Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính số 15, tỷ lệ 1:1000 tại thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

pdf 78 trang thiennha21 19/04/2022 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính số 15, tỷ lệ 1:1000 tại thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_toan_dac_dien_tu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính số 15, tỷ lệ 1:1000 tại thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LÊ HỒNG ĐIỆP Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 15 TỶ LỆ 1:1000 THỊ TRẤN VĂN GIANG, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015– 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LÊ HỒNG ĐIỆP Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 15 TỶ LỆ 1:1000 THỊ TRẤN VĂN GIANG, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Anh Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành đề án tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía các thầy cô, gia đình, bạn bè và cả đồng nghiệp, những người không thể thiếu trong sự thành công của tôi, tôi xin cảm ơn chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đó. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Ngọc Anh đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn UBND thị trấn Văn Giang. Các cán bộ, công nhân viên Công ty Cổ phần Tài Nguyên và Môi trường Phương Bắc đã trợ giúp thu thập số liệu để tôi hoàn thành tốt công viêc nghiên cứu của mình. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời tri ân tới toàn thể quý thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý đất đai, quý thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên trong suốt 4 năm qua đã giảng dạy và truyền đạt để em có được kiến thức như ngày hôm nay. Xin kính chúc các thầy, cô giáo luôn dồi dào sức khoẻ để có thể dìu dắt thêm những thế hệ sinh viên tiếp theo. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng, nỗ lực hết mức song chưa có kinh nghiệm thực tế và kiến thức vẫn còn những hạn chế nên chuyên đề vẫn còn những thiếu sót nhất định, rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và sự góp ý chân thành của các bạn để cho chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hưng Yên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Lê Hồng Điệp
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường truyền kinh vĩ 13 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Văn Giang 2018 33 Bảng 4.2: Kết quả tọa độ phẳng và độ cao bình sai 37 Bảng 4.3: Số liệu đo chi tiết bằng máy toàn đạc Topcon GTS-235N 40
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss - Kruger 8 Hình 2.2: Phép chiếu UTM 8 Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử 17 Hình 2.4: Trình tự do 17 Hình 2.5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Famis 21 Hình 4.1: Bản đồ thị trấn Văn Giang 28 Hình 4.2: Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ 38 Hình 4.3: Mở phần mềm trút số liệu TOP2ASC 41 Hình 4.4: Làm việc với phần mềm TOP2ASC 41 Hình 4.5: Nhập tên file số liệu được trút 42 Hình 4.6: Số liệu đang được trút ra 42 Hình 4.7: Phần mềm TDDC 43 Hình 4.8: Phần mềm báo có lỗi tọa độ 43 Hình 4.9: Sửa số liệu 44 Hình 4.10: Nhập số liệu đo 44 Hình 4.11: Điểm đo chi tiết 45 Hình 4.12: Tạo mô tả trị đo 46 Hình 4.13: Một số điểm đo theo thứ tự 46 Hình 4.14: Kết quả nối điểm đo chi tiết 47 Hình 4.15: Tự động tìm, sửa lỗi Clean 53 Hình 4.16: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 53 Hình 4.17: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 54 Hình 4.18: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 54 Hình 4.19: Kết quả tạo vùng cho thửa đất 55 Hình 4.20: Đánh số thửa tự động 56
  6. iv Hình 4.21: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn dán 57 Hình 4.22: Vẽ nhãn thửa 58 Hình 4.23: Đánh số thửa tự động 58 Hình 4.24: Sửa bảng nhãn thửa 59 Hình 4.25: Tạo khung bản đồ địa chính 60 Hình 4.26: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 60
  7. v DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BĐĐC Bản đồ địa chính CSDL Cơ sở dữ liệu GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HN-72 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia TNMT Bộ Tài nguyên & Môi trường TS Tiến Sĩ TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000
  8. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính 3 2.1.2. Tính chất, vai trò của BĐĐC 3 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính 3 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 4 2.1.5. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 7 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 9 2.1.7. Thành lập lưới khống chế trắc địa 12 2.1.8. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 14 2.1.9. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 18 2.2. Cơ sở pháp lý 22 2.3. Cơ sở thực tiễn 24 2.3.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở một số địa phương 24 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
  9. vii 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26 3.3. Nội dung 26 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Văn Giang 26 3.3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ tờ số 15 tại thị trấn Văn Giang 26 3.3.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 15 tại thị trấn Văn Giang 26 3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu 27 3.4.2. Phương pháp đo đạc 27 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 27 3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ địa chính 27 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất của thị trấn Văn Giang 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 30 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Văn Giang 32 4.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn Văn Giang 32 4.1.4.1. Hiện trạng sử dụng đất 32 4.1.4.2. Tình hình quản lý đất đai 34 4.1.4.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất của địa phương34 4.2. Thành lập lưới khống chế tờ số 15 tại thị trấn Văn Giang 35 4.2.1. Công tác chuẩn bị 35 4.2.2. Đo đạc ngoại nghiệp 36 4.2.3. Công tác nội nghiệp 37
  10. viii 4.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 15 tại thị trấn Văn Giang 39 4.3.1. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính 39 4.3.2. Ứng dụng bộ phần mềm biên tập mảnh bản đồ số 15 thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 40 4.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp 61 4.4.1. Thuận lợi 61 4.4.2. Khó khăn 62 4.4.3. Giải pháp 62 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1. Kết luận 63 5.2. Kiến nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai - cội nguồn của mọi hoạt động sống của con người. Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, đất luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng, đất là nguồn đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác nhau, là nguồn tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp. Không những thế, đất đai còn là không gian sống của con người. Song sự phân bố đất đai lại rất khác nhau dẫn đến nảy sinh các mối quan hệ về đất đai cũng rất phức tạp. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý đất đai một cách có hiệu quả để góp phần giải quyết tốt các quan hệ đất đai, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước. Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, là tài liệu cơ bản để thống kê đất đai, làm cơ sở để quy hoạch, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Mức độ chi tiết của bản đồ địa chính thể hiện tới từng thửa đất thể hiện được cả về loại đất, chủ sử dụng Vì vậy bản đồ địa chính có tính pháp lý cao, trợ giúp đắc lực cho công tác quản lý đất đai. Việc thành lập bản đồ địa chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Cùng với sự phát triển của xã hội nên việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất là một yêu cầu rất cấp thiết, nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động của con người và góp phần tự động hóa trong quá trình sản xuất. Công nghệ điện tử tin học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực ngành đất đai nói riêng. Xuất phát từ những nội dung trên và với mục đích tìm hiểu quy trình công nghệ, ứng dụng và khai thác những ưu điểm của các thiết bị hiện đại trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính và các phần mềm ứng dụng trong việc xử lý số liệu, biên tập, biên vẽ bản đồ địa chính. Là một sinh viên ngành Quản
  12. 2 lý đất đai việc nắm bắt và áp dụng các tiến bộ của khoa học mới vào trong công việc của mình là tối cần thiết. Để làm quen với công nghệ mới và tạo hành trang cho mai sau ra trường khỏi bỡ ngỡ trước công việc thực tế, qua sự tìm tòi, phân tích, đánh giá của bản thân cùng với sự hướng dẫn trực tiếp và nhiệt tình của TS. Nguyễn Ngọc Anh, cùng với sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Tài Nguyên và Môi trường Phương Bắc em đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính số 15, tỷ lệ 1:1000 tại thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Ứng dụng công nghệ tin học, máy toàn đạc điện tử vào đo vẽ chi tiết tại thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. - Từ số liệu đo đạc sử dụng công nghệ tin học trên cơ sở ứng dụng phần mềm Microstation, Famis biên tập bản đồ địa chính tờ số 15 tỷ lệ 1:1000 thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc. - Trong thực tiễn: + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  13. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính Theo mục 4 điều 3 luật đất đai 2013: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận [6]. 2.1.2. Tính chất, vai trò của BĐĐC Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Làm cơ sở để thực hiện, đăng ký đất đai, giao đất, thu hồi đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Làm cơ sở để thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoach sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu lại, tố cáo về tranh chấp đất đai [5]. 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số - Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thôngtin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy. - Bản đồ địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ địa chính giấy, xong các thông tin được số hóa, mã hóa và lưu trữ dưới dạng số trong máy tính. Trong đó các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng tọa độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hóa. - Bản đồ địa chính có hai loại:
  14. 4 + Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ đo vẽ thể hiện hiện trạng sử dụng đất, là tài liệu sơ sở cho biên tập, đo vẽ bổ sung chỉnh lý bản đồ địa chính theo đơn vị cấp xã. + Bản đồ địa chính: Là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranh giới, diện tích loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê củ từng chủ sử dụng đất và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính [7]. 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 2.1.4.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ và quản lý đất đai ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố phụ khác có liên quan. - Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. - Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp khúc cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó. Xác định đường cong bằng cách chia nhỏ đường cong tới mức các đoạn nhỏ của nó là đoạn thẳng và nó được quản lý như một đường gấp khúc. - Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh đất được giới hạn bởi một đường bao khép kín, có diện tích xác định, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất.
  15. 5 - Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơn vị tính thuế. - Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện tương đồng về địa lý như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. - Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu. - Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp - Xã, phường:Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình [7]. 2.1.4.2. Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính Vì vậy, trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố sau: - Điểm khống chế tọa độ và độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác. - Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới cấp thấp trùng
  16. 6 với đường địa giới cấp cao hơn thì ưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao hơn. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thông trong các cơ quan nhà nước. - Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc từng đoạn thẳng tạo đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa điểm ngoặt, đường cong của đường biên. Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. - Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 6 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất công cộng ,đất chưa sử dụng. Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, loại đất chi tiết. - Công trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, . . .Các công trình được xây dựng theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch nhà, nhà bê tông, nhà nhiều tầng. - Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội, - Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, đường ngoài đồng, đường phố, ngõ phố, Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cấu cống trên đường và tính chất cong đường. Giới hạn thể hiện hệ thông giao thông là chân
  17. 7 đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. - Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thông sông ngòi, kênh mương, ao hồ, Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì trên bản đồ vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong khu vực dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy. - Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng. - Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. - Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao [7]. 2.1.5. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hình sau:
  18. 8 Lưới chiếu Gauss – Kruger Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss - Kruger Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau: * Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với: - Bán trục lớn a=6378245m - Bán trục nhỏ b=6356863.01877m - Độ dẹt a=1/298.3 * Hằng số lưới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi (m=1) * Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30). Mỗi múi được ký hiệu bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múi chiếu và gần xích đạo Phép chiếu UTM Hình 2.2: Phép chiếu UTM
  19. 9 Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 60 là m0 = 0,9996, trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nước phương Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000. Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có: - Bán trục lớn a=6378137,0m - Độ dẹt a=1/298,25723563 - Tốc độ quay quanh trục w=7292115,0x10-11rad/s - Hằng số trọng trường trái đất GM=3986005.108m3s. Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt trong khuôn viên Viện Nghiên cứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nước có 64 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1030 đến 1090 [8]. 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 2.1.6.1. Tỉ lệ bản đồ địa chính từ 1:10000 đến 1:200 - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
  20. 10 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tếlà 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000.
  21. 11 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh sốthứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:500 bao gồm sốhiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông [2][3]. 2.1.6.2. Độ chính xác tỉ lệ bản đồ địa chính Do khoảng cách nhìn từ mắt là 25cm, mắt người bình thường có thể phân biệt được khoảng cách giữa hai điểm là 0.1 mm trên bản đồ giấy được coi là chính xác của tỉ lệ bản đồ.
  22. 12 2.1.7. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.1.7.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000; 1: 1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1: 500;1: 200 ở các vùng đô thị. Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng , đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp. Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS[8]. 2.1.7.2. Những yêu cầu cơ bản của lưới đường truyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau:
  23. 13 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường truyền kinh vĩ [S] max (m) mβ () fS/[S] TT Tỷ lệ bản đồ KV1 KV2 KV KV2 KV1 KV2 1 Khu vực đô thị 1:500,1:1000, 600 300 15 15 1:4000 1:2500 1:2000 2 Khu vực nông thôn 1:1000 900 500 15 15 1:4000 1:2000 1:2000 2000 1000 15 15 1:4000 1:2000 1:5000 4000 2000 15 15 1:4000 1:2000 1:10000 - 1:250000 8000 6000 15 15 1:4000 1:2000 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường 2013) Ghi chú: KV1 là đường truyền kinh vĩ 1 Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m. Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: fb =2mb√‾n Trong đó: - mb là sai số trung phương đo góc; - n là số góc đường chuyền.
  24. 14 Góc trong lưới khống chế đo vẽ dùng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 3"÷ 5" thì đo một lần đo, chênh lệch giữa hai nữa lần đo và chênh lệch hướng qui “0” phải nhỏ hơn hoặc băng 20". Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ đo hai lần riêng biệt, chênh lệch giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy đo). Chênh cao đo hai lần cùng với đo cạnh ngang chênh lệch giữa đo đi và đo về phải nhỏ hơn ± 100√L mm (L là chiều dài tính theo km)[8]. 2.1.7.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên [8]. 2.1.8. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.1.8.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất [8].
  25. 15 2.1.8.2. Phương pháp đo tọa độ cực các điểm chi tiết Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài. Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử [7]. 2.1.8.3. Phương pháp tính tọa độ điểm chi tiết Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau[8]: XP = XA1+ DXA1-P YP = YA1 + DYA1-P Trong đóDXA1-P= Cos aA1 - P * S DYA1-P= Sin aA1 - P * S 2.1.8.4. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử a. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ chi tiết Máy toàn đạc điện tử cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.(Central Processing Unit- Micropocessor). Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ (điểm chi tiết), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang (hay góc bằng) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy (K), số liệu khí tượng môi trường đo (nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao (X,Y,H)
  26. 16 của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy (im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện íchcài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong (RAM- Random AccessMemory) hoặc bộ nhớ ngoài (gọi là field book- sổ tay điện tử) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý (GIS) cài đặt trong máy tính [9]. b. Quy trình đo vẽ chi tiết và xử lý số liệu tạimáy toàn đạc điện tử * Công tác chuẩn bị máy móc Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất), một thước thép 3m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh. * Trình tự đo Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảng ngắm hoặc gương. Tại trạm đo A: - Tiến hành cân bằng và định tâm máy (đưa máy trùng với tâm mốc). Lắp pin, mở máy và khởi động máy. Đặt chế độ đo và đơn vị đo. - Đưa ống kính ngắm chính xác điểm định hướng B. Bằng các phím chức năng nhập các số liệu như hằng số (K), nhiệt độ (t0), áp xuất (P), toạ độ và độ cao điểm trạm đo A (XA,YA,HA), toạ độ điểm định hướng B (XB,YB), chiều cao máy im, chiều cao gương sào (lg). Đưa trị số hướng mở đầu về 00'00'00".
  27. 17 Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử - Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1. lúc này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiêng DA1, góc bằng 1 (kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1 (hoặc góc thiên đỉnh z1). Hình 2.4: Trình tự do * Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU. Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phần mềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau: Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B: XAB= XB - XA YAB= YB - YA
  28. 18 Tính góc định hướng của cạnh mở đầu: SAB= artg Tính góc định hướng của cạnh SA1. SA1= SAB+ 1 ( Vì trị số hướng mở đầu BC đã đạt 00'00'00"). - Chuyển cạnh nghiêng DA1 về trị số cạnh ngang SA1: SA1 = DA1cosv1 hoặc SA1= DA1sinz1 - Tính số gia toạ độ giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: XA1= SA1cos SA1 YA1= SA1sin SA1 Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1: X1= XA+ XA1 Y1= YA+ XA1 - Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: HA1= SA1tgv+v1+ im- lg Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im- lg - Tính độ cao điểm chi tiết 1: H1= HA+hA1 Như vậy số liệu toạ độ không gian ba chiều (x,y,h) của điểm chi tiết 1 được CPU tự động tính toán. Số liệu này có thể được biểu thị trên màn hình tinh thể hoặc lưu giữ trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài (Field book) [7][9]. 2.1.9. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 2.1.9.1. Phần mềm MicroStation, Mapping Office Mapping office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn Intergraph bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu đồ họa và phi đồ họa sử
  29. 19 dụng trong hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ chạy trên hệ điều hành DOS/WINDOW. Mapping office gồm 5 phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một môi trường đồ họa thống nhất, phục vụ cho việc thu thập và duy trì dữ liệu, các phần mềm thành phần đó là. - MicroStation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các modul phần mềm ứng dụng khác như: GEOVEC, IRASB, IRASC, MSFC, MRFClean, MRFFlag, FAMIS Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation có một giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng. - MGE sử dụng cho việc thu thập duy trì dữ liệu, tạo các bản đồ chuyên đề, hỏi đáp, phân tích vùng và phân tích không gian. Cơ sở dữ liệu được xây dựng trên nền ngôn ngữ hỏi đáp SQL. Mge-pc có thể chạy cùng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ dụng khác như D – base, Foxpro, hoặc các hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL thông dụng khác trên thị trường. - I/rasc: Cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và sử lý ảnh hàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc trực tiếp nếu là ảnh số. I/rasc cho phép người sử dụng cùng một lúc có thể kết hợp điều khiển và thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector. - I/rasb: Là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng – Black and White Image).Các công cụ trong I/RasB sử dụng để làm sạch các ảnh được quét vào từ các tài liệu cũ, cập nhật các bản vẽ cũ bằng các thông tin mới, phục vụ cho phần mềm vector hóa bán tự động, I/Geovec. Chuyển đổi dữ liệu dạng raster sang vector. I/RasB cũng cho phép người sử dụng đồng thời thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector trong cùng một môi trường.
  30. 20 - I/Geovec: Là phần mềm chuyên thực hiện việc chuyển đổi bán tự động dữ liệu raster (dạng Binary) sang vecter sang các đối tượng. Với công nghệ dượt đường bán tự động cao cấp, I/geovec giảm được rất nhiều thời gian cho quá trình xử lý chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số. I/geovec thiết kế với giao diện ngưới dùng rất thuận tiện [1][10]. 2.1.9.2. Phần mềm Famis 1.Giới thiệu chung "Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS)" là một phần mềm nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. Phần mềm tuân theo các qui định của Luật Đất đai 2013 hiện hành, phiên bản mới nhất hiện nay là FAMIS được phát hành trong năm 2011. 2. Các chức năng của phần mềm FAMIS Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn: - Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất; - Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính
  31. 21 3. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Famis Vào cơ sở dữ liệu trị đo - File TXT Nhập số liệu - File ACS Sửa chữa đối tượng bản đồ Hiển thị, sửa chữa trị đo Xử lý mã, tạo bản đồ tự động Lưu trữ bản đồ file DGN Vào cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính Nạp file bản đồ DGN Sửa chữa lỗi (MRFClean, MRFFlang) tạo vùng Tạo bản đồ địa chính: - Đánh số thửa - Vẽ nhãn thửa - Tạo khung bản đồ Lưu trữ, in bản đồ Hình 2.5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Famis
  32. 22 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật đất đai năm 2013, ngày 29/11/2013 của Quốc hội . - Quyết định số 235/2000/QĐ-TCĐC ngày 26/06/2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục địa chính về việc công bố hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong toàn ngành địa chính. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13. - Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000 - Công văn số 1734/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 23/11/2015 của Tổng cục Quản lý Đất đai về việc hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong việc xác định mật độ thửa đất trung bình của BĐĐC. - Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai - Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính (gọi tắt là thông tư 24). - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính (gọi tắt là thông tư 25). Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính (gọi tắt là thông tư 05).
  33. 23 - Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Căn cứ Quyết định số 804/QĐ-UBND ngày 25/3/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc Phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán Công trình: Đo đạc lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai; lập hồ sơ địa chính; cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu và tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính 11 xã, thị trấn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; - Căn cứ Quyết định số 944/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt hình thức và đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ Đo đạc, chỉnh lý lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai; lập hồ sơ địa chính; cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu và tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính 11 xã, thị trấn huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên; - Căn cứ Quyết định số 171 /QĐ-STNMT ngày 3 tháng 5 năm 2018 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên Về việc đặt hàng đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ Đo đạc, chỉnh lý lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai; lập hồ sơ địa chính; cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thị trấn Văn Giang và xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. - Căn cứ Hợp đồng số 05/2018/HĐ-STNMT ngày 6 tháng 5 năm 2018 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên và Công ty cổ phần Tài nguyên - Môi trường Phương Bắc Về việc: Đo đạc, chỉnh lý lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai; lập hồ sơ địa chính; cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thị trấn Văn Giang, xã Phụng Công huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
  34. 24 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở một số địa phương 2.3.1.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Thái Nguyên Công tác đo đạc bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cơ bản đã hoàn thành tại 78 xã phường trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay đã đo vẽ bản đồ địa chính cho hơn 336.300 ha, chiếm hơn 95,4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong kỳ đã thực hiện 334 công trình dự án với tổng diện tích đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 7.800 ha của hơn 37.800 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 100% đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Đã thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận QSDĐ đạt trên 93% diện tích cần cấp (thuộc 10 tỉnh đứng đầu về cấp GCN trong cả nước. 2.3.1.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Phú Thọ Đến nay đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy được 171 xã, đạt 61.73% số xã. Tổng diện tích đã đo vẽ lập bản đồ địa chính chính quy theo đơn vị xã là 217.881,29 ha, đạt 61,66 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong năm 2013 đã triển khai đo đạc bản đồ địa chính chính quy cho 22 xã trên địa bàn tỉnh và thực hiện trích đo các thửa đất, khu đất chưa được cấp giấy lần đầu trên địa bàn các huyện để thực hiện cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình và cá nhân. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt được sự quan tâm và tạo điều kiện về mọi mặt của UBND tỉnh, chúng ta tin rằng tỉnh sẽ đạt được chỉ tiêu theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội cũng như kế hoạch của UBND Tỉnh và hướng tới những năm tiếp theo tiếp tục đo đạc bản đồ địa chính chính quy, cấp GCNQSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo hướng hiện đại để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý đất đai trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
  35. 25 2.3.1.3. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên đã triển khai những dự án về đo vẽ bản đồ địa chính từ những năm trước cho một số xã trên địa bàn như năm 2016 đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính; cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử đụng dất, xây dựng cơ sở dữ liệu và tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính 21 xã thị trấn thuộc huyện Ân Thi. Số 945/QĐ-UBND ngày 20/5/2016 v/v phê duyệt hình thức và đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu và tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính 21 xã, thị trấn huyện Ân Thi. - Năm 2018 tỉnh Hưng Yên cũng chỉ đạo công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn 10 xã trên địa bàn huyện Văn Giang. - Được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí của Trung ương và tỉnh, trong những năm qua Sở TN&MT tỉnh Văn Giang đã triển khai thực hiện các thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc thành lập, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính thuộc dự án tổng thể đã được UBND tỉnh phê duyệt. - Vì vậy, khi đi thực tập ở công ty cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc. Em được thực hiện nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính cho thị trấn Văn Giang huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
  36. 26 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thành lập bản đồ địa chính tờ số 15, tỷ lệ 1/1000 tại thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên từ số liệu đo vẽ trực tiếp bằng máy toàn đạc điện tử. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Tại thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. - Thời gian tiến hành: Từ 28/05/2018 đến ngày 15/09/2018. 3.3. Nội dung 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Văn Giang - Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện kinh tế – xã hội. - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội. - Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất thị trấn Văn Giang 2018. - Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai. 3.3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ tờ số 15 tại thị trấn Văn Giang - Công tác chuẩn bị - Đo đạc ngoại nghiệp - Công tác nội nghiệp 3.3.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 15 tại thị trấn Văn Giang - Đo vẽ chi tiết bản đồ - Ứng dụng bộ phần mềm MicroStation và Famis biên tập mảnh bản đồ. 3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp - Thuận lợi - Khó khăn - Giải pháp
  37. 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu - Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như UBND huyện Văn Giang, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Giang về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. 3.4.2. Phương pháp đo đạc Đề tài sử dụng máy GPS Trimble để đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp toàn đạc với 2 lần đo là đo đi và đo về, sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng. Sử dụng máy toàn đạc Topcon CTS-235N để tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Trimble Business Center (TBC) để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. Số liệu đo vẽ chi tiết được trút xử lý bằng phần mềm TOP2ASC. 3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ địa chính Đề tài sử dụng phần mềm Microstation kết hợp với phần mềm Famis, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
  38. 28 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất của thị trấn Văn Giang 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí ịđ a lý Hình4. 1: Bản đồ thị trấn Văn Giang Thị trấn Văn Giang nằm ở phía Bắc của huyện Văn Giang, là trung tâm huyện Văn Giang. Với tổng diện tích tự nhiên là 683,50 ha, có vị trí giáp ranh như sau: - Phía Bắc giáp xã Cửu Cao, Phụng Công. - Phía Nam giáp xã Liên Nghĩa. - Phía Đông giáp xã Long Hưng.
  39. 29 - Phía Tây giáp thành phố Hà Nội. 4.1.1.2. Thuỷ văn Hệ thống sông ngòi chằng chịt phân bố tương đối dày đặc khắp khu vực đo vẽ trên địa bàn huyện nhưng chủ yếu là các sông, kênh, mương nhỏ. Một số sông chính chảy qua địa bàn gồm: sông Hồng, cùng hệ thống sông Bắc Hưng Hải và hệ thống các con sông như sông Bún, cùng với hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng. Nhìn chung hệ thống nước tưới cho cây trồng đã chủ động được như cung cấp nước tưới cho cây về mùa khô hạn, tiêu úng trong mùa mưa lũ. Thuận tiện cho việc sử dụng nước sinh hoạt và đi lại trong quá trình thi công. 4.1.1.3. Khí hậu Khu vực Thị trấn Văn Giang chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa nóng và mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh và khô thừ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm 23-24oC, trong đó tháng nóng trung bình 29oC và trong các tháng lạnh trung bình 16-17oC. Mỗi năm khoảng 1.700 giờ nắng. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.750 - 1.800 mm. Hàng năm Hưng Yên thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, trung bình từ 3-5 cơn bão/năm. 4.1.1.4. Địa hình, địa mạo Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc < 1% và độ cao thay đổi từ 1.0 m đến 4.5m, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Trên bề mặt khá bằng phẳng đó thường xen kẽ các ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) bị ngập nước quanh năm. Chất đất theo hệ thống phân loại của FAO/UNESCO chất đất chủ yếu là đất phù sa bồi.
  40. 30 Như vậy thời gian thi công thuận lợi nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. 4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 4.1.2.1. Điều kiện tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương phát triển khá mạnh, tốc độ phát triển trung bình từ 15-17%/năm; mức thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng dần trong các năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là dưới 1%; tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm dần. Ngành nghề chủ yếu tại địa phương ngoài làm nông nghiệp thì còn làm tại các khu công nghiệp, khu đô thị và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ đã rất phát triển. Trong thời gian qua tình hình phát triển các hệ thống hạ tầng cơ sở của phát triển của Thị trấn Văn Giang phát triển mạnh như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp làng nghề như đường, điện, cấp thoát nước đến chân công trình nhằm tạo thuận lợi thu hút các nhà đầu tư. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội * Dân số Toàn thị trấn có 11.202 nhân khẩu, với 3.144 hộ được phân bổ trên 3 thôn, 1 phố: Công Luận 1, Công Luận 2, Đan Nhiễm, phố Văn Giang. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 65,5%. Hầu hết dân cư là người địa phương và chủ yếu là người kinh, đời sống kinh tế tương đối ổn định. * Công tác dân tộc tôn giáo Người dân trên địa bàn phần lớn là các dân tộc Kinh. Có nhiều chùa chiền và nhà thờ trên địa bàn.
  41. 31 Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn, tăng cường công tác nắm bắt tình hình và ngăn chặn các phần tử phản động có những hành vi gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, lôi kéo người địa phương tham gia vào hoạt động của chúng, làm mất ổn định xã hội. * Giao thông Trên địa bàn Thị trấn có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Tỉnh lộ, huyện lộ, cùng hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và đường nội đồng. Mạng lưới giao thông chạy qua địa bàn các huyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi của huyện đã tạo nhiều lợi thế giao lưu kinh tế, văn hoá và xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh như thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Hải Dương , vị trí trên cũng đem lại cho các huyện có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hoá với các tỉnh vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. * Hệ thống năng lượngđiện 100% hộ gia đình trong xã có điện, đáp ứng được nhu cầu trong sinh hoạt và sản xuất của người dân, hiện tượng quá tải lưới điện vẫn thường xuyên xảy ra nhất vào giờ cao điểm. * Hệ thống công trình bưu chính viễn thông Dịch vụ bưu chính viễn thông đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cơ sở kỹ thuật và thiết bị từng bước được hiện đại. * Cơ sở giáo dục - đào tạo Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ,. Tỷ lệ học sinh đến lớp gần như 100%, ở các cấp học đều đảm bảo đạt kết quả đề ra. Cơ sở vật chất trường lớp học tiêp tục tăng cường, việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngày càng được quan tâm.
  42. 32 * Cơ sở y tế - Hệ thống y tế: Công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân được nâng lên đáng kể, chất lượng khám chữa bệnh bước đầu đáp ứng nhu cầu của người bệnh, cơ sở vật chất các bệnh viện tuyến xã, thị trấn được tăng cường. Trong khu đo có một bệnh viện cấp huyện và hệ thống trạm xá của thị trấn. Trong các năm gần đây không có dịch bệnh nào nguy hiểm trong địa bàn 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Văn Giang 4.1.3.1. Thuận lợi - Đất đai khu vực tương đối tốt, màu mỡ, hệ thống sông ngòi, kênh, rạch dày đặc. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và không có nhiều biến đổi giữa các khu vực. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hóa. - Cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. 4.1.3.2. Khó khăn - Kinh tế chưa tập trung, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội. - Số lượng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, cơ sở chăn nuôi, chế biến tăng song chưa đảm bảo môi trường. 4.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn Văn Giang 4.1.4.1. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích hành chính của huyện là 683,25 ha. Trong đó: Phân thành các loại đất: + Đất nông nghiệp: 265.22 ha. + Đất phi nông nghiệp: 418.03 ha. Cơ cấu diện tích các loại đất theo các đơn vị hành chính của huyện được thể hiện cụ thể thông qua bảng 1 như sau:
  43. 33 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Văn Giang 2018 Tổng diện tích Thứ tự Loại đất Mã các loại đất (ha) Tổng diện tích đất của đơn vị hành I 683.25 chính (1+2+3) 1 Đất nông nghiệp NNP 265.22 1.1 Đất trồng lúa LUA 0.32 1.2 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 0.32 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 0.41 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 153.82 1.5 Đất trồng cây lâu năm CLN 72.83 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 37.85 2 Đất phi nông nghiệp PNN 418.03 2.1 Đất quốc phòng CQP 3.69 2.2 Đất an ninh CAN 5.51 2.3 Đất cụm công nghiệp CDG 41.78 2.4 Đất thương mại dịch vụ TMD 3.79 2.5 Đất cơ sở sản suất phi nông nghiệp SKC 2.08 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, tỉnh, 2.6 DHT 112.86 huyện, xã. 2.7 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0.20 2.8 Đất bãi thải xử lý chất thải DRA 0.07 2.9 Đất ở đô thị ODT 241.84 2.10 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2.47 2.11 Đất xây dựng của trụ sở cơ quan sự nghiệp DTS 1.25 2.12 Đất cơ sở tôn giáo TON 0.80 2.13 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 5.20 2.15 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0.49 2.16 Đất khu vui chơi giải trí cộng đồng DKV 20.00 2.17 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0.89 2.18 Đất sông ngòi kênh rạch suối SON 16.87 2.19 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0.02 3 Đất chưa sử dụng CSD 0 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên)
  44. 34 4.1.4.2. Tình hình quản lý đất đai Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai. Tập trung vào các nội dung: Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý. Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đaitheo quy định của pháp luật. 4.1.4.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất của địa phương - Đánh giá chung: Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, chính vì vậy mà việc quản lý đất đai đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, đất sản xuất nông nghiệp bị giảm còn đất nhà ở, công trình công cộng, đất xây dựng trụ sở co quan tăng do nhiều hộ gia đình xây dựng nhà ở, chuồng trại trái phép trên đất nông nghiệp, do chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các dự án do nhu cầu sử dụng đất ở ngày càng phát triển. - Tình hình sử dụng đất của các tổ chức: Nhìn chung việc sử dụng đất của các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn thị trấn Văn Giang là khá ổn định và hiệu quả. Diện tích được giao đã được đưa vào sử dụng đúng mục đích, được xác định ranh giới rõ ràng. - Lưới kinh vĩ được xây dựng theo Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, Elipsoid WGS-84, kinh tuyến trục 10500’ (theo kinh tuyến trục của thành phố Hà Nội) và được thiết kế thành một mạng lưới chung cho toàn khu đo.
  45. 35 - Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại phụ lục số 2 của Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính được thành lập theo Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. 4.2. Thành lập lưới khống chế tờ số 15 tại thị trấn Văn Giang 4.2.1. Công tác chuẩn bị Trước khi tiến hành triển khai một khu đo mới, công tác chuẩn bị là một trong những công đoạn hết sức quan trọng, là tiền đề để hoàn thành các công đoạn khác một cách thuận lợi, nhằm tiết kiệm được chi phí và đảm bảo yêu cầu công việc. Về cơ bản, công tác chuẩn bị gồm những nội dung như sau: - Khảo sát thực địa, xem xét khu vực đo để thiết kế lưới, bố trí khu vực đo để tránh đo thiếu, đo sót dẫn đến phải đo bổ sung nhiều. - Thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu có liên quan đến khu vực đo, chuẩn bị các thiết bị máy móc, trang thiết bị, vật tư, nhân lực. - Liên hệ với Uỷ ban nhân dân nơi địa bàn thi công nhờ sự giúp đỡ về tổ chức tìm người hướng dẫn đo đạc, xin giấy giới thiệu để xuất trình khi cần thiết. - Xác định tỷ lệ đo vẽ chính cho khu vực. - Lập kế hoạch cụ thể cho khu đo. a. Chuẩn bị nhân lực đo vẽ Tuy diện tích khu đo tương đối rộng, khoảng 16 ha, nhưng số lượng điểm chi tiết nhiều. Vì vậy để hoàn thành được kế hoạch và nhiệm vụ cần dự kiến về nhân lực đo vẽ gồm 1 người đứng máy, 2 người chạy gương.
  46. 36 b. Chuẩn bị phương tiện đo vẽ Phương tiện đo vẽ chính bao gồm: Máy toàn đạc điện tử TopCon GTS 235N và các thiết bị phục vụ cần thiết như bộ đàm, thước dây, sơn mốc, gương, cờ hiệu Trong quá trình xử lý số liệu cần chuẩn bị máy vi tính đã cài đặt các phần mềm biên tập bản đồ, các phần bình sai lưới để tiến hành bình sai và biên tập bản đồ địa chính (ví dụ như phần mềm GPSurvey 3.5, MicroStation, Famis, Anep ), ngoài ra cần chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ khác như máy in, máy tính cầm tay c. Xác định tỷ lệ đo vẽ cho khu vực nghiên cứu Tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính được xác định trên cơ sở loại đất và mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha. Mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha gọi tắt là Mt, được xác định bằng số lượng thửa đất chia cho tổng diện tích (ha) của các thửa đất. Căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa vật và diện tích của từng thửa đất ở khu vực đo vẽ để lựa chọn tỷ lệ bản đồ cho hợp lý. Dựa vào đặc điểm khu đo, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp diện tích các thửa đất và căn cứ vào mức độ khó khăn của khu vực đo vẽ và yêu cầu của công tác quản lý đất đai, tỷ lệ bản đồ được xác định đo vẽ là 1:1000. Theo đó bản đồ địa chính có kích thước thực tế là 1 x 1 km kích thước hữu ích của bản vẽ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích là 25 ha, việc chia mảnh, đánh số thực hiện theo phương pháp chia mảnh thứ nhất 4.2.2. Đo đạc ngoại nghiệp Trước tiên dựa vào sự phân bố của các điểm địa chính cấp cao kết hợp với điều kiện địa và việc đi khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng lưới khống chế đo vẽ cho khu vực toàn xã. Tùy theo điều kiện địa hình thực tế của từng khu vực để bố trí lưới khống chế đo vẽ cho phù hợp, điểm khởi và khép của lưới đo vẽ là các điểm địa chính cấp II trở lên. Lưới khống chế đo vẽ toàn bộ tờ số 15 khu vực thị trấn Văn Giang gồm 43 điểm. Lưới được đo GPS
  47. 37 TRIMBLE, đảm bảo theo đúng quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4.2.3. Công tác nội nghiệp a. Bình sai lưới kinh vĩ - Trút số liệu đo từ máy GPS TRIMBLE bằng phần mềm Trimble Data Transfer. - Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình sai Trimble Business Center (TBC) của hãng Trimble để bình sai lưới kinh vĩ. - Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng 4.2 (chi tiết xem phụ lục 1) Bảng 4.2: Kết quả tọa độ phẳng và độ cao bình sai STT Hạng lưới Kí hiệu điểm Tọa độ (X) Tọa độ (Y) 1 Kinh vĩ cấp I KVI-03 2316835.524 544330.701 2 Kinh vĩcấp I KVI-04 2316744.655 544337.302 3 Kinh vĩ cấp I KVI-06 2316712.198 544218.985 4 Kinh vĩ cấp I KVI-07 2316621.939 544276.071 5 Kinh vĩ cấp I KVI-08 2316458.320 544273.332 6 Kinh vĩ cấp I KVI-25 2316811.538 544171.615 7 Kinh vĩ cấp I KVI-26 2316955.199 544238.468 8 Kinh vĩ cấp I KVI-27 2316990.629 544100.910 9 Kinh vĩ cấp I KVI-28 2316989.712 543997.314 10 Kinh vĩ cấp I KVI-29 2316841.673 544087.357 11 Kinh vĩ cấp II KVII-27 2316990.530 544130.890 12 Kinh vĩ cấp II KVII-28 2316997.110 544162.920 13 Kinh vĩ cấp II KVII-29 2316981.730 544199.440 14 Kinh vĩ cấp II KVII-30 2316963.730 544263.920 15 Kinh vĩ cấp II KVII-31 2316921.330 544271.660 (Nguồn: Từ số liệu đo đạc)
  48. 38 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC 1. Sai số trung phương trong số đơn vị: M = 1.0 2. Sai số vị trí điểm: - Nhỏ nhất: (điểm: KV1-153) mp = 0.001 m - Lớn nhất: (điểm: KV1-14) mp = 0.013 m 3. Sai số tương đối cạnh: - Nhỏ nhất: ms/s = 1/ 3265651 (Cạnh KV1-108 - KV1-193 S = 158.531 m) - Lớn nhất: ms/s = 1/ 25184 (Cạnh KV1-83 - KV1-80 S = 143.863 m) 4. Sai số phương vị: - Nhỏ nhất: (KV1-108 - KV1-193) ma = 0.06" - Lớn nhất: ( KV1-83 - KV1-80) ma = 20.60" 5.- Chiều dài cạnh nhỏ nhất: (VG-19 - KV1-48) S = 63.161 m - Chiều dài cạnh lớn nhất: (KV1-87 - KV1-166) S = 3487.467 m - Chiều dài cạnh trung bình: S = 1330.249 m b. Sơ đồ lưới khống chế Hình 4.2: Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ
  49. 39 4.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 15 tại thị trấn Văn Giang 4.3.1. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Đánh mốc sơn xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo vẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. - Từ các mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết. - Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được vào sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ. Sau khi xác định ranh giới hành chính, các ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy điện tự để đo vẽ chi tiết ranh giới các thửa đất, các công trình xây dựng trên đất. + Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất như nhà ở, các công trình công cộng, trụ sở cơ quan. + Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường, long đường. + Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn. Đo thể hiện lòng mương, mép nước, ghi chú hướng dòng chảy của hệ thống. + Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống, trạm biến áp. - Số liệu đo chi tiết thể hiện qua bảng 4.3: (chi tiết xem tại phụ lục 2)
  50. 40 Bảng 4.3: Số liệu đo chi tiết bằng máy toàn đạc Topcon GTS-235N STT Tọa độ X Tọa độ Y Độ Cao CODE KVI-27 2316990.629 544100.91 6.755 TR01 KVI-28 2316989.712 543997.314 7.597 DKD 27F 2316992.095 544068.894 6.628 COC PHU 1 2316990.629 544100.918 5.825 R 2 2316989.498 544074.678 6.448 R 3 2316992.67 544070.208 6.552 R 4 2316991.885 544067.918 6.58 GT 5 2317004.65 544067.16 5.891 GT 6 2317002.131 544067.472 5.957 R 7 2317002.131 544067.474 5.957 R 8 2317005.198 544066.969 7.023 R 9 2317004.053 544069.228 6.464 R 10 2317004.055 544069.226 6.465 R 11 2317005.114 544067.995 6.393 R 12 2317011.814 544066.687 5.832 R 13 2317011.802 544066.346 6.632 R . . (Nguồn: Từ số liệu đo đạc) 4.3.2. Ứng dụng bộ phần mềm biên tập mảnh bản đồ số 15 thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - Sau khi đã hoàn thành công tác đo vẽ ngoài thực địa, tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địachính. * Quá trình trút số liệu được tiến hành như sau: - Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo điện tử .
  51. 41 Hình 4.3: Mở phần mềm trút số liệu TOP2ASC - Vào biểu tượng Computer trên màn hình máy tính, vào file chứa phần mềm trút số liệu, chọn tiếp vào biểu tượng TOP2ASC. Sau khi phần mềm được chạy chọn tiếp Received and Convert GTS6 data to ASC Format. Hình 4.4: Làm việc với phần mềm TOP2ASC
  52. 42 - Nhập tên file và nhấn Enter Hình 4.5: Nhập tên file số liệu được trút - Số liệu được trút ra Hình 4.6: Số liệu đang được trút ra - Sau khi trút số liệu xong ta vào phần mềm TDDC, chọn File KC chứa file tọa độ lưới khống chế. Sau đó chọn tạo file tọa độ KC, tạo file số liệu ASC, tạo file tọa độ TXT, Tính độ cao chi tiết. Tiếp theo chọn file .tcm và tính tọa độ.
  53. 43 Hình 4.7: Phần mềm TDDC Hình 4.8: Phần mềm báo có lỗi tọa độ - Nếu phần mềm báo có lỗi tọa độ thì chọn file .tcm có lỗi rồi chọn Sửa số liệu. Sau đó sửa các vị trí trạm máy định hướng và vị trí trạm máy cho đúng.
  54. 44 Hình 4.9: Sửa số liệu Tiếp tục tính tọa độ sau khi sửa số liệu xong nếu vẫn báo có lỗi tiếp tục sửa số liệu tới kho phần mềm báo số lỗi còn 0 thì số liệu đã chính xác. 4.3.2.1. Nhập số liệu đo - Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi .txt ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn (Select) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt, gọi ứng dụng Famis. - Làm việc với (cơ sở dữ liệu trị đo): Nhập số liệu Import/ DWG or DXF Tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ. Hình 4.10: Nhập số liệu đo
  55. 45 Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .txt ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đất đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau: Hình 4.11: Điểm đo chi tiết 4.3.2.2. Hiển thị sửa chữa số liệu đo và nối điểm - Hiển thị trị đo Cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị Tạo mô tả trị đo chọn các thông số hiển thị DX = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0 DY = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0 Chọn kích thước chữ = 3 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thụân tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu xanh dương ta nên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiêt là màu xanh lá chọn xong ta ấn chấp nhận.
  56. 46 Hình 4.12: Tạo mô tả trị đo Vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm như sau: Hình 4.13: Một số điểm đo theo thứ tự 4.3.2.3. Thành lập bản vẽ - Nối điểm Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Liner Elements và chọn lớp 10 để nối điểm cho từng đối tượng của chương trình Micorstation SE để nối các điểm đo chi tiết.
  57. 47 Hình 4.14: Kết quả nối điểm đo chi tiết Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo. - Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm: + Khung bản đồ; + Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định; + Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
  58. 48 + Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệthống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn; + Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất; + Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. + Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến; + Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao; + Dáng đất hoặc điểm ghi chú độcao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình); - Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp: + Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa chính phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao; + Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp; + Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính;
  59. 49 + Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơ địa giới hành chính và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp. Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất; + Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. + Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn: Các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính. - Đối tượng thửa đất + Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; + Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;
  60. 50 + Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất; + Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó; + Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó; + Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất. + Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước. - Loại đất + Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính bằng ký hiệu quy định tại điểm 13 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/BTNMT. + Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng đất. Trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích khác với hiện trạng mà việc đưa đất vào sử dụng theo quyết định đó còn trong thời hạn quy định tại điểm h và i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì thể hiện loại đất trên bản đồ địa chính theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và
  61. 51 đã quá thời hạn đưa đất vào sử dụng quy định tại Điểm h và i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì ngoài việc thể hiện loại đất theo hiện trạng còn phải thể hiện thêm loại đất theo giấy tờ đó trên một lớp (level) khác; đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận về những trường hợp thửa đất có loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên giấy tờ tại thời điểm đo đạc. Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thể hiện các mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước công nhận (cấp Giấy chứng nhận) toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở thì thể hiện loại đất là đất ở. - Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất + Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất được xác định theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấu không tiếp giáp mặt đất vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất (không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụ trên tường nhà, mái che). Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theo mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của công trình đó. + Hệ thống giao thông biểu thị phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ (kể cả đường trong trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ mục đích công cộng) và các công trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu. + Hệ thống thủy văn biểu thị phạm vi chiếm đất của sông, ngòi, suối, kênh, mương, máng và hệ thống rãnh nước. Đối với hệ thống thủy văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm đất của công trình.
  62. 52 4.3.2.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ Từ menu chọn cơ sở dữ liệu bản đồ/quản lý bản đồ/kết nối với cơ sở dữ liệu. Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa (topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo. 4.3.2.5. Sửa lỗi Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor. Chức năng sửa lỗi thông dụng trong bản đồ số như là: Bắt quá (Overshoot), bắt chưa tới (Undershoot), trùng nhau (Dupplicate). Chọn Tạo topology/Tự động tìm, sửa lỗi [Clean], xuất hiện màn hình MRFClean. Chọn Parameter xuất hiện màn hình MRFClean Parameters, chọn Tolerances Nhập hệ số cho lớp bản đồ cần sửa lỗi (0.1 mm x M, M là mẫu số tỷ lệ bản đồ) Chọn MRFClean, tại vị trí có lỗi xuất hiện cờ (Flag) ngầm định là chữ D.
  63. 53 Hình 4.15: Tự động tìm, sửa lỗi Clean Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như: Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh hoạ dưới đây: Hình 4.16: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ/Tạo Topology/Sửa lỗi. Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstation với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng Các hình minh hoạ dưới đây là hình
  64. 54 thanh công cụ Modifi của Microstation và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi. Hình 4.17: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất Hình 4.18: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi Trên đây ta đã hoàn thành việc sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo, thực hiện các bước tiếp theo.
  65. 55 4.3.2.6. Biên tập mảnh bản đồ a. Tạo vùng Từ cửa sổ Cơ sở dữliệu bản đồ → Tạo Topology → Tạo vùng. Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất trong bản đồ là 10) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất. Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữliệu bản đồ → quản lý bản đồ → kết nối với cơ sở dữ liệu. Hình 4.19: Kết quả tạo vùng cho thửa đất
  66. 56 b. Đánh số thửa Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → bản đồ địa chính → đánh số thửa tự động hộp thoại đánh số thửa tự dộng sẽ hiện ra: Hình 4.20: Đánh số thửa tự động Tại mục bắt đằu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20, chọn kiểu đánh Đánh tất cả Chon kiểu đánh zích zắc, kích vào hộp thoại Đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. c. Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chính, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc thành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn xẽ tiên hành gán nhãn bằng lớp đó:
  67. 57 Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Gán thông tin địa chính ban đầu → Gán dữ liệu từ nhãn. Hình 4.21: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn dán Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ) bằng lớp 5 do vậy ta gắn thông tin từ nhãn lớp 5 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ), gắn xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ. d. Vẽ, sửa bảng nhãn thửa Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu. Sử dụng công cụ vẽ nhãn thửa trong Emap, khởi động Emap bằng cách Utilities → MDL Appliations → Browse → Tìm đến đường dẫn chứa emap.ma Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Xử lý bản đồ → Vẽ nhãn thửa
  68. 58 Hình 4.22: Vẽ nhãn thửa Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Đánh số thửa tự động. Hình 4.23: Đánh số thửa tự động Đánh dấu vào vẽ tự độ ngrồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa.
  69. 59 e. Sửa bảng nhãn thửa Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhãn thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Nếu chưa khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thộng tin vào bản nhãn. Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Sửa bảng nhãn thửa Hình 4.24: Sửa bảng nhãn thửa Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ. f. Tạo khung bản đồ địa chính Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong pham vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT banhành. Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo khung bản đồ.
  70. 60 Hình 4.25: Tạo khung bản đồ địa chính Khi ta ấn vào nút “Chọn bản đồ” và chọn điểm trên màn hình thì tọa độ góc khung của bản đồ xẽ hiên lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Famis, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết. Hình 4.26: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh
  71. 61 4.3.2.7. Kiểm tra kết quả đo Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chon những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 4.3.2.8. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này. (thể hiện chi tiết ở phụ lục 3) 4.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp 4.4.1. Thuận lợi + Nhìn chung khu vực đo tương đối thoáng, việc thông hướng và vận chuyển máy đo đi lại cũng thuận lợi. + Quá trình thực tập được công ty đưa đón và có phương tiện đi lại trong thời gian thực tập và làm việc tại công ty. + Mặc dù gặp nhiều trở ngại khó khăn trong khi đo đạc, nhưng cũng được cán bộ của xã, công ty và các đại diện thôn giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực tập và làm việc. + Với khả năng cho phép đo được tất cả các yếu tố: Góc, khoảng cách và chênh cao với độ chính xác rất cao của máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 235N đã tạo thuận lợi cho việc xây dựng lưới, đo chi tiết các điểm phục vụ công tác đo đạc thành lập mảnh bản đồ địa chính số 15 của thị trấn Văn Giang huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
  72. 62 4.4.2. Khó khăn + Do mới làm quen với Topcon GTS-235N nên nhiều khi còn bớ ngớ chậm chạp trong công việc. + Trong quá trình đo đạc còn gặp đôi chút khó khăn do địa hình, địa vật, diện tích lớn, tranh chấp đất gây cản trở việc đo đạc. + Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc đo đạc đã xuống cấp làm chậm tiến độ khi đo đạc ở khu vực khó khăn, đòi hỏi độ chính xác cao. + Do đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử nên nếu gặp thời tiết khó khăn (mưa) sẽ không thực hiện được công tác đo đạc. 4.4.3. Giải pháp + Tích cực học tập và rèn luyện bản thân để hoàn thành tốt công tác thiết kế và thi công đo vẽ bản đồ. + Cần đầu tư nhiều hơn về trang thiết bị để phục vụ công tác đo vẽ bản đồ được tốt hơn. + Cần giải quyết, xử lý, hòa giải tình trạng tranh chấp đất đai để không ảnh hưởng đến việc đo đạc. + Đầu tư, cải tiến, nâng cao khả năng hoạt động của các thiết bị trong điều kiện thời tiết khó khăn (mưa).
  73. 63 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đưa ra kết luận sau: * Kết quả thu được - Thành lập được lưới khống chế đo vẽ bao gồm: 10 khống chế kinh vĩ cấp I và 33 điểm khống chế kinh vĩ cấp II bằng máy GPS TRIMBLE. - Thành lập được bản đồ địa chính tờ số 15 tỷ lệ 1:1000 thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Với tổng số 469 thử đất với tổng diện tích là 156654,7 m2 - Trong đó: Đất ODT có 413 thửa với tổng diện tích là 99103,9 m2 Đất CLN có 13 thửa với tổng diện tích là 2026,8 m2 Đất DGD có 1 thửa với tổng diện tích là 1194,1 m2 Đất DGT có 6 thửa với tổng diện tích là 26339,5 m2 Đất DTL có 20 thửa với tổng diện tích là 10606 m2 Đất DTT có 1 thửa với tổng diện tích là 473 m2 Đất DVH có 1 thửa với tổng diện tích là 2039,6 m2 Đất NTS có 7 thửa với tổng diện tích là 7959,2 m2 Đất TIN có 7 thửa với tổng diện tích là 6912,6 m2 5.2. Kiến nghị - Đối với UBND thị trấn Văn Giang cần phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Famis và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới.
  74. 64 - UBND và phòng TNMT huyện Văn Giang: Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Famis để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác. - Đối với Sở TNMT Tỉnh Hưng Yên cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành. - Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai các cấp, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  75. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2005, Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2006, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Famis. 3. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2008, Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000. 4. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2013, Thông tư 55/2013/TT-BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính. 5. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2014, Thông tư số: 25/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính. 6. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2016, Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai. 7. Chính phủ, 2004, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Nghị định Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. 8. Nguyễn Thị Kim Hiệp CS, 2006, Giáo trình Bản đồ địa chính, NXB Nông Nghiệp – Hà Nội. 9. Luật đất đai, 2013, 45/2013/QH13 : 29/11/2013 Quốc hội ban hành luật đất đai 2013. 10. Tổng cục Địa chính, 1999, Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. 11. Tổng cục Quản lý Đất đai, 2015, công văn số 1734/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 23/11/2015 hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong việc xác định mật độ thửa đất trung bình của BĐĐC.
  76. 66 12. Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 13. Lê Văn Thơ, 2009, Bài giảng môn Trắc địaI - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 14. Vũ Thị Thanh Thủy, 2009, Bài giảng Trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 15. Vũ Thị Thanh Thủy và CS, 2008, Giáo trình trắc địa cơ sở, NXB Nông Nghiệp – HN. 16. Viện nghiên cứu Địa chính, 2002, Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.
  77. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Tọa độ điểm lưới đo vẽ khống chế STT Hạng lưới Kí hiệu điểm Tọa độ (X) Tọa độ (Y) 1 Kinh vĩ cấp I KVI-03 2316835.524 544330.701 2 Kinh vĩ cấp I KVI-04 2316744.655 544337.302 3 Kinh vĩ cấp I KVI-06 2316712.198 544218.985 4 Kinh vĩ cấp I KVI-07 2316621.939 544276.071 5 Kinh vĩ cấp I KVI-08 2316458.320 544273.332 6 Kinh vĩ cấp I KVI-25 2316811.538 544171.615 7 Kinh vĩ cấp I KVI-26 2316955.199 544238.468 8 Kinh vĩ cấp I KVI-27 2316990.629 544100.910 9 Kinh vĩ cấp I KVI-28 2316989.712 543997.314 10 Kinh vĩ cấp I KVI-29 2316841.673 544087.357 11 Kinh vĩ cấp II KVII-27 2316990.530 544130.890 12 Kinh vĩ cấp II KVII-28 2316997.110 544162.920 13 Kinh vĩ cấp II KVII-29 2316981.730 544199.440 14 Kinh vĩ cấp II KVII-30 2316963.730 544263.920 15 Kinh vĩ cấp II KVII-31 2316921.330 544271.660 16 Kinh vĩ cấp II KVII-32 2316922.560 544308.830 17 Kinh vĩ cấp II KVII-33 2316911.270 544316.200 18 Kinh vĩ cấp II KVII-34 2316910.710 544332.920 19 Kinh vĩ cấp II KVII-35 2316838.540 544283.470 20 Kinh vĩ cấp II KVII-37 2316804.570 544115.100 21 Kinh vĩ cấp II KVII-38 2316763.300 544109.260
  78. STT Hạng lưới Kí hiệu điểm Tọa độ (X) Tọa độ (Y) 22 Kinh vĩ cấp II KVII-39 2316679.770 544069.780 23 Kinh vĩ cấp II KVII-40 2316660.120 544111.990 24 Kinh vĩ cấp II KVII-41 2316688.360 544169.000 25 Kinh vĩ cấp II KVII-42 2316587.030 544084.720 26 Kinh vĩ cấp II KVII-43 2316541.060 544109.310 27 Kinh vĩ cấp II KVII-44 2316559.600 544176.740 28 Kinh vĩ cấp II KVII-45 2316564.410 544211.030 29 Kinh vĩ cấp II KVII-46 2316573.220 544245.290 30 Kinh vĩ cấp II KVII-47 2316477.170 544127.980 31 Kinh vĩ cấp II KVII-48 2316469.290 544211.170 32 Kinh vĩ cấp II KVII-49 2316458.280 544273.320 33 Kinh vĩ cấp II KVII-50 2316447.340 544315.400 34 Kinh vĩ cấp II KVII-51 2316526.140 544328.050 35 Kinh vĩ cấp II KVII-52 2316583.890 544330.030 36 Kinh vĩ cấp II KVII-53 2316634.790 544321.340 37 Kinh vĩ cấp II KVII-54 2316726.750 544373.420 38 Kinh vĩ cấp II KVII-55 2316701.960 544402.440 39 Kinh vĩ cấp II KVII-56 2316683.060 544432.390 40 Kinh vĩ cấp II KVII-57 2316628.830 544424.500 41 Kinh vĩ cấp II KVII-58 2316595.750 544428.450 42 Kinh vĩ cấp II KVII-59 2316594.510 544396.880 43 Kinh vĩ cấp II KVII-60 2316588.290 544361.000