườn giống gốc phải qua các quá trình khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu. - Cần áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc. Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Giảo cổ lam 7 lá: + Chọn vùng trồng: Cây Giảo cổ lam 7 lá trồng được ở những vùng núi cao ( từ 300 – 3000m so với mực nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt đọ trung bình 15 – 250C, độ ẩm không khí 70 – 95%, đất giữ ẩm và thoát nước tốt. Ngoài ra cây còn được trồng vào vụ đông xuân ở đồng bằng.Cây Giảo cổ lam 7 lá không kén chọn đất nên có thể trồng nhiều loại đất khác nhau và đất có độ PH thích hợp từ 6,0 – 7,0. + Kỹ thuật làm đất: Đất trồng giảo cổ lam 7 lá cần đảm bảo độ ẩm, chất đất tốt, có thể trồng dưới tán cây. Làm đất kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Lên luống cao
  41. 32 khoảng 15-20cm, rộng khoảng 80-100cm, rãnh rộng khoảng 25-30cm, chiều dài tùy theo ruộng. + Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Kỹ thuật trồng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Đặt cây sao cho rễ thẳng đứng, lấp đất và ấn chặt rễ. Trồng cây xong tưới nước ngay, nên trồng vào những ngày râm mát. Chăm sóc: Thường xuyên làm cỏ, kết hợp với bón thúc phân đạm và kali giúp cây sinh trưởng tốt, định kỳ mỗi tháng 1 lần. Cây Giảo cổ lam 7 lá dài khoảng 20 - 25 cm bắt đầu cần làm giàn leo, dùng cây sặt, hoặc tre làm giàn cắm chéo hình chữ A và cắm 1 hàng giữa để 3 hàng Giảo cổ lam leo chung. Tưới tiêu: Giảo cổ lam 7 lá là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy phải thường xuyên theo dõi độ ẩm trong vườn để kịp thời cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Nguồn nước tưới không bị ô nhiễm. Nếu mưa to, phải nhanh chóng thoát nước cho cây tránh ngập úng. + Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây Giảo cổ lam 7 lá chủ yếu xuất hiện 3 loại sâu chính đó là: Rệp xanh và Nhện đỏ và Sâu ban miêu. Loài Giảo cổ lam thường gặp các bệnh hại chủ yếu do các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây nên, chúng phá hủy tế bào thực vật làm thối hạt, thối mầm, thối rễ, khô lá, khô thân. Các bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam thường gặp là bệnh thối cổ rễ và bệnh thối nhũn thân. Chính vì vậy cần theo dõi cây thường xuyên để kịp thời phun thuốc phòng trừ tránh lây lan rộng. Khi thấy cây bị các loại nấm hại cần loại bỏ những cây bị hại để tránh lây lan, tiến hành bắt hoặc phun thuốc trừ sâu hại. Các loại thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng cần đặc biệt lưu ý nên dùng các thuốc có nguồn gốc thảo mộc, các thuốc hoá học không bị cấm, dùng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
  42. 33 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Tiến hành xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá tại Vườn ươm công nghệ cao giống cây trồng nông lâm nghiệp, cây ăn quả, hoa cây cảnh và dược liệu thuộc Công ty Cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường Việt Nam địa chỉ tổ 17 Thị trấn Vị Xuyên - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang với diện tích 2000m2 kích thước trồng là 20cm × 20 cm. Trồng 3 xuất xứ cây Giảo cổ lam 7 lá ở vườn giống gốc. - Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc: tỷ lệ cây sống sau 90 ngày trồng đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ bật chồi từ 77.77% trở lên; có thời gian bật chồi trung bình từ 6.57 ngày – 8.26 ngày. - Sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm từ 2.50 – 3.23cm; chiều rộng lá tăng thêm từ 3.56 – 4.16cm. - Cây Giảo cổ lam 7 lá trồng tại vườn giống gốc chủ yếu xuất hiện 3 loại sâu chính đó là: Rệp xanh và Nhện đỏ và Sâu ban miêu. Loài Giảo cổ lam thường gặp các bệnh hại chủ yếu do các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây nên, chúng phá hủy tế bào thực vật làm thối hạt, thối mầm, thối rễ, khô lá, khô thân. Các bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam thường gặp là bệnh thối cổ rễ và bệnh thối nhũn thân. - Kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Giảo cổ lam: Thường xuyên kiểm tra, tưới nước đủ ẩm, làm giàn che cho cây, làm cỏ, xới đất, theo dõi tình hình sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thới. - Việc duy trì vườn giống gốc có ý nghĩa lớn đối với bảo tồn nguồn gen cây Giảo cổ lam 7 lá và cung cấp nguồn vật liệu nhân giống, bảo tồn và phát triển loài này.
  43. 34 - Một số giải pháp để duy trì vườn giống gốc: phải khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu của cây tại vườn giống gốc; áp dụng đúng và đồng bộ các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc. 5.2. Kiến nghị Cần tiếp tục chăm sóc và theo dõi sinh trưởng của các cây Giảo cổ lam 7 lá ở vườn giống gốc, từ đó đánh giá tuyển chọn được cây mẹ ở vườn giống gốc. Đưa ra được tiêu chuẩn cây mẹ ở vườn giống gốc. Đảm bảo cung cấp nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho nhân giống, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Giảo cổ lam 7 lá.
  44. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Ngô Triệu Anh (2011), Y Dược học Trung Hoa, NXB Y học. 2. Đỗ Huy Bích và cs (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Tập III, 320-324. 3. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007), Sách ỏđ Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội. 4. Trần Lưu Vân Hiền, Phạm Thanh Kỳ, Phạm Thanh Hương (2000), “Nghiên cứu tác dụng ức chế khối u của saponin chiết từ Giảo cổ lam (Gynostemma Pentaphyllum (thunb.) Makino)”, Tạp chí Thông tin y dược, số 11, tr.36-38. 5. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ. 6. Phạm Thanh Huyền và cs (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả KH&CN Nhiệm vụ “Khai thác và phát triển nguồn gen Hà thủ ô đỏ và Đảng sâm Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất thuốc”, NVQG-2011/10, Bộ Khoa học và Công nghệ. 7. Phạm Ngọc Khánh (2013), Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây Giảo cổ lam tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Luận văn Thạc sĩ - Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 8. Bùi Đình Lãm, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Văn Bảo, Lã Văn Hiền, Ngô Xuân Bình (2015), “Nghiên cứu khả năng nhân giống cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb) bằng phương pháp In vitro”, tạp chí NN&PTNT, tháng 11 năm 2015, tr. 249-256. 9. Đỗ Tất Lợi (1999), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Thời đại.
  45. 36 10. Đỗ Tất Lợi (1991), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 1991. 11. Ngô Thị Nga (2016), Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, tình hình sinh trưởng và phân bố, kiến thức bản địa trong chọn tạo giống và gây trồng loài Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb.). 12. Trương Thị Tố Uyên (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên. 13. Viện Dược liệu (2010), Phương pháp nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Nxb KH&KT Hà Nội. 14. Đặng Kim Vui, Nguyễn Công Hoan, Đỗ Hoàng Chung (2016), Một số đặc điểm phân bố tự nhiên và hình thái của các loài thuộc chi Giảo cổ lam (Gynostemma Blume)tại Tỉnh Bắc Kạn, Đại học Thái Nguyên. II. Tiếng Anh 15. Anchalle Jala and Wassamon Patchpoonporn (2012), Effect of BA,NAA and 2,4-D on micropropagation of Jiaogulan (Gynostemma pentaphyllum Makion), International transaction Journal of Engineering, Management, appied sciences and technologies 16. Arichi S., Takemoto T. & Uchida Y. (1989), Prevention of glucocorticoid side effects by saponin of Gynostemma pentaphyllum, Paten – Japan Kokai Tokyo Koho. 17. Edward (2016), The health benefits of wildcrafted Jiaogulan, Global healing centen. III. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET 18. 19. GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và Cộng sự (1997), khoa-hoc-ve-cay-giao-co-lam-10305.
  46. 37 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tỷ lệ cây sống sau các lần theo dõi BALANCED ANOVA FOR VARIATE %15 FILE GCL 28/ 5/19 7:52 :PAGE 1 VARIATE V003 %15 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 0.000000 0.000000 0.00 1.000 3 2 LL 2 0.000000 0.000000 0.00 1.000 3 * RESIDUAL 4 0.000000 0.000000 * TOTAL (CORRECTED) 8 0.000000 0.000000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %30 FILE GCL 28/ 5/19 7:52 :PAGE 2 VARIATE V004 %30 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 54.2222 27.1111 24.40 0.007 3 2 LL 2 2.88889 1.44444 1.30 0.368 3 * RESIDUAL 4 4.44445 1.11111 * TOTAL (CORRECTED) 8 61.5556 7.69444 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %45 FILE GCL 28/ 5/19 7:52 :PAGE 3 VARIATE V005 %45 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 24.8889 12.4444 112.00 0.001 3 2 LL 2 13.5556 6.77778 61.00 0.002 3 * RESIDUAL 4 .444448 .111112 * TOTAL (CORRECTED) 8 38.8889 4.86111 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %60 FILE GCL 28/ 5/19 7:52 :PAGE 4 VARIATE V006 %60 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 24.2222 12.1111 27.25 0.006 3 2 LL 2 10.8889 5.44444 12.25 0.022 3 * RESIDUAL 4 1.77778 .444445 * TOTAL (CORRECTED) 8 36.8889 4.61111 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %75 FILE GCL 28/ 5/19 7:52 :PAGE 5 VARIATE V007 %75 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 16.6667 8.33333 25.00 0.007 3 2 LL 2 14.0000 7.00000 21.00 0.009 3 * RESIDUAL 4 1.33333 .333333 * TOTAL (CORRECTED) 8 32.0000 4.00000
  47. 38 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %90 FILE GCL 28/ 5/19 7:52 :PAGE 6 VARIATE V008 %90 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 24.2222 12.1111 109.00 0.001 3 2 LL 2 11.5556 5.77778 52.00 0.003 3 * RESIDUAL 4 .444447 .111112 * TOTAL (CORRECTED) 8 36.2222 4.52778 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GCL 28/ 5/19 7:52 :PAGE 7 MEANS FOR EFFECT XX XX NOS %15 %30 %45 %60 1 3 100.000 93.6667 93.3333 92.0000 2 3 100.000 99.6667 97.3333 96.0000 3 3 100.000 97.0000 94.6667 93.6667 SE(N= 3) 0.000000 0.608581 0.192451 0.384900 5%LSD 4DF 0.000000 2.38551 0.754366 1.50873 XX NOS %75 %90 1 3 89.0000 87.3333 2 3 92.3333 91.3333 3 3 90.6667 89.6667 SE(N= 3) 0.333333 0.192451 5%LSD 4DF 1.30659 0.754365 MEANS FOR EFFECT LL LL NOS %15 %30 %45 %60 1 3 100.000 97.3333 96.6667 95.3333 2 3 100.000 97.0000 95.0000 93.6667 3 3 100.000 96.0000 93.6667 92.6667 SE(N= 3) 0.000000 0.608581 0.192451 0.384900 5%LSD 4DF 0.000000 2.38551 0.754366 1.50873 LL NOS %75 %90 1 3 92.3333 91.0000 2 3 90.3333 89.0000 3 3 89.3333 88.3333 SE(N= 3) 0.333333 0.192451 5%LSD 4DF 1.30659 0.754365 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GCL 28/ 5/19 7:52 :PAGE 8 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | %15 9 100.00 0.00000 0.00000 0.0 1.0000 1.0000 %30 9 96.778 2.7739 1.0541 1.1 0.0075 0.3681 %45 9 95.111 2.2048 0.33333 0.4 0.0010 0.0021 %60 9 93.889 2.1473 0.66667 0.7 0.0063 0.0216 %75 9 90.667 2.0000 0.57735 0.6 0.0072 0.0094 %90 9 89.444 2.1279 0.33333 0.4 0.0010 0.0025
  48. 39 Phụ lục 2: Kết quả theo dõi sinh trưởng cây Giảo cổ lam7 lá tại vườn giống gốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDL FILE LA 27/ 5/19 18:45 :PAGE 1 VARIATE V003 CDL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 .882222 .441111 19.37 0.011 3 2 LL 2 .622222E-01 .311111E-01 1.37 0.354 3 * RESIDUAL 4 .911111E-01 .227778E-01 * TOTAL (CORRECTED) 8 1.03556 .129444 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRL FILE LA 27/ 5/19 18:45 :PAGE 2 VARIATE V004 CRL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 .806667 .403333 15.12 0.016 3 2 LL 2 .466666E-01 .233333E-01 0.87 0.486 3 * RESIDUAL 4 .106667 .266667E-01 * TOTAL (CORRECTED) 8 .960000 .120000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE LA 27/ 5/19 18:45 :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT XX XX NOS CDL CRL 1 3 2.50000 3.46667 2 3 3.26667 4.20000 3 3 2.86667 3.83333 SE(N= 3) 0.871355E-01 0.942810E-01 5%LSD 4DF 0.341552 0.369561 MEANS FOR EFFECT LL LL NOS CDL CRL 1 3 2.90000 3.90000 2 3 2.96667 3.86667 3 3 2.76667 3.73333 SE(N= 3) 0.871355E-01 0.942810E-01 5%LSD 4DF 0.341552 0.369561 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE LA 27/ 5/19 18:45 :PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CDL 9 2.8778 0.35978 0.15092 5.2 0.0106 0.3537 CRL 9 3.8333 0.34641 0.16330 4.3 0.0156 0.4857
  49. 40 Phụ lục 3: kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE %BC FILE BC 25/ 5/19 16:59 :PAGE 1 VARIATE V001 %BC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 365.486 182.743 147.87 0.001 3 2 LL 2 69.2049 34.6025 28.00 0.006 3 * RESIDUAL 4 4.94327 1.23582 * TOTAL (CORRECTED) 8 439.635 54.9543 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGBC FILE BC 25/ 5/19 16:59 :PAGE 2 VARIATE V002 TGBC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 4.32282 2.16141 38.68 0.004 3 2 LL 2 .989556E-01 .494778E-01 0.89 0.482 3 * RESIDUAL 4 .223511 .558778E-01 * TOTAL (CORRECTED) 8 4.64529 .580661 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BC 25/ 5/19 16:59 :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT XX XX NOS %BC TGBC 1 3 77.7767 8.26000 2 3 93.3333 6.57333 3 3 86.6667 7.25000 SE(N= 3) 0.641825 0.136477 5%LSD 4DF 2.51582 0.534960 MEANS FOR EFFECT LL LL NOS %BC TGBC 1 3 88.8900 7.24667 2 3 82.2200 7.50000 3 3 86.6667 7.33667 SE(N= 3) 0.641825 0.136477 5%LSD 4DF 2.51582 0.534960 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BC 25/ 5/19 16:59 :PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | %BC 9 85.926 7.4131 1.1117 1.3 0.0007 0.0061 TGBC 9 7.3611 0.76201 0.23638 3.2 0.0038 0.4822