Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Quang Thiện thông qua khảo sát khách hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 119 trang thiennha21 21/04/2022 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Quang Thiện thông qua khảo sát khách hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_tnhh_thuo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Quang Thiện thông qua khảo sát khách hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI QUANG THIỆN THÔNG QUA KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SINH VIÊN THỰC HIỆN Trường ĐạiNGUYỄN học THỊ TRINH Kinh NỮ tế Huế Khóa học: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI QUANG THIỆN THÔNG QUA KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: TrườngNguyễn Thị Trinh Đại Nữ học KinhGiáo viên tế h ƣớngHuế dẫn: Lớp: K50B QTKD Th.S Trần Quốc Phƣơng Niên khóa: 2016 – 2020 Huế, tháng 4 năm 2020
  3. Khóa luận tốt nghiệp Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi đến quý thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế lời cảm ơn chân thành! Đặc biệt, em xin gởi đến thầy Trần Quốc Phương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của công ty TNHH Thương mại Quang Thiện, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Em xin cảm ơn các anh chị phòng kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Quang Thiện đã giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này. Đồng thời nhà trường đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc kinh doanh để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô cũng như quý công ty. Xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 4 năm 2020 Trường Đại học SinhKinh viên tế Huế NGUYỄN THỊ TRINH NỮ i SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  4. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1.1. Mục tiêu chung 2 2.2.1. Mục tiêu cụ thể 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3 4.1.1 Số liệu thứ cấp 3 4.1.2. Số liệu sơ cấp 3 4.1.3. Quy mô mẫu, phương pháp chọn mẫu 3 4.1.4. Xây dựng thang đo 4 4.2. Phương pháp xử lý số liệu 4 4.2.1. KiTrườngểm định thang đo Crobach’Đại Alphahọc Kinh tế Huế 4 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 4 4.2.3. Phân tích hồi quy 5 5. Quy trình nghiên cứu 6 6. Bố cục đề tài 6 PHẦN II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC ii SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  5. Khóa luận tốt nghiệp CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 7 1.1. Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh 7 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 7 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9 1.1.3. Các loại hình cạnh tranh 9 1.1.4. Vai trò của cạnh tranh 11 1.1.5. Các yếu tố chủ yếu cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 12 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 15 1.1.6.1. Các yếu tố bên ngoài 15 1.1.6.2. Các yếu tố bên trong 21 1.1.7. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 24 1.1.7.1. Giá cả 24 1.1.7.2. Các chính sách để định giá 24 1.1.7.3. Chất lượng và đặc tính sản phẩm 25 1.1.7.4. Hệ thống kênh phân phối 26 1.1.7.5. Các công cụ cạnh tranh khác 27 1.1.8. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 28 1.1.8.1. Thị phần 28 1.1.8.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 28 1.1.8.3 Danh tiếng và thương hiệu 29 1.1.9. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 29 1.1.10. Mô hình 5 áp lực canh tranh của Michael Porter 30 1.2. Cơ Trườngsở thực tiễn Đại học Kinh tế Huế 34 1.2.1.Thị trưởng ngành kinh doanh vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng tại Việt Nam 34 1.2.2. Bối cảnh ở địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế 37 1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất 37 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI QUANG THIỆN 42 2.1. Khái quát về công ty TNHH THƢƠNG MẠI QUANG THIỆN 42 iii SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  6. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1. Thông tin và quá trình hình thành 42 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 45 2.1.2.1. Chức năng kinh doanh của công ty 45 2.1.2.2. Nhiệm vụ hoạt động của công ty 45 2.1.2.3. Địa bàn hoạt động 45 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 46 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 46 2.1.3.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty 46 2.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 48 2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh 49 2.1.6. Tình hình lao động Công ty 50 2.2. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty trên địa bàn 52 2.2.1. Công ty Cổ phần khoáng sản gạch men Thừa Thiên Huế 52 2.2.2. Tôn Thành Đạt 2 - Công ty TNHH MTV Anh Dũng 53 2.3. Đánh giá năng lực của công ty trên địa bản 54 2.3.1. Sản phẩm 54 2.3.2. Hệ thống phân phối, đại lý 54 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty thông qua khảo sát khách hàng 55 2.4.1. Đặc điểm mẫu điều tra 55 2.4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 57 2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) 59 2.4.3.1. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập 59 2.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập 60 2.4.3.3. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc 62 2.4.3.4.TrườngPhân tích nhân tố khámĐại phá EFAhọc biến ph Kinhụ thuộc tế Huế 63 2.4.4. Phân tích hồi quy 63 2.4.4.1. Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 63 2.4.4.2. Xây dựng mô hình hồi quy 64 2.4.4.3. Đánh giá độ phù hợp của mô hình 65 2.4.4.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 65 2.2.4.5. Phân tích hồi quy 65 iv SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  7. Khóa luận tốt nghiệp 2.4.4.6. Xem xét tự tương quan 67 2.4.4.7. Xem xét đa cộng tuyến 67 2.4.4.8. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 68 2.4.5. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện 68 2.4.5.1. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Giá cả 69 2.4.5.2. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Sản phẩm 70 2.4.5.3. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Uy tín thương hiệu 71 2.4.5.4 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Đội ngũ nhân viên 73 2.4.5.5. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Hệ thống phân phối 74 2.4.5.6. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lực cạnh tranh 75 2.5 Phân tích ma trận SWOT 76 2.5.1 Cơ hội (O) 76 2.5.2 Thách Thức (T) 77 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRONG LĨNH VỰC SX VÀ KINH DOANH VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ LẮP ĐẶT TRONG XÂY DỰNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ 80 3.1. Định hƣớng phát triển củacông ty 80 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của công ty 80 3.2.1. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 80 3.2.2. Nhóm giải pháp về tài chính 83 3.2.3. Nhóm giải pháp về Marketing 83 3.2.4. Giải pháp về chính sách sản phẩm 84 3.2.5. Giải pháp về giá bán của sản phẩm 84 3.2.6. GiTrườngải pháp về chính sách Đạiphân ph họcối Kinh tế Huế 85 3.2.7. Giải pháp về chính sách xúc tiến 85 3.2.8. Nhóm giải pháp về sản phẩm 86 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 1. Kết luận 87 2. Kiến nghị 88 2.1. Đối với Tỉnh 88 v SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  8. Khóa luận tốt nghiệp 2.2 Đối với công ty TNHH TM Quang Thiện Huế 89 DANH MỤC THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 91 Trường Đại học Kinh tế Huế vi SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  9. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TM : Thương mại DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu LN : Lợi nhuận NCC : Nhà cung cấp HĐKD : Hoạt động kinh doanh NLCT : Năng lực cạnh tranh KH : Khách hàng VLXD : Vật liệu xây dựng VN : Việt Nam DNTN : Doanh nghiệp tư nhân MTV : Một thành viên Trường Đại học Kinh tế Huế vii SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  10. Khóa luận tốt nghiệp DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1 Quy trình nghiên cứu 6 Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 37 Sơ đồ 1.1 Hệ thống phân phối trong các doanh nghiệp 26 Sơ đồ 1.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh 30 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 46 Bảng 2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Thương Mại Quang Thiện giai đoạn 2017 – 2019 48 Bảng 2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh năm 2017 – 2019 49 Bảng 2.3 Tình hình lao động Công ty TNHH TM Quang Thiện 2017 - 2019 50 Bảng 2.4 Đặc điểm cơ cấu mẫu điều tra 55 Bảng 2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập 58 Bảng 2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến phụ thuộc 59 Bảng 2.7 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập 59 Bảng 2.8 Rút trích nhân tố biến độc lập 61 Bảng 2.9 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc 62 Bảng 2.10 Rút trích nhân tố biến phụ thuộc 63 Bảng 2.11 Phân tích tương quan Pearson 63 Bảng 2.12 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 65 Bảng 2.13 Kiểm định ANOVA 65 Bảng 2.14 Hệ số phân tích hồi quy 66 Bảng 2.15 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Giá cả 69 Bảng 2.16 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Sản phẩm 70 Bảng 2.17Trường Đánh giá của khách Đại hàng đhọcối với nhóm Kinh Uy tín thương tế hi ệuHuế 72 Bảng 2.18 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Đội ngũ nhân viên 73 Bảng 2.19 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Hệ thống phân phối 74 Bảng 2.20 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lực cạnh tranh 75 Bảng 2.21 Ma trận SWOT của công ty 76 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hoá 68 viii SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  11. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cạnh tranh là một trong các quy luật của nền kinh tế thị trường, không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung mà đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo ra sức ép hoặc kích thích sự ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hóa. Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào kinh doanh, qua đó nâng cao khả năng sản xuất của toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp phải đứng trước một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, ở đó những doanh nghiệp nào có những chiến lược kinh doanh phù hợp thì sẽ tồn tại. Ngược lại những doanh nghiệp nào không thích ứng trước những yêu cầu của thị trường sẽ bị đào thải. Trong điều kiện có cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp trong bước đường đi lên của mình cần có những lộ trình cụ thể, để ra các kế hoạch kinh doanh bài bản dựa trên những nguồn lực hiện có để nâng dần vị thế của mình trên thương trường, tạo được niềm tin trong lòng khách hàng để sản phẩm mà mình cung ứng thực sự có chỗ đứng trên thị trường. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bằng chứng là chúng ta dã gia nhập WTO và kí kết nhiều hiệp định thương mại quan trọng khác, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong nước bước vào sân chơi mới với nhiều cơ hội hơn về thị trường, tiếp cận được những phương thức quản lý, công nghệ mới có điều kiện để hợp tác với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh những thuận lợi thì các doanh nghiệp trong nước cũng gặp không ít khó khän mà khó khăn lớn nhất là cạnh tranh trongTrường điều kiện không Đại cân sức. học Tham gia Kinh vào nền kinh tế tế thếHuế giới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các tập doàn kinh tế với tiềm lực tài chính lớn và công nghệ hiện dại. Trước tình hình đó nếu các doanh nghiệp không tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh thì thất bại là điều khó tránh khỏi. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi một doanh nghiệp. Công ty TNHH Thương mại Quang Thiện là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh các mặt hàng trang trí nội ngoại thất. Từ khi thành lập đến 1 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  12. Khóa luận tốt nghiệp nay, công ty đã nhanh chóng bắt nhịp được bước tiến phát triển trong hoạt động kinh doanh của thị trường. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển bền vững công ty hiện nay đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn. Thời gian đầu công ty dã gặp không ít khó khăn nhưng với kiến thức, kinh nghiệm của Ban lãnh đạo công ty cùng với sự nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên, công ty đã dần thích ứng với thị trường, từng bước tạo lập và dần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, với mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước và nước ngoài, thì việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh của công ty để từ đó đưa ra các giải pháp dể giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trở nên hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện. Từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 2.2.1. Mục tiêu cụ thể - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của công ty TNHH TM Quang Thiện Huế - Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty và mức độ tác động như thế nào? - Công ty có những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức gì? - GiTrườngải pháp nào để nâng Đại cao năng học lực cạnh Kinhtranh của công tếty? Huế 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Công ty TNHH TM Quang Thiện. 2 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  13. Khóa luận tốt nghiệp - Về thời gian: tài liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi 03 năm từ 2017 đến năm 2019. Thời gian thực hiện đề tài là từ 30/12/2019 đến 19/4/2020. - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 4.1.1 Số liệu thứ cấp - Các số liệu cần thiết đối với đề tài được doanh nghiệp cung cấp như: tờ khai về tình hình tài sản và nguồn vốn, báo cáo tài chính, - Số liệu thu thập được từ giáo trình, internet, sách, báo, 4.1.2. Số liệu sơ cấp Nghiên cứu được tiến hành qua 2 cách: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng - Nghiên cứu định tính Dùng kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Áp dụng kỹ thuật Delphi để phỏng vấn các chuyên gia, cụ thể là giám đốc công ty, các giám đốc kinh doanh, các đại lý bán hàng. - Nghiên cứu định lượng Thực hiện bằng cách gửi bảng hỏi đến khách hàng, hướng dẫn để khách hàng điền vào bảng hỏi, sau đó thu lại và tiến hành phân tích. Việc điều tra bảng hỏi được thực hiện trong khoảng thời gian tháng 2 năm 2020. 4.1.3. QuyTrường mô mẫu, phƣơng Đại pháp chhọcọn mẫu Kinh tế Huế - Quy mô mẫu Với 20 biến quan sát được xây dựng đánh giá, để đảm bảo mức ý nghĩa có thể chấp nhận của biến, ta nhân 5 (theo Hachter (1994)) (Hair & ctg, 1998) được quy mô mẫu là 100. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro và sai sót trong quá trình điều tra nghiên cứu. Tôi quyết định chọn cỡ mẫu 120. - Phương pháp chọn mẫu 3 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  14. Khóa luận tốt nghiệp Tổng thể mẫu là toàn bộ khách hàng đang sử dụng sản phẩm của công ty trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế và sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất kiểu thuận lợi. Vì phương pháp này dễ tiếp cận được khách hàng, hơn nữa do điều kiện thời gian nghiên cứu hạn hẹp. 4.1.4. Xây dựng thang đo Sử dụng thang đo Likert (từ 1 đến 5 theo cấp độ tăng dần) để lượng hóa mức độ đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty trong lĩnh vực phân phối gạch men. 4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu Để phân tích dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tôi lấy dữ liệu từ kết quả khảo sát khách hàng bằng bảng hỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành nghiên cứu. Sử dụng phần mềm SPSS để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty. Các thang đo được kiểm định thông qua hệ số tin cậy Crobach’ Alpha, qua phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm tra độ tin cậy của các thang đo và hồi quy tuyến tính. 4.2.1. Kiểm định thang đo Crobach’ Alpha Vì sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nên trước khi đi vào phân tích, hồi quy, kiểm định thì phải sử dụng thang đo Crobach’ Alpha để kiểm tra độ tin cậy. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Dữ liệu sau khi được thu thập từ khách hàng bằng bảng hỏi được tiến hành kiểm tra và loTrườngại bỏ những bảng hỏiĐại không họcđạt yêu cầu,Kinh sau đó tiến tế hành Huế nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS 22.0. 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Sau khi sử dụng thang đo Crobach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy, tiếp đó tiến hành phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, đây là hai loại giá trị quan trọng của thang đo. EFA là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn 4 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  15. Khóa luận tốt nghiệp nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair et al. 2009). Mục tiêu của EFA là xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến một tập các biến đo lường và cường độ về mối quan hệ giữa mỗi nhân tố với từng biến đo lường. Kiểm định KMO & Bartlett’s Test có mức ý nghĩa sig. = 0,5 đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố. Giá trị Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với biến thiên toàn bộ những nhân tố. Giữ lại những nhân tố có Eigenvalue > 1 để phân tích vì Eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc. Loại bỏ những nhân tố có Eigenvalue < 1. 4.2.3. Phân tích hồi quy Mô hình hồi quy xây dựng có hệ số R bình phương hiệu chỉnh lớn hơn 50% cho biết trong mô hình này các biến độc lập giải thích được bao nhiêu sự thay đổi của biến phụ thuộc. Kiểm định F sử dụng trong phân tích ANOVA là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, giá trị Sig. < 0,05 (Sig. = 0.000) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể. Trường Đại học Kinh tế Huế 5 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  16. Khóa luận tốt nghiệp 5. Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Xây dựng đề cương nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi Điều tra thử bằng bảng hỏi Điều tra chính thức Xử lý và phân tích số liệu thu thập được Kết luận và đề xuất các giải pháp Hoàn thành nội dung đề tài dựa trên đề cương đã xây dựng Viết báo cáo Hình 1 Quy trình nghiên cứu 6. Bố cục đề tài Đề tài nghiên cứu kết cấu gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự cần thiết củaTrường nâng cao năng lực Đạicạnh tranh học của các doanhKinh nghiệp tế Huế Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty Chương 3: Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Phần III: Kết luận và kiến nghị 6 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  17. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi nghành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia vv điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân vv Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ". Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa K. Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận. TheoTrường từ điển kinh doanh Đại (xuất bảnhọc năm 1992 Kinh ở Anh) th ìtế cạnh Huếtranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là " Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình. Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất. 7 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  18. Khóa luận tốt nghiệp Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán việt giải thích: "Cạnh tranh là ganh đua hơn thua" Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó. Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian. Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các điểm hội tụ chung sau đây: Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau: phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt. Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh là bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận. Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình. Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranhTrường phải tuân thủ. CácĐại ràng bu họcộc này trong Kinh cạnh tranh tế kinh Huế tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường. Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua. Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng không 8 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  19. Khóa luận tốt nghiệp gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng (một nước, giữa các nứơc) 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp, mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới. 1.1.3. Các loại hình cạnh tranh Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại. * Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại. - CTrườngạnh tranh giữa ng ưĐạiời mua v àhọc người bán: Kinh Người bán tếmuốn Huế bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá mà họ cần. 9 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  20. Khóa luận tốt nghiệp - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn. * Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển. - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phân bố vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. * Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại: - Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. - Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyTrườngến mại, cung cấp dịchĐại vụ, ưuhọc đãi giá cKinhả, đây là loại tếhình cHuếạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. - Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. * Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành: 10 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  21. Khóa luận tốt nghiệp - Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. - Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế buôn lậu, khủng bố vv ) 1.1.4. Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ. Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hTrườngội. Nó làm thay đ ổiĐại cấu trúc xhọcã hội trên Kinhphương diện tếsở hữu Huế của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước. Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn 11 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  22. Khóa luận tốt nghiệp thuế, tung tin phá hoại, ) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội. 1.1.5. Các yếu tố chủ yếu cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Thứ nhất đó là trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng như ISO 9000, ISO 1400. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi. - Thứ hai là yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn và trình độ khoa học công nghệ Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kĩ thuật của sản phảm, mẫu mã, chất lượng và từ đó uy tín, danhTrường tiếng của sản phẩm Đại sẽ ngày họccàng tăng, Kinh doanh nghi ệptế sẽ tạoHuếđược vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững. Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát 12 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  23. Khóa luận tốt nghiệp triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn. Một nguồn lực nữa thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là trình độ công nghệ. Công nghệ là phương pháp là bí mật, là công thức tạo ra sản phẩm. Để có năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phải được trang bị bằng công nghệ hiện đại. Công nghệ hiện đại là công nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩm ngắn, tiêu hao năng lượng và nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao, chất lượng sản phẩm tốt, ít gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm, do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm tăng. Doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp, nắm bắt được chu kì sống của công nghệ, thời gian hoàn vốn của công nghệ phải ngắn, đào tạo đội ngũ nhân viên có đủ trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ nhằm phát huy tối đa năng suất thiết kế của công nghệ. Về công nghệ, nếu doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết riêng thì thị trường sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có tính độc quyền hợp pháp. Do đó, năng lực nghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp đều có xuTrường hướng thành lập Đạicác phòng học thí nghi ệm,Kinh nghiên cứu tế ngay Huế tại doanh nghiệp; đề ra các chính sách hấp dẫn để thu hút người tài làm việc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho từng người lao động phát huy sáng kiến cá nhân trong công việc của họ. - Yếu tố thứ ba cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực cạnh tranh của sản phẩm 13 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  24. Khóa luận tốt nghiệp Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó bán được nhiều và nhanh chóng trên thị trường có sản phẩm tương tự. Nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: chất lượng, giá cả sản phẩm, thời gian cung cấp, dịch vụ đi kèm, điều kiện mua bán, danh tiếng và uy tín Khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần nhận định đầy đủ về các mức độ của sản phẩm. Mức cơ bản nhất là lợi ích cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua. Doanh nghiệp phải biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung. Ở mức độ tiếp theo, doanh nghiệp chuẩn bị một sản phẩm mong đợi, tức là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó. Sau đó doanh nghiệp chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện thêm với những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. - Yếu tố thứ tư là khả năng liên kết vả hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường. Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắmTrường được thì nó sẽ trở Đại thành nguy học cơ với doanhKinhnghiệp. tế Huế - Yếu tố thứ năm là năng suất sản xuất kinh doanh Năng suất có liên quan đến việc sử dụng toàn bộ tài nguyên không chỉ bao gồm vấn đề chất lượng, chi phí giao hàng mà còn bao gồm cả những vấn đề rộng hơn như là vấn đề môi trường, xã hội - Yếu tố thứ sáu là uy tín thương hiệu của doanh nghiệp 14 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  25. Khóa luận tốt nghiệp Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp được hình thành trong cả một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu và chiến lược đúng đắn. Thương hiệu trước hết được xây dựng bằng con đường chất lượng: chất lượng của hệ thống quản lý, của từng con người trong doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất cung cấp cho thị trường. Thương hiệu của doanh nghiệp còn được xây dựng bằng sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, của các dịch vụ đi kèm với sản phẩm, của hoạt động Marketing và quảng cáo trung thực. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp gia tăng. Nhưng đánh giá thương hiệu không chỉ ở số lượng các thương hiệu mạnh doanh nghiệp đang có mà quan trọng phải đánh giá được khả năng phát triển của thương hiệu. Khả năng đó cho thấy sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Các chỉ tiêu như chi phí cho hoạt động phát triển thương hiệu, số lượng thương hiệu mạnh hiện có, mức độ nổi tiếng và được ưa chuộng của thương hiệu so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng để phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.6.1. Các yếu tố bên ngoài Môi trƣờng vĩ mô Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất luôn chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngoài. Để doanh nghiệp hoạt động được trên thị trường, việc phân tích các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. MôiTrường trƣờng chính trị Đại- pháp lu họcật Kinh tế Huế Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ của doanh nghiệp để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh trên 15 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  26. Khóa luận tốt nghiệp các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế. Yếu tố chính trị là yếu tố rất phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể yếu tố này sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Các nhà quản trị chiến lược muốn phát triển thị trường cần phải nhạy cảm với tình hình chính trị ở mỗi khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới để có các quyết định chiến lược thích hợp và kịp thời. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng của doanh nghiệp và sau cùng chính phủ là người cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp. Để tận dụng được các cơ hội và hạn chế các rủi ro, doanh nghiệp cần nắm chắc các chính sách mà chính phủ ban hành để có bước đi phù hợp nhất. Môi trƣờng kinh tế Đây là yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp. Sự tác động củaTrường môi trường này làĐại trực tiếp họchơn so v ớiKinh các yếu tố kháctế c ủaHuế môi trường tổng quát. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhưng các yếu tố sau đây là có sự tác động mạnh mẽ nhất: - Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nền kinh tế khi ở giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, sản xuất và tăng nguồn doanh thu và ngược lại, khi nền khi 16 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  27. Khóa luận tốt nghiệp tế có tốc độ tăng trưởng sa sút thì dẫn đến nhiều rủi ro thách thức cho các doanh nghiệp. Thường trong giai đoạn này sẽ có chiến tranh giá cả trong ngành. - Lãi suất và xu hướng lãi suất của nền kinh tế Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế ảnh hưởng đến tiết kiệm, khả năng chi tiêu và đầu tư, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Lãi suất tăng làm cho các doanh nghiệp hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, mở rộng nhà xưởng điều này dẫn đến doanh thu sụt giảm. Bên cạnh đó, khi lãi suất tăng, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Điều đó dẫn đến mức chi cho tiêu dùng cũng bị sụt giảm. - Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái vừa có thể tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp cũng vừa có thể mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thông thường chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu có lợi cho nền kinh tế. - Lạm phát Lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng cần xem xét và phân tích. Lạm phát cao hay thấp đều có sự ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư của nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo những rủi ro lớn cho đầu tư của doanh nghiệp, sức mua của nền kinh tế cũng giảm sút và làm cho nền kinh tế đình trệ, sa sút. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng. - Hệ thống thuế và mức thuế Các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các ngành được cụ thể hoá thông qua luật thuế.Trường Sự thay đổi của hệĐại thống thuế học hoặc mức Kinh thuế có thể tếtạo ra Huếnhững cơ hội hoặc nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp thay đổi. Môi trƣờng văn hóa xã hội Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ 17 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  28. Khóa luận tốt nghiệp mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường rất rộng: "nó xác định cách thức người ta sống làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ". Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; Những phong tục, tập quán, truyền thống ; Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội Bên cạnh đó dân số cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế. Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trƣờng khoa học công nghệ Đây là một trong những yếu tố năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa tới các doanh nghiệp. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các thiết bị hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thập và xử lý thông tin về các đối thủ cạnh tranh và thị trường. Bên cạnh đó, ngày nay khi công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất lượng sản phẩm thì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mới có sức cạnh tranh trên thị trường. Sự ra đời của các phát minh mới tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới nhưng cũng là đe dọa đối với các doanh nghiệp. Họ phải khôngTrường ngừng đổi mới Đạisản phẩm học của mình Kinhđể tránh sản tếphẩm Huế không trở nên lạc hậu lỗi thời. Môi trƣờng tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên; đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí, Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu 18 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  29. Khóa luận tốt nghiệp tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, nhân loại đang chứng kiến sự xuống cấp nghiêm trọng của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là: Sự ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng tăng; Sự cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên và năng lượng; Sự mất cân bằng về môi trường sinh thái Những cái giá mà con người phải trả do sự xuống cấp của môi trường tự nhiên là vô cùng to lớn, khó mà tính hết được. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm. Ở Tây Âu, các đảng "xanh" đã gây sức ép rất mạnh đòi phải có những hành động chung làm giảm ô nhiễm trong công nghiệp. Môi trƣờng vi mô Các đối thủ cạnh tranh hiện tại Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là những công ty, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong một ngành nhất định, những công ty, doanh nghiệp này đã vượt qua những rào cản để xâm nhập vào ngành hoặc những hãng muốn rút lui nhưng chưa có cơ hội. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành quyết định mức độ và tính chất tranh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo có thể có được mức lợi nhuận cao nhất. Chúng ta có thể đánhTrường giá sức cạnh tranh Đạihàng hóa họccủa doanh Kinh nghiệp qua đốitế thủ Huếcạnh tranh hiện tại bằng cách so sánh tương quan giữa doanh nghiệp ta và đối thủ hiện tại về thị phần hàng hóa chiếm lĩnh hiện tại, về môi trường sản xuất, về tiềm năng Nếu mọi yếu tố trên mà đối thủ cạnh tranh hiện tại tốt hơn thì sản phẩm của doanh nghiệp kém sức cạnh tranh hơn và ngược lại Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác mục đích tương lai, các nhận định, các tiềm năng và chiến lược hiện tại của những 19 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  30. Khóa luận tốt nghiệp đối thủ cạnh tranh hiện tại, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh hiện tại chính là cơ sở đánh giá được sức cạnh tranh của mình trên thị trường để xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Khi một ngành có sự tăng thêm về số lượng các đối thủ cạnh tranh mới thì hệ quả có thể là tỷ suất lợi nhuận bị giảm và tăng thêm mức độ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường sau, nên họ có khả năng ứng dụng những thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh mới trong ngành thường thông qua việc mua lại các doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng đang có ý định rút lui khỏi ngành. Không phải bao giờ cũng gặp phải các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, nhưng khi đối thủ mới xuất hiện thì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần tự tạo một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ mới. Những hàng rào này là lợi thế sản xuất theo quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế xâm nhập các kênh tiêu thụ Các nhà cung ứng Các nhà cung ứng bao gồm các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động của một công ty, như các nhà cung cấp vốn, nguyên liệu Các nhà cung ứng có thể gây áp lực khá mạnh tới hoạt động của công ty. Cho nên, việc phân tích và tìm hiểu các nhà cung ứng là vấn đề quan trọng trong quá trình phân tích cạnh tranh. Khách hàng Là đối tượng chính của hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh thì họ càng nhận được sự ủng hộ và trung thànhTrường từ phía khách hàng.Đại học Kinh tế Huế Về mặt lý thuyết, lợi ích của khách hàng và của nhà sản xuất thường mâu thuẫn với nhau. Khách hàng mong muốn có được những chủng loại hàng hóa và dịch vụ với chất lượng tốt nhất và giá cả thấp nhất. Còn nhà sản xuất lại mong muốn khách hàng trả cho hàng hóa của họ mức giá cao. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì vai trò của khách hàng càng trở nên quan trọng và cần được ưu tiên hơn. Một doanh nghiệp không thể thỏa mãn được tất cả nhu 20 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  31. Khóa luận tốt nghiệp cầu của các loại khách hàng cho nên nhất thiết các doanh nghiệp phải phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau. Trên cơ sở đó mới tiến hành phân tích và đưa ra các chính sách thích hợp để thu hút ngày càng nhiều khách hành về phía mình. e. Sản phẩm thay thế Sức ép do xuất hiện sản phẩm thay thế làm hạn chế lợi nhuận tiềm năng của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại ở các thị trường nhỏ bé. Vì vậy, các hãng không ngừng nghiên cứu và tung ra các mặt hàng thay thế. Muốn đạt thành công thì phải luôn cập nhật các công nghệ mới của nhân loại vào sản xuất và hoạt động kinh doanh. 1.1.6.2. Các yếu tố bên trong Nguồn lực tài chính Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực tài chính để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nguồn lực tài chính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân. Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa đổi mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm; có khả năng thực hiện tốt công tác bán hàng và dịch vụ sau bán tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củaTrườngdoanh nghiệp và sảnĐạiphẩm. Mhọcột nguồn Kinhnhân lực kém tếkhông Huế đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chia thành hai cấp. Đội ngũ quản lý: gồm ban lãnh đạo và đội ngũ trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển sản phẩm trong tương lai. Nếu họ là những người có kinh nghiệm, có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các quyết định đúng đắn thì doanh nghiệp đó sẽ có những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. 21 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  32. Khóa luận tốt nghiệp Đội ngũ trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh: đội ngũ này chi phối trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, trình độ tay nghề, kỷ luật lao động, ý thức trách nhiệm, sự sáng tạo của họ .Các yếu tố này kết hợp với yếu tố khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm góp phần quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nguồn lực vật chất Nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh .Mỗi doanh nghiệp có đặc trưng về nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó việc phân tích, đánh giá đúng nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu được các nguồn lực tiềm tàng, những hạn chế để có các quyết định quản trị sát với thực tế: khai thác tối đa các nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có, lựa chọn và huy động các nguồn lực bên ngoài khi thật sự có nhu cầu, lựa chọn các đối tượng hợp tác nhằm tăng quy mô nguồn lực, cơ sở vật chất, thực hiện dự trữ một tỷ lệ nhất định đề phòng rủi ro và đương đầu với các đối thủ trong nước và ngoài nước. Nguồn lực quản trị và điều hành Năng lực quản trị của nhà lãnh đạo của một doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Nhà quản trị có biết nhìn xa trông rộng, nắm bắt kịp thời các xu hướng, các ưu thế của thị trường mà doanh nghiệp mình có thể nắm bắt. Kịp thời đưa ra các chiến lược, phương án đối phó với thị trường. Nhà quản trị phải biết dung hòa tất cả các yếu tố lại với nhau, biết nắm bắt tâm lý của người lao động, tạoTrường động lực cho họ phátĐại triển, họcgắn bó lâu Kinh dài với doanh tế nghiệp Huế mình. Giúp họ phát huy tối đa nguồn lực cả cá nhân, đồng thời nhà quản trị cũng phải biết cách tập hợp những cá nhân lại thành từng nhóm hỗ trợ công việc với nhau. Phát huy tinh thần làm việc nhóm để đạt được năng suất tối đa đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp khác nhau về con người, trình độ kỹthuật, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, 22 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  33. Khóa luận tốt nghiệp quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, văn hóa xã hội, chính sự khác nhau đó tạo ra một môi trường làm việc đa dạng phức tạp. Bên cạnh đó với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn tìm tòi cái mới, sáng tạo phù hợp với thị trường thực tế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nền văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy mọi người làm việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Mặt khác, xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn là một yêu cầu tất yếu của chính sự phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh thương hiệu sẽ góp phần quảng bá doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Máy móc và công nghệ Tình trạng máy móc và công nghệ ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, giá thành và giá bán sản phẩm. Có thể khẳng định một doanh nghiệp với trang bị máy móc hiện đại tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ cho ra đời sản phẩm có chất lượng cao, hạ giá thành từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống phân phối của doanh nghiệp Hệ thống phân phối chính là những nơi để khách hàng có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì thế, một doanh nghiệp có mạng lưới hệ thống phân phối rộng khắp thì sẽ đưa sản phẩm của doanh nghiệp mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp nếu được thực hiện một cách hợp lý thì nó sẽ là phương tiện giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. NăngTrường lực marketing Đại học Kinh tế Huế Hệ thống bán hàng và các hoạt động Marketing đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Sức mạnh cạnh tranh được tạo ra bởi hoạt động marketing và bán hàng hết sức to lớn. Chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng góp phần không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nó xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, giữ chân khách hàng trung thành với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Để 23 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  34. Khóa luận tốt nghiệp đánh giá năng lực Marketing của doanh nghiệp cần phải đánh giá hệ thống phân phối của doanh nghiệp, các chính sách về giá, chiết khấu, khuyến mãi, các chính sách chăm sóc khách hàng. 1.1.7. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.7.1. Giá cả Giá cả là phạm trù của kinh tế hàng hoá thị trường. Giá cả là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh giữa các chủ thể trên thị trường. Là sự biểu hiện bằng tiền của giá sản phẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thông qua sự trao đổi giữa các sản phẩm đó trên thị trường, giá cả phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Các yếu tố kiểm soát được: chi phí bán hàng, chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí yểm trợ và tiếp xúc bán hàng - Các yếu tố không thể kiểm soát được: là quan hệ cung cầu trên thị trường, cạnh tranh trên thị trường, sự điều tiết của nhà nước, các chính sách điều chỉnh giá của chính phủ. Trong doanh nghiệp chiến lược giá cả là thành viên thực sự của chiến lược sản phẩm và cả hai chiến lược này lại phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược giá cả là việc định giá, định giá là việc ấn định có hệ thống giá cả cho đúng với hàng hoá hay dịch vụ bán cho khách hàng. Việc định giá này căn cứ vào các mặt sau: - Lượng cầu đối với sản phẩm : Doanh nghiệp cần tính toán nhiều phương án giá ứng với mỗi loại giá là một lượng cầu. Từ đó chọn ra phương án có nhiều lợi nhuận nhất, có tính khả thi nhất. - Chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm: giá bán là tổng giá thành và lợi nhuận mụcTrường tiêu cần có những Đại biện pháp học để giảm Kinh giá thành sản tế phẩm. Huế Tuy nhiên không phải bao giờ giá bán cũng cao hơn giá thành, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy doanh nghiệp cần nhận dạng đúng thị trường cạnh tranh để từ đó đưa ra các định hướng giá cho phù hợp với thị trường. 1.1.7.2. Các chính sách để định giá - Chính sách giá thấp: Là chính sách định giá thấp hơn thị trường để thu hút khách hàng về phía mình. Chính sách này buộc doanh nghiệp phải có tiềm lực vốn, 24 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  35. Khóa luận tốt nghiệp phải tính toán chắc chắn mọi tình huống rủi ro nguy cơ có thể xảy ra đối với doanh nghiệp khi áp dụng chính sách giá này. - Chính sách giá cao: Là chính sách định giá cao hơn giá thị trường hàng hoá. Chính sách này áp dụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm độc quyền hay dịch vụ độc quyền không bị cạnh tranh. - Chính sách giá phân biệt: Nếu các đối thủ cạnh tranh chưa có mức giá phân biệt thì cũng là một thứ vũ khí cạnh tranh không kém phần lợi hại của doanh nghiệp. Chính sách giá phân biệt của doanh nghiệp được thể hiện là với cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều mức giá khác nhau và mức giá đó được phân biệt theo các tiêu thức khác nhau. - Chính sách phá giá: Giá bán thấp hơn giá thị trường thậm chí thấp hơn giá thành. Doanh nghiệp dùng vũ khí giá làm công cụ cạnh tranh để đánh bại đối thủ ra khỏi thị trường. Nhưng bên cạnh vũ khí này doanh nghiệp phải mạnh về tiềm lực tài chính, về khoa học công nghệ, và uy tín của sản phẩm trên thị trường. Việc bán phá giá chỉ nên thực hiện trong một thời gian nhất định mà chỉ có thể loại bỏ được đổi thủ nhỏ mà khó loại bỏ được đối thủ lớn. 1.1.7.3. Chất lƣợng và đặc tính sản phẩm Nếu lựa chọn sản phẩm là công cụ cạnh tranh thì phải tập trung vào giải quyết toàn bộ chiến lược sản phẩm, làm cho sản phẩm thích ứng nhanh chóng với thị trường. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trên thị Trườngtrường bởi nó biểu hiệnĐại sự thoả học mãn nhu Kinh cầu khách h àngtế của Huế sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày càng cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu ngày càng lớn dần đến sự thích thú tiêu dùng sản phẩm ở khách hàng tăng lên, do đó làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều khi chất lượng quá cao cũng không thu hút được khách hàng vì khách hàng sẽ nghĩ rằng những sản phẩm có chất lượng cao luôn đi kèm với giá cao. Khi đó, họ cho rằng họ không có đủ khả năng để tiêu dùng những sản phẩm này 25 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  36. Khóa luận tốt nghiệp Nói tóm lại muốn sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được trên thị trường thì doanh nghiệp phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt. 1.1.7.4. Hệ thống kênh phân phối Trước hết để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chọn các kênh phân phối, lựa chọn thị trường, nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệu quả cao. Chính sách phân phối sản phẩm đạt được các mục tiêu giải phóng nhanh chóng lượng hàng tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy sản xuất nhờ vậy tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp được chia thành 5 loại sau: - Nhà sản xuất Người tiêu dùng. - Nhà sản xuất Nhà bán lẻ Người tiêu dùng. - Nhà sản xuất Đại lý Bán lẻ Người tiêu dùng. - Nhà sản xuất Nhà buôn sỉ Bán lẻ Người tiêu dùng. Sơ đồ 1.1 Hệ thống phân phối trong các doanh nghiệp Theo sự tác động của thị trường, tuỳ theo nhu cầu của người mua và người bán, tuỳ theo tính chất của hàng hoá và quy mô của các doanh nghiệp theo các kênh mà có thể sử dụng thêm vai trò của người môi giới. Bên cạnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán hàng để thu hút khách hàng. Nhưng nhìn chung việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên đặc điểm sảnTrường xuất kinh doanh củaĐại doanh họcnghiệp cũng Kinh như đặc điểmtế kinhHuế tế kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa cần tiêu thụ. Đồng thời, việc lựa chọn kênh phân phối cũng như lựa chọn trên đặc điểm thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình và hệ thống giao thông của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân tích các đặc điểm trên các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một thệ thống kênh phân phối hợp lý, đạt hiệu quả cao. (Theo Thư viện học mở Việt Nam) 26 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  37. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.7.5. Các công cụ cạnh tranh khác Dịch vụ sau bán hàng Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không dừng lại sau lúc bán hàng thu tiền của khách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng đối với người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải làm tốt các dịch vụ sau bán hàng. Nội dung của hoạt động dịch vụ sau bán hàng: - Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hoặc đổi lại hàng nếu như sản phẩm không theo đúng yêu cầu ban đầu của khách hàng - Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định Qua các dịch vụ sau bán hàng, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không. Cạnh tranh bằng các hình thức xúc tiến bán hỗn hợp Để đẩy mạnh mức độ tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ của mình, các doanh nghiệp cần có các hình thức xúc tiến bán hàng. Sự cạnh tranh trong các hình thức như: quà tặng, khuyến mại, truyền thông, hội nghị khách hàng của các doanh nghiệp sẽ đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn cũng như sự phục vụ chu đáo, nhiệt tình. Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua xúc tiến, các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng của mình, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Phƣơng thức thanh toán Đây cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng, phương thức thanhTrường toán gọn nhẹ, r ưĐạiờm rà hay học nhanh ch ậmKinh sẽ ảnh hư ởngtế đến Huế công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như: - Đối với khách hàng ở xa thì có thể trả tiền hàng qua ngân hàng, vừa nhanh vừa đảm bảo an toàn cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp. 27 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  38. Khóa luận tốt nghiệp - Với một số trường hợp đặc biệt, các khách hàng có uy tín với doanh nghiệp hoặc khách hàng là người mua sản phẩm thường xuyên của doanh nghiệp thì có thể cho khách hàng trả chậm tiền hàng sau một thời gian nhất định. - Giảm giá đối với khách hàng thanh toán tiền ngay hoặc mua với số lượng lớn. Yếu tố thời gian Những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi nhanh cách nghĩ, cách làm việc của con người, tạo thời cơ cho mỗi người, mỗi đất nước tiến nhanh về phía trước. Đối với các doanh nghiệp yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh hiện đại là tốc độ chứ không phải là yếu tố cổ truyền như nguyên liệu lao động. Muốn chiến thắng trong công cuộc cách mạng này, các doanh nghiệp phải biết tổ chức nắm bắt thông tin nhanh chóng, phải chớp lấy thời cơ, lựa chọn mặt hàng theo yêu cầu, triển khai sản xuất, nhanh chóng tiêu thụ để thu hồi vốn nhanh trước khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc. 1.1.8. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.8.1. Thị phần Đây là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá NLCT. Thị phần là thị trường mà DN bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của DN được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng. NLCT cao nên DN hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường. Khi đó DN có sức ảnh hưởng trên thị trường tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 1.1.8.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh - Năng suất lao động của DN Năng suất lao dộng càng cao thì DN có NLCT càng cao so với các đối thủ cùng ngành. Có năng suất cao là nhờ tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng tối ưu các nguồn lực,Trường giảm tối đa các Đạiloại chi phí. học Chính vKinhì thế, năng suấttế là tiêuHuế chí quan trọng để xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của DN. Năng suất = Đầu ra (hàng hóa và dịch vụ)/Đầu vào (vốn, lao động, nguyên vật liệu, ) - Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu tạo nên NLCT cho sản phẩm, từ đó hình thành NLCT của DN. DN phải sản xuất, kinh doanh sản phẩm có 28 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  39. Khóa luận tốt nghiệp NLCT thì DN mới có thể nâng cao NLCT của mình và hoạt động tốt được. 1.1.8.3 Danh tiếng và thƣơng hiệu Uy tín, danh tiếng của DN được phản ánh chủ yếu ở văn hóa DN, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, Đối với những nhãn hiệu lâu đời, uy tín thì DN phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm. Tạo dựng được thương hiệu mạnh, DN sẽ tạo được sự chú ý, niềm tin cho khách hàng, từ đó khách hàng sẽ lựa chọn, sử dụng các sản phẩm của DN. 1.1.9. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Ở đâu có nền kinh tế thị trường thì ở đó có cạnh tranh kinh tế. Trong giai đoạn hiện tại do tác động của khoa học kỹ thuật, công nghệ, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều so với trước đây. Con người không chỉ cần có nhu cầu “ ăn no- mặc ấm” như trước kia mà còn cần “ ăn ngon- mặc đẹp”. Để đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó của khách hàng, doanh nghiệp phải không ngừng điều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, cạnh tranh rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường. Cạnh tranh sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và những điều kiện thuân lợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với người tiêu dùng nhất. Doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng thì ắt hẳn sẽ có chỗ đứng trên thị trường. Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển TrongTrường một nền kinh tếĐại mở như hihọcện nay, doanhKinh nghiệp cầntế phải Huế không ngừng nỗ lực để cải tiến mình nếu không muốn thụt lùi phía sau so với các đối thủ trong nước và ngoài nước. Quy luật của cạnh tranh là thúc đẩy sự phát triển sản xuất, phát triển hàng hóa. Khi hàng hóa sản xuất nhiều đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Do đó, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. 29 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  40. Khóa luận tốt nghiệp Cũng trong nền kinh tế này, khách hàng là người tự do lựa chọn nhà cung ứng và chính là những người quyết định doanh nghiệp có tồn tại hay không? Họ không tìm đến doanh nghiệp như trước đây nữa, mà ngược lại ở trong nên kinh tế thị trường, khách hàng chính là những thượng đế của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển thì phải tìm đến khách hàng, khai thác nhu cầu ở họ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại tiếp xúc với khách hàng một cách tối đa nhất, để khai thác những lợi thế cạnh tranh ở khách hàng. 1.1.10. Mô hình 5 áp lực canh tranh của Michael Porter CÁC ĐỐI THỦ TIỀM ẨN Nguy cơ của ngƣời mới nhập cuộc Quyền thƣơng lƣợng CÁC ĐỐI THỦ của nhà cung cấp CẠNH TRANH TRONG NHÀ CUNG NGÀNH KHÁCH HÀNG ỨNG Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Quyền thƣơng lƣợng của ngƣời mua Nguy cơ của sản phẩm và dịch vụ thay thế SẢN PHẨM Trường ĐạiTHAY học THẾ Kinh tế Huế Sơ đồ 1.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Áp lực từ các DN đang có trong ngành Đây có lẽ là áp lực cạnh tranh quan trọng nhất. Nó tuân theo các quy luật sau: - Khi số lượng đông và quy mô tương đương nhau thì áp lực cạnh tranh cao: Nếu như trong một ngành mà quy mô chênh lệch nhau nhiều thì thường có sự ổn định hơn. Doanh nghiệp nhỏ biết không thể cạnh tranh với DN lớn vì vậy họ chịu “an 30 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  41. Khóa luận tốt nghiệp phận” ở một góc thị trường nơi mà khách hàng có những đặc điểm riêng, nơi DN lớn không thèm dòm ngó tới. Nếu thị trường bao gồm toàn bộ các DN có quy mô tương đồng thì khách hàng là đồng nhất vì vậy KH có thể chạy từ DN này tới DN khác dẫn tới sự dành giật KH giữa các DN. - Tốc độ tăng trưởng của ngành cao thì áp lực cạnh tranh thấp: Tốc độ tăng trưởng ngành cao có nghĩa là cái bánh to ra với tốc độ cao. Lúc này DN chỉ cần chiếm lấy KH mới toanh đã đủ no rồi, họ không cần thiết phải tranh giành KH của nhau nữa. - Chi phí cố định và chi phí lưu kho trong ngành cao sẽ tạo áp lực cạnh tranh cao. Khi chi phí cố định cao DN sẽ phải sử dụng tối đa công suất của máy móc -> tạo ra nhiều sản phẩm trong khi chi phí lưu kho lại cao nên họ sẵn sàng giảm giá để bán được sản phẩm. - Sản phẩm trong ngành không có khác biệt hóa thì áp lực cao vì sẽ cạnh tranh bằng giá: Ví dụ giữa Coca và pepsi, khó ai phân biệt được sự khác biệt giữa hai loại đồ uống này. Khi vào quán, nếu gọi Coca không có thì ta gọi pepsi cũng chẳng sao. - Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng thấp thì áp lực cạnh tranh cao. Ví dụ nếu khách hàng của ta chẳng mất mát gì khi mua sản phẩm của công ty khác thay vì của ta thì áp lực cạnh tranh tất nhiên là cao. Nhưng nếu như việc chuyển đổi kèm theo nhiều chi phí rủi ro thì KH sẽ phải rất cân nhắc. - Ngành có năng lực sản xuất dư thừa thì áp lực cao. Ví dụ nếu như DN đang sản xuấr 100% công suất thì áp lực phải tìm khách hàng mới của họ sẽ không cao vì vậy lực cạnh tranh nên các DN khác sẽ không cao. - KhiTrường tính đa dạng chiếnĐại lược học kinh doanh Kinh trong ngành tế không Huế cao thì áp lực cao: Nếu như một ngành chỉ có thể cạnh tranh bằng giá thì đương nhiên là tất cả các DN muốn tồn tại phải theo hướng chiến lược này. - Rào cản rút lui khỏi ngành cao thì áp lực cao. Vì nếu như rào cản rút khỏi ngành dễ thì đối thủ của ta sẽ chuyển sang ngành khác nhanh hơn thay vì trối chết bằng mọi giá để không bị loại bỏ. Tại sao các DN trong ngành lại có thể gây áp lực? 31 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  42. Khóa luận tốt nghiệp Vì miếng bánh thì hữu hạn, khách hàng đã mua hàng từ đối thủ của bạn thì sẽ không mua hàng của bạn. Áp lực từ phía khách hàng - Khách hàng ít thì người bán phụ thuộc vào người mua. Khi người mua ít thì họ rất dễ cấu kết với nhau để càng tạo áp lực lên người bán. Nếu thị trường có trăm người bán mà chỉ có 1 người mua thì đương nhiên người mua có rất nhiều lựa chọn họ cố thể lấy giá anh A làm cơ sở để ép giá anh B. - Khi số lượng người mua lớn thì họ có thể tập trung lại để tạo ra sức mạnh đàm phán gây áp lực lên người bán. Thông thường những người mua nếu không mâu thuẫn về mặt lợi ích họ sẽ tập hợp lại trong các hiệp hội để có thể có một đơn hàng lớn đàm phán với nhà cung cấp. Siêu thị bản chất cũng là việc tập hợp nhiều người mua lại với nhau để có số lượng lớn đàm phán với các nhà cung cấp cho siêu thị. Khách hàng có thể gây áp lực? Khách hàng luôn muốn tối đa hóa lợi ích với chi phí thấp nhất. Họ luôn muốn sản phẩm/ dịch vụ ngày càng chất lượng hơn nhưng giá lại càng phải giảm đi. Họ luôn ý thức được lợi thế đàm phán của mình. Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế - Ngành nào có lợi nhuận cao thì mức độ hấp dẫn của ngành càng cao. Áp lực từ sản phẩm thay thế cao. - Ngành nào có nhiều sản phẩm thay thế, đặc biệt sản phẩm thay thế lại rẻ thì áp lực từ sản phẩm thay thế cao. Tại sao sản phẩm thay thế là có thể gây áp lực? Vì mục đích của việc mua hàng của khách hàng là để giải quyết một vấn đề nào đó của kháchTrường hàng. Một v ấnĐại đề có thể học có nhiều Kinh cách giải quyết tế khác Huế nhau tương ứng với nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Khi bạn khát bạn có thể uống coca, pepsi, nước lọc, trà đá, nước cam, bia, vì vậy sản phẩm thay thế của Coca-Cola không những là Pepsi mà còn là các đồ uống khác nữa. Khi thị phần các đồ uống khác tăng lên thì đương nhiên thị phần của Coca sẽ giảm đi vì một phần khách hàng đáng nhẽ mua coca thì họ lại dùng một sản phẩm khác thay thế. 32 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  43. Khóa luận tốt nghiệp Áp lực của các nhà cung cấp - Khi số nhà cung cấp ít, sản phẩm thay thế lại không có nhiều thì áp lực từ NCC cao. Hầu hết các hàng hóa trên thị trường đều cấu thành từ nhiều thành phần từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Đơn cử như một gói mỳ tôm, ít nhất thì cũng phải có nhà cung cấp bao bì, khoai tây, gia vị, Cái điện thoại iphone cũng có nhà cung cấp vi mạch, chip xử lý, màn hình, vỏ, Nếu như một thành phần nào đó chỉ có một nhà cung cấp duy nhất có thể cung cấp thì áp lực của NCC đó sẽ cao. (áp lực tăng giá, giảm chất lượng, nới rộng tiến độ cung cấp, thanh toán trước, ) - Khi sản phẩm của NCC có đặc tính khác biệt được khách hàng đánh giá cao thì DN khó chuyển đổi sản phẩm vì vậy áp lực cao. Ví dụ như bạn có một cửa hàng cafe, mỗi quán cafe thường có một thức uống đặc biệt nào đó để lôi cuốn KH. Thức uống đó có nguyên liệu được cung cấp bởi chỉ một nhà cung cấp sẽ khác với 10 nhà cung cấp. - Khi số lượng mua của DN chiếm tỷ trọng nhỏ thì áp lực cao. Khi lượng mua thấp thì thế đàm phán của DN rất thấp, NCC sẵn sàng hy sinh bạn. Ví dụ như tivi samsung có thể phân phối ra thị trường thông qua Pico, Topcare, Trần Anh, .Mỗi một siêu thị này không phải được nhận một cơ chế như nhau từ Samsung. Nếu siêu thị có lượng bán ra thấp thì khó đàm phán hơn so với một siêu thị có lượng bán ra cao. – DN chịu chi phí cao thì áp lực từ nhà cung cấp cao vì việc chuyển đổi sản phẩm có thể làm tăng chi phí. – Khi nhà cung cấp có tham vọng hội nhập về phía trước thì áp lực cao. Ví dụ nếu bạn là công ty độc quyền phân phối một sản phẩm X nào đó, nếu thấy ngon ăn nhà sản xuất có thể mở văn phòng đại diện và dần thay bạn phân phối sản phẩm X. TạiTrườngsao nhà cung cấp tưĐạiởng như làhọc cùng hội Kinhcùng thuyền vớitế ta lạiHuếgây áp lực lên ta? Vì nhà cung cấp cũng là DN, mục tiêu của họ giống như bạn có nghĩa là lợi nhuận tối đa trong một thời gian dài. Họ sẽ muốn bán đắt, cung cấp hàng sản phẩm/dịch vụ bị cắt xén để có chi phí thấp. Mặt khác khi họ trao cho bạn cơ hội bán hàng họ sẽ không thể hay gặp khó khăn khi trao cho DN khác. Với mong muốn tối đa hóa lợi ích, họ có thể bỏ bạn cho dù bạn có làm thị trường giúp họ tốt tới mấy. 33 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  44. Khóa luận tốt nghiệp Nguy cơ thâm nhập của các đối thủ tiềm năng - Khi quy mô sản xuất trong ngành lớn thì nguy cơ thâm nhập của đối thủ thấp và ngược lại. Ví dụ để có thể đạt được lợi nhuận DN đòi hỏi phải sản xuất ở số lượng 1 triệu SP. DN mới gia nhập phải sx tối thiểu ở sản lượng này mới có thể có lãi. - Sản phẩm trong ngành có mức độ khác biệt hóa cao thì nguy cơ thâm nhập thấp. Nguyên nhân thông thường là khách hàng có mức độ trung thành cao với các sự khác biệt. DN rất khó khăn để tìm ra phân khúc của riêng mình khi mà khách hàng đang rất trung thành với các phân khúc của họ. - Đòi hỏi vốn cao khi gia nhập thì nguy cơ thâm nhập thấp và ngược lại. Ví dụ nếu bạn định xây dựng chung cư để bán thì quả không dễ vì vốn cần có quá nhiều. - Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng cao thì áp lực thấp. Để cướp khách hàng trong ngành, DN muốn thâm nhập sẽ phải vượt qua được chi phí thay đổi nhà cung cấp. - Khả năng tiếp cận kênh phân phối khó khăn thì áp lực thấp. Dù gì DN cũng sẽ phải bán hàng qua kênh phân phối nếu không muốn tự mình làm luôn chức năng của kênh phân phối. - Bất lợi về chi phí không có liên quan tới quy mô thì áp lực thấp. Tại sao đối thủ tiềm năng có thể gây áp lực? Các ngành trong nền kinh tế không độc lập hoàn toàn với nhau. Việc sản xuất, kinh doanh trong các ngành có các điểm chung. Với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, các DN đều có tham vọng bành trướng sang các ngành mà họ thấy tiền ở đó. Mặt khác, khi ngành của họ đang kinh doanh bị thu hẹp, họ sẽ tìm kiếm ngành thay thế. Nếu ngành bạn đang kinh doanh có rào cản gia nhập thấp thì họ sẽ nhẩy vào tranh miTrườngếng bánh mà bạn đang Đại ăn, khiến học thị phần Kinh của bạn bị giảmtế sút.Huế 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thị trƣởng ngành kinh doanh vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng tại Việt Nam Các chuyên gia đánh giá, theo đà tăng trường của thị trường bất động sản. Theo đó, ngành vật liệu xây dựng nước ta đã đủ sức để cạnh tranh với thị trường nhập khẩu và vươn ra thế giới về cả sản lượng, mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Dự báo trong 34 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  45. Khóa luận tốt nghiệp thời gian tới, vật liệu xanh sẽ lên ngôi và thu hút các nhà đầu tư có xu hướng phát triển công trình xanh. Đánh giá về tình hình hình sản xuất tiêu thụ vật liệu xây dựng, ông Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) chia sẻ, ngành sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục có sự phát triển, tất cả các chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu cơ bản đã thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước; đồng thời một số sản phẩm vật liệu xây dựng đã tham gia vào thị trường xuất khẩu. Một số loại sản phẩm giữ vai trò chủ đạo đã có sự tăng trưởng tốt như xi măng, kính xây dựng Vững càng trong cạnh tranh Tại Hội nghị Toàn quốc về Vật liệu xây dựng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, vật liệu xây dựng trong nước đã có sự phát triển phong phú về chất lượng, mẫu mã, giá cả cạnh tranh, được người tiêu dùng trong nước đón nhận. Nhiều thương hiệu vật liệu xây dựng trong nước đã có thể cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài như Viglacera, Vicem, Erowindow, Secoin, Đồng Tâm, Ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh, không còn lo sợ trước hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng và ưa chuộng vật liệu xây dựng nội địa. Khảo sát gạch lát nền tại Hà Nội, gạch lát có giá rẻ nhất thị trường là hàng Trung Quốc với mức giá 160.000 - 180.000 đồng/m2, gạch lát nền nhập khẩu từ Malaysia có giá 400.000 đồng/m2, Tây Ban Nha từ 600.000 – 1,1 triệu đồng/m2 và hàng nội địa có giá từ 200.000 - 300.000 đồng/m2. Như vậy, giá của hàng nội địa cũng hết sức cạnh tranh vớiTrường những thị trường nhậpĐạikhác khihọc nằm ở Kinhmức trung b ình.tế Tuy Huế các sản phẩm của Trung Quốc có mẫu mã đẹp, bắt mắt, giá thành rẻ nhất thị trường nhưng hiện nay không được thị trường ưa chuộng vì chất lượng thấp làm giảm niềm tin đối với khách hàng. Bên cạnh đó, việc phát triển và tăng trưởng nhanh cũng báo động ngành vật liệu xây dựng trước tình trạng cung vượt quá cầu. Hƣớng tới Vật liệu xanh, bền vững 35 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  46. Khóa luận tốt nghiệp Ông Thái Duy Sâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Vật liệu xây dựng cho biết, sản xuất và sử dụng các vật liệu xây dựng xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, là xu hướng phát triển tất yếu của ngành vật liệu xây dựng. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển các vật liệu xây dựng mới là giới thiệu, phổ biến, quảng bá về công nghệ sản xuất và tính năng tác dụng của vật liệu đến các nhà đầu tư sản xuất và người sử dụng. Hầu hết các lĩnh vực sản xuất VLXD tại VN đang nắm bắt xu thế này. Nhưng ngành tiêu thụ lớn tài nguyên, năng lượng và phát thải lớn như xi măng, thép cũng đang có điều chỉnh mạnh mẽ để bảo vệ môi trường. Xu hướng kiểm toán và quản trị năng lượng trong sản xuất đang từng bước triển khai. Và các nhà sản xuất cũng nhận thức được, tiết kiệm năng lượng, sản xuất xanh là vấn đề sống còn. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác như sản xuất kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát, tấm lợp, chiếu sáng cũng không năm ngoài xu thế này. Cảnh báo từ các chuyên gia Tuy vậy, ngành VLXD cũng đối mặt với không ít các thách thức trước những biến động khôn lường của thị trường toàn cầu trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn biến phức tạp. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức tùy theo nhận thức và cách ứng xử của VN. Một số nền kinh tế (như Trung quốc) đã cắt giảm mạnh sản lượng các ngành sản xuất khai thác tài nguyên thô, không tái tạo, hướng đến sản phẩm tinh, có hàm lượng công nghệ cao. VN có cơ hội trong một số lĩnh vực đang sử dụng tài nguyên khai khoáng, nhưng cũng có thể trở thành bãi rác công nghệ, thiết bị thải loại. CácTrường doanh nghiệp cần Đại điều tra nghihọcên cứu Kinh thị trường, cótế đủ thôngHuế tin, để có thể ứng phó với những biến động trong tiêu thụ sản phẩm; tránh việc phụ thuộc quá lớn vào một vùng thị trường. Trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt cả nội địa và quốc tế, các nhà sản xuất không còn cách nào khác, là phải áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; phương pháp quản trị mới, tiến bộ, hiệu quả để cắt giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên cho đất nước. 36 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  47. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2. Bối cảnh ở địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế - Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Diện tích của tỉnh là 5.048,2 km2, dân số theo kết quả điều tra tính đến năm 2019 là 1.128.620 người. Chính vì thế, nhu cầu về trang trí, xây dựng nhà ở, công trình, quán xá cũng kéo theo đó phát triển. Hiện nay, có nhiều đơn vị trên thị trường Huế sản xuất gạch lát nền, từ những đơn vị trong cho đến ngoài nước. Mỗi đơn vị sản xuất đều có những ưu thế riêng về mẫu mã, chất liệu gạch. - Nhu cầu vật liệu ốp lát trên địa bàn tỉnh dự báo đến năm 2020 khoảng 4,95 - 5,0 triệu m2/năm. Hiện nay, năng lực sản xuất trên địa bàn tỉnh đã trên 17,0 triệu m2/năm; dư thừa đáp ứng nhu cầu của tỉnh, cung ứng ra thị trường các tỉnh khác. 1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, tham khảo một số bảng hỏi về năng lực cạnh tranh, tham khảo kết quả nghiên cứu Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Trí Quang (2015) trường Đại học Kinh tế Huế với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH MTV Đại Đồng Tâm tại tỉnh Thừa Thiên Huế” Giá cả Sản phẩm Phân tích năng lực cạnh Uy tín thương hiệu tranh của công ty Trường Đại học Kinh tế Huế Đội ngũ nhân viên Hệ thống phân phối Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 37 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  48. Khóa luận tốt nghiệp Trong đó: Giá cả Sản phẩm có giá cả phải phù hợp. Hiện tại có nhiều DN kinh doanh trong lĩnh vực phân phối gạch men trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế nên không khỏi sự cạnh tranh về giá. Công ty TNHH TM Quang Thiện cần phải đưa ra các chính sách giá phù hợp, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Vì vậy, giá là yếu tố để đánh giá NLCT của DN. Sản phẩm Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và là yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một DN. Nó được xem là bộ mặt của một DN. DN có sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo, mẫu mã đẹp, thì luôn được sự chú ý của khách hàng. Hiện nay, khách hàng có nhiều lựa chọn nên DN cần phải cung cấp các sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với giá trị mà khách hàng bỏ ra thì họ mới lựa chọn sản phẩm của DN. Sản phẩm là yếu tố quan trọng và đầu tiên đánh giá NLCT của công ty. Đội ngũ nhân viên Đội ngũ nhân viên phản ánh đầy đủ và rõ ràng nhất tinh thần cũng như những giá trị mà DN đó đang có. Con người là yếu tố để xác định khả năng cũng như NLCT của DN. Chính những nhân viên, người tham gia lao động là những người tham vào việc mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Phong thái làm việc chuyên nghiệp, thái độ lịch sự, thân thiện, phục vụ nhanh chóng, đúng thời gian, kiến thức chuyên môn cao là những thứ cần thiết để khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm. Vì vậy, đây là yếu tố quyết định sự hơn kém giữa các DN . Là lợi thế cạnh tranh của DN trên thị trường. HệTrường thống phân phối, đạiĐại lý học Kinh tế Huế Hệ thống phân phối, đại lý là yếu tố quan trọng đánh giá NLCT của DN. Đây là yếu tố quyết định sự phát triển của DN. Hệ thống phân phối, đại lý càng lớn thì sản phẩm của DN càng đến gần khách hàng và phục vụ nhanh chóng khi khách hàng có nhu cầu. Đây là yếu tố tạo nên NLCT của DN. 38 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  49. Khóa luận tốt nghiệp Uy tín thương hiệu Một doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh để có được uy tín thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp là việc làm lâu dài và liên tục không thể một sớm một chiều. Một thương hiệu được người tiêu dùng chấp nhận và yêu mếm là cả một thành công rực rỡ của doanh nghiệp. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn mà các đối thủ khác khó lòng có được. Một khách hàng đã quen dùng một loại thương hiệu nào đó thì rất khó làm cho họ rời bỏ nó. Thương hiệu doanh nghiệp được tạo nên bởi nhiều yếu tố như uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, hình ảnh nhà lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp Vì vậy mà có rất ít doanh nghiệp trên thương trường có được lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có được lợi thế này đã giành được năng lực cạnh tranh cao vượt trội hơn các đối thủ khác. Bảng 1.1 Nội dung các thang đo Mã hóa Nhân tố Mô tả biến Kí hiệu thang đo Giá cả phù hợp với chất lượng GIACA1 GIACA1 Giá cả có sự cạnh tranh với các doanh GIACA2 GIACA2 nghiệp khác Giá cả Giá cả ổn định không thay đổi thường GIACA3 GIACA3 xuyên Giá cả phù hợp với thu nhập GIACA4 GIACA4 Sản phẩm có chất lượng tốt SANPHAM1 SANPHAM1 Sản phẩm có mẫu mã đẹp, đa dạng SANPHAM2 SANPHAM2 Sản Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng SANPHAM3 SANPHAM3 phẩm Sản phẩm gạch men đáp ứng đủ số lượng SANPHAM4 SANPHAM4 Trườnglớn khi có nhu cầu Đại học Kinh tế Huế Trang thiết bị của công ty Quang Thiện UYTIN1 UYTIN1 Uy tín cung cấp hoạt động tốt, lâu dài thương Công ty Quang Thiện là một thương hiệu có UYTIN2 UYTIN2 hiệu truyền thống và được nhiều người biết đến Công ty Quang Thiện luôn mang đến sự UYTIN3 UYTIN3 39 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  50. Khóa luận tốt nghiệp đảm bảo, tin cậy cho khách hàng Khẩu hiệu, slogan dễ nhớ trong tâm trí UYTIN4 UYTIN4 khách hàng Khách hàng được giải quyết thắc mắc, khiếu NHANVIEN1 NHANVIEN1 nại nhanh chóng, kịp thời, tận tình Đội ngũ Nhân viên có thái độ thân thiện, lịch sự, vui NHANVIEN2 NHANVIEN2 nhân vẻ khi tiếp xúc với khách hàng viên Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn NHANVIEN3 NHANVIEN3 Khả năng xử lý các nghiệp vụ một cách NHANVIEN4 NHANVIEN4 nhanh chóng, chính xác Hệ thống đại lý đặt tại các điểm phù hợp với PHANPHOI1 PHANPHOI1 Hệ nhu cầu của khách hàng thống Đội ngũ cộng tác viên rộng khắp, trải dài PHANPHOI2 PHANPHOI2 phân trên hầu hết các khu vực phối Thời gian vận chuyển nhanh chóng, kịp thời PHANPHOI3 PHANPHOI3 Công ty có xe vận chuyển rất chu đáo, thuận lợi PHANPHOI4 PHANPHOI4 Anh/Chị hài lòng với sản phẩm của công ty NLCT1 NLCT1 Quang Thiện Năng Anh/ Chị sẽ giới thiệu cho người thân, bạn lực cạnh bè sử dụng sản phẩm của công ty Quang NLCT2 NLCT2 tranh Thiện Anh/ chị sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm của NLCT3 NLCT3 công ty Quang Thiện trong tương lai TrườngLà biến đại diện giáĐại trị trung học bình của cácKinh tế Huế biến quan sát sau khi phân tích nhân tố Giá cả GIACA khám phá EFA: GIACA1, GIACA2, GIACA3, GIACA4 Sản Là biến đại diện giá trị trung bình của các SANPHAM phẩm biến quan sát sau khi phân tích nhân tố 40 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  51. Khóa luận tốt nghiệp khám phá EFA: SANPHAM1, SANPHAM2, SANPHAM3, SANPHAM4 Là biến đại diện giá trị trung bình của các Uy tín biến quan sát sau khi phân tích nhân tố thương UYTIN khám phá EFA: UYTIN1, UYTIN2, hiệu UYTIN3, UYTIN4 Là biến đại diện giá trị trung bình của các Đội ngũ biến quan sát sau khi phân tích nhân tố nhân khám phá EFA: NHANVIEN1, NHANVIEN viên NHANVIEN2, NHANVIEN3, NHANVIEN4 Hệ Là biến đại diện giá trị trung bình của các thống biến quan sát sau khi phân tích nhân tố PHANPHOI phân khám phá EFA: PHANPHOI1, phối PHANPHOI2, PHANPHOI3, PHANPHOI4 Năng Là biến đại diện giá trị trung bình của các lực cạnh biến quan sát sau khi phân tích nhân tố NLCT tranh khám phá EFA: NLCT1, NLCT2, NLCT3 Trường Đại học Kinh tế Huế 41 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  52. Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI QUANG THIỆN 2.1. Khái quát về công ty TNHH THƢƠNG MẠI QUANG THIỆN 2.1.1. Thông tin và quá trình hình thành Công ty TNHH TM Quang Thiện là một đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh chuyên kinh doanh dịch vụ thương mại về hàng vật liệu trang trí nội ngoại thất, thiết bị vệ sinh, gạch men ốp lát các loại, bình nước nóng, bồn INOX, Tiền thân của đơn vị đã bắt nhịp được tiến phát triển trong hoạt động kinh doanh của thị trường. Để đẩy mạnh mối quan hệ kinh doanh rộng lớn và mang tính quy mô, đơn vị đã quyết định thành lập công ty vào ngày 25/09/2002. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3102000129, do phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày: 25/09/2002 (đăng ký lần đầu) - Tên gọi của doanh nghiệp: Công ty TNHH TM QUANG THIỆN - Tên giao dịch: Công ty TNHH TM QUANG THIỆN - Email: quangthienhue2002@gmai.com - Website: - Trụ sở: Thôn Minh Thanh, xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế - Điện thoại: 054.2559228 - 054.2559194, Fax: 054.559194 - Vốn đầu tư: 600.000.000 đ - Hiện nay đến năm 2012 là gần 11 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư chủ sở hữu 8 tỷTrườngđồng. Đại học Kinh tế Huế Có mặt trong lĩnh vực phân phối gạch men ở thị trường Huế đã gần 20 năm nay, Công ty TNHH Thương mại Quang Thiện là một trong những đơn vị đi đầu và sở hữu một hệ thống phân phối gạch men, sản phẩm nội thất toàn diện nhất. Tiền thân là cửa hàng Hiền Lương vào năm 1995, DNTN Quỳnh Như năm 2002, DNTN Quang Thiện năm 2003. Quyết định thành lập Công ty TNHH Thương mại Quang Thiện năm 2004. 42 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  53. Khóa luận tốt nghiệp Từ 1 doanh nghiệp buôn bán nhỏ lẻ, doanh thu thấp, chưa có chỗ đứng trên thị trường, cho đến nay, Công ty đã mở rộng với 187 hệ thống đại lý cấp 1 trên toàn tỉnh, đa dạng hoá sản phẩm của hơn 60 nhà cung cấp trong nước. Qua thời gian hoạt động, Công ty đang không ngừng lớn mạnh và phát triển. Với diện tích tổng kho gần 8000 mét vuông, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm 1000 mét vuông, đội xe vận chuyển 20 chiếc từ 1,5 tấn đến 3 tấn luôn đáp ứng vận chuyển hàng đến tận chân công trình. Đầu năm 2012, Công ty Quang Thiện đã khánh thành siêu thị gạch men đầu tiên tại Huế với mặt bằng rộng 4000 mét vuông. Đây là siêu thị gạch men đầu tiên ở Huế và là 1 địa chỉ buôn bán chuyên nghiệp trong lĩnh vực gạch men và thiết bị vệ sinh. Tại đây có trên 2000 mẫu mã sản phẩm các loại của 60 nhà cung cấp danh tiếng trong cả nước. Đây là nơi khách hàng có thể tự do lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình. Từ những doanh thu nhỏ lẻ ban đầu, với những bước đi đúng đắn đến năm 2010, doanh thu của doanh nghiệp đã là 85 tỷ đồng, đóng thuế nhà nước 520 triệu đồng. Năm 2011 doanh thu tăng lên 115 tỷ đồng, đóng thuế gần 900 triệu đồng. Năm 2012, với những khó khăn của nhiều công ty xây dựng, Công ty vẫn quyết tâm đặt mục tiêu doanh thu là 130 tỷ đồng và đóng thuế nhà nước 900 triệu đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 2 năm doanh thu của Quang Thiện đã tăng hơn 30%, tăng đều cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của thị trường xây dựng. Có được điều này là nhờ Công ty đã áp dụng nhiều chính sách bán hàng hợp lý, xây dựng phương châm bán hàng dựa trên uy tín và chất lượng. Điều đặc biệt là Công ty sẵn sàng chở sản phẩm đến tận tay khách hàng dù số lượng ít hay nhiều. ViTrườngệc không ngừng mở Đại rộng và họcđa dạng cácKinh hệ thống vtếà hình Huế thức bán hàng đã khiến cho Công ty tạo được 1 vị thế lớn trên thị trường xây dựng Thừa Thiên Huế. Mô hình xây dựng thương hiệu trên cơ sở lấy chữ tín của khách hàng làm tiêu chí đã chứng minh được tính hiệu quả của nó. Để tiếp tục kiện toàn và hoàn thiện hệ thống bán hàng của mình, Công ty đã tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho 43 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  54. Khóa luận tốt nghiệp logo của mình, Quang Thiện sẽ có đầy đủ cơ sở để khẳng định uy tín của một thương hiệu lâu đời. Trên thị trường gạch men Thừa Thiên Huế, hiện tại thì Quang Thiện là doanh nghiệp được độc quyền phân phối các sản phẩm cao cấp của những công ty tên tuổi như Prime, Inax, Viglacera, Đồng tâm, Bạch mã, CMC, Sau khi xây dựng thành công thương hiệu, Công ty không những phát triển ở Trung tâm thành phố mà tận dụng hệ thống bán hàng cấp 1 rộng khắp của mình để phát triển doanh số. Trụ sở chính của Công ty nằm ở ngoại ô thành phố, nhằm thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống kho bãi và vận chuyển. Hiện tại Quang Thiện đã phát triển hệ thống kho bãi của mình rộng khắp xã Hương Vinh. Điều này rất thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh việc kinh doanh hiệu quả, Công ty từng bước tổ chức xây dựng công đoàn của mình với gần 100 đoàn viên nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của công nhân. Ngoài ra Công ty còn chú trọng các quyền lợi khác như Bảo hiểm thất nghiệp, BHXH miễn phí cho công nhân mà không trích ra từ tiền lương. Các chế độ khác như ốm đau sinh nở cũng được quan tâm thấu đáo. Đặc biệt vào các dịp lễ tết, Công ty thường xuyên tổ chức vui chơi, nghỉ dưỡng để tạo động lực cho công nhân gắn bó với Công ty. Nhờ đó mà tất cả các nhân viên luôn tận tâm với nghề, góp phần xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh. Với phương châm "Khách hàng là trên hết", công ty cam kết mang đến sự phục vụ bán hàng tốt nhất - "Sự hài lòng của khách hàng là thành công của chúng tôi!" Qua thời gian hoạt động, công ty đang không ngừng lớn mạnh và phát triển với diện tích tổng kho 8.000m2, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm 1.000m2. Trụ sở chính củaTrường Công ty đặt tại thônĐại Minh Thanh,học x ã KinhHương Vinh, tế huy ệnHuế Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế là đầu mối giao dịch mua bán, nơi trưng bày hàng mẫu, tiếp nhận đơn đặt hàng và tổ chức giao hàng. Công ty còn thiết lập một hệ thống kho hàng có diện tích đủ rộng để tồn trữ một lượng hàng hoá lớn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thông suốt Ngoài ra để thuận tiện trong việc mua bán, giảm chi phí vận chuyển, công ty đã 44 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  55. Khóa luận tốt nghiệp đưa vào sử dụng đội xe vận chuyển 14 chiếc từ 1,5 – 3 tấn luôn đáp ứng vận chuyển hàng đến tận chân công trình 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.2.1. Chức năng kinh doanh của công ty Công ty TNHH TM Quang Thiện được thành lập và hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế và tiêu dùng. Là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh hàng vật liệu trang trí nội ngoại thất, thiết bị vệ sinh, gạch men ốp lát các loại phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và cho địa bàn khu vực nói riêng. 2.1.2.2. Nhiệm vụ hoạt động của công ty - Tổ chức hoạt động kinh doanh. - Tìm đối tác và khách hàng để tiêu thụ hàng hoá. - Điều hành và tổ chức hành bộ máy quản lý một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên ở từng bộ phận trong Công ty. - Thực hiện nghiêm túc chế độ nộp thuế, nộp ngân sách nhà nước và tiền bán hàng về tổng công ty. Chấp hành đúng các chế độ, chính sách của nhà nước và các văn bản quy định của ngành. - Sử dụng hợp lý tiền vốn, tài sản, lao động, hạ thấp chi phí bán hàng, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận, bảo toàn và tăng cường vốn. 2.1.2.3. Địa bàn hoạt động - Các cửa hàng lớn nhỏ trong thành phố Huế và ngoài địa bàn. - CácTrường công ty TNHH, Đạicông ty C ổhọc phần, Doanh Kinh nghiệp tưtế nhân Huế trong và ngoài địa bàn thành phố. 45 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ
  56. Trường Đại học Kinh tế Huế
  57. Khóa luận tốt nghiệp bắt tình hình hoạt động của đơn vị. - Phòng tài vụ - kế toán: Nghiên cứu nắm vững chế độ tài chính kinh tế của nhà nước để áp dụng vào đơn vị, tham mưu cho giám đốc trong việc huy động, quản lý sử dụng vốn và nguồn vốn một cách hữu hiệu. Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp kinh tế phát sinh tại đơn vị trên cơ sở các nguyên tắc chế độ hiện hành của nhà nước. Giúp giám đốc quản lý tài sản thông qua kiểm tra, kiểm soát, đánh giá lại tài sản hàng quý, năm. - Phòng Tài vụ - kế toán của công ty được chia thành các bộ phận sau: + Bộ phận kho quỹ: có nhiệm vụ bảo quản tiền, vật tư, tài sản trong công ty. Đồng thời phải đối chiếu sổ sách có liên quan với bộ phận kế toán và phòng Kinh doanh. + Bộ phận văn thư: có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, soạn thảo văn bản trong kinh doanh và bảo quản những hồ sơ lưu trữ trong công ty. + Bộ phận kế hoạch: Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, nghiên cứu và xây dựng các chiến lược trong kinh doanh, trong công tác quản lý tài sản cà tổ chức kinh doanh. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ phân tích dánh giá thị trường, điều hành khâu mua bán hàng hoá trong công ty, tham mưu cho giám đốc về tình hình giá cả và những biến động trên thị trường của sản phẩm hàng hoá, tìm kiếm nguồn cung ứng hàng cho công ty. Phòng kinh doanh của công ty được tổ chức thành các bộ phận cơ bản sau: + Nhân viên thị trường: Chuyên khai thác thị trường, tiếp thị giới thiệu sản phẩm hàng hoá đến với khách hàng. + Bộ phận bán hàng: Có nhiệm vụ đẩy mạnh bán hàng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm đạt doanh thu cao hơn và thu lợi nhuận về cho Công ty. + ĐTrườngội xe vận chuyển: ĐạiCó nhiệm họcvụ vận chuyển Kinh sản phẩm tế hàng Huế hoá, đảm bảo kịp thời, theo yêu cầu của công việc và khách hàng. 47 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Nữ