Khóa luận Kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC

pdf 106 trang thiennha21 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kiem_toan_cac_khoan_uoc_tinh_ke_toan_tai_cong_ty_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AAC Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hằng ThS. Phạm Thị Bích Ngọc LTrườngớp: K48A Kiể mĐại Toán học Kinh tế Huế Niên khóa: 2014 - 2018 Huế, Tháng 4 năm 2018
  2. Lời Cảm Ơn Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trường Đại học Kinh Tế Huế và đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn của khoa Kế toán- Kiểm toán. Cảm ơn các thầy cô vì sự nhiệt huyết, tận tâm của mình trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC nói chung và các anh chị trong Phòng Kiểm toán BCTC 2 nói riêng đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tìm hiểu thực tế và thu thập các thông tin để hoàn thành bài khóa luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới Cô giáo – Th.S Phạm Thị Bích Ngọc, cô là người mà đã truyền cho em những kiến thức bổ ích cũng như những lời khuyên trong quá trình làm khóa luận. Cuối cùng, trong quá trình thực tập và làm khóa luận do kiến thức và thời gian hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi các sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô để bài khóa luận của mình trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 25 tháng 4 năm 2018 Trường Đại học KinhSinh viên tếthự cHuế hiện Nguyễn Thị Hằng
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BCTC Báo cáo tài chính CĐKT Cân đối kế toán CN Chi nhánh DH, NH Dài hạn, Ngắn hạn GLV Giấy làm việc HTK Hàng tồn kho KiT Kiểm toán KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ NPT Nợ phải thu VSA Chuẩn mực kiểm toán NXB TP HCM Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định TK Tài khoản TB, VP Thiết bị, văn phòng SX,KD Sản xuất, kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty 38 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán BCTC 39 Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC 41 Bảng 2.3.1: Phân tích Bảng CĐKT 50 Bảng 2.3.2 Phân tích bảng KQKD 51 Bảng 2.3.3 Xác định mức trọng yếu 53 Bảng 2.3.4 Kiểm tra việc trích lập dự phòng 59 Bảng 2.3.5: Mức khấu hao theo quy định 63 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1 Lý do chọn đề tài 1 I.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 I.3 Đối tượng nghiên cứu 2 I.4 Phương pháp nghiên cứu 2 I.4.1 Nguồn số liệu sử dụng: 2 I.4.2 Phương pháp nghiên cứu: 3 I.5 Phạm vi nghiên cứu 3 I.6 Kết cấu khóa luận 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN 5 1.1 Tổng quan về kiểm toán BCTC 5 1.2 Các khoản ước tính kế toán 5 1.2.1. Khái niệm về các khoản ước tính kế toán 5 1.2.2. Bản chất của các khoản ước tính kế toán 6 1.2.3. Phân loại các khoản ước tính kế toán. 7 1.2.3.1 Ước tính chỉ tiêu đã phát sinh 7 1.2.3.2 Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh 13 1.2.4. Phương pháp kiểm toán các khoản ước tính kế toán 13 1.3 Những rủi ro, sai sót thường gặp khi kiểm toán các khoản ước tính kế toán. 15 1.4 Sự cần thiết của các khoản ước tính kế toán 16 1.5 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 17 1.5.1 GiaiTrường đoạn lập kế hoạ chĐại học Kinh tế Huế 17 1.5.2 Thực hiện kiểm toán 22 1.5.2.2 Thử nghiệm cơ bản 23 1.5.3 Kết thúc kiểm toán 25 1.5.3.1 Xem xét, trao đổi và tổng hợp kết quả kiểm toán 25 1.5.3.2 Lập và phát hành báo cáo kiểm toán 26 1.6 Thủ tục kiểm toán cho một số khoản mục ước tính kế toán 26 SVTH: Nguyễn Thị Hằng iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 1.6.1 Kiểm toán khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi 26 1.6.1.1 Mục tiêu kiểm toán 26 1.6.1.2 Thử nghiệm kiểm soát 27 1.6.1.3 Thử nghiệm cơ bản 27 1.6.2 Kiểm toán khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho 28 1.6.2.1 Mục tiêu kiểm toán 28 1.6.2.2 Thử nghiệm kiểm soát. 29 1.6.2.3 Thử nghiệm cơ bản 29 1.6.3 Kiểm toán khoản mục khấu hao tài sản cố định 30 1.6.3.1 Mục tiêu kiểm toán 30 1.6.3.2 Thử nghiệm kiểm soát 30 1.6.3.3 Thử nghiệm cơ bản 31 1.6.4 Kiểm toán khoản mục chi phí trả trước 32 1.6.4.1 Mục tiêu kiểm toán 32 1.6.4.3 Thủ tục kiểm tra chung 32 1.6.4.4 Thử nghiệm cơ bản 32 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 34 2.1 Tổng quan về công ty kiểm toán và kế toán AAC 34 2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 34 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 35 2.1.3 Phương châm hoạt động 35 2.1.4 CácTrường dịch vụ cung cấp Đại học Kinh tế Huế 36 2.1.5 Cơ cấu tổ chức 37 2.2 Khái quát quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện 40 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 41 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 42 SVTH: Nguyễn Thị Hằng iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 44 2.3 Thực trạng kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty cổ phần ABC do công ty Kế toán và Kiểm toán AAC thực hiện 45 2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch 45 2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 54 2.3.2.1 Kiểm toán khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi 54 2.2.2.2 Kiểm toán khoản mục khấu hao TSCĐ 61 2.2.2.3 Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 64 2.2.2.4 Kiểm toán khoản muc chi phí trả trước 67 2.2.3 Tổng hợp kiểm toán 74 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIẾM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY AAC 77 3.1 Đánh giá về phương pháp kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty Kế toán và Kiểm toán AAC 77 3.1.1 Đánh giá về công tác kiểm toán BCTC tại công ty Kế toán và Kiểm toán AAC 77 3.1.2 Đánh giá về việc sử dụng phương pháp kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty Kế toán và Kiểm toán AAC 79 3.1.2.1 Ưu điểm 79 3.1.2.2 Hạn chế 79 3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện phương pháp kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC 81 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 III.1 Kết luận 84 III.2 KiếTrườngn nghị Đại học Kinh tế Huế 85 PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn Thị Hằng v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1 Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì kiểm toán độc lập đã cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ trong vòng 15 năm trở lại đây. Việc nền kinh tế phát triển làm cho các công ty, doanh nghiệp “mọc lên” khá nhiều cùng với đó là các thông tư, nghị định được cập nhật liên tục làm cho ngành nghề kế toán trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi sự linh động hơn khi các thông tư, nghị định đó được ra đời, điều này cũng ảnh hưởng một phần nào đến các thông tin trên báo cáo tài chính. Trong bối cảnh hiện này, để thu hút nhà đầu tư cũng như khách hàng thì doanh nghiệp cần phải công khai hóa thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp và để cho mọi người thấy rằng các thông tin trên báo cáo tài chính là đúng sự thật, rõ ràng, minh bạch thì phải có một bên độc lập thứ ba xác nhận. Do vậy, các công ty dịch vụ kiểm toán ra đời, dịch vụ kiểm toán được coi là dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao và có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và hiệu quả trong nền kinh tế thì trường. Hoạt động kiểm toán không chỉ tạo niềm tin cho những người quan tâm đến báo cáo tài chính mà còn là giúp các công ty hoàn thiện lại công tác kế toán và nâng cao năng lực quản lý. Đó cũng là một trong những lý do mà công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC ra đời và đó cũng chính là nơi em thực tập để có thể tiếp cận rõ hơn về ngành nghề mà mình đang học. Ước tính kế toán là vấn đề khá mới mẻ đối với kế toán và kiểm toán trong những năm gần đây, tuy nhiên nó có vai trò khá quan trọng và ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ước tính kế toán được lập dựa vào những xét đoán trong điều kiệTrườngn không có sự ch ắcĐại chắn về họckết quả c ủKinha các sự kiệ ntế đã phát Huế sinh hay có thể phát sinh. Do vậy, mức độ rủi ro của báo cáo được kiểm toán khi có các khoản ước tính kế toán là rất cao. Vì là các xét đoán nên mang nặng tính chủ quan, khó có một tiêu chuẩn nào để đánh giá tính hợp lý nên luôn tồn tại một nguy cơ là các ước tính kế toán được xác định và ghi nhận một cách không phù hợp dẫn đến làm sai lệch đáng kể thông tin tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tính tin cậy của các ước tính kế toán là một vấn đề được người sử dụng báo cáo tài chính luôn đặc biệt quan tâm. Do SVTH: Nguyễn Thị Hằng 1
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc vậy có thể nói kiểm toán các khoản ước tính kế toán có vai trò hết sức quan trọng nó làm cho báo cáo tài chính trở nên minh bạch hơn và có sức thuyết phục hơn đối với người đọc. Nhận thức được vấn đề đó nên em muốn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về vấn đề này nên đã quyết định chọn đề tài “ Kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC” để làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa cho mình. I.2 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống khái quát các lý luận chung về các khoản ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Hiểu thực tế quy trình, phương pháp thực hiện kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC Nhận xét và đề ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện việc kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC I.3 Đối tượng nghiên cứu Là các phương pháp, quy trình kiểm toán các ước tính kế toán được sử trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH ABC do công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC thực hiện. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như số liệu nên người viết chỉ nghiên cứu về một số khoản ước tính như: + Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi + Kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ + Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Kiểm toán chi phí trả trước I.4 PhươngTrường pháp nghiê nĐại cứu học Kinh tế Huế I.4.1 Nguồn số liệu sử dụng: - Lý thuyết kiểm toán về các ước tính kế toán - Chuẩn mực kế toán Việt Nam( VAS) và các thông tư liên quan đến các khoản ước tính kế toán - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 540 SVTH: Nguyễn Thị Hằng 2
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Thu thập số liệu từ hồ sơ kiểm toán khách hàng tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC - Trực tiếp tham gia với vai trò trợ lý Kiểm toán viên I.4.2 Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận chỉ tập trung vào hai phương pháp nghiên cứu chính: Phương pháp thu thập số liệu: - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các anh chị KTV và trợ lý kiểm toán về các phần hành liên quan đến các khoản ước tính kế toán. Mục đích của phương pháp này là lắng nghe ý kiến, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước đồng thời trao đổi với các anh chị về vấn đề mà mình còn thắc mắc. - Phương pháp quan sát: Quan sát công việc thực tế của các anh chị kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán trong quá trình thực tế tại công ty Kiểm toán và Kế toán AAC. Mục đích của phương pháp này là nhằm quan sát cách thức làm việc của các anh chị KTV khi làm việc tại công ty khách hàng, cách mà các anh chị làm việc với các kế toán trưởng tại công ty khách hàng cũng như cách mà các thành viên trong nhóm làm việc với nhau. - Ngoài ra, người viết còn tham khảo các file hồ sơ kiểm toán, chương trình kiểm toán năm trước, nghiên cứu tìm hiểu các khoản ước tính của khách hàng. Tham khảo qua internet, giáo trình, các bài khóa luận của các năm trước và các bài báo có liên quan tới đề tài, đồng thời vận dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm excel để sử lý số liệu. So sánh, đối chiếu số liệu của kỳ này so với kỳ trước. Đồng thời, sử dụng các phép tính số học để phân tích số liệu đã thu thập đượTrườngc. Đại học Kinh tế Huế I.5 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC Đà Nẵng trong quá trình kiểm toán tại công ty cổ phần ABC và công ty cổ phần XYZ. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 3
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho và khấu hao tài sản cố định được nghiên cứu tại công ty cổ phần ABC và khoản chi phí trả trước thì được nghiên cứu tại công ty cổ phần XYZ. Về thời gian: Số liệu phân tích sử dụng trong đề tài được thu thập từ BCTC của công ty ABC trong kỳ kế toán từ ngày 1/1/2016 đến 31/12/2016 và của công ty cổ phần XYZ là từ ngày 1/1/2017 đến 31/12/2017. I.6 Kết cấu khóa luận Khóa luận gồm ba phần chính: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương I: Cơ sở lý luận về các khoản ước tính kế toán Chương II: Thực trạng quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng 4
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN 1.1 Tổng quan về kiểm toán BCTC Kiểm toán BCTC là việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC cũng như việc kiểm tra xem BCTC có được trình bày phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận hay không? Đối tượng của kiểm toán BCTC là các BCTC được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Mục tiêu của kiểm toán BCTC giúp KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực, hợp lý trên khía cạnh trọng yếu hay không? 1.2 Các khoản ước tính kế toán 1.2.1. Khái niệm về các khoản ước tính kế toán Ước tính kế toán: Theo chuẩn mực kiểm toán số 540, ước tính kế toán là một giá trị tiền tệ gần đúng trong trường hợp không có phương pháp đo lường chính xác. Thuật ngữ này được sử dụng cho một giá trị được đo lường theo giá trị hợp lý khi có sự không chắc chắn trong ước tính và cũng được sử dụng cho các giá trị khác cần ước tính. Khi chuẩn mực này chỉ đề cập đến các khoản ước tính kế toán được đo lường theo giá trị hợp lý nhất thuật ngữ “ước tính kế toán về giá trị hợp lý” được sử dụng. TheoTrường quan điểm kế toán:ĐạiƯớc tínhhọc kế toán Kinh là một quá tế trình Huếxét đoán dựa trên những thông tin tin cậy nhất và mới nhất tại thời điểm ước tính. Khái niệm “ước tính kế toán” đề cập tới các khoản mục trên BCTC mà giá trị của chúng được ước tính chứ không thể đo lường một cách chính xác bằng các công thức toán học. Ví dụ về các khoản ước tính kế toán gồm có khấu hao TSCĐ, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho Để đưa ra các ước tính này, người lập BCTC phải sử dụng các xét đoán nghề nghiệp, vì các xét đoán mang tính chủ quan, khó có một tiêu SVTH: Nguyễn Thị Hằng 5
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc chuẩn nào để đánh giá tính hợp lý cả. Chính vì vậy, tính tin cậy của các ước tính kế toán là một vấn đề được người sử dụng BCTC đặc biệt quan tâm. Giá trị ước tính hoặc các khoản ước tính của kiểm toán viên: Là giá trị hoặc khoảng giá trị mà kiểm toán viên ước tính được dựa trên các bằng chứng kiểm toán để sử dụng trong việc đánh giá giá trị ước tính của Ban Giám Đốc đơn vị được kiểm toán (Đoạn 7b của VSA 540). Sự không chắc chắn trong các ước tính: Là khả năng dễ xảy ra sự thiếu chính xác vốn có trong giá trị đo lường của các ước tính kế toán và các thuyết minh liên quan (Đoạn 7c của VSA 540). Các khoản ước tính kế toán có thể thực hiện thường xuyên trong kỳ kế toán hoặc được thực hiện vào cuối kỳ kế toán. 1.2.2. Bản chất của các khoản ước tính kế toán Theo đoạn A1 và A4 trong chuẩn mực kiểm toán 540 Do tính chất không chắc chắn vốn có của các hoạt động kinh doanh một số khoản mục trong báo cáo tài chính chỉ có thể được ước tính. Hơn nữa, các tính chất đặc thù của một tài sản, một khoản nợ phải trả hoặc một thành phần của vốn chủ sở hữu, hoặc cơ sở hay phương pháp đo lường được quy định trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có thể dẫn đến yêu cầu phải ước tính một khoản mục trong báo cáo tài chính. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có thể quy định cụ thể về các phương pháp đo lường và các thuyết minh cần thiết trong báo cáo tài chính. MứTrườngc độ không chắc chĐạiắn trong ưhọcớc tính thayKinh đổi tùy theo tế nộ iHuế dung của ước tính kế toán, phạm vi sử dụng một phương pháp hoặc một mô hình được chấp nhận rộng rãi và tính chủ quan của các giả định được sử dụng để lập ước tính kế toán. Trong một số trường hợp, sự không chắc chắn trong ước tính kế toán có thể lớn đến mức không đáp ứng được các tiêu chí ghi nhận theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng và không thể lập được ước tính kế toán đó. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 6
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Tuy nhiên không phải tất cả các khoản mục trong báo cáo tài chính cần phải đo lường theo giá trị hợp lý đều có sự không chắc chắn trong ước tính. Các ước tính kế toán có thể thực hiện một cách thường xuyên trong kỳ kế toán hoặc thực hiện vào cuối kỳ. Trong nhiều trường hợp các khoản ước tính kế toán có thể được lập dựa trên kinh nghiệm thực tế của kiểm toán viên. 1.2.3. Phân loại các khoản ước tính kế toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 thì các khoản ước tính kế toán được chia thành 2 loại sau: ước tính chỉ tiêu đã phát sinh và ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh 1.2.3.1 Ước tính chỉ tiêu đã phát sinh Là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc phương pháp tính chính xác Ví dụ về ước tính chỉ tiêu đã phát sinh như: dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích khấu hao tài sản cố định, chi phí trả trước  Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu quá hạn không có khả năng thu hồi do khách hàng không có khả năng thanh toán. Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách hàng về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, đối chiếu công nợTrườngvới chứng từ khác Đại học Kinh tế Huế Cuối niên độ doanh nghiệp thường xác định các khoản nợ quá hạn để tiến hành lập dự phòng. Doanh nghiệp cần dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 7
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Đối với các khoản nợ quá hạn mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm + 100% giá trị đối với khoản nợ từ 3 năm trở lên. Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn thì doanh nghiệp tiến hành dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.  Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho Đối tượng lập dự phòng bao gồm: nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (kể cả hàng hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu về kỹ thuật, lỗi thời ) mà giá trị gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, nhưng phải đảm bảo điều kiện sau: + Có hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng khácTrường chứng minh giá Đại vốn hàng họctồn kho. Kinh tế Huế + Là những vật tư, hàng hóa thuộc sở hữu của công ty tồn kho tại thời điểm lập BCTC. + Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên liệu này không bị giảm giá thì không trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 8
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt (Theo chuẩn mực kế toán số 02). Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập tại thời điểm ước tính. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được). Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng 9
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc  Trích khấu hao TSCĐ: Là sự phân bổ có hệ thống đối với giá trị phải khấu hao của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ. Giá trị khấu hao của TSCĐ là phần còn lại của nguyên giá sau khi trừ đi giá trị thanh lý ước tính. - Đối với TSCĐ hữu hình: + Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư 203/2009/TT-BTC để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ. Ví dụ như: Máy phát động lực có thời gian sử dụng tối thiểu là 8 năm và thời gian sử dụng tối đa là 10 năm + Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định sau Thời gian sử Giá trị hợp lý TSCĐ Thời gian trích khấu hao = * dụng TSCĐ Giá bán TSCĐ mới 100% tài sản mới cùng loại - Đối với TSCĐ vô hình: Giá trị khấu hao TSCĐ vô hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích, ước tính thời gian khấu hao TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm. Việc trích khấu hao được bắt đầu tính từ khi TSCĐ vô hình được đưa vào sử dụng. Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình làm căn cứ tính khấu hao cần phải xem xét các yếu tố sau: + Khả năng sử dụng dự tính của tài sản + Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tươngTrường tự. Đại học Kinh tế Huế + Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ. + Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 10
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Các phương pháp tính khấu hao: - Phương pháp khấu hao theo đường thẳng - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm Căn cứ vào khả năng đáp ứng điều kiện áp dụng theo quy định của từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp cho từng loại tài sản. Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng loại TSCĐ phải được sử dụng nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ.  Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra và dự phòng tổn thất do giảm giá các khoản đầu tư dài hạn. Đối tượng dự phòng: Là các chứng khoán, các khoán vốn của doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác có đủ các điều kiện sau: - Đối với khoản đầu tư chứng khoán: + Đầu tư chứng khoán là các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu công ty được công ty đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập BCTC có giá thị trường giảm so với giá hạch toán ghi trên sổ kế toán. + NhTrườngững chứng khoán Đại không đư họcợc phép muaKinh bán trên thtếị trư ờHuếng thì không được lập dự phòng giảm giá. - Đối với các khoản đầu tư khác của công ty vào tổ chức kinh tế là các công ty thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần hợp danh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà công ty đang đầu tư bị lỗ khi đầu tư). SVTH: Nguyễn Thị Hằng 11
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Phương pháp trích lập dự phòng: - Đối với các loại chứng khoán đầu tư Mức trích lập dự phòng được tính theo công thức sau: Mức dự phòng Số lượng chứng Giá trị chứng Giá trị chứng giảm giá đầu khoán bị giảm khoán hạch khoán hạch = = * - tư chứng tại thời điểm lập toán trên sổ toán trên thị khoán BCTC kế toán trường Khi tính phải lập riêng cho từng loại chứng khoán có biến động giảm giá tại thời điểm lập BCTC và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá đầu tư, làm căn cứ hạch toán chi phí doanh nghiệp. - Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác: Mức lập tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và được tính theo công thức: Số vốn đầu tư của Mức dự phòng Vốn góp thực tế doanh nghiệp = - Vố-n chủ sở * * tổn thất các khoản của các bên tại hữu thực có * Tổng số vốn góp đầu tư tài chính tổ chức kinh tế thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế Tại thời điểm lập dự phòng nếu các chứng khoán do công ty đầu tư bị giảm giá so với giá hạch toán trên sổ kế toán, các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải lập dự phòng như trên. Nếu dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng thì khôngTrường phải trích lập thê mĐại. học Kinh tế Huế Nếu dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng thì trích lập thêm vào chi phí tài chính khoản chênh lệch. Nếu dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng thì hoàn nhập phần chênh lệch bằng cách giảm chi phí tài chính phần chênh lệch đó. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 12
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc  Chi phí trả trước: Là những khoản chi tiêu thực tế đã phát sinh nhưng liên quan đến việc tạo ra lợi ích kinh tế của nhiều kỳ kế toán và đang chờ phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các kỳ kế toán liên quan. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, các khoản chi phí trả trước bao gồm: thuê TSCĐ, chi phí sữa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sữa chữa cố định, chi phí mua bảo hiểm và lệ phí mà doanh nghiệp mua một lần cho nhiều kỳ kế toán, chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho nhiều kỳ kế toán Việc phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD của từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ của từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.  Giá trị sản phẩm dở dang: Là chi phí bỏ ra nhằm mục đích chế tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh tại một thời điểm nhất định, chi phí này chưa chế tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh của nó. 1.2.3.2 Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh Là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu chưa phát sinh nhưng đã ước tính để lập báo cáo tài chính, ví dụ về ước tính các chỉ tiêu chưa phát sinh như: Dự phòng chi phí bảo hành, chi phí trích trước  Dự phòng chi phí bảo hành: Là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, công trình, hàng hóa đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục có nghĩa vụ sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. TrườngChi phí trích trước: ĐạiLà khoản họcchi tiêu d ựKinhkiến phát sinh tế trong Huế tương lai với quy mô lớn liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kế toán, đã được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trước khi khoản chi tiêu đó thực tế phát sinh. 1.2.4. Phương pháp kiểm toán các khoản ước tính kế toán Xem xét và kiểm tra quy trình lập các khoản ước tính kế toán của đơn vị. Kiểm tra số liệu và xem xét các giả định dùng làm cơ sở lập ước tính kế toán, đối SVTH: Nguyễn Thị Hằng 13
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc chiếu số liệu và các giả định với các quy định có liên quan hoặc kinh nghiệm thực tế của các đơn vị trong cùng ngành KTV phải đánh giá các dữ liệu mà đơn vị dùng làm cơ sở lập các ước tính kế toán, đồng thời đánh giá tính thích hợp các giả định mà đơn vị dùng để lập các ước tính kế toán. KTV cần phải xem xét các giả định này có hợp lý với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước hay không? Có nhất quán với các giả định đã được sử dụng để lập các ước tính kế toán hay không? KTV cần phải lưu ý những giả định dễ thay đổi hoặc dễ có sai sót trọng yếu. Kiểm tra số liệu và xem xét các giả định Các ước tính kế toán được lập dựa trên các số liệu và giả định liên quan theo quan điểm của người làm kế toán, vì vậy xem xét các dữ liệu có chính xác, đầy đủ và thích hợp, cũng như các giả định có được sử dụng nhất quán qua các kỳ và có còn phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Các số liệu và giả định là điểm cốt lõi để lập nên các ước tính kế toán, nếu số liệu sai hoặc giả định không phù hợp thì các ước tính kế toán hoàn toàn không đúng. Do vậy, việc kiểm tra số liệu cũng như các giả định là điều hết sức quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Khi đánh giá dữ liệu, KTV cần xem xét những vấn đề sau: - Dữ liệu là cơ sở để lập các ước tính kế toán có chính xác, thích hợp và đầy đủ hay không? - Số liệu có nhất quán với số liệu được phản ánh trong sổ kế toán hay không? Khi đánh giá các giả định, KTV cần xem xét các vấn đề như: - TrườngCó hợp lý với kết quảĐại thực của học các kỳ kế Kinh toán trước haytế không? Huế - Có nhất quán với kế hoạch đã được vạch ra hay không? - Các giả định có còn phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại hay không? Khi xem xét các giả định dùng để lập các ước tính kế toán, đối với một số ước tính kế toán đơn giản như trích khấu hao, dự phòng nợ phải thu khó đòi thì KTV và đơn vị kiểm toán có thể dựa vào xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của mình để đánh giá tính phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các khoản ước tính liên SVTH: Nguyễn Thị Hằng 14
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc quan đến các vụ tranh chấp, kiện tụng của doanh nghiệp thì cần phải tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia trong ngành, lĩnh vực liên quan. Kiểm toán viên lập một ước tính độc lập để so sánh với ước tính của đơn vị KTV có thể tự lập hoặc thu thập một ước tính kế toán độc lập và so sánh với các ước tính kế toán của đơn vị. Khi sử dụng kết quả ước tính độc lập, KTV phải đánh giá các dữ liệu, xem xét các giả định và kiểm tra các thủ tục tính toán được sử dụng trong quá trình lập ước tính kế toán. KTV cũng có thể so sánh các ước tính kế toán với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước đó. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập Báo cáo kiểm toán để xác nhận các ước tính kế toán đã lập. Các nghiệp vụ và sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập báo cáo kế toán có thể cung cấp các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến việc lập các ước tính kế toán. KTV cần xem xét, kiểm tra quá trình lập ước tính kế toán của đơn vị hoặc sử dụng một ước tính độc lập để đánh giá tính hợp lý của các ước tính kế toán. 1.3 Những rủi ro, sai sót thường gặp khi kiểm toán các khoản ước tính kế toán. Thứ nhất: Các nguyên tắc kế toán ước tính không rõ ràng, không chặt chẽ và thậm chí không được đưa ra. Bên cạnh đó những ước tính thường mang tính chủ quan của người đánh giá do đó khả năng rủi ro tiềm tàng cao. Thứ hai: Các ước tính kế toán thường được xác định từ các mô hình tính toán phức tạp nên khả năng cao xảy ra sai sót ảnh hưởng đến tính chính xác trong cơ sở dẫn liệuTrường. Đại học Kinh tế Huế Thứ ba: Các ước tính kế toán thường liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các nghĩa vụ nộp thuế nên dễ bị xử lý theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Vì không có tiêu chuẩn chính xác về đo lường các khoản ước tính nên đây được xem là công cụ đắc lực để nhà quản lý phù phép lợi nhuận. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 15
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Thứ tư: Các ước tính kế toán thường diễn ra vào cuối kỳ, đó là thời điểm nhạy cảm đối với những người làm kế toán, do áp lực công việc nên đôi khi kế toán cũng có thể để xảy ra sai sót. Thứ năm: Các bằng chứng để chứng minh cho các ước tính kế toán thường khó thu thập hơn và tính thuyết phục thấp hơn các bằng chứng chứng minh cho các chỉ tiêu khác trong báo cáo tài chính. Ví dụ, chứng từ kế toán để ghi nhận tăng một khoản nợ phải thu rất rõ ràng và đầy đủ, thường gồm: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn bán hàng, biên bản giao nhận từ đó xác nhận nghĩa vụ nợ phải trả của đơn vị mua hàng. Tuy nhiên, bộ chứng từ để ghi chép nghiệp vụ liên quan đến các khoản ước tính kế toán thường khó xác định, nó phụ thuộc vào xét đoán chủ quan của Ban giám đốc đơn vị, từ đó các chứng từ tương ứng không có quy định cụ thể nên bằng chứng khó thu thập được. Các đặc điểm của ước tính kế toán, đặc biệt là tính không chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào xét đoán chủ quan của người lập ước tính nên đòi hỏi KTV được phân công kiểm toán phải có đủ năng lực, giàu kinh nghiệm và phải dành nhiều thời gian hơn để đánh giá mức độ tin cậy của thông tin so với các khoản mục khác trên BCTC. 1.4 Sự cần thiết của các khoản ước tính kế toán Trong công tác kế toán có nhiều trường hợp việc xác định giá trị của các đối tượng kế toán là không thể thực hiện được do thiếu những bằng chứng đáng tin cậy. Vì vậy trong các trường hợp đó các nhà quản lý phải tự ước tính giá trị các đối tượng này để phục vụ cho việc theo dõi, quản lý tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lợi ích của các ước tính kế toán nhằm hạn chế những rủi ro có thể dẫn đến những thiTrườngệt hại và để chủ đĐạiộng hơn vhọcề tài chính Kinh trong các trư tếờng hHuếợp xảy ra rủi ro do các nguyên nhân khách quan như: giảm giá vật tư, hàng hóa, giảm giá đầu tư trên thị trường chứng khoán, tránh các trường hợp phát sinh chi phí làm thay đổi chi phí SX, KD hoặc phát sinh các nghĩa vụ nợ do kết quả từ một sự kiện xảy ra hay do sự giảm sút các lợi ích kinh tế. Có ước tính kế toán trong báo cáo tài chính sẽ làm cho thông tin tài chính trung thực hơn. Ước tính về dự phòng nợ phải thu khó đòi, về giảm giá HTK, khấu hao SVTH: Nguyễn Thị Hằng 16
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc TSCĐ sẽ giúp cho Ban giám đốc thấy được giá trị thuần của tài sản doanh nghiệp thực có là bao nhiêu, với các ước tính kế toán thì nhà quản lý doanh nghiệp sẽ chủ động về tài chính, hiểu được những rủi ro có thể xảy ra từ đo có những quyết định kinh tế phù hợp. Các ước tính kế toán tồn tại mang lại sự linh hoạt và lợi ích trong việc cung cấp thông tin cho đối tượng liên quan, việc tính toán các ước tính không thể thực hiện một cách chi tiết, cụ thể vì nếu như vậy thì mức độ linh hoạt của các thông tin tài chính sẽ không còn nữa và lợi ích kinh tế từ sự linh hoạt của thông tin sẽ mất. Sử dụng các ước tính kế toán là công cụ rất quan trọng trong thực tiễn công tác kế toán. Ước tính kế toán cung cấp cho người sử dụng những thông tin có tính trọng yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó người sử dụng có cơ sở dự đoán hợp lý hơn khi ra quyết định. 1.5 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 1.5.1 Giai đoạn lập kế hoạch Lập kế hoạch là công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm tạo ra tất cả các điều kiện và tiền đề cụ thể trước khi tiến hành kiểm toán. Tại đây thì KTV sẽ đề ra chương trình kiểm toán đó là những dự kiến chi tiết công việc cụ thể cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về các tài liệu, thông tin liên quan cần phải được thu thập. Kế hoạch kiểm toán có vai trò rất quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả của toàn bộ cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập chi tiết hơn so với chiến lược kiểm toán tổng thể bao gồm: nội dung, lịch trình, phạm vi và thủ tục kiểm toán sẽ được thành viên trong nhóm kiểm toán thực hiện, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã đề ra KTVTrường có thể linh hoạt hơn Đại trong qua học trình làm Kinh việc của mình, tế từ Huếđó có thể giảm bớt sai sót và rủi ro. Ngoài ra, kế hoạch kiểm toán còn giúp cho các KTV phối hợp với nhau một cách ăn ý, hiệu quả hơn. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 17
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Các công việc trong giai đoạn lập kế hoạch:  Xem xét thu thập thông tin và chấp nhận khách hàng Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi KTV (hoặc công ty kiểm toán) tiếp nhận khách hàng. Công ty kiểm toán cần phải thu thập các thông tin cần thiết trong từng tình huống cụ thể, trước khi chấp nhận một khách hàng mới hay duy trì khách hàng cũ. Đối với khách hàng mới: công ty sẽ tiến hành thu thập thông tin khách hàng thông qua việc gặp gỡ trực tiếp khách hàng, KTV sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ như: giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định đầu tư, báo cáo tài chính đồng thời KTV có thể tham quan hoạt động thực tế của khách hàng để có cái nhìn tổng thể hơn về đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của họ. Đối với khách hàng thường niên: KTV có thể rút ra được từ hồ sơ kiểm toán năm trước, đồng thời có thể trao đổi thêm với KTV tiền nhiệm trước đó và trao đổi thêm các vấn đề mới trong năm hiện tại với kế toán trưởng tại công ty đó. Một số thông tin mà Ban Giám Đốc cần lưu ý khi chấp nhận khách hàng: - Tính chính trực của các chủ sở hữu chính, thành viên của Ban Giám Đốc và Ban quản trị. - Năng lực chuyên môn và khả năng của nhóm kiểm toán trong việc thực hiện cuộc kiểm toán. - Khả năng của công ty kiểm toán và nhóm kiểm toán trong việc tuân thủ các chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp. - Các vấn đề trọng yếu phát sinh trong cuộc kiểm toán năm hiện hành hoặc năm trước vàTrường những ảnh hưởng đĐạiối với vi ệchọc duy trì quanKinh hệ khách hàngtế . Huế  Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán. Sau khi đánh giá và chấp nhận khách hàng thì công ty sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán và tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán phù hợp. Hợp đồng kiểm toán: Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (công ty kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm SVTH: Nguyễn Thị Hằng 18
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc toán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng (Theo chuẩn mực kiểm toán số 210). Yêu cầu đối với nhóm kiểm toán: Việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán được dựa trên yêu cầu về số người, trình độ khả năng và yêu cầu về chuyên môn, việc lựa chọn nhóm kiểm toán thường do chủ nhiệm nhóm kiểm toán lựa chọn. Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn cần phải lưu ý một số vấn đề sau: - Đảm bảo tính độc lập giữa KTV tham gia trực tiếp kiểm toán với khách hàng. - Đảm bảo KTV có đầy đủ năng lực, chuyên môn để trực tiếp kiểm toán tại công ty khách hàng. Việc quan tâm đầy đủ về vấn đề trên khi lựa chọn đội ngũ kiểm toán sẽ góp phần giúp công ty kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán chất lượng và đem đến hiệu quả cao.  Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động, chính sách và chu trình kinh doanh Trước khi bước vào thực hiện kiểm toán, trong giai đoạn lập kế hoạch này các KTV phải tiến hành thu thập những hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu được các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. KTV phải tìm hiểu về chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng, tìm hiểu về chu trình kinh doanh quan trọng của đơn vị mà cụ thể là xác định và hiểu được các sự kiện, giao dịch liên quan tới chu trình này, đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình. Các chu trình kinh doanh thường được tìm hiểu trong bưTrườngớc công việc này: Đại học Kinh tế Huế Chu trình mua hàng và thanh toán Chu trình hàng tồn kho- giá thành- giá vốn Chu trình lương và khoản trích theo lương Chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 19
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc  Phân tích sơ bộ BCTC Phân tích sơ bộ BCTC bao gồm phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả trên bảng phân tích này giúp KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện, KTV có thể chuẩn đoán khu vực có thể sai sót làm trọng tâm cho cuộc kiểm toán, từ đó có thể xác định nội dung thời gian và phạm vi sử dụng các phương pháp kiểm toán.  Đánh giá rủi ro và tính trọng yếu Thủ tục đánh giá rủi ro (Theo đoạn 4d của VSA 315) là thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập các hiểu biết về đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính hay cấp độ cơ sở dữ liệu. Theo VSA 315 do Bộ Tài chính ban hành năm 2014 Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến, nhận xét không thích hợp khi báo cáo kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. - Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm tàng, vốn có trong bản thân đối tượng kiểm toán. Mức độ rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thể kiểm toán, KTV không tạo ra và cũng không thể kiểm soát rủi ro tiềm tàng mà họ chỉ có thể đánh giá chúng. - Rủi ro kiểm soát: Đó là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp không phát hiện, phát hiện và sữa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. KTV không tTrườngạo ra rủi ro kiểm soát Đại và cũng học không ki ểKinhm soát chúng. tế Họ chHuếỉ có thể đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến. - Rủi ro phát hiện: Đó là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được sai phạm trọng yếu. Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV phải có trách nhiệm thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 20
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Mối quan hệ giữa các loại rủi ro: AR = IR*CR*DR Trong đó: AR là rủi ro kiểm toán IR là rủi ro tiềm tàng CR là rủi ro kiểm soát DR là rủi ro phát hiện Trên cơ sở đánh giá rủi ro, KTV xác định các khoản mục trọng yếu dựa vào xét đoán nghề nghiệp của chính mình và đưa ra một số thủ tục kiểm toán cần thiết. KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được. Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính (Theo đoạn 9a của VSA 320) Mục đích của việc đánh giá mức trọng yếu là để ước tính sai phạm có thể chấp nhận được trên BCTC, từ đó có thể xác định được nội dung, bản chất và phạm vi của các thử nghiệm được thực hiện trong quá trình kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán số 320, tính trọng yếu được xem xét qua các bước sau: + Ước lượng sơ bộ ban đầu về mức trọng yếu. + Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, chu trình BCTC. + TrườngƯớc tính sai số và Đạiso sánh vớihọc quy định Kinh về tính trọng tế yếu Huế đã được phân bổ trong từng chu trình. + So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Việc so sánh này giúp KTV đánh giá được tổng sai phạm của BCTC có vươt quá giới hạn về mức trọng yếu thực hiện của toàn BCTC hay không? Kiểm toán viên sẽ lựa chọn tiêu chí để sử dụng ước tính mức trọng yếu, chỉ tiêu đó có thể là: lợi nhuận trước thuế, doanh thu, vốn chủ sở hữu, tài sản SVTH: Nguyễn Thị Hằng 21
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Dựa vào xét đoán cũng như kinh nghiệm cùng với thông tin thu thập ở trên, kiểm toán viên có thể đưa ra tỷ lệ % theo tiêu chí đã lựa chọn để tính ra mức trọng yếu tổng thể như sau: Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% Doanh thu: 0.5% - 3% Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu: 2% Dựa vào mức trọng yếu tổng thể ở trên, KTV sẽ tính toán ra mức trọng yếu thực hiện. Mức trọng yếu thực hiện được xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng thể, bằng khoảng 50% - 75% mức trọng yếu tổng thể. Mức trọng yếu được xem xét ở 2 mức độ: - Mức độ tổng thể của BCTC: KTV phải ước tính toàn bộ sai lệch có thể chấp nhận được để đảm bảo rằng BCTC không còn sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu tổng thể thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận. - Mức độ đối với từng khoản mục: Mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa cho phép của khoản mục. Số tiền này được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của BCTC. 1.5.2 Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình được thực hiện có kế hoạch, có chương trình cụ thể và chủ động nhằm thu thập được những những băng chứng kiểm toán đầy đủ và có độ tin cậy cao để minh chứng cho nhữngTrường ý kiến mà kiểm toánĐại viên đhọcã đưa ra trongKinh báo cáo kitếểm toán.Huế 1.5.2.1 Thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát là loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. KTV phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát có liên quan nếu: SVTH: Nguyễn Thị Hằng 22
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC, KTV kỳ vọng rằng các thủ tục kiểm soát được thực hiện hữu hiệu, nghĩa là KTV có ý định dựa vào tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của thử nghiệm cơ bản; hoặc : - Nếu chỉ thực hiện thử nghiệm cơ bản thì không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Những thử nghiệm kiểm soát được dùng để kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống KSNB gồm: - Phỏng vấn: KTV đặt câu hỏi cho nhân viên của đơn vị được kiểm toán liên quan đến các thủ tục kiểm soát để hiểu được các kiểm soát nào bắt buộc thực hiện và tính hữu hiệu của chúng. - Quan sát: KTV quan sát nhân viên của đơn vị thực hiện các nhiệm vụ thường lệ của mình để xem liệu họ có tuân thủ các kiểm soát đã được thiết kế hay không? Ví dụ, KTV có thể quan sát công việc của thủ kho để xem họ có nhận hàng, bảo quản hàng đã được thiết lập hay không? - Kiểm tra tài liệu: KTV kiểm tra các chứng từ để xem xét các dấu vết kiểm soát còn lưu trên các chứng từ đó có phù hợp với các thủ tục kiểm soát được thiết lập? - Thực hiện lại: Là việc KTV thực hiện lại một cách độc lập các thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thực hiện trước đó. Việc lựa chọn thủ tục nào là phụ thuộc vào nội dung kiểm toán cụ thể. Khi thiết kế những thử nghiệm kiểm soát cần thực hiện, KTV cần cân nhắc giữa loại bằng chứng cầnTrường thu thập và chi phíĐại để thực họchiện các thửKinh nghiệm kiểm tế soát Huế đó. 1.5.2.2 Thử nghiệm cơ bản Thử nghiệm cơ bản được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm kiểm soát bao gồm: SVTH: Nguyễn Thị Hằng 23
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc  Thủ tục phân tích Thủ tục này thực hiện việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính với nhau và giữa dữ liệu tài chính với dữ liệu phi tài chính. Thủ tục này cũng bao gồm việc điều tra các biến động hoặc các mối quan hệ không nhất quán với các thông tin không liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với giá trị dự tính. Ví dụ: So sánh thông tin tài chính giữa các kỳ, các niên độ, hoặc so sánh thông tin tài chính của đơn vị với thông tin trong ngành. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính, giữa thông tin tài chính và thông tin không mang tính chất tài chính Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán là so sánh và nghiên cứu các mối quan hệ để giúp KTV thu thập bằng chứng hợp lý chung về của số liệu, thông tin cần kiểm tra, đồng thời có khả năng phát hiện ra các sai sót trọng yếu.  Kiểm tra chi tiết Đây là việc kiểm tra trực tiếp với các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh và thường được thể hiện qua các cách sau: Kiểm tra nghiệp vụ: Là kiểm tra chi tiết một số ít hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét mức độ trung thực của các khoản mục. Loại kiểm tra này được sử dụng khi số phát sinh của tài khoản ít, các tài khoản không có số dư hay trong những trường hợp bất thường. Trước hết, KTV chọn các nghiệp vụ cần kiểm tra, sau đó kiểm tra chi tiết các tài liTrườngệu, chứng từ của nghiệpĐại vụ đó,học xem xét Kinh quá trình ghi tế chép Huếcủa chúng qua các tài khoản, cuối cùng KTV đánh giá để xác định số phát sinh hay số dư cuối kỳ. Kiểm tra số dư: Là kiểm tra, đánh giá về mức độ trung thực của số dư tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách: đầu tiên, KTV phân chia số dư ra thành từng bộ phận, từng đối tượng rồi sau đó chọn mẫu để kiểm tra bằng phương pháp thích hợp. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 24
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Kiểm tra thuyết minh: KTV phải kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của các thuyết minh trên BCTC theo yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán. Khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV thường phối hợp giữa kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích. Đối với những khoản mục trọng yếu hoặc có tính rủi ro cao, KTV cần mở rộng các thử nghiệm chi tiết để tăng cường khả năng phát hiện ra các sai sót trọng yếu. Do tầm quan trọng của thử nghiệm cơ bản đối với việc thực hiện mục tiêu kiểm toán, VSA 330 “Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá” quy định: “ Cho dù kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu như thế nào, KTV phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh trọng yếu”. 1.5.3 Kết thúc kiểm toán 1.5.3.1 Xem xét, trao đổi và tổng hợp kết quả kiểm toán Trong giai đoạn này KTV cần tập hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thủ tục bổ sung. KTV cần đánh giá lại tính hợp lý các ước tính kế toán và dựa vào những hiểu biết của mình về đơn vị và tính nhất quán của các ước tính kế toán và các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập trong quá trình kiểm toán. Do tính không chắc chắn vốn có của các khoản ước tính kế toán nên việc đánh giá chênh lệch, khác biệt khi kiểm toán các khoản ước tính kế toán là khó hơn khi thực hiện kiểm toán các chỉ tiêu khác. Khi có sự chênh lệch giữa giá trị ước tính của KTV với giá trị ước tính của doanh nghiệp thì KTV nên xem xét sự chênh lệch này có cần điều chỉTrườngnh hay không? Nế uĐại chênh lệ chhọc này là hKinhợp lý và không tế tr ọngHuế yếu thì KTV có thể không cần điều chỉnh, ngược lại sự chênh lệch đó không hợp lý và ảnh hưởng đến BCTC thì KTV yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại. Nếu đơn vị từ chối điều chỉnh thì sự chênh lệch đó sẽ được coi là một sai sót và được xem xét cùng với một số sai sót khác để đánh giá xem nó có trọng yếu hay không? SVTH: Nguyễn Thị Hằng 25
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Ngoài ra KTV cần lưu ý một số vấn đề sau: Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán và xem xét coi thử nó có ảnh hưởng đến các giả định đã sử dụng để ước tính các khoản kế toán hay không? Đồng thời có thể thiết kế một số thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm hạn chế rủi ro sai sót có thể xảy ra. Trao đổi với công ty những vấn đề cần xem xét và các bút toán điều chỉnh, bổ sung đồng thời phản ánh những vấn đề còn tồn tại chưa thực sự phù hợp với thông tư, quy định hiện hành. Sau khi xem xét đánh giá lại các bằng chúng thu thập được, KTV sẽ đưa ra ý kiến rằng BCTC có đảm bảo trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu và có thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán đã đề ra trước đó hay không? Nếu có sai phạm thì đưa ra bút toán điều chỉnh, chủ nhiệm kiểm toán sẽ căn cứ vào đánh giá mức trọng yếu để đưa ra ý kiến phù hợp. Đồng thời kiểm toán viên cũng phải nêu lên những vấn đề còn hạn chế trong quá trình kiểm toán tại đơn vị mà kiểm toán viên cho rằng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC. Dựa trên những bút toán điều chỉnh và những ghi chép, bằng chứng kiểm toán (hồ sơ kiểm toán) mà kiểm toán viên đã thu thập được trong quá trình kiểm toán, KTV tiến hành thảo luận với Ban giám đốc (hoặc kế toán trưởng) của đơn vị được kiểm toán để đi đến thống nhất giữa hai bên, sau đó kiểm toán viên sẽ tiến hành lập báo cáo kiểm toán. 1.5.3.2 Lập và phát hành báo cáo kiểm toán Sau khi lập bản thảo báo cáo kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ tiến hành đưa cho trưởng phòng kiểm toán duyệt. Sau khi được sự phê duyệt của trưởng phòng thì kiểm toán viên sẽ tiến hàng lập và phát hành báo cáo theo như đúng thời gian trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. 1.6 ThủTrường tục kiểm toán cho Đạimột số họckhoản mục Kinhước tính tếkế toán. Huế 1.6.1 Kiểm toán khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi 1.6.1.1 Mục tiêu kiểm toán - Sự tồn tại: Các khoản nợ phải thu được lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là thực sự có thật và đủ điều kiện ghi nhận khoản nợ khó đòi vào thời điểm lập báo cáo tài chính. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 26
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Sự đầy đủ: Tất cả các khoản phải thu nghi ngờ không thu hồi được thì phải lập dự phòng đầy đủ. - Sự đánh giá: Dự phòng nợ phải thu khó đòi được đánh giá một cách hợp lý. - Sự chính xác: Tất cả các khoản nợ phải thu khó đòi đều phải được ghi nhận một cách chính xác, đúng số tiền và đúng kỳ kế toán. - Trình bày và công bố: Kiểm tra việc trình bày các khoản dự phòng trên báo cáo tài chính và thuyết minh có đúng quy định. 1.6.1.2 Thử nghiệm kiểm soát Kiểm tra các chứng từ liên quan đến khoản phải thu đã lập dự phòng đồng thời đánh giá tính hợp lý của các khoản ước tính đó. Phỏng vấn nhân viên về việc đối chiếu công nợ cũng như lưu ý những khoản nợ xấu của doanh nghiệp. Xem xét bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi. Đảm bảo xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có liên hệ và ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng. Kiểm tra độ tin cậy của bảng phân tích tuổi nợ bằng cách: đối chiếu số tổng của bảng phân tích tuổi nợ với bảng CĐKT, đối chiếu mẫu hóa đơn đã chọn về giá trị, ngày hết hạn, ngày hóa đơn được ghi trên bảng phân tích. 1.6.1.3 Thử nghiệm cơ bản TrườngThủ tục phân tích Đại học Kinh tế Huế Các thủ tục phân tích thường xảy ra: Phân tích tỷ suất, phân tích xu hướng, phân tích tuổi nợ và kiểm tra tính hợp lý. Xem xét mức biến động các khoản dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi trích lập năm này so với năm trước, tìm hiểu nguyên nhân biến động. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 27
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc  Kiểm tra chi tiết: Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu khách hàng và khách hàng trả tiền trước theo từng đối tượng khách hàng. Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết theo đối tượng, bảng CĐPS, BCTC), xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là khách hàng ). Tìm hiểu chính sách tín dụng của đơn vị, cập nhật thay đổi so với năm trước . Tìm hiểu và đánh giá phương pháp, các phân tích hoặc giả định mà đơn vị sử dụng để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, những thay đổi trong phương pháp hoặc giả định được sử dụng kỳ này so với kỳ trước. Thảo luận với BGĐ đơn vị về các giả định quan trọng đã được sử dụng và kinh nghiệm của đơn vị trong việc thu hồi nợ phải thu. Kiểm tra các chứng từ liên quan tới các khoản phải thu đã được lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận. Thu thập bảng phân tích tuổi nợ. Đối chiếu tổng của bảng phân tích tuổi nợ với bảng CĐKT, chọn mẫu một số đối tượng để kiểm tra lại việc phân tích tuổi nợ (đối chiếu về giá trị, ngày hết hạn, ngày hóa đơn ghi trên bảng phân tích ) Thảo luận với đơn vị về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ phải thu khó đòi. Xem xét các dự phòng bổ sung có thể lập, đối chiếu với câu trả lời bên thứ ba. 1.6.2 Kiểm toán khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 1.6.2.1 Mục tiêu kiểm toán - Sự tồn tại và phát sinh: HTK phán ánh trên bảng cân đối kế toán thực sự tồn tại ở kho,Trường cửa hàng, nơi sả n Đạixuất, đang học đi trên đư Kinhờng hoặc gử i tếbán tạHuếi ngày lập BCTC. - Sự đầy đủ: Các nghiệp vụ nhập, xuất HTK thực sự trong kỳ được ghi nhận đầy đủ. - Quyền và nghĩa vụ: HTK được ghi trên BCĐKT thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 28
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Đo lường và đánh giá: Giá trị HTK được ghi nhận trên BCĐKT được đánh giá phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán. - Trình bày và khai báo: Các nghiệp vụ liên quan đến HTK được xác định và phân loại đúng đắn trên BCTC 1.6.2.2 Thử nghiệm kiểm soát. Kiểm tra chữ ký phê duyệt, kiểm tra tính hiệu lực và đối chiếu với các chứng từ liên quan để đảm bảo dự phòng giảm giá HTK tồn tại thực tế tại ngày lập BCTC. Kiểm tra về HTK đã trích lập dự phòng có thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hay không? KTV cần thu thập các thủ tục, quy định về trích lập dự phòng của doanh nghiệp, kiểm tra xem thực tế doanh nghiệp có trích lập dự phòng hay không? Kiểm tra quy trình thực hiện của doanh nghiệp xem có đúng theo thông tư liên quan. Soát xét lại HTK quay vòng chậm, tồn kho lỗi thời hoặc đã hư hỏng. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng về dự phòng giảm giá HTK như: kiểm tra xem doanh nghiệp có theo dõi chi tiết từng loại vật tư, hàng hóa bị giảm giá hay không, có khớp đúng số liệu trên sổ phụ với sổ tổng hợp dự phòng giảm giá HTK hay không? 1.6.2.3 Thử nghiệm cơ bản  Thủ tục phân tích: So sánh mức dự phòng giảm giá HTK của niên độ này với các niên độ trước và kế hoạch (nếu có) của công ty và các đơn vị thành viên, của từng loại vật tư, hàng hóa. SoTrường sánh tỷ suất giữa dĐạiự phòng gihọcảm giá HTKKinh với số dưtếHTK Huế giữa các niên độ kế toán. So sánh tỷ suất giữa dự phòng giảm giá HTK với chỉ tiêu giá vốn hàng bán giữa các kỳ kế toán. Phân tích lợi nhuận gộp để xem xét liệu có phát sinh HTK có giá thành cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được để xác định nhu cầu lập dự phòng. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 29
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc  Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra số liệu và cơ sở trích lập dự phòng, kiểm tra đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các căn cứ dùng để trích lập dự phòng, đảm bảo các quy định hiện hành. Kiểm tra chất lượng và tình trạng của HTK để phát hiện những trường hợp HTK bị kém chất lượng nhưng chưa tiến hành lập dự phòng. Kiểm tra chi tiết đơn giá ghi trên sổ, đơn giá lập dự phòng và đơn giá ghi vào cuối niên độ kế toán. Đối với giá HTK tại thời điểm trích lập dự phòng KTV cần xem xét giá ghi trong hóa đơn bán hàng đồng thời so sánh với giá ghi cùa doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm với giá trị ghi sổ. KTV thu thập bảng tổng hợp dự phòng giảm giá HTK để xem xét các khoản dự phòng của doanh nghiệp có phù hợp với quy định hay không? 1.6.3 Kiểm toán khoản mục khấu hao tài sản cố định 1.6.3.1 Mục tiêu kiểm toán - Sự phát sinh: TSCĐ được trích khấu hao trong kỳ cần phải thực sự hoạt động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Sự đầy đủ: Tất cả các TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được tính khấu hao đầy đủ. - Sự đo lường hợp lý: Khấu hao TSCĐ được trích và tính vào chi phí một cách hợp lý. - Sự chính xác: Các chi phí khấu hao có được ghi nhận đúng tài khoản, đúng số tiền và đúng kỳ kế toán, sự chính xác từ việc chuyển sổ, cộng số phát sinh - Sự trình bày và khai báo: Các khoản khấu hao TSCĐ cần được trình bày trên bảng cân đối và thuyết minh theo đúng quy định của Bộ Tài chính. 1.6.3.2 ThTrườngử nghiệm kiểm soát Đại học Kinh tế Huế KTV phỏng vấn kế toán doanh nghiệp về cách quản lý TSCĐ và phương pháp trích khấu hao có nhất quán trong các kỳ hay không? Xem xét các chính sách của đơn vị về phương pháp phân bổ, thời gian cũng như tỷ lệ trích khấu hao. Kiểm tra, đối chiếu biên bản kiểm kê TSCĐ với sổ chi tiết các khoản trích khấu hao. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 30
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 1.6.3.3 Thử nghiệm cơ bản  Thủ tục phân tích: Tính tỷ lệ % chi phí khấu hao (theo loại TSCĐ) của năm hiện tại so với chi phí khấu hao( theo loại TSCĐ) năm trước, tỷ lệ % của TSCĐ ( theo loại) năm hiện tại so với TSCĐ năm trước từ đó so sánh sự tăng lên chi phí khấu hao có tăng lên tương ứng với sự tăng lên của TSCĐ hay không? Chi phí khấu hao theo loại TSCĐ năm này *100% Chi phí khấu hao theo loại TSCĐ năm trước Nguyên giá TSCĐ theo loại năm nay Nguyên giá TSCĐ theo loại năm trước ∗ 100% KTV có thể lập ra một bảng ước tính giá trị khấu hao căn cứ vào loại TSCĐ và kinh nghiệm của KTV rồi từ đó so sánh với bảng tính khấu hao của đơn vị.  Kiểm tra chi tiết: - Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với TSCĐ, chính sách khấu hao có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không? - Thu thập bảng tính khấu hao trong kỳ, đối chiếu bảng tính khấu hao và số dư trên sổ cái. - Ước tính khấu hao trong kỳ rồi so sánh với số liệu của doanh nghiệp. - Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Thu thập bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế bao gồm cả nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế đầu kỳ, số trích khấu hao trong năm, giá trị khấu haTrườngo giảm do thanh lý Đại học Kinh tế Huế - Kiểm tra tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao đối với các tài sản dùng chung cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng. - Đối với các trường hợp nâng cấp TSCĐ dẫn tới thay đổi mức khấu hao thì cần phải đi sâu xem xét thay đổi mức khấu hao. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 31
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 1.6.4 Kiểm toán khoản mục chi phí trả trước 1.6.4.1 Mục tiêu kiểm toán - Đầy đủ: các khoản chi phí trả trước được ghi nhận đầy đủ tại thời điểm lập BCTC. - Đánh giá và phân bổ: Đảm bảo các khoản chi phí trả trước được đánh giá và phân loại đúng loại theo ngắn hạn và dài hạn. - Chính xác: Các khoản chi phí trả trước được tính toán một cách đúng đắn về mặt số học. - Trình bày và khai báo: Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn được trình bày trên BCTC đúng theo quy định. 1.6.4.3 Thủ tục kiểm tra chung Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước, đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng CĐPS, sổ cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc năm ngoái (nếu có) . 1.6.4.4 Thử nghiệm cơ bản  Thủ tục phân tích: So sánh, phân tích biến động của chi phí trả trước của năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường.  Kiểm tra chi tiết: - TrườngThu thập bảng tổng Đại hợp phân họcbổ chi phí Kinhtrả trước theo tế từng Huếnội dung chi phí - Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết, bảng CĐPS, BCTC). - Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các khoản không phù hợp với tính chất kế toán). - Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng ) tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 32
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Kiểm tra chứng từ liên quan đến các khoản chi phí trả trước phát sinh, đảm bảo các khoản chi phí này được ghi nhận đầy đủ, chính xác và phân loại đúng đắn. - Đánh giá tính hợp lý của thời gian phân bổ chi phí trả trước do doanh nghiệp chọn và có tính nhất quán với năm trước. - Kiểm tra lại tính toán của bảng tổng hợp phân bổ và đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ chi phí trả trước vào các tài khoản liên quan. - Kiểm tra việc phân loại và trình bày chi phí trả trước và tài sản ngắn hạn, dài hạn khác trên BCTC. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng 33
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1 Tổng quan về công ty kiểm toán và kế toán AAC 2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên tiếng anh: Auditing and Accounting Co, Ltd AAC Tên viết tắt: AAC Trụ sở chính: Lô 78-80, đường 30 tháng 4, Tp Đà Nẵng Tel: +(84-236) 3655 886 Fax:+(84-236) 3655 887 Email: aac@dng.vnn.vn Website: Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh LầTrườngu 4, Tòa nhà Hoàng ĐạiĐan 47- 49học Hoàng Sa,Kinh Quận 1 Tp tếHồ Chí Huế Minh, Việt Nam Tel: +(84-28) 3910 2235 Fax: +(84-28) 3910 2349 Email: aac.hcm@aac.vnn.vn Chi nhánh ở Hà Nội Tầng 6, tòa nhà Việt Á số 09 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tel: + (84-24) 3224 2403 SVTH: Nguyễn Thị Hằng 34
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Email: aac.hn@aac.com.vn Văn phòng Hà Nội Phòng 1401, HACINCO B3.7 Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội, Việt Nam Tel: + (84-24) 62854661 Email: aac.hanoi@aac.com.vn 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC trước đây là công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài Chính, thành lập vào năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. Đến năm 2007 công ty Kiểm toán và Kế toán AAC chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính thành công ty Trách nhiệm hữu hạn, AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế Prime Global có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại hơn 90 quốc gia trên thế giới. Hiện nay AAC có hơn 150 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sĩ kinh tế từ các trường đại học và nước ngoài (như: Úc, Nhật Bản, Ailen, Bỉ ). Theo công bố của VACPA từ năm 2009 đến nay thì AAC luôn nằm trong nhóm 7 công ty kiểm toán có số lượng kiểm toán viên cấp quốc gia đông đảo nhất tính trên hơn 170 công ty kiểm toán và tư vấn đang hoạt động tại Việt Nam. AAC cung cấp đầy đủ tất cả các dich vụ như: kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính- đầu tư, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng. AAC được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với phương châm phục vụ là luôn quanTrường tâm tới quyền l ợĐạii thiết th ựhọcc của khách Kinh hàng, hỗ trtếợ khách Huế hàng trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cung cấp và nêu ý kiến tư vấn, giải pháp tối ưu cho khách hàng trong việc quản lý và điều hành. 2.1.3 Phương châm hoạt động AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từng dịch vụ” và luôn đề cao nguyên tắc trung thực, độc lập, khách quan và bí mật số liệu khách hàng trong SVTH: Nguyễn Thị Hằng 35
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc giao kết dịch vụ. Mục tiêu của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp các thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó với đội ngũ nhân viên trẻ và tràn đầy nhiệt huyết, AAC cam kết sẽ nổ lực tối đa để mang lại cho khách hàng những giá trị đích thực trong từng dịch vụ do AAC cung cấp. AAC đang thực hiện những bước đi vững chắc nhằm phát triển một thương hiệu uy tín, chất lượng, đáp ứng tốt nhất sự tin tưởng và kỳ vọng của quý khách hàng trong các giao kết dịch vụ với AAC. Ngoài ra, AAC luôn quan tâm đến việc xây dựng một môi trường làm việc và văn hóa công ty hiện đại, xứng đáng là lựa chọn hàng đầu trong việc phát triển tài năng và nghề nghiệp tương lai. 2.1.4 Các dịch vụ cung cấp Cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập luôn là thế mạnh của AAC, các thủ tục và quy trình của AAC được thiết kế và áp dụng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động và môi trường kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, cùng với đội ngũ kiểm toán viên, chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, AAC đảm bảo cung cấp những tư vấn thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc sản xuất, kinh doanh cũng như việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư phù hợp. Các dịch vụ mà AAC cung cấp bao gồm: Dịch vụ kiểm toán Kiểm toán BCTC là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên thương hiệu của AAC vàTrường là một trong nhữ ngĐại thế mạnh học của AAC. Kinh Do đó công tế ty rấ tHuế chú trọng và quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực này để nâng cao uy tín công ty. Các dịch vụ kiểm toán mà AAC cung cấp bao gồm: - Kiểm toán báo cáo tài chính - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành - Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế - Các dịch vụ khác về kiểm toán SVTH: Nguyễn Thị Hằng 36
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Dịch vụ tư vấn kế toán Dịch vụ kế toán của AAC đã được đông đảo khách hàng tín nhiệm, lựa chọn và luôn được đánh giá cao, đây cũng là lĩnh vực mà AAC có nhiều kinh nghiệm. ngoài việc ghi sổ sách và lập BCTC cho doanh nghiệp, AAC còn tư vấn, rà soát, phân tích giúp cho các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về lập và luân chuyển chứng từ, mở và ghi sổ kế toán, Các dịch vụ kế toán mà AAC cung cấp như: - Tư vấn lập báo cáo tài chính - Tư vấn chuyển đổi báo cáo tài chính theo IAS, IFRS - Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán Dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư Với trình độ chuyên môn cao cũng như đội ngũ kiểm toán, tư vấn dày dặn kinh nghiệm AAC đã thực hiện nhiều loại hình tư vấn và được khách hàng đánh giá cao như: - Tư vấn thành lập, định giá tài sản, xác định giá trị và quản lý doanh nghiệp - Soát xét báo cáo tài chính cho mục đích mua bán, sáp nhập - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán - Tư vấn thủ tục mua bán, giải thể doanh nghiệp Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng - Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng - Đào tạo kiểm toán viên nội bộ - Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán, thuế - TrườngDịch vụ đăng ký gi ấĐạiy phép lao học động và tiKinhền lương tế Huế 2.1.5 Cơ cấu tổ chức SVTH: Nguyễn Thị Hằng 37
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM ĐỐC BCTC ĐỐC BCTC Phụ trách kỹ thuật kiểm toán ĐỐC XDCB ĐỐC XDCB BCTC KHỐI XDCB THƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TƯ VẤN KÝ TÀI CHÍNH ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC KHỐI P1 P3 P4 P2 P5 CN HCM BAN KIỂM SOÁT CHẤT P1 P2 P3 LƯỢNG KIỂM TOÁN TrườngSơ đồ 2.1 Đại– Sơ đồ họcbộ máy t ổKinhchức công tytế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng 38
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận: Tổng giám đốc: Là người đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty, là người tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời cũng là người đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán, duy trì mối quan hệ cấp cao với khách hàng, đánh giá công việc kiểm toán đã thực hiện. Phó tổng giám đốc: Được phân công ủy quyền giải quyết các công việc liên quan đến nhân sự, hành chính, khách hàng và các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các công việc được phân công và ủy quyền, giải quyết các vấn đề liên quan chuyên môn của mình, đồng thời cũng là người soát xét báo cáo kiểm toán theo từng phòng ban. Cơ cấu tổ chức của phòng kiểm toán Trưởng phòng kiểm toán Kiểm toán viên Trợ lý kiểm toán Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán BCTC Trưởng phòng kiểm toán: Giữ vai trò quan trọng trong việc trực tiếp điều hành, lãnh đạoTrường các nhân viên trong Đại phòng và học là cầu n ốKinhi giữa ban giám tế đố cHuế với các nhân viên, đồng thời trưởng phòng cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến phòng mình. Kiểm toán viên: Thường là trưởng đoàn khi tham gia kiểm toán tại khách hàng, kiểm toán viên có vai trò phân chia công việc cho các trợ lý kiểm toán và giám sát công việc của các trợ lý, tổng hợp kết quả kiểm toán và ký vào báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 39
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Trợ lý kiểm toán viên: Là những người tham gia vào công tác kiểm toán nhưng chưa có bằng kiểm toán viên. Tùy vào thời gian, trình độ, kinh nghiệm thực tiễn mà trợ lý kiểm toán viên có thể chia thành 3 loại như sau: Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: Là người sau thời gian thử việc ba tháng, được trúng tuyển vào công ty chính thức đến một năm sau đó. Thông thường trợ lý kiểm toán cấp 1 là những người vừa mới tốt nghiệp đại học, những người mới vào nghề. Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: Là những người làm việc tại công ty khoảng hai năm và chịu trách nhiệm về các công việc mà trưởng phòng, kiểm toán viên giao phó Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: Là những người làm việc tại công ty khoảng ba năm, có kinh nghiệm và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán. Phòng tư vấn đào tạo: Chịu trách nhiệm trong công việc giảng dạy, đào tạo các lớp nghiệp vụ về kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính do công ty tổ chức. Ngoài ra, phòng còn chịu trách nhiệm cập nhật những chính sách, chuẩn mực, pháp luật liên quan đến công việc kiểm toán cho nhân viên. 2.2 Khái quát quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện Hiện tại AAC đang tiến hành áp dụng chương trình kiểm toán mẫu do Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cung cấp. Tùy theo từng loại hình kinh doanh của khách hàng, phạm vi, mức độ rủi ro kiểm toán thì AAC sẽ tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Chương trình kiểm toán mẫu được các chuyên gia về kiểm toán hàng đầu Việt Nam và cả các chuyên gia quốc tế hợp tác xây dựng. VACPA xây dựng chương trình kiểm toán mẫu với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty kiểm toán, tăng cường sự tuân thủ các yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán, đồng thTrườngời làm cơ sở cho viĐạiệc đào tạ o,học cập nh ậtKinh và kiểm tra tếchất lưHuếợng dịch vụ hàng năm của hội viên của VACPA. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được soạn lập trên cơ sở tuân thủ những Chuẩn mực Kiểm toán, Quy chế kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành, đồng thời có sự so sánh đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và Thông lệ được chấp nhận chung của Quốc tế. Quy trình này cho phép kiểm toán viên AAC lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách khoa học và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho mỗi cuộc kiểm toán. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 40
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Quy trình của cuộc kiểm toán được minh họa trong sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho việc kiểm toán. Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế IAS 300 nêu rõ KTV cần lập kế hoạch cho công tác kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả.Về mặt kỹ thuật, kế hoạch kiểm toán là thời gian, nội dungTrường và mức độ của cu Đạiộc kiểm toánhọc được xácKinh định tùy thutếộc vàoHuế khách hàng cũ, mới, ít rủi ro hay nhiều rủi ro. Về mặt dịch vụ khách hàng lập kế hoạch kiểm toán là cách làm thế nào để thỏa mãn hoặc làm vượt lên những mong đợi, nhu cầu của khách hàng. Lập kế hoạch kiểm toán còn được hiểu là việc phân công trách nhiệm: ai là người thực hiện kiểm toán, đoàn kiểm toán gồm bao nhiều người, do trưởng đoàn kiểm toán lập. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 41
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Trong giai đoạn này, KTV tiến hành thu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC nhằm làm cơ sở cho ý kiến của KTV. Trong giai đoạn này, KTV sẽ thực hiện hai loại thử nghiệm chủ yếu là: - Thử nghiệm kiểm soát là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. - Thử nghiệm cơ bản, bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai lệch trọng yếu trong BCTC. Có hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Trong thủ tục phân tích, KTV so sánh các thông tin và nghiên cứu các xu hướng để phát hiện các biến động bất thường. Còn khi thực hiện thử nghiệm chi tiết, KTV đi sâu vào việc kiểm tra các số dư hoặc nghiệp vụ bằng các phương pháp thích hợp. Sau khi thực hiện các thủ tục, thu thập bằng chứng cần thiết. KTV kết luận về các mục tiêu của khoản mục đó có đạt được hay không? KTV trình bày đầy đủ công việc thực hiện trong giai đoạn này cho từng chương trình kiểm toán vào giấy tờ làm việc. Một số vấn đề liên quan trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: VaiTrường trò nhóm trưởng: Đạinhóm trư ởhọcng giữ vai Kinh trò hết sức quantế trHuếọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán. Nhóm trưởng thực hiện nhiều nhiệm vụ như: thảo luận với khách hàng, lập kế hoạch và phân tích hồ sơ, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm. Các quy trình, nghiệp vụ đặc trưng của mỗi doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có quy trình, nghiệp vụ phát sinh khác nhau. Tùy theo tính trọng yếu của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực hiện kiểm tra quy trình nào. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 42
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu GLV: Giấy làm việc phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của công ty nhằm đảm bảo dễ kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ. Tổ chức hồ sơ kiểm toán: Hồ sơ kiểm toán được định nghĩa là tài liệu dẫn chứng cho công việc của KTV tiến hành trong cuộc kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán thu thập được để làm căn cứ đưa ra ý kiến của KTV trong báo cáo kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán là tài liệu được lập bởi KTV và là căn cứ để KTV cấp trên soát xét công việc mà KTV cấp dưới đã thực hiện. Hồ sơ kiểm toán công ty Kế toán và Kiểm toán AAC bao gồm: Hồ sơ thường trực: là nơi lưu trữ thông tin chung về khách hàng như: lĩnh vực kinh doanh, nghành nghề kinh doanh, tình hình nhân sự, cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo công ty khách hàng, các quy định, quy chế ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Hồ sơ thường trực luôn luôn được cập nhật qua từng năm bởi KTV để theo dõi tất cả các thông tin về sự thay đổi các thông tin khách hàng. KTV tham gia kiểm toán năm đólà người có trách nhiệm bổ sung, cập nhật thông tin về sự thay đổi đó để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc kiểm toán ở những năm tiếp theo. Hồ sơ thường trực bao gồm: Thông tin chung Các tài liệu về pháp luật Các tài liệu về thuế Các tài liệu về nhân sự, kế toán TrườngCác hợp đồng quan Đạitrọng và dàihọc hạn Kinh tế Huế Các quy định về kiểm soát nội bộ Hồ sơ làm việc: Được tổ chức theo từng năm, mỗi năm AAC kiểm toán một khách hàng là có một bộ hồ sơ làm việc mới. Các giai đoạn của cuộc kiểm toán sẽ được trình bày đầy đủ trong hồ sơ. Hồ sơ làm việc bao gồm tất cả các giấy làm việc và các chứng từ làm dẫn chứng cho các kết luận cũng như cho các bước công việc của KTV thực hiện ở năm đó. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 43
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Chức năng của giấy làm việc trong một cuộc kiểm toán - Giấy làm việc là nơi thể hiện sự phân công, phân phối công việc kiểm toán - Là căn cứ để KTV giám sát và kiểm tra lại các công việc của các trợ lý - Là bằng chứng chứng minh cho báo cáo kiểm toán - Là căn cứ để lập kế hoạch và tiến hành cuộc kiểm toán cho năm sau Giấy làm việc được ký hiệu bới các chữ cái in hoa, được công ty quy định cụ thể cho từng khoản mục. Nội dung GLV của một khoản mục: giấy làm việc của KTV thường tối thiểu 2 tờ. - Tờ thứ nhất (tờ chương trình): Là nơi liệt kê các thủ tục phải được thực hiện trong quá trình kiểm toán, các thủ tục này có thể thay đổi một cách linh động sao cho phù hợp với tình hình của mỗi khách hàng, không nhất thiết phải thực hiện đúng theo chương trình mẫu và nêu kết luận, kiến nghị của KTV. - Các tờ tiếp theo: Các tờ này sẽ thể hiện phương pháp kiểm toán đối với khoản mục, mục tiêu kiểm toán và phần thực hiện của KTV, kèm theo đó là các chứng từ kế toán kèm theo trong quá trình kiểm toán mà KTV sử dụng để kiểm tra đối chiếu, bao gồm: sổ cái, bảng tổng hợp tài khoản đối ứng, xác nhận công nợ, biên bản kiểm kê, thư xác nhận số sư tài khoản 2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán BCTC. KTV sẽ tổng kết quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng, nêu ra ý kiến của mình thông qua biên bản trao đổi và phát hành báo cáo kiểm toán. TrưTrườngớc khi kết thúc cu ộĐạic kiểm toán, học trưởng Kinhnhóm họp các tế thành Huế viên lại thảo luận và trao đổi những vấn đề được ghi trong giấy làm việc đồng thời cùng kế toán khách hàng làm rõ những vấn đề thắc mắc cần được giải quyết. Biên bản trao đổi sẽ do trưởng nhóm kiểm toán lập và họp trao đổi với khách hàng sau mỗi cuộc kiểm toán. KTV có thể sử dụng một số thủ tục phân tích để rà soát lại BCTC lần cuối cùng, thống nhất những bút toán điều chỉnh với khách hàng để tiến hành lập BCTC. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 44
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Sau khi thống nhất với khách hàng thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ gửi hồ sơ làm việc và bản thảo báo cáo kiểm toán lên phòng kiểm soát, giám đốc kiểm tra phê duyệt và xin ý kiến lãnh đạo. Sau khi bản thảo được duyệt, trưởng nhóm lập báo cáo kiểm toán chính thức, thư quản lý và trình lên ban soát xét và giám đốc ký duyệt. Sau đó gửi cho hội đồng quản trị khách hàng. Tất cả những thông tin về cuộc kiểm toán sẽ được trình bày giữ lại và lưu trong hồ sơ kiểm toán của công ty. 2.3 Thực trạng kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty cổ phần ABC do công ty Kế toán và Kiểm toán AAC thực hiện 2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch Ở giai đoạn lập kế hoạch, công ty AAC thực hiện trình tự các bước và nội dung của mỗi bước gần như tương tự nhau ở các khách hàng khác nhau. Bao gồm các giai đoạn như sau:  Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Trong hoạt động trước kiểm toán, thủ tục đánh giá rủi ro và chấp nhận hợp đồng là công việc đầu tiên và khá quan trọng. Thông thường thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán sẽ thực hiện công việc này. Đối với công ty cổ phần ABC là khách hàng thường niên của công ty nên việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán chỉ căn cứ trên một số thông tin cơ bản như tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, KTV sẽ tiến hành trao đổi với công ty cổ phần ABC, các KTV tiền nhiệm cũng như có thể đọc lại hồ sơ kiểm toán năm ngoái để có cái nhìn tổng quát về công ty. SauTrường khi kiểm tra, đánh Đại giá và nh họcận thấy r ằKinhng rủi ro hợp tếđồng Huếở mức thấp, vì vậy Ban giám đốc sẽ tiến hành chấp nhận kiểm toán đối với đơn vị.  Lựa chọn nhóm kiểm toán. Nhóm kiểm toán bao gồm: Thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán và các trợ lý kiểm toán. Thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán sẽ lựa chọn cụ thể các thành viên nhóm kiểm toán SVTH: Nguyễn Thị Hằng 45
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc với năng lực, kinh nghiệm và tính độc lập phù hợp. Do ước tính kế toán là khoản mục phức tạp, việc phát sinh các ước tính kế toán và mô hình xác định từng ước tính kế toán phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị kiểm toán và xét đoán chủ quan của nhà quản lý. Do đó, KTV được phân công kiểm toán các ước tính kế toán thường là những KTV có kinh nghiệm 2-3 năm trở lên. Các nguyên tắc cơ bản chi phối KTV khi kiểm toán các khoản ước tính kế toán: Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Ước tính kế toán là khoản mục phức tạp, để đưa ra được ý kiến về giá trị ước tính của khách hàng thì đòi hỏi KTV thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán cần phải có năng lực chuyên môn phù hợp, phải có hiểu biết về đặc thù kinh doanh của khách hàng và kinh nghiệm kiểm toán các khoản ước tính. Với việc phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV có thể xác định được những ước tính có thể có trong kỳ và đánh giá mô hình ước tính do khách hàng xây dựng có phù hợp không. Đồng thời, KTV phải luôn duy trì tính thận trọng đúng mức khi kiểm toán các khoản ước tính. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp: KTV phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu. Ước tính kế toán với đặc điểm không đo lường được giá trị một cách chính xác, vì nó được lập dựa trên những điều kiện không chắc chắn, do đó KTV phải luôn nghi vấn, đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán liên quan đến các khoản ước tính. KTV phải tăng cường tính thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp đối với các khoản ước tính, đặc biệt là kiểm tra sự thiên lệch của Ban giám đốc khi xây dựng các khoản ước tính này. Bởi các ước tính kế toán có liên quan trực tiếp tới doanh thu và chi phí trên báo cáo kết quả hoạt độngTrường kinh doanh nên cácĐại khoản ưhọcớc tính thưKinhờng được s ửtếdụng Huế như là công cụ để điều chỉnh lợi nhuận theo mục tiêu của nhà quản lý. Xét đoán chuyên môn: KTV phải vận dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp để đưa ra quyết định trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán. Khác với các khoản mục khác, ước tính kế toán không có quy định hay hướng dẫn kế toán cụ thể nào về việc tính toán giá trị ước tính được trình bày trên BCTC, cũng như SVTH: Nguyễn Thị Hằng 46
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc không có phương pháp hay thủ tục kiểm toán cụ thể nào để đánh giá tính trung thực, hợp lý của các ước tính. Do đó, đòi hỏi KTV được phân công kiểm toán các khoản ước tính phải là KTV có kinh nghiệm, đủ năng lực và hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, đảm bảo có thể sử dụng được các xét đoán chuyên môn của mình để đưa ra ý kiến về các khoản ước tính kế toán.  Tìm hiểu về môi trường hoạt động và kinh doanh của khách hàng Công ty cổ phần ABC được thành lập theo quyết định số 309/QĐ-UB ngày 23/03/2007 của nhà Xuất bản giáo dục. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103006644 ngày 09 tháng 05 năm 2007 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, hoạt động theo luật doanh nghiệp, điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Công ty được chấp thuận niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội theo quyết định số 458/QĐ- SGDHN ngày 11/08/2009 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán SED, ngày chính thức giao dịch cổ phiếu là 19/08/2009. Trụ sở chính: Địa chỉ: 231 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: (84) 0838305002 Website: www.sachhoctro.com.vn Ngành nghề kinh doanh chính: - Đại lý, mô giới, đấu giá. Chi tiết: Đại lý phát hành sách báo, tạp chí có nội dung đưTrườngợc phép lưu hành, phátĐại hành sáchhọc và in ấKinhn phẩm. tế Huế - Hoạt động thiết kế chuyên dụng. chi tiết: thiết kế đồ họa, thiết kế tạo mẫu ( trừ thiết kế công trình xây dựng). - Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết: mua bán thiết bị, dụng cụ giáo dục, thiết bị dạy học. - Buôn bán đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: mua bán thiết bị, dụng cụ giáo dục, văn phòng phẩm, giấy và lịch. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 47
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc - Dịch vụ hỗ trợ giáo dục. chi tiết: tư vấn và cung cấp dịch vụ biên soạn, biên tập sách, tư vấn du học. - Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy tính và thiết bị ngoại vi của máy tính). Chi tiết: sản xuất thiết bị dạy học, giấy và sản phẩm từ giấy( không tái chế phế thải, gia công cơ khí và xi mạ điện tại trụ sở). - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chỉ sử dụng hoặc đi thuê. Chi tiết: kinh doanh bất động sản ( trừ dịch vụ mô giới, định giá, sàn giao dịch bất động sản). cho thuê văn phòng, nhà xưởng. - Dịch vụ liên quan đến in ấn, bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh trong các cửa hàng chuyên doanh. Tổng nhân sự hiện có đến ngày 31/12/2016 là 82 người. trong đó, nhân viên quản lý là 20 người. Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày BCTC là đồng Việt Nam (VND). Hình thức kế toán: Nhật ký chung. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành. Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu: Công ty mua bản thảo sách bổ trợ và trả 8% / số lượng in. In có 2 hình thức: đấu thầu và gia công. - In đấu thầu: (Sách bổ trợ: 80%) hằng năm NXB thực hiện đấu thầu ai thấp hơn sẽ được chọn. Theo hình thức này thì giấy in, công in, thùng, chi phí vận chuyển thì nhà in tự cungTrườngứng. Công ty ch Đạiỉ lo tem đónghọc thùng, Kinh công ty có thtếể bán Huế vật tư cho nhà in theo quy định của NXB, in xong giao hàng tại kho công ty. - In gia công: Do in đấu thầu chỉ in 80% nên còn 20% dự phòng, nếu cầu công ty sẽ in thêm tùy vào thị trường (công in theo đơn giá NXB). Ngoài ra in 100% sách tham khảo. In gia công thì vật tư do công ty cung cấp cho nhà in và nhà in phải thực hiện quyết toán với công ty vào cuối quí 3 và cuối quí 4 hằng năm. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 48
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Sách tham khảo gồm: - Phí quản lý xuất bản: 3% - Nhuận bút sách tham khảo tính theo % trên số lượng in (10%) - Chi phí tổ chức bản thảo cho 2 công ty dịch vụ xuất bản Gia Định (tính theo số lượng in) mức 3% đến 12% và Hà Nội (tính theo số lượng phát hành) mức 5% đến 8%. - Công biên tập 8% Nguồn doanh thu chính của công ty là từ phát hành sách tham khảo và sách bổ trợ. Ngoài ra còn có doanh thu từ nhượng bán vật tư giấy gia công cho các nhà in nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ. Sách tham khảo được bán trên toàn quốc, trong khí đó sách bổ trợ chỉ bán chủ yếu cho 26 tỉnh thành phía nam. Môi trường hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: Nhìn chung thị trường phát hành sách, ấn phẩm giáo dục đang phát triển và có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, các sản phẩm do công ty phát hành thuộc hệ thống của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, do đó có tính chất ổn định và có mức tăng trưởng qua các năm. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra đều đặn qua các năm, doanh thu tăng mạnh vào các tháng bắt đầu vào năm học mới và học kỳ mới, nguồn cung đầu vào ổn định qua các năm, nguyên vật liệu được mua từ nhà cung cấp có uy tín và truyền thống, giá cả do nhà xuất bản giáo dục quy định nên mang tính ổn định hơn.  Phân tích sơ bộ BCTC Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cố phần ABC cho năm tài chính kết thúc 31/12/2016. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng 49
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.3.1: Phân tích Bảng CĐKT 31/12/2016 31/12/2015 Biến động % Biến động Trước KT Sau KT (Giá trị) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 217,862,425,902 177,388,957,253 22.8% 40,473,468,649 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 61,569,740,585 32,711,841,058 88.2% 28,857,899,527 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 30,443,820,313 37,865,127,901 -19.6% (7,421,307,588) 7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (1,496,708,788) (1,195,229,632) 25.2% - IV. Hàng tồn kho 123,757,276,891 93,890,216,803 31.8% 29,867,060,088 1. Hàng tồn kho 125,061,177,086 94,084,000,719 32.9% 30,977,176,367 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (1,303,900,195) (193,783,916) 572.9% - V. Tài sản ngắn hạn khác 2,091,588,113 12,921,771,491 -83.8% (10,830,183,378) 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 2,091,588,113 12,554,235,453 -83.3% (10,462,647,340) 2. B. TÀI SẢN DÀI HẠN 54,210,896,524 63,550,866,697 -14.7% (9,339,970,173) I. Các khoản phải thu dài hạn 22,353,118,698 26,450,818,698 -15.5% (4,097,700,000) II. Tài sản cố định 7,215,877,826 5,106,227,743 41.3% - 1. Tài sản cố định hữu hình 7,215,877,826 5,106,227,743 41.3% - - Nguyên giá 14,458,443,239 9,669,338,918 49.5% 4,789,104,321 - Giá trị hao mòn luỹ kế (7,242,565,413) (4,563,111,175) 58.7% (2,679,454,238) V. Tài sản dài hạn khác 97,600,000 683,430,000 -85.7% - 1. Chi phí trả trước dài hạn 97,600,000 683,430,000 -85.7% - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 272,073,322,426 240,939,823,950 C. NỢ PHẢI TRẢ 101,934,079,128 84,085,318,115 21.2% 17,848,761,013 I. Nợ ngắn hạn 101,934,079,128 84,085,318,115 21.2% 17,848,761,013 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 170,139,243,298 156,854,505,835 8.5% 13,284,737,463 I. Vốn chủ sở hữu Trường170,139,243,298 Đại học156,854,505,835 Kinh tế Huế8.5% 13,284,737,463 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 272,073,322,426 240,939,823,950 SVTH: Nguyễn Thị Hằng 50
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.3.2 Phân tích bảng KQKD Tỷ lệ Năm 2015 Biến Biến động Năm 2016 trên Sau KT động % (Giá trị) DTT 1. Doanh thu bán hàng 509,896,677,657 479,319,068,857 6.4% 30,577,608,800 2. Các khoản giảm trừ 4,425,637,008 3,244,174,996 36.4% - 3. Doanh thu thuần bán 505,471,040,649 476,074,893,861 6.2% 29,396,146,788 hàng 4. Giá vốn hàng bán 385,889,926,224 0.76 372,694,813,444 3.5% 13,195,112,780 5. Lợi nhuận gộp về bán 119,581,114,425 0.24 103,380,080,417 15.7% 16,201,034,008 hàng 6. Doanh thu hoạt động 4,115,366,353 0.01 1,702,751,498 141.7% 2,412,614,855 tài chính 7. Chi phí tài chính (2,478,963,175) 0.00 12,957,059,921 -119.1% (15,436,023,096) 8. Chi phí bán hàng 47,225,462,301 0.09 30,100,100,883 56.9% 17,125,361,418 9. Chi phí quản lý doanh 35,684,810,889 0.07 23,373,880,337 52.7% 12,310,930,552 nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ 43,265,170,763 0.09 38,651,790,774 11.9% 4,613,379,989 hoạt động kinh doanh 1,064.3 11. Thu nhập khác 381,818,182 0.00 32,792,706 - % 12. Chi phí khác - 0.00 - - - 1,064.3 13. Lợi nhuận khác 381,818,182 0.00 32,792,706 - % 14. Tổng lợi nhuận kế 43,646,988,945 0.09 38,684,583,480 12.8% 4,962,405,465 toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN Trường9,584,231,924 Đại học0.02 Kinh8,901,215,242 tế7.7% Huế - hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN - 0.00 - - - hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế 34,062,757,021 0.07 29,783,368,238 14.4% 4,279,388,783 thu nhập doanh nghiệp 18. Lãi cơ bản trên cổ - - phiếu SVTH: Nguyễn Thị Hằng 51
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Nhận xét: - Hàng tồn kho tăng mạnh so với năm ngoái do tình hình kinh doanh năm nay tốt hơn năm ngoái, doanh thu tăng mạnh nên số dư tăng tương ứng. Tuy nhiên, biến động này là bất thường do cuối năm đã ra ngoài mùa vụ bán sách. KTV tìm hiểu và được biết sự biến động trên do có một số bộ sách in vượt so với kế hoạch khá lớn (bộ sách Family, VNEN), ngoài ra do Bộ GD thay đổi chương trình học và thi một số cấp từ năm 2017 dẫn đến một số bộ sách còn tồn sẽ không có khả năng tiêu thụ được. KTV lưu ý kiểm tra việc phân loại và trích lập dự phòng đối với các đầu sách có khả năng giảm giá, khả năng tiêu thụ thấp. - Về chi phí trả trước ngắn hạn: Số dư giảm mạnh do Đơn vị phân bổ chi phí bản thảo và các chi phí khác vào giá thành sách nhập kho và xuất bán trong kỳ. Cuối kỳ Đơn vị hạch toán chi phí trả trước căn cứ vào các quyết định in đã ban hành. Tuy nhiên, biến động này là bất thường, có thể do NXB TP HCM chưa xuất hóa đơn phí xuất bản của các quyết định in mới ban hành cuối năm 2016 của đơn vị lưu ý kiểm tra các quyết định in trong năm 2016 đảm bảo Đơn vị hạch toán đủ chi phí đầu vào. - Về dự phòng đầu tư tài chính dài hạn: Cuối kỳ hết số dư do Đơn vị hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính vào Công ty CP Thiết bị Giáo dục 2 do đã bán khoản đầu tư này. Lưu ý kiểm tra hồ sơ thanh lý khoản đầu tư Kết luận: Qua phân tích sơ bộ chưa phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC. Lưu ý thực hiện kiểm tra một số nội dung đảm bảo cơ sở dẫn liệu các giao dịch, số dư của các tài khoản sau. - TrườngKhoản mục hàng tồnĐại kho: học Kinh tế Huế KTV lưu ý kiểm tra việc phân loại và trích lập dự phòng đối với các đầu sách có khả năng giảm giá, khả năng tiêu thụ thấp. - Khoản mục chi phí trả trước: Lưu ý kiểm tra quyết định in năm 2016 đảm bảo đơn vị hạch toán đủ chi phí đầu vào. Có thể nhà xuất bản TP HCM chưa xuất hóa đơn phí xuất bản của các quyết định in mới ban hành cuối năm 2016 cho đơn vị. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 52
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc  Kiểm tra, xác định mức trọng yếu Bảng 2.3.3 Xác định mức trọng yếu Chỉ tiêu Kế Thực tế lựa chọn hoạch Tiêu chí được sử dụng để ước tính LNTT mức trọng yếu (LNTT/DT/VCSH/Tổng TS) Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác Là công ty niêm yết nên người sử dụng định mức trọng yếu BCTC chủ yếu quan tâm đến LNTT Giá trị tiêu chí được lựa chọn 43,646,988,945 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu - LNTT: 5%-10% - DT: 0,5%-3% 7.5% - Tổng TS: 1%-2% - Vốn CSH: 1%-5% Mức trọng yếu tổng thể (PM) 3,273,524,171 Lý do lựa chọn tỷ lệ này Hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá ở mức khá tốt. Do đó, KTV lựa chọn tỷ lệ ước tính mức trọng yếu ở mức trung bình. Mức trọng yếu thực hiện: MP= 65% 2,127,790,711 (50%-75%)*PM NgưỡngTrường sai sót không đáng Đại kể/sai sót học4% Kinh tế 85,111,628Huế có thể bỏ qua (4%*MP) Nếu mức trọng yếu tổng thể được áp dụng thấp hơn mức trọng yếu đã xác định trước đó: KTV phải xác định xem có cần phải sửa đổi lại mức trọng yếu thực hiện, và xem nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo có còn phù hợp hay không? SVTH: Nguyễn Thị Hằng 53
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Thị Bích Ngọc Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể 3,273,524,171 2,913,283,368 Mức trọng yếu thực hiện 2,127,790,711 1,893,634,189 Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua 85,111,628 75,745,368 Giải thích nguyên nhân có sự chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước. Nếu mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện năm nay thấp hơn so với năm trước, KTV nên xem xét liệu có sai sót trọng yếu trong số dư đầu năm hay không? Mức trọng yếu năm nay được xác định dựa trên lợi nhuận trước thuế thực tế của cả năm 2016, chỉ tiêu mức trọng yếu tăng khoảng hơn 10% so với năm ngoái do chỉ tiêu xác định mức trọng yếu là LNTT năm nay tăng mạnh, các tỷ lệ sử dụng để xác định mức trọng yếu không thay đổi so với năm ngoái. 2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 2.3.2.1 Kiểm toán khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi  Mục tiêu kiểm toán: - Hiện hữu: các khoản nợ phải thu khó đòi là thực sự có thật và đủ điều kiện ghi nhận là các khoản nợ khó đòi tại thời điểm lập BCTC. - Đầy đủ: Tất cả các khoản nợ phải thu khó đòi đều được lập dự phòng và hạch toán đầyTrường đủ vào chi phí trong Đại kỳ, đượ chọc phản ánh Kinh đầy đủ trên BCTCtế .Huế - Đánh giá: khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được ước tính một cách hợp lý dựa trên sự phân tích tuổi nợ các khoản phải thu một cách đúng đắn, tỷ lệ trích lập dự phòng phù hợp với quy định trong thông tư 228/2009/TT-BTC. SVTH: Nguyễn Thị Hằng 54