Khóa luận Khảo sát cung cấp thông tin thuốc trên internet

pdf 58 trang thiennha21 5090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khảo sát cung cấp thông tin thuốc trên internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_khao_sat_cung_cap_thong_tin_thuoc_tren_internet.pdf

Nội dung text: Khóa luận Khảo sát cung cấp thông tin thuốc trên internet

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC Y DƯỢC VŨ TIẾN ANH MINH KHẢO SÁT CUNG CẤP THÔNG TIN THUỐC TRÊN INTERNET KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC Y DƯỢC VŨ TIẾN ANH MINH KHẢO SÁT CUNG CẤP THÔNG TIN THUỐC TRÊN INTERNET KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2016.Y Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thanh Hải TS. Phạm Xuân Viết TS. Phạm Xuân Viết Hà Nội – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Phạm Xuân Viết, giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, giải đáp những thắc mắc, khó khắn đồng thời đưa ra cho tôi một định hướng rõ ràng và thực tế về để tài nghiên cứu cũng như cách thức thực hiện đề tài, giúp tôi có thể hoàn thành đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Thanh Hải, người phụ trách đề tài, đã khơi gợi và chỉ rõ cho tôi những điều cơ bản nhất từ những ngày đầu lên ý tưởng cho đề tài nghiên cứu này. Thầy đã giúp tôi nhận thức được sự thay đổi của thời cuộc cũng như cách tiếp cận mới với vấn đề tưởng như đã cũ này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ds Phạm Tuấn Hùng, người đã chỉ dẫn và cung cấp nguồn tài liệu tham khảo giá trị, cho tôi tiếp cận nhiều kiến thức mới, bổ ích trong lĩnh vực nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người đã cho tôi những sự động viên, cho tôi chỗ dựa vững chắc để vượt qua khó khăn, thử thách. Vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế, đề tài nghiên cứu có đòi hỏi những chuyên môn ngoài Dược học và bản thân còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, đặc thù của vấn đề nghiên cứu cũng có thể có những cập nhật khách quan, nên không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2021 Sinh viên Vũ Tiến Anh Minh
  4. BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT ADR Adverse Drug Reaction – Phản ứng có hại của thuốc ATC Anatomical Therapeutic Chemical (ATC) Classification System – Hệ thống phân loại giải phẫu - điều trị - hóa học BNF British National Formulary 80 CSDL Cơ sở dữ liệu DB drugbank.vn DT Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018 DS drugs.com EP Epocrates INN International Nonproprietary Name – Tên quốc tế không được đăng ký bản quyền MED Medscape MIM MIMS online NXB Nhà xuất bản OTC Over the counter – Không kê đơn PDA Personal Digital Asistant (công cụ hỗ trợ cá nhân) PDR Prescriber’s Digital Reference TBD thuocbietduoc.com.vn TTT thongtinthuoc.com.vn
  5. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Một số nguồn thông tin cấp một và nguồn thông tin cấp hai 8 thường được sử dụng trên thế giới và tại Việt Nam 2.1 Những CSDL là đối tượng nghiên cứu 21 3.1 Điểm tính phạm vi của các CSDL 24 3.2 Điểm tính đầy đủ của các CSDL 25 3.3 Điểm tính dễ sử dụng của các CSDL tra cứu trực tuyến 26 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Tên hình Trang 3.1 Điểm toàn phần của các CSDL 27
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Thông tin thuốc 3 1.1.1. Khái niệm thông tin thuốc 3 1.1.2. Yêu cầu thông tin thuốc 3 1.1.3. Vai trò của thông tin thuốc 3 1.1.4. Vai trò của người dược sỹ trong hoạt động thông tin thuốc 4 1.2. Cơ sở dữ liệu thông tin thuốc 5 1.2.1. Vai trò của CSDL thông tin thuốc 5 1.2.2. Loại hình tra cứu thông tin thuốc 6 1.2.3. Đánh giá chất lượng các CSDL cung cấp thông tin thuốc 10 1.3. Các CSDL được khảo sát trong nghiên cứu 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu 21 2.2.1. Thiết kế bộ câu hỏi và câu trả lời thông tin thuốc 21 2.2.2. Tiêu chí đánh giá 22 2.2.3. Phương pháp đánh giá 23 2.2.4. Xử lý số liệu 23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24 3.1. Kết quả 3.1.1. Tính phạm vi 24
  7. 3.1.2. Tính đầy đủ 25 3.1.3. Tính dễ sử dụng 26 3.1.4. Điểm toàn phần 27 3.2. Thảo luận 29 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
  8. MỞ ĐẦU Cung cấp thông tin thuốc đầy đủ, chi tiết, đáng tin cập và kịp thời là một nhiệm vụ quan trọng đối với người dược sỹ lâm sàng hướng tới mục tiêu bảo đảm thuốc được sử dụng an toàn và hợp lý. Ở Việt Nam, nhận thức rõ được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, cơ quan quản lý nhà nước đã có những quy định về công tác của dược sỹ lâm sàng, ban hành trong Luật Dược 2016 và một số văn bản pháp quy kèm theo. Muốn hoàn thành nhiệm vụ này, ngoài năng lực chuyên môn, dược sỹ cần được trang bị các nguồn thông tin thuốc chất lượng cao, có tính cập nhật. Bởi vậy, các cơ sở dữ liệu (CSDL) thông tin thuốc đóng những vai trò quan trọng. Qua nhiều năm, những tích lũy về thành quả nghiên cứu và thực hành lâm sàng đã đúc kết nên nhiều CSDL thông tin thuốc khác nhau, phong phú về cả loại hình lẫn nội dung. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng kết nối mạng internet cũng như số hóa, đăng tải các CSDL đó. Việc truy cập và cập nhật thông tin thuốc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, khi mà phần lớn các CSDL đã có mặt và có thể tiếp cận trên internet. Thế nhưng, thực tiễn cho thấy việc sử dụng và xử lý thông tin hiệu quả vẫn luôn là bài toán thách thức. Việc lựa chọn nguồn thông tin phù hợp, chính xác cũng như phải so sánh, đánh giá các nguồn là câu hỏi lớn đối với cán bộ, nhân viên y tế. Vấn đề này chưa bao giờ là cũ, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện với mục đích đánh giá, so sánh đối chiếu chất lượng giữa các nguồn thông tin thuốc khác nhau, bao quát nhiều lĩnh vực và dựa vào nhiều tiêu chí [22], [27], [31]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu này cũng đã được nghiên cứu từ mức khu trú ở một số CSDL với thông tin nhất định, đến những nghiên cứu công phu bao quát số lượng lớn các nguồn thông tin. Tuy nhiên, những nghiên cứu ấy thường hướng đến việc nêu đặc điểm, hướng dẫn tra cứu và khuyến nghị 1
  9. sử dụng dựa trên nhu cầu và khả năng chuyên môn của người sử dụng. Các nghiên cứu cũng thường có đối tượng nghiên cứu là các CSDL nói chung, chưa tập trung vào các nguồn thông tin được cung cấp trực tuyến trên internet. Từ những thực tế kể trên, với mong muốn có một cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng cung cấp thông tin thuốc của các CSDL trên internet, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát cung cấp thông tin thuốc trên internet”. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá và so sánh tổng quan khả năng cung cấp thông tin thuốc của một số CSDL bằng tiếng Việt và tiếng Anh trên internet qua 3 tiêu chí: tính phạm vi, tính đầy đủ và tính dễ sử dụng. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi muốn đưa ra ý kiến đề xuất về lựa chọn CSDL trên internet trong tra cứu thông tin thuốc, cũng như đóng góp ý kiến về xây dựng những CSDL tiếng Việt trên mạng internet sau này. 2
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Thông tin thuốc 1.1.1. Khái niệm thông tin thuốc Một sản phẩm thuốc phải gồm có hai yếu tố cấu thành là “dược chất” + “thông tin”. Trong đó, “dược chất” có tác dụng dược lý lâm sàng và “thông tin” đi kèm về hướng dẫn sử dụng thuốc [3]. Tóm lại thông tin thuốc là thông tin gắn liền với thuốc, thường được in trong các tài liệu tham khảo hay các nguồn thông tin thuốc [39]. Hoạt động thông tin thuốc là việc thu thập và/hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc, phòng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc biệt (trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và các đối tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thông tin thuốc nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc [4]. 1.1.2. Yêu cầu của thông tin thuốc Thông tin thuốc là đầy đủ phải bảo đảm những yên cầu chung như sau: khách quan, chính xác, trung thực, khoa học, rõ ràng và dứt khoát. Ngoài ra, thông tin thuốc phải có tính hai chiều, nhiều cấp thông tin và phù hợp với mỗi đối tượng tiếp nhận thông tin khác nhau. Thông tin dành cho nhân viên, cán bộ y tế phải là các thông tin chuyên sâu, từ nhiều nguồn như trung tâm thông tin thuốc, hội thảo khoa học, tài liệu tham khảo, Thông tin thuốc cho bệnh nhân, với mục đích giúp người bệnh hiểu rõ lợi ích, tác hại của thuốc và phải tuân thủ điều trị, cần có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản, tận dụng được các phương tiện truyền thông sẵn có [2]. 1.1.3. Vai trò thông tin thuốc 3
  11. Thông tin thuốc là vô cùng cần thiết với việc hướng dẫn lựa chọn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Thông tin thuốc cung cấp các thông tin liên quan đến thuốc bao gồm thông tin về dạng bào chế, tác dụng dược lý, liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn, thông tin liên quan đến các đối tượng bệnh nhân đặc biệt, Chính vì vậy, các cán bộ, nhân viên y tế được hỗ trợ trong công tác lựa chọn, đưa ra quyết định sử dụng thuốc an toàn và hợp lý trên từng bệnh nhân cụ thể. Các thông tin cập nhật về thuốc mới, tác dụng mới, phác đồ điều trị hay các khuyến cáo đã giúp hạn chế những rủi ro trong quá trình sử dụng thuốc và tăng hiệu quả điều trị. Việc cung cấp thông tin thuốc một cách chính xác đã được nhận định là hiệu quả đối với việc cải thiện tình trạng của bệnh nhân và giảm thiểu các sai sót trong điều trị [19]. Thiếu thông tin thuốc sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước do tác dụng hai mặt của thuốc. Thảm họa Thalidomide xảy ra vào đầu những năm 1960 chính là ví dụ điển hình về những tác dụng có hại rất nguy hiểm mà không được hoặc chưa thể được phát hiện trong trong quá trình thử nghiệm lâm sàng của thuốc. Sự thiếu thông tin thuốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những sai lầm trong điều trị , mà những sai lầm đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu mang đến tác hại cho bệnh nhân [36]. 1.1.4. Vai trò của người dược sỹ trong hoạt động thông tin thuốc Thuật ngữ “thông tin thuốc” gắn liền với các khái niệm “trung tâm thông tin thuốc” và “chuyên gia thông tin thuốc”. Hay nói cách khác nhắc đến thông tin thuốc là nhắc đến vai trò của người dược sỹ như người tư vấn về thuốc trong quá trình sử dụng thuốc trên lâm sàng [39]. Từ những năm 1960, nhiều thuốc mới ra đời và được đưa vào sử dụng trong điều trị. Bác sỹ phải nắm bắt kịp thời và đưa ra được quyết định đúng đắn. Khi đó khó khăn chủ yếu là sự hạn chế của nguồn thông tin. Chính vì vậy, 4
  12. người dược sỹ có vai trò đưa thông tin thuốc tới các y bác sỹ, nhân viên y tế [39]. Với mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tăng hiệu quả trong điều trị, các dược sỹ đã khẳng định vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin thuốc, bằng kiến thức và các kỹ năng tra cứu [14,32]. Tính cần thiết của việc phát hiện, theo dõi các phản ứng bất lợi của thuốc cả trước và sau khi được lưu hành, sự phức tạp, thay đổi của các phác đồ điều trị và sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin là những yếu tố đòi hỏi người dược sỹ cần sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình trong việc hợp tác với bác sỹ nhằm mục tiêu hạn chế các phản ứng có hại, tra cứu và giữ tính cập nhật thông tin về thuốc đồng thời phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định sử dụng thuốc trong điều trị đúng đắn [39]. Từ lâu, ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, người dược sỹ có vai trò lớn bên cạnh bác sỹ, hỗ trợ các vấn đề về thuốc và điều trị của bệnh nhân. Tại Việt Nam, các yêu cầu về “thông tin thuốc”, “dược sỹ lâm sàng” đang dần được hoàn thiện và cụ thể cả trong thực tiễn lẫn những quy định của pháp luật. Sự ra đời và hoạt động lâu dài của Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI & ADR Quốc gia) từ năm 2009 cho thấy vai trò quan trọng của người dược sỹ ngày càng được chú ý. Bộ Y tế đã có những văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và hoạt động của dược lâm sàng cũng như thông tin thuốc. Cho đến hiện tại, tất cả các bệnh viện lớn đều đã có những đơn vị thông tin thuốc và có hoạt động ngày càng hiệu quả. 1.2. Cơ sở dữ liệu thông tin thuốc 1.2.1. Vai trò của cơ sở dữ liệu thông tin thuốc CSDL thông tin thuốc là công cụ cần thiết và đắc lực để người dược sỹ thực hiện nhiệm vụ thông tin thuốc của mình. 5
  13. Các CSDL cung cấp thông tin thuốc hiện nay có biên tập và lưu trữ mọi thông tin về các lĩnh vực liên quan đến thuốc dưới nhiều hình thức trình bày và tra cứu khác nhau. Số lượng và chất lượng của CSDL thông tin thuốc là đa dạng và phong phú. Trong khi khả năng học thuộc và trí nhớ của còn người là giới hạn, và thông tin thuốc lại luôn có sự cập nhật, bổ sung thì các CSDL, đặc biệt là các nguồn tra cứu trực tuyến trên internet, cung cấp được nguồn thông tin phong phú, đa dạng, liên tục tại các địa điểm, thời điểm khác nhau, kèm theo bằng chứng như trích dẫn, chú thích, giúp người thực hiện tra cứu có cái nhìn tổng aun cũng như và cụ thể về thông tin y tế cũng như tình hình sử dụng thuốc trong thực hành lâm sàng. Sự đào sâu nghiên cứu, tổng hợp những thông tin chuyên biệt, đi cùng với những phát triển công nghệ, ngày càng có nhiều CSDL về thông tin thuốc nói chung như AHFS Drug Information [15], Martindale: The Complete Drug References [45], Dược thư Quốc gia Việt Nam [5], ; hay các CSDL chuyên biệt về một lĩnh vực thông tin cụ thể như tương tác thuốc (Drug Interaction Facts [44], Stockley’s Drug Interactions [42], ), thuốc sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú (Drugs in Pregnancy and Lactation [20], ), thông tin về thuốc tiêm (Handbook on Injectable Drugs [16], ) và nhiều lĩnh vực khác. Hình thức tra cứu cũng đa dạng như sách, báo, tạp chí, phần mềm trên máy tính, thiết bị điện tử, công cụ hỗ trợ kê và duyệt đơn (Personal Digital Assistant, PDA) và thông qua truy cập trực tuyến trên internet. Áp dụng những hình thức tra cứu này giúp tiết kiệm thời gian, công sức, hỗ trợ tốt hơn cho việc lựa chọn thuốc trong điều trị và giảm thiểu tối đa rủi ro khi sử dụng thuốc [18,34]. 1.2.2. Loại hình tra cứu thông tin thuốc Nguồn thông tin thuốc thường được chia thành ba cấp: nguồn thông tin cấp một, nguồn thông tin cấp hai, nguồn thông tin cấp ba. 6
  14. - Nguồn thông tin cấp một: các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu gốc đăng tải đầy đủ trên các tạp chí khoa học, mạng internet, các báo cáo chuyên môn, các khóa luận tốt nghiệp hay sổ tay phòng thí nghiệm, Các thông tin từ nguồn cấp một thường do tác giả công bố mà không có sự can thiệp đánh giá của bên thứ hai. Nguồn thông tin này cung cấp chi tiết, đầy đủ về các nghiên cứu, phong phú và cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên, nguồn thông tin này thiếu tính khái quát. Khi tra cứu cần tham khảo nhiều báo cáo để có thể đưa ra kết luận chính xác [2,39]. - Nguồn thông tin cấp hai: là hệ thống mục lục các thông tin hoặc các bài tóm tắt của các thông tin từ nguồn thông tin cấp một. Khi cần tìm hiểu, tra cứu về một vấn đề cụ thể, có thể tham khảo từ nguồn thông tin cấp hai để có thể tiếp cận một cách toàn diện, đầy đủ với danh mục các thông tin liên quan hoặc các bài tóm tắt. Nguồn thông tin cấp hai tổng kết các thông tin liên quan một cách có hệ thống, giúp tìm kiếm nhanh và hiệu quả hơn. Tuy vậy, nếu muốn tham khảo được thông tin chi tiết thì người tra cứu cần phải quay lại nguồn thông tin cấp một. Nguồn thông tin cấp hai có thể được lưu trữ trong CD-ROM hoặc phổ biến hơn nhiều là đưa lên mạng internet [2,39]. - Nguồn thông tin cấp ba: là những thông tin được xây dựng từ sự tổng hợp thông tin từ hai nguồn cấp một và cấp hai, thường được công bố ở dạng sách giáo khoa, các bản hướng dẫn điều trị chuẩn, thông tin trong nguồn thông tin cấp ba được tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều nghiên cứu khác nhau nên có được tính tổng quát, đầy đủ và đáng tin cậy. Tính cập nhật của nguồn thông tin cấp ba thường kém cập nhật hơn hai cấp một và hai, và chất lượng phụ thuộc vào các tác giả. Nếu cần thông tin chi tiết và cập nhật hơn, người tra cứu vẫn cần quay lại hai cấp thông tin hai và một. Một số nguồn thông tin cấp ba được sắp xếp theo lĩnh vực tra cứu được kể tên cụ thể trong Phụ lục 1 [2,39,Phụ lục 1]. 7
  15. Bảng 1.1: Một số nguồn thông tin cấp một và nguồn thông tin cấp hai thường được sử dụng trên thế giới và tại Việt Nam [10,39] Nguồn thông tin cấp một Nguồn thông tin cấp hai The New England Journal of Medline (nlm.nih.gov) Medicine The Lancet Cochcrane Library (cochcranelibrary.com) Pharmacology & Therapeutics IOWA Drug Information Services (pharmacy.uiowa.edu) Clinical Pharmacology and International Pharmaceutical Therapeutics Abtracts (ashp.org) Pharmacotherapy Journal Scopus (scopus.com) Tạp chí Dược học Embase (embase.com) Bản tin Thông tin Dược lâm sàng Adis International (adis.com) Thông tin thuốc có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức tra cứu có thể kể tên như sách, báo in, sách điện tử (ebook), phần mềm cài đặt trên máy tính, PDA, các nguồn thông tin tra cứu trực tuyến trên internet. Mỗi loại hình thức hoặc có thể được xây dựng dựa chỉ một CSDL hoặc tổng kết từ nhiều CSDL khác nhau. Sách tra cứu là nguồn thông tin thuốc kinh điển và lâu đời nhất. CSDL dạng sách thường là nguồn thông tin cấp ba. Hình thức này có hạn chế là mất thời gian tra cứu, tính cập nhật thường kém do bản in là cố định và thông tin thì có thể thay đổi theo thời gian. Khả năng phổ biến và có thể tiếp cận của sách cũng không cao. Dạng sách điện tử (ebook) có thể khắc phục được phần nào những nhược điểm trên, cho khả năng phân phối và cập nhật tốt hơn. Tuy nhiên, sách điện tử không giải quyết được hết khó khăn của CSDL dạng sách. Sổ tay là CSDL dạng sách có kích thước nhỏ gọn, tiện cầm nắm, tra cứu được nhanh hơn bản đầy đủ, thuận tiện trong thực hành lâm sàng. Hạn chế của sổ tay là thông tin không đầy đủ do giới hạn vật lý. 8
  16. Báo và tạp chí đăng tải thông tin thuốc chủ yếu là nguồn thông tin cấp một. Bài báo tổng kết có thể là nguồn thông tin cấp ba. Hiện nay các CSDL dạng này thường có đầy đủ bản in ấn và đăng tải trên internet. Nhằm rút ngắn thời gian tra cứu, thu thập thông tin, cũng như có thể giúp việc đó trở nên có ý nghĩa thực tế trong điều trị, các phần mềm thông tin thuốc sử dụng cho máy tính cá nhân hay thiết bị di động ngày càng được phổ biến rộng rãi với các tính năng tìm kiếm theo từ khóa, tiếp cận thông tin, cho phép tải xuống và lưu dữ liệu trực tiếp. Công cụ này đã cho phép những người thực hành lâm sàng có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn trong thời gian ngắn hơn, trả lời được nhiều câu hỏi thông tin thuốc trong quá trình bệnh nhân điều trị. Việc ứng dụng PDA trong thực hành kê đơn và chỉ định thuốc đã mang lại nhiều lợi ích như không khó khăn trong cầm nắm, di chuyển, cập nhật thông tin thường xuyên, tìm kiếm và trả lời thông tin dễ dàng, nhanh gọn, làm giảm thiểu được các phản ứng bất lợi của thuốc liên quan đến lỗi kỹ thuật của người kê đơn và những sai sót trong điều trị, từ đó cải thiện tình trạng bệnh nhân [18,37,43]. Việc tra cứu thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ có tính phổ cập của mạng internet. Thông qua internet, mạng lưới thông tin ngày càng phát triển cung cấp cho người dùng những dịch vụ lưu trữ, cập nhật và chia sẻ thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Thông tin trên internet có thể chỉ dưới dạng văn bản, siêu văn bản, hoặc có hỗ trợ hình ảnh, âm thanh, thậm chí trí tuệ nhân tạo. Tra cứu trên internet còn có ưu điểm là có những máy tìm kiếm mạnh, nguồn thông tin ít có giới hạn cho phép tiếp cận nhiều thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Và cũng chính vì vậy, người tra cứu thông tin phải có các kỹ năng nhất định để có thể sử dụng hiệu quả. Thông tin truy cập được trên mạng internet có thể là cả ba cấp thông tin một, hai và ba [10,14,39]. 9
  17. 1.2.3. Đánh giá chất lượng các cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin thuốc Bằng sự ứng dụng công nghệ thông tin, số lượng CSDL thông tin thuốc hiện nay là lớn, và với một số CSDL thì còn có nhiều phiên bản tra cứu khác nhau. Giao diện sử dụng cũng ngày càng đa dạng. Chính vì vậy, việc lựa chọn nguồn thông tin thuốc phù hợp, tin cậy và phục vụ tốt nhu cầu sử dụng là yêu cầu cần thiết và quan trọng đối với người dược sỹ trong nhiệm vụ thực hành hoạt động thông tin thuốc [10,39,40]. Việc đánh giá các CSDL thông tin thuốc, hầu hết là nguồn thông tin cấp ba, đã được tiến hành bởi nhiều tác giả, dựa trên nhiều tiêu chí, bằng nhiều phương pháp khác nhau, đánh giá trên nhiều lĩnh vực của thông tin thuốc như: khả năng cung cấp thông tin thuốc toàn diện, khả năng phát hiện tương tác thuốc, kiểm tra tính tương hợp của thuốc tiêm, khả năng nhận diện thuốc, hỗ trợ thông tin thuốc cho một bệnh, một đối tượng cụ thể, hoặc phối hợp nhiều yếu tố [6,8,11,13,22,31,46]. Một số nghiên cứu còn đánh giá, đối chiếu các CSDL với nhau hoặc so sánh các loại hình tra cứu khác nhau, [1]. • Đánh giá về khả năng cung cấp thông tin thuốc toàn diện Các CSDL thông tin thuốc được phát triển với nhiều kiểu tra cứu khác nhau. Việc lựa chọn CSDL nào được quyết định dựa vào nhiều yếu tố. CSDL thông tin thuốc có thể coi là toàn diện, tin cậy khi nó đáp ứng được các tiêu chí: cập nhật, đầy đủ, chính xác, tra cứu dễ dàng và có khả năng linh hoạt, giá trị sử dụng, ứng dụng của thông tin cao, có trích dẫn tài liệu tham khảo cho mỗi chuyên luận và có thể kiểm chứng được [38]. Nhiều nghiên cứu được thực hiện tập trung đánh giá các phần mềm tra cứu thông tin thuốc được sử dụng cho PDA, công cụ hỗ trợ tra cứu được sử dụng rộng rãi [21]. Năm 2002, Enders và cộng sự tiến hành nghiên cứu đánh giá 9 phần mềm tra cứu dùng cho PDA được đánh giá. Bộ câu hỏi gồm 56 câu được xây dựng bao phủ 9 lĩnh vực thông tin thuốc. Việc đánh giá được thực 10
  18. hiện dựa trên 3 tiêu chí là độ bao trùm của thông tin (thông tin cần tìm có xuất hiện hay không), độ tin cậy (thông tin tìm được có đầy đủ không) và tính dễ sử dụng (thời gian tìm kiếm để có câu trả lời). Kết quả nghiên cứu này, có giá trị ở thời điểm đó, cho thấy phần mềm LexiComp Platium cung cấp được thông tin thuốc đầy đủ và đáng tin cậy nhất. Trong khi đó, AtoZ Drug Facts và MobileMicromedex là hai phần mềm được đánh giá là ít tin cậy nhất trong số các phần mềm được nghiên cứu. Những thông tin sai lệch trong quá trình đánh giá này không được đề cập [24]. Năm 2004, Clauson và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá 10 CSDL thông tin thuốc sử dụng cho PDA. Sự đánh giá được tiến hành dựa theo 3 tiêu chí: tính phạm vi (thông tin có xuất hiện trong CSDL hay không), tính đầy đủ (thông tin tìm được có đầy đủ không), và tính dễ sử dụng. Bộ câu hỏi được xây dựng cho nghiên cứu này có 146 câu hỏi bao hàm 14 lĩnh vực thông tin thuốc khác nhau. Nghiên cứu cho kết quả tương tự với nghiên cứu năm 2002 của Enders, CSDL cung cấp được đầy đủ thông tin thuốc nhất là Lexi Drug on Hand Platium; AtoZ Drug cho phép tìm kiếm thông tin nhanh nhất [23]. Sau đó, bộ tiêu chí Benchmark được sử dụng để đánh giá khả năng hỗ trợ kê đơn của CSDL thông tin thuốc dùng cho PDA. Bộ tiêu chí này gồm có: tính cập nhật, thông tin liều dùng dựa trên bằng chứng y học cho các chỉ định được phê duyệt hoặc chưa được phê duyệt, cấu trúc thông tin về tác dụng bất lợi của thuốc, thông tin về tương tác thuốc, thông tin của các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên và thực phẩm chức năng, các hướng dẫn điều trị, thông tin dược động học, thông tin giá thuốc, Năm 2005, Knollmann và cộng sự công bố kết quả đánh giá 11 CSDL thông tin thuốc bằng bộ tiêu chí này. Trong số 11 CSDL đó, Lexi Drugs có kết quả đánh giá tốt nhất, mobilePDR là cơ sở ít thông tin nhất. Khi xem xét tính chính xác của thông tin thuốc được cung cấp, kết quả nghiên cứu cho thấy những thông tin về chỉ định, dạng bào chế và tác dụng không mong muốn không xuất hiện sai lệch nghiêm trọng. CP OnHand là 11
  19. CSDL có nhiều lỗi (lặp lại chuyên luận, tác dụng không mong muốn không đúng). Khả năng phát hiện các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là tiêu chí có rất nhiều lỗi. Tương tác thuốc giữa erythromycin và ketoconazol là thông tin không có CSDL nào trong số 11 CSDL được đánh giá phát hiện được. Sau đó khoảng 15 tháng, trong kết quả đánh giá lại, chỉ có 4/11 CSDL có thông tin về cặp tương tác này [33]. Các CSDL dạng phần mềm sử dụng cho PDA cho phép nhanh chóng tìm kiếm và cập nhật thông tin. Tuy nhiên, một số phần mềm CSDL phải rút gọn nội dung thông tin thuốc có thể cung cấp vì giới hạn về dung lượng bộ nhớ, cho nên thông tin thuốc không còn đầy đủ như phiên bản CSDL trên internet của nó [21]. Để đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này, Clauson và cộng sự đã thực hiện và công bố kết quả nghiên cứu vầ đánh giá và so sánh các CSDL thông tin thuốc cho PDA và CSDL dạng tra cứu trực tuyến. Sử dụng cùng một bộ câu hỏi và các tiêu chí, kết quả nghiên cứu cho thấy: Clinical Pharmacology, Micromedex (DRUGDEX and Identidex), LexiComp online và Fact & Comparisons 4.0 là những CSDL tra cứu trực tuyến có điểm phối hợp cao nhất; CSDL có điểm thấp nhất là Epocrates Free [22]. Một nghiên cứu khác tiến hành năm 2010, đánh giá 9 CSDL thường dùng trong thực hành tra cứu ở Việt Nam, chia thành 3 nhóm: CSDL tra cứu đầy đủ, CSDL tra cứu nhanh và CSDL tra cứu trực tuyến. Bộ câu hỏi gồm 52 câu phân vào 14 lĩnh vực thông tin thuốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy Physician’s Desk Reference, Drug Information Handbook và Micromedex là 3 CSDL cung cấp thông tin đáng tin cậy và đầy đủ nhất; 2 CSDL có điểm đánh giá thấp nhất là sách “Thuốc biệt dược và cách sử dụng” và Vidal Việt Nam. Thêm nữa, các CSDL tiếng Việt cho khả năng cung cấp thông tin thuốc nói chung kém hơn CSDL tiếng Anh [1]. • Đánh giá khả năng cung cấp thông tin về tương tác thuốc 12
  20. Tương tác thuốc là một trong những nguyên nhân của sai sót trong kê đơn và điều trị, gia tăng khả năng nhập viện của bệnh nhân. [30]. Vì vậy, việc phát hiện, hạn chế cũng như có phương pháp xử trí tương tác thuốc trên lâm sàng là một yêu cầu quan trọng. Để tra cứu thông tin về tương tác thuốc, có thể dùng CSDL thông tin thuốc có cung cấp thông tin về tương tác thuốc, hoặc dùng các phần mềm phát hiện tương tác, hoặc các trình duyệt tương tác trực tuyến. Tuy nhiên, các CSDL cho khả năng phát hiện tương tác và nhận định mức độ nghiêm trọng của tương tác thuốc rất khác nhau. Một số tài liệu đưa ra các cách phân loại tương tác thuốc như sau [26]: - Phân loại 5 mức độ: “nghiêm trọng”, “trung bình”, “nhẹ”, “không tương tác”, “không đặc hiệu”. - Phân loại 4 mức độ (dựa theo mức độ quan trọng trên lâm sàng của tương tác), đánh giá theo 3 yếu tố: tính thường xuyên xảy ra và dự đoán được, nguy cơ gây nguy hiểm tới bệnh nhân, độ tin cậy và chất lượng tài liệu tham khảo. - Phân loại 3 mức độ theo độ nghiêm trọng: “nghiêm trọng”, “trung bình”, “nhẹ”. Năm 2000, Fulda và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu tiến hành trên 5 CSDL thông tin thuốc bao gồm: AHFS Drug Information, Drug Interaction Facts, US Pharmacopoeia Drug Information, Hansten’s Drug Interactions Analysis and Management và Micromedex Drug-Reax. Nghiên cứu nhằm so sánh danh sach tương tác và phân loại tương tác giữa 5 nhóm thuốc (benzodiazepin, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế enzyme chuyển dạng angiotensin, thuốc chẹn kênh calci, thuốc NSAIDs). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các cặp tương tác hiếm khi xuất hiện đồng thời trong nhiều tài liệu. Hơn thế nữa, những cặp tương tác được đề cập đồng thời trong nhiều tài liệu cũng 13
  21. đồng nghĩa với những khác biệt trong cách thức phân loại mức độ nghiêm trọng của tương tác thuốc trong các tài liệu đó [25]. Báo cáo nghiên cứu năm 2006 của Abarca và cộng sự cho thấy: sử dụng 6 bệnh án, khả năng cung cấp thông tin và phát hiện tương tác thuốc là khác nhau, kết quả điểm trung bình của độ nhạy và độ đặc hiệu của 8 phần mềm tương tác thuốc lần lượt là 0,88 (dao động trong khoảng 0,81 – 0,94) và 0,91 (dao động trong khoảng 0,67 – 1,00). Điểm của các phần mềm duyệt tương tác trong các khoa dược bệnh viện trong khi đó chỉ đạt trung bình 0,3 (dao động trong khoảng 0,15 – 0,94) (thang điểm 0 – 1, cách tính điểm tham khảo bài viết gốc) [12]. Cùng sử dụng 6 bệnh án ở nghiên cứu trên, Hazlet và cộng sự (2006) trước đó đã thực hiện nghiên cứu đánh giá 9 phần mềm duyệt tương tác thuốc được dùng tại 516 nhà thuốc cộng đồng ở bang Washington, Hoa Kỳ. Báo cáo chỉ ra rằng các phần mềm đó đã không phát hiện được 1/3 số tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng. Mặt khác với cùng một phần mềm thì mỗi nhà thuốc sử dụng cho kết quả khác nhau [31]. Báo cáo nghiên cứu của Perkins và cộng sự (2006) phân tích số liệu của hai nghiên cứu trên cho thấy các phần mềm dùng cho PDA có độ nhạy dao động trong khoảng 0,81 – 1,00. Epocrates Rx và Epocrates Rx Pro có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt nhất với điểm số >0,9, mobileMicromedex có điểm số độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 0,94 và 0,71 [41]. Một số trình duyệt tương tác thuốc thường được sử dụng tại Việt Nam ở thời điểm 2006 đã được đánh giá dựa trên các tiêu chí của Jankel, Golberg và tiêu chuẩn xây dựng bởi Malone và cộng sự. Sau đó, sử dụng những đơn thuốc kê tại bệnh viện Bạch Mai, đánh giá sự phù hợp của các trình duyệt đó trong điều kiện lưu hành thuốc ở Việt Nam. Nghiên cứu này cho kết quả chỉ ra rằng các trình duyệt tương tác thuốc này bỏ qua rất nhiều thuốc (trung bình 29,7%). Phần mềm MIMS Interactive phát hiện nhiều tương tác nhất. Martindale phát hiện tương tác thuốc chính xác nhất [7]. Một nghiên cứu khác trước đó (2005) 14
  22. cùng mục đích cho kết quả tương tự như vậy. MIMS Interactive tra cứu được nhiều biệt dược và hoạt chất nhất, đồng thời có khả năng phát hiện nhiều tương tác nhất. Drug Interaction Facts và Martindale có sàng lọc tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng tốt nhất [9]. Một nghiên cứu năm 2011 đánh giá 13 CSDL thường dùng trong thực hành tra cứu tương tác thuốc tại Việt Nam, xét tương tác của 3 nhóm thuốc (kháng sinh macrolid, thuốc điều trị rối loạn lipid máu dẫn chất statin, thuốc chống đông đường uống warfarin). Kết quả nghiên cứu này cho thấy các CSDL có sự khác biệt về khả năng cung cấp thông tin tương tác thuốc, trong đó có tồn tại những bất đồng. Các CSDL tiếng nước ngoài (Anh, Pháp) cho khả năng tra cứu về tương tác thuốc tốt hơn các CSDL tiếng Việt [11]. Nghiên cứu năm 2012 đánh giá thông tin về tương tác thuốc đối với thuốc điều trị ung thư tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, sử dụng 4 CSDL và 22 thuốc, cho thấy 4 CSDL này không đạt đồng thuận về một số cặp tương tác. Người tra cứu cần so sánh, đối chiếu giữa các CSDL để xây dựng hướng dẫn xử trí phù hợp [6]. Các nghiên cứu đánh giá khả năng phát hiện tương tác thuốc của các trình duyệt tương tác là không đáng tin cậy khi dùng đơn lẻ, cần tra cứu nhiều hơn 1 CSDL trong tra cứu tương tác thuốc [17]. Các phần mềm trình duyệt tương tác thuốc chủ yếu của nước ngoài và sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, khi triển khai vào thực tế kê đơn và sử dụng thuốc ở nước ta còn tồn tại những hạn chế như: bất đồng ngôn ngữ, áp dụng công nghệ với y tế tuyến dưới, chưa phát hiện được thuốc có mặt tại Việt Nam, • Đánh giá khả năng cung cấp thông tin thuốc trong một số lĩnh vực thông tin khác Nghiên cứu năm 2011 đánh giá 9 CSDL về khả năng cung cấp thông tin về liều dùng và hiệu chỉnh liều trong thực hành tra cứu ở Việt Nam chỉ ra có sự 15
  23. khác biệt trong khả năng cung cấp thông tin về lĩnh vực này giữa các CSDL. CSDL tiếng nước ngoài cho khả năng cung cấp thông tin tốt hơn CSDL tiếng Việt [8]. Nghiên cứu năm 2005 của Vidal và cộng sự trên 4 CSDL so sánh thông tin liều dùng cho bệnh nhân suy thận có chỉ ra sự khác biệt của các CSDL đó trong định nghĩa suy giảm chức năng thận, hiệu chỉnh liều và khoảng liều [46]. Sữa mẹ là vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp đề kháng cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ ngưng bú mẹ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cấp và mạn tính cũng như nguy cơ cao mắc bệnh của người mẹ [28]. Vấn đề thuốc an toàn cho đối tượng phụ nữ cho con bú là thiết yếu, các y bác sỹ và người mẹ cần có những thông tin tư vấn chính xác. Tuy nhiên, Akus và cộng sự (2007) chỉ ra 10 CSDL được nghiên cứu lại cung cấp những khuyến cáo mức độ an toàn khác nhau cho 14 thuốc sử dụng bời đối tượng phụ nữ cho con bú [13]. Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá việc cung cấp thông tin thuốc của các CSDL thông tin thuốc cả ở trên thế giới lẫn tại Việt Nam, đặc biệt cho những CSDL truy cập trực tuyến trên internet. Những đánh giá đó xoay quanh nhiều tiêu chí, lĩnh vực. Từ những kết quả nghiên cứu có thể thấy các CSDL khác nhau có nhận định thông tin và khả năng cung cấp thông tin thuốc khác nhau. 1.3. Các cơ sở dữ liệu được khảo sát trong nghiên cứu - Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018 (tái bản lần thứ 2, NXB Y học) [5]: được biên tập bởi Ban chỉ đạo biên soạn Dược thư Quốc gia và Hội đồng Dược điển Việt Nam, bao gồm các chuyên luận thuốc và các chuyên luận chung như sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau, nguyên tắc sử dụng kháng sinh, Người sử dụng có thể tra cứu bằng tên hoạt chất hoặc tên biệt dược. Nội dung của một chuyên luận gồm: tên chuyên 16
  24. luận, tên thuốc theo INN, mã ATC, loại thuốc (phân loại theo nhóm tác dụng), dạng thuốc và hàm lượng, dược lý và cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, tác dụng không mong muốn, ADR và hướng dẫn xử trí, liều lượng và cách dùng, tương tác thuốc, độ ổn định và bảo quản, tương kỵ, quá liều và xử trí, thông tin quy chế. - British National Formulary 80: là một ấn phẩm chung của Hiệp hội Y khoa Anh và Hiệp hội Dược Sỹ Hoàng gia Anh, được xuất bản 6 tháng 1 lần. Bản mới nhất tính đến thời điểm tiến hành nghiên cứu là BNF 81, tuy nhiên người thực hiên chưa tiếp cận được. BNF cung cấp cho bác sỹ, dược sỹ và các cán bộ y tế khác các thông tin cập nhật về sử dụng thuốc, ít có thông tin cho cộng đồng. BNF là tài liệu tham khảo nhanh, do đó nó không phải luôn luôn bao gồm đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết về quy định, phân phối. - thuocbietduoc.com.vn [55]: cung cấp dịch vụ tra cứu thuốc, tìm kiếm nhà thuốc, bệnh viện, công ty, cung cấp và cập nhật thông tin về y học, khoa học thường thức, thuốc mới đăng ký, ngoài ra còn cung cấp dịch vụ chia sẻ kinh nghiệm. Tra cứu thông tin liên qua đến thuốc sử dụng từ khóa là tên hoạt chất hoặc tên biệt dược, tìm kiếm theo chỉ định hoặc nhóm thuốc. Nội dung chuyên luận thuốc bao gồm: tên chuyên luận (tên hoạt chất theo INN), nhóm dược lý, tên biệt dược, dạng bào chế, thành phần, dược lực học, dược động học, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn, liều lượng, quá liều, bảo quản. Đây là website không chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý y tế. - drugbank.vn [48]: ngân hàng dữ liệu ngành Dược, ra mắt giữa tháng 08/2019, có thông tin của hơn 10000 đầu thuốc đang lưu tại Việt Nam. Cho phép tra cứu các thông tin về thuốc (tờ HDSD được phê duyệt, đăng ký thuốc, phân loại thuốc kê đơn/không kê đơn, dạng bào chế, tiêu chuẩn của thuốc, công ty sản xuất, công ty đăng ký,giá bán buôn kê khai) và các cơ sở kinh doanh dược (sản xuất – nhập khẩu, bán buôn, kinh doanh). CSDL này vẫn 17
  25. đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều thuốc chưa có dữ liệu, chưa cung cấp thông tin về sinh phẩm y tế và vaccine. - thongtinthuoc.com.vn [54]: là CSDL được xây dựng bởi các chuyên gia, tiến sỹ, thạc sỹ, dược sỹ, bác sỹ trong lĩnh vực chuyên môn y tế làm việc tại các viên nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty, nhà máy trong và ngoài Việt Nam. Dữ liệu được cập nhật từ những nguồn uy tín. Cho phép tìm kiếm thông tin bằng từ khóa là tên hoạt chất, biệt dược, dược liệu và doanh nghiệp. Mỗi chuyên luận thuốc bao gồm: đại cương (thông tin chung, tính chất hóa học, chỉ định theo đăng ký, chống chỉ định, bảo quản, dạng dùng), tương tác thuốc (các cặp tương tác), biệt dược (các biệt dược), tham khảo (giáo dục bệnh nhân). - drugs.com [49]: là một bách khoa toàn thư về dược phẩm trực tuyến cung cấp thông tin về thuốc cho người tiêu dùng và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chủ yếu ở Hoa Kỳ. CSDL chứa thư viện thông tin tham khảo bao gồm nội dung từ Cerner Multum, Micromedex, Truven Health Analytics, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), AHFS, Harvard Health Publications, Mayoclinic, Animalytix và Healthday. Được chứng nhận bởi chương trình chứng nhận quyền riêng tư trực tuyến TRUSTe và HONcode of Health on the Net Foundation. - Epocrates (online.epocrates.com) [52]: được thiết kế cho các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác để sử dụng tại điểm chăm sóc. Người dùng ứng dụng kiểm tra liều lượng thuốc, tương tác thuốc, thông tin chi tiết về an toàn thuốc, tin tức y tế, chẩn đoán và hướng dẫn quản lý bệnh, cũng như hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng. Thông tin từ các nguồn có thẩm quyền khác nhau, bao gồm FDA và các tài liệu y tế chính, được chắt lọc và chuyển đổi kỹ thuật số để hỗ trợ việc ra quyết định lâm sàng. Chức năng ứng dụng bổ sung bao gồm khả năng xác định một viên thuốc không xác định dựa trên đặc điểm của nó, hàng trăm máy tính y tế và công cụ đánh giá rủi 18
  26. ro, hướng dẫn đặt hàng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, khuyến nghị điều trị dựa trên đặc điểm của bệnh nhân, hướng dẫn điều trị bệnh truyền nhiễm và tra cứu mã hóa. - Medscape (medscape.com) [50]: là một CSDL cung cấp quyền truy cập thông tin y tế cho các bác sĩ lâm sàng; tổ chức cũng cung cấp giáo dục thường xuyên cho các bác sĩ và chuyên gia y tế. Nó tham khảo các bài báo trên tạp chí y khoa, Giáo dục Y tế Thường xuyên (CME), một phiên bản của cơ sở dữ liệu MEDLINE của Thư viện Y khoa Quốc gia, tin tức y tế và thông tin về thuốc (Medscape Drug Reference, hoặc MDR). - MIMS online (mims.com) [51]: là một CSDL nằm trong chuỗi sản phẩm của CMP media Ltd. MIMS online cung cấp công cụ tra cứu về thuốc, nhận diện hình ảnh thuốc, phát hiện tương tác thuốc, thông tin chẩn đoán, thông tin cho bệnh nhân, tìm kiếm thông tin về nhà sản xuất. Tra cứu thuốc có thể sử dụng từ khóa tên hoạt chất, tên biệt dược hay nhóm thuốc. Nội dung mỗi chuyên luận bao gồm: tên chuyên luận (tên thuốc theo INN), phân loại thuốc, chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, thận trọng, tác dụng không mong muốn, tương tác thuốc, tương tác thuốc-thức ăn, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, quá liều, phân loại mức độ an toàn thuốc dùng cho phụ nữ có thai, bảo quản, cơ chế tác dụng, mã ATC. - Prescriber’s Digital Reference (pdr.net) [53]: tiền thân là Physician’s Desk Reference. Là CSDL tra cứu trực tuyến thay thế cho phiên bản sách từ năm 2017 (Physician’s Desk Reference 71st Edition năm 2017 là bản sách cuối cùng). Nội dung bao gồm thông tin về nhà sản xuất, nhận dạng sản phẩm, thông tin sản phẩm. Tra cứu sử dụng tên hoạt chất hoặc tên biệt dược. Phần thông tin sản phẩm sắp xếp tên biệt dược theo bảng chữ cái. Nội dung chuyên luận thuốc bao gồm: mô tả (mô tả dạng, đồng phân, công thức cấu tạo hoạt chất, thành phần chế phẩm); thông tin dược lâm sàng bao gồm: tác dụng dược lý chung, dược động học, dược lực học, các đối tượng đặc biệt (người già, 19
  27. phụ nữ có thai và cho con bú, suy gan, suy thận, béo phì, ); chỉ định và sử dụng; cảnh báo (các nguy cơ biến cố bất lợi nghiêm trọng có thể gặp phải và cách xử trí); chống chỉ định (giải thích vì sao chống chỉ định, đưa ra các bằng chứng lâm sàng); tác dụng bất lợi (các tác dụng bất lợi có thể gặp phải đã được báo cáo, tần số xảy ra, các nghiên cứu lâm sàng, tương tác thuốc); quá liều (sự cố quá liều, cách xử trí); chế phẩm và liều dùng; các nghiên cứu lâm sàng trên đối tượng đặc biệt: người già, trẻ em, những người suy gan, suy thận và cách xử trí (hiệu chỉnh liều); hướng dẫn sử dụng chế phẩm (dạng bào chế, đóng gói, bảo quản, các tương kỵ khi sử dụng chế phẩm thuốc tiêm, một số hướng dẫn về sử dụng chế phẩm). 20
  28. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 10 CSDL cung cấp thông tin thuốc, bao gồm 2 CSDL dạng sách (có bản ebook trên internet) và 8 CSDL truy cập trực tuyến trên internet (bảng 2.1). Các nguồn bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Các CSDL được chọn dựa trên việc sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng trên thế giới và tại Việt Nam, những khuyến cáo từ tài liệu tham khảo [10,39,47]. Ngoài ra, sự lựa chọn này còn dựa trên khả năng có thể truy cập và khảo sát của người thực hiện nghiên cứu. Bảng 2.1: Những CSDL là đối tượng nghiên cứu Tên CSDL Viết tắt Cập nhật Ngôn ngữ CSDL Dược thư quốc gia Việt Nam DT 2018 Tiếng Việt dạng BNF 80 BNF 03/2021 Tiếng Anh sách, ebook CSDL thuocbietduoc.com.vn TBD 29/05/2021 Tiếng Việt trực drugbank.vn DB 29/05/2021 Tiếng Việt tuyến thongtinthuoc.com.vn TTT 29/05/2021 Tiếng Việt drugs.com DS 29/05/2021 Tiếng Anh Epocrates EP 29/05/2021 Tiếng Anh (online.epocrates.com) Medscape (medscape.com) MED 29/05/2021 Tiếng Anh MIMS online (mims.com) MIM 29/05/2021 Tiếng Việt/Anh Prescriber’s Digital Reference PDR 29/05/2021 Tiếng Anh (pdr.net) 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đánh giá khả năng cung cấp thông tin thuốc 2.2.1. Thiết kế bộ câu hỏi và câu trả lời thông tin thuốc 21
  29. Bộ câu hỏi của nghiên cứu được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi của Galt và cộng sự [27], những sửa đổi bổ sung trong nghiên cứu khóa luận của Phí Xuân Anh [1], và đã xem xét lại tính cập nhật theo các tài liệu mới. Các câu hỏi nằm trong 14 nhóm lĩnh vực thông tin thuốc, số lượng câu hỏi trong mỗi nhóm phụ thuộc vào tầm quan trọng trong thực hành, dựa trên y văn [22,Phụ lục 2]. Đáp án và cách tính điểm được xây dựng dựa trến hai tài liệu chuẩn là AHFS Drug Infomation 2020 [15] và Martindale: The Complete Drug Reference 39th Edition [45]. Với một số câu hỏi, câu trả lời còn được tra cứu từ một số tài liệu chuyên biệt khác như Handbook on injectable drugs 20th [16], Drugs in Pregnancy and Lactation 11th [20]. Mỗi câu trả lời đều được đối chiếu và đồng thuận bởi ít nhất 2 tài liệu chuẩn [Phụ lục 3]. 2.2.2. Tiêu chí đánh giá Ba tiêu chí đánh giá được đề xuất bới Clauson và cộng sự [22] bao gồm tính phạm vi, tính đầy đủ và tính dễ sử dụng. - Tính phạm vi được đánh giá bằng việc có tìm thấy câu trả lời hay không, điểm cho 2 giá trị là 0 và 1. Không đánh giá câu trả lời là đủ hay thiếu. Nếu tìm thấy câu trả lời tính 1 điểm, không tìm thấy tính 0 điểm. Với câu hỏi không tìm thấy câu trả lời cho phần tính phạm vi thì tính đầy đủ và tính dễ sử dụng đều 0 điểm. Điểm của tính phạm vi cho mỗi CSDL được tính bằng công thức: Số câu trả lời Tính phạm vi = x 100% 52 - Tính đầy đủ là tiêu chí đánh giá mức độ đầy đủ của câu trả lời. Mỗi câu trả lời được chấm theo thang điểm 0-3. Cách chia điểm cho mỗi ý trong câu trả lời được nêu trong bộ đáp án, ý nào đúng sẽ được điểm. Điểm của mỗi ý trong câu trả lời có nhiều ý được quy định theo độ quan trọng. Điểm của tính đầy đủ cho mỗi CSDL được tính theo công thức: 22
  30. Tổng điểm câu trả lời Tính đầy đủ = x 100% Tính phạm vi x 3 - Tính dễ sử dụng được tính bằng số lần nhấp chuột/số lần chạm trên màn hình cảm ứng, chỉ áp dụng với CSDL tra cứu trực tuyến trên internet. Số lần chạm trên màn hình cảm ứng không tính thao tác gõ bàn phím. Điểm tính dễ sử dụng của mỗi CSDL tính bằng số lần nhấp chuột trung bình đối với tất cả câu hỏi tìm được câu trả lời. - Tính điểm toàn phần: Điểm toàn phần = 0,7 x Tính phạm vi + 0,3 x Tính đầy đủ - Tính dễ sử dụng 2.2.3. Phương pháp đánh giá Các CSDL được đánh giá bằng khả năng cung cấp thông tin có câu trả lời cho những câu hỏi trong bộ câu hỏi. Việc khảo sát đánh giá được thực hiện hai lần độc lập. Kết quả cuối cùng được quyết định dựa trên sự nhất trí của những người tham gia nghiên cứu. 2.2.4. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft 365 Excel. 23
  31. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả 3.1.1. Tính phạm vi Bảng 3.1: Điểm tính phạm vi của các CSDL STT n DT BNF TBD DB TTT DS EP MED MIM PDR 1 10 7 9 7 5 7 9 10 10 8 9 2 4 2 4 1 2 4 4 4 4 3 4 3 3 3 3 2 3 3 2 2 2 2 1 4 9 5 7 4 5 6 6 8 8 4 8 5 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 6 6 1 3 2 2 2 3 4 4 2 3 7 4 2 3 3 3 3 4 4 4 3 3 8 3 2 3 0 2 2 3 3 3 1 3 9 2 1 0 0 2 2 2 2 2 0 0 10 2 1 2 1 2 2 1 1 1 2 2 11 2 1 2 1 2 2 0 0 0 0 2 12 2 1 2 1 1 2 2 2 2 2 2 13 3 3 3 1 3 3 3 3 3 2 3 14 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Tổng 52 30 42 25 34 40 41 45 45 31 41 % 100 57.69 80.77 48.08 65.38 76.92 78.85 86.54 86.54 59.62 78.85 CSDL đạt điểm tính phạm vi cao nhất là EP và MED với số điểm 86,54. CSDL có điểm kém nhất là TBD với điểm 48,08. Có thể thấy rằng, trong 2 CSDL dạng sách, ebook thì BNF có số điểm cao hơn hẳn so với DT. Trong số các CSDL trên internet thì EP và MED có số điểm cao nhất xấp xỉ nhau là 86,54, tuy nhiên không quá chênh lệch so với DS và PDR, xấp xỉ 78,85. Mức điểm thấp nhất là TBD 48,08, sau đó là DT 57,69 (p<0,05). Chỉ có EP và MED có điểm tính phạm vi cao hơn BNF. Tất cả các CSDL trên internet tiếng Anh đều có điểm cao hơn DT. Trong số các CSDL tiếng Việt thì có TTT có số điểm cao nhất 76,92, chênh lệch so với còn lại. Các CSDL tiếng Anh thì điểm số không chênh lệch nhiều như vậy. Sự khác biệt thể hiện chủ yếu ở các nhóm câu hỏi về liều dùng, tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn và chỉ định. 24
  32. Với liều dùng, BNF, PDR trả lời được 9/10, EP và MED trả lời được 10/10 câu hỏi. DB là CSDL trả lời được ít câu hỏi nhất là 5/10. Với tương tác thuốc, TBD với số điểm tính phạm vi thấp nhất chỉ trả lời được 1/4 câu hỏi. Với tác dụng không mong muốn, EP, MED và PDR trả lời được nhiều nhất là 8/9 câu hỏi. TBD và MIM chỉ trả lời được 4/9 câu. Với chỉ định, EP và MED trả lời được tất cả 4/6 câu hỏi, DT chỉ trả lời được 1/6 câu. 3.1.2. Tính đầy đủ Bảng 3.2: Điểm tính đầy đủ của các CSDL STT n DT BNF TBD DB TTT DS EP MED MIM PDR 1 30.00 17.50 25.00 9.50 13.50 16.00 23.00 25.00 25.00 11.00 26.00 2 12.00 6.00 10.00 3.00 5.00 10.00 11.00 12.00 12.00 8.00 11.00 3 9.00 6.50 6.00 5.50 7.00 8.00 5.00 5.00 5.00 5.00 3.00 4 27.00 11.00 15.00 6.00 10.00 13.00 14.00 15.00 15.00 9.00 18.00 5 3.00 0.00 0.00 3.00 3.00 3.00 3.00 3.00 3.00 3.00 0.00 6 18.00 2.50 8.00 4.00 5.00 5.00 8.00 9.00 9.00 4.00 8.50 7 12.00 5.50 8.00 9.00 8.00 8.00 11.00 11.00 11.00 9.00 9.00 8 9.00 5.00 9.00 0.00 5.00 5.00 8.00 9.00 9.00 1.00 9.00 9 6.00 2.00 0.00 0.00 4.00 6.00 2.00 2.00 2.00 0.00 0.00 10 6.00 2.50 6.00 3.00 5.00 5.00 3.00 3.00 3.00 6.00 6.00 11 6.00 1.00 5.00 1.00 2.00 2.00 0.00 0.00 0.00 0.00 5.00 12 6.00 3.00 6.00 3.00 3.00 6.00 6.00 6.00 6.00 6.00 6.00 13 9.00 8.00 9.00 3.00 8.00 8.00 9.00 9.00 9.00 6.00 9.00 14 3.00 3.00 1.00 3.00 3.00 3.00 2.00 2.00 2.00 3.00 2.00 Tổng 156.00 73.50 108.00 53.00 81.50 98.00 105.00 111.00 111.00 71.00 112.50 % 100.00 47.12 69.23 33.97 52.24 62.82 67.31 71.15 71.15 45.51 72.12 CSDL đạt điểm tính đầy đủ cao nhất là PDR với điểm 72,12. CSDL đạt điểm thấp nhất cũng giống với điểm phạm vi là TBD với điểm 33,97. Trong 2 CSDL dạng sách, ebook, DT có điểm tính đầy đủ 47,12 thấp hơn đáng kể so với BNF là 69,23. Trong khi đó PDR có điểm tính đầy đủ cao nhất trong số các CSDL trên internet, dù không quá chênh lệch với EP và MED là 71,15 điểm. 25
  33. Tính đầy đủ của các CSDL tiếng Anh nhìn chung đều cao hơn so với tiếng Việt. TTT là CSDL tiếng Việt có điểm số cao nhất, giống với điểm tính phạm vi. DB dù có điểm tính phạm vi cao như điểm tính đầy đủ lại thấp. Khác biệt đáng kể là tính đầy đủ của thông tin về liều dùng. PDR đạt 26/30 điểm, BNF, EP, MED cùng đạt 25/30 điểm. Trong khi đó TBD chỉ đạt 9,5/30 điểm hay MIM chỉ đạt 11/30 điểm. MIM dù có phiên bản tiếng Anh nhưng điểm tính đầy đủ vẫn thấp là 45,51, chỉ trên TBD, thấp hơn cả DT là 47,12. 3.1.3. Tính dễ sử dụng Bảng 3.3: Điểm tính dễ sử dụng của các CSDL tra cứu trực tuyến STT TBD DB TTT DS EP MED MIM PDR 1 3.43 3.40 2.71 3.00 3.00 3.00 2.86 3.00 2 3.00 4.00 2.25 3.50 3.50 3.50 3.67 3.00 3 2.00 4.00 2.33 2.00 2.00 2.00 2.50 3.00 4 3.00 3.00 2.67 3.33 2.75 2.75 2.25 2.75 5 1.00 3.00 3.00 2.00 2.00 2.00 1.00 0.00 6 3.00 3.00 2.50 2.33 2.50 2.50 2.00 2.00 7 3.00 2.33 2.67 2.25 2.25 2.25 1.33 2.33 8 0.00 2.50 2.50 3.33 3.33 3.33 2.00 2.00 9 0.00 3.00 2.50 3.50 3.50 3.50 0.00 0.00 10 3.00 2.50 2.50 3.00 3.00 3.00 2.00 2.00 11 1.00 3.00 2.00 0.00 0.00 0.00 0.00 3.00 12 3.00 3.00 2.00 2.00 2.00 2.00 3.00 2.00 13 3.00 2.67 2.33 2.33 2.33 2.33 3.00 2.33 14 4.00 3.00 3.00 2.00 2.00 2.00 2.00 3.00 Trung bình 2.70 3.03 2.50 2.66 2.63 2.63 2.30 2.53 Số lần nhấn chuột/chạm trên màn hình cảm ứng trung bình trong khoảng chủ yếu là dưới 3 và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). DB cần số lần bấm/chạm trung bình nhiều nhất do thông tin được cung cấp chủ yếu dưới dạng tờ hướng dẫn sử dụng. 26
  34. 3.1.4. Điểm toàn phần Hình 3.1: Điểm toàn phần của các CSDL Biểu đồ cho thấy EP và MED có số điểm toàn phân cao nhất (79,30), theo sau đó là BNF (77,31) rồi đến PDR (74,29). Cả 4 CSDL đều là CSDL tiếng Anh. Giữa các CSDL tiếng Anh cũng không có chênh lệch điểm toàn phần quá đáng kể. Điểm của các CSDL tiếng Anh ít có sự khác biệt có thể được giải thích bằng sự chia sẻ nguồn thông tin (ví dụ cả EP và MED đều cập nhật thông tin từ Micromedex, ). Điểm toàn phần của TBD là thấp nhất (41,14). Điểm toàn phần của DT (54,52) thấp hơn hẳn so với BNF (77,31) với CSDL dạng sách, ebook. Điểm toàn phần của các CSDL tiếng Việt chênh lệch nhau nhiều hơn chênh lệch giữa các CSDL tiếng Anh. 27
  35. MIM dù có phiên bản tiếng Anh nhưng điểm toàn phần cũng chỉ gần mức điểm của DT. Giải thích cho kết quả này: MIMS chỉ cung cấp hướng dẫn sử dụng được nhà sản xuất trả phí, thông tin từ MIMS có thể không khách quan và đầy đủ vì NSX có thể chọn lọc nội dung đăng tải hoặc tóm tắt, lược bớt nội dung do giới hạn số trang [10]. Trong số các CSDL truy cập trực tuyến tiếng Việt chỉ có TTT là có điểm toàn phần gần với mức điểm của các CSDL tiếng Anh. Thứ tự sắp xếp theo điểm toàn phần giống thứ tự sắp xếp theo điểm tính phạm vi. Có cách giải thích hợp lý là: điểm tính đầy đủ phân bố không quá khác biệt so với điểm tính phạm vi (vì điểm tính đầy đủ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điểm tính phạm vi) , và điểm tính dễ sử dụng không có khác biệt có ý nghĩa thông kê. 28
  36. 3.2. Thảo luận Hiện nay, việc đảm bảo chất lượng thông tin thuốc trong hoạt động thông tin thuốc trên lâm sàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Sự chính xác và kịp thời cửa hoạt động thông tin thuốc trong thực hành lâm sàng mang đến ý nghĩa tích cực cho việc cải thiện điều trị, cũng như giúp việc kê đơn và sử dụng thuốc được hợp lý và hiệu quả hơn [29]. Một CSDL thông tin thuốc nói chung, CSDL trên internet nói riêng, cần phải cung cấp được mọi lĩnh vực thông tin về việc sử dụng thuốc, độ tin cậy cao, cùng lúc phải dễ sử dụng, phù hợp với người dùng. Ngoài ra, sự hoàn thiện CSDL thông tin thuốc còn có những yêu cầu như cập nhật liên tục, lấy y học chứng cú làm cơ sở thông tin, có cung cấp được những lĩnh vực thông tin như từ điển y khoa, các hướng dẫn, phác đồ điều trị, các công thức tính toán, các xét nghiệm lâm sàng, [38]. Ở Việt Nam, hoạt động thông tin thuốc đã có những bước tiến mới. Ngoài sử dụng Dược thư Quốc gia, tờ hướng dẫn sử dụng, (các văn bản có tính pháp lý) thì các CSDL khác cũng đang được sử dụng trong thực hành lâm sàng, đặc biệt là những CSDL trên internet. Tuy nhiên những CSDL bằng tiếng Việt trên internet hiện chưa đáp ứng hết được nhu cầu thực tế về tra cứu thông tin thuốc thực tế của người Dược sỹ. Bởi vậy, các hướng dẫn về sử dụng CSDL thường đưa ra khuyến cáo, chỉ dẫn đến các CSDL nước ngoài, cũng chủ yếu là trên internet [10]. Nghiên cứu này đã khảo sát, đánh giá và so sánh một số CSDL, chủ yếu là CSDL tra cứu trực tuyến thường dùng và được khuyến cáo trong thực hành thông tin thuốc ở Việt Nam. Sự có mặt của 2 CSDL dạng sách, ebook nhằm mang đến sự so sánh toàn diện hơn khả năng cung cấp thông tin của các CSDL trực tuyến. Các CSDL tiếng Việt được chọn là những CSDL thường được sử dụng trong thực hành. DT là văn bản có tính pháp lý, TBD là CSDL của bên thứ ba không chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước, DB là CSDL 29
  37. của Cục Quản Lý Dược, TTT là CSDL được xây dựng bởi các chuyên gia và được khuyến nghị sử dụng. Các CSDL tiếng Anh được lựa chọn dựa trên những gợi ý từ tài liệu tham khảo [10]. Việc lựa chọn còn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận của người làm nghiên cứu. Trong số các CSDL được chọn không có CSDL nào là bắt buộc trả phí. Các tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu này bao gồm: tính phạm vi thể hiện sự bao trùm nhiều lĩnh vực thông tin thuốc khác nhau của CSDL, tính đầy đủ thể hiện khả năng cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ, tính dễ sử dụng thể hiện sự nhanh chóng của việc tìm kiếm câu trả lời. Nếu đáp ứng điểm tính phạm vi cao và tính đầy đủ cao thì chứng tỏ CSDL đó có khả năng cung cấp thông tin thuốc gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và nguồn thông tin được cung cấp là đáng tin cậy. Tính dễ sử dụng không áp dụng đánh giá 2 CSDL dạng sách, ebook. Đã có một số nghiên cứu khác quy định tiêu chí dễ sử dụng có tính số lần bật mở cửa sổ và thời gian để đến được câu trả lời [24]. Nghiên cứu này không tính toán những yếu tố đó vì như thế sẽ làm kết quả nghiên cứu chịu thêm ảnh hưởng từ ngoại cảnh như hoạt động của thiết bị, tốc độ đường truyền internet, Khi đó kết quả có thể mất tính thống nhất. Công thức tính điểm được xây dựng và đồng thuận của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thông tin thuốc và đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây. Gia trọng của 3 tiêu chí trong điểm toàn phần đã được kiểm tra với một số tỷ lệ khác, ví dụ 60/40 hay 50/50. Kết quả cho thấy thứ tự sắp xếp các CSDL không có thay đổi. Điểm toàn phần đánh giá tổng quát được cả 3 tiêu chí cho biết CSDL đã đạt yêu cầu được đặt ra đến mức độ nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về khả năng cung cấp và tra cứu thông tin giữa các CSDL cung cấp thông tin thuốc trên internet, chủ yếu đến từ tính phạm vi của CSDL. Thêm nữa, các CSDL trên internet bằng tiếng tiếng Anh nói chung cung cấp thông tin tốt hơn so với CSDL tiếng Việt. Trong 30
  38. các CSDL tiếng Việt là đối tượng nghiên cứu, chỉ có TTT có chênh lệch ít nhất với các CSDL tiếng Anh. Ngoài ra, nhiều thông tin liên quan đến liều và hiệu chỉnh liều, tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn, dược lý, dược động học xuất hiện ít hơn ở các CSDL tra cứu trực tuyến tiếng Việt. Có thể nói rằng CSDL bằng tiếng Việt hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin thuốc ở nhiều lĩnh vực. EP, MED và PDR là những CSDL tra cứu trực tuyến trên internet đánh tin cậy nhất trong nghiên cứu này. Cũng phải nói thêm rằng BNF dù là CSDL dạng sách nhưng vẫn thể hiện kết quả ít chênh lệch với 3 CSDL trên, trong khi DT chỉ có điểm cao hơn duy nhất TBD. Như vậy, kết quả khảo sát đánh giá của nghiên cứu cho thấy khả năng cung cấp thông tin của các CSDL trên internet bằng tiếng Việt còn hạn chế so với các CSDL trên internet bằng tiếng Anh. Các CSDL trên internet bằng tiếng Anh dù đáng tin cậy hơn, nhưng người sử dụng lại gặp cản trở do ngôn ngữ. Điều này cho thấy việc xây dựng CSDL trên internet bằng tiếng Việt vẫn luôn là yêu cầu cầu thiết của hoạt động thông tin thuốc. Trong điều kiện thực hiện nghiên cứu, đề tài này còn nhiều hạn chế nhất định. Đầu tiên, bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên nghiên cứu ở nước ngoài, dù có chính sửa bổ sung, xem xét lại tính cập nhật, nó vẫn nhiều khả năng không phản ánh đúng nhu cầu thông tin thuốc thực tế hiện tại tại Việt Nam. Những giới hạn về thời gian như thực tiễn đại dịch COVID-19 không cho phép người thực hiện nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ câu hỏi mới. Thứ hai, số lượng câu hỏi là hạn chế nên không cho phép đưa ra kết luận về khả năng trả lời câu hỏi cho từng lĩnh vực thông tin thuốc riêng biệt. Tuy nhiên, thay đổi bộ câu hỏi có thể vẫn không làm thay đổi kết quả khảo sát một cách đáng kể, vì bộ câu hỏi được xây dựng trên sự nhất trí, đồng thuận của các chuyên gia trong lĩnh vực thông tin thuốc, đã bao hàm nhiều lĩnh vực và nhiều vấn đề được quan tâm [27]. Và cũng chưa có những cập nhật mới đối với phương pháp đánh giá này. Tiếp đó, người thực hiện nghiên cứu này là sinh viên Dược học năm cuối, 31
  39. khả năng tra cứu cũng như kỹ năng chuyên môn, nhu cầu thông tin còn hạn chế [35]. Mặt khác, có sự khác nhau giữa mục tiêu cung cấp thông tin giữa các CSDL, ví dụ BNF chỉ tập trung cung cấp thông tin đến đối tượng là người có năng lực chuyên môn về y tế, DB chỉ cung cấp thông tin chủ yếu dưới dạng hướng dẫn sử dụng, TBD không chỉ tập trung và thông tin thuốc mà còn có các lĩnh vực khác, Cuối cùng, tính cập nhật của các CSDL được chọn trong nghiên cứu là không thống nhất, đặc biệt với khả năng cập nhật liên tục của các CSDL trên internet, kết quả khảo sát có thể khác đi tùy thời điểm thực hiện. Từ kết quả nghiên cứu cũng như các hạn chế vừa nêu ra ở trên, nghiên cứu này không thể đưa ra kết luận chi tiết, đầy đủ, cụ thể và chính xác hơn về các CSDL tra cứu trực tuyến trên internet, trên tất cả các lĩnh vực thông tin thuốc. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu này cũng có thể coi là một bằng chứng về sự thiếu sót và hạn chế của một số CSDL thông tin thuốc tiếng Việt, đặc biệt là CSDL tra cứu trực tuyến trên internet, so với các CSDL tiếng Anh. Điều này cho thấy rằng yêu cầu về tạo dựng và cập nhật CSDL thông tin thuốc tiếng Việt, đặc biệt là trên internet đáp ứng được nhu cầu thực tiễn là thiết thực và cần được triển khai. CSDL đó cần khắc phục những nhược điểm của các CSDL ở hiện tại, đồng thời có sự tham khảo, bổ sung thông tin từ các CSDL khác. Kết quả nghiên cứu này, và nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy, không có CSDL nào đạt 100% tiêu chí đề ra trong mỗi nghiên cứu, do đó luôn cần tham khảo nhiều hơn một nguồn tài liệu, đặc biệt nên tìm đến các nguồn thông tin có tài liệu chuyên khảo về lĩnh vực cần tra cứu. Để hoàn thiện nghiên cứu này và có được những kết luận cụ thể hơn, cần có những khảo sát, đánh giá, tổng hợp về nhu cầu thông tin thuốc trên thực tế ở Việt Nam đối với từng lĩnh vực thông tin thuốc, từ đó đưa ra được phương pháp đánh giá mới (và cần nhiều hơn một phương pháp) cùng với nhiều tiêu chí gần với thực tiễn hơn, hướng đến mục tiêu đảm bảo người có nhu cầu có thể tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin thuốc có chất lượng cao. 32
  40. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua khảo sát một số CSDL là nguồn cung cấp thông tin thuốc trên internet, chúng tôi rút ra những kết luận sau: - Có tồn tại những khác biệt giữa các CSDL về khả năng trả lời câu hỏi thông tin thuốc nói chung. Sự khác biệt chủ yếu đến từ phạm vi bao quát các lĩnh vực thông tin của CSDL. Các CSDL bằng tiếng Anh trong nghiên cứu này có khả năng cung cấp thông tin thuốc không chênh lệch nhau quá nhiều về sự đầy đủ và đáng tin cậy. Trong khi đó, giữa các CSDL bằng tiếng Việt có sự chênh lệch rõ ràng. - EP và MED là 2 CSDL có điểm toàn phần cao nhất, TBD có điểm toàn phần thấp nhất. - TTT là CSDL có điểm đánh giá tốt nhất trong các CSDL trên internet tiếng Việt là đối tượng của nghiên cứu này. - Các CSDL trên internet bằng tiếng Anh trong nghiên cứu có khả năng cung cấp thông tin thuốc tốt hơn so với các CSDL trên internet bằng tiếng Việt. KIẾN NGHỊ Cần xây dựng được nhiều phương pháp đánh giá chất lượng các nguồn thông tin thuốc, đặc biệt là nguồn trên internet. Phương pháp đánh giá phải gắn liền với nhu cầu thực tế thông tin thuốc tại Việt Nam, đánh giá được nhiều lĩnh vực thông tin và dựa trên nhiều tiêu chí. Ngoài ra, chất lượng nguồn thông tin thuốc cần phải được đảm bảo không chỉ cho cán bộ, nhân viên y tế mà còn cho những đối tượng khác. Cần thiết xây dựng CSDL thông tin thuốc tiếng Việt, đặc biệt là trên internet tốt hơn nữa để đáp ứng như cầu cập nhật thông tin thuốc và cung cấp nguồn tin đáng tin cậy. 33
  41. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1] Phí Xuân Anh (2010), Nghiên cứu đánh giá một số cơ sở dữ liệu thường dùng trong thực hành tra cứu thông tin thuốc tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ, trường Đại học Dược Hà Nội. [2] Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học. [3] Bộ Y tế (2005), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị (Tài liệu đào tạo liên tục cho bác sỹ và dược sỹ tại bệnh viện). [4] Bộ Y tế. Thông tư hợp nhất 05/TTHN-BYT. Điều 2 khoản 2. [5] Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018 (tái bản lần thứ 2 có sửa đổi bổ sung), NXB Y học. [6] Nguyễn Thị Minh Châu (2012), Đánh giá thông tin về tương tác của thuốc điều trị ung thư sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương trong các cơ sở dữ liệu tra cứu thường dùng, Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ, trường Đại học Dược Hà Nội. [7] Ngô Chí Dũng (2006), Lựa chọn phần mềm duyệt tương tác thuốc và ứng dụng khảo sát bệnh án tại một số khoa của bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sỹ Dược học khóa 2004-2006, trường Đại học Dược Hà Nội. [8] Trần Thị Thu Hằng (2011), Đánh giá thông tin về liều dùng và hiệu chỉnh liều trong các cơ sở dữ liệu thực hành tra cứu thông tin thuốc tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ, trường Đại học Dược Hà Nội. [9] Vũ Đình Hiển, Hoảng Thị Kim Huyền (2005), “So sánh khả năng phát hiện tương tác trong điều trị của một số phần mềm duyệt tương tác thuốc”, Tạp chí Dược học, (354),tr.23-26. [10] NXB Y học (2020). Cẩm nang thực hành Y học chứng cứ (2020). 34
  42. [11] Nguyễn Thu Vân (2012), Đánh giá một số cơ sở dữ liệu thường dùng trong thực hành tra cứu tương tác thuốc tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ, trường Đại học Dược Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh [12] Abarca J, Colon LR, Wang VS et al (2006), “Evaluation of the performance of drug-drug interaction screening software in community and hospital pharmacies”, Journal of Managed Care Pharmacy,12(5),pp.383-389. [13] Akus M, Bartick M (2007), “Lactation safety recommendations and reliability compared 10 medication resources”, The Annals of Pharmacotherapy,41,pp.1352-1360. [14] Alnalm LS, Abuelsoud NN (2007), “Evaluation of elctronic information resources for questions received by a College of Pharmacy Drug Information Center”, Drug Information Journal,41,pp.441-448. [15] American Hospital Formulary Service (2020), AHFS Drug Information 2020. [16] American Society of Health-System Pharmacists (2018), Handbook on Injectable Drugs 20th Edition. [17] Anderson PO, McGuinness SP, Bourne PE (2010), Pharmacy Informatics 2010, CRP press. [18] Benjamine C, Genest R, Yung K et al (2002), “Reducing errors in discharge medication list by using personal digital assistants”, Psychiatric services,53(10),pp.1325-1326. [19] Bond CA, Raehl CL, Franke T (2002), “Clinical pharmacy services, hospital pharmacy staffing and medication errors in United States hospitals”, Pharmacotherapy,22,pp.134-147. 35
  43. [20] Briggs GG, Freeman RK, Towers CV, Forinash AB (2017), Drugs in Pregnancy and Lactation 6th Edition, Philadelphia: Lippincott William Wilkins. [21] Clauson KA (2008), “Pharmacist: Are your drug information databases accurate?”, USpharmacist. [22] Clauson KA, Marsh WA, Polen HH et al (2007), “Clinical decision support tools: analysis of online drug information databases”, BMC Medical informatics and decision making,7,pp.7. [23] Clauson KA, Seamon MJ, Clauson AS et al (2004), “Evaluation of Drug information databases for personal assistants”, American Journal of Health-System Pharmacy,61,pp.1015-1024. [24] Ender SJ, Ender JM, Holstad SG (2002), “Drug information software for Palm Operating System Personal Assistants: Breadth, clinical dependability and ease of use”, Pharmacotherapy,22,pp.1036-1040. [25] Fulda TR, Valuck RJ, Zanden JV et al (2000), “Disagreement among drug compendia on inclusion and ratings of drug-drug interactions”, Current Therapeutic Research,61,pp.540-548. [26] Gaikwad R, Sketris I, Shepherd M et al (2007), “Evaluation of accuracy of drug interactions alerts triggered by two electronic medical record systems in primary healthcare”, Health Informatics Journal,13,pp.163- 177. [27] Galt KA et al (2005), “Personal digital asisstant – based drug information sources: potential to improve medication safety”, Jounal of the Medical Library Association,93,pp.229-236. [28] Gartner LM, Morton J, Lawrence RA et al (2005), “Breastfeeding and the use of human milk”, Pediatrics,115,pp.496-506. 36
  44. [29] Hands D, Stephens M, Brown D (2002), “A systemic review of the clinical and economic impact of drug information services on pacient outcome”, Pharmacy World & Science,24(4),pp.132-148. [30] Hansten PD (2003), “Drug interaction management”, Pharmacy World & Science,25(3),pp.94-97. [31] Hazlet TK, Lee TA, HastenPD et al (2001), “Performance of community pharmacy drug interaction software”, Journal of American Pharmaceutical Association,41.pp.200-204. [32] Ho CH, Ko Y, Tan ML (2009), “Patient needs and sources of drug information in Singapore: Is the internet replacing former sources?”, The Annals of Pharmacotherapy,43,pp.732-739. [33] Knollmann BC, Smyth BJ, Garnett CE et al (2005), “personal digital assistant – based drug reference software as tools to improve rational prescribing: Benchmark criteria and performance”, Clinical pharmacology and Therapeutics,78,pp.7-18. [34] Ko Y, Abarca J, Malone DC et al (2007), “Practitioners’ views on computerized drug-drug interaction alerts in the VA system”, Journal of the American Medical Informatics Association,14,pp.56-64. [35] Kuferberg N, Hartel LJ, Prior JA (2004), “Evaluation of five full-text drug databases by pharmacy students, faculty and librarians: do the groups agree?”, Journal of the Medical Library Association,92(1),pp.66-71. [36] Leape LL, Bates DW, Cullen DJ et al (1995), “Systems analysisof adverse drug events”, The Journal of American Medical Association,274,pp.35- 43. 37
  45. [37] Lindquist AM, Johansson PE, Petersson GI et al (2008), “The use of the personal digital assistant (PDA) among personel and students in healthcare: a review”, Journal of Medical Internet Research,10(4),e31. [38] Lowry CM, Kostka-Rokosz MD, McCloskey WW (2003), “Evaluation of personal assistant drug information databases for the Managed care pharmacist”, Journal of Managed Care Pharmacy,9,pp.441-448. [39] Malone PM, Malone MJ, Park SK (2017), Drug information: A guide for pharmacist 6th edition, McGraw Hill’s Access Pharmacy. [40] Nemire RE, Kier KL (2009), Pharmacy Student Survival Guide 2nd Edition, McGraw Hill Medical. [41] Perkins NA, Murphy JE, Malone DC et al (2006), “Performance of drug- drug interaction software for personal digital assistants”, The Annals of Pharmacotherapy,40,pp.850-855. [42] Preston CL (2019), Stockley’s Drug Interactions 12th, Pharmaceutical Press. [43] Robinson RL, Burk MS (2004), “Identification of drug-drug interaction with personal digital assistant based software”, American Journal of medicine, 116,pp.357-358. [44] Tatro DS (2014), Drug Interaction Facts 2014, Wolter Kluger Health. [45] The Royal Pharmaceutical Society of Great Britain (2017), Martindale: The complete drug references 39th, The Pharmaceutical press. [46] Vidal L, Shavit M, Fraser A et al (2005), “Systemic comparison of four sources of drug information regarding adjustment of dose for renal function”, BMJ,331,pp.263-266. 38
  46. [47] Wong P-SJ, Ko Y, Sklar GE (2009), “Identification and evaluation of pharmacists’ commonly used drug information sources”, The Annals of Pharmacotherapy,43,pp347-352. Website [48] drugbank.vn [49] drugs.com [50] medscape.com [51] mims.com [52] online.epocrates.com [53] pdr.net [54] thongtinthuoc.com.vn [55] thuocbietduoc.com.vn 39
  47. Phụ lục 1: Một số nguồn thông tin cấp ba xếp theo lĩnh vực thông tin cần tra cứu Lĩnh vực thông tin Nguồn thông tin cấp ba Thông tin chung Dược thư Quốc gia Việt Nam, AHFS Drug Information, Micromedex, Facts and Comparisons Tác dụng có hại AHFS Drug Information, Facts and Comparisons, Drug Information Handbook Bệnh học Harrison’s Principles of internal medicine, The Merckmanuals, Pharmacotherapy Liều dùng AHFS Drug Information, Drug Information Handbook, Facts and Comparisons, Dược thư Quốc gia Việt Nam Liều dùng cho người cao tuổi AHFS Drug Information, Facts and Comparisons, Geriatric Dosage Handbook Liều dùng cho trẻ em Harriet Lane Handbook, Pediatric Dosage Handbook Cách dùng, đường dùng AHFS Drug Information, Facts and Comparisons, Drug Information Handbook, Micromedex Tương tác thuốc Drug Interaction Facts, Evaluation of Drug Interactions Thuốc sử dụng cho phụ nữ có Drugs in Pregnacy and Lactation, Drug Information Handbook thai/cho con bú Thuốc có nguồn gốc thiên PDR Herbal, Review of Nature Products, Commision E Monograph nhiên Nhận diện thuốc lưu hành American Drug Index, drugbank.vn trong nước Nhận diện thuốc nước ngoài Martindale: The Extrapharmacopoeia Chỉ định AHFS Drug Information, Facts and Comparisons, Drug Information Handbook, Dược thư Quốc gia Việt Nam Thuốc đang nghiên cứu Martindale: The Extrapharmacopoeia Thuốc không cần kê đơn Handbook of Nonprescription Drugs, PDR Dược động học AHFS Drug Information, Basic Clinical Pharmacokinetics
  48. Dược lý AHFS Drug Information, Goodman and Gilman’s Pharmacologic Basis of Therapeutics, Facts and Comparisons. Độ ổn định/tương kỵ AHFS Drug Information, Handbook of Injectable Drugs, Guide to Parental Admixtures Độc tính/ngộ độc Clinical Toxicology of Commercial Products, Poisoning and Toxicity Handbook
  49. Phụ lục 2: Bộ câu hỏi thông tin thuốc STT Phân loại Các câu hỏi khảo sát Tỷ lệ 1 Liều 1. Liều dùng khuyến cáo cho thuốc captopril trong điều trị cao huyết áp với bệnh nhân nam 10/52 dùng/Hiệu tuổi 58? chỉnh liều 2. Liều khởi đầu của glyburide cho người lớn có triệu chứng giai đoạn đầu bệnh đái tháo cho các đường? đối tượng 3. Từ nồng độ creatinin, ước tính hệ số thanh thải creatinin của bệnh nhân vào khoảng đặc biệt, 20ml/phút. Có nên hiệu chỉnh liều phenytoin cho bệnh nhân hay không? liệu trình 4. Liều Augmentin dạng hỗn dịch cho một bé gái 4 tuổi nặng 25 kg (50 pound) bị viêm tai điều trị giữa cấp tính là bao nhiêu? 5. Liều diazepam cho một phụ nữ 85 tuổi điều trị chứng lo âu? 6. Liều tối đa dùng hàng ngày của proxyphen? 7. Liều dùng tương dương giữa simvastatin và atorvastatin cho người lớn điều trị tăng lipid máu? 8. Thời gian điều trị bằng ciprofloxacin được khuyến cáo cho viêm đường tiết niệu không biến chứng ở phụ nữ? 9. Liều celecocib trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp. 10. Bệnh nhân sử dụng warfarin 7,5 mg/ngày và phải nhập viện với INR là 6. Trường hợp này cần phải xủ lý như thế nào? 2 Tương tác 11. Những tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng cần chú ý với sử dụng perindopril cho bệnh 4/52 thuốc nhân? 12. Giữa warfarin và garlic (chiết xuất tỏi) có tương tác không? 13. Giữa warfarin và vitamin E có tương tác hay không? 14. Nifedipin và itraconazol có tương tác không? Tương tác đó có ý nghĩa lâm sàng không? 3 Đường 15. Bệnh nhân phải điều trị bằng kháng sinh azithromycin nhưng không thể dùng ở dạng viên 3/52 dùng và nang. Có dạng dùng thay thế cho bệnh nhân đó của azithromycin hay không?
  50. cách sử 16. Bệnh nhân đau khớp gối thay vì dùng ketoprofen đường uống có thể dùng dạng bôi tại chỗ dụng hay không? 17. Những lưu ý quan trọng nhất khi dùng nitroglycerin dạng băng dán qua da? 4 Tác dụng 18. Diltiazem có thể gây tăng sản lợi hay không? 9/52 không 19. Một bệnh nhân đang điều trị bằng warfarin phải nhổ răng khôn trong 2 tuần nữa kể từ thời mong điểm này. Cần xử lý ra sao? muốn 20. Bác sỹ chỉ định dùng tobramycin cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Có những lưu ý gì với tác dụng không mong muốn của thuốc? 21. Bệnh nhân đang được điều trị bằng itraconazol, xét nghiệm thấy tăng men gan nhanh chóng. Tác dụng không mong muốn của thuốc có những lưu ý gì và cần xử trí ra sao? 22. Một cậu bé 8 tuổi bắt gặp hộp Fumafer (viên nén chứa sắt fumarat) mẹ cậu để trong bếp và đã ăn khoảng 40-50 viên. Cần xử trí như thế nào trong trường hợp này? 23. Rối loạn chứng năng tình dục (giảm khoái cảm) có liên quan đến fluoxetin sau khi ngưng sử dụng sẽ kéo dài trong khoảng bao lâu? 24. Người có chức năng thận bình thường dùng potassium (kali) chlorid để bổ sung kali hàng ngày qua đường uống. Chứng tăng kali máu xuất hiện khi dùng từ liều bao nhiêu trở lên? 25. Sử dụng atorvastatin gây nên các triệu chứng tiêu cơ vân nào? 26. Trước khi bắt đầu điều trị sử dụng amiodaron cần có làm những xét nghiệm lâm sàng nào? 5 Thuốc 27. Có chế phẩm thuốc nang có thành phần là garlic (chiết xuất tỏi) trên thị trường không? 1/52 OTC 6 Chỉ 28. Bệnh nhân 83 tuổi có suy tim sung huyết, có hệ số thanh thải creatinin khoảng 20-25 6/52 định/Chỉ ml/phút. Hydrochlorothiazid có phù hợp để điều trị chứng phù cho bệnh nhân này không? định 29. Bệnh nhân nam tuổi 55 có thể sử dụng warfarin sau bao nhiêu ngày kể từ cơn nhồi máu không cơ tim? chính 30. Liệu azithromycin có tác dụng với người bị viêm phổi mắc phải ở công đồng hay không? thức
  51. 31. Fluoxetin có tác dụng trong việc kiểm soát chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt hay không? 32. Gemfibrozil có những chỉ định gì? 33. Lamivudine có được chỉ định cho đề phòng nhiễm HIV sau khi dẫm phải bơm kim tiêm hay không? 7 Thông tin 34. Tobradex có hoạt chất chính là gì? 4/52 về biệt 35. Nifedipin dạng viên giải phóng kéo dài có biệt dược là gì? dược và 36. Biệt dược Mycadis plus có chứa hàm lượng hydrochlorothiazid là bao nhiêu? hoạt chất 37. Cefuroxim có những dạng bào chế nào và hàm lượng trong mỗi dạng bào chế? 8 Dược 38. Bệnh nhân mới sinh em bé được 2 tuần có nhu cầu tiếp tục dung metformin. Liệu thuốc 3/52 động học có bài tiết vào sữa không? 39. So sánh đặc tính hấp thu và thời gian tác dụng giữa verapamil dạng giải phóng chậm và giải phóng tức thì? 40. Bệnh nhân động kinh cơn lớn được chỉ định phenytoin. Sau bao lâu có thể định lượng nồng độ phenytoin trong máu ở trạng thái ổn định? 9 Độ ổn 41. Sau khi pha, độ ổn định của hỗn dịch ampicillin đường uống sẽ như thế nào? 2/52 định và 42. Gentamicin trong tiêm truyền quãng ngắn có thể được pha với dung dịch tiêm truyền nào? tính tương kỵ 10 Chống chỉ 43. Metformin có được sử dụng cho bệnh nhân tiền sử suy tim không? 2/52 định 44. Bệnh nhân tăng huyết áp chưa được kiểm soát có được dùng sumatriptan không? 11 Các hợp 45. Có những chế phẩm vitamin E liều cao nào được lưu hành? 2/52 chất bổ 46. Calcium carbonate đường uống dùng để bổ sung calci nên được dùng vào thời điểm nào? sung dinh dưỡng
  52. 12 Dược 47. Cơ chế tác dụng của clopidogrel? 2/52 lý/Cơ chế 48. Cơ chế tác dụng của azithromycin? tác dụng 13 Đối tượng 49. Phenytoin có được sử dụng trong thời gian mang thai không? Có bằng chứng về gây ra dị 3/52 phụ nữ có tật bẩm sinh ở thai nhi không? thai/cho 50. Phụ nữ có thai có chống chỉ định sử dụng verapamil hay không? con bú 51. Phụ nữ đang cho con bú có được sử dụng ciproflocaxin hay không? 14 Chế phẩm 52. Có biệt dược nào lưu hành ở Việt Nam có thành phần tương tự Rocephin hay không? 1/52 thay thế
  53. Phụ lục 3: Đáp án và biểu điểm cho bộ câu hỏi Câu hỏi Đáp án Biểu điểm 1 Liều khởi đầu: 6,25 mg x 2 lần/ngày hoặc 12,5 mg x 3 lần/ngày. 1 Liều duy trì 25-50 mg x 2 lần/ngày, không nên quá 50 mg x 3 lần/ngày. 1 Nếu vẫn không đáp ứng thì cần phối hợp lợi tiểu liều thấp hoặc với thuốc khác 0,5 Trường hợp đáp ứng với liều thấp có thể tăng liều lên 150 mg x 3 lần/ngày 0,5 2 Liều khởi đầu là 2,5-5 mg/ngày. Hoặc 1,25 mg với bệnh nhân có nguy cơ cao hạ đường huyết. 3 3 Không có thông tin hiệu chỉnh liều. Phenytoin chuyển hóa chủ yếu qua gan, thải trừ chủ yếu qua 3 mật. 4 Liều 90 mg/kg amoxicillin và 6,4 mg/kg clavulanate một ngày. 2 Chia 2 lần. 1 Hoặc liều 40-45 mg/kg/ngày, nhưng có các tài liều khuyến cáo liều cao hơn. (3) 5 Liều thường dùng là 2,5 mg uống 1-2 lần một ngày. 2 Liều nên từ thấp nhất có hiệu quả, thời gian dùng ngắn nhất có thể, không quá 4 tuần và phải giảm 1 từ từ. 6 Liều tối đa với propoxyphen hydroclorid là 390 mg/ngày; propoxyphen napsylat là 600 mg/ngày. 3 7 Liều khởi đầu: simvastatin 20-40 mg/ngày, atorvastatin 10-20 mg/ngày 1,5 Liều duy trì: simvastatin 50-80 mg/ngày, atorvastatin 10-80 mg/ngày 1,5 8 3 ngày 3 9 100-200mg x 2 lần/ngày 2 Với người cao tuổi nên bắt đầu với liều thấp nhất. Bệnh nhân suy gan cần giảm liều. 1 10 Nên ngừng sử dụng warfarin cho tới khi INR dưới 5. 2 Nếu bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao thì nên dùng phytomenadione 1-2,5 mg đường uống 1 hoặc đến 5 mg. 11 Các tương tác thuốc cần chú ý: 3
  54. - Các thuốc làm tăng nồng độ kali huyết tương: thuốc lợi niệu giữ kali, indomethacin, cyclosporin, heparin, - Lithium. 12 Có tương tác warfarin vơi garlic (chiết xuất tỏi). 2 Hậu quả: nâng cao tác dụng chống đông của warfarin. 1 13 Có tương tác warfarin với vitamin E. 2 Hậu quả: nâng cao tác dụng chống đông của warfarin. 1 14 Có tương tác nifedipin và itraconazol. 1 Hậu quả: tăng nồng độ nifedipin trong máu, tăng tác dụng hạ áp. 1 Tương tác không có ý nghĩa lâm sàng 1 15 Hỗn dịch pha uống. 2 Hàm lượng 20-40 mg/ml. 1 16 Ketoprofen có dạng bôi ngoài. 3 17 Cách dùng: dán vào vùng da sạch, thường là vùng da ngực hoặc da tay. 1 Khoảng thời gian sử dụng thuốc cách nhau 12h. 2 18 Có nhưng hiếm gặp hơn các tác dụng không mong muốn khác (trên tim, trên đường tiêu hóa, hệ 2 thần kinh, da, gan). Là tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc chẹn kênh calci. 1 19 Phụ thuộc vào nguy cơ huyết khối của bệnh nhân. 1 Thông thường, với các phẫu thuật nhỏ (nha khoa) thì không ngưng sử dụng warfarin, nhưng cần 1 có các biện pháp tốt để cầm máu trong và sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nhổ răng khôn là phẫu thuật mất nhiều máu. Thông thường cần dừng thuốc warfarin 5 1 ngày trước phẫu thuật. Cần thông báo với bác sỹ điều trị về kế hoạch phẫu thuật để có những hướng dẫn phù hợp. 20 Tác dụng không mong muốn: tương tự với các aminoglycosid khác, thuốc thể hiện độc tính cao 2 nhất trên tai và thận.
  55. Thường gặp ở bệnh nhân suy thận. 0,5 Trường hợp cần hiệu chỉnh liều với bệnh nhân suy thận: 0,5 - Cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu để hiệu chỉnh liều phù hợp, tránh vượt quá nồng độ gây độc. - Nếu không kiểm tra được nồng độ thuốc trong máu, có thể dựa vào độ thanh thải của thuốc để giảm liều hoặc giãn thời gian dùng thuốc. - Nếu độc tính với thận xảy ra (nguy cơ cao suy thận cấp với bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn): cần thẩm tách máu. 21 Tăng men gan xảy ra ở một số bệnh nhân, dẫn đến viêm gan, vàng da, ứ mật, đặc biệt là ở những 2 bệnh nhân sử dụng hơn một tháng. Một số trường hợp bị suy giảm chức năng gan sau đó tử vong. Trong trường hợp bệnh nhân đang dùng itraconazol thấy men gan tăng lên nhanh chóng, cách xử 1 trí là dừng thuốc ngay lập tức. Nên cân nhắc lại lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng itraconazol trong trường hợp này. 22 Nhập viện. 1 Điều trị các triệu chứng và tiến hành rửa dạ dày. 1 Nếu ngộ độc nặng (>3 mcg/ml): theo dõi nồng độ 2h/lần , nếu thấy tăng lên thì dùng 1 desferrioxamine để trung hòa (tạo phức chelat). Cần thêm các biện pháp kiểm soát các triệu chứng ngộ độc (trên chuyển hóa và hệ tim mạch). 23 1-3 ngày sau khi ngừng thuốc. 3 24 Liều bổ sung hàng ngày cho người lớn 40-80 mEq/ngày. 1 Liều phòng hạ kali máu trung bình khoảng 20 mEq/ngày. 1 Liều cho người kali máu thấp: 40-100 mEq/ngày, tùy thuốc vào từng bệnh nhân. 1 25 Triệu chứng lâm sàng: đau cơ, yếu cơ, nước tiểu sẫm màu. 1,5 Xét nghiệm: nồng độ enzyme Ck huyết tăng thanh cao (gấp 10 lần so với bình thường), nồng độ 1,5 creatini cũng tăng, có globulin niệu. 26 Xét nghiệm chức năng phổi (khả năng khuếch tán của phổi). 1
  56. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp (nồng độ TSH, T3, T4). 1 Xét nghiệm chức năng thị giác, bời amiodaron có thể gây lắng đọng các chất nhỏ ở giác mạc và 1 gặp các vấn đề với thần kinh thị giác. 27 Có. 1 Một số chế phẩm thuốc nang có thành phần garlic (chiết xuất tỏi): A Vogel Capsules a l’ail, Kyolic, 2 Garlimega, 28 Hydrochlorothiazid không phải là thuốc phù hợp để điều trị phù cho bệnh nhân sung huyết có 3 thanh thải creatinin <30 ml/phút. 29 Bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể sử dụng warfarin sau 2-4 tuần xảy ra biến cố. 3 30 Có. 1 Azithromycin đường uống được sử dụng để điều trị viêm phổi mắc tại cộng đồng từ mức độ nhẹ 2 tới trung bình ở người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Với viêm phổi mắc tại cộng đồng ở mức độ trung bình tới nặng không nên sử dụng azithromycin dạng uống mà có thể thay thế bằng azythromycin dạng tiêm tĩnh mạch. 31 Fluoxetin được sử dụng để điều trị chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, kiểm soát triệu chứng 3 về cả thể chất và tinh thần. 32 Tăng lipid máu chủ yếu tăng triglycerid máu type 3, 4,5 sử dụng kết hợp với chế dộ ăn ở những 1 bệnh nhân tăng tăng triglycerid máu trầm trọng có nguy cơ bị viêm tụy cấp mà không đáp ứng với chế độ ăn và các biện pháp sử dụng thuốc khác. Tăng lipid máu hỗn hợp type 2b, tăng triglycerid và cholesterol. 1,5 Bệnh tim mạch mà có HDL-C thấp và tăng LDL-C ở mức trung bình. Phòng ngừa biến cố tim mạch: 0,5 - Nguyên phát: ở các bệnh nhân tăng lipid máu type 2b chưa có bằng chứng lâm sàng về tim mạch. - Thứ phát: bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng về tim mạch. 33 Lamivudin có được chỉ định để đề phòng nhiễm HIV do dẫm phải bơm kim tiêm. 3 34 Tobramycin và dexamethason 3
  57. 35 Adalat XL plus, Procardia XL, 3 36 12,5 mg 3 37 Viên nén: 125 mg, 250 mg, 500 mg. 1 Bột pha tiêm: 750 mg, 1,5 g, 7,5 g. 1 Hỗn dịch uống: 125 mg, 250 mg. 1 38 Metformin có thể bài tiết vào sữa mẹ. 1 Kết quả nghiên cứu trên người chưa đầy đủ. 1 Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ. 1 39 Sinh khả dụng của verapamil giải phóng chậm tương tự giải phóng tức thì. 1 Tốc độ hấp thu là khác nhau 1 Dạng giải phóng tức thì: thời gian đạt nồng độ đỉnh trong máu là 1-2h. 1 Dạng giải phóng chậm: thời gian đặt nồng độ đỉnh khi uống cùng thức ăn à 7,71h, khi uống lúc đói là 5,21h. 40 Sau 5t1/2-7t1/2. 2 t1/2 biến thiên giữa các cá thể. 1 41 14 ngày bảo quản ở 2-8oC. 1,5 7 ngày ở nhiệt độ phòng. 1,5 42 Dung dịch NaCl 0,9%. 2 (nêu Dung dịch dextrose 5%. được 1 Ngoài ra: dung dịch) - Amino acid 4,25%, dextrose 25% (C = 80 mg/ml), 3 (nêu - Dextrose 4,3% trong NaCl 0,18% (C = 160 mg/ml), được 2 - Dextrose 10% trong nước (C = 60 mg/21,5 ml, 120 mg/23 ml), dung dịch - Fructose 5% trong nước (C = 120 mg/ml), trở lên) - Đường nghịch chuyển 7,5% với các chất điện giải (C = 50 mg/ml), - Manitol 20% (C = 120 mg/ml), ringer’s injection (C = 120mg/ml).
  58. 43 Metformin không nên dùng cho bệnh nhân suy tim xung huyết (không ổn định và cấp) vì có thể 3 gây ra nhiễm acid lactic. 44 Chống chỉ định sumatriptan cho bệnh nhân cao huyết áp chưa kiểm soát. 3 45 Vitamin E liều cao có hàm lượng từ 400 UI trở lên. Có chế phẩm lưu hành. 1 400 UI, 500 UI, 600 UI, 1000 UI. 2 46 Thời điểm sử dụng: trước hoặc cùng bữa ăn. 3 Nguyên nhân: CaCO3 được chuyển thành CaCl2 sau phản ứng với HCl trong dạ dày. 47 Clopidogrel là chất đối kháng receptor của ADP, gắn có chọn lọc và không cạnh tranh vào vị trí 3 gắn có ái lực thấp của receptor của ADP trên bề mặt tiểu cầu. 48 Ức chế tổng hợp protein vi khuẩn. 2 Xâm nhập qua thành tế bào sau đó gắn vào tiểu đơn vị ribosom 50S. 1 49 Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: C (FDA). 2 Việc sử dụng cần cân nhắc lợi ích - nguy cơ. Có bằng chứng về dị tật. 1 50 Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: C (FDA). 3 Chưa có nghiên cứu cụ thể. Sử dụng chỉ khi lợi ích lớn hơn nguy cơ. 51 Nên tránh sử dụng. Chỉ dùng khi lợi ích cho mẹ lớn hơn nguy cơ của trẻ. Nếu dùng thì nên ngừng 3 cho con bú. (Tuy nhiên AAP cho rằng thuốc phù hợp với phụ nữ cho con bú do lượng thuốc hấp thu bởi trẻ không đáng kể, chưa quan sát được ảnh hưởng). 52 Có. 2 Một số chế phẩm ở Việt Nam: Aciphin, Alcizon, Beecefrex. 1