Khóa luận Nghiên cứu ảnh của của một số loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển của dưa chuột tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 88 trang thiennha21 20/04/2022 5510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh của của một số loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển của dưa chuột tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_cua_cua_mot_so_loai_gia_the_den_sin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh của của một số loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển của dưa chuột tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH HOÀI THƯƠNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DƯA CHUỘT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2016 – 2020 Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH HOÀI THƯƠNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DƯA CHUỘT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K48 - Trồng trọt - N02 Khoa : Nông học Khóa học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lương Thị Kim Oanh Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự quan tâm tạo điều kiện của Khoa Nông học, Ban giám hiệu, sự phối hợp và giúp đỡ của gia đình và các bạn. Trước hết, em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Th.S Lương Thị Kim Oanh đã giành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm Đào tạo nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em thực hiện tốt đề tài này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ đề tài thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn luôn đồng hành và giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài khóa luận của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 11 tháng 08 năm 2020 Sinh viên Đinh Hoài Thương
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 2.2. Tổng quan về cây dưa chuột 5 2.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây dưa chuột 5 2.2.2. Đặc tính thực vật 6 2.2.3. Phân loại 7 2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh 8 2.4. Tình hình sản xuất dưa chuột và giá thể trên Thế giới và Việt Nam 9 2.4.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam 9 2.4.2. Tình hình nghiên cứu giá thể trên Thế giới và Việt Nam 13 2.4.3. Giới thiệu về một số loại nguyên liệu giá thể 17 2.5. Kết luận rút ra từ tổng quan 20 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng và vật liêu nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22
  5. iii 3.2. Nội dung nghiên cứu 22 3.3. Phương pháp nghiên cứu 22 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 22 3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch 27 4.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả dưa chuột 31 4.2.1. Ảnh của một số loại giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của dưa chuột 31 4.2.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá trên thân chính của dưa chuột 33 4.2.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến thời gian sinh trưởng, phát triển của dưa chuột thí nghiệm 37 4.2.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sâu bệnh hại của dưa chuột 39 của dưa chuột 39 4.2.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dưa chuột. 40 4.2.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến Nitrat trong dưa chuột 43 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.1.1. Về giá thể trồng cây 45 5.1.2. Về sinh trưởng phát triển 45 5.2. Đề nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  6. iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Tên STT Tên đầy đủ viết tắt 1 CT Công thức 2 TB Trung bình 3 EC Electrical Conductivity 4 CS Cộng sự 5 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 6 CV(%) Hệ số biến động 7 LSD0,05 Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới qua các năm 10 Bảng 2.2: Bảng tình hình sản xuất dưa chuột của các châu lục trên thế giới (2015 – 2018) 11 Bảng 4.1: Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng 27 Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao của dưa chuột 32 Bảng 4.3: Động thái ra lá trên thân chính của dưa chuột 34 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng, phát triển của dưa chuột 37 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sâu bệnh hại của dưa chuột 39 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dưa chuột 41 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của giá thể đến hàm lượng Nitrat trong quả của dưa chuột 44
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1 : Biểu đồ EC giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch 29 Hình 2: Biểu đồ EC giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch 30 Hình 3: Đồ thị tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột 32 Hình 4: Đồ thị tăng trưởng số lá của cây dưa chuột 35 Hình 5: Biểu đồ tương quan giữa EC và năng suất của dưa chuột 43
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rau là thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Rau cung cấp nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như: protein, vitamin, lipit, khoáng chất và các chất sơ cho sự tiêu hóa. Do đó, nhu cầu về rau khá lớn và sản xuất rau đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Dưa chuột Cucumis Sativus L là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí, trong họ bầu bí thì dưa chuột là loại được trồng nhiều hơn cả, và là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha. Ở nước ta dưa chuột đã được trồng từ rất lâu, không chỉ để giải quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn mang tính thương mại quan trọng. Trong số các thực phẩm thì dưa chuột là cây trồng ngắn ngắn ngày, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu được nhiều quốc gia trên thế giới ưa thích. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưa chuột là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả có chứa nhiều vitamin A, B, B6 và đặc biệt có nhiều men tiêu hóa làm cho quá trình ồđ ng hóa và hấp phụ thức ăn tốt hơn. Dưa chuột là một trong những cây rau quan trọng nhất, được xếp thứ tư chỉ sau cà chua, bắp cải và củ hành. Dưa chuột là loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất và chất lượng đáp ứng được phần lớn nhu cầu rau xanh của con người. Dưa chuột còn là loại rau thương mại quan trọng, giữ vị trí hàng đầu trong các chủng loại rau có sản phẩm chế biến sản suất và được
  10. 2 trồng khắp nơi trên thế giới. Dưa chuột được sử dụng rất đa dạng: quả tươi, trộn, sa lát, cắt lát, muối chua, đóng hộp, (Tạ Thu Cúc và cs, 2000) [6]. Trong những năm gần đây khi mà đời sống nhân dân được cải thiện thì nhu cầu của con người về rau càng cao không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng rau. Trong khi đó, quá trình đô thi hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, có cả diện tích đất trồng rau. Mặt khác chất thải công nghiệp và chất thải đô thị ảnh hưởng mạnh đến nền nông nghiệp nói chung và an toán thực phẩm nói riêng, trong đó có ngành sản xuất rau. Ngoài ra, người sản xuất đã sử dụng nguồn nước, đất chứa một lượng lớn các chất độc hại như: NO3-, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân khi sử dụng các loại rau trồng ở những vùng bị ô nhiễm và gây ra tâm lý không tốt với người tiêu dùng. So với các cây trồng ngắn ngày, cây dưa chuột có ưu thế như chi phí sản xuất không cao, vòng quay thu hồi vốn nhanh, bình quân 30 – 40 ngày là có thể cho thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài từ 60 – 80 ngày cho hiệu quả kinh tế cao nên dưa chuột được người sản xuất đặc biệt quan tâm, từ canh tác quảng canh theo thời vụ trên đồng ruộng tới thâm canh quanh năm trong nhà lưới, hệ thống tưới hiện đại áp dụng công nghệ cao, hệ thống điểu khiển nhiệt độ, ánh sáng, giá thể Các giá thể là những phế phẩm trong nông nghiệp phân chuồng hoai mục (phân hữu cơ) từ gia súc, gia cầm, trấu hun, xơ dừa . là những vật liêu vô cùng thân thiện với môi trường, loại phân hữu cơ này có nhiều đặc tính hóa lý thuận lợi trong hỗn hợp giá thể như độ thoáng, khả năng thông khí tốt, thoát nước và giữ nước. Ngày nay nền nông nghiệp hữu cơ đang được mọi tầng lớp quan tâm, đặc biệt là các nhà quản lý, các nhà khoa học đang tìm mọi biện pháp để làm
  11. 3 sao tạo ra được sản phẩm sạch đang là mối quan tâm hàng đầu, thì giá thể là một giải pháp có thể tạo ra bước đột phá trong nền nông nghiệp sạch. Rau trồng trong giá thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao phụ thuộc vào tỉ lệ phối trộn giá thể và quy trình chăm sóc hợp lí. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh của của một số loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển của dưa chuột tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài * Mục đích nghiên cứu của đề tài Xác ịđ nh được giá thể phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển dưa chuột trong nhà màng tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. * Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phát triển giống dưa chuột tại trường Đại học Nông Lâm. - Xác định được công thức phối trộn giá thể thích hợp cho sản xuất dưa chuột. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Rèn luyện và nâng cao khả năng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên, là một cơ sở và tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng sinh viên của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu tiếp theo về cây dưa chuột, là tư liệu, nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo trong và ngoài nhà trường.
  12. 4 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Tận dụng tốt các loại chất thải trong nông nghiệp, tạo ra loại giá thể hữu cơ phục vụ tốt cho việc trồng dưa chuột. Hạn chế ô nhiễm môi trường. - Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng các loại giá thể nhằm phát triển sản xuất dưa chuột tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Ngày nay nền nông nghiệp hữu cơ đang được mọi tầng lớp quan tâm, đặc biệt là các nhà quản lý, các nhà khoa học đang tìm mọi biện pháp để làm sao tạo ra được sản phẩm sạch đang là mối quan tâm hàng đầu, thì giá thể hữu cơ là một giải pháp có thể tạo ra bước đột phá trong nền nông nghiệp sạch. Phân chuồng hoai mục (phân hữu cơ) từ gia súc và gia cầm, trấu hun, xơ dừa và bã dong riềng là những vật liêu vô cùng thân thiện với môi trường, loại phân hữu cơ này có nhiều đặc tính hóa lý thuận lợi trong hỗn hợp giá thể như độ thoáng, khả năng thông khí tốt, thoát nước và giữ nước tốt, ngoài ra nguyên liệu tạo nên giá thể toàn là những phế phẩm trong nông nghiệp do đó nó có thể cải tạo môi trường rất tốt nhờ quá trình thu gom chúng. Trong thực tế sản xuất để đạt năng suất cao thì việc nghiên cứu tìm hiểu các công thức phối trộn giá thể khác nhau là việc làm rất cần thiết nhằm giúp cho cây trồng phát huy hết tiềm năng sẵn có của giống góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng để đáp ứng nhu cầu mục đích ngày càng cao của con người. 2.2. Tổng quan về cây dưa chuột 2.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây dưa chuột Dưa chuột Cucumis Sativus L là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí, trong họ bầu bí thì Dưa chuột là loại được trồng nhiều hơn cả, và là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.
  14. 6 Dưa chuột là loại cây được trồng từ lâu, nó đã có mặt ở Ấn Độ khoảng trên 3000 năm. Theo A. Decandoole (1820), dưa chuột xuất xứ từ vùng Tây Bắc Ấn Độ, từ đây nó phát triển lên phía Tây và sau đó sang phía Đông Nam Á. Những ghi chép về cây dưa chuột xuất hiện ở Pháp vào thế kỷ thứ 9, ở Anh vào thế kỷ 14 và Bắc Mỹ vào giữa thế kỷ 16. Vào thế kỷ 16, dưa chuột được mang tới Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Vavilop (1926), khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam giáp Lào là nơi phát sinh cây dưa chuột vì ở đây còn tồn tại các dạng dưa chuột hoang dại, Kallo (1958) cho rằng Trung Quốc là trung tâm thứ hai hình thành cây dưa chuột do các giống dưa chuột Trung Quốc có hàng loạt tính trạng lặn có giá trị như: quả dài, tạo quả không qua thụ tinh, gai quả trắng, không đắng. (Tạ Thu Cúc và cs, 2000) [6] 2.2.2. Đặc tính thực vật Rễ: Rễ dưa chuột thuộc loài rễ chùm gồm có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính tương đối phát triển, phân bố ở tâng canh tác 0 – 30 cm, rộng 50 – 60 cm. Rễ chính có thể ăn sâu từ 60 – 100 cm, nếu trồng ở điều kiện lý tưởng (đất có tầng canh tác day, nhiều mùn, thoáng khí, tơi xốp) thì rễ có thể ăn sâu hơn. Rễ phụ phân bố tương đối nông, chủ yếu ở tầng đất 0 – 20 cm. (Mai Thị Phương Anh và cs 1996) [1] Thân: Là cây thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Thân có thể dài từ 1- 3 m, dài nhất có thể đạt trên 3m. Trên thân chính hình thành các cành cấp 1 rồi đến cấp 2, cấp 3 Trên thân chính ở mỗi nách lá trên thân mọc ra các tua cuốn và phân nhánh hoặc không phân nhánh. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống. (Mai Thị Phương Anh và cs 1996) [1] Lá: Gồm có lá mầm và lá thật
  15. 7 Lá mầm (nhú ra đầu tiên): Có hình trứng tròn dài, làm nhiệm vụ quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá mới. Lá thật: Là những lá đơn to ọm c trên thân, dạng lá hơi tam giác (hình chân vịt 5 cạnh) 2 mặt phiến lá đều có lông, cuống dài 10 – 15 cm; rìa nguyên hay có răng cưa. Hoa: Hoa dưa chuột là hoa đơn tính. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành cụm từ 5 – 7 hoa; dưa chuột cũng có hoa lưỡng tính. Hoa có màu vàng thụ phấn nhờ côn trùng và gió, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. Quả: Là loại quả thịt. Lúc còn non có gai xù xì, khi quả lớn gai từ từ mất đi. Quả từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm) tùy thuộc vào giống. Hạt: Có màu trắng ngà. 2.2.3. Phân loại Dưa chuột (dưa leo), tên nước ngoài Common cucumber (Anh), Concombre (Pháp), thuộc họ bầu bí Cucubitaceae, chi Cucumis, loài Sativus L., số lượng NST 2n = 14. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng cây dưa chuột có nguồn gốc từ Tây Ấn Độ (Nam Á). Ở Việt Nam, khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là nơi phát sinh cây dưa chuột vì ở đây còn tồn tại dạng dưa 3 chuột hoang dại. Đã có nhiều khoa học tiến hành phân loại dưa chuột, trong đó có các nhà thực vật học A. Filov (1940) (Trần Khắc Thi 1985)[11]. Trên cơ sở nghiên cứu về tiến hóa sinh thái ông đã đưa ra bảng phân loại chính xác. Loại hạng hoang dại vào một trong các phụ Ssp. Agrostis Gab, còn lại các dạng khác là trồng trọt và tập trung vào các phụ sau:
  16. 8 1. Ssp. Europaeo – americanus Fil. Loài phụ Âu – Mỹ là loài phụ lớn nhất về địa bàn phân bố. 2. Ssp. Occidentali – asiticus. Loài phụ Tây Á phân bố rộng rãi tại các vùng khô hạn Trung và Tiểu Á, Iran, Afganistan và Azecbaizan với các đặc tính chịu nóng. 3. Ssp. Chinensis Fil. Loài phụ Trung Quốc được sử dụng phổ biến để trồng trong nhà kính ở Châu Âu gồm các giống quá ngắn cần thụ phấn và quả dài không qua thụ phấn. 4. Ssp. Indico – japonicus. Loài phụ Nhật - Ấn được phân bố tại khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới với lượng mưa lớn. 5. Ssp. Himalacus Fil. Loài phụ Hymalaya. 6. Ssp. Hermaphrodtus Fil. Dưa chuột lưỡng tính. 2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh Dưa chuột là loài cây ưa nhiệt độ ấm áp và những vùng nhiệt đới mát mẻ, điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột Nhiệt độ: Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương gió đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 00C. (Nguyễn Tường Đoàn và cs, 1997)[10] Dưa chuột yêu cầu nhiệt độ ấm áp ểđ nảy mầm, nhiệt độ bình thường tối thiểu từ 10 – 180C. Nhiệt độ tối thiểu cho dưa chuột nảy mầm là 15,50C, nhiệt độ tối đa là 40,50C. Nhiệt độ thích hợp là 15,5 – 350C, nhiệt độ cho cây sinh trưởng là 200C. Ở nhiệt độ cao 400C cây ngừng sinh trưởng hoa cái không xuất hiện, ở nhiệt độ 50C hầu hết các giống dưa chuột bị chết rét. Hầu hết các giống dưa chột đều phải trải qua giai đoạn xuân hóa ở nhiệt độ 20 – 22 độ C. (Nguyễn Thuý Hà, 2010) [2] Ánh sáng: Dưa chuột thuộc nhóm cây ngắn ngày.
  17. 9 Cây sinh trưởng và phát dục thích hợp ở độ dài chiếu sáng 10 – 12 giờ/ngày. Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng và phát triển giúp cây tăng hiệu quả quang hợp, tăng năng suất, chất lượng và rút ngắn thời gian lớn của quả trong khoảng 15.000 – 17.000 lux. (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [3] Dưa chuột ở tuổi 20 – 25 ngày sau khi nảy mầm có phản ứng thuận với độ dài chiếu sáng dưới 12 giờ. (Trần Khắc Thi, 1985) [4] Độ ẩm đất và độ ẩm không khí: Dưa chuột là cây chịu hạn chịu úng kém. Trong thân cây nước chiếm 91,3%, trong quả chứa 93 -95 % nước, bộ lá dưa chuột to, hệ số thoát nước lớn nên dưa chuột độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp cho dưa chuột là 85 – 90%, độ ẩm không khí: 90 – 95%. Thời kì ra hoa tạo quả yêu cầu lượng nước cao nhất. (Tạ Thu Cúc và cs, 2000) [6] Đất và dinh dưỡng: Cây dưa chuột thích đất màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ pH từ 5,5 – 6,8 và tốt nhất từ 6 – 6,5. Dưa chuột yêu cầu độ phì trong đất rất cao. Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng không tốt ddeesnsinh trưởng và phát triển của cây. Khi nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của dưa chuột thấy rằng: dưa chuột sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, thứ đến đạm và ít nhất là lân. Khi Bón N:60 ; P:60 ; K:60 thì dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33% lân và 100% kali. (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [3] 2.4. Tình hình sản xuất dưa chuột và giá thể trên Thế giới và Việt Nam 2.4.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam 2.4.1.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới Hiện nay có rất nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện tích rau ngày càng gia tăng để đápứ ng nhu cầu rau của người dân.
  18. 10 Theo số liệu của (FAO, 2020) tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới không ngừng phát triển kể cả về diện tích và sản lượng được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới qua các năm (2015 – 2018) Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2015 2.125.807 367.097 78.037.657 2016 2.137.921 373.470 79.844.838 2017 2.007.664 387.996 77.896.545 2018 1.984.518 379.031 75.219.440 (Nguồn; FAO 2020) Qua bảng 2.2 cho ta thấy tình hình sản xuất dưa chuột trê thế giới từ năm 2015 trở lại đây có nhiều biến động kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Về diện tích: Từ năm 2015 – 2018 diện tích trồng dưa chuột trên thế giới đã thay đổi nhanh chóng. Năm 2015 diện tích trồng dưa chuột là 2.125.807 ha đến năm 2016 tăng lên 2.137.921 ha. Đến năm 2018 giảm xuống chỉ còn 1.984.518 ha Như vậy chỉ sau 4 năm diện tích trồng dưa chuột trên thế giới đã giảm 141.289 ha. Về năng suất: Nhìn chung trong những năm gần đây năng suất tương đối ổn định dao động nhẹ từ 367.097 – 387.996 tấn/ha (tăng trung bình 5.22 tấn/năm). Về sản lượng: Từ năm 2015 trở lại đây tuy năng suất không tăng nhiều nhưng do diện tích trồng tăng dần nên sản lượng của dưa chuột trên thế giới đã tăng lên rõ rệt, bình quân mỗi năm tăng 1.156.349 tấn/năm. Như vậy chứng tỏ nghề trồng dưa chột trên thế giới đan có xu hướng phát triển nhanh chóng và có thể tăng lên nữa trong những năm tiếp theo.
  19. 11 Dưới đây là bảng tình hình sản xuất dưa chuột của các châu lục trên thế giới trong những năm gần đây: Bảng 2.2: Bảng tình hình sản xuất dưa chuột của các châu lục trên thế giới (2015 – 2018) Diện tích Năng suất Sản lượng Các châu lục Năm (ha) (tấn/ha) (tấn) 2015 322.045 42.976 1.384.011 2016 370.779 37.918 1.405.924 CHÂU PHI 2017 317.038 42.689 1.353.399 2018 323.011 44.989 1.453.194 2015 94.318 214.632 2.024.357 2016 93.850 226.113 2.122.070 CHÂU MĨ 2017 95.493 236.993 2.263.112 2018 89.399 243.753 2.179.129 2015 1.517.298 451.239 68.465.909 2016 1.505.528 468.365 70.513.709 CHÂU Á 2017 1.431.134 478.812 68.524.409 2018 1.410.068 466.364 65.619.556 2015 191.136 321.484 6.144.719 2016 166.668 346.944 5.782.441 CHÂU ÂU 2017 162.813 352.235 7.534.842 2018 160.842 369.727 5.946.785 2015 1.019 183.138 18.661 CHÂU ĐẠI 2016 1.096 188.820 20.693 DƯƠNG 2017 1.186 175.201 20.783 2018 1.198 173.459 20.776 (Nguồn; FAO 2020)
  20. 12 Qua bảng 2.2 ta có thể thấy rằng tình hình sản xuất dưa chuột tại các châu lục trên thế giới có sự chênh lệch. Châu Á với điều kiện thuận lợi, là lục địa đi đầu về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là dưa chuột với năng suất lớn nhất (468.365 tấn/ha) và sản lượng lớn nhất (70.513.707 tấn) năm 2016. Châu Phi có diện tích tăng dần qua các năm, có năng suất thấp hơn đối với các châu lục khác chỉ đạt 44.989 tấn/ha (2018) là cao nhất. Năng suất thấp như vậy nhưng sản lượng đạt rất cao 1.453.194 tấn. Châu Mĩ ta có thể thấy diện tích và sản lượng dưa chuột tăng dần qua các năm cao nhất là năm 2017 với diện tích 5.493 ha và sản lượng là 2.263.112 tấn. Châu Âu năm 2015 có diện tích trồng cao nhất là 191.136 ha nhưng lại có năng suất thấp nhất (321.484 tấn/ha) và sản lượng cao nhất (61.447.919 tấn). Châu đại dương có diện tích nước có địa hình và thời tiết không thuận lợi nên diện tích (1.019 ha) và sản lượng thấp nhất là 18.661 tấn năm 2015. 2.4.1.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam Đánh giá về thực trạng sản xuất rau ở nước ta trong thời gian qua, nhiều tác giả cho rằng: Hiện nay sản lượng và năng suất rau ở nước ta còn thấp, quy mô còn phân tán, chất lượng không ổn định, phần lớn rau không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp. Mức tiêu thụ nội địa còn thấp, chỉ số bình quân đầu người đạt 60-65 kg/năm. Sở dĩ có những hạn chế đó là do: Việc quản lí, thiếu cải tiến kỹ thuật, canh tác chủ yếu thiên về năng suất, chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm cho nên rau tươi Việt Nam chưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Mặt khác, xuất khẩu rau còn quá ít, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế kém. Rau quả nước ta tuy đa dạng và phong phú, nhưng sản xuất chưa gắn với thị trường, chất lượng thấp, bao bì mấu mã chưa thích hợp, thị trường rau
  21. 13 còn đơn điệu và nghèo nàn. Theo (Lê Thị Chanh, 2016), hiện nay Việt Nam có 40 nước là thị trường xuất khẩu rau nhưng chúng ta lại không đủ điều kiện, mới chỉ xuất khẩu được khoảng 1 – 2% sản lượng. Rau nước ta không thể cạnh tranh được với thị trường Quốc tế mà ngay cả trong nước vì rau tươi của chúng ta đang bị sản phẩm nhập khẩu lấn át. Các vùng trồng dưa chuột lớn nhất cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP.Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long như Tân Hiệp – Tiền Giang, Châu Thành – Cần Thơ, Vĩnh Châu – Sóc Trăng. Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên gồm vùng trồng rau truyền thống như: Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng) Riêng đối với dưa chuột được xem là loại rau chủ lực, các sản phẩm làm ra từ dưa chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một lượng khá lớn được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Sản phẩm làm ra từ dưa chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một lượng khá lớn được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Mặc dù công nghệ sau thu hoạch của nước ta còn thấp, song thị trường xuất khẩu vẫn chiếm một vị trí quan trọng. (Trương Mạnh Quyết, 2015) [7] 2.4.2. Tình hình nghiên cứu giá thể trên Thế giới và Việt Nam 2.4.2.1. Một số nghiên cứu về giá thể trồng rau trên Thế giới Giá thể trồng cây cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết được phối trộn từ các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như: trấu hun, xơ dừa, mùn cưa, cát, bột đá tuy nhiên giá thể được tạo ra phải có độ thông thoáng và có khả năng giữ nước tốt. Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than bùn có sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp ngay cho mục đích thay thế cho đất. Các trang trại thâm canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên về nhập
  22. 14 khẩu những hỗn hợp không phải là đất này, không có khả năng khai thác việc sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương. Thực tế, môi trường nhiệt đới có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp bầu trong vườn ươm. Hỗn hợp bầu trong vườn ươm cần đảm bảo khả năng giữ nước và làm thoáng khí, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, sạch bệnh. Theo (Nguyễn Thị Thu Hà, 2010) [8], Nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp như công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ hóa học, công nghệ tự động hóa, công nghệ trồng cây không dùng đất vào sản xuất các sản phẩm rau và hoa cao cấp. Nhờ đó năng suất và chất lượng rau, hoa trên thế giới tăng lên gấp nhiều lần, mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất, ví dụ ở một số nước như Hoa Kỳ, Hà Lan. Nhật Bản, Trung Quốc. - Theo các nhà khoa học của trung tâm nhà vườn, trường đại học Maryland bón phân cho cây trồng trong túi bầu với liều lượng bao nhiêu và cách bón như thế nào phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: loại phân, nhu cầu của cây, loại giá thể, tỷ lệ phối trộn, loại túi bầu. (Nguyễn Thị Thu Hà, 2010) [8] Theo Lawtence; Newell (1950)[13] cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp đất mùn + than bùn + cát thô (tính theo thể tích) có tỉ lệ 2:1:1 để gieo hạt, để trồng cây là 7:3:2. Theo Kaplina (1976), đối với cùng một loại cây nhưng với thành phần giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau: Để gieo hạt cải bắp, cái xanh nếu thành phần giá thể gồm 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phần phân bò và trong 1kg hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất sớm đạt 181,7 tạ/ha. Nếu thành phần giá thể gồm than bùn 3 phần + mùn 1 phần + phân bò 1 phần và lượng chất khoáng như trên thì năng suất sớm đạt 170 tạ/ha. Không chỉ đối với cải bắp, cà chua mà dưa chuột cũng thế.
  23. 15 Nếu thành phần giá thể cây con gồm 4 phần mùn + 1 phần đất đồi trong 1 hỗn hợp thêm 1g N, 4g P2O5, và 1g K2O thì năng suất sớm đạt 238 tạ/ha. Nếu thành phần giá thể gồm 4 phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất sớm đạt 198 tạ/ha. Roe và cs. ( 1993) [14] việc ứng dụng sản xuất giá thể là nền tảng cho phòng trừ cỏ dại sinh trưởng giữa các hàng rau ở các thời vụ. Chất thải hữu cơ là tiền đề làm tăng giá trị thương mại của các loại giá thể. Nhờ vào kỹ thuật, công nghệ mà làm tăng chất lượng cây trồng và giảm thời gian sản xuất. Cho thấy thuận lợi của việc sử dụng giá thể trên các vùng đất nghèo dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất, tăng thêm lượng đạm trong đất và tăng thêm năng suất rau. Mastelerz (1997) [15] cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn (tính theo thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm mùn sét, mùn cát sét và mùn cát có tỉ lệ 1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả. Cho thêm 5,5 – 7,7g bột đá vôi và 7,7– 9,6g supe photphat cho 1 đơn vị thể tích. 2.4.2.2. Một số nghiên cứu về giá thể trồng rau ở Việt Nam Trước đây giá thể chủ yếu sử dụng là cát hoặc sỏi. Ngày nay giá thể đã được thay đổi rất nhiều. Như ta đã biết, cây cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây. Giá thể lí tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí. Khả năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo ra những khoảng trống quá lớn, nhiều không khí nhưng mất nước nhanh. [17] Giá thể lý tưởng phải có những đặc điểm: - Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí. - Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH. - Thấm nước dễ dàng.
  24. 16 - Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân huỷ an toàn cho môi trường. - Nhẹ, rẻ và thông dụng. Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn, đất nung xốp, đá trân châu, đá bọt núi lửa, rockwool (loại vật liệu có nhiều thớ, sợi, rất được các trang trại lớn ưa chuộng), Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại. Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu, Tiến sĩ Lê Thị Khánh, Trưởng bộ môn Khoa học nghề vườn thuộc khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Huế đã trồng thử nghiệm rau sạch trên giá thể thành công. Đây là mô hình trồng rau sạch đầu tiên tại Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung, mở ra nhiều hướng phát triển mới cho nông nghiệp. Hiện nay, Tiến sĩ Lê Thị Khánh đã thành công trong việc tạo ra giá thể bằng trấu hun, mùn cưa, vỏ lạc ủ, đầu tôm ủ, rơm sau khi đã trồng nấm. Đây là những nguyên liệu sẵn có, dễ làm, không mất tiền mua, lại giải quyết được vấn đề vệ sinh môi trường. Điều đặc biệt giá thể sau thời gian nuôi rau sạch (khoảng 3-4 năm) trong nhà lưới, có thể dùng vào việc bón phân cho cây cảnh. ( Lê Thị Khánh, 2002) [9] Cũng sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mô hình trên diện rộng thành công, mới đây Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hoá đưa ra khuyến cáo bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn trên nền giá thể GT 05. GT 05 là giá thể sinh học không đất, có hàm lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất hữu cơ (OM), 1,2% đạm (N), 0,8% lân (P2O5), 0,7% kali (K2O) và các dinh dưỡng trung và vi lượng cần thiết khác cho cây trồng. Giá thể GT 05 cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT
  25. 17 05 được sử dụng làm bầu gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và thuận lợi [18] 2.4.3. Giới thiệu về một số loại nguyên liệu giá thể 2.4.3.1. Xơ dừa Đối với người dân Việt Nam thì dừa và xơ dừa đã không còn xa lạ. Cây dừa gắn bó lâu đời với nhiều nước trong đó có Việt Nam. Dừa là cây mang lại rất nhiều lợi ích, từ thân dừa cây che bóng, đến lá dừa, nước của quả dừa. Đặc biệt ngày nay xơ dừa đang được sử dụng nhiều nhất bởi xơ dừa ứng dụng và được dùng với nhiều mục đích khác nhau trong nông nghiệp cũng như trong sản xuất. Xơ dừa là vỏ của trái dừa mà chúng ta xé ra. Là phần của vỏ dạng khô và thường có màu nâu vàng. Xơ dừa có rất nhiều tác dụng đối với đời sống con người được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Ngoài ra, xơ dừa khi trộn với các chất hữu cơ cũng như với đất là liều chất ủ cho độ ẩm rất tốt và hiệu quả. Hỗn hợp này có tác dụng giữ được độ ẩm, là điều kiện tiếp xúc làm cho đất thêm tơi xốp. Tuy nhiên xơ dừa có tác dụng tốt nhưng trong xơ dừa vẫn chứa nhiều chất chát chất này nếu chúng ta không ủ kỹ xơ dừa thì khi sử dụng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, đặc biệt là đối với bộ rễ của cây. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển rễ của cây. Khi ủ các xơ dừa với hợp chất khác, hợp chất xơ dừa có thể sử dụng làm các giá thể, các đất để đóng bầu trồng các cây con, hoặc gieo hạt ở giai đoạn cây nhỏ, ban đầu. Hỗn hợp này làm bước đệm đầu tiên cho cây con phát triển nhanh chóng. 2.4.3.2. Vỏ trấu hun Vỏ trấu hun được chế biến từ vỏ của hạt lúa sau khi bóc lúa thành gạo còn phần vỏ lúa bỏ đi gọi là vỏ trấu. Những thành phần này hoàn toàn tự nhiên được dùng cho nhiều mục đích từ công nghiệp, nông nghiệp. Sản phẩm hữu cơ thân thiện môi trường.
  26. 18 Vỏ trấu được hun sử dụng làm phân bón và để lót chuồng trại rất hiệu quả cho các nhà nông chăn nuôi trồng trọt, với độ hút nước cao 7-14 lít/kg mụn dừa luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ khô thoáng. Khi phối hợp với phân gia súc vỏ trấu hun tạo ra một loại phân bón rất tốt cho cây. Đặc biết là cây trồng rau, nó giúp cải tạo đất làm đất tơi xốp thông thoáng, tăng độ phì nhiêu cho đất, kích thích bộ rễ phát triển sâu rộng [20] 2.4.3.3. Phân gia súc Là các loại phân có nguồn gốc có nguồn gốc từ chất thải trâu, bò và lợn được chế biến và ủ theo các phương pháp khác nhau Đây là loại phân hữu cơ khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới, mang đầy đủ tác dụng của phân hữu cơ, khác nhau về thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng có chứa trong phân. - Sử dụng phân gia súc còn là 1 biện pháp xử lý nguồn phế thải gây ôi nhiễm môi trường từ chăn nuôi rất hiệu quả. Vì trung bình lượng phân do gia súc thải ra trong suốt quá trình sinh trưởng thường gấp 20 lần trọng lượng của nó. Khối lượng các chất thải rất lớn này là nguồn gây ôi nhiễm môi trường rất lớn nếu không được xử lý tốt. Đồng thời phân chuồng sau khi được xử lý bón cho cây trồng lại tạo ra sản phẩm phục vụ cho con người. 2.4.3.4. Phân gia cầm Ở đây nhóm nghiên cứu sử dụng loại phân gia cầm là phân gà. Phân gà thuộc nhóm phân hữu cơ, sử dụng dưới dạng đã được ủ hoai mục hoặc thay thế bằng các thành phẩm đóng gói đã qua xử lý Phân gà không những chứa hàm lượng hữu cơ cao mà nó còn chứa hàm lượng N-P-K vượt trội hơn các loại phân dê, phân trâu bò, phân trùn quế . Đặc biệt phân gà giàu Kali và khoáng chất nên rất tốt khi dùng cho các loại cây ăn trái. Do đó, phân gà được xem là loại phân có chất lượng cao hơn hẳn các loại phân chuồng khác.
  27. 19 Phân gà sẽ giúp cải tạo đất, cung cấp hàm lượng hữu cơ, Tăng sức đề kháng cho cây, giảm một số bệnh cho cây trồng: xoắn lá, trùng đọt, vàng lá, Tăng hương vị mà mùi cho các loại cây rau, cây ăn quả. Tăng khả năng thụ phấn, đậu trái. Tăng số lượng hạt và chất lượng hạt khi thu hoạch. Tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thụ các chất vô cơ [19] 2.4.3.5. Trùn quế Phân trùn quế được chế tạo từ con Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoan. Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất. Phân trùn quế chứa các khoáng chất như nitrat, phốtpho, kali, canxi, ở dạng mà cây có thể hấp thu ngay không cần thời gian phân hủy trong đất sau khi bón. Khi dùng phân trùn quế bón cho việc trồng rau thì thấy cây rau mau tươi tốt xanh lá, đó là nhờ hàm lượng chất mùn hay còn gọi là axit humic tự nhiên khoảng 2-3 %. Ngoài ra phân trùn quế còn chứa chất kích thích tăng trưởng tự nhiên như IAA giúp cây trồng tăng khả năng đề kháng với môi trường bất lợi, kết cấu phân trùn quế ở dạng hình khối nên có khả năng chống sự xói mòn do tưới nước và tăng khả năng giữ ẩm cho bộ rễ cây trồng [21] 2.4.3.6. Bã dong riềng Nhiều địa phương ở các tỉnh miền núi như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu đã chọn cây dong riềng và sản phẩm miến dong là sản phẩm chủ lực trong cơ cấu thu nhập từ trồng trọt của nhiều hộ nông dân. Các làng nghề miến dong nổi tiếng như huyện Na Rì, Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng trong một số năm qua đã nâng diện tích trồng dong riềng lên hàng nghìn ha, do áp dụng giống mới nên sản lượng củ thu dược tới hàng vạn tấn. Từ củ dong riềng, hàng nghìn hộ dân đã có thêm việc
  28. 20 làm để nâng cao thu nhập bằng việc sản xuất miến, góp phần cải thiện tích cực đời sống gia đình cũng như điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Nhưng bên cạnh đó việc sản xuất trải qua một số năm hoạt động của làng nghề làm miến dong, đã nảy sinh các vấn đề về môi trường, cản trợ sự phát triển bền vũng của loại cây trồng này cũng như sản xuất miến dong. Củ dong riềng sau chế biến lấy tinh bột còn lại lượng bã thải lớn (70-75%). Lượng bã này chỉ mới được tận thu rất ít làm thức ăn chăn nuôi (lợn, ngan, ngỗng). Số còn lại bị bỏ thối làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm mặt đất cũng như bầu không khí và phí đi nguồn tài nguyên. Trong bã dong riềng bao gồm hỗn hợp xơ sợi và nước, kích thước sợi từ 0,2 – 1,5 cm, tỷ lệ kích thước từ 0,8 – 1,2cm chiếm cao nhất. Độ ẩm đạt tới 84,69%, pH = 6,8; N tổng số 6 0,20%; P2O5 tổng số 0,28%; K2O tổng số 0,28%; VSV tổng số 9,5 x 10 . Từ đó chúng ta có thể nghiên cứu bã dong riềng sau khi xử lý để làm giá thể cho nông nghiệp hữu cơ. (Tạ Thu Hằng) [5] 2.5. Kết luận rút ra từ tổng quan Dưa chuột là loại cây rau ăn quả giàu dinh dưỡng, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Ứng dụng sản xuất giá thể đặt nền tảng cho việc phòng trừ cỏ dại sinh trưởng. Chất thải hữu cơ là tiền đề làm tăng giá trị thương mại của các loại giá thể. Sử dụng giá thể trồng dưa chuột làm giảm sự ảnh hưởng của sân bệnh hại và làm tăng năng suất chất lượng quả. Giá thể trồng rau trên thế giới khá phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên ở Việt Nam việc áp dụng và sử dụng phụ phẩm trong nông nghiệp làm giá thể trồng rau chưa được áp dụng nhiều hoặc áp dụng chưa tốt do khâu xử lý các phụ phẩm đó chưa tốt, nên hiệu quả chưa được cao. Trồng rau trong giá thể không chỉ giảm sâu bệnh hại mà còn là nguồn thực phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe, an toàn cho con người và môi trường. Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch tạo thành giá thể hữu cơ trồng rau an toàn nhằm tái sử dụng hiệu quả nguồn phế thải hữu cơ, hướng tới phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững và bảo vệ môi trường.
  29. 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng và vật liêu nghiên cứu * Đối tương nghiên cứu: Giống dưa chuột Hàn Quốc Ghi-Chan, công ty KYUNGWON Seeds * Vật liệu nghiên cứu: Trấu hun, xơ dừa, bã dong riềng, phân lợn tinh chế, phân gà tinh chế, trùn quế. + Trấu hun: Vỏ trấu đem hun hoàn toàn, có tính thoát nước, thông thoáng, nhẹ, xốp không ảnh hưởng đến độ pH. + Xơ dừa: Ngâm ngập nước, bổ sung 5% vôi, ngâm 3 ngày xả nước, thay nước mới mỗi ngày 1 lần trong 3 ngày tiếp theo. + Bã dong riềng: Là hỗn hợp xơ sợi và nước, kích thước sợi từ 0,2-1,5 cm, tỷ lệ kích thước từ 0,8-1,2 cm chiếm cao nhất. Độ ẩm nguyên liệu đạt tới 84,69% + Phân gà tinh chế: Cung cấp hàm lượng hữu cơ cao, tăng sự phát triển của hệ vi sinh vật có ích, trong phân gà có 1,6 % N; 1,8%P; và 2% là K. + Phân lợn tinh chế: bổ sung chất hữu cơ, tăng chất mùn, giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. Trong phân lợn có 0,8% N; 0,4%P; 0,3%K. + Trùn quế: Phân trùn quế cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magic. Nó cũng chứa mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt. Sự hữu dụng nhất là các chất này có thể được cây hấp thu ngay.không như những phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây trồng hấp thụ. Sẽ không có bất cứ rủi ro, cháy cây nào xẩy ra khi bón phân trùn quế. .
  30. 22 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 06 năm 2020. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch. - Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển, năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng quả dưa chuột trồng trong nhà màng. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Các công thức thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 6 công thức và 3 lần nhắc lại. Các công thức bao gồm: CT1: (¼ Trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân lợn tinh chế) + 20% phân trùn quế. CT2: (¼ Trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân lợn tinh chế) + 30% phân trùn quế. CT3: (¼ Trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân lợn tinh chế) + 40% phân trùn quế. CT4: (¼ Trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân gà tinh chế) + 20% phân trùn quế. CT5: (¼ Trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân gà tinh chế) + 30% phân trùn quế. CT6: (¼ Trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân gà tinh chế) + 40% phân trùn quế.
  31. 23 Sơ đồ thí nghiệm các công thức theo kiểu RBCD: CT1 CT6 CT5 CT2 CT1 CT6 CT3 CT2 CT1 CT4 CT3 CT2 CT5 CT4 CT3 CT6 CT5 CT4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột * Thời vụ trồng: Vụ Xuân hè xuân 2020. - Gieo hạt giống: Ngày 12 tháng 3 năm 2020 ngâm ủ hạt giống Ngày 14 tháng 3 năm 2020 gieo hạt giống - Trồng cây con vào bầu: Ngày 29 tháng 3 năm 2020 * Chuẩn bị nhà lưới trồng cây - Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị tắc. - Ở xung quanh bên ngoài nhà lưới: Phun Aldrin để trừ kiến và côn trùng. * Kỹ thuật trồng dưa chuột - Thời gian chuẩn bị giá thể trước khi trồng 1 tháng. - Chuẩn bị giá thể và đóng bầu: + Xơ dừa: Chuẩn bị xơ dừa, bổ sung thuốc trừ bệnh sinh học Trico- ĐHCT 108 bào tử/g. Pha 500g với 500l nước sạch tưới đều ẩm xơ dừa ủ trong 30 ngày trước khi trộn giá thể để đóng vào bầu.
  32. 24 + Trấu hun: Vỏ trấu đem hun không hoà toàn khoảng 70%, có tính thoát nước, thông thoáng, nhẹ, xốp không ảnh hưởng đến độ pH, ít nhiễm bệnh và trung tính. Bổ sung thuốc trừ bệnh sinh học Trico-ĐHCT 108 bào tử/g. Pha 500g với 500l nước sạch tưới đều ẩm xơ dừa ủ trong 30 ngày trước khi trộn giá thể để đóng vào bầu. + Bã dong riềng: Chuẩn bị bã dong riềng, bổ sung thuốc trừ bệnh sinh học Trico-ĐHCT 108 bào tử/g. Pha 500g với 500l nước sạch tưới đều ẩm xơ dừa ủ trong 30 ngày trước khi trộn giá thể để đóng vào bầu. - Túi bầu là túi bầu đen có khích thước 28 x 30 cm. - Mật độ trồng: 25000 cây/1ha. - Chọn cây có 1-2 lá thật, thân cứng, mập, lá xanh đậm, không bị sâu, bệnh hại. - Trồng mỗi cây/bầu. * Chăm sóc cây dưa chuột trong nhà lưới - Sau khi trồng xong tiến hành quét dọn vệ sinh trong nhà lưới vì khi trồng sẽ có một số giá thể bị rơi ra mặt nền. - Ngay sau khi trồng bắt đầu tưới nước và tưới theo lập trình: Khi cây còn nhỏ số lần tưới trong ngày khoảng 8 lần và không tưới vào lúc nắng nóng vì lúc ấy nước đọng lại trong đường ống rất nóng. Nước tưới lúc này có EC = 1 và pH = 6. Lượng nước tưới tùy theo sinh trưởng của cây, nên tưới nước nhiều vào hai thời kỳ: Lúc ra quả rộ (trên 50% số cây đã có quả) và lúc phát triển mạnh. * Làm giàn, tỉa nhánh, tỉa quả - Sử dụng dây cước làm giàn, sợi dây cước được buộc trên giàn cao. Cây sinh trưởng, phát triển đến đâu buộc dây đến đó, cuốn sợi dây vào thân cây. - Tỉa nhánh: Dưa leo phát triển nhiều nhánh phía trong luống và những nhánh này không hình thành trái. Để tăng năng suất cần phải tỉa bỏ những
  33. 25 nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn. Nên để 4-6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa trái sớm. Loại bỏ các nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 10. - Tỉa quả: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4-6 quả, ngắt cuối cành mang quả để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao * Kiểm soát sâu bệnh hại cây dưa leo trồng giá thể trong nhà lưới - Sử dụng giống có khả năng chống chịu sâu bệnh . - Cây con sạch bệnh: trong quá trình ươm cây con sử dụng giá thể sạch, xử lý hạt giống bằng nước ấm và thuốc trừ nấm. Trong vườn ươm giữ vệ sinh và khi cần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh được phép sử dụng trên rau. - Giá thể trồng và nước tưới sạch: Giá thể đảm bảo vệ sinh sạch mầm bệnh. Không tái sử dụng nước thừa chảy ra. - Dùng bẫy dính (màu xanh, vàng) để bẫy côn trùng. - Thuốc: Khi cần có thể sử dụng thuốc, ưu tiên dùng thuốc sinh học trước, hóa học sau. * Thu hoạch: Khi dưa chuột chuyển từ màu xanh phấn sáng xanh không phấn có thể thu hoạch. 3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.3.2.1. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi cho dưa chuột ở giai đoạn vườn sản xuất: - Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Đo phần thân chính từ cỗ rễ đến ngọn cây, theo dõi định kỳ 7 ngày/ lần. - Động thái ra lá trên thân chính (lá): Đếm số lá thật trên thân chính, theo dõi định kỳ 7 ngày/lần. - Thời gian ra hoa rộ ( ngày ): Là ngày có khoảng 50% số cây có hoa đầu. - Thời gian đậu quả ( ngày): Là ngày có khoảng 50% số cây có quả đậu. - Tỉ lệ đậu quả (%) = (Số quả đậu/Tổng số hoa cái trên cây) x 100% .
  34. 26 - Thời gian bắt đầu trồng đến khi chín (ngày): Là ngày có khoảng 50% số cây có quả chín có thể thu hoạch. - Số quả trung bình/cây = Tổng số quả thu được/Tổng số cây cho thu hoạch. - Khối lượng trung bình quả (gram) = Tổng khối lượng quả thu hoạch/Tổng số quả thu được . - Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng TB/quả x Số quả TB/cây x Mật độ trồng . - Năng suất thực thu (tấn/ha) = Khối lượng quả thực thu trên ô thí nghiệm. - Tổng thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ ngày gieo đến khi kết thúc thu hoạch. - Thời vụ: Vụ Xuân hè 2020. - Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ hại (%) = (Số cây bị sâu )/(Tổng số cây theo dõi) x 100 - Đo nitrat sử dụng máy đo an toàn thực phẩm Greentest 0808 3.3.3.2 Phân tích 1 số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể pH và EC của giá thể được xác định bằng cách chiết xuất và hòa với nước theo tỷ lệ 1:10 (w: v) (Inbar, Hadar và Chen 1993) sau đó trộn đều và giữ trong 2 giờ, trước khi được thực hiện bằng máy đo pH (UltraBasic-UB10; Denver Instrument, New York, NY, USA) và máy đo độ dẫn điện (EC) (máy đo độ dẫn được sử dụng công nghệ SC-2300; Suntex). * Phương pháp xử lí số liệu - Số liệu được thống kê bằng phần mềm excel. - Xử lí số liệu bằng phần mềm SAS 9.1
  35. 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch Độ pH của đất cho biết mức độ kiềm hoặc tính axit của nó, có thể ảnh hưởng đến kết quả độ dẫn điện. Các ion H+ tích điện dương gây ra tính axit hơn, trong khi các ion OH– tích điện âm khiến cho đất kiềm hơn (đất mặn thường có tính kiềm). Đất càng có tính axit hoặc kiềm hơn, thì càng có nhiều ion H+ và OH–, càng nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao. Do đó, đất càng có tính axit hoặc kiềm thì EC càng cao. Độ pH càng gần với độ trung tính, độ pH ít ảnh hưởng đến độ dẫn điện của đất. Chỉ số EC đất (Electrical Conductivity) là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch có trong đất. Độ dẫn điện có thể được thể hiện bằng một số đơn vị khác nhau nhưng đơn vị tiêu biểu được dùng để đo lường EC là millisiemens trên centimet (mS/cm). Chỉ số EC không diễn tả nồng độ của từng chất trong đất đồng thời cũng không thể hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong đất. Chỉ số EC thể hiện tổng số ion hiện đang có trong đất, một phần nào đó EC được xem là thể hiện mức dinh dưỡng hiện đang có trong đất trồng [23] Kết quả phân tích được thể hiện qua bảng 4.1 Qua bảng 4.1 ta thấy: pH trong giá thể trước khi trồng của các công thức dao động 6,60 – 6,72. Công thức có chỉ số pH cao nhất là công thức 5 và công thức 6 với pH là 6,70 và 6,72. Tiếp đến là công thức 1 (pH = 6,66) công thức 3 (pH = 6,65) công thức 4 (pH = 6,67), thấp nhất là công thức 2 pH = 6,60. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự chênh lệch này là không có ý nghĩa.
  36. 28 EC trong giá thể trước khi trồng của các công thức dao động từ 1,74 – 2,75 mS/cm. Công thức 6 có chỉ số EC cao nhất là 2,75 mS/cm, tiếp đến là công thức 5 với 2,64 mS/cm; công thức 4 là 2,30 mS/cm; công thức 3 là 1,87 mS/cm; công thức 1 là 1,81; công thức 2 có chỉ số EC thấp nhất là 1,74 mS/cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Bảng 4.1: Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng Chỉ tiêu EC pH pH EC (mS/cm) trước khi khi thu (mS/cm) trước khi trồng khi thu hoạch Công thức hoạch trồng CT1 6,66ab 6,73bc 1,81e 0,92e CT2 6,60b 6,70c 1,74f 0,85f CT3 6,65ab 6,74bc 1,87d 1,27d CT4 6,67ab 6,72bc 2,31c 1,43c CT5 6,70a 6,77ab 2,47b 1,84b CT6 6,72a 6,80a 2,74a 1,94a P > 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV% - 0,47 1,32 1,75 LSD 0,05 - 0,05 0,05 0,04 Qua bảng 4.1 ta thấy: pH trong giá thể giai đoạn thu hoạch của các công thức dao động 6,70 – 6,8. Công thức có chỉ số pH cao nhất là công thức 6 với pH = 6,80. Tiếp đến là công thức 5 với pH = 6,77; công thức 3 pH = 6,74; công thức 1 pH = 6,73; công thức 4 pH = 6,72; công thức 2 có chỉ số pH = 6,70 là thấp nhất. Kết quả xử lí thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. EC trong giá thể giai đoạn thu hoạch dao động từ 0,85 mS/cm – 1,94 mS/cm. Chỉ số EC đạt cao nhất ở công thức 6 với 1,94 mS/cm, tiếp đến là
  37. 29 công thức 5 với 1,84 mS/cm, công thức 4 là 1,43 mS/cm, công thức 3 là 1,27 mS/cm, công thức 1 là 0,92 mS/cm, thấp nhất là công thức 2 với 0,85 mS/cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Để làm rõ sự thay đổi các chỉ số hóa lý trong thành phần giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch. Chúng tôi có biểu đồ hình 1 và hình 2 dưới đây: Hình 1 : Biểu đồ EC giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch Giá trị EC của các nguồn nguyên liệu đánh giáứ m c độ hiện diện của các ion hòa ta trong nguyên liệu, do đó có thể phản ánh một cách tương đối mức độ dinh dưỡng trong nguyên liệu, tùy thuộc loại ion trong giá thể. Theo Warncke (1986) [16] môi trường giá thể tốt cần có EC đạt từ 0,75 – 3,50 mS/cm. Giá trị EC trước khi trồng giao động trong khoảng 1,74 – 2,74 mS/cm. EC sau thu hoạch giảm so với trước khi trồng và dao động trong khoảng 0,84 – 1,94 mS/cm.Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy công thức 6 có giá trị EC cao nhất cụ thể là 2,74 mS/cm, giai đoạn thu hoạch giảm xuống
  38. 30 còn 1,94 mS/cm. Công thức 2 có giá trị EC thấp nhất trước khi trồng là 1,74 mS/cm, khi thu hoạch còn 0,85 mS/cm. Sự giảm EC trước và khi thu hoạch nguyên nhân là do cây dưa chuột đã hấp thu lượng lớn chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Hình 2: Biểu đồ EC giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch PH và EC là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của rễ. pH ảnh hưởng đến khả năng hòa tan trong nước. Độ hòa tan rất quan trọng bởi vì rễ chỉ có thể hút các chất dinh dưỡng hòa tan chứ không hấp thụ các chất dinh dưỡng ở dạng rắn. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy pH sau khi thu hoạch cao hơn pH trước khi trồng. pH trước khi trồng dao động từ 6,60 -6,72; pH khi thu hoạch cao hơn trước khi trồng và dao động trong khoảng 6,70 – 6,79. Cao nhất là công thức 6 pH trước khi trồng là 6,72 sau khi thu hoạch tăng lên 6,79. Thấp nhất là công thức 2 pH trước khi trồng là 6,60 sau khi thu hoạch tăng lên 6,70.
  39. 31 4.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả dưa chuột 4.2.1. Ảnh của một số loại giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của dưa chuột Thân cây là bộ phận chủ yếu mà các chất khoáng được lấy từ đất vận chuyển qua và cũng là nơi các chất hữu cơ sau khi được tổng hợp trên lá sẽ được vận chuyển đến các bộ phận của cây thông qua hệ thống mạch dẫn. Như vậy mối quan hệ giữa bộ phận bên trên và bộ phân bên dưới của cây được điều hòa là do thân cây, đảm bảo cho thân sinh trưởng và phát triển tốt tạo tiền đề cho cây có năng suất và chất lượng tốt. Chiều cao cây phụ thuộc vào chất dinh dưỡng và mùa vụ trong đó lượng chất dinh dưỡng mà cây hút được là quan trọng nhất. Thành phần các loại giá thể khác nhau thì lượng chất dinh dưỡng và độ tơi xốp, thông thoáng cũng khác nhau làm cho khả năng hút chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Chiều cao cây trồng nói chung, cây rau nói riêng được đánh giá qua động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Động thái tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có liên hệ chặt chẽ tới năng suất cây dưa chuột, tăng trưởng một cách hợp lý theo đúng quy luật đồng thời các điều kiện phải thuận lợi thì năng suất đạt được tối đa và ngược lại. Sau khi trồng được 10 ngày chúng tôi bắt đầu theo dõi về sự tăng trưởng chiều cao cây, đo định kì 7 ngày một lần và có bảng số liệu 4.2:
  40. 32 Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao của dưa chuột (Đơn vị : cm) Sau trồng (ngày) Công thức 10 17 24 31 38 CT1 14,08bc 18,70bc 41,39b 76,83bc 143,58ab CT2 12,61c 16,19c 36,63c 69,66c 133,05bc CT3 22,36a 29,50a 53,64a 88,44ab 146,27ab CT4 20,25a 27,77a 54,67a 91,16a 150,11a CT5 16,25b 21,25b 42,55b 75,28bc 148,11a CT6 15,94b 20.86b 40,28b 70,33c 128,66c P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV% 8,09 10,34 11,38 9,96 5,29 LSD 0,05 2,49 4,23 9,2 14,25 13,55 Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao được thể hiện rõ rệt hơn qua hình 3: 160 140 120 CT1 100 CT2 80 CT3 CT4 60 CT5 40 CT6 20 0 10 ngày 17 ngày 24 ngày 31 ngày 38 ngày Hình 3: Đồ thị tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột
  41. 33 Lần đo đầu tiên sau 10 ngày trồng chiều cao cây dao động từ 12,61 cm – 22,36 cm, cao nhất là công thức 3 và công thức 4 với giá trị lần lượt là 22,36 và 20,25 cm, tiếp đến là công thức 5 (16,25 cm), công thức 6 (15,94 cm), công thức 1 (14,08 cm), thấp nhất là công thức 2 (12,61 cm). Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Sự tăng trưởng chiều cao của các công thức trong thí nghiệm đều có chung đặc điểm là sau khi trồng cây ra bầu từ 10 – 17 ngày động thái tăng trưởng chiều cao cây tăng trưởng chậm, cụ thể là qua mỗi lần theo dõi chiều cao cây chỉ tăng từ 3 – 7 cm do thời kì đầu cây có bộ rễ chưa phát triển khả năng hút các chất dinh dưỡng là kém nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp. Sau ngày thứ 17 trở đi chiều cao cây ở các công thức đều tăng lên rất nhanh cụ thể là sau trồng mỗi lần theo dõi chiều cao cây tăng từ 33 –38 cm lúc này bộ rễ của cây đã phát triển tốt nên có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cây phát triển thân lá một cách mạnh mẽ. Chiều cao cây cao nhất ở giai đoạn 38 ngày sau trồng chiều cao của công thức 4 là cao nhất với giá trị là 150,11 cm, thấp nhất là công thức 6 với giá trị là 128,63 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Điều này chứng tỏ, việc sử dụng phân trùn quế 20% có phối trộn thêm các thành phần vỏ trấu hun, bã dong riềng, xơ dừa và phân gà làm chiều cao cây tăng trưởng cao hơn cao hơn so với các công thức còn lại. Như vậy, với các công thức phối trộn khác nhau có ảnh hưởng không lớn đến chiều cao cây của các công thứ thí nghiệm. 4.2.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá trên thân chính của dưa chuột Sau khí kết thúc giai đoạn nảy mầm, các lá thật xuất hiện. Các lá được hình thành tại đỉnh sinh trưởng. Sự tăng chiều cao của cây phản ánh khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng từ lá và rễ. Rễ hút nước và khoáng cung cấp
  42. 34 cho các bộ phận trên mặt đất, còn lá cung cấp các sản phẩm quang hợp cho hệ thống rễ sinh trưởng. Sự lớn lên của cây cũng như các hoạt động sinh lý khác trong cây diễn ra thuận lợi đồng nghĩa với việc cung cấp đủ dinh dưỡng từ giá thể. Lá còn là cơ quan sinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu trên cây, ngoài ra lá còn có chức năng thoát hơi nước và trao đổi khí. Lá thực hiện quá trình quang hợp làm biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời với quá trình hô hấp nó chuyển quang năng thành hóa năng, tạo ra các hợp chất hữu cơ vận chuyển di khắp cơ thể để duy trì sự sống và giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Cây có bộ lá phát triển tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao, do đó khả năng tích lũy vật chất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cây trồng cao. Động thái ra lá của cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của bộ rễ các cơ quan khác cũng như tạo năng suất sau này. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá trên thân chính của dưa chuột ở các công thức khác nhau được trình bày qua bảng 4.3 Bảng 4.3: Động thái ra lá trên thân chính của dưa chuột (Đơn vị: lá) Sau trồng (ngày) Công thức 10 17 24 31 38 CT1 3,11cb 3,94bc 6,44b 10,55bc 17,27ab CT2 2,94c 3,72c 5,83c 9,77cd 16,44b CT3 3,77a 4,66a 7,39a 10,94ba 17,39ab CT4 3,72a 4,66a 7,33a 11,77a 17,94a CT5 3,33b 4,11b 6,55ab 10,16bc 16,22b CT6 3,11cb 4,00bc 6,44b 9,39d 16,56b P 0,05 CV% 4,57 4,07 6,96 5,20 - LSD 0,05 0,27 0,31 0,84 0,98 -
  43. 35 20 18 16 14 CT1 12 CT2 10 CT3 CT4 8 CT5 CT6 6 4 2 0 10 ngày 17 ngày 24 ngày 31 ngày 38 ngày Hình 4: Đồ thị tăng trưởng số lá của cây dưa chuột Thông qua số liệu từ bảng 4.3 và hình 4 ta thấy: Số lượng lá của cây dưa chuột ở các công thức phối trộn khác nhau qua các giai ạđo n là khác nhau. Giai đoạn 10 ngày sau trồng: Số lá trung bình ở các công thức dao động từ 2,94 lá/cây đến 3,77 lá/cây. Công thức 3 và công thức 4 có số cao nhất là 3,77 lá/cây và 3,72 lá/cây, tiếp đến là công thức 5 với 3,33 lá/cây, công thức 1 và công thức 6 có cùng số lá là 3,11 lá/cây, công thức 2 có số lá thấp nhất là 2,94 lá/cây. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giai đoạn 17 ngày sau trồng: Số lá trung bình ở các công thức dao động từ 3,72 lá/cây đến 4,66 lá/cây. Công thức 3 và công thức 4 có số lá cao nhất là 4,66 lá/cây, tiếp đến là công thức 5 với 4,11 lá/cây, công thức 6 là và công thức 1 có số lá lần lượt 4,00 lá/cây và 3,94 lá/cây, công thức 2 có số lá thấp
  44. 36 nhất là 3,72 lá/cây. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giai đoạn 24 ngày sau trồng: Số lá trung bình ở các công thức dao động từ 5,55 lá/cây đến 7,39 lá/cây, Công thức 3 và công thứ 4 có số lá cao nhất lần lượt là 7,39 lá/cây và 7,33 lá/cây. Tiếp đến là công thức 5 với 6,55 lá/cây, công thức 1 và công thức 6 có số lá tương đương nhau là 6,44 lá/cây, công thức 2 có số lá thấp nhất là 5,83 lá/cây. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giai đoạn 31 ngày sau trồng: Số lá trung bình ở các công thức dao động từ 9,39 lá/cây đến 11,77 lá/cây. Công thức 4 có số lá cao nhất là 11,77 lá/cây, công thức 3 là 10,94 lá/cây, tiếp đến là công thức 1 và công thức 5 có số lá lần lượt là 10,55 lá/cây và 10,16 lá/cây, công thức 2 là 9,77 lá/cây, công thức 6 có số lá thấp nhất là 9,39 lá/cây. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giai đoạn 38 ngày sau trồng: Số lá trung bình ở các công thức dao động từ 16,44 lá/cây đến 17,94 lá/cây. Công thức 4 và công thức 3 có số lá cao nhất là 17,94 và 17,39 lá/cây, công thức 1 là 17,27 lá/cây, tiếp đến là công thức 6 và công thức 2 có số lá 16,56 lá/cây và 16,44 lá/cây, công thức 5 có số lá thấp nhất là 16,22 lá/cây. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự chênh lệch này là không có ý nghĩa. Như vậy, tương đồng với sự tăng trưởng chiều cao cây chậm ở giai đoạn sau trồng từ 10 – 17 ngày thì số lá trên thân chính cũng tăng chậm. Giai đoạn sau trồng từ 17 – 38 ngày chiều cao cây tăng rất nhanh thì số lá trên thân chính cũng tăng nhanh. Sau trồng 38 ngày số lá trên thân chính dao động từ 16,44 - 17,94 lá. Có thể thấy sự chênh lệch chênh lệch số lá ở các công thức là không đáng kể, kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự sai khác về mặt
  45. 37 thống kê. Chứng tỏ sự phối trộn thành phần giá thể ở các công thức không ảnh hưởng nhiều đến số lá/cây. 4.2.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến thời gian sinh trưởng, phát triển của dưa chuột thí nghiệm Thời gian của các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và của dưa chuột nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn giống. Qua đó cho biết đặc trưng, đặc tính của giống chín sớm, chín trung bình hay chín muộn của từng giống. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng. Do đó, cần phải điều khiển sao cho giai đoạn đầu đạt được một mức độ nhất định, có đủ bộ phân thân lá để tăng cường khả năng quang hợp và tích lũy cho cơ quan sinh sản (hoa, quả) phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả về ảnh hưởng của giá thể đến thời gian ra hoa, đậu quả của cây dưa chuột bao được thể hiện ở bảng 4.4: Bảng 4.4: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng, phát triển của dưa chuột Chỉ tiêu Thời gian Thời gian Thời từ trồng Tổng thời từ trồng từ trồng đến khi thu gian sinh đến ra hoa đến đậu hoạch trưởng (ngày) (ngày) quả (ngày) (ngày) Công thức CT1 27 31 45 77 CT2 30 34 48 77 CT3 26 30 41 80 CT4 25 29 41 77 CT5 26 30 41 77 CT6 27 31 45 80
  46. 38 Qua bảng 4.4 ta thấy: Thời gian từ khi trồng tới ra hoa (số hoa nở 50%) của các công thức chênh lệch nhau khá lớn. Thời gian ra hoa dao động từ 25 – 30 ngày sau gieo, trong đó công thức 4 cho thời gia từ lúc gieo đến lúc ra hoa sớm nhất là 25 ngày, công thức 3 và công thức 5 là 26 ngày, công thức 1 và công thức 6 là 31 ngày, công thức 2 cho thời gia ra hoa muộn hơn là 30 ngày. Hoa ra sớm có ý nghĩa rất lớn đến việc bố trí thời vụ để cây tránh gặp điều kiện bất thuận của môi trường, vì trong thời gian hoa nở, thụ phấn, thụ tinh là thời gian rất mẫn cảm với điều kiện môi trường đặc biệt là nhiệt độ, chỉ cần gặp nhiệt độ thấp hơ nhiệt độ giới hạn có thể dẫn đến không có năng suất. Sau khi thụ phấn là sự kết giao giữa giao tử đực và giao tử cái, quá trình này sảy ra khoảng 2 – 3 ngày sau khi hoa nở. Trong điều kiện thuận lợi thì sau khi thụ phấn khoảng 2 ngày sẽ xảy ra quá trình thụ tinh và bầu noãn phát triển thành quả non sau 4 – 5 ngày. Thời gian từ hoa nở (số hoa nở 50%) tới thời gian ra quả (50% số cây ra quả) thời gian là như nhau. Đối với dưa chuột các giống khác nhau sẽ trải qua từng giai đoạn trong khoảng thời gian không giống nhau. Một giống được đánh giá là giống tốt phải là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao. - Thời gian cho thu quả đợt đầu: Cho thu quả sớm nhất là công thức 3, công thức 4, công thức 5 cho thời gian thu hoạch sớm nhất là 41 ngày sau gieo. Tiếp đến công thức và công thức 6 thời gian thu hoạch lần đầu là 45 ngày sau gieo và muộn nhất là công thức 2 với 48 ngày sau gieo. - Tổng thời gian sinh trưởng: Được tính từ lúc gieo đến khi thu quả đợt cuối. Tổng thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm dao động từ 77 – 80 ngày. Các công thức 1, công thức 2, công thức 4 và công thức 5 có
  47. 39 thời gian sinh trưởng là 77 ngày. Công thức 3 và công thức 6 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 80 ngày. Công thức 2 cho thu quả đợt đầu chậm nhất nhưng tổng thời gia sinh trưởng nhanh nhất. 4.2.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sâu bệnh hại của dưa chuột Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hoại của sâu bệnh là một trong những trở ngại lớn với sả xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà chua nói riêng. Dưới đây là kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một loại giá thể đến sâu bệnh hại của dưa chuột qua bảng 4.5: Bảng 4.5: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sâu bệnh hại của dưa chuột Chỉ tiêu Bọ trĩ Bệnh phấn trắng Công thức (%) (%) CT1 0,00 33,33 CT2 20,00 20,00 CT3 13,33 6,67 CT4 6,67 26,76 CT5 26,67 13,33 CT6 20,00 6,67 Bọ trĩ gây hại: Thường tập chung gây hại trên cây dưa ở giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa kết trái non. Bọ trĩ tập chung gây hại ở bộ phận non của cây, gây hại ở bộ phận gần gân lá, mặt dưới lá làm cho lá xoăn có màu vàng. Qua bảng 4.5 ta thấy tỉ lệ sâu hại dao động từ 0 – 26,76%. Công thức 5
  48. 40 có tỉ lệ sâu hại cao nhất là 26,67%, tiếp đến là công thức 2 và công thức 6 là 20%, công thức 3 là 13,33%, công thức 4 là 6,67%. Trong tất cả các công thức thì công thức 1 không có cây nào bị bọ trĩ gây hại. Bệnh phấn trắng hại chủ yếu ở phiến lá. Lúc mới xuất hiện, trên lá có từng vết màu xanh bình thường, dần chuyển sang màu vàng, vết bệnh rộng dần và phủ một lớp nấm dầy như bột mịn màu trắng.Lớp nấm có màu xám tro phủ lên lá khiến lá mất khả năng quang hợp, chuyển sang màu vàng tía và khô dần đi.Bệnh làm cho cây phát triển kém. Qua bảng 3.5 ta có thể thấy rằng tỉ lệ bệnh hại dao động từ 6,67 – 33.33%. công thức 1 có tỉ lệ bệnh cao nhất là 33,33%, tiếp đến là công thức 4 là 26,76%, công thức 2 là 20%, công thức 5 là 13,33%, công thức 3 và công thức 6 có tỉ lệ bệnh thấp nhất là 6,67%. 4.2.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dưa chuột. Năng suất cây trồng là kết quả cuối cùng mà người trồng trọt muốn hướng tới, đây là thước đo sự sinh trưởng phát triển của từng giống cây trồng trong từng điều kiện cụ thể. Năng suất của cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu 23 tố: Giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, áng sáng ). Ngoài ra, nó còn phụ thuộc nhiều và điều kiện chăm sóc và đất đai. Trong các yếu tố trên thì yếu tố giống quyết định tới 20-30% năng suất cây trồng. (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [3]. Trong sản xuất biết được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng là cơ sở quan trọng để người trồng bố trí thời vụ thích hợp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhất để giống có thể phát huy tiềm năng năng suất. Các chỉ tiêu về tỉ lệ đậu quả, số quả TB trên cây, khối lượng TB quả thể hiện hiệu quả của các giá thể đến cây dưa chuột. Các chỉ tiêu này phản ánh năng suất và hiệu quả kinh tế của quả dưa chuột được tổng hợp tại bảng 4.6
  49. 41 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dưa chuột Chỉ tiêu Tỉ lệ Khối lượng Năng suất Năng suất Số quả đậu trung bình lý thuyết thực thu TB/cây Công thức quả % quả (g) (tấn/ha) (tấn/ha) CT1 55,73 9,28b 348,12ab 81,04bc 80,75c CT2 51,48 8,06c 322,64b 65,26c 65,00d CT3 57,71 10,06b 368,71ab 92,66b 92,50b CT4 57,43 9,67b 358,31ab 86,72bc 85,75c CT5 57,19 9,56b 353,04ab 84,49 bc 84,25c CT6 68,19 11,72a 414,41a 121,58a 121,25a P - 0,05 <0,05 <0,05 CV% - 6,28 - 15,93 3,82 LSD 0,05 - 1,11 - 25,69 0,24 * Tỉ lệ đậu quả Tỷ lệ đậu quả là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tạo nên số quả trên cây góp phần quyết định năng suất của dưa chuột. Ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là hàng loạt các yếu tố nhưng ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là yếu tố thời tiết khí hậu mà điển hình là nhiệt độ và ẩm độ không khí. Qua số liệu từ bảng 4.7 ta thấy tỉ lệ đậu quả dao động từ 51,48% - 69,19%. Tỉ lệ đậu quả cao nhất ở công thức 6 đạt 68,19%; công thức 3 đạt 57,71%; công thức 4 đạt 57,43%; công thức 5 đạt 57,19%; công thức 1 đạt 55,73%; thấp nhất là công thức 2 với 51,48%. * Số quả trên cây Qua số liệu từ bảng 4.7 ta thấy số quả TB/cây dao động từ 8,06 – 11,72 quả/cây. Cao nhất là công thức 6 có số quả trên cây nhiều nhất đạt 11,72
  50. 42 quả/cây; công thức 3 là 10,06 quả/cây; công thứ 4 và công thức 5 lần lượt đạt từ 9,67 quả/cây và 9,56 quả/cây; công thức 1 đạt 9,28 quả/cây; thấp nhất là công thức 2 với 8,06 quả/cây. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. * Khối lượng quả Qua số liệu từ bảng 4.7 ta thấy: Khối lượng quả ở các công thức dao động từ 322,63 – 414,41 g/quả. Trong đó Công thức 6 có khối lượng quả cao hơn hẳn các công thức khác đạt 414,41 g/quả, công thức 3 là 368,71 g/quả, công thức 4 là 358,31 g/quả, công thức 5 là 353,05 g/quả, công thức 1 là 348,12 g/quả, thấp nhất là công thức 2 là 322,63 g/quả. * Năng suất lý thuyết Qua bảng 4.7 ta thấy: Năng suất lý thuyết của các công thức dao động từ 65,26 – 121,58 tấn/ha. Trong đó công thứ 6 có năng suất cao nhất đạt 121,58 tấn/ha; tiếp theo là công thức 3 đạt 92,66 tấn/ha; công thức 4, công thức 5, công thức 1 đạt lần lượt là 86,72 tấn/ha, 84,49 tấn/ha và 81,04 tấn/ha, công thức 2 có năng suất thấp nhất đạt 65,26 tấn/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. * Năng suất thực thu Năng suất thực thu của các công thức dao động từ 65 tấn/ha – 121,25 tấn/ha. Năng suất đạt cao nhất là công thức 6 với 121,25 tấn/ha; công thức 3 là 92,50 tấn/ha; tiếp đến là công thức 4, công thức 5 và công thức 1 lần lượt đạt 85,75 tấn/ha; 84,25 tấn/ha và 80,75 tấn/ha; thấp nhất là công thức 2 với 65 tấn/ha. Dưới đây là biểu đồ tương quan giữa EC và năng suất của dưa chuột:
  51. 43 Hình 5: Biểu đồ tương quan giữa EC và năng suất của dưa chuột Nhìn vào biểu đồ hình 5 có thể nhận thấy EC ở mức 1,5-2 mS/cm năng suất dao động từ 65 – 85,75 tấn/ha. EC ở mức 2,5 - 3 mS/cm đạt năng suất cao nhất cụ thể là ở công thức 6 đạt 121,25 tấn/ha. Từ biểu đồ trên có thể nhận thấy EC trong khoảng 2,5 - 3 mS/cm dưa chuột đạt năng suất cao nhất. 4.2.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến Nitrat trong dưa chuột Theo quy định của thế giới, để được gọi là rau sạch, rau tươi phải có hàm lượng nitrat (NO3) thấp và vừa phải. Nitrat khi vào cơ thể ở mức bình thường không gây hại cho cơ thể, nhưng trong hệ tiêu hóa nitrat được khử thành nitric (NO2) là chất chuyển oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động được là methaemoglobin. Nếu lượng nitrat vượt quá mức cho phép, lượng nitric sẽ nhiều lên và làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u dẫn đến bệnh ung thư. [22] Việc tôn trọng quy định hàm lượng nitrat có trong rau sạch là rất quan trọng và cần thiết. Nếu không kiểm soát được hàm lượng Nitrat trong rau sẽ gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng và của cả cộng đồng nói chung.
  52. 44 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của giá thể đến dư lượng Nitrat trong quả của dưa chuột CT Nitrat (mg/kg) CT1 91,11d CT2 110,00c CT3 127,77ab CT4 138,88a CT5 110,00c CT6 116,66bc P < 0,05 CV% 6,70 LSD0,05 14,12 Qua bảng 4.7 ta có thể thấy trong thí nghiệm này, kết quả phân tích hàm lượng nitrat trong quả của dưa chuột dao động từ 91,11 – 138,88 mg/kg chất tươi. Công thức 4 có hàm lượng nitrat cao nhất là 138,88 mg/kg, tiếp đến là công thức 3 là 127,77 mg/kg, công thức 6 là 116,66 mg/kg, công thức 2 và công thức 5 có hàm lượng nitrat bằng nhau là 110 mg/kg, thấp nhất là công thức 1 là 91,11 mg/kg chất tươi. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác trên chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Như vậy, các công thức nghiên cứu đã cho thấy chỉ số Nitrat nằm trong ngưỡng cho phép và an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. (Theo WHO hàm lượng Nitrat không quá 150 mg/kg chất tươi đối với dưa chuột) [22]
  53. 45 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển dưa chuột trồng trên một số loại giá thể khác nhau chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận như sau: 5.1.1. Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và sau giai đoạn thu hoạch - Về giá thể trồng cây: Công thức 6 cho năng suất cao nhất. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lí hóa trong giá thể trước khi trồng như sau: pH = 6,72; EC là 2,74 mS/cm, Giá thể sau thu hoạch pH = 6,8; EC là 1,94 mS/cm. 5.1.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả dưa chuột - Về sinh trưởng phát triển: Các công thức sử dụng giá thể khác nhau có thời gian sinh trưởng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, số lá khác nhau. Trong các công thức thì công thức 4 là tốt nhất có thời gian sinh trưởng từ khi trồng đến khi ra hoa, đậu quả và quả có thể thu hoạch là ngắn nhất. Chiều cao trung bình là 150,11 cm và số lá trên thân chính là 17,94 lá. - Về năng suất: Các loại giá thể khác nhau thì ảnh hưởng đến phát triển và năng suất dưa chuột là khác nhau. Tốt nhất là công thức 6 (¼ Trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân gà tinh chế) + 40% phân trùn quế. Cụ thể tỉ lệ đậu quả là 68,19%, số quả TB/cây đạt 11,72 quả/cây, khối lượng trung bình quả là 414,41 g/quả, năng suất lý thuyết đạt 121,58 tấn/ha, năng suất thực tế đạt 121,25 tấn/ha. - Về sâu bệnh hại: Các công thức đều bị nhiễm bệnh từ nhẹ đến trung bình CT1 (¼ Trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ lợn tinh chế) + 20% phân trùn quế thì không bị bọ trĩ gây hại. Bệnh phấn trắng trong các công thức
  54. 46 thì CT3 (¼ Trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân lợn tinh chế) + 40% phân trùn quế và CT6 (¼ Trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân gà tinh chế) + 40% phân trùn quế tỉ lệ mắc bệnh phấn trắng là ít nhất. - Về chất lương quả: Chỉ số Nitrat ở công thức 4 đạt cao nhất là 138,88 mg/kg. Thấp nhất là công thức 2 là 91,11 mg/kg. Công thức 6 đạt năng suất cao nhất có chỉ số Nitrat đạt 116,66 mg/kg, như vậy hàm lượng nitrat trong dưa chuột < 150 mg/kg nằm trong ngưỡng cho phép và an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. 5.2. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu, tiến hành các thí nghiệm tương tự ở những vụ khác nhau để xác định được chính xác loại giá thể nào thích hợp đối với dưa chuột và hướng tới mục đích hoàn thiện quy trình kỹ thuật tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  55. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi (1996), Rau và trồng rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Thuý Hà (2010). Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp. 3. Nguyễn Văn Hiển (2000). Chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục. 4. Trần Khắc Thi (1985), Nghiên cứu đặc điểm một số giống dưa chuột, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội. 5. ThS. Tạ Thu Hằng, "Nghiên cứu xử lý nước thải và sản xuất phân bón từ bã thải dong riềng bằng phương pháp sinh học", Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng làm chủ nhiệm. 6. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây rau NXB Nông nghiệp Hà Nội. 7. Trương Mạnh Quyết, (2015). Luận văn thạc sĩ: Khảo sát tập đoàn địa phương vụ đông năm 2014 và bước đầu sử dụng trong cải tiến giống dưa chuột cho vùng đồng bằng sông Hồng. 8. Nguyễn Thị Thu Hà, (2010). Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng dưa chuột trồng trong khay xốp vụ thu đông. 9. Lê Thị Khánh, Tài liệu chuyên đề rau – hoa – quả, Trường Đại học Nông lâm Huế, (2002). 10. Nguyễn Tường Đoàn, Ngô Quang Văn (1997), Kinh nghiệm gieo trồng dưa, bầu bí NXB Nông thôn, Hà Nội. 11. Trần khắc Thi, 1985. Luận án tiến sỹ: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống dưa chuột lai F1 trồng tại Gia Lộc, Hải Dương vụ đông 2007 và xuân hè 2008.
  56. 48 II. Tài liệu tiếng Anh 12. FAOSTAT, 2020 13. J.C. Lawtence and J.Neverell (1950), Seed potting compostsed Allen and Unwin, London, England. 14. Ros, N.E., P.J.Stoffella, and H.H.Bryan (1993), Municipal solid, waste compost suppresses weeds in Vegetale crop alleys, Hort Science, 28:1171-1172. Texaxx A & M University Research and Extension Center, Rt.2, Box 1 Stephenville. TX 76401 USA. 15. J.W.Masstalerz (1977), The greenhouse environment, Wiley, New York. 16. D.D.Warncke, (1986). “ Analyzing greenhouse growth media by the saturation extraction method” Hortic Sci vol. 21 pp. 223 – 225. III. Tài liệu trong internet 17. 18. 19. 20. rau-than-trau-trong-cay. 21. trun-que/. 22. sach.html. 23.
  57. PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Hình 1: Chế phẩm xử lý giá thể
  58. Hình 2: Phối trộn các công thức
  59. Hình 3: Giá thể khi đóng Hình 4: Trồng cây con ra bầu xong bầu lớn Hình 5: Sau trồng 10 ngày Hình 6: Cây bắt đầu ra hoa
  60. Hình 7: Cây sau 31 ngày trồng Hình 8: Cây cho thu hoạch lần đầu Hình 9: Quả đến giai đoạn thu hoạch
  61. Hình 10: Một số hình ảnh quả từng công thức
  62. Hình 11: Bọ trĩ hại cây Hình 12: Cân giá thể tước và sau khi trồng để đo pH và EC trong giá thể
  63. Hình 13:Cho nước vào giá thể ngâm trong 24 giờ sau đó để nước rơi tự do Hình 14: Đo chỉ số EC trên các Hình 15: Đo hàm lượng Nitrat giá thể tại Trung tâm nghiên cứu trong dưa chuột giống cây trồng và vật nuôi
  64. PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ 1. Chiều cao cây sau 10 ngày trồng The SAS System 13:36 Thursday, July 13, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information e DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 212.4539500 30.3505643 16.19 0.0001 Error 10 18.7485000 1.8748500 Corrected Total 17 231.2024500 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.918909 8.093301 1.369252 16.91833 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 6.3772333 3.1886167 1.70 0.2313 trt 5 206.0767167 41.2153433 21.98 F rep 2 6.3772333 3.1886167 1.70 0.2313 trt 5 206.0767167 41.2153433 21.98 <.0001 The SAS System 13:36 Thursday, July 13, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 1.87485 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 2.491 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 22.363 3 3 A A 20.250 3 4 B 16.253 3 5 B
  65. B 15.943 3 6 B C B 14.087 3 1 C C 12.613 3 2 2. Chiều cao cây sau 17 ngày trồng The SAS System 13:42 Thursday, July 13, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 13:42 Thursday, July 13, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 407.9098167 58.2728310 10.78 0.0006 Error 10 54.0644333 5.4064433 Corrected Total 17 461.9742500 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.882971 10.34715 2.325176 22.47167 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 9.7560333 4.8780167 0.90 0.4363 trt 5 398.1537833 79.6307567 14.73 0.0002 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 9.7560333 4.8780167 0.90 0.4363 trt 5 398.1537833 79.6307567 14.73 0.0002 The SAS System 13:42 Thursday, July 13, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate.
  66. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 5.406443 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 4.2301 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 29.500 3 3 A A 27.777 3 4 B 21.527 3 5 B B 20.863 3 6 B C B 18.973 3 1 C C 16.190 3 2 3. Chiều cao cây sau 24 ngày trồng The SAS System 13:47 Thursday, July 13, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 13:47 Thursday, July 13, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 872.799322 124.685617 4.78 0.0134 Error 10 260.945789 26.094579 Corrected Total 17 1133.745111 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.769837 11.38661 5.108285 44.86222
  67. Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 34.9883444 17.4941722 0.67 0.5331 trt 5 837.8109778 167.5621956 6.42 0.0064 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 34.9883444 17.4941722 0.67 0.5331 trt 5 837.8109778 167.5621956 6.42 0.0064 The SAS System 13:47 Thursday, July 13, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 26.09458 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 9.2933 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 54.670 3 4 A A 53.640 3 3 B 42.557 3 5 B B 41.390 3 1 B B 40.280 3 6 B C 36.637 3 2 4. Chiều cao cây sau 31 ngày trồng The SAS System 14:01 Thursday, July 13, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 14:01 Thursday, July 13, 2020 2
  68. The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 1311.490572 187.355796 3.05 0.0540 Error 10 613.965722 61.396572 Corrected Total 17 1925.456294 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.681132 9.966346 7.835596 78.62056 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 60.204011 30.102006 0.49 0.6264 trt 5 1251.286561 250.257312 4.08 0.0281 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 60.204011 30.102006 0.49 0.6264 trt 5 1251.286561 250.257312 4.08 0.0281 The SAS System 14:01 Thursday, July 13, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 61.39657 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 14.255 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 91.167 3 4 A B A 88.443 3 3 B B C 76.833 3 1 B C B C 75.280 3 5 C C 70.333 3 6 C C 69.667 3 2
  69. 5. Chiều cao cây sau 38 ngày trồng The SAS System 14:01 Thursday, July 13, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 14:01 Thursday, July 13, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 1194.560439 170.651491 3.08 0.0528 Error 10 554.866456 55.486646 Corrected Total 17 1749.426894 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.682830 5.259413 7.448936 141.6306 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 50.040678 25.020339 0.45 0.6494 trt 5 1144.519761 228.903952 4.13 0.0271 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 50.040678 25.020339 0.45 0.6494 trt 5 1144.519761 228.903952 4.13 0.0271 The SAS System 14:01 Thursday, July 13, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 55.48665 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 13.552
  70. Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 150.110 3 4 A A 148.113 3 5 A B A 146.277 3 3 B A B A 143.583 3 1 B B C 133.057 3 2 C C 128.643 3 6 6. Số lá sau 10 ngày trồng The SAS System 14:09 Thursday, July 13, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 14:09 Thursday, July 13, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 1.87597222 0.26799603 11.50 0.0005 Error 10 0.23305556 0.02330556 Corrected Total 17 2.10902778 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.889496 4.579084 0.152662 3.333889 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.08334444 0.04167222 1.79 0.2168 trt 5 1.79262778 0.35852556 15.38 0.0002 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
  71. rep 2 0.08334444 0.04167222 1.79 0.2168 trt 5 1.79262778 0.35852556 15.38 0.0002 The SAS System 14:09 Thursday, July 13, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.023306 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 0.2777 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 3.7767 3 3 A A 3.7233 3 4 B 3.3333 3 5 B C B 3.1133 3 6 C B C B 3.1133 3 1 C C 2.9433 3 2 7. Số lá sau 17 ngày trồng The SAS System 14:10 Thursday, July 13, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 14:10 Thursday, July 13, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
  72. Model 7 2.37625556 0.33946508 11.69 0.0004 Error 10 0.29038889 0.02903889 Corrected Total 17 2.66664444 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.891103 4.072417 0.170408 4.184444 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.04081111 0.02040556 0.70 0.5181 trt 5 2.33544444 0.46708889 16.08 0.0002 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.04081111 0.02040556 0.70 0.5181 trt 5 2.33544444 0.46708889 16.08 0.0002 The SAS System 14:10 Thursday, July 13, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.029039 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 0.31 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 4.6667 3 3 A A 4.6667 3 4 B 4.1100 3 5 B C B 4.0000 3 6 C B C B 3.9433 3 1 C C 3.7200 3 2
  73. 8. Số lá sau 24 ngày trồng The SAS System 14:16 Thursday, July 13, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 14:16 Thursday, July 13, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 5.41135000 0.77305000 3.58 0.0337 Error 10 2.15650000 0.21565000 Corrected Total 17 7.56785000 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.715045 6.963979 0.464381 6.668333 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.08503333 0.04251667 0.20 0.8242 trt 5 5.32631667 1.06526333 4.94 0.0155 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.08503333 0.04251667 0.20 0.8242 trt 5 5.32631667 1.06526333 4.94 0.0155 The SAS System 14:16 Thursday, July 13, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.21565 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 0.8448
  74. Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 7.3900 3 3 A A 7.3367 3 4 A B A 6.5567 3 5 B B 6.4467 3 6 B B 6.4467 3 1 B C 5.8333 3 2 9. Số lá sau 31 ngày trồng The SAS System 14:21 Thursday, July 13, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 14:21 Thursday, July 13, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 11.06405556 1.58057937 5.36 0.0090 Error 10 2.94798889 0.29479889 Corrected Total 17 14.01204444 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.789610 5.202922 0.542954 10.43556 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.04174444 0.02087222 0.07 0.9321 trt 5 11.02231111 2.20446222 7.48 0.0037 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
  75. rep 2 0.04174444 0.02087222 0.07 0.9321 trt 5 11.02231111 2.20446222 7.48 0.0037 The SAS System 14:21 Thursday, July 13, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.294799 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 0.9878 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 11.7767 3 4 A B A 10.9467 3 3 B B C 10.5567 3 1 B C B C 10.1667 3 5 C D C D 9.7767 3 2 D D 9.3900 3 6 10. Số lá sau 38 ngày trồng The SAS System 14:21 Thursday, July 13, 2020 5 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 14:21 Thursday, July 13, 2020 6 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
  76. Model 7 6.90262222 0.98608889 1.99 0.1568 Error 10 4.96442222 0.49644222 Corrected Total 17 11.86704444 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.581663 4.150867 0.704587 16.97444 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.23284444 0.11642222 0.23 0.7952 trt 5 6.66977778 1.33395556 2.69 0.0861 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.23284444 0.11642222 0.23 0.7952 trt 5 6.66977778 1.33395556 2.69 0.0861 The SAS System 14:21 Thursday, July 13, 2020 7 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.496442 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 1.2818 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 17.9467 3 4 A B A 17.3900 3 3 B A B A 17.2767 3 1 B B 16.5667 3 6 B B 16.4467 3 2 B B 16.2200 3 5
  77. 11. Số quả TB/cây The SAS System 07:54 Thursday, July 17, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 07:54 Thursday, July 17, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 21.42818889 3.06116984 8.20 0.0018 Error 10 3.73532222 0.37353222 Corrected Total 17 25.16351111 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.851558 6.286349 0.611173 9.722222 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.11001111 0.05500556 0.15 0.8649 trt 5 21.31817778 4.26363556 11.41 0.0007 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.11001111 0.05500556 0.15 0.8649 trt 5 21.31817778 4.26363556 11.41 0.0007 The SAS System 07:54 Thursday, July 17, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate.
  78. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.373532 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 1.1119 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 11.7200 3 6 B 10.0567 3 3 B B 9.6667 3 4 B B 9.5567 3 5 B B 9.2767 3 1 C 8.0567 3 2 12. Khối lượng TB/quả The SAS System 07:54 Thursday, July 17, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 07:54 Thursday, July 17, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 17231.36232 2461.62319 1.29 0.3467 Error 10 19140.75646 1914.07565 Corrected Total 17 36372.11878 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.473752 12.12348 43.75015 360.8711
  79. Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 3369.71988 1684.85994 0.88 0.4445 trt 5 13861.64244 2772.32849 1.45 0.2885 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 3369.71988 1684.85994 0.88 0.4445 trt 5 13861.64244 2772.32849 1.45 0.2885 The SAS System 07:54 Thursday, July 17, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 1914.076 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 79.593 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 414.41 3 6 A B A 368.71 3 3 B A B A 358.31 3 4 B A B A 353.04 3 5 B A B A 348.12 3 1 B B 322.64 3 2 13. Năng suất lý thuyết The SAS System 10:01 Thursday, August 9, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 10:01 Thursday, August 9, 2020 2
  80. The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 5346.509796 763.787114 3.83 0.0276 Error 10 1994.575976 199.457598 Corrected Total 17 7341.085772 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.728300 15.93578 14.12295 88.62411 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 167.445168 83.722584 0.42 0.6683 trt 5 5179.064628 1035.812926 5.19 0.0131 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 167.445168 83.722584 0.42 0.6683 trt 5 5179.064628 1035.812926 5.19 0.0131 The SAS System 10:01 Thursday, August 9, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 199.4576 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 25.693 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 121.58 3 6 B 92.66 3 3 B C B 86.72 3 4 C B C B 84.49 3 5 C B C B 81.04 3 1 C C 65.26 3 2
  81. 14. Năng suất thực thu The SAS System 22:16 Thursday, August 7, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 22:16 Thursday, August 7, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 8.28320000 1.18331429 64.87 F rep 2 0.01973333 0.00986667 0.54 0.5983 trt 5 8.26346667 1.65269333 90.61 F rep 2 0.01973333 0.00986667 0.54 0.5983 trt 5 8.26346667 1.65269333 90.61 <.0001 The SAS System 22:16 Thursday, August 7, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.01824
  82. Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 0.2457 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 121.2533 3 6 B 92.5000 3 3 C 85.7533 3 4 C C 84.2533 3 5 C C 80.7533 3 1 D 65.0067 3 2 15. pH trước khi trồng The SAS System 09:27 Thursday, August 6, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 09:27 Thursday, August 6, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 0.02717222 0.00388175 1.66 0.2242 Error 10 0.02332222 0.00233222 Corrected Total 17 0.05049444 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.538123 0.723974 0.048293 6.670556 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.00054444 0.00027222 0.12 0.8910 trt 5 0.02662778 0.00532556 2.28 0.1248
  83. Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.00054444 0.00027222 0.12 0.8910 trt 5 0.02662778 0.00532556 2.28 0.1248 The SAS System 09:27 Thursday, August 6, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.002332 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 0.0879 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 6.72333 3 6 A A 6.70000 3 5 A B A 6.67667 3 4 B A B A 6.66667 3 1 B A B A 6.65667 3 3 B B 6.60000 3 2 16. pH sau thu hoạch The SAS System 14:00 Thursday, August 7, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 14:00 Thursday, August 7, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield
  84. Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 0.02278889 0.00325556 3.11 0.0510 Error 10 0.01045556 0.00104556 Corrected Total 17 0.03324444 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.685495 0.479432 0.032335 6.744444 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.00367778 0.00183889 1.76 0.2216 trt 5 0.01911111 0.00382222 3.66 0.0385 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.00367778 0.00183889 1.76 0.2216 trt 5 0.01911111 0.00382222 3.66 0.0385 The SAS System 14:00 Thursday, August 7, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.001046 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 0.0588 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 6.80000 3 6 A B A 6.77000 3 5 B A B A C 6.74333 3 3 B C B C 6.73000 3 1 B C B C 6.72333 3 4 C C 6.70000 3 2
  85. 17. EC trước khi trồng The SAS System 09:33 Thursday, August 6, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 09:33 Thursday, August 6, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 2.52310556 0.36044365 440.16 F rep 2 0.00301111 0.00150556 1.84 0.2089 trt 5 2.52009444 0.50401889 615.49 F rep 2 0.00301111 0.00150556 1.84 0.2089 trt 5 2.52009444 0.50401889 615.49 <.0001 The SAS System 09:33 Thursday, August 6, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.000819
  86. Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 0.0521 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 2.74333 3 6 B 2.47667 3 5 C 2.31333 3 4 D 1.87333 3 3 E 1.81333 3 1 F 1.74333 3 2 18. EC sau thu hoạch The SAS System 09:26 Thursday, August 6, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 09:26 Thursday, August 6, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 3.08901667 0.44128810 756.49 <.0001 Error 10 0.00583333 0.00058333 Corrected Total 17 3.09485000 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.998115 1.752283 0.024152 1.378333
  87. Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.00063333 0.00031667 0.54 0.5973 trt 5 3.08838333 0.61767667 1058.87 F rep 2 0.00063333 0.00031667 0.54 0.5973 trt 5 3.08838333 0.61767667 1058.87 <.0001 The SAS System 09:26 Thursday, August 6, 2020 3 The GLM Procedure t Tests (LSD) for yield NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.000583 Critical Value of t 2.22814 Least Significant Difference 0.0439 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 1.94667 3 6 B 1.84000 3 5 C 1.43000 3 4 D 1.27333 3 3 E 0.92667 3 1 F 0.85333 3 2 19. Nitrat trong quả The SAS System 20:33 Thursday, August 7, 2020 1 The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 6 1 2 3 4 5 6 Number of Observations Read 18 Number of Observations Used 18 The SAS System 20:33 Thursday, August 7, 2020 2 The GLM Procedure Dependent Variable: yield