Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ lệ vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng

pdf 61 trang thiennha21 20/04/2022 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ lệ vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_anh_huong_cua_ty_le_vitamin_e_len_mot_so_chi_tieu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ lệ vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VITAMIN E LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THÀNH THỤC SINH DỤC VÀ SINH SẢN CÁ TRÊ VÀNG SINH VIÊN THỰC HIỆN THÁ I TÒ NG NGUYÊN MSSV: 1153040047 LỚP: ĐH NTTS K6 Cần Thơ, 2015
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VITAMIN E LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THÀNH THỤC SINH DỤC VÀ SINH SẢN CÁ TRÊ VÀNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Th.S. TRẦ N NGOC̣ TUYỀ N THÁ I TÒ NG NGUYÊN MSSV: 1153040047 LỚP: ĐH NTTS K6 Cần Thơ, 2015
  3. XÁC NHẬN CỦA CÁ N BÔ ̣ HƯỚ NG DẪN Khóa luận: “Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng”. Sinh viên thực hiện: THÁ I TÒ NG NGUYÊN Lớp: Đại học Nuôi trồng thủy sản K6 Khóa luâṇ đã được hoàn thành theo góp ý của Hôị đồng chấm khóa luâṇ ngày 20/7/2015. Cần Thơ, ngày .tháng . năm 2015 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. TRẦ N NGOC̣ TUYỀ N THÁ I TÒ NG NGUYÊN
  4. LỜ I CAM KẾ T Tôi xin cam kết khóa luâṇ này đa ̃ đươc̣ hoàn thành dưạ trên các kết quả nghiên cứ u của tôi và các kết quả nghiên cứ u này chưa đươc̣ dùng cho bất cứ khóa luâṇ cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thưc̣ hiêṇ THÁ I TÒ NG NGUYÊN i
  5. LỜ I CẢ M TA ̣ Trước hết con xin gử i đến cha me ̣lòng biết ơn thành kính nhất, cha me ̣đa ̃ hy sinh cả cuôc̣ đời để con đươc̣ như ngày hôm nay. Tiếp theo em xin gử i lời cảm ơn đến cô Trần Ngoc̣ Tuyền đa ̃ tâṇ tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm khóa luâṇ tốt nghiêp.̣ Cảm ơn thầy cố vấn Ta ̣ Văn Phương đa ̃ taọ moị điều kiêṇ để em cùng các baṇ hoàn thành khóa luâṇ tốt nghiêp̣ ra trường. Sau cùng tôi xin gử i lờ i cảm ơn đến toàn thể các baṇ lớp đaị hoc̣ Nuôi trồng thủ y sản khóa 6 đa ̃ đồng hành và chia se ̃ trong suốt thờ i gian qua. Do sư ̣ hiểu biết còn haṇ hep̣ và viêc̣ thu thâp̣ tài liêụ còn haṇ chế nên khóa luâṇ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhâṇ đươc̣ những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các ban.̣ Xin chân thành cảm ơn! THÁ I TÒ NG NGUYÊN ii
  6. TÓ M TẮ T Khóa luâṇ “Ả nh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng” thưc̣ hiêṇ nhằm muc̣ đích đánh giá tác dung̣ của Vitanin E trong nuôi vỗ thành thuc̣ cá trê vàng và môṭ số chỉ tiêu trong sinh sản nhân taọ cá. Thi ́ nghiêṃ đươc̣ bố trí trong các giai nuôi vỗ và sử dung̣ thứ c ăn công nghiêp̣ có đô ̣ đaṃ 40% gồm 4 nghiêṃ thứ c cho cá ăn không bổ sung Vitamin E (ĐC) và bổ sung Vitamin E theo liều lương̣ 1.000 UI; 2.000 UI và 3.000 UI, trong quá trình nuôi vỗ thu thập các chỉ tiêu môi trường và đánh giá tỷ lệ thành thục qua từng tháng nuôi vỗ. Sau 3 tháng nuôi vỗ tiến hành cho cá trê vàng sinh sản, so sánh các chỉ tiêu sinh sản ở 4 nghiệm thức để tìm ra nghiệm thức tốt nhất. Tỷ lê ̣thành thuc̣ ở các nghiêṃ thứ c dao đông̣ trong khoảng 65,0% - 95,0% ở cá cái và 60,0% - 90,0% ở cá đưc.̣ Hệ số thành thục nằm trong khoảng 0,19 - 0,29% ở cá trê vàng đực và 2,89 - 4,35% ở cá trê vàng cái. Đô ̣ béo Fulton và đô ̣ mỡ Clark nằm trong khoảng 1,21 - 1,34% ở đô ̣béo và 1,14 - 1,24% ở đô ̣mỡ. Đường kính trứ ng thuôc̣ nhóm lớ n hơn 1,1mm xuất hiêṇ và ở mứ c khá cao 58,9% - 92,2%. Nhóm trứ ng có đường kính nhỏ hơn 0,6mm không còn, thay vào đó là nhóm có đường kính từ 0,6 - 1,1mm đaṭ 7,78 - 41,1%. Nghiêṃ thứ c E2 có trứ ng cá thuôc̣ nhóm >1,1 mm nhiều nhất (92,2%), cao hơn các nghiêṃ thứ c còn laị và cao hơn nghiêṃ thứ c ĐC (58,9%) Thời gian hiệu ứng thuốc là 11 giờ 35 phút và tỷ lệ cá đẻ ở tất cả các nghiêṃ thức là 100%, tỷ lê ̣thu ̣ tinh khá cao 58,0 - 71,7%. Tuy nhiên tỷ lê ̣nở và tỷ lê ̣sống tương đối thấp lần lươṭ là 22,0 - 37,7% và 17,3 - 35,0%. Thời gian phát triển phôi của trứng cá ở các nghiêṃ thứ c là 22 giờ 15 đến 22 giờ 45 phút. Sứ c sinh sản tương đối của cá cái ở các nghiêṃ thứ c ĐC, E1 và E3 nằm trong khoảng 14.752 - 28.573 trứ ng/kg cá cái, riêng nghiêṃ thứ c E2 cá cái có sứ c sinh sản tương đối cao đaṭ 44.965 trứ ng/kg. Như vâỵ viêc̣ sử dung̣ Vitamin E trong nuôi vỗ và tiến hành kích thích sinh sản nhân taọ cá trê vàng đa ̃ mang laị kết quả tốt ở tất cả các nghiêṃ thứ c có sử dung̣ Vitamin E, góp phần nâng cao hiêụ quả sản xuất giống cá trê vàng. Từ khóa: cá trê và ng, đô ̣ béo Fulton, đô ̣ mỡ Clark, tăng trưởng, tỷ lê ̣sống. iii
  7. MỤC LỤC Trang LỜ I CAM KẾ T i LỜ I CẢ M TA ̣ ii TÓ M TẮ T iii MỤC LỤC iv DANH SÁCH HÌNH vii DANH SÁCH BẢNG viii DANH MUC̣ TỪ VIẾ T TẮ T ix CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Giới thiệu 1 1.2 Mục tiêu đề tài 1 1.3 Nội dung nghiên cứu 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá trê vàng 3 2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái 3 2.1.2 Cách phân biệt cá trê vàng 4 2.1.3 Phân bố và môi trường sống 4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 5 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 5 2.1.6 Đặc điểm sinh sản 5 2.2 Tình hình nghiên cứu cá trê trong nước 6 2.3 Nuôi vỗ cá bố me ̣ 7 2.3.1 Kỹ thuật nuôi vỗ 7 2.3.2 Ao nuôi vỗ 7 2.3.3 Mùa vụ nuôi vỗ 8 2.3.4 Mật độ thả nuôi cá bố mẹ 8 2.3.5 Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ 8 2.3.6 Chăm sóc quản lý ao nuôi 9 iv
  8. 2.4 Ky ̃ thuâṭ sinh sản 9 2.4.1 Phân biệt đực cái và chọn cá bố mẹ thành thục 9 2.4.2 Kích thích sinh sản 10 2.4.3 Kỹ thuật ấp trứng 11 2.5 Khái quát về vitamin 11 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 13 3.2 Vật liệu và trang thiết bị trong nghiên cứu 13 3.2.1 Dụng cụ và thiết bị 13 3.2.2 Mẫu vật 13 3.2.3 Hóa chất 13 3.3 Phương pháp nghiên cứu 13 3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng vitamin E trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ 13 3.3.1.1 Chuẩn bị ao nuôi vỗ 13 3.3.1.2 Tiêu chuẩn chọn cá và mật độ nuôi 14 3.3.1.3 Thức ăn dùng để nuôi vỗ thành thục cá trê 14 3.3.1.4 Bố trí thí nghiệm 14 3.3.1.5 Chăm sóc và quản lý 14 3.3.1.6 Ghi nhận các chỉ tiêu 15 3.3.2 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của liều lượng vitamin E lên các chỉ tiêu sinh sản của cá trê vàng 17 3.4 Xử lý số liệu và viết bài 19 CHƯƠNG 4 KẾ T QUẢ VÀ THẢ O LUÂṆ 20 4.1 Nuôi vỗ thành thuc̣ cá trê vàng 20 4.1.1 Các yếu tố môi trường trong nuôi vỗ 20 4.1.2 Tỷ lê ̣sống của cá trê vàng trong nuôi vỗ 21 4.1.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong nuôi vỗ 21 4.1.4 Tỷ lê ̣thành thuc̣ của cá trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ 22 4.1.5 Hê ̣số thành thuc̣ của cá trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ 23 v
  9. 4.1.6 Độ béo Fulton và độ mỡ Clark của cá trong nuôi vỗ 24 4.1.7 Sự biến đổi đường kính trứng qua các tháng nuôi vỗ 25 4.2 Thí nghiêṃ 2: Sinh sản nhân taọ cá trê vàng 28 4.2.1 Các yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp 28 4.2.2 Kết quả sinh sản nhân taọ cá trê vàng 29 CHƯƠNG 5 KẾ T LUÂṆ VÀ ĐỀ XUẤ T 31 5.1 Kết luâṇ 31 5.2 Đề xuất 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHU ̣ LUC̣ A vi
  10. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá trê vàng 3 Hình 2.2 Đặc điểm nhận dạng 4 loài cá trê dựa theo hình thái xương chẩm 4 Hình 2.3 Phân biệt cá trê đực và cái 10 Hình 4.1 Sư ̣ biến đổi đường kính trứ ng ở tháng nuôi vỗ đầu tiên 26 Hình 4.2 Sư ̣ biến đổi đường kính trứ ng ở tháng nuôi vỗ thứ 2 27 Hình 4.3 Sư ̣ biến đổi đường kính trứ ng ở tháng nuôi vỗ thứ 3 28 vii
  11. DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Liều lượng Vitamin E bổ sung trong từng nghiệm thức 14 Bảng 3.2 Liều lượng kích tố và số lần tiêm 17 Bảng 4.1 Kết quả nhiêṭ đô ̣và pH trong thí nghiêṃ 20 Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ 21 Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong nuôi vỗ 22 Bảng 4.4 Tỷ lệ thành thục của cá trê vàng trong nuôi vỗ 22 Bảng 4.5 Hê ̣số thành thục của cá trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ 25 Bảng 4.6 Độ béo Fulton và độ mỡ Clark của cá trê vàng qua các tháng nuôi vỗ 25 Bảng 4.7 Yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp 28 Bảng 4.8 Kết quả sinh sản nhân taọ cá trê vàng 30 viii
  12. DANH MUC̣ TỪ VIẾ T TẮ T C: Đô ̣mỡ Clark ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐC: Đối chứ ng - Nghiêṃ thứ c 1 E1: Nghiêṃ thứ c 2 E2: Nghiêṃ thứ c 3 E3: Nghiêṃ thứ c 4 F: Đô ̣béo Fulton g: Gram SL: Chiều dài chuẩn (cm) T: Thời gian (ngày) W0: Khối lượng không nội quan (g) Wc: Wđ khối lượng đầu và cuối (g) Wt: Khối lượng cá (g) ix
  13. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi thủy sản lớn nhất của cả nước, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%, diện tích nuôi trồng khoảng 60% và giá trị xuất khẩu chiếm 51% của cả nước (Dương Nhựt Long, 2004). Nhiều mặt hàng thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu của vùng mà còn đáp ứng nhu cầu của cả nước. Trong đó, cá trê là loài cá quen thuộc và được nuôi phổ biến khắp các tỉnh ĐBSCL. Đây là loài cá có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, chất lượng thịt thơm ngon giàu dinh dưỡng, dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao nên được thị trường ưa chuộng (Dương Nhựt Long, 2004). Trong 4 loài cá trê ở nước ta hiện nay thì cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là có giá trị kinh tế nhất. Thực tế trên cho thấy nhu cầu con giống cá trê vàng ngày càng tăng do việc nuôi thương phẩm loài cá này đang có xu hướng phát triển rông̣ raĩ . Từ đó việc đảm bảo nguồn giống đủ về số lượng lẫn chất lượng đã được đặt ra. Chất lượng cá trê vàng giống do nhiều yếu tố chi phối như môi trường nuôi, kỹ thuật chăm sóc, đàn cá bố mẹ, Trong đó, chất lượng đàn cá bố mẹ là yếu tố quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và quyết định đến các chỉ tiêu sinh sản như sức sinh sản tương đối, tuyệt đối, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng, tỷ lệ sống của ấu trùng, (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Trong quá trình nuôi vỗ, dinh dưỡng được cung cấp thông qua thức ăn không những cho cá ăn đầy đủ về lượng mà còn phải đầy đủ về chất. Sự phát triển và thành thục sinh dục ở cá trê vàng bố mẹ đòi hỏi hàm lượng dinh dưỡng cao: đủ chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, (Lại Văn Hùng, 2012). Đặc biệt là vitamin E vì đây là loại vitamin rất có lợi cho sự thành thục sinh dục ở động vật thủy sản (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Chính vì điều đó, việc nghiên cứu để tìm ra được tỷ lệ vitamin E phù hợp trong nuôi vỗ cá trê vàng giúp đạt hiệu quả sinh sản cao là vấn đề cần thiết. Vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của tỷ lệ vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài Xác định liều lượng Vitamin E phù hơp̣ trong quá trình nuôi vỗ cá trê vàng. Bổ sung thêm một số thông tin kỹ thuật về nuôi vỗ cá trê vàng. 1.3 Nội dung nghiên cứu Theo dõi các chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ và pH) trong quá trình nuôi vỗ thành thục và cho cá trê vàng sinh sản. 1
  14. So sánh ảnh hưởng của liều lượng vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục của cá trê vàng. So sánh ảnh hưởng của liều lượng vitamin E lên các chỉ tiêu sinh sản của cá trê vàng. 2
  15. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá trê vàng 2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng được phân loại như sau: Ngành: Chodrata Lớp: Actinoptergii Bộ: Siluriformes Họ: Clariidae Giống: Clarias Loài:Clarias macrocephalus (Gunther, 1964) Tên địa phương: Cá trê vàng Tên tiếng anh: Yellow catfish. Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá trê vàng (Nguồn: ảnh chụp) Cá trê vàng đầu rộng, dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng. Miệng cá không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng. Có 4 đôi râu 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chóp mõm. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường nối hai mắt, còn lỗ kia nằm phía trước gốc mấu xương 3
  16. chẩm. Mấu xương chẩm tròn rộng. Lỗ mang hẹp, xương nắp mang kém phát triển. Thân dài phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn đầu đều có răng cưa hướng xuống. Vi đuôi tròn chẻ hai. Mặt lưng của thân có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống mặt bụng, mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có 10 hàng chấm nhỏ nằm vắt ngang thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.1.2 Cách phân biệt cá trê vàng Theo Phạm Thanh Liêm (2006), có thể phân biệt nhanh cá trê phổ biến ở Nam Bộ dựa vào gốc xương chẩm: cá trê trắng (Clarias batracus) xương chẩm hình tam giác (đỉnh xương chẩm nhọn chứ không tròn như cá trê lai), cá trê vàng (Clarias macrocephalus) xương chẩm tròn, trê lai (Hybrid catfish ) xương chẩm hình chữ M đỉnh xương chẩm tròn, trê phi (Clarias gariepinus) xương chẩm hình chữ M. Hình 2.2 Đăc điểm nhận dạng 4 loại cá trê dựa theo hình thái xương chẩm (Nguồn: 2.1.3 Phân bố và môi trường sống Cá trê vàng là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng khí hậu nhiệt đới. Chúng phân bố ở Philipin, Thái Lan, Lào, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá trê vàng sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước có độ mặn thấp (độ mặn < 5 ‰), phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH khoảng 5,5 - 8,0 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể chịu đựng môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ từ 11 - 39 0C; pH từ 3,5 - 10,5; hàm lượng oxy hòa tan thấp 1 - 2 mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008). Nói chung cá trê vàng là loài sống đáy, thích nơi tối tăm bụi rậm nên râu rất phát triển để tìm mồi. Chúng sống được ở môi trường chật hẹp, dơ bẩn, hàm lượng oxy hòa tan 4
  17. thấp thậm chí bằng 0 nhờ có cơ quan hô hấp phụ là hoa khế (Dương Thúy Yên và Vũ Ngọc Út, 1991). 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá trê là loài cá ăn tạp, thiên về chất hữu cơ. Khi còn ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính hung dữ như cá tra (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Trong tự nhiên, cá Trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá ngoài ra trong đều kiện ao nuôi cá trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ (Dương Nhựt Long, 2003). Cá mới nở từ trứng do có túi noãn hoàn nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau 48 giờ cá mới tiêu hết noãn hoàn, cá bột từ ngày thứ 3 trở đi bắt đầu ăn được trứng nước và có thể ăn được các loài giáp xác nhỏ. Khi cá có kích cỡ 4 - 6 cm cá có thể ăn được trùn chỉ. Từ cỡ 4 - 6 cm trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phế phẩm như đầu vỏ tôm và các thức ăn tinh khác như cám, bắp, bột cá (Bạch Thị Huỳnh Mai, 2004). Cá trê thường hoạt động, bơi lội, ăn mạnh vào chiều tối hoặc ban đêm vào lúc trời gần sáng (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004). 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Cá trê vàng là loài có tốc độ tăng trưởng chậm. Sau 5 - 6 tháng nuôi đạt cỡ thương phẩm 150 - 250 g/con (Đoàn Hữu Nghị, 2013). Cá trê vàng giai đoạn cá hương, cá giống lớn nhanh về chiều dài, sau đó cỡ 15cm trở đi tăng nhanh về khối lượng. Cá 1 năm tuổi trong tự nhiên có trong lượng trung bình 400 - 500 g/con (Phạm Văn Khánh và Lý Thi ̣Thanh Loan, 2004). Sức lớn của cá phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn được cung cấp, điều kiện ao nuôi (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994). 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Cá trê vàng thành thục sinh dục lần đầu tiên khi được 8 tháng tuổi, mùa vụ sinh sản của cá Trê vàng bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 - 9, nhưng tập trung từ tháng 5 - 7 (Phạm Minh Thành, 2005). Trong điều kiện nuôi, cá có thể sinh sản 4 - 6 lần trong năm. Nhiệt độ để cá sinh sản tốt từ 25 - 32 0C. Sức sinh sản của cá trê vàng thấp khoảng 60.000 - 80.000 trứng/kg cá cái. Sau khi cá sinh sản xong có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Trứng cá trê thuộc dạng trứng dính và có tập tính làm tổ đẻ gần bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3 - 0,5m (Dương Nhựt Long, 2003). 5
  18. 2.2 Tình hình nghiên cứu cá trê trong nước Từ năm 1972 - 1979 các nhà khoa học đã tiến hành cho sinh sản và ương nuôi cá Trê đen và nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài này (Trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006). Năm 1982 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã sản xuất và nuôi thành công cá Trê phi (Clarias gariepinus). Vào khoảng những năm 1982 - 1987, ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở ĐBSCL đã sản xuất ra lượng cá Trê phi giống khá lớn cung cấp cho người nuôi. Do có sự có mặt của cá Trê phi ở Nam bộ mà biện pháp kỹ thuật lai tạo giữa cá Trê phi và cá Trê vàng ra đời. Vấn đề lai tạo cá Trê phi và cá Trê vàng thu được những kết quả khá khích lệ (Nguyễn Văn Kiểm, 1999). Cá Trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả về chiều dài và khối lượng, cá Trê vàng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, cá Trê lai có tốc độ tăng trưởng trung gian giữa cá Trê vàng và cá Trê phi (trích dẫn bởi Phạm Hiếu Ngởi, 2014). Kết quả nuôi vỗ cá Trê ở Trường Đại Học Cần Thơ cho thấy với thức ăn hàm lượng protein 35% cho ăn 4 - 5% khối lượng thân, sau 60 ngày nuôi vỗ cá có thể tham gia sinh sản. Khối lượng trung bình có thể tham gia sinh sản của cá Trê vàng là 250 - 300g và 350 - 400g đối với cá Trê trắng (Huỳnh Kim Hường, 2005). Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá trê đã phát triển mạnh ở một số địa phương ở Miền Nam đặc biệt là ĐBSCL nhưng cá trê được nuôi phổ biến là cá trê lai (con lai giữa cá trê vàng cái và cá trê phi đực). Việc nuôi cá trê mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình (Trần Thị Thúy An, 2009). Qua thực tế ở ĐBSCL cho thấy, ao nuôi vỗ có diện tích nhỏ từ vài chục đến vài trăm mét vuông cá để thành thục tốt. Kết quả nuôi cá trê ở trường Đại học Cần Thơ cho thấy với thức ăn có hàm lượng protein là 35%, cho ăn 4 - 5% khối lượng thân thì sau khoảng 60 ngày nuôi vỗ cá có thể tham gia sinh sản. Khối lượng trung bình có thể tham gia sinh sản của cá trê vàng là 250 - 300g (Nguyễn Văn Kiểm, 2002). Năm 2012, Trung Tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Long An kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài khoa học “ Phát triển mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng Tháp, đề tài được thực hiện trong 30 tháng. Đề tài đã hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trê vàng, chủ động sản xuất được nguồn giống nhân tạo phục vụ nhu cầu nuôi, tạo thêm sản phẩm cá thịt phục vụ thị trường người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng diện tích đất canh tác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo thêm thu nhập cho các nông hộ vùng Đồng Tháp Mười tỉnh 6
  19. Đồng Tháp. Kết quả đã cung cấp con giống đạt chất lượng tốt cho người nuôi trong vùng với số lượng khoảng 2.000.000 con đạt kích cỡ trung bình từ 5 - 7 cm; sản lượng cá Trê vàng thương phẩm khoảng 30 tấn/ha. 2.3 Nuôi vỗ cá bố me ̣ 2.3.1 Kỹ thuật nuôi vỗ Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất cá giống. Chất lượng đàn cá sinh sản có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất vì tỷ lệ cá thành thục, số lượng trứng thu được, chất lượng cá bột có liên quan chặt chẽ đến kỹ thuật nuôi vỗ (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Trong quá trình nuôi vỗ, không những cho cá ăn đầy đủ cả về chất lẫn về lượng, chăm sóc quản lý tốt mà còn phải tạo một môi trường nhân tạo thích hơp,̣ gần giống với môi trường sống của cá ngoài tự nhiên. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), các yếu tố bên ngoài tạo nên môi trường cho sự phát triển của tuyến sinh dục ở cá. Sự thành thục và khả năng sinh sản của cá bố mẹ là kết quả tác động của nhiều yếu tố thuộc về sinh học và sinh lý. Đáng chú ý hơn là những đặc trưng sinh học cơ bản của đối tượng và sự đòi hỏi về môi trường chất lượng nước phù hợp để tạo điều kiện tối ưu cho cá trong quá trình nuôi vỗ. Từ đó đáp ứng mục đích của việc nuôi vỗ cá sinh sản là có được tỷ lệ cá thành thục, hệ số thành thục, chất lượng sản phẩm sinh dục cao, đáp ứng được yêu cầu sinh sản phục vụ sản xuất theo số lượng và mùa vụ (Phạm Minh Thành, 2005). 2.3.2 Ao nuôi vỗ Cá trê có khả năng thích ứng rất cao nên ao nuôi vỗ không đòi hỏi các điều kiện kỹ thuật một cách nghiêm ngặt. Ao nuôi vỗ cá trê cần phải có bờ chắc chắn, không có lỗ mọi, không được rò rỉ, đặc biệt là ở cửa cống (Dương Nhựt Long, 2003). Diện tích và độ sâu của ao khác nhau tùy loài. Việc bố trí ao cá bố mẹ trên nguyên tắc những loài cá có nguồn gốc từ sông thì thích hợp với ao có diện tích lớn, mực nước sâu những loài cá có xuất xứ từ đồng ruộng thì thích hợp với mực nước nong (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Thường ao nuôi vỗ cá bố mẹ có diện tích nhỏ từ 100 - 200 m2, độ sâu mực nước từ 1,0 - 1,2 m. Ao phải có cống cấp thoát nước dễ dàng. Nhiệt độ thích hợp từ 28 - 300C, độ pH từ 6,5 - 8,0, hàm lượng oxy hòa tan khoảng 2 - 3 mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008). Cần xử lý ao trước khi thả cá bố mẹ, tát cạn ao, bắt hết cá tạp và địch hại, tu bổ lại bờ ao, sang lấp hang, lỗ mọi, bón vôi bột xuống đáy ao, bờ ao để diệt trừ mầm bệnh. Việc giảm bùn và chất hữu cơ đáy ao là cần thiết ở những ao cũ, nhất là những ao trong vụ nuôi trước có mầm bệnh. Thông thường chỉ để lại lớp bùn đáy ao dày không quá 20 cm (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). 7
  20. 2.3.3 Mùa vụ nuôi vỗ Cơ sở của việc xác định mùa vụ nuôi vỗ được căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó mùa vụ sinh sản tự nhiên của đối tượng là quan trọng nhất. Cá có thời gian sinh sản nhất định trong năm nhằm đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng phát triển của trứng, phôi, ấu trùng và con non dưới tác động của các yếu tố môi trường. Các yếu tố sinh thái sinh sản trong tự nhiên có biến đổi có quy luật theo mùa. Đó là nguyên nhân hình thành đặc điểm sinh học sinh sản theo mùa của cá (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Theo Phạm Minh Thành (2005) thì hầu hết các loài cá nuôi ở khu vực ĐBSCL được bắt đầu nuôi vỗ vào tháng 10 - 11 âm lịch. Do vậy nên mùa vụ nuôi vỗ cá bố mẹ để sản xuất giống cá trê vàng lai thường bắt đầu từ tháng 11 âm lịch hàng năm (Đoàn Khắc Độ, 2008). 2.3.4 Mật độ thả nuôi cá bố mẹ Mật độ cá thả là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi. Có rất nhiều vấn đề chi phối mật độ cá bố mẹ được thả nuôi. Trong số đó, giữ vai trò chủ đạo là hàm lượng oxy hòa tan (đối với những loài cá không có cơ quan hô hấp phụ), là khả năng và mức độ tiếp nhận oxy trong môi trường nước, không khí (đối với những loài có cơ quan hô hấp phụ). Vấn đề thứ hai cũng rất quan trọng là khả năng loại bỏ sản phẩm thải của cá và thức ăn thừa, vấn đề này đặc biệt quan trọng với cá bố mẹ được nuôi trong ao nước tĩnh (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Mật độ thả nuôi cá bố mẹ cũng là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành thục và sinh sản của cá bố mẹ. Do nước ao không (hoặc rất ít) xáo trộn và ít được lưu thông nên mật độ cá thả tính trên đơn vị diện tích. Trên cơ sở khả năng thích ứng của cá bố mẹ với điều kiện môi trường khác nhau mà xác định mật độ (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Theo Dương Nhựt Long (2003), cá trê vàng cái dùng để nuôi vỗ phải là cá có đủ 12 tháng tuổi, khối lượng trung bình từ 150 - 200 g/con. Mật độ thả từ 0,5 - 0,8 kg/m2. Mặt khác, theo Lê Văn Dân (2012) cá trê vàng cái dùng để nuôi vỗ có khối lượng trung bình từ 150 - 200 g/con, cá đực có khối lượng 250 - 350 g/con. Mật độ độ thả nuôi 10 con/m2 (Lê Văn Dân, 2012). 2.3.5 Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ Thức ăn không chỉ là nguồn vật chất cho sinh trưởng, năng lượng cho sự trao đổi chất mà còn là nguyên liệu cho sự phát triển của noãn hoàng, tinh sào. Khi môi trường thiếu thức ăn, sự thành thục của cá bị ảnh hưởng xấu như: hệ số thành thục, tỷ lệ thành thục thấp, đặc biệt mức độ phát triển không đồng đều của noãn bào cũng như khả năng rối loạn thành thục của cá tăng lên mặc dù các điều kiện sống của môi trường 8
  21. thuận lợi (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Trong thời kỳ tạo noãn hoàng, nếu cá bị đói trong thời gian dài thì buồng trứng có thể thoái hóa và tiêu biến. Chế độ dinh dưỡng tốt có thể làm cho cá thành thục, phát dục và sinh sản sớm (Nguyễn Tường Anh, 2004). Theo Dương Nhựt Long (2003) thì thành phần thức ăn nuôi vỗ phải có hàm lượng đạm cao vì thế lượng bột cá chiếm 30 - 40%, cám gạo 40%, bột đậu nành 20 - 30%. Ngoài ra có thể sử dụng thêm cá phế phẩm lò mổ, nhà máy chế biến thủy sản, cá tạp xay nhuyễn 1 lần/tuần. Thức ăn thích hợp cho nuôi vỗ cá trê bố mẹ phải có độ đạm từ 35% trở lên (Lê Văn Dân, 2012). Mặt khác, theo Nguyễn Văn kiểm (2002) nuôi vỗ cá trê với thức ăn với hàm lượng đạm 35%, cho ăn với khẩu phần ăn 4 - 5% trọng lượng thân thì trong 60 ngày có thể tham gia sinh sản. 2.3.6 Chăm sóc quản lý ao nuôi Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), cá trê là loài có tính thích ứng cao và rộng đối với môi trường sống, hơn nữa cá có cơ quan hô hấp phụ là “hoa khế” nên khả năng chống chịu tốt với sự khắc nghiệt của môi trường sống. Do vậy trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, không đòi hỏi thật khắt khe về các thông số kỹ thuật về thủy lý, thủy hóa. Cá có thể sống trong môi trường có nhiệt độ nước từ 14 - 38%, độ pH 4,2 - 8,0 và hàm lượng oxy trong nước lớn hơn 0,5 mg/l, nước không bị phèn, nhiễm độc. Trong quá trình nuôi vỗ cá trê mỗi ngày cho cá ăn hai lần, khẩu phần ăn đối với thức ăn tự chế là 5 - 8% khối lượng cá trong ao, đối với thức ăn công nghiệp là 2 - 3%. Cần xác định được mức ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Chỉ cho cá ăn với lượng vừa đủ, không nên cho quá nhiều thức ăn vào ao, cá ăn không hết lượng thức ăn thừa sẽ là ô nhiễm nước. Nên định kỳ thay nước ao để cải thiện môi trường nước, giúp hạn chế bệnh cho cá. Mỗi lần thay khoảng 20 - 30% lượng nước ao (Đoàn Khắc Độ, 2008). 2.4 Ky ̃ thuâṭ sinh sản 2.4.1 Phân biệt đực cái và chọn cá bố mẹ thành thục Hầu hết các loài cá có thể phân biệt đực cái khi đã thành thục nhờ những dấu hiệu sinh dục phụ. Nhưng cũng có một số loài có thể phân biệt được đực cái ngay từ khi cá chưa thành thục. Những dấu hiệu sinh dục phụ này có thể tồn tại đến suốt đời nhưng cũng có thể biến mất khi mùa sinh sản kết thúc (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Theo Nguyễn Tường Anh (2004) thì tất cả các loài cá trê hiện có ở nước ta, cơ quan sinh dục ngoài của con đực và con cái có sự khác biệt về hình thái tương đối rõ ràng. Phần cuối của ống niệu sinh dục của cá đực phía ngoài thân giống như gai nhọn. Ở cá cái lỗ sinh dục hình tròn. 9
  22. Thông thường cá trê sẽ thành thục và đủ khả năng sinh sản sau 3 - 4 tháng nuôi vỗ. Khi cá đã thành thục dễ dàng phân biệt được cá đực cá cái dựa vào hình dạng bên ngoài. Cá đực có gai sinh dục nhọn. Cá cái do mang trứng nên bụng to, mềm, lỗ sinh dục có màu hồng nhạt. Trứng cá trê vàng thành thục có kích cỡ đồng đều, màu vàng nâu, đường kính khoảng 1,0 - 1,2 mm. Trứng có tính dính, có thể bám vào bất kì vật thể nào (Đoàn Khắc Độ, 2008). Hình 2.3 Phân biệt cá trê đực và cái (Nguồn: Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), cá trê cái có lỗ sinh dục hình vành khuyên, phần nhô ra phía sau rất nhỏ, thường có màu đỏ nhạt, vuốt nhẹ bụng cá từ trên xuống có trứng chảy ra, lỗ niệu ở phía sau gai sinh dục. Con đực có mấu dài hình tam giác phía đầu mấu nhọn và nhỏ, phần nhô ra phía sau rất dài, thường có màu trắng hay màu vàng nhạt, mùa sinh sản có màu đỏ nhạt, lỗ tiết niệu ở cuối. 2.4.2 Kích thích sinh sản Trong sản xuất cá giống để kích thích cá đẻ đồng loạt, tỷ lệ cá đẻ cao nhằm thu được số lượng trứng lớn thì việc tiêm hormone kích thích cá sinh sản là cần thiết (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Có nhiều loại hormone có khả năng kích thích sinh sản cá, nhưng 3 loại hormone sử dụng rộng rãi phổ biến hiện nay: LRH-A (kết hợp với Domperidone), não thùy, HCG (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Mỗi loại kích dục tố có chỉ định về 10
  23. liều lượng sử dụng khác nhau. Cần phải tiêm đúng liều lượng mới đem lại kết quả sinh sản tốt nhất (Đoàn Khắc Độ, 2008). Theo Nguyễn Văn Kiểm (2007) thì có thể dùng một trong hai loại kích thích tố sau: não thùy họ cá chép 3 - 4 mg/1kg cá cái, hoặc HCG 2.000 - 2.500 UI/kg cá cái. Cá đực 1 đươc̣ tiêm vớ i liều lương̣ kích thích tố bằng /2 liều cho cá cái. Sau khi tiêm cá 16 - 18 giờ (tùy theo nhiệt độ của nước, loại liều lượng kích thích tố sử dụng) có thể kiểm tra mức độ rụng trứng của cá. Khi kiểm tra thấy mức độ rụng trứng của cá. Khi kiểm tra trứng rụng nên chờ 30 - 45 phút cho trứng rụng đồng loạt thì tiến hành vuốt trứng. Để kích thích cá sinh sản tốt nhất, thường tiêm hai liều: liều sơ bộ và liều quyết định. Lượng thuốc cho liều sơ bộ bằng 1/3 tổng liều lượng sử dụng, 2/3 còn lại tiêm cho liều quyết định. Giữa lần tiêm liều sơ bộ và liều quyết định phải cách nhau từ 7 - 8 giờ. (Đoàn Khắc Độ, 2008). Vị trí tiêm tốt nhất là cơ lưng phía trước, trên đường bên, dưới vây lưng của cá. Thể tích dung dịch thuốc mỗi lần tiêm không quá 1ml (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000). 2.4.3 Kỹ thuật ấp trứng 2.4.3.1 Không khử dính Dàn đều trứng lên giá thể là khung lưới hoặc các bó xơ dừa, xơ cau và ấp trong các bể xi măng có mực nước trung bình từ 0,15 - 2,0m và được sục khí liên tục (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2013). 2.4.3.2 Khử tính dính của trứng và ấp trứng trong bình Weys Khử dính trứng bằng dung dịch Tanin 1,5% tỷ lệ trong thời gian 3 - 4 giây, sau đó rửa bằng nước thường, làm như vậy cho tới khi hết dính. Khi sử dụng phương pháp này ấp trứng cá trê cần bố trí sục khí liên tục hoặc cho nước chảy liên tục để trứng không bị chìm xuống đáy. Một bình có thể tích 8 lít có thể ấp được 0,4 - 0,6 kg trứng cá tương đương với 800.000 trứng cá (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh thành, 2013). 2.5 Khái quát về vitamin Vitamin E được khám phá vào năm 1922 bởi các nhà khoa học Evans - Bishop, khi các nhà khoa học phát hiện thấy chuột cống được nuôi dưỡng với một chế độ ăn thiếu vitamin E sẽ nảy sinh một số vấn đề liên quan đến sinh sản. Khi đó vitamin E được chứng minh có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản ở động vật. Chuột thí nghiệm khi thiếu chất (sau đó được xác định là thiếu vitamin E) không thể thụ thai để sinh con được. Bởi vậy, vitamin E được đặt tên là tocopherol (theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “có khả năng thụ thai”) (Hoàng Kim Anh, 2006). 11
  24. Vitamin E là những hợp chất vi lượng, nhu cầu của cơ thể rất bé (0,1 - 0,2 g/ngày) nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể. Vitamin E tham gia vào quá trình phản ứng của cơ thể với vai trò xúc tác và hoạt động chuyển hóa của cơ thể.Vitamin E là chất chống oxy hóa tốt do cản trở phản ứng xấu của cá gốc tự do trên tế bào của cơ thể (Hoàng Kim Anh, 2006). Theo Vương Tiến Hòa (2012), có 2 loại vitamin E đó là loại có nguồn gốc từ thiên nhiên và loại vitamin E tổng hợp. Vitamin E có tác dụng chống tia cực tím, giảm quá trình lão hóa của da và tóc, góp phần thuận lợi cho quá trình mang thai, giảm tỷ lệ sẩy thai Ngoài ra vitamin E còn có tác dụng góp phần cải thiện tình dục, giúp trứng và tinh trùng phát triển tốt hơn làm nâng cao kết quả điều trị vô sinh. Vitami E là một loại Vitamin tan trong dầu nên nhu cầu của nó phụ thuộc vào hàm lượng acid béo chưa no có trong thực phẩm. Khi PUFA (acid béo không bão hòa) ăn vào tăng lên thì lượng vitamin E cung cấp có thể tăng lên gấp 4 lần, tương đương khoảng 5 - 20 mg một ngày. Sự thiếu hụt vitamin E dẫn đến sự kém hấp thu và tính bất thường trong sự vận chuyển lipid gây ra 1 số bệnh như: kém hấp thu chất béo, bệnh tiêu chảy mỡ, rối loạn tụy tạng, trẻ sơ sinh thiếu tháng và trẻ sơ sinh trọng lượng lúc sinh thấp, bệnh xơ hóa tạo nang (Mai Phương Thúy, 2013). Theo Lại Văn Hùng (2012), đã tiến hành nuôi vỗ cá chim vây vàng bố mẹ 3 năm tuổi, có trọng lượng khoảng 2,8 kg/con. Thời gian nuôi vỗ 3 tháng, thức ăn dùng cho nuôi vỗ cá có bổ sung vitamin E liều lượng 750 mg/kg. Kết thúc thí nghiệm tỷ lệ sống của cá bố mẹ khi nuôi vỗ 95,7%, tỷ lệ thành thục 86,7%. Sau khi cá thành thục được kích thích cho sinh sản với tỷ lệ thụ tinh đạt 81% và tỷ lệ nở của cá bột đạt 82,5%. 12
  25. CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài Đề tài đươc̣ thưc̣ hiêṇ từ tháng 12/2014 đến tháng 07/2015. Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại trại giống thủy sản Khu vực An Phú, Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp Cần Thơ. 3.2 Vật liệu và trang thiết bị trong nghiên cứu 3.2.1 Dụng cụ và thiết bị Thiết bị: máy bơm nước, máy phát điện, máy thổi khí, kính hiển vi, trắc vi thị kính, bộ vi phân, cân Dụng cụ dùng trong nuôi vỗ cá bố mẹ: Ao đất (10m x 20m x 1,5m); Giai nuôi (3,0m x 2,0m x 1,5m); cừ tràm; hộp đựng thức ăn; nhiệt kế Dụng cụ trong sinh sản nhân tạo: Cối, chày sứ, kim tiêm, khây ấp trứng, que thăm trứng, hệ thống bể đẻ, bể ấp 3.2.2 Mẫu vật Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) có trứng ở giai đoạn II và bắt đầu nuôi vỗ cho đến khi trứng đạt giai đoạn IV thì tiến hành cho cá sinh sản. Nguồn cá mua về từ trại cá giống lộ 91B. 3.2.3 Hóa chất Vitamin E (400UI/viên, nhà sản xuất Công ty cổ phần dược TW MEDIPLANTEX); HCG; não thùy; test pH (test Sera sản xuất tại Germany); nước muối sinh lý; nước muối urê (NaCl tinh khiết và urê); test chlorine. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng vitamin E trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ 3.3.1.1 Chuẩn bị ao nuôi vỗ Tiến hành vệ sinh ao bằng cách dọn sạch cỏ xung quanh, bơm nước trong ao ra, bắt hết cá tạp, nạo vét bùn đáy ao, rải vôi với liều lượng 15 kg/100 m2 và phơi nắng 2 - 3 ngày cho nền đáy ao khô mặt rồi tiến hành cho nước vào (nguồn nước cấp vào ao là nước ngọt và được cấp trực tiếp từ sông Ngã Bát). Giai nuôi cá được may bằng lưới. Sau khi chuẩn bị ao xong, giai được đặt vào ao và dùng dây để cố định các góc của giai vào cọc tràm, khoảng cách từ đáy giai đến măṭ bùn khoảng 30 cm và tiến hành thả cá. 13
  26. 3.3.1.2 Tiêu chuẩn chọn cá và mật độ nuôi Tiêu chuẩn chọn cá: cá thành thục (buồng trứng giai đoạn II), nhanh nhẹn, không bị trầy xước, đầy đủ râu Mật độ nuôi: 10 con/m2, tỷ lệ đực cái 1:2. 3.3.1.3 Thức ăn dùng để nuôi vỗ thành thục cá trê Thức ăn cung cấp cho cá trê vàng trong thí nghiệm là loại thức ăn công nghiệp của công ty DE HEUS. Thành phần chính trong thức ăn gồm bột đậu nành, bột mì, bột cá, bột thịt, bột gan mực, vitamin, premix khoáng, lysine, methionin, enzyme và canxi, có hàm lượng đạm là 40%. Thức ăn mua đươc̣ trộn vitamin E với liều lượng khác nhau bằng cách cho một lượng vitamin E (1.000 UI; 2.000 UI; 3.000 UI) vào riêng mỗi bình xịt thể tích 250 ml có chứa 100 ml nước lắc đều vitamin E, sau đó xịt đều lên 1kg thức ăn được trải đều trên mâm để nơi thoáng mát. Thức ăn được cho vào hộp nhựa chuẩn bị sẵn đa ̃ ghi chú liều lượng theo nghiêṃ thứ c trên nắp hộp để cho cá ăn. 3.3.1.4 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống giai nuôi đã được chuẩn bị sẵn, cá dùng trong thí nghiệm đều cỡ, khỏe mạnh, không bị xây xác và được xác định khối lượng trước khi thả nuôi. Thời gian thưc̣ hiêṇ thí nghiệm nuôi vỗ cá là 3 tháng. Thí nghiệm được bố trí gồm 4 nghiệm thức: một nghiệm thức đối chứng và 3 nghiệm thức có bổ sung Vitamin E với liều lượng khác nhau (Bảng 3.1). Bảng 3.1 Liều lượng Vitamin E bổ sung trong từng nghiệm thức Nghiệm thức Ký hiêụ nghiêṃ thứ c Lương̣ Vitamin E sử dung̣ (UI) NT1 ĐC 0 NT2 E1 1.000 NT3 E2 2.000 NT4 E3 3.000 3.3.1.5 Chăm sóc và quản lý Trong quá trình thí nghiệm, mỗi ngày cá được cho ăn 3 lần vào lúc 8h, 13h và 17h với lượng thức ăn ở mỗi nghiệm thức theo nhu cầu của cá. Định kỳ dọn cỏ, bụi rặm xung quanh ao nuôi để làm tăng lượng oxy hòa tan vào trong nước. Kiểm tra giai nuôi cá thường xuyên để tránh thất thoát và luôn giữ cho mực nước luôn ổn định. Đồng thời quản lý các chỉ tiêu như nhiệt độ, pH luôn nằm trong khoảng phù hợp cho nuôi vỗ cá. 14
  27. 3.3.1.6 Ghi nhận các chỉ tiêu a. Các chỉ tiêu môi trường Kiểm tra các chỉ tiêu: nhiệt độ, pH định kỳ 2 ngày/tuần vào 2 thời điểm trong ngày là: 6h và 14h. Chỉ tiêu pH được xác định bằng bộ test pH, chỉ tiêu nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế. b. Các chỉ tiêu ở cá Trước khi bố trí thí nghiệm tiến hành cân khối lượng, mỗ ngẫu nhiên 3 cá cái và 3 cá đực để xác định giai đoạn thành thục của cá. Trong thí nghiệm, định kỳ 30 ngày tiến hành thu toàn bộ cá để xác định tăng trưởng khối lượng của cá và mức độ thành thục của cá. Đánh giá mức độ thành của cá bằng cách dùng que thăm trứng và kết hơp̣ giải phẫu 3 cá thể. Kết thúc thí nghiệm tiến hành thu và đếm toàn bộ cá để xác định tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá. Tỷ lệ sống (Survival rate, SR): bằng tổng số cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chia cho tổng số cá thả ban đầu và nhân cho một trăm. Số lượng cá thu SR (%) = x 100 (3.1) Số lượng thả cá nuôi Tăng trưởng khối lượng (Weight Gain,WG): bằng tổng khối lượng cá lúc thu hoạch trừ cho khối lượng cá lúc thả ban đầu. WG (g) = Wc - Wđ (3.2) Tỷ lệ thành thục của cá Số cá thành thục Tỷ lệ thành thục (%) = x 100 (3.3) Số cá kiểm tra Hệ số thành thục (Gonado somatic Index - GSI) Khối lượng tuyến sinh dục GSI (%) = x 100 (3.4) Khối lượng thân 15
  28. Sức sinh sản tuyệt đối (số lượng trứng/con ♀): là số trứng đếm được từ buồng trứngcủa một cá thể cá cái. Tổng trứng đếm được Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái) = Một cá thể cá cái (3.5) Xác định độ béo và độ mỡ của cá Để xác độ béo và độ mỡ của cá sử dụng rộng rãi hệ số Fulton và Clark dựa theo hướng dẫn nghiên cứu cá của I.F.Pravdin (1973) để xác định độ béo của Fulton và Clark. Độ béo Fulton Wt x 100 Fuiton (%) = ( 3.6) (SL)3 Độ béo Clark W0 x 100 Clark (%) = (3.7) (SL)3 Theo M.L.Prozorovxkaia được trích dẫn bởi Nykolsky (1963), độ mỡ (ball mỡ) được tính theo thang bậc 6 (từ bậc 0 đến 5) như sau: Ball 0: ruột không có mỡ. Ball 1: chỉ có 1 dãy mỡ mỏng nằm giữa phần 2 - 3 của ruột. Ball 2: có 1 dãy mỡ hẹp khá dày ở giữa phần 2 - 3 của ruột. Ball 3: có 1 dãy mỡ rộng ở giữa phần 2 - 3, cả 2 mép trên và dưới. Ở phần ruột gần hậu môn có 1 lớp mỡ mỏng. Ball 4: ruột hầu như bị mỡ hoàn toàn che phủ, nhưng còn ít chỗ trống. Ball 5: lượng mỡ che phủ hoàn toàn kín cả ruột. Xác định sự biến đổi đường kính trứng (mm): dùng trắc vi thị kính trên kính hiển vi để đo đường kính trứng. Xác định tỷ lệ phần trăm theo giai đoạn phát triển của tế bào trứng ∑nΦi Φi (%) = (3.8) ∑n quan sát 16
  29. 3.3.2 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của liều lượng vitamin E lên các chỉ tiêu sinh sản của cá trê vàng 3.3.2.1 Chuẩn bị cho cá sinh sản Nguồn nước ngọt cấp trong suốt quá trình thí nghiệm được lấy từ sông đã qua xử lý thuốc lắng với liều lượng 20 - 200 g/m3 nước. Bể đẻ là thùng nhựa có thể tích 60 lít, bể ấp là bể xi măng có quy cách 2,5m x 2,0m x 1m được rửa qua chlorine 3 ppm, sau đó đưa nước đã qua xử lý vào bể mực nước dao động từ 30 - 60 cm và sục khí liên tục. Sử dụng bộ test kits để kiểm tra nồng độ chlorine trong nước. Chuẩn bị nước muối sinh lý 9 ‰; dung dịch Muối + Urê: 4g NaCl + 3g Urê + 1 lít nước sạch, chuẩn bị khung lưới để làm giá thể ấp trứng và một số dụng cụ cần thiết khác. 3.3.2.2 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản Cá bố mẹ được chọn ở thí nghiêṃ 1. Cá khỏe mạnh, không bị xây xát, không có dấu hiệu bệnh tật. Đối với cá cái chọn những cá thể có bụng to mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục hình tròn và phồng to thường có màu đỏ nhat.̣ Riêng cá đực chọn những cá có gai sinh dục dài, hình tam giác, phiá đầu gai sinh duc̣ nhoṇ và nhỏ, phần nhô ra phía sau thường có màu trắng hay vàng nhat,̣ vào mùa sinh sản có màu hồng nhat.̣ 3.3.2.3 Bố trí thí nghiệm Sau khi chọn cá bố mẹ thì tiến hành xác định khối lượng để tính lượng kích thích tố cần sử dụng cho liều sơ bộ và liều quyết đinh. Đối với liều sơ bộ chỉ tiêm cho cá cái với liều lượng là 2 não thùy/1 kg cá cái. Đối với liều quyết đinḥ tiêm cho cả cá thể cái và cá thể đực (tiêm sau liều sơ bộ 7 giờ) sử dụng kích thích tố là HCG. Liều dùng cho cá cái 2.500 UI/kg cá cái. Liều cho cá đực bằng một nửa cho đến bằng liều dùng cá cái và tiêm cùng lúc với liều quyết định của cá cái (Bảng 3.2) Bảng 3.2 Liều lượng kích tố và số lần tiêm Nghiệm thức Lần lăp̣ laị Lần 1 Lần 2 ĐC 3 Não thùy HCG + não thùy E1 3 Não thùy HCG + não thùy E2 3 Não thùy HCG + não thùy E3 3 Não thùy HCG + não thùy Vị trí và thể tích tiêm: tiêm ở cơ lưng của cá và tiêm khoảng 0,2 cc/cá thể. 17
  30. 3.3.2.4 Bố trí cá vào bể đẻ và thụ tinh nhân tạo Sau khi tiêm xong liều sơ bộ và quyết định cá đực và cá cái được nhốt riêng vào thùng nhựa 60 lít và sử dụng lưới đậy bể, đươc̣ buôc̣ chăṭ bằng dây nilon để tránh hiện tượng cá nhảy ra ngoài. Sau khi tiêm xong liều quyết định khoảng 14 giờ kiểm tra nếu cá cái rụng trứng thì tiến hành thụ tinh nhân tạo. Trong lúc vuốt trứng thì tiến hành giải phẫu cá đực lấy tinh dicḥ , cắt buồng tinh cho vào khăn sạch, vừa vắt vừa cho nước muối sinh lý vào khăn cho tinh trùng vào trứng cùng lúc đó sử dụng lông gà khô, sạch đảo nhẹ và đều trong 2 phút để trứng thụ tinh. Rửa trứng 3 lần bằng dung dịch nước muối urê đã pha sẵn để làm sạch trứng. Lúc này trứng đã hoàn tất quá trình thụ tinh và có thể ấp trứng. 3.3.2.5 Ấp trứng Trứng sau khi cho thụ tinh, dàn đều trứ ng lên bề măṭ khung lưới (giá thể) đa ̃ đươc̣ chuẩn bị sẵn trong bể ấp. 3.3.2.6 Các chỉ tiêu cần theo dõi và tính toán trong sinh sản nhân tạo cá Theo dõi các chỉ tiêu môi trường như: nhiệt độ (đo bằng nhiệt kế), pH (đo bằng bộ test pH) trong bể ấp, bể đẻ mỗi ngày 2 lần vào lúc sáng 6 giờ và chiều 14 giờ. Theo dõi chỉ tiêu sinh sản cá Sau khi tiêm kích tố cần quan sát và ghi nhận: Sự biến đổi màu sắc thân cá sau khi tiêm kích tố (khoảng 30 phút). Thời gian hiệu ứng thuốc: Tính từ lúc tiêm kích thích tố lần 2 đến khi cá bắt đầu rụng trứng (giờ). Tỷ lệ rụng trứng Số cá rụng trứng TLRT (%) = x 100 (3.9) Số cá cho đẻ Sức sinh sản tương đối (∑trứng/kg ♀): là tổng số trứng thu đươc̣ tính trên 1kg cá cái cho tham gia sinh sản. Tổng số trứng thu được Sức sinh sản tương đối (trứng/kg cá ♀) = (3.10) Kg cá cái 18
  31. Tỷ lệ thụ tinh: là tổng số trứng đã thụ tinh trên tổng số trứng quan sát, tỷ lệ thụ tinh đươc xác định khi phôi phát triển đến giai đoạn đầu phôi vị. Số trứng thụ tinh TLTT (%) = x 100 Số trứng quan sát (3.11) Tỷ lệ nở: là tổng số trứng nở ra trên tổng số trứng đã được thụ tinh. Số trứng nở TLN (%) = x 100 (3.12) Số trứng thụ tinh Thời gian nở: được tính từ lúc trứng rụng cho đến khi trứng nở. Tỷ lệ dị hình Số cá dị hình TLDH (%) = x 100 (3.13) Số cá quan sát Quá trình phát triển phôi: quá trình phát triển phôi từ giai đoạn thụ tinh hình thành đĩa phôi đến khi trứng nở. Ngay sau khi trứng thụ tinh, sự phát triển phôi được quan sát có độ phóng đại 40 lần, nhằm xác định thời gian nở của trứng. 3.4 Xử lý số liệu và viết bài Các số liệu về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn được sử dụng bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007. Sử dụng phần mềm Microsoft Office Word 2007 để hoàn thành bài viết. 19
  32. CHƯƠNG 4 KẾ T QUẢ VÀ THẢ O LUÂṆ 4.1 Nuôi vô ̃ thành thuc̣ cá trê vàng 4.1.1 Các yếu tố môi trường trong nuôi vỗ Đông̣ vâṭ thủ y sản là loài sống trực tiếp trong môi trường nước, vi ̀ vâỵ các thành phần lý - hóa của môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưở ng và phát triển của chúng (Trương Quốc Phú, 2006). Trong đó, nhiêṭ đô ̣và pH là hai yếu tố thủy lý có ảnh hưởng lớn đến đời sống đông̣ vâṭ thủ y sản nói chung và đối tương̣ cá trê vàng nói riêng. Trong quá trình thí nghiêm,̣ yếu tố nhiêṭ đô ̣ và pH đươc̣ ghi nhâṇ 2lần/ngày (6h và 14h). Kết quả giá tri ̣trung bình về nhiêṭ đô ̣và pH đươc̣ trinh̀ bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1 Kết quả nhiêṭ đô ̣và pH trong thí nghiêṃ Chỉ tiêu Buổi Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Sáng 28,0 25,0 26,4 ± 0,92 Chiều 32,0 29,0 30,5 ± 0,79 Sáng 7,50 7,00 7,20 ± 0,17 Chiều 8,00 7,30 7,50 ± 0,18 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Yếu tố nhiêṭ đô ̣ Theo Trương Quốc Phú (2006), động vật thủy sản thuộc nhóm biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ nước. Do đó, nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể đồng thời ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình vào buổi sáng là 26,4 ± 0,92 0C, buổi chiều là 30,5 ± 0,79 0C. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nhiệt độ thích hợp cho các loài cá nước ngoṭ sinh trưở ng là 25 - 32 0C, do đó giá tri ̣nhiêṭ đô ̣ dao đông̣ trong ngày như trên hoàn toàn thích hơp̣ cho cá trê vàng sinh trưởng và phát triển. Yếu tố pH Ngoài nhiệt độ, pH là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình nuôi vỗ thành thuc̣ các loài cá. Theo Trương Quốc Phú (2006), pH là nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, sinh sản, tỷ lệ sống và dinh dưỡng. pH thích hợp cho đời sống của cá là 6,50 - 8,50 (Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Kết quả bảng 4.1 ghi nhâṇ giá tri ̣pH vào buổi sáng là 7,20 ± 0,17 và vào buổi chiều là 7,50 ± 0,18, như vâỵ khoảng dao đông̣ này (7,20 - 7,50) 20
  33. hoàn toàn nằm trong khoảng thích hơp̣ cho sư ̣ sinh trưởng và phát triển của đối tương̣ nuôi. Như vâỵ , các yếu tố môi trường bao gồm nhiêṭ đô ̣ và pH luôn nằm trong khoảng thić h hơp̣ trong suốt quá trình thí nghiêṃ . 4.1.2 Tỷ lê ̣sống củ a cá trê vàng trong nuôi vô ̃ Tỷ lệ sống của cá là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá trình nuôi vỗ. Kết thúc thí nghiêm,̣ tỷ lê ̣sống của cá ở các nghiêṃ thứ c được trình bày trong bảng 4.2. Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ Tỷ lê ̣sống (%) Nghiệm thức Sau 30 ngày Sau 60 ngày Sau 90 ngày Cá thể % Cá thể % Cá thể % ĐC 57 95,0 52 86,7 49 81,7 E1 58 96,7 53 88,3 50 83,3 E2 59 98,3 56 93,3 50 83,3 E3 57 95,0 54 90,0 49 81,7 Tỷ lê ̣sống của cá ở cá c thá ng nuôi đươc̣ tính so vớ i số lương̣ thả ban đầu. Bảng 4.2 cho thấy, sau tháng nuôi đầu tiên tỷ lê ̣ sống ở các nghiêṃ thứ c nằm trong khoảng 95,0 - 98,3% là khá cao. Nguyên nhân do cá đã lớn, sứ c chịu đưng̣ tốt với điều kiêṇ nuôi mớ i nên tỷ lê ̣sống của cá đạt các nghiêṃ thứ c ở mứ c cao. Sang tháng nuôi thứ 2, tỷ lê ̣ sống của cá ở các nghiêṃ thứ c giảm xuống còn trong khoảng 86,7% đến 93,3% và đến cuối vu ̣ nuôi, tỷ lê ̣ sống của cá ở các nghiêṃ thứ c nằm trong khoảng 81,7 - 83,3%. Nguyên nhân do tác động của con người trong quá trình bắt kiểm tra mứ c đô ̣thành thuc̣ làm cá bi ̣tổn thương, xây xác. 4.1.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong nuôi vỗ Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá, khi cơ thể tích lũy đầy đủ về chất thì hoạt động trao đổi chất của cá chuyển sang một trạng thái hoạt động mới, tức là có sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng đã tích lũy trong cơ thể thành sản phẩm mới, một trong sản phẩm mới đó là sản phẩm sinh dục. hoaṭ đông̣ sinh sản của cá bi ̣chi phố bở i nhiều yếu tố như mùa vụ sinh sản, tuổi cá, điièu kiêṇ nuôi vỗ, khối lượng cá, Trong đó khối lượng của cá là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), khối lượng thành thục lần đầu của cá biến động lớn, cá có thể thành thục và sinh sản bình thường khi khối lượng nhỏ hơn khối lượng thành thục bình quân của loài. 21
  34. Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong nuôi vỗ Nghiêṃ thứ c Thời gian Chi tiêu ̉ ĐC E1 E2 E3 Đầu vào Wđ 150 ± 10,8 150 ± 10,8 150 ± 10,8 150 ± 10,8 W1 154 ± 11,7 156 ± 11,5 156 ± 11,8 155 ± 11,3 WG1 4,10 5,63 5,74 4,72 W2 193 ± 28,7 196 ± 14,7 198 ± 12,2 197 ± 14,9 WG2 42,12 40,44 42,73 42,11 W3 192 ± 14,7 194 ± 22,8 195 ± 16,7 194 ± 31,2 WG3 -1,20 -1,63 -3,80 -2,72 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Khối lương̣ trung bình ban đầu của cá nuôi vỗ là 150 ± 10,8 g/con. Sau 30 ngày nuôi vỗ, khối lương̣ của cá tăng lên 154 - 156 g/con, cao nhất ở nghiêṃ thứ c E2 (156 ± 11,8 g/con), tăng 5,7 g/con và thấp nhất ở nghiêṃ thứ c ĐC (154 ± 11,7 g/con) tăng 4,1 g/con. Đến ngày nuôi vỗ thứ 60, khối lương̣ của cá tiếp tuc̣ tăng lên 193 - 198 g/con với tốc đô ̣ tăng trưở ng rất lớn đaṭ 40,2 - 42,7 g/con. Nguyên nhân do năng lương̣ trong cơ thể cá đươc̣ tích lũy dưới dang̣ mỡ. Đến cuối vu ̣ nuôi (ngày nuôi thứ 90), khối lương̣ đàn cá có xu hướng giảm nhe ̣còn 192 - 195 g/con. Nguyên nhân dẫn đến khối lương̣ cá giảm là do gần cuối vu ̣ cá đươc̣ cho ăn với khối lương̣ thứ c ăn giảm 1/3 so với trước đó và cá chỉ đươc̣ cho ăn hai lần. Nhìn chung, mứ c tăng trưởng khối lương̣ của cá nuôi vỗ lớn nhất ở nghiêṃ thức E2 và thấp nhất ở nghiêṃ thứ c ĐC. Các nghiêṃ thứ c E1 và E3 tăng trưở ng khối lương̣ cá ở mứ c trung bình và vẫn cao hơn so với chỉ tiêu tương ứ ng ở nghiêṃ thứ c ĐC. Kết quả trên được khẳng định việc bổ sung Vitamin E vào thức ăn trong quá trinh́ trình nuôi vỗ có tác dung̣ tốt trong tăng trưởng khối lương̣ cá, trong đó nghiêṃ thứ c sử dụng Vitamin E với liều lương̣ 2.000UI có kết quả cao hơn so với các chỉ tiêu tương ứng ở các nghiêṃ thứ c còn lai.̣ 4.1.4 Tỷ lê ̣thành thuc̣ củ a cá trê vàng sau 3 thá ng nuôi vỗ Kết thúc quá trình nuôi vỗ, tỷ lê ̣thành thuc̣ của cá trê vàng đươc̣ ghi nhâṇ ở bảng 4.4. Bảng 4.4 Tỷ lệ thành thục của cá Trê vàng trong nuôi vỗ Nghiệm thức Tỷ lê ̣cá cá i thành thuc̣ (%) Tỷ lê ̣cá đưc̣ thành thuc̣ (%) ĐC 65,0 60,0 E1 85,0 80,0 E2 95,0 90,0 E3 80,0 75,0 Bảng 4.4 cho thấy, sau 3 tháng nuôi vỗ cá ở các nghiêṃ thứ c đều thành thuc.̣ Tỷ lê ̣ thành thuc̣ ở các nghiêṃ thứ c dao đông̣ trong khoảng 65,0 - 95,0% ở cá cái và 60,0 - 22
  35. 90,0% ở cá đưc.̣ Nghiêṃ thứ c E2 có tỷ lê ̣ cá thành thuc̣ cao nhất (95,0% ở cá cái và 90,0% ở cá đưc)̣ và thấp nhất ở nghiêṃ thứ c ĐC (65,0% ở cá cái và 65,0% ở cá đưc)̣ . Tỷ lê ̣thành thuc̣ của cá khá cao lần lươc̣ là 85,0% ở cá cái, 80,0% ở cá đưc̣ (NT E1)và 80,0% ở cá cái, 75,0% ở cá đưc̣ (NT E3). Ngoài ra, tỷ lê ̣thành thuc̣ của cá cái lớn hơn cá đưc̣ ở tất cả các nghiêṃ thứ c. Tỷ lê ̣ thành thuc̣ của cá ở các nghiêṃ thứ c chiụ ảnh hưởng lớn bởi viêc̣ bổ sung Vitamin E trong thứ c ăn. Cùng sử dung̣ loaị thứ c ăn có 40% đô ̣ đam,̣ tuy nhiên các nghiêṃ thứ c có sử dung̣ Vitamin E (E1; E2; E3) có tỷ lê ̣cá thành thuc̣ lớn hơn nghiêṃ thứ c đối chứ ng. Nghiêṃ thứ c E1 có 85,0% cá cái thành thuc̣ và 80,0% cá đưc̣ thành thuc̣ cao hơn nghiêṃ thứ c đối chứ ng (65,0% ở cá cái, 60,0% ở cá đưc)̣ lần lượt gấp 1,3 và 1,33 lần. Ở nghiêṃ thứ c E2 có tỷ lê ̣cá thành thuc̣ cao nhất (95,0% ở cá cái, 90,0% ở cá đưc)̣ và cao hơn nghiêṃ thứ c đối chứ ng gấp 1,46 lần ở cá cái và 1,5 lần ở cá đưc̣ . Nghiêṃ thứ c có tỷ lê ̣ cá thành thuc̣ thấp nhất trong các nghiêṃ thứ c có sử dung̣ Vitamin E là E3. Tuy nhiên, tỷ lê ̣cá thành thuc̣ ở nghiêṃ thứ c E3 vẫn hớn hơn nghiêṃ thứ c đối chứ ng gấp 1,23 lần ở cá cái và 1,25 lần ở cá đưc̣ . Nguyên nhân có thể do Vitamin E giúp quá trình thành thuc̣ của cá diễn ra nhanh chóng hơn so với thông thường. Như vây,̣ bổ sung Vitamin E cho khẩu phần thứ c ăn trong nuôi vỗ cá trê vàng mang laị kết quả tốt, tỷ lê ̣cá thành thuc̣ cao, đăc̣ biêṭ ở nghiêṃ thứ c bổ sung Vitamin E với liều lương̣ 2.000 UI cho tỷ lê ̣cá thành thuc̣ cao nhất. 4.1.5 Hê ̣số thành thuc̣ củ a cá trê vàng sau 3 thá ng nuôi vỗ Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), hệ số thành thục là môṭ chỉ số để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá, mỗi loài cá có một hệ số thành thục riêng. Trong đó khối lượng tuyến sinh dục là chỉ tiêu về số lượng để đánh giá tình trạng thành thục của cá. Sự lớn lên của tế bào sinh dục được chuyển hóa bởi các chất dinh dưỡng được tích lũy từ gan và cơ. Chất dinh dưỡng do thức ăn cung cấp hàng ngày có tác dụng bổ sung cho phần năng lượng đã huy động để tạo thành sản phẩm sinh dục và cung cấp cho hoạt động sống hàng ngày (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Bảng 4.5 Hê ̣số thành thục của cá Trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ Hê ̣số thành thuc̣ GSI (%) Nghiệm thức Ban đầu Sau 3 thá ng nuôi vỗ Cá cá i Cá đưc̣ Cá cá i Cá đưc̣ ĐC 1,54 0,17 2,89 0,19 E1 1,54 0,17 3,82 0,21 E2 1,54 0,17 4,35 0,29 E3 1,54 0,17 3,41 0,20 Bảng 4.5 cho thấy, sau 3 tháng nuôi vỗ hê ̣ số thành thuc̣ của cá trê vàng ở tất cả các nghiêṃ thứ c tăng lên đáng kể. Ban đầu hê ̣ số GSI từ 1,54% ở cá cái tăng lên 2,89 - 23
  36. 4,35%, tăng gấp 1,87 - 2,82 lần. Ở cá đưc,̣ từ 0,17% tăng lên 0,19 - 0,29% và tăng gấp 1,15 - 1,76 lần so với ban đầu. Cá ở nghiêṃ thứ c E2 có hê ̣ số thành thuc̣ tăng nhanh nhất ở cả cá đưc̣ và cá cái. Từ nguồn cá đầu vào có hê ̣số thành thuc̣ ở mứ c 1,54% (cá cái) và 0,17% (cá đưc)̣ tăng lên 4,35% (cá cái) và 0,29% (cá đưc)̣ . Nghiêṃ thứ c E1 và E3 có hê ̣số thành thuc̣ thấp hơn nghiêṃ thứ c E2 nhưng vẫn ở mứ c cao và cao hơn nghiêṃ thứ c đối chứ ng. Ở cá cái, hệ số thành thuc̣ là 3,82% (nghiêṃ thứ c E1) và 3,412% (nghiêṃ thứ c E3) cao gấp 1,32 và 1,18 lần so với nghiêṃ thứ c đối chứ ng (GSI = 2,89%). Nhìn chung hệ số thành thục của cá trê vàng đực ở cuối vu ̣ nuôi khá cao (0,189 - 0,291%) và phù hợp với nghiên cứu của Lê Thanh Hùng và ctv (2008) khi nghiên cứ u hệ số thành thục của cá trê Phú Quốc đực là từ 0,16 đến 0,27%. Hệ số thành thục của cá Trê vàng cái cũng ở mứ c cao và tương đương với kết quả nghiên cứ u trước đó của Nguyễn Văn Kiểm và Huỳnh Kim Hường (2006) ở cá trê trắng cái là 3,55 - 3,99%. Kết thúc nuôi vỗ, nghiêṃ thứ c E2 có hê ̣số thành thuc̣ cao nhất ở cả cá đưc̣ và cá cái, điều này chứ ng tỏ tác dung̣ củ Vitamin E trong nuôi vỗ cá trê vàng đaṭ tốt nhất ở liều lương̣ 2.000 UI. 4.1.6 Độ béo Fulton và độ mỡ Clark củ a cá trong nuôi vỗ Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013), trong quá trình nuôi vỗ tích cực, cá cần được cung cấp một lượng thức ăn khá lớn. Các chất dinh dưỡng từ thức ăn sẽ được cá thu nhận và tích lũy dưới dạng lipit, glycogen, Đây là nguồn năng lươṇ g quan trọng và cần thiết cho sự chuyển hóa dinh dưỡng thành các sản phẩm sinh dục. Kết quả ghi nhâṇ ở bảng 4.6 cho thấy giá tri ̣trung bình về độ béo Fulton và độ mỡ Clark của cá lần lượt là 1,09% và 1,01%. Sau tháng nuôi vỗ đầu tiên, đô ̣béo Fulton lẫn đô ̣ mỡ Clark thay đổi không đáng kể, tăng nhe ̣ ở nghiêṃ thứ c E1 (tăng 0,03% và 0,01%), giảm nhe ̣ở nghiêṃ thứ c ĐC (giảm 0,01%), các nghiêṃ thứ c E2 và E3 không tăng không giảm. Nguyên nhân có thể do cá chưa quen với điều kiêṇ nuôi vỗ và chế đô ̣ dinh dưỡng mới nên không tâṇ dung̣ tốt nguồn dinh dưỡng trong thứ c ăn dẫn đến đô ̣ béo và đô ̣mở không tăng nhiều, ngươc̣ laị còn suṭ giảm (nghiêṃ thứ c ĐC). Kết thúc tháng nuôi vỗ thứ 2, đô ̣ béo Flton và đô ̣ mở Clark có xu hướng tăng manḥ ở tất cả các nghiêṃ thứ c. Đô ̣ béo Fulton tăng lên 1,3 - 1,45% gấp 1,19 - 1,33 lần, đô ̣ mỡ Clark tăng lên 1,2 - 1,39% gấp 1,12 - 1,38 lần so với ban đầu. Nguyên nhân do cá đa ̃ quen với điều kiêṇ nuôi vỗ mới và bắt đầu tích lũy năng lương̣ từ thứ c ăn. Nghiêṃ thứ c E2 có đô ̣béo và đô ̣mở cao nhất (Fulton 1,45%; Clark 1,39%) và cao hơn nghiêṃ thứ c ĐC (Fulton 1,3%; Clark 1,2%) lần lươc̣ 1,12 và 1,16 lần. Nghiêṃ thứ c E1 và E3 cùng có đô ̣béo là 1,34% và đô ̣ mở là 1,28%, thấp hơn đô ̣béo và đô ̣mỡ ở nghiêṃ thứ c E2 nhưng vẫn cao hơn nghiêṃ thứ c đối chứ ng. Lý giải cho điều này có thể do thứ c ăn 24
  37. có bổ sung Vitamin E đa ̃ góp phần giúp tăng đô ̣ béo Fulton và đô ̣ mỡ Clark cho cá nuôi vỗ hơn nghiêṃ thứ c ĐC không bổ sung. Bảng 4.6: Độ béo Fulton và độ mỡ Clark của cá trê vàng qua các tháng nuôi vỗ Chỉ Ban Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 tiêu đầu ĐC E1 E2 E3 ĐC E1 E2 E3 ĐC E1 E2 E3 F(%) 1,09 1,08 1,12 1,09 1,09 1,30 1,34 1,45 1,34 1,30 1,24 1,30 1,21 C(%) 1,01 1,00 1,02 1,01 1,02 1,20 1,28 1,39 1,28 1,20 1,16 1,24 1,14 Cuối vu ̣ nuôi (tháng thứ 3), các nghiêṃ thứ c bổ sung Vitamin E ở tất cả các liều lương̣ đều có đô ̣ béo và đô ̣ mỡ giảm, riêng nghiêṃ thứ c ĐC không tăng không giảm và giữ ở mứ c 1,30% ở đô ̣ béo và 1,20% ở đô ̣ mỡ. Nghiêṃ thứ c E2 giảm manḥ nhất, giảm 0,15% ở đô ̣béo và 0,15% ở đô ̣mỡ. Các nghiêṃ thứ c E1 và E3 có đô ̣béo giảm lần lươṭ là 0,10% và 0,13%, ở đô ̣ mỡ giảm 0,12% và 0,14%. Nguyên nhân khiến đô ̣ béo và đô ̣ mỡ giảm có thể do cá bắt đầu thành thuc̣ , năng lương̣ tich́ lũy đươc̣ chuyển hóa thành sản phẩm sinh duc. 4.1.7 Sự biến đổi đường kính trứng qua các tháng nuôi vỗ Đường kính trứng là một trong những chỉ số quan trọng để xác định thời điểm cá thành thục sinh dục và sinh sản (Cacot và Legendre, 1998; trích bởi Nguyễn Văn Triều, 2009). Sự biến đổi đường kính trứ ng phu ̣ thuôc̣ lớn vào nhiều yếu tố như điều kiêṇ nuôi vỗ, chế đô ̣dinh dưỡng, tình trang̣ sinh lý của cá, Đồng thờ i có sư ̣ liêṇ hệ với độ béo Fulton và đô ̣ mỡ Clark. Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013), trong nuôi vỗ tích cưc̣ đường kính trứ ng biến đổi và phân thành 3 nhóm chính, nhóm trứng có đường kính nhỏ hơn 0,6mm; nhóm trứng có đường kính trung bình 0,6mm đến 1,1mm và nhóm có đường kính trứng lớn hơn 1,1 mm. Ở thá ng nuôi vô ̃ thứ I Sư ̣ biến đổi đường kính trứ ng của cá trê vàng ở tháng nuôi vỗ đầu tiên đươc̣ trình trong hình 4.1 như sau: 25
  38. Hinh̀ 4.1 Sư ̣ biến đổi đường kính trứ ng ở thá ng nuôi vô ̃ đầu tiên Qua hình 4.1 cho thấy, đa phần trứ ng cá thuôc̣ nhóm có đường kính từ 0,6 - 1,1 mm và chưa có sư ̣ xuất hiêṇ của nhóm lớn hơn 1,1mm. Nhóm trứ ng có đường kính nhỏ hơn 0,6mm chỉ xuất hiêṇ ở nghiêṃ thứ c ĐC với tỷ lê ̣rất thấp (1,11%) và nghiêṃ thứ c E3 (43,3%). Nghiêṃ thứ c ĐC, E1 và E2 có trứ ng thuôc nhóm 0,6 - 1,1 mm gần như hoàn toàn (ĐC 98,9%; E1 100%; E2 100%). Riêng nghiêṃ thứ c E3, nhóm trứ ng có đường kính nhỏ hơn 0,6mm và từ 0,6 - 1,1 mm xuất hiêṇ tương đương nhau ( 1,1 mm) xuất hiện. Trong cơ thể cá còn này tích lũy nhiều chất dinh dưỡng dưới dạng mỡ ở trong xoang bụng. Kết thúc tháng nuôi vỗ đầu tiên, trung bình đường kính trứ ng cá nằm trong khoảng 0,58 - 0,76 mm (phu ̣ luc).̣ Nghiêṃ thứ c E2 có đường kính trứ ng cá trung bình lớn nhất (0,76 mm) và trứ ng có đường kính nhỏ nhất rơi vào nghiêṃ thứ c E3 (0,58 mm). Các nghiêṃ thứ c ĐC và E1 cá đườ ng kinh́ trung binh̀ lần lươṭ là 0,68 mm và 0,71 mm. Như vâỵ taị thời điểm 1 tháng nuôi vỗ đầu buồng trứ ng cá phát triển không đáng kể. Ở thá ng nuôi vô ̃ thứ II Sau tháng nuôi vỗ thứ 2, tiến hành kiểm tra đường kinh́ trứ ng cá và sư ̣ biến đông̣ đươc̣ thể hiêṇ ở hình 4.2. Từ hình 4.2 cho thấy hầu hết trứ ng cá ở các nghiêṃ thứ c có đường kình nằm trong nhóm 6,0 - 1,1 mm và không còn nhóm có đường kinh́ nhỏ hơn 0,6 mm Riêng nghiêṃ thứ c E2 có sư ̣ xuất hiêṇ của nhóm trứ ng có đường kinh́ lớ n hơn 1,1 mm. các nghiêṃ thứ c ĐC, E1, E3 có 100% trứ ng thuôc̣ nhóm có đường kính 0,6 - 1,1 mm, nghiêṃ thứ c E2 trứ ng cá có đường kính thuôc̣ hai nhóm với tỷ lê ̣ lần lươṭ là 91,1% (0,6 - 1,1 mm) và 8,9% (>1,1 mm). Điều này chứ ng tỏ cá trong nuôi vỗ đang 26
  39. phát triển theo hướng tích cưc̣ , sử dung̣ tốt nguồn thứ c ăn và quá trinh̀ chuyển hóa năng lương̣ dư ̣ trữ thành sản phẩm sinh duc̣ đang diễn ra. Hinh̀ 4.2 Sư ̣ biến đổi đường kính trứ ng ở thá ng nuôi vô ̃ thứ 2 Trung bình đườ ng kính trứ ng taị thời điểm tháng nuôi vỗ thứ 2 dao đông̣ trong khoảng 0,69 - 0,92 mm (phu ̣ luc)̣ cao nhất ở nghiêṃ thứ c E2 (0,92 mm) và thấp nhất ở nghiêṃ thứ c ĐC (0,69 mm). Các nghiêṃ thứ c E1 và E3 có đường kính trung binh̀ lần lươṭ là 0,76 mm và 0,73 mm, thấp hơn nghiêṃ thứ c E2 nhưng vẫn cao hơn so với nghiêṃ thứ c ĐC. Như vâỵ viêc̣ sử dung̣ thứ c ăn có bổ sung̣ Vitamin E trong nuôi vỗ đa ̃ góp phần giúp cá thành thuc̣ nhanh hơn, đăc̣ biêṭ là nghiêṃ thứ c E2 (có sư ̣ xuất hiêṇ của nhóm có đườ ng kính >1,1 mm). Ở thá ng nuôi vô ̃ thứ III Kết thúc quá trình nuôi vỗ (tháng thứ 3), kết quả kiểm tra đường kinh́ trứ ng và sư ̣ biến đông̣ đươc̣ thể hiêṇ trong hình 4.3. Kết quả ở hình 4.3 cho thấy, cá ở các nghiêṃ thứ c có trứ ng phát triển sang giai đoaṇ IV (>1,1 mm) khá nhiều. Taị thời điểm tháng nuôi thứ 2, các nghiêṃ thứ c không có trứ ng thuôc̣ nhóm lớn hơn 1,1 mm (nghiêṃ thứ c ĐC, E1, E3) hoăc̣ có ở mứ c rất thấp (nghiêṃ thứ c E2 - 8,98%) thì đến tháng nuôi thứ 3, trứ ng thuôc̣ nhóm lớn hơn 1,1mm xuất hiêṇ và ở mứ c khá cao 58,9% - 92,2%. Nhóm trứ ng có đường kính nhỏ hơn 0,6mm không còn, thay vào đó là nhóm có đường kinh́ từ 0,6 - 1,1 mm đaṭ 7,78 - 41,11 %. 27
  40. Hinh̀ 4.3 Sư ̣ biến đổi đường kính trứ ng ở thá ng nuôi vô ̃ thứ 3 Nghiêṃ thứ c E2 có trứ ng cá thuôc̣ nhóm >1,1 mm nhiều nhất (92,2%), cao hơn các nghiêṃ thứ c còn laị và cao hơn nghiêṃ thứ c ĐC (58,9%) gấp 1,57 lần. Các nghiêṃ thứ c E1 và E3 lần lươṭ có trứ ng thuôc̣ nhóm >1,1 mm là 66,7% và 62,2%, cao hơn nghiêṃ thứ c ĐC lần lươṭ gấp 1,13 lần và 1,1 lần. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), đường kính trứng thành thục của cá trê vàng là từ 1,1 đến 1,3 mm và có thể có kích thích cho cá sinh sản nhân. Do đó kết thúc 3 tháng nuôi vỗ tich́ cưc̣ cá ở các nghiêṃ thứ c có trứ ng thuôc̣ nhóm >1,1 mm ở mứ c khá cao (> 50,0%) như vâỵ đươc̣ xem là thành công và có thể tiến hành cho sinh sản nhân taọ Nhìn chung viêc sử dung̣ Vitamin E trong nuôi vỗ cá trê vàng đa ̃ góp phần thúc đẩy cá thành thuc̣ nhanh, sản phẩm sinh duc̣ tốt, đăc̣ biêṭ ở nghiêṃ thứ c sử dung̣ Vitamin E với liều lương̣ 2.000UI. 4.2 Thí nghiêṃ 2: Sinh sản nhân taọ cá trê vàng 4.2.1 Các yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp Các yếu tố môi trường như nhiệt độ và pH trong bể đẻ và bể ấp của các đối tượng được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7 Yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp Chỉ tiêu Gía trị tương ứng Nhiệt độ (0C) 28,0 - 31,0 pH 7,50 - 8,00 28
  41. Bảng 4.7 cho thấy, nhiệt độ ở các bể đẻ và bể ấp dao động từ 28,0 - 31,0 0C. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ và ấp trứng là 25 - 33 0C . Vì vậy khoảng nhiệt độ trên rất thích hợp cho cá sinh sản và phát triển của phôi. Ngoài nhiệt độ, pH cũng rất quan trọng trong quá trình sinh sản của cá. Độ pH phù hợp cho nuôi trồng thủy sản là 6,5 - 8,5 nhưng đối với cá nước ngọt pH thích hợp cho cá đẻ và ấp trứng là từ 7,0 - 8,0 (Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Từ kết quả ghi nhâṇ ở bảng 4.7 cho thấy, pH dao động từ 7,5 - 8,0, giá tri ̣này hoàn toàn phù hơp̣ cho hoaṭ đông̣ sinh sản và phát triển phôi của cá. Nhìn chung yếu tố nhiêṭ đô ̣và pH luôn nằm trong phaṃ vi cho phép của quá trình sinh sản nhân taọ cá trê vàng, góp phần nâng cao hiêụ quả sinh sản nhân tao.̣ 4.2.2 Kết quả sinh sản nhân taọ cá trê vàng Từ kết quả ghi nhâṇ ở bảng 4.8 cho thấy, sau khi tiêm liều quyết định cho cá cái thì thời gian hiệu ứng thuốc là 11 giờ 35 phút và tỷ lệ cá đẻ ở tất cả các nghiêṃ là 100%. Nguyên nhân do cho cá sinh sản vào chính vu,̣ kết thúc quá trình nuôi vỗ cá có hê ̣số thành thuc̣ cao (0,19 - 0,29% ở cá đưc;̣ 2,89 - 4,35% ở cá cái). Đồng thời trước khi cho sinh sản nhân tao,̣ cá cái có trứ ng thuôc̣ nhóm có đường kinh́ >1,1 mm (giai đoạn IV) đaṭ mứ c khá cao (58,9 - 92,2%). Đây cũng là nguyên nhân tạo chất lượng sản phẩm sinh dục tốt nên tỷ lê ̣thu ̣ tinh khá cao 58,0 - 71,7%. Tuy nhiên tỷ lê ̣ nở và tỷ lê ̣sống tương đối thấp lần lươṭ là 22,0 - 37,7% và 17,3 - 35,0%. Nguyên nhân có thể do điều kiêṇ ấp trứ ng vào ban đêm nên khó quản lý, có nhiều bo ̣gao.̣ Thời gian phát triển phôi của trứng cá ở các nghiêṃ thứ c là 22 giờ 15 đến 22 giờ 45 phút trong điều kiện nhiệt độ bể là 28 - 31 0C. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước đó về thờ i gian phát triển phôi của cá trê vàng là 22 - 23 giờ (Trích dẫn bởi Trần Ngọc Tuyền, 2014). Nghiêṃ thứ c E2 có tỷ lê ̣thu ̣ tinh, tỷ lê ̣nở cũng như tỷ lê ̣sống ở mứ c cao nhất lần lươṭ là 71,7 ± 2,5 %; 37,7 ± 2,52%; 35,0 ± 1,55%. So với nghiêṃ thứ c đối chứ ng, tỷ lê ̣thu ̣ tinh, tỷ lê ̣nở và tỷ lê ̣sống của nghiêṃ thứ c E2 cao hơn lần lươṭ gấp 1,24; 1,71 và 2,02 lần. Nghiêṃ thứ c E1 và E3 có tỷ lê ̣ thu ̣ tinh, tỷ lê ̣ nở và tỷ lê ̣ sống ở mứ c trung bình (E1: 67,3 ± 6,5%; 28,7 ± 2,08%; 20,7 ± 1,6%. E3: 66,3 ± 6,0%; 23,7 ± 1,53%; 18,2 ± 0,8%) nhưng vẫn cao hơn so vớ i các chỉ tiêu tương ướng đối vớ i nghiêṃ thứ c ĐC. Sứ c sinh sản tương đối của cá cái ở các nghiêṃ thứ c ĐC, E1 và E3 nằm trong khoảng 14.752 - 28.573 trứng/kg cá cái. Kết quả này tương đối thấp so với kết quả trước đó của Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2012) là 40.000 - 50.000 trứ ng/kg cá cái. Tuy nhiên ở nghiêṃ thứ c E2, cá cái có sứ c sinh sản tương đối 44.965 trứ ng/kg cá cái là khá cao và phù hơp̣ với nghiên cứ u trướ c đây về cá trê vàng. Sứ c sinh sản tuyệt đối (W♀= 250g) ở các nghiêṃ thứ c nằm trong khoảng 10.426 - 13.519 trứ ng/cá cái, 29
  42. cao nhất ở nghiêṃ thứ c E2 (13.519 trứ ng/cá cái) và thấp nhất là nghiêṃ thứ c E3 (10.426 trứ ng/cá cái). Bảng 4.8 Kết quả sinh sản nhân taọ cá trê vàng Nghiêṃ thứ c Chỉ tiêu theo dõi ĐC E1 E2 E3 Khối lượng cá cái (kg) 1,47 1,45 1,48 1,53 Khối lượng cá đực (kg) 0,52 0,50 0,55 0,54 Thời gian tiêm cá xong 22h (21/04/2015) Thời gian lúc cá đẻ xong 7h 35 phút (22/04/2015) Thời gian hiệu ứng thuốc 11 giờ 35 phút Tỷ lệ cá đẻ (%) 100 100 100 100 Tỷ lệ thụ tinh (%) 58,0 ± 5,6 67,3 ± 6,5 71,7 ± 2,5 66,3 ± 6,0 Tỷ lệ nở (%) 22,0 ± 3,0 28,7 ± 2,08 37,7 ± 2,52 23,7 ± 1,53 Tỷ lệ sống (%) 17,3 ± 0,8 20,7 ± 1,6 35,0 ± 1,5 18,2 ± 0,8 Thời gian phát triển phôi 22h25' 22h35' 22h15' 22h45' của trứ ng cá Sức sinh sản tương đối 23.906 28.573 44.965 14.752 (trứ ng/kg cá cái) Sứ c sinh sản tuyệt đối 12.404 12.704 13.519 10.426 (trứng/cá cái; W♀= 250g) Nhìn chung qua thử nghiêṃ sinh sản nhân tao cá trê vàng đa ̃ đươc̣ nuôi vỗ tích cưc̣ trước đó 3 tháng ghi nhâṇ kết quả cao nhất ở nghiêṃ thứ c E2 tiếp đến là nghiêṃ thứ c E1 và thấp nhất là nghiêṃ thứ c E3 và các nghiêṃ thứ c đều cao hơn so với nghiêṃ thứ c đối chứ ng. Như vâỵ viêc̣ sử dung̣ Vitamin E trong nuôi vô vỗ tích cưc̣ và tiến hành kích thích sinh sản nhân taọ cá trê vàng đa ̃ mang laị kết quả khả quan đăc̣ biêṭ ở liều lương̣ dùng là 2.000UI (nghiêṃ thứ c E2). 30
  43. CHƯƠNG 5 KẾ T LUÂṆ VÀ ĐỀ XUẤ T 5.1 Kết luâṇ Thí nghiêṃ 1: Trong nuôi vô ̃ thành thuc̣ cá trê vàng Yếu tố môi trường bao gồm nhiêṭ đô ̣ (26,4 - 30,5 0C) và pH (7,20 - 7,50) luôn nằm trong khoảng thích hơp̣ trong suốt quá trình thí nghiêm.̣ Kết thúc quá trình nuôi vỗ, tỷ lê ̣sống đạt cao nhất ở E2 là 83,3%. Khối lương̣ trung bình ban đầu của cá nuôi vỗ là 150 ± 10,8 g/con. Đến cuối vụ nuôi (ngày nuôi thứ 90), khối lương̣ đàn cá dao động trong khoảng 192 - 195 g/con tăng trưởng tốt nhất ở E2 trung bình 195 g/con. Tỷ lê ̣thành thuc̣ và hệ số thành thục đạt cao nhất ở E2 lần lượt là 90%; 95% (cái - đực) và 4,35%; 0,29% (cái - đực). Đô ̣ béo Fulton và đô ̣ mỡ Clark nằm trong khoảng 1,21 - 1,34% ở đô ̣ béo và 1,14 - 1,24% ở đô ̣mỡ. Kết thúc quá trình nuôi vỗ, ở nghiêṃ thứ c E2 có tỷ lê ̣ đường kính trứ ng lớn hơn 1,1 mm đaṭ 92,2%. Thí nghiêṃ 2: Sinh sản nhân taọ cá trê vàng Thời gian hiệu ứng thuốc của cá trong thí nghiêṃ là 11 giờ 35 phút và tỷ lệ cá đẻ ở tất cả các nghiêṃ là 100%, tỷ lê ̣ thu ̣ tinh khá cao 58,0 - 71,7%. Sứ c sinh sản tương đối của cá ở nghiêṃ thứ c E2 đaṭ cao nhất là 44.965 trứ ng/kg. 5.2 Đề xuấ t Cần tiếp tuc̣ thí nghiêṃ sử dung̣ Vitamin E trong nuôi vỗ cũng như đánh giá hiêụ quả thông qua kích thích sinh sản nhân taọ sau nuôi vỗ trên cá trê vàng với liều lương̣ Vitamin E thấp hơn. 31
  44. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Đoàn Hữu Nghị, 2013. Kỹ thuật nuôi cá Trê vàng thương phẩm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Đoàn Khắc Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai và trê vàng. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Dương Thúy Yên và Vũ Ngọc Út, 1991. Kỹ thuật sản xuất giống và lai tạo cá trê. Luận văn tốt nghiệp Đại học - Trường Đại học Cần Thơ. Hoàng Kim Anh, 2006. Hóa học thực phẩm. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Thành phố Hồ Chí Minh. Huỳnh Kim Hường, 2005. Nghiên cứu sự thành thục sinh dục và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá trê trắng (Clarias batrachus). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. Lại Văn Hùng, 2012. Quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo giống cá chim vây vàng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Trường đại học Nha Trang. Lê Văn Dân, 2012. Nghiên cứu sản xuất giống cá trê vàng lai. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2. Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội. Mai Phương Thúy, 2013. Vitamin E, tính chất và những biến đổi trong quá trình chế biến thực phẩm. Tiểu luận tốt nghiêp̣ chuyên ngành chế biến bảo quản thưc̣ phẩm - Trường Đại học bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000. Kỹ thuật nuôi cá trê, lươn, giun đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Nguyễn Duy Khoát, 1999. Kỹ thuật nuôi ba ba, ếch đồng, cá trê lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Nguyễn Tường Anh, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2013. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô. 32
  45. Nguyễn Văn Kiểm, 1999. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Kiểm, 2002. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo các lài cá nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - Khoa nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Kiểm, 2005. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giốngm - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Kiểm, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ. Nikolsky. G.V, 1963. Sinh thái học cá. Nhà xuất bản nông nghiệp. Tài liệu do Phạm Minh Trang dịch. Phạm Hiếu Ngởi, 2014. Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá Trê vàng trong ao đất với các loại thức ăn khác nhau. Khóa luâṇ tốt nghiệp đại học - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và biện pháp sản xuất cá giống - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ. Phạm Minh Thành, 2005. Giáo trình nuôi thủy sản đại cương - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ. Phạm Thanh Liêm, 2006. Kỹ thuật sản xuất giống - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. Phạm Văn Khánh và Lý Thi ̣Thanh Loan, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá kinh tế nước ngọt và phòng trị bệnh cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Pravdin. I.F, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất bản khoa học và ky ̃ thuật Hà Nội. Tài liệu do Phạm Minh Trang dịch. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn và Huỳnh Thị Tú, 2004. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. Trần Thị Thúy An, 2009. Ảnh hưởng của kích thích tố lên quá trình sinh sản cá trê vàng đực (Clarias macrocephalus) - Khoa Thủy sản - Trườ ng Đại học Cần Thơ. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994. Sinh học và kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá Trê, trích từ tài liệu tập huấn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. Vương Tiến Hòa, 2012. Tác dụng của Vitamin E - Website y khoa Việt Nam - Đại học y Hà Nội. 33
  46. Tài liệu tiếng Anh Gertjan de Graaf and Hans Janssen, 1996. Artificial Reproduction and Pond Rearing of the African Catfish Clarias gariepinus in Sub-Saharan Africa - A Handbook. Southeast Asian Fisheries Development Center October, 1999. Seed production of the native catfish Clarias macrocephalus (Gunther, 1964). ` 34
  47. PHU ̣ LUC̣ Phu ̣luc̣ 1: Biến đông̣ nhiêṭ đô ̣(0C) trong thí nghiêṃ Buổi Buổi Buổi STT STT STT Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 27,0 31,0 31 26,0 30,0 61 27,0 30,5 2 28,0 32,0 32 25,0 29,0 62 27,0 31,0 3 28,0 31,5 33 25,0 29,0 63 26,0 30,5 4 27,0 31,0 34 25,0 29,0 64 26,0 30,5 5 27,5 31,5 35 26,0 30,0 65 25,5 30,0 6 27,5 31,5 36 26,0 30,0 66 26,0 30,5 7 27,0 31,0 37 27,0 31,0 67 25,0 29,5 8 27,0 31,0 38 27,0 31,0 68 25,0 29,5 9 27,0 31,0 39 26,0 30,0 69 26,5 29,5 10 28,0 32,0 40 27,0 31,0 70 26,5 29,5 11 27,0 31,0 41 27,5 30,0 71 26,0 30,0 12 27,0 31,0 42 26,5 30,0 72 26,0 30,5 13 26,0 30,0 43 26,5 30,0 73 25,0 29,0 14 26,0 30,0 44 26,0 30,0 74 25,0 29,0 15 26,0 31,0 45 27,5 31,5 75 27,0 30,5 16 26,0 30,5 46 27,0 31,5 76 27,0 31,0 17 26,0 29,5 47 27,0 31,5 77 26,0 30,0 18 25,0 30,5 48 27,0 31,0 78 25,5 29,5 19 25,0 29,0 49 28,0 32,0 79 25,5 29,5 20 25,0 29,0 50 28,0 32,0 80 27,0 31,0 21 25,0 30,0 51 27,0 31,5 81 27,0 31,0 22 25,0 30,0 52 27,5 31,0 82 26,0 30,0 23 25,0 30,0 53 28,0 31,0 83 25,5 29,5 24 26,0 31,0 54 27,0 31,0 84 25,5 30,0 25 26,0 31,0 55 27,0 31,5 85 26,0 30,0 26 26,0 30,5 56 27,0 31,5 86 27,0 31,0 27 25,0 30,0 57 26,5 31,5 87 27,5 31,5 28 25,0 30,0 58 27,0 31,0 88 26,0 30,0 29 26,0 30,0 59 27,5 31,0 89 27,0 31,0 30 25,0 31,0 60 28,0 30,5 90 27,0 31,0 Trung bình nhiệt độ: Buổi sá ng 26,4 ± 0,92 0C và buổi chiều 30,5 ± 0,79 0C A
  48. Phu ̣luc̣ 2: Biến đông̣ pH trong thí nghiêṃ Buổi Buổi Buổi STT STT STT Sáng Chiều Sáng Chiều Sá ng Chiều 1 7,00 7,50 31 7,30 7,50 61 7,00 7,50 2 7,00 7,50 32 7,00 7,50 62 7,30 7,50 3 7,30 7,50 33 7,00 7,50 63 7,00 7,50 4 7,00 7,50 34 7,00 7,30 64 7,00 7,30 5 7,30 7,60 35 7,00 7,30 65 7,00 7,60 6 7,00 7,50 36 7,30 7,50 66 7,00 7,60 7 7,00 7,90 37 7,30 7,50 67 7,00 7,60 8 7,00 7,60 38 7,00 7,30 68 7,00 7,60 9 7,30 7,60 39 7,30 7,60 69 7,00 7,60 10 7,30 7,30 40 7,00 7,30 70 7,00 7,60 11 7,00 7,50 41 7,30 7,60 71 7,00 7,30 12 7,00 7,30 42 7,00 7,50 72 7,30 7,30 13 7,00 7,30 43 7,30 7,50 73 7,00 7,30 14 7,00 7,30 44 7,30 7,60 74 7,30 7,60 15 7,00 7,50 45 7,30 7,50 75 7,00 7,30 16 7,00 7,50 46 7,60 7,50 76 7,00 7,60 17 7,00 7,50 47 7,60 7,60 77 7,00 7,30 18 7,30 7,50 48 7,30 7,60 78 7,00 7,30 19 7,30 7,50 49 7,30 7,60 79 7,30 7,30 20 7,30 7,50 50 7,50 8,00 80 7,30 7,30 21 7,00 7,30 51 7,50 8,00 81 7,30 7,30 22 7,00 7,50 52 7,50 7,90 82 7,30 7,30 23 7,00 7,30 53 7,30 7,60 83 7,00 7,60 24 7,30 7,50 54 7,50 7,90 84 7,00 7,60 25 7,00 7,30 55 7,50 7,90 85 7,00 7,30 26 7,30 7,50 56 7,00 7,30 86 7,50 7,90 27 7,00 7,50 57 7,30 7,30 87 7,50 7,90 28 7,00 7,30 58 7,0 7,30 88 7,00 7,60 29 7,30 7,50 59 7,00 7,60 89 7,30 7,60 30 7,30 7,60 60 7,30 7,60 90 7,00 7,30 Trung bình pH: Buổi sá ng 7,20 ± 0,17 và buổi chiều 7,50 ± 0,18 B
  49. Phu ̣luc̣ 3: Khối lượng đầu vào của cá STT Wđ (g) STT Wđ (g) STT Wđ (g) 1 140 11 140 21 160 2 150 12 160 22 150 3 160 13 170 23 160 4 140 14 140 24 130 5 160 15 170 25 140 6 150 16 150 26 160 7 140 17 140 27 150 8 150 18 150 28 150 9 140 19 170 29 160 10 140 20 140 30 140 Giá trị trung bình về khối lượng ban đầu của cá là 150 ± 10,1 C
  50. Phu ̣luc̣ 4: Khối lương̣ (g) cá trong nuôi vô ̃ ở thá ng thứ 1 STT ĐC E1 E2 E3 STT ĐC E1 E2 E3 1 130 140 160 170 31 160 170 140 170 2 155 150 150 150 32 170 150 150 155 3 165 145 150 155 33 155 155 145 160 4 150 160 140 155 34 165 155 160 175 5 160 170 155 145 35 150 145 170 130 6 140 155 170 160 36 175 160 155 140 7 160 165 155 170 37 140 170 165 155 8 180 150 160 150 38 160 150 150 160 9 170 175 175 155 39 160 155 175 170 10 150 140 130 160 40 170 160 140 160 11 160 160 140 170 41 150 170 160 170 12 160 150 155 130 42 160 130 180 150 13 150 170 160 140 43 155 140 170 155 14 150 150 170 145 44 170 145 150 155 15 140 160 160 150 45 155 150 160 145 16 155 160 170 150 46 160 170 170 160 17 145 150 150 145 47 175 150 150 170 18 160 150 155 160 48 130 155 155 130 19 140 140 155 170 49 140 155 155 140 20 150 155 145 155 50 155 145 145 145 21 155 170 160 165 51 160 160 160 150 22 160 155 170 150 52 170 170 170 170 23 170 160 150 175 53 140 150 150 150 24 130 175 155 140 54 150 155 155 155 25 140 130 160 160 55 145 160 160 155 26 145 140 170 140 56 160 170 170 145 27 150 155 130 170 57 150 130 130 150 28 140 160 140 150 58 170 140 150 29 150 170 145 160 59 170 30 145 170 150 155 60 Giá tri trung̣ binh̀ và đô ̣lêcḥ chuẩn củ a: ĐC: 154 ± 11,65 E1: 156 ± 11,47 E2: 156 ± 11,83 E3: 155 ± 11,27 D
  51. Phu ̣luc̣ 5: Khối lương̣ (g) cá trong nuôi vô ̃ ở thá ng thứ 2 STT ĐC E1 E2 E3 STT ĐC E1 E2 E3 1 210 200 210 210 31 195 185 180 220 2 210 190 180 200 32 200 210 200 200 3 200 180 190 190 33 180 200 210 190 4 210 210 200 215 34 180 210 210 180 5 200 180 220 185 35 200 200 200 185 6 190 200 195 225 36 210 200 200 195 7 180 210 185 210 37 170 185 190 200 8 185 210 210 190 38 200 190 180 220 9 195 200 200 165 39 190 195 185 175 10 200 210 210 200 40 180 210 195 200 11 220 200 200 200 41 185 175 200 210 12 180 190 200 210 42 175 200 220 210 13 215 170 185 170 43 200 190 180 200 14 185 185 190 185 44 180 215 200 190 15 225 195 195 200 45 180 185 210 215 16 210 200 210 180 46 180 225 210 185 17 190 220 220 190 47 180 210 200 180 18 200 160 180 200 48 180 190 210 210 19 200 200 200 220 49 190 160 180 215 20 200 210 210 195 50 180 210 180 215 21 210 210 210 185 51 180 210 220 180 22 210 200 200 180 52 180 190 200 210 23 185 210 210 200 53 180 210 180 24 200 200 200 210 54 220 180 25 180 190 190 200 55 210 26 190 180 180 200 56 210 27 200 185 185 185 57 28 190 165 195 190 58 29 170 200 200 195 59 30 185 195 220 160 60 Giá tri trung̣ binh̀ và đô ̣lêcḥ chuẩn củ a: ĐC: 193 ± 13,28 E1: 196 ± 14,71 E2: 198 ± 12,18 E3: 197 ± 14,91 E
  52. Phu ̣luc̣ 6: Khối lương̣ (g) cá trong nuôi vô ̃ ở thá ng thứ 3 STT ĐC E1 E2 E3 STT ĐC E1 E2 E3 1 190 180 185 185 31 195 180 260 210 2 180 180 180 180 32 180 210 230 185 3 210 190 195 180 33 220 200 220 200 4 180 195 195 190 34 180 195 185 195 5 180 185 195 195 35 200 185 180 195 6 185 185 195 200 36 210 180 190 185 7 190 195 190 210 37 180 180 180 185 8 250 185 180 210 38 180 240 195 180 9 195 230 180 195 39 190 190 195 180 10 210 190 200 185 40 180 180 190 195 11 185 195 200 190 41 185 180 190 190 12 190 180 185 185 42 220 180 185 210 13 190 180 200 210 43 190 180 185 185 14 190 190 195 195 44 180 180 180 220 15 190 180 180 195 45 180 180 180 210 16 210 180 185 190 46 180 195 180 210 17 190 190 200 185 47 210 190 185 200 18 190 180 180 210 48 210 190 180 185 19 185 190 195 210 49 180 180 185 180 20 200 180 195 195 50 180 180 21 210 190 195 195 51 22 190 180 200 195 52 23 185 180 210 220 53 24 200 185 220 240 54 25 180 250 180 230 55 26 190 260 220 210 56 27 180 210 220 195 57 28 180 280 220 195 58 29 170 220 220 220 59 30 185 230 180 210 60 Giá tri trung̣ binh̀ và đô ̣lêcḥ chuẩn củ a: ĐC: 192 ± 14,72 E1: 194 ± 22,8 E2: 195 ± 16,65 E3: 194 ± 31,23 F
  53. Phu ̣luc̣ 7: Biến đông̣ đường kính trứ ng (mm) ở thá ng thứ 1 STT ĐC E1 E2 E3 STT ĐC E1 E2 E3 STT ĐC E1 E2 E3 1 0,59 0,6 0,6 0,35 31 0,65 0,68 0,70 0,50 61 0,70 0,75 0,80 0,60 2 0,6 0,6 0,6 0,4 32 0,65 0,68 0,70 0,50 62 0,70 0,75 0,80 0,63 3 0,6 0,6 0,6 0,4 33 0,65 0,68 0,70 0,50 63 0,70 0,75 0,80 0,63 4 0,6 0,6 0,6 0,4 34 0,65 0,69 0,70 0,50 64 0,70 0,75 0,80 0,65 5 0,6 0,6 0,6 0,4 35 0,66 0,70 0,70 0,50 65 0,70 0,75 0,81 0,65 6 0,6 0,6 0,6 0,4 36 0,67 0,70 0,70 0,50 66 0,70 0,75 0,81 0,65 7 0,6 0,6 0,6 0,4 37 0,67 0,70 0,70 0,50 67 0,70 0,75 0,81 0,65 8 0,6 0,6 0,61 0,43 38 0,68 0,70 0,70 0,55 68 0,71 0,75 0,81 0,66 9 0,6 0,6 0,63 0,44 39 0,68 0,70 0,70 0,55 69 0,72 0,75 0,81 0,66 10 0,6 0,6 0,65 0,45 40 0,68 0,70 0,70 0,60 70 0,73 0,75 0,83 0,66 11 0,6 0,6 0,65 0,45 41 0,68 0,70 0,71 0,60 71 0,74 0,75 0,86 0,70 12 0,6 0,61 0,65 0,45 42 0,68 0,70 0,73 0,60 72 0,74 0,75 0,87 0,70 13 0,6 0,61 0,65 0,45 43 0,68 0,70 0,74 0,60 73 0,75 0,79 0,87 0,70 14 0,6 0,61 0,65 0,45 44 0,69 0,70 0,74 0,60 74 0,75 0,80 0,89 0,70 15 0,6 0,63 0,65 0,45 45 0,70 0,70 0,75 0,60 75 0,75 0,80 0,89 0,70 16 0,6 0,63 0,67 0,45 46 0,70 0,70 0,75 0,60 76 0,75 0,80 0,89 0,70 17 0,6 0,63 0,67 0,45 47 0,70 0,70 0,75 0,60 77 0,75 0,80 0,90 0,70 18 0,61 0,63 0,68 0,45 48 0,70 0,70 0,75 0,60 78 0,75 0,80 0,90 0,70 19 0,61 0,65 0,68 0,45 49 0,70 0,70 0,75 0,60 79 0,75 0,80 0,90 0,73 20 0,61 0,65 0,68 0,46 50 0,70 0,70 0,75 0,60 80 0,75 0,80 0,90 0,75 21 0,63 0,65 0,68 0,48 51 0,70 0,70 0,75 0,60 81 0,75 0,80 0,90 0,75 22 0,63 0,65 0,7 0,5 52 0,70 0,70 0,75 0,60 82 0,75 0,81 0,90 0,78 23 0,63 0,65 0,7 0,5 53 0,70 0,70 0,75 0,60 83 0,75 0,81 0,90 0,78 24 0,63 0,65 0,7 0,5 54 0,70 0,70 0,75 0,60 84 0,80 0,81 0,90 0,78 25 0,65 0,66 0,7 0,5 55 0,70 0,70 0,80 0,60 85 0,80 0,81 0,90 0,78 26 0,65 0,67 0,7 0,5 56 0,70 0,71 0,80 0,60 86 0,80 0,81 0,90 0,82 27 0,65 0,67 0,7 0,5 57 0,70 0,72 0,80 0,60 87 0,81 0,83 0,90 0,83 28 0,65 0,68 0,7 0,5 58 0,70 0,73 0,80 0,60 88 0,81 0,83 0,93 0,83 29 0,65 0,68 0,7 0,5 59 0,70 0,74 0,80 0,60 89 0,81 0,84 0,93 0,83 30 0,65 0,68 0,7 0,5 60 0,70 0,74 0,80 0,60 90 0,81 0,85 0,95 0,83 Giá tri trung̣ binh̀ và đô ̣lêcḥ chuẩn củ a: ĐC: 0,68 ± 0,06 E1: 0,71 ± 0,07 E2: 0,76 ± 0,10 E3: 0,58 ± 0,12 G
  54. Phu ̣luc̣ 8: Biến đông̣ đường kính trứ ng (mm) ở thá ng thứ 2 STT ĐC E1 E2 E3 STT ĐC E1 E2 E3 STT ĐC E1 E2 E3 1 0,60 0,60 0,65 0,60 31 0,65 0,70 0,90 0,70 61 0,70 0,80 0,98 0,75 2 0,60 0,60 0,68 0,60 32 0,65 0,70 0,90 0,70 62 0,70 0,80 0,98 0,75 3 0,60 0,60 0,70 0,61 33 0,65 0,70 0,90 0,70 63 0,70 0,80 0,98 0,75 4 0,60 0,60 0,70 0,61 34 0,66 0,70 0,90 0,70 64 0,70 0,80 1,00 0,75 5 0,60 0,60 0,70 0,61 35 0,67 0,70 0,90 0,70 65 0,71 0,80 1,00 0,75 6 0,60 0,60 0,71 0,61 36 0,67 0,70 0,90 0,70 66 0,71 0,80 1,00 0,75 7 0,60 0,60 0,74 0,63 37 0,68 0,70 0,90 0,70 67 0,72 0,80 1,00 0,78 8 0,60 0,60 0,76 0,63 38 0,68 0,70 0,90 0,70 68 0,73 0,81 1,00 0,78 9 0,60 0,60 0,78 0,63 39 0,68 0,70 0,90 0,70 69 0,73 0,85 1,00 0,78 10 0,60 0,61 0,78 0,63 40 0,68 0,70 0,90 0,70 70 0,74 0,86 1,00 0,79 11 0,60 0,61 0,80 0,65 41 0,68 0,70 0,90 0,70 71 0,74 0,88 1,00 0,79 12 0,60 0,61 0,80 0,65 42 0,68 0,70 0,90 0,70 72 0,75 0,88 1,00 0,79 13 0,61 0,63 0,80 0,65 43 0,68 0,71 0,90 0,70 73 0,75 0,88 1,00 0,80 14 0,61 0,63 0,80 0,65 44 0,68 0,72 0,90 0,70 74 0,75 0,89 1,00 0,80 15 0,61 0,63 0,80 0,65 45 0,69 0,73 0,90 0,70 75 0,75 0,90 1,00 0,80 16 0,62 0,63 0,80 0,65 46 0,69 0,74 0,90 0,70 76 0,75 0,90 1,00 0,80 17 0,62 0,64 0,80 0,65 47 0,69 0,74 0,90 0,70 77 0,75 0,90 1,00 0,80 18 0,62 0,64 0,80 0,65 48 0,69 0,75 0,90 0,70 78 0,75 0,91 1,00 0,81 19 0,63 0,64 0,80 0,66 49 0,69 0,75 0,90 0,70 79 0,75 0,91 1,00 0,81 20 0,63 0,65 0,81 0,66 50 0,70 0,75 0,93 0,70 80 0,75 0,91 1,00 0,81 21 0,63 0,65 0,81 0,67 51 0,70 0,75 0,93 0,71 81 0,79 0,91 1,00 0,81 22 0,65 0,68 0,81 0,67 52 0,70 0,75 0,93 0,72 82 0,80 0,98 1,05 0,84 23 0,65 0,68 0,86 0,68 53 0,70 0,75 0,93 0,73 83 0,80 0,98 1,12 0,84 24 0,65 0,68 0,87 0,68 54 0,70 0,75 0,94 0,74 84 0,80 0,98 1,13 0,84 25 0,65 0,68 0,88 0,68 55 0,70 0,75 0,94 0,74 85 0,81 1,00 1,13 0,85 26 0,65 0,69 0,88 0,68 56 0,70 0,75 0,95 0,75 86 0,81 1,00 1,14 0,89 27 0,65 0,70 0,89 0,68 57 0,70 0,75 0,95 0,75 87 0,83 1,00 1,15 0,98 28 0,65 0,70 0,89 0,68 58 0,70 0,75 0,95 0,75 88 0,85 1,00 1,15 1,00 29 0,65 0,70 0,90 0,69 59 0,70 0,75 0,95 0,75 89 0,85 1,02 1,15 1,00 30 0,65 0,70 0,90 0,70 60 0,70 0,79 0,97 0,75 90 0,85 1,05 1,16 1,00 Giá tri trung̣ binh̀ và đô ̣lêcḥ chuẩn củ a: ĐC: 0,69 ± 0,07 E1: 0,76 ± 0,12 E2: 0,92 ± 0,11 E3: 0,73 ± 0,09 H
  55. Phu ̣luc̣ 9: Biến đông̣ đường kính trứ ng (mm) ở thá ng thứ 3 STT ĐC E1 E2 E3 STT ĐC E1 E2 E3 STT ĐC E1 E2 E3 1 0,62 0,70 0,70 0,63 31 0,69 1,10 1,13 0,80 61 1,20 1,20 1,23 1,20 2 0,62 0,70 0,75 0,63 32 0,69 1,10 1,13 0,80 62 1,20 1,20 1,23 1,20 3 0,63 0,70 0,80 0,63 33 0,69 1,10 1,15 0,80 63 1,20 1,22 1,23 1,20 4 0,63 0,70 0,80 0,63 34 0,70 1,10 1,15 1,10 64 1,20 1,23 1,23 1,20 5 0,63 0,75 0,80 0,63 35 0,70 1,10 1,15 1,10 65 1,20 1,23 1,23 1,20 6 0,65 0,80 0,80 0,68 36 0,70 1,10 1,15 1,10 66 1,22 1,23 1,23 1,20 7 0,65 0,80 0,80 0,68 37 0,75 1,12 1,15 1,10 67 1,22 1,23 1,23 1,20 8 0,65 0,80 1,10 0,70 38 1,13 1,12 1,15 1,13 68 1,22 1,23 1,23 1,20 9 0,65 0,80 1,10 0,70 39 1,13 1,13 1,15 1,13 69 1,23 1,25 1,25 1,20 10 0,65 0,80 1,10 0,75 40 1,13 1,13 1,15 1,13 70 1,23 1,25 1,25 1,20 11 0,65 0,82 1,10 0,75 41 1,13 1,15 1,15 1,13 71 1,23 1,25 1,25 1,22 12 0,65 0,83 1,10 0,75 42 1,13 1,15 1,15 1,13 72 1,23 1,30 1,25 1,22 13 0,65 0,83 1,10 0,75 43 1,15 1,15 1,18 1,13 73 1,23 1,30 1,25 1,23 14 0,65 0,85 1,10 0,75 44 1,15 1,15 1,18 1,13 74 1,23 1,30 1,25 1,23 15 0,65 0,88 1,10 0,75 45 1,15 1,15 1,18 1,15 75 1,23 1,30 1,25 1,23 16 0,65 0,88 1,10 0,75 46 1,15 1,15 1,18 1,15 76 1,25 1,30 1,25 1,23 17 0,65 0,89 1,10 0,75 47 1,15 1,15 1,18 1,15 77 1,25 1,30 1,25 1,23 18 0,66 0,90 1,12 0,75 48 1,18 1,15 1,18 1,15 78 1,25 1,30 1,30 1,23 19 0,67 0,90 1,13 0,75 49 1,18 1,20 1,18 1,15 79 1,25 1,30 1,30 1,25 20 0,67 0,90 1,13 0,78 50 1,18 1,20 1,18 1,15 80 1,25 1,30 1,33 1,25 21 0,68 0,90 1,13 0,78 51 1,18 1,20 1,20 1,15 81 1,25 1,30 1,33 1,25 22 0,68 0,95 1,13 0,78 52 1,18 1,20 1,20 1,15 82 1,25 1,30 1,35 1,25 23 0,68 0,95 1,13 0,78 53 1,20 1,20 1,20 1,15 83 1,30 1,32 1,45 1,25 24 0,68 0,95 1,13 0,78 54 1,20 1,20 1,20 1,15 84 1,30 1,32 1,45 1,25 25 0,68 0,95 1,13 0,80 55 1,20 1,20 1,20 1,18 85 1,30 1,32 1,45 1,25 26 0,68 0,95 1,13 0,80 56 1,20 1,20 1,20 1,18 86 1,30 1,35 1,45 1,32 27 0,68 1,05 1,13 0,80 57 1,20 1,20 1,20 1,18 87 1,30 1,35 1,45 1,32 28 0,68 1,05 1,13 0,80 58 1,20 1,20 1,20 1,18 88 1,30 1,40 1,45 1,40 29 0,68 1,05 1,13 0,80 59 1,20 1,20 1,23 1,20 89 1,30 1,45 1,45 1,45 30 0,69 1,08 1,13 0,80 60 1,20 1,20 1,23 1,20 90 1,45 1,45 1,45 1,45 Giá tri trung̣ binh̀ và đô ̣lêcḥ chuẩn củ a: ĐC: 0,99 ± 0,62 E1: 1,11 ± 0,70 E2: 1,17 ± 0,70 E3: 1,03 ± 0,63 I
  56. Phu ̣luc̣ 10: Các chỉ tiêu dùng để tính toán độ béo Fulton và độ mỡ Clark Ban Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Chỉ Tiêu đầu ĐC E1 E2 E3 ĐC E1 E2 E3 ĐC E1 E2 E3 W tổng (g) 150 165 165 180 160 210 210 240 210 210 230 270 225 W không nội quan (g) 140 153 150 167 150 190 200 230 200 200 215 257 212 W buồng trứng (g) 2,82 2,2 2,3 3,5 0,85 5,5 6,0 7,3 5,6 11,0 12,0 13,4 11,3 W nội quan (g) 8,03 7,5 7,9 8,2 6,77 8,55 9,89 10,3 10,5 9,3 9,55 12,0 8,56 L tổng (cm) 26,0 26,5 26,5 27,5 26,5 27,0 26,5 26,5 27,0 28,0 28,5 29,5 28,5 L chuẩn (cm) 24 24,8 24,5 25,5 24,5 25 25 25,5 25 25,5 26,5 27,5 26,5 J
  57. Phu ̣luc̣ 11: Các chỉ tiêu dùng để tính toán độ hê ̣số thành thuc̣ GSN (%) Khối lương̣ thân (gam) Khối lương̣ tuyến sinh duc̣ (gam) Hê ̣số thành thuc̣ GSI (%) Nghiệm Sau 3 thá ng Sau 3 thá ng Sau 3 thang Ban đầu Ban đầu Ban đầu ́ thức nuôi vỗ nuôi vỗ nuôi vỗ Cá cá i Cá đưc̣ Cá cá i Cá đưc̣ Cá cá i Cá đưc̣ Cá cá i Cá đưc̣ Cá cá i Cá đưc̣ Cá cá i Cá đưc̣ ĐC 150 165 220 225 2,32 0,27 6,36 0,44 1,54 0,17 2,89 0,19 E1 150 165 245 250 2,32 0,27 9,35 0,52 1,54 0,17 3,82 0,21 E2 150 165 270 275 2,32 0,27 11,8 0,80 1,54 0,17 4,35 0,29 E3 150 165 240 250 2,32 0,27 8,19 0,50 1,54 0,17 3,41 0,2 K
  58. Phu ̣luc̣ 12: Môṭ số hinh̀ ảnh trong quá trinh̀ thí nghiêṃ (a) (b) (c) (d) (a): Giai nuôi vỗ (b): Quan sát đườ ng kính trứ ng (c): Đường kính trứ ng (d): Bể ấp trứ ng L
  59. Phu ̣luc̣ 12: Môṭ số hinh̀ ảnh trong quá trinh̀ thí nghiêṃ (tiếp theo) (a) (b) (c) (a): Buồng tinh cá trê vàng đưc̣ (b): Buồng trứ ng cá trê vàng cái (đầu vào) (c): Kiểm tra mứ c đô ̣thành thuc̣ M
  60. Phu ̣luc̣ 12: Môṭ số hinh̀ ảnh trong quá trinh̀ thí nghiêṃ (tiếp theo) (a) (b) (c) (d) (a): Tiến hành sinh sản nhân taọ cá trê vàng (b): Buồng trứ ng cá trê vàng cái (lúc sinh sản) (c): Khây quan sát trứng cá (d): Bể đẻ của cá trê vàng N