Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát hoa (Chukrasiatabularis) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 73 trang thiennha21 20/04/2022 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát hoa (Chukrasiatabularis) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_hon_hop_ruot_bau_den_sinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát hoa (Chukrasiatabularis) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MÙA A THƯ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH ỞHƯ NG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÁT HOA (Chukrasia tabularis) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên- 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MÙA A THƯ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH ỞHƯ NG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÁT HOA (Chukrasia tabularis) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K48 - NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : S.Th Đào Hồng Thuận Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm ! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! ThS. Đào Hồng Thuận Mùa A Thư XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Mục tiêu của Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm là đào tạo được những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy,thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết sau này. Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát hoa (Chukrasiatabularis) tại vườn ươm trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: ThS. Đào Hồng Thuận đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được góp ý, nhận xét phê bình của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày .tháng .năm 2020 Sinh viên thực tập Mùa A Thư
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Mẫu bảng 3.1: Sinh trưởng D00 của cây Lát hoa 26 Mẫu bảng 3.2:Sinh trưởng Hvn của cây Lát hoa 26 Mẫu bảng 3.3: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức hỗn hợp ruột bầu 28 Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của cây Lát hoa của các công thức thí nghiệm 29 Bảng 4.2: Kết quả sinh trưởng 푯vn của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm ở các công thứcthí nghiệm 32 Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng 푫 oo của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm . 37 Bảng 4.4: Kết quả sinh trưởng về động thái ra lácủa cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm 43 Bảng 4.5: Kết quả về phẩm chất cây con Lát hoa ở các công thức thí nghiệm 46 Bảng 4.6: Dự tính tỷ lệ cây Lát hoa xuất vườn ở các công thức thí nghiệm 48
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm 22 Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống (%) trung bình của cây Lát hoa ở các CTTN 29 Hình 4.2: Hình ảnh tỷ lệ sống cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm 30 Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng 푯vn của cây Lát hoa ở các CTTN 33 Hình 4.4: Ảnh minh họa chiều cao của cây Lát hoa chụp 90 ngày ở các công thức thí nghiệm 37 Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn đường kính cổ rễ (cm) của cây Lát chun ở các CTTN 39 Hình 4.6: Ảnh minh họa tiến hành đo D00 của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm 41 Hình 4.7: Ảnh minh họa tiến hành đo D00 của cây Lát chun ở công thức thí nghiệm 1 và 2 41 Hình 4.8: Ảnh minh họa tiến hành đo D00 của cây Lát hoa ở công thức thí nghiệm 3 và 4 42 Hình 4.9. Biểu đồ biểu diễn số lá của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm 43 Hình 4.10: Ảnh số lá của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm 44 Hình 4.11: Biểu đồ tỷ lệ % cây Tốt, Trung bình, Xấu của cây Lát hoa ở các CTTN 46 Hình 4.12: Biểu đồ dự tính tỷ lệ phần trăm cây Lát hoa xuất vườn 48
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT D̅00 Đường kính trung bình H̅vn Chiều cao trung bình Cm Xentimet CT Công thức CTTN Công thức thí nghiệm D00 Đường kính cổ rễ Di Giá trị đường kính gốc của một cây Hi Giá trị chiều cao vút ngọn của một cây Hvn Chiều cao vút ngọn i Thứ tự cây thứ i RCBD Kiểm tra theo dõi SL Số lượng STT Số thứ tự TB Trung bình TN Thí nghiệm
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 2 1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học 2 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 9 2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới 9 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 11 2.3. Một số thông tin về loài cây Lát hoa 15 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 18 PHẦN 3. ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
  9. vii 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21 3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 24 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm 29 4.2. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Lát hoa dưới ảnh hưởng của các hỗn hợp ruột bầu 32 4.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính cổ rễ 푫 oo của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm. 37 4.4. Kết quả nghiên cứu về động thái ra lá của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm 43 4.5. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm 46 4.5.1. Phẩm chất của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm 46 4.5.2. Dự tính tỷ lệ cây Lát hoa xuất vườn ở các công thức thí nghiệm 47 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Tồn tại 52 5.3. Đề nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của con người, nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng, bảo vệ một cách hợp lý. Rừng không chỉ cung cấp những vật dụng thực phẩm lâm đặc sản như: Thuốc men, gỗ củi, tre, nứa mà rừng còn là lá phổi xanh của nhân loại,điều hòa khí quyển, hấp thụ chất độc hại như CO2, SO2 và làm cân bằng môi trường sinh thái đem lại cuộc sống trong lành cho con người và mọi sinh vật. Gỗ Lát hoa là loại cây gỗ thuộc chi Lát họ Xoan với tên khoa học là ChukrasiaSp.Lát hoa có màu nâu đỏ hoặc vàng vô cùng sang trọng. Cùng với đó là các thớ mịn, các đường vân chun gỗ đẹp, cực kỳ hút mắt. Loại gỗ này có thể tạo nên những sản phẩm nội thất với một vẻ đẹp tinh tế,sang trọng, có thể đáp ứng được tính nghệ thuật cao. Với độ chắc chắn cao, có thể chạm khắc được những đường nét mềm mại, cuốn hút. Loài này mang nhiều ý nghĩa ềv sinh thái, giá trị thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan. Hiện nay vùng phân bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể trưởng thành của loài bị giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do khai thác gỗ vì mục đích thương mại và xây dựng, làm hàng mỹ nghệ, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái sinh kém. Vì vậy, loài này đang đứng trước nguy cơ khan hiếm dần. Cần phải có ngay biện pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây gỗ Lát hoa. Để bảo tồn và phát triển loài cây này cần thiết phải có những nghiên cứu sâu về khả năng sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Vì cây Lát hoa là loài cây tái sinh bình thường nhưng sức sống của cây con và
  11. 2 mầm cây là rất yếu nên không đáp ứng được khâu gây trồng trong công táctrồng rừng cần phải được đây mạnh tốc độ sinh trưởng giảm chi phí sản xuất và rút ngắn được thời gian gieo ươm. Trong sản xuất cây con từ hạt có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm, trong đó có hỗn hợp ruột bầu là nơi cung cấp chủ yếu dinh dưỡng cho cây con trong giai đoạn nuôi dưỡng ở vườn ươm, tuy nhiên mỗi loại cây phù hợp với thành phần ruột bầu khác nhau. Thực tế đã có những kết quả nghiên cứu đầy đủ về tạo hỗn hợp ruột bầu và được áp dụng vào sản xuất cây con cho nhiều loài cây sử dụng để trồng rừng trong cả nước. Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát hoa (Chukrasiatabularis) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được sinh trưởng của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm dưới ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu. - Lựa chọn được hỗn hợp ruột bầu tốt nhất đối với sinh trưởng của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, biết áp dụng và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc làm tự lập khi ra thực tế. Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng và phát triển của loài Lát hoa trong giai đoạn vườn ươm tại vườn ươm trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu tiếp theo khác cũng như là cơ sở khoa học trong nhân giống cây con.
  12. 3 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu thích hợp cho giống cây Lát hoa nhằm góp phần hoàn thiện quy trình tuyển chọn giống nhân giống cây Lát hoa có năng suất và chất lượng cao cho tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất để tạo hỗn hợp ruột bầu khi gieo ươm Lát hoa đảm bảo có số lượng, chất lượng tốt.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật nói chung và Lát chun nói riêng. Nó không những có tác dụng làm cho câysinh truởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ thể thực vật. Đất không chỉ là giá thể cho cây đứng vững, mà đất còn cung cấp dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, đất có ý rất tốt với đời sống của thực vật. Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ thể thực vật. Bộ NN và PTNT, (2005)[3]. Trong sản xuất nông lâm nghiệp: Đất là giá thể, môi trường sinh sống trực tiếp của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đất tốt cây sinh trưởng tốt ra hoa kết quả sớm, sản lượng - chất lượng quả, hạt cao chu kì sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là chất giàu dinh dưỡng chủ yếu là N, P, K và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành phần đó có tỉ lệ thích hợp. Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây. Trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối về cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng
  14. 5 cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt. Dự án WPF,(FAO) (1997) [4]. Các loại phân được sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian ngắn. Bón phân, cần kết hợp các biện pháp lâm sinh, nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh thường xuyên mới phát huy tối đa hiệu lực của phân bón. Trong gieo ươm: Đất là hoàn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển sau này. Cây con sinh trưởng phát triển tốt hay không chủ yếu là do một số yếu tố sau: Thành phần cơ giới, độ ẩm PH của đất quyết định. + Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nước và giữ nước tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm, sinh trưởng của cây con, dễ làm đất và chăm sóc cây con hơn. Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng cần căn cứ vào đặc tính sinh học loài cây, ví dụ: Gieo ươm cây Mỡ ưa đất thịt trung bình, đất tơi xốp, thoáng khí và ẩm. Gieo ươm cây Thông ưa đất cát pha, thoát nước tốt. + Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi lượng khác. Đồng thời tỉ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm trên đất tốt cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận rễ, thân, cành, lá phát triển cân đối. Mai Quang Trường, Lương Thị Anh (2007)[13]. + Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có liên quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho loại đất cát pha ở độ sâu là 1,5 - 2m, đất sét là trên 2,5m. Chọn đất vườn ươm không nên chỉ dựa vào độ ẩm của đất, mực nước ngầm cao hay thấp mà còn tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng loài
  15. 6 cây ươm. Ví dụ: Gieo ươm cây phi lao nên chọn đất thường xuyên ẩm, xong gieo ươm cây thông cần phải chọn dất nơi cao ráo, thoát nước. + Nước: Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai đoạn vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây Mỡ. Hệ rễ cây con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu không khí. Vì thế việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho cây non ở vườn ươm là việc làm rất quan trọng. Nguyễn Văn Sở, (2004)[11] + Độ PH của đất: Có ảnh hưởng tới tốc độ nảy mầm của hạt giống và sinh trưởng của cây con, đa số các loài cây thích hợp với độ PH trung tính, cá biệt có loài ưa chua như Thông, ưa kiềm như Phi lao. - Sâu bệnh hại: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi còn dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp xử lý ấđ t trước khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm tại những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng. Một trong nhiều phương pháp đang được sử dụng nhiều hiện nay là nhân giống từ hạt. Để cay con phát triển tốt trong giai đoạn vườn ươm nhân tố rất quan trọng tới sinh trưởng của cây đó là hỗn hợp ruột bầu. Theo Nguyễn Văn Sở Và Trần Thế Phong, (2003)[10], thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cấy con trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh. Một
  16. 7 hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chưa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng đến cây con. Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu là đất tốt, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, PH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại. Theo Nguyễn Xuân Quát,(1985) [9], để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia. Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây. Có rất nhiều các phân loại phân bón dựa vào cách bón, trạng thái phân, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, liều lượng dưỡng chất mà cây cần nhiều hay ít. + Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng được ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các bộ phận lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa, quả) cây trồng phát triển bình thường. + Bón phân qua lá: Lá, thân, cành, quả, cây, lượng phân hòa tan vào nước ở một nồng độ cho phép, phun ướt đẫm lá và thân cây, quả, chất dinh dưỡng được ngấm qua lá. Ruột bầu: là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ
  17. 8 giới nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục (phân chuồng, Phân xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỉ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp (Nguyễn Xuân Quát, (1985) [9]. Phân Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy đủ lân sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm. Nếu thiếu lân kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng, lá màu xanh đậm, sau chuyển dần sang vàng, thân cây mềm, thấp, năng suất chất khô giảm. Ngoài ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm. Một vài loại lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay đỏ. Ở những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm trọng như thừa nitơ. Trịnh Xuân Vũ, (1975)[16]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, ( 1998)[15]; Ekta Khurana and J.S Singh, ( 2001)[17]. Phân Vi Sinh: Giúp cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Làm cho nước thấm trong đất thuận lợi, hạn chế đóng váng bề mặt, hạn chế chảy tràn rửa trôi chất dinh dưỡng, ổn định nhiệt độ đất, tăng cường hoạt động của sinh vật đất. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây con như: Đạm, lân, kali, các nguyên tố trung vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây con.Nếu thiếu hụt phân vi sinh cây con sẽ không phát triển hay phát triển kém, cây còi cọc, khả năng đẻ nhánh thấp, cành lá ra ít, lá nhỏ, lá vàng, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, bộ rễ kém phát triển, dễ bị sâu bệnh tấn công, khả năng chống chịu kém đối với các yếu tố bất lợi.
  18. 9 Supe Lân: Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận thu hoạch. Lân còn ảnh hưởng đến tính lưu động của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng. Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm. Nên thường được dùng bón lót hay trộn với đất trồng trước khi trồng. Bón phân vào đất (qua rễ) cây hấp thụ thường không hết nên giữ lại trong đất hoặc tự rửa trôi. Còn bón phân qua lá nồng độ bón phân qua lá thường nhỏ. Nếu bón nồng độ cao thì cây tự sót và chết. Nếu bón nồng độ quá thấp thì hiệu quả không rõ. Vì vậy trong một đời cây phải bón nhiều lần ở những nồng độ thích hợp. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với đất trong hỗn hợp ruột bầu, tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỉ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới 1974: Polster, Fidler, Lir đã có kết luận sinh trưởng của cây thân gỗ phụ thuộc vào sự hút các nguyên tố khoáng từ đất. Trong suốt quá trình sinh trưởng, sự hút đó phụ thuộc vào độ dự trữ và mức độ dễ tan của chúng trong đất. Prianitnikov, 1964 đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến thực vật và nêu rõ phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loài cây cần có những nghiên cứu cụ thể tránh sự lãng phí phân bón không cần thiết. Turbitxki, 1963 đã khẳng định các biện pháp bón phân sẽ được hoàn thiện một cách đúng đắn theo sự hiểu biết sâu sắc nhu cầu của cây, đặc điểm của đất và loại phânbón. Kali là một nguyên tố khoáng đa lượng rất cần cho cây con gieo ươm để giúp cây sinh trưởng tốt và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi
  19. 10 của môi trường. Trong giai đoạn cây mới gieo ươm sự sinh trưởng của các cơ quan bắt đầu, các tế bào trẻ mới hình thành dễ bị tổn thương bởi các điều kiện bất lợi từ môi trường. Mặt khác kali tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bộ rễ, làm cho cây cứng cáp tăng sức đề kháng của cây, giảm quá trình thoát hơi nước và điều hòa quá trình sống làm cho cây khỏe mạnh (Andre Grro, 1967). Chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con.Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con. Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa, (1998)[15]. Trên thế giới nhiều nhà khoa học cũng công nhận phân bón giúp cho cây sinh trưởng phát triển nhanh hơn, phân bón còn giúp cây chống chịu được với hạn hán, sâu bệnh. Phân bón sinh học trở thành phân bón phổ biến và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng làm tăng năng suất cho nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như: Atonik, Yogen, (Nhật Bản), Bloom, Blus, Solu, Spray-NGrow (Hoa Kỳ), Diệp lục tố, đặc phong (Trung Quốc). Nhiều chế phẩm đã được nghiên cứu và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Ở Mỹ, Canada, Braxin Những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương pháp bón phân đã tăng năng suất từ 6,5 tấn/ha. Do đó tính ưu việt của chế phẩm sinh học có khả năng nhanh chóng cung cấp cho cây dưỡng chất phát huy hiệu lực phân đa lượng giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả cao. Nên trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển việc nghiên cứu, sử dụng các chế
  20. 11 phẩm sinh học rất được chú trọng đầu tư. Phân bón sinh học trở thành loại phân phổ biến và không thể thiếu trong sản xuất, nông lâm nghiệp hiện đại. 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Nguyễn Hữu Thước (1963), Nguyễn Ngọc Tân (1985), Nguyễn Xuân Quát (1985), Trần Gia Biển (1985) các tác giả đều đi đến kết luận chung cho rằng mỗi loại cây trồng đều có yêu cầu về loại phân, nồng độ, phương thức bón, tỷ lệ hỗn hợp hoàn toàn khác nhau. Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (Pinus merkusii), tác giả cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu. Những nghiên cứu như thế cũng đã được Hoàng Công Đãng (2000), thực hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vườn ươm. Mai Quang Trường, Lương Thị Anh, (2007)[13]. Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2006)[8], khi gieo ươm cây Huỳnh Liên (Tecoma stans (L) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2:2,1 và 0,3% Kali clorua, 0,5% super lân và 0,1% vôi. Cây cối tiếp nhận được 95% phân bón và được đánh giá là 1 tấn phân bón lá có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón vào đất. Do trên mỗi lá có hàng triệu khí khổng có khả năng hấp thụ ánh sáng, không khí, nước và chất khoáng. Phân được xâm nhập trực tiếp, di chuyển nhanh chóng trong cây nên đáp ứng được yêu cầu cần thiết nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời gian ngắn, giúp cây sinh trưởng tốt cho năng suất và chất lượng cao. Theo Đào Hồng Thuận, Đàm Văn Vinh, Đào Thị Thu Hương, (2019)[12] khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Sưa (Dabegia Tonkinesis Prain) giai đoạn vườn ươm: Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định được chế độ che sáng phù hợp và công thức thành phần hỗn hợp ruột bầu thích hợp đối với cây Sưa trong giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm che sáng (thí nghiệm 1) gồm bốn công thức: CT1 (che
  21. 12 sáng 75%); CT2 (che sáng 50%); CT3 (che sáng 25%); CT4 (không che sáng). Thí nghiệm xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu (thí nghiệm 2) gồm bốn công thức: CT1 (không có phân); CT2 (98% đất + 2% NPK); CT3 (88% đất + 2% NPK + 10% phân vi sinh); CT4 (78% đất + 2% NPK + 20% phân vi sinh). Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức hai (che sáng 25%) và công thức ba (88% đất + 2% NPK + 10% phân vi sinh) cho cây Sưa đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong giai đoạn vườn ươm và tỷ lệ xuất vườn cao. Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm (2006) [7] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) nhận thấy rằng độ tàn che thay đổi có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và sinh khối của cây con gỗ đỏ.Sau 6 tháng, đường kính của gõ đỏ dưới các độ tàn che khác nhau có sự phân hóa thành 4 nhóm; trong đó thấp nhất ở độ tàn che 100%, cao nhất ở độ tàn che 25%. Chiều cao thân cây gõ đỏ 6 tháng tuổi phân hóa thành 3 nhóm; trong đó thấp nhất ở thí nghiệm thức đối chứng, kế đến ở độ tàn che 25% - 75%, cao nhất ở độ tàn che 100%. Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng tỏ rằng, giá trị lớn nhất về sinh khối của gõ đỏ 6 tháng tuổi chỉ đạt được dưới độ tàn che 25%, thấp nhất ở độ tàn che 100%. Ngoài ra, sự suy giảm sinh khối của cây con gõ đỏ sẽ xảy ra khi chúng không được che bóng hoặc được che bóng từ 50% - 100%. Theo Nguyễn Phương Văn, (2017)[14] khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sự sinh trưởng và phát triển của loài Sến trung (Homalium hainanense) ở giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Quảng Bình Nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả như sau: độ che bóng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài Sến trung ở giai đoạn vườn ươm, trong khi hỗn hợp ruột bầu lại có ảnh hưởng, cụ thể: bón phân super lân có hàm lượng 3 hoặc 4% cho sinh trưởng chiều cao và đường kinh gốc tốt nhất; phân chuồng hoai có tỷ lệ 10% hoặc 20% sẽ có tác động
  22. 13 đến sinh trưởng chiều cao, tỷ lệ phân chuồng hoai 20% hoặc 30% cho sinh trưởng đường kính gốc tốt nhất của Sến trung. Đây là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào các mô hình sản xuất giống loài Sến trung phục vụ công tác trồng rừng và phục hồi rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Theo Bùi Lan Anh, Trần Minh Hòa, Nguyễn Thúy Hà, (2019)[1] khi nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Sơn đậu (Sophora tonkinensis Gagnep), kết quả cho thấy: Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu ở công thức 3 & công thức 4 (a) không có sự sai khác trong so sánh Duncan và cao nhất (đạt 96,05 - 96,75%) và cao hơn so với công thức đối chứng (Đất mặt), công thức 2, công thức 5 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Thời gian nẩy mầm của cây Sơn đậu ở công thức 4 và công thức 5 (a) cao hơn so với công thức 3 (b) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Thời gian nẩy mầm ở công thức 1 (CT1), công thức 2 (CT2) (ab) không có sự sai khác so với ở công thức 3 (b), công thức 4 & công thức 5 (a) trong so sánh Duncan. Số cành lá/cây và chiều cao cây Sơn đậu ở công thức 3 (a) là cao nhất; tiếp đến ở công thức 4 & công thức 5 (b) và thấp nhất ở công thức 1 (c) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Theo Nguyễn Minh Đường và nhiều tác giả khác từ năm (1980- 1985)[6],cũng có những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng Sao dầu ở rừng ở miền Đông Nam Bộ. Khi nghiên cứu gieo ươm Thông nhựa (Pinus merkusii),Nguyễn Xuân Quát, (1985)[9]cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu. Những nghiên cứu như thế cũng đã được Hoàng Công Đãng, (2000)[5] thực hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vườn ươm.
  23. 14 Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu, Nguyễn Xuân Quát, (1985)[9] và Hoàng Công Đãng, (2000)[5] thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát, (1985)[9] Và Hoàng Công Đãng, (2000)[5] đã bón lót supe lân, clorua kali, sulphat amôn với tỉ lệ từ 0 - 6% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sửa dụng phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 - 25% so với trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản ứng của cây gỗ non với nước. Tuy vậy, đây là một vấn đề khó, bởi vì hiện nay còn thiếu những điều kiện nghiên cứu cần thiết Nguyễn Xuân Quát, (1985)[9] Từ năm 2000 trở về đây nước ta đẩy mạnh các công trình nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh nhằm mang lại hiệu quả vốn rừng cùng các chính sách hợp lý của Nhà nước. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của cây gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tuấn Bình, (2002)[2], kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20x30cm, đục 8 - 10 lỗ. Một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là thành phần hỗn hợp ruột bầu. Theo Nguyễn Văn Sở, (2004)[11], sự phát triển của cây con phụ thuộc không chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà còn vào môi trường sinh trưởng của nó (tính chất lý hóa tính của ruột bầu). Tuy nhiên không phải tất cả các loài cây đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộcvào đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây. Khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng (dipterrocarpus dyerii),Nguyễn tuấn Bình, (2002)[2] cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của cây con. Theo tác giả, đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất xám trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây con Dầu song nàng. Hàm
  24. 15 lượng phân super phốt phát (Long Thành) thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng là 2 - 3%, còn phân NPK là 3% so với trọng lượng bầu. Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2006)[8], khi gieo ươm cây Huỷnh liên (Tecoma Stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân chuồng hoai, xơ dừa, tro, chấu theo tỉ lệ 90:5:2:2,1 và 0,3% kali clorua, 0,5% super lân và 0,1% vôi. Cuốn sách “Giống cây rừng”, “Lâm sinh 1”, “Lâm sinh 2”, “Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây nông nghiệp cho đồng bào miền núi”, “Tổ chức gieo ươm cây bản địa phục vụ mục tiêu phục hồi rừng” Và hàng loạt các bài luận văn, luận án, đề tài, chuyên đề nghiên cứu về nhân giống về gieo ươm. Những cuốn sách này có nói về các khâu chính và các kỹ thuật cần thiết trong công tác gieo ươm từ khâu xây dựng vườn ươm, khảo nghiệm giống, bảo quản hạt giống và hàng loạt các nghiên cứu về cách thức xử lý ở mỗi loại hạt giống khác nhau. Nghiên cứu tỉ lệ nảy mầm của mỗi loại hạt, nghiên cứu các công thức phân phù hợp với từng loại cây trồng. Tất cả đều nhằm mục đích tìm ra phương pháp gieo ươm thích hợp nhất cho mỗi loại cây đạt hiệu quả tốt cả về chất lượng, số lượng và thu được lợi nhuận cao lại nhanh nhất. Ngoài ra còn đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm cho công tác nghiên cứu áp dụng khoa học tiên tiến. 2.3. Một số thông tin về loài cây Lát hoa Gỗ Lát hoa là cây gỗ rừng lớn thẳng, thuộc chi Lát họ Xoan có tên khoa học (Chukrasia Sp). Cây Lát hoa thuộc loài thân gỗ trung bình. Độ cao trung bình của cây dao động trong khoảng 20 - 25m. Cây mọc thẳng, vỏ cây có màu nâu xám và có nhiều vết nứt rạn. Gốc cây có bạnh vè lớn. Cây Lát hoa có cành lá rậm rạp. Các cành nhánh non có màu nâu đỏ và được bao phủ bởi lớp lông mịn. Lá Lát chun là lá kép lông chim một lần. Các
  25. 16 lá mọc cách nhau và mang từ 10 - 16 lá chét. Lá chét có hình mũi mác, nhọn ở đỉnh, nhìn tương tự lá xoan nhưng to và dài hơn với kích thước 3 - 5cm x 7 - 12cm. Lá Lát chun khi còn non có màu nâu đỏ. Khi già lá hóa xanh thẫm. Mặt trên lá nhẵn nhụi, mặt dưới có phủ một lớp lông tơ mỏng mịn. Hoa Lát hoa mọc thành cụm ở các nách lá. Các cụm hoa thường xuất hiện ở đầu cành và dài từ 25 - 30cm. Hoa có hình chùy, là hoa đơn tính. Các cánh hoa mỏng dài hình thìa, mềm mại với độ dài từ 1 - 1,5cm. Hoa có màu kem đến vàng nhạt, hương thơm ngọt dịu. Quả Lát hoa có quả nang hình elip. Khi già vỏ quả hóa gỗ, có màu nâu và tách ra làm 3 - 5 phần, để lộ hạt lát hoa ở các ngăn bên trong. Mỗi quả Lát hoa có độ dài trung bình từ 2,5 - 3,5cm. Cây Lát hoa trồng từ 8 đến 9 năm bắt đầu cho hoa và quả. Hoa của cây nở từ tháng 4 đến tháng 6, tháng 7 hàng năm. Quả chín vào khoảng thời gian tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Cây gỗ Lát hoa sinh trưởng chậm ưa sáng, cây cho gỗ màu vàng nâu đỏ thớ gỗ mịn vân dầy đẹp. Cây phân bố rộng khắp từ Lạng Sơn tới Hà Tĩnh, cây trong tự nhiên ngày càng khan hiếm nên các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ lát chun cũng hạn chế. Cây gỗ mang giá trị kinh tế cao. Cây gỗ mọc nhiều ở những dãy núi đá vôi. Cây gỗ có thân thẳng, cao và thân gỗ có đường kính lớn tạo nên các sản phẩm nội thất có màu sắc đều đẹp. Gỗ có trọng lượng trung bình. Những thớ gỗ cứng, chắc chắn và được sấy tẩm chống co ngót, cong vênh, nứt nẻ và mối mọt tấn công cực kì tốt. Màu sắc nâu đỏ, vàng sau khi đánh vecny tạo nên sản phẩm có màu sắc ấn tượng, bề mặt sáng bóng cực kì đẹp mắt. [19].
  26. 17 [22]. Gỗ Lát hoa thuộc loại gỗ quý và trong các nhóm gỗ được phân loại hiện nay thì gỗ Lát hoa thuộc vào nhóm 1 - màu sắc, đường vân gỗ đẹp, độ bền chắc cao, có hương thơm tự nhiên đem lại giá trị kinh tế cao. Chất liệu gỗ Lát hoa mang rất nhiều đặc tính nổi trội, vì thế rất nhiều gia chủ Việt yêu thích lựa chọn loại vật liệu này trong sản xuất tủ bếp, nội thất. Cây gỗ lát phân bổ và sinh trưởng chủ yếu ở Châu Á, các nước trồng nhiều nhất hiện nay đó là Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia và có cả Việt Nam. Bên cạnh đó còn có gỗ lát Nam Phi, gỗ lát Mexico cũng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất có diện tích lớn như giường ngủ, bàn ăn. Ở nước ta, gỗ Lát hoa được trồng ở các tỉnh thành phía Bắc, trải dài từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh.
  27. 18 Cây thuộc loại họ xoan với tên khoa học là Chukrasia Sp. Cây gỗ Lát hoa có thân thẳng và khi trưởng thành có thể cao đến 20 - 30m, đường kính thân gỗ lớn. Cây càng già thì cho đường vân và thớ gỗ dày, thớ chắc. Gỗ được sử dụng trong thi công nội thất được đánh vecni toàn bộ bề mặt. Đặc tính gỗ cứng, bền và chắc chắn nhưng gỗ lại cực kì dẻo dai, dễ dàng gia công sản xuất tạo nên những họa tiết ấn tượng theo yêu cầu. Bởi đặc điểm này, gỗ được sử dụng để gia công sản xuất tủ bếp, nội thất gia đình. Gỗ Lát hoa được nhập về từ nước ngoài dưới tình trạng gỗ đã được tẩm sấy kỹ lưỡng. Như vậy sẽ đảm bảo được độ bền hạn chế co ngót, cong vênh, nứt nẻ và tránh được sự tấn công từ các loại côn trùng nhà bếp hiện nay như mối, mọt. Gỗ dễ dàng thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam và môi trường nhà bếp. Màu sắc gỗ có màu nâu đỏ, tâm và dát gỗ có ánh màu hồng. Đường vân đều và thớ gỗ rất mịn. Vân nổi với những khoảng đậm - nhạt như mây khói phủ đều. Gỗ Lát hoa được sơn thêm lớp sơn pu chống ngả màu, chống trầy xước tạo nên sản phẩm hoàn hảo có độ bền đẹp đi cùng năm tháng. Phù hợp với phong cách thiết kế nội thất hiện đại, tân cổ điển hay cổ điển. Chất liệu gỗ Lát hoa tự nhiên dễ dàng chạm khắc những họa tiết tinh tế và màu sắc sang trọng [21]. 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu  Vị trí địa lý: Đề tài được tiến hành tại mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng. Căn cứ vào bản đồ địa lý Thành phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: - Phía Bắc giáp với phường Quán Triều - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
  28. 19 - Phía tây giáp với xã Phúc hà - Phía Đông giáp với khu dân cư trường ĐHNL Thái Nguyên. * Địa hình Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 - 15, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống Đông Nam. Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi. Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì chúng ta có thể nhận thấy: * Đặc điểm khí hậu Vườn ươm trường thuộc mô hình khoa Lâm Nghiệp nằm trong khu vực xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa.Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9oC) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2oC) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ, phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Do địa hình thấp dần từ vùng núi xuống trung du và đồng bằng theo hướng bắc-nam, nên có thể thấy sự khác biệt theo lãnh thổ mức độ lạnh khác nhau. Vùng lạnh nhiều ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh vừa ở các huyện Định Hoá, Phú Lương, nam Võ Nhai; Vùng ấm ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500 - 2500 mm, cao nhất là vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Khoảng 87% lượng mưa tập trung vào
  29. 20 mùa mưa, (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30% tổng mưa cả năm, nên thường gây ra lũ lụt. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm. Theo không gian, lượng mưa tập trung nhiều ở huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, trong khi đó vùng phía tây các huyện Võ Nhai, Phú Lương mưa tập trung ít hơn. Tỉnh Thái Nguyên có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm tương đối đều cao trên 80%. -Về thời tiết đặc biệt: Thái Nguyên là tỉnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mỗi lần gió mùa Đông Bắc tràn về, nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột và hay có giông đi kèm nhất là vào thời kì đầu (tháng 9 - 10) và cuối (tháng 4 - 5). Tuy nhiên do có hệ thống núi cánh cung Bắc Sơn và Ngân Sơn che chắn nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc. Thời tiết nồm, độ ẩm lên tới trên 90%; ở Thái Nguyên mỗi năm có tới 25 - 30 ngày nồm, riêng tháng 3 có tới 12 ngày. Tháng 12 và tháng 1 hàng năm có thể xuất hiện thời tiết sương muối ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Thái Nguyên ở xa biển nên hàng năm ảnh hưởng của bão cũng giảm hơn (ở ven biển tốc độ của gió bão có thể đạt tới 40 - 50 m/s, tới Thái Nguyên chỉ còn khoảng 20 m/s.) - Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. [20].
  30. 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây Lát hoa (Chukrasiatabularis) được gieo ươm từ hạt ở giai đoạn vườn ươm. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Lát hoa tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởngcủa hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây (%) - Ảnh hưởngcủa hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao cây - Ảnh hưởngcủa hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng về đường kính gốc - Ảnh hưởngcủa hỗn hợp ruột bầu đến số lá của cây - Dự tính tỷ lệ xuất vườn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả đã nghiên cứu trước. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm – bố trí thí nghiệm. - Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ những số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học trong Lâm nghiệp. 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Bước 1: Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD). Gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại, các công thức thí nghiệm được bố trí cách
  31. 22 nhau 30cm. Mỗi công thức thí nghiệm có 90 cây, tổng số cây của 4 công thức thí nghiệm là 360 cây. Dung lượng mẫu quan sát là 30 cây trong 1công thức. Xung quanh có dải bảo vệ. Hạt gieo vào bầu, hỗn hợp ruột bầu gồm đất, NPK và phân hữu cơ trộn theo tỷ lệ. Bầu được xếp vào 4 ô thí nghiệm ở vườn ươm, chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau nhưng ở 4 điều kiện bón phân khác nhau. Các công thức thí nghiệm được bố trí như sau: + Công thức 1: 90% đất + 1% NPK + 9% Phân hoai mục + Công thức 2: 90% đất + 2% NPK + 8% Phân hoai mục + Công thức 3: 90% đất + 3% NPK + 7% Phân hoai mục + Công thức 4: Không bón phân Thành phần phân +Phân vô cơ: NPK 14-14-14+TE:Đạm (N): 14%, Lân (P2O5): 14%, Kali (K2O): 14%, Lưu huỳnh (S): 5%, Axitamin: 2.950ppm; Polyphenol; Sắt (Fe): 100ppm; Đồng (Cu): 100ppm; Kẽm (Zn): 500ppm; Bo (B) 200ppm; 300ppm, Mangan (Mn): 100 pp; Độ ẩm: 4% (PHH2O): 5. + Phân hữu cơ: Phân chuồng được lấy từ trại chăn nuôi đã được ủ oai mục trước khi đưa vào sử dụng đểtrộn hỗn hợp ruột bầu Hình 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm Dải bảo vệ NL1 CT1 CT2 CT3 CT4 NL2 CT4 CT1 CT2 CT3 NL3 CT3 CT2 CT1 CT4 Bước 2: Chuẩn bị công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu - Hạt giống, túi bầu, đất tầng A, sàng đất.
  32. 23 - Thước đo cao, thước dây, thước kép. - Bảng biểu, giấy bút. - Bình phun nước. Bước 3: Thực hiện gieo ươm và chăm sóc thí nghiệm * Tạo bầu Đất ruột bầu được đập nhỏ, sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, tạp vật rồi trộn đều với phân theo các công thức trên. Vỏ bầu bằng Polyetylen kích thước 8 x 12 cm có đáy đục lỗ hai bên. - Tạo luống đặt bầu: Luống rộng dài theo mô hình bố trí TN,mặt nền luống được rẫy sạch cỏ dại, san phẳng, nền đặt bầu là nền đất cố định (chặt). - Đóng và ếx p bầu: Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ công thức, hỗn hợp ruột bầu đủ ẩm. Cho đất vào 1/3 bầu nén chặt để tạo đáy bầu, tiếp tục cho đất vào đầy bầu, dỗ cho đất xuống đều. Bầu được xếp sát nhau trên luống. Vun đất xung quanh bầu cao 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả, giữ ẩm cho luống cây. *Xử lý kích thích hạt: - Loại bỏ hạt lép, lửng: Cho hạt vào nước lã sạch, loại bỏ hạt lép, lửng. Lấy hạt chín (hạt chắc). Rửa sạch hạt chắc (dùng nước sạch rửa hạt), ngâm hạt giống vào nước nóng 2 sôi 3 lạnh (35 - 400C) từ 3 - 4 tiếng. Vớt hạt đã qua kích thích đem ủ nứt nanh sau đó đem gieo. *Tra hạt vào bầu: Trước khi tra hạt, bầu phải được tưới đất đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót một đầu để tạo lỗ giữa bầu sâu khoảng gấp đôi hạt sau đó tra hạt vào bầu và lấp đất bầu kín hạt. *Chăm sóc cây con.
  33. 24 + Tưới nước: Tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới nước tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất trong bầu. Thì nghiệm luôn giữ đủ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bình quân lượng nước tưới cho mỗi lần là 3 - 5 lít/m2 + Cấy dặm: Nếu cây nào chết cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây sinh trưởng tốt. + Nhổ có phá váng: Trước khi nhổ cỏ phá váng cho luống bầu cây, tưới nước cho đủ ẩm trước khoảng 1 - 2 tiếng cho bầu ngấm đủ độ ẩm. Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp xới nhẹ, phá váng bằng một que nhỏ, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10 - 15 ngày/lần. 3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi - Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm. Cây được gieo vào bầu theo các công thức(tuổi cây được bắt đầu tính từ thời điểm gieo hạt vào bầu). Số liệu về các chỉ tiêu theo dõi ở các công thức được tiến hành 1 lần/1 tháng, số liệu lần đầu được lấy vào thời điểm sau 30 ngày sau khi gieo.Cụ thể: Điều tra đo đếm số liệuở vườn ươm CT Gieo hạt Lần 1 Lần 2 Lần 3 CT1 08/2/2020 08/3/20 08/4/20 08/5/20 CT2 08/2/2020 08/3/20 08/4/20 08/5/20 CT3 08/2/2020 08/3/20 08/4/20 08/5/20 CT4 08/2/2020 08/3/20 08/4/20 08/5/20 - Thu thập số liệu mỗi công thức đo 30 cây mỗi lần nhắc lại tiến hành đo 10 cây mẫu lấy theo 5 điểm của đường chéo góc
  34. 25 Thời gian đo đếm được thực hiện ở cuối các tháng và lấy kết quả ở cuối đợt thí nghiệm để đánh giá sinh trưởng. - Cách thức như sau: + Tỉ lệ sống của cây (%): Đếm tổng số cây còn sống của mỗi công thức thí nghiệm + Chiều cao (Hvn,cm): Đo từ miệng bầu đến đỉnh ngọn cây bằng thước kỹ thuật có độ chính xác 0,1cm hay 0,5cm. + Đường kính cổ rễ (Doo, mm): Đo cách mặt bầu 2cm bằng thước palme có độ chính xác 0,1mm hay 0,5mm. + Số lá trên cây (lá): Đếm tổng số lá trên từng cây cho mỗi công thức. - Kết quả được ghi vào bảng mẫu 3.1: Tiêu chuẩn cây tốt: - Tuổi cây: 8 – 9 tháng tuổi. - Đường kính cổ rễ: 0,5 – 0,6 cm. - Chiều cao bình quân: 60 – 80 cm. - Cây đã hoá gỗ hoàn toàn. - Cây không bị nhiễm sâu bệnh. - Cây không bị cụt ngọn, không nhiều thân. Tiêu chuẩn cây trung bình: - Tuổi cây: 8 – 9 tháng tuổi. - Đường kính cổ rễ: 0,4 – 0,6 cm. - Chiều cao bình quân: 50 – 70 cm. - Cây đã hoá gỗ một phần. - Cây ít bị nhiễm sâu bệnh. - Cây không bị cụt ngọn, không nhiều thân. Tiêu chuẩn cây xấu:Tuổi cây: 8 – 9 tháng tuổi. - Đường kính cổ rễ: 0,3 – 0,4 cm.
  35. 26 - Chiều cao bình quân: 20 – 40 cm. - Cây đã hoá gỗ nhưng còi cọc. - Cây bị nhiễm sâu bệnh. - Cây bị cụt ngọn, nhiều thân. [18] Mẫu bảng3.1 : Sinh trưởng D00 của cây Lát hoa Doo CTTN CT1 CT2 CT3 CT4 NL1 Lần đo ngày NL2 NL3 TỔNG TB Mẫu bảng 3.2:Sinh trưởng Hvn của cây Lát hoa Doo CTTN CT1 CT2 CT3 CT4 NL1 Lần đo ngày NL2 NL3 TỔNG TB 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu - Tổng hợp số liệu và nhập vào máy vi tính -Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để tính chiều cao vút ngọn trung bình, đường kính cổ rể trung bình thông qua các công thức tính:
  36. 27 푛 1 푣푛 = ∑ 푖 푛 푖=1 푛 1 표표 = ∑ Di 푛 푖=1 Trong đó: ̅vn: Là chiều cao vút ngọn trung bình ̅ oo: Là đường kính gốc trung bình Di: Là giá trị đường kính gốc của một cây. Hi: Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây. n: Là dung lượng mẫu điều tra. i: Là thứ tự cây thứ i. - Phân tích và xử lý số liệu trên excel: Các chỉ số thống kê như chỉ số trung bình ̅vn, ̅ oo, được thực hiện bằng phần mềm excel với hàm Sum ( ), hàm Average ( ) - Sử dụng phần mềm SAS 9.0 để đánh giá sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm và phân tích xếp hạng giữa các công thức theo Duncan. * Đường lệnh: Tính trung bình trên excel -> cho vào phần mềm SAS9.0 -> cho kết quả ra bảng Anova cuối phụ biểu khóa luận. - Pr: Là mức xác suất giữa các công thức có sự sai khác + Pr 0,05 không có sự sai khác ở các công thức thí nghiệm - Cv(%): Là hệ số biến động ngoài đồng ruộng hoặc trong phòng thí nghiệm. + Đồng ruộng: 20% không chấp nhận + Phòng thí nghiệm: 2% không chấp nhận + Đánh giá tỷ lệ cây con xuất vườn: Kết quả tính ghi vào mẫu bảng 3.3:
  37. 28 Mẫu bảng 3.3: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức hỗn hợp ruột bầu Chất lượng Tỷ lệ cây con CTTN Tốt TB Xấu xuất vườn (%) 1 2 3 Tỷ lệ cây con xuất vườn được tính theo công thức: Tỷ lệ % cây con xuất vườn = tỷ lệ % cây tốt + tỷ lệ % cây trung bình.
  38. 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Lát hoa được thể hiện ở bảng 4.1 và hình 4.1: Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của cây Lát hoa của các công thức thí nghiệm Tỷ lệ Số bầu Số cây Công thức thí nghiệm sống TB TN sống (%) CT1(90% đất+ 1% NPK + 9% phân hoai mục) 90 86 95,55 CT2(90% đất+ 2% NPK + 8% phân hoai mục) 90 84 93,33 CT3(90% đất+ 3% NPK + 7% phân hoai mục) 90 80 88,88 CT4(Không có phân) 90 73 81,11 Pr <0,05 CV (%) 8,5 100 95.55 95 93.33 90 88.88 85 81.11 80 Tỷ lệ sống (%) Tỷsống lệ 75 70 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Số liệu lần đo 90 ngày Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống (%) trung bình của cây Lát hoa ở các CTTN
  39. 30 Hình ảnh 30 ngày Hình ảnh 60 ngày Hình ảnh 90 ngày Hình 4.2: Hình ảnh tỷ lệ sống cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm Kết quả ở Bảng 4.1 và hình 4.1 cho ta thấy tỷ lệ sống của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm khác nhau, tỷ lệ sống cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm sau 90 ngày cụ thể như sau: Công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục): Số bầu thí nghiệm là 90 bầu, số cây sống là 86 cây và đạt tỷ lệ sống là 95,55%, cao hơn công thức 2 là 2,22%, cao hơn công thức 3 là 6,67%, cao hơn công thức 4 là 14,44%. Công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục): Số bầu thí nghiệm là 90 bầu, số cây sống là 84 cây đạt tỷ lệ sống là 93,33%, thấp hơn công thức 1 là 2,22%, cao hơn công thức 3 là 4,45%, cao công thức 4 là 12,22%. Công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục): Số bầu thí nghiệm là 90 bầu, số cây sống là 80 cây đạt tỷ lệ sống là 88,88%, thấp hơn công thức 1 là 6,67%, thấp hơn công thức 2 là 4,45%, cao hơn công thức 4 là 7,77%.
  40. 31 Công thức 4 (Không có phân): Số bầu thí nghiệm là 90 bầu, số cây sống là 73 cây đạt tỷ lệ sống là 81,11%, thấp hơn công thức 1 là 14,44%, thấp hơn công thức 2 là 12,22%, thấp hơn công thức 3 là 7,77%. Để khẳng định kết quả trên ta kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau đến tỷ lệ sống của cây Lát hoa, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS 9.0 (chi tiết ở phần phụ lục 1) cho chỉ tiêu phần trăm tỷ lệ sống. Kết quả cho thấy mức sác xuất (Pr<0,05). Điều đó khẳng định, công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau ảnh hưởng đến phần trăm tỷ lệ sống cây Lát hoa là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến phần trăm tỷ lệ sống của cây Lát hoa. Tiếp tục So sánh Ducan (Phân hạng thứ tự a, b, c, d) giữa các công thức hỗn hợp ruột bầu về tỷ lệ sống của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) cây cho tỷ lệ sống cao nhất là 95,55% và xếp hạng chữ cái a, tiếp theo là công thức 2(90% đất+ 2% NPK + 8% phân hoai mục): Là 93,33% xếp hạng chữ cái b, tiếp theo là công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục): Là 88,88% xếp hạng chữ cái c, thấp nhất là công thức 1 (Không có phân): 81,11% xếp hạng chữ cái d. Như vậy, xét về ảnh hưởng của các công thức đến tỷ lệ sống của cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm, có sự chênh lệch. Tuy nhiên, sự chênh lệch này rất thấp không đáng kể công thức 1 có tỷ lệ sống cao nhất cao hơn công thức 2 là 2,22%, cao hơn công thức 3 là 6,67%, cao hơn công thức 4 là 14,44%. Công thức 2 thấp hơn công thức 1 là 2,22%, cao hơn công thức 3 là 4,45%, cao hơn công thức 4 là 12,22%. Công thức 3 thấp hơn công thức 1 là 6,67%, thấp hơn công thức 2 là 4,45%, cao hơn công thức 4 là 7,77%. Công thức 4 có tỷ lệ sống thấp nhất thấp hơn công thức 1 là 14,44%, thấp hơn công thức 2 là 12,22%, thấp hơn công thức 3 là 7,77%. Do đó nếu đứng trên
  41. 32 quan điểm về xem xét về tỷ lệ sống của cây con Lát hoa khi gieo ươm, ta có thể lựa chọn công thức hỗn hợp ruột bầu như ở công thức 1, công thức 2 và công thức 3. 4.2. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Lát hoa dưới ảnh hưởng của các hỗn hợp ruột bầu Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Lát hoa dưới ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu được thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.3: Bảng 4.2: Kết quả sinh trưởng 푯̅ vn của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm ở các công thứcthí nghiệm CTTN CT1 CT2 CT3 CT4 Pr CV% Hvn NL1 2,67 2,84 2,86 2,55 NL2 2,96 2,52 2,33 2,77 Lần đo 30 ngày <0,05 11,6 NL3 2,94 2,63 2,77 2,57 TỔNG TB 2,86 2,66 2,65 2,53 NL1 9,24 6,45 4,83 3,81 NL2 9,22 6,21 4,96 4,28 Lần đo 60 ngày <0,05 10,6 NL3 7,46 6,27 4,46 3,75 TỔNG TB 8,64 6,31 4,75 3,95 NL1 14,75 11,28 6,49 4,76 NL2 15,45 11,42 6,35 4,71 Lần đo 90 ngày <0,05 11,6 NL3 14,74 11,05 6,36 4,37 TỔNG TB 14,98 11,25 6,4 4,6
  42. 33 16 14 12 10 CT1 8 CT2 CT3 6 CT4 4 2 0 Lần đo 30 ngày Lần đo 60 ngày Lần đo 90 ngày Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng 푯̅ vn của cây Lát hoa ở các CTTN Kết quả ở bảng 4.2 và hình 4.3 cho thấy: Sinh trưởng về chiều cao của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm dưới tác động của hỗn hợp ruột bầu ở các lần đo đạt kết quả khác nhau: - Ở lần đo 30 ngày:Công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) có 퐇̅vn đạt là 2,86 cm, cao hơn công thức 2 là 0,2 cm, cao hơn công thức 3 là 0,21 cm, cao hơn công thức 4 là 0,33 cm. Công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục) có 퐇̅vn đạt là 2,66 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,2 cm, cao hơn công thức 3 là 0,01 cm, cao hơn công thức 4 là 0,13 cm. Công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 퐇̅vn đạt là 2,65 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,21 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,01 cm, cao hơn công thức 4 là 0,12 cm. Công thức 4 (Không có phân) có 퐇̅vn đạt là 2,53 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,33 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,13 cm, thấp hơn công thức 3 là 0,12 cm. Như vậy: Hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng tới sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa lần đo 90 ngày giai đoạn vườn ươm và được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
  43. 34 CT1> CT2> CT3> CT4 Để khẳng định kết quả trên ta kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS9.0 (chi tiết ở phần phụ lục 2). Kết quả cho thấy (Pr CT2> CT3> CT4 Để khẳng định kết quả trên ta kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS9.0 (chi tiết ở phần phụ lục 3). Kết quả cho thấy (Pr< 0,05). Điều đó khẳng định, các công
  44. 35 thức hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cua cây Lát hoa là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa, kết quả cho thấy (chi tiết ở phần phụ lục 3) công thức 1 là công thức trội nhất (8,64 cm). - Ở lần đo 90 ngày: Công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) có 퐇̅vn đạt là 14,9 cm, cao hơn công thức 2 là 3,2 cm, cao hơn công thức 3 là 8,5 cm, cao hơn công thức 4 là 10,3 cm. Công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục) có 퐇̅vn đạt là 11,2 cm, thấp hơn công thức 1 là 3,2 cm, cao hơn công thức 3 là 4,8 cm, cao hơn công thức 4 là 6,6 cm. Công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 퐇̅vn đạt là 6,4 cm, thấp hơn công thức 1 là 8,5 cm, thấp hơn công thức 2 là 4,8 cm, cao hơn công thức 4 là 1,8 cm. Công thức 4 (Không có phân) có 퐇̅vn đạt là 4.6 cm, thấp hơn công thức 1 là 10.3 cm, thấp hơn công thức 2 là 8,5 cm, thấp hơn công thức 3 là 1,8cm. Như vậy: Hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng tới sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm và được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: CT1> CT2> CT3> CT4 Để khẳng định kết quả trên ta kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS9.0 (chi tiết ở phần phụ lục 4). Kết quả cho thấy (Pr< 0,05). Điều đó khẳng định, các công thức hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cua cây Lát hoa là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa, kết quả cho thấy (chi tiết ở phần phụ lục 4) công thức 1 là công thức trội nhất (14,9 cm).
  45. 36 CT1 T2
  46. 37 CT3 CT4 Hình 4.4: Ảnh minh họa chiều cao của cây Lát hoa chụp 90 ngày ở các công thức thí nghiệm Vì vậy, tỷ lệ hỗn hợp ruột bầu để gieo ươm cây Lát hoa là 90% đất+ 1% NPK + 9% phân hoai mục là phù hợp nhất cho sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa, đây là cơ sở vận dụng vào thực tế sản xuất giống cây Lát hoa có bầu trong thực tế. 4.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính cổ rễ 푫̅̅̅ oo của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm. Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng 푫̅̅̅ oo của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm
  47. 38 CTTN CT1 CT2 CT3 CT4 Pr CV% Doo NL1 0,107 0,107 0,107 0,107 NL2 0,102 0,102 0,102 0,102 Lần đo 30 ngày <0,05 18,6 NL3 0,122 0,122 0,122 0,122 TỔNG TB 0,11 0,10 0,10 0,10 NL1 0,206 0,206 0,206 0,206 NL2 0,173 0,173 0,173 0,173 Lần đo 60 ngày <0,05 17,5 NL3 0,183 0,183 0,183 0,183 TỔNG TB 0,19 0,17 0,15 0,13 NL1 0,27 0,228 0,181 0,157 NL2 0,279 0,23 0,18 0,144 Lần đo 90 ngày <0,05 16,5 NL3 0,28 0,226 0,182 0,15 TỔNG TB 0,27 0,22 0,18 0,15
  48. 39 0.3 0.25 0.2 CT1 0.15 CT2 CT3 0.1 CT4 0.05 0 Lần đo 30 ngày Lần đo 60 ngày Lần đo 90 ngày Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn đường kính cổ rễ (cm) của cây Lát chun ở các CTTN Kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.5 cho thấy: Sinh trưởng về đường kính cổ rễ của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm dưới tác động của hỗn hợp ruột bầu ở các lần đo đạt kết quả khác nhau: Ở lần đo 30 ngày:Công thức 1 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 푫̅̅̅ oo đạt là 0,11cm, cao hơn công thức 2 là 0,01 cm, cao hơn công thức 3 là 0,01 cm, cao hơn công thức 4 là 0,01 cm. 3 công thức còn lại 2, 3, 4 đều có 푫̅̅̅ oo là 0,10 thấp hơn công thức 1 là 0,01 cm Như vậy: Ở lần đo 30 ngày không có sự khác biệt mấy khi do đếm, kết quả xử lý cho thấy cùng chữ cái ở 3 công thức 2, 3, 4 nên không có sự khác biệt. (Chi tiết ở phụ lục5)
  49. 40 Ở lần đo 60 ngày:Công thức 1 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 푫̅̅̅ oo đạt là 0,19cm, cao hơn công thức 2 là 0,02 cm, cao hơn công thức 3 là 0,04 cm, cao hơn công thức 4 là 0,06 cm. Công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục) có 푫̅̅̅ oo đạt là 0,17cm, thấp hơn công thức 1 là 0,02 cm, cao hơn công thức 3 là 0,02 cm, cao hơn công thức 4 là 0,04 cm. Công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 푫̅̅̅ oo đạt là 0,15 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,04 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,02 cm, cao hơn công thức 4 là 0,02 cm. Công thức 4 (Không có phân) có 푫̅̅̅ oo đạt là 0,13 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,06 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,04cm, thấp hơn công thức 3 là 0,02 cm. Như vậy: Sinh trưởng 푫̅̅̅ oo của cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm dưới tác động của các công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau thì công thức 1 có ảnh hưởng trội nhất. Để khẳng định kết quả trên, tiến hành kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Lát hoa, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS9.0 (chi tiết ở phần phụ lục 6). Kết quả cho thấy mức sác xuất (Pr<0,05). Điều đó khẳng định, các công thức hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Lát hoa là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Lát hoa, kết quả cho thấy (chi tiết ở phần phụ lục 6) công thức 1 là công thức trội nhất (0,19 cm). Cho nên, công thức hỗn hợp ruột bầu để gieo ươm cây Lát hoa là công thức 1 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục)phù hợp nhất cho sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Lát hoa, đây là cơ sở vận dụng vào thực tế sản xuất giống cây Lát chun trong thực tế.
  50. 41 Hình 4.6: Ảnh minh họa tiến hành đo D00 của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm Kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.5 cho thấy: Công thức 1 (90% đất+ 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 푫̅̅̅ oo đạt là 0,27cm, cao hơn công thức 2 là 0,05 cm, cao hơn công thức 3 là 0,09 cm, cao hơn công thức 4 là 0,12 cm. Công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục) có 푫̅̅̅ oo đạt là 0,22cm, thấp hơn công thức 1 là 0,05 cm, cao hơn công thức 3 là 0,04 cm, cao hơn công thức 4 là 0,07 cm. CT1 CT2 Hình 4.7: Ảnh minh họa tiến hành đo D00 của cây Lát chun ở công thức thí nghiệm 1 và 2
  51. 42 Công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 푫̅̅̅ oo đạt là 0,18 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,09 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,04 cm, cao hơn công thức 4 là 0,03 cm. Công thức 4 (Không có phân) có 푫̅̅̅ oo đạt là 0,15 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,12cm, thấp hơn công thức 2 là 0,07cm, thấp hơn công thức 3 là 0,03 cm. CT3 CT4 Hình 4.8: Ảnh minh họa tiến hành đo D00 của cây Lát hoa ở công thức thí nghiệm 3 và 4 Như vậy: Sinh trưởng 푫̅̅̅ oo của cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm dưới tác động của các công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau thì công thức 1 có ảnh hưởng trội nhất. Để khẳng định kết quả trên, tiến hành kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Lát hoa, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS9.0 (chi tiết ở phần phụ luc 7). Kết quả cho thấy mức sác xuất (Pr<0,05). Điều đó khẳng định, các công thức hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Lát hoa là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Lát hoa, kết quả cho thấy (chi tiết ở phần phụ lục 7) công thức 1 là công thức trội nhất (0,27 cm).
  52. 43 Cho nên, công thức hỗn hợp ruột bầu để gieo ươm cây Lát hoa là công thức 1 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) phù hợp nhất cho sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Lát hoa, đây là cơ sở vận dụng vào thực tế sản xuất giống cây Lát chun trong thực tế. 4.4. Kết quả nghiên cứu về động thái ra lá của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm Bảng 4.4: Kết quả sinh trưởng về động thái ra lácủa cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm Số lá trung bình CT1(90% đất+ 1% NPK + 9% phân hoai mục) 8,9 CT2(90% đất+ 2% NPK + 8% phân hoai mục) 7,3 CT3(90% đất+ 3% NPK + 7% phân hoai mục) 6,7 CT4(Không có phân) 5,8 Pr <0,05 CV (%) 7,8 10 8.9 9 8 7.3 6.7 7 5.8 6 5 4 Số lá trung lá Số bình 3 2 1 0 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Số liệu lần đo 90 ngày Hình 4.9. Biểu đồ biểu diễn số lá của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm
  53. 44 Kết quả ở bảng 4.4 và hình 4.9 cho thấy: Các công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau có ảnh hưởng đến số lá của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm. Cụ thể như sau: Công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) có số lá trung bình đạt là 8,9 lá, cao hơn công thức 2 là 1,6 lá, cao hơn công thức 3 là 2,2 lá, cao hơn công thức 4 là 3,1 lá. CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 4.10: Ảnh số lá của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm Công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục) có số lá trung bình đạt là 7,3 lá, thấp hơn công thức 1 là 1,6 lá, cao hơn công thức 3 là 0,6
  54. 45 lá, cao hơn công thức 4 là 1,5 lá. Công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) số lá trung bình đạt là 6,7 lá, thấp hơn công thức 1 là 2,2 lá, thấp hơn công thức 2 là 0,6 lá, cao hơn công thức 4 là 0,9 lá. Công thức 4 (Không có phân) có số lá trung bình đạt là 5,8 lá, thấp hơn công tức 1 là 3,1 lá, thấp hơn công thức 2 là 1,5 lá, thấp hơn công thức 3 là 0,9 lá. Như vậy, công thức hỗn hợp ruột bầu ở công thức 1 ảnh hưởng tới số lá của cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm là cao nhất. Để khẳng định kết quả trên, tiến hành kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu đến số lá của cây Lát hoa, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS9.0 (chi tiết ở phần phụ lục 8). Kết quả cho thấy mức sác xuất (Pr<0,05). Điều đó khẳng định, các công thức hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng đến số lá của cây Lát hoa là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến số lá của cây Lát hoa, kết quả cho thấy (chi tiết ở phần phụ lục 8) công thức 1 là công thức trội nhất (8,9 lá). Vì vậy, công thức hỗn hợp ruột bầu để gieo ươm cây Lát hoa là công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) phù hợp nhất cho sinh trưởng về lá của cây Lát hoa, đây là cơ sở vận dụng vào thực tế sản xuất giống cây Lát hoa trong thực tế.
  55. 46 4.5. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm 4.5.1. Phẩm chất của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm Bảng 4.5: Kết quả về phẩm chất cây con Lát hoa ở các công thức thí nghiệm Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Công thức thí nghiệm cây tốt cây TB cây xấu (%) (%) (%) CT1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân 53,48 33,72 12,80 hoai mục) CT2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân 40,48 44,04 15,48 hoai mục) CT3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân 23,75 58,75 17,5 hoai mục) CT4 (Không có phân) 15,07 30,14 54,79 70 58.75 60 53.48 54.79 50 44.04 40.48 40 33.72 % 30.14 30 23.75 17.5 20 15.48 15.07 12.8 10 0 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Số liệu lần đo 90 ngày Tỷ lệ % cây tốt Tỷ lệ % cây trung bình Tỷ lệ % cây xấu Hình 4.11: Biểu đồ tỷ lệ % cây Tốt, Trung bình, Xấu của cây Lát hoa ở các CTTN Từ bảng 4.5 và hình 4.11 cho thấy, công thức che sáng khác nhau thì tỷ lệ cây con tốt, trung bình, xấu, khác nhau cụ thể như sau:
  56. 47 Công thức 1 cho tỷ lệ cây tốt là 53,48%, tỷ lệ cây trung bình là 33,72%, tỷ lệ cây xấu 12,8%. Công thức 2 cho tỷ lệ cây tốt là 40,48% tỷ lệ cây trung bình là 44,04%, tỷ lệ cây xấu là 15,48%. Công thức 3 cho tỷ lệ cây tốt là 23,75%, tỷ lệ cây trung bình là 58,75%, tỷ lệ cây xấu là 17,5%. Công thức 4 cho tỷ lệ cây tốt là 15,07%, tỷ lệ cây trung bình là 30,14%, tỷ lệ cây xấu là 54,79%. Như vậy: Các công thức che sáng ảnh hưởng tới tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm. Sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu của các công thức như sau: Tỷ lệ cây con Lát hoa có phẩm chất tốt: CT1 > CT2 > CT3 > CT4 Tỷ lệ cây con Lát hoa có phẩm chất trung bình: CT3 > CT2 > CT1 > CT4 Tỷ lệ cây con Lát hoa có phẩm chất xấu: CT4 > CT3 > CT2 >CT1 4.5.2. Dự tính tỷ lệ cây Lát hoa xuất vườn ở các công thức thí nghiệm Để dự tính được tỷ lệ xuất vườn đề tài dựa vào các chỉ tiêu Hvn, D00, phẩm chất cây tốt và trung bình của các công thức. Kết quả về dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.12:
  57. 48 Bảng 4.6: Dự tính tỷ lệ cây Lát hoa xuất vườn ở các công thức thí nghiệm Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%) Công thức thí nghiệm cây ban cây còn cây xuất đầu sống vườn CT1 (90% đất + 1% NPK + 9% 90 86 87,20% phân hoai mục) CT2 (90% đất + 2% NPK + 8% 90 84 84,52% phân hoai mục) CT3 (90% đất + 3% NPK + 7% 90 80 82,50% phân hoai mục) CT4 (Không có phân) 90 73 45,21% 100 87.2 90 84.52 82.5 80 70 60 50 45.21 40 30 chun chun xuấtvườn 20 10 Dự tính tỷ lệ %Dựcây tính Lát lệ tỷ 0 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Số liệu lần đo 90 ngày Hình 4.12: Biểu đồ dự tính tỷ lệ phần trăm cây Lát hoa xuất vườn
  58. 49 Từ bảng 4.6 và hình 4.12 ta thấy tỷ lệ cây xuất vườn của các công thức: Công thức 1 (90% đất+ 1% NPK + 9% phân hoai mục) là 87,20%, đạt cao nhất, cao hơn công thức 2 là 2,68%, cao hơn công thức 3 là 4,7%, cao hơn công thức 4 là 41,99%. Công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục) đạt là 84,52%, thấp hơn công thức 1 là 2,68%, cao hơn công thức 3 là 2,02%, cao hơn công thức 4 là 39,31%. Công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) đạt là 82,50%, thấp hơn công thức 1 là 4,7%, thấp hơn công thức 2 là 2,02%, cao hơn công thức 4 là 37,29%. Công thức 4 (Không có phân) đạt là 45,21%, thấp hơn công thức 1 là 41,99%, thấp hơn công thức 2 là 39,31%, thấp hơn công thức 3 là 37,29%. Sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp tỷ lệ cây Lát hoa xuất vườn của các công thức như sau: CT1> CT2> CT3> CT4 Nhận xét chung: Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống sinh trưởng về chiều cao, đường kính cổ rễ, số lá, phẩm chất của cây Lát hoa ta thấy công thức 1 cho kết quả là cao nhất. Do đó khi nhân giống cây con Lát hoa từ hạt ở giai đoạn vườn ươm, nên sử dụng công thức hỗn hợp ruột bầu là: 90% đất+ 1% NPK + 9% phân hoai mục sẽ phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây Lát hoa để đảm bảo số lượng và chất lượng cây con.
  59. 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Nghiên cứu công thức hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, số lá, phẩm chất của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm, xếp thứ tự từ cao đến thấp như sau: - Cao nhất là công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) có tỷ lệ sống đạt 95,55%, số lá trung bình đạt 8,9 lá, tỷ lệ cây tốt đạt 53,48%. - Thứ hai là công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục) có tỷ lệ sống đạt 93,33%, số lá trung bình đạt 7,3 lá, tỷ lệ cây tốt đạt 40,48%. - Thứ ba là công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) có tỷ lệ sống đạt 88,88%, số lá trung bình đạt 6,7 lá, tỷ lệ cây tốt đạt 23,75%. - Thấp nhất là công thức 4 (Không có phân) có tỷ lệ sống đạt 81,11%, số lá trung bình đạt 5,8 lá, tỷ lệ cây tốt đạt 15,07%. Nghiên cứu công thức hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao, đường kính cổ rễcây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm, xếp thứ tự từ cao đến thấp ở các lần đo 30, 60, 90 ngày như sau: Ở lần đo 30 ngày (Hvn): - Cao nhất là công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) có 푯̅ vn đạt 14,9 cm. - Thứ hai là công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục) có 푯̅ vn đạt 11,2 cm. - Thứ ba là công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 푯̅ vn đạt 6,4 cm. - Thấp nhất là công thức 4 (Không có phân) có 푯̅ vn đạt 4,6 cm. Ở lần đo 30 ngày (Doo):
  60. 51 - Cao nhất là công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) 푫̅̅̅ oo đạt 0.11 Cm. - Thứ hai là các công thức 2, 3, 4 đều có 푫̅̅̅ oo đạt 0.10 -> Ở Lần đo 30 ngày 푫̅̅̅ oo của các công thức hỗn hợp ruột bầu không có sự khác biệt mấy. Ở lần đo 60 ngày: - Cao nhất là công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) có 푯̅ vn đạt 14,9 cm, 푫̅̅̅ oo đạt 0,19 Cm. - Thứ hai là công thức 2 (90% đất+ 2% NPK + 8% phân hoai mục) có 푯̅ vnđạt 11,2 cm, 푫̅̅̅ oo đạt 0,17 cm. - Thứ ba là công thức 3 (90% đất+ 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 푯̅ vn đạt 6,4 cm, 푫̅̅̅ oo đạt 0,15 cm. - Thấp nhất là công thức 4 (Không có phân) có 푯̅ vn đạt 4,6 cm, 푫̅̅̅ oo đạt 0,13 cm. Ở lần đo 90 ngày: - Cao nhất là công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) có 푯̅ vn đạt 14,9 cm, 푫̅̅̅ oo đạt 0,27 Cm. - Thứ hai là công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục) có 푯̅ vn đạt 11,2 cm, 푫̅̅̅ oo đạt 0,22 cm. - Thứ ba là công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 푯̅ vn đạt 6,4 cm, 푫̅̅̅ oo đạt 0,18 cm. - Thấp nhất là công thức 4 (Không có phân) có 푯̅ vn đạt 4,6 cm, 푫̅̅̅ oo đạt 0,15 cm. => Qua thí nghiệm về ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát hoacho ta kết quả công thức 1 có tỷ lệ cao nhất so với 3 công thức còn lại.
  61. 52 5.2. Tồn tại Do thời gian thực tập ngắn nên chưa thực hiện được các phương pháp bón phân khác, loại phân và tỉ lệ phân khác mới chỉ nghiên cứu được 3 thành phần hỗn hợp ruột bầu như trên. 5.3. Đề nghị Do thời gian thực tập còn hạn chế nên tôi đưa ra một số kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo: - Sử dụng công thức hỗn hợp ruột bầu với nhiều phân bón khác để đưa ra công thức thí nghiệm tốt hơn. - Thử nghiệm với công thức thành phần hỗn hợp ruột bầu khác - Chế độ chăm sóc (bón phân, tưới nước, làm cỏ ). - Gieo ươm ở các thời vụ khác nhau. - Chế độ ánh sáng - Sâu bệnh hại
  62. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Bùi Lan Anh, Trần Minh Hòa, Nguyễn Thúy Hà, 2019. Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Sơn đậu (Sophora tonkinensis Gagnep) trong giai đoạn vườn ươm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên. 2. Nguyễn Tuấn Bình, 2002. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 3. Bộ NN& PTNT, 2005, Chiến lược phát triển Lâm Nghiệp Việt Nam năm 2006 - 2020. 4. Chương trình FAO thế giới (1997), Dự án WFP. 4304 kỹ thuật vườn ươm và chất lượng cây con trồng rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Hoàng Công Đãng (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của mọt số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolais) ở giai đoạn vườn ươm,tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Đường, 1985. Nghiên cứu cây trồng Dầu, Sao, Vên vên trên các dạng đất đai trống trọ còn khả năng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý. Báo cáo khoa học 01.9.3. Phân viện Lâm nghiệp phía Nam. 7. Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm (2006), Ảnh hưởng của độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Gỗ Đỏ (Afzelia xylocarpa craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm. 8. Nguyễn Thị cẩm Nhung (2006),Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm cây Huỷnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị, Luận văn
  63. 54 thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Xuân Quát (1985), Thông nhựa ở Việt Nam - yêu cầu chất lượngcây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng, Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 10. Nguyễn Văn Sở và Trần Thế Phong, 2003. Trồng rừng nhiệt đới. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Văn Sở, 2004. Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. 12. Theo Đào Hồng Thuận, Đàm Văn Vinh, Đào Thị Thu Hương, 2019. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Sưa (Dabegia Tonkinesis Prain) giai đoạn vườn ươm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên. 13. Mai Quang Trường, Lương Thị Anh (2007), Giáo trình Trồng rừng, Nxb NN Hà Nội. 14. Nguyễn Phương Văn, (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của độ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sự sinh trưởng và phát triển của loài Sến trung (Homalium hainanense) ở giai đoạn vườn ươm, Tạp chí khoa học. Trung tâm Học liệu Trường Đại học Quảng Bình. 15. Viện Thổ nhưỡng nông hóa (1998), sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây trồng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 16. Trịnh Xuân Vũ và các tác giả khác, 1975. Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp hà Nội. II. Tài liệu tiếng anh 17. Ekta Khurana and J.S Singh, 2000. Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review. Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India.
  64. 55 III. Tài liệu internet 18. 19. 20. 21. 22.
  65. PHỤ LỤC 1 Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: Tỉ lệ sống Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 397.3300000 70.1662500 16.42 F k 3 52.8950000 17.6716667 4.66 0.0171 t 4 434.4350000 78.8870000 33.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for Tỉ lệ sống NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 4 3 2 1 Critical Range 73 80 84 86 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t A 86 3 1 B 84 3 2 C 80 3 3 D 73 3 4
  66. PHỤ LỤC 2 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: Hvn Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 457.3300000 72.1662500 14.42 F k 3 52.8950000 17.6316667 4.66 0.0171 t 4 344.4350000 78.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for HVN NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 4 3 2 1 Critical Range 2.53 2.65 2.66 2.86 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t A 2.86 3 1 B 2.66 3 2 C 2.65 3 3 D 2.53 3 4
  67. PHỤ LỤC 3 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: Hvn Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 457.3300000 72.1662500 14.42 F k 3 52.8950000 17.6316667 4.66 0.0171 t 4 344.4350000 78.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for HVN NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 4 3 2 1 Critical Range 3.95 4.75 6.31 8.64 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t A 8.64 3 1 B 6.31 3 2 C 4.75 3 3 D 3.95 3 4
  68. PHỤ LỤC 4 Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: Hvn Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 457.3300000 72.1662500 14.42 F k 3 52.8950000 17.6316667 4.66 0.0171 t 4 344.4350000 78.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for HVN NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 4 3 2 1 Critical Range 4.61 6.4 11.25 14.98 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t A 14.98 3 1 B 11.25 3 2 C 6.4 3 3 D 4.61 3 4
  69. PHỤ LỤC 5 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable:D00 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 497.3300000 62.1662500 16.42 F k 3 52.8950000 17.6316667 4.66 0.0171 t 4 444.4350000 88.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for D00 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 4 3 2 1 Critical Range 0.10 0.10 0.10 0,11 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t A 0,11 3 1 B 0.10 3 2 B 0.10 3 3 B 0,10 3 4
  70. PHỤ LỤC 6 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable:D00 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 497.3300000 62.1662500 16.42 F k 3 52.8950000 17.6316667 4.66 0.0171 t 4 444.4350000 88.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for D00 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 4 3 2 1 Critical Range 0.13 0.15 0.17 0,19 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t A 0,19 3 1 B 0.17 3 2 C 0.15 3 3 D 0,13 3 4
  71. PHỤ LỤC 7 Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable:D00 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 497.3300000 62.1662500 16.42 F k 3 52.8950000 17.6316667 4.66 0.0171 t 4 444.4350000 88.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for D00 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 4 3 2 1 Critical Range 0.15 0.18 0,22 0.27 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t A 0,27 3 1 B 0.22 3 2 C 0.18 3 3 D 0,15 3 4
  72. PHỤ LỤC 8 Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: so la Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 597.3200000 52.1662500 15.42 F k 3 2.8950000 17.5316667 4.66 0.0171 t 4 454.4350000 88.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for so la NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 1 2 3 4 Critical Range 5.8 6.7 7.3 8.9 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t (công thức) A 8.9 3 1 B 7.3 3 2 c 6.7 3 3 D 5.8 3 4