Khóa luận Kiểm toán tài sản cố định kiểm toán trong Báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Đất Việt

pdf 132 trang thiennha21 23/04/2022 6790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kiểm toán tài sản cố định kiểm toán trong Báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Đất Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kiem_toan_tai_san_co_dinh_kiem_toan_trong_bao_cao.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kiểm toán tài sản cố định kiểm toán trong Báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Đất Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KIỂM TOÁN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN ĐẤT VIỆT Ngành : Kế Toán Chuyên ngành : Kế toán – Kiểm Toán Giảng viên hướng dẫn : Th.S Ngô Thị Mỹ Thúy Sinh viên thực hiện : Trương Thị Mỹ Trang MSSV: 1054030633 Lớp: 10DKKT07 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KIỂM TOÁN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN ĐẤT VIỆT Ngành : Kế Toán Chuyên ngành : Kế toán – Kiểm Toán Giảng viên hướng dẫn : Th.S Ngô Thị Mỹ Thúy Sinh viên thực hiện : Trương Thị Mỹ Trang MSSV: 1054030633 Lớp: 10DKKT07 TP. Hồ Chí Minh, 2014 i
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Nội dung trong đề tài nghiên cứu này là do em thực hiện dƣới sự chỉ dẫn trực tiếp của ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy cùng các anh chị trong phòng Kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Đất Việt. Mọi chứng từ cập nhật, kết quả và số liệu trong báo cáo đều đƣợc phép của Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt, không có sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay có sự gian trá. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. Tp.Hồ Chí Minh, ngày .tháng năm 2014 Tác giả TRƢƠNG THỊ MỸ TRANG SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang ii Lớp: 10DKKT07
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua, đƣợc sự giúp đỡ của Trƣờng Đại học Công Nghệ TP.HCM và Khoa Kế Toán Tài Chính đã tạo điều kiện cho em đi thực tập trong thời gian vừa qua tại Công ty TNHH kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt. Trong quá trình thực tập tại Công ty em đã có cơ hội tiếp xúc và áp dụng trực tiếp các phƣơng pháp đã học vào thực tế. Kết thúc thời gian thực tập em đã học hỏi và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và kĩ năng bổ ích đƣợc tổng kết lại trong bài khóa luận này. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này em xin chân thành cảm ơn nhà trƣờng và khoa Kế toán đã tạo điều kiện cho em đi thực tập và em xin chân thành cảm ơn các Anh, chị trong Công ty đã cho phép em thực tập tại Công ty và đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và đã cung cấp tƣ liệu để em hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy đã quan tâm giúp đỡ, lên kế hoạch hƣớng dẫn cụ thể để em hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp trong thời gian qua. Do thời gian có hạn, nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong đƣợc sự góp ý của các Anh, chị cán bộ kiểm toán trong Công ty, của các Thầy Cô để đề tài nghiên cứu này đƣợc hoàn thiện và đạt kết quả tốt. Em kính chúc quý Thầy Cô cùng các Anh, Chị phòng Kiểm toán luôn dồi dào sức khỏe để công tác ngày càng hiệu quả hơn.Và Công ty TNHH kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong tƣơng lai. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Tp.Hồ Chí Minh, ngày .tháng năm 2014 Tác giả TRƢƠNG THỊ MỸ TRANG SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang iii Lớp: 10DKKT07
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Tp.Hồ Chí Minh, ngày . tháng .năm 2014 Giảng viên hƣớng dẫn SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang iv Lớp: 10DKKT07
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 TSCĐ Tài sản cố định 2 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 3 TSCĐVH Tài sản cố định vô hình 4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 5 KTV Kiểm toán viên 6 TT – BTC Thông tƣ – Bộ tài chính 7 XDCB Xây dựng cơ bản 8 KSNB Kiểm soát nội bộ 9 BCTC Báo cáo tài chính 10 GLV Giấy làm việc 11 DN Doanh nghiệp 12 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 13 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14 BGĐ Ban giám đốc 15 CMKT Chuẩn mực kiểm toán 16 TK Tài khoản 17 ĐKTN Đa khoa tƣ nhân 18 GTGT Giá trị gia tăng 19 CPKD Chi phí kinh doanh 20 BPKT Bộ phận kiểm toán 21 BCKT Báo cáo kiểm toán 22 HĐKT Hợp đồng kiểm toán 23 CPKH Chi phí khấu hao 24 KH Khấu hao SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang v Lớp: 10DKKT07
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định Bảng 1.2. Thủ tục và thử nghiệm kiểm soát Bảng 1.3. Mức độ tin cậy dự kiến và thủ tục KSNB và sai phạm có thể bỏ qua Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Vietland trong 3 năm 2011 – 2013 Bảng 2.2. Thử nghiệm kiểm soát tại Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC Bảng 2.3 Bảng khấu hao của Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC Bảng 3.1. So sánh thực tế kiểm toán khoản mục TSCĐ với lí thuyết Bảng 3.2. Mẫu câu hỏi về hệ thống KSNB cho phần hành TSCĐ và chi phí khấu hao Bảng 3.3. Kết cấu TSCĐ của Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang vi Lớp: 10DKKT07
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức phòng kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang vii Lớp: 10DKKT07
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu 3 6. Nội dung nghiên cứu đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 3 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1.1.Khái niệm về kiểm toán Báo cáo Tài chính 4 1.1.2.Phƣơng pháp kiểm toán Báo cáo Tài chính 4 1.1.3.Mục tiêu kiểm toán Báo cáo Tài chính 4 1.1.4.Cơ sở pháp lý 5 1.2.ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TSCĐ 5 1.2.1.Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ 5 1.2.2.Phân loại TSCĐ 5 1.2.3.Phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ 7 1.2.4.Những gian lận và sai sót thƣờng xảy ra đối với TSCĐ 7 1.2.5.Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ 9 1.3.KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 11 1.3.1.Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định 11 1.3.2.Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị đối với TSCĐ 12 1.3.2.1.Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị 12 1.3.2.2.Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 13 1.3.2.3.Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 13 1.3.2.4.Đánh giá lại rủi ro kiểm soát 15 1.3.3.Thực hiện thử nghiệm cơ bản 15 1.3.3.1.Thủ tục phân tích 15 SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang viii Lớp: 10DKKT07
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy 1.3.3.2.Thử nghiệm chi tiết 16 1.4.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC 20 1.4.1.Giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán 20 1.4.1.1.Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 20 1.4.1.2.Thu thập thông tin cơ bản về khách hàng 21 1.4.1.3.Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán 21 1.4.1.4.Phân tích sơ bộ BCTC 22 1.4.1.5.Đánh giá chung về hệ thống KSNB và trao đổi với BGĐ về gian lận 22 1.4.1.6.Xác định mức trọng yếu (GLV A710) 22 1.4.1.7.Xác định phƣơng pháp chọn mẫu (GLV A810) 23 1.4.1.8.Tổng hợp kế hoạch kế toán (GLV A910) 23 1.4.2.Thực hiện hợp đồng kiểm toán 23 1.4.2.1.Thiết kế thực hiện các thử nghiệm kiểm soát (GLV C510) 23 1.4.2.2.Thử nghiệm cơ bản (GLV D730) 23 1.4.3.Kết thúc kiểm toán 26 1.4.3.1.Đánh giá tổng quát về kết quả kiểm tra 26 1.4.3.2.Lập và phát hành báo cáo kiểm toán 26 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN ĐẤT VIỆT THỰC HIỆN 27 2.1.GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN ĐẤT VIỆT 27 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 27 2.1.2.Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lí của Công ty 29 2.1.3.Hệ thống thông tin kế toán của Công ty 32 2.1.4.Chức năng, nhiệm vụ và phƣơng châm hoạt động của Công ty 33 2.1.4.1.Chức năng, nhiệm vụ 33 2.1.4.2.Phƣơng châm hoạt động 33 2.1.5.Tình hình Công ty trong những năm gần đây. 34 2.1.5.1.Tình hình nhân sự 34 2.1.5.2.Doanh số 34 2.1.6.Thuận lợi, khó khăn và chiến lƣợc phát triển của Công ty 35 2.1.6.1.Thuận lợi 35 SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang ix Lớp: 10DKKT07
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy 2.1.6.2.Khó khăn 35 2.1.6.3.Chiến lƣợc phát triển 36 2.1.7.Quy trình kiểm toán của Công ty. 36 2.1.7.1.Lập kế hoạch kiểm toán 36 2.1.7.2.Thực hiện kiểm toán 39 2.1.7.3.Kết thúc kiểm toán 40 2.2.THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO VIETLAND THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN ĐKTN ABC. 40 2.2.1.Mục tiêu kiểm toán 40 2.2.2.Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp 41 2.2.3.Thực trạng về Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC 42 2.2.3.1.Hiểu biết về môi trƣờng hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến doanh nghiệp. 42 2.2.3.2.Kí hợp đồng và cung cấp dịch vụ 45 2.2.3.3.Lập kế hoạch và chƣơng trình kiểm toán 45 2.2.3.4.Thực hiện kiểm toán 49 2.2.3.5.Soát xét chất lƣợng và phát hành Báo cáo Kiểm toán 68 CHƢƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN ĐẤT VIỆT THỰC HIỆN 70 3.1.NHẬN XÉT VỀ TỔNG QUAN CÔNG TY 70 3.1.1.Nhận xét chung 70 3.1.1.1.Các ƣu điểm 70 3.1.1.2.Các hạn chế và nguyên nhân 70 3.1.2.Kiến nghị chung 72 3.1.3.Về quy trình thực hiện kiểm toán 72 3.2.NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TSCĐ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN ĐẤT VIỆT THỰC HIỆN 74 3.2.1.So sánh thực tế kiểm toán khoản mục TSCĐ với lý thuyết đã học 74 3.2.2.Ƣu điểm 75 3.2.3.Hạn chế 76 SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang x Lớp: 10DKKT07
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy 3.3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TSCĐ DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN ĐẤT VIỆT THỰC HIỆN 79 3.3.1.Thiết lập các mẫu bảng câu hỏi về hệ thống KSNB cho từng phần hành 79 3.3.2.Hoàn thiện việc thực hiện thủ tục phân tích TSCĐ. 81 3.3.2.1.Đối với thủ tục phân tích TSCĐ 81 3.3.2.2.Thủ tục phân tích chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế 82 3.3.3.Hoàn thiện việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết 83 3.3.3.1.Thủ tục kiểm kê TSCĐ 83 3.3.3.2.Đối với thủ tục gửi thƣ và kiểm tra xác nhận của bên thứ 3 85 3.3.3.3.Sử dụng ý kiến chuyên gia 86 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang xi Lớp: 10DKKT07
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học và công nghệ ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bƣớc đi lên mạnh mẽ. Sự biến chuyển của nền kinh tế gắn liền với sự thay đổi mạnh mẽ của từng quốc gia trong từng khu vực trên thế giới. Song cùng với sự thay đổi đó, bƣớc vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh. Nền kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển mạnh mẽ, bƣớc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trƣờng đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc dân. Trƣớc sự đòi hỏi của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán đã đƣợc công nhận ở Việt Nam với sự ra đời của các tổ chức độc lập về kế toán kiểm toán nhằm giúp cá nhân, tổ chức nắm rõ kiến thức, tăng cƣờng hiểu biết về tài chính, kế toán trong bối cảnh mới. Sự ra đời của các Công ty kiểm toán độc lập quốc tế và nội địa ở Việt Nam đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tƣ vấn cho những ngƣời quan tâm đến các số liệu tài chính ở Việt Nam. Kiểm toán đã trở thành một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành. Theo Ier - Khan - Sere: Kiểm toán có ý nghĩa lớn trên nhiều mặt đó là “Quan toà công minh của quá khứ”, là “Người dẫn dắt cho hiện tại” và “ Người cố vấn sáng suốt cho tương lai”. Báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh. Vì vậy, để đạt đƣợc mục đích kiểm toán toàn diện báo cáo tài chính kiểm toán viên cần phải xem xét kiểm tra riêng biệt các bộ phận của chúng. Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy việc hạch toán TSCĐ cũng nhƣ việc trích lập chi phí khấu hao cần phải đƣợc ghi chép đúng đắn và tính toán chính xác. Hơn nữa khoản mục TSCĐ trên bảng cân đối kế toán thƣờng chiếm một tỷ trọng lớn nên sai sót đối với khoản mục này thƣờng gây ảnh hƣởng trọng yếu tới báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ đóng một vai trò quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Chính vì vậy trên kết quả đạt đƣợc từ đề tài thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt, em đã phát triển lên thành đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Kiểm toán Tài sản cố định trên báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt”. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 1 Lớp: 10DKKT07
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy 2. Mục đích nghiên cứu Trong thời gian thực tập, phần hành em thực hiện nhiều nhất là Kiểm toán Tài sản cố định, em nhận thấy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ những nhƣợc điểm nhất định. Muốn tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về quy trình Kiểm toán báo cáo Tài chính và quy trình Kiểm toán Tài sản cố định của Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt. Đồng thời có thể hiểu đƣợc có quyết định và chuẩn mực về Kiểm toán Tài sản cố định của VACPA trong thực tế đƣợc Công ty áp dụng nhƣ thế nào? Qua đó, em muốn góp ít khả năng, kiến thức và kinh nghiệm nhỏ bé của mình để hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện từ đó có kế hoạch quản lý tốt hơn cũng nhƣ tổ chức một cách khoa học, hợp lý công tác kiểm toán tại Công ty góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quy trình kiểm toán Tài sản cố định. - Tìm hiểu và đánh giá Quy trình Kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt thực hiện. - Đánh giá thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện trong quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán Tài sản cố định nói riêng do Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt thực hiện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thực hành: Trong quá trình thực tập, em chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại đơn vị khách hàng mà em trực tiếp tham gia kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt phân công. Từ việc tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm toán, em đã đƣợc thực hiện cụ thể trên phần hành liên quan đến đề tài. - Sau thời gian thực tập, phƣơng pháp hết sức quan trọng để hoàn thành tốt bài khóa luận này em phải thƣờng xuyên tham khảo ý kiến của ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy – giảng viên hƣớng dẫn khóa luận tốt nghiệp để có phƣơng pháp thu thập thông tin thích hợp. - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Em thƣờng xuyên tìm hiểu các văn bản, tài liệu, hồ sơ kiểm toán liên quan đến đơn vị và vấn đề kiểm toán đƣợc chọn lọc trong đề tài. - Phƣơng pháp chọn mẫu: Trong số các Công ty khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt, em phải chọn lọc một Công ty khách hàng phù hợp để viết báo cáo. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 2 Lớp: 10DKKT07
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy - Phƣơng pháp so sánh: Từ thực trạng đã nghiên cứu, đối chiếu cơ sở lý thuyết với quy trình kiểm toán chung của Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt, đối chiếu quy trình kiểm toán chung thực tế áp dụng với quy trình kiểm toán mẫu VACPA. Nếu thấy có sự khác nhau thì nghiên cứu xem đó là do đặc thù của ngành nghề kinh doanh hay do sự nhầm lẫn trong công tác kiểm toán. 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu Kết quả đạt đƣợc của đề tài nghiên cứu trên hết là đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình Kiểm toán Tài sản cố định trong Báo cáo Tài chính nói riêng và khắc phục những khó khăn trong hoạt động trong Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt nói chung. 6. Nội dung nghiên cứu đề tài - Đề tài giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH Kiểm toán – Tƣ vấn Đất Việt (Vietland), quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty. - Đề tài đi sâu vào từng chi tiết trong quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty và việc áp dụng quy trình này vào thực tế với khách hàng nhƣ thế nào. - Phần cuối đề tài đƣa ra nhận xét, kiến nghị về những mặt mạnh và yếu trong quy trình kiểm toán Tài sản cố định của Công ty. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính. - Chƣơng 2: Thực trạng quy trình Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt thực hiện. - Chƣơng 3: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định do Công ty TNHH Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt thực hiện. Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, đề tài của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô, các Anh Chị và các Bạn. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 3 Lớp: 10DKKT07
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán Báo cáo Tài chính Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (VSA 200) thì: Báo cáo tài chính: Là sự trình bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có liên quan, với mục đích công bố thông tin về tình hình tài chính và các nghĩa vụ của đơn vị tại một thời điểm hoặc những thay đổi trong một thời kỳ, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC. Các thuyết minh liên quan thông thƣờng là phần tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thông tin diễn giải khác. Thuật ngữ “báo cáo tài chính” thƣờng có nghĩa là một bộ báo cáo tài chính (đầy đủ) theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC đƣợc áp dụng. Thuật ngữ “báo cáo tài chính riêng lẻ” đƣợc sử dụng để chỉ một báo cáo trong bộ BCTC (đầy đủ). 1.1.2. Phương pháp kiểm toán Báo cáo Tài chính Dựa theo phƣơng pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thì phƣơng pháp kiểm toán đƣợc chia thành 2 loại: Phƣơng pháp kiểm toán chứng từ: là phƣơng pháp đƣợc thiết kế để thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Bao gồm 2 phƣơng pháp cụ thể: kiểm tra cân đối, đối chiếu trực tiếp. Phƣơng pháp kiểm toán ngoài chứng từ: là phƣơng pháp đƣợc thiết lập để thu thập bằng chứng kiểm toán không dựa vào các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Gồm 3 phƣơng pháp cụ thể: kiểm kê, điều tra, thực nghiệm. 1.1.3. Mục tiêu kiểm toán Báo cáo Tài chính Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (VSA 200) thì: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là: Đạt đƣợc sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phƣơng diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đƣa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có đƣợc lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đƣợc áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 4 Lớp: 10DKKT07
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên. 1.1.4. Cơ sở pháp lý Trong quá trình thực hiện kiểm toán KTV chịu sự chi phối của hệ thống chuẩn mực kiểm toán. Để làm cơ sở cho việc đánh giá, KTV sẽ dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán. 1.2. ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TSCĐ 1.2.1. Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ Tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp là các tài sản dài hạn mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tƣơng lai cho doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, các tài sản đƣợc ghi nhận là TSCĐ phải đồng thời thõa mãn 4 tiêu chuẩn sau: hắc chắn thu đư c l i ch inh t trong tương lai t việc s d ng tài s n đó. Ngu n giá của tài s n ph i đư c ác đ nh m t cách đáng tin c hời gian s d ng ước t nh tr n m t năm. ạt ti u chu n giá tr theo qu đ nh: Theo quy định hiện hành ở Việt Nam tiêu chuẩn về giá trị TSCĐ là từ 30.000.000 đồng trở lên (45/2013/TT-BTC). Những tài sản không thỏa mãn điều kiện về thời gian và giá trị đƣợc gọi là công cụ, dụng cụ. 1.2.2. Phân loại TSCĐ heo hình thái biểu hiện: Tài sản cố định hữu hình : Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình bao gồm: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc Loại 2: Máy móc, thiết bị Loại 3: Phƣơng tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý Loại 5: Vƣờn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chƣa liệt kê vào năm loại trên nhƣ tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 5 Lớp: 10DKKT07
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Tài sản cố định vô hình : Là tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện lƣợng giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tƣ để mang lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tƣơng lai cho doanh nghiệp. TSCĐVH gồm có: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chƣơng trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chƣơng trình đƣợc mã hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống. heo qu ền sở hữu và qu ền iểm soát lâu dài: TSCĐ của doanh nghiệp: là các TSCĐ hữu hình, vô hình đƣợc hình thành từ các nguồn vốn khác nhau: nguồn vốn XDCB, vốn vay, quỹ đầu tƣ phát triển Các TSCĐ này thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên giá trị của chúng đƣợc phản ánh lên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp đƣợc chủ sở hữu của tài sản nhƣợng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định trên hợp đồng thuê. Xét theo quyền kiểm soát, quản lý và sử dụng đối với TSCĐ thuê, TSCĐ thuê ngoài phân thành: ài s n cố đ nh thu tài ch nh: Là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Dù thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nhƣng lợi ích và chi phí phát sinh đều gắn với bên đi thuê. ài s n cố đ nh thu hoạt đ ng: Nội dung hợp đồng thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê. Theo đó, bên thuê chỉ có quyền sử dụng tài sản thuê trong thời gian ngắn và sẽ trả lại tài sản thuê cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng thuê. TSCĐ thuê hoạt động không thõa mãn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ của doanh nghiệp nên kế toán chỉ theo dõi ở tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. heo m c đ ch s d ng TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh: là những tài sản cố định chính của doanh nghiệp bao gồm tất cả các TSCĐ hữu hình và vô hình do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy, giá trị hao mòn của những TSCĐ này đƣợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng các phƣơng pháp khấu hao. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 6 Lớp: 10DKKT07
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi: Là những TSCĐ đƣợc xây dựng mua sắm bằng quỹ phúc lợi hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp để phục vụ cho các hoạt động phúc lợi. Giá trị hao mòn của những TSCĐ này phải đƣợc ghi giảm trực tiếp nguồn hình thành nên TSCĐ đó, không đƣợc tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của môi trƣờng tự nhiên và tiến bộ khoa học kỹ thuật, TSCĐ bị giảm dần giá trị. Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Đó là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong từng kỳ kế toán. Để đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc phù hợp, đảm bảo mức khấu hao tính trích trong kỳ phải phản ánh tƣơng xứng mức độ hao mòn của từng loại TSCĐ, doanh nghiệp đƣợc lựa chọn một trong ba phƣơng pháp khấu hao: - Phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng - Phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần - Phƣơng pháp khấu hao theo số lƣợng sản phẩm Phƣơng pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải đƣợc thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó. Ảnh hƣởng của những thay đổi phƣơng pháp khấu hao đối với số liệu trên báo cáo tài chính cũng cần phải trình bày khi lập báo cáo tài chính. 1.2.4. Những gian lận và sai sót thường xảy ra đối với TSCĐ Sai sót thường ra - Sai sót do quên không kết chuyển nguồn vốn khi dùng nguồn vốn chủ sở hữu không phải là nguồn vốn kinh doanh để tài trợ cho TSCĐ. Chẳng hạn doanh nghiệp mua một TSCĐ bằng quỹ phát triển kinh doanh hay nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ nhƣ trƣờng hợp mua bằng nguồn vốn kinh doanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn. - Định khoản sai đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chẳng hạn nhƣ khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa thƣờng xuyên TSCĐ, chi phí sửa chữa lẽ ra phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ qua ghi Nợ tài khoản 627, tài khoản 641, tài khoản 642 thì kế toán lại ghi vào bên Nợ tài khoản 211 làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên bảng Cân đối kế toán. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 7 Lớp: 10DKKT07
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy - Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nƣớc. Chẳng hạn một Công ty nhận một TSCĐ của một doanh nghiệp khác cũng hạch toán phụ thuộc trong tổng Công ty. Chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ theo chế độ lẽ ra phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì doanh nghiệp lại hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. TSCĐ mua về đợi lắp đặt đƣa vào sử dụng nhƣng doanh nghiệp đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ. - Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. Đây là dạng sai sót khá phổ biến của kế toán mà kiểm toán TSCĐ phải quan tâm. Trong việc ghi sổ, kế toán có thể sơ ý ghi số tiền sai lệch, lộn số so với số tiền ghi trong chứng từ. Kế toán cũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ Nhật ký sang Sổ cái. - Sai sót do trùng lặp: Sai sót này xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh do tổ chức sổ chƣa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để hạch toán các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khi có nghiệp vụ thanh lý TSCĐ phát sinh, kế toán vừa ghi sổ Nhật ký thu tiền, vừa ghi sổ Nhật ký chung số tiền thu đƣợc trong quá trình thanh lý. - Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp vụ phát sinh vào sổ hoặc khi có chế độ mới ban hành kế toán chƣa nắm hết đƣợc nội dung hoặc chƣa hiểu hết nghiệp vụ nên dẫn đến những sai sót trong quá trình hạch toán. Chẳng hạn doanh nghiệp mua một thiết bị công nghệ tiên tiến gồm có một phần là máy móc thiết bị, một phần là chuyển giao công nghệ. Kế toán lẽ ra phải ghi tăng TSCĐ hữu hình phần máy móc thiết bị và ghi tăng TSCĐ vô hình phần giá trị công nghệ, song kế toán chỉ ghi tổng số tiền mua vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Gian l n thường ra - Lập hoá đơn giả, ghi tăng giá mua của TSCĐ so với thực tế, sửa chứng từ, làm giả chứng từ liên quan tới chi phí thu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ. Kế toán ghi chi phí sửa chữa TSCĐ cao hơn thực tế để khi hạch toán vào chi phí kinh doanh sẽ làm tăng chi phí, đồng thời chiếm đoạt phần chênh lệch so với thực tế. - Khi thanh lý nhƣợng bán TSCĐ, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền thu đƣợc do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 8 Lớp: 10DKKT07
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy - Cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ. Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐVH một đối tƣợng rất khó kiểm tra và đánh giá. - Đơn vị cố tình áp dụng sai các qui định và văn bản hiện hành của Nhà nƣớc với mục đích tƣ lợi. Ngoài ra, một vấn đề khác phải quan tâm là doanh nghiệp cố tình điều chỉnh chi phí hoạt động kinh doanh, điều chỉnh chỉ tiêu lãi và thuế phải nộp cho Ngân sách, cố tình tiếp tục trích khấu hao khi TSCĐ đã khấu hao hết. 1.2.5. Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ đƣợc thiết lập nhằm đạt mục tiêu bảo vệ tài sản của đơn vị, ngăn ngừa và phát hiện các hành vi lãng phí, gian lận hoặc sử dụng tài sản không hiệu quả. Ngoài ra kiểm soát nội bộ còn phải giúp hạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nên nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao để cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy về tình hình TSCĐ của đơn vị. Do các chi phí này đều quan trọng và giá trị lớn nên nếu sai sót có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trên BCTC. Chẳng hạn nếu không phân loại đúng khoản chi nào làm tăng nguyên giá TSCĐ hoặc khoản chi nào phải tính vào chi phí hoạt động của niên độ sẽ làm cho khoản mục TSCĐ và khoản mục chi phí trong kỳ bị sai lệch. Hoặc ngƣợc lại, nếu không quy định chặt chẽ về việc mua sắm, thanh lý, bảo dƣỡng thì chi phí phát sinh sẽ lớn hơn thực tế, dẫn đến lỗ tăng gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết kế các thủ tục kiểm soát chặt chẽ đối với khoản mục TSCĐ để ngăn ngừa và phát hiện xử lý những gian lận, sai sót có thể xảy ra nhƣ đã nêu phần trên và thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ các quy định đó, vì có nhƣ vậy hệ thống kiểm soát của đơn vị mới phát huy hết tác dụng của nó. Các thủ tục kiểm soát đƣợc xây dựng theo nguyên tắc sau:  Lập kế hoạch và dự toán cho TSCĐ: Lập kế hoạch và dự toán là bƣớc quan trọng để kiểm soát việc mua sắm, thanh lý nhƣợng bán hay sửa chữa TSCĐ và cân đối nguồn vốn tài trợ cho các TSCĐ. Doanh nghiệp sẽ phải rà soát toàn bộ tình trạng TSCĐ hiện có và mức độ sử dụng chúng cũng nhƣ xem xét nguồn lực để lập dự toán sát với thực tế và hiệu quả nhất.  Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng: SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 9 Lớp: 10DKKT07
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Theo nguyên tắc này thì các chức năng nhƣ: bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và việc thực hiện việc mua, thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ cần có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng. Việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đầu tƣ xây dựng hay mua sắm mới, điều chuyển qua đơn vị khác, thanh lý, nhƣợng bán, sửa chữa lớn TSCĐ cũng cần quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý. Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa các chức năng sẽ hạn chế đƣợc tình trạng gian lận vì mục đích tƣ lợi trong quản lý TSCĐ.  Hệ thống sổ chi tiết của TSCĐ: Đơn vị cần mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ, bao gồm sổ chi tiết, thẻ chi tiết, hồ sơ chi tiết (Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua và các chứng từ liên quan khác). TSCĐ cần đƣợc phân loại thống kê, đánh số và có thẻ riêng. Một hệ thống sổ chi tiết đầy đủ sẽ giúp phân tích, quản lý dễ dàng các TSCĐ tăng, giảm trong năm, từ đó giúp bảo vệ hữu hiệu tài sản, phát hiện kịp thời những mất mát, thiếu hụt đối với tài sản để sử dụng tài sản có hiệu quả.  Quy định những thủ tục cần thiết khi mua sắm TSCĐ và đầu tƣ XDCB. Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một qui trình riêng các thủ tục cần thiết khi mua sắm, đầu tƣ mới TSCĐ để đảm bảo việc đầu tƣ đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn mọi trƣờng hợp mua sắm phải đƣợc ngƣời có thẩm quyền xét duyệt, phù hợp với kế hoạch và dự toán, phải tổ chức đấu thầu (TSCĐ có giá trị lớn), tuân theo các tiêu chuẩn chung về bàn giao, nghiệm thu, chi trả tiền .  Quy định thủ tục về thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ: Các thủ tục này cần phải đƣợc mỗi doanh nghiệp qui định bài bản và thực hiện nhất quán nhằm tránh thất thoát, biển thủ công quỹ từ những đối tƣợng tƣ lợi. Chẳng hạn nhƣ phải đƣợc sự đồng ý của các bộ phận có liên quan, phải thành lập hội đồng thanh lý gồm các thành viên theo quy định  Chế độ kiểm kê tài sản: Định kỳ đơn vị nên tiến hành kiểm kê TSCĐ để kiểm tra về sự hiện hữu, địa điểm đặt tài sản, tình trạng sử dụng cũng nhƣ phát hiện các tài sản nằm ngoài sổ sách, hoặc bị thiếu hụt mất mát Hàng năm, doanh nghiệp nên tiến hành kiểm kê tất cả TSCĐ, và đối chiếu số lƣợng kiểm kê thực tế với bản đăng ký TSCĐ. Việc kiểm kê và đối chiếu cũng phải tìm ra bất kỳ tài sản nào không sử dụng, hƣ hỏng hay đã khấu hao đủ mà vẫn còn tiếp tục tính SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 10 Lớp: 10DKKT07
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy khấu hao. Những bản sao của bản đăng ký TSCĐ nên đƣợc gửi cho phòng hành chính và bộ phận mà TSCĐ đặt ở đó vì điều này giúp các bộ phận trong việc bảo vệ các tài sản này hàng ngày. Ngoài ra, nên có một hệ thống để cập nhật bản đăng ký TSCĐ đƣợc kịp thời thông qua sự phối hợp giữa các bộ phận này với phòng kế toán.  Các biện pháp bảo vệ TSCĐ: Thiết kế và áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản, chống trộm cắp, hỏa hoạn, mua bảo hiểm cho tài sản. Đồng thời đơn vị cũng phải xây dựng hệ thống bảo quản tài sản nhƣ kho bãi, hàng rào chắn và phân định trách nhiệm rõ ràng trong việc bảo vệ tài sản cũng nhƣ đƣa các quy định về việc đền bù khi làm mất TSCĐ. Quy định thủ tục chặt chẽ về việc đƣa tài sản cố định ra khỏi đơn vị.  Quy định về tính khấu hao: Thông thƣờng thời gian tính khấu hao cho từng loại TSCĐ phải đƣợc ban giám đốc phê chuẩn trƣớc khi sử dụng và đƣợc thực hiện đúng theo khung khấu hao mà chế độ kế toán qui định. Doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện việc quản lý, sử dụng đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhƣng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với TSCĐ thuê tài chính doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý và sử dụng chúng nhƣ TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mình. 1.3. KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định 1. Hiện hữu - TSCĐ đƣợc ghi chép là có thật và hiện hữu tại đơn vị 2. Quyền và nghĩa vụ Mọi TSCĐ đề thuộc quyền sở hữu của đơn vị 3. Đầy đủ Mọi TSCĐ đều đƣợc ghi nhận đầy đủ 4. Ghi chép Chính xác - Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã đƣợc ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái. 5. Đánh giá TSCĐ đƣợc đánh giá theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 6. Trình bày và công bố- Số dƣ của các tài khoản liên quan đến TSCĐ phải đƣợc trình bày, phân loại và công bố đầy đủ, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định - Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao là xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tƣợng liên quan. Điều này phụ thuộc vào phƣơng pháp SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 11 Lớp: 10DKKT07
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy tính khấu hao, cũng nhƣ dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao. Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế giảm đi do thanh lý nhƣợng bán TSCĐ cũng nhƣ việc phản ánh chính xác vào từng đối tƣợng cụ thể. 1.3.2. Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị đối với TSCĐ 1.3.2.1. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát n i b của đơn v Hệ thống kiểm soát nội bộ là một công cụ quản lý của doanh nghiệp nhƣng lại có ảnh hƣởng quan trọng đến công việc của KTV. Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ giúp KTV đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu nói chung của KSNB cũng nhƣ của từng phần hành khoản mục và ƣớc lƣợng rủi ro kiểm soát. Dựa trên những hiểu biết sâu sắc của mình về KSNB, KTV sẽ xác định phƣơng hƣớng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lƣợng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chƣơng trình kiểm toán. Do đó, quá trình này không chỉ thể hiện sự tuân thủ CMKT, mà còn góp phần làm cho công việc kiểm toán của KTV hữu hiệu và hiệu quả hơn. Đối với việc tìm hiểu hệ thống KSNB nói chung, KTV sẽ đi vào tìm hiểu môi trƣờng kiểm soát, các chính sách, quy chế nội bộ để nắm bắt đƣợc cách thiết kế và vận hành hệ thống KSNB của đơn vị. Đối với TSCĐ, kiểm toán viên có thể đánh giá về hệ thống KSNB của doanh nghiệp thông qua sự quan sát việc quản lý và sử dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn những ngƣời có liên quan về các thủ tục và quy định của đơn vị đối với TSCĐ chẳng hạn nhƣ thủ tục mua sắm TSCĐ và đầu tƣ XDCB, thủ tục thanh lý hay nhƣợng bán tài sản, các quy định của đơn vị về chế độ kiểm kê của đơn vị, các quy định về bảo vệ vật chất đối với TSCĐ kiểm tra các chứng từ sổ sách. Đối với TSCĐ mua trong kỳ, KTV cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xin duyệt mua, xem xét các hồ sơ chứng từ liên quan tới TSCĐ ở phòng kế toán và phòng quản lý cơ giới, xem xét sự tách biệt giữa bộ phận quản lý và bộ phận ghi sổ TSCĐ. Đối với TSCĐ tăng qua XDCB, cần soát xem lại quá trình KSNB của đơn vị đã thực hiện đối với quá trình tập hợp chứng từ, tính giá thành công trình, phê duyệt, quyết toán công trình nhƣ thế nào. Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ, KTV tiến hành kiểm tra việc nhƣợng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh có đƣợc phê chuẩn và phù hợp với chế độ tài chính hiện SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 12 Lớp: 10DKKT07
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy hành hay không Các nghiệp vụ TSCĐ phải đƣợc ghi sổ một cách đúng đắn. KTV phải kiểm tra toàn bộ quá trình trên để xem xét hệ thống KSNB của đơn vị đƣợc kiểm toán. Sau khi đã tiến hành tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV phải mô tả chi tiết trên giấy làm việc. Tùy thuộc vào đặc điểm đơn vị và quy mô kiểm toán mà KTV sử dụng một trong 3 phƣơng pháp: bảng tƣờng thuật, bảng câu hỏi, lƣu đồ hoặc có thể áp dụng kết hợp các phƣơng pháp đó. B n tường thu t: Là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng đối với TSCĐ nhƣ nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách liên quan, chuyển giao các chứng từ, sổ sách trong hệ thống, nêu rõ các hoạt động kiểm soát để đánh giá rủi ro kiểm soát. B ng câu hỏi về KSNB: Là một bảng liệt kê một loạt các câu hỏi đƣợc chuẩn bị trƣớc về các quá trình kiểm soát trong lĩnh vực kiểm toán, kể cả môi trƣờng kiểm soát, đƣợc thiết kế dƣới dạng trả lời “Có”, “Không”, “Không áp dụng”. Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan của khách hàng bằng những ký hiệu đã đƣợc quy ƣớc. 1.3.2.2. ánh giá sơ b rủi ro kiểm soát Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị, kiểm toán viên sẽ đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cần phải thực hiện. KTV có thể đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính, thấp, trung bình hay cao, hay tỉ lệ phần trăm (%). Nếu rủi ro kiểm soát đƣợc đánh giá là thấp hoặc trung bình thì kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để chứng minh, trƣớc khi KTV đƣa ra mức độ rủi ro kiểm soát thích hợp đƣợc sử dụng. Ngƣợc lại, nếu mức rủi ro kiểm soát đƣợc đánh giá ở mức tối đa thì KTV không thể dựa vào kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dƣ và nghiệp vụ. Trái lại, KTV phải tăng cƣờng các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những hành vi gian lận và sai sót. Trong trƣờng hợp này, KTV không cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Việc đánh giá này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoán cùng kinh nghiệm của KTV. 1.3.2.3. Thực hiện các th nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra của kiểm toán viên để thu thập các bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống KSNB. Có ba khía cạnh của hệ thống KSNB mà kiểm toán viên cần xem xét kiểm tra đó là: Sự tồn tại (existence), sự hữu hiệu (effectiveness) và sự liên tục (continuity). SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 13 Lớp: 10DKKT07
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Những thử nghiệm kiểm soát mà KTV thiết kế và thực hiện dựa trên các thủ tục kiểm soát của đơn vị đối với TSCĐ nhƣ sau: Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát - Phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận: bảo - Quan sát sự tách biệt các chức năng. quản, ghi sổ, phê chuẩn và thực hiện. Thực Phỏng vấn những ngƣời có liên quan hiện phân cấp trong việc phê chuẩn các nghiệp đến việc phê chuẩn các nghiệp vụ vụ liên quan đến tăng giảm TSCĐ. (Sự phát tăng, giảm tài sản, kiểm tra quá trình sinh) luân chuyển chứng từ hoặc kiểm tra dấu hiệu của việc phê chuẩn mà cụ thể là chữ ký của những ngƣời có thẩm quyền. - Mỗi tài sản có một bộ hồ sơ riêng ghi chép - Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của toàn bộ nghiệp vụ phát sinh. Việc ghi chép đều các chứng từ có liên quan trong hồ sơ đƣợc dựa trên cơ sở các chứng từ đầy đủ, hợp xem chúng có đƣợc hạch toán đầy đủ lệ có liên quan. (Sự đầy đủ) vào sổ chƣa. - TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị và tài - Kết hợp giữa việc tham gia kiểm kê sản không thuộc quyền sở hữu của doanh vật chất với việc kiểm tra chứng từ, hồ nghiệp nhƣ tài sản thuê hoạt động, tài sản giữ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản. hộ thì đuợc theo dõi riêng. Đánh ký hiệu để Đồng thời phỏng vấn những ngƣời bảo phân biệt hay có thể bảo quản ở nơi khác nhau. quản tài sản để xem tài sản không TSCĐ đƣợc kiểm kê định kỳ. (Sự tồn tại, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp quyền và nghĩa vụ) có đƣợc bảo quản, theo dõi riêng hay có ký hiệu để nhận biết không. - Chọn mẫu một vài chứng từ phát - Tất cả các chứng từ liên quan đến các nghiệp sinh của tài sản và tiến hành cộng lại vụ mua sắm, thanh lý tài sản đƣợc tập hợp và số học. Kiểm tra dấu hiệu của việc đối tính toán đúng đắn. Việc cộng sổ chi tiết và chiếu giữa sổ chi tiết và tổng hợp. tổng hợp phải chính xác và quy định kiểm tra đối chiếu định kỳ. (Sự chính xác) - Việc ghi sổ đƣợc thực hiện kịp thời ngay khi - Kiểm tra ngày trên chứng từ và ngày có nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phải đáp ứng ghi sổ của doanh nghiệp. Phỏng vấn kế đƣợc yêu cầu lập báo cáo của doanh nghiệp. toán về quy định về định kỳ ghi sổ của (Sự kịp thời) doanh nghiệp. - Quy định rõ về phƣơng pháp tính khấu hao - Phỏng vấn những ngƣời có liên quan phù hợp với quy định hiện hành. (Sự đánh giá). về vấn đề trích khấu hao TSCĐ hàng năm, có nhất quán hay không. - Quy định về việc phân loại và trình bày các - Phỏng vấn những ngƣời có liên quan thông tin về TSCĐ theo chuẩn mực VAS 03; về việc phân loại TSCĐ của đơn vị. VAS 04. (Sự trình bày và khai báo) Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán. Bảng 1.2: Thủ tục và thử nghiệm kiểm soát Để đƣa ra kết luận về sự hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, kiểm toán viên thƣờng sử dụng bảng hƣớng dẫn về tỉ lệ sai phạm có thể bỏ qua (thƣờng dùng tỉ lệ phần trăm) từ việc thực hiện một thủ tục kiểm soát thích hợp. Thông thƣờng tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua đƣợc đặt ở mức từ 2% đến 20% nhƣ sau: SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 14 Lớp: 10DKKT07
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Mức độ tin cậy dự kiến vào thủ Mức độ sai phạm tục KSNB có thể bỏ qua Cao 2%- 7% Trung bình 6%-12% Thấp 11%-20% Không dựa vào Không kiểm tra Bảng 1.3: Mức độ tin cậy dự kiến vào thủ tục KSNB và sai phạm có thể bỏ qua Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép KTV kết luận tỷ lệ sai phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát đƣợc xem xét là hữu hiệu và ngƣợc lại. 1.3.2.4. ánh giá lại rủi ro kiểm soát Trên cơ sở kết quả thu đƣợc của các thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện, KTV tiến hành đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Mức độ đánh giá RRKS đƣợc chia làm 3 mức là thấp, trung bình và cao. Trên cơ sở đó, KTV điều chỉnh lại chƣơng trình kiểm toán (phần các thử nghiệm cơ bản): Mở rộng các thử nghiệm cơ bản ở những bộ phận mà RRKS đƣợc đánh giá là cao hơn dự kiến, và giới hạn các thử nghiệm cơ bản ở những bộ phận có mức rủi ro kiểm soát thấp hơn hoặc rủi ro kiểm soát phù hợp với kế hoạch ban đầu. 1.3.3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản 1.3.3.1. Thủ t c phân tích Thủ tục phân tích là việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa thông tin tài chính với thông tin phi tài chính để đánh giá tính hợp lý của các số liệu trên BCTC. KTV có thể sử dụng một số thủ tục phân tích nhƣ: - So sánh giá trị TSCĐ tăng, giảm trong kỳ với những năm trƣớc. - So sánh chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng thực tế với kế hoạch; giữa chi phí phát sinh trong năm với năm trƣớc. - So sánh CPKH năm nay với các năm trƣớc xem có sự thay đổi bất thƣờng. Nếu các tỷ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lý chúng sẽ cung cấp bằng chứng để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán nhƣ hiện hữu, đầy đủ, đánh giá và ghi chép chính xác. Ngƣợc lại, các biến động hoặc quan hệ bất thƣờng sẽ chỉ dẫn cho việc điều tra sâu hơn. Ví dụ sự gia tăng qua lớn trong chi phí sửa chữa, bảo trì so với doanh thu thuần có thể có sai phạm là đơn vị đã hạch toán sai tài khoản. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 15 Lớp: 10DKKT07
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Tuy việc mua sắm và thanh lý tài sản cố định có thể có sự thay đổi rất lớn giữa các năm nhƣng các thủ tục trên vẫn giúp KTV nhận thức về xu hƣớng thay đổi và xem xét tính hợp lý chung về các khoản mục TSCĐ. 1.3.3.2. Th nghiệm chi ti t Thử nghiệm chi tiết số dƣ các tài khoản TSCĐ: Trƣớc hết, KTV cần bảo đảm rằng số liệu trên các sổ chi tiết bằng với số liệu phản ánh ở tài khoản tổng hợp. Muốn vậy, việc đầu tiên là cần phải đối chiếu giữa số tổng cộng từ các sổ chi tiết với số liệu trên sổ cái. Sau đó KTV cần thu thập hay tự lập một bảng phân tích trong đó liệt kê số dƣ đầu kỳ và các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm để từ đó tính ra số dƣ cuối kỳ. Số dƣ đầu kỳ đƣợc kiểm tra thông qua đối chiếu với hồ sơ kiểm toán năm trƣớc. Trong trƣờng hợp kiểm toán năm đầu tiên, KTV phải chia số dƣ đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từng loại TSCĐ và đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác của các số dƣ. Với số dƣ cuối kỳ, dựa trên cơ sở kết quả của số dƣ đầu kỳ và nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ để xác định. Tham gia kiểm kê hoặc kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp. Từ đó, so sánh đối chiếu số liệu tính toán đƣợc và số liệu trên sổ chi tiết với kết quả kiểm kê. Kiểm tra xem có tồn tại TSCĐ bị thế chấp hay không, thông qua việc xem xét khế ƣớc vay, hợp đồng. KTV cũng nên hỏi Ban giám đốc liệu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra đối với TSCĐ hay không. Thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ tăng TSCĐ Sự phát sinh: Từ sổ chi tiết TSCĐ kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ tăng TSCĐ và kiểm tra hồ sơ về TSCĐ, đối chiếu đến các chứng từ nhƣ: Phiếu yêu cầu mua, bảng báo giá, đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ, giấy báo nợ của ngân hàng (trƣờng hợp tăng do mua mới), dự toán đã đƣợc duyệt, hợp đồng xây dựng, các chứng từ phát sinh trong quá trình xây dựng (hóa đơn mua vật tƣ, bảng chấm công ), quyết toán công trình (tăng do đầu tƣ XDCB). Sự đầ đủ: - Kiểm tra hồ sơ TSCĐ, xem xét các hoá đơn của ngƣời bán, các chứng từ tăng TSCĐ để phát hiện ra các trƣờng hợp quên ghi sổ TSCĐ. Kiểm tra các hợp đồng, chứng từ chi phí phát sinh trong quá trình thi công, biên bản bàn giao, hóa đơn, xem có trƣờng SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 16 Lớp: 10DKKT07
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy hợp nào đã đƣợc hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng đơn vị chƣa ghi tăng TSCĐ trong kỳ hay chƣa. - Kiểm tra các hợp đồng thuê xem nếu là thuê tài chính thì đơn vị có hạch toán tăng tài sản trong kỳ không. Qu ền và nghĩa v : - Kiểm tra các hoá đơn của ngƣời bán và các chứng từ khác về tăng TSCĐ nhƣ biên bản bàn giao, hợp đồng để đảm bảo TSCĐ là thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. - Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính. - Xem xét các TSCĐ đƣợc hình thành bằng tiền của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có phải bỏ chi phí ra để mua TSCĐ đó hay không. Sự ghi chép chính xác: - Đối chiếu số tổng cộng trên sổ chi tiết với số tổng hợp. - Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ vào ngày trƣớc và sau ngày lập báo cáo kế toán để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳ hay không. - Cộng lại số học số tiền trên tất các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng TSCĐ nhƣ: hóa đơn, chứng từ vận chuyển, bốc dỡ và đối chiếu với số liệu phản ánh nguyên giá TSCĐ ghi trên sổ kế toán, đối chiếu với số tiền doanh nghiệp chi trả cho TSCĐ đó. - Kiểm tra xem các chi phí phát sinh khi đầu tƣ XDCB có đƣợc tập hợp chính xác hay chƣa, việc quyết toán rồi từ chi phí XDCB sang TSCĐ có đúng đắn chƣa. Sự đánh giá: - Đánh giá các khoản tăng TSCĐ (đặc biệt các nghiệp vụ có giá trị lớn) có hợp lý với công việc kinh doanh của doanh nghiệp hay không. - Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính liên quan đến xác định nguyên giá TSCĐ đi thuê. Thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ giảm TSCĐ Sự phát sinh: Từ sổ chi tiết tài sản cố định kiểm toán viên chọn ra những nghiệp vụ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ sau đó đối chiếu với các chứng từ có liên quan nhƣ: quyết định thanh lý nhƣợng bán, biên bản thanh lý, phiếu thu tiền thanh lý để xem nghiệp vụ thanh lý có thực sự phát sinh hay không. Sự đầ đủ: từ chứng từ gốc trong hồ sơ TSCĐ (quyết định thanh lý tài sản cố định, biên bản thanh lý ) đối chiếu ngƣợc lại với sổ chi tiết để xem có tài sản nào đã SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 17 Lớp: 10DKKT07
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy đƣợc thanh lý nhƣng lại không hạch toán giảm TSCĐ trong sổ hay không. Đối chiếu số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê xem có tài sản nào bị mất mát, thiếu hụt không. Sự ghi chép ch nh ác: Kiểm tra các chứng từ giảm TSCĐ, phiếu thu có liên quan để xem số tiền thu đƣợc việc thanh lý, nhƣợng bán có đƣợc ghi đúng không, kiểm tra xem khoản thu từ thanh lý có đƣợc đƣa vào đúng tài khoản hay không. Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ vào ngày trƣớc và sau ngày lập báo cáo kế toán để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳ hay không. Sự đánh giá: Kiểm tra xem việc thanh lý những TSCĐ có hợp lý với tình hình hiện tại của doanh nghiệp không. Sự trình bà và hai báo: Xem đơn vị có trình bày trên BCTC những TSCĐ đã khấu hao hết nhƣng vẫn còn sử dụng hay không. Kiểm tra xem đơn vị đã khai báo những TSCĐ đã thanh lý, nhƣợng bán hay điều chuyển những TSCĐ có giá trị lớn trong kỳ. Thử nghiệm chi tiết khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao là một loại chi phí ƣớc tính, nghĩa là việc xác định chi phí phải trích hằng năm là một sự ƣớc tính chứ không phải chi phí thực tế phát sinh. Mục tiêu chính của kiểm toán mục khấu hao là xem xét việc đánh giá phân bổ chi phí khấu hao của đơn vị đã hợp lý và theo đúng quy định chƣa. Để đáp ứng mục tiêu này, KTV cần thực hiện các công việc sau: - Xem bảng đăng ký trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp trong đó có xét duyệt của các cấp có thẩm quyền, đơn vị có đăng ký khung khấu hao với cơ quan thuế hàng năm hay không. - Xem xét phƣơng pháp khấu hao có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không, đơn vị có sử dụng nhất quán phƣơng pháp trích cho nhiều kỳ, nếu có sự thay đổi chính sách khấu hao thì kiểm tra đơn vị đã đăng ký và trình bày cụ thể trên BCTC, việc thay đổi có phù hợp với chuẩn mực và chế độ hiện hành hay không. - Kiểm toán viên phải yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc tự lập ra bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế. Bảng này cần ghi rõ các chỉ tiêu sau: giá trị hao mòn lũy kế đầu năm, số khấu hao trích trong năm, khấu hao tăng do tăng TSCĐ trong năm (kiểm tra biên bản bàn giao đƣa vào sử dụng là ngày nào làm cơ sở trích khấu hao trong năm đó), giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý nhƣợng bán tài sản cố định và số dƣ cuối kỳ. Trên cơ sở bảng phân tích đó kiểm toán viên sẽ: So sánh số dƣ đầu kỳ với số SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 18 Lớp: 10DKKT07
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy liệu kiểm toán năm trƣớc (nếu có), so sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở số liệu chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái, so sánh tổng số dƣ cuối kỳ trên sổ chi tiết với số dƣ cuối kỳ trên sổ cái. - Kiểm tra mức trích khấu hao: Tính toán lại mức trích khấu hao cho từng loại tài sản và lần theo số liệu trên sổ cái của đơn vị. So sánh tỷ lệ khấu hao, số năm sử dụng của năm hiện hành với năm trƣớc và điều tra chênh lệch, nếu có sự thay đổi thì đơn vị đã đăng ký và công bố trên BCTC chƣa. - Kiểm tra đối chiếu các khoản ghi giảm hao mòn TSCĐ do thanh lý nhƣợng bán với hồ sơ thanh lý xem có chính xác không. - Kiểm tra xem đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất vô thời hạn thì đơn vị có thực hiện không trích khấu hao không. - Kiểm tra các hợp đồng thuê tài chính xem đơn vị có trích khấu hao và việc trích khấu hao có phù hợp và nhất quán với chính sách khấu hao TSCĐ cùng loại thuộc quyền sở hữu của đơn vị không. Thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ sữa chữa TSCĐ KTV lập bảng phân tích hàng tháng rồi đối chiếu với số phát sinh năm trƣớc để phát hiện những biến động bất thƣờng, từ đó chọn mẫu các chi phí có số tiền lớn để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan. Đối với mỗi khoản chi phí sửa chữa bảo dƣỡng, KTV kiểm tra bản chất các khoản này, sự cải thiện tình trạng sau sửa chữa và khả năng tăng thêm lợi ích trong tƣơng lai kiểm tra các chứng từ, phỏng vấn nhân viên có liên quan, nghiên cứu chính sách kế toán của đơn vị nếu các chi phí này chỉ nhằm khôi phục hoặc duy trì khả năng mang lại lợi ích kinh tế của TSCĐ theo trạng thái tiêu chuẩn ban đầu thì không đƣợc ghi tăng nguyên giá mà phải ghi nhận vào CPKD trong kỳ. Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc tập hợp chi phí sửa chữa lớn có chú ý đến việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn “khống”. Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét hai trƣờng hợp: sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định, kiểm tra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn đơn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ. Thử nghiệm chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang Chi phí xây dựng cơ b n dở dang tăng: SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 19 Lớp: 10DKKT07
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Kiểm tra chứng từ gốc các chi phí XDCB phát sinh trong năm/kỳ Đối với các công trình xây dựng cơ bản: - Quyết định đầu tƣ. Dự toán, phê duyệt dự toán. - Thƣ mời thầu, Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, - Hợp đồng kinh tế, Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế. - Quyết toán, quyết định phê duyệt quyết toán. - Các chứng từ khác chứng minh các chi phí đã phát sinh thực tế và phục vụ thi công công trình, Xem xét xem có công trình hay hạng mục công trình nào phát sinh đã lâu mà chƣa hoàn thành hoặc trong năm/kỳ không phát sinh chi phí không. Tìm hiểu nguyên nhân và xem xét các điều chỉnh phù hợp. Kết hợp với việc gửi thƣ xác nhận tài khoản phải trả nhà cung cấp để xem xét xem có khối lƣợng công việc nào mà bên B đã bàn giao đƣợc nghiệm thu và chấp nhận thanh toán mà chƣa đƣợc hạch toán vào tài khoản Chi phí XDCB dở dang không. Chi phí xây dựng cơ b n dở dang gi m : Kiểm tra hồ sơ liên quan đến việc kết chuyển gồm: - Quyết toán, quyết định phê duyệt quyết toán của các cấp có thẩm quyền. - Các thủ tục kết chuyển: Biên bản nghiệm thu đƣa vào sử dụng, Biên bản bàn giao, - Nguyên giá TSCĐ, chi phí kết chuyển phù hợp với số liệu quyết toán Kiểm tra hạch toán giảm Chi phí XDCB dở dang trong năm/kỳ. 1.4. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC Quy trình kiểm toán BCTC mẫu do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA – Vietnam Association of Certified Public Accountants) ban hành. Theo đó, quy trình của một cuộc kiểm toán đƣợc chia thành 3 giai đoạn: Chuẩn bị Kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Hoàn thành kiểm toán. 1.4.1. Giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán 1.4.1.1. Chu n b k hoạch kiểm toán Đây là công việc đầu tiên để bắt đầu một quy trình kiểm toán. Mục đích của bƣớc công việc này là xem xét liệu có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng cũng nhƣ tính chính trực, tuân thủ luật pháp của Ban giám đốc hay không. Ở giai đoạn này, Công ty kiểm toán sẽ tiến SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 20 Lớp: 10DKKT07
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy hành đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do mời kiểm toán của khách hàng, lựa chọn đội ngũ KTV và ký hợp đồng kiểm toán. Ban đầu Công ty phải đánh giá khả năng chấp nhận Kiểm toán để chấp nhận lời mời KTV phải căn cứ vào khả năng của Công ty và các điều kiện của khách hàng. Đánh giá rủi ro có thể gặp phải. Mẫu GLV A110 và A120. 1.4.1.2. Thu th p thông tin cơ b n về khách hàng Mục tiêu của công việc này là thu thập thông tin về khách hàng và môi trƣờng hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hƣởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Trong giai đoạn này KTV cần thu thập đƣợc những hiểu biết về môi trƣờng hoạt động và các yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng đến doanh nghiệp, những hiểu biết về doanh nghiệp, những chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, mục tiêu chiến lƣợc và những rủi ro kinh doanh có liên quan, việc đo lƣờng và đánh giá kết quả hoạt động. Ngoài ra còn có các thông tin khách nhƣ: nhân sự chủ chốt của DN, nhân sự kế toán và các thông tin hành chính khác. Để có thể có đƣợc những thông tin đó, KTV có thể phỏng vấn khách hàng, xem xét hồ sơ kiểm toán năm trƣớc (nếu có), xem xét các tài liệu khách hàng cung cấp, tham khảo các tạp chí ngành, . Công việc này đƣợc thể hiện qua GLV A310 . Đối với khoản mục TSCĐ, trong việc thu thập thông tin khách hàng, KTV cần đạt đƣợc những thông tin về TSCĐ nhƣ sau - GLV A450: Hiểu biết chủ yếu về TSCĐ và Xây dựng cơ bản Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng KTV có thể mô tả về chu trình TSCĐ và XDCB Soát xét về thiết kế các thử nghiệm kiểm soát chính 1.4.1.3. L p h p đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán Trong giai đoạn này đơn vị kiểm toán và KTV sẽ làm những công việc sau đây: - Ký kết hợp đồng kiểm toán, GLV A210, trong đó sẽ ghi rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 21 Lớp: 10DKKT07
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy - Công ty sẽ phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán, GLV A250. Đồng thời gửi đến khách hàng thƣ hẹn kiểm toán - GLV A212, thƣ gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán - GLV A230 và danh mục tài liệu cần cung cấp - GLV A240. 1.4.1.4. Phân t ch sơ b BCTC Việc phân tích sơ bộ BCTC giúp KTV có thể các xu hƣớng thay đổi bất thƣờng của các khoản mục, các hệ số tài chính từ đó khoanh vùng rủi ro sai sót trọng yếu. Khi thực hiện phân tích sơ bộ BCTC cần thực hiện việc phân tích biến động, phân tích hệ số, phân tích các số dƣ bất thƣờng. - Phân tích sơ bộ BCĐKT và BCKQHĐKD: KTV sẽ tiến hành sẽ tiến hành so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối cho các khoản mục, chú trọng vào các khoản mục có sự biến động bất thƣờng, KTV nên tìm hiểu để đánh giá tính hợp lý của biến động, đối với những biến động không thể giải thích đƣợc KTV có thể coi đó là rủi ro trọng yếu cần quan tâm khi thực thử nghiệm chi tiết. - Phân tích hệ số: khi phân tích hệ số, KTV thƣờng tập trung vào 4 hệ số thông thƣờng: hệ số thanh toán, hệ số đo lƣờng h iệu quả hoạt động, hệ số khả năng sinh lời và hệ số nợ . 1.4.1.5. ánh giá chung về hệ thống KSNB và trao đổi với BG về gian l n Mục tiêu của công việc này là đánh giá chung KSNB của đơn vị giúp xác định rủi ro sai sót trọng yếu, từ đó lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo, GLV A610. Khi tìm hiểu về hệ thống KSNB cấp độ DN, KTV cần tìm hiểu các phần sau: - Môi trƣờng kiểm soát: bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài DN, tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB. - Quy trình đánh giá rủi ro: xem xét các rủi ro liên quan tới BCTC - Giám sát các kiểm soát: KTV đánh giá DN có giám sát thƣờng xuyên và định kỳ đối với hệ thống KSNB, có kịp thời báo cáo và điều chỉnh các thiếu sót của KSNB. Ngoài ra, KTV sẽ tiến hành trao đổi, phỏng vấn BGĐ và BPKT nội bộ về gian lận rủi ro bằng cách phỏng vấn thông qua các bảng câu hỏi, thể hiện ở GLV A620, A630. 1.4.1.6. Xác đ nh mức trọng y u (GLV A710) Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) đƣợc lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trƣớc khi kiểm SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 22 Lớp: 10DKKT07
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã đƣợc thực hiện đầy đủ hay chƣa. 1.4.1.7. Xác đ nh phương pháp chọn mẫu (GLV A810) Trƣởng nhóm kiểm toán phải xác định rõ ngay từ giai đoạn lập kế hoạch cách lựa chọn các phần tử thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toán khi tiến hành thử nghiệm cơ bản đối với từng khoản mục lớn trên BCTC thông qua lựa chọn một trong 3 phƣơng pháp: - Chọn mẫu toàn bộ (100% tổng thể) - Lựa chọn các phần tử đặc biệt - Chọn mẫu kiểm toán. 1.4.1.8. Tổng h p k hoạch k toán (GLV A910) KTV sẽ tổng hợp các nội dung từ các GLV A210, A310, A510, A400, A600, A700. Đồng thời sẽ xem xét các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trƣớc mang sang và đƣa ra hƣớng giải quyết cho cuộc kiểm toán năm nay. 1.4.2. Thực hiện hợp đồng kiểm toán 1.4.2.1. Thi t k thực hiện các th nghiệm kiểm soát (GLV C510) Mục tiêu của công việc này là đánh giá rủi ro kiểm soát cho từng chu trình và tài khoản ảnh hƣởng cho một số cơ sở dẫn liệu. Xác định nội dung, lịch trình, phạm vi thực hiện thủ tục kiểm tra cơ bản. Để thực thiết kế và thực hiện đƣợc các thử nghiệm kiểm soát thì KTV phải dựa vào những hiểu biết ban đầu về KSNB để tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát. Ở đây KTV cần lƣu ý rằng chỉ có thể đánh giá rủ ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó thấp hơn mức tối đa khi có căn cứ kết luận rằng các thủ tục kiểm soát liên quan đến cơ sở dẫn liệu đó đƣợc thiết kế hữu hiệu và áp dụng nhất quán trong thực tế. Thông thƣờng nếu KTV không tin tƣởng vào KSNB thì sẽ thực hiện thử nghiệm cơ bản ở cấp độ cao, nếu tin tƣởng vào KSNB thì sẽ thực hiện thử nghiệm cơ bản ở mức độ thấp hoặc trung bình. Đồng thời những khiếm khuyết của KSNB đƣợc phát hiện trong quá trình thực hiện các thử nghiệm kiểm soát KTV có thể nêu góp ý trong thƣ quản lý. 1.4.2.2. Th nghiệm cơ b n (GLV D730) Thủ tục chung: SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 23 Lớp: 10DKKT07
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trƣớc và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dƣ cuối năm trƣớc. Đối chiếu các số dƣ trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng cân đối phát sinh (BCĐPS) và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trƣớc (nếu có). Kiểm tra phân tích: Các thủ tục phân tích thƣờng sử dụng khi kiểm toán quy trình TSCĐ là: So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dƣ TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tƣ năm nay so với năm trƣớc, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn. Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, so sánh với thông tƣ số 45/TT – BTC ngày 25/04/2013 và CMKT liên quan. So sánh tỉ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độ trƣớc và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi. Kiểm tra chi tiết: S hữu hình, S vô hình, Bất đ ng s n đầu tư: Thu thập bảng tổng hợp biến động từng loại TSCĐ theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế: - Kiểm tra tính chính xác số học của bảng tổng hợp - Đảm bảo số dƣ trên bảng tổng hợp khớp với số liệu trên Sổ Cái - Chọn mẫu các tài sản tăng trong năm để tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc liên quan; đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắm TSCĐ và sự phê duyệt của BGĐ - Đối chiếu chí phí lãi vay đƣợc vốn hóa trong kỳ với phần hành kiểm toán E100- Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn - Soát xét các chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng, nâng cấp phát sinh trong năm đảm bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện - Kiểm tra tính chính xác việc hạch toán các nghiệp vụ nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ theo chủng loại, nhóm; tính toán các khoản lãi/lỗ về thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ trên cơ sở các chứng từ liên quan Quan sát thực t S : SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 24 Lớp: 10DKKT07
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy - Tham gia kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo rằng việc kiểm kê đƣợc thực hiện phù hợp với các thủ tục và chênh lệch giữa số thực tế, kế toán đƣợc xử lý thích hợp. - Trong trƣờng hợp không tham gia kiểm kê cuối kỳ, thực hiện quan sát tài sản tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và đối chiếu ngƣợc để xác định TSCĐ thực tế của DN tại ngày lập bảng CĐKT - Lấy xác nhận của bên thứ ba giữ TSCĐ (nếu có) hoặc trực tiếp quan sát (nếu trọng yếu). Kiểm tra chi tiết tính khấu hao TSCĐ: - Thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ, đối chiếu bảng tính khấu hao với số dƣ trên Sổ Cái. Ƣớc tính khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của DN - Xem xét tính phù hợp của thời điểm bắt đầu tính khấu hao và phân bổ đảm bảo việc phù hợp giữa doanh thu và chi phí cũng nhƣ tình trạng sử dụng của tài sản. - Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ. - Xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao đối với các tài sản dùng chung cho từng loại chi phí nhƣ: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng. XDCB dở dang: Tìm hiểu và lập bảng tổng hợp về các công trình xây dựng trong năm và đối chiếu với số kế toán. Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các công trình dở dang bao gồm cả việc gửi thƣ xác nhận tới nhà thầu, kiểm tra chi tiết các hồ sơ liên quan và quan sát thực tế. Đảm bảo chi phí xây dựng và các khoản công nợ đƣợc ghi nhận tƣơng ứng với công việc xây dựng hoàn thành tại ngày khóa sổ kế toán. Đối với các công việc do nhà thầu thực hiện: kiểm tra các chi phí XDCB dở dang tăng trong kỳ với các chứng từ gốc (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình, biên bản bàn giao, yêu cầu thanh toán, hóa đơn). Kiểm tra tính tuân thủ các qui định về lĩnh vực XDCB của Nhà nƣớc (nếu liên quan). Đối với công trình đƣợc tự xây dựng bởi DN: kiểm tra tính đúng đắn của việc tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan Đối chiếu chí phí lãi vay đƣợc vốn hóa trong kỳ với phần hành kiểm toán E100-Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ chứng từ chứng minh tài sản dở dang đã hoàn thành để đảm bảo nguyên giá đã đƣợc tính toán đúng đắn và tài sản đã đƣợc chuyển giao, phân loại SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 25 Lớp: 10DKKT07
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy đúng và khấu hao kịp thời. Đảm bảo đã xem xét sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán có ảnh hƣởng đến các nghiệp vụ trong niên độ và tính đánh giá của chi phí xây dựng CBDD cuối năm. Kiểm tra tính trình bày: Kiểm tra việc trình bày TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tƣ trên BCTC. 1.4.3. Kết thúc kiểm toán 1.4.3.1. ánh giá tổng quát về k t qu kiểm tra Dựa vào những công việc đã làm và thu thập đƣợc, kiểm toán viên sẽ đánh giá tổng quát về kết quả kiểm tra và gửi thƣ quản lí cho khách hàng, trình bày sơ bộ ý kiến của mình về công tác kiểm toán. Trong trƣờng hợp kiểm toán viên nêu nhận xét về công tác tổ chức kế toán hoặc việc hạch toán kế toán của đơn vị, thì trong thƣ quản lí, kiểm toán viên có thể đề nghị đơn vị điều chỉnh thực hiện theo đúng chế độ, chuẩn mực kế toán. 1.4.3.2. L p và phát hành báo cáo kiểm toán Nhóm trƣởng kiểm toán lập một bản dự thảo báo cáo trình Ban Giám đốc, sau khi đƣợc phê duyệt thì tiến hành gửi bản dự thảo cho khách hàng lấy ý kiến. Trong trƣờng hợp có nhiều vấn đề cần thảo luận với khách hàng, phòng nghiệp vụ sắp xếp một cuộc họp với khách hàng để trình bày rõ hơn các đề nghị điều chỉnh trong báo cáo tài chính cũng nhƣ những vấn đề khác. Khi nhận đƣợc ý kiến đồng ý của khách hàng mới tiến hành phát hành báo cáo chính thức. Tùy vào kết quả cuộc kiểm toán, báo cáo kiểm toán sẽ thể hiện một trong bốn loại ý kiến sau: - Ý kiến chấp nhận toàn phần. - Ý kiến chấp nhận từng phần. - Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngƣợc) - Ý kiến từ chối (không thể đƣa ra ý kiến) Cuối cùng, trƣởng đoàn kiểm tra, tổng hợp giấy làm việc, trao đổi với kế toán Công ty các sai sót. Trên cơ sở trao đổi và hồ sơ làm việc, KTV tiến hành lập BCKT. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 26 Lớp: 10DKKT07
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN ĐẤT VIỆT THỰC HIỆN 2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN ĐẤT VIỆT Công ty TNHH Kiểm toán – Tƣ vấn Đất Việt (sau đây đƣợc gọi tắt là “Vietland” ) đƣợc thành lập từ năm 2001. Hiện nay là một trong những Công ty kiểm toán chuyên nghiệp tại Việt Nam, chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tƣ vấn trong các lĩnh vực quản trị - kế toán – thuế - đầu tƣ về mọi vấn đề có liên quan đến việc tổ chức và hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực ngành nghề và hình thức sở hữu khác nhau. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Vietland là Công ty chuyên ngành Tài chính – Kế toán hoạt động theo “Luật Doanh Nghiệp”, có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4102051017 ngày 11 /06/2007 đƣợc chuyển đổi từ Công ty cổ phần Kiểm toán – tƣ vấn Đất Việt, đƣợc phép kinh doanh theo giấy phép số 41303001221 ngày 26/09/2002 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Vốn điều lệ của Vietland đăng kí là 5.000.000.000 VNĐ (Năm tỷ đồng). Vietland hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, kế toán, tƣ vấn tài chính và thuế. Đƣợc xây dựng theo mô hình Công ty mẹ - con. Công ty TNHH Sao Mai (Morning Star) là Công ty thành viên của Vietland, chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán, thuế và phần mềm kế toán. Vietland là một trong những Công ty đƣợc Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc cấp phép đƣợc phép kiểm toán BCTC của các Công ty chứng khoán, Công ty đại chúng và Công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Hiện nay Công ty có một trụ sở chính và 8 văn phòng đại diện. Trụ sở chính đặt tại: Số 02 Huỳnh Khƣơng Ninh, phƣờng Đa Kao, Quận1, Tp.HCM. Điện thoại : (84-8) 39105401 Fax : (84-8) 39105402 Website : www.vietland-audit.com SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 27 Lớp:10DKKT07
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Email : vietland@vietland-audit.com.vn Logo : Văn phòng đại diện : . Tại Hà Nội : 209 Giảng Võ, P. Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội. . Tại Vũng Tàu : 96 Huyền Trân Công Chúa, Phƣờng 8, TP. Vũng Tàu. . Tại Daklak : Km 28, Quốc lộ 26, Krong Păc, Daklak. . Tại Khánh Hòa : Tòa nhà VP ACB Nha Trang, 80 Quang Trung, TP. Nha Trang. . Tại Bình Thuận : 101 Hải Thƣợng Lãn Ông, P. Phú Trinh, TP. Phan Thiết. . Tại Kiên Giang : Lô A8 số 34 Chi Lăng, P.Vĩnh Bảo, TP.Rạch Giá, Kiên Giang. . Tại Bạc Liêu : 78 Trần Huỳnh, P.1, TX.Bạc Liêu, Bạc Liêu. . Tại Cà Mau : 113 Phan Ngọc Hiển, P.5, TP.Cà Mau, Cà Mau Quy mô Trong tình hình nền kinh tế đang từng bƣớc phát triển, để có thể tồn tại và lớn mạnh, các Công ty cần phải mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao uy tín của mình trên thƣơng trƣờng. Chính vì vậy, Vietland cần có một đội ngũ nhân viên đủ về số lƣợng lẫn đạt về chất lƣợng. Và qua nhiều năm hoạt động, cho tới nay Vietland đã xây dựng đƣợc một đội ngũ với hơn 100 kiểm toán viên và nhân viên. Trong đó, có nhiều nhân viên kiểm toán có Chứng chỉ Kiểm toán viên và Thẩm định viên do BTC cấp, gần 15% nhân viên có từ 02 bằng cử nhân trở lên (trong đó có 5 ngƣời có bằng cử nhân Luật), 10% nhân viên có bằng Thạc sĩ hoặc đang theo học các khóa Cao học hoặc đang đƣợc đào tạo theo chƣơng trình ACCA. Các dịch vụ của Công ty: Hiện nay, Vietland đang cung cấp các dịch vụ sau: D ch v iểm toán - Kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm toán các thông tin tài chính trên cơ sở thỏa thuận trƣớc. - Kiểm toán đầu tƣ và xây dựng cơ bản.Kiểm toán dự án - Kiểm toán hệ thống kiểm soát nội bộ, soát xét thông tin tài chính SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 28 Lớp: 10DKKT07
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy D ch v toán - Xây dựng hệ thống kế toán. Báo cáo thuế - Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính - Ghi sổ kế toán, tƣ vấn các vấn đề liên quan dến tài chính – kế toán D ch v tư vấn - Tƣ vấn thuế, tƣ vấn đầu tƣ - Tƣ vấn tài chính doanh nghiệp - Tƣ vấn pháp luật và kinh doanh, tƣ vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp và văn phòng đại diện, tƣ vấn khung pháp luật và cơ cấu quản lý, tƣ vấn cổ phần hóa. ung cấp phần mềm toán qu n lý - Tƣ vấn về việc lựa chọn thiết bị tin học, cài đặt các phần mềm xử lí thông tin sao cho tiện lợi và hiệu quả nhất, phù hợp với khả năng kinh tế và điều kiện hoạt động kinh doanh đặc thù của từng khách hàng. - Tƣ vấn sử dụng phần mềm kế toán và cung cấp phần mềm quản lí nhƣ : Quản trị kinh doanh, kế toán doanh nghiệp, kế toán thƣơng mại, khách sạn, thuế, quản lí ngân sách, quản lí công trình xây dựng cơ bản theo hệ thống kế toán Việt Nam, và một số hệ thống quốc tế mà doanh nghiệp áp dụng. - Đào tạo sử dụng phần mềm kế toán D ch v th m đ nh giá, đ nh giá tài s n - Bất động sản : Đất dự án, Resort, Trung tâm thƣơng mại, Nhà hàng, Biệt thự - Động sản : Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, các trang thiết bị cho bệnh viện, trƣờng học, công sở - Hàng hóa vật tƣ : hàng hóa tồn kho, tài sản thanh lí, nguyên phụ liệu sản xuất, . - Tƣ vấn Quản lý chi phí, tƣ vấn Quản lý dự án, tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn thẩm tra thiết kế, tƣ vấn giám sát. D ch v hác Đào tạo và tuyển dụng: đào tạo kế toán – kiểm toán nội bộ theo yêu cầu của khách hàng; đào tạo kế toán khai báo và quyết toán thuế, cho thuê kế toán trƣởng, sử dụng giải pháp phần mềm kế toán. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lí của Công ty Đối với bộ máy quản lí của Công ty Đất Việt: SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 29 Lớp:10DKKT07
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Đứng đầu lãnh đạo toàn Công ty là giám đốc diều hành, sau đó là phó giám đốc và các phòng ban: - Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Ngoài ra, giám đốc còn là ngƣời kiểm soát chất lƣợng kiểm toán - Phó giám đốc có trách nhiệm quản lý, tổng hợp báo cáo mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty, đồng thời phụ trách bộ phận dịch vụ kế toán và điều hành phòng dịch vụ kế toán. - Các trƣởng phòng chịu trách nhiệm các phòng ban. GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kiểm thẩm Marke lƣu trữ kế toán hành toán (3 định t-ing chính phòng) Sơ đồ 1.1 : Mô hình bộ máy quản lý của Công ty Kiểm toán và tƣ vấn Đất Việt Chức năng của phòng ban: - Phòng thẩm định : Thực hiện các dịch vụ thẩm định các công trình xây dựng, đánh giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp - Phòng kế toán : Chịu trách nhiệm giao báo cáo và thu phí dịch vụ, theo dõi sổ sách kế toán, phản ánh tình hình hoạt động của Công ty, mua và xuất các dụng cụ văn phòng cho các phòng ban - Phòng marketing ( phòng kinh doanh) : Nghiên cứu thị trƣờng, theo dõi thông tin khách hàng, liên hệ trực tiếp với khách hàng, chào giá, soạn thảo hợp đồng, dịch các báo cáo, văn bản sang tiếng Anh, Hoa và ngƣợc lại - Phòng lƣu trữ : Lƣu trữ hồ sơ kiểm toán khách hàng, in báo cáo, chuẩn bị hồ sơ làm việc cho các phòng ban khác SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 30 Lớp: 10DKKT07
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Đối với phòng kiểm toán của Vietland: TRƢỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG Trƣởng nhóm Trƣởng nhóm Trợ lý kiểm Trợ lý kiểm toán viên toán viên Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức phòng kiểm toán Phòng kiểm toán, cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, đứng đầu là trƣởng phòng: Trƣởng phòng : chịu trách nhiệm lập kế hoạch và điều hành của phòng kiểm toán. - Trực tiếp khảo sát tình hình khách hàng để đƣa mức phí kiểm toán. - Lập kế hoạch kiểm toán và phân công nhân lực thực hiện hợp đồng kiểm toán. - Trực tiếp thực hiện các hợp đồng kiểm toán có quy mô lớn, phức tạp mang tính rủi ro cao. - Kiểm tra chất lƣợng các báo kiểm toán trƣớc khi trình giám đốc điều hành. Phó phòng : hỗ trợ trƣởng phòng trong việc phân công nhân lực thực hiện hợp đồng kiểm toán và điều hành phòng kiểm toán. Trƣởng nhóm : chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Nhóm trƣởng phân công và hƣớng dẫn các trợ lý thực hiện các hợp đồng kiểm toán. Trợ lý kiểm toán : thực hiện các công việc theo sự hƣớng dẫn và chỉ đạo của trƣởng nhóm. Trong lúc làm việc, các trợ lí kiểm toán có thể giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó, các trợ lí kiểm toán cần phải không ngừng nâng cao tay nghề, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm qua các cuộc kiểm toán để sau này có thể trở thành kiểm toán viên chính. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 31 Lớp:10DKKT07
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy 2.1.3. Hệ thống thông tin kế toán của Công ty Tổ chức Công tác kế toán: - Về Bộ máy kế toán: Vietland tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình quản lí tập trung với chức năng thu nhận, xử lí và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các đối tƣợng có liên quan, tham mƣu hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lí sử dụng vốn, tài sản của Công ty, giúp lãnh đạo Công ty có cái nhìn đầy đủ toàn diện để quyết định đúng đắn trong kinh doanh. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/10 năm này đến ngày 30/9 năm sau - Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam - Chế độ kế toán: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006, hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam, các quy định về sửa đổi, bổ sung liên quan do Bộ Tài Chính ban hành. Phương pháp và chuẩn mực kiểm toán Phƣơng pháp kiểm toán BCTC: - Hệ thống phƣơng pháp kiểm toán gồm 2 phân hệ: Kiểm toán chứng từ và Kiểm toán ngoài chứng từ. Chuẩn mực và hồ sơ kiểm toán : - Hiện tại Vietland đã áp dụng chƣơng trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) - Chuẩn mực kiểm toán áp dụng theo thông tƣ 214/2012/TT- BTC - Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV độc lập, thu nhập, phân loại, sử dụng và lƣu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán đƣợc thể hiện trong giấy, phim ảnh, phƣơng tiện tin học, hay bất kì phƣơng tiện lƣu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành. - Hồ sơ kiểm toán sử dụng tại Công ty nhằm: . Lƣu trữ những bằng chứng kiểm toán thu đƣợc trong quá trình thực hiện kiểm toán và làm cơ sở cho việc đƣa ra ý kiến của KTV. . Trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán . Trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lƣợng công việc kiểm toán. . Trợ giúp cho việc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán . Làm tài liệu tham khảo cho các cuộc kiểm toán sau - Hồ sơ kiểm toán tại Công ty đƣợc phân loại theo hồ sơ kiểm toán chung SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 32 Lớp: 10DKKT07
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và phương châm hoạt động của Công ty 2.1.4.1. Chức năng, nhiệm v Hiện nay, Vietland là một trong những Công ty kiểm toán có uy tín, chuyên cung cấp dịch vụ Kiểm toán và tƣ vấn trong các lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp - Tài chính kế toán – Thuế - Đầu tƣ và mọi vấn đề liên quan đến việc tổ chức hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề và hình thức sở hữu khác nhau. Ngành nghề kinh doanh (theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh): Dịch vụ kiểm toán. Dịch vụ kế toán – tƣ vấn thuế, Dịch vụ tƣ vấn và quản lý, tƣ vấn quản lí tài sản vô hình của doanh nghiệp, Tƣ vấn đầu tƣ, Dịch vụ tổ chức hội thảo, hội nghị, Đại lí bảo hiểm, Thiết kế hệ thống máy tính, Mua bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm vi tính đã đóng gói, linh kiện điện thoại, Đào tạo dạy nghề, Môi giới thƣơng mại, Đại lí mua bán ký gửi hàng hóa, Mua bán trang thiết bị y tế, thiết bị viễn thông – thiết bị phát song, thiết bị điện tử điều khiển, linh kiện điện thoại. Quy trình hoạt động của Công ty dựa trên cơ sở tuân thủ theo các chuẩn mực và các quy định theo chế độ Kế toán – Kiểm toán hiện hành của Việt Nam, thông lệ chung của Quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp, phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế tại Việt Nam. 2.1.4.2. Phương châm hoạt đ ng - Vietland hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực bảo vệ quyền lợi ích và bí mật kinh doanh của khách hàng trên cơ sở tuân thủ theo những điều luật pháp quy định. - Tuân thủ theo nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp và uy tín của Công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu của Công ty. - Công ty còn giúp các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế thực hiện tốt các công tác Tài chính - kế toán của mình theo đúng chuẩn mực, đảm bảo số liệu phản ánh đúng đắn thực trạng của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai sót, phòng ngừa các rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. - Bên cạnh đó, Vietland còn góp phần giúp các doanh nghiệp trong nƣớc, các tổ chức hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời các quy định và pháp lệnh của Nhà nƣớc SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 33 Lớp:10DKKT07
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Việt Nam về kế toán – tài chính, thuế, tin học trong kế toán và quản lí, tổ chức tốt hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc thuận lợi và hiệu quả, góp phần giúp các nhà đầu tƣ mạnh dạn hơn trong việc đầu tƣ tại Việt Nam. 2.1.5. Tình hình Công ty trong những năm gần đây. 2.1.5.1. Tình hình nhân sự - Quan điểm của Công ty đội ngũ KTV là tài sản giá trị nhất của Công ty, là nhân tố làm nên thƣơng hiệu của Vietland. - Công ty đã đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng nhân viên lớn gồm cán bộ, KTV, Kỹ thuật viên có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành Tài chính – ngân hàng – kế toán và kiểm toán. Với đội ngũ nhân viên cùng trình độ ngiệp vụ ngày càng cao qua các năm chắc chắn sẽ đáp ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng. 2.1.5.2. Doanh số Trong hơn 10 năm qua Vietland đã thực hiện kiểm toán chi mọi đối tƣợng khách hàng trong nƣớc và quốc tế với doanh thu tăng trƣởng không ngừng. Với nổ lực của Ban giám đốc Công ty cùng toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty, Vietland sẽ vững bƣớc trên con đƣờng phát triển và ngày càng khẳng định mình, trở thành một trong những Công ty hàng đầu của cả khu vực và trên thế giới. Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011 – 2013 (Đvt: Triệu Vnd) STT CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 1 Doanh thu 17.826 19.912 21.903 2 Tổng số nhân viên chuyên nghiệp 75 83 91 3 Số lƣợng NV có CCKTV 8 12 14 4 Số lƣợng khách hàng 398 468 470 Bảng 2.1: Doanh thu của Vietland từ 2011 - 2013 Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu của Công ty tăng đều đặn qua các năm và tăng nhanh trong 2 năm 2011 và 2012. Mức doanh thu của Công ty năm 2013 bằng 10% năm 2012. Tính đến 11/2013 thì doanh thu của Công ty đã đạt 18.487.265 đồng và con số này có khả năng tăng lên mạnh vì tháng 12 là tháng đem lại nhiều doanh thu nhất cho Công ty (Vì kiểm toán là hoạt động mang tính chất mùa vụ). Cùng với mức tăng về doanh thu, SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 34 Lớp: 10DKKT07
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Công ty đã đóng góp 1 phần đáng kể trong các khoản thu Ngân sách Nhà nƣớc cũng nhƣ cải thiện đƣợc mức thu nhập bình quân cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2.1.6. Thuận lợi, khó khăn và chiến lược phát triển của Công ty 2.1.6.1. hu n l i - Các sáng lập viên của Đất Việt là các kiểm toán viên có thâm niên và kinh nghiệm làm việc tại các Công ty kiểm toán lớn của nhà nƣớc trực thuộc Bộ tài chính. Một đội ngũ nhân viên và cộng tác viên là các chuyên viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, luật pháp, tin học Bên cạnh đó Công ty có mối quan hệ tốt với các cơ quan ban hành của Chính phủ. - Có điều kiện nắm bắt, cập nhật thƣờng xuyên những văn bản pháp luật mới, các thay đổi trong hệ thống tài chính Quốc gia, chính sách mới về thuế, đầu tƣ nƣớc ngoài nên chất lƣợng và hiệu quả của các dịch vụ mà Công ty cung cấp ngày càng cao, đƣợc nhiều khách hàng tín nhiệm về khả năng đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng. - Có đội ngũ nhân viên không ngừng đƣợc nâng cao chất lƣợng, đƣợc đào tạo có hệ thống, có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc và lòng tin của khách hàng - Bằng sự tận tâm và những kinh nghiệm, chuyên môn sâu không ngừng tích lũy, hiện nay Công ty đã duy trì đƣợc khoản 100 khách hàng thƣờng xuyên trong phạm vi toàn quốc, đồng thời phát triển thêm khách hàng mới nhờ không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng cũng nhƣ công tác marketing - Nƣớc ta vừa gia nhập WTO (7/11/2006), các Công ty thi nhau lên sàn giao dịch chứng khoán nên nhu cầu về kiểm toán độc lập là rất lớn. Các Công ty nƣớc ngoài và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng là những khách hàng thƣờng xuyên của Công ty kiểm toán. Khi các nhà đầu tƣ vào Việt Nam ngày càng tăng thì khách hàng sẽ càng nhiều hơn. 2.1.6.2. Khó hăn - Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động kiểm toán còn trong giai đoạn hoàn thiện, các văn bản pháp lý mới ban hành cách đây không lâu và còn đang xây dựng, sửa đổi, bổ sung nên hay có sự thay đổi. - Sự gia tăng số lƣợng các Công ty kiểm toán làm cho thị trƣờng kiểm toán trở nên sôi động. Tuy nhiên, chất lƣợng kiểm toán lại không đƣợc quan tâm đúng mức. Sự cạnh tranh khốc kiệt của thị trƣờng trong khi các chuẩn mực lại chƣa đƣợc ban hành đầy đủ và đồng bộ làm cho chất lƣợng kiểm toán chƣa đƣợc quản lý chặc chẽ. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 35 Lớp:10DKKT07
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy - Bên cạnh đó, tâm lý ngại mời kiểm toán ở đa số các doanh nghiệp (trừ những doanh nghiệp bắt buộc kiểm toán theo pháp luật quy định) đã góp phần hạn chế số lƣợng khách hàng ở tất cả các Công ty kiểm toán. 2.1.6.3. hi n lư c phát triển Về khách hàng: - Nâng cao chất lƣợng phục vụ để giữ vững khách hàng cũ, tập trung khai thác nhóm khách hàng là các tổng Công ty lớn, các doanh nghiệp nƣớc ngoài lớn với giá phí kiểm toán cao. - Tiếp tục tham gia dự thầu kiểm toán các dự án lớn, các tổng Công ty. - Mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Về nhân sự: - Tăng cƣờng nguồn nhân lực mới, trình độ cao bằng cách đa dạng hóa trong chính sách tuyển dụng nhân viên. - Nâng cao trình độ nhân viên bằng cách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên đi tập huấn, học tập kiến thức mới, thi các chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp. - Có chính sách nhân sự tốt để thu hút và giữ chân những nhân viên có kinh nghiệm, trình độ cao. Sửa đổi chính sách lƣơng, thƣởng phù hợp, tạo điều kiện cho ngƣời lao động gắn bó lâu dài với Công ty. Về Công ty - Mở thêm văn phòng đại diện và chi nhánh khắp ba miền, chủ yếu là tập trung ở các tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng, Quãng Ngãi để khai thác thêm khách hàng mới, tiết kiệm chi phí kiểm toán - Nâng cao trình độ nhân viên và chất lƣợng phục vụ nhằm củng cố uy tín Công ty. 2.1.7. Quy trình kiểm toán của Công ty. 2.1.7.1. L p hoạch iểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán, nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng nhƣ những điều kiện cần thiết khác cho việc kiểm toán. Đồng thời vừa là giai đoạn đầu tiên cũng là giai đoạn quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán ở Vietland gồm hai giai đoạn là tiền kế hoạch và lập kế hoạch. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 36 Lớp: 10DKKT07
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy 2.1.7.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch Trong giai đoạn tiền kế hoạch, KTV sẽ xem xét khả năng nhận lời mời khách hàng, việc quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không, tìm hiểu lý do khách hàng có nhu cầu kiểm toán, ký kết HĐKT và lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán. Xem xét chấp nhận khách hàng: Nếu là khách hàng mới, chƣa có bất cứ thông tin gì về khách hàng, KTV sẽ phải thận trọng xem xét kỹ tất cả các mặt về tình hình hoạt động, các điểm đặc biệt, cơ cấu tổ chức của khách hàng trƣớc khi chấp nhận kiểm toán nhằm tránh mọi rủi ro có thể xảy ra trong và sau cuộc kiểm toán. Cách thức chủ yếu đƣợc áp dụng là quan sát và phỏng vấn. Đối với khách hàng Vietland đã từng kiểm toán, khi có yêu cầu tiếp tục kiểm toán của đơn vị, KTV sẽ dựa vào hồ sơ làm việc của các năm trƣớc, bản đánh giá khách hàng để xem xét các sự kiện đặc biệt xảy ra trong và sau cuộc kiểm toán năm trƣớc, xem xét việc có chấp nhận kiểm toán hay không. Nếu đã có những mâu thuẫn nghiêm trọng xảy ra thì có thể Vietland sẽ không tiếp tục kiểm toán cho khách hàng nữa. Nếu chấp nhận kiểm toán thì có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không. Tìm hiểu lý do khách hàng mời kiểm toán Để hiểu rõ hơn về khách hàng và thuận tiện cho công tác kiểm toán, Vietland thƣờng tiến hành tìm hiểu lý do khách hàng mời kiểm toán. Từ đó Vietland có thể xác định đƣợc tầm quan trọng, mục đích và các bƣớc công việc cần làm của mỗi cuộc kiểm toán. Ví dụ khách hàng mời kiểm toán BCTC nhằm mục đích công khai thông tin tài chính ra bên ngoài, hoặc là theo yêu cầu của Công ty mẹ ở nƣớc ngoài Ký kết hợp đồng kiểm toán Sau quá trình tiếp cận khách hàng để thu thập thông tin về các nhu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng thực hiện, đƣa ra các thõa thuận ban đầu và xem xét có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng không nếu rủi ro đƣợc xác định là quá lớn, Công ty sẽ từ chối khách hàng. Trong hợp đồng sẽ quy định cụ thể giá phí, nội dung, thời gian, mức độ kiểm toán, dịch vụ cung cấp và phân công trách nhiệm. Hợp đồng kiểm toán gồm có: - Thƣ gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán - Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp - Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 37 Lớp:10DKKT07
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy - Soát xét các yếu tố ảnh hƣởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV Lựa chọn nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán Tại Công ty Vietland, việc lựa chọn đội ngũ nhân viên cho một cuộc kiểm toán đƣợc thực hiện bởi Phó Tổng Giám đốc, dựa vào đặc điểm riêng biệt và lĩnh vực hoạt động của mỗi khách hàng mà việc lựa chọn số lƣợng, kinh nghiệm và năng lực của đoàn kiểm toán là khác nhau. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các nhân viên kiểm toán đòi hỏi phải có sự cam kết tính độc lập của từng thành viên trong nhóm kiểm toán với khách hàng không có mối quan hệ lợi ích cá nhân hay kinh tế nào có khả năng ảnh hƣởng đến tính khách quan, trung thực khi kiểm toán BCTC tại đơn vị khách hàng. 2.1.7.1.2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán Các công việc trong giai đoạn lập kế hoạch bao gồm: Thứ nhất, tìm hiểu khách hàng và môi trƣờng hoạt động Mục tiêu giúp KTV xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, qua đó đƣa ra cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán cho rủi ro sai sót trọng yếu đã đánh giá. Thứ hai, tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng Công việc này giúp KTV xác định và đánh giá chính sách kế toán áp dụng cho các giao dịch của chu trình kinh doanh quan trọng, đánh giá việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát của các chu trình này. Cuối cùng là xem xét có nên áp dụng các thử nghiệm kiểm soát cho các chu trình này hay không. Thứ ba, phân tích sơ bộ BCTC Việc này giúp KTV xác định các hệ số tài chính bất thƣờng, các giao dịch và khoản mục bất thƣờng đồng thời khoanh vùng có nguy cơ sai sót trọng yếu. Thứ tƣ, đánh giá chung về hệ thống KSNB và trao đổi với BGĐ về gian lận KTV tiến hành đánh giá chung để xem hệ thống KSNB có kiểm soát hiệu quả và xử lí thông tin tài chính tin cậy không và xác định các rủi ro gian lận. Thứ năm, xác định mức trọng yếu kế hoạch Xác định mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Cuối cùng, tổng hợp kế hoạch kiểm toán SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 38 Lớp: 10DKKT07
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Sau khi thực hiện tất cả các bƣớc công việc trên KTV tiến hành tổng hợp tất cả các vấn đề cần lƣu ý trƣớc khi thực hiện kiểm toán, và đây cũng là công cụ để giao tiếp hiệu quả giữa thành viên Ban Giám đốc và thành viên nhóm kiểm toán. 2.1.7.2. hực hiện iểm toán Trong giai đoạn này các KTV tham gia kiểm toán bám sát kế hoạch đã lập để thực hiện, trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh bổ sung kế hoạch cho phù hợp. Đó là quá trình sử dụng các phƣơng pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tƣợng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán, quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chƣơng trình kiểm toán nhằm đƣa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những BCKT đầy đủ và tin cậy. Phƣơng pháp kiểm toán thực hiện trong giai đoạn này phụ thuộc vào kết quả việc đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: nếu KTV tiến hành dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng để kiểm toán thì trƣớc hết phải đánh giá lại sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, sau đó căn cứ vào kết quả để điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản cần phải thực hiện; nếu không dựa vào hệ thống KSNB để kiểm toán thì KTV tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục, nghiệp vụ. Chƣơng trình kiểm toán: Xác định mục tiêu kiểm toán nhằm đạt đƣợc bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp. Cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính bao gồm: sự đầy đủ, sự tồn tại, sự phát sinh, sự chính xác, sự đánh giá, quyền và nghĩa vụ, sự trình bày và khai báo. Xác định tài liệu cần thiết để kiểm toán trên một khoản mục trên báo cáo tài chính. Ví dụ, đối với chƣơng trình kiểm toán vốn bằng tiền, tài liệu yêu cầu bao gồm: biên bản kiểm kê quỹ, xác nhận số dƣ ngân hàng, sổ quỹ, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ phụ ngân hàng, sổ cái, các chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, các tài liệu khác có liên quan. Thực hiện các thủ tục kiểm toán : là quá trình thu thập các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực chứng minh một khoản mục trên BCTC, bao gồm kiểm tra các hoạt động kiểm soát, các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết thông qua các kỹ thuật kiểm toán nhƣ so sánh, tính toán, xác nhận, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát và kiểm tra thực tế. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 39 Lớp:10DKKT07
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Các chƣơng trình kiểm toán chi tiết : kiểm toán vốn bằng tiền, kiểm toán các khoản phải thu khách hàng, khoản ứng trƣớc cho ngƣời bán, các khoản phải thu khác, thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ, kiểm toán hàng tồn kho, khoản tạm ứng cho nhân viên, chi phí trả trƣớc và chi phí chờ kết chuyển, tài khoản thế chấp, kí cƣợc, ký quỹ ngắn dài hạn, tài sản cố định, đầu tƣ tài chính 2.1.7.3. K t thúc iểm toán Đây là giai đoạn các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán. Trƣớc khi kết thúc cuộc kiểm toán tại văn phòng Công ty khách hàng, trƣởng nhóm họp các thành viên lại thảo luận và trao đổi những vấn để đƣợc ghi trong giấy làm việc đồng thời cùng kế toán khách hàng làm rõ những vấn đề còn khúc mắc cần giải quyết. Trƣởng nhóm lập biên bản trao đổi, họp và trao đổi với ban giám đốc khách hàng và những ngƣời có liên quan. Sử dụng thủ tục phân tích để rà soát lại báo cáo tài chính lần cuối cùng, thống nhất những bút toán điều chỉnh với khách hàng và tiến hành lập báo cáo tài chính (lƣu ý: lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của khách hàng, việc kiểm toán lập báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng vì mục đích dễ dàng theo dõi số liệu, thống nhất mẫu biểu với khách hàng), báo cáo kiểm toán, đóng hồ sơ. Nhóm trƣởng kiểm toán gửi hồ sơ làm việc và bản thảo báo cáo kiểm toán lên phòng kiểm soát, giám đốc kiểm tra phê duyệt và xin ý kiến lãnh đạo (nếu cần). Phòng kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ nhằm cho cuộc kiểm toán có chất lƣợng cao hơn, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Sau khi bản thảo đƣợc duyệt, nhóm trƣởng lập báo cáo kiểm toán chính thức, viết thƣ quản lý ký tên và trình lên ban soát xét và giám đốc ký duyệt. Sau đó gửi cho hội đồng quản trị khách hàng. Kết thúc kiểm toán và lƣu hồ sơ Xem xét các sự kiện phát sinh sau cuộc kiểm toán Xem xét giả thiết hoạt động liên tục 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO VIETLAND THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN ĐKTN ABC. 2.2.1. Mục tiêu kiểm toán SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 40 Lớp: 10DKKT07
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy Khi tiến hành kiểm toán bất kỳ một khoản mục nào trên BCTC, Vietland cũng xác định các mục tiêu cụ thể mà kiểm toán khoản mục đó hƣớng tới. Việc làm này giúp cho quá trình kiểm toán diễn ra một cách có định hƣớng, đúng trọng tâm và dễ dàng đạt đƣợc hiệu quả. Với khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao Vietland xác định các mục tiêu kiểm toán cụ thể nhƣ sau: Tất cả TSCĐ vô hình và hữu hình, XDCB dở dang là có thực và thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC Tất cả các TSCĐ của Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC đều đƣợc phản ánh đầy đủ trên các BCTC Tất cả các TSCĐ của Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC đƣợc phản ánh, cộng dồn và hạch toán một cách chính xác. - Giá phí của Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC đƣợc hạch toán hợp lý trên cơ sở các chính sách kế toán áp dụng nhất quán của khách hàng. - Khấu hao TSCĐ Bệnh viện ABC theo một phƣơng pháp nhất quán và phù hợp với quy định của chế độ khấu hao. - Giá trị đƣợc ghi nhận vào TSCĐ Bệnh viện ABC phải chính xác và không bao gồm các yếu tố thuộc chi phí hoạt động. - Tất cả những TSCĐ Bệnh viện ABC tồn tại tại ngày lập bảng cân đối kế toán . - Việc mua sắm, đầu tƣ hay nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ Bệnh viện ABC đƣợc hạch toán đúng niên độ. TSCĐ Bệnh viện ABC, khấu hao đƣợc đánh giá và trình bày trên BCTC chính xác và phù hợp theo qui định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 2.2.2. Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp Thông thƣờng tài liệu yêu cầu đối với kiểm toán khoản mục TSCĐ là: - Bảng cân đối số phát sinh. Báo cáo tài chính - Chính sách kế toán về thời gian/tỉ lệ khấu hao TSCĐ - Biên bản kiểm kế tài sản ngày khóa sổ kế toán. - Sổ tổng hợp đối ứng của TK 211,212, 213, 214, 241 - Bảng tổng hợp TSCĐ ( bao gồm nguyên giá và khấu hao lũy kế) - Sổ chi tiết TSCĐ (nếu có). Sổ cái các TK TSCĐ và TK khấu hao. - Bảng trích khấu hao. Bảng chi tiết tình hình biến động tăng/giảm từng loại TSCĐ SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 41 Lớp:10DKKT07
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy - Hồ sơ liên quan đến việc hình thành TSCĐ, các chính sách về quản lý XDCB, sửa chữa TSCĐ và các tài liệu khác có liên quan Những tài liệu này là thật sự cần thiết cho cuộc kiểm toán diễn ra thuận lợi. Hơn nữa, việc có cung cấp đầy đủ hay không những tài liệu này từ đơn vị khách hàng sẽ phần nào phản ánh chất lƣợng của hệ thống KSNB cũng nhƣ chất lƣợng kế toán tại đơn vị đó. 2.2.3. Thực trạng về Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC 2.2.3.1. Hiểu bi t về môi trường hoạt đ ng và các u tố b n ngoài nh hưởng đ n doanh nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu, kiểm toán viên nhận định rằng, Sức khỏe là vốn quý nhất của con ngƣời, do vậy, những năm qua Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm chăm lo sức khỏe nhân dân. Nhờ đó, ngành y tế đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng ghi nhận, đƣợc bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế cũng nhƣ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân thì nền y tế nƣớc nhà cần có bƣớc thay đổi đột phá từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân lực đến cơ chế hoạt động. Ngoài những bệnh viện Công lập thì không ít bệnh viện Tƣ nhân ra đời, do đó sự cạnh tranh về chất lƣợng và uy tín giữa các bệnh viện đáng kể. Để giảm sự cạnh tranh và đƣa Bệnh viện ABC ngày càng phát triển và lớn mạnh, Công ty đã ban hành và duy trì các chính sách hợp lý. Ngoài ngành nghề chính là bệnh viện thì Công ty kinh doanh thêm một số ngành nghề phụ đạt đƣợc lợi nhuận cao. 2.2.3.1.1. Khảo sát và đánh giá khách hàng. Thông tin khái quát của Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC : - Công ty Cổ phần Bệnh viện ĐKTN ABC (tên giao dịch là ABC hospital Corporation), tiền thân là Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tƣ nhân ABC đƣợc thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0701xxx do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15 tháng 5 năm 19xx. Công ty đƣợc chuyển đổi thành “ Công ty Cổ phần Đa khoa tƣ nhân ABC” theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4103004xxx do sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 11 tháng 7 năm 20xx. Cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, Công ty đã đƣợc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0301765xxx đăng kí thay đổi đến lần thứ tám ngày 8 tháng 8 năm 2013. SVTH: Trƣơng Thị Mỹ Trang 42 Lớp: 10DKKT07