Khóa luận Nâng cao hoạt động giao nhận hàng Container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng

pdf 111 trang thiennha21 22/04/2022 5843
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao hoạt động giao nhận hàng Container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_hoat_dong_giao_nhan_hang_container_tai_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao hoạt động giao nhận hàng Container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề Tài: NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG Trường ĐạiNGUY họcỄN BÁ KinhQUÝ tế Huế Niên khóa: 2015 – 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề Tài: NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Bá Quý ThS. VÕ PHAN NHẬT PHƯƠNG Lớp:Trường K49B – Kinh doanh Đại thương học mại Kinh tế Huế Niên khóa: 2015 – 2019 TP. Huế 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy/cô Trường Đại học Kinh tế Huế đặc biệt là Cô Võ Phan Nhật Phương người đã hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, đưa ra lời khuyên giúp tôi tháo gỡ khó khăn khi hoàn thiện bài khóa luận này Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ của quý Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại Công ty, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Công ty. Sự giúp đỡ đã giúp tôi củng cố và bổ sung nhiều kiến thức liên hệ giữa thực tế và lý thuyết trong chuyên ngành kinh doanh thương mại Một lần nữa, tôi xin cảm ơn và chúc tất cả các quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế Huế, khoa Quản Trị Kinh Doanh và Cô Võ Phan Nhật Phương luôn mạnh khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người. Chúc quý Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng làm ăn phát đạt và ngày càng phát triển. Chúc các anh chị trong Công ty luôn dồi dào sức khỏe và sát cánh cùng Công ty trên bước đường hội nhập. Chân thành cảm ơn! Huế, ngày 4 tháng 1 năm 2019 SV Nguyễn Bá Quý Trường Đại học Kinh tế Huế i SVTH: Nguyễn Bá Quý
  4. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 2.1. Mục tiêu chung 1 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Câu hỏi nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu: 2 4.1. Không gian 2 4.2. Thời gian 2 4.3. Đối tượng nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Nghiên cứu định tính 3 5.2. Nghiên cứu định lượng 3 6. Nội dung chính của đề tài nghiên cứu 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Xuất nhập khẩu hàng hóa 7 1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất nhập khẩu 7 1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của xuất nhập khẩu 7 1.1.3. Công việc chung của cảng biển 9 1.1.4. Nhiệm vụ của hải quan 9 1.2. TổngTrường quan về cảng biển Đại học Kinh tế Huế 10 1.2.1 Khái niệm cảng biển 10 1.2.2 Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng 10 1.2.3 Chức năng của Cảng 11 1.3. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container 12 1.3.1. Một số khái niệm giao nhận 12 ii SVTH: Nguyễn Bá Quý
  5. 1.3.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận 12 1.3.1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa 12 1.3.1.3. Quyền hạn và nghĩa vụ các bên 13 1.3.2. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế 14 1.3.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng container 17 1.3.3.1 Một số loại container sử dụng thông dụng trong vận tải đường biển 17 1.3.3.2. Trình tự giao nhận hàng hóa XNK tại cảng biển 21 1.4. Các chứng từ và văn bản pháp lý liên quan trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 26 1.4.1 Những chứng từ thường gặp 26 1.4.2. Một số văn bản pháp lý liên quan và giấy tờ phát sinh trong hoạt động nhập khẩu: 27 1.5. Cơ sở thực tiễn 28 1.5.1. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng. 28 1.5.2. Mô hình nghiên cứu về đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa container 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG 31 2.1. Giới thiệu tổng quan về cảng Đà Nẵng 31 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng 31 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng và các công ty góp vốn 31 2.1.3. SơTrường đồ tổ chức Đại học Kinh tế Huế 33 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh 35 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của cảng Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017 37 2.1.5.1 Tình hình chung 37 2.1.5.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh tại Cảng Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2017 38 iii SVTH: Nguyễn Bá Quý
  6. 2.2. Tình hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại cảng Đà Nẵng giai đoạn (2015-2017) 42 2.2.1. Sản lượng container giao nhận tại Cảng Đà Nẵng 42 2.2.2. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động giao nhận hàng container 43 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng container 44 2.3.1. Nhân lực 44 2.3.2. Về nguồn lực khai thác: 45 2.3.3. Các phương tiện thiết bị: 46 2.3.4. Công nghệ thông tin 47 2.3.5. Hoạt động marketing 48 2.3.6 Đối thủ cạnh tranh 48 2.4. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại cảng Đà Nẵng .50 2.4.1. Quy trình xuất khẩu bằng container 50 2.4.1.1. Xuất hàng nguyên container 50 2.4.1.2 Đối với hàng xuất LCL ( Less than Container Load) 55 2.4.2 Quy trình nhập khẩu bằng container 56 2.4.2.1 Nhập hàng Nguyên Container 56 2.4.2.2. Đối với hàng LCL (Less than Container Load) 61 2.4.3. Công tác đóng và rút ruột container 61 2.4.3.1. Đối với việc nhập và đóng hàng vào container 61 2.4.3.2. Đối với việc rút hàng khỏi container 63 2.4.4 Những ưu điểm và hạn chế trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container 63 2.5. ĐánhTrường giá của forwarder Đại về chất họclượng dịch Kinh vụ giao nhận tế hàng Huế hóa container tại cảng 65 2.5.1. Đặc điểm phiếu điều tra 65 2.5.2. Mô tả mẫu điều tra 66 2.5.3. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 66 2.5.4. Kiểm định giá trị trung bình mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động giao nhận hàng container tại cảng Đà Nẵng 69 iv SVTH: Nguyễn Bá Quý
  7. 2.5.5 Đánh giá chung 73 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG 75 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 75 3.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hàng container tại cảng Đà Nẵng 76 3.2.1. Hiện đại hoá công nghệ thông tin 76 3.2.2. Phát huy nguồn lực con người 76 3.2.3. Cải thiện phương thức giao nhận 77 3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và mở rộng mạng lưới 78 3.2.5. Nâng cao dịch vụ khách hàng, tạo các dịch vụ bổ sung hỗ trợ khách hàng thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ 78 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 3.1. Kết luận 80 3.2. Kiến nghị 80 3.3. Hạn chế của đề tài 82 Trường Đại học Kinh tế Huế v SVTH: Nguyễn Bá Quý
  8. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH MTO - Multimodal Transport Operator ISO - International Standards Organization L/C - Letter of Credit FCL - Full Container Load LCL - Less than Container Load B/L - Bill of Lading ICD - Inland Container Depot CY - Container Yard CFS - Container Freight Station House B/L - House Bill Master B/L - Master Bill C/O - Certificate of original CIP - Carriage and Insurance Paid to CIF – Cost Insurance and Freight NOR - Notice of Readiness D/O - Delivery Order fee Cont – Container FIATA - Internation Federation of Forwarding Agent Association DWT - Deadweight tonnage TEUs - Twenty-foot equivalent units DWT - Deadweight Tonnage GRTTrường- Gross Tonage Đại học Kinh tế Huế CSL – Container stuffing list EIR- Equipment Interchange Receipt PL- Pallet Label CBM- Cerbic meter CSD- Container Stuffing Detail vi SVTH: Nguyễn Bá Quý
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tham số kỹ thuật của 7 loại Container thuộc xêri 1 theo tiêu chuẩn của ISO.19 Bảng 2: Phiếu khảo sát forwarder 30 Bảng 3: Tổng sản lượng thực hiện tại cảng Đà Nẵng (2015 - 2017) 38 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của cảng Đà Nẵng giai đoạn 39 Bảng 5: Sản lượng container thực hiện tại cảng Đà Nẵng (2015 – 2017) 42 Bảng 6: Sản lượng container xuất nhập khẩu thực hiện tại cảng Đà Nẵng 42 Bảng 7: Tình hình doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động giao nhận container tại cảng Đà Nẵng (2015 – 2017) 43 Bảng 8: Nguồn nhân lực của Cảng Đà Nẵng theo trình độ chuyên môn 44 Bảng 9 Cơ sở cầu bến Cảng Đà Nẵng 45 Bảng 10 Cơ sở kho bãi Cảng Đà Nẵng 46 Bảng 11: Phương tiện thiết bị của cảng 47 Bảng 12. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Sự tin cậy” 66 Bảng 13: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Đáp ứng” 67 Bảng 14. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Năng lực phục vụ” 67 Bảng 15. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Đồng cảm” 68 Bảng 16. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Phương tiện hữu hình” 68 Bảng 17Trường Kiểm định giá trị trungĐại bình họccủa các yếu Kinh tố trong nhân tế tố “SựHuế tin cậy” 69 Bảng 18 Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố trong nhân tố “Đáp ứng” 70 Bảng 19 Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố trong nhân tố “Năng lực phục vụ” 71 Bảng 20. Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố trong nhân tố “Đồng cảm” 71 Bảng 21. Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố trong nhân tố “Phương tiện hữu hình” 72 vii SVTH: Nguyễn Bá Quý
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần cảng Đà Nẵng 32 Trường Đại học Kinh tế Huế viii SVTH: Nguyễn Bá Quý
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Hoạt động đưa container nhập bãi chờ xuất 51 Hình 2: Hoạt động Cảng nhận hàng để xuất 54 Hình 3: Hoạt động Tàu cập Cảng dỡ hàng nhập bãi 57 Hình 4: Hoạt động người nhận hàng đến Cảng nhận container 59 Trường Đại học Kinh tế Huế ix SVTH: Nguyễn Bá Quý
  12. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta từng bước thay đổi tích cực về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội và đang trong giai đoạn chuyển mình để vươn lên cùng thế giới. Chính vì vậy, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất cải thiện đáng kể, quan hệ hợp tác ngày càng mở rộng, tham gia vào các tổ chức quốc tế nhiều hơn Nền kinh tế trên đà phát triển, kéo theo đó là nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ phát triển mạnh. Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nguồn lợi đáng kể cho mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Muốn hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp. Việc tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có hoàn thành tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, khâu giao nhận hàng hóa cũng rất quan trọng vì khi giao nhận hàng hóa được diễn ra thuận lợi thì kết quả kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. Nếu thực hiện không tốt sẽ dẫn đến hậu quả là công ty không đạt được mục tiêu đề ra và bị mất khách hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh và gây mất uy tín trên thương trường. Ngoài ra , còn liên quan đến chất lượng, số lượng hàng hóa nên phải kiểm tra hàng hóa trong quá trình giao nhận hàng Với tầm quan trọng của việc tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đối với Công ty nên tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hoạt động giao nhận hàng Container tại Công tyTrường cổ phần Cảng Đà ĐạiNẵng ” học Kinh tế Huế 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài là nâng cao hoạt động giao nhận hàng container từ đó nhận diện ra được những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị Cảng Đà Nẵng, đồng thời nghiên cứu những nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh, phân tích các cơ hội 1 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  13. và các thách thức mới trong thời kì hội nhập nền kinh tế nhằm tìm ra một số giải pháp để nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa tại Cảng Đà Nẵng 2.2. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giao nhận hàng nói chung và hoạt động giao nhận hàng container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng. Mục tiêu 3: Đánh giá thực trạng hoạt động giao nhận tại Công ty. Qua đó, tìm ra được những điểm mạnh và mặt hạn chế của công tác giao nhận hàng cont. Mục tiêu 4: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng giao nhận hàng cont để đề xuất các định hướng và giải pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giao nhận hàng cont của Công ty. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng? Thực trạng giao nhận hàng container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng như thế nào? Những giải pháp nào nhằm cải thiện hoạt động giao nhận hàng container tại Công ty? 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1. Không gian: DoTrường giới hạn về không Đại gian và họcthời gian nênKinh việc nghiên tế c ứHuếu và phân tích chỉ dừng lại tập trung nghiên cứu hoạt động giao nhận hàng container tại Cảng Tiên Sa xí nghiệp thuộc Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng. 4.2. Thời gian: Thời gian nghiên cứu : 10/2018-12/2018 Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng qua 3 năm 2015- 2017. Số liệu cần thu thập bao gồm: Tình hình nguồn nhân lực, tình hình sản 2 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  14. xuất kinh doanh, tình hình lượng container qua cảng, một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh, 4.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động giao nhận hàng hóa container tại cảng Đà Nẵng 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng 5.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính sẽ áp dụng việc nghiên cứu các tài liệu liên quan như: sách Vận tải và giao nhận trong ngoại thương và Nghiệp vụ giao nhận vận tải Bảo hiểm trong ngoại thương cùng một số đề tài đi trước để có cái nhìn hai chiều và sâu hơn, từ đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng container tại cảng Đà Nẵng. Kết quả của nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng trong phần nghiên cứu định lượng tiếp theo. 5.2. Nghiên cứu định lượng Đối với dữ liệu sơ cấp: Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra, phỏng vấn forwarder tham gia hoạt động giao nhận hàng container tại Cảng Đà Nẵng. 5.2.1. Thiết kế bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế gồm 3 phần chính: - Phần 1: Lời giới thiệu - Phần 2: Thông tin về người được hỏi - Phần 3: Nội dung chính về đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa container tại cảng ĐàTrường Nẵng Đại học Kinh tế Huế Tất cả các biến quan sát trong các yếu tố đánh giá hoạt động giao nhận, sử dụng thang đó Likert với 5 mức độ với 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý. Sau khi thiết kế bảng hỏi xong, tiến hành tham khảo ý kiến một số forwarder nhằm phát hiện những sai sót của bảng hỏi để chỉnh sửa nội dung phù hợp. 3 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  15. 5.2.2. Phương pháp chọn mẫu 5.2.2.1. Cỡ mẫu Theo Pedhazud và Schmelkin (1991), phương pháp phân tích nhân tố cần tối thiểu 50 quan sát cho mỗi nhân tố (Pedhazur & Schmelkin, 1991). Tabachnich và Fidell (1996) cho rằng, một nguyên tắc tổng quát tốt nhất cho phân tích nhân tố là cần ít nhất 300 quan sát. Tabachnich & Fidell (1996) cũng đưa ra những gợi ý cho kích thước đối với phương pháp phân tích nhân tố Áp dụng công thức tính: n: Kích cỡ mẫu nghiên cứu. z: Giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn z2 : Giá trị tương ứng của miền thống kê (1-α)/2 tính từ trung tâm của miền phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độ tin cậy thường được chọn là 95%, lúc này, z= 1,96 e: Mức độ sai số cho phép trong chọn mẫu, e = 10%. Do tính chất p+q= 1, vì vậy, p.q sẽ lớn nhất và p=q=0.5. Khi đó, kích cỡ mẫu nghiên cứu sẽ chọn được là: Vậy, kích thước mẫu nghiên cứu theo công thức trên là 96. 5.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng điều tra khảo sát là các forwarder của các doanh nghiệp khách hàng, tham gia vào quy trình giao nhậTrườngn hàng hóa container Đại tại cảng họcĐà Nẵng Kinh tế Huế 5.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sau khi kết thúc việc thu thập dữ liệu, ta tiến hành kiểm tra và gạn lọc những bảng hỏi không đạt yêu cầu, rồi làm sạch dữ liệu, mã hóa và nhập dữ liệu. Sau đó sẽ được tiến hành phân tích với phần mềm SPSS 20.0 và Excel với một số phương pháp phân tích như sau: 4 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  16. Phân tích thống kê mô tả: Sử dụng bảng tần số để mô tả thông tin liên quan đến các yếu tố, các thuộc tính của nhóm khảo sát như: nơi làm việc nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu. Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Hệ số Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. Tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là khi nó đảm bảo độ tin cậy Alpha từ 0,6 trở lên. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu thang đo có hệ số Cronbach’s alpha từ 0,7 đến 0,8 là tốt, nếu đạt từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì đó là thang đo lường rất tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh đang nghiên cứu thì hệ số Cronbach’s Alpha được chấp nhận từ mức 0,6 trở lên. (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Trong nghiên cứu này, những biến có Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 là đáng tin cậy và được giữ lại Sử dụng kiểm định One Sample T-test để kiểm định về mức độ hài lòng trung bình Trường Đại học Kinh tế Huế 6. Nội dung chính của đề tài nghiên cứu: Với mục tiêu là phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng nhằm đánh giá thực trạng làm hàng cũng như hiệu quả của hoạt động này mang lại cho Công ty trong thời gian qua. Qua đó, thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, phát huy các điểm mạnh tích cực nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận 5 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  17. hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho Công ty. Khóa luận được kết cấu theo các chương sau: Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa tại cảng Đà Nẵng Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa bằng container tại cảng Đà Nẵng Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế 6 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  18. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Xuất nhập khẩu hàng hóa 1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất nhập khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do đó, cùng với những lợi ích kinh tế đem lại khá cao thì hoạt động xuất nhập khẩu cũng rất dễ dẫn đến những hiệu quả khó lường hết vì nó phải đối mặt với toàn bộ các hệ thống kinh tế của các nước cùng tham gia xuất nhập khẩu mà các hệ thống này có đặc điểm không giống nhau và rất khó có thể khống chế được. Xuất khẩu là hoạt động bán những sản phẩm sản xuất trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân. Nhập khẩu là hoạt động mua những sản phẩm của nước ngoài về trong nước, nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm của thị trường nội địa, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong và ngoài nước Hoạt động xuất nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc mua bán một sản phẩm nào đó trong thị trường nội địa, vì hoạt động này diễn ra trong một thị trường vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán có ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển ra ngoài phạm vi quốc gia. Các quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn bán, giao dịch quốc tế đều phảiTrường tuân thủ theo các Đại thông lệ quốchọc tế. Kinh tế Huế 1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Hoạt động xuất nhập khẩu mang lại nguồn tài chính rất lớn cho đất nước. Chúng ta có thể tóm gọn lại vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia qua những điểm sau đây: 7 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  19. Thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh chúng ta sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp cận được với các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đây chính là vấn đề mấu chốt của công nghiệp hoá hiện đại hoá, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong các ngành chế tạo và chế biến hàng xuất khẩu sẽ tạo được những sản phẩm có chất lượng cao mang tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi đó sẽ có một nguồn lực công nghiệp mới cho phép tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm được chi phí lao động của xã hội. Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, góp phần tạo ra những biến chuyển tốt để giải quyết những vấn đề còn bức xúc trong xã hội. Tăng thu ngoại tệ tạo nguồn vốn cho đất nước và cả cho nhập khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đồng thời cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ cho ngân sách nhà nước và qua đó tăng khả năng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị tiên tiến thay thế dần cho những thiết bị lạc hậu còn đang sử dụng, để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Xuất nhập khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh. Nhờ có cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến công nghệ để có khả năng sản xuất những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra năng lực sản xuất mới. Vì vậy, các chủ thể tham gia xuất khẩu cần phải tăng cường theo dõi kiểm soát chặt chẽ lẫn nhau để không bị yếu thế trong cạnh tranh. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Khi hoạt động xuất nhập khẩu xuất phát từ nhu cầu thị trườngTrường thế giới nó sẽ đóng Đại góp v àohọc việc chuyển Kinh dịch cơ ctếấu kinh Huế tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở một số điểm sau: + Tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ làm cho sản xuất phát triển và ổn định. + Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước. 8 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  20. + Tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển đồng thời kéo theo các ngành liên quan phát triển theo. + Thông qua xuất nhập khẩu, Việt Nam có thể tham gia vào thị trường cạnh tranh thế giới. Do vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm để thích nghi với các yêu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. + Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật hiện đại. 1.1.3. Công việc chung của cảng biển: Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng. Hợp đồng của cảng biển có hai loại: + Hợp đồng ủy thác giao nhận. + Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hóa. Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được ủy thác. Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng. Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy thác của chủ hàng xuất nhập khẩu. Tiến trình việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng. Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ. Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi. Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các trường hợp sau: + Không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng. + TrườngKhông chịu trách nhiĐạiệm về hànghọc hóa ởKinhbên trong ntếếu bao Huế kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn. + Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hóa sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát). 1.1.4. Nhiệm vụ của hải quan Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu 9 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  21. Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam qua cảng biển ( tr 334 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương) 1.2. Tổng quan về cảng biển: 1.2.1 Khái niệm cảng biển: Gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải, trước kia cảng biển chỉ được coi là nơi tránh gió bão cho tàu thuyền. Ngày nay, cảng biển không những là nơi bảo vệ an toàn cho tàu thuyền mà còn là đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm văn hóa và là một mắt xích chủ yếu của quá trình vận tải( tr 30 Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương) 1.2.2 Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng Vai trò: Là đầu mối giao thông, đảm bảo cho tàu bè neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận tiện xếp dỡ hàng hóa và hành khách, bảo quản và lưu giữ hàng hóa, gia công phân loại hàng hóa, thực hiện thủ tục pháp chế về quản lý nhà nước và các dịch vụ hàng hải phục vụ các tàu thuyền trong thời gian lưu trú ở cảng cũng như chuẩn bị cho các hành trình trên biển tiếp theo Châm ngòi cho việc xây dựng các khu công nghiệp ven biển Thúc đẩy sự phát triển của thành phố cảng như: + Dân cư và người lao động có xu hướng đổ dồn về những nơi có nền kinh tế biển phát triển + CácTrường ngành phục vụ Đạicông cộng học cũng phát Kinh triển theo đà tế tăng Huếtrưởng của dân số: như nhà trường, bệnh viện, nhà hát, nơi vui chơi giải trí v.v + Các dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cũng phát triển + Xuất hiện và phát triển các dịch vụ môi giới tàu thuyền, xuất hiện các trung tâm đào tạo thuyền viên + Các hãng bảo hiểm tàu thuyền, các hãng đăng kiểm + Tập trung hàng hóa cho xuất khẩu,và vai trò phân phối cho hàng hóa nhập khẩu 10 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  22. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng hấp dẫn + Cảng biển là của ngõ của toàn vùng hấp dẫn. Khi có cảng, điều kiện sản xuất gắn với thị trường bên ngoài được mở rộng. Các nông sản có dịp để đưa đ tiêu thụ ở vùng xa xôi + Nhiều xí nghiệp công nghiệp có 100% vốn nước ngoài cũng có dịp để xây dựng ở những nơi tận cùng ở vùng hấp dẫn để rồi lại đưa sản phẩm qua các cảng biển xuất khẩu sang các nước khác. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của cảng biển trong phạm vi trách nhiệm Phối hợp hoạt động của các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cảng và luồng ra vào cảng Phối hợp với các cơ quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, hoặc xử lí sự cố ô nhiễm môi trường Cấp giấy phép cho tàu ra vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ, tạm giữ hàng hải Yêu cầu các cá nhân, cơ quan hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của cảng Cảng biển có các loại: Cảng thương mại, Cảng quân sự, Cảng cá. ( Tr 57 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương) 1.2.3 Chức năng của Cảng: PhTrườngục vụ tàu biển: Cảng Đại là nơi rahọc vào, neo Kinhđậu của tàu, tếlà nơi Huế cung cấp các dịch vụ đưa đón tàu ra vào, lai dắt, cung ứng dầu mỡ, nước ngọt. vệ sinh, sửa chữa tàu Phục vụ hàng hóa: Cảng phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu. Cảng còn là nơi tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận tải 11 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  23. 1.3. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container 1.3.1. Một số khái niệm giao nhận 1.3.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận: Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua, người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng, tức là hàng hóa được vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua. Để cho quá trình vận chuyển đó bắt đầu được, tiếp tục được và kết thúc được, tức là hàng hóa đến tay người mua được, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên chở như: đóng gói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận Những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận Dịch vụ giao nhận ( Freight Forwarding Service ) theo “ Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận”, là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo Luật Thương mại Việt Nam, Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. (tr 319- 320 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương ) 1.3.1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận kho vận. Trừ khi Trườngbản thân người gửi Đạihàng ( ho ặchọc người nhận Kinh hàng ) mu tếốn tự Huếmình tham gia làm bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng ( hoặc người nhận hàng ) lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các cung đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của những người thứ ba khác. Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là : 12 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  24. + Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở + Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng, + Tổ chức xếp dỡ hàng hóa + Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa, + Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước + Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng, + Làm thủ tục hải quan, Kiểm nghiệm, Kiểm dịch + Mua bảo hiểm cho hàng hóa + Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, + Thanh toán, thu đổi ngoại tệ + Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận + Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp + Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa + Lưu kho, bảo quản hàng hóa + Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa + Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi + Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiệrn vận tải + Thông báo tổn thất với người chuyên chở + giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn, vận chuyển Trườngquần áo may sẵn trongĐại các Containerhọc đếnKinh thẳng cửa tế hàng, Huế vận chuyển hàng triển lãm ra nước ngoài Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận thường cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò là MTO và phát hành cả chứng từ vận tải. ( tr320- 322 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương ) 1.3.1.3. Quyền hạn và nghĩa vụ các bên Theo Điều 167 Luật Thương mại Việt Nam quy định người giao nhận và chủ hàng có những quyền và nghĩa vụ sau đây: 13 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  25. a) Công ty, doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hàng hóa Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác; Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lí do chính đáng vì quyền lợi khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng; Sau khi ký kếp hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì có phải thông báo cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm; Trong trường hợp hợp đồng không thỏa thuận về thời gian cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý. ( tr 324 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương ) b) Quyền và nghĩa vụ của khách hàng: Lựa chọn người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa đáp ứng với yêu cầu của mình; Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ giao nhận vi phạm hợp đồng; Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa; Đóng gói, ghi chú mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ trường hợp người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa đảm bảo công tác này; Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc do lỗi của khách hàng gây ra; Trả cho người làm dịch vụ mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán và các chi phí phát sinh hợp lý 1.3.2. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế TrongTrường quá trình hội nhậpĐại và phát học triển kinh Kinh tế của Việt tế Nam, Huế cùng với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước, vai trò của người giao nhận cũng ngày càng lớn mạnh theo. Điều này thể hiện qua một số mặt sau: Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh Trong quá trình tái sản xuất xã hội, khâu lưu thông hàng hóa cũng như luân chuyển tư liệu sản xuất chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nhờ sự chuyên môn hóa cao mà các doanh nghiệp sản xuất chỉ cần tiếp xúc với một đầu mối là người giao nhận vẫn 14 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  26. có thể đảm bảo được nguồn đầu vào, nơi lưu kho hàng hóa, giao nhận hàng hóa cho đối tác Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, mà còn giúp họ tập trung vào sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được phát triển. Trong giá bán của sản phẩm thì chi phí lưu thông, vận chuyển chiếm tỷ trọng khá lớn, việc chuyên môn hóa khâu lưu thông hay nói cách khác sự phát triển của ngành giao nhận giúp giảm giá bán, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tăng khối lượng hàng trong thương mại, tạo nên quá trình vận chuyển hàng mang tính chuyên môn hóa cao. Nhờ vậy, việc giảm giá bán được một phần là nhờ giảm chi phí lưu thông qua hoạt động giao nhận. Người giao nhận chuyên cung cấp dịch vụ vận tải, do họ đã có sẵn phương tiện vận tải chuyên nghiệp, kinh doanh trên những tuyến đường cố định, nên khách hàng sử dụng dịch vụ này không phải đầu tư phương tiện vận tải đồng thời được hưởng mức cước thấp. Bên cạnh việc giá bán hàng hóa giảm nhờ giảm chi phí lưu thông, người giao nhận với trình độ nghiệp vụ cũng như cơ sở hạ tầng của mình còn giúp cho hàng hóa được luân chuyển nhanh, an toàn, đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nhờ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Việc phát triển dịch vụ giao nhận giúp các doanh nghiệp không còn phải tự lo các loại giấy tờ, thủ tục, thay vào đó các công việc này được giao cho các nhà giao nhận chuyên nghiệp với những kỹ năng được đào tạo bài bản, cùng hệ thống các mối quan hệ rộng rãi, giúp cho việc thực hiện được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Góp phần mở rộng thị trường Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép kết hợp các quá trình sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ với hoạt động vận tải một cách hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn đồng thời phức tạp hơn. Nó cũng cho phép người vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người gửi hàng. Phát triển các dịch vụ truyền thống ở mức độ Trườngcàng cao, người vận Đại tải càng cóhọc khả năng Kinh mở rộng th ị tếtrường. Huế Trước đây, hàng hoá thường đi từ nước người bán đến nước người mua thường dưới hình thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau. Do vậy xác suất xảy ra rủi ro, mất mát đối với hàng hoá thường rất lớn, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với từng người vận tải thực sự, trách nhiệm của mỗi người vận tải cũng chỉ giới hạn trong chặng đường, hay dịch vụ do người đó đảm nhiệm mà thôi. Cách mạng container hoá trong hoạt động vận tải vào những năm 60, 15 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  27. 70 của thế kỷ này đã đảm bảo an toàn và tăng độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề cho sự ra đời của vận tải đa phương thức. Vì vậy, khách hàng rất cần một người có thể tổ chức mọi công việc ở tất cả các công đoạn để tiết kiệm chi phí, giảm thời gian hao phí, từ đó làm tăng lợi nhuận. Chính các nhà giao nhận là những người đứng ra đảm nhận những công việc này. Nhờ có người giao nhận mà công việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn, đồng thời giúp các nhà sản xuất có điều kiện mở rộng thị trường. Trước đây khi hoạt động giao nhận chưa phát triển, mỗi nhà sản xuất chỉ có thể tập trung vào một số thị trường nhất định. Đó là do chi phí dành cho việc vận chuyển rất lớn, thị trường càng xa thì chi phí này càng cao từ đó làm cho giá hàng hóa cũng tăng theo. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngày nay, nhờ có dịch vụ giao nhận phát triển cao, việc tổ chức vận chuyển diễn ra chuyên nghiệp, nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh, mạng lưới phân phối của họ từ đó được mở rộng trên toàn thế giới. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội Sự phát triển của ngành giao nhận đã tạo điều kiện cho chính phủ có thêm nguồn thu ngoại tệ, đẩy mạnh hơn nữa quá trình giao lưu kinh tế, xã hội, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nước với nước ngoài, giữa các nước với nhau. Đặc biệt việc ứng dụng vận tải đa phương thức đã tạo điều kiện giúp đơn giản hóa các chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan, do đó hấp dẫn các bạn hàng nước ngoài. Nó cũng giúp tạo thêm nguồn thu cho các công ty giao nhận trong nước và tạo điều kiện ứng dụng nhanh công nghệ vận tải hiện đại, trên cơ sở đó cơ sở hạ tầng vận tải được chú trọng đầu tư xây dựng hơn. Kết quả là hiện nay đã có nhiều công trình bến cảng, kho bãi chuyên dụng và các tuyến đường vận tải mới được ra đời. CùngTrường với sự phát triển Đại của hoạt học động giao Kinh nhận vận tải, tế ngày Huế nay có nhiều loại hình bảo hiểm phục vụ cho hoạt động của người giao nhận đã ra đời như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận, bảo hiểm phương tiện vận chuyển Sự ra đời của các loại hình bảo hiểm này đã góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phục vụ tốt hơn cho hoạt động giao nhận vận tải. Một vai trò khác không thể không nhắc tới đó là việc ngành giao nhận vận tải đã mang lại vô số việc làm cho người lao động. Đó không chỉ là các công việc chuyên 16 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  28. môn liên quan đến hoạt động giao nhận như làm chứng từ, khai báo hải quan mà còn tạo ra hàng loạt các công việc khác như chở hàng, bốc xếp, dán nhãn, kẻ ký mã hiệu Đặc biệt sự phát triển của vận tải đa phương thức đòi hỏi phải ứng dụng các công nghệ mới, phương thức vận tải mới, đi kèm với đó là yêu cầu phải ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cũng như sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới. Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân viên, chuyên gia, cán bộ nghiệp vụ thành thạo trong việc vận hành, sửa chữa, bảo quản, gia cố các máy móc, thiết bị, những người hiểu biết về các nghiệp vụ giao nhận, lưu kho, vận chuyển container. Hiện nay ở nước ta cũng đã xuất hiện rất nhiều trung tâm gom hàng, giao nhận, phát hàng, hoàn trả vỏ container, cùng các hệ thống kho bãi, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên lo giải quyết các thủ tục, giấy tờ, chứng từ theo tiêu chuẩn quốc tế. Tóm lại, nhờ có sự ra đời, phát triển của người giao nhận và các dịch vụ mà họ cung cấp mà các thủ tục chứng từ có liên quan đến quá trình giao nhận vận tải được đơn giản hóa, thời gian vận chuyển được rút ngắn lại, khối lượng hàng hóa được trao đổi trong thương mại và vận tải quốc tế ngày một tăng lên. Sự phát triển của hoạt động giao nhận đã tạo điều kiện ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất, lưu thông và phân phối, phát huy được những lợi ích to lớn của hoạt động gom hàng, vận tải container, vận tải đa phương thức như tiết kiệm chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, tăng năng suất lao động xã hội, tạo ra nhiều ngành nghề dịch vụ mới, giải quyết một khối lượng lớn việc làm cho xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. 1.3.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng container 1.3Trường.3.1 Một số loại container Đại s ửhọcdụng thông Kinh dụng trong tế vậ nHuế tải đường biển 1.3.3.1.1. Khái niệm container: Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO ( International Standards Organization ) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Cho đến nay, các nước trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO. Theo ISO, container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm: Có hình dáng cố định, bền chắc, để sử dụng được nhiều lần 17 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  29. Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở dọc đường Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dở và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container Có dung tích không ít hơn 1 mét khối. => Từ định nghĩa trên, ta thấy container không phải là loại bao bì hàng hóa thông thường, mặc dù nó có thể thực hiện chức năng như một bao bì vận tải. Container không phải là công cụ vận tải, cũng như không phải là một bộ phận của công cụ vận tải, vì nó không gắn liền với công cụ vận tải. ( tr 226, Vận tải và giao nhận trong ngoại thương ) 1.3.3.1.2. Cấu trúc container Cấu trúc container khá chi tiết và nhiều bộ phận cấu thành tuỳ theo từng loại container và công dụng sẽ có cấu trúc khác nhau. Đại khái một container sẽ có các bộ phận cơ bản sau: Bộ khung (frame), Khung đáy và mặt sàn (Froor and Base Frame), Khung mái và mái (Roof and Roof Frame), Khung dọc và vách dọc (Side Walls and Side Fram), Khung mặt trước và vách mặt trước (End Wall and Frame), Khung mặt sau và cửa (Door and Rear End Frame), Các chi tiết trên là bộ phận cốt lõi cần phải có của một container, có thể có đầy đủ hoặcTrường có thể không có một Đại số chi tiếthọc tuy theo Kinh từng loại container. tế Huế Ngoài ra còn có một số chi tiết phụ cũng không kém phần quan trọng so với các chi tiết 1.3.3.1.3. Phân loại container: Thực tế, container được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể: Phân loại theo kích thước: Container loại nhỏ, trọng tải dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m3 18 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  30. Container loại trung bình: trọng tải 5-8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10 m3 Container loại lớn: trọng tải hơn 10 tấn và dung tich hơn 10m3 Phân loại theo vật liệu đóng container: Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì gọi là tên vật liệu đó cho container, ví dụ: container thép, container nhôm, container gỗ dán, container nhựa tổng hợp . Phân loại theo cấu trúc container: Container kín ( Closed Container ) Container mở ( Open Container ) Container khung ( Frame Container ) Container gấp ( Tilt Container ) Container phẳng ( Flat Container ) Container có bánh lăn ( Rolling Container ) Bảng 1: Tham số kỹ thuật của 7 loại Container thuộc xêri 1 theo tiêu chuẩn của ISO Trọng Trọng Dung Ký hiệu Chiều cao Chiều rộng Chiều dài tải tối tải tích đa định trong foot mm foot mm foot mm tấn tấn m3 1.A 8,0 2,435 8,0 2,435 40,0 12.190 30 27,0 61,0 1.A.A 8,0 2,435 8,0 2,435 40,0 12.190 30 27,0 61,0 1.B 8,0 2,435 8,0 2,435 29,1 9.125 25 23,0 45,5 1.C 8,0 2,435 8,0 2,435 19,1 6.055 20 18,0 30,5 1.D Trường8,0 2,435 8,0Đại2,435 học9,9 Kinh2.990 tế10 Huế8,7 14,3 1.E 8,0 2,435 8,0 2,435 6,5 1.965 7 6,1 9,1 1.F 8,0 2,435 8,0 2,435 4,5 1.460 5 4,0 7,0 19 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  31. Theo CODE R688- 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụn, container được chia thành 5 nhóm chủ yếu sau : Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa (General purpose container). Nhóm này bao gồm các loại : container kín có cửa ở một đầu, container kín có cửa ở một đầu và các bên, có cửa ở trên nóc, mở cạnh, mở trên nóc ,mở bên cạnh; container có thành thấp (Half – Heigh Container ); container có lỗ thông hơi Nhóm 2: Container chở hàng rời ( Dry Bulk/Bulker Freight Container ). Là loại container dùng để chở hàng rời ( ví dụ như thóc hạt, xà phòng bột, các loại hạt nhỏ ). Đôi khi loại container này có miệng trên mái để xếp hàng và có cửa container bên cạnh để dỡ hàng ra. Tiện lợi của kiểu container này là tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng vào và dỡ hàng ra, nhưng nó cũng có điểm bất lợi là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước cho hàng hóa trong container, vì nếu nắp nhồi hàng vào nhỏ quá thì sẽ gây khó khăn trong việc xếp hàng có thứ tự. Nhóm 3: Container bảo ôn/ nóng/ lạnh ( Thermal Insulated/ Heated/ Refrigerated/ Reefer container ). Loại container này có sườn, sàn, mái và cửa ốp chất cách nhiệt để hạn chế sự thay đổi nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài container. Nhiều container loại này có thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng được đặt ở một đầu hay bên thành của container hay việc làm lạnh dựa vào những chiếc máy được gắn phía trước container hoặc bởi hệ thống làm lạnh trực tiếp của tàu hay bãi container. Nhiều container lại dựa vào sự làm lạnh hỗn hợp ( khống chế nhiệt độ ). Đây là loại container dùng để chứa hàng mau hỏng ( hàng rau quả ) và các loại hàng hóa bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên, vì có lớp cách điện và máy làm lạnh nên làm giảm dung tích chứa hàng củaTrường container, sự bảo Đạiquản máy họcmóc cũng Kinh đòi hỏi cao htếơn, nếuHuế các thiết bị máy móc được đăt ở trong container. Nhóm 4: Container thùng chứa ( Tank Container ) dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng dạng lỏng ( như dầu ăn, hóa chất thể lỏng ). Những thùng chứa bằng thép được chế tạo phù hợp với kích thước của ISO dung tích là 20 cb.ft hình dáng như một khung sắt hình chữ nhật chứa khoảng 400 galon ( 15.410 lít), tùy theo yêu cầu loại container này có thể được lắp thêm thiết bị làm lạnh hay nóng. Đây là loại container 20 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  32. được chế tạo để chở những hàng hóa đặc biệt, nó có ưu điểm là giảm sức lao động dùng để xếp dỡ hàng hóa và có thể được sử dụng như một kho chứa tạm thời. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như:giá thành ban đầu cao, chi phí bảo dưỡng nhiều. Trước khi cho hàng hóa vào đòi hỏi phải tốn công làm sạch thùng chứa ( mỗi lần cho hàng vào là một phần phải làm vệ sinh sạch sẽ thùng chứa . Khó khăn cho vận chuyển, vì hàng dễ bị bay hơi, rò rỉ dọc đường, trọng lượng vỏ lớn. Nhóm 5: Các container đặc biệt ( Special Container ) như: Container chở xúc vật sống ( Cattle Container ). Những container của ISO được lắp đặt cố định những ngăn chuồng cho súc vật sống và có thể hoặc không thể chuyển đổi thành container phù hợp cho mục đích chuyên chở hàng hóa bách hóa. Loại container này dùng để chuyên chở súc vật sống, do vậy nhược điểm chính của nó là vấn đề làm vệ sinh sạch sẽ khi xếp các lô hàng hóa trực tiếp theo. Trong nhiều quốc gia thủ tục kiểm dịch các container dùng để chở súc vật sống rẩ khắt khe, do vậy container rỗng khi quay trở lại cần chú ý khâu vệ sinh. ( tr 227- 230 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương ) 1.3.3.2. Trình tự giao nhận hàng hóa XNK tại cảng biển: Đối với hàng hóa xuất khẩu: a, Yêu cầu đối với việc giao hàng xuất khẩu: Giao hàng nhanh chóng, kết toán chính xác, lập bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ để thanh toán tiền hàng b. Trình tự giao hàng xuất khẩu: Gồm các bước nghiệp vụ sau: chuẩn bị hàng, nắm tình hình tàu; kiểm tra hàng; làm thủ tục Hải quan, giao hàng cho tàu, lập bộ chứng từ thanh toán, thanh toán các chi phí cho cảng. Chuẩn bị hàng hóa, nắm tình hình tàu: NghiênTrường cứu hợp đồng Đạimua bán vhọcà L/C để chuẩnKinh bị hàng tế hóa, Huếxem người mua đã trả tiền hay mở L/C chưa, Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan Nắm tình hình tàu hoặc tiến hành lưu cước, đăng ký chuyến tàu Lập Cargo List gửi hãng tàu hoặc yêu cầu cấp “ Lệnh giao container rỗng” 21 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  33. Khai và nộp tờ khai Hải quan cùng với các giấy tờ khác như: hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, giấy phép kinh doanh, bản kê khai chi tiết, giấy phép xuất khẩu ( nếu cần) Làm thủ tục kiểm nghiệm, giám định, kiểm hóa, tính thuế : Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch, nếu cần và lấy giấy chứng nhận hay biên bản thích hợp Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa: Theo Luật Hải quan, phần lớn hàng hóa xuất khẩu được miễn kiểm tra hải quan, đặc biệt đối với những chủ hàng có quá trình chấp hành tốt Luật Hải quan Tính thuế và ra thông báo thuế, hoàn thành thủ tục hải quan Giao hàng hóa xuất nhập khẩu cho tàu : Đối với hàng đóng trong container: Nếu gửi hàng nguyên ( FCL/FCL): là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ chứa một hoặc nhiều container, người ta sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền và ký Booking Note rồi đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với bản danh mục hàng xuất khẩu ( Cargo List ) Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng mượn và giao Packing List và Seal Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm quy định để đóng hàng vào container, lập Packing List MangTrường hàng ( hay container Đại đã đónghọc hàng Kinh) ra cảng để làmtế th ủHuế tục hải quan ( có thể được miễn kiểm tra tùy loại hàng) Giao Packing List cho Phòng Thương vụ của cảng để cảng làm thủ tục và đến Hải quan đăng ký hạ bãi container đồng thời lập Hướng dẫn xếp hàng ( Shipping Order ) để trên cơ sở đó lập B/L 22 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  34. Vận chuyển container ra bãi, làm thủ tục hạ bãi ( chậm nhất là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và đóng phí. Khi hải quan đóng dấu xác nhận thì việc giao hàng coi như đã xong ( việc xếp container lên tàu là do cảng làm ) và chủ hàng có thể lấy B/L Trước khi xếp container lên tàu, đại lí tàu biển sẽ lên danh sách hàng xuất khẩu ( Loading List ), sơ đồ xếp hàng , thông báo thời gian bắt đầu làm hàng cho điều độ của cảng biết để bố trí người và phương tiện Bốc container lên tàu ( do cảng làm ). Cán bộ giao nhận liên hệ với hãng tàu hay đại lý để lấy B/L hoặc đóng dấu ngày tháng bốc hàng lên tàu vào B/ L nhận để xếp ( nếu trước đó đã cấp ) để có B/L đã xếp Nếu gửi hàng lẻ ( LCL/LCL): là những lô hàng của nhiều chủ hàng đóng chung một container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng và dỡ hàng vào hoặc ra khỏi container Chủ hàng gửi Cargo List cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, hoặc người giao nhận. Sau khi chấp nhận, hãng tàu hay người giao nhận sẽ thỏa thuận với chủ hàng về ngày giờ, địa điểm giao nhận hàng, Chủ hàng hay người được chủ hàng ủy thác mang hàng ra cảng, kiểm tra hải quan và giao cho người chuyên chở ( cùng với Shipping Order để lập B/L) hoặc người giao nhận tại CFS hoặc ICD quy định và lấy B/L ( có ghi Part of container ) hay House B/L, nếu chủ hàng yêu cầu, House B/L cũng có thể được đóng dấu thêm chữ “ Surrendered”. Trong trường hợp này, khi nhận hàng ở cảng đến sẽ không cần xuất trình House B/L gốc, nhưng người giao nhận phải điện báo cho đại lý của mình ở cảng đến biết và để đại lý giao hàng cho người nhận, Nguời chuyên chở chịu trách nhiệm đóng hàng vào container, bốc container lên tàu và vTrườngận chuyển đến nơi Đạiđến, hoặc học nếu thông Kinh qua người giaotế nhận, Huế thì người giao nhận sẽ đóng hàng của nhiều chủ vào container và giao nguyên cho container cho hãng tàu để lấy Master B/L Thanh lý, thanh khoản tờ khai hải quan: Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C ( nếu thanh toán theo L/C), cán bộ giao nhận phải lập hay lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán 23 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  35. và xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm các chứng từ sau đây: - B/L - Hối phiếu - Hóa đơn thương mại - Phiếu đóng gói - Giấy chứng nhận phẩm chất - Giấy chứng nhận trọng lượng - Giấy chứng nhận số lượng - Giấy khử trùng ( nếu có ) - Giấy chứng nhận xuất xứ ( C/O) - Giấy chứng nhận kiểm dịch ( nếu có ) - Giấy chứng nhận của người hưởng thụ - Đơn Bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận Bảo hiểm ( nếu xuất khẩu CIF/CIP) Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như: chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho ( tr 334-338 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương) Đối với hàng hóa nhập khẩu: a. Yêu cầu đối với việc giao nhận hàng nhập khẩu: Nhận hàng nhanh chóng, kết toán chính xác, lập kịp thời, đầy đủ, hợp lệ các chứng từ, biển bản liên quan đến tổn thất của hàng hóa để khiếu nại các bên có liên quan b. Các bước giao nhận hàng nhập khẩu: Chủ hàng thường phải tiến hành các bước sau: Chuẩn bị trước khi nhận hàng nhập khẩu, bao gồm các công việc: - KiTrườngểm tra việc trả tiền Đại hay việc mởhọc L/C Kinh tế Huế - Nắm thông tin về hàng và tàu, về thủ tục hải quan đối với mặt hàng có liên quan - Nhận các giấy tờ như: Thông báo sẵn sàng ( NOR), thông báo tàu đến ( Notice of Arrival), B/L và các chứng từ khác về hàng hóa Nhận hàng từ cảng hoặc tàu: Hàng nhập đóng trong container: Đối với hàng nguyên ( FCL/FCL): 24 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  36. Khi nhận được “ Thông báo hàng đến” từ hãng tàu hay đại lý, chủ hàng mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy Lệnh giao hàng ( D/O) và đóng lệ phí, Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng toàn bộ chứng từ nhận hàng đến Văn phòng quản lý tại cảng để xác nhận D/O, đồng thời mang 1 bản D/O đến Hải quan giám sát cảng để đối chiếu với Manifest, Cán bộ giao nhận đến bãi tìm vị trí container Cán bộ giao nhận của chủ hàng ngoại thương mang 2 bản D/O đã có xác nhận của hãng tàu trên đó có ghi rõ phương thức nhận hàng ( nhận nguyên container hoặc “ rút ruột” ) đến bộ phận kho vận làm phiếu xuất kho, Sau khi đóng các lệ phí, cán bộ giao nhận mang D/O đã xác nhận đến Thương vụ Cảng lấy phiếu vận chuyển để chuẩn bị nhận hàng Nếu nhận nguyên container thì phải xuất trình giấy mượn container của hãng tàu và đến bãi yêu cầu container lên phương tiện vận tải. Nếu nhận theo phương thức “ rút ruột” thì phải có lệnh điều động công nhân để dở hàng ra khỏi container và xếp lên phương tiện vận tải. Đối với hàng lẻ ( LCL/LCL) Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O Sau khi xác nhận, đối chiếu D/O thì mang đến thủ kho để nhận phiếu xuất kho, Sau đó mang chứng từ đến kho CFS để nhận hàng. Làm thủ tục Hải quan: Sau khi có B/L và D/O có thể tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu.ThủTrường tục hải quan thư ờngĐại qua các học bước sau: Kinh tế Huế Chuẩn bị hồ sơ hải quan: Bộ hồ sơ hải quan đối với hàng mậu dịch gồm có: Tờ khai hải quan nhập khẩu, phiếu tiếp nhận hồ sơ, giấy giới thiệu của cơ quan, giấy phép kinh doanh, vận đơn, điện giao hàng ( nếu là B/L Surrendered ), lệnh giao hàng, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận phẩm chất, hóa đơn thương mại Khai và tính thuế nhập khẩu. Chủ hàng tự khai và áp mã tính thuế 25 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  37. Đăng ký tờ khai: Hải quan nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra doanh nghiệp còn nợ thuế quá 90 ngày không? Nếu hồ sơ đầy đủ và không nợ thuế, nhân viên hải quan sẽ ký xác nhận và chuyển hồ sơ qua đội trưởng hải quan để phúc tập tờ khai. Sau đó bộ phận thu thuế sẽ kiểm tra, vào sổ sách, máy tính và ra thông báo thuế. Chủ hàng nhận thông báo thuế cùng với phiếu tiếp nhận hồ sơ, còn bộ hồ sơ chuyển qua bộ phận kiểm hóa, Đăng ký kiểm hóa: Đối với hàng nguyên container, có thể kiểm hóa tại cảng hay đưa về ICD ngoài cảng. Đối với hàng lẻ hay hàng rời khác phải kiểm hóa tại kho cảng. Trước khi kiểm hóa, cán bộ hải quan thường đối chiều D.O với Manifest Tiến hành kiểm hóa: Các nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho cảng, bãi container, ICD hay kho riêng , tùy từng loại hàng, Kiểm tra thuế: Sau khi kiểm hóa, hồ sơ sẽ chuyển sang bộ phận theo dõi và thu thuế để kiểm tra việc áp dụng mã tính thuế, loại thuế áp dụng, thuế suất áp dụng, giá tính thuế, tỷ giá tính thuế Sau khi kiểm tra thuế xong, lãnh đạo hải quan sẽ ký và đóng dấu “ đã hoàn thành thủ tục hải quan” Nhận thông báo thuế, đóng thuế và lệ phí hải quan. + Thanh toán các chi phí cho cảng như: tiền thưởng phạt xếp dỡ, tiền phạt lưu container, tiền lưu kho bãi . Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển bao gồm nhiều bước. Mỗi bước có những yêu cầu và nội dung nghiệp vụ riêng biệt. Song các bước nghiệp vụ lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Để nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển đạt kết quả cao cần nắm vững tất cả các khâu nghiệp vụ liên quan ( tr 339- 342 vận tải và giao nhận trong ngoại thương). 1.4. Các chứng từ và văn bản pháp lý liên quan trong hoạt động nhập khẩu hàng hóaTrường bằng đường biể nĐại học Kinh tế Huế 1.4.1 Những chứng từ thường gặp Hợp đồng thương mại (Sale Contract): Còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. 26 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  38. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Là chứng từ thương mại được sử dụng cho việc thanh toán giữa hai bên xuất và nhập khẩu, yêu cầu người nhập khẩu chi trả đúng đủ số tiền đã ghi cho người xuất khẩu Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): Là một thành phần trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Nó mô tả chi tiết nội dung lô hàng và thông thường không bao gồm giá trị lô hàng. Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate of Quantity/Weight): Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao. Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng cũng có thể do người cung cấp hoặc tổ chức kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin): Là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Chứng từ kiểm định, kiểm dịch, phun trùng: Là các loại giấy chứng nhận hàng hóa đủ tiêu chuẩn để nhập khẩu hay không, có được xử lý trước khi nhập khẩu hay chưa, nhằm đáp ứng những quy định riêng cho từng loại mặt hàng. Chứng từ vận tải ( Bill of Lading ): Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận. Chứng từ bảo hiểm: Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường Trườngcho những tổn thất Đạixảy ra vì nhhọcững rủi roKinh mà hai bên tế đã th ảoHuế thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm. 1.4.2. Một số văn bản pháp lý liên quan và giấy tờ phát sinh trong hoạt động nhập khẩu: Tờ khai hải quan (Customs Declaration): Là những chi tiết khai báo của chủ hàng cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa Hợp đồng giao nhận, hợp đồng ủy thác: Dưới vai trò là đại lý khai hải quan, công ty sẽ ký kết từng loại hợp đồng theo thỏa thuận của khách hàng và đại lý. Hợp đồng 27 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  39. này sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của 2 bên khi tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng của khách hàng. Hóa đơn mua bán dịch vụ: Trong quá trình làm thủ tục cho lô hàng, thông thường sẽ xuất hiện rất nhiều bên thứ 3, ví dụ như tổ chức giám định, kiểm định, công ty dịch vụ vận tải, dịch vụ bốc xếp Các tổ chức này sau khi hoàn thành hợp đồng mua bán dịch vụ sẽ xuất ra hóa đơn, Người khai HQ cần giữ lại những giấy tờ này để bàn giao lại cho khách hàng. Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước: Là bằng chứng và cũng là căn cứ nhằm chứng minh doanh nghiệp đó đã nộp tiền đầy đủ cho cơ quan Nhà nước Và một số văn bản nghiệp vụ khác. 1.5. Cơ sở thực tiễn 1.5.1. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Năm 2017, là một năm thành công của xuất khẩu. Lần đầu tiên, xuất khẩu của nước ta vượt mốc 200 tỷ USD tăng 21,2% so với năm 2016. Tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng “lan tỏa” thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng khả quan, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu năm 2017 tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực. Theo đó, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu là nhóm hàng công nghiệp chế biến với tỷ trọng trên 81%, tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm trên 12% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản chiếm khoảng 2%. Cán cân thương mại năm 2017 đạt thặng dư 2,92 tỷ USD, đồng thời tốc độ tăng của nhậpTrường khẩu thấp hơn tốc Đại độ tăng củahọc xuất khẩu. Kinh Có được kếttế quả Huế trên là do nhu cầu hàng hóa trên thế giới tăng, nhiều thị trường lớn, nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng giá. Đồng thời, năng lực sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng, công tác hội nhập tận dụng các hiệp định thương mại tự do cũng như việc tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Còn về Thành phố Đà Nẵng, thì tình hình xuất nhập khẩu của Thành phố đạt hơn 2,6 triệu USD và tăng trưởng hơn 11% so với cùng kì năm ngoái. Các mặt hàng chủ 28 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  40. lực duy trì mức tăng trưởng khá của Đà Nẵng là cao su thành phẩm, dệt may, động cơ, thiết bị điện và sản phẩm điện tử, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gỗ, đồ chơi trẻ em. 1.5.2. Mô hình nghiên cứu về đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa container Từ mô hình đánh giá của Kirkpatrick theo cấp độ 1 và các nghiên cứu đi trước có liên quan, tác giả đề xuất mô hình cho đề tài “ Nâng cao hoạt động giao nhận hàng container tại Công ty cổ phần cảng Đà Nẵng ” gồm các yếu tố: (1) Sự tin cậy, (2) Đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Đồng cảm và (5) Phương tiện hữu hình. (1) Sự tin cậy: thể hiện sự chân thành và phong cách làm việc của cảng đối với khách hàng (2) Đáp ứng: thể hiện thái độ của nhân viên và sự quan tâm của cảng đối với khách hàng, thời gian làm hàng container (3) Năng lực phục vụ: thể hiện khả năng giao nhận, các giấy tờ thủ tục và ứng dụng công nghệ của cảng cũng trình độ nghiệp vụ của nhân viên (4) Đồng cảm: thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu khách hàng (5) Phương tiện hữu hình: là phương tiện trang thiết bị, cơ sở vật chất và các đầu tư cho quá trình giao nhận Trường Đại học Kinh tế Huế Mô hình nghiên cứu 29 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  41. Yếu tố Biến quan sát Ký hiệu Cảng thực hiện đúng với lịch hẹn/ tiến độ làm việc TC1 đã cam kết Sự tin cậy Cảng giải quyết nhanh chóng khi có sự cố phát sinh TC2 Cảng cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngay lần đầu tiên TC3 Công ty thông báo khi nào dịch vụ được thực hiện TC4 Nhân viên cảng thể hiện tính chuyên nghiệp khi làm DU1 việc với khách hàng. Thời gian làm hàng của cảng nhanh chóng DU2 Đáp ứng Cảng luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng và có DU3 điều chỉnh để phục vụ khách hàng tốt hơn. Nhân viên cảng luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng DU4 Thủ tục, giấy tờ giao nhận nhanh chóng PV1 Quy trình giao nhận và làm hàng của cảng tốt và đạt PV2 Năng lực hiệu quả cao phục vụ Trình độ chuyên môn của nhân viên giao nhận tốt PV3 Cảng ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công PV4 việc giao nhận Cảng thể hiện sự quan tâm đến khách hàng DC1 Nhân viên của cảng hiểu được những nhu cầu gia DC2 Đồng cảm tăng của khách hàng Cảng luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho khách DC3 Trườnghàng trong Đại quá trình họcgiao nhận Kinhhàng tế Huế Phương tiện và các trang thiết bị của cảng tốt PT1 Cảng thực hiện nhiều đầu tư để nâng cao chất lượng Phương tiện PT2 dịch vụ giao nhận hữu hình Cơ sở hạ tầng, kho bãi của cảng đáp ứng tốt yêu cầu PT3 của khách hàng Bảng 2: Phiếu khảo sát forwarder 30 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  42. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG 2.1. Giới thiệu tổng quan về cảng Đà Nẵng: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng: Được thành lập từ năm 1901 với lịch sử 117 năm xây dựng và phát triển, Cảng Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ vị trí vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam hiện nay. Nằm trong vịnh Đà Nẵng với diện tích 12km2 cùng hệ thống giao thông thuận lợi, Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng cũng được chọn là điểm cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Myanmar, Thailand, Lào và Việt Nam, là cửa ngõ chính ra Biển Đông cho toàn khu vực. Với khát vọng trở thành cửa ngõ giao thương quốc tế hàng đầu của khu vực, trong những năm qua Cảng Đà nẵng đã không ngừng nỗ lực đổi mới, phát triển công ty theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp trong việc việc cung cấp các dịch vụ cảng biển hoàn hảo và kết nối các hoạt động trong chuỗi logistics. Hiện tại, Cảng Đà Nẵng bao gồm khu cảng chính là xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty thành viên, sở hữu gần 1.200m cầu bến với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 50.000 DWT, tàu container đến 2.500 Teus và tàu khách đến 75.000 GRT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại Hoạt động với nguyên tắc Chính trực - tận tâm - sáng tạo và tôn trọng cá nhân, cùng với phương châm Năng suất – Chất lượng – Hiệu quả, Cảng Đà Nẵng đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ ngàyTrườngcàng tốt hơn, thủ tụcĐạiđơn gi ảnhọcvà định Kinhhướng vào chính tếl ợiHuếích thiết thực của khách hàng, đúng với mục tiêu Kết nối vì sự thịnh vượng mà Cảng Đà Nẵng đã đề ra. 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng và các công ty góp vốn  Nhiệm vụ: Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký: Xây dựng phát triển, lập kế hoạch kinh doanh toàn diện phù hợp với mục tiêu đề ra 31 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  43. Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ chính sách, đạt hiệu quả kinh tế, bảo toàn phát triển vốn Nhà nước đảm bảo trang trải về tài chính, thực hiện với ngân sách nhà nước Xác định và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Nhà nước theo đúng pháp luật hiện hành Thực hiện nộp thuế đối với nhà nước Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên trực tiếp quản lý về kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện chế độ khen thưởng, kỹ luật nghiêm minh, công bằng và hiệu quả Quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo đúng chính sách hợp đồng, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức  Quyền hạn: Cảng Đà Nẵng trực thuộc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam có đầy đủ tư cách pháp nhân có tên gọi giao dịch trên thị trường và có đầy đủ quyền hạn của một đơn vị kinh doanh. Cảng có một số quyền hạn cơ bản sau: Được quyền lựa chọn hình thức kinh doanh và mặt hàng kinh doanh theo đúng pháp luật Được quyền ký kết hợp đồng, tổ chức các hợp đồng liên doanh, liên kết đầu tư với các tổ chức, cá nhân hợp pháp trong và ngoài nước Được quyền tham gia các hoạt động thương mại như: Triễn lãm, quảng cáo Được quyền mở tài khoản ngân hàng và vay vốn các ngân hàng, huy động từ các nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh Có quyền tự chủ và bình đẳng trước pháp luật Có quyền tuyển dụng nhân viên theo yêu cầu kinh doanh CóTrường các quyền khác theo Đại luật kinh học doanh Kinh tế Huế  Các công ty thành viên và góp vốn: Xí nghiệp Cảng Tiên Sa ( Tiên Sa terminal ) Công ty cổ phần logictics Cảng Đà Nẵng (Đa Nang port logistics joint stock company ) Công ty cổ phần tàu lai Cảng Đà Nẵng (Da Nang port tugboat joint stock company) 32 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  44. 2.1.3. Sơ đồ tổ chức: Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG PHÒNG TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH Chi nhánh PHÒNG KHAI THÁC PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP CẢNG TIÊN SA PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH PHÒNG KỸ THUẬT - QUAN HỆ CỔ ĐÔNG, CÔNG TRÌNH HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG KẾ HOACH - ĐẦU TƯ PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN BAN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ PHÒNG TỐ CHỨC- TIỀN LTrườngƯƠNG Đại học Kinh tế Huế PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN GÓP VỐN CÔNG TY CP TÀU LAI CẢNG ĐÀ CÔNG TY CP LOGICTICS CẢNG ĐÀ N ẴNG NẴNG 33 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  45. Chức năng của các phòng ban: Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty do Đại hội đồng cổ đông thông qua. Căn cứ theo các quy định của Luật Doanh Nghiệp. Dưới sự quản trị, giám sát và điều hành của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng Giám Đốc.  Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm mỗi lần. Đại hội đồng cổ đông có quyền thảo luận và thông qua: Báo cáo tài chính hằng năm, báo cáo của hội đồng quản trị, báo cáo ban kiểm soát, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty, thông qua số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm và thay thế thành viên, hội đồng quản trị và ban kiểm soát, bổ sung và sửa đổi điều lệ Công ty, thông qua loại cổ phần và số lượng cổ phần mới được phát hành đối với mỗi loại cổ phần, và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ Công ty.  Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự giám sát và chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.  Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của cảng và có quyền quyết định cao nhất trong việc lựa chọn những giải pháp kinh tế, kỹ thuậtTrường nhằm đem lại hiệu Đại quả kinh học tế cao nhất Kinh cho các hoạt tế động Huế kinh doanh của cảng. Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam về kết quả sản xuất, kinh doanh cũng như những vấn đề liên quan đến pháp luật của cảng Đà Nẵng. Nhiệm kì của Tổng giám đốc là 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm, việc tái bổ nhiệm có thể hết hiệu lực căn cứ vào hoạt động tại hợp đồng lao đồng.  Phó Tổng giám đốc: 34 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  46. Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc Công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.  Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông để kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Số lượng thành viên Ban kiểm soát của công ty là 3 người. Các thành viên Ban kiểm soát không phải là người trong bộ phận kế toán, tài chính của Công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Các thành viên Ban kiểm soát không phải là người có liên quan với các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác của Công ty, Ban kiểm soát phải chỉ định một thành viên là Trưởng ban, Trưởng ban kiểm soát là người có chuyên môn về kế toán. Các phòng ban tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng có nhiệm vụ, chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề của Công ty, cụ thể như:  Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong hoạt động kinh doanh bao gồm: Điều tra nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu phát triển kinh tế của khu vực và nhu cầu của khách hàng, đề xuất các chiến lược tiếp thị và kinh doanh. Đề xuất, kí kết, theo dõi thực hiện hợp đồng thương vụ trong lĩnh vực bốc xếp, giao nhận và bảo quản hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thu hút, lôi cuốn nguồn hàng thông qua Cảng  PhòngTrường khai thác: ch ứĐạic năng tham học mưu cho Kinh Tổng giám đtếốc v ềHuếcông tác: Điều động, bố trí cầu bến cho các tàu ra vào cảng và lập kế hoạch khai thác tổng thể và theo dõi hỗ trợ các đơn vị xếp dỡ thực hiện tốt các kế hoạch được giao.  Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Tính toán, kiểm tra thống kê và quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh theo kế hoạch, trên cơ sở tuân thủ các chế độ, nguyên tắc luật pháp của Nhà nước. 35 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  47.  Phòng tổ chức, tiền lương: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác: Tổ chức bộ máy quản lý, thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ, công tác phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động và tổ chức triển khai nhiệm vụ Quốc phòng an ninh. Ngoài ra, phòng còn xây dựng kế hoạch quy hoạch, đào tạo và tuyển dụng cán bộ công nhân viên chức và phổ biến, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà Nước và của cảng Đà Nẵng đối với cán bộ công nhân viên  Phòng kế hoạch đầu tư: Chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cảng và giao cho các đơn vị trong công ty, lập đề án và luận chứng kinh tế kỹ thuật cho việc đầu tư và phát triển và tìm đối tác xây dựng và trình duyệt hợp đồng kinh tế về lĩnh vực đầu tư sửa chữa. Ngoài ra, phòng còn kiểm tra, lập phương án thanh lý tài sản; tổ chức công tác thống kê và tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh. Mua sắm, quản lý, cấp phát, bảo quản vật tư, phụ tùng, trang thiết bị bảo hộ lao động và một số vật tư còn tồn đọng tại Cảng  Phòng hành chính tổng hợp: Chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác: Văn thư, lưu trữ, thi đua tuyên truyền và các công trình hành chính khác và tổ chức công tác phòng, chữa bệnh, theo dõi, kiểm tra công nghiệp trong Cảng  Phòng kỹ thuật công nghệ: tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác liên quan đến kĩ thuật cơ khí và công tác xếp dỡ, giúp cho công tác quản lý kỹ thuật các phương tiện thiết bị, công cụ xếp dỡ. Đảm bảo hệ thống điện vận hành đúng kỹ thuật, an toàn, tiết kiệm và có hiệu quả.  Phòng kỹ thuật công trình: chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác đầu Trườngtư, xây dựng các công Đại trình c ơhọc bản và các Kinh công trình đtếầu tư Huếbằng nguồn vốn tự có, giúp cho công tác quản lý kỹ thuật các công trình tại Cảng an toàn, hiệu quả. 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa Dịch vụ lưu, cho thuê kho bãi Vận tải đường thủy, đường bộ Lai dắt, hỗ trợ tàu tại cảng 36 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  48. Cung ứng xăng dầu Sửa chữa phương tiện vận tải Kinh doanh các dịch vụ hàng hải khác 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của cảng Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017 2.1.5.1 Tình hình chung Cảng Đà Nẵng là cảng trung tâm và lớn nhất miền Trung Việt Nam hiện nay và có vị trí giao thông thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa. Trong ba năm từ 2015 – 2017, Cảng hoạt động liên tục có lãi. Riêng năm 2017, nền kinh tế- tài chính thế giới có nhiều diễn biến phức tạp như những tín hiệu kinh tế vĩ mô tích cực khiến FED lần đầu tiên tăng lãi suất trong gần 1 thập kỉ qua và sự cạnh tranh của các cảng tại địa phương. Chính những biến động đó, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cảng như gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh khốc liệt về giá các dịch vụ của cảng địa phương và trong khu vực, dẫn đến Cảng Đà Nẵng cũng gặp không ít những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cảng vẫn hoàn thành xuất sắc mục tiêu kế hoạch đề ra sản lượng đạt hơn 8 triệu tấn đạt 105,6% kế hoạch năm 2017 Với tinh thần đoàn kết, nổ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên của Công ty, quán triệt các chủ trương chính sách đường lối của Đảng và nhà nước, kết quả cảng Đà Nẵng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm qua liên tục có lãi, từ đó đời sống của cán bộ công nhân viên chức luôn được quan tâm, chăm lo đúng mức Kết quả đạt được chính là sự phấn đấu không ngừng của tập thể Công ty và sự quan tâm của Tổng công ty hàng hải Việt Nam đối với Cảng Đà Nẵng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Trường Đại học Kinh tế Huế 37 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  49. 2.1.5.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh tại Cảng Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2017  Tình hình sản lượng Bảng 3: Tổng sản lượng thực hiện tại cảng Đà Nẵng (2015 - 2017) Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 Xuất khẩu 2.421.106 2.749.704 3.256.075 Nhập khẩu (Tấn) 1.902.441 2.249.948 2.307.624 Nội địa 2.082.453 2.255.348 2.464.301 Hành khách (Người) 51.891 136.459 147.791 Tổng 6.406.000 7.255.000 8.028.000 (Nguồn: danangport.com) Cảng Đà Nẵng tiếp tục giữ vững vị thế là cảng số 1 ở khu vực miền Trung và là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam. Đồng thời Cảng Đà Nẵng cũng góp phần phát triển du lịch của Thành phố thông qua việc đón tàu du lịch với số lượng hành khách tăng cao qua các năm và luôn ở mức ổn định, riêng năm 2017 đạt 147.791 lượt khách du lịch qua cảng Sản lượng thực hiện của Cảng Đà Nẵng qua ba năm liên tục tăng. Năm 2016, Sản lượng thực hiện 7.255 nghìn tấn đạt 108,5% kế hoạch, so với năm trước vượt 13%, với 849 nghìn tấn. Năm 2017 là năm đầu tiên cảng Đà Nẵng đạt sản lượng cao nhất hơn 8,02 triệu tấn kể từ khi thành lập, đạt 105,6% kế hoạch năm 2017, so với năm trước vượt 11% với 773.000 nghìn tấn, chủ yếu thực hiện các mặt hàng lương thực, than đá, xi măngTrường, sắt thép, phân bón ,Đại container, họcdăm gỗ . Kinh tế Huế Nhìn vào bảng 3 ta thấy về cơ cấu mặt hàng thực hiện tại cảng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định liên tục qua ba năm. Năm 2016, sản lượng thực hiện hàng xuất khẩu là 2.749.704 tấn đạt gần 114% so với cùng kỳ năm 2015, tốc độ tăng gần 14% với sản lượng tăng là 328.598 tấn. Năm 2017, sản lượng xuất khẩu là 3.256.075 tấn đạt gần 118% so với cùng kỳ năm trước, vượt 18% với sản lượng 506.371 tấn, chiếm gần 41% so với tổng sản lượng hàng hóa thực hiện tại cảng. 38 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  50. Sản lượng giao nhận hàng nhập khẩu tại cảng cũng có xu hướng tăng vào năm 2016 với sản lượng đạt 2.249.948 tấn đạt gần 118% so với năm trước đó, tốc độ tăng 18% và đã tăng 347.507 tấn. Đến năm 2017, sản lượng nhập khẩu thực hiện tại cảng là 2.307.624 tấn đạt 103% so với cùng kỳ năm 2016, với hơn 57.676 tấn, tốc độ là 3% Sản lượng hàng hóa nội địa thực hiện tại cảng năm 2016, sản lượng thực hiện là 2.255.348 tấn đạt 108% so với cùng kỳ năm 2015. Năm 2017, sản lượng hàng hóa lưu thông nội địa thực hiện tại cảng đạt 2.464.301 tấn, với tốc độ tăng là 9%. Từ năm 2015 – 2017, lượng hành hóa thông qua Cảng tăng trưởng tương đối ổn định. Năm 2017 Cảng Đà Nẵng cán mốc hơn 8 triệu tấn hàng thông qua cảng. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua cảng bao gồm: Dăm bạch đàn, container Nguồn hàng này tương đối ổn định qua các năm vì cảng đã thiết lập được quan hệ đối tác làm ăn lâu dài với các chủ hàng  Kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2017 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của cảng Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT:1,000,000 VND 2017 2016 2015 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 601.447 553.512 573.533 Các khoản giảm trừ doanh thu 331 221 293 Doanh thu thuần 601.116 553.291 573.239 Giá vốn hàng bán 387.222 358.976 373.575 Lợi nhuận gộp 213.894 194.315 199.664 Doanh thu hoạt động tài chính 13.150 39.446 45.187 Chi phí Trườngtài chính Đại học 7Kinh.408 8tế.508 Huế3.833 Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết 0 0 -2.821 Chi phí bán hàng 2.643 2.057 3.487 Chi phí quản lí doanh nghiệp 60.080 63.875 68.456 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 156.913 159.321 166.254 Thu nhập khác 6.363 1.032 2.429 39 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  51. Chi phí khác 1.131 288 697 Lợi nhuận khác 5232 745 1.733 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 162.145 160.065 167.987 Chi phí thuế TNDN 30.578 32.676 36.793 Chi phí thuế TNDN hiện hành 30.578 32.676 36.765 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 28 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 131.567 127.389 124.981 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện diễn biến của việc tăng giảm các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, và lợi nhuận của công ty trong quá trình kinh doanh. Qua bảng số liệu ta nhận thấy tình hình hoạt động của Công ty ngày càng hiệu quả a, Doanh thu: Tổng doanh thu năm 2016 thực hiện hơn 553.512 tỷ đồng nhiều hơn 13,9% kế hoạch đề ra, so với doanh thu thực hiện cùng kỳ năm trước giảm 3,5% với số tiền - 20.021 tỷ đồng. Năm 2017 thực hiện hơn 601.447 tỷ đồng vượt 0,1% kế hoạch cả năm, so với cùng kỳ năm 2007 đạt 108,66% với tốc độ tăng 8,66% và số tiền tăng lên hơn 47.935 tỷ đồng trong đó: Cảng Đà Nẵng đã cố gắng tiếp thị, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần tăng cường khả năng cạnh tranh, chú trọng chất lượng dịch vụ và tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh ngoài những thị trường hiện có. Hiện nay, cảng Đà Nẵng tập trung phát triển thị trường Tây Nguyên và thị trường Nam Lào – Đông Bắc Thái Lan theo quốc lộ 14B qua cửa khẩu Bờ Y, quốc lộ 18 qua cửa khẩu Dak Tà Ooc và tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. NgoàiTrường ra, Cảng Đà Nẵng Đại sẽ có nhiềuhọc chính Kinh sách ưu đãi tế cho kháchHuế hàng của thị trường này khi đưa hàng hóa qua Cảng, tăng cường phát triển kinh doanh dịch vụ hàng hải và kinh doanh thương mại. Năm 2017, Cảng Đà Nẵng tận dụng mọi nguồn lực sẵn có phát huy mọi khả năng phục vụ sản xuất trong kế hoạch cũng như ngoài kế hoạch, tìm kiếm dịch vụ bên ngoài để tăng doanh thu và tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên chức, tránh lãng phí tài sản và lao động, tiền vốn đảm bảo hoàn thành tốt chỉ tiêu doanh thu của đơn vị năm 2018 theo kế hoạch và tăng trưởng cao so với năm 2017 40 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  52. b, Chi phí: Các hoạt động kinh doanh cơ bản tại cảng chủ yếu là hoạt động dịch vụ, cho nên sản phẩm hàng hóa của cảng mang tích chất vô hình là chủ yếu. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng của giá vốn hàng bán từ hoạt động kinh doanh cơ bản tăng lên theo tốc độ tăng doanh thu của hoạt động kinh doanh. Năm 2016, doanh thu giảm 3,5% với số tiền là -20.021 tỷ nhưng giá vốn hàng bán 425.050 tỷ đạt 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2017, giá vốn hàng bán là 439.002 tỷ đồng đạt 103,3% so với cùng kỳ năm 2016 với tốc độ là 3,3%, bên cạnh đó tốc độ tăng doanh thu chỉ 8,66%. Điều này không chứng minh được doanh nghiệp không tiết kiệm chi phí mà do yếu tố vĩ mô tác động, giá xăng dầu thế giới tăng đột biến dẫn đến giá vốn mặt hàng này tăng cao. c, Lợi nhuận: Trong nhiều năm qua, cảng Đà Nẵng đã phấn đấu và nổ lực không ngừng và đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi. Đây cũng là kết quả của việc áp dụng phương thức tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất hoạt động từ đó tạo nguồn thu cho công ty. Trong ba năm qua, công ty kinh doanh liên tục có lãi có tốc độ ngày càng nhanh so với các năm trước. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế 127.389 tỷ đồng đạt 101,9% so với cùng kỳ năm trước với số tiền là 2.408 tỷ đồng, lãi tăng lên là do cảng khai thác có hiệu quả mặt hàng container và đây là mặt hàng chủ đạo của Cảng Đà Nẵng. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế 131.567 tỷ tăng 3,27% so với cùng kỳ năm 2016 với số tiền là 4.178 tỷ đồng. Do Công ty khai thác tốt mặt hàng container. Trên thực tế, thì Cảng Đà Nẵng vẫn chưa sử dụng hết công suất của cầu tàu, sản xuất có tính thời vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến hoạt động sảTrườngn xuất kinh doanh. ĐạiTuy nhiên, học năm 2017 KinhCảng đã n ổtếlực khôngHuế ngừng để có thể giúp khách hàng giảm thiểu chi phí, hạ giá thành và tạo mọi điều kiện để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, ngoài ra cảng cũng thực hiện nghiêm túc các thông tư cũng như các chỉ thị và quyết định của cấp trên về quản lý. Hiện nay, nước ta có rất nhiều cảng biển, nên xảy ra hiện tượng cạnh tranh tranh không lành mạnh do thiếu sự kiểm soát của nhà nước, vì vậy cảng phải đưa ra các chính sách ưu đãi để nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng đến với cảng 41 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  53. 2.2. Tình hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại cảng Đà Nẵng giai đoạn (2015-2017) 2.2.1. Sản lượng container giao nhận tại Cảng Đà Nẵng Sản lượng tổng hợp thực hiện theo số Teus và số tấn Bảng 5: Sản lượng container thực hiện tại cảng Đà Nẵng (2015 – 2017) 2016/2015 2017/2016 Nội dung 2015 2016 2017 Chênh Chênh % % lệch lệch Sản lượng container 258.000 318.654 349.005 60.654 123.5 30.351 109.5 ( Tues) Số tấn 3.612.000 4.461.156 4.886.070 849.156 123.5 424.914 109.5 ( Nguồn: danangport.com ) Theo như bảng số liệu trên thì ta có thể thấy rằng, sản lượng giao nhận hàng hóa container tăng mạnh nhất vào năm 2016 với 60.654 tues đạt 123,5% so với năm 2015 và tăng nhẹ vào năm 2017 với 30.351 Tues. Sản lượng hàng hóa cont tại cảng vẫn liên tục tăng qua các năm, năm 2017 số tấn của hàng cont qua cảng tăng 109,5% và năm 2016 tăng 123,5% so với cùng kì năm 2015. Bởi vì, cảng đã có những sự đầu tư và định hướng cho mặc hàng container, cụ thể như năm 2016 cảng đã mua thêm các cẩu QCC3, cẩu cố định tại bến 2 và 2 cẩu RTG. Đến năm 2017, thì cảng tiếp tục đầu tư thêm các trang thiết bị như: cẩu ECC, RTG và kho bãi khác để phục vụ cho quá trình giao nhận mặc hàng container được tốt hơn Nhìn vào bảng 5, ta có thể thấy được sản lượng Tues qua cảng không biến động đáng kểTrường. Sản lượng cont chuy Đạiển biế nhọc theo chi ềKinhu hướng tăng tế qua cácHuế năm và chuyên môn nghiệp vụ giao nhận hàng hóa container của nhân viên Cảng Đà Nẵng ngày càng tăng, từ đó có thể giúp cho khách hàng giảm được một phần chi phí. Sản lượng container nhập và xuất tại Cảng Đà Nẵng Bảng 6: Sản lượng container xuất nhập khẩu thực hiện tại cảng Đà Nẵng (2015 – 2017) ĐVT: Tấn 42 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  54. 2016/2015 2017/2016 Container 2015 2016 2017 Chênh Chênh % % lệch lệch Xuất 1791426 2207982 2458358 416556 123,3 250376 111,3 Nhập 1820574 2253174 2427712 432600 123,7 174538 107,7 Tổng 3612000 4461156 4886070 849156 123,5 424914 109,5 (Nguồn: Phòng kinh doanh Cảng Đà Nẵng) Dựa vào số liệu trên thì ta có thể thấy rằng sản lượng hàng container xuất nhập khẩu tại Cảng Đà Nẵng qua ba năm có sự tăng lên nhưng không quá mạnh. Trong năm 2016 sản lượng nhập khẩu tăng 432600 tấn tương ứng với mức tăng là 123,7% so với cùng kì năm trước. Qua năm 2017, sản lượng hàng nhập khẩu là 2427712 tấn, đạt 107,7% so với năm 2016. Bên cạnh sự tăng trưởng của sản lượng nhập khẩu thì sản lượng hàng xuất khẩu của năm 2016 tăng 416556 tấn so với năm 2015 và tương ứng tăng 123,3%. Năm 2017 so với cùng kì năm trước thì sản lượng xuất khẩu cũng tăng 250376 tấn tăng 113,3% so với năm 2016 Nhìn vào bảng 6, ta thấy mức độ tăng trưởng ổn định của mặt hàng cont, lượng container qua Cảng không biến động nhiều. Nhìn chung, tổng sản lượng hàng container vẫn tăng lên qua các năm. 2.2.2. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động giao nhận hàng container Bảng 7: Tình hình doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động giao nhận container tại cảng Đà Nẵng (2015 – 2017) ĐVT: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Chênh Chênh % % Trường Đại học Kinhlệch tế Huếlệch Tổng doanh 372796.5 359782.8 390940.6 -13013.7 96,5 31157.8 108,7 thu Tổng lợi 167758.4 151108.78 175923.3 -16649.6 90,1 24814.5 116,4 nhuận (Phòng kế toán tại Cảng Đà Nẵng) 43 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  55. Các hoạt động giao nhận hàng container của cảng Đà Nẵng bao gồm các hoạt động như: bốc xếp, vận tải hay hoạt động kiểm đếm giao nhận .Nhưng hoạt động bốc xếp container là hoạt động chủ lực của cảng. Doanh thu từ hoạt động container của cảng năm 2016 giảm 13013.7 triệu tương ứng giảm 3,5% so với cùng kì năm trước, tuy nhiên sang năm 2017 doanh thu tăng 31157.8 triệu và tăng 8,7% so với năm 2016 Nhìn vào bảng 7 ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động giao nhận container năm 2016 giảm so với năm 2015 với mức giảm là 16649.6 triệu bởi vì doanh thu từ hoạt động này giảm so với năm 2015, tuy nhiên sang năm 2017 thì lợi nhuận đã tăng lên 24814.5 triệu tương ứng với tăng 16,4% so với cùng kì năm ngoái 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng container 2.3.1. Nhân lực Cũng như các công ty khác, vấn đề nhân sự là vấn đề được Cảng Đà Nẵng hết sức chú trọng. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang thiếu thốn nhân lực có trình độ cao thì vấn đề đào tạo, tuyển dụng và giữ người là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của Công ty. Bảng 8: Nguồn nhân lực của Cảng Đà Nẵng theo trình độ chuyên môn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Số lượng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) (Người) (Người) (Người) Tổng 660 100% 630 100% 540 100% Trên đại học 4 0,6 4 0,6 20 3,7 Đại học, Cao đẳng 137 20,8 139 22,1 130 24,1 Trung cấp 51 7,7 27 4,3 20 3,7 TrìnhTrườngđộ khác 468 Đại70,9 học460 Kinh73,0 tế Huế370 68,5 (Nguồn: Phòng Tổ chức tiền lương) Cảng Đà Nẵng những năm gần đây có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu lao động. Tỷ lệ lao động có trình độ trên Đại học và Đại học, Cao đẳng ngày càng cao. Năm 2015, tỷ lệ này chỉ đạt % thì đến năm 2017 đã đạt 27,8%. Tỷ lệ này cho thấy sự đầu tư của Cảng vào yếu tố con người, bởi vì đây là yếu tố nòng cốt cho việc phát triển Cảng. Qua bảng trên cũng cho thấy số lượng lao động của cảng giảm từ 660 nhân viên năm 44 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  56. 2014 đến năm 2017 còn 540 nhân viên, tuy số lượng giảm nhưng chất lượng, trình độ của đội ngũ nhân viên ngày càng cao Cảng Đà Nẵng có đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo chính quy, cơ bản, có thể tiếp cận với cơ chế thị trường. Các bộ phận quản lý điều hành ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác cảng Đội ngũ công nhân lao động lành nghề nắm bắt kỹ thuật tiên tiến, có kinh nghiệm trong việc bốc dỡ và vận chuyển nhiều chủng loại hàng hóa, đặc biệt là container và hàng siêu trường siêu trọng, đạt năng suất cao, an toàn. Lực lượng thủy thủ thuyền viên của Cảng giàu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ, lai dắt, cứu hộ và cứu nạn tàu ở mọi vùng biển miền Trung Việt Nam. Với lực lượng cán bộ công nhân viên như trên, Cảng Đà Nẵng có đủ năng lực quản lý và khai thác tốt các phương tiện, thiết bị tiên tiến, đảm bảo cung ứng các dịch vụ một cách nhanh chóng, đạt yêu cầu và thuận lợi cho khách hàng. Bên cạnh đó, hằng năm Cảng cũng tổ chức các đợt tập huấn nhằm nâng cao cũng như cập nhật kịp thời các thông tin nghiệp vụ cho các bộ nhân viên để ngày càng hoàn thiện công tác làm hàng, đặt biệt là hàng container- đối tượng đem lại doanh thu chính cho Cảng Đà Nẵng. 2.3.2. Về nguồn lực khai thác:  Cầu bến ( khu vực Tiên Sa ): Bảng 9 Cơ sở cầu bến Cảng Đà Nẵng Cầu bến Xí nghiệp Cảng Tiên Sa Bến 1: 210 mét, độ sâu: 11,5 mét Bến 2: 210 mét, độ sâu: 10 mét Trường ĐạiBến 3: 185 học mét, độ sâu:Kinh 10 mét tế Huế Bến 4: 185 mét, độ sâu: 11 mét Chiều dài bến Bến 5: 225 mét là bến liền bờ trọng lực, độ sâu: 12 mét Bến 7a: 93 mét là bến liền bờ độ sâu: 5 mét Bến 7b: 84 mét là bến liền bờ độ sâu: 5 mét Bến 6: 310 mét, độ sâu:14,3 mét 45 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  57. Bến 8: 210 mét, độ sâu: 11 mét Tàu Container tới 4000 TEUs Tàu tổng hợp tới 70000 DWT Tàu khách tới 150.000 GRT Năng lực khai Năng lực khai thác: 12 triệu tấn/ năm thác Cùng với đê chắn sóng dài 450 mét tạo điều kiện tàu cập cảng làm hàng quanh năm không bị ảnh hưởng bởi sóng 8 hải lý từ điểm hoa tiêu, độ sâu -11m, với đê chắn sóng Luồng vào cảng dài 450 mét ( Nguồn: danangport.com )  Kho bãi: Bảng 10 Cơ sở kho bãi Cảng Đà Nẵng Xí nghiệp Cảng Tiên Sa Công ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng - Diện tích mặt bằng: 30 ha - Diện tích mặt bằng: 51.037 m2 Kho - Tổng diện tích kho: 14.285 m2 - Tổng diện tích kho: 12.225 m2 bãi ( Trong đó Kho CFS: 2.160 m2 ) - Tổng diện tích bãi: 35.018 m2 - Tổng diện tích kho bãi: 178.603 m2 ( Nguồn: danangport.com ) Mỗi năm Cảng Đà Nẵng tiếp nhận nhiều chuyến tàu container, năng suất bình quân 19 cont/giờ/cẩu Gantry, gần ngang bằng với các Cảng hiện đại tại TP HCM, Hải Phòng. TrườngVới sức chứa, hệ thốngĐạicầu bếnhọc và kho Kinhbãi hiện tại khôngtế Huếthể phục vụ lượng hàng hóa đang tăng lên mỗi năm. Chính vì thế, trong giai đoạn 2015 – 2020, Cảng Đà Nẵng sẽ thành lập khu kho bãi trung chuyển diện tích 30 ha đến 50 ha với tổng giá trị đầu tư ước tính 60 triệu USD cũng như kho bãi 1,6 ha tại Sơn Trà. Đây là khu đất trước kia Hải đội 2 đóng quân sau khi giải phóng mặt bằng có thể làm khu rút hàng container, sửa chữa vệ sinh container rất phù hợp 2.3.3. Các phương tiện thiết bị: 46 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  58. Tên thiết bị Số lượng Cẩu giàn ( Quayside gantry crane ) chuyên dùng bốc dỡ container 05 chiếc ( Gantry) ở cầu tàu, sức nâng : 36 tấn Cẩu khung bánh lốp ( RTG ) chuyên dùng bốc dỡ container ở bãi, sức 06 chiếc nâng: 36- 40 tấn Cẩu cảng cố định ( Liebherr ) sức nâng 40 tấn 04 chiếc Cẩu cảng di động (Liebherr) sức nâng 20 tấn 02 chiếc Xe nâng chuyên bốc dỡ container sức nâng 42- 45 tấn 05 chiếc Xe cạp gỗ 5 tấn 02 chiếc Cẩu Ôtô 25- 80 tấn 25 chiếc Nâng, Xúc, đào, ủi các loại 1,5 – 7 tấn 24 chiếc Xe đầu kéo, xe ben, Romooc 66 chiếc Tàu kéo 500cv- 1700 cv 07 chiếc Cân điện tử 04 cân Hệ thống cung cấp điện container lạnh các loại 03 hệ ( Nguồn: danangport.com) Bảng 11: Phương tiện thiết bị của cảng Cùng với tình hình sắp mở rộng diện tích đất để phục vụ các tàu cập bến thì các thiết bị phục vụ cho việc hậu cần cũng được Cảng Đà Nẵng đầu tư thêm nhiều, mua từ các nhà cung cấp uy tín, được xem là các thiết bị hiện đại nhất hiện nay trên thế giới. Nhờ mà quá trình bóc xếp, vận chuyển đúng tiến độ 2.3.4. Công nghệ thông tin Cùng với các thiết bị hậu cần thì các hệ thống phần mềm mạng và trang thiết bị máy tính được Cảng đầu tư những máy tốt nhất theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 và mua các phần mềm đặt riêng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng và việc xử lí thông tin được nhanh chóng và chính xác nhất, hướng đến khai thác chuyên nghiệp trong môi trường hội nhập toàn cầu. Hiện nay, công ty đang áp dụng những hệ thống phầnTrường mềm mạng nh ư Đạisau: học Kinh tế Huế Hệ thống phần mềm mạng: Chương trình quản lý khai thác Container CATOS+PLTOS ( nhập liệu trên thiết bị cầm tay và thiết bị gắn trên xe qua mạng wifi phủ sóng khắp kho bãi cảng) Chương trình quản lý khai thác hàng tổng hợp CTOS Chương trình quản lý nhân sự, tính lương, thống kê sản lượng, kế toán 47 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  59. Trang thiết bị Vi tính Cảng Đà Nẵng: Tổng số 80 máy ( 3 máy chủ: HP DL380 G7, HP prolian G4 và Dell PowerEdge R610 Server ) Thiết bị internet cáp quang 10 MB/s ( 3 điểm kết nối ) + ADSL 2 điểm kết nối + Hub- Swich, cáp quang RJ 45, Cáp quang nối mạng nội bộ Tiên Sa – văn phòng 26 Bạch Đằng Thiết bị Fax Modem: 56.000 bit/giây (84 236 3822160) Máy in: Hp Lazer jet 1100 – 1200, Canon 1210 Máy chiếu Projector Sony VPL EX145 2.3.5. Hoạt động marketing Hoạt động tiếp thị, marketing luôn được quan tâm và đầu tư đúng mức và đặt lên hàng đầu. Truy cập thông tin, phân tích thị trường là yếu tố quan trọng trong công tác tiếp thị và marketing để có thể cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho lãnh đạo để lãnh đạo có quyết định đúng đắn trong chiến lược sản xuất kinh doanh. Công ty cố gắng đem lại cho khách hàng giá cả hợp lí và chế độ hậu mãi hiện tại và lâu dài trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu và mong muốn của khách hàng để có thể mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo lòng tin và uy tín đối với khách hàng. Ngoài ra, cảng Đà Nẵng phải đẩy mạnh quảng bá và giới thiệu hình ảnh của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, Internet đến bạn bè trong và ngoài nước Cán bộ công nhân viên của Cảng luôn nỗ lực phấn đấu để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, bên cạnh đó cảng có chính sách giá cả hợp lí cho phía khách hàng để có thể mở rộng thị trường và tăng khả năngTrường cạnh tranh trong khuĐại vực học Kinh tế Huế 2.3.6 Đối thủ cạnh tranh Với bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đối thủ cạnh tranh của Cảng Đà Nẵng là tất cả các cảng biển ở Việt Nam. Trong đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các Cảng biển trong khu vực miền Trung và thành phố Đà Nẵng bao gồm: Cảng X50, Cảng Sơn Trà, ( Bộ Quốc Phòng, công ty dầu khí Sơn Trà) ở Đà Nẵng 48 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  60. Cảng Kỳ Hà, Cảng Chu Lai Trường Hải ở Quảng Nam Cảng Dung Quất ở Quảng Ngãi Cảng Chân Mây Cảng Quy Nhơn  Cảng C50: Cảng X50 Hải Quân nằm ở gần Cảng Tiên Sa, có nước sâu 7m, nằm trong Vịnh kín gió, có thể khai thác tàu container trong mùa mưa gió. Hiện nay, Cảng X50 chỉ phục vụ cho quân sự, nhưng trong tương lai, đây là đối thủ với Cảng Đà Nẵng về khai thác container  Cảng Sơn Trà Cảng Sơn Trà là Cảng tổng hợp xăng dầu và khí hóa lỏng, có chiều dài cầu là 400m. Bến tổng hợp có 2 bến tàu 10000 DWT với năng lực thông qua 1,5 – 1,8 triệu tấn/năm. Bến khí gồm 1 bến cho tàu 5000 DWT với năng lực thông qua 0,5 triệu tấn/năm  Cảng Trường Hải – Quảng Nam Cảng Chu Lai – Trường Hải có độ sâu 7,4m có chiều dài cầu cảng 300m, cần cẩu trụ Lieber, công suất khai thác 1,6 triệu tấn hàng hóa/năm và 56.000 TEUs container qua Cảng mỗi năm  Cảng Kỳ Hà – Quảng Nam Sản phầm dịch vụ: Xếp dở hàng hóa, cho thuê kho bãi, lai dắt tàu biển, cung cấp nước ngọt.  Cảng Chân Mây Cảng Chân Mây có vị trí tại vịnh Lăng Cô – Thừa Thiên Huế, cảng kinh doanh các dịchTrường vụ: xếp dỡ, giao nhận Đại và bảo họcquản hàng Kinh hóa. tế Huế Sản phẩm hàng hóa thông qua Cảng Chân Mây bao gồm các mặt hàng chủ yếu như dăm gỗ, titan, cát trắng, clinker, xi măng, .tại địa phương và các doanh nghiệp trong nước nhưng không có hàng container.  Cảng Dung Quất Cảng Dung Quất với lợi thế mực nước sâu, kín gió, cách tuyến hàng hải quốc tế 49 SVTH: Nguyễn Bá Quý
  61. 90km, tuyến nội hải 30km và độ sâu từ 10 – 19 m, Cảng Dung Quất đã được thiết kế với hệ thống cảng đa chức năng gồm: khu cảng dầu và cảng tổng hợp. Cảng Dung Quất với chức năng phục vụ bốc xếp, vận chuyển hàng hóa thiết bị để cung ứng cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất – nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Việt Nam. Là nơi để xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa cho hầu hết các nhà đầu tư trong khu kinh tế Dung Quất và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam. Hằng năm, số lượng hàng hóa được bốc xếp thông qua Cảng đạt khoảng 0,6 triệu tấn, số lượng tàu cập bến trung bình 150 tàu/năm.  Cảng Quy Nhơn Là một thương cảng quốc tế, là cảng trọng điểm của khu vực Nam Trung Bộ,là đầu mối giao thương của các tỉnh Bình Định, Nam Quảng Ngãi, Phú Yên, Kom Tum, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tổng sản lượng hàng hóa qua Cảng đạt 4,5 triệu tấn/năm với năng suất khai thác mỗi mét cầu cảng lên đến 8500 tấn hàng năm Điểm mạnh của các cảng trên: Những cảng vừa nêu ở trên có những lợi thế hơn so với cảng Đà Nẵng chẳng hạn như: Lợi thế về chi phí xếp dở, vận chuyển rẻ hơn so với cảng Đà Nẵng và có thể thu hút được lượng hàng hóa từ các tàu có trọng tải nhỏ Điểm yếu của các Cảng trên: Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế nêu ở trên, thì vẫn tồn tại những nhược điểm hơn so với cảng Đà Nẵng như: Cơ sở vật chất, kĩ thuật, phương tiện vận tải không hiện đại bằng cảng Đà Nẵng, những loại hàng container khộng có phương tiện chuyên dụng như cẩu QCC, RTG hay diện tích kho bãi, mặt bằng không lớn, nên không đủ khả năng tiếTrườngp nhận nhiều hàng hóaĐạivà độ họcsâu mực nưKinhớc bến không tế đủ đHuếể các tàu tải trọng lớn ( trên 50000 DWT, tàu container 1.000 TEU), tàu du lịch trên 1.000 khách ra vào thuận tiện. 2.4. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại cảng Đà Nẵng 2.4.1. Quy trình xuất khẩu bằng container 2.4.1.1. Xuất hàng nguyên container 50 SVTH: Nguyễn Bá Quý